THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
CHỢ TRUNG TÂM HUYỆN BA CHẼ VÀ KHU DÂN CƯ TẠI KHU 5,
THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HUYỆN BA CHẼ
Giám Đốc
Trần Trọng Tường ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN QUY HOẠCH
TKXD QUẢNG NINH
Giám Đốc
Vũ Thế Anh
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 3
1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch: 3
1.2. Tính chất, mục tiêu của đồ án: 6
1.2.1. Tính chất: 6
1.2.2. Mục tiêu của đồ án: 6
1.3. Địa điểm, phạm vi nghiên cứu quy hoạch: 7
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu lập Quy hoạch: 7
1.3.2. Phạm vi ranh giới: 7
1.3.3. Diện tích nghiên cứu quy hoạch là: 24.267,4 m2 = 2,43 ha. 7
1.3.4. Thời hạn quy hoạch: 7
1.4. Cơ sở lập quy hoạch: 8
1.4.1. Các cơ sở pháp lý: 8
1.4.2. Nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ: 9
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG 10
2.1. Vị trí, giới hạn khu vực quy hoạch: 10
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 12
2.2.1. Địa hình, địa mạo: 12
2.2.2. Khí hậu, thủy văn: 12
2.3. Hiện trạng dân cư: 15
2.4. Hiện trạng sử dụng đất: 16
2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật: 16
2.5.1. Hiện trạng hạ tầng xã hội: 16
2.5.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 16
2.5.3. Hiện trạng kiến trúc công trình: 18
2.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng: 18
2.6.1. Đánh giá chung: 18
2.6.2. Các vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch: 18
PHẦN 3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN 19
3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của đồ án: 19
3.3. Các chỉ tiêu quy hoạch đối với các khu chức năng: 20
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH 20
4.1. Các yêu cầu nguyên tắc về không gian, kiến trúc, cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật: 20
4.2. Quy hoạch sử dụng đất: 22
4.2.1. Yêu cầu về Quy hoạch sử dụng đất: 22
4.2.2. Đối với đất Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ. 22
4.2.3. Quy hoạch đất ở: 27
4.2.4. Bảng thống kê danh mục sử dụng đất: 28
4.2.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất: 30
4.2.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất Chợ trung tâm: 30
4.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: 31
4.4. Thiết kế đô thị: 31
4.4.1. Các quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc: 31
4.4.2. Các Quy định khác: 33
4.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 35
4.5.1. Quy hoạch giao thông: 35
4.5.2. Quy hoạch chiều cao - Chuẩn bị kỹ thuật: 36
4.5.3. Quy hoạch thoát nước mưa: 37
4.5.4. Quy hoạch cấp nước: 40
4.5.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 43
4.5.6. Rác thải, chất thải rắn: 44
4.5.7. Quy hoạch cấp điện: 45
4.5.8. Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật: 48
4.6. Đánh giá tác động môi trường: 49
4.6.1. Các căn cứ pháp luật và chỉ tiêu đánh giá: 49
4.6.2. Nguồn gây tác động: 49
4.6.3. Đánh giá tác động: 50
4.6.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường: 51
4.6.5. Kết luận kiến nghị về bảo vệ môi trường: 57
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 58
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch:
Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 605.62km2. Trên địa bàn huyện hiện có 4.900 hộ dân sinh sống với tổng dân số 21.819 người, thuộc 10 dân tộc gồm Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái, phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 80,3% dân số toàn huyện. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Ba Chẽ liên tục tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của huyện là 1.127 USD, tăng 135% so với kế hoạch. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định Ba Chẽ phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh.
1.1.1. Tình hình lũ, lụt trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Trên lưu vực sông Ba Chẽ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm đến 85% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt mưa, lũ thường tập trung xuất hiện vào tháng 7 và 8. Riêng lượng mưa của 2 tháng này cộng lại chiếm tới 39% tổng lượng mưa năm, gây lũ lụt nghiêm trọng trên địa bàn huyện. Tổng hợp các trận lũ lớn xuất hiện gần đây cho thấy lũ lớn thường xuất hiện do các trận mưa liên tục, có 1 đỉnh kéo dài trong vòng 2 đến 3 ngày. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (được tính trung bình từ 3 trạm đo mưa lân cận lưu vực sông Ba Chẽ là Tiên Yên, Sơn Động, Uông Bí rất lớn, biến động trong khoảng từ 107 đến 412 mm, trung bình khoảng 221 mm, gây ngập lụt trên diện rộng.
Theo thống kê do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa của các trận mưa có xu hướng gia tăng. Lượng mưa trung bình 3 ngày lớn nhất trong 11 năm gần đây từ năm 2008 đến nay (224 mm) cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn so với giai đoạn 1965 - 2007 (219 mm). Trong giai đoạn này, năm nào cũng xảy ra ít nhất một trận lũ lớn trong đó có 4 năm xuất hiện 1 trận lũ lớn và 7 năm xuất hiện 2 trận lũ lớn. Ba trận lũ rất lớn trong giai đoạn này xuất hiện ở các năm 2008 (413 mm/3 ngày), 2015 (331 mm/3 ngày) và 2017 (289 mm/3 ngày). Nếu xu thế này tiếp tục trong những năm tiếp theo và không có biện pháp ứng phó kịp thời, dự báo thiệt hại gây ra bởi lũ lụt cho huyện Ba Chẽ sẽ tăng lên đáng kể.
Về đặc điểm dòng chảy, vùng lưu vực sông Ba Chẽ có dòng chảy năm biến đổi không nhiều, chế độ dòng chảy của sông Ba Chẽ phản ánh rõ chế độ mưa. Mô-đun dòng chảy năm của sông Ba Chẽ thuộc loại trung bình trong tỉnh đạt gần 45,3 l/s.km2. Về dòng chảy lũ, do địa hình dốc, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi mưa lũ gặp triều cường như trận lũ lịch sử 2008, khi có mưa mực nước dâng cao đột ngột, hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay. Một số đặc điểm của lũ trên lưu vực sông Ba Chẽ được mô tả như dưới đây:
- Lũ chính vụ xuất hiện trong các tháng mùa lũ từ tháng 6, 7, 8, 9 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
- Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4, tháng 5 gây ra do những trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do trải qua mùa khô nên đỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m.
- Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, tháng 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 m - 2,5m do tổn thất lũ ít hơn.
Tuy nhiên, cá biệt có những năm lũ sớm và lũ muộn xuất hiện đỉnh lũ lớn, vượt cả lũ chính vụ trung bình hàng năm.
Giai đoạn 2008-2018, huyện Ba Chẽ đã xảy ra nhiều đợt lũ. Tổng thiệt hại ước tính trong giai đoạn này vào khoảng 246 tỉ đồng trong đó các năm thiệt hại lớn là 2008, 2013, 2015, 2017 và 2018 đều tương ứng với các trận lũ lớn đã xảy ra. Thiệt hại kỷ lục do trận lũ ngày 26/09/2008 gây ra vào khoảng 105 tỉ đồng. Riêng Chợ Ba Chẽ khoảng 10 tỷ đồng giá trị hàng hoá bị nước lũ cuốn trôi. Các gian hàng của thương nhân trong chợ Ba Chẽ bị lũ cuốn trôi, phá hỏng hoàn toàn Ngoài thiệt hại về vật chất, mưa lũ cũng ảnh hướng đến đời sống tinh thần của người dân.
Các địa bàn bị nước lũ ngập nặng nhất là xã Nam Sơn và thị trấn Ba Chẽ, nhiều điểm ngập sâu từ 2- 10m.
1.1.2. Hiện trạng Chợ Ba Chẽ:
Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ hiện đang là chợ hạng 3.
Chợ Ba Chẽ cũ được xây dựng với diện tích tổng mặt bằng khoảng 1.350m2. Trong đó, nhà chợ chính 720m2, và một số diện tích chợ ngoài trời. Với diện tích trên bố trí được khoảng hơn 100 hộ kinh doanh, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại, dịch vụ trong thời gian qua.
Tháng 9 năm 2014, cơn bão số 3 (Kalamaegi) đã đổ bộ vào huyện Ba Chẽ. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh. Huyện đã huy động cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và nhân dân vào cuộc trong triển khai công tác phòng, chống bão lũ nên không có thiệt hại về người, chủ yếu thiệt hại về hoa màu, lúa, một số ngôi nhà bị sập, tốc mái, sạt lở bờ taluy tại một số tuyến đường do mưa lớn kéo dài, đặc biệt lượng mưa to, nước lũ đầu nguồn đổ về đã làm ngập 6 tràn trên toàn tuyến tỉnh lộ 330 từ thị trấn đi xã Lương Mông làm chia cắt hoàn toàn hệ thống giao thông giữa trung tân huyện với 5 xã gây khó khăn cho công tác khắc phục hậu quả sau bão và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Hàng năm, cứ đến mùa bão lũ là Chợ Ba Chẽ lại bị ngập lụt. Mực nước ngập bình quân từ 1,5m đến 2,0m, (cá biệt năm 2008 ngập lụt đến ngang tầng 2 của chợ với tần suất 80 năm sảy ra 1 lần). Toàn bộ tầng 1 của chợ (rau xanh, thực phẩm tươi sống, ăn uống, vệ sinh...) bị ngập trong nước. Ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chợ và đời sống nhân dân. Ngập lụt còn gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu các công trình (chủ yếu là kết cấu thép).
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh ủy, huyện ủy, HĐND-UBND huyện, năm 2014 – 2015, Chợ Ba Chẽ đã được đầu tư xây dựng dự án khắc phục bão lũ Chợ Ba Chẽ. Sàn nhà chợ phụ được mở rộng với cao độ bằng cao độ sàn tầng 2 của nhà chợ chính.
Khu vực chợ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu về diện tích sử dụng và đã bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Đối với nhà chợ chính số lượng quầy kinh doanh hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 90 hộ kinh doanh. Nhà chợ phụ đáp ứng được khoảng 75 hộ kinh doanh. Trong khi đó nhu cầu phát triển đến năm 2025 cần bố trí được khoảng 300-400 hộ. Giao thông trong chợ chật hẹp, bố trí các ki ốt trong chợ không đảm bảo thông thoáng, đặc biệt không đảm bảo an toàn nếu xảy ra các sự cố cháy nổ.
- Vệ sinh môi trường xung quanh không đảm bảo chưa có hệ thống gom và sử lý rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Hiện chợ không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, về PCCC cũng như điều kiện kinh doanh. Chưa có hệ thống bể chứa nước phục vụ cứu hoả.
Ngày 31/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 3340/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Theo Quyết định 3340/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ngày 31/12/2014, Chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ được định hướng phát triển thành chợ hạng II trong giai đoạn 2015-2020.
Tại buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Ba Chẽ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận số 396-KL/TU ngày 18/3/2019 “đối với Chợ trung tâm Ba Chẽ, là chợ đầu mối trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thường xuyên bị ngập lụt, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Huyện Ba Chẽ khẩn trương lập phương án di chuyển và xây dựng Chợ ở vị trí mới phù hợp; Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo xem xét sử dụng vốn dự phòng ngân sách tỉnh hỗ trợ”;
Từ tình hình thực tế trên, chủ trương đầu tư xây dựng và mở rộng chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ tại địa điểm mới đảm bảo diện tích kinh doanh, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, khắc phục thiệt hại do lũ lụt và đặc biệt phát triển Chợ Ba Chẽ trở thành Chợ hạng II là một chủ trương đầu tư đúng đắn và có tính khả thi cao của Huyện. Một khu chợ mới khang trang sẽ góp phần vào sự phát triển của Huyện Ba Chẽ nói riêng và Tỉnh Quảng Ninh nói chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng cũng như quy hoạch các khu ở mới tạo quỹ đất phát triển dân cư khang trang hiện đại cũng là chủ trương của Đảng bộ huyện Ba Chẽ mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Chẽ đang hướng tới để xây dựng thị trấn Ba Chẽ nói riêng, huyện Ba Chẽ nói chung phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, hiệu quả.
Ngày 05/7/2019, tại kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 178/NQ-HĐND Quyết định chủ trương đầu tư dự án Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
Ngày 29/7/2019, UBND tỉnh Quảng ninh ra Quyết định số 3085/QĐ-UBND về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba chẽ và khu dân cư tại khu 5, thị trấn Ba chẽ, huyện Ba chẽ. Địa điểm nghiên cứu Quy hoạch xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và khu dân cư tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 21/02/2006; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ba chẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 02/05/2019;
1.2. Tính chất, mục tiêu của đồ án:
1.2.1. Tính chất:
Chợ Ba Chẽ là chợ đầu mối trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thường xuyên bị ngập lụt, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Đầu tư xây dựng Chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ tại vị trí mới với tính chất là công trình thương mại, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn thị trấn Ba Chẽ nói riêng và huyện Ba Chẽ nói chung, phòng tránh thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Là nơi để bà con dân tộc giao lưu buôn bán nông thổ sản, tăng cường giao lưu, đại đoàn kết dân tộc.
Tạo quỹ đất cho khu dân cư mới có hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng nhu cầu về nhà ở ngày càng cao của nhân dân thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ.
1.2.2. Mục tiêu của đồ án:
Đầu tư xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với quy mô chợ hạng 2 tại vị trí an toàn, bền vững; nhằm di dời cấp bách ra khỏi khu vực ngập lụt hàng năm, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa bàn miền núi. Phù hợp mục tiêu xây dựng Nông thôn mới của Đảng và Chính Phủ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần đưa các huyện miền núi phát triển kinh tế xã hội theo kịp các huyện miền xuôi.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung của huyện Ba Chẽ.
