PHẦN I
QUY ĐỊNH TỔNG THỂ KHÔNG GIAN VÙNG HUYỆN NGHI XUÂN
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý phát triển đô thị và nông thôn, đầu tư xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Nghi Xuân đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch xây dựng (QHXD) vùng huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Quy định này là cơ sở để chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng huyện Nghi Xuân làm căn cứ xác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành các khu vực trên địa bàn toàn huyện tuân thủ định hướng QHXD vùng huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
1.2. Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng:
1.2.1. Quy định về vị trí:
Vị trí: Huyện Nghi Xuân nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 56 km và cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Bắc, cách Thành phố Vinh (Nghệ An) 7 km về phía Nam, có Quốc lộ 1, Quốc lộ 8B đi qua.
- Phía Bắc: Giáp thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam: Giáp các huyện Lộc Hà, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh.
- Phía Tây: Giáp huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Phía Đông: Giáp biển Đông.
Phạm vi, ranh giới: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Nghi Xuân với tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.245,8 ha.
1.2.2. Quy định về đất đai:
- Đất xây dựng đô thị và các khu động lực phát triển kinh tế đến năm 2025 khoảng 1.950ha, bình quân đạt 420m2/người. Trong đó đất xây dựng đô thị 1.150ha bình quân đạt 270 m2/người.
- Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn đến năm 2025 khoảng 1.470 ha, bình quân đạt 200 m2/người.
- Đất xây dựng đô thị và các khu động lực phát triển kinh tế đến năm 2035 khoảng 3.100 ha, bình quân đạt 460 m2/người. Trong đó đất xây dựng đô thị 1.550 ha bình quân đạt 230 m2/người.
- Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn đến năm 2035 khoảng 1.500 ha, bình quân đạt 180 m2/người.
1.2.3. Quy định về dân số:
- Đến năm 2025: Tổng dân số huyện Nghi Xuân khoảng 120.000 người. Trong đó dân số đô thị 46.200 người, dân số nông thôn 73.800 người.
- Đến năm 2035: Tổng dân số huyện Nghi Xuân khoảng 150.000 người. Trong đó dân số đô thị 67.000 người, dân số nông thôn 83.000 người.
1.2.4. Quy định về vai trò chức năng:
1.2.4.1. Phân vùng phát triển và trục kinh tế động lực chính của vùng:
a. Phân vùng phát triển:
a.1. Vùng kinh tế ven biển phía Đông: Vùng phát triển kinh tế tổng hợp, tổng diện tích 6657,7 ha; Bao gồm các xã ven biển của huyện Nghi Xuân; Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải và một phần các xã Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián.
Đặc điểm địa hình: Là vùng đồng bằng và cồn cát ven biển và một phần cuối của dải núi Hồng Lĩnh soải ra biển.
Tiềm năng, lợi thế: Có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp trong đó nổi trội về kinh tế biển gắn với việc hình thành quốc lộ ven biển, cảng Xuân Hải và các cảng sông nội địa. Hình thành các đô thị động lực như Xuân Thành, Cương Gián trên lợi thế về du lịch và chế biến hải sản. Có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển kết hợp tham quan tìm hiểu truyền thống văn hóa- lịch sử cách mạng. Nổi trội là vùng ca trù Cổ Đạm.
Chức năng: Là vùng kinh tế tổng hợp thế mạnh nổi bật là kinh tế biển: dịch vụ-thương mại-du lịch. Vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Vùng phát triển đô thị mới của huyện.
Định hướng phát triển:
- Phát triển các khu- cụm du lịch sinh thái biển rất thuận lợi dọc theo tuyến quốc lộ ven biển. Phát triển nuôi trồng thủy, hải sản nhất là nuôi tôm trên cát.
- Các đô thị phân bố theo dạng chuỗi theo quốc lộ ven biển, có không gian phát triển khá liên tục, tạo sự hỗ trợ trong phát triển chung nhưng cũng đòi hỏi phải có nghiên cứu tổng thể nhằm phân định rõ tiềm năng, lợi thế cũng như ngưỡng phát triển của mỗi đô thị.
+ Đô thị Xuân Thành: Trung tâm du lịch-thương mại, dịch vụ- dân cư của vùng Bắc Hà Tĩnh là động lực của vùng.
+ Đô thị Cương Gían: Là đô thị dịch vụ, thương mại- hỗ trợ du lịch phát triển các ngành về chế biến thủy, hải sản.
a.2. Vùng kinh tế trung tâm: Vùng kinh tế đô thị, tổng diện tích 4.378,4 ha; Bao gồm: Thị trấn Nghi Xuân, các xã Xuân Giang, Tiên Điền và một phần thị trấn Xuân An, một phần các xã Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Mỹ, Xuân Viên.
Đặc điểm địa hình:Là vùng đồng bằng lưu vực sông Lam, trọng tâm của huyện.
Tiềm năng, lợi thế: Phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp gắn với khu công nghiệp Gia Lách hành lang kinh tế QL8B. Thế mạnh nổi trội là phát triển các khu- cụm công nghiệp rất thuận lợi: Có Quốc lộ 1, Quốc lộ 8B chạy qua. Có khu công nghiệp Gia Lách có quỹ đất lớn địa bằng phẳng, được đầu tư sớm và đã thu hút nhiều dự án công nghiệp. Là nơi có tập trung các di tích văn hóa, lịch sử, có tiềm năng du lịch tâm linh và sinh thái nông nghiệp nổi trội như Khu lưu niệm thi hào Nguyễn Du, khu đền thờ Nguyễn Công Trứ, khu du lịch sinh thái Cồn nổi Xuân Giang 2... Các đô thị Xuân An, Nghi Xuân được phân bố theo chuỗi dọc quốc lộ 8B, có khả năng tích hợp trở thành một đô thị loại IV. Trong tương lai vùng này sẽ hình thành đô thị tập trung lớn nhất của huyện, tiền đề cho cả huyện trở thành đô thị trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Chức năng: Là vùng kinh tế tổng hợp thế mạnh nổi bật là kinh tế đô thị dịch vụ-thương mại-du lịch tâm linh và công nghiệp. Vùng phát triển đô thị- dân cư lớn của huyện.
Định hướng phát triển:
- Phát triển các khu- cụm du lịch tâm linh thành hệ thống, liên kết với du lịch sinh thái nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Các đô thị Xuân An, Nghi Xuân phân bố theo dạng chuỗi theo quốc lộ 8B, có xu hướng tập trung thành cụm đô thị kết hợp với đô thị hình thành theo hướng Đông Tây dọc hành lang nội vùng (lộ giới 70m) thành khu vực tập trung đô thị của huyện Nghi Xuân.
- Phát triển khu công nghiệp Gia Lách theo định hướng quy mô 350 ha làm động lực phát triển cho vùng.
a.3. Vùng kinh tế phía Nam: Vùng kinh tế nông nghiệp và dự trữ phát triển đô thị, tổng diện tích 10.909,8ha; Bao gồm các xã Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Lĩnh và một phần các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên, Xuân Viên, Cổ Đạm và một phần thị trấn Xuân An.
Đặc điểm địa hình: Địa hình miền núi, xen kẽ một phần địa hình đồng bằng.
Tiềm năng, lợi thế: Phát triển không gian kinh tế gắn với tổ chức phát triển dân cư tại các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái rừng, hồ. Vùng có tiềm năng xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn như hồ Xuân Hoa, hồ Cồn Tranh...và rào Mỹ Dương.
Chức năng: Là vùng phát triển kinh tế hỗn hợp; chuyên canh cây công nghiệp- lương thực, phát triển đô thị-dân cư gắn với vùng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp; vùng có vai trò bảo vệ hệ sinh thái rừng và nguồn nước.
Định hướng phát triển:
- Phát triển dân cư nông thôn gắn kết sản xuất nông nghiệp và TTCN, trong đó phát triển cụm công nghiệp Xuân Lĩnh.
- Bảo vệ và phát huy hệ sinh thái rừng gắn kết bảo vệ di tích lịch sử, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh trong đó hạt nhân là Đền Chợ Củi và Thiền Viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh.
- Dành quỹ đất thích hợp dọc đường tránh Quốc lộ 1 để phát triển dịch vụ và đô thị trong tương lai.
b. Trục kinh tế động lực chính của vùng:
Trục hành lang kinh tế ven biển: Trên hành lang kinh tế ven biển, xác định vai trò, chức năng chủ đạo của các đô thị cũng như các khu động lực hành lang kinh tế- kỹ thuật như sau: Đô thị du lịch Xuân Thành là đô thị du lịch biển, chủ yếu khai thác TM-DV gắn với các hoạt động du lịch biển, trở thành một trong các trung tâm du lịch biển lớn của khu vực phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Đô thị Cương Gián là đô thị phát triển về chế biến thủy hải sản, phát triển TM-DV hỗ trợ du lịch cho Xuân Thành. Các cụm du lịch dọc biển như du lịch sinh thái cửa Hội, Du lịch biển Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Liên...tạo ra nhiều loại hình và cấp độ du lịch biển. Nâng cấp và xây mới tuyến quốc lộ ven biển.
Trục hành lang dọc Quốc lộ 8b: Phát triển kinh tế tổng hợp bao gồm: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, du lịch, vận tải hàng hóa. Phát triển du lịch tham quan - mua sắm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, tìm hiểu văn hóa địa phương, danh nhân. Phát triển chuỗi đô thị Xuân An, Nghi Xuân nằm trên hành lang trở thành khu vực đô thị trọng tâm của huyện. Cải tạo nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8B.
Trục hành lang dọc tuyến tránh quốc lộ 1: Hình thành các khu, cụm dừng chân trên tuyến, kết hợp thương mại dịch vụ dọc tuyến. Phát triển khu công nghiêp Gia Lách. Tiến tới hành thành các khu đô thị dọc tuyến.
Trục hành lang phát triển nội vùng: Xây dựng trục động lực mới phát triển nội vùng kết nối trực tiếp từ cực tăng trưởng Xuân An-Gia Lách đến cực tăng trưởng Xuân Thành, thành hàng lang phát triển nội vùng. Đây là trục hành lang quan trọng trong định hướng phát triển lâu dài của huyện Nghi Xuân. Với tiềm năng về đất đai và lợi thế về các cực phát triển đã định hình hành lang này sẽ là khu vực đô thị hóa mạnh mẽ trong tương lai kết hợp được nhiều thế mạnh về phát triển thương mại dịch vụ, du lịch biển, du lịch sinh thái, công nghiệp, nông nghiệp xanh.
