phÇn IV: ®Ò xuÊt quy ho¹ch
I. C¬ cÊu tæ chøc kh«ng gian quy ho¹ch.
1. Nguyên tắc tổ chức không gian, sử dụng đất:
Khi bố cục các khu chức năng khu du lịch cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau :
- Bố cục các khu chức năng của khu du lịch phụ thuộc điều kiện địa hình khu vực. Ở những nơi có địa hình phức tạp khi phân khu chức năng nên dựa vào ranh giới tự nhiên như sông ngòi, thung lũng, núi cao...để phân khu cho hợp lý. Khai thác các khu vực có điểm nhìn và các trục cảnh quan nhằm tạo nên điểm nhấn cho khu quy hoạch.
- Khai thác yếu tố vị trí và đặc điểm địa hình hiện trạng nhằm tạo dựng một khu du lịch hiện đại có đặc trưng, đảm bảo các yếu tố môi trường cảnh quan và là một điểm thu hút du lịch mới của huyện Hải Hà và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
- Kết nối Cái Chiên với quần thể du lịch ven biển Quảng Ninh (từ đảo Hoàng Tân – Tuần Châu – Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn – Móng Cái – Trà Cổ) hình thành hành lang du lịch biển đảo tầm cỡ khu vực, quốc tế; phát triển các loại hình du lịch gắn với việc xây dựng bến cảng nước sâu đa năng phục vụ dịch vụ phát triển cảng biển; xây dựng khách sạn, khu resort với quy mô thích hợp, có hình thức kiến trúc độc đáo phục vụ khách quốc tế liên doanh sản xuất kết hợp tham quan du lịch nghỉ mát trên đảo, khai thác tiềm năng lợi thế của xã đảo về du lịch, dịch vụ.
- Phân khu chức năng khu du lịch phải bảo đảm khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng với nhau. Cần tận dụng triệt để yếu tố địa hình tự nhiên để tổ chức các đầu mối giao thông khác độ cao tránh phải dùng phương pháp kỹ thuật tốn kém và ảnh hưởng lớn đến hiện trạng. Lợi dụng các đỉnh cao, có tầm nhìn tốt để bố trí các điểm vọng cảnh.
- Các thành phần chức năng khu du lịch có thể bố trí tập trung hoặc phân tán.
- Bố trí công trình phù hợp với đặc điểm khí hậu, đảm bảo khách du lịch cũng như công trình xây dựng ít bị ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết đặc biệt đối với khu lưu trú.
- Các khu chức năng cần được liên hệ thuận tiện bằng hệ thống giao thông hợp lý. Giao thông khu du lịch cần được phân loại để phân biệt đường phục vụ hậu cần, đường du lịch, đường dành cho phương tiện và đường đi bộ;
Các yêu cầu cụ thể khi phân khu chức năng khu du lịch như sau:
- Khu đón tiếp và điều hành du lịch phải bố trí ở nơi thuận tiện liên hệ đối nội và đối ngoại, vừa bảo đảm du khách dễ tiếp cận vừa là vị trí điều hành mọi hoạt động ở các khu chức năng khác nên có liên hệ thuận tiện trong toàn khu du lịch.
- Khu lưu trú là một bộ phận quan trọng của khu du lịch phải bố trí nơi yên tĩnh, đầu hướng gió mát, có tầm nhìn vọng cảnh tốt.
- Khu vui chơi giải trí và hoạt động du lịch bố trí gắn liền với tài nguyên, có liên hệ thuận tiện với khu lưu trú và có mối liên hệ đối ngoại phục vụ khách du lịch có nhu cầu trong ngày.
- Khu vui chơi giải trí thể thao nên bố trí gắn liền với khu công viên cây xanh.
- Quy hoạch khu phục vụ và các công trình phụ trợ cần biệt lập với khu hoạt động du lịch, ở những nơi kín đáo, cuối hướng gió chính, có các giải cây xanh cách ly đủ rộng, bảo đảm yêu cầu về cảnh quan và môi trường.
2. Các yêu cầu chung đối với quy hoạch các khu chức năng:
- Quy hoạch các khu chức năng đảm bảo tính hệ thống, đồng thời đảm bảo yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại chức năng khác nhau trong từng khu vực cụ thể một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt và bền vững cho từng khu vực, tuân thủ theo cấu trúc chiến lược phát triển chung;
- Các khu chức năng phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh;
- Phân khu chức năng phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian và bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng;
- Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các điều kiện cụ thể của từng khu vực: mục tiêu quy hoạch; điều kiện tự nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển...; đảm bảo môi trường sống và làm việc thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất hướng tới phát triển bền vững;
Các yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:
Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất: quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường, vị trí, quy mô các công trình ngầm ( nếu có ).
Xác định rõ các khu vực cấm xây dựng như: phạm vi đất an ninh quốc phòng, các di tích lịch sử văn hóa, các vùng khai thác tài nguyên, vùng có biến động địa chất, vùng ngập lụt …cần cập nhật đầy đủ các phạm vi đất quốc phòng an ninh.
Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; Thiết kế đô thị:
- Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng khu chức năng, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, khu trung tâm.
- Thiết kế đô thị đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Xác định được các công trình điểm nhấn trong không gian khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn chính;
+ Xác định được quy định về khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính;
+ Quy định các nguyên tắc về hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường;
+ Xây dựng quy định quản lý kiến trúc đô thị theo nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 để quản lý kiến trúc cảnh quan chung của khu vực thiết kế theo các nội dung trên;
+ Quy định các chỉ tiêu khống chế về sử dụng đất như mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng (tùy theo yêu cầu kiểm soát không gian và ý đồ tổ chức quy hoạch, quy định chính xác tầng cao xây dựng, tầng cao trung bình, hoặc chỉ quy định tầng cao tối đa và tối thiểu kèm theo quy định về mối tương quan giữa chiều cao các công trình trong khu vực quy hoạch hoặc không quy định khống chế về chiều cao xây dựng).
3. Định hướng, tầm nhìn phát triển:
- Đảm bảo các định hướng trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái: Đảo Cái Chiên: Là khu phát triển du lịch dạng nghỉ lại dài hạn nơi du khách có thể trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp tại đảo Cái Chiên. Phát triển đất nông nghiệp, nhà vườn có đất trồng trọt lớn, dịch vụ thương mại vv…
- Hình thành các khu vực du lịch sinh thái hoang sơ cao cấp thân thiện với môi trường, đặt yêu cầu hoang sơ cao cấp làm tiêu chí phát triển. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Cái Chiên phát triển du lịch theo mô hình: Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực. Du lịch sinh thái theo định hướng phát triển sản phẩm Vùng du lịch biên giới.
- Tại khu vực phía Đông cập nhật bến cảng nước sâu đa năng của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung.
4. Cơ cấu tổ chức không gian và phân khu quy hoạch.
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu vực trung tâm đảo Cái Chiên với tổng diện tích nghiên cứu trực tiếp: khoảng 180 ha; Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, và các định hướng trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030. Các khu vực chức năng đề xuất nghiên cứu quy hoạch được chia thành 4 phân khu chính như sau:
(1) Phân khu 1: Khu vực phía bắc:
- Quy mô diện tích: khoảng 21,5 ha.
- Tính chất chức năng: Bố trí Khu vực bến phà, khu neo đậu tránh trú tầu thuyền, bến tầu du lịch, và khu dịch vụ Vụng Mé Sau.
- Định hướng chính: khu phụ trợ
+ Tại khu vực Vụng Mé Sau, quy hoạch bến phà và khu neo đậu tầu thuyền phục vụ cho tầu và phà từ thị trấn Quảng Hà, khu vực đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực và các khu vực khác ra đảo. Bến cảng cập tầu và neo đậu cho các tầu khách du lịch cao cấp từ các khu vực khác đến: khu du lịch Trà Cổ, đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, các khu du lịch Minh Châu – Quan Lạn, đảo Cô Tô, Hạ Long... để hình thành tuyến du lịch Biển Đảo từ: Hoàng Tân – Tuần Châu – Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn – Móng Cái – Trà Cổ thành hành lang du lịch biển đảo tầm cỡ khu vực, quốc tế.
+ Bố trí lô đất Trạm cảnh sát giao thông thủy; và Lô đất khu cơ quan liên ngành: hải quan, cảng vụ...
+ Khu vực tiểu thủ công nghiệp địa phương: bố trí gần với khu neo đậu tầu khu Vụng Mé Sau. Bố trí chủ yếu là sửa chữa tầu thuyền và dự kiến cho một số loại hình tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhân dân trên đảo...
Bảng danh mục sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch Phân khu 1
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Kí hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tầng cao
(tầng)
|
Mật độ xd
(%)
|
Hệ số SDĐ
(lần)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Ghi chú
|
A
|
Phân khu I: khu vực phía bắc
|
|
215000
|
|
|
|
11.94
|
|
I
|
Các lô đất công cộng, dịch vụ
|
|
127975
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất trạm cảnh sát giao thông thủy
|
CC05
|
2933
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất dự trữ cơ quan liên ngành
|
CC06
|
5156
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất bến phà Cái Chiên
|
CC07
|
9944
|
1
|
30
|
0,3
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất TTCN, sửa chữa tầu thuyền
|
TTCN
|
9683
|
1
|
30
|
0,3
|
|
QH mới
|
5
|
Lô đất khu neo đậu tránh trú tầu thuyền
|
TR 01
|
100259
|
|
|
|
|
QH mới
|
II
|
Các lô đất cây xanh
|
|
9295
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất cây xanh
|
CX18
|
2116
|
|
|
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất cây xanh
|
CX19
|
7179
|
|
|
|
|
QH mới
|
III
|
Đất đường giao thông
|
|
23160
|
|
|
|
|
|
IV
|
Đất đất đồi núi, đất khác
|
|
54570
|
|
|
|
|
|
(2) Phân khu 2: Khu vực trung tâm:
- Quy mô diện tích: khoảng 48,4 ha
- Tính chất, chức năng: Khu vực trung tâm xã và trung tâm dịch vụ, cầu cảng và bãi tắm Cái Chiên; vị trí tại thôn Cái Chiên.
- Các định hướng chính: khu đón tiếp và điều hành hoạt động
+ Bố trí khu trung tâm điều hành, dịch vụ tiếp đón, hướng dẫn du lịch tại khu vực lối vào khu du lịch, thuận tiện cho việc tiếp đón và điều hành.
+ Nâng cấp, mở rộng, xây dựng các công trình công cộng của xã hiện có: khu trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường mầm non, THCS.
+ Bố trí quỹ đất dự trữ để phát triển các công trình công công: bưu điện, nhà văn hóa, trường học, ngân hàng...
+ Quy hoạch lô đất dự trữ cho các công trình: trung tâm thể thao xã, bãi đỗ xe kết hợp cây xanh. Lô đất dự trữ quảng trường, công viên phía trước khu trụ sở UBND xã.
+ Quy hoạch lô đất xây dựng chợ trung tâm xã. Chợ loại 3, phục vụ kinh doanh các loại hàng hoá chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã.
+ Lô đất phát triển dịch vụ, trưng bầy quảng bá du lịch, tổ chức hội nghị, hội thảo, khu bãi đỗ xe du lịch, xe điện.
+ Khu dịch vụ thương mại, các ki ốt bán đồ lưu niệm. Khu nhà hàng ẩm thực.
+ Tại khu vực Vụng Mé Trước, quy hoạch bến cầu cảng, bến thuyền cho các du thuyền phục vụ nhu cầu du lịch.
+ Khai thác, tổ chức bãi tắm tại Vụng Mé Trước kết hợp với cầu cảng hiện có.
