MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tên đồ án
II. Địa điểm thực hiện
III. Chủ đầu tư
IV. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch
V. Tiềm năng và sự cần thiết
1. Thực trạng
2. Phạm vi nghiên cứu và liên hệ vùng
3. Tiềm năng và sự cần thiết
VI. Mục tiêu và tính chất của dự án
CHƯƠNG II: NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
I. Những văn bản pháp lý để lập đồ án
II. Các nguồn tài liệu, số liệu
III. Các cơ sở bản đồ
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên
1. Địa hình
2. Đất đai
3. Địa chất
4. Khí hậu
5. Cảnh quan thiên nhiên
II. Hiện trạng kỹ thuật
1. Hệ thống giao thông
2. Hạ tầng kỹ thuật
3. Hiện trạng xây dựng
III. Hiện trạng dân cư và xã hội
IV. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC TOÀN KHU
I. Phân tích quy hoạch dự án
II. Phân tích kiến trúc dự án
CHƯƠNG V: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung
II. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với công trình
III. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hạ tầng
CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
II. Quy hoạch giao thông.
III. Quy hoạch hệ thống cấp nước
IV. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa
V. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải
VI. Quy hoạch hệ thống cấp điện
VII. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
I. Những căn cứ lập khái toán tổng mức đầu tư
II. Tổng mức đầu tư
CHƯƠNG IX: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Tổ chức thực hiện
II. Phân đoạn đầu tư
III. Các mốc tiến độ thực hiện dự án
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tên đồ án
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh tại xã Thanh Sơn và Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
II. Địa điểm thực hiện
Dự án nằm trên địa bàn hai xã: Thanh Sơn và Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
III. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư: Công ty CP Phú Khang HT
Địa chỉ: SN 371, khu 2, Thị trấn Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
IV. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch
Đơn vị tư vấn: Viện KHCN về Đầu Tư và Xây Dựng
Địa chỉ: Số 4, ngõ 1/13, phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Những người tham gia lập quy hoạch:
- Phùng Văn Lự Viện trưởng, quản lý chung
- Phạm Văn Hoàn Kiến trúc sư, chủ nhiệm, chủ trì quy hoạch
- Nguyễn Văn Giáp Kỹ sư, chủ trì giao thông, san nền
- Lê Quang Thọ Kỹ sư, chủ trì cấp điện
- Vũ Anh Tuấn Kỹ sư, chủ trì cấp thoát nước
- Nguyễn Thị Tâm Kỹ sư, chủ trì kinh tế xây dựng
V. Tiềm năng và sự cần thiết
1. Thực trạng
1.1. Vị trí địa lý: Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Hạ Long 90km đường bộ, có tọa độ từ 21007’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 160058’ đến 107024’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao, núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía Tây huyện.
- Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 200. Phần lớn là đất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn lại là đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
1.2. Khí hậu, thời tiết: Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 260C - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.
- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3
1.3. Dân số và các thành phần dân tộc: Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, đất rộng, người thưa, mật độ dân số thấp nhất tỉnh Quảng Ninh. Huyện Ba Chẽ có trên 4.800 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.600 hộ với tổng dân số 20.619 người (tính đến hết tháng 01/2014), gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%, Sán Chỉ 14%, còn lại các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình độ dân trí không đồng đều.
1.4. Thủy văn, hệ thống sông suối: Huyện Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Huyện có con sông lớn là sông Ba Chẽ, bắt nguồn từ núi Am Váp trên đất Hoành Bồ, dài 80km, lưu vực 978km2, chảy qua nhiều xã.
Đây là con sông chính lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông - ba chẽ sông - chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái). Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, Suối Đoắng, suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim).
- Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km (đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ).
- Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km.
- Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 95km.
- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.
- Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.
- Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km.
- Sông Khe Tân chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.
Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 - 6m gây ách tắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế. Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dâng nước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồn nước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.
Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện. Trong đó có sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Với hệ thống các sông, suối được thiên nhiên tạo hoá rất đa dạng, phong phú nên đã tạo ra được nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại - xã Nam Sơn; Thác Đá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O - xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong - xã Thanh Lâm; Thảo nguyên Khe Lầy - xã Đạp Thanh rất phù hợp với các điều kiện để phát triển được các điểm du lịch sinh thái.
2. Phạm vi nghiên cứu và mối liên hệ vùng:
2.1. Phạm vi nghiên cứu: địa điểm nghiên cứu thực hiện dự án là khu vực dọc Tỉnh lộ 330, đoạn qua địa bàn hai xã Thanh Sơn và Nam Sơn với tổng diện tích là 20,52 ha. Vị trí cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp khu vực đồi núi tiếp giáp xã Thanh Sơn và Nam Sơn
+ Phía Tây giáp khu vực đồi núi xã Thanh Sơn
+ Phía Đông giáp khu vực đồi núi xã Nam Sơn
+ Phía Nam giáp Tỉnh Lộ 330 và sông Ba Chẽ
2.2. Mối liên hệ vùng:
Khu vực dự án cách thị trấn Ba Chẽ khoảng 3,7 km, cách sân bay Quảng Ninh khoảng 30 km và cách thành phố Hạ Long khoảng 80km về hướng Bắc. Khi tuyến đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách từ Ba Chẽ đến Hạ Long còn khoảng 50 km.
Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh định hướng phục vụ phân khúc khách hàng nội tỉnh từ khu vực Hạ Long đến Cẩm Phả và khu vực miền Đông như Tiên Yên, Móng Cái. Tại các khu vực lân cận này hiện nay chưa có khu du lịch sinh thái hay khu dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe có quy mô lớn nào. Đồng thời, dự án còn thu hút khách du lịch Trung Quốc theo các tour kết nối liên tỉnh như: Móng Cái – Ba Chẽ - Bắc Giang; Lạng Sơn – Ba Chẽ - Hoành Bồ - Cẩm Phả và phát triển các tour nội địa theo hình thức du lịch khám phá, trải nghiệm (thích hợp với đối tượng khách du lịch nước ngoài).
Hình 1: Vị trí địa lý và liên hệ vùng của dự án
3. Tiềm năng và sự cần thiết
Ba Chẽ là huyện giàu truyền thống văn hóa với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị và trên 04 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh (Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân pháp của Tỉnh Hải Ninh tại xã Lương Mông-Minh Cầm, Di tích lịch sử Đình Làng Dạ - Thanh Lâm, Miếu Ông – Miếu Bà, Lò sứ cổ - xã Nam Sơn) nên có lợi thế phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa. Dân cư trong huyện chủ yếu là người dân tộc (chiếm 78%) tạo nên bản sắc văn hóa, ẩm thực hết sức phong phú và mang tính đặc trưng cao.
Tuy vậy, tình hình phát triển du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, nhất là tiềm năng lợi thế về du lịch sinh thái, trải nghiệm, du lịch tâm linh. Địa phương chưa hình thành được các tour, tuyến kết nối các điểm du lịch, chưa có khu vui chơi giải trí với quy mô lớn, hệ thống dịch vụ phục vụ cho du lịch còn kém phát triển.
Do vậy, việc bảo tồn, phát triển các tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và đặc trưng văn hóa trở thành sản phẩm du lịch sinh thái là hết sức cần thiết. Thông qua việc xây dựng khu du lịch sinh thái Khe Lạnh, kết hợp đầu tư đưa vào khai thác các tour trải nghiệm, khám phá như: Thảo nguyên Khe Lầy, Khe Xoong, Thác Đá Vuông, thác Khe O, Đèo Giang, du thuyền trên sông Ba Chẽ... , tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu tập quán sinh hoạt và các làng nghề truyền thống sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành “công nghiệp xanh” của địa phương.
VI. MỤC TIÊU VÀ TÍNH CHẤT CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu
- Hoàn thiện quy hoạch chung huyện Ba Chẽ nói chung và xã Thanh Sơn, Nam Sơn nói riêng.
- Góp phần cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đã được phê duyệt.
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đai và sinh thái trong khu vực.
- Phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội trong địa bàn theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt.
- Khai thác tiềm năng sinh thái tự nhiên, phát triển kinh tế du lịch nghỉ dưỡng và tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế huyện Ba Chẽ.
2. Tính chất
Dự án nhằm xây dựng khu du lịch sinh thái phức hợp, phát huy yếu tố hiện đại, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế về sinh thái với các khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, sinh hoạt trong một môi trường xanh sạch - đẹp cùng với hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cao nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, môi trường đồng thời hành động có ý thức trách nhiệm làm cho thiên nhiên môi trường bền vững, phong phú phục vụ trở lại lợi ích của con người cả ở hiện tại và tương lai. Ưu tiên các dịch vụ sạch, thân thiện với môi trường tự nhiên như: tắm suối, leo núi, tham quan vườn sinh thái.
3. Vai trò của dự án đối với khu vực
Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh khi được xây dựng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch huyện Ba Chẽ. Với mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch huyện Ba Chẽ, kết hợp các tuyến du lịch khác trên địa bàn như: khu di tích Miếu Ông – Miếu Bà, làng gốm cổ tại thôn Làng Mới, xã Nam Sơn..., dự án sẽ đóng góp không nhỏ vào việc:
-
Bảo đảm hệ sinh thái đặc thù bền vững; bảo đảm tính thẩm mỹ sinh thái
-
Bảo đảm phát triển văn hóa bản địa và bảo đảm tạo ra sự hỗ trợ phát triển toàn khu vực
-
Bảo tồn môi trường tự nhiên
-
Nâng cao ý thức, động viên trách nhiệm của dân cư địa phương và du khách trong công tác bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường du lịch thác Khe Lạnh.
Đồng thời, với chức năng phục vụ 10.000-15.000 lượt du khách mỗi năm và các dịch vụ đa dạng, Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh khi đi vào sử dụng sẽ trở thành điểm nhấn trong ngành du lịch của địa phương nói riêng, đem lại sự khởi sắc trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội Ba Chẽ nói chung.
CHƯƠNG II: NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
I. Những văn bản pháp lý để lập đồ án
- Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”;
- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính Phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính Phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- QCVN 01:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Quy hoạch Xây dựng;
- TCVN 7801:2008: Quy hoạch phát triển khu du lịch – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quyết định 1418/ QĐ-UBND ngày 04/07/2014 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU của BCH Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 -2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 -2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2025 được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010;
- Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích, danh thắng huyện Ba Chẽ giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 20/5/2013;
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020) được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 2210/QĐ-UBND ngày 22/11/2011/
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 22/11/2011;
- Quyết định số 3456 ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chi tiết về trình tự, thủ tự thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 01/04/2016 của UBND huyện Ba Chẽ “về việc chủ trương nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái Khe Lạnh huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”;
II. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Các số liệu nguồn từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Ba Chẽ.
