1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1.1. Sự cần thiết của việc lập Đồ án quy hoạch:
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của tỉnh cũng như trên địa bàn huyện Ba Chẽ được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại đầu tư vào địa phương ngày càng nhiều, cơ cấu của ngành thương mại và công nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể; để đạt chỉ tiêu phát triển thương mại - dịch vụ đến 2020 và việc đầu tư xây dựng mới cửa hàng xăng dầu là cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nhân dân xã Đạp Thanh và khu vực lân cận, việc bảo đảm cuộc sống, phát triển giao thông vận tải là chủ trương lớn của UBND huyện Ba Chẽ góp phần làm phát triển kinh tế - xã hội.
Công ty Cổ phần Thương mại PGQN được thành lập từ năm 2011 có trụ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long; là doanh nghiệp hiện nay hoạt động chủ yếu về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Việc mở cửa hàng xăng dầu tại xã Đạp Thanh giúp Công ty từng bước nâng cao vị thế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy được hết chức năng hoạt động và khả năng của công ty; giúp công ty phát triển ổn định hơn góp phần vào phát triển kinh tế của của địa phương nói chung và đáp ứng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
Vì vậy việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cửa hàng xăng dầu tại thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
1.2. Các căn cứ lập quy hoạch:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Quyết định số 04/2008 QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng” - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01/2008/BXD;
- Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18/6/2013 của Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu – QCVN 01:2013/BCT.
- Căn cứ Quyết định số 2999/2016/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 Của UBND tỉnh Quảng Ninh "V/v Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh";
- Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010;
- Căn cứ Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 01/7/2019 của UBND huyện Ba Chẽ "V/v chấp thuận địa điểm lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cửa hàng xăng dầu tại thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ".
1.3. Cơ sở thiết kế quy hoạch - tiêu chuẩn áp dụng:
a. Phần kiến trúc công trình:
- QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
- TCVN 4530:2011 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế
- QCVN 01:2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu
b. Phần kết cấu:
- Kết cấu bê tông cốt thép tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-91.
- Tiêu chuẩn Việt Nam phân cấp công trình TCVN 2748-91.
- Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995.
- Tiêu chuẩn thiết kế nền móng công trình 20 TCVN 174-89.
c. Phần điện - chiếu sáng:
- 20 TCN 25-91 “Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế”.
- 20 TCN 27-91 “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế ”.
- 11 TCN 18-84: Quy phạm trang bị điện .
- TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- 20 TCN 46-84: Chống sét cho các công trình xây dựng - Tiêu chuẩn thiết kế thi công.
- Một số tiêu chuẩn thiết kế công nghệ và qui phạm trang bị điện của Bộ công nghiệp - Các quy định về an toàn phòng cháy.
d. Phần cấp - thoát nước:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Quy chuẩn hệ thống thoát nước trong nhà và công trình.
- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. TCTK, TCVN 2622:1995.
- Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình: TCTK, TCXD 51:1984.
- Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. TCTK, TCXD 33:1985.
e. Phòng cháy chữa cháy:
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 4513:1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
1.4. Mục tiêu của đồ án:
- Quy hoạch xây dựng cửa hàng xăng dầu cấp 3, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn xã Đạp Thanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng địa phương.
- Tạo thêm động lực phát triển ngành thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
2.1. Đặc điểm tự nhiên:
a. Vị trí, giới hạn khu đất
- Vị trí khu vực lập quy hoạch tại thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Đông, giáp Tỉnh lộ 330;
- Phía Bắc, giáp đất rừng sản xuất;
- Phía Tây, giáp đất rừng sản xuất.
- Phía Nam, giáp đất rừng sản xuất.
Diện tích khu đất lập quy hoạch là: 3864,0 m2 trong đó:
+ Diện tích đất xây dựng cửa hàng xăng dầu: 2000,0 m2.
+ Diện tích đất đấu nối gia thông và hạ tầng kỹ thuật: 1864,0 m2.
- Quy mô nghiên cứu: Quy hoạch gồm 02 khu chức năng A, B dưới đây và các khu vực nghiên cứu đấu nối giao thông, taluy ổn định hạ tầng.
A. Cửa hàng xăng dầu cấp 3, bao gồm các hạng mục:
1. mái che cột bơm và nhà bán hàng.
