|
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HOÀNG AN
402 Nguyễn Kiệm, P. 3, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Tel: 08.39.958.083
|
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG HUYỆN NĂM CĂN - TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2030 – ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG HUYỆN NĂM CĂN – TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2030 – ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
--------------0o0-------------
Cơ quan phê duyệt Quy hoạch
UBND TỈNH CÀ MAU
Theo Quyết định phê duyệt số: 3113/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2021
Cơ quan thẩm định Quy hoạch
SỞ XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU
Theo Báo cáo thẩm định số: 3774/BCTĐ - SXD, ngày 21 tháng 12 năm 2021
Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch
SỞ XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU
Theo Tờ trình số: 3790/ TTr - SXD, ngày 23 tháng 12 năm 2021
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG HUYỆN NĂM CĂN – TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2030 – ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
--------------0o0-------------
Tổ chức thực hiện
|
|
|
|
:
|
KTS. Nguyễn Ngọc Tú
|
|
:
|
KTS. Nguyễn Phương Thúy Hằng
|
|
|
KS. Phạm Thị Huệ
|
|
|
KTS. Nguyễn Thành Trí
|
|
:
|
KS. Nguyễn Trung Đức
|
|
:
|
KS. Phạm Văn Hạnh
|
|
:
|
KS. Lê Quân Huy
|
|
:
|
KS. Lê Quân Huy
|
|
:
|
KS. Bùi Văn Khải
|
|
:
|
KS. Bùi Văn Khải
|
|
:
|
ThS.KTS. Phạm Văn Cư
|
|
|
KS. Trần Quốc Hưng
|
|
|
KS. Nguyễn Văn Cường
|
|
TP.HCM, ngày tháng 12 năm 2021
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HOÀNG AN
Giám đốc
Nguyễn Xuân Hà
|
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU.. 1
I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH VÙNG HUYỆN.. 1
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH.. 2
III. QUAN ĐIỂM... 5
IV. MỤC TIÊU.. 5
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.. 6
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG, NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN.. 7
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.. 7
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ.. 8
III. HIỆN TRẠNG XÃ HỘI. 10
IV. HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ NÔNG THÔN.. 11
V. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG XÃ HỘI. 16
VI. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 18
CHƯƠNG III : CÁC TIỀN ĐỀ PHAT TRIỂN VÙNG.. 29
I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÙNG.. 29
II. TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG.. 32
III. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG.. 34
IV. LOẠI HÌNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH.. 34
V. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÙNG.. 34
VI. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU.. 37
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG.. 39
I. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG.. 39
II. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN VÙNG.. 39
III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG.. 39
IV. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG (CÁC TIỂU VÙNG) 40
V. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG.. 47
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NTHÔN.. 51
VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP. 60
VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG DU LỊCH, CẢNH QUAN, BẢO TỒN.. 62
IX. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 63
X. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI. 65
XI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 69
CHƯƠNG V : ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 95
I. PHẠM VI, căn cứ và phương pháp nghiên cứu.. 95
II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG.. 96
III. Các chỉ tiêu cụ thể.. 96
IV. ĐÁNH GIÁ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA MỤC TIÊU QH &MỤC TIÊU MT. 96
V. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.. 98
VI. HƯỚNG PHÂN VÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (EPZ) 100
VII. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT, QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 100
CHƯƠNG VI : CIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 103
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 103
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 106
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 109
I. KẾT LUẬN.. 109
II.KIẾN NGHỊ. 109
PHỤ LỤC 1. VĂN BẢN PHÁP LÝ
PHỤ LỤC 2. BẢN VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
|
CHỮ VIẾT TẮT
|
|
NỘI DUNG
|
1.
|
Vùng ĐBSCL
|
:
|
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
|
2.
|
Vùng KTTĐ
|
:
|
Vùng kinh tế trọng điểm
|
3.
|
KTXH
|
:
|
Kinh tế xã hội
|
4.
|
TMDV
|
:
|
Thương mại dịch vụ
|
5.
|
TTCN
|
:
|
Tiểu thủ công nghiệp
|
6.
|
KKT
|
:
|
Khu kinh tế
|
7.
|
KCN
|
:
|
Khu công nghiệp
|
8.
|
CCN
|
:
|
Cụm công nghiệp
|
9
|
UBND
|
:
|
Ủy ban nhân dân
|
10.
|
TP
|
:
|
Thành phố
|
11.
|
TW
|
:
|
Trung ương
|
12.
|
QHCT
|
:
|
Quy hoạch chi tiết
|
13.
|
QHC
|
:
|
Quy hoạch chung
|
14.
|
OCOP
|
:
|
Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”
|
15.
|
THCS
|
:
|
Trung học cơ sở
|
16.
|
THPT
|
:
|
Trung học phổ thông
|
17
|
TDTT
|
:
|
Thể dục thể thao
|
18
|
QL.1A
|
:
|
Quốc lộ 1A
|
19
|
ĐH
|
:
|
Đường huyện
|
20
|
ĐT
|
:
|
Đường tỉnh
|
21
|
UBND
|
:
|
Ủy ban nhân dân
|
22
|
HĐND
|
:
|
Hội đồng nhân dân
|
23
|
DA ĐTXD
|
:
|
Dự án đầu tư xây dựng
|
24
|
HTX
|
:
|
Hợp tác xã
|
25
|
BTXM
|
:
|
Bê ton xi măng
|
26
|
Đường TT. xã
|
:
|
Đường trung tâm xã
|
27
|
GTNT
|
:
|
Giao thông nông thôn
|
28
|
Cấp IV ĐB
|
:
|
Đường cấp IV đồng bằng
|
29
|
Cấp III - ĐTNĐ
|
:
|
Cấp III đường thủy nội địa
|
30
|
Đường HCM
|
:
|
Đường Hồ Chí MInh
|
31
|
TCN
|
:
|
Trạm cấp nước
|
32
|
CTR
|
:
|
Chất thải rắn
|
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1,2: Hình ảnh khu vực trung tâm huyện Năm Căn........................................................ 1
Hình 3: Bản đồ các đơn vị hành chính thuộc huyện Năm Căn............................................... 6
Hình 4: Bản đồ ranh giới khu vực quy hoạch vùng huyện..................................................... 6
Hình 5: Nuôi tôm công nghiệp............................................................................................... 8
Hình 6: Đặc sản cua Năm Căn................................................................................................ 8
Hình 7,8: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn.............................................. 9
Hình 9,10: Chợ nông sản thực phẩm Năm Căn.................................................................... 10
Hình 11: Khu đa dạng sinh học LNT 184............................................................................. 10
Hình 12: Rừng đước Năm Căn............................................................................................. 10
Hình 13: Quy hoạch chung KKT Năm Căn đến năm 2030.................................................. 12
Hình 14: Quy hoạch chung đô thị Năm Căn đến năm 2030................................................. 12
Hình 15: Một góc thị trấn Năm Căn..................................................................................... 18
Hình 16: Bệnh viện đa khoa Năm Căn................................................................................. 18
Hình 17: Bưu điện Năm Căn................................................................................................ 18
Hình 18: Chợ Năm Căn........................................................................................................ 18
Hình 19 : Sơ đồ hiện trạng giao thông vùng huyện.............................................................. 21
Hình 20: Trục QL1 vào trung tâm thị trấn............................................................................ 21
Hình 21: Hạ tầng KKT đang xây dựng................................................................................. 21
Hình 22: Cầu Năm Căn......................................................................................................... 21
Hình 23: Sông Cửa Lớn........................................................................................................ 21
Hình 24 : Sơ đồ hiện trạng cấp thoát nước, CTR, nghĩa trang vùng huyện......................... 25
Hình 25 : Sơ đồ hiện trạng cấp điện vùng huyện.................................................................. 27
Hình 26: Vị trí huyện Năm Căn trong mối quan hệ với Vùng ĐBSCL............................... 29
Hình 27: Huyện Năm Căn trong mối quan hệ với tỉnh Cà Mau........................................... 31
Hình 28: Phương án phân vùng – QHXD vùng tỉnh Cà Mau............................................... 41
Hình 29: Phương án phân vùng – quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Cà Mau....... 43
Hình 30: Sơ đồ phân vùng phát triển vùng huyện (3 tiểu vùng).......................................... 47
Hình 31: Sơ đồ cấu trúc lưu thông vùng huyện.................................................................... 48
Hình 32 : Sơ đồ cấu trúc không gian vùng huyện................................................................ 50
Hình 33 : Sơ đồ tổ chức hệ thống đô thị vùng huyện........................................................... 55
Hình 34: Sơ đồ tổ chức hệ thống đô thị vùng huyện............................................................ 69
Hình 35: Sơ đồ quy hoạch giao thông vùng huyện............................................................... 75
Hình 36: Mặt cắt đê kè khu vực quỹ đất hạn chế, không cho phép sóng tràn...................... 79
Hình 37: Mặt cắt đê kè dạng kết hợp đứng nghiêng............................................................. 80
Hình 38: Mặt cắt đê kè kết hợp khu neo đậu tàu thuyền...................................................... 80
Hình 39: Sơ đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật vùng huyện.................................................. 81
Hình 40: Sơ đồ định hướng cấp nước vùng huyện............................................................... 83
Hình 41: Sơ đồ định hướng thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang vùng huyện....... 85
Hình 42: Sơ đồ định hướng cấp điện vùng huyện................................................................ 90
Hình 43: Sơ đồ định hướng thông tin liên lạc vùng huyện................................................... 93
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các tuyến giao thông đường thủy do Trung ương quản lý..................................... 20
Bảng 2: Giao thông đường thủy do tỉnh quản lý.................................................................. 20
Bảng 3: Hiện trạng các công trình cấp nước........................................................................ 24
Bảng 4: Dự báo quy mô dân số vùng huyện qua các giai đoạn............................................ 37
Bảng 5: Các chỉ tiêu KTKT đề xuất..................................................................................... 37
Bảng 6: QH cao độ nền và thoát nước mặt các khu vực....................................................... 76
Bảng 7: Tổng hợp nhu cầu dùng nước.................................................................................. 81
Bảng 8: Tổng hợp các công trình cấp nước trên địa bàn huyện........................................... 82
Bảng 9: Lưu lượng nước thải toàn huyện............................................................................. 83
Bảng 10: Tổng hợp trạm xử lý nước thải.............................................................................. 84
Bảng 11: Chỉ tiêu điện sinh hoạt giai đoạn dài hạn.............................................................. 86
Bảng 12: Chỉ tiêu điện công trình công cộng....................................................................... 86
Bảng 13: Bảng kê phụ tải điện dân cư đô thị huyện Năm Căn............................................. 87
Bảng 14: Kê phụ tải điện dân cư nông thôn huyện Năm Căn.............................................. 87
Bảng 15: Kê phụ tải điện công nghiệp huyện Năm Căn....................................................... 87
Bảng 16: Tổng hợp phụ tải điện huyện Năm Căn................................................................ 87
Bảng 17: Nhận dạng các nguồn tác động môi trường......................................................... 97
Bảng 18: Thống kê Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường............................................... 98
Bảng 19: Nguồn và thành phần các chất ô nhiễm................................................................ 99
Bảng 20: Các hoạt động gây ô nhiễm.................................................................................. 99
Bảng 21: Phân vùng môi trường và các vấn đề có liên quan............................................. 100
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH VÙNG HUYỆN
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau thuộc hành lang kinh tế biển và ven biển, với đặc điểm có 2 mặt tiếp giáp với biển Đông và biển Tây, là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau.Năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg ngày 27/10/2010 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của KKT Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đến nay, sau gần 20 năm phát triển từ khi thành lập huyện, Năm Căn đã có nhiều đổi mới trong bộ mặt kinh tế-xã hội nói chung và bộ mặt phát triển đô thị nói riêng.
|
|
Hình 1,2: hình ảnh khu vực trung tâm huyện Năm Căn
|
Năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg ngày 27/10/2010 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của KKT Năm Căn, tỉnh Cà Mau là một trong 16 KKT ven biển của cả nước, với diện tích tự nhiên là 11.000 ha, thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Chừng của xã Đất Mới. KKT Năm Căn đã và đang đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng đã triển khai các chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế nhằm từng bước xây dựng Năm Căn thành một trung tâm kinh tế quan trọng phía nam tỉnh Cà Mau và vùng ĐBSCL.
