1. Tính chất, chức năng:
Theo định hướng quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, Thạch Thành nằm trong trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh: Bỉm Sơn - Thạch Thành và trên các hành lang kinh tế Quốc lộ 217B và đường Hồ Chí Minh. Với các chức năng:
- Là vùng phát triển nông, lâm nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ cao.
- Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghệp gắn với vùng nguyên liệu về nông, lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.
- Là vùng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, du lịch cộng đồng.
2. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch.
Quan điểm chung:
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành phải phù hợp với các định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới: Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 58NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025; Bám sát các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; gắn kết cùng với các vùng lân cận cùng phát triển dựa trên tiềm năng thế mạnh của từng địa phương. Lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực, quan điểm phát triển bền vững làm mục tiêu phát triển
- Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội của huyện Thạch Thành, gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
3. Quan điểm nghiên cứu:
(1) Đánh giá toàn diện Điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội, nêu ra được các đặc trưng văn hóa của huyện.
(2) Tìm ra được những tiềm năng nổi trội; các lợi thế so sánh rõ rệt của THẠCH THÀNH với các huyện vùng liên huyện số 3 gồm: thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc. Chỉ ra được các nguồn lực phát triển. Phân khu chức năng với tầm nhìn dài hạn. Tạo ra hướng phát triển mới; có tính đột phá; Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; gắn kết với các vùng lân cận cùng phát triển dựa trên tiềm năng thế mạnh của từng địa phương.
(3) Phát triển Kinh tế phải song song với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa; bảo vệ môi trường. Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội của huyện Thạch Thành, gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
(4) Nghiên cứu quy hoạch vùng Huyện THẠCH THÀNH sẽ phải gắn với tổng thể vùng liên huyện số 3, (Bỉm Sơn; Thạch Thành; Hậu Lộc; Hà Trung; Vĩnh Lộc) và liên kết với các tỉnh vùng Tây Bắc. Thạch Thành phát triển gắn với các hành lang Kinh tế chiến lược của tỉnh đi qua huyện (đường HCM; QL 217B và nút giao cao tốc Hà Long).
4. Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tích hợp thống nhất các quy hoạch ngành trên địa bàn huyện, làm công cụ để chỉ đạo toàn diện và thống nhất, là cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Thạch Thành trong từng thời kỳ.
- Tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn đến năm 2030, 2045 và tầm nhìn sau năm 2045. Xây dựng và phát triển huyện Thạch Thành trở thành huyện có kinh tế - xã hội khá đầu trong các huyện vùng liên huyện số 3 (theo QH tỉnh Thanh Hóa).
- Là cơ sở pháp lý, công cụ chỉ đạo để tổ chức lập quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xã, quy hoạch các khu chức năng trên địa bàn huyện, chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 và các giai đoạn tiếp theo.
5. Vị trí và giới hạn vùng quy hoạch:
- Giới hạn lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành: bao gồm toàn bộ địa giới huyện Thạch Thành (23 xã và 02 thị trấn). Có giới hạn như sau:
+ Phía Bắc & Tây Bắc giáp: giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình)
+ Phía Đông Bắc giáp: huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình)
+ Phía Tây giáp: huyện Cẩm Thủy và huyện Bá Thước.
+ Phía Nam giáp: huyện Vĩnh Lộc,
+ Phía Đông giáp: huyện Hà Trung
- Quy mô: Diện tích lập quy hoạch vùng huyện Thạch Thànhg: 559,2 km2. Dân số hiện trạng: 145.046 người. (nguồn: niên giám thống kê năm 2020)