MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. 3
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH.. 3
CHƯƠNG 2. 8
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.. 8
2.1/ Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch. 8
2.2/ Điều kiện tự nhiên. 8
2.3/ Hiện trạng. 9
2.4/ Đánh giá tổng hợp. 11
2.5/ Đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. 11
CHƯƠNG 3. 13
TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT ÁP DỤNG.. 13
3.1/ Luận chứng lựa chọn ngành công nghiệp. 13
3.2/ Đặc điểm, tính chất 15
3.3/ Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng: 16
CHƯƠNG 4. 18
NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH.. 18
4.1/ Cơ cấu phát triển quy hoạch. 18
4.2/ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. 19
4.3/ Đề xuất kiến trúc cảnh quan. 25
4.4/ Quy hoạch sử dụng đất 28
CHƯƠNG 5. 31
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.. 31
5.1/ Quy hoạch san nền. 31
5.2/ Quy hoạch thoát nước mưa. 33
5.3/ Quy hoạch giao thông. 35
5.4/ Quy hoạch cấp nước. 37
5.5/ Quy hoạch cấp điện. 40
5.6/ Quy hoạch thông tin liên lạc. 43
5.7/ Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường. 45
5.8/ Tổng hợp đường dây đường ống. 49
CHƯƠNG 6. 51
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 51
6.1/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu. 51
6.2/ Căn cứ pháp lý lập ĐMC.. 51
6.3/ Hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến khi không thực hiện quy hoạch. 53
6.5/ Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường khi triển khai thực hiện quy hoạch. 61
6.6/ Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 63
6.7/ Kết luận. 64
CHƯƠNG 7. 66
ĐỀ XUẤT YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH.. 66
7.1/ Những quy định chung. 66
7.2/ Quy định về kiến trúc quy hoạch. 66
7.3/ Hiệu lực thi hành. 71
CHƯƠNG 8. 72
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ.. 72
8.1/ Cơ sở tính toán. 72
8.2/ Các hạng mục cần tính toán. 72
8.3/ Nguồn vốn đầu tư. 73
8.4/ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ : 73
CHƯƠNG 9. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 74
9.1/ Kết luận. 74
9.2/ Kiến nghị 74
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1.1/ Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Nằm trong 13 tỉnh của tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campchia, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Phước có 240km đường biên giới với Campuchia, là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia và Lào. Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, Tỉnh còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế - xã hội.
Ngành công nghiệp của tỉnh Bình Phước nói chung trong những năm gần
đây có sự có những chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng và có chiều hướng phát triển khá tốt, cùng với sự phát triển doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tổng sản phẩm GRDP ngành công nghiệp và xây dựng năm 2016 so sánh với các tỉnh thành lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương của tỉnh Bình Phước không cao. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp Bình Phước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, do phát triển công nghiệp chậm hơn các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước phải đối mặt với thách thức trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư, việc chấp nhận đầu tư một số ngành nghề các tỉnh lân cận không khuyến khích tại những khu vực phù hợp cần được xem xét.
Với áp lực bảo vệ môi trường, UBND Tp. HCM ban hành quyết định số 6781/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố và UBND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 21/11/2011 về việc Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định những ngành nghề ô nhiễm đặc thù hạn chế đầu tư trên địa bàn 2 tỉnh và thành phố này. Tiếp thu kinh nghiệm quản lý môi trường của các tỉnh thành lân cận, nhận thức thách thức của tỉnh, ngày 28 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Bình Phước ra quyết định số 61/2011/QĐ-UBND về việc bố trí các ngành nghề, dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó chỉ xem xét tiếp nhận các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp đặc thù, đảm bảo khoảng cách ly đến các khu dân cư, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ…
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư được thành lập được thành lập theo Quyết định 03/2005/QĐ-TTg, ngày 5-3-2005 của Thủ tướng Chính phủ. KKTCK Hoa Lư phát triển dựa trên các trục giao thông chính gồm trục quốc lộ 13, trục đường sắt xuyên Á, là tuyến giao thông ngắn nhất, thuận tiện nối liền ba nước Đông Dương và Thái Lan. Ngày 13/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 61/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Hoa Lư. Ngày 15/5/2017, UBND tỉnh Bình Phước căn cứ văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ra văn bản số 1130/QĐ-UBND quyết định điều chỉnh cục bộ QHC KKT cửa khẩu Hoa Lư, theo đó KCN tập trung tại KKT cửa khẩu Hoa Lư có diện tích khoảng 1.640 ha tập trung tại xã Lộc Thạnh. Đây là khu vực có đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, không có dân cư, đảm bảo các điều kiện cơ bản về môi trường cho phát triển công nghiệp tập trung đặc biệt là các nghề có nguy cơ gây ô nhiễm.
Căn cứ theo định hướng phát triển của tỉnh, nhận thấy tiềm năng đầu tư tại tỉnh Bình Phước nói chung và tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư nói riêng, công ty cổ phần quốc tế Lê Đại Nam đề xuất thực hiện dự án “Đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp đặc thù LEDANA trong Khu kinh tế Hoa Lư” tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Các ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào khu công nghiệp là công nghiệp đa ngành, ưu tiên các ngành nghề ít ô nhiễm. Bên cạnh đó, bố trí một diện tích thích hợp để thu hút các ngành nghề công nghiệp ô nhiễm đặc thù (dệt nhuộm; chế tạo kim loại luyện kim, xử lý chất thải rắn…) cần giám sát chặt chẽ công tác Bảo vệ môi trường, căn cứ theo Thông tư 04/2012/TT-BTNMT về Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và danh mục ngành nghề hạn chế đầu tư của các tỉnh thành lân cận. Đề xuất này đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại công văn số 2584/UBND-KT ngày 4/8/2017. Vì những yếu tố nêu trên, việc lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA là cần thiết.
1.2/ Các căn cứ lập quy hoạch
1.2.1/ Cơ sở pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13;
Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính Phủ về việc quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bình Phước;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Thông tư số 12/2016/TT- BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Quyết định số 61/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2025;
Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 4/6/2014 của UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;
Công văn số 1786/VPCP-CN ngày 28/02/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng v/v điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Hoa Lư, tỉnh Bình Phước.
Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Bình Phước căn cứ văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng quyết định định điều chỉnh cục bộ QHC KKT cửa khẩu Hoa Lư.
Thông báo số 355/TB-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh Bình Phước giải quyết kiến nghị của BQL KKT
Văn bản số 2584/UBND-KT ngày 4/8/2017 của UBND tỉnh Bình Phước v/v triển khai các dự án trên diện tích đất công; theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đồng ý chủ trương giao diện tích 425ha cho Công ty Cổ phần Quốc tế Lê Đại Nam để đầu tư phát triển Khu Công nghiệp trong Khu Kinh tế Cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh Bình Phước.
Thông báo số 91/TB-BQL ngày 31/8/2017 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước về việc thuận giao vị trí đất cho Công ty Cổ phần Quốc tế Lê Đại Nam đề đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Tờ trình số 134/TTr-BQL ngày 30/10/2017 của Ban Quản lý Khu kinh tế về việc chấp thuận ngành nghề vào Khu công nghiệp Ledana.
Thông báo số 31/TB-UBND ngày 24/22018 thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Trăm – Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp nghe Ban Quản lý Khu kinh tế báo cáo, đề xuất: việc tiếp nhận ngành nghề vào Khu công nghiệp Ledana, Khu công nghiệp Hoa Lư.
Công văn số 153/SXD-QH-KT ngày 22/01/2018 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước về việc thẩm định đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Ledana thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
Thông báo số 177/TB-UBND ngày 04/7/2018 của UBND tỉnh Bình Phước về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh tại buổi họp xem xét thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Ledana.
Văn bản số 2147/BXD-QHKT ngày 24/8/2018 của Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến đối với đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Ledana, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Thông báo số 2218/SXD-QHKT ngày 19/9/2018 về việc thẩm định đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Ledana thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (lần 2).
Biên bản làm việc ngày 27/9/2018 giữa đại diện Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn về nội dung đồ án Quy hoạch phân khu xâ dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Ledana thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
1.2.2/ Các nguồn tài liệu số liệu
- Các nguồn tài liệu số liệu về xã hội, dân số đất đai khu vực quy hoạch do xã Lộc Thạnh của huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước cung cấp;
- Các thông tin về quy hoạch xây dựng do chủ đầu tư kết hợp các ngành chức năng liên quan cung cấp;
- Cơ sở thiết kế quy hoạch theo tiêu chuẩn, quy chuẩn XD Việt nam hiện hành và các văn bản quy định liên quan.
1.2.3/ Các cơ sở bản đồ
- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2000 do chủ đầu tư cung cấp.
- Các bản đồ quy hoạch, bản đồ giới thiệu địa điểm xây dựng các công trình, hướng tuyến giao thông đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.3/ Mục tiêu, nhiệm vụ lập quy hoạch
1.3.1/ Mục tiêu
- Cụ thể hoá chủ chương của Chính phủ về quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước; quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của UBND tỉnh và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.
- Đánh giá thực trạng, trên cơ sở đồ án quy hoạch chung đã được duyệt nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch và lập kế hoạch khai thác sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tạo không gian sản xuất phù hợp cho sự phát triển bền vững của khu công nghiệp nói riêng và cho cả khu vực nói chung.
+ Phương án quy hoạch đảm bảo các tỷ lệ cơ cấu về sử dụng đất đai và chỉ tiêu kỹ thuật trong Khu công nghiệp tuân thủ theo các quy định hiện hành.
+ Phương án quy hoạch phải đáp ứng được việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Xác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở quản lý quỹ đất, quản lý xây dựng theo quy hoạch.
- Làm cơ sở thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo hướng đồng bộ và hiện đại và đảm bảo kết nối với xung quanh.
1.3.2/ Nhiệm vụ
- Xác định vị trí, quy mô lập quy hoạch.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, giao thông Khu công nghiệp hợp lý, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư xây dựng và vận hành các dự án trong Khu công nghiệp.
- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật theo các quy định hiện hành của nhà nước về công tác quy hoạch xây dựng.
- Đảm bảo các yêu cầu về sự kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận, phân khu chức năng thuận lợi và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Xác định khối lượng cơ bản cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp.
- Tuân thủ các quy định về tôn tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng Khu công nghiệp an toàn cho người sử dụng, không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường các khu vực lân cận.
- Làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng và quản lý Khu công nghiệp nhằm quảng bá, thu hút nhà đầu tư.
- Xây dựng quy chế quản lý Khu công nghiệp theo quy hoạch.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.1/ Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch
2.1.1/ Vị trí: Khu công nghiệp LEDANA nằm trên địa bàn xã Lộc Thạnh – huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước.
2.1.2/ Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp đường Tuần tra biên giới Việt Nam – Campuchia.
- Phía Nam giáp đất trồng rừng của xã Lộc Thạnh.
- Phía Đông, phía Tây giáp các tuyến đường phân khu theo Quy hoạch chung KKT cửa khẩu Hoa Lư.
2.1.3/ Quy mô: Diện tích lập quy hoạch: 424,54 ha
2.2/ Điều kiện tự nhiên
2.2.1/ Địa hình, địa mạo
Khu quy hoạch nằm trên vùng đất rừng, trồng cao su xen lẫn đất trồng nông nghiệp của người dân, địa hình mang đặc trưng của miền núi với các dải đồi đất chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cao độ tự nhiên của khu vực thay đổi tương đối lớn. Cao độ tự nhiên thấp nhất 77,41 m và cao độ tự nhiên cao nhất là 98,97 m.
2.2.2/ Khí hậu
Khu công nghiệp LEDANA nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm từ 25,8 - 26,20C;
Chế độ nắng: thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 2,3 và 4; thời gian nắng ít nhất vào các tháng 7, 8 và 9.
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hằng năm biến động từ 2.045 – 2.325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất là 376 mm. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm 10% - 15% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có ít mưa nhất là tháng 2 và 3. Lượng nước bốc hơi khá cao từ 1.113 đến 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3 và 4.
Độ ẩm: Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ dao động về độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình năm từ 80,8 – 81,4 %. Bình quân năm thấp nhất là 45,6% đến 53,2 %. Độ ẩm tháng cao nhất là 88,2%. Độ ẩm tháng thấp nhất là 16%
Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính: Đông, Đông – Bắc và Tây Nam theo 2 mùa: Mùa khô: gió Đông chuyển dần sang Đông Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s. Mùa mưa: gió Đông chuyển dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 3,2m/s
Trong khu vực hầu như không có bão, cá biệt xảy ra các cơn lốc.
2.2.3/ Địa chất thủy văn
a/ Địa chất
Địa chất KKTCK Hoa Lư khá ổn định, không có các đứt gãy địa chất. Có vài nhánh suối nhỏ theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
b/ Thủy văn
Trữ lượng nước ngầm vào loại nghèo, lưu lượng một số giếng đang khai thác chỉ đạt 0,1l/s. Về mùa khô lượng nước thường sụt giảm, mức độ đảm bảo cho sử dụng thấp. Độ sâu giếng đào bình quân từ 8 - 20 m.
Nguồn nước ngầm lớn nằm ở độ sâu từ 50 – 100m chất lượng tốt nhưng khó khai thác
2.3/ Hiện trạng
2.3.1/ Hiện trạng về sử dụng đất
Phần lớn trong số 424,54 ha đất tự nhiên chủ yếu là đất rừng, đất đồi, trồng cây cao su và cây ăn quả, hệ thống mương máng, hồ ao, sông suối. Cụ thể như sau:
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Đánh giá đất xây dựng
|
Thuận lợi
|
Ít thuận lợi
|
Không thuận lợi
|
1
|
Đất lâm nghiệp – Trồng rừng, cao su
|
391,87
|
92,30
|
|
x
|
|
2
|
Đất trồng cây ăn quả
|
22,62
|
5,33
|
x
|
|
|
3
|
Mặt nước, kênh, lạch
|
5,59
|
1,33
|
|
x
|
|
4
|
Đường giao thông hiện trạng
|
4,46
|
1,05
|
|
x
|
|
Tổng diện tích đất quy hoạch
|
424,54
|
100
|
|
|
|
2.3.2/ Hiện trạng xây dựng hạ tầng xã hội
Trong khu vực quy hoạch không có dân cư sinh sống, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu là các rừng cao su, vườn cây ăn quả và cây rừng thứ sinh. Chỉ có vài công trình tạm là nhà trông vườn cao su và cây ăn quả.
2.3.3/ Hiện trạng xây dựng hạ tầng kỹ thuật
a/ Hiện trạng giao thông:
Trong khu vực quy hoạch chỉ có một số tuyến đường đường dân sinh nhỏ với kết cấu đường đất. Hệ thống giao thông đối ngoại chưa phát triển hoàn chỉnh.
Về phía Bắc và Đông Bắc: giáp tuyến đường Tuần tra biên giới có mặt cắt ngang rộng 6-15m (lòng đường 5-14 m, lề = 0,5m mỗi bên).
Về phía Đông: giáp tuyến đường biên của khu trung tâm Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (căn cứ Quy hoạch phân khu Quản lý thương mại – dịch vụ - công nghiệp khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, tỷ lệ 1/5000; theo quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 08/03/2011) đang được thi công xây dựng.
b/ Hệ thống thoát nước
Hiên tại trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước, chủ yếu nước thoát chảy theo địa hình tự nhiên xuống các kênh, suối ngòi.
Tuyến kênh T1 do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp dự kiến đầu tư đi ngang qua khu đất. Đoạn đi qua khu đất, mặt cắt ngang dự kiến khoảng 12m.
Hiện trạng khu công nghiệp không có hệ thống thoát nước thải.
c/ Hệ thống cấp nước
Hiện tại chưa có hệ thống cấp nước cho khu vực lập quy hoạch.
d/ Hệ thống cấp điện
- Các đường dây trung thế 22kV hiện có nằm cạnh khu vực quy hoạch về phía Bắc khu vực quy hoạch.
- Tuyến đường dây hạ áp: chủ yếu là các tuyến hạ thế 0,4kV phục vụ nhu cầu dân sinh.
- Dự án tuyến trạm 110 KV Hoa Lư và đường dây 110KV đang được nghiên cứu giáp ranh giới phía Đông khu vực nghiên cứu.
e/ Hệ thống thông tin liên lạc
Khu vực quy hoạch phần lớn là đất rừng, trồng cao su và khu vực dân cư thưa thớt do đó nhu cầu cho hệ thống thông tin không cao.
2.3.4/ Cảnh quan
Nhìn chung, cảnh quan khu vực lập quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng. Cần chú ý việc kết hợp hài hòa giữa các không gian cảnh quan của khu công nghiệp, nhà máy với cảnh quan tự nhiên.
2.4/ Đánh giá tổng hợp
Khu vực quy hoạch nằm trong vùng các xã Lộc Thạnh của huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Địa hình vùng núi có đặc trưng của vùng bán sơn địa. Chủ yếu là đất trồng rừng, cao su và không có dân cư sinh sống. Chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam của dự án là các tuyến đường Tuần tra biên giới và giáp ranh với khu trung tâm kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, rất thuận lợi kết nối với các tuyến đường trong khu công nghiệp.
Nằm trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và công nghiệp của tỉnh Bình Phước, đặc biệt là phát triển công nghiệp đa ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp. Hơn nữa với vị trí địa lý thuận lợi (gần cửa khẩu Hoa Lư, gần đường sắt xuyên Á), Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư nói chung và phạm vi Quy hoạch Khu công nghiệp LEDANA nói riêng sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, xây dựng và kinh doanh đến xây dựng và đầu tư sản xuất tại đây.
Một số hiện trạng khó khăn cần được xem xét, nghiên cứu:
- Các tuyến giao thông xung quanh theo quy hoạch chung chưa được xây dựng. Tuyến đường tuần tra biên giới có quy mô nhỏ, không đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung hầu như chưa có đặc biệt là hệ thống cấp nước trong điều kiện khai thác nước ngầm không dễ dàng.
2.5/ Đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư
2.5.1/ Kế hoạch giải phóng mặt bằng
Việc đền bù giải phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng tổ chức và thực hiện. Việc giải phóng mặt bằng được tiến hành từng bước phù hợp tiến độ xây dựng Khu công nghiệp.
2.5.2/ Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng
Việc tổ chức đền bù được thực hiện theo hướng dẫn Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi , bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
Đất và các công trình kiến trúc sẽ đền bù theo mức giá quy định hiện hành của Tỉnh.