Đến nay, sau gần 20 năm phát triển từ khi thành lập huyện, Năm Căn đã có nhiều đổi mới trong bộ mặt kinh tế-xã hội nói chung và bộ mặt phát triển đô thị nói riêng. Kinh tế từng bước phát triển với mũi nhọn kinh tế vẫn là sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ phát triển chưa nhanh và mạnh, huyện đang tập trung đầu tư cho các yếu tố động lực như khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng,…và đang trong giai đoạn triển khai xây dựng hứa hẹn sẽ tạo sức hút mạnh cho các hoạt động đầu tư từ bên ngoài.
Trong định hướng phát triển không gian Vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã xác định khung phát triển hệ thống đô thị của tỉnh gồm tam giác đô thị động lực là TP.Cà Mau – đô thị Năm Căn – đô thị Sông Đốc, trong đó, đô thị Năm Căn đóng vai trò là cực tăng trưởng phía nam của tỉnh gắn với KKT Năm Căn. Bên cạnh đó, theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030, xác định huyện Năm Căn sẽ đạt tiêu chí đô thị loại III, tương đương cấp Thị xã thuộc tỉnh vào giai đoạn 2021-2025, và đây cũng là định hướng được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI.
Trong tiến trình xây dựng huyện đạt tiêu chí đô thị loại III, đến nay, bước đầu cần thiết xây dựng huyện đạt các tiêu chí của huyện nông thôn mới. Đến nay đã có 3/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm xã Hàm Rồng, Hàng Vịnh và Hiệp Tùng), các xã khác cũng đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí nhằm hướng tới mục tiêu các xã đều hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng huyện Năm Căn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới, công tác lập Quy hoạch xây dựng Vùng huyện theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Quyết định số 558/QĐ-TTg và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT là một yêu cầu tất yếu nhằm định hướng tổng thể không gian phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện thông qua việc quy hoạch hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, phân vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,…định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật kết nối toàn huyện và liên hệ với các khu vực xung quanh.
Đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng huyện là căn cứ pháp lý để Chính quyền địa phương triển khai lập, điều chỉnh các đồ án Quy hoạch xây dựng cho các đô thị, các khu dân cư, khu công nghiệp…phân bổ nguồn vốn ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, triển khai các dự án đầu tư một cách hệ thống và hiệu quả, xây dựng huyện Năm Căn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới và từng bước xây dựng huyện hướng đến đạt tiêu chí đô thị loại III như mục tiêu đã đề ra.
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Các căn cứ pháp lý
-
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 và Văn bản hợp nhất số 02/2020/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020;
-
Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
-
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
-
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
-
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
-
Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng được hợp nhất tại văn bản số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng;
-
Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
-
Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
-
Quyết định số 2456/QĐ-TTg ngày 17/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030;
-
Nghị định về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng được hợp nhất tại Văn bản số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng;
-
Quyết định số 810/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Công văn số 1543/TTg-CN ngày 05/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau;
-
Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
-
Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
-
Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc 2021-2030;
-
Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 07:2016/BXD về hạ tầng kỹ thuật;
-
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
-
Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
-
Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
-
Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
-
Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
-
Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
-
Quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Đề án quản lý độ cao xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
-
Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Cà Mau Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016- 2020 định hướng đến năm 2030;
-
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
-
Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 05/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2021 (giao Sở Xây dựng thực hiện Đồ án Quy hoạch vùng huyện Năm Căn);
-
Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 27/5/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Nhiệm vụ - Dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
2. Cơ sở tài liệu, số liệu
-
Quy hoạch xây dựng Vùng ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
-
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
-
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030.
-
Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện.
-
Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Năm Căn, khu kinh tế Năm Căn, quy hoạch xây dựng các đô thị, điểm dân cư trên địa bàn huyện.
-
Quy hoạch các chuyên ngành: nông nghiệp, du lịch, văn hoá, giáo dục, v.v…
-
Các số liệu thống kê tổng hợp năm 2020 về kinh tế - văn hóa - xã hội và thực trạng phát triển huyện Năm Căn.
-
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Năm Căn theo hệ tọa độ Quốc gia VN2000, tỷ lệ 1/25.000.
-
Các số liệu, tài liệu khác có liên quan.
III. QUAN ĐIỂM
-
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Năm Căn phải đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau, quy hoạch tỉnh, các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện có liên quan.
-
Quy hoạch trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường tự nhiên, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
-
Quy hoạch phải khai thác được các thế mạnh về địa lý tự nhiên, tài nguyên đất đai, giao thông kết nối, mối quan hệ với các đô thị, khu vực xung quanh và phù hợp với các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.
-
Cập nhật và kết nối các dự án đang và sẽ triển khai trong phạm vi quy hoạch và các dự án, định hướng quy hoạch các vùng xung quanh có liên quan. Đề xuất các giải pháp tổ chức, triển khai thực hiện theo quy hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm khai thác hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách.
IV. MỤC TIÊU
-
Cụ thể hóa quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới đến năm 2020, mục tiêu xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030 và các định hướng quy hoạch có liên quan trên địa bàn tỉnh.
-
Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn thông qua công tác quy hoạch xây dựng vùng huyện.
-
Quy hoạch huyện Năm Căn theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới nhằm xác định thực trạng và các nhiệm vụ cần hoàn thiện theo các tiêu chí được quy định. Từ đó, làm cơ sở trình cấp thẩm quyền công nhận huyện nông thôn mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu định hướng phát triển vùng huyện gắn với mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị loại III.
-
Nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và giải pháp quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh.
-
Xác định cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng, lập các quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ ranh giới hành chánh huyện Năm Căn với diện tích tự nhiên là 490,85 km2, tiếp giáp xung quanh như sau:
-
Phía Bắc giáp huyện Phú Tân, huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi.
-
Phía Nam giáp sông Cửa Lớn và huyện Ngọc Hiển.
-
Phía Đông giáp biển Đông.
-
Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Huyện Năm Căn gồm có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Năm Căn và 7 xã: Hàm Rồng, Hiệp Tùng, Đất Mới, Lâm Hải, Hàng Vịnh, Tam Giang, Tam Giang Đông.
2. Phạm vi nghiên cứu mở rộng
Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm các quy hoạch, định hướng có liên quan đến khu vực vùng huyện Năm Căn, gồm có:
-
Quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
-
Quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau.
Hình 3: Bản đồ các đơn vị hành chính thuộc huyện Năm Căn
Hình 4: Bản đồ ranh giới khu vực quy hoạch vùng huyện
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG
VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Nhóm đất phèn chiếm trên 64% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ quanh năm cao. Theo bản đồ phân bố lượng mưa nhiều năm, khu vực huyện có lượng mưa cao trong tỉnh cũng như trong vùng ĐBSCL. Trong năm, khí hậu phân chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 90%. Mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 10%. Tương ứng với 2 mùa là 2 hướng gió thịnh hành khác nhau:
-
Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành hướng Đông và Đông Bắc, trong mùa khô, biển tương đối lặng, thời tiết tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động xây dựng, du lịch,…
-
Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, gió thịnh hành hướng Tây Nam, lượng mưa lớn, trong mùa mưa thỉnh thoảng xuất hiện áp thấp gần bờ, giông, lốc, gió xoáy cấp 7- cấp 8, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển, đi lại khó khăn, các dịch vụ, sinh hoạt văn hóa thể thao và du lịch bị hạn chế.
-
Nhiệt độ
-
Nhiệt độ trung bình năm : 26,9 0C
-
Nhiệt độ trung bình cao nhất : 31,5 0C
-
Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 23,6 0C
-
Độ ẩm trung bình năm : 84%
-
Lượng mưa
-
Lượng mưa trung bình năm : 2.200 mm
-
Lượng mưa lớn nhất/năm : 2.954 mm
-
Lượng mưa nhỏ nhất/năm : 1.940 mm
-
Nắng
-
Tổng số giờ nắng trung bình/năm : 2.269 giờ
-
Tổng số giờ nắng lớn nhất trong năm : 2.498 giờ
-
Tổng số giờ nắng nhỏ nhất năm : 2.116 giờ
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Năm Căn năm 2020)
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ
Qua báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của UBND huyện Năm Căn, kinh tế huyện trong các năm qua có những bước phát triển khả quan. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2020 đạt 47,791 tỷ đồng vượt kế hoạch đề ra 132,75%. Chi ngân sách địa phương năm 2020 là 395,728 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 là 1.004,162 tỷ đồng, đạt 233,85% so với năm 2019.
1. Nông lâm thủy sản
Mũi nhọn kinh tế của huyện vẫn là sản xuất thủy sản, chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân kinh tế và khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2020 là 38.300 tấn đạt 103,51% kế hoạch, tăng 2,95% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng tôm 17.500 tấn, đạt 102,94% kế hoạch, giảm 2,23% so với cùng kỳ.
Về nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh là 484,49ha/540 hộ, đạt 97% kế hoạch. Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 258,59 ha đạt 99,46% kế hoạch. Diện tích nuôi tôm quảng canh là 12.105 ha/3.840 hộ, đạt 105,26% kế hoạch. Việc nuôi trồng thuỷ sản được gắn với công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.