- Nâng cao chất lượng khu ở, sử dụng đất hiệu quả hợp lý, tạo môi trường sống ổn định, lâu dài.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Khai thác, sử dụng đất hiệu quả, tạo không gian kiến trúc tại khu vực hiện đại.
- Làm cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện dự án và là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.3. Địa điểm, phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu lập Quy hoạch:
Địa điểm nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và khu dân cư tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận tại Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 29/7/2019.
1.3.2. Phạm vi ranh giới:
Vị trí: tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, có ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp suối thoát nước và khu dân cư hiện trạng;
+ Phía Tây giáp bến xe thị trấn Ba Chẽ đang xây dựng;
+ Phía Nam giáp đường Hải Chi;
+ Phía Bắc giáp đường bờ sông Ba Chẽ.
1.3.3. Diện tích nghiên cứu quy hoạch là: 24.267,4 m2 = 2,43 ha.
1.3.4. Thời hạn quy hoạch:
+ Ngắn hạn đến năm 2020;
+ Trung hạn đến năm 2025;
+ Tầm nhìn đến năm 2030.
1.4. Cơ sở lập quy hoạch:
1.4.1. Các cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Nghị định số: 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” QCXDVN01-2008BXD;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng
- Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31/12/2014 của Bộ Công thương Quyết định về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Căn cứ kết luận số 396-KL/TU ngày 18/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Ba Chẽ;
- Căn cứ Thông báo số 1013-TB/TU ngày 27/8/2018 Thông báo kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban công tác tháng với bí thư các địa phương;
- Nghị quyết số 178/NQ-HĐND ngày 05/7/2019 của HĐND tỉnh về quyết định chủ trương đầu tư dự án Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 4265/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và khu dân cư tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ba Chẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 02/05/2019;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9211:2012 Chợ – tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm;
- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành khác.
1.4.2. Nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:
a. Nguồn tài liệu, số liệu:
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ba Chẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 02/05/2019;
- Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Đề án phòng chống lũ, lụt, sạt lở đất trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2019-2025;
- Các số liệu thống kê thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ;
- Các số liệu điều tra, tra cứu;
- Tài liệu chuyên môn về Quy hoạch xây dựng, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng đang được áp dụng.
b. Cơ sở bản đồ:
- Bản đồ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ba Chẽ;
- Bản đồ khảo sát hiện trạng tỷ lệ 1/500 hệ cao tọa độ nhà nước Việt Nam 2000 kinh tuyến trục 107o45’ khu vực nghiên cứu quy hoạch.
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
2.1. Vị trí, giới hạn khu vực quy hoạch:
Vị trí: tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, có ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp suối thoát nước và khu dân cư hiện trạng;
+ Phía Tây giáp bến xe thị trấn Ba Chẽ đang xây dựng;
+ Phía Nam giáp đường Hải Chi;
+ Phía Bắc giáp đường bờ sông Ba Chẽ
- Diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 2,43 ha.
- Ranh giới khu đất nghiên cứu lập quy hoạch được giới hạn bởi các điểm mốc 1, 2, 3, ..., 28, 29 có tọa độ như sau (hệ cao tọa độ nhà nước Việt Nam 2000 kinh tuyến trục 107o45’).
Tên điểm Tọa độ điểm (Hệ tọa độ VN2000)
X (m) Y (m)
1 2353135.17 452516.75
2 2353222.63 452517.77
3 2353222.79 452536.79
4 2353222.53 452556.76
5 2353224.19 452568.95
6 2353229.36 452580.12
7 2353239.03 452594.81
8 2353245.16 452608.17
9 2353247.00 452622.75
10 2353245.70 452672.45
11 2353245.03 452684.35
12 2353243.64 452696.18
13 2353240.34 452716.49
14 2353234.69 452751.03
15 2353231.54 452770.27
16 2353204.89 452765.91
17 2353192.91 452760.24
18 2353185.76 452749.08
19 2353181.52 452739.34
20 2353175.07 452730.90
21 2353162.49 452718.01
22 2353150.36 452709.24
23 2353136.01 452705.04
24 2353119.53 452703.16
25 2353122.91 452673.58
26 2353126.97 452638.10
27 2353128.67 452620.51
28 2353129.74 452602.87
29 2353132.47 452540.40
DC-1 2353231.16 452543.38
DC-2 2353253.65 452658.91
DC-3 2353233.10 452761.92
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:
2.2.1. Địa hình, địa mạo:
- Khu đất nghiên cứu lập Quy hoạch là khu đất hỗn hợp có địa hình phức tạp. Có cao độ thấp nhất là +4,06m (lòng suối thoát nước) đến cao độ cao nhất là +19,79m (đỉnh đồi). Cao độ đất dân cư hiện trạng là từ +7,54m đến +17,40m. Cao độ đường Hải Chi từ + 11,43m đến +14,64m. Cao độ đường bờ sông từ +9,82m đến 10,16m.
- Cao độ đỉnh lũ năm 2008 tại khu vực là +13,70m. Cao độ lũ hàng năm tại khu vực từ +10,5m đến +11,5m. Như vậy, một phần đất khu dân cư, đất canh tác hoa màu và đường bờ sông thường xuyên bị ngập lụt.
2.2.2. Khí hậu, thủy văn:
a. Khí hậu:
Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.
- Độ ẩm không khí: Tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3.
b. Thủy văn:
Trên lưu vực sông Ba Chẽ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm đến 85% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt mưa, lũ thường tập trung xuất hiện vào tháng 7 và 8. Riêng lượng mưa của 2 tháng này cộng lại chiếm tới 39% tổng lượng mưa năm, gây lũ lụt nghiêm trọng trên địa bàn huyện. Tổng hợp các trận lũ lớn xuất hiện gần đây cho thấy lũ lớn thường xuất hiện do các trận mưa liên tục, có 1 đỉnh kéo dài trong vòng 2 đến 3 ngày (như Hình 2). Kết quả tính toán của đề án cho thấy, lượng mưa 3 ngày lớn nhất (được tính trung bình từ 3 trạm đo mưa lân cận lưu vực sông Ba Chẽ là Tiên Yên, Sơn Động, Uông Bí rất lớn, biến động trong khoảng từ 107 đến 412 mm, trung bình khoảng 221 mm, gây ngập lụt trên diện rộng.
Theo thống kê do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa của các trận mưa có xu hướng gia tăng. Lượng mưa trung bình 3 ngày lớn nhất trong 11 năm gần đây từ năm 2008 đến nay (224 mm) cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn so với giai đoạn 1965 - 2007 (219 mm). Trong giai đoạn này, năm nào cũng xảy ra ít nhất một trận lũ lớn trong đó có 4 năm xuất hiện 1 trận lũ lớn và 7 năm xuất hiện 2 trận lũ lớn. Ba trận lũ rất lớn trong giai đoạn này xuất hiện ở các năm 2008 (413 mm/3 ngày), 2015 (331 mm/3 ngày) và 2017 (289 mm/3 ngày). Nếu xu thế này tiếp tục trong những năm tiếp theo và không có biện pháp ứng phó kịp thời, dự báo thiệt hại gây ra bởi lũ lụt cho huyện Ba Chẽ sẽ tăng lên đáng kể.
Về đặc điểm dòng chảy, vùng lưu vực sông Ba Chẽ có dòng chảy năm biến đổi không nhiều, chế độ dòng chảy của sông Ba Chẽ phản ánh rõ chế độ mưa. Mô-đun dòng chảy năm của sông Ba Chẽ thuộc loại trung bình trong tỉnh đạt gần 45,3 l/s.km2. Về dòng chảy lũ, do địa hình dốc, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi mưa lũ gặp triều cường như trận lũ lịch sử 2008, khi có mưa mực nước dâng cao đột ngột, hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay. Một số đặc điểm của lũ trên lưu vực sông Ba Chẽ được mô tả như dưới đây:
- Lũ chính vụ xuất hiện trong các tháng mùa lũ từ tháng 6, 7, 8, 9 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
- Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4, tháng 5 gây ra do những trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do trải qua mùa khô nên đỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m.
- Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, tháng 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 m - 2,5m do tổn thất lũ ít hơn.
Tuy nhiên, cá biệt có những năm lũ sớm và lũ muộn xuất hiện đỉnh lũ lớn, vượt cả lũ chính vụ trung bình hàng năm.
Hình 1 trình bày kết quả tính toán sơ bộ diện tích lưu vực, thời gian chảy truyền từ thượng lưu về và lưu lượng đỉnh lũ của các trận lũ 2008 và 2018 trên các nhánh sông chính chảy qua 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Kết quả tính toán cho thấy thời gian truyền lũ về dòng chính sông Ba Chẽ tại các xã vùng cao (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh) tương đối ngắn, chỉ khoảng 1,3-1,5 giờ. Thời gian truyền lũ về dòng chảy chính sông Ba Chẽ ở Nam Sơn là dài nhất, khoảng 3 giờ. Kết quả tính toán cho thấy lưu lượng đỉnh lũ năm 2008 lớn hơn rất nhiều năm 2018 do lượng mưa năm 2008 rất lớn (trên 500 mm/ngày). Do thời gian chảy truyền của dòng nước lũ tương đối ngắn nên thời gian ứng phó với mỗi trận lũ cũng rất ngắn, đòi hỏi cần có một kế hoạch ứng phó chi tiết cụ thể.
Hình 1: Ước tính diện tích lưu vực, thời gian chảy truyền và lưu lượng đỉnh lũ từ thượng lưu về các nhánh sông chính của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Chẽ
Hình 2: Quá trình mưa lũ trong trận lũ ngày 26-28/0
2.3. Hiện trạng dân cư:
Thị trấn Ba Chẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện Ba Chẽ. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Nam Sơn; Phía Tây và phía Nam giáp xã Đồn Đạc. Được thành lập ngày 23 tháng 02 năm 1977 tại Quyết định số 614/QĐ-VPCP, Văn phòng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trên cơ sở phố Ba Chẽ và Thôn Đầm Buôn, xã Nam Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6,92 km2.
Dân số 1.181 hộ, 4.655 nhân khẩu, gồm 9 dân tộc: Kinh, Tày, Sán chỉ, Dao, Sán Dìu, Nùng, Mường, Cao Lan, Hoa, cư trú trên địa bàn 8 khu phố (Trong đó dân tộc kinh chiếm 70%). Kinh tế phát triển theo hướng cơ cấu: Dịch vụ - Thương mại; Sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp; Nông - Lâm nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo bằng 1,43%; cận nghèo 1,51%. Tổng thu ngân sách năm 2017 đạt 2,48 tỷ đồng, đạt 139% KH; Trong đó thu ngân sách địa bàn: 1,7 tỷ đồng, đạt 135% KH; Thu nhập bình quân đầu người đạt 35,7 triệu đồng/người/năm.
Dân số khu 5 là 258 hộ, 1.005 nhân khẩu.
Tại khu vực dự kiến quy hoạch có 30 hộ dân sinh sống.
Hiện nay Thị trấn Ba Chẽ là đô thị loại V và đang triển khai dự án chỉnh trang đô thị; điều kiện phát triển kinh tế ngày một phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; bộ mặt đô thị có nhiều đổi mới.
2.4. Hiện trạng sử dụng đất:
- Khu đất nghiên cứu Quy hoạch có diện tích khoảng 24.267,4m2 (khoảng 2,43ha) bao gồm nhiều thành phần sử dụng đất:
+ Đất ở hiện trạng khoảng 6.758,1m2, chiếm 27,8% tổng DT.
+ Đất vườn, trồng cây ăn quả khoảng 5.904,5m2, chiếm 24,3% tổng DT.
+ Đất trồng hoa màu khoảng 2.877,1m2, chiếm 11,9% tổng DT.
+ Đất bãi sản xuất gạch ngói khoảng 5.134,5m2, chiếm 21,2% tổng DT.
+ Đất giao thông khoảng 1.874,2m2, chiếm 7,7% tổng DT.
+ Đất mặt nước (suối) khoảng 675,8m2, chiếm 2,8% tổng DT.
+ Đất chưa sử dụng khoảng 696,2m2, chiếm 2,9% tổng DT.
+ Đất khác khoảng 347,1m2, chiếm 1,4% tổng DT.
2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật:
2.5.1. Hiện trạng hạ tầng xã hội:
Trên khu vực nghiên cứu Quy hoạch không có các công trình công cộng như trụ sở ủy ban, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa... Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ nằm ở phía Tây Nam, bên kia đường Hải Chi, nằm ngoài ranh giới nghiên cứu Quy hoạch. Bến xe trung tâm thị trấn Ba Chẽ nằm ở phía Tây, sát cạnh ranh giới nghiên cứu Quy hoạch.
2.5.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a. Hiện trạng giao thông:
- Phía Nam khu đất Quy hoạch là đường Hải Chi, kết cấu đường bê tông nhựa. Mặt cắt đường rộng khoảng 7,0m, vỉa hè hai bên rộng từ 1,0m đến 4,0m. Đường được quy hoạch chỉnh trang với mặt cắt đường rộng 7,0m, vỉa hè mỗi bên rộng 3,0m. Chiều cao nền đường từ +11,43m đến 14,64m. Độ dốc dọc từ 0,97% đến 2,62%.
