HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TRÀ VINH
-----o0o-----
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ NGUYỆT HÓA
(ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ NGUYỆT HÓA,HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH)
DIỆN TÍCH :1.175,79 ha
NĂM 2019
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH
|
CƠ QUAN THỎA THUẬN
|
SỞ XÂY DỰNG
|
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
|
PHÒNG KINH TẾ HẠ TẦNG HUYỆN CHÂU THÀNH
|
CHỦ ĐẦU TƯ
|
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NGUYỆT HÓA
|
Đơn vị tư vấn:
TRUNG TÂM QUY HOẠCH XÂY DỰNG
226 Trần Phú, phường 7, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Tel/fax: 0294.3867255 Email: qhxdtv@gmail.com
|
Chủ nhiệm đồ án:
KTS. Trần Phước Vĩnh
Cán bộ thiết kế:
KTS.Nguyễn Văn Hiền Nhân
|
Giám đốc
KTS. Trần Phước Vĩnh
|
|
|
|
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.. 4
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch..............................................................
I.2. Các căn cứ lập quy hoạch..............................................................................
I.3. Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng.....
I.4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch................................................................
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP. 9
II.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................
II.2. Hiện trạng kinh tế xã hội..............................................................................
II.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai ...............................................
II.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội ............................................................................
II.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường.........
CHƯƠNG III. TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ ........ 27
III.1. Các tiền đề phát triển..................................................................................
III.2. Tiềm năng, động lực phát triển xã...............................................................
III.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.......................................................................
III.4. Dự báo về quy mô dân số...........................................................................
III.5. Dự báo về quy mô đất đai...........................................................................
CHƯƠNG IV. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ.. 31
IV.1. Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo......
IV.2. Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng....................................
IV.3. Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư...............
IV.4. Định hướng tổ chức các khu vực SX và phục vụ sản xuất nông nghiệp.....
IV.5. Định hướng tổ chức các khu vực chức năng đặc thù khác trên địa bàn xã..
CHƯƠNG V. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.. 39
V.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn
V.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
V.3. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2020-2025)...................................................
CHƯƠNG VI. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT.. 46
VI.1. Quy hoạch giao thông...........
VI.2. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa.............
VI.3. Quy hoạch cấp nước...................................................................................
VI.4. Quy hoạch thoát nước thải
VI.5. Quy hoạch cấp điện....................................................................................
VI.6. Quy hoạch thông tin liên lạc.......................................................................
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. ................... 58
VI.1. Phần mở đầu
VI.2. Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch
VI.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch xây dựng.................................
VI.4. Định hướng đánh giá môi trường chiến lược
VI.5. Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường; kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
CHƯƠNG VIII: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ.... 64
VIII.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn..............................................................................................................
VIII.2. Nhu cầu nguồn vốn và nguồn lực thực hiện.............................................
Chương IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 71
VIII.1. Kết luận....................................................................................................
VIII.2. Kiến nghị..................................................................................................
CHƯƠNG I:
PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
Xã Nguyệt Hóa thuộc huyện Châu Thành nằm ở phía Tây bắc của huyện, tiếp giáp phường 8 thành phố Trà Vinh, xã có quốc lộ 53 đi qua kết nối dễ dàng với các xã huyện Càng Long và tỉnh Vĩnh Long, hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông đang được ưu tiên đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã ngày càng được cải thiện.
Năm 2013 xã Nguyệt Hóa tổ đã chức lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã và đã được UBND huyện quyết định phê duyệt làm cơ sở để đầu tư phát triển quản lý xây dựng theo quy hoạch; Qua thời gian hơn 5 năm thực hiện, đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa, đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều khu chức năng, công trình hạ tầng có quy mô không còn phù hợp, để khắc phục hạn chế trên, đồng thời tạo sự liên kết đồng bộ các công trình hạ tầng, các khu chức năng, việc nghiên cứu bố trí sắp xếp hợp lý các khu chức năng, các công trình hạ tầng trên địa bàn xã phù hợp thực tế phát triển của địa phương là công tác quan trọng cần quan tâm thực hiện, do vậy việc lập; đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa (điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới xã Nguyệt Hóa huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) theo hướng dẫn Thông tư 02/TT-BXD là rất cần thiết.
Nhằm định hướng phát triển công trình hạ tầng, công trình công cộng, nhà ở và quản lý sử dụng đất đạt hiệu quả phù hợp thực tế địa phương; tạo lập không gian, kiến trúc cảnh quan trên phạm vi toàn xã, hoàn thiện, mỹ quan hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh trật tự của người dân trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
I.2. Các căn cứ lập quy hoạch:
I.2.1. Các cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016,số1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020”;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn Quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định 2061/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định 1629/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 – 2020;
- Công văn số 484/SXD – QH&KT ngày 08/05/2018 của Giám Đốc Sở xây dựng tỉnh Trà Vinh về việc hướng dẫn lập quy hoạch chung xây dựng xã theo thông tư số 02/2017/TT-BXD của Bộ xây dựng;
- Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 của UBND huyện Châu Thành về việc phê duyệt đồ án xây dựng nông thôn mới xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh;
- Căn cứ công văn số 1244/UBND-KT ngày 01/5/2019 của Chủ tịch UBND huyện Châu Thành về việc lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa (Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Nguyệt Hóa).
- Căn cứ biên bản họp lấy ý kiến Hội đồng nhân dân xã đóng góp dự thảo Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa(điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Nguyệt Hóa) ngày 15 tháng 11 năm 2019.
- Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày …/…/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành về việc phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa (điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh)
- Căn cứ Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND, ngày 26/12/2019 của HĐND xã Nguyệt Hóa về việc thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan,...
I.2.2.Các tài liệu, số liệu:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cấp huyện đến năm 2020.
- Kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện giai đoạn 2016-2020.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển các ngành: xây dựng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, nông nghiệp,... đến năm 2020.
- Các dự án, quy hoạch ngành,... trên địa bàn huyện, xã.
- Nghị quyết của Đảng bộ xã, các báo cáo tổng kết của xã.
- Tài liệu, số liệu, bản đồ,... về hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai một số năm gần đây.
- Bản đồ giải thửa toàn xã.
I.3.Vị trí khu đất và mối liên hệ vùng:
I.3.1Vị trí khu đất:
Xã Nguyệt Hóa nằm ở phía Tây Bắc của huyện Châu Thành, cách trung tâm huyện khoảng 11 km, Xã Nguyệt Hóa có vị trí thuận lợi nằm cặp trên tuyến Quốc lộ 53, đường vành đaichạy ngang qua; với diện tích tự nhiên: 1.175,79ha. Tứ cận như sau:
- Phía Đông: giáp phường 7, thành phố Trà Vinh;
- Phía Tây: giáp xã Phương Thạnh huyện Càng Long;
- Phía Nam: giáp phường 8, xã Lương Hòa huyện Châu Thành thành phố Trà Vinh;
- Phía Bắc: giáp xã Đại Phúc huyện Càng Long và xã Long Đức thành phố Trà Vinh.
Vị trí xã Nguyệt Hóa trong huyện Châu Thành
I.3.2Mối liên hệ vùng:
Xã Nguyệt Hóa nằm cặp trên tuyến Quốc lộ 53, đường vành đai, nằm tiếp giáp với thành phố Trà Vinh và là cửa ngõ vào trung tâm thành phố Trà Vinh, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đang trong thời kỳ xây dựng đây cũng là điều kiện thuận lợi trong giao thương kinh tế - văn hoá xã hội. Ngoài ra hệ thống thủy lợi nằm trong khu C láng Thé tương đối hợp lý là yếu tố cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng đa dạng nhiều thành phần và hoà nhập với xu thế phát triển chung của huyện và khu vực.
Các xã thuộc huyện Châu Thành đã và đang tích cực phát triển quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng, phát triển kinh tế, anh sinh xã hội, nâng cao mức sống của người dân, theo định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Đến nay cần có định hướng tổng thể để hoàn thiện các tiêu chí để đạt huyện Nông Thôn mới trong năm 2019.
I.4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:
I.4.1. Quan điểm lập quy hoạch:
Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa (điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Nguyệt Hóa, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh) có phân khu chức năng hợp lý, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Châu Thành, phù hợp thực tế địa phương. Đảm bảo kết nối không gian kiến trúc cảnh quan và công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã, huyện và các vùng lân cận.
I.4.2. Mục tiêu lập quy hoạch:
-
Xây dựng phát triển không gian hài hòa, đảm bảo kết nối hạ tầng chung khu vực;
-
Định hướng phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang xóm ấp, khu dân cư, tạo mỹ quan nông thôn;
-
Làm cơ sở quản lý phát triển các dự án đầu tư, công trình phù hợp theo quy hoạch;
-
Kết nối các khu chức năng: Trung tâm xã và khu dân cư với các khu vực sản xuất trên địa bàn, tổ chức hợp lý phục vụ sinh hoạt sản xuất;
-
Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế.
I.4.3. Tính chất, chức năng, kinh tế chủ đạo:
- Là khu quy hoạch mới kết hợp với chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và định hình các điểm dân mới .
- Đối với Khu trung tâm: chức năng chính của khu quy hoạch là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của xã với hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Ngoài ra, trong khu quy hoạch còn có các khu dân cư, khu công viên cây xanh, TDTT, khu công trình dịch vụ công cộng khác….
- Đối với các điểm dân cư nông thôn: chức năng chính là khu dân cư với hệ thống hạ tầng đồng bộ.
- Kinh tế chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp với các mô hình sản xuất, trồng trọt, mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và nhu cầu đời sống xã hội.
CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
II.1. Điều kiện tự nhiên:
-
Địa hình:
-
Xã Nguyệt Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng; cao trình phổ biến từ 0,6 đến 1m, chiếm 73% diện tích tự nhiên. Đất có cao trình thấp dưới 0,6 m chiếm 17% diện tích tự nhiên, nền địa chất ổn định nên thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm, đồng thời thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở..
-
Thủy văn :
-
Xã Nguyệt Hóa chịu ảnh hưởng của sông Ba Si và sông Hòa Hữu, đây là nguồn nước chính để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của xã. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều rạch, xẻo và hệ thống kênh, mương nội đồng tạo thành mạng lưới thủy văn khá dày đặc, đã đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đã kích thích được thâm canh tăng vụ.
-
Nhiệt độ:Do ảnh hưởng chế độ bức xạ phong phú và ít biến động nên nhiệt độ tương đối cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm biến thiên từ 23,6 – 33,5 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 – 5 dương lịch và thấp nhất là tháng 12 – 1 dương lịch.
-
Nắng và bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trong năm khoảng 2.336 – 2.577 giờ/năm, trung bình 6,8 giờ/ngày. Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 385 – 448 cal/cm2/ngày, tập trung từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều trong ngày.
-
Mưa và lượng bốc hơi: Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.450 mm đến 1.550 mm, 90% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 8, 9, 10 tới 250 mm đến 400 mm/tháng, các tháng còn lại chiếm 10%, đặc biệt có tháng 2, 3 hầu như không có mưa. Lượng bốc thoát hơi cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
-
Gió:Xã bị chi phối ở nhiều hệ thống gió mùa, đặc biệt là gió Tây Nam, Đông Bắc và gió Đông Nam:
-
Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, mang nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ 3 - 4 m/s.
-
Gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc có tốc độ gió 2,3 m/s, gió mùa Đông Nam (gió chướng) tốc độ 14 - 16 m/s.
-
Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 83%, độ ẩm cao nhất 90% vào mùa mưa và thấp nhất 79% vào mùa khô.
-
Nhìn chung khí hậu xã Nguyệt Hóa với đặc điểm nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao ổn định, nắng và lượng bức xạ mặt trời thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên yếu tố hạn chế đáng kể của khí hậu là lượng mưa ít, lại tập trung theo mùa, kết hợp với địa hình thấp, đỉnh triều cao, đã gây ngập úng cục bộ một số vùng trong mùa mưa, hoặc hạn cục bộ cuối mùa khô.
-
Tài nguyên đất: Theo tài liệu bản đồ đất huyện Châu Thành (Tỷ lệ 1/25.000) thuộc chương trình đất Cửu Long, năm 1992 (Phân loại theo USDA), xã Nguyệt Hóa có các nhóm đất chính như sau:
- Đất giồng cát: có diện tích khoảng 56,23 ha, phân bố tập trung nhiều ở các ấp Cổ Tháp A, Cổ Tháp B và Xóm Trảng. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn đến cát mịn pha sét. Đất có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, hiện chủ yếu đang là đất thổ cư và một số diện tích đất trồng hoa màu.
- Đất phù sa: Đất có cao trình phổ biến từ 0,6 – 1,2 m, thành phần cơ giới chủ yếu là sét pha thịt, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình đến khá cao. Phần lớn diện tích này thích hợp cho trồng lúa, bao gồm các loại đất:
+ Đất phù sa xám nâu phát triển khá có chứa chất hữu cơ, có diện tích khoảng 275,68 ha, tập trung tại ấp Sóc Thát và Bến Có.
+ Đất phù sa phát triển có mùn trên mặt phân bố rải rác tại ấp Sóc Thát, Cổ Tháp B, Bến Có.
+ Đất phù sa phát triển sâu trên chân giồng cát có khoảng 114,46 ha, phân bố nhiều ở Xóm Trảng, Cổ Tháp B, Cổ Tháp A.
+ Đất phù sa xám nâu phát triển khá tiềm tàng tập trung ở các ấp Trà Đét, Sóc Thát, Cổ Tháp A, Cổ Tháp B và Bến Có.
-
Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Chủ yếu khai thác sử dụng từ các sông, rạch, kênh mương, ao hồ trên địa bàn, trong đó sông Ba Si và sông Hòa Hữu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, các chất thải, rác thải trên địa bàn xã ngày càng nhiều làm ô nhiễm các sông rạch, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của xã.
- Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát ban đầu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn xã khá phong phú, chất lượng nước tốt, chiều sâu của tầng chứa nước thay đổi từ 60 – 400 m và phổ biến trong khoảng 90 – 120 m. Hiện nay trên địa bàn xã đang quy hoạch để xây dựng đài nước Sóc Thát phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân.
-
Môi trường: Hiện tại kinh tế của xã phát triển chủ yếu từ việc ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác tăng năng suất cây trồng vật nuôi; đồng thời một phần phát triển dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống người dân không phải từ công nghiệp. Do vậy, môi trường sinh thái chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhất là môi trường không khí. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong canh tác cây trồng vật nuôi chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ cho người dân, các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt đã thải ra một cách tùy tiện đã ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường. Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo, xã cần có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo nên thế cân bằng giữa 03 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
II.2. Dân số:
-
Dân số:
- Thống kê dân số toàn xã Nguyệt Hóa có 7.388 người. Trong đó, nữ có 3791 người, nam có 3597 người.
- Xã Nguyệt Hóa có số lượng dân tộc Khmer 2.371 người.
Bảng thống kê dân số xã Nguyệt Hóa năm 2019:
STT
|
Tên ấp
|
Số người
|
Số hộ
|
1
|
Trà Đét
|
780
|
206
|
2
|
Sóc Thát
|
973
|
284
|
3
|
Bến Có
|
1997
|
517
|
4
|
Cổ Tháp B
|
1294
|
365
|
5
|
Cổ Tháp A
|
1275
|
318
|
6
|
Xóm Trảng
|
1069
|
311
|
|
Tổng:
|
7388
|
2001
|
- Tỷ lệ tăng dân số toàn xã năm 2019 là 1,04 %/năm.
- Căn cứ vào năm 2019 số hộ toàn xã là 2001 hộ
-
Lao động:
- Tổng số lao động trong độ tuổi làm việc là 4.677 người.
- Trình độ lao động qua đào tạo chuyên môn: 2.485 người
c) Đặc điểm về văn hóa:Hiện nay dân số xã có 7.388 người, gồm 3 dân tộc sinh sống: Kinh, Khmer, Hoa. Các dân tộc trên địa bàn xã có truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau tập trung xây dựng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc.Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Nguyệt Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng quê hương giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.
d) Đặc điểm phân bố dân cư: Khu dân cư hiện hữu phân bố chủ yếu theo các tuyến giao thông liên ấp, liên xã và tuyến giao thôngQuốc lộ 53 và đường vành đai, một số hộ dân sống rải rác trong các khu canh tác nông nghiệp của gia đình. Trong tương lai, vẫn sử dụng giải pháp phát triển theo dạng tuyến, ven trục bộ, kênh rạch, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
II.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội:
II.3.1. Một số kết quả đạt được về kinh tế, xã hội năm 2018:
-
Tăng trưởng kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 402,407 tỷ đồng, đạt 114,70 % so với KH, tăng 14,7 % so cùng kỳ, tăng 9,7 % so Nghị quyết.
Cơ cấu nền kinh tế khu vực I giảm còn 18,5 %, khu vực II tăng 61,10%, khu vực III tăng 20,4%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 41,2 triệu đồng tăng 9 triệu đồng so với năm 2017.
