CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, tháng 03 năm 2022
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 MẶT BẰNG TUYẾN
DỰ ÁN : XỬ LÝ 08 ĐIỂM NGẬP LỤT TRÊN ĐƯỜNG TỈNH 330
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Căn cứ Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật số 62/2020/QH14 ngày 13/7/2020 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng”;
- Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng”;
- Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ “Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng”;
- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ “Về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng”;
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ “V/v Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”;
- Hợp đồng kinh tế số …./2022/HĐ-XD, ngày … tháng … năm 2022 giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Quảng ninh với Liên danh công ty Cổ phần Xây dựng Triều Vũ; Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hạ Long; Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn giao thông Quảng Ninh.
- Số liệu khảo sát địa hình do Công ty Cổ phần Xây dựng Triều Vũ lập tháng …/2021.
ii. VỊ TRÍ, QUY MÔ XÂY DỰNG, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ:
1. Giới thiệu chung:
1.1. Tên dự án: Xử lý 08 điểm ngập lụt trên đường tỉnh 330.
1.2. Cơ quan phê duyệt Quy hoạch mặt bằng tuyến: Uỷ ban nhân dân huyện Ba Chẽ;
1.3. Đơn vị nghiên cứu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN & PTNT tỉnh Quảng Ninh.
1.4. Cơ quan lập quy hoạch: Liên danh công ty Cổ phần Xây dựng Triều Vũ; Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hạ Long; Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn giao thông Quảng Ninh.
2. Nội dung quy hoạch:
2.1. Địa điểm xây dựng:
- Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mặt bằng và quy mô tuyến đường:
- Mặt bằng tuyến gồm 08 vị trí:
+ Cầu Thác Lào (Km23+950),Tràn Khe Ốn (Km38+500).
+ Cầu Khe Sâu (Km40+150), Cầu Khe Lầy (Km46+600).
+ Tràn Khe Tráng (Km53+900), Tràn Hụi Đăm (Km54+700).
+ Tràn Hát Lang (Km58+600), Tràn Thác Liên (Km59+100.
- Tổng chiều dài 08 đoạn tuyến: L=3,9km.
- Tuyến Thác Lào (Km23+670 - Km24+110) chiều dài L=430,85m;
- Tuyến Khe Ốn (Km37+900 - Km39+330) chiều dài L=915,00m;
- Tuyến Khe Sâu (Km39+870- Km40+296) chiều dài L=432,60m;
- Tuyến Khe Lầy (Km46+406 – Km46+810) chiều dài L=746.26m;
- Tuyến Khe Tráng (Km53+805 – Km54+385) chiều dài L= 472m;
- Tuyến Hụi Đăm (Km54+385 – Km54+545) chiều dài L= 275m;
- Tuyến Hát Lang (Km58+420 – Km58+710) chiều dài L=274m;
- Tuyến Thác Liên (Km58+850 –Km59+265) chiều dài L = 362m;
- Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi (theo TCVN 4054:2005: Đường ô tô – yêu cầu thiết kế), tốc độ thiết kế 60km/h.
- Mặt đường: Loại mặt đường mềm, kết cấu áo đường bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm.
- Tải trọng trục tính toán: P =10 tấn.
- Cống xây dựng phù hợp với khổ nền đường, tải trọng thiết kế HL93.
- Tần suất lũ thiết kế:
+ Công trình cầu: P=1%.
+ Nền đường, cống thoát nước mặt: P = 4%.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của đường được thể hiện trong bảng sau:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Giá trị
|
Ghi chú
|
1
|
Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
|
|
TCVN 4054:2005
|
|
2
|
Loại đường
|
|
Đường cấp III miền núi
|
Bảng 3
|
3
|
Vận tốc thiết kế
|
Km/h
|
60
|
Bảng 4
|
4
|
Số làn xe thiết kế
|
làn
|
2
|
Bảng 7
|
5
|
Bề rộng 1 làn đường
|
m
|
3,0
|
Bảng 7
|
6
|
Bề rộng lề đất
|
m
|
2x0,5=1,0
|
|
7
|
Bề rộng lề gia cố
|
m
|
2x1,0=2,0
|
Bảng 15
|
9
|
Bề rộng mặt đường
|
m
|
2x3,0=6,0
|
|
10
|
Bề rộng nền đường
|
m
|
6,0+1,0+2,0=9,0
|
|
11
|
Độ dốc dọc tối đa (Imax)
|
%
|
7
|
Bảng 15
|
12
|
Chiều dài tối thiểu đoạn đổi dốc
|
m
|
100
|
Bảng 17
|
13
|
Bán kính cong nằm tối thiểu
|
m
|
125
|
Bảng 11
|
14
|
Bán kính đường cong lồi tối thiểu TC
|
m
|
2500
|
Bảng 19
|
15
|
Bán kính đường cong lõm tối thiểu TC
|
m
|
1000
|
Bảng 19
|
16
|
Mái đường đào
|
|
1:1, 1:0,75
|
Bảng 24
|
17
|
Mái ta luy đắp
|
|
1:1,5
|
Bảng 25
|
3. Đặc điểm hiện trạng:
3.1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý:
- Huyện Ba Chẽ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 64km về phía Bắc, có toạ độ từ 21°27' đến 21° 23' vĩ độ Bắc và từ 106°58' đến 107°21' kinh độ Đông.
- Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên là 60.855,56ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh), trong đó đất lâm nghiệp 55.285,29 ha chiếm hơn 91% diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất nông nghiệp 1.348,64 ha.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp huyện Tiên Yên, phía Nam giáp thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Huyện Ba Chẽ có 8 đơn vị hành chính gồm một thị trấn và 7 xã là: Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Thanh Sơn, Minh Cầm và Lương Mông.
b. Đặc điểm tự nhiên:
b.1. Địa hình:
- Ba Chẽ là huyện có địa hình núi non hiểm trở, vực sâu, núi cao. Phía đông có nhiều dẫy núi cao. Địa hình có độ dốc lớn, nên đất thường bị xói mòn rửa trôi, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.
b.2. Khí hậu:
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của Ba Chẽ là khí hậu miền núi phân hoá theo đai cao, tạo ra những những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi.
- Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 180C - 300C, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ 300C - 360C, nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đông từ 50C - 150C.
- Lượng mưa năm khá cao, nhưng không điều hòa, bình quân từ 2000 – 2400 mm/năm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 6 đến tháng 9.
b.3. Thuỷ văn:
- Ba Chẽ có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, các nhánh sông này đều tụ hội chẩy vào sông Ba Chẽ. Sông Ba Chẽ bắt nguồn từ tỉnh Hà Bắc, chẩy dọc huyện Ba Chẽ, lòng sông dốc, nhiều thác gềnh mùa khô nước kiệt, mùa mưa lũ tập trung nhanh dòng chẩy xiết.
- Thuỷ chế các sông suối miền núi khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân bố dòng chẩy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chẩy lớn và xiết, làm ngập lụt nhiều vị trí trên đường giao thông, mùa khô nước kiệt, mực nước dòng sông thấp.
- Nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh, nên việc tưới tiêu nước chẩy là tự nhiên, chưa chủ động được, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
3.2. Hiện trạng công trình
- Đoạn tuyến nghiên cứu trong dự án này nằm trong phạm vi đoạn tuyến từ Km23 đến Km60, quy mô xây dựng đường cấp 5 miền núi (Bnền = 6,5m, Bmặt = 3,5m) kết cấu mặt đường bê tông xi măng hiện đã xuống cấp.
- Trên đoạn tuyến này có nhiều vị trí khi mưa bị ngập sâu, làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến, thời gian vừa qua đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo chống ngập, quy mô nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi (Bnền =9 m, Bmặt = 8m).
- Các vị trí nghiên cứu trong dự án này, gồm các tuyến có các chỉ tiêu kỹ thuật thấp như tuyến đi vòng vèo cua gấp, khuất tầm nhìn xe chạy, độ dốc dọc lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt là thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, gây ách tắc giao thông trên tuyến. Cụ thể một số vị trí như Cầu Thác Lào (Km23+950), Tràn Khe Ốn (Km38+500), Cầu Khe Sâu (Km40+150), Cầu Khe Lầy (Km46+600) Tràn Khe Tráng (Km53+900), Tràn Hui Đăm (Km54+700), Tràn Hát Lang (Km58+600), Tràn Thác Liên (Km59+100).
+ Cầu Thác Lào: (Km23+950): Hiện trạng là cầu bản mố nhẹ KĐ6m, chiều cao cầu h=4m, khẩu độ cầu không đủ khả năng thoát nước. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2015 là +30.65m, trong khi đó cao độ mặt đường hiện trạng là +26,29m. Mực nước ngập cao nhất là 4,36m.