2. bể chứa xăng dầu 75 m3
3. Bể cát cứu hỏa.
4. Kho dầu mỡ, máy phát điện, bếp ăn & vệ sinh.
5. Sân đường nội bộ.
6. Bể nước ngầm.
7. Bể tự hoại.
8. Cây xanh cảnh quan.
9. Trạm biến áp kiốt
10. Kim thu sét.
11. Biển hiệu.
B. Khu vực nghiên cứu đấu nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 1864 m2, bao gồm các hạng mục
1. Đường bê tông.
2. Rãnh thoát nước.
3. Kè đá.
b. Điều kiện tự nhiên:
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình giao động từ 9÷15oC.
- Nhiệt độ tuyệt đối thấp đạt tới 1oC. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình giao động từ 26÷28oC,
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối dạt tới trị số 37,6oC.
* Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.285 mm, năm cao nhất lên đến 4.007 mm, năm thấp nhất 1.086 mm. Do xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tạo ra 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa tập trung cao nhất vào tháng 7 do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
+ Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Do chịu ảnh hưởng của hình thể thời tiết gió mùa khô hanh tạo nên các tháng khô, tháng hạn và tháng kiệt.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, địa hình, lớp phủ thực vật và độ cao, nằm trong vùng có lượng mưa lớn, có độ cao trung bình nên độ ẩm không khí hàng năm của xã trung bình đạt từ 80% ÷ 82%. Độ ẩm không khí trong năm cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 82% ÷ 92%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt trị số 65% ÷ 75%.
2.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn:
* Địa chất:
- Khu vực này hầu hết là đất đồi sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét, cát thuỷ tinh.. Khi xây dựng công trình ở đây cần chú ý để công trình được ổn định Các điều kiện tự nhiên khác.
* Thuỷ văn:
- Khu đất quy hoạch là đất đồi ven tỉnh lộ 330; gần khu đất có hệ thống suối hiện trạng.
2.3. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông: Nằm bám Tỉnh lộ 330 - Giao thông rất thuận tiện.
- San nền và thoát nước mưa:
+ Hiện trạng nền: Khu đất quy hoạch nằm trên nền khu ruộng trồng mầu hiện trạng, cốt cao nhất khoảng 53.5 m, cốt thấp nhất khoảng +49.75m; cốt Tỉnh lộ 330 theo quy hoạch tại khu vực trung bình khoảng 53.5m.
+ Hiện trạng thoát nước mưa: khu vực phía Đông khu đất quy hoạch có suối thoát nước hiện trạng.
-
Cấp điện: Có điện lưới quốc gia.
2.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
-
Về cơ bản, việc lựa chọn khu đất quy hoạch xây dựng công trình có nhiều yếu tố thuận lợi: phù hợp vị trí xây dựng Cửa hàng xăng dầu cung cấp cho xe lưu hành trên Tỉnh lộ 330 và dân cư quanh vùng.
3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
3.1. Quy hoạch sử dụng đất:
-
Trên tổng mặt bằng khu đất là 3.846 m2 bố trí các Công trình đúng Tiêu chuẩn, quy phạm; nghiên cứu dây truyền công năng đảm bảo về mặt sử dụng và Kiến trúc cảnh quan khu vực.
Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Diện tích
(m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
A
|
Diện tích xây dựng CHXD
|
2 000.0
|
100.00
|
1
|
Đất xây dựng công trình
|
471.4
|
19.58
|
2
|
Đất sân đường
|
917.9
|
38.12
|
3
|
Đất cây xanh
|
610.7
|
25.36
|
B
|
Diện tích đấu nối GT, HTKT, ta-luy, kè đá
|
1 864.0
|
|
1
|
Sân đường đấu nối giao thông
|
533.2
|
|
2
|
Cây xanh vườn hoa
|
922.8
|
|
3
|
Đất kè đá
|
408
|
|
Tổng diện tích
|
3 864.0
|
|
-
Quy mô công trình quy hoạch:
Bảng 2. Danh mục sử dụng đất
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
DTXD
(m2)
|
Tầng cao
|
Tỷ lệ
(%)
|
A
|
Diện tích xây dựng CHXD
|
2 000.0
|
|
100.00
|
1
|
Nhà che cột bơm và bán hàng
|
335.0
|
1
|
16.75
|
2
|
Bể ngầm chứa xăng, dầu
|
57.0
|
|
2.85
|
3
|
Bể cát cứu hỏa
|
12.0
|
|
0.60
|
4
|
Nhà máy phát, kho dầu mỡ, bếp, vệ sinh
|
67.4
|
1
|
3.37
|
5
|
Sân đường nội bộ
|
917.9
|
|
45.90
|
7
|
Cây xanh vườn hoa
|
610.7
|
|
30.54
|
B
|
Diện tích đấu nối GT, HTKT
|
1 864.0
|
|
|
1
|
Sân đường đấu nối giao thông
|
533.2
|
|
|
2
|
Cây xanh vườn hoa
|
922.8
|
|
|
3
|
Kè đá
|
408.0
|
|
|
Tổng diện tích
|
3 864.0
|
|
|
3.2. Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật:
-
Chuẩn bị kỹ thuật:
* San nền:
- Lấy cốt mặt đường Tỉnh lộ 330 theo quy hoạch phía trước khu Quy hoạch làm cốt chuẩn.