-
Về văn hóa xã hội:
Giáo dục – Đào tạo:Tổng kết năm học 2017 -2018 số học sinh cấp lên lớp thẳng là 382/388 emđạt 98,45%. Mẫu giáo có 102/102 em được lên lớp. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học 98,52%.Cấp học bổng cho 5 em học sinh với số tiền 5.000.000đ. Vận động đóng góp quỹ khuyến học được 3.000.000 đồng và 1000 quyển tập.
Tổ chức khai giảng năm học 2018-2019. Toàn xã có 665 em học sinh (trong này bậc Mẫu giáo có 233 em; tiểu học 432 em), không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Phối hợp huyện tổ chức hỗ trợ chi phí học tập cho 77 em học sinh với kinh phí 37.890.000 đồng.
Y tế: Khám cấp thuốc BHYT cho 5662 lượt người (trong này trẻ em là 1327 trẻ); khám và điều trị phụ khoa 676 chị; khám thai 322 chị.
Thực hiện chương trình y tế quốc gia: đã tiêm phòng 08 bệnh nguy hiểm cho trẻ em dưới 01 tuổi đủ liều là 114/118 em đạt 96.6%; tiêm ngừa VAT cho 96 phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ là 101/111 chị đạt 90,9%. Quản lý và điều trị 10 bệnh nhân lao và quản lý 03 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Trong năm toàn xã phát hiện 06 ca bệnh tay chân miệng và 10 ca bệnh sốt xuất huyết, đã xử lý một ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết, phun thuốc diệt muỗi.
Chính sách Dân tộc tôn giáo:Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, trên địa bàn xã không có trường hợp vi phạm về pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
Hiện tại xã có 02 cơ sở thờ tự (Chùa Xóm Trảng và Tịnh thất Ngọc Quang), đầu năm đều có đăng ký với Chương trình hoạt động của cơ sở với Ủy ban nhân dân xã.
Thực hiện Quyết đinh số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay xã đã bầu chọn 03 vị có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020 và tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Lễ Sene Đol Ta năm 2018 với số tiền 1.200.000 đồng.
Nhân dịp Tết Chol- Chnam- Thmây 2018 của đồng bào dân tộc Khmer đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen cho 01 vị có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được bầu chọn 03 năm liền.
Đưa 06 vị trong Ban quản trị tham dự lớp tập huấn về tuyên truyền các văn bản liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
II.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
-
Sản xuất nông nghiệp:
- Cây lúa:
Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa 275 ha, đạt 101,85% KH (giảm 28 ha so với cùng kỳ), năng suất bình quân 4,83 tấn/ha, đạt 105,46% KH (tăng 0,09 tấn/ha so với cùng kỳ); sản lượng lúa thực hiện ước đạt 1329,5 tấn, đạt 107,6% KH (giảm 106 tấn so cùng kỳ); trong đó:
+ Lúa Thu đông – Mùa: 135 ha, đạt 100% KH, năng suất 5,1 tấn/ha, đạt sản lượng 688,5 tấn (giảm 105,3 tấn so cùng kỳ).
+ Lúa Đông xuân: 10 ha, năng suất 5,6 tấn/ha, sản lượng 56tấn (tăng 21,8 tấn so cùng kỳ ).
+ Lúa Hè thu: 130 ha, đạt 100% KH; năng suất bình quân 4,5 tấn/ha, sản lượng 585 tấn (giảm 22,5 tấn so cùng kỳ).
- Cây màu:
Tổng diện tích gieo trồng 838,4 ha, đạt 100,49% KH (giảm 20,7 ha so cùng kỳ ) tổng sản lượng 22.712.21 tấn, Trong đó:
+ Màu lương thực:107 ha, đạt 100,19% KH (giảm 9,5 ha so cùng kỳ năm 2017), sản lượng 950,88 tấn.
+ Màu thực phẩm: 469,5 ha, đạt 97,1% KH (giảm 0,2 ha so cùng kỳ ), sản lượng 14,478 tấn.
- Cây lâu năm:Đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã chủ yếu là đất trồng cây lâu năm quả và lâu năm khác, tiềm năng cho phát triển cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế.
- Về chăn nuôi: Tổng đàn gia cầm 186.000 con đạt 106,38% kế hoạch, gia súc5129 con gồm: (bò 1361 con đạt 100,2% kế hoạch; heo 3.500 đạt 99,6% kế hoạch, dê 268con đạt 243,6% kế hoạch).
Thực hiện tốt công tác giám sát, tiêm phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ đó không có dịch bệnh xảy ra.
Điều tra hộ chăn nuôi gia trại có 98 lượt hộ; hỗ trợ 03 hộ thực hiện công trình khí sinh học với kinh phí 15.000.000 đồng. Cấp sổ quản lý chăn nuôi chó, mèo 50 hộ, tổ chức tuyên truyền hộ chăn nuôi đăng ký cam kết thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Kết hợp Chi cục chăn nuôi, thú y tỉnh tổ chức thẩm định 01 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, kết quả đủ điều kiện hoạt động; phối hợp tổ chức tập huấn kỷ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho 20 hộ chăn nuôi trên địa bàn
- Thủy sản: Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đến nay được 359,3 tấn, đạt 100% kế hoạch Trong đó:
- Sản lượng khai thác nội đồng 40,8 tấn, đạt 100% kế hoạch.
- Sản lượng nuôi trồng 310,5 tấn, Đạt 100% kế hoạch.
Có 03 hộ nuôi ba ba, diện tích 0,4 ha đạt sản lượng 250 con; 01 hộ nuôi cá tra diện tích 3 ha đạt sản lượng 75 tấn/ha. Bên cạnh đó có 01 tổ kinh tế hợp tác nuôi cá trê với 05 thành viên với diện tích 0,2 ha đạt sản lượng 16 tán/ha.
-
Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất thực hiện đạt 37 tỷ 983 triệu đồng đạt 101,76% KH. Một số lĩnh vực phát triển khá như: sản xuất bánh, rượu bia,…
+ Giá trị Thương mại – dịch vụ:Giá trị ngành thương mại – dịch vụ thực hiện đạt 84 tỷ 246 triệu đồng, tăng 8 tỷ 290 triệu đồng so năm 2017, đạt 100,30 % KH.
II.4. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai:
II.4.1. Đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 983,17 ha, chiếm 83,61% tổng diện tích tự nhiên xã. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (trồng lúa). Cụ thể :
a. Đất trồng cây hàng năm
Diện tích đất trồng cây hàng năm 271,46 ha, chiếm 23,08% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất trồng lúa:
Diện tích đất trồng lúa là 217,73ha, chiếm 18,52% tổng diện tích tự nhiên xã
+ Đất trồng cây hàng năm khác:
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 53,73ha, chiếm 4,56% tổng diện tích tự nhiên xã.
b. Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm là 704,46ha, chiếm 59,91% tổng diện tích tự nhiên xã.
c. Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 7,24 ha, chiếm 0,61% tổng diện tích tự nhiên xã.
II.4.2. Đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 192,62 ha, chiếm tỷ lệ 16,38% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất ở, đất các công trình công cộng, đất dành cho công trình cây xanh công viên và thể dục thể thao còn thấp. Cụ thể:
a. Đất ở (ở nông thôn)
Diện tích đất ở nông thôn là 35,26 ha, chiếm 3,0 % tổng diện tích tự nhiên xã.
b. Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng 141,43 ha, chiếm 12,02 % tổng diện tích tự nhiên xã.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích đất cơ sở tôn giáo là 2,26ha, chiếm 0,0019% tổng diện tích tự nhiên đất toàn xã
Diện tích đất cơ sở tín ngưỡng là 0,21ha, chiếm 0,00018 % tổng diện tích tự nhiên đất toàn xã.
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 3,55ha, chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên đất toàn xã
m. Đất sinh hoạt cộng đồng
Diện tích đất sinh hoạt cộng đồng là 0,37ha.
* Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất
- Về cơ bản việc sử dụng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt ít biến động.Tuy nhiên có một số các dự án công trình được triển khai trên địa bàn làm thay đổi hiện trạng mục đích sử dụng đất như:
+ Bệnh viện An Phúc 0,82 ha
+ Nhà máy cấp nước 2 ha
+ Tuyến dường huyện 3
Với tổng diện tích cần chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất công trình hạ tầng và dịch vụ,đây là sự chuyển đổi hợp lý làm thúc đẩy phát triển kinh tế xã trên địa bàn .
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Nguyệt Hóa (Nguồn: phòng tài nguyên huyện Châu Thành)
Thứ tự
|
LOẠI ĐẤT
|
Mã
|
Nguyệt Hóa
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
I
|
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
|
|
1.175,79
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
983,17
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXN
|
975,93
|
1.1.1
|
Đất trồng cây hàng năm
|
CHN
|
271,46
|
1.1.1.1
|
+ Đất trồng lúa
|
LUA
|
217,73
|
1.1.1.2
|
+ Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
53,73
|
1.1.2
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
704,46
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp
|
LNP
|
|
1.2.1
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
|
1.2.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
|
1.2.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
7,24
|
1.4
|
Đất làm muối
|
LMU
|
|
1.5
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
192,62
|
2.1
|
Đất ở
|
OCT
|
35,26
|
2.1.1
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
35,26
|
2.1.2
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
|
2.2
|
Đất chuyên dùng
|
CDG
|
141,43
|
2.2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
1,19
|
2.2.2
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
3,55
|
2.2.3
|
Đất an ninh
|
CAN
|
|
2.2.4
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
|
DSN
|
9,94
|
2.2.5
|
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
|
CSK
|
3,46
|
2.2.6
|
Đất có mục đích công cộng
|
CCC
|
123,29
|
2.3
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
2,26
|
2.4
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
0,21
|
2.5
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
|
NTD
|
3,55
|
2.6
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
9,90
|
2.7
|
Đất có mặt nước chuyên dùng
|
MNC
|
|
2.8
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
PNK
|
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
CSD
|
|
3.1
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
BCS
|
|
3.2
|
Đất đồi núi chưa sử dụng
|
DCS
|
|
3.3
|
Núi đá không có rừng cây
|
NCS
|
|
II
|
Đất có mặt nước ven biển(quan sát)
|
MVB
|
|
1
|
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản
|
MVT
|
|
2
|
Đất mặt nước ven biển có rừng
|
MVR
|
|
3
|
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
|
MVK
|
|
(Nguồn: phòng tài nguyên huyện Châu Thành)
Tổng diện tích tự nhiên của xã Nguyệt Hóa là 1,175.79 ha, thay đổi so với kết quả thống kê đất đai năm 2018
II.5. Hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật:
-
Hiện trạng nhà ở:
-
Nhà ở đa số là dạng nhà kiên cố,bán kiến cố, cấp III,IV,và số ít nhà tạm.Dân cư sống tập trung ven các tuyến giao thông QL53, đường vành đai TPTV, đường liên ấp, thôn dân cư sống tập trung ven các tuyến sông rạch và ven các tuyến lộ đal, lộ nông thôn, một số hộ sống phân tán trong vườn ruộng, bình quân chỉ tiêu đất ở nông thôn là 60,10 m2/người. Toàn xã có tổng số 1886 nhà, trong đó:
-
Nhà cấp 3/ 4 kiên cố : 1680 căn, chiếm 89,08%.
-
Nhà bán kiên cố: 206 căn, chiếm 10,92%
- Nhìn chung, hệ thống dân cư nông thôn tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư.
Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố
-
Công trình công cộng:
-
Công trình hành chính
Khu trung tâm hành chính xã (trụ sở làm việc HĐND, UBND, …) với tổng diện tích khoảng 3.700 m2, được xây dựng kiên cố, vị trí nằm cặp đường trục xã (kết nối QL53 và đường vành đai). Thuộc địa bàn ấp Cổ Tháp B.
Trụ sở công an xã nằm trong khôn viên UBND xã, với diện tích 146 m2 và được xây dựng kiên cố.
-
Trung tâm VH-TDTT (thuộc khu hành chính xã). Trong đó có: phòng truyền thông, Thư viện, Hội trường. Diện tích 250 m2 (200 chỗ).
Ủy ban nhân dân Công an xã
-
Công trình y tế
Trạm y tế xã có diện tích 2.094 m2, được xây dựng kiên cố gồm (số giường bệnh 10,số phòng chức năng 04, số cán bộ y tế 05,thuộc địa bàn ấp Cổ Tháp B.
Ngoài ra trên địa bàn xã có một số cơ sở y tế như là bệnh viện sản nhi,bệnh viện Y dược cổ truyền, cơ sở điều trị methadone.
Phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, quản lý dịch bệnh cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên để nâng cao hoạt động của trạm cần trang bị thêm các thiết bị vật tư y tế hiện đại.
Trạm y tế xã Nguyệt Hóa Bệnh viện y dược cổ truyền
Bệnh viện sản nhi Cơ sở điều trị METHADONE
-
Công trình văn hóa – thể dục thể thao:
-
Nhà văn hóa xã có diện tích 250m2, vị trí nằm trong khuôn viên UBND xã thuộc địa bàn ấp Cổ Tháp B.
-
Bưu điện
-
Bưu điện xã có diện tích 265 m2, được xây dựng kiên cố trong khu trung tâm xã, thuộc địa bàn ấp Cổ Tháp B.
-
Công trình thương mại – dịch vụ:
-
Chợ Nguyệt Hóa, có diện tích khoảng 0,18ha trên địa bàn ấp Cổ Tháp B, là nơi mua bán giao lưu hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
-
Các công trình thương mại dịch vụ chủ yếu phát triển theo trục đường giao thông chính như QL 53, đường vành đai TPTV, cơ bản hình thành tuyến thương mại dịch vụ , tạo điều kiện thúc đẩy phát triễn dịch vụ thương mạ trên địa bàn xã.
Bảng thống kê hiện trạng công trình công cộng
TT
|
Hạng mục
|
Diện tích khu đất
|
Vị trí
|
(m2)
|
(ấp)
|
I
|
Trụ sở cơ quan
|
|
|
|
- UBND Xã Nguyệt Hóa
|
3.700
|
Cổ Tháp B
|
|
- Trụ sở công an
|
146
|
Cổ Tháp B
|
II
|
Công trình y tế
|
|
|
|
Trạm y tế xã Nguyệt Hóa
|
2094
|
Cổ Tháp B
|
III
|
Công trình văn hoá
|
|
|
|
Nhà văn hóa xã Nguyệt Hóa
|
250
|
Cổ Tháp B
|
|
Nhà văn hóa Ấp Cổ Tháp A
|
45
|
Cổ Tháp A
|
|
Nhà văn hóa Ấp Cổ Tháp B
|
45
|
Cổ Tháp B
|
|
Nhà văn hóa Ấp Xóm Trảng
|
65
|
Xóm Trảng
|
|
Nhà văn hóa Ấp Bến Có
|
45
|
Bến Có
|
|
Nhà văn hóa Ấp Trà Đét
|
45
|
Trà Đét
|
|
Nhà văn hóa Ấp Sóc Thát
|
45
|
Sóc Thát
|
|
Nhà văn hóa liên ấp Cổ Tháp A – Cổ Tháp B
|
917
|
Cổ Tháp A Cổ Tháp B
|
|
Nhà văn hóa liên ấp Sóc Thát – Trà Đét
|
610
|
Sóc Thát Trà Đét
|
IV
|
Các công trình thương mại - dịch vụ
|
|
|
|
Bưu điện xã Nguyệt Hóa
|
265
|
Cổ Tháp B
|
-
Công trình giáo dục:
+ Trường Mẫu giáo: có 1 điểm trường với diện tích 2.965 m2.
+ Trường Tiểu học: có 02 điểm trường với diện tích 4.440 m2 cả 2 cơ sở được kiên có hóa , cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy. Xã có vị trí gần các trường cấp II,III TPTV, do vậy xã không có quy hoạch bố trí các điểm trường cấp II,III trên địa bàn.
Trường TH Nguyệt Hóa điểm chính Trường TH Nguyệt Hóa điểm phụ
Bảng thống kê công trình giáo dục
STT
|
DANH MỤC
|
DIỆN TÍCH
(m2)
|
TÊN ẤP
|
1
|
TRƯỜNG TIỂU HỌC
|
4.440
|
|
|
+ Trường tiểu học Nguyệt Hóa(Điểm chính)
|
3604
|
Cổ Tháp B
|
|
+ Trường tiểu học Nguyệt Hóa
|
836
|
Xóm Trảng
|
2
|
TRƯỜNG MẪU GIÁO
|
2.965
|
|
|
+ Trường mẫu giáo Nguyệt Hóa
|
2.965
|
Cổ Tháp B
|
TỔNG
|
7.405
|
|
-
Công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
-
Về tín ngưỡng,hiện tại xã có 02 cơ sở thờ tự (Chùa Xóm Trảng và Tịnh thất Ngọc Quang) và Miếu Bà Trà Đét.Đây là những cơ sở tín ngưỡng có quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tín ngưỡng , tâm linh của người dân trong xã.
-
Chùa Xóm Trãng là chùa phật giáo nam tông Khmer,là nơi tập hợp sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người dân Khmer trong khu vực, các công trình chủ yếu được xây dựng theo phong cách kiến trúc đặc trưng của người Khmer nam bộ.