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010.
III. Các cơ sở bản đồ
- Bản đồ xã Thanh Sơn và Nam Sơn tỷ lệ 1/10.000 do Phòng Tài nguyên môi trường huyện Ba Chẽ cấp
- Quy hoạch chung huyện Ba Chẽ (file autocad)
- Bản đồ hiện trạng khu đất do đơn vị đo đạc thực hiện
- Sơ đồ vị trí khu đất (ảnh)
- Ảnh chụp hiện trạng khu vực
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên:
1. Địa hình: Đại bộ phận khu vực nghiên cứu là đất tự nhiên có cao độ khá phức tạp, thay đổi từ +14.5 m đến +173 m so với mực nước biển. Địa hình đất khá dốc, khu vực trung tâm dự án có dòng nước chảy tạo thành thác tự nhiên.
2. Đất đai: Phần lớn diện tích đất thực hiện dự án là đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, phần còn lại là diện tích đất suối và mặt nước Khe Lạnh. Cụ thể như sau:
STT
|
TÊN ĐẤT
|
DIỆN TÍCH (m2)
|
TỶ LỆ (%)
|
1
|
Diện tích đất rừng sản xuất
|
186.833,63
|
91,05
|
2
|
Diện tích đường mòn
|
5.410,90
|
2,64
|
3
|
Diện tích đất suối và mặt nước
|
12.955,47
|
6,31
|
4
|
Tổng
|
205.200,00
|
100
|
Bảng 1: Cơ cấu đất đai của khu vực dự án
3. Địa chất: Đại bộ phận đất đai là đất đồi, kết cấu ổn định, có thể dễ dàng xây dựng các công trình xây dựng. Không có ghi nhận nào về biến động địa chất.
4. Khí hậu thủy văn: nhiệt độ trung bình mùa hè tại đây khoảng 24 oC, mùa đông khoảng dưới 10oC. Độ ẩm trung bình năm: 84%. Khí hậu cơ bản là ôn hòa, ít xảy ra giông bão.
5. Cảnh quan thiên nhiên: Thác Khe Lạnh có độ cao trên 20m, 2 tầng, có dòng chảy lớn với các tảng đá xếp thành tầng. Cảnh quan kỳ vĩ và thảm thực vật phong phú, thích hợp để đầu tư xây dựng du lịch sinh thái.
II. Hiện trạng kỹ thuật
1. Hệ thống giao thông: Tuyến giao thông chủ yếu của khu vực là tỉnh lộ 330, có chiều rộng lưu thông xe là 7,5 m đi qua phía Nam dự án. Trong khu vực dự án có một số đường đất, đường mòn dân sinh, chưa có đường hoàn chỉnh.
2. Hạ tầng kỹ thuật: Hiện tại, phía Nam khu vực nghiên cứu có đường dây điện 35 kV và cống hộp dọc theo tỉnh lộ 330. Mặt trong dự án là đất đồi tự nhiên, chưa có hệ thống giao thông hay cấp điện, cấp nước. Hiện khu vực chưa được cấp nước sạch. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ xây dựng đường ống dẫn nước từ khu dân cư Khe Cát, xã Thanh Sơn cấp cho dự án.
3. Hiện trạng xây dựng: Đại bộ phận đất đai của dự án vẫn ở trạng thái tự nhiên. Hiện không có công trình xây dựng nào trong dự án.
III. Hiện trạng dân cư và xã hội
Trong khu đất không có dân cư sinh sống. Khu vực lân cận dự án chủ yếu là đồi cao và đất rừng.
IV. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
1. Thuận lợi:
- Giao thông thuận lợi, xuyên suốt
- Tài nguyên đất, tài nguyên nước dồi dào
- Có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú. Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, đa dạng, chưa đưa vào khai thác.
2. Khó khăn:
- Địa hình phức tạp, khá dốc
- Trong khu đất nghiên cứu chưa có hạ tầng kỹ thuật, cần phải xây mới
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH QUY HOẠCH KIẾN TRÚC TOÀN KHU
I. Phân tích quy hoạch dự án
1. Quy mô dự án
Với tiềm năng như đã phân tích trong phần thực trạng, nghiên cứu quy mô sử dụng đất đai (20,52 ha) , khu du lịch sinh thái Khe Lạnh có khả năng tiếp nhận 10.000 – 15.000 lượt du khách mỗi năm (trung bình 30–45 lượt/ngày). Vào thời gian cao điểm, lượng du khách có thể lên đến 650 lượt/ ngày. Số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc ngày cao điểm là khoảng 150 người.
2. Quy hoạch giao thông:
Tuyến giao thông vào dự án được bắt đầu bằng bãi đỗ xe ngay sát tỉnh lộ 330 phía Nam dự án. Tuyến đường chính có chiều rộng 5,5+1 m nối liền bãi đỗ xe đi vào khu trung tâm dài khoảng 325m là tuyến đường ô tô duy nhất của dự án, chỉ phục vụ các loại xe hạng nhẹ. Từ khu trung tâm đi lên khu vực sân tập golf và khu chăm sóc sức khỏe là đường xe điện, đoạn này rộng 6,5 m, đủ để 2 làn xe điện có thể lưu thông dễ dàng. Các tuyến đường giao thông đều bám sát địa hình, địa mạo của khu vực để giảm độ dốc và giảm thiểu khối lượng san gạt. Các tuyến đường khác là đường mòn, rộng 3,5m.
3. Phân khu chức năng:
3.1. Phân khu chức năng:
(1) Khu văn phòng điều hành và trung tâm tổ chức sự kiện.
(2) Khu biệt thự sinh thái.
(3) Khu vui chơi giải trí (ẩm thực, thể thao, chăm sóc sức khỏe, khu đốt lửa trại ngoài trời, chòi vọng cảnh, điểm dừng chân).
(4) Khu dịch vụ thương mại (cafe, trà quán, cửa hàng đặc sản ...).
(5) Khu cây xanh, cảnh quan (vườn cảnh, mặt nước, đường dạo, khu vui chơi ngoài trời...).
(6) Khu trồng hoa và cây đặc sản
(7) Khu phụ trợ (khu sinh hoạt nhân viên, các khu nhà tắm, vệ sinh riêng lẻ...).
(8) Khu hạ tầng kỹ thuật, đường xá và bãi đỗ xe (đường, trạm điện, trạm bơm, nơi tập kết rác, bãi đỗ xe...) .
(9) Khu rừng trồng cây đặc sản, dược liệu.
3.2.Các hạng mục cần đầu tư xây dựng:
(1) Tòa nhà trung tâm là công trình trọng điểm trong dự án. Công trình được thiết kế theo phong cách hiện đại, có thể có nhiều hạng mục liên kết nhau với mái xanh sinh thái cách nhiệt và tạo vi khí hậu. Vì địa hình dốc, khó san gạt nên nghiên cứu phương án san gạt tối ưu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được cải tạo.
(2) Khu biệt thự sinh thái bao gồm các ngôi biệt thự song lập, đơn lập, được phân thành 2 khu (khu khách VIP và khu khách hạng trung) để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi riêng tư của du khách. Chất liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tạo sự thông thoáng và giao hòa với cảnh quan thiên nhiên, mang lại sự gần gũi và thư giãn cho du khách. Tổng quy mô xây dựng: 14 căn biệt thự, trong đó có 10 căn đơn lập, 4 căn song lập.
(3) Khu vui chơi giải trí (dịch vụ du lịch) bao gồm:
+ Hệ thống nhà dịch vụ kết hợp khu vui chơi giải trí điều phối mọi hoạt động của khu du lịch sinh thái được bố trí gần khu trung tâm, tổng hợp các chức năng: ẩm thực, vui chơi giải trí, sân khấu và âm nhạc trong nhà ...
+ Trung tâm vật lý trị liệu bố trí gần hồ bơi và khu thể thao để nâng cao hiệu quả sử dụng.
+ Sân tập golf: Do địa hình dốc nên diện tích bố trí cho hạng mục này không nhiều, chỉ dừng lại ở mức tập luyện là chính.
+ Điểm dừng chân, chòi vọng cảnh ...
(4) Hệ thống quán cà phê, trà quán và cửa hàng: Được bố trí phân tán, gần các khu chức năng chính tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc dễ dàng. Các công trình dạng này quy mô vừa và nhỏ, chiều cao 1 tầng. Riêng đối với cửa hàng bán đặc sản, nông sản sẽ dùng hình thức kiến trúc bản địa (nhà sàn) để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa và tạo ấn tượng mới, lạ cho du khách.
(5) Đài phun nước: cấu trúc bê tông cốt thép, theo mô hình quả cầu nước khổng lồ, mang tới không gian mát mẻ, thư giãn.
(6) Cây xanh cảnh quan: Diện tích cây xanh cảnh quan phần lớn được làm mới do trong khu vực dự án hiện không có cây rừng tự nhiên, chủ yếu là cây bụi, cây thân nhỏ. Ngoài ra, khu cây xanh cảnh quan được bố trí nhiều đường dạo, lối mòn, chòi vọng cảnh và sân bãi phục vụ du lịch ngoài trời để tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc tối đa với thiên nhiên.
(7) Khu trồng trà hoa vàng, trồng hoa và cây đặc sản: Là không gian cảnh quan sinh thái, trồng các sản vật địa phương (đặc biệt là cây trà hoa vàng) và cây ăn quả ôn đới. Taị đây, du khách có thể ngắm cảnh thưởng thức trà, tham quan vườn quả, thu hái quả chín, lao động chăm sóc vườn quả...
(8) Khu hạ tầng kỹ thuật: bao gồm trạm điện, trạm bơm cấp, thoát nước, trạm xử lý nước thải, điểm thu gom rác thải,... được bố trí đấu nối với quy hoạch chung hợp lý, thuận lợi cho việc thu gom xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm trong khu quy hoạch. Dự án sử dụng và bố trí trạm bơm áp lực để phục vụ tối đa nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày của khách du lịch. Bố trí các hệ thống về thông tin liên lạc như: cáp truyền hình, cáp điện thoại, các đường ống đường dây hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu tin tức cho du khách. Đường giao thông và bãi đỗ xe phải được bố trí theo cấu trúc địa hình tự nhiên vốn có (địa hình đồi núi) để hạn chế độ dốc và tối ưu hiệu quả thi công , nhấn mạnh hướng, tuyến trục chính và khu vực trung tâm để nâng cao hiệu quả sử dụng và tính thẩm mỹ. Tạo thêm trục đi bộ dọc theo sườn đồi, trong các khu cây xanh.
