THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH
ĐỒ ÁN: QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
KHU DÂN CƯ BỜ GÒ XA,
KHU PHỐ TRƯỜNG XUÂN TÂY, PHƯỜNG TAM QUAN BẮC
ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG TAM QUAN BẮC, THỊ XÃ HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH.
Cơ quan phê duyệt TKQH : UBND thị xã Hoài Nhơn.
Cơ quan thẩm định TKQH : Phòng Quản lý đô thị thị xã Hoài Nhơn.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch : BQL dự án ĐTXD & PTQĐ thị xã Hoài Nhơn
Cơ quan lập TKQH : Công ty TNHH TV XD TH Hoàng Lê
Thành phần tham gia lập quy hoạch:
Quản lý kỹ thuật
|
: KS. Hoàng Trọng Cư.
|
Chủ nhiệm đồ án
|
: KTS. Đỗ Đình Tự.
|
Chủ trì thiết kế quy hoạch
|
: KTS. Đỗ Đình Tự.
|
Chủ trì thiết kế giao thông
|
: KS. Trần Đặng Giảng.
|
Chủ trì thiết kế điện
|
: KS. Trần Phạm Duy Cường.
|
Chủ trì thiết kế cấp thoát nước
|
: KS. Hoàng Trọng Cư.
|
Tham gia
|
: KS. Nguyễn Ngọc Bút.
|
|
: KS. Lê Hoàng Tú.
|
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 4
CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 6
1. Giới thiệu chung............................................................................................................................. 6
2. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.............................................................................................. 6
3. Mục tiêu quy hoạch........................................................................................................................ 6
4. Vị trí, phạm vi ranh giới khu quy hoạch....................................................................................... 6
5. Cơ sở thiết kế quy hoạch................................................................................................................ 7
CHƯƠNG II....................................................................................................................................... 10
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG................................ 10
1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................................ 10
2. Hiện trạng dân cư, hạ tầng xây dựng và hiện trạng sử dụng đất.............................................. 11
CHƯƠNG III...................................................................................................................................... 16
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.................................................................. 16
1. Xác định chỉ tiêu quy hoạch:...................................................................................................... 16
2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:...................................................................................................... 16
CHƯƠNG IV..................................................................................................................................... 17
QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG.................................................................................................. 17
1. Định hướng quy hoạch phát triển không gian........................................................................... 17
2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất........................................................................................ 18
3. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan............................................................................... 21
CHƯƠNG V....................................................................................................................................... 26
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT....................................................................... 26
1. Quy hoạch san nền....................................................................................................................... 26
2. Quy hoạch thoát nước mưa......................................................................................................... 28
3. Quy hoạch giao thông.................................................................................................................. 31
4. Quy hoạch cấp nước và cấp nước PCCC.................................................................................... 33
5. Quy hoạch cấp điện...................................................................................................................... 36
6. Quy hoạch thoát nước thải.......................................................................................................... 38
7. Quy hoạch xử lý chất thải rắn..................................................................................................... 39
8. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc........................................................................................ 40
9. Tổng hợp đường dây đường ống................................................................................................. 41
10. Quy hoạch trồng cây xanh......................................................................................................... 41
CHƯƠNG VI..................................................................................................................................... 45
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.................................................................................... 45
1. Mục đích....................................................................................................................................... 45
2. Các căn cứ.................................................................................................................................... 45
3. Khái quát, đánh giá hiện trạng môi trường.............................................................................. 45
4. Đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường khu vực của đồ án quy hoạch................. 46
5. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường......................... 48
6. Chương trình quản lý môi trường:............................................................................................ 50
7. Các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường:........................... 50
8. Kết luận:....................................................................................................................................... 50
CHƯƠNG VI..................................................................................................................................... 51
KINH TẾ XÂY DỰNG...................................................................................................................... 51
1. Tổng mức đầu tư sơ bộ:............................................................................................................... 51
2. Tính toán hiệu quả đầu tư........................................................................................................... 51
PHẦN VI: CÁC BẢN ĐỒ QUY HOẠCH........................................................................................ 52
CHƯƠNG VII - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................... 53
VĂN BẢN PHÁP LÝ........................................................................................................................ 54
BẢN VẼ A3 THU NHỎ.................................................................................................................... 55
CHƯƠNG I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung
1.1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
1.2. Địa điểm: Phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
1.3. Chủ đầu tư: UBND thị xã Hoài Nhơn.
1.4. Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã Hoài Nhơn.
1.5. Quy mô quy hoạch:
- Quy mô về diện tích: diện tích khu đất khoảng 25.320,50m2 (2,53 ha).
- Quy mô về dân số: bố trí đất ở cho khoảng 102lô x 3,6người≈367,00người.
(Theo văn bản số 6070/UBND-KT ngày 23/8/2023 của UBND tỉnh về việc kiểm soát dân số và khả năng đáp ứng hạ tầng, việc bố trí các loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng tại các đô thị, khu du lịch.)
2. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc là cần thiết, nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở địa phương, đồng thời tạo quỹ đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giải quyết nhu cầu đất ở trên địa bàn thị xã.
3. Mục tiêu quy hoạch
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc nhằm tổ chức không gian kiến trúc cho khu vực, tạo quỹ đất xây dựng thành khu phố đất ở, đất thương mại, dịch vụ có các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu ở của người dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của thị xã.
- Kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các dự án đã và đang triển khai trong khu vực quy hoạch với các khu vực lân cận theo hướng khu dân cư hiện đại và bền vững.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy
hoạch, lập các thủ tục về đất đai và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng.
4. Vị trí, phạm vi ranh giới khu quy hoạch.
- Vị trí Khu quy hoạch: thuộc Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Có giới cận cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp: Khu dân cư hiện trạng và đường Trần Quốc Toản;
+ Phía Tây giáp: Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Phía Nam giáp: Khu dân cư hiện trạng;
+ Phía Bắc giáp: + Phía Bắc giáp: Đường Nguyễn Thị Minh Khai.
5. Cơ sở thiết kế quy hoạch
5.1. Các văn bản pháp lý
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ xây dựng về việc Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Thông tư 04/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng ra ngày 24/10/2022 “Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn”
- Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-UBND của UBND ngày 27/06/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Căn cứ Quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Căn cứ Quyết định số 18542/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực đô thị Tam Quan – Hoài Nhơn; Căn cứ Quyết định số 2841/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Căn cứ văn bản chủ trương số 2427/UBND-XD ngày 29/11/2022 của UBND thị xã Hoài Nhơn về việc chủ trương lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 21148/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 21413/QĐ-UBND của UBND thị xã Hoài Nhơn ngày 07/12/2022 về việc chỉ định thầu tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát và nhiệm vụ quy hoạch đồ án: quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 9542/QĐ-UBND của UBND thị xã Hoài Nhơn ngày 24/5/2023 về việc chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Hợp đồng số 132/2023/HĐ-TVQH, ngày 25/5/2023 giữa Ban Quản lý dự án ĐTXD và PTQĐ thị xã Hoài Nhơn và Công ty TNHH TV XD TH Hoàng Lê; Tư vấn lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Đồ án: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 20342/QĐ-UBND của UBND thị xã Hoài Nhơn ngày 29/11/2023 về việc phê duyệt hồ sơ khảo sát địa hình phục vụ công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Biên bản cuộc họp tại trụ sở Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc ngày 30 tháng 05 năm 2023 Về việc Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 8120/QĐ-UBND ngày 09/5/2023 của Chủ tịch UBND thị xã về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc;
- Căn cứ Văn bản số 129/QLĐT-QHKT của Phòng Quản lý đô thị thị xã Hoài Nhơn ngày 15/7/2024 về việc thông báo kết quả thẩm định đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
- Căn cứ Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 của UBND tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Căn cứ Quyết định số 7798/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 của UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực đô thị Tam Quan – Hoài Nhơn;
- Căn cứ Quyết định số 3438/QĐ-UBND ngày 18/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
5.2. Các tài liệu khác
- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành;
- Bản đồ quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035.
- Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị Tam Quan Bắc.
- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500.
- Bản đồ địa chính giải thửa 1/2.000 khu vực quy hoạch.
- Các tài liệu, số liệu khác liên quan.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí giới hạn khu đất, địa hình địa mạo
a. Vị trí
- Vị trí:
Khu quy hoạch có diện tích khoảng: 2,53 ha thuộc khu phố Trường Xuân Tây, Phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thị xã Hoài Nhơn khoảng 20km về hướng Bắc.
- Tứ Cận:
+ Phía Đông giáp: Khu dân cư hiện trạng và đường Trần Quốc Toản;
+ Phía Tây giáp: Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Phía Nam giáp: Khu dân cư hiện trạng;
+ Phía Bắc giáp: Đường Nguyễn Thị Minh Khai.
b. Địa hình, địa mạo
Khu đất quy hoạch là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối năng suất thấp do việc dẫn nước mặn để nuôi trồng thuỷ sản, làm muối gặp nhiều khó khăn, cho nên hiện tại dân cư không sản xuất, đất bỏ hoang từ lâu nay.
Khu quy hoạch nằm liền kề với dân cư khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc.
Địa hình khu quy hoạch tương đối bằng phẳng. Cao độ nền tự nhiên chênh lệch không lớn, cụ thể:
+ Cao độ đất ruộng muối: từ -0,30 đến -0,70;
+ Cao độ đường Nguyễn Thị Minh Khai: từ 0,80 đến 1,10;
+ Cao độ đường Trần Quốc Toản: từ 1,00 đến 1,40;
+ Cao độ nhà dân: cao độ sân từ 1,00 đến 1,30.
1.2. Khí hậu
- Khu vực quy hoạch nằm ở vùng khí hậu Bình Định.
- Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở tại vùng duyên hải là 23-29°C.
b. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%.
c. Mưa
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm; Lượng mưa dưới 100mm vào tháng 1- tháng 8. Lượng mưa tập trung từ tháng 9-12 là 1.412mm. cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.
d. Nắng
- Tổng số giờ nắng khoảng 2.500h nắng, số giờ nắng cao nhất 270h vào tháng 5, thấp nhất 112h vào tháng 12.
e. Gió
- Hướng gió chủ đạo phía Nam trong 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8. Gió Đông chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau
- Tốc độ gió trung bình ở Bình Định có sự biến đổi theo mùa đáng kể trong năm.
- Tốc độ gió trung bình hàng tháng 1,2m/s - 2,9m/s
- Tốc độ gió cao nhất đạt 3,6m/s vào tháng 6
- Thời gian nhiều gió trong năm kéo dài 6 tháng, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời gian lặng gió kéo dài 6 tháng, tháng 3 đến tháng 10.
- Gió hướng Đông Nam từ biển thổi vào hoạt động từ tháng 3- 6 gió mang tính chất nóng ẩm.
- Gió Tây Nam với đặc điểm khô hanh nóng, gió hoạt động từ tháng 7-8.
f. Bão
Mỗi năm, khí hậu Hoài Nhơn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Mùa bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhất vào các tháng 9 đến 11.
1.3. Địa chất công trình
Do khu vực quy hoạch chưa khoan thăm dò địa chất công trình nên chưa có số liệu chính xác, vì vậy khi xây dựng công trình cần phải khoan thăm dò địa chất để xử lý nền móng.
2. Hiện trạng dân cư, hạ tầng xây dựng và hiện trạng sử dụng đất.
2.1. Hiện trạng dân cư
* Hạ tầng xã hội: Xung quanh phạm vi nghiên cứu hệ thống hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chợ dân sinh đã có đầy đủ và đồng bộ, tất cả cách khu quy hoạch với bán kính nhỏ hơn 500m, đảm bảo phục vụ nhu cầu dân cư hiện trạng và khu dân cư mới quy hoạch này.
* Tôn giáo, tín ngưỡng: trong ranh quy hoạch không có công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
* Dân cư hiện trạng: trong khu vực lập quy hoạch có 01 hộ ông Võ Văn Sen với diện tích đất ở khoảng 102,1m2 còn lại là đất thuỷ sản, đất làm muối năng suất thấp nên người dân nơi đây không sản xuất đã từ lâu.
2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Hiện trạng nền.
Trong khu vực quy hoạch hiện tại đất chủ yếu là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối, đất vườn và một nhà ở cấp 4 của hộ ông Võ Văn Sen. Khu vực có địa hình được đánh giá là khá bằng phẳng.
b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
* Hiện trạng giao thông.