Bảng danh mục sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch Phân khu 2
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Kí hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tầng cao
(tầng)
|
Mật độ xd
(%)
|
Hệ số SDĐ
(lần)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Ghi chú
|
B
|
Phân khu II: khu trung tâm
|
|
484300
|
|
|
|
26.90
|
|
I
|
Các lô đất cơ quan, công cộng, dịch vụ
|
|
148367
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất ủy ban nhân dân Cái Chiên
|
UBND
|
2462
|
2
|
40
|
0,8
|
|
Chỉnh trang
|
2
|
Lô đất trạm y tế Cái Chiên
|
TYT
|
1093
|
2
|
40
|
0,8
|
|
Chỉnh trang
|
3
|
Lô đất trường mầm non
|
TH02
|
2268
|
2
|
40
|
0,8
|
|
Chỉnh trang
|
4
|
Lô đất trường THCS
|
TH01
|
4423
|
2
|
40
|
0,8
|
|
Chỉnh trang
|
5
|
Lô đất nhà văn hóa thôn Cái Chiên
|
VH01
|
310
|
2
|
40
|
0,8
|
|
Chỉnh trang
|
6
|
Lô đất đài tưởng niệm
|
ĐTN
|
3079
|
1
|
20
|
0,2
|
|
Chỉnh trang
|
7
|
Lô đất chợ Cái Chiên
|
CH01
|
4498
|
1
|
40
|
0,4
|
|
QH mới
|
8
|
Lô đất dịch vụ, hội nghị, trưng bầy, quảng bá
|
CC01
|
13866
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
9
|
Lô đất dự trữ (văn hóa, ngân hàng, bưu điện…)
|
CC02
|
12843
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
10
|
Lô đất dự trữ (quảng trường, công viên cây xanh)
|
CC03
|
5958
|
1
|
30
|
0,3
|
|
QH mới
|
11
|
Lô đất trung tâm điều hành, dịch vụ đón tiếp
|
CC04
|
19903
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
12
|
Lô đất đội công tác biên phòng Cái Chiên
|
QS01
|
4607
|
2
|
50
|
1,0
|
|
Chỉnh trang
|
13
|
Lô đất dịch vụ 01
|
DV01
|
15131
|
1
|
50
|
0,5
|
|
QH mới
|
14
|
Lô đất bãi tắm Cái Chiên 01
|
BT01
|
19775
|
|
|
|
|
QH mới
|
15
|
Lô đất bãi tắm Cái Chiên 02
|
BT02
|
26385
|
|
|
|
|
QH mới
|
16
|
Lô đất bãi cát 01
|
BC01
|
11766
|
|
|
|
|
QH mới
|
II
|
Các lô đất cây xanh
|
|
109514
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất cây xanh 01
|
CX01
|
30336
|
|
|
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất cây xanh 02
|
CX02
|
961
|
|
|
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất cây xanh 03
|
CX03
|
5603
|
|
|
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất cây xanh 04
|
CX04
|
25287
|
|
|
|
|
QH mới
|
5
|
Lô đất cây xanh 05
|
CX05
|
20636
|
|
|
|
|
QH mới
|
6
|
Lô đất cây xanh 12
|
CX12
|
2129
|
|
|
|
|
QH mới
|
7
|
Lô đất cây xanh 13
|
CX13
|
6363
|
|
|
|
|
QH mới
|
8
|
Lô đất cây xanh 14
|
CX14
|
1169
|
|
|
|
|
QH mới
|
9
|
Lô đất cây xanh 15
|
CX15
|
17030
|
|
|
|
|
QH mới
|
III
|
Các lô đất ở hiện trạng
|
|
23249
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất ở hiện trạng 01
|
OHT01
|
3094
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
2
|
Lô đất ở hiện trạng 02
|
OHT02
|
5372
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
3
|
Lô đất ở hiện trạng 03
|
OHT03
|
8821
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
4
|
Lô đất ở hiện trạng 04
|
OHT04
|
4656
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
5
|
Lô đất ở hiện trạng 05
|
OHT05
|
1306
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
IV
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
|
722
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất nhà phát điện Diezel
|
HT01
|
722
|
1
|
40
|
0,4
|
|
Chỉnh trang
|
V
|
Đất mặt nước
|
|
85573
|
|
|
|
|
|
VI
|
Đất đường giao thông
|
|
93277
|
|
|
|
|
|
VII
|
Đất đồi núi, đất khác
|
|
24320
|
|
|
|
|
|
(3) Phân khu 3: Khu vực phía tây:
- Quy mô diện tích: khoảng 77,1 ha
- Tính chất, chức năng: Khu khách sạn; resort phục vụ khách nghỉ dưỡng, lưu trú tham quan du lịch; khu bãi tắm. Vị trí tại thôn Đầu Rồng.
- Định hướng chính: khu lưu trú và khu dịch vụ:
+ Tổ chức bãi tắm chính tại thôn Đầu Rồng, đây là khu vực có cảnh quan đẹp, bãi cát trắng mịn trải rộng, không có đá ngầm.
+ Khu vực phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn, dịch vụ thương mại, nhà hàng ăn uống, nghỉ dưỡng cao cấp hướng tới các đối tượng lưu trú dài ngày, khách du lịch tour;
+ Khu khách sạn cao cấp. Khu nhà hàng ẩm thực. (Hệ thống các nhà hàng có thương hiệu, chất lượng cao; Tổ chức những khu ăn uống tập trung có khả năng phục vụ được đông khách du lịch cùng một thời điểm). Khu Spa
+ Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp theo dạng Bungalow.
+ Khu dịch vụ vui chơi giải trí, câu lạc bộ. Khu công viên cây xanh, thể thao, khu vui chơi thanh thiếu niên.
- Khu nghỉ và sinh hoạt cho nhân viên phục vụ.
- Khu bãi đỗ xe.
Các khu khách sạn, nhà hàng, khu resort có quy mô thích hợp, hình thức kiến trúc độc đáo phục vụ khách quốc tế liên doanh sản xuất kết hợp tham quan du lịch.
Bảng danh mục sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch Phân khu 3
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Kí hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tầng cao
(tầng)
|
Mật độ xd
(%)
|
Hệ số SDĐ
(lần)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Ghi chú
|
C
|
Phân khu III: khu vực phía tây
|
|
770900
|
|
|
|
42.82
|
|
I
|
Các lô đất công cộng, dịch vụ
|
|
500277
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất dịch vụ 02
|
DV02
|
26823
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất dịch vụ 03
|
DV03
|
13692
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất dịch vụ 04
|
DV04
|
75612
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất dịch vụ 05
|
DV05
|
38560
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
5
|
Lô đất dịch vụ 06
|
DV06
|
28590
|
2
|
30
|
0,6
|
|
QH mới
|
6
|
Lô đất dịch vụ 07
|
DV07
|
9304
|
3
|
30
|
0,9
|
|
QH mới
|
7
|
Lô đất dịch vụ 08
|
DV08
|
99307
|
3
|
30
|
0,9
|
|
QH mới
|
8
|
Lô đất dịch vụ 09
|
DV09
|
59520
|
3
|
30
|
0,9
|
|
|
9
|
Lô đất bãi tắm Đầu Rồng
|
BT03
|
130163
|
|
|
|
|
QH mới
|
10
|
Lô đất bến tầu, ca nô du lịch
|
CC 09
|
16120
|
|
|
|
|
QH mới
|
11
|
Lô đất bãi đỗ xe 02
|
P02
|
2586
|
|
|
|
|
QH mới
|
II
|
Các lô đất cây xanh
|
|
58277
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất cây xanh 16
|
CX16
|
18616
|
|
|
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất cây xanh 17
|
CX17
|
27662
|
|
|
|
|
|
3
|
Lô đất cây xanh 20
|
CX20
|
9319
|
|
|
|
|
|
4
|
Lô đất cây xanh 21
|
CX21
|
2680
|
|
|
|
|
QH mới
|
III
|
Đất mặt nước
|
|
73335
|
|
|
|
|
|
IV
|
Đất đường giao thông
|
|
106750
|
|
|
|
|
|
V
|
Đất đồi núi, đất khác
|
|
32261
|
|
|
|
|
|
(4) Phân khu 4: Khu vực phía đông:
- Quy mô diện tích: khoảng 33,0 ha
- Tính chất chức năng: Khu vực quy hoạch theo dạng vừa ở vừa kết hợp làm dịch vụ, thương mại, du lịch cộng đồng (homestay).
- Định hướng chính: phát triển loại hình du lịch dạng nghỉ lại dài hạn nơi du khách có thể trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp tại đảo Cái Chiên. Phát triển đất nông nghiệp, nhà vườn có đất trồng trọt lớn, dịch vụ thương mại vv…
Chuyển đổi cơ cấu Nông nghiệp theo hướng thích hợp, phát triển bền vững, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Nhà ở quy hoạch mới: theo dạng nhà ở có diện tích rộng, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ, phát triển du lịch cộng đồng. Hướng tới loại hình du lịch: du khách có thể trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp.
Bảng danh mục sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch Phân khu 4
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Kí hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tầng cao
(tầng)
|
Mật độ xd
(%)
|
Hệ số SDĐ
(lần)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Ghi chú
|
D
|
Phân khu IV: khu vực phía đông
|
|
330139
|
|
|
|
18.34
|
|
I
|
Các lô đất ở hiện trạng
|
|
10749
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất ở hiện trạng 06
|
OHT06
|
7231
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
2
|
Lô đất ở hiện trạng 07
|
OHT07
|
3518
|
2
|
70
|
1,4
|
|
Chỉnh trang
|
II
|
Các lô đất ở mới kết hợp dịch vụ
|
|
45666
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 01
|
DO01
|
8600
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 02
|
DO02
|
6340
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 03
|
DO03
|
3966
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 04
|
DO04
|
2259
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
5
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 05
|
DO05
|
7046
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
6
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 06
|
DO06
|
4342
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
7
|
Lô đất ở kết hợp dịch vụ 07
|
DO07
|
13113
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
III
|
Các lô đất công cộng, dịch vụ
|
|
60313
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất dự trữ: nhà văn hóa, sân thể thao
|
CC08
|
3660
|
2
|
40
|
0,8
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất bãi đỗ xe 01
|
P01
|
1914
|
|
|
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất bãi cát 02
|
BC02
|
45131
|
|
|
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất dự trữ phát triển dịch vụ
|
DV12
|
9608
|
1
|
50
|
0,5
|
|
QH mới
|
IV
|
Các lô đất cây xanh
|
|
98246
|
|
|
|
|
|
1
|
Lô đất cây xanh 06
|
CX06
|
33283
|
|
|
|
|
QH mới
|
2
|
Lô đất cây xanh 07
|
CX07
|
6322
|
|
|
|
|
QH mới
|
3
|
Lô đất cây xanh 08
|
CX08
|
6932
|
|
|
|
|
QH mới
|
4
|
Lô đất cây xanh 09
|
CX09
|
16340
|
|
|
|
|
QH mới
|
5
|
Lô đất cây xanh 10
|
CX10
|
22538
|
|
|
|
|
QH mới
|
6
|
Lô đất cây xanh 11
|
CX11
|
12831
|
|
|
|
|
QH mới
|
V
|
Đất mặt nước
|
|
45223
|
|
|
|
|
|
VI
|
Đất đường giao thông
|
|
50773
|
|
|
|
|
|
VII
|
Đất đồi núi, đất khác
|
|
19169
|
|
|
|
|
|
5. Cấu trúc các thành phần chức năng chính khu du lịch:
5.1. Khu đón tiếp và điều hành hoạt động khu du lịch:
Khu trung tâm đón tiếp và điều hành du lịch bố trí tại phân khu 2 (khu trung tâm) bao gồm các hạng mục công trình sau:
- Nhà làm việc đón tiếp, điều hành;
- Trung tâm văn hoá, hội nghị, hội thảo, trưng bầy, quảng bá;
- Các công trình dịch vụ công cộng khác: như trạm y tế, công trình thương mại, ngân hàng, bưu điện...;
- Khu vực đỗ xe, sân, quảng trường và đường giao thông;
- Cây xanh cảnh quan.
Khu trung tâm đón tiếp và điều hành bố trí ở trung tâm của khu quy hoạch. Khu vực này phát triển trên cơ sở không gian của khu trung tâm đảo Cái Chiên hiện có.
Yêu cầu bố cục không gian:
- Các công trình dịch vụ công cộng được tính toán và bố trí theo cơ cấu quy hoạch và tổ chức không gian khu du lịch để tạo thành một hệ thống phục vụ thống nhất cho cả khách lưu trú và khách du lịch trong ngày.
- Trung tâm điều hành và đón tiếp và một số công trình công cộng khác...tập trung hợp khối để tạo bộ mặt kiến trúc khu du lịch.
- Chỉ tiêu về mật độ xây dựng các công trình: tối đa 40%, tầng cao tối đa: 2 tầng, hệ số sử dụng đất: tối đa 0,8 lần.
5.2. Khu lưu trú:
Các khu lưu trú được bố trí tại phân khu 3 (khu vực phía tây) và phân khu 4 (khu vực phía đông).
- Các loại hình lưu trú được bố trí bao gồm:
+ Khu khách sạn;
+ Khu căn hộ, biệt thự du lịch theo dạng bungalow;
+ Khu nhà nghỉ du lịch theo dạng homestay;
- Theo điều kiện tự nhiên, tổ chức khu lưu trú thành 2 khu vực chính: phía đông và phía tây. Khu phía tây bố trí các công trình khách sạn và khu bungalow, phía đông bố trí khu nhà nghỉ homestay.
- Các khách sạn được thiết kế với quy mô nhỏ, quy mô từ 200 – 300 giường. Tầng cao tối đa là 3 tầng. Khu khách sạn có thể kết hợp các dịch vụ khác như: nhà hàng, câu lạc bộ, khu spa…
- Khu biệt thự, nhà vườn được bố trí độc lập trong từng khuôn viên. Diện tích khuôn viên từ 300m2 - 700m2; Thiết kế nhà nghỉ biệt thự có thể đáp ứng theo nhiều nhu cầu: khu căn hộ dành cho gia đình, khu căn hộ phục vụ khách tour, khu căn hộ phục vụ khách vãng lai.
- Bố trí từ 2-3 khách sạn: tổng số phòng nghỉ: từ 400 - 500 phòng; Tổng số phòng nghỉ khu căn hộ biệt thự các loại: khoảng 1600 -1700 phòng.
- Nhà ở trong các khu lưu trú bố trí theo hướng tốt, có tầm nhìn tốt, đón được nhiều gió mát và tránh được ánh sánh chiếu trực tiếp vào phòng nghỉ về mùa hè, tránh được gió lạnh và nhận được ánh sáng trực tiếp về mùa đông. Tạo được bố cục không gian đẹp và hài hoà với thiên nhiên.
- Khu lưu trú có tầm nhìn tốt ra hướng biển, công trình bố trí thấp dần ra phía biển. Tổ chức các khu lưu trú theo các tuyến đảm bảo tôn trọng địa hình tự nhiên. Khu vực nghỉ dưỡng trên đồi có trục chính vuông góc với đường đồng mức tạo thành trục chủ đạo, các công trình bố trí theo đường đồng mức vuông góc với trục chủ đạo; tạo nên điểm nhấn khu vực, đa dạng các loại hình nghỉ dưỡng. Khuyến khích các mô hình nhà ở sinh thái, tiết kiện năng lượng, công trình xanh…
- Các khu lưu trú được bố trí tại các khu đất tốt, chủ yếu xây dựng các loại nhà nghỉ thấp tầng, nhà vườn.
