CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Thái.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 5700911166, do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký lần đầu ngày 26/8/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 08/10/2016.
- Địa chỉ trụ sở chính: 68, khu đô thị mới Tây Ka Long, đường Phạm Ngũ Lão, phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Vốn điều lệ: 68.688.000.000 đồng.
- Người đại diện pháp luật: Ông Hoàng Trung Thông
- Sinh ngày 10/2/1983
- Số Chứng minh thư nhân dân: 100818528, do Công An tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 11/10/2001.
- Nơi đăng ký HKTT: Tổ 1, khu 3, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Chỗ ở hiện tại: Tổ 1, khu 3, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
2.1. Những căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
-
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ
ban hành quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Liên Bộ Công thương - Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.
- Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014;
- Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm đầu kỳ (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Quyết định 3456/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Căn cứ Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba chẽ - tỉnh Quảng Ninh đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Căn cứ Quyết định số 3921/QĐ-UBND ngày 21/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ (1/10.000), tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025;
- Căn cứ Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Ba Chẽ giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2020;
- Căn cứ Quyết định số 397/2016/QĐ-UBND ngày 04/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đề án Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 2752/QQD-UBND ngày 01/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt địa điểm xây dựng Cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại Nam Sơn, huyện Ba Chẽ; Quyết định số 2948/QĐ-UBND ngày 16/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về đính chính Quyết định số 2752/QĐ-UBND ngày 01/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt địa điểm xây dựng Cụm chế biến lâm sản tại Nam Sơn, huyện Ba Chẽ;
- Căn cứ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 06/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ”.
- Căn cứ Quyết định số 2342/QĐ-UBND ngày 27/7/2016 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng Cụm công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Quyết định số 3043/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập cụm công nghiệp Nam Sơn tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ văn bản số 5068/UBND-QH3 ngày 19/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp chế biến lâm, nông sản, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ;
- Căn cứ Quyết định số 1811 QĐ/UBND ngày 30/8/2018 của UBND huyện Ba Chẽ Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Văn bản số 8582/UBND-QH3 ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.
2.2. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ về địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản (Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.
Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 4 cả nước về thu ngân sách nhà nước (năm 2014 thu vượt trên ngưỡng 30.000 tỉ đồng, vượt 1,1 tỉ đồng của năm 2013) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2013 GDP đầu người đạt 2264 USD/năm. (Hạ Long 3063 USD/năm, Móng Cái 2984 USD/năm, Cẩm Phả 2644 USD/năm, Uông Bí 2460 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao. (năm 2013: Điện 8,6 Triệu đồng; Than 7.7 Triệu đồng Du Lịch - Dịch vụ 9.2 Triệu Đồng).
2.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ:
2.3.1. Vị trí địa lý: Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Hạ Long 90km đường bộ, có tọa độ từ 21007’ đến 21023’ vĩ độ bắc và 160058’ đến 107024’ kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao. Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện.
- Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 200. Chủ yếu là đất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
2.3.2.Khí hậu, thời tiết: Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.
- Độ ẩm không khí: Tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3
2.3.3.Dân số và các thành phần dân tộc: Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, đất rộng, người thưa, mật độ dân số thấp nhất tỉnh Quảng Ninh. Huyện Ba Chẽ có trên 4.800 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.600 hộ với tổng dân số 20.619 người (tính đến hết tháng 01/2014), gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%, Sán Chỉ 14%, còn lại các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình độ dân trí không đồng đều.
2.3.4.Thủy văn, hệ thống sông suối: Huyện Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Huyện có con sông lớn là sông Ba Chẽ, bắt nguồn từ núi Am Váp trên đất Hoành Bồ, dài 80km, lưu vực 978km2, chảy qua nhiều xã.
Đây là con sông chính lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông - ba chẽ sông - chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái). Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, Suối Đoắng, suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim).
- Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km (đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ).
- Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km.
- Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 95km.
- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.
- Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.
- Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km.
- Sông Khe Tân chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.
Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 - 6m gây ách tắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế. Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dâng nước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồn nước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.
Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện. Trong đó có sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Với hệ thống các sông, suối được thiên nhiên tạo hoá rất đa dạng, phong phú nên đã tạo ra được nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại - xã Nam Sơn; Thác Đá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O - xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong - xã Thanh Lâm; Thảo nguyên Khe Lầy - xã Đạp Thanh rất phù hợp với các điều kiện để phát triển được các điểm du lịch sinh thái.
2.3.5.Kinh tế – xã hội:
(1). Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Chẽ:
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ nhanh để tránh nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh và trong cả nước.
- Phát huy lợi thế so sánh, huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Phát triển kinh tế - xã hội lấy phát triển kinh tế Lâm nghiệp làm trọng tâm, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Phát triển kinh tế kết hợp với khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn kết với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
(2) Mục tiêu phát triển:
a. Mục tiêu tổng quát: Khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, Ba Chẽ trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh, là huyện dẫn đầu trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp – lâm nông nghiệp – dịch vụ gắn với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy, hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm an ninh quốc phòng, môi trường dân cư, giữ gìn ổn định chính trị trật tự - an toàn xã hội.
b. Mục tiêu cụ thể:
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm) giai đoạn 2013-2020 đạt 12%/năm, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt 12,9%. Giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 12,2%/năm.
- Cơ cấu giá trị tăng thêm:
+ Năm 2020, nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp – xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 30%.
+ Năm 2030, nông nghiệp chiếm 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 35%.
- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD; năm 2030 đạt khoảng 8.000 USD.
- Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 18%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 20%/năm.
* Về văn hóa – xã hội: Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,4% vào năm 2020 và đạt 1,3% vào năm 2030. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 còn dưới mức 5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt trên 60% và đến năm 2030 đạt khoảng 80%.
* Về xây dựng nông thôn mới: Phấn đấu hết năm 2015 có 1 xã Lương Mông đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2017 phấn đấu 100% các xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
(3) Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chính:
a. Phát triển nông nghiệp:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (GTTT) ngành nông nghiệp đạt 6,6%/năm giai đoạn 2013-2020, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm; giai đoạn 2010-2030 đạt 6,5%/năm.
- Lâm nghiệp:
+ Xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng; phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn xây dựng và bảo vệ rừng với khai thác, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Duy trì quy mô rừng phòng hộ ổn định khoảng 7.029 ha, ổn định quy mô rừng sản xuất diện tích khoảng 48.385 ha.
+ Phát triển vùng dược liệu tập trung đến năm 2020 dự kiến 2.500 ha (trong đó diện tích trồng ba kích tím tập trung là 1.500 ha; trà hoa vàng 500 ha, dược liệu khác 500 ha); thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn, sản xuất với quy mô lớn đảm bảo cung ứng sản phẩm theo chuỗi giá trị đủ sức cạnh tranh thị trường. Phấn đấu đưa huyện Ba Chẽ trở thành trung tâm sản xuất dược liệu của tỉnh gắn với xây dựng thương hiệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Trồng trọt: Đầu tư các công trình thủy lợi nâng tỷ lệ đất trồng lúa 02 vụ đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ lực như: mía, thanh long; chuyển đổi các diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa canh, thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp;
- Chăn nuôi: Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; duy trì ổn định đàn đại gia súc, từng bước xác định bò thịt trở thành con nuôi hàng hóa chủ lực của huyện phục vụ cho các khu công nghiệp, khu đô thị…Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; nghiên cứu vùng chăn nuôi gia súc tập trung tại Thanh Sơn, Đồn Đạc, Lương Mông, Nam Sơn.
- Thủy sản: Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ (cá, tôm) tập trung tại xã Nam Sơn với diện tích đến năm 2020 khoảng 71,7 ha; khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên sông, suối theo hướng bền vững, bảo vệ, hạn chế đánh bắt thủy sản trong mùa sinh sản để không làm cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên.
b. Phát triển công nghiệp, xây dựng:
Phát triển ngành công nghiệp – xây dựng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2020 đạt khoảng 16,6%/năm, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 17,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 15,0%/năm. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, coi phát triển công nghiệp là khâu trọng tâm để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ.
- Tiếp tục hoàn thiện cụm công nghiệp xã Nam Sơn; sau năm 2020 nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm 02 cụm công nghiệp xã Đạp Thanh và xã Thanh Lâm. Đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ, chế biến dược liệu nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng…nghiên cứu, xây dựng phương án tiếp nhận nhà máy nhiệt điện về khu vực xã Nam Sơn.
- Giảm dần các sản phẩm sơ chế đối với chế biến nông lâm sản, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm.
c. Phát triển thương mại - dịch vụ:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ giai đoạn 2013-2020 đạt 16,2%/năm, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt 17,0%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 14%/năm.
- Du lịch ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
- Hình thành cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hành hóa tập trung hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp.
2.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch:
Ba Chẽ là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh. Ba Chẽ là huyện có nhiều tiềm năng phát triển ngành nghề nông, lâm nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông lâm sản và du lịch sinh thái...Những năm gần đây, công nghiệp của Ba Chẽ có những bước phát triển nhanh, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa... Tuy nhiên, do là huyện miền núi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện hạ tầng chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ, vì vậy chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tìm đến đầu tư tại địa bàn huyện Ba Chẽ. Sự phát triển ngành công nghiệp của Ba Chẽ thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, đã có sự phát triển nhanh song còn biểu hiện thiếu bền vững. Các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã trong huyện do tồn tại từ trước nên thường chật hẹp, nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường và không có điều kiện để mở rộng. Trước yêu cầu của sự phát triển bền vững và nhu cầu về đất để bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện, nhu cầu về địa điểm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đòi hỏi cần thiết thành lập cụm công nghiệp để tăng thêm tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa của huyện góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị đưa Ba Chẽ trở thành huyện công nghiệp vào năm 2015, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng, từ thực trạng đó, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu dựa trên những dữ liệu về cơ cấu đất đai, điều kiện hạ tầng giao thông và các điều kiện khác để xây dựng và quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp địa phương một cách có khoa học và đúng định hướng
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lâm – nông nghiệp và dịch vụ. Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Để làm được điều đó thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với quy mô phù hợp với định hướng chung và lợi thế của huyện. Vì vậy để tăng tỷ trọng ngành công nghiệp cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng với nhu cầu cấp thiết, việc thành lập Cụm công nghiệp chế biến lâm sản Nam Sơn là phù hợp với thực tế trước mắt và định hướng lâu dài của huyện Ba Chẽ.
Đến nay, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Sơn đã hoàn thành, để công ty tiếp tục hoạt động có hiệu quả, công ty kính đề nghị UBND huyện Ba Chẽ và UBND tỉnh Cho phép Công ty CP Hoàng Thái điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp Nam Sơn để phù hợp với mục tiêu đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại cụm, cụ thể: Điều chỉnh hạ tầng giao thông tại các vị trí giáp sông, suối thành kè kiên cố và trồng cây xanh để bảo vệ an toàn cho công trình và chống sạt lở; điều chỉnh một số lô B (đất kho tàng, bến bãi), lô G (đất công nghiệp cảng) thành đất công nghiệp (ký hiệu lô A), cột thu lôi toàn cụm, ... để thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
Theo Quy chế phối hợp quản lý đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 1304/QĐ-UBND ngày 20/4/2018: (1) tại Khoản 2 Điều 11 quy định: Chủ đầu tư được giao xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tổ chức lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp và nộp về Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định, phê duyệt. Nội dung quy hoạch chi tiết phù hợp với Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; quy hoạch phải bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh trong cụm cồng nghiệp và quy định về xử lý và xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật; (2) tại Khoản 3 Điều 11 quy định: UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp trước khi phê duyệt.
Huyện Ba Chẽ là địa phương còn gặp nhiều khó khăn cần được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành. Do dó để tạo điều kiện cho địa phương chủ động thu hút các nhà đầu tư vào CCN, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đảm bảo tính tổng thể về không gian và hạ tầng CCN, triển khai thực hiện Quy chế phối hợp quản lý đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thì cần lập Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết CCN mới thay thế Quy hoạch CCN đã duyệt.
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, QUY MÔ VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN đồng bộ, đa ngành nghề. Với các ngành ưu tiên tại CCN: Nhóm ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản; Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng; Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Các nhóm ngành công nghiệp hậu cần cảng...