Hiện trạng giao thông lân cận bên ngoài có thể đấu nối vào khu quy hoạch ở phía Bắc và phía Nam như sau:
- Phía Bắc có tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai đã được cứng hoá bằng bê tông, mặt đường rộng 3m. Tuyến đường này đang được lập thiết kế nâng cấp thành trục giao thông chính đấu nối từ Quốc lộ 1A ra khu hậu cần biển Tam Quan.
- Phía Nam có tuyến đường Trần Quốc Toản đã được cứng hoá bằng bê tông, mặt đường rộng 3m.
Vì vậy khu quy hoạch rất thuận tiện cho việc đấu nối giao thông bên ngoài.
* Hiện trạng cấp nước.
Về cấp nước: Khu phố Trường Xuân Tây hiện đã có hệ thống cấp nước sạch ở phía Nam khu quy hoạch.
* Hiện trạng thoát nước mưa, nước thải và VSMT
- Về thoát nước mưa: Nước mưa rơi trên khu phố Trường Xuân Tây được thu gom chủ động theo các cống rãnh hiện có đã xây dựng và nước mưa lũ lớn thì chảy tràn theo mặt đất tự nhiên ra hướng sông Trường Xuân và theo sông ra cửa biển Tam Quan.
- Về thoát nước thải: trong khu phố Trường Xuân Tây chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hiện nay nước thải được người dân cho thấm tự nhiên và một phần khác thì cho chảy ra sông.
- Về chất thải rắn: khu phố Trường Xuân Tây hiện có xe thu gom chất thải rắn về địa điểm tập trung của thị xã để xử lý.
* Hiện trạng cấp điện
Về Nguồn điện: Hiện nay khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc và các khu dân cư lân cận khu đất quy hoạch đã có lưới điện lưới điện 22KV và 0,4KV chạy dọc tuyến đường bê tông để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Cho nên việc cấp điện cho khu quy hoạch là rất thuận tiện.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất quy hoạch là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối năng suất thấp, nằm xen trong khu dân cư Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc cho nên việc dẫn nước mặn để nuôi trồng thuỷ sản và làm muối gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất được đo đạc trên bản đồ địa chính xã có số liệu như sau:
BẢNG CƠ CẤU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TT
|
Thành phần đất
|
Diện tích (m2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
1
|
Đất ruộng muối (LMU)
|
11.053,20
|
43,65
|
2
|
Đất thủy sản (TSN)
|
3.582,50
|
14,15
|
3
|
Đất trồng cây lâu năm ( LNC )
|
598,65
|
2,36
|
4
|
Đất ở hiện trạng (ONT)
|
298,27
|
1,18
|
5
|
Đất bờ ngăn và mái đê
|
9.787,88
|
38,66
|
Tổng cộng
|
|
25.320,50
|
100,00
|
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT
Phía Bắc khu quy hoạch giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai
Hai ảnh trên là vị trí đấu nối phía Nam khu quy hoạch
với đường Trần Quốc Toản
Đất ở hộ ông Võ Văn Sen – phía Bắc khu quy hoạch
Có diện tích đất ở khoảng 102,1m2
CHƯƠNG III
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
1. Xác định chỉ tiêu quy hoạch:
- Đất ở
+ Chỉ tiêu đất ở: 28-:-45 m2/người
- Đất công viên - cây xanh:
+ Chỉ tiêu đất cây xanh tối thiểu 2 m2/người
- Các chỉ tiêu quy hoạch như: mật độ xây dựng cho từng lô nhà ở, hệ số sử dụng đất và tầng cao xây dựng cụ thể chi tiết từng thửa đất; thống nhất chiều cao tầng theo từng lô, từng dãy đất ở được thể hiện cụ thể theo Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và các bản đồ Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan kèm theo hồ sơ quy hoạch; đảm bảo theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
2.1. San nền
- Đắp đất san nền hệ số đầm nén: k = 0,9.
- Mặt đường đầm nén: k = 0,95.
- San nền cục bộ các khu vực theo hướng dốc: i ≥ 0,005.
2.2. Giao thông:
Chiều rộng 1 làn xe: 3,50 m/làn;
2.3. Cấp nước:
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: ≥ 120 lít/người-ng.đ.
2.4. Thoát nước thải:
Thu gom nước thải sinh hoạt đạt 100% tiêu chuẩn cấp nước cho công trình trong dự án.
2.6. Xử lý chất thải rắn:
Chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn: 100% lượng chất thải rắn phát sinh.
2.7. Cấp điện:
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: ≥ 330 W/người.
CHƯƠNG IV
QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
1. Định hướng quy hoạch phát triển không gian
1.1. Quan điểm lập quy hoạch
- Cảm hứng xuyên suốt đồ án được xây dựng từ sự giao thoa giữa thiên nhiên và đô thị. Mục tiêu mang đến một đô thị đầy đủ không gian sống, học tập, làm việc năng động và sáng tạo, lấy sự sinh hoạt của con người sống trong khu đô thị làm hạt nhân trung tâm. Kiến thiết một khu đô thị hội tụ các yếu tố hiện đại, liên kết chặt chẽ những không gian xanh trong và ngoài khu vực quy hoạch.
- Lấy trục đường trong khu quy hoạch kết nối từ đường Nguyễn Thị Minh Khai với đường Quốc lộ 1A làm trục giao thông chính.
- Căn cứ vào hệ thống giao thông các dự án xung quanh, bố trí đấu nối, điều chỉnh hướng tuyến vào các điểm nút giao thông có sẵn trong khu dân cư hiện trạng, các hướng tuyến quy hoạch định hướng, các dự án đã và đang phê duyệt để tổ chức hệ thống giao thông khớp nối hợp lý.
- Trục đường trong khu quy hoạch đấu nối với giao thông bên ngoài bởi hai trục giao thông hiện có; trong đó: phía Bắc đấu nối với đường Nguyễn Thị Minh Khai và Nam đấu nối với với đường Trần Quốc Toản. Cụ thể như sau:
a/ Đấu nối vào đường Nguyễn Thị Minh Khai 02 điểm;
b/ Đấu nối vào đường Trần Quốc Toản 01 điểm;
c/ Dự kiến đấu nối vào đường Quy hoạch chung 01 điểm;
- Tổ chức hệ thống giao thông trong khu quy hoạch dạng bàn cờ, lõi cây xanh tạo không gian xanh, thông thoáng và cảnh quan đẹp cho khu quy hoạch.
- Khu dân cư Bờ Gò Xa, Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc, quy hoạch bố trí các khu đất có chức năng như sau: Đất nhà ở liền kề; Đất mái taluy tiếp giáp với đất ngoài khu quy hoạch; Đất công viên cây xanh; Đất xử lý nước thải; Đất giao thông.
- Có biện pháp quy hoạch sử dụng đất đảm bảo hạn chế tối đa các công trình quay ra hướng bất lợi, sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng.
- Tập trung chú trọng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tận dụng yếu tố mặt nước, địa hình trong khu vực để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa tại khu vực.
1.2. Nguyên tắc thiết kế
- Tạo được hình ảnh của một Khu đô thị hiện đại, xanh sạch đẹp, có đặc trưng, có bản sắc.
- Bố cục không gian kiến trúc cần có nhịp điệu, có sự chuyển đổi hợp lý về hình khối kiến trúc, tầng cao hợp lý giữa các khu chức năng, có công trình tạo điểm nhấn.
- Tổ chức các không gian cảnh quan hài hòa với phát triển các tuyến công trình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến trục không gian chính và các không gian mở.
- Tận dụng tối đa địa hình, không gian mặt nước có sẵn để không phá vỡ cảnh quan chung của toàn khu vực.
- Áp dụng các mô hình phát triển không gian tiên tiến, hiệu quả cao trong đầu tư, cũng như duy trì tốt cảnh quan thiên nhiên hiện có.
- Đề xuất các định hướng liên kết tổng thể không gian đô thị của khu vực lập quy hoạch với không gian đô thị các khu vực lân cận, các định hướng phát triển kiến trúc sinh thái chất lượng cao cho khu vực.
- Các hạng mục công trình công cộng trong khu vực thực hiện quy hoạch phải được quản lý xây dựng chặt chẽ như về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tầng cao khống chế, kiến trúc đồng bộ và phù hợp với từng khu chức năng.
- Sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả.
2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Theo Biên bản cuộc họp tại trụ sở Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc ngày 30 tháng 05 năm 2023 Về việc Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc. Trong đó có ý kiến của ông Kiêu Ngọc Ánh đề xuất bố trí 1 khu để xây dựng nhà văn hóa khu phố Trường Xuân Tây, tuy nhiên trên thực tế đã có khu đất nhà văn hóa khu phố Trường Xuân Tây diện tích khoảng 1500m2 hiện đã xây dựng nhà văn hóa khang trang, đẹp, dạng nhà kiến cố khung trụ BTCT, tường xây gạch, mái lợp ngói đạt tiêu chuẩn nhà sinh hoạt cộng đồng, diện tích khoảng 150m2 và sân sinh hoạt rộng thoáng và nằm ở trung tâm của khu phố.
Do đó, chúng tôi bảo lưu ý kiến quy hoạch mà chúng tôi đã đề xuất. Có nghĩa là từ lô B18 đến B26 vẫn phân lô đất ở. Nhà sinh hoạt cộng đồng vẫn giữ nguyên tại vị trí cũ hiện có.
2.1. Giải pháp phân bố quỹ đất theo chức năng:
Các chỉ tiêu áp dụng trong đồ án Quy hoạch chi tiết tương đối phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch cấp trên.
a/- Đất ở quy hoạch:
Khu nhà ở bố trí theo dạng nhà liên kề. Các khu ở trong khu quy hoạch được giới hạn bởi các đường giao thông nội bộ và ranh giới khu quy hoạch và hạn chế để không bị chia cắt bởi các đường có mật độ giao thông cao.
b/ Đất công viên - Cây xanh cảnh quan:
Bố trí tập trung ở trung tâm khu quy hoạch, phần đất giao phía Đông của đường số 2 và số 3, tạo nên cảnh quan cây xanh, tiện lợi cho sinh hoạt của các hộ dân đến công viên. Khu vực này được thiết kế nhiều cây cối, hoa cỏ nhiều màu sắc, kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, tiện ích đô thị tạo nên khu vui chơi giải trí lý tưởng cho người dân địa phương. Bên trong công viên bố trí các đường dạo và trở thành khu công viên của khu vực là điểm dừng trong đô thị, tạo điểm nhấn cảnh quan trong khu quy hoạch.
c/ Đất xử lý nước thải:
- Bố trí khu xử lý nước thải nối tiếp phía Đông công viên và phía Nam đường số 3 hợp lý về công tác dẫn tải nước thu và dẫn nước thải đã xử lý ra vùng thải, bố trí dãi cây xanh cách ly quanh khu xử lý nước thải lớn hơn 10m
- Vị trí nguồn đấu nối xả thải ra sông Trường Xuân đạt cột B, thực hiện theo đúng Quyết định số 68/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy định phân vùng phát thải khí thải và xả thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
- Giai đoạn đầu sử dụng phương pháp xử lý nước thải đảm bảo môi trường và tiết kiệm ngân sách đầu tư. Khi hệ thống xử lý nước thải tại khu vực Tam Quan hoàn thành sẽ đấu nối vào hệ thống.
d/- Đất bãi đổ xe:
Bố trí bãi đổ xe dọc đường số 02 tiếp giáp khu công viên - cây xanh thuận tiện cho việc đậu đỗ xe cho toàn khu quy hoạch.
đ/- Đất giao thông - HTKT:
Bố trí các tuyến đường giao thông nội bộ hợp lý cho việc đấu nối trong các khu quy hoạch và kết nối với giao thông bên ngoài phù hợp với quy hoạch chung đã được duyệt.
e/- Đất giáo dục:
Khu phố Trường Xuân Tây hiện trạng xung quanh bán kính 200m đã có trường mầm non Trường Xuân Tây đảm bảo phục vụ cho khu quy hoạch. Khu quy hoạch này chỉ mang tính cách quy hoạch đất mở rộng, do đó trong khu quy hoạch này không bố trí đất giáo dục mà sử dụng công trình giáo dục hiện có.