- Tận dụng địa hình, hạn chế tối đa việc đào đắp, chặt phá cây cối.
- Các khu lưu trú có các dịch vụ kèm theo, đảm bảo thuận tiện cho khách du lịch sử dụng: công trình công cộng, dịch vụ, bãi đỗ xe, sân chơi, vườn hoa…
- Các công trình nhà nghỉ phải xây lùi vào trong đường đỏ ít nhất là 6m đối với trục đường giao thông chính liên khu chức năng; và 3m đối với đường trong nội bộ khu lưu trú.
- Mật độ xây dựng tối đa trong các khu lưu trú là 30%, tầng cao tối đa: 2 tầng, hệ số sử dụng đất tối đa 0,6 lần.
- Chỉ tiêu sử dụng đất trung bình trong khu lưu trú: 120 m2/khách.
- Chỉ tiêu diện tích sàn: khu khách sạn: 20 – 25 m2/người. Đối với các khu biệt thự, nhà vườn diện tích sàn 15 - 24m2/người.
- Các thành phần đất chủ yếu trong từng lô đất lưu trú bao gồm:
+ Đất xây dựng các nhà nghỉ, sân vườn xung quanh các nhà nghỉ, lối đi vào, chỗ để xe.v.v…;
+ Đất các công trình dịch vụ khu lưu trú;
+ Đất cây xanh và các sân chơi thể thao khu lưu trú;
+ Đường trong nội bộ của khu lưu trú.
Diện tích các loại đất trong khu lưu trú
TT
|
Loại đất
|
Đơn vị tính (m2/khách)
|
Tỷ lệ chiếm đất (%)
|
1
|
Đất xây dựng nhà nghỉ
|
50 - 60
|
50
|
2
|
Đất thể thao vui chơi, công trình dịch vụ
|
15 - 20
|
15 - 20
|
3
|
Đất cây xanh
|
20 - 25
|
20 - 25
|
4
|
Đường
|
10 - 12
|
10
|
|
Tổng cộng
|
100 - 120
|
100
|
Theo điều kiện thực tế đầu tư, khi triển khai quy hoạch chi tiết các dự án cụ thể phải đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất nêu trên. Đối với khu lưu trú là khách sạn, có thể giảm chỉ tiêu diện tích đất xây dựng và tăng tỷ lệ các thành phần đất khác.
5.3. Khu vui chơi, giải trí, thể thao; Khu công viên, cây xanh cảnh quan:
Do đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên và hình thái khu du lịch, các khu vực khu vui chơi, giải trí, thể thao và các khu công viên, cây xanh cảnh quan được bố trí phân tán, rải rác trong toàn bộ khu quy hoạch, xen kẽ các khu vực lưu trú và khu đón tiếp, điều hành.
- Quy hoạch hệ thống cây xanh nhằm cải tạo môi trường xung quanh, hình thành các khu vực giải trí, vui chơi, và là một bộ phận của kiến trúc, cảnh quan du lịch làm tăng thêm vẻ đẹp và tạo nên sự phong phú cho hình dáng khu du lịch.
- Các loại cây xanh trong khu du lịch được phân thành các nhóm: cây cao thân gỗ, cây bụi trung bình và cây thấp (thảm cây). Tùy thuộc đặc điểm sinh thái của các loại cây, hình dáng để bố cục phù hợp với điều kiện tự nhiên khu đất cũng như yêu cầu kiến trúc cảnh quan của từng khu chức năng khu du lịch.
- Quy hoạch tạo nên các khu cây xanh, công viêc lớn, các mảng cây lớn, mặt nước rộng và những không gian thoáng có tác dụng cải tạo vi khí hậu và đảm bảo nghỉ ngơi, thư giãn yên tĩnh cho khách du lịch.
- Tận dụng hệ sinh thái tự nhiên, và sử dụng các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như các khu đồi rừng, các khu đất ven biển, bãi cát, hồ nước, mặt biển…làm tăng giá trị cảnh quan cho khu quy hoạch.
- Tại khu Công viên cây xanh, vui chơi giải trí của khu quy hoạch, tổ chức các thành phần chức năng: khu biểu diễn; thể dục thể thao; khu thiếu nhi, khu thư giãn, đi bộ đi dạo.
- Khoảng cách tối thiểu từ công trình đến các loại cây đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng trong điều kiện gió bão hoặc các yếu tố tự nhiên bất lợi khác.
5.4. Khu phụ trợ và các công trình công cộng khác:
Hệ thống các công trình phục vụ các hoạt động của khách du lịch bao gồm: Các công trình dịch vụ ăn uống (bao gồm các cửa hàng ăn uống, giải khát, bar...); Các công trình giải trí: văn hóa, nghệ thuật, thể thao và dịch vụ du lịch khác... bố trí trong khu trung tâm, các quỹ đất dự trữ phát triển và xen kẽ trong các khu lưu trú.
Các công trình văn hoá nghệ thuật bố trí kết hợp khu trung tâm đón tiếp, điều hành để tạo bộ mặt cho khu du lịch, tạo điểm nhấn cho không gian.
Công trình thương mại, ăn uống và phục vụ sinh hoạt: giặt là, sửa chữa... được bố trí theo 2 hình thức: dàn đều, và thành cụm nhằm phục vụ thuận tiện cho khách du lịch và đảm ảo yêu cầu kinh doanh. Bố trí công trình dịch vụ xen kẽ và trong từng khu lưu trú.
Các công trình dịch vụ khác: y tế; bãi tắm, bến tầu du lịch.
6. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Cái Chiên:
Phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch.
a) Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Khai thác mối quan hệ du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, những loại hình du lịch chủ yếu bao gồm:
+ Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển : tắm biển, thể thao nước, đua mô tô nước, thăm quan đảo, lặn biển, khám phá đáy biển và ven bờ các đảo…
+ Du lịch nghỉ dưỡng hoang sơ và cao cấp, vui chơi giải trí…
+ Du lịch tầu biển, kết hợp với các điểm du lịch khác trong khu vực
+ Du lịch sinh thái rừng núi, du lịch trải nghiệm, thể thao leo núi...
b) Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường:
- Khách du lịch quốc tế : Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa.
- Khách du lịch nội địa : Khách du lịch nội địa nói chung có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại...
Để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch..., định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của Cái Chiên chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó để góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách cần phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...
II. Quy ho¹ch sö dông ®Êt.
1. Quan điểm sử dụng đất:
Xác định rõ trọng tâm khai thác: phát triển du lịch; các khu chức năng khác đảm bảo đồng bộ về hệ thống hạ tầng dịch vụ, phù hợp đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, tận dụng địa hình tự nhiên. Điều tra, khai thác điều kiện hiện trạng, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng công trình để tổ chức không gian đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư khai thác sử dụng, tạo điểm nhấn đột phá về kiến trúc
Việc xem xét, quyết định quy mô các khu chức năng, các công trình xây dựng (chiều cao, diện tích xây dựng...) trên cơ sở nghiên cứu tổng thể khu vực, các hướng nhìn từ biển vào và từ đảo ra biển.
Tuân thủ theo cơ cấu, định hướng của quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Tôn trọng các vùng cảnh quan tự nhiên có giá trị của khu vực, kết hợp để tạo các không gian giá trị cho tổng thể toàn khu.
2. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất:
BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
|
STT
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(M2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
I
|
Đất xây dựng khu dân dụng
|
471922
|
26.21
|
1
|
Đất ở hiện trạng chỉnh trang
|
33998
|
1.89
|
2
|
Đất ở mới kết hợp dịch vụ
|
45666
|
2.54
|
3
|
Đất công trình công cộng
|
40448
|
2.25
|
3.1
|
Đất cơ quan
|
5395
|
|
3.2
|
Đất công cộng
|
27269
|
|
3.3
|
Đất công trình y tế
|
1093
|
|
3.4
|
Đất công trình giáo dục
|
6691
|
|
4
|
Đất cây xanh, thể dục thể thao khu dân dụng
|
207760
|
11.54
|
5
|
Đất giao thông
|
144050
|
8.00
|
II
|
Đất ngoài khu dân dụng
|
1198097
|
66.55
|
1
|
Đất các khu dịch vụ, công cộng ngoài khu dân dụng
|
678856
|
37.71
|
2
|
Đất công viên cây xanh ngoài khu dân dụng
|
67572
|
3.75
|
3
|
Đất quân sự quốc phòng
|
4607
|
0.26
|
4
|
Đất tiểu thủ công nghiệp, khu tránh trú tầu thuyền
|
109942
|
6.11
|
5
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
722
|
0.04
|
6
|
Diện tích mặt nước, sông suối
|
204131
|
11.34
|
7
|
Đất giao thông ngoài khu dân dụng
|
132267
|
7.35
|
III
|
Đất khác
|
130320
|
7.24
|
1
|
Đất đồi núi, đất khác
|
130320
|
7.24
|
|
Tổng diện tích quy hoạch
|
1800339
|
100.00
|
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất: Khu vực thiết kế quy hoạch có tổng diện tích 180 ha, trong đó đất xây dựng các khu dân dụng là 47,2 ha chiếm tỷ lệ 26,21%; đất các khu ngoài khu dân dụng là 119,8 ha chiếm tỷ lệ 66,55%; Còn lại là một số quỹ đất khác là 13,03 ha chiếm tỷ lệ 7,24%.
3. Định hướng quy hoạch các khu vực khác trong phạm vi toàn xã (phạm vi nghiên cứu gián tiếp):
- Tại khu vực phía đông, thôn Vạn Cả, cập nhật Quy hoạch Bến cảng nước sâu đa năng của Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung.
- Các khu vực an ninh quốc phòng; đất quân sự; Trong phạm vi của xã Cái Chiên hiện có 4365m2 đất của Trạm biên Phòng Cửa Tiểu – Đồn biên phòng Cảng Vạn Gia; và 39665m2 đất của Đội công tác Cái Chiên – Đồn biên phòng Cảng Vạn Gia – giữ nguyên theo hiện trạng. Ngoài ra diện tích 1700 ha là Khu vực địa hình loại 2 được quản lý theo quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 – 2020”. Trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch không triển khai các dự án sát mép nước và vùng nước ven bờ để phục vụ cho hoạt động tuần tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng tỉnh.
- Các điểm dân cư nông thôn hiện có tại 3 thôn Cái Chiên, thôn Vạn Cả, thôn Đầu Rồng: quy hoạch chỉnh trang, nâng cấp. Mở rộng khu nhà văn hóa thôn kết hợp với sân thể thao tạo thành khu trung tâm thôn. Khi khu du lịch Cái Chiên đi vào hoạt động, cần số lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp để phục vụ. Do đó cần quỹ đất ở dự trữ tương đối lớn cho người lao động.
- Nuôi trồng thủy hải sản: Hiện tại, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung của xã là: 7 ha. Phân bố rải rác trên cả 3 thôn của xã. Khu vực cửa Vạn Mặc và cửa Bò Vàng là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng nuôi hải sản lồng bè rất lớn cần được đầu tư nghiên cứu và xây dựng. Các khu vực nuôi thủy sản, đối tượng là nhuyễn thể, nuôi cá lồng bè dễ nhạy cảm với môi trường nước phải có giải pháp đồng bộ và hiệu quả để giảm thiểu tác động đến môi trường nước tự nhiên.
Các khu vực ghềnh đá phía bắc đảo Cái Chiên, đảo Vạn Mục, đảo Vạn Nước và khu vực đảo Ba Hòn: hòn Ba Rèm Nam, hòn Ba Rèm giữa, hòn Ba Rèm Đông. Đây là các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi ốc đá.
Đẩy mạnh khai thác đánh bắt thủy hải sản ở cả 2 tuyến: khơi và lộng. Phát triển nghề cá nhân dân, tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân nuôi trồng thủy hải sản. Phát triển nuôi thủy hải sản kết hợp với dịch vụ du lịch, là nơi du khách có thể trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp, tham quan du lịch hệ sinh thái biển.
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn xã là 140,1 ha (bao gồm diện tích đất trồng lúa, cây ngô, cây lạc, khoai lang và cây trồng khác). Định hướng phát triển nông nghiệp: tích cực chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, duy trì và phát triển đàn gia súc gia cầm hiện có.
- Các khu vực đồi, rừng: phần lớn là rừng tự nhiên: phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng núi, trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Còn lại các khu vực đã giao khai thác rừng, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. Hạn chế tối đa việc đào đắp san gạt địa hình để chống sạt lở.
Các khu vực rừng phòng hộ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học phải được bảo tồn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
- Xử lý nước thải: Các điểm dân cư nông thôn có lượng nước nhỏ và phân tán: xây dựng mương đậy đan, thoát nước chung với nước mưa, tận dung hệ thống kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm và các trang trại nuôi gia súc tập trung sẽ xây bể Biogas, xử lý phân rác thải và thu khí gas phục vụ sinh hoạt.
- Chất thải rắn: Thu gom tập trung, vận chuyển đến khu xử lý rác thải của xã để xử lý và tái chế;
- Nghĩa trang: nghĩa trang chung của xã quy hoạch xây dựng đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường.
