I.LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH.
1.Lý do và sự cần thiết:
Thị xã Hoài Nhơn giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lan tỏa đến các huyện Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ và một phần phía Nam thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Hoài Nhơn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển kinh tế biển, chế biến nông lâm sản, dịch vụ du lịch khu vực phía Bắc tỉnh. Với tốc độ phát triển đô thị hiện nay, việc xử lý rác thải phải thực hiện một cách triệt để, bảo vệ môi trường sống, không gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm cần được quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hiệu quả công tác xã hội hóa thu gom, xử lý CTR chưa cao, hạ tầng xử lý CTR sinh hoạt còn thiếu, đầu tư chưa đồng bộ, khó tập trung nguồn rác để xử lý theo công nghệ tiên tiến. Hạ tầng xử lý CTR trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu và thực tiễn phát sinh, rác thải xử lý theo phương pháp truyền thống như chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định là hoàn toàn cấp thiết. Quy hoạch làm cơ sở kêu gọi nhà đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng theo lối hiện đại, nhằm xử lý rác sinh hoạt một cách hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng môi trường.
2.Tính chất và mục tiêu của khu đất lập quy hoạch:
- Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn, trọng tâm là nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt có công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn và các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước và đời sống của người dân khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.
- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch.
II.CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH.
1.Các cơ sở pháp lý.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
- Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định;
- Căn cứ các Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/6/2019, số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021; số 3438/QĐ-UBND ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Căn cứ Quyết định số 2719/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 công trình Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Hoài Nhơn.
- Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 28/3/2023 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Văn bản số 5463/UBND-KT ngày 02 tháng 08 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định về việc kế hoạch triển khai các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ Quyết định số 3671/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định về Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định tại Khu phố Thiết Đính Nam, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn;
2.Các nguồn tài liệu, số liệu:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2021/BXD);
-
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ( QCVN 07-10-2016/BXD);
-
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 28:2010/BTNMT);
Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
3.Các cơ sở bản đồ:
- Các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn và các nguồn khác do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát, đánh giá theo tình hình thực tế.
- Các tài liệu nghiên cứu chuyên môn về quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn của các tổ chức, cá nhân được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng và các hội thảo chuyên đề để tham khảo phục vụ công tác tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Bản đồ quy hoạch Bãi chôn lấp chất thải rắn thị xã Hoài Nhơn đã phê duyệt tại Quyết định số 2719/QĐ-CTUBND ngày 23/7/2012 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn;
- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Bản đồ địa chính giải thửa 1/2.000 khu vực quy hoạch;
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I.VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
1.Vị trí, giới hạn khu đất.
Theo Quyết định số 2719/QĐ-CTUBND ngày 23/7/2012 của UBND huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn) về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 công trình Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Hoài Nhơn, dự án Bãi chôn lấp chất thải rắn có diện tích 86.433,5m2. Hiện nay dự án đã đầu tư xây bãi chôn lấp trên phần diện tích 63.763,48m2, phần diện tích còn lại 22.670,02m2 chưa đầu tư xây dựng.
Theo nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, phạm vi quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt phía Bắc tỉnh Bình Định bao gồm phần diện tích còn lại 22.670,02m2 của dự án Bãi chôn lấp chất thải rắn chưa đầu tư xây dựng và phần diện tích 48.198.49m2 quy hoạch xây dựng mới liền kề ở phía Bắc.
Theo đó, tổng diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt phía Bắc tỉnh Bình Định là 70.868,51m2, có vị trí tại Khu phố Thiết Đính Nam, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, các giới cận như sau:
- Phía Bắc giáp: Mương nước và đất lâm nghiệp;
- Phía Nam giáp: Đất lâm nghiệp;
- Phía Đông giáp: Mương nước và đất trồng lúa;
- Phía Tây giáp: Đất lâm nghiệp;
2.Điều kiện tự nhiên:
-
Địa hình, địa mạo:
Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy hiện trạng là đất rừng sản xuất, nhân dân đang trồng cây keo, địa hình hiện trạng thuộc đồi núi, cao nhất +37m-38m (vị trí tiếp giáp mỏ đất gò Bà Nông), thấp nhất dọc biên phía Đông (khoảng +10m); dốc từ Tây sang Đông khoảng 8%.Cao độ tại nút tại đường ĐT.638 dự kiến đấu nối: +16.68m.
