CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
===***===
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2010 ¸ 2025 VÀ TẦM NHÌN NGOÀI 2025
TỶ LỆ 1/10.000
===@===
CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ: SỞ XÂY DỰNG QUẢNG NINH
ĐƠN VỊ LẬP QUY HOẠCH : CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN QUY HOẠCH – TKXDQN
THAM GIA CHỈ ĐẠO LẬP ĐỒ ÁN
CHỈ ĐẠO:
|
KTS. Trần Cao Khải
Giám đốc CTCP tư vấn
Quy hoạch - Thiết kế Xây dựng Quảng Ninh
KS. Trần Đình Dũng
Giám đốc Trung tâm Quy hoạch
|
CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN:
|
KTS. Đặng Xuân Dinh
|
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH:
|
KTS. Nguyễn Hữu Hồng
KTS. Trần Quang Huy
|
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT:
|
KS. Nguyễn Ngọc Bích
|
|
KS. Nguyễn Hữu Đặng
|
|
KS. Vũ Trận
KS. Nguyễn Quang Hoà
|
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ – SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN BA CHẼ. 5
I.1. Căn cứ pháp lý: 5
I.2. Sự cần thiết lập quy hoạch: 5
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN: 6
II.1. Mục tiêu chính: 6
II.2. Nhiệm vụ của đồ án: 6
III. CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH: 6
PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIÊN TRẠNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 7
I.1. Vị trí địa lý: 7
I.2. Địa hình, địa mạo: 7
I.3. Khí hậu: 7
I.4. Thuỷ văn: 9
II. TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG: 11
II.1. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng xã hội: 11
II.2. Hiện trạng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 14
II.2.1. Về giao thông: 14
II.2.2. Cấp điện: 16
II.2.3. Hiện trạng về cấp nước và môi trường nông thôn: 17
II.3. Về môi trường: 17
II.4. Hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên: 18
II.4.1. Hiện trạng sử dụng đất: 18
II.4.2. Các nguồn tài nguyên: 19
II.5. Hiện trạng về dân số và lao động: 20
II.6. Hiện trạng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 21
II.7. Đánh giá chung tình hình hiện trạng: 22
II.7.1. Lợi thế: 22
II.7.2. Hạn chế: 22
PHẦN 3: NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
I. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC LIÊN QUAN TỚI QUY HOẠCH CHUNG BA CHẼ. 23
I.1. Tác động của các quy hoạch trong tỉnh: 23
I.2. Quy hoạch ngoài tỉnh: 23
I.3. Quan hệ giữa Ba Chẽ với thành phố Hạ Long, các khu công nghiệp trong vùng. 24
I.4. Bảo vệ môi trường: 24
II. NỘI DUNG CƠ CẤU QUY HOẠCH CHUNG: 24
II.1. Dự báo phát triển dân số, lao động xã hội. 24
II.1.1 Cơ sở lập dự báo phát triển dân số: 24
II.1.2 Dự báo dân số theo từng giai đoạn: 25
II.1.3 Thống kê dân số theo địa bàn xã: (đến tháng 6 năm 2009) 27
II.1.4 Dân số dự báo phát triển theo địa bàn xã. 29
II.2. Phân bổ dân cư trên lãnh thổ toàn huyện: 29
II.2.1 Điểm dân cư đô thị: (trung tâm huyện lỵ Ba Chẽ). 29
II.2.2 Trung tâm cụm xã: 31
II.2.3 Các điểm dân cư trên địa bàn xã: 32
II.3. Tổ chức hệ thống trung tâm thương mại (chợ, kho) trên lãnh thổ huyện. 37
II.4. Quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật tập trung: 38
II.5. Quy mô các khu du lịch, dịch vụ: 41
II.5.1 Du lịch ở vùng tài nguyên rừng, mặt nước: 41
II.5.2 Vùng di tích lịch sử văn hoá: 42
II.5.3 Các loại hình dịch vụ khác: 42
II.6. Vấn đề thiết kế đô thị trong quy hoạch chung của huyện: 42
II.7. Đánh giá môi trường chiến lược. 46
II.7.1 Các căn cứ pháp luật đánh giá môi trường. 46
II.7.2 Các chỉ tiêu để đánh giá (so sánh với các tiêu chuẩn). 46
II.7.3 Mục tiêu của ĐTM cho đồ án quy hoạch vùng huyện Ba Chẽ. 47
II.7.4 Hiện trạng môi trường khu vực Ba Chẽ. 47
II.7.5 Đánh giá phân tích, dự báo các tác động đến môi trường. 49
II.7.6 Phân tích đánh giá và dự báo các tác động đến từng thành phần môi trường. 50
II.7.7 Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động. 54
II.7.8 Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường. 55
II.7.9 Các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường. 56
II.7.10 hương trình quan trắc, giám sát ô nhiễm. 57
II.7.11 Kết luận, kiến nghị về bảo vệ môi trường. 59
III. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 59
III.1. Quy hoạch mạng giao thông. 59
III.1.1 Giao thông đường bộ: 59
III.1.2 Quy hoạch xây dựng cầu đường bộ - Tràn đường bộ: 62
III.1.3 Quy hoạch bến xe: 63
III.1.4 Giao thông đường thuỷ: 63
III.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: 64
III.2.1 Gắn kết với quy hoạch hệ thống thủy lợi đê điều trên địa bàn huyện. 64
III.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước: 67
III.3.1 Nguồn nước: 67
III.3.2 Tiêu chuẩn dùng nước: 67
III.3.3 Bố trí mạng và công trình cấp nước sinh hoạt: 68
III.4.Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 72
III.4.1 Quy định chung: 72
III.4.2 Quy định thu gom nước thải: 72
III.4.3 Quy định về xử lý nước thải: 72
III.4.4 Bố trí các trạm xử lý nước thải: 73
III.4.5 Quy hoạch quản lý chất thải rắn: 73
III.4.6 Quy hoạch nghĩa trang: 74
III.4.7 Quy hoạch nhà vệ sinh công cộng: 75
III.5.Quy hoạch cấp điện: 75
III.5.1 Nguồn điện: 75
III.5.2 Xác định phụ tải điện: 76
III.5.3 Đường dây và trạm: 77
III.5.4 Điện chiếu sáng: 80
III.5.5 Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: 80
IV. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2010 ¸ 2015) 81
IV.1.Định hướng phát triển hạ tầng xã hội. 81
IV.1.1.................................................................... Dân số lao động giai đoạn đầu: 81
IV.1.2 Định hướng phát triển dân cư và các công trình công cộng (khu dân cư, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao). 81
IV.1.3................. Định hướng phát triển các công trình dịch vụ thương mại. 83
IV.1.4................ Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : 84
IV.2.Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật giai đoạn đầu đến 2015. 84
IV.2.1....................................................................................... Phát triển giao thông: 84
IV.2.2........................................................................... Hệ thống thuỷ lợi, đê điều : 84
IV.2.3.......................................................................................... Hệ thống cấp nước: 84
IV.2.4............................................................................................ Hệ thống cấp điện: 85
IV.2.5............................................................ Bưu chính viễn thông và thông tin: 85
IV.3. Quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị (giai đoạn đến 2015). 85
IV.3.1.................................................................................. Quy hoạch sử dụng đất: 85
IV.3.2......................................................................... Phát triển không gian đô thị: 86
IV.4.Các dự án đầu tư giai đoạn đầu đến năm 2015: 86
IV.4.1......................................................................................................... Về thuỷ lợi: 86
IV.4.2......................................................................................................... Giao thông: 86
IV.4.3........................................................................................................... Về du lịch: 86
IV.4.4....................................................................................................... Thương mại: 86
IV.4.5................................................................................................... Hạ tầng xã hội: 86
IV.4.6.............................................................................................. Giáo dục đào tạo: 86
IV.4.7....................................................................................................................... Y tế: 86
IV.4.8............................................................................................. Thể dục, thể thao: 86
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ: 87
I.1. Huy động các nguồn vốn: 87
I.2. Phân bổ nguồn vốn đầu tư: 87
I.3. Chương trình đầu tư công: 88
I.4. Đầu tư các thành phần kinh tế: 88
I.5. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và liên doanh. 88
II. NGUỒN NHÂN LỰC: 88
III. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 88
III.1. Khoa học công nghệ: 88
III.2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần: 89
III.3.Giải pháp thị trường: 89
III.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch: 89
1.Công bố quy hoạch: 89
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN: 90
II.KIẾN NGHỊ: 90
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ – SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN BA CHẼ.
I.1.Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ vào quyết định số: 2349/QĐ-UBND ngày 24-7-2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Ba Chẽ đến 2010 định hướng đến 2020.
- Căn cứ vào quy chuẩn (tiêu chuẩn Việt Nam) QCXDVN01-2008BXD về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số: 1805/QĐ-UBND ngày 9-6-2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 ¸ 2025 tầm nhìn ngoài 2025”.
- Quyết định số: 269/2006/QĐ-TTG ngày 24-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến 2020”.
- Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24-1-2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
- Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số: 16/2003/QH11 ngày 26-11-2003 về xây dựng.
I.2.Sự cần thiết lập quy hoạch:
- Huyện Ba Chẽ là một huyện có địa hình khó khăn về giao thương nhất của Tỉnh. Nhiều năm qua đã có cố gắng nhiều mặt để xây dựng cơ sở vật chất xã hội nhằm nâng cao từng bước cuộc sống của nhân dân.
Ba Chẽ đã được lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Quyết định phê duyệt số: 2349/QĐ-UBND ngày 24-7-2008. Đã có các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho từng giai đoạn phát triển đến năm 2020. Nhằm cụ thể hoá các mục tiêu đã được duyệt cần thiết phải lập quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư cho các kế hoạch 5 năm của huyện.
- Điều chỉnh và bố trí các hạng mục công trình trên lãnh thổ huyện phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
II.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN:
II.1.Mục tiêu chính:
- Cụ thể hoá những chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành các đề án phát triển xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân phát triển dân số và lao động, bảo vệ môi trường sống.
- Hình thành các hệ thống xây dựng cơ bản như: khu dân cư, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, thuỷ lợi… gắn bó hữu cơ với nhau nhằm khai thác tài nguyên hợp lý, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường tốt.
II.2.Nhiệm vụ của đồ án:
- Điều tra khảo sát đánh giá một cách toàn diện tiềm năng và hiện trạng xây dựng đến thời điểm lập quy hoạch.
- Dự báo phát triển dân số lao động, xã hội trên cơ sở tăng tự nhiên và cơ học, tính toán phân bổ dân cư trên các địa bàn của huyện.
- Tổ chức các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất các điểm dân cư cải tạo, xây dựng mới các công trình phúc lợi xã hội, khớp nối các mạng kỹ thuật hạ tầng.
- Tính toán và cân đối nhu cầu sử dụng đất xây dựng cho các giai đoạn phát triển. Đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sống (đất, nước, không khí…).
- Đưa vào đồ án yêu cầu về quốc phòng toàn dân kết hợp kinh tế với quốc phòng.
III.CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH:
- Các văn bản, nghị định, quyết định về chủ trương chính sách của Nhà nước về quy hoạch xây dựng.
- Sơ đồ quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội và các quy hoạch chuyên ngành đã có.
- Các số liệu thống kê chính thức về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, tình hình sử dụng đất đai của Ba Chẽ.
- Tiêu chuẩn định mức về xây dựng đã ban hành, quy chuẩn XDVN01-2008/BXD.
- Đồ án được lập cho giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo quyết định đã được phê duyệt.
PHẦN 2
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
I.1.Vị trí địa lý:
Huyện Ba Chẽ có vị trí địa lý:
2107’40’’ đến 21023’15’’ độ vĩ Bắc.
107058’5’’ đến 107022’00’’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập – Lạng Sơn.
- Phía Nam giáp Hoành Bồ và Cẩm Phả.
- Phía Đông giáp Tiên Yên.
- Phía Tây giáp Sơn Động – Bắc Giang.
I.2.Địa hình, địa mạo:
- Ba Chẽ có địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Đông Triều, núi chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tay Nam.
- Địa hình dốc, chia cắt bởi các dãy núi tạo thành các thung lũng hẹp, có nhiều suối nhỏ. Độ cao trung bình từ: 300 m ¸ 500 m.
Độ dốc các dải đồi: 20 ¸ 250, đồi núi đất dốc, địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn có nhiều đồng cỏ.
- Đất canh tác của Ba Chẽ ít do địa hình có nhiều thung lũng nhỏ.
I.3.Khí hậu:
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quảng Ninh tại trạm Tiên Yên (năm 2007).
- Nhiệt độ trung bình năm: 230C.
Nhiệt độ cao từ các tháng: 5, 6, 7, 8, 9; dao động từ: 260C ¸ 28,50C.
Nhiệt độ thấp nhất từ các tháng: 1, 2, 3 và 11,12; dao động từ 15,20C ¸ 20,20C.
Nhìn chung khí hậu ấm dần trong những năm gần đây. Những ngày rét buốt nhiệt độ xuống thấp không thấy xuất hiện nữa.
- Số giờ nắng cả năm: 1.490,7 giờ.
Tháng có giờ nắng nhiều nhất là các tháng:
Tháng 5: 163 giờ.
Tháng 6: 166,2 giờ.
Tháng 7: 174 giờ.
Tháng 8: 164,5 giờ.
Tháng 9: 141 giờ.
Tháng 10: 159,5 giờ.
Tháng 11: 201,3 giờ.
Tháng có giờ nắng ít là các tháng:
Tháng 12: 45,1 giờ.
Tháng 1: 60,3 giờ.
Tháng 2: 77,1 giờ.
Tháng 3: 70,4 giờ.
Tháng 4: 68,1 giờ.
- Lượng mưa: cả năm đạt 2.117,9 mm.
Thuộc loại có lượng mưa lớn thứ 3 trong tỉnh (sau Hải Hà và Móng Cái).
Những tháng có lượng mưa lớn là:
Tháng 5: 231,7 mm.
Tháng 6: 272,2 mm.
Tháng 7: 550,2 mm.
Tháng 8: 470,9mm.
Tháng 10: 107,5 mm.
Những tháng có lượng mưa nhỏ là:
Tháng 1: 4,8 mm.
Tháng 2: 27,1 mm.
Tháng 3: 81 mm.
Tháng 4: 53,1 mm.
Tháng 11: 28,7 mm.
Tháng 12: 33,2 mm.
- Độ ẩm không khí:
Trung bình cả năm: 84%.
Độ ẩm cao tập trung vào các tháng:
Tháng 2: 87%.
Tháng 3: 92%.
Tháng 4: 85%.
Tháng 5: 83%.
Tháng 6: 87%.
Tháng 7: 88%.
Tháng 8: 88%.
Tháng 9: 85%.
Tháng 10: 82%.
Tháng 12: 84%.
Độ ẩm thấp tập trung vào các tháng:
Tháng 1: 76%.
Tháng 11: 76%.
- Lũ: do đặc điểm địa hình độ dốc lớn, hàng năm khi mưa lớn thường có lũ gây thiệt hại lớn cho các vùng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Mực nước lũ hàng năm cao: 5 ¸ 6 m gây ngập úng và sạt lở nhiều vùng.
- Gió: thịnh hành 2 loại gió chính là Đông Bắc và Đông Nam.
Gió Đông Bắc có từ tháng 10 năm trước đến tháng tư năm sau.
Tốc độ gió: 2 ¸ 4m/s, gió mùa theo đợt: 3 – 5 ngày.
Gió Đông Nam có từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Gió trung bình cấp: 2¸3.
- Bão: hàng năm bão xuất hiện từ tháng 6, 7, 8, 9. Trung bình: 3¸4 cơn bão, ảnh hưởng tới Ba Chẽ, mưa nhiều gây lũ lớn như năm 2008 vừa qua.
I.4.Thuỷ văn:
a. Hệ thống sông ngòi:
- Sông Ba Chẽ: bắt nguồn từ phía Tây Bắc huyện, chạy dọc theo các xã đổ ra biển ở khu vực cầu Ba Chẽ, sông có chiều dài 100 km là sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của Ba Chẽ. Vùng ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của sông Ba Chẽ là thị trấn Ba Chẽ và vùng hạ lưu. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường có mưa lớn ở thượng lưu sẽ gây lũ lụt. Cốt ngập lụt thấp nhất là: + 6,00m.
- Sông Quánh: bắt nguồn tư huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, theo hướng Bắc đổ về sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài sông: 85 km là nhánh đầu nguồn sông Ba Chẽ.
- Sông Đoáng: bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài 80 km.
- Hệ thống sông Làng Cổng: từ phía Nam xã Đồn Đạc chảy về phía Bắc đổ ra sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài 95 km.
- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng: bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ, dài 150 km.
- Hệ thống suối Khe Lạnh: từ phía Bắc xã Thanh Lâm chảy về phía Nam đổ ra sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài 75 km.
- Hệ thống suối Khe Nháng: từ phía Bắc xã Thanh Lâm chảy về phía Nam đổ ra sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài 70 km.
- Sông Khe Tân: chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ ra sông Ba Chẽ. Tổng chiều dài 75 km.
Do có hệ thống sông suối nhiều nên mùa mưa bão Ba Chẽ thường xẩy ra lũ lụt. Tại thị trấn nước lũ dâng cao: 5 ¸ 6m gây nhiều thiệt hại cho địa phương. Hiện nay nguồn ở các sông suối bị cạn kiệt nhiều do rừng đầu nguồn bị xâm hại, khả năng giữ nước bị ít đi ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
b. Tài nguyên đất đai:
Toàn huyện có 8 loại đất nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác. Chủ yếu là đất Feralít phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét, trên macma axít, trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối, các loại đất thường có tầng dầy: 30 ¸ 80 cm trở lên phù hợp với việc gieo trồng cây lương thực, cây công nghiệp và lâm nghiệp.
* Đất trồng lúa vùng đồi:
Đất Peralít trồng lúa phân bố ở hầu hết các xã, địa hình bậc thang. Tổng diện tích là: 458 ha, chiếm 0,67% đất tự nhiên của huyện.
Đất canh tác có một số chưa bạc mầu, còn lại bị bạc mầu. Thành phần cơ lý của đất từ đất thịt nhẹ đến trung bình, lớp mặt dễ bị bào mòn khi mưa lớn. Tầng canh tác: 10 ¸ 15 cm, tỷ lệ mùn thấp. Các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất chua PH KCl ≤ 4,5.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước: phân bổ rải rác, nhưng tập trung chủ yếu ở xã Đồn Đạc, có diện tích: 384 ha.
Đất có nguồn gốc do bào mòn, rửa đồi trọc đọng lại nơi địa hình thấp. Đất có màu xanh tro, xám vàng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình.
- Đất phù sa ngòi suối: Phân bổ hầu hết ở các xã, ven sông suối, diện tích có: 1.537 ha, chiếm 2,66% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất có màu xanh xám, ít chua: PH KCl ≤ 5.
* Đất Peralít điển hình nhiệt đới ẩm:
- Loại phát triển trên đá, sét: diện tích 12.939 ha (22,4% diện tích đất tự nhiên).
Phân bổ ở các địa điểm: Lương Mông, Minh Cầm, Thanh Lâm, giáp huyện Đình Lập nằm rải rác ở Khe Tân, Làng Cũ.
- Loại phát triển trên sa thạch: tập trung nhiều ở phía Bắc sông Ba Chẽ như: Khe Hố, Khe Lạng, Thác Lào, Khe Mương, Khe Tập, Đồng Cầu … diện tích khoảng: 17.269 ha, chiếm 29,94% diện tích đất tự nhiên. Đất có mầu đỏ vàng, xám vàng. Thành phần cơ lý nhẹ, chặt không có kết cấu, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, phân huỷ chất hữu cơ nhanh.
- Loại phát triển trên đá mac ma a xít: phân bổ vùng núi phía Bắc huyện khu đồi thấp có độ dốc lớn. Tập trung ở khu Lang Cang, làng Cổng, Tân Tiến (Đồn Đạc), diện tích khoảng 5.391 ha, chiếm 9,35% diện tích đất tự nhiên, đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ lý trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, tỷ lệ mùn nơi có thực vật khá, đạm, lân trung bình, ka ly nghèo.
* Đất Peranít trên núi (độ cao 175 ¸ 700m) phát triển trên các loại đá trầm tích và mac ma a xít.
- Đất Peranít màu đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích: phân bổ hầu hết ở các xã, trên núi cao, độ dốc lớn, diện tích khoảng: 9.490 ha. Thành phần cơ lý trung bình đến nặng, các chất đạm, lân, ka ly từ nghèo đến trung bình.
- Phát triển trên đá macma axít: phân bổ ở hầu hết các xã nhưng tập trung chính ở Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn nằm ở độ dốc thoải, diện tích khoảng 9.400 ha. Thành phần cơ lý nhẹ ở bề mặt, càng xuống sâu càng nặng, tỷ lệ mùn từ khá đến trung bình, đạm, lân trung bình, ka ly nghèo, đất chua.
II.TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG:
II.1. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng xã hội:
Huyện Ba Chẽ hiện tại có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn và 7 xã đó là:
- Thị trấn Ba Chẽ.
- Xã Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm.
Hạ tầng xã hội bao gồm các cơ sở: cơ quan hành chính (huyện, xã), các công trình về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, dịch vụ thương mại và các công trình công cộng khác.
a. Các cơ quan hành chính:
- Cơ quan hành chính cấp huyện có trụ sở tại thị trấn Ba Chẽ (trung tâm huyện lỵ).
Gồm: trụ sở Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, các cơ quan chuyên ngành.
Hạ tầng xã hội của thị trấn Ba Chẽ được quy hoạch ở tỷ lệ 1/2000 (quyết định phê duyệt số: ……. của UBND tỉnh Quảng Ninh).
(Có danh mục các cơ quan kèm theo).
- Cơ quan hành chính cấp xã:
Các xã (7 xã) đã có trụ sở UBND, Đảng uỷ và các phòng ban thuộc xã. Một số trung tâm xã đã được lập quy hoạch 1/500 như: Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh. Còn các xã chưa được lập là: Lương Mông, Minh Cầm. Trong các khu trung tâm đã bố trí trụ sở hành chính cấp xã, các trường học, trạm xá, nhà văn hoá, khu thể thao và cụm dân cư trung tâm.
- Đã quy hoạch: trung tâm cụm xã Đạp Thanh.
b. Về giáo dục:
Ba Chẽ có hệ thống trường lớp từ hệ mầm non đến bậc trung học phổ thông hệ công lập.
Bậc tiểu học có hầu hết ở các thôn bản.
Bậc trung học cơ sở có ở trung tâm (8/8) xã, thị trấn.
Trường trung học phổ thông: có ở trung tâm huyện.
Trường nội trú huyện có ở trung tâm huyện.
Hệ mẫu giáo
STT
|
TOÀN HUYỆN
|
2005-2006
|
2006-2007
|
2007-2008
|
1
|
Số trường mẫu giáo
|
2
|
2
|
5
|
2
|
Số lớp mẫu giáo
|
41
|
20
|
42
|
3
|
Số giáo viên mẫu giáo
|
50
|
50
|
44
|
4
|
Số học sinh mẫu giáo
|
676
|
339
|
758
|
Số trường học phổ thông năm 2007 huyện Ba Chẽ
TOÀN HUYỆN
|
TIỂU HỌC
|
TRUNG HỌC
CƠ SỞ
|
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
|
P THÔNG CƠ SỞ
|
13
|
3
|
3
|
1
|
6
|
Số lớp học năm 2007
|
203
|
57
|
16
|
276
|
Số giáo viên phổ thông 2007
|
239
|
118
|
33
|
390
|
Số học sinh phổ thông 2007
|
1984
|
1625
|
667
|
|
Số học sinh toàn huyện: 4276
|
|
|
|
|
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2007.
- Khối mầm non các lớp mẫu giáo gắn với trường phổ thông tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi: 0 ¸ 2 tuổi: 19,7%.
3 ¸ 5 tuổi: 78,18%.
Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp 5 tuổi: 98,1%.
Rà soát tình hình phát triển ngành giáo dục
STT
|
CHỈ TIÊU
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
1
|
Tổng số giáo viên
|
421
|
417
|
415
|
405
|
|
- Giáo viên mầm non
|
30
|
30
|
46
|
70
|
|
- Giáo viên tiểu học
|
249
|
245
|
233
|
207
|
|
- Trung học cơ sở
|
113
|
114
|
104
|
98
|
|
- Phổ thông trung học
|
29
|
28
|
30
|
30
|
2
|
Tổng số học sinh
|
5251
|
5151
|
5075
|
5329
|
|
- Mầm non
|
618
|
654
|
631
|
860
|
|
- Tiểu học
|
2810
|
2564
|
2352
|
2163
|
|
- Trung học cơ sở
|
1307
|
1342
|
1412
|
1566
|
|
- Phổ thông trung học
|
516
|
591
|
680
|
740
|
Nguồn: Phòng giáo dục Ba Chẽ (2006).
- Đã có 6/8 xã, thị trấn có trường học cao tầng kiên cố, ở các thôn bản nhà cấp 4, không còn học 3 ca. Tuy vậy ngành giáo dục Ba Chẽ vẫn còn một số khó khăn như mạng lưới dàn trải; mới có 1 trường phổ thông trung học ở thị trấn. Việc thu hút học sinh ở các xã vùng cao gặp khó khăn, cần có trường trung học ở các trung tâm cụm xã.
c. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
* Mạng lưới công trình y tế:
- Trung tâm y tế huyện: 1 cơ sở.
- Đạp Thanh: 2 trạm (trong và ngoài).
- Các xã còn lại: mỗi xã có một trạm.
Số cơ sở y tế nhà nước có năm 2007 Ba Chẽ có: 9 cơ sở.
Bệnh viện huyện: 1 tại thị trấn; 8 trạm y tế xã.
* Số giường bệnh:
Toàn huyện: 64 giường.
Bệnh viện: 40 giường.
Các trạm: 24 giường.
Chưa có cơ sở nào đạt chuẩn quốc gia.
* Đội ngũ cán bộ y tế năm 2006 có: 73 người.
Trong đó:
Bác sỹ: 11 người.
Y sỹ: 21 người.
Y tá: 34 người.
Nữ hộ sinh: 7 người.
Ngành dược: 4 người (dược sỹ: 1, dược trung cấp: 2, dược tá:1).
* Hoạt động khám chữa bệnh (đã có 2072 thẻ khám chữa bệnh): miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo: 95% số trẻ được tiêm chủng.
Các chương trình khác như kế hoạch hoá gia đình, đầu tư trang thiết bị y tế, đang tiến hành từng bước có hiệu quả.
d. Chương trình văn hoá thể thao:
- Huyện có một trung tâm văn hóa huyện.
- Toàn huyện có: 53 nhà văn hoá thôn.
- Trung tâm giải trí thiếu nhi cấp huyện: 1 trung tâm.
Có 5 trung tâm cấp xã gồm: Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm.
- Thể thao:
Toàn huyện: 1 sân vận động thị trấn Ba Chẽ.
1 trung tâm văn hoá thể thao.
1 câu lạc bộ thể thao dân tộc ở Đạp Thanh.
1 câu lạc bộ cầu lông ở huyện.