- Cụm công nghiệp sau khi hình thành sẽ có vai trò quan trọng đối với huyện Ba Chẽ trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; cùng với sự hình thành và phát triển của Cụm công nghiệp Nam Sơn và các dự án công nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, đưa huyện Ba Chẽ thoát nghèo và đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
- Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào phát triển sản xuất và kinh doanh, dịch vụ, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ... để đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết việc làm mới cho lao động địa phương.
- Tạo công ăn việc làm cho khoảng 4.000 lao động, góp phần vào công tác an sinh xã hội cho con em nhân dân địa phương trong khu vực.
II. ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ ĐẦU TƯ:
2.1. Địa điểm đầu tư:
- Địa điểm đầu tư: Tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Mô tả địa điểm:
+ Phía Đông giáp sông Ba Chẽ;
+ Phía Tây giáp tỉnh lộ 329;
+ Phía Bắc giáp đồi Khe Sâu;
+ Phía Nam giáp núi Nam Kim.
2.2. Tình hình đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
2.2.1. Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch
- Được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 06/02/2012, được UBND huyện phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 30/8/2018.
- UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 các lô đất trong cụm công nghiệp như sau:
+ Các lô C1, A10, A12, A13 được duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 08/10/2018, được điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 26/02/2019 và Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 20/7/2020, với diện tích: 44.815,73m2.
+ Các lô A11, A14 được duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3221/QĐ-UBND ngày 09/12/2019, với diện tích: 26.789,87m2.
+ Lô A3 được duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 16/6/2020, với diện tích 19.533m2.
2.2.2. Công tác đánh giá tác động môi trường
- UBND huyện đã triển khai đánh giá tác động môi trường cho toàn CCN và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 04/3/2016; Công ty CP Hoàng Thái đã triển khai điều chỉnh, thay đổi đánh giá tác động môi trường cho toàn cụm, được UBND tỉnh duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày 10/6/2019.
- Công ty CP Hoàng Thái đã hoàn thành đánh giá tác động môi trường cho Dự án Kho bảo quản, lưu trữ kết hợp khu xử lý thực phẩm tại lô A10, A13 của CCN, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2356/QĐ-UBND ngày 11/6/2019.
- Công ty CP thủy sản BNA Ba Chẽ (nhà đầu tư thứ cấp) đã hoàn thành việc đánh giá tác động môi trường cho Dự án Nhà máy chế biến thủy sản tại Lô A12 của CCN, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 14/6/2019.
- Công ty CP thủy sản BNA Ba Chẽ (nhà đầu tư thứ cấp) đang tiếp tục triển khai việc đánh giá tác động môi trường cho Dự án Nhà máy chế biến thủy sản (giai đoạn 2) tại Lô A11, A14 của CCN.
2.2.3. Công tác xây dựng giá thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng
Công ty CP Hoàng Thái đã hoàn thành xây dựng phương án giá lại đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung tại CCN Nam Sơn, được UBND tỉnh chấp thuận tại văn bản số 896/UBND-QLĐĐ1 ngày 17/02/2020, với giá cho thuê tối đa là 1.054.397đ/m2.
2.2.4. Công tác đầu tư hạ tầng
a. Giải phóng mặt bằng: UBND huyện đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 28,5 ha, gồm các lô: B1, B2, A3, A4, A9 – A14, F1, F2, F8, F9, C1, G, E.
b. San gạt mặt bằng: Công ty CP Hoàng Thái đã thực hiện san gạt 28,5/28,5 ha = 100,0%.
c. Hạ tầng giao thông, hành lang kỹ thuật:
- Tổng diện tích đã được đầu tư: 54.316/72.691,88 m² = 74,72% (còn lại phần diện tích đường bao sông từ điểm 10-17 theo ranh giới quy hoạch có diện tích 18.375 m2 chưa thực hiện do tuyến đường nằm sát bờ sông, suối có ta luy cao, tiềm ẩn nguy cơ cơ sạt lở lớn nên không khả thi thực hiện, mặt khác tuyến trên không ảnh hưởng đến việc lưu thông trong cụm công nghiệp, hiện chủ đầu tư đã đầu tư hạ tầng giao thông, thoát nước đủ điều kiện để thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động).
d. Công trình dịch vụ công cộng: Đã đầu tư hoàn thiện 17.627,2 m² diện tích đất dịch vụ công cộng trong đó xây dựng nhà điều hành diện tích 300m2, 02 tầng đạt 100%.
e. Cây xanh, mặt nước: Đã đầu tư trồng cây xanh khu vực dọc các tuyến đường trong CCN Nam Sơn, khu vực nhà điều hành CCN Nam Sơn và các khu quy hoạch cây xanh với tổng diện tích: 14.587,1/14.587,1 m² = 100%.
f. Khu xử lý nước thải: Đã đầu tư trong phần diện tích 21.473,5/21.473,5 m² = 100%. UBND huyện đã hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và bàn giao cho Công ty CP Hoàng Thái quản lý vận hành.
g. Đầu tư khác:
- Đã lắp đặt 02 trạm biến áp 1.500KVA và 01 trạm biến áp 750 KVA.
- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng chung của CCN (20 cột điện cao áp khoảng 500 m đường chiếu sáng); hệ thống đường dây diện tới tất cả các lô trong phần diện tích thuê đất giai đoạn 1.
- Công ty CP Hoàng Thái ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt chung của CCN với Công ty CP MT&XD Toàn Thắng Quảng Ninh.
h. Chi phí đầu tư xây dựng CCN Nam Sơn:
Tổng chi phí thực hiện: 276.552,078 triệu đồng, trong đó:
- UBND huyện Ba Chẽ đầu tư: 60.552,078 triệu đồng.
- Công ty CP Hoàng Thái đầu tư: 216.000 triệu đồng.
2.3. Tình hình đầu tư các dự án thứ cấp
2.3.1. Dự án: Đầu tư Kho bảo quản, lưu trữ kết hợp khu xử lý thực phẩm Nam Sơn với quy mô 3,0 ha, công suất 45 tấn sản phẩm/ngày, kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng, nhu cầu 850 lao động do Công ty cổ phần Hoàng Thái làm chủ đầu tư.
- Đã xây dựng xong 05 xưởng chế biến chân gà, chân giò lợn với diện tích 1,46 ha, (tại lô A10, A13). Đến nay đã có 4/5 xưởng hoàn thành xây dựng, quy trình sản xuất và đi vào vận hành thử nghiệm.
2.3.2. Dự án: Đầu tư kho bảo quản, lưu trữ kết hợp khu chế biến tôm với quy mô 0,64 ha, công suất 5.400 tấn/năm, kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, nhu cầu 400 lao động do Công ty cổ phần Thủy sản Ba Chẽ BNA làm chủ đầu tư. Dự án đã đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định.
2.3.3. Dự án: Đầu tư kho bảo quản, lưu trữ kết hợp khu chế biến tôm giai đoạn 2 tại lô A11 và A14 với diện tích 2,67 ha do Công ty cổ phần Thủy BNA sản Ba Chẽ làm chủ đầu tư. Quy mô công suất 12.000 tấn/năm, kinh phí đầu tư khoảng 340 tỷ đồng, nhu cầu lao động 1.200 người. Dự án đang hoàn thiện các thủ tục để đầu tư.
2.3.4. Dự án: Chế biến, kinh doanh lâm sản do Công ty CP Trường Sơn 36 triển khai tại lô A3 với diện tích 1,0 ha. Quy mô công xuất 10 tấn sp/ngày. Dự án đang đầu tư nhà xưởng và hạ tầng kỹ thuật.
2.3.5. Dự án: Dự án nhà máy chế biến, sản xuất thiết bị y tế của Công ty CP VINAM Quảng Ninh tại lô A15 với diện tích 0,38ha (hiện dự án này đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư).
2.3.6. Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu trang trí nội ngoại thất ANZ của Công ty CP sàn ANZ tại lô G và lô B2 với diện tích đầu tư khoảng 3,77 ha ((hiện dự án này đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư).
2.4. Tỷ lệ Dự án lấp đầy diện tích đất công nghiệp
2.4.1. Đất công nghiệp:
- Đã có nhà đầu tư thứ cấp đang đầu tư với diện tích: 7,31/11,33 ha = 64,5%, tại các lô A3, A10, A11, A12, A13, A14, trong đó: Diện tích 7,31 ha là đã có nhà đầu tư; Diện tích 11,33 ha là đất công nghiệp trong tổng số 28,5ha diện tích đất được thuê theo Quyết định số 3434/QĐ-UBND ngày 07/9/2017.
- Nhà đầu tư đang nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục đầu tư là: 0,38ha tại lô A15 (Công ty CP VINAM Quảng Ninh).
2.4.2. Đất kho tàng, bến bãi: Hiện có nhà đầu tư đang nghiên cứu hoàn thiện thủ tục đầu tư là 1,35/1,35 ha = 100% tại lô B2 (Công ty CP sàn ANZ).
2.4.3. Đất công nghiệp cảng: Hiện có nhà đầu tư đang nghiên cứu hoàn thiện thủ tục đầu tư là 2,42/2,42 ha = 100 % tại lô G (Công ty CP sàn ANZ).
2.5. Tính chất. Quy mô dự án. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch:
2.5.1. Tính chất: Là cụm công nghiệp địa phương để xắp xếp bố trí các cơ sở sản xuất của địa phương. Dự kiến thu hút các nghành nghề chủ yếu: Nhóm nghành sản xuất, chế biến nông, lâm sản; Nhóm nghành sản xuất hàng tiêu dùng; Nhóm ngành sản suất vật liệu xây dựng; các nhóm nghành công nghiệp hậu cần cảng.
-
Quy mô dự án:
-
Quy mô lao động
-
Nhu cầu lao động dự báo: 4000 người.
-
Nguồn cung cấp lao động: Số lao động phổ thông được tuyển dụng ưu tiên cho các xã lân cận và dân cư trong huyện Ba Chẽ; số công nhân kỹ thuật được đào tạo tại các trung tâm đào tạo, dạy nghề của huyện và trên địa bàn toàn tỉnh.