Chùa Xóm Trãng Tịnh thất Ngọc Quang
8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 3,55 ha .
-
Hiện trạng hệ thốnghạ tầng kỹ thuật:
II.1.1. Giao thông :
1. Giao thông bộ:
Xã Nguyệt Hòa nằm cặp trên tuyến Quốc lộ 53 và đường vành đai, ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có các tuyến giao thông đường nhựa liên xã có tổng chiều dài trên 10,4 km được phân bố khá hợp lý, các tuyến giao thông nông thôn 06/06 ấp hầu hết đều được bê tông hóa (nhưng vẫn còn một số đường đất) vẫn đảm bảo xe 2 bánh lưu thông đến trung tâm xã dễ dàng trong cả hai mùa mưa nắng.
Hệ thống giao thông của xã thời gian qua tuy đã phát triển, nhưng trong tương lai cần đầu tư mạnh để phát triển hệ thống giao thông đảm bảo phục vụ cho nhân dân lưu thông và vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng.
Bảng thống kê các tuyến đường hiện hữu
Xã Nguyệt Hóa – Huyện Châu Thành - Tỉnh Trà Vinh
Số
TT
|
Cấp đường
|
Tên đường
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Chiều dài
(m)
|
Kết cấu
|
Chiều rộng
|
Ghi Chú
|
|
Nền
(m)
|
Mặt (m)
|
|
I
|
Đường giao thông đối ngoại
|
|
|
1
|
Đường nhựa từ cầu BaSi đến ngã 3 đường vành đai
|
QL53
|
từ cầu Ba Si
|
ngã 3 đi đường vành đai
|
3700
|
Nhựa
|
12
|
8
|
tốt
|
|
2
|
Đường nhựa từ QL 53 đến nhà Tạ Hữu Lượng
|
VĐ
|
từ đầu QL 53
|
nhà ông Tạ Hữu Lượng
|
1000
|
Nhựa
|
7
|
2.5
|
tốt
|
|
II
|
Đường trục xã:
|
|
|
1
|
Đường nhựa vào trung tâm xã (từ quốc lộ 53 đến TT xã )
|
H01
|
Quốc lộ 53
|
Bưu điện
xã
|
980
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
xấu
|
|
2
|
Đường TT xã ( từ nhà ông Bùi Văn Dân đến nhà ông Thạch Văn Huệ)
|
H02
|
nhà ông
Bùi Văn Dân
|
Giáp ranh
phường 7
|
2.190
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
xấu
|
|
3
|
Đường nhựa 135 (từ nhà ông Bùi Văn Dân đến nhà bà Nguyễn Thị Tồng)
|
H03
|
nhà ông
Bùi Văn Dân
|
nhà bà
Nguyễn Thị Tòng
|
4.380
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
xấu
|
|
4
|
Đường nhựa 135 (từ nhà bà Hồ Thị Thu Ba đến nhà bà Nguyễn Thị Tồng)
|
H04
|
Nhà bà
Hồ Thị Thu Ba
|
nhà bà
Nguyễn Thị Tòng
|
2.000
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
xấu
|
|
5
|
Đường nhựa từ trường học Sóc Thát đến giáp ranh xã Long Đức)
|
H05
|
Trường học
Sóc Thát
|
Xã Long Đức
|
850
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
tốt
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
10.400
|
|
|
|
|
|
III
|
Thôn(Đường Liên ấp,liên xóm):
|
|
|
III.1
|
|
|
|
1
|
Đường đal (từ nhà ông Bùi Văn Tùng đến nhà bà Nguyễn Thị Tồng ấp Trà Đét)
|
H06
|
nhà ông
Bùi Văn Tùng
|
nhà bà
Nguyễn Thị Tồng
|
1260
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
2
|
Đường đal (từ nhà ông Võ Văn Thuận đến đường nhựa 135)
|
H07
|
nhà ông
Võ Văn Thuận
|
Đường
nhựa 135
|
1.780
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
3
|
Đường đal (từ Quốc lộ 53 đến nhà ông Nguyễn Văn Chỉ)
|
H08
|
Quốc lộ 53
|
Nhà ông
Nguyễn Văn Chỉ
|
1140
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
4
|
Đường đal (từ Quốc lộ 53 đến nhà ông Huỳnh Văn Kỷ)
|
H09
|
Quốc lộ 54
|
Nhà ông
Huỳnh Văn Kỷ
|
1.240
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
5
|
Đường đal (từ nhà bà bùi Thị Huế Thanh đến cống nhà ông Quách Văn Diệp)
|
H10
|
Nhà bà
Bùi Thị Huế Thanh
|
Nhà ông
Quách Văn Diệp
|
1.410
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
6
|
Đường ( từ Quốc lộ 53 đến nhà ông Lê Tấn Lợi)
|
H11
|
Quốc lộ 53
|
Nhà ông
Lê Tấn Lợi
|
3.580
|
Nhựa, đal
|
8
|
3,5
|
tốt
|
|
7
|
Đường đal (từ nhà ông Thạch Ớt đến đường Vành Đai (chùa Kốk)
|
H12
|
Ấp nhà ông Thạch Ớt
|
Đường
Vành Đai
|
740
|
Đal
|
3
|
2
|
xấu
|
|
8
|
Đường đal ( Sau tiểu đoàn 501 đến đường TT xã)
|
H13
|
Đường vành Đai
|
Đường TT xã
|
500
|
Đal
|
3
|
2
|
xấu
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
11.650
|
|
|
|
|
|
III.2
|
Đường liên xóm:
|
|
|
1
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát (từ đât ông Lê Văn Mảnh đến đất ông Dương Văn Năm)
|
H14
|
Đất ông
Lê Văn Mảnh
|
Nhà bà
Lê Thị Hồng Bông
|
440
|
đất
|
3
|
2
|
đường đất 2m
|
|
2
|
Đường đal Bến Có ( QL 53 - Lê Minh Thi)
|
H15
|
QL 53
|
Nhà ông
Lê Minh Thi
|
1500
|
dal
|
3
|
2
|
đường đất 2m
|
|
3
|
Đường đal (Trần Thị Thân - Cao Minh Sơn (Sơn Thune)
|
H16
|
Vành Đai
|
Kênh
Xóm Trảng
|
600
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
4
|
Đường giao thông (từ nhà ông Kim Pưng Thon đến nhà ông Binh giáp ranh phường 7)
|
H17
|
Nhà ông Kim Pừng Thone
|
Nhà ông Bình
|
1440
|
đất
|
6
|
4
|
đường đất 2m
|
|
5
|
Đường đal (Lâm Thanh Hung (UB xã) - kênh số I)
|
H18
|
UBND xã
|
Kênh số I
|
500
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
6
|
Đường đal (nhà bà Kim Thị Tạo - nhà ông Thạch Ngọc Quang)
|
H19
|
Nhà bà
Kim Thị Tạo
|
Nhà ông
Thạch Ngọc Quang
|
550
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
7
|
Đường đal (nhà bà Sơn Thị Hiêm - Trang cuôn (Hứ Thuận)
|
H20
|
Nhà ông Hứ Thuận
|
Kênh số I
|
550
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
8
|
Đường đal (Bưu điện đến kênh số I)
|
H21
|
Bưu điện
|
Kênh số I
|
920
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
9
|
Đường đal (nhà bà Kim Thị Sanh-nhà
bà Thạch Sa Vane (đường triền giồng))
|
H22
|
Nhà ông Trà Công Dân
|
Ấp Cổ Tháp A
|
310
|
đal
|
3
|
2
|
đường đất 2m
|
|
10
|
Đường đal (từ nhà ông Huỳnh Tài- nhà bà Huỳnh thị Thủy Tiên )
|
H23
|
nhà ông Huỳnh Huỳnh Tài
|
Nhà bà
Huỳnh thị Thủy Tiên
|
1.200
|
đal
|
5
|
3
|
tốt
|
|
11
|
Đường đal (từ nhà ông Lê Phước Trượng đến nhà ông Phạm Văn Quốc)
|
H24
|
Đường 135
|
Rạch Bộng
|
820
|
Đal
|
3
|
2
|
xấu
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
8860
|
|
|
|
|
|
IV
|
Đường Trục nội đồng:
|
|
|
|
1
|
Đường ( Thạch Mul (Nguyễn Văn Ngở) -Trinh Thị Ngõ)
|
H25
|
nhà ông Thạch Mul
|
Giáp ranh
phường 7
|
1700
|
đất
|
5
|
4
|
đường đất 3m
|
|
2
|
Đường nhựa kênh số I ( từ đất bà Thạch Thị Sa Rây đến đất bà Thạch Sa Rương)
|
H26
|
nhà ông Bùi Văn dân
|
Giáp ranh
phường 7
|
1.630
|
nhựa
|
5
|
3
|
tốt
|
|
3
|
Đường đal (từ nhà ông Thạch Mong đến đất ông Thạch Sóc)
|
H27
|
nhà ông
Thạch Mông
|
Đất ông
Thạch Sốc
|
1.030
|
đất
|
5
|
3
|
tốt (còn lại 605m đường đất 3m)
|
|
4
|
Đường đal (từ nhà ông Nguyễn Quang Trung đến nhà ông Lê Văn Bình)
|
H28
|
nhà ông Nguyễn
Quang Trung
|
nhà ông
Trần Văn Cường
|
870
|
đất
|
5
|
3
|
đường đất 2m
|
|
5
|
Đường đal (đất bà Thạch Thị Phone đến nhà ông Lê Văn Dưỡng)
|
H29
|
Đất bà Thạch Thị Phone
|
nhà ông
Lê Văn Dưỡng
|
1.780
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
6
|
Đường (từ đất bà Thi Thanh Thủy đến đất bà Nguyễn Thị Sáu ( đường 7 tôn))
|
H30
|
Đất bà
Thi Thanh Thủy
|
Nhà ông
Huỳnh Văn Tôn
|
980
|
đất
|
5
|
3
|
đường đất 3m
|
|
7
|
Đường đal (từ nhà ông Nguyễn Văn Lâm đến nhà ông Huỳnh Văn Ý
|
H31
|
Nhà ông
Nguyễn Văn Lâm
|
nhà ông
Huỳnh Văn Ý
|
1.150
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
8
|
Đường nhựa (nhà Bà Huỳnh Thị Bé đến đất bà Huỳnh Thị Trài)
|
H32
|
nhà bà
Huỳnh Thị Bé
|
nhà ông
Lâm Văn Đấu
|
840
|
Nhựa
|
5
|
3
|
đường đất 3m
|
|
9
|
Đường đal (từ nhà ông Thạch Ngọc quang đến nhà ông Trương Văn Bé)
|
H33
|
Nhà ông
Thạch Ngọc Quang
|
nhà ông
Trương Văn Bé
|
1.840
|
Đal
|
5
|
2,5
|
tốt
|
|
10
|
Đường (Nguyễn Thị Thủy - Khu DLST (nhà bà 3 Mừng))
|
H35
|
Nhà bà
Nguyễn Thị Thủy
|
nhà bà
Lê Thị Mưng
|
800
|
Đất
|
5
|
3
|
đường đất 3m
|
|
2. Giao thông thủy:
Xã Nguyệt Hóa có sông Bến Có nối sông Ba Trường và hệ thống kênh rạch thủy lợi thuận lợi cho lưu thông đường thủy và việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
II.5.1.Thủy lợi:
Hệ thống kênh thủy lợi hiện hữu trên địa bàn xã gồm các kênh nội đồng, đươc phân bố hợp lý đáp ứng tốt yêu cầu tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp .
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của xã phân bố hợp lý, đáp ứng tốt nhiệm vụ khai thác kinh tế đồng ruộng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.
Hiện tại trên địa bàn xã có các tuyến kênh cụ thể như sau:
Bảng thống kê các tuyến kênh hiện hữu
Xã Nguyệt Hóa – Huyện Châu Thành - Tỉnh Trà Vinh
STT
|
Tên kênh
|
Chiều
dài (m)
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
|
|
1
|
Kênh Trà Đét
(từ nhà ông Lê Minh Thi đến nhà ông huỳnh Văn Hên)
|
500
|
Nhà ông Lê Minh Thi
|
nhà ông Huỳnh Văn Hên
|
|
2
|
Kênh Sóc Thát (Diệp Thị Tám đến nhà bà Phạm Thị Cẩm)
|
1500
|
Nhà bà Diệp Thị Tám
|
nhà bà Phạm Thị Cẩm
|
|
3
|
Kênh Sóc Thát (từ nhà ông Châu Văn Khoa đến nhà bà Diệp Thị Tám)
|
500
|
Nhà ông Châu Văn Khoa
|
Nhà bà Diệp Thị Tám
|
|
4
|
Kênh Sóc Thát (từ cống ông Quách Văn Diệp đến nhà bà Lê Thị Hồng Bông)
|
700
|
Cống nhà ông
Quách Văn Diệp
|
Nhà bà Lê Thị Hồng Bông
|
|
5
|
Kênh Cổ Tháp B (từ nhà ông Huỳnh Văn Hẹ đến nhà ông Trương Văn Bé)
|
2500
|
nhà ông Huỳnh Văn Hẹ
|
Cầu Ô Chàm
|
|
6
|
Kênh Cổ Tháp B ( Kênh số I đến đất ông Bùi Văn Tràng)
|
900
|
Kênh Số 1
|
đất ông Bùi Văn Tràng
|
|
7
|
Kênh Cổ Tháp B ( Kênh số I đến đất nhà ông Lê Văn Dưỡng)
|
2000
|
Kênh Số 2
|
nhà ông Lê Văn Dưỡng
|
|
8
|
Kênh Cổ Tháp B ( Kênh số I đến đất nhà ông Thạch Sốc)
|
1000
|
Kênh Số 1
|
Kênh Số 3
|
|
9
|
Kênh Xóm Trảng
|
1700
|
nhà ông Thạch Mụl đến
|
giáp ranh phường 7
|
|
10
|
Số1
|
400
|
Kênh cấp II Xóm Trảng
|
Chùa Kốk ( Xóm Trảng)
|
|
11
|
Số2
|
300
|
Kênh cấp II Xóm Trảng
|
nhà Kim Sa Mươl
|
|
Tổng
|
12000
|
|
|
|
II.5.2.Cấp nước:
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: Toàn xã có 1886/2001 hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 94% tổng số hộ. Hiện xã có 01 trạm cấp nước (thuộc ấp Sóc Thát), sử dụng nguồn nước mặt, cung cấp được cho 730 hộ dân ở khu vực trung tâm xã và các ấp lân cận (chiếm 36,99% /tổng số hộ toàn xã)
Số còn lại sử dụng nước máy do công ty cấp thoát nước Trà Vinh cung cấp.
II.5.3.Thoát nước mưa và nước bẩn:
Thoát nước mưa được thoát theo địa hình tự nhiên từ khu dân cư, kênh rạch ra đồng ruộng.
Hiện trên địa bàn toàn xã chưa có hệ thống thoát nước bẩn, các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã có xây dựng hệ thống thoát nước tại nơi sản xuất được xử lý cục bộ, trức khi thải ra môi trường.
II.5.4. Cấp điện
Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn xã là hệ thống điện quốc gia thuộc khu vực điện nông thôn Châu Thành, điện lực Châu Thành và điện lự TP Trà Vinh, nguồn điện tương đối ổn định. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 100%. Hệ thống cung cấp trạm biến thế,đường dây tải cơ bản vận hành ổn định.
II.5.5.Thông tin liên lạc
Hiện bưu điện văn hóa xã hoạt động ổn định đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin của nhân dân hệ thống Internet được đảm bảo, 100% hộ dân có phương tiện nghe nhìn.
II.5.6.Hiện trạng môi trường:
-
Toàn xã có 02 nghĩa địa,diên tích 5471m2. Các nghĩa địa đang phục vụ.
-
Tình hình thu gom và xử lý chất thải:Rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gom hàng ngày đưa về bãi tập trung xử lý của huyện, tĩnh.
CHƯƠNG III:
TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ
III.1. Tiềm năng, động lực phát triển xã:
- Tiềm năng đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp trồng cây ăn quả có múi, cây hoa màu và đất phi nông nghiệp, mật độ dân cư tương đối cao tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng phát triển sản xuất dịch vụ - thương mại.
- Về địa hình địa chất: Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình phổ biến từ 0,80m đến 1,2m, chiếm 75,00% diện tích tự nhiên. Vị trí cao nhất là các đỉnh giồng, giữa các khu vực đất giồng là đồng ruộng, có hệ thống thủy lợi chủ động, ít bị hạn và úng ngập lâu dài, hiện đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp cho hiệu quả cao.
- Về cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông trên đại bàn xã có Quốc lộ 53 và tuyến đường Huyện 3 kết nối từ Quốc lộ 60(xã Đại Phúc huyện Càng Long), đường vành đai thành phố Trà Vinh kết nối vào hệ thống đường liên ấp, liên xóm của xã tạo hạ tầng giao thông thuận lợi, hệ thống hạ tầng điện, nước, thông tin liên lạc cơ bản được đầu tư xây dựng, là những thuận lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các tuyến dân cư, các công trình dịch vụ- thương mại cũng như các cụm công trình hạ tầng xã hội trong tương tương lai;
- Về nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hoá phổ thông có thể đào tạo nhanh thành công nhân kỹ thuật, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
-Tiềm năng nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng tương đối phong phú, đa dạng, vẫn là lợi thế của xã. Đặc biệt các công trình lớn đã và đang thực hiện như công trình Bênh viện đa khoa tỉnh; công trình Hạ tầng thiết yếu phục vụ vùng sản xuất cây ăn trái tập trung 02 huyện Càng Long, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của xã. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế, cơ cấu chuyển dịch thích ứng với biến đổi khí hậu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân nhằm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra.