Các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp nếu không được bồi thường bằng đất nông nghiệp và lâm nghiệp tương ứng thì việc bố trí tái định cư được gắn với giao đất làm mặt bằng sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp tại các quỹ đất của địa phương. Việc đền bù, đào tạo chuyển nghề cho những lao động nông nghiệp, lâm nghiệp phải chuyển nghề khác sẽ thực hiện theo các hình thức:
+ Ưu tiên hỗ trợ tuyển chọn vào làm việc trong dự án giai đoạn xây dựng.
+ Một phần kinh phí được sử dụng vào việc hỗ trợ trong việc giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp thông qua các chương trình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề.
CHƯƠNG 3
TÍNH CHẤT VÀ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT ÁP DỤNG
3.1/ Luận chứng lựa chọn ngành công nghiệp
Bình Phước có vị trí hết sức thuận lợi, nằm trên trục hành lang quốc tế Hoa Lư – Chơn Thành – Thủ Dầu Một – Thành phố Hồ Chí Minh là hành lang chủ đạo phía Tây Bắc nối kết Campuchia với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với định hướng phát triển hành lang quốc tế, các hạ tầng kèm theo cũng đang được gấp rút thiết kế, thu xếp vốn triển khai như dự án đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh – Hoa Lư; cải tạo nâng cấp quốc lộ 13…
Bình Phước cũng là một trong 13 tỉnh nằm trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Tam giác phát triển này được hình thành ý tưởng phát triển từ năm 1999 với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của từng tỉnh vào phát triển kinh tế hàng hóa; tăng cường mối quan hệ kinh tế nội vùng, thông qua các chương trình phát triển giữa các tỉnh trong vùng, hợp tác phát triển kinh tế; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực.
Với những lợi thế đó, kinh tế Bình Phước nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh Bình Phước nói riêng có những chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng và có chiều hướng phát triển khá tốt, cùng với sự phát triển doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị tổng sản phẩm GRDP ngành công nghiệp và xây dựng năm 2016 so sánh với các tỉnh thành lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương của tỉnh Bình Phước không cao. Điều này cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp Bình Phước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, do phát triển công nghiệp chậm hơn các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước phải đối mặt với thách thức trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư, việc chấp nhận đầu tư một số ngành nghề các tỉnh lân cận không khuyến khích tại những khu vực phù hợp cần được xem xét.
Như đã phân tích ở trên, năm 2011 và năm 2015, UBND tỉnh Bình Dương và UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ra những quyết định hạn chế việc đầu tư các ngành công nghiệp gây ô nhiễm trên địa bàn. Tháng 10/2011, UBND tỉnh Bình Phước cũng ra quyết định số 61/2011/QĐ-UBND trong đó nêu rõ chỉ xem xét tiếp nhận các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp đặc thù, đảm bảo khoảng cách ly đến các khu dân cư, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Tháng 11/2015, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 2162/TTg-KTN chấp thuận điều chỉnh danh mục các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước với tổng cộng 13 KCN, tổng diện tích khoảng 4.686 ha. Hầu hết vị trí các KCN này đều tại huyện Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài, là khu vực trung tâm của tỉnh, không thích hợp bố trí các ngành công nghiệp có yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm như đã nêu trong quyết định của UBND tỉnh Bình Phước.
Trong bối cảnh đó, ngày 15/5/2017, UBND tỉnh Bình Phước căn cứ văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ra văn bản số 1130/QĐ-UBND quyết định điều chỉnh cục bộ QHC KKT cửa khẩu Hoa Lư, theo đó KCN tập trung tại KKT cửa khẩu Hoa Lư có diện tích khoảng 1.640 ha tập trung tại xã Lộc Thạnh. Đây là khu vực có đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, không có dân cư, đảm bảo các điều kiện cơ bản về môi trường cho phát triển công nghiệp tập trung đặc biệt là các nghề có nguy cơ gây ô nhiễm.
Một số ngành nghề, được cân nhắc, đề xuất bố trí quy hoạch trong khu công nghiệp LEDANA bao gồm:
STT
|
Nghành nghề dự kiến
|
I
|
Công nghiệp đặc thù
|
1
|
Công nghiệp dệt, da, may, nhuộm:
+ Dệt, nhuộm, in hoa
+ Thuộc da
+ May mặc và đồ da
|
2
|
Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc và sản phẩm bằng kim loại
|
3
|
Các ngành nghề đặc thù có nguy cơ gây ô nhiễm khác phù hợp theo quy định pháp luật, đảm bảo các quy định về môi trường.
|
II
|
Công nghiệp đa ngành
|
1
|
Công nghiệp thực phẩm
+ Chế biến nông sản, sản phẩm từ nông sản (rượu, cồn công nghiệp, xăng sinh học…)
+ Chế biến sản phẩm đồ uống (có cồn và không cồn)
|
2
|
Công nghiệp chế biến gỗ, giấy, bột giấy và lâm sản
+ Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồ mỹ nghệ từ vật liệu gỗ, dừa, lục bình…
+ Chế biến bột giấy và sản xuất nguyên liệu giấy (nguyên liệu và phế liệu)
+ Sản xuất chất đốt, viên đốt từ sản phẩm gỗ, xơ dừa và vật liệu tương tự
|
3
|
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói, sơn, cao su, thiết bị gia dụng…
|
4
|
Công nghiệp thủy tinh, gạch ngói, sành, sứ và đồ đá
+ Sản xuất thủy tinh.
+ Sản xuất đồ gạch ngói.
+ Sản xuất đồ đá, đồ sứ, đồ gốm
|
5
|
Công nghiệp in và sản xuất các loại văn hóa phẩm
+ In, tráng, nhuộm bao bì (kim loại, nhựa, giấy, cao su…)
+ Sản xuất các loại giấy, bột giấy, dụng cụ văn phòng phẩm các loại
|
6
|
Công nghiệp phụ trợ gồm: Linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì…
|
7
|
Các ngành nghề khác phù hợp theo quy định pháp luật
|
Các ngành nghề trên đều có lợi thế:
+ Phát huy về vị trí, tận dụng lợi thế giao thông đối với các ngành có nhu cầu vận tải lớn như chế biến gỗ và lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế luyện kim; chế tạo máy móc và sản phẩm bằng kim loại…
+ Phát huy về khả năng thu hút các ngành nghề đặc thù, tiềm ẩn các yếu tố gây ô nhiễm, có khả năng cạnh tranh với các tỉnh thành lân cận: tái chế, xử lý chất thải nguy hại; các công đoạn gây ô nhiễm trong công nghiệp dệt (thuộc da, nhuộm); chế biến gỗ (sản xuất nguyên liệu giấy, bột giấy…); công nghiệp thực phẩm (chế biến nông sản, cồn…); công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất các loại văn hóa phẩm (in, tráng…)…
+ Phát huy khả năng tận dụng nguồn nguyên liệu lớn không chỉ trong nước mà còn ở nước bạn Campuchia, Lào: công nghiệp khai thác chế biến gỗ và lâm sản; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ
+ Phát huy khả năng tận dụng nguồn lao động trong tỉnh, các tỉnh thành lân cận thậm chí cả lao động từ nước bạn Lào, Campuchia trong các ngành nghề có nhu cầu sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông: công nghiệp dệt, nhuộm; chế biến thực phẩm; khai thác gỗ và chế biến lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; luyện kim; công nghiệp phụ trợ.
+ Phát huy khả năng tận dụng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
3.2/ Đặc điểm, tính chất
Khu công nghiệp LEDANA: Là khu vực phát triển sản xuất công nghiệp đa ngành trong đó có một số công nghiệp đặc thù của tỉnh Bình Phước. Ưu tiên công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường. Một số loại hình công nghiệp đặc thù như công nghiệp luyện kim; hóa chất; công nghiệp chế biến; công nghiệp dệt may có nhuộm; xi mạ; sản xuất giấy, bột giấy; da và thuộc da; công nghiệp phụ trợ v.v…, các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp này. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Ledana được xác định đầu tư đồng bộ, an toàn, hài hòa với khu vực lân cận. Các ngành nghề bên cạnh nhóm ưu tiên như trên sẽ được phát triển linh hoạt, phù hợp với nhu cầu nhà đầu tư. Các tính chất chính của Khu công nghiệp Ledana có thể tổng hợp như sau:
- Là một khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, có quy mô phù hợp với khả năng đầu tư, thuê mặt bằng của các cơ sở sản xuất.
- Là khu công nghiệp cho phép phát triển công nghiệp đặc thù, có nguy cơ gây ô nhiễm để kiểm soát tập trung.
- Là khu vực được đầu tư đồng bộ, thuận tiện, an toàn cho các nhà đầu tư. Các xí nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp cần phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, có hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu và nhân công lao động của địa phương.
- Là khu công nghiệp phát triển hài hòa với khu vực công nghiệp dịch vụ và đô thị lân cận.
- Là khu vực phát triển linh hoạt.
3.3/ Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng:
Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD (Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng)
3.2.1/ Các chỉ tiêu sử dụng đất
STT
|
Loại đất
|
Tiêu chuẩn (%/diện tích toàn khu)
|
1
|
Đất xây dựng nhà máy
|
≥ 55
|
2
|
Đất xây dựng khu kỹ thuật
|
≥ 1
|
3
|
Đất xây dựng khu hành chính, dịch vụ
|
≥ 1
|
4
|
Đất cây xanh
|
≥ 10
|
5
|
Đất giao thông
|
≥ 8
|
|
Tổng
|
100
|
3.2.2/ Một số chỉ tiêu chính về hạ tầng kỹ thuật
- Cấp điện:
TT
|
Loại hình
|
Chỉ tiêu (KW/ha)
|
1
|
Công nghiệp nhẹ
|
200
|
2
|
Công nghiệp nặng
|
400
|
3
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
200
|
4
|
Trung tâm dịch vụ điều hành
|
200
|
5
|
Cây xanh mặt nước
|
7
|
6
|
Giao thông
|
5
|
- Cấp nước công nghiệp: 30m3/ha.ngđ
- Cấp nước cho các khu kỹ thuật: 25 m3/ha.ngđ
- Nước cấp cho trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng: 20 m3/ha.ngđ
- Nước tưới cây: 30 m3/ha.ngđ
- Nước tưới đường: 5 m3/ha.ngđ
- Thoát nước thải: Thu gom nước thải công nghiệp phải đạt ≥ 80% tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp (tuỳ theo loại hình công nghiệp).
CHƯƠNG 4
NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH
4.1/ Cơ cấu phát triển quy hoạch
4.1.1/ Quan điểm nghiên cứu quy hoạch
- Tôn trọng điều kiện hiện trạng địa hình nhằm đưa giải pháp điều chỉnh quy hoạch vừa đảm bảo yếu tố kỹ thuật, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng.
- Đảm bảo đáp ứng tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất theo các quy định hiện hành.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
4.1.2/ Nguyên tắc lập quy hoạch
- Khớp nối với khung giao thông đối ngoại khu kinh tế, có dự phòng mở rộng dài hạn;
- Phân bố các tuyến đường nội bộ dạng bàn cờ, tăng hiệu quả vận chuyển
- Đảm bảo không gây chồng chéo giữa luồng hàng, luồng người
- Các tuyến hạ tầng kỹ thuật được bố trí thuận lợi.
- Phân chia các lô đất vừa và nhỏ, tận dụng tối đa phần đất dành cho nhà máy.
- Các lô đất được lựa chọn phù hợp với các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ.
- Phân phối đều các diện tích cây xanh.
* Nguyên lý bố trí ưu tiên:
- Hướng kết nối hạ tầng ngoài hàng rào
- Hướng gió chính (với loại hình công nghiệp có ô nhiễm)
- Trục trung tâm
- Không gian xanh
- Hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật
4.2/ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
4.2.1/ Tổ chức không gian tổng thể
a. Không gian KCN được tổ chức như sau:
Trục chính KCN được đấu nối với khu trung tâm kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
Hình thành mạng lưới đường giao thông với mạng đường phân khu cách đều trên toàn tuyến.
Bố cục khu trung tâm ưu tiên cho dịch vụ, các chức năng công nghiệp phân bố theo hành lang tiếp cận lô.
|
|
b. Phân khu chức năng của KCN chia thành 03 khu vực chính :
+ Khu Trung tâm hỗn hợp dịch vụ KCN nằm phía Bắc trục đường trung tâm của KCN.
+ Khu vực phía Bắc (gần biên giới) bố trí các nhà máy sản xuất công nghiệp đặc thù
+ Khu vực các nhà máy sản xuất đa ngành bố trí gần trung tâm và phía Nam trục đường trung tâm KCN
|
|
c. Bố trí phân tách luồng hàng và luồng người trong khu công nghiệp:
- Luồng hàng được tổ chức trên cơ sở mạng giao thông răng lược, gắn với trục giao thông phía Đông Bắc của dự án. Kết cấu các tuyến đường đáp ứng yêu cầu hoạt động các tuyến xe siêu trường, siêu trọng và container.
- Luồng người được tổ chức theo dạng mạng xương cá, gắn với trục chính. Đây là tuyến hoạt động và đi lại chủ yếu của công nhân, lao động trong khu công nghiệp. Trên tuyến này bố trí các tiện ích công cộng phục vụ công nhân.
|
|
d. Tổ chức không gian các lô đất công nghiệp như sau:
- Khu vực phía Tây Bắc trục đường chính của Khu công nghiệp. Toàn bộ cảnh quan và giao thông phát triển theo hướng Tây Bắc vuông góc với đường trục chính Khu công nghiệp: Là nhóm công trình có tính chất đặc biệt, ưu tiên bố trí các công trình thuộc nhóm ngành công nghiệp đặc thù, diện tích chiếm đất và khối tích công trình lớn.
Các lô đất được tính toán thiết kế mặt tiền rộng trung bình 220-300m, chiều sâu trung bình khoảng 300m, diện tích trung bình 7ha - 9ha.
- Khu vực phía Đông Nam trục đường chính của Khu công nghiệp. Toàn bộ cảnh quan và giao thông phát triển theo hướng Đông Nam vuông góc với đường trục chính Khu công nghiệp: Là nhóm công trình tạo lập bộ mặt khu công nghiệp. Kiến trúc và hình khối, mầu sắc có tính hiện đại công nghiệp, vệ sinh môi trường… mang nhiều giá trị nghệ thuật đương đại, bảo đảm các quy định về sân bãi, khoảng cách ly, mật độ xây dựng… Kết hợp chặt chẽ tổ chức không gian sản xuất và không gian kiến trúc cảnh quan.
Các lô đất được tính toán thiết kế mặt tiền rộng trung bình 110-170m, chiều sâu trung bình 200 - 280m, diện tích trung bình 2,3- 4,7 ha. Tùy theo nhu cầu sử dụng của từng nhà đầu tư, tùy thuộc công năng của từng nhà máy, khu đất có thể mở rộng diện tích theo modun dự kiến.
e. Phân loại nhà máy dự kiến đầu tư xây dựng theo các nhóm ngành công nghiệp sau:
- Công nghiệp đặc thù: dệt, da, may, nhuộm, gia công kim loại, luyện kim…
- Công nghiệp đa ngành: chế biến thực phẩm, sản xuất các loại văn hóa phẩm… các ngành công nghiệp phụ trợ khác linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì…
f. Hệ thống cây xanh
- Bố trí theo dạng tuyến.
- Bố trí cây xanh chạy dài theo đường giao thông với bề rộng cây xanh 7m. Tạo không gian xanh theo tuyến đảm bảo môi trường trong sạch và cảnh quan thoáng mát trong khu công nghiệp.
- Vị trí tiếp giáp ranh giới được bố trí khoảng cây xanh cách ly 20m để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống hiện hữu.
4.2.2/ Tổ chức không gian chi tiết
a. Khu trung tâm điều hành và dịch vụ
- Vị trí: Phía Bắc trục trung tâm KCN
- Quy mô: 13,92 ha, chiếm 3,28%
- Khu vực điều hành được bố trí ở cổng vào các khu vực phát triển công nghiệp thuận lợi cho việc xây dựng các văn phòng làm việc và điều hành, thuế vụ, hải quan, các ngân hàng, cơ sở hỗ trợ tài chính, bãi đỗ xe, sân bãi. Tổ chức hợp khối các chức năng quản lý, điều hành và các chức năng có cùng trách nhiệm, nhiệm vụ.
- Chức năng các công trình dự kiến xây dựng:
+ Văn phòng giao dịch các trung tâm giới thiệu việc làm, các văn phòng đại diện các xí nghiệp, dịch vụ văn phòng, trung tâm hành chính và tổ chức, các tổng đài, y tế, cấp cứu…
|
|
+ Khối dịch vụ kỹ thuật- chuyển giao công nghệ.
+ Dịch vụ tư vấn (gồm các dịch vụ thông tin, kinh tế khoa học kỹ thuật)
+ Dịch vụ sinh hoạt, phục vụ đời sống: trạm xá, nhà ăn, giải khát, khu vực nghỉ ngơi, hỗ trợ lưu trú…
+ Giao thông, bến bãi đỗ xe.
+ Cây xanh cảnh quan
- Các chỉ tiêu chính:
+ Chiều cao công trình: từ 1-5 tầng,
+ Mật độ xây dựng: 40%.
+ Hệ số SDD: 2 lần
b. Khu đất công nghiệp đặc thù
- Vị trí: phía Bắc KCN
- Quy mô: 87,23 ha, chiếm 20,55% tổng diện tích KCN
- Dự diến phát triển các ngành công nghiệp:
+ Dệt, da, may, nhuộm (Công nghiệp may, dệt, nhuộm, in hoa; công nghiệp thuộc da và chế biến sản phẩm từ da).
+ Công nghiệp luyện kim đen & luyện kim màu...
+ Công nghiệp chế tạo máy móc & sản phẩm bằng kim loại có xi mạ…
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng – chế biến gỗ & giấy, bột giấy và lâm sản…
+ Công nghiệp đặc thù có nguy cơ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Do đặc thù loại hình các ngành công nghiệp nên lựa chọn vị trí phía Bắc của KCN và giáp với Khu xử lý nước thải, đảm bảo khoảng cách ly tới các khu dân cư tập trung.
Với quy mô nhà máy cần diện tích lớn, diện tích lô trung bình khoảng 7 – 9 ha được lựa chọn dựa trên tính chất ô nhiễm và yêu cầu về khoảng cách tới khu xử lý nước thải gần nhất.
|
|
- Các chỉ tiêu chính:
+ Mật độ xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp khoảng 60%
+ Tầng cao trung bình: 3 tầng.
