THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
THỊ TRẤN ĐĂKGLEI, HUYỆN ĐĂKGLEI ĐẾN NĂM 2025
HUYỆN ĐĂKGLEI,TỈNH KONTUM
---------------------
PHẦN I - MỞ ĐẦU
I- Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăkglei:
1- Lý do cần thiết:
Huyện Đăk Glei được hình thành từ 2 huyện H.30 và H.40, là 2 căn cứ cách mạng thuộc khu Yên Thế- tỉnh Kon Tum. Trung tâm huyện lỵ Đăk Glei được xác định vị trí từ sau năm 1975. Tháng 11/1996 thị trấn Đăk Glei được thành lập theo Nghị định số 73/ CP, ngày 22/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2000, đồ án quy hoạch chung đã lập và được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt. Mặc dầu đã trải qua một thời gian xây dựng và phát triển, bộ mặt thị trấn đã cơ bản hình thành và xác định được hướng phát triển trên cơ sở quy hoạch chung đã phê duỵệt. Tuy nhiên, một số yếu tố mới và khách quan hiện tại đang tác động mạnh mẽ và làm thay đổi động lực đến việc phát triển của thị trấn về trước mắt cũng như lâu dài mà đồ án quy hoạch chung thị trấn huyện lỵ Đăk Glei trước đây chưa đề cập đến, đó là: Tuyến đường Hồ Chí Minh hoàn thành là trục Bắc - Nam xuyên Việt đã nối thông thị trấn Đăk Glei với thị xã KonTum và thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung khác. Cửa khẩu quốc tế Bờ y - Ngọc Hồi đang được xây dựng tạo thành tuyến hành lang Đông-Tây xuyên suốt nối các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia qua thị trấn Đăk Glei xuống Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Những yếu tố liên quan đến đường Hồ Chí Minh cả hai giai đoạn (I và II) cơ bản đã làm thay đổi động lực phát triển và quy hoạch chung của thị trấn huyện lỵ Đăk Glei. Đường HCM giai đoạn I đã hoàn thành đi qua khu vực phía Tây sông Pô Kô của thị trấn huyện lỵ Đăk Glei đang làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị của khu vực này, kích thích khu vực trung tâm xã Đăk Pét phát triển mạnh và nối liền với trung tâm của thị trấn, liên hoàn qua trục đường HCM.
Tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II qua thị trấn, với mục tiêu là trục đường tránh phía Đông thị trấn đã được UBND tỉnh KonTum phê duyệt sẽ làm xáo trộn quy hoạch chung của thị trấn (đặc biệt là khu vực phía Đông sông Pô Kô) và về lâu dài sẽ cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trấn huyện lỵ: đóng khung lại khả năng phát triển của thị trấn cả bốn phía Đông (bị giới hạn của đường tránh), Tây (bị giới hạn bởi địa hình khó xây dựng) Nam (cũng bị giới hạn bởi địa hình khó xây dựng) và Bắc ( bị giới hạn bởi điểm đấu nối của đường tránh thị trấn - Tức là đường HCM giai đoạn II và đường HCM giai đoạn I là QL14 hiện tại).
Bên cạnh những lý do nêu trên, tình trạng khan hiếm quỹ đất xây dựng cho các mục tiêu sử dụng khác nhau như đất ở và các khu chức năng thiết yếu của thị trấn đang ngày càng gia tăng sự bức xúc của người dân và các chính quyền các cấp. Cụ thể:
- Về dân số: Theo tính toán của quy hoạch chung được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt năm 2000, tới năm 2010 dân số toàn thị trấn sẽ là 6000 người. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 11 năm 2007, theo thống kê dân số thị trấn đã là 5150 người (Chưa kể nếu mở rộng quy mô địa giới, toàn bộ số dân của trung tâm xã Đăk Pét khoảng gần 2000 người sẽ được bổ sung vào dân số của thị trấn).
- Về đất đai: Hiện tại do số dân đã vượt quá tính toán dự đoán trước đây nên quy đất ở đang rất thiếu. Mặt khác, một số các khu chức năng đô thị của thị trấn chưa có. Ví dụ: Khu trung tâm thể dục-thể thao thị trấn huyện lỵ. Khu sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Các khu công viên cây xanh- văn hoá của thị trấn và các khu chức năng cần thiết khác của thị trấn ( Khu du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng, khu dịch vụ thương mại cho khách vãng lai vv..).
Vì những lý do đã nêu trên, UBND tỉnh Kon Tum đã có chủ trương cho phép điều chỉnh lại quy hoạch chung thị trấn huyện lỵ Đăk Glei, mà trong đó đặc biệt là điều chỉnh lại điểm đấu nối phía Bắc của tuyến đường HCM giai đoạn III với QL14 hiện nay.
Với tinh thần đó, Thường trực HĐND, UBND huyện Đăk Glei đã yêu cầu đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, nhằm sớm trình các cấp có thẩm quyền thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn huyện lỵ. Trên cơ sở đó tiếp tục các bước quy hoạch chi tiết phía Đông và phía Bắc sông Pô Kô, lập dự án đầu tư các công trình, khai thác quỹ đất để phục vụ các mục tiêu xây dựng bức thiết của thị trấn.
II- Căn cứ pháp lý điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăk Glei.
1- Căn cứ pháp lý:
- Luật Quy hoạch đô thị, của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ V số 30/2009/QH12, ngày 17 tháng 06 năm 2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD, ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD, ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với
Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng’’;
- Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”. Mã số QCVN 07:2010/BXD;
- Căn cứ Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum “ V/v phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum do công ty tư vấn xây dựng dân dụng và công nghiệp, tỉnh Kon Tum lập”.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 (UBND tỉnh Kon Tum trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại tờ trình số 55/TTr-UBND ngày 25/6/2010);
- Căn cứ Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của UBND tỉnh Kon Tum “ V/v phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025;
- Thông báo số: 384-TB/HU, ngày 26/11/2008 của Huyện ủy huyện Đăk Glei V/v kết luận của Hội nghị Ban Thường vụ Huyện Ủy thường kỳ tháng 10 năm 2008, về quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei đến năm 2025;
- Biên bản cuộc họp, ngày 26 tháng 9 năm 2008 tại huyện Đăk Glei, V/v đóng góp ý kiến thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025;
- Biên bản cuộc họp, ngày 01 tháng 07 năm 2009 tại hội trường Sở Xây dựng, V/v đóng góp ý kiến thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025;
- Thông báo số: 130/TB-UBND, ngày 02/6/2010 của UBND tỉnh Kon Tum V/v kết luận của đồng chí Bùi Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về xem xét đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025;
- Các Công văn góp ý của các Sở ban ngành về nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025, được họp tại UBND tỉnh Kon Tum, ngày 25/05/2010;
- Căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.
2- Các tài liệu cơ sở thiết kế đồ án:
- Bản đồ hành chính huyện Đăk Glei.
- Bản đồ địa chính thị trấn Đăk Glei.
- Bản đồ địa hình thị trấn Đăk Glei tỷ lệ 1/2000 và 1/5000
- Số liệu đo đạc khảo sát đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/2000 (phần đo đạc khảo sát 215ha, không tính đến khu vực đã được lập quy hoạch chi tiết). Các số liệu kinh tế-xã hội đã được Cty TNHH Đông Sáng điều tra khảo sát tháng 11/2007.
III- Mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng .
1- Mục tiêu:
a- Phát huy vị thế và các tiềm năng, động lực phát triển đô thị của Trung tâm huyện lỵ huyện Đăk Glei:
Cơ bản đã được xác định theo nội dung quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăk Glei đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh Kon Tum. Bổ sung và điều chỉnh một số yếu tố tạo động lực mới:
- Tuyến đường Hồ Chí Minh hoàn thành giai đoạn I và II ( đã được phê duyệt quy hoạch) là trục Bắc - Nam xuyên Việt đã nối thông thị trấn Đăk Glei với thành phố Kon Tum và thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung khác.
- Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi đang được xây dựng tạo thành tuyến hành lang Đông - Tây xuyên suốt nối các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia qua thị trấn Đăk Glei xuống Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Hai yếu tố này sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển đô thị Đăk Glei ở các mặt sau:
* Yếu tố Dịch vụ - Thương mại: Khoảng cách từ thị xã KonTum và từ Đà Nẵng đến Đăk Glei lần lượt là 120 km và 180 km là khoảng dừng chân nếu du khách đi bằng phương tiện ô tô theo đường HCM. Vì vậy nếu khai thác tốt các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí , dịch vụ vận tải khác của khách thì lĩnh vực này rất có khả năng phát triển.
* Yếu tố phát triển Du lịch: Tuyến đường HCM đi qua Đăk Glei vừa là tuyến Du lịch xuyên Việt vừa là tuyến hành lang Đông - Tây xuyến Á. Đồng thời Đăk Glei cũng là đô thị Bắc Tây Nguyên đầu tiên có những cảnh quan thiên nhiên rất đặc thù, lại là khoảng dừng chân hợp lý, vì vậy nếu khai thác tốt các yếu tố phục vụ khách du lịch (đặc biệt là yếu tố du lịch sinh thái-cảnh quan) sẽ là một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển.
* Yếu tố cung cấp nguyên liệu sản xuất: Một số ngành sản xuất công nghiệp của Đà Nẵng và duyên hải miền Trung cần nguyên liệu tại khu vực Đăk Glei như các loại gỗ nguyên liệu, nông, lâm sản, thực phẩm, một số khoáng sản. Đăk Glei nếu khai thác tốt cũng là lĩnh vực rất nhiều tiềm năng.
Những yếu tố này là những động lực mới, tác động mạnh mẽ tới phát triển đô thị của thị trấn huyện lỵ Đăk Glei, đặc biệt những năm gần đây, sau khi đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăk Glei đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh Kon Tum. Vì vậy, được coi là những động lực mới, mạnh mẽ và khác biệt, giúp cho thị trấn Đăk Glei có thêm nhiều cơ hội để phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và đời sống. Đặc biệt là khả năng thu hút nhiều dân cư đến thị trấn để làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
b- Quy hoạch điều chỉnh tuyến và điểm đấu nối của tuyến đường HCM giai đoạn III với QL14:
Xác định tim tuyến đường HCM giai đoạn III với mục tiêu là đường tránh thị trấn huyện lỵ Đăk Glei đi qua phía Đông thị trấn. Trong đó đặc biệt lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Tuyến đường HCM giai đoạn III vừa là đường tránh thị trấn, vừa là QL xuyên Việt. Vì vậy cần phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của tuyến đường như độ dốc dọc, bán kính cong của đường đảm bảo tốc độ cao phù hợp với các yêu cầu về giao thông trong tương lai.
- Tạo khả năng khai thác quỹ đất xây dựng đô thị của khu vực phía Đông sông sông Pô Kô của thị trấn.
- Khai thác tối đa quỹ đất xây dựng đô thị phía Bắc của thị trấn phục vụ trước mắt và dự trữ lâu dài cho các mục tiêu phát triển của thị trấn.
- Khai thác tối đa cảnh quan thiên nhiên của tuyến đường tránh, tạo tuyến hành lang của thị trấn đặc thù Bắc Tây Nguyên, tạo các điểm nhìn từ tuyến đường tránh từ trên cao tới một phần hoặc toàn bộ thị trấn nhằm khai thác cảnh quan kiến trúc, hấp dẫn du khách.
- Xác định vị trí đấu nối một cách thuận lợi với QL 14 hiện tại, giảm thiểu kinh phí đầu tư xây dựng cầu qua sông Pô Kô. Vị trí đấu nối rộng rãi để tránh ảnh hưởng đến giao thông trong tương lai, tạo cửa ngõ thông thoáng cho đô thị thị trấn Đăk Glei từ phía Bắc (đồng thời cũng là cửa ngõ đầu tiên của đô thị phía Bắc Tây Nguyên).
c- Quy hoạch điều chỉnh tổng mặt bằng sử dụng đất các khu chức năng phía Đông và phía Bắc của thị trấn:
c.1- Cơ bản giữ nguyên quy hoạch khu vực trung tâm thị trấn hiện có phía Tây sông Pô Kô , nhưng kiến nghị điều chỉnh một số nọi dung chủ yếu sau:
+ Kiến nghị chuyển trung tâm Chính trị - Hành chính sang khu vực phía Đông sông Pô Kô.
+ Kiến nghị dịch chuyển cây cầu chính qua sông Pô Kô từ khu vực trung tâm thương mại lên khu vực phía Bắc đến phía trước khu trung tâm hành chính hiện tại.
+ Chỉnh sửa lại tuyến đường ven sông phía Tây sông Pô Kô để phù hợp với dự án kè sông mới được đầu tư và tăng cường khai thác quỹ đất cũng như tạo cảnh quan dọc bờ sông.
c.2- Làm rõ và xác định lại quỹ đất của trung tâm giáo dục, dạy nghề phía Đông sông Pô Kô của thị trấn.
c.3- Xác định diện tích đất đủ lớn để hình thành trung tâm văn hoá thể dục thể thao của thị trấn tại phía Đông sông Pô Kô của thị trấn.
c.4- Xác định khu chức năng sản xuất CN-TTCN-Làng nghề của thị trấn.
c.5- Hình thành các khu dân cư tập trung lớn với đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ nhu cầu người dân theo hướng hiện đại.
c.6- Hình thành khu công viên dọc theo hai bên bờ sông Pô Kô và các vị trí đỉnh đồi để tạo nên cảnh quan kiến trúc đặc thù.
c.7- Hình thành đầu mối dịch vụ du lịch sinh thái của vùng thị trấn kết hợp với dịch vụ khách dừng chân trên tuyến đường HCM đi qua thị trấn.
d- Chỉnh trị, cải tạo dòng sông và cảnh quan sông Pô Kô.
- Xác định tuyến giao thông bờ sông phía Đông sông Pô Kô kết hợp với đê kè bao phòng tránh lũ.
- Nạo vét lòng sông để thông luồng chảy đồng thời phun đắp cát để khai thác quỹ đất đô thị hai bên bờ sông Pô Kô.
- Tạo lập công viên cây xanh hai bên bờ sông Pô Kô, vừa tạo khí hậu cảnh quan dòng sông, vừa góp phần gia cố chống lũ.
- Kết hợp với cải tạo, chỉnh trị dòng sông với việc khai thác các yếu tố cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các mục tiêu dân sinh và phát triển du lịch của thị trấn.
e- Quy hoạch điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam mới theo hướng hiện đại.
Thiết kế điều chỉnh lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật như Chuẩn bị bị kỹ thuật san nền , Thoát nước mưa và nước bẩn, Vệ sinh môi trường, Giao thông, Cấp nước, Cấp điện, Tổng hợp đường dây và đường ống trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mới ban hành, phù hợp với xu hướng hiện đại hoá. Đấu nối hợp lý với các công trình hạ tầng kỹ thuật của các khu vực còn lại của quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.
h- Thể hiện lại đồ án theo quy định mới, viết lại thuyết minh điều chỉnh, in ấn lại toàn bộ hồ sơ. Số hoá công tác lưu trữ hồ sơ.
- Thể hiện lại toàn bộ bản vẽ theo Quyết định 21/2005/QDD-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Viết lại thuyết minh quy hoạch điều chỉnh.
- Soạn thảo lại điều lệ quản lý quy hoạch.
- In ấn lại các bản vẽ để trình bày đồ án cho các cấp chức năng thông qua và in ấn lại toàn bộ hồ sơ thiết kế để trình các cấp thẩm tra, phê duyệt và bàn giao cho chủ đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2- Nhiệm vụ:
a- Về quy hoạch mới tổng mặt bằng sử dụng đất các khu chức năng:
a.1- Cơ bản giữ nguyên các khu chức năng trong đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2000 tại khu vực phía Tây sông Pô Kô. Điều chỉnh cục bộ khu chức năng cơ quan hành chính theo phương án so sánh ( hoặc giữ nguyên nếu nếu như không chuyển địa điểm khu chức năng này sang khu vực phía Đông sông Pô Kô) . Đề xuất điều chỉnh hướng phát triển các khu chức năng đô thị mới của thị trấn Huyện lỵ như: Khu văn hoá - TDTT, khu trung tâm giáo dục, các khu dân cư tập trung, khu sản xuất - TTCN , phân bố lại mạng lưới dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và một số giải pháp cụ thể về phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quá trình phát triển kinh tế vùng Huyện và các vùng lân cận.
a.2- Bổ sung các khu chức năng đang còn thiếu theo yêu cầu đối với thị trấn huyện lỵ . Đồng thời, nghiên cứu để bổ sung các khu chức năng đặc thù đối với thị trấn huyện lỵ Đăk Glei như: khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khu dịch vụ thương mại và các trạm dừng chân trên đường Hồ Chí Minh, các làng nghề truyền thống phục vụ sản xuất và du lịch. vv... Đề xuất điều chỉnh mạng lưới các công trình công cộng phục vụ nhu cầu phát triển. Đề xuất điều chỉnh các giải pháp và quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật: Giao thông san nền, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc... phục vụ cho nhân dân trong khu vực thị trấn Huyện lỵ. Đấu nối hợp lý các hạng mục cơ sở hạ tầng với các phần không phải điều chỉnh của quy hoạch chung đã duyệt.
a.3- Tính toán lại quy mô dân số dự kiến đến năm 2015 và 2025 bao gồm cả dân số hiện tại cả trung tâm xã Đăkpét, đưa vào các khu chức năng dự kiến để trên cơ sở đó tính toán lại quy mô đất đai cho tới các năm tương ứng để xác định lại ranh giới thị trấn huyện lỵ. Đề xuất điều chỉnh nội dung xây dựng ngắn hạn.
b- Lựa chọn và xác định địa điểm mới cho việc di dời trung tâm xã Đăkpét sau khi thị trấn huyện lỵ đã được thống nhất mở rộng.
c- Khảo sát, xác định tuyến tránh giao thông đường HCM giai đoạn III qua thị trấn huyện lỵ Đăkglei một cách chính xác để làm cơ sở xác định ranh giới quy hoạch.
------------------------
PHẦN II
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I- Các điều kiện tự nhiên:
1- Vị trí địa lý: ( Đã được xác định trong nội dung quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăkglei đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum, chỉ mở rộng, không thay đổi vị trí).
Thị trấn huyện lị Đăkglei nằm trên trục đường QL14 (đường HCM giai đoạn 1)
nối liền thị trấn Đăkglei với thị xã KonTum và thành phố Đà Nẵng
Nằm ở phía Bắc của tỉnh KonTum. Có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho quan hệ kinh tế với các vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung. Cách thị xã KonTum khoảng 120km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 180km về phía Nam.
2- Ranh giới :
( Trên cơ sở ranh giới xác định trong quy hoạch chung đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum, điều chỉnh mở rộng về phía Bắc, chờm qua trung tâm xã Đăkpét, dự kiến kết thúc tại cầu Đăkven).
a- Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Trung tâm thị trấn huyện lỵ Đăkglei, huyện Đăkglei - tỉnh Kon Tum được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp cầu Đăkven
- Phía Nam giáp xã Đăk Kroong.
- Phía Đông giáp xã Đăk Choong.
- Phia Tây giáp xã Đăk Long.
b- Diện tích:
- Đo vẽ bản đồ địa hình: khoảng 500ha.
- Thiết kế quy hoạch : khoảng 450ha.
3- Các điều kiện tự nhiên:
a- Địa hình:
Khu vực quy hoạch có độ dốc phức tạp, đồi núi cao, có nhiều khe cạn, hợp thủy. Cao độ lớn nhất : 780m và thấp nhất : 670m so với mặt biển. Độ dốc lớn nhất từ 30-38%. Các vị trí có thể khai thác quỹ đất cho xây dựng có độ dốc từ 2 –10% (chiếm khoảng 30% diện tích toàn khu). Địa hình dốc về hướng đông tại khu vực phía Tây sông Pôcô và phía Tây tại khu vực phía Đông sông Pôcô.Về tổng thể khu đất có địa thế đẹp, nằm bám theo men sông PôCô và suối ĐăkPet có thể tận dụng khai thác cảnh quan. QL14 nối dài đi Đà Nẵng đông người qua lại là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trấn.
b- Khí hậu:
Thị trấn huyện lỵ Đăkglei nằm trong tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn nhiệt đới ẩm núi cao. Điều kiện nhiệt hạn chế, trung bình 25-30oC, lượng mưa trung bình 2.200-2.600mm. Mùa mưa từ tháng 5-12, độ ẩm bình quân từ 60-72%, mùa đông khu vực này vẫn có mưa do ảnh hưởng chế độ Đông Trường Sơn.
Hướng gió chính: Đông-Bắc.
c- Địa chất công trình:
Đất của thị trấn huyện Đăglei hầu hết là đất vàng đỏ trên núi cao ( Ha, Hu, Hs) gồm các loại đất mùn vàng nhạt trên mác ma axits, mùn vàng đỏ trên án sét và mùn vàng đỏ trên mác ma bazơ.
Trong khu vực chưa phát hiện các hiện tượng địa chất vật lý bất thường, bất lợi cho việc xây dựng công trình.
d- Địa chất thủy văn:
Nguồn nước dồi dào suối ĐăkPet và sông PôCô nước chảy quanh năm, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay dùng từ nguồn suối ĐăkRa dẫn về bể chứa với dung lượng 200m3 cung cấp nước cho toàn bộ thị trấn. Chất lượng nước tốt đảm bảo phục vụ cho nhu cầu dân sinh.
- Riêng về thuỷ văn cần được phân tích đánh giá kỹ vì ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chỉnh trị hai bên bờ sông ĐăkPôcô để tránh tình trạng sạt lở đất. Trong đó đặc biệt cần phải nghiên cứu các trận lũ lịch sử và tần suất lũ trên sông Pôcô. Các trận lũ được quan tâm là trận lũ xảy ra năm 1972 có cao trình ngập lũ đến 657,57m. Trận lũ năm 1994 có cao trình ngập lũ 647,3m. Trận lũ năm 2009 có cao trình ngập lũ cao không kém năm 1994.
e- Tài nguyên rừng:
Khu vực có diện tích rừng thông được trồng khá lớn, đã làm tăng yếu tố cảnh quan và môi trường sống tốt cho người dân thị trấn. đặc biệt do yêu tố địa hình phức tạp, độ cao lớn nên một số khu vực như hai bên lưu vực sông Pôcô, suối Đăkpét và các ke suối, hợp thuỷ, các đỉnh đồi núi có độ cao lớn cần giữ nguyên hiện trạng cây xanh để tạo cảnh quan đặc thù, tránh sạt lở đất và bảo vệ môi trường thiện nhiên.
4- Phạm vi dự kiến phát triển đô thị: (Trên cơ sở ranh giới giới xác định trong quy hoạch chung đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum, mở rộng ranh giới về phía bắc, qua trung tâm xã Đăkpét, kết thúc tại cầu Đăkven).
a- Dọc theo QL14 (đường HCM giai đoạn I):
- Khu vực phía Tây sông Pôcô đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, cơ bản giữ nguyên, kiến nghị chuyển trung tâm Chính trị - Hành chính sang khu vực phía Đông sông Pôcô. Kiến nghị dịch chuyển cây cầu chính qua sông Pôcô từ khu vực trung tâm thương mại lên khu vực phía Bắc đến phía trước khu trung tâm hành chính hiện tại.