II. Phân tích kiến trúc dự án
Phương án quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan chủ yếu dựa vào địa hình và dòng chảy của Khe Lạnh. Trong đó, đơn vị nghiên cứu đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy lợi thế tự nhiên của thác Khe Lạnh – điểm du lịch đã được UBND Tỉnh công nhận. Theo đó, thác 1 chỉ cải cải tạo nhỏ khơi lòng suối để tạo dòng chảy và đảm bảo lượng nước chảy quanh năm, về cơ bản vẫn giữ nguyên để bảo tồn cảnh quan tự nhiên.
Tại đỉnh thác 2 (là khu vực hiểm trở, dốc trơn du khách hiện nay không thể tiếp cận được) bố trí đập ngăn tạo thành hồ nước nhân tạo diện tích khoảng 2400m2 làm điểm nhấn cho toàn bộ dự án. Các công trình khác bố trí dọc theo các tuyến giao thông chính và phụ, tựa lưng vào sườn đồi, nhìn ra khe Lạnh để tận dụng ưu thế về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu.
- Về phong cách kiến trúc: Các công trình được xây dựng theo phong cách hiện đại, kế thừa kiến trúc truyền thống, mang lại sự gần gũi, hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên.
- Về màu sắc sử dụng: khuyến khích dùng các gam màu hài hòa với môi trường sinh thái xung quanh, không sử dụng các gam màu tương phản mạnh.
- Về vật liệu: sử dụng đa dạng chủng loại vật liệu dùng trong xây dựng. Khuyến khích sử dung các loại vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường.
- Về chiều cao tầng: Để đảm bảo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, tạo một không gian nghỉ ngơi “xanh” hoàn toàn thân thiện với môi trường thì các công trình xây dựng cần hạn chế tối đa chiều cao. Cụ thể, chiều cao tòa nhà trung tâm là 3 tầng, các công trình khác từ 1 - 3 tầng.
- Về mật độ xây dựng: Mật độ xây dựng toàn khu rất thấp, chỉ 3,49%
- Về hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng mới và đồng bộ toàn bộ hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc phù hợp với quy mô, chức năng của dự án.
CHƯƠNG V: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung
Bảng 2: Thống kê các chỉ tiêu quy hoạch dự án
STT
|
CHỈ TIÊU
|
KHỐI LƯỢNG
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
1
|
Diện tích đất
|
205.200,00
|
m2
|
2
|
Diện tích xây dựng
|
7.153,00
|
m2
|
3
|
Mật độ xây dựng
|
3,49
|
%
|
4
|
Số tầng cao
|
1-3
|
Tầng
|
5
|
Diện tích sàn
|
15.828,00
|
m2
|
6
|
Hệ số sử dụng đất
|
0,08
|
Lần
|
7
|
Số người sử dụng
|
800,00
|
Người
|
8
|
Diện tích đất bình quân
|
256,50
|
m2/ Người
|
9
|
Diện tích sàn bình quân
|
19,79
|
m2/ Người
|
Bảng 3: Thống kê các chỉ tiêu sử dụng đất dự án
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH (m2)
|
TỶ LỆ (%)
|
1
|
Đất đa chức năng
|
3.255,00
|
1,59
|
2
|
Đất dịch vụ du lịch, đất vui chơi giải trí
|
14.080,00
|
6,86
|
3
|
Đất dịch vụ thương mại
|
1.754,00
|
0,85
|
4
|
Đất xây dựng biệt thự sinh thái
|
5.809,80
|
2,83
|
5
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
2.020,00
|
0,98
|
6
|
Đất mặt nước
|
6.610,00
|
3,22
|
7
|
Đất cây xanh cảnh quan
|
12.012,00
|
5,85
|
8
|
Đất rừng trồng cây đặc sản, dược liệu
|
144.525,00
|
70,43
|
9
|
Đất giao thông
|
15.134,20
|
7,38
|
10
|
TỔNG
|
205.200,00
|
100,00
|
II. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với công trình
1. Tòa nhà trung tâm (D-01)
Chức năng: Điều hành, đón tiếp
Diện tích đất: 3.255 m2
Diện tích xây dựng: 1.500 m2
Mật độ xây dựng: 46,1 %
Chiều cao tầng: 3 tầng
Diện tích sàn: 4.500 m2
Hệ số sử dụng đất: 1,4 lần
Chiều cao: 15 m
2. Trung tâm vui chơi giải trí (V-01)
Diện tích đất: 3.881 m2
Diện tích xây dựng: 1.000 m2
Mật độ xây dựng: 25,8 %
Chiều cao tầng: 3 tầng
Diện tích sàn: 3.000 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,8 lần
Chiều cao: 14 m
3. Trung chăm vật lý trị liệu và thể thao (V-02)
Chức năng: Massage, tắm bùn, vật lý trị liệu, sân tennis, nhà cho nhân viên...
Diện tích đất: 5.855 m2
Diện tích xây dựng: 900 m2
Mật độ xây dựng: 15,4 %
Chiều cao tầng: 2 tầng
Diện tích sàn: 1.800 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,3 lần
Chiều cao: 9 m
4. Biệt thự du lịch (O-01)
Chức năng: nghỉ ngơi, nhà nghỉ cho du khách
Diện tích đất: 5.809,8 m2
Diện tích xây dựng: 2.800 m2
Mật độ xây dựng: 48,2 %
Chiều cao tầng: 2 tầng
Diện tích sàn: 5.600 m2
Hệ số sử dụng đất: 1 lần
Chiều cao: 9 m
Số căn biệt thự: 14 căn
Trong đó:
- Diện tích đất mỗi căn: 330-491 m2
- Diện tích xây dựng: 200m2/căn
- Số tầng: 2 tầng
- Diện tích sàn: 400m2/căn
- Mật độ xây dựng: 40 – 61 %
5. Sân tập golf (V-03)
Diện tích đất: 2.851 m2
Diện tích xây dựng nhà phục vụ: 18 m2
Mật độ xây dựng: 0,6 %
Chiều cao tầng nhà phục vụ: 1 tầng
Diện tích sàn nhà phục vụ: 18 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,1 lần
Chiều cao: 5 m
6. Chòi nghỉ, vọng cảnh và điểm dừng chân (V-04)
Diện tích đất: 664 m2
Diện tích xây dựng: 50 m2
Mật độ xây dựng: 7,5 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 50 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,1 lần
Chiều cao: 5 m
7. Cửa hàng, trung tâm trưng bày và giới thiệu sản vật của địa phương và trà quán (T-01)
Chức năng: Trưng bày và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là trà hoa vàng (liên kết du lịch sinh thái với Dự án trồng và chế biến dược liệu mà Đơn vị nghiên cứu đã được phê duyệt trước đó).
Diện tích đất: 854 m2
Diện tích xây dựng: 300 m2
Mật độ xây dựng: 35,13 %
Chiều cao tầng: 2 tầng (Nhà sàn)
Diện tích sàn: 300 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,4 lần
Chiều cao: 9 m
8. Quán cà phê, sân khấu mini, biểu diễn ngoài trời (T-02)
Diện tích đất: 328 m2
Diện tích xây dựng: 100 m2
Mật độ xây dựng: 30,5 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 100 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,3 lần
Chiều cao: 9 m
9. Khu thưởng trà và cà phê (T-03)
Tổng diện tích đất: 476 m2
Diện tích xây dựng: 100 m2
Mật độ xây dựng: 21,01 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 100 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,2 lần
Chiều cao: 5 m
10. Nhà tiếp đón khách – nhà quản lý bãi xe (H-01)
Diện tích đất: 113 m2
Diện tích xây dựng: 60 m2
Mật độ xây dựng: 53,1 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 60 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,5 lần
11. Khu hạ tầng kỹ thuật (H-02)
Chức năng: Bể nước, trạm bơm, trạm điện, trạm viễn thông...
Diện tích đất: 1.200 m2
Diện tích xây dựng: 200 m2
Mật độ xây dựng: 16,7 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 200 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,2 lần
Chiều cao: 4 m
12. Trạm xử lý nước thải (H-04)
Chức năng: Xử lý nước thải
Diện tích đất: 381 m2
Diện tích xây dựng: 100 m2
Mật độ xây dựng: 26,25 %
Chiều cao tầng: 1 tầng
Diện tích sàn: 100 m2
Hệ số sử dụng đất: 0,26 lần
Chiều cao: 4 m
13. Hồ nước trung tâm và đập nước (N-02)
Chức năng: Trữ nước, điều hòa khí hậu, vui chơi giải trí mặt nước.
Diện tích đất: hồ 2.404 m2, đập nước dài 40m kết hợp đường giao thông qua suối.
III. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hạ tầng
1. Chuẩn bị kỹ thuật
San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức liền kề là 0.2m và 0.5m, độ dốc san nền i=0.02 và i=0.05.
- Khối lượng đào: 32771.0 m3
- Khối lượng đắp : 3090.4 m3
2. Giao thông
Tuyến trục chính nối từ đường hiện trạng (TL330) có cao độ 15.50m lên đến sân tập golf có cao độ 51.0m, có bề rộng mặt đường B=5.5m + lề đường 2 bên B=2x0.5m, có độ dốc dọc tối đa là 10%.
Tuyến đường nhánh nối từ tuyến đường chính ra các khu vực vui chơi, giải trí, biểu tượng khu du lịch.... có bề rộng mặt đường B=2.5m + lề đường 2 bên B=2x0.
Do địa hình dốc nên khi làm đường chạy qua cần đảm bảo xây dựng taluy đào đắp để bảo vệ đường, taluy đắp 1:1.5, taluy đào 1:1.0.
3. Cấp điện
- Tổng nhu cầu phụ tải tính toán khu vực quy hoạch là 2000kVA.
- 2 trạm biến áp 1000kVA.
- Nguồn điện cấp cho toàn bộ dự án là nguồn điện 3 pha 380V/220V, tần số 50HZ.
4. Cấp nước
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: 150 lít/người-ngđ (100% dân số được cấp nước).
- Dịch vụ công cộng: 4lít/m2 sàn-ngđ.
- Nước tưới cây, rửa đường: 15% Qsh.
- Nước hao hụt thất thoát: 10% Qsh.
- Nước dự phòng phát triện: 15% Qsh.