-
Khí hậu, thủy văn:
- Khu vực lập quy hoạch thuộc thị xã Hoài Nhơn có khí hậu gần giống như khí hậu chung của tỉnh Bình Định do hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình. Tuy nhiên, do nằm ở phía Bắc của tỉnh nên cũng có một số đặc trưng khác so với toàn tỉnh và so với vùng phía Nam của tỉnh, khí hậu, thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt;
- Mùa khô: từ tháng 01 đến tháng 8, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35-40 ngày;
- Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt;
- Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, chênh lệch ngày đêm không lớn. Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,270C, thấp hơn trung bình toàn tỉnh khoảng 0,30C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 01 (23,30C). tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6,7 (30,50C). Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 5-80C;
- Lượng mưa, bốc hơi, số giờ nắng:
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm, cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (1.900 mm). Mùa mưa tập trung trong 4 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa cả năm, trùng với mùa bão nên thường gây lũ lụt. Chế độ mưa phân bố không đều, tập trung theo mùa, chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa (tháng 8, 9, 10 và 11), chiếm 75% tổng lượng mưa;
+ Lượng bốc hơi tiềm năng trong năm đạt 1.400 mm;
+ Số giờ nắng trong năm khoảng 2.360 giờ, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất (khoảng 109 giờ), tháng 4 và tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất trong năm (245-250 giờ);
- Độ ẩm không khí: trung bình: 80%. độ ẩm không khí thấp nhất: 75% (tháng 7), cao nhất 86% (tháng 10);
II.HIỆN TRẠNG.
1.Hiện trạng dân cư và lao động:
Trong khu vực quy hoạch không có cư dân sinh sống. Cách khoảng 200m về phía Bắc là khu dân cư dọc đường Võ Văn Dũng (khoảng hơn 40 hộ), theo khoảng cách an toàn môi trường sẽ ảnh hưởng đến khu vực này. Khi dự án triển khai đề xuất có biện pháp di dời các hộ này để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định.
2.Hiện trạng sử dụng đất:
Hiện trạng khu đất lập quy hoạch chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp, đất gò đồi trồng bạch đàn, keo.
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
TT
|
Loại đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
|
Tổng diện tích quy hoạch
|
|
70.868,51
|
100
|
1
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
BHK
|
7.160,72
|
10,10
|
3
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
BCS
|
103,97
|
0,15
|
4
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
63.603,82
|
89,75
|
3.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
-
Giao thông:
Phía Tây và Bắc dự án là tuyến đường ĐT.638 có mặt bê tông nhựa rộng khoảng 6m. Dự kiến tiếp cận vào dự án từ ĐT.638 tại vị trí phía Tây.
Khu vực trong dự án có các tuyến đường đất dân sinh rộng khoảng 2m.
-
Hệ thống các công trình thủy lợi và cấp, thoát nước:
- Khu quy hoạch hiện trạng không có các công trình thủy lợi. Khu vực trên vùng đồi Bà Nông, địa hình bát úp, cao phía Tây Nam và thấp dần về các hướng Đông Bắc, Đông, nước mưa chảy tràn theo địa hình sau đso thoát về vùng ruộng trũng phía Đông, một phần thoát rãnh bê tông dọc đường ĐT.638 thoát qua cống qua đường về ruộng trũng phía Tây.
- Hệ thống cấp nước: Khu vực chưa hệ thống cấp nước sạch, nhân dân khu vực sử dụng giếng khoan, giếng khơi.
-
Cấp điện:
- Hoài Nhơn hiện đang được cấp điện từ nguồn điện Quốc Gia thông qua TBA 110KV Hoài Nhơn 110/35/22 KV(E18) – 2x25MVA và TBA 110KV Tam Quan (ETQ)-25MVA.
- Nguồn điện phục vụ nhà máy dự kiến được đấu nối từ đường dây 22kv đang cấp điện cho Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cách 500m theo đường ĐT.638.
-
Hiện trạng vệ sinh môi trường:
Khu đất hiện trạng là đất trồng keo, vì vậy hiện trạng khu vực tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên, phía Nam là bãi chôn lấp CTR hiện trạng nên môi trường khu vực chịu tác động một phần từ hoạt động này.
Bảng thống kê hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và vật kiến trúc:
TT
|
Loại đất
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
1
|
Mộ đất
|
mộ
|
19,0
|
2
|
Mộ xây
|
mộ
|
1,0
|
3
|
Giếng đào
|
cái
|
1,0
|
4
|
Chuồng trại (tạm)
|
cái
|
2,0
|
5
|
Đường đất
|
m
|
120,0
|
6
|
Mương nước dọc ĐT.638
|
m
|
47,0
|
4.Đánh giá tổng hợp hiện trạng
-
Thuận lợi:
Có vị trí thuận lợi, kết nối với tuyến đường dễ dàng. Vị trí đấu nối cấp điện, cấp nước, thoát nước thuận lợi.