- Phát triển dọc theo QL 14 lên phía Bắc, qua trung tâm xã Đăkpét, kết thúc tại cầu Đăkven.
b- Phía Đông sông Pôcô:
- Dịch chuyển ranh giới thị trấn huyện lỵ cũ (đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum) về phía Đông để dành cho đường HCM giai đoạn III và hành lang an toàn của tuyến đường này.
- Dịch chuyển ranh giới cũ (đã được phê duyệt ) theo hướng đông bắc của sông Pôcô, bám theo tuyến đường tránh (đường HCM giai đoạn III) và kết thúc tại cầu Đăk ven.
Có quy mô đất đai dự kiến khoảng từ 450- 520ha.
5- Các điều kiện hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến đồ án điều chỉnh quy hoạch:
- Trong khu vực dự kiến quy hoạch, chỉ có một số tuýến giao thông và hạ tầng kỹ thuật tại khu vực trung tâm xã Đăkpet hiện tại, và một số tuyến giao thông đường đất và đá cấp phối và một số tuyến điện sinh hoạt, còn lại chưa có hệ thống hạ tầng nào quá kiên cố ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch.
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật sẽ triển khai trong khu vực quy hoạch chủ yếu là tuyến đường HCM giai đoạn III và tuyến kè hai bên bờ sông ĐăkPôcô dự kiến sẽ được xây dựng, nhưng đồng thời đang là đối tượng cần phải điều chỉnh.
II- Các điều kiện hiện trạng:
1- Dân số và lao động:
a- Dân số:
Theo thống kê dân số và cơ cấu dân số năm 2009 của phòng Thống kê huyện Đăk glei, dân số của toàn thị trấn đến ngày 31/12/2009 là 5.176 người. Tại khu vực trung tâm xã Đăkpét và một số làng lân cận dân số khoảng 2.625 người. Tổng cộng toàn bộ khu vực dự kíên điều chỉnh khoảng 7801 người.
Thành phần lao động chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước, thương mại dịch vụ, lao động TTCN, chăn nuôi và trồng trọt.
- Dân tộc:
Hiện nay sinh sống tại khu vực dự kiến quy hoạch chủ yếu là người dân tộc Kinh và một số đồng bào dân tộc thiểu số như (Giẻ Triêng và Xơ Đăng) . Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn làm nghề nông, một số ít tham gia vào dịch vụ và các nghề thủ công đan lát và hàng thủ công. Đời sống vẫn còn khó khăn, vì vậy cần một số hỗ trợ đặc biệt về hạ tầng kỷ thuật cũng như hạ tầng xã hội như: y tế, giáo dục..
b- Lao động:
TT
|
Ngành kinh tế
|
Tỷ lệ(%)
|
1
|
Hành chính
|
18
|
2
|
Dịch vụ
|
24
|
3
|
Tiểu thủ công nghiệp
|
17
|
4
|
Nông lâm ngư
|
35
|
5
|
Khác
|
6
|
|
Tổng cộng
|
100
|
2- Đất đai:
Hiện trạng đất đai theo mục đích sử dụng.
TT
|
Hạng mục
|
Diện tích
(ha)
|
Tỉ lệ
%
|
|
Tổng cộng toàn khu nghiên cứu
|
500,0
|
100,0
|
I
|
Đất ở
|
82,9536
|
16,59
|
II
|
Đất công trình công cộng
|
23,8591
|
4,79
|
1
|
Đất giáo dục
|
8,2646
|
1,65
|
2
|
Đất cơ quan
|
6,0403
|
1,21
|
3
|
Đất công trình y tế
|
1,7908
|
0,36
|
4
|
Đất thương mại dịch vụ
|
6,5904
|
1,34
|
5
|
Đất văn hoá-thể thao
|
1,1730
|
0,23
|
III
|
Đất giao thông
|
13,6582
|
2,73
|
1
|
Đường nhựa
|
8,7217
|
1,74
|
2
|
Đường Bêtông
|
0,1329
|
0,02
|
3
|
Đường đất
|
4,8036
|
0,96
|
IV
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
116,1410
|
23,23
|
1
|
Đất trồng lúa
|
62,0231
|
12,4
|
2
|
Đất trồng màu
|
45,4579
|
9,09
|
3
|
Đất trồng cây ăn quả
|
0,9543
|
0,19
|
4
|
Đất trồng cây công nghiệp
|
7,7057
|
1,54
|
V
|
Đất trồng cây lâm nghiệp
|
81,8249
|
16,36
|
|
Đất trồng thông
|
81,8249
|
16,36
|
VI
|
Đất khác
|
181,5632
|
36,31
|
1
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
0,1449
|
0,03
|
2
|
Đất nghĩa địa
|
0,4559
|
0,09
|
3
|
Đất mặt nước- bán ngập lụt
|
42,0438
|
8,41
|
4
|
Đất trống
|
138,9186
|
27,78
|
Hiện trạng đất đai theo mức độ thuận lợi xây dựng.
TT
|
Hạng mục
|
Diện tích
(ha)
|
Tỉ lệ
%
|
|
Tổng cộng toàn khu nghiên cứu
|
500
|
100
|
I
|
Đất thuận lợi xây dựng(độ dốc 0.4% - 10%)
|
206.04
|
41.21
|
II
|
Đất ít thuận lợi xây dựng(độ dốc 10% - 30%)
|
49.86
|
9.97
|
III
|
Đất không thuận lợi xây dựng(độ dốc>30%)
|
169.43
|
33.89
|
IV
|
Đất không thuận lợi xây dựng(đất mặt nước, bán ngập lụt)
|
74.67
|
14.93
|
3- Các điều kiện hạ tầng xã hội:
Các công trình hạ tầng xã hội trong khu vực nghiên cứu dự kiến điều chỉnh quy hoạch bao gồm :
- Các trung tâm dịch vụ thương mại: Tại khu vực trung tâm huyện lỵ cũ đã khá phát triển. bao gồm: Chợ trung tâm, các cửa hàng dịch vụ thương mại của tư nhân tại các tuyến phố chính có khả đáp ứng các nhu cầu dịch vụ , thương mại hiện tại của thị trấn.
- Khu vực trung tâm giáo dục: Bao gồm hệ thống trường PTTH, PTCS, tiểu học, trường mầm non, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, các trường dạy nghề, các khu bảo tàng, thư viện đã được xây dựng tại các khu tập trung dân cư tại hai bên bờ sông Pôcô. Hiện tại đáp ứng cơ bản các nhu cầu học tập của con em địa phương. Tuy nhiên trong tương lai, nhu cầu mở rộng, xây mới các cơ sở học tập, đào tạo việc làm, kể cả nghiên cứu cần phải được bổ sung và phát triển theo các tiêu chuẩn hiện đại. Do đó cần phải tính toán lại nhu cầu quỹ đất để phục vụ cho mục tiêu này.
- Trung tâm y tế: Hiện đã có bệnh viện Huyện, tuy nhiên xét theo tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam, cần thiết phải mở rộng quy mô và nâng cấp cơ sở hiện có. Đồng thời cần thiết phải bổ sung thêm các trạm, điểm y tế tại các khu vực phù hợp với bán kính phục vụ và dân số từng khu, đặc biệt là khu vực phía Đông sông Pôcô.
- Các công trình công viên văn hoá, vui chơi giải trí: Hiện thị trấn đã có công viên hồ Đăkxanh tuy nhiên diện tích quá nhỏ, các hoạt động nghèo nàn lại quá tập trung vào một điểm nên không phù hợp với tâm sinh lý hoạt động của trẻ em và các tầng lớp dân cư.
- Trung tâm thể dục thể thao: Nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu hoạt động thể dục thể thao không những cho dân cư thị trấn mà còn cho toàn huyện. Phục vụ không những sinh hoạt thể thao bình thường mà còn các hoạt động văn hoá thể thao theo các phong trào của toàn huyện. Hiện nay chưa có khu thể dục thể thao đúng với chức năng của thị trấn huyện lỵ. Vì vậy cần thiết phải tìm và xác định được địa điểm đủ quy mô diện tích về đất đai cho các hoạt động thể dục-thể thao thiết yếu và đầy đủ các hoạt động về lâu dài.
- Các trung tâm sinh hoạt văn hoá và câu lạc bộ, các nhà sinh hoạt khu phố: Dành cho các tầng lớp dân cư tại chỗ, phục vụ cho các lứa tuổi khác nhau như người già, thanh thiếu niên, nhi đồng tại các khu dân cư: Hiện tại còn rất thiếu và hầu như chưa được quan tâm. Đây là yếu tố cơ bản để xác định môi trường xã hội, chất lượng sống của dân cư, giải quyết cụ thể các nhu cầu tinh thần của người dân tại khu vực sinh sống.
- Các khu dịch vụ cho khách đường xa trên tuyến QL Hồ Chí Minh như trạm dừng chân, các khu nghỉ như môtel, ăn uống đủ quy mô và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại: Hiên nay hầu như chưa có.
Tất cả các công trình hạ tầng xã hội đã nêu trên là cần thiết phục vụ cho các nhu cầu của dân cư thị trấn và khách vãng lai. Trong đó hiện tại các khu dân cư tập trung hiện có chủ yếu tại khu vực phía Tây và Tây-Bắc.và một phần là phía Đông sông Pôcô.
4- Hiện trạng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
a- Hiện trạng về kinh tế:
Hiện trạng về kinh tế của thị trấn huyện lỵ Đăkglei tập trung chủ yếu là phục vụ, dịch vụ các nhu cầu thiết yếu tại chỗ và vùng huyện, phản ánh cơ cấu kinh tế hiện tại của huyện Đăkglei:
- Nông - Lâm nghiệp: chủ yếu trồng cây nguyên liệu giấy, trồng rừng và các loại cây dược liệu, bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi và trồng cây ngắn ngày như: lúa, bắp, mì...
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cáccơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề truyền thống như xay xát , mì nhưng quy mô nhỏ.
- Thương mại- dịch vụ: chủ yếu là phục vụ, dịch vụ các nhu cầu thiết yếu tại chỗ và vùng huyện.
Vì vậy trong những năm tới cần xác định cơ cấu kinh tế huyện là: Thế mạnh chủ yếu trồng cây nguyên liệu giấy, trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi và trồng cây ngắn ngày như: lúa, mì, bắp...Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, cần đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ vấn đề phát triển các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, xúc tiến hoàn thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại trung tâm. Thương mại: thực hiện và sắp xếp, quy hoạch và phát triển các lĩnh vực chợ, kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ đầu tư, dịch vụ cung ứng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất phát triển các hợp tác xã thương mại và dịch vụ.
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, qui hoạch hoàn chỉnh vùng lúa tăng vụ, lúa cao sản.
b- Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật:
-Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
*Nền xây dựng:
- Khu vực phía đông và đông - bắc sông Pôcô có địa hình đồi núi và các khe suối, hợp thuỷ, chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của sông Pôcô. Vào mùa mưa thường bị lũ cục bộ nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
-Hiện tại nền xây dựng các công trình công cộng đều dựa trên cơ sở của nền tự nhiên, không phải san lấp quy mô mà chỉ tạo mặt bằng xây dựng công trình nên cao độ nền không thống nhất, nhấp nhô không đúng đặc trưng của đô thị miền núi.
-Nền xây dựng các công trình nhà ở cũng trong tình trạng không thống nhất, đều do dân cư tự tạo, san lấp cục bộ, đào khoét đồi hoặc tự tôn đắp nền cao hơn nền tự nhiên. Hiện tại các khu vực có mật độ cao tập trung ở một số điểm dân cư chủ yếu bám theo các tuyến đường QL14, hoặc các trục đường chính trong khu vực. Cao độ nền dao động ở độ cao trung trình h= 650m - 700m.
-Đối với đường giao thông được thiết kế bám theo địa hình tự nhiên, độ dốc dọc đường chính: imax=6%, ing =2%-3%. Với đường khu vực, độ dốc dọc imax£10%, ing=2%-3%.
- Hệ thống thoát nước:
Chủ yếu mới được triển khai ở trục QL 14 đoạn đi qua khu trung tâm thị trấn và một vài trục đường khác nhưng chưa có hệ thống thoát nước tổng thể và chưa phân định được giải pháp sử lý và thoát nước mặt và nước bẩn. Các trục đường còn lại chưa có hệ thống thoát nước, nên gây sói lở và làm biến dạng lòng lề đường.
*Thoát nước dọc theo QL14 qua thị trấn và khu trung tâm hành chính, thương mại hiện đã có mương bê tông đậy nắp đan.
*Thoát nước ngang : có các cầu nhỏ tạm, cống thoát nước qua đường. Khẩu độ cống BxH=400x600, D=800-1200.
Trên các tuyến đường khu vực hầu như chưa có đầu tư gì ngoài điều kiện tự nhiên sẵn có. Nước mưa được tiêu thoát theo các rãnh đất ven đường chảy ra các khe tự huỷ, hồ ao trong khu vực rồi đổ ra suối Đăkpét và sông Pôcô. Sông Pôcô và suối Đăkpét đóng vai trò là trục tiêu thoát nước chính cho khu vực.
- Giao thông:
Hiện tại, đường QL 14 ( Đường Hồ Chí Minh ) đi qua khu vực trung tâm đã được rải nhựa, quy hoạch đường Hồ Chí Minh giai đoạn I xác định trục đường này có lộ giới là 20m, đã được xây dựng hoàn chỉnh. Trục đường này đóng vai trò vừa là trục giao thông đối ngoại qua thị trấn cũng vừa là trục giao thông nội thị chính của thị trấn. Ngoài ra, chỉ có một số đoạn được trải nhựa khác như tuyến vào trụ sở Huyện uỷ, các phòng ban thị trấn nhưng có chiều rộng tương đối hẹp và chất lượng mặt đường không được tốt . Các trục đường còn lại là đường đất và chưa được tổ chức theo tiêu chuẩn đô thị. Giao thông liên hệ giữa hai bờ đông và tây sông Pôcô là các cầu sắt và cầu treo đã cũ, không đáp ứng được các yêu cầu vận tải và đi lại của các phương tiện giai thông cơ giới.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Chủ yếu là dùng hệ thống nước tự chảy được tập trung vào bể chứa khoảng 200m3 phía sau khu trung tâm hành chính để cung cấp chủ yếu cho các cơ quan, chưa được sử lý để đảm bảo vệ sinh cho việc sử dụng của người dân và đa số hộ dân vẫn đang phải dùng nước giếng.
- Cấp điện:
Hiện tại, Cấp điện cho khu vực thị trấn Đăkglei là trục trung thế 22 KV chạy dọc theo QL 14 và hạ thế tại một số vị trí cạnh trục này. Từ đây mạng điện được nối đến từng các khu chức năng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Điện chiếu sáng chỉ có đoạn QL 14 phần đi qua trung tâm , các trục đường còn lại hầu như chưa có hệ thống điện chiếu sáng.
Nhìn chung, đa số hộ dân đã có điện lưới dùng để sinh hoạt, nhưng công suất và mạng điện vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là khả năng phát triển trong tương lai. Hệ thống dây dẫn trong toàn khu là dây nổi, cột trụ BTCT ly tâm. Hệ thống dây dẫn vào các nhà dân tạm bợ, chắp nối, không an toàn khi sử dụng.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Mạng điện thoại vẫn chưa đến được với đa số hộ dân vì thế trong tương lai, các loại hình thông tin khác như Internet v.v..., đòi hỏi phải được đầu tư để có thể đến với từng hộ dân.
- Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh mở rộng do kinh tế phát triển còn chậm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng và phát triển, chưa có mạng lưới thoát nước bẩn sinh hoạt và tổ chức thu gom và xử lý chất thải rắn.
+Nước thải sinh hoạt : Tại khu vực trung tâm thị trấn hiện tại, nước thải chủ yếu tự chảy, thấm tự nhiên xuống mặt đất hoặc tự chảy vào mương rãnh, ra ruộng, sối theo hướng dốc địa hình, một số hộ gia đình thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mặt hai bên đường QL14 và thải trực tiếp xuống dòng sông Pôcô. Nước thải các công trình công cộng ( trường học , cơ quan...), đều không qua xử lý trước khi cho chảy vào hệ thống thoát chung .
+ Chất thải rắn: Trong khu vực chưa có khu tập trung thu gom rác, dân cư chủ yếu tự sử lý rác bằng cách đổ ra đưòng hoặc gom lại phía sau nhà rồi đốt. Vì vậy, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
+ Nghĩa địa: Trên địa bàn có một số khu mộ của người dân nằm rải rác trên sườn đồi. Ngoài ra có một số khu mộ nằm rải rác sát đường và khu vực dân cư, vì vậy khi phát triển khu vực thành trung tâm xã không đảm bảo cảnh quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường, cần có kế hoạch di dời theo quy hoạch.
5- Hiện trạng kiến trúc:
a- Kiến trúc công cộng: các công trình kiến trúc công cộng của thị trấn mới được xây dựng gần đây nhìn chung là khá khang trang, tuy nhiên do quỹ đất hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư nhỏ lẻ nên các công trình khá manh mún và không theo các môtuýp kién trúc truyền thống.
b- Kiến trúc nhà ở: Khu vực nghiên cứu có 3 loại kiến trúc nhà ở điển hình: kiến trúc nhà ở dân tộc Tây Nguyên, kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống, kiến trúc nhà ở lô phố (Kinh). Trong đó tại các khu phố chính chủ yêu là các nhà lô phố được xây dựng không có thiết ké bài bản nên khá lộn xộn.
c. Kiến trúc tượng đài, biểu tượng và di tích lịch sử: nhìn chung chưa được đầu tư và khai thác phù hợp.
Nhận xét chung:
Thuận lợi:
-Về giao thông có tuyến đường Hồ Chí Minh nối thành phố Đà Nẵng qua Đăkglei- Ngọc hồi- BờY- KonTum sẽ tạo động lực phát triển lớn trong tương lai.
- Địa hình tương đối thuận lợi so với các khu vực khác trong huyện, địa chất ổn định, khí hậu thuận lợi.
- Nguồn tài nguyên phong phú thuận lợi phát triển các nghành tiểu thủ công nghiệp.
- Chưa bị tác động của đô thị hoá.
- Có nhiều cảnh quan đẹp có thể khai thác cho tiềm năng phát triển du lịch.
Khó khăn:
- Địa hình có độ dốc lớn.
- Quỹ đất phân tán do bị chia cắt bởi các sườn núi có độ dốc lớn.
--------------------------
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I- Động lực phát triển đô thị:
1- Các quan hệ nội, ngoại vùng:
a- Quan hệ nội vùng:
Huyện Đăkglei nằm ở phía Bắc tỉnh KonTum, tiếp giáp với tinh Quảng nam. Lợi thế của Huỵện là nằm dọc theo QL14 ( đường HCM) mà thị trấn Đăkglei là huyện lỵ, nằm cách thị trấn gần nhất của tỉnh là Pleicần 60km về phía Bắc và thị trấn Khâm đức (tỉnh Quảng nam) 60km về phía Nam.
Thị trấn huyện lỵ Đăkglei là đầu mối giao thông của huyện nối với các xã Đăkpek và ĐăkBlô dọc theo QL14 ở phía Bắc. Nối với xã ĐăkLong ở phía Tây, xã Đăk Kroong ở phía Nam và phía Đông là xã Đăk Choong. Các xã còn lại cũng đã khá thuận lợi về mặt giao thông so vơi trước đây. Vì yếu tố này, quan hệ nội vùng của thị trấn huyện lỵ Đăkglei với các xã còn lại vừa là đầu mối vừa là động lực, đầu tàu thúc đẩy kinh tế – xã hội toàn vùng, có quan hệ chặt chẽ với các trung tâm vùng khác là Plei cần và Khâm đức.
b- Quan hệ ngoại vùng:
Thị trấn huyện lỵ Đăkglei còn đóng một vai trò chuyển tiếp trên tuyến đường HCM vừa xuyên Việt theo hướng Bắc Nam, vừa xuyên Á theo hướng Đông – Tây. Đăkglei nằm ở khoảng giữa đối với thị xã KonTum và thành phố Đà Nẵng, giao thông rất thụân lợi. Ngoài ra có thể liên hệ gần gũi khác với cửa khẩu Quốc tế Bờ Y và thị xã Tam kỳ, khu kinh tế mở Chu lai. Đăkglei cũng như các đô thị huyện lỵ khác nằm trên tuyến HCM là những trung tâm kinh tế vùng. Nhưng xét về mặt nào đó có thuận lợi hơn vì là điểm dừng chân do khoảng cách bằng đường bộ từ thành phố Đà Nẵng lên cũng như từ thành phố Kon tum xuống mất khoảng từ 2-3 giờ xe chạy, cần phải nghỉ ngơi ăn uống, đồng thời là đô thị cửa ngõ Bắc Tây Nguyên nên có thể thúc đẩy yếu tố thương mại- dịch vụ - du lịch khá mạnh.
2- Cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị:
Là khu vực được hình thành đô thị đã khá lâu, chậm phát triển so với các đô thị huyện lỵ khác. Từ khi tuyến đường HCM hoàn thành đã thúc đẩy nhanh chóng nhiều mặt đến phát triển đô thị.
a- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng:
Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp; xây dựng dự kiến tăng mạnh. Phát triển khu tiểu thủ công nghiệp dự kiến phía Đông-Nam sông Pôcô của trung tâm huyện, khai thác lợi thế hạ tầng như đường HCM giai đoạn III. Dự kiến đến 2015, đất xây dựng khu CN- Tiểu thủ công nghiệp tăng lên so với quy hoạch chung đã được phê duyệt khoảng từ 10-15 ha.
b- Thương mại - dịch vụ:
Đô thị huyện lỵ Đăkglei là trung tâm thương mại đầu mối phía Bắc của tỉnh, là đầu mối giao lưu hàng hoá của vùng. Ngoài khu vực thương mại hiện có, phát triển các khu trung tâm thương mại mới hiện đại nhằm phục vụ sinh hoạt của người dân địa phương, du lịch, trao đổi hàng hoá giữa vùng huyện với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực kinh tế Đà Nẵng . Tỷ trọng khu vực này dự kiến tăng do mức độ giao thông ngày càng tăng trên tuyến đường HCM. Dự kiến xây dựng trung tâm thương mại mới tại khu vực đấu nối giữa tuyến đường HCM giai đoạn II và QL14. Vì vậy dự kiến diện tích đất thương mại dịch vụ đối ngoại tăng lên đáng kể.
c- Du lịch và dịch vụ du lịch:
Phát triển các khu công viên cây xanh vui chơi giaỉ trí, khu du lịch văn hoá tại các khu vực có cảnh quan đẹp, nhất là khai thác cảnh quan chạy dọc theo dòng sông Pôcô kết hợp với mở rông các khu du lịch sinh thái về phía Đông, Đông-Bắc của thị trấn.
Đây là thế mạnh rất lớn của đô thị Đăkglei. Thế mạnh này biểu hiện chủ yếu về các mặt du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ dưỡng. Để khai thác và phát huy tốt các thế mạnh này cần thực hiện các chương trình dự án đầu tư như:
-Các dự án phát triển giao thông nối đến các điểm tham quam du lịch
-Các dự án nâng cấp tôn tạo các khu danh lam thắng cảnh.
