PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HUYỆN CẦU KÈ
I.2. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
I.3. LOẠI HÌNH, THỜI GIAN LẬP QUY HOẠCH
I.3.1. Loại hình
I.3.2. Thời gian lập quy hoạch
I.4. TẦM NHÌN – TÍNH CHẤT – MỤC TIÊU – CHIẾN LƯỢC
I.4.1. Tầm nhìn
I.4.2. Tính chất và chức năng của vùng
I.4.3. Mục tiêu
I.4.4. Chiến lược phát triển
I.4.5. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng
I.5. CÁC CĂN CỨ LẶP QUY HOẠCH
I.5.1. Các căn cứ pháp lý
I.5.2. Căn cứ bản đồ
I.5.3. Các nguồn tài liệu khác
I.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HUYỆN CẦU KÈ:
Huyện Cầu Kè nằm ở phía Tây của tỉnh Trà Vinh, trung tâm huyện lỵ nằm cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km theo Quốc lộ 54 và 60 (32km theo đường chim bay), thuộc tả ngạn sông Hậu có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của tỉnh. Với tổng diện tích tự nhiên huyện là 24.662,41ha (khoảng 246,6 km2) (theo niên giám thống kê 2018), gồm 11 đơn vị hành chính trong đó có 10 xã và 01 thị trấn: Hòa Ân, Châu Điền, An Phú Tân, Hòa Tân, Ninh Thới, Phong Phú, Phong Thạnh, Tam Ngãi, Thông Hòa, Thạnh Phú và thị trấn Cầu Kè.
|
Sơ đồ các đơn vị hành chính huyện Cầu Kè
|
Cầu Kè là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đang phát triển, tuy nhiên tốc độ còn chậm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm vai trò chủ đạo, nuôi trồng thủy sản đang phát triển dự trên nguồn lợi từ sông Hậu.
I.2. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH:
Vùng huyện Cầu Kè có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh là khu vực đô thị hóa quan trọng của tỉnh với trục phát triển hình thành bởi thị trấn đã được công nhận là đô thị loại V, trong đó:
Thị trấn Cầu Kè là thị trấn huyện lỵ huyện Cầu Kè, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của huyện, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ và đường thủy, có không gian đô thị sẽ phát triển mạnh theo 2 hướng: quốc lộ 54 theo hướng Tây Bắc đi thị xã Bình Minh, quốc lộ 54 theo hướng Nam đi Tiểu Cần.
Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 đã xác định vùng huyện Cầu Kè thuộc Cụm phát triển đô thị phía Tây bao gồm Cầu Quan – Tiểu Cần – Cầu Kè, với 2 trục đô thị hóa chính là trục Quốc lộ 54 và trục Quốc lộ 60. Bên cạnh đó, các đồ án quy hoạch xây dựng đã được duyệt như Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cầu Kè, cùng với các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã thuộc huyện đã được phê duyệt trong giai đoạn 2017 – 2018, các đồ án đang trong giai đoạn điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Do đó cần có định hướng tổng thể quy hoạch xây dựng phát triển toàn huyện trong giai đoạn mới.
Mặt khác quá trình đô thị hóa sẽ tập trung chủ yếu tại thị trấn Cầu Kè và một phần tại xã Ninh Thới. Thị trấn Cầu Kè sẽ là đô thị tương hỗ của thị trấn Cầu Quan trong tiểu vùng Tiểu Cần - Cầu Quan - Cầu Kè. Đến năm 2030, hình thành thị trấn Ninh Thới từ một phần xã Ninh Thới hiện hữu .
Với sự thuận lợi về điều kiện giao thông, Quốc lộ 54 và tuyến giao thông thủy quan trọng - sông Hậu; sông Cầu Kè, huyện Cầu Kè có điều kiện phát huy tối đa lợi thế giao thông thủy bộ, tận dụng tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội xứng đáng với vị thế của vùng trong tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh đó, theo các định hướng quy hoạch ngành cấp vùng tỉnh đã được phê duyệt như cấp nước, chất thải rắn, nghĩa trang,... việc phân vùng phát triển đô thị và nông thôn cho vùng huyện Cầu Kè là hết sức cần thiết, đảm bảo mục tiêu cụ thể hóa đồ án QHXD vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của huyện Cầu Kè nói riêng.
UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tạicông văn số 912/UBND-CNXD ngày 19/03/2019, V/v chấp thuận chủ trương lập quy hoạch vùng huyện Cầu Kè, và cuxnbg đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiêm vụ quy hoạch theo quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 16/7/2019. Vì vậy, việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 khong chỉ cần thiết và cấp bách mà còn đã được chấp thuận pháp lý đầy đủ.
I.3. LOẠI HÌNH, THỜI GIAN LẬP QUY HOẠCH:
I.3.1. Loại hình:
-
Lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè.
I.3.2. Thời gian lập quy hoạch:
-
Thời gian lập quy hoạch đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
Ghi chú: theo nhiệm vụ quy hoạch tại định số 1324/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là quy hoạch đến 2030. Tuy nhiên theo định hướng chung các quy hoạch trên cả nước đã có góp ý và chỉ đạo của Bộ Xây dựng mới đây cụ thể là đô thị Tiểu Cần thì cả nước đón chào kỷ niệm 100 năm thành lập nước nên đây là cột mốc thời gian cần hướng tới..
I.4. TẦM NHÌN - TÍNH CHẤT - MỤC TIÊU – CHIẾN LƯỢC:
I.4.1. Tầm nhìn:
-
Đến năm 2030 huyện Cầu Kè trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ, du lịch của tỉnh. Và là một trong 03 vùng kinh tế động lực của tiểu vùng phía Tây tỉnh Trà Vinh
I.4.2. Tính chất và chức năng của vùng:
a) Tính chất:
-
Vùng huyện Cầu Kè là khu vực đô thị hóa sẽ tập trung chủ yếu tại thị trấn Cầu Kè và một phần tại xã Ninh Thới. Thị trấn Cầu Kè sẽ là đô thị tương hỗ của thị trấn Cầu Quan
-
Trong tiểu vùng Tiểu Cần - Cầu Kè. Đến năm 2030, hình thành thị trấn Ninh Thới từ một phần xã Ninh Thới hiện hữu.
-
Vùng huyện Cầu Kè là vùng phát triển thương mại dịch vụ, văn hóa và vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
-
Vùng huyện Cầu Kè là vùng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .
b) Chức năng: Vùng huyện Cầu Kè với 2 đô thị là Cầu Kè và Ninh Thới là trung tâm của cụm phát triển phía Tây tỉnh Trà Vinh, gồm Cầu Quan – Tiểu Cần – Cầu Kè, có vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng, là đầu mối giao thông quan trọng đối với tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận.
I.4.3. Mục tiêu:
-
Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và huyện Cầu Kè đến năm 2020 và các định hướng liên quan đến năm 2030;
-
Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội huyện Cầu Kè.
-
Hoàn thiện tiêu chí huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới cuối năm 2019; Tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường.
-
Tổ chức khai thác mặt tiền sông Hậu.
-
Định hướng tổ chức không gian toàn vùng không gian xây dựng đô thị, nông thôn, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, sản xuất nông nghiệp,...
-
Làm cơ sở để các ngành, các cấp chính quyền lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển. Làm công cụ quản lý đô thị, các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp và hệ thống các công trình chuyên ngành phát triển hài hòa và bền vững, thu hút đầu tư.
I.4.4. Chiến lượt phát triển:
Để thực hiện đạt được mục tiêu,cần thực hiện các chiến lược phát triển sau:
-
Chiến lược 1: Sử dụng các lợi thế liên vùng về các khung hạ tầng để nối kết sự phát triển không gian nội vùng. Phát triển liên kết vùng thông qua hệ thống các trục giao thông đường bộ, xây dựng các trục giao thông trọng yếu là các trục động lực phát triển. Cụ Thể: Kết nối hướng ra Quốc lộ 60, hướng ra sông Hậu. Kết nối các huyện lân cận trong tỉnh như: Tiểu Cần và Càng Long hướng ra Quốc Lộ 60. Kết nối các địa phương khác ngoài tỉnh như: Trà Ôn, Vĩnh Long hướng ra Quốc Lộ 1.
-
Chiến lược 2: Lựa chọn các trung tâm tăng trưởng phù hợp với sự phân bố các vùng kinh tế. Phát triển đô thị hạt nhân (đô thị Cầu Kè và đô thị Ninh Thới) gắn với các tiểu vùng (3 cụm vùng xã). Các trung tâm tăng trưởng, đô thị hạt nhân phải gắn với khu vực có khả năng thu hút đầu tư phát triển, có điều kiện cung cấp các dịch vụ, gắn kết tốt nhất với các trục giao thông trong vùng, có thể lan tỏa phát triển và đầu tư cho các khu vực. Thiết lập mạng lưới không gian đô thị phù hợp với xu thế phát triển đô thị toàn quốc. Hình thành mạng lưới hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đủ điều kiện tạo động lực phát triển hệ thống đô thị.
-
Chiến lược 3: Tập trung phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên tập trung, khai thác các lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan sinh thái đặc trưng và bản sắc văn hóa dân tộc khu vực để phát triển kinh tế du lịch. Khoanh vùng bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát và hạn chế các hoạt động đô thị, sản xuất gây ô nhiễm. Duy trì các mô hình nông thôn đặc trưng. Phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch (hệ thống đường giao thông, hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ...)
-
Chiến lược 4: Bảo vệ các vùng sản xuất nông lâm nghiệp trọng yếu. Phát triển các vùng nông nghiệp chất lượng cao áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
I.4.5. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng:
a. Quan điểm:
-
Phát triển vùng huyện Cầu Kè phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh và huyện Cầu Kè đến năm 2020, định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
-
Phát triển đô thị đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư giữa các khu vực đô thị và nông thôn;
-
Phát triển hệ thống đô thị và nông thôn đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng và bền vững trong phát triển;
-
Xây dựng hệ thống đô thị và nông thôn phù hợp với định hướng quy hoạch vùng tỉnh, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương và các định hướng có liên quan.
b. Mục tiêu phát triển vùng:
Xác định hệ thống đất xây dựng cụ thể: xác định hệ thống đô thị (thị trấn) và hệ thống điểm dân cư nông thôn (các xã) trong vùng.
|
Vị trí huyện Cầu Kè trong tổng thể tỉnh Trà Vinh
|
I.5. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH:
I.5.1. Các căn cứ pháp lý:
-
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
-
Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
-
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ QH về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
-
Nghị quyết số: 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021.
-
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
-
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
-
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
-
Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
-
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
-
Thông tư số 05/2017 ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
……………….
-
Quy chuẩn Việt Nam số QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng và Quy chuẩn Việt Nam số QCVN 07:2016/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – các công trình hạ tầng kỹ thuật;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT);
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09-MT:2015/BTNMT);
……………….
-
Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
-
Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
-
Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 10/05/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020;
-
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020”;
-
Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
-
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
-
Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020;
-
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
-
Công văn số 3522/UBND-NV ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017 – 2020;
-
Công văn số 2187/BXD-QHKT ngày 15/9/2017 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Công văn số 1214/UBND-CNXD ngày 03/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
-
Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030.
I.5.2. Căn cứ bản đồ
-
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cầu Kè, bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cầu Kè đến năm 2020 do Sở Tài nguyên môi trường cung cấp;
-
Các bản đồ thuộc đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cầu Kè, Cầu Quan;
-
Các bản đồ thuộc đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh;
-
Các bản đồ thuộc các đồ án quy hoạch ngành có liên quan cấp vùng tỉnh;
-
Các bản đồ thuộc đồ án quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện;
-
Ranh các dự án đang đầu tư xây dựng trên địa bàn (nếu có).
-
Bản đồ địa hình vùng huyện Cầu Kè do Sở Tài nguyên môi trường cung cấp.
-
Niên giám thống kê tỉnh và huyện;
I.5.2. Các nguồn số liệu, tài liệu khác
-
Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
-
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cầu Kè đến năm 2020;
-
Đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện Cầu Kè;
-
Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cầu Kè;
-
Đồ án quy hoạch ngành có liên quan cấp vùng tỉnh;
-
Các báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 các xã, thị trấn.
-
Các số liệu thống kê hiện trạng diện tích, dân số do chủ đầu tư cung cấp;
-
Các dự án đầu tư xây dựng có liên quan trên địa bàn huyện Cầu Kè.
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
II.1. VỊ TRÍ, QUY MÔ VÙNG LẬP QUY HOẠCH
II.1.1. Vị trí khu vực lập quy hoạch
II.1.2. Quy mô vùng quy hoạch
II.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
III.3. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
II.3.1. Hiện trạng kinh tế vùng
II.3.2. Hiện trạng dân cư, xã hội
II.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
II.4.1. Hiện trạng hệ thống đô thị
II.4.2. Hiện trạng hệ thống điểm dân cư nông thôn
II.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
II.6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI:
II.6.1. Hiện trạng hệ thống giáo dục đào tạo
II.6.2. Hiện trạng hệ thống trung tâm y tế
II.6.5. Hiện trạng hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ
II.6.6. Hiện trạng hệ thống trung tâm hành chính, công cộng
II.7. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT, MÔI TRƯỜNG:
II.7.1. Giao thông
II.7.3. Hiện trạng thủy lợi
II.7.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất và thoát nước mưa
II.7.4. Hiện trạng về cấp nước
II.7.5. Hiện trạng về thoát nước thải và xử lý chất thải rắn
II.7.6. Hiện trạng cấp điện
II.7.7. Hiện trạng thông tin liên lạc
II.8. CÁC YẾU TỐ ĐẶC THÙ CỦA VÙNG
II.9. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÓ LIÊN QUAN (ĐÁNH GIÁ, RÀ SOÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH ĐANG CÓ HIỆU LỰC):
II.9.1. Định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh
II.9.2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cầu Kè
II.9.3. Định hướng quy hoạch chung đô thị Cầu Kè
II.9.2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cầu Kè:
II.9.3. Định hướng quy hoạch chung đô thị Cầu Kè
II.9.4. Định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn các xã
II.10. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG
II.1. VỊ TRÍ, QUY MÔ VÙNG LẬP QUY HOẠCH:
II.1.1 Vị trí khu vực lập quy hoạch:
- Huyện Cầu Kè có vị trí cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía tây;
- Theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh, huyện cầu kè thuộc cụm đô thị phía Tây với định hướng phát triển kinh tế xã hội theo hướng tận dụng điều kiện thuận lợi địa lý giáp sông Hậu và hướng tuyến quốc lộ 60 mới trong tương lai;
- Huyện có hướng kết nối ra các hướng quốc lộ lớn như QL53 và Ql60 và giáp sông Hậu. Nhìn chung, huyện có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh do tiếp giáp với tỉnh Vĩnh long và tỉnh Sóc Trăng;
- Với vị trí thuận lợi trên, theo định hướng phát triển kinh tế, ngoài việc phát triển các thế mạnh về vùng sản xuất nông nghiệp, trong tương lai Huyện sẽ có điều kiện phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp về thương mại, công nghiệp, dịch vụ đô thị và du lịch...
|
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng huyện Cầu Kè trong tổng thể tỉnh Trà Vinh
|
HUYỆN CÓ VỊNG 40 KM VỀ PHÍA TÂ
II.1.2 Quy mô vùng quy hoạch:
Khu vực lập quy hoạch vùng gồm toàn bộ ranh giới huyện Cầu Kè. Gồm 1 thị trấn Cầu Kè và 10 xã: An Phú Tân, Hòa Tân, Hòa Ân, Tam Ngãi, Thông Hòa, Thạnh Phú, Châu Điền, Phong Phú, Phong Thạnh Và Ninh Thới. Tọa độ địa lý từ 9°52′20″ vĩ độ Bắc đến 106°3′42″ kinh độ Đông.
-
Có tứ cận được xác định như sau:
-
Phía Đông : giáp huyện Càng Long và huyện Tiểu Cần;
-
Phía Tây : giáp tỉnh Sóc Trăng;
-
Phía Nam : giáp tỉnh Sóc Trăng và huyện Tiểu Cần;
-
Phía Bắc : giáp tỉnh Vĩnh Long.
-
Khu vực lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Cầu Kè
-
Diện tích tự nhiên: khoảng 24.662,41 ha (khoảng 246,62 km2),
-
Quy mô dân số hiện hữu: khoảng 111.963 người.
(Theo số Chi cục thống kê H. Cầu Kè- 2018).
II.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
II.2.1. Địa hình: Địa hình huyện Cầu Kè mang tính chất chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên tương đối bằng phẳng. Ngoài những giồng cát có địa hình cao đặc trưng (>1,8m). Dọc theo Sông Hậu có địa hình khá cao (cao ven sông) và thấp dần về hướng Đông (vào nội đồng). Địa hình thấp nhất (0,4 - 0,6m) ở khu vực phía Đông Nam thuộc các địa bàn (Phong Thạnh, Phong Phú) và nằm rải rác ở các khu vực Đông Bắc (Thạnh Phú, Thông Hòa). Đặc biệt có khu vực địa hình trũng thấp (< 0,4 m) ở ấp Sóc Kha (xã Hoà Ân); Cây Gòn (xã Phong Thạnh).
-
Nhìn chung, địa hình huyện Cầu Kè thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm. Tuy nhiên ở một số khu vực trũng thấp và gò cao cục bộ thường bị ngập úng, khô hạn.
II.2.2. Khí hậu:
-
Huyện có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Trà Vinh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11. Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nước từ sông MêKông đổ về mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng.
-
Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình từ 25 - 280C. Cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 12 âm lịch. Biên độ nhiệt độ ngày tương đối nhỏ, vào mùa khô biên độ nhiệt độ ngày cao hơn trong mùa mưa, cao nhất vào tháng 3 là 7,30C và thấp nhất vào tháng 11 là 5,40C.
+ Chế độ nắng và bức xạ: Huyện có tổng lượng bức xạ quang hợp dồi dào, phân phối khá điều hòa qua các tháng và ổn định qua các năm. Lượng bức xạ tăng dần từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 4 đạt cao nhất là 8.400 cal/cm2 tháng và sau đó giảm dần đến tháng 9 đạt thấp nhất là 5.300 cal/cm2 tháng.
- Ẩm độ không khí: Do chịu ảnh hưởng của khối không khí biển nên độ ẩm tương đối của không khí khá cao, độ ẩm lúc 7 giờ sáng đạt trên 90%. Độ ẩm không khí tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô. Ngoài tháng 4, các tháng còn lại đều có độ ẩm tối cao (xấp xỉ 100%), độ ẩm tối thấp đạt từ 70 - 90%.
- Gió: Có hai hướng chính thịnh hành trong năm ứng với mùa mưa là gió mùa Tây Nam và mùa khô là gió mùa Đông Bắc hướng Đông Nam.
+ Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, mang nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ 3 - 4 m/s.
+ Gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 2,3 m/s, có hướng song song với các cửa sông lớn. Đặc biệt là gió mùa Đông Nam, tốc độ 14 - 16 m/s.
+ Tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1.500 mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa, thời gian mưa bắt đầu vào trung tuần tháng 5 dương lịch và chấm dứt vào đầu tháng 11 dương lịch, với 2 đỉnh mưa rơi vào tháng 6 và tháng 10, tháng 10 có lượng mưa tập trung cao nhất (hơn 250 mm/tháng).
+ Do phân bố mưa chỉ khoảng 6 tháng trong năm, đồng thời lại phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
-
Hạn: + Trong các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch thường xảy ra hạn, chủ yếu là hạn 1 tuần liền với xác suất xảy ra hạn ở tuần thứ nhất tháng 7 đến 44% và tuần thứ hai tháng 8 là 22%. Hạn 2 tuần liền có xảy ra nhưng xác suất thấp.
-
Sự bốc hơi nước: + Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48mm vào tháng 7 đến 111mm vào tháng 3, lượng bốc hơi nước cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
II.2.3. Thuỷ văn:
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn sông Hậu và hệ thống các sông, rạch nhỏ chằng chịt trên địa bàn.
+ Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng của sông Hậu thông qua sông Vàm Bến Cát và sông Cầu Kè tác động lên nội đồng.
+ Chế độ triều biển Đông đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn địa bàn huyện thông qua sông Hậu và các kênh rạch bắt nguồn từ sông Hậu ảnh hưởng lên đồng ruộng. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và 15 âm lịch và 2 lần triều kém sau ngày 7 và 23 âm lịch từ 2 – 3 ngày. Sự truyền triều từ sông Hậu vào nội đồng thông qua mạng lưới kênh rạch với biên độ triều tắt dần.
+ Sông Hậu: Đoạn qua huyện rộng lớn và rất sâu, không bị ảnh hưởng của lũ thượng nguồn, sông rộng thoát nước nhanh, trữ nước nhiều, khả năng cung cấp nước tưới cho đồng ruộng rất dồi dào.
+ Sông Vàm Bến Cát dài 8km lấy nước từ sông Hậu, nối với sông Cầu Kè, sông Bưng Lớn.
+ Sông Bưng Lớn bắt nguồn từ sông Vàm Bến Cát, là sông tự nhiên nối với kênh Xuôi và rạch Bà Mai đến xã Thạnh Phú tại phía Bắc ranh giới, uốn khúc, rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn rất nhanh khi gần đến ranh giới giáp Càng Long.
+ Sông rạch Rum với cống rạch Rum lấy nước sông Hậu cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp cho xã Hòa Tân, xã Phong Phú, xã Châu Điền.
+ Sông Đường Đứt lấy nước từ sông Hậu dài 8,5 km, rộng 30-45 m. Nối ra sông Phong Thạnh về phía Bắc, cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp cho xã Ninh Thới, xã Phong Phú, xã Phong Thạnh.
+ Ngoài ra có các rạch nhánh của sông Vàm Bến Cát là sông Cầu Kè, rạch Bà Mai, kênh Xuôi. Các sông rạch có chiều rộng từ 30 - 40m, sâu dưới 06m.
+ Cùng với hệ thống thủy lợi Nam sông Măng Thít, cống rạch Rum, cống Mỹ Văn, cống Bông Bót, cống Tân Dinh đưa vào sử dụng sẽ ngăn mặn, tháo úng rửa phèn cho hầu hết đất canh tác nông nghiệp của huyện, đây là lợi thế rất lớn giúp cho ngành trồng trọt, chăn nuôi phát triển, tăng lợi nhuận trên diện tích canh tác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển nhanh hơn. Nhìn chung, chế độ triều và thủy văn có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
II.2.4. Tài nguyên:
Theo hệ thống phân loại chung tại vùng đất Cầu Kè chia thành 3 nhóm chính: đất phù sa chiếm 76,2%, đất phèn chiếm 15,4%, đất giồng cát 2,2%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 20.095 ha (diện tích đất trồng cây hàng năm 11.600 ha, đất trồng cây lâu năm 8.449 ha); diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 43 ha; đất phi nông nghiệp 4.566 ha, chiếm 18,5% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 1,08 ha (theo niên giám thống kê năm 2019).
Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Cầu Kè là Sông Hậu (mùa mưa: lưu lượng hơn 5.000 m3 /s; mùa khô từ 1.860 - 2.230 m3/s), với lượng nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và các ngành nghề khác.
Ngoài ra, Huyện Cầu Kè có một hệ thống nước dưới đất phong phú và đa dạng, có 5 tầng chứa nước: ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn, 3 tầng tiếp theo ở giữa, nguồn nước ngọt phong phú và chất lượng khá hơn, (chủ yếu cung cấp nước cho sinh hoạt). Chiều sâu thay đổi từ 60m đến 400m và phổ biến từ 90m đến 120m.
Về mặt địa chất, qua những kết quả thăm dò trong thời gian qua cho thấy huyện không có tài nguyên khoáng sản quý giá đáng kể, có cát sông, đất giồng cát, nước khoáng và đất sét. Cát sông tập trung chủ yếu ở khu vực thuộc sông Hậu và xã An Phú Tân hầu hết ở dạng cát lẩn bùn, chỉ có khu vực ấp An Lộc (xã Hòa Tân) có hàm lượng cát chiếm đa số, trữ lượng có thể khai thác 30.000 m3/năm.
Theo niên giám thống kê huyện Cầu Kè toàn huyện có 110.298 người trong đó: Nữ 56.042 người (49%), Nam : 54.256 người (51%); với 29.301 hộ dân, mật độ dân số 446 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động 63.240 người chiếm 57,3%, trong đó hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 53.150 người chiếm 84% tổng số lao động toàn huyện; tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao 17,01%. Dân tộc kinh 74.517 người (67,56%); Khmer 35.295 người (32%) các dân tộc khác 485 người (0,44%).
II.2.5. Đánh giá chung
-
Về điều kiện tự nhiên
- Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên huyện Cầu Kè không phát triển nhiều về ngành nuôi trồng thủy sản như một số huyện ở hạ lưu sông Cửu Long. Tuy nhiên trong những năm gần đây, huyện đang có sự dịch chuyển từ việc trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là các xã nằm ven sông Hậu.
- Địa hình thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm.
- Nguồn nước tưới dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và các ngành nghề khác. Sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn huyện Cầu Kè rất rộng và sâu, sông rộng lớn thoát nước nhanh, trữ nước nhiều, khả năng cung cấp nước cho đồng ruộng rất dồi dào.
- Về thổ nhưỡng, chủ yếu là đất phù sa và một phần đất phèn, thích hợp trồng lúa, nhiều nơi còn thích hợp trồng màu, cây ăn trái, những nơi trũng ven sông lớn có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng.
- Về khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho các mô hình canh tác ở các vùng đất giồng tận dụng nước trời để tưới tiêu.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện ít có thay đổi đáng kể, các điều kiện tự nhiên như: Địa hình, khí hậu, thủy văn,… có sự ổn định cao. Sự thay đổi tập trung ở yếu tố hạn chế xâm nhập mặn (thay đổi do các điều kiện nhân tạo tác động thông qua hệ thống đê bao và cống rạch Rum, cống Mỹ Văn). Cùng với hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít, cống rạch Rum, cống Mỹ Văn đưa vào sử dụng sẽ ngăn mặn trữ ngọt, tháo úng, xổ phèn cho hầu hết đất canh tác nông nghiệp của huyện. Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sử dụng các loại đất trên phạm vi toàn huyện so với định hướng quy hoạch trước đây. Vì vậy, phải điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
-
Về môi trường
- Nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi phần lớn do hoạt động sinh hoạt của người dân, và thuốc trừ sâu từ đồng ruộng gây ra.
- Chất lượng nước ngầm khá tốt, tuy nhiên có dấu hiệu ô nhiễm về Amoni (NH4+), Nitrit (NO2), Nitrat (NO3).
- Nước thải sinh hoạt và nước thải y tế đều có nồng độ SS (chất rắn lơ lửng), BOD (Amoni và vi sinh vật vượt mức cho phép, đặc biệt là nước thải bệnh viện đa khoa Cầu Kè có mức độ ô nhiễm nặng, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt trầm trọng và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân quanh vùng.
- Chất lượng không khí tốt, tiếng ồn trong giới hạn cho phép.
Nhìn chung, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thải từ nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thuỷ sản, nước thải nông nghiệp… nhằm đảm bảo giảm tải lượng các chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy trên địa bàn huyện có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.
|
Bản đồ không ảnh huyện Cầu Kè (nguồn google map 2019)
|
II.3. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI:
II.3.1. Hiện trạng kinh tế vùng:
Kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô không ngừng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 13.603,4 tỷ đồng, đạt 101,48% so Nghị quyết (13.404,73 tỷ), tăng trưởng bình quân 13,38% (Nghị quyết 13%) tăng 1,87 lần so với năm 2015. Trong đó:
+ Giá trị công nghiệp - xây dựng 3.844 tỷ đồng, đạt 100,15% so Nghị quyết, tăng bình quân 19,31% tăng 2,42 lần so năm 2015;
+ Giá trị thương mại - dịch vụ đạt 4.015 tỷ đồng, đạt 105,66% so Nghị quyết, tăng bình quân 21,83% tăng 2,68 lần so với năm 2015;
+ Giá trị nông nghiệp - thủy sản đạt 5.744,4 tỷ đồng, đạt 99,62% so Nghị quyết, tăng bình quân 6,60%, tăng 1,38 lần so năm 2015.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp từ 55,32% giảm xuống còn 40,04%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,66% lên 17,91% ; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 31,02% lên 42,06% trong tổng sản phẩm xã hội.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 10.220 tỷ đồng, đạt 106,46% so NQ và cao hơn 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước. thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 59,35 triệu đồng/người/năm, đạt 109,91% so Nghị quyết (chỉ tiêu NQ 54 triệu đồng) tăng gấp 1,89 lần so với năm 2015.
(Nguồn: báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện Cầu Kè khóa XI trình đại hội đại biểu đảng bộ huyện Cầu Kè lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 – 2025)
II.3.2. Hiện trạng dân cư, xã hội:
Dân số huyện Cầu Kè năm 2018 khoảng 111,963 người, trong đó mật độ dân số cao nhất ở thị trấn Cầu Kè. Các xã có mật độ tương đối đồng đều, riêng xã Tam Ngãi có mật độ thấp hơn các địa phương khác trong địa bàn huyện.
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Diện tích
tự nhiên (ha)
|
Dân số
hiện trạng (người)
|
Mật độ DS
(ng/km2)
|
1
|
TT CẦU KÈ
|
306,21
|
7.077
|
2.312,75
|
2
|
XÃ AN PHÚ TÂN
|
2.366,46
|
10.736
|
482,75
|
3
|
XÃ HÒA TÂN
|
3.025,82
|
10.338
|
370,88
|
4
|
XÃ HÒA ÂN
|
2.021,21
|
9.817
|
453,76
|
5
|
XÃ TAM NGÃI
|
2.202,56
|
11.608
|
341,75
|
6
|
XÃ THÔNG HÒA
|
2.688,10
|
13.085
|
384,18
|
7
|
XÃ THẠNH PHÚ
|
1.240,33
|
6.728
|
389,89
|
8
|
XÃ CHÂU ĐIỀN
|
3.084,42
|
11.438
|
432,74
|
9
|
XÃ NINH THỚI
|
2.269,70
|
8.717
|
525,96
|
10
|
XÃ PHONG PHÚ
|
2.780,63
|
10.839
|
486,79
|
11
|
XÃ PHONG THẠNH
|
2.676,96
|
11.580
|
542,58
|
CỘNG
|
24.662,40
|
111.963
|
453,99
|
(nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Cầu Kè – ngày 27/06/2019)
II.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
II.4.1. Hiện trạng hệ thống đô thị:
Huyện Cầu Kè có 01 đô thị là thị trấn huyện lỵ Cầu Kè, thuộc cụm đô thị vùng phía Tây của tỉnh Trà Vinh. Diện tích 306,21ha và quy mô dân số năm 2019 là 7.077ha.
|
Vị trí đô thị Cầu Kè trong cụm đô thị vùng phía Tây của tỉnh Trà Vinh
|
II.4.2. Hiện trạng hệ thống điểm dân cư nông thôn:
Hệ thống điểm dân cư nông thôn tập trung ở các khu vực trung tâm xã và dọc các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 60, Quốc lộ 54, Tỉnh lộ 915, Huyện lộ 50, Hương lộ 33, Huyện lộ 29…và các nhánh sông lớn như sông Cầu Kè, sông Cựa Gà, sông Bưng Lớn..
|
Dân cư nông thôn phát triển theo các tuyến đường chính và sông lớn
|
II.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 24.662,41ha (khoảng 246,62km²), trong đó diện tích nông nghiệp khoảng 20.105,34ha (chiếm 81,52%), đất phi nông nghiệp khoảng 4.553,76 ha (chiếm 18,46%).
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Cầu Kè năm 2019
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
Mã
|
Diện Tích (ha)
|
Tỷ Lệ (%)
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
20.105,34
|
81,52
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXN
|
19.948,39
|
80,89
|
1.1.1
|
Đất trồng cây hàng năm
|
CHN
|
10.811,96
|
43,84
|
1.1.1.1
|
Đất trồng lúa
|
LUA
|
10.467,70
|
42,44
|
1.1.1.2
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
344,26
|
1,40
|
1.1.2
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
9.136,43
|
37,05
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp
|
LNP
|
107,75
|
0,44
|
1.2.1
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
|
|
1.2.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
107,75
|
0,44
|
1.2.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
|
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
49,16
|
0,20
|
1.4
|
Đất làm muối
|
LMU
|
|
|
1.5
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
0,11
|
0,00
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
4.553,76
|
18,46
|
2.1
|
Đất ở
|
OCT
|
670,70
|
2,72
|
2.1.1
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
640,66
|
2,60
|
2.1.2
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
30,04
|
0,12
|
2.2
|
Đất chuyên dùng
|
CDG
|
483,28
|
1,96
|
2.2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
9,88
|
0,04
|
2.2.2
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
1,28
|
0,01
|
2.2.3
|
Đất an ninh
|
CAN
|
5,10
|
0,02
|
2.2.4
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
|
DSN
|
39,03
|
0,16
|
2.2.5
|
Đất sản xuất, phi nông nghiệp
|
CSK
|
14,83
|
0,06
|
2.2.6
|
Đất có mục đích công cộng
|
CCC
|
413,18
|
1,68
|
2.3
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
65,29
|
0,26
|
2.4
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
4,11
|
0,02
|
2.5
|
Đất làm nghĩa trang
|
NTD
|
38,87
|
0,16
|
2.6
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
3.292,74
|
13,35
|
2.7
|
Đất có mặt nước chuyên dùng
|
MNC
|
|
|
2.8
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
PNK
|
0,42
|
0,00
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
CSD
|
3,31
|
0,01
|
3.1
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
BCS
|
3,31
|
0,01
|
3.2
|
Đất đồi núi chưa sử dụng
|
DCS
|
|
|
3.3
|
Núi đá không có rừng cây
|
NCS
|
|
|
TỔNG
|
|
|
24.662,41
|
100,00
|
II.6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI:
II.6.1. Hiện trạng hệ thống giáo dục đào tạo:
Toàn huyện Cầu Kè hiện có 11 trường mầm non và các điểm trường phụ với tổng diện tích 4,22ha, 25 trường tiểu học (trường cấp 1- từ lớp 1 đến 5) với tổng diện tích 13,03ha, 13 trường trung học cơ sở (trường cấp 2- từ lớp 6 đến 9) với tổng diện tích 7,87ha, hiện trạng có 03 trường trung học phổ thông (trường cấp 3- từ lớp 10 đến 12) với tổng diện tích 1,77ha, 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (xã Hòa Tân).