Về khai thác thủy sản, sản lượng ước đạt 3.770 tấn, đạt 125,67% kế hoạch. Địa phương cũng quan tâm tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
|
|
Hình 5: nuôi tôm công nghiệp
|
Hình 6: đặc sản cua Năm Căn
|
Bên cạnh đó, trồng trọt và chăn nuôi cũng giữ ổn định, tuy nhiên quy mô và diện tích không lớn. Chủ yếu trồng rau màu và cây ăn trái. Diện tích trồng rau màu 197 ha, trồng cây ăn trái các loại khoảng 148 ha được người dân tận dụng bờ vuông, đất trống xung quanh nhà khai thác trồng trọt. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc đạt 4.208 con, gia cầm 92.750 con, các hộ chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ. Công tác tiêm phòng gia súc, kiểm dịch và giết mổ được triển khai và kiểm soát tốt.
Về lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp là 24.867,99 ha, trong đó, diện tích có rừng là 12.339,97 ha, diện tích chưa có rừng là 12.528,02 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng gồm cây phân tán đạt 38,54%. Triển khai công tác trồng rừng mới kết hợp công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là đối với các tuyến rừng phòng hộ ven biển và giáp ranh với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Công tác thủy lợi, đưa vào sử dụng 26/31 công trình nạo vét kênh thủy lợi, với tổng chiều dài 102.874m, tổng mức đầu tư 39.889 triệu đồng. Trong đó, huyện làm chủ đầu tư 16 công trình và tỉnh làm chủ đầu tư 15 công trình.
2. Công nghiệp - TTCN
Lĩnh vực công nghiệp – TTCN và thương mại dịch vụ dù có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hiệu quả. Hiện các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ còn khá nhỏ lẻ như chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, cơ khí, mộc gia dụng.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện từ chế biến tôm đông xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn, năm 2020 xuất khẩu 1.673 tấn tôm, gia công 196 tấn tôm, xuất khẩu 1.913 tấn tôm đông, kim ngạch xuất khẩu 23,1 triệu USD đạt 77% kế hoạch. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản và Hồng Kông.
Hiện nay, KKT Năm Căn đã được phê duyệt QHC xây dựng và đang trong giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng. Trong đó, có định hướng quy hoạch KCN sản xuất tập trung. Trong tương lai, nếu được đầu tư, KCN sẽ là động lực lớn tác động đến kinh tế - xã hội của địa phương giúp đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống sẵn có và mở rộng ra các ngành nghề mới, hiện đại và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
|
|
Hình 7,8: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn
|
3. Thương mại – Dịch vụ
Thương mại dịch vụ của huyện chưa đa dạng, chủ yếu là dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua bán hàng hóa có quy mô hoạt động nhỏ. Hoạt động dịch vụ tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn Năm Căn với phần lớn là các hộ kinh doanh cá thể.
Địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường hàng hóa như tổ chức Hội chợ “hàng Việt về nông thôn”, hỗ trợ các thiết bị như máy sấy tôm khô, máy sấy bánh phồng tôm cho 03 cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Tam Giang, Hàng Vịnh và thị trấn Năm Căn. Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng gian hàng giả kém chất lượng.
Hiện nay chợ nông sản thực phẩm Năm Căn được đầu tư xây dựng mới, đã đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân, chợ được thực hiện theo mô hình thí điểm chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
|
Hình 9,10: Chợ nông sản thực phẩm Năm Căn
|
Trong tương lai, cần kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại có quy mô lớn nhằm đón đầu sự phát triển của địa phương khi các KCN được đầu tư và đi vào hoạt động tạo nên gia tăng dân số cơ học và nhu cầu kinh doanh, mua sắm, trao đổi hàng hóa cũng sẽ tăng cao.
Về du lịch, Năm Căn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, cụ thể như “ Khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184” có vị trí nằm ở giữa rừng đước thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang, “ Khu rừng Đước Năm Căn” , có di tích lịch sử cấp Quốc gia là “Khu di tích Bia Ấn loát đặc biệt Nam Bộ “,… tuy nhiên hiện nay các hoạt động du lịch chưa phát triển mạnh, cơ sở vật chất phục vụ du lịch như khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn có chất lượng cao chưa được đầu tư, khách du lịch xuống phía nam Cà Mau chủ yếu đi tham quan khu vực Đất Mũi ở Ngọc Hiển.
|
|
Hình 11: Khu đa dạng sinh học LNT 184
|
Hình 12: Rừng đước Năm Căn
|
|
|
|
III. HIỆN TRẠNG XÃ HỘI
1. Hiện trạng dân số
Dân số trên địa bàn huyện theo số liệu Niên giám thống kê năm 2020 là 56.789 người phân bổ trên diện tích tự nhiên của huyện là 490,85km2, tương đương mật độ dân số trung bình là 116 người/km2.
Tuy nhiên dân cư phân bố không đồng đều, tại thị trấn Năm Căn có dân số 16.547 người với mật độ 613 người/km2, trong khi đó các huyện như Lâm Hải, Tam Giang, Tam Giang Đông có mật độ dân số khá thấp từ 57- 68 người/km2.
Trong các năm gần đây, dân số có chiều hướng giảm cơ học do người dân xuất cư sang các vùng khác để làm ăn sinh sống cho thấy yếu tố động lực kinh tế để thu hút lao động còn hạn chế.
2. Hiện trạng lao động
Lao động tại địa phương đã được chú trọng công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, do các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn hiện chưa phải là mũi nhọn nên lực lượng này chưa đông.
Năm 2019, huyện Năm Căn đã tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho trên 1.300 người, đến năm 2020 đào tạo được hơn 1.500 lao động, trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ được 549 người và đào tạo, bồi dưỡng ngoài Đề án trên 1.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo kế hoạch trong năm đạt 71,25%. Trong năm cũng đã giải quyết việc làm cho 3.547 lao động.
Trong tương lai, cần có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao khi các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh.
IV. HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Hiện trạng triển khai quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
Về công tác triển khai lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, hiện đã lập các đồ án sau đây:
-
Quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 2456/QĐ-TTg ngày 17/12/2013. Đến nay, tỉnh và huyện đang tiến hành điều chỉnh đồ án quy hoạch chung KKT Năm Căn, nhằm cập nhật các định hướng, yếu tố mới trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Quy hoạch chung đô thị Năm Căn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt theo quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 13/10/2014.
-
Các đồ án quy hoạch phân khu gồm có:
-
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu phi thuế quan, quy mô 800ha, được phê duyệt năm 2017.
-
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu dịch vụ - dân cư Năm Căn, quy mô 91,43ha, dân số 10.000 người, được phê duyệt năm 2017 và điều chỉnh năm 2019.
-
Quy hoạch phân khu Khu đô thị Đất Mới, quy mô 55ha, dân số 8.000 người, được phê duyệt năm 2020.
-
Quy hoạch phân khu Khu đô thị Hàm Rồng, quy mô 123ha, dân số 15.000 người, được phê duyệt năm 2020.
Hình 13: Quy hoạch chung KKT Năm Căn đến năm 2030
Hình 14: Quy hoạch chung đô thị Năm Căn đến năm 2030
-
Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Đông kênh Cái Nai), quy mô 450ha, dân số 56.000 - 90.000 người, được phê duyệt Nhiệm vụ năm 2020, đang thực hiện lập đồ án.
-
Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Tây kênh Cái Nai), quy mô 322ha, dân số 40.000 - 64.000 người, được phê duyệt Nhiệm vụ năm 2020, đang thực hiện lập đồ án.
-
Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Tây kênh Tắc Năm Căn), quy mô 210ha, dân số 26.000 - 42.000 người, được phê duyệt Nhiệm vụ năm 2020, đang thực hiện lập đồ án.
-
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái và Dịch vụ du lịch thuộc Khu kinh tế Năm Căn, tỷ lệ 1/2000, quy mô: 113,51 ha, lượng khách 200.000 lượt/năm, được phê duyệt Nhiệm vụ năm 2020, đang thực hiện lập đồ án.
-
Các đồ án quy hoạch chi tiết đô thị gồm có:
-
Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư Khu kinh tế Năm Căn, quy mô 28,76ha, dân số 5.600 người, được phê duyệt năm 2018.
-
Quy hoạch chi tiết Trung tâm hành chính huyện Năm Căn, quy mô 40ha, được phê duyệt năm 2019.
-
Điều chỉnh QHCT các khu vực khóm 1, khóm 4, khóm 7 thuộc thị trấn Năm Căn.
-
Lập và điều chỉnh quy hoạch chung 6 xã: Tam Giang, Tam Giang Đông, Hiệp Tùng, Đất Mới, Lâm Hải, Hàm Rồng.
-
Về quy hoạch xây dựng Vùng huyện đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đang được triển khai thực hiện là một tiêu chí theo quy định trong 09 tiêu chí cần đạt được của huyện nông thôn mới.
-
Và một số quy hoạch khác có liên quan.
4.1 Hiện trạng đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
4.2.1 Xây dựng phát triển đô thị
Với định hướng xây dựng huyện Năm Căn đạt tiêu chí đô thị loại III và trở thành thị xã thuộc tỉnh trong tương lai, trong thời gian vừa qua, Chính quyền địa phương đã nỗ lực nhằm thu hút, khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị. Hiện nay, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị ở huyện Năm Căn đã có những thành quả nhất định, cụ thể là:
-
Huyện có thị trấn Năm Căn là trung tâm huyện lỵ và đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV theo Quyết định số 1150/QĐ-BXD ngày 20/12/2012.
-
UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ký quyết định công nhận đô thị Hàm Rồng đạt tiêu chí là đô thị loại V.
-
Bên cạnh đó, khu vực trung tâm xã Hàng Vịnh hiện phát triển khá đông đúc cũng là một khu vực dự kiến đề xuất đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và giai đoạn tiếp theo sẽ hướng tới đạt các tiêu chí đô thị loại V.
-
Khu đô thị Đất Mới theo định hướng quy hoạch chung, là một bộ phận thuộc KKT Năm Căn cũng sẽ phát triển theo hướng tiêu chí đô thị loại V.Tuy nhiên, theo phương án quy hoạch chung, không gian phát triển đô thị Đất Mới trên cơ sở trung tâm xã Đất Mới hiện nay mở rộng sang phía đông thuộc một phần ranh giới xã Hàm Rồng đã được công nhận đô thị loại V. Xét về không gian phát triển, đây là một khu vực có tiềm năng và có thể trở thành khu vực nội thị tương lai khi Năm Căn phát triển thành thị xã. Về mặt hành chính khu vực này thuộc địa bàn của 2 xã Đất Mới và Hàm Rồng, đề nghị chính quyền địa phương có phương án cụ thể sau này khi tổ chức các đơn vị hành chính của thị xã Năm Căn để đảm bảo phù hợp cho công tác quản lý hành chính.