-Các dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách.
-Các dự án xây dựng công trình văn hoá, vui chơi, giải trí.
-Tôn tạo và đưa vào khai thác hệ thống các khu du lịch cảnh quan.
Khả năng nghành này thu hút lao động rất cao, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.
Ngoài các khu vực cảnh quan hiện có như công viên lòng sông Pôcô và các khu công viên cảnh quan nằm trong thị trấn, cần thiết phải xây dựng mới các khu dịch vụ du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí để phục vụ du khách.
d-Hạ tầng kỹ thuật:
Được đẩy mạnh đầu tư theo sự phát triển của đô thị một khi tuyến đường HCM giai đoạn III được triển khai xây dựng . Các tuyến đường liên khu vực, tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường trong khu vực được đầu tư đảm bảo nhu cầu giao thông trong vùng với các khu vực lân cận. Hệ thống điện lưới quốc gia qua khu vực sẽ được đầu tư nâng cấp mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong vùng, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác cũng đồng thời được dầu tư một cách đồng bộ theo sự mở rộng của đô thị.
e- Hạ tầng xã hội:
Đi cùng với nhu cầu phát triển đô thị sẽ kéo theo nhu cầu đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội khác, vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ du khách. các công trình hạ tầng xã hội này ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô đàu tư và hiện đại, đáp ứng các nhu cầu của người dân và du khách trong tương lai. Đây vừa là yêu cầu đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị, nhưng vừa là sức hấp dẫn dân cư các khu vực khác đến sinh sống, tạo đà phát triển đô thị hoá ở mức cao trong tương lai mà theo dự đoán có khả năng lên tới 45% dân số vào năm 2025.
3- Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng:
- Khu vực dự kiến quy hoạch có quỹ đất xây dựng đô thị lớn so với khu vực khác trong thị trấn, nền đất tương đối ổn định ở một số khu vực, cấu tạo của địa chất tương đối thuận lợi cho xây dựng các công trình.
-Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi ,địa hình tương đối bằng phẳng hơn so với các khu vực khác của thị trấn.
II- Tính chất và chức năng của đô thị:
- Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học kỹ thuật của Huyện Đăkglei.
- Là đầu mối giao thông quan trọng liên vùng, tỉnh.
- Có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng Bắc KonTum và vung Tây nguyên.
- Là đô thị có tính chất dân tộc, văn hoá lịch sử và đặc điểm tự nhiên đặc trưng của vùng Tây Nguyên.
III- Quy mô dân số và lao động xã hội:
1-Cơ sở dự báo:
- Dựa vào mức tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,8%/năm. tăng dân số cơ học dự kién trung bình là 0,8%/năm.
- Dân số thị trấn huyện lỵ Đăkglei và trung tâm xã Đăkpét hiện tại tương ứng là 5.176 và 2.625 khẩu ( Theo tghống kê sơ bộ vào năm 2009).
- Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh KonTum nói chung và huyện Đăkglei nói riêng.
- Dựa vào hiện trạng quỹ đất và khả năng dung nạp và nhu cầu sử dụng đất.
- Dựa vào cơ sở tiềm năng kinh tế của huyện, khả năng huy động các nguồn lực tương đối mạnh để thúc đẩy tăng trưởng các ngành nghề.
- Dựa và vị trí, vị thế thuận lợi của thị trấn Đăkglei nằm trên tuyến đường HCM.
2- Phương pháp dự báo:
-Theo phương pháp dự báo tăng dân số tự nhiên và cơ học được áp dụng theo công thức: Nt = No(1+n)t. xác định đến thời điểm ngắn hạn 2015 và dài hạn đến năm 2025.
Trong đó:
t- Thời gian quy hoạch (ngắn hạn đến năm 2015; dài hạn đến năm 2025).
Nt- Dân số thị trấn huyện lỵ tăng tự nhiên đến năm quy hoạch (2015; 2025).
No- Dân số hiện có (7.801 người)
n- tỷ lệ (%) trung bình của tăng dân số tự nhiên ( Dự kiến 1,7%/ năm) . Tỷ lệ tăng dân số cơ học dự kiến khoảng 0,8%/năm.
3- .Dự báo dân số:
* Hiện tại: = 7.801 người.
* Đợt đầu ( 2015): N2015 = 9000 người
* Dài hạn ( 2025): N2025 = 12.000 người.
IV- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và nhu cầu sử dụng đất xây dựng theo phương án điều chỉnh
1- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu:
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản tuân thủ đồ án quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum. Đồng thời bổ sung các tiêu chuẩn mới được ban hành.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng’’;
a- Các chỉ tiêu đất đai chủ yếu (tính cho đô thị loại V):
S
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu đô thị loại V
|
Chỉ tiêu
chọn
|
I
|
Đất dân dụng
|
m2/người
|
≥73
|
≥80
|
1
|
Đất ở
|
m2/người
|
45-55
|
45
|
2
|
Đất cây xanh sử dụng công cộng
|
m2/người
|
8-10
|
8
|
3
|
Đất công trình công cộng
|
m2/người
|
15-20
|
20
|
4
|
Đất giao thông - Quảng trường
|
m2/người
|
5-7
|
5
|
II
|
Đất ngoài dân dụng
|
|
|
|
1
|
Đất kho tàng
|
m2/người
|
1,5-2,0
|
2,0
|
2
|
Đất TTCN
|
m2/người
|
10-15
|
15
|
b- Các chỉ tiêu về đất công cộng chủ yếu
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu đô thị loại V
|
Chỉ tiêu
chọn
|
I
|
Các chỉ tiêu c.trình c.cộng
|
|
|
|
1
|
Giáo dục
|
|
|
|
|
- Trường mẫu giáo
|
chỗ/1000
(15m2/chổ)
|
50
|
≥50
|
|
- Trường THCS
|
chỗ/1000
(15m2/chổ)
|
55
|
≥55
|
|
- Trường Bán trú DTTS
|
chỗ/1000
(15m2/chổ)
|
40
|
≥40
|
|
- Trường dạy nghề
|
chỗ/1000
(15m2/chổ)
|
40
|
≥40
|
2
|
Y tế
|
|
|
|
|
- Trạm Y tế đơn vị ở
|
Trạm/1000ng
|
1
|
(500m2/trạm)
|
|
- Phòng khám đa khoa
|
Công trình/đô thị
|
1
|
(3000m2/trạm)
|
|
- Bệnh viện đa khoa
|
Giường/1000ng
|
4
|
(100m2/giường)
|
3
|
Thể dục thể thao
|
|
|
|
|
- Sân luyện tập đơn vị ở
|
m2/người
|
0,5
|
(0,3ha/công trình)
|
|
- Sân thể thao cơ bản đô thị
|
m2/người
|
0,6
|
(1ha/công trình)
|
|
- Sân vận động đô thị
|
m2/người
|
0,8
|
(2,5ha/công trình)
|
c- Các chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật chủ yếu:
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu đô thị loại V
|
Chỉ tiêu
chọn
|
|
Các chỉ tiêu XD hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
1
|
Chỉ tiêu cấp nước
|
1/ người
|
100
|
100
|
2
|
Chỉ tiêu cấp điện
|
KWh/người/năm
|
1000
|
1000
|
3
|
Chỉ tiêu thoát nước sinh hoạt
|
% chỉ tiêu cấp nước
|
80
|
100
|
4
|
Chỉ tiêu chất thải rắn
|
Kg/người /ngày
|
0,8
|
1,0
|
2. Quy mô đất đai thị trấn huyện lỵ theo quy mô dân số dự kiến:
- Quy mô đất dân dụng và ngoài dân dụng của thị trấn:
TT
|
Các chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Đến năm 2015
|
Tỷ lệ (%)
|
Đến năm 2020
|
Tỷ lệ (%)
|
Đến năm 2025
|
Tỷ lệ (%)
|
|
Tổng cộng nhu cầu sử dụng đất
|
ha
|
300,0
|
|
375,0
|
|
450,0
|
|
1
|
Đất dân dụng
|
ha
|
155,09
|
100
|
169,00
|
100
|
182,90
|
100
|
a
|
Đất ở
|
ha
|
61,40
|
39,60
|
68,55
|
40,56
|
75,70
|
41,39
|
b
|
Đất công trình công cộng
|
ha
|
43,09
|
27,78
|
45,24
|
26,77
|
47,39
|
25,91
|
c
|
Đất giao thông - Q.trường
|
ha
|
45,43
|
29,29
|
49,32
|
29,19
|
53,20
|
29,08
|
d
|
Đất cây xanh
|
ha
|
5,17
|
3,33
|
5,89
|
3,48
|
6,61
|
3,62
|
2
|
Đất ngoài khu dân dụng
|
ha
|
144,91
|
100
|
206,00
|
100
|
267,10
|
100
|
a
|
Đất công trình kỹ thuật đầu mối
|
ha
|
4,47
|
3,09
|
6,33
|
3,07
|
8,20
|
3,07
|
b
|
Đất đài tưởng niệm
|
ha
|
|
|
|
|
0,79
|
0,29
|
c
|
Đất dự trữ
|
ha
|
|
|
16,83
|
8,17
|
32,86
|
12,30
|
d
|
Đất giao thông đối ngoại
|
ha
|
8,29
|
5,72
|
14,76
|
7,16
|
21,24
|
7,96
|
e
|
Đất rừng, cây xanh lâm nghiệp, hoang.
|
ha
|
92,14
|
63,58
|
110,70
|
53,75
|
129,26
|
48,40
|
f
|
Đất bán ngập lụt - mặt nước
|
ha
|
35,55
|
24,53
|
46,36
|
22,50
|
57,17
|
21,40
|
g
|
Đất cây xanh dải phân cách đường tránh
|
ha
|
4,46
|
3,08
|
11,02
|
5,35
|
17,58
|
6,58
|
3. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
Thiết kế điều chỉnh lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật như Chuẩn bị bị kỹ thuật san nền , Thoát nước mưa và nước bẩn, Vệ sinh môi trường, Giao thông, Cấp nước, Cấp điện, Tổng hợp đường dây và đường ống theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mới, đồng thời có khả năng đấu nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đồ án thiết kế đã được thống nhất phê duyệt tại Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 16/06/2000 của UBND tỉnh KonTum.
4. Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng:
a- Một số đặc trưng cơ bản của khu trung tâm huyện Đăkglei và các vùng lân cận:
- Cơ sở nghiên cứu:
+Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu tỷ lệ 1/2000 do Công ty TNHH Đông Sáng đo vẽ năm 2007.
-Các tài liệu, số liệu, báo cáo tại cơ sở và công tác thực địa tại hiện trường.
- Các đặc trưng cơ bản:
+Khu vực nghiên cứu có địa hình rừng núi phức tạp, mức độ chia cắt lớn, mật độ khe suối lớn. Cao độ từ 670m - 780m, có hướng dốc chính thấp dần từ Tây sang Đông ở phía Tây sông Pô cô và dốc từ Đông sang Tây ở phía đông sông Pôcô. Độ dốc nén lớn, imax = 30% - 38%, chủ yếu là sườn đồi cao.
+Mật độ xây dựng tại khu vực phía Tây sông Pô cô khá cao, đặc biệt là dọc theo QL14 và các tuyến giao thông chính do đặc quỹ đất nhỏ bé và khan hiếm. dân cư tập trung thành từng khu, tuyến. Các khu vực lân cận có mật độ thưa dần, chủ yếu là đất đồi, rừng cây. Khu vực phía Đông sông Pôcô do giao thông qua sông Pôcô chưa thuận lợi, nên dân cư tập trung ít hơn, chủ yếu là các cơ sở giao dục.
+Nền đất các khu vực có khả năng xây dựng tương đối ổn định, tuy nhiên độ dốc nền rất lớn, chủ yếu là sườn đồi cao. Hiện tại chưa phát hiện tình trạng lún và sạt lở trong vùng nghiên cứu. Khu vực ven sông Pôcô nền đất yếu, khi mùa mưa bị ảnh hưởng lũ lụt.
+Tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận chưa phát hiện có khoáng sản.
b- Sơ bộ đánh gía khả năng thuận lợi của đất đai trong khu vực:
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các yếu tố: Điều kiện tự nhiên, địa hình khu vực, tính chất sử dụng đất đai hiện tại, mức độ thuận lợi về cơ sở hạ tầng và các dự án nghiên cứu xây dựng, sử dụng đất trong khu vực, sơ bộ đánh giá khả năng quỹ đất cho phát triển khu trung tâm Huyện Đăkglei như sau:
Các tiêu chí cơ sở đánh giá đất xây dựng
TT
|
Hạng mục
|
Diện tích
(ha)
|
Tỉ lệ
%
|
|
Tổng cộng toàn khu nghiên cứu
|
500
|
100
|
I
|
Đất thuận lợi xây dựng(độ dốc 0.4% - 10%)
|
206.04
|
41.21
|
II
|
Đất ít thuận lợi xây dựng(độ dốc 10% - 30%)
|
49.86
|
9.97
|
III
|
Đất không thuận lợi xây dựng(độ dốc>30%)
|
169.43
|
33.89
|
IV
|
Đất không thuận lợi xây dựng(đất mặt nước,bán ngập lụt,)
|
74.67
|
14.93
|
Tổng diện tích toàn khu vực được đánh giá: khoảng 500-520 ha
*Đất đã xây dựng: Là những khu chức năng và dân cư chủ yếu phân bố dọc trục đường 14, tập trung tại khu vực phía Tây sông Pôcô và một phần pử phía Đông sông Pôcô.
*Đất xây dựng thuận lợi: (độ dố 0,4% - 10%) Tại khu vực nghiên cứu , những khu vực thuận lợi cho xây dựng thực ra đã được khai thác, còn lại là đất xây dựng ít thuận lợi và không thuận lợi do độ dốc lớn hoặc nền đất yếu và chịu ảnh hưởng do lũ lụt. Với diện tích 206.04ha Chiếm tỷ lệ 41.21%.
*Đất xây dựng ít thuận lợi:
- Do ảnh hưởng độ dốc: Các khu vực này nền đất ổn định, nằm rải rác không tập trung, dưới các chân đồi. (độ dốc 10- 30%) Diện tích 49.86 ha, chiếm tỷ lệ 9.97%.
*Đất xây dựng không thuận lợi: Các khu vực đồi núi cao phía Đông, phía Tây.Diện tích 169.43ha, chiếm tỷ lệ 33.89%.
---------------------------
PHẦN IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Đến năm 2025
I- Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2025:
1- Hướng phát triển đô thị:
Địa hình khu vực tiểu vùng thị trấn Đăkglei khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao. Riêng khu vực hai bên sông Pôcô địa hình bằng phẳng hơn,. quỹ đất khai thác được cao hơn các vùng xung quanh. Khu vực thuận lợi cho các mục tiêu xây dựng này bám theo hai bên QL14.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của khu vực, hướng phát triển trung tâm huyện mới phân chia thành 2 giai đoạn phát triển đến năm 2015 và đến năm 2025.
a- Các nguyên tắc chọn hướng phát triển đô thị:
- Quan điểm phát triển đô thị huyện lỵ Đăkglei:
+ Quy hoạch, đầu tư xây dựng trung tâm huyện Đăkglei không những trở thành trung tâm hành chính của Huyện mà về lâu dài trở thành đô thị trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Xây dựng đô thị Đăkglei từng bước theo hướng trở thành đô thị văn minh, hiện đại, thể hiện bản sắc của dân tộc Tây Nguyên và phù hợp với đặc thù riêng, có hệ thống chính trị vững mạnh, dịch vụ và du lịch phát triển, có môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Quy hoạch một số khu vực để phát triển du du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, mang bản sắc dân tộc Tây Nguyên, góp phần hình thành và phát triển tuyến du lịch trên đường Hồ Chí Minh : Đà Nẵng- Hội An - Mỹ Sơn - Đăkglei - KonTum - TP. Hồ Chí Minh.
- Quan điểm của đồ án quy hoạch: Là một đô thị có vị trí, điều kiện khí hậu, cảnh quan hết sức đặc biệt, cần phải có quan điểm, chủ trương và giải pháp đúng nhằm khai thác, gìn giữ, tôn tạo một vị trí được thiên nhiên ưu đãi đang có chiều hướng bị quá trình đô thị hoá rự phát làm mất dần giá trị vốn có của nó. Cụ thể quan điểm của các đồ án như sau:
+ Quy hoạch đô thị thị trấn huyện lỵ Đăkglei phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của Tỉnh cũng như của toàn quốc. Đồng thời khai thác, tận dụng các điều kiện ưu đãi của thiên nhiên để phát triển đô thị Đăkglei xanh , sạch, đảm bảo tính phát triển biền vững của đô thị. Với hiện trạng xây dựng tương đối phát triển như hiện nay và việc đầu tư nâng cấp thị trấn huyện lỵ Đăkglei trở thành một đô thị vùng Bắc Tây nguyên trong những năm tới là cơ hội tốt để tạo dựng một đô thị kiểu mẫu, xứng với vị trí và lợi thế, tiềm năng vốn có của nó.
+ Hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường tự nhiên. Khai thác tốt hệ thống cây xanh, mặt nước dày đặc của khu vực để tạo cảnh quan, môi trường sống tốt nhất cho người dân và du khách .
+ Khai thác quỹ đất hiện có trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố: Vị trí, địa điểm, cao độ, tầm nhìn trong không gian đô thị, từ đó xác định các vị trí có tính chất đặc biệt dành cho các công trình có tính chất quan trọng, tạo được cảnh quan, bộ mặt cho đô thị.
b- Hướng phát triển đô thị
- Hướng phát triển chủ yếu của đô thị là hướng Đông - Bắc. Trên cơ sở nghiên cứu điều chỉnh tuyến tránh đường Hồ Chí Minh qua thị trấn Đăk Glei, tại cốt xây dựng khả thi, điều chỉnh điểm đấu nối của tuyến đường này với đường Hồ Chí Minh - Giai đoạn I (Quốc lộ 14 cũ), từ đó khai thác triệt để quỹ đất xây dựng để hình thành các khu chức năng của đô thị đảm bảo cho phát triển bền vững.
2- Các phương án điều chỉnh chọn đất phát triển đô thị và cơ cấu tổ chức không gian:
Do đặc điểm địa hình và các yếu tố hiện trạng. Đô thị huyện lỵ Đăkglei không thể phát triển về phía Tây, phía Nam mà chỉ có thể tiếp tục mở rộng ra phía Đông ( cũng khá hạn chế ) và phía Bắc ( cũng chỉ có giới hạn). Vì vậy, chỉ có phương án phát triển dọc theo trục đường QL14 và sông Pôcô từ ranh giới hiện tại phía Nam của thị trấn mở rộng ra hướng phía Bắc và phía Đông sông Pôcô. Đất đai phát triển đô thị được chọn dọc theo 2 bên sông Pôcô.
Các quan điểm và nguyên tắc cơ bản phải giữ theo quy hoạch được chung duyệt năm 2000:
- Quy hoạch xây dựng trung tâm huyện lỵ phải xuất phát từ quy hoạch xây dựng vùng huyện, tạo tiền đề cho việc lập nhiệm vụ cho việc xây dựng cụ thể các cơ sở kinh tế( trước hết là công trình sản xuất, cơ sở kỹ thuật, các công trình có khả năng kết hợp giữ phục vụ kinh doanh và quốc phòng) và khu dân cư trung tâm huyện phù hợp với quá trình chuyển hoá của hệ thống dân cư trên địa bàn huyện.
- Triệt để vận dụng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã xây dựng, hết mức tiết kiệm đất xây dựng, hạn chế việc sử dụng đất canh tác để xây dựng.
- Quy hoạch và kế hoạch phải toàn diện, gắn bó giữa việc đáp ứng yêu cầu xây dựng khu kinh tế, quốc phòng và đời sống bằng trình độ xây dựng hiện đại.
- Triệt để tận dụng về khai thác vật liệu địa phương: Các hình thức kiến trúc truyền thống phù hợp với đặc điểm của địa phương. Khai thác tối đa phong cảnh và cảnh quan thiên nhiên , các điểm nhìn đẹp, gìn giữ môi trường sinh thái hiện có và tính đến các điều kiện kỹ thuật như địa chất thuỷ văn, địa chất công trình...
Có hai phương án mở rộng thị trấn huyện lỵ để chọn lựa:
a- Phương án 01: Phương án đấu nối đường HCM giai đoạn II tại vị trí cầu Đăkven.
Với phương án này, để đủ đất sử dụng về lâu dài , cần phải mở rộng đô thị về phía Đông - Bắc. Kiến nghị tuýên tránh đường HCM qua thị trấn cần phải dịch chuyển hơn về phía Đông so với sông Pôcô. Phương án này sẽ có ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Chiều dài tuyến đường tránh ngăn, vì vậy kinh phí đầu tư thấp, các cơ quan chức năng dễ chấp nhận.
- Khai thác tối đa được quỹ đất phát triển đô thị dọc theo phía Đông sông Pôcô cho các khu chức năng đang còn thiếu của thị trấn.
- Đoạn đường tránh không bị phức tạp nhiều về địa hình nên dễ thi công và đáp ứng các thông số về tuyến quốc lộ cao tốc trong tương lai.
- Việc khai thác qũy đất xây dựng đô thị khá thuận lợi và hiệu quả.
- Khai thác đước tối đa cảnh quan dọc theo sông Pôcô.
- Điểm đấu nối tại vị trí cầu Đăkven dễ dàng , tốn ít kinh phí làm cầu qua sông Pôcô.
- Vì không gian rộng, có cảnh quan đẹp , lại gần trung tâm thị trấn nên có khả năng khai thác yếu tố thương mại, dịch vụ cao.
* Nhược điểm:
- Khả năng phát triển quỹ đất đô thọ sẽ bị giới hạn..
b. Phương án 02: Phương án đấu nối đường HCM giai đoạn II tại vị trí cầu ĐăkPôcô
* Ưu điểm:
- Có thể khai thác quỹ đất rộng hơn về lâu dài ,
- Cho phép cốt cao độ tuýên đường tránh HCM qua thị trấn thấp hơn,
* Nhược điểm:
- Dù đưa tuyến này lên rất xa trung tâm thị trấn hiện tại về phía Bắc, nhưng không khai thác được thêm bao nhiêu quỹ đất xây dựng đô thị so với phưưong án I vì địa hình từ cầu Đăkven đến cầu Đăkpôcô hầu hết là không thuận lợi cho xây dựng.
- Cảnh quan tuyến tránh tại khu vực gần cầu Đăkpôcô không hấp dẫn, chủ yếu là sườn đồi lúp súp.
- Vì địa hình phức tạp nên không phù hợp với các thông số của đường QL có tốc độ cao, suất đầu tư lại lớn nên không khả thi.
- Điểm đấu nối tại cầu Đăkpôcô phức tạp, tốn kém và quá xa trung tâm thị trấn nên không thích hợp để tổ chức trung tâm dịch vụ thương mại tại vị trí đấu nối.
c- kết luận:
Nên chọn Phương án đấu nối tại vị trí cầu Đăkven theo các ưu điểm vượt trội đã nêu trên.