Duy trì hội văn hoá thể thao cấp huyện, 2 năm tổ chức một lần.
e. Phát thanh truyền hình:
- Mới đạt 70% dân số xem được truyền hình, 80% nghe phát thanh, một số thôn bản chưa thu được sóng truyền hình.
- Toàn huyện có 6 trạm thu phát sóng.
g. Các công trình dịch vụ, thương mại:
- Chợ: có 1 chợ trung tâm thị trấn Ba Chẽ.
- 4 chợ phiên ở trung tâm các xã:
Chợ phiên Lương Mông tại trung tâm cụm xã Lương Mông.
Chợ phiên Đạp Thanh tại trung tâm xã.
Chợ phiên Tầu Tiên tại xã Đồn Đạc (mới xây dựng xong).
Chợ phiên Thanh Lâm tại trung tâm xã Thanh Lâm (nhà tạm chưa được xây dựng).
- Cửa hàng thương mại huyện: đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho huyện.
II.2.Hiện trạng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
II.2.1Về giao thông:
2.1.1. Tỉnh lộ: Ba Chẽ có 1 trục đường 330 bắt đầu từ đường 18A (khu ngã ba Hải Lạng) đi từ phía Đông sang phía Tây huyện qua các xã: Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm, khu Làng Mục) bắt vào quốc lộ 279 ở Sơn Động – Bắc Giang. Toàn tuyến dài 46 km.
Hiện tại đường nhỏ, có mặt cắt: 2 + 3,5 + 2 = 7,5 m, mặt đường rải nhựa và bê tông.
- Đường 329: từ thị trấn Ba Chẽ qua (Khe Sâu) Nam Kim - Đồn Đạc về thị trấn Mông Dương – Cẩm Phả. Đường có chiều dài tuyến khoảng 36 km. Hiện chưa được đầu tư, là đường đất và cấp phối. Mặt cắt: 2 + 3,5 + 2 = 7,5 m.
- Đường 342: từ Khe Nháng đến Nà Pẻo (quốc lộ 4B) Đình Lập – Lạng Sơn. Toàn tuyến dài 40 km. Mặt cắt: 2 + 3,5 + 2 = 7,5 m.
2.1.2. Đường huyện:
Tổng chiều dài: 95 km, có 10 km đường bê tông, còn lại 85 km còn là đường đất, chất lượng thấp. Mặt cắt đường trung bình là: 1 + 3,5 + 1 = 5,5 m.
Hệ thống đường huyện là đường từ các trung tâm xã đấu vào đường chính (tỉnh lộ).
2.1.3. Đường cấp xã: có chiều dài khoảng 123 km.
- Xã Lương Mông: có 11 km. Mặt cắt ≤ 4 m (Đồng Giảng B - Khe Giằng).
- Xã Minh Cầm: có 9 km. Mặt cắt ≤ 4 m.
- Xã Đạp Thanh: có 7 km (Khe Xa - Khe Hương).
- Xã Thanh Lâm: có 19 km (Khe Nháng - Đồng Thầm)
- Xã Thanh Sơn: có 21 km (Khe Lạng – Bắc Văn, Khe Phụt, Khe Nà).
- Xã Nam Sơn: có 17 km (Nam Hà - Thuỷ Cơ).
- Xã Đồn Đạc: có 26 km (làng Cổng - Nà Bắp, Tân Tiến - Nam Kim). Trong đó: 1,5 km là đường bê tông.
* Đường đô thị: thị trấn Ba Chẽ có 21 km đường đô thị, hầu hết là đường bê tông, có 4 km đường nhựa.
2.1.4. Đường thôn bản:
Có tổng chiều dài: 96 km, có 9,5 km đường bê tông, còn lại là đường đất.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông của Ba Chẽ chưa được đầu tư tương xứng, việc đi lại giữa các thôn bản còn nhiều khó khăn. Đường mòn dốc hẹp qua nhiều khe suối chỉ đi bộ được, do đó cần được đầu tư.
Đường đô thị thị trấn Ba Chẽ còn một số trục chưa được đầu tư gồm:
- Đường ven sông khu 7.
- Đường lâm trường – kiểm lâm.
- Đường Cầu Cao – Reo Cao.
- Đường cầu Ba Chẽ 2 – Khu 6.
- Đường khu 4 – Khu 5.
- Đường Ông Thịnh - Ông Phượng khu 4.
- Đường khu 1.
2.1.5. Hệ thống thuỷ lợi:
Toàn huyện hiện có 111 đập dâng nước, đảm bảo tưới cho 315 ha vụ chiêm, 209 ha vụ mùa.
- Xã Lương Mông: 11 đập dâng, có 6.450m kênh kiên cố, 8.100m chưa kiên cố.
- Xã Đạp Thanh: 18 đập dâng, có 4.690m mương kiên cố, 4.361m chưa kiên cố.
- Xã Đồn Đạc: 47 đập dâng, có 13.368m mương kiên cố, 14.875m chưa kiên cố.
- Thị trấn Ba Chẽ: 6 đập dâng, có 815m mương kiên cố, 300m chưa kiên cố.
- Xã Minh Cầm: 4 đập dâng, có 3.220m mương kiên cố, 900m chưa kiên cố.
- Xã Thanh Sơn: 10 đập dâng, có 2.020m mương kiên cố, 2.805m chưa kiên cố.
- Xã Nam Sơn: 3 đập dâng, có 3.688m kênh kiên cố.
Hầu hết các đập dâng đều nhỏ, một số kênh mương chưa được kiên cố, mùa mưa thường lộ sụt lở. Khả năng tưới mới đạt khoảng 20% diện tích gieo trồng của huyện.
II.2.2Cấp điện:
2.2.1 Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho Ba Chẽ từ trạm trung gian 110/35/10 KV-16MVA Tiên Yên cấp theo lộ 375 Tiên Yên – Hải Lạng – Ba Chẽ, dài 142,855 km.
Đường 35KV cấp cho thị trấn Ba Chẽ và tất cả các xã trong huyện.
2.2.2. Đường điện:
Tổng chiều dài: 142,855 km, AC 70 dài 17,74 km, AC50, AC35 dài 133,87 km, dung lượng 3.349 KVA. Đường 375 có Pmax = 2,13 MW.
* Trạm biến áp phân phối: 48 trạm, trong đó xây mới 18 trạm.
* Toàn huyện mới cấp điện cho khoảng 90% (số hộ), còn lại các khu vực chưa có điện sử dụng là: Lang Cang (Đồn Đạc), Bắc Văn (Thanh Sơn), Khe Pen, Cái Gian (Đạp Thanh), Nà Làng (Đồn Đạc), Đồng Thầm (Thanh Lâm), Khe Giáng (Lương Mông), Khe Nà (Thanh Sơn). Các hộ ở các khu trên sống rải rác, giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở khó kéo lưới điện.
* Lưới điện hạ áp đến cuối năm 2009:
- Thị trấn Ba Chẽ: 51,7 km.
- Xã Nam Sơn: 17,3 km.
- Xã Đồn Đạc: 18,3 km.
- Xã Thanh Sơn: 32,3 km.
- Xã Thanh Lâm: 16,8 km.
- Xã Đạp Thanh: 15,7 km.
- Xã Lương Mông: 8,9 km.
- Xã Minh Cầm: 12,6 km.
Tổng: 153,6 km.
Điện thương phẩm: 4.674.602 KW/h.
Điện nhận: 4.973.000 KW/h.
Pmax: 1.940 MW.
2.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc:
- Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 1 tổng A1000 E10 có 5 trạm V5X đặt tại các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm mỗi trạm có dung lượng mắc: 288 số.
- Trạm phát di động: có 4 mạng điện thoại và 4 trạm phát sóng là: Vi na phone, Mobi phone, Viete môbile, EVN-Telecom ở thị trấn và 5 trạm phát Vina phone ở: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, có 1 trạm Viete ở xã Lương Mông.
- Hệ thống bưu điện: đã có 1 trung tâm bưu điện huyện, mỗi xã có một điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ cho nhân dân ở từng xã.
II.2.3Hiện trạng về cấp nước và môi trường nông thôn:
* Thực trạng nguồn nước của Ba Chẽ: do địa hình có nhiều khe lạch, suối nhỏ, độ dốc lớn do vậy các xã của huyện chủ yếu dùng nước sinh hoạt bằng hệ thống cấp nước tự chảy (đập nước, đường ống, bể chứa). Dùng nguồn nước mặt tự nhiên và một số ít dùng nước giếng mạch nông.
* Số dân dùng nguồn nước tự chảy được đầu tư khoảng 60%. Toàn huyện hiện có 23 công trình đầu tư nước sinh hoạt.
Trong đó:
- Thị trấn Ba Chẽ có 1 nhà máy nước (khu 1) lấy nước từ sông Ba Chẽ bơm xử lý qua hệ thống bể lọc, cấp nước cho khu vực thị trấn Ba Chẽ. Hiện nay công suất khoảng: 2.000 m3/ngày đêm.
- Tại các xã:
Xã Lương Mông: có 2 công trình nước sinh hoạt cấp cho 172 hộ (72,3% số dân của xã).
Xã Minh Cầm: có 3 công trình nước sinh hoạt cấp cho 61 hộ (60% dân số của xã).
Xã Đạp Thanh: có 5 công trình nước sinh hoạt cấp cho 186 hộ (55% dân số của xã).
Xã Đồn Đạc: có 4 công trình nước sinh hoạt cấp cho 144 hộ (16% dân số của xã).
Xã Thanh Sơn: có 3 công trình nước sinh hoạt cấp cho: 29 hộ.
Xã Nam Sơn: có 3 công trình nước sinh hoạt cấp cho: 28 hộ.
Xã Thanh Lâm: có 2 công trình nước sinh hoạt cấp cho: 105 hộ.
II.3.Về môi trường:
Do địa hình rộng nhiều khe lạch, mật độ dân cư thưa nên vấn đề môi trường ở Ba Chẽ còn khá tốt. Nguồn gây ô nhiễm ít, chủ yếu do sinh hoạt của dân cư là chính.
Nguồn ô nhiễm do hoạt động tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp còn chưa đáng kể như: một số lò gạch thủ công nghiệp ở các xã, cơ sở sản xuất giấy ở Nam Sơn.
- Tỷ lệ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh khoảng 24%.
- Thu gom rác thải: ở thị trấn đạt 90%, ở nông thôn đạt 50%.
Có 1 bãi rác hợp vệ sinh, chôn lấp rác là chủ yếu ở các xã.
- Nghĩa địa: có 1 khu nghĩa địa của thị trấn ở khu vực gần Khe Hố.
Các xã đều có khu nghĩa địa riêng, quy mô nhỏ nằm ở địa bàn từng xã.
II.4. Hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên:
II.4.1 Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện (2007) theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh: 605,6 km2.
+ Diện tích đất nông, lâm nghiệp: 57.382 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp: 1.392 ha.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 55.940 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.291 ha.
+ Đất ở: 112,1 ha.
+ Đất chuyên dùng: 364,31 ha.
- Đất cơ quan: 15,44 ha.
- Đất quốc phòng an ninh: 17,5 ha.
- Đất sản xuất kinh doanh: 5,14 ha.
- Đất có mục đích công cộng: 326 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 12,79 ha.
+ Đất mặt nước, sông suối: 802,2 ha
(chiếm 62% diện tích phi nông nghiệp).
+ Đất chưa sử dụng: 2.282 ha (3,7% đất tự nhiên).
+ Đặc điểm về tài nguyên rừng Ba Chẽ:
- Diện tích rừng tự nhiên: 19.520 ha.
Trong đó:
Rừng IIA1: 7.212 ha.
Rừng IIA2: 2.575 ha.
Rừng IIIA1: 2.078 ha.
Rừng IIIA1: 154 ha.
- Rừng tre, nứa: 7.501 ha.
- Rừng trồng: 7.992 ha.
Rừng phát triển phong phú về chủng loại, khả năng tái sinh nhanh, do có độ ẩm khí cao, rừng sau 3 năm sẽ trở thành rừng tự nhiên.
- Ba Chẽ có nhiều loại tre, nứa, dóc, vầu làm nguyên liệu giấy, ván sàn.
Dưới tán rừng có các loại lâm sản, dược liệu như: bá kiến, đẳng sâm, sa nhân…, các loại song, mây làm nguyên liệu cho mây tre đan.
- Có khả năng phát triển trồng rừng tốt.
Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ
Đơn vị: ha
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
2006
|
2007
|
GHI CHÚ
|
1
|
Diện tích đất tự nhiên
|
60.562,49
|
60.562,49
|
|
|
Tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp
|
57.382
|
57.382
|
|
|
- Đất nông nghiệp
|
1.392
|
1.392
|
|
|
- Đất lâm nghiệp
|
55.673
|
55.940
|
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
1.284
|
1.291
|
|
|
- Đất ở
|
112,1
|
112,1
|
|
|
- Đất ở nông thôn
|
96,72
|
96,72
|
|
|
- Đất ở đô thị
|
15,38
|
15,38
|
|
|
- Đất chuyên dùng
|
364,31
|
364,31
|
|
|
- Đất nghĩa trang
|
12,79
|
12,79
|
|
|
- Đất sông suối
|
795
|
802,2
|
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
1.896,49
|
1.896,49
|
|
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
II.4.2Các nguồn tài nguyên:
a. Tài nguyên nước:
- Ba Chẽ có hệ thống sông suối nhiều, có nguồn nước dồi dào để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, ở các xã hầu hết đều có đập dâng nước ở các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dẫn nước tưới cho hoa mầu. Đây là một đặc điểm dùng nguồn nước ở Ba Chẽ.
Còn có thể đào giếng để dùng nguồn nước vì Ba Chẽ vẫn giữ được môi trường tự nhiên tốt.
- Chất lượng nước khá sạch độ PH trung bình đạt yêu cầu, nước suối qua xử lý dùng cho sinh hoạt được.
Do đặc điểm về trữ lượng nước và nước khá sạch, Ba Chẽ là nguồn cấp nước cho các vùng lân cận như: Tiên Yên, Vân Đồn khi có nhu cầu.
b. Tài nguyên du lịch, nhân văn:
Ba Chẽ có lợi thế về du lịch sinh thái rừng và tự nhiên, có cảnh quan rừng suối đẹp, nhiều thác nước có thể xây dựng các điểm du lịch sinh thái như: Thác Trúc, Khe Lạnh, Khe O, có khí hậu cảnh quan tốt.
- Ba Chẽ có nhiều dân tộc sinh sống: người Dao 41%, Kinh 21%, Tầy 16%, Sán Chỉ 14%, còn lại là Sán Dìu, Cao Lan, Mường, Nùng. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng như: múa Phùn Voòng của người Dao, hát Then của người Tầy…
Hàng năm Ba Chẽ thường tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
- Ba Chẽ được hình thành tên huyện từ năm 1946 là huyện Hải Chi (tỉnh Hải Ninh) sau đổi tên là huyện Ba Chẽ.
II.5.Hiện trạng về dân số và lao động:
a. Dân số:
Toàn huyện Ba Chẽ đến ngày 31-12-2008 có tổng dân số: 18.827 người.
Trong đó:
Nữ: 9.117 người.
Nam: 9.710 người.
Số người trong độ tuổi lao động: 9.464 người.
Tỷ lệ tăng dân số: 1,6% năm.
Dân số nông thôn: 14.235 người, với 2.588 hộ.
Dân số thành thị: 3.888 người, với 925 hộ.
Dân số lao động, dân tộc Ba Chẽ năm 2008
|
ĐƠN VỊ
|
DÂN SỐ CÓ MẶT ĐẾN 31-12-2008
|
|
STT
|
HÀNH CHÍNH
|
NHÂN KHẨU
|
LAO ĐỘNG
|
TỔNG
|
|
|
TỔNG SỐ
|
NỮ
|
TỔNG SỐ
|
NỮ
|
SỐ
|
1
|
Thị trấn
|
4039
|
1988
|
1842
|
896
|
4039
|
2
|
Xã Đồn Đạc
|
4973
|
2422
|
2527
|
1222
|
4973
|
3
|
Xã Nam Sơn
|
2880
|
1394
|
1412
|
697
|
2880
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
1569
|
755
|
749
|
357
|
1569
|
5
|
Xã Thanh Lâm
|
1614
|
766
|
876
|
431
|
1614
|
6
|
Xã Đạp Thanh
|
2016
|
989
|
977
|
458
|
2016
|
7
|
Xã Lương Mông
|
1263
|
579
|
789
|
367
|
1263
|
8
|
Xã Minh Cầm
|
473
|
224
|
297
|
140
|
473
|
|
Toàn huyện
|
18.827
|
9.17
|
9.64
|
4.568
|
18.827
|
Tỷ lệ thành phần các dân tộc Ba Chẽ:
Dân tộc Kinh: 3.816 người, chiếm: 21% toàn huyện.
Dân tộc Tầy: 2.960 người, chiếm: 16,3% toàn huyện.
Dân tộc Dao: 7.450 người, chiếm: 41% toàn huyện.
Dân tộc Sán Chỉ: 2.580 người, chiếm: 14,2% toàn huyện.
Dân tộc Sán Dìu: 220 người, chiếm: 1,2% toàn huyện.
Dân tộc Hoa: 160 người, chiếm: 0,9% toàn huyện.
Dân tộc Cao Lan: 960 người, chiếm: 5,3% toàn huyện.
Dân tộc Mường: 0,04% toàn huyện.
Dân tộc Nùng: 0,06% toàn huyện.
* Lao động:
Số người trong độ tuổi toàn huyện 9.903 người, chiếm 54,5% dân số.
Trong đó: lao động trong các ngành kinh tế là:
- Nông, lâm, thuỷ sản chiếm: 41%.
- Công nghiệp xây dựng: 1,6%.
- Các ngành dịch vụ: 1,9%.
- Lao động trong khu vực quản lý nhà nước: 1.033 người (trung ương quản lý 10,5%).
- Số lao động được đào tạo: 163 người.
Lao động của huyện Ba Chẽ khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn làm ở lĩnh vực Nông – lâm nghiệp. Lao động có tay nghề qua đào tạo quá thấp. Lực lượng lao động dư thừa nhiều. Cần phải mở rộng sản xuất các ngành nghề nhất là lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp, lâm nghiệp.
II.6.Hiện trạng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2004 ¸ 2006
STT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
2004
|
2005
|
2006
|
1
|
Cơ sở sản xuất
|
Cơ sở
|
129
|
85
|
86
|
|
- Tập thể
|
|
1
|
2
|
3
|
|
- Tư nhân
|
|
|
1
|
1
|
|
- Cá thể
|
|
128
|
82
|
82
|
2
|
Lao động công nghiệp - TTCN
|
Người
|
293
|
283
|
277
|
|
- Tập thể
|
|
4
|
24
|
25
|
|
- Tư nhân
|
|
|
10
|
5
|
|
- Cá thể
|
|
289
|
249
|
247
|
Nguồn: Niên giám thống kê Ba Chẽ.
Năm 2001 toàn huyện có 149 cơ sở sản xuất đến năm 2006 chỉ có 86 cơ sở.
Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển.
a. Chế biến nông – lâm sản:
- Chế biến gỗ: 1 cơ sở ở Thanh Lâm
1 cơ sở tại Đạp Thanh (Công ty TNHH Vương Tuy).
- Đồ mộc dân dụng: 4 cơ sở tại Đồn Đạc.
5 cơ sở tại thị trấn Ba Chẽ.
- Chế biến thự phẩm: 5 cơ sở tại thị trấn.
2 cơ sở ở Đồn Đạc
1 cơ sở ở Thanh Lâm.
1 cơ sở ở Lương Mông.
b. Vật liệu xây dựng:
- Khai thác cát, đá, sỏi: 5 cơ sở tại thị trấn.
3 hộ ở Đồn Đạc
- Gách nung thủ công: 3 hộ ở thị trấn.
8 hộ tại xã Đồn Đạc
- Khai thác đá xây dựng: 5 hộ tại thị trấn.
3 hộ ở xã Đồn Đạc
- Lò gạch cải tiến: 1 hộ lò Tuynel.
c. Dịch vụ khác:
- May mặc: 10 hộ tại thị trấn.
1-2 tại các xã.
- Xay xát quy mô nhỏ: ở các thôn bản.
- Dịch vụ Văn phòng: 3 hộ ở thị trấn.
- Xưởng giấy xuất khẩu tại Nam Sơn đã sản xuất từ năm 2004.
- Chế biến gỗ ván sàn: 1 xưởng tại Nam Sơn.
II.7.Đánh giá chung tình hình hiện trạng:
II.7.1Lợi thế:
- Ba Chẽ có lợi thế về đất rừng (45% diện tích đất tự nhiên) khoảng 24.896ha chưa sử dụng có khả năng trồng rừng.
- Rừng Ba Chẽ phong phú về chủng loại như: lim, lát, sến, táu, quế, thông các loại cây làm nguyên liệu sản xuất giấy, các loại cây thuốc và dược liệu.
- Có lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc như: có đồng cỏ phát triển được, vật nuôi: trâu, bò, lợn thịt, nhím, tắc kè, dũi,…
- Có nguồn tài nguyên nước khá tốt, có chất lượng. Đảm bảo nguồn cho địa phương và vùng lân cận khi có nhu cầu.
- Nằm kẹp giữa 2 quốc lộ 4B và 279 sẽ thuận lợi về giao thương với Lạng Sơn và Bắc Giang theo lộ 330 và 242 qua ngã ba Thanh Lâm.
II.7.2Hạn chế:
- Cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin đều khó khăn do giao thông nhỏ, hẹp nhiều cua gấp. Đường liên thôn, liên xã chủ yếu là đường đất hẹp, dốc đi lại khó khăn.
Tỷ lệ đường đất chiếm khá lớn tới 94% đường toàn huyện.
- Văn hoá xã hội phát triển chậm, điều kiện hạ tầng phục vụ văn hoá còn hạn chế.
- Do đặc điểm địa hình đất rộng, đồi núi nhiều phát triển đầu tư hạ tầng khó, dân cư phân bổ không tập trung.
- Các ngành nghề kém phát triển, đất canh tác ít, phân bổ rải rác ở các thung lũng, ven sông suối. Khó bố trí các công trình thuỷ lợi, khả năng thâm canh thấp, mới tự túc được 70% về lương thực.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp kém phát triển.
- Các lĩnh vực khác như phát triển các ngành chuyên môn cơ sở xã hội như: y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn.
PHẦN 3
NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2009 ¸ 2025 VÀ TẦM NHÌN NGOÀI 2025
III.TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC LIÊN QUAN TỚI QUY HOẠCH CHUNG BA CHẼ.
III.1.Tác động của các quy hoạch trong tỉnh:
Tỉnh Quảng Ninh đã lập nhiều quy hoạch cấp tỉnh. Tác động lớn nhất đối với các địa phương là: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2010 và định hướng đến năm 2020 ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 269/2006/QQĐ-TTg ngày 24-11-2006.
Trong đó quan điểm phát triển là:
- Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển. Có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh.
Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, chú trọng giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Đặc biệt chú ý tới vùng núi, hải đảo, các vùng đồng bào dân tộc ít người. Nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Điều chỉnh và tổ chức kinh tế theo lãnh thổ, kết hợp phát triển các ngành ở tiểu vùng phía Tây và phía Đông của Tỉnh.
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng.
- Quy hoạch vùng biên giới Việt – Trung đã được Chính phủ phê duyệt tại QĐ số: 1151/QĐ.TTg ngày 24-11-2005 tạo điều kiện cho phát triển các vùng kinh tế cửa khẩu, cơ sở hạ tầng chung.
III.2.Quy hoạch ngoài tỉnh:
Quy hoạch vùng Duyên Hải Bắc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo điều kiện khớp nối hạ tầng giữa Quảng Ninh với các tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ.
- Quy hoạch mạng giao thông Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đường bộ, đường sắt.
III.3.Quan hệ giữa Ba Chẽ với thành phố Hạ Long, các khu công nghiệp trong vùng.
- Hạ Long và các vùng đô thị xung quanh là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản của Ba Chẽ, đồng thời Ba Chẽ sẽ tiếp nhận được các sự hỗ trợ của các địa phương trong tỉnh, cung cấp kỹ thuật, công nghệ, hợp tác liên doanh, giao lưu văn hoá giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực.
- Các khu công nghiệp trong vùng sẽ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp của Ba Chẽ. Các cửa khẩu, cảng biển sẽ xuất khẩu các mặt hàng của Ba Chẽ.
- Có thể học tập và thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
III.4.Bảo vệ môi trường:
- Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và huyện trong giai đoạn đến năm 2010 và 2020 tầm nhìn ngoài 2020 đều xác định tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Ba Chẽ có nguồn tài nguyên thiên nhiên là rừng và nước. Việc thực hiện tốt bảo vệ môi trường của Ba Chẽ sẽ góp phần nâng cao giá trị của đất rừng Ba Chẽ, đó là một trong những tiêu chí thu hút đầu tư.
- Vấn đề môi trường của Quảng Ninh làm tốt sẽ có tác dụng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
IV.NỘI DUNG CƠ CẤU QUY HOẠCH CHUNG:
IV.1.Dự báo phát triển dân số, lao động xã hội.
IV.1.1Cơ sở lập dự báo phát triển dân số:
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Ba Chẽ QĐ số: 2349/QĐ-UBND ngày 24-7-2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
* Dân số huyện Ba Chẽ đến 31-12-2008 là: 18.827 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,3%.
* Đến năm 2015 Ba Chẽ có các cụm công nghiệp như sau:
- Cụm công nghiệp xã Nam Sơn, quy mô khoảng: 50 ha.
- Cụm công nghiệp xã Đạp Thanh, quy mô khoảng: 50 ha.
- Cụm công nghiệp xã Thanh Lâm, quy mô khoảng: 40 ha.
- Các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các xã với diện tích khoảng: 3 ¸ 4 ha.
Tổng diện tích công nghiệp: 144 ha.
Giai đoạn quy hoạch theo nhiệm vụ được phê duyệt đến 2025 tầm nhìn ngoài 2025.
* Dân cư toàn huyện sẽ được tính theo các mốc:
- Giai đoạn đến năm 2015.
- Giai đoạn đến năm 2020.
- Giai đoạn đến năm 2025.
IV.1.2Dự báo dân số theo từng giai đoạn:
a. Đến năm 2015:
Dân số huyện Ba Chẽ phát triển do tăng tự nhiên là chính.
Công thức: Htn = Ho + (1 + n ) t.
Trong đó:
Htn: Tổng dân số huyện đến năm 2015.
Ho: dân số hiện trạng (năm 2008).
n: Tỷ lệ tăng tự nhiên, trung bình trong giai đoạn quy hoạch (1,3%).
t: thời gian đến năm quy hoạch (6 năm).
H2015 = 18.827 ( 1 + 0,013) 6 = 20.608 người.
b. Đến giai đoạn 2020:
Ngoài dân số tăng tự nhiên Ba Chẽ hình thành thêm các cụm công nghiệp dự kiến sẽ hình thành được 50% diện tích công nghiệp theo quy hoạch tổng thể:
144 x 0,5 = 72 ha.
Dân số huyện Ba Chẽ sẽ là: Công thức: H = Htn + Hch
Trong đó:
H: Tổng dân số huyện đến năm 2020.
Htn: dân số tính theo tăng tự nhiên.
Hch: dân số tăng cơ học.
* Dân số tăng tự nhiên đến 2020 là (n = 1,2% năm).