- Phía Bắc khu đất Quy hoạch là đường Bờ Sông, kết cấu đường bê tông đá. Mặt cắt đường rộng 7,0m, vỉa hè mỗi bên rộng 5,0m. Chiều cao nền đường từ +9,82m đến 10,16m. Độ dốc dọc từ 0,11% đến 0,39%.
- Đường ngõ xóm kết cấu bê tông đá có chiều rộng mặt đường từ 1,0m đến 2,0m, lề đường bằng đất.
b. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa:
- Hiện trạng trên hai bên vỉa hè đường Hải Chi và đường Bờ sông đều có tuyến cống thoát nước mưa được xây dựng kiên cố, lòng cống rộng 1,0m. Các tuyến cống này thu nước mặt rồi thoát về phía suối tự nhiên nằm ở phía Đông khu đất.
- Ngoài ra còn có tuyến cống ngầm là cống tròn BTCT cắt ngang qua đường Bờ sông thoát nước cho khu đất ruộng trũng ở phía Tây Bắc khu đất, thoát trực tiếp ra sông Ba Chẽ ở phía Bắc khu đất Quy hoạch.
c. Hiện trạng cấp nước:
- Đã có hệ thống cấp nước của thị trấn nằm trên vỉa hè phía Bắc của Đường Hải Chi cấp nước cho khu vực dân cư hiện trạng.
d. Hiện trạng cấp điện:
* Nguồn điện:
- Khu vực có lưới điện hạ áp 22/0,4KV nằm trên vỉa hè phía Nam của đường Hải Chi cấp điện cho khu vực. Hệ thống điện này được cấp từ trạm biến áp Ba Chẽ 1 - 35/0,4KV nằm ở phía Nam trường Tiểu Học thị trấn Ba Chẽ, cách đường Hải Chi khoảng 150m.
- Hệ thống điện cao thế 35KV nằm ở phía Nam trường Tiểu Học Thị trấn Ba Chẽ cấp điện cho trạm biến áp Ba Chẽ 1 - 35/0,4KV.
* Lưới điện chiếu sáng :
Hiện khu vực có 01 hệ thống điện chiếu sáng kết hợp với cột điện hạ áp nằm trên vỉa hè phía Nam đường Hải Chi.
e. Hiện trạng thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc của thị trấn đã được đầu tư cung cấp khá hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc đấu nối.
2.5.3. Hiện trạng kiến trúc công trình:
- Trong khu vực nghiên cứu Quy hoạch, khu dân cư hiện trạng chủ yếu là các công trình cấp IV, không có công trình cấp III. Có khoảng 10 căn nhà 1 tầng mái bằng kiên cố; 06 căn nhà 2 tầng mái bằng kiên cố; 01 nhà 3 tầng kiên cố; còn lại chủ yếu là nhà 1 tầng mái ngói, mái tôn và nhà tạm.
2.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
2.6.1. Đánh giá chung:
a. Thuận lợi:
- Khu vực quy hoạch có các thuận lợi để đầu tư xây dựng như: Khu vực quy hoạch có vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế (phía Nam giáp tuyến đường Hải Chi rộng 13,0m, phía Bắc giáp tuyến đường bờ sông rộng 17,0m và giáp sông Ba Chẽ);
- Hệ thống thoát nước mưa về cơ bản đã được đầu tư, thuận lợi cho việc kết nối hạ tầng giữa hạ tầng Quy hoạch mới với hạ tầng hiện có.
- Phần lớn đất đai là đất vườn, đất trồng hoa màu kém năng xuất, đất suối, đất chưa sử dụng... chiếm 72,2% tổng diện tích. Đất ở chiếm 27,8% tổng diện tích.
- Không có hệ thống hạ tầng kỹ thuật gì đặc biệt nằm trong khu đất.
- Các công trình kiến trúc chủ yếu là nhà dân với các công trình cấp 4, lán tạm. Không có nhiều công trình kiên cố.
b. Khó khăn:
- Khu đất có địa hình tương đối phức tạp, chênh lệch độ cao lớn sẽ tốn kém trong công tác san gạt, tạo mặt bằng xây dựng.
- Có nhiều hộ dân đang sinh sống cần phải có phương án bồi thường, tái định cư thỏa đáng.
2.6.2. Các vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch:
- Tổ chức không gian, sử dụng đất, bố trí các hạng mục công trình trong khu vực quy hoạch đảm bảo phù hợp với tính chất và định hướng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Ba Chẽ đã được phê duyệt. Bố trí các khu chức năng, các công trình trên cơ sở điều kiện hiện trạng và nghiên cứu về nhu cầu đầu tư xây dựng mới.
- Để có quỹ đất xây dựng cần phải san gạt, đào đắp khối lượng tương đối lớn; Trong đồ án quy hoạch cần chú ý quy hoạch san nền, xác định cao độ hợp lý, đảm bảo không bị ngập lụt khi có lũ (đối với chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và một số hộ dân).
- Tổ chức giao thông hợp lý, đảm bảo an toàn giao thông.
- Chú ý quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải đảm thoát nước cho khu vực quy hoạch và xung quanh.
PHẦN 3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của đồ án:
Xây dựng Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ với Quy mô chợ hạng II (dưới 400 điểm kinh doanh – ĐKD).
Xây dựng điểm dân cư mới, đáp ứng nhu cầu của nhân dân khu 5 nói riêng và thị trấn Ba Chẽ nói chung, quy mô đáp ứng dự kiến khoảng 150 đến 190 người, với 38 hộ dân.
Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với quy mô khoảng 120 đến 150 người với khoảng 30 hộ dân.
TT Danh mục Đơn vị tính Chỉ tiêu
I Dân số người 270-340
II Đất đai
1 - Đất đơn vị ở m2/người ≥ 8
≤ 50
2 - Đất xây dựng Chợ trung tâm m2/ĐKD ≥ 15,5
4 - Đất cây xanh, mặt nước sử dụng công cộng m2/người ≥ 5
5 - Tỉ lệ đất giao thông % ≥ 18
III Hạ tầng kỹ thuật
1 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt
- Chợ
+ Nước phục vụ sinh hoạt l/người/ngày đêm 15
+ Nước phục vụ kinh doanh l/người/ngày đêm 15
- Khu dân cư l/người/ngày đêm 120
2 Chỉ tiêu thoát nước thải 100
- Chợ l/người/ngày đêm 30
- Khu dân cư l/người/ngày đêm 100
3 Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt KWh/người/năm 1000
W/người 330
Chỉ tiêu cấp điện cho Chợ W/m2 sàn 20
4 Chỉ tiêu thu gom chât thải rắn (CTR) sinh hoạt Kg/người/ngày 0,9
Chỉ tiêu thu gom rác thải Kg/người/ngày 1,0
3.3. Các chỉ tiêu quy hoạch đối với các khu chức năng:
- Đối với đất xây dựng Chợ trung tâm:
Mật độ xây dựng tối đa trong ô đất: 40%; Tầng cao tối đa: 2 tầng; Hệ số sử dụng đất tối đa: 0,8 lần.
- Đối đất nhà ở lô phố:
Mật độ xây dựng tối đa trong ô đất: 100%; Tầng cao tối đa: 5 tầng; Hệ số sử dụng đất tối đa: 5,0 lần.
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
4.1. Các yêu cầu nguyên tắc về không gian, kiến trúc, cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật:
Nhằm cụ thể hóa định hướng của quy hoạch chung tổ chức khai thác sử dụng đất, đề ra những giải pháp về:
- Bố cục các khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất;
- Định hướng và giới hạn quy hoạch cải tạo, phục hồi, phát triển và xây dựng mới;
- Xác định yêu cầu, tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình dự kiến xây dựng trong khu đất, bao gồm: Chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ, diện tích xây dựng, quy mô mật độ cư trú, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao trung bình, tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, tổ chức cây xanh, an toàn đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, phương thức quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Quy hoạch kiến trúc cảnh quan: Xác định các yếu tố bố cục chủ đạo tạo nên hình ảnh đô thị. Bao gồm các thành phần: Điểm nhấn, cụm công trình chủ đạo, tuyến, dải và mạng bố cục không gian.
Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm các nội dung sau:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất. Xác định cốt san nền khu vực đảm bảo hài hòa các khu vực hiện có liền kề, và cốt khống chế của các lô đất xung quanh. Hệ thống thoát nước mặt bố trí các tuyến cống thoát nước mưa riêng, đảm bảo đủ tiết diện, thoát nhanh và hợp lý sử dụng lâu dài và an toàn. Thoát riêng và tự chảy, hướng thoát nước chính ra các khu vực kênh mương hiện có. Cần tính toán thủy lực đối với hệ thống cống thoát nước để chọn tiết diện cống thích hợp.
- Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung, các định hướng phát triển giao thông của thành phố.
- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước: Đảm bảo xác định được tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước. Lựa chọn nguồn nước hợp lý. Nguồn nước đấu nối từ hệ thống cấp nước chung có trong khu vực.
- Xác định nhu cầu sử dụng điện:
+ Nguồn cấp điện cho Chợ trung tâm Ba Chẽ lấy từ mạng 35KV hiện có trong khu vực về đến trạm biến áp dự kiến 320KVA-35/0,4KV.
+ Nguồn cấp điện cho khu dân cư lấy từ trạm biến áp hiện có của thị trấn (Trạm Ba Chẽ 01).
+ Hệ thống đường điện hạ áp được bố trí đến từng nhà chợ và từng lô đất trong khu dân cư. Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo đủ sáng, các cột đèn chiếu sáng có hình dáng đẹp.
- Xác định nhu cầu mạng lưới thông tin liên lạc: Xác định mạng chuyển mạch, mạng dịch vụ viễn thông, hệ thống mạng truyền dẫn bằng hệ thống cáp đi ngầm.
- Xác định lượng nước thải, rác thải, mạng lưới thoát nước, vị trí quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.
+ Nước thải sinh hoạt: Nước bẩn khu vực được thoát theo đường cống riêng và tập trung theo đường ống tự chảy về trạm xử lý chung của khu vực.
+ Rác thải sinh hoạt: Xác định các chỉ tiêu, dự báo nguồn và dự báo tổng lượng rác thải; rác thải được thu gom hàng ngày và được tập trung về bãi rác chung của thị trấn để xử lý.
- Đánh giá môi trường chiến lược:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn (nếu có); các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
+ Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;
+ Đề ra các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động đối với dân cư cảnh quan thiên nhiên, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch;
+ Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
4.2. Quy hoạch sử dụng đất:
4.2.1. Yêu cầu về Quy hoạch sử dụng đất:
- Quy hoạch sử dụng đất trong khu vực quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Ba Chẽ đã được phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; đặc biệt là về các công trình công cộng; về giao thông, hành lang an toàn đường điện.
- Đề xuất quy hoạch sử dụng đất cho từng chức năng theo cơ cấu được xác định. Xác định các chỉ tiêu quy hoạch về mật độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất…
4.2.2. Đối với đất Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ.
Căn cứ Quy mô Chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ là Chợ hạng II, có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh (ĐKD):
a. Căn cứ để xác định quy mô:
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
- Quyết định số 12151/QĐ-BCT ngày 31/12/2014 của Bộ Công thương Quyết định về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 4265/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9211:2012 Chợ – tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.
Chợ Ba Chẽ được xác định là chợ hạng II với quy mô từ 300 đến 400 ĐKD.
b. Dự kiến quy mô đầu tư xây dựng Chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ:
- Quy mô về diện tích mặt bằng xây dựng chợ. Đảm bảo tối thiểu không nhỏ hơn mức quy định về chỉ tiêu sử dụng đất trên số điểm kinh doanh trong chợ quy định tại mục 6.2.1 của TCVN 9211:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế chợ.
Đối với chợ Ba Chẽ là chợ hạng 2 có dưới 400 ĐKD, chỉ tiêu sử dụng đất trên 1 điểm kinh doanh không nhỏ hơn 15,25m2.
Dự kiến diện tích mặt bằng xây dựng chợ Ba Chẽ là 8.216,3m2, tương đương 20,5m2/ĐKD (đạt tiêu chí).
Dự kiến quy hoạch xây dựng Chợ Ba Chẽ gồm các hạng mục công trình như sau:
+ Nhà Chợ Chính: Có khoảng 230 ĐKD. Kinh doanh các mặt hàng: Điện máy, kim khí, hoá chất, dày dép, vải, quần áo may sẵn, mĩ phẩm, mĩ nghệ, đồ gia dụng...
+ Nhà chợ phụ: Có khoảng 110 ĐKD. Kinh doanh các mặt hàng: Thực phẩm, rau của quả tươi sống, hàng khô, vàng mã… Các dịch vụ ăn uống, giải khát và các dịch vụ khác…
+ Chợ ngoài trời: khoảng 60 ĐKD. Kinh doanh các mặt hàng nông, lâm sản, động vật tươi sống...
+ Hệ thống sân, đường nội bộ, nhà gửi xe đạp, xe máy...
+ Ban quản lý điều hành chợ.
+ Các hạng mục phụ trợ công trình kèm theo phù hợp với quy mô Chợ hạng II và quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
* Tính toán quy mô xây dựng:
Chợ Trung tâm huyện Ba Chẽ được Xác định quy mô đầu tư với tổng số khoảng 340 ĐKD. Bố trí cụ thể như sau:
- Nhà Chợ chính 2 tầng. Bao gồm:
+ Bố trí khoảng 230 ĐKD. (5,5-6,0m2/ĐKD).
+ Ban quản lý chợ.