(nguồn: Chi cục thống kê huyện Cầu Kè - 2018).
|
|
Trường mầm non xã Hòa Tân
|
Trường tiểu học thị trấn Cầu Kè
|
|
|
Trường THCS Hòa Tân
|
Trường THPT Phong Phú
|
Bảng đánh giá nhu cầu đất giáo dục hiện trạng
Nhu cầu đất giáo dục
|
Dân số hiện trạng: 111963 người
|
TT
|
Cấp trường
|
Số lượng
|
DT
hiện trạng
(ha)
|
Nhu cầu tính theo QCVN
(ha)
|
Ghi chú
|
1
|
Trường tiểu học
|
25
|
13
|
7,28
|
Đã đáp ứng nhu cầu hiện tại.
|
2
|
Trường THCS
|
13
|
7,86
|
6,16
|
3
|
Trường THPT
|
3
|
1,77
|
6,72
|
Cần thêm 4,95ha diện tích đất giáo dục để đáp ứng nhu cầu hiện tại
|
Quy mô các trường tiểu học, trường THCS đã đáp ứng đủ như cầu hiện tại của vùng. Quy mô trường THPT hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu của vùng lập quy hoạch, còn thiếu 4,95ha phục vụ cho nhu cầu 111.963 dân
II.6.2. Hiện trạng hệ thống trung tâm y tế:
Trên địa bàn huyện hiện có 11/11 xã, thị trấn có trạm y tế tổng quy mô 55 giường bệnh. Hệ thống y tế cấp vùng có 01 bệnh viện đa khoa huyện Cầu Kè quy mô 150 giường. Tổng diện tích đất y tế là 4,51ha chiếm 1,83% diện tích tự nhiên toàn huyện.
(nguồn: Chi cục thống kê huyện Cầu Kè - 2019).
|
|
Trạm y tế xã
|
Bệnh viện đa khoa Cầu Kè
|
Bảng đánh giá nhu cầu đất y tế hiện trạng
Nhu cầu đất y tế
|
Dân số hiện trạng: 111.963 người
|
STT
|
Công trình y tế
|
Diện tích
hiện trạng
(ha)
|
Nhu cầu tính theo QCVN
(ha)
|
Diện tích cần thêm
(ha)
|
1
|
Trạm y tế xã/ thị trấn
|
2,31
|
5,60
|
3,29
|
2
|
Bệnh viện
|
2,20
|
4,95
|
2,75
|
II.6.3. Hiện trạng hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ:
Hệ thống chợ xã phát triển tương đối đầy đủ, tuy nhiên các trung tâm thương mại lớn, siêu thị chưa phát triển trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các công trình trạm xăng phân đố đều và nhiều trên địa bàn huyện
II.6.4. Hiện trạng hệ thống trung tâm hành chính, công cộng:
Trung tâm hành chính huyện đặt ở thị trấn Cầu Kè đã được xây dựng khang trang, hiện đại, đảm bảo quy mô phục vụ. Ở các xã phần lớn trung tâm hành chính đã được xây dựng từ lâu, quy mô diện tích lớn, tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa thực sự được đầu tư khang trang, hiện đại.
|
|
UBND xã Hòa Tân
|
UBND xã Hòa Ân
|
II.6.5. Hiện trạng công trình văn hóa
Trung tâm văn hóa – thể thao đang thi công với diện tích đất sử dụng 6.000m2, tổ chức phục vụ các dịch vụ vui chơi, giải trí, hàng năm có gần 15.000 lượt người đến vui chơi giải trí, 8.000 nười tham gia tập luyện
Nhà văn hóa – thể thao diện tích 800m2, hàng năm có hơn 4.000 lượt người đến tập luyện.
II.6.6. Hiện trạng cây xanh – thể dục thể thao
Thị trấn Cầu Kè có công viên cây xanh quy mô 950m2 tại khóm 1 và khóm 5, sân thể dục thể thao thị trấn quy mô 9.779m2.
Bảng đánh giá nhu cầu đất cây xanh – thể dục thể thao hiện trạng
Nhu cầu đất y tế
|
Dân số hiện trạng: 111.963 người
|
STT
|
Công trình
|
Diện tích
hiện trạng
(ha)
|
Nhu cầu tính theo QCVN
(ha)
|
Diện tích cần thêm
(ha)
|
1
|
Cây xanh cấp đô thị
|
1,07
|
44,78
|
43,71
|
II.7. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT, MÔI TRƯỜNG:
II.7.1. Giao thông:
-
Huyện có 428 tuyến đường giao thông, dài khoảng 642 km, tổng số 322/345 cầu kiên cố, 388 cống. Cải tạo nâng cấp 10 tuyến đường huyện và đường tỉnh lộ kết nối với Trung tâm hành chính xã, với chiều dài 41km, được nhựa 100%.
-
Quốc lộ 54 đi qua khu vực với chiều dài 23 km, là trục giao thông đối ngoại của huyện Cầu Kè, kết nối huyện với các thuyện khác trong tỉnh Trà Vinh, cũng như các tỉnh lân cận. Đây là trục đường chính có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cầu Kè thông qua việc vận chuyển hàng hóa, đã được mở rộng và thảm nhựa 100%, bề rộng mặt đường khoảng 7-8m.
-
Hệ thống Đường tỉnh, có kết cấu mặt đường nhựa, chất lượng trung bình, bề rộng mặt đường khoảng 4,5-6m.
-
Đường tỉnh 906 đi qua ranh giới huyện Cầu Kè với chiều dài 340m, tuy nhiên đây là tuyến đường do tỉnh Vĩnh Long quản lý.
-
Hệ thống Đường huyện trên địa bàn huyện Cầu Kè bao gồm Đường huyện 29, 32, 33, 50, 51, 8,…, phần lớn có kết cấu đường nhựa, bề rộng mặt đường khoảng 3,5-5m.
-
Các tuyến đường liên cac đã được nhựa hóa 100%.
-
Các tuyến đường liên ấp, trục ấp đa số được xây dựng trước khi triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, mặt đường nhỏ, xuống cấp, kết cấu đường đa dạng: nhựa, bê tông xi măng, đất, cấp phối,… với bề rộng khoảng 1,5 – 3,5m. Tỷ lệ cứng hóa là 63%.
-
Đường trục chính nội đồng đã được thảm nhựa 100% (theo biểu tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới huyện Cầu Kè, tỉnh Trà vinh kèm theo Báo cáo số: 561/BC-UBNDngày 09/10 /2019 của UBND huyện Cầu Kè).
-
Đường nội đồng phục vụ việc đi lại của người dân. Đa số các tuyến đường này là đường đất, đường đanl; rộng trung bình 1,5-2,0m, chất lượng trung bình, tuy nhiên đã xuống cấp ở nhiều xã.
BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG HUYỆN CẦU KÈ
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
|
BỀ RỘNG
|
VỊ TRÍ (lý trình)
|
KẾT CẤU
|
(m)
|
(m)
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
A
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
1
|
Đường 30/4
|
2100
|
8
|
Khóm 1,2,3,5
|
Nhựa
|
2
|
Quốc lộ 54
|
3400
|
8
|
Khóm 1, 6
|
Nhựa
|
3
|
Đường Nguyễn Hòa Luông
|
1300
|
4
|
Khóm 3
|
Nhựa
|
4
|
Đường Nguyễn Văn Kế
|
200
|
4
|
Khóm 1
|
Nhựa
|
5
|
Đường Nguyễn Văn Trỗi
|
815
|
3.5
|
Khóm 1
|
Nhựa
|
6
|
Đường Lê Lai
|
160
|
5
|
Khóm 2
|
Nhựa
|
7
|
Đường Lê Lợi
|
210
|
5
|
Khóm 2
|
Nhựa
|
8
|
Đường Nguyễn Thị Út
|
320
|
5
|
Khóm 2
|
Nhựa
|
9
|
Đường Lý Tự Trọng
|
650
|
4
|
Khóm 4
|
Nhựa
|
10
|
Đường Trần Phú
|
200
|
5
|
Khóm 4
|
Nhựa
|
11
|
Đường Võ Thị Sáu
|
600
|
4
|
Khóm 4
|
Nhựa
|
12
|
Đường Trần Hưng Đạo
|
120
|
8
|
Khóm 4
|
Nhựa
|
13
|
Đường Hai Bà Trưng
|
800
|
2
|
Khóm 6
|
Nhựa
|
14
|
Đường vào Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
|
300
|
3.5
|
Khóm 2
|
Nhựa
|
15
|
Đường liên xã (Thị trấn – Tam ngãi)
|
394
|
3.5
|
Khóm 3
|
Nhựa
|
B
|
Xã An Phú Tân
|
1
|
Đường tỉnh 915
|
3015
|
6
|
Vàm Tân Dinh
|
Ấp An Trại
|
Nhựa
|
1.75
|
6
|
Phà Ông Trung
|
Cống 6 Dũng
|
Nhựa
|
960
|
6
|
Út ngẫu
|
Bến Cát
|
Nhựa
|
2
|
Đường huyện 32
|
1500
|
3
|
Chợ Bến Cát
|
Út Đèo
|
Nhựa
|
3
|
Đường Dinh An -Giồng nối
|
1600
|
3.5
|
Chợ Bến Đình
|
Giồng Nổi
|
Nhựa
|
4
|
Đường huyện 50
|
1300
|
2
|
Cầu 9 Lùng
|
Giáp Giông Nô 3
|
Đất
|
C
|
Xã Hòa Ân
|
1
|
Quốc lộ 54
|
3100
|
7
|
Cầu Kênh 15
|
Thị trấn Cầu Kè
|
Nhựa
|
2
|
Đường Trung tâm xã
|
3200
|
5.5
|
Thị trấn Cầu Kè
|
Quốc lộ 54
|
Nhựa
|
D
|
Xã Hòa Tân
|
1
|
Đường huyện 50
|
3200
|
3.5
|
Giáp Thị Trấn Cầu Kè
|
Cống Út Sụ
|
Nhựa
|
2400
|
3.5
|
Cây xăng Hữu Bình
|
Cầu Chín Lùng
|
Nhựa
|
E
|
Xã Tam Ngãi
|
|
|
|
|
|
1
|
Hương lộ 32
|
6300
|
3.5
|
Cống Bà My
|
An Phú Tân
|
|
F
|
Xã Thông Hòa
|
1
|
Đường QL 54
|
5100
|
8
|
|
|
Nhựa
|
2
|
Đường Hl 33
|
3300
|
3.5
|
|
|
Nhựa
|
3
|
Đường HL 8
|
1000
|
3.5
|
|
|
Nhựa
|
4
|
Tỉnh lộ 906
|
340
|
5
|
|
|
Nhựa
|
G
|
Xã Thạnh Phú
|
1
|
Đường tỉnh 911
|
7200
|
7
|
Tân An
|
Hựu Thành
|
Nhựa
|
2
|
Đường huyện 33
|
2200
|
2
|
|
|
BTXM
|
H
|
Xã Châu Điền
|
10
|
Nâng cấp sữa chữa đường đal từ Hương lộ 8 – hội Som cụm ấp Trà Bôn
|
1100
|
3
|
đường đal từ Hương lộ 8
|
hội Som cụm
|
|
I
|
Xã Ninh Thới
|
1
|
Đường Tỉnh 915
|
8000
|
4.5
|
Giáp xã Hòa Tân
|
Giáp TT Cầu
Quan
|
Nhựa
|
2
|
Đường nhuyện 51
|
3000
|
3.5
|
Giáp ấp 3, xã Phong Phú
|
Chợ Đường Đức, ấp Trà Điêu
|
Nhựa
|
3
|
Đường huyện 29
|
1000
|
3.5
|
Giáp ấp IV, xã Phong Phú
|
Giáp tỉnh lộ 915
|
Nhựa
|
H
|
Xã Phong Phú
|
|
|
|
|
|
1
|
Quốc lộ 54
|
2450
|
8
|
Ranh Phong Thạnh
|
Ranh Châu Điền
|
Nhựa
|
2
|
Đường huyện 51
|
4250
|
5
|
Quốc lộ 54
|
Cầu nhà Hai Ai
|
Nhựa
|
3
|
Đường huyện 19
|
1270
|
3.5
|
Ngã 3 chùa ấp IV
|
Giáp ranh xã Ninh Thới
|
Nhựa
|
4
|
Đường huyện 34
|
1500
|
3.5
|
Cầu Đồng Khoen
|
Ranh Cầu Quan
|
Nhựa
|
J
|
Xã Phong Thạnh
|
|
|
|
|
|
1
|
Quốc lộ 54
|
4020
|
7
|
Phú Cần
|
Phong Phú
|
Nhựa
|
2
|
Đường huyện 8
|
2300
|
5
|
Quốc Lộ 54
|
Châu Điền
|
Nhựa
|
-
Khu vực nghiên cứu tiếp giáp với sông Hậu ở phía Tây, là điều kiện tốt để thông thương với các khu khác như tỉnh Sóc Trăng, các khu lân cận,… , thuận tiện vận chuyển hàng hóa liên xã cũng như ngoại vùng với các huyện trong Tỉnh và TP. Hồ Chí Minh.
-
Trên địa bàn xã cũng có hệ thống mạng lưới sông ngòi và kênh dày đặc: sông Bong Bót – Bà Nghệ, sông Tổng Tồn – Bà Ngoa, hệ thống Mỹ văn – Rùm Sóc thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, và nuôi trồng thủy sản.
II.7.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất và thoát nước mưa:
-
Chuẩn bị kỹ thuật đất:
Khu vực thị trấn Cầu Kè: địa hình tương đối bằng phẳng, thấp và có hướng dốc không rõ rệt, cao độ trung bình 1,4-1,8m,
Khu vực các xã: địa hình chung tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,8÷1,4 m so với mặt nước biển, thích hợp cho canh tác lúa, trồng cây lâu năm, hoa màu cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển khu dân cư. Tuy nhiên ở một số khu vực gò cao và trũng thấp thường bị khô hạn, ngập úng cục bộ.
-
Thoát nước mưa:
Tại khu vực lập quy hoạch, hầu hết chưa có hệ thống thoát nước, nước chảy theo địa hình tự nhiên xuống các chỗ trũng hoặc hệ thống sông, kênh - rạch hiện hữu. Riêng các tuyến đường chính, đoạn đi qua khu trung tâm thị trấn đã có hệ thống hố ga và cống thoát nước xả ra kênh rạch gần nhất nhưng chưa hoàn chỉnh.
II.7.3. Hiện trạng thủy lợi:
-
Huyện có 339 tuyến kênh, dài 577,921 km:
+ 25 tuyến kênh bề ngang từ 10 - 30 m , dài 148,069 km;
+ 170 tuyến kênh bề ngang từ 6 - 20 m;, dài 266,423 km;
+144 tuyến kênh bề ngang từ 4 - 8 m, dài 163,429 km;
-
Huyện có 44 cống, bọng đầu mối đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và dân sinh đặc biệt là hệ thống cống Rạch Gum với 3 cửa, Mỹ Văn với 2 cửa, mỗi cửa rộng 10 m.
-
Phần lớn các tuyến kênh được nạo vét thường xuyên đảm bảo phục vụ sản xuất, hệ thống thủy lợi phân bố hợp lý, đáp ứng tốt nhiệm vụ khai thác kinh tế đồng ruộng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn khu vực.
-
Hệ thống thủy lợi nội đồng được đánh giá phát triển ở mức độ khá.
-
Tình hình tiêu thoát nước tương đối tốt do hệ thống kênh mương đầy đủ, biên độ triều sông lớn. Tuy nhiên, ở một số khu vực giáp nước, do các kênh bị bồi lắng, biên độ triều nhỏ nên xảy ra úng cục bộ, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
II.7.4. Hiện trạng về cấp nước:
-
Khu vực thị trấn Cầu Kè: hiện đã có trạm cấp nước, phục vụ được một phần nhu cầu sử dụng nước sạch với trạm cấp nước chính đặt tại khu trung tâm hành chính hiện hữu và trạm cấp nước Khóm 3, công suất mỗi trạm khoảng 750-2.400 m³/ngày đêm.
-
Khu vực các xã: hiện mỗi xã đã có một số trạm cấp nước tập trung phục vụ cho một phần dân cư trên địa bàn, công suất khoảng 20-850m³/ngđ. Đối với các hộ dân còn lại, nước sinh hoạt hiện nay rất hạn chế, dân cư sử dụng nước sinh hoạt ăn uống từ nước mưa dự trữ, từ các giếng khoan tự túc công suất nhỏ và nguồn nước mặt từ sông Hậu. Nước mặt chưa được xử lý đúng quy cách và khử trùng nên chất lượng nước chưa đạt yêu cầu vệ sinh.
|
Trạm cấp nước thị trấn Cầu Kè
|
II.7.5. Hiện trạng về thoát nước thải và xử lý chất thải rắn:
-
Thoát nước thải:
-
Hiện hệ thống thoát nước khu vực quy hoạch chưa phát triển, nước mưa và nước sinh hoạt tự thấm xuống đất là chính, phần còn lại thoát ra kênh. Đa số các hộ dân sử dụng bể tự hoại có giếng thấm.
-
Hiện có một số mương thoát hiện hữu nhưng hiện cũng đã bị hư bể, rác đất lấp gần bít kín nên dòng chảy rất hạn chế. Nước mưa chủ yếu là tiêu thoát tự nhiên về phía các khu đất trũng, ao mương và ra sông. Mùa mưa nước thoát không kịp chảy tràn lan gây lầy lội và ô nhiễm ở những nơi thấp.
-
Các cơ sở chăn nuôi, sản xuất tập trung có xây dựng hệ thống thoát nước tại nơi sản xuất. Các cơ sở sản sản xuất nhỏ lẻ chỉ xử lý cục bộ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
-
Xử lý chất thải rắn:
+ Hiện trạng thu gom rác tại trung tâm thị trấn Cầu Kè và ở các xã chỉ ở mức trung bình. Tình hình xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…hiện nay chưa đảm bảo, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thải chất thải độc hại ra môi trường bên ngoài xuống ao, sông gây ô nhiễm môi trường.
+ Huyện có phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện được phê duyệt theo Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè.
-
Nghĩa trang – nghĩa địa: Hiện nay khu vực quy hoạch có các nghĩa trang, hiện hữu phân bố rải rác khắp thị trấn. Ngoài vị trí của Nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân đặt ở phía Bắc thị trấn Cầu Kè, các khu nghĩa trang hiện hữu đều chưa có quản lý và nằm xen lẫn với các khu dân cư, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đô thị.
|
|
Hiện trạng thu gom rác
|
Hệ thống sông Cầu Kè
|
II.7.6. Hiện trạng cấp điện:
Huyện có 302,57 km đường dây điện trung thế, 575,71 km đường dây điện hạ thế và 492 trạm biến áp, dung lượng 23.442 KVA đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt thường xuyên, an toàn và đảm bảo phục vụ sản xuất 100%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,79% (30.457/30.522) trong đó hộ nối đuôi 3,7%.
Số hộ sử dụng điện phát triển mới trong năm là 58 hộ. Nâng tổng số đến nay toàn huyện có 33.419 hộ sử dụng điện, đạt 99,7% so tổng số hộ dân toàn huyện (trong đó hộ sử dụng điện an toàn đạt 98,7% so số hộ sử dụng điện). Tiến hành khảo sát các danh mục cấp điện cho các hộ dân (theo Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020). Triển khai thi công công trình đường điện vượt sông Hậu qua cồn An Lộc, xã Hòa Tân.
-
Nguồn điện cung cấp cho huyện Cầu Kè chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Cầu Kè thông qua tuyến trung thế 22kV dọc đường Quốc lộ 54, đường ĐH08, đường DT915 và và các tuyến đường hiện hữu trong khu quy hoạch.
-
Lưới 110kV:
-
Trong khu quy hoạch có tuyến cao thế 110kV hiện hữu mạch đơn cấp nguồn cho trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Cầu Kè.
-
Mạng phân phối:
-
Mạng lưới điện phân phối không đều, chủ yếu là TBA nhỏ 1 pha. Tuyến dây 22kV chủ yếu chạy dọc theo các tuyến lộ chính, đi trên cột bê tông ly tâm 14m và 12m, tiết diện dây nhỏ chủ yếu là dây ACX240, AC240, ACX185, AC185.
-
Trạm biến áp 22/0,2 – 0,4kV được treo trên cột, chạy dọc theo các tuyến đường chính. Bao gồm chủ yêu là các trạm biến áp 1 pha có công suất nhỏ cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt.
-
Mức độ tiêu thụ điện bình quân đạt 80 – 100 KWh/người/năm.
-
Mạng lưới đèn chiếu sáng giao thông chưa được đầu tư xây dựng.
II.7.7. Hiện trạng thông tin liên lạc:
-
Hiện hệ thống thông tin liên lạc huyện Cầu Kè đã phát triển rộng khắp, 100% ấp, khóm đã phủ sóng điện thoại cố định và điện thoại di động; đường truyền internet băng thông rộng đến 95% ấp, khóm trong tỉnh.
-
Hiện trạng điểm bưu điện phục vụ thông tin bưu chính, viễn thông trên địa bàn huyện Cầu Kè như sau:
-
Bưu điện Cấp II(Bưu điện Cầu Kè) phân bố tại trung tâm các huyện, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện có.
-
11 bưu cục cấp III: đặt tại các thị trấn, trung tâm kinh tế đông dân cư; đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin liên lạc về bưu chính, viễn thông của người dân địa phương.
-
Nhìn chung, năng lực mạng Bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của người dân theo xu hướng phát triển công nghệ hiện đại hiện nay, nhất là chất lượng dịch vụ; Các điểm bưu điện – văn hóa xã chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, thiết bị… phục vụ kiệp thời yêu cầu của người dân.
II.8. CÁC YẾU TỐ ĐẶC THÙ CỦA VÙNG:
-
Điều kiện tự nhiên là vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Hậu địa hình cao và bằng phẳng, hầu như không bị mặn xâm nhập, là những thuận lợi lớn cho phát triển nông nghiệp và thủy sản nước ngọt, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, cung cấp nguồn thực phâm dồi dào; Là huyện thuần nông thu nhập chính của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp với hơn 70% dân số. Trong đó, cây lúa là sản phẩm chủ lực của huyện với diện tích sản xuất trên 9.500ha, hình thành nên mô hình cánh đồng lớn gắn liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất; Tập trung phát triển mô hình trồng chuyên màu và xác định cây dừa là 01 trong 07 sản phẩm chủ lực của địa phương; Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ.
-
Có hơn 30% đồng bào dân tộc Khmer và một phần dân tộc Hoa hình thành các đặc trưng của vùng về văn hóa, tâm linh, kiến trúc giá trị. Sự hình thành cộng đồng dân cư đa dân tộc là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại.
-
Tôn giáo đa dạng: đạo Phật, thánh thất Cao Đài, đạo Thiên chúa,…có kiến trúc độc đáo, mang giá trị lịch sử và đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc.
-
Khu vực có kho tàng văn hóa đa dạng, đặc biệt là văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer. Bao gồm nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán có giá trị văn hóa của các dân tộc,…
|
|
Cảnh quan sông Hậu
|
Đặc sản dừa sáp
|
|
|
Chùa Phi Rùm Sóc
|
Lễ hội văn hóa
|
II.9. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÓ LIÊN QUAN (ĐÁNH GIÁ, RÀ SOÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH ĐANG CÓ HIỆU LỰC):
II.9.1. Định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh:
-
Theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014, vùng huyện Cầu Kè thuộc Cụm phát triển đô thị phía Tây bao gồm Cầu Quan – Tiểu Cần – Cầu Kè, với 2 trục đô thị hóa chính là trục Quốc lộ 54 và trục Quốc lộ 60. Huyện Cầu Kè gồm 01 đô thị Cầu Kè;
|
Vùng huyện Cầu Kè trong định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh
|
-
Dân số dự kiến toàn huyện đến năm 2025 khoảng 136.400 người, đến năm 2030 khoảng 152.700 người.
-
Quá trình đô thị hóa: tập trung tại thị trấn Cầu Kè, xã Ninh Thới.
-
Các thị tứ bao gồm:
-
Điểm dân cư trung tâm xã Phong Phú, cụm Phong Thạnh - Phong Phú - Châu Điền.
-
Điểm dân cư trung tâm xã Thông Hòa, cụm Hòa An - Thông Hòa.
-
Cụm dân cư - CN-TTCN An Phú Tân (20ha), CCN Vàm Bến Cát (50ha) xã An Phú Tân.
-
Trung tâm Phong Thạnh.
-
Dân cư nông thôn chủ yếu là các tuyến cặp kênh Tổng Tồn và Quốc lộ 54.
-
Cụm công nghiệp Phong phú - Cầu Kè, có diện tích 10 ha, tổng mức đầu tư khoảng 65 tỷ đồng, hiện tại xây dựng 6/10 ha
-
Đầu tư hạ tầng du lịch tại cù lao Tân Quy, cồn Bần Chát (thuộc huyện Cầu Kè).
-
Định hướng quy hoạch vùng tỉnh cũng xác định vùng huyện Cầu Kè gồm 02 đô thị Cầu Kè và Ninh Thới, trong đó:
-
Đô thị Cầu Kè: trung tâm là thị trấn Cầu Kè, các công trình công cộng có quy mô phục vụ thị trấn, xã An Phú Tân và toàn huyện; quy mô khoảng 15.000 dân.
-
Đô thị Ninh Thới: trung tâm cụm xã bố trí dọc trên đường tỉnh 915 tại xã Ninh Thới. Quy mô khoảng 4.000 dân cho trung tâm xã Ninh Thới (định hướng lên đô thị thương mại – dịch vụ mới loại V).
Stt
|
Đô thị
(Tên gọi theo hiện trạng năm 2012)
|
Năm 2020
|
Năm 2030
|
Loại
đô thị
|
Ghi chú
|
Loại
đô thị
|
Ghi chú
|
Huyện Cầu Kè
|
|
|
|
|
1
|
Thị trấn Cầu Kè
|
V
|
Thị trấn huyện lỵ
|
V
|
Thị trấn huyện lỵ
|
2
|
Xã Ninh Thới
|
|
|
V
|
Đô thị quy mô loại V
|
Và gồm 03 trung tâm cụm xã: Phong Phú, Hòa Ân, An Phú Tân, trong đó:
-
Cụm phía Tây Nam (An Phú Tân- Tam Ngãi): Trung tâm công cộng cụm xã thuộc xã An Phú Tân, nằm dọc đường huyện 32 tổ chức khu công trình công cộng tập trung phục vụ xã An Phú Tân và xã Tam Ngãi; quy mô khoảng 1.500 dân (tập trung tại trung tâm cụm xã).
-
Cụm phía Bắc (xã Hòa Ân - xã Thông Hòa - xã Thạnh Phú): Trung tâm cộng cộng cụm xã thuộc xã Hòa Ân, nằm dọc đường huyện 50; quy mô khoảng 1.500 dân (tập trung tại trung tâm cụm xã).
-
Cụm phía Đông Nam (xã Phong Thạnh - xã Phong Phú - xã Châu Điền - một phần xã Ninh Thới): trung tâm cụm xã bố trí dọc trên Quốc lộ 54 tại xã Phong Phú. Quy mô khoảng 1.500 dân cho trung tâm cụm xã Phong Thạnh - xã Phong Phú - xã Châu Điền.
STT
|
Trung tâm xã
Huyện Cầu Kè
|
Trung tâm cụm xã
|
1
|
Xã Phong Phú
|
Phong Thạnh - Phong Phú - Châu Điền
|
2
|
Xã Hòa Ân
|
Hòa Ân - Thông Hòa - Thạnh Phú
|
3
|
Xã An Phú Tân
|
Hòa Tân- An Phú Tân- Tam Ngãi
|
- Định hướng giao thông đường bộ:
-
Tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 54 định hướng nâng cấp tối thiểu thành đường cấp III đồng bằng, 02 làn xe. Đảm bảo lộ giới từ 44m – 54m. (theo Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 25/ 02/ 2013 chủa Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030).
-
Các tuyến giao thông Tỉnh lộ: đảm bảo lộ giới từ 32m-44m, trong đó: Đường tỉnh 911 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. Tuyến đường tỉnh 915 nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
-
Xây dựng các tuyến đê ven biển kết hợp với đường giao thông dọc theo sông sông Hậu. Nâng cấp các tuyến đường cấp huyện và liên xã, đường giao thông nông thôn; phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị như: hương lộ 32, hương lộ 33, hương lộ 51 thuộc huyện Cầu Kè lộ giới từ 26m-32m
II.9.2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cầu Kè:
Theo định hướng phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Cầu Kè đến năm 2020 được định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ theo hướng phát triển bền vững; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đảm bảo an sinh xã hội, văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Nâng cao thu nhập bình quân đầu người bằng mức bình quân chung của tỉnh Trà Vinh vào năm 2020.
Phấn đấu đưa đô thị Ninh Thới đạt tiêu chuẩn đô thị loại V sau năm 2030.
a. Mục tiêu kinh tế:
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới
+ Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng sản xuất theo hướng sạch, an toàn, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp
+ Mở rộng quy mô đàn vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa và bền vững. Khuyến khích phát triển theo mô hình trang trại, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường;
+ Thực hiện tốt các quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường tại các điểm giết mổ động vật tập trung.
+ Tập trung phát triển thủy sản phù hợp với quy hoạch, mở rộng diện tích chuyên canh cá tra, cá lóc,.. tại một số xã có điều kiện phù hợp.
b. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
+ Phát triển ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới phương thức sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường
+ Củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, tạo tiền đề hình thành các cơ sở công nghiệp có qui mô sản xuất lớn. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; đổi mới cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư triển khai dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.
+ Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp may mặc,... Phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp, nông thôn. Kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp xã Hòa Ân.
c. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ
+ Phát triển mạng lưới thương mại theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và thị trường;
+ Triển khai thực hiện có hiệu quả phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại gắn với các hoạt động như: Hội chợ, triển lãm; hội nghị giao thương; ký kết đưa hàng sản xuất trên địa bàn vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, chợ đầu mối; đẩy mạnh xã hội hóa việc phát triển hệ thống chợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các chợ xã; đưa chợ đầu mối trái cây của huyện hoạt động hiệu quả.
+ Phát triển đa dạng hoá các loại hình du lịch; kêu gọi đầu tư, phát triển ngành du lịch trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch văn hoá lễ hội của các dân tộc Kinh - Khmer – Hoa.
d. Tập trung huy động các nguồn lực đầu kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 - 2025, tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực triển khai thực hiện đạt yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
+ Tranh thủ các nguồn vốn ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, bức xúc, nhất là các công trình giao thông gắn với đê bao, phòng chống lũ và triều cường.
+ Tiếp tục chương trình cứng hoá giao thông nông thôn theo phương thức "nhà nước và nhân dân cùng làm". Triển khai xây dựng mới hệ thống đê bao phòng chống lũ ven sông Hậu (từ xã Ninh Thới đến xã An Phú Tân); tăng cường đầu tư gia cố, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê, kè chống sạt lỡ;
+ Tiếp tục nâng cấp, cải tạo, đầu tư mạng lưới điện theo hướng an toàn, đáp ứng như cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt.
e. Tài chính – tín dụng
Chỉ đạo thực hiện tốt Luật Ngân sách, tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước.
Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án cấp bách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.
Tăng cường công tác phối hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
f. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Về cơ bản, nguồn vốn được ưu tiên để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, các công trình thuộc tiêu chí nông thôn mới, chỉnh trang đô thị.
Đầu tư có trọng điểm, năng lực phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng đã được tăng cường đáng kể, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Hệ thống điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. Đến nay 100% xã phủ lưới điện quốc gia; mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu.
g. Chỉ đạo phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
+ Thực hiện tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông nghiệp, sử dụng nguyên liệu đầu vào từ sản phẩm nông nghiệp và thu hút nhiều lao động ở nông thôn.
+ Tăng cường công tác củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có. Phát triển THT, HTX ở những nơi có điều kiện. Triển khai thực hiện tốt các chính hỗ trợ phát triển HTX.
h.Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
+ Tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
+ Ưu tiên nhiều nguồn lực để hoàn thiện thêm một bước hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình tự chủ, tự quản trong xây dựng nông thôn mới.
i. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống
Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường lớp trên địa bàn, đảm bảo hợp lý.
Tập trung đầu tư cơ cở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ hóa, chuẩn hóa.
Làm tốt công tác duy trì sĩ số; duy trì kết quả phổ cập giáo dục. Ưu tiên các nguồn lực đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
j. Phát triển văn hóa - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân
+ Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện..
- Đẩy mạnh đổi mới, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956; tổ chức dạy nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu của người lao động và theo nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã để người lao động sau học nghề có được việc làm hoặc tự tạo việc làm có thu nhập ổn định; phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 3500 lao động và đưa 20 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 0,9%.
k. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo đúng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nước... Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Tổ chức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế; xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải. Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình tự quản về môi trường ở cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các phương án phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai.
II.9.3. Định hướng quy hoạch chung đô thị Cầu Kè:
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cầu Kè đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 28/05/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh), thị trấn Cầu Kè có khoảng 10.000 người. Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 306,21 ha.