-
Quy mô sử dụng đất
-
Cơ cấu phân khu chức năng gồm:
+ Đất khu công nghiệp sản xuất gồm các khu vực giành bố trí xây dựng các nhà máy chế biến lâm, nông sản… diện tích sau điều chỉnh 274.868,88m2 chiếm 58,57% đất toàn cụm công nghiệp;
+ Đất khu kỹ thuật:
Khu cực cấp nước: Diện tích sau điều chỉnh 5.004,60m2 chiếm 1,07% đất toàn cụm công nghiệp (giữ nguyên quy mô, không điều chỉnh);
Khu xử lý nước thải: Diện tích sau điều chỉnh 8.459,61m2 chiếm 1,80% đất toàn cụm công nghiệp (giữ nguyên quy mô, không điều chỉnh);
+ Đất khu công trình dịch vụ công cộng: Diện tích sau điều chỉnh 5.870,80m2 chiếm 1,25% đất toàn cụm công nghiệp (giữ nguyên quy mô, không điều chỉnh);
- Bảng cơ cấu sử dụng đất sau điều chỉnh:
Stt
|
Loại đất
|
Điều chỉnh đã phê duyệt tại (Quyết định 1811/QĐ-UBND)
|
Dự kiến Điều chỉnh cục bộ (lần 2)
|
Diện tích chêch lệch
(+ tăng. - Giảm)
|
Tỷ lệ theo quy định (%)
|
Diện tích
(đã phê duyệt)
|
Tỷ lệ (%)
(đã phê duyệt)
|
Diện tích
(sau điều chỉnh)
|
Tỷ lệ (%)
(sau điều chỉnh)
|
I
|
Đất cụm công nghiệp
|
469.279,91
|
100
|
469.819,77
|
100,00
|
|
|
1
|
Đất khu công nghiệp
|
214.768,93
|
45,77
|
279.848,01
|
59,56
|
+65.079,08
|
≥55
|
2
|
Đất kho tàng, bến bãi
|
22.998,35
|
4,90
|
-
|
-
|
-22.998,35
|
3
|
Đất công trình dịch vụ công cộng
|
5.870,80
|
1,23
|
5.870,80
|
1,25
|
0,00
|
≥1
|
4
|
Đất khu vực cấp nước
|
5.004,60
|
1,07
|
5.004,60
|
1,07
|
0,00
|
≥1
|
5
|
Đất khu xử lý nước thải
|
8.459,61
|
1,80
|
8.459,61
|
1,80
|
0,00
|
6
|
Đất cây xanh, mặt nước
|
49.008,32
|
10,44
|
51.326,77
|
10,92
|
+2.318,45
|
≥10
|
7
|
Đất công nghiệp cảng
|
24.166,39
|
5,15
|
-
|
-
|
-24.166,39
|
|
8
|
Đất giao thông, hành lang kt
|
139.092,91
|
29,64
|
119.309,98
|
25,39
|
-19.782,93
|
≥8
|
II
|
Đất tỉnh lộ 329
|
6.304,58
|
|
5.764,72
|
|
-539,86
|
|
|
Cộng
|
475.584,49
|
|
475.584,49
|
|
|
|
-
Nội dung điều chỉnh Quy hoạch:
- Cụm công nghiệp Nam Sơn, được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 30/8/2018. Đến nay, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Sơn đã hoàn thành, để công ty tiếp tục hoạt động có hiệu quả, công ty kính đề nghị UBND huyện Ba Chẽ Cho phép Công ty CP Hoàng Thái điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp Nam Sơn để phù hợp với mục tiêu đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại cụm, để thuận lợi cho việc thu hút đầu tư; cụ thể:
+ Điều chỉnh hạ tầng giao thông tại các vị trí giáp sông, suối thành kè kiên cố và trồng cây xanh để bảo vệ an toàn cho công trình và chống sạt lở gồm; (điều chỉnh bỏ tuyến đường phía đông và đông nam lô G đất công nghiệp cảng thành đất cây xanh và ta luy, điều chỉnh bỏ tuyến đường phía đông nam giáp lô E, lô F8, F9 thành đất cây xanh F8 và đất công nghiệp lô A19);
+ Điều chỉnh một số lô B (đất kho tàng, bến bãi), lô G (đất công nghiệp cảng) thành đất công nghiệp (ký hiệu lô A), bổ sung đất cột thu lôi toàn cụm tại vị trí phía đông nam lô đất cây xanh F8;
+ Điều chỉnh diện tích cục bộ diện tích các lô A3 thành lô A3, lô A21, lô A22;
+ Điều chỉnh bỏ tuyến đường giữa lô A5, A6 và lô A7, A16;
+ Điều chỉnh bổ sung đất công trình dịch vụ công cộng lô C2 giáp phía tây lô A18;
+ Điều chỉnh diện tích lô đất cây xanh F3;
* Các ngành nghề chủ yếu bố trí trong cụm công nghiệp:
- Nhóm ngành sản xuất, chế biến lâm sản (Gỗ, lâm sản ngoài gỗ), sản xuất ván thanh, đồ mộc dân dụng, hàng mỹ nghệ, bao bì xuất khẩu;
- Nhóm ngành sản xuất chế biến nông sản (xay xát, chế biến thức ăn gia súc, chưng cất tinh dầu…);
- Nhóm ngành sản xuất công nghiệp: Sản xuất, lắp đặt thiết bị cơ khí, gia công kim loại, sửa chữa máy móc phục vụ cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp…
- Công ty CP Hoàng Thái đang xin bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh để tăng thu hút đầu tư vào CCN Nam Sơn, cụ thể một số ngành nghề mới như: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; Sản xuất sản phẩm từ plastic; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng; Sản xuất kim loại; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Thoát nước và xử lý nước thải; Bán buôn; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; Hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác.
IV. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG:
3.1. Quy hoạch tổng mặt bằng:
3.1.1. Cơ sở và nguyên tắc:
a. Cơ sở:
- Căn cứ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 06/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ” và hiện trạng mặt bằng các dự án lân cận.
- Căn cứ điều kiện tự nhiên, hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng công trình.
- Căn cứ vào mục tiêu đầu tư và quy trình công nghệ khai thác và kết quả tính toán nhu cầu đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm áp dụng.
- Căn cứ Quyết định số 1811 QĐ/UBND ngày 30/8/2018 của UBND huyện Ba Chẽ Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Văn bản số 8582/UBND-QH3 ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ;
b. Nguyên tắc cơ bản:
- Lập tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết cho các khu chức năng của dự án, làm tiền đề cho chủ đầu tư sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị của dự án. Đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài của dự án, không phá vỡ sự liên kết chặt chẽ theo định hướng quy hoạch phát triển chung của vùng, khu vực. Tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có của khu vực, định hướng đấu nối với các hệ thống cơ sở hạ tầng mới theo quy hoạch phát triển chung của khu vực đã được phê duyệt. Phù hợp với các nhu cầu về quy mô đầu tư xây dựng.
- Đảm bảo phù hợp, an toàn trong quá trình quản lý và khai thác, đảm bảo xử lý tốt các chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn không làm ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Đảm bảo tính khả thi cao nhất của dự án. Cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc về nguyên tắc dựa trên quy mô đầu tư của dự án, chức năng nhiệm vụ và nhu cầu dịch vụ của dự án.
3.1.2. Phương án quy hoạch mặt bằng:
(1) Bảng cơ cấu và mục đích sử dụng đất:
- Trên cơ sở các cơ cấu sử dụng đất phương án quy hoạch, toàn bộ khu vực quy hoạch được chia thành các ô đất cụ thể như sau:
- Bảng danh mục sử dụng đất sau điều chỉnh:
STT
|
Hạng mục công trình
|
Ký hiệu lô
|
Diện tích (m2)
|
Mật độ (%)
|
Tầng cao
|
I
|
Đất công nghiệp
|
A
|
279.848,01
|
|
|
1
|
Đất công nghiệp lô A1
|
A1
|
14.973,37
|
55
|
1-2
|
2
|
Đất công nghiệp lô A2
|
A2
|
19.834,41
|
55
|
1-2
|
3
|
Đất công nghiệp lô A3
|
A3
|
12.000,00
|
55
|
1-2
|
4
|
Đất công nghiệp lô A4
|
A4
|
19.253,00
|
55
|
1-2
|
5
|
Đất công nghiệp lô A5
|
A5
|
12.409,00
|
55
|
1-2
|
6
|
Đất công nghiệp lô A6
|
A6
|
12.409,00
|
55
|
1-2
|
7
|
Đất công nghiệp lô A7
|
A7
|
12.409,00
|
55
|
1-2
|
8
|
Đất công nghiệp lô A8
|
A8
|
6.000,00
|
55
|
1-2
|
9
|
Đất công nghiệp lô A9
|
A9
|
17.436,75
|
55
|
1-2
|
10
|
Đất công nghiệp lô A10
|
A10
|
17.186,75
|
55
|
1-2
|
11
|
Đất công nghiệp lô A11
|
A11
|
12.785,87
|
55
|
1-2
|
12
|
Đất công nghiệp lô A12
|
A12
|
6.427,60
|
55
|
1-2
|
13
|
Đất công nghiệp lô A13
|
A13
|
12.888,00
|
55
|
1-2
|
14
|
Đất công nghiệp lô A14
|
A14
|
14.004,00
|
55
|
1-2
|
15
|
Đất công nghiệp lô A15
|
A15
|
3.787,62
|
55
|
1-2
|
16
|
Đất công nghiệp lô A16
|
A16
|
7.585,49
|
55
|
1-2
|
17
|
Đất công nghiệp lô A17
|
A17
|
10.825,20
|
55
|
1-2
|
18
|
Đất công nghiệp lô A18
|
A18
|
40.246,68
|
55
|
1-2
|
19
|
Đất công nghiệp lô A19
|
A19
|
10.205,99
|
55
|
1-2
|
20
|
Đất công nghiệp lô A20
|
A20
|
9.647,32
|
55
|
1-2
|
21
|
Đất công nghiệp lô A21
|
A21
|
3.766,48
|
55
|
1-2
|
22
|
Đất công nghiệp lô A22
|
A22
|
3.766,48
|
55
|
1-2
|
II
|
Đất công trình dịch vụ công cộng
|
C
|
5.870,80
|
60
|
1-2
|
III
|
Đất khu vực cấp nước
|
D
|
5.004,60
|
40
|
1-2
|
IV
|
Đất khu xử lý nước thải
|
E
|
8.459,61
|
|
|
V
|
Đất cây xanh, mặt nước
|
F
|
51.326,77
|
|
|
1
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F1
|
F1
|
7677,18
|
|
|
2
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F2
|
F2
|
7.788,88
|
|
|
3
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F3
|
F3
|
4.823,50
|
|
|
4
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F4
|
F4
|
3.530,33
|
|
|
5
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F5
|
F5
|
3.490,97
|
|
|
6
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F6
|
F6
|
4.562,17
|
|
|
7
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F7
|
F7
|
4.467,95
|
|
|
8
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F8
|
F8
|
7.100,37
|
|
|
9
|
Đất cây xanh, mặt nước lô F9
|
F9
|
7.885,42
|
|
|
VI
|
Đất giao thông, hành lang kt
|
|
119.309,98
|
|
|
VII
|
Đất tỉnh lộ 329
|
|
5.764,72
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
475.584,49
|
|
|
(2) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Các công trình kiến trúc tầng cao: 1-2 tầng.
(3). Chỉ giới xây dựng công trình có thể trung chỉ giới đường đỏ nhưng khuyến khích lùi vào so với chỉ giới đường đỏ để tạo khoảng không trồng cây xanh, sân đường; Các công trình xây dựng trong từng lô phải đảm bảo khoảng cách giữa các công trình và các tiêu chuẩn PCCC.
(4). Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đấu nối thống nhất với hạ tầng kỹ thuật các công trình.
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Quy hoạch san nền:
* Nguyên tắc thiết kế.
- Hướng tuyến được thiết kế phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt.
- Cao độ nền được thiết kế phù hợp với cao độ qui hoạch chung của vùng.
- Đảm bảo khớp nối với các khu vực có liên quan.
- Bám sát, tận dụng địa hình tự nhiên, tránh san gạt phá vỡ cảnh quan, giảm khối lượng đào đắp.
- Cao độ san nền hợp lý, đấu nối thuận tiện với mạng giao thông bên ngoài.
- Nền phù hợp đảm bảo đấu nối giao thông đối ngoại.
- Không gây ngập úng đối với các vùng lân cận.
* Nội dung thiết kế.
- Chọn giải pháp san nền: dựa vào cao độ tuyến tỉnh lộ 329, cao độ hiện trạng của đường giao thông trục chính trong cụm công nghiệp hiện có, cao độ khu vực giáp sông Ba Chẽ.
- Thiết kế san nền không gây ảnh hưởng nhiều đến điều kiện địa chất, nền móng công trình và phá vỡ cảnh quan khu vực.
- Tìm giải pháp hợp lý để hạn chế tối đa khối lượng đào đắp đất nền, nhưng vẫn đảm bảo độ dốc thoát nước khu đất và độ dốc mặt bằng xây dựng công trình.
- Đối với khu vực xây dựng hiện trạng, giữ nguyên cao độ nền xây dựng.
- Đối với khu vực có cao độ nền thấp được tôn nền đến cao độ cần thiết đảm bảo sự chuyển tiếp giữa nền khu đất xây dựng cũ và nền khu xây dựng mới và đảm bảo hướng thoát nước hiện có theo hướng dốc của địa hình tự nhiên về các sông suối trong khu vực (sông Ba Chẽ phía Đông khu quy hoạch). Đồng thời đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi chiều cường gây úng lụt.
- Cao độ nút các nút giao thông nội bộ xác định phù hợp với mạng lưới thoát nước mưa, đảm bảo điều kiện thoát nước tự chảy.
- Trong từng ô đất giới hạn bởi các đường giao thông, hướng san nền bám theo địa hình tự nhiên.
- Chỉ san gạt cục bộ, hướng dốc nền hướng về phía đường giao thông có mương thoát nước mưa.
- Cao độ khống chế: Cao độ khống chế theo bản đồ quy hoạch chiều cao đã được phê duyệt và cao độ hoàn thiện mặt nền đường 329.
- Phương án san nền đảm bảo thoát nước mặt tự chảy với độ đường từ: 0,0 - 5,4%, độ dốc nền: 0,4 - 3,0%.
- Cao độ thiết kế tại vị trí đấu nối với tỉnh lộ 329 cao nhất là: +10,32m.
- Cao độ thiết kế tại vị trí đấu nối với tỉnh lộ 329 thấp nhất là: +6,25m.
- Nguồn đất đắp khai thác tại các khu vực lân cận (Những chỗ diện tích có cả đào đắp thì vùng đào chuyển sang vùng đắp).
