CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------
THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THỊ TRẤN BA CHẼ
Địa điểm: Thôn Khe Hố, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh, năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
===***===
THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THỊ TRẤN BA CHẼ
Địa điểm: Thôn Khe Hố, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Đại diện Cơ quan lập quy hoạch
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HUYỆN BA CHẼ
Giám đốc
|
Đơn vị tư vấn
CÔNG TY CP TƯ VẤN QUY HOẠCH THIẾT KẾ XD QUẢNG NINH
Giám đốc
Vũ Thế Anh
|
Quảng Ninh, năm 2023
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.. 3
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 3
2. Mục tiêu của đồ án: 4
3. Cơ sở để lập thiết kế quy hoạch: 4
CHƯƠNG I: ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG.. 5
I. Các điều kiện tự nhiên. 5
1. Vị trí, phạm vi ranh giới và diện tích: 5
2. Địa hình, địa mạo: 5
3. Khí hậu thủy văn: 6
4. Điều kiện tự nhiên – xã hội. 6
II. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: 7
1. Hiện trạng về sử dụng đất, dân cư và các công trình kiến trúc. 7
2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 8
3. Đánh giá chung về hiện trạng: 8
CHƯƠNG II: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.. 9
I. Tính chất của khu quy hoạch: 9
II. Quy mô dân số và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính: 9
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.. 11
I. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. 11
1. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất: 11
2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. 12
3. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất: 14
II. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan. 17
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.. 19
1. Giao thông: 19
2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: 21
3. Quy hoạch Cấp nước: 24
4. Thoát nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường: 26
5. Cấp điện, thông tin liên lạc: 28
6. Tổng hợp đường dây đường ống: 30
7. Đánh giá tác động môi trường. 30
8. Khái toán kinh phí xây dựng: 35
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG.. 35
I. Yêu cầu quản lý kiến trúc. 35
II. Yêu cầu quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật 35
III. Kết luận và kiến nghị 36
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.
Ba Chẽ là huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, huyện có điều kiện tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp từ Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Hạ Long. Trong những năm qua, kinh tế của huyện có sự tăng trưởng nhưng chất lượng chưa thực sự bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiện nay Ba Chẽ vẫn là huyện còn rất khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, dư địa kinh tế thấp, cơ chế chính sách chưa hấp dẫn, khó khăn trong việc thu hút đầu tư và điều kiện phát triển trên các lĩnh vực.
Trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và cả nước, trên cơ sở đánh giá tình hình hiện trạng và dự báo bối cảnh mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ đã xác định mục tiêu trọng tâm giai đoạn phát triển mới là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng huyện nông thôn mới, quyết tâm đưa Ba Chẽ trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, được đưa vào Chương trình hành động nhiệm kỳ 2020-2025 là rà soát và lập các quy hoạch quan trọng cho Huyện theo tình hình phát triển mới trong đó có Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ.
Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/10.000) huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/01/2023.
Về nghĩa trang nhân dân, hiện nay, hầu hết các nghĩa trang ở thị trấn Ba Chẽ lập nên tự phát từ rất lâu và số nghĩa trang ở từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn, làng có ít nhất một nghĩa trang ở những vùng đất ruộng, đất cát hay xen vào các khu dân cư. Do không có quy hoạch nên gần 100% nghĩa trang không có tường rào bảo vệ, không nhà quản trang, hệ thống thoát nước tạm bợ và đường đi thường rất khó khăn. Đặc biệt, rất nhiều nghĩa trang không có ranh giới phân định rõ ràng với khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của người dân, khu hung táng lẫn lộn với khu cát táng… Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang ở nhiều thôn, thị trấn Ba Chẽ còn nhiều bất cập. Do quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều nghĩa trang cũng bị di dời phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng trong khi nghĩa trang mới chưa được hình thành hoặc chưa mở rộng, chưa san lấp được mặt bằng.
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang nhân dân thị trấn Ba Chẽ tại thôn Khe Hố, xã Nam Sơn được Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 22/5/2017. Tuy nhiên đến hiện nay, nghĩa trang này chưa được đầu tư xây dựng. Mặt khác, theo quy hoạch Nghĩa trang duyệt năm 2017 chưa có hạng mục khu xử lý nước thải; hạng mục hồ điều hòa tại vị trí trung tâm nghĩa trang có khả năng là nơi tập kết nước rò rỉ từ các khu chôn cất, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực. Các khu cát táng chỉ tổ chức theo dạng mộ đơn lẻ, chiếm nhiều diện tích sử dụng đất, chưa có hình thức khu mộ theo gia đình, dòng họ theo phong tục tập quán và nhu cầu của địa phương.
Thực hiện tiêu chí nông thôn mới về nghĩa trang, làm cơ sở xác lập tiêu chí huyện nông thôn mới, khắc phục các tồn tại của các tiêu chí chưa đạt theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Từ các cơ sở kể trên; Với vị trí, lợi thế, của khu vực; Đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hiện tại và định hướng trong tương lai, Đáp ứng nhu cầu mong mỏi của nhân dân khu vực; Để phục vụ công tác quản lý, chỉnh trang đô thị, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực, tạo cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn; Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của đồ án quy hoạch vùng huyện thì việc lập Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang nhân dân thị trấn Ba Chẽ tại thôn Khe Hố, xã Nam Sơn là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu của đồ án:
- Nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghiên cứu quy hoạch nghĩa trang nhân dân đáp ứng nhu cầu an táng của nhân dân trên địa bàn thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn, xã Đồn Đạc. Quy hoạch chi tiết các khu chôn cất gồm các hình thức táng: hung táng, cát táng kết hợp khu cây xanh theo định hướng quy hoạch vùng huyện.
- Quy hoạch với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nghĩa trang hiện hành, đảm bảo khớp nối hạ tầng kỹ thuật với hiện trạng khu vực; tuân thủ các quy định hiện hành. Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình khu vực nghiên cứu.
- Lập quy hoạch chi tiết xây dựng làm cơ sở phục vụ công tác quản lý quy hoạch, đất đai, triển khai đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực.
3. Cơ sở để lập thiết kế quy hoạch:
3.1. Các văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;
- Các Nghị định của Chính phủ: Số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 "Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị"; số 44/2015/NĐ-CP ngày 16/5/2015 "Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng"; số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 16/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng";
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình nghĩa trang QCVN 07-10:2016/BXD;
- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
- Thông tư số 04/2022/TT-BXD, ngày 24/10/2022 của Bộ Xây Dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
- Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND huyện Ba Chẽ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang nhân dân thị trấn Ba Chẽ tại thôn Khe Hố, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ;
- Văn bản số 8945/UBND-QH1 ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết; quy hoạch tổng mặt bằng (tổng mặt bằng) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
3.2. Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Hồ sơ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
- Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực lập quy hoạch theo hệ tọa độ nhà nước VN2000, kinh tuyến trục 107o45’.
-
Các tài liệu khác có liên quan ...
CHƯƠNG I: ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
I. Các điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí, phạm vi ranh giới và diện tích:
- Khu vực nghiên cứu thuộc thôn Khe Hố, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Giới hạn khu đất cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp đường giao thông vào thôn Khe Hố.
+ Phía Tây, phía Nam, phía Bắc giáp đất rừng sản xuất.
- Diện tích nghiên cứu quy hoạch: 95.975,2 m2 (9,59 ha), điều chỉnh tăng 31.414,2 m2 so với quy hoạch chi tiết đã duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND huyện Ba Chẽ. Bao gồm:
+ Diện tích đất xây dựng nghĩa trang là 60.827,1 m2 (6,08 ha)
+ Diện tích đất xin trưng dụng làm taluy, đấu nối hạ tầng kỹ thuật là: 35.148,1 m2 (3,51 ha).
- Điều chỉnh mở rộng diện tích nghiên cứu để đấu nối hạ tầng kỹ thuật, xây dựng mái ta luy, đảm bảo an toàn và hiệu quả hạ tầng kỹ thuật, tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng. Khớp nối tuyến đường tỉnh 343 theo định hướng quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung thị trấn Ba Chẽ.
2. Địa hình, địa mạo:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại chủ yếu đất trồng cây lâm nghiệp (thông, keo tai tượng...). Trong ranh giới dự kiến của dự án đã có một số phần mộ và ruộng lúa.
- Địa hình khu vực nghiên cứu: đất rừng dạng bậc thang. Cốt cao độ thấp thất + 18.0m, cốt cao độ cao nhất + 65.0m (mỏm đồi phía Tây khu đất), cốt cao độ trung bình +25m đến +35m.
3. Khí hậu thủy văn:
+ Khí hậu: Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình từ 21 – 23OC, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 – 28OC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6OC vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 – 16OC; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào thàng 1 đạt tới 1OC;
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077 mm, nhỏ nhất là 1.086 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm:
- Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhât là tháng 7 (490 mm).
- Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27 mm).
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của huyện là 83%, cao nhất và tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
+ Chế độ gió - bão: Huyện Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
- Gió mùa Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, trung bình đạt từ cấp 2 -3;
4. Điều kiện tự nhiên – xã hội.
- Lợi thế : Nhìn chung khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, quỹ đất tương đối thuận lợi để xây dựng nghĩa trang cho đô thị. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng ven biển, do đó có khí hậu ôn hòa.
- Hạn chế: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hầu như chưa có; Độ dốc địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam, một số khu vực có độ chênh cao lớn, dễ gây sói lở cũng như hiện tượng sụt lún tại một số khu vực, mất an toàn cho đô thị. Khi mưa xuống, hệ thống mương, rạch thường bị ảnh hưởng bởi sỉ và đất đá ở phía trên đổ xuống dễ gây nên tình trạng ngập lụt cục bộ.
- Giải pháp:
+ Việc xây dựng công trình đặc biệt là các khu vực có hiện tượng sụt lún cần tiến hành khảo sát địa chất tỉ mỉ để đưa ra phương án thiết kế và biện pháp xây dựng tốt nhất. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiệu quả.
+ Tiến hành nạo vét, kiên cố, khơi thông dòng chảy các suối, kênh mương chảy qua khu vực nghiên cứu. Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến cống thoát nước đảm bảo thoát nước nhanh chóng khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận.
II. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng:
1. Hiện trạng về sử dụng đất, dân cư và các công trình kiến trúc.
- Hiện trạng sử dụng đất: Chủ yếu là đất đồi trồng cây lâm nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, phần nhỏ là diện tích đất giao thông, đất trồng lúa, cụ thể như sau:
Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu lập quy hoạch
TT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Đất rừng sản xuất
|
57.796,6
|
95,02
|
2
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
2.276,9
|
3,74
|
3
|
Đất đường giao thông hiện trạng
|
753,6
|
1,24
|
A
|
Đất xây dựng nghĩa trang
|
60.827,1
|
100,00
|
B
|
Đất xin trưng dụng làm Taluy
|
35.148,1
|
|
C
|
Tổng diện tích nghiên cứu
|
95.975,2
|
|
Hiện trạng dân cư: trong phạm vi ranh giới khu đất nghiên cứu không có dân cư sinh sống và không có công trình kiến trúc nào đáng kể.
Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:
2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Hiện trạng giao thông:
Hiện tại, trong khu đất nghiên cứu chỉ có một số tuyến đường đất phục vụ sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp. Phía đông khu quy hoạch là tuyến đường hiện trạng từ thị trấn Ba Chẽ đi thôn Khe Hố - xã Nam Sơn, lòng đường rộng 3,5m – 5m.
b) Hiện trạng nền xây dựng, hệ thống thoát nước mưa:
Cốt cao độ thấp thất + 18.0m, cốt cao độ cao nhất + 65.0m (mỏm đồi phía Tây khu đất), cốt cao độ trung bình +25m đến +35m.
Hiện tại khu vực không có hệ thống thu gom thoát nước, chủ yếu là chảy tự do.
c) Hiện trạng thoát nước thải:
- Khu vực quy hoạch hiện chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
d) Hiện trạng cấp nước
- Hiện nay chưa có tuyến cấp nước sạch đến khu vực nghiên cứu.
đ) Hiện trạng cấp điện, thông tin liên lạc:
Khu vực quy hoạch cách xa trung tâm, điện hạ áp và chiếu sáng chưa có, cần lấy nguồn điện từ khu vực phía nam trung tâm Ba Chẽ dẫn về.
Hiện trạng thông tin: Mạng lưới thông tin liên lạc hiện chưa có.
3. Đánh giá chung về hiện trạng:
a) Thuận lợi:
- Nằm trong khu vực định hướng quy hoạch phát triển công viên nghĩa trang (theo quy hoạch vùng huyện). Có thể huy động được quỹ đất tương đối lớn để xây dựng.
- Khu vực cách xa các đô thị trung tâm; có khả năng liên kết thông qua các trục giao thông chính.
b) Khó khăn:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện trạng chưa có, phải xây dựng mới hoàn toàn.
- Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang có thể hủy hoại môi trường tự nhiên. Do đó phương án quy hoạch cần có giải pháp tránh những ảnh hưởng tiêu cực của các khu chức năng với khu dân cư lân cận.
c) Các vấn đề chính cần giải quyết:
- Nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là các tuyến thoát nước chính.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến khu dân cư hiện trạng: Đảm bảo vệ sinh môi trường khu nghĩa trang.
- Cần lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. Phân đợt các giai đoạn xây dựng theo nguyên tắc ưu tiên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, cơ sở kinh tế, khả năng đầu tư thuận lợi.
- Quan điểm quy hoạch:
+ Phát triển đô thị bền vững trên cơ sở hài hòa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội.
+ Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông, tiết kiệm đất xây dựng. Xây dựng nghĩa trang nhân dân đồng bộ có bản sắc, tránh đầu tư nhỏ lẻ.
CHƯƠNG II: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
I. Tính chất của khu quy hoạch:
Là khu nghĩa trang nhân dân, đáp ứng nhu cầu an táng của nhân dân trên địa bàn thị trấn Ba Chẽ và các khu vực lân cận: xã Nam Sơn, xã Đồn Đạc.
II. Quy mô dân số và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
- Quy mô: Xây dựng nghĩa trang nhân dân gồm các hình thức táng: Hung táng và cát táng trên nguyên tắc đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Xây dựng theo hình thức nghĩa trang kết hợp cây xanh cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất và tạo cảnh quan chung cho khu vực. Dự kiến gồm các khu vực và các chức năng sau:
+ Khu hung táng.
+ Khu cát táng.
+ Nhà quản trang.
+ Khu cảnh quan kết hợp khu thờ cúng Thổ thần.
+ Chòi nghỉ chân, bảo Tháp.
+ Khu xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn.
+ Bãi để xe và các khu hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ khác.
+ Cây xanh: bao gồm cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
- Diện tích sử dụng đất nghĩa trang: Bao gồm đất dành cho các hình thức táng, các công trình chức năng, phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang:
+ Diện tích khu đất các khu mai mai táng tối đa 60 %;
+ Các công trình chức năng và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 40 %, trong đó diện tích cây xanh tối thiểu 25 %, giao thông chính tối thiểu 10 %.
- Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ (không tính diện tích đường đi xung quanh mộ):
+ Mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa 5 m2/mộ;
+ Mộ cát táng tối đa 3 m2/mộ;
* Khu vực nghĩa trang:
- Kiến trúc mộ: bao gồm phần mộ, nơi thắp hương, bia mộ, hình thức kiến trúc phải phù hợp với văn hóa và điều kiện địa phương. Được xây dựng thống nhất theo thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.
- Nghĩa trang được chia thành các khu (lô) mộ. Các khu (lô) mộ này được giới hạn bằng các đường đi bộ, trong các khu (lô) mộ được chia thành các nhóm mộ, trong các nhóm mộ có các hàng mộ.
- Kích thước mộ và hàng mộ tối đa: Ô chôn cất
+ Khu chôn cất được phân chia thành các ô chôn cất khác nhau và được giới hạn bởi các đường nhánh dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu 3,5 m. Qui mô ô chôn cất không vượt quá 200 mộ/ô đối với nghĩa trang hung táng và không vượt quá 400 mộ/ô đối với nghĩa trang cát táng.
+ Trong mỗi ô chôn cất, các mộ phần được phân chia thành các nhóm mộ phần giới hạn bởi các tuyến đường nội bộ có chiều rộng từ 0,8 ÷ 1,2 m. Trong từng nhóm mộ, các mộ được sắp xếp thành hàng mộ và dãy mộ có khoảng cách giữa hai hàng mộ liên tiếp là ³ 0,8m, khoảng cách giữa hai dãy mộ liên tiếp là ³ 0,8m.
+ Trong các ô chôn cất, đối với các nghĩa trang hung táng và nghĩa trang chôn một lần, ưu tiên chọn loại đất phù hợp cho việc phân huỷ thi hài là loại đất thuộc loại nhóm hạt cát có kích thước hạt từ 0,6 - 2 mm, độ Nm của đất từ 50 -70%.
+ Các ô chôn cất trong nghĩa trang hung táng phải thiết kế có hệ thống thu gom nước rỉ từ huyệt mộ, đảm bảo ngăn ngừa được sự ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường nước ngầm do nước rỉ từ thi hài.
- Huyệt mộ: Kích thước các loại huyệt mộ trong nghĩa trang tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình nghĩa trang: QCVN 07-10/2016/BXD và có xét đến phong tục tập quán, điều kiện cụ thể tại địa phương.
Kích thước các loại huyệt mộ trong nghĩa trang đô thị
Loại mộ
|
Quy cách
|
Đơn vị tính
|
Kích thước
|
Mộ hung táng
|
Mộ (dài X rộng X cao)
|
m
|
2,4 x 1,4 x 0,8
|
Huyệt mộ (dài X rộng X sâu)
|
m
|
2,2 x 0,9 x 1,5
|
Mộ cát táng
|
Mộ (dài X rộng X cao)
|
m
|
1,5 x 1 x 0,8
|
Huyệt mộ (dài X rộng X sâu)
|
m
|
1,2 x 0,8 x 0,8
|
- Quy hoạch xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, có phương án đấu nối nước thải phù hợp trước khi xả ra môi trường bên ngoài. Xung quanh nghĩa trang phải xây dựng hệ thống thu, thoát nước, không để nghĩa trang bị ngập úng cũng như rò rỉ nước của nghĩa trang ra xung quanh.
- Trong nghĩa trang phải đặt các thùng rác công cộng, điểm tập kết chất thải rắn phát sinh. Sau đó vận chuyển mang đi xử lý đảm bảo môi trường. Các chất thải liên quan đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc thi hài đã bị thối rữa phải được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc tuân thủ định hướng phát triển không gian đã được xác định tại đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040 và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác: Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính dựa trên các tiêu chuẩn nghĩa trang đô thị loại IV. Một số chỉ tiêu dự kiến áp dụng theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng và QCVN 07-10/2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình nghĩa trang.
*Tính toán quy mô, thời gian lấp đầy nghĩa trang:
- Theo điều tra biến động dân số của tổng cục thống kê: Tỷ suất chết thô trung bình của cả nước là 6,9 người/1000 dân, trong đó của thành thị là 5,8 người/1000 dân, của nông thôn là 7,4 người/1000 dân. Phân theo vùng kinh tế xã hội: tỷ suất chết thô trung bình của khu vực trung du và miền núi phía bắc là 7,0 người/ 1000 dân.
- Dự báo quy mô dân số toàn huyện (số liệu theo quy hoạch vùng huyện Ba Chẽ):
+ Đến năm 2030 khoảng 35.000 người: bao gồm dân số thường trú 30.000 người (dân số đô thị 13.000 người, dân số nông thôn 17.000 người) và dân số quy đổi khoảng 5.000 người (khách du lịch, lao động phục vụ, vãng lai);
+ Đến năm 2040 khoảng 55.000 người: bao gồm dân số thường trú 44.000 người (dân số đô thị 19.000 người, dân số nông thôn 25.000 người) và dân số quy đổi khoảng 11.000 người (khách du lịch, lao động phục vụ, vãng lai);
+ Đến năm 2050 khoảng 69.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi).
- Phạm vi phục vụ nghĩa trang: thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn và một số thôn xã Đồn Đạc với dân số hiện tại (năm 2021) là 10.063 người (thị trấn: 4.679 người, xã Nam Sơn: 3.684 người, thôn Tân Tiến, Làng Mô xã Đồn Đạc: 1.700 người). Dự kiến đến năm 2030 là 17.700 người (thị trấn: 7.000 người, xã Nam Sơn: 8.200 người, thôn Tân Tiến, Làng Mô xã Đồn Đạc: 2.500 người).
- Qua điều tra số liệu về số người chết năm 2016 đến năm 2020 của Thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn và một số thôn xã Đồn Đạc số người mất là 50-60 người/1 năm.
- Do đó lấy số liệu trung bình người chết trong một năm như sau:
+ Giai đoạn năm 2023 đến 2030 là: 60 người/1 năm.
+ Giai đoạn năm 2030 đến năm 2050 là: 80 người/1 năm.
+ Giai đoạn sau năm 2050 là: 100 người/1 năm.
- Dự kiến thời gian sử dụng nghĩa trang: tối thiểu 50 năm, do đó tổng số mộ cát táng cần có: > 4.320 mộ cát táng.
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
I. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
1. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất:
- Tuân thủ các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc cũng như định hướng phát triển không gian đã được xác định tại đồ án Quy hoạch vùng huyện Ba Chẽ và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.
- Khai thác triệt để các lợi thế hiện có khu vực để quy hoạch xây dựng nhằm hình thành một khu vực nghĩa trang mới cho đô thị;
- Đề xuất tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo từng khu vực, phù hợp với chức năng hoạt động và đảm bảo sự thống nhất trong không gian tổng thể và phù hợp với đặc điểm cảnh quan tự nhiên sinh thái hiện trạng.
- Kết nối liên thông các khu vực để đảm bảo hoạt động được liên tục, khai thác hỗ trợ chung các tiện ích công cộng.
- Tổ chức không gian các chức năng theo đặc thù hoạt động với các giải pháp về mật độ xây dựng, khối công trình, chiều cao xây dựng, không gian mở. Khai thác hiệu quả hệ thống ao hồ, sông, kênh mương, cống ngầm tại khu vực.
- Đề xuất bố cục không gian kiến trúc cảnh quan theo các trục không gian; các khu trung tâm, các trục không gian chính, không gian cây xanh, mặt nước và điểm nhấn... các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.
- Tổ chức, bố trí các công trình chức năng theo nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vị thuận lợi và tăng cường các tiện ích công cộng.
- Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước để khai thác môi trường cảnh quan để xây dựng.
2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
a) Các khu vực chôn cất: bao gồm khu cát táng (kí hiệu là khu A), khu hung táng (kí hiệu là khu B). Quy trình tổ chức tang lễ phù hợp với tục lệ mai táng tại địa phương.
Các khu vực chôn cất được chia thành các lô mộ. Các lô mộ được giới hạn bởi các đường đi bộ có bề rộng 3,5 m. Trong mỗi lô mộ được chia thành các nhóm mộ (ô mộ gia đình), được giới hạn bởi các đường đi bộ rộng từ 0,8m đến 1,8m. Trong mỗi nhóm mộ tổ chức các hàng mộ đơn lẻ, khoảng cách giữa hai hàng mộ liên tiếp tối thiểu là 0,8 m.
- Các khu mộ cát táng: Tổng diện tích: 19.639,3 m2, dự kiến bố trí được 5.316 mộ, kích thước mộ cát táng điển hình: 1m x 1,5m. Các khu cát táng bố trí 2 dạng như sau:
+ Khu mộ gia đình, dòng họ: bố trí tập trung khu vực phía Nam và trung tâm nghĩa trang. Chia thành các lô mộ có hình thức, kích thước giống nhau tạo thành thể thống nhất. Quy hoạch 26 lô mộ gia đình (các lô từ A1 đến A26), tổ chức 1251 ô mộ (5004 mộ đơn), mỗi ô mộ gia đình có diện tích trung bình khoảng 10m2, bố trí 04 mộ trong ô mộ gia đình và khu vực thờ cúng. Mật độ xây dựng tối đa trong các lô mộ là 60%. Tích cực trồng cây xanh xung quanh, tăng diện tích mặt phủ bằng thảm cỏ tự nhiên.
+ Khu mộ cát táng đơn: bố trí tập trung tại khu phía Tây Bắc khu quy hoạch. Tổ chức thành các dãy mộ, hàng mộ theo thể thức thống nhất. Quy hoạch 05 lô mộ cát táng đơn (các lô từ A27 đến A30), dự kiến bố trí được 312 mộ đơn lẻ.
- Khu hung táng: tổ chức 04 lô mộ hung táng (các lô từ B1 đến B4). Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu hung táng. Tổng diện tích mộ hung táng: 2.569,8 m2, dự kiến bố trí khoảng 274 mộ hung táng. Kích thước mộ hung táng là: 1,4m x 2,4m.
b) Khu vực các công trình công cộng, dịch vụ:
- Khu nhà quản trang, bãi đỗ xe (khu C), diện tích đất 649,1 m2, bố trí ngay tại lối vào nghĩa trang. Nhà quản trang có diện tích 126,5 m2, tầng cao 1 tầng, hình kiến trúc giản dị, tiết kiệm. Dự kiến bố trí khu vực chờ của thân nhân, phòng làm việc của bộ phận quản lý nghĩa trang, nhà kho, khu vệ sinh.
- Khu miếu Thổ thần (khu D), diện tích lô đất 960,3 m2. Bố trí khu vực tâm linh, thờ cúng chung phục vụ nhu cầu của nhân dân, dâng hương tưởng niệm. Khu vực xây dựng miếu có diện tích 15 m2, còn lại là đất cảnh quan, cây xanh, đường dạo nội bộ.
- Khu tập kết chất thải rắn (khu E) có diện tích đất là 144,4 m2, bao gồm bể tập kết xử lý chất thải rắn: diện tích 24 m2, còn lại là đất cây xanh, sân đường.
- Các công trình phụ trợ như sau:
+ Khu Bảo tháp (kí hiệu F1), diện tích xây dựng 10 m2, chiều cao xây dựng khoảng 13,5m.
+ Chòi nghỉ chân (kí hiệu F2), diện tích xây dựng 20 m2, tầng cao 1 tầng.
+ Cổng ra vào nghĩa trang (kí hiệu F3), diện tích xây dựng 30 m2.
+ Các khu bãi đỗ xe nội bộ trong nghĩa trang, tổng diện tích 1.988 m2.
- Khu xử lý nước thải. Diện tích đất: 616,7 m2, mật độ xây dựng tối đa 40%, trồng cây xanh cách ly xung quanh khu xử lý nước thải. Thu gom triệt để và xử lý nước thải các khu mộ hung táng, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo quy định.
c) Khu vực cây xanh:
- Tận dụng tối đa điều kiện quỹ đất để tổ chức các khu công viên, cây xanh; xung quanh công trình, đường giao thông. Toàn bộ hệ thống cây xanh trong công trình kết hợp cây xanh công cộng khác, cây xanh cách ly tạo thành một hệ thống liên hoàn, đảm bảo cảnh quan cho khu quy hoạch. Bao gồm: công viên cây xanh tập trung khu vực cổng ra vào, xung quanh công trình: nhà quản trang, miếu thổ thần, chòi nghỉ, cây xanh hai bên trục giao thông, cây xanh giữa khu hung táng và cát táng, dải cây xanh cách ly xung quanh nghĩa trang.
- Tổ chức cây xanh và hệ thống đường dạo liên hoàn, tạo ra các mảng cây lớn, cây bóng mát và cây cảnh, và những không gian thoáng. Hệ thống giao thông thuận lợi, có các hướng tiếp cận chính từ các phía theo các tuyến đường giao thông quy hoạch.
- Tổng diện tích khu cây xanh: 14.767,9 m2.
d) Khu vực đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: bao gồm đường giao thông nội bộ, đất xin trưng dụng làm taluy.
- Diện tích đường giao thông: 17.503,6 m2.
- Diện tích đất xin trưng dụng làm taluy, đấu nối hạ tầng với các khu vực xung quanh là: 35.148,1 m2.
Khi xây dựng nghĩa trang phải đặt các thùng rác công cộng, ven đường giao thông, xung quanh chòi nghỉ chân, nhà quản trang, công viên cây xanh công cộng, bãi đỗ xe.
Ghi chú:
-
Diện tích các ô đất quy hoạch được định vị trên cơ sở ranh giới khu đất nghiên cứu, chỉ giới đường đỏ, các đường quy hoạch (bao gồm cả đường nội bộ), các chi tiết cụ thể để kiểm soát xây dựng theo quy hoạch xem bảng thống kê số liệu quy hoạch sử dụng đất.
-
Tim đường quy hoạch được xác định theo toạ độ các điểm giao nhau của chúng, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng xem chi tiết trên bản vẽ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
-
Các kích thước ghi trên bản vẽ được tính bằng đơn vị mét (m) để xác định chỉ giới xây dựng công trình và các điều kiện khống chế theo quy hoạch.
-
Các mốc giới được xác định bằng toạ độ.
-
Khi lập dự án đầu tư, triển khai thi công xây dựng cần phải tiến hành khảo sát lại cụ thể hiện trạng sử dụng đất, các công trình ngầm và nổi hiện có trong khu vực để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước và giao thông chung cho khu vực.
3. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất:
- Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất:
Ký hiệu
|
Danh mục
|
QH đã duyệt năm 2017
|
QH điều chỉnh
|
Tăng (giảm)
m2
|
Diện tích ( m2 )
|
Tỷ lệ
( % )
|
Diện tích ( m2 )
|
Tỷ lệ ( % )
|
|
A,B
|
Đất nghĩa trang
|
25.764,9
|
39,91
|
22.209,1
|
23,1
|
-3.555,8
|
A1-A30
|
Khu cát táng
|
20.477,6
|
31,72
|
19.639,3
|
20,5
|
-838,3
|
B1-B4
|
Khu hung táng
|
5.287,3
|
8,19
|
2.569,8
|
2,7
|
-2.717,5
|
C,D,E,F,G
|
Đất công trình dịch vụ, công cộng
|
6.166,0
|
9,55
|
6.346,5
|
6,6
|
180,5
|
C
|
Khu nhà quản trang - đỗ xe
|
1.085,3
|
1,68
|
649,1
|
0,7
|
-436,2
|
D
|
Khu miếu thổ thần
|
960,3
|
1,49
|
960,3
|
1,0
|
0,0
|
E
|
Khu xử lý chất thải
|
144,4
|
0,22
|
144,4
|
0,2
|
0,0
|
F
|
Công trình phụ trợ
|
3.976,0
|
6,16
|
3.976,0
|
4,1
|
0,0
|
G
|
Khu xử lý nước thải
|
0,0
|
0,00
|
616,7
|
0,6
|
616,7
|
CX,MN
|
Đất cây xanh - mặt nước
|
15.026,0
|
23,27
|
14.767,9
|
15,4
|
-258,1
|
GT
|
Đất giao thông, HTKT và Taluy
|
17.604,1
|
27,27
|
52.651,7
|
54,9
|
35.047,6
|
|
Tổng cộng
|
64.561,0
|
100,00
|
95.975,2
|
100,0
|
31.414,2
|
- Bảng thông số chỉ tiêu kỹ thuật chính:
TT
|
Ký hiệu
|
Danh mục
|
Diện tích lô đất (m2)
|
Mật độ XD (%)
|
Quy hoạch
|
Số ô mộ
|
Số mộ
|
A
|
---
|
Nghĩa trang nhân dân thị trấn Ba Chẽ
|
95.975,2
|
|
1251
|
5590
|
I
|
A, B
|
Đất các khu chôn cất
|
22.209,1
|
|
1251
|
5590
|
1
|
A
|
Khu cát táng
|
19.639,3
|
|
1251
|
5316
|
1.1
|
A1
|
Mộ cát táng
|
414,3
|
60,0
|
28
|
112
|
1.2
|
A2
|
Mộ cát táng
|
427,5
|
60,0
|
29
|
116
|
1.3
|
A3
|
Mộ cát táng
|
600,6
|
60,0
|
42
|
168
|
1.4
|
A4
|
Mộ cát táng
|
763,0
|
60,0
|
51
|
204
|
1.5
|
A5
|
Mộ cát táng
|
523,4
|
60,0
|
36
|
144
|
1.6
|
A6
|
Mộ cát táng
|
604,3
|
60,0
|
42
|
168
|
1.7
|
A7
|
Mộ cát táng
|
554,3
|
60,0
|
38
|
152
|
1.8
|
A8
|
Mộ cát táng
|
720,8
|
60,0
|
50
|
200
|
1.9
|
A9
|
Mộ cát táng
|
726,7
|
60,0
|
48
|
192
|
1.10
