CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN
Địa chỉ: Số 5/1, đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên
THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ PHỦ LÝ,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỊA ĐIỂM: XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Thái Nguyên 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ PHỦ LÝ,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỊA ĐIỂM: XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
CHỦ ĐẦU TƯ
UBND XÃ PHỦ LÝ
NHÀ THẦU
CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN
MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
|
|
1.1 Lý do, sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch
|
|
1.2 Các căn cứ pháp lý
|
|
1.3 Tên đồ án
|
|
1.4 Quy mô, phạm vi, ranh giới điều chỉnh quy hoạch
|
|
1.5 Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch
|
|
1.6 Tính chất, chức năng, kinh tế chủ đạo
|
|
II/ DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, QUY MÔ ĐẤT XÂY DỰNG
|
|
2.1 Dự báo dân số
|
|
2.2 Dự báo lao động
|
|
2.3 Dự báo quy mô đất xây dựng
|
|
III/ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
|
|
3.1 Yêu cầu chung
|
|
3.2 Yêu cầu cụ thể của địa phương
|
|
IV/ DANH MỤC BẢN VẼ, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ, DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
|
|
4.1 Danh mục bản vẽ
|
|
4.2 Số lượng hồ sơ
|
|
4.3 Dự toán kinh phí
|
|
V/ NGUỒN VỐN, TIẾN ĐỘ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
|
|
5.1 Nguồn vốn
|
|
5.2 Tiến độ
|
|
5.3 Tổ chức thực hiện
|
|
VI/ CÁC BẢN VẼ ĐI KÈM
|
|
VII/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
|
|
Phần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch
Xã Phủ Lý nằm ở phía Tây Huyện Phú Lương, cách thị trấn Đu, trung tâm huyện khoảng 4,5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 25km. Là một trong những xã của tỉnh chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. Xã gặp những khó khăn, bất lợi do cơ sở hạ tầng xuống cấp và chưa được đầu tư nhất là hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ khó khăn về giao thông, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác của xã đều còn thiếu hoặc quy mô không đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Vị trí của xã có tuyến đường huyết mạch tỉnh lộ ĐT 263 đi qua, điểm đầu từ thị trấn Đu đi qua xã Động Đạt qua nối liên với các xã lân cận Hợp Thành, Ôn Lương rồi liên thông với xã Phú Lạc của huyện Đại Từ. Vị trí này khá thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với các khu vực lân cận khác, có khả năng thu hút nguồn lao động. Là một xã thuộc vùng đồi núi thấp, có quỹ đất tự nhiên lớn tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.
Việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Phủ Lý để đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên, môi trường, các hệ sinh thái, nguồn lực tiềm năng kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương. Đồ án cũng đưa ra đề xuất nhằm chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai tại địa phương đảm b ảo kế hoạch phát triển KT-XH đề ra.
Việc nghiên cứu Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Phủ Lý, là công cụ để thực hiện các quy hoạch chi tiết tiếp theo và thực hiện cuộc cách mạng xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới theo chủ trương và đường lối của Nhà nước.
2. Các căn cứ pháp lý
a/ Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Xây dựng 50/2014/QH13;
- Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;
- Căn cứ Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14;
- Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Căn cứ Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc Hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc;
- Căn cứ thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 04/7/2016 về Phân loại đô thị; 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn
- Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng ngày 19/5/2021;
- Quyết định số 3033 / QĐ-UBND ngày 02/10/ 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2025 , có xét đến năm 2035 - Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện Trung và hạ áp sau các trạm 110 Kv;
- Căn cứ Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/05/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn Thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn kiểu mẫu và gia đình nông thôn kiểu mẫu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2035;
- Căn cứ Văn bản số 1083/UBND-TCKH ngày 02/08/2019 của UBND huyện Phú Lương về việc giao chủ trương lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện Phú Lương;
- Căn cứ Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2035;
- Căn cứ Văn bản số 1083/UBND-TCKH ngày 02/08/2019 của UBND huyện Phú Lương về việc giao chủ trương lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện Phú Lương;
- Căn cứ Quyết định số 7698/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của UBND huyện Phú Lương về việc phê duyệt chi phí lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/1/2021 Bộ xây dựng ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 29/10/2012 của UBND huyện Phú Lương về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020;
- Căn cứ Quyết định số 2432/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND huyện Phú Lương về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán chi phí lập điều chỉnh quy hoạch chung Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Căn cứ quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương thời kỳ 2021 – 2030;
- Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND huyện Phú Lương về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Căn cứ Nghị quyết số 01 – NQ/ĐH ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Đảng bộ xã Phủ ý nhiệm kỳ 2020 – 2025 nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phủ Lý lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025;
- Căn cứ Quyết định số 206a/QĐ-UBND ngày 02/10/2021 của UBND Xã Phủ Lý về việc chỉ định thầu thực hiện gói thầu tư vấn: Lập nhiệm vụ, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Căn cứ Quyết định số 3349/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của UBND huyện Phú Lương về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Xã Phủ Lý, huyện Phú Lương đến năm 2030;
- Căn cứ các Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành.
b/ Tiêu chuẩn áp dụng
- QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- TCVN 9211: 2012 Tiêu chuẩn thiết kế chợ;
- TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3907:2011 Trường mầm non. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 8793:2011 Trường tiểu học – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 8794:2011 Trường trung học – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 10380-2014 Đường giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế;
- Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn khác có liên quan.
c/ Các số liệu bản đồ
- Bản đồ Địa chính Xã Phủ Lý;
- Các tài liệu Quy hoạch theo ngành trên địa bàn xã, bao gồm: nông nghiệp, giao thông, thủy sản, ...
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội năm 2019-2021, dân số do địa phương, các cơ quan liên quan cung cấp;
- Các tài liệu Quy hoạch theo ngành trên địa bàn xã, bao gồm: nông nghiệp, giao thông, thủy sản, …;
- Căn cứ Đồ án Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020.
- Các Dự án, Quy hoạch chi tiết xây dựng có liên quan trên địa bàn xã;
3. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch
- Cụ thể hóa các quy hoạch trên địa bàn xã đến năm 2030 theo hướng xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư trong xã.
- Xác lập quỹ đất ở, quỹ đất xây dựng công trình công cộng và các quỹ đất về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả gắn kết giữa hoạt động sản xuất, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và phát triển nông thôn bền vững.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành triển khai lập quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật xây dựng.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, lập các dự án cũng như kêu gọi đầu tư.
Phần 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
I/ Các điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Vị trí của xã cách thị trấn Đu và trung tâm huyện khoảng 4,5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km. Xã có ranh giới giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Đông tiếp giáp với xã, Động Đạt - huyện Phú Lương
- Phía Tây tiếp giáp với Xã Hợp Thành - huyện Phú Lương
- Phía Nam tiếp giáp với xã Động Đạt - huyện Phú Lương
- Phía Bắc tiếp giáp Xã Yên Đổ, xã Ôn Lương - huyện Phú Lương
1.2 Địa hình tự nhiên
Xã Phủ Lý thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam - Đông Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 – 236, 8m so với mặt nước biển.
1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C.[7] Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
1.4 Địa chất
Địa chất trên địa bàn xã được chia làm 2 loại, khu vực đồi là các thành phần đất sét phong hóa và sỏi cơm, thuộc trạng thái đất cấp 3. Các khu vực vùng trũng lớp dưới có trạng thái tương tự, phần trên là đất màu và các tạp chất hữu cơ khác.
1.5 Thủy văn
Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m – 236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: Sông Đu chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với xã Hợp Thành huyện Phú Lương. Sông Thác Dài chảy từ phía Đông xuống Đông Nam và là địa giới với xã Phủ Lý huyện Phú Lương.
Ngoài hai con sông trên xã còn có những con suối rải rác trên địa bàn hợp lại thành một dòng chảy ra sông Đu. Ngoài ra, xã còn có những khe rạch đầu nguồn, hệ thống các hồ chứa nướcvà các ao nhỏ.
1.6 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1.585,02ha. So với mặt bằng chung của huyện thì tài nguyên đất của Phủ Lý là không nhiều. Ở đây chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao, diện tích đất canh tác, đất trồng cây lâu năm.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt có sông Đu chảy qua địa bàn. Và các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các nguồn ở các hồ chứa nước của xã đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.
Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 35m với chất lượng nước được coi là hợp vệ sinh.
Tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 57,36% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (1.548,5 ha), với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, Bồ Đề, Trám, Chẹo, Keo, Muồng... các cây dây leo và lùm bụi như Sim, Mua, lau lách ...Nhưng 100% là rừng sản xuất không có rừng phòng hộ và các rừng đặc dụng khác... đảm bảo giữ các nguồn nước tưới tiêu.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có một số mỏ titan
1.7 Các ảnh hưởng thiên tai và biến đổi khí hậu
Thiên tai chủ yếu là mưa bão xuất hiện vào giai đoạn từ tháng 6 đến khoảng tháng 10 với lượng mưa lớn gây ngập úng. Tuy nhiên do có độ dốc lớn của địa hình, hệ thống sông suối bảo đảm nên không bị ảnh hưởng nhiều.