Định hướng không gian đô thị phát triển về phía Bắc và Đông theo trục đường 30/4, Nguyễn Hòa Luông, Lê Văn Tám hiện hữu và ven hai bên sông Cầu Kè. Mở rộng lộ giới đường 30/4 và Lê Văn Tám nối Quốc lộ 54 thành đường chính đô thị. Khu đô thị mới phát triển từ dân cư hiện hữu mở rộng về phía Đông và phía Bắc.
|
Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị trấn Cầu Kè
|
-Thị trấn Cầu Kè là trung tâm huyện lỵ của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh với chức năng chủ yếu trung tâm hành chánh chính trị của huyện Cầu Kè, trung tâm chỉ đạo sản xuất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương nghiệp và lưu thông phân phối lớn của huyện, là điểm dân cư đô thị của huyện Cầu Kè. Vị trí khu đất thuộc thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Ranh giới được xác định như sau:
-
Phía Đông : giáp xã Hòa Ân và xã Châu Điền;
-
Phía Tây : giáp xã Hòa Tân;
-
Phía Nam : giáp xã Hòa Tân;
-
Phía Bắc : giáp xã Hòa Ân.
-
Dân số hiện trạng (1999) : 6.343 người;
-
Dân số năm 2005 : 7.050 người;
-
Dân số năm 2010 : 7.630 người;
-
Dân số năm 2020 : dự kiến 9.500 người;
-
Dân số đến năm 2030 : dự kiến 10.000 người.
-
Hiện trạng (1999) : 63,67 ha, bình quân 96,5 m2/người;
-
Năm 2005 : 76,98 ha, bình quân 109,2 m2/người;
-
Năm 2020 : 208,53 ha, bình quân 219,5 m2/người;
-
Năm 2030 : 227,13 ha, bình quân 227,1 m²/người.
-
Tiếp tục khai thác triệt để quỹ đất tại khu trung tâm thị trấn Cầu Kè bằng cách xen cài khu hiện hữu, đồng thời mở rộng xây dựng mới về phần đất phía Bắc sông Cầu Kè. Quy hoạch xây dựng xã Ninh Thới sao cho đạt điều kiện của 1 đô thị loại V, đảm bảo thoả mãn các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
II.9.4. Định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn các xã:
-
Hiện nay huyện Cầu Kè đã có 10/10 xã được công nhận tiêu chí xã Nông thôn mới, cụ thể như sau:
-
Năm 2014: xã An Phú Tân;
-
Năm 2016: xã Ninh Thới;
-
Năm 2018: xã Thạnh Phú.
-
Năm 2019: xã Tam Ngãi, xã Thông Hòa, xã Chầu Điền, xã Phong Phú, xã Phong Thạnh, xã Hòa Ân, xã Hòa Tân.
II.9.5. Các dự án đầu tư xây dựng có liên quan:
-
Các dự án đầu tư ưu tiên theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện.
-
Một số dự án quan trọng trên địa bàn huyện được triển khai trong thời kỳ 2011-2020.
-
Các dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh nằm trên địa bàn huyện trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2011-2020 của tỉnh Trà Vinh – Ban hành kèm Nghị quyết số: 63/NQ-HDND ngày 08/12/2017
CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
|
- Các tuyến dân cư phát triển bám theo kênh rạch.
- Khu dân cư trong khu trung tâm xã xây dựng tập trung theo dạng ô phố. Khu trung tâm xã và các công trình công cộng có vị trí liên hệ thuận tiện.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Hòa Ân
|
|
Tập trung thành 06 điểm dân cư với tổng quy mô 13.300 người vào năm 2030. Loại hình chủ yếu là dân cư nhà vườn.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã An Phú Tân
|
|
Tập trung thành 07 điểm dân cư với tổng quy mô 10.600 người vào năm 2030. Loại hình chủ yếu là dân cư nhà vườn.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Ninh Thới
|
|
Tập trung thành 09 điểm dân cư với tổng quy mô 18.000 người vào năm 2030.
- Đường trục xã, liên xã: tận dụng tối đa nền đường có sẵn, kết nối các khu dân cư trong khu vực với đường giao thông đối ngoại đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Phong Thạnh
|
|
Tập trung thành 08 điểm dân cư với tổng quy mô 15.800 người vào năm 2030.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Thông Hòa
|
|
Tập trung thành 04 điểm dân cư với tổng quy mô 18.000 người vào năm 2030.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Hòa Tân
|
|
- Tập trung thành 12 điểm dân cư với tổng quy mô 17.000 người vào năm 2030.
- Chủ yếu phân bố dọc các tuyến hương lộ 51, hương lộ 29, hương lộ 34 và dọc các kênh rạch hiện hữu.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Phong Phú
|
|
- Tập trung thành 08 điểm dân cư với tổng quy mô 17.900 người vào năm 2030.
- Chủ yếu phân bố dọc các tuyến hương lộ 32 và dọc các kênh rạch hiện hữu.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Tam Ngãi
|
|
- Tập trung thành 09 điểm dân cư với tổng quy mô 8.400 người vào năm 2030.
- Chủ yếu phân bố dọc các tuyến hương lộ 33, tỉnh lộ 911 và dọc các kênh rạch hiện hữu.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Thạnh Phú
|
|
- Tập trung thành 08 điểm dân cư với tổng quy mô 18.100 người vào năm 2030.
- Chủ yếu phân bố dọc các tuyến hương lộ 8,9; quốc lộ 54 và dọc các kênh rạch hiện hữu.
|
Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch xã Châu Điền
|
II.10. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG:
Qua tình hình hiện trạng trên, các nhận xét đánh giá tổng hợp huyện Cầu Kè có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:
a. Thuận lợi:
-
Huyện có trục đường chính là Quốc lộ 54 dài khoảng 18,2 km, tỉnh lộ 915 dài khoảng 2,64 km. Đây là các tuyến giao thông huyết mạch, có vai trò đặc biệt quan trọng giúp huyện giao lưu với TP.Trà Vinh và các vùng lân cận, đồng thời là nơi tập trung dân cư và buôn bán giao dịch hàng hoá.
-
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp với 3 thế mạnh là cây ăn quả, trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi gia súc gia cầm được khai thác khá hiệu quả, chất lượng không ngừng nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm nuôi. Các ngành chế biến thủy hải sản cũng là một hướng phát triển mới của huyện
-
Nguồn lao động dồi dào, đặc tính người dân lao động cần cù, năng động và sáng tạo, phân bổ trong các ngành nghề phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
-
Huyện đã và đang định hướng thực hiện xây dựng mạng lưới giao thông của huyện thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
-
Bước đầu hình thành các cụm, tuyến dân cư tiện cho việc quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh.
b. Khó khăn:
-
Áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp còn hạn chế nên năng suất còn thấp.
-
Mức sống người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số nhà tạm vẫn còn nhiều; công tác đào tạo, dạy nghề còn hạn chế.
-
Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh, cho kinh tế của huyện còn thiếu và lạc hậu, hầu hết đã xuống cấp và chưa được đầu tư mới, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản còn thiếu, hệ thống giao thông đặc biệt giao thông nông thôn chưa hoàn thiện. Hiện nay một số kênh đã bị bồi lắng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
-
Hầu hết các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã chưa đáp ứng chuẩn kỹ thuật, cần được đầu tư nâng cấp mở rộng.
c. Cơ hội:
-
Phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp.
-
Phát triển thương mại và dịch vụ tại trung tâm huyện.
d. Thách thức:
-
Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội lớn.
-
Trình độ lao động có tay nghề và qua đào tạo còn thấp.
-
Sự phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng - thương mại dịch vụ sẽ làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt phát triển kinh tế - xã hội của huyện, song cũng sẽ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, ảnh hưởng quan trọng tới năng lực phát triển bền vững của huyện.
|
Bản đồ hiện trạng tổng hợp huyện Cầu Kè
|
CHƯƠNG III: CÁC CƠ SỞ LẬP ĐỒ ÁN
III.1. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG
III.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ CÁC TRUNG TÂM CỤM XÃ
III.3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
III.4. DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
III.5. DỰ BÁO QUY MÔ ĐẤT ĐAI
III.6. DỰ BÁO VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI
III.7. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
III.8. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG TỈNH TRÀ VINH
III.9. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH TRÀ VINH
III.10. CÁC TIÊU CHÍ CỦA HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
III.1. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG:
-
Vùng huyện Cầu Kè với định hướng phát triển đô thị Cầu Kè và đô thị Ninh Thới trở thành trung tâm của cực phát triển phía Tây tỉnh Trà Vinh (gồm Tiểu Cần – Cầu Quan – Cầu Kè), trong đó:
-
Mô hình phát triển vùng huyện Cầu Kè với 02 đô thị Cầu Kè và Ninh Thới làm trung tâm phát triển chính, trong đó đô thị Cầu Kè đã đạt tiêu chí đô thị loại V- thị trấn huyện lỵ và Đô thị Ninh Thới – quy mô đô thị loại V năm 2030. Tổ chức tuyến giao thông kết nối 2 đô thị, định hướng đô thị hóa không gian kết nối 2 đô thị với các khu vực trong vùng huyện hướng ra sông Hậu nhằm phát huy điều kiện thuận lợi có trên 20km mặt tiền sông Hậu.
-
Hệ thống điểm dân cư nông thôn ở các xã tiếp tục hình thành và phát triển từ các điểm dân cư nông thôn hiện hữu. Hình thành không gian chuyển tiếp, kết nối giữa hai thị trấn Cầu Kè – Ninh Thới;
-
Khu vực sông Hậu định hướng khai thác hệ thống cảng, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng; Duy trì các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có. Phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản; nông nghiệp công nghệ cao.
III.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ CÁC TRUNG TÂM CỤM XÃ:
-
Định hướng phân bổ các đô thị và cụm xã tạo sự cân đối về mặt hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật và quy mô dân số, dự kiến phân bổ vùng huyện Cầu Kè thành 02 thị trấn – quy mô đô thị loại V và 03 cụm xã:
-
Khu đô thị: định hướng phát triển 2 đô thị Cầu Kè và Ninh Thới
-
Đô thị Cầu Kè – hiện là đô thị loại V được định hướng phát triển hoàn chỉnh (đạt chuẩn theo quy định hiện hành cho quy mô 1 thị trấn) làm trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện.
-
Đô thị Ninh Thới: Xã Ninh Thới định hướng phát triển khu đô thị có quy mô đạt loại V (năm 2030), phát triển từ trung tâm xã hiện hữu hướng ra sông Hậu và Khu công nghiêp Cầu Quan.
-
Khu cụm xã: Nhằm cân đối hài hòa và bổ sung hệ thống các công trình công cộng và dịch vụ cho từng khu vực huyện, đảm bảo nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ. Theo đó, huyện được định hướng bố trí hệ thống trung tâm cụm xã phát triển theo 3 cụm
-
Cụm phía Tây Nam (An Phú Tân- Tam Ngãi – Hòa Tân): Trung tâm công cộng cụm xã thuộc xã An Phú Tân, nằm phía Nam sông Cầu Kè;
-
Cụm phía Bắc (xã Hòa Ân - xã Thông Hòa - xã Thạnh Phú): Trung tâm cộng cộng cụm xã thuộc xã Hòa Ân, nằm phía Bắc cụm công nghiệp Hòa Ân dọc quốc lộ 54 và kết nối với trung tâm xã Hòa Ân qua đường Huyện 29.
-
Cụm phía Đông Nam (xã Phong Thạnh - xã Phong Phú - xã Châu Điền) trung tâm cụm xã thuộc xã Phong Phú bố trí dọc Quốc lộ 54 và đường Huyện 51.
III.3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
-
Đến năm 2030: Dân số toàn huyện 136.400 người, trong đó đô thị khoảng 19.500 người; nông thôn khoảng 116.900 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 14%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,4%/năm; Cơ cấu giá trị gia tăng các ngành Công nghiệp-TMDV- Nông nghiệp là 20% - 22% - 7%; Thu nhập bình quân 45 triệu đồng/người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%.
-
Đến năm 2040: Dân số toàn huyện 152.700.000 người, trong đó đô thị khoảng 25.500 người; nông thôn khoảng 127.200 người; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 17%. Các ngành kinh tế chủ đạo: tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp cảng, giày da, chế biến thủy hải sản; xây dựng; ngành TMDV du lịch; nông nghiệp kỹ thuật cao.
III.4. DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
a. Dân số:
-
Đến năm 2030 : dân số khoảng 136.400 người; MĐDS 553,07 người/km2;
-
Đến năm 2040: dân số khoảng 152.700 người; MĐDS khoảng 619,16 người/km2;
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
|
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
|
A
|
ĐÔ THỊ
|
15.794
|
19.500
|
25.500
|
|
A1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
7.077
|
10000
|
15000
|
|
A2
|
Xã Ninh Thới
|
8.717
|
9500
|
10500
|
|
B
|
CỤM XÃ
|
96.169
|
116.900
|
127.200
|
|
B1
|
Cụm Phía Tây Nam
|
32.682
|
41.100
|
44.900
|
|
|
Xã An Phú Tân
|
10.736
|
12000
|
13000
|
|
|
Xã Tam Ngãi
|
11.608
|
16600
|
17900
|
|
|
Hòa Tân
|
10.338
|
12500
|
14000
|
|
B2
|
Cụm phía Bắc
|
29.630
|
34.000
|
37.200
|
|
|
Xã Hòa Ân
|
9.817
|
11500
|
13000
|
|
|
Xã Thông Hòa
|
13.085
|
14700
|
15800
|
|
|
Xã Thạnh Phú
|
6.728
|
7800
|
8400
|
|
B3
|
Cụm phía Đông Nam
|
33.857
|
41.800
|
45.100
|
|
|
Xã Phong Thạnh
|
11.580
|
13000
|
14000
|
|
|
Xã Phong Phú
|
10.839
|
12000
|
13000
|
|
|
Xã Châu Điền
|
11.438
|
16800
|
18100
|
|
|
TỔNG
|
111.963
|
136.400
|
152.700
|
|
(Nguồn số liện dân số hiện trạng: Chi cục thống kê huyện Cầu Kè – 6/2019)
b. Lao động:
Năm 2019 đã giải quyết việc làm cho 19.368 lao động, đạt 110,67% so kế hoạch, xuất khẩu lao động được 107 người. Tổ chức đào tạo nghề trên 1.780 người, định hướng nâng tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo so đạt 59,71% năm 2020. Tâm nhìn đến năm 2040 tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo đạt tối thiểu 75%.
III.5. DỰ BÁO QUY MÔ ĐẤT ĐAI :
-
Đến năm 2030: đất xây dựng khoảng 1.880,31ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 390ha, đất xây dựng nông thôn khoảng 1.490,31ha; Diện tích đất ở đô thị (đất đơn vị ở) khoảng 250 ha (≤ 50 m2/người); đất ở nông thôn khoảng 700ha (≥ 25 m2/người).
-
Đến năm 2040: đất xây dựng khoảng 2.217,63ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 516,21ha, đất xây dựng nông thôn khoảng 1.701,42ha; Diện tích đất ở đô thị (đất đơn vị ở) khoảng 350 ha (≤ 50 m2/người); đất ở nông thôn khoảng 900 (≥ 25 m2/người).
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
A
|
ĐÔ THỊ
|
15.794
|
19.500
|
25.500
|
2.575,91
|
390
|
516,2
|
A1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
7.077
|
10000
|
15000
|
306,21
|
200
|
306,2
|
A2
|
Đô thị Ninh Thới
|
8.717
|
9500
|
10500
|
2.269,70
|
190
|
210,0
|
B
|
CỤM XÃ
|
96.169
|
116.900
|
127.20
|
22.086,5
|
1.402,8
|
1.662,4
|
B1
|
Cụm Phía Tây Nam
|
32.682
|
41.100
|
44.900
|
7.594,84
|
493,20
|
674,80
|
|
Xã An Phú Tân
|
10.736
|
12000
|
13000
|
2.366,46
|
144
|
156
|
|
Xã Tam Ngãi
|
11.608
|
16600
|
17900
|
2.202,56
|
199,2
|
214,8
|
|
Hòa Tân
|
10.338
|
12500
|
14000
|
3.025,82
|
150
|
168,0
|
B2
|
Cụm phía Bắc
|
29.630
|
34.000
|
37.200
|
5.949,64
|
408,00
|
446,40
|
|
Xã Hòa Ân
|
9.817
|
11500
|
13000
|
2.021,21
|
138
|
156
|
|
Xã Thông Hòa
|
13.085
|
14700
|
15800
|
2.688,10
|
176,4
|
189,6
|
|
Xã Thạnh Phú
|
6.728
|
7800
|
8400
|
1.240,33
|
93,6
|
100,8
|
B3
|
Cụm phía Đông Nam
|
33.857
|
41.800
|
45.100
|
8.542,02
|
501,60
|
541,20
|
|
Xã Phong Thạnh
|
11.580
|
13000
|
14000
|
2.676,96
|
156
|
168
|
|
Xã Phong Phú
|
10.839
|
12000
|
13000
|
2.780,63
|
144
|
156
|
|
Xã Châu Điền
|
11.438
|
16800
|
18100
|
3.084,43
|
201,6
|
217,2
|
|
cộng
|
111.963
|
136.400
|
152.70
|
24.662,41
|
1.792,8
|
2.178,61
|
C
|
CỤM / KHU CÔNG NGHIỆP
|
Quy mô
|
Vị trí
|
|
|
57,51
|
115,02
|
1
|
CCN An Phú Tân
|
20
|
Xã An Phú Tân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
2
|
CCN Hòa Ân
|
50
|
Xã Hòa Ân
|
|
|
25,00
|
50,00
|
3
|
1 phần KCN Cầu Quan
|
25
|
Xã Ninh Thới
|
|
|
12,50
|
25,00
|
4
|
Đất công trình năng lượng
(Tổng kho xăng dầu)
|
20,02
|
Xã An Phú Tân
|
|
|
10,01
|
20,02
|
D
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRUNG TÂM CỤM XÃ
|
|
|
|
30,00
|
60,00
|
1
|
Cụm phía Tây Nam
|
20
|
Xã An Phú Tân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
2
|
Cụm phía Bắc
|
20
|
Xã Hòa Ân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
3
|
Cụm phía Đông Nam
|
20
|
Xã Phong Phú
|
|
|
10,00
|
20,00
|
|
Cộng tổng
|
|
|
|
|
1.880,31
|
2.217,63
|
III.6. DỰ BÁO VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI:
Chỉ tiêu cơ cấu sử dụng đất theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD:
-
Diện tích toàn khu: 246,62km2.
-
Quy mô dân số lập quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2040: 152.700 người.
-
Đất giáo dục:
Theo QCXDVN 01-2008/BXD, số học sinh tính trên quy mô dân số 152.700 người gồm có:
-
Học sinh THPT, dạy nghề = 152.700 x 40/1.000 = 6.108 học sinh;
-
Học sinh THCS = 152.700 x 55/1.000 = 8.399 học sinh;
-
Học sinh tiểu học = 152.700 x 65/1.000 = 9.926 học sinh;
-
Chỉ tiêu diện tích 15m²/ học sinh, tổng diện tích tối thiểu cần đáp ứng:
-
Trường THPT, dạy nghề = 6.108 x 15 = 91.600 m² (9,16 ha);
-
Trường THCS = 8.399 x 10 = 84.000m² (8,4 ha);
-
Trường tiểu học = 9.926 x 10 = 99.300 m² (9,93ha);
-
Theo đó đất giáo dục trong khu quy hoạch được bố trí như sau:
-
Trường mầm non, tiểu học, và trung học cơ sở
-
Đối với khu vực phát triền đô thị đảm bảo lớn hơn 2,7m2/người
-
Ngoài ra còn các khu vực nông thôn đảm bảo theo TCVN 4454:2012 quy hoạch xây dựng nông thôn cụ thể như sau
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu quy hoạch
|
1
|
Nhà trẻ, trường mầm non
|
m2/trẻ
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 12m2/trẻ
- Bán kính phục vụ: ≤ 1km
- Quy mô trường: ³ 3- 15 nhóm, lớp
|
2
|
Trường tiểu học
|
m2/hs
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 10m2/hs;
- Bán kính phục vụ: ≤ 1km
- Quy mô trường: ≤ 30 lớp
- Quy mô lớp: ≤ 35 học sinh
|
3
|
Trường THCS
|
m2/hs
|
- Diện tích khu đất xây dựng: ³ 10m2/hs
- Bán kính phục vụ: ≤ 4km
- Quy mô trường: ≤ 45 lớp
- Quy mô lớp: ≤ 45 học sinh
|
- Ghi chú: quy mô và diện tích sẽ được cụ thể hóa trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
-
Trường phổ thông trung học và trường dạy nghề:
-
Các trường trung học phổ thông đảm bảo bán kính phục vụ được tính toán theo 3 cụm xã và 2 đô thị đảm bảo phục vụ cho quy mô dân số 20.000-30.000 người (2-3 đơn vị xã /thị trấn).
-
Bố trí thêm 02 trường trung học phổ thông (trường cấp 3), kết hợp với 04 trường hiện có, đảm bảo quy mô phục vụ 152.700 người đến năm 2040, diện tích tối thiểu 9,16ha.
-
Định hướng hệ thống công trình giáo dục cấp huyện có 06 trường:
-
Trường THPT Cầu Kè; (hiện hữu mở rộng – thị trấn Cầu Kè)
-
Trường THPT Phong Phú; ( hiện hữu mở rộng – Cụm phía Đông Nam)
-
Trường THPT Tam Ngãi; (hiện hữu mở rộng – cụm phía Tây Nam)
-
Trường THPT Thông Hòa ( xây mới – Cụm phía Bắc)
-
Trường THPT Ninh Thới ( xây mới – Đô thị Ninh thới)
-
Trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề (hiện hữu - toàn huyện)
-
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đạt chuẩn về giáo dục quốc gia về phòng học, các phòng chức năng, công trình phụ trợ, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học.
* Ghi chú: Phương án quy hoạch xây dựng cần cân đối phù hợp với quy hoạch ngành.
-
Đất cây xanh – thể dục thể thao: hiện trạng 5,14ha, cần tối thiểu 15,50ha. Diện tích tăng thêm 10,36ha.
-
Đất y tế: hiện trạng 2,76ha, cần tối thiểu 5,2ha. Diện tích tăng thêm 2,44ha.. Trong đó :
+ Đất trạm y tế xã và thị trấn: hiện trạng đã có 1,29ha, duy trì hoạt động hệ thống công trình y tế hiện nay (mỗi xã, thị trấn có 01 trạm y tế) đảm bảo phục vụ
+ Đất y tế cấp đô thị đạt quy mô 1,47ha. Trong giai đoạn phát triển trở thành huyện nông thôn mới và định hướng phát triển huyện Cầu Kè đến năm 2040, có thể xây dựng các trung tâm y tế theo hướng xã hội hóa thuộc khu công trình trung tâm cụm xã để góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng y tế cho nhân dân toàn huyện.
-
Đất văn hóa: hiện trạng là 1,25ha, cần tối thiểu 3,2ha. Diện tích tăng thêm 1,95ha
III.7. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN:
-
Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng xã hội:
-
Các chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: Đất đơn vị ở trung bình: ≤ 50 m2/người; Đất cây xanh sử dụng công cộng đơn vị: ≥ 2,5 m2/người; Đất cây xanh công cộng ngoài đơn vị ở: 4 - 10m2/người; Đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở đơn vị ở: ≥ 2,7 m2/người;
-
Các chỉ tiêu đất xây dựng khu dân cư nông thôn: Đất ở: ≥ 25 m2/người; Đất xây dựng công trình dịch vụ: ≥ 5 m2/người; Đất cây xanh công cộng: ≥ 2 m2/người; Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật : ≥ 5 m2/người;
-
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (tính trên diện tích toàn khu): Nhà máy, kho tàng: ≥ 55 %; Các khu kỹ thuật: ≥ 1 %; Công trình hành chính, dịch vụ: ≥ 1 %; Giao thông: ≥ 8 %; Cây xanh: ≥ 10%.
-
Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
-
Tỷ lệ đất giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị: Tính đến đường liên khu vực ≥ 6%; Tính đến đường khu vực ≥ 13%; Tính đường phân khu vực ≥ 18%.
-
Chỉ tiêu cấp nước : các thị trấn từ 100 đến 150 lít/người.ngày đêm; nông thôn từ 40 đến 60 lít/người/ngày đêm. Tất cả các hộ dân đều sử dụng nước sạch.
-
Chỉ tiêu thoát nước : 80% cấp nước; Tất cả các hộ dân đều sử dụng nhà xí hợp vệ sinh.
-
Rác thải : 0,8 - 0,9 kg/người.ngày đêm.
-
Chỉ tiêu cấp điện : 1.000 – 1.500 kWh/người.năm;
-
Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng: 30 – 40% phụ tải điện sinh hoạt.
-
Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng: từ 50 đến 350 kW/ha.
-
Thông tin liên lạc : Điện thoại cố định đạt mật độ 3 thuê bao/100 dân; số thuê bao di động (trả trước và trả sau) đạt mật độ 110 thuê bao/ 100 dân; số thuê bao internet băng thông rộng (cố định và di động) đạt mật độ 32 thuê bao/ 100 dân.
-
Đất thương mại, hành chính, văn hóa: đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng.
III.8. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG TỈNH TRÀ VINH:
-
Đường bộ
Theo định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Trà Vinh đã được phê duyệt theo Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
-
Quốc lộ 54: Là tuyến đường trục dọc nối từ phà Vàm Cống, cắt qua QL.1A địa phận tỉnh Vĩnh Long và kết thúc tại TP.Trà Vinh (QL.53). Nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, hoàn thành trước năm 2020.
-
Các tuyến giao thông Đường tỉnh:
-
ĐT.911: Nâng cấp tuyến đường hiện hữu và kéo dài một đoạn trên cơ sở nâng cấp Hương lộ 25, một đoạn Hương lộ 38 và các tuyến đường giao thông nông thôn. Khi tuyến đường hình thành sẽ tạo thành tuyến trục dọc xuyên suốt chiều dài của tỉnh, tạo thuận lợi để giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Chiều dài 56,6 km, điểm đầu ranh Vĩnh Long, điểm cuối ĐT.914, gồm 2 đoạn sau:
-
Đoạn từ ranh Vĩnh Long đến ĐT.912: dài 36,4km, quy hoạch nâng cấp đạt cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m, lộ giới tối thiểu 29m, hoàn thành trước năm 2020; Đoạn từ ĐT.912 đến ĐT.914: dài 20,2 km, đây là đoạn đường tỉnh kéo dài. Tuyến theo HL.38, dọc kênh 3/2 đến QL.54, theo HL.25 đến giao ĐT.914. Giai đoạn 2016-2020, tiến hành cắm mốc lộ giới. Sau năm 2020 nâng cấp đạt chuẩn đường cấp IV-ĐB, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m và lộ giới tối thiểu là 29m.
-
ĐT.915: dài 49,797 km, điểm đầu giáp sông Tân Dinh (ranh Vĩnh Long), điểm cuối giáp QL.53 xã Đại An, huyện Trà Cú. Quy hoạch gồm hai đoạn như sau:
-
Đoạn 1: Từ ranh tỉnh Vĩnh Long đến giao với ĐH.27 đạt cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m, lộ giới tối thiểu 29m. Giai đoạn đầu tư 2015-2020. Đoạn 2: Tạo điều kiện để phát triển cảng biển Trà Cú và hoàn thiện hệ thống giao thông thủy – bộ liên hoàn. Đề xuất xây dựng đoạn từ giao ĐH.27 đến QL.53 đạt cấp III, quy mô 4 làn xe, nền rộng 30m, lộ giới tối thiểu 60m. Giai đoạn đầu tư 2021 – 2030.
-
Các tuyến giao thông Đường huyện:
-
ĐH.08 (Hương lộ 8): dài 9,8km, điểm đầu từ QL.54, xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, điểm cuối HL.33, xã Thông Hòa, Cầu Kè. Quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.29 (Hương lộ 29): dài 4,3km, điểm đầu QL.54 xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, điểm cuối QL.54 xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.32 (Hương lộ 32): dài 8,6km, điểm đầu giáp QL.54 xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, điểm cuối trung tâm xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.33 (Hương lộ 33): dài 7km, điểm đầu giáp QL.54 xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, điểm cuối ĐT.911 xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, quy hoạch đạt cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m, lộ giới tối thiểu 29m, hoàn thành sau năm 2020.
-
ĐH.34 (Hương lộ 34): dài 8,45km, điểm đầu TT.Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, điểm cuối xã Phong Phú, huyện Cầu Kè. Trong đó kéo dài một đoạn 2,85km từ điểm cuối HL.34 hiện hữu đến giáp HL.51. Quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.50 (Hương lộ 50): dài 3,5km, điểm đầu giáp QL.54 TT.Cầu Kè, huyện Cầu Kè, điểm cuối ĐT.915 xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, quy hoạch đạt cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m, lộ giới tối thiểu 29m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.51 (Hương lộ 51): dài 5,5km, điểm đầu QL.54 xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, điểm cuối ĐT.915 xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, quy hoạch đạt cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền rộng 9m, lộ giới tối thiểu 29m, hoàn thành trước năm 2020.
-
ĐH.19: dài 16,84km, điểm đầu từ ĐT.915, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, điểm cuối ĐH.06 (HL.6) xã Hiếu Tử, Tiểu Cần, tuyến chạy dọc kênh Mỹ Văn. Quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành sau năm 2020.
-
ĐH.25: dài 6,57km, điểm đầu từ QL.54, xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, điểm cuối QL.60, xã Hiếu Trung, Tiểu Cần. Quy hoạch đạt cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền rộng 7,5m, lộ giới tối thiểu 27,5m, hoàn thành sau năm 2020.
|
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải Tỉnh Trà Vinh
|
-
Đường thủy
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với GTVT của tỉnh Trà Vinh, đồng thời phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển chung của ngành đường thủy nội địa Việt Nam, đối với tỉnh Trà Vinh cần:
-
Phát huy năng lực vận tải đường sông trên cơ sở khai thác tối đa luồng lạch tự nhiên, tận dụng từng đoạn sông, từng khoảng sông để phục vụ vận tải.
-
Tổ chức lại mạng lưới đường thuỷ, trên cơ sở đảm bảo năng lực vận tải và phù hợp với điều kiện có dự án thủy lợi Nam Măng Thít.
-
Xúc tiến các dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang sông để tăng phạm vi, khả năng đáp ứng của vận tải thủy trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép, nhằm tham gia và hỗ trợ đắc lực trong vận tải nội tỉnh.
-
Phối hợp với ngành thủy lợi để tránh việc trùng lặp trong cải tạo các tuyến sông, kênh có khả năng khai thác vận tải, trên quan điểm tận dụng tối đa các tuyến kênh đã được cải tạo trong các dự án thủy lợi đặc biệt là các dự án trong quy hoạch thủy lợi ĐBSCL để giảm chi phí đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy.
-
Đối với việc xây dựng các cống ngăn mặn và cống thủy lợi trên các tuyến vận tải thủy, đặc biệt là các tuyến vận tải quan trọng của tỉnh thì cần xem xét tới việc xây dựng các âu thuyền để đảm bảo khả năng vận tải thông suốt.
III.9. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH TRÀ VINH:
|
Sơ đồ khống chế vùng cao độ
|
Hệ thống hạ tầng vùng huyện Cầu Kè tuân thủ theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
-
Cao độ nền và thoát nước mưa:
-
Cao độ nền: Cao độ khống chế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chia làm 3 vùng:
-
Vùng 1: Vùng được giới hạn bởi đường đê biển và hệ thống đê bao Măng Thít, tạo thành hệ cao độ đầu tiên cho tỉnh Trà Vinh.
-
Cao độ đề nghị mức cao độ tối thiểu cho Vùng 1 là 2,20 m.
-
Tổng diện tích Vùng 1 khoảng 48.000 ha.
-
Vùng 2:Vùng được giới hạn bởi hệ thống đê bao Măng Thít và sông băng ngang từ thành phố Trà Vinh - xã Đa Lộc - thị trấn Tiểu Cần - Phà Đại Ngãi.
-
Cao độ đề nghị đưa ra là tối thiểu phải đạt được là 2,25 m.
-
Tổng diện tích Vùng 2 khoảng 69.000 ha.
-
Vùng 3:Vùng còn lại phía trên cùng của tỉnh Trà Vinh, cốt xác định tối thiểu là 2,30 m. Tổng diện tích vùng 3 khoảng 79.000 ha.
-
Thoát nước mặt: Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên về sông ngòi của tỉnh Trà Vinh, đơn vị tư vấn đề nghị chia tỉnh Trà Vinh ra làm 16 lưu vực chính, các lưu vực này sẽ có hướng thoát nước đổ ra các đoạn sông chính bao quanh lưu vực. Với việc lấy ranh lưu vực là các con sông, kênh; nên lượng nước thu được sẽ được đổ ra các tuyến sông, kênh đó, điều này đảm bảo được khả năng tiêu thoát tốt.
-
Cấp nước: Giai đoạn ngắn hạn (đến năm 2020) sử dụng nguồn nước ngầm là chủ yếu, giai đoạn dài hạn (đến năm 2030) khai thác nguồn nước ngầm và nước mặt, với từng nguồn nước sẽ có biện pháp xử lý thích hợp đạt tiêu chuẩn vệ sinh và đưa vào sử dụng.
-
Thoát nước thải: Sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng với nước mưa khu vực nội thị và hệ thống thoát nước chung ở khu vực ngoại thị. Các khu công nghiệp xây trạm xử lý nước thải riêng. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn đầu ra QCVN 14: 2008/BTNMT và QCVN 40: 2011/BTNMT.