-
Khó khăn:
- Cao độ nền hiện trạng tương đối cao, vì vậy, tốn kém chi phí san tạo mặt bằng.
- Phạm vi an toàn môi trường 500m sẽ ảnh hưởng đến dân cư đường Võ Văn Dũng, do đó chi phí di dời tái định cư các hộ ảnh hưởng tương đối lớn.
Một số hình ảnh hiện trạng khu vực lập quy hoạch:
|
Đường ĐT.638 phía Tây và Bắc khu quy hoạch
|
|
Hiện trạng sử dụng đất và mộ xây trong khu quy hoạch
|
PHẦN III.NỘI DUNG QUY HOẠCH
I.CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:
Căn cứ vào các Quy chuẩn quy hoạch và Tiêu chuẩn quy phạm hiện hành để xác định các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của đồ án. Đồ án quy hoạch mang tính chất loại hình công nghiệp, vì vậy các chỉ tiêu áp dụng cho đồ án theo loại hình công nghiệp.
1.Đất xây dựng công trình:
Diện tích đất xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn: Tối đa 0,05ha/1.000 tấn/năm.
- Các chỉ tiêu sử dụng đất:
+ Tỷ lệ diện tích đất khu xử lý chất thải rắn: Tối đa 60%.
+ Tỷ lệ diện tích đất khu điều hành: Tối đa 15%.
+ Tỷ lệ diện tích đất giao thông: Tối thiểu 10%.
- Tầng cao tối đa khu điều hành: 02 tầng.
- Khoảng lùi xây dựng: Chỉ giới xây dựng cách ranh quy hoạch ≥ 20m.
(Các tỷ lệ diện tích đất của từng loại công trình trong khu xử lý chất thải rắn sẽ được xác định cụ thể sau khi lựa chọn được công nghệ xử lý chất thải rắn).
2.Đất cây xanh:
- Dải cây xanh cách ly, tính từ ranh quy hoạch đến chỉ giới xây dựng nhà máy: ≥ 20m.
Đảm bảo tỷ lệ diện tích đất cây xanh, mặt nước: Tối thiểu 15% toàn khu.
- Tỷ lệ đất trồng cây xanh, mặt nước trong khuôn viên nội bộ mặt bằng nhà máy: ≥ 20%.
3.Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
- Chỉ tiêu cấp điện: ≥ 140KW/ha.
- Cấp nước: Tối thiểu 20m3/1ha/ngày.đêm (QCVN:01/2021/BXD) cho tối thiểu 60% diện tích.
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý nước thải: ≥80% tiêu chuẩn cấp nước;
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn: 100% lượng chất thải rắn phát sinh 0,9 (kg/người-ngày).
II.PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH:
1.Tầm nhìn
Quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực phía Bắc tỉnh đảm bảo các điều kiện để xây dựng nhà máy theo công nghệ tiên tiến, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn môi trường, cảnh quan, dây chuyền công nghệ.
2.Nguyên tắc quy hoạch
-
Nguyên tắc kinh tế: Hạ thấp giá thành xây dựng, giảm nhẹ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng các giải pháp giảm chiều dài hệ thống giao thông, đường ống, đường dây và các thiết bị bảo đảm kỹ thuật khác.
-
Giao thông:
+ Phân định rõ các tuyến giao thông đối ngoại, giao thông đối nội, phù hợp với quan hệ khu vực xung quanh.
+ Xác định hành lang đường ĐT.638, hành lang cây xanh nhà máy.
-
Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu giải pháp xử lý theo công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý rác triệt để. Phạm vi nhà máy, tạo một hệ thống cây xanh kết hợp cải thiện về vi khí hậu, môi trường sinh thái và môi trường cảnh quan.
3.Giải pháp quy hoạch:
-
Giao thông nội bộ không chồng chéo, đảm bảo việc lưu thông ra vào nhà máy.
-
Bố trí công trình theo dây chuyền công năng xử lý.
-
Tính toán đủ chỉ tiêu đất xây dựng công trình, cây xanh.
4.Chức năng sử dụng đất:
Tổng diện tích quy hoạch 70.868,51m2 (Điều chỉnh diện tích 22.670,02m2 (2,26ha) thuộc lô A2 của đồ án Bãi chôn lấp chất thải rắn thị xã Hoài Nhơn đã phê duyệt tại Quyết định số 2719/QĐ-CTUBND ngày 23/7/2012 sang diện tích quy hoạch Nhà máy xử lý CTR).
Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT
|
Loại đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH QUY HOẠCH
|
|
70.868,51
|
100
|
I
|
Đất quy hoạch xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (*)
|
NMXL
|
70.128,81
|
98,96
|
II
|
Đất đường giao thông tiếp cận nhà máy từ ĐT.638
|
|
739,70
|
1,04
|
(*)Tỷ lệ sử dụng đất trong dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xác định cụ thể sau khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được lựa chọn kèm theo và đảm bảo tuân thủ Bảng 1. Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn của mục 2.3 QCVN 07-9:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng.
Khu xử lý chất thải rắn phải bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường của cơ sở xử lý chất thải rắn theo yêu cầu được quy định tại Tiểu mục 2.12.4 QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
5.Chỉ tiêu chung từng khu chức năng:
-
Khu điều hành:
-
Tỷ lệ diện tích xây dựng: tối đa 15%.
-
Tầng cao tối đa : 02 tầng.
-
Chiều cao tối đa : 9,0m.
-
Khu xử lý chất thải rắn:
-
Tỷ lệ diện tích xử lý chất thải rắn: Tối đa 60%.
-
Tầng cao tối đa : 01 tầng.
-
Chiều cao tối đa : 11,0m.
(Các tỷ lệ diện tích đất của từng loại công trình trong khu xử lý chất thải rắn sẽ được xác định cụ thể sau khi lựa chọn được công nghệ xử lý chất thải rắn).
6.Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
-
Nguyên tắc định hướng, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực quy hoạch:
+ Hoàn thiện thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy.
+ Đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Nhà nước.
-
Phương án quy hoạch đề xuất:
+ Bố trí 01 lối ra vào khu quy hoạch đấu nối từ đường ĐT.638; đồng thời định hướng đường kết nối từ khu Bãi chôn lấp chất thải rắn hiện trạng.
+ Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ hài hòa, thuận lợi giao thông đối nội đối ngoại, phù hợp sơ đồ dây chuyền công nghệ.
+ Các mảng xanh tạo cảnh quan cho khu đất.
7.Thiết kế đô thị
-
Khoảng lùi xây dựng công trình tối thiểu đối với các công trình xây dựng:
- Khoảng lùi xây dựng chung nhà máy: Lùi so với ranh quy hoạch 20m.
- Khoảng cách bố trí từng hạng mục cụ thể: sẽ được xác định cụ thể khi chọn được phương án dây chuyền công nghệ, căn cứ vào Quy chuẩn xây dựng Việt Nam , các Quy định về kiến trúc đô thị và Tiêu chuẩn thiết kế do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Quan hệ với các công trình bên cạnh: Không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất vượt quá ranh giới sử dụng đất.
-
Hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo
- Thiết kế kiến trúc các công trình hiện đại, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên, đặc biệt được tăng cường phủ xanh cỏ trên mái các công trình.
- Chiều cao các công trình cần đảm bảo khoảng cách an toàn với công trình lân cận. Thiết kế khối công trình tận dụng tầm nhìn thông thoáng, hướng gió.
-
Cây trồng
- Cây xanh cách ly: Cây tầng cao sử dụng các loại cây trồng phù hợp với khí hậu địa phương, dễ chăm sóc. Cây có dáng thẳng, tán đẹp, tạo bóng mát, ít rụng lá. Cây tầng thấp sử dụng các loại cây bụi của địa phương. Không trồng cây có trái, có mùi khó chịu, không thu hút côn trùng.
- Cây xanh cảnh quan, trang trí sân vườn: Sử dụng các loại cây trồng phù hợp với khí hậu địa phương, dễ chăm sóc, không có mùi khó chịu, không thu hút côn trùng.
CÂY TRỒNG CẢNH QUAN – CÂY XANH CÁCH LY
|
|
|
|
Chà Là
|
Bàng Đài Loan
|
Cau Vua
|
CÂY TRỒNG CẢNH QUAN - TRANG TRÍ SÂN VƯỜN
|
|
|
|
Chuối Mỏ Két
|
Dương Xỉ
|
Huệ Bạch Trinh
|
CÂY TRỒNG NỀN
|
|
|
|
Cúc Mặt Trời
|
Cỏ Nhung Nhật
|
Mười Giờ Úc
|
PHẦN IV.QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ.
I.QUY HOẠCH SAN NỀN
1.Cơ sở thiết kế
-
Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 theo hệ cao độ Quốc Gia VN2000;
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2021/BXD;
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2016/BXD;
-
Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam: TCVN 4447: 2012 về Công tác đất - Thi công và nghiệm thu;
-
Căn cứ thực tế xây dựng tại khu vực lập quy hoạch và các tài liệu khác liên quan.
2.Giải pháp thiết kế
- Cao độ nền khu vực được định hướng khống chế theo cao độ nền đường ĐT.638, cao độ bãi chôn lấp chất thải rắn hiện trạng.