1.8 Môi trường và các hệ sinh thái
Môi trường trồng trọt và hệ sinh thái rừng là các vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Trong đó bao gồm (Vấn đề rác thải và sử dụng phân bón hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi; Hệ sinh thái rừng tạo ra độ ẩm ướt trong mùa mưa làm cho phát triển các mầm bệnh phát tán vào môi trường sống.
II/ Các điều kiện xã hội
2.1 Dân số, số hộ
Theo thống kê, dân số toàn xã Phủ Lý năm 2020 là 3376 người với tổng số hộ là 857 hộ, bình quân số người/hộ là 4 người. Qua đánh giá kết quả điều tra dân số trong 5 năm trở lại đây cho thấy, biến động tăng dân số chủ yếu do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, phân bố dân cư trên toàn địa bàn xã tương đối đồng đều.
Bảng hiện trạng dân số và số hộ
STT
|
TÊN XÓM
|
SỐ NGƯỜI
|
SỐ HỘ
|
1
|
Hiệp hoà
|
582
|
141
|
2
|
Na Mọn
|
307
|
77
|
3
|
Khuân Rây
|
338
|
86
|
4
|
Tân Chính
|
323
|
86
|
5
|
Suối Đạo
|
299
|
77
|
6
|
Đồng Chợ
|
454
|
114
|
7
|
Na Biểu
|
279
|
68
|
8
|
Đồng Rôm
|
323
|
89
|
9
|
Na Dau
|
471
|
119
|
|
Tổng cộng
|
3.376
|
857
|
2.2 Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2343 người. Trong đó số lao động làm việc trong các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp là 1171 người chiếm 49.97%, lao động CN-TTCN là 400 người chiếm 17.07%, lao động TMDV- HCSN là 260 người chiếm 11.09%.
2.3 Văn hóa
Do trên địa bàn xã tập trung nhiều dân tộc đã tạo cho xã Phủ Lý có nền văn hoá rất đa dạng, các loại hình văn hoá ở đây hầu như vẫn còn được duy trì. Trong đó các loại hình văn hoá tiêu biểu nhất có thể kể đến bao gồm (Lễ cầu mùa, lễ cầu may mắn, lễ hội làng nghề…..và các trò chơi như ném còn, đi cà kheo...) không gian để tổ chức các lễ hội và trò chơi được tổ chức tại không gian tín ngưỡng riêng của mỗi dân tộc.
2.4 Dân tộc
Dân tộc sinh sống trên địa bàn xã chủ yếu là (Dân tộc Tày, Kinh, Sán Chí…..) và có nhiều nền văn hoá khác nhau, mỗi dân tộc có một truyền thống và nét văn hoá riêng.
III/ Hiện trạng kinh tế
3.1 Chỉ tiêu chính
a/ Nông nghiệp
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm: 1.632,114 tấn/1.558 tấn đạt 104,8 % KH năm KH huyện, xã.
- Cây có củ, rau màu các loại đạt chỉ tiêu 100% so với kế hoạch.
- Sản lượng chè búp tươi 610 tấn/ 595 tấn đạt 102,5% KH huyện, xã. Diện tích chè trồng mới, trồng lại 1,05 ha /2 ha đạt 62,5% KH năm.
b/ Chăn nuôi, thú y
- Tổng đàn gia súc 8.912con/8.552 con đạt 104,2% KH.
Tổng đàn gia cầm 95.000 con/100.000 con đạt 95%KH.
- Tổng sản lượng thịt hơi các loại: 850 tấn/590 tấn = 144% KH; Sản lượng thủy sản: 105 tấn/105 tấn đạt 100% KH.
Trong năm 2022 tổ chức tiêm phòng 02 đợt cho đàn gia súc, gia cầm được 26.320/16.080 liều vắc xin các loại đạt 163,7%KH, trong đó: Tiêm phòng gia súc được 6.320 liều/6.080 liều đạt 104% KH; Tiêm phòng cho đàn gia cầm được 20.000 liều/10.000 liều đạt 200% KH.
c/ Công nghiệp, TTCN
Sản phẩm nhôm kính, sản phẩm cơ khí, gạch ngói xi măng, chế biến gỗ đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, cụ thể:
+ Gạch ngói xi măng: 755 nghìn viên /700 nghìn viên đạt 101%KH.
+ Sản phẩm cơ khí: 680 sản phẩm/ 650 sản phẩm đạt 104,6%KH.
+Sản phẩm nhôm kính: 610 m3/ 600 m3 đạt 101%KH.
+ Sản lượng gỗ chế biến được: 2346m3/2.300m3, đạt 102% KH năm.
d/ Lâm nghiệp
Tổng diện tích trồng rừng mới và trồng lại hiện nay được 74,7/55ha đạt 135,8% KH. Trồng cây phân tán 12.000 cây/10.000 cây đạt 120% kế hoạch. Sản lượng gỗ khai thác được: 2.032m3/1.500m3, đạt 135,5% KH năm. Tỷ lệ che phủ đạt 47%.
e/ Thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 55ha/55 ha diện tích mặt nước, sản lượng thủy sản: 110/105 tấn, đạt 105% kế hoạch.
f/ Thương mại, dịch vụ
Thương mại dịch vụ trên địa bàn chủ yếu là buôn bán mặt hàng thiết yếu, phân bón và các mặt hàng dùng trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ kinh doanh hiện đang hoạt động hiệu quả góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn xã.
3.2 Đánh giá tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế
Tiềm năng: Với thực trạng kinh tế của xã, tiềm năng phát triển kinh tế của xã là khai thác và phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế mũi nhọn như cây chè, và các loại cây trồng để khai thác gỗ. Kết hợp việc phát triển nông nghiệp với các làng nghề truyền thống để khai thác phát triển du lịch.
Hạn chế: Khu vực sản xuất và các khu chức năng chưa được quy hoạch đồng bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa được đồng bộ. Các khu vực sản xuất vẫn nhỏ lẻ, manh mún do vậy chưa phát huy được lợi thế về hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp.
IV/ Hiện trạng sử dụng đất
4.1 Phân tích hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Phủ Lý năm 2020 là 1.585,02ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích 1.375,85ha, chiếm 86,80% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất xây dựng là 173,74ha, chiếm 10,96%; Đất khác là 35,43ha chiếm 2,24ha.
Phân tích biến động về sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020:
- Tổng diện tích tự nhiên năm 2011: 1.548,50 ha
- Tổng diện tích tự nhiên năm 2020: 1.585,02 ha
Tăng 36,52 ha do thay đổi địa giới hành chính với các xã.