III. Tæ chøc kh«ng gian kiÕn tróc c¶nh quan– thiÕt kÕ ®« thÞ.
1. Yêu cầu về tổ chức không gian:
Yêu cầu chung các thành phần kiến trúc – cảnh quan khu du lịch phải bảo đảm :
+ Tạo bản sắc và trật tự kiến trúc cảnh quan, mối quan hệ hài hoà với môi trường.
+ Phát triển và bảo tồn, làm nổi bật và gìn giữ những giá trị cảnh quan;
+ Các yêu cầu về công năng, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
Đảm bảo tính đặc thù theo từng cụm chức năng, vừa có sự giao thoa sống động và hoà nhập trong từng khu vực. Tạo dựng một khu trung tâm phát triển với các chức năng du lịch và vui chơi giải trí.
Mỗi cụm công trình có tính đặc thù nhưng được liên kết hài hòa với nhau bằng các không gian chuyển tiếp tránh phá vỡ cảnh quan chung của khu vực.
Tổ chức không gian kiến trúc cần phối kết hài hòa với không gian xanh, và màu sắc.
Xây dựng các bãi tắm biển kết hợp với các hệ thống khách sạn nhà hàng dịch vụ du lịch. Phục vụ nhu cầu đa dạng về du lịch vui chơi giải trí cho người dân trong khu vực và du khách và các dịch vụ du lịch hiện đại.
Chỉnh trang các lô đất ở hiện trạng, khống chế theo các chỉ tiêu quy hoạch. Tạo dựng các khu ở hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên tạo một tổng thể hài hòa với tính chất và mục tiêu mới. Quy hoạch các quỹ đất ở mới theo dạng homestay, vừa ở vừa làm dịch vụ.
Các yêu cầu về tổ chức không gian – quản lý quy hoạch xây dựng:
* Công trình công cộng, thương mại dịch vụ, khách sạn:
-
Yêu cầu phải có không gian kiến trúc lớn, mặt bằng linh hoạt thay đổi dễ dàng để phù hợp với tính chất công trình.
-
Kiến trúc hiện đại đơn giản, khúc triết, đường nét mạch lạc phù hợp với yêu cầu hoạt động hấp dẫn của công trình.
-
Trang trí mặt đứng tập trung vào một số điểm, tránh trang trí rườm rà.
-
Tầng cao từ 2-3 tầng, gắn kết và hòa quyện với cảnh quan hiện có.
-
Mầu sắc công trình: Chủ yếu dùng các mầu trung tính, có tông độ nhạt như màu ghi đá, màu trắng, màu xanh dương kết hợp với một số màu mạnh như màu đỏ đun, màu xanh lam, màu da cam.. nhằm làm nổi bật công trình tạo ấn tượng.
-
Tổ chức không gian xanh sân vườn kết hợp với sân, quảng trường trước mặt công trình để tạo tổng thể không gian hài hoà và thoáng đoãng.
-
Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 5m.
* Các công trình nghỉ dưỡng nhà ở:
+ Không gian kiến trúc được tổ chức hài hoà và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan khu du lịch bằng sự kết hợp giữa các loại hình nhà ở đa dạng. Khuyến khích sử dụng các loại hình nhà ở sinh thái, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng.
+ Yêu cầu kiến trúc hiện đại. Tầng cao từ 1- 2 tầng, đường nét phải hài hoà theo cụm vài công trình để tạo nhịp điệu. Độ cao các tầng nên thiết kế với cao độ bằng nhau.
+ Màu sắc công trình nhà ở phải trang nhã và hài hoà chung. Thường chỉ sử dụng một số loại màu sắc sau đây: màu trắng, màu vàng nhạt, màu xanh nhạt.
+ Khuyến khích dùng vật liệu xây dựng địa phương nhằm tạo nên các công trình ở có nét đặc trưng của địa phương.
+ Sử dụng kiến trúc truyền thống trong bố cục khuôn viên. Chú trọng không gian xanh xung quanh nhà.
+ Vật liệu xây dựng gọn nhẹ, mái dốc lợp ngói hài hòa với cảnh quan hiện có.
+ Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 5m.
* Hệ thống không gian mở:
Hệ thống không gian mở là sự kết hợp giữa hệ thống mặt nước, cây xanh công viên ven mặt nước, các quảng trường, không gian trục giao thông và các không gian cây xanh sân chơi công cộng.
Giải pháp kết nối các không gian mở:
- Hệ thống mặt nước: Tạo cơ hội tiếp cận tối đa cho toàn khu quy hoạch với không gian mặt biển qua các tuyến đường giao thông chính và các tuyến đường đi bộ và đường xe điện đi ven mặt nước kết hợp với dải cây xanh, bãi cát mở ra biển…
- Quảng trường được quy hoạch tại các vị trí có tính chất hội tụ giao lưu, thuận lợi về cảnh quan và giao thông. Quan tâm tổ chức cảnh quan các quảng trường để tạo dựng những điểm nhìn đẹp để đón các hướng nhìn từ trục đường chính và từ thềm biển.
- Các công viên cây xanh công cộng kết hợp các thảm cỏ tạo cây xanh và thảm hoa theo dạng trang trí tạo cảnh quan hấp dẫn cho các không gian sử dụng. Các khu vực ven biển trồng các loại cây xanh phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của khu vực thiết kế và mang lại cảm giác tự nhiên. Tại một số khu vực có thể trồng các loại cây ăn trái theo mô hình sinh thái nông nghiệp cảnh quan.
- Không gian dọc theo trục đường chính, dọc theo các tuyến giao thông đi bộ, xe điện cần có giải pháp trồng cây xanh tạo bóng mát có thể dùng cây tán lớn hoặc tại các vị trí phù hợp nên tổ chức các pergola dọc đường và phủ bóng mát bằng các loại cây leo có hoa.
- Chú trọng khai thác không gian cảnh quan mặt nước, ngoài bờ kè biển. Các tuyến đường đi bộ kết hợp trên bờ kè tạo thành trục đi bộ ngắm cảnh và tạo dựng thành những tuyến nhìn cảnh quan đẹp. Ngoài ra ven bờ kè, xung quanh các khu vực lưu trú có thêm những chi tiết tạo cảnh quan đẹp và các điểm dừng chân để người đi bộ, đi xe đạp, xe điện dừng chân ngắm cảnh.
2. Thiết kế đô thị:
* Cấu trúc không gian tổng thể của khu quy hoạch như sau:
- Khu vực phía Bắc (phân khu 1). Đây là khu vực cửa ngõ của khu vực. Bố trí các công trình có không gian phía trước thoáng đạt nhằm đem lại một không gian mở đích thực và tạo giá trị cảnh quan, các sân bãi, quảng trường, khu cây xanh công cộng.
- Khu trung tâm (phân khu 2): các công trình công cộng trung tâm và một số công trình dịch vụ: các công trình có quy mô vừa phải, không phá vỡ cảnh quan chung khu vực. Xây dựng một số công trình là điểm nhấn cho toàn bộ khu vực: trung tâm điều hành, khu văn hóa, tổ chức hội nghị...
- Khu vực phía tây (phân khu 3): khu lưu trú chính, phát triển dịch vụ du lịch chủ yếu. Phát triển các khu khách sạn, nhà hàng, khu resort có quy mô thích hợp, hình thức kiến trúc độc đáo phục vụ du khách.
- Khu vực phía đông (phân khu 4): phát triển du lịch theo dạng homestay, vừa ở vừa phát triển du lịch trải nghiệm. Nhà ở có diện tích lớn, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi...
Không gian mở: không gian mặt biển, quảng trường, công viên, vườn hoa, khu vực rừng núi... Kết nối các mảng không gian mở này là hệ thống cây xanh dọc các trục đường tạo thành một hệ thống liên hoàn.
Tổ chức hệ thống các trục hướng biển và các trục ven biển để tận dụng được điều kiện tự nhiên.
* Tổng quan khung giao thông đảm bảo:
+ Liên kết thuận tiện giữa các khu vực chức năng của khu du lịch.
+ Tạo dựng những trục không gian cảnh quan.
+ Tiếp cận tối đa mặt biển.
- Trục chính: là trục đường trung tâm xã; trục đường chính sang khu vực phía tây: khu khách sạn, resort.
- Trục cảnh quan chủ đạo: các tuyến đường ven biển và hệ thống các tuyến đường hướng ra biển.
* Thiết kế tổng thể mật độ xây dựng:
- Khu vực tập trung xây dựng mật độ cao >= 50% tập trung tại khu vực trung tâm, khu vực trung tâm.
- Khu vực ven biển bố trí là khu vực xây dựng mật độ thấp <30%, là không gian chuyển tiếp từ biển vào tạo nên sự giao hòa giữa biển và khu xây dựng.
* Thiết kế tổng thể tầng cao :
- Khu vực xây dựng công trình chủ yếu là công trình thấp tầng. Tầng cao tối đa là 3 tầng.
- Khu vực ven biển được bố trí xây dựng thấp tầng: 1-2 tầng.
* Các công trình điểm nhấn kiến trúc: công trình trung tâm điều hành, đón tiếp; các công trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; trung tâm trưng bầy triển lãm, quảng bá; khu vực khách sạn.
Công trình phải khang trang, tạo ấn tượng đột phá trong không gian kiến trúc, dùng vật liệu hiện đại.
3. Các yêu cầu về tổ chức không gian và bảo vệ cảnh quan
Yêu cầu về tổ chức không gian đảm bảo tính đặc thù theo từng cụm chức năng, vừa có sự giao thoa sống động và hoà nhập trong từng khu vực.
Mỗi cụm công trình có tính đặc thù nhưng được liên kết hài hòa với nhau bằng các không gian chuyển tiếp tránh phá vỡ cảnh quan chung của khu vực.
Tổ chức không gian kiến trúc cần phối kết hài hòa với không gian xanh, và màu sắc.
Không gian xanh tổ chức trồng các loại cây đặc trưng theo từng cụm không gian công trình. Cụ thể:
+ Cụm không gian công trình khu trung tâm: Tổ chức trồng các loại cây có hoa nhiều mầu sắc kết hợp với cây có tán lá rộng thường xanh cho phù hợp với tính chất chức năng công trình công cộng, dịch vụ khu trung tâm. Kết hợp với vườn hoa phía trước mặt tạo thành một hệ không gian xanh có tác dụng rất tốt cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
+ Các đường trục chính: Tổ chức trồng chủ đạo một loại cây có hoa và thường xanh như cây hoa sữa, hoa lan....tạo ra các trục giao thông đặc trưng, đồng thời tạo nên tính chất yên bình và thanh nhã của khu du lịch.
+ Cụm không gian công trình dịch vụ tổ chức trồng chủ đạo một loại cây như cây có hoa như phượng vĩ.
+ Cụm không gian công trình nhà ở nghỉ dưỡng tổ chức trồng phối hợp giữa cây hoa nhiều mầu sắc và cây thường xanh cho phù hợp với tính chất chức năng của từng loại hình nhà ở.
Mầu sắc kiến trúc: Màu sắc của công trình kiến trúc cũng phải có tính đặc trưng cho cụm chức năng và phối kết với màu sắc cây xanh từng cụm không gian. Màu sắc phải được tổ chức phù hợp với tính chất công trình như cụm công trình công cộng nên sử dụng màu làm nhẹ nhàng, gần gũi, đầm ấm, tránh màu quá loè loẹt hoặc ảm đạm. Cụm công trình dịch vụ thương mại nên sử dụng phối hợp các gam màu nóng lạnh làm tôn hoạt động thương mại sôi động...
Ánh sáng: Màu sắc ánh sáng điện trong khu du lịch cũng được tổ chức thay đổi cho phù hợp với tính chất của từng cụm không gian kiến trúc. Đối với cụm không gian công trình công cộng, nhà nghỉ trên trục giao thông nên sử dụng đèn có ánh sáng màu vàng. Cụm không gian kiến trúc biệt thự, công viên sử dụng đèn có ánh sáng màu trắng. Cụm không gian thương mại, dịch vụ ... có thể sử dụng đèn đa sắc màu...
IV. Quy ho¹ch hÖ thèng h¹ tÇng kü thuËt:
1. Giao thông :
1.1. Cơ sở thiết kế :
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch mạng lưới đường giao thông đô thị.
- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất trong đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030.
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Cái Chiên.
- Căn cứ vào hiện trạng giao thông xã Cái Chiên.
- Căn cứ vào dân số tính toán, lưu lượng giao thông xã Cái Chiên trong tương lai.
1.2. Giải pháp quy hoạch:
1.2.1 Mạng lưới đường:
a. Giao thông đối ngoại: Các tuyến đường chính kết nối hai cảng Vụng mé trước và cảng Vụng mé sau với khu trung tâm. Mở rộng các tuyến đường hiện trạng đảm bảo lưu lượng giao thông lưu thông tính toán.
- Mặt cắt 1-1: Tuyến đường trục chính nối Cảng mé sau với khu trung tâm: Lòng đường 2x7.5m, vỉa hè 2x3.0m, dải phân cách 1.0m, quy mô chỉ giới đường đỏ 22.0m.