- Hướng san nền:
+ Lấy hướng lưu vực thoát nước để thiết kế san nền cho phù hợp, đảm bảo thoát nước. Hướng dốc từ Tây Nam sang Đông Bắc theo khu đất quy hoạch.
+ Cao độ san nền lấy theo cao độ trung bình, độ dốc san nền 0,3%; hệ số mái dốc: mái đào m=1 và m=1,5, mái đắp m=1,5.
+ San nền trong khu vực chủ yếu san gạt, giật cấp tạo mặt bằng.
+ Đối với taluy đào cao hơn 6m phải giật cơ, chiều rộng cơ 1.5m; hệ số mái dốc tối thiểu m=1. Trên mặt cơ bố trí các rãnh đỉnh thu nước mặt dẫn đấu nối với hệ thống thoát nước dọc đưa về miệng xả.
+ Trước khi san cần thu dọn mặt bằng, di chuyển hoặc có biện pháp xử lý các công trình ngầm, nổi cũng như bóc các lớp phong hóa để nền đắp được ổn định.
3.Tổng hợp khối lượng san nền
Dựa vào thiết kế san nền, phân lô bình quân 20m x 20m để tính khối lượng đất đào và đất đắp.
-
Cao độ thiết kế san nền cao nhất: +17.03m (Góc Tây Nam).
-
Cao độ thiết kế san nền thấp nhất: +15.96m. (Góc Đông Bắc).
-
Cao độ thiết kế đường tiếp cận từ ĐT.638: +16.68m
-
Khối lượng san nền: khối lượng đào khoảng 350.000m3
II.QUY HOẠCH GIAO THÔNG
1.Cơ sở thiết kế
Quy trình quy phạm áp dụng:
-
Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình giao thông QCVN 07-4:2016/BXD;
-
Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211 – 06;
-
Bản đồ đo đạc khu vực thiết kế tỷ lệ 1/500;
-
Các quy trình, quy phạm khác có liên quan.
2.Phương án quy hoạch
- Giao thông đối ngoại: Dự kiến kết nối vào tuyến đường ĐT.638 (tại Km29+850 bên trái tuyến) phía Tây khu quy hoạch bằng tuyến đường rộng 16,0m (3,5-9,0-3,5m). Đường định hướng kết nối từ Bãi chôn lấp CTR hiện trạng đến nhà máy rộng 6,5m (1,5-3,5-1,5m)
- Giao thông nội bộ: Hệ thống đường giao thông nội bộ bên trong công trình được bố trí đến các hạng mục đảm bảo theo dây chuyền công nghệ xử lý, đồng thời đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy.
III.QUY HOẠCH CẤP NƯỚC
1.Cơ sở thiết kế
-
Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình cấp nước QCVN 07-1:2016/BXD;
-
Cấp nước-Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn TCXD33–2006;
-
Tình hình hiện trạng cấp nước khu vực.
2.Nguyên tắc thiết kế
-
Mạng lưới cấp nước được thiết kế kiểu mạng vòng nhằm đảm bảo cấp nước một cách an toàn và hiệu quả.
-
Tổng chiều dài của các đoạn ống là nhỏ nhất, hạn chế nước chảy vòng, gấp khúc để giảm tổn thất và tránh hiện tượng áp va cục bộ.
-
Tại các nút của mạng lưới đặt van khoá khống chế, trên mạng lưới cấp nước chính đặt các van xả cặn và các van xả khí.
3.Tính toán nhu cầu sử dụng nước:
- Diện tích xây dựng nhà máy 5,0ha: Qcn = 5,0ha x 20m3 x 60% = 60,0 (m3/ngđ).
Lưu lượng nước dự phòng + rò rỉ : Qdp = 25%
Tổng lưu lượng ngày đêm : Q + Qdp = 75,0m3/ ngày.đêm
- Lưu lượng nước cho phòng cháy chữa cháy ngoài nhà: tính toán dựa trên QCVN 06/2022/BXD: Lưu lượng mỗi đám cháy 25l/s, thời gian chữa cháy yêu cầu 3h. Tính cho 1 đám cháy: 3h x 60 phút x 60 giây x 25 lít/ giây = 270.000 lít = 270m3.
(Tổng lưu lượng dùng cho phòng cháy chữa cháy sẽ được tính toán cụ thể trong bước lập dự án và xin thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy).
* Nguồn cấp: Đấu nối từ hệ thống cấp nước sạch, vị trí đấu nối tại nút giao đường ĐT.638 và ĐT.629 dẫn về nhà máy cách khoảng 1.350m.