* Biến động các loại đất cụ thể như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp
a, Đất trồng lúa:
- Diện tích năm 2011: 148,17 ha
- Diện tích năm 2020: 146,81 ha
Giảm 1,36ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
b, Đất trồng trọt khác:
- Diện tích năm 2011: 269,64 ha
- Diện tích năm 2020: 268,04 ha
Giảm 1,60 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
c, Đất rừng sản xuất:
- Diện tích năm 2011: 888,24 ha
- Diện tích năm 2020: 898,25 ha
Tăng 10,01 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
d, Đất nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích năm 2011: 58,96 ha
- Diện tích năm 2020: 55,63 ha
Giảm 3,33 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
e, Đất nông nghiệp khác:
- Diện tích năm 2011: 0 ha
- Diện tích năm 2020: 7,12 ha
Tăng 7,12 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
2. Nhóm đất xây dựng
a, Đất ở:
- Diện tích năm 2011: 45,32 ha
- Diện tích năm 2020: 55,88 ha
Tăng 10,56 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
b, Đất công cộng:
- Diện tích năm 2011: 0,46 ha
- Diện tích năm 2020: 3,12ha
Tăng 2,66 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
c, Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền:
- Diện tích năm 2011: 0,027ha
- Diện tích năm 2020: 0,04 ha
Tăng 0,013 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
d, Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
- Diện tích năm 2011: 1,80 ha
- Diện tích năm 2020: 0,00ha
Giảm 1,80 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
e, Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
- Diện tích năm 2011: 35,60 ha
- Diện tích năm 2020: 49,77 ha
Tăng 14,17 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
f, Đất xây dựng các chức năng khác
- Diện tích năm 2011: 0,00 ha
- Diện tích năm 2020: 0,00 ha
g, Đất hạ tầng kĩ thuật
- Diện tích năm 2011: 48,69 ha
- Diện tích năm 2020: 44,59ha
Tăng 4,10 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
h, Đất hạ tầng phục vụ sản xuất:
- Diện tích năm 2011: 0,00 ha
- Diện tích năm 2019: 20,30 ha
Tăng 20,30 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
i, Đất quốc phòng, an ninh:
- Diện tích năm 2011: 0,00 ha
- Diện tích năm 2020: 0,00 ha
3. Đất khác:
a, Đất sông ngòi, kênh rạch, suối & mặt nước chuyên dùng:
- Diện tích năm 2011: 38,65 ha
- Diện tích năm 2020: 31,90 ha
Giảm 6,75 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
b, Đất chưa sử dụng
- Diện tích năm 2011: 12,94 ha
- Diện tích năm 2020: 3,53 ha
Giảm 9,41 ha. (theo số liệu thống kê hàng năm của xã)
4.2 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI XÃ PHỦ LÝ
|
|
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng 2011
|
Hiện trạng 2020
|
Biến động Tăng/Giảm
|
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
|
|
|
|
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã
|
1,548.50
|
100
|
1,585.02
|
100
|
36.52
|
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
1,365.01
|
88.15
|
1,375.85
|
86.80
|
10.84
|
-1.35
|
|
1.1
|
Đất lúa nước
|
148.17
|
9.60
|
146.81
|
9.26
|
-1.36
|
-0.34
|
|
1.2
|
Đất trồng trọt khác
|
269.64
|
17.41
|
268.04
|
16.91
|
-1.60
|
-0.50
|
|
1.3
|
Đất rừng phòng hộ
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4
|
Đất rừng sản xuất
|
888.24
|
57.40
|
898.25
|
56.67
|
10.01
|
-0.73
|
|
1.5
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản
|
58.96
|
3.80
|
55.63
|
3.51
|
-3.33
|
-0.29
|
|
1.6
|
Đất nông nghiệp khác
|
|
|
7.12
|
0.45
|
7.12
|
0.45
|
|
2
|
Đất xây dựng
|
131.90
|
8.52
|
173.74
|
10.96
|
41.84
|
2.44
|
|
2.1
|
Đất ở
|
45.32
|
2.90
|
55.88
|
3.53
|
10.56
|
0.63
|
|
2.2
|
Đất công cộng
|
0.46
|
0.03
|
3.12
|
0.20
|
2.66
|
0.17
|
|
2.3
|
Đất cây xanh thể dục thể thao
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4
|
Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền
|
0.027
|
0.002
|
0.04
|
0.00
|
0.013
|
0.00
|
|
2.5
|
Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
|
1.8
|
0.12
|
|
|
-1.80
|
-0.12
|
|
2.6
|
Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
|
35.6
|
2.30
|
49.77
|
3.14
|
14.17
|
0.84
|
|
2.7
|
Đất xây dựng các chức năng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
2.8
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
48.69
|
3.14
|
44.59
|
2.81
|
-4.10
|
-0.33
|
|
2.8.1
|
Đất giao thông
|
48.13
|
3.10
|
43.80
|
2.76
|
-4.33
|
-0.34
|
|
2.8.2
|
Đất xử lý chất thải rắn
|
|
|
|
|
|
|
|
2.8.3
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
0.56
|
0.04
|
0.58
|
0.04
|
0.02
|
0.00
|
|
2.8.4
|
Đất hạ tầng kỹ thuật khác
|
|
|
0.21
|
0.01
|
0.21
|
0.01
|
|
2.9
|
Đất hạ tầng phục vụ sản xuất
|
|
|
20.30
|
1.28
|
20.30
|
1.28
|
|
2.10
|
Đất quốc phòng, an ninh
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đất khác
|
51.59
|
3.33
|
35.43
|
2.24
|
-16.16
|
-1.09
|
|
3.1
|
Đất sông ngòi, kênh rạch, suối & mặt nước chuyên dùng
|
38.65
|
2.50
|
31.90
|
2.01
|
-6.75
|
-0.49
|
|
3.2
|
Đất chưa sử dụng
|
12.94
|
0.80
|
3.53
|
0.22
|
-9.41
|
-0.58
|
|
V/ Hiện trạng nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, di tích và danh lam thắng cảnh
5.1 Hiện trạng nhà ở
Nhà ở hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là nhà sàn cột đổ bê tông, tường xây, mái lợp tôn và nhà cấp IV được phân bổ trong các xóm. Khu vực trục giao thông liên xã tập trung loại hình nhà ở lô phố, có kiến trúc giống với nhà ở chia lô khu vực đồng bằng.
5.2 Hiện trạng công trình công cộng
a/ Trụ sở UBND xã Quy mô xây dựng 2 tầng, DT xây dựng 1055m2 gồm 12 phòng làm việc, 01 phòng hội trường 200 chỗ. Tổng diện tích khu đất xây dựng 7.900m2 tại xóm Tân Chính. Chất lượng công trình đã xuống cấp.
b/ Trường mầm non
Quy mô xây dựng 01 nhà 2 tầng gồm 6 phòng học và 01 nhà cấp IV gồm 02 phòng học , DT xây dựng 1786 m2, 182 cháu, 23 giáo viên và cán bộ nhân viên. Diện tích khu đất xây dựng 2291 m2 tại xóm Tân Chính. Chất lượng công trình còn sử dụng nhưng cần cải tạo sửa chữa và xây mới thêm nhà lớp học.
c/ Trường tiểu học
DT xây dựng 4.923 m2 gồm 02 nhà 02 tầng tổng 14 phòng học, 310 cháu, tổng 23 giáo viên và cán bộ nhân viên. Diện tích khu đất xây dựng 5.923 m2 tại xóm Tân Chính. Chất lượng công trình còn sử dụng nhưng cần cải tạo sửa chữa và xây mới thêm nhà lớp học.
d/ Trạm y tế xã
Quy mô xây dựng 02 tầng, DT xây dựng 500 m2, 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 01 hộ sinh Diện tích khu đất xây dựng 1.400m2 tại xóm Tân Chính. Chất lượng công trình còn sử dụng nhưng cần cải tạo sửa chữa nâng cấp.
e/ Bưu điện
Quy mô xây dựng 1 tầng, DT xây dựng 50 m2. Diện tích khu đất xây dựng 100 m2 tại xóm Tân Chính. Đủ chức năng, có internet, chất lượng công trình còn sử dụng nhưng cần cải tạo sửa chữa.
f/ Nhà văn hoá các thôn, xóm:
Nhà cấp 4, DT xây dựng TB 120 m2/1 nhà, Chấtlượng công trình còn sử dụng nhưng cần cải tạo sửa chữa nâng cấp.
g/ Đài tưởng niệm liệt sỹ: Diện tích 154m2, tại vị trí xóm Tân Chính
h/ Sân thể thao: Diện tích 8.000 m2 tại xóm Tân Chính. Sân đất, cỏ mọc dại, chưa có khán đài xây dựng theo tiêu chuẩn.
i/ Di tích, danh thắng cảnh: Hiện có 01 đài tưởng niệm Bác Hồ, diện tích 2.700m2.
5.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a/ Hiện trạng giao thông
- Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (Tỉnh lộ, đường liên xã, đường liên thôn, đường thôn xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng): 47,13 km.
- Đường liên xã: Gồm 04 tuyến với tổng chiều dài 13,51km, cứng hóa 13,51km đạt 100%.
- Đường liên thôn tổng chiều dài 10,02km, cứng hóa 8,52km đạt 85,03%.
Bảng thống kê hiện trạng các tuyến đường Tỉnh, liên xã, liên thôn
TT
|
TÊN TUYẾN ĐƯỜNG
|
Địa điểm, lý trình
|
Chiều
dài
(m)
|
Bề rộng
|
Hiện trạng
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Nền
(m)
|
Mặt
(m)
|
Nhựa
(m)
|
BT
(m)
|
Cấp
phối
(m)
|
Đất
(m)
|
Đường liên xã
|
|
13.511
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đương tỉnh lộ 263
|
Động Đạt
|
Ôn Lương
|
4.800
|
7,5
|
5,5
|
4.800
|
|
|
|
2
|
Phủ Lý-Yên Đổ
|
Phủ Lý
|
Yên Đổ
|
4000
|
7,5
|
5,5
|
4000
|
|
|
|
3
|
Phủ Lý-Ôn Lương
|
Khe Ván
|
Bo Cây
|
711,0
|
4
|
3
|
|
711
|
|
|
4
|
Phủ Lý- Hợp Thành
|
Tân Chính
|
Khuân
Lân
|
4000
|
7,5
|
5,5
|
4000
|
|
|
|
Đường liên thôn, liên xóm
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đườn bê tông liên xóm Bản Eng – Khuân Rây
|
Bản Eng
|
Khuân Rây
|
2.433,0
|
|
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xi măng xóm Bản Eng, xã PL
|
|
|
643,0
|
4
|
3
|
|
643
|
|
|
Đường bê tông xi măng xóm Bản Eng, xã PL giai đoạn 2
|
|
|
105,0
|
4
|
3
|
|
105
|
|
|
Đường GTNT xóm Bản Eng đoạn gốc thị đi Tân Cảnh
|
|
|
685,0
|
4
|
3
|
|
685,0
|
|
|
Bản Eng – Khuân Rây
|
|
|
1.000,0
|
2,0
|
1,5
|
|
|
|
1.000
|
2
|
Đường liên xóm Đồng Rôm đi Đồng Chợ
|
Đồng Rôm
|
Đồng Chợ
|
1.236,53
|
|
|
|
1.236,53
|
|
|
|
Đường GTNT xóm Đồng Rôm - Đông Chợ, xã Phủ Lý
|
|
|
617,63
|
4
|
3
|
|
617,63
|
|
|
Đường liên xóm Đồng Rôm – Đồng Chợ, xã Phủ Lý
|
Đồng Chợ
|
Đồng Rôm
|
618,9
|
4
|
3
|
|
618,9
|
|
|
3
|
Đường liên xóm Na Dau – Đồng Rôm
|
Na Dau
|
Đồng Rôm
|
2.973,6
|
|
|
|
2.973,6
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Đồng Rôm, xã Phủ Lý (cầu Đồng Rôm)
|
|
|
544,4
|
4
|
3
|
|
544,4
|
|
|
Đường GTNT Na Dau – Đồng Rôm, xã Phủ Lý
|
|
|
966,2
|
4
|
3
|
|
966,2
|
|
|
Đường bê tông xóm Na Dau, xã Phủ Lý
|
|
|
1.463
|
4
|
3
|
|
1.463
|
|
|
4
|
Đường Đồng Chợ đi Khe Thương, xã Yên Đổ
|
Đồng Chợ
|
Khe Thương
|
1.681,0
|
|
|
|
1.681,0
|
|
|
|
Đường GTNT xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
|
|
853,0
|
4
|
3
|
|
853,0
|
|
|
Đường GTNT xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý giai đoạn 3
|
|
|
570,0
|
4
|
3
|
|
570,0
|
|
|
Đường bê tông Đồng Cháy – Khe Thương, xã Yên Đổ
|
|
|
258,0
|
4
|
3
|
|
258,0
|
|
|
5
|
Đường giao thông xóm Na Mọn đi Tân Chính
|
Na Mọn
|
Tân Chính
|
785,08
|
4
|
3
|
|
785,08
|
|
|
6
|
Đường bê tông Na Mọn nối Hiệp Hòa, xã Phủ Lý
|
Na Mọn
|
Hiệp Hòa
|
900,0
|
4
|
3
|
|
900,0
|
|
|
7
|
Đường liên xóm Tân Chính – Khuân Rây
|
Tân Chính
|
Khuân Rây
|
1.370,0
|
|
|
|
1.370,0
|
|
|
|
Đường GTNT Tân Chính – Na Mạ, xã Phủ Lý
|
|
|
521,0
|
4
|
3
|
|
521,0
|
|
|
Đường GTNT Tân Chính – Na Mạ, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
|
|
849,01
|
4
|
3
|
|
849,01
|
|
|
TỔNG
|
11.379,2
|
|
|
|
10.379,2
|
|
1.000
|
- Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 16,62km. Cứng hóa 13,88km đạt 83,5%.