-
Chất thải rắn: Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được chia ra làm 2 giai đoạn:
-
Giai đoạn ngắn hạn đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 02 khu xử lý chất thải rắn gồm:
-
Khu xử lý chất thải rắn tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, quy mô khoảng 20 ha phục vụ cho huyện Cầu Kè, huyện Càng Long thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành và huyện Tiểu Cần;
-
Khu xử lý chất thải rắn tại xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, quy mô khoảng 07 ha phục vụ cho thị xã Duyên Hải và huyện Cầu Ngang.
-
Giai đoạn dài hạn dự kiến nâng cấp mở rộng 02 khu xử lý trên phục vụ cho tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
-
Nghĩa trang: Quy hoạch hệ thống nghĩa trang huyện Cầu Kè tuân thủ Quyết định 2378/QĐ-UBND về việc Quy hoạch tổng thể địa điểm nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2030.
-
Cấp điện:
-
Giai đoạn đến năm 2020:Trạm 110/22kV Trà Vinh 2x40MVA cấp điện cho thành phố Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè đến năm 2020 công suất được nâng lên 2x63 MVA.Đến năm 2015 xây dựng trạm biến áp 110/22kV Cầu Kè 40MVA tại huyện Cầu Kè và đến năm 2020 nâng công suất lên 2x40MVA cấp điện cho huyện cầu Kè và một phần huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần.Giai đoạn 2020-2030: Trạm biến áp 110/22kV Cầu Kè 2x40MVA công suất được nâng lên 2x63MVA.
-
Thông tin liên lạc: Bưu cục trung tâm tỉnh Trà Vinh và Bưu cục trung tâm huyện là trung tâm đầu mối cho các các điểm phục vụ khác, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính, viễn thông và dịch vụ công ích cho công đồng; Đầu tư khang trang cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công cụ phục vụ…
-
Các Bưu cục cấp III và điểm Bưu điện-Văn hóa xã đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ công ích khác cho cộng đồng tại địa phương.
III.10. CÁC TIÊU CHÍ CỦA HUYỆN NÔNG THÔN MỚI:
Theo Báo cáo số: 561/BC-UBND ngày 09/10/2019 của UBND huyện Cầu Kè
TT
|
Tên tiêu chí
|
Nội dung tiêu chí
|
Tiêu chuẩn đạt chuẩn
|
1
|
Quy hoạch
|
Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt
|
Đang thực hiện
|
2
|
Giao thông
|
2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã
|
Đạt
|
2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch
|
100%
|
3
|
Thủy lợi
|
Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch
|
Đạt
|
4
|
Điện
|
Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ; thuật của cả hệ thống
|
Đạt
|
5
|
Y tế - Văn hóa - Giáo dục
|
5.1. Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 3; Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia
|
Đạt
|
5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có các hoạt động văn hóa - thể thao phù hợp kết nối với các xã có hiệu quả
|
Đạt
|
5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn
|
≥ 60%
|
6
|
Sản xuất
|
Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện
|
Đạt
|
7
|
Môi trường
|
7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn
|
Đạt
|
7.2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường
|
100%
|
8
|
An ninh, trật tự xã hội
|
Đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội
|
Đạt
|
9
|
Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
|
9.1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định
|
Đạt
|
9.2. Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định
|
Đạt
|
-
Huyện Cầu Kè đã đạt gần như 9/9 tiêu chí huyện nông thôn về Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, Y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
-
Tiến hành hoàn thiện đồ án Quy hoạch vùng huyện hoàn thành chỉ tiêu “quy hoạch “ với yêu cầu “Có quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt”.
-
Cần nâng cấp cơ sở vật chất hiện hữu hoàn thiện đạt chuẩn về hệ thống giáo dục trung học phổ thông hoàn thiện tiêu chí về hệ thống đất giáo dục.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
VI.1. PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
VI.2. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ VÀ DU LỊCH
IV.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XÃ HỘI
IV.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU VỰC BẢO TỒN, KHU VỰC BẢO VỆ CẢNH QUAN
IV.5. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
IV.1. PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN:
IV.1.1. Định hướng tổ chức hệ thống vùng đô thị và nông thôn:
a. Định hướng phát triên không gian:
-
Mô hình phát triển xây dựng vùng huyện Cầu Kè lấy đô thị Cầu Kè và xã Ninh Thới làm trung tâm phát triển chính các khu vực dịch vụ thương mại làm động lực phát triển cho huyện. Tổ chức tuyến giao thông kết nối 2 đô thị, định hướng đô thị hóa không gian kết nối 2 đô thị với các khu vực trong vùng huyện hướng ra sông Hậu nhằm phát huy điều kiện thuận lợi có trên 20km mặt tiền sông Hậu.
-
Hệ thống điểm dân cư nông thôn phát triển theo định hướng. Các xã nông thôn phát triển theo định hướng quy hoạch chung xây dựng của từng xã, phát triển dọc theo các tuyến lộ chính và hệ thống kênh rạch gắn liền với điều kiện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững;
-
Hình thành và xây dựng các trung tâm cụm xã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một cụm xã. Các trung tâm cụm xã có thể phát huy được vai trò "điểm tựa" phát triển nông thôn, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và điều hoà sự tăng trưởng, phát triển của các đô thị lớn. Các cơ sở cần cải tạo và xây dựng ở các trung tâm cụm xã là: chợ, cơ sở dịch vụ sản xuất và đời sống, cơ sở sản xuất TTCN, cơ sở văn hoá cộng đồng...
-
Khu đô thị: định hướng phát triển 2 đô thị Cầu Kè và Ninh Thới
-
Đô thị Cầu Kè – hiện là đô thị loại V được định hướng phát triển hoàn chỉnh (đạt chuẩn theo quy định hiện hành cho quy mô 1 thị trấn) làm trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện.
-
Đô thị Ninh Thới: Xã Ninh Thới định hướng phát triển khu đô thị có quy mô đạt loại V (năm 2030), phát triển từ trung tâm xã hiện hữu hướng ra sông Hậu và Khu công nghiêp Cầu Quan.
-
Khu cụm xã: Nhằm cân đối hài hòa và bổ sung hệ thống các công trình công cộng và dịch vụ cho từng khu vực huyện, đảm bảo nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ. Theo đó, huyện được định hướng bố trí hệ thống trung tâm cụm xã phát triển theo 3 cụm:
-
Cụm phía Tây Nam (An Phú Tân- Tam Ngãi – Hòa Tân): Trung tâm công cộng cụm xã thuộc xã An Phú Tân, nằm phía Nam sông Cầu Kè;
-
Cụm phía Bắc (xã Hòa Ân - xã Thông Hòa - xã Thạnh Phú): Trung tâm cộng cộng cụm xã thuộc xã Hòa Ân, nằm phía Bắc cụm công nghiệp Hòa Ân dọc quốc lộ 54 và kết nối với trung tâm xã Hòa Ân qua đường Huyện 29.
-
Cụm phía Đông Nam (xã Phong Thạnh - xã Phong Phú - xã Châu Điền) trung tâm cụm xã thuộc xã Phong Phú bố trí dọc Quốc lộ 54 và đường Huyện 51.
|
Sơ đồ cấu trúc phát triển không gian vùng
|
-
Hệ thống đô thị và nông thôn của huyện Cầu Kè gồm 2 đô thị và 9 xã nông thôn, trong đó:
-
Thị trấn Cầu Kè – quy mô đô thị loai V, là thị trấn huyện lỵ với chức năng chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng vùng huyện Cầu Kè. Dân số đến năm 2030 khoảng 10.000 người, diện tích đất đai xây dựng đô thị 200ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 15.000 người, diện tích đất xây dựng đô thị đên khoảng 306,21 ha.
-
Đô thị Ninh Thới – quy mô đô thị loại V, là đô thị mới với chức năng chính là trung tâm thương mại dịch vụ của vùng huyện cầu Kè. Dân số đến năm 2030 khoảng 9.500 người, diện tích đất đai xây dựng đô thị 190ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 10.500 người, diện tích đất xây dựng đô thị đên khoảng 210 ha.
-
Xã Hòa Ân diện tích tự nhiên khoảng 2.021,21 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 11.500 người, diện tích đất xây dựng khoảng 173 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 13.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 226 ha.
-
Xã Châu Điền có diện tích tự nhiên khoảng 3.084,43 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 16.800 người, diện tích đất xây dựng khoảng 201,6 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 18.100 người, diện tích đất xây dựng khoảng 217,2 ha.
-
Xã An Phú Tân có diện tích tự nhiên khoảng 2.366,46 ha. Dân số đến năm 2020 khoảng 12.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 174,1 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 13.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 216,02 ha.
-
Xã Hòa Tân có diện tích tự nhiên khoảng 3.025,82 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 12.500 người, diện tích đất xây dựng khoảng 150 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 14.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 168 ha.
-
Xã Phong Phú có diện tích tự nhiên khoảng 2.780,63 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 12.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 154 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 13.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 176 ha.
-
Xã Phong Thạnh có diện tích tự nhiên khoảng 2.676,96 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 13.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 156 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 14.000 người, diện tích đất xây dựng khoảng 168 ha.
-
Xã Tam Ngãi có diện tích tự nhiên khoảng 2.202,56 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 16.600 người, diện tích đất xây dựng khoảng 199,2 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 17.900 người, diện tích đất xây dựng khoảng 214,8 ha.
-
Xã Thông Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 2.688,10 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 14.700 người, diện tích đất xây dựng khoảng 176,4 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 15.800 người, diện tích đất xây dựng khoảng 189,6 ha.
-
Xã Thạnh Phú có diện tích tự nhiên khoảng 1.240,33 ha. Dân số đến năm 2030 khoảng 7.800 người, diện tích đất xây dựng khoảng 93,6 ha. Dân số đến năm 2040 khoảng 8.400 người, diện tích đất xây dựng khoảng 100,8 ha.
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng hệ thống đô thị và nông thôn
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
tự nhiên
|
Đất xây dựng tính toán (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
A
|
ĐÔ THỊ
|
15.794
|
19.500
|
25.500
|
2.575,91
|
390
|
516,2
|
A1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
7.077
|
10000
|
15000
|
306,21
|
200
|
306,2
|
A2
|
Đô thị Ninh Thới
|
8.717
|
9500
|
10500
|
2.269,70
|
190
|
210,0
|
B
|
CỤM XÃ
|
96.169
|
116.900
|
127.200
|
22.086,50
|
1.402,80
|
1.662,40
|
B1
|
Cụm Phía Tây Nam
|
32.682
|
41.100
|
44.900
|
7.594,84
|
493,20
|
674,80
|
|
Xã An Phú Tân
|
10.736
|
12000
|
13000
|
2.366,46
|
144
|
156
|
|
Xã Tam Ngãi
|
11.608
|
16600
|
17900
|
2.202,56
|
199,2
|
214,8
|
|
Hòa Tân
|
10.338
|
12500
|
14000
|
3.025,82
|
150
|
168,0
|
B2
|
Cụm phía Bắc
|
29.630
|
34.000
|
37.200
|
5.949,64
|
408,00
|
446,40
|
|
Xã Hòa Ân
|
9.817
|
11500
|
13000
|
2.021,21
|
138
|
156
|
|
Xã Thông Hòa
|
13.085
|
14700
|
15800
|
2.688,10
|
176,4
|
189,6
|
|
Xã Thạnh Phú
|
6.728
|
7800
|
8400
|
1.240,33
|
93,6
|
100,8
|
B3
|
Cụm phía Đông Nam
|
33.857
|
41.800
|
45.100
|
8.542,02
|
501,60
|
541,20
|
|
Xã Phong Thạnh
|
11.580
|
13000
|
14000
|
2.676,96
|
156
|
168
|
|
Xã Phong Phú
|
10.839
|
12000
|
13000
|
2.780,63
|
144
|
156
|
|
Xã Châu Điền
|
11.438
|
16800
|
18100
|
3.084,43
|
201,6
|
217,2
|
|
cộng
|
111.963
|
136.400
|
152.700
|
24.662,41
|
1.792,80
|
2.178,61
|
C
|
CỤM / KHU CÔNG NGHIỆP
|
Quy mô
|
Vị trí
|
|
|
57,51
|
115,02
|
1
|
CCN An Phú Tân
|
20
|
An Phú Tân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
2
|
CCN Hòa Ân
|
50
|
Hòa Ân
|
|
|
25,00
|
50,00
|
3
|
1 phần KCN Cầu Quan
|
25
|
Ninh Thới
|
|
|
12,50
|
25,00
|
4
|
Đất công trình năng lượng
(Tổng kho xăng dầu)
|
20,02
|
An Phú Tân
|
|
|
10,01
|
20,02
|
D
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRUNG TÂM CỤM XÃ
|
|
|
|
30,00
|
60,00
|
1
|
Cụm phía Tây Nam
|
20
|
An Phú Tân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
2
|
Cụm phía Bắc
|
20
|
Hòa Ân
|
|
|
10,00
|
20,00
|
3
|
Cụm phía Đông Nam
|
20
|
Phong Phú
|
|
|
10,00
|
20,00
|
|
Cộng tổng
|
|
|
|
|
1.880,31
|
2.217,63
|
-
Ghi chú: Trong tương lai sẽ mở rộng thị trấn Cầu Kè để đảm bảo theo nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về quy mô diện tích của 01 đơn vị hành chính cấp thị trấn.
-
Định hướng thêm các trục phát triển không gian chính kết hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung chính :
-
Đường vành đai phía Tây Bắc và Đường vành đai phía Đông Nam.
-
Trục động lực phát triển kinh tế Cầu Kè - Ninh Thới.
-
Trục động lực đường tỉnh 915 phát triển dọc sông Hậu (gắn với yếu tố kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu).
-
Đường tránh Quốc lộ 54 và đường nối Ql54-ĐT915.
|
Các trục động lực phát triển
|
b. Định hướng phát triên xây dựng trong vùng:
-
Với định hướng phát triên kinh tế xã hội hướng tới huyện nông thôn mới và quy hoạch xây dựng như sau:
-
Đinh hướng năm 2030 dân số 136.400 người với đất xây dựng khoảng 1.880,31ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 390ha, đất xây dựng nông thôn khoảng 1.490,31ha; Diện tích đất ở đô thị (đất đơn vị ở) khoảng 250 ha (≤ 50 m2/người); đất ở nông thôn khoảng 700ha (≥ 25 m2/người).
-
Đinh hướng đến năm 2040 dân số 152.700 với đất xây dựng khoảng 1880,31 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.100 ha, đất xây dựng nông thôn khoảng 1.751,7 ha; Diện tích đất ở đô thị (đất đơn vị ở) khoảng 420 ha (≤ 50 m2/người); đất ở nông thôn khoảng 275 ha (25 m2/người). đất xây dựng khoảng 2.217,63ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 516,21ha, đất xây dựng nông thôn khoảng 1.701,42ha; Diện tích đất ở đô thị (đất đơn vị ở) khoảng 350 ha (≤ 50 m2/người); đất ở nông thôn khoảng 900 (≥ 25 m2/người).
-
Hình thành các chức năng thương mại – dịch vụ, y tế, giáo dục tại trung tâm các cụm xã nhằm tạo động lực phát triển cho các xã. Đồng thời nâng cấp, bổ sung các công trình tại trung tâm hiện hữu. Định hướng nhu cầu đất xây dựng trung tâm các xã được quy hoạch: mỗi trung tâm có quy mô diện tích 10-20ha. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá của xã. Mỗi cụm trung tâm xã có các công trình văn hoá thể thao, các công trình hạ tầng khác như bưu điện, chợ, sân thể thao xã (60x90m)…được xây dựng theo quy chuẩn và được bố trí ở khu vực thuận tiện với các thôn xóm, bán kính phục vụ trong khoảng 2km.
-
Phát triển dân cư đô thị định hướng tập trung tại thị trấn Cầu Kè và thị trấn định hướng Ninh Thới. Với quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 390ha và quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 516,2ha.
|
Các trum tâm đô thị/cụm xã và trục động lực đô thị
|
IV.1.2 Vùng Đô thị:
a.Thị trấn Cầu Kè:
-
Là đô thị huyện lỵ, với vai trò đô thị trung tâm huyện, là đô thị động lực của vùng kinh tế động lực trung tâm, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ, du lịch của tỉnh Trà Vinh và là đô thị hạt nhân của tiểu vùng phía Tây tỉnh. Quy mô dự báo như sau:
-
Quy mô dân số năm 2040 là 15.000 người.
-
Phát triển theo quan điểm gìn giữ và tôn tạo không gian văn hóa truyền thống gắn với xây dựng đô thị hiện đại, tạo các hình thái không gian phong phú tại các khu vực xây dựng mới, đảm bảo môi trường sống bền vững, đồng thời khai thác tối đa thế mạnh của từng khu và phân chia giai đoạn đầu tư hợp lý.
-
Giao thông đối nội và giao thông đối ngoại đảm bảo liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và các đô thị bên ngoài. Mạng lưới đường đơn giản, phân cấp đường chính - đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.
-
Hiện là đô thị loại V được định hướng phát triển hoàn chỉnh (đạt chuẩn theo quy định hiện hành cho quy mô 1 thị trấn) làm trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện.
-
Các khu dân cư của đô thị Cầu Kè được định hướng phát triển theo 2 hướng chính:
-
Phát triển về phía Đông Nam: trong tương lai, sẽ xây dựng mới trung tâm hành chính huyện cầu kè qua đó làm động lực phát triển cho khu vực phía nam thị trấn cầu kè. các khu dân cư mới sẽ chủ yếu phát triển dọc theo tuyến quốc lộ 54.
-
Phát triển về phía Tây Bắc: định hướng phát triển các khu dân cư dọc theo trục đường nguyễn hòa luông, với các công trình hạ tầng xã hội hoàn thiện. tạo tiền đề để hình thành một khu dân cư mới của thị trấn.
-
Các công trình công cộng phục vụ cho đơn vị ở như công viên cây xanh, công cộng - dịch vụ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường thcs, trạm y tế... được bố trí với bán kính phục vụ khoảng 500m.
-
Các công trình công cộng cấp đô thị phục vụ cho toàn huyện như: cây xanh đô thị, bệnh viện, trường cấp thpt, trường dân tộc nội trú, trung tâm hành chính cấp huyện... được ưu tiên tại các vị trí cửa ngõ và tiếp cận với trục giao thông chính.
-
Các khu công viên cây xanh - tdtt được bố trí đều khắp thị trấn nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và tập luyện của người dân. ngoài ra, tận dụng các khu cây xanh bảo vệ sông - kênh để tạo cảnh quan đặc sắc vùng sông nước cho khu vực.
|
Sơ đồ định hướng phát triển đô thị Cầu Kè
|
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
7.077
|
10000
|
15000
|
306,21
|
200
|
306,2
|
b. Đô thị Ninh Thới:
-
Là thị trấn, đô thị hạt nhân phát triển kinh tế xã hội, trung tâm kinh tế tiểu vùng cũng như cửa ngõ phía Đông của huyện. Quy mô dự báo như sau:
-
Quy mô dân số năm 2030 là 9.500 người;
-
Quy mô dân số năm 2040 là 10.500 người;
-
Cơ cấu kinh tế: Trên cơ sở tiềm năng hiện nay, cơ cấu chuyển dịch kinh tế xã là : nông nghiệp- thủy sản, dịch vụ, công nghiệp xây dựng.
-
Đường tỉnh 915 hiện hữu mở rộng và nâng cấp trở thành đường trục chính đô thị. Đồng thời kết hợp tổ chức lại nút giao thông tại ngã 3 đường huyện 29 với đường tỉnh 915 hiện nay tạo điểm nhấn không gian đô thị.
-
Mở tuyến đường Bắc - Nam nối đường huyện 29 đến Quốc lộ 54 và đầu còn lại phát triển hướng ra sông Hậu tạo tiên đề phát triển cho đô thị.
-
Xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V sau năm 2030.
|
Định hướng phát triển đô thị Ninh Thới
|
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Đô thị Ninh Thới
|
8.717
|
9.500
|
10.500
|
2.269,70
|
190
|
* 210
|
(*) Đã bao gồm 25ha 1 phần khu công nghiệp Cầu Quan.
IV.1.3. Vùng nông thôn:
Vùng nông thôn gồm 3 cụm xã:
-
Cụm phía Tây Nam: gồm 03 xã phía Nam quốc lộ 54 và sông Cầu Kè quy mô khoảng 75,94,84km2
-
Cụm phía Bắc: gồm 03 xã phía Bắc quốc lộ 54, quy mô khoảng 59,49km2,
-
Cụm phía Đông Nam: gồm 03 xã phía Nam quốc lộ 54, quy mô khoảng 85,42km2.
Cụ thể:
|
Sơ đồ vị trí 3 cụm xã và trung tâm cụm xã
|
a. Cụm phía Tây Nam: gồm 03 xã (An Phú Tân- Tam Ngãi – Hòa Tân) Trung tâm công cộng cụm xã thuộc xã An Phú Tân, nằm phía Nam sông Cầu Kè;
-
Có diện tích tự nhiên khoảng 7.594,84 ha, dân số hiện trạng khoảng 32.682 người. Định hướng đến năm 2030, quy mô dân số cụm Tây Nam khoảng 41.100 người, đến năm 2040 khoảng 44.900 người.
-
Với tuyến đường huyện 50 và đường tỉnh 915 dọc sông Hậu, cụm Tây Nam huyện Cầu Kè với lợi thế về vị trí và đường giao thông đối ngoại có thể phát triển khu công nghiệp dọc sông Hậu.
-
Khu vực nông nghiệp dọc sông Hậu bố trí một phần phục vụ nuôi trồng thủy sản.
-
Các khu chăn nuôi tập trung quy mô khoảng 17ha bố trí tại xã Tam Ngãi. Cụm công nghiệp An Phú Tân 20ha bố trí gần sông Hậu.
|
Định hướng phát triển đô thị cụm phía Tây Nam
|
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
tự nhiên
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Xã An Phú Tân
|
10.736
|
12000
|
13000
|
2.366,46
|
*144,0
|
**156,0
|
2
|
Xã Tam Ngãi
|
11.608
|
16600
|
17900
|
2.202,56
|
199,2
|
214,8
|
3
|
Hòa Tân
|
10.338
|
12500
|
14000
|
3.025,82
|
150,0
|
168,0
|
|
Tổng
|
32.682
|
41.100
|
44.900
|
7.594,84
|
493,2
|
538,80
|
(*) Năm 2030 hình thành 10ha trung tâm cụm xã và 10,01ha tổng kho xăng dầu và 10ha CCN An Phú Tân.
(**) Năm 2040 hình thành 20ha trung tâm cụm xã và 20,02 tổng kho xăng dầu và 20ha CCN An Phú Tân.
b. Cụm phía Bắc: gồm 3 xã (xã Hòa Ân - xã Thông Hòa - xã Thạnh Phú): Trung tâm cộng cộng cụm xã thuộc xã Hòa Ân, nằm phía Bắc cụm công nghiệp Hòa Ân dọc quốc lộ 54;
-
Có diện tích khoảng 5.949,64ha, dân số hiện trạng khoảng 29.630 người. Định hướng đến năm 2030, quy mô dân số cụm phía Bắc khoảng 34.000 người, đến năm 2040 khoảng 37.200 người.
-
Với Quốc lộ 54 đi ngang qua địa bàn, cụm phía Bắc là cửa ngõ của huyện Cầu Kè, kết nối với huyện Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh và các tỉnh khác.
-
Không gian phát triển từ trung tâm hành chính hiện hữu, kết hợp định hướng của đô thị loại V của thị trấn tiếp giáp và các tuyến đường giao thông mới. Với động lực phát triển quan trọng là dự án khu công nghiên sản xuất Hòa Ân 20ha , không gian sản xuất đô thị phát triển mạnh về phía Nam . Định hướng trong tương lai đây là khu vực phát triển sản xuất công nghiệp – dịch vụ - thương mại mạnh mẽ của huyện Cầu Kè.
|
Định hướng phát triển đô thị cụm phía Bắc
|
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
tự nhiên
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Xã Hòa Ân
|
9.817
|
11500
|
13000
|
2.021,21
|
*138,0
|
**156,0
|
2
|
Xã Thông Hòa
|
13.085
|
14700
|
15800
|
2.688,10
|
176,4
|
189,6
|
3
|
Xã Thạnh Phú
|
6.728
|
7800
|
8400
|
1.240,33
|
93,6
|
100,8
|
|
Cụm phía Bắc
|
29.630
|
34.000
|
37.200
|
5.949,64
|
408,0
|
446,4
|
(*) Năm 2030 hình thành 10ha trung tâm cụm xã và 25ha CNN Hòa Ân
(**) Năm 2040 hình thành thêm 20ha trung tâm cụm xã và 50ha Hòa Ân
c. Cụm phía Đông Nam: gồm 3 xã (xã Phong Thạnh - xã Phong Phú - xã Châu Điền) trung tâm cụm xã thuộc xã Phong Phú bố trí dọc Quốc lộ 54 và đường Huyện 51.
-
Có diện tích tự nhiên khoảng 8.542,02ha, dân số hiện trạng khoảng 33.857 người. Định hướng đến năm 2030, quy mô dân số cụm Đông Nam khoảng 41.800 người, đến năm 2040 khoảng 45.100 người.
-
Cụm Đông Nam với định hướng tuyến đường Quốc lộ 54 và đường huyện 29 nối dài đi ngang qua – là tuyến giao thông đối ngoại chính của huyện, hướng về Quốc lộ 60 và đường huyện 915, kết nối với huyện Tiêu Cần và các Tỉnh thành khác. Dự kiến bố trí trung tâm cụm xã gồm trường trung học phổ thông, trung tâm văn hóa – thể dục thể thao và trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng ở vị trí giao giữa Quốc lộ 54 và đường huyện 51 hiện hữu.
|
Định hướng phát triển đô thị cụm xã phía Đông Nam
|
Bảng thống kê dân số, quy mô diện tích đất xây dựng
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Diện tích
tự nhiên
|
Đất xây dựng (ha)
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(ha)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Xã Phong Thạnh
|
11.580
|
13000
|
14000
|
2.676,96
|
156,0
|
168,0
|
2
|
Xã Phong Phú
|
10.839
|
1200
|
13000
|
2.780,63
|
*144,0
|
**156,0
|
3
|
Xã Châu Điền
|
11.438
|
16800
|
18100
|
3.084,43
|
201,6
|
217,2
|
|
Cụm phía Đông Nam
|
33.857
|
41.800
|
45.100
|
8.542,02
|
501,6
|
541,2
|
(*) Năm 2030 hình thành 10ha trung tâm cụm xã.
(**) Năm 2040 hình thành thêm 20ha trung tâm cụm xã.
IV.2. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP, VÀ DU LỊCH:
IV.2.1. Định hướng không gian phát triển khu kinh tế:
-
Ngoài việc định hướng hình thành các khu sản xuất đô thị (cụm công nghiêp) theo định hướng phát triển kinh xã hội của tỉnh, huyện Cầu Kè. Địa phương cần phát huy lợi thế về điều kiện địa lý , tự nhiên giáp sông Hậu, là cơ sở định hướng huyện phát triển ngành nghề dịch vụ thương mại và công nghiệp và các ngành du lịch hướng sinh thái (cồn Tân Quy)
-
Bố trí các khu công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm, tận dụng tối đa điều kiện về giao thông đối ngoại.
-
Với trung tâm là 2 đô thị trung tâm Cầu Kè và Ninh Thới sẽ nối kết không gian kinh tế hướng ra sông Hậu với quốc lộ 54.
|
Sơ đồ phân vùng phát triển không gian kinh tế
|
a. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp:
- Phát triển nông, lâm, thủy sản huyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị. Định hướng phát triển hướng theo định hướng chung của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 1443/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trà vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 2,5%/năm.
+ Về trồng trọt: Phát triển ngành trồng trọt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xác định cây lúa là cây trồng chủ lực trong 10-15 năm tới, chú trọng thâm canh nâng cao chất lượng lúa hàng hóa; tập trung chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang luân canh cây màu, nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái.
+ Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, chăn nuôi công nghiệp), phấn đấu tăng trưởng ngành chăn nuôi bình quân đạt từ 5,5 - 6%/năm.
+ Về thủy sản: Xác định đây là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa, theo hướng hiện đại; khoảng 80 - 90% diện tích nuôi tôm cá thâm canh, bán thâm canh áp dụng quy trình VietGAP vào năm 2030.
+ Về lâm nghiệp: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng tốt đất quy hoạch rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái; xã hội hóa ngành lâm nghiệp. Khuyến khích thực hiện thuê, nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản. Phấn đấu độ che phủ của rừng đến năm 2030 đạt khoảng 8%.
-
Trên cơ sở rà soát quy hoạch và hiện trạng sản xuất tại địa phương định hướng quy hoạch tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 như sau:
+ Gồm các xã như Thạnh Phú, Thông Hòa, Hòa Ân, Châu Điền, Phong Phú và Phong Thạnh, diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng này 14.496,18 ha. Chuyên sản xuất lúa 03 vụ và gắn với lúa chất lượng cao xây dựng cánh đồng lớn.
+ Gồm các xã như Ninh Thới, Hòa Tân, An Phú Tân và Tam Ngãi, diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng này 9.864,02 ha. Chuyên trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản ven Sông Hậu, chuyên màu, sản xuất lúa 3 vụ.
b. Định hướng không gian phát triển thương mại, dịch vụ:
Xã hội hoá, khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chợ; kết hợp với phát triển hệ thống chợ với hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ logistics tại dọc sông Hậu
Phấn đấu trung bình giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18,71%/năm và đạt 12,4%/năm giai đoạn 2021 - 2030
IV.2.2. Định hướng không gian phát triển công nghiệp và các khu chức năng và khu du lịch:
a. Định hướng không gian phát triển công nghiệp và các khu chức năng:
Các khu chức năng đặc thù gồm các khu sản xuất, khu dịch vụ du lịch, các vùng sản xuất công nghệ cao,...cần được xác định phạm vi, quy mô, có hình thức tổ chức không gian phù hợp, kết nối thuận tiện với các khu chức năng xung quanh.
-
Hình thành khu sản xuất đô thị tiếp giáp với khu công nghiệp hiện hữu và định hướng như:
-
Cụm công nghiệp An phú Tân: 20ha thuộc xã An Phú Tân;
-
1 phần khu công nghiệp Cầu Quan: 25ha thuộc xã Ninh Thới
-
Cụm công nghiệp Hòa Ân: 50ha thuộc xã Hòa Ân;
-
Đất công trình năng lượng (Tổng kho xăng dầu): 20,02ha - xã An Phú Tân.
-
Bố trí các khu công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm, tận dụng tối đa điều kiện về giao thông đối ngoại.
|
Hệ thống khu sản xuất – cụm công nghiệp – khu du lịch snih thái
|
b. Định hướng du lịch:
-
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tập trung vào đầu tư, khai thác cụm du lịch Cầu Kè
-
Khu vực phát triển du lịch sinh thái tại Cồn Tân Quy cần được bảo tồn kết hợp khai thác tiềm năng du lịch với giải pháp đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối. Tuyến vành đai phía Tây mở mới là động lực giúp gia tăng khả năng tiếp cận Cồn Tân Quy từ huyện Cầu Kè và tỉnh Sóc Trăng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế về lính vực du lịch sinh thái tại khu vực.
-
Đẩy mạnh du lịch văn hóa, tạo cơ sở hạ tầng tối đa cho các khu sinh hoạt cộng đồng, khuyến khích các không gian công cộng, khai thác đặc trưng bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer và người Hoa.
-
Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp tại các khu phát triển nông nghiệp.
|
Sơ đồ phát triển tiềm năng du lịch
|
IV.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỐ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH XÃ HỘI:
IV.3.1 Định hướng phát triển hệ thống trung tâm giáo dục đào tạo:
-
Các trường trung học phổ thông đảm bảo bán kính phục vụ được tính toán theo 3 cụm xã và 2 đô thị đảm bảo phục vụ cho quy mô dân số 20.000-30.000 người (2-3 đơn vị xã /thị trấn).
-
Bố trí thêm 02 trường trung học phổ thông (trường cấp 3), kết hợp với 04 trường hiện có, đảm bảo quy mô phục vụ 152.700 người đến năm 2040.
Bảng đánh giá nhu cấu đất giáo dục đến năm 2040
Nhu cầu đất giáo dục
|
Dân số 2040: 152.700 người
|
TT
|
Cấp trường
|
Diện tích hiện trạng
(ha)
|
Nhu cầu tính theo QCVN
(ha)
|
Diện tích cần thêm
(ha)
|
Ghi chú
|
4
|
Trung học phổ thông - dạy nghề
|
2,05
|
9,16
|
7,11
|
Bố trí đảm bảo tối thiếu 20.000 dân/ trường
|
-
Định hướng hệ thống công trình giáo dục cấp huyện có 06 trường:
-
Trường THPT Cầu Kè; (hiện hữu mở rộng – thị trấn Cầu Kè)
-
Trường THPT Phong Phú; ( hiện hữu mở rộng – Cụm phía Đông Nam)
-
Trường THPT Tam Ngãi; (hiện hữu mở rộng – cụm phía Tây Nam)
-
Trường THPT Thông Hòa ( xây mới – Cụm phía Bắc)
-
Trường THPT Ninh Thới ( xây mới – Đô thị Ninh thới)
-
Trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề (hiện hữu - toàn huyện)
-
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đạt chuẩn về giáo dục quốc gia về phòng học, các phòng chức năng, công trình phụ trợ, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Theo đó trường THPT hiện hữu gồm THPT Cầu Kè; THPT Phong Phú, THPT Tam Ngãi cần nâng cấp mở rộng để đảm bảo quy mô phục vụ đáp ứng quy hoạch phát triển đến năm 2030;
Tuy nhiên, quy mô và diện tích cụ thể các trường xây dựng mới và các trường hiện hữu mở rộng sẽ xác định trong dự án.
|
Hệ thống công trình giáo dục cấp vùng huyện
|
IV.3.2 Định hướng phát triển hệ thống trung tâm y tế:
-
Đất y tế: hiện trạng 2,76ha, cần tối thiểu 5,2ha. Diện tích tăng thêm 2,44ha..Trong đó :
+ Đất trạm y tế xã: hiện trạng đã có 1,29ha, duy trì hoạt động hệ thống công trình y tế hiện nay đảm bảo phục vụ
+ Đất y tế cấp đô thị : hiện trang đạt quy mô 1,47ha. Trong đó hiện trạng Trung tâm y tế 1,1ha. Cần nâng cấp đạt chuẩn quốc gia, diện tích và quy mô cụ thể sẽ xác định trong các dự án.