* Hệ thống đường ống cấp nước
Đường ống cấp nước bằng ống HĐPE hoặc uPVC đường kính D63 – D110, chôn ngầm trong đất cách mặt đất khoảng 50-70cm, trên đường ống bố trí các vòi phun và vòi cấp cho ống rửa đường, tưới cây, cấp vào các đơn vị dùng nước.
Bảng tổng hợp khối lượng cấu kiện cấp nước
|
STT
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Loại vật liệu
|
Ghi chú
|
1
|
Ống D110
|
1.500
|
m
|
HDPE
|
Cấp nước
|
2
|
Trụ cấp nước PCCC
|
1
|
Trụ
|
Trụ thép
|
PCCC
|
IV.QUY HOẠC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT
1. Lưu lượng tiêu do nước mưa :
Công thức tính: Q = j.q.F ( l/s ) .
Trong đó :
j : là hệ số dòng chảy phụ thuộc vào lớp đất phủ và mật độ xây dựng .
q : là cường độ mưa ( l/sha ). Được tính theo cường độ q20 như sau :
q = 20n.q20 . ( 1 + c logPc ) / tn (l/sha ) .Với : n = 0,5 - 0,6 .
Pc : Chu kỳ xuất hiện trận mưa tính theo năm phụ thuộc vào quy mô tính chất công trình và điều kiện địa hình .
q20 : là cường độ mưa trong thời gian 20 phút với chu kỳ Pc = 1.0 năm
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu trường Đại học kiến trúc Hà Nội , thì trị số q20 ở Bình Định là q20 = 220,
t : Là thời gian mưa tính toán . t = t0 + tr + tc .
t0 : thời gian tập trung bề mặt , lấy từ 5 - 10 phút .
tr : Thời gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu mưa gần nhất .
tr = 1.25 . lr / vr ;
1.25 : hệ số tăng tốc độ dòng chảy trong quá trình mưa ; lr: chiều dài rãnh (m) ; vr: tốc độ nước chảy trong rãnh (m/s); t: thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán .
tc = r . lc / vc ; r : hệ số phụ thuộc vào địa hình từ 1.2 - 2.0;
lc : chiều dài đoạn cống tính toán ( m ) ;
vc : tốc độ nước chảy trong cống (m/s ) .
Kết quả kích thước đường ống thể hiện cụ thể trong bản vẽ thiết kế hệ quy hoạch hệ thống thoát nước mưa.
2. Giải pháp thiết kế
- Hệ thống thoát nước mưa độc lập với hệ thống thoát nước thải.
- Hệ thống thoát nước mưa nội bộ trong khu quy hoạch được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, tận dụng được các dòng chảy tự nhiên phù hợp với quy hoạch mặt bằng kiến trúc và sơ đồ đường giao thông nội bộ, sân nền, quy hoạch mạng lưới công trình ngầm.
- Xây dựng hệ thống mương hở cách ly dọc ranh phía Tây và Nam có B=1,0m, kết cấu bằng bê tông hoặc đá xây.
- Độ dốc hệ thống cống, rãnh thiết kế theo độ dốc tự nhiên của địa hình và đảm bảo điều kiện làm việc tự nhiên của cống bình thường. Độ dốc đáy cống, đáy rãnh tối thiểu là 0.3%.
- Hệ thống thoát nước nội bộ khu được thiết kế là hệ thống mương bê tông hoặc xây gạch có nắp đan B300-B500.
- Vị trí cửa xả: Đấu nối vào tuyến mương hiện trạng chạy dọc phía Đông khu quy hoạch, sau đó thoát về vùng ruộng trũng phía Đông. Một phần thoát về rãnh và cống hiện trạng dọc biên phía Tây sau đó thoát qua cống qua đường ĐT.638.
Bảng tổng hợp khối lượng cấu kiện thoát nước mưa
|
STT
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Loại vật liệu
|
Ghi chú
|
1
|
Rãnh B300mm
|
755,0
|
m
|
BTCT
|
Thoát nước mưa
|
2
|
Rãnh B1000mm
|
531,9
|
m
|
BTCT
|
Thoát nước mưa
|
3
|
Cống D1000
|
8,0
|
m
|
BTLT
|
Thoát nước mưa
|
V.QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN
1.Căn cứ thiết kế
-
Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD;
-
TCVN 588 – 1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố, yêu cầu kỹ thuật;
-
TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện;
-
Quy phạm trang thiết bị điện 19 - TCN – 2006, 20 - TCN – 2006;
-
Căn cứ quy hoạch sử dụng đất toàn khu.
2.Nguyên lý thiết kế
-
Mạng lưới điện trung thế phải đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định cho công trình. Các tuyến cáp trung thế, hạ thế và chiếu sáng được bố trí đi ngầm dọc theo vỉa hè.