- San nền tạo độ dốc từ phía đồi ra phía Quốc lộ.
- Tạo mái taluy 1-1 ổn định khu Quy hoạch.
* Thoát nước:
- Nước mưa: được thu vào hệ thống cống bao quanh phía Đông và phía Nam của khu Quy hoạch, đấu thoát ra phớa suối hiện trạng ở phớa Nam khu quy hoạch.
- Nước thải: trong khu vực chưa có Trạm xử lý chung nên nước thải của khu Quy hoạch được xử lý qua hệ thống bể phát 3 ngăn trước khi thoát chung với hệ thống cống thoát nước mưa.
b. Cấp điện:
* Nguồn: Nguồn điện cấp cho dự án dự kiến được lấy từ tủ diện hạ thế 0.4kv theo quy hoạch cấp điện chung của khu vực nằm trên tuyến đường nằm trước mặt dự án.
* Nhu cầu sử dụng điện:
- Từ tiêu chuẩn cấp điện cho từng đối tượng P0 (W/m2 ) ta đo diện tích sử dụng để tính Pđ . Từ đó tính toán công suất như sau :
* Công suất tính toán là:
Ptt = Pđ x Kđt
Trong đó: Ptt : Công suất tính toán (KW).
Pđ : Công suất đặt (KW).
K1 : Hệ số đồng thời
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ
STT
|
Loại hộ dùng điện
|
Suất phụ tải (W/m2)
|
Diện tích (m2)
|
Công suất tiêu thụ (KW)
|
1
|
Mái che cột bơm và nhà bán hàng
|
90
|
335
|
30.15
|
2
|
Nhà đặt máy phát điện, bếp ăn, wc
|
|
67.4
|
6.0
|
3
|
Cấp điện bơm tiếp xăng dầu
|
|
|
7.5
|
4
|
Cấp điện bơm nước sh+ cứu hòa
|
|
|
10
|
5
|
Cấp điện đèn chiếu sáng ngoài nhà
|
|
|
3.0
|
Tổng công suất (Kđt=0.9)
|
|
|
56.65
|
Dòng điện tính toán:
Trong đó: + Hệ số dự trữ Kdp = 1,2
+ Hệ số đồng thời Kđt =0,85.
+ Hệ số cos j = 0,85.
VËy chän ¸t-t«-m¸t b¶o vÖ 3p 125A vµ c¸p cÊp cho toµn c«ng tr×nh lµ c¸p ch«n ngÇm trong ®Êt CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x35+1x25) mm2
-
Hệ thống điện hạ thế và chiếu sáng công trình:
-
Hệ thống điện hạ thế cấp cho khu vực là dây cáp ngầm luồn trong ống hdpe chịu lực và đi ngầm trong đất đến từng hạng mục.
-
Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà của dự án sử dụng cột đèn led 120W, choá đèn sản xuất trong nước chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chịu được tác động của môi trường.
-
Cột đèn dùng loại cốt thép bát giác liền cần mạ kẽm nhúng nóng H=8 m sản xuất trong nước.
-
Cần đèn gắn trực tiếp vào công trình sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn vn.
-
Choá đèn sản xuất trong nước chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn, chịu được xâm thực của môi trường.