+ Trong giai đoạn phát triển trở thành huyện nông thôn mới và định hướng phát triển huyện Cầu Kè đến năm 2040, có thể xây dựng các trung tâm y tế theo hướng xã hội hóa thuộc khu công trình trung tâm cụm xã để góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng y tế cho nhân dân toàn huyện.
Bảng đánh giá nhu cấu đất giáo dục đến năm 2040
Nhu cầu đất y tế
|
|
Dân số 2040: 152.700 người
|
TT
|
Công trình y tế
|
Hiện trạng
(ha)
|
Nhu cầu tính theo QCVN
(ha)
|
Diện tích cần thêm
(ha)
|
1
|
Trạm y tế xã
|
1,29
|
|
0
|
2
|
Đô thị
|
1,47
|
3,91
|
2,44
|
IV.3.3 Hệ thống công trình văn hóa – thể dục thể thao và cây xanh đô thị:
Hiện nay hệ thống các công trình trung tâm văn hóa và thể dục thể thao chủ yếu chỉ được bố trí ở thị trấn nhưng đầu tư vẫn chưa hoàn chỉnh. Do đó cần định hướng phát triển các khu vực bố trí công trình văn hóa kết hợp với thể dục thể thao đảm bảo theo quy định của quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
+ Các công trình văn hóa, thể dục thể thao cấp vùng bố trí ở trung tâm cụm xã, có thể kết hợp gần vị trí trường trung học phổ thông.
-
Cụm phía Tây Nam: thuộc xã An Phú Tân
-
Cụm phía Bắc: thuộc xã xã Hòa Ân
-
Cụm phía Đông Nam : thuộc xã Phong Phú
+ Các công trình công viên cây xanh cũng sẽ được định hướng kết hợp với các công trình thể dục thể thao, các công trình vui chơi giải trí cho thiếu nhi… Theo đó có thể kêu gọi các nguồn lực tham gia đầu tư cho loại hình này.
|
Sơ đồ định hướng mạng lưới công trình văn hóa, thể dục thể thao
|
IV.3.4. Định hướng phát triển hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ và sản xuất đô thị:
Hiện nay hệ thống chợ ở các xã đều có các khu chợ phục vụ cho nhu cầu buôn bán thương nghiệp của nhân dân các xã. Xét trên tổng thể huyện cho tầm nhìn đến 2040 có 152.700 người dân thì huyện không chỉ cần có các trung tâm thương mại dịch vụ mà các khu này cần kết hợp với các khu sản xuất (phi nông nghiệp). Đây chính là hệ thống công trình cần có để góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho huyện.
|
Hệ thống công trình thương mại dịch vụ và khu sản xuất công nghiệp
|
Các khu sản xuất bố trí theo định hướng phát triển từ khu sản xuất hiện hữu và phát triển, mở rộng các khu sản xuất công nghiệp mới:
-
Khu sản xuất ở KCN Cầu Quan: vị trí thuộc khu công nghiệp Cầu Quan 25ha, có thể bố trí thêm khu sản xuất công nghiệp dọc sông Hậu khoảng 10ha.
IV.3.5. Định hướng phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa – lịch sử.
-
Phát triển các khu du lịch văn hóa kết hợp với tôn giáo, tín ngưỡng.
-
Bảo tồn và phát huy giá trị các khu di tích văn hóa – lịch sử đã được công nhận.
IV.3.6. Hệ thống các trung tâm công cộng dọc tuyến giao thông mới:
-
Dọc theo các tuyến đường đối ngoại như Quốc lộ 54 và đường tỉnh 915:
-
Trung tâm cụm xã phía Bắc: thuộc khu vực xã Hòa Ân, bố trí trung tâm văn hóa – thể dục thể thao và trung tâm thương mại dịch vụ.
-
Trung tâm cụm xã phía Tây Nam: thuộc khu vực xã Hòa Tân bố trí trung tâm văn hóa – thể dục thể thao và trung tâm thương mại dịch vụ.
-
Trung tâm cụm xã phía Đông Nam: thuộc khu vực xã Phong Phú bố trí trung tâm văn hóa – thể dục thể thao và trung tâm thương mại dịch vụ.
-
Trung tâm thị trấn Ninh Thới: bố trí trường trung học phổ thông, văn hóa – thể dục thể thao, công viên đô thị, đất giáo dục và đất y tế cấp huyện dự trữ.
|
Ngoài ra dọc theo đường huyện 29, đường huyện 50 và trục động lực phát triển kinh tế Cầu Kè – Ninh Thới sẽ góp phần tạo ra một hệ thống công trình dịch vụ thương mại (có thể kết hợp với sự tham dự của người dân).
|
Hệ thống công trình TT cụm xã bố trí hài hòa với khu dân cư và cảnh quan tự nhiên
|
IV.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU VỰC BẢO TỒN, KHU VỰC BẢO VỆ CẢNH QUAN:
IV.4.1. Định hướng phát triển các khu vực bảo tồn:
Trong định phát triển vùng huyện đảm bảo tiêu chí nông thôn mới với tầm nhìn hướng đô thị hóa để phát triển đạt 2 đô thị loại V trong giai đoạn sau 2030 là cần thiết để góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng phải đi kèm với các công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và các giá trị phi vật thể về văn hóa lịch sử là rất cần thiết. Theo đó định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện đảm bảo các yếu tố:
-
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và công trình các chùa lớn.
-
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên dọc sông Hậu và sông rạnh lớn trong khu vực.
- Giải pháp quy hoạch xây dựng định hướng kết hợp việc giữ gìn điều kiện tự nhiên sông Hậu... để khai thác dịch vụ du lịch hướng sinh thái, phát huy tiềm năng lợi thế mặt tiền sông cho các hoạt động sản xuất hướng công nghiệp và cảng sông.
IV.4.2. Định hướng phát triển các khu vực bảo vệ cảnh quan:
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo hướng vừa bảo vệ, vừa khai thác giá trị cảnh quan dọc sông Cầu Kè; sông Mỹ Văn, sông Tam Ngãi
|
Cảnh quan vùng nông nghiệp : Vùng sản xuát nông nghiệp theo xu hướng công nghệ kỹ thuật cao sẽ áp dụng tại Huyện. Góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng tạo ra các sản phầm chất lượng cao,
|
|
Khai thác cảnh quan sông Hậu – sông Tam Ngãi
|
Tiềm năng cảnh quan tự nhiên sông nước không chỉ cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp phụ trợ và về lâu dài sẽ là nguồn tạo động lực phát triển kinh tế cho huyện nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ cảnh quan địa phương.
IV.5. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT:
Kế sử dụng đất năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được bố trí như sau:
-
Đất nông nghiệp: 19.151,98 ha chiếm 77,66% tổng diện tích tự nhiên.
-
Đất xây dựng: 2.217,63 ha chiếm 8,99% % tổng diện tích tự nhiên.
-
Đất khác : 3.292,80 ha chiếm 13,35% % tổng diện tích tự nhiên.
STT
|
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(HA)
|
NĂM 2018
|
NĂM 2030
|
NĂM 2040
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
20.105,41
|
19.489,30
|
19.151,98
|
1.1
|
Đất trồng lúa
|
10.467,70
|
9.803,75
|
9.435,00
|
1.2
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
344,26
|
408,64
|
860,27
|
1.3
|
Đất trồng cây lâu năm
|
9.136,43
|
9.120,00
|
8.699,80
|
1.4
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản
|
49,16
|
49,16
|
49,16
|
1.5
|
Đất lâm nghiệp
|
107,75
|
107,75
|
107,75
|
1.6
|
Đất nông nghiệp khác
|
0,11
|
0,00
|
0,00
|
2
|
Đất xây dựng
|
1.260,89
|
1.880,31
|
2.217,63
|
2.1
|
Đất ở
|
670,70
|
1.100,00
|
1.300,00
|
|
- Đất ở nông thôn
|
640,66
|
850,00
|
950,00
|
|
- Đất ở đô thị
|
30,04
|
250,00
|
350,00
|
2.2
|
Đất công trình công cộng
|
57,72
|
92,42
|
105,74
|
|
- Đất trụ sở cơ quan
|
9,88
|
11,50
|
13,50
|
|
- Đất xây dựng cơ sở y tế
|
2,76
|
4,50
|
5,20
|
|
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục
|
29,80
|
40,78
|
45,01
|
|
- Đất cơ sở văn hóa
|
1,25
|
2,50
|
3,20
|
|
- Đât cây xanh - TDTT
|
5,14
|
13,50
|
15,50
|
|
- Đất công trình xây dựng sự nghiệp khác
|
0,07
|
2,50
|
2,50
|
|
- Đất sinh hoạt cộng đồng
|
0,67
|
3,50
|
4,50
|
|
- Thương mai dịch vụ
|
8,15
|
13,64
|
16,33
|
2.3
|
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
|
69,40
|
75,39
|
81,39
|
|
- Đất tôn giáo
|
65,29
|
70,29
|
75,29
|
|
- Đất tín ngưỡng
|
4,11
|
5,10
|
6,10
|
2.4
|
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
|
14,83
|
77,50
|
130,50
|
|
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
|
14,83
|
30,00
|
35,00
|
|
- Đất công nghiệp
|
0,00
|
47,50
|
95,50
|
2.5
|
Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
2.6
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
415,21
|
494,50
|
559,50
|
|
- Đất giao thông
|
372,29
|
445,00
|
510,00
|
|
- Đất xử lý chất thải rắn
|
1,02
|
3,50
|
3,50
|
|
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
38,87
|
40,50
|
40,50
|
|
- Đất hạ tầng kỹ thuật khác
|
3,03
|
5,50
|
5,50
|
2.7
|
Đất hạ tầng phục vụ sản xuất
|
26,65
|
30,50
|
30,50
|
2.8
|
Đất quốc phòng, an ninh
|
6,38
|
10,00
|
10,00
|
|
- Đất an ninh
|
5,10
|
7,50
|
7,50
|
|
- Đất quốc phòng
|
1,28
|
2,50
|
2,50
|
3
|
Đất khác
|
3.296,11
|
3.292,80
|
3.292,80
|
3.1
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
3.292,80
|
3.292,80
|
3.292,80
|
3.2
|
Đất chưa sử dụng
|
3,31
|
0,00
|
0,00
|
TỔNG
|
24.662,41
|
24.662,41
|
24.662,41
|
CHƯƠNG V:
QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
V.1. QUY HOẠCH GIAO THÔNG CẤP VÙNG
V.2. QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀN VÀ THOÁT NƯỚC MẶT CẤP VÙNG
V.3. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG
V.4. QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ NGHĨA TRANG CẤP VÙNG
V.5. QUY HOẠCH CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CẤP VÙNG
V.6. QUY HOẠCH VIỄN THÔNG CẤP VÙNG
-
Quy hoạch giao thông cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông vùng huyện Cầu Kè dựa trên các tài liệu sau:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng QCXDVN01: 2008/BXD;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD;
-
Tiêu chuẩn ngành:
-
Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế _TCVN 104-2007.
-
Đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế _TCVN 4054-2005.
-
Đường giao thông nông thôn– Tiêu chuẩn thiết kế _TCVN 10380-2014.
-
Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc: Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
-
Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
-
Bản đồ quy hoạch định hướng không gian vùng.
-
Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông.
-
Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
-
Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đã được phê duyệt. Thể hiện mặt bằng mạng lưới giao thông đến từng khu chức năng. Xác định vị trí quy mô các công trình giao thông như bãi đỗ xe, nút giao thông….
-
Mạng lưới đường giao thông phải được phân cấp rõ ràng, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, hợp lý, phù hợp với tính chất của vùng huyện và đảm bảo kết nối tốt với các vùng vực lân cận.
-
Bố trí đủ quy mô và vị trí hợp lý các công trình giao thông tĩnh đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu về giao thông tĩnh của khu quy hoạch.
-
Các tuyến đường cong được thiết kế với bán kính cong và tầm nhìn thích hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
-
Quy hoạch mạng lưới giao thông:
-
Giao thông đường bộ:
Định hướng tuyến chính có tính xuyên suốt, lượng vận chuyển cao, ít giao cắt. Các tuyến đường nội bộ được xây dựng dựa trên việc kết nối vào các tuyến đường chính, tạo mạng lưới giao thông thông suốt. Hệ thống giao thông vùng huyện Cầu Kè tuân thủ Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
-
Quốc lộ:
-
Quốc lộ 54 kết nối huyện Cầu Kè với các huyện lân cận trong tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long,…định hướng nâng cấp đảm bảo lộ giới từ 42m.
-
Đoạn ngoài đô thị: nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, gồm 2 làn xe nền đường 12m, mặt đường 7m, phần đất dự trữ mỗi bên 15m, đảm bảo lộ giới 42m.
-
Đoạn đi qua đô thị: nâng cấp mở rộng đường đến lộ giới 42m, với vỉa hè mỗi bên 6m, lòng đường 30m, bố trí tối thiểu 6 làn xe.
-
Đường tỉnh:
Hệ thống Đường tỉnh bao gồm Đường tỉnh 911, Đường tỉnh 915 kết nối nhu cầu giao thông giữa huyện Cầu Kè và trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, kết nối với các tuyến đường Quốc lộ, tạo nên hệ thống giao thông xuyên suốt trên toàn vùng tỉnh Trà Vinh.
Đường tỉnh 915 có chức năng phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của các cụm công nghiệp ven sông Hậu, kết nối với khu vực khu Kinh tế Định An, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi nông nghiệp tại huyện Cầu Kè, do đó cần thiết kế kết cấu đường và gia cố nền đường phù hợp với các phương tiện có tải trọng nặng. Bên cạnh đó, đây là tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu của huyện Cầu kè nói riêng và toàn khu vực ven sông Hậu nói chung.
Định hướng lộ giới các tuyến Đường tỉnh đi qua huyện Cầu kè là 29m:
-
Đoạn ngoài đô thị: nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe nền đường 9m, mặt đường 7m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, đảm bảo lộ giới 29m.
-
Đoạn đi qua đô thị: nâng cấp mở rộng đường đến lộ giới 29m, với vỉa hè mỗi bên 4,5m, lòng đường 20m, bố trí tối thiểu 4 làn xe.
-
Đường huyện:
-
Hệ thống Đường huyện kết nối giao thông giữa các xã trên địa bàn huyện Cầu kè với trung tâm hành chính cấp Huyện, cũng như với các huyện lân cận. Các tuyến đường này kết nối với hệ thống Đường tỉnh, tạo nên hệ thống giao thông xuyên suốt trên vùng huyện Cầu kè, định hướng lộ giới 27,5÷29m.
+ Đường huyện 33, đường huyện 50, đường huyện 51 được nâng cấp cải tạo với lộ giới 29m:
-
Đoạn ngoài đô thị: nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, gồm 2 làn xe nền đường 9m, mặt đường 7m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, đảm bảo lộ giới 29m.
-
Đoạn đi qua đô thị: nâng cấp mở rộng đường đến lộ giới 29m, với vỉa hè mỗi bên 4,5m, lòng đường 20m, bố trí tối thiểu 4 làn xe.
+ Đường huyện 08, 19, 25, 29, 32, 34 được nâng cấp cải tạo kết hợp xây dựng mới với lộ giới 27,5m:
-
Đoạn ngoài đô thị: nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, gồm 2 làn xe nền đường 7,5m, mặt đường 5,5m, phần đất dự trữ mỗi bên 10m, đảm bảo lộ giới 27,5m.
-
Đoạn đi qua đô thị: nâng cấp mở rộng đường đến lộ giới 27,5m, với vỉa hè mỗi bên 4,5m, lòng đường 18,5m, bố trí tối thiểu 4 làn xe.
-
Giao thông động lực phát triển kinh tế:
Các trục đường động lực phát triển đô thị: đường vành đai phía Tây Bắc, đường vành đai phía Đông Nam, đường tránh Quốc lộ 54, trục động lực Cầu Kè –Ninh Thới, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Cầu Kè thông qua việc kết nối giao thông giữa các đô thị với nhau, cũng như kết nối khu vực với các huyện lân cận, giảm tải áp lực giao thông trên các tuyến đường Quốc lộ, Đường tỉnh, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, lộ giới 27,5-42m.
BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÙNG HUYỆN
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
|
LỘ GIỚI
|
DIỆN TÍCH
|
|
TỔNG
|
|
|
m
|
m
|
m2
|
|
I
|
QUỐC LỘ
|
23.000,0
|
|
966.000,0
|
|
1
|
QUỐC LỘ 54
|
23.000
|
42,0
|
966.000,0
|
|
II
|
ĐƯỜNG TỈNH
|
26.800,0
|
|
777.200,0
|
|
1
|
ĐƯỜNG TỈNH 911
|
7.300
|
29,0
|
211.700,0
|
|
2
|
ĐƯỜNG TỈNH 915
|
19.500
|
29,0
|
565.500,0
|
|
III
|
ĐƯỜNG HUYỆN
|
54.750,0
|
|
1.529.100,0
|
|
1
|
ĐƯỜNG HUYỆN 08
|
9.150,0
|
27,5
|
251.625,0
|
|
2
|
ĐƯỜNG HUYỆN 19
|
9.500,0
|
27,5
|
261.250,0
|
|
3
|
ĐƯỜNG HUYỆN 25
|
2.050,0
|
27,5
|
56.375,0
|
|
4
|
ĐƯỜNG HUYỆN 29
|
4.100,0
|
27,5
|
112.750,0
|
|
5
|
ĐƯỜNG HUYỆN 32
|
9.300,0
|
27,5
|
255.750,0
|
|
6
|
ĐƯỜNG HUYỆN 33
|
7.000,0
|
29,0
|
203.000,0
|
|
7
|
ĐƯỜNG HUYỆN 34
|
5.000,00
|
27,5
|
137.500,0
|
|
8
|
ĐƯỜNG HUYỆN 50
|
3.450,00
|
29,0
|
100.050,0
|
|
9
|
ĐƯỜNG HUYỆN 51
|
5.200,00
|
29,0
|
150.800,0
|
|
III
|
TRỤC ĐỘNG LỰC
|
46.230,00
|
|
1.609.620,0
|
|
1
|
ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA TÂY BẮC
|
12.000,00
|
29,0
|
348.000,0
|
|
2
|
TRỤC ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CẦU KÈ - NINH THỚI
|
12.500,00
|
27,5
|
343.750,0
|
|
3
|
ĐƯỜNG NỐI QL.54-ĐT915
|
5.800,00
|
29,0
|
168.200,0
|
|
4
|
ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA ĐÔNG NAM
|
12.600,00
|
29,0
|
365.400,0
|
|
5
|
TRỤC TÂY BẮC - ĐÔNG NAM
|
3.330,00
|
29
|
96.570,0
|
|
6
|
TUYẾN TRÁNH QUỐC LỘ 54
|
6.850,00
|
42
|
287.700,0
|
|
IV
|
GIAO THÔNG TĨNH
|
|
|
20.000,00
|
|
1
|
BẾN XE HUYỆN CẦU KÈ
|
|
|
20.000,0
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH GIAO THÔNG
|
77.750,0
|
|
4.901.920,0
|
|
-
Giao thông đô thị:
-
Bên cạnh việc nghiên cứu những đường mang tính phân vùng và liên huyện (từ cấp Đường huyện, Đường tỉnh đến Quốc lộ), cần xem xét đến một số tuyến đường nông thôn, liên xã, liên ấp, và các tuyến đường đô thị trong 2 Thị trấn Cầu Kè và đô thị Ninh Thới cũng như vùng dự kiến phát triển đô thị nhằm có kế hoạch định hướng xây dựng các tuyến đường này, tạo động lực cho sự phát triển của huyện Cầu Kè nói chung và các khu vực đô thị nói riêng.
-
Kết nối các khu dân cư, công trình công cộng trong thị trấn và khu vực dự kiến phát triển đô thị với các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
-
Phát triển giao thông đường bộ đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển không gian, kiến trúc đô thị, đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của huyện, Quốc gia và Quốc tế.
-
Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, nhựa hóa 100%, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, liên hệ thuận lợi trong và ngoài đô thị.
-
Quản lý xây dựng hệ thống giao thông đô thị theo các đồ án quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt. Cần phải lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới để làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông.
-
Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường đô thị, từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hóa các tuyến trục giao thông, nút giao thông đô thị, hiện đại hóa mạng lưới đường nội thị gắn với chỉnh trang đô thị, lộ giới các tuyến đường cấp khu vực tối thiểu 16m, cấp đường phân khu vực tối thiểu 13m.
-
Giao thông nông thôn (giao thông phục vụ sản xuất):
-
Huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, để phục vụ nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hang hóa trong khu vực, trong đó ưu tiên xây dựng đường ôtô đến tất cả các trung tâm xã, kết nối vào các tuyến đường đô thị; các xã đặc biệt khó khăn do địa hình, địa lý có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại.
-
Các đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường cứng (rải nhựa hoặc bê tông xi măng) đường huyện, đường xã đạt 100%.
-
Đưa dần vào cấp kỹ thuật: Đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI.
-
Nâng cấp các tuyến đường thôn xóm, đường nội đồng, để các phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn.
-
Từng bước kiên cố hóa cầu cống xóa bỏ toàn bộ cầu khỉ trong khu vực, kiên cố hóa hệ thống cầu trên các tuyến đường, nhằm tạo nên mạng lưới giao thông thông suốt trên toàn tuyến đường.
-
Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
-
Quy hoạch các tuyến đường xã thành 4 cấp theo:
-
Cấp A: Các tuyến đóng vai trò là trục chính yếu của xã (không phải là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện) kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Các tuyến trục chính được quy hoạch xây dựng có kết cấu mặt đường rộng ≥ 3,5m, nền ≥ 6,5m.
-
Cấp B và cấp C: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; có bề rộng mặt đường ≥3,5m, nền đường ≥ 5,0m (cấp B), bề rộng mặt đường ≥3,0m, nền đường ≥ 4,0m (cấp C),
-
Cấp D: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân, không có xe cơ giới qua lại, bề rộng mặt đường ≥1,5m, nền đường ≥ 2,0m.
-
Hệ thống bến bãi.
-
Nâng cấp bến xe Cầu Kè với diện tích hiện hữu 0,3ha lên quy mô 2ha, làm đầu mối phát triển hệ thống giao thông toàn huyện.
-
Xây dựng các điểm đầu cuối phục vụ xe buýt tại các khu đô thị và khu công nghiệp, có diện tích khoảng 2000m²/điểm.
-
Giao thông đường thủy:
-
Sông Hậu là tuyến giao thông thủy cấp đặc biệt do Trung ương quản lý, là tuyến đường thủy trọng điểm của huyện Cầu Kè nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
-
Bên cạnh đó, huyện Cầu Kè còn có các luồng giao thông thủy do tỉnh quản lý mang ý nghĩa lớn đối với việc vận chuyển hàng hóa khu vực: Sông Cầu Kè, kênh Tổng Tồn, sông Mỹ Văn, kênh Trà Ếch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, IV, V.
-
Hệ thống giao thông thủy do huyện quản lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp VI.
-
Nâng cấp hệ thống bến sông trong khu vực:
Nâng cấp bến Cầu Kè, diện tích 1.000m², trên sông Cầu Kè, tiếp nhận tàu hàng hóa 200 tấn, công suất 100.000 tấn/ năm và tàu chuyên chở hành khách từ 25÷40 khách.
-
Nâng cấp các bến ngang sông:
-
Mạng lưới bến đò vào trong sự quản lý tập trung thống nhất, có kỷ cương và có hiệu lực.
-
Sắp xếp lại toàn bộ mạng lưới bến đò toàn tỉnh: Đánh giá lại toàn bộ CSHT, quy mô và năng lực hoạt động.
-
Lập chương trình cải tạo, nâng cấp CSHT bến đò trên những tiêu chí: An toàn kỹ thuật và mỹ quan đô thị các bến đò, trang bị cứu hộ, cứu nạn trên sông, quy trình hoạt động an toàn và vệ sinh môi trường bến. Các bến đò hiện nay cần được sắp xếp theo nhóm - phân loại và xác định mức độ cải tạo và đầu tư.
Stt
|
Tên sông, kênh
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Quy hoạch
|
|
C.dài
(km)
|
C.rộng đáy (m)
|
C.sâu
(m)
|
Cấp
KT
|
|
|
I
|
Trung Ương quản lý
|
|
|
39,0
|
|
|
|
|
1
|
Sông Hậu
|
|
|
39,0
|
1000-2500
|
|
ĐB
|
|
II
|
Tỉnh quản lý
|
|
|
25,0
|
|
|
|
|
2
|
Kênh Trà Ếch
|
Kênh Thầy Hội
|
Kênh Tổng Tồn
|
7,2
|
35,0
|
3,0
|
III
|
|
6
|
Kênh Tổng Tồn
|
Ranh phía đông
|
Sông Cầu Kè
|
10,0
|
25,0
|
2,8
|
IV
|
|
7
|
Sông Cầu Kè
|
Kênh Tổng Tồn
|
Sông Hậu
|
4,0
|
35,0
|
2,6
|
IV
|
|
11
|
Sông Mỹ Văn
|
Ranh phía đông
|
Cống Mỹ Văn
|
11,0
|
15,0
|
2,2
|
V
|
|
III
|
Huyện/thị quản lý
|
|
|
74,7
|
|
|
|
|
1
|
Kênh Xáng Cạp
|
KênhLong Hội
|
Xã Phong Thạnh - H. Cầu Kè
|
7,5
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
2
|
Rạch Bưng Lớn
|
Sông Tân Định
|
Cầu Bưng Lớn
|
4,6
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
3
|
Rạch Bà Mai
|
Rạch Tổng Tồn
|
Xã Thông Hoà - Huyện Cầu Kè
|
5,5
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
4
|
Rạch Bà Nghệ
|
Sông Tam Ngãi
|
Xã Thông Hoà - Huyện Cầu Kè
|
2,9
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
5
|
Rạch Bà Tư
|
Sông Cầu Kè
|
Rạch Rùm
|
2,1
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
6
|
Sông Cầu Kè
|
Ngã 3 sông Cầu Kè-Tổng Tồn
|
Rạch Rùm
|
5,2
|
14,0
|
1,3
|
VI
|
|
7
|
Rạch Trà ất Lớn
|
Rạch Tổng Tồn
|
Xã Châu Điền - H. Cầu Kè
|
2,3
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
8
|
Rạch Trà Ất Nhỏ
|
HL.8
|
Xã Châu Đìên H. Cầu Kè
|
1,8
|
Chuyển thủy lợi
|
|
9
|
Rạch Huynh Kê
|
HL.8
|
Xã Châu Điền - H. Cầu Kè
|
1,4
|
Chuyển thủy lợi
|
|
10
|
Rạch Mương
|
Rạch Tổng Tồn
|
Xã Thạnh Phú - H. Cầu Kè
|
7,1
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
11
|
Vàm Ninh Thới
|
N3 Sông Hậu, TT.Cầu Quan
|
N3 Sông Hậu, xã Ninh Thới - Huyện Cầu Kè
|
8,8
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
12
|
Rạch Rùm
|
Sông Cầu kè
|
Xã Phong Phú - H. Cầu Kè
|
3,7
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
13
|
Kênh Bắc Sắc
|
Rạch Bà Mai
|
Kênh Thầy Hội
|
4,8
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
14
|
Kênh Thầy Hội
|
Sông Tam Ngãi
|
Kênh Bắc Sắc
|
2,2
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
15
|
Sông Tam Ngãi
|
Sông Cầu kè
|
Kênh Thầy Hội
|
9,7
|
14,0
|
1,3
|
VI
|
|
16
|
Kênh Cá Lóc
|
Sông Cầu kè
|
Xã Châu Điền - Huyện Cầu Kè
|
5,4
|
10,0
|
1,3
|
VI
|
|
-
Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD;
-
Tiêu chuẩn xây dựng: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957 :2008.
-
Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
-
Thống nhất cao độ xây dựng, hướng dốc và thoát nước mặt so với mặt nền. Xác định hướng dốc chính theo địa hình tự nhiên, tạo mặt nền thuận lợi cho xây dựng.
-
Cao độ thiết kế bám sát địa hình hiện trạng, cân bằng đào đắp tại chỗ, tránh phá vỡ địa hình và cảnh quan khu vực.
-
Đánh giá địa hình – thủy văn đối với quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt
-
Đánh giá điều kiện địa hình - thủy văn.
-
Địa hình vùng huyện Cầu Kè mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, bao gồm các vùng ngập nước (đồng lúa hoặc đầm phá). Sông rạch chảy hầu khắp các xã và thị trấn trong huyện. Nhìn chung địa hình bằng phẳng và khá thấp, có nhiều nơi bị ngập nước hoặc thường xuyên ngập nước. Địa hình thấp ảnh hướng khá lớn tới công tác chuẩn bị kỹ thuật, đẩy kinh phí đất đắp lên rất cao.
-
Với địa hình thấp, thoải và ít chỗ cao hơn 2 m, một khi mực nước dâng cao, sẽ có rất nhiều diện tích đất sẽ bị xâm lấn, ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân nơi đây. Vì vậy, việc đắp đê chắn sóng, chắn cát, ngăn lũ là cần thiết, cùng với đó là hệ thống thủy lợi, tưới tiêu nước hợp lý để đời sống người dân ổn định hơn.
-
Sông ngòi dày đặc và gần như còn nguyên vẹn, chưa bị lấp nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước và nguồn nước tưới cho nông nghiệp cũng như nguồn nước mặt, nước ngầm cấp cho sinh hoạt được đảm bảo. Lưu vực thoát nước mặt sẽ thu hẹp lại, khả năng tiêu thoát nhanh, tốt hơn. Tuy nhiên bất lợi là khi có triều cường, nước mặt sẽ dễ dàng xâm lấn tới công trình và đồng ruộng, gây thiệt hại cho người dân.
-
Đánh giá chiến lược Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt
-
Thủy lợi
Hệ thống đê, kè bao sông là một trong những dự án đang được ưu tiên đầu tư và triển khai nhanh chóng. Đây là một trong những thuận lợi trong chiến lược quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, có nền tảng trong việc xây dựng hệ thống đê bao, ngăn lũ, đảm bảo an toàn cho nhân dân, yên tâm trong sản xuất. Vì vậy, trong quá trình điều chỉnh quy hoạch cần chú ý phát huy, nâng cấp, cải tạo và củng cố hệ thống đê bao đã có và nằm trong các dự án lớn này.
Với hệ thống sông ngòi dày đặc, tạo thành mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh và khả năng phục vụ tốt. Bên cạnh đó, cần khai thông và mở rộng một số tuyến kênh còn nhỏ hẹp và dòng chảy yếu, nhằm tăng cường khả năng tưới tiêu và thoát lũ. Kết hợp với định hướng phát triển hệ thống giao thông thuỷ, để thúc đẩy hệ thống thuỷ lợi, mà công tác chính là xác định hệ thống sông chính để có mạng lưới hoàn chỉnh, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Sông Hậu tiếp giáp khu vực nghiên cứu về phía Tây Nam là con sông tiếp nhận lưu lượng thoát nước mặt chính của huyện Cầu Kè. Những kênh rạch trong khu vực đóng vai trò là tuyến tiếp nhận trực tiếp từ các lưu vực. Hệ thống kênh rạch dày đặc giúp việc tiêu thoát nước nhanh chóng, tránh tình trạng ngập úng tại các khu dân cư, khu công trình công cộng,... cũng như giảm khối lượng xây dựng các tuyến cống và mương thoát nước trên địa bàn huyện.
-
Sạt lở bờ sông
Hiện tượng sạt lở bờ sông và biến đổi lòng sông là một tiến trình tự nhiên do những thay đổi trong quá trình hình thành và tái lập sự ổn định của dòng chảy, tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng sạt lở bờ sông có chiều hướng gia tăng và diễn ra khá phức tạp, gây nên những tác động không nhỏ tới sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đặc biệt là trên con sông lớn như sông Hậu.
-
Giải pháp quy hoạch:
-
Quy hoạch chiều cao:
-
Khu đất quy hoạch có nền đất thấp, chịu ảnh hưởng mực nước triều; hiện nay một số khu vực được bảo vệ không bị ngập do triều cao nhờ vào hệ thống đê bao – cống điều tiết với khả năng tự điều tiết là hệ thống kênh rạch chằng chịt, tuy nhiên để khu vực phát triển bền vững cần có biện pháp san lấp khu vực xây dựng công trình và đường giao thông đến cao độ khống chế.
-
Chọn cao độ xây dựng (Ñxd) ≥ +2,30m, theo định hướng Quy hoạch hoạch vùng tỉnh Trà Vinh.
-
Độ dốc nền thiết kế:
-
Khu công trình công cộng và khu nhà ở : ³ 0,4%
-
Khu công viên cây xanh : ³ 0,3%
b.Quy hoạch thoát nước mưa:
-
Hướng thoát: theo hướng dốc cục bộ đổ ra sông kênh rạch gần nhất như sông Mỹ Văn, sông Cầu Kè…, trước khi dẫn ra sông Hậu.
-
Khu vực thị trấn Cầu Kè và các khu công nghiệp bố trí hệ thống thoát nước riêng.