Về tỷ lệ đô thị hóa hiện nay, huyện Năm Căn đạt khoảng 35% với dân số đô thị của 2 khu vực là thị trấn Năm Căn (đô thị loại IV) và dân số khu vực trung tâm của xã Hàm Rồng (đô thị loại V). Để thực hiện mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại III trong tương lai, huyện cần có các giải pháp để nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, tạo các động lực nhằm thu hút dân cư vào khu vực đô thị và phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
Năm 2020, huyện đã triển khai thực hiện 59 dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản, đến cuối năm 2020 đã hoàn thành 51 công trình.
Đối với KKT Năm Căn, Ban quản lý KKT cũng đã triển khai các cơ chế chính sách thu hút đầu tư. KKT đóng vai trò là động lực phát triển, hạt nhân phát triển đô thị - công nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng được duyệt, huyện đang triển khai đầu tư các hạng mục cơ bản, gồm có:
-
DAĐTXD đường trục chính KKT Năm Căn, giai đoạn 1 (tuyến bên phải) được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 07/10/2014, với chiều dài 4,5km, chiều rộng: 12m, công trình đã đưa vào sử dụng.
-
DAĐTXD đường giao thông trục chính Bắc - Nam (giai đoạn 1) được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 với chiều dài 4,2km, chiều rộng: 9m, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
-
DAĐTXD cầu qua sông Cái Nai (KKT Năm Căn) được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-SGTVT ngày 07/02/2018 với tổng chiều dài cầu chính là 429,1m, khổ cầu là 9m, tổng chiều dài đường vào cầu và đường dẫn là 1065,4m (bao gồm phần cầu), chiều rộng nền đường là 12m, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
-
DAĐTXD đường giao thông trục chính Bắc - Nam (giai đoạn 1) được Chủ tịch
-
DAĐTXD hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư KKT Năm Căn được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 30/10/2018 với quy mô 26,74 ha, đang triển khai các bước thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư, dự kiến cuối năm 2021 hoàn thành đưa vào sử dụng.
-
Đối với Khu tái định cư KKT Năm Căn, đang thực hiện giải phóng mặt bằng theo phương án được duyệt với diện tích 27,582 ha và đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với diện tích 9,6 ha (bao gồm diện tích đất bố trí tái định cư), chiếm tỷ lệ 35,9% theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
4.2.2 Xây dựng phát triển nông thôn
Đối với khu vực nông thôn, hiện đã có 3/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hàm Rồng, Hàng Vịnh và Hiệp Tùng). Trong đó, xã Hàng Vịnh chuẩn bị đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Xã Đất Mới cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí và địa phương đang chuẩn bị có kế hoạch xem xét để công nhận xã nông thôn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng. Các xã còn lại hiện đang từng bước tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới. Chương trình phát triển nông thôn mới dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đăng ký kết quả thực hiện các tiêu chí của huyện nông thôn mới đến năm 2025. Đây sẽ là cơ sở để huyện triển khai công nhận tiêu chí huyện nông thôn mới sau khi hoàn thành tiêu chí nông thôn mới cho 7/7 xã.
Qua đánh giá thực trạng, các tiêu chí để công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới hiện nay đã đạt được các tiêu chí như:
-
Tiêu chí hệ thống giao thông kết nối đến các xã;
-
Tiêu chí hệ thống thủy lợi;
-
Tiêu chí hệ thống cấp điện;
-
Tiêu chí mạng lưới y tế - văn hóa – giáo dục;
-
Tiêu chí về sản xuất;
-
Tiêu chí về an ninh trật tự xã hội
-
Tiêu chí về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, một số tiêu chí đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện gồm có:
-
Tiêu chí có đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt;
-
Tiêu chí về tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn;
-
Tiêu chí về trung tâm văn hóa – thể thao huyện đạt chuẩn;
-
Tiêu chí về tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn.
Với đặc thù là huyện có diện tích rừng khá lớn gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất ở các xã phía đông và phía tây huyện, lại có vị trí địa lý giáp cả biển Đông và biển Tây, nên ngoài các khu vực trung tâm xã, các khu dân cư nông thôn không sống tập trung mà phân tán theo sông rạch, các tuyến đường giao thông và gắn với khu vực sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản, đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc kết nối đường giao thông, cung cấp hạ tầng điện, nước và các dịch vụ hạ tầng xã hội khác cho người dân.
Một vấn đề nữa cần quan tâm cho khu vực nông thôn là để hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị loại III và sẽ là thị xã thuộc tỉnh trong tương lai, khu vực nông thôn ngoài việc đáp ứng các chỉ tiêu nông thôn mới theo quy định còn phải đáp ứng tiêu chí sau này là vùng ngoại thị của thị xã theo quy định của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Về các sản phẩm OCOP trên địa bàn có các sản phẩm chủ đạo như : bánh phồng tôm, cua biển, tôm khô sinh thái và thịt cua sinh thái và được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá phân hạng đạt 3 sao.
Ngoài ra, các ngành nghề truyền thống địa phương hiện nay còn phát triển nhỏ lẻ, cần có quy hoạch tạo nên các “làng nghề” nhằm kết hợp các mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn văn hóa địa phương và gắn với hoạt động dịch vụ du lịch.
V. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG XÃ HỘI
Hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu hiện nay của người dân. Tuy nhiên, trong tương lai với định hướng xây dựng KKT Năm Căn là hạt nhân và hình thành nên một đô thị loại III - cực phát triển phía nam của tỉnh, đòi hỏi phải từng bước đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại III. Các thực trạng về hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện như sau:
1. Hiện trạng giáo dục đào tạo
Về giáo dục, hiện nay tòan huyện có tổng số 31 trường với tổng số giáo viên là 817 người, trong đó gồm:
-
07 trường mẫu giáo;
-
03 trường mầm non;
-
12 trường tiểu học;
-
09 trường THCS.
Ngoài ra, huyện còn có trường THPT Phan Ngọc Hiển và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp phục vụ hiệu quả cho công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn.
Huyện có 25/31 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 80,65%, trong đó, trường tiểu học 1 thị trấn Năm Căn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trong năm 2020, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp tiểu học và THCS đạt 100%.
Đối với yêu cầu về số lượng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trên 60% nhằm đạt tiêu chí huyện nông thôn mới, hiện nay, huyện đang triển khai kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng để sớm đạt được mục tiêu này.
Huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp học. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2019-2020 số lượng học sinh tốt nghiệp THPT là 99,05%.
Với đặc thù địa bàn huyện có diện tích rừng khá lớn và dân cư nông thôn sống phân tán theo tuyến dọc các sông rạch hoặc đường giao thông nên việc tổ chức mạng lưới công trình giáo dục gặp những khó khăn nhất định. Cần từng bước khuyến khích người dân vào các khu dân cư tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi về bán kính phục vụ, cự ly đi lại cho các cháu học sinh.
2. Hiện trạng văn hóa - TDTT
Về lĩnh vực văn hóa-TDTT, toàn huyện có 13.234 hộ/15.075 hộ đạt chuẩn “Gia đình văn hóa” chiếm 88%. Có 48/70 ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa, chiếm 69%. Có 03 xã được công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” là xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và xã Hiệp Tùng.
Hiện đã lập quy hoạch khu trung tâm Văn hóa Thể thao huyện và đang triển khai các bước đầu tư xây dựng, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, tập luyện thể thao của người dân. Bên cạnh đó, có các trung tâm văn hóa-thể thao xã là các trung tâm khu vực, trong đó, có 04 trung tâm thuộc các xã Hàm Rồng, Đất Mới, Hàng Vịnh và Hiệp Tùng.
Tỷ lệ người tập thể thao thường xuyên đạt 41,2%, tỷ lệ hộ gia đình thể thao chiếm 29,5%. Toàn huyện có 126 câu lạc bộ thể thao cơ sở, 15 cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao, 03 bể bơi nhân tạo. Công tác giáo dục thể chất trong trường học được quan tâm, phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang tiếp tục phát triển với các môn thể thao truyền thống và thể thao quốc phòng.
Địa phương cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thao chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị trong toàn huyện. Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với các địa phương và đạt những giải thưởng đáng khích lệ.
3. Hiện trạng y tế
Về y tế và chăm sóc sức khỏe, hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện có bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn tại thị trấn Năm Căn, trong 3 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã tiếp nhận khám và điều trị cho gần 85.000 lượt bệnh nhân trong và ngoài huyện. Bệnh viện huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3, trung tâm y tế huyện đạt chuẩn Quốc gia. Được biết, hiện nay nhu cầu sử dụng giường bệnh tại đơn vị Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, đã vượt hơn 1,2 lần so với công suất thiết kế giường bệnh ban đầu của đơn vị.
Các trạm y tế của các xã trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chức bệnh của người dân. Tuy nhiên, cần tiếp tục nâng cấp mở rộng và đầu tư thêm trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế tuyến xã.
Chất lượng khám và điều trị ngày được nâng lên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,7%. Công tác phòng chống các loại dịch bệnh được triển khai thực hiện và kiểm soát chặt chẽ.
Quản lý tốt các cơ sở hành nghề y - dược - mỹ phẩm trên địa bàn huyện. Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Kiểm soát tốt về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh dịch vụ về lĩnh vực y tế trên địa bàn.
4. Hiện trạng thương mại dịch vụ
Về thương mại dịch vụ, trên địa bàn huyện Năm Căn có trên 4.100 cơ sở kinh doanh, trong đó có trên 3.700 cơ sở kinh doanh cố định và trên 300 cơ sở kinh doanh không cố định. Ngoài ra, có trên 170 công ty, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ trên 20 tỷ đồng.
Chợ Năm Căn hiện hữu là điểm trung chuyển của những chuyến du lịch về Ðất Mũi, Khai Long, huyện Ngọc Hiển nhưng chợ Năm Căn thiếu sự quảng bá về sản phẩm đặc trưng của huyện. Hiện nay, chợ Năm Căn tiếp tục thu hút mời gọi đầu tư, để đáp ứng phát triển các loại hình dịch vụ thương mại đang phát triển.
Địa phương vẫn tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường hàng hóa. Tình hình hàng hóa hiện đảm bảo cung cầu, không có biến động lớn.
Đã phối hợp với Trung tâm khuyến công tỉnh Cà Mau tổ chức “Hội chợ hàng Việt về nông thôn” trên địa bàn huyện, hỗ trợ các máy móc thiết bị cho các cơ sở TTCN trên địa bàn xã Tam Giang, xã hàng Vịnh và thị trấn Năm Căn.