- Lưu lượng giờ max Qhmax 18.59 (m3/h)
- Tổng lượng nước trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra 28.16 (m3/h)
5. Thoát nước mưa
- Độ dốc đường ống, mương thoát nước chọn trên cơ sở đảm bảo tốc độ nước chảy trong cống v>=0,6m/s. Vận tốc lớn nhất Vmax=4m/s.
- Cao độ đỉnh mương tại điểm đầu tuyến phải đảm bảo chiều sâu lớp đất phủ tới đỉnh mương là =>0.6m.
- Ngoài ra, do địa hình dốc, cần phải tích lũy nước vào hồ chứa và để hạn chế san gạt, can thiệp vào môi trường quá nhiều có thể kết hợp giải pháp thoát nước mưa theo địa hình tự nhiên.
6. Thoát nước thải
- Độ sâu chôn ống > 0,7 m ( tính đến đỉnh ống dưới đường).
- Độ sâu chôn ống > 0,4 m ( tính đến đỉnh ống trên hè).
- Độ dốc đặt ống i > 1/D.
- Vận tốc dòng chảy Vmin = 0,7 m/s, Vmax < 4 m/s.
- Độ đầy < 0.6 D đối với ống D300 và < 0,8 D đối với ống D400 và lớn hơn.
- Góc nối giữa 2 đường ống > 90 độ.
- Toàn bộ nước thải được thu gom và chuyển về hai trạm xử lý nước thải trong dự án. Trạm XLNT có công suất 375,20 m3/ngđ.
7. Thông tin liên lạc
Dự kiến đặt 06 tủ phân phối tuyến cáp quang và truyền hình cho khu quy hoạch dùng các tuyến dây dây cáp 2x(300x0,5)mm²+QG 540.
CHƯƠNG VI: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
1. Hiện trạng nền
Dự án có địa hình đốc lớn, có cao độ tự nhiên thay đổi từ cos+14.5 đến cos+170.0m
2. Quy hoạch san nền
Cao độ thiết kế san nền tuân thủ theo vào hiện trạng khu vực, độ dốc san nền bám sát hướng dốc tự nhiên của khu vực để giảm khối lượng đào đắp.
San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức liền kề là 0.2m, 0.5m và 1.0 m, độ dốc san nền i=0.02 và i=0.05. Tại một số vị trí công trình, bố trí san lấp cục bộ để hạn chế đào đắp. Một số vị trí công trình đào nền để đảm bảo giao thông thuận lợi và mở mái taluy 1:1.0 để đảm bảo sự ổn định của công trình và thoát nước mặt dễ dàng. Cụ thể, tại vị trí nhà số 1 và bãi đỗ xe, do công trình nằm ở giữa các tuyến đường, để tạo không gian cho công trình ta dùng kè chắn đá hộc Htb=2.0m ở vị trí bãi đỗ xe và kè chắn đá hộc Htb=6m ở vị trí nhà số 1.
Khối lượng đất san nền trong giai đoạn quy hoạch này được tính theo phương pháp chiều cao đắp trung bình cho từng lô, giới hạn là chỉ giới đường đỏ và cao độ trung bình là cao độ thiết kế trừ cao độ hiện trạng thiên nhiên. Khối lượng đắp nền diện tích giao thông của dự án được tính theo cao độ trung bình.
Bảng 4: Tổng hợp khối lượng san nền
|
STT
|
Tên lô đất
|
Chiều cao đào TB(m)
|
Chiều cao đắp TB(m)
|
Diện tích (m2)
|
Khối lượng đào (m3)
|
Khối lượng đắp (m3)
|
STT
|
TÊN LÔ ĐẤT
|
CHIỀU CAO ĐÀO TB(M)
|
CHIỀU CAO ĐẮP TB(M)
|
DIỆN TÍCH(M2)
|
KHỐI LƯỢNG ĐÀO(M3)
|
KHỐI LƯỢNG ĐẮP(M3)
|
1
|
LÔ 1
|
-3.0
|
|
288.30
|
-864.9
|
|
2
|
LÔ 2
|
|
1.2
|
374.10
|
0.0
|
448.9
|
3
|
LÔ 3
|
-2.5
|
|
1321.50
|
-3303.8
|
|
4
|
LÔ 4
|
-4.5
|
|
1954.80
|
-8796.6
|
0.0
|
5
|
LÔ 5
|
|
0.2
|
313.50
|
|
62.7
|
6
|
LÔ 6
|
-1.2
|
|
72.00
|
-86.4
|
|
7
|
LÔ 7
|
2.5
|
|
350.00
|
875.0
|
|
8
|
LÔ 8
|
-0.8
|
1.8
|
1020.40
|
-816.3
|
1836.7
|
9
|
LÔ 9
|
-1.7
|
|
4833.30
|
-8216.6
|
|
10
|
LÔ 10
|
|
1.2
|
81.70
|
|
98.0
|
11
|
LÔ 11
|
-3.5
|
|
201.70
|
-706.0
|
|
12
|
LÔ 12
|
-2.8
|
|
197.70
|
-553.6
|
|
13
|
LÔ 13
|
-3.0
|
|
198.50
|
-595.5
|
|
14
|
LÔ 14
|
-1.9
|
|
196.60
|
-373.5
|
|
15
|
LÔ 15
|
-1.7
|
|
207.50
|
-352.8
|
0.0
|
16
|
LÔ 16
|
-2.5
|
|
213.76
|
-534.4
|
|
17
|
LÔ 17
|
-1.5
|
|
215.00
|
-322.5
|
|
18
|
TL 1
|
-1.5
|
|
416.60
|
-624.9
|
|
19
|
TL 2
|
-1.2
|
|
924.40
|
-1109.3
|
|
20
|
TL 3
|
-0.5
|
|
413.70
|
-206.9
|
|
21
|
TL 4
|
-2.0
|
|
1530.80
|
-3061.6
|
|
22
|
TL 5
|
-2.0
|
|
738.30
|
-1476.6
|
|
23
|
TL 6
|
-1.2
|
|
1370.00
|
-1644.0
|
|
24
|
TL 7
|
2.0
|
|
322.00
|
|
644.0
|
TỔNG
|
-32771.0
|
3090.4
|
II. Quy hoạch giao thông
1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế
a. Cơ sở thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng việt nam về quy hoạch xây dựng - QCXDVN 01: 2008.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - QCVN 07:2010/BXD.
- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN - 263 - 2000.
- Đường ô tô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054-2005.
- Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường đô thị - TCXD 104 – 2007.
- Quy định nội dung thể hiện bản vẽ - nội dung thuyết minh, trong nhiệm vụ và Đồ án - Quy hoạch Xây dựng: 03/2008/QĐ-BXD.
- Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 211-06.
- Áo đường cứng đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 223-95.
- Bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
b. Nguyên tắc thiết kế
Tuyến vạch theo nguyên tắc bám theo địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa hiện trạng, hạn chế san gạt, đào đắp lớn ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Khớp nối với các tuyến giao thông hiện hữu, các dự án, đồ án xây dựng trong khu vực đã được phê duyệt.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, kết nối thuận lợi giữa hệ thống giao thông cơ giới, giao thông xe điện, và mạng lưới điểm, bãi đỗ xe.
2. Hiện trạng giao thông
- Ngoài ranh giới dự án:
Phía Nam khu đất tiếp giáp với đường nhựa TL 330 có bề rộng mặt đường B=7.0m , lề đường bên trái rộng 2.5m đến 3.0m, lề đường bên phải rộng 1.0m, có cao độ thay đổi từ cos+14.40 đến cos +15.90m.
- Trong ranh giới dự án:
Bám theo dòng chảy suối khe Lạnh, theo hướng Tây Bắc và Tây Nam thì trong dự án có 6 tuyến đường đất có bề rộng từ 1.4m đến 5.4m có cao độ từ cos+38.0 đến cos +119.6m
3. Quy hoạch mạng lưới giao thông
Tuyến trục chính nối từ đường hiện trạng (TL330) có cao độ 15.50m lên đến sân tập golf có cao độ 51.0m, có bề rộng mặt đường B=5.5m + lề đường 2 bên B=2x0.5m, có độ dốc dọc tối đa là 10%, đảm bảo ô tô và xe điện lưu thông được. Đoạn sát Tỉnh lộ 330 dài 5m có độ dốc 3% để tạo điều kiện cho ôtô ra vào dễ dàng.
Tuyến đường nhánh nối từ tuyến đường chính ra các khu vực vui chơi, giải trí, biểu tượng khu du lịch, khu chăm sóc sức khỏe.... có bề rộng mặt đường B=2.5m + lề đường 2 bên B=2x0.5m là các tuyến đường đi bộ nên tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, độ dốc lớn thì xây bậc thang, đảm bảo hạn chế đào đắp và san lấp cục bộ.
Mạng lưới đường bám sát theo đường đất hiện trạng và bám sát theo các khe suối để tạo cảnh quan thiên nhiên, một số vị trí đường qua suối nhỏ thì làm cầu.
Do địa hình dốc nên khi làm đường chạy qua cần đảm bảo xây dựng taluy đào đắp để bảo vệ đường, taluy đắp 1:1.5, taluy đào 1:1.0.
Kết cầu đường dùng kết cấu BTXM M250 dày 20cm.
4. Quy hoạch bãi đỗ xe
Với quy mô trung bình 30–45 lượt/ngày (xem thêm phần quy mô dự án) thì với xe 40 chỗ sẽ là 1 xe/ ngày. Với xe 4 chỗ thì 10 lượt/ ngày. Với lưu lượng xe như trên đơn vị tư vấn đề xuất phương án quy hoạch bãi đỗ xe như sau:
Quy hoạch bãi đỗ xe số 1 có diện tích 175m2 ở vị trí nằm trên trục đường chính và cách TL330 L =15.0m, với chức năng là bãi đỗ xe cho các phương tiện nhiều hơn 4 chỗ ngồi.
Quy hoạch bãi đỗ xe số 2 có diện tích 443 m2 tại gần tòa nhà trung tâm (1), với chức năng là bãi đỗ xe 4 chỗ, đón trả khách, bãi đỗ xe điện chuyên dụng.
Như vậy, cả 2 bãi đỗ xe có tổng diện tích hơn 600 m2 hoàn toàn đáp ứng được lưu lượng xe hoạt động hàng ngày. Trong trường hợp cao điểm, số lượng xe khách tăng cao sẽ áp dụng hình thức không dừng xe quá lâu. Các phương tiện nhiều hơn 4 chỗ ngồi sẽ áp dụng phương pháp đưa đón theo giờ để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên đường tỉnh 330.