|
A10
|
Mộ cát táng
|
635,3
|
60,0
|
42
|
168
|
1.11
|
A11
|
Mộ cát táng
|
361,3
|
60,0
|
26
|
104
|
1.12
|
A12
|
Mộ cát táng
|
398,1
|
60,0
|
27
|
108
|
1.13
|
A13
|
Mộ cát táng
|
933,4
|
60,0
|
65
|
260
|
1.14
|
A14
|
Mộ cát táng
|
510,6
|
60,0
|
36
|
144
|
1.15
|
A15
|
Mộ cát táng
|
854,0
|
60,0
|
59
|
236
|
1.16
|
A16
|
Mộ cát táng
|
851,8
|
60,0
|
60
|
240
|
1.17
|
A17
|
Mộ cát táng
|
1.177,4
|
60,0
|
85
|
340
|
1.18
|
A18
|
Mộ cát táng
|
954,1
|
60,0
|
70
|
280
|
1.19
|
A19
|
Mộ cát táng
|
1.460,7
|
60,0
|
105
|
420
|
1.20
|
A20
|
Mộ cát táng
|
521,7
|
60,0
|
42
|
168
|
1.21
|
A21
|
Mộ cát táng
|
340,8
|
60,0
|
28
|
112
|
1.22
|
A22
|
Mộ cát táng
|
420,5
|
60,0
|
34
|
136
|
1.23
|
A23
|
Mộ cát táng
|
380,4
|
60,0
|
30
|
120
|
1.24
|
A24
|
Mộ cát táng
|
340,6
|
60,0
|
26
|
104
|
1.25
|
A25
|
Mộ cát táng
|
1.277,4
|
60,0
|
76
|
304
|
1.26
|
A26
|
Mộ cát táng
|
1.357,9
|
60,0
|
76
|
304
|
1.27
|
A27
|
Mộ cát táng
|
391,3
|
60,0
|
|
82
|
1.28
|
A28
|
Mộ cát táng
|
255,6
|
60,0
|
|
52
|
1.29
|
A29
|
Mộ cát táng
|
315,4
|
60,0
|
|
66
|
1.30
|
A29
|
Mộ cát táng
|
304,0
|
60,0
|
|
62
|
1.31
|
A30
|
Mộ cát táng
|
262,1
|
60,0
|
|
50
|
2
|
B
|
Khu hung táng
|
2.569,8
|
|
|
274
|
2.1
|
B1
|
Mộ hung táng
|
528,0
|
60,0
|
|
60
|
2.2
|
B2
|
Mộ hung táng
|
924,0
|
60,0
|
|
102
|
2.3
|
B3
|
Mộ hung táng
|
612,9
|
60,0
|
|
61
|
2.4
|
B4
|
Mộ hung táng
|
504,9
|
60,0
|
|
51
|
II
|
|
Đất công trình dịch vụ, công cộng
|
6.346,5
|
|
|
|
1
|
C
|
Khu nhà quản trang - đỗ xe
|
649,1
|
20,0
|
|
|
1.1
|
C1
|
Nhà quản trang
|
126,5
|
|
|
|
1.4
|
CX
|
Cây xanh
|
234,6
|
|
|
|
1.5
|
SĐ
|
Sân đường nội bộ, bãi đỗ xe
|
288,0
|
|
|
|
2
|
D
|
Khu miếu thổ thần
|
960,3
|
10,0
|
|
|
2.1
|
D1
|
Miếu thổ thần
|
15,0
|
|
|
|
2.2
|
CX
|
Cây xanh
|
569,7
|
|
|
|
2.3
|
CX
|
Sân đường nội bộ
|
375,6
|
|
|
|
3
|
E
|
Khu xử lý chất thải rắn
|
144,4
|
40,0
|
|
|
3.1
|
E1
|
Bể xử lý chất thải rắn
|
24,0
|
|
|
|
3.2
|
CX
|
Cây xanh
|
50,7
|
|
|
|
3.3
|
CX
|
Sân đường nội bộ
|
69,7
|
|
|
|
4
|
F
|
Công trình phụ trợ
|
3.976,0
|
|
|
|
4.1
|
F1
|
Bảo tháp
|
10,0
|
|
|
|
4.2
|
F2
|
Chòi nghỉ
|
20,0
|
|
|
|
4.3
|
F3
|
Cổng nghĩa trang
|
30,0
|
|
|
|
4.1
|
P, V
|
Khu đỗ xe
|
1.988,0
|
|
|
|
4.2
|
P2-P6
|
Bãi đỗ xe ô tô
|
1.117,0
|
|
|
|
4.3
|
V1-V4
|
Bãi đỗ xe máy
|
871,0
|
|
|
|
5
|
G
|
Khu xử lý nước thải
|
616,7
|
40,0
|
|
|
5.1
|
|
Bể xử lý nước thải
|
246,7
|
|
|
|
5.2
|
CXCL
|
Cây xanh
|
370,0
|
|
|
|
III
|
CX,MN
|
Đất cây xanh
|
14.767,9
|
|
|
|
1.1
|
CX1
|
Cây xanh - sân vườn
|
162,6
|
|
|
|
1.2
|
CX2
|
Cây xanh - sân vườn
|
2.099,3
|
|
|
|
1.3
|
CX3
|
Cây xanh - sân vườn
|
1.680,5
|
|
|
|
1.4
|
CX4
|
Cây xanh - sân vườn
|
539,7
|
|
|
|
1.5
|
CX5
|
Cây xanh - sân vườn
|
115,0
|
|
|
|
1.6
|
CX6
|
Cây xanh - sân vườn
|
604,4
|
|
|
|
1.7
|
CX7
|
Cây xanh - sân vườn
|
637,3
|
|
|
|
1.8
|
CX8
|
Cây xanh - sân vườn
|
1.196,1
|
|
|
|
1.9
|
CX9
|
Cây xanh - sân vườn
|
72,5
|
|
|
|
1.10
|
CX10
|
Cây xanh - sân vườn
|
80,8
|
|
|
|
1.11
|
CX11
|
Cây xanh - sân vườn
|
49,1
|
|
|
|
1.12
|
CX12
|
Cây xanh - sân vườn
|
35,0
|
|
|
|
1.13
|
CX13
|
Cây xanh - sân vườn
|
36,8
|
|
|
|
1.14
|
CX14
|
Cây xanh - sân vườn
|
94,9
|
|
|
|
1.15
|
CX15
|
Cây xanh - sân vườn
|
207,5
|
|
|
|
1.16
|
CX16
|
Cây xanh - sân vườn
|
99,9
|
|
|
|
1.17
|
CX17
|
Cây xanh - sân vườn
|
385,5
|
|
|
|
1.18
|
CX18
|
Cây xanh - sân vườn
|
451,8
|
|
|
|
1.19
|
CX19
|
Cây xanh - sân vườn
|
229,9
|
|
|
|
1.20
|
CX20
|
Cây xanh - sân vườn
|
870,2
|
|
|
|
1.21
|
CV
|
Cây xanh cảnh quan
|
2.822,0
|
|
|
|
1.22
|
CXCL1
|
Cây xanh cách ly
|
372,8
|
|
|
|
1.23
|
CXCL2
|
Cây xanh cách ly
|
305,9
|
|
|
|
1.24
|
CXCL3
|
Cây xanh cách ly
|
462,0
|
|
|
|
1.25
|
CXCL4
|
Cây xanh cách ly
|
384,0
|
|
|
|
1.26
|
CXCL5
|
Cây xanh cách ly
|
772,4
|
|
|
|
V
|
GT
|
Đất đường giao thông & HTKT
|
52.651,7
|
|
|
|
1
|
GT
|
Đất đường giao thông & HTKT
|
17.503,6
|
|
|
|
2
|
TL
|
Đất xin trưng dụng làm Taluy
|
35.148,1
|
|
|
|
- Bảng cân bằng sử dụng đất:
STT
|
Loại đất
|
Diện tích ( m2 )
|
Tỷ lệ (%)
|
|
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
13.797,6
|
22,7
|
|
II
|
Đất cây xanh
|
15.992,9
|
26,3
|
|
III
|
Đất đường giao thông, sân đường, HTKT
|
31.036,5
|
51,0
|
|
A
|
Đất xây dựng nghĩa trang
|
60.827,1
|
100,0
|
|
B
|
Đất xin trưng dụng làm Taluy
|
35.148,1
|
|
|
C
|
Tổng diện tích nghiên cứu
|
95.975,2
|
|
|
- Tổng hợp các chỉ tiêu chính:
+ Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch: 95.975,2 m2.
+ Diện tích đất xây dựng nghĩa trang: 60.827,1 m2.
+ Diện tích đất xin trưng dụng làm taluy, đấu nối hạ tầng kỹ thuật: 35.148,1 m2.
+ Mật độ xây dựng gộp: 22,7 %.
+ Tỷ lệ đất cây xanh trong nghĩa trang: 26,3 %.
+ Tổng số mộ cát táng quy hoạch: 5.316 mộ, bao gồm 1.251 ô mô gia đình (5004 mộ đơn) và 312 mộ cát táng đơn lẻ.
+ Tổng số mộ hung táng: 274 mộ.
+ Dự kiến thời gian lấp đầy nghĩa trang: năm 2083 (60 năm kể từ năm 2023)
II. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan
Phương án quy hoạch nghĩa trang nhân dân thị trấn Ba Chẽ được chia thành các khu vực không gian chính như sau:
Không gian khu vực cổng vào, bãi đỗ xe, cây xanh cảnh quan và khu nhà quản trang, miếu thổ thần: Đây là các trục không gian mở, tạo ra các hướng nhìn đẹp, thoáng đãng. Khu vực bãi đỗ xe cần trồng các loại cây có tán rộng để lấy bóng mát. Khu vực cổng vào và đường giao thông chính vào nghĩa trang và khu vực công viên cây xanh được trồng các loại cây xanh cảnh quan, cây cảnh, cây lá mầu và hoa, các kiến trúc nhỏ, các mảng cây xanh để cải thiện môi trường không gian kiến trúc cảnh quan.
Không gian khu vực sân vườn các công trình chính: Tổ chức các khu vườn hoa, thảm cỏ, tượng đài, kiến trúc nhỏ... Các công trình có hướng chính quay ra khu vực trung tâm, và có lối vào tiếp cận trực tiếp với đường giao thông. Công trình nhà quản trang, chòi nghỉ, miếu thờ là công trình chính trong nghĩa trang, hình thức kiến trúc giản dị, gần gũi với con người.
Không gian khu mộ hung táng: Đây là các khu vực có cốt cao độ thấp, độ dốc không lớn, mặt cắt địa chất có chiều dầy lớp đất bề mặt dầy hơn. Toàn bộ khu chôn cất được chia thành các ô chôn cất, các ô chôn cất được ngăn cách nhau và ngăn cách với đường giao thông bằng các dải cây xanh cách ly từ 3m đến 5m. Chiều rộng các lối đi bộ là 3m. Trong các ô chôn cất được chia thành các nhóm mộ, khoảng cách giữa các nhóm mộ là 2,4m, lối đi giữa 2 hàng mộ là 1,2m; khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng là 0,8m. Hình thức kiến trúc mộ được thiết kế khác nhau nhưng phù hợp với từng ô chôn cất và phải được thống nhất cùng kích thước. Toàn bộ nước rò rỉ từ khu vực nghĩa trang hung táng được thu gom về trạm xử lý nước thải để xử lý.
Không gian khu mộ cát táng: Các khu mộ cát táng được bố trí ở các khu vực có cốt cao độ cao hơn, thành 2 hình thức chôn cất chính: mộ cát táng đơn và mộ cát táng gia đình. Tận dụng địa hình tự nhiên để tổ chức giao thông và phân chia các dãy mộ tránh phải đào đắp san gạt nhiều. Khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng là 0,8m, giữa 2 hàng mộ là 1,0m. Những khu vực có độ đốc lớn thì tổ chức khoảng cách giữa 2 hàng mộ lớn hơn để làm ta-luy chắn đất và lối đi lại; đảm bảo lối đi lại tối thiểu giữa 2 hàng mộ là 0,8m. Hình thức kiến trúc mộ xây, bia mộ, kích thước mộ, mầu sắc, hướng mộ phải thống nhất nhau trong từng ô chôn cất.