- Mặt cắt 3’-3’: Tuyến đường trục chính nối Cảng mé trước với khu trung tâm: Lòng đường 7.5m, vỉa hè 2x2.0m, quy mô chỉ giới đường đỏ 11.5m.
b. Giao thông đối nội: Quy hoạch mạng lưới giao thông khu trung tâm dựa trên quy hoạch phân khu trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Hệ thống đường giao thông phải đảm bảo kết nối giữa các khu chức năng, các công trình chính trong khu vực. Tuyến đường trục chính khu vực dựa trên tuyến đường trục chính hiện trạng từ khu vực phía Đông đến khu trung tâm, thiết kế nối dài tới Phân khu 3 phía Tây ranh giới quy hoạch. Quy hoạch các tuyến đường nhánh khu vực kết nối các tiểu khu với trục chính khu vực. Quy hoạch các tuyến đường cảnh quan phục vụ khách du lịch tam quan bằng xe điện hoặc đi bộ trong các khu dịch vụ và bãi biển.
- Mặt cắt 2-2: Đường trục chính khu vực: Lòng đường 7.5m, vỉa hè 2x5.0m, quy mô chỉ giới đường đỏ 17.5m.
- Mặt cắt 3-3: Đường trục chính khu vực: Lòng đường 7.5m, vỉa hè 2x3.0m, quy mô chỉ giới đường đỏ 13.5m.
- Mặt cắt 4-4: Đường nhánh khu vực: Lòng đường 5.5m, vỉa hè 2x3.0m, quy mô chỉ giới đường đỏ 11.5m.
- Mặt cắt 5-5: Đường tiểu khu dựa trên đường hiện trạng vào Trạm y tế xã: Lòng đường và quy mô chỉ giới đường đỏ 3.5m.
- Mặt cắt 6-6: Đường cảnh quan: Lòng đường 6.0m, lề đường trồng cỏ hai bên rộng 1.0m.
1.2.2 Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông
Kí hiệu
|
Loại đường
|
Chiều rộng (m)
|
Chiều dài (m)
|
Diện tích (m2)
|
Lòng đường
|
Dải phân cách
|
Vỉa hè
|
Lòng đường
|
Vỉa hè
|
1--1
|
Trục chính
|
2x7.5
|
1.0
|
2x5.0
|
1075
|
21930
|
17200
|
2--2
|
Đường khu vực
|
7.5
|
0
|
2x5.0
|
12368
|
197888
|
49472
|
3--3
|
Đường khu vực
|
7.5
|
0
|
2x3.0
|
765
|
5737.5
|
3060
|
3'-3'
|
Đường khu vực
|
7.5
|
0
|
2x2.0
|
198
|
1485
|
792
|
4--4
|
Đường nội bộ
|
5.5
|
0
|
2x3.0
|
3690
|
55350
|
14760
|
5--5
|
Đường nội bộ
|
3.5
|
0
|
0.0
|
96
|
336
|
|
6--6
|
Đường dạo
|
5.0
|
0
|
2x1.0
|
4102
|
20510
|
53326
|
1.3 Chỉ số mạng lưới giao thông:
- Tổng diện tích đường giao thông: 439760.5 m2
- Tổng chiều dài đường: 22190 m.
- Mật độ mạng lưới giao thông: 24.42%
- Hệ số mạng lưới giao thông: 12.32 km/km2
1.4. Cắm mốc chỉ giới đường đỏ:
- Bản vẽ cắm mốc xác định toạ độ các điểm nút giao thông thiết kế và toạ độ đỉnh các đường cong nếu có. Khi tiến hành cắm mốc ranh giới và mốc tim đường giao thông làm cơ sở cho các mạng lưới khác.
- Chỉ giới đường đỏ của các tuyến tuân thủ quy định cụ thể theo mặt cắt ngang đường thiết kế. Thể hiện chi tiết trong bản đồ quy hoạch giao thông.
2. Chuẩn bị kỹ thuật
2.1. Cơ sở thiết kế:
- Số liệu thuỷ văn, hải văn trong của khu vực
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất
- Định hướng chuẩn bị kĩ thuật quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã được phê duyệt.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc chung:
Tận dụng địa hình tự nhiên để san đắp nền với mức ít nhất phù hợp với địa hình; Sử dụng các giải pháp hợp lý để hạn chế khối lượng đào, đắp nhưng vẫn đảm bảo cao độ không gây ngập lụt.
- Độ dốc dọc đường theo quy chuẩn hiện hành để đảm bảo giao thông thuận lợi.
- Đảm bảo độ dốc nền công trình để đảm bảo thoát nước tự chảy. Thoát nước mưa thuận tiện và không ngập úng
- Khu vực bờ biển hạn chế tối đa việc gây xói lở bờ cố gắng giữ sự cân bằng tự nhiên của bãi biển . Tránh gây ảnh hưởng nhiều đến điều kiện địa chất và phá vỡ cảnh quan của toàn khu vực.
- Xác định lưu vực và hướng thoát nước chính phù hợp với địa hình tự nhiên , tận dụng hệ thống khe suối chính hiện có làm các trục tiêu nước chính cho khu vực khi mưa lớn gây lũ.
- Xác định các công trình tiêu đầu mối kết hợp với hệ thống kè biển , tiêu nước cho các khu vực thấp trũng trong kè.
- Xác định các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai và các giải pháp phòng chống thiên tai.
2.3. San nền - chuẩn bị đất xây dựng:
Cao độ khống chế nền xây dựng được tính toán trên cơ sở các số liệu quan trắc về thủy văn, hải văn như: Tần suất (tổng hợp các yếu tố mực nước dâng do bão kết hợp với triều cường đo tại các trạm quan trắc) và ảnh hưởng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Đảo Cái Chiên là xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh - nơi có tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch với những bãi biển cát trắng trải dài, chịu ảnh hưởng trực tiếp triều cường
Đối với khu vực ven biển: Độ dốc nền tối thiểu 0,004; Độ dốc đường theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
Đối với khu vực đồi núi: tận dụng địa hình, bám theo cao độ tự nhiên đảm bảo độ dốc xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; Tại các vị trí xung yếu cần xây dựng các công trình phòng hộ xung quanh sườn dốc có độ dốc lớn; Cao độ khống chế xây dựng tối thiểu căn cứ địa hình, điều kiện thủy văn và hiện trạng xây dựng khu vực.
Cao độ nền xây dựng
Địa hình khu vực đảo Cái Chiên có thể phân làm 3 loại hình rõ rệt :
Khu vực đồi cao chiều cao từ 10m- 96m, độ dốc> 30-50% là những nhiều sườn đồi nằm sát nhau tạo thành các khe tụ thủy thông ra biển.
Khu vực thung lũng đồng bằng: Kéo dài, nhỏ hẹp nằm ven dưới chân đồi, cao độ tương đối bằng phằng từ 0.8m -3m
Khu vực ven biển: Là khu vực bao quanh đảo chủ yếu bãi cát & rừng phi lao giáp biển cao độ từ 1.0m - 1.9m.
Vòng quanh đảo có con đường bê tông nằm sâu trong lục địa với tổng chiều dài gần 15km. Cao độ tuyến đường từ 3m - 13.7m, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, giao lưu hàng hoá.
a)Các khu vực xây dựng trong lục địa
+ Đối với khu vực dân cư xây dựng công trình ổn định nằm sâu trong lục địa (giáp tuyến đường bê tông hiện có hiện tại có cao độ nền Hxd ³ +6m và không bị ngập lụt, giữ nguyên cao độ nền xây dựng hiện trạng. Các khu vực xây dựng xen cấy cần có cao độ nền xây dựng tối thiểu Hxd = +6.5m và đảm bảo nền xây dựng hài hòa, phù hợp với nền khu vực xung quanh không làm ảnh hưởng đến thoát nước chung của toàn khu vực.
b. Các khu vực xây dựng ven biển (ảnh hưởng triều cường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu).
Cao độ khống chế chọn ứng với mực nước triều lớn nhất, triều cường có tần suất P=1% và có tính đến nước biển dâng).
Đối với các khu vực xây dựng nằm sát biển có cao độ thấp
- Các khu bị ảnh hưởng của thủy triều & lưu vực từ các khe suối phía đồi chảy xuống chọn cao độ xây dựng khống chế ≥+4,5m
- Các khu chỉ bị ảnh hưởng của thủy triều không chịu tác động nhiều các khe suối phía đồi chảy xuống chọn cao độ xây dựng khống chế ≥+3.3m
*Đối tuyến đường trục chính ven biển ; Chọn cao độ H ≥+3.5m.
*Đối tuyến đường dạo phía dưới khu vực bãi cát : Chọn cao độH ≥+3.3m.
Xử lý chênh cốt giữa các tuyến đường & hiện trạng bãi biển phải kết hợp hài hòa với tự nhiên, có thể dùng phương án cứng (xây kè) đối với các khu vực chênh cốt nhiều tại các vị trí xung yếu dễ bị tác động của sóng hoặc dòng chảy nước mặt. Phương án mềm (ta luy tạo dốc) đối với các khu vực chệnh cốt ít & không chịu nhiều tác động của các yếu tố bất lợi khác.
Hình ảnh minh họa cho tuyến đường dạo ven biển được xử lý chênh cốt theo phương án cứng
Hình ảnh minh họa cho tuyến đường dạo ven biển được xử lý chênh cốt theo phương án mềm
Các khu vực theo quy hoạch có mặt nước đi sâu vào lục địa kết hợp với dòng chảy từ các khe suối, cần phải có biện pháp bảo vệ dòng chảy không để dòng chảy xói vào lục địa .
Hình ảnh minh họa xử lý mặt nước vào sâu trong lục địa kết hợp làm du lịch
d) Sơ bộ khối lượng đào đắp
- Đối với khu vực xây dựng ven bờ biển cao độ thấp cần tôn tạo, để tránh ngập lụt vào mùa mưa lũ.
- Đối với những khu vực gò, đồi nhỏ, đồi bát úp san gạt tạo mặt bằng đồng thời lấy lấy đất đắp cho khu vực đắp.
- Các khu vực bãi đá, các khu vực dịch vụ du lịch sát biển có thể tôn tạo toàn bộ hoặc một phần diện tích, & có thể dùng một số biện pháp xử lý khác tùy thuộc vào các tiểu dự án sẽ triền khai tiếp theo của từng khu vực.
Tổng khối lượng đất đắp khoảng: 846.248m3
2.4. Thoát nước mưa:
a. Các cơ sở thiết kế:
Cao độ nền khống chế của các khu vực
b. Nguyên tắc thiết kế: Chọn hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn cho khu vực xây dựng mới, hệ thống thoát nước chung & nửa riêng giữa nước mưa và nước thải cho khu vực dân cư hiện trạng
- Đảm bảo thoát nước mưa tự chảy
- Thoát nước bám theo địa hình tự nhiên
- Phân chia thành các lưu vực nhỏ.
c. Giải pháp thiết kế:
Quy hoạch hệ thống thoát nước cho các khu dân cư và các khu chức năng khác, các khu du lịch bảo đảm hệ thống thoát nước hoạt động ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý theo từng lưu vực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
+ Khu vực dân cư hiện hữu: Cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thoát nước chung để thoát nước mưa, kết hợp giải pháp xây dựng cống bao thu gom và dẫn nước thải về khu vực xử lý.
+ Khu vực xây dựng mới: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm mạng lưới thoát nước mưa, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm và các công trình thoát nước tại chỗ (thấm, trữ nước,...); nước mưa được thoát ra sông, kênh, hồ không phải xử lý, và khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa.
+ Đối với sông, suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở; tận dụng tối đa mặt nước (ao, hồ tự nhiên và nhân tạo), mặt phủ tự nhiên thấm nước để thoát nước mặt theo chế độ tự chảy.
+ Đối với khu dân cư tập trung nằm trên sườn đồi, núi phải có các giải pháp thiết kế mương chặn, hướng dòng, không chảy tràn qua khu dân cư.
+ Đối với khu xây dựng dọc tuyến đường bê tông hiện trạng, cần phải có các giải pháp thiết kế đón & thu nước thoát ra nguồn tiếp nhận .
* Thoát nước mặt:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch có hướng dốc chính theo một hướng từ Bắc xuống Nam, phía Bắc là núi cao, phía Nam là vùng biển thấp trũng, địa hình khu vực bị chia cắt bởi rất nhiều khe suối tự nhiên. Vì vậy giải pháp thoát nước mặt dự kiến theo hướng :
- Tận dụng hệ thống tụ thuỷ tự nhiên, đồng thời cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước riêng cho những khu vực phát triển xây dựng.
- Bổ xung hệ thống cống ngang qua đường tiêu thoát nhanh nước mặt theo hướng Bắc Nam.
* Hệ thống thoát nước mặt:
- Thiết kế hệ thống thoát nước mặt riêng hoàn chỉnh với chế độ tự chảy.
- Căn cứ hướng san nền để bố trí cống thoát nước mưa cho hợp lý.
- Bố trí tuyến cống dưới vỉa hè của các tuyến đường giao thông bao quanh các khu chức năng nhằm đón nước từ các khu chức năng chảy vào, nước từ các tuyến cống nhánh chảy vào tuyến cống chính sau đó thoát ra khe suối, ra biển
- Lưu vực và hướng thoát nước chính:
+ Phân chia lưu vực theo dạng phân tán. Toàn khu vực bao gồm 3 lưu vực chính. Trong đó có các tiểu lưu vực nhằm thực hiện nguyên tắc phân tán, chiều dài lưu vực ngắn, thoát nhanh và triệt để lưu vực núi trong mùa lũ. Hướng thoát chính theo hướng Bắc-Nam.
+ Các lưu vực chính được thể hiện trên sơ đồ thoát nước bằng các đường phân lưu chính, hướng thoát và các trục tiêu chính trong bản đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật:
* Phương pháp tính toán các thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mặt:
Theo phương pháp cường độ giới hạn, các thông số của hệ thống thoát được tính toán theo công thức :
Q =y. F. q (l/s).