Bảng 5: Tổng hợp khối lượng đường giao thông
|
STT
|
Mặt cắt
|
Chiều dài (m)
|
Diện tích mặt đường (m2)
|
Diện tích lề đường (m2)
|
Ghi chú
|
1
|
1 - 1
|
706
|
4296.21
|
706.00
|
Đường ô tô, xe điện
|
2
|
2 - 2
|
1309
|
3470.86
|
1309.00
|
Đường bộ
|
3
|
|
|
618.00
|
|
Bãi đỗ xe
|
III. Quy hoạch hệ thống cấp nước
1. Hiện trạng cấp nước và các dự án liên quan
Hiện tại trong khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch.
2. Nhu cầu dùng nước
- Nhu cầu dùng nước được tính toán trên cơ sở sử dụng các tiêu chuẩn dùng nước trong “Quy chuẩn xây dựng Việt nam” và "Tiêu chuẩn thiết kế TCXD-33:2006".
- Tiêu chuẩn cấp nước lấy theo tiêu chuẩn đô thị loại I (Bảng 3.1 TCXD-33:2006).
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: 150 lít/người-ngđ (100% số người được cấp nước).
- Dịch vụ công cộng: 4lít/m2 sàn-ngđ.
- Nước tưới cây, rửa đường: 15% Qsh
- Nước hao hụt thất thoát: 10% Qsh
- Nước dự phòng phát triển: 15% Qsh
Bảng 6: Lưu lượng cấp nước giờ max
STT
|
TÊN HẠNG MỤC
|
KẾT QUẢ
|
ĐƠN VỊ
|
1
|
Lưu lượng cấp nước sinh hoạt
|
120.00
|
(m3/ngđ)
|
Số khách du lịch
|
800
|
người
|
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
|
150
|
l/người.ca
|
2
|
Lưu lượng nước cho khu công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí,..
|
99.06
|
(m3/ngđ)
|
Tổng diện tích sàn
|
24,764.00
|
m2
|
Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí
|
4.00
|
l/m2.sàn
|
3
|
Nhu cầu cấp nước tưới cây, rửa đường 15%((1)+(2))
|
32.86
|
(m3/ngđ)
|
4
|
Lượng nước hao hụt, thất thoát 10% ((1)+(2)+(3))
|
25.19
|
(m3/ngđ)
|
5
|
Lượng nước dự phòng phát triển 15%((1)+(2)+(3)+(4))
|
41.57
|
(m3/ngđ)
|
6
|
Tổng lưu lượng nước cấp
|
318.67
|
(m3/ngđ)
|
7
|
Hệ số dùng nước lớn nhất ngày K ngàymax
|
1.4
|
1.2-1.4
|
8
|
Tổng nhu cầu dùng nước lớn nhất ngàyQmax
|
446.14
|
(m3/ngđ)
|
9
|
Lưu lượng giờ max Qhmax
|
18.59
|
(m3/h)
|
Bảng 7: Lưu lượng cấp nước giờ max và có cháy
STT
|
NỘI DUNG
|
KẾT QUẢ
|
ĐƠN VỊ
|
1
|
Lưu lượng cấp nước sinh hoạt khu biệt thự
|
120.00
|
(m3/ngđ)
|
Số dân
|
800
|
người
|
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
|
150
|
l/người.ca
|
2
|
Lưu lượng nước cho khu công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí,..
|
99.06
|
(m3/ngđ)
|
Tổng diện tích sàn
|
24,764.00
|
m2
|
Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí
|
4.00
|
l/m2.sàn
|
3
|
Lượng nước hao hụt, thất thoát 10% ((1)+(2))
|
21.91
|
(m3/ngđ)
|
4
|
Lượng nước dự phòng phát triển 15%((1)+(2)+(3))
|
36.14
|
(m3/ngđ)
|
5
|
Tổng lưu lượng nước cấp
|
277.11
|
(m3/ngđ)
|
6
|
Hệ số dùng nước lớn nhất ngày K ngàymax
|
1.4
|
1.2-1.4
|
7
|
Tổng nhu cầu dùng nước lớn nhất ngàyQmax
|
387.95
|
(m3/ngđ)
|
8
|
Lưu lượng giờ max Qhmax (khi có cháy)
|
16.16
|
(m3/h)
|
9
|
Nước chữa cháy (1 đám cháy lưu lượng 10l/s) trong 3h liên tục
|
36
|
(m3/h)
|
10
|
Tổng lượng nước trong giờ dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra
|
28.16
|
(m3/h)
|
3. Giải pháp thiết kế
a. Nguồn nước
Nguồn cấp nước của dự án dự kiến lấy từ khu dân cư Khe Cát, xã Thanh Sơn thông qua tuyến ống D90 làm mới dọc theo tuyến đường 330 ở phía Nam của dự án. Áp lực tại nguồn đấu nối dự kiến chưa có, việc xác định thông tin này sẽ được thực hiện trong các bước sau.
b. Nguyên tắc thiết kế
Hệ thống cấp nước được thiết kế với mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt, công cộng và cứu hỏa cho tất cả các hộ tiêu thụ nằm trong ranh giới dự án.
Mạng lưới cấp nước được thiết kế kết hợp giữa mạng cấp nước sinh hoạt và mạng cấp nước phòng cháy chữa cháy;
Mạng lưới thiết kế là mạng áp lực thấp.
c. Mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt
Do đặc thù của dự án là khu vực đồi núi cao, dốc, chênh cốt lớn áp lực nguồn cấp nước không thể cấp trực tiếp cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vực dự án. Giải pháp đưa ra là phải xây dựng các trạm bơm tăng áp (trạm bơm trung chuyển) để cấp nước cho dự án.
Nước từ nguồn cấp nước sẽ được dẫn vào trạm bơm tăng áp số 1, sau đó được dẫn lên trạm bơm tăng áp số 2 bằng hệ thống bơm trung chuyển. Trạm bơm tăng áp số 2 có nhiệm vụ trung chuyển lên bể chứa số 3. Tại đây nước sẽ tự chảy đến các đối tượng sử dụng nước trong dự án. Mạng lưới cấp nước bao gồm:
Trạm bơm tăng áp: bao gồm 2 trạm. Nhiệm vụ dự trữ nước và tăng áp cho toàn bộ dự án trong cả khu vực quy hoạch.
Bể chứa nước sạch: Nước từ trạm bơm tăng áp số 1, 2 sẽ được dẫn đến bể chứa nước sạch. Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa, phân phối nước cho các hộ sử dụng nước trong khu vực dự án (giai đoạn 1).
Tuyến ống truyền tải: nhiệm vụ dẫn nước sạch đến mạng lưới phân phối nước, tuyến ống áp lực chạy dọc theo tuyến đường chính của dự án.
Mạng lưới đường ống phân phối:
+ Bao gồm các tuyến ống có đường kính lớn hơn 100mm, cấu tạo là mạng lưới vòng. Nước được đưa từ điểm nguồn theo mạng lưới phân phối tới tất cả các công trình dùng nước trong phạm vi dự án.
+ Áp lực tại điểm đầu và điểm cuối của mạng truyền tải không bị quá chênh lệch và các tuyến ống có thể hỗ trợ nhau cùng làm việc.
+ Trên các đường ống này các công trình tiêu thụ không được phép đục đường ống để lấy nước.
+ Vị trí lắp đặt tuyến dọc trên vỉa hè, tại các điểm nút của mạng truyền tải bố trí các van chặn phục vụ cho công tác sửa chữa và điều tiết trên toàn mạng.
Mạng lưới đường ống dịch vụ: Là mạng ống dịch vụ được đấu nối vào mạng phân phối để cấp nước tới từng công trình trong dự án, tuỳ vào từng vị trí công trình cụ thể. Mạng đường ống dịch vụ có đường kính từ 75mm đến 25 mm được thiết kế dưới đường tại các khu đất biệt thự du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng...sẵn sàng cho việc đấu nối vào nhà sau này. Đường ống cấp nước vào nhà D25.
d. Cấp nước cứu hỏa
Mạng lưới cấp nước cứu hỏa sử dụng kết hợp với mạng lưới cấp nước sinh hoạt. Trên tuyến ống cấp nước phân phối, các trụ cứu hỏa được đặt với khoảng cách dưới 150m.
Theo Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy trong khu vực nghiên cứu dự kiến có 1 đám cháy. Đám cháy xảy ra với lưu lượng một đám là 10l/s, áp lực tự do cần thiết đối với hệ thống chữa cháy áp lực thấp không nhỏ hơn 10 m.
e. Tính toán thủy lực
Yêu cầu:
Kích thước đường ống chọn được tính toán trong giờ dùng nước lớn nhất, và kiểm tra lại trong trường hợp giờ dùng nước lớn nhất + có cháy xảy ra.
Áp lực : Trên đường ống chính đủ đưa nước tới những hộ tiêu thụ tại tầng trệt với cột áp dư là 10m, riêng đối với những toà nhà cao tầng thì phải đặt trạm bơm tăng áp cục bộ trong hệ thống cấp nước của từng tòa nhà.
Vận tốc tính toán trên đường ống luôn đảm bảo vận tốc kinh tế, không vượt quá 1,5 m/s trong trường hợp bình thường và không vượt quá 1,7 m/s trong trường hợp có cháy xảy ra.
Tuyến ống truyền tải trong dự án có kích thước DN100, áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất khi có cháy xảy ra đạt 10m. Kết quả tính toán hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn hiện hành.
f. Vật liệu
Ống và phụ kiện sử dụng ống nhựa HDPE có đường kính ngoài D25 đến D110mm. Vật liệu sử dụng loại HDPE PE-80 theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996(E).
Ống phân phối chịu áp lực tối thiểu PN10, ống dịch vụ chịu áp lực tối thiểu PN8.
IV. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa
1. Phạm vi thiết kế
- Thiết kế hệ thống thoát nước mặt cho tất cả các lưu vực nằm trong ranh giới dự án.
- Nghiên cứu đưa ra các vị trí điểm xả thoát nước.
2. Hiện trạng thoát nước và các dự án liên quan
Hiện trạng trong khu vực dự án, khi có nước mưa thường tự chảy tràn ra suối và tuyến và các khu vực giáp ranh, một phần ngấm vào đất đá.
3. Giải pháp thiết kế
a. Nguyên tắc, thông số thiết kế
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước thải.
Tận dụng tối đa hệ thống thoát nước tự nhiên hiện có và hướng san nền của khu vực dự án.