-
Trạm biến áp hạ thế được tính toán trên cơ sở nhu cầu cấp điện các công trình. Chiếu sáng cây xanh được thực hiện theo quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế xây dựng công trình.
3.Tính toán nhu cầu dùng điện
Theo diện tích mặt bằng quy hoạch, phụ tải điện tạm tính:
Bảng tính toán nhu cầu dùng điện
TT
|
Loại phụ tải
|
Quy mô ( ha)
|
Chỉ tiêu
|
P( yêu cầu) (KW)
|
1
|
Cấp điện sinh hoạt, nhà máy
|
5,0
|
140 kW/ha
|
700 Kw
|
Tổng công suất điện : 700 KW.
- Nguồn điện: Nguồn cung cấp cho khu quy hoạch được lấy từ đường dây 22kv hiện trạng đang cấp cho Bãi chôn lấp chất thải rắn hiện trạng. Vị trí đấu nối cách dự án 500m tại nút giao đường ĐT.638 với đường vào Bãi chôn lấp chất thải rắn hiện trạng.
* Tính toán chọn máy biến áp:
P chọn ≥ Pyc x K/cosF = Ptt
Trong đó K=1, cosF =0.9
Þ P tt = 700 x 0,8/0,85= 658,8 KVA, chọn trạm 750KVA- 22/0.4KV
Trạm biến áp đặt trong khuôn viên khu quy hoạch.
- Đường dây 0,4kV gắn trên trụ BTLL 8,4 mét đi nổi chạy dọc theo biên hàng rào. Khoảng cách các trụ từ 30- 50m, chôn cách mép đường 50cm.
- Đường dây chiếu sáng: Đường dây chiếu sáng xung quanh đi nổi gắng lên trụ của đường dây 0,4kv, dùng đèn Sidium hoặc đèn Led tiết kiệm điện, dây dẫn được treo trên trụ bê tông với độ cao phù hợp.
Bảng tổng hợp khối lượng cấu kiện hệ thống cấp điện
|
STT
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Đường dây 22kv
|
550,0
|
m
|
Cáp đi nổi - cấp điện 22kv
|
2
|
Trạm biến áp (750kVA)
|
1,0
|
trạm
|
Trạm treo
|
VI.QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.Thoát nước thải
-
Các căn cứ thiết kế thoát nước:
Mạng lưới bên ngoài và công trình (Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 7957:2008). Tuyển tập tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam -Tập VI.
-
Nguyên tắc thiết kế:
Chỉ tiêu: ≥ 95% tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, chế biến của nhà máy.
-
Nguồn nước thải phát sinh: Nước thải chủ yếu là nước sinh hoạt, nước từ hoạt động phân loại, chế biến rác và một phần nước mưa nhiễm dầu, mỡ.
-
Dự báo lượng nước thải sinh hoạt: 57 m³/ngày. (Lượng nước thải sẽ được tính toán cụ thể và điều chỉnh khi đã thống nhất dây chuyền công nghệ xử lý của nhà máy.
-
Giải pháp quy hoạch:
- Hệ thống thoát nước thải độc lập với hệ thống thoát nước mưa.
- Biện pháp xử lý nước thải: Nước thải được thu gom dẫn về khu xử lý đặt phía Đông khu quy hoạch.
Bảng tổng hợp khối lượng cấu kiện thoát nước thải
|
STT
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Loại vật liệu
|
Ghi chú
|
1
|
Ống D200mm
|
24,0
|
m
|
HDPE
|
Thoát nước thải
|
|
|
|
|
|
|
2.An toàn môi trường:
- Theo Quy chuẩn 01/2021/TT-BXD thì khoảng cách an toàn môi trường của cơ sở xử lý CTR là >=500m. Vì vậy, khoảng cách tính từ nhà máy sẽ ảnh hưởng đến khoảng hơn 40 hộ Khu dân cư dọc đường Võ Văn Dũng (hộ gần nhất cách 220m, hộ xa nhất cách 340m). Đề xuất di dời tái định cư những hộ này ra khỏi vùng ảnh hưởng (UBND thị xã Hoài Nhơn sẽ có phương án di dời tái định cư cụ thể trong bước triển khai dự án đầu tư).
- Rác thải sinh hoạt tại nhà máy được thu gom, tập trung xử lý tại nhà nhà máy theo đúng quy định.
- Chất thải rắn được phân loại từ nguồn phát sinh thành hai loại chính:
+ CTR vô cơ: Kim loại, thuỷ tinh, chai nhựa, bao nilon...được thu gom để tái chế nhằm thu hồi phế liệu và giảm tải cho các khu xử lý CTR. Các loại này được định kỳ thu gom.