- San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với độ chênh cao giữa hai đường đồng mức là 0,1m đến 0,5m.
- Cao độ nền trong dự án dao động từ 7.00m đến 12.80m.
- Hệ số đầm nén nền mặt bằng K = 0,85.
- Hệ số đầm nén nền đường K = 0,95, vỉa hè K = 0,95.
- Phương pháp thi công bằng cơ giới, với tổ hợp máy đào 1.25m3, máy ủi 110CV, ôtô tự đổ 10 tấn, máy đầm 16 tấn.
2. Giao thông.
* Nguyên tắc thiết kế
- Vị trí dự án đảm bảo sự liên thông thuận lợi giữa các khu lân cận.
- Đảm bảo sự tiêu thoát nước nhanh, không gây ứ đọng nước trên mặt đường trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo an toàn và thuận lợi cho phương tiện khi tham gia vận hành khai thác.
* Quy mô và cấp hạng đường thiết kế:
- Độ dốc
+ Độ dốc mặt đường: i = 0% đến 5.4%;
+ Độ dốc hè đường: i = 2%.
- Giao thông đối ngoại khu vực: Tuyến đường tỉnh lộ 329 đoạn đi qua khu quy hoạch mặt cắt đường rộng 7,5m; Mặt cắt ngang như sau: 0,5m + 6,5m + 0,5m = 7,5m. Bố trí mặt cắt ngang tuyến đường 329 bố trí thêm đường gom có mặt cắt 1-1; mặt cắt ngang như sau: 5m + 7,5m + 10m + 6,5m + 10m + 7,5m + 5m = 20,5m.
- Giao thông trong khu vực quy hoạch:
+ Tuyến đường chính nối từ đường 329 sang phía Đông Nam và tuyến đường song song với đường 329 mặt cắt 2-2 có mặt cắt 5m+10,5m+5m = 20,5m.
+ Tuyến đường chính song song đường 329 có tuyến đường phía Đông Nam, và phía Bắc song song đường 329, mặt cắt ngang 3-3 có mặt cắt 5m + 7,5m + 5m = 17,5m.
- Độ dốc dọc tối đa: 3,3%
- Độ dốc ngang mặt đường: 2,0%.
- Quy hoạch mạng lưới giao thông: Các tuyến đường được thiết kế hợp lý để phục vụ việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật chính như: bán kính đường cong nằm tối thiểu, đoạn nối, bán kính đường cong đứng, … của tuyến đường tuân theo tiêu chuẩn thiết kế đường khu vực.
* Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường khu công nghiệp
-
Độ dốc dọc tối đa của đường imax= 0.2%
-
Độ dốc ngang mặt đường in = 2%
-
Bán kính cong bó vỉa tại các ngã 3,4 : R = 8÷12 m
* Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng chung.
Tiêu chuẩn TCVN 4447: 2012 “Công tác đất- Quy phạm nghiệm thu”;
TCVN 5774-2012:Kết cấu Bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5773-2012:Kết cấu gạch đá và gạch đá bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn TCVN 4516: 1988 “Hoàn thiện mặt bằng xây dựng, quy phạm thi công và nghiệm thu công trình;
Tiêu chuẩn TCVN 4201:2012 “ Xác định độ chặt- tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm”.
22 TCN 346:2006 “ Xác định độ chặt nền, mặt đường bằng phương pháp phểu rót cát”.
TCXDVN 104-2007 - Tiêu chuẩn đường đô thị.
22 TCN 27 – 84 - Quy trình khảo sát đường ôtô.
22TCN 259-2000. Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
TCVN 4054 – 2005 - Quy phạm thiết đường ô tô
22 TCN223 – 95 - Quy trình thiết kế áo đường cứng:
TCVN 2737 - 1995 - Tải trọng và tác động.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257: 2012 “ quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiêt kế”.
STT
|
Hạng mục
|
TCKT-CTKT
|
1
|
Tiêu chuẩn thiết kế
|
TCXDVN 104-2007
|
2
|
Cấp đường
|
40
|
3
|
Tốc độ thiết kế (km/h)
|
40
|
4
|
Bề rộng nền đường (m) trong đó :
|
17,5m đến 20,5m
|
|
- Mặt đường xe chạy
|
6,5m đến 10,5m
|
|
- Vỉa hè
|
5.0+5.0=10.0
|
* Các giải pháp thiết kế giao thông.
* Các chỉ tiêu kỹ thuật.
Cao độ hoàn thiện mặt đường tuỳ thuộc vào từng khu vực san nền trong phạm vi ranh giới dự án; cao độ thấp nhất 6,25m, cao độ cao nhất +12.00m.
Độ dốc ngang đường in = 2%.
Hướng dốc theo hướng quy hoạch, đảm bảo thu nước về cống thoát nước cho các đường ngang.
Mặt cắt ngang các tuyến đường (xem chi tiết mặt bằng kết hợp mặt cắt).
Hai bên lề đường có rãnh dọc thu nước mặt vào hố ga, bề rộng rãnh tam giác 25cm.
Độ dốc ngang vỉa hè: dốc về rãnh thu nước dọc đường: i = 2%.
Độ dốc và độ mui luyện mặt đường tại các ngả giao nhau được vuốt êm thuận, đảm bảo xe đi lại an toàn và thu nước mặt về các hố ga tại các góc đường.
Bó vỉa hè cao hơn mặt đường 0,15m, đảm bảo cho xe ô tô không xô lên vỉa hè. Có thể dắt xe máy lên đường.
Kết cấu mặt đường cứng:
1 - Bê tông M300, đá 2x4, dày 22 cm.
2 - 01 lớp vải bạt dứa.
3 - Cấp phối đá dăm loại 1, dày 20cm, K=0,98.
4 - Đất đắp đầm chặt K=0,98, dày 50cm.
5 - Đất san nền K=0,95.
Kết cấu vỉa hè: Hè lát gạch Terrazzo, đặt trên lớp bê tông lót đá 4x6, M100, D100, đất đắp nền đầm chặt K = 0,95.
Trên vỉa hè trồng cây xanh, khoảng cách trồng cây xanh tuỳ theo vị trí các ô đất nhà liền kế, khoảng cách trung bình giữa các cây 10m.
· Ưu điểm:
- Mặt đường cứng, ít phải xử lý nền móng.
- Tạo được bề mặt ổn định lâu dài, ít phải duy tu bảo dưỡng như đường mềm, ổn định về cao độ.
- Phù hợp với giai đoạn xây dựng và phát triển.
- Thi công đơn giản, nhanh đi lại được ngay.
- Sử dụng phần lớn nguyên liệu địa phương như cấp phối, cát, xi măng.
· Nhược điểm:
- Trước mắt không được êm thuận như đường nhựa (khi toàn khu xây dựng đã ổn định thì trải thảm toàn bộ mặt đường dày 5cm thì khắc phục được).
- Dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ (do co dãn); xử lý các góc, khe co dãn phức tạp. (Kỹ thuật thi công đảm bảo thì khắc phục được).
2. Quy hoạch cấp nước:
* Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng chung.
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33: 2006 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5774-2012:Kết cấu Bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5773-2012:Kết cấu gạch đá và gạch đá bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế.
Tiêu chuẩn xây dựng TCVN4455: 1997 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dụng. Quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ.
Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4607: 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dụng. Ký hiệu qui ước trên bản vẽ tổng mặt bằng và mặt bằng thi công công trình
- Tiêu chuẩn dùng nước:
+ Nước cấp cho các xí nghiệp CN: 30m3/ha
+ Nước cấp cho trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng: 30m3/ha
+ Nước sinh hoạt cho CBCNV: trung bình 60l/người.ngày = 0.06 m3/người.ngày
+ Nước tưới cây: 10 m3/ha;
+ Nước rửa đường: 15 m3/ha
+ Nhu dự phòng, rò rỉ: 10% lượng nước cung cấp
+ Hệ số không điều hoà ngày Kngày = 1,2
+ Hệ số không điều hoà giờ Kgiờ = 1,5
+ Số giờ tính toán trong ngày T = 24 giờ
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
Stt
|
Đối tượng dùng nước
|
Quy mô
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu
|
|
|
|
m3/ha.ngày
|
m3/ngày
|
1
|
Xí nghiệp CN
|
27,98
|
30
|
839,54
|
2
|
TT điều hành, dịch vụ CC
|
0,59
|
30
|
17,61
|
3
|
Khu kỹ thuật
|
10,01
|
20
|
200,18
|
4
|
Công nhân CN
|
4000 người
|
0.06m3/người.ng
|
240,00
|
5
|
Tưới cây
|
5,13
|
10
|
51,33
|
6
|
Rửa đường
|
12,51
|
15
|
187,61
|
7
|
Dự phòng, rò rỉ
|
|
25%
|
384,07
|
|
Tổng cộng
|
|
|
1.920,35
|
+ Nhu cầu tiêu thụ nước ngày trung bình:
(Qtb) = 2096.9 m3/ngày
+ Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất
Qmax = Qtb x Kngày = 1.920,35 m3/ngày x 1,2= 2.305,42 m3/ngày
Thiết kế trạm xử lý nước sạch với công suất 2500 m3/ngđ phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt tưới cây rửa đường của Cụm công nghiệp.
Để giảm kinh phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống cấp nước, chọn kiểu cấp nước áp lực thấp, kết hợp mạng cấp nước cứu hoả và cấp nước sinh hoạt sản xuất. áp lực cần cáp cho trụ cứu hoả tại điểm bất lợi nhất là 10m.
- Nguồn nước: Nguồn nước sử dụng nước sông Ba Chẽ để xử lý cấp cho cụm công nghiệp.
- HÖ thèng ®êng èng cung cÊp níc ®îc bè trÝ ch«n díi vØa hÌ phÝa tríc c¸c ®¬n vÞ sö dông níc . C¸c hÖ thèng ®êng èng chÝnh sÏ bè trÝ xung quanh c¸c khu chøc n¨ng lín, tõ c¸c ®êng èng cÊp níc chÝnh níc ®îc cung cÊp cho c¸c ®¬n vÞ sö dông níc b»ng c¸c hÖ thèng ®êng èng cÊp níc cã tiÕt diÖn nhá h¬n (tr¸nh g©y hiÖn tîng gi¸m ¸p lùc cho toµn khu vùc)
- Bè trÝ hÖ thèng hè van t¹i c¸c vÞ trÝ ®Çu cña c¸c tuyÕn èng cÊp níc nh»m gióp cho viÖc ®iÒu tiÕt níc gi÷a c¸c khu vùc vµ söa ch÷a thuËn tiÖn cho viÖc söa ch÷a ®êng èng khi cã sù cè rß rØ .
- HÖ thèng cung cÊp níc sÏ ®¶m b¶o cung cÊp ®ñ 100% nhu cÇu dïng níc cña toµn khu, ®¶m b¶o ¸p lùc níc ®ñ lín ®¸p øng yªu cÇu ch÷a ch¸y còng nh níc s¶n xuÊt, sinh ho¹t.
- CÊp níc ch÷a ch¸y: §Æt häng cøu ho¶ trªn ®êng èng ³F150 t¹i nh÷ng n¬i gÇn c¸c c«ng tr×nh vµ thuËn tiÖn cho xe cøu ho¶ ho¹t ®éng khi cã ch¸y. Kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c trô 100-150m.
- M¹ng líi èng chÝnh: §êng kÝnh Æ250.
- M¹ng líi èng ph©n phèi: §êng kÝnh Æ110 ¸ Æ150mm.
- VËt liÖu èng: Dïng HDPE chÞu ®îc ¸p lùc cao.
- §é s©u ch«n èng: 0,6 ¸ 1m c¸ch ®Ønh èng.
3. Giải pháp quy hoạch thoát nước:
* Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng chung.
Quy chuẩn môi trường QCVN 14:2008/ BTNMT;
Tiêu chuẩn TCVN 7957- 2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
Tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép.
* Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước.
e.1.- Thoát nước mưa
Phương pháp tính lưu lượng nước mưa:
* Cường độ mưa tính toán:
Cường độ mưa tính toán của khu vực được xác định theo công thức:
(l/s-ha).
Trong đó:
q20 = 303,6 (l/s-ha). c = 0.2433
b = 11.13 n = 0.7374
Khi đó công thức có dạng:
(l/s-ha).