Kích thước các tuyến cống được lựa chọn đáp ứng được trận mưa có tần suất lặp lại 2 năm .
Độ dốc đường ống, mương thoát nước chọn trên cơ sở đảm bảo tốc độ nước chảy trong cống v>=0,6m/s. Vận tốc lớn nhất Vmax=4m/s.
Cao độ đỉnh mương tại điểm đầu tuyến phải đảm bảo chiều sâu lớp đất phủ tới đỉnh mương là =>0.6m.
Nối cống có kích thước khác nhau tại các giếng thăm theo kiểu nối đỉnh ống.
Hệ số nhám Manning của tất cả các cống được lấy n= 0.017. Độ đầy H/d=1
Kết nối với cao độ cống theo quy hoạch chung của địa phương.
Phân chia lưu vực:
- Căn cứ vào hiện trạng của khu vực nghiên cứu, hướng san nền của dự án, toàn bộ dự án được chia làm 7 lưu vực chính (xem trên bản vẽ):
Mạng lưới thoát nước
Tuyến thoát nước mưa được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, tận dụng tối đa độ dốc địa hình để giảm khối lượng đào đắp.
Nước mưa được thu gom từ đường phố và các lô đất thông qua hệ thống mương, bậc nước, hố ga thăm và tuyến cống hộp rồi được dẫn về các cửa xả thoát ra điểm tiếp nhận tương ứng. Vị trí các điểm thoát nước xem bản vẽ mặt bằng hệ thống thoát nước mưa.
Các mương thu nước được đặt tại các vị trí tụ thủy để thu nước, các mương thu nước được đạy ghi chạy dọc theo các tuyến đường.
Các hố ga có cấu tạo bằng BTCT, trên nắp hố có bố trí cửa thăm, đậy nắp gang đúc sẵn kích thước định hình 900x900mm và có khả năng chịu được tải trọng H30, có thang sắt lên xuống hố.
Cống thoát nước sử dụng loại BTCT đúc sẵn
b. Tính toán thuỷ lực cống thoát nước mưa
Việc tính toán thủy lực hệ thống thoát nước, được thực hiện theo phương pháp mưa cường độ giới hạn.
Lưu lượng nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn theo công thức:
Q = m.q.y.F (l/s) (2.1)
Trong đó :
q- cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
y - hệ số dòng chảy, chọn đối với khu đô thị y=0,7 ;
Với khu vực công viên, cây xanh y=0,2-0,3.
F - diện tích thu nước tính toán (ha) được lấy trên cơ sở phân chia lưu vực thu nước theo đặc điểm san nền và địa hình.
m - Hệ số phân bố mưa rào, khi F<200ha thì m=1.
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
qtt = [A.(1+C.lgP)]/(t+b)n (l/s.ha) (2.2)
(Theo “TCVN 7957-2008 Thoát nước- mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế).
Trong đó:
- n, C, b, A là các hệ số phụ thuộc đặc điểm khí hậu của từng vùng. Đối với Hòa Gai các hệ số trên tương ứng bằng b= 20, C= 0,42, n= 0,78, A= 4720.
- P là chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán chính là khoảng thời gian xuất hiện một trận mưa vượt quá cường độ tính toán. Đối với khu vực dự án chọn P là 2 năm;
- t là thời gian mưa tính toán (phút). Thời gian mưa tính toán t trong công thức (2.2) được tính theo công thức:
t = tm + tr + to (s) (2.3)
Trong đó:
tm là thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất đến rãnh.
- tr là thời gian nước chảy trong rãnh thu nước (s)
- to là thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán (s)
Thời gian nước chảy trong rãnh thu nước tr được tính theo công thức:
tr = 1,25.Lr/vr (s) (2.4)
Trong đó:
- Lr (m) và vr (m/s) tương ứng là chiều dài và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh.
Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán được tính theo công thức:
to = SM.Lo/vo (s) (2.5)
Trong đó: - M là hệ số phụ thuộc vào độ dốc khu vực và được lấy tương ứng bằng 2; 1,5; 1,2 đối với các khu vực có độ dốc i<0,01; 0,01<i<0,03 và i>0,03 Đối với khu vực dự án lấy trung bình M=2.
- Lo là chiều dài tuyến cống (m).
- vo là vận tốc nước chảy tương ứng trong ống (m/s)
- Hệ số dòng chảy được tính theo công thức:
y = Z.q0,2.T0,1 (2.6)
Trong đó:
- q là cường độ mưa tính toán được tính theo công thức 2.2 (l/s.ha)
- T là thời gian mưa (phút)
Z là hệ số mặt phủ trung bình toàn khu vực. Đối với khu đô thị, diện tích bề mặt không (hoặc ít) thấm nước thường chiếm tỷ lệ lớn hơn 30% diện tích toàn khu vực. Khi đó hệ số dòng chảy được lấy không phụ thuộc vào cường độ và thời gian mưa mà chỉ phụ thuộc vào giá trị trung bình chung của hệ số dòng chảy đơn vị yo và hệ số mặt phủ tương ứng (các giá trị này được lấy từ TCVN-7957:2008).
- Kết qủa tính cho thấy vận tốc tính toán đều nằm trong giới hạn cho phép. Chi tiết xem bảng tính toán thủy lực kèm theo trong phần phụ lục.
c. Phương án tích nước và tính toán sơ bộ đập nước
- Diện tích hồ nước: Lô N-02 có diện tích SH=2404 m2.
- Cao độ đáy hồ: HD=22,1 m.
- Cao độ mặt nước tối đa (dự kiến): HM=33,5 m.
- Thể tích nước tối đa: Vmax = (HM-HD)SH/3=(33,5-22,1)*2404/3=9135,2 m3.
- Lượng mưa hàng năm: LM = 2.285 mm = 2,2 m (xem phần thực trạng).
- Diện tích dự án: S=205.200 m2 (tạm tính 100% diện tích thuộc lưu vực cấp nước Khe Lạnh).
- Thể tích nước mưa hàng năm: VM=LM*S=2,2*205.200=451.440 m3.
Như vậy, so với lượng nước mưa hàng năm (451.440 m3), lượng nước cần để tích trữ trong hồ (9135,2 m3) chỉ chiếm 2%. Do vậy, việc tích trữ nước trong hồ trong 1 năm theo tính toán không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng và dòng chảy thác Khe Lạnh. Nếu trước khi có mưa lớn có chủ động xả nước, hồ sẽ tích nước từ từ trong thời gian mưa sẽ góp phần điều tiết nước, giảm thiểu nguy cơ gây ra lũ.
d. Ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống:
Hiện chưa có trận lũ quét, lũ ống nào trong khu vực được ghi nhận. Tuy nhiên, với địa hình dốc, lượng nước mưa trong mùa mưa khá lớn, lũ quét, lũ ống có khả năng xảy ra. Nếu không có biện pháp đề phòng, lũ có thể phá hoại nhà cửa, cây trồng, đường xá, đập nước vả có thể gây chết người. Trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, chúng tôi đề nghị chủ đầu tư và đơn vị lập dự án lưu ý những vấn đề sau.
+ Thiết kế chi tiết đập ngăn nước có kết cấu hợp lý, bền vững. Về nguyên tắc hoạt động phải có cảm biến hoặc thiết bị tự động đo đạc mực nước trong hồ. Khi nước dâng đột ngột phải có biện pháp xả nước để bảo vệ đập. Về cấu tạo đường đi phía trên đập cũng cần lưu ý hạn chế chướng ngại vật gây cản trở nước.
+ Bổ sung trồng rừng, ưu tiên các loại cây có rễ chắc chắn để hạn chế tác hại của lũ, phân tán dòng chảy, bảo vệ môi trường.
+ Có chế độ theo dõi, quan trắc môi trường phối hợp với dự báo thời tiết của nhà nước để có sự đề phòng trong thời gian mưa nhiều, có nguy cơ xảy ra lũ cao.
V. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải
1. Phạm vi thiết kế
- Thiết kế hệ thống thoát nước thải cho toàn bộ công trình trong phạm vi ranh giới dự án.
2. Hiện trạng cấp nước và các dự án liên quan
- Hiện trạng trong khu vực dự án không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
3. Nhu cầu Thoát nước thải và CTR
- Nhu cầu thoát nước thải được tính bằng 80% nhu cầu cầu cấp nước sinh hoạt.
4. Giải pháp thiết kế
a) Nguyên tắc, thông số thiết kế
- Hệ thống thoát nước thải dự kiến trong khu đô thị là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
- Độ sâu chôn ống > 0,7 m ( tính đến đỉnh ống dưới đường).
- Độ sâu chôn ống > 0,4 m ( tính đến đỉnh ống trên hè).
- Độ dốc đặt ống i > 1/D.
- Vận tốc dòng chảy Vmin = 0,7 m/s, Vmax < 4 m/s.
- Độ đầy < 0.6 D đối với ống D300 và < 0,8 D đối với ống D400 và lớn hơn.
- Góc nối giữa 2 đường ống > 90 độ.
b) Giải pháp thiết kế
- Hệ thống thoát nước của khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/500 là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
- Hệ thống thoát nước thải dự kiến theo sơ đồ như sau:
- Công trình ® Bể tự hoại ® Mương thu gom nước thải ® Tuyến cống chính ® Trạm xử lý nước thải ® Nguồn tiếp nhận (hoặc tái sử dụng nước thải sau khi đã xử lý nhưng có kiểm soát).
- Mạng lưới tuyến thoát nước thải dịch vụ: là các tê/hố ga chờ đặt sẵn trước các công trình, có nhiệm vụ thu gom nước thải trực tiếp từ các công trình.
- Các tuyến cống chính: là các tuyến cống tròn nằm dưới đường có nhiệm vụ vận chuyển nước thải sau khi được thu gom từ các công trình về trạm xử lý nước thải.
- Toàn bộ nước thải được thu gom và chuyển về trạm xử lý nước thải trong dự án. Trạm XLNT có công suất 375.20 m3/ngđ.
- Trên các tuyến cống và mương với khoảng cách cố định khoảng 20m bố trí các hố ga thăm. Các hố ga này được sử dụng để kiểm tra chế độ làm việc của mạng lưới, thông tắc khi cần thiết.
- Cống tròn sử dụng cống UPVC-Class 3.
- Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt giới hạn B của tiêu chuẩn QCVN08-2008/BTNMT, TCVN 7222-2002 trước khi xả ra nguồn.
c) Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải (đề xuất).