Không gian khu vực cây xanh cách ly: Các khu vực giáp hàng rào nghĩa trang, quy hoạch các dải cây xanh cách ly.
Tận dụng tối đa lợi thế cảnh quan thiên nhiên kết hợp hài hoà giữa công trình với cảnh quan nhìn từ mọi phía. Tổ chức không gian theo dạng tuyến, và điểm nhấn. Các tuyến này đều được bố cục kiến trúc, cây xanh hai bên đường tạo ra không gian kiến trúc cảnh quan hoàn chỉnh, đẹp và thuận tiện.
Các yêu cầu quản lý kiến trúc :
- Chiều cao tối đa của 1 ngôi mộ là 2 m (kể cả phần mộ và các phần trang trí).
- Chất liệu xây dựng: Đá, bê tông, gạch.
- Tượng người quá cố có thể là bán thân hoặc nguyên mẫu, chiều cao £ 0,9 m.
- Các tượng đài điều khắc nghệ thuật đặc trưng nghĩa trang phải phù hợp và được chính quyền địa phương phê duyệt.
- Màu sắc chủ đạo: đỏ, vàng, trắng, ghi xẫm
- Bia mộ tại khu vực nghĩa trang (trừ khu hung táng) cần thống nhất đồng loạt theo 1 mẫu. Kích thước tối đa 30 cm x 45 cm.
- Vách thờ, vách đặt ảnh, lư hương¼ cũng thống nhất theo mẫu. Chiều cao £ 2 m tính từ sân mộ.
- Chiếu sáng nghĩa trang (cho khu dịch vụ, cổng và đường trục chính): Chỉ dùng đèn bóng Sodium (ánh sáng vàng); không dùng đèn cột cao, chỉ dùng đèn thấp (£ 0,5 m) so với mặt nền hoặc đèn gắn vào các bề mặt kiến trúc; toàn bộ hệ thống dây dẫn là cáp ngầm.
- Thoát hiểm: tường rào nghĩa trang thấp £1,2 m; khuyến khích tạo khu vực cách ly vùng đệm quanh nghĩa trang.
- Cho người tàn tật, người cao tuổi đi đưa tang, tảo mộ: Các tuyến đường trong nghĩa trang có độ dốc dọc £ 10%; không có giải pháp giật cấp ở các tuyến đường chính; tại khu dịch vụ, nhà chờ¼ đều có đường dốc nhẹ cho xe tay, xe đẩy của người tàn tật lên xuống.
- Khuyến khích dùng vật liệu xây dựng địa phương nhằm tạo nên các công trình ở có nét đặc trưng của địa phương. Sử dụng kiến trúc truyền thống trong bố cục khuôn viên.
* Hệ thống cây xanh cảnh quan
Hệ thống cây xanh đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực và tổ chức quy hoạch của các khu vực cây xanh tập trung, các khuôn viên cây xanh, sân vườn xung quanh các công trình xây dựng, cây xanh đường giao thông.
Cây xanh được trồng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị.
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh; Cây thân đẹp, dáng đẹp; Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp; Không gây hấp dẫn côn trùng có hại; Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; Có bố cục phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.
Phối kết nhiều loại cây, loại hoa, màu sắc phong phú theo 4 mùa; Phân tầng cao thấp kết hợp bố cục theo chủ đề với các tiểu cảnh, tượng, phù điêu, công trình kiến trúc.
Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình một cách hợp lý, tạo nên sự hài hoà, vừa có tính tương phản vừa có tính tương đồng, đảm bảo tính tự nhiên.
Không xây dựng tường rào bao quanh các khu công viên cây xanh, khu vườn hoa. Để tạo điều kiện tiếp xúc tối đa cho cộng đồng. Do vậy, chỉ bố trí cây cỏ, cây bụi kết hợp với tiểu cảnh nhỏ tạo không gian thoáng đãng với sân – vườn và cây bụi, cây cỏ.
* Cây xanh cách ly xung quanh nghĩa trang:
Thiết kế hợp lý để phát huy vai trò trang trí, phân cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng.
Không gây độc hại, nguy hiểm cho khách bộ hành, và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng trong nghĩa trang (đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè, mặt đường).
Khuyến khích tăng diện tích bề mặt phủ bằng cây xanh với phần hè đường, sân vườn, hạn chế sử dụng vật liệu bờ tụng, gạch lát gây bức xạ nhiệt.
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Giao thông:
1.1. Cơ sở thiết kế:
- Bản đồ khảo sát hiện trạng tỷ lệ 1/500 khu vực nghiên cứu theo hệ tọa độ, cao độ nhà nước VN 2000; Các số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng khu vực
- Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng: QCVN 01:2021/BXD
+ Quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ TCXDVN 104: 2007 "Đường đô thị– Yêu cầu thiết kế"
+ TCXDVN 4054: 2005 "Đường ôtô– Yêu cầu thiết kế"
+ Và các tiêu chuẩn quy phạm khác có liên quan;
Các tài liệu khác có liên quan;
1.2. Nguyên tắc thiết kế:
Tận dụng tối đa hiện trạng địa hình tự nhiên, tránh phá dỡ và đào đắp lớn ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực.
Khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực thiết kế.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đúng theo tiêu chuẩn.
1.3. Giải pháp thiết kế
a) Mạng lưới:
Lấy cốt san nền là đường quy hoạch phía Đông của dự án, từ thị trấn Ba Chẽ đi thôn Khe Hố làm cốt khống chế. Mạng lưới được thiết kế theo dạng ô cờ, tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, kết hợp với các tuyến đường cong bán kính lớn đảm bảo đấu nối thuận lợi giữa các khu trong nghĩa trang.
Đường trục chính nghĩa trang mặt cắt ngang rộng 10,00m mặt cắt 1-1; Tuyến có tổng chiều dài là 433m (theo hiện trạng trong diện tích đất dự kiến quy hoạch khu vực nghĩa trang có một tuyến đường dân sinh dành cho các hộ dân trồng rừng và khai thác).
Đường có mặt cắt ngang rộng 6,50m mặt cắt 2-2; Tuyến có tổng chiều dài là 569m.
Đường có mặt cắt ngang rộng 8,50m mặt cắt 5-5; Tuyến có tổng chiều dài là 204m.
b) Xác định qui mô và phân cấp tuyến đường:
- Đường mặt cắt 1-1 có quy mô mặt cắt ngang rộng 10,00m.
+ Lòng đường rộng: 7,0m.
+ Vỉa hè rộng: 2 x 1,5 = 3,0m.
- Đường mặt cắt 2-2 có quy mô mặt cắt ngang rộng 6,50m.
+ Lòng đường rộng: 3,50m.
+ Vỉa hè rộng: 2 x 1,5 = 3,0m.
- Đường mặt cắt 5-5 có quy mô mặt cắt ngang rộng 8,50m.
+ Lòng đường rộng: 5,50m.
+ Vỉa hè rộng: 2 x 1,5 = 3,0m.
c) Tính toán các yếu tố của đường cong nằm:
Bán kính đường cong phụ thuộc vào tốc độ xe chạy và cấp đường phố. Do tốc độ xe chạy trong khu vực không lớn, do đó đồ án không thiết kế các yếu tố đường cong chuyển tiếp, mở rộng làn xe, bố trí siêu cao.
Bán kính đường cong bằng được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch và xây dựng đô thị của Bộ xây dựng.
Các yếu tố cong được thể hiện tại các vị trí cong nằm trên bình đồ:
Với T= P= K=
a: góc chuyển hướng
R: bán kính cong (m)
T: chiều dài tiếp tuyến (m)
P: phân cự (m)
K: chiều dài đường cong (m)
d) Bán kính bó vỉa:
Theo quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị 104-1083 quy định bán kính cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường. Khi thiết kế tuân theo đúng quy phạm, đường chính khu vực giao nhau thì bán kính bó vỉa lấy 2-:-18m.
2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
2.1 San nền.
a. Các cơ sở thiết kế:
- Bản đồ nền toàn bộ ranh giới nghiên cứu TL 1/500.
- Các số liệu điều kiện tự nhiên lấy theo các dự án đang triển khai trên địa bàn và dự án QH đã được xây dựng hoàn chỉnh.
b. Nguyên tắc thiết kế.
- Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống công trình bảo vệ khu đất khỏi sạt lở.
- Đảm bảo độ dốc đường theo tiêu chuẩn.
- Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp.
- Không làm xấu hơn các điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn.
c. Giải pháp thiết kế san nền:
- Thiết kế san nền đảm bảo thống nhất trên toàn bộ khu vực. Độ dốc nền công trình để đảm bảo thoát nước tự chảy. Thoát nước mưa thuận tiện và không ngập úng.
- Tại các vị trí xung quanh dự án có sự chênh cao với hiện trạng cần có biện pháp xử lý bằng kè, taluy phù hợp với kỹ thuật.
- Cao độ khống chế từ 23,80 – 71,0m; giữa các dãy mộ cần bố trí kè hoặc taluy để giải quyết chênh cao và sử dụng bậc thang kết nối đi lại thuận tiện
+ Cao độ san nền được thiết kế theo phương pháp đường đồng mức thiết kế, độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức DH = 0,1 ÷ 1,0m. Độ dốc nền thiết kế i ³0,004, đảm bảo thoát nước tự chảy, khớp nối với hệ thống giao thông đối nội, phù hợp với định hướng kiến trúc cảnh quan; hướng dốc sân trường từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam.
- Vật liệu san nền: Sử dụng cát hoặc đất san nền tùy thuộc theo tình hình nguồn vật liệu địa phương tại thời điểm thực hiện dự án.
- Độ chặt san nền: San nền lô đất đạt độ chặt K ≥ 0,85.
San nền hệ thống giao thông đạt độ chặt K ≥ 0,90.
2.2. Thoát nước mưa:
a) Căn cứ thiết kế
Bản đồ khảo sát hiện trạng tỷ lệ 1/500 khu vực nghiên cứu theo hệ tọa độ, cao độ nhà nước VN 2000 do Chủ đầu tư cung cấp;
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng của khu vực;
Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy chuẩn xây dựng: QCVN 01:2019/BXD;
+ QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ TCVN 7957-2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCVN 4474 – 1987: Thoát nước bên trong;
+ Và các tiêu chuẩn quy phạm khác có liên quan;
Các tài liệu khác có liên quan;
b) Nguyên tắc, giải pháp thiết kế:
- Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước riêng
- Nước mưa được dẫn vào rãnh hở, cống và đưa xả ra khu vực trũng, mương hiện trạng của dự án
- Căn cứ vào sơ đồ định hướng mạng lưới thoát nước mưa vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa: các tuyến cống được đặt dọc theo các trục đường nội bộ, góc tụ thủy các khu sân bãi... thu nước mặt từ các trục đường, sân sảnh các lô thông qua các hố thu, rãnh hở đặt trực tiếp ở hai bên đường, góc sân.
- Các tuyến rãnh hở, cống có độ dốc thiết kế luôn không nhỏ hơn độ dốc nhỏ nhất cho phép và cũng bám sát độ dốc địa hình để giảm thiểu tối đa chiều sâu đặt ống.
- Dọc đường xây dựng những ga thu thăm nước mưa ở những vị trí đặt cống theo khoảng cách quy định từ 30m, rãnh thu nước có bề rộng là B300, B500, B600 thoát nước nghĩa trang nhanh chóng và tiết kiệm trong xây dựng, những vị trí qua đường cần đậy nắp đan (đảm bảo an toàn). Tại các điểm đấu nối và chuyển hướng xây dựng các giếng thăm.
