MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
- Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển về cơ sở hạ tầng, gần sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2015), các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy là huyết mạch cấp quốc gia và cấp vùng,…
- Sau 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, hiện tỉnh Đồng Nai có 30 KCN vói tổng diện tích trên 9000 ha trong đó diện tích cho thuê là 6338 ha (diện tích cho thuê đến tháng 4/2011 khoảng 3750 ha chiếm hơn 60%). Để đảm bảo tốc độ phát triển Kinh tế, hiện tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp mới. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi chức năng của KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị sẽ tạo ra một nhu cầu lớn về đất đai để di dời các nhà máy – xí nghiệp.
- Cụm công nghiệp Thiện Tân với vị trí thuận lợi nằm gần tuyến quy hoạch đường vành đai thành phố Biên Hòa nối ra quốc lộ 1A, gần đường vành đai 4 trong quy hoạch vùng TP HCM, khi hình thành sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư và là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Vì vậy việc lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Thiện Tân - GĐ01 là cần thiết, để xác định tính chất, quy mô, yêu cầu đầu tư xây dựng, hướng dẫn xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, cũng như kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện, của tỉnh và của vùng.
1. Mục tiêu của đồ án:
- Hình thành cụm công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Huyện Vĩnh Cửu nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan CCN. Phân chia các lô đất cho từng xí nghiệp công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng đầu tư công nghiệp.
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
- Tạo cơ sở pháp lý quản lý xây dựng theo quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc.
- Đảm bảo sự hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
I. HIỆN TRẠNG ĐIỂU KIỆN TƯ NHIÊN
1. Vị trí và giới hạn:
- Dự án Cụm công nghiệp Thiện Tân (GĐ01) thuộc địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp trục đường Kỳ Lân.
- Phía Đông giáp đường Sở Quýt.
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp và gần ranh giới của 2 huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom.
- Phía Tây giáp đất nông nghiệp .
- Tổng diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch là: 48,82 ha.
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1. Địa hình :
- Địa hình tự nhiên là nơi chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi và đồng bằng, phía Tây và Đông Nam có dạng đồi thoải, phía Bắc và phía Đông dạng đồng bằng. Cao độ lớn nhất 17,0 – 18,0m (đỉnh đồi phía Nam và phía Tây) thấp dần xuống phía Đông – Đông Bắc là khu vực thấp có cao độ khoảng 6,7 – 7,0m.
1.2. Khí hậu:
- Nhìn chung, CCN Thiện Tân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Tính ổn định về khí hậu cao, không có sự đột biến lớn làm thay đổi khí hậu theo mùa giữa các năm. Không có thiên tai lớn do khí hậu gây ra như làm thời tiết quá lạnh (dưới 130C) hoặc quá nóng (trên 400C).
- Khu vực xây dựng Cụm công nghiệp Thiện Tân không có hiện tượng giông bão, lũ lụt lớn xảy ra, là yếu tố thuận lợi bảo vệ tính bền vững của công trình xây dựng.
a)Nhiệt độ không khí:
- Như vậy, có thể đánh giá đặc trưng nhiệt độ như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm: 260C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 27,60C (vào tháng 2).
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 36,40C (vào tháng 4).
- Nhiệt độ trung bình tháng, thấp nhất: 24,0C).
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 18,80C.
a)Độ ẩm:
- Độ ẩm trung bình : 64,8%
- Độ ẩm cao nhất : 99,6%
- Độ ẩm thấp nhất : 30,0 %
b)Nắng:
- Số giờ nắng trung bình một ngày : 7,4 giờ
- Số giờ nắng ngày cao nhất : 13,8 giờ
- Số giờ nắng ngày thấp nhất : 5 giờ
c)Mưa:
- Mưa phân theo mùa rõ rệt trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, trung bình 1.800 mm.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10%.
- Bảng phân bố lượng mưa và ngày mưa bình quân trong năm.
- Lượng mưa, số ngày mưa tập trung cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10. Đây là một yếu tố cần được lưu ý để tổ chức hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo cho khu xây dựng không xảy ra tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khu công nghiệp cũng như vệ sinh môi trường.
a)Gió:
- Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5 với tốc độ lớn nhất là 8,4m/s.
- Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 với tốc độ lớn nhất là 10,9 m/s.