+ Hệ số SDD: 1,8 lần
c. Khu đất công nghiệp đa ngành
- Vị trí: tiếp giáp về phía Nam với khu công nghiệp nặng và phía Nam KCN
- Quy mô: 215,94 ha, chiếm 50,86% tổng diện tích KCN
- Dự kiến phát triển các ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Công nghiệp sản xuất thủy tinh, gạch ngói, sành, sứ, đồ đá…
+ Công nghiệp phụ trợ: linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì…
+ Các ngành công nghiệp khác theo quy định pháp luật (ưu tiên các loại hình ít ô nhiễm)
Do nhu cầu đầu tư để xuất khẩu rất cao nên diện tích để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà máy lớn, diện tích lô trung bình khoảng 3,0 – 4,5ha. Mức độ ô nhiễm ở mức vừa phải, được lựa chọn vị trí tận dụng trục đường chính của khu công nghiệp nhằm tiếp cận về giao thông được thuận tiện nhất.
|
|
- Các chỉ tiêu chính:
+ Mật độ xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp khoảng 60%
+ Tầng cao trung bình: 3 tầng.
+ Hệ số SDD: 1,8 lần
d. Khu vực hạ tầng đầu mối kỹ thuật
Khu vực công trình kỹ thuật đầu mối gồm các công trình cung cấp và đảm bảo bảo kỹ thuật cho khu công nghiệp gồm các loại công trình: trạm biến áp, công trình xử lý nước thải, trạm cung cấp nước sạch.
Bố trí quỹ đất xây dựng các công trình hạ tầng đầu mối được đặt tại những vị trí không làm ảnh hưởng đến đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tuy nhiên phải phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm và bảo vệ môi trường.
Đất xây dựng công trình kỹ thuật đặt tại vị trí thuận lợi về mặt kỹ thuật cho trạm cấp nước, điện, xử lý nước thải.
* Khu xử lý nước thải
- Vị trí: phía Bắc khu công nghiệp, giáp ranh đường tuần tra biên giới
- Quy mô: 9,5 ha, chiếm 2,24% tổng diện tích KCN
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
|
|
* Trạm cấp điện, cấp nước
- Vị trí: phía Đông Nam KCN, gần trục đường trung tâm
- Quy mô: 3,79ha; chiếm 0,89% tổng diện tích KCN
e. Cây xanh trong khu công nghiệp
* Cây xanh vườn hoa tập trung
- Vị trí: tại khu vực trung tâm khu công nghiệp, giáp khu trung tâm dịch vụ điều hành
- Quy mô: 8,11 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích KCN
Bố trí vườn hoa tập trung tại khu vực trung tâm KCN, kết hợp với khu vực trung tâm dịch vụ - điều hành khu công nghiệp với quy mô lớn, nhằm mang lại không gian riêng nghỉ ngơi cho các chuyên gia và công nhân trong nhà máy.
* Hành lang cây xanh cảnh quan
- Vị trí: dọc các tuyến đường trong KCN
- Quy mô: 17,72 ha, chiếm 4,17% tổng diện tích KCN
Chủ yếu là cây bóng mát bố trí trên vỉa hè của các tuyến đường.
|
|
Bố trí dải cây xanh dọc các tuyến giao thông chính rộng khoảng 7m được sử dụng kết hợp bố trí hệ thống hạ tầng ngầm.
* Hành lang cây xanh cách ly
- Vị trí: xung quanh hàng rào khu công nghiệp
- Quy mô: 32,52 ha, chiếm 7,66% tổng diện tích KCN
Bố trí đất cây xanh cách ly tập trung xung quanh hàng rào khu công nghiệp với chiều rộng trung bình khoảng 20m. Cây xanh cách ly được tổ chức theo vành đai KCN.
|
|
Bố trí đất cây xanh cách ly tại xung quanh các công trình kỹ thuật, trạm xử lý nước thải.
* Cây xanh khác
- Cây xanh trang trí ở dải phân cách, dọc theo các dải cây xanh giữa đường phố và nhà máy.
- Ngoài ra trong khuôn viên các nhà máy, xí nghiệp, khu vực hạ tầng kỹ thuật: cần tổ chức trồng cây xanh, vườn hoa với tỷ lệ đạt trên 20% diện tích nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp.
|
|
Cây xanh cảnh quan, cây xanh tập trung bố trí đều trên mặt bằng KCN thành các khu cây xanh xen kẽ giữa các khu nhà máy nhằm tăng hiệu quả về cải thiện môi trường và cảnh quan chung cho tổng thể các khu vực nhà máy, xí nghiệp.
4.3/ Đề xuất kiến trúc cảnh quan
4.3.1. Định hướng phát triển các trục không gian
- Bố trí các trục:
+ Trục chính vào Khu công nghiệp
+ Trục cảnh quan xuyên suốt giữa khu công nghiệp
- Tổ chức không gian dọc theo trục trung tâm nối tiếp giữa khu công nghiệp và Khu trung tâm kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và phát triển theo hướng Bắc – Nam.
- Các nguyên tắc về thiết kế các trục không gian sẽ kết hợp việc bố trí của thảm cỏ, nhóm cây trồng và các trục cây xanh. Kết hợp hệ thống các trục cây xanh trung tâm - cây trên đường và khu vực cỏ bao quanh các nhà máy nhằm tạo nên một không gian thống nhất và hình thành tuyến đường mang tính trang trí, thư giãn.
4.3.2. Điểm nút giao thông và điểm nhấn không gian kiến trúc
a. Điểm nút giao thông
Lối vào chính giữa theo hướng Bắc - Nam khu đất: điểm nút nối từ khu trung tâm kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường đôi trong KCN. Điểm nút được thiết kế tạo hướng vào chính của khu công nghiệp, thiết kế cổng chào cho KCN tạo điểm nhấn kiến trúc, dẫn hướng vào trục chính chạy giữa khu và liên kết với các hướng nhánh (xương cá) trở thành đường nét riêng của KCN.
b. Điểm nhấn không gian kiến trúc
Ngoài cổng chào được thiết kế như một điểm nhấn kiến trúc, khu trung tâm dịch vụ - điều hành KCN được thiết kế với tầng cao 5 tầng tạo điểm nhấn bắt mắt cho toàn KCN.
Minh họa cổng chào
|
Minh họa công trình điểm nhấn
|
4.3.3. Mật độ, tầng cao
a. Mật độ
Mật độ xây dựng trung bình toàn khu từ 40-60% trong đó:
Khu trung tâm dịch vụ - điều hành KCN được xây dựng với mật độ khoảng 40%
Khu vực xây dựng nhà máy xí nghiệp có mật độ khoảng 60%
Khu vực hạ tầng kỹ thuật có mật độ khoảng 60%
Các khu vực phát triển cây xanh có mật độ khoảng 5-10%
b. Tầng cao
Tầng cao xây dựng trung bình toàn khu từ 1-5 tầng
Khu trung tâm dịch vụ - điều hành KCN có tầng cao xây dựng khoảng 5 tầng
Khu vực xây dựng nhà máy xí nghiệp có tầng cao xây dựng khoảng 3 tầng
4.3.4. Không gian xanh
* Tổ chức cây xanh
Cây xanh là yếu tố đóng vai trò là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trong cơ cấu cảnh quan. Cây xanh được tổ chức thành một thể liên hoàn và thống nhất từ cây xanh sân vườn xí nghiệp công nghiệp đến các công trình công cộng, cây xanh đường phố, cây xanh cách ly. Cây xanh trong Khu công nghiệp sẽ gồm 3 thành phần chủ yếu:
Cây xanh cách ly: được được chú trọng bố trí thành dải cây xanh ven khu công nghiệp, vừa mang chức năng cách ly kỹ thuật, vừa mang chức năng trang trí, góp phần làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, cải thiện vi khí hậu tiểu khu vực (làm giảm những tác động tiêu cực và độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn và khí thải). Chủ yếu bố trí các loại cây bóng mát, xanh tốt quanh năm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Tán có hình dáng đơn giản như tán tròn không cắt xén, phối mầu đơn sắc, biến đổi nhẹ nhàng, ít có tính đột biến cả về mầu sắc và đường nét.
Hệ thống cây xanh trang trí bố trí tập trung tại khu vực khu dịch vụ KCN, tại trục đường chính của khu công nghiệp. Trong khu vực dịch vụ, ở điểm nút của trục ngang KCN phía khu vực các công trình hành chính, dịch vụ bố trí một tổ hợp kiến trúc cảnh quan làm điểm nhấn, phong phú tổ chức không gian và chất lượng sống trong khu công nghiệp.
Hệ thống cây xanh dọc các trục giao thông với chiều rộng 7m tính từ chỉ giới đường đổ vào ranh giới xây dựng xí nghiệp công nghiệp vừa mang chức năng trang trí vừa mang chức năng cải thiện vi khí hậu, giảm tiếng ồn và độ bụi. Chủ yếu bố trí cây xanh bóng mát kết hợp cây xanh trang trí và cây bụi. Phối kết cây trồng theo chủ đề, sử dụng các loại cây có tính trang trí mỹ thuật cao kết hợp với loại cây bụi nhỏ và thảm cỏ.
Hệ thống cây xanh trên đường bao gồm: cây bóng mát, cây trang trí trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông. Quản lý, trồng, chăm sóc cây xanh phải tuân thủ theo quy định tại quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 quy định về quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Bình Phước và quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 18/9/2014 ban hành danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên đường phố công viên – vườn hoa và các khu vực công cộng khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Hệ thống cây xanh dọc theo các trục đường vừa mang chức năng trang trí vừa góp phần cải thiện vi khí hậu, giảm tiến ồn và bụi. Bố trí 2 loại cây xanh: cây xanh ở giải phân cách và cây xanh 2 bên vỉa hè.
+ Đối với dải cây xanh ở giải phân cách bố trí cây trang trí có chiều cao trên 8m và các loại cây bụi, cây có lá, có hoa làm cảnh nhiều mầu sắc như: cỏ nhung, tía tô cảnh, môn đốm, ô rô gân vàng, trắc bá . . .
+ Đối với cây xanh 2 bên vỉa hè: bố trí đan xen từng đoạn các loại cây xanh bóng mát và có hoa như: Bằng lăng, Muồng hoa đào, chò nâu.
4.4/ Quy hoạch sử dụng đất
Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 424,54ha, trong đó:
- Đất trung tâm dịch vụ - điều hành KCN có tổng diện tích khoảng 13,92ha, chiếm 3,28% tổng diện tích KCN;
- Đất xây dựng nhà máy công nghiệp có tổng diện tích khoảng 303,17ha, chiếm 71,41% tổng diện tích KCN, bao gồm:
+ Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (dệt, nhuộm, gia công kim loại, luyện kim…) có diện tích khoảng 87,23ha;
+ Đất nhà máy công nghiệp đa ngành có diện tích khoảng 215,94ha;
- Đất cây xanh có tổng diện tích khoảng 58,35ha, chiếm 13,74% tổng diện tích KCN, bao gồm:
+ Đất cây xanh vườn hoa có diện tích khoảng 8,11ha;
+ Đất cây xanh cảnh quan (dải cây xanh kết hợp hành lang hạ tầng kỹ thuật 7m dọc các tuyến giao thông) có diện tích khoảng 17,72ha;
+ Đất cây xanh cách ly khu công nghiệp có diện tích khoảng 32,52ha;
- Đất hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích khoảng 13,29ha, chiếm 3,13% tổng diện tích KCN;
- Đất giao thông có tổng diện tích khoảng 35,81ha, chiếm 8,44% tổng diện tích KCN.
Bảng cân bằng sử dụng đất đai
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Diện tích đất (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Mật độ xây dựng tối đa (%)
|
Diện tích xây dựng tối đa (ha)
|
Hệ số SDĐ tối đa (lần)
|
Tầng cao (tầng)
|
|
Tổng diện tích lập quy hoạch
|
|
424,54
|
100,0
|
40-60
|
198,77
|
0,05-2
|
1 - 5
|
1
|
Đất trung tâm dịch vụ - điều hành KCN
|
DV
|
13,92
|
3,28
|
40,0
|
5,57
|
2,00
|
1 - 3
|
2
|
Đất xây dựng nhà máy công nghiệp
|
CN
|
303,17
|
71,41
|
60,0
|
181,90
|
1,80
|
1 - 5
|
3
|
Đất cây xanh
|
CX
|
58,35
|
13,74
|
10,0
|
3,32
|
0,10
|
1 - 2
|
4
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
13,29
|
3,13
|
60,0
|
7,97
|
1,20
|
1 - 2
|
5
|
Đất giao thông
|
|
35,81
|
8,44
|
|
|
|
|
Bảng thống kê chi tiết các chỉ tiêu sử dụng đất
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Diện tích đất (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Mật độ xây dựng tối đa
(%)
|
Diện tích xây dựng (ha)
|
Tầng cao tối đa
(tầng)
|
Hệ số SDĐ (lần)
|
|
|
|
Tổng diện tích lập quy hoạch
|
|
424,54
|
100,0
|
40-60
|
198,8
|
1-5
|
0,05-2
|
|
1
|
Đất trung tâm dịch vụ - điều hành KCN
|
DV
|
13,92
|
3,28
|
40
|
5,57
|
5
|
2
|
|
2
|
Đất xây dựng nhà máy công nghiệp
|
CN
|
303,17
|
71,41
|
60
|
181,90
|
3
|
1,8
|
|
2,1
|
Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (dệt, nhuộm, gia công kim loại, luyện kim…)
|
|
87,23
|
20,55
|
60
|
52,34
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN01
|
17,93
|
4,22
|
60
|
10,76
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN02
|
22,2
|
5,23
|
60
|
13,32
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN03
|
18,68
|
4,40
|
60
|
11,21
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN04
|
28,42
|
6,69
|
60
|
17,05
|
3
|
1,8
|
|
2,2
|
Đất nhà máy công nghiệp đa ngành
|
|
215,94
|
50,86
|
60
|
129,56
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN05
|
11,51
|
2,71
|
60
|
6,91
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN06
|
17,61
|
4,15
|
60
|
10,57
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN07
|
11,51
|
2,71
|
60
|
6,91
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN08
|
17,61
|
4,15
|
60
|
10,57
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN09
|
14,44
|
3,40
|
60
|
8,66
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN10
|
12,26
|
2,89
|
60
|
7,36
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN11
|
14,07
|
3,31
|
60
|
8,44
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN12
|
13,71
|
3,23
|
60
|
8,23
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN13
|
20,95
|
4,93
|
60
|
12,57
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN14
|
12,43
|
2,93
|
60
|
7,46
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN15
|
18,99
|
4,47
|
60
|
11,39
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN16
|
6
|
1,41
|
60
|
3,60
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN17
|
9,16
|
2,16
|
60
|
5,50
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN18
|
10,58
|
2,49
|
60
|
6,35
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN19
|
7,97
|
1,88
|
60
|
4,78
|
3
|
1,8
|
|
|
|
CN20
|
17,14
|
4,04
|
60
|
10,28
|
3
|
1,8
|
|
3
|
Đất cây xanh
|
CX
|
58,35
|
13,74
|
10
|
3,32
|
1
|
0,1
|
|
3.1
|
Đất cây xanh vườn hoa
|
CX01
|
8,11
|
1,91
|
10
|
0,81
|
1
|
0,1
|
|
3.2
|
Đất cây xanh cảnh quan (dải cây xanh 7m dọc các tuyến giao thông)
|
|
17,72
|
4,17
|
5
|
0,89
|
1
|
0,05
|
|
|
|
CX02
|
2,19
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX03
|
1,93
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX04
|
1,59
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX05
|
1,59
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX06
|
1,73
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX07
|
3,32
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX08
|
1,69
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX09
|
1,63
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX10
|
0,81
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CX11
|
1,24
|
|
|
|
|
|
|
3.3
|
Đất cây xanh cách ly khu công nghiệp
|
CXCL
|
32,52
|
7,66
|
5
|
1,63
|
1
|
0,05
|
|
|
|
CXCL01
|
6,08
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL02
|
2,45
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL03
|
1,72
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL04
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL05
|
1,94
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL06
|
3,61
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL07
|
2,87
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL08
|
4,81
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL09
|
3,33
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL10
|
1,66
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CXCL11
|
2,05
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
13,29
|
3,13
|
60
|
7,97
|
2
|
1,2
|
|
4.1
|
Trạm xử lý nước thải
|
HT01
|
9,5
|
2,24
|
60
|
5,70
|
2
|
1,2
|
|
4.2
|
Trạm điện và trạm cấp nước
|
HT02
|
3,79
|
0,89
|
60
|
2,27
|
2
|
1,2
|
|
5
|
Đất giao thông
|
|
35,81
|
8,44
|
|
|
|
|
|
CHƯƠNG 5
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.1/ Quy hoạch san nền
5.1.1/ Các tiêu chuẩn – quy trình kỹ thuật áp dụng cho thiết kế san nền
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
- TCVN 4447 – 12: Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
5.1.2/ Giải pháp thiết kế san nền
a. Đặc điểm hiện trạng khu đất
- Khu vực quy hoạch thuộc vùng trung du, địa hình mang đặc trưng của miền núi với các dải đồi đất chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cao độ tự nhiên của khu vực thay đổi tương đối lớn. Cao độ tự nhiên thấp nhất 77,41m và cao độ tự nhiên cao nhất là 98,97m.
- Với phương án quy hoạch mặt bằng khu vực, giải pháp thiết kế san nền tạo mặt bằng khu với hướng dốc từ phía đông về phía tây khu đất, sau đó đổ về hệ thống thu nước bố trí dọc các tuyến đường và thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
b. Nguyên tắc chung
- Nguyên tắc thiết kế san nền dựa trên cơ sở cao độ nút giao thông và độ dốc, hướng dốc của các trục đường.
- Đảm bảo sự tiêu thoát nước nhanh, không ngập lụt trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước mưa trong khu vực xây dựng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu, thoát hiện có của khu vực lân cận.
- Khối lượng thi công đào đắp ít nhất, tiết kiệm kinh phí đầu tư
- Đảm bảo thoát nước tự chảy
- An toàn sử dụng
c. Cao độ và độ dốc san nền
- Căn cứ hướng thoát nước chung cho toàn Khu công nghiệp thoát nước về 2 hướng là Tây Bắc và phía Tây Nam khu đất.
- Căn cứ Quy hoạch chung của vùng.
- Căn vào điểm đấu nối với khu vực bên ngoài.