+ Tràn Khe Ốn (Km38+500): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống KĐ4.0m, chiều cao cống tràn h=1,5m. Vị trí đường tràn trũng thấp, mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập tràn và ngập ở nhiều vị trí khác nhau ở hai bên đường dẫn đến tràn. Khu vực hai bên tuyến đường dẫn tới cầu có các hộ dân cư hiện trạng sinh sống, nhiều vị trí ngập sâu tới lưng nhà. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2015 với nhiều vị trí ngập trong đó vị trí có mực nước ngập lụt nhỏ nhất là +51,12m và vị trí có mực nước ngập cao nhất là +53,22m. Mực nước ngập cao nhất là 3,72m.
+ Cầu Khe Sâu (Km40+150): Hiện trạng là cầu bản mố nhẹ KĐ5m, chiều cao cầu bản h=4,0m, cầu nằm sát mép sông Ba Chẽ vào mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập cầu và một đoạn 2 bên đường dẫn tới cầu. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2015 là +52,28m trong khi cao độ mặt đường hiện tại là +50.00m. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được là 2,28m.
+ Cầu Khe Lầy (Km46+600): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống bản KĐ4m; vị trí đường tràn trũng thấp mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập tràn và ngập ở đường dẫn tới tràn. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2017 là +77,62m trong khi đó cao độ mặt đường hiện tại là +74,62m. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được là 3m.
+ Tràn Khe Tráng (Km53+900): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống bản 2 cửa KĐ3m. Vào mùa mưa lũ, khu vực này thường xuyên bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2015 là +80,81m trong khi đó cao độ mặt đường hiện tại là +74,9m. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được là 5,91m.
+ Tràn Hui Đăm (Km54+700): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống bản 2 của KĐ3m. Vào mùa mưa lũ, khu vực này thường xuyên bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2015 là +78,35m trong khi đó cao độ mặt đường hiện tại là +73,31m. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được là 5,04m.
+ Tràn Hát Lang (Km58+600): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống bản 3 cửa KĐ3m. Vào mùa mưa lũ, khu vực này thường xuyên bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2008 là +104,21 m trong khi đó cao độ mặt đường hiện tại là +99.25m. Mực nước lớn nhất là 4,96m.
+ Tràn Thác Liên (Km59+100): Hiện trạng là đường tràn kết hợp với cống bản 3 cửa KĐ3m. Vào mùa mưa lũ, khu vực này thường xuyên bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được năm 2008 là +110,10m trong khi đó cao độ mặt đường hiện tại là +104.1m. Mực nước lớn nhất ngập lụt đo được là 6,0m.
- Một số hình ảnh trên tuyến
Hình 1: Khu vực cầu Thác Lào II Km23+950.
Hình 2: Khu vực tràn khe ốn Km38+500.
Hình 3: Khu vực Cầu Khe Sâu Km40+150.
Hình 4: Cầu Khe Lầy Km46+600.
Hình 5: Tràn Khe Tráng Km53+900.
Hình 6: Tràn Hui Đăm (Lương Mông) Km54+700.
Hình 7: Tràn Hát Lang:Km58+600.
Hình 8: Tràn Thác Liên: Km59+100.
4. Mục tiêu dự án:
Dự án xử lý 08 điểm ngập lụt trên đường tỉnh 330 nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Khắc phục tình trạng gián đoạn giao thông trên tuyến đường tỉnh 330 vào mùa mưa lũ. Đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến (không bị lũ cuốn, chết máy do ngập nước...).
Đầu tư đồng bộ toàn tuyến theo quy hoạch đường cấp III miền núi tại quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
III- NỘI DUNG QUY HOẠCH:
1. Mục tiêu quy hoạch:
- Xác định rõ ranh giới giải phóng mặt bằng đảm bảo phần đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ “V/v quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ” và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ “V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ”.
2. Phạm vi đất dành cho đường bộ:
- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
- Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
+ 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
+ 02 mét đối với đường cấp III;
+ 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
- Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, Chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với công trình đường bộ đang khai thác thì cơ quan quản lý đường bộ cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và có kế hoạch thu hồi đất của người sử dụng đất để quản lý theo quy định, ưu tiên giải quyết thu hồi đất đối với các đường bộ từ cấp III trở lên.
- Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định bởi các điểm 01, 02.., 01 được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ - chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào, không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào ra mỗi bên 2m đối với đường cấp III.