2.2. Kết quả quy hoạch phân bố quỹ đất theo chức năng:
Để thuận tiện cho các công trình trong khu quy hoạch tiếp cận với các đường giao thông, hệ thống đường giao thông nội bộ kết hợp các tuyến đường hiện có tiếp xúc với khu quy hoạch tạo thành lưới bàn cờ, từ đó kết quả quy hoạch phân bố quỹ đất theo chức năng như sau:
2.2.1/- Quy hoạch đất ở.
Đất ở được chia làm 04 khu ở liền kề, trong khu quy hoạch hiện có một hộ ông Võ Văn Sen nằm ở phía Bắc khu quy hoạch, diện tích đất ở của hộ ông Sen là 102,1m2 có phần diện tích giao với lô 01 Khu OLK-A1 của đất quy hoạch diện tích 105,8m2. Do đó để hộ ông Sen được tái định cư tại chổ tại lô 01 Khu OLK-A1.
Quy hoạch đất ở 4 khu có tên gọi, số lô và diện tích như bảng kê sau:
STT
|
Tên khu đất
|
Số lô đất
|
Tái định cư tại chỗ
|
Số lô đất còn lại
|
Diện tích đất ở QH
|
Diện tích đất ở tái định cư
|
Diện tích đất ở QH còn lại
|
Đơn vị
|
1
|
Khu OLK-A1
|
18,00
|
1,00
|
17,00
|
1.948,8
|
105,8
|
1.843,0
|
m2
|
2
|
Khu OLK-A2
|
36,00
|
|
36,00
|
3.897,6
|
|
3.897,6
|
m2
|
3
|
Khu OLK-A3
|
24,00
|
|
24,00
|
2.261,7
|
|
2.261,7
|
m2
|
4
|
Khu OLK-B1
|
24,00
|
|
24,00
|
2.652,8
|
|
2.652,8
|
m2
|
|
Tổng cộng
|
102,00
|
1,00
|
101,00
|
11.120,9
|
105,8
|
11.015,1
|
m2
|
2.2.2/- Đất công viên - Cây xanh: có diện tích là: 2.232,00 m2
Trong đó:
+ Đất công viên - cây xanh sử dụng công cộng là: 1.270,00m2
+ Đất cây xanh khu xử lý nước thải là: 962,00m2
2.2.3/- Đất bể xử lý nước thải: có diện tích là 48,0 m2.
2.2.4/- Đất bãi đổ xe: có diện tích là 479,3m2
2.2.2/- Đất giao thông – HTKT:
- Các tuyến đường giao thông nội bộ: có 05 tuyến đường giao thông như sau:
Ký hiệu
|
Lộ giới
|
Chiều dài (m)
|
Đường N.T.M. Khai
|
14,00m (3,5+7,0+3,5)m
|
206,50
|
ĐS1
|
14,00m (3,5+7,0+3,5)m
|
55,50
|
ĐS2
|
14,00m (3,5+7,0+3,5)m
|
255,00
|
ĐS3
|
14,00m (3,5+7,0+3,5)m
|
87,00
|
ĐS4
|
14,00m (3,5+7,0+3,5)m
|
111,50
|
|
|
715,50
|
- Mái taluy biên phía Tây khu quy hoạch là mặt sau của khu A1, B1 cũng là phần đất tiếp giáp với quỹ đất phát triển quy hoạch sau này và có chênh cao từ mặt san nền xuống mặt đất tự nhiên trung bình 2,5m do đó đề xuất chọn hệ số mái m=0,75, chiều rộng mái 2m. Do đó diện tích phần mái đất chiếm chổ để xây dựng mái phía Tây là 259,0m x 2,0m=518,00m2.
- Các phần đất HTKT khác là phần đất tiếp giáp với khu dân cũ, tiếp giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trần Quốc Toản v.v…
Tổng hợp Đất giao thông - HTKT bằng tổng diện tích khu quy hoạch trừ cho Đất ở - Đất bãi đổ xe - Đất khu xử lý nước thải - Đất công viên cây xanh
2.3. Tổng hợp tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất.
TT
|
Thành phần đất
|
Diện tích (m2)
|
MĐXD
(%)
|
Hệ số SDĐ
|
Tầng cao tối đa
|
Tỷ lệ
(%)
|
1
|
Đất ở quy hoạch
|
11.120,90
|
|
|
|
43,92
|
-
|
Đất ở liền kề 1
|
1.948,80
|
88-90
|
4,40
|
5,00
|
|
-
|
Đất ở liền kề 2
|
3.897,60
|
88-90
|
4,40
|
5,00
|
|
-
|
Đất ở liền kề 3
|
2.621,70
|
81-91
|
4,40
|
5,00
|
|
-
|
Đất ở liền kề 4
|
2.652,80
|
86-88
|
4,40
|
5,00
|
|
2
|
Đất cây xanh sử dụng công cộng
|
2.232,00
|
|
|
|
8,81
|
3
|
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
11.967,60
|
|
|
|
47,26
|
-
|
Đất bãi đổ xe
|
479,30
|
|
|
|
|
-
|
Bể xử lý nước thải
|
48,00
|
|
|
|
|
-
|
Đất giao thông và HTKT khác
|
11.440,30
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
25.320,50
|
|
|
|
100,00
|
2.4. Quy mô quy hoạch:
- Quy mô về diện tích: diện tích khu đất khoảng 25.320,50m2 (2,53 ha).
- Quy mô về dân số: bố trí đất ở cho khoảng 102lô x 3,6người≈367,00người.
(Theo văn bản số 6070/UBND-KT ngày 23/8/2023 của UBND tỉnh về việc kiểm soát dân số và khả năng đáp ứng hạ tầng, việc bố trí các loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng tại các đô thị, khu du lịch.)
3. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
- Phải tạo được hình ảnh của một Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây có đặc trưng và bản sắc khu phố miền biển.
- Bố cục không gian kiến trúc cần có nhịp điệu, có sự chuyển đổi hợp lý về hình khối kiến trúc, tầng cao hợp lý giữa các khu chức năng, có công trình tạo điểm nhấn.
- Tổ chức các không gian cảnh quan hài hòa với phát triển các tuyến công trình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến trục không gian chính và các không gian mở.
- Tận dụng tối đa địa hình, không gian mặt nước có sẵn để không phá vỡ cảnh quan chung của toàn khu vực.
- Áp dụng các mô hình phát triển không gian tiên tiến, hiệu quả cao trong đầu tư, cũng như duy trì tốt cảnh quan thiên nhiên hiện có.
- Đề xuất các định hướng liên kết tổng thể không gian đô thị của khu vực lập quy hoạch với không gian đô thị các khu vực lân cận, các định hướng phát triển kiến trúc sinh thái chất lượng cao cho khu vực.
- Các hạng mục công trình công cộng trong khu vực thực hiện quy hoạch phải được quản lý xây dựng chặt chẽ như về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tầng cao khống chế, kiến trúc đồng bộ và phù hợp với từng khu chức năng.
- Sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả.
3.1. Thiết kế đô thị.
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế
Thiết kế đảm bảo theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Hoài Nhơn tại QĐ số 82/2023/QĐ-UBND ngày 18/12/2023 của UBND tỉnh Bình Định.
* Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn.
- Cụ thể hóa các công trình điểm nhấn được xác định từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, định hình thiết kế kiến trúc công trình phù hợp với tính chất sử dụng và tạo thụ cảm tốt.
- Trong trường hợp điểm nhấn không phải là công trình kiến trúc, có sử dụng không gian cảnh quan là điểm nhấn thì cần cụ thể hóa về cây xanh, mặt nước, địa hình tự nhiên, nhân tạo.
* Xác định chiều cao xây dựng công trình.
- Tổ chức không gian và chiều cao cho toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất.
- Xác định chiều cao công trình trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với mật độ xây dựng và cảnh quan, cây xanh, mặt nước trong khu vực đô thị đã được quy định trong quy hoạch chung.
* Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông.
- Xác định cụ thể khoảng lùi đối với công trình kiến trúc trên từng đường phố, nút giao thông; đề xuất các giải pháp khả thi để sửa chữa những khuyết điểm tại các vị trí giáp khu dân cư hiện hữu bằng các giải pháp: trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố, hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
- Đề xuất khoảng lùi tạo không gian đóng/ mở bằng phương án thiết kế trên cơ sở thực trạng và giải pháp nhằm làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo tiện lợi trong khai thác sử dụng.
- Việc xác định khoảng lùi tối thiểu của công trình phải tuân thủ quy hoạch phân khu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
* Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc.
- Đối với hình khối kiến trúc
+ Xác định khối tích các công trình bằng giải pháp: hợp khối hoặc phân tán.
+ Đề xuất giải pháp cho các kiến trúc mang tính biểu tượng, điêu khắc.
- Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo
+ Đề xuất hình thức kiến trúc chủ đạo là kiến trúc hiện đại hoặc kiến trúc kết hợp với truyền thống; kiến trúc mái dốc hoặc mái bằng, cốt cao độ của các tầng, hình thức cửa, ban công, lô gia.
+ Đề xuất các quy định bắt buộc đối với các kiến trúc nhỏ khác về: kích cỡ, hình thức các biển quảng cáo gắn với công trình.
+ Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc phải phù hợp với tính chất và lịch sử khu đô thị, cảnh quan thiên nhiên khu vực, tập quán và sự thụ cảm của người bản địa về vật liệu, màu sắc.
3.1.2. Giải pháp thiết kế đô thị.
a) Cấu trúc tổ chức không gian đô thị
Cấu trúc khu vực được xác định theo mô hình khu đô thị hiện đại với tính chất đặc trưng riêng gắn kết với địa hình tự nhiên, tạo nên một môi trường sống, làm việc học tập năng động, đa dạng, hấp dẫn.
Các khu chức năng gắn kết chặt chẽ bởi hệ thống giao thông chính và mạng lưới không gian xanh liên hoàn. Các khu chức năng tạo thành từng cụm với hệ thống cây xanh mặt nước gắn kết với trục cảnh quan chính bằng các công trình chính. Các khu chức năng được liên kết với nhau bằng tuyến đường đi bộ liên khu vực. Cấu trúc này nhằm hạn chế hoạt động cơ giới vào sâu trong các không gian chính, giữ gìn cấu trúc sinh thái tự nhiên đồng thời tạo nên một không gian học tập hiện đại, hài hòa.
b) Mật độ xây dựng
Tuân thủ theo QCVN 01/2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng và các quy định liên quan khác
Xây dựng công trình phải đảm bảo giữ gìn và tôn tạo các cảnh quan tự nhiên. Tạo dựng hệ thống cây xanh hoà nhập hài hoà với các công trình để tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực.
Các khối nhà được định hướng thiết kế theo ngôn ngữ hiện đại, phát triển từ hình khối vuông cơ bản với diện tích được tính toán đủ cho các công năng cần thiết.
Mật độ xây dựng từ: (81÷ 91)% tuỳ theo diện tích thửa đất.
+ Đất xây dựng công trình nhà ở liền kề theo quy định tại bảng sau:
Bảng 6:( Riêng công trình nhà ở riêng lẻ mật độ xây dựng theo bảng sau)
Diện tích lô đất (m2/căn nhà)
|
90
|
100
|
200
|
300
|
500
|
≥1.000
|
Mật độ xây dựng tối đa (%)
|
100
|
90
|
70
|
60
|
50
|
40
|
+ Đất công viên cây xanh mật độ xây dựng ≤ 5%;
c) Tầng cao xây dựng.
+ Công trình nhà ở liên kề tầng cao tối đa 05 tầng;
+ Công trình trong khu Công viên cây xanh, cao tối đa 01 tầng.
d) Khoảng lùi xây dựng và lối tiếp cận
* Chỉ giới xây dựng của công trình nhà ở liền kề: Mặt trước trùng với chỉ giới đường đỏ các tuyến đường tiếp giáp, mặt sau lùi 2,0m so với ranh giới thửa đất, hai mặt bên còn lại trùng với các cạnh biên của thửa đất (chi tiết theo hồ sơ bản vẽ thiết kế quy hoạch kèm theo).
* Chỉ giới xây dựng của công trình xây dựng trong khu Công viên cây xanh,: Lùi 6,0m so với chỉ giới đường đỏ các tuyến đường tiếp giáp (chi tiết theo hồ sơ bản vẽ thiết kế quy hoạch kèm theo).
e) Hệ số sử dụng đất
Tuân thủ theo QCVN 01/2021 và các quy định liên quan khác.