* Giải pháp thiết kế:
- Cột điện cách bó vỉa ³ 0,35 m và đường dây 0,4 KV cách chỉ giới đường đỏ 0,6-1 m.
- Các tuyến kỹ thuật ngầm nhỏ như ống cấp nước, mương cống thoát nước được thể hiện cụ thể trên các bản vẽ tại các mặt cắt ngang khu đất.
c. Cấp nước:
- Cấp nước sinh hoạt:
+ Nước sinh hoạt được vận chuyển bằng xe téc đến, lưu trữ tại bể ngầm 50.0 m3 đặt ở sân nhà dịch vụ;
+ Nước được bơm từ bể lưu trữ lên các téc inox trên mái nhà dịch vụ số 7 để tạo áp lực, phục vụ nhu cầu sử dụng.
- Cấp nước PCCC: Khi có hỏa hoạn, tổng lượng nước dự trữ sẽ được huy động vào nguồn cung cấp nước chữa cháy.
4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực thiết kế.
- Xác định mức độ tác động đến môi trường của quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng.
4.2. Các căn cứ để đánh giá:
- Luật bảo vệ môi trường:
- Nghị định của chính phủ số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 10/2000/TT/BXD ngày 08/8/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các Đồ án quy hoạch xây dựng.
4.2.1. Các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng:
a. Môi trường không khí
+ Bụi: Việc san lấp mặt bằng và xây dựng cần một số lượng lớn xe máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ:
- San lấp mặt bằng.
- Từ các xe máy.
- Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển.
Bụi ảnh hưởng tới công nhân và khu dân cư xung quanh.
+ Khí thải: Các động cơ trong khi vận hành thải ra lhông khí CO, CO2, NOX, SOX và bụi. Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường.
b. Tiếng ồn: Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra nhưng thông thường đồ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100dBA.
c. Môi trường nước:
- Nước mưa: Nước mua chảy từ khu vực thi công sẽ mang theo khối lượng bùn đất dù không lớn, Ngoài ra còn lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.
- Nước thải sinh hoạt: Khi thi công lương nước thải sinh hoạt không lớn, không gây ô nhiễm tới môi trường.
d. Rác thải: Khi thi công lượng rác thải không nhiều. Chủ yếu do công nhân xây dựng thải ra. Không làm ảnh hưởng tới môi trường.
4.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động:
a. Tác động đến môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động của cửa hàng xăng dầu, có các nguồn gây ô nhiễm không khí và các chất ô nhiễm chỉ thị bao gồm:
- Xăng dầu bay hơi (benzen, hydrocacbua…) phát sinh trong quá trình nhập, xuất xăng dầu;
- Khí thải từ các phương tiện giao thông ( bụi,CO, SO2, NOx,THC…)
- Các yếu tố vi khí hậu và vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
* Hơi xăng dầu và khí thải từ phương tiện giao thông
Trong quá trình nhập, bán lẻ xăng dầu sẽ phát sinh một số chất, hợp chất dễ bay hơi vào môi trường không khí như: benzen, hydrocacbua, CO, NOx, SOx, bụi…Hiện nay, việc định lượng chính xác thành phần các hợp chất trong hơi xăng dầu là rất khó khăn.
Hơi xăng dầu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cư dân sống xung quanh; nhiễm độc cấp tính có thể gây nhức đầu, chóng mặt, khó chịu vì mùi; nhiễm độc lâu dài có thể dẫn tới những bệnh mãn tính, rối loạn hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể…Vì vậy, trong thiết kế xây dựng và hoạt động cửa hàng xăng dầu Bình Thuận của Công ty xăng dầu Tuyên Quang sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật hạn chế thấp nhất lượng khí thải nói trên.
* Khí thải từ máy nổ Diesel
Quá trình đốt cháy dầu diesel vận hành máy nổ sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm như: bụi, SO2, NOx, CO2 và THC, để đánh giá tác động của khí thải phát sinh từ máy nổ đến môi trường tiến hành tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm không khí theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế Thế giới, hệ số và tải lượng ô nhiễm phát sinh từ máy nổ.
TT
|
Chất ô nhiễm
|
Hệ số ô nhiễm
|
Tải lượng ô nhiễm
|
1
|
Bụi than
|
0,1
|
122,40
|
2
|
SO2
|
0,57
|
697,68
|
3
|
NO2
|
11,72
|
14,345,28
|
4
|
CO
|
1,93
|
2,362,32
|
5
|
Aldehyde
|
0,4
|
489,60
|
Kết quả cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ máy phát điện là không lớn.