- Tổng diện tích đất chiếm dụng của 08 điểm: Gồm phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: S = 12,52 ha. Dự kiến bao gồm:
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN THÁC LÀO
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
14960,00
|
88,46
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
2635,20
|
15,58
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
12324,80
|
72,88
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
1951,50
|
11,54
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
1951,50
|
11,54
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
16911,50
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN KHE ỐN
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
23212,52
|
100,00
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
7773,60
|
33,49
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
15438,92
|
66,51
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
0,00
|
0,00
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
0,00
|
0,00
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
23212,52
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN KHE SÂU
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
21550,25
|
100,00
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
4215,54
|
19,56
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
17334,71
|
80,44
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
0,00
|
0,00
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
0,00
|
0,00
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
21550,25
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN HÁT LANG
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
6705,22
|
82,07
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
2519,60
|
30,84
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
4185,62
|
51,23
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
1464,78
|
17,93
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
0,00
|
0,00
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
1464,78
|
17,93
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
8170,00
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN THÁC LIÊN
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
9735,69
|
87,24
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
3320,10
|
29,75
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
6415,59
|
57,49
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
1424,31
|
12,76
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
1424,31
|
12,76
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
11160,00
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN KHE LẦY
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
19099,54
|
100,00
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
5624,93
|
29,45
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
13474,61
|
70,55
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
0,00
|
0,00
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
0,00
|
0,00
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
19099,54
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN KHE TRÁNG
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
15135,69
|
81,24
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
4387,42
|
23,55
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
10748,27
|
57,69
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
3494,56
|
18,76
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
3494,56
|
18,76
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
18630,25
|
100,00
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT TUYẾN HỤI ĐĂM
|
STT
|
Danh mục đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
|
A
|
Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn
|
|
|
I
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
6526,66
|
100,00
|
1
|
- Đất mặt đường giao thông
|
2435,41
|
37,31
|
2
|
- Đất hành lang kỹ thuật khác, đất taluy
|
4091,25
|
62,69
|
3
|
- Đất ở
|
0,00
|
0,00
|
B
|
Diện tích đất chiếm dụng tạm thời
|
|
|
II
|
Đất chiếm dụng phục vụ thi công
|
0,00
|
0,00
|
1
|
- Bãi đúc dầm
|
0,00
|
000
|
2
|
- Trạm trộn BTXM, BTN
|
0,00
|
0,00
|
III
|
TỔNG DIỆN TÍCH CHIẾM DỤNG
|
6526,66
|
100,00
|
4. Giải pháp thiết kế:
4.1. Hướng tuyến
- Cơ bản bám theo tuyến quy hoạch định hướng, bề rộng nền tối thiểu B=9,0m.
4.2. Bình đồ tuyến
a). Nguyên tắc thiết kế
- Bình đồ được thiết kế phù hợp với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo nguyên tắc:
+ Tim tuyến nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với tổng thể toàn tuyến khi nâng cấp toàn bộ lên đường cấp 3 miền núi.
+ Tận dụng tối đa mặt bằng hiện trạng (phần mặt đường, các cầu cạn, tường kè,...) để giảm thiểu tối đa công tác GPMB cũng như chi phí xây dựng.
+ Kết hợp hài hoà thuận lợi với hệ thống giao thông hiện hữu khu vực.
+ Đảm bảo quá trình vận hành xe an toàn, êm thuận, đảm bảo bền vững công trình và giảm thiểu khối lượng nền mặt đường, các công trình phụ trợ.
- Kết quả như sau:
+ Tuyến Thác Lào (Km23+670 - Km24+110) chiều dài L=430,85m; Trên tuyến bố trí 04 đường cong nằm, bán kính cong nằm nhỏ nhất Rmin=275m đối với phạm vi làm mới (theo quy hoạch đường cấp III miến núi) và Rmin=60m phạm vi vuốt vào đường cũ.
+ Tuyến Khe Ốn (Km37+900 - Km39+330) chiều dài L=915,00m; Trên tuyến bố trí 04 đường cong nằm, bán kính cong nằm nhỏ nhất Rmin=150m.
+ Tuyến Khe Sâu (Km39+870- Km40+296) chiều dài L=432,60m; Trên tuyến bố trí 02 đường cong nằm, bán kính cong nằm nhỏ nhất Rmin=125m.
Tiếp thông tin các tuyến khác.
4.3. Thiết kế mặt cắt dọc
a) Nguyên tắc thiết kế: Cắt dọc tuyến được thiết kế dựa trên những điểm khống chế cơ bản như sau:
- Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ quốc gia (hệ cao độ Hòn Dấu).