+ Hệ số sử dụng đất của công trình nhà ở riêng lẻ không quá 7 lần.
+ Hệ số sử dụng đất tối đa của công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình theo bảng sau đây.
BẢNG QUY ĐỊNH HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)
|
Hệ số sử dụng đất tối đa (lần) theo diện tích lô đất
|
≤ 3.000 m2
|
10.000 m2
|
18.000 m2
|
≥ 35.000 m2
|
≤16
|
4,0
|
3,5
|
3,4
|
3,25
|
19
|
4,8
|
3,9
|
3,78
|
3,6
|
22
|
5,6
|
4,34
|
4,2
|
3,99
|
25
|
6,4
|
4,64
|
4,48
|
4,24
|
28
|
7,2
|
4,95
|
4,77
|
4,5
|
31
|
8,0
|
5,3
|
5,1
|
4,8
|
34
|
8,8
|
5,61
|
5,39
|
5,06
|
37
|
9,6
|
5,88
|
5,64
|
5,28
|
40
|
10,4
|
6,24
|
5,98
|
5,59
|
43
|
11,2
|
6,58
|
6,3
|
5,88
|
46
|
12,0
|
6,9
|
6,6
|
6,15
|
>46
|
12,8
|
7,2
|
6,88
|
6,4
|
CHÚ THÍCH 1: Đối với các lô đất có diện tích, chiều cao không nằm trong bảng này được phép nội suy giữa 2 giá trị gần nhất.
3.1.3. Phối cảnh minh họa:
CHƯƠNG V
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Quy hoạch san nền
1.1. Cơ sở thiết kế san nền
- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 theo hệ cao độ Quốc Gia VN2000.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2021/BXD.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2016/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật
1.2. Phương án và giải pháp san nền khu quy hoạch
1.2.1 Phương án san nền:
- Phù hợp đặc điểm địa hình.
- Không ngập lụt, an toàn khi sử dụng.
- Thuận lợi cho thu thoát nước mưa và cho các mạng hạ tầng kỹ thuật khác.
- Cao độ san nền hợp lý, đấu nối thuận tiện với mạng giao thông đối ngoại.
- Hướng và độ dốc san nền phù hợp với hệ thống thu thoát nước mưa.
1.2.2 Chọn cốt khống chế xây dựng:
Nghiên cứu các số liệu ở các đồ án QH và hồ sơ thiết kế lân cận khu QH như:
- Đồ án: QH chi tiết tỷ lệ 1/500 hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá tam quan (giai đoạn 2);
- Công trình: Kè chống sạt lở kết hợp bến cập tàu Cảng cá Tam Quan - giai đoạn 1…,
Có các tài liệu lũ max, tài liệu thủy triều v.v…Cụ thể như sau:
a. Trong đồ án QH chi tiết tỷ lệ 1/500 hệ thống cáng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá tam quan (giai đoạn 2) có các thông số:
Về hải văn, có các bảng:
Mực nước triều max thiết kế trạm Quy Nhơn ứng với các tần suất
P%
|
1
|
2
|
5
|
10
|
20
|
H (hải đồ)
|
303
|
296
|
286
|
280
|
272
|
H (VN-2000)
|
127
|
120
|
111
|
104
|
96
|
Mực nước triều min thiết kế trạm Quy Nhơn ứng với các tần suất
P%
|
50
|
75
|
80
|
90
|
95
|
H (hải đồ)
|
54
|
46
|
44
|
40
|
36
|
H (VN-2000)
|
-122
|
-130
|
-132
|
-136
|
-140
|
Về thủy văn, có các thông số:
- Cao trình lũ 1,65m.
- Cao trình đỉnh kè thiết kế bảo vệ bờ sông và cảng cá hiện trạng đã được xây dựng là 2,20m.
b. Trong hồ sơ thiết kế công trình: Kè chống sạt lở kết hợp bến cập tàu Cảng cá Tam Quan - giai đoạn 1 có các thông số kỹ thuật như sau:
-
Mực nước triều tính toán (cao độ quốc gia Hòn Dấu):
-
Mực nước cao thiết kế : MNCTK = +0.93m (P=1%)
-
Mực nước cao thiết kế : MNCTK= +0.78 m (P=10%)
-
Mực nước thấp thiết kế : MNTTK = -0.50 m (P=95%)
-
Mực nước thấp thiết kế : MNTTK = -0.60 m (P=98%)
-
Mực nước trung bình thiết kế : MNTBTK=+0.15m(P=50%)
-
Vận tốc gió bão: Vgb = 40 m/s (tương đương bão cấp 12-13).
-
Các thông số cơ bản của bến tàu:
-
Chiều dài bến : L = 163m
-
Cao trình đỉnh bến : Zm = +2.20m
-
Cao trình đáy bến trước cảng : Zđ = -4.50m
Từ đó, cao độ san nền được tính toán như sau:
Mực nước lũ max ở khu vực QH là 1,65m
-
Cao độ san nền được tính toán như sau:
Cos san nền= + 1.65 + D an toàn = 1.65 + 0.3 = 1.95m
Theo đó các thông số nền và mặt đường cũng được xác định như sau:
+ Cos mặt đường = 1.95m
+ Cos vỉa hè sát chỉ giới xây dựng =2.00m
+ Cos 0.00 nền nhà cao hơn cos vỉa hè 0.20m
-
Cos 0.00 nền nhà =2.00+0.20=2.20m.
1.3. Phương án và giải pháp san nền đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường giao thông từ Quốc lộ 1A ra khu hậu cần biển Tam Quan có nút giao thông đấu nối vào khu quy hoạch là 1.7m. Từ đó chọn cos san nền đường Nguyễn Thị Minh Khai là 1.7m để thuận tiện đấu nối với đường giao thông từ Quốc lộ 1A ra khu hậu cần biển Tam Quan.
1.4. Nguồn đất đắp
Với đặc điểm địa hình khu đất dự án là địa hình trũng thấp, do đó công tác san nền chủ yếu là công tác đắp nâng nền khu vực, địa hình khu vực quy hoạch tương đối thấp so với đường Nguyễn Thị Minh Khai và khu dân cư hiện hữu phía Đông khu Quy hoạch nên khối lượng chủ yếu là đắp nền với khối lượng được điều phối từ nơi khác chuyển qua để đảm bảo cao độ nền cho toàn khu.
Vật liệu dùng để san nền dùng đất vận chuyển từ nơi khác đến. Độ chặt đầm nén yêu cầu của nền đắp là K = 0,90. Nền đắp của đường K=0,95.
Mỏ đất lấy san nền là Mỏ đất Hoài Tân, cự ly vận chuyển đất: 18km.
1.4. Tổng hợp khối lượng
STT
|
NỘI DUNG
|
KHỐI LƯỢNG
(m3)
|
1
|
Đất đắp san nền
|
33.221,00
|
2
|
Đất đắp đường
|
16.812,00
|
|
TỔNG CỘNG
|
50.033,00
|
2. Quy hoạch thoát nước mưa
2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới:
- Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 07-2:2016/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước, ban hành năm 2016.
- Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam: TCVN 7957: 2008 về Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Căn cứ thực tế xây dựng tại khu vực lập quy hoạch và các tài liệu khác liên quan.
2.2. Phương án thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế độc lập với hệ thống thu gom nước thải, đảm bảo thoát nước trong khu vực trên nguyên tăc tự chảy.
- Thoát nước mặt ở phía Bắc khu quy hoạch dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai Bố trí hệ thống hố ga, các tuyến cống thoát nước D600mm ngang thoát theo hai hướng Tây và Đông.
Hướng phía Tây thoát ra khu đất trống, tại cửa xả số 03.
Hướng phía Đông kết nối vào đầu rãnh thoát nước phía Đông.
- Thoát nước mặt ở phía Đông khu quy hoạch tiếp giáp với khu dân cư hiện trạng bằng mương bê tông B(600x800)mm thoát ra sông Trường Xuân, tại cửa xả số 02
- Thoát nước nội bộ trong khu quy hoạch: Bố trí hệ thống hố ga, các tuyến cống thoát nước D600mm, D800mm ngang và dọc đường các tuyến đường giao thông để thu gom nước mặt thoát ra khu đất trống, tại cửa xả số 01.
- Kết cấu: Sử dụng cống tròn bê tông cốt thép và mương hộp bê tông cốt thép.
2.3. Giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước mưa
- Dựa theo cao trình thiết kế, độ dốc san nền, bố trí hệ thống hố ga, các tuyến cống thoát nước D600mm và D800mm ngang đường và dọc theo vỉa hè các tuyến đường giao thông để thu gom nước mặt thoát về các cửa xả tại phía Tây - Nam khu quy hoạch và thoát ra sông Trường Xuân.
* Xác định lưu lượng nước mưa:
- Lưu lượng nước mưa được tính toán theo công thức
Qtt = q.C.F (l/s)
Trong đó: q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
C: Hệ số dòng chảy
F: Diện tích lưu vực (ha) là diện tích khu quy hoạch có tính thêm nước mưa từ khu dân cứ phía Bắc và phía Đông đổ vào khi mưa lớn, do đó diện tích lưu vực để tính toán lượng nước mưa lấy bằng 15 ha.
- Cường độ mưa tính theo công thức:
q = A(1+ClgP)/(t+b)n
Trong đó:
+ q: Cường độ mưa (l/s.ha)
+ P: Chu kỳ lặp lại trận mưa, P = 2 năm.
+ A, n, C, b: Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương.
+ t: Thời gian mưa tính toán, phút, xác định theo công thức:
t = t0+ t1+t2 (phút)
Trong đó:
+ t0 thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất đến rãnh, có thể lấy tm= 5 phút.
+ P là chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán chính là khoảng thời gian xuất hiện một trận mưa vượt quá cường độ tính toán. đối với khu vực dự án chọn P là 2 năm.
- Tiết diện cống của từng lưu vực thoát nước được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch thoát nước mưa.
TÝnh to¸n thñy lùc c¸c tuyÕn cèng tho¸t níc ma
I.
|
TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG VÀO DO NƯỚC MƯA SINH RA TRÊN BỀ MẶT LƯU VỰC
|
1.1
|
Lưu lượng nước sinh ra trên bề mặt lưu vực:
|
|
|
|
|
|
|
Áp dụng công thức (1) mục 4.2.1 của TCVN 7957 - 2008 ta có:
|
|
|
|
|
Qv
|
=
|
q*C*F
|
(1)
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
q :
|
Cường độ mưa tính toán.
|
l/s*ha
|
|
|
|
|
|
C :
|
Hệ số dòng chảy.
|
|
|
|
|
|
|
|
F :
|
Diện tích LV mà tuyến cống phục vụ
|
ha
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2
|
Tính toán xác định các giá trị q, C, F
|
|
|
|
|
|
a/
|
Tính toán cường độ mưa q
|
|
|
|
|
|
|
|
Áp dụng công thức (3) mục 4.2.2 của TCVN 7957 - 2008 ta có:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
l/s*ha
|
(3)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
t :
|
Thời gian mưa - 3 giờ, ( phút)
|
|
|
=
|
180
|
phút
|
|
P :
|
Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán; (năm)
|
|
|
=
|
1
|
năm
|
|
|
(Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 1 năm có một lần. Theo bảng 3 của TCVN 7957-2008)
|
|
A :
|
Các Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, chọn theo phụ lục B của tiêu chuẩn này
|
Tra bảng B-1 phụ lục B, Quy Nhơn
|
=
|
2.610,00
|
|
|
Cm :
|
=
|
0,55
|
|
|
b :
|
=
|
14,00
|
|
|
n :
|
=
|
0,68
|
|
|
Thay số vào (3) tính toán được cường độ mưa q như sau:
|
q
|
=
|
72,60
|
l/s/ha
|
b/
|
Xác định hệ số dòng chảy C
|
|
|
|
|
|
|
|
C: Hệ số dòng chảy. Phụ thuộc vào tính chất bề mặt lưu vực và chu kỳ lặp lại của trận mưa
|
|
|
- Tính chất bề mặt khu vực nghiên cứu: mặt cỏ, vườn, độ dốc lớn
|
|
|
|
|
- Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 1 năm có một lần.