* Khi thải đốt nhiên liệu chạy máy phát điện
- Hoạt động của trặm xăng dầu đòi hỏi phải sử dụng một lượng dầu DO để chạy máy phát điện dự phòng. Khi đốt cháy, phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí NOx, SOx…,trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2.
* Tiếng ồn
- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển của khách hàng ra vào cây xăng. Tiếng ồn này chỉ tương đương với tiếng ồn giao thông và mức độ gián đoạn, phụ thuộc vào từng thời điểm. Mức ồn của trạm xăng khi không có xe ra vào khoảng 58-60 dBA ( có chịu ảnh hưởng của xe cộ lưu thông trên đường ) và khi có xe ra vào mức ồn khoảng 70-78 dBA.
- Ngoài ra, tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng cũng rất đáng kể, tuỳ máy có công suất lớn nhỏ mà mức ồn có thể lên đến 90 dBA do đó cần phải có biện pháp khắc phục.
b. Tác động đến môi trường nước
* Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh... Loại nước thải này chứa chủ yếu các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và hàm lượng vi sinh cao.
Số cán bộ công nhân viên của dự án khi đi vào hoạt động là 9 người. Tính trung bình một người sử dụng khoảng 80 lít nước/ngày, như vậy, lưu lượng nước thải được tính là: 9 người x 80 lít/người/ngày = 720 lít/người/ngày
Thông thường, nước thải sinh hoạt có đặc tính như sau:
+ BOD : 20 - 250mg/l
+ COD : 360 - 400 mg/l
+ SS : 500 mg/l
+ Tổng N : 40 mg/l
+ Tổng P : 10 -15 mg/l
+ Coliforms : 10.000 MNP/100ml
Với tính chất như trên, nguồn nước này đã vượt tiêu chuẩn thải theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Như vậy, nguồn nước thải phát sinh do sinh hoạt hàng ngày của công nhân cần phải xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
* Nước thải phát sinh trong quá trình xuất nhập hàng hóa:
- Phần nước trong khu vực xuất nhập hàng hóa (gồm nước vệ sinh thiết bị, súc rửa bể, chữa cháy...) được thu gom vào 2 hố ga có lắp van xử lý nước thải phía trong; sau khi xử lý bằng giấy thấm dầu phía trên để thành nước sạch (không nhiễm dầu) tiếp tục thu hồi vào hố thu nước cuối cùng của cửa hàng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực thành phố.
* Nước mưa chảy tràn:
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt cửa hàng. Vào mùa mưa lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực.
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân của cửa hàng: Nước mưa sẽ kéo theo bụi từ mái nhà, đất cát trên sân, đường đi và kéo theo cả lượng xăng, dầu rơi vãi trong quá trình bán, vận chuyển và nhập kho….
- Khi có mưa nước mưa cuốn theo váng dầu mỡ phủ lên bề mặt nước cản trở sự trao đổi oxy giữa không khí và nước.
Lượng nước mưa chảy tràn này còn kéo theo các chất lơ lửng vào nguồn nước mặt trong khu vực. Nước mưa chảy tràn khi xả vào hệ thống ao hồ, ruộng nương, sông ngòi thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt như gây ngập úng ảnh hưởng đến thủy sinh trong khu vực.
Cần phải có biện pháp để thu gom, tách nước mưa ra riêng, đồng thời xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.
c. Chất thải rắn
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên.
Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng số cán bộ công nhân viên là 9 người, tính trung bình hệ số phát thải rác của mỗi người trong một ngày làm việc là 0,3 kg/người/ngày. Như vậy, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 2,7 kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt thường chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ được thu gom xử lý đúng quy định đảm bảo cảnh quan, không gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
d. Sự cố do hoạt động của cửa Cửa hàng Xăng dầu:
- Rủi ro do cháy xăng dầu: Các đám cháy do xăng dầu tạo nên tỏa ra nhiệt lượng lơn, khói bốc cao, sức phá hoại lan tỏa nhanh, đặc biệt khi có gió lớn sẽ trùm phủ trên một diện rộng, hỏa hoạn do xăng dầu là vô cùng nguy hiểm.