- Phương án san nền cho khu vực như sau
Cao độ san nền cao nhất: +93,00 m
Cao độ san nền thấp nhất: +77,00 m
Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy I=0,004
Mái dốc ta luy nền đào m=1:1; nền đắp m=1:1,5
Trước khi san lấp nền phải dọn sạch cây cối trên mặt bằng
d. Hướng dốc và độ dốc san nền
Giải pháp san nền dựa trên địa hình tự nhiên, đảm bảo độ dốc dọc phục vụ các loại xe đi lại thuận tiện trong khu đất.
- Các lô đất quy hoạch với độ dốc thiết kế hợp lý. Hướng dốc san nền tạo dốc về các trục đường, từ đó nước được dẫn vào hệ thống thoát nước đặt dưới vỉa hè, thu gom bằng các cửa thu sát mép vỉa hè sau đó được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của khu.
- San nền theo địa hình từng khu vực:
- Hướng dốc san nền từ lô đất về hệ thống thoát nước nằm dọc các tuyến đường giao thông, với độ dốc san nền i=0,4% ¸ 0,8%
- Đối với khu vực đồi cao, độ dốc san nền i=1% ¸ 2%.
e. Độ chặt đầm nền thiết kế
- Đất san lấp trong các lô đất đầm nén với độ chặt K=0,90.
- Đất san lấp nền đường độ chặt đầm nén k = 0,95.
- Ta luy nền đào m=1/0,75-1/1, nền đắp m=1/1,5. Bề mặt mái dốc nền đắp được trồng cỏ để gia cố.
f. Giải pháp kỹ thuật san nền
- Đào bỏ lớp đất hữu cơ, cây cỏ trên mặt với chiều dày trung bình 30cm trước khi tiến hành công tác đắp nền, tại các vị trí ruộng, ao hồ phải nạo vét hết bùn trước khi đắp. (Tạm tính trung bình đào hữu cơ và vét bùn là 30cm)
- Vật liệu dự kiến dùng để đắp: Đất đồi có trong khu vực.
- San nền theo từng lớp 25-30cm, đầm nén đạt độ chặt K=0,90.
g. Khối lượng thi công
Trên cơ sở cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế trong từng lô đất tính toán sơ bộ khối lượng đào và đắp:
STT
|
Công việc
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Khối lượng vét hữu cơ
|
1.730.500
|
m2
|
2
|
Khối lượng đắp nền giao thông
|
286.400
|
m3
|
3
|
Khối lượng đào nền giao thông
|
312.600
|
m3
|
4
|
Khối lượng san nền đắp trong các lô
|
2.816.800
|
m3
|
5
|
Khối lượng san nền đào trong các lô
|
3.392.200
|
m3
|
Tận dụng đất đào để phục vụ cho đắp nền.
5.2/ Quy hoạch thoát nước mưa
5.2.1/ Tiêu chuẩn thiết kế
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2008/BXD.
+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước 20TCN-51-84 ; TCXD7957-2008
+ QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
5.2.2/ Giải pháp thiết kế
a. Lưu vực và hướng thoát nước:
Hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp sẽ được xây dựng trên cơ sở bám sát tính chất lưu vực tự nhiên hiện có và thiết kế san nền của khu công nghiệp.
Hướng thoát nước chính theo tự nhiên của khu vực dự án có 2 tuyến thoát nước chính:
Lưu vực thoát nước 1 nằm ở phía Bắc dự án có hướng chính của khu dự án chảy từ Đông Nam sang Tây Bắc đổ ra sông Chiu Riu.
Lưu vực thoát nước 2 nằm ở phía Nam dự án có hướng chính của khu dự án chảy từ Bắc sang Tây Nam đổ ra kênh tiêu T1.
Phía Tây dự án xây dựng hệ thống mương hở xây đá hộc để thu gom nước trong khu công nghiệp nhằm làm giảm chiều sâu chôn cống.
b. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước mưa
Phương án thoát nước mưa: dung kiểu hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn gồm: mạng lưới thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt + sản xuất riêng.
Các tuyến thoát nước mưa sẽ được thiết kế bằng hệ thống cống tròn BTCT và hệ thống mương hở bố trí dọc theo các trục đường thu nước mưa từ các khu vực xây dựng để thoát ra hệ thống sông và suối thoát nước.
Kênh T1 tưới tiêu kết hợp đổ về sông Sài Gòn, đoạn đi qua khu lập quy hoạch dài 950m. Theo dự án thiết kế tuyến kênh trên sẽ có tiết diện hình thang đáy rộng 3m, đỉnh rộng 12m, sâu 3m. Quy hoạch sẽ nắn chỉnh hướng tuyến nhưng vẫn giữ nguyên quy mô của tuyến kênh và cả điểm đầu, điểm cuối kênh đoạn giáp ranh giới đảm bảo khớp nối với toàn bộ dự án kênh.
Phía Tây dự án xây dựng hệ thống mương hở xây đá hộc để thu gom nước trong khu công nghiệp nhằm làm giảm chiều sâu chôn cống. Đoạn đi qua khu liên hiệp xử lý chất thải sẽ được ngầm hóa để đảm bảo môi trường.
Khu vực phía Đông Bắc hiện có 2 tuyến suối hiện trạng đi vào khu vực lập quy hoạch. Phương án quy hoạch sẽ dẫn dòng các tuyến suối trên đưa vào hệ thống thoát nước mưa sau đó thoát ra đúng vị trí cuối nguồn của suối hiện trạng. (Vị trí cụ thể các tuyến cống được thể hiện trong bản vẽ QH06)
c. Vật liệu rãnh thoát nước
Mạng lưới thoát nước trong khu công nghiệp dùng cống tròn BTCT kết hợp với hệ thống rãnh bê tông đậy tấm đan bê tông cốt thép. Tuyến cống chạy dọc theo các đường giao thông để thu nước mưa của đường và trong các lô đất khu công nghiệp có đường kính từ D800-D1500. Hệ thống rãnh bê tông đậy tấm đan BTCT có kích thước BXH=2000x1500 và BXH=3000x2000. Thu nước đường ở khu công nghiệp dùng hố ga hàm ếch (thu nước mưa gián tiếp) đặt dọc theo theo lề đường.
Tuyến mương bao chạy dọc nằm ở phía Tây dự án bên đường trung tâm là tuyến mương hở xây đá.
5.2.3/ Tiêu chuẩn và công thức tính toán
Tính toán thuỷ lực theo TCVN 7957:2008 hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp ‘cường độ giới hạn’. Lưu lượng nước mưa trong cống tính theo công thức:
Q = m x y x q x Ø ( l/s)
Trong đó : Q : Lưu lượng tính toán cho 1 đoạn cống ( l/s )
y : Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ của lưu vực thoát nước lấy trung bình y = 0,7.
m : Hệ số phân bố mưa rào, xác định theo công thức :
m = 1 / (1+0.001 x Ø2/3).
Với diện tích của lưu vực thoát nước lớn hơn 300 ha lấy m = 0.94.
Ø: Diện tích lưu vực (ha )
q : Cường độ mưa tính toán ( l/s.ha) tính theo công thức :
(3)
Trong đó:
Với q: cường độ mưa tính toán ( l/s/ha),
P: chu kỳ ngập lụt lấy P = 10 năm đối với khu công nghiệp và p=2 đối với khu đô thị.
t: thời gian tập trung nước mưa (phút)
A,C,b,n- Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có thể chọn theo Phụ lục B; đối với vùng không có thì tham khảo vùng lân cận. Đối với khu công nghiệp lấy thông số khí hậu địa điểm gần nhất là Tp Bảo Lộc
b = 30 c = 0,58
n = 0,95 A= 11.100
Tính toán thuỷ lực:
Tính toán thuỷ lực cho tuyến ống cống sẽ căn cứ theo lưu lượng chảy lớn nhất trong 1 giây theo công thức Manning.
Q = 1/n x W x R2/3 x I1/2
Trong đó :
Q : Lưu lượng tính toán ( khả năng tiêu). W : Diện tích mặt cắt ướt
v : Vận tốc dòng chảy I : Độ dốc thuỷ lực
R : Bán kính thuỷ lực n : Hệ số nhám ( với rãnh bê tông thì n = 0,015, mương hở đất n=0.03 và mương hở xây đá n=0.025).
5.2.4/ Tổng hợp khối lượng:
Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
|
|
1
|
D800 mm
|
m
|
8.170
|
|
2
|
D1000 mm
|
m
|
6.840
|
|
3
|
D1500 mm
|
m
|
4.900
|
|
4
|
Cống hộp 2000x1500
|
m
|
2.750
|
|
5
|
Cống hộp 2000x2000
|
m
|
3.270
|
|
6
|
Cống hộp 3000x2000
|
m
|
315
|
|
7
|
Mương hở phía Tây
|
m
|
5.130
|
|
5.3/ Quy hoạch giao thông
5.3.1/ Các tiêu chuẩn – quy trình kỹ thuật áp dụng cho thiết kế giao thông
- Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước.
- Bản đồ đo đạc địa hình 1/2000 do chủ đầu tư cung cấp.
- Các quy hoạch, dự án xây dựng đang được triển khai trong khu vực quy hoạch và khu vực lân cận.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.
5.3.2/ Quy hoạch hệ thống đường giao thông
a. Giao thông đối ngoại
Tuyến đường đối ngoại theo Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Gồm 4 tuyến đường chạy quanh khu công nghiệp: tuyến có lộ giới 31m (lòng đường 15m; vỉa hè 8x2=16m) và tuyến có lộ giới 26,5m (lòng đường 10,5m; vỉa hè 5x2=16m).
b. Giao thông khu vực
- Thiết kế mạng lưới
Mạng lưới đường trong khu công nghiệp được thiết kế theo dạng ô vuông với khoảng cách các lưới đường từ 300-500m tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân khu chức năng các loại hình công nghiệp và thuận lợi cho việc khai thác các lô đất công nghiệp. Mạng lưới đường bao gồm: tuyến đường trục chính chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (mặt cắt 1-1) đóng vai trò là tuyến đường chính kết nối ra đường đối ngoại; tuyến trục chính chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (mặt cắt 2-2) có vai trò liên kết các khu chức năng trong khu công nghiệp; Các tuyến đường phân khu (mặt cắt 3-3) song song và vuông góc với tuyến đường trục chính khu công nghiệp.
- Phân cấp đường và quy mô các tuyến
* Đường trục chính
+ Mặt cắt 1-1, lộ giới 63m, trong đó: lòng đường 18x2=36m; vỉa hè 6,5x2=13m; dải phân cách 14m.
+ Mặt cắt 2-2, lộ giới 28,5m, trong đó: lòng đường 22,5m; vỉa hè 3x2=6m.
* Đường phân khu vực
+ Mặt cắt 3-3, lộ giới 21m, trong đó: lòng đường 15m; vỉa hè 3x2=6m.
- Bãi đỗ xe
Các bãi đỗ xe được bố trí trong các nhà máy, xí nghiệp, trong khuôn viên khu công cộng dịch vụ của khu công nghiệp.
5.3.3/ Khối lượng giao thông
Stt
|
Hạng mục
|
Kí hiệu
mặt cắt
|
Quy mô
(m)
|
Chiều dài
(m)
|
Diện tích
(m)
|
1
|
Đường trục chính khu vực
|
|
|
|
|
a
|
Đường có lộ giới 63m
|
1-1
|
63
|
856,1
|
57.016,3
|
b
|
Đường có lộ giới 28,5m
|
2-2
|
28,5
|
4.932,8
|
143.271,2
|
2
|
Đường phân khu vực
|
3-3
|
21
|
8.086,4
|
157.812,5
|
|
Tổng
|
|
|
13.875,3
|
358.100,0
|
5.3.4./ Các chỉ tiêu kỹ thuật mạng lưới đường
- Tổng diện tích mạng lưới đường: 35,81 ha chiếm 8,44% diện tích đất.
- Tổng chiều dài mạng lưới đường: 13,9km.
- Mật độ mạng lưới đường: 3,3km/km2.
Stt
|
Hạng mục
|
Kí hiệu
mặt cắt
|
Quy mô
(m)
|
Chiều dài
(m)
|
Diện tích
(m)
|
1
|
Đường trục chính khu vực
|
|
|
|
|
a
|
Đường có lộ giới 63m
|
1-1
|
63
|
856,1
|
57.016,3
|
b
|
Đường có lộ giới 28,5m
|
2-2
|
28,5
|
4.932,8
|
143.271,2
|
2
|
Đường phân khu vực
|
3-3
|
21
|
8.086,4
|
157.812,5
|
|
Tổng
|
|
|
13.875,3
|
358.100,0
|
5.3.5/ Cắm mốc chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
- Cắm mốc đường:
Các tuyến đường được thiết kế cắm mốc tại điểm giao nhau của tim tuyến.
Tọa độ X(m) và Y(m) của các mốc thiết kế được tính toán trên lưới tọa độ của bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/2000 theo hệ tọa độ quốc gia VN2000.
- Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:
+ Chỉ giới đường đỏ: được xác định trên cơ sở tim đường và mặt cắt ngang đường quy hoạch.
+ Chỉ giới xây dựng: Được xác định bằng khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ. Trị số khoảng lùi phụ thuộc vào cấp đường, tính chất đường, công trình dọc trên đường...
+ Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng được xác định cụ thể trên bản vẽ “Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng”.
5.4/ Quy hoạch cấp nước
5.4.1/ Tiêu chuẩn áp dụng
- QCVN 07-2016/BXD: Quy chuẩn xây dựng quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- TCXD 33 – 2006: Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 2622-1996: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình.
5.4.2/ Nhu cầu sử dụng nước
- Nước cấp cho các xí nghiệp CN: 30 m3/ha.ngđ
- Nước cấp cho các khu kỹ thuật: 25 m3/ha.ngđ
- Nước cấp cho trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng: 20 m3/ha.ngđ
- Nước tưới cây: 30 m3/ha.ngđ
- Nước tưới đường: 5 m3/ha.ngđ
- Dự phòng, rò rỉ: 15%
- Nước bản thân nhà máy nước: 4%.
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Quy mô
(ha)
|
Tiêu chuẩn
(m3/ha.ngđ)
|
Nhu cầu (m3/ngđ)
|
1
|
Đất trung tâm dịch vụ - điều hành KCN
|
DV
|
13,92
|
20
|
278
|
2
|
Đất xây dựng nhà máy công nghiệp
|
CN
|
303,17
|
30
|
9.095
|
3
|
Đất cây xanh
|
CX
|
58,35
|
30
|
1.751
|
4
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
13,29
|
25
|
332
|
5
|
Đất giao thông
|
|
35,81
|
5
|
179
|
6
|
Nước dự phòng rò rỉ 15%
|
|
|
|
1.745
|
7
|
Nước bản thân nhà máy 4%
|
|
|
|
465
|
|
Nhu cầu cấp nước trung bình
|
|
|
|
13.845
|
|
Nhu cầu cấp nước ngày max (k=1,2)
|
|
|
|
16.614
|
|
Nhu cầu cấp nước ngày max làm tròn
|
|
|
|
17.000
|
Tổng nhu cầu cấp nước ngày max khoảng: 17.000 m3/ngđ.
5.4.3/ Nguồn nước
Theo quy hoạch chung nguồn nước và công trình đầu mối cấp nước: Nhà máy nước số 1 tại xã Lộc Hòa công suất 15.000 m3/ngđ, nguồn nước hồ suối Nuy; NMN số 2 tại xã Lộc Tấn công suất 15.000 m3/ngđ, khai thác nước Hồ Lộc Thạnh; NMN số 3 tại Lộc Hiệp công suất 45.000 m3/ngđ lấy nước Sông Bé.
Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt hệ thống cấp nước chung của toàn khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư chưa được hoàn thiện, khu công nghiệp xây dựng nhà máy cấp nước với công suất tối đa 17.000 m3/ngđ. Nguồn nước thô lấy từ nước ngầm xung quanh khu dự án nghiên cứu. Công suất thực tế của nhà máy cấp nước sẽ tùy thuộc vào tiến độ xây dựng khu công nghiệp. Về dài hạn vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước chung theo QHC đã xác định, hạn chế các ảnh hưởng do việc khai thác nước ngầm lâu dài.
5.4.4/ Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước
- Mạng lưới cấp nước của khu công nghiệp là đường ống cấp nước kết hợp cấp nước sản xuất và chữa cháy theo một đường ống chung. Mạng lưới đường ống được thiết kế theo mạng vòng kết hợp với mạng lưới cụt. Mạng lưới đường ống bao gồm các tuyến ống chính cấp nước có đường kính D200mm-D300mm và các tuyến ống cấp nước phân phối có đường kính D150mm-D200mm. Đường ống cấp nước đặt bên dưới vỉa hè, độ sâu đặt ống trung bình 1m (tính đến đỉnh ống).
- Trên mạng lưới đường ống cấp nước chính có bố trí các hố ga xả cặn ở nới thấp để sục rửa và van xả khí ở nơi cao.
- Các tuyến ống chính hoặc đoạn quá dài > 1km và ở các nút có đặt các van khóa với mục đích khóa tạm 1 đoạn ống để sửa chữa.
- Tại các góc chuyển hướng, van, tê, cút đều đặt các trụ đỡ bằng bê tông cốt thép.
- Trên các đường ống phân phối nước vào các công trình đơn vị có bố trí tê chờ, hố van để đấu nối với ống cấp nước vào từng công trình đơn vị.
- Cấp nước cứu hoả: Hệ thống cấp nước cứu hoả được thiết kế là hệ thống cấp nước cứu hoả áp lực thấp. Việc chữa cháy sẽ do xe cứu hoả của đội chữa cháy của KCN thực hiện. Nước cấp cho xe cứu hoả được lấy từ các trụ cứu hoả dọc đường. Các trụ cứu hoả kiểu nổi theo tiêu chuẩn 6379-1998 được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống với cự ly khoảng 150m 1 trụ cứu hoả.
5.4.5/ Tính toán thuỷ lực
- Mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được tính toán thuỷ lực đảm bảo cấp nước trong hai trường hợp:
- Trong giờ dùng nước lớn nhất.
- Trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra.
- Chọn 2 đám cháy xảy ra đồng thời tại 2 điểm bất lợi nhất với lưu lượng mỗi đám cháy Q cháy= 15l/s.
- Khi tính toán thuỷ lực cho mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất, tính toán cấp nước cho khu công nghiệp với áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất tối thiểu 12m.
5.4.6/ Vật liệu đường ống, vị trí đặt ống cấp nước
Vật liệu ống cấp nước dùng ống gang dẻo miệng bát dùng cho khu công nghiệp có đường kính từ D150-D300mm chịu áp lực pn=16. Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 1m (tính từ mặt đất đến đỉnh ống).