II- Quy hoạch điều chỉnh phát triển không gian đô thị theo phương án chọn:
Do có những tồn tại trước mắt khó có thể khắc phục được của quy hoạch chung thị trấn và chi tiết phía Tây sông Pô Cô đã được phê duyệt. Đó là việc khai thác quỹ đất tại khu vực bờ sông phía Đông giai đoạn trước mắt là không khả thi do phải đầu tư dự án kè kết hợp với tuyến giao thông dọc bờ sông rất tốn kém, khó thu xếp được nguồn vốn. Vì vậy, các chức năng công trình (chủ yếu là các cơ quan và công trình công cộng) đã bố trí tại khu vực này chưa thực hiện được, nhưng quỹ đất chuyển đổi thì không có. Bên cạnh đó là khu vực trung tâm chính trị – hành chính hiện nay được đánh giá là không phù hợp và manh mún, chắp vá, địa hình phức tạp và đấu nối với QL14 tại vị trí rất dễ gây tai nạn giao thông. Đồng thời, một loạt các chức năng đô thị khác cũng chưa được bố trí trong đồ án quy hoạch cũ như đã trình bày. Vì vậy, cần phải bổ sung và điều chỉnh các khu chức năng nầy khu vực phía Đông sông Pôcô.
Có 02 phương án định hướng điều chỉnh các khu chức năng:
1. Phương án 01: Giữ nguyên quy hoạch chi tiết khu vực phía Tây sông Pôcô, chỉ điều chỉnh mở rộng đô thị theo hướng Đông-Bắc, bổ sung đầy đủ các khu chức năng đô thị còn thiếu.
Từ các lý do cần thiết phải điều chỉnh như đã nêu trên, phương án nghiên cứu thiết kế điểu chỉnh lại các khu chức năng này với các nội dung sau:
- Cùng với việc điều chỉnh đường Hồ Chí Minh giai đoạn II là việc bố trí lại các trung tâm chức năng khác về phía Đông sông Pô Cô thị trấn gắn liền với trung tâm phía Tây sông Pô Cô thị trấn như:
+ Trung tâm Văn hoá- Thể thao.
+ Trung tâm giáo dục: ( trường Dân tộc nội trú, trường đào tạo nghề, trường PTTH v.v..)
+ Trung tâm dịch vụ thương mại phục vụ dân cư khu vực, nghiên cứu quy hoạch lại siêu thị, khách sạn, và các cửa hàng dịch vụ.
+ Khu sản xuất CN-TTCN thị trấn.
+ Các khu cây xanh công viên cảnh quan.
+ Quy hoạch lại các khu dân cu tập trung gắn liền với trung tâm hành chính và các công trình công cộng phục vụ khu dân cư.
a- Giai đoạn 2015: Quy mô khai thác trong giai đoạn này khoảng 450 ha
( Bao gôm trung tâm thị trấn cũ).
- Hoàn thiện các trung tâm chức năng đã có tại khu vực phía Tây sông Pôcô. Như Khu hành chính, thương mại và các khu dân cư tập trung.
- Mở rộng các khu chức năng phía Đông sông Pôcô như trung tâm giáo dục, trung tâm thể dục thể thao, hình thành các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hình thành các khu dân cư tập trung mới.
- Mục đích khai thác triệt để không gian địa hình thuận lợi, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật từng khu nhỏ, hoàn chỉnh trong gia đoạn trung tâm huyện mới hình thành.
-Mỗi khu khai thác hoàn chỉnh sẽ đóng một vai trò động lực ban đầu thu hút, thúc đẩy phát triển các khu có địa hình bị chia cắt khó khai thác.
b- Định hướng quy hoach sử dung đất đến năm 2025:
Mở rộng quy mô đô thị đến 500 ha ( Bao gôm trung tâm thị trấn cũ)..
- Phát triển công viên dọc sông Pôcô.
- Phát triển và khai thác các làng nghề truyền thống.
- Phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hoàn thiện các trạm dưng chân phục vụ du khách trên tuyến đường Hồ Chí Minh
- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các khu dân cư tập trung phía Đông sông Pô cô.
- Phát triển các khu vực vùng đệm, nằm trong khu vực đất dự trữ phát triển đô thị, các khu vực có đất dự trữ phát triển, đang khai thác dở dang.
2. Phương án 02: Chuyển khu trung tâm chính trị - hành chính sang khu vực phía Đông sông Pôcô. Chuyển đổi chức năng khu trung tâm chính trị - hành chính cũ thành các chức năng công cộng. Các khu chức năng còn thiếu cần phải bổ sung về phía Đông sông Pôcô như phương án 1.
Phương án này kiến nghị điều chỉnh một phần quy hoạch chung thị trấn đã được phê duyệt , bao gồm: bỏ cây cầu qua sông Pôcô, nối từ trung tâm thương mại sang phía Đông sông Pôcô vì không hiệu quả trong việc đấu nối các khu chức năng cũng như khai thác quỹ đất, chuyển vị trí xây cầu đến địa điểm trước mặt khu trung tâm hành chính hiện tại. Phương án này sẽ cho phép lựa chọn đựơc khu vực trung tâm hành chính mới tại khu vực phía Đông sông Pôcô một cách hợp lý nhất, đồng thời vừa là trung tâm của cả thị trấn sau khi được mở rộng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng của cây cầu, liên hệ tốt các chức năng của hai bên bờ sông. ít kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, khai thác quỹ đất hợp lý nhất.
a- Giai đoạn 2015: Quy mô khai thác trong giai đoạn này khoảng 300 ha.
( Bao gôm trung tâm thị trấn cũ).
- Hoàn thiện các trung tâm chức năng đã có tại khu vực phía Tây sông Pôcô. Như Khu hành chính, thương mại và các khu dân cư tập trung.
- Mở rộng các khu chức năng phía Đông sông Pôcô như trung tâm giáo dục, trung tâm thể dục thể thao, hình thành các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hình thành các khu dân cư tập trung mới.
- Mục đích khai thác triệt để không gian địa hình thuận lợi, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật từng khu nhỏ, hoàn chỉnh trong gia đoạn trung tâm huyện mới hình thành.
- Mỗi khu khai thác hoàn chỉnh sẽ đóng một vai trò động lực ban đầu thu hút, thúc đẩy phát triển các khu có địa hình bị chia cắt khó khai thác.
b- Định hướng quy hoach sử dung đất đến năm 2025:
Mở rộng quy mô đô thị đến 450 ha (Bao gôm trung tâm thị trấn cũ)..
- Phát triển công viên dọc sông Pôcô.
- Phát triển và khai thác các làng nghề truyền thống.
- Phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hoàn thiện các trạm dưng chân phục vụ du khách trên tuyến đường Hồ Chí Minh
- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các khu dân cư tập trung phía Đông sông Pô cô.
- Phát triển các khu vực vùng đệm, nằm trong khu vực đất dự trữ phát triển đô thị, các khu vực có đất dự trữ phát triển, đang khai thác dở dang.
* Ưu điểm:
- Khai thác được tối đa quỹ đất thuận lợi cho xây dựng tại hai bên bờ sông Pô cô đặc biệt là khu vực phía Đông.
- Phát huy được ưu thế cảnh quan của dòng sông Pô cô, tạo được không gian ấn tượng và thoáng đãng, triệt để tận dụng ưu thế của dòng sông Pô cô đóng góp vào không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Khai thác các yếu tố không thuận lợi của khu vực gò đồi làm công viên kết hợp với khu ở, tạo được ấn tượng và sự hài hoà của đô thị vùng cao Tây Nguyên. Đưa những khu ở có hộ diện tích đất vườn lớn vào đô thị.
- Giảm bớt sự chồng lấn đối với trung tâm huyện Đăk glei, vốn là điểm trung tâm dân cư cấp huyện.
- Lấy trung tâm Hành chính - Chính trị làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian đô thị Huyện lỵ.
- Khai thác được quỹ đất lớn ở khu vực phía Đông sông Pô cô, làm nguồn vốn để phát triển hạ tầng đô thị.
- Dễ tạo được bộ mặt kiến trúc mới, hiện đại và hài hoà.
* Nhược điểm:
- Cần phải có giải pháp thiết kế hợp lý cho khu vực gò đồi.
- Suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cao.
3. Lựa chọn phương án tối ưu:
Sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố ưu và nhược điểm của cả hai phương án. Kiến nghị lấy phương án 2 làm phương án chọn, làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.
III- Vị trí , quy mô các khu chức năng chính theo các phương án quy hoạch điều chỉnh:
1. Phương án 01: Phương án giữ nguyên khu trung tâm hành chính và quy hoạch chi tiết khu vực phía Tây sông Pôcô đã được phê duyệt:
- Vị trí và quy mô các khu chức năng:
Hệ thống các khu chức năng được tổ chức như sau:
a- Khu trung tâm Hành chính:
Với diện tích 6,48 ha, chiếm 1,26 % diện tích đất xây dựng đô thị. Cơ bản được giữ nguyên vị trí hiện nay, chỉ chỉnh trang hoàn thiện kiến trúc, cảnh quan sân vườn, tôn tạo thêm cac công trình để hài hoà với các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh.
b- Khu Thương mại dịch vụ:
Với diện tích 16,88 ha, chiếm 9,23 % diện tích đất xây dựng đô thị: Giữ nguyên vị trí cạnh khu vực bến xe bên trục đường bờ sông phía Tây sông Pôcô. Hoàn thiện san đắp nền khu đất dọc bờ Tây sông Pôcô, hình thành bến xe thị trấn để tạo thêm động lực phát triển thương mại dịch vụ tại đây.
- Các cụm điểm thương mại dịch vụ khác: Được bố trí tại các vị trí dọc theo QL14 qua thị trấn giai đoạn I, tại các vị trí đầu mối giao thông giữa tuyến đường HCM giai đoạn II và QL14 hiện tại, các vị trí tại cầu nối hai bờ sông Pôcô. Đồng thời phát triển các điểm dịch vụ thương mại nhỏ tại các khu dân cư tập trung để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nười dân.
c- Khu trung tâm Văn hoá - Thể thao:
Với diện tích 6,42 ha, chiếm 3,51 % diện tích đất xây dựng đô thị.
Tại 02 khu vực chính:
- Giữ nguyên khu công viên văn hoá hồ Đăkxanh, bổ sung và tôn tạo cảnh quan và các công trình phục vụ vui chới giải trí tại đây.
- Bố trí thêm một khu văn hoá kết hợp với thể thao thị trấn tại khu vực phía Đông sông Pôcô. Bao gồm hệ thống các công trình thể thao trung tâm ( Sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thể thao trong nhà, bể bơi vv) và các khu câu lạc bộ, nhà văn hoá trên đồi và gắn liên với công viên lòng sông Pôcô.
Các hoạt động này liên quan đến các lễ hội truyền thống như Vũ hội cồng chiêng, chọi và đâm trâu vv. Vì vậy việc kết hợp giữa chức năng Văn hoá và Thể thao là phù hợp.
Các hoạt động thể thao tại đây không chỉ là nơi sinh hoạt thể thao cho cư dân thị trấn Huyện lỵ, mà còn là nơi tổ chức các phong trào thể thao toàn huỵện, các cuộc thi thể dục thể thao cấp Huyện, các buổi lễ hội mang tính truyền thống của toàn Huyện Đăkglei.
d- Khu Trung tâm Giáo dục của thị trấn Huỵên lỵ:
Với diện tích 13,92 ha, chiếm 7,61 % diện tích đất xây dựng đô thị.
Trung tâm chính được bố trí tại khu vực phía Đông sông Pôcô, gần khu trung tâm Văn hoá - Thể thao, nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư các sân thể thao trong các trường học, đồng thời tránh được các tuyến giao thông chính đô thị và nội thị chính dễ gây tai nạn và ách tắc giao thông. Tại đây bố trí Trường PT trung học, dân tộc nội trú. trường đào tạo nghề. Việc bố trí tập trung thành trung tâm giáo dục làm giảm kinh phí đầu tư, để nhà nứoc có điều kiện đầu tư bài bản và tạo phong trào học tập. Các sân thể thao giúp học sinh học các môn bảo vệ sức khoẻ, cũng như có thể kết hợp được các phòng thư viện trường, phòng học lớn vv. Khu trung tâm giáo dục bố trí tại đây thuận lợi về đi lại cho các em học sinh và giáo viên của thị trấn.
Ngoài khu trung tâm giáo dục tập trung này, còn bố trí các trường PTCS và tiểu học tại các khu dân cư tập trung khác tại khu vực phía Tây sông Pôcô. Các trường mầm non được bố trí trong từng khu dân cư.
e- Trung tâm y tế:
Với diện tích 2,73 ha, chiếm 1,50 % diện tích đất xây dựng đô thị.
Bênh viện đa khoa huỵên Đăkglei đã được xây dựng gần cầu Đăkpét. đây là vị trí phù hợp với quy hoạch thị trấn mở rộng. Tuy nhiên, cần thiết được mở rộng, nâng cấp theo các tiêu chuẩn hiện đại.
Các phòng khám đa khoa được bố trí gần các khu dân cư tập trung. Trạm Đông y được bố trí phía đông sông Pôcô, có vườn thuốc truyền thống kết hợp giữa nghiên cứu và chữa bệnh.
i- Khu công viên, cây xanh, thảm cỏ:
Với diện tích 6,61 ha, chiếm 3,62 % diện tích đất xây dựng đô thị.
Nằm dọc theo sông Pôcô và các khu vực hợp thuỷ tạo thành những hồ cảnh quan. Tại đây được quy hoạch thành những khu cảnh quan đặc trưng, cải tạo thành những công viên cảnh quan dọc theo sông, suối, tạo nên cảnh quan khá ấn tượng mang sắc thái vùng cao Tây nguyên. Khu vực này kết hợp với địa thế núi non tại đây đủ sứ thu hút khách du lịch từ các nơi khác đến, càng thuận lợi hơn khi đường tránh đô thi giai đoạn I được hình thành, nối khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung với Tây nguyên.
k- Các khu dân cư tập trung:
Với diện tích 75,70 ha, chiếm 41,39 % diện tích đất xây dựng đô thị.
Các khu dân cư được tổ chức trên cơ sở tính chất của từng khu:
- Khu dân cư mật độ cao, có khả năng kinh doanh thương mại và làm dịch vụ: Đã được hình thành dọc theo QL14 hiện tại và các tuýen phố chính gần trung tâm thương mại.
. Khu dân cư trung tâm: Dọc theo QL14 và xung quanh khu trung tâm Hành chính tại khu vực phía Tây sông Pôcô . Khu dân cư này đã được hình thành từ lâu dành cho các tầng lớp cán bộ nhân viên và các hộ dân kinh doanh được khuyến khích đến làm ăn buôn bán tai đây.
Khu dân cư phố chợ: Được tổ chức gần chợ và bến xe, là nơi có tiềm năng kinh doanh, buôn bán và dịch vụ. Yêu cầu xây nhà cao tầng (từ 2-3 tầng) với chiều rộng mặt tiền lô đất hẹp (5m), diện tích mỗi lô từ 100-150m2 để tạo nên khu trung tâm buôn bán chính của thị trấn.
- Khu dân cư mật độ thấp, chủ yếu để ở:
. Khu dân cư tập trung trên dọc các tuyến giao thông trên các sườn đồi : cả phía Tây và Đông sông Pôcô.. Được quy hoạch cho loại nhà ở có sân vườn, chiều rộng mặt tiền lớn hơn trung bình (từ 8-12m), diện tích mỗi lô từ 300-500m2, dành cho cán bộ viên chức hoặc những hộ có nhu cầu ở là chính, (chiều cao không chế không quá 03 tầng).
- Khu dân cư mật độ thấp, để ở kết hợp với làm vườn, nhà ở dạng biệt thự:
. Khu dân cư khu vực gò đồi có độ dốc lớn, hoặc nằm trên cao: dành cho các hộ dân ở kết hợp với làm vườn hoặc ở kiểu biệt thự có vườn. Diện tích đất mỗi hộ lớn (từ 500-1500m2), có mặt tiền rộng lớn hơn 12m. Khu vực này có nhiều công viên cây xanh nên thích hợp với những hộ thích yên tĩnh, gắn bó với thiên nhiên.
- Các khu dân cư chỉnh trang:
+ Chủ yếu ở khu vực phía Đông sông Pôcô do hình thành hệ thống trục giao thông mới, cần phải xắp xép lại các hộ dân.
- Khu dân cư làng nghề truyền thống: Tập trung phía Đông-Bắc của thị trấn, đây là khu làng tập trung một số các hộ dân sống theo tập tục truyền thống là đồng bào dân tộc thiẻu số. Cần phải chỉnh trang dần đưa tiện nghi và nếp sống đô thị vào thôn làng. Có thể phát triển thành làng nghề kết hợp với điểm du lịch nhân văn của thị trấn.
l- Khu đài tưởng niệm liệt sĩ.
Khu đài tưởng niệm liệt sĩ được bố trí tại đỉnh đồi, phía sau khu văn hoá - giáo dục. Do tính chất mang tính tâm linh và tưởng niệm, nơi vào những ngày lễ lớn có thể mang vòng hoa đặt tại đài tưởng niệm các liệt sĩ, nên công trình này phải thể hiện được tính trang nghiêm, trân trọng. Vị trí này đáp ứng được các yêu cầu trên. Diện tích dành cho khu vực này khoảng 0,78ha, chiếm 0,29% diện tích đất xây dựng đô thị
m- Khu vực nghĩa trang liệt sỹ: Được giữ nguyên vị trí hiện nay.
n- Khu vực nghĩa địa và khu bãi rác đô thị:
Theo hướng Tây Nam của thị trấn , cách thị trấn khoảng 09km. Khu nghĩa địa và bãi rác của Huyện được bố trí nằm ngoài khu vực quy hoạch (cự ly khoảng hơn 09km), xa khu dân cư, trung tâm hành chính, và xa các hợp thuỷ có thể gây ô nhiếm cho dân cư thị trấn tuy nhiên vẫn đảm bảo khoảng cách thuận tiện cho người dân đi lại. Tại vị trí này, hai công trình trên không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực.
Khu vực nghĩa địa được dự kiến quy hoạch với diện tích gần 2 ha nằm gần khu bãi rác thị trấn được dự kiến bố trí với diện tích khoảng 5 ha.
2. Phương án 02: Chuyển địa điểm khu trung tâm Chính trị - Hành chính sang khu vực phía Đông sông Pôcô:
Vị trí được xác định trong phương án này nằm đối diện với khu trung tâm Chính trị - hành chính hiện tại, nối kết bằng cây cầu sang khu vực phía Đông sông Pô cô. với diện tích khoảng 7,41ha chiếm 4,06% diện tích đất xây dựng đô thị, tạo thành một trục vuông góc với đường ven sông và là không gian kiến trúc cảnh quan trung tâm của thị trấn.
Các khu chức năng khác tương tự như phương án 1.
2- Bố cục kiến trúc đô thị theo phương án chọn:
a - Bố cục kiến trúc đô thị.
a.1- Các vùng kiến trúc cảnh quan trong đô thị:
- Khu kiến trúc cảnh quan trung tâm nằm trong khu vực hai bên bờ sông Pôcô là trung tâm kiến trúc cảnh quan chính của thị trấn. Đây là điểm nhấn không gian toàn đô thị,là trục xương sống của đô thị Đăkglei, bao gồm các công trình kiến trúc lớn bố trí hai bên bờ sông và các trục đượng chính nội thị, phía trước là khu cảnh quan công viên sông Pôcô.
- Khu kiến trúc cảnh quan khu vực Trung tâm hành chính: bao gồm các công trình cơ quan hành chính, thương mại, dịch vụ và khu dân cư mật độ cao. Kết hợp với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc tại khu vực này ( đồi thông cao thấp) để tạo nên một không gian kiến trúc- cảnh quan mang đặc điểm địa phương rõ rệt .
- Khu quần thể Văn hoá - Giáo dục - Thể thao: Là những công trình có quy mô lớn đóng góp quan trọng trong không gian kiến trúc đô thị. Tạo được ấn tượng bởi sự tập trung và mở rộng của các không gian tương đối lớn, nằm tại phía Đông sông Pôcô.
- Khu du lịch sinh thái cảnh quan: Là khu vực cây xanh, mặt nước dọc sông Pôcô tạo được sự tương phản mạnh mẽ giữa thiên nhiên với các không gian kiến trúc khác.
a.2- Khu vực cửa ngõ và giáp ranh đô thị:
Có 02 cửa ngõ chính vào thị trấn huyện lỵ:
Cửa ngõ phía Nam , từ phía thị trấn Pleicần vào thị trấn Huyện lỵ: Là cửa ngõ chính, được chuyển tiếp từ trục đường Ql14 được mở nhánh theo tuyến tránh thị trấn và được mở rộng tạo thành nút giao thông lập thể khi vào thị trấn, từ khu vực thiên nhiên, thưa thớt dân cư được chuyển tiếp đến trục giao thông chính nội thị . Từ cửa ngõ này, tại vị trí có cao độ lớn, có thể bao quát được toàn bộ đô thị. Tạo ấn tượng mạnh khi bước vào cửa ngõ đô thị này.
Cửa ngõ phía Bắc, từ phía khâm đức (Quảng Nam) đến thị trấn Huyện lỵ: Được chuyển tiếp từ khu vực non thiên nhiên hùng vĩ khi vào đô thị, bắt đầu từ nút giao thông lập thể phía Bắc chuyển vào khu vực trung tâm thị trấn. Sự tương phản giữa khu vực có mật độ loãng và thấp tầng đến sự tập trung của khu dân cư tập trung khu vực cầu Đăkven. Từ điểm nhìn này, có thể quan sát được các công trình công cộng lớn .
a.3- Các trục không gian chính:
- Trục không gian QL14 ( giao thông nội thị chính): Tập trung các công trình kiến trúc lớn : khu hành chính sự nghiệp, các công trình siêu thị khách sạn, Bưu chính – Viễn thông và các công trình dịch vụ-thương mại.
- Trục không gian dọc hai bên ở sông Pôcô, nối liền với giao thông đối ngoại xuyên qua thị trấn bố trí nhiều công trình quan trọng hai bên và có nhiều điểm nhìn tốt đến các điểm nhấn kiến trúc quan trọng.
- Trục không gian kiến trúc cảnh quan dọc theo câu nối qua sông Pôcô: là trục kiến trúc -cảnh quan chính của thị trấn, chuyển tiếp các điểm nhìn có các công trình kiến trúc lớn từ phía Tây sang khu hành chính mới phía Đông, có các công trình kiến trúc lớn gắn với cảnh quan núi non hùng vĩ.
a.4- Không gian cây xanh, mặt nước:
Với sự đóng góp tuyệt vời của dòng suối Đăkpét và sông Pôcô với các dải cây xanh công viên dọc hai bên đã tạo cho đô thị Huyện lỵ Đăkglei .một ấn tượng hài hoà đặc biệt. Các trục không gian kiến trúc hai bên bờ sông càng nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng sông này đối với đô thị.