Các công trình thương mại dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện còn hoạt động ở quy mô nhỏ như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua bán hàng hóa, đặc sản địa phương. Trong tương lai, cần có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch gắn kết đồng bộ với các chương trình du lịch, các lễ hội văn hóa, chương trình xúc tiến thương mại,…v.v.
|
|
Hình 15: Một góc thị trấn Năm Căn
|
Hình 16: Bệnh viện đa khoa Năm Căn
|
|
|
Hình 17: Bưu điện Năm Căn
|
Hình 18: Chợ Năm Căn
|
VI. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Hiện trạng giao thông
1.1. Đường bộ
1.1.1. Quốc lộ
-
Tuyến Quốc lộ 1 (QL 1) nằm trên địa bàn huyện Năm Căn có chiều dài 11,8 km, bắt đầu từ ranh huyện Năm Căn với huyện Cái Nước và kết thúc tại thị trấn Năm Căn (đầu cầu Kênh Xáng). Tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m, nền đường rộng 12m, chất lượng còn khá tốt. Đoạn trong khu vực nội ô thị trấn Năm Căn đã hoàn thành nâng cấp mở rộng lộ giới 40m, có chiều dài khoảng 4km thuộc dự án đường Hồ Chí Minh.
1.1.2. Đường huyện
-
ĐH. QL1 – Đất Mới: Có chiều dài là 0,4km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa rộng 3,5m; nền đường rộng 4,5m; chất lượng mặt đường còn khá tốt.
-
ĐH. QL1 – Hàm Rồng: Có chiều dài tuyến là 3,8km, trong đó:
-
Đoạn từ QL1A vào trung tâm xã có chiều dài 0,3km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt đường nhựa rộng 3,5m; nền đường rộng 5,5m; chất lượng mặt đường còn khá tốt.
-
Đoạn từ trung tâm xã Hàm Rồng tới ranh xã Hàm Rồng và huyện Đầm Dơi có chiều dài là 3,5km; mặt đường bê tông xi măng rộng 1,5m, nền đường rộng 2,5m đến 4,5m, chất lượng mặt đường trung bình.
-
Đường Hàm Rồng - Cây Dương: Nối tiếp đường QL.1 đi Hàm Rồng đến kinh xáng Cái Ngay dài 3,6 km, mặt BTXM rộng 3,0 m, nền 5,0 m.
-
Đường Năm Căn - Hàng Vịnh: Dài 9,2 km, hướng tuyến chạy dọc theo bờ sông Cửa Lớn, kết nối trung tâm xã Hàng Vịnh với trung tâm huyện, điểm đầu tại thị trấn Năm Căn, điểm cuối tại UBND xã Hàng Vịnh. Hiện mặt BTXM rộng 3,5 m; nền đường rộng từ 5,5m đến 6,5m Dọc tuyến phía bên phải có cảng Năm Căn, dân cư tập trung đông ở khu vực trung tâm xã, còn lại tập trung thưa thớt.
-
Đường TT.xã Hiệp Tùng (Đ.Hàng Vịnh - Hiệp Tùng): Nối tiếp đường Năm Căn - Hàng Vịnh về trung tâm xã Hiệp Tùng. Tuyến dài 15,1 km, tuy nhiên hiện nay tuyến chỉ đi được từ UBND xã Hàng Vịnh đến kinh xáng Cái Ngay dài 2,1 km, mặt BTXM rộng 3,0 m, tình trạng mặt đường vẫn còn tốt. Đoạn còn lại đang thi công mặt láng nhựa rộng 3,5m, nền 6,5m.
-
Đường TT.xã Tam Giang Đông (Đ.Tam Giang Đông - Hố Gùi): Dài 8,7 km, điểm đầu gần UBND xã Tam Giang, điểm cuối tại Hố Gùi. Hiện đang thi công mặt nhựa rộng 3,5m, nền 6,5m.
-
Đường TT.xã Tam Giang: Dài 11,9 km, điểm đầu giao đường TT.xã Hiệp Tùng, điểm cuối tại UBND xã Tam Giang. Hiện đang thi công mặt nhựa rộng 3,5m, nền 6,5m.
-
Đường TT.xã Lâm Hải: Dài 11,8 km, điểm đầu tại sông Cửa Lớn, điểm cuối tại UBND xã Lâm Hải. Hiện đang thi công mặt nhựa rộng 3,5m, nền 6,5m.
1.2. Đường thủy
Với đặc thù là vùng sông nước nên hệ thống giao thông đường thủy của huyện khá phát triển, có nhiều sông lớn được xem như những tuyến trục chính của tiểu vùng nam Cà Mau, điển hình như: sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, sông Cái Ngay … và các tuyến từ thị trấn Năm Căn đi các trung tâm kinh tế, cụm dân cư trong địa bàn các xã, huyện lân cận…Ngoài ra còn có rất nhiều kênh cấp I, cấp II, cấp III tạo nên mạng lưới kênh, sông dày đặc nối thông với nhau. Hệ thống sông rạch ngoài nhiệm vụ tiêu thoát nước còn làm nhiệm vụ giao thông thủy, đây cũng chính là phương tiện giao thông quan trọng không kém bên cạnh giao thông bộ.
1.2.1. Hệ thống giao thông đường thủy do Trung ương quản lý
Bảng 1: Các tuyến giao thông đường thủy do Trung ương quản lý
STT
|
Tên sông, kênh
|
C.dài (km)
|
Cấp kỹ thuật
|
1
|
Sông Cửa Lớn (từ ngã ba Kênh Tắt Năm Căn đến cửa Bồ Đề)
|
32,8
|
III
|
2
|
Kênh Cái Nháp
|
11,0
|
III
|
3
|
Sông Bảy Háp
|
25,0
|
III
|
4
|
Kênh Tắt Năm Căn
|
11,5
|
III
|
1.2.2. Hệ thống giao thông đường thủy do tỉnh quản lý
Hầu hết là những tuyến thuỷ do tỉnh quản lý đều kết nối với những tuyến thủy do TW quản lý. Về cơ bản hệ thống đường thủy được nạo vét thường xuyên nên đều duy trì được cấp kỹ thuật là cấp III-IV đường thủy nội địa. Cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2: giao thông đường thủy do tỉnh quản lý
STT
|
Tên sông kênh
|
C.dài (km)
|
Cấp kỹ thuật
|
1
|
Sông Cửa Lớn (từ ngã ba Kênh Tắt Năm Căn đến Rạch Tàu)
|
25,3
|
III
|
2
|
Sông Bảy Háp
|
17,0
|
III
|
3
|
Sông Năm Căn – Rạch Tàu
|
40,0
|
IV
|
4
|
Sông Đầm Chim
|
29,5
|
IV
|
5
|
Sông Cái Ngay
|
16,5
|
III
|
6
|
Kênh 17
|
11,0
|
IV
|
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn rất nhiều tuyến kênh, rạch khác, tuy nhiên khả năng khai thác vận tải không cao, chủ yếu phục vụ đi lại cho người dân hoặc vận chuyển hàng hóa nhỏ, lẻ.
1.3. Cảng bến
1.3.1. Cảng biển
-
Cảng Năm Căn: Vị trí ở phía thượng lưu sông Cửa Lớn thuộc thị trấn Năm Căn, có khả năng tiếp nhận tàu 5.000DWT. Cảng cách TP.Cà Mau gần 70km, cách cửa Bồ Đề khoảng 36km theo luồng sông Cửa Lớn để thông ra biển Đông. Đây là cảng biển chính của Cà Mau. Tuy nhiên, đến nay cảng Năm Căn chưa được khai thác hiệu quả để tạo động lực lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương
Hình 19 : sơ đồ hiện trạng giao thông vùng huyện
|
|
Hình 20: Trục QL1 vào trung tâm thị trấn
|
Hình 21: Hạ tầng KKT đang xây dựng
|
|
|
Hình 22: Cầu Năm Căn
|
Hình 23: Sông Cửa Lớn
|
1.3.2. Bến xe, bến tàu
Trên địa bàn hiện có 1 bến xe kết hợp bến tàu và 1 bến tàu tạm:
-
Tại khóm Cái Nai – thị trấn Năm Căn có bến xe kết hợp với bến tàu với quy mô 3.380 m2. Phục vụ vận chuyển hàng hóa thủy bộ và hành khách.
-
Tại khóm 2 – thị trấn Năm Căn có bến tàu tạm với quy mô 1.000m2. Phục vụ vận chuyển hàng hóa thủy bộ.
1.3.3. Đường hàng không
Tại thị trấn Năm Căn hiện có một sân bay được xây dựng trước năm 1975, hiện đang được sử dụng phục vụ cho công tác thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Theo quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL, sân bay Năm Căn sẽ được duy trì, khôi phục nhằm phục vụ cứu hộ, cứu nạn và quốc phòng. Bộ Quốc phòng cũng đề nghị nghiên cứu quy hoạch, xây dựng mở rộng sân bay Năm Căn đáp ứng nhiệm vụ kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng khu vực (tại công văn số 1783/BQP-TM ngày 11/4/2008 của Bộ Quốc phòng đóng góp cho đề án KKT Năm Căn).
-
. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
1.4.1. San nền
Là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Năm Căn có địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng ngập mặn. Địa hình tường đối bằng phẳng, cao độ trung bình ở những khu vực đã xây dựng từ 1,1m-1,7m. Đây là khu vực ít bị ảnh hưởng ngập do triều. Các khu vực còn lại chủ yếu là đất nuối trồng thủy sản… có cao độ trung bình từ -0,3m đến 1,2m, thường bị ảnh hưởng do triều và ngập vào mùa lũ. Do đó, gặp nhiều khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông đường bộ, xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng.
1.4.2. Thoát nước mưa
Hiện tại, trong trung tâm thị trấn Năm Căn có hệ thống thoát nước mưa chung với hệ thống thoát nước thải. Tổng chiều dài 17.263m. Trong đó, có 10.060m mương có đan B800 và 9.760m mương có đan B600.Hệ thống này chưa đáp ứng được việc thoát nước cho toàn thị trấn.
Các khu vực còn lại nước mưa đang thoát theo địa hình tự nhiên ra ruộng và sông, kênh, rạch.
-
. Hiện trạng cấp nước
1.5.1. Tiềm năng nguồn nước
a) Nước mặt
-
Trên địa bàn huyện Năm Căn có hệ thống sông và kênh rạch với mật độ lớn chảy qua tạo thành mạng lưới thủy hệ chằng chịt nối liền với các tuyến sông lớn như sông Cửa Lớn, sông Cái Nai, sông Bảy Háp... hệ thống kênh rạch nhiều tuy nhiên do bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, sinh hoạt dân cư đô thị, các chất thải nông nghiệp, do vậy hiện nay nguồn nước mặt không sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
-
Nước ngọt chỉ có ở nước ngầm và nước mưa: Nguồn nước mưa với lượng mưa khá lớn bình quân cả năm khoảng 1.867,8mm từ tháng 5 đến tháng 11. Nước mưa là nguồn bổ sung quan trọng và quý giá để cấp nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân khu vực nông thôn.