-
Các trung tâm xã bố trí hệ thống thoát nước chung, nước thải sẽ được tách ra tại các giếng tách dòng ở cuối đường cống, đưa về trạm xử lý, nước mưa sẽ thải xuống kênh rạch, sông ngòi gần nhất.
-
Khu vực các ấp: sử dụng hệ thống thoát nước phân tán theo cụm dân cư tập trung.
c. Quy hoạch hệ thống thủy lợi;
-
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và kết hợp giao thông thủy phục vụ vận chuyển hang hóa trên địa bàn. Trước tình hình biến đổi khí hậu làm cho hệ thống kênh nội đồng mau bị bồi lắng, gây thiếu nước ngọt, nên cần xem xét nạo vét thường xuyên để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.
-
Kênh rạch phục vụ sản xuất được xem xét nạo vét, gia cố bờ, khai thông dồng chảy trong giai đoạn quy hoạch bao gồm 24 tuyến với tổng chiều dài 4,5km. trải đều trên tất cả các xã trong huyện Cầu Kè: kênh 15, kênh Trà Mẹt, kênh Cá Lóc, Kênh ấp T1, T2, T3, kênh Tập Đoàn 8, kênh Tuổi Trẻ, kênh Bang Chang, kênh Cổng Chào, kênh Cây Da, và kênh Ranh Tam Ngãi-Hòa Ân, kênh Ngang,….
-
Dự báo tình hình thiên tai
-
Tình hình chung về tình hình biến đổi khí hậu
-
Những năm gần đây, tình hình bão lũ ngày càng diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, sức tàn phá ngày càng lớn, nước biển đã dâng lên đáng kể trong những năm gần đây, đỉnh triều đã có chiều hướng gia tăng. Nếu nước biển dâng cao, nước mặn sẽ càn quét những đồng ruộng của các tỉnh miền Tây, đời sống người nông dân sẽ vô cùng khó khăn, chưa kể đến những nơi nuôi trồng thuỷ hải sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-
Bên cạnh đó, tình hình lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên, rừng phòng hộ bị thu hẹp, trong đó có phần rất lớn của rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, khiến mỗi khi lũ đi qua, không có sự che chắn của rừng nên mức thiệt hại sẽ vô cùng to lớn, không chỉ riêng ở tỉnh Trà Vinh mà trên cả nước.
-
Nguyên nhân chính là do nạn chặt phá rừng bừa bãi, làm mất đi nguồn tài nguyên vô tận và phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên.
-
Dự báo hệ quả của vấn đề biến đổi khí hậu
-
Ở huyện Cầu Kè, nguy cơ ngập lụt, ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch hiện vẫn đang đe dọa môi trường, mất cân bằng sinh thái nếu chúng ta khai thác quá nhiều tài nguyên thiên nhiên mà không khôi phục lại. Sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy cũng là những vấn đề đáng quan tâm của vùng huyện.
-
Nếu hệ sinh thái tiếp tục bị tàn phá, sẽ mất đi nguồn lợi cho sinh hoạt cũng như sản xuất, vấn đề cần giải quyết cân bằng giữa việc tận dụng khai thác mọi nguồn lợi từ sông ngòi nhưng vẫn duy trì được sự ổn định lâu dài và bên vững của nó.
-
Dự báo những khó khăn của công tác chuẩn bị kỹ thuật đất:
-
Nếu tình hình ngập lụt gia tăng, thì công tác san nền, thoát nước mưa cũng gặp không ít khó khăn. Những khu xây dựng mới đòi hỏi cốt san nền phải nằm trên mức an toàn và có hệ thống thoát nước riêng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thoát nước một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Vì vậy cần phải nghiên cứu thật kỹ để đưa ra phương án hợp lý nhất.
-
Huyện Cầu Kè có các xã phần lớn sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ lợi phải đảm bảo an toàn và không gây thiệt hại mùa màng cũng như tài sản của người dân. Cần tạo điều kiện tốt nhất, hệ thống đê bao, mạng lưới tưới tiêu đầy đủ và hoạt động hiệu quả.
-
Hệ thống đê sông, chống sạt lở ở những nơi xung yếu, mà không làm thay đổi dòng chảy, đặc biệt giữ lại những sản phẩm bảo vệ bờ tự nhiên của sông, kênh rạch, như những cây bụi, hành lang bảo vệ là “người bảo vệ” sông, kênh, rạch khỏi xói mòn, sạt lở an toàn nhất, ngoài ra nó còn mang lại nguồn lợi về kinh tế khá cao, do là nơi trú ẩn của tôm cá và các loài hải sản có giá trị khác…
-
Giải pháp và đề xuất phương án chống biến đổi khí hậu
-
Giải pháp chống ngập lụt
-
San lấp toàn bộ diện tích xây dựng: nên sử dụng đối với những khu vực xây dựng mới, các khu dân cư tập trung. Khu đô thị mới phát triển sẽ tổ chức san nền đạt cao độ khống chế, xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh, cải tạo, nạo vét kênh rạch để tăng khả năng thoát nước và bảo vệ cảnh quan môi trường.
-
Đối với những khu vực ven sông và kênh rạch lớn, có khả năng chịu ảnh hưởng của hiện tượng ngập lụt, cần nhắc nhở người dân gia cố lại nhà cửa, sẵn sàng đối phó với lũ bất cứ lúc nào, để tránh tổn thất về người và của. Nền nhà cần cao hơn mức đỉnh lũ ít nhất 0,3m.
-
Với khu vực nông thôn, những vùng không có hệ thống thoát nước mặt phát triển, cần tạo hệ thống thuỷ lợi tốt để có thể tưới, tiêu nước đầy đủ, không bị ngập úng. Tưới đủ nước cho cây trồng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng vào mùa mưa.
-
Đối với những khu vực nội thị, cần có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, khả năng thoát nước mưa tốt, bên cạnh đó cần chú ý một số điều như sau: cần giữ lại diện tích cây xanh, tự thấm cho công tác thoát nước mưa, tránh bê tông hoá quá cao, diện tích cây xanh và cây xanh tự nhiên cần được nghiên cứu và quy định rõ trong công tác quy hoạch, cần có những hồ điều hoà lớn, để có thể chứa hoặc dự trữ lượng nước thừa khi có mưa lớn hoặc triều cường, để khi thuỷ triều xuống có thể thoát sau, đảm bảo đô thị không bị ngập lụt.
-
Cần có định hướng hợp lý cho cao độ nền, để tránh tình trạng cao độ nền đô thị thấp hơn cao độ triều cường, thì công tác san nền đã bị thất bại.
-
Đắp để vượt lũ: nên sử dụng đối với các khu vực xây dựng cải tạo có mật độ xây dựng tập trung cao và việc tôn nền làm ảnh hưởng tới các công trình xây dựng hiện hữu.
-
Phương pháp kết hợp: vừa bao đê đến cao độ vượt lũ, vừa tôn nền đến một cao trình nhất định để giảm khối lượng đào đắp mà vẫn đảm bảo an toàn vào mùa lũ.
-
Giải pháp chống sạt lở
-
Đối với sạt lở bờ sông, cũng có nhiều hậu quả khôn lường, đe doạ sự an toàn của người dân sống quanh đó, ngập úng ruộng đồng do sạt lở bờ sông, nhiều khi đe doạ đến tính mạng của người dân.
-
Xây đập, ngăn dòng hoặc xây dựng những công trình hỗ trợ cho công tác điều tiết dòng chảy của sông, kênh để hạn chế những tác hại của dòng chảy.
-
Những biện pháp mang tính bền vững như trồng cây nước mặn tạo thành rừng và bảo vệ bờ sông rạch, các loại cây sống tốt và giữ đất tốt như: dừa nước, xú, vẹt, cần, đước… những loại cây đó vừa bảo vệ bờ sông, vừa tạo môi trường sống cho rất nhiều sinh vật sống dựa vào nó, mang lại nguồn lợi to lớn cho người dân.
-
Đối với các công tác khác như phòng chống thiên tai, các nhà nghiên cứu đưa ra giải pháp:
-
Có kế hoạch và phương pháp khai thác cát, nạo vét lòng sông một cách hợp lý và khoa học, kết hợp với việc điều tiết dòng chảy, đảm bảo không bị ảnh hướng tới lòng sông và giảm ít nhất đến sự thay đổi hướng và vận tốc dòng chảy của sông.
-
Có biện pháp gia cố bờ sông tại những vị trí xung yếu có nguy có sạt lở cao như kè sông, trồng cây bảo vệ bờ,… Đặc biệt, khu vực ven sông Hậu với định hướng phát triển kinh tế phi nông nghiệp, với nhiều công trình được xây dựng. Do đó cần đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống kè sông, để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực ven sông.
-
Khi phân luồng đối với các tuyến vận tải lớn và các tuyến tàu cao tốc cần chú trọng tới các tuyến đã được cảnh báo có khả năng sạt lở.
-
Quy hoạch cấp nước cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Hiện trạng cấp nước:
-
Khu vực thị trấn Cầu Kè: hiện đã có trạm cấp nước, phục vụ được một phần nhu cầu sử dụng nước sạch với trạm cấp nước chính đặt tại khu trung tâm hành chính hiện hữu và trạm cấp nước Khóm 3, công suất mỗi trạm khoảng 750-2.400m³/ngđ.
-
Khu vực các xã: hiện mỗi xã đã có một số trạm cấp nước tập trung phục vụ cho một phần dân cư trên địa bàn, công suất khoảng 20-850m³/ngđ. Đối với các hộ dân còn lại, nước sinh hoạt hiện nay rất hạn chế, dân cư sử dụng nước sinh hoạt ăn uống từ nước mưa dự trữ, từ các giếng khoan tự túc công suất nhỏ và nguồn nước mặt từ sông Hậu. Nước mặt chưa được xử lý đúng quy cách và khử trùng nên chất lượng nước chưa đạt yêu cầu vệ sinh.
-
Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD;
-
Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước _ TCXDVN 33:2006;
-
Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm TCXD 233-1999.
-
Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy, chống cháy _ TCVN 2622:1995.
-
Quyết định Số: 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
-
Các văn bản quy trình, quy phạm hiện hành của ngành cấp thoát nước và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp thoát nước.
-
Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
-
Xây dựng hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng đầy đủ và liên tục đối với nhu cầu sinh hoạt, tưới cây, tưới đường…của khu vực.
-
Hệ thống cấp nước đảm bảo tính chủ động trong đầu tư xây dựng và thuận tiện trong vận hành, quản lý.
-
Thiết kế cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn về lưu lượng nước và phải cung cấp nước sạch đã qua xử lý.
-
Chỉ tiêu cấp nước:
-
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt (Qsh):
-
Khu vực đô thị: 150 lít/người.ngày đêm
-
Khu vực nông thôn: 80 lít/người.ngày đêm
-
Nước cho công trình công cộng: 10% Qsh.
-
Nước tưới cây, tưới đường và tưới tiêu sản xuất: 10% Qsh
-
Nước cho công nghiệp: 40m³/ha
-
Nước rò rỉ, dự phòng: 10÷15%∑Q
-
Nước phòng cháy chữa cháy cho khu vực đô thị: 15 lít/s x 3 giờ x 2 đám cháy.
-
Tính toán nhu cầu dùng nước
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
NHU CẦU DÙNG NƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
(l/đvt)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
SINH HOẠT
|
19.500
|
25.500
|
|
2.925
|
3.825
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
10.000
|
15.000
|
150
|
1.500
|
2250
|
Xã Ninh Thới
|
9.500
|
10.500
|
150
|
1.425
|
1575
|
2
|
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, TMDV
|
10% (1)
|
293
|
383
|
3
|
TƯỚI CÂY, RỬA ĐƯỜNG
|
10% (1)
|
293
|
383
|
4
|
NƯỚC DỰ PHÒNG, RÒ RỈ
|
15% [(1)+(2)+(3)]
|
527
|
689
|
5
|
NƯỚC PCCC
|
15 (l/s/đám cháy) với 2 đám cháy xảy ra đồng thời trong 3 giờ liền
|
324
|
324
|
TỔNG CỘNG
|
[(1)+(2)+(3)+(4)]*1,2+(5)
|
5.168
|
6.658
|
Tống nhu cầu dùng nước đô thị:
-
Định hướng đến năm 2030: khoảng 5.200 m3/ngđ.
-
Định hướng đến năm 2040: khoảng 6.700 m3/ngđ.
NHU CẦU DÙNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (l/đvt)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Xã An Phú Tân
|
12000
|
13000
|
80
|
960
|
1.040
|
Xã Tam Ngãi
|
16600
|
17900
|
80
|
1.328
|
1.432
|
Xã Hòa Tân
|
12500
|
14000
|
80
|
1.000
|
1.120
|
Xã Hòa Ân
|
11500
|
13000
|
80
|
920
|
1.040
|
Xã Thông Hòa
|
14700
|
15800
|
80
|
1.176
|
1.264
|
Xã Thạnh Phú
|
7800
|
8400
|
80
|
624
|
672
|
Xã Phong Thạnh
|
13000
|
14000
|
80
|
1.040
|
1.120
|
Xã Phong Phú
|
12000
|
13000
|
80
|
960
|
1.040
|
Xã Châu Điền
|
16800
|
18100
|
80
|
1.344
|
1.448
|
2
|
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, TMDV
|
10% (1)
|
935
|
1.018
|
3
|
TƯỚI CÂY, RỬA ĐƯỜNG VÀ TƯỚI TIÊU
|
10% (1)
|
935
|
1.018
|
4
|
NƯỚC DỰ PHÒNG, RÒ RỈ
|
15% [(1)+(2)+(3)]
|
1.683
|
1.831
|
TỔNG CỘNG
|
[(1)+(2)+(3)+(4)]*1,2
|
15.487
|
16.851
|
Tống nhu cầu dùng nước nông thôn:
-
Định hướng đến năm 2030: khoảng 15.500 m3/ngđ.
-
Định hướng đến năm 2040: khoảng 16.900 m3/ngđ.
NHU CẦU DÙNG NƯỚC SINH HOẠT KCN
|
STT
|
TÊN KCN
|
DIỆN TÍCH (ha)
|
CHỈ TIÊU (m3/ha.ngđ)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
1
|
CCN AN PHÚ TÂN
|
20
|
40
|
528
|
2
|
MỘT PHẦN KCN CẦU QUAN
|
25
|
40
|
660
|
3
|
CCN HÒA ÂN
|
50
|
40
|
1320
|
|
TỔNG
|
|
|
2508
|
Tổng nhu cầu dùng nước các khu công nghiệp: 2.500m3/ngđ.
-
Định hướng quy hoạch mạng lưới cấp nước:
-
Xác định nguồn nước
-
Nguồn nước mặt rất phong phú nhờ sông Hậu chảy giáp ranh phía Tây Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Tuy nhiên, nguồn nước này chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Nước đậm phù sa và bị ô nhiễm do toàn bộ nước thải từ sinh hoạt đến sản xuất, từ chưa xử lý đến đã qua xử lý đều đổ về. Ở những khu vực sông gần biển, nước bị nhiễm mặn. Vấn đề sử dụng nguồn nước mặt là cần thiết nhưng chất lượng nước ở đây cần một sự đầu tư lớn về công nghệ và thời gian.
-
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Cầu Kè được đánh giá dồi dào về trữ lượng. Tuy vậy, nếu tính đến năm 2030, tầm nhìn 2040, với trữ lượng hiện có là không đủ cung cấp nước sạch cho nhu cầu toàn vùng.
-
Trong định hướng cấp nước đến năm 2030, nguồn nước ngầm vẫn là sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp với huyện Cầu Kè, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu trên 100m nên tập trung các bãi giếng khoan một cách có khoa học và có sự quản lý, tránh hiện tượng khai thác bừa bãi gây hậu quả khan hiếm nguồn nước. Nếu địa phương nào có kinh phí đầu tư cho cấp thoát nước thì linh động sử dụng nguồn nước mặt. Trong định hướng cấp nước đến năm 2040, ưu tiên chuyển qua khai thác nguồn nước mặt để đáp ứng khả năng cấp nước về lâu dài, bên cạnh đó cần đầu tư công nghệ xử lý tốt để đảm bảo chất lượng nước.
-
Nguồn nước:
-
Giai đoạn ngắn hạn (đến năm 2030): tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm hiện hữu.
-
Khu vực đô thị: tiếp tục sử dụng các trạm cấp nước hiện hữu, đồng thời xây dựng 03 trạm cấp nước khai thác nước mặt giai đoạn 1 để đảm bảo đáp ứng nhu cầu: Trạm Thông Hòa: CS 1.000m³/ngđ; trạm Cầu Kè: CS 2.000m³/ngđ và trạm Phong Thạnh: CS 1.000m³/ngđ.
-
Khu vực nông thôn: các xã nông thôn tiếp tục sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan và trạm cấp nước ngầm hiện hữu vì trong giai đoạn này nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và tưới tiêu sản xuất tăng chưa đáng kể.
-
Các khu công nghiệp: các nhà máy hiện hữu tiếp tục sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước nội thị lân cận vì còn trong quá trình mở rộng xây dựng chưa có nhu cầu lớn.
-
Tỷ lệ cấp nước sạch: ≥98%.
-
Giai đoạn dài hạn (đến năm 2040): ưu tiên khai thác nguồn nước mặt.
-
Khu vực đô thị: sử dụng và nâng cấp công suất các trạm cấp nước ngầm hiện hữu, đồng thời nâng cấp công suất các trạm cấp nước mặt giai đoạn 2 đảm bảo nhu cầu phát triển dài hạn: Trạm Thông Hòa: CS 2.000m³/ngđ; trạm Cầu Kè: CS 3.000m³/ngđ và trạm Phong Thạnh: CS 2.000m³/ngđ.
-
Khu vực nông thôn: các xã nông thôn tiếp tục sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan và trạm cấp nước ngầm hiện hữu, đồng thời kết hợp sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước mặt xây mới, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu sản xuất giai đoạn dài hạn. Nâng tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
-
Các khu công nghiệp: xây mới trạm cấp nước riêng cho từng khu công nghiệp để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng nguồn nước độc lập với các khu dân cư.
-
Tỷ lệ cấp nước sạch: 100%.
-
Mạng lưới cấp nước:
-
Khu vực đô thị: xây dựng các đường ống chính nối với các đường ống hiện hữu tạo mạng vòng dọc theo các tuyến giao thông chính có đường kính D150-200 đảm bảo cấp nước an toàn đến các khu dân cư.
-
Khu vực nông thôn: tiếp tục sử dụng các tuyến ống cấp nước hiện hữu, nâng cấp hoặc xây mới thêm các tuyến ống đã xuống cấp đảm bảo nhu cầu dùng nước trong giai đoạn phát triển.
-
Mạng lưới vòng kết hợp mạng cụt bao quát toàn khu, đảm bảo cấp nước liên tục phục vụ nhu cầu dùng nước.
-
Đường ống cấp nước sử dụng ống uPVC.
-
Bố trí các họng chữa cháy D100 đặt cách nhau 150m, ngoài ra khu có sự cố cháy cần bổ sung thêm nước mặt từ sông gần nhất để chữa cháy.
-
Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:
-
Bảo vệ nguồn nước mặt
-
Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường.
-
Thực hiện tốt chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình vệ sinh và an toàn thực phẩm... Tăng cường thực hiện công tác quan trắc giám sát chất lượng nước mặt, đánh giá diễn biến chất lượng và trạng thái các thành phần môi trường, dự báo diễn biến phục vụ thiết thực cho sản xuất canh tác và bảo vệ môi trường cũng như khả năng ứng cứu sự cố môi trường một cách kịp thời và có hiệu quả cao.
-
Ở khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn thói quen xả các chất thải và nước thải thẳng ra các ao hồ, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vì vậy cần có biện pháp chế tài, theo đó, mỗi hộ gia đình tự xây một giếng tự thấm để thu gom toàn bộ nước thải và cặn thải hữu cơ. Hộ nào không thực hiện còn xả bẩn ra môi trường nước sẽ bị xử phạt hành chánh. Đây là mô hình mà các huyện, xã nông thôn cần tích cực làm theo và nhân rộng.
-
Bảo vệ nguồn nước ngầm
-
Phải có biện pháp ngăn chặn ngay tình trạng khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm một cách có hiệu quả hơn; nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm.
-
Hiện nay, tình trạng khai thác nước ngầm ở huyện Cầu Kè gần như không thể kiểm soát được, tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12-15 m. Nếu không đưa ra biện pháp cấp bách ngay từ bây giờ thì dự báo cho đến năm 2040 mực nước ngầm sẽ xuống tới mực nước chết. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó, nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước do khoan rất cao.
-
Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Hiện trạng:
-
Hiện khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước mưa và nước sinh hoạt tự thấm xuống đất là chính, phần còn lại thoát ra kênh. Đa số các hộ dân sử dụng bể tự hoại có giếng thấm.
-
Hiện có một số mương thoát hiện hữu nhưng hiện cũng đã bị hư bể, rác đất lấp gần bít kín nên dòng chảy rất hạn chế. Nước mưa chủ yếu là tiêu thoát tự nhiên về phía các khu đất trũng, ao mương và ra sông. Mùa mưa nước thoát không kịp chảy tràn lan gây lầy lội và ô nhiễm ở những nơi thấp.
-
Các cơ sở chăn nuôi, sản xuất tập trung có xây dựng hệ thống thoát nước tại nơi sản xuất. Các cơ sở sản sản xuất nhỏ lẻ chỉ xử lý cục bộ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
-
Rác thải sinh hoạt: hiện trạng thu gom rác tại trung tâm thị trấn Cầu Kè và ở các xã chỉ ở mức trung bình. Tình hình xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… hiện nay chưa đảm bảo, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thải chất thải độc hại ra môi trường bên ngoài xuống ao, sông gây ô nhiễm môi trường.
-
Nghĩa trang: Hiện nay khu vực quy hoạch có các nghĩa trang, hiện hữu phân bố rải rác khắp thị trấn. Ngoài vị trí của Nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân đặt ở phía Bắc thị trấn Cầu Kè, các khu nghĩa trang hiện hữu đều chưa có quản lý và nằm xen lẫn với các khu dân cư, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đô thị.
-
Quy chuẩn, tiêu chuẩn:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD;
-
Quy chuẩn 07: 2016/BXD: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14-2008/BTNMT;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40-2011/BTNMT;
-
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
-
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải.
-
Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
-
Các văn bản quy trình, quy phạm hiện hành của ngành cấp thoát nước và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp thoát nước.
-
Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
-
Rà soát, kiểm tra sự khác biệt giữa định hướng quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường tỉnh Trà Vinh và định hướng quy hoạch Vùng tỉnh Trà Vinh từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
-
Thu gom nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước thải từ các hoạt động trong vùng huyện Cầu Kè đưa về đường ống thoát nước và về trạm xử lý.
-
Thu gom rác mỗi ngày đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực.
-
Nước thải phân tiểu trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung phải qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn trong từng công trình.
-
Chỉ tiêu quy hoạch:
-
Tiêu chuẩn thoát nước thải:
-
Chỉ tiêu thu gom nước thải sinh hoạt: 100% lưu lượng cấp nước sinh hoạt.
-
Chỉ tiêu thu gom nước thải công nghiệp: 80% lưu lượng cấp nước công nghiệp.
(theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải).
-
Tiêu chuẩn chất thải rắn:
-
Khu vực đô thị: 0,9 kg/người.ngđ.
-
Khu vực nông thôn: 0,8 kg/người.ngđ.
-
Tiêu chuẩn đất nghĩa trang:
-
Chỉ tiêu sử dụng đất nghĩa trang: 5m²/mộ.
-
Nhà tang lễ: ≥1 công trình/đô thị.
-
Tải lượng chất thải
-
Lưu lượng nước thải:
Căn cứ vào chỉ tiêu thoát nước, tính toán lưu lượng nước thải cho khu vực đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp như sau:
LƯU LƯỢNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (l/đvt)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
SINH HOẠT
|
19.500
|
25.500
|
|
2.925
|
3.825
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
10.000
|
15.000
|
150
|
1.500
|
2.250
|
Đô thị Ninh Thới
|
9.500
|
10.500
|
150
|
1.425
|
1.575
|
2
|
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, TMDV
|
10% (1)
|
293
|
383
|
TỔNG CỘNG
|
[(1)+(2)]*1,2
|
3.861
|
5.049
|
LƯU LƯỢNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU NÔNG THÔN
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (l/đvt)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
LƯU LƯỢNG (m3/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
SINH HOẠT
|
116.900
|
127.200
|
|
9.352,00
|
10.176,00
|
Xã An Phú Tân
|
12000
|
13000
|
80
|
960
|
1.040
|
Xã Tam Ngãi
|
16600
|
17900
|
80
|
1.328
|
1.432
|
Hòa Tân
|
12500
|
14000
|
80
|
1.000
|
1.120
|
Xã Hòa Ân
|
11500
|
13000
|
80
|
920
|
1.040
|
Xã Thông Hòa
|
14700
|
15800
|
80
|
1.176
|
1.264
|
Xã Thạnh Phú
|
7800
|
8400
|
80
|
624
|
672
|
Xã Phong Thạnh
|
13000
|
14000
|
80
|
1.040
|
1.120
|
Xã Phong Phú
|
12000
|
13000
|
80
|
960
|
1.040
|
Xã Châu Điền
|
16800
|
18100
|
80
|
1.344
|
1.448
|
2
|
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, TMDV
|
10% (1)
|
935
|
1.018
|
TỔNG CỘNG
|
[(1)+(2)]*1,2
|
12.345
|
13.432
|
LƯU LƯỢNG THOÁT NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
|
STT
|
TÊN KCN
|
DIỆN TÍCH (ha)
|
CHỈ TIÊU (m3/ha.ngđ)
|
LƯU LƯỢNG TỔNG (m3/ngđ)
|
1
|
CCN AN PHÚ TÂN
|
20
|
40
|
422
|
2
|
MỘT PHẦN KCN CẦU QUAN
|
25
|
40
|
528
|
3
|
CCN HÒA ÂN
|
50
|
40
|
1.056
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
2.006
|
-
Khối lượng chất thải rắn:
Căn cứ vào chỉ tiêu chất thải rắn, tính toán khối lượng chất thải cho khu vực nội thị, nông thôn và các khu công nghiệp như sau:
KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (kg/đvt)
|
KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)
|
KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
10.000
|
15.000
|
0,9
|
9,0
|
13,5
|
2
|
Xã Ninh Thới
|
9.500
|
10.500
|
0,9
|
8,6
|
9,45
|
TỔNG CỘNG
|
[(1)+(2)]
|
17,6
|
23,0
|
KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN
|
TT
|
Đơn vị hành chính
|
DÂN SỐ (người)
|
CHỈ TIÊU (kg/đvt)
|
KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)
|
KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Xã An Phú Tân
|
12.000
|
13.000
|
0,8
|
9,6
|
10,4
|
2
|
Xã Tam Ngãi
|
16.600
|
17.900
|
0,8
|
13,3
|
14,3
|
3
|
Hòa Tân
|
12.500
|
14.000
|
0,8
|
10,0
|
11,2
|
4
|
Xã Hòa Ân
|
11.500
|
13.000
|
0,8
|
9,2
|
10,4
|
5
|
Xã Thông Hòa
|
14.700
|
15.800
|
0,8
|
11,8
|
12,6
|
6
|
Xã Thạnh Phú
|
7.800
|
8.400
|
0,8
|
6,2
|
6,7
|
7
|
Xã Phong Thạnh
|
13.000
|
14.000
|
0,8
|
10,4
|
11,2
|
8
|
Xã Phong Phú
|
12.000
|
13.000
|
0,8
|
9,6
|
10,4
|
9
|
Xã Châu Điền
|
16.800
|
18.100
|
0,8
|
13,4
|
14,5
|
TỔNG CỘNG
|
93,5
|
101,8
|
KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
|
STT
|
TÊN KCN
|
DIỆN TÍCH (ha)
|
CHỈ TIÊU (tấn/ha.ngđ)
|
KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)
|
1
|
CCN AN PHÚ TÂN
|
20
|
0,5
|
6,0
|
2
|
MỘT PHẦN KCN CẦU QUAN
|
25
|
0,5
|
7,5
|
3
|
CCN HÒA ÂN
|
50
|
0,5
|
15,0
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
28,5
|
-
Định hướng quy hoạch mạng lưới thoát nước:
-
Khu vực đô thị:
Tại thị trấn Cầu Kè: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa. Nước thải được thu gom theo các tuyến cống chính dẫn về trạm xử lý nước thải của thị trấn. Nước thải sau khi xử lý đạt giá trị C, cột B, QCVN 14: 2008/BTNMT và xả ra sông gần nhất.
-
Nước thải công nghiệp:
Sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa. Nước thải được dẫn về trạm xử lý, mỗi khu công nghiệp đều xây dựng trạm xử lý riêng, công suất Qcn: 500 ÷ 1.000m³/ngđ. Nước thải sau khi xử lý đạt giá trị C, cột B, QCVN 40:2011/BTNMT và xả ra sông gần nhất.
-
Khu vực nông thôn:
Sử dụng hệ thống thoát nước chung cho tất cả các trung tâm xã và điểm dân cư. Xây dựng các tuyến cống thoát nước trên các trục đường chính dẫn nước ra kênh rạch gần nhất.
Tại khu vực trung tâm xã, khuyến khích xây dựng bể xử lý nước thải cục bộ tùy theo năng lực tài chính của địa phương. Bể xử lý nước thải thu gom lượng nước đáy tại giếng tách dòng cuối tuyến cống chung.
-
Hệ thống cống thoát nước:
-
Mạng lưới đường ống phải đảm bảo thoát nước thuận lợi cho từng khu vực, chiều sâu chôn cống và đường kính cống thuận tiện cho quá trình xây dựng và nạo vét. Những đường ống thoát nước chung hiện hữu nên thêm vào hệ thống giếng tách dòng để tách riêng nước thải và nước mưa trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Đường cống thoát nước chính dẫn về trạm xử lý nên đặt trên những tuyến đường trung tâm, đường có vỉa hè rộng và là đường tụ thủy của khu vực.
-
Tại những điểm dân cư, khu vực nông thôn, tùy vào kinh phí, có thể xây dựng mạng lưới thoát nước chung hay riêng cho phù hợp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, hợp vệ sinh.
-
Theo QCVN 14: 2009/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, Mục 7.1 cho phép tận dụng các ao hồ, kênh, rạch để thoát nước và làm sạch nước tự nhiên. Cho phép sử dụng hệ thống thoát nước mưa để thoát nước đã xử lý qua bể tự hoại.
-
Nước thải từ các làng nghề bị nhiễm thải và độc hại phải được thu gom ra hệ thống tiêu thoát riêng hợp vệ sinh và xử lý đạt yêu cầu về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
-
Định hướng quy hoạch chất thải rắn và nghĩa trang:
-
Khu vực nội thị:
-
Thị trấn Cầu Kè: Rác thải sẽ được thu gom hằng ngày và vận chuyển về trạm tập kết rác tại ấp Bà My, xã Hòa Ân. Chất thải rắn sau khi phân loại tại điểm trung chuyển sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Châu Thành.
-
Toàn thị trấn một nghĩa trang nhân dân và một nghĩa trang liệt sỹ tại phía Tây Bắc khu quy hoạch. Các khu nghĩa trang có khoảng cách ly cây xanh và kênh rạch với khu vực dân cư xung quanh nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
-
Khu vực nông thôn:
-
Theo quy hoạch quản lý chất thải rắn địa bàn tỉnh Trà Vinh, định hướng bố trí 04 trạm trung chuyển chất thải rắn tại các xã Hòa Ân, An Phú Tân, Châu Điền và Ninh Thới với quy mô 0,85-2,0ha, sau đó vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý rác liên hợp huyện Châu Thành.
-
Giữ nguyên hoặc mở rộng diện tích các nghĩa trang hiện hữu. Tất cả các nghĩa trang sau khi xây mới hoặc nâng cấp mở rộng đều đạt được nghĩa trang cấp IV (<10 ha) với hình thức mai táng chính là địa táng.
Lưu ý: giai đoạn ngắn hạn, khi khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Châu Thành chưa xây dựng, các điểm trung chuyển CTR sẽ dùng để chôn lấp rác tạm thời.
-
Các biện pháp bảo vệ môi trường
-
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường. Tình trạng các hộ gia đình xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch xung quanh còn cao, chưa có nhiều hộ gia đình xây dựng hầm tự hoại. Cần có chính sách khuyến khích người dân xây dựng hầm tự hoại, góp phần bảo vệ môi trường.
-
Trên những tuyến phố chính cần đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng, khoảng cách tối đa giữa 2 nhà vệ sinh công cộng là 1,5 km. Đây là động lực góp phần bảo vệ mỹ quan đường phố tránh tình trạng xả thải ra tự nhiên theo thói quen vô ý thức của người dân.
-
Đầu tư các dự án thoát nước tại các đô thị, thị tứ, xây dựng trạm xử lý nước thải hợp vệ sinh… đảm bảo nhu cầu thoát nước cũng như bảo vệ môi trường tỉnh Trà Vinh.
-
Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường là cơ sở để thúc đẩy phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Cầu Kè.
-
Quy hoạch hệ thống điện cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.
-
Quyết định số 428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030
-
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV được phê duyệt theo quyết định số 1940/QĐ-BCT ngày 19/05/2016 của Bộ Công thương.
-
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển lưới điện trung hạ thế sau các trạm 110kV được phê duyệt theo quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 13/09/2016 của uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD.
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn: QCVN14: 2009/BXD.
-
Văn bản số 6197/PCTV-KT ngày 21/11/2019 của công ty Điện lực Trà Vinh về việc góp ý nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030.