|
|
|
|
|
|
Với hai tính chất nêu trên, tra ở bảng 5 xác định hệ số C là:
|
|
=
|
0,32
|
|
c/
|
Xác định diện tích lưu vực nước mưa đổ vào khu vực quy hoạch
|
|
|
|
|
Lưu vực nước mưa đổ vào khu vực quy hoạch được xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/25.000
|
|
|
Với diện tích lưu vực nước mưa đổ vào khu vực quy hoạch F là:
|
|
15
|
ha
|
1.3
|
Kết quả tính toán lưu lượng nước mưa sinh ra trên bề mặt lưu vực khu quy hoạch:
|
|
|
Theo kết quả tính toán trên ta có:
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Cường độ mưa tính toán.
|
|
q
|
=
|
72,60
|
l/s/ha
|
|
-
|
Hệ số dòng chảy.
|
|
|
C
|
=
|
0,32
|
|
|
-
|
Diện tích lưu vực đổ vào khu vực quy hoạch
|
F
|
=
|
15
|
ha
|
=>
|
Qv = q * C * F
|
=
|
348,48
|
l/s
|
|
=
|
0,35
|
m3/s
|
II.
|
TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THOÁT NƯỚC CỦA TUYẾN ỐNG THIẾT KẾ
|
|
|
Cống tròn đường kính là:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d
|
|
=
|
0,8
|
m
|
|
|
|
Tính toán khả năng thoát nước của cống áp dụng công thức Maning (9) tại mục 4.3.1
|
|
|
của TCVN 7957-2008 ta có:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ đầy tính toán lớn nhất của tuyến cống, tuyến mương thiết kế được xác định tại mục 4.5.2 của TCVN7957 - 2008.
|
|
|
n
|
Hệ số nhám lấy theo bảng 8
|
|
|
|
=
|
0,013
|
|
|
A
|
Diện tích ướt của cống:
|
|
|
|
=
|
0,43
|
m2
|
|
Với
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2q
|
được xác định là
|
|
|
|
=
|
4,43
|
rad
|
|
X
|
Chu vi ướt
|
|
X = q * d
|
|
|
=
|
1,77
|
m
|
|
R
|
Bán kính thủy lực R = A/X
|
|
|
=
|
0,24
|
m
|
|
i
|
Độ dốc cống 1/500
|
|
|
|
=
|
0,20%
|
|
|
Kết quả tính được lưu lượng thoát nước qua cống Qt như sau:
|
|
|
|
|
Thay số vào (9) tính toán được
|
Qt
|
=
|
0,58
|
m3/s
|
|
|
III.
|
KẾT LUẬN
|
|
|
|
|
Theo kết quả tính toán trên ta có:
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lưu lượng nước mưa sinh ra trên bề mặt lưu vực khu quy hoạch là :
|
|
|
|
|
|
|
Qv
|
=
|
0,35
|
m3/s
|
|
|
|
|
- Khả năng thoát nước của tuyến mương thiết kế thoát nước cho khu quy hoạch là :
|
|
|
|
|
Qt
|
=
|
0,58
|
m3/s
|
|
|
|
|
Kết luận: với tuyến ống thoát nước KT như trên đảm bảo thoát nước mưa
|
|
|
2.4. Tổng hợp khối lượng:
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG THOÁT NƯỚC MƯA
|
I
|
THOÁT NƯỚC MƯA
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
ỐNG BTLT D600
|
577,00
|
m
|
2
|
ỐNG BTLT D800
|
297,00
|
m
|
3
|
Rãnh (bxh)=(60x80)cm
|
265,00
|
m
|
4
|
Hố ga
|
45,00
|
cái
|
3. Quy hoạch giao thông
3.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam QCVN01:2021/BXD;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình giao thông QCVN07-4:2016/BXD;
- Bản đồ đo đạc khu vực quy hoạch tỷ lệ 1/500;
3.2. Nguyên tắc thiết kế:
- Giao thông đối ngoại: Phía Bắc khu quy hoạch tiếp giáp tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai; tổ chức đấu nối khu quy hoạch với tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai tại 02 điểm. Phía Nam khu quy hoạch tiếp giáp tuyến đường Trần Quốc Toản tại 02 điểm.
- Giao thông đối nội: Quy hoạch các tuyến đường nội bộ trong khu quy hoạch có lộ giới từ 14,0m được đấu nối với các trục đường của khu quy hoạch.
- Xác định mạng lưới đường trong khu vực quy hoạch. Các tuyến đường phân chia khu vực quy hoạch thành các khu chức năng khác nhau, tạo điều kiện tốt nhất cho phân chia giai đoạn đầu tư.
- Các tuyến đường nội bộ được thiết kế để có thể bố trí hạ tầng kỹ thuật và khai thác tốt nhất quỹ đất theo chức năng.
- Định hướng đấu nối hệ thống giao thông khu dân cư hiện trạng đấu nối với hệ thống giao thông quy hoạch mới trên cơ sở hướng tuyến các đường hiện trạng có sẵn.
3.3. Giải pháp thiết kế:
- Trên cơ sở đấu nối các tuyến đường hiện trạng, mở tuyến trục chính kết nối từ đường Nguyễn Thị Minh Khai với tuyến đường Trần Quốc Toản, tổ chức tuyến đường gom chạy song song với tuyến đường Trần Quốc Toản, các tuyến đường nội bộ tổ chức hệ thống ô bàn cờ để kết nối với nhau.
- Chỉ tiêu kỹ thuật các tuyến đường:
+ Độ dốc dọc đường tùy thuộc vào địa hình
+ Chiều rộng 1 làn xe: b=3,5m
+ Độ dốc ngang đường in = 2%, độ dốc hè đường ivh = 1,5%.
3.4. Bình đồ, quy mô thiết kế và các yếu tố hình học:
* Bình đồ tuyến: Số lượng, bình đồ tuyến được bố trí thoả mãn các yêu cầu sau:
- Đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu quy hoạch
- Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần thiết được áp dụng trong các quy trình, quy phạm hiện hành.
- Hợp lý về mặt hướng tuyến phù hợp với địa hình tự nhiên và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
- Kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
3.5. Nút giao thông:
- Do đặc thù của mạng lưới giao thông trong khu vực, áp dụng hình thức giao cùng mức đối với tất cả các nút giao. Tuỳ theo lưu lượng giao thông trên các tuyến đường vào nút mà có thể áp dụng một trong các dạng nút giao như sau:
- Nút giao đơn giản tự điều khiển (chọn).
- Nút giao có điều khiển bằng tín hiệu đèn.
* Bán kính bó vỉa:
- Những vị trí đường giao cắt vào khu đô thị bán kính bó vỉa: R=10m.
3.6. Quy mô thiết kế và phân loại đường,
Các tuyến giao thông chính trong khu quy hoạch có mặt cắt lộ giới như sau:
+ Đường Nguyễn Thị Minh Khai có lộ giới B=14,0m=3,5m+7,0m+3,5m.
+ Đường ĐS1 có lộ giới B=14,0m=3,5m+7,0m+3,5m.
+ Đường ĐS2 có lộ giới B=14,0m=3,5m+7,0m+3,5m.
+ Đường ĐS3 có lộ giới B=14,0m=3,5m+7,0m+3,5m.
+ Đường ĐS4 có lộ giới B=14,0m=3,5m+7,0m+3,5m.
4. Quy hoạch cấp nước và cấp nước PCCC
4.1. Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp nước: QCVN 07-1:2016/BXD.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam liên quan.
4.2. Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước
a. Tiêu chuẩn cấp nước
- Tiêu chuẩn dùng nước: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong khu đô thị được chọn theo QCVN 01: 2021/BXD và QCXD 07: 2016 cụ thể:
b. Nhu cầu dùng nước
-
|
Số hộ sử dụng
|
|
|
|
|
|
102
|
hộ
|
-
|
Trung bình 1 hộ
|
|
|
|
|
|
3,6
|
nhân khẩu
|
-
|
Tổng số nhân khẩu dùng nước
|
|
N
|
=
|
367
|
nhân khẩu
|
|
Lưu lượng tính toán trung bình ngày:
|
|
Q ngày tb
|
=
|
Q1 + Q2 + Q3 + Q4
|
-
|
Q1: lưu lượng cấp nước ngày
|
|
Q1 = (q*N*f)/1000
|
=
|
41,838
|
m3/ngày
|
+
|
q: tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của 1 người
|
q
|
=
|
120
|
lít/ngày đêm
|
+
|
N: tổng số nhân khẩu
|
|
|
N
|
=
|
367
|
nhân khẩu
|
+
|
f: tỷ lệ dân số được cấp nước
|
|
f
|
=
|
95%
|
|
(Tính Q2;Q3;Q4 theo mục 5.1.2 - Bảng 2; mục 3 Đô thị loại V; điểm dân cư nông thôn)
|
-
|
Q2: lưu lượng nước dịch vụ ngày
|
|
Q2 = 10%Q1
|
=
|
4,184
|
m3/ngày
|
-
|
Q3: lưu lượng nước thấp thoát ngày
|
|
Q3 = 15%(Q1+Q2)
|
=
|
6,90
|
m3/ngày
|
-
|
Q4: lưu lượng nước yêu cầu riêng
|
|
Q4 = 4%(Q1+Q2+Q3)
|
=
|
2,12
|
m3/ngày
|
-
|
Q5: lưu lượng nước tưới cây, rửa đường
|
|
Q5 = 8%Q1
|
=
|
3,347
|
m3/ngày
|
|
|
|
Q ngày tb
|
=
|
Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5
|
=
|
58,39
|
m3/ngày
|
(Tính Qngày tb ; Qngày max theo mục 5.1.6 )
|
|
Lưu lượng ngày tính toán lớn nhất:
|
|
Q ngày max
|
=
|
Kngày max * Qngày tb
|
-
|
Kngày max: hệ số dùng nước không điều hòa ngày, được lấy từ 1,2 -:- 1,4
|
|
|
|
|
|
|
|
chọn Kngày max
|
=
|
1,2
|
|
|
|
|
Q ngày max
|
=
|
70,07
|
m3/ngày
|
=
|
2,92
|
m3/giờ
|
|
Lưu lượng giờ tính toán lớn nhất:
|
|
Q giờ max
|
=
|
(Kgiờ.max*Qngày.max)/24
|
-
|
Kgiờ max: hệ số dùng nước không điều hòa giờ, được tính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kgiờ max
|
=
|
a max * b max
|
-
|
a max: hệ số kể đến độ tiện nghi của công trình và điều kiện của địa phương
|
|
|
|
a max = 1,2 -:- 1,5
|
|
chọn a max
|
=
|
1,2
|
|
-
|
b max: hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng (3.2) TCXDVN 33:2006
|
|
|
|
|
|
|
lấy b max
|
=
|
2,5
|
|
|
|
|
|
|
|
Q giờ max
|
=
|
8,76
|
m3/giờ
|
|
Kết luận:
|
|
|
|
|
|
|
|
+
|
Lưu lượng để tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước lấy theo lưu lượng giờ lớn nhất
|
để tính toán =
|
Q giờ max
|
=
|
8,76
|
m3/giờ
|
=
|
|
|
+
|
Lưu lượng để xác định nhu cầu dùng nước của mạng lưới cấp nước lấy theo lưu lượng
|
ngày lớn nhất để tính toán
|
Q ngày max
|
=
|
70,07
|
m3/ngày
|
|
4.3. Nguồn nước
- Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt khoảng 70,07 m3/ngày.đêm.
- Nguồn cấp: Từ Nhà máy nước sạch của Công ty TNHH cấp thoát mước Miền Trung, dự kiến đấu nối với đường ống cấp nước sạch tại đường Trần Quốc Toản ở phía Đông Nam khu dân cư.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt và phục vụ công tác PCCC được thiết kế đi chôn ngầm dưới đất vỉa hè sâu không nhỏ hơn 0,5m tính từ mặt hè.
- Cấp nước chữa cháy: Hệ thống cấp nước chữa cháy đi riêng với hệ thống cấp nước sinh hoạt. Họng cứu hỏa bố trí nổi dọc theo các tuyến đường, tuân thủ theo các quy định về PCCC.
- Mạng lưới đường ống chính cấp nước chữa cháy có đường kính D110.
- Mạng lưới cấp nước sinh hoạt có đường kính D63.
4.4. Mạng lưới cấp nước.
a. Mạng lưới đường ống:
Mạng lưới cấp nước cho Khu quy hoạch là mạng lưới chung giữa nước cấp cho sinh hoạt và cấp nước cho chữa cháy.