Htn = Ho (1 + n)t.
Thay các giá trị vào công thức:
Htn = 21.658 người (năm 2020)
*Dân số tăng cơ học: do phát triển công nghiệp dự kiến 72 ha. Theo loại hình công nghiệp dự kiến lao động theo ngành là: 67 người/ha (tính 60% diện tích).
Số lao động trong các cụm công nghiệp là:
A = 72 x 67 x 0,6 = 2.894 người.
Dân số tăng cơ học theo công thức (cân bằng lao động):
A x 100
Nt = ------------------
100 - (B + C)
Nt: dân số tăng cơ học năm 2020.
A: lao động cơ bản 2894 người.
B: Tỷ lệ thành phần phục vụ (lấy 10%).
C: Tỷ lệ thành phần lệ thuộc (lấy 47%).
Dân số tăng cơ học sẽ là:
2894 x 100
N2020 = ------------------- = 6730 người.
100 - (10 +47)
* Dân số toàn huyện năm 2020 sẽ là:
H2020 = Htn + N2020 = 21.658 + 6.730 = 28.388 người.
c. Đến giai đoạn năm 2025:
* Dân số tăng tự nhiên đến 2025: là (n = 1% năm).
H2025 = 28.388 (1 + 0,010)5 = 30.177 người.
* Dân số tăng cơ học: do tăng thêm 72 ha đất công nghiệp nữa.
Lao động cơ bản: A = 72 x 67 x 0,6 = 2.894 người.
B: Tỷ lệ thành phần phục vụ (lấy 16%).
C: Tỷ lệ thành phần lệ thuộc (lấy 52,8%).
Dân số tăng cơ học sẽ là :
2894 x 100
N2025 = ------------------- = 9.281 người.
100 - (16 +52,8)
* Dân số toàn huyện năm 2025 sẽ là:
H2025 = Htn + N2025 = 30.177 + 9.281 = 39.458 người.
Như vậy dự báo dân số huyện Ba Chẽ từng giai đoạn sẽ là:
- Đến năm 2015 dân số toàn huyện có: 20.608 người.
- Đến năm 2020 dân số toàn huyện có: 28.388 người.
- Đến năm 2025 dân số toàn huyện có: 39.458 người.
Mật độ dân số lúc này: 62 người/km2 thuộc loại thấp nhất tỉnh.
Đến năm 2020 Ba Chẽ sẽ có: 15.504 người trong độ tuổi lao động.
Đến năm 2025 Ba Chẽ sẽ có: 20.545 người trong độ tuổi lao động.
IV.1.3Thống kê dân số theo địa bàn xã: (đến tháng 6 năm 2009)
STT
|
XÃ
|
THÔN
|
SỐ HỘ
|
DÂN SỐ
|
I
|
Minh Cầm
|
(5 thôn)
|
113
|
473
|
1
|
|
Đồng Quánh
|
20
|
81
|
2
|
|
Đồng Tán
|
21
|
74
|
3
|
|
Đồng Doong
|
38
|
169
|
4
|
|
Khe Tum
|
17
|
79
|
5
|
|
Khe Áng
|
17
|
70
|
II
|
Lương Mông
|
(8 thôn)
|
316
|
1.263
|
1
|
|
Đồng Chức
|
17
|
71
|
2
|
|
Xóm Mới
|
42
|
159
|
3
|
|
Đồng Giảng A
|
42
|
164
|
4
|
|
Đồng Giảng B
|
89
|
297
|
5
|
|
Đồng Cầu
|
33
|
141
|
6
|
|
Bãi Liêu
|
51
|
222
|
7
|
|
Khe Nà
|
20
|
103
|
8
|
|
Khe Giấy
|
22
|
106
|
III
|
Đạp Thanh
|
(11 thôn)
|
392
|
2.016
|
1
|
|
Đồng Dằm
|
32
|
188
|
2
|
|
Xớm Mới
|
18
|
74
|
3
|
|
Xóm Đình
|
22
|
123
|
4
|
|
Đồng Khoang
|
19
|
110
|
5
|
|
Hồng Tiến
|
45
|
198
|
6
|
|
Bắc Tập
|
39
|
204
|
7
|
|
Khe Mầu
|
44
|
299
|
8
|
|
Bắc Xa
|
34
|
84
|
9
|
|
Khe Xa
|
64
|
347
|
10
|
|
Khe Phít
|
19
|
116
|
11
|
|
Bắc Cáp
|
56
|
268
|
IV
|
Thanh Lâm
|
(9 thôn)
|
362
|
1.687
|
1
|
|
Khê Ốn
|
45
|
213
|
2
|
|
Làng Dạ
|
47
|
238
|
3
|
|
Làng Lốc
|
25
|
125
|
4
|
|
Khe Nháng
|
65
|
245
|
5
|
|
Đồng Thầm
|
30
|
141
|
6
|
|
Pha Lán
|
43
|
203
|
7
|
|
Đồng Loóng
|
65
|
287
|
8
|
|
Khe Tính
|
29
|
150
|
9
|
|
Vàng Chè
|
13
|
85
|
V
|
Thanh Sơn
|
(9 thôn)
|
330
|
1.511
|
1
|
|
Khe Loọng ngoài
|
67
|
252
|
2
|
|
Khe Loọng trong
|
43
|
222
|
3
|
|
Bắc Vàn
|
29
|
146
|
4
|
|
Loỏng Toỏng
|
27
|
135
|
5
|
|
Thác Lào
|
26
|
123
|
6
|
|
Khe Pụt ngoài
|
26
|
101
|
7
|
|
Khe Pụt trong
|
30
|
129
|
8
|
|
Khe Lò
|
45
|
219
|
9
|
|
Khe Nà
|
37
|
184
|
VI
|
Nam Sơn
|
(10 thôn)
|
515
|
2.804
|
1
|
|
Khe Tâm
|
78
|
409
|
2
|
|
Khe Hố
|
67
|
412
|
3
|
|
Nam Hả ngoài
|
33
|
123
|
4
|
|
Nam Hả trong
|
94
|
507
|
5
|
|
Bằng Lau
|
12
|
60
|
6
|
|
Khe Sâu
|
55
|
313
|
7
|
|
Cái Gian
|
43
|
272
|
8
|
|
Sơn Hải
|
53
|
277
|
9
|
|
Làng Mới
|
61
|
317
|
10
|
|
Lò Vôi
|
19
|
114
|
VII
|
Đồn Đạc
|
(14 thôn)
|
1.089
|
4.867
|
1
|
|
Nà Làng
|
84
|
435
|
2
|
|
Tầu Tiên
|
91
|
432
|
3
|
|
Khe Mằn
|
69
|
311
|
4
|
|
Làng Cổng
|
81
|
387
|
5
|
|
Pắc Cáy
|
53
|
252
|
6
|
|
Khe Mười
|
27
|
119
|
7
|
|
Nam Kim
|
89
|
385
|
8
|
|
Làng Han
|
72
|
379
|
9
|
|
Lang Cang
|
49
|
250
|
10
|
|
Tân Tiến
|
194
|
719
|
11
|
|
Làng Mô
|
170
|
667
|
12
|
|
Nà Bắp
|
62
|
270
|
13
|
|
Nước Đừng
|
14
|
76
|
14
|
|
Khe Vang
|
34
|
185
|
VIII
|
Thị trấn
|
(7 khu)
|
1.121
|
3.779
|
1
|
|
Khu I
|
120
|
383
|
2
|
|
Khu II
|
175
|
588
|
3
|
|
Khu III
|
266
|
905
|
4
|
|
Khu IV
|
101
|
327
|
5
|
|
Khu V
|
268
|
914
|
6
|
|
Khu VI
|
47
|
172
|
7
|
|
Khu VII
|
144
|
490
|
|
Tổng cộng
|
72 thôn
|
|
|
IV.1.4 Dân số dự báo phát triển theo địa bàn xã.
Đơn vị: người
S
|
ĐỊA BÀN XÃ
|
DÂN SỐ
|
DÂN SỐ PHÁT TRIỂN
|
TT
|
THỊ TRẤN
|
HIỆN TRẠNG (2008)
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
4.039
|
4.420
|
4.713
|
7.000
|
2
|
Xã Đồn Đạc
|
4.973
|
5.442
|
5.903
|
6.486
|
3
|
Xã Nam Sơn
|
2.880
|
3.172
|
5.608
|
8.216
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
1.569
|
1.710
|
1.824
|
2.146
|
5
|
Xã Thanh Lâm
|
1.614
|
1.766
|
3.572
|
5.993
|
6
|
Xã Đạp Thanh
|
2.016
|
2.205
|
4.641
|
7.158
|
7
|
Xã Lương Mông
|
1.263
|
1.381
|
1.577
|
1.873
|
8
|
Xã Minh Cầm
|
473
|
512
|
550
|
586
|
|
Tổng số
|
18.827
|
20.608
|
28.388
|
39.458
|
|
Số hộ
|
3.765
|
4.122
|
5.793
|
7.892
|
IV.2.Phân bổ dân cư trên lãnh thổ toàn huyện:
Mạng lưới các điểm dân cư toàn huyện được phân theo 3 cấp như sau:
* Điểm dân cư cấp 1: là dân cư thị trấn trung tâm huyện lỵ (dân cư đô thị).
* Điểm dân cư cấp 2: là dân cư ở các cụm xã hoặc tiểu vùng, theo quy hoạch tổng thể có 3 tiểu vùng:
- Trung tâm cụm xã Đạp Thanh (cho cả Thanh Lâm).
- Trung tâm cụm xã Lương Mông (cho cả Minh Cầm).
- Trung tâm cụm xã Đồn Đạc (cho cả Thanh Sơn).
* Điểm dân cư cấp 3: là các điểm dân cư thuộc xã gồm các làng bản trong địa giới hành chính xã.
IV.2.1Điểm dân cư đô thị: (trung tâm huyện lỵ Ba Chẽ).
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Ba Chẽ, là điểm tựa để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện.
Theo quyết định 606/QĐ-UBND ngày 21-2-2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 thị trấn Ba Chẽ.
Quy mô dân số sẽ có: 7.000 ¸ 8.000 dân vào năm 2025.
Tổng diện tích đất nghiên cứu: 347 ha + 150 ha = 497 ha.
Trong đó:
Đất ở: 41,3 ha.
Công trình công cộng: 28 ha.
Cây xanh, thể dục thể thao: 27 ha.
Giao thông: 49 ha.
Đất tiểu thủ công nghiệp: 7 ha.
Đất đồi núi, mặt nước và đất khác: 194,7 ha.
Đất dự trữ phát triển: 150 ha.
Thị trấn đã có phân khu chức năng, quy hoạch hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay đang thực hiện theo nội dung quy hoạch đã được phê duyệt.
Định hướng phát triển trong giai đoạn tới: thị trấn Ba Chẽ sẽ phát triển về phía Nam Sơn, dọc sông Ba Chẽ đến khu Làng Cũ và Sơn Hải. Hình thành đô thị ven sông, phát triển giao thông đô thị tiếp cận đường 18A ở khu vực cầu Ba Chẽ. Dự kiến phần mở rộng thị trấn khoảng 150 ha.
* Trong phạm vi mở rộng thêm khoảng 150 ha có cơ cấu quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Đất toàn khu: 150 ha trong đó chỉ tiêu 130 m2/người.
Đất khu dân dụng: 85 m2/người.
Đất ngoài khu dân dụng: 45 m2/người.
Chỉ tiêu đất đai khu thị trấn mở rộng
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
GIAI ĐOẠN
(ĐƠN VỊ HA)
|
CHỈ TIÊU
|
2015
|
2025
|
1
|
Đất khu dân dụng
|
65
|
97,5
|
|
|
- Đất ở
|
42
|
63,37
|
55 m2/người
|
|
- Giao thông khu ở
|
9,1
|
13,65
|
12 m2/người
|
|
- Công trình công cộng
|
3,25
|
4,9
|
4 m2/người
|
|
- Cây xanh thể dục thể thao
|
14,3
|
21,45
|
14 m2/người
|
2
|
Đất ngoài khu dân dụng
|
35
|
52,5
|
|
|
- Đất tiểu thủ công nghiệp
|
5
|
7,5
|
5 m2/người
|
|
- Đất giao thông đô thị
|
20
|
30
|
20%
|
|
- Đất cây xanh dặc biệt
|
4
|
6
|
0,04
|
|
- Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối
|
|
|
|
|
và đất khác
|
6
|
9
|
|
|
Tổng số
|
100
|
150
|
|
Khu vực nội thị: 497 ha; khu vực ngoại thị gồm phần còn lại của địa giới thị trấn và các xã: Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn là các vùng lân cận xung quanh.
IV.2.2Trung tâm cụm xã:
a. Trung tâm hành chính xã Đạp Thanh:
Được lập quy hoạch tháng 6 năm 2006.
Với quy mô: 95.430 m2 (9,54 ha).
Dân số: 157 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 1,1 ha.
- Công trình công cộng: 3,95 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 1 ha.
- Giao thông và đất khác: 3,49 ha.
b. Trung tâm cụm xã Đạp Thanh:
Với tổng diện tích: 18,4 ha.
Dân số: 300 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 2,1 ha.
- Công trình công cộng: 4 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 5,7 ha.
- Giao thông và đất khác: 6,6 ha.
c. Trung tâm cụm xã Đồn Đạc:
Được lập quy hoạch tháng 5 năm 2003.
Với quy mô: 46.293 m2 (4,62 ha).
Dân số: 70 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 0,48 ha.
- Công trình công cộng: 1,89 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 0,6 ha.
- Giao thông và đất khác: 1,65 ha.
d. Trung tâm cụm xã Minh Cầm:
Với tổng diện tích: 13,5 ha.
Dân số: 246 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 2,46 ha.
- Công trình công cộng: 2,8 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 3 ha.
- Giao thông và đất khác: 5,24 ha.
e. Trung tâm cụm xã Thanh Lâm:
Với tổng diện tích: 13,8 ha.
Dân số: 728 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 5,1 ha.
- Công trình công cộng: 3 ha.
- Cây xanh, thể dục, thể thao: 2,6 ha.
- Giao thông và đất khác: 3,1 ha.
g. Trung tâm cụm xã Nam Sơn:
Với tổng diện tích: 11,2 ha.
Dân số: 857 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 5 ha.
- Công trình công cộng: 3 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 1,2 ha.
- Giao thông và đất khác: 2 ha.
h. Trung tâm cụm xã Thanh Sơn:
Với tổng diện tích: 10 ha.
Dân số: 357 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 2,5 ha.
- Công trình công cộng: 3 ha.
- Cây xanh, thể dục, thể thao: 1 ha.
- Giao thông và đất khác: 4,5 ha.
k. Trung tâm cụm xã Lương Mông:
Được lập quy hoạch năm 2006.
Với quy mô khoảng: 8 ha.
Dân số: 171 người.
Gồm các khu chức năng như sau:
- Đất ở: 1,2 ha.
- Công trình công cộng: 3,28 ha.
- Cây xanh, thể dục thể thao: 0,8 ha.
- Giao thông và đất khác: 2,72 ha.
IV.2.3Các điểm dân cư trên địa bàn xã:
Được quy hoạch theo chỉ tiêu sử dụng đất các điểm dân cư nông thôn, quy chuẩn quy hoạch xây dựng QCXDVN01-2008/BXD ban hành kèm theo QĐ số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 3-4-2008.
Chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Đất ở (các lô đất ở gia đình) chỉ tiêu: ≥ 25 m2/người chọn 58m2/người.
- Đất xây dựng công trình dịch vụ: ≥ 5 m2/người chọn 8 m2/người.
- Đất giao thông hạ tầng kỹ thuật: ≥ 5 m2/người chọn 8 m2/người.
- Đất cây xanh công cộng: ≥ 2 m2/người chọn 4 m2/người.
* Các xã bao gồm các khu chức năng sau:
- Khu trung tâm xã (tập trung các công trình hạ tầng xã hội).
- Các khu ở trên địa bàn xã (làng, bản).
- Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất.
- Các công trình kỹ thuật hạ tầng của xã.
Căn cứ vào dự báo quy mô phát triển trên địa bàn xã các giai đoạn: 2015, 2020, 2025.
DỰ KIẾN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DÂN DỤNG CHO TỪNG XÃ NHƯ SAU:
Đơn vị: ha
STT
|
ĐỊA
DANH
|
HIỆN TRẠNG
2009
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Xã Đồn Đạc
|
|
40,95
|
44,22
|
51,27
|
|
- Đất ở
|
29,3
|
32,1
|
34,8
|
38,3
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
3,54
|
3,77
|
5,19
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
1,77
|
1,88
|
2,59
|
|
- Đất giao thông
|
|
3,54
|
3,77
|
5,19
|
2
|
Xã Nam Sơn
|
|
25,05
|
46,02
|
64,82
|
|
- Đất ở
|
17
|
18,7
|
34,8
|
48,4
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
2,54
|
4,49
|
6,57
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
1,27
|
2,24
|
3.28
|
|
- Đất giao thông
|
|
2,54
|
4,49
|
6,57
|
3
|
Xã Thanh Sơn
|
|
15,05
|
19,5
|
21,2
|
|
- Đất ở
|
9,3
|
10
|
11
|
12,7
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
1,37
|
3,0
|
3,0
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
0,68
|
1,0
|
1,0
|
|
- Đất giao thông
|
|
3,0
|
4,5
|
4,5
|
4
|
Xã Thanh Lâm
|
|
13,92
|
28,15
|
47,3
|
|
- Đất ở
|
9,5
|
10,4
|
21
|
35,3
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
1,41
|
2,86
|
4,8
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
0,7
|
1,43
|
2,4
|
|
- Đất giao thông
|
|
1,41
|
2,86
|
4,8
|
5
|
Xã Đạp Thanh
|
|
17,4
|
36,7
|
57,2
|
|
- Đất ở
|
11,9
|
13
|
27,4
|
42,2
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
1,76
|
3,71
|
6,0
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
0,88
|
1,86
|
3,0
|
|
- Đất giao thông
|
|
1,76
|
3,71
|
6,0
|
6
|
Xã Lương Mông
|
|
10,85
|
12,45
|
14,75
|
|
- Đất ở
|
7,45
|
8,1
|
9,3
|
11
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
1,1
|
1,26
|
1,5
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
0,55
|
0,63
|
0,75
|
|
- Đất giao thông
|
|
1,1
|
1,26
|
1,5
|
7
|
Xã Minh Cầm
|
|
5,96
|
11,74
|
11,95
|
|
- Đất ở
|
2,8
|
3
|
3,24
|
3,45
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
0,38
|
2,8
|
2,8
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
1,2
|
2,6
|
2,6
|
|
- Đất giao thông
|
|
1,38
|
3,1
|
3,1
|
8
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
|
81,3
|
113,8
|
148,3
|
|
- Đất ở
|
23,8
|
26
|
27,8
|
41,3
|
|
- Đất công trình công cộng
|
|
15,3
|
20
|
28
|
|
- Đất cây xanh, TDTT
|
|
10
|
27
|
30
|
|
- Đất giao thông
|
|
30
|
39
|
49
|
TỔNG HỢP ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG CÁC KHU DÂN DỤNG TOÀN HUYỆN
THEO CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
Đơn vị: ha
STT
|
ĐỊA DANH
|
HIỆN TRẠNG
2010
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Đất ở
|
112
|
121,3
|
177,8
|
233
|
2
|
Đất công trình công cộng
|
14,5
|
27,4
|
41,89
|
57,86
|
3
|
Đất cây xanh, TDTT
|
7,3
|
16,45
|
38,69
|
45,62
|
4
|
Đất giao thông
|
14,5
|
44,7
|
62,69
|
80,66
|
|
Tổng
|
148,3
|
208,85
|
321,07
|
417,14
|
BẢNG TỔNG HỢP ĐẤT Ở CÁC THÔN TRONG CỦA XÃ
TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH (66 THÔN)
STT
|
TÊN THÔN CỦA XÃ
|
HIỆN TRẠNG 2010
|
2015
|
2020
|
2025
|
TỶ LỆ
(%)
|
I
|
Xã Đồn Đạc (14 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Nà Làng
|
2,56
|
2,82
|
3,02
|
3,33
|
0,087
|
2
|
Tầu Tiên
|
2,54
|
2,76
|
2,99
|
3,29
|
0,086
|
3
|
Khe Mắm
|
1,83
|
1,99
|
2,16
|
2,37
|
0,062
|
4
|
Làng Cổng
|
2,28
|
2,50
|
2,71
|
2,94
|
0,078
|
5
|
Bắc Cáng
|
1,48
|
1,6
|
1,74
|
1,9
|
0,05
|
6
|
Khe Mười
|
0,70
|
0,77
|
0,83
|
0,91
|
0,024
|
7
|
Nam Kim
|
2,27
|
2,47
|
2,68
|
2,91
|
0,077
|
8
|
Làng Han
|
2,24
|
2,44
|
2,64
|
2,91
|
0,076
|
9
|
Làng Cang
|
1,47
|
1,6
|
1,74
|
1,9
|
0,05
|
10
|
Tân Tiến
|
4,24
|
4,6
|
5,01
|
5,51
|
0,144
|
11
|
Làng Mô
|
3,93
|
4,3
|
4,66
|
5,13
|
0,134
|
12
|
Nà Bắp
|
1,59
|
1,6
|
1,74
|
1,91
|
0,05
|
13
|
Nước Đừng
|
0,45
|
0,48
|
0,52
|
0,57
|
0,015
|
14
|
Khe Vay
|
1,09
|
1,19
|
1,29
|
1,41
|
0,037
|
|
Tổng số
|
29,3
|
32,1
|
34,8
|
38,3
|
100%
|
II
|
Xã Nam Sơn (10 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Khe Tâm
|
2,41
|
2,62
|
4,87
|
6,78
|
0,14
|
2
|
Khe Hố
|
2,43
|
2,65
|
4,94
|
6,87
|
0,142
|
3
|
Nam Hả ngoài
|
0,72
|
0,78
|
1,46
|
2,03
|
0,042
|
4
|
Nam Hả trong
|
2,99
|
3,29
|
6,12
|
8,52
|
0,176
|
5
|
Bằng Lau
|
0,35
|
0,37
|
0,7
|
0,97
|
0,02
|
6
|
Khe Sâu
|
1,85
|
2,02
|
3,76
|
5,23
|
0,108
|
7
|
Cái Gian
|
1,6
|
1,76
|
3,27
|
4,55
|
0,094
|
8
|
Sơn Hải
|
1,63
|
1,78
|
3,3
|
4,6
|
0,095
|
9
|
Làng Mới
|
1,87
|
2,06
|
3,83
|
5,32
|
0,11
|
10
|
Lò Vôi
|
0,67
|
0,73
|
1,36
|
3,53
|
0,039
|
|
Tổng số
|
17
|
18,7
|
34,8
|
48,4
|
100%
|
III
|
Xã Thanh Sơn (9 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Khe Lọng ngoài
|
1,49
|
1,6
|
1,76
|
2,03
|
0,16
|
2
|
Khe Lọng trong
|
1,3
|
1,4
|
1,54
|
1,72
|
0,14
|
3
|
Bắc Vàn
|
0,91
|
0,93
|
1,02
|
1,18
|
0,093
|
4
|
Lỏng Tòng
|
0,8
|
0,9
|
0,99
|
1,14
|
0,08
|
5
|
Thác Lào
|
0,72
|
0,78
|
0,86
|
0,99
|
0,078
|
6
|
Khe Pụt ngoài
|
0,6
|
0,65
|
0,72
|
0,83
|
0,065
|
7
|
Khe Pụt trong
|
0,76
|
0,82
|
0,9
|
1,04
|
0,082
|
8
|
Khe Lò
|
1,29
|
1,38
|
1,53
|
1,76
|
0,139
|
9
|
Khe Nà
|
1,43
|
1,17
|
1,29
|
1,49
|
0,117
|
|
Tổng số
|
9,3
|
10
|
11
|
12,7
|
100%
|
IV
|
Xã Thanh Lâm (9 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Khe Ốn
|
1,2
|
1,31
|
2,65
|
4,45
|
0,126
|
2
|
Làng Dạ
|
1,33
|
1,46
|
2,84
|
4,94
|
0,14
|
3
|
Làng Lốc
|
0,7
|
0,77
|
1,55
|
2,61
|
0,074
|
4
|
Khe Nháng
|
1,38
|
1,51
|
3,05
|
5,12
|
0,145
|
5
|
Đồng Thầm
|
0,79
|
0,86
|
1,74
|
2,93
|
0,083
|
6
|
Pha Lán
|
1,14
|
1,25
|
2,52
|
4,2
|
0,12
|
7
|
Đồng Lóng
|
1,62
|
1,77
|
3,57
|
6,0
|
0,17
|
8
|
Khe Tính
|
0,85
|
0,93
|
1,87
|
3,14
|
0,089
|
9
|
Vàng Chè
|
0,48
|
0,52
|
1,05
|
1,77
|
0,05
|
|
Tổng số
|
9,5
|
10,4
|
21
|
35,3
|
100%
|
V
|
Xã Đạp Thanh (11 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồng Dằm
|
1,1
|
1,21
|
2,55
|
3,92
|
0,093
|
2
|
Xóm Mới
|
0,46
|
0,51
|
1,07
|
1,65
|
0,039
|
3
|
Xóm Định
|
0,73
|
0,79
|
1,67
|
2,57
|
0,061
|
4
|
Đồng Khoang
|
0,65
|
0,72
|
1,5
|
2,32
|
0,055
|
5
|
Hùng Tiến
|
1,17
|
1,27
|
2,68
|
4,13
|
0,098
|
6
|
Bắc Tập
|
1,19
|
1,3
|
2,74
|
4,22
|
0,1
|
7
|
Khe Mầu
|
1,76
|
1,92
|
4,05
|
6,25
|
0,148
|
8
|
Bắc Xa
|
0,48
|
0,52
|
1,1
|
1,69
|
0,04
|
9
|
Khe Xa
|
2,05
|
2,24
|
4,71
|
7,26
|
0,172
|
10
|
Khe Phít
|
0,7
|
0,75
|
1,59
|
2,45
|
0,058
|
11
|
Bắc Cập
|
1,58
|
1,73
|
3,64
|
5,61
|
0,133
|
|
Tổng số
|
11,9
|
13
|
27,4
|
42,2
|
100%
|
VI
|
Xã Lương Mông
(8 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồng Chức
|
0,42
|
0,45
|
0,52
|
0,62
|
0,056
|
2
|
Xóm Mới
|
0,94
|
1,02
|
1,17
|
1,39
|
0,126
|
3
|
Đồng Giảng A
|
0,97
|
1,05
|
1,21
|
1,43
|
0,13
|
4
|
Đồng Giảng B
|
1,75
|
1,9
|
2,18
|
2,59
|
0,235
|
5
|
Đồng Cầu
|
0,83
|
0,9
|
1,03
|
1,22
|
0,111
|
6
|
Bãi Liêu
|
1,31
|
1,43
|
1,64
|
1,94
|
0,176
|
7
|
Khe Nà
|
0,6
|
0,66
|
0,75
|
0,89
|
0,081
|
8
|
Khe Giấy
|
0,62
|
0,68
|
0,78
|
0,92
|
0,084
|
|
Tổng số
|
7,45
|
8,1
|
9,3
|
11
|
100%
|
VII
|
Xã Minh Cầm (5 thôn)
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồng Quánh
|
0,48
|
0,51
|
0,55
|
0,59
|
0,171
|
2
|
Đồng Tám
|
0,43
|
0,47
|
0,5
|
0,54
|
0,156
|
3
|
Đồng Doong
|
1,0
|
1,07
|
1,15
|
1,23
|
0,357
|
4
|
Khe Tum
|
0,47
|
0,5
|
0,54
|
0,58
|
0,167
|
5
|
Khe Áng
|
0,41
|
0,44
|
0,48
|
0,51
|
0,148
|
|
Tổng số
|
2,8
|
3
|
3,24
|
3,45
|
100%
|
BẢNG TỔNG HỢP ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG HUYỆN BA CHẼ
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
Đơn vị: ha
STT
|
CÁC LOẠI ĐẤT
|
HIỆN TRẠNG 2010
|
2015
|
2020
|
2025
|
I
|
Các khu thuộc khu dân dụng
|
|
|
|
|
1
|
Các khu ở
|
|
|
|
|
|
- Khu ở đô thị
|
23,8
|
26
|
27,8
|
41,3
|
|
- Khu ở nông thôn
|
88,2
|
95,3
|
150
|
191,7
|
2
|
Các khu cơ quan trường không
|
|
|
|
|
|
thuộc quản lý hành chính đô thị
|
15,44
|
16,9
|
23,2
|
32,3
|
|
- Trung tâm đô thị
|
55
|
60
|
64
|
95
|
|
- Trung tâm xã
|
89,06
|
97
|
142
|
194
|
4
|
Khu cây xanh thể dục thể thao
|
15,9
|
17,05
|
38,64
|
45,62
|
5
|
Đất giao thông
|
|
|
|
|
|
- Giao thông đô thị
|
49
|
59,83
|
62,69
|
80,66
|
|
- Giao thông nông thôn
|
122,8
|
149,9
|
179,26
|
179,26
|
II
|
Các khu nằm ngoài khu dân dụng
|
|
|
|
|
6
|
Khu công nghiệp kho tàng
|
5,14
|
54
|
144
|
144
|
7
|
Công trình giao thông đối ngoại
|
91,5
|
91,5
|
91,5
|
91,5
|
8
|
Công trình đầu mối kỹ thuật
|
0,3
|
0,6
|
1,2
|
1,2
|
9
|
Khu nghĩa trang, bãi rác, lò mổ
|
15,79
|
22,79
|
21
|
21
|
10
|
Khu đặc biệt (quân sự)
|
17,5
|
17,5
|
17,5
|
17,5
|
11
|
Các khu đặc thù, cay xanh, mặt nước
|
802,2
|
802,2
|
802,2
|
802,2
|
12
|
Đất dự trữ phát triển đô thị và đất khác
|
1.789,16
|
1.674,72
|
1.413,5
|
1.243,25
|
|
Tổng cộng
|
3.180,49
|
3.180,49
|
3.180,49
|
3.180,49
|
Đất xây dựng dùng trong quỹ đất :
- Đất phi nông nghiệp: 1.284 ha.
