MỤC LỤC
A. THUYẾT MINH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH.. 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 3
1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 3
1.2. Mục tiêu và tính chất khu vực lập quy hoạch. 6
1.2.1. Mục tiêu. 6
1.2.2. Tính chất 7
1.3. Căn cứ lập quy hoạch. 7
1.3.1. Các cơ sở pháp lý. 7
1.3.2. Các tài liệu, số liệu. 9
1.3.3. Các cơ sở bản đồ. 10
II. VỊ TRÍ, PHẠM VI RANH GIỚI VÀ QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH.. 10
2.1. Vị trí và ranh giới 10
2.2. Quy mô lập quy hoạch. 10
III. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.. 10
3.1. Điều kiện tự nhiên. 10
3.1.1. Địa hình. 10
3.1.2. Khí hậu. 11
3.1.3. Thủy văn. 11
3.2. Hiện trạng dân cư. 11
3.3. Hiện trạng sử dụng đất 11
3.4. Đánh giá đất xây dựng. 12
3.5. Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan. 12
3.5.1. Hiện trạng cảnh quan khu vực. 12
3.5.2. Hiện trạng công trình kiến trúc. 13
3.5.3. Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội 13
3.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 14
3.6.1. Chuẩn bị kỹ thuật 14
3.6.2. Giao thông. 14
3.6.3. Cấp nước. 15
3.6.4. Cấp điện, chiếu sáng. 15
3.6.5. Thông tin liên lạc. 16
3.6.6. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang. 16
3.7. Hiện trạng môi trường. 16
IV. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT.. 17
V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH.. 17
5.1. Định hướng phát triển không gian. 17
5.1.1. Quan điểm thiết kế. 17
5.1.2. Nguyên tắc thiết kế. 18
5.1.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. 18
5.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất 18
5.2.1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất: 18
5.3. Định hướng kiến trúc. 22
5.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 24
5.4.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 24
5.4.2. Quy hoạch giao thông. 26
5.4.3. Quy hoạch cấp nước. 30
5.4.4. Quy hoạch cấp điện. 33
5.4.5. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc. 35
5.4.6. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang. 36
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 39
VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 40
7.1. Kết luận. 40
7.2. Kiến nghị 40
B. THUYẾT MINH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 42
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 42
1.1. Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thực hiện quy hoạch. 42
1.2. Sự phù hợp giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường. 42
1.3. Phương pháp sử dụng để thực hiện ĐMC.. 43
1.3.1. Phương pháp thống kê số liệu. 43
1.3.2. Phương pháp ma trận môi trường. 43
1.3.3. Phương pháp danh mục và đánh giá nhanh. 43
1.3.4. Phương pháp mô hình hoá. 43
1.3.5. Phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng động. 44
II. PHẠM VI ĐMC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MT CHÍNH LIÊN QUAN.. 44
2.1. Phạm vi của ĐMC.. 44
2.2. Các vấn đề môi trường chính của quy hoạch. 44
III. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN.. 44
IV. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 45
V. DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 46
5.1. Các vấn đề môi trường khi thực hiện quy hoạch. 46
5.1.1. Quy hoạch đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật 46
5.1.2. Xây dựng khu tổ hợp công viên. 46
5.2. Xu hướng biến đổi các điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH.. 47
5.2.1. Điều kiện địa chất, địa mạo. 47
5.2.2. Điều kiện khí hậu. 48
5.2.3. Xu hướng biến đổi môi trường không khí 48
5.2.4. Xu hướng biến đổi môi trường nước. 48
5.2.5. Xu hướng biến đổi môi trường đất 48
5.2.6. Xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội 48
VI. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 49
6.1. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật 49
6.1.1. Phương hướng chung. 49
6.1.2. Các biện pháp quy hoạch. 49
6.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn. 49
6.2.1. Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng. 49
6.2.2. Giai đoạn xây dựng hạ tầng. 50
6.2.3. Giai đoạn triển khai hoạt động. 51
6.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 51
6.4. Chương trình quản lý môi trường. 51
VII. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 54
A.THUYẾT MINH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định mục tiêu “Lào Cai là tỉnh kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển bền vững các lĩnh vực từ dịch vụ đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như phát triển đô thị; Các dịch vụ xã hội được cung cấp hiệu quả trong mọi lĩnh vực như: Y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt, an ninh được giữ vững”.
Lào Cai có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược của cả nước và quốc tế, thể hiện: (i) Nằm ở vị trí trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB); (ii) Nằm ở vị trí cửa ngõ, tiền tiêu của biên giới phía Bắc, có vai trò chiến lược, xung yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, chính trị, đối ngoại quan trọng của toàn vùng Tây Bắc; (iii) Là đầu mối, cầu nối quan trọng về thông thương kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vùng Tây Nam (Trung Quốc) và ASEAN; (iv) Là trung tâm trung chuyển và dịch vụ logistics quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một kết nối quan trọng của hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Khai thác tối đa và hiệu quả lợi thế về địa kinh tế - chính trị và du lịch sẽ đảm bảo Lào Cai phát triển trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng - an ninh của vùng TDMNPB và cả nước.
Đồng thời, Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những nét đặc trưng độc đáo như: Đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương; Một số nơi khí hậu quanh năm mát mẻ như Bắc Hà, Sa Pa, Y Tý...; Bãi đá cổ huyền bí; Các di tích lịch sử được xếp hạng; 25 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng từ chữ viết, trang phục, kiểu dáng nhà ở, văn hóa ẩm thực, tâm linh… Tỉnh Lào Cai có vai trò là một trung tâm du lịch tiểu vùng miền núi tây Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - một tỉnh du lịch đầy tiềm năng của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển kinh tế du lịch. Những lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch đã giúp cho Lào Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch Văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học...
Với hơn 182 km đường biên giới, Lào Cai có 02 cắp cửa khẩu đường bộ quốc tế và rất nhiều cửa khẩu phụ và lối mở thông thương với nước bạn láng giềng - Trung Quốc. Cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai là một trong những cửa khẩu có hoạt động kinh tế sôi động nhất trong các khu vực cửa khẩu của Việt Nam. Lượng hàng hóa, phương tiện và du khách du lịch qua lại khu vực cửa khẩu Lào Cai tăng đáng kể quả các năm. Cửa khẩu Lào Cai đã đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Lào Cai. Các công trình hạ tầng khu vực cửa khẩu và các công trình phụ trợ cửa khẩu đã được quan tâm đầu tư xây dựng.
Đền Thượng Lào Cai, còn gọi là Thánh Trần Từ, nằm trên địa bàn phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Đền được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tọa lạc trên núi Mai Lĩnh trên độ cao 1.200m so với mực nước biển. Đền Thượng là nơi từng được Trần Quốc Tuấn đã chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân đội chống giặc phương Bắc. Năm 1996, Đền Thượng đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, năm 2017 Lễ hội Đền Thượng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Gần Đền Thượng có đền Mẫu, đền Cấm, đền Am, chùa Tân Bảo, đền Quan tạo nên một quần thể di tích văn hóa.
Chùa Tân Bảo Lào Cai tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh Đền Thượng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Theo truyền tụng của người dân địa phương, thì chùa có từ thời Trần. Ngôi chùa bấy giờ to đẹp, nổi tiếng linh thiêng, lại gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái. Trước năm 1950, chùa ở thôn Tân Bảo nên thường được gọi là chùa Tân Bảo. Sau năm 1950, chùa ở trên đường Lê Lợi, nên thường được gọi là chùa Lê Lợi. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1979, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Từ năm 1991, khi tỉnh Lào Cai được tái lập, kinh tế - văn hóa - du lịch ngày càng phát triển, nhiều di tích lịch sử văn hóa được tôn tạo như đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu, chùa Tân Bảo… nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, lễ bái của đông đảo du khách, tín đồ Phật tử. Chùa có khá nhiều tượng thờ: Tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Đản sanh, tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,…
Cùng với sự phát triển chung của thành phố Lào Cai hiện nay Đền Thượng và Chùa Tân Bảo cần thiết mở rộng để để đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân đồng tổ chức lại không gian Đền Thượng và Chùa Tân Bảo đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, lâu dài cho khu vực. Phía sau khu vực Đền Thượng và Chùa Tân Bảo là khu vực đồi là máy nước phường Lào Cai có vị trí đẹp và thuận lợi để mở rộng Đền Thượng và Chùa Tân Bảo.
Ngoài ra, hiện tại nguồn cung cấp nước sạch cho toàn thành phố Lài Cai chủ yếu do nhà máy nước Cốc San cung cấp với công suất hiện trạng là 24.000 m3/ngđ và dự kiến sẽ tăng lên 30.000 m3/ngđ. theo định hướng quy hoạch phát triển cấp nước trên địa bàn thành phố Lào Cai của công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai, nguồn nước cấp cho các nhà máy xử lý nước sinh hoạt thành phố Lào Cai chủ yếu sẽ được thu từ nguồn nước suối Ngòi Đum (từ thủy điện Cốc San), suối Ngòi Đường và suối Ngòi Bo và định hướng sẽ đầu tư xây dựng nhà máy nước Ngòi Đường, nhà máy nước Bến Đền nhằm đảm bảo công suất và tiêu chí phục vụ nhu cầu nước sạch toàn thành phố Lào Cai cũng như một số vùng lân cận của thành phố.
Đặc biệt, theo định hướng quy hoạch cấp nước chung của thành phố trong tương lai sẽ không sử dụng nguồn nước Sông Nâm Thi để xử lý, cấp nước sạch cho dân cư và từng bước di chuyển Nhà máy nước phường Lào Cai.
Không gian cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai và không gian Đền thượng được xác định là một quần thể không gian phát triển kinh tế, du lịch trong tâm của thành phố Lào Cai cũng như của tỉnh Lào Cai. Việc quy hoạch, xây dựng gắn kết không gian cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai và không gian Đền Thượng là điều cần thiết nhằm xây dựng quần thể không gian Đền Thượng, cửa khẩu quốc tế Lào Cai thống nhất, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh tế cửa khẩu gắn liền với hoạt động lu lịch tâm linh, du lịch cửa khẩu của dân cư cũng như khách du lịch.
Với những lý do trên, việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Quần thể du lịch Đền Thượng và các công trình phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai là hết sức cần thiết làm cơ sở để mở rộng không gian tâm kinh Đền Thượng, Đền Mẫu, Chùa Tân Bảo và cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đồng thời phục vụ công tác quản lý xây dựng, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho khu vực.
1.2.Mục tiêu và tính chất khu vực lập quy hoạch
1.2.1.Mục tiêu
- Cụ thể hóa, phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng. Phù hợp với điều kiện phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong khu vực.
- Khai thác các thế mạnh của khu vực, mở rộng kết nối các khu chức năng trong tổng thể không gian tâm linh Đền Thượng gắn với các di tích văn hóa lịch sử khu vực để hình thành quần thể di tích đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, phù hợp khả năng kinh tế địa phương, có chất lượng hạ tầng và dịch vụ tốt, góp phần tạo động lực phát triển cho thành phố Lào Cai.
- Các khu chức năng hình thành phải đảm bảo tính kết nối đồng bộ về hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các tiêu chí đề ra của quy hoạch phân khu và đảm bảo được trật dự an ninh, an toàn hoạt động cho khu vực.
- Tạo động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch, hạ tầng xã hội và kỹ thuật với việc phân khu chức năng rõ ràng, cải tạo cảnh quan môi trường khu vực, tạo nên sự hài hòa giữa công trình nhân tạo và môi trường cảnh quan, không gian kiến trúc khu vực.
- Tạo động lực, cơ sở để huy động các nhà đầu tư triển khai dự án.
- Là cơ sở pháp lý để quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch và triển khai các bước tiếp theo.
1.2.2.Tính chất
Khu vực lập quy hoạch có tính chất là quần thể du lịch tâm linh, thương mại dịch vụ tổng hợp, vui chơi giải trí, bãi đỗ xe và khu dân cư ở mật độ cao với các hình thái kiến trúc cảnh quan đặc trưng, di tích lịch sử khác nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương nói riêng và thành phố Lào Cai nói chung.
1.3.Căn cứ lập quy hoạch
1.3.1.Các cơ sở pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020;
Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Luật 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01/2021/BXD;
Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khác;
Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn 2050;
Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 13/4/2018 của UBND tỉnh Lào Cai Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040 tầm nhìn 2050;
Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 của UBND thành phố Lào Cai về việc giao danh mục lập quy hoạch trên địa bàn thành phố Lào Cai năm 2022.
Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của UBND thành phố Lào Cai phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Thông báo số 1155-TB/TU ngày 07/12/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về ý kiến của Thường trực tỉnh ủy về một số quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn;
Kết luận số 138/TB-VPUBND ngày 08/6/2022 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp xét duyệt công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản ngày 03/6/2022;
Thông báo số 1742-TB/TU của Tỉnh Ủy Lào Cai thông báo Ý kiến của Thường trực tỉnh ủy về phương án quy hoạch khu vực Đền Thượng - Đồi nhà máy nước - Đền Mẫu, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Thông báo số 2177-TB/TU ngày 15/12/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về ý kiến của Thường trực tỉnh ủy về phương án quy hoạch chi tiết xây dựng Quần thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai;
Công văn số 6087/UBND-QLĐT ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Thông báo số 2177-TB/TU ngày 15/12/2022 của Tỉnh ủy về phương án quy hoạch chi tiết xây dựng Quần thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai;
Kết luận số 138/TB-VPUBND ngày 08/6/2022 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp xét duyệt công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản ngày 03/6/2022;
Công văn số 474/SGTVTXD-QHKT của Sở Giao thông vận tải xây dựng tỉnh Lào Cai về việc triển khai lập Quy hoạch chi tiết xây dựng quần thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 1033/BCH-TM ngày 15/11/2022 của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến đối với đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 1932/BCH-TM ngày 03/11/2022 của Bộ Chỉ huy bộ độ biên phòng tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến vào đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 1286/SVHTT-DSVH ngày 16/11/2022 của Sở Văn hóa du lịch tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến vào đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 2398/PCLK-KT ngày 21/11/2022 của Công ty Điện lực tỉnh Lào Cai về việc góp ý Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 774/CBLC-KT ngày 02/11/2022 của Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến về đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Công văn số 4381/SGTVTXD-QHKT ngày 28/12/2022 của Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai về việc thỏa thuận hồ sơ đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai;
Biên bản tổng hợp, phiếu tham gia ý kiến công khai các tổ chức, các nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về phương án đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng quần thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.