Trong đó:
y : Hệ số thấm phụ thuộc vào mặt phủ :
+ Khu cây xanh, công viên: y=0.5
+ Khu vực xây dựng mật độ trung bình : y = 0.7.
+ Khu vực xây dựng mật độ cao: y =(0.8¸-0.9)
F : Diện tích lưu vực (ha).
q: Cường độ mưa (l/s).
* Lựa chọn chu kỳ tràn cống :
-
P=(2¸3) năm, với đường chính khu vực.
-
P=(5¸10) năm, với ác trục tiêu hở, kênh thoát lũ.
- Kết cấu tuyến cống:
Hình thức kết cấu của hệ thống bao gồm nhiều dạng: cống ngầm, cống hộp và mương hở (sườn đồi, chân núi).
- Khống chế độ sâu chôn cống, độ dốc thuỷ lực :
- Chiều sâu chôn cống tối thiểu: h=0,7m với tuyến cống đi dưới lòng đường
- Độ dốc thủy lực :
+ Độ dốc thủy lực đường cống tối thiểu với nền địa hình bằng phẳng, độ dốc dọc đường giao thông nhỏ, thoát nước cần tạo độ dốc thủy lực cống: Imin>1/d
+ Độ dốc thủy lực tối đa: I max ≤4%;
+ I max >4% : cần thiết kế tiêu năng giai đoạn thiết kế chi tiết)- áp dụng đối với khu vực phía Bắc - vùng có độ dốc lớn- cần tiêu năng để bảo vệ đường ống, tránh xói lở với các dạng mương hở....
Tổng hợp khối lượng thoát nước mưa
STT
|
Hạng mục, chủng loại
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
1
|
Cống hộp đậy đan B=600mm
|
m
|
5.455
|
2
|
Cống hộp đậy đan B=700mm
|
m
|
805
|
3
|
Cống hộp đậy đan B=800mm
|
m
|
5.006
|
4
|
Cống hộp đậy đan B=1000mm
|
m
|
743
|
5
|
Cống hộp đậy đan B=1200mm
|
m
|
240
|
6
|
Cống hộp đậy đan B=1500mm
|
m
|
638
|
|
Tổng cộng
|
|
12.887
|
2.5. Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu tai biến thiên nhiên
- Các giải pháp phòng chống ngập úng, phòng chống lũ.
+ Xây dựng, cải tạo các hồ chứa đầu nguồn, các công trình thuỷ lợi nhằm cắt lũ cho hạ lưu, tích nước, cấp điện... Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước, đồng thời với việc xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa nước, cải tạo lòng sông, hướng chảy hợp lý để thông thoáng dòng lũ, hạn chế xói lở;
+ Xây dựng ta luy, tường chắn có chỉ tiêu kỹ thuật đúng với cấp công trình và tính chất, đặc thù của đất nhằm hạn chế xói mòn, trượt lở tại các vùng thường xuyên có nguy cơ sạt lở;
+Phân dòng chảy dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng chảy hợp lý nhằm làm giảm tác động của lũ vào khu vực khi mưa lớn.
+Trồng cây chắn sóng, tăng cường công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời khi có hiện tượng xói lở ven bờ, có phương án kè khi có khu vực sạt lở.
+ Bảo vệ rừng, phục hồi và tái sinh rừng tăng độ che phủ trung bình >60%;
+ Tăng cường công tác quản lý lưu vực hệ thống khe suối chính,, tăng cường công tác quản lý và khai thác các công trình đầu mối; tài nguyên đất, tài nguyên nước ....
- Yêu cầu đối với quy hoạch san nền thoát nước cho các khu dân cư
+ Khống chế các điều kiện kỹ thuật về cao độ xây dựng, thoát nước, bảo vệ các khu phát triển mới và các điểm dân cư bảo đảm an toàn cho không bị ngập lụt;
+ Xây dựng hệ thống thoát nước các điểm dân, trung tâm cụm xã, hạn chế tối đa về úng, ngập. Nạo vét định kỳ và kè bờ các đoạn suối, các hồ trong khu vực nghiên cứu. Xây dựng tường chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt. Duy trì, củng cố và kiên cố hóa các đập thủy lợi, kênh mương,
+ Xây dựng hệ thống mương hở đón nước cho các khu vực chân đồi trước khi chảy vào khu vực xây dựng công trình; xây dựng hệ thống cống thoát nước chung dọc theo các tuyến đường đón nước từ các khu vực xây dựng chảy vào ruộng trũng hoặc các khe sâu và suối. Suối xen kẽ giữa các khu vực tụ thủy của vùng đồi.
- Yêu cầu đối khu vực ven biển :
+ Đối với các khu du lịch ven biển cần có quy hoạch cụ thể, không được khai thác bừa bãi, nhất là các sườn núi, chân núi, không được đào bới khi chưa có quy hoạch. Tuyệt đối không được xây dựng các công trình sát bờ sông, bờ suối, ven sườn.
+ Đối với hồ nước, dùng hệ thống phai đóng mở hợp lý để xả nước vào mùa mưa và tích nước cho mùa khô cải tạo vi khí hậu. Theo biên độ giao động của thuỷ triều và số liệu thuỷ văn .
3. Cấp nước:
3.1. Cơ sở thiết kế:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
-
TCXD 33-2006 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
-
TCVN 2622-1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình.
3.2. Nhu cầu cấp nước cho khu quy hoạch:
Nước cấp cho sinh hoạt của khách lưu trú : 120 l/ng.ngđ
Các tiêu chuẩn cấp nước khác được lấy theo tiêu chuẩn như sau:
Số giờ tính toán trong ngày T=24giờ; hệ số không điều hoà giờ Kgiờ = 1.5.
3.2.1. Tiêu chuẩn cấp nước.
- Cấp nước sinh hoạt: q = 80 (l/ng.ngđ)
- Cấp nước sinh hoạt khách lưu trú: q = 120 (l/ng.ngđ)
- Cấp nước sinh hoạt khách vãng lai: q = 40 (l/ng.ngđ)
- Nước cho công trình công cộng, dịch vụ: q = 20% lượng nước sinh hoạt.
- Cấp nước tưới cây, rửa đường : q = 10% lượng nước sinh hoạt.
- Nước cứu hoả: 108 m3, tính 01 đám cháy: q = 10 l/s trong 3 giờ.
- Nước rò rỉ, dự phòng, cho bản thân trạm xử lý: q= 15% tổng trên.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước cụ thể:
CÁC THÀNH PHẦN
|
ĐỢT ĐẦU (2020) (m3)
|
DÀI HẠN (2030) (m3)
|
Nước sinh hoạt (Qsh)
|
240
|
296
|
Nước cho du lịch lưu trú(Qsh lt)
|
87
|
105
|
Nước cho du lịch vãng lai(Qsh vl)
|
58
|
70
|
Nước cứu hoả (tính cho 01 đám cháy, trong 3 h)
|
108
|
108
|
Nước công trình công cộng, dịch vụ (20% Qsh)
|
48
|
59,2
|
Nước tưới cây, rửa đường (10%Qsh)
|
24,0
|
29,6
|
Nước dự phòng, rò rỉ, khu xử lý (15% tổng trên)
|
84,8
|
100,2
|
Tổng cộng
|
649,8 m3/ngđ
|
768 m3/ngđ
|
Như vậy, xã đảo Cái Chiên cần xây dựng một trạm xử lý nước sạch công suất: 800 m3/ngày đêm, để đảm bảo cấp nước an toàn cho phát triển lâu dài.
3.2.3. Các phương án cấp nước:
- Sử dụng kết hợp hai nguồn nước thô, hồ Khe Đình và hồ Khe Dầu đáp ứng nguồn cấp nước về mùa khô và tích nước.
- Xây dựng một nhà trạm xử lý nước tại khu đồi cao, phía Tây Nam hồ Khe Dầu. Công suất: 800 m3/ngày đêm, diện tích trạm xử lý khoảng 2.000m2 đáp ứng tiêu chuẩn xây khu xử lý nước sạch và có thể nâng cấp sử dụng công nghệ tiên tiến và phát triển lâu dài.
- Cải tạo, nâng chuẩn chất lượng nước tại các công trình nước sạch hiện có.
3.2.4. Lựa chọn công nghệ xử lý:
- Xây dựng trạm xử lý diện tích đảm bảo: 2000m2 (theo quy chuẩn XDVN-2008). Hình thức xây dựng theo Mođun, kết hợp giữa hai giai đoạn.
- Dùng hệ thống bể trộn đứng, bể lắng ngang, bể lọc xử lý.
- Xây dựng khu bể chứa (bể lọc thoáng).
- Xây dựng trạm bơm cấp II, đảm bảo áp lực nước trên toàn hệ thống.
- Bố trí thêm trạm tăng áp: một trạm ở khu vực phía Tây đảm bảo cấp nước cho khu dịch vụ mới.
3.2.5. Thiết kế mạng lưới cấp nước:
Trong đồ án này có đặc điểm chung của sự hình thành các khu dịch vụ, có tính đến các cụm dân cư (tuyến chính + mạng xương cá) chuyền dẫn nước tới tất cả các đối tượng dùng nước.
- Tuyến chính đường kính ống Æ110 ¸ Æ125.
- Mạng cụt + xương cá đường kính ống Æ32 ¸ Æ110, cho đối tượng đơn lẻ ít tập trung.
- ống chính Æ125 HDPE đặt trên trục đường chính có hướng đi ngầm chạy dọc theo hướng chuyền tải.
Từ nguồn về khu vực trung tâm dùng 01 đường chính, sau đó chia ra làm 02 hướng chính đi theo 02 phía:
- Vào khu dịch vụ mới 01 tuyến Æ125.
- Vào phía cảng tầu tuyến Æ 110.
Các tuyến đảm bảo nguyên tắc: ít cắt đường giao thông.
+ Trong khu dân cư, dịch vụ còn có các tuyến phụ đi tới các điểm tiêu dùng nước.
+ Trên các tuyến dịch và khu vực dùng nước đều bố trí đồng hồ lưu lượng và van khóa điều hành.
+ Các tuyến ống được bố trí chôn trên vỉa hè: đảm bảo quy chuẩn khoảng cách với các hệ thống kỹ thuật khác.
- Vị trí đặt tuyến phải kết hợp cụ thể đặc điểm các công trình hạ tầng kỹ thuật khác để đảm bảo quy chuẩn:
+ Khoảng cách và quy phạm.
+ Các tuyến xã và công trình lịch sử (công trình đã có).
Tổng hợp khối lượng cấp nước chính
Stt
|
Hạng mục, chủng loại
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đến năm 2020
|
Đến năm 2030
|
1
|
ống HDPE N16 D125
|
m
|
2.800
|
4.890
|
2
|
ống HDPE N16 D110
|
m
|
1.300
|
2.125
|
3
|
ống HDPE N16 D90
|
m
|
1.550
|
2.580
|
4
|
Trụ cứu hỏa D100
|
Trụ
|
10
|
16
|
5
|
Trạm xử lý cấp nước
|
Nhà máy
|
01
|
01
|
6
|
Trạm tăng áp
|
Trạm
|
01
|
02
|
* Khoanh vùng bảo vệ nguồn nước:
- Nguồn nước: Trong quy hoạch đề xuất dùng hai nguồn nước thô. Nguồn nước tại hồ Khe Đình, nguồn thứ hai thuộc nước hồ Khe Dầu.
Hai nguồn nước trên, đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và dịch vụ du lịch của Cái Chiên, cũng như phát triển về sau này.
Riêng nguồn nước ngầm, duy trì đảm bảo chất lượng nước đầu nguồn, giảm thiểu tác động từ các khu rừng đồi hiện hữu.
- Đảm bảo an toàn, vận hành các công trình hồ đập hiện có theo các tiêu chuẩn VN hiện hành.
- Vùng bảo vệ nguồn nước là khu vực rừng đồi núi rừng phòng hộ phía Bắc của đảo và phần lòng hồ tích nước.
4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
4.1 Thoát nước thải
Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng nước thải:
- Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước.
+ Đợt đầu tỷ lệ thu gom: 80%.
+ Dài hạn tỷ lệ thu gom: 90%.
Dự báo khối lượng nước thải sinh hoạt, dịch vụ
Thành phần nước thải
|
Định hướng đến 2020
|
Định hướng đến 2030
|
Nhu cầu cấp nước (l/ng.ngđ)
|
Thu gom
|
Khối lượng
(m3/ngđ)
|
Nhu cầu cấp nước (m3/ngđ)
|
Thu gom
|
Khối lượng
(m3/ngđ)
|
Nước thải sinh hoạt
|
240
|
80%
|
192
|
296
|
90%
|
266.4
|
Nước thải du lịch lưu trú
|
87
|
80%
|
69.6
|
105
|
90%
|
94.5
|
Nước thải du lịch vãng lai
|
58
|
80%
|
46.4
|
70
|
90%
|
63
|
Nước thải CTCC, dịch vụ
|
48
|
80
|
38.4
|
59.2
|
90%
|
53.3
|
Tổng cộng (với K = 1,2)
|
|
|
415.7
|
|
|
572.7
|
Nước thải từ các khu nhà ở, công trình công cộng & dịch vu sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoai sẽ được thoát vào đường cống thu gom của từng nhóm, từng khu bằng cống D200, D300 sau đo thoát vào cống chính D400, D300 đưa về trạm xử lý.