Nước thải được bơm từ trạm bơm tới trạm xử lý, nước thải vào bể tách dầu mỡ. Tại bể tách dầu mỡ, dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước sẽ nổi lên trên bề mặt và được vớt bỏ theo định kỳ. Nước thải được chảy tràn sang bể điều hòa.
Bể điều hòa là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ bể tách dầu mỡ. Tại đây, nước thải được điều hòa về nồng độ, lưu lượng. Đồng thời ở bể điều hòa xảy ra quá trình hiếu khí để khử các hợp chất nitơ trong nước thải. Kết quả là Nitơ trong các hợp chất được chuyển hóa thành khí N2, sau đó phân tán vào không khí.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm sang bể hiếu khí có chứa hệ thống giá thể vi sinh. Oxi được cấp vào hể hiếu khí thông qua hệ thống cấp khí đặt ở dưới đáy Bể. Quá trình xử lý hiếu khí sẽ oxi hóa các chất ô nhiễm trong nước thải. Các chất này được chuyển thành sinh khối vi sinh vật và các khí như CO2. Một phần bùn hoạt tính trong bể hiếu khí được bơm tuần hoàn lại đầu bể hiếu khí để ổn định nồng độ vi sinh vật trong nước thải đầu vào. Và một phần bùn được bơm về bể chứa bùn.
Từ bể hiếu khí, nước thải chảy qua bể lắng, tại đây toàn bộ lượng bùn chứa sinh khối vi sinh vật được lắng xuống đáy bể và tự chảy quay trở lại bể hiếu khí nhờ trọng lực và chế độ thủy lực trong Bể lắng.
Nước từ bể lắng chảy qua bể khử trùng và được khử trùng bằng dung dịch Javen loại bỏ các vi sinh vật có hại.
Nước sau khi khử trùng đã đạt quy chuẩn được chảy tràn sang bể chứa nước sau xử lý và được bơm vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
VI. Quy hoạch hệ thống cấp điện
1. Tiêu chuẩn áp dụng
- TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và - Hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường - Đường phố - Quảng trường đô thị.
- TCVN 5828:1994 Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung.
- TCVN 9206 :2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
- QCXDVN 01-2008-BXD: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
- TCVN7722-2-3:2007 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - yêu cầu kỹ thuật chung.
- Quy phạm trang bị điện 11-TCN-19-2006: Hệ thống đường dẫn điện.
2. Tính toán nhu cầu phụ tải
Bảng chỉ tiêu tính toán nhu cầu dùng điện
STT
|
Hạng mục dùng điện
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
|
1
|
Biệt thự
|
kW/hộ
|
5
|
2
|
Nhà ở liền kề
|
kW/hộ
|
3
|
3
|
TT thương mại
|
W/m2 sàn
|
90
|
4
|
Đất công cộng
|
W/m2 sàn
|
35
|
5
|
Chiếu sáng đường chính
|
Theo tính toán
|
|
Bảng tính toán phụ tải
Tªn tr¹m
|
Lo¹i ®Êt
|
DiÖn tÝch sµn (m2)
|
SL (hé)
|
ChØ tiªu
|
Ptt (kW)
|
Stt
|
TBA (kVA)
|
(kVA)
|
TBA1
|
Nhµ tiÕp ®ãn vµ qu¶n lý b·i xe
|
113.0
|
|
30 w/m2
|
5.7
|
7.1
|
1,000
|
Hå nưíc vµ khu t¾m
|
3,926.0
|
|
10 w/m2
|
39.3
|
49.1
|
Shop b¸n ®å
|
854.0
|
|
30 w/m2
|
25.6
|
32.0
|
Tßa nhµ trung t©m
|
6,000.0
|
|
90 w/m2
|
540.0
|
675.0
|
Trung t©m gi¶i trÝ
|
3,000.0
|
|
35 w/m2
|
105.0
|
131.3
|
CÊp ®iÖn chiÕu s¸ng giao th«ng
|
|
|
|
5.00
|
6.3
|
Tæng
|
|
|
|
|
900.7
|
TBA2
|
Nhµ ®iÒu hµnh + s©n tËp golf
|
2,872.0
|
|
30 w/m2
|
86.2
|
107.7
|
1,000
|
BiÖt thù song lËp
|
5,600.0
|
14.0
|
5 kw/hé
|
70.0
|
87.5
|
Trung t©m ch¨m sãc søc kháe
|
1,800.0
|
|
35 w/m2
|
63.0
|
78.8
|
S©n tennis + bÓ b¬i
|
5,544.0
|
|
20 w/m2
|
110.9
|
138.6
|
BÓ níc+tr¹m b¬m+ h¹ tÇng kt
|
43,577.0
|
|
10 w/m2
|
435.8
|
544.7
|
Tæng
|
|
|
|
|
957.3
|
Tổng nhu cầu phụ tải tính toán khu vực quy hoạch là 2000kVA. Tính toán để cấp điện cho toàn khu vực ta dùng 2 trạm biến áp 1000kVA.
Trạm biến áp số 1 cấp điện cho các khu vực sau: Biệt thự du lịch, trung tâm chăm sóc sức khỏe, cà phê và tạp hóa, sân tennis, bể bơi, sân tập golf và nhà điều hành, bể nước trạm bơm và khu hạ tầng kỹ thuật và dự phòng cho sau này...
Trạm biến áp số 2 cấp điện cho các khu vực còn lại như: khu vui chơi, nhà hàng và làm trạm dự phòng...
3. Nguyên tắc thiết kế
- Hệ thống cấp điện tại khu vực lập dự án được thiết kế trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Thiết kế mạng lưới cấp điện cho Khu tái định cư phù hợp cho nhu cầu phát triển lâu dài của khu vực.
- Tính toán phụ tải dùng điện để phân vùng phụ tải cho trạm biến thế dự kiến xây dựng trong khu vực.
4. Giải pháp thiết kế
a) Nguồn cấp
- Nguồn điện: Nguồn điện được lấy từ đường dây trung thế khu vực đến.
- Lưới trung thế: Để đảm bảo mỹ quan đô thị và dự phòng cho tương lai. Lưới điện trung thế sử dụng cáp ngầm 35(22)KV-Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-3x120mm2, đi ngầm trực tiếp chạy dưới vỉa hè cấp đến các trạm biến áp.
b) Trạm biến áp 22/0,4 KV
Để cấp điện cho toàn bộ dự án ta dùng 2 trạm biến áp 1000kVA. Nguồn điện cấp cho toàn bộ dự án là nguồn điện 3 pha 380V/220V, tần số 50HZ.
Trạm biến áp 35(22)/0.4KV: Hình thức xây dựng trạm biến áp áp dụng theo kiểu kín (trạm kios hợp bộ). Trạm biến áp bố trí tại trung tâm phụ tải sao cho bán kính hoạt động 250m - 300m nhằm giảm thiểu tổn thất điện áp cuối đường dây. Cửa trạm quay ra phía đường. Vị trí đặt máy biến áp phù hợp với điều kiện mặt bằng và chống cháy nổ liên hoàn, thuận tiện cho công tác lắp đặt, sửa chữa và vận hành
* Tính chọn trạm biến áp
SBA ³ Stt khu
Trong đó: SBA công suất biểu kiến của trạm biến áp
Stt công suất biểu kiến tính toán của khu vực được cấp điện
c) Lưới điện hạ thế:
- Lưới điện hạ thế: Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V, tần số 50HZ đi ngầm, cấp từ trạm biến thế đến tủ điện tổng của từng khu nhà ở, từng công trình. Lưới điện hạ thế sử dụng cáp ngầm cách điện CU/XLPE/PVC đi trong ống nhựa xoắn HDPE. Từ tủ điện tổng của từng khu nhà ở kéo sẵn một đường ống nhựa xoắn HDPE D32 tới từng vị trí của căn hộ. khi hộ dân có nhu cầu sử dụng điện mới tiến hành kéo cáp và đấu nối vào tủ điện (phạm vi công việc thuộc điện lực địa phương). Để thuận tiện cho việc kéo cáp trên tuyến cáp ngầm 0,4kV có bố trí các hố ga trung gian tại các vị trí cần thiết.
d) Chọn cáp và dây dẫn
- Cáp và dây dẫn được tính chọn theo tổn thất điện áp cho phép và được kiểm tra lại bằng dòng điện cho phép.
D U%tt < D U% cho phép = 5%
Itt < I cp cáp.
Trong đó: D U%tt: Tổn thất điện áp tính toán (%)
D U%cp: Tổn thất điện áp cho phép (5%)
Itt: Dòng điện tính toán của tuyến dây (A)
Icp: Dòng điện định mức cho phép của cáp (A).
e) Cáp ngầm hạ thế
- Hệ thống đường dây cấp điện về tủ điện các hộ dân sử dụng đường cáp ngầm CU/XLPE/PVC đi trong ống nhựa bảo hộ HDPE. Với tiết diện được tính toán hợp lý đảm bảo tổn thất điện năng ít nhất.
- Các tuyến cáp hạ thế đều được đặt các aptômát ở đầu và cuối đường dây, tại tủ điện và tại tủ điện tổng.
VII. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
1. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế cáp quang và truyền hình bên ngoài công trình khu dự án bao gồm: Xác định tổng số tủ phân phối dung lượng. Hướng tuyến cáp gốc mạng dây thông tin hiện có đến tủ cáp thuê bao của khu dự án. Tuyến cáp chính được phân phối từ tổng đài điều khiển Quảng Ninh.
2. Các chỉ tiêu thiết kế
- Dự kiến sẽ dùng các tủ phân phối tuyến cáp quang và truyền hình cho toàn bộ dự án.
3. Giải pháp thiết kế
+ Dự kiến đặt 06 tủ phân phối tuyến cáp quang và truyền hình cho khu quy hoạch dùng các tuyến dây dây cáp 2x(300x0,5)mm²+QG 540.
+ Tuyến cáp quang và truyền hình được bố trí đi ngầm trong hệ thống ống, đi trên gần mép đường quy hoạch khu vực.
+ Tuyến cáp thuê bao (từ tủ cáp đến các hộ thuê bao) thiết kế đi ngầm, bám theo hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt khu vực.
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Đánh giá
Các yếu tố có thể tác động, ảnh hưởng đến môi trường qua các giai đoạn :
Sơ đồ2: Mức độ ảnh hưởng đến môi trường qua các g.đoạn triển khai dự án
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Chưa có tác động, các yếu tố thực trạng là ổn định.