1.2.4.2. Quản lý hệ thống du lịch vùng:
Tổng quỹ đất dành cho phát triển du lịch đến năm 2025 là 321 ha đến năm 2035 là 600 ha.
a. Các vùng du lịch:
* Vùng du lịch phía Tây: Tài nguyên du lịch chủ yếu là hệ sinh thái thiên nhiên, khí hậu môi trường kết hợp với các cụm, điểm di tích lịch sử, văn hóa. Tập trung là các điểm: Khu lưu niệm thi hào Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Công Trứ….các khu du lịch tâm linh: Thiền Viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh, khu di tích Phôi phối Bãi Cọi, Đền Chợ Củi…các khu du lịch sinh thái cồn nổi Xuân Giang 2, sinh thái núi, hồ và vùng sinh thái nông nghiệp.
* Vùng du lịch phía Đông: Chủ yếu tài nguyên du lịch biển, hợp với di tích lịch sử, văn hóa tập trung là trọng điểm du lịch biển Xuân Thành phát triển thành tuyến du lịch dọc biển Nghi Xuân (Cửa Hội, Xuân Đan-Phổ-Hải, Xuân Yên, Xuân Thành Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gían). Kết hợp với du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng và văn hoá. Đây là vùng tập trung thế mạnh du lịch của vùng sẽ thu hút các nguồn đầu tư lớn về loại hình du lịch biển. Đặc biệt khi có sự hội nhập với các nước trong khu vực, tuyến du lịch hành lang Đông - Tây sôi động thu hút nguồn khách các nước Lào, Thái Lan, Mynamar... vào miền Trung Việt Nam sẽ đến với vùng biển Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
b. Các trung tâm du lịch:
- Trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử: Trọng tâm là khu di tích Nguyễn Du với quy mô dự án 333,75 ha, kết nối với các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
- Trung tâm du lịch Xuân Thành: Tiềm năng du lịch là biển, vui chơi giải trí, thể thao (trường đua chó, sân golf…) và các di tích văn hoá, lịch sử phụ cận. Hạt nhân du lịch là đô thị du lịch Xuân Thành, nơi tập trung cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại phục vụ du lịch như nhà hàng, khu du lịch, vui chơi giải trí…cấp tỉnh và liên tỉnh.
- Trung tâm du lịch cồn nổi Xuân Giang 2: Tiềm năng du lịch là sinh thái cồn nổi trên sông Lam và các di tích văn hoá, lịch sử phụ cận. Kết nối với hạt nhân đô thị Xuân An, nơi tập trung các cơ sở hạ tầng đô thị gắn với phát triển dịch vụ, thương mại và khu công nghiệp Gia Lách.
- Trung tâm du lịch tâm linh Thiền Viện Trúc Lâm Hồng Lĩnh: Tiềm năng du lịch tâm linh và các điểm di tích, khu nghỉ dưỡng hồ và núi, du lịch hoang dã, du lịch đồng quê.
c. Các tuyến du lịch:
Trên cơ sở phân bổ các trung tâm du lịch và tiềm năng du lịch của toàn vùng, trong tương lai dự kiến các tuyến du lịch chính như sau:
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Cửa Lò-Xuân Thành: Đây là tuyến du lịch dọc biển từ Cửa Lò-Nghệ An đến Xuân Thành-Hà Tĩnh dọc theo quốc lộ ven biển, trong tương lai cầu Cửa Hội được hình thành sẽ đặc biệt hấp dẫn bởi nó nối hai cụm du lịch biển chủ yếu của 02 tỉnh từ đó kết nối với phần lớn các điểm du lịch đặc sắc nhất của Hà Tĩnh và Nghệ An.
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân: Đây là tuyến du lịch dọc đường Quốc lộ 1. Các đối tượng tham quan của yếu của tuyến bao gồm: Các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng ở thành phố Hà Tĩnh như khu di tích lưu niệm Bác Hồ, đền Võ Miếu...Khu bảo tồn tự nhiên Hồ Kẻ Gỗ. Khu lưu niệm Nguyễn Du. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Chùa Hương Tích. Bãi biển Xuân Thành và phụ cận. Thắng cảnh sông Lam, núi Hồng Lĩnh. Các làng nghề truyền thống...
- Tuyến du lịch quốc tế: Hà Tĩnh - Phố Châu - Cầu Treo - Lak Sao - Viêng Chăn (Lào) - Đông Bắc Thái Lan và ngược lại. Đây là tuyến du lịch nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây, nối Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Lào và Thái Lan. Thông qua tuyến du lịch này, Hà Tĩnh sẽ có điều kiện thuận lợi để khai thác tốt các thị trường khách du lịch Lào (nơi không có biển) và thị trường Đông Bắc Thái Lan (nơi cách xa biển) đến với các khu du lịch biển như Thiên Cầm, Xuân Thành...Ngoài ra, qua tuyến du lịch này, khách du lịch còn được thưởng thức tắm nước khoáng nóng ở Sơn Kim; tham quan các di tích văn hóa lịch sử, các cảnh quan dọc Quốc lộ 8; tham quan, mua sắm ở Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo v.v...
- Tuyến du lịch nội vùng: Trên cơ sở xác định các trung tâm du lịch của huyện cùng hệ thống các khu, cụm, điểm sẽ có nhiều tuyến du lịch nội tỉnh trong ngày được bắt đầu từ trung tâm hạt nhân Xuân Thành.
1.2.4.3. Quản lý hệ thống thương mại vùng:
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, gắn đào tạo nghề với chuyển đổi việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nâng cấp, củng cố hệ thống chợ trên địa bàn theo quy hoạch và lộ trình đã phê duyệt, hoàn thành 100% chợ được chuyển đổi mô hình quản lý; đảm bảo hệ thống chợ và các cửa hàng đại lý cung cấp hàng hóa đảm bảo chất lượng cho cư dân nông thôn. Xây dựng và phát triển thương hiệu, tôn vinh một số sản phẩm chủ lực, tiêu biểu. Tăng cường công tác quản lý thị trường; chống gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, bán hàng không niêm yết giá… tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.
Dự kiến phân bổ mạng lưới thương mại vùng như sau:
a. Trung tâm thương mại cấp Vùng và phụ cận: 02 địa điểm.
- Xây dựng trung tâm thương mại cấp vùng và phụ cận quy mô khoảng 20-25 ha tại đô thị Xuân Thành (khu vực giao điểm giữa đường 70m và đường quốc lộ ven biển) hình thành một tổ hợp thương mại dịch vụ hỗn hợp lớn bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm hội nghị văn phòng, quảng trường….
- Xây dựng trung tâm thương mại đầu mối tập trung tại đô thị Xuân An quy mô khoảng 8-10 ha.
- Trong các trung tâm thương mại cấp Vùng và phụ cận có thể kết hợp chợ đầu mối và chợ cấp I và II.
b. Trung tâm thương mại cấp vùng huyện: Đầu tư, nâng cấp chợ Giang Đình lên hạng I, chợ thị trấn Xuân An, chợ Cương Gián lên hạng II và xây dựng trở thành trung tâm thương mại.
c. Trung tâm thương mại cấp xã: Xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới chợ xã theo kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xã hội hóa chợ trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã được duyệt.
Ngoài ra tiếp tục thực hiện các quỹ đất về phát triển dịch vụ thương mại theo các quy hoạch xã nông thôn mới đã được duyệt.
1.2.4.4. Quản lý hệ thống công nghiệp vùng
Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Gia Lách. Quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, các cụm TTCN làng nghề tại các xã Xuân Viên, Cổ Đạm, Cương Gián, Xuân An, Xuân Giang…. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư khôi phục ngành nghề truyền thống (thảm, cói, nón lá, mộc, nước mắm,...) và phát triển du nhập ngành nghề mới ở nông thôn, nhất là chế biên nông sản, thủy sản. Bảo vệ và phát triển mạng lưới điện nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định, an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tổng quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp, TTCN, làng nghề toàn vùng dự kiến đến năm 2025 khoảng 188,1ha đến năm 2035 khoảng 550 ha bao gồm đất khu, cụm công nghiệp thuộc tỉnh và làng nghề TTCN địa phương. Tập trung chủ yếu ở các trung tâm phát triển công nghiệp sau:
- Khu công nghiệp Gia Lách: Quy mô 350 ha. Khu công nghiệp tập trung: sản xuất điện tử, công nghiệp sạch, logicstic, dịch vụ công nghiệp thương mại…. Phối hợp với Ban quản lý khu Kinh tế tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; hoàn thiện đầu tư hệ thống hạ tầng đảm bảo đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Gia Lách; phấn đấu đến năm 2025 lấp đầy được trên 60% diện tích, trong đó ưu tiên cho ngành công nghiệp sạch, công nghiệp điện tử, điện lạnh…
- Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh: Quy mô 36 ha. Cụm công nghiệp địa phương.
- Cụm công nghiệp Xuân Mỹ: Quy mô 25 ha. Cụm công nghiệp địa phương.
Một số cơ sở công nghiệp kém hiệu quả như nhà máy đóng tàu Vinashin cần chuyển đổi chức năng cho phù hợp. Ngoài ra còn có các cụm, điểm TTCN, làng nghề .
1.2.5. Quy mô các công trình hạ tầng xã hội:
a. Các trung tâm giáo dục và đào tạo:
a1. Giáo dục chuyên nghiệp-dạy nghề:
- Cơ sở vật chất của trường trung cấp nông lâm nghiêp (hiện tại đã dừng đào tạo) cần khôi phục và chuyển đổi mô hình xã hội hóa về đào tạo nghề.
- Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề - giáo dục thường xuyên huyện với quy mô tuyển sinh trung cấp 300, sơ cấp 200, học sinh cấp 3 là 300. Trong tương lai nâng cấp quy mô đào tạo lên 1.000-1.200 học viên.
- Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội quy mô 2.000 học viên.
a2. Hệ thống giáo dục phổ thông:
- Trung học phổ thông: Duy trì hệ thống 03 trường THPT của huyện bao gồm: trường THPT Nguyễn Công Trứ, trường THPT Nguyễn Du, THPT Nghi Xuân. Đầu tư nâng cấp trường THPT Nghi Xuân đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới 01 trường THPT ở đô thị Xuân Thành.
- Trung học cơ sở: Hệ thống giáo dục THCS toàn huyện có 11 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia là 9 trường. Hoàn chỉnh đạt chuẩn 11/11 trường. Xây dựng mới 02 trường THCS ở đô thị Xuân Thành và đô thị Xuân An.