*) Xác định lưu lượng tính toán thoát nước mưa
- Tính toán thuỷ lực cống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới
Theo phương pháp này, lưu lượng nước mưa các đoạn cống được tính theo công thức:Q = x . j .q . F
Trong đó:
Q: lưu lượng tính toán của đoạn cống thoát nước đang xét, tính bằng (l/s)
x: hệ số phân bố không đều mưa trên lưu vực thu nước, , với các lưu vực nhỏ hơn 300ha, hệ số này bằng 1.
j: hệ số dòng chảy, là tỷ số giữa lưu lượng mưa chảy vào hệ thống cống và lưu lượng mưa rơi trên lưu vực (một phần lượng mưa bị ngấm xuống đất, bay hơi). Hệ số này được chọn tùy theo cấu tạo mặt phủ của lưu vực hứng nước, được tính trung bình j=0.65.
q: cường độ mưa tính toán của đoạn cống đang xét, tính bằng (l/s.ha), q=f (P,t) là hàm số của chu kì lặp lại trận mưa tính toán pt và thời gian nước mưa tập trung đến đoạn cống đang xét.
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
(l/s.ha)
Trong đó:
t - thời gian tập trung nước từ điểm xa nhất của lưu vực hứng nước đến tiết diện của đoạn cống đang xét, tính bằng phút.
P - Chu kì lặp lại trận mưa tính toán (chu kì tràn cống) tính bằng năm,
Theo TCVN 7957-2008 giá trị P như sau (bảng 3):
Với đặc thù khu vực riêng & ảnh hưởng của tai biến thiên tai đã trải qua chọn P = 5 năm (chọn giá trị P cao để tính đến mức độ rủi ro do biến đổi khí hậu bất thường)
Việc chọn giá trị P lớn chỉ đáp ứng khả năng thoát nước bề mặt với lượng nước mưa lớn tuy nhiên nếu các kênh mương bị tắc nghẽn, lấp đầy do bùn đất trôi xuống vẫn ngây ngập lụt, nên cần có biện pháp bảo vệ môi trường, nạo vét kênh mương thường xuyên.
A, C, b, n: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của địa phương.
t: Thời gian mưa tính toán (phút)
t= tm + tr + t o
tm: Thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất đến rãnh phụ thuộc vào kích thước địa hình của lưu vực, cường độ mưa và loại mặt phủ.
tr: Thời gian nước chảy trong rãnh.
tr =
Lr và Vr: Chiều dài và vận tốc nước chảy tại cuối rãnh
to:Thời gian nước chảy trong cống
t0 =
Lo và Vo: Chiều dài, vận tốc nước chảy trong cống.
: Hệ số tính đến sự chậm trễ của dòng chảy, m=2 với địa hình bằng phẳng
c. Kết cấu cống:
- Đối với khu quy hoạch, dùng cống tròn và rãnh xây nắp đan.
d. Giải pháp thoát nước:
* Phương án thoát nước mưa: Thoát nước ra phía Đông. Xây rãnh , cống thoát nước trong dự án B300, B500, B600, B800 và cống D1000, D1200, D1500 để thoát nước.
3. Quy hoạch Cấp nước:
3.1. Cơ sở thiết kế.
- Tuyển tập tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam;
-
Căn cứ QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật.
-
Căn cứ TCXDVN 33-2006 - Cấp nước mạng lưới và công trình.
-
Tiêu chuẩn chuẩn phòng cháy và chữa cháy: TCVN 2622-1995.
3.2. Nguồn nước, nhu cầu cấp nước:
- Nguồn nước dự kiến được lấy từ hệ thống cấp nước chung của khu vực (trước mắt sử dụng xe téc để cấp nước hàng ngày đổ vào bể chứa cho nước ngầm 50m3) phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các cán bộ quản trang và dịch vụ tại đây.
- Nhu cầu dùng nước gồm:
Nhu cầu dùng nước là lượng nước sinh hoạt cho nhà quản trang và nước tưới cây rửa sân đường.
* Tính toán nhu cầu dùng nước:
Nhu cầu dùng nước gồm:
+ Qsh: Nước sinh hoạt phục vụ cán bộ quản trang.
+ Qtxl: Nước dùng cho trạm xử lý.
+ Qrđ: Nước dùng cho nhu cầu rửa đường.
+ Qtc: Nước dùng cho nhu cầu tưới cây.
+ Qrr: nước rò rỉ.
* Tiêu chuẩn dùng nước.
+ Nước phục vụ sinh hoạt của cán bộ quản trang Qsh: 150l/người.ngày đêm
+ Nước trạm xử lý Qtxl: 3 (l/m2)
+ Nước rửa đường Qrđ: 0,5 (l/m2)
+ Nước rò rỉ = 20%(Qsh+ Qrđ) (m3/ngày.đêm).
+ Nước tưới cây xanh Qtc: 4,0 (l/m2) không tính trong nhu cầu dùng nước sạch, do sử dụng nguồn nước dự trữ trong hồ điều hòa để tưới.
Q = Qsh + Qrđ + Qtxl + Qrr (m3/ngày.đêm)
*) Tính toán lưu lượng cấp nước
STT
|
Nhu cầu dùng nước
|
Tiêu chuẩn dùng nước
|
Đơn vị dùng nước
|
Nhu cầu
(m3)
|
1
|
Nước sinh hoạt cho cán bộ quản trang
|
150 (lít/ người)
|
10 (người)
|
1,50
|
2
|
Nước rửa đường
|
0,5 (l/m2)
|
20.086,8 (m2)
|
10,04
|
3
|
Nước cho trạm xử lý
|
3 (l/m2)
|
144,4 (m2)
|
0,43
|
4
|
Nước rò rỉ
|
10%(1+ 2+3)
|
|
1,19
|
|
Cộng:
|
|
|
13,2
|
5
|
Nước tưới cây xanh, lấy từ nguồn nước dự trữ trong hồ điều hòa để tưới.
|
4,0 (l/m2)
|
12.204 (m2)
|
48,816
|
+ Nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân viên và quá trình Hung, Cát táng và rửa mộ là nguồn nước sạch.
+ Do chưa có hệ thống cấp nước đến dự án nên ta chọn phương án cấp nước tới dự án bằng xe cơ giới. Chứa nước trong bể chứa 50m3 sử dụng cho dự án tránh lãng phí về đầu tư. Và đảm bảo đủ nguồn nước để dự trữ nước trong 03 ngày.
+ Nước phục vụ cho tưới cây được bơm cấp từ giếng khoan.
3.3. Mạng lưới cấp nước
* Trạm bơm tăng áp:
- Bố trí một trạm bơm tăng áp với: 02 hệ thống (với 04 máy bơm: bơm nước tưới và bơm nước sạch), bố trí một bể chứa nước 50 m3 hai ngăn, và một nhà bơm tại vị trí phía sau nhà điều hành.
* Các tuyến đường ống:
- Tuyến đường ống chính F75 cấp cho khu nhà tang lễ và hướng xuống phía Nam đến khu xử lý nước thải, dùng đường ống nhựa HDPE PN10 chịu áp lực.
- Các tuyến đường ống từ trạm bơm đến các trụ lấy nước dùng đường ống nhựa HDPE PN10 chịu áp lực, có đường kính ống F50 .
- Các tuyến đường phân phối, nhánh được dùng ống nhựa HDPE PN 10 có đường kính F32.
- Các tuyến ống được chôn sâu cách mặt đất từ 0.5m – 0,8m và được lấp bằng cát hạt to để bảo vệ đường ống, trên tuyến chính và tuyến nhánh đều có bố trí các hố van điều hành đầu tuyến.
* Phương án phòng chống cháy nổ:
Khu văn phòng khu quản trang sẽ trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp, bao gồm hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy, cát, bao tải; hệ thống báo cháy và báo động (còi, kẻng); xe đẩy vận chuyển, bảng báo cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy.
Bố trí các dụng cụ chữa cháy ở nơi thuận tiện cho thao tác, không bị che chắn.
Bố trí các bảng hiệu ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan phòng cháy chữa cháy tại địa phương để được hướng dẫn, huấn luyện cụ thể về các phương án phòng chống cháy nổ.
4. Thoát nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
4.1. Quy hoạch thoát nước thải
4.1.1. Cơ sở thiết kế:
-
Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN 7957-08.
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2010/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
-
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956 : 2008 về Nghĩa Trang Đô Thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
4.1.2. Các chỉ tiêu tính toán nước thải sinh hoạt:
Theo bảng 7 – chỉ tiêu hệ thống hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho tất cả các loại hình nghĩa trang (TVCN 7956:2008)
-
Nước cho nhân viên phục vụ 100 (l/ng.nđ)
-
Nước cho khách viếng thăm 5 (l/ng.ngđ)
-
Với lượng CBCNV ban quản trang tạm tính là 10 (người)
-
Lượng khách viếng thăm ước tính 100 (người)
-
Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán xác định theo công thức:
-
Q: lưu lượng nước thải tính toán (l/ng).
-
N: Tổng số người phục vụ (người)
-
qtc: Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.nd)
= (10x 100) + (100 x 5) = 1000 + 500 (l/ng.ng)
= 1.5 (m3) (*)
4.1.3. Nguyên tắc thiết kế:
Hệ thống thoát nước thải xử lý được tách ra khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải nghĩa trang bao gồm :
+ Nước thải sinh hoạt
+ Nước rỉ từ các khu mộ hung táng của nghĩa trang.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2010/BXD điều 10.8 quy định : Nếu cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm nước (hệ số thấm lớn hơn 10^-7 cm/s và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5m) thì phải có hệ thống thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường.
Theo báo cáo địa chất khu vực này là đất á sét lẫn sỏi sạn , hệ số thấm 6,18* 10^-7 cm/s,là khu vực đồi cao độc lập do đó biện pháp thu nước thải rò rỉ là xây dựng các tuyến cống thu gom theo tuyến kè.
4.1.4. Hệ thống xử lý nước thải:
Giải pháp và tính toán lượng nước khu hung mộ thiết kế
* Hệ thống nước thải cần xử lý bao gồm :
-
Nước từ khu vệ sinh nhà quản trang , khu dịch vụ tang lễ ...
- Xây dựng tuyến ống D300 thu gom nước thải sinh hoạt về bể xử lý nước thải.
-
Nước rỉ từ các khu mộ hung táng: sử dụng ống UPVC D160-200
-
Khả năng ngấm và chảy tràn của nước mưa.
-
Biện pháp thu gom : Xây dựng các tuyến cống ngầm chạy dưới chân kè và tuyến cống bao quanh khu đất để thu nước rò rỉ của khu mộ về bể xử lý nước thải.
-
Cos đáy cống thấp hơn cos đáy mộ hung táng tại dãy cuối cùng thấp nhất tói thiểu 20 cm., thành ngoài tiếp giáp khu mộ phía trên cống được xây bằng bê tông có đục lỗ D34 , phía thành ngoài có phủ 2 lớp vải địa TS50. Thành ngoài tiếp giáp khu mộ phía dưới và đáy đổ bê tông không đục lỗ.
-
Nắp cống đậy đan, khoảng cách tầm 50m có đặt hố ga kiểm tra và thu gom nước bể mặt rửa trôi.