- Gió Bắc xuất hiện vào tháng 11 với tốc độ lớn nhất là 6 m/s.
b)Lượng bay hơi:
- Lượng bay hơi tương đối cao và thay đổi theo mùa :
- Lượng bay hơi trung bình ngày : 3,5 mm.
- Lượng bay hơi ngày cao nhất : 6,95 mm.
- Lượng bay hơi ngày thấp nhất : 1,97 mm.
I. HIỆN TRẠNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
- Hiện tại khu vực quy hoạch nói riêng và huyện Vĩnh Cửu nói chung có cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp & TTCN.
II. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC.
- Hiện tại khu vực quy hoạch có khoảng 05 căn nhà tạm (không thuộc diện giải tỏa trắng nên không được bố trí tái định cư).
- Ngoài ra còn một khu chuồng trại chăn nuôi bò, ao nuôi vịt nằm ở góc Đông Nam khu quy hoạch.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.
- Nhìn chung diện tích đất khu quy hoạch phần lớn là đất nông nghiệp trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày năng suất thấp do phụ thuộc vào thời tiết và chỉ canh tác được vào mùa mưa – chiếm 69,7%; đất trồng cây lâu năm (tràm v.v...) chiếm 7,27%, đất đồi trống – cây bụi khoảng 19,8% còn lại là ao, suối, đường đất, kênh mương. Vì vậy, chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng cụm công nghiệp là hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
V. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
1. Giao thông:
1.1. Giao thông đối ngoại :
- Trong tương lai gần, khi tuyến đường vành đai thành phố Biên Hòa hình thành và tiếp giáp phần ranh giới dự kiến mở rộng của CCN (theo công văn số 6015/UBND_ĐT ngày 26/07/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v Điều chỉnh ranh giới, diện tích dự án Cụm công nghiệp Thiện Tân mở rộng – giai đoạn 2 tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu.) thì đây sẽ là một thuận lợi lớn cho việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất cũng như liên kết giữa CCN Thiện Tân với các khu vực khác trong huyện, tỉnh nói riêng cũng như hệ thống hạ tầng GTVT, cảng của Vùng KTTĐPN nói chung.
- Đường song hành Nhà máy nước Thiện Tân là tuyến đường tỉnh mở mới song song đường hiện hữu (theo Quyết định 3698/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai v/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010-2020) trong tương lai nối giữa Quốc lộ 1A với đường ĐT.768 là đường đối ngoại rất quan trọng đối với CCN cũng như khu vực xã Thiện Tân.
1.2. Giao thông khu vực:
- Khu vực quy hoạch nối kết với tuyến đường Kỳ Lân để ra đường song hành nhà máy nước Thiện Tân ở phía Tây khoảng 1.4km. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì tuyến đường Kỳ Lân được quy hoạch với lộ giới 15m.
- Ngoài ra khu vực quy hoạch còn được kết nối với tuyến đường Sở Quýt để ra trục đường tỉnh lộ 768 ở phía Bắc khoảng 1,6km. Theo quyết định số 3698/Q Đ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010 – 2020 thì đường Sở Quýt có lộ giới 32m (kể cả hành lang an toàn mỗi bên 9m).
1.3. Giao thông nội bộ trong khu đất quy hoạch:
- Hiện trạng khu vực chỉ có các đường đất với chiều rộng từ 3,00m – 5,00m phục vụ dân sinh, và một vài đường bờ thửa chạy dọc các ao.
2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng.
1.1. Địa hình:
- Khu đất xây dựng cụm công nghiệp Thiện Tân có diện tích 48,82 ha. Địa hình tự nhiên là nơi chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi và đồng bằng, phía Tây và Đông Nam có dạng đồi thoải, phía Bắc và phía Đông dạng đồng bằng, cao độ từ 6.59m – 18.28m. Nhìn chung địa hình, đất đai của khu đất được chọn để xây dựng cụm công nghiệp là thuận lợi.
2.2. Thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa chưa có, nước mưa theo địa hình tự nhiên chảy ra ao, suối gần nhất.
3. Hiện trạng cấp nước.
- Hiện nay tại vị trí quy hoạch cụm công nghiệp chưa có hệ thống cấp nước, người dân trong khu vực chủ yếu sử dụng nước ngầm để phục vụ ăn uống sinh hoạt.
1. Hiện trạng thoát nước và môi trường.
- Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt tại các hộ dân hiện hữu được người dân cho thấm tự nhiên vào đất.