- Tiểu học: Hệ thống giáo dục tiểu học toàn huyện có 20 trường, tất cả các xã, thị trấn đều có 1 trường, riêng xã Cương Gián có 2 trường, số trường đạt chuẩn quốc gia là 15 trường. Hoàn chỉnh đạt chuẩn 20/20 trường. Xây dựng mới một số trường phù hợp với quy mô dân số theo từng giai đoạn.
b. Các trung tâm y tế:
b1. Bệnh viện đa khoa huyện: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng bệnh viện đa khoa huyện nâng cấp quy mô lên 150 giường tiêu chuẩn hạng II.
b2. Xây mới bệnh viện đa khoa Hồng Lam quy mô 100 giường tiêu chuẩn hạng II.
b3. Xây mới bệnh viện đa khoa thị trấn Xuân An quy mô 100-150 giường tiêu chuẩn hạng II.
b4. Trung tâm y tế cấp khu vực: Xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện đủ cơ sở vật chất. Xây dựng phòng khám đa khoa khu vực ở Cương Gián.
b5. Trạm y tế: Nâng cấp mạng lưới trạm y tế các xã đạt chuẩn.
c. Các trung tâm văn hóa:
Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù Cổ Đạm, Trò Kiều, các khu di tích Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ.... Đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch xứng tầm với truyền thống vốn có của huyện. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở gắn với công tác xã hội hóa đầu tư và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; xây dựng các câu lạc bộ Dân ca, Ca Trù, Trò Kiều, Thể dục thể thao,... tập trung đầu tư mũi nhọn thể thao thành tích cao. Phát triển gia đình thể thao và người tập thể thao thường xuyên.
Dự kiến phân bổ các cơ sở văn hóa trong Vùng như sau:
- Hoàn thiện, nâng cấp trung tâm văn hóa huyện hiện có.
- Xây dựng trung tâm văn hóa dân gian tại đô thị du lịch Xuân Thành với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù Cổ Đạm, Trò Kiều.
- Nâng cấp các nhà văn hóa xã để đạt chuẩn 17/17.
- Xây dựng nhà văn hóa, hội quán của thôn với quy mô tối thiểu > 500 m2/nhà văn hóa thôn.
d. Các trung tâm TDTT:
Dự kiến phân bổ các cơ sở TDTT trong Vùng như sau:
- Cải tạo nâng cấp sân vận động huyện hiện có.
- Xây dựng mới trung tâm TDTT huyện ở thị trấn Nghi Xuân theo quy hoạch chung thị trấn Nghi Xuân đã được phê duyệt.
- Xây dựng mạng lưới công trình TDTT cấp xã, cấp thôn đạt chuẩn. Các sân tập thể thao cấp xã quy mô từ 5.000-10.000 m2.
PHẦN II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN VÀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2.1. Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn:
2.1.1. Phân cấp hệ thống đô thị toàn vùng:
- Đô thị động lực cấp vùng: Đô thị Xuân An là trung tâm kinh tế tổng hợp, có vai trò động lực thúc đẩy phát triển cho toàn vùng huyện.
- Đô thị huyện lỵ: Đô thị Nghi Xuân là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Nghi Xuân có vai trò động lực thúc đẩy phát triển huyện.
- Đô thị mới (trực thuộc huyện): Các đô thị Xuân Thành và Cương Gián là các đô thị chuyên ngành về kinh tế biển.
2.1.2. Tổ chức quản lý hệ thống đô thị vùng:
a. Đô thị Xuân An:
- Tính chất, chức năng đô thị: Là đô thị trực thuộc huyện, trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện Nghi Xuân.
- Loại đô thị: Hiện tại là đô thị loại V. Đô thị loại IV (2025), loại IV (2035).
- Quy mô dân số: 18.000 người (năm 2025), 25.000 người (năm 2035).
- Đất xây dựng đô thị khoảng: 448-578 ha.
- Động lực phát triển: Xuân An có tiềm năng phát triển dịch vụ hậu cần và kinh doanh dịch vụ, thương mại phục vụ TP Vinh và các KCN Gia Lách, Hạ Vàng nằm gần đó. Ngoài ra Xuân An cũng cần kết hợp cùng phát triển với các đô thị lân cận như Nghi Xuân, Hồng Lĩnh để trở thành đối trọng, khai thác được ảnh hưởng mạnh từ Vinh.
- Hướng phát triển không gian: Không gian đô thị Xuân An được hình thành trên trục xương sống chủ đạo là QL8B và đường tỉnh 546 với hướng không gian kiến trúc đô thị theo mô hình trục trung tâm và khu trung tâm kết hợp với không gian quảng trường, không gian cây xanh mở. Tận dụng tối đa sự đa dạng của địa hình cảnh quan là sông Lam, núi Hồng và đồng bằng Xuân An vào cấu trúc không gian đô thị. Thị trấn Xuân An phát triển mới tập trung chủ yếu về phía Nam, và lấy các dự án khu đô thị mới trung tâm Xuân An làm không gian chủ đạo. Khu trung tâm cũ chủ yếu được cải tạo chỉnh trang. Nâng cao mật độ, khu trung tâm hiện hữu, xây dựng các khu đô thị mới mật độ cao và các khu ở thị mật độ thấp tạo không gian đa dạng cho đô thị.
b. Đô thị Nghi Xuân và phụ cận:
- Tính chất chức năng đô thị: Trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Nghi Xuân.
- Loại đô thị: Hiện tại đô thị loại V. Đô thị loại IV năm 2026, loại IV năm 2035.
- Quy mô dân số: 10.000 người (2025); 20.000 người (2035).
- Đất xây dựng đô thị khoảng: 249-463 ha.
- Động lực phát triển: Đô thị Nghi Xuân sẽ kết hợp cùng phát triển với Xuân An và Hồng Lĩnh, là đô thị có tiềm năng phát triển ngành chế biến nông sản, chế biến lạc; phát huy tiềm năng cảng Xuân Hải và chuyển hàng nội địa có khối lượng thấp và vận tải từ Lào để hỗ trợ hành lang kinh tế QL8B (chế biến gỗ và nông sản).
- Hướng phát triển không gian: Không gian đô thị Nghi Xuân được hình thành trên trục xương sống chủ đạo là QL8B với hướng không gian kiến trúc đô thị theo mô hình trục trung tâm và điểm trung tâm với không gian quảng trường. Các khu vực chủ đạo: Khu trung tâm thị trấn hiện nay tập trung cải tạo chỉnh trang đô thị, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Về phía Bắc phát triển các khu công viên sinh thái ven sông, tạo dựng các không gian mở ra sông Lam theo các kênh mương thoát nước. Về phía Đông gắn kết đô thị với làng văn hoá Tiên Điền, là khu vực bảo tồn, tôn tạo nâng cao chất lượng sống với các nét văn hoá truyền thống. Về phía Tây, kết nối với Xuân Giang hoà nhập với tiến trình đô thị hoá, giữ lại phần không gian sinh thái nông nghiệp làm không gian mở, vùng đệm cây xanh kết nối tới núi Hồng Lĩnh. Về phía Nam phát triển các khu đô thị mới, bổ sung các khu chức năng đô thị đảm bảo cho phát triển mở rộng đô thị. Kết nối các khu vực cũ và mới phát triển đô thị bằng các trục chính mới xây dựng, liên kết Đông Tây đô thị.
c. Đô thị Xuân Thành:
- Tính chất, chức năng đô thị: Trung tâm trực thuộc, là trung tâm du lịch biển phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh và Nam Nghệ An.
- Loại đô thị (đô thị mới): dự kiến đô thị loại V năm 2025, loại IV năm 2035.
- Quy mô dân số: 5.200 người (năm 2025); 7.000 người (năm 2035).
- Đất xây dựng đô thị khoảng: 129-162 ha.
- Động lực phát triển đô thị: Xuân Thành có tiềm năng về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, đất đai và dân số để phát triển chức năng Dịch vụ du lịch biển, nhất là du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp kết hợp sân golf khu thể thao, vui chơi giải trí. Ngoài ra, Xuân Thành nên kết hợp với Cửa Lò theo tuyến ven biển để thu hút khách từ Vinh và các đô thị phía Bắc Hà Tĩnh nhằm thay đổi hình ảnh của Xuân Thành hiện nay.
- Hướng phát triển không gian: Hướng phát triển không gian chủ yếu của Xuân Thành là về phía Đông của đường quốc lộ ven biển, nơi mà quỹ đất còn nhiều.
d. Đô thị Cương Gián:
- Tính chất, chức năng đô thị: Trung tâm trực thuộc, là trung tâm chế biến thủy, hải sản và phát triển thương mại-dịch vụ hỗ trợ đô thị du lịch Xuân Thành.
- Loại đô thị (đô thị mới): dự kiến đô thị loại V năm 2025, loại V năm 2035.
- Quy mô dân số: 13.000 người (năm 2025); 15.000 người (năm 2035).
- Đất xây dựng đô thị khoảng: 324-347 ha.
- Động lực phát triển đô thị: Cương Gián có tiềm năng phát triển đánh bắt thủy hải sản, tiểu thủ CN và dịch vụ hỗ trợ cho đô thị Xuân Thành (ví dụ như khách du lịch Xuân Thành có thể đến tham quan mua sắm tại các chợ truyền thống, đầm nuôi thủy hải sản tại Cương Gián..v..v).
- Hướng phát triển không gian: Hướng phát triển không gian chủ yếu của Cương Gián là về phía Tây của QL ven biển và phía Đông của TL547 do khu vực này còn quỹ đất và tạo sức hút của cho hoạt động đô thị dọc tuyến.
e. Các khu đô thị có khả năng phát triển đến năm 2050:
Tầm nhìn đến năm 2050 Nghi Xuân sẽ có tiềm năng tiếp tục phát triển đô thị. Dự báo các khu vực sẽ phát triển đô thị trong tương lai bao gồm 02 khu vực (1) khu vực dọc tuyến Đông-Tây (70m) và (2) khu vực đầu cầu Cửa Hội. Hai khu vực này có quỹ đất rộng rãi đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của huyện Nghi Xuân. Đến giai đoạn này các đô thị và khu vực phát triển đô thị của huyện Nghi Xuân cơ bản sẽ kết hợp thành khu vực tập trung đủ sức để toàn huyện Nghi Xuân trở thành đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.3. Quản lý quy hoạch điểm dân cư nông thôn:
a. Cơ cấu quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
Xây dựng điểm đân cư có quy mô dân số tương ứng với số lượng học sinh phù hợp với quy mô trường học hợp lý ở các cấp học phổ thông.
Trường học tối tiểu phù hợp với cơ cấu 3 cấp học phổ thông có quy mô là 600 học sinh một trường. Cấp tiểu học có 5 hệ lớp, quy mô trung bình mỗi lớp là 30 học sinh. Cấp trung học cơ sở có 4 hệ lớp, quy mô trung bình mỗi lớp là 50 học sinh. Cấp trung học phổ thông có 3 hệ lớp, quy mô trung bình mỗi lớp là 50 học sinh.
Đơn vị dân cư có quy mô tối thiểu 500 người nhưng tuỳ thuộc vào các yếu tố quy mô ruộng đất, năng suất canh tác, bán kính canh tác, để bố trí quy mô đến dân cư có thể gấp hai, ba lần quy mô tối thiểu.