Các mảng cây xanh công viên được tập trung với diện tích lớn trên các khu vực gò đồi không những mang lại vẻ đẹp của cảnh quan đô thị mà còn là môi trường sống lý tưởng cho người dân ở đây.
b- Ranh giới hành chính nội thị, ngoại thị:
Ranh giới hành chính khu vực nội thị phía Bắc hết khu vực cầu Đăkven, phía Đông đến hết khu vực đường tránh và khu làng nghề truyền thống, phía Nam hết khu vực cầu treo. phía Tây đến giáp sườn núi, giáp tuyến diện cao thế 500kv.
3- Định hướng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025:
Bảng quy hoạch sử dụng đất và các chỉ tiêu theo phương án chọn
S
TT
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT
|
KÍ HIỆU
|
GIAI ĐOẠN I (2015)
|
GIAI ĐOẠN II (2025)
|
DIỆN TÍCH
(M2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
SỐ DÂN
(NG)
|
MĐXD
(%)
|
DIỆN TÍCH
(M2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
SỐ DÂN
(NG)
|
MĐXD
(%)
|
A
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
|
1.550.876
|
100
|
|
|
1.829.036
|
100
|
|
|
I
|
Đất ở đô thị
|
HT,N,D
|
614,065
|
39,60
|
9,748
|
|
757,067
|
41,39
|
12,017
|
|
1
|
Đất ở hiện trạng
|
HT1-HT5
|
368,778
|
23,78
|
5,854
|
|
368,778
|
20,16
|
5,854
|
|
|
|
HT1
|
41,232
|
|
654
|
40-60
|
41,232
|
|
654
|
40-60
|
|
|
HT2
|
16,987
|
|
270
|
40-60
|
16,987
|
|
270
|
40-60
|
|
|
HT3
|
100,482
|
|
1,595
|
40-60
|
100,482
|
|
1,595
|
40-60
|
|
|
HT4
|
142,422
|
|
2,261
|
40-60
|
142,422
|
|
2,261
|
40-60
|
|
|
HT5
|
67,655
|
|
1,074
|
40-60
|
67,655
|
|
1,074
|
40-60
|
2
|
Đất ở giai đoạn I
|
N1-N6
|
245,287
|
15,82
|
3,894
|
|
245,287
|
13,41
|
3,894
|
|
|
|
N1
|
43,851
|
|
696
|
40-60
|
43,851
|
|
696
|
40-60
|
|
|
N2
|
53,331
|
|
846
|
40-60
|
53,331
|
|
846
|
40-60
|
|
|
N3
|
10,749
|
|
171
|
40-60
|
10,749
|
|
171
|
40-60
|
|
|
N4
|
72,937
|
|
1,158
|
40-60
|
72,937
|
|
1,158
|
40-60
|
|
|
N5
|
35,014
|
|
556
|
40-60
|
35,014
|
|
556
|
40-60
|
|
|
N6
|
29,405
|
|
467
|
40-60
|
29,405
|
|
467
|
40-60
|
3
|
Đất ở giai đoạn II
|
D1-D4
|
|
|
|
|
143,002
|
7,82
|
2,269
|
|
|
|
D1
|
|
|
|
|
36,368
|
|
577
|
40-60
|
|
|
D2
|
|
|
|
|
29,296
|
|
465
|
40-60
|
|
|
D3
|
|
|
|
|
29,441
|
|
467
|
40-60
|
|
|
D4
|
|
|
|
|
47,897
|
|
760
|
40-60
|
II
|
Đất công cộng
|
|
430,809
|
27,78
|
|
|
473,865
|
25,91
|
|
|
1
|
Đất công trình y tế
|
YT1-YT3
|
14120
|
0,93
|
|
|
27,365
|
1,50
|
|
|
|
|
YT1
|
9,338
|
|
|
30-50
|
9,338
|
|
|
30-50
|
|
|
YT2
|
4,782
|
|
|
30-50
|
4,782
|
|
|
30-50
|
|
|
YT3
|
|
|
|
|
13,245
|
|
|
30-50
|
2
|
Đất công trình
công cộng - dịch vụ
|
C1-C8
|
149,978
|
9,67
|
|
|
168,844
|
9,23
|
|
|
|
|
C1
|
895
|
|
|
30-50
|
895
|
|
|
30-50
|
|
|
C2
|
25190
|
|
|
30-50
|
25190
|
|
|
30-50
|
|
|
C3
|
29,734
|
|
|
30-50
|
29,734
|
|
|
30-50
|
|
|
C4
|
38400
|
|
|
30-50
|
38400
|
|
|
30-50
|
|
|
C5
|
6,857
|
|
|
30-50
|
6,857
|
|
|
30-50
|
|
|
C6
|
15,145
|
|
|
30-50
|
15,145
|
|
|
30-50
|
|
|
C7
|
33,757
|
|
|
30-50
|
33,757
|
|
|
30-50
|
|
|
C8
|
|
|
|
|
18,866
|
|
|
30-50
|
3
|
Đất công trình
Văn hoá - TDTT
|
VH, TT
|
61,622
|
3,97
|
|
|
64,279
|
3,51
|
|
|
|
|
VH1
|
4,112
|
|
|
30-50
|
4,112
|
|
|
30-50
|
|
|
VH2
|
7,229
|
|
|
30-50
|
7,229
|
|
|
30-50
|
|
|
VH3
|
2720
|
|
|
30-50
|
2720
|
|
|
30-50
|
|
|
VH4
|
|
|
|
|
2,657
|
|
|
30-50
|
|
|
TT
|
47,561
|
|
|
|
47,561
|
|
|
|
4
|
Đất công trình giáo dục
|
GD1-GD7
|
137,512
|
8,87
|
|
|
139,222
|
7,61
|
|
|
|
|
GD1
|
8230
|
|
|
25-35
|
8230
|
|
|
25-35
|
|
|
GD2
|
7,787
|
|
|
25-35
|
7,787
|
|
|
25-35
|
|
|
GD3
|
18,075
|
|
|
25-35
|
18,075
|
|
|
25-35
|
|
|
GD4
|
57,114
|
|
|
25-35
|
57,114
|
|
|
25-35
|
|
|
GD5
|
29,159
|
|
|
25-35
|
29,159
|
|
|
25-35
|
|
|
GD6
|
17,147
|
|
|
25-35
|
17,147
|
|
|
25-35
|
|
|
GD7
|
|
|
|
|
1710
|
|
|
25-35
|
5
|
Đất công trình hành chính sự nghiệp
|
Q1-Q5
|
67,577
|
4,36
|
|
|
74,155
|
4,06
|
|
|
|
|
Q1
|
5140
|
|
|
30-50
|
5140
|
|
|
30-50
|
|
|
Q2
|
22,075
|
|
|
30-50
|
22,075
|
|
|
30-50
|
|
|
Q3
|
26,447
|
|
|
30-50
|
26,447
|
|
|
30-50
|
|
|
Q4
|
13,915
|
|
|
30-50
|
13,915
|
|
|
30-50
|
|
|
Q5
|
|
|
|
|
6,578
|
|
|
30-50
|
III
|
Đất giao thông
|
|
454,297
|
29,29
|
|
|
531,949
|
29,08
|
|
|
1
|
Đất giao thông nội thị
|
|
310,229
|
|
|
|
515,518
|
|
|
|
2
|
Bãi đỗ xe
|
P
|
16,431
|
|
|
|
16,431
|
|
|
|
IV
|
Đất cây xanh
|
CX
|
51,705
|
3,33
|
|
|
66,155
|
3,62
|
|
|
B
|
ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
|
1.449.124
|
100
|
|
|
2.670.964
|
100
|
|
|
I
|
Đất công trình kỹ thuật đầu mối
|
TB,E
|
44,715
|
3,09
|
|
|
81,937
|
3,07
|
|
|
1
|
Đất trạm biến áp
|
TB
|
25000
|
|
|
|
81,937
|
|
|
|
2
|
Đất nhà máy thuỷ điện đăkpôcô (HT)
|
E1
|
4,704
|
|
|
|
4,704
|
|
|
|
3
|
Đất nhà máy nớc
|
E2
|
15,011
|
|
|
|
15,011
|
|
|
|
4
|
Đất khu xử lý nớc thải
|
E3
|
|
|
|
|
37,222
|
|
|
|
II
|
Đất đài tởng niệm
|
TN
|
|
|
|
|
7,896
|
0,29
|
|
|
III
|
Đất dự trữ
|
DT1-DT5
|
|
|
|
|
328,615
|
12,30
|
|
|
IV
|
Đất giao thông
|
|
82,901
|
5,72
|
|
|
212,488
|
7,96
|
|
|
1
|
Đất giao thông đối ngoại
|
|
81,758
|
|
|
|
206,939
|
|
|
|
2
|
Bãi đỗ xe
|
P
|
1,143
|
|
|
|
5,549
|
|
|
|
V
|
Đất rừng, cx lâm nghiệp, hoang
|
CX
|
921,395
|
63,58
|
|
|
1.292.655
|
48,40
|
|
|
VI
|
Đất bán ngập lụt - mặt nớc
|
MN
|
355,495
|
24,53
|
|
|
571,638
|
21,40
|
|
|
VII
|
Đất cx dải phân cách đờng tránh
|
|
44,618
|
3,08
|
|
|
175,735
|
6,58
|
|
|
1
|
Đất cxcl (tuyến điện 500kv)
|
|
44,618
|
|
|
|
44,618
|
|
|
|
2
|
Đất cxcl (dải phân cách đờng hcm)
|
|
|
|
|
|
131,117
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG (A+B)
|
|
3.000.000
|
|
|
|
4.500.000
|
|
|
|
4- Danh mục công trình và kinh phí đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc khối Đảng - Chính quyền - hành chính sự nghiệp cấp huyện:
a. Bảng danh mục và dự kiến kinh phí khu hành chính sự nghiệp:
STT
|
Nội dung các h. mục công trình
bằng các nguồn vốn
|
Đ
VT
|
Diện
tích
|
Đ.giá
T. hợp
|
T.tiền
T.hợp
|
Ghi chú
|
|
Các CQ khối Đảng - Chính quyền - hành chính sự nghiệp cấp huyện
|
|
|
|
57.600.000
|
Nguồn vốn từ ngân sách
|
1
|
Huyện uỷ.
|
m2
|
2.700
|
5.500
|
14.850.000
|
|
2
|
HĐND-UBND Huyện.
|
m2
|
3.500
|
5.500
|
19.250.000
|
|
3
|
Hội trường Chung - T.tâm hội nghị.
|
m2
|
2.500
|
6.000
|
15.000.000
|
|
4
|
UB Mặt trận tổ quốc Việt nam huyện.
|
m2
|
1.700
|
5.000
|
8.500.000
|
|
b. Giải pháp sử dụng khu trung tâm hành chính (cũ):
- Hiện trạng cơ sở vật chất của khu trung tâm hành chính - chính trị (cũ) dự kiến sẽ được đấu giá lấy nguồn vốn đầu tư vào các công trình mới, hoặc cải tạo chỉnh trang chuyển sang mục đích sử dụng khác...
---------------------------
PHẦN V
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
THỊ TRẤN HUYỆN ĐĂKGLEI
I- Vấn đề chung:
Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật huyện Đălglei được xác định trên cơ sở các số liệu dự báo về quy mô dân số, đất đai và các mục tiêu đầu tư chiến lược của Huyện theo từng giai đoạn. Đồng thời, việc định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị tương ứng với các giai đoạn nêu trên. Mục tiêu của việc định hướng này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đô thị và tránh lãng phí trong đầu tư, đầu tư đồng bộ và có sự chuẩn bị trước.
II. Sơ đồ định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thị trấn huyện lỵ Đăkglei:
1. Sơ đồ định hướng chuẩn bị kỹ thuật:
a. Cốt ngập lụt và cao trình thiết kế đô thị thị trấn huyện Đăkglei:
- Thiết kế cao trình đô thị thị trấn huyện lỵ Đăkglei cần phải dự kiến cốt ngập lụt sông Pôcô và suối Đăkpét. Như vậy cần phải gia cố bờ sông pô cô bằng các kè chắn để có thể tôn đắp nền làm các trục giao thông dọc hai bờ sông để đảm bảo không bị ngập lụt. Đặc biệt lưu ý các trục giao thông hai bên bờ sông.
- Qua điều tra vết lũ năm 1996 dọc theo đoạn sông qua thị trấn thì ngay tại cầu treo qua thôn Đông Thượng có độ cao 689.66m; Tại vị trí sau Phòng Nông nghiệp và PTNT cũ có cao độ là 686,26m và tại vị trí cầu qua thôn Đăk Dung là 686,06m. Vết lũ năm 2009 dọc theo đoạn sông qua thị trấn thì ngay tại cầu treo qua thôn Đông Thượng có độ cao 689.92m; Tại vị trí sau Phòng Nông nghiệp và PTNT cũ có cao độ là 686,66m và tại vị trí cầu qua thôn Đăk Dung là 686,46m. Như vậy chọn cao trình nền xây dựng đô thị ở mức thấp nhất là 686.76m.
b. Định hướng san nền:
+ Cơ sở thiết kế:
- Dựa vào bản đồ đo đạc khu vực nghiên cứu quy hoạch tỷ lệ 1/2000.
- Các duy phạm, tiêu chuẩn nghành và công tác thực địa tại địa phương.
+ Nguyên tắc thiết kế:
- Tôn trọng và tận dụng tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, hạn chế số lượng san đào đắp nhằm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường tự nhiên hiện có. Tạo sự thuận lợi và hiệu quả cho yêu cầu sử dụng đất các khu chức năng, đặc biệt đối với khu dân cư, nhà phố.
- Chỉ san đào tại các điểm xây dựng có cốt cao độ tương đối thay đổi lớn so với mặt đường phố và một số vị trí bất khả kháng.
- Đảm bảo thoát nước mặt thuận lợi.
+ Giải pháp: Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng đất xây dựng ta đưa ra các giải pháp: Để có sự đồng bộ về cốt nền đúng theo quy hoạch không gian kiến trúc - cảnh quan, cần thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng, san nền với các giải pháp:
- Khu vực quy hoạch phía Đông sông Pôcô có cao độ nền xây dựng từ 688.88m đến 711.81m.
- Khu vực quy hoạch phía Tây sông Pôcô có cao độ nền xây dựng từ 688.76m đến 715.83m.
- San gạt cục bộ tạo mặt bằng xây dựng các công trình. Cân bằng đào đắp từng khu vực. Độ dốc đường i<8%. Các khu vực đồi thoải san giập cấp để hạn chế khối lượng san ủi, tránh phá vỡ địa hình tự nhiên quá lớn. Các mái taluy cần kè đá để chống sạt lở chân công trình. Cao độ khống chế lấy cao hơn cốt nền đường tại khu vực từ: 0,3-0,5m.
- Khai thác tối đa mặt bằng và diện tích đất để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng.
- Tôn trọng địa hình tư nhiên của khu đất.
- San theo từng cốt, từng lớp để giảm thiểu kinh phí và tạo đặc thù về không gian kiến trúc và cảnh quan.
- Dùng khối lượng đất đồi để san tạo bậc cấp ra khu vực lân cận.
- Riêng giải đất ven sông nên dùng giải pháp lấy khối lượng đất san ủi đường đắp vào khu vực trũng. Khu vực bờ sông Pôcô được san theo cốt làm nền đường ven sông đồng thời với gia cố kè bờ sông.
- Tạo hướng dốc địa hình thuận lợi cho việc tổ chức hướng thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Có giải pháp kỹ thuật hỗ trợ như kè, thảm cỏ để chống sói mòn làm biến đổi địa hình khu đất, chống sạt lở.
c. Định hướng thoát nước mặt:
- Hệ thống thoát nước: Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa và thoát nước bẩn chảy riêng.
- Chế độ hoạt động : Thiết kế mương cống tự chảy có độ dốc 0,3%≤ i ≤3,0%. Vị trí đặc biệt có độ dốc I ≥3% xây dựng hố tiêu năng, giảm độ dốc.
- Chọn kết cấu: Sử dụng kết cấu cống thoát nước kiên cố bằng cống bê tông li tâm với các tiết diện tính toán phù hợp với lưu lượng dòng chảy và tốc độ thoát nước.
- Hướng thoát nước: Nước mưa thoát chính về sông Pôcô và suối Đăkpét.
- Phân lưu vực: Diện tích đất xây dựng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Đăkglei- huyện Đăkglei, tỉnh Kon Tum được chia ra làm 9 lưu vực chính như sau :
+ Lưu vực 1: Là diện tích phía Nam suối Đăkpet và phía Đông Quốc lộ 14 có diện tích khoảng 8,8ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp suối Đăkpét, phía Tây giáp Quốc lộ 14, phía Nam giáp Quốc lộ 14, phía Đông giáp sông Pôcô. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=800. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 2: Là diện tích phía Nam suối Đăkpet và phía Tây Quốc lộ 14 có diện tích khoảng 8,2ha, giới hạn của lưu vực bao gồm : phía Bắc giáp suối Đăkpét, phía Tây giáp ranh giới quy hoạch, phía Nam giáp ranh giới quy hoạch, phía Đông giáp Quốc lộ 14. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600-800. Chảy ra suối Đăkpét.
+ Lưu vực 3: Là diện tích phía Bắc suối Đăkpét có diện tích khoảng 9,3ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp tuyến đường từ nút 19-20, phía Tây giáp ranh giới quy hoạch, phía Nam giáp suối Đăkpét, phía Đông giáp tuyến đường từ nút 20-10. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600. Chảy ra suối Đăkpét.
+ Lưu vực 4: Là diện tích phía Tây sông Pôcô và phía Đông Quốc lộ 14 có diện tích khoảng 27,9ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp tuyến đường từ nút 33-41, phía Tây giáp Quốc lộ 14, phía Nam giáp sông Pôcô, phía Đông giáp sông Pôcô. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600-800. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 5: Là diện tích phía Tây sông Pôcô và ranh giới quy hoạch có diện tích khoảng 26,3ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp nút 49-50, phía Tây giáp ranh giới quy hoạch, phía Nam giáp tuyến đường từ nút 33-41, phía Đông giáp sông Pôcô. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600-800. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 6: Là diện tích phía Tây sông Pôcô và ranh giới quy hoạch có diện tích khoảng 100,0ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp nút 67-68, phía Tây giáp ranh giới quy hoạch, phía Nam giáp nút 49-50, phía Đông giáp sông Pôcô. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600-800. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 7: Là diện tích phía Tây sông Pôcô và ranh giới quy hoạch có diện tích khoảng 30,4ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch, phía Tây giáp ranh giới quy hoạch, phía Nam giáp nút 67-68, phía Đông giáp sông Pôcô. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=600-800. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 8: Là diện tích phía Đông sông Pôcô và đường tránh giai đoạn III có diện tích khoảng 73,5ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch, phía Tây giáp sông Pôcô, phía Nam giáp tuyến đường từ nút 97-95, phía Đông giáp ranh giới quy hoạch. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=800-1200. Chảy ra sông Pôcô.
+ Lưu vực 9: Là diện tích phía Đông sông Pôcô và đường tránh giai đoạn III có diện tích khoảng 58,5ha, giới hạn của lưu vực bao gồm: phía Bắc giáp tuyến đường từ nút 135-132, phía Tây giáp sông Pôcô, phía Nam giáp ranh giới quy hoạch, phía Đông giáp đường tránh giai đoạn III. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế hệ thống cống bê tông li tâm với đường kính D=800-1200. Chảy ra sông Pôcô.
- Giải pháp thiết kế:
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa với đầy đủ các thành phần và chức năng của hệ thống thoát nước mưa đô thị.
+ Nước mưa dọc các trục đường giao thông, được tổ chức thu nước tại các cửa thu ngay trên bó vỉa của đường giao thông qua lưới chắn rác chảy vào các tuyến cống.
+ Mạng lưới thoát nước được tổ chức trên vỉa hè các tuy00D5n đường với các cống trình hoàn chỉnh trên mạng lưới bao gồm cửa thu nước, giếng thăm, giếng thu.
+ Hệ thống hố ga, hố thu nước được tổ dọc trên các tuyến cống trên vỉa hè, khoảng cách giữa các giếng thăm, giếng thu tùy thuộc vào độ dốc các tuyến đường mà bố trí. Tại những nơi có độ dốc đường nhỏ thì độ dốc thiết kế của cống nhỏ nhất i=1/D (D là đường kính cống).
+ Độ sâu chôn cống trên vỉa hè tối thiểu là 0,5m(Tính từ đỉnh cống).
+ Bố trí cửa xả nước tại khu vực cuối khu đất và nguồn nước.
+ Các miệng xả: Được thiết kế bằng BTCT kiên cố đi kèm với giải pháp chống sói mòn khu vực miệng xả. Các miệng xả được tính toán tương ứng với khả năng thoát nước của từng lưu vực.
- Tính toán lưu lượng:
+ Nước mưa: tính theo phương pháp cường độ giới hạn.
+ Q = y.j.F.q.
Trong đó:
+ Q : Lưu lượng tính toán của đoạn cống (l/s)
+ y : Hệ số phân bổ mưa rào.
+ F : Diện tích lưu vực tính toán(ha).
+ q : Cường độ mưa (l/s).
+ j : Hệ số dòng chảy .
* Kè gia cố hai bên bờ sông Pô cô:
Trong phương án thiết kế, để khai thác quỹ đất hai bên bờ sông Pô cô và suối Đăk pet, kết hợp việc chỉnh trị, cải tạo lại dòng sông cần thiết phải tổ chức làm kè chắn. Tuỳ theo từng đoạn suối và mức cốt chênh lệch đất đắp so với lòng suối để có thể thiết kế làm kè chắn một cấp hoặc hai cấp.
- Giải pháp thiết kế : Kè được đổ bê tông và lát tấm đan theo mái taluy. Một số đoạn có chiều cao hơn 5m nền thiết kế dạng giật cấp, giữa 2 cấp có thể tạo thành đường đi dạo.Tổng chiều dài kè chắn là 12.243m. Trong đó: giai đoạn I được thiết kế với tổng chiều dài: L = 4389,5m, do công ty cổ phần xây dựng Nông nghiệp - Nông thôn thiết kế.
- Khái toán kinh phí xây dựng giai đoạn I:
4.389,5m x 21.192.915,0= 93.026.300.393,0 (đồng).
(Bằng chữ: Chín ba tỷ, không trăm hai mươi sáu triệu, ba trăm nghìn, ba trăm chín mươi ba đồng chẵn).
Bảng khái toán khối lượng kinh phí xây dựng giai đoan I:
STT
|
Hạng mục công trình
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
Đơn giá
|
Kinh phí
|
1
|
Mạng lưới thoát nước mưa:
|
|
|
|
81.385.961.900,0
|
- Cống BTLT D=600
|
m
|
11.727,0
|
775.000
|
9.088.425.000,0
|
- Cống BTLT D=800
|
m
|
63.995,4
|
971.000
|
62.139.533.400,0
|
- Cống BTLT D=1000
|
m
|
1.233,0
|
1.141.000
|
1.406.853.000,0
|
- Cống BTLT D=1500
|
m
|
395,5
|
2.587.000
|
1.023.158.500,0
|
- Hố ga
|
m
|
346,0
|
3.869.000
|
1.338.674.000,0
|
- Cống qua đường
|
m
|
1.238,0
|
5.161.000
|
6.389.318.000,0
|
2
|
San nền:
|
|
|
|
43.476.846.000,0
|
- Khối lượng đào
|
m3
|
874.947,90
|
30.000
|
26.248.437.000,0
|
- Khối lượng đắp
|
m3
|
861.420,45
|
20.000
|
17.228.409.000,0
|
Tổng cộng
|
124.862.807.900,0
|
( Bằng chữ: Một trăm hai mươi bốn tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu, tám trăm linh bảy nghìn, chín trăm đồng chẵn).