- Rủi ro do vỡ bể chứa, téc chứa, rò rỉ của các téc chứa: xăng dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước khi bị tràn ra ngoài lan nhanh trên một diện rộng làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước (ao, hồ, suối, sông) và ảnh hưởng tới cả nguồn nước ngầm.
- Rủi ro do sét đánh: Một yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đén rủi ro là sét đánh nếu khu vực này không có mạng chống sét tốt hoặc các hệ thống chống sét có độ tiếp đất kém. Sét đánh trúng các két xăng dễ gây ra nổ lớn, xăng bốc cháy tức thì dẫn đến hỏa hoạn lớn, thiệt hại về cơ sở vật chất của Công ty và cả cộng đồng dân cư.
4.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu đến môi trường không khí
a. Khí thải, tiếng ồn
- Để giảm thiểu lượng hơi xăng dầu thải vào môi trường gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân bán hàng, các hộ dân xung quanh cửa hàng và khách vào mua hàng.
+ Lắp đặt hệ thống nhập kín, ống nhập được kéo xuống đáy bể cách đáy bể khoảng 200 mm; hơi xăng dầu bay ra trong quá trình nhập hàng được thu hồi vào xe xi téc thông qua hệ thống thu hồi xăng dầu nhập quay trở lại bể.
+ Các van đều lắp đặt gioăng kín khít hạn chế hiện tượng rò chảy, rơi vãi xăng dầu ra khu vực nhập, bán hàng.
+ Bể chứa xăng dầu được chôn ngầm dưới đất (bể đã được bọc 2 lớp vải thủy tinh, 03 lớp nhựa đường) nhằm ổn định nhiệt độ không bị tác động bởi nhiệt độ bên ngoài, hạn chế tối đa sự bốc hơi do thay đổi nhiệt độ xăng dầu.
+ Bể chứa xăng, dầu cùng loại đều được lấp đặt 1 van thở 2 chiều có bình ngăn cháy phía trên giúp cân bằng áp suất giữa khoảng không trong bể chứa môi trường trong quá trình nhập, xuất xăng dầu; đồng thời ngăn chặn sự cố gây cháy do các tác nhân gây cháy gần hệ thống van thở.
Dự kiến tỷ lệ các tác nhân hóa học tác động đến môi trường sau khi apos dụng biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
-Khí NOx khoảng 20 - 25 mg/m3 không khí
- Khí SO2 khoảng 20 - 30 mg/m3 không khí
- Bụi lơ lửng (TSP): 30 - 50
- pb: 0,2 - 0,3
- Hiện đại hóa dây chuyền xuất và đo tính xăng dầu, sử dụng họng bơm xăng đúng tiêu chuẩn;
- Hệ thống nhập có cổ gài kín với ống xả của xe bồn, hệ thống xuất từ bể đến mỗi cột bơm đều có van chân nhằm hạn chế quá trình bay hơi, giảm thiểu ô nhiễm không khí;
- Lắp đặt Crepin trên lắp bồn, bể chôn ngầm;
- Ống thông hơi của bể chứa được thiết kế đúng quy định của nghành xăng dầu, các ống này hướng về vách tường ra sau văn phòng và được đưa lên cao, sử dụng họng bơm xăng đúng tiêu chuẩn;
- Duy trì áp suất làm việc tối đa của bể chứa nhằm hạn chế xăng dầu bay hơi trong quá trình nhập, xuất xăng dầu;
- Toàn bộ khuôn viên cửa hàng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, trồng cỏ, cây xanh, cây cảnh;
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh an toàn lao động, trang phục bảo hộ lao động;
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố cho nhân viên, bảo đảm thành thạo quy trình xuất nhập dầu, phòng chống sự cố.
4.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
* Đối với nước thải sinh hoạt:
Việc xử lý nước thải sinh hoạt được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: làm sạch cơ học, loại bỏ cặn lắng làm trong nước thải.
- Giai đoạn thứ hai: loại bỏ các vi sinh gây bệnh.
- Giai đoạn thứ ba: loại bỏ các chất dinh dưỡng gồm nitơ và phốt pho.