Khi quy hoạch xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn phải tuân thủ các quy định trong QCVN 14: 2009/BXD và Thông tư số: 32/2009/TT-BXD và tiêu chuẩn về xã nông thôn mới của Chính phủ.
b. Địa điểm xây dựng các điểm dân cư nông thôn: Phải thuận tiện trong kết nối giao thông với các tuyến đường liên xã, liên vùng phù hợp với tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng với yêu cầu sinh sống của người dân theo bộ tiêu chí nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Tiêu chuẩn đất xây dựng điểm dân cư 180 - 200 m2/người
+ Đất ở từ : 80 - 150 m2/người, đối với hộ phi nông nghiệp 25 m2/người
+ Đất công cộng : 4 - 6 m2/người
+ Nhà trẻ, trường mầm non: 8 m2/trẻ.
+ Trường Tiểu học: 6 m2/học sinh.
+ Trường THCS: 6 m2/học sinh.
+ Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: 6 - 10 m2/người (5 m2/người)
+ Đất cây xanh: 5 - 6 m2/người (2 m2/người).
- Mỗi trung tâm xã đều có trạm y tế, trường tiểu học và THCS (1-2 xã), nhà văn hoá, chợ thu mua nông - lâm sản, trạm bưu điện, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm...Phấn đấu các giai đoạn 2025-2035 có 100% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó > 80% dân số được sử dụng nước sạch) với tiêu chuẩn 60-80lít/người/ngày đêm, Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt trung bình: 400-500 kwh/người/năm; Chỉ tiêu đất giao thông: 5-10%. Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 là 100 %.
c. Tổ chức cơ cấu không gian kiến trúc dân cư nông thôn:
Cơ cấu không gian kiến trúc điểm dân cư nông thôn có các thành phần chức năng như sau:
+ Không gian kiến trúc nhà ở.
+ Không gian kiến trúc văn hoá cộng đồng.
+ Không gian công trình dịch vụ.
+ Không gian môi trường.
+ Không gian công nghiệp và TTCN.
Bố trí không gian kiến trúc nhà ở nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu như:
- Thuận lợi đi lại sản xuất trên đồng ruộng, phù hợp với bán kính canh tác, liên hệ dễ dàng với các tuyến giao thông liên xã, liên vùng v.v...
- Đất XD thuận lợi, cao, ít ngập lụt, dễ thoát nước, có điều kiện mở rộng.
- Nơi có môi trường trong sạch, gần nguồn nước, xa nghĩa địa.
Những điểm dân cư cũ được giữ lại để hiện đại hoá phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có quy mô dân số: Khoảng 800 - 1000 hộ trở lên.
- Mật độ dân cư: Khoảng trên 100 người/ha đất ở.
- Giao thông từ nơi ở ra đồng ruộng và đến các vùng thuận lợi.
- Có điều kiện thuận lợi về đất xây dựng công trình kiến trúc và công trình kỹ thuật hạ tầng.
2.2. Quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật:
2.2.1. Giao thông:
a. Đường bộ:
a.1. Đường bộ đối ngoại:
a.1.1. Quốc lộ:
- Quốc lộ 1: Tuyến đi qua địa bàn huyện 10,8 km, hoàn thành nâng cấp mở rộng tuyến hiện có, đạt quy mô 4 làn xe cơ giới.
- Quốc lộ 1 đoạn tránh Hồng Lĩnh: Tuyến đi qua địa bàn huyện 13,5 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, nền đường rộng 24m, mặt đường rộng 15,5m, mặt đường BTN, chất lượng còn tốt.
- Quốc lộ QL8B: Tuyến đi trên địa bàn huyện dài 7,5 km, cần nâng cấp nền đường rộng 24 m, mặt đường rộng 15,5 thảm BTN.
- Tuyến quốc lộ ven biển: Tổng chiều dài tuyến qua huyện khoảng 25,7km. Tuyến được thiết kế cấp III đồng bằng, quy mô mặt 12m nền đoạn qua khu dân cư quy mô mặt 13,8m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ.
- Các tuyến Quốc lộ cần đảm bảo quỹ đất để quản lý cho phát triển các tuyến đường về sau, mặt cắt các tuyến đường tối thiểu không nhỏ hơn 62m (ít nhất là đường cấp III, nền 12m, hành lang mỗi bên 15m, đường gom mỗi bên 10).
a.1.2. Đường tỉnh:
- ĐT546: Tuyến đi trên địa bàn huyện gồm 2 đoạn với tổng chiều dài 19 km, cần nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m láng nhựa.
- ĐT547: Tuyến từ ngã ba bưu điện T.T Nghi Xuân đến hết địa phận xã Cương Gián dài 21,0 km, quy mô cấp IV đồng bằng rộng 10.5 m, nền đường rộng 12 m, cần cải tạo bề mặt đường, bảo đảm hành lang tuyến.
- Đường Giang- Viên- Lĩnh: Định hướng đến năm 2035 nâng cấp thành đường tỉnh, quy mô đường cấp III bề rộng nền 12,0 m, bề rộng mặt 7,0 m (gia cố lề 2m) có cách ly 2 bên.
- Đường đê biển (Ký hiệu ĐB): Đây là tuyến xây mới dài 37,51 km.
- Các tuyến tỉnh lộ cần đảm bảo quỹ đất để quản lý cho phát triển các tuyến đường về sau, mặt cắt các tuyến đường được quy định cụ thể trong đồ án quy hoạch.
a.2. Đường bộ nội huyện:
a.2.1. Đường huyện:
- Đường Giang- Viên- Lĩnh (Ký hiệu HL – 01) dài 12,2 Km cần đầu tư nâng cấp cấp IV-Đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
- Đường Mỹ - Hoa (Ký hiệu HL-03) dài 6,0 km nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
- Đường Tiên- Yên (Ký hiệu HL-04) dài 4,2 km nâng cấp toàn tuyến đường là cấp IV-Đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
- Đường Giang - Tiên (Ký hiệu HL-07) dài 5,7 km tuyến được quy hoạch cấp IV-đồng bằng, bề rộng mặt 7 m, bề rộng nền 9,0 m.
* Quy hoạch các tuyến mới.
- Đường nối QL-1 mới và QL-VB (Ký hiệu HL-06) dài 8 km cấp quản lý đường đô thị, bề rộng nền 70 m, bề rộng mặt 32,5m.
- Đường ven chân núi Hồng Lĩnh (Ký hiệu HL-08) dài 18,6 km tuyến được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới toàn tuyến, đạt cấp IV-Đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
- Đường Lam - Hồng (Ký hiệu HL-09) dài 6,0 km nâng cấp và xây dựng mới toàn tuyến, đạt đường là cấp IV-Đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
- Đường An - Hồng - Lĩnh (Ký hiệu HL-10) dài 5,8 km nâng cấp và xây dựng mới toàn tuyến, đạt đường là cấp IV-Đồng bằ ng, bề rộng nền 9,0 m, mặt 7,0 m.
- Đường Tiên – Mỹ (Ký hiệu HL-11) dài 2,5 km. Xây dựng mới toàn tuyến, đạt đường là cấp IV- đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m
- Đường An – Giang – Tiên - Yên (Ký hiệu HL-12) dài 7,2 km. Xây dựng mới toàn tuyến đạt đường là cấp IV-Đồng bằng, nền rộng 9,0 m, mặt rộng 7,0 m.
- Đường Khu nuôi trồng thuỷ sản (Phổ-Đan-Trường-Hội) (Ký hiệu HL-13) dài 7,0 km. Xây dựng mới toàn tuyến đạt đường là cấp IV - đồng bằng, bề rộng nền 9,0 m, bề rộng mặt 7,0 m.
a.2.2. Đường liên xã, xã:
- Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Cần xây dựng các tuyến mới theo quy hoạch giao thông vận tải huyện, quy hoạch nông thôn mới các xã.
- Ngoài ra hệ thống đường thôn xóm cần được đầu tư xây mới và nâng cấp các tuyến hiện trạng đạt chuẩn nông thôn mới.
a.3. Giao thông đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch.
Hệ thống giao thông đô thị được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, KCN, khu du lịch… Trong nội dung quy hoạch vùng không nghiên cứu chi tiết nội dung này, tuy nhiên nhằm đạt tính thống nhất và phát triển bền vững cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Chuẩn hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mạng lưới đường: Hiện nay không có sự thống nhất trong việc thiết kế bề rộng đường.
- Thống nhất và hoàn chỉnh yêu cầu về nội dung thiết kế giao thông trong các đô thị, KCN, khu du lịch.
- Nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống giao thông chính của tỉnh, quốc gia qua tỉnh đề nghị các quy hoạch đô thị, KCN, khu du lịch, có giải pháp triệt để về đảm bảo hành lang giao thông trong giai đoạn trước mắt và tương lai, kiểm soát chặt chẽ giao cắt và tách nhập theo đúng yêu cầu cấp hạng của các tuyến giao thông chính. Tránh việc phố hóa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tránh việc điều chính nắn tuyến trong tương lai.
a.4. Bến, bãi đỗ xe.
* Bến đỗ xe: Theo các quy hoạch đã được phê duyệt xác định 2 bến xe chính của huyện Nghi Xuân như sau: giai đoạn đầu xây dựng 1 bến xe ở Xuân An trên tuyến tránh QL1, trong giai đoạn sau xây dựng 1 bến xe tại xã Xuân Hải với diện tích xây dựng mỗi bến là 5000m2.
* Quy hoạch bãi đỗ xe:
Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ xe đã được xác định trong quy hoạch chung thị trấn Xuân An, thị trấn Nghi Xuân và quy hoạch phân khu khu du lịch Xuân Thành và vùng phụ cận. Dự kiến xây mới bãi đỗ xe với quy mô từ 1500 đến 2000 m2 tại khu lưu niệm Nguyễn Du, Đền Củi, xã Cương Gián, xã Cổ Đạm, Xuân Hội.
b. Đường thủy.
b.1. Quy hoạch các tuyến đường sông:
Tuyến sông Lam: dài 28 km đi qua địa bàn. Đây tuyến thuỷ nội địa Trung ương quản lý. Quy hoạch từng tuyến vận tải và cơ sở hạ tầng định hướng theo quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa thuộc Sở Giao thông Vận tải định hướng. Các tuyến sông còn lại trong huyện hầu hết nhỏ, ngắn không thể vận chuyển hàng hoá mà chỉ thực hiện chức năng thoát lũ là chính.
b.2. Quy hoạch các bến cảng, bến đò.
b.2.1. Bến cảng:
- Bến cảng Xuân Hải: Là bến cảng tổng hợp địa phương, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn; đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 0,5 triệu tấn/năm đến năm 2030 (theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ giai đoạn 2020, định hướng 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 29/07/2016). Bến Cảng Xuân Hải với vai trò là vệ tinh cho cảng chính Vũng Áng, hiện có 2 cầu bến gồm Cầu bến số 1 có chiều dài 42m, rộng 16m, độ sâu trước bến -4,5m, có thể tiếp nhận tàu 2.000DWT và Cầu bến số 2 có chiều dài 63m, rộng 12m, độ sâu trước bến -4,5m; Kho chứa hàng của các Bến cảng Xuân Hải có diện tích 1.350m2. Sản lượng hàng qua cảng các năm thường đạt bình quân 120-130 ngàn T/năm. Từ tháng 9/2014 đến nay, cùng với việc công bố tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh- Quảng Bình và tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, lượng hàng qua cảng có xu hướng tăng cao.