Từ đường ống cấp nước chung dẫn các đường ống chính tới cấp cho các đơn nguyên sử dụng nước.
Mạng cấp nước chính cho khu quy hoạch là mạng lưới vòng kết hợp với mạng cụt đảm bảo an toàn cấp nước khi có sự cố với tuyến ống chính xảy ra. Từ các đường ống cấp nước chính nước được cung cấp cho các đơn vị sử dụng nước bằng các hệ thống đường ống cấp nước phân phối có tiết diện nhỏ hơn. Sử dụng ống bằng vật liệu nhựa uPVC chịu được áp lực cao.
Các tuyến ống phân phối phải đi phía trước nhà và có đồng hồ đo nước để dễ quản lý và tiết kiệm nước. Hệ thống đường ống phân phối được chạy dọc theo các trục đường. Hệ thống đường ống cung cấp nước được bố trí chôn dưới vỉa hè, độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,5m tính từ mặt hè; với các đoạn ống qua đường, khi thiết kế cần bố trí ống thép lồng bên ngoài, khoảng cách từ ống cấp nước đến các đường ống hạ tầng kỹ thuật khác tuân thủ theo quy phạm.
Bố trí hố van tại vị trí đầu của các tuyến ống cấp nước nhằm giúp cho việc điều tiết nước giữa các khu vực, thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa, đường ống khi có sự cố rò rỉ .
b. Tính toán thủy lực đường ống:
Tính toán lựa chọn tiết diện ống cấp nước đảm bảo nhu cầu trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy, lúc này tổng lưu lượng cấp vào mạng lưới là: Q = 8,76 (m3/giờ). Tra bảng tính toán thủy lực chọn đường kính ống chính cấp nước chung là uPVC DN110 dùng để phục vụ phòng cháy chữa cháy.
4.5. Mạng lưới cấp nước PCCC.
- Lưu lượng nước cần cho trụ nước chữa cháy trong khu quy hoạch:
+ Áp dụng bảng 7 QCVN06:2022/BXD - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình: lưu lượng nước từ mạng đường ống cho chữa cháy ngoài nhà trong các khu dân cư.
+ Quy mô dân số khu quy hoạch khoảng 367 người ( mật độ <1.000 dân). Công trình xây dựng trong khu quy hoạch từ 1 đến 5 tầng. Do đó lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho 1 đám cháy là 10 lít/s; thời gian tính cho 1 đám cháy là 3 giờ. Vậy lưu lượng nước cần đảm bảo và duy trì dự trữ cho PCCC của khu quy hoạch là 10x3=30 (lít/s)=108m3.
- Mạng lưới PCCC trong khu quy hoạch bố trí ống HDPE D110, chạy dọc một bên đường ĐS2, ĐS4 và đường Nguyễn Thị Minh Khai, trên tuyến bố trí 4 trụ cấp nước, khoảng các giữa 2 trụ không quá 150m. Khu quy hoạch được đấu nối với tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Quốc Toản nên giao thông đảm bảo thuận lợi cho các phương tiện chữa cháy hoạt động khi có sự cố xảy ra.
4.6. Tổng hợp khối lượng:
BẢNG THỐNG KÊ TUYẾN ỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
STT
|
Tuyến cấp nước
|
Đường kính ống
|
Chiều dài (m)
|
1
|
Dọc đường ĐS2
|
Ống D63
|
379,00
|
2
|
Dọc đường ĐS3
|
Ống D63
|
50,00
|
3
|
Dọc đường ĐS4
|
Ống D63
|
144,00
|
4
|
Dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai
|
Ống D63
|
116,00
|
|
Tổng cộng
|
|
689,00
|
BẢNG THỐNG KÊ TUYẾN ỐNG CẤP NƯỚC PCCC
STT
|
Tuyến cấp nước
|
Đường kính ống
|
Chiều dài (m)
|
1
|
Dọc đường ĐS1
|
Ống D110
|
26,00
|
2
|
Dọc đường ĐS2
|
Ống D110
|
259,00
|
3
|
Dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai
|
Ống D110
|
114,00
|
4
|
Dọc đường ĐS4
|
Ống D110
|
107,00
|
5
|
Dọc đường ĐS3
|
Ống D110
|
61,00
|
|
Tổng cộng
|
|
567,00
|
5. Quy hoạch cấp điện.
- Nguồn điện: lấy từ nguồn điện lưới quốc gia đấu nối với đường dây 22KV hiện trạng vị trí ở phía Nam khu quy hoạch.
- Xây hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng đi ngầm.
5.1. Bảng chỉ tiêu - quy mô
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Quy mô tính toán
|
Tiêu chuẩn
|
Hệ số đồng thời (Kđ)
|
CS tác dụng (kW)
|
CS biểu kiến (kVA) (Cosφ=0,85)
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
P0(W)
|
Đơn vị
|
1
|
Điện sinh hoạt
|
367
|
người
|
330
|
W/người
|
0,8
|
96,89
|
113,99
|
2
|
Chiếu sáng đường phố
|
10.017,0
|
m2
|
1
|
W/m2
|
1
|
10,02
|
11,78
|
4
|
Chiếu sáng công viên –cây xanh, bãi đổ xe
|
1.749,0
|
m2
|
0,5
|
W/m2
|
1
|
0,87
|
1,03
|
5
|
Tổng công suất quy hoạch
|
|
|
|
|
|
|
126,80
|
5.2. Mục tiêu đầu tư
- Trạm biến áp 3 pha 250kVA-22/0,4kV: 01 trạm.
- Tuyến điện 22kV đi ngầm cấp nguồn cho trạm biến áp với chiều dài Lt = 50 mét.
- Tuyến điện 0,4kV đi ngầm với tổng chiều dài Lt = 811 mét.
- Tuyến điện chiếu sáng đi ngầm với chiều dài tuyến Lt = 764 mét.
5.3. Phạm vi đầu tư.
* Xây dựng mới đường dây 22kV:
- Cột: sử dụng cột BTLT (PC.I-14-190-13): 02 cột.
- Móng cột MT-4G: 01 móng.
- Móng tủ RMU 3N: 01 móng.
- Tủ trung thế RMU 3N-24kV gồm 02 ngăn LBS 630A + 01 ngăn LBS 200A kết hợp bệ chì trung thế.
- Cột C57/40 đến tủ RMU 3N sử dụng cáp ngầm trung thế đơn pha Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC 24kV 3M(1x240)mm2-12,7/24kV; chiều dài tuyến Lt = 50m.
- Tủ RMU 3N đến trạm biến áp sử dụng cáp ngầm trung thế đơn pha Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC 24kV-3M(1x95)mm2-12,7/24kV; chiều dài tuyến Lt = 3m.
* Trạm biến áp 250kVA-22/0,4kV:
- Vị trí TBA: nằm trên vỉa hè trong khu quy hoạch.
- Kết cấu TBA: kiểu búp sen.
- Phần xây dựng:
+ Móng cột: móng trụ ống thép.
+ Trụ: trụ thép đỡ máy biến áp.
- Phần điện:
+ Cấp điện áp: 3 pha 22/0,4kV.
+ Dung lượng MBA: 250kVA.
+ Tiếp địa trạm loại NĐT-30C, cọc phi 18 dài 2,4m, liên kết bằng dây thép phi. Đầu cọc cách mặt đất tự nhiên 0,7m, cọc và tia liên kết với nhau bằng phương pháp vặn bulong hình U. Trị số điện trở nối đất theo quy phạm ngành Điện.
+ Các cấu kiện thép gia công và mạ kẽm nhúng nóng.
- Phía sơ cấp:
+ Cáp ngầm trung thế đơn pha Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC 24kV 3M(1x95)mm2-12,7/24kV.
+ Thao tác đóng cắt bằng dao cắt tải 200A kèm cầu chì ống.
- Phía thứ cấp:
+ Hệ thống đo đếm: công tơ ngành Điện lắp.
+ Aptomat tổng 3 cực: ATM 400A-750V (TBA 250kVA).
+ Cáp lộ tổng TBA 250kVA: dây pha dùng dây đồng bọc (3CV240mm2 + 1CV150mm2)-600V.
+ Tủ tụ bù: 130kVAr - 415V.
+ Bố trí phụ kiện:
- Để phân biệt giữa các pha, dùng mũ chụp đầu cốt nhựa màu 3 pha tuân thủ quy định nghành Điện A - B - C, theo thứ tự vàng - xanh - đỏ cho cả phía sơ cấp và thứ cấp.
- Bảo đảm an toàn điện và hạn chế ngắn mạch bushing trung thế MBA do vật lạ rơi vào ta dùng mũ chụp nhựa bushing trung thế MBA (vàng - xanh - đỏ).
- Đầu cốt ép: sử dụng cho tất cả các vị trí đấu nối dây dẫn, cáp và thiết bị.
* Phần đường dây 0,4kV: gồm 02 lộ
- Tủ điện hạ thế loại 06 phụ tải: 26 tủ.
- Dây dẫn: cáp đồng CXV/DSTA(3x95+1x50)mm2-0,6/1kV; chiều dài tuyến Lt =811m.
- Tiếp địa R-3C: 26 vị trí.
* Phần đường dây chiếu sáng:
- Cột đèn chiếu sáng 6m + cần đơn 2m + bộ đèn led 80W: 24 cột.
- Cột đèn trang trí 60W: 17 bộ.
- Dây dẫn: Cáp CXV(3x16+1x10)mm2 -0,6/1kV; chiều dài tuyến Lt = 764m, cáp đồng bọc CVV-2x2,5mm2 cấp lên đèn và cáp đồng CVV(4x25)mm2 cấp nguồn cho tủ điều khiển.
- Các chỉ tiêu cơ bản chiếu sáng: chọn các chỉ tiêu chiếu sáng cơ bản sau:
+ Quang thông: ≥ 8350Lm.
+ Bộ nguồn đạt độ an toàn cấp I.
+ Độ kín IP66 (bộ phận linh kiện và bộ phận quang học).
+ Đèn chiếu sáng phân bố ánh sáng bán rộng.
+ Điện áp hoạt động: 90÷305VAC/50÷60Hz.
+ Nhiệt độ màu: 3.500÷5.000K.
+ Thân đèn bằng hợp kim nhôm đúc áp lực phủ sơn tĩnh điện.
+ Chóa đèn có khả năng tự động tiết giảm công suất.
+ Công nghệ sơn bột polyester chống ăn mòn, tản nhiệt tốt tăng tuổi thọ đèn.
Tổng nhu cầu dùng điện cho toàn khu quy hoạch khoảng 126,80KVA.
6. Quy hoạch thoát nước thải.
6.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 07-2:2016/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước.
- Tiêu chuẩn liên quan khác.
- Căn cứ thực tế xây dựng tại khu vực lập quy hoạch và các tài liệu khác liên quan.
6.2. Chỉ tiêu Thoát nước thải
- Thoát nước thải: Thu gom nước thải sinh hoạt đạt 100% tiêu chuẩn cấp nước cho công trình trong dự án.
Tổng lượng nước thải cần xử lý: 44,04 m3/ng.đêm
6.4. Giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải
- Đối với bể xử lý nước thải, bố trí khoảng cách ly cây xanh lớn hơn >= 10m đảm bảo tối thiểu theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD.
- Vị trí nguồn đấu nối xả thải ra sông Trường Xuân đạt cột B, thực hiện theo đúng Quyết định số 68/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy định phân vùng phát thải khí thải và xả thải trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025.
- Giai đoạn đầu sử dụng phương pháp XLNT theo phương pháp bể lắng lọc, tự hoại đảm bảo môi trường và tiết kiệm ngân sách đầu tư, khi hệ thống XLNT tại khu vực Tam Quan hoàn thành sẽ đấu nối vào hệ thống.
6.5. Trạm xử lý nước thải (XLNT)
- Tổng lưu lượng nước thải của khu quy hoạch khoảng 44,04 m3/ngày.đêm.
- Công suất trạm XLNT (làm tròn): 100m3/ngày đêm
- Ống thu nước thải về bể xử lý dùng ống HDPE đường kính D200, hố ga bằng bê tông M200, đá 1x2,.
- Ống thoát nước thải từ bể xử lý ra sông Trường Xuân dùng ống HDPE đường kính D300.