-
Hiện trạng cấp điện:
-
Nguồn điện cung cấp cho huyện Cầu Kè chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Cầu Kè thông qua tuyến trung thế 22kV dọc đường Quốc lộ 54, đường ĐH08, đường DT915 và các tuyến đường hiện hữu trong khu quy hoạch.
-
Huyện có 302,57 km đường dây điện trung thế, 575,71 km đường dây điện hạ thế và 492 trạm biến áp, dung lượng 23.442 KVA đảm bảo cấp điện an toàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt thường xuyên, an toàn và đảm bảo phục vụ sản xuất 100%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,79% (30.457/30.522) trong đó hộ nối đuôi 3,7%.
-
Số hộ sử dụng điện phát triển mới trong năm là 58 hộ. Nâng tổng số đến nay toàn huyện có 33.419 hộ sử dụng điện, đạt 99,7% so tổng số hộ dân toàn huyện (trong đó hộ sử dụng điện an toàn đạt 98,7% so số hộ sử dụng điện). Tiến hành khảo sát các danh mục cấp điện cho các hộ dân (theo Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020). Triển khai thi công công trình đường điện vượt sông Hậu qua cồn An Lộc, xã Hòa Tân.
-
Mục tiêu thiết kế
-
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về điện cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn quy hoạch.
-
Cải tạo và phát triển lưới điện 22kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo huy động thuận lợi các nguồn điện trong khu vực, giảm tổn thất công suất, điện năng và tổn thất điện áp trên lưới, cụ thể tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,8% (Trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn 99%).
-
Dự báo nhu cầu
-
Chỉ tiêu thiết kế
-
Phụ tải tiêu dùng dân cư: 1000-1500kWh/người.năm
-
Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng: từ 30% đến 40% phụ tải điện sinh hoạt.
-
Phụ tải công nghiệp và xây dựng: 200kW/ha.
-
Phụ tải nông-lâm-ngư nghiệp: 0,2kW/ha.
-
Phần trăm tổn thất: 5%.
-
Nhu cầu phụ tải:
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Dân số (người)
|
Đất xây dựng tính toán (ha)
|
NHU CẦU 2030
|
NHU CẦU 2040
|
|
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
KW
|
KVA
|
KW
|
KVA
|
|
A
|
ĐÔ THỊ
|
19.500
|
25.500
|
390
|
516,2
|
|
|
|
|
|
A1
|
Thị Trấn Cầu Kè
|
10000
|
15000
|
200
|
306,2
|
5.233
|
6.156
|
7.849
|
9.234
|
|
A2
|
Đô thị Ninh Thới
|
9500
|
10500
|
190
|
210,0
|
4.971
|
5.848
|
5.494
|
6.464
|
|
B
|
CỤM XÃ
|
116.900
|
127.200
|
1.40280
|
1.526,40
|
|
|
|
|
|
B1
|
Cụm Phía Tây Nam
|
41.100
|
44.900
|
493,20
|
538,80
|
-
|
|
-
|
-
|
|
|
Xã An Phú Tân
|
12000
|
13000
|
144
|
156
|
6.279
|
7.387
|
6.802
|
8.003
|
|
|
Xã Tam Ngãi
|
16600
|
17900
|
199,2
|
214,8
|
8.686
|
10.219
|
9.366
|
11.019
|
|
|
Hòa Tân
|
12500
|
14000
|
150
|
168,0
|
6.541
|
7.695
|
7.326
|
8.618
|
|
B2
|
Cụm phía Bắc
|
34.000
|
37.200
|
408,00
|
446,40
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
|
Xã Hòa Ân
|
11500
|
13000
|
138
|
156
|
6.017
|
7.079
|
6.802
|
8.003
|
|
|
Xã Thông Hòa
|
14700
|
15800
|
176,4
|
189,6
|
7.692
|
9.049
|
8.267
|
9.726
|
|
|
Xã Thạnh Phú
|
7800
|
8400
|
93,6
|
100,8
|
4.081
|
4.802
|
4.395
|
5.171
|
|
B3
|
Cụm phía
Đông Nam
|
41.800
|
45.100
|
501,60
|
541,20
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
|
Xã Phong Thạnh
|
13000
|
14000
|
156
|
168
|
6.802
|
8.003
|
7.326
|
8.618
|
|
|
Xã Phong Phú
|
12000
|
13000
|
144
|
156
|
6.279
|
7.387
|
6.802
|
8.003
|
|
|
Xã Châu Điền
|
16800
|
18100
|
201,6
|
217,2
|
8.791
|
10.342
|
9.471
|
11.142
|
|
|
cộng
|
136.400
|
152.700
|
1.792,80
|
2.042,61
|
-
|
|
-
|
-
|
|
C
|
CỤM / KHU CÔNG NGHIỆP
|
Vị trí
|
|
57,51
|
115,02
|
|
|
|
|
|
1
|
CCN An Phú Tân
|
An Phú Tân
|
|
10,00
|
20,00
|
1.400
|
1.647
|
2.800
|
3.294
|
|
2
|
CCN Hòa Ân
|
Hòa Ân
|
|
25,00
|
50,00
|
3.500
|
4.118
|
7.000
|
8.235
|
|
3
|
1 phần KCN Cầu Quan
|
Ninh Thới
|
|
12,50
|
25,00
|
1.750
|
2.059
|
3.500
|
4.118
|
|
4
|
Đất công trình năng lượng
(Tổng kho xăng dầu)
|
An Phú Tân
|
|
10,01
|
20,02
|
1.401
|
1.649
|
2.803
|
3.297
|
|
D
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRUNG TÂM CỤM XÃ
|
|
|
30,00
|
60,00
|
|
|
|
|
|
1
|
Cụm phía Tây Nam
|
An Phú Tân
|
|
10,00
|
20,00
|
1.400
|
1.647
|
2.800
|
3.294
|
|
2
|
Cụm phía Bắc
|
Hòa Ân
|
|
10,00
|
20,00
|
1.400
|
1.647
|
2.800
|
3.294
|
|
3
|
Cụm phía Đông Nam
|
Phong Phú
|
|
10,00
|
20,00
|
1.400
|
1.647
|
2.800
|
3.294
|
|
E
|
ĐẤT SẢN XUẤT
|
|
|
19489,3
|
19151,98
|
2.729
|
3.210
|
2.681
|
3.154
|
|
F
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
|
86.351
|
101.590
|
107.084
|
125.982
|
|
-
Nhu cầu phụ tải đến năm 2030: khoảng 86,3MW(101,5MVA).
-
Nhu cầu phụ tải đến năm 2040: khoảng 107MW(125,9MVA).
-
Nhận xét về kết quả dự báo nhu cầu điện
-
Kết quả tính toán nhu cầu phụ tải của huyện Cầu Kè năm 2030 khoảng 101,5MVA. Điện cho công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất do huyện trong giai đoạn tới sẽ phát triển các khu công nghiệp Hoà Ân, Phong Phú, An Phú Tân và đặc biệt là khu công nghiệp Cầu Quan.
-
Kết quả dự báo cho thấy trong những năm tới tổng công suất cực đại của huyện sẽ tăng khá cao, đòi hỏi phải có sự đầu tư khá lớn về vốn để phát triển nguồn và lưới điện nhằm phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch.
-
Nguồn điện phục vụ nhu cầu sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản được cấp từ lưới điện trung thế 22kV đi dọc các tuyến đường chính thông qua các trạm biến áp 22/0,4kV, 12,5/0,22kV dung lượng theo nhu cầu thực thế. Các tuyến hạ thế phân phối chủ yếu đi trên các trụ BTLT hạ thế cao 8-10m.
-
Định hướng quy hoạch hệ thống cấp điện
-
Nguồn điện:
-
Nguồn điện cung cấp cho huyện Cầu Kè chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Cầu Kè thông qua tuyến trung thế 22kV dọc đường Quốc lộ 54, đường ĐH08, đường DT915 và các tuyến đường hiện hữu trong khu quy hoạch.
-
Lưới điện:
-
Lưới 110kV:
-
Trong khu quy hoạch có tuyến cao thế 110kV hiện hữu(Trà Vinh-Cầu Kè, Cầu Kè-Vĩnh Long) cấp nguồn cho trạm biến áp 110/22kV 2x40MVA Cầu Kè.
-
Xây dựng đường dây 110kV Cầu Kè – Trà Cú AC185 dài 28km.
-
Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp 110 kV là 4,0m ngoài cùng về mỗi phía (căn cứ nghị định số 14/2014/NĐ-CP, ngày 26/02/2014 của Chính phủ)
-
Lưới điện trung thế 22kV:
-
Cải tạo lưới điện trung thế 22kV hiện hữu theo lộ giới đường quy hoạch, xây dựng mới các tuyến trung thế mới từ trạm biến áp 110/22kV Cầu Kè sử dụng dây nhôm lõi thép tiết diện ≥ 240mm2 hoặc các lộ cáp ngầm 22kV theo dạng lưới kín vận hành hở. Sử dụng cáp ngầm cách điện XLPE 24kV cỡ dây ≥ 240mm2 và các RMS tự động vốn thích hợp cho việc rút ngắn thời gian mất điện và cách ly phần bị sự cố cung cấp điện trung thế 22kV cho khu quy hoạch.
-
Các lộ ra trung thế sử dụng dây nhôm lõi thép đi trên trụ bê tông ly tâm cao 14m và 12m, tại ngỏ ra hoặc băng qua trục đường đi ngầm, khoảng cách trung bình khoảng 50m.
-
Tuyến trung thế cấp điện cho khu dân cư là đường dây trên không. Từ đây, phải đặt các trạm hạ thế tập trung, điện áp 22/0,4KV để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Tùy theo mức độ tiêu thụ của từng khu chức năng mà tính toán bố trí các trạm hạ thế cho thích hợp và mỹ quan.
-
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc cấp vùng:
-
Cơ sở thiết kế:
-
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.
-
Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
-
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
-
Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2010.
-
Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2020.
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN01: 2008/BXD.
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn: QCVN14: 2009/BXD.
-
Mục tiêu phát triển
-
Phát triển mạng viễn thông theo hướng hội nhập với truyền thông.
-
Các trường học, bệnh viện kết nối và sử dụng có hiệu quả dịch vụ Internet, có sự liên kết phối hợp giữa các Sở- Ban ngành trong tỉnh.
-
Các Sở- ban ngành, chính quyền cấp tỉnh và huyện, xã được kết nối Internet vào mạng diện rộng của tỉnh; Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan,…
-
Quang hóa thay thế dần cáp đồng, 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu công bố.
-
Mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động đến các xã và dọc theo các tuyến đường Đường tỉnh, huyện lộ quan trọng và đường biên giới quốc gia, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, đồng thời đảm bảo an toàn an ninh quốc gia. Trên địa bàn huyện Cầu Kè đã và đang trong quá trình triển khai xây dựng mạng thế hệ mới (NGN). Huyện đã được lắp đặt các thiết bị NGN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao trong thời gian tới.
-
Đến năm 2030 mật độ điện thoại cố định đạt 3 máy/100 dân, di động đạt 134 máy/100 dân và internet gồm thuê bao internet băng thông rộng cố định và thuê bao internet băng thông rộng di động đạt 65 máy/100 dân.
-
Dự báo nhu cầu
-
Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng các thuê bao và định hướng điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư huyện Cầu Kè đến năm 2030, dự báo chỉ tiêu phát triển thuê bao đạt được như sau:
-
Điện thoại cố định đạt mật độ 3 thuê bao/100 dân. Số thuê bao điện thoại di động(trả trước và trả sau) đạt mật độ 110 thuê bao/100 dân; Số thuê bao internet băng thông rộng(cố định và di động) đạt mật độ 32 thuê bao/100 dân.
vDự báo nhu cầu đến 2030(136.400 dân):
-
Thuê bao điện thoại cố định: khoảng 5.115 thuê bao.
-
Thuê bao di động: khoảng 187.550 thuê bao.
-
Thuê bao internet (cố định + di động) khoảng: 54.560 thuê bao.
vDự báo nhu cầu đến 2040(152.700 dân):
-
Thuê bao điện thoại cố định: khoảng 5.726 thuê bao.
-
Thuê bao di động: khoảng 209.963thuê bao.
-
Thuê bao internet (cố định + di động) khoảng: 61.080 thuê bao.
-
Nhận xét về kết quả dự báo
Kết quả dự báo cho thấy trong những năm tới nhu cầu thuê bao của huyện sẽ tăng khá cao, xu hướng sử dụng dịch vụ internet qua các thiết bị di động tăng nhanh đặt biệt là trong giai đoạn tới khi hạ tầng mạng 4G và hạ tầng truy nhập vô tuyến băng rộng phát triển rộng rãi trên địa bàn huyện. Vì thế đòi hỏi phải có sự đầu tư khá lớn về vốn để phát triển hệ thống thông tin nhằm phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn quy hoạch.
Hạ tầng mạng chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi, di động, bưu chính được quan tâm, đầu tư phát triển; đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trong huyện.
-
Định hướng viễn thông
-
Mạng điểm phục vụ
Bưu điện huyện là trung tâm đầu mối cho các các điểm phục vụ khác, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính, viễn thông và dịch vụ công ích cho công đồng; Đầu tư khang trang cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công cụ phục vụ…; Các Bưu cục cấp III và điểm Bưu điện-Văn hóa xã đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ công ích khác cho cộng đồng tại địa phương.
-
Mạng chuyển mạch
Để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao trước mắt trong giai đoạn đến năm 2020 không lắp mới tổng đài mà chỉ tiến hành nâng cấp dung lượng hệ thống tổng đài hiện có (01 tổng đài trung tâm và 84 tổng đài vệ tinh), đến năm 2030 tùy theo nhu cầu mà phát triển thêm các chuyển mạch đa dịch vụ của mạng NGN nhằm nâng cao năng lực chuyển mạch của mạng.
-
Mạng truyền dẫn
-
Thực hiện cáp quang hoá toàn huyện, phát triển cáp quang đến tất cả các trạm viễn thông, trạm truy nhập. Các tuyến cáp quang nội tỉnh có dung lượng trên 622 Mbps, vòng Ring chính nội tỉnh cần dung lượng trên 2,5 Gbps.
-
Tại khu vực các huyện, thị (các tuyến nhánh) tùy vào hiện trạng mạng lưới và đặc điểm địa hình, phân bố lưu lượng mạng theo kiến trúc vòng Ring hoặc Sao cho phù hợp.
-
Mạng ngoại vi
-
Thực hiện ngầm hoá đến khu vực dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp.
-
Khi có nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp ngoại vi bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Không cho phép có nhiều tuyến cáp chôn trên một tuyến đường.
-
Đẩy nhanh quá trình ngầm hóa cáp treo hiện có, rút ngắn khoảng cách cáp phục vụ (cáp chính và dây cáp), phát triển mạng ngoại vi theo hướng cáp quang hóa, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu về sử dụng dịch vụ băng rộng của người dân.
-
Áp dụng công nghệ xây dựng cống bể hiện đại để tăng khoảng cách bể, và nâng cao khả năng chịu tải của nắp bể.
-
Mạng thông tin di động
Lựa chọn chuẩn 4G và dự kiến cấp phép mạng 4G sau năm 2015.
Dựa trên hiện trạng mạng lưới, dựa trên dự báo và định hướng phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực trong thời gian tới, quy hoạch cụ thể tại các khu vực như sau:
Stt
|
Đơn vị hành chính
|
Giai đoạn đến 2020
|
Giai đoạn đến 2030
|
Số vị trí cột anten thu phát sóng
|
Bán kính phục vụ bình quân (km/cột)
|
Số vị trí cột anten thu phát sóng
|
Bán kính phục vụ bình quân (km/cột)
|
1
|
Thị xã Trà Vinh
|
196
|
0,42
|
285
|
0,35
|
2
|
Huyện Châu Thành
|
188
|
0,97
|
275
|
0,8
|
3
|
Huyện Trà Cú
|
189
|
1,00
|
400
|
0,7
|
4
|
Huyện Tiểu Cần
|
147
|
0,89
|
180
|
0,8
|
5
|
Huyện Cầu Kè
|
146
|
0,93
|
200
|
0,8
|
6
|
Huyện Càng Long
|
178
|
0,92
|
310
|
0,7
|
7
|
Huyện Cầu Ngang
|
163
|
1,00
|
255
|
0,8
|
8
|
Huyện Duyên Hải
|
168
|
1,13
|
600
|
0,6
|
TỔNG TỈNH
|
1.375
|
0,92
|
2505
|
0,7
|
Khuyến khích sử dụng cột anten loại A1 là cột anten không cồng kềnh; cột anten được lắp đặt trong và trên các công trình đã xây dựng nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng và cảnh quan môi trường xung quanh.
Khuyến khích phát triển mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp (nhà trạm, trụ anten, mạng truyền dẫn…), đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị.
-
Đánh giá môi trường chiến lược:
-
Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn
V.7.1.1. Nguồn gây tác động môi trường
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại những nguồn lợi to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của huyện. Nhưng sự phát triển này cũng đã, đang và sẽ có khả năng gây ra các tác động tiêu cực với môi trường và tài nguyên. Hệ sinh thái môi trường tự nhiên ngày càng bị thu hẹp và bị xâm hại với nhiều mức độ khác nhau. Các tác động có thể là ngắn hạn hoặc lâu dài, sơ cấp hoặc thứ cấp và là các tác động tích lũy, do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng đến nhiều thành phần môi trường. Các tác động có thể xảy ra bao gồm:
-
Ô nhiễm môi trường do các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn, nước thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
-
Suy thoái và ô nhiễm vùng nước ngầm, nước mặt do các tác động thứ cấp của chất thải, sự khai thác tài nguyên nước quá mức.
-
Sự suy giảm đa dạng sinh học do khai thác tài nguyên, họat động du lịch, cơ cấu sử dụng đất đai và nguồn lực tự nhiên bị thay đổi.
-
Suy giảm nguồn lợi thủy sản, giảm năng suất sinh thái do các tác động thứ cấp từ ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.
-
Suy thoái và suy giảm đất canh tác xảy ra phổ biến do các tác động thứ cấp của suy thoái rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
-
Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong nông nghiệp xuất hiện cục bộ ở vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp.
-
Tai nạn và ô nhiễm môi trường do giao thông vận tải, đặc biệt dọc các tuyến đường quốc lộ.
-
Tai biến và sự cố môi trường có thể xảy ra tại các vùng nhạy cảm (tuyến, trạm điện…).
-
Đối tượng và quy mô tác động đến môi trường vùng
a)Đối tượng tác động
-
Các đối tượng tự nhiên:
-
Khí thải phát sinh trong hoạt động hàng ngày của lực lượng lao động dân cư và phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội đều có thể gây các tác động xấu đối với môi trường không khí như NOx, SOx, CO.
-
Nước thải phát sinh trong họat động sinh hoạt sản xuất trong dân cư và họat động công nghiệp, nông nghiệp không được thu gom, xử lý sẽ gây tác động xấu tới nước ngầm, nước mặt trong huyện như sông Hậu, sông Cầu Kè,...
-
Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sinh họat của lực lượng lao động, dân cư và phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội không được thu gom, xử lý sẽ gây tác động xấu với môi trường đất, nước và không khí trong khu vực các tỉnh thành trong vùng do các họat động xã thải hoặc do vận chuyển, mua bán chui chất thải rắn trên thị trường trao đổi chất thải khu vực. Trong đó nguy cơ tác động do rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại là cao nhất.
-
Việc thu giảm diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng môi trường sinh thái, tăng nguy cơ ngập lụt, chất lượng môi trường giảm thiểu.
-
Ồn rung gây ô nhiễm và suy thoái môi trường không khí, ô nhiễm nhiệt dư ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu, úng ngập cục bộ, lún đất, gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước.
-
Rủi ro và sự cố môi trường tác động ảnh hưởng có tính chất đột biến, đồng thời tới môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học, nhất là trong các loại sự cố có độ nguy hiểm cao: cháy, nổ, tràn dầu và hóa chất.
-
Xói mòn, sụt, lở đất, lún đất, chai sạn và suy thoái chất lượng đất, xâm nhập mặn, phèn có ảnh hưởng tới môi trừơng đất canh tác trong nông, ngư nghiệp.
-
Thiên tai hạn hán tác động ảnh hưởng có tính chất đột biến tới môi trường đất nước, không khí và đa dạng sinh học.
-
Các đối tượng kinh tế - xã hội:
-
Các loại khí thải, rác thải và nứơc thải phát sinh trong quá trình triển khai dự án không được thu gom có thể gây tác động xấu ở mức độ khác nhau đối với sức khỏe của lực lượng dân cư, lao động trong các ngành, lĩnh vực của dự án.
-
Các loại chất thải không được thu gom xử lý ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới cảnh quan, mỹ quan môi trường và các giá trị văn hóa tại các khu đô thị, nông thôn, các khu vực họat động kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngữơng và di tích văn hóa, lịch sử.
-
Hoạt động công nghiệp nở rộ với các cụm công nghiệp Hòa Ân, An Phú Tân,... làm gia tăng lượng khí thải độc hại vào môi trường, thải ra lượng lớn chất thải khó xử lý, đòi hỏi công nghệ cao trong xử lý.
-
Các tác động xấu như: ồn, rung, nhiệt dư, suy thoái môi trường không khí, tai nạn lao động và giao thông, sụt lở, lung đất, rủi ro và sự cố môi trường (phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng) thường có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người lao động và dân cư trên địa bàn.
-
Các tác động xấu như: xói mòn, trượt, sụt, xói lở bờ sông, do khai thác khoáng sản, suy thoái đất, nước, không khí, khoáng sản, rừng, đa dạng sinh học, thiên tai hạn hán (do tầng khai thác khoáng sản, sử dụng nguồn tài nguyên hoặc do cháy, chặt phá rừng) có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động và dân cư trong vùng, đặc biệt sụt, lún, lở đất có thể gây nên thiệt hại cho dân cư vùng bị tác động, ảnh hưởng đến phát triển bền vững các công trình, di tích văn hóa, lịch sử, đồng thời ảnh hưởng tới nguồn lực phát triển trong tương lai.
b)Quy mô tác động:
Quy mô phạm vi tác động của nguồn thải:
-
Phạm vi đô thị: thị trấn Cầu Kè chịu tác động nhiều do các hoạt động từ khu vực dân cư và công nghiệp.
-
Phạm vi vùng phát triển nhiều KCN, CCN.
-
Quy mô cường độ và tần suất tác động của nguồn thải.
-
Quy mô cường độ và tần suất tùy thuộc vào tác động liên tục gián đọan của nguồn thải, theo không gian thời gian triển khai dự án.
-
Hiện trạng môi trường
V.7.3.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường
-
Sinh hoạt:
-
Huyện Cầu Kè hiện chưa xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Lượng nước thải và chất thải chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường tương đối lớn.
-
Lượng chất thải làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngậm mạch nông. Các vi sinh vật gây bệnh có môi trường phát triển và phát tán. Các cặn bẩn kết hợp với lượng phù sa trên sông rạch gây mất mỹ quan và giảm thiểu khả năng sử dụng cho hoạt sinh hoạt và chăn nuôi.
-
Sản xuất:
-
Phần lớn diện tích đất trong các xã là đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, sông rạch, kênh thủy lợi. Dân cư chỉ tập trung chủ yếu theo các tuyến đường giao thông và theo các phum sóc (chủ yếu là các hộ Khmer), một phần dân cư phân bố rải rác trên đất sản xuất nông nghiệp, nên môi trường ở đây ít bị tác động nhiều bởi con người.
-
Hàng năm diện tích trồng cây phân tán đều được thực hiện tốt, góp phần cải thiện môi trường, tăng độ che phủ khoảng 30% so với diện tích đất tự nhiên.
-
Hiện trên địa bàn xã không có các hoạt động sản xuất làm suy giảm môi trường. (các xí nghiệp và nhà máy đã và đang xử lý tốt rác thải nên không ảnh hưởng đến môi trường).
-
Bến bãi:
-
Bến cảng Dinh An và Vàm Bến Cát là nơi tàu thuyền hoạt động thường xuyên, kết nối giao thông giữa Trà Vinh và các khu lân cận.
-
Tải lượng ô nhiễm chủ yếu là âm thanh động cơ máy và các chất thải như dầu nhớt, ảnh hưởng đến chất lượng nước trên sông Hậu.
-
Nghĩa trang:
-
Nghĩa trang: Hiện nay khu vực quy hoạch có các nghĩa trang, hiện hữu phân bố rải rác khắp thị trấn.
-
Ngoài vị trí của nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân đặt ở phía Bắc thị trấn Cầu Kè, các khu nghĩa trang hiện hữu đều chưa có quản lý và nằm xen lẫn với các khu dân cư, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đô thị.
V.7.3.2. Đánh giá nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch cấp vùng
-
Thiếu cây xanh tập trung, cây xanh dọc các tuyến giao thông để tạo cảnh quan và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
-
Hạ tầng thoát nước chưa hoàn thiện, chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm.
-
Chất thải rắn chưa được thu gom triệt để, gây ảnh hưởng vệ sinh đô thị, ô nhiễm nguồn nước ngầm.
-
Lượng khí thải từ các khu công nghiệp chưa được kiểm soát tốt.
-
Diện tích đất nông nghiệp khu vực chiềm phần lớn. Trong tương lai nếu không quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất thì tình trạng ô nhiễm nước thải và không khí do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu vực, từ đó đi ngược lại xu hướng phát triển đô thị Việt Nam. Ngược lại, nếu quy hoạch sử dụng đất đồng thời có các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp sẽ giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu vực, hướng đến phát triển bền vững.
-
Dự báo xu thế các vấn đê môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch
V.7.4.1. Các vấn đề môi trường:
-
Khu vực đô thị hóa
-
Tốc độ đô thị hóa cao, sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái.
-
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác để phát triển đô thị làm giảm diện tích cây xanh, mặt nước, làm giảm đa dạng sinh học.
-
Các khu công nghiệp mới có thể được xây dựng xen kẽ vào các khu dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường sống khu vực xung quanh nếu chất thải không được thu gom và xử lý.
-
Quá trình hình thành, xây dựng các đô thị mới, các trung tâm thương mại sẽ làm tăng quá trình di dân tự do đến các đô thị tạo sức ép lên vấn đề nhà ở, giao thông, dịch vụ thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường.
-
Việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào xây dựng đô thị, KCN gây ra nguy cơ giảm đất nông nghiệp ảnh hưởng tới an toàn lương thực. Ngoài ra, khai thác diện tích đất nông nghiệp gây mất việc làm cho nhiều hộ nông dân trong vùng và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
-
Việc phát triển đô thị tạo nên sức ép đối với nhu cầu về cấp nước sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên nước.
-
Tốc độ phát triển hệ thống giao thông đô thị làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn.
-
Tổng lượng nước thải sinh hoạt:
-
Năm 2030 khoảng 3.900 m3/ngđ.
-
Năm 2040 ước tính 5.000 m3/ngđ.
-
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt:
-
Năm 2030 khoảng 17,6 tấn/ngđ.
-
Năm 2040 ước tính 23,0 tấn/ngđ.
-
Các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp
-
Tổng lượng nước thải công nghiệp: 2.000 m3/ngày
-
Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp: 28,5 tấn/ngày
-
Khu vực nông thôn
Các làng nghề truyền thống tại Cầu Kè chủ yếu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh việc phát triển tiểu thủ công nghiệp thì việc phát triển này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
-
Đối với vùng nông thôn - làng nghề, dân cư cũng không nhỏ, nhưng mật độ dân cư không cao, và thường phân tán trên diện rộng.
-
Ô nhiễm chủ yếu là rác thải sinh hoạt do chính các hộ dân tạo ra gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất cảnh quan do ý thức dân nông thôn không cao.
-
Thay đổi và ô nhiễm vùng đất, nước mặt và nước ngầm (khu vực nuôi tôm, thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản).
-
Các khu vực ngọt hoá, vùng trồng lúa gây tác động môi trường đất và nước do phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.
-
Tổng lượng nước thải sinh hoạt:
-
Năm 2030 khoảng 12.400m³/ngđ.
-
Năm 2040 ước tính 13.500m³/ngđ.
-
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt:
-
Năm 2030 khoảng 93,5 tấn/ngđ.
-
Năm 2040 ước tính 101,8 tấn/ngđ.
V.7.4.2. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm và mục tiêu quy hoạch:
Bảng Đánh giá các mục tiêu, định hướng và ưu tiên trong quy hoạch xây dựng
Các vấn đề quy hoạch
|
Đánh giá
|
|
-
Quản lý, kiểm soát tốt vấn đề xử lý lượng chất thải gia tăng khi thực hiện quy hoạch.
|
|
-
Phù hợp với điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện Cầu Kè và quy hoạch chung của tỉnh Trà Vinh.
|
-
Cơ cấu tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất:
-
Chỉnh trang khu dân cư hiện hữu
-
Xây khu dân cư mới.
-
Xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ người dân
-
Quy hoạch kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ giao thông, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
-
Cây xanh tập trung, cây xanh cảnh quan
|
-
Cải tạo cảnh quan đô thị
-
Anh hưởng đến kết cấu đất khi xây dựng các chung cư cao tầng.
-
Cải thiện môi trường không khí, đất, nước tại khu vực
-
Gia tăng ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch
-
Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tạo cảnh quan đô thị
|
Bảng Đánh giá sự phù hợp giữa định hướng mục tiêu qui hoạch với mục tiêu môi trường
Stt
|
Mục tiêu qui hoạch
|
Ô nhiễm
|
Môi trường tự nhiên
|
Mục tiêu về xã hội, văn hóa
|
BV Nguồn nước mặt
|
BV Nguồn nước ngầm
|
BVMT không khí
|
Bảo vệ cảnh quan
|
Bảo tồn nông nghiệp
|
Biến đổi khí hậu
|
Lao động việc làm
|
CL cuộc sống
|
Sức khỏe cộng đồng
|
1
|
Xây dựng mới khu dân cư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xây dựng mới thương mại dịch vụ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Công trình dịch vụ công cộng xây dựng mới,
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xây dựng mảng xanh trong khu ở, công viên tập trung, cây xanh cảnh quan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp thoát nước, xây dựng hệ thống xử lý nước thải
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xung đột kiềm chế tuyệt đối
|
|
Hỗ trợ hoàn toàn
|
|
Xung đột kiềm chế đáng kể
|
|
Tác động không chắc chắn
|
|
Tác động tích cực hoặc hỗ trợ
|
|
Tác động không quan trọng
|
-
Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường
V.7.5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường
-
Các giải pháp chung bảo vệ môi trường
-
Bảo vệ môi trường nông thôn làng nghề
-
Các làng nghề cần phải được quy hoạch môi trường, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn, vừa giảm thiểu ô nhiễm vừa mang lại hiệu quả kinh tế do tăng hiệu suất sản xuất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và năng lượng.
-
Xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn đảm bảo các chất khí thải ra môi trường đạt các tiêu chuẩn môi trường. Nhà nước cần có những hỗ trợ về kinh tế và kỹ thuật, thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
-
Giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại khu vực nông thôn và làng nghề.
-
Bảo vệ môi trường đô thị
-
Gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó xác định rõ chức năng của các đô thị trong vùng, từ đó xây dựng các tiêu chí về môi trường trong các quy hoạch phát triển mỗi đô thị và cả vùng.
-
Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, hợp lý, tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị tương hổ, nhằm giảm áp lực lên môi trường ở các thành phố lớn.
-
Quy hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường vành đai giao thông liên kết với các hướng tâm khác đảm bảo giảm tải giao thông qua đô thị.
-
Các đô thị và KCN cần phải xây dựng các trạm xử lý nước thải, tập trung theo lưu vực thoát nước.
-
Thực hiện quy hoạch và quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng liên vùng, liên đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng các đầu mối xử lý chất thải cho vùng và các đô thị.
-
Bảo vệ môi trường khu công nghiệp
-
Đối với các khu công nghiệp tập trung, cần ưu đãi đầu tư đối với các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở công nghiệp đầu tư và khu công nghiệp bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
-
Di dời các cơ sở công nghiệp cũ, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và xây dựng trạm xử lý nước thải, thu gom rác thải và xử lý đạt yêu cầu môi trường.
-
Đầu tư XD các trạm xử lý nước thải tập trung, các trạm quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm trao đổi chất thải giữa các khu công nghiệp, tiến tới hình thành các khu công nghiệp sinh thái.
-
Các giải pháp công nghệ - kỹ thuật
-
Các giải pháp phát triển kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
-
Đẩy mạnh tốc độ đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động tổng hợp trong nền kinh tế.
-
Nâng tỉ lệ sử dụng công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp.
-
Đẩy mạnh phát triển mạng lưới các cơ sở trung tâm về tư vấn và chuyển giao công nghệ.
-
Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
-
Giải pháp phát triển về kỹ thuật công nghệ về bảo vệ môi trường
-
Kỹ thuật phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn:
-
Ứng dụng các thành tựu kỹ thuật và công nghệ về sản xuất sạch.
-
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng các mô hình thân thiện môi trường
-
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái công nghiệp.
-
Năng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường.
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo vệ môi trường.
-
Kỹ thuật xử lý ô nhiễm cuối đường ống:
-
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về xử lý ô nhiễm.
-
Triển khai ứng dụng kỹ thuật và công nghệ môi trường tiên tiến trong xử lý chất thải.
-
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại; hệ thống tiêu thóat nước, xử lý nước thải tại các đô thị và KCN.
-
Giải quyết tốt vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường.
-
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và các khu vực sinh thái (trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển,…)
-
Các giải pháp quản lý, quy hoạch môi trường
-
Các giải pháp quản lý
-
Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong vùng:
(1) Bổ sung hoàn thiện cơ chế:
-
Về thể chế và bộ máy bảo vệ môi trường.
-
Về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên.