* Nước mưa thấm xuống mặt đất:
-
Do tính chất của nước rỉ không định lượng một cách cụ thể được, mặt khác nghĩa trang là lộ thiên nên lượng nước rỉ phụ thuộc khá lớn vào lượng mưa căn cứ theo những yếu tố sau:
-
Đối với Ba Chẽ là nơi có lượng mưa trung bình thấp, lượng mưa trung bình năm đạt 2285 mm. Lượng mưa phân bố theo mùa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm)
-
Lượng bốc hơi: 10%, lượng mưa thực tế còn lại 90% tức khoảng 441 (mm).
-
Khả năng ngấm: Do tính chất đất bề mặt của khu vực là cuội kết, sạn kết xen cát kết, nên khả năng thấm nước là không cao (ước khoảng 57%) nên ước lượng lượng nước ngấm là: q1 = 441 x 57 % = 251.37 (mm).
-
Ước lượng lượng nước rỉ ra từ phần mộ: bằng khoảng 0,15 lần lượng nước mưa ngấm. Như vậy lượng nước rỉ thực tế từ khu mộ hung táng và nước mưa ngấm vào thời điểm cao nhất trong năm (mùa mưa) ước khoảng:
q2 =251.37 x 1.15 = 289.1 (mm) = 0.289 (m)
-
Tính toán lượng nước mưa ngấm và nước rò rỉ từ khu hung táng:
Qrò rỉ = F x q2 = 2569.8 x 0.289 = 742.67 (m3/30 ngày)
= 24.76 (m3/ng.đ) (**)
4.1.5. Tính toán tổng lưu lượng nước thải:
Q thải = (Q sinh hoạt + Qrò rỉ) = 1.5 +24.76 =26.26 (m3)
Tính toán lượng nước thải cần xử lý trong trường hợp cao gấp 1.2 lần
vậy Qthải = 31.51 (m3.ngđ)
Chọn trạm xử lý nước thải là 35 m3/ngđ
4.2. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn
-
Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng chất thải rắn (CTR):
- Tiêu chuẩn CTR sinh hoạt:
Dự báo khối lượng chất thải rắn
TT
|
Thành phần xả thải
|
Quy mô
|
Tiêu chuẩn
|
Khối lượng (tấn/ngày)
|
1
|
CTR sinh hoạt Rsh
|
100
|
người
|
1,0
|
kg/ng.ngđ
|
0,1
|
3
|
CTR CTCC; 15% Rsh
|
|
|
|
|
0,02
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
0,12
|
Khu vực quy hoạch sẽ có các loại chất thải rắn sau:
+ CTR sinh hoạt của người dân
+ CTR sinh hoạt của các khu vực công cộng
-
Quy hoạch thu gom và xử lý CTR:
Khu vực dân cư: CTR sinh hoạt khu vực nghiên cứu được thu gom tập trung. CTR cần được phân loại tại nguồn thành CTR vô (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). hai loại này được để vào bao chứa riêng. Chất rắn vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi chôn lấp tại khu xử lý CTR chung. Bố trí các thùng chứa CTR có nắp đậy ven trục đường giao thông, ở các vị trí thuận tiện cho việc thu gom.
Quy hoạch khu tập kết chất thải rắn cho toàn bộ khu vực trước khi vận chuyển đến khu xử lý chung của huyện.
5. Cấp điện, thông tin liên lạc:
5.1. Quy hoạch cấp điện
5.1.1 Cơ sở thiết kế :
+ Phần 1 : Quy định chung (11 TCN-18-2006)
+ Phần 2 : Hệ thống đường dẫn điện (11 TCN-19-2006)
+ Phần 3 : Bảo vệ và tự động (11 TCN-20-2006)
+ Phần 4 : Thiết bị phân phối và trạm biến áp (11 TCN-21-2006)
-
QCVN 01 : 2021/BXD- Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng.
-
Quy chuẩn Việt Nam QCVN-07:2016/BXD
-
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9206-2012
-
Nghị định 14/2014/ NĐ-CP ngày 26-02-2014 qui định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
-
Quy trình kỹ thuật an toàn điện: Trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện. Ban hành theo quyết định số: 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 của Tổng cụng ty điện lực Việt Nam.
-
Quy định hiện hành khác của các ban nghành liên quan.
5.1.2. Chỉ tiêu, tiêu chuẩn thiêt kế :
-
Phụ tải tính toán cho khu Nghĩa Trang được lấy theo QCVN-01:2021/BXD và TCVN 9206-2012:
-
Dự báo nhu cầu sử dụng điện:
TT
|
Danh mục
|
Suất phụ tải (po)
|
Diện tích
(m2)
|
Số hộ
|
Công suất tiêu thụ (kw)
|
1
|
Nhà quản trang
|
40 W/m2
|
126,5
|
-
|
5,1
|
2
|
Miếu thổ thần
|
20 W/m2
|
70
|
-
|
1,4
|
3
|
Chòi nghỉ
|
10 W/m2
|
20
|
-
|
0,2
|
4
|
Trạm xử lý nước thải
|
|
|
|
30
|
5
|
Xử lý chất thải rắn
|
|
|
|
6
|
6
|
Chiếu sáng giao thông
|
|
|
|
2
|
|
Tổng
|
|
|
|
44,7
|
Tổng công suất điện năng tiêu thụ toàn khu :
Ptt = 44,7 ( KW )
5.1.3. Các giải pháp kỹ thuật
a/ Nguồn điện :
Nguồn cấp điện cho các phụ tải trong khu vực Nghĩa trang dự kiến được lấy tại đường dây hạ thế 0,4kV trên không phía nam dự án, hướng đi trung tâm Ba Chẽ, cách dự án khoảng 1000m.
b/ Lưới điện hạ áp 0,4KV:
-
Xây dựng mới hệ thống cột điện bê tông ly tâm H=8,5m từ vị trí có nguồn tại khu vực trung tâm Ba Chẽ để dẫn cáp vào đầu ranh giới dự án.
-
Cáp dẫn điện hạ áp sử dụng loại cáp nhôm vặn xoắn ABC 4x95mm2 từ điểm đấu nối đi trên đầu hệ thống cột điện hạ áp dựng mới, cáp được cố định bằng các phụ kiện đai thép, móc treo và đai kẹp xiết.
-
Điện được cung cấp đến 1 tủ điện hạ áp lắp đặt trên thân cột điện bê tông ly tâm, có nhiệm vụ cung cấp điện đến các hạng mục công trình trong dự án. Cáp điện từ tủ điện cấp đến công trình đi ngầm trong mương cáp, sử dụng cáp tiết diện 4÷16mm2.
-
Cột điện hạ áp được bố trí trồng sát mép đường giao thông, móng cột đơn KT 800x800x1200, móng cột đôi KT 800x1200x1400 đổ bêtong mác 150 đá 4x6.
c/ Lưới điện chiếu sáng:
-
Cấp điện cho hệ thống chiếu sáng giao thông trong khu vực. Nguồn được lấy từ 1 lộ trong tủ điện hạ áp lắp đặt trên thân cột điện cấp đến tủ điều khiển chiếu sáng. Cáp từ tủ điều khiển sau đó cấp đến các cần đèn tiết diện 4x10mm2, từ cần đèn lên bóng đèn dùng dây Cu/PVC 2x1,5mm2.
-
Tuyến cáp ngầm cấp điện chiếu sáng được luồn trong ống nhựa xoắn HDPE Ф50/40 chôn trong mương cáp ở độ sâu 0,8m, Đoạn qua đường ở độ sâu 1,0 ÷ 1,1m phía dưới rải 1 lớp cát đen rồi rải dây, tiếp đó rải 1 lớp cát đen và tiếp đến rải lớp đất mịn, trên lớp đất mịn là lớp lưới nilon báo hiệu cáp dọc theo chiều dài tuyến cáp.
-
Các tuyến đường có chiều rộng 7,0m được chiếu sáng bằng các cột đèn bố trí một bên. Cột đèn dùng loại cột đèn thép tròn côn liền cần đơn H=8m, lắp bóng Led 90W.
-
Các tuyến đường có chiều rộng 18,0m và khu vực bãi đỗ xe cổng ra vào được chiếu sáng bằng các cột đèn 2 bóng cao 14m, lắp bóng Led 120W.
5.2. Quy hoạch thông tin liên lạc
-
Hệ thống cáp thông tin liên lạc được thiết kế đi nổi trên không, đấu nối đến các hệ thống tủ cáp trong công trình do các nhà mạng thứ cấp đầu tư.
-
Tuyến cáp thông tin kết hợp đi cùng trên hệ thống cột dẫn điện hạ áp đấu nối từ nguồn cấp phía trung tâm Ba Chẽ. Cáp quang sử dụng loại cáp treo 4FO.
-
Cáp quang, tủ cáp và các thiết bị của nhà mạng sẽ được đầu tư bởi các nhà mạng độc lập khi triển khai dự án trong tương lai.
6. Tổng hợp đường dây đường ống:
-
Tuân thủ các quy định của quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.
-
Việc bố trí các đường dây đường ống trên mặt bằng và chiều đứng theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống khó uốn, các tuyến ống có kích thước lớn.
-
Các công trình cố gắng bố trí song song với nhau và với tim đường quy hoạch, hạn chế giao cắt nhau.
-
Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.
-
Trong quá trình lập dự án đầu tư và xây dựng chủ đầu tư cần liên hệ với các cơ quan có các dự án liên quan để phối hợp cùng xây dựng, tránh chồng chéo gây lãng phí.
7. Đánh giá tác động môi trường
7.1. Nguồn gây tác động
7.1.1. Giai đoạn thi công :
- Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình đầu tư, xây dựng khu nghĩa trang chủ yếu là xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật, san nền, giao thông:
+ Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra.
+ Bụi: Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng và vận chuyển trong nội bộ. Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải.
Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói.
+ Tiếng ồn: Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị. Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc,...và hoạt động của công nhân xây dựng.
+ Hơi khí độc: Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,...Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Nước thải: Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Đất: bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san gặt mặt bằng.
7.1.2. Giai đoạn hoạt động :
- Trong quá trình hoạt động của dự án ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm các nguồn như: chất thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, bụi phát sinh từ các phương tiện ra vào khu dân cư.
- Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh bụi, độ ồn .
- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào.
- Hoạt động làm việc, sinh hoạt của CBCNV khu các công trình công cộng, dịch vụ.
- Các chất hữu cơ bay hơi - Hơi xăng, dầu của các phương tiện cơ giới ra vào, SO2, NO2, CO - Hoạt động của các phương tiện cơ giới đi lại.
- Hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh.
- Đốt than, đốt nhiên liệu khi nấu bếp tại nhà ăn, ô nhiễm nước: các chỉ tiêu hóa lý, chất rắn lơ lửng, BOD, COD.
- Nước thải sinh hoạt của CBCNV
- Nước mưa chảy tràn.
7.2. Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường
- Trong giai đoạn thi công, xây dựng các hạng mục công trình do tính chất của công việc là đơn giản nên hầu như không có các rủi ro và sự cố môi trường xảy ra. Rủi ro có thể xảy ra là tai nạn lao động đối với công nhân thi công trên công trường.