- Đường nội đồng: Tổng chiều dài 5,79km, cứng hóa 2,99km đạt 53,77%.
- Hệ thống cầu cống: Cầu Đồng Cháy, cầu Na Dau; Cầu Khe Ván, Cầu Na Biểu
- Hồ chứa: 03: Hồ Na Biểu (xóm Na Biểu). Hồ Khuối Rịa (xóm Đồng Chợ); Hồ Khe Ván (xóm Na Dau).
b/ Hiện trạng cấp điện
+ Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Phủ Lý là lưới điện quốc gia qua xuất tuyến 371E6.6 của trạm nguồn 110kV Phú Lương với công suất 25MVA cung cấp tương đối đảm bảo cho khu vực nghiên cứu.
+ Lưới điện: Lưới trung áp sử dụng cấp điện áp 35kV 3 pha, 3 dây.
Tuyến 371E6.6 từ thanh cái 35kV của trạm 110kV Phú Lương cung cấp điện cho toàn bộ xã Phủ Lý và các khu vực lân cận.
Hiện tuyến chính 371 đi dây nhôm lõi thép tiết diện AC-70, còn tuyến nhánh cung cấp cho khu vực nghiên cứu đi dây AC-50. Mạng lưới trung áp đi trên không dùng cột bê tông li tâm cao 12m với khoảng cột là 60-80m. Tổng chiều dài lưới trung áp khoảng 9,9km.
Về chất lượng và nguồn điện Chưa đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh. Vì: Công suất điện còn thấp, nhu cầu sử dụng điện của nhân dân cao. Đường trục của một số trạm kéo xa so với qui định nên một số hộ dân không đủ công suất điện sinh hoạt. Đường dây tải điện xuống cấp
+ Trạm lưới 35/0,4 kV: Các trạm lưới 35/0,4kV cấp điện cho khu vực nghiên cứu dùng trạm treo. Có 5 trạm hạ áp, các trạm có công suất 50 kVA ¸ 560 kVA, tổng công suất đặt của các trạm là 1070kVA.
+ Trạm biến áp Na Dau công suất 50kVA.
+ Trạm biến áp Đồng Rôm công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Y tế công suất 100kVA.
+ Trạm biến áp Na Mọn công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Đồng Chợ công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Bản Eng công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Khuân Rây công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Suối Đạo công suất 180kVA.
+ Trạm biến áp Cty TNHH Ban Tích 1 công suất 560kVA.
+ Trạm biến áp Cty cổ phần khoáng sản An Khánh công suất 560kVA.
+ Lưới hạ áp 0,4 kV: Mạng lưới hạ áp của khu vực nghiên cứu đi nổi dây nhôm trần, có tiết diện 25¸35 mm2. Đường dây 0,4kV trong khu vực nghiên cứu có kết cấu mạng hình tia. Chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
+ Lưới chiếu sáng: Khu vực nghiên cứu chưa có mạng lưới chiếu sáng đường giao thông. Mạng chiếu sáng đường thôn xóm do dân tự làm chủ yếu dùng bóng sợi đốt, tiêu thụ điện năng lớn, không đảm bảo hiệu quả phát sáng.
+ Hiện trạng sử dụng điện: Tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện: 857 hộ, đạt tỷ lệ 100% so với tổng số hộ dân toàn xã.
c/ Hiện trạng cấp nước
+ Nguồn nước: Trên địa bàn xã hiện đang sử dụng nguồn cấp nước chính là nguồn nước giếng khoan, giếng khơi do dân tự xây dựng.
+ Tình hình sử dụng nước trong các khu dân cư: 100 % hộ sử dụng
d/ Hiện trạng thoát nước thải- quản lý chất thải rắn
+ Thoát nước thải: Chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước thải sinh hoạt và nước mưa vẫn tự chảy ra các ao hồ, kênh mương tự nhiên.
+ Quản lý chất thải rắn: chưa có bãi xử lý rác thải, chưa có đơn vị thu gom rác, phần lớn các hộ gia đình tự phân loại và tự xử lý theo quy định.
+ Đánh giá chung: các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện cơ bản đã đáp ứng được theo tiêu chí, một số đường giao thông liên thôn và đường ngõ xóm vẫn còn xuống cấp và chưa được đầu tư sửa chữa. Trong giai đoạn tới cần tiếp tục cải tạo nâng cấp để đạt được tiêu chuẩn. Hệ thống thoát nươc thải tập trung của khu trung tâm xã vẫn chưa được đầu tư, các khu bãi chôn lấp rác, chứa rác tập trung vẫn chưa có.
+ Hệ thống kênh tưới, tiêu:
+ Tổng chiều dài các tuyến kênh nội đồng: 17,74 km (11,04 km, đạt 62,2%).
+ Đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho: 92% diện tích đất sản xuất.
Trên địa bàn xã có 01 trạm bơm điện, 7 hồ đập (Hồ Khe Ván, Hồ Na Biểu, Hồ Khuối Rịa, Hồ Khuối Huyến, Ao Khuối Cóc, Ao cùng, ao Lũng) 02 đập và một số ao nhỏ Hộ gia đình phục vụ nguồn nước cho sản xuất.
5.4 Hiện trạng môi trường
a/ Rác thải
Trên địa bàn xã chưa có khu sử lý rác thải và khu bãi thu gom rác. Rác thải trong sản xuất và sinh hoạt chủ yếu do người dân tự thu gom và tự xử lý tại gia đình theo quy định về môi trường.
b/ Nghĩa trang
Hiện chưa có khu nghĩa trang nghĩa địa tập trung phục vụ cho toàn xã. Mồ mả chủ yếu được chôn tự do rải rác tại các đồi của hộ gia đình...gây mất mỹ quan và ảnh hưởng nhiều đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân trên toàn xã. Vì vậy cần quy hoạch tổ chức cụ thể khu đất để xây dựng khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung tại vị trí hợp lý.
5.5 Hiện trạng di tích, danh lam thắng cảnh
Các công trình tín ngưỡng trên địa bàn hiện có nghĩa trang liệt sỹ và đài tưởng niệm Bác Hồ. Đây là các công trình có kết cấu xây dựng đơn giản phục vụ mục đích lễ hội và tâm linh. Tổng diện tích đất tín ngưỡng là 0,04ha.
VI/ Đánh giá các dự án đã thực hiện
- Dự án Tỉnh lộ 263 (đoạn qua xã Phủ Lý) có chiều dài 4,5 km đi qua xã hiện đã được xây dựng xong và đưa vào khai thác sử dụng. Với vai trò là trục giao thông chính, kết nối giữa Phú lương, Đại Từ sẽ là động lực chính thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội cho các địa phương có dự án đi qua trong đó có xã Phủ Lý.
- Dự án xây dựng tuyến ATK Hợp Thành - Phủ Lý (đoạn qua xã Phủ Lý) có chiều dài 4,0 km, Tuyến Phủ Lý - Yên Trạch (đoạn qua xã Phủ Lý) có chiều dài 4,0 km góp phần tạo động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế cho các xã ở vị trí phía Tây của huyện Phú Lương trong đó có xã Phủ Lý.