-
Về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
(2) Bổ sung, hoàn thiện chính sách:
-
Về định hướng phát triển bền vững của vùng.
-
Về nhiệm vụ kế hoạch hóa trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên - môi trường.
-
Về hoàn thiện hệ thống quán lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
-
Về đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
-
Về phát triển khoa học công nghệ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
-
Về xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
-
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Lập quy họach bảo vệ môi trường vùng quy hoạch tới năm 2040, định hướng phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường.
-
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải (nước thải dân dụng đô thị và nước sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).
-
Quản lý và xử lý chất thải rắn (rác dân dụng đô thị, phế thải và rác từ hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).
-
Các nghĩa trang trong vùng quy hoạch.
-
Khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả đất đai & nguồn lực tự nhiên
-
Khai thác sử dụng đất và nguồn lực từ đất cũng như từ thiên nhiên hợp lý có hiệu quả là cơ sở tạo lập môi trường phát triển bền vững.
-
Khai thác sử dụng đất đai: khai thác, sử dụng đất phải thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã quy định trong các quy họach chuyên ngành (xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản…) phù hợp với quy họach tổng thể, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ trên địa bàn tỉnh.
-
Khai thác các nguồn lực tự nhiên: khai thác các nguồn lực tự nhiên thông qua đầu tư, phát triển phải thực hiên đồng bộ, tập trung đúng theo quy hoạch phát triển chuyên ngành, tuân thủ quy trình kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp bảo vệ môi trường.
-
Khai thác sử dụng nguồn nước
-
Nguồn nước mặt rất phong phú nhờ dòng sông Hậu chảy giáp ranh và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Tuy nhiên nguồn nước này chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Nước đậm phù sa và bị ô nhiễm do toàn bộ nước thải từ sinh hoạt đến sản xuất, từ chưa xử đến đã qua xử lý đều đổ về. Ở những khu vực sông gần biển, nước bị nhiễm mặn. Vấn đề sử dụng nguồn nước mặt là cần thiết nhưng chất lượng nước ở đây cần một sự đầu tư lớn về công nghệ và thời gian.
-
Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh huyện Cầu Kè được đánh giá dồi dào về trữ lượng. Tuy vậy, nếu tính đến năm 2030, khả năng không đủ cung cấp nước sạch cho nhu cầu toàn huyện.
-
Vì thế, trong định hướng cấp nước đến năm 2030 nếu địa phương nào có kinh phí đầu tư cho cấp thoát nước thì linh động sử dụng nguồn nước mặt. Còn theo định hướng chung, nguồn nước ngầm vẫn là sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp cho huyện Cầu Kè. Nguồn nước nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu trên 100 m nên tập trung các bãi giếng khoan một cách có khoa học và có sự quản lý, tránh hiện tượng khai thác bừa bãi gây hậu quả khan hiếm nguồn nước.
-
Quy hoạch bảo vệ môi trường nước
-
Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường.
-
Xây dựng hệ thống thoát nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp tập trung: phải xây dựng khu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.
-
Thực hiện tốt chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình vệ sinh và an toàn thực phẩm... Tăng cường thực hiện công tác quan trắc giám sát chất lượng nước mặt, đánh giá diễn biến chất lượng và trạng thái các thành phần môi trường, dự báo diễn biến phục vụ thiết thực cho sản xuất canh tác và bảo vệ môi trường cũng như khả năng ứng cứu sự cố môi trường một cách kịp thời và có hiệu quả cao.
-
Cần có biện pháp khoanh vùng cấp nước, phân chia vùng sử dụng nước mặn để phát triển diêm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và vùng sử dụng nước ngọt để sản xuất và sinh hoạt. Từ đó, xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn.
-
Ở khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn thói quen xả các chất thải và nước thải thẳng ra các ao hồ, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Hiện nay, tại một số địa phương đã phát động phong trào bảo vệ nguồn nước bằng biện pháp chế tài. Theo đó, mỗi hộ gia đình tự xây một giếng tự thấm để thu gom toàn bộ nước thải và cặn thải hữu cơ. Hộ nào không thực hiện mà còn xả bẩn ra môi trường nước sẽ bị xử phạt hành chánh. Đây là mô hình mà các huyện, xã nông thôn cần tích cực làm theo và nhân rộng.
-
Phải có ngăn chặn ngay tình trạng khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm hiệu quả; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm. Hiện nay, việc khai thác nước ngầm ở huyện Cầu Kè gần như không thể kiểm soát được, hiện tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12 - 15 m. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước do khoan rất cao. Ngoài ra, người dân ở nhiều vùng ven biển, nhiễm phèn, khô hạn còn dùng nước ngầm sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản.
-
Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.
-
Việc thu gom và xử lý chất thải rắn cần thực hiện theo định hướng chung của đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn toàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 14/01/2013):
-
Áp dụng công nghệ xử lý tái chế, tái xử dụng, chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến (làm phân bón hoặc tái sử dụng), đốt (thu năng lượng). Trong khu xử lý chất thải rắn cần quy họach các ô chôn lấp chất thải rắn độc hại, có khu vực riêng theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại, công nghệ cần có tính ổn định bền vững phù hợp từng địa phương và có tính đặc thù cho khu vực ngập lũ.
-
Mỗi xã: xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn có tính chất chức năng liên ấp, cự ly vận chuyển < 10 km, ha tại các xã để thu gom và xử lý rác cho khu vực dân cư xã, thị trấn.
-
Loại hình công nghệ ưu tiên kêu gọi đầu tư có tính giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường: tái sử dụng, tái chế, sản xuất khí sinh học kết hợp chế biến phân compost… theo mô hình “Bãi chôn lấp hợp vệ sinh”.
-
Định hướng bảo vệ môi trường khi có biến đổi khí hậu và nước biển dâng
-
Có kế hoạch xây dựng, khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ vành đai khu vực ven sông Hậu. Khoanh vùng những khu vực trọng điểm sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi có biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
-
Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược các dự án phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường khả thi để hạn chế sự phát thải các chất thải ra môi trường xung quanh.
-
Phải có các giải pháp kiểm soát hiệu quả tình hình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên gây biến đổi khí hậu.
-
Công tác giáo dục nâng cao nhận thức, tham gia bảo vệ và gìn giữ môi trường trong cộng đồng
Tuyên truyền chủ trương chính sách có tính chiến lược, mỗi người dân cần phải có nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, tự nguyện tham gia bảo vệ gìn giữ môi trường.
V.7.5.2. Chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường vùng
-
Lựa chọn các thông số giám sát và tần suất quan trắc chất lượng môi trường
-
Quá trình phát triển đô thị luôn gây ra ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm ở các đô thị đều có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị. Vì vậy để giảm thiểu các tác động này đến mức tối đa cần theo dõi thường xuyên diễn biến chất lượng môi trường đồng thời xây dựng và áp dụng kịp thời các phương án, các biện pháp đối phó với các sự cố môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.
-
Việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường sẽ được các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc, quan trắc, phân tích mẫu thường xuyên tại một số địa điểm nhất định nhằm đánh giá chất lượng môi trường, cung cấp thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường, góp phần vào công tác quản lý môi trường chung của tỉnh và toàn quốc.
-
Đối tượng được tiến hành quan trắc là các thành phần môi trường trong huyện Cầu Kè có tính chất biến đổi theo thời gian và không gian như: môi trường không khí, môi trường nước, nguồn phát thải di động (hoạt động giao thông) và chất thải rắn.
-
Môi trường nước
-
Thời gian quan trắc: vào những ngày không mưa và thường lấy mẫu 2lần/ngày (8h - 10h và 16h - 18h).
-
Các thông số nước mặt:
-
Nhiệt độ, pH, cặn lơ lửng, DO, BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, NO3-, NO2-, PO43-, Coliform.
-
Thiết bị và phương pháp phân tích: theo QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam) tương ứng.
-
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08/2015/BTNMT.
-
Nhiệt độ, pH, cặn lơ lửng, DO, BOD5, COD, NH4+, Nitrat, Nitri, Fe, Mn, Coli.
-
Thiết bị và phương pháp phân tích: theo QCVN tương ứng.
-
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09/2015/BTNMT.
-
Tần suất quan trắc: 4 lần/năm, trung bình 3 tháng tiến hành một lần.
-
Môi trường không khí
-
Thời gian quan trắc: vào những ngày không mưa và thường được tiến hành liên tục từ 6h - 18h (2h tiến hành lấy mẫu một lần).
-
Các thông số được lựa chọn:
-
Bụi: tổng bụi, bụi lơ lửng.
-
Khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, CxHy…
-
Tiếng ồn: LAeq, Lmax…
-
Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió.
-
Thiết bị và phương pháp phân tích: theo QCVN tương ứng.
-
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN Việt Nam của Bộ Tài nguyên Môi trường.
-
Tần suất quan trắc: 4 lần/năm, trung bình 3 tháng tiến hành một lần.
-
Môi trường tiếng ồn giao thông
-
Thời gian quan trắc: liên tục từ 6h – 21h, cứ 1h ghi kết quả 1 lần.
-
Các thông số quan trắc: cường độ xe, cường độ ồn max và min.
-
Lựa chọn vị trí quan trắc: (gắn kết với mạng lưới quan trắc quốc gia).
-
Thị trấn Cầu Kè.
-
Các cụm công nghiệp Hòa Ân, An Phú Tân.
-
Bến cảng Dinh An và Vàm Bến Cát.
V.7.5.3. Tổng hợp, sắp xếp các biện pháp bảo vệ môi trường
Huyện Cầu Kè chủ yếu chịu tác động ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ các khu công nghiệp, kế đến là các hoạt động chung làm ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái. Do đó cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo thứ tự như sau:
-
Quy hoạch, kiểm soát tốc độ đô thị hóa.
-
Kiểm soát các hoạt động xả thải tại các cụm công nghiệp.
-
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện.
-
Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.
-
Quản lý hành lang kênh rạch theo quy định, cải tạo hệ thống đê kè chống sạt lở.
CHƯƠNG VI:
KINH TẾ XÂY DỰNG
VI.1. LUẬN CỨ XÁC ĐỊNH DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
VI.2. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
VI.3. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
VI.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
-
LUẬN CỨ XÁC ĐỊNH DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ:
Các dự án ưu tiên đầu tư được đưa ra dựa trên các quy hoạch: Quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2030; Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Cầu Kè.
Các dự án ưu tiên được đề xuất bao gồm:
-
Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật.
-
Nhóm dự án đầu mối hạ tầng kinh tế.
Các dự án hạ tầng là một trong bốn lĩnh vực trọng tâm cần tập trung nguồn lực đầu tư, được xác định rõ trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trên địa bàn huyện Cầu Kè, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện phát triển các đô thị theo hướng bền vững, phù hợp với phát triển chung của tỉnh. Đồng thời tăng cường quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật, góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển đô thị trong những năm tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
-
Đối với các công trình hạ tầng cấp liên vùng:
-
Các công trình hạ tầng cấp vùng tỉnh được ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện Cầu Kè được xác định theo các đồ án quy hoạch liên quan như: quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh, các quy hoạch ngành…
-
Danh mục ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cấp vùng tỉnh chủ yếu gồm các công trình về giao thông như các tuyến quốc lộ, Đường tỉnh, giao thông thủy trên sông, các tuyến đường dây cáp điện 110kV….trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đồng thời làm khung xương để tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng khác theo sau như cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…
-
Các công trình hạ tầng cấp vùng tỉnh được đầu tư từ chủ yếu từ vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, từ kêu gọi đầu tư và nguồn vốn ODA.
-
Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khung:
-
Các công công trình hạ tầng kỹ thuật khung gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật chính như các tuyến đường giao thông chính và các nhóm dự án hạ tầng khung khác như: bến bãi, trạm cấp nước, thoát nước, trạm biến áp, trạm xử lý nước thải…
-
Thứ tự ưu tiên đầu tư:
-
Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung kết nối các khu vực phát triển đảm bảo việc giao thông thuận tiện giữa các khu vực;
-
Ưu tiên phát triển khu vực có công trình hiện hữu đến các khu vực xây mới;
-
Danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung sắp xếp thứ tự theo các hạng mục và theo từng khu vực phát triển;
-
Đối với các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế:
-
Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (các công trình đầu mối giao thông, cấp thoát nước, xử lý CTR, nghĩa trang, cấp điện, thông tin liên lạc…);
-
Công trình đầu mối hạ tầng kinh tế (khu quản lý, khu thương mại,… );
-
Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, các công trình quản lý,…;
-
Ưu tiên phát triển khu vực hiện hữu đến các khu vực xây dựng mới;
-
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
VI.2.1. Các dự án ưu tiên đầu tư:
-
Kiến trúc cảnh quan:
Dự kiến tập trung nguồn lực vào các dự án phát triển đô thị đồng bộ. Đồng thời, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cụm điểm dân cư nông thôn, thúc đẩy phát triển toàn diện các xã. Các dự án ưu tiên đầu tư được hoạch định như sau:
-
Công viên cây xanh:
-
Mở rộng công viên cây xanh thị trấn Cầu Kè, quy mô 11,6ha
-
Xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Tân Quy, quy mô 50ha.
-
Văn hóa, thương mại - dịch vụ:
-
Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi huyện Cầu Kè, quy mô 1,4ha.
-
Xây dựng chợ Trà Ốt, quy mô 0,13ha tại xã Thông Hòa.
-
Y tế:
-
Nâng cấp, mở rộng trung tâm y tế huyện Cầu Kè đạt chuẩn quốc gia.
-
Bố trí thêm 2 trạm y tế tại xã Ninh Thới.
-
Giáo dục:
-
Mở rộng trường THPT Cầu Kè lên 1,5ha tại thị trấn Cầu Kè.
-
Xây dựng trường PTTH Thông Hòa, quy mô 0,7ha.
-
Công nghiệp:
-
Xây dựng cụm công nghiệp Hòa Ân, quy mô khoảng 50ha.
-
Xây dựng cụm công nghiệp An Phú Tân, quy mô khoảng 20ha
-
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
-
Bao gồm các trục đường chính hiện hữu, chủ yếu mang tính kết nối các trung tâm thị trấn, trung tâm xã với nhau và các tuyến đường giao thông chính thị trấn.
-
Các tuyến đường này được cải tạo mở rộng bao gồm các tuyến như: quốc lộ 54, đường huyện 50, đường huyện 29..; mở mới: đường Tránh quốc lộ 54, đường nối quốc lộ 54 và đường tỉnh 915, đường vành đai phía Đông Nam.
-
Bao gồm các trục đường khu vực hiện hữu dọc các khu dân cư tập trung của các xã và các tuyến đường mở mới.
-
Các tuyến đường này được cải tạo mở rộng bao gồm các tuyến như: đường tỉnh 911, đường huyện 08, đường huyện 19, đường huyện 32, đường huyện 51; mở mới đường vành đai phía Tây Bắc và trục Động lực phát triển kinh tế Cầu Kè – Ninh Thới.
-
San nền và thoát nước mặt:
-
Đê bao chống lũ An Bình - Hội An (xã Hòa Tân), quy mô 3km.
-
San nền khu vực đất công trình theo tiến độ xây dựng kiến trúc cảnh quan, đảm bảo cote công trình cao hơn cote khống chế của khu vực.
-
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa dọc theo các tuyến đường huyện, trục Quốc lộ 54, trong giai đoạn đầu có thể sử dụng mương hở, nhằm giảm chi phí đầu tư, thay thế bằng cống tròn ở giai đoạn hoàn thiện.
-
Cấp nước:
-
Nâng cấp các trạm cấp nước hiện hữu đảm bảo đủ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất giai đoạn đến năm 2030.
-
Xây mới trạm cấp nước cho thị trấn Cầu Kè, công suất GĐ1: 2.000m³/ngđ.
-
Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước trên các trục đường chính, chú ý các điểm đầu nối để phát triển mạng lưới cấp nước trong giai đoạn tiếp theo.
-
Thoát nước thải:
-
Xây mới trạm xử lý nước thải thị trấn Cầu Kè, công suất 2.000÷4.000m³/ngđ.
-
Xây mới trạm xử lý nước thải, công suất 1.000÷2.000m³/ngđ tại khu công nghiệp Hòa Ân.
-
Xây dựng 2 nghĩa trang nhân dân:
-
Nghĩa trang tại xã Hòa Ân, quy mô 0,55ha.
-
Nghĩa trang tại xã Hòa Tân, quy mô 0,43ha.
-
Xây mới 2 điểm trung chuyển chất thải rắn:
-
Điểm trung chuyển chất thải rắn tại xã Hòa Ân, quy mô 2,0ha.
-
Điểm trung chuyển chất thải rắn tại xã Châu Điền, quy mô 0,95ha.
-
Hệ thống điện:
-
Xây dựng mới đường dây 110kV Cầu Kè – Trà Cú.
-
Cải tạo, nâng cấp, xây mới lưới điện trung thế 22kV, cáp viễn thông trên các tuyến đường mở mới: đường huyện 2 nối dài, đường Tránh thị trấn, đường N1.
-
Xây dựng mạng lưới chiếu sáng dọc các tuyến đường đã xây dựng.
-
Thông tin liên lạc:
-
Nâng cấp bưu điện cấp II tại các thị trấn Cầu Kè phù hợp nhu cầu phát triển của huyện theo giai đoạn.
-
Xây dựng ngầm mạng lưới thông tin liên lạc sử dụng cáp đồng TTLL 0,5mm² (loại cáp tham khảo), lắp đặt cáp quang dọc các tuyến đường đã xây dựng, cung cấp dịch vụ đến các nhà máy và trung tâm thị trấn Cầu Kè.
VI.2.2. Dự báo nhu cầu vốn:
BẢNG CHI PHÍ XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CẦU KÈ
|
STT
|
DANH MỤC ĐẦU TƯ
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
KHỐI LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ XD (triệu đồng/đvt)
|
THÀNH TIỀN (triệu đồng)
|
I- PHẦN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
|
3.233.267,28
|
A
|
GIAO THÔNG
|
|
|
|
1.764.777,90
|
1
|
Nâng cấp Quốc lộ 54
|
km
|
10,3
|
41.070,00
|
423.021,00
|
2
|
Nâng cấp Đường huyện 50
|
km
|
3,42
|
41.070,00
|
140.459,40
|
3
|
Nâng cấp Đường huyện 29
|
km
|
4,01
|
41.070,00
|
164.690,70
|
4
|
Xây mới đường Tránh QL54
|
km
|
6,84
|
41.070,00
|
280.918,80
|
5
|
Xây mới Đường nối QL54 và ĐT 915
|
km
|
5,8
|
41.070,00
|
238.206,00
|
6
|
Đường Vành Đai phía Đông Nam
|
km
|
12,6
|
41.070,00
|
517.482,00
|
B
|
CẤP NƯỚC
|
|
|
|
20.000,00
|
1
|
Xây mới trạm cấp nước mặt Cầu Kè
|
m³/ngđ
|
2.000
|
10,00
|
20.000,00
|
C
|
THOÁT NƯỚC
|
|
|
|
72.536,34
|
1
|
Đê bao chống lũ An Bình - Hội An
|
km
|
3
|
4.178,78
|
12.536,34
|
2
|
Trạm xử lý nước thải Cầu Kè
|
m³/ngđ
|
2.000
|
20,00
|
40.000,00
|
3
|
Xây mới trạm xử lý cụm CN Hòa Ân
|
m³/ngđ
|
1.000
|
20,00
|
20.000,00
|
D
|
NGHĨA TRANG
|
|
|
|
8.731,80
|
1
|
Nghĩa trang Hòa Ân
|
ha
|
0,55
|
8.910,00
|
4.900,50
|
2
|
Nghĩa trang Hòa Tân
|
ha
|
0,43
|
8.910,00
|
3.831,30
|
C
|
CHẤT THẢI RẮN
|
|
|
|
26.284,50
|
1
|
Trạm trung chuyển Hòa Ân
|
ha
|
2
|
8.910,00
|
17.820,00
|
2
|
Trạm trung chuyển Châu Điền
|
ha
|
0,95
|
8.910,00
|
8.464,50
|
E
|
CẤP ĐIỆN
|
|
|
|
48.636,74
|
1
|
Cáp trung thế 110kV
|
km
|
28
|
1.305,33
|
36.549,24
|
2
|
Cáp trung thế 22kV
|
km
|
50
|
241,75
|
12.087,50
|
F
|
CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG
|
|
|
|
1.292.300,00
|
1
|
Bưu cục
|
cái
|
1
|
50.000,00
|
50.000,00
|
2
|
Cáp thông tin
|
km
|
30
|
41.410,00
|
1.242.300,00
|
II- PHẦN HẠ TẦNG XÃ HỘI
|
1.699.371
|
A
|
KHU ĐÔ THỊ
|
|
|
|
489.720,00
|
1
|
Công viên cây xanh trung tâm TT Cầu Kè
|
ha
|
11,6
|
7.950,00
|
92.220,00
|
2
|
Khu du lịch sinh thái Cồn Tân Quy
|
ha
|
50
|
7.950,00
|
397.500,00
|
B
|
VĂN HÓA, TMDV
|
|
|
|
12.163,50
|
1
|
Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi huyện Cầu Kè
|
ha
|
1,4
|
7.950,00
|
11.130,00
|
2
|
Xây dựng chợ Trà Ốt
|
ha
|
0,13
|
7.950,00
|
1.033,50
|
C
|
Y TẾ
|
|
|
|
438.192,00
|
1
|
Nâng cấp, mở rộng trung tâm y tế huyện Cầu Kè
|
giường
|
300
|
1.428,84
|
428.652,00
|
2
|
2 trạm y tế tại xã Ninh Thới
|
ha
|
1,2
|
7.950,00
|
9.540,00
|
D
|
Y TẾ
|
|
|
|
140.140,00
|
1
|
Mở rộng trường THPT Cầu Kè
|
ha
|
1,5
|
63.700,00
|
95.550,00
|
2
|
Xây dựng trường PTTH Thông Hòa
|
ha
|
0,7
|
63.700,00
|
44.590,00
|
E
|
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
|
|
|
|
623.700,00
|
1
|
Cụm công nghiệp Hòa Ân
|
ha
|
50
|
8.910,00
|
445.500,00
|
2
|
Cụm công nghiệp An Phú Tân
|
ha
|
20
|
8.910,00
|
178.200,00
|
CỘNG CHI PHÍ XÂY DỰNG ([I]+[II])
|
4.937.182,78
|
Ghi chú: Suất vốn đầu tư dựa trên Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2017 kèm theo QĐ số 1291/QĐ-BXD ngày 12/10/2018 của Bộ Xây dựng
|
VI.2.3. Nguồn lực thực hiện:
-
Vốn ngân sách Tỉnh Trà Vinh.
-
Vốn từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư kêu gọi theo hình thức đối tác công tư.
-
Nguồn vốn từ việc cho thuê đất nhà máy sản xuất, thuê kho, cảng giai đoạn đầu để đầu tư các giai đoạn tiếp theo.
-
Ủy Ban Nhân Dân huyện Cầu Kè sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và hạ tầng kỹ thuật theo kinh phí khái toán trong bước quy hoạch chi tiết.
-
Bên cạnh đó, để đảm bảo đủ nguồn tài chính thực hiện đầu tư dự án, một số các hạng mục sẽ do các đơn vị chuyên kinh doanh và cung cấp dịch vụ thực hiện như: cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc.
-
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN:
VI.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả điều hành, năng lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài và huy động các nguồn lực đầu tư đặc biệt là công nghiệp tại địa phương. Phát triển dịch vụ tư vấn pháp lý để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp
- Tiếp tục rà soát các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.
- Tiếp tục cụ thể hóa các chính sách về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường,…
- Tiếp tục rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai;
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các đơn vị, các ngành với các nhà đầu tư để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành. Đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương, tạo hiệu ứng lan toả và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
VI.3.2. Giải pháp huy động nguồn vốn:
-
Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách:
- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách huyện): Ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của tỉnh trên địa bàn, huyện Cầu Kè có thể áp dụng cơ chế về hỗ trợ ngân sách nhà nước và thực hiện tốt các cơ chế.
- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ tỉnh xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật như: cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông, điện lưới, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác... Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên.
- Đối với nguồn vốn ngân sách huyện cần thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả và tăng tỉ lệ tích lũy. Ngành tài chính, ngân hàng tích cực tìm mọi biện pháp nhằm tạo nguồn thu và khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu (đặc biệt là thuế) đối với việc quản lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh nhằm tăng thu cho ngân sách địa phương.
- Đồng thời thực hiện thu - chi ngân sách hợp lý, thực hành tiết kiệm để tăng tích luỹ, tạo thêm nguồn đầu tư chủ động của tỉnh.
-
Đối với các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước:
- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, cần xây dựng các dự án khả thi phù hợp với tiềm năng phát triển địa phương để tạo điều kiện thu hút nguồn vốn ngân hàng. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư cho sản xuất trên địa bàn; xây dựng những dự án sản xuất kinh doanh có quy mô lớn để khai thác thế mạnh vốn có của địa phương. Tranh thủ khai thác các nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương, từ các dự án, từ Ngân hàng Phát triển, ... với nguồn vốn trung dài hạn và mức lãi suất hợp lý để đầu tư vào các dự án phát triển tại tỉnh.
- Bên cạnh đó để huy động được các nguồn vốn trung dài hạn từ ngân hàng cho đầu tư phát triển tại tỉnh, đòi hỏi cần xây dựng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng và các điều kiện khác... để thu hút các dự án đầu tư trong tỉnh.
- Tạo cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức khi các tổ chức vay vốn để đầu tư vào các dự án quan trọng có khả năng thu hồi vốn (đầu tư khu công nghiệp, các dịch vụ môi trường, vệ sinh công cộng, thoát nước...) trong phạm vi và khả năng của ngân sách tỉnh, huyện và theo quy định của pháp luật.
- Vốn từ quỹ đất: Giá (quyền sử dụng) đất và các bất động sản là một nguồn thu tiềm năng cần khai thác để tạo vốn xây dựng đô thị. Cần huy động nguồn lực này thông qua những chế tài kiểm soát nghiêm ngặt.
-
Đối với vốn của doanh nghiệp Nhà nước và của dân:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện hoặc nguồn đầu tư bên ngoài đầu tư phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Huy động vốn tự có trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo phương thức "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", huy động mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, thủy lợi, điện, nước, xây dựng các công trình công cộng,...
- Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chính sách xã hội hóa, chính sách phát triển khoa học công nghệ… phát huy tối đa các nguồn lực, đặc biệt là ưu tiên nội lực với tinh thần “tự lực cánh sinh”.
- Có chính sách ưu tiên về thuế để khuyến khích tối đa những doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, tư nhân huy động vốn tự có, vốn góp cổ phần để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
-
Đối với các nguồn vốn bên ngoài (từ Trung ương, tỉnh và nước ngoài):
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp. Tiếp tục củng cố và xây dựng cơ quan xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu thực tế.
- Tiếp tục rà soát và xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục kêu gọi đầu tư để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư;
- Tham gia tích cực các Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
- Huy động và khai thác tốt nhất các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh và nước ngoài, nhất là nguồn vốn ODA, FDI. Tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho các công trình giao thông, thủy lợi các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng.
- Thực hiện lồng ghép hợp lý giữa các chương trình, dự án, tránh trùng lặp, gây lãng phí. Quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ, lập các dự án khả thi, tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư bằng các nguồn hỗ trợ trung ương, từ tỉnh, tỉnh ngoài và đầu tư nước ngoài cùng liên doanh, liên kết phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, hạ tầng của khu vực.
- Có chính sách miễn hoặc giảm tiền thuê đất hoặc một số những lệ phí đối với những dự án đầu tư bên ngoài trong những năm đầu hoạt động hoặc đối với những dự án đầu tư vào các vùng khó khăn. Mạnh dạn mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các dự án phát triển công nghiệp.
VI.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án nhằm đào tạo lao động ở các trình độ, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- Điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.
- Tạo các cơ chế chính sách xã hội để các doanh nghiệp tạo điều kiện về chỗ ở cho công nhân.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của đô thị theo hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề, bảo đảm hợp lý giữa đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài khu vực.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.
- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và các ngành nghề khác nhau, đảm bảo nhân lực cho phát triển công nghiệp, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo và đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, xây dựng đội ngũ thợ bậc cao, công nhân lành nghề để đảm bảo chất lượng sản phẩm đặc biệt đối với các dự án phát triển sản xuất.
- Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực.
- Phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Tăng cường đầu tư hoàn thiện trường dạy nghề tỉnh, đầu tư các trường dạy nghề của huyện để tăng nhanh số lượng và chất lượng lao động được đào tạo nghề, nhất là các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản.
VI.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được phê duyệt, chính quyền và nhân dân huyện Cầu Kè cần thực hiện các công tác sau:
-
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy trình và thủ tục hành chính về quản lý quy hoạch kiến trúc theo hướng giảm thời gian thực hiện, đơn giản, công khai, dễ thực hiện. Rà soát, cập nhật và công bố các thủ tục hành chính về thẩm định quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng.
-
Lập và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cho các đô thị làm công cụ quản lý nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra các hoạt động đầu tư, xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đồng thời định hướng, yêu cầu quản lý kiến trúc công trình đảm bảo thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
-
Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch xây dựng từ bước lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đến triển khai thực thi quy hoạch xây dựng:
-
Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai lập, thẩm định quy hoạch theo quy định tại Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị.
-
Kịp thời công bố, công khai quy hoạch, tổ chức cắm mốc giới tại thực địa, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch và hướng dẫn các địa phương ban hành chương trình.
-
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện các vướng mắc để tổng hợp nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.
-
Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân cư, sự phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu khách quan của xã hội, của thị trường.
-
Tập trung quản lý quy hoạch, kiến trúc đi vào chiều sâu, hướng tới Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012:
-
Rà soát điều chỉnh các hồ sơ quy hoạch đã đến kỳ phải điều chỉnh quy hoạch.
-
Tập trung triển khai lập quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung của các đô thị: Cầu Kè, Ninh Thới; lập quy hoạch các khu vực trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương trong đó cần xem xét đến các chỉ tiêu về tăng trưởng xanh như tỷ lệ đất cây xanh; cải tạo hệ thống sông ngòi..., dự báo và quy hoạch quỹ đất nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị; quy hoạch chi tiết cho các khu vực có ý nghĩa lịch sử, khu vực cảnh quan đô thị, khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị làm cơ sở quản lý tốt kiến trúc đô thị và đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
-
Hoàn chỉnh và trình ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, các quy định quản lý kiến trúc quy hoạch tại các khu vực điểm dân cư nông thôn.
-
Quản lý chặt chẽ kiến trúc công trình về cả hình thức kiến trúc, quy mô công trình, vật liệu công trình và mối liên hệ với cảnh quan khu vực thông qua hồ sơ dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế thi công và cấp giấy phép xây dựng công trình. Đối với các công trình lớn, trọng điểm cần phải thi tuyển để chọn phương án kiến trúc thích hợp.
-
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị:
-
Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát về các dự án, công trình mà cơ quan, đơn vị mình tổ chức thẩm định, cấp phép và chịu trách nhiệm về lĩnh vực, ngành được giao phụ trách theo quy định.
-
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về vi phạm quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn xã; đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị, xử lý cán bộ, công chức dưới quyền được giao quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm. Đối với công trình vi phạm, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lực lượng cấm phương tiện vận chuyển vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng công trình vi phạm.
CHƯƠNG VII:
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
VII.1. KẾT LUẬN
VII.2. KIẾN NGHỊ
VII.1. KẾT LUẬN:
-
Việc lập đồ án quy hoạch vùng huyện Cầu Kè, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và điều kiện tự nhiên của khu vực lập quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn thu hút đầu tư trong tương lai, với các chức năng ngành nghề theo định hướng; khai thác các tiềm năng thế mạnh công nghiệp và nông nghiêp địa phương.
-
Đáp ứng nhu cầu định hướng phát triển không gian và hạ tầng cơ sở cho toàn huyện theo định hướng Cầu Kè sẽ là đô thị tương hỗ trong tiểu vùng Tiểu Cần - Cầu Quan - Cầu Kè. Đến năm 2030, đồng thời hình thành thị trấn Ninh Thới từ một phần xã Ninh Thới hiện hữu.
-
Đồ án tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy chuẩn quy phạm hiện hành về Quy hoạch xây dựng, đảm bảo các dự án đang triển khai trong khu vực; đảm bảo kết nối hoàn chỉnh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, tận dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đã triển khai, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, khu công nghiệp và các khu lân cận.
-
Đồ án quy hoạch vùng huyện Cầu Kè định hướng và xác định rõ các chỉ tiêu quy hoạch và trình tự ưu tiên đầu tư xây dựng, làm cơ sở để triển khai các bước quy hoạch chung cho các khu đô thị và quy hoạch chung 10 xã trên địa bàn huyện, hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới.
VII.2. KIẾN NGHỊ:
-
Việc thực hiện đồ án cần có sự hợp tác, phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành liên quan để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện nhanh chóng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo đó, huyện Cầu Kè cần kết hợp phát triển với các khu vực khác như Tiểu Cần, Trà Cú nhằm triển khai các tuyến giao thông động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.
-
Các đơn vị hành chính xã cần tuân theo các định hướng quy hoạch vùng huyện đã đề ra, tạo sự nhất quán trong tổ chức phát triển không gian trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn; bảo tồn các khu vực đất dự trữ và đất rừng phòng hộ.
Kính trình UBND tỉnh Trà Vinh cùng các Sở Ban ngành có liên quan xem xét thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 để Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè có thể thực hiện các bước đầu tư xây dựng tiếp theo, đảm bảo theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ./.
Đơn vị tư vấn lập quy hoạch
Công ty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc
và Xây dựng Tp.HCM (ACCCo)