-
Nhân dân ở đây thường có tập quán chứa nước mưa bằng các lu vại để dùng phục vụ cho nhu cầu của người dân trong các mùa mưa.
b) Nguồn nước ngầm
-
Khu vực tồn tại 04 tầng chứa nước có triển vọng là Pleistocen giữa – trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp1), Pliocen giữa (n22) và Pliocen dưới (n21). Các tầng chứa nước đều có áp lực cao, có diện phân bố rộng trên địa bàn.
-
Hầu hết nước có chất lượng tốt và phân bố rộng rãi. Tuy nhiên, nước mặt, nước ngầm tầng qp1 bị nhiễm mặn.
-
Các tầng chứa nước có khả năng khai thác nằm ở các độ sâu khác nhau trung bình từ 50 – 150m cho tới 350 – 500m.
-
Trong các vùng khai thác lớp nước nhạt và mặn xen kẹp nhau, do vậy khi khoan khai thác nước cần phải trám xi măng chống thấm dọc thành lỗ để tránh gây ô nhiễm tầng chứa nước. Đặc biệt các tầng nước sâu cần chú ý nguồn bổ cập xa vì khả năng phục hồi trữ lượng chậm.
c) Đánh giá
-
Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng chất lượng nước không tốt do vừa bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và bị ô nhiễm do tác động của quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước mặt không thể đáp ứng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
-
Trữ lượng nước dưới đất (nước ngầm): Có diện phân bố rộng, khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu, chất lượng nước đạt yêu cầu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.
-
Tuy nhiên, việc phân bố nguồn nước ngầm diễn ra trên diện rộng và không tập trung, việc lạm dụng nguồn nước ngầm quá mức sẽ không an toàn và có nguy cơ dẫn đến lún sụt trên diện rộng.
1.5.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước
-
Trong những năm qua, hệ thống cấp nước huyện Năm Căn đã được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Các công trình cấp nước trong huyện được sử dụng từ nguồn nước ngầm
-
Toàn huyện có 21 công trình cấp nước tập trung, trong đó gồm 02 trạm cấp nước cho khu vực trung tâm huyện (thị trấn Năm Căn và các khu vực thuộc khu kinh tế) có công suất mỗi trạm là 2.950 m3/ngày đêm do công ty cổ phần cấp nước Cà Mau quản lý.
-
Các xã nông thôn có các trạm tập trung và giếng khoan với công suất từ 104-480 m3/ng.đ, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý.
-
Đồng thời, nguồn nước ngầm, nước giếng do nhân dân tự khoan và nước mưa chứa trong lu vại cung cấp thêm cho nhân dân sử dụng trong sinh hoạt. Các trạm cấp nước tập trung chất lượng nước tương đối tốt, còn đối với các giếng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình có nhiều giếng nước chưa đạt chất lượng, nước bị nhiễm phèn.
-
Tỉ lệ hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh đạt trên 97%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đạt khoảng 36,08%, số hộ sử dụng giếng tự khoan chiếm tỷ lệ khoảng 61,58%.
-
Số hộ được cung cấp nước sinh hoạt từ trạm cấp nước tập trung là 6.869 hộ; số hộ gia đình tự khoan giếng là 8.893 hộ và có khoảng 200 hộ sử dụng nước từ gia đình lân cận.
-
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là huyện Năm Căn không có hệ thống đường ống cấp nước truyền tải cấp I, chỉ có hệ thống cấp nước trực tiếp cấp II với chiều dài khoảng 52km. Trong khi đó hệ thống đường ống cấp nước đã hư hỏng nhiều cần phải cải tạo khoảng 5km và nhu cầu cần phải lắp đặt mới khoảng 25km.
-
Hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện còn đang khá rời rạc, chưa có sự kết nối, chất lượng nước không đồng đều.
Bảng 3 :Hiện trạng các công trình cấp nước chính (cho khu vực trung tâm huyện)
STT
|
HẠNG MỤC
|
ĐỊA ĐIỂM
|
C.SUẤT (m3/ng.đ)
|
1
|
Trạm Cấp nước Năm Căn
|
Khóm 2, thị trấn Năm Căn
|
2950
|
2
|
Trạm Cấp nước Hàng Vịnh
|
ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh
|
2950
|
3
|
Trạm Cấp nước Lâm Hải
|
xã Lâm Hải
|
480
|
4
|
Trạm Cấp nước ấp Ông Chừng
|
ấp Ông Chừng, xã Đất Mới
|
109
|
5
|
Trạm Cấp nước ấp Chà Là
|
ấp Chà Là, xã Tam Giang
|
192
|
6
|
Trạm Cấp nước ấp Phòng Hộ
|
ấp Phòng Hộ, xã Đất Mới
|
152
|
7
|
Trạm Cấp nước ấp Trại Lưới B
|
ấp Trại Lưới B, xã Đất Mới
|
104
|
8
|
Trạm Cấp nước ấp Khóm 2
|
ấp Khóm 2, TT Năm Căn
|
341
|
9
|
Trạm Cấp nước ấp Kinh 17
|
ấp Kinh 17, xã Tam Giang
|
160
|
10
|
Trạm Cấp nước ấp Nhà Luận
|
ấp Nhà Luận, xã Tam Giang
|
190
|
11
|
Trạm Cấp nước ấp Nhà Hội
|
ấp Nhà Hội, xã Tam Giang
|
120
|
12
|
Trạm Cấp nước ấp Hố Gùi II
|
ấp Hố Gùi II, xã Tam Giang
|
160
|
13
|
Trạm Cấp nước ấp 4
|
ấp 4, xã Hiệp Tùng
|
155
|
14
|
Trạm Cấp nước ấp 5
|
ấp 5, xã Hiệp Tùng
|
240
|
15
|
Trạm Cấp nước ấp 7B
|
ấp 7B, xã Hiệp Tùng
|
213
|
16
|
Trạm Cấp nước ấp 5 (M2)
|
ấp 5 (M2), xã Hiệp Tùng
|
160
|
17
|
Trạm Cấp nước ấp Nàng Kèo
|
ấp Nàng Kèo, xã Hiệp Tùng
|
360
|
18
|
Trạm Cấp nước ấp 4
|
ấp 4, xã Hàng Vịnh
|
360
|
19
|
Trạm Cấp nước ấp Xèo Lớn
|
ấp Xèo Lớn, xã Lâm Hải
|
160
|
20
|
Trạm Cấp nước ấp Kinh Tắc
|
ấp Kinh Tắc, xã Hàm Rồng
|
160
|
21
|
Trạm Cấp nước ấp Phòng Hộ
|
ấp Phòng Hộ, xã Đất Mới
|
252
|
Hình 24 : Sơ đồ hiện trạng cấp thoát nước, CTR, nghĩa trang vùng huyện
-
Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
1.6.1. Hiện trạng thoát nước thải
-
Hệ thống thoát nước thải chưa được đầu tư xây dựng, hệ thống hiện nay đang là hệ thống thoát nước chung, tuy nhiên mới chỉ tập trung tại khu vực thị trấn và một số khu vực của trung tâm các xã.
-
Nước thải sinh hoạt, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung hoặc, tự thấm và chảy tràn ra các vườn và kênh rạch trong khu vực.
1.6.2. Quản lý chất thải rắn
-
Chất thải rắn sinh hoạt cơ bản đã được thu gom và đưa đi xử lý.
-
Toàn huyện có một bãi rác đặt tại ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng, quy mô 3ha, công suất 5 tấn/ngày, xử lý bằng hình thức đổ đống chôn lấp, do chi nhánh Công ty cấp thoát nước và công trình đô thị quản lý.
-
Chất thải rắn được vận chuyển về nhà máy xử lý rác tập trung tại thành phố Cà Mau.
-
Các khu vực nông thôn còn lại một số xã có điểm tập kết sau đó được vận chuyển về khu xử lý, còn lại một phần rác được các hộ dân phân tán tự xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp tại vườn.
1.6.3. Nghĩa trang nhân dân
-
Diện tích đất nghĩa trang toàn huyện khoảng 5,6ha.
-
Hiện đa số các địa phương trên địa bàn đã được quy hoạch nghĩa trang tập trung theo quy định, tuy nhiên một số địa phương chưa đầu tư xây dựng theo quy hoạch, các nghĩa trang này đều không đảm bảo khoảng cách ly đến khu dân cư.
-
Các nghĩa trang diện tích đều nhỏ, thiếu diện tích cây xanh.
-
Vẫn còn nhiều ngôi mộ nằm rải rác trong khu dân cư gây ô nhiễm và mất mỹ quan cần di dời.
-
Vấn đề di dời giải toả nghĩa địa, nghĩa trang nhân dân là công tác khó khăn, nhạy cảm về tín ngưỡng và tôn giáo cần được quan tâm của các cấp ngành địa phương trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị.
1.7. Hiện trạng cấp điện
1.7.1 Nguồn điện
-
Hiện nay, huyện Năm Căn được cấp điện từ nguồn điện lưới Quốc gia qua các tuyến 22kV chính, xuất tuyến từ trạm biến áp 110/22kV -2x40MVA Năm Căn (Ngọc Hiển).
1.7.2 Lưới điện
-
Lưới cao thế 110kV: Trên địa bàn huyện Năm Căn có các tuyến 110KV từ Cái Nước – Năm Căn.
-
Lưới trung thế 22kV:
-
Trên địa bàn huyện Năm Căn hiện nay vận hành ở cấp điện áp 22kV, lưới trung thế 22kV có dạng hình tia, và được khép mạch vòng, các tuyến trung thế có cấu trúc 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp. Các lộ ra trung thế được bảo vệ bằng máy cắt, các nhánh rẽ được bảo vệ bằng FCO. dây dẫn các tuyến trục có tiết diện AC-240, AC-185, AC-120, các nhánh rẽ AC-50, AC-70, AC-95.
-
Các tuyến trung thế hiện hữu được xây dựng và vận hành ở cấp điện áp 22kV, đa phần là đường dây trên không, sử dụng cáp nhôm, nhôm lõi thép đi trên trụ bê tông ly tâm cao 10 đến 14 mét.
-
Lưới điện hạ thế có các cấp điện áp 220/380V( 3 pha) và 220V(1 pha). Lưới hạ thế vận hành theo sơ đồ hình tia.
-
Các tuyến hạ áp 0,4kV dùng cáp đồng bọc hoặc cáp nhôm vặn xoắn (cáp ABC) đi trên trụ bê tông khoảng 8,5 mét hoặc đi chung với tuyến trụ trung thế.
-
Mạng hạ thế công cộng chủ yếu phục vụ quản lý tiêu dùng dân cư và thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, thủy hải sản.
-
Ngoài mạng lưới hạ thế công cộng, các khách hàng lớn ( hộ công trình công cộng và dịch vụ lớn) có trạm hạ thế riêng và điện năng tiêu thụ được đo đếm ngay tại trạm.