+ CTR hữu cơ: Thực phẩm, rau quả củ phế thải, lá cây...được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến trạm trung chuyển.
VII.CÂY XANH:
- Trồng cây xanh bóng mát, thảm cỏ, hoa viên xung quanh, diện tích cây xanh đạt ≥ 20% tổng diện tích mặt bằng nhà máy.
- Cây xanh chủ yếu là cây bóng mát kết hợp kinh tế, các loại cây cho hoa đẹp (bằng lăng tím, muồng vàng...) và sử dụng cây có tán lá ít như cau, cọ, cây lá kim ...Bồn hoa sử dụng các loại cây trồng viền như cây chuỗi ngọc vàng, cây cẩm tú mai, cây cúc mặt trời...
- Cây xanh cách ly tận dụng tối đa lượng cây xanh hiện có.
VIII.HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Tuyến cáp điện thoại, cáp internet, cáp truyền hình được đi nổi song song với tuyến điện.
PHẦN V.CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ KHI DỰ ÁN VÀO HOẠT DỘNG
I. Môi trường không khí:
- Khi xây dựng dự án: Giảm lượng bụi và tiếng ồn trong khi san ủi mặt bằng bằng các giải pháp: Có giải pháp che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng lưới che chắn hoặc trồng các dải cây xanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi, tiếng ồn và khí thải ra khu vực xung quanh. Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị gió cuốn theo. Sử dụng nhiên liệu đốt cho các loại xe có lượng lưu huỳnh thấp. Trang bị bảo hộ lao dộng cho công nhân.
- Khi đi vào hoạt động: Để giảm lượng khí thải độc hại vào không khí, yêu cầu của nhà máy có khí thải độc hoặc khói bụi phải có thiết bị khử lọc khói bụi đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo TCVN 5939-2005 giới hạn tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí thải, sau đó mới được thải ra không khí (trước khi xây dựng các hạng mục công trình chủ đầu tư phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường được các cấp có thẩm quyền phê duyệt).
II. Môi trường nước:
Các biện pháp giảm thiểu các chất gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Khi xây dựng dự án:
- Nước mưa trong khu vực san ủi, trong thời gian 15 phút đầu thường mang nhiều dầu mỡ, bùn đất. Do đó cần có biện pháp thu hồi dầu mỡ, tách dầu mỡ ra khỏi nguồn nước bằng các biện pháp cơ học, hóa học hoặc sinh học. Các phương pháp này sẽ được đưa ra cụ thể trong phần cam kết bảo vệ môi trường. Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi trường.
-
Khi dự án đi vào hoạt động:
- Nước thải chủ yếu là rửa xe, sinh hoạt … thu gom cùng nước mưa theo hệ thống thoát nước nội bộ, sau đó đấu nối vào bể lắng để xử lý. Nước từ bể lắng sau khi tiến hành xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ được thải vào hệ thống thoát nước khu vực.
III. Môi trường đất:
- Khi đã có hệ thống thu nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì nước mưa và nước bẩn không chảy tràn và tự thẩm thấu xuống đât hoặc chảy vào hệ thống rãnh thu nước nên không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất khu vực.
IV. Xử lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn của trang trại được thu gom và tập kết theo quy định dịch vụ vệ sinh môi trường.
V. Quan trắc, kiểm soát môi trường khi thực hiện dự án:
- Trong quá trình chuẩn bị xây dựng, san ủi mặt bằng thi công công trình và vận hành nhà máy, việc quan trắc kiểm tra, đo đạc và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định của Bộ khoa học và công nghệ môi trường để đảm bảo kiểm soát tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp bảo vệ và thực hiện để ngăng ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.
- Để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án, việc thiết lập một hệ thống kiểm tra đo đạc quan trắc là rất cần thiết. Các công việc này được thực hiện đúng đắn kịp thời sẽ là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững.
PHẦN VI.TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứ khối lượng quy mô xây dựng theo nội dung dự án;
Căn cứ quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023 về việc Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, thì chi phí xây dựng nhà máy cụ thể như sau:
Tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến.
STT
|
Hạng mục công trình
|
Thành tiền (đồng)
|
1
|
Chi phí xây dựng
|
171.864.379.800
|
2
|
Chi phí khác: 10%
|
17.186.438.000
|
3
|
Dự phòng phí: 5%
|
9.452.541.000
|
|
Tổng cộng:
|
198.503.358.800
|
(Chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng dự án và chi phí đền bù tái định cư các hộ bị ảnh hưởng trong phạm vi an toàn môi trường).