III.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
III.2.1. Các chỉ tiêu trong đồ án điều chỉnh quy hoạch:
1.Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (theo QCXDVN 01:2008/BXD):
- Đất ở nông thôn : ≥ 25 m2 /người
- Đất công trình công cộng : ≥ 5 m2 /người
- Đất Cây xanh – TDTT : ≥ 2 m2 /người
- Đất giao thông đối nội : ≥ 5 m2 /người
- Mật độ xây dựng toàn khu : 30 – 40%
- Hệ số sử dụng đất toàn khu : 0,5 – 1,0
Ngoài ra đất sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất: tùy thuộc vào quy hoạch phát triển của địa phương.
2.Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật (theo QCXDVN 01:2008/BXD):
- Cấp nước sinh hoạt : 80 lít /ng/ngày.đêm
- Công trình công cộng, dịch vụ : ≥10% lượng nước sinh hoạt;
- Cấp điện sinh hoạt : 1000 – 1500 KW/ng/năm
- Điện công cộng : 30% điện sinh hoạt
- Thoát nước thải : ≥ 80% nước cấp
- Rác thải : 0,8 kg/ng/ngày.đêm
III.3. Dự báo về quy mô dân số:
Quy mô dân số toàn xã hiện hữu là 7.388 người với 2.001 hộ (theo số liệu mới nhất của Ủy ban nhân dân xã cung cấp). Số dân tăng tự nhiên đến năm 2030 dự kiến khoảng 1,1% (dân cư nông thôn có chỉ số trung bình khoảng 0,93% đến 1,2%). Quy mô dân số dự kiến:
Vận dụng công thức:
Pt = Po (1 + µ)n
Trong đó:
Pt : Dân số năm dự báo
Po : Dân số năm hiện trạng
µ: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên theo các giai đoạn
n : Số năm dự báo
Đến năm 2025: 7.388*(1+1,1%)6 = 7889 người (làm tròn 7.890 người)
Đến năm 2030: 7.388*(1+1,1%)11= 8.332 ngưởi (làm tròn 8.330 người)
+ Dân số đến năm 2025: 7.890 người;
+ Dân số đến năm 2030: 8.330 người.
Số dân tăng cơ học khoảng 1%-3% (Dự báo nguồn tăng dân số cơ học này chủ yếu từ việc hình thành khu trung tâm của xã).
Do đó chọn số liệu tính toán dân số nông thôn đến năm 2020 khoảng 7.890 dân và đến năm 2030 khoảng 8.330 dân (đảm bảo theo quy hoạch vùng huyện).
III.4. Dự báo về quy mô đất đai:
- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2009/ BXD quy định, thì chỉ tiêu sử đất dân dụng ≥ 37m2/người. Với xã Nguyệt Hóa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nguồn quỹ đất còn dồi dào nên đề xuất chỉ tiêu: 150m2/người.
-
Dự báo đất xây dựng (phi nông nghiệp) của toàn xã đến năm 2025: với dân số 7.890 người cần khoảng 118 ha đất.
-
Dự báo đất xây dựng (phi nông nghiệp) của toàn xã đến năm 2030: với dân số 8.330 người cần khoảng 125 ha đất.
Tuy nhiên theo quyết định phân bổ chỉ tiêu đến năm 2025 đối với đất trồng lúa là 100 ha, đối với đất trồng cây là 717 ha. Do vậy dự báo đất xây dựng (phi nông nghiệp) toàn xã đến năm 2025 là: 118+121,8=239,8 ha
-
Dự báo quy mô các công trình hạ tầng xã hội:Trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan trục thuộc, trụ sở Đảng ủy xã và các đoàn thể quần chúng: diện tích tối thiểu 1.000 m2;
Các công trình giáo dục:
Bảng chỉ tiêu công trình giáo dục (cấp xã).
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu quy hoạch
|
1
|
Nhà trẻ, trường mầm non
|
m2/trẻ
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 12m2/trẻ
- Bán kính phục vụ: ≤ 1km
- Quy mô trường: ³ 3- 15 nhóm, lớp
|
2
|
Trường tiểu học
|
m2/hs
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 10m2/hs;
- Bán kính phục vụ: ≤ 1km
- Quy mô trường: ≤ 30 lớp
- Quy mô lớp: ≤ 35 học sinh
|
3
|
Trường THCS
|
m2/hs
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 10m2/hs
- Bán kính phục vụ: ≤ 4km
- Quy mô trường: ≤ 45 lớp
- Quy mô lớp: ≤ 45 học sinh
|
-
Trạm y tế: tối thiểu 500m2, tối thiếu 1.000 nếu có vườn thuốc;
-
Nhà văn hóa: khu vui chơi giải trí ngoài trời, nơi luyện tập sinh hoạt văn nghệ, phòng thông tin, phòng truyền thanh: diện tích tối thiếu 2.000 m2;
-
Phòng truyền thống, triển lãm trưng bày lịch sự và thành tích của địa phương: diện tích tối thiểu 200 m2;
-
Thư viện có phòng đọc tối thiểu 15 chỗ ngồi: diện tích tối thiểu 200 m2;
-
Hội trường, nơi hội họp, xem biểu diễn: tối thiểu 100 chỗ ngồi;
-
Cụm các công trình thể thao (sân tập da năng, sân tập riêng, nhà thể thao, bể bơi): tối thiểu 4.000 m2;
-
Chợ xã bố trí ở vị trí thuận lợi, có chỗ để xe, nơi thu gom xử lý chất thải, chứa chất thải rắn: diện tích tối thiểu 3.000 m2.
-
Công trình bưu chính viễn thông cơ bản: diện tích tối thiểu 150 m2.
- Ghi chú: Các chỉ tiêu quy hoạch xã nông thôn mới dựa theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01: 2008/BXD
CHƯƠNG IV:
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ
IV.1. Định hướng tổ chức không gian toàn xã:
IV. 1.1.Quan điểm:
-
Sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên và sức lao động của con người.
-
Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông– ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
-
Tạo thuận lợi cho việc cải tạo chỉnh trang, phát triển dân cư ổn định và bền vững.
-
Tạo được môi trường sống tốt cho con người, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường do các họat động sản xuất, dịch vụ.
IV.1.2.Yêu cầu và nguyên tắc về phân khu chức năng:
-
Tiết kiệm đất canh tác nông nghiệp, kế thừa hiện trạng sản xuất và xây dựng.
-
Tận dụng địa hình, cảnh quan thiên nhiên để phân khu chức năng phù hợp với các đặc tuyến cụ thể của khu vực và phong tục tập quán của địa phương.
-
Thuận tiện cho giao thông đi lại, sản xuất, ăn, ở, nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt công cộng, sử dụng có hiệu quả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
-
Khu vực tiểu thủ công nghiệp cần được quy hoạch với cự ly đảm bảo yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh.
- Bán kính phục vụ các công trình dịch vụ công công tại các tuyến dân cư nông thôn tối đa là 5 km.
IV.1.3.Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã:
a.Cơ cấu phân khu chức năng:
Không gian tổng thể toàn xã gồm các khu chức năng chính sau:
-
Khu vực các vùng sản xuất nông nghiệp.
-
Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
-
Khu vực dân cư và nhà ở.
-
Hệ thống các công trình công cộng xã.
-
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật.
b.Không gian tổng thể toàn xã:
-
Quy họach các vùng sản xuất nông nghiệp:
Theo các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, đất sản xuất nông nghiệp nói chung của xã đã ổn định theo hướng trồng lúa và màu là chủ đạo. Theo nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, định hướng đến năm 2020 vùng sản xuất nông nghiệp xã kế thừa theo hiện trạng Vùng trồng lúa; quy hoạch theo hiện trạng trải khắp trên địa bàn xã. Vùng cây lâu năm và cây hàng năm xen trong dân cư ở khu vưc dọc theo tuyến đường giao thông, sông rạch.
-
Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Định hướng quy hoạch cho khu vực bố trí gần với khu Trung Tâm.
-
Hệ thống dân cư chủ yếu gồm hai dạng:
-
Phân tán: dân cư hình thành phân tán chủ yếu theo đất thổ canh.
-
Tập trung: theo điều kiện thuận lợi về hạ tầng (xã hội, kỹ thuật), bám theo hai bên các trục đường giao thông. Dự báo dân cư cho các tuyến dân cư có tính chất tập trung được xác định theo thành phần lao động, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp.
-
Căn cứ theo các điều kiện thuận lợi của từng khu vực sẽ định hướng quy hoạch cải tạo và xây dựng mở rộng các tuyến dân cư cho các ấp. Dân cư tại các tuyến này phần lớn là lao động phi nông nghiệp. Trong tuyến dân cư có những hoạt động kinh tế thương mại – dịch vụ, phục vụ sản xuất, … ...
-
Các tuyến dân cư tổ chức theo các ấp, có quy mô từ 700 -1800 người. Không bố trí dân cư vào khu vực ven đê bao sông, rạch. Khuôn viên ở có kết hợp sản xuất có diện tích 500-1500 m2/hộ. Khuôn viên ở có kết hợp dịch vụ thương mại có diện tích 250-500 m2/hộ.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất (2025-2030)
STT
|
Tuyến dân cư
|
Số người
|
Diện tích (ha)
|
Số người
năm 2025
|
Diện tích (ha)
|
Số người năm 2030
|
Diện tích (ha)
|
I
|
Khu trung tâm xã
|
500
|
2.39
|
1.000
|
15,00
|
1500
|
22,50
|
II
|
Các điểm dân cư khác
|
1
|
Trà Đét
|
780
|
3.72
|
804
|
12,06
|
810
|
12,15
|
2
|
Sóc Thát
|
973
|
4.64
|
1.039
|
15,59
|
1.097
|
16,46
|
3
|
Bến Có
|
1.997
|
9.53
|
1.932
|
28,99
|
1.952
|
29,29
|
4
|
Cổ Tháp A
|
1.275
|
6.09
|
1.261
|
18,92
|
1.138
|
17,07
|
5
|
Cổ Tháp B
|
794
|
3.79
|
812
|
12,18
|
827
|
12,40
|
6
|
Xóm Trảng
|
1.069
|
5.1
|
1.042
|
15,62
|
1.006
|
15,09
|
|
Tổng:
|
7.388
|
35.26
|
7.890
|
118
|
8.330
|
125
|
- Dự kiến quy hoạch khu dân cư đường huyện 3 và khu dân cư mới (ấp Bến Có), diện tích xây dựng (phi nông nghiệp) là 239,8 ha.
-Các công trình xây dựng dân dụng và dịch vụ thương mại, nhà ở trong các khu vực dân cư , đảm bảo chỉ giới xây dựng bằng với lộ giớ theo quy định của từng tuyến đường, chiều cao xây dựng tối đa 5 tầng (chiều cao 20m ) mật độ xây dựng 40%, cao độ nền đất tự nhiên 2.3m.
IV.2. Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng: giáo dục, y tế, thể dục thể thao.
Để đảm bảo tốt công tác quản lý trên địa bàn xã Nguyệt Hóa và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân khu vực đồ án định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng như sau:
IV.2.1. Các công trình công cộng trung tâm xã:
Các công trình công cộng trung tâmxã hiện nay đã hình thành và xây dựng tương đối đầy đủ các hạng mục công trình phục vụ như cơ quan UBND xã, bưu điện, chợ,... Tuy nhiên cần đánh giá xem xétdiện tích đất các hạng mục công trình để đề xuất quy hoạch đáp ứng yêu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài cụ thể như sau.
-
Khu trung tâm hành chính xã (trụ sở làm việc HĐND, UBND, …) tại vị ấp tân Cổ Tháp B với tổng diện tích khoảng 0,37ha.
Loại đất
|
Chỉ tiêu đến năm 2030
|
Chỉ tiêu
(m2/1 công trình)
|
Diện tích
(ha)
|
Ghi Chú
|
Trụ sở HĐND, UBND...
|
≥ 1000
|
0.37
|
Đáp ứng TC
|
Nhà văn hóa
|
≥ 2000
|
0.2
|
Đáp ứng TC
|
Nhà Văn Hóa Ấp
|
≥ 500
|
0.05
|
Đáp ứng TC
|
- Các công trình công cộng toàn xã, gồm nhà văn hóa, nhà truyền thống, , sân thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ, bưu điện, trường học mầm non, tiểu học, trạm y tế, mật độ xây dựng toàn khu 40%. Chiểu cao cây dựng 1÷5 tầng, khoảng lùi so với lộ giới tối thiểu 4m.
Bảng thống diện tích các nhà văn hóa xã đến năm 2030:
I
|
Công trình văn hoá
|
Hiện trạng
(m2)
|
Đến năm 2030 (m2)
|
|
Nhà văn hóa xã Nguyệt Hóa
|
250
|
2.000
|
|
Nhà văn hóa Ấp Cổ Tháp A
|
45
|
500
|
|
Nhà văn hóa Ấp Cổ Tháp B
|
45
|
500
|
|
Nhà văn hóa Ấp Xóm Trảng
|
65
|
500
|
|
Nhà văn hóa Ấp Bến Có
|
45
|
500
|
|
Nhà văn hóa Ấp Trà Đét
|
45
|
500
|
|
Nhà văn hóa Ấp Sóc Thát
|
45
|
500
|
|
Nhà văn hóa liên ấp Cổ Tháp A – Cổ Tháp B
|
917
|
3700
|
|
Nhà văn hóa liên ấp Sóc Thát – Trà Đét
|
610
|
3700
|
II
|
Tổng điện tích
|
2067
|
16100
|
IV.2.2.Vườn hoa cây xanh – thể dục thể thao:
-
Sân thể thao được định hướng quy hoạch tại ấp Cổ Tháp B, với quy mô 0,36 ha đáp ứng được nhu cầu phục vụ.
-
Khu vui chơi trẻ em được đặt tại ấp Bến Có cặp quốc lộ 53 diện tích khoảng 2000m2 (Tận dụng từ khu đất giáo dục trường tiểu học Nguyệt Hóa điểm Bến Có).
IV.2.3. Chợ xã:
-
Chợ Nguyệt Hóa có diện tích khoảng 0.18ha nằm trên địa bàn ấp Cổ Tháp B.
Loại đất
|
Chỉ tiêu đến năm 2030
|
Chỉ tiêu
(m2/ 01 công trình)
|
Diện tích
(ha)
|
Chợ xã
|
≥ 3.000
|
0,3 ha
|
-
Các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cũng được bố trí ở khu trung tâm xã.
IV.2.4. Bưu chính viễn thông:
-
Bưu điện hiện hữu được cải tạo, chỉnh trang tại vị trí ấp Cổ Tháp B, với quy mô 0,02 ha.
IV.2.5. Các công trình giáo dục:
- Trên địa bàn xã có 3 điểm trường gồm: 2 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo đáp ứng nhu cầu phục vụ dân cư của xã.
+ Trường tiểu học:
-
Điểm chính: Thuộc ấp Cổ Tháp B, diện tích xây dựng 3604m2,số phòng học 11 số phòng chức năng 07,số học sinh 358,số giáo viên 42.
-
Điểm phụ: Thuộc ấp Xóm Trảng, diện tích xây dựng 836m2,số phòng học 05 số phòng chức năng 01, số học sinh 76, số giáo viên (luân chuyển qua lại từ điểm chính).
+ Trường mẫu giáo: Thuộc ấp Cổ Tháp B, DT xây dựng 2965m2, số phòng học 08, số phòng chức năng 06, số học sinh 240,số giáo viên 20.
- Do đặc thù của xã gần kề các khu dân cư có các cơ sở giáo dục từng lớp các cấp của Thành Phố tỉnh phục vụ tốt nhu cầu học tập của người dân trong xã. Do vậy xã không cần có điểm trường cấp II,III nên không đặt vào quy hoạch.
Chỉ tiêu quy hoạch xây dựng trường học dựa trên chỉ tiêu ghi trong Điều 8 Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NNPTNT về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
Bảng thống kê: Diện tích các công trình giáo dục tối thiểu năm 2025
|
Chỉ tiêu quy hoạch (HS/1000dân)
|
Chỉ tiêu diện tích giáo dục tối thiểu
|
Số người năm 2025
|
Số học sinh năm 2030
|
Diện tích đất giáo dục cần (m2)
|
|
|
Học sinh tiểu học
|
65
|
10
|
7.890
|
513
|
5.129
|
|
Học sinh mầm non
|
50
|
12
|
395
|
4.734
|
|
Tổng
|
|
|
|
907
|
9.863
|
|
Bảng thống kê: Diện tích các công trình giáo dục tối thiểu năm 2030
|
Chỉ tiêu quy hoạch (HS/1000dân)
|
Chỉ tiêu diện tích giáo dục tối thiểu
|
Số người năm 2030
|
Số học sinh năm 2030
|
Diện tích đất giáo dục cần (m2)
|
|
|
Học sinh tiểu học
|
65
|
10
|
8.330
|
541
|
5.415
|
|
Học sinh mầm non
|
50
|
12
|
417
|
4.998
|
|
Tổng
|
|
|
|
958
|
10.413
|
|
IV.2.6. Công trình y tế - trạm y tế xã:
-
Trạm y tế xã tại ấp Cổ Tháp B đạt chuẩn, được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe được cải tạo chỉnh trang cho phù hợp với chức năng chuyên ngành, với diện tích khoảng 0,21ha gồm trạm y tế và vườn thuốc (đảm bảo theo quy chuẩn ≥ 1.000 m2).