1.3.2.Các tài liệu, số liệu
Các đồ án Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng liên quan trong và quanh khu vực lập Quy hoạch;
Các tài liệu, số liệu khác do địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan và Chủ đầu tư cung cấp;
Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn lập Quy hoạch và xây dựng liên quan đến việc lập Quy hoạch;
Các số liệu, tài liệu, tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành có liên quan khác.
1.3.3.Các cơ sở bản đồ
Các bản đồ cập nhật mới nhất được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:
- Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Bản đồ Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn 2050;
- Các tài liệu liên quan khác
- Bản đồ khảo sát địa hình khu vực lập quy hoạch tỷ lệ 1/500.
II.VỊ TRÍ, PHẠM VI RANH GIỚI VÀ QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH
2.1.Vị trí và ranh giới
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.
Ranh giới quy hoạch được xác định như sau:
- Phía Tây, giáp sông Nậm Thi và khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai;
- Phía Nam, Tây Nam giáp đường Nguyễn Huệ và tuyến Quốc lộ 70;
- Phía Đông, giáp sông Nậm Thi;
- Phía Bắc, giáp sông Nậm Thi.
2.2.Quy mô lập quy hoạch
- Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng: 32,7 ha. Trong đó:
- Quy hoạch được lập bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500.
- Hồ sơ Quy hoạch được lập trên bình đồ tỷ lệ 1/500 (loại đồng mức 0,5m).
III.CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
3.1.Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Địa hình
Khu vực nghiên cứu cóa dạng địa hình đồi bát úp cao kết hợp địa hình tương đối bằng phẳng.
Dạng địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là các khu vực đã xây dựng, chủ yếu phân bố tại khu vực phía Bắc, phía Tây ranh giới quy hoạch giáp sông Nậm Thi và sông Hồng. Cốt cao độ thấp nhất trong khu vực này khoảng +77,50m (khu vực giáp sông Nậm Thi). Cốt cao độ trong bình khu vực dân cư đô thị khoảng +85,0m - +89,0m.
Dạng địa hình đồi núi bát úp phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đồng và nam ranh giới quy hoạch. Địa hình khu vực này là một quả đồi cao xung quanh là các tuyến đường giao thông và dân cư đô thị. Trên đỉnh đồi cao có dạng địa hình tương đối bằng phẳng là khu vực xây dựng nhà máy nước. Cốt cao độ cao nhất trên đỉnh đồi khu vực nhà máy nước có độ cao +140,20m (so với mực nước biển). Cốt cao độ khu vực Đền Thượng khoảng +110,10m. Cốt cao độ tại khu vực nhà máy nước khoảng +140,20m.
3.1.2.Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 25,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 35,00C, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 10,00C (tháng 10 và tháng 01).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm - 1600mm nhưng phân bố không đều giữa các vùng, các thời điểm trong năm, mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ, ít nhất là tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 - 90 giờ.
3.1.3.Thủy văn
Khu vực nằm giáp sông Hồng và sông Nậm Thi.
Dọc sông Nậm Thi và sông Hồng đã có hệ thống kè chố sạt lở, kè cảnh quan và khu dân cư đô thị, khu đồi cao có cốt cao độ cao hơn mực nước sộng do đó không chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Hồng và sông Nậm Thị.
3.2.Hiện trạng dân cư
Trong phạm vi quy hoạch là hệ thống dân cư đô thị sinh sống mật độ cao. Dân số hiện trạng trong khu vực khoảng 1.200-1.300 người. Dân cư trong khu vực chủ yếu là thành phần lao động tự do, buôn bán tiểu thương và bộ phận còn lại là công nhân viên chức.
3.3.Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng quỹ đất trong khu vực lập quy hoạch được phân thành: đất hành chính, quản lý; đất công cộng; đất dịch vụ thương mại; đất giáo dục; đất tín ngưỡng; đất ở; đất bãi đỗ xe; đất an ninh quốc phòng; đất cây xanh công viên; đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối; đất mặt bằng trống; vỉa hè, sân đường nội bộ và đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác. Trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 31,62%; đất tín ngưỡng khoảng 2,05%; đất công cộng, hành chính quản lý, an ninh quốc phòng, đất giáo dục chiếm khoảng 11,67%; đất ở chiếm 10,31%; còn lại là đất khác.
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất:
Stt
|
Loại đất
|
Diện tích
(m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
1
|
Đất Hành chính quản lý
|
5.380,50
|
1,65
|
2
|
Đất Công cộng
|
6.611,74
|
2,02
|
3
|
Đất Dịch vụ
|
3.068,80
|
0,94
|
4
|
Đất Giáo dục
|
2.935,67
|
0,90
|
5
|
Đất ở
|
33.705,99
|
10,31
|
6
|
Đất Tín ngưỡng
|
6.717,29
|
2,05
|
7
|
Đất bãi đỗ xe
|
21.060,52
|
6,44
|
8
|
Đất an ninh quốc phòng
|
3.514,59
|
1,07
|
9
|
Đất cây xanh Công viên
|
19.732,34
|
6,03
|
10
|
Đất mặt nước
|
2.630,38
|
0,80
|
11
|
Vỉa hè, sân đường
|
18.695,50
|
5,72
|
12
|
Đất Nông nghiệp
|
9.214,41
|
2,82
|
13
|
Đất Lâm nghiệp
|
94.187,78
|
28,80
|
14
|
Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối
|
11.885,90
|
3,63
|
15
|
Đất mặt bằng trống
|
16.506,23
|
5,05
|
16
|
Đất Giao thông + HTKT khác
|
71.152,36
|
21,76
|
17
|
Tổng
|
327.000,00
|
100,00
|
3.4. Đánh giá đất xây dựng
- Khu vực lập quy hoạch có vị trí nằm trong khu dân cư đô thị do đó phần lớn diện tích đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dân cư sinh sống đông đúc chiếm khoảng 50% diện tích đất lập quy hoạch.
- Do đặc điểm địa hình khu vực là đồi bát úp nên diện tích đất không thuận lợi cho xây dựng do độ dốc địa hình lớn > 20% là tương đối lớn, chiếm khoảng 28,09%. Diện tích đất không thuận lợi cho xây dựng do độ đốc địa hình 10%<i<20% chiếm khoảng 9,04%; còn lại là diện tích đất thuận lợi cho xây dựng do độ dốc địa hình i<10%..
3.5.Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan
3.5.1.Hiện trạng cảnh quan khu vực
Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực lập quy hoạch gồm có không gian cảnh quan khu dân cư đô thị với những tuyến đường ô bàn cờ và các công trình kiến trúc, dãy nhà ở liền kề sát nhau và không gian cảnh quan khu tâm linh Đền Thượng, Đền Mẫu, chùa Tân Bảo với những công trình kiến trúc đền chùa đặc trưng và xung quanh là sân lễ hội, khuôn viên cây xanh cảnh quan cùng với đó là không gian phụ trợ cho khu cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai như các công trình an ninh quốc phòng, hải quan, biên phòng, bãi kiểm hóa, bãi đỗ xe,... không gian dân cư đô thị được phân bố chủ yếu tại khu vực phía Bắc và phía Tây ranh giới quy hoạch; không gian tâm linh chủ yếu phân bố ở khu vực phía Đông ranh giới quy hoạch và không gian phụ trợ cửa khẩu phân bố ở khu vực phía Nam ranh giới quy hoạch.
3.5.2.Hiện trạng công trình kiến trúc
- Công trình kiến trúc khu vực quy hoạch chủ yếu phân làm 3 dạng công trình kiến trúc chính gồm: (1) công trình kiến trúc nhà ở dân dụng liền kề. Các công trình chủ yếu là công trình nhà ở cao tầng kiên cố, một phần nhỏ số lượng công trình nhà ở kiến trúc là nhà gồ, nhà cấp 4 bán kiên cố. (2) Công trình kiến trúc đền, chùa đặc trưng; (3) Công trình kiến trúc nhà trụ sở quản lý, công trình nhà dịch vụ thương mại, công trình văn hóa, công cộng, trường học các công trình này chủ yếu là công trình kiên cố, có quy mô lớn và thường có khuôn viên, sân nội bộ.
- Tổng số có khoảng 433 công trình kiến trúc trong khu vực quy hoạch, trong đó có khoảng 231 công trình nhà cao tầng kiên cố; 154 công trình nhà cấp 4, nhà gỗ bán kiên cố và 48 công trình phụ.
- Tổng số có khoảng 433 công trình kiến trúc, trong đo có 6 công trình giáo dục; 24 công trình đền chùa; 30 công trình trục sở, cơ quan; còn lại là công trình nhà ở dân dụng và dịch vụ thương mại.
3.5.3.Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội
Khu vực quy hoạch nằm trong đô thị phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nên có đầy đủ hệ thống các công trình hạ tầng xã hội như (hành chính quản lý, y tế, giáo dục, văn hóa, công cộng, cây xanh,...) đáp ứng được nhu cầu của dân cư khu vực.
Đặc biệt khu vực quy hoạch là không gian du lịch tâm linh, không gian du lịch cửa khẩu của thành phố Lào Cai cũng như tỉnh Lào Cai. Khu vực này thu hút lượng lớn khác thăm quan du lịch và là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội của thành phố cũng như của tỉnh.
3.6.Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.6.1.Chuẩn bị kỹ thuật
- San nền: Dọc theo các tuyến đường hiện trạng trong ranh giới lập quy hoạch đã khai thác bố trí đất ở đô thị, chiều sâu thửa đất trung bình 20m, cốt nền san gạt cao hơn vỉa hè từ 0,25m-0,5m. Còn lại khu đồi nhà máy nước địa hình vẫn ở dạng tự nhiên chưa san gạt nhiều; các công trình nhà máy nước được xây dựng ở cốt mặt bằng khoảng +140,20m.
- Thoát nước mặt: Trên các tuyến đường hiện trạng: đường Nguyễn Công Hoan, đường Nguyễn Thái Học, đường Phan Bội Châu, phố Trần Nguyên Hãn, phố Văn Cao, phố Bùi Thị Xuân, phố Nguyễn Thiếp, phố Lê Lợi, phố Nậm Thi đã có hệ thống cống hộp Bxh=50*60cm và 60*80cm dọc đường thu gom nước mặt bằng. Nước mặt sau khi được thu gom được xả ra sông Nậm Thi và Sông Hồng.
3.6.2.Giao thông
a. Giao thông đối ngoại: Giao thông đối ngoại chính của khu vực lập quy hoạch gồm các tuyến đường:
+ Tuyến đường Quốc lộ 70 chạy giáp ranh với khu vực lập quy hoạch kết nối giao thông khu vực với các tỉnh, vùng lân cận. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang: Bmặt=2x10,0m, Bvh=2x3,00m, Bpc=1,0m, Bnền=27,0m;
+ Tuyến đường Nguyễn Huệ là trục giao thông kết nối khu vực lập quy hoạch với cầu Cốc Lếu, cầu Phố Mới là 2 cửa ngõ vào thành phố Lào Cai. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang: Bmặt=9,0m-17,50m, Bvh=2x(4,00m-5,00m) Bnền=17,00m-27,50m.
Ngoài ra các tuyến giao thông đối ngoại kết nối vùng cho thành phố Lào Cai có thể kể tên là:
- Cao tốc Hà Nội - Lào Cai (CT05): Điểm đầu là nút giao thông giữa QL2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, kết nối trực tiếp với khu quy hoạch tại điểm cuối (Khu Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II - Kim Thành).
- Đường hàng không: Hiện tại trên địa bàn tỉnh đang đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Lào Cai tại huyện Bảo Yên với tổng diện tích quy hoạch 261 ha. Vị trí cách thành phố Lào Cai 34 km, cách khu quy hoạch khoảng 40km về phía Đông Nam, kết nối trực tiếp qua Cao tốc Hà Nội - Lào Cai (CT05).
- Đường sắt: Ga Lào Cai là điểm kết thúc của tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và được nối với ga Hà Khẩu thuộc tuyến đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc. Khu quy hoạch nằm cách Ga Lào Cai khoảng 5 km về phía Tây - Bắc
b. Giao thông đối nội: Trong ranh giới lập quy hoạch hiện có một số tuyến đường nội bộ như sau: đường Nguyễn Công Hoan, đường Nguyễn Thái Học, đường Phan Bội Châu, phố Trần Nguyên Hãn, phố Trần Nguyên Hạo, phố Văn Cao, phố Bùi Thị Xuân, phố Nguyễn Thiếp, phố Ngô Thì Nhậm, phố Lê Lợi, phố Nậm Thi, đường lên nhà máy nước, Các tuyến đường này có quy mô mặt cắt ngang đường: Bmặt=4,0m-13.00m, Bvh=2x(1,0m-3,00m), Bnền=6,0m-19,00m;
3.6.3.Cấp nước
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch có tổ hợp công trình nhà máy cấp nước xử lý nước sạch cấp nước cho thành phố Lào Cai, tuy nhiên theo định hướng phát triển mạng lưới nhà máy cấp nước sạch cho toàn thành phố, nhà máy nước tại khu vực này sẽ được di dời.