-
Bán kính cung cấp điện của mạng lưới hạ thế trung bình từ 150 – 300m tại các khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã, các khu đô thị mới và 600-800m tại khu vực nông thôn.
-
Tuyến chiếu sáng giao thông chỉ có một số trên đoạn đường các khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã và một số tuyến đường giao thông chính, dùng đèn cao áp gắn trên trụ thép hoặc trên trụ chung với trụ điện hạ thế.
-
Trên các tuyến đường nhỏ cũng như ở khu vực nông thôn, các tuyến chiếu sáng đi nổi, sử dụng cáp ABC hoặc cáp đồng bọc đi trên trụ bê tông ly tâm hoặc đi chung với tuyến trụ trung thế, hạ thế.
-
Trạm biến áp 22/0,4kV:Hiện đang sử dụng các trạm biến áp mono 1 pha công suất 25kVA ÷ 75kVA và trạm giàn 3 pha có gam công suất từ 100kVA ÷ 250kVA cho khu vực nông thôn còn khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã sử dụng các máy biến áp ba pha có công suất từ 160kVA ÷ 750kVA. Trạm hạ thế có các loại: trên nền, trên giàn, trạm treo, trạm trong nhà. Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ bảo vệ gồm FCO và LA.
Hình 25 : sơ đồ hiện trạng cấp điện vùng huyện
1.7.3 Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện
-
Nhìn chung, nguồn điện cấp cho huyện Năm Căn từ trạm 110/22kV Năm Căn -2x40MVA ( Ngọc Hiển) cơ bản đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cấp điện của huyện. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển về đô thị, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản… tăng cao trên địa bàn huyện, do đó cần nâng cấp công suất trạm 110kV hiện hữu và xây dựng mới trạm 110/22kV phục vụ cho huyện.
-
Lưới điện: lưới điện trên địa bàn huyện là đa phần là đường dây nổi, trạm biến thế là loại trạm ngoài trời đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật điện, còn các khu vực nông thôn các tuyến trung thế kéo dài dẫn tới tổn hao nhiều, trong thời gian tới cần cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến trung thế 22kV để đáp ứng nhu cầu về điện.
-
Hiện đã có 100% số xã sử dụng điện lưới Quốc gia. Tại thị trấn Năm Căn và các khu trung tâm các xã, các tuyến giao thông nông thôn cơ bản đã được đầu tư hệ thống chiếu sáng.
-
Thị trấn trung tâm huyện đang được đầu tư hệ thống cấp điện cũng như các hạ tầng đô thị khác hướng tới đạt tiêu chí của đô thị loại III.
-
Hiện trạng thông tin liên lạc
-
Lĩnh vực bưu chính: trên địa bàn huyện Năm Căn có 01 bưu cục cấp 2 Năm Căn (khóm I, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), 01 bưu cục cấp 3 là bưu cục cấp 3 Hàng Vịnh (ấp I, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn ) và các điểm bưu điện xã như xã Tam Giang, Tam Giang Đông, Đất Mới, Lâm Hải...
-
Lĩnh vực viễn thông: hiện trạng trên địa bàn huyện Năm Căn đã có các nhà mạng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và nhà mạng thông tin di động như: VNPT, Viettel, Mobiphone,… và các nhà mạng viễn thông có hạ tầng cố định như là VNPT và Viettel, Mobiphone. Ngoài ra, trên địa huyện còn có các doanh nghiệp truyền hình cáp là SCTV và VTVCab. Chỉ có một số ít tuyến cột do VNPT và Viettel, Mobie fone đầu tư, phần còn lại chủ yếu là thuê cột của Điện lực. Đa số các tuyến cáp trên địa bàn huyện được đi nổi trên cột điện lực.
-
Hệ thống truyền thanh cơ sở đã được đầu tư mới với công nghệ không dây đến tất cả các xã đảm bảo cung cấp thông tin tuyên truyền của huyện, xã đến người dân.
-
Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc bàn huyện Năm Căn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Tuy nhiên các tuyến đường dây thông tin hầu hết là đi nổi, gây mất mỹ quan trong các trung tâm đô thị, thị trấn huyện, trong thời gian tới cần ngầm hóa các tuyến đường chính trong nội thị và các khu đô thị xây dựng mới để đảm bảo về về mặt mỹ quan đô thị.
CHƯƠNG III
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG
I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Bối cảnh phát triển vùng ĐBSCL
-
Vùng ĐBSCL phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với Quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
-
Vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.
-
Không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, mang đặc thù của vùng sông nước nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mêkông, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hình 26: Vị trí huyện Năm Căn trong mối quan hệ với Vùng ĐBSCL
2. Bối cảnh phát triển vùng tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có vị trí chiến lược địa chính trị - kinh tế với các đặc điểm sau:
-
Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng.
-
Là 1 trong 4 tỉnh thuộc vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, với thành phố Cà Mau là trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng ĐBSCL.
-
Kết nối thuận tiện với tiểu vùng Nam Sông Hậu, vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, Vùng Phnompenh và vùng sông MêKông mở rộng.
-
Thuộc hành lang kinh tế ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam Bộ (từ Bạc Liêu - Gành Hào - Cà Mau - Năm Căn), có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.
-
Trong mối quan hệ của khu vực, với dự án tiểu vùng MêKông mở rộng và quy hoạch kinh tế vùng vịnh Thái Lan thì tỉnh Cà Mau được xác định nằm trong hành lang phát triển phía Nam (BangKok- Phnompenh - Hà Tiên- Cà Mau), đồng thời Năm Căn được xác định là điểm đến của tuyến hành lang kinh tế này. Ở trong nước, đây cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II được nối dài đến Đất Mũi Cà Mau.
-
Với 254 km đường biển (3 mặt giáp biển), thềm lục địa, tỉnh Cà Mau có nhiều động lực để phát triển kinh tế biển như khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hải sản; phát triển công nghiệp cảng, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu; phát triển du lịch sinh thái biển.
-
Có các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc tế - Quốc gia như:
-
Đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đường Hồ Chí Minh.
-
QL.1, QL 63, Quản Lộ - Phụng Hiệp.
-
Hệ thống giao thông thủy thuận lợi (biển Đông và biển Tây), cảng biển (cảng Năm Căn, Hòn Khoai, …), các cảng sông.
-
Tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam.
-
Tuyến sông Cà Mau - Cần Thơ.
-
Sân bay Cà Mau.
-
Trung tâm năng lượng Quốc gia (Khí – Điện – Đạm).
-
Tiềm năng đất đai phong phú, sản xuất chuyên canh lúa, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
-
Tài nguyên rừng Quốc gia, phòng hộ ven biển và các khu bảo tồn vườn chim.
-
Tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, phát triển du lịch sinh thái vùng sông nước, du lịch biển, du lịch lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống.
-
Tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển.
-
Tiềm năng về nguồn nhân lực: đa dạng về văn hóa, nguồn lao động trẻ, có khả năng đào tạo, phục vụ.
Huyện Năm Căn trong không gian phát triển của tỉnh Cà Mau được xác định thuộc tiểu vùng ven biển Đông Nam của tỉnh gồm (vùng biển cụm đảo Hòn Khoai và các huyện Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển). Trong đó, huyện Năm Căn với KKT Năm Căn sẽ đóng vai trò là hạt nhân của tiểu vùng, từng bước hình thành đô thị loại III tương đương cấp Thị xã trong tương lai.
Năm Căn cũng là một trong ba đô thị động lực chính của tỉnh Cà Mau gồm : thành phố Cà Mau – đô thị Sông Đốc và đô thị Năm Căn.
Hình 27: huyện Năm Căn trong mối quan hệ với tỉnh Cà Mau
II. TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Về vị trí và mối quan hệ vùng
Là huyện gần cực nam của tỉnh Cà Mau. Tuy có cự ly khá xa với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, nhưng lợi thế vị trí của huyện là tiếp giáp biển Đông và biển Tây, gắn với địa danh nổi tiếng là Đất Mũi, có ý nghĩa về chính trị, quốc phòng an ninh. Nằm ở trung tâm vùng dự trữ sinh quyển, vùng đánh bắt nuôi trồng thủy sản và dịch vụ dầu khí, vừa thuận lợi giao thông thủy vừa là nguồn lực phát triển kinh tế biển.
Do đó, về mặt vị trí, có thể nói Năm Căn đóng vai trò là một cửa ngõ đường thủy quan trọng phía nam của tỉnh Cà Mau và vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, thuận lợi trong mối quan hệ giao thương bằng đường thủy với các vùng kinh tế biển Quốc tế trong vùng biển Tây (vịnh Thái Lan) và biển Đông.
Địa bàn huyện Năm Căn còn có căn cứ Hải quân vùng 5 và vùng 4 Cảnh sát biển nên đây là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh Quốc phòng.
2. Về giao thông
2.1. Giao thông đường bộ
Gồm các tuyến giao thông chủ đạo sau đây:
-
Tuyến QL1 hiện hữu: là tuyến giao thông Quốc gia (đường Hồ Chí Minh) đóng vai trò là tuyến huyết mạch trục dọc (Bắc Nam) nối liền Năm Căn với thành phố Cà Mau và các tỉnh trong vùng về phía bắc, ở phía nam tuyến kết nối ra khu vực Đất Mũi là điểm cực nam của đất nước thuộc huyện Ngọc Hiển.
-
Tuyến đường đê bao ven biển Tây và đường ven biển Đông dự kiến được gắn kết bởi tuyến ĐH.62A (đường Năm Căn-Hàng Vình nối dài, chạy dọc theo bờ bắc sông Cửa Lớn) sẽ đóng vai trò là các tuyến trục dọc và ngang kết nối xuyên suốt toàn bộ chiều dài địa lý của huyện dọc theo sông Cửa Lớn.
-
Các tuyến đường tỉnh dự kiến như ĐT.990 ở phía đông huyện, ĐT.987 (thuộc huyện Phú Tân, có vị trí tiếp giáp với ranh giới huyện Năm Căn) đóng vai trò là các tuyến trục ngang quan trọng kết nối các xã trên địa bàn huyện với nhau và với các huyện lân cận.
2.2. Giao thông đường thủy
Về giao thông đường thủy có các tuyến và công trình đầu mối chủ đạo sau đây:
-
Tuyến sông Cửa Lớn dài 58 km, rộng khoảng 600 m, nối biển Đông với biển Tây. Phía Biển Đông là cửa Bồ Đề, phía biển Tây là cửa Mũi Ông Trang. Sông Cửa Lớn là tuyến giao thông thủy lớn nhất và dài nhất của tỉnh. Ngoài chức năng giao thông thủy, sông còn mang đến nguồn thủy sản đồi dào cho địa phương.