2. Định hướng quy hoach mạng lưới giao thông:
a. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế :
- Dựa vào bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000.
- Tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực thiết kế.
- Về cơ bản mạng lưới đường được thiết kế bám sát theo địa hình hiện trạng của khu vực quy hoạch nhằm tiết kiệm kinh phí và tổ chức hợp lý không gian quy hoạch kiến trúc. Mật độ và lộ giới đường được thiết kế đảm bảo khai thác quỹ đất hiệu quả nhất và tổ chức giao thông tốt nhất.
- Khớp nối với mạng lưới giao thông của các vùng lân cận.
- Tận dụng tối đa mạng lưới đường hiện có, tránh phá dỡ công trình và đào đắp quá lớn.
- Đối với đường giao thông được thiết kế bám theo địa hình tự nhiên, độ dốc dọc đường chính : Imax< 8%, Ing=2%-3%.
- Hệ thống giao thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, sự liên lạc giữa các khu chức năng đô thị trong hiện tại và tương lai.
- Hệ thống giao thông được thiết kế đa dạng, phù hợp với tính chất và quy mô đô thị.
- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của mạng lưới đường theo tiêu chuẩn quy phạm ngành 20TCN-104-07.
b. Giải pháp thiết kế:
+ Loại bê tông nhựa : Được thiết kế với các tiêu chuẩn và thông số sau:
- Đường ô tô yêu cầu thiết kế TCVN 4054 - 05.
- Quy trình thiết kế đường phố, đường đô thị 20 TCN 104 -07.
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 - 06.
- Quy trình thiết kế cầu cống 22 TCN 272 -2005.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD.
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237- 01 của Bộ GTVT.
* Các loại kết cấu mặt đường :
Các tuyến giao thông nội khu quy hoạch chủ yếu gồm hai loại kết cấu:
- Loại bê tông nhựa liên hệ giữa các đường trục chính và đường liên khu vực và loại đường BTXM liên kết các đường nội bộ.
c. Định hướng giao thông đối ngoại :
* Tuyến Ql14 đi qua thị trấn:
- Theo đồ án quy hoạch chung, mặt cắt 1-1 của trục giao thông đối ngoại (hiện trạng là quốc lộ 14). Đây là tuyến hành lang nối Tây Nguyên với các tỉnh Miền Trung. Quá trình nâng cấp QL14 sẽ là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc phát triển thị trấn huyện lỵ Đăkglei, thông qua tác động ảnh hưởng của thành phố KonTum, huyện lỵ Đắk Hà, huyện lỵ Đắk Tô, của khẩu Quốc Tế Bờ Y và các tỉnh đồng bằng đang phát triển mạnh mẽ. Do đặc thù giai đoạn trước mắt, tuyến QL14 đóng vai trò giao thông đối ngoại, là trục xương sống chính của đô thị. Vì vậy đồ án quy hoạch chung tuân thủ theo thiết kế của BQL dự án đường Hồ Chí Minh của Bộ giao thông vận tải, nhằm phù hợp với tình hình phát triển và xứng tầm với vị thế là trục giao thông chính của đô thị.
- Trục QL14 : là trục giao thông liên tỉnh nối Tỉnh lỵ KonTum với khu vực đồng bằng(Đà Nẵng). Được nâng cấp mở rộng. Mặt cắt ngang rộng 20m (3+14+3)m.
* Tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II tránh qua thị trấn :
Về lâu dài sẽ phải tổ chức tuyến tránh QL14 khi đi qua đô thị huyện lỵ Đăkglei. Tuyến tránh dự kiến xuất phát từ QL14 (phía Bắc của thị trấn tại nút số 69 đi qua sông Pô cô nối điểm cuối phía Nam tại nút số 1). Mặt cắt ngang rộng 32,0m(4,0+11,25 +1,5+11,25+4,0)m.
d. Các tuyến giao thông nội thị:
* Lộ giới:
- Mạng lưới giao thông trong đô thị được tổ chức xây dựng dưới dạng hỗn hợp giữa mạng lưới ô bàn cờ và vòng cung phù hợp với điều kiện địa hình tự nhiên, lấy trục Quốc Lộ 14 làm trục xương sống chủ đạo để phát triển mạng lưới giao thông toàn đô thị kết nối các khu chức năng với nhau tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
- Các tuyến đường nội thị hình thành các trục chính, trục trung tâm và các đường khu vực gồm :
- Đường chính đô thị: Lộ giới 32m.
- Đường chính khu vực: Lộ giới 23 - 29m.
- Đường khu vực: lộ giới 16 - 17m.
- Các tuyến đường nội thị khác trên cơ sở hiện trạng, cải tạo nâng cấp mở rộng đảm bảo lộ giới. Lộ giới các tuyến này đảm bảo đủ rộng nhằm đưa hạ tầng kỹ thuật vào các khu dân dụng đô thị.
* Giao thông tĩnh : Bao gồm các bãi đỗ xe, điểm tránh xe phục vụ cho nhu cầu đỗ các loại xe ô tô cá nhân của nhân dân và du khách. Các bãi đỗ xe này được bố trí tại khu vực đông dân cư, các công trình tập trung đông người như các công trình công cộng và trường học.
*Cao độ thiết kế và toạ độ thiết kế :
Cao độ thiết kế nền đường từng khu vực sao cho đảm bảo thoát nước mặt tốt nhất cũng như thuận tiện trong xây dựng.
- Hệ thống các mốc đường thiết kế cắm theo tim tuyến của các trục đường tại các điểm giao nhau trong bản đồ quy hoạch giao thông và cắm mốc đường đồ tỷ lệ 1/2000.
- Toạ độ x và y của các mốc thiết kế được tính toán trên lưới toạ độ của bản đồ đo đạc tỷ lệ1/2.000 theo hệ toạ độ quốc gia .
- Cao độ các mốc thiết kế được xác định dựa vào cao độ nền của bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/2.000 theo hệ cao độ nhà nước .
- Vị trí các mốc thiết kế được xác định trên cơ sở toạ độ x và y của các mốc thiết kế, kết hợp toạ độ của các mốc cố định ( bê tông ) trong lưới đường chuyền cấp I,II của hệ toạ độ đo đạc trong bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/2000.
e. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được:
- Tổng diện tích đất giao thông: 744.736,0 m2.
+ Giao thông đối ngoại: 212.487,8 m2.
+ Giao thông đô thị: 531.948,2 m2.
- Tỷ lệ đất giao thông chiếm trong đô thị : 29,08 %.
- Tổng chiều dài mạng lưới đường trong đô thị: 31,97km.
- Mật độ đường chính và khu vực: 7,10 km/km2.
- Độ dốc đường tối đa: i<=8%.
- Bán kính đường cong nằm đường cấp đô thị: R>125m.
- Bán kính đường cong nằm đường cấp khu vực: R>60m.
- Bán kính cong mép bó vỉa: R>8m.
f. Quy hoạch xây dựng giai đoạn I:
- Giao thông đối ngoại:
+ Quốc lộ 14 tiếp tục nâng cấp cải tạo theo dự án bộ GTVT.
- Giao thông nội thị:
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thông giao thông tại các khu vực phát triển đô thị.
+ Hoàn chỉnh nâng cấp mặt đường, hè đi bộ kết hợp chiếu sáng và trồng cây xanh các tuyến đường phố nội thị hiện có.
+ Bê tông hóa các tuyến đường trong nội thị .
+ Bãi đổ xe: do tốc độ tăng trưởng các loại phương tiện giao thông, cùng với sự gia tăng số lượng xe khách du lịch trong thời gian tới nhu cầu đổ xe càng tăng. Các điểm đổ xe được quy hoạch tại các khu công cộng trung tâm văn hóa, công viên, trường học…
Bảng tổng hợp khối lượng công trình giao thông:
Loại
đường
|
K.h mặt cắt
|
Mặt cắt ngang (m)
|
Chiều dài(m)
|
Diện tích(m2)
|
Giai đoạn I đến năm 2015
|
Giai đoạn II đến năm 2025
|
Giai đoạn I đến năm 2015
|
Giai đoạn II đến năm 2025
|
Đường đối ngoại
|
1-1
|
3,0+14,0+3,0
|
4087,9
|
|
81758,0
|
|
2-2
|
4,0+11,25+1,5+11,25+4,0
|
|
3911,9
|
|
125180,8
|
Bãi đỗ xe
|
|
|
1143,0
|
4406,0
|
Đường nội thị
|
3-3
|
6,0+7,5+6,0+7,5+6,0
|
549,5
|
|
18133,5
|
|
4-4
|
3,0+10,0+3,0
|
1517,9
|
|
19732,7
|
|
5-5
|
3,0+5,5+3,0
|
3486,8
|
|
40098,2
|
|
6-6
|
5,5+21,0+5,5
|
2510,9
|
2744,1
|
80348,8
|
87811,2
|
7-7
|
5,5+14,0+5,5
|
2969,7
|
1685,5
|
74242,5
|
42137,5
|
8-8
|
4,5+14,0+4,5
|
434,6
|
1848,1
|
9995,8
|
42506,3
|
9-9
|
4,5+7,0+4,5
|
3301,3
|
2052,1
|
52820,8
|
32833,6
|
10-10
|
5,5+6,0+5,5
|
873,9
|
|
14856,3
|
|
Bãi đỗ xe
|
|
|
16431,0
|
|
Bảng khái toán kinh phí công trình giao thông gai đoạn I:
Loại đường
|
Ký hiệu mặt cắt
|
Mặt cắt
ngang (m)
|
Diện tích (m2)
|
Đơn giá (đồng)
|
Thành tiền
(đồng)
|
Đường nội thị
|
3-3
|
33,0
|
18133,5
|
650.000
|
11.786.775.000,0
|
4-4
|
16,0
|
19732,7
|
650.000
|
12.826.255.000,0
|
5-5
|
11,5
|
40098,2
|
650.000
|
26.063.830.000,0
|
6-6
|
32,0
|
80348,8
|
650.000
|
52.226.720.000,0
|
7-7
|
25,0
|
74242,5
|
650.000
|
48.257.625.000,0
|
8-8
|
23,0
|
9995,8
|
650.000
|
647.270.000,0
|
9-9
|
16,0
|
52820,8
|
650.000
|
34.333.520.000,0
|
10-10
|
17,0
|
14856,3
|
650.000
|
9.656.595.000,0
|
Bãi đỗ xe
|
16431,0
|
650.000
|
10.680.150.000,0
|
Tổng cộng
|
|
|
206.478.740.000,0
|
(Bằng chữ: Hai trăm linh sáu tỷ, bốn trăm bảy mươi tám triệu, bảy
trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
3. Sơ đồ định hướng hệ thống cấp nước:
a. Hiện trạng cấp nước :
- Hiện nay khu vực thị trấn ĐăkGlei có hệ thống cấp nước tự chảy, lấy nước từ nhánh thác Đăkrang cách thị trấn khoảng 5.5km bằng ống D80, được đầu tư từ chương trình nước sạch nông thôn, lưu lượng nhỏ, chất lượng nước chưa đảm bảo nước sinh hoạt.
b.Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước:
stt
|
Thành phần dùng nước
|
Năm 2015
|
Năm 2025
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu m3/ nđ
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu m3/ nđ
|
1
|
Nước thải sinh hoạt (Qsh=Nx qđv)
|
100%x9000
|
100 x1,2
l/ng.ngđ
|
1080
|
100%x 12000
|
100x1,2
l/ng.nđ
|
1440
|
2
|
Nước tưới cây rửa đường
|
|
10%Qsh
|
108.0
|
|
10% Qsh
|
144.0
|
3
|
Nước cho dịch vụ thương mại
|
|
5% Qsh
|
54
|
|
5% Qsh
|
72.0
|
4
|
Nước cho công trình công cộng
|
|
10% Qsh
|
108.0
|
|
10% Qsh
|
144.0
|
5
|
Nước rò rỉ dự phòng
|
|
15%
Q1-4
|
202.5
|
|
15%
Q1-4
|
270
|
Tổng cộng Qtb
(m3/ nđ)
|
1552.5
|
2070
|
Hệ số không điều hoà ngày lớn nhất=1,2
Tỉ lệ dân số được cung cấp nước : 100%
Vậy nhu cầu dùng nước đến năm 2015: 1600(m3/ nđ)
2025: 2100(m3/ nđ)
c. Giải pháp cấp nước:
Nguồn nước:
* Nguồn nước ngầm:
Hiên nay chưa có các lỗ khoan thăm dò địa chất thuỷ văn . Các giếng nước của nhân dân có độ sâu từ 16 - 25 m.
* Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt khu vực rất phong phú.
- Lấy từ sông PôCô: sông Pôcô chảy qua thị trấn, nó bắt nguồn từ các triền núi phía bắc và chảy về phía nam của thị trấn, lưu lượng nước dồi dào nhưng độ đục cao việc xử lý nước tốn kém.
- Lấy nước từ thác Đăkrang: Thác nước cách trung tâm thị trấn theo chiều nước chảy khoảng 5km, lưu lượng mùa khô q=95l/s, mùa mưa q=150l/s. Hiện nay khu vực đã có hệ thống cấp nước tự chảy lấy từ nhánh thác này, công suất 1000 m3/ngđ (được đầu tư từ chương trình nước sinh hoạt nông thôn) cung cấp nước cho một số khu vực trung tâm thị trấn và xã Đăk Pét nhưng nhìn chung hệ thống xử lý nước này chưa đảm bảo về lưu lượng cũng như chất lượng nước cho khu vực. Việc nâng công suất cấp nước cho sự phát triển của khu vực trong tương lai là điều khó khăn do việc xây dựng đập tràn với công suất lớn là rất khó.
- Lấy nước từ suối ĐăkPét: Bắt nguồn từ dãy núi phía tây thị trấn và đổ vào sông PôCô, lưu lượng nước theo quan sát khá cao.Việc xây dựng trạm bơm nước thô, khu xử lý cũng như mạng lưới phân phối nước sạch đơn giản, dễ thi công.Việc nâng công suất cấp nước cho việc phát triển của thị trấn trong tương lai rất dễ dàng. Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt.
* Dựa vào việc phân tích nguồn nước nêu trên chọn giải pháp:
Nguồn nước khu vực:
Lấy nước từ suối Đăkpét.
Nước suối Đăkpet ® Trạm bơm cấp 1 ® Khu xử lý nước® Trạm bơm cấp 2 ® Mạng lưới đường ống cấp nước
Trạm bơm 1:
Đặt tại cao độ 690.40 có công suất dự liến cho giai đoạn đầu là 960m3/ngđ, giai đoạn sau là 3000m3/ngđ.
Nhà máy xử lý nước:
+ Giai đoạn đến năm 2015: Giữ nguyên nhà máy nước hiện có, bổ sung hệ thống trùng vào công nghệ xử lý hiện nay để đảm bảo chất lượng nước đầu ra. Ngoài ra trong giai đoạn này, xây dựng thêm nhà máy nước công suất 600 m3/ngđ, nước lấy nước từ suối ĐăkPét (bổ sung nhu cầu dùng nước trong giai đoạn này).
+ Giai đoạn đến năm 2025: Nâng công suất nhà máy từ 600m3/ngđ thành 2100m3/ngđ, cung cấp nước cho toàn bộ khu quy hoạch.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước:
Mạng lưới đường ống:
+ Giai đoạn đến năm 2015: Giữ nguyên hệ thống đường ống hiện nay, bổ sung mạng lưới đường ống mới gồm các tuyến ống nhánh d150, d100 đấu với tuyến ống chính d250 lấy nước từ nhà máy nước.
+ Giai đoạn 2025:Thay thế một số tuyến cũ bằng hệ thông đường ống mới, gồm các đường ống d100, d80 đấu nối với các tuyến ống đã được quy hoạch ở giai đoạn đến 2015.
d. Chữa cháy.
- Trên cơ sở quy hoạch, tính toán mạng lưới có 2 đám cháy xảy ra đồng thời, với lưu lượng mỗi đám cháy là qcc =15l/s (TCVN- 2622 - 1995).
+ Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho khu vực, tổ chức lắp đặt các họng cứu hoả trên các trục đường chính. Các họng cứu hoả được bố trí ngã 3, ngã 4 của các trục đường chính. Trên các trục đường chính cũng tổ chức các họng cứu hoả có đường kính ống D>100mm và đặt cách nhau tối thiểu 150m.
Giải pháp thiết kế:
Sử dụng phần mềm EPANET.
(kết quả tính toán xem phần phụ lục).
g. Khối lượng và kinh phí xây dựng:
- Vật liệu và phụ tùng: ống gang dẻo
*Tổng hợp vật tư của mạng lưới giai đoạn I:
Stt
|
Tên hạng mục
|
ĐVT
|
K.Lượng
|
Đơn giá
(đ/m)
|
Thành tiền
(ngàn đồng)
|
1
|
ống gang dẻo D250
|
m
|
1671.6
|
720.000
|
1.203.552.000
|
2
|
ống gang dẻo D200
|
m
|
340.8
|
600.000
|
204.480.000
|
3
|
ống gang dẻo D150
|
m
|
3500.2
|
450.000
|
1.575.090.000
|
4
|
ống gang dẻo D100
|
m
|
1501.7
|
330.000
|
495.561.000
|
5
|
Họng cứu hỏa
|
Cái
|
21
|
3.000.000
|
63.000.000
|
6
|
Trạm xử lý nước
|
|
|
|
2.000.000.000
|
7
|
Tổng
|
|
|
|
5.541.683.000
|
8
|
Phụ kiện
|
%
|
|
|
1.3855.421.000
|
9
|
Tổng
|
|
|
|
6.927.104.000
|
( Phụ kiện mạng lưới bằng 25% tổng chi phí mạng lưới).
Vậy khái toán chi phí xây lắp phần cấp nước : 6.927.104.000 (đ) .
4. Định hướng quy hoạch cấp điện :
-
Chỉ tiêu cấp điện :
- Chỉ tiêu cấp điện giai đoạn 1 (2015): 400kwh/người.năm.
Chỉ tiêu cấp điện giai đoạn 2 (2025): 1000kwh/người.năm.
- Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng: 30%Qsh.
- Điện dự phòng: 15%Qsh.
- Chỉ tiêu chiếu sáng:
+ Đường chính: từ 0,8 cd/m2 đến 1 cd/m2.
+ Đường khu vực: từ 0,4 cd/m2 đến 0,6 cd/m2.
+ Đường khu ở: 0,2 cd/m2.
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Năm 2015
|
Năm 2025
|
Quy mô
|
Phụ tải
|
Quy mô
|
Phụ tải
|
1
|
Chỉ tiêu phu tải
|
W/người.ng.đ
|
9.000
|
200
|
12.000
|
330
|
2
|
Số giờ dùng điện trong năm
|
Giờ
|
2.000
|
|
3.000
|
|
3
|
Điện năng tiêu thụ
|
Kwh/người/năm
|
400
|
|
1.000
|
|
4
|
Phụ tải điện sinh hoạt (Qsh)
|
KW
|
|
1.800
|
|
3.960
|
5
|
Công trình công cộng
|
KW
|
30%Qsh
|
600
|
30%Qsh
|
1.188
|
6
|
Điện dự phòng
|
KW
|
15%Qsh
|
300
|
15%Qsh
|
594
|
7
|
Phụ tải cần thiết
(Ptt max)
|
KW
|
|
2.700
|
|
5.742
|
8
|
Hệ số công suất (Cos)
|
|
|
0,85
|
|
0,85
|
9
|
Hệ số đồng thời (k)
|
|
|
0,8
|
|
0,8
|
10
|
Tổng công suất yêu cầu
|
KVA
|
|
2541,2
|
|
5404,2
|
b. Nhu cầu dùng điện :
Theo tính toán, nhu cầu dùng điện đến các thời điểm quy hoạch:
- Năm 2015: 2541 KVA
- Năm 2025 : 5404 KVA
c. Nguồn cấp điện :
- Nguồn cấp điện cho khu quy hoạnh được lấy từ lưới điện quốc gia, giai đoạn đầu lấy từ đường dây 22KV dọc quốc lộ 14 lấy từ xuất tuyến 475 của trạm biến áp 110/22KV ĐăkTô. Nhưng nguồn điện này chỉ đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dùng điện sinh hoạt và sản xuất quy mô nhỏ. Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2004-2010 có xét đến 2015 huyện Đăkglei sẽ xây dựng đường dây 110KV Đăk Tô - Đăk Glei (dây AC-185) và trạm biến áp 110/22KV (2x16 MVA) nhằm mục đích cung ứng điện cho sinh hoạt, nhất là cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời tạo cơ sỏ hạ tầng để kết nối các nhà máy thủy điện trên địa bàn vào hệ thống điện Quốc Gia. Lúc này nguồn điện cung cấp cho thị trấn Đăkglei sẽ lấy từ trạm biến áp này đấu nối vào tuyến 22KV quy hoạch.
- Để đảm bảo an toàn liên tục cấp điện sử dụng thủy điện Đăk PôCô (công suất 240KW, phát lên lưới 22KV) như một phần điện dự phòng cấp điện cho thị trấn.
d. Mạng lưới và giải pháp quy hoạch lưới điện :
- Lưới điện trung thế sử dụng điện áp 22KV mạng 3 pha 3 dây. Giai đoạn 1 được thiết kế đi nổi cột điện BTLT cao 12, 14m với khoảng cột trung bình từ 30m đến 50m; về sau (giai đoạn 2) khi điều kiện kinh tế cho phép thay thế dần đường dây nổi thành cáp ngầm. Cáp trung thế sử dụng cáp bọc, cách điện XLPE.
- Việc lựa chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng điện kinh tế đối với dây nhôm lấy Jkt=1.3A/mm2 và kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp và phát nóng dây dẫn.
- Sử dụng cách điện tiêu chuẩn 22KV (cho lưới 22KV).
- Sơ đồ nối điện:
+ phía trung áp: Dùng sơ đồ khối đường dây - máy biến áp.
Bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng cầu chì tự rơi 22KV đặt ngoài trời.
Bảo vệ quá điện áp khí quyển lan truyền từ đường dây vào trạm bằng chống sét van. Cấp điện áp của chống sét van phù hợp với điện áp vận hành của lưới trung áp. Chống sét van được đặt ngay tại đầu ra của cuộn sơ cấp MBA.
+ Phía hạ thế: Dùng sơ đồ 1 hệ thống thanh cái đặt trong tủ với 1 lộ tổng và các lộ ra. Bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng áp tô mát đặt trên cả lộ tổng và lộ xuất tuyến.
- Đối với đường dây 22KV: Nối đất tại các cột vượt, cột rẽ nhánh, cột có lắp đặt thiết bị, cột trên các đoạn giao chéo với đường giao thông, thông tin, đi chung đường dây hạ áp.