Các van chặn tại các điển nút thuộc tuyến ống chính và van lắp trụ cứa hỏa dùng loại van có mặt bích BB theo tiêu chuẩn DIN8074:1999, để tháo lắp khi sử chữa. Trụ cứu hỏa được sử dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam 6379-1998.
Tất cả các van khóa và tê, cút đều đặt trụ đỡ ống bằng bê tông đá dăm mác 200. Tất cả mạng lưới đường ống đều lấp cát và tưới nước đầm chặt đạt K=0.9.
Các hố van xả khí và xả cặn đều xây bằng gạch đặc mác 100 vữa xi măng cát mác 75 và trát trong bằng vữa xi măng mác 75, nắp đan bằng bê tông cốt thép mác 200#.
5.4.7/ Tổng hợp khối lượng:
Bảng tổng hợp khối lượng cấp nước
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
|
|
1
|
D300mm
|
m
|
6.000
|
|
2
|
D200mm
|
m
|
12.500
|
|
3
|
D150mm
|
m
|
5.500
|
|
4
|
Trụ cứu hỏa
|
Trụ
|
51
|
|
5.5/ Quy hoạch cấp điện
5.5.1/ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
- QCVN: 01:2008/QĐ-BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Các quy định của Công ty Điện lực Bình Phước – Công ty lưới điện Cao thế Miền Nam
- Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam trong công tác quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện.
5.5.2/ Dự báo nhu cầu điện năng
Chỉ tiêu tiêu thụ điện đối với các phụ tải được liệt kê dưới đây (lấy theo QCXDVN 01:2008 kèm Quyết định số QĐ04/2008-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ xây dựng):
+ Công nghiệp nhẹ 200kW/ha
+ Công nghiệp nặng 400kW/ha
+ Đất hạ tầng kỹ thuật 200kW/ha
+ Đất Trung tâm dịch vụ - điều hành KCN 200kW/ha
+ Cây xanh, mặt nước 7kW/ha
+ Đất giao thông 5kW/ha.
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Diện tích (ha)
|
Chỉ tiêu
(Kw/dv)
|
Tổng công suất (Kw)
|
|
|
1
|
ĐẤT TRUNG TÂM DỊCH VỤ - ĐIỀU HÀNH KCN
|
DV
|
5,57
|
200
|
1114
|
|
2
|
ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP
|
CN
|
181,90
|
|
|
|
2.1
|
Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (dệt, da, may, nhuộm…)
|
|
24,08
|
|
|
|
|
|
CN01
|
10,76
|
200
|
2152
|
|
|
|
CN02
|
13,32
|
200
|
2664
|
|
2.2
|
Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (chế tạo kim loại và luyện kim )
|
|
28,26
|
|
|
|
|
|
CN03
|
11,21
|
400
|
4483
|
|
|
|
CN04
|
17,05
|
400
|
6821
|
|
2.3
|
Đất nhà máy công nghiệp đa ngành
|
|
129,56
|
|
|
|
|
|
CN05
|
6,91
|
400
|
2762
|
|
|
|
CN06
|
10,57
|
400
|
4226
|
|
|
|
CN07
|
6,91
|
400
|
2762
|
|
|
|
CN08
|
10,57
|
400
|
4226
|
|
|
|
CN09
|
8,66
|
400
|
3466
|
|
|
|
CN10
|
7,36
|
400
|
2942
|
|
|
|
CN11
|
8,44
|
400
|
3377
|
|
|
|
CN12
|
8,23
|
400
|
3290
|
|
|
|
CN13
|
12,57
|
400
|
5028
|
|
|
|
CN14
|
7,46
|
400
|
2983
|
|
|
|
CN15
|
11,39
|
400
|
4558
|
|
|
|
CN16
|
3,60
|
400
|
1440
|
|
|
|
CN17
|
5,50
|
400
|
2198
|
|
|
|
CN18
|
6,35
|
400
|
2539
|
|
|
|
CN19
|
4,78
|
400
|
1913
|
|
|
|
CN20
|
10,28
|
400
|
4114
|
|
3
|
ĐẤT CÂY XANH
|
CX
|
3,32
|
|
|
|
3.1
|
Đất cây xanh vườn hoa
|
CX01
|
0,81
|
7
|
6
|
|
3.2
|
Đất cây xanh cảnh quan (dải cây xanh 7m dọc các tuyến giao thông)
|
|
0,89
|
|
|
|
|
|
CX02
|
|
7
|
15
|
|
|
|
CX03
|
|
7
|
14
|
|
|
|
CX04
|
|
7
|
11
|
|
|
|
CX05
|
|
7
|
11
|
|
|
|
CX06
|
|
7
|
12
|
|
|
|
CX07
|
|
7
|
23
|
|
|
|
CX08
|
|
7
|
12
|
|
|
|
CX09
|
|
7
|
11
|
|
|
|
CX10
|
|
7
|
6
|
|
|
|
CX11
|
|
7
|
9
|
|
3.3
|
Đất cây xanh cách ly khu công nghiệp
|
CXCL
|
1,63
|
|
|
|
|
|
CXCL01
|
|
7
|
43
|
|
|
|
CXCL02
|
|
7
|
17
|
|
|
|
CXCL03
|
|
7
|
12
|
|
|
|
CXCL04
|
|
7
|
14
|
|
|
|
CXCL05
|
|
7
|
14
|
|
|
|
CXCL06
|
|
7
|
25
|
|
|
|
CXCL07
|
|
7
|
20
|
|
|
|
CXCL08
|
|
7
|
34
|
|
|
|
CXCL09
|
|
7
|
23
|
|
|
|
CXCL10
|
|
7
|
12
|
|
|
|
CXCL11
|
|
7
|
14
|
|
4
|
ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT
|
HT
|
7,97
|
|
|
|
4.1
|
Trạm xử lý nước thải
|
HT01
|
5,70
|
200
|
1140
|
|
4.2
|
Trạm điện và trạm cấp nước
|
HT02
|
2,27
|
200
|
455
|
|
5
|
ĐẤT GIAO THÔNG
|
|
|
5
|
179
|
|
|
Tổng công suất toàn khu (KW)
|
|
|
|
71.190
|
|
|
Hệ số đồng thời
|
|
|
|
0,7
|
|
|
Hệ số cosφ
|
|
|
|
0,9
|
|
|
Hệ số dự phòng phát triển
|
|
|
|
1,1
|
|
|
Tổng công suất biểu kiến toàn khu (KVA)
|
|
|
|
60.907
|
|
Tổng công suất biểu kiến toàn khu là 60.907 kVA ~ 61 MVA
5.5.3/ Phương án cấp điện
a. Nguồn điện cao thế 110KV:
- Khu công nghiệp Ledana sẽ được cấp điện từ trạm điện 110KV Hoa Lư 110/22kV – 2X40MVA nằm trong quy hoạch chung được phê duyệt.
- Đường dây 110KV rẽ nhánh đấu nối trạm 110KV Hoa Lư đang được lập báo cáo nghiên cứu khả thi do Tổng công ty Điện lực Miền Nam làm chủ đầu tư. Vị trí trạm đã được Tổng công ty Điện lực Miền Nam xác định, tuy nhiên vị trí trạm 110KV dự kiến không phù hợp với kiến trúc cảnh quan chung của khu công nghiệp. Đề xuất di chuyển trạm 110KV Hoa Lư xuống phía Nam khoảng 400m (vị trí cụ thể xem trên bản vẽ Quy hoạch cấp điện). Các hướng tuyến đường dây 110KV rẽ nhánh đấu nối trạm 110KV Hoa Lư không thay đổi.
b. Lưới điện
- Lưới điện cao áp (110KV):
+ Theo Quy hoạch chung trên khu vực nghiên cứu sẽ có các tuyến đường dây 110KV sau:
110KV từ Trạm 1 (110/22kv – 4x63MVA) đến Trạm 2 (110/22kv – 4x63MVA) dây dẫn tiết diện 2xAC240
Rẽ nhánh 110KV từ đường dây 110KV Trạm 1- Trạm 2 đi trạm 110KV (năng lượng mặt trời), tiết diện 2xAC240, chiều dài khoảng 1km;
Chú ý: cần đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cho các tuyến điện cao thế theo đúng quy định của ngành điện.
- Cơ cấu Lưới điện trung áp:
Trong khu công nghiệp thiết kế sử dụng tuyến đường dây trên không 22kV cấp điện đến các nhóm phụ tải. Tuyến đường dây trên không bố trí trên các cột đúc ly tâm bê tông cốt thép, sử dụng móng bê tông đổ tại chỗ đặt trên vỉa hè.
Các tuyến đường dây 22KV trên không có điểm bắt đầu từ thanh cái trạm phân phối 110kV cấp điện đến các nhóm phụ tải. Mỗi tuyến đường dây trên không là mạch kép gắn trên cột bê tông ly tâm cốt thép với chiều cao (14-20)m,
c. Trạm biến thế:
Trong khu vực nghiên cứu xây dựng mới trạm biến áp 110KV Hoa lư theo quy hoạch chung
Xây dựng mới 5 trạm biến áp 22/0,4KV trong khu vực nghiên cứu. Tron đó có 2 trạm phục vụ chiếu sáng và 03 trạm phục vụ khu dịch vụ điều hành và hạ tầng kỹ thuật
Trong khu vực nghiên cứu thiết kế có thể sử dụng trạm treo, khuyến khích sử dụng các trạm biến áp kiểu kín.
d. Chiếu sáng:
Đèn chiếu sáng bố trí một hàng cột dọc theo vỉa hè, tùy theo chiều rộng đường và theo kết quả tính toán sẽ bố trí hàng cột ở một bên vỉa hè hoặc cả hai bên vỉa hè, độ cao treo đèn là 12m (theo tính toán), góc nghiêng cần đèn là 8-12°. Tim cột cách lề đường 0,4m.
Sử dụng cột thép tròn côn 12m cho khu công nghiệp. Cột và cần đèn được mạ kẽm nhúng nóng.
Bố trí đèn trên các tuyến đường phụ thuộc vào kết quả tính toán chi tiết trong giai đoạn thiết kế thi công.
5.5.4/ Tổng hợp khối lượng
Bảng tổng hợp khối lượng cấp điện
STT
|
Tên thiết bị
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Trạm biến áp 22/0.4kV - 1000 kVA
|
Trạm
|
2
|
Dịch vụ, HT01
|
2
|
Trạm biến áp 22/0.4kV - 400 kVA
|
Trạm
|
1
|
HT02
|
3
|
Trạm biến áp 22/0.4kV - 100 kVA
|
Trạm
|
2
|
Chiếu sáng
|
4
|
Tuyến đường dây trên không 22KV
|
km
|
24
|
|
5
|
Tuyến đường dây chiếu sáng
|
km
|
29,5
|
|
5.6/ Quy hoạch thông tin liên lạc
5.6.1/ Cơ sở thiết kế
- Căn cứ quyết định số 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
- Căn cứ các tiêu chuẩn, quy phạm của ngành và các tài liệu liên quan.
- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật. 5.6.2/ Tiêu chí thiết kế
- Đảm bảo độ tin cậy: Chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong các hoàn cảnh khác nhau;
- Đảm bảo khả năng mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin;
- Có khả năng thích ứng với các yêu cầu tương lai: dễ dàng thêm các chức năng và khai thác công nghệ mới;
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế: Đảm bảo thoả mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt và khai thác, bảo dưỡng.
- Chỉ tiêu thiết kế:
+ Công nghiệp: 20 line/ha
+ Dịch vụ, HTKT : 30line/ha
Bảng tính toán nhu cầu:
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Diện tích (ha)
|
Chỉ tiêu
(Line/dv)
|
Tổng nhu cầu (Line)
|
|
|
1
|
ĐẤT TRUNG TÂM DỊCH VỤ - ĐIỀU HÀNH KCN
|
DV
|
5,57
|
30
|
167
|
|
2
|
ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP
|
CN
|
181,90
|
|
|
|
2.1
|
Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (dệt, da, may, nhuộm…)
|
|
24,08
|
|
|
|
|
|
CN01
|
10,76
|
20
|
215
|
|
|
|
CN02
|
13,32
|
20
|
266
|
|
2.2
|
Đất nhà máy công nghiệp đặc thù (chế tạo kim loại và luyện kim)
|
|
28,26
|
|
|
|
|
|
CN03
|
11,21
|
20
|
224
|
|
|
|
CN04
|
17,05
|
20
|
341
|
|
2.3
|
Đất nhà máy công nghiệp đa ngành
|
|
129,56
|
|
|
|
|
|
CN05
|
6,91
|
20
|
138
|
|
|
|
CN06
|
10,57
|
20
|
211
|
|
|
|
CN07
|
6,91
|
20
|
138
|
|
|
|
CN08
|
10,57
|
20
|
211
|
|
|
|
CN09
|
8,66
|
20
|
173
|
|
|
|
CN10
|
7,36
|
20
|
147
|
|
|
|
CN11
|
8,44
|
20
|
169
|
|
|
|
CN12
|
8,23
|
20
|
165
|
|
|
|
CN13
|
12,57
|
20
|
251
|
|
|
|
CN14
|
7,46
|
20
|
149
|
|
|
|
CN15
|
11,39
|
20
|
228
|
|
|
|
CN16
|
3,60
|
20
|
72
|
|
|
|
CN17
|
5,50
|
20
|
110
|
|
|
|
CN18
|
6,35
|
20
|
127
|
|
|
|
CN19
|
4,78
|
20
|
96
|
|
|
|
CN20
|
10,28
|
20
|
206
|
|
3
|
ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT
|
HT
|
7,97
|
|
|
|
3.1
|
Trạm xử lý nước thải
|
HT01
|
5,70
|
30
|
171
|
|
3.2
|
Trạm điện và trạm cấp nước
|
HT02
|
2,27
|
30
|
68
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
4.044
|
|
Tổng nhu cầu thuê bao khu vực nghiên cứu khoảng 4.100 Line
5.6.3/ Nguồn cung cấp tuyến cáp quang viễn thông
Để phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp xây dựng tuyến cáp quang từ Host Hoa Lư cách khu vực nghiên cứu khoảng 5km.
5.6.4/ Giải pháp cung cấp dịch viễn thông
Giải pháp dịch vụ viễn thông là cung cấp tuyến cáp quang chất lượng cao tới các nhà máy; bố trí đường cáp quang dọc theo tuyến điện 22kv.
Xây dựng một tổng đài viễn thông cho khu vực với dung lượng 4.500 Line phục vụ nhu cầu khu vực.
STT
|
Tên thiết bị
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
1
|
Tổng đài 4500 số
|
Tổng đài
|
1
|
4
|
Tuyến cáp quang chính
|
km
|
1
|
5
|
Tuyến cáp quang khu vực
|
km
|
38
|
5.7/ Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường
5.7.1/ Tiêu chuẩn thiết kế
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, QCVN 07-2016/BXD
+ Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước 20TCN-51-84; TCXD7957-2008
+ QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
* Các tài liệu tham khảo:
- Mạng lưới thoát nước – Hội cấp thoát nước VN - Chương trình cấp nứơc và vệ sinh UNDP/WB – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2001
- Thoát nước đô thị - Một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam - Nhà xuất bản xây dựng 2002.
- Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước - Nhà xuất bản xây dựng 2003.
5.7.2/ Nhu cầu thải nước
Tiêu chuẩn thải nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước:
-
Tiêu chuẩn cấp nước sản xuất: 25 (m3/ha.ngđ).
-
Nước sinh hoạt: 50 (l/ng.ngđ)
Bảng tính toán thoát nước thải
TT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Quy mô
(ha)
|
Tiêu chuẩn
(m3/ha)
|
Lượng thải (m3/ngđ)
|
1
|
Đất trung tâm dịch vụ - điều hành KCN
|
DV
|
13,92
|
20
|
278
|
2
|
Đất xây dựng nhà máy công nghiệp
|
CN
|
303,17
|
30
|
9.095
|
3
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
13,29
|
25
|
332
|
|
Lượng nước thải trung bình
|
|
|
|
9.706
|
|
Lượng nước thải ngày max (k=1,2)
|
|
|
|
11.647
|
|
Làm tròn
|
|
|
|
12.000
|
Tổng nhu cầu xử lý nước thải khoảng 12.000 m3/ngđ.
5.7.3/ Tính toán hệ thống thoát nước thải.
Hệ thống đường ống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa trên công thức Chezy.
Q = Vw
Trong đó:
Q - Lưu lượng dòng chảy tính toán, m3/s
w- Diện tích mặt cắt ướt, m2
V - Vận tốc trung bình, m/s = C*(R*I)1/2
Trong đó:
C - Hệ số Chezy liên quan đến độ nhám và bán kính thuỷ lực, m1/2/s
R - Bán kính thuỷ lực dựa trên hình dạng ống, m2
I - Độ dốc thuỷ lực
Hệ số Chezy được tính theo công thức sau (Viện sỹ N.N. Pavloski):C = 1/n*Ry
Trong đó:
y= hàm số của độ nhám và bán kính thuỷ lực
= 2,5n1/2 - 0,13 - 0,75R1/2 (n1/2 - 0,1)
n = độ nhám, phụ thuộc vào từng loại chất liệu ống
* Độ dốc tối thiểu
imin = 0,003 đối với đường ống đường kính 300mm
imin = 0,0025 đối với đường ống đường kính 400mm
imin = 0,0017 đối với đường ống đường kính 600mm
* Độ đầy tối đa
- £ 0,6d đối với đường ống đường kính 200mm tới 300mm
- £ 0,7d đối với đường ống đường kính 400mm tới 600mm
* Vận tốc cho phép
- Vmin ³ 0,8m/s đối với đường ống đường kính 300mm tới 600mm
- Vận tốc lớn nhất trong các đường ống £ 2,5m/s để tránh gây phá hoại ống.
5.7.4/ Giải pháp thiết kế, lưu vực và hướng thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải của KCN được thiết kế độc lập hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa.
Khu vực nghiên cứu chia làm 2 lưu vực chính:
+ Lưu vực 1 nằm ở phía Nam đường trung tâm KCN, thoát theo hướng từ Bắc đến phía Nam thu gom về trạm bơm số 1, công suất: 5.500m3/ngđ. Nước thải tập trung tại trạm bơm số 1 rồi bơm chuyển về lưu vực 2.
+ Lưu vực 2 nằm ở phía Bắc đường trung tâm KCN, thoát theo hướng từ Nam đến phía Bắc. Kết hợp thu gom tự chảy và bơm tăng áp (trạm bơm số 2, công suất 8.500 m3/ngđ) đưa nước thải về trạm XLNT tập trung tại khu đất hạ tầng kỹ thuật phía Bắc, công suất trạm XLNT 12.000 m3/ngđ.