- Nhà Chợ phụ và các điểm bán hàng ngoài trời. Bố trí 110 ĐKD. (3,0m2 đến 6,0m2/ĐKD)
* Quy mô nhà chợ chính như sau:
- Tổng diện tích các ĐKD = 230 ĐKD x 6m2/ĐKD = 1.380 m2.
- Diện tích giao thông mua hàng của khách: 1.380m2 x 50% = 690 m2.
Tổng diện tích kinh doanh trong nhà: Skd = 2.070 m2.
Tổng diện tích sàn XD = Sxd = Skd / K = 2.070 m2/0,6 = 3.450 m2.
( K = 0,6 là hệ số kể đến diện tích chiếm chỗ của tường, cột, diện tích cầu thang, hành lang giao thông, diện tích khu vệ sinh, kho và một số diện tích phụ khác…).
* Quy mô nhà ban quản lý chợ:
- Trưởng ban quản lý chợ: = 12 m2.
- Phó trưởng ban quản lý chợ: = 12 m2.
- Phòng chuyên môn nghiệp vụ: = 12 m2.
- Phòng tiếp khách: = 12 m2.
- Phòng họp: = 340 ĐKD x 0,1m2 = 34 m2.
- Phòng thông tin điều hành: = 12 m2.
- Phòng quản lý kỹ thuật công trình: = 12 m2.
- Phòng Y tế: = 12 m2.
- Phòng công an, thuế vụ: = 12 m2.
- Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: = 12 m2.
- Phòng quản lý chất lượng hàng hóa: = 12 m2.
Tổng cộng: = 154 m2.
- Tổng diện tích sàn XD = 154 m2/0,6 = 257 m2.
( K = 0,6 là hệ số kể đến diện tích chiếm chỗ của tường, cột, diện tích cầu thang, hành lang giao thông, diện tích khu vệ sinh, khô và một số diện tích phụ khác…).
* Tổng diện tích sàn nhà chợ chính là: 3.450m2 + 257m2 = 3.707 m2
* Quy mô nhà chợ phụ (110 ĐKD) như sau:
- Diện tích các ĐKD hàng khô, rau củ quả, tươi sống... (3,0m2/ĐKD):
95ĐKD x 3,0m2 = 285,0 m2.
- Diện tích các ĐKD hàng ăn uống, giải khát (6,0m2/ĐKD):
15ĐKD x 6,0m2 = 90,0 m2.
- Tổng diện tích các ĐKD = 285,0m2 + 90,0m2 = 375,0m2.
Tổng diện tích sàn XD = 375 m2/0,6 = 625m2.
(Một phần diện tích giao thông mua hàng của khách nằm ngoài diện tích xây dựng nhà chợ phụ).
* Diện tích Bãi để xe đạp, xe máy, ô tô:
- Số lượng phương tiện giao thông của hộ kinh doanh cố định = 340 Phương tiện.
- Số lượng khách hàng trên cùng một thời điểm = Diện tích kinh doanh/2,8m2 = ( 1.380 + 375 ) / 2,8m2/KH = 626 khách hàng
- Số lượng phương tiện giao thông của khách hàng = 50% số lượng khách hàng trên cùng một thời điểm = 626 x 50% = 313 phương tiện.
- Số lượng phương tiện giao thông của ban quản lý chợ = 12 phương tiện.
- Tổng số lượng phương tiện: = 340 + 313 + 12 = 665 phương tiện.
+ Xe đạp = 665 x 35% = 233 xe = 233 x 0,9m2 = 210,0 m2
+ Xe máy = 665 x 60% = 399 xe = 399 x 3,0m2 = 1.197,0 m2
+ Ô tô = 33 xe = 33 x 25 m2 = 825,0 m2
Tổng cộng: = 2.232,0 m2
- Dự kiến bố trí Nhà để xe đạp xe máy có diện tích khoảng 260 m2.
- Còn lại là diện tích sân, bãi đỗ xe ngoài trời.
- Ô tô đỗ xe ở bến xe đối diện về phía Tây với chợ trung tâm Ba Chẽ.
c. Yêu cầu về Quy hoạch Tổng mặt bằng:
- Tùy theo tính chất quy mô chợ và diện tích khu đất đã xác định, cần bố trí diện tích các hạng mục của chợ sao cho phù hợp, đạt các yêu cầu về chỉ tiêu quy hoạch cho phép. Các chỉ tiêu quy hoạch phải tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn;
- Mặt bằng tổng thể của chợ phải thể hiện mối liên hệ cơ cấu chức năng, phù hợp với cảnh quan khu vực, giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa bên trong và bên ngoài phạm vi chợ;
- Khi thiết kế mặt bằng tổng thể chợ cần đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện tại và tương lai về diện tích chiếm đất của các hạng mục như: diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác), diện tích mua bán ngoài trời, diện tích đường giao thông nội bộ và bãi để xe, diện tích sân vườn, cây xanh.
- Khi thiết kế mặt bằng tổng thể chợ cần tính đến khả năng tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật tật. Yêu cầu thiết kế tuân theo TCXDVN 264: 2002.
- Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ
Hạng mục công trình Tỷ lệ (%)
1. Diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác), nhỏ hơn 40
2. Diện tích mua bán ngoài trời, lớn hơn 25
3. Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi xe, lớn hơn 25
4. Diện tích sân vườn, cây xanh, không nhỏ hơn 10
CHÚ THÍCH:
1) Đối với chợ được xây dựng trong khu trung tâm thành phố (thị xã) cho phép tăng mật độ xây dựng nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác đến 70 % nhưng vẫn phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn và phòng cháy chữa cháy.
2) Trong trường hợp ngoài phạm vi chợ đã có bãi xe của khu vực được xác định theo quy hoạch thì tỷ lệ diện tích bãi để xe trong Bảng trên có thể giảm xuống tùy theo điều kiện cụ thể.
3) Đối với các loại chợ như chợ nông thôn, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ truyền thống văn hóa, chợ miền núi cho phép thay đổi tỉ lệ diện tích đất cho trong Bảng trên.
- Trong mặt bằng tổng thể, nhà chợ chính cần được ưu tiên bố trí ở hướng hợp lý, đón gió mát, tránh nắng nóng trực tiếp, thuận lợi cho khách hàng tiếp cận từ mọi phía, đồng thời mang lại hiệu quả tốt cho cảnh quan khu vực.
- Không gian mua bán ngoài trời chủ yếu phục vụ đối tượng kinh doanh không thường xuyên (kinh doanh tự do). Tùy theo trường hợp cụ thể nên bố trí một số diện tích có mái che không có tường, dưới dạng đơn giản, có thể cố định hay di động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người buôn bán và khách hàng, trong trường hợp thời tiết bất thường.
- Đường giao thông nội bộ được tổ chức hợp lý, đáp ứng cho các hoạt động của chợ được lưu thông thuận tiện. Nên phân luồng ra vào chợ để tránh ùn tắc giao thông. Khoảng cách giữa hai cổng chợ nên từ 30 m trở lên.
- Nên có đường nội bộ để xe chữa cháy có thể đi vòng quanh nhà chợ, tiếp cận được nhiều nhất với các diện tích của công trình. Trường hợp không có đường nội bộ đi vòng quanh chợ thì đường giao thông bên ngoài khu chợ phải bảo đảm đạt yêu cầu tiếp cận chữa cháy cho chợ.
- Bãi để xe nên thiết kế có mái, được bố trí thuận tiện với các khu cửa ra vào. Có quy định nơi để riêng cho ô tô và xe đạp, xe máy. Cần tính toán đến vị trí, quy mô sân bãi cho xe tập kết hàng hóa phù hợp với dây chuyền công năng và tính chất của chợ.
d. Dự kiến Quy hoạch tổng thể Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ.
- Căn cứ vào địa điểm địa hình, diện tích khu đất xây dựng Chợ trung tâm Ba Chẽ khoảng 8.216,3m2, dự định xây dựng nhà chợ chính với diện tích chiếm đất khoảng 2.056,5m2. Công trình chính được đặt về phía Đông của khu đất.
- Các nhà chợ phụ có tổng diện tích 620,0m2 được đặt về phía Tây của khu đất.
- Các hạng công trình phụ trợ như vệ sinh công cộng, khu xử lý nước thải, thu gom rác thải… được bố trí về phía Tây Bắc của khu đất (cuối hướng gió) tiếp giáp sông Ba Chẽ, thuận lợi cho việc xử lý và thoát nước. Bể nước sinh hoạt + PCCC được bố trí về phía Tây Nam khu đất. Nhà để xe, nhà trực bảo vệ được bố trí về phía Nam khu đất, giáp cổng chính và cổng phụ.
- Hệ thống sân đường giao thông nội bộ được bố cục vòng quanh nhà chợ chính và liên hoàn giữa các khu vực thuận tiện cho chức năng phục vụ kinh doanh và phòng chống hoả hoạn.
- Cổng chính được bố trí về phía Đông Nam, trên trục đường bê tông phía Nam, đường rộng 11,0m vỉa hè mỗi bên rộng 3,0m. Trục đường này có cốt cao độ từ +14,0m đến +14,2m cao hơn cốt cao độ đỉnh lũ 2008 là 30cm đến 50cm nhằm tránh lũ. Sân bê tông Chợ có cao độ từ +14,0 đến +14,3m. Nền nhà chợ chính có cao độ +15,75m; nền các nhà chợ phụ có cao độ +14,6m. Đảm bảo khả năng tránh lũ.
Mặt chính của chợ được bố trí quay ra hướng phía Đông khu đất.
Về mặt kiến trúc: Góp phần tạo dựng không gian kiến trúc đô thị.
4.2.3. Quy hoạch đất ở:
a. Đối với đất ở quy hoạch mới:
Khu vực đất ở quy hoạch mới có tổng diện tích 2.859,0 m2; Bố trí 38 ô đất nhà ở liên kế (Nhà ở lô phố).
Số nhân khẩu khoảng (38 hộ/4-5ng/hộ = 152 – 190 người)
Bảng Thống kê chi tiết đất ở quy hoạch mới:
THỐNG KÊ CHI TIẾT ĐẤT Ở QUY HOẠCH MỚI
STT KÝ HIỆU DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) SỐ Ô ĐẤT (HỘ) MĐXD
TỐI ĐA (%) TẦNG CAO
TỐI ĐA (Tầng) HỆ SỐ SDĐ TỐI ĐA (lần) DIỆN TÍCH Ô ĐẤT (m2)
I LK ĐẤT Ở LIÊN KẾ 2.859,0 38 100 5 5,0
LK1 Khu đất nhà ở Liên kế 01 1.055,5 14 100 5 5,0 Kích thước ô đất 01
15,0 x 5,5 = 80,5m2
Kích thước các ô đất 02,03,...,14
15,0 x 5,0 = 75,0m2
LK2 Khu đất nhà ở Liên kế 02 1.055,5 14 100 5 5,0 Kích thước các ô đất
15, 16,..., 27
15,0 x 5,0 = 75,0m2
Kích thước ô đất 28
15,0 x 5,5 = 80,5m2
LK3 Khu đất nhà ở Liên kế 03 748,0 10 100 5 5,0 Kích thước ô đất 35
73,0 m2
Kích thước các ô đất
29,...34, 36,..., 38
15,0 x 5,0 = 75,0m2
TỔNG 2.859,0 38
b. Đối với đất ở hiện trạng chỉnh trang:
Khu vực đất ở hiện trạng chỉnh trang có tổng diện tích 3.096,2 m2;
4.2.4. Bảng thống kê danh mục sử dụng đất:
BẢNG DANH MỤC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
STT LÔ ĐẤT
KÝ HIỆU DIỆN TÍCH TẦNG CAO MẬT ĐỘ XD HỆ SỐ SDĐ
LÔ ĐẤT (m2) TỐI ĐA (Tầng) TỐI ĐA (%) TỐI ĐA (Lần)
I CHỢ TRUNG TÂM HUYỆN BA CHẼ CHO 8.216,3 2 40 0,8
1 CỔNG CHÍNH 1
2 CỔNG PHỤ 2
3 NHÀ TRỰC BẢO VỆ (2 NHÀ) 3 20,4 1
4 NHÀ CHỢ CHÍNH 4 2.056,5 2 TẦNG + TUM
5 NHÀ CHỢ PHỤ (HÀNG ĂN UỐNG, HÀNG KHÔ) 5 310,0 1
6 NHÀ CHỢ PHỤ (THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG, RAU, CỦ QUẢ) 6 310,0 1
7 NHÀ ĐỂ XE 7 257,0 1
8 NHÀ VỆ SINH 8 63,2 1
9 BỂ NƯỚC SINH HOẠT + CỨU HỎA 9 96,0
10 NHÀ ĐẶT MÁY BƠM 10 15,0 1
11 BỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 11 35,1
12 THU GOM RÁC THẢI TẠM 12 9,0
13 TRẠM BIẾN ÁP 13 10,0 1
14 SÂN CHỢ NGOÀI TRỜI 14 578,0
15 SÂN, ĐƯỜNG NỘI BỘ 15 3.660,0
16 ĐẤT SÂN VƯỜN, CÂY XANH 16 796,1
II ĐẤT Ở DO 5.955,2
1 ĐẤT Ở MỚI LK 2.859,0 5 100
- NHÀ Ở LIỀN KỀ - LÔ LK1 LK1 1.055,5 5 100
- NHÀ Ở LIỀN KỀ - LÔ LK2 LK2 1.055,5 5 100
- NHÀ Ở LIỀN KỀ - LÔ LK3 LK3 748,0 5 100
2 ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HT 3.096,2 5 100
- ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG - LÔ HT1 HT1 2.607,7 5
- ĐẤT Ở HIỆN TRẠNG - LÔ HT2 HT2 488,5 5
III ĐẤT GIAO THÔNG GT 8.107,7
IV CÂY XANH, MẶT NƯỚC CX,MN 1.350,5
1 CÂY XANH CX 691,9
2 ĐẤT MẶT NƯỚC (MƯƠNG THOÁT NƯỚC) MN 658,6
V ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC KTK 637,7
TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V) 24.267,4
4.2.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất:
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
STT LOẠI ĐẤT KÝ HIỆU DIỆN TÍCH (M2) TỶ LỆ (%)
I CHỢ TRUNG TÂM HUYỆN BA CHẼ CHO 8.216,3 33,9
II ĐẤT Ở DO 5.955,2 24,5
III ĐẤT GIAO THÔNG GT 8.107,7 33,4
IV CÂY XANH, MẶT NƯỚC CX,MN 1.350,5 5,6
V ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC KTK 637,7 2,6
TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V) 24.267,4 100,0
4.2.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất Chợ trung tâm:
BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT - CHỢ TRUNG TÂM HUYỆN BA CHẼ
STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (M2) TỶ LỆ (%)
I ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3.042,1 37,0
II ĐẤT SÂN, ĐƯỜNG NỘI BỘ 4.238,0 51,6
III ĐẤT CÂY XANH 796,1 9,7
V ĐẤT XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC 140,1 1,7
TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V) 8.216,3 100,0
4.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
- Các khu chức năng tạo được mối liên hệ bằng hệ thống giao thông mạch lạc, thuận tiện cho hoạt động của người dân và kết nối với đường đô thị hiện có và quy hoạch chung.