- Nguồn nước: Hiện tại nguồn nước cấp cho khu vực là nguồn nước sạch cấp cho toan thành phố Lào Cai thông qua hệ thống các tuyến ống cấp trục chính D250cm-D110cm. Hiện trạng hệ thống cấp nước của thành phố đã cấp đến các tuyến đường và đang phục vụ cho nhu cầu cấp nước hiện tại.
- Hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước sạch sinh hoạt: Dọc các tuyến đường trong khu quy hoạch là hệ thống đường ống cấp nước D110cm - D250cm cấp nước trục chính và mạng lưới đường ống cấp nước D50 dịch vụ cấp nước cho dân cư khu vực.
3.6.4.Cấp điện, chiếu sáng
- Nguồn điện: nguồn điện cấp cho khu vực được lấy từ các tuyến đường dây nổi 22kv lộ 474 e20.2 nhánh rẽ đi các trạm biến áp Đền Thượng, Nậm Thi, Nguyễn Thái Học, Nhà máy nước số 1; số 2; TBA T7
- Lưới điện trung thế: Trong khu vực quy hoạch có tuyến đường dây nổi 22kv lộ 474 e20.2 nhánh rẽ cấp điện cho các trạm biến áp hiện trạng.
- Lưới điện hạ thế: Đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh cho các khu vực dân cư ở ổn định, các đường dây 0,4kv nổi cấp điện sinh hoạt xuất phát từ trạm biến áp, sử dụng cáp vặn xoắn treo trên cột bê tông đảm bảo tiêu chuẩn cấp điện.
- Cấp điện chiếu sáng đường: Dọc các tuyến đường trong khu vực đã có hệ thống điện chiếu sáng sử dụng đèn cao áp chiếu sáng đường phố.
3.6.5.Thông tin liên lạc
- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin: hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 3 nhà khai thác dịch vụ thông tin liên lạc chính gồm tổng công ty viễn thông Việt Nam -VNPT, công ty viễn thông quân đội (Vietel), công ty viễn thông VN MOBIFONE;
- Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc cung cấp tín hiệu khu vực nghiên cứu quy hoạch có viễn thông Lào Cai và công ty viễn thông quân đội Vietel.
- Mạng di động: Đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực này. Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA.
- Dịch vụ truyền hình được cung cấp quảng bá, từ đài truyền hình việt nam và đài truyền hình tỉnh Lào Cai qua hệ thống truyền hình cáp, mytv, truyền hình an viên...
- Các dịch vụ khai thác chính: các dịch vụ viễn thông được triển khai hiện nay chủ yếu là dịch vụ cơ bản, gồm: thoại truyền thống và fax (post); điện thoại di động (GSM và CDMA); truy nhập internet xdsl và wifi; mạng số liệu.
3.6.6.Thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang
- Thoát nước thải: khu vực chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư, các công trình công cộng chủ yếu được xử lí cục bộ qua bể tự hoại trong từng công trình đơn vị sau đó thoát ra cống rãnh dọc đường hoặc các rãnh đất rồi chảy ra sông.
- Quản lý chất thải rắn: Rác thải sinh hoạt hầu hết đã được tổ chức thu gom đưa đi xử lí tập trung theo hệ thống của thành phố lào cai.
- Nghĩa trang: trong khu vực hiện có một số khu mộ lâu năm.
3.7.Hiện trạng môi trường
Khu vực dân cư đã có các hệ thống thu gom nước mặt. Nước thải sinh hoạt đã được xử lý cục bộ từng công trình đạt tiêu chuẩn. Rác thải sinh hoạt đã được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý chung của thành phố. Do đó môi trường sống trong khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm đáng kể, các vấn đề ô nhiễm chỉ xuất hiện ở quy mô cục bộ và mức độ yếu, cần khắc phục trong giải pháp quy hoạch để quản lý, xử lý kịp thời.
IV.CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của đồ án phải đáp ứng được các chỉ tiêu của quy hoạch chung xây dựng; Tuân thủ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.
Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu quy hoạch
|
I
|
Dân số thường trú
|
người
|
1.200-1.300
|
|
Đất ở
|
m2/người
|
26
|
|
Đất dịch vụ, công cộng
|
m2/người
|
11
|
|
Bãi đỗ xe
|
Chỗ
|
2500-3000
|
II
|
Hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
1
|
Cấp nước sinh hoạt
|
l/ng/ngày
|
150
|
2
|
Cấp nước DV-CC
|
%
|
10-15
|
3
|
Cấp nước dự phòng, rửa đường, tưới cây
|
%
|
10
|
4
|
Thoát nước thải
|
|
Như cấp nước
|
5
|
Rác thải sinh hoạt
|
kg/ng-ngđ
|
1,2
|
6
|
Rác thải công cộng
|
% Qsh
|
20
|
7
|
Cấp điện CTCC
|
W/m2 sàn
|
0,02
|
|
Cấp điện sinh hoạt
|
KW/lô
|
5
|
8
|
Chiếu sáng đường phố
|
Cd/m2
|
1
|
V.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH
5.1.Định hướng phát triển không gian
5.1.1.Quan điểm thiết kế
Xây dựng quẩn thể du lịch tâm linh gồm có không gian Đền Thượng, không gian Đền Mẫu và không gian chùa Tân Bảo với hệ thống các công trình kiến trúc đền chùa đặc chưng, kết hợp với không gian sân lễ hội, khuôn viên cây xanh cảnh quan phục vụ nhu cầu thăm quan du lịch của dân cư và khách du lịch thập phương.
Xây dựng không gian phụ trợ cho khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai kết hợp với không gian Tâm Linh Đền Thượng tạo lên quẩn thể du lịch đặc trưng của thành phố Lào Cai cũng như tỉnh Lào Cai.
Có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng quy mô và nhu cầu phục vụ dân cư và khách du lịch địa phương.
5.1.2.Nguyên tắc thiết kế
- Bố cục không gian kiến trúc có nhịp điệu, có sự chuyển đổi hợp lý về hình khối kiến trúc.
- Sử dụng đất phải ổn định, tiết kiệm, hiệu quả cao.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dễ dàng triển khai, có thể xây dựng sớm và đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh.
5.1.3.Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
-
Cơ cấu quy hoạch:
Bao gồm các khu chức năng chính:
+ Khu dân cư đô thị hiễn hữu;
+ Quẩn thể không gian du lịch tâm linh Đền Thượng (Đền Thượng, chùa Tân Bảo, Đền Mẫu) cùng với hệ thống các khuôn viên cây xanh văn hóa du lịch; sân lễ hội; quảng trường
+ Khu vực phu trợ cửa khẩu đường bộ quốc tế Lào Cai, bãi đỗ xe, công trình công cộng, khuôn viên cây xanh cảnh quan.
-
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực được sắp xếp linh hoạt với sự kết hợp không gian tâm linh và không gian phụ trợ của khẩu quốc tế Lào Cai tạo nên không gian du lịch mang nét đặc sắc của thành phố Lào Cai. Không gian dân cư đô thị hiện hữu có sự tách biệt nhưng hòa đồng về không gian tổng thể với không gian tâm linh. Các không gian phân khu chức năng được liên kết chặt chẽ với nhau bằng hệ thống các tuyến đường giao thông trục chính. Không gian cửa khẩu quốc tế Lào Cai được kết nối với không gian tâm linh Đền Thượng bằng tuyến đườngg trục chính kết nối mới, không gian phụ trợ được bố trí linh hoạt, phù hợp với không gian cửa khẩu quốc tế Lào Cai và không gian tâm linh Đền Thượng tạo sự thuận tiện nhất giao thông cho khu vực.
5.2.Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
5.2.1.Định hướng quy hoạch sử dụng đất:
- Đất cơ quan: Gồm 01 ô đất, ký hiệu CQ, có diện tích 296,44m2. Là quỹ đất nhà lưu trú cán bộ công nhân viên Cung gác cầu chung Hồ Kiều thuộc xí nghiệp đường sắt Yên Lào. Mật độ xây dựng tối đa từ 40%; chiều cao xây dựng tối đa 22,0m (6 tầng).
- Đất công cộng: Gồm 02 ô đất, ký hiệu CC; VH; có tổng diện tích 11.299,17m2. Là quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, trung tâm thông tin du lịch, trưng bày, nhà văn hóa, các công trình biểu tượng du lịch, tâm linh ... Mật độ xây dựng tối đa 40%; chiều cao xây dựng tối đa 16,0m (4 tầng). Riêng đất CC là 35m (11 tầng).
- Đất dịch vụ: Gồm 02 ô đất, ký hiệu DV1-2, có tổng diện tích 680,35m2. là quỹ đất xây dựng các công trình dịch vụ thương mại, khách sạn hiện hữu. Mật độ xây dựng tối đa 80%; chiều cao xây dựng tối đa 22,0m (6 tầng).
- Đất ở: Gồm đất ở hiện trạng; đất ở mới (sắp xếp tái định cư). Có tổng diện tích 34.963,38m2. Trong đó:
+ Đất ở hiện trạng: Gồm 08 ô đất, ký hiệu HT1-8, có tổng diện tích 31.819,43m2. Là quỹ đất ở khu dân cư ở hiện hữu. Mật độ xây dựng tối đa tính theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng đối với từng thửa đất (do hiện trạng các thửa đất có diện tích không đều nhau); chiều cao xây dựng tối đa 22,0m (6 tầng).
+ Đất ở mới (sắp xếp tái định cư): Gồm 03 ô đất, ký hiệu LK1-3, có tổng diện tích 3.143,95m2. Là quỹ đất ở mới (sắp xếp tái định) cho dân cư khu vực bị ảnh hưởng. Mật độ xây dựng tối đa 90%; chiều cao xây dựng tối đa 22,0m (6 tầng). Tổng số 31 thửa.
- Đất di tích, tín ngưỡng: Gồm 04 ô đất, ký hiệu TN1-3; DT, có tổng diện tích 42.466,713m2. Là quỹ đất Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Am, bia tưởng niệm bộ công an hiện hữu và quỹ đất xây dựng chùa Tân Bảo mới cùng với hệ thống khuôn viên cây xanh, không gian sân lễ hội,...Mật độ xây dựng tối đa 40%; chiều cao xây dựng tối đa 16,0m (4 tầng).
- Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối: Gồm 09 ô đất, ký hiệu P1-2; HTKT1-6, có tổng diện tích 28.016,83m2. Là quỹ đất xây dựng hệ thống các bãi đỗ xe tĩnh phục vụ nhu cầu dừng đỗ xe cho dân cư, du khách khi đến Đền Thượng, khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Là các quỹ đất xây dựng công trình trạm bơm, bể chứa nước, trạm biến áp; hạ tầng đường sắt hiện hữu và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối khác.
- Đất an ninh quốc phòng: Gồm 03 ô đất, ký hiệu CM1-3; BG, có tổng diện tích 529,86m2. Là quỹ đất xây dựng cột mốc quốc gia, bốt gác... hiện hữu.
- Đất công viên cây xanh, công viên văn hóa: Gồm 14 ô đất, ký hiệu CX1-14, có tổng diện tích 102.525,07m2. Là quỹ đất xây dựng hệ thống công viên cây xanh, công viên văn hóa trong khu vực quy hoạch. Là quỹ đất đồi cây xanh cảnh quan tạo không gian xanh, sinh thái trong khu vực. Là nơi thăm quan du lịch, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn phong cảnh khu tâm linh Đền Thượng và khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- Đất mặt nước - hồ cảnh quan: Gồm 01 ô đất, ký hiệu MN1, có diện tích 3.141,68m2. Là quỹ đất xây dựng hồ nước cảnh quan gắn kết không gian đền Thượng và không gian chùa Tân Bảo.
- Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác: Tổng diện tích 102.991,09m2. Là quỹ đất xây dựng mạng lưới đường giao thông, vỉa hè, taluy và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
- Bảng thống kê sử dụng đất:
STT
|
Loại đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Mật độ XD tối đa
(%)
|
Chiều cao tối đa (m)
|
Tầng cao tối đa
|
Số lô
|
Tỷ lệ
(%)
|
1
|
Đất cơ quan
|
CQ
|
296,44
|
40
|
22,0
|
6
|
|
0,09
|
2
|
Đất công cộng
|
CC; VH
|
11.299,17
|
40
|
12,5-35,0
|
3
|
|
3,46
|
|
|
CC
|
9.587,17
|
40
|
35,0
|
11
|
|
2,93
|
VH
|
1.712,00
|
40
|
12,5
|
3
|
|
0,52
|
3
|
Đất dịch vụ
|
DV1-2
|
680,35
|
80
|
22,0
|
6
|
|
0,21
|
|
|
DV1
|
219,47
|
80
|
22,0
|
6
|
|
0,07
|
DV2
|
460,88
|
80
|
22,0
|
6
|
|
0,14
|
4
|
Đất ở
|
|
34.963,38
|
90
|
22,0
|
6
|
|
10,69
|
4.1
|
Đất ở hiện trạng
|
HT1-8
|
31.819,43
|
|
22,0
|
6
|
|
9,73
|
|
|
HT1
|
3.078,30
|
|
22,0
|
6
|
|
0,94
|
HT2
|
2.134,16
|
|
22,0
|
6
|
|
0,65
|
HT3
|
4.753,86
|
|
22,0
|
6
|
|
1,45
|
HT4
|
2.273,26
|
|
22,0
|
6
|
|
0,70
|
HT5
|
3.130,81
|
|
22,0
|
6
|
|
0,96
|
HT6
|
3.205,36
|
|
22,0
|
6
|
|
0,98
|
HT7
|
6.394,13
|
|
22,0
|
6
|
|
1,96
|
HT8
|
6.849,55
|
|
22,0
|
6
|
|
2,09
|
4.2
|
Đất ở mới (Tái định cư)
|
LK1-3
|
3.143,95
|
90
|
22,0
|
6
|
31
|
0,96
|
|
|
LK1
|
1.021,50
|
90
|
22,0
|
6
|
10
|
0,31
|
LK2
|
1.100,00
|
90
|
22,0
|
6
|
11
|
0,34
|
LK3
|
1.022,45
|
90
|
22,0
|
6
|
10
|
0,31
|
5
|
Đất di tích, Tín ngưỡng
|
TN1-3; DT
|
42.466,13
|
40
|
16,0
|
4
|
|
12,99
|
|
Đất Đền Thượng
|
TN1
|
32.983,90
|
40
|
16,0
|
4
|
|
10,09
|
Đất chùa Tân Bảo
|
TN2
|
7.345,28
|
40
|
16,0
|
4
|
|
2,25
|
Đất Đền Mẫu
|
TN3
|
1.818,59
|
40
|
16,0
|
4
|
|
0,56
|
Đất bia tưởng niệm bộ công an
|
DT
|
318,36
|
40
|
16,0
|
4
|
|
0,10
|
6
|
Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối
|
P1-2; HTKT1-6
|
28.016,83
|
|
|
|
|
8,60
|
|
Bãi đỗ xe
|
P1
|
22.003,94
|
10
|
7,5
|
|
|
6,73
|
P2
|
3.988,00
|
|
|
|
|
1,22
|
Bể nước và trạm biến áp
|
HTKT1
|
453,83
|
|
|
|
|
0,14
|
Trạm bơm tăng áp
|
HTKT2
|
159,96
|
|
|
|
|
0,05
|
Trạm biến áp
|
HTKT3
|
199,92
|
|
|
|
|
0,06
|
Trạm biến áp
|
HTKT4
|
33,13
|
|
|
|
|
0,01
|
Hạ tầng đường sắt
|
HTKT5
|
793,21
|
|
|
|
|
0,24
|
HTKT6
|
474,84
|
|
|
|
|
0,15
|
7
|
Đất an ninh quốc phòng
|
CM1-3; BG
|
529,86
|
|
|
|
|
0,16
|
|
|
CM1
|
288,05
|
|
|
|
|
0,09
|
CM2
|
96,67
|
|
|
|
|
0,03
|
CM3
|
109,07
|
|
|
|
|
0,03
|
BG
|
36,07
|
|
|
|
|
0,01
|
8
|
Đất cây xanh - Công viên văn hóa
|
CX1-14
|
102.525,07
|
|
|
|
|
31,35
|
|
|
CX1
|
2.712,79
|
|
|
|
|
0,83
|
CX2
|
22.963,17
|
|
|
|
|
7,02
|
CX3
|
3.686,41
|
|
|
|
|
1,13
|
CX4
|
19.196,48
|
|
|
|
|
5,87
|
CX5
|
1.107,35
|
|
|
|
|
0,34
|
CX6
|
6.859,66
|
|
|
|
|
2,10
|
CX7
|
4.179,02
|
|
|
|
|
1,28
|
CX8
|
12.203,59
|
|
|
|
|
3,73
|
CX9
|
22.576,26
|
|
|
|
|
6,90
|
CX10
|
1.761,74
|
|
|
|
|
0,54
|
CX11
|
1.267,68
|
|
|
|
|
0,39
|
CX12
|
2.239,55
|
|
|
|
|
0,68
|
CX13
|
1.270,94
|
|
|
|
|
0,39
|
CX14
|
500,43
|
|
|
|
|
0,15
|
9
|
Đất mặt nước (hồ cảnh quan)
|
MN
|
3.141,68
|
|
|
|
|
0,96
|
10
|
Đất Giao thông + HTKT khác
|
|
102.991,09
|
|
|
|
|
31,50
|
|
Tổng
|
327.000,00
|
100,00
|
5.3.Định hướng kiến trúc
-
Chiều cao công trình:
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, không gian kiến trúc quy hoạch, góc nhìn, yêu cầu về thông thoáng, chiếu sáng,... xác định chiều cao công trình như sau:
- Công trường công cộng -văn hóa : 12,5m;
- Công trình công cộng : 35,0m
- Công trình dịch vụ - thương mại : 22,0m;
- Công trình nhà ở : 22,0m;
- Công trình tín ngưỡng : 16,0m;
-
Mật độ xây dựng:
- Công trình công cộng - văn hóa : 40%;
- Công trình công cộng : 40%;
- Công trình dịch vụ - thương mại : 80%;
- Công trình nhà ở : 90%;
(Đối với các công trình nhà ở hiện trạng, mật độ xây dựng tối đa từng thửa đất được xác định theo quy chuẩn xây dựng về diện tích từng thửa đất).
- Công trình tín ngưỡng : 40%.
-
Hình thái kiến trúc:
- Hình thái kiến trúc của các công trình xây dựng phải đồng bộ, chung ngôn ngữ thiết kế theo từng phân khu chức năng, đặc biệt là không gian tâm linh. Các công trình tâm linh như Đền Thượng. Đền Mẫu, chùa Tân Bảo có hình thái kiến trúc đặc trưng phù hợp với tính chất công trình đền chùa ở Việt Nam. Các công trình nhà ở, công trình dịch vụ thương mại, công trình công cộng sử dụng hình thức kiến trúc đương đại, mang dấu ấn miền núi phía Bắc nhằm tôn trọng môi trường, gần gũi với thiên nhiên và có tầm nhìn thông thoáng và hòa đồng với kiến trúc các công trình tâm linh trong khu vực.
- Vật liệu và màu sắc:
+ Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm tự nhiên của khu vực.
+ Tăng cường sử dụng các vật liệu tự nhiên, kết hợp với các vật liệu hiện đại như kính, kim loại làm phong phú cảm thụ thẩm mỹ.
+ Sử dụng các gam màu sáng dịu làm chủ đạo, tránh sử dụng những gam màu nóng và vật liệu có tính tương phản cao.
-
Cây xanh, sân vườn:
+ Cây xanh dọc các tuyến đường: Sử dụng cây xanh có độ phủ tán rộng, ít rụng lá, mang nét đặc trưng vùng miền để che mát, giảm tiếng ồn và cải thiện môi trường sống khu vực.
+ Cây xanh cảnh quan, cây xanh sân vườn bao quanh công trình góp phần cải thiện điều kiện khí hậu không thuận lợi như nóng mùa Hè, lạnh mùa Đông và tạo cảnh quan tích cực cho môi trường khu vực.
-
Không gian mở
Khuyến khích tạo các khu cây xanh, sân vườn dùng chung rộng rãi, đa dạng, có tính chuyển tiếp giữa các công trình, các khu chức năng.
-
Trang thiết bị tiện ích
- Ghế ngồi: Bố trí tại các khu cây xanh, vườn hoa, quanh các công trình, dọc các tuyến đường dạo. Sử dụng vật liệu ấm về mùa đông mát về mùa hè. Sử dụng ghế đá tự nhiên hoặc thiết kế các loại ghế nghỉ có hình thức đặc trưng cho khu vực.
- Thùng rác: Bố trí tại các không gian chung và cạnh các công trình, khu vực công cộng và được thiết kế với kích thước hình thức phù hợp, thuận lợi với việc thu gom rác và đảm bảo mỹ quan cũng như vệ sinh môi trường.
- Đèn chiếu sáng: Có hiệu quả đặc biệt vào buổi tối, thường để làm nổi bật, nhấn mạnh những công trình, những cổng chính, những điểm đặc biệt. Sự tương phản sẽ tạo ra cảm giác huyền ảo, lung linh, rực rỡ sắc màu. Bố trí đèn chiếu sáng trong khuôn viên công trình, khu cây xanh, dọc tuyến đường nội bộ.
- Đèn trang trí và đèn hắt rọi tại khu cây xanh. Các loại đèn này nên sử dụng phong phú về kiểu dáng cũng như màu sắc, có thể dùng đèn LED có chip đổi màu để trang trí.
-
Cổng, lối vào
Cổng, lối vào là điểm bắt mắt đầu tiên khi tiếp cận công trình kiến trúc. Cổng của công trình phải được thiết kế gắn liền với kiến trúc của công trình đó. Hàng rào nên làm thoáng bằng cách kết hợp xây tường, các song sắt và cây xanh. Khuyến khích sử dụng hàng rào mềm (cây xanh) tạo cảnh quan thân thiện và mang nét đặc trưng cho khu vực.
5.4.Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
5.4.1.Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
-
Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 07:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn xây dựng - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài: TCXDVN 51:2008;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;
- Căn cứ bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1:500.
-
Nguyên tắc thiết kế
- Thiết kế san nền đảm bảo phù hợp với chức năng của từng lô đất, phù hợp với cảnh quan, môi trường và đảm bảo nguyên tắc hạn chế khối lượng đào đắp, đảm bảo thoát nước mặt bằng.
- Tận dụng địa hình trong quá trình vạch mạng lưới thoát nước mưa đảm bảo thoát nước triệt để trên nguyên tắc tự chảy.
- Mạng lưới thoát nước có chiều dài cống rãnh thoát nước ngắn, đảm bảo thời gian thoát nước mặt là nhanh nhất.
- Hạn chế giao cắt của hệ thống đường cống thoát nước mưa với các công trình ngầm khác trong quá trình vạch mạng lưới.
- Độ dốc cống thoát nước mưa cố gắng bám sát địa hình để giảm độ sâu chôn cống, đảm bảo điều kiện làm việc về thuỷ lực cũng như giảm khối lượng đào đắp cống.
-
Giải pháp thiết kế
*San nền:
- Trên cơ sở bản sử dụng đất và quy hoạch giao thông, cao độ quy hoạch san nền được xác định trên nguyên tắc đảm bảo được thoát nước mặt bằng, phù hợp với độ dốc các tuyến đường, phù hợp với địa hình, cảnh quan khu vực và hạn chế đào đắp để đạt hiệu quả kinh tế, giải pháp quy hoạch:
+ Các mặt bằng công trình nhà ở hiện trạng, công trình TN1 (phần đã xây dựng), TN3, DT; các công trình dịch vụ, bãi đỗ xe được giữ nguyên cốt nền hiện trạng;
+ Các mặt bằng bố trí đất ở mới được san cao hơn cao độ vỉa hè 15cm, độ dốc dọc bám theo độ dốc đường và có hướng dốc vuông góc với đường đảm bảo yếu tố thoát nước mặt bằng.
+ Các mặt bằng bố trí công trình TN2, CC sẽ được thực hiện san gạt theo cao độ trung bình mặt bằng đảm bảo không bị ngập úng cục bộ, giảm thiểu khối lượng đào đắp và phù hợp với tính chất công trình xây dựng.
- Thiết kế hồ cảnh quan trước cửa đất TN2, cốt đáy hồ dự kiến +89.00, cốt mặt nước thường xuyên +91.00, cốt xả tràn +91.50.
Bảng tổng hợp khối lượng san nền.
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
|
Ghi chú
|
1
|
Khối lượng đào
|
M3
|
235.847
|
Bao gồm cả khối lượng giao thông
|
2
|
Khối lượng đắp
|
M3
|
11.205
|
*Thoát nước mưa:
- Xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh đầy đủ và đồng bộ cho toàn khu quy hoạch điều chỉnh.
- Trên các tuyến đường hiện trạng: đường Nguyễn Công Hoan, đường Nguyễn Thái Học, phố Trần Nguyên Hãn, phố Bùi Thị Xuân, phố Nguyễn Thiếp, phố Lê Lợi, phố Nậm Thi đã có hệ thống cống dọc đường hoàn chỉnh sẽ được giữ nguyên hiện trạng. Cải tạo, chỉnh trang lại các đoạn tuyến cống thoát nước xuống cấp và tại các vị trí đấu nối với hệ thống thoát nước mới.
- Trên các tuyến đường mở mới và nâng cấp mở rộng sẽ thiết kế hệ thống rãnh hộp BxH=50x60cm kết hợp BxH=60x80cm và cống tròn D75cm nằm dưới kết cấu vỉa hè để thu nước mặt đường thông qua các cửa thu, hố ga. Đoạn qua đường sử dụng loại công chịu lực. Nước mặt sau thu gom sẽ được đấu xả vào hệ thống cống hiện trạng các tuyến đường xung quanh và xả ra sông Hồng, sông Nậm Thi. Một phần nước mặt được thu gom vào hồ nước cảnh qua, có bố trí cửa thu và cửa xả đảm bảo mực nước mặt trung bình của hồ.
- Việc bố trí cống thoát nước được tính toán thủy lực theo phương pháp cường độ giới hạn.