- Đất chưa sử dụng: 1.896,49 ha.
Như vậy đất xây dựng trong các giai đoạn quy hoạch của huyện Ba Chẽ dùng hoàn toàn vào quỹ đất phi nông nghiệp (trong diện tích 1.284 ha của toàn huyện) giai đoạn đến năm 2020. Đến 2025 sẽ dùng sang quỹ đất chưa sử dụng.
IV.3.Tổ chức hệ thống trung tâm thương mại (chợ, kho) trên lãnh thổ huyện.
Lâu dài sẽ quy hoạch bố trí mỗi xã có một khu chợ gồm: Thị trấn, Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm.
Quy mô Chợ: Tuỳ theo địa hình và quy mô khu dân cư xã để bố trí theo quy định của quy chuẩn quy hoạch.
Tối thiểu quy mô: 2.000m2/chợ ¸ 8.000m2/chợ.
Chợ bố trí ở vị trí thuận tiện (trung tâm xã), đất cao dễ thoát nước, có chỗ gửi xe, nơi thu gom rác thải, vệ sinh công cộng, các cửa hàng dịch vụ…
a. Giai đoạn đầu 2015 sẽ đầu tư:
- Nâng cấp chợ thị trấn Ba Chẽ.
- Chợ Lương Mông: 0,5 ¸ 0,8 ha.
- Chợ Đạp Thanh: 0,5 ha.
- Chợ Thanh Lâm: 0,5 ha.
- Chợ Tầu Tiên (Đồn Đạc): 0,5 ha.
- Xây mới chợ: Thanh Sơn, chợ Nam Sơn.
- Xây dựng 2 cửa hàng kiêm kho ở Sơn Hải (Nam Sơn), Nam Kim (Đồn Đạc).
- Bố trí 1 cơ sở giết mổ tại thị trấn Ba Chẽ, quy mô: 0,2 ¸ 0,5 ha.
* Giai đoạn đến 2020:
Xây dựng các cửa hàng kiêm kho ở các khu: Khe Lò, Khe Loong Trong (Thanh Sơn).
- Đồng Loóng, Làng Dạ (Thanh Lâm).
- Đồng Dong (Minh Cầm).
- Phiếng Liếng (Đạp Thanh).
- Tầu Tiên (Đồn Đạc).
b. Giai đoạn 2020 ¸ 2025:
- Sẽ xây dựng trung tâm thương mại của huyện tại Đầm Buôn.
- Xây dựng một cơ sở kinh doanh khí đốt hoá lỏng tại thị trấn.
- Cụm thương mại khu đầu cầu Ba Chẽ 2.
IV.4.Quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật tập trung:
a. Hệ thống trạm, trại:
Tập trung xây dựng theo các tiểu vùng mà quy hoạch tổng thể đã phê duyệt:
* Tiểu vùng 1: gồm 3 xã Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm gồm các trạm, trại phục vụ cho phát triển kinh tế chủ lực của tiểu vùng là:
Trồng rừng, lúa, ngô, cây đậu tương, lạc, phát triển chăn nuôi trâu, bò.
Trạm trại chủ yếu là: trạm giống cây trồng, trạm cung ứng vật tư nông nghiệp, trạm khuyến nông.
Cụ thể:
- Trạm giống cây trồng: 0,5 ha.
- Trạm cung ứng vật tư nông nghiệp: 0,3 ha.
- Trạm khuyến nông: 0,2 ha.
Bố trí tại trung tâm tiểu vùng ở Đạp Thanh.
* Tiểu vùng 2: gồm 4 xã và thị trấn là: Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc. Thích hợp trồng cây ăn quả, rừng nguyên liệu, hệ thống trạm, trại tập trung xây dựng ở khu vực Nam Sơn, vị trí giáp sông và đường giao thông chính.
Quy mô khu vực trạm, trại chính khoảng: 1 ¸ 2 ha.
b. Kho tàng, bến bãi:
* Các bến bãi:
- Xây dựng cảng nội địa tại khu vực Nam Kim, quy mô: 1,5 ¸ 2 ha.
- Khôi phục cảng Đầm Buôn (thị trấn Ba Chẽ) làm cảng hàng hoá cho thị trấn Ba Chẽ và vùng xung quanh.
* Gắn với các bến cảng là hệ thống kho tàng.
c. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp:
* Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Tiếp tục phát triển các nghề thủ công hiện có đang hoạt động trên địa bàn gồm:
- Dây chuyền sản xuất gỗ gia dụng và văn phòng đã có:
Đồn Đạc: 4 cơ sở.
Thị trấn: 5 cơ sở.
- Xưởng xẻ gỗ:
Đạp Thanh: 1 cơ sở.
Thanh Lâm: 1 cơ sở cũ, 1 cơ sở mới.
Nam Sơn: 1 cơ sở (dự kiến).
- Chế biến thịt gia súc, gia cầm:
Tại Đạp Thanh: công suất 50 con/giờ. Có đầu tư kho lạnh, quy mô cần: 0,2 ¸ 0,3 ha.
Tại thị trấn: 1 cơ sở, quy mô: 0,2 ¸ 0,3ha.
- Trưng cất tinh dầu quế: Bố trí tại xã Nam Sơn.
Công suất 3.000 ¸ 3500 lít/năm. Quy mô khoảng: 0,3ha.
- Xưởng giấy xuất khẩu: Cơ sở tại Nam Sơn, quy mô: 0,5ha.
- Sản xuất ván dăm: Đầu tư nhà máy ván ép tại Nam Sơn.
Công suất: 5.000 m3 gỗ/năm. Quy mô khoảng: 0,5ha.
- Sản xuất rượu ba kích: xây dựng 1 cơ sở tại Đồn Đạc, quy mô khoảng 0,5ha.
Công suất: 600.000 lít/năm (bố trí trong cụm công nghiệp).
- Sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ: đầu tư tại Nam Sơn.
Công suất 3.000 sản phẩm năm. Quy mô khoảng: 0,5ha.
- Sản xuất chế biến thực phẩm: 2 cơ sở ở Đồn Đạc và Đạp Thanh.
Quy mô 0,2ha 1 cơ sở (bố trí trong cụm công nghiệp).
Tổng diện tích đất đai giành bố trí cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp khoảng: 4 ha.
* Quy hoạch các cụm công nghiệp:
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã được phê duyệt tại QĐ 2349/QĐ-UBND ngày 24-7-2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã xác định giai đoạn đến năm 2020 Ba Chẽ sẽ có 3 cụm công nghiệp và theo quyết định số: 464/QĐ-UBND ngày 25-2-2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Ba Chẽ giai đoạn đến năm 2020. Ba Chẽ sẽ phát triển các ngành chủ lực như sau:
+ Ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.
+ Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.
+ Ngành công nghiệp điện.
+ Ngành công nghiệp nước.
Trong đó quy hoạch gắn với cụm công nghiệp tập trung gồm 3 cụm như sau:
- Cụm công nghiệp xã Nam Sơn: quy mô khoảng 50 ha. Ngành nghề chủ yếu: sơ chế nguyên liệu gỗ ván dăm, chế biến gỗ ghép thanh, sản xuất mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, chế biến miến dong, sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế khoáng sản, lắp ráp chế tạo sửa chữa cơ khí.
Địa điểm: tại Nam Kim gắn với bến cảng nội địa. Mặt bằng được xây dựng ở cốt ≥ 12 m, đã được quy hoạch chi tiết 1/2000 theo nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch số: 112/QĐ-UBND ngày 12-1-2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Cơ cấu quy hoạch như sau:
Đất nhà máy kho tàng: 30 ha.
Đất các khu kỹ thuật: 2,5 ha.
Công trình hành chính, dịch vụ: 2,5 ha.
Đất cây xanh: 7,5 ha.
Đất giao thông: 7,5 ha.
Tổng: 50 ha.
Số công nhân khoảng: 1.500 người.
- Cụm công nghiệp xã Đạp Thanh:
Bố trí ở thôn Bắc Xa, quy mô: 50ha. Vị trí giáp đường tỉnh lộ 330 và sông Ba Chẽ thuận lợi cho quá trình hoạt động. Mặt bằng cụm công nghiệp được bố trí ở cốt trung bình: + 65m.
Nghề chủ yếu của cụm công nghiệp là: chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản.
Số công nhân khoảng: 1.500 người.
- Cụm công nghiệp xã Thanh Lâm:
Bố trí ở khu vực Khe Nháng, quy mô: 40ha. Mặt bằng cụm công nghiệp được bố trí ở cốt trung bình: + 56m.
Nghề chủ yếu của cụm công nghiệp là: chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc.
Số công nhân khoảng: 1.200 người.
d. Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản và tài nguyên khoáng sản:
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản:
Được quy hoạch tại xã Nam Sơn theo quyết định số: 803/QĐ-UBND ngày 23-3-2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Vùng nuôi trồng thuỷ sản gần cửa sông, ven núi dựa trên các hồ tự nhiên, quy mô khoảng: 71,7 ha.
Cụ thể:
Đầm Ngòi Quan: diện tích: 17,6 ha.
Đầm Trương Đường: diện tích: 29,3 ha.
Đầm Lý Đồng: diện tích: 11,8 ha.
Đầm ông Trọng: diện tích: 1,5 ha.
Đầm ông Công: diện tích: 8,5 ha.
Đầm Ngòi Lấp: diện tích: 3 ha.
Hình thức nuôi: ghép cá rô phi và cá vược.
- Vùng tài nguyên khoáng sản: căn cứ vào di tích phát hiện được lò gốm tại làng mới Nam Sơn và các chuyên gia địa chất thì vùng làng Mới và Sơn Hải của Nam Sơn có vùng tài nguyên sét khá lớn và có chất lượng cao, sơ bộ chiều dài vùng có sét khoảng 3 km. Trong cơ cấu quy hoạch chung hoạch định vùng có tài nguyên ở đây để quản lý và tổ chức thăm dò trữ lượng cụ thể. Trước mắt khoanh vùng trong phạm vi 200 ha thuộc địa phận làng Mới xã Nam Sơn.
IV.5.Quy mô các khu du lịch, dịch vụ:
IV.5.1 Du lịch ở vùng tài nguyên rừng, mặt nước:
Ba Chẽ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, rừng cảnh quan có môi trường sinh thái tốt, có một số thác nước đẹp như: Thác Trúc, Khe Lạnh.
a. Trong giai đoạn đến 2015:
Sẽ đầu tư phát triển các điểm du lịch chủ yếu:
- Điểm du lịch sinh thái Thác Trúc – Khe Lạnh (Thanh Sơn). Đây là điểm du lịch sinh thái cảnh quan thác và rừng. Cần đầu tư về hạ tầng giao thông, điểm tập kết có trung tâm phục vụ công cộng như: điểm giữ xe, phục vụ giải khát, đồ ăn uống nhẹ, hướng dẫn tham quan thác và rừng.
- Điểm du lịch sinh thái Khe O – Nam Kim ngoài ( Đồn Đạc).
- Điểm du lịch sinh thái Đèo Giang.
- Du lịch sinh thái sông Ba Chẽ (cầu Ba Chẽ – Thị trấn).
Các điểm du lịch này đều phải có đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thuận tiện cho khách du lịch.
b. Giai đoạn đến 2020 và ngoài 2020:
Xây dựng các điểm du lịch sau:
- Điểm du lịch sinh thái thảo nguyên Khe Lầy.
- Điểm du lịch sinh thái Khe Xoong.
Các điểm du lịch được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, cơ cấu tổ chức không gian các khu vực phục vụ, nhà nghỉ, nhà hàng, hệ thống các điểm tham quan.
IV.5.2Vùng di tích lịch sử văn hoá:
Đầu tư bảo tồn tu bổ di tích lịch sử cách mạng đình Làng Dạ (Thanh Lâm).
Di tích lịch sử cách mạng Khe Lao (Lương Mông).
Văn hoá các dân tộc tại thị trấn Ba Chẽ.
Khu vực miếu Ông, miếu Bà, lò bát xã Nam Sơn.
IV.5.3 Các loại hình dịch vụ khác:
Phát triển các loại hình về dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ cung cấp nhiên liệu xăng, dầu, ga.
Xây dựng mạng cửa hàng phục vụ bán lẻ xăng dầu là:
Thị trấn: 2 cửa hàng.
Trục Ba Chẽ, Lương Mông, Sơn Động: 4 cửa hàng.
Trên trục đường 329 và 342 mỗi trục: 1 cửa hàng.
Như vậy: Ba Chẽ sẽ có 7 cửa hàng phục vụ bán lẻ xăng dầu. Quy mô mỗi cửa hàng khoảng: 2.000 ¸ 3.000 m2.
IV.6.Vấn đề thiết kế đô thị trong quy hoạch chung của huyện:
- Đặc thù của Ba Chẽ là cảnh quan thiên nhiên kết hợp với mặt nước, sông suối.
Các điểm dân cư thường sinh sống tại các khu vực gần đường giao thông, gần sông suối (nguồn nước). Do vậy xác định các vùng kiến trúc cảnh quan đặc trưng để trên cơ sở đó xác định nguyên tắc tổ chức không gian các khu vực cho phù hợp.
Đối với các điểm dân cư cần xây dựng bám theo cốt địa hình (đường đồng mức). Tránh san gạt đồi nhiều dễ gây trượt, lở đất.
Ở Ba Chẽ: Các điểm dân cư đa số là ít, số đông là khoảng: 30 ¸ 45 hộ một điểm, cá biệt có điểm ≤ 200 hộ, như: Tân Tiến 191 hộ, Làng Mô 170 hộ, trung bình 5 khẩu/hộ. Mỗi hộ khoảng: 300 ¸ 350 m2/hộ. Đất ở khoảng 59m2/người là có thể được (theo quy chuẩn ≥ 25 m2/người, chỉ tiêu tính 59m2/người).
- Chiều cao tối đa: đối với nhà ở nông thôn là 2 tầng.
- Các điểm dân cư xã: nên có quy hoạch chi tiết để phát triển theo từng giai đoạn.
- Các trung tâm xã quy hoạch theo điểm dân cư đô thị có các công trình hành chính, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao và các công trình dịch vụ khác.
Quy mô tầng cao tối đa là 3 tầng.
a. Khu vực cửa ngõ:
Mục đích tạo điểm nhấn từ các hướng vào.
Thị trấn Ba Chẽ được quy hoạch gồm hai cửa ngõ nằm trên các trục không gian cảnh quan và kinh tế quan trọng của huyện:
Khu vực cửa ngõ phía Tây nga nằm ở phần giáp Thanh Sơn và thị trấn.
Cửa ngõ phía Đông đầu cầu mới giáp xã Nam Sơn.
* Khu vực cửa ngõ phía Tây:
Đây là điểm kết nối không gian đô thị huyện lỵ với khu vực xung quanh.
Cần phải xây dựng tại đây một kết nối với không gian hiện đại.
Các công trình xây dựng xung quanh khu vực cửa ngõ này nên có tính dẫn hướng vào trung tâm, đồng thời tạo những điểm nhấn về không gian cho đô thị trung tâm.
Đặc điểm không gian cảnh quan của khu vực này phải rộng, thoáng và gắn kết công trình với cây xanh tạo sắc thái riêng cho cửa ngõ đô thị.
* Khu cửa ngõ phía Đông:
Đây là khu vực có địa hình đồi thoải đẹp, có đặc thù là các đồi thấp, có tầm nhìn về phía sông Ba Chẽ tốt.
Ở đây xây dựng cần tạo nên hình ảnh đô thị sinh thái với nhiều không gian cây xanh cảnh quan đẹp, thu hút hấp dẫn du khách.
Lối vào làng:
Cổng làng là những hình ảnh mang phong cách riêng của từng làng. Bên cạnh cổng làng là các khu vực sinh hoạt văn hoá của thôn. Cổng làng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và không gian làng xóm Việt Nam.
Tạo hình ảnh mới có đặc thù riêng tại vị trí xây dựng cổng vào làng. Nên giữ nguyên mô hình xây dựng cổng làng ttruyền thống. Bổ xung quỹ đất làm quảng trường lễ hội, khu sinh hoạt cộng đồng, khu cây xanh thể dục, thể thao và bãi đỗ xe. Kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc đối với các khu vực dân cư gần đó, tạo đường đi bộ, trồng cây xanh và kiến trúc truyền thống. Kết hợp khu vực cổng làng với tuyến đường trưng bày bán sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
b. Không gian đô thị.
* Khu đô thị mới: Ưu tiên xây dựng các công tình nhà ở cao tầng phục vụ cho người thu nhập thấp đặc biệt là cho công nhân làm việc tại các khu cụm công nghiệp. Hình thành trong lõi các khu đô thị mới các không gian mở đa dạng và các tuyến đi bộ tới khu trung tâm công cộng.
- Hình thành tuyến điểm công trình cao tầng tạo điểm nhấn cho khu vực. Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp. Khoảng cách giữa các công trình cao tầng được thiết kế đảm bảo thông thoáng, đảm bảo diện đổ bóng chiếu nhiều nhất tạo khôgn gian mát cho mùa hè. Tạo tính dẫn hướng đến các không gian mở hoặc không gian trung tâm công cộng.
- Xây dựng cổng vào khu đô thị mới tạo dấu ấn đặc trưng.
- Xây dựng các khu vui chơi giải trí trong lõi các đơn vị ở, không bị tác động từ các ảnh hưởng của tuyến giao thông chính. Các công trình phục vụ công cộng đơn vị ở bố trí trong lõi khu đô thị mới, đảm boả bán kính phục vụ theo tiêu chuẩn quy phạm.
- Các khu thấp tầng được xây dựng đồng bộ và thống nhất về kiến trúc.
* Khu phố cũ:
Khu phố cũ của huyện đều ở thị trấn Ba Chẽ Mục tiêu quy hoạch là cải tạo điêu kiện sống và cảnh quan đô thị, duy trì các hoạt động buôn bán nhỏ tại các phố cũ.
Giải pháp quy hoạch:
Chỉnh trang hệ thống giao thông ô bàn cờ với mặt cắt đường giữ nguyên hiện trạng.
Tổ chức cải tạo các công trình trong các ô phố, đặc biệt là khu khu vực chợ, trung tâm thương mại trong khu phố cũ.
Trồng cây xanh hai bên đường và hình thành các tuyến đi bộ gắn với trung tâm sinh hoạt văn hoá ở hai bên bờ sông Ba Chẽ.
Tổ chức các tuyến không gian “mở”là khu vực vườn hoa cây xanh, sinh hoạt khối phố của thị trấn Ba Chẽ. Xây dựng đường hai bên bờ sông Ba Chẽ.
Hạn chế xây dựng các nhà cao tầng trong khu phố cũ.
* Các làng xóm.
Giữ lại cấu trúc làng xóm với cốt cách truyền thống. hoàn thiện và nâng cấp dây chuyền và mặt bằng sản xuất cho các nghề thủ công.
Tạo ra mối liên kết bằng các tuyến không gian cây xanh, mặt nước hoặc tuyến giao thông (liên khu ở hoặc giao thông đi bộ). Các làng được gắn kết với nhau bằng các tuyến tham quan tạo ra không gian sinh hoạt riêng biệt.
Tổ chức thêm các không gian đệm, các vành đai xanh bảo vệ không gian kiến trúc cho các làng (hoàn thiện các bụi tre, hào hoặc mương thoát nước tự nhiên, ruộng lúa, thảm cây xanh).
* Giải pháp quy hoạch làng trong đô thị.
Nằm trong đô thị Ba Chẽ biện có một số khu vực dân cư nông thôn đặc biệt là một số làng có truyền thống lâu năm. Mục tiêu quy hoạch là bảo tồn đặc điểm văn hoá truyền thống, nâng cao giá trị cảnh quan, giữ được cốt cách của làng, tổ chức lại không gian sản xuất cho phù hợp với một làng đô thị.
Tổ chức lại hệ thống giao thông trong khu vực làng cũ, tách biệt giao thông giành cho xe cơ giới và đường ưu tiên cho người đi bộ.
Bố trí nhiều không gian xanh công cộng trong làng, tận dụng tối đa mặt nước tự nhiên, đặc biệt là hướng mở từ hướng các con sông vào trong làng. Đường giành cho người đi bộ nên kết nối các không gian xanh với nhau, không gian xanh với khu trung tâm, không gian xanh với khu di tích, các khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề hoặc khu dân cư.
Xây dựng khu nhà ở và khu tiểu thủ công nghiệp mới bên cạnh làng truyền thống để phục vụ người dân, tái định cư và bảo tồn cốt cách của làng.
* Đối với các không gian trống trong làng.
Không lấn chiếm hồ ao hiện có, sử dụng thành không gian mở trồng cây xanh, tạo nên các khu vui chơi giải trí, hội hè cho khu dân cư.
Cấm các hành vi xả rác ra ao làng, khuyến khích đàu tư khai thác phục vụ sinh hoạt cộng đồng, giữ cảnh quan khu vực đóng góp vào bộ mặt kiến trúc của làng.
Khuyến khích nạo vét lòng ao hồ, kè xung quanh để tránh sạt lở. Nên trồng nhiều loại cây xanh, xây dựng các kiến trúc nhỏ như vườn tượng, chòi nghỉ mát ngắm cảnh, hội quán và tổ chức đường đi bộ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Tổ chức các không gian vui chơi giải trí trong các khu đất trống hiện nay. Mỗi làng nên bố trí một không gian lớn phục vụ các ngày lễ hội.
* Quảng trường.
Quảng trường là không gian quan trọng trong đô thị, đây là khu vực có ý nghĩa về không gian biểu trưng cho đô thị trong nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, công nghệ ... Hơn nữa đây còn là nơi thường được tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao của dân cư đô thị và vùng nên khu vực này cần được tổ chức không gian rộng, thoáng, trang trọng là điểm nhấn không gian cho đô thị, nhưng vẫn thuận lợi cho các hoạt động khác.
Ngoài các không gian cây xanh, quảng trường, các thảm cỏ hoa, vòi phun nước cần chú ý tới khoảng cây xanh bóng mát. Các đường dạo, tuyến đi bộ tiếp cận thuận tiện với các tuyến giao thông và bãi đỗ xe.
Các tượng đài, biểu tượng, băng rôn, quảng cáo cần được quy định, bố trí phù hợp, tránh làm giảm tầm nhìn hoặc phá vỡ không gian quảng trường.
Bố trí hợp lý các thiết bị trong khu vực quảng trường như đèn chiếu sáng, đèn trang trí, các ghế ngòi, thùng rác và lựa chọn hình thức phù hợp.
* Đường phố.
Cây xanh đường phố là các tuyến cây xanh quan trọng của đô thị. Dọc các đường phố bắt buộc phải trồng cây xanh.
Đối với các đường phố lớn và các đường phố có vỉa hè rộng trồng cây xanh bóng mát, khuyến khích trồng thêm các dải cây xanh và bồn hoa thấp để tạo lập hình ảnh đường phố đẹp, mát, sống động và phong phú.
Đối với các đường phố có vỉa hè hẹp (> 2m) không mở rộng được vỉa hè nên quy định khoảng lùi của các công trình xây dựng để tạo không gian trồng cây xanh.
Cây xanh đường phố nên chọn cây xanh có bóng mát, ít rụng lá và xanh quan năm. Khuyến khích trồng cây theo chủ đề dọc đường tạo các đặc trưng cho từng tuyến phố.
IV.7.Đánh giá môi trường chiến lược.
IV.7.1 Các căn cứ pháp luật đánh giá môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9-8-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Thông tư số 08/2006TT-BTNMT, ngày 8-9-2006 của bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường.
IV.7.2Các chỉ tiêu để đánh giá (so sánh với các tiêu chuẩn).
- TCVN 5937: 2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- TCVN 5939-2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 6438-2001 – Chất lượng không khí – Khí thải phương tiện giao thông.
- TCVN 5949-2005 – Chất lượng nước – Nước thải công nghiệp.
- TCVN 6772-2000 – Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt.
- TCVN 5942-1995 – Giá trị giới hạn cho phép nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
- TCVN 5949-1998 – Tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư.
- TCVN 6707-2000 – Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa.
IV.7.3Mục tiêu của ĐTM cho đồ án quy hoạch vùng huyện Ba Chẽ.