-
Gắn với sông Cửa Lớn là cảng Năm Căn, theo Quyết định số 1024/2005/QĐ-TTg ngày 27/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam thì cảng Năm Căn thuộc nhóm cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cảng biển nhóm VI), có thể tiếp nhận tàu 5.000 tấn. Cảng Năm Căn đã được xây dựng tại thị trấn Năm Căn, luồng tàu ra cửa Bồ Đề. Bên cạnh đó, có thể kết nối với cảng biển nước sâu Hòn Khoai qua tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến Xuyên Á.
-
Ngoài ra, còn có các tuyến sông khác như sông Cái Nai, sông Cái Ngay, sông Bảy Háp kết nối thành một hệ thống giao thông thuỷ liên hoàn phục vụ cho các hoạt động sản xuất cũng như phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội.
3. Về phát triển công nghiệp – đô thị
3.1 Phát triển công nghiệp - TTCN
Hiện nay, KCN Năm Căn đang từng bước triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Không gian phát triển của KCN nằm trong KKT Năm Căn. Theo định hướng phát triển sẽ có 2 khu vực phát triển công nghiệp (phía Đông và phía Đông Nam của KKT) với tổng quy mô khoảng 500ha.
Lĩnh vực công nghiệp được định hướng phát triển các ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, vật liệu xây dựng, cơ khí máy móc phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hoá chất, đóng và sửa chữa tàu…v.v. Khu vực huyện Năm Căn là khu vực có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, quỹ đất rộng lớn, gắn với cảng biển. Chính vì vậy, Năm Căn có tiềm năng thu hút các ngành công nghiệp khác nhằm phát triển KTXH, xứng đáng là một cực phát triển phía nam của tỉnh.
Bên cạnh đó, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống (như nghề làm đũa đước ở xã Tam Giang Đông, nghề hầm than, bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh,…) tạo việc làm cho khu vực nông thôn, tạo động lực phát triển KTXH, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng dịch cư cơ học dẫn đến tăng tỷ lệ đô thị hóa.
3.2 Phát triển đô thị
Trọng tâm phát triển đô thị của huyện là khu vực thuộc KKT Năm Căn được phát triển trên cơ sở thị trấn Năm Căn hiện hữu và định hướng mở rộng không gian đô thị gắn với không gian xã Hàm Rồng, một phần xã Đất Mới. Bên cạnh đó, khu vực trung tâm xã Hàng Vịnh hiện phát triển khá sung túc, dự kiến đây sẽ là một điểm đô thị loại V trong tương lai.
Theo định hướng của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, Năm Căn sẽ hình thành đô thị loại III, tương đương cấp Thị xã vào giai đoạn 2021-2025.
4. Về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Với hạt nhân là KKT Năm Căn, huyện Năm Căn có tiềm năng lớn phát triển các lĩnh vực dịch vụ như:
-
Phát triển TMDV cấp tiểu vùng phía nam tỉnh.
-
Dịch vụ cho công nghiệp: phát triển các hoạt động dịch vụ cho công nhân, chuyên gia làm việc tại khu công nghiệp như: nhà ở, sinh hoạt, khu vui chơi giải trí, kho bãi trung chuyển hàng hóa,…
-
Dịch vụ cho đô thị và dịch vụ vận tải : khai thác các hoạt động dịch vụ cho cư dân các điểm đô thị, các khu dân cư tập trung và phục vụ nhu cầu cho phương tiên giao thông đi qua trên địa bàn huyện.
-
Dịch vụ du lịch có tiềm năng phát triển với một số điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, vùng lân cận như Vườn quốc gia Đất Mũi, du lịch văn hoá – lịch sử tại Năm Căn, du lịch sông nước, du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Phát triển du lịch sinh thái gắn với làng nghề truyền thống: như các tour tham quan miền quê truyền thống (ở tại nhà dân, tổ chức các tuyến du lịch bằng xe đạp, sinh hoạt đờn ca tài tử, tham gia trải nghiệm làm nông nghiệp,…), tham quan cảnh quan sông nước, tham quan các làng nghề.
5. Về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Tiềm năng và thế mạnh kinh tế mũi nhọn của huyện vẫn là nuôi trồng thủy sản. bên cạnh đó, việc đánh bắt cũng cần khai thác và đẩy mạnh thông qua việc xây dựng các đội tàu lớn.
Về nuôi trồng, phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng rừng sản xuất đáp ứng mô hình kinh tế nông nghiệp sinh thái, bền vững. Phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh có quy mô phù hợp với điều kiện của địa phương, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cung ứng nguyên liệu sản xuất TTCN địa phương và phục vụ xuất khẩu.
III. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG
-
Là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh thuộc tiểu vùng kinh tế ven biển và một trong 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau gồm: Thành phố Cà Mau – đô thị Sông Đốc và đô thị Năm Căn, định hướng đạt tiêu chí đô thị loại III, là Thị xã thuộc tỉnh.
-
Là huyện có Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm Công nghiệp - thương mại - dịch vụ - Nông nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận (Logicstic) của tỉnh Cà Mau và vùng ĐBSCL gắn kết không gian với khu Phi thuế quan.
-
Là đầu mối giao thương, vận tải hàng hải quốc gia và quốc tế của Cà Mau, ĐBSCL thông qua cảng biển Hòn Khoai và cảng sông Cửa Lớn gắn với an ninh quốc phòng.
IV. LOẠI HÌNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
-
Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
-
Giai đoạn lập quy hoạch:
-
Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2025 và 2030.
-
Giai đoạn dài hạn: đến năm 2040.
-
Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/25.000.
V. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Các căn cứ dự báo
1.1 Phương pháp tính toán
-
Công thức tính toán: Dt = Dg (1+ a)t
Trong đó:
-
Dg: Dân số năm gốc.
-
a: Tỷ lệ tăng dân số trung bình, gồm tỷ lệ tăng tự nhiên và tăng cơ học (%).
-
t: số năm dự báo.
1.2 Theo số liệu hiện trạng năm 2020 từ Niên giám thống kê huyện Năm Căn
-
Quy mô dân số hiện trạng năm 2020: 56.789 người, trong đó:
-
Dân số đô thị : 19.600 người (gồm khu vực thị trấn Năm Căn là đô thị loại IV và khu vực đô thị Hàm Rồng là đô thị loại V)
-
Dân số nông thôn : 37.189 người.
1.3 Theo định hướng của Quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau
-
Dân số toàn huyện là 85.000 người;
-
Dân số đô thị là 28.200 người;
-
Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 33,18%.
-
Dân số toàn huyện là 95.000 người;
-
Dân số đô thị là 43.400 người;
-
Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 45,68%.
-
Như vậy, có thể thấy, quy mô dân số hiện trạng chưa đạt theo dự báo trong Chương trình phát triển đô thị tỉnh, do các yếu tố động lực quan trọng tác động đến gia tăng dân số như khu công nghiệp, các khu dịch vụ, khu đô thị và nhất là hạ tầng kỹ thuật hiện nay đang trong giai đoạn đầu tư nên chưa có sức hút lớn.
-
Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu đạt đô thị loại III giai đoạn đến năm 2025 thì quy mô dân số toàn huyện phải đạt 100.000 người và dân số đô thị (khu vực trung tâm, nội thị tương lai) phải đạt 50.000 người.
1.4 Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn
-
Phát triển mạnh mũi nhọn kinh tế và nuôi trồng thủy sản, làm cơ sở phát triển các loại hình công nghiệp chế biến thủy hải sản và các ngành nghề dịch vụ khác có liên quan.
-
Xây dựng hoàn thiện KCN với quy mô 223,8ha và tương lai tiếp tục mở rộng diện tích theo nhu cầu đầu tư và sản xuất dự kiến lên đến 500 ha ở các giai đoạn dài hạn.
-
Tăng tỷ trọng của khu vực 2 (công nghiệp -xây dựng) và khu vực 3 (thương mại-dịch vụ) trong các giai đoạn sắp tới, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo.
1.5 Theo đề xuất điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn đến năm 2040
Hiện nay, Ban quản lý KKT tỉnh Cà Mau đang triển khai lập điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung KKT Năm Căn, trong đó, một số nội dung điều chỉnh cần được tham khảo kết nối với định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện. Cụ thể là :
+ Đinh hướng quy hoạch đến năm 2040 (quy hoạch chung được duyệt năm 2013 chỉ xác định đến năm 2030).
+ Quy mô dân số dự báo các giai đoạn 2030 và 2040 như sau :
-
Đến năm 2030 : tổng dân số của KKT là 90.000 người, trong đó, dân số đô thị là 75.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 83%;
-
Đến năm 2040 : tổng dân số của KKT là 178.000 người, trong đó, dân số đô thị là 162.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 91%.
Qua các số liệu dự báo phát triển đối với KKT Năm Căn của định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung KKT cho thấy, Năm Căn sẽ hướng đến tỷ lệ đô thị hóa rất cao ở giai đoạn 2040, đồng nghĩa với việc dân cư trên địa bàn khoảng 80-85% sẽ tập trung sinh sống tại các khu vực đô thị và tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Dân số nông nghiệp sẽ từng bước chuyển đổi sang khu vực phi nông nghiệp và tỷ lệ còn lại của khu vực này chỉ chiếm khoảng 15-20%
2. Đề xuất dự báo quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa
Qua phân tích, kết nối với các điều kiện thực trạng và định hướng phát triển trên địa bàn huyện, trong đó, có định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn đến năm 2040, đề xuất các dự báo quy mô vùng huyện như sau:
-
Dân số tăng tự nhiên dự kiến sẽ ổn định khoảng 0.9-1,0%, tương đương giai đoạn 2030 dân số tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người và giai đoạn 2040 tăng thêm khoảng 10.000-12.000 người.
-
Tỷ lệ đô thị hóa hiện trạng năm 2020 khoảng 35% bao gồm dân số đô thị của 2 khu vực là thị trấn Năm Căn (đô thị loại IV) và dân số khu vực trung tâm của xã Hàm (đô thị loại V). Với mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại III vào giai đoạn 2025 và các định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn đến năm 2040, các yếu tố động lực cần được quan tâm thu hút đầu tư mạnh như xây dựng hệ thống hạ tầng khung chủ lực, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị dịch vụ, du lịch theo quy hoạch nhằm tạo đột phá, gia tăng sức hút chuyển dịch dân số cơ học lớn và từ đó có sự chuyển dịch giữa bộ phận lao động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện.
-
Theo định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Năm Căn đến năm 2040 dự báo giai đoạn 2030 sẽ có lực lượng dân số tăng cơ học đến KKT làm việc, sinh sống khoảng 56.000 người và đến giai đoạn 2040 dân số cơ học sẽ tăng khoảng 140.000 người.
-
Các khu vực có điều kiện hướng tới đạt tiêu chí đô thị như Hàng Vịnh, Tam Giang, Đất Mới cần được đầu tư nhằm các đạt tiêu chí đề ra, là cơ sở gia tăng dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa chung cho toàn huyện.
-
Dân s