- Cảng xăng dầu Xuân Giang: Đây là cảng chuyên dùng, đầu tư xây dựng đảm bảo có khả năng tiếp nhận tàu 2.000 tấn (theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ giai đoạn 2020, định hướng 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 29/07/2016).
- Cảng cá Xuân Hội, cảng cá Xuân Hải: Cải tạo luồng lạch cho các tàu đánh bắt xa bờ cỡ lớn vào thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường quanh cảng.
b.2.2. Bến đò: Nâng cấp bến đò ngang phục vụ khách địa phương thường xuyên: Bến đò Xuân Giang.
c. Quy hoạch công trình cầu cống:
- Các công trình cầu cống thiết kế phải phù hợp với các đường ở các giai đoạn quy hoạch, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Xây dựng 2 cầu lớn trên tuyến Quốc lộ ven biển là cầu Cửa Hội tại xã Xuân Hội và cầu Đại Đồng tại xã Cương Gián (quy mô theo dự án).
- Về tải trọng thiết kế:
+ Các cầu trên hệ thống đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn H30XB80.
+ Các cầu trên hệ thống đường tỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật H30XB60.
+ Các cầu trên hệ thống đường huyện tối thiểu H10.
d. Quy hoạch phát triển tuyến vận tải hành khách công cộng:
Ngoài 2 tuyến vận tải liên huyện hiện có là tuyến TP Hà Tĩnh -Lộc Hà-Nghi Xuân-BV Ba Lan (tuyến chạy dọc ĐT547, từ Lộc Hà qua Cương Gián, Xuân Thành, Xuân Mỹ, Nghi Xuân…), tuyến TP Hà Tĩnh - Ga Vinh (tuyến chạy dọc QL1 qua cầu Bến Thuỷ), phát triển thêm 2 tuyến:
Tuyến 1: Thiền viện trúc lâm Hồng Lĩnh - Cương Gián: Hướng tuyến sơ bộ chạy quanh núi Hồng Lĩnh theo hướng tuyến HL09.
Tuyến 2: Thiền viện trúc lâm Hồng Lĩnh - Xuân Hội: Hướng tuyến sơ bộ HL01 – ĐT546 – Xuân Thành - đi theo đường QLVB –ĐT546 – Xuân Hội.
2.2.2. Chuẩn bị kỹ thuật:
a. Nền xây dựng:
Căn cứ vào dạng địa hình, mức báo động mực nước các sông ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu, cao độ nền xây dựng hiện trạng trong khu vực và điều tra thực tế chọn cao độ xây dựng khống chế như sau:
* Đối với các thị tứ, làng xóm hiện có: Giữ nguyên nền hiện có. Khuyến cáo nếu nền công trình hiện có < báo động III, khi có điều kiện nên tôn nền công trình tới > MN(III) + 0,3m.
* Đối với các thị trấn, khu đô thị đã có quy hoạch thì tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
* Đối với khu dự kiến xây mới:
- Khu vực ảnh hưởng của lũ:
+ Cao độ nền khống chế tối thiểu đối với dân dụng = MN (III) + 0,3m.
+ Đối với các công trình công cộng dự kiến xây mới (UB, trường học, trạm điện…): cao độ nền khống chế tối thiểu = MN (III) + (0,7-1,0)m.
+ Đối với khu công nghiệp dự kiến: cao độ nền khống chế tối thiểu=MN (III) + (1,0-1,5)m.
+ Đối với các đường huyện lộ nếu những cung đường nào có cao độ < MN (III), nên có dự án nâng cấp tới > MN (III)+(0,5+0,7)m.
- Khu vực có địa hình đồi núi: Chỉ nên khai thác quỹ đất có độ độ dốc i<15% và xây dựng theo thềm bậc của địa hình. Giữa các thềm xây dựng cần có kè, tường chắn hoặc gia cố taluy. Chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thực sự cần thiết.
- Khu vực ảnh hưởng của triều: Căn cứ theo số liệu mực nước giao lưu giữa triều và lũ ứng với tần suất P (1%) là +2,88m. Cao độ khống chế xây dựng cho các công trình sẽ là > +2,88m, tùy theo yêu cầu của công trình có thể nâng thêm từ 0,3m đến 0,7m.
b. Thoát nước mặt
b.1. Phân chia lưu vực thoát nước:
Vùng huyện Nghi Xuân có hướng thoát nước chính đó là ra sông Lam và Rào Mỹ Dương sau đó ra biển.
Toàn vùng được chia ra làm 2 lưu vực thoát nước chính: thoát ra sông Lam; thoát ra Rào Mỹ Dương sau đó ra biển.
- Lưu vực 1: Hướng thoát chính là ra sông Lam và một phần nhỏ thoát ra biển gồm Thị trấn Nghi Xuân, Xuân An và các xã Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Phổ, Xuân Hội, Xuân Hải, Tiên Điền, Xuân Hồng, Xuân Lam và một phần xã Xuân Mỹ, Xuân Thành; nước mưa thoát ra các kênh tiêu thủy lợi và sau đó thoát ra Sông Lam bởi các cống qua đê.
- Lưu vực 2: hướng thoát chính là ra Rào Mỹ Dương và một phần nhỏ thoát ra biển, gồm các xã Xuân Lĩnh, Xuân Viên, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián và một phần xã Xuân Thành, Xuân Mỹ nước mưa thoát ra Rào Mỹ Dương rồi sau đó thoát ra biển.
b.2. Hệ thống thoát nước:
- Tại 2 thị trấn Xuân An và Nghi Xuân lựa chọn hệ thống thoát nước riêng.
- Tại các điểm dân cư xã, dân cư tập trung sử dụng hệ thống thoát nước chung.
- Tại các khu công nghiệp tập trung sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Công nghiệp nhỏ lẻ phải được xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào cống chung.
b.3. Cao độ nền và thoát nước mặt cho các đô thị.
- Đô thị Nghi Xuân: Căn cứ theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nghi Xuân và vùng phụ cận huyện Nghi Xuân đến năm 2025, chọn cao độ khống chế Hxd ≥+4.0m. Hệ thống thoát nước mưa riêng hướng thoát nước mưa là ra các hồ điều hòa sau đó được bơm ra Sông Lam thông qua 2 trạm bơm có công suất 8000m3/h.
- Đô thị Xuân An: Căn cứ theo đồ án Điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Xuân An, huyện Nghi xuân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chọn cao độ khống chế Hxd ≥+4.0m. Hệ thống thoát nước riêng, hướng thoát nước mưa ra các kênh và ao hồ sau đó thoát ra Sông Lam thông qua các trạm bơm.
- Đô thị Xuân Thành: Căn cứ theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Xuân Thành gắn với sân Golf và các vùng phụ cận, chọn cao độ khống chế Hxd ≥+2.7m. Hệ thống thoát nước riêng cho khu vực sân golf và khu đô thị mới, thoát nước nửa riêng cho khu vực dân cư hiện trạng, hướng thoát nước chính là ra lạch nước ngọt rồi sau đó thoát ra biển.
- Đô thị Cương Gián: Căn cứ vào các tuyến đường hiện trạng không bị ngập úng và cao độ dân cư hiện trạng, chọn cao độ khống chế Hxd ≥+3.0m, hệ thống thoát nước nửa riêng với khu vực dân cư hiện trạng và thoát nước riêng với khu vực xây dựng mới, hướng thoát chính là ra Rào Mỹ Dương.
- Các khu vực trung tâm xã: Xây dựng trên cao độ nền hiện trạng đảm bảo không bị ngập úng, xây dựng hệ thống thoát nước mưa hai bên đường để thu nước mưa rồi sau đó thoát ra các kênh mương thủy lợi.
c. Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác nhằm giảm thiểu tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường:
- Chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đê ngăn mặn hiện có, tiến hành gia cố đê, kè đảm bảo ứng biến tốt với kịch bản nước biển dâng.
- Chú trọng hệ sinh thái ven biển, tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển.
- Trên toàn huyện tiến hành cải tạo và xây dựng các hồ điều hòa và tiến hành nạo vét các dòng chảy các trục tiêu thoát chính, tránh để bồi lắng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để làm sao phải tự người dân xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cho mình.
- Các khu vực có hiện tượng lở núi cần cảnh báo cho dân cư trong vùng luôn có ý thức cảnh giác, phải có giải pháp để đảm bảo an toàn.
- Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. Thiết lập vành đai rừng phòng hộ.
- Nghiên cứu cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống chống chịu để né tránh các điều kiện bất lợi về khí hậu, thời tiết.
- Đô thị ven biển vùng chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng khi xây dựng cần phải xem xét ‘kịch bản nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp để tính toán cao độ xây dựng.
- Tăng cường năng lực cứu hộ, cứu nạn ở tất cả các cấp…
2.2.3. Cấp nước:
- Tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất toàn vùng đến năm 2025: 51,89 triệu m3/năm.
- Tổng nhu cầu sử dụng nước lớn nhất toàn vùng đến năm 2035: 51,28 triệu m3/năm.
- Công trình cấp nước:
+ Nhà máy nước Xuân Mỹ: Đến năm 2025 nâng cấp và xây mới nhà máy nước Xuân Mỹ lên 10.500 m3/ngđ và đến 2035 là 20.500 m3/ngđ, nguồn nước thô cấp cho nhà máy nước từ hồ Xuân Hoa có dung tích 9 triệu m3. Cung cấp nước cho 3 đô thị Nghi Xuân, Xuân An, Xuân Thành, các khu công nghiệp,du lịch và 15 xã của huyện.
+ Nhà máy nước Cương Gián (Theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh): Đến năm 2025 xây dựng mới nhà máy nước Cương Gián với công suất 1.500 m3/ngđ và đến năm 2035 được nâng cấp lên 2.100 m3/ngđ, nguồn nước thô cấp cho nhà máy từ hồ Cao Sơn có dung tích 0,9 triệu m3. Cung cấp nước cho đô thị Cương Gián.
- Phân vùng cấp nước: Toàn bộ huyện được chia ra làm 4 vùng cấp nước
+ Vùng 1: Cấp nước cho thị trấn Nghi Xuân, Xuân An và các xã Xuân Hải, Tiên Điền, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Liên, Cương Gián, Xuân Lĩnh, Xuân Hải, Xuân Viên, Xuân Giang, nguồn nước lấy từ nhà máy nước Xuân Mỹ.