Với các giá trị biết trước của thời gian (t) ta tính được lưu lượng (q) cho từng đoạn cống tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó.
* Xác định thời gian mưa tính toán.
Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức:
ttt = tm + tr + tc (phút).
Trong đó:
ttt: thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực chảy đến rãnh thu nước mưa (phút).
Trong điều kiện dự án có hệ thống thu nước mưa ta có tm = 5-10 phút.
tr: thời gian nước chảy trong rãnh thu nước và được tính theo công thức:
(phút).
lr, Vr là chiều dài và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa.
Có lr, Vr = 0,7m/s.
1,25 là hệ số kể đến sự tăng dần vận tốc ở trong rãnh.
phút
tc: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được xác định theo công thức:
(phút).
lc: chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m).
Vc: vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s).
r: hệ số kể đến sự làm đầy không gian tự do trong cống khi có mưa.
ttt = 5 + tr+ tc (phút).
* Xác định hệ số dòng chảy.
Do diện tích mặt phủ ít thấm nước lớn hơn 30% diện tích toàn khu vực nên hệ số dòng chảy được tính toán không phụ thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa. Khi đó hệ số dòng chảy được tính theo hệ số dòng chảy trung bình.
* Xác định hệ số mưa không đều.
Ta lấy hệ số mưa không đều là . (Theo điều 2.2.4-20TCN51-84).
* Công thức tính toán lưu lượng nước mưa.
Lưu lượng nước mưa tính toán Q(l/s) xác định theo phương pháp cường độ giới hạn (Tiêu chuẩn ngành thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 51-84) và tính theo công thức sau:
Qtt = jtb . q . F .
Trong đó:
jtb - hệ số dòng chảy.
Q - cường độ mưa tính toán (l/s-ha).
F - diện tích thu nước tính toán (ha).
Khi đó ta có:
Qtt = jtb. F . Q (l/s).
* Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước.
Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước”.
Tiết diện cống tính toán theo công thức:
W = Q / V
Trong đó: W: Tiết diện cống.
Q: Lưu lượng tính toán.
V: Vận tốc nước chảy.
Từ lưu lượng từng đoạn mương xác định được tiết diện mương, độ dốc, vận tốc và độ đầy tính toán cho các đoạn mương đó.
Hết sức lợi dụng địa hình:
+ Đặt cống dốc theo chiều dốc của địa hình, đảm bảo khả năng thoát nước tự chảy tốt nhất.
+ Tránh đào đắp nhiều.
+ Giảm tối thiểu việc đặt máy bơm.
Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước nhỏ nhất.
Tuyến cống chính thẳng tới trạm xử lý, trạm xử lý đặt ở phía thấp nhưng không ngập lụt, cuối hướng gió chủ đạo mùa hè, cuối nguồn nước, khoảng cách vệ sinh tối thiểu 500m đối với khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp thực phẩm.
Giảm tối thiểu công trình giao tiếp: Giảm bớt cống chui qua đường giao thông và các công trình ngầm khác.
Dùng phương pháp phân chia lưu vực để xác định diện tích mặt phủ và tuyến mương cống phục vụ. Từ đó tính toán được lưu lượng nước mưa cho từng đoạn mương, cống. Hướng thoát nước theo độ dốc san nền từ cao xuống thấp và được thoát ra hồ.
* Ph¬ng ¸n tho¸t níc:
+ Ph¬ng ¸n sö dông hÖ thèng tho¸t níc ma vµ tho¸t níc th¶i riªng biÖt.
+ Tho¸t níc ma theo ph¬ng ph¸p tù ch¶y. Híng tho¸t níc tõ B¾c xuèng Nam vµ tõ phÝa T©y sang phÝa §«ng.
+ Níc ma ®îc thu gom vµo c¸c ga thu níc kiÓu hµm Õch ®Æt trªn hÌ ®êng ®æ vµo c¸c cèng nh¸nh sau ®ã ®æ vµo cèng chÝnh vµ ch¶y vÒ phÝa §«ng råi ch¶y ra s«ng Ba ChÏ.
+ Nước mưa được thu gom từ các nhà máy, sau đó được thu gom về hệ thống thoát nước chung và thoát về sông phía Đông khu đất quy hoạch.
* Gi¶i ph¸p tho¸t níc ma.
+ Sö dông cèng hép x©y n¾p ®an BTCT trong c¸c khu vùc x©y dùng c«ng tr×nh, ®Ó gi¶m ®é dèc, kÝch thíc vµ dÔ b¶o dìng.
+ Bè trÝ hè ga thu níc, ga kiÓm tra, ga t¹i c¸c vÞ trÝ chuyÓn híng cña tuyÕn cèng .
+ §èi víi cèng tho¸t níc qua ®êng sö dông cèng x©y ®¸ héc ®Ëy ®an bª t«ng cèt thÐp chÞu lùc .
+ C¸c cèng nh¸nh cã tiÕt diÖn B x H = 600¸800 x 800¸1200mm thu gom, vËn chuyÓn, ®æ vµo tuyÕn cèng chÝnh cã tiÕt diÖn BxH=1000¸1200x 1200¸1500mm bè trÝ däc theo trôc ®êng.
e-2. Tính toán các thông số của mương thoát nước mưa.
e-2.1. Các thông số của lưu vực.
Do không có số liệu thủy văn nên lấy theo số liệu mưa chung của tỉnh Quảng Ninh, Hmưa ngày = 260mm.
Tổng diện tích lưu vực: 14,5ha có sơ đồ lưu vực kèm theo sau phụ lục bản vẽ.
Cao trình đáy mương trung bình từ 5,1 đến +2,10.
Mương xã: kích thước mương BxH=12x3m cao trình đáy mương bình từ 5,1m đến +2,10m.
e-2.2. Tính toán các thông số của lũ
-
Xác định Qmaxp.
Tính toán lưu lượng nước mưa dựa theo phương pháp cường độ giới hạn.
Qmaxp=K. yt.a.Hnp.F.
Trong đó:
K-hệ số chuyển đổi đơn vị: khi at tính theo mm/phút thì K=16,67.
khi at tính theo mm/h thì K=0,278.
a-hệ số dòng chảy lũ, phụ thuộc vào đất tạo nên lưu vực, a=0,65.
Hnp-lượng mưa ngày thiết kế, được xác định từ tài liệu mưa.
F-diện tích lưu vực.
yt=0,29
yt là tỷ số giữa lượng mưa lớn nhất thời đoạn t ứng với tần suất thiết kế P và lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế P
BẢNG TÍNH LƯU LƯỢNG Qmax VÀO LƯU VỰC
TT
|
Trường hợp tính toán
|
K
|
yt
|
a
|
F (km2)
|
Hnp(mm)
|
Qmaxp (m3/s)
|
+
|
Mưa trên lưu vực
|
0,278
|
0,29
|
0,65
|
0,145
|
260
|
1,70
|
-
Tổng lượng lũ thiết kế
Xác định Wmaxp.
Với lưu vực có F=1÷50km2.
Wmaxp=103.a.Hnp.F (m3)
Trong đó:
a-hệ số dòng chảy lũ, phụ thuộc vào đất tạo nên lưu vực, a=0,65.
Hnp-lưu lượng ngày thiết kế, được xác định từ tài liệu mưa.
F-diện tích lưu vực, F=0,145KM2.
BẢNG TÍNH TỔNG LƯỢNG Wmax VÀO LƯU VỰC
TT
|
Trường hợp tính toán
|
a
|
F (km2)
|
Hnp(mm)
|
Wmaxp (m3/s)
|
+
|
Mưa trên lưu vực
|
0,65
|
0,145
|
260
|
24505,00
|
-
Thời gian kéo dài trận lũ:
Tlũ = = 6,896h
Tlũ = Tl + Tx
3.
→ Tl=1,724h, Tx=5,17h.
BẢNG TÍNH TỔNG THỜI GIAN LŨ
TT
|
Trường hợp tính toán
|
Tl (lũ lên)
|
Tx (lũ xuống)
|
T
|
1
|
Trước khi cải tạo
|
1,724
|
5,17
|
6,896
|
e-2.3. Nhiệm vụ tính toán.
- Tính toán khả năng điều tiết của hồ hiện trạng ứng với tần suất thiết kế.
- Tính toán khả năng thoát nước mưa để lựa chọn phương án cống, đảm bảo mực nước cao nhất trong mương không gây ngập lụt cho khu vực xung quanh.
e-2.4. Nội dung tính toán
1. Mục đích tính toán điều tiết.
- Thông qua tính toán, xác định lưu lượng xả lớn nhất, dung tích siêu cao (Vsc), cột nước siêu cao (Hsc), mực nước dâng gia cường (MNDGC). Từ đó xác định quy mô và kích thước cống xả đảm bảo MNDGC không vượt qua cao trình nền công trình.
2. Xác định cấp công trình
- Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Xác định được công trình cấp V.
- Tần suất thiết kế ứng với công trình mương cấp V: P=10%.
3. Nguyên lý.
- Dựa vào phương trình cân bằng nước đến và xả của kho nước trong thời đoạn tính toán và phương trình thủy lực qua công trình xả lũ. Các phương trình có dạng như sau:
Phương trình cân bằng nước:
(1)
Phương trình thủy lực qua công trình xả lũ:
q = M.b.h3/2 (2)
4. Nội dung.
Phương trình (1) có thể viết:
(3)
q = f1( - 0,5 q ) , q = f2( + 0,5 q ).
Thay vào (3) ta được: f2 =
- lưu lượng nước đến hồ bình quân trong thời đoạn tính toán.
Xây dựng biểu đồ phụ trợ f1, f2 theo q
Trong bất kỳ thời đoạn nào f1(q1) và đã biết từ đó xác định được f2(q2) dựa vào đường quan hệ giữa q và f2(q2). Do vậy trước tiên ta phải xây dựng đường quan hệ phụ trợ f1, f2.
Lựa chọn bước thời gian tính toán ∆t, sau đó giả thiết nhiều mực nước tính tóan trong hồ (Z) để tính lưu lượng xả tương ứng (lưu lượng xả tương ứng được tính theo công tức (2).
Dựa vào quan hệ Z~V (quan hệ cao trình và dung tích hồ chứa), ứng với các mực nước giả thiết (Z) ở trên ta tìm ra dung tích hồ tương ứng là Vk. Từ đó tìm được dung tích siêu cao ứng với giá trị Zgc.
Tính các giá trị f1, f2 ứng với các giá trị q vừa tính ở trên theo công thức:
;
Rồi vẽ lên biểu đồ quan hệ q~f1, f2
Tính toán điều tiết
Đầu thời đoạn tính tóan lưu lượng xả qua cống là q1=0, ứng với mỗi q ta xác định được f1 (nhờ quan hệ q~f1).
Tính Qbq và f2 trong mỗi thời đoạn ∆t theo công thức:
Từ giá trị f2 vừa tính toán ở trên tra quan hệ q~f2 ta được lưu lượng xả ở cuối thời đoạn thứ nhất là q2.
Lặp lại quá trình toán trên cho đến khi kết thúc với lưu lượng xả ở cuối thời đoạn thứ nhất (q2) chính là lưu lượng xả ở đầu thời đoạn tiếp theo.
e-2.5. TÝnh to¸n thuû lùc cèng.
ThiÕt kÕ kÝch thíc mÆt c¾t ngang.