- Các dự án làm đường liên xã có vai trò trong thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế và nâng cao điều kiện sống cho người dân trong xã.
VII. Tình hình biến động sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 1.585,02 ha.
a, Nhóm đất nông nghiệp
Phần lớn diện tích đất toàn xã là đất rừng sản xuất chiếm 86,80% tổng diện tích tự nhiên, không có rừng phòng hộ. Đất trồng lúa không nhiều chiếm 9,26% diện tích tự nhiên. Đất trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả, hoa màu) chiếm 16,91%, còn lại là đất trồng cây hàng năm khác.
Đất thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đất sản xuất nông nghiệp 3,51%.
b, Nhóm đất phi nông nghiệp
Chiếm 10,96% diện tích tự nhiên, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 3,14%; đất có mục đích công cộng 4,06%, đất sông suối 1,79% còn lại là đất nghĩa địa, trụ sở cơ quan, di tích...
c, Nhóm đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của xã là một phần khá lớn đất đồi núi chưa sử dụng diện tích 3,53ha chiếm 0.22% diện tích tự nhiên.
d, Đất ở: Chiếm 3.53% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nhận xét chung:
- Hiện trạng sử dụng đất cho thấy xã đã tận dụng được quỹ đất để phát triển sản xuất giúp người dân cải thiện và nâng cao đời sống.
- Đất đai hiện tại của xã có thể đem lại năng suất, sản lượng cây trồng cao, song tương lai trong quá trình canh tác cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì độ phì cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải có sự phân bổ đất đai một cách hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và bảo vệ môi trường.
VIII. Đánh giá hiện trạng theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Những tiêu chí đã đạt được:
-
Tiêu chí số 1: Quy hoạch
UBND xã đã tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2012 -2020 định hướng đến năm 2030.
Tiêu chí 2: Giao thông
Trên địa bàn xã có tổng số km đường giao thông nông thôn trên địa bàn là 47,30km. Trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã: Tổng số có 13,511 km nhựa hóa đạt chuẩn của Bộ GTVT được 13,511 km đạt 100%.
+ Đường trục xóm,liên xóm: Tổng số 11,4km, hiện đã cứng hóa được 10,4km đạt 91,21%.
+ Đường ngõ xóm: Tổng số 16,62km đã được cứng hóa đạt chuẩn của Bộ GTVT được 13,88km đạt 83,5%.
+ Đường trục chính nội đồng: Tổng số là 5,79km, đã được cứng hóa là 2,99km, đạt 51,63% theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT.
Hàng năm hệ thống đường giao thông của xã được duy tu bão dưỡng bằng rải đá cấp phối, bù đất vào mặt đường, hệ thống đường giao thông của xã hiện đã được tập trung tu sửa và nâng cấp để đáp ứng việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông trên địa bàn chưa có các điểm tránh xe theo quy định.
Tiêu chí số 3: Thủy lợi
Trên địa bàn xã có 01 trạm bơm điện, 7 hồ đập (Hồ Khe Ván, Hồ Na Biểu, Hồ Khuối Rịa, Hồ Khuối Huyến, Ao Khuối Cóc, Ao cùng, ao Lũng) 02 đập và một số ao nhỏ Hộ gia đình phục vụ nguồn nước cho sản xuất. Xã có 17,74 km kênh mương phân bố trên 8 xóm (có 01 xóm Suối Đạo không có hệ thống kênh mương), số km kênh mương đã kiên cố hóa được 11,04 km, đạt 62,2%; Còn lại 6,7km là mương đất. Các công trình thủy lợi trên địa bàn xã đã chủ động tưới tiêu cho 467/508,12ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đạt 92%.
Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm xây dựng Hồ Rõng Nghè tại xóm Hiệp Hòa để tích trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tiêu chí 4: Điện
Hệ thống điện cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Bộ Công thương. Trong 6 tháng đầu năm 2021 đã xây mới 01 trạm điện tại xóm Khuân Rây; Cải tạo được 4,64km đường dây 0,4KW tại 3 xóm: Na Mọn, Na Dau, di chuyển toàn bộ các cột điện 0,4KW tại trạm Na Dau sang vị trí lề đường ADB để nhân dân thuận tiện sản xuất.
Hiện nay có tổng số 857/857 hộ gia đình trên địa bàn xã được sử dụng nguồn điện thường xuyên, an toàn, đạt 100%.
-
Tiêu chí 5: Trường học
Trên địa bàn xã Phủ Lý có 02 trường, 01 trường Mầm Non; 01 trường Tiểu Học. Trong những năm qua chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Số trường đạt chuẩn quốc gia 2/2 trường đạt tỉ lệ 100%.
-
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá
* Nhà văn hoá và khu thể thao của xã:
- Nhà văn hoá xã: Diện tích 250 m2 được xây dựng trong khuôn viên trụ sở UBND xã, được xây dựng mới vào tháng 5 năm 2014 đảm bảo hội họp.
- Trung tâm văn hóa xã được xây dựng năm 2014 thu hút được đông đảo người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao như cầu lông, câu lạc bộ dưỡng sinh của người cao tuổi. Sân vận động của xã đã xây dựng xong.
- Trung tâm văn hóa xã đảm bảo vui chơi, giải chí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi trên cạn, chưa được xây dựng bể bơi.
- Xây dựng hạng mục tường rào, cổng vào Trung tâm văn hóa xã. Trong năm 2022 – 2023.
* Nhà văn hoá và khu thể thao xóm:
- Nhà văn hoá xóm: Tổng 9/9 xóm cơ bản đủ diện tích theo quy định, thu hút được đông đảo các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao./
- Khu thể thao xóm: Có 9/9 xóm chưa khu thể thao hoặc liên khu thể thao đạt chuẩn.
- Các xóm đã xây dựng các công trình chào mừng Đại hội đại biểu đảng bộ xã: như tuyến đường thắp sáng làng quê, sân, cổng nhà văn hóa……..
- Xây dựng các hạng mục phụ trợ nhà văn hóa các xóm.
- Sửa chữa nâng cấp các hạng mục phụ trợ trạm y tế xã.
-
Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã Phủ Lý chưa có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng Chợ. Trên địa bàn xã đã có điểm giao thương, mua bán trao đổi hàng hóa nhưng nhỏ lẻ.
-
Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông
Xã có 01 điểm Bưu điện văn hóa và 01 điểm phục vụ Internet công cộng; hàng năm nâng cao chất lượng đường truyền Internet đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc. 9/9 xóm sử dụng các dịch vụ Internet, đạt 100%.
Xã đã có phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành từng bước đáp ứng công tác quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính. Trong giai đoạn tới cần phải nâng cấp Bưu điện văn hóa xã và Trạm truyền thanh.
-
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Trên địa bàn xã không có hộ gia đình ở trong nhà dột nát. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng: 791 nhà/857 nhà, đạt 92,26%.
-
Tiêu chí 10: Thu nhập
Về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được quan tâm và có những chuyển biến tích cực. Đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 39,971 triệu đồng/ người/ năm.
-
Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo theo đánh giá đa chiều năm 2020 thực hiện năm 2021 cả xã có 18 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,41%, cận nghèo 28 hộ chiếm 2,64% nhỏ hơn 12% theo yêu cầu nông thôn mới.
-
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Phủ Lý là xã thuần nông, lao động nông thôn cơ bản không thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của Phủ Lý đạt 91,64%, tỷ lệ người lao động qua đào tạo là 33,1%. Số lao động được đào tạo nghề mới là 65 người, xuất khẩu lao động 14 người.
-
Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất
Hiện nay toàn xã đã có 07 trang trại chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Một số hộ dân chăn nuôi quy mô nhỏ tự phát chưa thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư.
Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; kết quả thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Trong 6 tháng đầu năm đã thành lập được 01 Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp.
Phát triển ngành nghề nông thôn;
Trong xã đã phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch silicat, chế biến lâm sản….
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đã chú trọng công tác đào tạo nghề mở các lớp về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa.
-
Tiêu chí 14: Giáo dục và Đào tạo
- Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm, công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học được duy trì thường xuyên. 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường, công tác khuyến học, khuyến tài được làm tốt, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt 100%.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 91%.
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2007 được duy trì và giữ vững chuẩn qua các năm, trạm y tế được xây dựng 2 tầng có đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Tháng 4 năm 2014 được công nhận đạt chuẩn các tiêu chí quốc gia về y tế.
- Các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả (sức khỏe môi trường, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em…) Tỷ lệ người dân tham gia thẻ BHYT đạt trên 91%.
-
Tiêu chí 16: Văn hoá
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương cơ bản được đáp ứng. Năm 2020, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 97,8%, xóm văn hóa đạt 100%, cơ quan văn hóa đạt 100%.
-
Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ môi trường” giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tổ chức phân loại, tự xử lý rác thải ngay tại gia đình; vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, đưa vào nơi quy định. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 97,3%.