+ Giai đoạn thi công hạ tầng kỹ thuật và công trình:
Môi trường nước:
Nước mưa là tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường khi có mưa lớn. Nước mưa có thể dâng cao và cuốn theo rác thải, nước thải ra môi trường xung quanh. Nước thải sinh ra trong giai đoạn thi công là không đáng kể.
Môi trường đất:
Việc san lấp mặt bằng, đào xới trong quá trình thi công có thể phá vỡ 1 phần cấu trúc đất vốn đang ổn định. Hiện tượng sói mòn có thể phát sinh nếu không có biện pháp thi công khoa học khi sảy ra mưa lớn.
Môi trường không khí:
Qúa trình thi công, vận chuyển đất, nguyên vật liệu chắc chắn sẽ phát sinh bụi vào không khí. Ngoài ra, khói sinh ra từ máy móc, phương tiện vận tải cũng ảnh hưởng đến môi trường không khí của khu vực.
Chất thải rắn:
Chất thải rắn trong quá trình thi công chủ yếu là vật liệu xây dựng. Loại chất thải này nếu được vận chuyển đến nơi chôn lấp đúng chỗ sẽ không ảnh hưởng đến môi trường.
Hệ sinh thái:
Việc chuyển đổi đất trống, đất rừng sang đất sân bãi, đường xá, công trình xây dựng chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường bằng việc tăng diện tích bề mặt bê tông, nâng cao hấp thụ nhiệt dẫn đến thay đổi nhiệt độ bề mặt khu vực.
Môi trường xã hội:
Trong quá trình thi công sẽ có một số lượng đáng kể nhân công được huy động đến khu vực dự án. Việc gia tăng nhân lực ngoài lợi thế là tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu đối với lao động, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân còn có những nguy cơ không tốt đối với trật tự xã hội nếu việc quản lý không được thực hiện tốt.
+ Giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
So với giai đoạn thi công, giao đoạn dự án đưa vào hoạt động những tác động đến môi trường trở nên ổn định và có mức độ thấp hơn nhiều.
Môi trường nước:
Nước mưa và nước thải vẫn có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu việc quản lý không tốt.
Môi trường đất:
Việc thi công hoàn tất sẽ hầu như không có tác động thêm đến môi trường đất đai của khu vực.
Môi trường không khí:
Các yếu tố tác động đến môi trường không khí giai đoạn này chủ yếu là khói, bụi phát sinh từ phương tiện giao thông.
Chất thải rắn:
Chất thải rắn trong giai đoạn này phát sinh ổn định, dự kiến dự án phát sinh khoảng 200-500 kg/ngày chủ yếu từ sinh hoạt, ăn uống của nhân viên, khách và các đối tác hoạt động tại dự án.
Hệ sinh thái:
Việc chuyển đổi đất trống, đất rừng sang đất sân bãi chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường bằng việc tăng diện tích bề mặt bê tông, nâng cao hấp thụ nhiệt dẫn đến thay đổi nhiệt độ bề mặt khu vực. Tuy nhiên, giai đoạn này dự án đi vào hoạt động yếu tố này đi vào ổn định.
Môi trường xã hội:
Số lượng lao động, khách vãng lai có mặt trong khu vực dự án sẽ đi vào ổn định. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở kinh doanh đi vào hoạt động bình thường dẫn đến việc quản lý nhân lực, nhân khẩu được thực hiện dễ dàng. Môi trường xã hội của dự án trong giai đoạn này hầu như không bị tác động đáng kể.
2. Biện pháp xử lý, giảm thiểu nguy cơ
2.1 Xử lý nước thải
+ Thiết kế, thi công và vận hành tốt hệ thống thoát nước thải qua hệ thống bể phốt, cống, rãnh, hố ga và trạm xử lý nước.
+ Có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thoát nước của khu vực.
+ Phủ xanh đất trống, taluy và các diện tích không dùng đến trong dự án bằng việc trồng cây xanh, thảm cỏ để chống sói mòn.
2.2 Chất thải rắn
+ Quản lý tốt các điểm thu gom rác thải, chất thải rắn bằng cách thu gom rác và vận chuyển đến Khu xử lý rác thải của huyện Ba Chẽ theo hợp đồng thu gom thường xuyên. Theo đó, rác được thu gom trong ngày và vận chuyển đến nơi tập kết vào thời gian chiều muộn và sáng sớm mỗi ngày. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn CBNV, khách vãng lai và du khách thực hiện tốt việc xả rác bằng hệ thống biển báo tuyên truyền nhằm đảm bảo giữ gìn môi trường chung của toàn khu vực.
2.3 Không khí và tiếng ồn
+ Quản lý tốt việc vận chuyển chất thải, vật liệu xây dựng, hàng hóa trong quá trình thi công và sau thi công (các xe ra vào dự án phải phủ bạt, che kín các loại vật liệu dễ gây bụi).
+ Cấm lưu hành các loại phương tiện quá khổ, quá tải hoặc hết hạn sử dụng để giảm thiểu âm thanh và tiếng ồn do những phương tiện này gây ra.
+ Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh bằng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
2.4 Môi trường đất và hệ sinh thái
+ Tăng cường bổ sung lại diện tích cây xanh, thảm cỏ đã mất do quá trình thi công nhằm cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường.
+ Sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng.
2.5 Chống cháy nổ
+ Tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy phạm trong luật phòng cháy chữa cháy.
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho CBNV, khách du lịch về việc phòng chống cháy nổ. Hàng năm tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ.
+ Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy sẵn sàng khi gặp sự cố. Phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy diễn tập chống cháy nổ, đề phòng nguy cơ có thể xảy ra.
2.6 Môi trường xã hội
+ Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức làm tốt công tác quản lý nhân sự trong dự án.
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân việc tuân thủ pháp luật và phòng chống tệ nạn xã hội. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xã hội cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Tham vấn và phối hợp với cộng đồng
+ Chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị khác thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
+ Việc đấu nối các điểm cấp nước, thoát nước mưa, nước thải phải phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và dưới sự dám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và bảo vệ môi trường như: sở xây dựng, sở tài nguyên và môi trường, ngoài ra còn phải phối hợp thực hiện với các công ty có chức năng nhiệm vụ khác có liên quan (thoát nước, cấp điện, xử lý, vận chuyển rác thải...)
+ Chính quyền địa phương đóng vai trò là tổ chức giám sát thường xuyên việc bảo vệ môi trường của dự án đồng thời cũng là trung gian, tổ chức tham vấn kết nối chủ đầu tư dự án với người dân trong trường hợp việc vận hành dự án có những tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến người dân sống trong khu vực.
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
I. Những căn cứ lập khái toán tổng mức đầu tư
- Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”;
- Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh, xã Thanh Sơn và xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 3456 ngày 02/11/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chi tiết về trình tự, thủ tự thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
II. Tổng mức đầu tư giai đoạn lập quy hoạch.
(Xem chi tiết bảng diễn giải ở phần phụ lục)
CHƯƠNG IX: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan phê duyệt: UBND huyện Ba chẽ
- Cơ quan thẩm định: Phòng Kinh Tế và Hạ Tầng huyện Ba Chẽ
- Cơ quan chủ đầu tư và trình duyệt: Công ty CP Phú Khang HT
- Cơ quan thực hiện: Viện KHCN về Đầu Tư và Xây Dựng
II. Phân đoạn đầu tư
1. Lập quy hoạch
+ Lập Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết: Qúy II năm 2016
+ Khảo sát địa hình, lập bản đồ tỷ lệ 1/500 phục vụ quy hoạch: Qúy I, II năm 2016
+ Lập Đồ án Quy hoạch chi tiết (Tỷ lệ 1/500): Qúy III năm 2016
+ Lập mô hình tỷ lệ 1/500: Qúy III năm 2016
+ Thẩm định và phê duyệt đồ án: Qúy III năm 2016
+ Công bố quy hoạch: Qúy III năm 2016
2. Lập dự án đầu tư
Quý IV năm 2016
3. Thiết kế bản vẽ thi công và thi công công trình
Tính từ thời điểm dự án đầu tư được phê duyệt đến khi hoàn thành xây dựng, dự kiến hoàn thành trước năm 2019.
III. Tiến độ thực hiện dự án (dự kiến)
1. Lập quy hoạch: Quý II năm 2016
2. Lập dự án đầu tư: Quý IV năm 2016
3. Thiết kế bản vẽ thi công và thi công công trình: Thực hiện phương pháp cuốn chiếu, thiết kế hạng mục nào thi công hạng mục đó theo nguyên tắc hạ tầng đường xá trước, công trình sau. Dự kiến hoàn thành hạ tầng kỹ thuật trong quý III năm 2017. Hoàn thành toàn bộ dự án trước năm 2019.
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh là dự án du lịch đầu tiên được đầu tư có quy mô tại huyện Ba Chẽ. Dự án sẽ góp phần phát triển văn hóa bản địa, bảo tồn môi trường tự nhiên, đồng thời thúc đẩy phát triển « ngành công nghiệp xanh » tại địa phương.
Dự án được phê duyệt là cơ sở định hướng cho Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo, có kế hoạch chuẩn bị xây dựng đồng bộ các công trình nhà ở, các công trình dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.
II. Kiến nghị
- Đề nghị UBND Huyện Ba Chẽ phối hợp cùng các Sở Xây dựng Quảng Ninh và các Sở, ban ngành có liên quan thẩm định và phê duyệt đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái Khe Lạnh để dự án có cơ sở triển khai sớm các bước tiếp theo.
PHẦN PHỤ LỤC
- Khái toán tổng mức chi phí lập quy hoạch
- Bảng tính toán thủy lực thoát nước mưa
- Các văn bản kèm theo
PHẦN BẢN VẼ
01. QH-01 Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất
02. QH-02 Bản đồ hiện trạng.
03. QH-03 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
04. QH-04 Bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
05. QH-05 Bản đồ quy hoạch chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
06. QH-06 Phối cảnh tổng thể, phối cảnh công trình
07. QH-07 Bản đồ quy hoạch san nền
08. QH-08 Bản đồ quy hoạch giao thông
09. QH-09 Bản đồ quy hoạch cấp điện động lực
10. QH-10 Bản đồ quy hoạch cấp điện chiếu sáng
11. QH-11 Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc
12. QH-12 Bản đồ quy hoạch cấp nước
13. QH-13 Bản đồ quy hoạch thoát nước thải
14. QH-14 Bản đồ quy hoạch thoát nước mưa
15. QH-15 Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống
16. QH-16 Bản đồ đánh giá tác động môi trường
17. QH-17 Các công trình xây dựng