* Công thức tính toán thuỷ lực:
Đối với đô thị:Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước đô thị theo phương pháp cường độ giới hạn với công thức:
Q = m . j . F . q (l/s)
Trong đó:
Q : Lưu lượng tính toán (l/s)
m : Hệ số phân bố mưa rào
M = 1 khi F < 200ha
j : Hệ số dòng chảy j = 0,6
F : Diện tích lưu vực (ha)
q : Cường độ mưa (l/s)
Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước
Stt
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Rãnh hộp bxh=50*60cm
|
m
|
2416
|
tk mới
|
2
|
Rãnh hộp bxh=60*80cm
|
m
|
1915
|
tk mới
|
3
|
Rãnh chịu lực ngang đường
|
m
|
111
|
tk mới
|
4
|
Cống tròn d50
|
m
|
140
|
tk mới
|
5
|
Cống tròn d75
|
m
|
540
|
tk mới
|
6
|
Cống tròn d100
|
m
|
199
|
tk mới
|
7
|
Kè chiều cao h=2.0-3.0m
|
m
|
675
|
tk mới
|
8
|
Hố ga
|
cái
|
169
|
tk mới
|
5.4.2.Quy hoạch giao thông
-
Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 07:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN 104-207.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 221-06.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
- Căn cứ bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1/500.
-
Nguyên tắc thiết kế
- Mạng lưới giao thông khu vực nghiên cứu thiết kế kết nối thông suốt, liên hoàn với hệ thống giao thông khu vực trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kết nối giữa các cấp đường.
- Quy mô mặt cắt ngang thiết kế đảm bảo lưu thông thông suốt và thuận lợi cho bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
- Thiết kế mạng lưới đường kết nối liên hoàn, thuận lợi giữa các khu chức năng với nhau, tạo ra các mạng lưới khép kín theo từng khu vực để dễ dàng trong đầu tư theo từng giai đoạn cũng như giảm chiều dài hành trình.
- Hoàn thiện chất lượng của toàn bộ hệ thống giao thông từ kết cấu đường cho đến cây xanh, chiếu sáng...đảm bảo khang trang với yêu cầu thẩm mỹ cao.
- Khớp nối với các tuyến đường hiện hữu trong khu vực quy hoạch.
-
Giải pháp thiết kế
c.1. Giao thông đối ngoại: giao thông đối ngoại khu vực lập quy hoạch gồm các tuyến đường sau:
+ Tuyến đường Quốc lộ 70 chạy giáp ranh với khu vực lập quy hoạch kết nối giao thông khu vực với các vùng lân cận. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang: Bmặt=2x10,00m, Bvh=2x3,00m, Bpc=1,0m, Bnền=27,00m;
+ Tuyến đường Nguyễn Huệ là trục giao thông kết nối khu vực lập quy hoạch với cầu Cốc Lếu, cầu Phố Mới là hai cửa ngõ vào thành phố Lào Cai. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang: Đoạn 1 từ đường Nguyễn Huệ đến nút giao N1 Bmặt=17,5m, Bvh=4,5m+5,00m, Bnền=27,00m; Đoạn 2 từ nút giao N1 đến đường Phan Bội Châu mở rộng lên Bmặt=15,0m, Bvh=2x5,00m, Bnền=25,00m;
+ Tuyến đường Phan Bội Châu là tuyến đường trục khu vực. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang: Đoạn 1 từ đường Nguyễn Huệ đến đường Nậm Thi mở rộng lên Bmặt=15,00m, Bvh=2x5,00m, Bnền=25,00m; Đoạn 2 từ đường Nậm Thi đến đường Quốc lộ 70 mở rộng lên Bmặt=7,50m, Bvh=2x1,50m, Bnền=10,50m;
c.2. Giao thông nội bộ trong khu vực gồm các tuyến đường:
- Mạng lưới giao thông nội bộ trong khu vực lập quy hoạch gồm các tuyến đường hiện trạng, đường nâng cấp mở rộng, đường mở mới kết nối với các tuyến đường đối ngoại tạo thành mạng lưới giao thông liên tục để hình thành các quỹ đất xây dựng mới kết nối thuận tiện về giao thông nội bộ lẫn đối ngoại:
+ Các tuyến đường hiện trạng: đường Nguyễn Công Hoan, đường Nguyễn Thái Học, phố Trần Nguyên Hãn, phố Bùi Thị Xuân, phố Nguyễn Thiếp, phố Lê Lợi, phố Nậm Thi được giữ nguyên quy mô hiện trạng Bmặt=6,0m-10,50m, Bvh=2x(3,0m-5,00m), Bnền=12,0m-18,50m;
+ Phố Ngô Thì Nhậm được nâng cấp mở rộng lên quy mô Bmặt=9,00m, Bvh=2x5,00m, Bnền=19,00m;
+ Thiết kế mới đường N1 có quy mô mặt cắt ngang Bmặt=9,00m, Bvh=2x10,00m, Bnền=29,00m;
+ Thiết kế mở mới đường N2, N3, N4 có quy mô mặt cắt ngang Bmặt=4,00m÷6,00m, Bvh=2x(1,0m÷3,0m), Bnền=6,00m÷12,00m.
Bảng thống kê khối lượng giao thông
-
Các chỉ tiêu KT-KT đạt được
* Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tuyến đường mở mới:
+ Cấp đường : Đường đô thị cấp nội bộ
+ Vận tốc thiết kế tính toán: Vtt = 20-30km/h.
+ Đốc dọc tối đa: imax = 11%
+ Độ dốc dọc tối thiểu: imin = 0,2%
+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu: Rmin ≥ 20m
+ Bán kính đường cong bó vỉa: Rmin ≥ 8m
+ Độ dốc ngang mặt đường: i = 2,0%
+ Độ dốc ngang vỉa hè: i =1,0%.
* Các giải pháp cấu tạo:
- Kết cấu mặt đường: Các tuyến đường giao thông cơ giới sử dụng kết cấu đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng đảm bảo Eyc>=110Mpa. Các tuyến đường đi bộ, đường dạo sử dụng kết cấu lát gạch hoặc đá đảm bảo cường độ theo quy định.
-
Nút giao thông
- Nút giao thông là nơi tập trung nhiều xung đột, nhiều tai nạn, gây nên ách tắc. Nhiệm vụ thiết kề nút giao thông là giải quyết các xung đột (hoặc triệt để hoặc có mức độ) nhằm đảm bảo các mục tiêu:
+ Đảm bảo một năng lực thông xe qua nút một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng dòng xe qua nút; đảm bảo an toàn giao thông.
+ Đảm bảo có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường, đảm bảo thoát nước tốt tại nút.
- Trong đồ án quy hoạch này, toàn bộ nút giao thông là cùng mức. Tại các nút giao thông ít nhất phải bố trí biển báo hiệu, biển chỉ dẫn đường (áp dụng theo 22TCN-237), vạch tín hiệu giao thông trên đường (áp dụng theo 22TCN-237).
-
Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
- Chỉ giới đường đỏ: Tuân thủ theo quy mô bề rộng lộ giới đã được xác định trong quy hoạch, được xác định cụ thể theo mặt cắt ngang đường và ranh giới khu đất và thể hiện trong bản đồ quy hoạch giao thông.
- Chỉ giới xây dựng:
+ Chỉ giới xây dựng các công trình nhà ở hiện trạng, nhà ở liền kề mới, công trình dịch vụ: Lùi ≥0,90m so với chỉ giới đường đỏ phía giáp đường giao thông, các cạnh còn lại trùng với ranh giới thửa đất.
+ Chỉ giới xây dựng công trình tín ngưỡng, công cộng, văn hóa: Lùi ≥5,00m so với chỉ giới đường đỏ phía giáp đường giao thông, các cạnh còn lại lùi vào ≥2,00m so với chỉ giới đường đỏ.
-
Bãi đỗ xe
Bố trí hệ thống các bãi đỗ xe tĩnh với quy mô diện tích lớn nhằm đảm bảo quy mô phục vụ cho khách du lịch, người dân khi đến không gian tâm linh Đền Thượng, cũng như khu cửa khẩu Lào Cai.
Hạn chế việc bố trí công trình dịch vụ thương mại trong khu vực bãi đỗ xe nhằm đảm beo yếu tố mỹ quan cho không gian tâm linh và hướng nhìn từ khu vực công trình công cộng trên cao. Các công trình dịch vụ thương mại được bố trí linh hoạt ở trong khu vực.
5.4.3.Quy hoạch cấp nước
-
Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước
- Căn cứ theo QCXDVN 01:2021/BXD; QCVN 07:2016/BXD; TCVN 33:2006; Thông tư số 04/2009/TTLT-BXD-BCA.
- Căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất, các khu chức năng chính trong khu vực quy hoạch.
- Nước sinh hoạt giai: 150 l/ng.ngđ
- Nước công cộng, dịch vụ: 10 - 15% Qsh;
- Nước tới cây, rửa đường: 10% Qsh;
- Nước thất thoát, rò rỉ: 10 %;
Bảng dự báo nhu cầu sử dụng nước:
STT
|
Thành Phần
|
Tiêu chuẩn
|
Quy mô
Dân số
|
Tỷ lệ (%)
|
Nhu cầu
(m3/ngđ)
|
1
|
Nước sinh hoạt ngày trung bình
|
150 l/ng.ngđ
|
1.300 người
|
100%
|
195
|
2
|
Nước dịch vụ, công cộng
|
15%Qsh
|
|
|
30
|
3
|
Nước tưới cây, rửa đường
|
10%Qsh
|
|
|
20
|
4
|
Nhu cầu dùng nước tối thiểu
|
Q1 + Q2+ Q3
|
|
245
|
5
|
Nước thất thoát, rò rỉ
|
10% Q4
|
|
25
|
6
|
Tổng nhu cầu trung bình
|
Q4+ Q5
|
|
270
|
|
Q ngày max, K=1,3
|
|
|
351
|
7
|
Lưu lượng cấp nước chữa cháy Qcc
|
Qcc (lưu lượng 10l/s chữa cháy trong 3h với số lượng 1 đám cháy
|
|
108
|
8
|
Tổng nhu cầu ngày lớn nhất và có cháy
|
|
(làm tròn)
|
460
|
Vậy nhu cầu dùng nước trong ngày lớn nhất (có cháy) là 460m3/ngđ. Dựa vào quy mô dân số tính toán theo tiêu chuẩn 20 TCN 33-2006 tra ra hệ số giờ dùng nước lớn nhất KGiờ max = 2,47 do đó lưu lượng giờ lớn nhất là QGiờ.Max =460x2,47/24 = 47,34m3/h
-
Giải pháp cấp nước sinh hoạt
- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước máy của hệ thống cấp nước thành phố Lào Cai, đấu nối từ tuyến ống D110 dọc đường phố Lê Lợi; D150 dọc đường Nguyễn Thái Học;
- Quy hoạch trạm bơm tăng áp trên tuyến ống D160 tại ô đất HTKT2 để bơm nước lên bể chứa 500 m3 đặt tại ô đất HTKT1 có cao độ khoảng 140m. (chi tiết trạm được thực hiện cụ thể trong từng hạng mục bước dự án sau này gồm bể chứa, trạm bơm,…). Nước sạch từ bể chứa cấp xuống ống dọc đường QL70 bằng ống D200 phục vụ cho khu quy hoạch và khu lân cận đảm bảo mục tiêu cấp nước cho các khu khu vực khác trong thành phố.
- Tổ chức mặng lưới đường ống: Giữ nguyên hệ thống mạng lưới cấp nước hiện trạng; phá dỡ, cải tạo, xây mới đoạn ống cấp nước từ đồi nhà máy nước Lào Cai lên, xuống đường QL70 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch mới đoạn ống cấp nước D110 đấu vòng từ đường Phố Nguyễn Thái Học dọc đường N1 ra Phố Lê Lợi cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư ở mới. Mạng ống cấp dịch vụ được khống chế bởi các nút van chặn, tê, cút, van khoá. Độ sâu chôn ống cấp nước không nhỏ hơn 0,8m đoạn đi dưới vỉa hè đối với các đường ống cấp trục chính; 0,7m đoạn đi dưới vỉa hè đối với các đường ống cấp dịch vụ.
- Dùng ống nhựa HDPE và các phụ tùng trên tuyến ống dùng loại đảm bảo tiêu chuẩn cho loại ống tối thiểu PN12,5; ống được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427: 1996; chiều dài ống theo từng quận (phụ thuộc vào đường kính ống).
- Tổ chức mạng lưới đường ống:
+ Giữ nguyên hệ thống mạng lưới cấp nước hiện trạng; phá dỡ đoạn ống cấp nước từ đồi nhà máy nước Lào Cai xuống đoạn đường QL70
+ Quy hoạch mới ống cấp nước cho dẫy dân cư LK1-3 bằng ống D110 đấu vòng từ đường Phố Nguyễn Thái Học ra Phố Lê Lợi
- Mạng ống cấp dịch vụ được khống chế bởi các nút van chặn, tê, cút, van khoá.
- Độ sâu chôn ống cấp nước không nhỏ hơn 0,8m đoạn đi dưới vỉa hè đối với các đường ống cấp trục chính; 0,7m đoạn đi dưới vỉa hè đối với các đường ống cấp dịch vụ.
- Dùng ống nhựa HDPE và các phụ tùng trên tuyến ống dùng loại đảm bảo tiêu chuẩn cho loại ống tối thiểu PN12,5; ống được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427: 1996; chiều dài ống theo từng quận (phụ thuộc vào đường kính ống).
-
Giải pháp cấp nước phòng cháy chữa cháy.
- Mạng lưới đường ống cấp nước phòng cháy chữa cháy được sử dụng kết hợp với hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt trục chính D110 trở lên.
- Lắp đặt bổ sung, mới hệ thống các trụ cứu hỏa cấp nước phòng cháy chữa cháy trên các tuyến đường ống cấp nước trục chính từ D110 trở lên. Khoảng cách mỗi trụ cứu hoả 100÷120m/ trụ.