- Không gian kiến trúc khu dân cư được tổ chức hài hoà và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan khu đô thị, hiện đại và đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Các nhóm nhà ở được tổ chức thành từng khu tạo sự đồng bộ trên tuyến phố về tầng cao, khoảng lùi và kiểu dáng kiến trúc.
- Hình thành các tuyến đường được xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật kết hợp với các quy định kiểm soát về quy hoạch và kiến trúc cho từng dãy phố.
- Trên trục đường, tuyến phố bắt buộc phải trồng cây xanh nhằm tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp. Cây xanh đường phố phải tuân thủ quy định của quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định.
4.4. Thiết kế đô thị:
4.4.1. Các quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc:
a. Đối với lô đất Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ:
* Quy định kiểm soát về mật độ xây dựng, tầng cao, chiều cao công trình, khoảng lùi:
+ Mật độ xây dựng tối đa trong ô đất: 40%.
+ Tầng cao: 02 tầng + tum
+ Cao độ nền tầng 1 của nhà chợ chính cao hơn cao độ sân đường nội bộ: +1,35m.
+ Chiều cao tầng 1: 5,1m; tầng 2 : 4,5m; tầng tum 3,3m
+ Tổng chiều cao công trình (tính từ cao độ sân đường nội bộ lên hết đỉnh mái công trình): ≤ 16,5m.
+ Chỉ giới xây dựng đối với nhà chợ chính lùi vào so với chỉ giới đường đỏ phía đường Quy hoạch phía Nam là 9,3m đối với các tuyến đường Bờ sông là 7,3m. Đối với đường phía Đông là 28,0m.
+ Chỉ giới xây dựng đối với các công trình nhà chợ phụ, Nhà để xe, nhà trực bảo vệ, nhà vệ sinh theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất được duyệt.
* Quy định về màu sắc, kiểu dáng kiến trúc:
- Có hình thức kiến trúc hài hoà, màu sắc tươi sáng, hiện đại;
- Các quy định khác theo tiêu chuẩn TCVN 9211:2012 Chợ – Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 11856:2017 – Chợ kinh doanh thực phẩm.
b. Đối với các lô đất ở:
* Quy định kiểm soát về mật độ xây dựng, tầng cao, chiều cao công trình, khoảng lùi:
- Các lô nhà ở liên kế (ký hiệu LK1 đến LK3):
+ Mật độ xây dựng tối đa trong các ô đất là 100%.
+ Tầng cao: 05 tầng + tum
+ Cao độ nền tầng 1 cao hơn cao độ vỉa hè: +0,2m.
+ Chiều cao tầng 1: 3,9 m; tầng 2,3,4,5 cao: 3,6 m; tầng tum (nếu có) cao 2,4m.
+ Tổng chiều cao công trình (tính từ cao độ vỉa hè lên hết đỉnh mái công trình): ≤ 20,9 m (tính cả tum).
+ Chỉ giới xây dựng:
Chỉ giới XD trùng với chỉ giới đường đỏ
* Quy định về màu sắc, kiểu dáng kiến trúc:
- Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
- Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
- Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
- Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
- Hạn chế các chi tiết rườm rà, quá nặng nề; hình thức kiến trúc cần đồng nhất cho một khu vực, tuyến phố với nhịp điệu kiến trúc chung theo phương ngang và phương đứng.
- Mặt tiền các ngôi nhà dọc các tuyến phố, ở các vị trí có thể nhìn thấy từ đường và các khu vực lân cận thì không được bố trí làm sân phơi quần áo hoặc trưng bày các sản phẩm làm mất mỹ quan đô thị.
- Màu sắc trên các công trình nhà ở phải phù hợp với cảnh quan, kiến trúc khu vực và các công trình lân cận, phù hợp với phong cách kiến trúc của công trình.
- Khuyến khích sử dụng tối đa 03 màu cho tường bên ngoài công trình nhà ở; sử dụng tông màu nhạt để hoàn thiện mặt đứng.
- Màu sắc, kiểu dáng lan can và các khuôn cửa phải đồng bộ với chi tiết quay ra mặt phố; có sự hài hòa trong bản thân công trình và các chi tiết thành phần, giữa các công trình hoặc khối công trình lân cận.
- Khuyến khích dùng vật liệu xây dựng địa phương nhằm tạo nên các công trình ở có nét đặc trưng của địa phương.
c. Đối với các khu vực cây xanh cảnh quan:
- Các hình thức tổ chức cây xanh đô thị:
+ Tổ chức cây xanh hai bên trục đường: Sử dụng các loại cây có bóng mát hoa đẹp và thường xanh tránh cây có quả, lá rụng nhiều gây ô nhiễm môi trường đường phố. Mỗi đoạn trục phố trồng một số loại cây hoa đặc trưng cho phù hợp với tính chất chức năng hoạt động của từng cụm công trình và sự hài hoà giữa không gian kiến trúc và cây xanh.
+ Tổ chức cây xanh trong khuôn viên công trình: Sử dụng các loại cây hoa lá đa dạng theo mùa, kết hợp thảm cỏ, vườn hoa để tạo nên sự hài hoà với nội thất công trình và tổng thể không gian trục phố.
- Đối với cây xanh trong khu vực chợ: Không nên trồng loại cây có quả thu hút ruồi, muỗi gây mất vệ sinh.
- Đối với cây xanh đường phố:
+ Loại cây trồng phải có đặc tính: thân, cành chắc khỏe, rễ ăn sâu và không làm phá hỏng các công trình liền kề, ít rụng lá vào mùa đông, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, không có độc tố, hoa có màu sắc đẹp.
+ Cây xanh phải trồng cách các góc phố 5m-8m, cách các họng cứu hỏa 2-3m, cách cột điện chiếu sáng và nắp hố ga 1-2m, cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật 1-2m; vị trí trồng cây nằm ở khoảng trước ranh giới giữa hai nhà mặt phố và đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.
4.4.2. Các Quy định khác:
- Các công trình trong khu xây dựng có kiến trúc hiện đại, không khuyến khích phát triển kiểu công trình có hình thức kiến trúc giả cổ.
- Không khuyến khích các công trình có bề mặt kính quá lớn, sử dụng loại vật liệu có độ phản quang < 60%. Màu sắc mặt tiền ngoại thất không được dùng màu sắc có độ tương phản cao mà phải tạo sự phối hợp nhẹ nhàng, hài hoà (màu trắng được sử dụng cho bất kỳ công trình nào).
- Không xây dựng các hàng rào đặc ngăn cách tầm nhìn và cách ly hệ thống cây xanh trong khu đất xây dựng với hệ thống cây xanh dọc vỉa hè.
- Móng công trình giới hạn ngoài cùng của móng nhà không vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác; chiều sâu chôn móng và kết cấu móng phải tuân thủ theo thiết kế, phải đảm bảo đảm an toàn cho hộ liền kề.
- Bể tự hoại thiết kế theo tiêu chuẩn ba ngăn, thoát ra cống thoát nước thải chung của khu.
- Đoạn vỉa hè phía trước mặt tiền ngôi nhà được coi như là một bộ phận của ngôi nhà. Chủ sở hữu ngôi nhà có nghĩa vụ bảo quản đoạn vỉa hè này, bao gồm cả trụ điện và cây xanh. Mọi thay đổi kết cấu vỉa hè phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Không xây bậc tam cấp trong phạm vi vỉa hè.
- Mái đón, ô văng, sê - nô máng nước, mái đua:
+ Chiều cao thông thuỷ từ mái đón đến mặt vỉa hè tối thiểu 3,5m. Không được trồng cột trên vỉa hè.
+ Tất cả các loại mái đón, mái đua, ô văng, sê-nô máng nước, bậc tam cấp, bồn hoa, vệt dắt xe hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả bộ phận trang trí cho kiến trúc đều không được xây dựng vượt quá ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác.
- Ban công:
Từ tầng hai trở lên được đua ban công, độ vươn ra tối đa (đo từ chỉ giới xây dựng đến mép ngoài cùng của phần nhô ra) là 1,4m. Trên phần nhô ra có thể làm ban công hoặc che chắn tạo thành lô gia hay buồng.
- Hàng rào và cổng:
+ Hàng rào ở mặt tiền phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan.
- Cánh cổng không được phép mở ra ngoài chỉ giới đường đỏ, ranh giới ngõ hoặc ranh giới đất thuộc quyền sử dụng của người khác. Mép ngoài của trụ cổng không được vi phạm vào chỉ giới đường đỏ.
- Không được bố trí không gian phơi áo quần phía mặt trước ngôi nhà.
- Không được vươn các chi tiết kiến trúc, kết cấu ra không gian hành lang kỹ thuật phía sau (kể cả phần ngầm).
- Không được cơi nới, chắp vá vào công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Vị trí đặt điều hòa không khí và các khu phụ không làm ảnh hưởng tới mặt đứng kiến trúc công trình và phải có các giải pháp che chắn hợp lý.
- Các chi tiết dự kiến gắn trên mặt đứng công trình (như biển quảng cáo, các tác phẩm điêu khắc,...) phải được các cơ quan chức năng cho phép.
- Các hộ gia đình phải xây bể tự hoại đúng quy cách. Nước thải của nhà ở qua lắng lọc đổ ra cống kín thoát vào hệ thống chung.
- Không được xả khói, khí thải quá quy định cho phép. Miệng ống xả khói, ống thông hơi hầm vệ sinh không được hướng ra đường phố, nhà chung quanh.
- Nghiêm cấm đổ rác thải, phế thải vào hệ thống thoát nước, các cửa xả gây cản trở dòng chảy.
- Mặt sau của hai dãy nhà đấu lưng vào nhau được phép mở cửa đi, cửa sổ thông gió; ranh giới giữa 2 dãy nhà nếu cần thiết có thể xây tường kín cao trên 2 m.
- Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến hệ thống kỹ thuật hạ tầng và cây xanh đô thị tuân thủ theo quy hoạch được duyệt và quy định hiện hành.
4.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
4.5.1. Quy hoạch giao thông:
a. Các tiêu chuẩn thiết kế:
+ Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông - Bộ giao thông vận tải TCVN 4054:2005
+ Kết cấu nền móng theo tiêu chuẩn thiết kế 20 TCVN 174 - 89 .
+ Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị TCVN - 4449:1987
+ Tính toán thiết kế áo đường cứng theo quy trình 22 TCVN 223 – 95.
b. Căn cứ :
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch mạng lưới đường giao thông đô thị.
- Căn cứ vào bản đồ khảo sát địa hình.
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Căn cứ vào đường Hải Chi đi qua phía Nam khu đất thiết kế, đường bờ sông phía Bắc khu đất thiết kế, các tuyến đường hiện trạng khu dân cư và hiện trạng giao thông khu vực.
c. Hiện trạng giao thông:
- Tuyến đường Hải Chi bề rộng lòng đường 7.0m, vỉa hè 2x3.0m, kết cấu bê tông nhựa.
- Tuyến đường bờ sông bề rộng lòng đường 7.0m, vỉa hè 2x5.0m, kết cấu bê tông xi măng.
d. Giải pháp quy hoạch giao thông:
- Quy hoạch mạng lưới đường giao thông nội bộ đấu nối với các tuyến đường hiện trạng Hải Chi và đường bờ sông.
- Căn cứ vào lưu lượng phương tiện tham gia giao thông vào khu vực chợ và dân cư lân cận xác định mặt cắt ngang các tuyến đường nội bộ:
+ Mặt cắt 1-1: Trục chính khu vực chợ, đấu nối với các tuyến đường hiện trạng. Bề rộng lòng đường 11.0m, vỉa hè 2x3.0m.
+ Mặt cắt 2-2: Các tuyến đường hiện trạng giáp với khu đất thiết kế. Bề rộng lòng đường 7.0m, vỉa hè 2x(2.0-5.0m).