- Đánh giá tình hình kinh tế – xã hội, văn hóa tại khu vực nghiên cứu (về thu nhập, mức sống, các sinh hoạt của người dân trong vùng, vấn đề văn hoá, tín ngưỡng của các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn; vấn đề khai thác và bảo tồn di tích lịch sử).
- Báo cáo tổng quan hiện trạng chất lượng môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, công tác quản lý chất thải rắn trong khu vực.
- Dự báo các thông số ô nhiễm của môi trường nước, không khí, chất thải rắn từ các dự án trong quy hoạch đem đến. Dự báo các ảnh hưởng đến môi trường đất, hệ sinh thái.
- Đánh giá, dự báo các thay đổi giữa từng vùng tới đời sống dân cư, đến văn hoá ... do quy hoạch mang lại. Đánh giá một số ảnh hưởng từ hoạt động khai thác du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ... đến môi trường xung quanh.
- Dự báo các vùng có nguy cơ ô nhiễm.
IV.7.4Hiện trạng môi trường khu vực Ba Chẽ.
a. Hiện trạng về tài nguyên – môi trường.
Tài nguyên lớn nhất và chủ yếu của Ba Chẽ là đất đai: đất đai của Ba Chẽ chia làm 3 bộ phận chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (đã được tổng hợp trong phần bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất).
Còn các nguồn tài nguyên khác cụ thể như sau:
b. Tài ngyên rừng:
Vùng đồi núi của Ba Chẽ có diện tích 55.940 ha (chiếm 92% diện tích đất tự nhiên) trong đó đất đồi núi chưa sử dụng có 2.282 ha.
Rừng Ba Chẽ có thể phát triển trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: quế, hồi, nấm hương, cây dược liệu, cây gỗ, chè, cây ăn quả v.v... trên cơ sở có nguồn nguyên liệu sẽ hình thành được các cơ sở chế biến, tiểu thủ công nghiêp, công nghiệp.
c. Tài nguyên đất đai:
Có 8 loại đất:
- Đất đá mácma: 5.391 ha.
- Đất sa thạch: 17.269 ha.
- Đất toàn tính: 9.490 ha.
- Đất mácra a xít: 9.400 ha.
- Đất trồng lúa vùng đồi: 458 ha.
- Đất dốc trồng lúa nước: 384 ha.
- Đất phù sa ngòi suối: 1.537 ha.
- Đất đá sét: 12.939 ha.
d. Tài nguyên thiên nhiên môi trường du lịch sinh thái.
Ba Chẽ có môi trường và cảnh quan thiên nhiên tốt, có các điểm du lịch sinh thái đồi rừng ở Nam Kim, Đèo giang, sông Ba Chẽ, Khe Lầy. Khe Xoong. Có các khu di tích: đình Làng Dụ (Thanh Lâm), Khe Lao (Lương Mông), miếu Ông, miếu Bà, lò bát (xã Nam Sơn).
e. Tài nguyên khoáng sản.
- Ba Chẽ có nguồn tài nguyên, khoáng sét, đá cuội sỏi
Quặng pyrophilit có trữ lượng ước tính khoảng 90.000.000 tấn. Ở khu vực Làng Mới và Sơn Hải ( Nam Sơn). Quặng có hàm lượng Al2O3 ở mức 20% dùng làm nguyên liệu đồ sứ cao cấp.
- Khoáng sét: phân bổ ở các xã: Nam Sơn, Đồn Đạc. Trữ lượng lớn, trước mắt khoanh vùng khoảng 200ha ở các khu vực trên.
g. Tài nguyên nước:
- Hệ thống dòng chảy nước mặt của Ba Chẽ khá đều khắp có 4 sông chính là: sông Ba Chẽ (dài 100 km), sông Quánh (85 km) chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Lưu vực khoảng 66 km2. Lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa 950 m3/s, nhỏ nhất vào mùa khô: 0,79m3/s.
Sông Đoáng dài 80km là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho nông nghiệp. Đặc điểm thủy văn của sông có thuận lợi cho việc xây dựng hồ, đập thủy lợi.
Sông Làng Cổng dài 95km.
- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Tráng dài 150km.
- Hệ thống suối Khe Lạnh dài 75km..
- Hệ thống dòng chảy ngầm: thường ở độ sâu 5 ¸ 6 m ở đồng bằng không bị mặn. Trữ lượng khá dồi dào là nguồn nước dự trữ cho cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất trong quá trình phát triển.
- Hệ thống sông suối của Ba Chẽ có nhiều thuận lợi, đập ngăn nước phục vụ nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân. Có thể xây dựng các trạm xử lý nước sinh hoạt có quy mô vài trăm m3/ngày đêm phục vụ liên xã.
IV.7.5 Đánh giá phân tích, dự báo các tác động đến môi trường.
Đánh giá các tác động tổng hợp.
Bảng liệt kê các tác động
STT
|
QUY HOẠCH
|
CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
|
ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN
|
ĐẤT,
HỆ SINH THÁI
|
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
|
KHÔNG KHÍ, TIẾNG ỒN
|
CTR
|
1
|
Thay đổi sử dụng đất
|
TB
|
M
|
|
|
T
|
2
|
Phát triển dân số
|
TB
|
M
|
M
|
M
|
N
|
3
|
Phát triển giao thông
|
N
|
N
|
M
|
|
T
|
4
|
Phát triển công nghiệp
|
M
|
M
|
M
|
M
|
T
|
5
|
Phát triển TM-DV
|
N
|
TB
|
|
TB
|
T
|
6
|
Phát triển đô thị
|
TB
|
M
|
M
|
M
|
T
|
7
|
Phát triển nhà ở
|
TB
|
M
|
M
|
M
|
T
|
8
|
Phát triển cây xanh, công viên
|
T
|
T
|
T
|
N
|
T
|
Ghi chú : - Tác động tích cực: T.
- Tác động tiêu cực: M - mạnh ; N - nhẹ ; TB - trung bình.
- Quy hoạch chung huyện Ba Chẽ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp lợi thế của vùng.
- Các khu, cụm công nghiệp được đầu tư phát triển, đồng thời khu vực nông thôn dần được chuyển sang hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Do cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội phát triển, tiến hành đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Ngành dịch vụ, du lịch không nằm ngoài quy luật này, do quy hoạch sẽ hình thành và phát triển khu kinh tế thương mại và các khu du lịch sinh thái, du lịch lịch sử dần dần hình thành và được đầu tư thích hợp. GDP bình quân đầu người năm 2025 dự báo đạt 1500-1700 USD/người tại khu vực đô thị thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng cao hơn nhiều và chủ yếu thu nhập từ các ngành dịch vụ du lịch và các ngành công nghiệp.
- Các tiểu khu chức năng sẽ thu hút được đầu tư xây dựng, dần trở thành các trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hoá của huyện. Điều này cho thấy người dân trong vùng sẽ được sống tốt hơn, các văn minh đô thị tiên tiến sẽ được áp dụng vào cấu trúc cảnh quan và hạ tầng nông thôn. Các khu vực này không những tạo ra giá trị sống cho con người trong khu vực mà còn tác động thúc đẩy phát triển một vùng.
- Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực, quy hoạch không tránh khỏi những tác động xấu đến chất lượng môi trường sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến một số hộ dân thông qua quá trình xây dựng đô thị. Các khu dịch vụ, công nghiệp phát triển kèm theo là tăng lao động và dân cư sẽ dẫn đến dễ phát sinh các tệ nạn xã hội.
- Quá trình xây dựng các dự án luôn tác động lớn đến môi trường qua các yếu tố: địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, hệ sinh thái ... và các chất thải rắn, lớp bụi hgnàg ngày do xây dựng tạo ra. Khi đó các hàm lượng BOD5, COD, SS ..., cao lên, ngoài ra môi trường có thể bị ô nhiễm bẩn dầu, mỡ dung môi ... nếu như không có các phương pháp xử lý triệt để.
- Quy hoạch xây dựng sẽ làm quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và ao, hồ, đồi trọc ... bị thu hẹp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến cuộc sống của người dân làm nông nghiệp và lâm nghiệp. Những người dân trong diện bị thu hồi đất sẽ có nguy cơ thất nghiệp nếu như họ không có khả năng đáp ứng các nhu cầu công việc mới (như làm công nhân trong các nhà máy, buôn bán lẻ ...) điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển cân bằng xã hội tại khu vực. Hơn nữa diện tích các loại đất lâm nghiệp, nông nghiệp, ao hồ bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
- Quá trình hoạt động của các khu công nghiệp, các khu vực dịch vụ sẽ thải ra một lượng lớn các chất ô nhiẽm trong nước thải, khí thải và chất thải rắn ... Nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
- Góc độ bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, quy hoạch sẽ làm cho giá trị của các di tích tăng lên. Tuy nhiên, quy hoạch đẩy phát triển hạ thống hạ tầng tăng nhanh nếu không có các biện pháp thích hợp trong quản lý thực hiện các dự án sẽ làm ảnh hưởg không nhỏ đến bảo tồn, bảo quản các di tích. Các rung động địa chất đất, bụi trong không khí khi thực hiện xây dựng sẽ tổn hại đến tuổi thọ của các di tích lịch sử.
IV.7.6Phân tích đánh giá và dự báo các tác động đến từng thành phần môi trường.
a. Môi trường nước:
* Nguồn tác động:
- Nguồn gây tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước là nước thải sinh hoạt của người dân. Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực khoảng: 80% khối lượng nước cấp. Các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải như nhu cầu ô xy sinh hoá, nhu cầu ô xy hoá học, cặn lơ lửng, nitơ, phosphat ...
- Các chất thải trong nước thải công nghiệp tuỳ thuộc các loại hình bố trí trong khu công nghiệp. Tại thị trấn Ba Chẽ và khu vực ven sông nguồn thải từ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhà hàng khách sạn với nồng độ các chất hữu cơ cao.
* Tải lượng ô nhiễm:
Đến năm 2025 tại huyện Ba Chẽ dân số tăng lên không đáng kể. Chính vì vậy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng tăng lên. Theo phương pháp hệ số của WTO được dự báo tải lượng ô nhiễm các chất trong nước thải sinh hoạt tại 4 tiểu vùng được phân theo quy hoạch tại bảng sau:
Bảng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
NĂM
|
CÁC CHẤT Ô NHIỄM
|
BOD
|
COD
|
SS
|
TDS
|
N
|
P
|
Năm 2015
|
1.930,5
|
4.305,6
|
2.340
|
4.270,5
|
386,1
|
46,8
|
Năm 2025
|
3.423,8
|
7.636
|
4.150
|
7.573,8
|
684,75
|
83
|
Tổng cộng
|
5.354,3
|
11.942
|
6.490
|
11.844
|
1.070,9
|
129,8
|
Căn cứ vào số liệu cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dự báo đến năm 2025 số các doanh nghiệp phủ đầy khoảng 70%, đồng thời dựa vào điều tra khảo sát lại một số khu công nghiệp tại các khu công nghiệp tại 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam dự báo tải lượng các chất ô nhiễm công nghiệp trong huyện như sau:
KHU
CÔNG NGHIỆP
|
LƯỢNG NƯỚC THẢI
|
BOD kg/ngày
|
COD kg/ngày
|
SS
kg/ngày
|
N
kg/ngày
|
P
kg/ngày
|
Tổng toàn vùng
|
|
2268
|
4032
|
2646
|
630
|
75,6
|
* Nồng độ ô nhiễm và dự báo ảnh hưởng đến môi trường.
Căn cứa vào tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải sinh hoạt bằng khoảng 80% lượng nước cấp cho dân cư. Từ đó dự báo tổng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đến năm 2025 tại huyện Ba Chẽ như sau:
Theo kết quả dự báo cho thấy nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đến năm 2015 đã có dấu hiệu vượt tiêu chuẩn cho phép tại nước thải sinh hoạt giá trị giới chỉ tiêu BOD và COD hạn mức III TCVN 6772:2000 từ đối 1,07 ¸ 1,14 lần. Còn đến năm 2025 thì 2 chỉ tiêu này đã vượt đến 1,45 và 1,62 lần. Còn các chỉ tiêu chất rắn hoà tan và các chất dinh dưỡng (Nitơ, phospho) chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Mặc dù nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên nồng độ ô nhiễm không cao nên khả năng làm ô nhiễm đến nguồn nước tại một số lưu vực sông trong huyện là không đáng kể. Theo mô hình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong nước, khi các chỉ tiêu trong nước thải đã có dấu hiệu ô nhiễm thì quy mô và lưu lượng nước thải quyết định lớn bhất đến sự ô nhiễm môi trường tại khu vực. Chính vì vậy đến năm 2025 tại vùng xây dựng khu công nghiệp sẽ có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất trong toàn huyện.
Đối với nước thải công nghiệp, nồng độ các chất trong nước thải phụ thuộc vào ngành nghề công nghiệp và mức độ sử dụng nước sản xuất công nghiệp. Theo quy hoạch cấp nước cho sản xuất công nghiệp là 22 ¸ 45 m3/ngày đêm. Với điều kiện cấp nước là ít nhất cho sản xuất công nghiệp như vậy thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sản xuất công nghiệp là cao nhất. Sau đây là dự báo dựa trên quy hoạch cấp nước 22 m3/ngày đêm.
So sánh với TCVN 5945-2005 (loại B), nồng độ một số chất trong dòng thải trước khi đưa vào xử lý tập trung cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, cụ thể hàm lượng: BOD lớn gấp 2,8 lần. COD lớn gấp 3,5 lần. SS lớn gấp 1,7 lần. P tổng lớn gấp 1,2 lần. Như vậy, để đảm bảo nước thải trước khi thải ra môi trường đạt 5945-2005 (loại B), hiệu quả xử lý nước thải tại trạm xử lý tập trung phải đảm bảo hiệu suất xử lý BOD đạt 72%. COD đạt 63%. SS đạt 40%. P tổng đạt 24%.
Nhìn chung, quy hoạch phát triển đã dẫn đến nồng độ và tải lượng ô nhiễm trong môi trường nước ngày một tăng. Tuy nhiên so với hệ thống thuỷ văn trong khu vực thì lưu lượng thải của các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp trong vùng chưa lớn. Các hằng số dự báo tại nguồn thải rất khác nhiều đối với các hằng số được pha loãng trong môi trường nước trên sông, trên hồ. Khi đó môi trường nước tại khu vực phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và lưu lượng chảy của nguồn tiếp nhận.
b. Môi trường không khí.
* Tải lượng ô nhiễm.
Căn cứ vào quy hoạch định hướng phát triển hệ thống giao thông, phát triển kinh tế, du lịch và lượng hàng hoá lưu chuển đến vùng huyện. Với quy mô các loại phương tiện xe tải, xe khách và xe máy tham gia giao thông gia tăng nhanh chóng vào năm 2025. Theo phương pháp hệ số phát thải của các phương tiện giao thông của tổ chức y tế thế giới WHO, đồng thời theo nghiên cứu điều tra thành phần và hệ số ô nhiễm của các khí thải tại các đô thị dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí tại huyện Ba Chẽ như sau:
Bảng tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ hoạt động giao thông
BỤI
(kg/ngày)
|
SO2
(kg/ngày)
|
NOX
(kg/ngày)
|
CO
(kg/ngày)
|
VOC
(kg/ngày)
|
92
|
663
|
222
|
18.164
|
8.643
|
Từ dự báo ở bảng trên cho thấy hàm lượng khí CO trong không khí cao nhất lên đến hơn 18 tấn phát thải mỗi ngày, các hàm lượng khác không lớn. Trong dự báo trên lượng bụi chỉ phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu của cá phương tiện giao thông, còn các lượng bụi khuyếch tán từ đường giao thông chưa tính đến.
Đối với hoạt động công nghiệp tải lượng các chất ô nhiễm trong môi trường không khí thường được dự báo trên các lò đốt nhiên liệu đầu vào. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh dựa trên quá trình sử dụng nhiên liệu đầu vào. Tuy nhiên, trong quy hoạch chưa có các dự án cụ thể, việc dự báo các chất thải ô nhiễm khí sẽ được tính toán trên diện tích khu cụm công nghiệp.
Bảng tải lượng chất ô nhiễm trong không khí từ hoạt động công nghiệp
ĐƠN VỊ TÍNH
|
BỤI
|
SO2
|
SO3
|
NO2
|
CO
|
THC
|
kg/ngày
|
2.963
|
27.395
|
357
|
1.788
|
847
|
231
|
* Nồng độ ô nhiễm và dự báo tác động đến môi trường.
Các chất ô nhiễm khi khuyếch tán trong không khí có nồng độ ô nhiễm tại mỗi vị trí phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tốc độ gió, khoảng cách với nguồn ô nhiễm , cấp độ ổn định của khí quyển, tải lượng của nguồn ô nhiễm... Để tính nồng độ các chất trong môi trường không khí ta sử dụng mô hình Gauss và xem cấp độ ổn định cuả khí quyển là trung tính, vận tốc gió lấy theo vùng khoảng 4 m/s. Từ đó dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tại một số địa điểm trong vùng như sau:.
Bảng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí
STT
|
CÁC KHU VỰC Ô NHIỄM
|
BỤI
|
SO2
|
NOx
|
CO
|
1
|
Trên quốc lộ 18A
|
302
|
218
|
73
|
5.981
|
2
|
Tuyến quốc lộ khác, tỉnh lộ và tuyến huyện
|
60
|
87
|
29
|
2.392
|
3
|
Tuyến xã chưa được rải nhựa
|
1.408
|
101
|
34
|
2.781
|
4
|
Dân cư gần nhất trước KCN
|
128
|
1.193
|
107
|
302
|
|
TCVN 5937:2005
|
300
|
350
|
200
|
30.000
|
Theo kết quả dự báo cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tại mỗi vị trí có khác nhau. Trên quốc lộ 18A , tỉnh lộ 337 được dự báo có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn các tuyến giao thông khác là số phương tiện tham gia giao thông qua đây với mật độ cao hơn. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 nồng độ các chất trong môi trường không khí chưa thực sự ô nhiễm trên tuyến giao thông này, chỉ có nồng độ bụi có dấu hiệu ô nhiễm.
Đối với các tuyến giao thông trong xã là đường đất phần lớn phương tiện tham gia giao thông là xe máy và các xe thô sơ khác, mức độ phát các chất ô nhiẽm là không lớn. Nhưng khi trên tuyến đường đất này có phương tiện giao thông chạy qua sẽ khuyếch tán lượng bụi vào không khí gây ô nhiễm môi trường xung quanh và khả năng vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 4,5 lần.
Đối với khu vực có công nghiệp hoạt động cho thấy mức độ phát thải khí SO2 lớn, dự báo vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng hơn 3 lần, còn lại các khí khác chưa có dấu hiệu cho phép.
c. Môi trường đất, hệ sinh thái.
Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường đất là thay đổi mục đích sử dụng đất. Quá trình thực hiện xây dựng các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, đô thị, khu công nghiệp làm thay đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất của khu vực làm thay đổi tính chất cơ lý của đất.
Việc xây dựng hạ tầng và đô thị ... sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực bởi các hoạt động đào đắp, xói mòn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường. Xói mòn sẽ làm gia tăng quá trình lắng đọng bùn đất trong các hệ thống cống rãnh thoát nước và có thể gây ngập úng, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Ngoài ra các chất thải của hoạt động khu công nghiệp, đô thị, các cơ sở dịch vụ đều có tác dụng gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp khu vực lân cận.
Hệ sinh thái có nguy cơ giảm sút về diện tích và số loài thực vật. Việc phát triển hệ thống đường giao thông mạng và các khu công nghiệp dịch vụ sẽ tác động bất lợi đối với sinh thái như: gây chia cắt, mất sinh cảnh và con người dễ tiếp cận đến các khu rừng, dễ tạo ra các hạot động khai thác gỗ trái phép, đây vẫn đang là một mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái trong vùng.
IV.7.7Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động.
Các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Để gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường, trong đó xác định rõ chức năng của các đô thị trong vùng, từ đó xây dựng các tiêu chí về môi trường trong các quy hoạch phát triển mỗi đô thị và cả vùng.
- Khu vực thị trấn Ba Chẽ cần phải xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tuỳ theo lưu vực thoát nước. Nhanh chóng cải tạo, xây dựng mới hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị. Thực hiện quy hoạch và quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng liên huyện, liên đô thị.
- Xây dựng đô thị cần quan tâm đến xây dựng hệ thống cây xanh trong đô thị, đặc biệt các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ qua đô thị. Hạn chế sử dụng những khu vực có môi trường sinh thái tốt để xây dựng các khu chức năng cho đô thị.
- Đối với các khu công nghiệp cần ưu đãi các nhà máy đầu tư thay đổi công nghệ mới, khuyến khích sản xuất sạch, công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở công nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng các trung tâm trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hoặc ngoài khu công nghiệp.
- Quá trình xây dựng, mở rộng các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến huyện cần xem xét đến vấn đề thời tiết, khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất đến hệ sinh thái khu vực.
- Khai thác hợp lý tài nguyên đất, chống sói mòn và bạc màu đất canh tác, đất đồi núi. Sử dụng đất gắn liền với chiến lược phục hồi rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân bón hoá học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập hoá chất phục vụ nông nghiệp, cấm sử dụng các hoá chất độc hại. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng liều lượng, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt khoa học và ý thức bảo vệ môi trường trong nông nghiệp.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và bảo tồn thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng.
- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia cộng đồng.
IV.7.8Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường.
* Đối với môi trường nước.
Đến năm 2025 tại các đô thị và khu công nghiệp cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, trước khi xả ra khu vực xung quanh. Theo quy hoạch thoát nước, trạm làm sạch tập trung nước thải có công suất không lớn nên cần xử lý nước thải kết hợp bằng 2 phương pháp sau:
- Phương pháp cơ học: được xử lý bằng các công đoạn sau:
Nước thải; song chắn rác; bể lắng cát; bể lắng đứng; trạm clo để khử trùng; bể tiếp xúc; công trình xử lý cặn (bể mêtan và sân phơi) hoặc công trình xử lý cặn bằng phương pháp cơ học.
Sau khi xử lý phương pháp cơ học cần xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sau:
Mương ô xy hoá tuần hoàn; lọc sinh học cao tải; bể aerôten. Khi mực nước ngầm cao, để tránh đào sâu thì nên dùng bể lắng.
Vị trí các công trình và quy hoạch chung của trạm xử lý phải sao cho hợp lý về các quá trình công nghệ xử lý nước thải, chế biến cặn và dễ quản lý. Khi thiết kế mặt bằng tổng thể trạm xử lý, nên hợp khối các công trình với nhau thành một khối để tiết kiệm đất sử dụng.
Đối với khu vực nông thôn, để giảm thiểu các tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường nước cần sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt chú ý tới việc sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, đúng chủng loại và đúng đối tượng. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm. Cần hớng dẫn người dân nông thôn trong cất trữ thuốc bảo vệ thực vật, không để gần nguồn nước, khi sử dụng cần có biện pháp bảo vệ.
* Môi trường không khí, tiếng ồn.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng gây ô nhiễm bụi cao cần phải có các giải pháp kỹ thuật như: lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất, hạn chế ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không khí tới sức khoẻ người lao động. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động.
- Tại các khu tập trung dân cư (các khu chợ, các cụm công nghiệp khai thác đá nhỏ ...) nen bố trí trồng cây xanh bên đường tại các nút giao thông có mật độ phương tiện qua lại cao, trồng cây xanh xung quanh khu vực các cụm công nghiệp gây ô nhiễm bụi.
- Nguồn chất thải rắn phát sinh tại các đô thị cần đầu tư trang bị hệ thống thùng thu gom dọc đường hoặc các cụm dân cư. Tại khu vực chợ và nơi công cộng cần có đọi ngũ thu gom thường xuyên tránh ô nhiễm mùi và các loại khí thải từ rác.
IV.7.9 Các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường.
- Cần tăng cường và bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
- Bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên cả 2 khía cạnh quyền lợi và trách nhiệm.
- Hình thành mạng lưới giám sát môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền chuyên trách.
- Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của các cơ quan chức năng.
- Hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về chống bụi trong quá trình khai thác chuyên chở khoáng sản. Các quy định về nổ mìn trong khai thác đá, các giải pháp chống phóng xạ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước ngầm.
- Thực hiện các chính sách, giải pháp quản lý đất đai bền vững. Quản lý các hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất.
- Phòng ngừa úng ngập, sạt lở, tăng cường hỗ trợ thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn; gia tăng sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch.
- Quản lý và giám sát tại các nguồn phát sinh chất thải: áp dụng các biện pháp kiểm toán môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhằm hạn chế lượng nước thải sinh ra.
- Quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
- Các khu công nghiệp mới cần được thực hiện nghiêm chỉnh việc xây dựng báo cáo ĐTM cũng như triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ sinh môi trường đã được đề ra trong báo cáo ĐTM.
IV.7.10Chương trình quan trắc, giám sát ô nhiễm.
* Đối với môi trường nước:
Cần quan trắc từ 8 đến 10 giờ sáng và tư 16 đến 18 giờ chiều vào các ngày không mưa và quan trắc các chỉ tiêu ô nhiễm như sau:
Bảng các chỉ tiêu môi trường nước cần quan trắc, phương pháp quan trắc
STT
|
CHỈ TIÊU
|
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẶC
THIẾT BỊ ĐO
|
I
|
Nước mặt
|
|
1
|
Nhiệt độ nước: 00C
|
Nhiệt kế
|
2
|
PH
|
Máy đo PH điện cực thuỷ tinh
|
3
|
Hàm lượng cặn lơ lửng, mg/l
|
Lọc, sấy ở 1050C hoặc photometer
|
4
|
Ô xy hoà tan, mg/l
|
Winhler hoặc điện cực ô xy
|
5
|
Nhu cầu ô xy sinh hoá BOD5, mg/l
|
Ô xy tiêu thụ sau 5 ngày ở 2000C
|
6
|
Nhu cầu ô xy hoá học COD, mg/l
|
Ô xy hoá bằng K2Cr207
|
7
|
Nitơ a môn NH4+, mg/l
|
Nessler/so mày (trắc quang)
|
8
|
NItơ rát NO3-, mg/l
|
Cadmium reduction method
|
9
|
NItơ rát NO2-, mg/l
|
Diazot hoá/so màu (trắc quang)
|
10
|
Phốt phát PO4-, mg/l
|
Thuỷ phân đến Ortho photphat/ so màu
(trắc quang)
|
11
|
Tổng lượng sắt åFe, mg/l
|
So màu quang phổ khả kiến
|
12
|
Tổng số Colifom, MNP/100ml
|
Lọc qua màng và nuôi cấy ở 430C
|
13
|
Một số kim loại nặng
|
Quang phổ hấp phụ nguyên tử
|
II
|
Nước ngầm
|
|
1
|
PH
|
Máy đo PH điện cực thuỷ tinh
|
2
|
Ô xy hoà tan, mg/l
|
Winhler hoặc điện cực ô xy
|
3
|
Nhu cầu ô xy hoá học COD, mg/l
|
Ô xy hoá bằng K2Cr207
|
4
|
Nhu cầu ô xy sinh hoá BOD5, mg/l
|
Ô xy tiêu thụ sau 5 ngày ở 2000C
|
5
|
Nitơ a môn NH4+, mg/l
|
Nessler/so mày (trắc quang)
|
6
|
NItơ rát NO3-, mg/l
|
Cadmium reduction method
|
7
|
NItơ rát NO2-, mg/l
|
Diazot hoá/so màu (trắc quang)
|
8
|
Tổng lượng sắt åFe, mg/l
|
So màu quang phổ khả kiến
|
9
|
Mangan Mn, mg/l
|
Quang phổ hấp phụ nguyên tử
|
10
|
Tổng số Colifom, MNP/100ml
|
Lọc qua màng và nuôi cấy ở 430C
|
* Đối với môi trường không khí.