- Lưới điện hạ thế trong khu dân cư sử dụng điện áp 380/220V mạng 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp, được thiết kế đi nổi dọc theo hai bên vỉa hè của các tuyến đường giao thông, cột điện BTLT cao 10.5m với khoảng cột trung bình từ 30m đến 40m, Cáp hạ thế sử dụng cáp bọc vặn xoắn, cách điện XLPE.
- Kết cấu lưới hạ thế được thiết kế và vận hành dạng hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.
+ Quy định chung: Theo quy định tổn thất điện năng lưới điện phải đảm bảo DA% £ 10%.
+ Quy định chung: Độ lệch điện áp.
Trong điều kiện vận hành bình thường, độ lệch điện áp cho phép (DU%) trong khoảng 5% so với điện áp danh định.
Đối với lưới điện chưa ổn định, điện áp được phép giao động từ -10% £ DU% £ + 5%.
Tần số: 50Hz.
- Thiết kế lưới điện có khả năng phát triển phụ tải trong tương lai (khả năng chiụ tải của dây dẫn, các vật liệu cách điện.
- Các vị trí cần nối đất với đường dây hạ áp:
+ Đối với đường dây hạ áp đi độc lập: Nối đất lặp lại trung bình 200m.
+ Bố trí tại các vị trí néo cuối, rẽ nhánh, cột vượt đường giao thông, hoặc tại đó tiết diện dây dẫn thay đổi.
+ Đường dây hạ áp đi chung với đường dây trung áp.
Bán kính cấp điện của các xuất tuyến sau mỗi TBA
Tuyến đường dây
|
Chiều dài cấp điện (m)
|
Khu vực dân cư tập trung
|
Khu vực dân cư phân tán
|
Trục chính 3 pha
|
500
|
800
|
Trục chính 1 pha
|
300
|
500
|
Nhánh rẽ
|
300
|
500
|
- Đảm bảo khoảng cách an toàn công trình lưới điện cao áp theo đúng nghị định 106/2005/NĐ-CP, thông tư 06/2006/TT-BCN.
- Lưới điện và phụ kiện đường dây phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau: 11 TCN 18 đến 21-2006, QCVN 07:2010/BXD, luật điện lực.
e. Hệ thống chiếu sáng công lộ :
- Lưới điện chiếu sáng đèn đường trong các khu ở được bố trí độc lập với lưới điện trung, hạ thế.
- Hệ thống đèn đường được thiết kế để đảm bảo an toàn giao thông về ban đêm cho các phương tiện cơ giới và người đi bộ trên đường. Các trụ đèn của hệ thống đèn được chọn là trụ BTLT kết hợp với các trụ của lưới trung hạ áp, cần đèn dùng thép ống mạ nhúng kẽm loại gia công phù hợp với đầu trụ thép của cột đèn. Với các trục đường chính có dải phân cách lưới chiếu sáng được thiết kế đi ngầm, trụ đèn được chọn là trụ thép.
- Cáp chiếu sáng sử dụng sử dụng cáp đồng bọc 0.6/1KV.
- Kết cấu mạng: 3 pha 4 dây.
- Điện áp định mức 380/220V.
- Nguồn sáng dùng loại bóng đèn Sodium có ánh sáng vàng 220V-150W, 250W. Cột đèn được tổ chức bố trí một bên hoặc hai bên tùy vào mặt cắt các tuyến đường. Với các trục đường có dải phân cách các trụ đèn chiếu sáng được bố trí dọc theo dải phân cách. Nguồn điện cho các đèn đường được lấy từ các máy biến áp 22/0.4KV 3 pha treo trên cột. Các đèn trong khu quy hoạch được tập trung điều khiển tại tủ điểu khiển chiếu sáng gắn kèm theo trạm biến áp cấp nguồn chiếu sáng được điều khiển tự động bằng các rơle thời gian 0-24 giờ, cho phép điều chỉnh được thời lượng chiếu sáng theo ý muốn, có thể cắt giảm bớt lượng đèn chiếu sáng về khuya để tiết kiệm điện.
f. Di dời tuyến dây 22KVvà 0.4KV :
Tuyến dây 22KV và 0.4KV hiện có đa số đi giữa các tuyến đường trong khu quy hoạch vì vậy phải tiến hành di dời các tuyến này vào vỉ hè dọc theo các tuyến mà đường đường mà đường dây đi qua.
Di dời đường dây có 2 bước:
- Xây dựng mới đoạn đường dây: Đi dọc các lề đường trong khu quy hoạch, lưu ý nâng chiều cao đoạn băng ngang đường.
- Thu hồi đường dây: Thu hồi đoạn đường dây 22KV và đoạn đường dây 0.4KV sau khi thực hiện xong các thao tác kỹ thuật cách ly các đoạn dây này ra khỏi lưới điện và đấu nối thông mạch đường sau khi di dời. Toàn bộ tài sản thu hồi trả lại cơ quan chủ quản.
g. Khối lượng xây dựng hệ thống cấp điện :
- Giai đoạn 1:
STT
|
Hạng mục công trình
|
Đơn vị tính
|
Giá thành (đ)
|
Khối lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Đường dây 22KV cải tạo lại
|
Km
|
500.000.000
|
5,248
|
2.624.000.000
|
2
|
Đường dây 22KV xây mới
|
Km
|
750.000.000
|
3,572
|
2.679.000.000
|
3
|
Đường dây chiếu sáng (0.4KV)
|
Km
|
450.000.000
|
10,250
|
4.612.500.000
|
4
|
Tổng
|
|
|
|
9.915.500.000
|
(Bằng chữ: Chín tỷ, chín trăm mười lăm triệu, năm trăm ngàn đồng).
5. Định hướng quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
5.1. Thoát nước bẩn:
a. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Nước mưa và nước thải của khu vực nghiên cứu hiện nay thoát chung không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào. Nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất của thị trấn hầu hết được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Tại các cơ quan, trường học, các công trình công cộng, nhà hàng, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó thải thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thị trấn. Chủ yếu là thoát tự nhiên theo địa hình, gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực.
- Hệ thống thu gom rác thải mới có đường Hồ Chí Minh và chưa được đầu tư đồng bộ.
Nhìn chung hiện trạng thoát nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.
b. Chỉ tiêu nước bẩn:
Bảng tiêu chuẩn và nhu cầu.
stt
|
Thành phần nước thải
|
Năm 2015
|
Năm 2025
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu m3/ nđ
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu m3/ nđ
|
1
|
Nước thải sinh hoạt (Qsh=Nx qđv)
|
9000
|
100
l/ng.ngđ
|
900
|
12000
|
100
l/ng.nđ
|
1200
|
2
|
Nước thải công trình công cộng
|
|
10% Qsh
|
90
|
|
10% Qsh
|
120
|
3
|
Nước thải dịch vụ thương mại
|
|
5% Qsh
|
45
|
|
5% Qsh
|
60
|
Tổng cộng Qtb
(m3/ nđ)
|
|
|
1035
|
|
|
1380
|
- Tổng nhu cầu thu gom và xử lý nước bẩn:
Năm 2015: Q = Qtb x Kđh =1035x1.3= 1345,5m3/ngày.đêm.
Năm 2025: Q = Qtb x Kđh = 1380 x 1.3= 1794,0 m3/ ngày.đêm.
c. Giải pháp thoát nước bẩn:
- Trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết phía Tây sông Pô cô đã được phê duyệt và hiện trạng thoát nước bẩn của khu vực, hệ thống thoát nước bẩn gồm:
+Hệ thống thoát nước nửa riêng tại khu vực thị trấn(đồ án quy hoạch chi tiết phía Tây sông Pô cô).
+Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn tại khu vực được mở rộng.
- Lưu vực và hướng thoát nước:
Hệ thống thoát nước bẩn gồm 3 lưu vực:
- Lưu vực 1: Là diện tích phía Đông sông Pô Cô có diện tích khoảng 121 ha. Nước thải từ các tuyến ống nhánh d=200mm đổ vào tuyến cống chính d=400mm và được đưa về trạm xử lý M1.
- Lưu vực 2: Là diện tích phía Tây sông Pô Cô. có diện tích khoảng 83,5 ha. Thuộc trung tâm thị trấn: hệ thống cống thoát nước chung được cải tạo thành cống thoát nước nữa riêng. Nước thải từ các cống này sẽ được đưa về trạm xử lý M1 nhờ bơm T2. Ở các điểm giao nhau giữa mạng lưới thoát nước nữa riêng là các giếng tràn.
- Lưu vực 3: Là diện tích thuộc xã Đăk Pét : nước thải từ các ống d=200mm đổ vào trạm bơm T1.
* Giếng tràn: Khi lưu lượng nhỏ (không nưa) nước thải theo cống thoát nước chung qua giếng chảy vào cống thoát nước thải riêng. Khi mưa lớn, hỗn hợp nước mưa và nước thải tương đối sạch, tràn qua giếng và chảy thẳng ra sông.
* Trạm bơm T1 có công suất là 400 m3/ngđ(cho cả 2 giai đoạn), đặt tại vị trí nút 52 có cao độ 691,07.
* Trạm bơm T2 có công suất là 500 m3/ngđ(cho cả 2 giai đoạn), đặt tại vị trí nút 3 có cao độ 688,76.
* Trạm xử lý M1:
+ Công suất dự kiến 1345,5 m3/ngàyđêm giai đoạn đầu và 1794,0m3/ngàyđêm giai đoạn sau.
+ Để lựa chọn được sơ đồ và các công trình xử lý thành phần trong trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm nước thải, mức độ cần thiết làm sạch điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, các yếu tố địa phương và các tính toán kinh tế kỹ thuật của khu vực. Từ các yếu tố trên ta lựa giải pháp xử lý bằng hồ sinh học để giảm thiểu chi phí, phù hợp với địa hình tự nhiên của địa phương.
Quy trình công nghệ xử lý:
96
+ Nước thải từ các khu dân cư thải qua các tuyến cống nhán rồi tập trung vào tuyến cống chính chảy về trạm xử lý M1. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn cấp B theo TCVN 5942-1995. Nước sau xử lý được xả ra sông Pô Cô.
+ Lượng bùn trong hồ sinh học sẽ được nạo vét theo định kì, bùn được đem phơi, sau đó đêm đi chôn lấp.
* Sơ đồ bố trí hồ sinh học theo bậc:
Dự kiến trạm xử lý nước thải khoảng 3.7 ha.
d. Mạng lưới ống:
+ Lựa chọn hệ thống cống dẫn là cống bê tông ly tâm được chôn dưới vỉa hè của các tuyến giao thông.
+ Hệ thống cống thoát nước thải được nối bằng các hố ga, khoảng từ 20-30m đối với đường kính cống 200-300mm, từ 40-50m với đường kính cống 400mm.
+ Đường cống áp lực có đường kính D300mm.
+Độ sâu chôn cống 1,6m.
e. Tính thuỷ lực hệ thống cống chính:
+ Công thức tính lưu lượng: Q= w.v.
+ Công thức tính vận tốc: v = C.
Trong đó:
Q: Lưu lượng, m3/s.
w: Diện tích ướt, m2.
v: Vận tốc chuyển động, m/s.
R: bán kính thuỷ lực, bằng , ( P- chu vi ướt).
i: Độ dốc thuỷ lực, lấy bằng độ dốc đáy ống.
C: Hệ số Sezi.
Hệ số Sezi( C) xác định theo công thức.
n: Hệ số nhám.
y: Chỉ số mũ.
y = 2,5 -,0,13-,0,75( -0,1).
5.2. Vệ sinh môi trường:
a. Nhu cầu thu gom chất thải rắn:
Thành phần thải nước
|
2015
|
2025
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu
|
Chất thải rắn sinh hoạt
|
9000
|
0.8kg/nđ
|
7.2 t/nđ
|
12000
|
0.8kg/nđ
|
9.6t/nđ
|
Cộng
|
7.2 t/ngđ
|
9.6 t/nđ
|
b. Giải pháp thu gom chất thải rắn:
+Thu gom rác thải tại các khu dân cư: Rác thải được tập trung tại các điểm đặt thùng rác, đặt trên vỉa hè của từng dãy phố. Khoảng cách đặt thùng rác tối thiểu 80m. Sau đó sẽ được thu gom bằng xe cơ giới, chở đến trạm trung chuyển rác. Tại đây chất thải rắn được phân loại sơ bộ, sau đó sẽ được vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn.
+Tại các khu công cộng, công viên, trường học bố trí các sọt sác có nắp đậy, bán kính phục vụ 15-20m.
* Trạm trung chuyển rác:
+Phía Đông sông Pô cô : bố trí tại vị trí gần nút giao thông 77,103 có cao độ 700,00 và 701,25 thu gom toàn bộ chất thải rắn của khu vực.
+Phía Tây sông Pô cô khu vực thị trấn : bố trí tại nút 12 có cao độ 688,83 thu toàn bộ chất thải rắn của khu .
+Phía Tây sông Pô cô khu vực xã Đăkpet: bố trí tại nút 62 có cao độ 694,63 thu toàn bộ chất thải rắn của khu .
Chu kỳ vận chuyển rác đến khu xử lý chất thải rắn 1lần/1ngàyđêm.
* Khu xử lý chất thải rắn:
- Khu xử lý chất thải rắn dự kiến bố trí về phía Bắc của thị trấn cách thị trấn khoảng 10km. Tại khu xử lý này có bố trí một khu riêng để xử lý chất thải độc hại. Phương pháp xử lý chất thải rắn bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy chế biến rác. Quy mô diện tích khu xử lý chất thải rắn dự kiến khoảng 10ha.
c. Nghĩa Trang:
Nghĩa Trang của khu vực được bố trí nằm cách xa khu đô thị 5 km về phía Tây Nam theo đường Quốc lộ 14. Trong nghĩa trang cho đồng bào dân tộc cần chú trọng phù hợp với các tập quán phong tục của nguời dân tộc trong việc chôn cất.
d. Cây xanh:
- Đối với hè phố: Chủ yếu trồng các loại cây cho bóng mát và lá xanh quanh năm(Sao đen, xã cừ, bàng, bằng lăng tím....) kết hợp với các loại cây mảnh cho phép không gian xuyên suốt (dừa, cọ, cau...). Khoảng cách giữa mỗi cây là 10- 20m. Cây trồng thành hàng và cách mép bó vỉa ít nhất 2,0m.
- Đối với giải phân cách: Các giải phân cách trồng hoa và thân cây thảo, trồng các loại cọ cho lá quạt.
-
. Bảng tổng hợp và khái toán kinh phí xây dựng:
Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng giai đoạn I:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Đơn giá
( đồng)
|
Thành tiền
( đồng)
|
1
|
Cống tự chảy
|
|
|
|
|
|
D = 200mm
|
m
|
4.546,2
|
355.000
|
1.613.901.000,0
|
|
D = 300mm
|
m
|
4.765,6
|
425.000
|
2.025.337.500,0
|
|
D = 400mm
|
m
|
2.204,4
|
758.000
|
1.670.935.200,0
|
2.
|
Cống có áp lực
|
m
|
1.604,7
|
553.000
|
887.399.100,0
|
3
|
Hố ga
|
Cái
|
329,0
|
3.469.000
|
1.141.301.000,0
|
4
|
Cống qua đường
|
m
|
960,0
|
3.700.000
|
3.552.000.000,0
|
5
|
Trạm bơm
|
m3/ng.đêm
|
500
|
|
1.000.000.000,0
|
6
|
Trạm xử lý
|
m3/ng.đêm
|
1300
|
|
10.000.000.000,0
|
7
|
Thùng rác công cộng
|
thùng
|
325
|
500.000
|
162.500.000,0
|
8
|
Thiết bị thu gom rác thải
|
xe
|
|
|
2.000.000.000,0
|
9
|
Trạm trung chuyển
|
|
3
|
|
900.000.000,0
|
10
|
Khu xử lý chất thải rắn
|
|
|
|
6.000.000.000,0
|
11
|
Cây xanh
|
|
|
|
1.000.000.000,0
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
31.953.373.800,0
|
(Bằng chữ: Ba mươi mốt tỷ, chín trăm năm mươi ba triệu, ba
trăm bảy mươi ba nghìn, tám trăm đồng chẵn).
6. Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật :
Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật được thể hiện trên bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật tỷ lệ 1 /2.000 xác định :
-Vị trí các tuyến đường ống kỹ thuật (cấp điện ,cấp nước ,thoát nước mưa và nước thải …) trên mặt bằng và khoảng cách ngang giữa chúng .
-Vị trí các công trình đầu mối của hệ thống kỹ thuật ( trạm điện, trạm bơm nước sạch ,trạm bơm và trạm xử lý nước thải ...)
-Độ sâu chôn ống và khoảng cách đứng giữa chúng tại các điểm giao cắt .
-Các khoảng cách đứng, khoảng cách ngang giữa các đường ống kỹ thuật và giữa chúng với các công trình khác đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy phạm .
---------------------------
PHẦN VI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích:
Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực lập quy hoạch, đánh giá sơ bộ những tác động đến môi trường và kinh tế xã hội xung quanh do việc thực hiện đồ án quy hoạch, từ đó đưa ra những biện pháp giảm nhẹ các tác động bất lợi để hài hoà giữa yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II. Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực quy hoạch:
1. Hiện trạng môi trường tự nhiên:
- Khu vực quy hoạch có khí hậu vùng núi Bắc Tây Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm 20-220c.
- Với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 450 ha.
- Khu vực quy hoạch có mật độ dân cư thấp nghề nghiệp chủ yếu là Nông lâm nghiệp chưa có sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy môi trường tự nhiên của khu vực dự án tương đối trong lành chưa bị ảnh hưởng.
2. Hiện trạng kinh tế- xã hội:
- Huyện ĐăkGlei nằm trên vị trí rất thuận lợi về giao thông. Tuyến đường Hồ Chí minh hoàn thành giai đoạn I là trục Bắc-Nam xuyên Việt đã nối thông thị trấnThị trấn ĐăkGlei với thành phố Kon Tum và thành Phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh duyên hai miền trung khác. Ngoài ra cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi đang được xây dựng mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho huyện lỵ ĐăkGlei. Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa được xây dựng đáng kể, các công trình công cộng và dịch vụ xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nhìn chung môi trường không khí, đất và nước đang ở tình trạng ít bị ô nhiễm.
3. Dự báo những tác động do dự án mang lại:
a. Giai đoạn di dời và xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Khi thực hiện xây dựng các công trình trong khu quy hoạch cũng như bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên từ các hoạt động như đào đắp, san ủi, chặt cây, giải toả mặt bằng các hoạt động này sẽ làm ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên làm biến đổi địa hình gây sạt lở đất, phá vỡ thảm thực vật nguyên sinh. Tác động đến môi trường nước do sinh hoạt của công nhân lao động trên công trường, việc vận chuyển nguyên vật liệu gây tiếng ồn và bụi ảnh hưởng đến môi trường không khí.
b. Tác động khi dự án đi vào hoạt động:
- Tác động đến tình hình kinh tế xã hội: Hoạt động của dự án sẽ kéo theo nhiều vấn đề như dân số tăng, các tệ nạn xã hội có thể xảy ra như mại dâm, ma tuý .
- Tác động đến môi trường tự nhiên: Khu vực quy hoạch được hình thành, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm phát triển đầy đủ thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán từ đó dẫn những tác động rất lớn đến môi truờng tự nhiên xung quanh và trong khu vực đô thị.
+ Tác động đến môi trường nước: Nước thải đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt của nhân dân, nước thải từ các công trình dịch vụ, khách sạn, trường học với thành phần ô nhiễm là các chất hữu cơ và vi sinh vật các hợp chất vô cơ sẽ gây ô nhiễm đối với môi trường nước.
+ Tác động đến môi trường không khí: Dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu đi lại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu (điện than, xăng dầu..) các hoạt động sinh hoạt quá trình đun nấu.
+ Tác động của tiếng ồn: Tiếng ồn là một thành phần ô nhiễm môi trường chủ yếu trong đô thị. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn trong đô thị chủ yếu do giao thông vận tải, do các hoạt động buôn bán và các dạng tiếng ồn cơ học khác đặc trưng của một xã hội công nghiệp gây ra.
+ Rác và chất thải rắn: Ước tính lượng rác thải khu đô thị này 9,6Tấn/ ngày đêm. Lượng rác này có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất, rác thải sinh hoạt, mang nhiều yếu tố độc hại và mầm móng gây bệnh, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời cũng làm mất nét mỹ quan của đô thị, làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội nhân văn của con người.
+ Nghĩa trang của đô thị cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với đất, nước và không khí. Do đó vị trí của nghĩa trang đô thị cần phải đặt xa nơi dân cư .
- Tác động tích cực: Nếu các tác động tiêu cực trên được quản lý tốt môi trường không những được giữ vững mà còn phát huy tác dụng, phục vụ các lợi ích thiết thực của người dân như :
+ Dự án phát triển đô thị có thể tác động mang lại các lợi ích như mở rộng phát triển công nghiệp, các công trình khách sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và dịch vụ kinh tế khác. Phát triển đô thị sẽ làm tăng khả năng sản xuất và dịch vụ của đô thị. Tăng mức thu nhập và mức sống của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở đô thị và vùng dân cư lân cận đô thị.
+ Làm tiền đề thuận lợi cho việc triển khai các quá trình đô thị hoá phát triển kinh tế.
+ Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
4. Các biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường:
a. Giai đoạn xây dựng cơ bản:
- Trước khi xây dựng các công trình xây dựng cơ bản ta phải rà phá bom mìn để lại.
- Đối với công tác di dời giải tỏa mặt bằng là phải dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương, những mong muốn và ý kiến của người dân và dựa trên những quy định của nhà nước cùng với việc linh động theo từng hoàn cảnh của các hộ dân nhằm tính toán mức đền bù thoả đáng, không để cho dân bị thiệt thòi.
- Đối với quá trình thi công dự án:
Nguyên tắc là:
+ Quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ ngay khi lập đồ án thiết kế thi công.
+ Phần tổ chức thi công có các giải pháp thích hợp để bảo vệ vệ sinh môi trường.
+ Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân là không thể thiếu. Do vậy mà công nhân cần được trang bị đầy đủ các phục trang cá nhân cần thiết về an toàn lao động và hạn chế những tác hại cho công nhân. Các trạng phục này bao gồm quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng....
Để giảm lượng bụi, khí và tiếng ồn trong khi san ủi mặt bằng để thi công công trình có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:
+ Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi, và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
+ Có biện pháp che chắn khu vực san ủi để hạn chế sự lan toả của bụi, tiếng ồn và khí thải.
b. Giai đoạn hoạt động của đô thị:
b1. Các giải pháp về kỹ thuật:
* Biện pháp xử lý chất thải rắn:
+ Tăng cường các phương tiện thu chứa chất thải rắn bằng xe cơ giới như:
- Trên các tuyến phố và nơi công cộng đặt các thùng rác công cộng loại 140 lít hoặc 240 lít để thu gom chất thải rắn.
- Đối với các khu dân cư tại các tuyến phố mới, các trung tâm dịch vụ và các khu chợ có diện tích rộng đặt các thùng chứa rác có dung tích 0.5 - 1m3 để xe chuyên dùng có thể thu gom được.