XÐt ®iÒu kiÖn ch¶y ngËp:
Chän chiÒu réng m¬ng lµ B=12m
TÝnh hÖ sè Sªdi:
HÖ sè lu lîng m tra b¶ng ®îc: m=0.36
H0= => H0=1.27m
KiÓm tra l¹i chÕ ®é ch¶y cña m¬ng
ChiÒu cao ®Ëp: (m)
ChiÒu s©u mùc níc h¹ lu: hh=0.7m
So s¸nh P>hh
VËy gi¶ thiÕt ch¶y qua cèng nh ®Ëp trµn ®Ønh réng ch¶y tù do lµ hîp lÝ
§Ó tho¸t ®îc lu lîng thiÕt kÕ øng víi tÇn suÊt P=10%
Ta chän mÆt c¾t ngang: m¬ng kÝch thíc b x h = 12 x 3 m2
Với phương án chọn mương có B=12,0m, cao trình đáy cống +5,1m, mực nước lớn nhất là +3,0m. Đảm bảo thoát nước của lưu vực không bị ngập úng.
e.3.- Nước thải và vệ sinh môi trường:
* Tiêu chuẩn thải nước:
- Tiêu chuẩn thoát nước bẩn: Lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
Stt
|
Đối tượng dùng nước
|
Quy mô
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu
|
|
|
Ha,người
|
m3/ha.ngày
|
m3/ngày
|
1
|
Xí nghiệp CN
|
27,98
|
30
|
839,54
|
2
|
TT điều hành, dịch vụ CC
|
0,59
|
30
|
17,61
|
3
|
Khu kỹ thuật
|
10,01
|
20
|
200,18
|
4
|
Công nhân CN
|
4000 người
|
0.06m3/người.ng
|
240,00
|
|
Tổng cộng
|
|
|
1.297,34
|
+ Nhu cầu tiêu thụ nước ngày trung bình:
(Qtb) = 1.297,34 m3/ngày
+ Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất:
Qmax = Qtb x Kngày = 1.297,34 m3/ngày x 1,2= 15.56,81 m3/ngày
+ Lưu lượng nước thải ngày lớn nhất:
Qtmax = 80% Qmax = 80 x 1780,32/100 = 1424,26 m3/ngày
* Mạng lưới thoát nước: Các tuyến ống thoát nước thải sử dụng ống BTCT đúc sẵn đặt bên hè đường để thu nước thải từ các cơ sở sản xuất dẫn tự chảy kết hợp trạm bơm trung chuyển về trạm xử lý nước thải tập trung đặt tại các khu đất dành cho hạ tầng kỹ thuật, sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chảy ra sông Ba Chẽ. Các hố ga được xây dựng cách nhau 30-50m.
* Trạm xử lý nước thải:
+ Công suất trạm xứ lý: 2013 m3/ ngày
+ Nước thải trước khi xả vào mạng lưới đường ống thoát nước thải phải được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy theo tiêu chuẩn.
+ Trạm xứ lý nước thải có nhiệm vụ làm sạch nước thải đến tiêu chuẩn theo quy định..
+ Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ lý hóa kết hợp vi sinh. Nước thải công nghiệp đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN5945-2005 trước khi xả ra môi trường.
+ Sử dụng cống BTCT D250 – D400 để thu gom nước thải về trạm xử lý.
* Thu gom rác thải.
- Nhu cÇu r¸c th¶i ph¶i thu gom, ph©n lo¹i vµ xö lý:
+ ChØ tiªu lîng chÊt th¶i r¾n ph¸t sinh: 0,9kg/ngêi-ngµy.
+ Sè lîng CNV Côm c«ng nghiÖp; 4000 ngêi.
+ Tæng khèi lîng r¸c th¶i: 3,6 T/ngµy ®ªm t¬ng ®¬ng víi 8,58m3/ng-®ªm.
- H×nh thøc thu gom, ph©n lo¹i vµ xö lý r¸c th¶i: T¹i nhµ m¸y xÝ nghiÖp sÏ ®Æt c¸c thïng chøa r¸c t¹i nh÷ng vÞ trÝ thÝch hîp vµ ®îc ®a vÒ n¬i ph©n lo¹i r¸c th¶i. R¸c th¶i ®éc h¹i vµ kh«ng ®éc h¹i ®îc ph©n lo¹i vµ ®îc vËn chuyÓn ®Õn khu xö lý r¸c th¶i c«ng nghiÖp theo quy ®Þnh.
4. Quy hoạch cấp điện:
* Chỉ tiêu cấp điện.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 250KW/Ha
- Cụm công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp 140KW/Ha
- Khu công cộng, hành chính, dịch vụ 100KW/Ha
- Kỹ thuật đầu mối 100KW/Ha
- Giao thông 8KW/Ha
- Cây xanh: 6KW/Ha
* Xác định phụ tải điện.
-
Dự báo phụ tải lấy theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng, và các nội dung trong Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, cụ thể như sau :
STT
|
Tên lô
|
TBA
|
Công suất
|
Diện tích
|
Ghi chú
|
KVA
|
m2
|
1
|
A1
|
TBA10
|
560
|
14.973,37
|
Công nghiệp
|
2
|
A17
|
10.825,20
|
Công nghiệp
|
3
|
D
|
5.004,60
|
Cấp nước
|
4
|
A2
|
TBA9
|
320
|
19.834,41
|
Công nghiệp
|
5
|
A3
|
TBA8
|
250
|
19.533,00
|
Công nghiệp
|
6
|
A4
|
TBA7
|
250
|
19.253,00
|
Công nghiệp
|
7
|
A5
|
TBA11
|
320
|
11.168,00
|
Công nghiệp
|
8
|
A6
|
10.833,31
|
Công nghiệp
|
9
|
A7
|
TBA12
|
320
|
11.168,00
|
Công nghiệp
|
10
|
A16
|
6.664,05
|
Công trình công cộng
|
11
|
B1
|
TBA6
|
250
|
9.647,32
|
Kho tang, bến bãi
|
12
|
A8
|
6.000,00
|
Công nghiệp
|
13
|
A15
|
3.787,62
|
Công nghiệp
|
14
|
A9
|
TBA5
|
250
|
17.436,75
|
Công nghiệp
|
15
|
A10
|
TBA4
|
250
|
17.186,75
|
Công nghiệp
|
16
|
A11
|
TBA1
|
560
|
12.785,87
|
Công nghiệp
|
17
|
A14
|
14.004,00
|
Công nghiệp
|
18
|
B2
|
13.531,03
|
Kho tàng, bến bãi
|
19
|
C1
|
TBA2
|
750
|
5.780,80
|
Công trình công cộng
|
20
|
A12
|
6.427,60
|
Công nghiệp
|
21
|
A13
|
12.888,00
|
Công nghiệp
|
22
|
G
|
24.166,39
|
Công nghiệp Cảng
|
23
|
E
|
TBA3
|
250
|
8.459,61
|
Xử lý nước thải
|
Tổng cộng đầu tư 12 trạm biến áp 35(22)/0,4kV
-
Đầu tư mới hệ thống điện chiếu sáng toàn bộ Cụm công nghiệp
* Quy hoạch cấp điện.
- Nguồn điện: Nguồn cấp cho khu cụm công nghiệp Nam Sơn tại thôn Nam Kim 1, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ được đề xuất lấy từ tuyến 35KV hiện có của khu vực.
* Mạng điện:
-
+ Mạng 35KV: Sử dụng đường cáp dây 35kV đi nổi cấp điện cho các trạm biến áp trong toàn cụm Công nghiệp.
+ Mạng 0,4KV: Mạng 0,4KV sử dụng cáp CU/XLPE/PVC/D STA/PVC – 0,6/0,1KV luồn trong ống HDPE chôn ngầm trong đất.
* Chiếu sáng:
- Chiếu sáng trong khu quy hoạch gồm 2 loại cột. Đường có chiều rộng ≤7,5m bố trí cột đèn bát giác cần đơn cao 8m, bóng Sodium 150W 1 bên đường. Đường có chiều rộng lòng đường ≥10,5m bố trí cột đèn bát giác cần đơn cao 10m, bóng Sodium 250W bố trí 1 bên đường. Đường đôi bố trí cột đèn bát giác cần kép cao 10m, bóng Sudium 250W bố trí trên giải phân cách.
- Cột đèn bát giác bằng thép cao mạ kẽm. Dưới cột đèn đổ trụ bê tông bố trí đai ốc bắt đèn đặt trên vỉa hè.C¸c ®Ìn bãng cao ¸p, cho¸ ®Ìn kiÓu kÝn vá b»ng nhùa COMPOSIT, chÊt lîng cao, ®¹t tiªu chuÈn quèc tÕ, chÞu ®îc x©m thùc cña m«i trêng biÓn, cã cÊp b¶o vÖ IP54.
- C¸p ®iÖn chiÕu s¸ng dù kiÕn dïng lo¹i CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC – 0,6/1KV luån trong èng HDPE ch«n ngÇm trong ®Êt, chç ®i qua ®êng ®îc b¶o vÖ b»ng 1 líp g¹ch chØ. TiÕt diÖn c¸p ghi râ trªn b¶n vÏ ch«n ngÇm trùc tiÕp trong ®Êt ë ®é s©u c¸ch mÆt ®Êt 0,8m trong ph¹m vi vØa hÌ;
- TiÕp ®Þa cét thÐp dïng cäc tiÕp ®Þa cho mçi mét vÞ trÝ cét, mçi tuyÕn cña mét tr¹m dïng 2 hÖ thèng tiÕp ®Þa lÆp l¹i R <= 4W. §iÒu khiÓn ®Ìn ®êng dïng tñ ®ång bé ®ãng ng¾t theo thêi gian.
- Mãng cét ®Ìn dïng bª t«ng kh«ng cèt thÐp KT: 1000x1000x12000, m¸c M150#, ®æ t¹i chç. Nguyªn vËt liÖu ®æ mãng lµ xi m¨ng PC-30, c¸t vµng, ®¸ 2x4. Tñ ®iÒu khiÓn ®Ìn ®êng ®Æt c¹nh vØa hÌ ®ãng c¾t tù ®éng b»ng r¬ le thêi gian vµ khëi ®éng tõ. ViÖc chØnh ®Þnh thêi gian ®ãng c¾t cña tñ ®iÖn phô thuéc thêi tiÕt vµ theo mïa, tñ ®îc chÕ t¹o trän bé trong níc hoÆc nhËp khÈu. Tñ ®îc ®Æt trªn bÖ bª t«ng vµ tiÕp ®Þa trùc tiÕp ®¶m b¶o ®iÖn trë nèi ®Êt theo qui ph¹m.
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực của hoạt động dự án đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực dự án. Trên cơ sở đó nhằm đề ra các biện pháp giảm thiểu, các tác động có hại đến môi trường và vệ sinh môi trường.
Đánh giá tác động môi trường đối với bất kỳ một dự án nào cũng có thể được thực hiện qua ba giai đoạn: tiến độ thi công, thi công và vận hành dự án.
I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
-
Cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường khu vực dự án. Xác định các tác động tiềm tàng của dự án và những đặc trưng của các tác động.
-
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường tiềm tàng, bao gồm cả các chi phí giảm thiểu.
-
Đề xuất và xây dựng các biện pháp khả thi về kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của Dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự kiến xây dựng công trình.
-
Cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động trong quá trình thực hiện, khai thác Dự án…Tập hợp các thông tin về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án bao gồm: các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình hình thành và hoạt động dự án .
II. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
Báo cáo kiểm tra môi trường ban đầu của dự án được chuẩn bị trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp quy của quốc gia và khung quy định chung về môi trường của Việt Nam về các tác động đến môi trường và xã hội do dự án gây ra, gồm có các tài liệu sau đây:
-
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
-
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
-
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược.
-
Thông tư 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/5/2015 quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015.
-
Các Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (TCVN-1995, 1998, 2001).
Các văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Bộ KHCN&MT.
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG:
4.1. Giai đoạn thi công:
Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường (nếu có) xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
- Bụi trong quá trình thi công;
- Nhiệt do khí thải của thiết bị thi công và phương tiện vận tải.
- Nước thải trong quá trình thi công và nước thải sinh hoạt.
- Nguồn chất thải rắn do sinh hoạt đông người hàng ngày phát sinh.
4.2. Giai đoạn vận hành:
Khi đi vào sản xuất khai thác dự án sẽ có các tác động gây ô nhiễm như sau:
- Bụi phát sinh tại các hoạt động vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu sản xuất của các nhà đầu tư thứ cấp khi đầu tư và hoạt động trong cụm công nghiệp.
- Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất như: dầu, mỡ, sơn, các loại hóa chất,….thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất đầu tư trong CCN.
- Tiếng ồn từ các hoạt động sản xuất, tiếng ồn phát ra từ các động cơ máy móc khi hoạt động.
- Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của công nhân, cán bộ viên chức và khách hàng của dự án phát sinh ra.
V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
Để dự án hoạt động và phát triển bền vững, các tác động tiêu cực từ dự án đến môi trường cần được giảm thiểu bằng những giải pháp quản lý và công nghệ thích hợp.
5.1. Trong giai đoạn thiết kế.
Trong giai đoạn thiết kế của dự án, các biện pháp sau sẽ được áp dụng để giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường:
- Bố trí tổng mặt bằng hợp lý, có tính đến các hướng gió chủ đạo của khu vực.
- Bố trí các giải cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực.