+ Mặt cắt 3-3: Tuyến đường nội bộ khu dân cư. Bề rộng lòng đường 4.0m, vỉa hè 2x2.0m.
- Thiết kế hệ thống sân đường nội bộ chợ đảm bảo lưu lượng người tham gia giao thông, đảm bảo kết nối các khu chức năng thuận tiện.
- Diện tích đường giao thông: 8.107 m2.
- Diện tích sân đường nội bộ: 3.660 m2
- Mật độ giao thông chung: 48.49%
4.5.2. Quy hoạch chiều cao - Chuẩn bị kỹ thuật:
a. Căn cứ :
- Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các quy trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị TCVN – 4449.
- Căn cứ vào bản đồ khảo sát địa hình.
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Căn cứ vào cao độ tự nhiên đường Hải Chi đi qua phía Nam khu đất thiết kế, đường bờ sông phía Bắc khu đất thiết kế.
- Căn cứ vào hiện trạng và kế hoạch thoát nước mưa khu vực, cao độ tự nhiên khu đất thiết kế và khu vực lân cận.
b. Hiện trạng nền đất xây dựng:
- Khu vực công trình hiện trạng là khu đất đồi trồng cây lâu năm, xen kẽ là một số công trình nhà cấp bốn.
- Nền đất khu đất thiết kế tương đối ổn định, phù hợp san lấp xây dựng công trình.
- Cao độ hiện trạng từ 7.11m đến 19.80m.
c. Giải pháp quy hoạch:
- Dựa trên cao độ khống chế tại điểm đấu nối với đường bờ sông phía Bắc và đường Hải Chi phía Nam khu đất thiết kế lần lượt là 10.0m và 14.15m, 11.48m.
- Căn cứ vào cao độ ngập lụt khu đất thiết kế qua các thống kê cao độ lũ hàng năm khu vực, xác định cao độ ngập lụt khu vực xây dựng chợ là 14.0m.
- Xác định cao độ thiết kế tim đường các tuyến đường đấu nối với các tuyến đường hiện trạng, từ đó xác định cao độ nền xây dựng các lô đất và nền xây dựng công trình chợ.
- Tại ranh giới khu đất và địa hình xung quanh bố trí taluy và kè chắn đất kết hợp, cao độ thiết kế bám sát cao độ tự nhiên tránh đào đắp, hạn chế chiều cao kè và taluy.
- Thiết kế các mái dốc định hướng các lưu vực thoát nước mưa về hệ thống cống thoát nước sân đường.
- Cao độ thiết kế phải phù hợp với cao độ khống chế, bám sát cao độ tự nhiên hạn chế đào đắp.
- Cao độ thiết kế: từ 10.00 m đến 14.50 m. Độ dốc sân đường thiết kế từ 0.12% đến 9.14%, độ dốc sân 0.4% đảm bảo thoát nước nhanh chóng.
4.5.3. Quy hoạch thoát nước mưa:
a. Các tiêu chuẩn quy phạm để thiết kế
- Căn cứ tiêu chuẩn thoát nước ngoài nhà và công trình TCXDVN 51:2008
- Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam: TCVN 3089-1985: Hệ thống tài liệu thiết kế cấp nước và thoát nước - Mạng lưới bên ngoài Bản vẽ thi công.
- Căn cứ Quy chuẩn QCVN07-2016: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Căn cứ vào bản đồ hiện trạng khảo sát địa hình khu đất, hiện trạng thoát nước mưa khu vực thiết kế
- Căn cứ vào quy hoạch mặt bằng sử dụng đất.
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch chiều cao.
- Căn cứ vào mạng lưới cống thoát nước mưa hiện trạng
b. Hiện trạng:
- Khu vực thiết kế có tuyến cống ngầm D1000 thoát cho khu vực chảy về sông Ba Chẽ phía Bắc.
- Phía Đông khu đất thiết kế có tuyến mương đất thoát nước khu vực về phía sông Ba Chẽ.
c. Giải pháp quy hoạch thoát nước mưa :
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng, bố trí các tuyến cống thoát nước mưa trong hệ thống sân đường, thu nước mưa trên bề mặt sân đường và mái công trình thoát vào tuyến cống chính xả về sông Tiên Yên theo hai lưu vực:
+ Lưu vực 1: Tuyến cống ngầm D1000 hiện trạng.
+ Lưu vực 2: Tuyến mương xây mới trên nền mương đất thoát ra suối phía Đông khu đất thiết kế.
- Hệ thống thoát nước mưa hoạt động trên nguyên tắc tự chảy.
- Hệ thống cống thoát nước được bố trí tại các vị trí tụ thủy và sát công trình đảm bảo thu nước nhanh chóng và triệt để, tránh hiện trạng ứ đọng, ngập lụt vào mùa mưa.
d. Phương pháp tính toán thủy lực và bố trí cống thoát nước mưa.
Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn
Qtt = tb . q . F . N.
Trong đó:
tb- Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ mưa
q - Cường độ mưa tính toán (l/s-ha).
F - Diện tích thu nước tính toán (ha).
N - Hệ số phân bổ mưa rào.
Theo TCXDVN7957 – 2008 do diện tích các lưu vực nhỏ hơn 300 ha nên ta lấy N = 1.
* Chọn chu kỳ mưa
Lưu lượng mưa vào mùa mưa rất lớn tập trung vào tháng 5 đến tháng 10.
Theo bảng 3-2 TCXDVN7957 – 2008, chu kỳ mưa tính toán phụ thuộc vào tính chất khu đô thị và quy mô công trình: P = 1 năm.
* Cường độ mưa tính toán.
Cường độ mưa được xác định theo công thức:
q = (l/s.ha)
Trong đó:
A, C, n, b: Các hằng số khí hậu lấy theo số liệu của Viện Khí tượng thủy văn phụ thuộc khí hậu từng địa phương, tra phụ lục II TCXDVN7957 – 2008 với khu vực huyện Hạ Long:
A = 4860; C = 0,46; n = 0,79; b = 20
P: Chu kỳ lặp lại trận mưa, P = 1 năm.
t: Thời gian mưa tính toán:
t = t0 + t1 + t2
- Đối với hệ thống thoát nước mặt khu đất xây dựng:
t0 : Thời gian nước chảy trên bề mặt (tính từ điểm xa nhất trong lưu vực) tới rãnh thu nước. Theo TCXDVN7957 – 2008, t0 = 5 – 10 phút.
Chọn t0 = 5 phút.
t1: Thời gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu xác định theo công thức:
phút
Vr : Vận tốc dòng chảy cuối rãnh, chọn Vr = 0,3m/s
lr : Chiều dài rãnh đường, lấy trung bình lr = 30 m.
phút. Chọn t = 2 phút.
t2: Thời gian nước mưa chảy trong cống đến tiết diện tính toán.
phút
Vc : Vận tốc dòng chảy trong đoạn cống tương ứng.
lr : Chiều dài tuyến cống tính toán.
* Xác định hệ số dòng chảy.
Với chu kỳ mưa P = 1 năm, theo bảng 5 TCXDVN7957 – 2008 được:
- Đối với hệ thống thoát nước mặt khu đất xây dựng: tính chất bề mặt thoát nước tính trung bình là mặt phủ bê tông, mái nhà: ¬¬tb = 0,75.
Khi đó ta có lưu lượng tính toán:
Qtt = 0,75qF (l/s).
Giả thiết Vgt, Dgt, igt để tính toán sau đó tính V, Q thực tế:
Vtt = C(Ri)0,5
n: Hệ số nhám:
với cống BTCT n = 0,013.
với cống xây gạch n = 0,0144.
R = /.
Qtt = Vtt .
So sánh Vtt , Qtt và Vgt , Qgt nếu sai số <= 15% thì chấp nhận được, nếu lớn hơn phải tính lại.
Dựa trên cao độ san nền thiết kế, phân chia lưu vực thoát nước mưa, bố trí các tuyến cống với kích thước và độ dốc theo tính toán thủy lực của toàn bộ mạng lưới thoát nước, đảm bảo nước mưa được thoát nhanh chóng.
e. Giải pháp xây dựng
- Hệ thống thu nước mặt gồm các tuyến cống nằm trên mặt sân thu nước mặt sân và lòng đường, mái công trình thu về tuyến cống chính đấu nối với hệ thống thoát nước chung.
+ Cống thoát nước: xây gạch vữa xi măng M75, đáy cống đổ bê tông lót đá 2x4 mác 150, thành cống trát vữa xi măng M75, miệng cống đổ giằng bê tông cốt thép M200, nắp đan bê tông cốt thép M200 dày 100.
+ Cống qua đường: dùng cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn, đế cống bằng bê tông cốt thép đúc sẵn đồng bộ cùng ống cống.
4.5.4. Quy hoạch cấp nước:
a. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình năm 2000.
- TCVN 4513 -1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4474 -1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 33-2006.
- Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 7957 - 2008.
- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình: TCVN 2622 – 1995.
- Các tài liệu về ống Cấp thoát nước, bình khí nén, máy bơm ứng với tiêu chuẩn ISO 9001.
b. Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch
Nguồn nước cấp cho khu vực nghiên cứu được đấu nối từ tuyến ống cấp hiện có D110 trong khu vực.
c. Phần ngoài nhà
Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và khu dân cư tự xây khu 5 thị trấn Ba Chẽ là công trình có chức năng chính là nơi buôn bán, mua sắm của tiểu thương và nhân dân huyện Ba Chẽ. Do đó phương án cấp thoát nước đưa ra yêu cầu phải đảm bảo, hợp vệ sinh và mỹ quan cho toàn bộ công trình.
Quy mô dùng nước: Nước sử dụng cho công trình bao gồm nước phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân và tiểu thương tại đây.
d. Hệ thống cấp nước chợ trung tâm
Thiết kế hệ thống cấp nước mới lấy nước từ hệ thống cấp nước của thị trấn Ba Chẽ và xây dựng bể chứa nước sinh hoạt và chữa cháy đảm bảo yêu cầu sử dụng theo quy mô công trình.
* Hệ thống cấp nước tổng thể
- Nước phục vụ sinh hoạt
Tiêu chuẩn cấp nước cho người dân 15l/người/ngày, số người 400 người
Qmax- sh = 6(m3/ng.đ)
- Nước phục vụ sản xuất
Tiêu chuẩn cấp nước cho hộ kinh doanh 15l/hộ/ngày, số hộ 200 hộ
Qmax- sh = 3(m3/ng.đ)
- Nước rửa đường
Diện tích sân đường 3660 m2, tiêu chuẩn rửa q=0,5l/m2.lần rửa
Qr = 1,83(m3/ng.đ)
- Nước tưới cây
Diện tích cây xanh là 796,1 m2, tiêu chuẩn tưới q=4,0l/m2.lần tưới
Qt =3,18 (m3/ng.đ)
* Phương án cấp nước
- Do áp lực của mạng lưới không thể đáp ứng được yêu cầu về áp lực của các công trình cho nên trong khu vực dự án chọn giải pháp cấp nước qua hệ thống bơm tăng áp - téc nước mái, cụ thể như sau:
- Nước từ hệ thống cấp nước hiện có chảy vào bể chứa trong khu vực dự án. Bể chứa nước này có nhiệm vụ dự trữ nước cho nhu cầu dùng nước sinh hoạt của toàn bộ dự án trong vòng 1-2 ngày.
- Từ bể chứa – nước được bơm lên các bể hoặc téc trên mái qua hệ thống bơm tăng áp. Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt: hệ thống cấp nước hiện có -> bể nước dự trữ -> máy bơm sinh hoạt -> téc nước trên mái -> các đối tượng dùng nước. Hệ thống bơm được thiết kế đảm bảo cấp nước đầy đủ và liên tục cho nhu cầu sử dụng nước của nhà.
- Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt phân phối trong khu vực, ống HDPE 50
- Trên hệ thống lắp đặt van khóa để vận hành an toàn mạng đường ống cấp nước sử dụng van 1 chiều và 2 chiều với đường kính: 50
- Xây dựng 1 bể nước dung tích 200m3 phục vụ cho sinh hoạt và chữa cháy.
* Bể chứa nước
- Dung tích bể chứa nước sinh hoạt tính theo công thức
WB = WSH + WCH
= 14 + 175 =189
Trong đó:
+ WSH : Lượng nước sinh hoạt
WSH = Qsh + Qt + Qr =14 m3
+ WCH : Lượng nước cứu hỏa
WCH = 175 m3
- Vậy dung tích bể nước sinh hoạt của dự án là WB = 200 m3
e. Hệ thống cấp nước khu dân cư
* Tiêu chuẩn cấp nước:
- Tiêu chuẩn cấp nước như¬ sau: 120 l/ng¬ười/ngày đêm.
Kngày = 1,4.
Kgiờ = 1,6.
- Các thành phần dùng nước như sau:
+ Nước sinh hoạt cho người dân (Qsh).
+ N¬ước t¬ới cây, rửa đ¬ường: 10% lư¬ợng nư¬ớc sinh hoạt.
+ N¬ước dự phòng, rò rỉ, khu xử lý: 10% tổng trên.
* Lượng nư¬ớc yêu cầu cụ thể:
TT Các nhu cầu cấp nư¬ớc Tiêu chuẩn Lư¬u lư¬ợng
(m3/ngđ)
1 Nhu cầu cấp n¬ước sinh hoạt 20,64
Tiêu chuẩn cấp nư¬ớc: 120 (l/ngđ)
Dân số: 172
2 Nhu cầu cấp nư¬ớc tư¬ới cây: 2,06
Tiêu chuẩn cấp n¬ước: 10%
3 L¬ượng n¬ước tổn thất, dò rỉ:
10% * (1+2) 10% 2,27
4 Tổng nhu cầu cấp nư¬ớc 24,97
Như vậy, khu vực quy hoạch cần cung cấp một lượng nước công suất: 25m3/ngày đêm, để đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực lập quy hoạch.