- Hệ thống cấp nước cứu hoả đường phố quanh khu vực quy hoạch được thiết kế là hệ thống cấp nước cứu hoả áp lực thấp, áp lực nước tối thiểu tại trụ cứu hoả là 10m cột nước. Việc chữa cháy sẽ do xe cứu hoả của đội chữa cháy thực hiện khi có cháy xẩy ra xe cứu hỏa được tiếp nước từ các trụ cứu hỏa dọc đường. Các trụ cứu hoả kiểu nổi theo tiêu chuẩn TCVN 6379:1998. Lưu lượng, số đám cháy theo và các yêu cầu phòng cháy được áp dụng theo TCVN 2622:1995; QCVN 01/2021/BXD và QCVN 06/2021/BXD. Khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường nhà là 5m; khoảng cách tối đa giữa họng cứu hỏa và mép đường là 2,5m.
Bảng thống kê khối lượng cấp nước:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
1
|
Ống HDPE D200
|
m
|
270
|
2
|
Ống HDPE D160
|
m
|
520
|
3
|
Ống HDPE D110
|
m
|
252
|
4
|
Ống HDPE D32
|
m
|
143
|
5
|
Hố khởi thủy
|
Hố
|
01
|
6
|
Hố van
|
Hố
|
04
|
7
|
Trụ cứu hỏa
|
Bộ
|
13
|
8
|
Trạm bơm tăng áp
|
Trạm
|
01
|
9
|
Bể nước W=500m3
|
Cái
|
01
|
10
|
Vật liệu phụ tuyến ống
|
%VLC
|
10%
|
5.4.4.Quy hoạch cấp điện
-
Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCXDVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCXDVN 07:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn TCXDVN 333:2005 "Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế".
- Quy phạm trang thiết bị điện do Bộ công nghiệp 11 TCN-20-2006 “Trang bị phân phối và trạm biến áp”.
- Quy phạm trang thiết bị điện do Bộ công nghiệp 11 TCN-19-2006 “Hệ thống đường dẫn điện”.
- Quyết định 4369/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt hợp phần II: Quy hoạch chi tiết lưới điện trung, hạ áp, sau các trạm biến áp 110kV thuộc đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2025 có xét tới 2035.
- Thiết kế được dựa trên hồ sơ khảo sát và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất của khu vực lập quy hoạch
-
Phụ tải điện và chỉ tiêu cấp điện
-
Giải pháp quy hoạch cấp điện:
- Nguồn điện: nguồn điện cấp cho khu quy hoạch lấy từ đường dây 22kv 474E20.2 trấn đường Nguyễn Huệ. Điểm đấu có vị trí dọc tuyến đường 22KV hiện trạng dọc đường Nguyễn Huệ và đường Nậm Thi.
- Trạm biến áp:
+ Tháo dỡ trạm biến áp Đền Thượng. Xây mới trạm biến áp Đền Thượng tại vị trí mới có công suất 630 KVA 22/0,4KV cấp điện cho khu vực dân cư ở mới và dân cư hiện trạng đảm bảo thuận tiện theo phương án quy hoạch.
+ Giữ nguyên vị trí các TBA T7 khu vực Đền Mẫu, TBA Nậm Thi; TBA Nguyễn Thái Học; TBA nhà máy nước LC1; TBA nhà máy nước LC2. Cấp điện cho các khu vực hiện trạng và khu công cộng mới.
- Lưới điện:
+ Lưới điện trung thế: Tháo dỡ đường dây nổi 22kv lộ 474E20.2 đoạn cấp điện cho các TBA T7, đoạn cấp điện TBA Đền Thượng hiện trạng. Xây dựng tuyến đường dây ngầm 22kv mới cấp điện lại hiện trạng sau khi tháo dỡ, cấp điện cho các trạm biến áp xây dựng mới. Sử dụng cáp ngầm chống thấm, lõi nhôm 3x240 theo lưới điện thành phố Lào Cai.
+ Lưới điện hạ thế 0,4kV cấp điện sinh hoạt: Tháo dỡ một số đoạn đường dây nổi 0,4kv cấp điện sinh hoạt sau tba Nguyễn Thái Học, TBA Đền Thượng với chiều dài khoảng 1250m. Xây dựng mới tuyến đường dây ngầm 0,4kv từ TBA mới tới các phụ tải khu TĐC1, 2 và cấp lại hiện trạng các đoạn tháo dỡ. Hạ ngầm các đoạn tuyến cáp cấp điện nổi hiện trạng trong khu vực khi có điều kiện.
- Chiếu sáng công cộng:
+ Tháo dỡ một số đoạn tuyến đường dây ngầm chiếu sáng không phù hợp với quy hoạch với chiều dài khoảng 922m.
+ Xây dựng mới các tuyến cáp ngầm cấp điện chiếu sáng dọc các tuyến đường giao thông, dọc các tuyến đường dạo cảnh quan, khuôn viên cây xanh cảnh quan. Sử dụng đèn led 100w-120w, đảm bảo chiếu sáng đi lại và tạo cảnh quan về đêm.
Bảng thống kê khối lượng cấp điện:
TT
|
Hạng mục - Công việc
|
Đ.vị
|
Số lượng
|
1
|
Đường dây ngầm 22kV xây dựng mới
|
m
|
600
|
2
|
Đường dây nổi 22kV tháo dỡ
|
m
|
1800
|
3
|
Trạm biến áp xây mới 630kVA-22/0,4kV
|
Trạm
|
01
|
4
|
Trạm biến áp tháo dỡ 250kVA-22/0,4kV
|
Trạm
|
01
|
5
|
Đường dây ngầm 0,4kV xây dựng mới
|
m
|
537
|
6
|
Đường dây nổi 0,4kV tháo dỡ
|
m
|
1250
|
7
|
Đường dây ngầm CS xây dựng mới
|
m
|
2414
|
8
|
Đường dây nổi chiếu sáng tháo dỡ
|
m
|
922
|
5.4.5.Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc
-
Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáo ngoại vi viễn thông;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 36:2011/BTTTT về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ban hành;
- Tiêu chuẩn lắp đặt và bảo dưỡng;
- Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông Quốc gia đến năm 2020.
- Hệ thống trục thông tin liên lạc và các tủ phân phối cấp tín hiệu thông tin cho toàn bộ khu quy hoạch. Phần lưới phân phối đề cập tới cáp và vị trí hộp chia tín hiệu chờ sẵn cấp cho từng công trình và từng khu vực sử dụng.
- Nhu cầu tính toán theo chỉ tiêu 100m2 sàn/ line; 1 hộ/line
-
Phương pháp thiết kế
b.1 Phương án cấp tín hiệu thông tin
- Thông tin cấp cho khu quy hoạch bằng đường trục cáp quang lấy tín hiệu trực tiếp từ trạm chuyển tiếp cho khu quy hoạch. Toàn bộ tủ và hộp trong khu quy hoạch được cấp tín hiệu bằng 1 nguồn tín hiệu hoạt động duy nhất, độc lập.
- Toàn bộ khu quy hoạch được cấp tín hiệu trực tiếp từ tủ phân phối chính.
- Xây dựng mạch cáp ngầm làm trục chính cung cấp tín hiệu. Tuyến cáp ngầm này được đặt trên vỉa hè tuyến đường chính, cấp tín hiệu cho các hộp cáp phân phối tín hiệu. Các đường cáp ngầm và các tủ phân phối được lắp đặt cho từng công trình.
b.2 Truyền hình và internet
- Nội dung: Hệ thống tín hiệu truyền hình, internet bao gồm cáp chính và tủ phân phối cấp tín hiệu cho toàn bộ khu quy hoạch. Phần lưới phân phối đề cập tới cáp phân phối và vị trí các hộp chia tín hiệu chờ sẵn cấp cho từng khu vực.
- Mục tiêu của dự án: Đảm bảo nhu cầu, nhu cầu phát triển các vùng xung quanh, nâng cao độ tin cậy, thẩm mỹ cao và an toàn cho con người. Khoảng cách giữa các cáp tín hiệu tuân theo quy định của Việt Nam.
- Hệ thống truyền hình và internet: Hệ thống truyền hình cáp CATV và internet cấp cho khu vực quy hoạch bằng các trạm chia tín hiệu HUB và tủ chia khu vực.
b.3 Phương án cấp tín hiệu truyền hình cáp và internet:
- Tín hiệu cấp cho khu quy hoạch bằng đường trục cáp quang lấy tín hiệu trực tiếp từ trạm cấp tín hiệu khu vực của nhà cung cấp. Toàn bộ các HUB trong khu quy hoạch được cấp tín hiệu bằng 1 tủ cáp. Tủ cáp này được đấu nối với tín hiệu của nhà cung cấp.
- Hệ thống cáp đồng trục (quang) phân phối ngầm. Hệ thống này gồm các đường cáp ngầm đồng trục (quang) và các tủ chia tín hiệu khu vực chờ sẵn lắp đặt cho từng cụm công trình.
5.4.6.Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang
-
Quy hoạch thoát nước thải:
* Cơ sở thiết kế:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2021/BXD; QCVN 07:2016/BXD; QCVN 14:2008/BTNMT.
- Tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 “Thoát nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”.
* Tính toán lưu lượng thoát nước thải:
Tiêu chuẩn nước thải được xác định theo tiêu chuẩn cấp nước.
Bảng dự báo lượng nước thải:
STT
|
Thành Phần
|
Tiêu chuẩn
|
Quy mô
Dân số
|
Tỷ lệ (%)
|
Nhu cầu
(m3/ngđ)
|
1
|
Nước sinh hoạt ngày trung bình
|
150 l/ng.ngđ
|
1.300 người
|
100%
|
195
|
2
|
Nước dịch vụ, công cộng
|
15%Qsh
|
|
|
30
|
3
|
Lưu lượng nước thải trung bình
|
Q1+ Q2
|
|
225
|
4
|
Lưu lượng nước thải lớn nhất
|
K=1,3
|
(làm tròn)
|
290
|
* Giải pháp thoát nước thải:
- Sử dụng hệ thống thoát nước riêng (riêng biệt giữa nước mưa và nước thải sinh hoạt), nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ qua bể phốt trong từng công trình đơn vị sau đó thu gom vào tuyến cống D200-D315 để thoát về trạm xử lý nước thải dự kiến nằm ngoài ranh giới hướng dọc đường bờ kè sông Hồng, sông Nậm Thi theo định hướng quy hoạch chung thành phố Lào Cai để xử lý đạt tiêu chuẩn cột A TCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Thoát nước ưu tiên hình thức tự chẩy theo độ dốc dọc đường; Tuy nhiên lưu vực có độ chênh cao không thể tự chẩy về phía cống khu vực cần quy hoạch bố trí trạm bơm nước thải tại khu đất cây xanh; Trạm bơm có Q= 10-12 m3/h- H=5-10m (đường ống có áp DN100 lên hố ga cống đường Nguyễn Huệ sau đó tiếp tục tự chẩy);
- Bố trí các hố ga theo quy định dọc tuyến cống và các vị trí góc đấu nối, góc ngoặt.
- Độ sâu chôn cống trung bình ban đầu 0,7m cách chỉ giới đường đỏ từ 0,7m-1,5m.
- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải tuân thủ theo quy tắc chung:
+ Thiết kế đường ống thoát nước theo phương thức tự chẩy, tận dụng tối đa điều kiện địa hình để đặt ống cống;
+ Tốc độ dòng chẩy trong đường ống được tính toán và phụ thuộc vào từng cỡ đường kính để tránh lắng cặn trong ống cống, tốc độ tối thiểu được quy định theo tiêu chuẩn thoát nước;
+ Độ đầy dòng chẩy trong đường ống cống không được vượt quá quy định trong tiêu chuẩn
+ Góc nối giữa 2 đường ống cống phải >90º;
+ Nối ống cống có đường kính khác nhau tại các giếng thăm theo kiểu nối ngang đỉnh cống.
- Bố trí các hố ga trên mạng lưới được đặt tại các điểm cống thoát nước thải thay đổi hướng, thay đổi đường kính, độ dốc và trước các công trình để thu nước thải. Trên các đoạn ống cống đặt thẳng, theo một khoảng cách nhất định xây dựng hố ga có khoảng cách tùy thuộc vào đường kính đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.
Bảng thống kê khối lượng thoát nước thải
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
1
|
Cống PVC D315
|
m
|
1.515
|
2
|
Cống PVC D200
|
m
|
2.285
|
3
|
Cống thép DN100
|
m
|
162
|
4
|
Trạm bơm nước thải
|
Trạm
|
01
|
5
|
Hố ga
|
Cái
|
135
|
6
|
Vật liệu phụ
|
%VLC
|
10
|
*Một số giải pháp thi công:
- Hệ thống thoát nước thải được thi công sau khi san nền hoàn chỉnh và xác định xong ranh giới các tuyến đường nội bộ.
- Các đoạn ống đi dưới đường phải được thi công trước khi thi công lớp kết cấu móng đường.
- Khi thi công tuyến nước thải phải xem hồ sơ thiết kế hệ thống cấp nước, cấp điện, thoát nước mưa… để xử lý các điểm giao cắt.
*Phương pháp tính toán:
- Việc tính toán mạng lưới thoát nước thải dựa trên lưu lượng nước thải xả ra từ các lô đất ở, khi tính toán sử dụng hệ số không điều hòa chung.