Dài hạn khi hệ thống thoát nước thải Khu kinh tế được xây dựng, khu vực thiết kế có thể đấu nối vào hệ thống thoát nước chung, đưa nước thải về xử lý tại trạm XLNT công nghiệp tập trung, công suất 29.000 m3/ngđ (theo QHC KKT)
5.7.5/ Giải pháp và cấu tạo hệ thống thoát nước thải
Mạng lưới ống thoát nước thải đặt trên vỉa hè nằm trong chỉ giới đường đỏ. Dùng ống BTCT đúc sẵn có đường kính D=300mm đến D=600 mm. Đường ống thoát nước thải có độ sâu chôn ống đầu tiên (tính từ đỉnh cống đến mặt đất) là 0,7m. Cống chịu tải trọng TC khi để trên vỉa hè và tải trọng C khi đi dưới lòng đường. Loại cống bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCXDVN 372:2006. Các ống bê tông cốt thép và đế bê tông cốt thép được đặt mua tại nhà máy bê tông cốt thép.
Đường ống có áp trong trạm bơm dùng ống thép không gỉ, ngoài trạm dùng ống gang.
Hố ga trên mạng lưới được làm bằng bê tông cốt thép cách nhau theo đường thẳng theo qui phạm L<=30m đối với đường kính ống D=150 đến 300mm. Miệng hố giằng BTCT #200, đáy đổ bê tông đá dăm #200.
Tuyến ống thoát nước thải được lấp bằng cát đen tước nước đầm chặt đến k=0.9.
+ Trạm xử lý nước thải:
Công suất trạm xử lý nước thải: 12.000 m3/ngđ.
Nước thải công nghiệp khi xả vào mạng lưới đường ống thoát nước thải phải được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy đạt quy chuẩn thỏa thuận với KCN. Với nước thải sinh hoạt cần xử lý qua bể tự hoại trước khi xả vào mạng xử lý nước thải.
Trạm xử lý nước thải có nhiệm vụ làm sạch nước thải đạt cột A theo các tiêu chuẩn hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT) sau đó xả thải hoặc tái sử dụng lại vào các mục đích tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hoả nhằm giảm áp lực cung cấp nước sạch cho khu vực thiết kế. Ngoài ra, trong khu đất hạ tầng cho trạm XLNT, bố trí hồ xả sự cố. Nước thải sau xử lý phải xả vào hồ này để kiểm soát trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Dung tích hồ đảm bảo lưu giữ tối thiểu toàn bộ nước thải phát sinh trong 72h phòng khi trạm XLNT gặp sự cố. Trước mắt nước thải sau hồ kiểm soát, đảm bảo chất lượng loại A sẽ xả vào tuyến mương quy hoạch phía Tây, dẫn ra sông Chiu Riu.
Sơ đồ công nghệ xử lý:
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư, đảm bảo yếu tố môi trường, kỹ thuật và kinh tế. Có thể tham khảo sơ đồ công nghệ xử lý sau:
Nước thải à trạm bơm à tháp giải nhiệt 1 àbể điều hoà à tháp giải nhiệt bậc 2 à bể trộn àbể keo tụ à bể tạo bông àbể lắng hóa lý àbể trung hòa à bể Anoxic à bể Aerotank à bể lắng à bể khử trùng à bể lọc áp lực à hồ sinh học (hồ xả sự cố) à nước thải đạt chuẩn A theo QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra còn có trạm khí nén, bể xử lý bùn, sân phơi bùn, trạm điện.
Bùn cặn dư trong quá trình xử lý sẽ được xử lý qua bể nén bùn rồi được đưa đi xử lý bằng máy ép bùn băng tải rồi mang đi chôn lấp hoặc dùng làm phân, đóng gạch block tại khu xử ký chất thải. Việc xử lý bùn thải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/5/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.
5.7.6 Vệ sinh môi trường:
* Các chỉ tiêu tính toán
- Tiêu chuẩn thải chất thải rắn: 0,3 Tấn/ ha.ngày đêm
* Khối lượng chất thải rắn:
- Khối lượng chất thải rắn: 128 tấn/ngày
- Toàn bộ rác thải của khu công nghiệp được xe chuyên dụng đưa về trạm xử lý rác thải chung của khu vực
* Giải pháp thiết kế:
Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại sơ cấp tại nguồn thành 2 loại vô cơ và hữu cơ
CTR công nghiệp: Phân loại tại nguồn thành CTR nguy hại và không nguy hại. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trao đổi các sản phẩm phế thải (chất thải của công nghiệp này có thể là nguyên liệu cho công nghiệp khác), giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.
Bố trí hệ thống thùng chất thải rắn nhỏ dọc theo các trục giao thông chính thu gom chất thải rắn dọc đường.
CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại thu gom và xử lý chung; CTR công nghiệp nguy hại thu gom và xử lý riêng.
Sau khi thu gom, CTR tùy theo tính chất được chuyển về xử lý tại khu liên hợp xử lý CTR của tỉnh theo quy định
5.7.7/ Tổng hợp khối lượng:
Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
|
|
1
|
D300mm
|
m
|
16.000
|
|
2
|
D400mm
|
m
|
700
|
|
3
|
D600mm
|
m
|
1.500
|
|
4
|
Cống áp lực D250mm
|
m
|
3.400
|
|
4
|
Cống áp lực D300mm
|
m
|
1.300
|
|
5
|
Hố ga
|
Hố
|
950
|
|
6
|
Trạm bơm
|
Trạm
|
1
|
|
7
|
Trạm xử lý nước thải
|
Trạm
|
1
|
|
8
|
Thùng HDPE-MGB 240
|
Thùng
|
130
|
|
5.8/ Tổng hợp đường dây đường ống
5.8.1/ Mục đích yêu cầu
Thiết kế tổng thể đường dây đường ống nhằm đảm bảo sự hợp lý về bố trí mặt bằng và chiều sâu đặt các tuyến ống, tránh sự chồng chéo giữa các tuyến kỹ thuật, đảm bảo khoảng cách an toàn cho phép giữa các tuyến kỹ thuật cũng như tránh được những khó khăn trong quá trình thi công và quản lý hệ thống kỹ thuật.
Thiết kế tổng hợp đường dây đường ống căn cứ vào quy trình quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị TCN 82-81 của Bộ Xây dựng, đồng thời kết hợp với tình hình thực tế tại khu vực thiết kế.
5.8.2/ Nguyên tắc thiết kế
Ưu tiên bố trí các loại đường ống tự chảy, đường ống có kích thước lớn và thi công khó.
Đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo Tiêu chuẩn, Quy phạm giữa các đường dây, đường ống với nhau và hạn chế giao cắt giữa các tuyến kỹ thuật.
Bố trí hệ thống đường dây, đường ống đi trên vỉa hè hoặc hành lang riêng. Trường hợp phải bố trí dưới lòng đường xe chạy thì chỉ bố trí những đường ống ít bị hư hỏng, ít bị sửa chữa, độ sâu chôn ống phải đảm bảo theo quy định thiết kế.
5.8.3/ Giải pháp thiết kế
- Các đường dây cao thế đi trên cột bê tông có chôn móng cách mép bó vỉa 1 mét
- Cột điện chiếu sáng cách bó vỉa ³ 0,7-0,8m, chôn sâu cách mặt đất 0,8m.
- Đường ống cấp nước chôn sâu dưới đất 0,7m và cách bó vỉa hè 1,0m.
- Cống thoát nước mưa đặt cách mép vỉa hè là 2,0m (tính tới tâm của rãnh), độ sâu tuỳ thuộc từng tuyến cống.
- Cống thoát nước thải đặt cách mép bó vỉa hè là 4,0m.
- Dự kiến đặt sẵn tuyến ống cáp thông tin cho các đường dây thông tin sẽ thiết kế sau chừa khoảng cách mép bó vỉa hè là 5,0 mét.
CHƯƠNG 6
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1.1/ Phạm vi nghiên cứu
Với quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA – tỉnh Bình Phước thì giới hạn về mặt không gian thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược (sau đây gọi tắt là “ĐMC”) chính là phạm vi nghiên cứu của dự án (S = 424,5 ha) và các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của quá trình quy hoạch xây dựng, từ khâu giải phóng mặt bằng cho đến những yếu tố phát sinh sau này do hoạt động của con người trong khu vực được quy hoạch..
6.1.2/ Nội dung
- Nghiên cứu và dự báo diễn biến môi trường nếu không thực hiện dự án.
- Nghiên cứu các tác động môi trường khi thực hiện dự án ngay trong giai đoạn quy hoạch xây dựng đến khi vận hành dự án.
- Xây dựng tổng thể các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường ngay trong giai đoạn quy hoạch xây dựng cho đến quá trình vận hành dự án.
- Xây dựng tổng thể các biện pháp quản lý môi trường, xác định rõ các công trình bảo vệ môi trường cần thực hiện trong quá trình triển khai dự án.
6.2/ Căn cứ pháp lý lập ĐMC
6.2.1/ Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định chung “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.” (Điều 63)
- Căn cứ Luật BVMT, số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23/06/2014;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của QH nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/06/2014;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về việc “Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên môi trường “Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 27/1/2011 về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
6.2.2/ Các QCVN về môi trường áp dụng lập ĐMC
Bảng Quy chuẩn Việt Nam áp dụng lập ĐMC
TT
|
Tên QCVN
|
Nội dung
|
1
|
QCVN 01:2009/BYT
|
Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt
|
2
|
QCVN 05:2009/BTNMT
|
Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
|
3
|
QCVN 06:2009/BTNMT
|
Quy chuẩn quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
|
4
|
QCVN 19:2009/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
|
5
|
QCVN 20:2009/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
|
6
|
QCVN 08-MT:2015/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
|
7
|
QCVN 09-MT:2015/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
|
8
|
QCVN 14:2008/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
|
9
|
QCVN 40:2011/BTNMT
|
Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp
|
10
|
QCVN 26:2010/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
|
11
|
QCVN 27:2010/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
|
12
|
QCVN 13:2015/BTNMT
|
Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
|
6.2.3/ Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu
- Thuyết minh tổng hợp quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA, tỉnh Bình Phước.
- Hồ sơ bản vẽ quy hoạch quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA, tỉnh Bình Phước.
6.2.4/ Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược
Phương pháp khoa học thực hiện ĐMC bao gồm:
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, CTR khi dự án triển khai.
- Phương pháp chỉ số môi trường: Phân tích các chỉ thị môi trường nền (điều kiện vi khí, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt,...) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu nền này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này và dự báo các tác động đếm môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản cho đến quá trình vận hành dự án.
- Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố KT-XH trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào khai thác hoạt động.
- Phương pháp so sánh: Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền cũng như dự báo nồng độ, tải lượng chất ô nhiễm môi trường phát sinh được so sánh với các QCVN có liên quan để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án cũng như các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa cần phải thực hiện để đảm bảo quá trình triển khai dự án không gây tác động xấu đến môi trường.
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở kết quả của các đề tài khoa học, các nghiên cứu trước về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội, các tác động đến môi trường,... của dự án phát triển đô thị, nhóm soạn thảo báo cáo DMC đã sử dụng các kết quả đã được công bố để tính toán, áp dụng cho dự án này.
6.3/ Hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến khi không thực hiện quy hoạch
6.3.1/ Hiện trạng môi trường
Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
- Nhìn chung, khu vực nghiên cứu chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn còn tương đối tốt. Lý do chính là các cơ sở công nghiệp theo quy hoạch chưa được hình thành, mật độ dân cư thưa, chủ yếu là đất trồng rừng, nông nghiệp và cây công nghiệp. Dựa trên báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-1025, một số điểm có dấu hiệu ô nhiễm mang tính cục bộ có thể chỉ ra như sau:
- Ô nhiễm tiếng ồn, bụi do hoạt động xây dựng và giao thông: Nồng độ bụi tại các khu vực xây dựng xấp xỉ bằng hoặc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại các điểm ven quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn thị trấn. Các điểm ô nhiễm tập trung tại các trung tâm thương mại, các giao lộ nơi tập trung đông xe cộ... Các thông số khác về hàm lượng NH3; SO2; NO2... đều nằm trong phạm vi cho phép.
- Một số khu vực nông thôn đang dần bị tác động từ quá trình phun thuốc trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp...Do ý thức người dân chưa cao nên việc phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường không khí ngày càng tăng tuy nhiên chưa vượt quá giới hạn tiêu chuẩn.
Chất lượng môi trường nước
- Nguồn nước mặt khu vực nghiên cứu có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên có dấu hiệu suy giảm dần theo thời gian, một số yếu tố ô nhiễm cục bộ như chất dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ... chủ yếu xuất hiện tại các điểm tiếp nhận nước thải, các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, cơ sở sản xuất, cơ sở chăn nuôi.
- Nguồn nước ngầm trên địa bàn không nhiều, chủ yếu hiện phục vụ cho sinh hoạt, hạn chế sử dụng cho nông nghiệp. Chất lượng nước ngầm còn trong tiêu chuẩn cho phép tuy nhiên một số chỉ tiêu như Coliform tại thị trấn Lộc Ninh đã vượt chuẩn. Coliform xuất hiện chứng tỏ nguồn nước ngầm đã bị tác động bởi nước thải sinh hoạt. Đây là vấn đề cần lưu ý và giải quyết sớm.
Chất lượng môi trường đất
- Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất khu vực nghiên cứu cho thấy chất lượng đất vẫn còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm nhiều bởi hàm lượng kim loại và thuốc bảo vệ thực vật. Các chỉ tiêu kim loại trong đất như Cu, Zn, Pb, As, Cd đều thấp và nằm dưới ngưỡng của QCVN, chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như vật nuôi. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số dấu hiệu cần lưu ý, cụ thể là:
- Khu vực nghiên cứu hiện nay phần lớn là đất canh tác cây công nghiệp và nông nghiệp. Việc sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngày càng nhiều và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, mất cân bằng sinh thái. Tuy mức bình quân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá thấp so với mức trung bình của cả nước (khoảng 38kg so với 200 kg/ha) nhưng vẫn ít nhiều gây ảnh hưởng. Các ảnh hưởng này có tác động tích lũy và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường đất.
- Dù hiện nay tốc độ xây dựng và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên KKT còn thấp nhưng sẽ có xu hướng tăng dần trong tương lai. Dân số gia tăng sẽ làm tăng áp lực tăng năng suất nông nghiệp, gia tăng sử dụng các chất BVTV đồng thời cũng làm gia tăng chất thải, nước thải, gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường đất nếu không được xử lý triệt để.
- Một vấn đề đặc thù nữa là một số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn giữ phương thức du canh, du cư, chặt cây đốt rừng làm rẫy. Hiện tượng này đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại, biến rừng thành đất trống, đồi trọc, hoang hóa, xói mòn và suy thoái đất.
Hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
- Theo số liệu kiểm kê đất đai, huyện Lộc Ninh có tổng diện tích rừng là 25.275,53 ha, trong đó diện tích có rừng 19.234,65 ha, Đất khoanh nuôi, phục hồi và trồng rừng là 6.040,88 ha. Chất lượng rừng huyện Lộc Ninh nhìn chung là thấp, trong tổng diện tích đất có rừng, thì diện tích rừng giàu chỉ chiếm khoảng 3,5%, rừng trung bình khoảng 4%, còn lại là rừng nghèo và rừng non tái sinh. Như vậy khu vực nghiên cứu không phải là vùng giàu tài nguyên lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong tổng số 25.275 ha rừng có khoảng 3.900 ha đất rừng phòng hộ trong đó diện tích rừng phòng hộ khu vực dọc ranh giới với Campuchia có vai trò đặc biệt quan trọng vừa có vai trò phòng hộ đầu nguồn, vừa bảo vệ an ninh quốc gia.
- Về các loại lưỡng cư, bò sát trong khu vực rừng phòng hộ Lộc Ninh có khoảng 5 họ với 17 loài lưỡng cư; 7 họ với 19 loài bò sát. Các thông số khác về các loài côn trùng, chim, thú tại rừng Lộc Ninh chưa rõ ràng do các khảo sát chủ yếu diễn ra tại khu vực vườn quốc gia Bù Gia Mập. Xét trên phạm vi toàn tỉnh, ở mức phân loại cấp Bộ, khu hệ thú Bình Phước có gần như đầy đủ các đại diện của các bộ thú. Đối với các loài quý hiếm ở quy mô toàn cầu, Bình Phước có 31 loài, chiếm 34,83% số loài thú quý hiếm toàn cầu tại Việt Nam. Khu hệ chim, Bình Phước có khoảng 277 loài thuộc 18 bộ và 60 họ bằng 32,5% tổng số các loài chim ghi nhận được tại Việt Nam. Những con số đó thể hiện được phần nào tính đa dạng về thành phần loài chim, thú tại Bình Phước nói chung và Lộc Ninh nói riêng.
6.3.2/ Diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch
Như đã trình bày ở trên, hiện trạng khu vực thiết kế xét về mặt sinh thái không có yếu tố đặc biệt cần phải bảo tồn. Hiện trạng chủ yếu là hệ sinh thái nhân tạo với đất trồng rừng tạp, rừng cao su... Tuy nhiên, xét trên các khía cạnh môi trường khác như môi trường đất, nước, không khí thì hầu như chưa có yếu tố ô nhiễm. Việc duy trì hiện trạng sẽ tiếp tục xu hướng đó, môi trường sẽ được đảm bảo, góp phần cải tạo môi trường chung của toàn khu vực, phòng chống biến đổi khí hậu.
Xét trên khía cạnh khác, khu vực nghiên cứu đã được quy hoạch là khu công nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, việc chậm trễ đi vào triển khai sẽ làm ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội địa phương và trực tiếp những người dân đang canh tác trong khu vực (không biết phải đầu tư tiếp hay tạm dừng để đất hoang hóa), ảnh hưởng đến môi trường xã hội của khu vực.
Vì những lý do đó, việc triển khai khu công nghiệp tại đây theo quy hoạch chung là cần thiết. Tuy nhiên khi xây dựng phải xem xét tới các yếu tố môi trường và các nghiên cứu nghiêm túc các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng, đảm bảo phát triển bền vững cho khu công nghiệp Ledana nói riêng và Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư nói chung.