Trạm xử lý được đặt trong khu vực cây xanh gần các khu vực dễ thoát nước để đảm bảo cảnh quan môi trường xung quanh & thoát nhanh ra nguồn tiếp nhận.
Nguyên tắc chung:
Đối với khu với xây dựng mới: Xây dựng hệ thống cống riêng để thoát nước thải.
Đối với khu dân cư hiện trạng: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả … và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
Thành phần hệ thống thoát nước bao gồm:
+ Ống tự chảy bằng bê tông cốt thép tiết diện tròn.
+ Trạm bơm nước thải dùng máy bơm thả chìm.
+ Trạm làm sạch nước thải dùng công nghệ sinh học (trạm XLNT).
Nước thải được thu gom theo nguyên tắc tự chảy, độ sâu chôn cống tính tới đỉnh cống tối thiểu 0,7m, tối đa 4.9m. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn hơn 3.9-4.9m cần bố trí trạm bơm chuyển bậc.
Hệ thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Xử lý nước thải phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Khu vực quy hoạch có diện tích lớn, chia làm nhiều phân khu với tính chất và chức năng khác nhau, địa hình bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi bát úp nên chọn phương án xử lý nước thải phân tán cho các khu đô thị. Xây dựng các trạm XLNT làm sạch nước thải loại nhỏ & đầu tư xây dựng theo tỷ lệ lấp đầy các khu đô thị. Điều này cũng phù hợp với phân đợt xây dựng cho từng giai đoạn phát triển của khu vực nghiên cứu.
Trong khu vực quy hoạch : bố trí 3 trạm XLNT tập trung tương ứng với 3 lưu vực thoát nước thải cho các khu dân cư & khu vực dịch vụ. Trong đó:
TXLN số 1: Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt nằm trong ô đất cây xanh 06, dự kiến công suất 150m3/ngđ diện tích dự kiến 0.2 ha để thu gom hầu hết phân khu 4.
TXLN số 2: Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt, công suất dài hạn 200m3/ngđ, diện tích dự kiến 0.25ha để thu gom ở phân khu 2
TXLN số 3: Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt, công suất dài hạn 250m3/ngđ, diện tích dự kiến 0.25ha để thu gom ở phân khu 3
Công nghệ xây dựng Trạm XLNT tập trung:
Dự kiến dùng dây chuyền làm sạch nhân tạo bao gồm: Trạm bơm nâng, bể điều hoà, bể lắng đợt 1, aeroten, bể lắng đợt 2, bể tiếp xúc, khử trùng bằng Clo. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222-2002, “Nước thải sau trạm XLNT sinh hoạt”.
Với các trạm xử lý nước thải đô thị: Nước sau xử lý cần đạt giới hạn B theo TCVN 5942 –1995. Nước sau xử lý xả ra ao hồ và biển.
4.2. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn
Tiêu chuẩn và dự báo khối lượng chất thải rắn (CTR):
- Tiêu chuẩn CTR sinh hoạt:
+ Đợt đầu: 1kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 80%
+ Dài hạn: 1,2 kg/ng-ngđ; tỷ lệ thu gom: 90%
Dự báo khối lượng chất thải rắn
TT
|
Thành phần xả thải
|
Quy mô
|
tiêu chuẩn
|
khối lượng (tấn/ngày)
|
1
|
CTR sinh hoạt Rsh
|
3000
|
người
|
1.2
|
kg/ng.ngđ
|
3.6
|
2
|
CTR công nghiệp
|
1.0
|
ha
|
0.3
|
tấn/ ha.ngđ
|
0.3
|
3
|
CTR CTCC; 15% Rsh
|
|
|
|
|
0.54
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
4.44
|
Khu vực sẽ có các loại chất thải rắn sau:
+ CTR sinh hoạt của khu dân cư
+ CTR sinh hoạt của khách lưu trú và lao động phục vụ trong khu dịch vụ.
Quy hoạch thu gom và xử lý: CTR sinh hoạt khu vực nghiên cứu được thu gom tập trung. CTR cần được phân loại tại nguồn thành CTR vô cơ (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa...) và CTR hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, quả, củ...). hai loại này được để vào bao chứa riêng. Chất rắn vô cơ được định kỳ thu gom và tận dụng tối đa đem đi tái chế. CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày đem đi xử lý tại khu vực xử lý CTR chung của xã và khu vực. Bố trí các thùng chứa CTR có nắp đậy trong các khu đông dân cư ở các vị trí thuận tiện cho việc thu gom.
5. Cấp điện :
5.1. Cơ sở thiết kế:
Thiết kế quy hoạch chi tiết cấp điện đảo Cái Chiên dựa trên cơ sở sau:
+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/2000.
+ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2006.
+ Quy hoạch phát triển điện lực Huyện Hải Hà giai đoạn 2008-2020 đã được phê duyệt.
+ Sơ đồ lưới điện do điện lực Hải Hà cung cấp.
5.2. Chỉ tiêu cấp điện:
Tiêu chuẩn cấp điện trong khu cực nghiên cứu tính theo đô thị loại IV
* Điện sinh hoạt:
-
Nhà vườn + Biệt thự 5,0 Kw/BT
-
Nhà ở hiện trạng cải tạo 2-2,5 Kw/hộ
-
Nhà ở liền kề 2,5 Kw/hộ
-
Nhà ở chung cư 2,5 – 3 Kw/hộ
* Công trình công cộng:
-
Đất cơ quan 15-20 w/m2sàn
-
Đất công cộng 15-30 w/m2sàn
-
Nhà trẻ 120 w/cháu
-
Trường học 120 w/Học sinh
-
Dịch vụ 20-25 w/m2sàn
-
Vườn hoa cây xanh 30 Kw/ha
-
Chiếu sáng đường 7-12 Kw/km
* Công trình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 120kW/ha
5.3. Phô t¶i ®iÖn:
STT
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT
|
DIỆN TÍCH XD (M2)
|
SUẤT PHỤ TẢI
|
CÔNG SUẤT (KW)
|
I
|
Đất xây dựng khu dân dụng
|
111123.6
|
|
1674.3
|
1
|
Đất ở hiện trạng chỉnh trang
|
47597.2
|
12 kW/m2
|
571.2
|
2
|
Đất ở mới kết hợp dịch vụ
|
36532.8
|
20 kW/m2
|
730.7
|
3
|
Đất công trình công cộng
|
26993.6
|
|
372.4
|
3.1
|
Đất cơ quan
|
3729.4
|
20 kW/m2
|
74.6
|
3.2
|
Đất công cộng
|
17037
|
12 kW/m2
|
204.4
|
3.3
|
Đất công trình y tế
|
874.4
|
15 kW/m2
|
13.1
|
3.4
|
Đất công trình giáo dục
|
5352.8
|
15 kW/m2
|
80.3
|
II
|
Đất ngoài khu dân dụng
|
1689215.4
|
|
3563.2
|
1
|
Đất các khu dịch vụ, công cộng ngoài khu dân dụng
|
288151.8
|
12 kW/m2
|
3457.8
|
3
|
Đất quân sự quốc phòng
|
4607
|
15 kW/m2
|
69.1
|
4
|
Đất tiểu thủ công nghiệp, khu tránh trú tầu thuyền
|
2904.9
|
120 kW/ha
|
34.9
|
5
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
288.8
|
5 kW/m2
|
1.4
|
|
Tổng công suât
|
|
|
5609.9
|
|
Chiếu sáng giao thông + Dự phòng phát triển lấy 25% tổng công suất
|
|
|
1402.5
|
|
Tổng cộng
|
|
|
7012.4
|
Tổng công suất yêu cầu trên thanh cái 110kV trạm biến áp Móng Cái là: 7012.4 kW
Tổng nhu cầu dùng điện của khu vực khoảng 7.0MW, tương đương 7.8MVA (Lấy hệ số công suất cosj = 0,9).
5.4. Quy hoạch cấp điện:
a. Nguồn điện :
Nguồn điên lấy trên đường dây 22kV từ dự án đưa điện lưới ra đảo Cái Chiên hiện đang được vận hành và sử dụng.
b. Trạm lưới 22/0,4kV:
Theo tính toán phụ tải yêu cầu của khu vực đến năm 2030 nhu cầu phụ tải trên thanh cái 22kV là 5609kW dự kiến sẽ xây dựng thêm 7 trạm lưới 22/0,4kV nâng tổng số trạm lưới trong khu vực quy hoạch lên 8 trạm với tổng công suất đặt máy 560kVA và được bổ sung thêm tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội đảo. Với tổng dung lượng trạm hạ áp như vậy đủ đáp ứng nhu cầu phụ tải không xảy ra tình trạng quá tải cho các máy biến áp lưới đến năm 2030.
- Các trạm biến áp 22/0,4kV dùng trạm KIOSK trọn bộ đặt tại các vị trí cây xanh và các công trình có phụ tải lớn. Các trạm biến áp dùng gam máy 250 ¸ 1250kVA loại 3 pha. Bán kính phục vụ các trạm đảm bảo £ 400m.
c. Lưới điện 22kV
Từ đường dây 22kV đã xây dựng rẽ nhánh cấp cho các khu vực quy hoạch như sau:
+ Tuyến 1 Xây mới 1 trạm biến áp công suất đặt máy 400kVA phục vụ cấp điện cho dân cư và nhà công cộng phía Đông đảo.
+ Tuyến 2 Xây mới 1 trạm biến áp 630kVA cùng với trạm biến áp Cái Chiên 2 cung cấp cho khu vực trung tâm xã đảo.
+ Tuyến 3: Xây mới 02 trạm biến áp 22/0,4kV phụ vụ cấp điện cho khu tiểu thu công nghiệp địa phương và khu bến phà và cơ quan liên ngành.
+ Tuyến 4 Xây mới 03 trạm biến áp với tổng công suất 3250kVA phục vụ cấp điện cho khu dịch vụ Resort nghỉ dưỡng phía tây đảo.
Toàn bộ lưới 22kV đi ngầm dưới vỉa hè, dây XU/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W tiết diện 120 với đường rẽ nhánh và 240 với đường trục chính
- Lưới 22kV mới cấp điện cho khu vực nghiên cứu thiết kế dạng tia, mạch đơn vận hành với dự phòng khoảng 70%. Các tuyến 22kV đi ngầm dưới vỉa hè luồn trong ống nhựa chịu lực HDPE bảo vệ.
Chi tiết phân vùng phụ tải điện của các tuyến 22kV thể hiện trên bản vẽ cấp điện.
d. Lưới 0,4kV:
Hệ thống điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất trực tiếp.
Với khu quy hoạch mới đầu tư đồng bộ, lưới hạ thế phải đi ngầm. Vùng dân cư hiện trạng hoặc khu chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn. Trước mắt vẫn giữ lại mạng lưới hạ thế cung cấp cho các khu vực hiện trạng (có cải tạo các tuyến không đủ tiêu chuẩn vận hành). Tương lai sẽ từng bước thay thế và hạ ngầm mạng lưới 0,4kV.
- Toàn bộ mạng lưới 0,4kV xây dựng mới bố trí đi ngầm trong hào cáp, điện áp 380/220V có trung tính nối đất trực tiếp.
- Đường trục chính XLPE-(4x240).
- Đường rẽ nhánh XLPE-(4x95).
- Đường dây 0,4kV cấp điện cho hộ dân tiết diện từ 2x6 đến 2x10.
Kết cấu lưới hạ áp theo mạng hình tia có bán kính phục vụ không quá 400m đi ngầm, và không quá 500m đi nổi nhằm tránh đô sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép.
- Hạn chế tối đa các tuyến cáp nổi qua ngã tư giao lộ lớn.
- Các tủ phân phối tổng dùng MCCB cấp bảo vệ IP54 theo tiêu chuẩn tủ động lực.
e. Mạng lưới chiếu sáng:
Chỉ tiêu chiếu sáng đường đảm bảo độ rọi, độ chói của mỗi loại đường cũng như mỹ quan, tạo điểm nhấn cho đô thị. Toàn bộ các tuyến đường đều được chiếu sáng. Đường có mặt cắt < 7,5 m bố trí 1 tuyến chiếu sáng 1 bên đường cột cao 8m bóng Sodium 150W; Đường có mặt cắt £10,5 m bố trí 1 tuyến chiếu sáng 1 bên đường cột cao 10m bóng Sodium 250W; Đường có mặt cắt ³10,5 m bố trí 2 tuyến chiếu sáng 2 bên đường cột cao 10m bóng Sodium 250W. Cột thép mạ nhúng kẽm nóng. Ưu tiên chiếu sáng cho tuyến đường bao biển, phục vụ du lịch và các điểm văn hoá của đảo. Hệ thống chiếu sáng hạ ngầm bằng cáp CU/XLPE/PVC 4x16mm2 đến 4x25mm2, ở độ sâu khoảng 0.7m .
- Đối với khu vực bồn hoa, công viên cây xanh hình thức chiếu sáng dùng đèn chùm, đèn nấm và các loại đèn trang trí tạo cảnh quan cho đô thị công suất £ 100W.
- Khu vực quảng trường và đảo giao thông lớn sẽ chiếu sáng bằng các giàn đèn pha công suất lớn từ 400-800W lắp đặt trên cột H=25m, bố trí đèn hợp lý đảm bảo độ rọi cần thiết.