- Các nguồn rác thải trong khu vực chủ yếu từ dân sinh và sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chưa có dịch vụ thu gom rác thải tại từng hộ gia đình mà đa phần người dân tự đốt rác.
2. Hiện trạng cấp điện.
- Hiện khu đất chưa có hệ thống điện cung cấp và chiếu sáng. Các hộ dân và trang trại chăn nuôi tự kéo điện từ khu vực lân cận về phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Dọc đường Kỳ Lân có tuyến 22kV xuất phát từ trạm 110/22kV Tân Hòa đi nổi trên trụ bê tông, cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp hiện hữu. Tuyến đường dây 22kV này được xây dựng chưa đến khu vực thiết kế, và công suất truyền tải còn nhỏ lẻ, không đủ cấp điện cho toàn bộ Cụm Công Nghiệp Thiện Tân.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG CCN THIỆN TÂN:
- Trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu nói chung, hiện nay có KCN Thạnh Phú thuộc xã Thạnh Phú với quy mô khoảng 177ha (tỷ lệ cho thuê đến nay khoảng 48%) với các ngành nghề kêu gọi đầu tư như May mặc; Điện; Điện tử; Sản phẩm Gỗ; Nhựa; Hàng gia dụng; Bao bì, Phân vi sinh v.v… Ngoài ra còn một số Cụm công nghiệp mang tính hoạt động chuyên ngành như CCN Đúc Gang (GĐ1 có diện tích 4.8ha/14 ha), CCN Vật liệu xây dựng Tân An (khoảng 50ha), các cụm sản xuất kinh doanh tại địa phương như CCN địa phương Thạnh Phú – Thiện Tân (quy mô 96 ha), các cụm sản xuất kinh doanh ấp Vàm - ấp 6,7 xã Thiện Tân v.v…
- Như vậy, có thể thấy tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu khá nhộn nhịp với nhiều ngành nghề và phần lớn các cơ sở này nằm rải rác, xen lẫn các khu dân cư v.v.. Do đó, nhu cầu xây dựng các Cụm công nghiệp có quy mô vửa phải đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng, môi trường để thu hút, di dời các cơ sở SX-KD có nguy cơ gây ô nhiễm – các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết.
1. Thuận lợi:
- Cụm công nghiệp Thiện Tân thuộc huyện Vĩnh Cửu, nằm trong tỉnh Đồng Nai là vùng kinh tế phát triển năng động, có lợi thế về hạ tầng kỹ thuật – xã hội.
- Vị trí xây dựng CCN thuận lợi về giao thông liên vùng (nằm gần tuyến Vành đai 4 vùng TPHCM, đường vành đai TP Biên Hòa) cũng như kết nối với các khu vực xung quanh qua đường song hành NM nước Thiện Tân, đường 768B.
- Là khu vực đất nông nghiệp, nhà cửa tạm bợ và thưa thớt, công tác giải phóng mặt bằng sẽ thuận tiện, giảm thiểu chi phí đền bù giải toả.
2. Khó khăn:
- Hạ tầng xã hội trong khu vực hầu như chưa có nên việc thu hút lao động cho cụm công nghiệp bước đầu sẽ sử dụng lao động tại địa phương, ngoài ra cần có cơ chế tốt để thu hút lao động và có kế hoạch đào tạo thu hút lao động từ nơi khác đến. Tuy nhiên sau khi hệ thống các tuyến đường song hành NM nước Thiện Tân, đường 768B được triển khai thì khó khăn trên sẽ được khắc phục rất nhiều.
- Một vấn đề thường gặp phải khi đầu tư xây dựng các Khu, Cụm công nghiệp nói chung là vấn đề nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên hiện nay đã có quy hoạch các tuyến điểm dân cư nông thôn xã Thiện Tân được UBND Tỉnh phê duyệt, do đó việc xây dựng các khu nhà ở công nhân trong dự án cụm công nghiệp Thiện Tân là không cần thiết. (Theo văn bản số 81/TB-UBND huyện Vĩnh Cửu ngày 07/02/2012).
1. Cơ hội:
- Tăng thu nhập GDP và đem lại lợi nhuận kinh tế công nghiệp cho tỉnh và quốc gia.
- Thay đổi chức năng sử dụng đất từ một khu vực sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành khu vực sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và cả nước.
2. Kết luận:
- Theo những kết quả phân tích trên, khu vực quy hoạch có rất nhiều cơ hội và tiềm năng để hình thành Cụm công nghiệp.