- Thiết kế hệ thống thoát nước mặt, xử lý nước thải hợp lý.
- Thiết kế các hạng mục công trình tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế về vệ sinh an toàn lao động đối với công trình hạ tầng, công trình dân dụng. Các hạng mục công trình phát sinh bụi đều được bao che kín bằng hệ thống tôn hoặc lưới chống bụi bao quanh khu vực dự án khi thi công công trình.
- Bố trí tiến độ thi công đối với các loại máy móc thi công có phát sinh tiếng ồn thì được bố trí theo giờ thi công phù hợp không gây ảnh hướng tới đời sống nhân dân trong khu vực dự án.
5.2. Giai đoạn thi công xây lắp:
Trong giai đoạn thi công xây lắp các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được áp dụng như sau:
- Bố trí mặt bằng thi công và tổ chức thi công hợp lý.
- Không sử dụng máy và thiết bị thi công quá cũ không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
- Bố trí phun nước những ngày hanh khô.
- Có biện pháp thu gom và xử lý chất thải thuộc từng cụm hạng mục công trình theo quy định chung đảm bảo vệ sinh môi trường.
5.3. Trong giai đoạn vận hành khai thác dự án:
* Chống bụi: Việc vận hành dự án có gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Gây bụi trong quá trình vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu sản xuất của các nhà đầu tư thứ cấp khi đầu tư và hoạt động trong cụm công nghiệp,...Tuy nhiên, những ảnh hưởng này là không lớn do: Các phương tiện khi vận chuyển nhiên, nguyên liệu được vận chuyển bằng xe chuyên dùng, đối với các phương tiện không phải xe chuyên dùng thì sẽ được dùng bạt che chắn đảm bảo vệ sinh môi trường không khí.
+ Đối với bụi phát sinh ra trong quá trình sản xuất thì không đáng kể do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện trong môi trường kín là xưởng sản xuất với các dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, công nhân được trang bị thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo vấn đề bảo vệ sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc.
- Có kế hoạch, lịch vệ sinh quét dọn khu vực dự án thường xuyên, liên tục.
* Chống ồn: Trong quá trinh các nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư tại CCN sẽ được kiểm soát toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo là công nghệ tiến tiến hiện đại các máy móc thiết bị đảm bảo các quy định về hạn mức mức tuyệt đối các ô nhiễm về tiếng ồn theo TCVN và thế giới quy định.
* Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn trong sản xuất và sinh hoạt được thu gọm vào nơi quy định. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý rác thải của CCN để xử lý hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định. Những chất thải nào không thuộc phạm vi xử lý của CCN, thì sẽ ký hợp đồng với Công ty xử lý rác thải để vận chuyển.
* Xử lý nước thải: Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và quá trình thải sinh hoạt. Đối với nước thải trong quá trình sản xuất được thu gom và dấn theo tuyến ống riêng, qua trạm xử lý của CCN đảm bảo đạt được các giá trị giới hạn quy định ở cột B tiêu chuẩn TCVN5945-1995 trước khi thoát ra môi trường. Đối với nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể phốt trước khi thải ra môi trường trong khu vực.
Xử lý nước thải công nghiệp: Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,… các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự động hoá cũng đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn.
Hiện nay, có một số phương pháp xử lý nước thải đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam, bao gồm:
(I) – PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LÝ HỌC
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm, và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
1. SONG CHẮN RÁC
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây, các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, lá cây, bao nilon,… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dãn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến 25 mm. Theo hình dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động. Các loại song chắn rác được trình bày tóm tắt như sau:
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45-60 độ nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75-85 độ nếu làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 – 1 m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 m/s – 1 m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4 m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.
2. LẮNG CÁT
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2 mm đến 2 mm ra khỏi nước thải nhằm bảo đảm an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể được phân thành 2 loại: (1) bể lắng ngang và (2) bể lắng đứng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt quá 0,3 m/s. Vận tốc này cho phép các hạt cát, hạt sỏi và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở những công trình tiếp theo.
3. LẮNG
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước từ 1,5-2,5 giờ. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,5-0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động trong khoảng 45 phút – 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 đến 20%.
Hình 1.2 – Cấu tạo bể lắng đứng.
4. TUYỂN NỔI
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải công nghệp, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt.
Hình 1.3 – Sơ đồ hệ thống tuyển nổi dạng ADF.
Tùy theo phương thức cấp không khí vào nước, quá trình tuyển nổi được thực hiện theo các phương thức sau:
Tuyển nổi bằng khí phân tán (Dispersed Air Floation). Trong trường hợp này, thổi trực tiếp khí nén vào bể tuyển nổi để tạo thành bọt khí có kích thước từ 0,1 – 1 mm, gây xáo trộn hỗn hợp khí – nước chứa cặn. Cặn tiếp xúc với bọt khí, dính kết và nổi lên bề mặt.
Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation). Trong trường hợp này, bảo hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó, thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này thường ít sử dụng trong thực tế vì khó vận hành và chi phí cao.
Tuyển nổi bằng khí hòa tan (Dissolved Air Flotation). Sục không khí vào nước ở áp suất cao (2-4 atm), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí có kích thước 20-100 mm.
5. LỌC
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc ít khi dùng trong xử lý nước thải công nghiệp, thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau khi xử lý đòi hỏi có chất lượng cao.
Để lọc nước thải, người ta có thể sử dụng nhiều loại bể lọc khác nhau. Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất trong quá trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5 MPa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng;
Trong các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương. Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học;
Lắng trọng lực;
Giữ hạt rắn theo quán tính;
Hấp phụ hóa học;
Hấp phụ vật lý;
Quá trình dính bám;
Quá trình lắng tạo bông.
Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc hở dao động trong khoảng 1-2 m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5–1 m.
Hình 1.4 – Thiết bị siêu lọc sử dụng màng membrane
(II)– PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BẰNG HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ
1. TRUNG HÒA
Nước thải chứa các acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 - 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
Trộn lẫn nước thải acid với nước thải kiềm;
Bổ sung các tác nhân hóa học;
Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
Để trung hòa nước thải chứa acid có thể sử dụng các tác nhân hóa học như NaOH, KOH, Na2CO3, nước ammoniac NH4OH, CaCO3, MgCO3, đôlômít (CaCO3.MgCO3) và xi măng. Song tác nhân rẻ nhất là vôi sữa 5-10% Ca(OH)2, tiếp đó là sôđa và NaOH ở dạng phế thải.
Trong trường hợp trung hòa nước thải acid bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung hòa, vật liệu lọc sử dụng có thể là manhêtit (MgCO3), đôlômít, đá vôi, đá phấn, đá hoa và các chất thải rắn như xỉ và xỉ tro. Khi lọc nước thải chứa HCl và HNO3 qua lớp đá vôi, thường chọn tốc độ lọc từ 0,5 – 1 m/h. Trong trường hợp lọc nước thải chứa tới 0,5% H2SO4 qua lớp đôlômít, tốc độ lọc lấy từ 0,6-0,9 m/h. Khi nồng độ H2SO4 lên đến 2% thì tốc độ lọc lấy bằng 0,35 m/h.
Để trung hòa nước thải kiềm có thể có thể dụng khí acid (chứa CO2, SO2, NO2, N2O3,…). Việc sử dụng khí acid không những cho phép trung hòa nước thải mà đồng thời tăng hiệu quả làm sạch chính khí thải khỏi các cấu tử độc hại.
Việc lựa chọn phương pháp trung hòa là tùy thuộc vào thể tích và nồng độ của nước thải, chế độ thải nước và chi phí hóa chất sử dụng.
2. OXY HÓA KHỬ
Để làm sạch nước thải, có thể sử dụng các tác nhân oxy hóa như clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, permanganat kali, bicromat kali, peroxy hydro (H2O2), oxy của không khí, ozone, pyroluzit (MnO2). Quá trình oxy hóa sẽ chuyển các chất độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hại hơn và tách khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn nhiều hóa chất nên thường chỉ sử dụng khi không thể xử lý bằng những phương pháp khác.
3. KEO TỤ – TẠO BÔNG
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 - 10 mm. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông. Quá trình thủy phân các chất keo tụ và tạo thành bông cặn xảy ra theo các giai đoạn sau:
Hình 1.5 – Hệ thống keo tụ tạo bông kết hợp với bể lắng Lamella
Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:
- Muối nhôm: Al2(SO4)3, Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Kal(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O.
- Muối sắt: FeCl3, Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O,Fe2(SO4)3.7H2O
Chất Trợ Keo Tụ
Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O).
Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương như polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc polydiallyldimetyl-amon.
Liều lượng chất keo tụ tối ưu sử dụng trong thực tế được xác định bằng thí nghiệm Jartest.
4. HẤP PHỤ
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan không xử lý được bằng các phương pháp khác. Tùy theo bản chất, quá trình hấp phụ được phân loại thành: hấp phụ lý học và hấp phụ hóa học.
- Hấp phụ lý học là quá trình hấp phụ xảy ra nhờ cac lực liên kết vật lý giữa chất bị hấp phụ và bề mặt chất hấp phụ như lực liên kết VanderWaals. Các hạt bị hấp phụ vật lý chuyển động tự do trên bề mặt chất hấp phụ và đây là quá trình hấp phụ đa lớp (hình thành nhiều lớp phân tử trên bề mặt chất hấp phụ).
- Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ trong đó có xảy ra phản ứng hóa học giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ. Trong xử lý nước thải công nghiệp, quá trình hấp phụ thường là sự kết hợp của cả hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Khả năng hấp phụ của chất hấp phụ phụ thuộc vào:
- Diện tích bề mặt chất hấp phụ (m2/g);
- Nồng độ của chất bị hấp phụ;
- Vận tốc tương đối giữa hai pha;
- Cơ chế hình thành liên kết: hóa học hoặc lý học.
5. TRAO ĐỔI ION
Phương pháp trao đổi ion được dùng để tách các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn,… cũng như các hợp chất Arsen, Phospho, cyanua, chất phóng xạ, … khỏi nước và nước thải.
Phương pháp này cho phép thu hồi những chất có giá trị và đạt mức độ làm sạch cao. Đây còn là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải.
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Trao đổi ion cũng là một quá trình hấp thụ, trong đó, các ion có trong dung dịch thay thế những ion của chất trao đổi không hòa tan (còn gọi mạng trao đổi ion). Chất trao đổi ion dùng trong công nghiệp hầu hết là những polyme không tan, được gọi là nhựa trao đổi ion. Mạng polyme chứa những nhóm có khả năng kết hợp với các ion dương (chất trao đổi cation – cationit) hoặc kết hợp với các ion âm (chất trao đổi anion – anionit). Chất trao đổi ion có khả năng trao đổi với cả cation và anion được gọi là chất trao đổi lưỡng tính.
(III)– PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BẰNG SINH HỌC
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại:
Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
1. PHƯƠNG PHÁP KỴ KHÍ
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
- Quá Trình Tiếp Xúc Kỵ Khí (Anaerobic Contact Process)
Một số loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao có thể xử lý rất hiệu quả bằng quá trình tiếp xúc kỵ khí. Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và nước thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn. Sau khi phân hủy, hỗn hợp được đưa sang bể lắng hoặc bể tuyển nổi để tách riêng bùn và nước. Bùn được tuần hoàn trở lại bể kỵ khí. Lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật khá chậm.
- UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)
Sơ đồ bể UASB được trình bày ở hình dưới. Nước thải được nạp liệu từ phía đáy bể, đi qua lớp bùn hạt, quá trình xử lý xảy ra khi các chất hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với bùn hạt. Khí sinh ra trong điều kiện kỵ khí (chủ yếu là methane và CO2) sẽ tạo nên dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho quá trình hình thành và duy trì bùn sinh học dạng hạt. Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ dính bám vào các hạt bùn và cùng với khí tự do nổi lên phía mặt bể. Tại đây, quá trình tách pha khí lỏng-rắn xảy ra nhờ bộ phận tách pha. Khí theo ống dẫn qua bồn hấp thu chứa dung dịch NaOH 5-10%. Bùn sau khi tách khỏi bọt khí lại lắng xuống. Nước thải theo màng tràn răng cưa dẫn đến công trình xử lý tiếp theo.