- Cột đèn chiếu sáng dùng loại cột có kiểu dáng đẹp phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Toàn bộ đèn đường trong khu vực được chia làm nhiều nhóm và được khống chế từ các tủ điều khiển chiếu sáng tự động, chiều dài tuyến tối đa Lmax £ 1km
TT
|
Tên
|
Đơn Vị
|
Khối Lượng
|
Đơn Giá
|
Thành Tiền
|
(106đ)
|
(106đ)
|
I
|
Trạm 22/0,4kV
|
|
|
|
|
1
|
Trạm 250kVA
|
Trạm
|
1
|
350
|
350
|
2
|
Trạm 320kVA
|
Trạm
|
1
|
400
|
400
|
3
|
Trạm 400kVA
|
Trạm
|
1
|
500
|
500
|
4
|
Trạm 630kVA
|
Trạm
|
1
|
600
|
600
|
5
|
Trạm 750kVA
|
Trạm
|
1
|
800
|
800
|
6
|
Trạm 1250kVA
|
Trạm
|
2
|
1000
|
2000
|
II
|
Cáp ngầm 22kV
|
km
|
3.1
|
3350
|
10385
|
III
|
Cáp ngầm CS+0,4kV
|
km
|
12.5
|
600
|
7500
|
|
Tổng
|
|
|
|
22535
|
Tổng kinh phí xây dựng 22,5 tỷ đồng.
Ghi chú:
- Kinh phí tính toán là ước tính trên cơ sở dự báo quy hoạch và giá thành thời điểm lập. Từng thời điểm xây dựng sẽ xác định lại theo dự án cụ thể.
- Trong bảng khái toán này chỉ tính khái toán khối lượng đường dây và trạm biến áp quy hoạch xây dựng mới. Đường cáp ngầm xuyên biển, đường dây trên không và các trạm biến áp Cái Chiên 1, Cái Chiên 2 và Cái Chiên 3 thuộc dự án khác, không tính trong kinh phí.
6. Quy hoạch bưu chính viễn thông
a/ Bưu chính :
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thông, áp dụng công nghệ mới liên kết với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông khác phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội.
-
Xây dựng bưu điện xã đảo thành trung tâm bưu chính viễn thông của đảo, có năng lực quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
b/ Viễn thông :
-
Hiện tại trên địa bàn xã đảo tại trung tâm khu vực quy hoạch có 02 trạm thu phát sóng di động (BTS) đặt tại trung tâm xã phục vụ viễn thông cho khu vực với khoảng 350 thuê bao. Để theo kịp quy hoạch phát triển hạ tầng và phụ vụ nhu cầu thông tin liên lạc của toàn bộ nhân dân trên đảo và khách du lịch đến năm 2030 khoảng 25.000 thuê bao cần phải xây dựng thêm 4 trạm BTS nâng tổng số trạm lên 6 trạm nhằm tránh tình trạng quá tải, nghẽn mạng.
7. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế có tính xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ô nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch.
Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội.
Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch bao gồm công tác dự báo tác động của hoạt động du lịch tới môi trường trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp mang tính nguyên tắc nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và làm cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường du lịch.
7.1. Các tác động chủ yếu của họat động du lịch tới môi trường:
Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động nhiều mặt đến môi trường. Các tác động chính bao gồm:
- Khả năng cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn thường không đồng bộ giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng.
- Do bản chất mùa vụ của nhiều hoạt động du lịch, các nhu cầu tại các thời kỳ cao điểm tại nhiều khu vực phát triển du lịch có thể vượt quá năng lực đáp ứng tại chỗ về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương như cơ sở lưu trú, bưu chính viễn thông, y tế...
- Các khu vực với tính đa dạng sinh học cao và nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc trưng khác dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi ở mức quá tải.
- Cuộc sống và sự tồn tại của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch quá tải vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, làm tổ hoặc sinh sản).
- Các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng dễ bị biến đổi do xu hướng thị trường hóa hoặc mâu thuẫn nẩy sinh khi phát triển du lịch do tương phản về lối sống giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch.
- Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người làm du lịch với cư dân của cộng đồng địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch chưa công bằng.
Các hoạt động phát triển du lịch còn có thể gây nên những áp lực có tính chất tiềm tàng (tác động lâu dài) tới môi trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các tác động đó có thể xem xét sơ bộ như sau:
7.1.1. Áp lực trong giai đoạn thực hiện quy hoạch:
- Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất làm ảnh hưởng tới nơi sống của một số loài động vật hoang dã rất nhạy cảm về thay đổi của hệ sinh thái.
- Làm mất chức năng môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên.
- Thoái hoá các môi trường không khí, nước và đất... do tăng ô nhiễm.
7.1.2. Áp lực dưới tác động của hoạt động du lịch:
a) Tác động tới môi trường tự nhiên:
- Ô nhiễm nước (nước ngầm, nước mặt và vùng biển ven bờ) do chất thải, khai thác tài nguyên không hợp lý, không có các giải pháp khai thác tài nguyên phù hợp).
- Làm tổn hại đến hệ động thực vật tự nhiên (do khai thác quá mức làm thực phẩm, đồ lưu niệm, ảnh hưởng đến điều kiện sống...).
- Làm ô nhiễm không khí do mật độ xe cộ, tàu thuyền và người quá đông tập trung vào một số thời điểm.
- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, đặc biệt là các vùng cát ven biển do chất thải không được xử lý và hiện tượng xói mòn.
* Tác động đến môi trường nước:
- Việc giải phóng mặt bằng và san gạt tôn nền để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, có thể làm thay đổi lưu lượng và chất lượng nguồn nước.
- Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
* Tác động đến môi trường không khí:
- Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi, than...) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Trạng thái ồn ào do hoạt động của máy móc xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch.
* Tác động đến môi trường đất:
- Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và các công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và cơ cấu sử dụng đất.
- Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.
- Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm cho cảnh quan xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống.
* Tác động đến môi trường sinh học:
- Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước.
- Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật, của nhân viên và cả du khách.
- Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đi thuyền máy tham quan, đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷ hoại các loài thủy sinh.
- Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe doạ diệt vong.
- Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu đồi rừng nguyên sinh có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm môi trường thành phần..., vì vậy các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong quá trình sinh trưởng, và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè, giẫm...
- Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt làm cho nhiều thực vật bị mất dần.
b) Tác động tới môi trường kinh tế, văn hóa -xã hội:
Theo chiều hướng tích cực: Tăng cường thu nhập cho dân địa phương; lãi do tăng giá trị đất đai; tạo công ăn việc làm.
Theo chiều hướng tiêu cực:
- Thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân địa phương;
- Làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng khi không có sự phân phối công bằng trong việc tạo ra nguồn thu nhập;
- Các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng;
- Mất cơ hội thu nhập do các nguồn thu nhập truyền thống không còn;
- Giảm sức sản xuất lương thực của địa phương (do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, lao động và ngành nghề);
- Gây sức ép lên các truyền thống và làm mất đi một số giá trị văn hoá của địa phương;
- Tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí địa phương, quá tải trong dịch vụ giao thông;
- Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên (nguồn nước, rừng cây, vùng biển...), trong sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ (hệ thống cống, các nơi chứa chất thải, giao thông, trung tâm y tế) với các cơ sở khác;
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và lỏng,các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội...).
* Tác động dân số học: Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Lao động nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều chỉ tiêu dân số học liên quan đều bị thay đổi.
* Tác động về nghề nghiệp: Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và có việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm có những ảnh hưởng tích cực làm cho xã hội ổn định, bao gồm:
- Tạo thêm sự gắn kết không để cho các cộng đồng địa phương tan rã.
- Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm.
- Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch.
Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giảm bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc), nhưng lại phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.
* Chuyển biến về chuẩn mực xã hội: Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây nên sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác dụng tích cực vì tính cộng hưởng, nhưng những nét khác biệt thì sẽ phải chiụ 2 loại tác động ngược chiều, có thể sẽ được nhấn mạnh vì đó là những nét đặc trưng, nhưng cũng có thể sẽ bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hoá.
* Thay đổi phương thức tiêu dùng: Phát triển du lịch đồng thời có những tác động tích cực và tiêu cực đối với phúc lợi và phương thức tiêu dùng của người dân tại các khu du lịch.
* Tác động về văn hoá: Hoạt động du lịch tác động đến văn hoá theo hai hướng. Hướng thứ nhất, du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hoá truyền thống, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngược lại. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội tốt để gặp gỡ và tiếp xúc với dân địa phương mà có tiếng nói, cách nghĩ và nếp sống khác hẳn. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hoá khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các thứ tiếng khác.
Ngoài ra, ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch đến văn hoá còn bao gồm:
- Kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách.
- Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hoá địa phương thích nghi với khẩu vị, đáp ứng lòng mong đợi của du khách.
- Thương mại hoá các hoạt động văn hoá truyền thống.
- Tạo nên tình trạng chật chội, mất vệ sinh và có thể làm mất tính trang trọng đối với các nghi thức tôn giáo thiêng liêng truyền thống trong các lễ hội.
- Nhu cầu của du khách về vật kỷ niệm, các đồ thủ công mỹ nghệ, các văn hoá phẩm đều có tác dụng tích cực và tiêu cực đối với văn hoá truyền thống, ví dụ như:
+ Tác động tiêu cực là tạo cho người thợ thủ công thói quen thay đổi kiểu cách, mẫu mã sản phẩm truyền thống của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của du khách vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Tác động tích cực là làm sống lại những truyền thống và nghề thủ công cũ hoặc đã biến mất, và tạo ra những vật kỷ niệm và mỹ nghệ phẩm để đáp ứng thị trường được mở rộng, từ đó bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hoá bản địa.
7.2. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch:
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường, hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch. Một số nhóm giải pháp chủ yếu là :
7.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Để đảm bảo gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch bền vững, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cơ bản sau đây:
- Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.
- Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài.
- Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái.
7.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch: Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó cần có quy hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v...
7.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: Là nhóm giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo đảm sự thành công trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của du lịch đảo Cái Chiên. Nhóm giải pháp này được đề xuất theo hướng sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
- Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.
7.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường: Là giải pháp mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, tài nguyên của khu vực và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhóm giải pháp này gồm các biện pháp liên kết chủ yếu sau:
- Các chương trình dự án phát triển du lịch từng phân khu cần được cân nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi trường trước mắt cũng như lâu dài theo quy định của pháp luật yêu cầu bảo vệ môi trường chung.
- Có sự phối hợp chung trong tuyên truyền, quảng cáo, quản lý, kiểm soát và xử lý vệ sinh môi trường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Có sự phôí hợp, hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước về quan trắc, phân tích quản lý và xử lý các ảnh hưởng của môi trường.
7.2.5. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương: Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.
7.2.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo: Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.
7.2.7. Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường: Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.
7.2.8.Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Yêu cầu bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững cũng như việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định. Ngoài hàng loạt những giải pháp kể trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết.
Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững.
Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trường tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là nhiệm vụ của mình.
8. Khái toán kinh phí xây dựng:
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu
TT
|
Hạng mục
|
Nhu cầu vốn (tỷ đồng)
|
I
|
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính
|
|
1
|
Hệ thống giao thông
|
220
|
2
|
Chuẩn bị kỹ thuật
|
133.8
|
3
|
Hệ thống cấp điện
|
22.5
|
4
|
Hệ thống cấp nước
|
5
|
5
|
Hệ thống thoát nước thải-VSMT
|
15
|
II
|
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
|
50
|
III
|
Chi phí dự phòng (10%)
|
38.78
|
|
Tổng nhu cầu vốn đầu tư
|
485.08
|
9. Các lĩnh vực dự án ưu tiên đầu tư phát triển:
9.1.Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch :
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch chính vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch đều cần được quan tâm đầu tư phát triển. Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cần khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này.
9.2.Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, loại hình và sản phẩm du lịch...
a) Cơ sở lưu trú: Tổng số phòng nghỉ lưu trú cần đầu tư xây dựng : khoảng 2200 phòng. Bên cạnh đó, cần đầu tư số lượng phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng cao cấp: khoảng 1500 phòng. Phát triển hệ thống khách sạn, ưu tiên đối với những dự án xây dựng khách sạn cao cấp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan của khách du lịch quốc tế đến khu vực.
b) Các cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu trưng bầy, tổ chức hội nghị, hội thảo, công trình văn hóa nghệ thuật, hệ thống nhà hàng... cũng cần phải đầu tư. Để góp phần đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch của Cái Chiên.
Hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống cần có những ưu tiên phù hợp để hướng các liên doanh trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng.
c) Phát triển các công trình vui chơi giải trí: chú trọng đầu tư phát triển mạnh hệ thống các công trình vui chơi giải trí, gắn với tài nguyên biển đảo, gắn với khu du lịch.
Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí sẽ góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn hơn của du lịch Cái Chiên, bao gồm:
- Đầu tư phát triển và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại.
- Đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí mạo hiểm gắn với tài nguyên biển và núi;
d) Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch bảo đảm cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái núi và du lịch biển đảo:
- Du lịch biển đảo là thế mạnh của Cái Chiên cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Phát triển ở dải ven biển, chú trọng phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá, vui chơi giải trí, du lịch tàu biển…
- Du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện.
9.3. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch.
Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, ngày nay du lịch sinh thái, trải nghiệm hiện đang là một loại hình du lịch mới đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch đảo Cái Chiên nói riêng, vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững.
9.4. Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch: Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu chỉ khai thác tài nguyên; môi trường du lịch là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút khách. Chính vì vậy đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là một trong những hướng ưu tiên.