+ Nghiêm cấm mọi hình thức vứt rác bừa bãi xuống sông hồ và có biện pháp xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm.
+ Xung quanh bãi chôn lấp có trồng cây.
*Biện pháp bảo vệ môi trường nước:
+ Đưa ra các phương án tối ưu về thiết kế các công trình kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là thoát và xử lý nước thải sinh hoạt. Nước bẩn sinh hoạt ở các hộ gia đình và các khu công cộng cần phải được xử lý cục bộ, đảm bảo độ sạch cần thiết trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung.
* Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí:
+ Biện pháp hiệu quả và ít tốn kém là trồng cây xanh trong đô thị. Ngoài việc làm hạn chế được bụi giao thông, giảm tiếng ồn cây xanh còn đem lại bóng mát, cảnh quan cho đô thị.
+ Lưu lượng và mật độ giao thông cao tại các trục, tuyến đường chính sẽ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Vì vậy các trục đường này cần được phân luồng giao thông hợp lý, cần có cách hành lang cây xanh nhằm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nền đường thường xuyên được quét dọn.
b2. Giải pháp về quản lý:
+ Để nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước, cần đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước theo các tuyến giao thông hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng ngập úng trong mùa mưa, công ty môi trường cần bố trí nhân lực thường xuyên kiểm tra, nạo vét các cống thoát nước. Lập các đội cơ động ứng phó kịp thời tại các điểm có mức ngập úng cao. Đầu tư trang thiết bị để vận hành hệ thống thoát nước.
+ Xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch nhưng cần quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng trên địa bàn để hạn chế hiện tượng xây dựng tự phát làm mất mỹ quan đô thị.
+ Tổ chức phân luồng giao thông một cách hợp lý đảm bảo không xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
+ Công ty môi trường đô thị cần xây dựng phương hướng phát triển đảm bảo thu gom hết lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
+ Trong sản xuất nông nghiệp cần tuyên truyền vận động người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh thay cho phân hoá học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho đất.
b3. Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện:
+ Ban hành các quy định về việc tự kê khai chất thải đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và trách nhiệm của các cơ sở trong việc thu gom và xử lý chất thải.
+ Đối với công ty môi trường đô thị cần có những biện pháp hướng dẫn và bắt buộc người dân có ý thức trong việc phân loại chất thải rắn thành 3 loại: Chất thải rắn vô cơ tái chế được như giấy, thuỷ tinh được đem đi tái chế, chất thải rắn hữu cơ như thức ăn thừa, lá cây, được sử dụng để chế biến phân vi sinh, còn các loại chất thải rắn khác được tách riêng để chôn lấp.
+ Công ty cấp nước huyện Đăk Glei khẩn trưởng xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho người dân. Đồng thời, cần nghiên cứu thay đổi giá nước sạch một cách hợp lý trên cơ sở các quy định của Nhà nước và địa phương.
-----------------------------
PHẦN VII
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU
( Đến năm 2015)
I- Mục tiêu:
- Cụ thể hoá các chương trình mục tiêu xây dựng công trình để đảm bảo cho việc hình thành trung tâm huyện. Trong đó xác định các công trình ưu tiên đầu tư và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về các công trình cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp và các công trình công cộng, dịch vụ công cộng bảo đảm sự ổn định lâu dài tạo điều kiện để các cơ quan đơn vị đi vào hoạt động ngay.
- Bố trí tổ chức các khu dân cư đáp ứng nhu cầu đất ở của cán bộ, các khu tái định cư cho các hộ dân bị giải toả.
- Xây dựng mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật ( giao thông , chuẩn bị kỹ thuật, cấp thoát nước , cấp điện và vệ sinh môi trường).
- Xây dựng mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội ( giáo dục, y tế, văn hoá....)
II- Đề xuất ranh giới thị trấn huyện lỵ giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu ranh giới thị trấn kéo dài từ đầu mối giao thông phía Nam đến trung tâm xã Đăkpét phía Bắc và đến sát ranh giới đường tránh phía Đông.
Diện tích toàn bộ ranh giới giai đoạn đầu khoảng 450 ha.
III- Quy hoạch sử dung đất giai đoạn đầu.
1- Quy hoạch sử dụng đất đai, phân vùng chức năng và xác định địa điểm xây dựng các công trình chủ yếu:
Ngoài các khu chức năng đã đựơc hình thành từ trước. Cơ bản hình thành các khu trung tâm Văn hoá - Thể dục thể thao, khu CN-TTCN và làng nghề truyền thống. Các khu chức năng được nghiên cứu bảo đảm sự kết nối liên hệ chặt chẽ. Hệ thống giao thông đối nội, giao thông đối ngoại, hệ thống cây xanh cảnh quan và hệ thống môi trường đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững.
2- Các dự án công trình ưu tiên đầu tư:
a- Nguyên Tắc:
- Sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đến năm 2025 được phê duyệt, triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng, làm cơ sở để quản lý và thực hiện theo quy hoạch.
- Ưu tiên xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: San nền, giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và cơ sở hạ tầng xã hội cấp đô thị đến cấp đơn vị ở nhằm mục đích tăng khả năng hấp dẫn nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
b- Các dự án trọng tâm cần được ưu tiên đầu tư đợt đầu:
- Dự án quy hoạch chi tiết các khu chức năng;
- Hoàn thiện các dự án đầu tư đang được triển khai như: Công viên hồ Đăk Xanh; Tuyến kè sông Pôcô.
- Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông chính, cầu qua khu vực phía Đông sông Pôcô; Khu trung tâm hành chính phía Đông sông Pôcô.
c- Các công trình hạ tầng xã hội của thị trấn giai đoạn đầu:
STT
|
Nội dung các h. mục công trình
|
Đ
|
Diện
|
Đ.giá
|
T.tiền
|
bằng các nguồn vốn
|
VT
|
tích
|
T. hợp
|
T.hợp
|
I
|
Cac công trình giáo dục:
|
m2
|
|
|
55.690,00
|
1
|
Nhà trẻ
|
m2
|
1800
|
3,5
|
6.300,00
|
2
|
Trường Mẫu giáo.
|
m2
|
2500
|
3,5
|
8.750,00
|
3
|
Trường tiểu học.
|
m2
|
4500
|
3,2
|
14.400,00
|
4
|
Trường PTCS.
|
m2
|
4000
|
3,2
|
12.800,00
|
5
|
Trường dạy nghề.
|
m2
|
4200
|
3,2
|
13.440,00
|
II
|
Các công trình Y tế:
|
m2
|
|
|
4.375,00
|
6
|
Trung tâm y tế khu vực
|
m2
|
600
|
3,5
|
2.100,00
|
7
|
Nhà tang lễ
|
m2
|
650
|
3,5
|
2.275,00
|
III
|
Thể dục thể thao:
|
m2
|
|
|
9.000,00
|
8
|
Trung tâm văn hoá- thể thao
|
Ha
|
6
|
1500
|
9.000,00
|
IV
|
Các công trình văn hoá:
|
m2
|
|
|
9.600,00
|
9
|
Nhà bảo tàng triển lãm
|
m2
|
900
|
3,2
|
2.880,00
|
10
|
Thư viện.
|
m2
|
1200
|
3,2
|
3.840,00
|
11
|
Nhà văn hoá khu vực
|
m2
|
900
|
3,2
|
2.880,00
|
V
|
Công trình thơng mại-dịch vụ:
|
m2
|
|
|
23.015,00
|
12
|
Siêu thị.
|
m2
|
1450
|
3,5
|
5.075,00
|
13
|
Trung tâm dịch vụ tổng hợp.
|
m2
|
1200
|
3,2
|
3.840,00
|
14
|
Khách sạn
|
m2
|
2200
|
3,5
|
7.700,00
|
15
|
Cửa hàng dịch vụ
|
m2
|
800
|
3,2
|
2.560,00
|
16
|
Bến xe
|
m2
|
600
|
3,2
|
1.920,00
|
17
|
Trạm cứu hoả.
|
m2
|
600
|
3,2
|
1.920,00
|
VI
|
Các công trình khác:
|
m2
|
|
|
8.900,00
|
43
|
Khu Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ.
|
H.mục
|
1
|
4500
|
4500
|
44
|
Khu nghĩa địa thị trấn.
|
H.mục
|
1
|
2400
|
2400
|
45
|
Khu bãi rác thải rắn.
|
H.mục
|
1
|
2000
|
2000
|
|
Tổng cộng kinh phí toàn bộ
|
|
|
|
110.580,00
|
(Bằng chữ: Một trăm mười tỷ, năm trăm tám mươi triệu đồng).
d. Bảng danh mục và dự kiến kinh phí khu hành chính sự nghiệp:
STT
|
Nội dung các h. mục công trình
bằng các nguồn vốn
|
Đ
VT
|
Diện
tích
|
Đ.giá
T. hợp
|
T.tiền
T.hợp
|
Ghi chú
|
I
|
Các CQ khối Đảng - Chính quyền- hành chính sự nghiệp cấp huyện
|
|
|
|
57.600.000
|
Nguồn vốn từ ngân sách
|
1
|
Huyện uỷ.
|
m2
|
2.700
|
5.500
|
14.850.000
|
|
2
|
HĐND-UBND Huyện.
|
m2
|
3.500
|
5.500
|
19.250.000
|
|
3
|
Hội trường Chung - T.tâm hội nghị.
|
m2
|
2.500
|
6.000
|
15.000.000
|
|
4
|
UB Mặt trận tổ quốc Việt nam huyện.
|
m2
|
1.700
|
5.000
|
8.500.000
|
|
(Bằng chữ: Năm mươi bảy tỷ, sáu trăm triệu đồng).
e- Phần hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Bảng tổng hợp phần kinh phí hạ tầng
STT
|
Hạng mục
|
Kinh phí (đồng)
|
1
|
San nền
|
43.476.846.000
|
2
|
Thoát nước mưa
|
81.385.961.900
|
3
|
Kè chắn đất
|
93.026.300.393
|
4
|
Giao thông
|
206.478.740.000
|
5
|
Cấp nước
|
6.927.104.000
|
6
|
Cấp điện
|
9.915.500.000
|
7
|
Thoát nước bẩn, VSMT
|
31.953.373.800
|
|
Tổng cộng
|
473.163.826.093
|
(Bằng chữ: Bốn trăm bảy mươi ba tỷ, một trăm sáu mươi ba triệu, tám trăm hai mươi sáu nghìn, không trăm chín mươi ba đồng).
e- Tổng kinh phí hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật giai đoạn đầu:
- Hạ tầng xã hội : 167.580.000.000 đồng.
- Hạ tầng kỹ thuật : 473.163.826.093 đồng.
* Tổng cộng : 640.743.826.093 đồng.
(Bằng chữ: Sáu trăm bốn mươi tỷ, bảy trăm bốn mươi ba triệu, tám trăm hai mươi sáu nghìn, không trăm chín mươi ba đồng).
------------------------------
PHẦN VIII
CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
Trung tâm huyện lỵ Đăkglei nằm ở vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi trong quan hệ kinh tế với vùng Tây Nguyên và vùng Trung Trung Bộ thông qua hệ thống đường bộ. Ranh giới quy hoạch xây dựng gồm diện tích khoảng 450 ha được phân thành các khu chức năng như sau:
1- Các khu ở
2- Các khu trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao.
3- Các khu công viên cây xanh, danh thắng, cảnh quan.
4- Các khu dịch vụ du lịch
5- Khu tiểu thủ công nghiệp - kho tàng trạm trại và làng nghề.
a- Các khu ở:
Bao gồm các khu ở hiện trạng cải tạo và chỉnh trang, các khu ở đô thị mới mở rộng, và các khu ở làng xóm đô thị hoá.
- Mật độ xây dựng trung bình: 30-35%
- Hệ số sử dụng đất: 0.3-1.4 lần
- Tầng cao trung bình: 2.0
* Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Các công trình nhà ở phải đảm bảo khoảng không gian thoáng trước sau.
- Đảm bảo phòng cháy, chữa cháy khi có sự cố.
- Đối với nhà ở mặt phố chỉ có giới hạn đường đỏ trùng với chỉ số xây dựng; phần ban công nhô ra không quá 1,5m tính đến mép ngoài ban công.
- Đối với nhà ở biệt thự có vườn, chỉ giới xây dựng công trình cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 6m; khoảng cách giữa 2 nhà tối thiểu là 10m.
- Hình thức kiến trúc truyền thống, nhà mái dốc .
* Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
- Nền đất phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún, không bị ngập lũ hoặc sạt lở, đảm bảo độ dốc nền trong từng khuôn viên công trình 0.4%-0.5% cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu nước, hoặc các khe suối. Không được xây dựng các công trình lên các công trình thoát nước , không đổ rác phế thảI vào hệ thống thoát nước.
- Đảm bảo phòng cháy, chữa cháy khi có sự cố.
- Nhà ở phải được thiết kế bể xí tự hoại, nước thải sinh hoạt phải được sử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra hệ thồng tiếp nhận chung.
- Chất thải rắn phải được thu gom xử lý hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo hành lang cách ly và an toàn vận hành lưới điện.
b- Các khu công trình công cộng đô thị:
Bao gồm đất công trình văn hoá, TDTT, thương mại…
- Mật độ xây dựng tối đa: 50% (không tính phần đường đi trong khu đất). chỉ giới xây dựng: ít nhất 6,0 m so với chỉ giới đường đỏ.
- Tầng cao trung bình: 2.5 tầng (trong đó phần mái được tính bằng 0.5 tầng).
* Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Công trình xây dựng phải được kiến trúc sư thiết kế, nghiên cứu kiến trúc 5 mặt (4 mặt đứng các bên và mặt bằng mái).
- Màu sắc, chi tiết kiến trúc công trình: sử dụng màu sắc trang trí truyền thống phù hợp với tính chất của địa phương.
- Cây xanh, sân vườn: tất cả các công trình đều có khoảng không gian thoáng, sân vườn xung quanh và sân đỗ xe.
- Cổng và hàng rào: cổng và hàng rào công trình được thiết kế phù hợp với kiến trúc tổng thể của công trình và hài hoà với kiến trúc chung của đô thị tường rào các mặt quay ra trục giao thông phải được thiết kế thoáng, không xây đặc, thống nhất chiều cao là 02m cho tất cả các công trình.
- Khi thiết kế công trình công cộng phải có bãi đỗ xe ô tô đảm bảo quy mô của công trình và nằm trong khu vực của công trình.
* Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
- Nền đất phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún, trượt lỡ, không bị ngập lũ. đảm bảo độ dốc nền trong từng khuôn viên công trình 0.4% - 0.5% cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu nước, hoặc khe suối. Không được xây dựng các công trình lên các công trình thoát nước, không đổ rác phế thải vào hệ thống thoát nước.
- Khi thiết kế phải có bãi đỗ xe ô tô trong ranh giới từng khu đất.
- Các công trình phải được thiết kế bể xí tự hoại, nước thải sinh hoạt phải được sử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra hệ thồng tiếp nhận chung.
- Chất thải rắn phải được thu gom xử lý hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo hành lang cách ly và an toàn vận hành lưới điện.
c- Các khu cơ quan, trường học.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Tầng cao trung bình: 2.5 tầng.
- Khoảng lưu không gian tối thiểu giữa 2 công trình là 15m. ( cho các công trình xây dựng mới).
- Khoảng lùi chỉ giới xây dựng tối thiểu cho công trình xây dựng mới: 10m.
- Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Công trình xây dựng phải được kiến trúc sư thiết kế, nghiên cứu kiến trúc 5 mặt (4 mặt đứng các bên và mặt bằng mái).
- Các khu cơ quan hành chính chính trị huyện phải có kiến trúc trang nghiêm, hài hào với cảnh quan kiến trúc đô thị.
- Cây xanh, sân vườn: tất cả các công trình đều có khoảng không gian thoáng, sân vườn xung quanh và sân đỗ xe.
- Cổng và hàng rào: cổng và hàng rào công trình được thiết kế phù hợp với kiến trúc tổng thể của công trình và hài hoà với kiến trúc chung của đô thị tường rào các mặt quay ra trục giao thông phải được thiết kế thoáng, không xây đặc, thống nhất chiều cao là 02m cho tất cả các công trình.
* Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
- Nền đất phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún, trượt lỡ, không bị ngập lũ. đảm bảo độ dốc nền trong từng khuôn viên công trình 0.4% - 0.5% cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu nước, hoặc khe suối. Không được xây dựng các công trình lên các công trình thoát nước, không đổ rác phế thải vào hệ thống thoát nước.
- Khi thiết kế phải có bãi đỗ xe ô tô trong ranh giới từng khu đất.
- Nước thải phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môI trường trước khi thảI ra hệ thống tiếp nhận chung.
- Chất thải rắn phải được thu gom xử lý hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo hành lang cách ly và an toàn vận hành lưới điện.
d- Các khu công viên cây xanh thể dục thể thao:
- Mật độ xây dựng tối đa: 5%
- Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Các công trình kiến trúc, văn hoá thể thao,… nằm trong đất cây xanh phải đảm bảo kiến trúc thẩm mỹ cao, đặc biệt là kiến trúc mái. công trình có không gian cây xanh xung quanh.
- Các công trình di tích, tôn giáo phải được tổ chức không gian cây xanh sân vườn xung quanh công trình. Kiến trúc các công trình di tích tôn giáo phải được tôn tạo bảo tồn những kiến trúc truyền thống vốn có.
- Các công trình kiến trúc nằm trong hai bên bờ suối là những công trình nhỏ, độc lập, có không gian sân vườn xung quanh.
- Cây xanh sân vườn phải được nghiên cứu, thiết kế hoàn chỉnh.
* Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
- Nền đất phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún, trượt lỡ, không bị ngập lũ. đảm bảo độ dốc nền trong từng khuôn viên công trình 0.4% - 0.5% cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu nước, hoặc khe suối. Không được xây dựng các công trình lên các công trình thoát nước, không đổ rác phế thải vào hệ thống thoát nước.
- Đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi có sự cố .
- Nước thải phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận chung.
- Chất thải rắn phải được thu gom xử lý hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo hành lang cách ly và an toàn vận hành lưới điện.
* Các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
- Nền đất phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún, trượt lỡ, không bị ngập lũ. đảm bảo độ dốc nền trong từng khuôn viên công trình 0.4% - 0.5% cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu nước, hoặc khe suối. Không được xây dựng các công trình lên các công trình thoát nước, không đổ rác phế thải vào hệ thống thoát nước.
- Đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi có sự cố .
- Nước thải phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận chung.
- Chất thải rắn phải được thu gom xử lý hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đảm bảo hành lang cách ly và an toàn vận hành lưới điện.
* Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thu gom triệt để các loại nước thải và tổ chức tốt việc thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Trong các lô đất xây dựng đảm bảo xây dựng đúng mật độ xây dựng quy định và tổ chức hệ thống vườn hoa, cây xanh nhằm hạn chế tối thiểu chất ô nhiễm khuyết tán trong môi trường không khí.
- Có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Có giải pháp bảo vệ và bổ sung diện tích cây xanh, cải thiện điều kiện khí hậu trong các khu dân cư hiện có và tăng cường cây xanh ven các tuyến đường nhằm giảm bụi và tiếng ồn.
- Tổ chức thực hiện tốt chương trình giám sát môi trường theo quy định.
* Các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng:
Khi triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh trên địa bàn thị trấn, huyện gắn chặt với yếu tố đảm bảo cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự và tác chiến phòng thủ, đồng thời bám sát chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về công tác này.
---------------------------
PHẦN IX
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- Kết luận
Từ các phân tích và đánh giá trên, có thể kết luận:
1- Quy hoạnh điều chỉnh khu trung tâm thị trấn huyện lỵ Đăkglei tại vị trí huyện lỵ cũ và trung tâm xã Đăkpét , huyện Đăkglei là phù hợp nhằm đưa thị trấn Huyện lỵ trở thành trung tâm mọi mặt của vùng Huyện. Làm động lực đầu tàu thúc đẩy huyện Đăkglei phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Từng bước đưa cuộc sống của nhân dân trong Huyện nói chung và dân cư thị trấn Huyện lỵ nói riêng ngày một nâng cao theo hướng văn minh, hiện đại.
2- Việc điều chỉnh, lựa chọn và xác định hướng mở rộng khu trung tâm Huyện lỵ tại khu vực trung tâm xã Đăkpét và khu vực phía Đông sông Pôco là hợp lý : Cửa ngõ phía Bắc của tỉnh KonTum.
3- Trung tâm Huyện lỵ Đăkglei nằm trên tuyến hành lang Bắc - Nam và Đông - Tây đang phát triển mạnh mẽ, nối từ Đà nẵnng đến KonTum. Với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, khu trung tâm Huyện lỵ có thể phát triển thành một điểm du lịch, trong đó bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là “Tài nguyên” nhân văn - phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên tại khu vực. Sẽ là một đô thị mang nhiều bản sắc đặc thù, văn minh hiện đại của tỉnh KonTum.
II- Kiến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu ,quy hoach này cũng đưa ra một số kiến nghị chủ yếu
sau đây:
1- Các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo huyện Đăkglei cần có biện pháp đồng bộ để quản lý các dự án triển khai quy hoạch khu đô thị Huyện lỵ Đăkglei ngay từ bước đầu tiên, hướng dẫn việc tuân thủ các quy định mà đồ án quy hoạch đặt ra, nhằm từng bước xây dựng đô thị này đúng với ý đồ quy hoạch, phấn đấu đưa đô thị Huyện lỵ Đăkglei trở thành đô thị văn minh, sạch đẹp của tỉnh KonTum.
2- Để phát triển dự án thì vốn đấu tư là một nhân tố rất quan trọng. Cần có những biện pháp ưu đãi và chính sách cởi mở, phân định rõ ràng các khu vực, quyền lợi và nghĩa vụ để huy động mọi nguồn vốn trong nước (nhà nước, tỉnh, các nhà đầu tư, nhân dân nhất là dân cư tại khu vực dự án). Nâng cao khả năng khai thác quỹ đất thương mại để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư các nơi tập trung đến sinh cơ lập nghiệp tại đây.
3- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích, thiết lập mới và quản lý xây dựng tại các làng bản xung quanh khu vực thị trấn, tổ chức và xây dựng các làng “Văn hoá’’ (sinh hoạt, sản xuất và văn nghệ, thể thao) làm điểm đến tham quan cho du khách và cơ sở cho các hoạt động phục vụ du lịch của thị trấn, làm hậu cần cho các mặt kinh tế và dịch vụ của thị trấn.
4- Con người là yếu tố quyết định dự án. Vì vậy, phải có sự quan tâm sâu sát và sự quản lý chung từ các cấp, các ngành, phân định rỏ ràng trách nhiệm, huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng và phải đào tạo đội ngũ cán bộ tương xứng với sự phát triển trong tương lai.
5- Các cơ quan của tỉnh phải đi đầu, gương mẫu trong việc đề cao ý nghĩa, cảnh quan của khu vực thị trấn huyện lỵ Đăkglei bằng các hoạt động thiết thực: Tổ chức lễ hội, biểu diễn ca nhạc hay hội nghị hội thảo tại thị trấn này.
-----------------------