- Trong hoạt động của nghĩa trang các rủi ro và sự cố môi trường phát sinh trong quá trình vận hành nghĩa trang có thể phân thành hai loại: Các rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang, các rủi ro môi trường xung quanh nghĩa trang. Tuy nhiên loại rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi nghĩa trang hầu như không đáng kể (ví dụ như cháy nổ),v.v. Các sự cố loại này thường có quy mô nhỏ, khả năng xảy ra thấp, việc khắc phục cũng dễ dàng.
Sự cố nguyên nhân xã hội không đáng kể vì khu vực nghĩa trang nằm xa khu dân cư. Các hoạt động thiêu huỷ, đốt các vật dụng của người quá cố trong cả 2 giai đoạn hung táng và cát táng, nguồn nước rỉ ra từ nghĩa trang đều ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực.
7.3 Đánh giá tác động:
7.3.1. Tác động đến môi trường không khí :
+ Nguồn phát sinh các chất khí độc hại (CO, NOX, SO2, CO2, H2S, CH4) gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu gồm:
- Khí thải, bụi phát sinh từ các phương tiện vận tải, thi công, chuyên chở vật liệu xây dựng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến môi trường nội bộ bên trong nghĩa trang, một phần ảnh hưởng đến tuyến đường quốc lộ 18A .
- Khí thải do đốt vàng hương, đồ dùng cá nhân của người chết ảnh hưởng đến môi trường bên trong nghĩa trang :
- Khí, hơi thoát ra từ các khu mộ hung táng khi tiến hành cát táng: ảnh hưởng trong phạm vi nghĩa trang, trực tiếp đến CBCNV ban quản trang, gia chủ người quá cố.
+ Tiếng ồn, độ rung:
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện cơ giới, từ các hoạt động hung táng và cát táng, nhưng mức độ không đáng kể. Độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (> 85 dBA) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, mất tập trung khi làm việc dễ gây tai nạn lao động, nếu cao quá sẽ gây bệnh điếc nghề nghiệp.
* Tác động của các chất ô nhiễm:
- Tác hại của bụi: Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau đối với sức khoẻ con người: bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi gây nên phản ứng xơ hóa phổi và các bệnh về đường hô hấp.
7.3.2. Tác động đến môi trường nước:
- Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt của CBCNV ban quản trang như: ăn uống, tắm rửa, vệ sinh ... Nước thải loại này thành phần chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (tổng N và P), vi sinh vật. Lượng nước này không lớn chỉ ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận xung quanh nghĩa trang, không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực.
- Nước rỉ từ nghĩa trang:
Đây là nguồn nước có mức độ ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng nguồn nước dưới đất, chứa nhiều các chất độc hại như: dầu mỡ, Nitơ, Photpho, vi khuẩn,...và gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Nước thải sau khi xử lý tập trung phải đạt được chất lượng nước sau xử lý đạt loại I theo tieu chuẩn TCVN6772-2000:
Lưu lượng nước thải
|
120
|
m3/ng.đêm
|
BOD5
|
<30
|
mg/l
|
COD
|
<50
|
mg/l
|
SS
|
<50
|
mg/l
|
NH3
|
<30
|
mg/l
|
Tổng coliform
|
<103
|
MNP/100ml
|
- Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất khu vực nghĩa trang sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất hữu cơ và đất cát. So với nước thải, nước mưa khá sạch nên nó sẽ pha loãng các chất ô nhiễm. Tác động lớn nhất do nước mưa chảy tràn gây ra là nồng độ chất rắn lơ lửng cao làm đục nguồn nước và ảnh hưởng tới môi trường sống của thủy sinh vật. Lượng nước này hầu như không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
7.3.3. Chất thải rắn :
- Chất thải rắn sinh hoạt gồm các loại sau: giấy các loại, vỏ hộp, thủy tinh, rác nhựa các loại, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,...với tổng lượng TB ước 10kg/ngày.đêm. Trong đó chủ yếu là rác thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng lượng rác thải.
- Rác thải phát sinh từ các hoạt động cúng bái, đốt quần áo đồ dùng của người quá cố như vàng, hương, tro.
- Rác thải phát sinh từ quá trình chuyển mộ từ hung táng sang cát táng chủ yếu là ván thôi, tất tay, chân và vải chưa phân huỷ hết.
7.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tác động của nghĩa trang cần thực hiện các giải pháp sau:
7.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải:
Như đã mô tả ở phần nguồn tác động, để giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ CBCNV ban quản trang cũng như của gia chủ, các giải pháp cần thiết là:
- Hạn chế tới mức có thể việc đốt hương, vàng mã khi hung táng, cát táng.
- Khi tiến hành cát táng, CBCNV ban quản trang cũng như của gia chủ đứng ở đầu hướng gió. Những người tiến hành việc phá dỡ quan tài, xếp hài cốt người quá cố cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng, quần áo bảo hộ, khẩu trang.
- Dùng nguồn sáng là điện, đèn pin, không đốt các loại lốp xe hỏng để tạo nguồn sáng cho việc tiến hành cát táng (do việc cát táng thường tiến hành vào ban đêm).
- Ưu tiên bổ sung trồng các loại cây xanh có tán rộng, mùi thơm, hút được các khí độc như: hoa long não, khuynh diệp, hoa sữa, bàng, phượng,...để tạo điều kiện vi khí hậu, cải thiện môi trường ở dọc các tuyến đường nội bộ, xung quanh khu vực hồ nước trong nghĩa trang với cách thức trồng xen kẽ 1,5 - 2m/1 cây.
- Thường xuyên kiểm tra, thay thế những nắp cống hỏng, định kỳ tiến hành nạo vét cống rãnh thoát nước.
7.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
+ Nước thải sinh hoạt:
- Nước từ khu vệ sinh: tắm rửa, giặt rũ... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (70%- 80%) nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra môi trường sau khi qua hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ như hệ thống nước mưa chảy tràn.
+ Nước thải từ các khu nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ các chất ô nhiễm cao, được xử lý bằng các giải pháp hữu hiệu. Phương pháp phù hợp nhất là phương pháp xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân huỷ cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải được lắng trong bể lắng với thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao.
+ Nước rỉ từ nghĩa trang
Đối với khu hung táng: Xây dựng hệ thống cống thu nước rò rỉ dọc theo các tuyến đường nội bộ của các lô mộ hung táng trong khu nghĩa trang như sau:
- Tuyến cống thu nước chính được đặt trong hào bao phủ bằng lớp vật liệu lọc, ống đục lỗ 10mm – 20 mm, và đặt ở dưới đáy mộ hung táng 10 cm. Tuyến chính dùng ống D=300mm tuyến nhánh dùng ống D=250 mm. độ dốc đáy ống đảm bảo tự chảy về khu xử lý.
- Nước rò rỉ được xử lý theo phương pháp sử dụng muối can xi (vôi tôi) , nước rò rỉ phải được xử lý dạt tiêu chuẩn lạo A TCVN mới thải ra môi trường.
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước rò rỉ:
* Hố thu nước rò rỉ và trạm bơm
* Bể trộn vôi
* Bể khấy nước rỉ và nước vôi: Dung tích khoảng 155 m3, kích thước h 3,5m x 5m x 9,0m.
* Bể tiếp nhận nước từ bể khấy và sục khí CO2 để tái cacbonat hóa): dung tích 105 m3 kích thước h 3,5m x r5m x d 6,0m.
* Bể lọc và khử trùng: có kích thước giống bể tiếp nhận sục khí CO2.
+ Phương pháp bảo vệ đất trôi:
Trong quá trình thi công về mùa mưa và trong quá trình vận hành an táng, đặc biệt là khu hung táng và chôn cất một lần cần có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn tránh đất đá trôi xuống các khu vực xung quanh và cống thoát.
+ Quan trắc kiểm soát môi trường:
Trong quá trình thi công và vận hành, việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định trong thông tư số 276/TTMTG của Bộ khoa học và công nghệ và môi trường, ngày 6/3/1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.
8. Khái toán kinh phí xây dựng:
- Diện tích quy hoạch chi tiết đã duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 22/5/2017: 6,45 ha
- Tổng diện tích nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch: 9,59 ha.
- Diện tích đầu tư xây dựng giai đoạn 1: khoảng 3,0 ha.
- Các hạng mục công trình dự kiến: San nền, giao thông, cây xanh cảnh quan, thoát nước mặt, cấp điện, thoát nước thải, kè chắn đất, nhà quản trang, miếu thờ thần.
- Khái toán kinh phí đầu xây dựng các hạng mục giai đoạn 1: 14,8 tỷ đồng (chi tiết xem phụ lục kèm theo).
- Thời gian thực hiện: năm 2023 – 2025.
Ghi chú: Kinh phí đầu tư được khái toán theo đơn giá tại thời điểm nghiên cứu đồ án quy hoạch, và tạm tính trên khối lượng công trình được xây dựng. Đơn giá và kinh phí cụ thể sẽ được xác định chính xác tại thời điểm thực hiện dự án và được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. Yêu cầu quản lý kiến trúc
- Cần được công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt để nhân dân và các cơ quan biết và đóng góp trong việc thực thi quy hoạch.
- Cần có tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Tiến hành cắm mốc, giao mốc xây dựng theo quy hoạch.
- Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về quy hoạch kiến trúc trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Vị trí, quy mô các công trình chức năng.
+ Ranh giới các công trình.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
+ Kiểm soát không gian, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa trong khu vực.
II. Yêu cầu quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch chi tiết.
- Cần quản lý tốt việc định tuyến giao thông theo quy hoạch, mặt cắt ngang, trắc dọc, hệ thống thoát nước, giao thông, kết cấu mặt đường coi giao thông là hệ xương sống của toàn bộ khu quy hoạch.
- Hệ thống thoát nước cần được quản lý tốt tránh bị tắc do đất đá, rác thải làm hệ thống thoát nước không phát huy được.
- Quản lý tốt việc san gạt khắc phục sụt lở.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống giao thông, bãi đỗ xe.
+ Chỉ giới đường đỏ.
+ Vị trí, quy mô các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
+ Hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Nguyên tắc kiểm soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
III. Kết luận và kiến nghị
Có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành hệ thống giao thông chính của quy hoạch để tạo điều kiện đầu tư trong khu vực. Cần có biện pháp hữu hiệu, quản lý quỹ đất nhỏ lẻ trong khu vực khu ở hiện có, chống hiện tượng lấn chiếm. Ưu tiên dành quỹ đất này cho phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ ngay tại chỗ.
Quy hoạch nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch vùng huyện; nhằm đưa ra định hướng phát triển cho đô thị trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, trên quan điểm phát triển bền vững. Đồ án cũng đã xác định rõ hướng phát triển đô thị, phát triển khu đô thị mới, sẽ góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của huyên Ba Chẽ và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Quy hoạch với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cảnh quan kiến trúc đẹp sẽ là một bước tiến quan trọng đưa chiến lược phát triển kinh tế xã hội Ba Chẽ nói chung vào hiện thực đời sống. Quy hoạch được duyệt sẽ là tiền đề cho công tác cải tạo, nâng cấp và làm mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, lập dự án đầu tư xây dựng, nhằm bổ xung, hoàn thiện hệ thống công trình công cộng, dịch vụ. Góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong địa bàn.
Kính đề nghị cấp có thẩm quyền sớm xem xét phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở quản lý, và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
phô lôc:
c¸c v¨n b¶n ph¸p lý
c¸c b¶n vÏ quy ho¹ch thu nhá