6.6. Tổng hợp khối lượng:
TT
|
Thoát nước thải
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Ống nhựa HDPE D200
|
m
|
595,00
|
2
|
Ống nhựa HDPE D300
|
m
|
274.00
|
3
|
Hố thu
|
cái
|
28,00
|
4
|
Bể xử lý bằng bể tự hoại 5 ngăn
|
cái
|
01
|
7. Quy hoạch xử lý chất thải rắn.
7.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 07-2:2016/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước.
- Tiêu chuẩn liên quan khác.
- Căn cứ thực tế xây dựng tại khu vực lập quy hoạch và các tài liệu khác liên quan.
7.2. Chỉ tiêu Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn: lượng thải CTR sinh hoạt phát sinh trung bình 0,9kg/người.ngày. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 100%.
7.3. Khối lượng thu gom chất thải rắn (CTR)
Bảng tính khối lượng thu gom chất thải rắn:
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Quy mô tính toán
|
Tiêu chuẩn cấp nước
|
Gngmax (kg/ngày)
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Rác thải sinh hoạt
|
367
|
người
|
0,90
|
kg/người/ngày
|
330,30
|
|
Tổng toàn khu
|
|
330,30
|
7.4. Phương thức thu gom chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và thu gom bằng ô tô đưa về khu xử lý chất thải rắn của thị xã Hoài Nhơn để xử lý theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan, môi trường đô thị.
Tổng nhu cầu rác thải sinh hoạt khoảng 330,30kg/ngày.đêm.
8. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
8.1. Cơ sở lập báo báo nhu cầu thuê bao
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng.
- QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế: Đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt và khai thác bảo dưỡng.
8.2. Chỉ tiêu thiết kế
- Tiêu chuẩn thuê bao viễn thông khu dân cư: 1 thuê bao/1 hộ.
- Dịch vụ thông tin liên lạc do Bưu điện tỉnh Bình Định đáp ứng. Quy hoạch dự kiến hệ thống thông tin liên lạc gồm 1 tổng đài, mạng đường cáp quang và hộp nối, hệ thống đường ống chờ luồn cáp thông tin đặt theo vỉa hè các trục đường và các giếng cáp, khoảng cách trung bình giữa các giếng cáp là 40m.
- Hệ thống nội bộ ở đây sẽ là một mạng cáp điện thoại, đường truyền internet tốc độ cao, dung lượng lớn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về viễn thông cho khu quy hoạch.
- Nhu cầu về thông tin liên lạc trong khu Quy hoạch:
+ Đất ở: 102 lô, cần 102 thuê bao.
- Địa điểm đặt tổng đài: Đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật, vị trí phía Nam khu lập quy hoạch.
Bảng tính khối lượng hệ thống viễn thông:
TT
|
Hệ thống
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Tuyến cáp thông tin
|
m
|
837,00
|
2
|
Hố cáp thông tin
|
cái
|
25,00
|
8.3. Nguồn cấp
Cáp chính từ tổng đài tới tủ cáp, sử dụng cáp đi ngầm trên vỉa hè dọc tuyến đường để cấp cho khu dân cư. Toàn bộ các tuyến cáp chính được kết nối với bưu điện trung tâm.
8.4. Phương án thiết kế
Hệ thống cung cấp thông tin liên lạc đi ngầm trên vỉa hè dọc tuyến đường, việc lắp đặt đường dây tín hiệu sau này sẽ do các nhà mạng thực hiện.
9. Tổng hợp đường dây đường ống
9.1. Mục đích thiết kế
Bố trí tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật nhằm đảm bảo sự hợp lý về mặt bằng và mặt đứng giữa các loại đường ống với nhau, hạn chế chồng chéo không bảo đảm kỹ thuật khi thi công. Mặt khác dùng làm tài liệu tổng hợp để theo dõi và quản lý trong quá trình vận hành. Thiết kế tuân theo quy chuẩn quy phạm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công thuận tiện, tiết kiệm đất xây dựng cho các loại đường dây đường ống và dành dải đất dự trữ cho việc xây dựng các đường ống sau này.…
9.2. Nguyên tắc thiết kế
- Ưu tiên bố trí các loại đường ống tự chảy, ống có kích thước lớn và các đường ống thi công khó khăn.
- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy phạm giữa các đường ống với nhau và với các công trình xây dựng cả về chiều ngang lẫn chiều đứng.
10. Quy hoạch trồng cây xanh
- Trồng cây xanh bóng mát (mỗi cây cách nhau khoảng 10m), tạo vệt cỏ lá gừng trên vỉa hè dọc các tuyến đường chính.
- Bố trí cây xanh bóng mát, cây xanh tạo vườn, trồng cỏ tại khu vực công cộng, không gian cảnh quan chung, không gian kết nối để tạo không gian, hướng tuyến liên kết các khối nhà, các khu vực, giảm quá trình hấp thụ nhiệt, tạo ra không gian thoáng mát để sinh hoạt,các hoạt động của người dân..
- Chọn cây trồng và yêu cầu kỹ thuật: Chủ yếu chọn các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, cây rể cọc, ít rụng lá, hoa có mùi dễ chịu và không có nhựa độc…
a. Bàng đài loan (Bucida molineti I, Terminalia molineti):
- Họ: Combretaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Bahamas
- Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam
(1) Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán, lá: Cây gỗ nhỡ, phân cành nhánh nhiều gần như mọc vòng, nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng, vỏ màu nâu xám. Lá mọc tập trung đầu cành, dạng trái xoan ngược, đầu gần tròn, gốc thuôn dài.
- Hoa, quả, hạt: Hiếm thấy hoa
(2) Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
- Phù hợp với: Cây ưa sáng, đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không cần cắt tỉa thường xuyên, sức sống có thể giảm sau thời kỳ ra hoa cần được chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng.
(3) Yêu cầu kỹ thuật: đường kính gốc D=(0.8÷0.10)m có chiều cao H=(3÷3.5)m, tán rộng (2÷3)m, cây sau khi trồng phải cột chống đảm bảo độ ổn định để cây sinh trưởng tốt.
(4) Yêu cầu nghiệm thu: đường kính gốc D=(0.8÷0.10)m có chiều cao H=(3÷3.5)m, tán rộng (2÷3)m, cây sinh trưởng tốt cành lá xanh tốt không có sâu bệnh. Cây trồng phải bố trí cột chống đảm bảo độ ổn định để cây sinh trưởng tốt.
b. Cây phượng vỹ (điệp tây):
- Tên khoa học: Delonix regia
- Họ: Đậu-Fabaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Madagascar
- Phân bố ở Việt Nam
(1) Đặc điểm hình thái:
- Cây thân gỗ trung bình cao từ 8-12m, tán lá có đường kính khoảng 10-15m, đường kính thân 30-60cm. Loại lá phức lông chim kép khoảng 30-50cm, lá rụng tháng 1-5.
- Hoa, quả, hạt: hoa to với 4 cánh màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8cm, cánh thứ 5 mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút lốm đốm màu trắng/ vàng hoặc cam/ vàng. Quả là loại quả đậu có màu thẫm khi chín, dài tới 60cm và rộng khoảng 5cm
(2) Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên, trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
(3) Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường kính thân cây D(0.13÷0.15)mm, cao H(4÷5)m, tán rộng D(2÷3)m, cây sau khi trồng phải cột chống đảm bảo độ ổn định để cây sinh trưởng tốt.
- Các hố trồng cây được đổ lớp đất màu trộn phân dày 0,6m. Đất trồng bao gồm: 50% đất màu, 30% phân hữu cơ, 20% xơ dừa, tro, trấu.
- Đất màu trồng cây phải là đất mịn không lẫn san, cát, có màu vàng lẫn nâu.
- Sau khi trồng phải giữ cho thân cây thẳng đứng và phải được chăm sóc, tưới nước thường xuyên.
- Bảo dưỡng cây sau khi trồng bằng nước máy thời gian 90 ngày.
(4) Yêu cầu nghiệm thu:
- Đường kính thân cây D(0.13÷0.15)mm, cao H(4÷5)m, tán rộng D(2÷3)m, cây sinh trưởng tốt cành lá xanh tốt không có sâu bệnh. Cây sau khi trồng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về cọc chống theo công văn số 239/VP-QLĐTh.
c. Cỏ Lá Gừng (Axonopus compressus):
- Tên tiếng Anh: Wide Leaved, Carpet Grass, Cow Grass, Rumput Parit.
- Tên Khoa Học: Axonopus compressus.
- Họ: Poaceae.
- Nguồn gốc xuất xứ: Nam Mỹ, Mehico, Brazil.
- Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp.
(1) Đặc điểm hình thái:
- Thân, Tán, Lá: Cây thân cỏ, cành nhánh bò dài xát đất. Lá đơn dạng bầu dục, nhỏ, dài, nhọn đầu, gốc kéo dài thành cuống. Phiến màu xanh bóng, mép có lông nhám.
- Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa dạng bông.
(2) Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
- Phù hợp với: Cây trang trí nền, ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình . Nhân giống từ hạt, giâm cành hoặc tách bụi.
(3) Yêu cầu kỹ thuật:
- Cây trồng vào công trình bằng bụi, lá khoẻ bóng thân cứng.
(4) Yêu cầu cây nghiệm thu:
- Cây trồng phải đạt kín mặt đất khu vực trồng, lá bóng, dày không sâu bệnh.
Phần bản vẽ trồng cây xanh được thể hiện trong bản vẽ kiến trúc không gian.
CHƯƠNG VI
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Mục đích
- Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết xây dựng sẽ khái quát hoá các tác động quan lại giữa môi trường và dự án, giúp cho các nhà quản lý và chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về ảnh hưởng đến môi trường của dự án.
- Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, giao thông và tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường. Dự báo các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và những tác động xấu có thể xảy ra do các hoạt động được trong quá trình thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng. Đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường.
- Kiến nghị các chính sách, biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường, phòng ngừa hoặc xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho khu đô thị phát triển ổn định và bền vững.
2. Các căn cứ
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
3. Khái quát, đánh giá hiện trạng môi trường
- Khu đất lập quy hoạch chi tiết thuộc phường Tam Quan Bắc, là khu vực ven biển Tam Quan Bắc, tỉnh Bình Định. Trong ranh giới quy hoạch phần lớn diện tích là đất làm muối và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện trạng không có một số nhà tạm hiện trạng.
- Môi trường nước: khu vực quy hoạch nằm giữa khu dân cư hiện trạng. Hiện tại nước mưa chủ yếu tự thấm hoặc chảy theo địa hình tự nhiên vào các ao nuôi trồng thuỷ sản.
- Môi trường đất: vì phần lớn diện tích là đất làm muối và nuôi trồng thuỷ sản nên nhìn chung môi trường đất ở đây chưa chịu sự tác động tiêu cực nào lớn và tương đối ổn định.
- Không khí: phía Đông, Bắc, Nam giáp khu dân cư hiện trạng và phía Tây giáp đất nuôi trồng thuỷ sản nên không khí ở đây rất trong lành. Hơn nữa, phần lớn diện tích là đất làm muối và nuôi trồng thuỷ sản góp phần làm không khí khu vực này luôn thay đổi, trong sạch và dễ chịu.
- Giao thông, tiếng ồn: trong ranh giới qui hoạch thì giao thông và tiếng ồn không đáng kể.
- Các vấn đề khác: nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và rác thải sinh hoạt hiện nay không có nhiều tác động đến môi trường vì không có dân cư sinh sống.
- Nhìn chung đây là khu vực có hiện trạng môi trường tự nhiên trong sạch và ổn định. Hiện nay, chưa có số liệu quan trắc về chất lượng môi trường của khu vực này. Tuy nhiên, đây là khu vực gần biển và hồ nên bằng trực quan có thể đánh giá cơ bản hiện trạng môi trường khu vực lập quy hoạch rất tốt.
* Đánh giá:
- Nhìn chung hiện trạng môi trường tại khu vực lập quy hoạch rất tốt, không khí trong lành, tiếng ồn không lớn. Nhưng cũng có một số vấn đề cần lưu ý như mực nước ngầm có dấu hiệu bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và cần chú ý ảnh hưởng từ chất thải của dân cư dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai và dọc đường Trần Quốc Toản.
- Với hiện trạng môi trường tự nhiên của khu quy hoạch và khu vực lân cận rất thuận lợi cho việc xây dựng khu đô thị với chất lượng cao.
4. Đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường khu vực của đồ án quy hoạch.
4.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng
a. Môi trường nước
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất, BOD, COD, TSS cao đặt biệt là dầu mở của các phương tiện thi công.
b. Môi trường đất
Môi trường đất không bị nhiều ảnh hưởng ngoài việc thi công xây dựng nền móng công trình và hạ tầng kỹ thuật.
c. Khí thải
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình của dự án, chất lượng không khí xung quanh bị tác động do những nguyên nhân sau:
- Bụi sinh do hoạt động san hạ mặt bằng.
- Bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng các công trình của dự án.
- Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động.
- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư đối diện với khu đất dự án nếu không có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hữu hiệu.
- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, đóng cọc bê tông, v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.
- Mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân tại công trường.
- Các loại khí do nước thải không được xử lý đầy đủ: NH3, H2S, CH4,...
- Khí CFC, NH3 sử dụng trong các thiết bị làm lạnh.
- Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển và tiếp nhận nguyên vật liệu.
d. Chất thải rắn
- Chất thải rắn từ máy móc thi công xây dựng.
- Chất thải vật liệu xây dựng.
- Nhà vệ sinh cho công nhân trong quá trình xây dựng.
- Các chất vô cơ: đất, cát, mảnh vỡ, kim loại, bao bì,...
e. Tiếng ồn
Chủ yếu diễn ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, đặc biệt là giai đoạn thi công móng, đường giao thông.
f. Tác động đến môi trường
- Tác động xấu đến môi trường không khí, tầng Ozôn.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và môi trường sống của con người trong đó có tác động tích cực lẫn tiêu cực.
4.2. Nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động
a. Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt thải ra từ khu vực công cộng, các khu ở… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.
- Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.
b. Ô nhiễm không khí
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:
- Sự thay đổi môi trường không khí trong khu vực dự án do tập trung số lượng lớn người trong không gian nhỏ hẹp và các yếu tố vi khí hậu nóng, độ ẩm cao.
- Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi có khí thải từ các hoạt động đun nấu, khói phương tiện giao thông tập trung với mật độ cao,…chứa các chất ô nhiễm bụi, SOx, CO, NO2, THC,...
- Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt,…
- Có thể xảy ra tình trạng kẹt xe, gây ảnh hưởng đến không khí cũng như tiếng ồn trong khu vực dự án.
c. Chất thải rắn
Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân... với khối lượng khoảng 330,30kg/ngày.đêm. Lượng chất thải này chủ yếu là rác thải sinh hoạt nên thành phần cơ bản là các loại chất thải rắn thực phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì...
d. Tiếng ồn
Dự án là khu đô thị khi hình thành và đi vào hoạt động vẫn không tập trung nhiều phương tiện tham gia giao thông trong khu vực dự án, mức ồn liên quan đến số lượng các phương tiện lưu thông trên các trục đường chính không nhiều.
e. Tác động đến môi trường
- Khi dự án đi vào hoạt động thì việc ảnh hưởng đến môi trường không khí bao gồm các hoạt động giao thông, nhiệt thừa từ máy điều hòa nhiệt độ, khí phân hủy từ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt) và các hoạt động khác trong khu đô thị. Những chất thải này có thể gây ô nhiễm cho môi trường không khí, đặc biệt là rác thải không được thu gom và vận chuyển đúng quy định. Tuy nhiên, các nguồn thải trên ảnh hưởng không lớn đến môi trường.
- Hoạt động của dự án phát thải với một lượng chất thải gồm chất thải rắn khoảng 330,30kg/ngày.đêm, cùng với lượng nước thải khoảng 66,05m3/ngày đêm và nếu được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau thì tác động của các chất thải này là không đáng kể.
5. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện các vấn đề môi trường
5.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Tiến hành thi công vào mùa khô. Nước mưa trong quá trình san ủi cần được thu gom lại để xử lý tách dầu mỡ, bùn cặn, các chất vô cơ, rác thải… trước khi thải ra môi trường hoặc cống thoát chung.
- Các loại xe chuyên chở phải có thùng xe kín để trách nước rò rỉ, rơi vãi vật liệu trên đường trong quá trình vận chuyển.
- Giảm thiểu tác động của nước bơm ra từ các hố đào trong thi công.
- Bảo quản hoá chất, VLXD, nhiên liệu đốt, ...
- Đối với khu vực có chứa nhiều dầu mỡ cần phải có biện pháp thu gom nước mặt để gạn dầu trước khi chảy vào mương.
- Trong phương án quy hoạch thoát nước, tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải.
- Nước thải sau khi xử lý từ bể tự hoại cùng với nước thải từ các hoạt động vệ sinh thông thường (tắm, rửa tay chân...) được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
5.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:
- Bao gồm các biện pháp xử lý phế thải và thu dọn hiện trường.
- Trong khi thi công xây dựng công trình, cần hạn chế chảy tràn dầu mỡ trực tiếp xuống đất.
- Chọn phương án thi công móng xây dựng công trình ít gây chấn động mạnh trong lòng đất.
- Các biện pháp xử lý lượng đất dư thừa và xử lý nước do quá trình thi công móng công trình.
- Hạn chế tối đa và sử dụng có khoa học lượng phân phân bón và thuốc trong quá chăm sóc cây xanh.
5.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn:
- Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở nguyên vật liệu.
- Tưới rửa đường, làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió và khi xe chạy.
- Các khu tập kết vật liệu phải có mái che hoặc bạt che chắn.
- Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ quan chung của toàn khu.
- Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.
- Cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục cũng là một giải pháp nhằm gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Trồng cây xanh để chống bụi, hấp thụ khí độc và giảm thiểu tiếng ồn.
5.4. Chất thải rắn:
- Phân loại tại nguồn và thu gom triệt để, đặc biệt chú ý rác thải trong quá trình thi công xây dựng công trình. Cần có khu ăn, nghỉ, sinh hoạt và vệ sinh cho công nhân xây dựng.
- Cần phải đặt các thùng thu gom rác (những thùng rác phải có dạng chuẩn) trong khuôn viên dự án... đặt tại các nơi thuận tiện nhất để thu gom rác đạt hiệu quả.
- Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển rác hợp lý, tránh gây ách tắc, rơi vãi trên đường.
- Hệ thống thu gom phải đều đặn và có thời gian hợp lý trong ngày.
- Rác thải phải được thu gom vào các thùng rác, sau đó Công ty Môi trường Đô thị sẽ vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến bãi xử lý chung để xử lý.
6. Chương trình quản lý môi trường:
- Trong quá trình chuẩn bị công trường, san ủi mặt bằng, thi công công trình và vận hành, việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế thu gom riêng. Toàn bộ nước thải thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý trước khi thoát ra sông.
- Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, cần phải có kế hoạch giám sát, kiểm tra đo đạc các thông số về nước thải (tại hai điểm xử lý theo quy hoạch thoát nước thải) và không khí, tiếng ồn tại các nhà xe.
7. Các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường:
- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
- Các dự án đầu tư xây dựng các khu chức năng, công trình nằm trong danh mục phải lập đánh giá tác động môi trường.
- Các nguồn cần đánh giá tác động môi trường: Rác thải sinh hoạt và nước thải sinh hoạt.
8. Kết luận:
- Việc thực hiện dự án trong giai đoạn thi công có một số tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến môi trường, nhưng không đáng kể đối với môi trường không khí, nước, đất và môi trường xung quanh. Các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động trong giai đoạn này sẽ giảm rất nhiều sau khi thi công xong phần san lấp mặt bằng và sẽ kết thúc tại thời điểm thi công xong công trình.
- Dự án có hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.
- Từ các kết quả thu thập được có thể kết luận rằng các tác động môi trường tiêu cực từ dự án hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vậy trong giai đoạn lập dự án và thi công xây dựng công trình, đề nghị Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện dầy đủ các biện pháp đã nêu trong báo cáo để đảm bảo quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sức khoẻ con người.
CHƯƠNG VI
KINH TẾ XÂY DỰNG
1. Tổng mức đầu tư sơ bộ:
- Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2023 Bộ Xây dựng công bố tại Quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023
Ghi chú: các bảng áp dụng:
+ Phần 1: Thuyết minh và hướng dẫn sử dụng suất vốn đầu tư: các vùng được công bố hệ số điều chỉnh: Bình Định thuộc vùng 3.
+ Bảng 56 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị; trang 60
+ Bảng 95: Bảng hệ số điều chỉnh vùng cho suất vốn đầu tư: đối với công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị; Bình Định thuộc vùng 3, hệ số điều chỉnh là: 0,988; trang 105.
BẢNG XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ SƠ BỘ
TT
|
Khoản mục chi phí
|
Đơn vị
|
Diện tích
|
Suất vốn đầu tư
|
Hệ số điều chỉnh
|
Thành tiền (đồng)
|
A
|
Chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB( tạm tính)
|
m2
|
25.320
|
600.000
|
|
15.192.000.000
|
B
|
Chi phí xây lắp
|
ha
|
2,53
|
8.961.000.000
|
0,988
|
22.399.274.000
|
C
|
Tổng mức đầu tư: C=A+B
|
|
|
|
|
37.591.274.000
|
2. Tính toán hiệu quả đầu tư
2.1. Dự kiến tiền bán đấu giá thu được
Diện tích quy hoạch đất ở: 11.086,5m2; trong đó trừ diện tích tái định cư tại chỗ cho hộ ông Sen diện tích là 105,8m2: diện tích đất ở còn lại là: 10.980,00m2
BẢNG DỰ KIẾN TIỀN BÁN ĐẤU GIÁ THU ĐƯỢC
STT
|
Nội dung công việc
|
Khối lượng (m2)
|
Đơn vị
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Diện tích đất ở
|
11.015,00
|
m2
|
5.300.000
|
58.379.500.000
|
2.2. Dự kiến Tổng chi phí đầu tư : 37.591.274.000 đồng
2.3. Hiệu quả kinh tế
BẢNG DỰ KIẾN TIỀN LÃI CỦA DỰ ÁN
STT
|
Khoản mục chi phí
|
Thành tiền (đồng)
|
1
|
Dự kiến tiền bán đấu gia thu được
|
58.379.500.000
|
2
|
Dự kiến Tổng chi phí đầu tư
|
37.591.274.000
|
3
|
Dự kiến tiền lãi do dự án mang lại: (3=1-2)
|
20.788.226.000
|
PHẦN VI: CÁC BẢN ĐỒ QUY HOẠCH
Các bản đồ của đồ án quy hoạch chi tiết, Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn; cụ thể như sau:
1. Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập quy hoạch; tỷ lệ 1/2000.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: (kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng); tỷ lệ 1/500.
3. Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/500.
4. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; tỷ lệ 1/500.
5. Bản đồ quy hoạch san nền; tỷ lệ 1/500.
6. Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; tỷ lệ 1/500.
7. Bản đồ quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; tỷ lệ 1/500.
8. Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật – Cấp nước; tỷ lệ 1/500.
9. Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Thoát nước mưa; tỷ lệ 1/500.
10. Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Thoát nước thải; tỷ lệ 1/500.
11. Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Cấp điện; tỷ lệ 1/500.
12. Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống viễn thông; tỷ lệ 1/500.
13. Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500.
14. Bản vẽ thiết kế đô thị - Tổng thể toàn khu quy hoạch; tỷ lệ 1/500.
15. Bản vẽ thiết kế đô thị - Mẫu thiết kế điển hình; tỷ lệ 1/500.
CHƯƠNG VII - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trên đây là nội dung Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Bờ Gò Xa, khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đã được Công ty TNHH tư vấn xây dựng tổng hợp Hoàng Lê thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về quy hoạch xây dựng.
Việc xây dựng Khu phố Trường Xuân Tây, phường Tam Quan Bắc theo quy hoạch sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế cho khu vực Tam Quan, đảm bảo an sinh xã hội và mở rộng phát triển quỹ đất phường Tam Quan Bắc cũng như thị xã Hoài Nhơn, đáp ứng nhu cầu đất ở cho người dân.
Kính đề nghị Ban Quản lý dự án ĐTXD và PTQĐ thị xã Hoài Nhơn trình Phòng Quản lý đô thị thị xã thẩm định, trình UBND thị xã Hoài Nhơn xem xét, phê duyệt làm cơ sở triển khai thực