-
Dự án đầu tư xây bệnh viện An Phúc khoảng 8200 m2 nằm ở ấp Cổ Tháp B.
-
Mở rộng bênh viện y dược cổ truyền qua phần diện tích đất của trung tâm bảo trợ xã hội.
IV.4. Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
IV.4.1. Căn cứ lập định hướng tổ chức các khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh, của huyện
- Căn cứ những chủ trương, chính sách của chính phủ, ngành, địa phương.
- Căn cứ mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của địa phương.
- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và của huyện, tránh việc phá vỡ các quy hoạch tổng thể chung.
- Căn cứ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 của xã.
IV.4.2. Phương hướng mục tiêu quy hoạch
- Trong thời kỳ 2019-2030, tập trung phát triển nông nghiệp thâm canh, nâng cao tỷ suất hàng hóa trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, tích tụ và tập trung ruộng đất với quy mô lớn hơn;phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng sản xuất các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và chất lượng cao.
- Từng bước xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao trên địa bàn xã. Kết hợp phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các hình thức khác.
- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng công nghiệp hoá. Trên cơ sở đó, hình thành được nhóm sản phẩm hàng hoá chủ lực của huyện là cây thực phẩm sạch chất lượng cao (rau, đậu, dưa..), sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản sạch.
- Đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, tập trung vào tăng về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản, đưa các ngành này trở thành ngành sản xuất chính của nông nghiệp;
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển các dịch vụ nông nghiệp để tạo thêm việc làm, tạo cơ sở vật chất cho việc đa dạng hoá sản phẩm để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác và tăng năng suất lao động;
- Xây dựng, phát triển kinh tế trang trại, đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp;
-Sử dụng đất đúng mục đích,tận dụng diện tích các loại đất phi nông nghiệp theo quy hoạch chung nhưng chưa tiến hành chuyển đổi công năng sang đất phi nông nghiệp.
- Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp với các mô hình sản xuất, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng. Phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp và nhu cầu đời sống xã hội.
IV.4.3. Về sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn quả.
Những năm gần đây ở xã Nguyệt Hóa gặp nhiều thử thách cả về tự nhiên và xã hội, cả về kinh tế và kỹ thuật. Hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm của UBND huyện, nông dân xã Nguyệt Hóa đã nỗ lực vượt qua các thử thách, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo sản xuất nông nghiệp vào ổn định.
Không gian sản xuất xuất lúa, hoa màu, cây ăn quả của xã được bố trí trên tổng thể khu quy hoạch theo đó phần đất nông nghiệp sản xuất được tổ chức theo 2 dạng tập trung và phân tán.
Về sản xuất lúa:
Giữ vững các diện tích lúa sản xuất lúa theo quy hoạch 2 vụ/năm đảm bảo hiệu quả cao tránh tình trạng người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thời vụ không hiệu quả.
- UBND xã tuyên truyền khuyến khích nông dân vệ sinh đồng ruộng, tu bổ, nạo vét kênh mương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng sản xuất hữu cơ.
- Nên sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng hoặc giống xác nhận, lượng giống gieo sạ 120 – 140 kg/ha (đối với giống thuần), 40 - 50 kg/ha (đối với giống lúa lai),có phẩm chất gạo đạt theo yêu cầu thị trường .Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất,diệt cỏ,sâu ,..
- Sản xuất tập trung, đồng loạt theo từng khu vực, từng cánh đồng nhằm mục đích rút ngắn thời gian để tiết kiệm lượng nước tưới, năng suất cao.
- Đầu tư giao thông nội đồng, kết nối các khu vực sản xuất với tuyến dân cư đảm bảo vận chuyển hàng hóa ,vật tư phục vụ sản xuất dễ dàng hạ giá thành sản xuất.
Về hoa màu cây, ăn quả:
Thực hiện mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu, phát triển các loại màu trên đất ruộng sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thị trường; xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.
Thực hiện điều tiết nước hợp lý, linh hoạt gắn với điều chỉnh cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; từng bước triển khai xây dựng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt, nhất là các sản phẩm chủ lực trên địa bàn xã.
Phát triển một số loại cây hoa quả chủ lực của xã (Thanh long, Bưởi da xanh..) theo hướng ổn định lâu dài, tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân trên địa bàn xã giữ vững diện tích cây ăn quả mang lại hiệu quả cao trên địa bàn.Gần đây diện tích trồng cây thanh long được người dân trong xã nhân rộng khoảng 80 ha trải dài trên ba ấp là Sóc Thát, Trà đét ,Xóm Trảng.
IV.4.4.Về sản xuất muôi trồng thủy sản
Hiện trên địa bàn xã việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt phân tán trong các ao vườn với quy mô rất nhỏ khoảng 7,24 ha mặt nước .Do điều kiện hiện trạng của xã không phù hợp với việc nuôi thủy sản.Vì vậy đề xuất không quy hoạch phát triển vùng nuôi tâp trung cũng như phân tán trên địa bàn đến năm 2025.
Chuyển đổi diện tích nuôi thủy sản sang sản xuất hao màu.
IV.4.5. Về chăn nuôi
Trên địa bàn xã Nguyệt Hóa có một số mô hình chăn nuôi riêng lẻ như nuôi heo, bò, gia cầm …còn lại đa phần việc chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu nhỏ lẻ trong các hộ gia đình.
Giải pháp quy hoạch: Khuyến khích các mô hình tập trung phát triển đàn lợn, đàn bò, các giống vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. UBND cần theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn, thịt bò và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi nắm bắt đầy đủ, kịp thời.
Tăng cường công tác kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Chỉ đạo hoạt động sản xuất theo chuỗi liên kết…
Bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi cần phải làm tốt vấn đề về vệ sinh, môi trường nhằm tránh việc phát triển chăn nuôi nhưng lại gây ô nhiễm môi trường.
Khu vực chuồng trại tập trung đảo bảm cách ly khu dân cư, có giải pháp cụ thể giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
Việc phát triển các các loại hình nông nghiệp trên địa bàn xã đề xuất định hướng như sau:
-
Sản xuất lúa chất lượng cao…
-
Trồng các loại cây hoa màu
-
Chăn nuôi
-
Dự kiến phát triển:
-
Các trang trại tập trung nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tại các ấp Sóc Thát ,Trà Đét.
-
Sản xuất lúa chất lượng cao , hoa màu xen canh trên toàn bộ diện tích đất trồng lúa màu tại các ấp Bến Có,Xóm Trảng.
- Ngoài ra cần quan tâm phát triển diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn đúng theo quy hoạch.
CHƯƠNG V:
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
V.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn
V.1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn xã theo hướng: “Nông nghiệp -Dịch vụ-Thương mại- Công nghiệp”
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8 - 10%/năm.
- Ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội,các khu dân cư.
- Hoàn thiện và phát triển mạng lưới giáo dục
- Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.
- Nâng cấp và cải tạo các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất của người dân.
- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế của xã.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2030 tăng từ 1,5 so với mức khởi điểm xuất phát năm 2019.
- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 100% số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt tối thiểu 90% năm (2020) đến năm (2025) đạt 100%.
- Xã đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí cao hơn vào các năm tiếp theo.
V.1.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất
V.1.2.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất hiệu quả tránh lãng phí
Đất đai là tài nguyên có hạn, việc sử dụng đất phải bền vững và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, quan điểm khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển KT-XH của xã, phát huy được nguồn lực, lợi thế của địa phương đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, gắn liền và phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của huyện Châu Thành. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, dưới đây là một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất huyện đến năm 2020:
- Sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu theo định hướng phát triển xã hội. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo sử dụng đất bền vững.
- Trên cơ sở cân đối quỹ đất cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi và khu dân cư mới. Diện tích đất canh tác còn lại được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp tính chất đất, điều kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, bảo vệ môi trường, tránh làm suy thoái đất.
- Dành quỹ đất thích hợp cho phát triển thương mại, dịch vụ và ưu tiên các dự án đầu tư theo quyết định của tĩnh , huyện.
- Hạn chế giải toả di dời khu dân cư hiện hữu, đảm bảo cho người dân ổn định về chỗ ở.
V.1.2.2. Quan điểm về môi trường
- Khai thác sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững.
- Bố trí cân đối diện tích đất cho các dự án đầu tư phát triển, dành quỹ đất trồng cây xanh hành lang kênh, tăng diện tích cây xanh.
V.1.2.3. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng đất
Gắn liền với sử dụng quỹ đất hiệu quả về việc chuyển đồi mục đích sử dụng phải tuân thủ theo qui hoạch và quy định pháp luật, bố trí chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất một cách hợp lý để sử dụng đất mang lại hiệu quả cao.Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển phải mang lại hiệu quả cao trên cả 03 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường, tuân thủ các định hướng của quy họach tổng thể kinh tế - xã hội.
V.1.3. Định hướng sử dụng đất dài hạn
V.1.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Trước tình hình đô thị hóa cao, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn sẽ giảm dần, nên trong nhưng thời gian cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện theo quyết định phân bổ trong kỳ quy hoạch sẽ giữ lại 100 ha đất trồng lúa và 717 ha đất trồng cây lâu năm để đặt quỷ đất phát triển thương mại dịch vụ và khu dân cư.
V.1.3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp
- Đảm bảo đầy đủ quỹ đất cho xây dựng và phát triển các khu dân cư.
- Do cơ sở hạ tầng của xã còn thấp nên phải ưu tiên dành đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phải được dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng những cơ sở đã có mở rộng thêm, hạn chế đến mức tối thiểu việc giải tỏa, đặc biệt là giải toả trắng.
a. Định hướng sử dụng đất ở
- Đảm bảo đất ở cho nhân dân các khu dân cư được bố trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, có đầy đủ hoặc thuận tiện để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước và các tụ điểm giao lưu văn hóa các công trình phúc lợi công cộng. Việc quy hoạch bố trí đất xây dựng nhà ở phải căn cứ theo tính chất khu vực, địa hình nhằm tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận công trình hạ tầng chung.
- Đảm bảo nhà ở (chổ ở) cho mọi thành viên trong xã hội về lâu dài.
- Quy hoạch khu dân cư cần hạn chế đến mức thấp nhất việc san lấp các nhánh kênh rạch gây tắc nghẽn dòng chảy làm thay đổi địa hình tự nhiên, tác động xấu đến môi trường.
- Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho số dân dự kiến vào năm 2030, sẽ tiến hành chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư hiện hữu, xây dựng mới các khu dân cư dọc đường Huyện 3,khu dân cư mới, khu trung tâm xã
b. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng
Định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã theo hướng “nông nghiệp – thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp”. Nên bên cạnh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, địa phương sẽ đẩy mạnh việc phát triển ngành dịch vụ - thương mại. Do vậy, cần phải hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc.
c. Đất Tôn giáo tín ngưỡng
Hiện nay đất tôn giáo tín ngưỡng chiếm diện tích 2,35 ha. Tình hình sử dụng đất tôn giáo tín ngưỡng gần như ổn định nên chỉ nâng cấp cải tạo thiết chế văn hóa này, về phần diện tích sử dụng đất sẽ giữ nguyên, không thay đổi trừ trường hợp mở rộng đường giao thông.
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn xã hiện trạng là 0.54 ha, cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu dân số trong tương lai đến 2030.
e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng trên địa bàn không có. Chỉ có hệ thống kênh thủy lợi, do đó cần chú ý bảo vệ, nạo vét, cải tạo để đáp ứng khả năng cung cấp nước cho sản xuất cũng như tiêu thoát nước,
Tóm lại, trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đất chuyên dùng trên địa bàn sẽ tăng mạnh, đất nông nghiệp sẽ giảm để chuyển sang đất chuyên dùng đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng khu dân cư.
V.2 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
V.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội cụ thể
-
Dân số hiện trạng năm 2019: 7.388 người
-
Dân số dự kiến 2025: 7.890 người
-
Dân số dự kiến 2030: 8.330 người
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8-10%/ năm
V.2.2 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
V.2.2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
-
Căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Quan điểm khai thác sử dụng đất
- Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành giao thông, giáo dục, y tế, điện lực, …
- Quy hoạch các khu dân cư trên địa bàn
- Quy hoạch tổng thể xây dựng huyện Châu Thành
- Đề án phát triển nông thôn mới xã Nguyệt Hóa
-
Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ quan điểm và mục tiêu phát triển như trên, việc bố trí quy hoạch sử dụng đất là dựa vào lợi thế của địa phương, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng phát triển để xây dựng phương án tối ưu hóa, tạo lợi thế cạnh tranh. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của huyện, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển không gian của toàn xã. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất năm năm (2019-2030) của xã được bố trí theo phương án sau:
-
Kế thừa các quy hoạch đã có trên địa bàn kết hợp với đánh giá thực trạng phân bổ quỹ đất trên địa bàn trong thời gian qua và định hướng quy hoạch chung xây dựng xã, trên cơ sở đó tổng hợp, bố trí các loại đất theo bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030
Thứ tự
|
LOẠI ĐẤT
|
Mã
|
DT hiện trạng (Ha)
|
Diện tích 2030 (Ha)
|
Tỉ lệ
|
Chênh lệch
|
|
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
|
I
|
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
|
|
1.175,79
|
1.175,79
|
100%
|
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
983,17
|
840,07
|
|
-143.1
|
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXN
|
975,93
|
832, 83
|
|
-137,3
|
|
1.1.1
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
704,46
|
679.1
|
|
-25,36
|
|
1.1.2
|
Đất trồng cây hàng năm
|
CHN
|
271,46
|
153,73
|
|
-117,73
|
|
|
+ Đất trồng lúa
|
LUA
|
217,73
|
100
|
|
-117,73
|
|
|
+ Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
53,73
|
53,73
|
|
0
|
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp
|
LNP
|
-
|
-
|
|
|
|
1.2.1
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
-
|
-
|
|
|
|
1.2.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
-
|
-
|
|
|
|
1.2.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
-
|
-
|
|
|
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
7,24
|
7,24
|
|
0
|
|
1.4
|
Đất làm muối
|
LMU
|
-
|
-
|
|
|
|
1.5
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
-
|
-
|
|
|
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
192,62
|
335,71
|
|
+ 143,1
|
|
2.1
|
Đất ở
|
OCT
|
35,26
|
125,00
|
|
+ 89,74
|
|
2.1.1
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
35,26
|
125,00
|
|
+ 89,74
|
|
2.1.2
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
-
|
-
|
|
|
|
2.2
|
Đất chuyên dùng ( phát triển hạ tầng)
|
CDG
|
141,43
|
210,71
|
|
+69,28
|
|
2.2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
1,19
|
1,61
|
|
+ 0,42
|
|
2.2.2
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
|
DSN
|
9,94
|
10,13
|
|
+ 0,19
|
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở y tế
|
DYT
|
7,89
|
7,89
|
|
0
|
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở giáo dục
|
DGD
|
1,22
|
1,22
|
|
0
|
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở thể dục thể thao sinh hoạt cộng đồng
|
ĐTT
|
0,37
|
0,56
|
|
+ 0,19
|
|
|
+ Đất chợ
|
ĐCH
|
0,28
|
0,28
|
|
0
|
|
|
+ Đất công trình bưu chính viễn thông
|
DBV
|
0,02
|
0,02
|
|
0
|
|
|
+ Đất công trình năng lượng
|
DNL
|
0,16
|
0,16
|
|
0
|
|
2.2.3
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
3,55
|
3,55
|
|
0
|
|
2.2.4
|
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
|
CSK
|
3,46
|
3,46
|
|
0
|
|
2.2.5
|
Đất có mục đích công cộng
|
CCC
|
123,29
|
176,04
|
|
+ 52,75
|
|
|
+ Đất giao thông
|
DGT
|
51,64
|
104,39
|
|
+ 52,75
|
|
|
+ Đất thủy lợi
|
DTL
|
71,65
|
71,65
|
|
0
|
|
2.3
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
2,26
|
2,26
|
|
0
|
|
2.4
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
0,21
|
0,21
|
|
0
|
|
2.5
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
|
NTD
|
3,55
|
3,55
|
|
0
|
|
2.6
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
9,90
|
9,90
|
|
0
|
|
V.2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
Có gắn kết quy hoạch chung huyện Châu Thành, tính đến vấn đề phát triển không gian cho giai đoạn sau quy hoạch, có tính đến ưu tiên các công trình đầu tư phục vụ giai đoạn trước mắt, phù hợp với tình hình thực tế.