- Phù hợp với các quy hoạch thoát nước.
- Cao độ thiết kế phù hợp với cao độ hiện trạng hai bên tuyến với các điểm khống chế (đầu tuyến, cuối tuyến, điểm giao, đảm bảo tĩnh không, các cao độ quy hoạch liên quan...).
- Đảm bảo các yếu tố theo quy trình và giảm thiểu khối lượng đào đắp với kết cấu mới và khối lượng bù vênh với kết cấu tăng cường trên mặt cũ.
- Phối hợp với bình đồ để tạo ra một tuyến đường hài hòa, êm thuận.
- Phối hợp với không gian xung quanh, không phá vỡ cảnh quan môi trường.
b) Giải pháp và kết quả thiết kế:
- Mặt cắt dọc được thiết kế trên cơ sở làm mới, đảm bảo tải trọng trục thiết kế yêu cầu với tuyến chính P=10 tấn, đồng thời phù hợp với cao độ xây dựng hiện trạng nhà dân hai bên.
- Thiết kế đường cong đứng tại các điểm đổi dốc có hiệu đại số độ dốc I1 - I2 ≥ 2%, đường cong đứng thiết kế dạng đường cong tròn.
4.4. Thiết kế mặt cắt ngang.
* Quy mô chung: Tuyến đường được thiết kế với mặt cắt ngang 2 làn xe cơ giới, bề rộng mỗi làn xe cơ giới B= 3,0m; tổng bề rộng nền đường tối thiểu B = 9,0m, trong đó:
- Bề rộng 2 làn xe: 02 làn x 3,0m = 6,0m.
- Bề rộng lề gia cố: 2x1,0=2,0m.
- Bề rộng lề đất: 2x0,50=1,0m.
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: B nền = 6,0+2,0+1,0=9,0m.
4.5. Thiết kế nền đường.
a) Thiết kế nền đường.
- Vật liệu đắp nền đường bằng đất lu lèn chặt đạt K=0,95, lớp 30cm dưới đáy áo đường đắp bằng đất chọn lọc đạt K=0,98.
- Đối với nền đắp mới: Nền đất tự nhiên được đào bóc lớp hữu cơ, lớp đất bùn bề mặt, bóc bỏ các kết cấu xây dựng nhà dân trước khi đắp nền đường. Các đoạn có độ dốc ngang >20% được đánh cấp, bề rộng cấp tối thiểu 1m. Nền đường đắp đất với độ chặt K > 0,95.
b). Gia cố mái taluy âm: Phần khu vực đường tiếp giáp với bờ suối tiến hành gia cố mái taluy âm bằng BTXM M200 đá 2x4 dày 10cm trên lớp đá hộc xếp khan dày 25cm, lớp đệm đá mạt dày 5cm. Thiết kế tầng lọc ngược đá 4x6 và ống dẫn nước D110 với vải địa lọc bịt đầu ống sau lưng kè với khoảng cách 2m/1 vị trí. Chân khay mái kè bằng BTXM M200 đá 2x4, đắp trả móng chân khay bằng đá hộc xếp khan. Chiều cao gia cố trên mực nước cao nhất 50cm. Riêng phạm vi taluy giáp cống gia cố đến hết chiều dài taluy.
c. Bậc nước, rãnh cơ, rãnh đỉnh:
- Tại những vị trí mái tauy đào cao, giữa các cấp thiết kế 01 rãnh hộ đạo chiều rộng 2m độ dốc 10%. Kết cấu rãnh cơ: Là các tấm BTXM M200 đá 1x2 KT: 50x50x8cm thi công lắp ghép trên lớp đệm đá mạt dày 5cm.
- Những vị trí đào cao, sườn dốc, mái taluy giật nhiều cấp, thiết kế đào rãnh đỉnh ngăn chặn nước mưa từ sườn dốc đổ trực tiếp lên mái taluy; rãnh đỉnh được thiết kế cách đỉnh mái taluy gần nhất là 5m dưới dạng hình thang kích thước 50x50x50cm. Kết cấu như sau: Các tấm BTXM M200 đá 1x2 đổ lắp ghép KT: 50x50x8cm và 63x50x8cm trên lớp đệm lớp đá mạt dày 5cm.
- Thiết kế bậc nước và hố tụ nước dẫn nước từ các mái taluy và rãnh cơ xuống rãnh biên dọc tuyến.