- Năm 2007, xã được đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tự chảy đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhân dân 09 xóm; các giếng khơi, giếng khoan người dân sử dụng đều hợp vệ sinh, nguồn nước không bị ô nhiễm, nên tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng quán, nuôi trồng thủy sản, làng nghề trên địa bàn đều đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Trên địa bàn không có các hoạt động gây suy giảm ô nhiễm môi trường, hàng năm địa phương đều phát động trồng cây xanh ở nơi công cộng, đất trống, bảo vệ rừng đầu nguồn đảm bảo môi trường sống xanh, sạch đẹp, có bể thu gom rác là vỏ bao bì thuốc BVTV. 02 lần trên 01 tháng phát động vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã.
- Hiện nay trên địa bàn xã chưa có ghĩa trang nhân dân Có 01 nghĩa trang liệt sĩ hiện nay đang xây dựng dự kiến đến tháng 12 năm 2022 hoàn thành.
- Chất thải, nước thải được thu gom xử lý: BCĐ vệ sinh môi trường của xã thực hiện chiến dịch vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổng nạo vét mương rãnh thoát nước 2 bên lề đường các tuyến đường liên xã, liên thôn. Rác thải sinh hoạt được được phân loại và tự xử lý tại hộ gia đình.
- Các hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đều đảm bảo vệ sinh môi trường.
- 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
-
Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
- 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội Vụ
- Đảng bộ xã có 13 chi bộ trực thuộc, không có chi bộ sinh hoạt ghép, 9 xóm và các chi hội, chi đoàn hoạt động có hiệu quả. 05 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động ổn định hiệu quả và đều đạt vững mạnh. Đảng bộ, chính quyền xã đều đạt trong sạch vững mạnh và các đoàn thể đều đạt tiên tiến được các cấp khen thưởng.
- Xã đạt chuẩn về tiếp cận Pháp luật. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
-
Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh
- Lực lượng dân quân “ vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.
- Tình hình an ninh chính trị của địa phương được duy trì ổn định và giữ vững. Hàng năm Đảng uỷ xã có nghị quyết về công tác quốc phòng và an ninh. Thực hiện có hiệu quả công tác an ninh trật tự và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
* Những khó khăn, hạn chế cần khắc phục và giải pháp:
-
- Việc triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về xây dựng NTM ở một số xóm còn hạn chế; một số mục tiêu đề ra, nhưng chưa có kế hoạch đảm bảo nguồn lực, chưa có nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo, quyết liệt trong tổ chức thực hiện, một số tiêu chí đã đạt chuẩn nhưng chưa bền vững.
- Chất lượng hoạt động của một số hợp tác xã chưa cao, quy mô hoạt động nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp, chưa thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ và đầu mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và xã viên, hộ gia đình. Chưa có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa còn hạn chế.
1.7. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
1.7.1. Thuận lợi
- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá. Hiện tại, đã bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá, các ngành nghề đang trên đà phát triển.
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.7.2. Khó khăn
- Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp, tự cung tự cấp. Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự thu hút thị trường.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, năng suất thấp.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, thuần nông. Khả năng tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương.
- Giao thông tuy đầy đủ nhưng đường còn hẹp, chưa có các điểm tránh xe gây nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sử dụng đất chưa có quy hoạch.
- Khí hậu, thời tiết của xã tiềm ẩn nhiều hiện tượng bất lợi như mưa lớn dài ngày gây lũ quét, ngập úng khô hạn vào mùa khô... gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất của nhân dân và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chung của toàn xã.
Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên, trong tương lai nếu được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch phân bổ đất đai, sắp xếp dân cư hợp lý, khoa học sẽ giảm bớt khó khăn, đồng thời phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để phát huy được thế mạnh của xã về nông, lâm nghiệp, cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất canh tác nông nghiệp, đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện có như phát triển chăn nuôi, trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, mở rộng diện tích đất canh tác thông qua cải tạo, đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp vào sử dụng.
Phần 3
TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC, DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
I/ Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ
1.1 Dự báo dân số, số hộ
a/ Hiện trạng dân số
Theo số liệu cung cấp của xã, dân số của xã năm 2020 là 3376 người với tổng số hộ là 857 hộ.
b/ Dự báo quy mô dân số
Q= Q0 (1 + K)n + P (áp dụng công thức theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn).
Trong đó:
Q - Tổng số nhân khẩu dự báo (người)
Q0 - Tổng số nhân khẩu hiện trạng (người)
K - Tỷ lệ tăng nhân khẩu tự nhiên trong kỳ quy hoạch (%)
P - Số nhân khẩu tăng cơ học trong kỳ quy hoạch (%)
n - Kỳ quy hoạch (năm)
Trong đó, theo biên bản cung cấp thông tin của xã, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,757%, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,5%. Áp dụng công thức trên, dự báo quy mô dân số cho các năm 2025 và 2030 như sau.
Q(2025) = 3372* (1 + 0,757%)5 + (0,5%*3372)*5= 3585 người
Q(2030) = 3372* (1 + 0,757%)10 + (0,5%*3372)*10 =3804 người
c/ Dự báo số hộ
Theo phân tích số liệu hiện trạng, số nhân khẩu trung bình trên 1 hộ là 4 người, vậy số hộ trong các năm 2025 và 2030 lần lượt là.
- Số hộ năm 2025: 897 hộ
- Số hộ năm 2030: 951 hộ
1.2 Dự báo lao động
Căn cứ theo số liệu hiện trạng về dân số và số người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 75%. Dự báo số người trong độ tuổi lao động của các năm trong kỳ quy hoạch như sau.
Bảng dự báo lao động
Số
|
Hạng mục
|
Hiện trạng
|
Dự báo lao động
|
tt
|
Năm 2020
|
Năm 2025
|
Năm 2030
|
|
Dân số toàn xã (người)
|
3376
|
3585
|
3804
|
I
|
Dân số trong độ tuổi lao động
|
66
|
69
|
71
|
|
- Tỷ lệ % so với dân số toàn xã
|
2,19%
|
1,30%
|
0,94%
|
1.1
|
Lao động trong sx nông nghiệp
|
80
|
76
|
73
|
|
- Tỷ lệ % so với số lao động
|
2,65%
|
1,43%
|
0,97%
|
1.2
|
Lao động trong CN-TTCN
|
1.171
|
1275
|
1380
|
|
- Tỷ lệ % so với số lao động
|
38,86%
|
24,05%
|
18,40%
|
1.3
|
Lao động TMDV
|
400
|
470
|
500
|
|
- Tỷ lệ % so với số lao động
|
13,27%
|
8,86%
|
6,66%
|
II/ Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo
2.1 Tính chất
- Là khu vực có vị trí thuộc vùng trung du miền núi phía bắc, có nhiều triền đồi nằm xen kẽ và dàn trải, khắp địa bàn xã có khí hậu ôn hòa.
- Có vị trí thuộc phía Tây của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 4,5km về phía Tây Bắc.
- Có có tuyến đường huyết mạch tỉnh lộ ĐT 263 đi qua, điểm đầu từ thị trấn Đu đi qua xã Động Đạt qua nối liên với các xã lân cận Hợp Thành, Ôn Lương rồi liên thông với xã Phú Lạc của huyện Đại Từ..
- Có sản phẩm nông nghiệp đặc thù có giá trị cao; có nhiều nét văn hóa và các làng nghề truyền thống.
2.2 Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo
- Dự báo hướng phát triển kinh tế của xã Phủ Lý sẽ phát triển Nông, lâm nghiệp kết hợp phát triển thương mại dịch vụ và phát triển TT-CN.
+ Dự báo phát triển ngành nông lâm nghiệp, thủy sản:
- Trong kỳ quy hoạch, thực hiện các chính sách của nhà nước như: tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các khoản tín dụng ưu đãi, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân. Phát triển các mô hình gắn sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản với chế biến, bảo quản nông sản và thị trường tiêu thụ.
- Do có các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, thuỷ lợi, nước sạch ...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển mạnh về nông-lâm nghiệp, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp, tập trung hỗ trợ giống, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cho nhân dân, gắn sản xuất với chế biến các sản phẩm có giá trị, hướng tới thị trường, ngoài cây trồng chính là cây lúa, phát triển mạnh các loại cây cây chè, cây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, có biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ, khai thác, trồng mới rừng.
+ Dự báo phát triển ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp:
Tập trung phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn xã. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Dự báo phát triển ngành thương mại, dịch vụ:
Khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng giao lưu mua bán hàng hoá, xây dựng trung tâm thương mại xã nhằm đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm. Kêu gọi liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nhằm tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đảm bảo giao thông đi lại, thông tin liên lạc và phát triển kinh tế xã hội.
- Các sản phẩm chủ yếu sẽ là các cây lương thực có hạt (lúa, ngô), cây chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm( trâu, bò, lợn, gà…) , khai thác gỗ và khoáng sản.
- Thị trường: chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra sẽ phát triển ra toàn huyện và các huyện, thành phô, thị xã khác trong tỉnh.
III/ Dự báo tiềm năng đất đai
Theo số liệu cung cấp, tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm 2020 là 1585,02ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1375,85 ha, chiếm 86,8%, đất xây dựng là 173,74ha chiếm 10,96%, các loại đất khác như (Sông suối, kênh rạch, mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng) là 35,43ha, chiếm 2,24%.