+ Vùng 2: Xây dựng mới trạm bơm tăng áp 1 đặt tại xã Xuân Hồng có công suất đến năm 2025 là 500 m3/ngđ và đến năm 2035 là 600 m3/ngđ, cấp nước cho 2 xã Xuân Hồng và Xuân Lam, nguồn nước được lấy từ nhà máy nước Xuân Mỹ.
+ Vùng 3: Xây dựng mới trạm bơm tăng áp 2 đặt tại xã Xuân Hải có công suất đến năm 2025 là 750 m3/ngđ và đến năm 2035 là 1000 m3/ngđ, cấp nước cho các xã Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, nguồn nước được lấy từ nhà máy nước Xuân Mỹ.
+ Vùng 4: Xây dựng mới nhà máy nước Cương Gián với công suất đến năm 2025 là 1.500 m3/ngđ và đến năm 2035 được nâng cấp lên 2.100 m3/ngđ, nguồn nước thô cấp cho nhà máy từ hồ Cao Sơn có dung tích 0,9 triệu m3, cung cấp nước cho đô thị Cương Gián.
- Biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Khu vực bảo vệ nguồn nước: Đối với nguồn nước ngầm. Xung quanh công trình khai thác (giếng khoan) với bán kính 25m. Cấm xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước; Đào hố phân, rác, hố vôi; Chăn nuôi, đổ rác; Đối với nguồn nước mặt: trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước (không xả nước thải, nước nông giang, chăn nuôi, tắm giặt).
+ Khu vực bảo vệ nhà máy nước, trạm bơm tăng áp: Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây dựng tường rào bảo vệ bao quanh khu vực trạm. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh. Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước tối thiểu là 0,5m.
2.2.4. Cấp điện:
- Tổng nhu cầu dùng điện đến năm 2025 là 33.78 MW, tương đương 38 MVA.
- Tổng nhu cầu đến năm 2035 là 86.22 MW, tương đương 96 MVA.
- Nguồn cấp:
+ Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2035 tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt, huyện Nghi Xuân nằm trong vùng cấp điện 3, hiện nay được cấp điện bởi 2 trạm 110kV Can Lộc(2x25MVA), và trạm 110kV Linh Cảm(2x25MVA). Hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng trạm mới 110/35/22KV Nghi Xuân, công suất 25MVA, đến 2035 cần nâng công suất cần lên 2x25MVA (phục vu nhu cầu cấp điện cho khu công nghiệp Gia Lách), điện áp 110/35/22KV cấp điện cho huyện Nghi Xuân. Giảm bán kính cấp điện trung áp của huyện.
+ Các trạm với công suất các trạm nguồn 110kV (tổng công suất đến 2025 là 125MVA, đến 2035 là 150MVA) như vậy có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu toàn huyện (2025 khoảng 38MVA, đến năm 2035 khoảng 96MVA).
- Lưới điện:
+ Lưới cao áp: Ngoài lưới 220kV, 110 kV hiện có, xây dựng thêm tuyến 110kv từ trạm 110kV Nghi Xuân đấu nối trực tiếp với tuyến 110kV tại Cột số 66 (hiện có) tuyến đường dây 110kV lộ 174E15.1 TBA 220kV Hưng Đông đi lộ 171E18.4 TBA 110kV Can Lộc. Tuyến đường dây đi trên địa bàn xã Xuân Lam, Xuân Hồng, thị trấn Xuân An thuộc huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, tổng chiều dài tuyến 6,46km. Lưới được thiết kế đảm bảo có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch kế tiếp, đảm bảo tiêu chuẩn N-1. Tất cả lưới điện truyền tải sử dụng dây nhôm lõi thép tiết diện đảm bảo ở các cấp điện áp như sau: 220kV : ≥ 400mm2(2x330mm2 với dây dẫn phân pha); 110kV : ≥ 185mm2.
+ Lưới trung áp: Hiện nay toàn bộ huyện dùng nguồn điện từ trạm trung gian Nghi Xuân, khi trạm 110/35/22Kv Nghi Xuân đi vào hoạt động, cần xây dựng 4 tuyến 35kV và 3 tuyến 22kV để đấu nối vào lưới điện hiện có hiện có, cung cấp cho các phụ tải mới.
2.2.5. Thông tin, liên lạc
- Căn cứ theo dự báo chuyên ngành Bưu chính- Viễn Thông, Công nghệ thông tin, phát thanh/ truyền hình và tình hình phát triển hệ thống thông tin liên lạc những năm gần đây. Có thể xác định được nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trong những năm tiếp theo khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu sau:
+ Thuê bao cố định đạt 25-30 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao di động đạt 60-80 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao Internet đạt 30-50 thuê bao/100 dân.
+ 100% số hộ có truyền hình cáp hoặc truyền hình số.
- Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình.
2.2.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải:
- Đến 2025: tổng lượng nước thải là 10.502 m3/ng.đ.
- Đến 2035: tổng lượng nước thải là 23.821m3/ng.đ.
- Thoát nước và xử lý nước thải
+ Các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch: quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm soát chặt chẽ. Đối với khu vực đô thị hiện hữu sử dụng thoát nước hỗn hợp.
+ Các cụm dân cư nông thôn: Với các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn: Quy hoạch hệ thống thoát nước chung. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, sau đó xả vào hệ thống thoát nước, dẫn ra ao hồ để làm sạch tự nhiên hoặc tưới ruộng. Với các điểm dân cư nông thôn có quy mô nhỏ: Xây dựng các nhà xí hợp vệ sinh (xí tự hoại, xí hai ngăn, xí thấm…) tại các hộ dân.
b) Thu gom xử lý chất thải rắn (CTR)
- Đến 2025: Tổng lượng chất thải rắn là 120 tấn/ng.đ.
- Đến 2035: Tổng lượng chất thải rắn là 248 tấn/ng.đ.
- Khu vực nông thôn: Hiện tại mới có 2/4 (Xuân Thành, Cương Gián) điểm xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt đã đi vào hoạt động, còn 2 điểm còn lại mới chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Hiện nay bãi rác Xuân Thành đã quá tải và nằm trong vùng phát triển đô thị trong tương lai do vậy, để đảm bảo cảnh quan đô thị cũng như các yếu tố về môi trường dự kiến 02 điểm xử lý CTR tập trung tại:
+ Xã Xuân Yên (giáp ranh giữa 3 xã Xuân Yên, Xuân Hải, Tiên Điền), diện tích 2 ha.
+ Xã Xuân Mỹ, diện tích 5 ha (giáp ranh xã Xuân Viên).
- Khu vực đô thị: Theo Quyết định số 418/QQĐ-UBND ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến 2030” thì toàn bộ CTR đô thị và CTR công nghiệp trên địa bàn Nghi Xuân vận chuyển về Khu Liên hợp xử lý CTR xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà để xử lý (liên đô thị) diện tích 30 ha. Cách trung tâm huyện Nghi Xuân khoảng 30 km.
c) Nghĩa trang.
- Khu vực đô thị:
+ Đô thị Xuân Thành: Theo quy hoạch nông thôn mới giai đoạn đầu sử dụng nghĩa trang tập trung tại khu vực thôn 2 phía Tây Bắc. Giai đoạn dài hạn sẽ sử dụng nghĩa trang liên đô thị (nghĩa trang xã Xuân Giang).
+ Đô thị Nghi Xuân: Đóng cửa tất cả nghĩa trang nằm rải rác trong nội thị. Giữ lại khu nghĩa trang 4,5ha phía Đông thị trấn (theo quy hoạch vùng tỉnh đề xuất).
+ Đô thị Xuân An: Nghĩa trang tập trung diện tích 11,8ha tại khu vực xã Xuân Giang. Nghĩa trang này sẽ sử dụng liên đô thị (Xuân An, Nghi Xuân và Xuân Thành)
+ Đô thị Cương Gián: Tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới đề xuất tại Cồn Chọ Môn và thôn Song Nam quy mô 20 ha. Hai công viên nghĩa trang này sử dụng cho liên đô thị.
- Khu vực nông thôn: Các nghĩa trang phân tán khu vực nông thôn, không đủ khoảng cách ly theo quy chuẩn, hoặc nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải có kế hoạch ngừng hung táng, trồng cây xanh cách ly. Sử dụng nghĩa trang theo quy hoạch nông thôn mới đề xuất.
- Tương lai khi huyện Nghi Xuân trở thành đô thị, dự kiến quy hoạch nghĩa trang tập trung tại chân núi Hồng Lĩnh (TT Xuân An) quy mô 15-20 ha.
- Nhà tang lễ: Kết hợp trong khuôn viên bệnh viện đa khoa.
2.2.7. Các vùng bảo vệ thiên nhiên, môi trường và bảo tồn di tích:
a. Vành đai và hành lang xanh sinh thái:
Hình thành vành đai và hành lang sinh thái bảo vệ các hồ lớn và sông, biển bảo đảm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của vùng. Quan trọng hơn, nó là đường biên ngăn không cho đô thị phát triển vượt ra ngoài ranh giới đó. Trong phạm vi của vành đai xanh có thể phát triển nông nghiệp (là yếu tố kinh tế cần thiết) nhằm mang đến tính ổn định, bền vững cho vành đai xanh. Cụ thể như sau:
- Hình thành vành đai rừng phòng hộ dọc biển và dọc sông Lam.
- Hình thành hành lang sinh thái dọc rào Mỹ Dương. Vùng xung quanh các hồ Xuân Hoa, Cồn Tranh, Đồng Kiện, Khe Trong, Đồng Trày, Hành Khiển....kết hợp du lịch sinh thái.
b. Vùng sinh thái nông nghiệp:
Vùng sinh thái nông nghiệp là không gian phát triển nông nghiệp phát triển theo xu hướng công nghệ cao. Vành đai này được đề xuất trồng rau, hoa, cây cảnh và canh tác nông nghiệp phù hợp với tiềm năng của mỗi khu vực. Bên cạnh đó cần bảo tồn các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa. Phát triển vành đai xanh với định hướng nông nghiệp có trình độ cao, tạo ra những vùng xanh có thu nhập cao, chất lượng cao.
Bảo vệ các vùng rừng phòng hộ và sản xuất trên núi Hồng Lĩnh đảm bảo độ che phủ >90%. Tạo không gian xanh lớn cho huyện Nghi Xuân.
c. Các khu vực Bảo tồn:
Huyện Nghi Xuân có khoảng 455 điểm di tích lịch sử, văn hoá và tôn giáo; trong đó được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia là 60 di tích, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia. Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị của một số cụm điểm di tích quan trọng trên địa bàn huyện nhằm tăng cường tiềm năng về du lịch của huyện. Cụ thể:
- Khu lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền: Khu lưu niệm danh nhân văn hóa thế kỉ 19 đã được xây dựng trên diện tích 36,3 ha dự kiến mở rộng quy mô 333,75 ha. Cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực nghiên cứu và quảng bá phát triển du lịch.