Vận tốc nước thải đưa vào bể UASB được duy trì trong khoảng 0,6-0,9 m/h. pH thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí dao động trong khoảng 6,6-7,6. Do đó cần cung cấp đủ độ kiềm (1000 – 5000 mg/L) để bảo đảm pH của nước thải luôn luôn > 6,2 vì ở pH < 6,2, vi sinh vật chuyển hóa methane không hoạt động được. Cần lưu ý rằng chu trình sinh trưởng của vi sinh vật acid hóa ngắn hơn rất nhiều so với vi sinh vật acetate hóa (2-3 giờ ở 350C so với 2-3 ngày, ở điều kiện tối ưu). Do đó, trong quá trình vận hành ban đầu, tải trọng chất hữu cơ không được quá cao vì vi sinh vật acid hóa sẽ tạo ra acid béo dễ bay hơi với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ chuyển hóa các acid này thành acetate dưới tác dụng của vi sinh vật acetate hóa.
Do tại Việt Nam chưa có loại bùn hạt nên quá trình vận hành được thực hiện với tải trọng ban đầu khoảng 3 kg COD/m3.ngđ. Mỗi khi đạt đến trạng thái ổn định, tải trọng này sẽ được tăng lên gấp đôi cho đến khi đạt tải trọng 15 – 20 kg COD/m3.ngđ. Thời gian này kéo dài khoảng 3 -4 tháng. Sau đó, bể sẽ hoạt động ổn định và có khả năng chịu quá tải, cũng như nồng độ chất thải khá cao. Khí mêtan thu được có thể sử dụng cho việc đun nấu và cung cấp nhiệt. Lượng bùn sinh ra rất nhỏ nên không cần thiết phải đặt vấn đề xử lý bùn. Quá trình xử lý này chỉ tiêu tốn một lượng nhỏ năng lượng dùng để bơm nước.
Hình 1.7 – Mô hình UASB
- Quá Trình Lọc Kỵ Khí (Anaerobic Filter Process)
Bể lọc kỵ khí là một cột chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa carbon trong nước thải. Nước thải được dẫn vào cột từ dưới lên, tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Vì vi sinh vật được giữ trên bề mặt vật liệu tiếp xúc và không bị rửa trôi theo nước sau xử lý nên thời gian lưu của tế bào vi sinh vật (thời gian lưu bùn) rất cao (khoảng 100 ngày).
2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
-
Xử lý nước thải công nghiệp bằng sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
-
Xử lý nước thải công nghiệp bằng sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bámnhư quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hóa với màng cố định.
Bể Bùn Hoạt Tính Với Vi Sinh Vật Sinh Trưởng Lơ Lửng
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. việc sục khí cần yêu cầu cung cấp lượng Oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lủng.
Hình 1.8 – Hình minh họa cơ chế xử lý của ao sục khí
- Bể Hoạt Động Gián Đoạn (Sequencing Batch Reactor – SBR)
Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục chỉ có điều tất cả xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) -Làm đầy; (2)Phản ứng; (3)-Lắng; (4)-Xả cạn; (5)-Ngưng. Sơ đồ hệ thống SBR được trình bày trong hình dưới
Hình 1.9 – Sơ đồ hoạt động của hệ thống SBR.
Bể Bùn Hoạt Tính Với Vi Sinh Vật Sinh Trưởng Dạng Dính Bám (Attached Growth Activated Sludge Reactor)
Nguyên lý hoạt động của bể này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể. Sơ đồ cấu tạo bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám được trình bày ở hình dưới
Hình 1.10 – Bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám.
(Attacted Growth Activated Sludge Reactor – AASR).
Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt (Trickling Filter)
Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật dính kết trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó. Vật liệu lọc thường là đá dăm hoặc các khối vật liệu dẻo có hình thù khác nhau. Nếu vật liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 25-100 mm, chiều sâu lớp vật liệu dao động trong khoảng 0,92,5 m, trung bình là 1,8 m. Bể lọc với vật liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân phối tên lớp vật liệu lọc nhờ bộ phận phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo có thể có dạng tròn, vuông, hoặc nhiều dạng khác với chiều cao biến đổi từ 4-12 m. Ba loại vật liệu bằng chất dẻo thường dùng là (1) vật liệu với dòng chảy thẳng đứng, (2) vật liệu với dòng chảy ngang, (3) vật liệu đa dạng.
Chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị hấp phụ vào màng vi sinh vật dày 0,1 – 0,2 mm và bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên, do đó, oxy đã bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng sinh vật. Như vậy, môi trường kỵ khí được hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc.
Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hóa chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu lọc. Kết quả là vi sinh vật ở đây bị phân hủy nội bào, không còn khả năng đính bám lên bề mặt vật liệu lọc, và bị rửa trôi.
Hình 1.11 – Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt
Đĩa sinh học (Rotating Biological Contactor)
Đĩa sinh học gồm hàng loạt đĩa tròn, phẳng, bằng polystyren hoặc polyvinylclorua (PVC) lắp trên một trục. Các đĩa được đặt ngập trong nước một phần và quay chậm. Trong quá trình vận hành, vi sinh vật sinh trưởng, phát triển trên bề mặt đĩa hình thành một lớp màng mỏng bám trên bề mặt đĩa. Khi đĩa quay, lớp màng sinh học sẽ tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và với khí quyển để hấp thụ oxy. Đĩa quay sẽ ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxy và đảm bảo cho vi sinh vật tồn tại trong điều kiện hiếu khí.
3. HỒ SINH VẬT
Tùy theo nồng độ oxy hòa tan có trong hồ, hệ thống hồ sinh vật được phân loại thành: (1) hồ hiếu khí, (2) hồ hiếu khí tùy tiện, và (3) hồ kỵ khí.
Hồ hiếu khí:
Hồ sinh vật hiếu khí đơn giản nhất là các hồ bằng đất dùng để xử lý nước thải bằng các quá trình tự nhiên dưới tác dụng của cả vi sinh vật và tảo. Hồ hiếu khí chứa vi sinh vật và tảo ở dạng lơ lửng, và điều kiện hiếu khí chiếm ưu thế suốt độ sâu hồ. Có hai loại hồ hiếu khí cơ bản: (1) hồ nuôi tảo nhằm tạo điều kiện để tảo phát triển mạnh nhất, có độ sâu từ 150 – 450 mm; (2) hồ hiếu khí nhằm đạt được lượng oxy hòa tan trong hồ lớn nhất, có độ sâu 1,5 m.
Trong bể quang hợp hiếu khí, oxy được cung cấp bằng quá trình khuếch tán khí bề mặt tự nhiên và quá trình quang hợp của tảo. Ngoại trừ tảo, quần thể vi sinh vật tồn tại trong hồ tương tự quần thể vi sinh vật trong hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ quá trình quang hợp của tảo để phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ. Các chất dinh dưỡng và CO2 thải ra từ quá trình phân hủy này lại là nguồn thức ăn cho tảo. Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật trong hồ hiếu khí được trình bày hình dưới.
Hình 1.12 – Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật trong hồ hiếu khí.
Hồ hiếu khí tùy tiện: Hồ ổn định chất lượng nước thải trong đó tồn tại cả ba loại vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và hiếu khí tùy tiện được gọi là hồ hiếu khí tùy tiện.
Trong hồ hiếu khí tùy tiện tồn tại 3 vùng: (1) vùng bề mặt nơi tảo và vi sinh vật tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh như trình bày trên; (2) vùng đáy kỵ khí, ở đó chất rắn tích lũy được phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí; và (3) vùng trung gian, một phần hiếu khí và một phần kỵ khí, ở đó chất hữu cơ được phân hủy đưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí tùy tiện. Sơ đồ hồ hiếu khí tùy tiện được trình bày trong hình dưới.
Hồ kỵ khí: Hồ kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn cao. Độ sâu hồ kỵ khí phải lớn hơn 2,4 m (8 ft) và có thể đạt đến 9,1 m với thời gian lưu nước dao động trong khoảng 20-50 ngày. Quá trình ổn định nước thải trong hồ xảy ra dưới tác dụng kết hợp của quá trình kết tủa và quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành CO2, CH4, các khí khác, các acid hữu cơ và tế bào mới. Hiệu suất chuyển hóa BOD5 có thể đạt đến 70% – 85%.
IV – KẾT LUẬN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN:
Với mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT - cột A, vừa đảo bảo tính mỹ quan so với các công trình xung quanh, tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý, Vì vậy việc lựa chọn công nghệ vừa đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành là những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn công nghệ xử lý. Công nghệ THAI DUONG.ECC là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện nay, công nghệ hóa lý kết hợp công nghệ sinh học giá thể vi sinh là phương án tối ưu, vừa giải quyết triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải, vừa có giá thành hợp lý, vận hành đơn giản.
1. Tên công nghệ: Công nghệ THAI DUONG.ECC
2. Xuất xứ công nghệ: Việt Nam.
3. Công suất 5.000 m3/h.
4. Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính: Các thiết bị mới 100%.
5. Kế hoạch đào tạo, chuyển giao, bảo hành: Theo tiến độ mua sắm, lắp đặt thiết bị.
6. Sơ đồ quy trình công nghệ:
Một số hình ảnh thiết bị:
Song chắn rác tự động
|
Hố thu
|
Bể tách dầu - mỡ
|
Bể điều hòa với ống thổi khí đục lỗ
|
Bể keo tụ
|
Bể tạo bông
|
Bể lắng
|
Bể sinh học hiếu khí AFBR với giá thể cố đinh
|
Bể sinh học hiếu khí (Anocxic) với thiết bi khay chìm
|
Bể lắng sinh học
|
Bể trung gian
|
Bể lọc áp lực
|
Bể khử trùng
|
Chất lượng nước đầu ra dạt QCVN 40.2011-BTNMT-cột A
|
Máy thổi khí cung cấp ô xi cho bể sinh học
|
Máy bơm nhúng chìm phục vụ cho hệ thống xử lý
|
Cụm hóa chất
|
Tủ điện điều chỉnh thiết bị
|
CHƯƠNG V: TỔ CHỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
- Sau khi được Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Cụn công nghiệp chế biến lâm, nông sản, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Công ty cổ phần Hoàng Thái sẽ nhanh chóng tiến hành hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định và các công việc cần thiết để đầu tư xây dựng dự án đảm bảo hiệu quả cao nhất:
- Liên hệ với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn các thủ tục
lập dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường, thủ tục giao đất, cấp phép xây dựng…theo quy định hiện hành;
- Tiến hành thi công xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn;
- Tuyển dụng và đào tạo cán bộ, công nhân;
- Vận hành và khai thác dự án.
CHƯƠNG VI: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. HIỆU QUẢ VỀ MẶT XÃ HỘI
Cụm công nghiệp Nam Sơn tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ sau khi hình thành sẽ có vai trò quan trọng đối với huyện Ba Chẽ trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; cùng với sự hình thành và phát triển của Cụm công nghiệp Nam Sơn và các dự án công nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, đưa huyện Ba Chẽ thoát nghèo và đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào phát triển sản xuất và kinh doanh, dịch vụ, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ... để đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết việc làm mới cho lao động địa phương.
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ
- Dự án triển khai sẽ phát huy hiệu quả giá trị sử dụng đất của khu đất.
- Dự án sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy lợi thế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo được mục tiêu ngày càng có nhiều hơn sự đóng góp của doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước, cho sự phát triển chung của xã hội.
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Cam kết của nhà đầu tư:
- Với năng lực và uy tín của mình Công ty cổ phần Hoàng Thái xin cam kết thực hiện đúng nội dung trong Điều chỉnh Quy hoạch cục bộ chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp chế biến lâm, nông sản xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, đã được huyện Ba Chẽ thẩm định và phê duyệt.
- Cam kết bảo vệ môi trường: Công ty cam kết sẽ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường trước khi thực hiện dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi thực hiện dự án Công ty cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ mội trường theo Luật hiện hành.
2. Kết luận:
Dự án Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng cụm công nghiệp chế biến lâm sản Nam Sơn tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có tính khả thi cao, góp phần phát triển chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế huyện Ba Chẽ, đem lại lợi ích kinh tế lớn và có tính xã hội cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách địa phương.
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ sớm phê duyệt Quy hoạch để Công ty cổ phần Hoàng Thái có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, đúng với kế hoạch đã đề ra.
Công ty cổ phần Hoàng Thái xin trân trọng cảm ơn!
|
Quảng Ninh, ngày tháng 8 năm 2018
Người lập
Hoàng Văn Trọng
|