6.4/ Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch
Một trong những mục đích được ưu tiên hàng đầu của công tác quy hoạch xây dựng là tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt hơn cho dân cư. Nếu môi trường bị ô nhiễm ở bất kỳ thành phần nào: nước, đất, không khí,… hay có nguy cơ bị xâm hại dưới bất kỳ hình thức nào thì điều đó cũng có nghĩa là cuộc sống, sức khỏe của người dân không được đảm bảo và mục đích quan trọng của đồ án chưa thể hoàn thành.
6.4.1/ Tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị
a. Tác động do đền bù và GPMB
Triển khai dự án sẽ làm nhiều lao động bị mất tư liệu sản xuất buộc phải chuyển nghề nghiệp. Do đó, các lao động nông lâm nghiệp này sẽ gặp những khó khăn trong quá trình tìm việc làm mới, đặc biệt là người có trình độ học vấn thấp, lớn tuổi,... Đây là một trong những vấn đề “nóng” của Việt Nam khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra nhanh chóng.
Các hộ gia đình trong diện được đền bù do thu hồi đất để xây dựng Dự án sẽ được nhận tiền đền bù đất đai, cây cối, hỗ trợ chuyển đổi nghề,... Đã có nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy rằng nhiều hộ gia đình nông dân khi nhận được khoản tiền đền bù này, họ không dùng tiền để đầu tư sản xuất mà đem tiêu xài hoang phí. Sau một thời gian ngắn tiêu xài hết, họ trở thành “trắng tay”, không nghề nghiệp, không vốn và trở thành gánh nặng cho xã hội và đây là một trong nhiều nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình và gây nên các vụ phạm pháp sau này.
b. Đánh giá phương án quy hoạch trên góc độ môi trường
Nhìn chung, phương án quy hoạch đã khắc phục được phần lớn những hạn chế của khu đất hiện trạng. Tổ chức không gian và quy hoạch sử dụng đất được bố trí hợp lý. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thiết kế đồng bộ, đảm bảo yêu cầu của một khu công nghiệp tập trung.
Với tính chất của khu công nghiệp đặc thù, phương án quy hoạch đã cố gắng lựa chọn và tách nhóm các ngành công nghiệp ít ô nhiễm chủ yếu phân bố lên khu vực phía Bắc; các nhóm ngành công nghiệp nặng, ô nhiễm nhiều (xử lý rác) bố trí về phía Nam, cách xa khu vực trung tâm. Khu vực xử lý rác là công nghiệp đặc biệt nhạy cảm đã rõ yêu cầu phải chủ yếu áp dụng các giải pháp về công nghệ như tái chế, đốt phát điện, không được phép chôn lấp các chất có khả năng phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hạ tầng xử lý chất thải, nước thải được tổ chức hợp lý và có dây chuyền công nghệ phù hợp với tính chất, phương thức thu gom. Kênh thoát nước chính của khu vực được bê tông và ngầm hóa đảm bảo không chịu ảnh hưởng của môi trường.
6.4.2/ Tác động môi trường trong giai đoạn san nền và thi công xây dựng
Trong quá trình san nền và thi công xây dựng, tại khu vực công trường sẽ tập trung một số lượng thiết bị, máy móc thi công và nhân công xây dựng. Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả cho khu vực dân cư xung quanh.
Các tác động gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường trong quá trình xây dựng bao gồm tác động do ô nhiễm môi trường không khí, tác động do ô nhiễm môi trường nước, tác động do ô nhiễm môi trường đất, tai nạn lao động và khả năng cháy nổ.
Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
TT
|
Các hoạt động
|
Nguồn gây tác động
|
1
|
San lấp mặt bằng
|
- Môi trường không khí, tiếng ồn: Từ xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển đất, đá, cát, máy đầm, máy xúc,...
- Môi trường nước: Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của công nhân.
- Chất thải rắn: Các thực vật và các loại cây cỏ khác trong khu vực dư án, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ quá trình san lấp.
|
2
|
Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
|
Môi trường không khí, tiếng ồn: Từ xe tải vận chuyển đất, đá, cát, xi măng...
|
3
|
Thi công xây dựng các công trình hạ tầng, kiến trúc
|
- Môi trường không khí, tiếng ồn: Từ hoạt động xây dựng phát sinh bụi, khí thải từ hoạt động nấu bitum (nhựa đường),...
- Môi trường nước: Nước mưa chảy tràn, Nước thải sinh hoạt công nhân.
- Chất thải rắn: Chất thải sinh hoạt, chất thải từ quá trình thi công xây dựng...
|
Đánh giá tổng hợp trong giai đoạn san nền và thi công xây dựng dự án đến môi trường như sau:
6.4.3/ Tác động môi trường trong giai đoạn vận hành
Các ảnh hưởng phát sinh trong giai đoạn vận hành là những tác động kéo dài suốt vòng đời của dự án, có khả năng tích lũy, nếu không kiểm soát sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài.
a. Tác động đến môi trường không khí
- Khí thải từ các hoạt động giao thông và sản xuất: Phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện GTVT, máy móc. Ôtô, máy móc thông qua đốt xăng hoặc dầu diezel mà nhận được động lực. Nhưng khi đốt xăng hoặc dầu diezel đều sản sinh ra những loại khí có hại. Khí thải của ôtô còn gọi là “khí đuôi xe”, nói chung có chứa các thành phần sau: Khí CO, các hợp chất của cacbua hydro, hợp chất nitrorua, khói than, CO2, SO2.
- Khí thải từ họat động nấu ăn: Khí thải từ nhiên liệu sử dụng trong hoạt động nấu nướng cũng là một nguồn phát thải có thể gây ô nhiễm. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO,… và trong quá trình chế biến thức ăn sẽ phát sinh hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).
- Khí thải từ hệ thống dẫn nước thải và trạm xử lý nước thải: Thành phần chất ô nhiễm không khí từ hệ thống thoát nước thải rất đa dạng như: NH3, H2S, Clorua,…các khí này có khả năng gây mùi nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực trong phạm vi dự án. Đối với nước thải công nghiệp, có tính chất đặc thù nên khí thải phát sinh ra có thể chứa độc chất. Tuy nhiên, lượng khí này phát sinh không nhiều, mặt khác hệ thống thoát nước của khu vực được thiết kế kín nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể. Nước thải phát sinh từ các khu vực được dẫn về trạm XLNT. Tại Trạm XLNT, các loại hơi khí độc hại cũng có điều kiện phát sinh nhiều hơn từ các công trình này như bể tập trung nước thải, bể phân hủy kỵ khí,… Thành phần của các hơi khí độc hại này rất đa dạng như NH3, H2S, CH4,… và các loại khí khác tùy thuộc vào thành phần nước thải. Lượng hơi khí độc hại này không lớn, nhưng có mùi đặc trưng.
- Khí thải từ hoạt động công nghiệp: Khu vực thiết kế là khu công nghiệp đặc thù với nhiều ngành công nghiệp có khả năng phát ra các loại khí. Xét trên quan điểm quản lý, các chất khí phát ra do quá trình sản xuất phải đảm bảo không độc hại nhưng khả năng gây mùi rất khó khả năng kiểm soát, đặc biệt là ở giai đoạn tiền sản xuất như công đoạn tập trung chất thải của khu xử lý chất thải rắn, nguyên liệu của ngành sản xuất thực phẩm... Một số công nghiệp có thể phát tán ra bụi, nhiều loại bụi có kích thước nhỏ, nếu không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Các ảnh hưởng đến môi trường không khí tuy không nặng nề và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như môi trường nước nhưng có tính phát tán rất cao, phạm vi ảnh hưởng rộng và rất khó kiểm soát nếu không xử lý tại nguồn.
b. Tác động đến môi trường nước
Tổng lưu lượng nước thải từ Khu công nghiệp được xác định khoảng gần 12.000m3/ngày đêm. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protein, mỡ,…), các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ), các chất độc hại, kim loại nặng, vi trùng, chất rắn và mùi.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TTT
|
Tác nhân ô nhiễm
|
Khối lượng (g/người/ngày)
|
1
|
pH
|
6,5 - 6,8
|
2
|
BOD5
|
45 - 54
|
3
|
COD
|
1,6 ¸1,9 × BOD5
|
4
|
Tổng chất rắn
|
170 ¸ 220
|
5
|
Chất rắn lơ lửng
|
70 ¸145
|
6
|
Rác vô cơ (kích thước < 0,2 mm)
|
5 ¸ 15
|
7
|
Dầu mỡ
|
10 ¸ 30
|
8
|
Kiềm (theo CaCO3)
|
20 ¸ 30
|
9
|
Clo
|
4 ¸ 8
|
10
|
Tổng Nitơ (theo N)
|
6 ¸ 12
|
11
|
Nitơ hữu cơ
|
0,4 × tổng Nitơ
|
12
|
Amoni tự do
|
0,6 × tổng Nitơ
|
13
|
Tổng Phospho theo P
|
0,8 ¸4,0
|
14
|
Phospho vô cơ
|
0,7 × tổng P
|
15
|
Phospho hữu cơ
|
0,3 × tổng P
|
16
|
Kali theo K2O
|
2,0 ¸ 6,0
|
17
|
Tổng số vi khuẩn trong 100ml nước thải
|
109 ¸ 1010
|
18
|
Coliform trong 100ml nước thải
|
106 ¸ 109
|
19
|
Fecal streptococci trong 100ml nước thải
|
10 ¸ 105
|
20
|
Salmonella typhosa trong 100ml nước thải
|
10 ¸ 104
|
21
|
Đơn bào trong 100ml nước thải
|
Đến 103
|
22
|
Trứng giun sán trong 100ml nước thải
|
Đến 103
|
23
|
Siêu vi trùng trong 100ml nước thải
|
102 ¸ 104
|
Tuy nhiên, đối tượng lo ngại chính của dự án là nước thải công nghiệp. Với lượng thải lớn, nguồn thải là các ngành nghề có tính chất đặc thù, tính chất nước thải có thể có nhiều yếu tố đặc biệt độc hại, nếu để thất thoát ra môi trường mà không qua xử lý sẽ để lại những hậu quả rất khó khắc phục. Việc xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đồng thời quy định việc xử lý nước thải qua 2 bậc: xử lý sơ bộ tại mỗi cơ sở xử lý để đảm bảo đồng bộ cơ bản tính chất nước thải, xử lý tập trung tại trạm XLNT của KCN đạt tiêu chuẩn môi trường là hợp lý và đặc biệt cần thiết, bắt buộc phải thực hiện. Cơ chế phòng ngừa như hồ chứa đảm bảo chứa được tối thiểu 03 lần công suất xử lý nước thải dự kiến đã được đồ án đề cập và cần phải thực hiện. Việc đề xuất nước thải sau trạm XLNT tập trung đạt loại A theo QCVN là tốt xét theo khía cạnh môi trường nhưng ở giai đoạn dự án cần cân nhắc thêm căn cứ vào điều kiện thực tế của nguồn tiếp nhận, đảm bảo bên cạnh yếu tố môi trường phải xét đến các yếu tố kỹ thuật và kinh tế.
c. Rác thải
Đảm bảo tuân thủ “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2149/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 và “Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/2014/QĐ-TTg ngày 21/1/2014.
Định hướng thu gom và xử lý chất thải rắn đề ra trong báo cáo quy hoạch là phù hợp. Khu xử lý chất thải rắn đặt ngoài khu công nghiệp và xử lý tại khu xử lý CTR tập trung của Tỉnh sẽ đảm bảo xử lý triệt để CTR không chỉ cho KCN Ledana mà còn cả CTR cho toàn khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và huyện Lộc Ninh nói chung. Đặc biệt là CTR sẽ không tồn lưu trong khu kinh tế.
d. Tiếng ồn
Nhìn chung, các hoạt động sinh học dân cư thường không phát sinh mức ồn cao. Mức ồn phát sinh cao từ hoạt động của Dự án ở một số công đoạn sau:
- Tiếng ồn từ các phương tiện GTVT chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong quá trình lan truyền trong không khí, tiếng ồn sẽ tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm Logarit). Thông thường, chênh lệch mức ồn khi có các phương tiện GTVT hoạt động và khi không có là 5-10 dBA.
- Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động sản xuất. Tiếng ồn có nguồn này thường phát sinh mức ồn cao.
Đồ án cũng đã đề cập đến các giải pháp như hàng rào cây xanh cách ly xung quanh các trục đường, các xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên khi đi vào triển khai dự án cần nghiên cứu các giải pháp cách âm cục bộ cho các công đoạn sản xuất phát sinh tiếng ồn cao.
Khu công nghiệp nằm trong ranh giới toàn KCN tập trung có diện tích khoảng 1.640 ha của KKT Hoa Lư, do đó mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh sẽ không lớn. Tuy nhiên việc đảm bảo mức độ ồn trong ngưỡng cho phép để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCN là cần thiết.
e. Tác động đến hệ sinh thái
Trong trường hợp nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý không triệt để sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm phú dưỡng nguồn tiếp nhận.
Ô nhiễm hữu cơ - phú dưỡng (Eutrophication) hay còn gọi là hiện tượng nở hoa thực vật nổi (Algal bloom), đặc biệt là nhóm tảo Lam (Cyanophyta) như: Mircocystis, Oscillatoria spp,... hoặc tảo Lục như Spirullina spp,... thường xảy ra, gây ra mùi khó chịu và sẽ làm chết tôm cá và các nhóm thủy sinh khác tại nơi tiếp nhận. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt có thể chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao có thể gây tắc nghẽn cống rãnh, mương thoát, hệ thống thoát chung khu vực, làm ứ đọng nước thải, ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận.
Nhìn chung, các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ dự án sẽ làm thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho môi trường sinh sống của các loài sinh vật và dẫn đến suy thoái môi trường tại nguồn tiếp nhận.
Nước thải công nghiệp nếu không được xử lý, thoát ra nguồn tiếp nhận dự kiến chỉ là các suối như đồ án đề xuất sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hầu như không thể khắc phục.
6.5/ Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường khi triển khai thực hiện quy hoạch
7.5.1/ Trước giai đoạn thi công
- Các nguồn ô nhiễm: Trong giai đoạn này công việc chủ yếu là giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và sắp xếp di chuyển. Không có nguồn ô nhiễm đến môi trường thiên nhiên trong giai đoạn này mà chủ yếu là tác động đến kinh tế xã hội của cán bộ, nhân dân trong khu vực.
- Giải pháp thực hiện: Thực hiện chính sách đền bù hỗ trợ đúng với chính sách của Nhà nước và của tỉnh Bình Phước, phù hợp với thực tế, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ.
6.5.2/ Trong giai đoạn thi công
Trong thời gian thi công sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Tập kết vật liệu đúng nơi quy định, có các biện pháp phòng chống tai nạn, hỏa hoạn.
- Đảm bảo an toàn trong lao động cho người lao động.
- Bố trí đường vận chuyển sao cho hợp lý, tránh ách tắc.
- Các biện pháp giảm thiểu chung như sau:
+ Để tránh hiện tượng trượt và xói lở đất, cần bố trí hệ thống tiêu thoát nước khi có mưa to hoặc khi thải nước sử dụng trong thi công sao cho không ảnh hưởng tới các hạng mục khác.
+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách: tưới nước ngay hoặc ngăn cách che chắn các vật liệu, không sử dụng các phương tiện vận chuyển quá cũ kỹ.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước: xây dựng tạm thời hệ thống thoát nước thải và nước mưa trong thi công, vật liệu bổ đi cần vận chuyển ngay tránh khi mưa làm xói mòn gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Giảm thiểu ô nhiễm chất thải trong sinh hoạt: thu gom rác và nước sinh hoạt, đổ vào nơi quy định, xây dựng hệ thống xử lý tạm thời.
- Biện pháp giảm thiều ô nhiễm từ hệ thống giao thông:
+ Quy định tốc độ xe chạy trong khu du lịch, hạn chế bấm còi.
- Quy hoạch trồng cây xanh trong khu vực sẽ làm giảm mức độ lan tỏa của bụi khí, làm giảm nhiệt độ, luôn tạo không khí trong lành.
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước:
+ Xây dựng đồng bộ mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt, nguồn thu, hướng thoát hợp lý trong khu vực dự án.
+ Xây dựng nhà vệ sinh công cộng.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tác động đến môi trường đất:
+ Có biện pháp xử lý hữu hiệu các điểm thu gom rác.
+ Kiểm tra theo dõi các hiện tượng nứt, vỡ, rò rỉ và tắc nghẽn hệ thống nước thải.
- Quy hoạch cây trồng, quản lý nước thải và rác thải để không bị ảnh hưởng đến chất lượng đất gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Tuy vậy, theo quan điểm thiết kế quy hoạch, việc bố trí phân khu chức năng hợp lý với các công trình kiến trúc phù hợp không những làm tăng thêm hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, giảm nhẹ các tác động tiêu cực tới môi trường mà còn bổ sung, tô điểm thêm cho cảnh quan chung của toàn khu vực.
6.5.3/ Trong giai đoạn vận hành
Khu công nghiệp LEDANA được đưa vào khai thác hoạt động sẽ tạo ra một khu công nghiệp hiện đại và thân thiện với môi trường. Dự án với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, cải thiện đời sống cho dân cư trong khu vực. Khi đưa khu công nghiệp vào khai thác hoạt động, đáng chú ý nhất là xử lý nước thải (chủ yếu là nước thải từ cơ sở sản xuất) và công tác quản lý rác thải (chủ yếu là rác thải công nghiệp).
Dự án sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung theo công nghệ hóa - sinh đồng bộ để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ Khu công nghiệp. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo các quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường. Trạm xử lý nước thải đã được bố trí tại khu đất hạ tầng của khu công nghiệp. Xung quanh trạm xử lý nước thải có trồng cây xanh mật độ dày để làm vùng đệm với các khu vực xung quanh.
Đối với công tác quản lý rác thải, Dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường để thu gom và xử lý rác thải có đầy đủ chức năng tại khu vực. Quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Dự án sẽ tiến hành trồng các cây xanh theo đúng Quy hoạch xây dựng được duyệt. Các loại cây xanh được lựa chọn chủ yếu là các loại cây bản địa, cây cảnh, hoa, rễ cọc (tránh đổ do mưa bão, gió to),… hạn chế và không sử dụng các cây ngoại lai, có nguồn gốc không rõ ràng.
Nhìn chung, các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố KT-XH trong giai đoạn đưa Khu công nghiệp vào hoạt động hoàn toàn có thể khống chế và quản lý được.