Thực tế xử lý cho thấy, đối với các công trình làm sạch nước thải quy mô nhỏ giai đoạn thứ hai thường kết hợp chung với giai đoạn thứ nhất. Để làm sạch nước thải sinh hoạt dùng bể tự hoại hoặc bể phân hủy 3 ngăn với tác dụng lắng, phân hủy và lên men cặn lắng, loại bỏ các vi sinh gây bệnh. Để giảm lưu lượng của nước thải bể phân hủy chỉ dùng cho nhà vệ sinh, nước thải sau khi qua bể phân hủy có thể thải thẳng ra hệ thống cống thoát chung. Đối với loại nước vệ sinh thông thường từ các hoạt động như tắm, gội, rửa tay chân thải trực tiếp ra cống thoát chung.
Với số lượng công nhân viên là 9 người, thể tích cần thiết của bể tự hoại hoặc bể phân hủy 3 ngăn khoảng 10 m3. Kết quả khảo sát tại một số nơi cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm sau bể phân hủy 3 ngăn đều đạt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể:
Chất ô nhiễm
|
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
|
pH
|
6,5-8,5
|
BOD
|
18-20
|
COD
|
40-45
|
N-NH4
|
0,05-0,1
|
Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc được xây dựng như sau:
Mặt cắt dọc bể tự hoại
* Nước thải phát sinh trong quá trình khu vực xuất nhập hàng hóa
- Phần nước trong khu vực xuất nhập hàng hóa (gồm nước vệ sinh thiết bị, súc rửa bể, chữa cháy...) được thu gom vào 2 hố ga có lắp van xử lý nước thải phía trong; sau khi xử lý bằng giấy thấm dầu phía trên để thành nước sạch (không nhiễm dầu) tiếp tục thu hồi vào hố thu nước cuối cùng của cửa hàng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực thành phố.
Sau khi xử lý phải đảm bảo QCVN 29:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.
* Đối với nước mưa chảy tràn
Bố trí các cửa chắn rác trước khi thoát nước vào hệ thống thoát nước chung để ngăn chặn rác bị nước mưa cuốn trôi vào hệ thống thoát nước chung.
Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng kéo theo đất cát, các chất thải khác, cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, Chi nhánh thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng có các hố ga lắng cặn, có song chắn rác để giữ lại các chất thải có kích thước lớn.
4.3.3. Xử lý chất thải rắn
Ước tính lượng rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên khoảng 2,7 kg/ngày. Lượng rác này sẽ được thu gom và chứa trong thùng chứa có nắp đậy, Chủ dự án sẽ hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị đến thu gom rác mỗi ngày.
4.4. Phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố môi trường
+ Phòng chống sự cố cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động
Để phòng chống sự cố cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của cơ quan chức năng tại địa phương cũng như của nhà nước về công tác đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
Trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hỏa cần thiết như: Bình CO2, bồn chứa nước dự trữ…
- Phối hợp với các cơ quan chức năng về phòng chống cháy nổ và an toàn lao động để được hướng dẫn, huấn luyện về công tác này cũng như các biện pháp áp dụng để cán bộ công nhân viên có kiến thức, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
- Đối với các bồn chứa, téc xăng chứa xăng dầu:
+ Thường xuyên kiểm tra lại sự bền chắc, độ kín hơi của téc, bồn. Các goăng, đệm, van, khóa nếu bị hở do lão hóa cao su, phải kịp thời thay thế ngay.
+ Các téc, bồn quá cũ có thể thuê phương tiện kiểm tra bằng LAZE để phát hiện kịp thời. Khi có phát hiện thất thoát xăng dầu do rò rỉ, phải kịp thời khắc phục, hoặc bơm chuyển sang bồn và téc mới.
- Rủi ro do sét đánh: Chịu ảnh hưởng của sét khi thời tiết xấu cũng là một trong các sự cố môi trường, Công ty cũng đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống chống sét theo đúng quy định hiện hành.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 - Cửa hàng xăng dầu tại thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh được lập căn cứ theo Sự đồng ý chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện Ba Chẽ cùng liên nghành; đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. Quá trình hoát động sẽ đáp ứng yêu cầu làm việc của Chủ đầu tư và phục vụ nhu cầu của xã hội.
5.2. Kiến nghị.
Kính trình UBND huyện Ba Chẽ và các sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện sớm thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 - Cửa hàng xăng dầu tại thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.