+ Đánh giá Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp:
Xét về điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng và nguồn nước, xã Phủ Lý còn nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp kể cả trong việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Về cây công nghiệp xã chú trọng đến vấn đề sản xuất cũng như xuất khẩu chè. Tiềm năng phát triển cây chè ở địa phương cần được phát triển và khai thác một cách hiệu quả, việc này không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho xã mà còn góp phần xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên trên thị trường quốc tế. Trong chiến lược phát triển cây chè, phải quan tâm đến cả về diện tích, cả về năng xuất, chất lượng. Trong việc đảm bảo chất lượng, cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn chè an toàn có chất lượng cao (tiêu chuẩn VietGAP) như thay đổi giống, đầu tư về kỹ thuật, thâm canh năng suất, mở rộng chế biến công nghiệp.
Về lâm nghiệp chú trọng trồng rừng sản xuất, trồng các giống keo lai, keo tai tượng, bạch đàn để phục vụ gỗ cho các ngành công nghiệp nâng cao đời sống cũng như thu nhập cho người dân trên địa bàn.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, xây dựng khu dân cư nông thôn:
- Tiềm năng phát triển công nghiệp: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sự hình thành phát triển làng nghề, vị trí địa lý, hiện trạng sử dụng đất...Trên cơ sở các điều kiện cho thấy, xã Phủ Lý hội tụ nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, nên tập trung phát triển các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương như công nghiệp khai thác, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Gắn phát triển công nghiệp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Tiềm năng đất xây dựng các khu dân cư nông thôn: Quy hoạch khu dân cư tập trung tại trung tâm xã, khu dân cư nông thôn tại các xóm có quy hoạch đất khu công nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp tập trung phục vụ nhu cầu tái định cư, sinh hoạt sản xuất và phát triển kinh tế.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Tiềm năng đất đai là thể hiện mức độ thích hợp của từng loại đất với các mục đích sử dụng. Hai nhóm đất nông nghiệp và đất xây dựng là đối tượng chính để xem xét tiềm năng đất đai sử dụng, đất chưa sử dụng được xem xét trên cơ sở khả năng đầu tư cải tạo để đưa vào sử dụng cho các mục đích.
Đất đang sử dụng: Nhìn chung là sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao do vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần khai thác tiềm năng quỹ đất theo chiều sâu, chuyển đổi các nhóm sử dụng đất cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đối với nhóm đất nông nghiệp: Nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất, tăng sản lượng cây trồng trên 1 đơn vị diện tích ha đất canh tác.
Đối với nhóm đất xây dựng: Sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, tận dụng không gian trong xây dựng.
IV/ Dự báo quy mô đất xây dựng
Định hướng cơ cấu kinh tế xã Phủ Lý những năm tới sẽ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Dự báo trong thời hạn quy hoạch đến năm 2030 đất đai toàn xã sẽ có sự biến động. Chủ yếu là biến động về đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi sang đất xây dựng. Đất ở, đất công nghiệp, đất công cộng, đất hạ tầng kĩ thuật dự báo sẽ tăng lên để đáp ứng với nhu cầu phát triển của toàn xã. Dự báo sơ bộ quy mô đất xây dựng xã Ôn Lương đến năm 2030 sẽ khoảng 348,06 ha, tăng 174,32 ha so với năm 2020.
a/ Các chỉ tiêu áp dụng trong quy hoạch
Các chỉ tiêu tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khác
Tiêu chí các công trình hạ tầng xã hội
Loại công trình
|
Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu
|
Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu
|
Bán kính phục vụ tối đa
|
Ghi chú
|
1. Giáo dục
|
Theo QCVN 01:2021/BXD
|
a. Trường, điểm trường mầm non
|
50 chỗ/1.000 dân
|
12 m2/chỗ
|
|
- Vùng đồng bằng:
|
1 km
|
- Vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa:
|
2 km
|
b. Trường, điểm trường tiểu học
|
65 chỗ/1.000 dân
|
10 m2/chỗ
|
|
- Vùng đồng bằng:
|
1 km
|
- Vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa:
|
2 km
|
c. Trường trung học
|
55 chỗ/1.000 dân
|
10 m2/chỗ
|
|
2. Y tế
|
Trạm y tế xã
|
1 trạm/xã
|
|
|
- Không có vườn thuốc
|
500 m2/trạm
|
- Có vườn thuốc
|
1.000 m2/trạm
|
3. Văn hóa, thể thao công cộng (1)
|
a. Nhà văn hóa
|
|
1.000 m2/công trình
|
|
b. Phòng truyền thống
|
|
200 m2/công trình
|
|
c. Thư viện
|
|
200 m2/công trình
|
|
d Hội trường
|
|
100 chỗ/công trình
|
|
e. Cụm công trình, sân bãi thể thao
|
|
5.000 m2/cụm
|
|
4. Chợ, cửa hàng dịch vụ (2)
|
a. Chợ
|
1 chợ/xã
|
1.500 m2
|
|
b. Cửa hàng dịch vụ trung tâm
|
1 công trình/khu trung tâm
|
300 m2
|
|
5. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông
|
Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông (bao gồm cả truy cập Internet)
|
1 điểm/xã
|
150 m2/điểm
|
|
CHÚ THÍCH 1: Các hạng mục văn hóa, thể thao công cộng phải kết hợp trong cùng nhóm công trình để đảm bảo sử dụng khai thác hiệu quả;
CHÚ THÍCH 2: Tùy theo đặc điểm địa phương có thể bố trí cho xã hoặc liên xã.
|
Bảng chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông thôn
TT
|
Loại công trình
|
Tiêu chí sử dụng (m2/người)
|
1
|
Đất ở
|
>= 25
|
Theo TT 31/2009/TT-BXD
|
- Hộ sản xuất nông nghiệp
|
≥ 300 (m2/hộ)
|
-Hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp
|
≥ 120 (m2/người)
|
- Hộ thương mại dịch vụ
|
≥ 120 (m2/người)
|
2
|
Đất xây dựng công trình dịch vụ
|
>= 5
|
3
|
Đất cho GT và HTKT
|
>= 5
|
4
|
Đất cây xanh công cộng
|
>= 2
|
b/ Dự báo quy mô đất xây dựng
Theo phụ lục số 01 Thông tư 02/2017/TT-BXD, đất xây dựng trong quy hoạch chung cấp xã bao gồm các loại đất sau: Đất ở, đất công cộng, đất cây xanh TDTT, đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích đình đền, đất CN-TTCN và làng nghề, đất khoáng sản và sản xuất VLXD, đất xây dựng chức năng khác, đất hạ tầng kỹ thuật, đất hạ tầng phục vụ sản xuất, đất quốc phòng an ninh. Căn cứ theo các quy định tại mục (a) nêu trên và căn cứ số dân dự báo cho từng giai đoạn quy hoạch tại mục 2.1. Dự báo quy mô đất xây dựng cho các giai đoạn được xác định theo bảng sau.
Bảng dự báo quy mô đất xây dựng
|
|
|
đvt: ha
|
|
Stt
|
Tên các loại đất
|
Tiêu chuẩn
|
Năm
|
Năm
|
|
2025
|
2030
|
|
I
|
Đất ở
|
(1+2+3)
|
59.68
|
63.48
|
|
|
1/
|
Đất điểm dân cư nông thôn (đất dân cư phát triển)
|
37m2/ người. Trong đó:
|
3.8
|
7.6
|
|
- Đất xd nhà ở 25m2/ng
|
|
- Đất xd công trình dịch vụ công cộng 5m2/ng
|
|
- Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật 5m2/ng
|
|
- Đất cây xanh công cộng 2 m2/ng
|
|
2/
|
Đất làng nghề
|
- Theo hiện trạng và yêu cầu của địa phương
|
5
|
10
|
|
3/
|
Đất thôn xóm cũ
|
- Theo hiện trạng và yêu cầu của địa phương
|
|
|
|
II
|
Đất công cộng
|
(4+5+6+7+.....+11)
|
2.25
|
2.25
|
|
4/
|
Đất trụ sở cơ quan
|
Diện tích đất xd ≥1000m2
|
0.72
|
0.72
|
|
- Diện tích cây xanh ≥ 30%
|
|
- Tầng cao ≤ 3 tầng
|
|
5/
|
Đất chợ
|
Diện tích đất xây dựng chợ từ ≥1500 m2
|
|
|
|
- Tầng cao từ 1 tầng đến 2 tầng.
|
|
- Diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác): không nhỏ hơn 40%.