+ Bậc nước được thiết kế với kích thước 30x30x100cm xây đá hộc VXM M100, trên lớp đá mạt đệm dày 10cm;
+ Hố tụ nước được thiết kế với kích thước 150x150cmx150cm xây đá hộc VXM M100 trên lớp đệm đá mạt dày 10cm
4.6. Thiết kế mặt đường.
- Kết cấu mặt đường được thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn 22TCN223-95, kết cấu mặt đường được lựa chọn phù hợp với cấp đường.
- Kết cấu áo đường mềm, mặt bê tông nhựa tính toán với tải trọng trục tiêu chuẩn P = 10T. Kết cấu áo đường được đầu tư phân kỳ. Trong giai đoạn 1, Cường độ đàn hồi yêu cầu Eyc >= 120Mpa. Kết cấu áo đường gồm các lớp từ trên xuống như sau:
+ Bê tông nhựa chặt C19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1 kg/m2.
+ Móng cấp phối đá dăm loại 1 lớp trên dày 15cm (Dmax = 25mm).
+ Móng cấp phối đá dăm loại 1 lớp dưới dày 18cm (Dmax = 37,5mm).
+ Nền đất đầm chặt K98 dày 50cm (xáo xới K98 dày 30cm đối với nền đào).
- Sau khi nâng cấp toàn bộ đường tỉnh 330 các đoạn tuyến cải tạo sẽ được tăng cường lớp bê tông nhựa chặt C12,5 dày 5cm đảm bảo cường độ đàn hồi yêu cầu Eyc>=140Mpa (trị số tổi thiểu của mô đun đàn hồi yêu cầu đối với đường cấp 3 miền núi).
4.7. Thiết kế hệ thống thoát nước.
a) Tuyến Thác Lào: Xây dựng cầu dầm bản nhịp 2x24m thay thế cầu bản cũ.
b) Tuyến Khe Ốn: Xây dựng cống hộp BTCT thoát nước chính khẩu độ 6x8m.
Các tuyến cống thoát nước khác bao gồm: 05 cống tròn D150 tại cọc 8A (km0+172,66); cọc 29 (km0+555); cọc 40 (km0+750); cọc 46A (km0+860,57); vuối nối phải tuyến (Km0+630.
c) Tuyến Khe Sâu: Xây dựng cống hộp BTCT thoát nước chính khẩu độ 6x6m. Các tuyến cống thoát nước khác bao gồm: 01 cống tròn D150 tại cọc NC1 (km0+120,38).
d) Tuyến Khe Lầy: gồm 4 cống thoát nước: 01 cống bản B100 tại cọc 3 (Km0+050.47); 01 cống tròn D100 tại cọc 18 (km0+285.00); 01 cống hộp KĐ 2x6.0x6.0m tại lý trình (Km0+532.38); tận dụng, cơi nới nối cống 01 cống tròn D100 tại cọc 44 (Km0+722.83).
e) Tuyến Khe Tráng: Xây dựng cầu dầm bản nhịp 2x24m thay thế cống tràn cũ.
f) Tuyến Hui Đăm: Xây dựng cầu dầm I nhịp 33m thay thế cống tràn cũ.
g) Tuyến Hát Lang: Xây dựng cầu dầm I nhịp 33m thay thế cống tràn cũ .
h) Tuyến Thác Liên: Xây dựng cầu dầm I nhịp 33m thay thế cống tràn cũ.
4.9. Thiết kế an toàn giao thông.
Hệ thống an toàn giao thông được bố trí đầy đủ theo các quy định hiện hành nhằm hướng dẫn giao thông trên dọc tuyến để lái xe tiếp nhận được các thông tin một cách đầy đủ, tiện lợi, nâng cao điều kiện an toàn giao thông. Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo dự kiến được lắp đặt bằng các kết cấu treo. Hình dáng, quy cách, vị trí, kích thước, mầu sắc ... của hệ thống này tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT.
IV- KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:
Đầu tư xây dựng dự án xử lý 08 điểm ngập lụt trên đường tỉnh 330 là dự án quan trọng, với mục tiêu giải quyết dứt điểm tình trạng gián đoạn giao thông trên tuyến đường tỉnh 330 vào mùa mưa lũ; nâng cao năng lực khai thác, phục vụ nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân trong khu vực được thuận lợi, an toàn; từng bước hoàn thiện việc nâng cấp toàn bộ tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải.
Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng mặt bằng chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 mặt bằng Xử lý 08 điểm ngập lụt trên đường tỉnh 330 để dự án được triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.