- Sau khi có lưu lượng tính toán của từng tuyến cống, Tra bảng tính toán thủy lực của N.F. Federov để xác định thông số thủy lực của các cống là i, v, h/d
- Qua tính toán kiểm tra lưu lượng nước thải nhỏ, việc áp dụng tiêu chuẩn theo quy định lựa chọn cống tổi thiểu D200-D315mm kết hợp với độ dốc dọc tuyến là đảm bảo an toàn thoát nước thải theo tiêu chuẩn quy định.
-
Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải rắn
* Tiêu chuẩn và nhu cầu thu gom chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn chất thải rắn là 1,2 kg/người.ngày
- Rác thải khác (rác dịch vụ, công cộng…) tính bằng 20% rác sinh hoạt.
- Chất thải rắn có thể tái chế tính cho khoảng 25% (theo quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030).
Bảng Dự báo lượng rác thải
STT
|
Các chỉ tiêu
|
Tiêu chuẩn
|
Khối lượng (tấn/ngày)
|
1
|
Rác thải sinh hoạt, 1.300 người
|
1,2 kg/người.ngày
|
1,56
|
2
|
Rác thải khác (rác dịch vụ, công cộng)
|
20% R1
|
0,31
|
3
|
Rác thải có thể tái chế
|
25%(R1+R2)
|
0,46
|
4
|
Lượng rác cần đưa đi xử lý
|
(R1+R2)-R3
|
1,41
|
Vậy lượng rác cần đưa đi xử lý tập trung là 1,41 tấn/ngày
* Giải pháp thu gom chất thải rắn:
- Rác thải sinh hoạt được thu gom về các thùng đựng rác thích hợp tại các khu đất công trình, khu khuôn viên cây xanh, sau đó công ty môi trường sẽ thu gom rác thải hàng ngày chuyển lên xe cơ giới đưa đến khu xử lý chất thải rắn Đồng Tuyển.
- Chất thải rắn được tổ chức phân loại từ nguồn phát sinh thành hai loại chính:
+ CTR vô cơ: Kim loại, thủy tinh, chai nhựa, bao nilon…được thu gom để tái chế nhằm thu hồi phế liệu và giảm tải cho khu xử lý chất thải rắn; Hình thức là thu gom định kỳ.
+ CTR hữu cơ: Thực phẩm, rau củ quả phế thải, lá cây… được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến ga rác thải, sau đó được đưa lên xe cơ giới đưa đi xử lý tập trung.
-
Nghĩa trang
Trong đồ án quy hoạch không bố trí khu nghĩa trang, Các mộ phần nhỏ lẽ trong khu quy hoạch và nhu cầu chôn cất sẽ được đưa đến khu nghĩa trang thành phố theo quy định., Đảm bảo theo chỉ tiêu như sau: mộ hung táng với diện tích 5m2/ mộ; mộ cải táng 3m2/ mộ.
VI.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Giao thông vận tải - Xây dựng : Phối hợp UBND thành phố Lào Cai triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; Kiểm tra giám sát tình hình xây dựng và quản lý xây dựng tại địa phương;
Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ UBND thành phố Lào Cai, phường Lào Cai kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý xây dựng và thu hút đầu tư...;
Tích cực kêu gọi đầu tư và huy động nguồn vốn đầu tư vào khu vực;
- Sở Kế hoạch đầu tư: Theo chức năng nhiệm vụ của mình kêu gọi thu hút đầu tư vào khu vực và đề xuất cơ chế chính sách để tạo động lực phát triển. Tìm và khai thác các nguồn vốn để triển khai xây dựng;
- Các Sở, Ban ngành khác có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ của mình hỗ trợ UBND thành phố Lào Cai, phường Lào Cai tổ chức thực hiện thành công Quy hoạch chi tiết đã được UBND thành phố phê duyệt;
- Uỷ ban nhân dân thành phố Lào Cai, phường Lào Cai: Chịu trách nhiệm Quản lý xây dựng trên địa bàn, địa phương được giao nhiệm vụ quản lý theo quy hoạch được duyệt;
Tổ chức lập dự án các khu chức năng trong quy hoạch đã được xác định. Quản lý xây dựng theo lộ giới đã được quy hoạch xác định.
Huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng. Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực;
Chủ động tìm và khai thác các nguồn vốn để triển khai xây dựng đô thị. Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực;
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để xã triển khai xây dựng theo đúng quy định của pháp luật;
Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã đủ năng lực giải quyết tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xây dựng đô thị;
Giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh trật tự;
- Phường Lào Cai: Có trách nhiệm chủ động triển khai xây dựng và quản lý đất đai theo Quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt và pháp luật của Nhà nước;
Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền khi thực hiện dự án thu hồi, bồi thường đất đai để người dân đồng tình thực hiện tạo điều kiện thuận lợi triển khai dự án. Giải quyết tốt chỗ ở, ổn định đời sống và tạo việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
VII.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
7.1.Kết luận
Quy hoạch chi tiết xây dựng quẩn thể du lịch Đền Thượng và khu phụ trợ cửa khẩu quốc tế Lào Cai, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai đã có những giải pháp hợp lý, hài hòa, phù hợp theo xu hướng bền vững. Tạo dựng một không gian cảnh quan, quẩn thể du lịch tâm linh, kết hợp với khu chửa khẩu quốc tế Lào Cai đặc trưng, sinh thái, thoáng đãng, trở thành điểm nhấn cho thành phố, góp phần thu hút khánh du lịch đến tham quan, vui chơi giải trí.
7.2. Kiến nghị
Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Sớm đưa khu vực quy hoạch vào quản lý theo qui định hiện hành để đảm bảo khớp nối các dự án xung quanh khi triển khai, đảm bảo xây dựng phù hợp quy hoạch.
B.THUYẾT MINH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
I.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1.Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thực hiện quy hoạch
- Cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, xây dựng theo điều kiện địa hình tự nhiên, hạn chế san lấp.
- Giảm thiểu tai biến môi trường; hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở, cháy nổ.
- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả.
- Xem xét những đặc thù xung quanh, để xây dựng khu tổ hợp đối xứng, và phát triển bền vững.
1.2.Sự phù hợp giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường
Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường là xem xét, so sánh và đánh giá phương án quy hoạch thực hiện phù hợp hay chưa phù hợp với các mục tiêu môi trường.
Bảng đánh giá mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường
Mục tiêu quy hoạch
|
Mục tiêu môi trường
|
Xác định các khu vực phát triển và khu vực hạn chế phát triển
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý môi trường khu vực.
|
Xây dựng các công trình dịch vụ thương mại, công trình hỗn hợp, tôn giáo
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương..
|
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải rắn không được thu gom và xử lý.
- Trong quá trình thi công xây dựng có những tác động tiêu cực đến môi trường nhưng có thể khắc phục được bằng các giải pháp kỹ thuật và các tác động này chỉ là những tác động tạm thời.
|
Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả.
|
1.3.Phương pháp sử dụng để thực hiện ĐMC
1.3.1.Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu về quá trình thực hiện quy hoạch để bước đầu đưa ra các đánh giá sơ bộ các ảnh hưởng của quy hoạch đến môi trường. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ tin cậy cao vì người đánh giá phải có quá trình đi khảo sát thực tế địa bàn và nghiên cứu các tài liệu liên quan, từ đó mới đưa ra được các đánh giá đầu tiên, giúp cho quá trình đánh giá các tác động về sau.
1.3.2.Phương pháp ma trận môi trường
Trên cơ sở các nhận định ban đầu, người đánh giá sẽ tập hợp tất cả các vấn đề có liên quan đến quy hoạch và các tác động môi trường giữa hoạt động của quy hoạch tới các thành phần môi trường để xây dựng ma trận môi trường đơn giản.
Với ma trận này sẽ cho thấy những thành phần môi trường nào sẽ chịu tác động của những hoạt động nào, để việc đánh giá chi tiết ở sau được logic và không bị bỏ sót.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn hạn chế là chưa nêu lên được mức độ của các tác động đó đến đâu, tác động tiêu cực hay tích cực.
1.3.3.Phương pháp danh mục và đánh giá nhanh
Với phương pháp này đã cho thấy các mức độ tác động khác nhau của các hoạt động triển khai quy hoạch đến các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội, phương pháp danh mục rất rõ ràng và dễ hiểu là cơ sở tốt để đưa ra các quyết định.
Mặc dù vậy, phương pháp này cũng chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá, vì vậy khi áp dụng phương pháp này người đánh giá đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về môi trường để có cái nhìn khách quan nhất. Do đó, kết quả đánh giá là đáng tin cậy.
1.3.4.Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp này sử dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị các thông số một cách định lượng.
Hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ĐMC, các kết quả tính toán đã được định lượng rất cần thiết cho việc đánh giá. Tuy nhiên, để có độ chính xác cao mô hình đòi hỏi phải có rất nhiều các thông số đầu vào, trong điều kiện của Việt Nam chưa thể đáp ứng được.
Do đó, có một số thông số phải dùng đến hệ số, nên mức độ chính xác của đầu ra có mức độ chính xác nhất định. Vì thế, để đưa ra được các nhận định, người đánh giá đã kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau, từ đó có được những đánh giá đáng tin cậy.
1.3.5.Phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng động
Với phương pháp này người đánh giá đã thu thập được rất nhiều thông tin thực tế từ nhiều cấp, như: Người bị ảnh hưởng, người được hưởng lợi từ quy hoạch và chính quyền địa phương có dự án.
Đây là một phương pháp có hiệu quả và tính khả thi cao, nhưng để thực hiện lại mất nhiều thời gian, kinh phí và có thể làm chậm tiến độ của quy hoạch.
II.PHẠM VI ĐMC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MT CHÍNH LIÊN QUAN
2.1.Phạm vi của ĐMC
Ranh giới lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trùng với ranh giới quy hoạch.
2.2.Các vấn đề môi trường chính của quy hoạch
- Xác định các khu vực phát triển và khu vực hạn chế phát triển.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
III.ĐÁNH GIÁ SO SÁNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
Diện tích cây còn rất lớn nên môi trường tương đối trong lành, giao thông hạ tầng kỹ thuật chưa có, các tác động đến môi trường chỉ là cục bộ.
Nên khi dự án đi vào giai đoạn thực hiện còn có 1 số tác động khác đến môi trường đất, nước, không khí và đời sống người dân vì vậy khi lập quy hoạch cần đưa ra báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, và chương trình quản lý môi trường của chủ đầu tư.
* Thuận lợi:
- Khu vực quy hoạch có vị trí thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện tới các khu vực xung quanh. Khu vực tập chung dân cư dọc các tuyến đường. Hệ thống hạ tầng xung quanh khu vực tương đối đồng bộ, khi quy hoạch kết nối rất đơn giản với hệ thống sẵn có.
* Khó khăn:
- Hiện nay đang sử dụng thoát nước chung; nước thải sinh hoạt và nước mưa rãnh thoát ra suối; các hộ dân cư chưa có bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải trước khi thoát ra cống rãnh thoát chung.
Xu hướng tương lai khi trtieenr khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: tăng xe cộ và hoạt động đi lại: làm gia tăng NOx, HC và CO ngày càng nghiêm trọng tăng quá trình quang hóa trong khu vực quy hoạch. Trong mùa khô có thể góp phần gia tăng các bệnh về đường hô hấp nhất là đối với người già và trẻ em, khu tập chung dân cư đông đúc.
Đây là khu có địa hình tương đối thuận lợi, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển quần thể du lịch tâm linh, phu phụ trợ cuawr3 khẩu quốc tế Lào Cai. Môi trường trong khu vực lập quy hoạch trong lành, không bị ô nhiễm hay ảnh hưởng của các vấn đề hóa chất hay những vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân. Hiện trạng môi trường đảm bảo cho việc hình thành và phát triển khu trung tâm xã ổn định lâu dài.
IV.ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quy hoạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững phải dựa trên khả năng có thể cung cấp của cải, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển; xem xét đánh giá khả năng, mức độ tiếp nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đến môi trường và tác động ảnh hưởng ngược lại của môi trường đến quy hoạch và các hoạt động phát triển đó. Tất cả những nội dung này cần được xem xét, cân nhắc trong bản quy hoạch.
Định hướng các nội dung thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong quy hoạch tổng thể: Tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải; hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải; đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Nội dung và nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ môi trường được đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường Tỉnh với các định hướng như sau:
- Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng.
- Bảo vệ và cải thiện môi trường tại các khu vực trọng điểm.
- Bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học.
Đồ án quy hoạch đã cân nhắc tới các lợi thế, các ưu điểm về mặt tài nguyên vị thế, địa hình, khả năng phát triển của các khu vực. Nhưng đồ án chưa có sự cân nhắc tới khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và mức độ tiếp nhận của môi trường. Ngoài ra, quy hoạch cũng không đề cập đến các giải pháp can thiệp khi có sự cố môi trường xảy ra do các hoạt động phát triển đã tiến hành.
V.DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
5.1.Các vấn đề môi trường khi thực hiện quy hoạch
5.1.1.Quy hoạch đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật
Trên cơ sở địa hình tự nhiên và định hướng quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại thông suốt, đảm bảo tiêu chuẩn tuyến đường được quy hoạch nâng cấp, mở rộng.
- Tác động đến môi trường: Ngay trong thời gian thi công cho đến khi các đường giao thông đi vào hoạt động đều gây ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt là môi trường xung quanh, vì tập trung dân cư sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn lớn, nếu không được thu gom sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Tác động đến xã hội: Tạo không gian sống tiện nghi thoải mái, đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng sống cho người dân.