Đáp ứng khả năng giải quyết quỹ đất ở, nhà ở cho một lượng dân cư lớn hơn so với lượng dân cư dự báo. Tạo ra quỹ đất ở cung cấp cho thị trường trong giai đoạn này cũng như đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng khu dân cư đáp ứng nhu cầu đất ở cho giai đoạn sau năm 2030
Cân đối tận dụng quỹ đất để sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển không gian địa phương tương đối phù hợp với quy hoạch tổng thể không gian chung của huyện.
Trên cơ sở phân tích như trên, cho thấy phương án có tính khả thi cao, phù hợp, khai thác sử dụng đất tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030 cũng như lâu dài, đem lại hiệu quả sử dụng đất. Do đó, phương án đáp ứng để xây dựng các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch 2019 – 2030 của xã Nguyệt Hóa.
V. 3 Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2020-2025)
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm được bố trí như sau:
-
Đất nông nghiệp: 918,43ha chiếm 78,11% tổng diện tích tự nhiên
-
Đất phi nông nghiệp: 257,36ha chiếm 21,89 % tổng diện tích tự nhiên
Bảng kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2020-2025
Thứ tự
|
LOẠI ĐẤT
|
Mã
|
DT hiện trạng (Ha)
|
Diện tích 2025 (Ha)
|
Diện tích 2030 (Ha)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
I
|
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
|
|
1.175,79
|
1.175,79
|
1.175,79
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
983,17
|
918,43
|
840,07
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXN
|
975,93
|
911,19
|
832, 83
|
1.1.1
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
704,46
|
704,46
|
679.1
|
1.1.2
|
Đất trồng cây hàng năm
|
CHN
|
271,46
|
206,72
|
153,73
|
|
+ Đất trồng lúa
|
LUA
|
217,73
|
152,99
|
100
|
|
+ Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
53,73
|
53,73
|
53,73
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp
|
LNP
|
-
|
-
|
-
|
1.2.1
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
-
|
-
|
-
|
1.2.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
-
|
-
|
-
|
1.2.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
-
|
-
|
-
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
7,24
|
7,24
|
7,24
|
1.4
|
Đất làm muối
|
LMU
|
-
|
-
|
-
|
1.5
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
-
|
-
|
-
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
192,62
|
257,36
|
335,71
|
2.1
|
Đất ở
|
OCT
|
35,26
|
100
|
125,00
|
2.1.1
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
35,26
|
100
|
125,00
|
2.1.2
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
-
|
-
|
-
|
2.2
|
Đất chuyên dùng ( phát triển hạ tầng)
|
CDG
|
141,43
|
210,71
|
210,71
|
2.2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
1,19
|
1,61
|
1,61
|
2.2.2
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
|
DSN
|
9,94
|
10,13
|
10,13
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở y tế
|
DYT
|
7,89
|
7,89
|
7,89
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở giáo dục
|
DGD
|
1,22
|
1,22
|
1,22
|
|
+ Đất xây dựng Cơ sở thể dục thể thao sinh hoạt cộng đồng
|
ĐTT
|
0,37
|
0,56
|
0,56
|
|
+ Đất chợ
|
ĐCH
|
0,28
|
0,28
|
0,28
|
|
+ Đất công trình bưu chính viễn thông
|
DBV
|
0,02
|
0,02
|
0,02
|
|
+ Đất công trình năng lượng
|
DNL
|
0,16
|
0,16
|
0,16
|
2.2.3
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
3,55
|
3,55
|
3,55
|
2.2.4
|
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
|
CSK
|
3,46
|
3,46
|
3,46
|
2.2.5
|
Đất có mục đích công cộng
|
CCC
|
123,29
|
176,04
|
176,04
|
|
+ Đất giao thông
|
DGT
|
51,64
|
104,39
|
104,39
|
|
+ Đất thủy lợi
|
DTL
|
71,65
|
-
|
-
|
2.3
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
2,26
|
2,26
|
2,26
|
2.4
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
0,21
|
0,21
|
0,21
|
2.5
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
|
NTD
|
3,55
|
3,55
|
3,55
|
2.6
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
9,90
|
9,90
|
9,90
|
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phân kỳ kế hoạch đến từng năm dựa trên các căn cứ:
- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong từng giai đoạn phát triển;
- Đối với các dự án xây dựng nông thôn mới sử dụng vốn ngân sách dựa vào kế hoạch phân bổ vốn;
- Danh mục các công trình đầu tư giai đoạn 2020 – 2025
CHƯƠNG VI:
QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VI.1. Quy hoạch hệ thống giao thông
-
Cơ sở thiết kế
Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành dựa trên các tài liệu sau:
-
Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật: QCVN 07:2016;
-
Tiêu chuẩn ngành:
-
Đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế _TCVN 4054-2005.
-
Đường giao thông nông thôn– Tiêu chuẩn thiết kế _TCVN 10380-2014.
-
Bản đồ quy hoạch định hướng không gian …
-
Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông.
-
Quyết định 4927/QĐ-BGTVT về việc: Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
-
Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
-
Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông huyện Châu Thành và tỉnh Trà Vinh. Thể hiện mặt bằng mạng lưới giao thông đến từng khu chức năng. Xác định vị trí quy mô các công trình giao thông.
-
Mạng lưới đường giao thông được phân cấp rõ ràng, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, hợp lý, đảm bảo kết nối tốt với các vùng vực lân cận.
-
Bố trí đủ quy mô và vị trí hợp lý các công trình giao thông tĩnh đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu về giao thông tĩnh của khu quy hoạch.
-
Các tuyến đường cong được thiết kế với bán kính cong và tầm nhìn thích hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
-
Quy hoạch mạng lưới giao thông:
VI.1.3.1. Giao thông đường bộ:
Định hướng tuyến chính có tính xuyên suốt, lượng vận chuyển cao, ít giao cắt. Các tuyến đường nông thôn được xây dựng dựa trên việc đấu vào các tuyến đường chính, tạo mạng lưới giao thông thông suốt.
Về quy hoạch mạng lưới giao thông: Thống nhất việc tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng lộ giới theo đúng quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường, tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh.
-
Các tuyến giao thông đối ngoại:
-
Xã Nguyệt Hóa nằm cặp trên tuyến Quốc lộ 53, đường vành đai tiếp giáp với thành phố Trà Vinh và là cửa ngõ vào trung tâm thành phố Trà Vinh, đây 2 tuyến giao thông đối ngoại chủ yếu kết nối xã với toàn khu vực.
-
Các tuyến đường nông thôn nội xã:
-
Hiện nay các đường trục xã đã đảm bảo kết nối thuận tiện với các trục giao thông đối ngoại, các tuyến đường giao thông liên xóm, ấp được kết nối tạo thành hệ thống giao thông hoàn chĩnh.Đáp ứng nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa của người dân trong xã.Tuy nhiên định hướng đến năm 2030 cần quy hoạch mới 1 số tuyến giao thông như sau:
Hệ thống giao thông xã Nguyệt Hóa được thống kê trong bảng sau:
Số
TT
|
Cấp đường
|
Tên đường
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Chiều dài
(m)
|
Kết cấu
|
Chiều rộng
|
Lộ Giới
|
Hình thức
|
Nền
(m)
|
Mặt (m)
|
A
|
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG NÂNG CẤP, CẢI TẠO (2021-2025)
|
I
|
|
ĐƯỜNG TRỤC XÃ
|
1
|
Đường GTNT ấp Xóm Trảng-Cổ Tháp A-Cổ Tháp B (H01)
|
H01
|
Quốc lộ 53
|
Bưu điện
xã
|
3170
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
7
|
Cải tạo
|
2
|
Đường nhựa GTNT âp Bến Có – Trà Đét – Sóc Thát (H02)
|
H02
|
nhà ông
Bùi Văn Dân
|
nhà bà
Nguyễn Thị Tòng
|
6.380
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
7
|
Cải tạo
|
|
TỔNG CỘNG
|
9550
|
B
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG LÀM MỚI (2021-2030)
|
I
|
ĐƯỜNG HUYỆN (GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI)
|
1
|
Đường huyện 3 (M)
|
M
|
Đi cắt ngang qua xã
|
2850
|
Nhựa
|
9
|
7
|
29
|
Làm mới
|
II
|
ĐƯỜNG THÔN ( liên ấp, liên xóm)
|
II.1
|
ĐƯỜNG LIÊN ẤP
|
1
|
Đường GTNT ấp Trà Đet, xã Nguyệt Hóa (M2)
|
M2
|
nhà ông Nguyễn Văn Của
|
nhà bà Định Thị Bé Phúc
|
700
|
Đal
|
5
|
2,5
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Bến Có- Trà Đét, xã Nguyệt Hóa ( M6)
|
M6
|
từ nhà ông Hứa Chí Hòa
|
nhà ông Lê Minh Thi
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát – Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M13)
|
M13
|
từ nhà ông Trần Văn Hát
|
nhà ông Lê Văn Luyến
|
700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát – Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M27)
|
M27
|
Huỳnh Văn Sa
|
Trần Văn Thời
|
700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
5
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A – Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa (M8)
|
M8
|
từ nhà ông Kim Pừng Thone
|
Tạ Hữu Lượng
|
400
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
6
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A – Cổ Tháp B (M29)
|
M29
|
Từ nhà ông Tư Lát
|
Cầu Ô Chàm
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
2800
|
II.2
|
ĐƯỜNG LIÊN XÓM
|
1
|
Đường GTNT ấp Trà Đét , xã Nguyệt Hóa (M1)
|
M1
|
từ đường nhựa 135 nhà ông Lê Phước Trượng
|
nhà ông Nguyễn Văn Của
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M3)
|
M3
|
từ đường nhựa 135
|
nhà ông Võ Văn Tấn
|
500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M4)
|
M4
|
từ cầu BaSi
|
nhà ông Nguyễn Văn Giáo
|
400
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M5)
|
M5
|
từ nhà ông Lê Trung Tiến
|
sông Basi
|
650
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
5
|
Đường đal GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M9)
|
M9
|
từ đường nhựa 135
|
nhà bà Lê Thị Hồng Bông
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
6
|
Đường đal GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M10)
|
M10
|
từ nhà ông Nguyễn Văn Chín
|
nhà ông Lâm Văn Đấu
|
850
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
7
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M11)
|
M11
|
từ nhà bà Diệp Thị Tám
|
nhà bà Phạm Thị Cẫm
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
8
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M12)
|
M12
|
từ đường Nguyễn văn Ý
|
nhà ông Huỳnh Văn Tôn
|
937
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
9
|
Đường GTNT ấp cổ Tháp B, xã Nguyệt Hóa (M16)
|
M16
|
N1 (từ kênh số 1 )N2(từ nhà ông Trang Sĩ)
|
N1(đến nhà ông Sơn Chiết)N2(đến đường đal hiện hữu)
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
10
|
Đường GTNT ấp Cổ Thap B, xã Nguyệt Hóa (M17)
|
M17
|
từ Trường học Nguyệt Hóa A
|
đến kênh số I
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
11
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B, xã Nguyệt Hóa (M18)
|
M18
|
từ nhà ông Lê Văn Tuấn
|
đến kênh Xóm Trảng
|
1050
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
12
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A, xã Nguyệt Hóa (M19)
|
M19
|
từ nhà bà Thạch Thị Duyên
|
đến kênh số I
|
560
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
13
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M20)
|
M20
|
Hứa Chí Hòa
|
Đường SME
|
1800
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
14
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M21)
|
M21
|
từ nhà ông Huỳnh Văn Đen
|
đến nhà ông Nguyễn Văn Y
|
1040
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
15
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A, xã Nguyệt Hóa (M22)
|
M22
|
Nhà văn hóa
|
Nhà Thạch Ngọc Quang
|
300
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
16
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M23)
|
M23
|
Từ QL 53
|
Nhà Dương Thị Thắm
|
250
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
17
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M24)
|
M24
|
Nhà Diệp Thị Tám
|
Nhà Châu Văn Khoa
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
18
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M25)
|
M25
|
Từ QL 53
|
Nhà Nguyễn Trường Vũ
|
300
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
13187
|
III
|
ĐƯỜNG TRỤC NỘI ĐỒNG
|
1
|
Đường GTNT ấp Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa (M7)
|
M7
|
từ nhà ông thạch Munl
|
giáp ranh P7
|
1700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B (M14)
|
M14
|
từ đất ông Sơn Song
|
đất ông Thạch Sốc
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B – Cổ Tháp A (M15)
|
M15
|
từ nhà ông Bùi Văn Dân
|
giáp ranh P7 TPTV
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp cổ Tháp B (M28)
|
M28
|
Từ nhà ông Nguyễn Quang Trung
|
Đến nhà ông Sơn Chiết
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
5200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI.1.3.2. Công tác thủy lợi:
Công tác thủy lợi đi đôi với việc thoát nước mặt cho các khu dân cư. Đối với những khu vực là đất sản xuất nông nghiệp và thủy hải sản thì thoát nước mặt là công tác nạo vét các bờ kênh, mương để tạo điều kiện cho thủy triều lên xuống đều đặn, nước không bị tù, ứ đọng hoặc không bị ngập lụt gây thất thoát và phá hoại mùa màng, thủy hải sản. Các bờ kênh, mương tự nhiên sẽ giữ lại làm công tác thủy lợi, thoát nước và cấp nước cho ao hồ nuôi trồng thủy sản. Lượng nước được lưu chuyển sẽ là điều kiện tốt để phát triển nông và ngư nghiệp của địa phương.
Bên cạnh đó, việc tăng cường và nghiên cứu đắp đê chắn sóng, ngăn lũ hay đào thêm kênh thoát nước sẽ góp phần làm cho hệ thống thủy lợi và thoát nước mặt trở nên thuận lợi hơn, đời sống người dân ổn định hơn.
VI.1.3.3. Giao thông đường thủy:
Giữ ổn định tuyến giao sông bến có, các tuyến kênh rạch hiện có.Do đã đảm bảo phục vụ tốt giao thông nội đồng phục vụ sản xuất. Trong thời gian tới chỉ quan tâm nạo vét thường xuyên đảo bảo dòng chuyển xuyên suốt
VI.2. Quy hoạch cao độ nền và hệ thống thoát nước mưa:
VI.2.1 Quy hoạch cao độ nền
Chọn cao độ xây dựng (Ñxd) ≥ +2,3m theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đồng thời phù hợp theo quy hoạch nông thôn mới xã Nguyệt Hóa phê duyệt năm 2012.
Việc san lắp mặt bằng xây dựng công trình đảo bảo độ dốc thoát nước.
Do điều kiện địa hình thấp nên việc san lắp chủ yếu bổ xung vật liệu từ nơi khác hạn chế đào đắp tạt chổ, bám sát điều kiện địa hình tự nhiên. Toàn xã Nguyệt Hóa có địa hình thấp bằng phẳng nên hạn chế tối đa việc khai thác đất, cát tự nhiên trên địa bàn làm thay đổi địa hình tác động xấu đến môi trường.
VI.2.2 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa
Nước thải trước khi thoát ra mạng lưới thoát nước chung phải được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn, đạt tiêu chuẩn cho phép thoát ra môi trường.
Các tuyến kênh cần được mở rộng và đào thêm để thuận lợi cho công tác tiêu nước, chống ngập úng cho khu dân cư và khu vực đồng ruộng.
Việc thoát nước chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên các hướng thoát tự nhiên, là sông ngòi, kênh rạch các khu dân cư hoặc trung tâm xã. Các đường giao thông liên xã có hệ thống thoát nước mưa là mương hỡ dẫn ra các kênh rạch.
VI.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Bản đồ đánh giá hiện trạng cấp nước khu quy hoạch.
-
Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã.
-
QCXDVN 01:2008/BXD quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy chuẩn xây dựng
-
TCXDVN 33:2006 cấp nước - mạng lưới cấp nước và công trình bên trong - tiêu chuẩn xây dựng.
-
Các văn bản hiện hành có liên quan đến khu quy hoạch.
-
Chỉ tiêu thiết kế:
-
Khu vực thuộc vùng nông thôn mới: 80 l/người.ngđ.
-
Tiêu chuẩn cấp nước công trình công cộng, thương mại dịch vụ ≥10% % tổng lưu lượng nước cấp sinh hoạt (Chọn 15%).
-
Thất thoát rò rỉ đối với các hệ thống nâng cấp cải tạo không quá 30%, đối với hệ thống xây mới không quá 25% tổng các loại nước trên; (Chọn15% tổng lưu lượng nước cấp).
-
Hệ số dùng nước ngày lớn nhất lấy bằng 1,20 cho khu dân cư và 1,10 cho khu công nghiệp.