Tối thiểu là liên tục từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều (2 giờ một ốp đo) vào ngày không mưa và quan trắc từ 10-11 chỉ tiêu ô nhiễm (bảng 5.2).
Bảng các chỉ tiêu môi trường không khí cần quan trắc
và phương pháp quan trắc
STT
|
CHỈ TIÊU
|
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
HOẶC THIẾT BỊ ĐO
|
I
|
Nồng độ bụi lơ lửng tổng (TSP)
|
Phương pháp đo khối lượng
|
2
|
Bụi lơ lửng có đường kính < 10 mm
|
Máy đo PM10
|
3
|
HC (mg/m3)
|
Sắc ký khí
|
4
|
Nồng độ khí CO (mg/m3)
|
Phương pháp sắc ký khí hay phương pháp
|
|
|
thử Folin-Ciocalteur
|
5
|
Nồng độ khí CO (mg/m3)
|
Phương pháp sắc ký khí hay phương pháp
|
|
|
thử Folin-Ciocalteur
|
6
|
Nồng độ khí SO2 (mg/m3)
|
Phương pháp Tetraclonromercurat
|
7
|
Nồng độ khí NO2 (mg/m3)
|
Phương pháp Griss-saltman
|
8
|
Nồng độ bụi và hơi chì (mg/m3)
|
Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử
|
* Quan trắc chất thải rắn:
Chất thải rắn thu gom cần được kiểm soát và đánh giá theo các đại lượng sau đây:
- Lượng rác thải thông thường: m3/ngày hoặc tấn/ngày.
- Lượng rác thải độc hại: m3/ngày hoặc tấn/ngày.
- Lượng phân tươi thải: m3/ngày hoặc tấn/ngày.
Rác thải thông thường được phân tích đánh giá định lượng theo các chỉ tiêu sau đây:
THÀNH PHẦN
|
TỶ LỆ
|
- Giấy vụn
|
%
|
- Chất hữu cơ để phân huỷ
|
%
|
- Chất dẻo
|
%
|
- Kim loại
|
%
|
- Thuỷ tinh
|
%
|
- Đất cát và chất khác
|
%
|
- Độ ẩm của rác
|
%
|
- Độ tro
|
%
|
IV.7.11Kết luận, kiến nghị về bảo vệ môi trường.
Việc đánh giá tác động môi trường cho đồ án quy hoạch vùng huyện Đầm Hà đã thể hiện được một số vấn đề:
- Xác định được bức tranh tổng thể về môi trường vật lý và môi trường văn hoá, xã hội và hiện trạng.
- Xây dựng và dự báo được mức độ ảnh hưởng từ việc quy hoạch xây dựng vùng gây ra đối với môi trường kinh tế-xã hội, văn hoá-lịch sử, hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước, môi trường không khí, công tác quản lý chất thải rắn.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm cho quá trình quy hoạch xây dựng vùng trong tương lai. Thực sự có ý nghĩa đối với các nhà quản lý khi đưa ra chính sách phát triển với việc cân đối bảo vệ môi trường.
Việc quản lý môi trường vùng cần có sự phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan chức năng.
Trong các dự án phát triển cụ thể trong huyện cần tiếp tục phân tích, đánh giá chi tiết tác động và dự báo cường độ, quy mô các tác động, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát triển.
V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.
V.1.Quy hoạch mạng giao thông.
V.1.1Giao thông đường bộ:
1.1.1. Tỉnh lộ:
Ba Chẽ có 3 trục đường tỉnh lộ là:
Tỉnh lộ 330: Hà Dong – Ba Chẽ – Lương Mông – Sơn Động.
Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm – Kỳ Thượng (Hoành Bồ)
Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ – Mông Dương (Cẩm Phả).
Tương lai cần quy hoạch nâng cấp các trục đường này.
Lâu dài cần xác định các loại mặt cắt đường tối đa trong các giai đoạn sẽ đầu tư theo kế hoạch.
Vì là trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Nguyên tắc tối thiểu là bố trí đường cho vận tải thuận lợi, tối thiểu được 2 làn xe (tránh nhau).
Cũng vì đây là đường chính khu vực nên một làn xe có bề rộng: 3,5 m, đường 2 làn xe tối thiểu đạt: 7 m, tốc độ thiết kế: 50 ¸ 60 km/h.
Lề đường mỗi bên tối thiểu: 2,5 m để bố trí bảo vệ mặt đường và thoát nước.
Như vậy: mặt cắt đường tối thiểu với tỉnh lộ là (1-1): 2,5 + 7 + 2,5 = 12 m (mặt 7 m, nền 12 m), tiêu chuẩn cấp 3.
- Tuyến tỉnh lộ 330 dài: 65 km.
- Tuyến tỉnh lộ 342 dài: 36 km.
- Tuyến tỉnh lộ 329 dài: 30 km.
Tổng chiều dài: 131 km.
1.1.2. Đường huyện:
Tổng chiều dài: 94,484 km.
Nâng cấp các tuyến:
- Thị trấn – Khe Hà - Minh Cầm: 42 km.
- Khe Nháng – Khe Húng: 8 km.
- Tân Tiến – Nà Làng: 16 km.
- Thị trấn – Nước Đừng: 17 km.
Đảm bảo: mặt đường 7 m, lề mỗi bên 1,5 m.
Mặt cắt (2-2): 1,5 + 7 + 1,5 = 10 m (mặt 7 m, nền 10m).
1.1.3. Đường xã: tổng chiều dài: 122,8 km.
- Mặt cắt đường (3-3): 1 + 5,5 + 1 = 7,5 m (mặt 5,5 m, lề mỗi bên 1m).
Chiều dài: 74 km.
- Mặt cắt đường (4-4): 1,25 + 3,5 + 1,25 = 6 m (mặt 3,5 m, nền 6m).
Chiều dài: 48,8 km.
a. Xã Lương Mông:
- Đường Đồng Giảng B – Khe Giáo: 7 km.
- Tỉnh lộ 330 – Khe Nà: 3 km.
- Tỉnh lộ 330 - Đồng Chức: 1 km.
Mặt cắt đường (4-4): 1,25 + 3,5 + 1,25 = 6 m ( mặt 5,5 m, lề mỗi bên 1m). Tổng chiều dài: 48,8 km.
b. Xã Đạp Thanh:
- Đường Khe Xa - Khe Hương: 7 km.
- Đường Bắc Vận - Xóm Đình.
- Xóm Mới - Kỳ Thượng.
- Khe Tập - Xóm Đình.
- Bắc Cập - Khe Hương.
- Đường Bắc Tập - Đồng Dằm: 12 km.
c. Xã Thanh Lâm:
- Tỉnh lộ 330 - Làng Lốc: 13 km.
- Khe Pụt ngoài - Vàng Chè: 3 km.
- Đường Khe Khuy - Khe Pén: 3,8 km.
- Đường Khe Nháng - Đồng Thầm: 8 km.
- Đường Khe Ốn - Khe Man - Lâm Ca.
- Đường Làng Dạ - Làng Lốc.
d. Xã Thanh Sơn:
- Đường Khe Lọng - Bắc Vàn: 10 km.
- Đường Khe Phụt - Khe Nà: 5 km.
e. Xã Nam Sơn:
- Đường 329 – Làng Mới - Đường 18: 14 km.
- Đường Nam Hà - Thuỷ Cơ: 8 km.
- Đường 330 – Khe Hố: 4 km.
g. Xã Đồn Đạc:
- Đường Lang Cang – Làng Cổng: 4 km.
- Đường Làng Cổng – Nà Bắp: 6 km.
- Tân Tiến – Nam Kim: 7 km.
- Đường Nam Kim – Khe Gấu: 9 km.
h. Xã Minh Cầm:
- Đường Đồng Tám - Đồng Quánh: 3,5 km.
- Đường Đồng Quánh – Khe Tum: 3 km.
- Đường Đồng Doọng – Khe Áng: 2,5 km.
- Đường Khe Áng – Khe Tum: 3 km.
k. Đường đô thị thị trấn Ba Chẽ:
Cn 7,244 km sẽ đầu tư đường bê tông theo quy hoạch.
- Xây dựng đường đô thị cấp 3 từ Đầm Buôn - Khe Tâm dài 4 km.
- Quy mô đường xã kiến nghị mặt cắt: 1,0 + 5,5 + 1,0 = 7,5m (mặt 5,5 m, nền 7,5 m), cho các trục đường ở các xã.
Như vậy: các loại đường trong quy hoạch chung toàn huyện sẽ có mặt cắt đường đúng quy chuẩn để phát triển lâu dài, sẽ lớn hơn so với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Đường tỉnh lộ: 2,5 + 7 + 2,5 = 12 m (mặt cắt 1-1).
Đường huỵện: 1,5 + 7 + 1,5 = 10 m (mặt cắt 2-2).
Đường xã: 1 + 5,5 + 1 = 7,5 m (mặt cắt 3-3).
V.1.2Quy hoạch xây dựng cầu đường bộ - Tràn đường bộ:
Cầu đường bộ:
* Xây dựng cầu cứng:
- Khe Tâm - Nam Sơn.
- Tân Tiến - Đồn Đạc.
- Cầu Cao 2.
- Cầu Treo: Thác Lân - Thanh Sơn.
- Cầu Bắc Đoáng.
* Cầu tràn đường huyện:
- Tràn Nam Hà dài: 40 m, mặt: 6 m.
- Tràn Nam Kim giữa dài: 85 m, mặt: 6 m.
- Cầu tràn Ba Chẽ dài: 200 m, mặt: 6,5 m.
- Cầu treo Lang Cang dài: 100 m, rộng: 4 m.
- Cầu Nà Mòn (Đồ Đạc) dài: 50 m, rộng: 4 m.
- Cầu treo Khe Mầu (Đạp Thanh) dài: 100 m, rộng: 4 m.
- Cầu treo Thác Mẹt dài: 120 m, rộng 4m.
* Cầu tràn trên đường xã:
- Cầu Khe Tum (Minh Cầm) dài: 20 m, rộng: 6 m.
- Cầu treo Khe Tinh (Thanh Lâm) dài:110 m, rộng: 4 m.
- Cầu treo Khe Hố (Nam Sơn) dài: 65 m, rộng: 3 m.
- Tràn Cái Gian 1 (Nam Sơn) dài: 30 m, rộng: 6,5 m.
- Tràn Khe Ninh (Thanh Sơn) dài: 70 m, rộng: 6 m.
- Tràn Mò Chỉ (Thanh Sơn) dài: 40 m, rộng: 6 m.
- Tràn Bắc Văn 1 (Thanh Sơn) dài: 60 m, rộng: 6 m.
- Tràn Bắc Văn 2 (Thanh Sơn) dài: 70 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Lò 1 (Thanh Sơn) dài: 70 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Lò 2 (Thanh Sơn) dài: 60 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Nà 1 (Thanh Sơn) dài: 50 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Nà 2 (Thanh Sơn) dài: 35 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Gia (Đạp Thanh) dài: 80 m, rộng: 6 m.
- Tràn Đồng Quành (Minh Cầm) dài: 40 m, rộng: 6 m.
- Tràn Khe Áng (Minh Cầm) dài: 40 m, rộng: 6 m.
V.1.3Quy hoạch bến xe:
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Ba Chẽ sẽ xây dựng các bến xe sau:
- Bến xe thị trấn Ba Chẽ, diện tích: 0,5 ha.
- Bến xe Khe Nháng, diện tích: 0,2 ha.
- Bến xe Bắc Xa, diện tích: 0,2 ha.
- Bến xe Đồng Giang (Lương Mông), diện tích: 0,3 ha.
- Bến xe Tầu Tiên, diện tích: 0,2 ha.
Toàn huyện sẽ có 8 ¸ 10 chuyến xe trong ngày.
V.1.4Giao thông đường thuỷ:
- Xây dựng mới cảng nội địa ở Nam Sơn (đã có dự án được phê duyệt).
- Cải tạo nâng cấp cảng Đầm Buôn (thị trấn) khai thác đường thuỷ từ thị trấn Ba Chẽ ra cầu Ba Chẽ và ra biển theo luồng lạch Tiên Yên.
Đối với bến thuỷ nội địa (Nam Sơn - Đầm Buôn) đảm bảo theo quy chuẩn, cứ 1m dài cảng cần 100 m2 cho mặt bằng bến. 100 m dài cảng cần 1 ha cho bến cảng, mớn nước yêu cầu: 0,6 ¸ 1,2 m cho tàu loại 40 ¸ 300 DWT.
Kết luận: Quy hoạch giao thông trên toàn huyện Ba Chẽ đã có sự kết hợp với quy hoạch thủy nông, đảm bảo thuận tiện về liên hệ trực tiếp giữa trung tâm xã với các khu dân cư và các điểm dân cư với nhau. Đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài theo các giai đoạn quy hoạch.
Các tuyến giao thông ở xã đã kết nối với các tuyến giao thông Huyện và Tỉnh và với các đường quốc gia như: đường 18A, đường 4B, đường 279.
- Tận dụng tối đa các tuyến hiện trạng phù hợp với địa hình hiện có, kết cấu và bề rộng mặt đường đã dự tính cho tương lai lâu dài.
Bề rộng mặt đường nông thôn đảm bảo ≥ 4m.
V.2.Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
V.2.1Gắn kết với quy hoạch hệ thống thủy lợi đê điều trên địa bàn huyện.
a. Đánh giá xác định các loại đất theo điều kiện tự nhiên, theo độ dốc tầng đáy.
(Tài liệu theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội).
KÝ
HIỆU
|
LOẠI
ĐẤT
|
DIỆN
TÍCH (HA)
|
ĐỘ DỐC TẦNG ĐÁY
|
23%
|
3 ¸ 8%
|
8¸12%
|
19¸20%
|
20¸25%
|
>25%
|
L
|
I. Đất lúa nước vùng đồi
|
2.379
|
1.579
|
782
|
|
|
|
|
Lt
|
1. Đất Peralít biến đổi do trồng lúa nước
|
458
|
187
|
271
|
|
|
|
|
Lf
|
a. Chưa bạc mầu
|
338
|
67
|
271
|
|
|
|
|
LfB
|
b. Bạc mầu
|
120
|
120
|
|
|
|
|
|
Ld
|
2. Đất dốc tụ trồng lúa nước
|
384
|
37
|
347
|
|
|
|
|
P
|
3. Đất phù sa ngòi, suối
|
1.537
|
1.373
|
164
|
|
|
|
|
P
|
a. Đất phù sa được bồi
|
1.009
|
845
|
164
|
|
|
|
|
Pb
|
b. Đất phù sa không được bồi
|
528
|
528
|
|
|
|
|
|
F
|
II. Đất Pốtperalit điển hình nhiệt đới
|
35.599
|
|
1.105
|
2.078
|
4.380
|
13.208
|
14.818
|
F3
|
1. Đất Pốtperalit đỏ vàng trộn đá sét
|
12.939
|
|
34
|
683
|
1.926
|
5.424
|
4.872
|
Fq
|
2. Đất Pốtperalit phát triển trên sa thạch
|
17.269
|
|
532
|
1.158
|
1.612
|
6.278
|
7.689
|
Fa
|
3. Đất Pốtperalit đỏ vàng trên đá Mácma axít
|
5.391
|
|
539
|
237
|
842
|
1.516
|
2.257
|
FQ
|
III. Đất Feralit trên núi (175 – 700 m)
|
18.890,53
|
|
|
529
|
2.737
|
7.000
|
8624,53
|
FQ3+q
|
1. Đất Feralit đỏ vàng hoặc xám trên đá trầm tích lẫn
|
9.490
|
|
|
79
|
737
|
3.000
|
5.674
|
Fqa
|
2. Đất Feralit phát triển trên đá Mác ma a xít
|
9.400,53
|
|
|
450
|
2.000
|
4.000
|
2950,53
|
- Đất thuận lợi xây dựng: 3 ¸ 12%.
- Đất không thuận lợi xây dựng: 12 ¸ 20%.
- Đất không xây dựng được: > 20 ¸ 25%.
- Mực nước tính toán cốt ngập lụt đối với cấp huyện tính theo tần suất 10 năm.
Các khu dân cư: ≥ mực nước lũ cao nhất + 0,3 m.
- Cốt xây dựng chung đối với các khu dân cư trên địa bàn các xã. Tuỳ theo địa hình từng xã và đỉnh lũ hàng năm để định cốt xây dựng như trên. Nhưng hạn chế thấp nhất việc san đồi.
- Các khu dân cư xây dựng ở cao độ hiện nay phát triển theo hướng chạy theo đường đồng mức.
Thị trấn ở cao độ: 12,00 m ¸ 20,00 m.
Đồn Đạc ở cao độ: 30,00 m ¸ 40,00 m.
Thanh Sơn ở cao độ: 30,00 m ¸ 40,00 m.
Thanh Lâm ở cao độ: 40,00 m ¸ 56,00 m.
Đạp Thanh ở cao độ: 54,00 m ¸ 65,00 m.
Minh Cầm ở cao độ: 100,00 m ¸ 125.00 m.
- Lưu vực thoát nước chính: là các sông suối trong vùng, thoát theo địa hình tự nhiên.
Các khu vực dân cư tập trung và trung tâm xã hệ thống thoát nước mưa sẽ bố trí mương hở. Tiết diện tối thiểu 1,5 x 2 m (1500 x 2000).
b. Hệ thống thuỷ lợi đê điều:
Ba Chẽ hiện cần phải xây dựng hệ thống đập dâng để giữ nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết đập dâng có ở các xã.
Cụ thể xây dựng như sau:
* Đến 2010 sẽ xây dựng:
- Xã Nam Sơn: đập Đông Hải.
- Xã Đồn Đạc: xây mới đập Khe Tẩu, Khe Nội, Nà Hác.
- Thị trấn: đập Khe Lãng.
- Xã Thanh Lâm: Đập Khe Dít, đập Tài Tồng, đập Khe Ốn, đập Khe Lào.
- Xã Thanh Sơn: đập Bắc Vàn.
+ Sửa chữa nâng cấp các đập:
- Thanh Sơn: sửa chữa đập Nà Ý.
- Lương Mông: sửa chữa nâng cấp đập Đồng Chức, đập Cổ Ngựa.
- Xã Đồn Đạc: sửa chữa nâng cấp đập Khe Vai trong, đập Đá Lợn, đập Nà Mò, đập Nà Hiền.
+ Xây mới hồ chứa:
- Xã Đạp Thanh: xây hồ chứa Khe Chao, hồ Bắc Xa.
- Minh Cầm: hồ chứa Đồng Tám.
+ Hệ thống kênh dẫn xây mới:
- Đồn Đạc: Kênh Nà Bắp.
Kênh Khe Vai trong.
Kênh Pín Nặng.
Kênh Chìu Văn Khoa.
Kênh Khe Đá Lợn.
- Thanh Sơn:
Kênh Khe Phụt.
Kênh Khe Nà.
Kênh Nà Ý.
- Đạp Thanh:
Kênh Khe Năng.
- Lương Mông:
Kênh Đồng Lợi.
Kênh Đồng Dội.
Kênh Khe Toáng 2.
Kênh Đồng Chức.
* Giai đoạn sau 2020 sẽ xây dựng:
- Đạp Thanh:
Xây mới đập Khe Phít.
Nâng cấp đập Đồng Dằm.
- Đồn Đạc:
Cải tạo nâng cấp kênh Nà Mò.
Kênh Nà Táng.
Kênh Nà Thía.
Kênh Nà Hiển.
Kênh Phật Chỉ.
- Lương Mông:
Nâng cấp đập Cổ Ngựa.
- Minh Cầm:
Nâng cấp đập Đồng Quánh.
Cải tạo nâng cấp kênh Đồng Quánh.
Với hệ thống đập dâng và hồ chứa, kênh mương dẫn nước đã đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn. Đồng thời đã xác định được cốt xây dựng phù hợp cho từng địa phương.
c. Các hướng chính thoát nước:
- Lưu vực sông Ba Chẽ: thoát nước chính cho các xã phía Đông Bắc và Tây Nam là Thanh Lân, Nam Sơn, Đạp Thanh, Thanh Sơn.
- Hệ thống sông Quánh: thoát nước cho các xã Minh Cầm, Lương Mông.
- Hệ thống sông Đoáng: thoát nước cho các vùng Đạp Thanh, Thanh Lâm.
Ngoài ra còn có sác sông: sông Làng Cổng, suối Khe Hương, suối Khe Lạnh, suối Khe Nháng, Khe Tân góp phần cho việc thoát nước ở các địa bàn để cuối cùng đổ vào sông Ba Chẽ ra biển.
V.3.Quy hoạch hệ thống cấp nước:
V.3.1 Nguồn nước:
Nguồn cấp nước sinh hoạt cho các địa phương trong huyện là nguồn nước mặt, ở các sông, suối các xã, Ba Chẽ có nguồn nước khá phong phú ở các con sông như: sông Ba Chẽ, sông Quánh, sông Đoáng, sông Làng Cổng, sông Khe Hương.
Nguồn nước của Ba Chẽ có thể cung cấp cho các vùng lân cận phục vụ đô thị và công nghiệp như: Tiên Yên, Vân Đồn.
V.3.2Tiêu chuẩn dùng nước:
Dự kiến đến 2015 Ba Chẽ phấn đấu có 95% dân số có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đến 2020 ¸ 2025: 100% dân số được dùng nước sạch.
* Thành phần dùng nước:
- Nước sinh hoạt: ≥ 100 lít/ người ngày đêm (Qsh).
- Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ:10% Qsh.
- Nước cho nhu cầu tưới cây, vườn: 8% Qsh.
- Nước cho sản xuất nhỏ: 8% Qsh.
- Nước cho công nghiệp tập trung: 20 m3/ha.
- Nước dự phòng, rò rỉ: 30% tổng lượng nước trên.
- Nước cho bản thân khu xử lý: 4% tổng trên.
Bảng tổng hợp dùng nước các giai đoạn quy hoạch
SỐ
TT
|
THÀNH PHẦN
DÙNG NƯỚC
|
HIỆN TRẠNG
2009
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
1.882,7
|
2.060,8
|
2838,8
|
3.759,7
|
2
|
Nước cho công trình công cộng, dịch vụ
|
188,27
|
206,08
|
238,88
|
375,59
|
3
|
Nước cho nhu cầu tưới cây, vườn
|
150,6
|
154,9
|
227
|
304
|
4
|
Nước cho sản xuất nhỏ
|
150,6
|
154,9
|
227
|
304
|
5
|
Nước cho công nghiệp tập trung
|
|
1440
|
1440
|
2880
|
6
|
Nước dự phòng, rò rỉ
|
712
|
1.211
|
1.287
|
2.165
|
7
|
Nước cho bản thân khu xử lý
|
131
|
218
|
263
|
406
|
8
|
Nước giành cho cứu hoả
|
188
|
206
|
283
|
376
|
|
Tổng lượng nước sinh hoạt
|
3.403
|
5.672
|
6.850
|
10.565
|
V.3.3Bố trí mạng và công trình cấp nước sinh hoạt:
-
Hiện trạng hệ thống cấp nước sạch huyện Ba Chẽ (năm 2009)
SỐ
|
CÔNG
|
ĐỊA
|
NĂM
|
NGUỒN
|
NGƯỜI DÙNG
|
QUY
|
ỐNG
|
SỐ BỂ
|
TT
|
TRÌNH
|
ĐIỂM
|
XD
|
NƯỚC
|
THÔN
|
HỘ
|
MÔ ĐẬP
|
CHÍNH (M)
|
CHIA NƯỚC
|
I
|
Xã Lương Mông
|
|
|
|
|
172
|
|
3.800
|
19
|
1
|
Nước sạch
Bãi Liêu
|
Bãi Liêu
|
1997
|
Bãi Liêu
|
Bãi Liêu
|
42
|
Bể hút
|
|
4
|
3
|
Nước sạch
Đồng Chức
|
Đồng Chức
|
1999
|
Khe Liu
|
Đồng Giảng A,B ; Đồng Chức, xóm Mới
|
130
|
|
3.800
|
15
|
II
|
Xã Minh Cầm
|
|
|
|
|
61
|
|
6.500
|
6
|
1
|
NS Đồng Dong+ Khe Áng
|
Khe Áng
|
1999
|
Khe Áng
|
Khe Áng, Đồng Dong
|
49
|
12x1x1,2
|
3.000
|
2
|
2
|
NS Khe Tum
|
Khe Tum
|
2003
|
Khe Tum
|
Khe Tum
|
12
|
6x1x1
|
1.500
|
2
|
3
|
NS Đồng Tấm
|
Đồng Tán
|
2006
|
|
Đồng Quánh, Đồng Tán
|
21
|
|
2.000
|
2
|
III
|
Xã Đạp Thanh
|
|
|
|
|
186
|
|
7.460
|
14
|
1
|
NS Khe Xa
|
Khe Xa
|
1997
|
Khe Tròn
|
Khe Xa
|
26
|
|
850
|
1
|
2
|
NS Bắc Cáp
|
Bắc Cáp
|
1998
|
Kéo Sám
|
Bắc Cáp
|
34
|
|
2.010
|
5
|
3
|
NS Khe Mầu
|
Khe Mầu
|
2001
|
Khe Lầm
|
Khe Mầu
|
34
|
|
1.600
|
3
|
4
|
NS Hồng Tiến
|
Phiêng Liếng + Bắc Đoáng
|
1997
|
Khe Hấu
|
Hồng Tiến
|
27
|
|
1.000
|
3
|
5
|
NS Bắc Xa
|
Bắc Xa
|
2003
|
Khe Lộc
|
Bắc Xa
|
40
|
1
|
1.700
|
2
|
IV
|
Xã Đồn Đạc
|
|
|
|
|
144
|
|
10.000
|
|
1
|
NS Khe Nhai
|
Làng Cổng
|
|
Khe Nhai
|
Làng Cổng
|
8
|
|
1.000
|
|
2
|
NS Phật Chỉ
|
Làng Cổng
|
|
Phật Chỉ
|
Làng Cổng
|
11
|
|
2.000
|
|
3
|
NS Pắc Cáy
|
Pắc Cáy
|
1999
|
Ngằn Không
|
Tân Tiến + Bắc Cáy
|
50
|
|
4.000
|
20
|
4
|
NS Tân Tiến Giếng, đập – bể lọc
|
Tân tiến+ Pắc Cáy
|
1999
|
Mạc nước suối Pắc Cáy
|
Tân Tiến
|
75
|
|
3.000
|
20
|
IV
|
Thị trấn
|
|
|
|
|
320
|
|
3.100
|
|
1
|
Nhà máy nước Thị trấn
|
Khu 1 - Thị trấn
|
2003
|
K1, K2, K3
|
Sông Ba Chẽ
|
320
|
|
3.100
|
|
VI
|
Xã Thanh Sơn
|
|
|
|
|
|
|
3.100
|
|
1
|
Giếng đào
|
Loỏng Toỏng
|
2004
|
Nước mạch
|
Loỏng Toỏng
|
6
|
|
|
3 cái
|
2
|
NS Man Mây
|
Khe Pụt ngoài
|
2002
|
Khe Man Mây
|
Khe Pụt ngoài
|
23
|
|
1.600
|
2
|
3
|
NS Khe Lọng ngoài
|
Khe Lọng trong
|
2006
|
Khe Lọng trong
|
Khe Lọng ngoài
|
|
|
1.500
|
|
VII
|
Xã Nam Sơn
|
|
|
|
|
28
|
|
2.800
|
|
1
|
NS Bằng Lau
|
Bằng Lau
|
2000
|
Tự chảy
|
Bằng Lau
|
13
|
|
780
|
1
|
2
|
NS Làng Mới
|
Làng Mới
|
2002
|
Tự chảy
|
Làng Mới
|
8
|
|
720
|
1
|
3
|
NS Nam Hả trong
|
Nam Hả trong
|
2003
|
Tự chảy
|
Nam Hả trong
|
7
|
|
1.380
|
1
|
VIII
|
Xã Thanh Lâm
|
|
|
|
|
105
|
|
4.500
|
4
|
1
|
Đập Khe Luộc
|
Làng Lốc
|
2000
|
Khe Luộc
|
|
25
|
|
1.500
|
1
|
2
|
Đập Pha Lán
|
Pha Lán
|
2002
|
Khe Pha Lán
|
Pha Lán + Khe Nháng
|
80
|
|
3.000
|
3
|
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Chẽ
Dự kiến xây dựng các công trình nước sinh hoạt Ba Chẽ
đến 2020 và ngoài 2020
S
TT
|
TÊN
CÔNG TRÌNH
|
ĐỊA ĐIỂM
XÂY DỰNG
|
NGUỒN NƯỚC
|
ĐỘ DÀI ĐƯỜNG ỐNG
|
SỐ HỘ
SỬ DỤNG
|
GHI CHÚ
|
I
|
Xã Lương Mông
|
|
|
10.000
|
142
|
|
1
|
Nước sạch Khe Dò
|
Xóm Mới
|
Tự chảy
|
3.000
|
80
|
Làm mới
|
2
|
Nước sạch Khe Giấy
|
Khe Giấy
|
Tự chảy
|
2.000
|
24
|
Làm mới
|
3
|
Nước sạch Khe Um
|
Đồng Giảng B
|
Tự chảy
|
1.500
|
30
|
Làm mới
|
4
|
Nước sạch Khe Nà
|
Khe Nà
|
Tự chảy
|
1.500
|
8
|
Sửa chữa
|
5
|
Nước sạch Khe Lừu
|
Xóm Mới + Đồng Giảng AB
|
Tự chảy
|
2.000
|
|
|
II
|
Xã Minh Cầm
|
|
|
3.800
|
25
|
|
1
|
Nước sạch Đồng Quánh
|
Đồng Quánh + Đồng Tán
|
Khe Hò
|
3.800
|
25
|
Đồng Quánh : 18 hộ,.