* Nguồn n¬ước:
- Xác định dùng nguồn n¬ước được đấu nối từ hệ thống cấp nước 110 hiện có trong khu vực.
* Phương án cấp nư¬ớc:
- Dùng n¬ước cấp từ điểm đấu nối trong hệ thống cấp n¬ước chung có trong khu vực.
* Thiết kế mạng l¬ưới cấp n¬ước.
- Đặc điểm của dự án là cấp nước cho khu dân cư nên sử dụng mạng l¬ưới xương cá đường kính 63, 50 chuyền dẫn nước tới tất cả các đối t¬ượng dùng nư¬ớc.
- Đoạn ống qua đường phải luồn qua ống lồng thép 100 để đảm bảo an toàn.
4.5.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, cơ sở thiết kế
- Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 7957-2008.
- Mặt bằng sử dụng đất.
- Hiện trạng thoát nước khu vực quanh dự án.
- Mặt bằng quy hoạch chiều cao.
b. Hướng thoát nước thải
- Hướng thoát nước thải tuân theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
c. Nguyên tắc thiết kế
- Thiết kế hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng.
d. Giải pháp thiết kế
- Nước thải trong khu vực chợ được thu gom rồi đưa về trạm xử lý để xử lý trước khi thoát ra cống thoát nước chung bên ngoài công trình.
- Nước thải của khu dân cư được thu tập trung theo mạng ống nhánh và ống chính dẫn về bể tự hoại đặt bên trong & bên ngoài công trình để xử lý theo kiểu vi sinh rồi mới cho đấu nối vào tuyến cống nước thải chạy trong hào kĩ thuật của từng lô dự án.
- Tổng lưu lượng nước thải lấy bằng 80% lưu lượng nước cấp :QTH = 31,2 m3/ngđ
- Trên tuyến ống có bố trí các ga thu nước thải, khoảng cách giữa các ga thu từ 10 – 15m nhằm phục vụ đấu nối thoát nước của các hộ dân hợp lý.
- Cống và ga thu nước xây gạch chỉ vữa xi măng M75, đáy hố ga đổ bê tông đá 2x4 mác 150#, bê tông lót đá 4x6 mác 100# thành ga trát vữa xi măng M75, miệng ga đổ giằng bê tông cốt thép M200, nắp đan bê tông cốt thép M200 dày 100.
4.5.6. Rác thải, chất thải rắn:
a. Đối với Chợ Ba Chẽ:
Rác thải hàng ngày được thu gom vào bãi thu gom rác thải tạm đặt tại phía Tây Bắc của công trình. Đến cuối ngày sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết rác thải của thị trấn Ba Chẽ để xử lý. Vận chuyển rác thải bằng xe thùng kín chuyên dụng.
b. Đối với khu dân cư:
Thu gom rác, sử lý chất thải rắn:
+ Tiêu chuẩn rác 1 kg/người/ngày.
+ Chất thải rắn 0,8 kg/người/ngày
Phương pháp xử lý: Bằng phương pháp thu gom rác bằng các thùng chứa rác đặt tại các khu vực thụân lợi.
- Rác, chất thải rắn được chở đi bằng xe chuyên dùng đến nơi tập kết rác thải của thị trấn Ba Chẽ để xử lý.
4.5.7. Quy hoạch cấp điện:
a. Các tiêu chuẩn - quy phạm thiết kế
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
- Quy phạm trang bị điện: Phần I Quy định chung 11 TCN- 18- 2006; Phần II Hệ thống đường dẫn điện 11 TCN- 19- 2006; Phần III Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN- 20- 2006;
- Quy định kỹ thuật điện nông thôn QĐKT.ĐNT-2006 được ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ- BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp;
- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị TCXDVN: 259: 2001;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng;
- TCVN 9206-2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCVN 9207-2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCVN 4756 – 1989: Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCXDVN 394-2007: Tiêu chuẩn thiết kế trang thiết bị điện.
- TCVN 9385 – 2012 : Chống sét cho các công trình xây dựng.
- TCXDVN 333 - 2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình và kỹ thuật hạ tầng đô thị .
- Các tiêu chuẩn, quy phạm khác.
b. Các hạng mục cấp điện:
* Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ.
- Nhà trực (2 nhà) + chiếu sáng sân đường nội bộ chợ trung tâm.
- Nhà chợ chính
- Nhà chợ phụ (hàng ăn uống, hàng khô).
- Nhà chợ phụ ( thực phầm tươi sống, rau, củ quả).
- Nhà vệ sinh.
- Bể nước sinh hoạt + cứu hỏa.
* Đất ở:
- Nhà ở liền kề - lô LK1
- Nhà ở liền kề - lô LK2
- Nhà ở liền kề - lô LK3
- Hoàn trả cấp điện khu HT2
- Tủ điện điều khiển đèn chiếu sáng đường giao thông.
c. Nguồn điện.
- Nguồn điện cấp cho Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ dự kiến được lấy từ lưới điện trung áp 35kv của khu vực gần khu đất quy hoạch.
- Nguồn điện cấp cho khu dân cư dự kiến lấy từ trạm biến áp hiện có của khu vực.
d. Nhu cầu phụ tải.
* Nhu cầu sử dụng điện:
- Quy hoạch chợ trung tâm huyện Ba Chẽ bao và khu dân cư tự xây khu 5 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh . Chỉ tiêu nhu cầu sử dụng điện cho dự án đ¬ược áp theo chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ áp dụng theo QCXDVN 04:2008/BXD và TTCXDVN – TV1 nh¬ư sau:
- Tổng công suất điện khu chợ trung tâm:
STT LOẠI HỘ
DÙNG ĐIỆN Diện tích
(m2) Tầng cao Suất phụ tải (W/m2 sàn) Công suất tiêu thụ
(KW)
I Chợ trung tâm
1 Nhà chợ chính 2.056,5 02 +tum 40 165,5
2 Nhà chợ phụ(hàng ăn uống, hàng khô) 310 1 20 6,2
3 Nhà chợ phụ(hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả) 310 1 20 6,2
4 Nhà trực 1 + chiếu sáng ngoài nhà 5,0
5 Nhà trực 2 + chiếu sáng ngoài nhà 5,0
6 Nhà vệ sinh 0,5
7 Bơm s.hoạt + cứu hỏa 58,0
* Tổng công suất 246,4
- Tổng công suất điện khu đất ở:
STT LOẠI HỘ
DÙNG ĐIỆN Diện tích
(m2) Tầng cao Suất phụ tải
(W/m2 sàn)/hộ Công suất tiêu thụ
(KW)
II Đất ở
1 Nhà ở liền kề -lô LK1 14 hộ 5 5 70,0
2 Nhà ở liền kề - lô LK2 14 hộ 5 5 70,0
3 Nhà ở liền kề - lô LK3 10 hộ 5 5 50,0
4 Hoàn trả - LK-HT2 05 hộ 5 5 25,0
5 Chiếu sáng ngoài nhà 15,0
* Tổng công suất 230,0
- Do đặc thù về nguồn vốn đầu tư khác nhau giữa chợ trung tâm và khu dân cư tự xây. Thời điểm thực hiện triển khai dự án được chia ra các giai đoạn khác nhau. Chợ trung tâm Ba Chẽ sẽ được đầu tư trước và khu dân cư tự xây sẽ được đầu tư sau. Theo quy hoạch cấp điện chung của thị trấn Ba Chẽ huyện Ba Chẽ đã được phê duyệt tại Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh thì khu dân cư sẽ được đấu nối cấp nguồn từ trạm biến áp khu vực đặt trên vỉa hè trước trường tiểu học thị trấn Ba Chẽ gần khu đất quy hoạch. Do vậy, chỉ cần đặt 01 trạm biến áp để cấp nguồn riêng cho Chợ trung tâm.
* Tính công suất trạm biến áp cần cấp điện cho chợ trung tâm Ba Chẽ:
Smba =
Trong đó:
+ Hệ số cos j = 0,85.
+ Hệ số đồng thời Kđt =0,85
+ Hệ số dự trữ Kpt =1.2.
- Để cấp điện cho chợ trung tâm huyện Ba Chẽ cần bố trí 01 trạm biến áp có công suất 320kva -35/0.4 kv.
Từ vị trí cột đấu nối trung áp 35kv gần khu vực khu đất quy hoạch, kéo 1 đường cáp cu/xlpe/pvc/dsta/pvc (3x70)mm2-35kv luồn trong ống HDPE chịu lực về trạm điện 320kva-35/0,4kv số 1 (đầu tư mới) để cấp điện riêng cho chợ trung tâm.
* Tính công suất cần cấp điện cho khu đất ở (dân cư tự xây).
Stt =
Trong đó:
+ Hệ số cos j = 0,85.
+ Hệ số đồng thời Kđt =0,85
- Để cấp điện cho toàn bộ khu đất ở (dân cư tự xây) ta cần cấp công suất biểu kiến Stt= 230(kva). Tiết diện dây cấp cho các thiết bị được lấy theo tiêu chuẩn.
- Nguồn cấp điện cho khu đất ở dự kiến sẽ được đấu nối với trạm biến áp dân sinh khu vực hiện có.
e. Hệ thống điện hạ thế và chiếu sáng công trình:
- Để đảm bảo an toàn và mĩ quan cho công trình, toàn bộ thống điện hạ áp cấp cho các hạng mục thuộc công trình là dây cáp ngầm luồn trong ống HDPE chịu lực và đi ngầm trong đất.
- Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà đường nội bộ của khu vực chợ trung tâm sử dụng cột đèn + cần đèn P= 120W và đèn chùm 5 bóng trang trí kết hợp để phục vụ chiếu sáng ngoài nhà. Hệ thống điều khiển đèn ngoài nhà được điều khiển bằng tay tại tủ điện chiếu sáng bố trí trong nhà trực bảo vệ.
- Hệ thống đèn chiếu sáng đường giao thông khu vực đường giao thông khu dân cư tự xây sử dung cột đèn + cần đèn P=120w và hệ thống đèn được điều khiển từ tủ chiếu sáng điều khiển tự động theo thời gian.
- Choá đèn sản xuất trong nước chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chịu được tác động của môi trường.
4.5.8. Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật:
a. Nguyên tắc thiết kế:
- Ưu tiên bố trí các loại đường ống tự chảy có kích thước lớn, thi công và bảo dưỡng khó.
- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn quy phạm, giữa các đường ống, đường dây với nhau và hạn chế giao cắt giữa các tuyến kỹ thuật.
- Bố trí hệ thống đường ống, đường dây đi trên vỉa hè hoặc hành lang kỹ thuật riêng; trường hợp phải bố trí dưới lòng đường xe chạy thì chỉ bố trí những đường ống ít bị hư hỏng, ít phải sửa chữa và phải đảm bảo kết cấu bảo vệ theo quy định.
b. Giải pháp thiết kế:
- Cột điện cách bó vỉa bồn cây 0,35 m và đường dây 0,4 KV cách chỉ giới đường đỏ 0,6-1 m.
- Các tuyến kỹ thuật ngầm nhỏ như ống cấp nước, mương cống thoát nước được thể hiện cụ thể trên các bản vẽ tại các mặt cắt ngang khu đất.
4.6. Đánh giá tác động môi trường:
4.6.1. Các căn cứ pháp luật và chỉ tiêu đánh giá:
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chính phủ ký lệnh công bố ngày 10/1/1994.
- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
- Căn cứ Thông tư: 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
- Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt Nam.
+ TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
+ TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5949-1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư mức ồn tối đa cho phép.
4.6.2. Nguồn gây tác động:
a. Giai đoạn thi công:
- Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình đầu tư, xây dựng chủ yếu là xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật, san nền, giao thông.
+ Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra.
+ Bụi: Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng và vận chuyển trong nội bộ. Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải.
Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói.
+ Tiếng ồn: Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị. Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc,...và hoạt động của công nhân xây dựng.
+ Hơi khí độc: Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,...Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Nước thải: Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Đất: bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san gạt mặt bằng.
b. Giai đoạn hoạt động:
* Đối với khí thải: Thoát ra từ các nguồn đun đốt than, củi trong các quầy hàng ăn uống gây ra khói bụi kèm theo một số khí độc hại có chứa khí C02... hoặc S.
* Nguồn gây mùi: Mùi thải ra từ các quầy hải sản, thịt cá, gia súc, gia cầm đặc biệt là cuối buổi chợ vào các ngày mùa hè. Ngoài ra còn có mùi thải ra từ các bể rác và xe chứa rác được bố trí tại các vị trí được kiểm soát hợp lý trong chợ.
* Nguồn gây tiếng ồn: Được phát ra từ các phương tiện giao thông cơ giới chuyên chở hàng đến chợ phục vụ các chợ hàng. Tiếng ồn phát ra từ các tầng lớp khách hàng trao đổi mua bán với các hộ kinh doanh - phát ra vào các thời điểm đầu và cuối mỗi buổi chợ khi chủ hàng có các nhu cầu bày bán hoặc thu gom, cất chứa các thể loại hàng hoá.
4.6.3. Đánh giá tác động:
a. Môi trường không khí:
* Bụi:
Việc san lấp mặt bằng cần một số lượng lớn xe máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ:
- San ủi mặt bằng.