5.1.2.Xây dựng khu tổ hợp công viên
Các khu chức năng này đều có chức năng sử dụng đất riêng biệt, tuy nhiên các khu này vẫn được liên kết chặt chẽ với nhau về không gian kiến trúc cảnh quan và trục liên kết giao thông hợp lý. Các khu chức năng được phân định chi tiết về sử dụng đất gồm: Đất công trình dịch vụ công cộng, khu dịch vụ, khu dân cư đô thị hiện hữu, khu cảnh quan, đất cây xanh, đất hạ tầng kỹ thuật.
Sự ảnh hưởng đó là:
- Môi trường cảnh quan: Thay đổi quỹ đất xây dựng.
- Môi trường nước: Làm tăng tải lượng ô nhiễm nguồn nước do quá trình thi công, sinh hoạt trong quá trình thi công xây dựng, ảnh hưởng đến nước mặt, nước ngầm do quá trình khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt, xây dựng.
- Môi trường không khí: Tập trung nhiều phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường không khí, lượng khí thải tập trung nhưng không thường xuyên nên không ảnh hưởng quá lớn.
- Môi trường đất: Sẽ làm thay đổi cơ cấu thành phần của đất nên cần phải khảo sát địa chất để có các phương án xây dựng tối ưu, ít gây tác động đến môi trường nhất.
- Rác thải: Lượng rác thải sẽ tăng lên do quá trình thăm quan vãn cảnh của khách du lịch, người dân địa phương. Nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường trên các phương diện sau:
+ Làm mất mỹ quan và ảnh hưởng tới việc lưu thông của phương tiện trên khu vực dự án.
+ Ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.
+ Nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường đất.
+ Là các nguồn gây bệnh cho con người.
- Vấn đề xã hội: Khi xây dựng điểm dân cư sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu việc làm, phong tục tập quán của người dân. Việc tập trung đông dân cư ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực.
5.2.Xu hướng biến đổi các điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH
5.2.1.Điều kiện địa chất, địa mạo
Khu vực nghiên cứu cóa dạng địa hình đồi bát úp cao kết hợp địa hình tương đối bằng phẳng.
Dạng địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là các khu vực đã xây dựng, chủ yếu phân bố tại khu vực phía Bắc, phía Tây ranh giới quy hoạch giáp sông Nậm Thi và sông Hồng. Cốt cao độ thấp nhất trong khu vực này khoảng +77,50m (khu vực giáp sông Nậm Thi). Cốt cao độ trong bình khu vực dân cư đô thị khoảng +85,0m - +89,0m.
Dạng địa hình đồi núi bát úp phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đồng và nam ranh giới quy hoạch. Địa hình khu vực này là một quả đồi cao xung quanh là các tuyến đường giao thông và dân cư đô thị. Trên đỉnh đồi cao có dạng địa hình tương đối bằng phẳng là khu vực xây dựng nhà máy nước. Cốt cao độ cao nhất trên đỉnh đồi khu vực nhà máy nước có độ cao +140,20m (so với mực nước biển). Cốt cao độ khu vực Đền Thượng khoảng +110,10m. Cốt cao độ tại khu vực nhà máy nước khoảng +140,20m
5.2.2.Điều kiện khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 25,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 35,00C, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 10,00C (tháng 10 và tháng 01).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm - 1600mm nhưng phân bố không đều giữa các vùng, các thời điểm trong năm, mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.
Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ, ít nhất là tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 - 90 giờ...
5.2.3.Xu hướng biến đổi môi trường không khí
Cùng với sự phát triển của khu vực, sự ô nhiễm không khí do giao thông sẽ ngày càng trầm trọng, nhất là tại các trục đường giao thông chính và tại các nút giao thông. Mật độ dân số và mức sống tăng sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông tư nhân như: Ô tô, xe máy, xe tải... nên vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải là không tránh khỏi, nhất là ô nhiễm bụi.
5.2.4.Xu hướng biến đổi môi trường nước
Khi triển khai quy hoạch, việc thi công xây dựng ảnh hưởng lớn đến mạch nước ngầm trong khu vực. Ngoài ra, việc tập trung đông dân cư sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt lớn nếu không có biện pháp thu gom hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.
5.2.5.Xu hướng biến đổi môi trường đất
Khi mở rộng các hoat động xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xây dựng các khu khu dân cư, công cộng, khu tiểu thủ công nghiệp... phục vụ nhu cầu phát triển sẽ góp phần đẩy môi trường đất vào tình trạng xói mòn, sạt lở. Khi đó, chính những hoạt động này sẽ gián tiếp cùng với các nguyên nhân tự nhiên làm ảnh hưởng đến tính chất của đất.
5.2.6.Xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội
Dựa vào quan điểm quy hoạch phát triển, ta có thể dự báo rằng: Nền kinh tế sẽ được cải thiện rất nhiều, thay đổi cơ câu kinh tế, đời sống dân cư được cải thiện nhiều. Trong tương lai, khi tiến hành xây dựng các công trình, dự án đề xuất chắc chắn sẽ đối mặt với những thay đổi các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình trạng ô nhiễm các thành phần môi trường đất, nước, không khí. Do đó, tốt hơn hết là cần cân nhắc thận trọng các hành động phát triển và có kế hoạch kịp thời khắc phục hậu quả nếu không muốn phái gánh chịu các tại biến thiên nhiên và các sự cố môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
VI.GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
6.1.Giải pháp công nghệ, kỹ thuật
Biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường tốt nhất trước khi đưa quy hoạch đi vào vận hành. Đó là việc thiết kế và xây dựng các hạng mục của quy hoạch phải hợp lý, đảm bảo kỹ thuật, tránh các sự cố trong quá trình thi công và hoạt động. Do vậy, khi thi công sẽ áp dụng các giải pháp như sau:
6.1.1.Phương hướng chung
- Triển khai thực hiện nghiêm túc hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải: Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường cho khu quy hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường.
6.1.2.Các biện pháp quy hoạch
Ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các nhà tư vấn trong thiết kế quy hoạch chi tiết và trong thiết kế kỹ thuật cần có những giải pháp kỹ thuật để đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường. Bố trí các quỹ đất phù hợp phục cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, dịch vụ thương mại.
Bên cạnh các quỹ đất để xây dựng công trình, cần dành quỹ đất để trồng cây xanh, vườn hoa, cây cảnh; xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, trạm điện, cấp thoát nước,...).
6.2.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn
6.2.1.Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
Khi có quy định sẽ điều chỉnh các hành vi xây dựng, quy định về hạn chế quyền phát triển, hoặc thậm chí bắt buộc di dời giải tỏa, quy hoạch khu dân cư, văn hóa, thương mại vừa tạo cơ hội mới cho rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng, nhưng cũng có thể ảnh hưởng bất lợi trực tiếp cho một số khác. Trên thực tế, nhiều vướng mắc trong cải tạo, di dời, đền bù và triển khai các dự án đầu tư xây dựng có liên hệ với những bất cập của giai đoạn lập quy hoạch điểm dân cư.
- Tăng cường treo các panô, áp phích có nội dung bảo vệ môi trường tại các tuyến đường giao thông...
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân về nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Tổ chức truyền thông và cập nhật các thông tin tư vấn của cộng đồng: Trước khi thực hiện quy hoạch, ban quản lý phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhằm:
+ Phổ biến đầy đủ thông tin về dự án, đề xuất các hạng mục và các hoạt động của quy hoạch tới những người bị ảnh hưởng;
+ Nắm được thông tin về nhu cầu của những người bị ảnh hưởng, cũng như các thông tin về phản ứng của họ về những công việc và chính sách đề xuất.
+ Có được sự cộng tác và tham gia của những người bị ảnh hưởng và của cộng đồng đối với việc thu hồi đất và chuyển giao cho các đơn vị thi công.
6.2.2.Giai đoạn xây dựng hạ tầng
-
Giảm bụi
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại.
- Các phương tiện vận chuyển phải có bạt phủ kín. Mọi rơi vãi dọc đường gây bụi, chủ xe và đơn vị thi công có trách nhiệm thu dọn và giảm bụi.
- Áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các hoạt động cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng.
- Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.
-
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và rung động
Trong quá trình xây dựng nhất định sẽ gây ra tiếng ồn, rung cho khu vực xung quanh, mặc dù tác động này chỉ phát sinh trong thời gian ngắn. Tuy vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, quy hoạch sẽ có kế hoạch thi công hợp lý:
- Lái xe không được quá lạm dụng còi xe ôtô và không được để phương tiện giao thông còn nổ máy khi dừng xe lâu mà không có thao tác.
- Các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bê tông bằng búa thủy lực (nếu có), sẽ thi công vào thời gian hợp lý (ban ngày, tránh giờ nghỉ ngơi).
- Các loại máy gây tiếng ồn, rung lớn cần được kiểm tra thường xuyên.
-
Biện pháp khống chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện thi công
- Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển và thi công công trình.
- Không chuyên chở hàng hóa vượt trọng tải.
6.2.3.Giai đoạn triển khai hoạt động
-
Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
- Mục đích của việc khống chế ô nhiễm nhiệt là làm mát không khí, làm sạch bụi và một số khí độc trong không khí,…
- Hệ thống cây xanh là cách khống chế ô nhiễm nhiệt khá hiệu quả và tạo cảm giác dễ chịu cho người dân xung quanh.
-
Giảm thiểu tác động đến môi trường nước
- Thường xuyên kiểm tra, cải tạo hệ thống cống thu gom nước thải của khu vực quy hoạch. Để hạn chế ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước suối và tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước, phải áp dụng, bổ sung các biện pháp kỹ thuật.
-
Biện pháp quản lý chất thải rắn
Rác cần được phân loại, xử lý thích hợp, cần có các điểm tập trung rác thải để tiện thu gom và xử lý.
6.3.Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Các vấn đề môi trường chính cần chú trọng khi thực hiện dự án: Dự án xây dựng hạ tầng cho khu vực quy hoạch.
6.4. Chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý, giám sát môi trường, không chỉ trong khu vực thực hiện quy hoạch mà còn vượt ra ngoài khu vực rộng lớn hơn. Vì vậy, giám sát chất lượng môi trường của quy hoạch là hết sức có ý nghĩa không chỉ bên trong khu vực công trình mà còn ở các khu vực lân cận. Phòng tài nguyên môi trường thành phố sẽ chịu trách nhiệm trong việc giám sát chất lượng môi trường thường xuyên. Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai kiểm tra việc thực hiện theo đúng luật bảo vệ môi trường. Phương pháp đo, phân tích mẫu các vị trí phải tuân thủ yêu cầu của các cơ quan quản lý mô trường. Trên cơ sở phân tích các vấn đề ô nhiễm của quy hoạch.
Chương trình giám sát môi trường cần thực hiện thường xuyên, bao gồm:
-
Trong giai đoạn lập quy hoạch
* Giám sát chất lượng môi trường không khí.
- Các thông số quan trắc: SO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn.
- Các điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất giám sát: 6 tháng /1lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Giám sát chất lượng nước.
- Các thông số quan trắc: pH, màu, độ cứng, chất rắn lơ lửng, độ đục, oxy hoà tan, COD, amoni, asen, cadimi, chì, crom, đồng, kẽm, sắt, thuỷ ngân, ecoly.
- Số điểm quan trắc: 1 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
* Giám sát chất lượng đất.
- Các thông số quan trắc: Asen, cadimi (Cd), chì (Pb), crom (Cr), đồng (Cu), kẽm (Zn), sắt (Fe)
- Số điểm quan trắc: 1 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất.
-
Trong giai đoạn xây dựng
* Giám sát chất lượng môi trường không khí.
- Các thông số quan trắc: SO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn.
- Các điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất giám sát: 6 tháng /1lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Giám sát chất lượng nước ngầm và nước cấp.
- Các thông số quan trắc: pH, màu, độ cứng, chất rắn lơ lửng, độ đục, oxy hoà tan, COD, amoni, asen, cadimi, chì, crom, đồng, kẽm, sắt, thuỷ ngân, ecoly.
- Số điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
* Giám sát chất lượng nước thải.
- Các thông số quan trắc: pH, màu, độ cứng, chất rắn lơ lửng, độ đục, oxy hoà tan, COD, amoni, asen, cadimi, chì, crom, đồng, kẽm, sắt, thuỷ ngân, ecoly.
- Số điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 07:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải.
-
Trong giai đoạn hoạt động:
* Giám sát chất lượng môi trường không khí.
- Các thông số quan trắc: SO2, NO2, CO, bụi, tiếng ồn.
- Các điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất giám sát: 6 tháng /1lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Giám sát chất lượng nước ngầm và nước sinh hoạt.
- Các thông số quan trắc: pH, màu, độ cứng, chất rắn lơ lửng, độ đục, oxy hoà tan, COD, amoni, asen, cadimi, chì, crom, đồng, kẽm, sắt, thuỷ ngân, ecoly.
- Số điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
* Giám sát chất lượng nước thải.
- Các thông số quan trắc: pH, màu, độ cứng, chất rắn lơ lửng, độ đục, oxy hoà tan, COD, amoni, asen, cadimi, chì, crom, đồng, kẽm, sắt, thuỷ ngân, ecoly.
- Số điểm quan trắc: 2 điểm.
- Tần suất quan trắc: 6 tháng/ lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 07:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải.
VII.CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhằm bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, chủ đầu tư nên cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành.
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường.
- Hệ thống thu gom chất thải rắn.
- Hệ thống thu gom nước thải.
Toàn bộ các công trình xử lý môi trường được tiến hành xây dựng song song với quá trình xây dựng và thực hiện. Phối hợp với cơ quan chuyên môn định kỳ tiến hành đo đạc, quan trắc các thông số gây ô nhiễm.