Đồng Tán : 7 hộ
|
III
|
Xã Đạp Thanh
|
|
|
7.950
|
100
|
|
1
|
Nước sạch Khe Xa
|
Khe Xa
|
Khe Lam
|
1.200
|
33
|
Có 2 cụm dân đã KS
|
2
|
Nước sạch Khe Pít
|
Khe Pít
|
Khe 0
|
2.500
|
20
|
|
3
|
Nước sạch Xóm Đình
|
Xóm Đình
|
Đồng Chà
|
790
|
21
|
|
4
|
Nước sạch Xóm Mới
|
Xóm Mới
|
Khe Cọ Nghiến
|
120
|
12
|
|
5
|
Nước sạch Bắc Tập
|
Bắc Tập
|
Khe Choòng
|
3.700
|
35
|
|
IV
|
Xã Thanh Sơn
|
|
|
10.642
|
225
|
|
1
|
Đập Khe Kha
|
Thác Lào
|
Khe Kha con
|
35
|
20
|
|
2
|
Đập Nam úm
|
Khe Lò
|
Khe Nam úm
|
2.407
|
44
|
|
3
|
Bể + Ống dẫn
|
Loỏng Toỏng
|
Khe Lán
|
3.700
|
21
|
|
4
|
Nước sạch Khe Pụt trong
|
Khe Pụt trong
|
Khe Te
|
2.500
|
26
|
|
5
|
Giếng đào
|
Khe Loọng trong
|
Nước mạch
|
|
35
|
|
6
|
Nước sạch Khe Lùng
|
Bắc Vàn
|
Khe Lùng
|
500
|
28
|
|
7
|
Đập Khe Há
|
Khe Nà
|
Khe Há
|
1.500
|
30
|
|
V
|
Xã Đồn Đạc
|
|
|
13.000
|
356
|
|
1
|
Nước sạch Cắm Và
|
Khe Mười
|
Cắm Và
|
3.000
|
20
|
|
2
|
Ống dẫn nước
|
Tân Tiến
|
Khe Quân
|
2.000
|
40
|
|
3
|
Ống dẫn nước
|
Tân Tiến
|
Thiên nhiên
|
1.000
|
20
|
|
4
|
Ống dẫn nước
|
Tân Tiến
|
Thiên nhiên
|
1.000
|
20
|
|
5
|
Giếng nước
|
Tân Tiến
|
Nước mạch
|
|
40
|
|
6
|
Giếng nước
|
Nam Kim
|
Nước mạch
|
|
14
|
|
7
|
Giếng nước
|
Nam Kim
|
Nước mạch
|
|
10
|
|
8
|
Ống dẫn nước
|
Nam Kim
|
|
|
12
|
|
9
|
Ống dẫn nước
|
Nam Kim
|
|
|
14
|
|
10
|
Ống dẫn nước
|
Nam Kim
|
|
|
52
|
|
11
|
Hệ thống tự chảy
|
Păc Cáy
|
Suối Tắc Vòi
|
|
50
|
|
12
|
Nước sạch Khe Nhai
|
Làng Cổng
|
Khe Nhai
|
1.000
|
8
|
|
13
|
Nước sạch Phật Chỉ
|
Làng Cổng
|
Phật Chỉ
|
2.000
|
11
|
|
14
|
Nước sạch Khe Mằn
|
Khe Mằn
|
Khe 0
|
3.000
|
30
|
|
15
|
Nước sạch sân
Khe Mằn
|
Khe Mằn
|
Khe Mằn
|
4.000
|
15
|
|
VI
|
Xã Nam Sơn
|
|
|
24.100
|
227
|
|
1
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Khe Hỗ
|
Khe Dong
|
4.000
|
56
|
|
2
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Cái Gian
|
Khe Cái Gian
|
4.000
|
12
|
|
3
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Làng Mới
|
Khe Trần Phật
|
600
|
10
|
|
4
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Khe Tâm
|
Khe Dâu Da
|
4.000
|
64
|
|
5
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Bằng Lau
|
Khe Ngại
|
3.000
|
18
|
|
6
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Nam Kim
|
Khe Nam Kim
|
1.000
|
15
|
|
7
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Bằng Lau
|
Khe Phúc Sáng
|
1.500
|
12
|
|
8
|
Hệ thống tự chảy ống dẫn nước
|
Sơn Hải
|
Khe Phúc Sáng
|
3.000
|
40
|
|
VII
|
Thị trấn
|
|
|
3.000
|
240
|
|
1
|
Nước sinh hoạt tự chảy khu 5
|
Khe Cóc
|
Khe Cóc
|
1.500
|
200
|
|
2
|
Nước sinh hoạt tự chảy khu 6
|
Khu 6
|
Khu 6
|
1.500
|
40
|
|
VIII
|
Xã Thanh Lâm
|
|
|
8.000
|
170
|
|
1
|
Nước sạch Khe Trạng
|
Làng Dạ
|
Khe Trạng
|
3.000
|
50
|
|
2
|
Nước sạch Khau Cạy
|
Vùng chè
|
Khau Cạy
|
1.000
|
20
|
|
3
|
Nước sạch Khe Tập
|
Khe Tập + Đồng Lống
|
Khu Tập
|
2.000
|
60
|
|
4
|
Nước sạch Khe Tính
|
KheTính
|
|
2.000
|
40
|
|
b. Dự kiến chung:
- Nâng công suất nhà máy nước thị trấn Ba Chẽ cấp đủ nước sinh hoạt cho 7 khu thị trấn. Số dân khoảng 5.000 dân vào năm 2020 (hiện nay mới cấp được 3 khu). Công suất đảm bảo 2.000 m3/ngày đêm.
- Xã Lương Mông: sửa chữa nâng cấp công trình nước sạch Khe Và, xây dựng thêm 4 công trình nữa là: Khe Dò, Khe Giấy, Khe Um, Khe Lừu, phục vụ cho 142 hộ dân trong xã.
- Xã Minh Cầm: công trình nước sinh hoạt Đồng Quánh phục vụ cho 25 hộ.
- Xã Đạp Thanh: nâng cấp công trình nước sạch Khe Xa. Xây mới thêm: Khe Pít, xóm Đình, xóm Mới, Bắc Tập phục vụ nước sinh hoạt cho 121 hộ.
Sau 2010 dự kiến xây dựng đập thuỷ điện, thuỷ lợi tại Đạp Thanh: 9.000.000 m3/năm cấp nước cho cả Tiên Yên, Vân Đồn.
- Xã Thanh Sơn: xây mới thêm đập Khe Kha, đập Nam Ún, Khe Pụt trong, giếng đào Khe Lọng trong, công trình nước sinh hoạt Khe Nùng, đập Khe Há phục vụ nước sinh hoạt cho 204 hộ dân.
- Xã Đồn Đạc: xây dựng công trình nước sinh hoạt Cắm Và, nâng cấp đường ống dẫn nước Tân Tiến, xây 2 giếng nước ở Nam Kim và Tân Tiến (cả mở rộng đường ống). Xây dựng thêm hệ thống nước tự chảy Pắc Cáy, Khe Nhai, Phật Chỉ, Khe Mằn phục vụ cho 356 hộ.
- Xã Nam Sơn: xây dựng thêm hệ thống nước tự chảy Khe Hồ, Cái Gian, Làng Mới, Khe Tâm, Bằng Lau, Nam Kim, Sơn Hải phục vụ cho 227 hộ.
- Xã Thanh Lâm: xây dựng công trình nước sinh hoạt: Khe Trạng, Khau Cạy, Khe Tập, Khe Tính phục vụ cho 40 hộ dân.
Sau 2020 sẽ phát triển thành các trạm cấp nước sạch.
Như vậy công trình làm mới sẽ phục vụ cho khoảng 1.115 hộ ở các xã và 476 hộ ở thị trấn.
V.4.Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
V.4.1Quy định chung:
* Hệ thống thoát nước thải phải đảm bảo thu gom hết các loại nước thải, áp dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp, xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn chung.
* Đối với quy hoạch huyện có 2 khu vực được tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng đó là:
- Khu vực đô thị (huyện lỵ, thị tứ, trung tâm xã), các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực này sẽ quy hoạch có hệ thống thoát nước thải riêng biệt, có xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Khu vực các điểm dân cư nông thôn: nằm rải rác theo từng khóm, từng bản có số lượng vài chục hộ, cần tận dụng ao hồ, kênh lạch để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên, cho phép sử dụng hệ thống thoát nước mưa để thoát nước thải đã xử lý qua bể tự hoại. Những thôn bản có nghề thủ công nghiệp dễ gây độc hại cần được phân loại để xử lý đạt yêu cầu.
V.4.2Quy định thu gom nước thải:
- Tối thiểu phải thu gom được 80% lượng nước cấp.
- Thu gom nước thải ở các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất trên địa bàn phải đảm bảo đạt ≥ 80 % lượng nước cấp cho các loại hình công nghiệp đó.
V.4.3 Quy định về xử lý nước thải:
- Nước thải trong sinh hoạt đô thị khu công nghiệp, làng nghề được thu gom và xử lý riêng. Đảm bảo các quy định hiện hành về môi trường.
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải rắn trong vùng để xử lý. Bùn thải các chất nguy hại được xử lý riêng.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường phải đảm bảo theo quy định tại QCXDVN01-2008/BXD.
- Trong khoảng cách an toàn có cây xanh cách ly tối thiểu ≥ 10 m.
V.4.4 Bố trí các trạm xử lý nước thải:
- Đối với các khu tập trung như: thị trấn, các cụm công nghiệp, làng nghề, các trung tâm vùng phải bố trí các trạm xử lý nước thải.
Công suất tuỳ theo mật độ cư trú và quy mô các cụm công nghiệp.
- Các trạm cần lựa chọn ở cuối nguồn theo dòng chảy, ở cuối hướng gió chính và đủ rộng cho việc mở rộng trạm.
Bảng nhu cầu thoát nước thải cho huyện Ba Chẽ
SỐ
|
LOẠI
|
HIỆN
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
TT
|
NƯỚC THẢI
|
TRẠNG
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Nước thải sinh hoạt
|
3.063
|
3.953
|
5.013
|
7.205
|
2
|
Nước thải công nghiệp
|
|
1.152
|
1.152
|
2.304
|
|
Tổng
|
3.063
|
5.105
|
6.165
|
9.509
|
V.4.5Quy hoạch quản lý chất thải rắn:
- Quy định chung:
Là quy hoạch chuyên ngành bao gồm: điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng rác thải, chất thải rắn các loại. Xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, phạm vi thu gom, vận chuyển. Xác định vị trí quy mô các cơ sở xử lý chất thải rắn, đề xuất công nghệ thích hợp. Xây dựng kế hoạch và nguồn nhân lực thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Công nghệ xử lý chất thải rắn:
Lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Một huyện có thể xây dựng một cơ sở xử lý chất thải theo công nghệ vi sinh, tạo ra phân vi sinh dùng trong sản xuất nông nghiệp (mô hình đã có ở Hạ Long và các địa phương khác).
- Tỷ lệ chất thải rắn được chôn lấp bằng 15% tổng lượng chất thải rắn. Còn lại khoảng 85% lượng chất chế tái được xử lý bằng công nghệ tái chế (phân vi sinh).
Lượng chất thải rắn cần thu gom tính theo chỉ tiêu 0,8 kg/người ngày.
Toàn huyện theo giai đoạn quy hoạch là:
Lượng chất thải rắn
STT
|
GIAI ĐOẠN
QUY HOẠCH
|
CHẤT THẢI XỬ LÝ
CÔNG NGHỆ (KG)
|
CHẤT THẢI CHÔN LẤP (KG)
|
1
|
2009
|
12.802
|
2.259
|
2
|
2015
|
14.013
|
2.472
|
3
|
2020
|
19.304
|
3.406
|
4
|
2025
|
25.566
|
4.511
|
- Các trạm trung chuyển chất thải rắn:
Bố trí mỗi xã có một trạm trung chuyển chất thải rắn quy mô tối thiểu 1000 m2. Chất thải rắn tập trung không quá 2 ngày đêm, sau đó vận chuyển về khu xử lý chung của huyện (dự kiến xây dựng ở thị trấn Ba Chẽ). Các trạm tại xã có khoảng cách vệ sinh ≥ 20 m đối với các công trình xung quanh. Bãi có hệ thống thoát và xử lý sơ bộ nước thải.
- Nhà máy xử lý chất thải ở huyện lỵ có khoảng cách an toàn vệ sinh với các công trình xung quanh là ≥ 500 m, có cây xanh xung quanh ≥ 20 m.
V.4.6Quy hoạch nghĩa trang:
* Về địa điểm: Do đặc thù Ba Chẽ số dân có ít, diện tích mỗi xã rộng, do vậy sẽ bố trí mỗi xã một địa điểm nghĩa trang.
* Quy mô của nghĩa trang phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng trong thời gian nhất định. Căn cứ vào tỷ lệ tử hàng năm của các địa phương (theo niên giám thống kê hàng năm của huyện) khoảng: 0,041 ¸ 0,042. Các nghĩa trang bố trí theo dạng hỗn hợp (hung táng và cát táng, khu vực giành cho tôn giáo).
- Phần hung táng và chôn cất 1 lần thì: 70% diện tích giành cho chôn cất.
30% giành cho giao thông và phục vụ.
- Phần cát táng giành tối đa: 50% diện tích giành cho chôn cất.
50% giành cho giao thông và các công trình phụ trợ khác.
Do dân cư ít nên xã sẽ chọn địa điểm nghĩa trang nơi thuận tiện, đảm bảo vệ sinh môi trường, cuối nguồn nước, thời gian sử dụng từ: 10 ¸ 20 năm.
Quy mô nghĩa trang ở các xã
Đơn vị : ha
STT
|
ĐỊA DANH
|
GIAI ĐOẠN 2015
|
GIAI ĐOẠN 2025
|
TỬ
|
DIỆN TÍCH
NGHĨA TRANG (HA)
|
TỬ
|
DIỆN TÍCH
NGHĨA TRANG (HA)
|
1
|
Thị trấn
|
18
|
0,7 x 2
|
27
|
0,54 x 2
|
2
|
Xã Đồn Đạc
|
22
|
0,5 x 2
|
29
|
0,55 x 2
|
3
|
Xã Nam Sơn
|
13
|
0,3 x 2
|
34
|
0,6 x 2
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
7
|
0,2 x 2
|
9
|
0,25 x 2
|
5
|
Xã Đạp Thanh
|
7
|
0,2 x 2
|
31
|
0,55 x 2
|
6
|
Xã Lương Mông
|
6
|
0,2 x 2
|
8
|
0,25 x 2
|
7
|
Xã Thanh Lâm
|
7
|
0,2 x 2
|
25
|
0,5 x 2
|
8
|
Xã Minh Cầm
|
2
|
0,1 x 2
|
3
|
|
|
Tổng cộng
|
82
|
4.2
|
166
|
6.8
|
Tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện là: 5,5 x 2 = 11 ha.
- Quy định về thu gom và xử lý chất thải của nghĩa trang: các nghĩa trang đều phải bố trí hệ thống thoát nước và thu gom rác thải để đảm bảo vệ sinh. Các nghĩa trang phải bố trí cách mép nước, suối ít nhất là: 300 m.
V.4.7Quy hoạch nhà vệ sinh công cộng:
- Đối với đô thị (thị trấn) trên đường phố cứ 1,5 km bố trí một nhà vệ sinh công cộng.
- Các điểm đỗ xe buýt, bến xe, các khu vực vui chơi, nơi sinh hoạt công cộng như: nhà văn hoá, chợ đều bố trí vệ sinh công cộng.
- Các trạm bán xăng dầu đều có nhà vệ sinh công cộng.
- Quy mô các nhà vệ sinh công cộng khoảng 100 m2 cho một vị trí bố trí vệ sinh.
- Đối với nhà tang lễ theo quy phạm cứ 250.000 dân mới bố trí một nhà tang lễ.
Ba Chẽ cả huyện mới có 39.458 dân đến giai đoạn 2025, nên không đặt vấn đề xây dựng nhà tang lễ.
V.5.Quy hoạch cấp điện:
V.5.1 Nguồn điện:
- Nguồn điện cấp cho Ba Chẽ lấy từ trạm trung gian Tiên Yên (110/35/10KV-16MVA) nằm trong hệ thống mạng quốc gia. Cấp cho Ba Chẽ theo lộ 375 với tổng chiều dài lưới 35 KV là 142,855 km cấp cho thị trấn và tất cả các xã trong huyện.
Với tổng dung lượng hiện nay: 3.349 KVA. Qua 48 trạm biến áp phân phối trên toàn huyện.
Mức tiêu thụ điện thương phẩm 9,3 KW/h/người/quý (37,2 KW/h/người/năm).
- Hiện có khoảng 10% dân số ở những vùng có địa hình không thuận lợi cho việc phát triển lưới điện như:
Thôn Lang Cang, Nà Nùng (Đồn Đạc).
Bắc Vàn (Thanh Sơn).
Khe Pén (Đạp Thanh).
Cái Gian (Nam Sơn).
Đồng Thầm (Thanh Lâm).
Khe Giấy (Lương Mông).
V.5.2Xác định phụ tải điện:
Gồm: điện sinh hoạt, điện cho công trình công cộng, điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng.
Đối với Ba Chẽ áp dụng chỉ tiêu cấp điện theo đô thị loại 5.
CHỈ TIÊU
|
GIAI ĐOẠN ĐẦU 2015
|
DÀI HẠN 2025
|
1. Điện năng (KWh/người năm)
|
400
|
1000
|
2. Số giờ sử dụng công suất lớn nhất (h/năm)
|
2000
|
3000
|
3. Phụ tải (W/người)
|
200
|
330
|
- Công công trình công cộng: tính 30% phụ tải điện sinh hoạt.
- Điện công nghiệp: 120 ¸ 140 KW/ha.
- Kho tàng: 50 KW/ha.
- Quy hoạch lâu dài: thống nhất lưới 22KV cho toàn huyện.
Bảng tính toán phụ tải điện sinh hoạt cho các xã đơn vị hành chính
trong huyện Ba Chẽ
Đơn vị : KW.
SỐ
TT
|
ĐỊA BÀN XÃ , THỊ TRẤN
|
HIỆN
TRẠNG 2010
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
2015
|
2020
|
2025
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
807,8
|
884
|
1155,29
|
2310
|
2
|
Xã Đồn Đạc
|
994,6
|
1088,4
|
1947,99
|
2140,38
|
3
|
Xã Nam Sơn
|
576
|
634,4
|
1850,64
|
2711,28
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
313,8
|
342
|
601,92
|
708,18
|
5
|
Xã Thanh Lâm
|
322,8
|
353,2
|
1178,76
|
1977,69
|
6
|
Xã Đạp Thanh
|
403,2
|
441
|
1531,53
|
2362,14
|
7
|
Xã Lương Mông
|
252,6
|
276,2
|
520,41
|
618,09
|
8
|
Xã Minh Cầm
|
94,6
|
102,4
|
181,5
|
193,38
|
|
Tổng số
|
3765,4
|
4121,6
|
8968,04
|
13021,14
|
Bảng tính toán phụ tải điện công nghiệp huyện Ba Chẽ
trong các giai đoạn quy hoạch
Đơn vị : KW
STT
|
CỤM CÔNG NGHIỆP
|
2015
|
2020
|
2025
|
QUY MÔ
(ha)
|
1
|
Cụm CN Nam Kim (Nam Sơn)
|
2.400
|
3.600
|
3.600
|
50
|
2
|
Cụm CN xã Đạp Thanh
|
2.400
|
3.600
|
3.600
|
50
|
3
|
Cụm CN xã Thanh Lâm
|
2.400
|
2.880
|
2.880
|
40
|
4
|
Các cụm thủ công nghiệp
|
200
|
480
|
480
|
10
|
Tổng số
|
7.400
|
10.560
|
10.560
|
|
Phụ tải điện cho Ba Chẽ theo các giai đoạn quy hoạch
STT
|
CHỈ
TIÊU
|
GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
|
2015
|
2025
|
1
|
Điện sinh hoạt
|
4.121,6
|
12.407
|
2
|
Điện công trình công cộng
|
1.236,5
|
3.722
|
3
|
Điện công nghiệp
|
2.400 (20 ha)
|
17.280
|
4
|
Điện kho tàng
|
150 (3 ha)
|
300
|
|
Tổng phụ tải
|
7.908 KW
|
33.709 KW
|
V.5.3Đường dây và trạm:
a. Đường dây:
- Khu thị trấn dùng dây ABC 4 x 95, AVC 95-70 cho các trục, ACV 50, ACV 35 cho các nhánh rẽ.
- Khu vực nông thôn dùng dây ACV 70 cho các trục, ACV 50, ACV 35 cho các nhánh rẽ.
- Đường dây hiện nay lưới 35 KV của Ba Chẽ dài 142,855 km, đến các trung tâm xã từ các trung tâm đến các thôn bản là đường hạ áp 0,4 KV, vì nằm rải rác không tập trung nên điện năng bị hao hụt nhiều.
Hiện tại có 25 trạm phân phối.
b. Trạm hạ áp:
* Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thì đến năm 2015 dự kiến tăng thêm 52 trạm hạ áp nữa (công suất 50 KVA).
Tổng số trạm trên toàn huyện sẽ có là: 52 + 25 = 77 trạm. Đảm bảo cung cấp điện cho 100% dân cư trong huyện.
* Đường dây hạ áp cơ bản phát triển bám các trục giao thông giữa xã với các thôn bản. Chiều dài đường dây theo sơ đồ phát triển mạng điện đã quy hoạch.
- Xã Nam Sơn: có 9 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 1.125 KVA.
Nam Sơn 3: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,3 km.
Nam Sơn 4: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Nam Sơn 5: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,5 km.
Nam Sơn 6: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Nam Sơn 7: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
CN Nam Sơn: 400 KVA có 4 lộ hạ áp dài 4,8 km.
Nhà máy gạch Nam Sơn: 400 KVA có 4 lộ hạ áp dài 4,8 km.
Nuôi trồng thuỷ sản: 100 KVA có 4 lộ hạ áp dài 4,8 km.
Mở rộng Ba Chẽ 1, Ba Chẽ 2, Ba Chẽ 3: 400 KVA có 4 lộ dài 4,8 km.
- Xã Đồn Đạc: có 11 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 885 KVA.
Đồn Đạc 1: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Đồn Đạc 2: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 3,6 km.
Đồn Đạc 3: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài 3,4 km.
Đồn Đạc 4: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Đồn Đạc 5: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài 3,8 km.
Đồn Đạc 6: 50 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Đồn Đạc 7: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Đồn Đạc 8: 50 KVA có 3 lộ hạ áp dài 3,8 km.
Đồn Đạc 9: 50 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Đồn Đạc 10: 50 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Trạm nhà máy gạch: 160 KVA có 3 lộ: 3,6 km.
- Xã Thanh Sơn: có 3 trạm xây mới, dung lượng là:275 KVA.
Thanh Sơn 3: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Thanh Sơn 4: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài 2,4 km.
Thanh Sơn 5: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài 3,6 km.
- Thị trấn Ba Chẽ: có 7 trạm xây mới, dung lượng là: 1.190 KVA.
Ba Chẽ 4: 160 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 1,6 km.
Ba Chẽ 5: 400 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Ba Chẽ 6: 400 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Ba Chẽ 7: 250 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Ba Chẽ 8: 400 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Trạm rượu Ba Chẽ: 160 KVA có 4 lộ hạ áp dài: 4,4 km.
Trạm nhà máy gạch: 250 KVA có 4 lộ hạ áp dài: 3,4 km.
- Xã Thanh Lâm: có 5 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 910 KVA.
Thanh Lâm 5: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài:2,4 km.
Thanh Lâm 6: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Thanh Lâm 7: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,6 km.
Thanh Lâm 8: 75 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Cụm công nghiệp Thanh Lâm: 560KVA có 4 lộ dài: 4,8 km.
- Xã Đạp Thanh: có 5 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 1.020 KVA.
Đạp Thanh 6: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,8 km.
Đạp Thanh 7: 160 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Đạp Thanh 8: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Đạp Thanh 9: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Cụm công nghiệp Đạp Thanh: 560KVA có 4 lộ dài: 4,8 km.
- Xã Lương Mông: có 4 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 375 KVA.