6.6/ Chương trình quản lý và giám sát môi trường
6.6.1/ Chương trình quản lý môi trường
Để đảm bảo mọi nguồn phát sinh ô nhiễm từ hoạt động Khu công nghiệp không gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng thì công tác QLMT đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chủ dự án sẽ ban hành quy chế BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trong phạm vi Dự án. Để thực hiện công tác BVMT tại dự án, Chủ đầu tư sẽ thành lập phòng Quản lý và Kiểm soát môi trường với biên chế khoảng 5-10 người
Ngoài ra, chương trình quản lý môi trường sẽ thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra công tác quản lý CTR sinh hoạt
- Kiểm tra công tác quản lý CTR nguy hại, hoạt động của đơn vị ký hợp đồng
- Kiểm tra việc trồng cây xanh và thảm cỏ
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
6.6.2/ Chương trình giám sát môi trường
Trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động của Khu công nghiệp LEDANA, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường sẽ được tiến hành theo đúng các quy định tại Chương X, Luật Bảo vệ môi trường về Quan trắc và thông tin về môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 (Luật số 55/2014/ QH31). Chủ đầu tư lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan QLNN về BVMT theo quy định của pháp luật.
Công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trong phạm vi dự án do Chủ đầu tư thực hiện. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Sở TN&MT Bình Phước thực hiện chương trình giám sát và quan trắc môi trường. Chủ đầu tư Dự án sẽ tiến hành quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường tại một số điểm định kỳ và đột xuất, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan QLNN về BVMT.
Chương trình giám sát môi trường cụ thể sẽ được trình bày chi tiết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
6.6.3/ Ưu tiên các biện pháp bảo vệ môi trường
Môi trường là tổng thể của các mặt đất, nước, không khí, sinh thái, xã hội...Với tính chất là khu công nghiệp có nhiều yếu tố nguy cơ như khu công nghiệp Ledana, việc tiến hành đồng thời nhiều biện pháp bảo vệ môi trường là cần thiết. Thứ tự ưu tiên đưa ra sau đây chỉ mang tính chất sắp xếp theo mức độ quan trọng của vấn đề chứ không phải thứ tự ưu tiên đầu tư.
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đặc biệt là hạ tầng thu gom và xử lý chất thải.
+ Xây dựng hệ thống cây xanh và cách ly môi trường đặc biệt là các khu chức năng và khu điều hành chung của khu công nghiệp.
+ Các nhà máy phải có biện pháp xử lý môi trường ngay tại nguồn đặc biệt là các nhà máy phát sinh khí thải.
6.7/ Kết luận
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA, tỉnh Bình Phước đã được nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng qua lại của quá trình xây dựng khu nhà ở đến môi trường, đưa ra các giải pháp hợp lý để có thể kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa tác động xấu của việc xây dựng đô thị đến chất lượng môi trường. Đảm bảo cho một khu đô thị văn minh, đáp ứng cả về đời sống vật chất, tinh thần văn hoá xã hội và môi trường, phục vụ tốt nhất nhu cầu sống cho nhân dân trong khu vực.
Theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/ 2011 thì dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp LEDANA, tỉnh Bình Phước sẽ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi tắt là “báo cáo ĐTM”), trình Bộ Tài nguyên môi trường để thẩm định và phê duyệt.
CHƯƠNG 7
ĐỀ XUẤT YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH
7.1/ Những quy định chung
- Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA quy định việc sử dụng đất, bảo đảm cảnh quan kiến trúc và bảo vệ môi trường trong xây dựng và khai thác sử dụng các công trình trong ranh giới lập quy hoạch phân khu. Những đề xuất trong chương này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, sử dụng và bảo vệ các công trình theo đúng với đồ án Quy hoạch phân khu được phê duyệt.
- Ngoài những quy định về kiến trúc xây dựng trong đồ án quy hoạch này, việc quản lý xây dựng trong Khu công nghiệp LEDANA còn phải theo các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.
- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi quy hoạch phân khu phải do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu.
- UBND Bình Phước thống nhất việc quản lý xây dựng trên toàn khu công nghiệp. Ban quản lý Khu kinh tế là cơ quan đầu mối giúp Tỉnh thực hiện việc quản lý xây dựng tại Khu công nghiệp LEDANA theo đúng với quy hoạch được duyệt.
7.2/ Quy định về kiến trúc quy hoạch
7.2.1/ Sử dụng đất
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ xây dựng, tầng cao tối đa, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất tuân thủ theo bản vẽ QH-03; Chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ tuân thủ theo bản vẽ QH-05.
7.2.2/ Xây dựng công trình công nghiệp
Yêu cầu kiến trúc với hình khối, mầu sắc có tính hiện đại công nghiệp, vệ sinh môi trường,..v.v.. Việc xây dựng ngoài tuân thủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ xây dựng, tầng cao tối đa, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất tuân thủ theo bản vẽ QH-03; Ngoài ra còn phải tuân thủ theo đúng “Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch” như sau:
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)
|
Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
|
≤ 5.000m2
|
10.000m2
|
≥ 20.000m2
|
≤10
|
70
|
70
|
60
|
13
|
70
|
65
|
55
|
16
|
70
|
60
|
52
|
19
|
70
|
56
|
48
|
22
|
70
|
52
|
45
|
25
|
70
|
49
|
43
|
28
|
70
|
47
|
41
|
31
|
70
|
45
|
39
|
34
|
70
|
43
|
37
|
37
|
70
|
41
|
36
|
40
|
70
|
40
|
35
|
>40
|
70
|
40
|
35
|
Chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ tuân thủ theo bản vẽ QH-05 còn phải bảo đảm các quy định về sân bãi, khoảng cách ly, mật độ xây dựng..v.v.. của từng loại hình sản xuất. Kiến trúc hiện đại, màu sắc trong sáng. Tránh sử dụng các mầu nguyên gốc, trường hợp sử dụng cần nghiên cứu kỹ trong mối tương quan với các công trình, cảnh quan xung quanh.
7.2.3/ Khu các công trình hành chính - dịch vụ
Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc
Đối với các công trình hành chính, dịch vụ.... cần tuân thủ các quy định việc áp dụng các chỉ tiêu cho từng lô đất cụ thể đồng thời phải đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành. Các công trình kiến trúc cần khuyến khích tính hiện đại, kiến trúc sinh thái để phù hợp với kiến trúc nhiệt đới và đường nét cảnh quan vùng trung du miền núi. Kiến trúc các công trình về hình khối cần thể hiện được tính chất sử dụng của từng công trình, đồng thời hoà nhập với khung cảnh chung.
Đối với các công trình dịch vụ thương mại, hình thức kiến trúc và màu sắc phong phú, bay bổng hơn. Công trình nằm trên tuyến trục chính phải kết hợp thành một quần thể nhịp nhàng cả về hình thức kiến trúc và dây chuyền sử dụng, thuận tiện cho phục vụ và tạo cảm hứng cho người sử dụng, phù hợp với không gian chung.
7.2.4/ Khu các vườn hoa, sân chơi
Các chỉ tiêu sử dụng đất vườn hoa, sân chơi
TT
|
Hạng mục
|
Tỷ lệ đất cây xanh, mặt nước (%)
|
Mật độ xây dựng tối đa (%)
|
Sân đường nội bộ (%)
|
1
|
Cây xanh dịch vụ
|
70
|
20
|
25
|
2
|
Cây xanh cách ly
|
80
|
0
|
30
|
3
|
Cây xanh các dự án trong KCN
|
>20%
|
|
|
a. Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc
Cây xanh trong các lô cần có được sự hài hoà trong tổng thể để kết nối với toàn bộ các khu chức năng tạo nên sự lưu chuyển trong không gian xanh và đường đi bộ.
Cây xanh cần được bố trí thành cụm để tạo nên bóng mát. Các khóm cây nhỏ cần trồng loại cây xanh quanh năm, có hoa, nhiều màu sắc.
b. Cây xanh đường giao thông
Khu vực cây xanh đường phố cần được trồng các loại cây cao, tán lá rộng, xanh quanh năm, trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo chức năng chống bụi, tiếng ồn và an toàn đối với dân cư. Cây xanh đường phố cần được phân loại giữa cây xanh cho trục chính và cây xanh cho các đường khu vực. Cây xanh cho đường nội bộ khu vực cần dùng loại cây xanh quanh năm.
* Các quy định kỹ thuật đối với cây xanh trồng trên đường phố:
- Khoảng cách từ cây xanh đến công trình:
+ Cây xanh trên đường phố cần phải xét đến sự bố trí các công trình ngầm, công trình nổi, mạng lưới đường dây trên không, cũng như điều kiện giao thông của các phương tiện, người đi bộ (không trồng vào các vị trí có công trình ngầm, không quá sát với các vị trí là các loại hố ga, các công trình nổi như nhà cửa, cột điện…).
+ Khoảng cách từ gốc cây ra mép ngoài bó vỉa là > 1m và phải thẳng hàng.
+ Cây xanh được trồng cách các góc phố ít nhất 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
+ Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
+ Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
+ Đối với các dải phân cách có thể trồng cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
- Các yêu cầu đối với cây xanh trồng trên đường:
+ Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh.
+ Cây thân dáng đẹp, thẳng, có hoa đẹp, tán cây cân đối, có những biểu hiện đặc trưng cho các mùa.
+ Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi, rễ cây không làm hại đường.
+ Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại.
+ Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, mầu đẹp và có tỷ lệ thấp.
+ Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi, ảnh hưởng vệ sinh môi trường.
+ Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
+ Độ sâu của gốc cây phải đủ để đảm bảo cho cây phát triển bền vững mà không dễ đổ bởi gió to hoặc mưa bão.
* Chú ý khác:
- Cây xanh trồng trên đường dạo phải có tính nghệ thuật cao. Tỷ lệ các loại cây có thể lấy như sau:
+ Cây bóng mát: 30-50%.
+ Cây bụi: 20-25%.
+ Bãi cỏ: 20-30%.
+ Luống hoa: 2-5%.
- Tại các trụ cầu, bờ tường, bờ rào trồng cây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho KCN, khung để trồng cây leo phải có chất liệu phù hợp cho dây leo và không ảnh hưởng tới công trình.
- Cỏ: các dải phân cách và các đảo giao thông khi không có lớp phủ, các dải đất thừa ở gần đường phải được trồng cỏ.
- Mái taluy phải trồng cỏ theo kiểu gieo hạt hoặc theo kiểu ghép vầng…để chống xói và cải thiện mỹ quan.
- Nên chọn phối hợp nhiều giống cỏ để có màu xanh quanh năm. Chọn cỏ không cao quá 5cm, các loại cỏ có chiều cao hơn 5cm phải được cắt ngắn.
- Cây bụi: có tác dụng tô điểm cho phong cảnh, chống chói của pha xe ngược chiều, có tác dụng ngăn bụi và chống ồn, không để cây bụi vượt quá chiều cao 0,8m.
7.2.5/ Các công trình đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật
a. Về giao thông:
* Hệ thống giao thông
Tuân thủ cấu trúc mạng và quy mô chỉ giới đường đỏ đã xác định trên bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông và chỉ giới đường đỏ.
* Hệ thống mốc và cao độ thiết kế
Cắm mốc hệ thống giao thông: mốc cố định khảo sát đo đạc bản đồ, mốc thiết kế quy hoạch được ghi cụ thể trong Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/2000.
Cao độ thiết kế: Hệ thống cao độ thiết kế của hệ thống giao thông tuân thủ theo bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông và chỉ giới đường đỏ. Được ghi tại giao điểm của các tim đường tại các nút giao thông và tại đỉnh các đường cong đứng hoặc nằm.
b. Về san nền và thoát nước mưa:
* San nền:
- Trước khi san lấp nền tạo mặt bằng xây dựng phải đào rãnh thoát nước tạm xung quanh khu vực, không làm ảnh hưởng đến cây trồng và dân cư xung quanh.
- Khu vực thiết kế khi thi công cần nạo vét lớp đất màu và phải đảm bảo độ đầm nén.
- Xung quanh khu vực thiết kế khi thi công phải làm tường chắn, chống sạt lở để đảm bảo độ ổn định của công trình.
* Thoát nước mưa:
- Thiết kế hệ thống thoát nước mưa tự chảy hoàn chỉnh.
- Cần quản lý chặt chẽ tránh tình trạng lấn chiếm các tuyến thoát;
- Nạo vét các ga thu, miệng xả thường kỳ và đặc biệt trước mùa lũ.
c. Về cấp nước
- Sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm. Các đơn vị, nhà máy xí nghiệp ... khi có nhu cầu khai thác nước cần phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước. Các tuyến ống cấp cho các đối tượng dùng nước phải có đồng hồ đo nước để dễ quản lý và tiết kiệm nước.
- Đường ống cấp nước được đặt trên vỉa hè. Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,50m (tính đến đỉnh ống).
- Xây dựng các hố van tại các điểm giao cắt với các tuyến ống ³ F100mm.
- Trụ cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống F100mm trở lên, khoảng cách giữa 2 trụ không quá 150m.
d. Về cấp điện
- Vận hành lưới điện theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
- Thi hành chính sách tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt.
- Đảm bảo khoảng cách ly an toàn, hành lang bảo vệ hệ thống lưới điện. Cấm tổ chức, cá nhân xây dựng công trình vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện và công trình điện về tình trạng kỹ thuật, vận hành an toàn theo các quy phạm kỹ thuật hiện hành.
e. Hệ thống thoát nước thải - vệ sinh môi trường
* Thoát nước thải
Tổ chức hệ thống thoát nước thải riêng. Nước bẩn của các nhà máy thiết kế được xử lý cục bộ theo thỏa thuận với Ban quản lý KCN và không chứa kim loại nặng. Nước thải của khu này được thu về trạm xử lý để làm sạch đạt tiêu chuẩn A, sau đó xả xuống kênh mương.
Độ chôn sâu đáy cống: Đặt trên đường phố tối thiểu là 0,7 m , đặt trong sân tối thiểu là 0,5 m (tính từ đỉnh cống).
Đố dốc tối thiểu: 1/D
* Vệ sinh môi trường.
- Bố trí thu gom rác: rác thải phải được tổ chức thu gom.
- Rác công nghiệp: Rác thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh được thu gom, phân loại và tái chế. Sau đó chuyển vào ô tô chuyên dùng chuyển về xử lý tại khu liên hợp xử lý CTR của tỉnh theo quy định.
- Cấm xả nước thải chưa qua xử lý ra kêng mương xung quanh.
- Các dự án đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị trong khu công nghiệp cần phải lập đánh giá tác động môi trường và kiểm tra theo quy định hiện hành của nhà nước.
7.3/ Hiệu lực thi hành
1./ Các quy định về quản lý kiến trúc-quy hoạch trong đồ án quy hoạch phân khu này có giá trị và được thi hành kể từ khi có quyết định phê duyệt quy hoạch. Mọi qui định trái với cásc qui định đều bị bãi bỏ.
2./ Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm quản lý xây dựng dựa trên đồ án qui hoạch chi tiết và điều lệ này.
3./ Mọi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật hiện hành.
4./ Đồ án qui hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA được ấn hành và lưu giữ lại tại các nơi dưới đây để nhân dân biết và thực hiện:
- UBND Tỉnh Bình Phước.
- Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước.
- Sở Xây dựng Bình Phước.
- UBND huyện Hoa Lư.
CHƯƠNG 8
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ
8.1/ Cơ sở tính toán
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định 706/BXD ban hành ngày 30/6/2017 – Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;
- Quyết định 415/BXD Công bố suất đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý nước thải sinh hoạt.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về lương tối thiểu vùng đối với người lao động và Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu đối với người lao động.
- Bản vẽ thiết kế quy hoạch do Viện nghiên cứu thiết kế đô thị lập năm 2018.
- Định mức dự toán ban hành theo công bố 1776/2007/VP-BXD của Bộ Xây dựng.
- Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Bình Phước
- Giá thực tế tại thị trường khu vực.
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng.
8.2/ Các hạng mục cần tính toán
Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm :
- Chi phí san nền các ô đất.
- Chi phí xây dựng hệ thống đường giao thông.
- Chi phí xây dựng hệ thống cấp điện và chiếu sáng.
- Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải.
- Hệ thống thông tin liên lạc.
- Hệ thống cây xanh cảnh quan và cây xanh cách ly.
- Chi phí mua sắm thiết bị.
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư XDCT và Các chi phí khác.
- Dự phòng phí theo Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng gồm hai phần:
+ Dự phòng cho khối lượng phát sinh là 10%.
+ Dự phòng cho các yếu tố trượt giá tạm tính là 12,5%.
Kinh phí cụ thể cho dự án Khu công nghiệp Ledana sẽ được xác định trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
8.3/ Nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư xây dựng dự kiến bằng các nguồn vốn hợp pháp sau:
- Vốn tự có của Chủ đầu tư.
- Vốn vay các Ngân hàng thương mại.
- Vốn huy động từ các đối tác cùng tham gia đầu tư.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác
8.4/ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ :
- Đền bù và giải phóng mặt bằng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng : các trục giao thông chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung (cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải…)
CHƯƠNG 9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1/ Kết luận
- Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã đạt được các mục tiêu đề ra như:
+ Phương án quy hoạch đảm bảo các tỷ lệ cơ cấu về sử dụng đất đai và chỉ tiêu kỹ thuật trong Khu công nghiệp tuân thủ theo các quy định hiện hành.
+ Phương án quy hoạch đã đáp ứng được việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Khu công nghiệp LEDANA nằm trong chiến lược tổng thể phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2020. Đồng thời tạo động lực phát triển mới góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá trên địa bàn của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, đồng thời góp phần cụ thể hoá quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước.
- Việc triển khai đầu tư sớm để hình thành Khu công nghiệp LEDANA sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu thuê đất để xây dựng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong và ngoài nước và hướng tới xuất khẩu.
- Việc phê duyệt đồ án QHPK góp phần thuận lợi cho công tác quản lý, hỗ trợ và hướng dẫn xây dựng trong KCN LEDANA.
- Khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ kéo theo một số lượng lao động rất lớn tham gia hoạt động sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng này, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá các vùng lân cận do nhu cầu ăn ở và sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc cho khu công nghiệp.
9.2/ Kiến nghị
- Kiến nghị UBND Tỉnh và các cơ quan có liên quan thẩm định và phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp LEDANA để chủ đầu tư có cơ sở tiến hành các bước tiếp theo.
- Sau khi có văn bản phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp LEDANA.
- Cho phép sử dụng tối đa các chính sách ưu đãi dặc thù, khuyến khích đầu tư có lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho xây dựng các khu nhà ở cán bộ công nhân của Khu công nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất cho cho hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, chợ .... góp phần nhanh chóng ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân đến làm việc trong KCN./.