-
Tổng lưu lượng thoát nước cấp là khoảng: 1.040 (m3/ngày đêm)
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước toàn xã:
|
KÝ HIỆU
|
DANH MỤC
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (l/người.ngđ)
|
Hệ số dùng nước
|
LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP (m3/ngđ)
|
|
|
1
|
TT
|
Khu trung tâm xã
|
1500
|
80
|
1,2
|
144
|
|
2
|
TS1
|
Trà Đét
|
810
|
80
|
1,2
|
78
|
|
3
|
TS2
|
Sóc Thát
|
1.097
|
80
|
1,2
|
105
|
|
4
|
TS3
|
Bến Có
|
1.952
|
80
|
1,2
|
187
|
|
5
|
TS4
|
Cổ Tháp A
|
1.138
|
80
|
1,2
|
109
|
|
6
|
TS5
|
Cổ Tháp B
|
827
|
80
|
1,2
|
79
|
|
7
|
TS6
|
Xóm Trảng
|
1.006
|
80
|
1,2
|
97
|
|
Nước cấp Công trình công cộng
|
15%Qsh
|
120
|
|
Nước dự phòng rò rỉ
|
15%Qsh
|
120
|
|
TỔNG
|
1040
|
|
|
-Nguồn nước máy phục vụ sinh hoạt và sản xuất của xã do công ty cấp thoát nước trà vinh cung cấp.
-Ngoài ra mở rộng đài nước 0,2 ha tại ấp Trà Đét. Đề xuất quy hoạch thêm nhà máy cấp nước công suất 10.000 m3/ngày/đêm để phục vụ cho người dân trong vùng dự án.
VI.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Bản đồ đánh giá hiện trạng thoát nước thải khu quy hoạch
-
Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn xã.
-
TCXDVN 01:2008/BXD quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy chuẩn xây dựng.
-
TCXDVN 7957: 2008 thoát nước - mạng lưới thoát nước và công trình bên trongtiêu chuẩn xây dựng.
-
Các văn bản hiện hành có liên quan đến khu quy hoạch.
-
Chỉ tiêu thoát nước thải và rác thải:
-
Chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt: 100% tổng lưu lượng nước cấp
-
Chỉ tiêu thoát nước thải công nghiệp: 80% tổng lưu lượng nước cấp
-
Chỉ tiêu thoát nước công cộng, dịch vụ thương mại lấy bằng 15% nước thải sinh hoạt.
-
Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 0,8kg/người.ngđ.
-
Hệ số thoát nước ngày lớn nhất lấy bằng 1,20 cho khu dân cư và 1,10 cho khu công nghiệp.
Bảng tính toán nhu cầu thoát nước và chất thải rắn toàn xã
STT
|
KH
|
DANH MỤC
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (l/người.ngđ)
|
Hệ số dùng nước
|
LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI (m3/ngđ)
|
CHỈ TIÊU RÁC THẢI (kg/ngđ)
|
KHỐI LƯỢNGRÁC THẢI (tấn/ngđ)
|
1
|
TT
|
Điểm dân cư QH trung tâm
|
1500
|
80
|
1,2
|
144
|
0,8
|
1,2
|
2
|
TS1
|
Trà Đét
|
810
|
80
|
1,2
|
78
|
0,8
|
0,6
|
3
|
TS2
|
Sóc Thát
|
1.097
|
80
|
1,2
|
105
|
0,8
|
0,9
|
4
|
TS3
|
Bến Có
|
1.952
|
80
|
1,2
|
187
|
0,8
|
1,6
|
5
|
TS4
|
Cổ Tháp A
|
1.138
|
80
|
1,2
|
109
|
0,8
|
0,9
|
6
|
TS5
|
Cổ Tháp B
|
827
|
80
|
1,2
|
79
|
0,8
|
0,7
|
7
|
TS6
|
Xóm Trảng
|
1.006
|
80
|
1,2
|
97
|
0,8
|
0,8
|
Công trình công cộng
|
15%Qsh
|
120
|
|
|
TỔNG
|
920
|
|
7.7
|
-
Giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
VI.4.3.1. Thoát nước thải:
-
Tổng lưu lượng thoát nước thải là: 920 (m3/ngày đêm)
-
Tổng khối lượng rác thải là : 7.7(tấn)
-
Sử dụng mạng lưới thoát nước chung cho thoát nước mưa và thoát nước thải.
-
Nước thải trước khi thoát ra mạng lưới thoát nước chung phải được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn, đạt tiêu chuẩn cho phép thoát ra môi trường.
-
Đối với những hộ làm nghề thủ công có thành phần chất thải độc hại phải xử lý đạt chuẩn theo yêu cầu trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
VI.4.3.2. Vệ sinh môi trường:
-
Rác thải: được thu gom từng hộ gia đình hằng ngày đưa về khu xử lý tập trung của tỉnh.
-
Xã sử dụng nghĩa trang Nguyệt Hóa tại ấp Cổ Tháp B với diện tích 0.54 ha .
VI.5. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng:
-
Hiện trạng:
Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn xã là hệ thống điện quốc gia thuộc khu vực điện nông thôn Châu Thành, điện lực Châu Thành và điện lự TP Trà Vinh, nguồn điện tương đối ổn định. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 100%.
-
Cơ sở thiết kế:
Quy hoạch cấp điện xã Nguyệt Hóa dựa trên các tài liệu sau:
-
Quy hoạch vùng huyện Châu Thành đến 2030.
-
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông….
-
Chỉ tiêu cấp điện cho khu quy hoạch.
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD.
-
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 quy hoạch xây dựng nông thôn - tiêu chuẩn thiết kế.
-
Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 03 năm 2017 hướng dẫn về quy hoạch nông thôn.
-
Qui phạm trang bị điện phần:
I Qui định chung 11TCN - 18 – 2006
II Hệ thống đường dẫn điện 11TCN - 19 – 2006
III Bảo vệ và tự động 11TCN - 20 – 2006
IV Thiết bị phân phối và trạm BA 11TCN - 21 – 2006
-
Quyết định số 1867NL/KHKT ngày 16/9/1994 Qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật điện khí hóa áp trung thế 22 kV.
-
Nghị định 106/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
-
Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành điện và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình điện.
-
Mục tiêu & nguyên tắc quy hoạch:
Xây dựng trạm biến áp riêng cho toàn bộ khu, xây dựng mạng chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công cộng, cấp điện sinh hoạt đến từng hạng mục công trình trong khu vực…
Hệ thống cấp điện là hệ thống nổi,tương lai sẽ được ngầm hóa đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống cấp điện ngoài việc đảm bảo nhu cầu sử dụng cho các hoạt động của khu trung tâm còn phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các hệ thống khác như cấp thoát nước...
Chỉ tiêu cấp điện phải đạt tối thiểu như sau:
-
Ở-sinh hoạt dân cư trung tâm: 1500 kWh/người/năm.
-
Ở-sinh hoạt dân cư nông thôn: 750 kWh/người/năm.
-
Công trình công cộng…: ≥ 15% sinh hoạt (Chọn 30% điện sinh hoạt).
-
Chiếu sáng giao thông : ≥10kW/ha.
-
Phương án quy hoạch:
Nguồn điện:
Hiện khu vực sử dụng nguồn điện quốc gia trạm 110/22kV 2x40MVA Châu Thành, lâu dài được bổ sung nguồn điện từ trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Châu Thành thông qua tuyến trung thế 22kV hình thứ trạm hộp bộ, giàn treo đảo bảo an toàn mỹ quan.
-
Lựa chọn công suất máy biến áp và hình thức trạm:
Xác định phụ tải: Căn cứ chỉ tiêu cấp điện, khả năng phát triển phụ tải, dự phòng và hao hụt. Công suất phụ tải dự kiến như sau theo bảng 7.1 và Khoảng 7.4, Chương VII. Quy hoạch cấp điện của QCXDVN 01:2008/BXD ta xác định như sau: Phụ tải tại Khu trung tâm xã (Được tính như đô thị loại V) giai đoạn đầu (10 năm) là: 200 W/người, sau 10 năm là: 330 W/ người, đối với các điểm dân cư nông thôn còn lại ta lấy phụ tải bằng 50% khu trung tâm.Công suất phụ tải dự kiến như bảng sau:
Bảng : Công suất phụ tải dự kiến đến năm 2030
TT
|
Điểm dân cư
|
Dự kiến
|
Dự kiến
|
Phụ tải
|
Phụ tải
|
Công suất
|
Công suất
|
Hiện trạng
|
năm 2030
|
SH đầu
|
SH sau
|
SH đầu
|
SH sau
|
Dân số (người)
|
Dân số (người)
|
Hiện tại
|
Đến năm 2030
|
Hiện tại
|
Đến năm 2030
|
w/người
|
w/người
|
kw
|
kw
|
1
|
Điểm dân cư trung tâm
|
500
|
1.500
|
200
|
330
|
100
|
495
|
2
|
Trà Đét
|
780
|
810
|
100
|
165
|
78
|
134
|
3
|
Sóc Thát
|
973
|
1.097
|
100
|
165
|
97,3
|
181
|
4
|
Bến Có
|
1.997
|
1.952
|
100
|
165
|
199,7
|
322
|
5
|
Cổ Tháp A
|
1.275
|
1.138
|
100
|
165
|
127,5
|
188
|
6
|
Cổ Tháp B
|
794
|
827
|
100
|
165
|
79,4
|
136
|
7
|
Xóm Trảng
|
1.069
|
1.006
|
100
|
165
|
106,9
|
166
|
|
Tổng Cộng
|
|
|
|
|
788,8
|
1622
|
|
Dự Phòng =5%+ Tổn Thất =10%
|
118,32
|
243
|
|
Tổng cộng
|
907
|
1.865
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiếp tục sử dụng các tuyến hiện hữu(trụ,dây nổi).Đang hoạt động tốt đảo bảo đấu nối cung cấp các tuyến hạ thế trong xã.
Hệ thống lưới điện hạ thế đấu nối từ bảng điện hạ thế tại trạm biến áp phân phối đến các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực theo dạng lưới kín vận hành hở sử dụng dây nhôm lỏi thép AV 50¸150mm2 hoặc cáp ABC 50¸150mm2đang hoạt động tốt .Tuy nhiên để đảo bảo nguồn cung cấp đường dây truyền tải trong giai đoạn 2025 cần thiết :
- Nâng cấp tuyến điện vào trung tâm xã đến giáp phường 7 TP.Trà Vinh (đường vành đai) và tuyến giáp ranh ấp Trà Đét lên thành tuyến 3 pha với tổng chiều dài là 4000m.
- Xây dựng mới tuyến cung cấp điện kênh số I ấp Cổ Tháp B và Cổ Tháp A ( từ nhà ông Bùi Văn Dân đến giáp ranh phường 7 TP.Trà Vinh dài 1500m.
- Xây dựng mới tuyến hạ thế ấp Xóm Trảng (từ nhà ông Sơn Thune đến kênh Xóm Trảng dài 400m) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân.
Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng đường, chiếu sáng công viên, vườn hoa… là hệ thống ngầm đảm bảo mỹ quan.
+ Chiếu sáng đường: (gồm chiếu sáng đường liên xã, liên ấp, quảng trường, vỉa hè và đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ).
-
Tất cả các loại đường trong điểm dân cư đều được chiếu sáng nhân tạo, các vỉa hè đường được tổ chức chiếu sáng chung với chiếu sáng đường đảm bảo độ chói tối thiểu qui định tại bảng 7.6 và bảng 7.7 trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng 2008.
-
Sử dụng đèn LED có công suất từ 50W-200W, đèn compact, đèn trang trí… ánh sáng vàng làm tăng độ nhạy độ phân biệt đối với mắt thường, tùy theo từng loại đường từng khu vực mà bố trí, sử dụng trụ bát giác STK hình côn cho phù hợp, ở các tiểu đảo sử dụng đèn 2 nhánh hoặc 3 nhánh, ở các quảng trường sử dụng trụ đèn trang trí.
-
Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng được lấy từ tuyến hạ thế. Đồng thời vận động người dân cùng tham gia thực hiện.
-
Dây dẫn: hệ thống lưới điện chiếu sáng được thiết kế ngầm sử dụng cáp ngầm cách điện bằng PVC 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC chịu lực, các vị trí vượt đường giao thông sử dụng ống sắt mạ kẽm thay cho ống nhựa PVC và được chôn trực tiếp trong đất.
VI.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:
-
Hiện trạng:
Hiện khu vực quy hoạch đã có hệ thống thông tin gồm đường dây điện thoại, Internet nhưng là hệ nổi trên các cột chưa đủ quy chuẩn kém mỹ quan.
-
Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:
Rà soát, nâng cấp hệ thống thông tin hoàn chỉnh, có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống bưu chính cơ sở và mạng viễn thông Quốc gia.
Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ được đi ngầm.
Dự kiến năm 2025 100% hộ gia đình có kết nối Internet.
-
Phương án quy hoạch:
Khu quy hoạch đã có hệ thống thông tin liên lạc được cấp từ bưu điện Nguyệt Hóa nhưng là hệ nổi kém mỹ quan và chưa hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu phục vụ 100% các hộ dân tiếp cận TTLL.
Xây dựng mới lưới nổi TTLL phân phối lâu dài sẽ được ngầm hóa dọc các đường trong khu quy hoạch từ các bưu điện, trạm điện thoại xây dựng mới sử dụng cáp đồng TTLL dung lượng mỗi tuyến khoảng 100-200 đôi, theo nhu cầu sử dụng hoặc cáp quang cung cấp dịch vụ cho hộ tiêu thụ thông qua các tủ phân phối thứ cấp.
Tuyến cống bể: Sẽ được lắp đặt ở một bên đường hoặc cả hai bên đường tuỳ theo cụ thể các nhu cầu. Vị trí các tuyến ống được bố trí theo quy hoạch hạ tầng đường dây, đường ống.
CHƯƠNG VII:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
VII.1Phần mở đầu
VII.1.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC
-
Giới hạn khu đất:
Xã Nguyệt Hóa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, với tứ cận như sau:
- Phía Đông: giáp phường 7, thành phố Trà Vinh;
- Phía Tây: giáp xã Phương Thạnh huyện Càng Long;
- Phía Nam: giáp phường 8, xã Lương Hòa huyện Châu Thành thành phố Trà Vinh;
- Phía Bắc: giáp xã Đại Phúc huyện Càng Long và xã Long Đức thành phố Trà Vinh.
b.Tổng diện tích khu vực quy hoạch: khoảng1.175,79 ha
VII.1.2. Nội dung nghiên cứu ĐMC
Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, giao thông và tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn.
Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường khu vực của các phương án quy hoạch.
Tổng hợp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch; Đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.
VII.1.3. Phương pháp đánh giá ĐMC
Thực hiện phương pháp so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Từ đó rút ra những kết luận về ảnh hưởng hoạt động đầu tư xây dựng công trình và hoạt động của dự án đến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiêm môi trường.
VII.1.4. Cơ sở pháp lý
-
Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2014;
-
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ngày 23/6/2014;
-
Nghị định số 59/2007/NĐ-TTg ngày 09/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
-
Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải;
-
Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
-
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và kế hoạch bảo vệ môi trường;
-
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
-
Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;
-
Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”;
-
Các quy chuẩn quốc gia có liên quan đến lĩnh vực môi trường.
VII.2 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch
Các vấn đề môi trường cốt lõi và mục tiêu môi trường và xã hội
TT
|
Các vấn đề môi trường chính
|
Vấn đề môi trường liên quan
|
Mục tiêu môi trường và xã hội
|
1
|
Chất lượng môi trường nước
|
-
|
Chất lượng nước mặt
|
Ô nhiễm nguồn nước
|
-
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT
|
-
|
Chất lượng nước ngầm
|
Ô nhiễm nguồn nước
|
Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN 09:2015/BTNMT
|
2
|
Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
|
-
|
Chất lượng không khí
|
Mức độ ô nhiễm không khí
|
-
Duy trì chất lượng không khí dưới mức QCVN 05:2013/BTNMT
-
|
3
|
|
-
|
Quản lý nước thải
|
Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
|
Đảm bảo nước thải sinh hoạt và đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT
|
-
|
Quản lý chất thải rắn
|
Ô nhiễm môi trường từ hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn không hợp vệ sinh
|
-
Đến năm 2020, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ (chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050).
|
-
|
Chất thải nguy hại
|
Ô nhiễm từ chất thải nguy hại
|
100% chất thải rắn y tế được thu gom để xử lý (chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050).
|
4
|
Các vấn đề xã hội
|
-
|
Sức khỏe cộng đồng
|
Các bệnh hô hấp
Các bệnh qua đường nước
|
Giảm các bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội;
Nâng cao số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế cho cộng đồng;
Cung cấp dịch vụ y tế cho cộng đồng.
|
VII.3 Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch xây dựng
-
Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Nguồn nước ngầm trên địa bàn toàn huyện Châu Thành nói chung và xã Nguyệt Hóa nói riêng được đánh giá dồi dào về trữ lượng chất lượng đảm bảo yêu cầu sử dụng. Tuy vậy, để đủ sử dụng lâu dài, cần thực hiện tiết kiệm tối đa việc sử dung nước ngầm.
-
Hiện trạng môi trường không khí
Do là xã tiếp giáp bờ biển đông xa các khu công nghiệp tập trung môi trường không khí chưa bị ô nhiễm hiện tại chưa cần thiết có biện pháp khắc phục hiện trạng môi trường không khí.