- Từ các xe máy.
- Vật liêu rơi vãi từ các xe vận chuyển.
Bụi ảnh hưởng tới công nhân và khu dân cư xung quanh .
* Khí thải:
Các động cơ trong khi vận hành thải ra không khí CO, CO2, NOX, SOX và bụi. Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường.
* Tiếng ồn:
Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra nhưng thông thường đồ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100dBA.
b. Tác động đến môi trường nước:
* Nước mưa:
Nước mưa chảy từ khu vực thi công sẽ mang theo khối lượng lớn bùn đất, Ngoài ra còn lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.
* Nước thải sinh hoạt:
Khi Chợ trung tâm Ba Chẽ và khu dân cư được xây dựng xong thì hệ thống thoát nước sẽ xả vào hệ thống thoát nước chung và chảy về sông Ba Chẽ.
Để nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn thì việc xử lý cục bộ nước thải bằng các bể phốt 3 ngăn ở từng công trình kiến trúc.
c. Tác động đến hệ sinh thái:
Khu quy hoạch chủ yêu là khu đất trồng hoa màu và cây ăn quả, mật độ cây thưa, các cây khác chủ yếu là cây bụi do vậy không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Sau khi xây dựng xong sẽ cải thiện đáng kể đến hệ sinh thái của khu vực.
d. Tác động đến kinh tế - xã hội và cảnh quan khu vực:
Khi xây dựng xong khu dân cư theo đúng quy hoạch sẽ trồng thêm cây xanh cây bóng mát, vườn hoa, thảm cỏ... làm thay đổi cảnh quan của khu vực.
4.6.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
a. Bảo vệ môi trường không khí trong quá trình thi công:
Việc giảm lượng bụi, tiếng ồn và khí thải trong quá trình thi công san ủi mặt bằng có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:
- Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
- Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan toả của bụi.
- Làm ẩm bề mặt của lấp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi cuốn theo gió.
- Trang bị bảo hộ cho công nhân..
- Nồng độ bụi CO, CO2, NOX, SO2 của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:
Bụi: 400mg/m3.CO: 500mg/m3.SO2: 500mg/m3.
NOX: 1000mg/m3. (TCVN 5939-1995)
Độ ồn cực đại của xe máy thi công: 90dBA (TCVN 5948-1995)
b. Bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động chợ:
* Biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm:
- Để giảm thiểu khí thải thoát ra từ các nguồn đun đốt dự kiến tại các quầy hàng ăn uống sẽ có quy chế. Trong đó có ràng buộc các chủ hàng trường hợp phải đun nấu chỉ được dùng nguồn ít khí thải độc hại nhất. Không được đun than, củi hạn chế tối đa nguồn gây khói và khí độc, mà chủ yếu dùng bếp ga để đun.
- Để giảm thiểu nguồn gây mùi biện pháp giảm thiểu như sau:
+ Đối với các quầy hàng bán thực phẩm tươi sống thịt, cá và các quầy hàng có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc cuối buổi sẽ dùng nước được bố trí từ máy bơm cố định đặt riêng cho nhà hàng bán thực phẩm để thau rửa hàng ngày vào cuối buổi chợ và định kỳ vào cuối ngày hàng tuần sẽ dùng hoá chất có nguồn gốc Clo để sau hoặc vòi bột rắc khử trùng sau đó được thau rửa.
- Đối với mùi thoát ra từ các bể chứa rác và xe gom rác trong chợ để giảm thiểu và hạn chế mùi sẽ tăng chu kỳ mỗi ngày một lần xe chở chuyên dùng sẽ thu gom rác từ các điểm quy định chuyên chở ra bãi thải của huyện, các xe gom rác hàng tuần được định kỳ 2 lần rắc vôi bột khử trùng.
- Giảm thiểu nguồn gây ồn: chợ sẽ ra quy chế chung cho các trường hợp phương tiện cơ giới chuyên chở hàng chỉ được tập trung vào đầu hoặc cuối buổi chợ thời điểm ít người nhất sinh hoạt trong chợ, ngoài ra để giảm thiểu tiếng ồn phát ra các phương tiện giao thông gián tiếp qua hoặc gần chợ sẽ dùng giải pháp tăng cường trồng các giải cây xanh để tạo môi trường xanh sạch đẹp và giảm tiếng ồn.
* Nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được thu từ các thiết bị vệ sinh và khu vệ sinh công cộng theo hệ thống đường ống PVC có đường kính D34-D110 độ dốc thoát nước i = 3%.
Nước thải được xử lý theo phương pháp vi sinh. Bể tự hoại 2-3 ngăn bao gồm ngăn chứa, ngăn lắng 1 và ngăn lắng 2.
Nước thải và dung tích bể tự hoại được tính theo đương lượng thiết bị vệ sinh.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ:
Nước thu từ các khu WC.
(1) Mạng lưới ống dẫn thoát nước.
(2) Bể tự hoại.
(3) Hệ thống cống chung của khu vực.
- Nước thải công nghiệp.
+ Nước thải tại khu vực ngành hàng thực phẩm tươi sống:
+ Tổng dịên tích khu nhà chợ cần thu xử lý = 620 m2.
+ Tiêu chuẩn nước vệ sinh công nghịêp = 20 lít/ 1m2.
+ Tổng lượng nước cần xử lý Qth = 12 m3/ngày đêm.
- Phương án xử lý nước thải:
+ Nước thải vệ sinh công nghịêp trong nhà chợ được thu vào hệ thống rãnh trong chợ - dẫn ra hệ thống xử lý cục bộ.
- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:
Hệ thống rãnh thu nước thải vệ sinh công nghiệp.
(1) Cống dẫn nước ra công trình xử lý.
(2) Song chắn và hố thu rác = 10m3.
(3) Bể lắng cát và thu cặn = 20m3.
(4) Bể thu mỡ = 6m3.
(5) Bể phân huỷ = 25m3.
(6) ống dẫn xả ra cống.
(7) Hệ thống cống thoát nước chung.
- Nước thải ra hệ thống cống chung:
Nước thải sau khi xử lý xong trước khi xả vào hệ thống cống chung phải có kiểm định đánh giá các tiêu chuẩn lý hoá các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy phạm của Việt Nam TCVN 5945-1995.
- Bảo vệ môi trường nước:
Biện pháp xử lý nước thải đã thực hịên theo giải pháp sau:
+ Thoát nước tách riêng làm hai hệ thống. Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt phải xử lý tập trung trước khi thoát ra cống chung đảm bảo các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý tập trung phải thấp hơn giới hạn cho phép theo TCVN 5945-1995 (Mức B):
STT Thông số Đơn vị Giá trị khi xả vào
A B C
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22 Nhiệt độ
PH
BOD5(20oC)
COD
Chất rắn lơ lửng
ASen
Cadimi
Chì
CLo dư
Crom (VI)
Crom (II)
Dầu mỡ khoáng
Dầu động thực vật
Đồng
Kẽm
Mangan
Niken
Photpho hữu cơ
Photpho tổng hợp
Sắt
Tetracloctylen
Thiếc oC
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l 40
6-9
20
50
50
0,05
0,01
0,1
1
0,05
0,2
KPHĐ
5
0,2
1
0,2
0,2
0,2
4
1
0,01
0,02 40
5,5-9
50
100
100
0,1
0,02
0,5
2
0,1
1
1
10
1
2
1
1
0,5
6
5
0,1
1 45
5-9
100
400
200
0,5
0,5
1
2
0,5
2
5
3
5
5
5
2
1
8
10
0,1
5
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33 Thuỷ ngân
Tổng ni tơ
Tricloctylen
Amoniac (Tính theo N)
Florua
Phenola
SulFua
Xianua
Tổng hoạt độ phóng xạ
Tổng hoạt độ phóng xạ
Coliform mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Bq/l
Bq/l
MNP/100ml 0,005
30
0,05
0,1
1
0,001
0,2
0,05
0,1
1
5000 0,005
60
0,3
1
2
0,05
0,5
0,1
0,1
1
10000 0,01
60
0,3
10
5
1
1
0,2
-
-
-
* Sự cố môi trường:
- Các biện pháp đối với an toàn giao thông trong chợ theo quy hoạch mặt bằng được duyệt, xung quanh chợ sẽ có các tuyến giao thông theo quy hoạch, tại các đầu nút giao thông 2 đầu chợ cách 200m sẽ có biển báo quy định nơi họp chợ theo quy định về an toàn giao thông đối với các phương tiện đi cạnh chợ giúp cho lái xe các phương tiện giảm tốc độ khi qua khu vực này.
- Về an ninh trật tự trong chợ theo dự án chợ sẽ biên chế nhân sự với bộ máy 12 người. Bao gồm 2 lãnh đạo trưởng, phó đơn vị còn lại là nhân viên kiêm kiểm soát viên thu vé được phân định quản lý các quầy hàng theo số lượng cụ thể để giám sát công việc hàng ngày gồm: Thu vé chợ, đôn đốc thực hiện về các mặt an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự để giúp cho công việc này được thực hiện tốt tại 4 góc chợ sẽ bố trí một hệ thống loa phát thanh nối với bộ phận điều khiển trung tâm thông báo truyền tin cho các nhân viên làm nhiệm vụ trong chợ, các chủ hàng và khách hàng thực hiện tốt các nội quy của Ban quản lý chợ.
* Chương trình giám sát môi trường:
- Vị trí giám sát: Không khí và tiếng ồn có các điển quan trắc được bố trí các điểm trong chợ và khu vực dân cư xung quanh. Cụ thể ban quản lý công trình sẽ thoả thuận với các chuyên gia thuộc Sở khoa học công nghệ và môi trường trên nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và tiêu chí của ngành.
- Phần giám sát các chỉ tiêu nước thải tại đầu ra được quy định rõ trong phần 2 của bản thuyết minh này.
Công trình Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ cam kết quản lý và xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường.
* Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Đối với chất thải rắn: Để giảm thiểu được tính toán như sau: Nội thất trong các tầng và tổng thể toàn nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực vệ sinh các tầng bố trí 2 điểm kỹ thuật có hệ thống ống đổ rác thải xuống tầng 1 và khu vực sân chợ, tại đây có bố trí phòng để các xe gom rác thải của huyện định kỳ về thời gian theo ngày sẽ chở đến nơi quy định của cơ quan vệ sinh môi trường.
- Đối với chất thải lỏng: Nước giải và phân thoát ra từ tầng làm việc của công trình được tính toán thu lại theo hệ thống ống thoát. Sau cùng được thu vào bể tự hoại có ngăn lọc được sử lý làm sạch theo nguyên lý vi sinh 3 ngăn trước khi thoát ra hệ thống cống rãnh chung.
* Biện pháp giảm thiểu trong quá trình thi công:
Đối với công tác thi công xây lắp tại hiện trường, phần diện tích mặt bằng công trình chiếm chỗ thi công phải có giải pháp che chắn bằng bạt theo đúng qui cách để giảm thiểu ồn bụi ra xung quanh.
- Đối với công tác vận chuyển vật liệu xây dựng quy định: Tất cả các xe chở cát, đá sỏi, xi măng, đất phải được che bạt kín chạy trong đô thị theo giờ quy định của cơ quan vệ sinh môi trường.
- Để cải thiện môi trường tổng mặt bằng được bố trí hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh để cải thiện môi trường kết hợp đường, vỉa hè, bãi đỗ xe ô tô đáp ứng nhu cầu sử dụng các cơ quan.
Đối với các dụng cụ thùng chứa rác và xe chuyên dùng có chế độ thường trực tại tầng hầm. Để sát trùng và khử mùi hôi định kỳ 1 tuần 2 lần được thau rửa bằng nước sát trùng có nguồn gốc CLo hoặc vôi bột.
4.6.5. Kết luận kiến nghị về bảo vệ môi trường:
Đánh giá tác động môi trường đối với đồ án quy hoạch nhằm:
- Xác định được cách nhìn tổng thể về môi trường đô thị trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Xây dựng và dự báo được mức độ ảnh hưởng từ quy hoạch xây dựng đối với môi trường kinh tế xã hội, văn hoá lịch sử, hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước, không khí, chất thải rắn.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm có tác dụng đối với các nhà quản lý khi đưa ra các chính sách phát triển cần đối với việc bảo vệ môi trường.
- Trong các dự án cụ thể cần tiếp tục phân tích đánh giá chi tiết thêm về tác động môi trường nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững.
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Chợ trung tâm huyện Ba Chẽ và khu dân cư tại khu 5, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ có ý nghĩa xã hội sâu sắc và là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay của Đảng bộ, nhân dân và chính quyền huyện Ba Chẽ. Khi đầu tư xây dựng đòi hỏi về nhân, vật lực lớn, tuy nhiên hiệu quả kinh tế xã hội đem lại là rất đáng kể.
- Hình thành khu dân cư phát triển, các công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, không gian kiến trúc cảnh quan đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân trong khu 5 nói riêng và thị trấn Ba Chẽ nói chung. Đóng góp vào hình ảnh phát triển của thị trấn Ba Chẽ nói riêng và huyện Ba Chẽ nói chung.
- Về mặt xã hội: Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần rất lớn vào môi trường an sinh xã hội.
Kính đề nghị Ủy Ban nhân dân huyện Ba Chẽ, các cấp có thẩm quyền, các phòng ban liên quan sớm xem xét phê duyệt quy hoạch để triển khai các bước tiếp theo./.
PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 2: CÁC BẢN VẼ THU NHỎ