- Đền Chợ Củi tại xã Xuân Hồng: Di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo thế kỉ 17, thờ Đức Hoàng Mười, Liễu Hạnh công chúa. Hiện nay cũng thu hút khá đông du khách về du lịch tâm linh. Cần nghiên cứu mở rộng không gian đền từ quốc lộ 1 đến sông Lam. Quy hoạch bãi đỗ xe và các hạng mục phụ trợ cho khu di tích.
- Thiền Viện trúc lâm Hồng Lĩnh tại xã Xuân Viên: Đã hoàn thành các hạng mục chính. Thực hiện xây dựng cảnh quan khu vực thiền viện với quy mô 36,3 ha.
- Di chỉ khảo cổ Phôi Phối - Bãi Cọi: Di tích phân bố tại xóm 9 (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân), được xác định theo toạ độ 18036’577’’N, 105045’010’’E. Đây là di tích khảo cổ học nằm gọn trong thung lũng của hệ thống núi Hồng Lĩnh với diện tích khoảng 1km2, khoa lịch sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia) đã thám sát, khai quật năm 1976. Kết quả cho thấy tầng văn hoá có độ sâu từ 0,36 m đến 2,10 m với nhiều đồ gốm, đồ đá, rìu mài ở lớp trên, công cụ ghè đẽo lớp dưới và các nhà khai quật đã đưa ra kết luận: Đây là một di chỉ khảo cổ học có niên đại hậu kỳ đá mới thuộc nền văn hoá Bàu Tró. Tháng 12/2008 đến tháng 1/2009, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh tiếp tục tiến hành thám sát, tổ chức khai quật trên 164 m2. Vị trí các hố khai quật mới cách hố khai quật năm 1976 khoảng 150 m về phía bắc. Kết quả đã tìm thấy 16 ngôi mộ (14 ngôi mộ đất, 02 ngôi mộ gốm) cùng một khối lượng lớn các di vật mà trong đó đồ gốm chiếm số lượng nhiều nhất.
Lập dự án trùng tu, mô phỏng lại di chỉ, xây dựng các hạng mục bảo tồn và phát huy giá trị di chỉ phục vụ quảng bá lịch sử và du lịch.
- Đền thờ Nguyễn Công Trứ: Danh nhân văn hóa thế kỷ 19.
- Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Cương Gián;
- Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, nhất là Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù Cổ Đạm, Trò Kiều. Xây dựng các câu lạc bộ dân gian. Xây dựng chương trình biểu diễn phục vụ người dân và du khách. Xây dựng trung tâm văn hóa dân gian ở khu du lịch Xuân Thành.
- Khôi phục và phát huy làng nghề truyền thống: (1) Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền (2) Làng nước mắm Cương Gián: nay là xã Cương Gián (3) Làng làm nồi đất Cổ Đạm: thuộc xã Cổ Đạm (4) Làng làm mộc: thuộc xã Xuân Phổ (5) Làng làm trống: thuộc xã Xuân Hội.
- Phát huy thế mạnh của các lễ hội dân gian: (1) Hội Mỹ Dương tại xã Xuân Mỹ, vào 17/12 âm lịch: Lễ cúng thần săn bằng thú rừng (2) Hội Phan Xá vào 7 - 15/1 âm lịch: Lễ khai canh (3) Lễ Tống Trùng tại xã Tiên Điền, vào tháng 2 âm lịch: Cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng (4) Hội Sỹ Nông Công Thương, tại xã Xuân Thành, vào tháng 5 âm lịch hàng năm (5) Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở làng xã Xuân Hội, vào ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch (6) Hội lễ ở làng Giáo Phường tại Đình Hoa Vân Hải xã Cổ Đạm, vào 11 - tháng Chạp hàng năm.
2.3. Quy định về phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường
2.3.1. Quy định về giao thông:
a. Phạm vi bảo vệ đường bộ:
- Đối với đường ngoài đô thị: đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cụ thể: Phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc, hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra 2 bên là:
+ 20 m đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II.
+ 15 m đối với đường cấp III.
+ 10 m đối với đường cấp IV, cấp V.
- Đối với đường đô thị: phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt.
b. Phạm vi bảo vệ đường thủy:
Tuân thủ quy định của Luật đường thủy nội địa số: 23/2004/QH11 và Nghị định số: 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
2.3.2. Quy định về cấp nước:
a. Quy định về khai thác nguồn nước: Khai thác nguồn nước mặt sông Lam, các hồ trữ nước trong vùng như: Hồ Xuân Hoa, hồ Cồn Tranh, hồ Nhà Lương, hồ Cao Sơn, hồ Nhà Thờ, hồ Trúc Bè, hồ Đồng Trày, hồ Đồng Bản... và mở rộng mạng lưới cấp nước hiện có.
b. Quy định về bảo vệ nguồn nước, công trình đầu mối cấp nước phải thực hiện theo Quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cụ thể:
* Quy định về bảo vệ nguồn nước mặt:
Các điểm lấy nước mặt phải bảo vệ: Khu vực bảo vệ: cấp I cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 200 m, phía hạ lưu tối thiểu 100 m; cấp II: cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 1.000m, cách công trình thu về phía hạ lưu tối thiểu 300m.
* Quy định về bảo vệ nguồn nước ngầm:
Các giếng khoan khai thác nước ngầm: Khu vực bảo vệ: cấp I có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 30m; cấp II có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 300m.
* Quy định về các khu vực bảo vệ:
- Khu vực cấp I: Cấm xây dựng bất kỳ loại công trình nào cho người ở, kể cả công nhân quản lý; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt, thả trâu bò; cấm sử dụng hoá chất độc, phân hữu cơ và các loại phân để bón cây.
- Khu vực cấp II: Nhà máy, nhà ở, khu dân cư được xây dựng hoàn thiện (có hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn và nước mưa...) để bảo vệ đất và nguồn nước khỏi bị ô nhiễm; Nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh; Cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hoá chất độc hại làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường.
* Quy định về bảo vệ công trình đầu mối và các tuyến ống truyền dẫn cấp nước xây dựng mới:
- Vùng bảo vệ nhà máy nước: Phải xây dựng tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước trong phạm vi 30m kể từ tường các công trình xử lý. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.
- Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước phân phối chính tối thiểu là 0,5m.
- Quy định về tuyến ống truyền dẫn: Điểm đấu nối từ tuyến ống truyền dẫn đến đô thị được xác định theo quy hoạch đề xuất, hạn chế số điểm đấu nối trên tuyến truyền dẫn.
- Quy định về mạng lưới cấp nước đô thị: Cấu trúc theo dạng mạng vòng và cành nhánh, thiết kế lắp đặt đảm bảo độ sâu chôn ống và đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình và các đường ống xung quanh.
2.3.3. Quy định về cấp điện:
* Các quy định về khoảng cách ly, an toàn:
Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn như sau:
- Chiều dài: Tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khi vào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp.
- Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:
Điện áp
|
Đến 22KV
|
35KV
|
66-110KV
|
220KV
|
500KV
|
Loại dây
|
Dây bọc
|
Dây trần
|
Dây bọc
|
Dây trần
|
Dây trần
|
Khoảng cách (m)
|
1
|
2
|
1,5
|
3
|
4
|
6
|
7
|
- Chiều cao: Tính từ đáy móng cột lên đỉnh cột cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng.
Các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không có khoảng cách bảo vệ an toàn về các phía là 0,5m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ:
- Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến bất kỳ bộ phận nào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứng được quy định trong bảng sau:
Điện áp
|
Đến 35KV
|
66 đến 110KV
|
220KV
|
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)
|
3,0
|
4,0
|
5,0
|
- Khoảng cách đường dây đi phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện biện pháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng.
Việc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện có điện áp đến 220 KV phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số: 54/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ.
- Được sự thoả thuận bằng văn bản về an toàn của đơn vị quản lý công trình lưới điện và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ công trình, nhà ở cơi nới hoặc xây mới phải chịu kinh phí để đơn vị quản lý lưới điện thực hiện biện pháp tăng cường an toàn khoảng đường dây vượt qua công trình, nhà ở này nếu khoảng đường dây đó chưa được tăng cường theo đúng quy định.
Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh hoạt, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp điện áp từ 500 KV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
Với các trạm điện:
- Trạm điện có tường rào: khoảng cách ly là 0,5m từ ngoài mặt tường rào trở ra.
- Với các trạm điện không có tường rào: khoảng cách ly là mặt phẳng thẳng đứng bao quanh trạm, cách bộ phận mang điện gần nhất của trạm một khoảng bằng 2m cho điện áp đến 22 KV và 3m cho điện áp đến 35 KV.
Quy định về quản lý không gian công trình điện: lưới điện trung thế, hạ thế trong trung tâm đô thị và các khu vực phát triển mới đồng bộ phải đi ngầm trong tuynel hoặc mương cáp riêng đô thị trung tâm yêu cầu ngầm hóa đến cấp điện áp 220KV. Khuyến khích các khu vực hiện hữu cải tạo, khu vực ngoại thị, vùng nông thôn xây dựng hệ thống điện ngầm đồng bộ với các công trình hạ tầng đô thị. Với đường dây cao thế 110 kV, 220 kV đi nổi quản lý chặt chẽ hành lang tuyến, cấm xâm phạm và xây dựng các công trình kiên cố vi phạm quy chuẩn.
2.3.4. Quy định về thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Các loại nước thải phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
+ Nước thải sinh hoạt: Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam có hiệu lực: QCVN 08- 2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt); TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường, các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT ở khu vực chưa có TXLNT tập trung.
+ Nước thải công nghiệp: Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN: 24-2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ Nước thải y tế: Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 14: 2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ trong nhà bằng bể tự hoại trước khi xả vào cống để dẫn đến trạm xử lý tập trung.
- Đối với đô thị loại IV, V, các thị trấn áp dụng hệ thống thoát nước nửa riêng (mạng lưới cống chung nhưng có cống bao thu gom nước bẩn về trạm xử lý). Đối với đô thị mới áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
- Nước thải nhiễm bẩn của các Nhà máy, xí nghiệp, TTCN đều phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra hệ thống thoát nước hoặc sông hồ.
- Nước thải bệnh viện phải xử lý, sát trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
- Các khu công nghiệp tập trung phải xây dựng trạm xử lý tập trung. Đô thị có thể xây dựng một (đô thị nhỏ) hoặc vài trạm xử lý tập trung (đô thị lớn, địa hình phức tạp). Công suất trạm xử lý nước thải cho từng đô thị tuỳ thuộc quy mô, tính chất đô thị.
2.3.5. Quy định về quản lý chất thải rắn:
Quy định về thu gom và phân loại CTR
- Đối với đô thị tỷ lệ thu gom đạt tối thiểu 90%; Đối với nông thôn tỷ lệ thu gom đạt tối thiểu 75%; Đối với công nghiệp và du lịch đạt 100% lượng CTR phát sinh.