-
Hiện trạng quản lý nước thải
Nước thải sinh hoạt gia đình và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cơ bản được thu gom vào bể tự hoạivà các mương rãnh quanh nhà, một phần thấm vào đất, một phần theo địa hình tự nhiên thoát vào kênh,mương, sông rạch tự nhiên.
-
Nước mưa
Nước mưa tiêu thoát tự nhiên thông qua hệ thống kênh mương thoát ra sông Cổ Chiêng thông qua các tuyến kênh rạch của xã.
-
Hiện trạng quản lý chất thải rắn
Khu vực quy hoạch hiện nay chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn công nghiệp hiện chưa có. Nhìn chung, chất thải rắn trong khu vực chưa được thu gom và vận chuyển về bãi tập kết để xử lý tốt theo đúng quy định.
VII.4 Định hướng đánh giá môi trường chiến lược
-
Hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường:
-
Bảo vệ chất lượng nước mặt trên địa bàn khu quy hoạch và khu vực xung quanh.
-
Bảo vệ môi trường không khí, cụ thể: Hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở khu dân cư đạt QCVN 05: 2013/BTNMT.
-
Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn, cụ thể: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn là 100%.
-
Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt phát sinh, cụ thể: Tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải là 100%.
-
Tăng diện tích đất cây xanh và đáp ứng tiện nghi môi trường.
-
Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch là 100%.
-
Các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động đối với dân cư, cảnh quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch :
-
Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện:
-
Quy hoạch hành lang cây xanh, công viên cây xanh bảo vệ môi trường.
-
Quy hoạch hợp lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các quy hoạch giao thông, san đắp nền và cấp, thoát nước đều có tính đến việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
-
Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường:
-
Giảm thiểu ô nhiễm không khí:Tăng cường việc sử dụng nhiên liệu sạch,nhiên liệu sinh học.Thực hiện Quyết định số 909/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát khí thải các phương tiện giao thông cơ giới (ít gây ô nhiễm). Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của các khu dân cư.
-
Giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải rắn: Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, tạo nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu cơ, chôn lấp hợp vệ sinh.
-
Kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt . Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt xử lý đạt QCVN 14:2009/BTNMT.
-
Xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát chất lượng môi trường.
VII.5 Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường; kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
-
Các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
-
Quản lý kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích phù hợp theo quy hoạch.
-
Trong tương lai, do biến đổi khí hậu, mực nước biển dân xã Nguyệt Hóa cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó biến đổi khi hậu nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến đòi sống của nhân dân trong xã.
-
Chất lượng môi trường nước
-
Kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
-
Kiểm soát việc thu gom chất thải rắn tại các hộ gia đình để tránh tình trạng xả rác xuống kênh rạch.
-
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải bẩn chung với hệ thống thoát nước mưa tại các khu dân cư.
-
Kiểm soát xâm ngập mặn.
-
Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn;
-
Kiểm soát ô nhiễm trong quá trình xây dựng các dự án.
-
Giáo dục ý thức người dân phải tuân thủ các quy định luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn khi di chuyển.
-
Phương tiện giao thông sử dụng nguyên liệu sinh học .
-
Trồng cây xanh cách ly, cây xanh ven đường để giảm nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại các tuyến giao thông có mật độ cao.
-
Trồng cây xanh công trình, cây xanh cách ly.
-
Tổ chức phân loại rác tại nguồn, mỗi điểm dân cư cần bố trí các thùng thu gom rác thải
-
Hạn chế chôn lấp chất thải rắn.
-
Chất thải rắn thải y tế và chất thải rắn nguy hại thực hiện theo quy chế quản lý chất thải rắn y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế và đảm bảo theo đúng Thông tư 12/2006/TT - BTNMT và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT).
-
Bãi tập kết chất thải rắn cần:
+ Bố trí mương thu nước rỉ rác quanh khu xử lý chất thải rắn, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
+ Xây dựng tường bao quanh và nền xi măng. Hạn chế mùi hôi phát tán ra bên ngoài.
-Rác thải:
+ Rác thải được thu gom từng hộ gia đình hằng ngày đưa về khu xữ lý tập trung của tĩnh tại xã Lương Hòa huyện Châu Thành, công suất 10 tấn/ngđ, chất thải sau khi được phân loại và xử lý theo quy định hiện hành.
-
Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
-
Chủ đầu tư dựa vào quy hoạch tổng thể để xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đẻ quản lý kiểm soát tốt môi trường.
-
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị sản xuất, hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường và hệ thống ngăn ngừa sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời.
-
Tổ chức giám sát chất thải đạt các quy chuẩn môi trường từ 1-2 lần/năm.
CHƯƠNG VIII:
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
VII.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn:
VII.1.1. Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư:
Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tập trung vào các hạng mục để hoàn thành tiêu chí xã Nông thôn mới và hướng đến huyện Châu Thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí xây dựng tập trung trong các lĩnh vực: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh trật tự và chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
-
Về quy hoạch: thực hiện lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa, quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã Nguyệt Hóa.
-
Về giao thông:
-
Xây dựng các tuyến giao thông bảo đảm kết nối đến các xã lân cận: nâng cấp mở rộng các tuyến trục chính liên xã, liên ấp, xây dựng các tuyến đường định hướng theo quy hoạch chung xã Nguyệt Hóa và quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2025;
-
Xây dựng đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch.
-
Về thủy lợi: xây dựng hệ thống thủy lợi xã Nguyệt Hóa đồng bộ với hệ thống thủy lợi liên xã.
-
Về điện: Xây dựng hệ thống điện xã Nguyệt Hóa đồng bộ với hệ thống điện liên xã theo quy hoạch, đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống.
-
Về y tế - văn hóa – giáo dục:
-
Xây dựng các công trình phục vụ hoạt động văn hóa – thể thao của xã.
-
Xây dựng các điểm trường học phục vụ hoạt động giáo dục toàn xã.
-
Về sản xuất: hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của thị xã.
-
Về môi trường:
-
Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
-
Đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ.
-
Về an ninh, trật tự xã hội: đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự xã hội.
VII.1.2. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
Trong các tiêu chí trên, liên quan đến quy hoạch xây dựng nông thôn, gồm các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất và môi trường.
Các hạng mục ưu tiên đầu tư như sau:
+ Về giao thông:
- Ưu tiên đầu tư cải tạo sửa chữa nâng cấp các tuyến đường trục chính của xã: đường trục xã H01,H02.
- Ưu tiên đầu tư cải tạo sửa chữa xây mới các tuyến giao thông nội đồng chính nằm phục vụ tốt cho việc vẩn chuyển nông sản hàng hóa của người dân.
- Đầu tư hệ thống giao thông liên ấp, giao thông nội bộ, các tuyến giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân.
- Việc phân kỳ đầu tư xây dựng dựa theo sự phân bổ vốn và danh mục đăng ký đầu tư công trình trung hạn 5 năm 2021 -2025 của xã Nguyệt Hóa để có sự đầu tư hợp lý.
Bảng: Phân kỳ đầu tư xây dựng các tuyến giao thông xây mới, sửa chữa trên địa bàn xã Nguyệt Hóa(2019-2020)
Số
TT
|
Cấp đường
|
Tên đường
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Chiều dài
(m)
|
Kết cấu
|
Chiều rộng
|
Lộ giới
|
Hình thức
|
Nền
(m)
|
Mặt (m)
|
I
|
|
ĐƯỜNG LIÊN ẤP
|
1
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát – Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M27)
|
M27
|
Huỳnh Văn Sa
|
Trần Văn Thời
|
700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A – Cổ Tháp B (M29)
|
M29
|
Từ nhà ông Tư Lát
|
Cầu Ô Chàm
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
3200
|
II
|
|
ĐƯỜNG NỘI ĐỒNG
|
1
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B (M28)
|
M28
|
Từ nhà ông Nguyễn Quang Trung
|
Đến nhà ông Sơn Chiết
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chiều dài đường: 4200 m x 2.000.000=8.400.000.000
Tổng kinh phí : 8 tỷ 4 trăm triệu đồng . Dự kiến đến (2019-2020)
+ Về công trình thể dục thể thao : sân vận động được quy hoạch tại ấp Cổ Tháp B với quy mô diện tích 0,36 ha. Dự kiến nguồn vốn 2 tỷ.
Bảng: Phân kỳ đầu tư xây dựng các tuyến giao thông xây mới, sửa chữa trên địa bàn xã Nguyệt Hóa(2021-2025)
Số
TT
|
Cấp đường
|
Tên đường
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Chiều dài
(m)
|
Kết cấu
|
Chiều rộng
|
Lộ giới
|
Hình thức
|
Nền
(m)
|
Mặt (m)
|
A
|
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG NÂNG CẤP, CẢI TẠO (2021-2025)
|
I
|
|
ĐƯỜNG TRỤC XÃ
|
1
|
Đường GTNT ấp Xóm Trảng-Cổ Tháp A-Cổ Tháp B (H01)
|
H01
|
Quốc lộ 53
|
Bưu điện
xã
|
3170
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
7
|
Cải tạo
|
2
|
Đường nhựa GTNT âp Bến Có – Trà Đét – Sóc Thát (H02)
|
H02
|
nhà ông
Bùi Văn Dân
|
nhà bà
Nguyễn Thị Tòng
|
6.380
|
Nhựa
|
5,5
|
3,5
|
7
|
Cải tạo
|
|
TỔNG CỘNG
|
9550
|
B
|
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG LÀM MỚI (2021-2030)
|
I
|
ĐƯỜNG HUYỆN (GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI)
|
1
|
Đường huyện 3 (M)
|
M
|
Đi cắt ngang qua xã
|
2850
|
Nhựa
|
9
|
7
|
29
|
Làm mới
|
II
|
ĐƯỜNG THÔN ( liên ấp, liên xóm)
|
II.1
|
ĐƯỜNG LIÊN ẤP
|
1
|
Đường GTNT ấp Trà Đet, xã Nguyệt Hóa (M2)
|
M2
|
nhà ông Nguyễn Văn Của
|
nhà bà Định Thị Bé Phúc
|
700
|
Đal
|
5
|
2,5
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Bến Có- Trà Đét, xã Nguyệt Hóa ( M6)
|
M6
|
từ nhà ông Hứa Chí Hòa
|
nhà ông Lê Minh Thi
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát – Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M13)
|
M13
|
từ nhà ông Trần Văn Hát
|
nhà ông Lê Văn Luyến
|
700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A – Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa (M8)
|
M8
|
từ nhà ông Kim Pừng Thone
|
Tạ Hữu Lượng
|
400
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
2800
|
II.2
|
ĐƯỜNG LIÊN XÓM
|
1
|
Đường GTNT ấp Trà Đét , xã Nguyệt Hóa (M1)
|
M1
|
từ đường nhựa 135 nhà ông Lê Phước Trượng
|
nhà ông Nguyễn Văn Của
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Trà Đét, xã Nguyệt Hóa (M3)
|
M3
|
từ đường nhựa 135
|
nhà ông Võ Văn Tấn
|
500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M4)
|
M4
|
từ cầu BaSi
|
nhà ông Nguyễn Văn Giáo
|
400
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M5)
|
M5
|
từ nhà ông Lê Trung Tiến
|
sông Basi
|
650
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
5
|
Đường đal GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M9)
|
M9
|
từ đường nhựa 135
|
nhà bà Lê Thị Hồng Bông
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
6
|
Đường đal GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M10)
|
M10
|
từ nhà ông Nguyễn Văn Chín
|
nhà ông Lâm Văn Đấu
|
850
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
7
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M11)
|
M11
|
từ nhà bà Diệp Thị Tám
|
nhà bà Phạm Thị Cẫm
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
8
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M12)
|
M12
|
từ đường Nguyễn văn Ý
|
nhà ông Huỳnh Văn Tôn
|
937
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
9
|
Đường GTNT ấp cổ Tháp B, xã Nguyệt Hóa (M16)
|
M16
|
N1 (từ kênh số 1 )N2(từ nhà ông Trang Sĩ)
|
N1(đến nhà ông Sơn Chiết)N2(đến đường đal hiện hữu)
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
10
|
Đường GTNT ấp Cổ Thap B, xã Nguyệt Hóa (M17)
|
M17
|
từ Trường học Nguyệt Hóa A
|
đến kênh số I
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
11
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B, xã Nguyệt Hóa (M18)
|
M18
|
từ nhà ông Lê Văn Tuấn
|
đến kênh Xóm Trảng
|
1050
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
12
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A, xã Nguyệt Hóa (M19)
|
M19
|
từ nhà bà Thạch Thị Duyên
|
đến kênh số I
|
560
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
13
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M20)
|
M20
|
Hứa Chí Hòa
|
Đường SME
|
1800
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
14
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M21)
|
M21
|
từ nhà ông Huỳnh Văn Đen
|
đến nhà ông Nguyễn Văn Y
|
1040
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
11887
|
III
|
ĐƯỜNG TRỤC NỘI ĐỒNG
|
1
|
Đường GTNT ấp Xóm Trảng, xã Nguyệt Hóa (M7)
|
M7
|
từ nhà ông thạch Munl
|
giáp ranh P7
|
1700
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B (M14)
|
M14
|
từ đất ông Sơn Song
|
đất ông Thạch Sốc
|
1000
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp B – Cổ Tháp A (M15)
|
M15
|
từ nhà ông Bùi Văn Dân
|
giáp ranh P7 TPTV
|
1500
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
TỔNG CỘNG
|
4200
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chiều dài đường: 31287m x 2.000.000= 62.574.000.000
Tổng kinh phí : 62 tỷ 5 trăm 74 triệu đồng. Dự kiến đến (2019-2020)
( Việc phân kỳ đầu tư các tuyến giao thông trên địa bàn xã dựa theo danh mục đăng ký đầu tư công trình trung hạn 5 năm 2021 -2025 của xã Nguyệt Hóa)
+ Về điện :
-Nâng cấp tuyến điện vào trung tâm xã đến giáp phường 7 TP.Trà Vinh (đường vành đai) và tuyến giáp ranh ấp Trà Đét lên thành tuyến 3 pha với tổng chiều dài là 4000m.
- Xây dựng mới tuyến cung cấp điện kênh số I ấp Cổ Tháp B và Cổ Tháp A ( từ nhà ông Bùi Văn Dân đến giáp ranh phường 7 TP.Trà Vinh dài 1500m.
- Xây dựng mới tuyến hạ thế ấp Xóm Trảng (từ nhà ông Sơn Thune đến kênh Xóm Trảng dài 400m).
Bảng: Phân kỳ đầu tư xây dựng các tuyến giao thông đầu tư xây mới, sửa chữa trên địa bàn xã Nguyệt Hóa (2030)
Số
TT
|
Cấp đường
|
Tên đường
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Chiều dài
(m)
|
Kết cấu
|
Chiều rộng
|
|
Hình thức
|
Nền
(m)
|
Mặt (m)
|
Lộ giới
|
A
|
|
ĐƯỜNG LIÊN XÓM
|
1
|
Đường GTNT ấp Cổ Tháp A, xã Nguyệt Hóa (M22)
|
M22
|
Nhà văn hóa
|
Nhà Thạch Ngọc Quang
|
300
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
2
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M23)
|
M23
|
Từ QL 53
|
Nhà Dương Thị Thắm
|
250
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
3
|
Đường GTNT ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa (M24)
|
M24
|
Nhà Diệp Thị Tám
|
Nhà Châu Văn Khoa
|
450
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
4
|
Đường GTNT ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa (M25)
|
M25
|
Từ QL 53
|
Nhà Nguyễn Trường Vũ
|
300
|
Đal
|
5
|
3
|
6
|
Làm mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng chiều dài đường: 1300 m x 2.000.000=2.600.000.000
-Tổng kinh phí : 2 tỷ 6 trăm triệu đồng . Dự kiến đến năm 2030
-
Việc đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới thực hiện theo Danh mục điều chỉnh và bổ sung các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạng 5 năm (kèm theo Nghị quyết …./NQ-HĐND, ngày / /2019 của hội đồng nhân dân huyện Châu Thành)
VII.2. Nhu cầu nguồn vốn và nguồn lực thực hiện:
Nguồn vốn: Đầu tư vốn ngân sách tỉnh, huyện và vận động nhân dân đóng góp mặt bằng.
CHƯƠNG IX:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VIII.1. Kết luận:
Việc lập quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa – huyện Châu Thành– tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 nhằm:
-
Xây dựng phát triển không gian hài hòa, đảm bảo kết nối hạ tầng chung khu vực;
-
Định hướng phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang xóm ấp, khu dân cư, tạo mỹ quan nông thôn;
-
Làm cơ sở quản lý phát triển các dự án đầu tư, công trình phù hợp theo quy hoạch;
-
Kết nối các khu chức năng: Trung tâm xã và khu dân cư với các khu vực sản xuất trên địa bàn, tổ chức hợp lý phục vụ sinh hoạt sản xuất;
-
Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế.
VIII.2. Kiến nghị:
Kính đề nghị HĐND, UBND xã cùng các Phòng Ban có liên quan xem xét cho ý kiến đóng góp Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 để đơn vị tư vấn và UBND xã tiếp thu hoàn chỉnh trình UBND huyện quyết định phê duyệt.