Lương Mông 4: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,8 km.
Lương Mông 5: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 3,8 km.
Lương Mông 6: 100 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
- Xã Minh Cầm: có 5 trạm xây mới, tổng dung lượng là: 375 KVA.
Minh Cầm 3: 50 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,8 km.
Minh Cầm 4: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,8 km.
Minh Cầm 5: 50 KVA có 2 lộ hạ áp dài: 2,4 km.
Minh Cầm 6: 100 KVA có 3 lộ hạ áp dài: 3,4 km.
Bảng tổng hợp khối lượng xây mới và cải tạo các trạm hạ áp
huyện Ba Chẽ theo quy hoạch
STT
|
ĐỊA DANH
|
XÂY MỚI
|
CẢI TẠO
|
DUNG LƯỢNG (KVA)
|
KHỐI LƯỢNG (KM)
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
7
|
2
|
1.670
|
23,7
|
2
|
Xã Nam Sơn
|
8
|
3
|
1.350
|
34,4
|
3
|
Xã Đồn Đạc
|
13
|
4
|
1.210
|
40,5
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
2
|
3
|
475
|
13,7
|
5
|
Xã Thanh Lâm
|
5
|
4
|
1.235
|
23,5
|
6
|
Xã Đạp Thanh
|
7
|
4
|
1.035
|
23,6
|
7
|
Xã Lương Mông
|
5
|
3
|
625
|
15,4
|
8
|
Xã Minh Cầm
|
5
|
2
|
575
|
20,2
|
|
Tổng cộng
|
52
|
25
|
8.760
|
192,9
|
V.5.4Điện chiếu sáng:
- Đối với khu vực đô thị (thị trấn, trung tâm vùng) tổ chức chiếu sáng đường phố chính và đường khu ở đô thị, đảm bảo độ chói tối thiểu: 0,2 ¸ 0,4 Cd/m2.
- Đối với đường nông thôn: tổ chức chiếu sáng đường chính liên hệ trong thôn bản, đảm bảo độ rọi ≥ 3 Lx.
V.5.5Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:
a. Cơ sở hiện trạng:
- Huyện có một tổng đài A1000 E10.
5 trạm V5x đặt ở 5 xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm. Mỗi trạm có dung lượng max 288 số.
4 xã có Intenet là: Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm.
Thị trấn có thuê bao MEGAWAN.
- Trạm phát sóng di động: có 4 trạm gồm: Vinaphone, Mobifone, Vietlel, EVN telecom ở khu vực thị trấn, 5 trạm thu phát sóng ở các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Nam Sơn và 1 trạm Vietel Mobile ở Lương Mông.
- Hệ thống bưu điện:
Gồm: 1 trung tâm bưu điện huyện.
Mỗi xã có một điểm bưu điện văn hoá xã, các điểm có dịch vụ điện thoại, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí.
b. Định hướng quy hoạch đến năm 2025.
* Lĩnh vực bưu chính:
- Xây dựng bưu điện huyện tại Ba Chẽ trở thành trung tâm bưu chính viễn thông của huyện (Bưu cục cấp 2).
- Mở thêm 2 đại lý (Bưu cục cấp 3) tại trung tâm xã Lương Mông và Đạp Thanh.
100% số xã có bưu điện xã chuẩn bưu cục cấp 3.
* Viễn thông, công nghệ thông tin:
- Phủ sóng tỉnh lộ 330, phát tại các xã: Nam Sơn, Đạp Thanh, Lương Mông, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Minh Cầm.
- Sau 2010 đến 2015: 100% dùng đường truyền dẫn quang.
* Đài phát thanh:
- Trung tâm đài huyện: nâng cấp, bổ sung đài 500 W.
- Trung tâm xã: bổ sung máy phát 200 W cho hầu hết các xã.
VI. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2010 ¸ 2015)
VI.1.Định hướng phát triển hạ tầng xã hội.
VI.1.1Dân số lao động giai đoạn đầu:
Đến năm 2015 Ba Chẽ tăng dân số chủ yếu là tăng tự nhiên. Theo phương pháp dự báo dân số phần quy mô dân số thì:
Đến 2015 dân số Ba Chẽ phân theo địa bàn phát triển như sau:
- Thị trấn Ba Chẽ: 4.420 người.
- Xã Đồn Đạc: 5.442 người.
- Xã Nam Sơn: 3.172 người.
- Xã Thanh Sơn: 1.710 người.
- Xã Thanh Lâm: 1.766 người.
- Xã Đạp Thanh: 2.205 người.
- Xã Lương Mông: 1.381 người.
- Xã Minh Cầm: 512 người.
Tổng toàn huyện: 20.608 người.
Lực lượng lao động khoảng 54% là: 11.128 người.
VI.1.2Định hướng phát triển dân cư và các công trình công cộng (khu dân cư, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao).
1.2.1. Các khu dân cư.
a. Dân cư đô thị:
- Thị trấn huyện lỵ: đã được lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 giai đoạn đến 2015.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dự kiến đô thị phát triển về phía Tây (Đồn Đạc).
Nhưng thực tế phát triển: đô thị đang phát triển về phía Đông Nam (xã Nam Sơn) tiếp cận dần với đường 18A ở khu vực cầu Ba Chẽ.
- Do vậy: kiến nghị phần định hướng phát triển trung tâm huyện lỵ giai đoạn đến 2015 và đến 2025 đô thị sẽ phát triển chủ yếu về phía Đông Nam (xuôi dòng sông Ba Chẽ). Quy mô phát triển thêm khoảng: 150 ha. Đô thị sẽ có quy mô: 6.486 người vào năm 2025 nếu không có đột biến và 8.000 người nếu có đột biến.
b. Các trung tâm cụm xã và xã:
Những cụm xã đã có quy hoạch chi tiết sẽ triển khai theo quy hoạch như: cụm xã Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc.
Trung tâm xã: Thanh Lâm, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Sơn.
c. Các điểm dân cư nông thôn:
Trước mắt duy trì phát triển tại các cụm dân cư, thôn bản hiện có: 66 cụm dân cư.
Quy hoạch mở rộng theo yêu cầudân cư tăng đến năm 2015 (giai đoạn đầu).
Cơ sở là cơ cấu các hộ của thôn, bản hiện nay. Cơ cấu hộ tăng thêm lấy theo nhân khẩu trung bình của một hộ: 4 ¸ 4 ,5 người/hộ.
1.2.2. Các công trình về giáo dục đào tạo:
- Mục tiêu đến năm 2015:
Cao tầng hoá và kiên cố hoá 100% trường tiểu học 8/8 trường, trung học cơ sở 8/8 trường ở các xã, trung tâm và thị trấn.
- Trường nội trú, trung tâm học tập cộng đồng ở một số xã và trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện.
- Giáo dục mầm non: đến 2015 có 7 trường mầm non xã: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc và Thị trấn.
- Giáo dục phổ thông: đến 2015 có 9 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Phát triển các điểm trường có nội trú dân nuôi (có 8 điểm vào 2015).
- Giáo dục thường xuyên: đến 2015 có 8/8 địa phương có trung tâm cộng đồng, có một trung tâm giáo dục thường xuyên tại huyện lỵ.
1.2.3. Các công trình về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
- Đến 2015: nâng cấp trung tâm y tế huyện thành bệnh viện đa khoa huyện, quy mô 50 giường bệnh.
- Xây dựng 3 phòng khám đa khoa ở 3 cụm xã: Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc.
- Đầu tư trang thiết bị y, bác sỹ cho các trạm y tế xã.
- Các xã đều có đội kế hoạch hoá gia đình.
- Nâng cấp trạm y tế Đạp Thanh thành phân viện khu vực.
- Có bộ môn y học cổ truyền đến tận tuyến xã.
- Xã hội hoá y tế, thực hiện 10 chuẩn y tế thôn, bản.
1.2.4. Các công trình về văn hoá thể thao:
- Đến 2015: hoàn thành đầu tư bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng như:
- Di tích đình Làng Dạ (Thanh Lâm).
- Di tích lịch sử cách mạng Khe Lao (Lương Mông).
- Đầu tư trung tâm văn hoá huyện (phòng khán giả).
- Nâng cấp thư viện huyện đạt: 10.000 ¸ 12.000 bản sách.
- Củng cố, đầu tư đội thông tin lưu động huyện.
- 100% các xã có khu vui chơi giải trí thiếu nhi.
- Nâng cấp sân vận động huyện, xây thêm một sân cho thị trấn, sân tenít của huyện.
- Trung tâm thể thao gắn với bể bơi, bóng chuyền.
- Hoàn chỉnh đồng bộ cho trung tâm văn hoá thể thao liên xã tại 3 cụm: Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc.
- Cụm thông tin cổ động tại thị trấn Ba Chẽ.
- Đầu tư hoàn chỉnh các điểm văn hoá thôn.
Đảm bảo có quỹ đất xây dựng:
Nhà văn hoá xã: ≥ 1.000 m2.
Nhà văn hoá thôn: ≥ 500 m2.
VI.1.3Định hướng phát triển các công trình dịch vụ thương mại.
VI.1.3.1Thương mại:
- Đầu tư nâng cấp chợ thị trấn, chợ Lương Mông, chợ Đạp Thanh, chợ Thanh Lâm và chợ Tầu Tiên, xây mới chợ Thanh Sơn, chợ Nam Sơn.
- Xây dựng các cửa hàng kiêm khu ở:
Thôn Sơn Hải (Nam Sơn).
Nam Kim (Đồn Đạc).
Thôn Khe Lò.
Thôn Khe Loọng trong (Thanh Sơn).
Thôn Đồng Lóng, Llàng Dạ (Thanh Lâm).
Đồng Dong (Minh Cầm).
Phiếng Liếng (Đạp Thanh).
- Bố trí một cơ sở giết mổ tại thị trấn Ba Chẽ.
- Xây dựng trung tâm thương mại của huyện tại Đầm Buôn.
- Xây dựng một cửa hàng khí đốt lỏng tại thị trấn.
- Xây dựng một cụm công trình thương mại trên trục lên cầu Ba Chẽ 2.
VI.1.3.2Du lịch:
Ba Chẽ chủ yếu là phát triển du lịch sinh thái rừng giai đoạn đến 2015 phát triển và đầu tư các điểm:
- Du lịch sinh thái Thác Trúc – Khe Lạnh (Thanh Sơn).
- Điểm du lịch sinh thái Khe O – Nam Kim ngoài (Đồn Đạc).
- Điểm du lịch sinh thái Đèo Giang.
- Du lịch sông Ba Chẽ.
Các điểm còn lại như: thảo nguyên Khe Lầy, điểm Khe Xoong sẽ nghiên cứu đầu tư vào giai đoạn 2020.
VI.1.3.3Dịch vụ vận tải:
Tổ chức các tuyến vận tải liên kết các vùng trong huyện.
Lượng hàng hoá và hành khách dự báo đến năm 2015 sẽ là:
- Hàng hoá: 150.000 tấn/năm.
- Hành khách: 135.000 hành khách/năm.
Tổ chức kết hợp tốt với các bến, điểm dừng xe trên các tuyến giao thông trong huyện.
VI.1.3.4Các dịch vụ khác:
- Phát triển loại hình dịch vụ: tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, đa dạng hoá hình thức huy động vốn, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng.
- Dịch vụ cung cấp nhiên liệu: phát triển hệ thống các điểm cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Đến 2015 sẽ xây dựng:
2 điểm bán lẻ trên tuyến Ba Chẽ – Lương Mông – Sơn Động.
2 điểm trên tuyến: 329 và 342.
1 điểm tại thị trấn Ba Chẽ.
VI.1.4Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Dự kiến đến 2015 Ba Chẽ sẽ hình thành các cụm công nghiệp (xây dựng hạ tầng) đó là:
- Cụm công nghiệp xã Nam Sơn, quy mô khoảng: 50 ha chuyên bố trí các cơ sở sản xuất lâm sản, nông sản. Cụm công nghiệp này bố trí gắn với cảng nội địa Nam Sơn, đã nghiên cứu quy hoạch chi tiết 1/2000.
- Cụm công nghiệp xã Đạp Thanh, quy mô khoảng: 50 ha, lựa chọn địa điểm cho phù hợp, lựa chọn tại: Bắc Xa là phù hợp.
- Cụm công nghiệp xã Thanh Lâm, quy mô khoảng: 40 ha, lựa chọn địa điểm cho phù hợp, lựa chọn tại: làng Lốc là phù hợp.
- Các điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các xã, có quy mô khoảng: 3 ¸ 4 ha.
VI.2.Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật giai đoạn đầu đến 2015.
VI.2.1Phát triển giao thông:
- Tỉnh lộ: 330: 65 km.
329: 30 km.
342: 36 km.
Tổng: 131 km.
Mặt cắt (1-1): 2,5 + 7,0 + 2,5 = 12,0 m.
- Đường huyện: 92,4 km.
Mặt cắt (2-2): 1,5 + 7,0 + 1,5 = 10 m.
- Đường xã: 74 km.
Mặt cắt (3-3): 1 + 5,5 + 1 = 7,5 m.
Chiều dài: 74 km.
Mặt cắt (4-4): 1,25 + 3,5 + 1,25 = 6 m.
Chiều dài: 48,8 km.
- Đường đô thị trung tâm: 7,2 km.
Mặt cắt: 5 + 7 + 5 = 17 m.
VI.2.2Hệ thống thuỷ lợi, đê điều:
- Xây mới: 10 đập dâng ở các xã.
- Sửa chữa nâng cấp: 7 đập dâng.
- Xây mới: 3 hồ chứa nước.
- Kênh dẫn xây mới: 13 kênh.
- Cải tạo xây mới: 8 kênh, đập ở các xã.
VI.2.3Hệ thống cấp nước:
Kế hoạch đến năm 2015 công trình cấp nước sinh hoạt như sau:
- Xã Lương Mông: 5 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 10.000 m (10 km).
- Xã Minh Cầm: 1 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 3.800 m (3,8 km).
- Xã Đạp Thanh: 5 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 8.310m (8,31 km).
- Xã Thanh Sơn: 7 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 10.635m (10,63km).
- Xã Đồn Đạc: 15 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 17.000m (17 km).
- Xã Nam Sơn: 8 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 3.000 m (3 km).
- Thị trấn: 2 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 3.000 m (3 km).
- Xã Thanh Lâm: 4 công trình nước tự chảy.
Độ dài đường ống: 8.000 m (8 km).
VI.2.4Hệ thống cấp điện:
- Đảm bảo phụ tải điện đến 2015 là: 7.908 KW.
- Đường dây: 35 km.
- Trạm hạ áp: 58 trạm (50 KVA/trạm).
VI.2.5Bưu chính viễn thông và thông tin:
- Xây dựng bưu điện huyện thành trung tâm bưu chính viễn thông của toàn huyện (bưu cục cấp 2).
- Mở thêm 2 bưu cục cấp 3 tại Lương Mông và Đạp Thanh.
- 100% các xã có bưu cục đạt loại 3.
- Công nghệ thông tin: phủ sóng toàn bộ các vùng trong huyện 100% đường truyền dẫn quang.
- Đài phát thanh: nâng cấp máy phát, bổ sung máy phát hình 500W truyền hình không dây, thiết bị sản xuất chương trình bộ dựng phi tuyến, camera…
VI.3.Quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị (giai đoạn đến 2015).
VI.3.1Quy hoạch sử dụng đất:
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Ba Chẽ giai đoạn đến 2015.
Đất sử dụng như sau:
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
2010
|
2015
|
|
Tổng diện tích đất tự nhiên
|
60.855,56
|
60.855,56
|
1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
1.392,14
|
1.472,5
|
2
|
Đất lâm nghiệp
|
55.939,93
|
55.627,69
|
3
|
Đất phi nông nghiệp
|
1.284
|
1.284
|
|
- Đất ở
|
112,1
|
121,3
|
|
- Đất chuyên dùng
|
327,28
|
242,87
|
|
- Đất nghĩa trang
|
12,79
|
12,79
|
|
- Đất sông suối
|
802,2
|
702,2
|
4
|
Đất chưa sử dụng
|
2.282
|
2.282
|
VI.3.2Phát triển không gian đô thị:
a. Trung tâm huyện lỵ:
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết trung tâm huyện lỵ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội chung.
- Hoàn chỉnh các khu chức năng nhất là hạ tầng kỹ thuật, các khu vực phục vụ công cộng, văn hoá, y tế, giáo dục và thể thao.
- Hình thành cơ cấu phát triển mở rộng đô thị về phía Đông Nam (xã Nam Sơn).
b. Trung tâm liên xã:
- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch các trung tâm liên xã là: trung tâm Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông.
VI.4.Các dự án đầu tư giai đoạn đầu đến năm 2015:
VI.4.1Về thuỷ lợi:
- Xây mới đập Khe Phít (Đạp Thanh).
- Đập Khe Dít (Thanh Lâm).
VI.4.2Giao thông:
- Nâng cấp đường Ba Chẽ - Lương Mông.
- Làm mới đường Ba Chẽ - Khe Là.
- Nâng cấp đường Bắc Xa - Lâm Ca.
- Nâng cấp đường Đồng Thầm - Bắc Lãng - Đình Lập (Lạng Sơn).
- Nâng cấp đường 329 Ba Chẽ - Mông Dương.
- Nâng cấp đường Lương Mông - Tân Ốc (Hoành Bồ).
VI.4.3Về du lịch:
- Du lịch sinh thái Thác Trúc.
- Du lịch sinh thái Khe O.
- Du lịch sinh thái Đèo Giang.
- Du lịch sinh thái Nam Kim ngoài.
VI.4.4Thương mại:
Xây dựng trung tâm thương mại Đầm Buôn.
VI.4.5Hạ tầng xã hội:
- Nâng cấp nhà máy nước thị trấn Ba Chẽ.
- Xây dựng công trình thuỷ lợi hồ chứa nước sạch 9.000 m3 tại Đạp Thanh.
VI.4.6Giáo dục đào tạo:
- Trường phổ thông trung học Đạp Thanh (giai đoạn 2).
- Trường phổ thông trung học huyện (giai đoạn 2).
VI.4.7Y tế:
Xây dựng phân viện khu vực Đạp Thanh.
VI.4.8Thể dục, thể thao:
Sân gol tại xã Đạp Thanh.
PHẦN 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
VII.GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ:
VII.1.Huy động các nguồn vốn:
- Vốn ngân sách nhà nước: hàng năm cân đối cho huyện.
- Vốn các doanh nghiệp nhà nước.
- Vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Vốn tư nhân.
- Các nguồn vốn thu hút từ bên ngoài như: vốn trung ương, vốn liên kết các tỉnh, nguồn vốn từ nước ngoài.
- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động từ các nguồn vốn khác nhau với hình thức đầu tư khác nhau.
Dự báo các nguồn vốn đầu tư
Đơn vị: triệu đồng.
STT
|
CHỈ TIÊU
|
2010 ¸ 2015
|
2015 ¸ 2020
|
1
|
Ngân sách
|
564.735,58
|
789.904,08
|
2
|
Doanh nghiệp nhà nước
|
21.620,38
|
37.614,48
|
3
|
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
|
64.861,15
|
150.457,92
|
4
|
Tư nhân
|
36.033,97
|
87.767,12
|
5
|
Vốn trung ương, tỉnh ngoài
|
50.447,56
|
62.690,80
|
6
|
Từ nước ngoài
|
43.240,76
|
125.381,60
|
|
Tổng cộng
|
626.911,08
|
1.035.743,6
|
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội năm 2008.
Tổng vốn trên chưa tính vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện.
VII.2.Phân bổ nguồn vốn đầu tư:
Vốn đầu tư theo ngành
Đơn vị: triệu đồng.
STT
|
CHỈ TIÊU
|
2010 - 2015
|
2015 - 2020
|
1
|
Nông, lâm thuỷ sản
|
50.346,5
|
86.340
|
2
|
Công nghiệp, xây dựng
|
173.479,2
|
286.484,7
|
3
|
Dịch vụ
|
70.207
|
140.350
|
|
Tổng phương án cũ
|
294.032,7
|
513.174,7
|
1
|
Nông, lâm thuỷ sản
|
106.571,7
|
128.564
|
2
|
Công nghiệp, xây dựng
|
440.387,5
|
813.712
|
3
|
Dịch vụ
|
173.720,3
|
311.540
|
|
Tổng phương án mới
|
720.679,4
|
1.253.816
|
VII.3.Chương trình đầu tư công:
Bao gồm:
- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, công trình giao thông liên huyện, các trường học, cơ sở y tế, văn hoá, nước sạch nông thôn.
- Nguồn vốn từ các chương trình kiên cố hoá kênh mương, vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Các cơ sở công nghiệp chế biến, doanh nghiệp tư nhân vay để phát triển sản xuất.
VII.4.Đầu tư các thành phần kinh tế:
- Tiếp tục thực hiện theo chủ trương: nhà nước và nhân dân cùng làm. Đặc biệt là hạ tầng nông thôn.
- Huy động các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, chế biến nông, lâm sản, các ngành dịch vụ.
- Đầu tư hạ tầng giao thông theo các hình thức BOT, BOOT,…
VII.5.Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và liên doanh.
- Các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỉnh ngoài.
- Vốn vay của các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
- Vốn ODA và FDI đầu tư cho huyện.
VIII.NGUỒN NHÂN LỰC:
1. Công tác đào tạo: Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - Đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực có chất lượng tỷ lệ ngày càng cao.
2. Có chính sách đãi ngộ thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước.
3. Có chính sách khuyến khích học nghề, xúc tiến hỗ trợ việc làm. Phát huy lợi thế của địa phương để tạo ngành nghề.
IX.CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:
IX.1.Khoa học công nghệ:
- Ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm.
- Khuyến khích ứng dụng chuyển giao công nghệ.
- Các vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi có sự lựa chọn, tuyển chọn áp dụng và thực tế của địa phương.
IX.2.Phát triển kinh tế nhiều thành phần:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
- Tăng cường thông tin thị trường, xã hội hoá khuyến nông.
- Phát triển mô hình trang trại, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tạo cho kinh tế tư nhân phát triển.
- Tổ chức các hiệp hội ngành nghề, giúp đỡ nhau trong sản xuất, quảng bá sản phẩm.
IX.3.Giải pháp thị trường:
- Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, cơ chế chính sách cho các thành phần kinh tế để tìm kiếm mở rộng thị trường.
- Mở rộng thị trường du lịch bằng cách đầu tư, tuyên truyền để thu hút khách du lịch trước mắt là du lịch trong nước.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Thực hiện liên kết “4 nhà” để phát triển.
- Xây dựng mạng lưới đại lý đồng thời tiếp tục nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.
- Đầu tư và phát triển hệ thống chợ, hình thành các tụ điểm giao lưu hàng hoá ở nông thôn, tại các thị tứ, trung tâm xã, trung tâm cụm công nghiệp, các trục giao thông chính.
IX.4.Tổ chức thực hiện quy hoạch:
1.Công bố quy hoạch:
- Sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt cần tổ chức công bố quy hoạch ở các địa phương trong huyện để nhân dân biết và cùng quản lý theo quy hoạch.
- Công bố và cắm mốc chỉ giới các tuyến giao thông: tỉnh lộ, huyện lộ và đường thôn xã. Các tuyến hành lang kỹ thuật như: đường điện, đường ống nước, thoát nước mặt, thoát nước thải, các vị trí thu gom rác thải, khu nghĩa trang.
2. Lập kế hoạch triển khai quy hoạch chi tiết để có kế hoạch sử dụng đất hàng năm mở rộng các điểm dân cư và hệ thống hạ tầng nông thôn.
- Phổ biến cho nhân dân biết và làm theo hướng dẫn về vệ sinh môi trường ở thôn, bản.
Sử dụng nước sạch, xây dựng vệ sinh có bể tự hoại. Từng bước cải thiện đời sống, nâng cao mức sống tinh thần của đồng bào các dân tộc.
3. Giao cho phòng chuyên môn giúp các xã quản lý và hướng dẫn triển khai quy hoạch.
4. Giám sát việc đầu tư theo quy hoạch, từng thời gian có đánh giá đúc kết để có sự điều chỉnh kịp thời tránh lãng phí.
5. Có bản điều lệ quản lý theo quy hoạch để hướng dẫn, phổ biến cho từng xã, từng thôn, từng bản làm cho việc triển khai thực hiện đồ án có tính xác thực và hiệu quả cao.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
X. KẾT LUẬN:
* Đồ án quy hoạch chung huyện Ba Chẽ được lập sau khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện được phê duyệt điều chỉnh tại quyết định số: 2349/QĐ-UBND ngày 24-7-2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
* Quy hoạch chung nhằm mục đích triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà quy hoạch tổng thể đã đề ra. Nhất là lĩnh vực quy hoạch dân cư cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Kết hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác như: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, nhằm thúc đẩy Ba Chẽ phát triển mọi mặt theo mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã-hội đã đề ra.
* Trong quá trình nghiên cứu nội dung của quy hoạch chung. Đồ án có kiến nghị một số vấn đề trong quy hoạch tổng thể nhằm làm cho tốt hơn, phù hợp hơn như:
- Kiến nghị các loại mặt cắt đường từ tỉnh lộ, huyện lộ, đến đường xã theo hướng tăng kích thước lên đảm bảo phát triển lâu dài không lạc hậu.
- Phần đô thị trung tâm (thị trấn Ba Chẽ): định hướng phát triển của đô thị này đề nghị phát triển về phía Đông Nam. Tiếp tục đưa sông Ba Chẽ chảy qua đô thị, tạo đô thị cảnh quan tốt, phù hợp với xu hướng hiện tại là đưa tuyến giao thông chính của Ba Chẽ tiếp cận đường 18A ở vị trí cầu Ba Chẽ.
Trong quy hoạch tổng thể đề xuất hướng thị trấn phát triển về phía Đồn Đạc (phía Tây) sẽ khó khăn hơn, không còn quỹ đất và tổ chức không gian phát triển hạn chế hơn.
* Do đặc thù mà Ba Chẽ có nhiều thôn bản ở theo tổ chức rải rác rất khó khăn cho việc phát triển hạ tầng và quy định tiêu chuẩn đất ở theo quy chuẩn. Thường bình quân khoảng ≥ 100 m2/người, đề nghị chấp thuận quỹ đất ở hiện trạng để đầu tư hạ tầng cho phù hợp.
XI.KIẾN NGHỊ:
- Sau khi quy hoạch được duyệt đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để huyện triển khai ngay các quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở cho quản lý và thực hiện các dự án. Nhất là các điểm dân cư nông thôn làm chi tiết để rút kinh nghiệm triển khai dự án ở nông thôn.
- Tỉnh hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho huyện trong việc thu hút đầu tư nhất là đầu tư hạ tầng nông thôn, dùng thế mạnh là nông nghiệp, lâm nghiệp để phát triển hạ tầng.
- Tỉnh nên có chính sách ưu tiên riêng cho Ba Chẽ là huyện khó khăn, đưa nhiều nguồn tài trợ cho huyện để phát triển.
Trước mắt quan tâm hỗ trợ vốn để xây dựng hạ tầng giao thông: đường 330, 329, 342 để tạo thuận lợi cho Ba Chẽ phát triển.
Đề nghị UBND tỉnh và các Ngành quan tâm phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009¸2025 làm cơ sở cho huyện triển khai các bước tiếp theo.