- Phải thực hiện phân loại CTR tại nguồn phát sinh.
- Phải thu gom, xử lý riêng đối với CTR công nghiệp, CTR y tế nguy hại.
Quy định về xử lý CTR: phải ưu tiên các công nghệ xử lý CTR hiện đại, tiết kiệm quỹ đất xây dựng.
Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường:
- Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh phải có hàng rào bảo vệ;
- Dải cây xanh cách ly ngoài hàng rào phải có chiều rộng tối thiểu là 20m.
Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường tối thiểu:
- Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh: 1.000m.
- Bãi chôn lấp chất thải rắn vô cơ: 100m.
- Nhà máy xử lý chất thải rắn: 500m.
- Trong phạm vi khoảng cách ly vệ sinh môi trường cần quản lý chặt chẽ, không xây dựng nhà ở tập trung, công trình công cộng tập trung đông người, xí nghiệp chế biến thực phẩm và điểm lấy nước phục vụ sinh hoạt.
- Rác y tế cần được xử lý 100% ngay tức thời bằng các lò đốt rác y tế đặt tại các trung tâm y tế lớn của tỉnh hoặc huyện.
2.3.6. Quy định về quản lý nghĩa trang:
Quy định về sử dụng nghĩa trang và hình thức mai táng:
- Khu vực đô thị phải sử dụng nghĩa trang tập trung đã được xác định trong quy hoạch, ưu tiên hình thức hỏa táng. Đóng cửa, di chuyển, cải tạo thành công viên đối với các nghĩa trang không đảm bảo khoảng cách ly đã lấp đầy.
- Khu vực nông thôn có thể sử dụng nghĩa trang phân tán. Khuyến khích sử dụng nghĩa trang tập trung và hình thức hỏa táng. Nghĩa trang phải được đặt tại các địa điểm phù hợp với quy hoạch được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Khoảng cách ly vệ sinh môi trường đến điểm dân cư, công trình công cộng gần nhất phải tuân thủ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Cụ thể:
- Đối với nghĩa trang có hung táng: tối thiểu là 1.500m nếu không có hệ thống thu gom và xử nước rỉ từ mộ hung táng; tối thiểu là 500m nếu có hệ thống thu gom và xử nước rỉ từ mộ hung táng.
- Đối với nghĩa trang chôn cất 1 lần: tối thiểu là 500m.
- Đối với nghĩa trang cát táng: tối thiểu là 100m.
- Đối với lò hỏa táng: bán kính tối thiểu là 500m tính từ ống khói lò hỏa táng.
- Trường hợp do điều kiện đất đai hạn chế phải có biện pháp kỹ thuật, môi trường để giảm khoảng cách ly vệ sinh môi trường nhưng phải được cơ quan quản lý môi trường thẩm định, chấp thuận.
Quy định về nhà tang lễ (NTL):
- Khu vực nội thành: Phải cải tạo nâng cấp các nhà đại thể trong bệnh viện, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của NTL tới khu vực xung quanh.
- Khu vực phát triển mới phải đảm bảo khoảng cách cách ly tối thiểu đến công trình nhà ở là 100m; đến chợ, trường học là 200m.
- Nghĩa địa phải có đường giao thông nội bộ và cây xanh cách ly tối thiểu 200 - 300m. Có thể bố trí lò thiêu tại một khu vực riêng bên trong nghĩa địa.
2.3.7. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Xây dựng quy hoạch về sử dụng đất toàn vùng để đảm bảo phát triển một cách hợp lý và hiệu quả quỹ đất. Thiết lập mạng lưới quan trắc trên phạm vi toàn vùng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải vào môi trường.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên tại khu vực dọc biển Nghi Xuân, các khu vực trồng rừng phòng hộ phía Nam huyện. Tăng cường quản lý và trồng rừng để chống xói lở và lũ quét, cải tạo đất trống đồi núi trọc phấn đấu độ che phủ của rừng đến năm 2035 đạt >85%. Bảo vệ và tăng cường độ che phủ rừng phòng hộ các hồ cấp nước trong vùng để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong vùng. Bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái biển, các khu rừng ngập mặn ở cửa sông ven biển, dọc các hành lang thoát nước (rào Mỹ Dương, lạch nước ngọt….) và sinh thái nông nghiệp. Có kế hoạch và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tai biến, thảm hoạ và rủi ro về môi trường.
- Khoanh vùng, cách ly các nguồn phát sinh chất thải ô nhiễm và có giải pháp thu gom xử lý chất thải rắn ô nhiễm.
- Công viên, cây xanh: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống công viên cây xanh trên tại các thị trấn hiện có, đô thị phát triển mới và các khu công nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến nông, lâm sản.
2.4. Quy định về bảo tồn, tôn tạo các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử-văn hóa trong vùng:
2.4.1. Quy định về bảo vệ thiên nhiên:
Khu bảo vệ thiên nhiên rừng phía Nam huyện Nghi Xuân diện tích 4.800 ha cần phải đảm bảo các quy định sau:
- Bảo tồn nguyên trạng rừng phòng hộ trong phạm vi khoanh vùng.
- Cấm mọi hình thức khai thác rừng trái phép trên địa bàn.
- Việc khai thác rừng và xây dựng các công trình trong khu vực phải được cơ quan cấp thẩm quyền cho phép và công trình xây dựng không được ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên.
Khu bảo vệ rừng phòng hộ ven biển đảm bảo các quy định sau:
- Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển đảm bảo độ dày rừng của rừng là 50m.
- Cấm mọi hình thức khai thác rừng trái phép trên địa bàn.
- Việc khai thác rừng và xây dựng các công trình trong khu vực phải được cơ quan cấp thẩm quyền cho phép và công trình xây dựng không được ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. Việc xây dựng công trình phải cách bờ biển tối thiểu 100m.
2.4.2. Quy định về bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, khu di tích lịch sử văn hóa trong vùng:
Huyện Nghi Xuân có khoảng 455 điểm di tích lịch sử, văn hoá và tôn giáo; trong đó được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia là 60 di tích, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia. Bảo tồn và phát huy giá trị các cụm điểm di tích quan trọng trên địa bàn huyện nhằm tăng cường tiềm năng về du lịch của huyện. Trong đó tập trung bảo tồn 08 di tích cấp quốc gia (gồm: Đình Hội Thống ở xã Xuân Hội; Khu lưu niệm Nguyễn Du ở xã Tiên Điền; Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở xã Xuân Giang; Đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng; Di chỉ khảo cổ Phôi Phối Bãi Cọi ở xã Xuân Viên; Nhờ thờ Trịnh Khắc Lập ở xã Xuân Thành thờ Trịnh Khắc Lập; Đình Hoa Vân Hải ở xã Cổ Đạm; Đền Nguyễn Xí ở xã ở Cương Gián);
Ngoài ra cần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, bao gồm: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù Cổ Đạm, Trò Kiều; Xây dựng các câu lạc bộ dân gian, các chương trình biểu diễn phục vụ người dân và du khách; Xây dựng trung tâm văn hóa dân gian ở khu du lịch Xuân Thành; Khôi phục và phát huy làng nghề truyền thống; Phát huy thế mạnh của các lễ hội dân gian.
* Việc bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, khu di tích lịch sử văn hóa trong vùng phải tuân theo Điều 32 Luật Di sản Văn hóa sửa đổi. Cụ thể như sau:
a. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
- Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích.
- Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
- Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
c. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó. Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
* Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải đảm bảo theo Điều 34 Luật Di sản Văn hóa sửa đổi. Cụ thể như sau:
a. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích.
- Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
b. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
c. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
* Ngoài bảo tồn đối với các di sản di tích lịch sử văn hóa, cần quan tâm bảo tồn và phát triển hệ thống làng nghề truyền thống trong khu vực đô thị và nông thôn. Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, hình thức kiến trúc cảnh quan đô thị đặc trưng và có giá trị nghệ thuật.
Việc xây dựng xung quanh khu vực quanh di tích lịch sử văn hóa cần được khống chế chiều cao, mật độ xây dựng, để không che khuất và ảnh hưởng đến di tích. Chiều cao công trình xây dựng theo xu hướng thấp dần về phía di tích.
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện
- UBND huyện Nghi Xuân chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; UBND các xã, thị trấn theo thẩm quyền được giao chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, quản lý phát triển cải tạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn theo đúng đồ án được phê duyệt và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác thực hiện theo quy hoạch.
- Tại khu vực nông thôn UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong các khu dân cư nông thôn của xã theo quy hoạch được duyệt.
- Sở Xây dựng là cơ quan giúp cho UBND tỉnh quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan toàn vùng và một số khu vực có giá trị kiến trúc cảnh quan đặc biệt.
- Phòng Kinh tế &Hạ tầng, là cơ quan giúp việc UBND huyện quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và các lĩnh vực hoạt động xây dựng chuyên ngành.
- Cán bộ chuyên trách cấp thị trấn, xã có trách nhiệm giúp chính quyền thị trấn, xã quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực thị trấn, xã quản lý.
3.2. Phân công trách nhiệm
- UBND các huyện, xã, thị trấn có trách nhiệm giám sát việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt và có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm với UBND tỉnh và Sở Xây dựng.
- UBND huyện căn cứ vào quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt, tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phần địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp và phù hợp với quy định của pháp luật.
- UBND cấp xã tổ chức lập trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn phù hợp với phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan, đơn vị liên quan các cấp có trách nhiệm công khai, công bố, lưu giữ hồ sơ quy hoạch, cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3.3. Khen thưởng
- Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành về quản lý xây dựng và chính quyền địa phương, việc tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng theo đúng với quy định đề ra sẽ là điều kiện để xét thi đua khen thưởng hàng năm của đơn vị.
- Đối với các cá nhân và tập thể, việc thực hiện tốt quy định là các căn cứ quan trọng để tuyên dương khen thưởng theo các quy định chung của chính quyền.
- Đối với các nhà đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, thi công, việc thực hiện tốt quy định này sẽ là các căn cứ quan trọng để biểu dương, khen thưởng, xem xét cho tiếp tục đầu tư, hành nghề trên địa bàn.
3.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng cơ bản và đất đai và chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện việc thanh tra các hoạt động quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai xây dựng trong phạm vi áp dụng quy định quy hoạch xây dựng vùng.
- Mọi tổ chức và cá nhân có hoạt động xây dựng trong phạm vi của vùng huyện Nghi Xuân có trách nhiệm thi hành nghiêm túc các điều khoản trong quy định này. Mọi vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
3.5. Nơi lưu giữ hồ sơ
Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và bản Quy định này được ấn hành và lưu giữ tại.
Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh.
Văn phòng UBND huyện Nghi Xuân.
3.6. Điều khoản thi hành
Quy định này có giá trị và được thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ảnh về các cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan chức năng có quyền hạn xem xét giải quyết./.