|
|
6/
|
Đất trạm y tế
|
Diện tích đất xd ≥1000m2
|
0.14
|
0.14
|
|
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
|
|
- Diện tích cây xanh ≥ 45%
|
|
- Sân vườn ≥ 15%
|
|
7/
|
Đất điểm bưu chính
|
Diện tích đất xd ≥150m2
|
0.01
|
0.01
|
|
- Số lượng ≥ 1c.trình/ xã
|
|
- Chỉ tiêu 8000người/ c.trình
|
|
- Bán kính phục vụ ≤ 3,0km
|
|
8/
|
Đất trung tâm văn hóa thể thao xã
|
Diện tích đất 1000m2
|
0.24
|
0.24
|
|
|
9/
|
Đất nhà trẻ, mẫu giáo
|
Diện tích đất xd ≥12m2/trẻ
|
0.62
|
0.62
|
|
- Bán kính phục vụ ≤ 2,0km
|
|
- Chỉ tiêu 50trẻ/1000 người
|
|
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
|
|
- Diện tích cây xanh ≥ 40%
|
|
- Diện tích sân đường ≥ 20%
|
|
10/
|
Đất trường tiều học
|
Diện tích đất xd ≥10m2/hs
|
0.52
|
0.52
|
|
- Bán kính phục vụ ≤ 2,0km
|
|
- Chỉ tiêu 65hs/1000 người
|
|
- Số lượng ≤ 30 lớp/ trường
|
|
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
|
|
- Diện tích cây xanh ≥ 40%
|
|
- Diện tích sân đường ≥ 20%
|
|
- Bán kính phục vụ ≤ 2,0km
|
|
- Chỉ tiêu 55hs/1000 người
|
|
- Mật độ xây dựng ≤ 45%
|
|
- Diện tích cây xanh ≥ 30%
|
|
- Diện tích sân đường ≥ 25%
|
|
III
|
Đất cây xanh TDTT
|
Diện tích đất 5000m2/ khu
|
|
|
|
- Chỉ tiêu 1khu/ xã
|
|
IV
|
Đất tôn giáo, danh lam, di tích đình đền
|
Giữ nguyên hiện trạng, diện tích có thể tăng, giảm sau khi điều chỉnh
|
0.27
|
0.47
|
|
V
|
Đất công nghiệp, TTCN
|
Theo đề nghị chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã
|
5
|
10
|
|
VI
|
Đất khoáng sản và sản xuất VLXD
|
|
120
|
143.78
|
|
VII
|
Đất xây dựng chức năng khác
|
|
1
|
2.3
|
|
VIII
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
(12+13+14)
|
159.84
|
105.63
|
|
12/
|
Đất thu gom rác thải
|
Diện tích tối thiểu 20m2/khu
|
10.0
|
10.0
|
|
- Chỉ tiêu 200 hộ/khu
|
|
13/
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
Chỉ tiêu 5m2/ người
|
7.25
|
7.25
|
|
- Tỷ lệ chết 0.5%
|
|
- Đất mộ ≤ 35%
|
|
- Đất cây xanh ≥ 50%
|
|
14/
|
Đất hạ tầng kỹ thuật khác
|
Đất đường giao thông và đất công cộng khác
|
87.91
|
87.91
|
|
IX
|
Đất hạ tầng phục vụ sản xuất
|
Gồm đất kênh mương thủy lợi, sông suối, mặt nước chuyên dùng
|
36.9
|
36.9
|
|
X
|
Đất an ninh, quốc phòng
|
Giữ nguyên hiện trạng, diện tích có thể tăng, giảm sau khi điều chỉnh do mở rộng đường
|
3.48
|
3.48
|
|
Phần 4
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ XÃ
I/ Định hướng tổ chức không gian khu trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo thôn bản cũ
1.1 Định hướng tổ chức khu trung tâm xã
a/ Yêu cầu quy hoạch đối với trung tâm xã
Tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, mỗi xã có thể có trung tâm chính và trung tâm phụ. Trung tâm xã nằm trên trục đường ĐT263 bảo đảm liên hệ thuận tiện đến các điểm dân cư trong xã và với bên ngoài.
Khu trung tâm xã có thể được kết hợp với khu di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của địa phương nếu có.
Tại trung tâm xã được bố trí các công trình dịch vụ công cộng quan trọng như trụ sở làm việc, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ…
b/ Định hướng tổ chức quy hoạch khu trung tâm xã
Căn cứ theo yêu cầu trên, khu trung tâm xã được quy hoạch dựa trên cơ sở các công trình công cộng hiện có như (Trụ sở ủy ban, trạm y tế, chợ, trường học…) kết hợp với các chức năng khác như hệ thống đường giao thông; khu dân cư hiện có và khu dân cư phát triển với tính chất là trung tâm văn hóa, chính trị và thương mại. Trên cơ sở đó, không gian khu trung tâm được quy hoạch với tổng diện tích là 23,0ha với quy mô dân số là 1.200 người. Trong đó dân cư hiện có là 400 người và dân cư trong khu ở mới là 800 người.
1.2 Định hướng tổ chức khu ở mới
a/ Nguyên tắc chung
- Phân bố dân cư thích hợp, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa …nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu người dân và tổ chức hiệu quả các công trình hạ tầng xã hội;
- Phù hợp với đất đai, địa hình. Có thể căn cứ vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường sá, ao hồ, kênh mương đồi núi, dải đất để phân định ranh giới;
- Tổ chức không gian ở phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường. Kế thừa bản sắc và kiến trúc truyền thống vùng miền;
b/ Định hướng
Xuất phát từ các nguyên tắc trên, các khu ở mới được quy hoạch dựa theo tuyến đường giao thông liên xã và hệ thống các công trình công cộng được quy hoạch thành 5 khu có vị trí và quy mô như sau.
- Khu ở mới số 1 (Điểm dân cư phát triển 1) được quy hoạch tại vị trí xóm Na Dau với quy mô diện tích là 4,55ha, quy mô dân số là 1820 người với tính chất là điểm dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 2 (Điểm dân cư phát triển 2) được quy hoạch tại vị trí xóm Na Dau với quy mô diện tích là 3,10ha, quy mô dân số là 1240 người với tính chất là điểm dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 3 (Điểm dân cư phát triển 3) được quy hoạch tại vị trí xóm Na Biểu với quy mô diện tích là 13,3ha, quy mô dân số là 5320 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 4 (Điểm dân cư phát triển 4) được quy hoạch tại vị trí xóm Na Biểu với quy mô diện tích là 2,6ha, quy mô dân số là 1040 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 5 (Điểm dân cư phát triển 5) được quy hoạch tại vị trí xóm Đồng Rôm – Na Biểu với quy mô diện tích là 1,8ha, quy mô dân số là 720 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 6 (Điểm dân cư phát triển 6) được quy hoạch tại vị trí xóm Đồng Rôm – Na Biểu với quy mô diện tích là 6,0ha, quy mô dân số là 2400 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 7 (Điểm dân cư phát triển 7) được quy hoạch tại vị trí xóm Khuân Rây với quy mô diện tích là 2,5ha, quy mô dân số là 1000 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 8 (Điểm dân cư phát triển 8) được quy hoạch tại vị trí xóm Na Mọn với quy mô diện tích là 1,0ha, quy mô dân số là 400 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
- Khu ở mới số 9 (Điểm dân cư phát triển 9) được quy hoạch tại vị trí xóm Hiệp Hòa với quy mô diện tích là 0,2ha, quy mô dân số là 40 người với tính chất là khu dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển và tái định cư trên địa bàn xã; mục đích sử dụng là ở, sinh hoạt kết hợp thương mại và dịch vụ.
1.3 Định hướng tổ chức khu thôn xóm cũ
+ Các khu dân cư cũ rải rác trên khắp các sườn đồi, ven đường giao thông tập trung hạn chế phát triển ảnh hưởng hành lang an toàn giao thông. Cải tạo, nâng cấp các hệ thống cống, đường ống gần khu vực dân cư đảm bảo an toàn thoát nước về mùa lũ.
+ Kết hợp giữa khu ở với phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng và chăn nuôi. Di rời các hộ dân không đảm bảo môi trường sống về các khu ở tập trung được quy hoạch mới tại các khu vực trung tâm xã. Trong quá trình thực hiện quy hoạch chi tiết cần mở rộng không gian cây xanh kết hợp với không gian văn hóa tạo thành tổ hợp không gian vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân địa phương tại thôn xóm.
II/ Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ
2.1 Trụ sở cơ quan
a/ Trụ sở làm việc của xã
Vị trí tại xóm Tân Chính, công trình được đầu tư xây dựng mới đồng bộ với quy mô tối đa là 3 tầng, hình thức kiến trúc mái dốc lợp tôn, kết cấu chịu lực chính BTCT, tường vách ngăn xây gạch. Quy mô khu đất xây dựng là 0,56ha, chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 3 tầng
Nhà làm việc 1 cửa: Xây dựng 01 tầng, diện tích khoảng 150m2 trên vị trí khu đất hiện có của trụ sở UBND xã.
b/ Trụ sở công an xã
Quy hoạch mới trên nền đất của trụ sở UBND xã, công trình được đầu tư xây dựng mới đồng bộ với quy mô tối đa là 2 tầng, hình thức kiến trúc mái dốc lợp tôn, kết cấu chịu lực chính BTCT, tường vách ngăn xây gạch. Quy mô khu đất xây dựng là 0,15ha, chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
c/ Trụ sở Ban chỉ huy quân sự xã
Quy hoạch lại vị trí mới trên nền nhà văn hóa xã, công trình được đầu tư xây dựng mới đồng bộ với quy mô tối đa là 2 tầng, hình thức kiến trúc mái dốc lợp tôn, kết cấu chịu lực chính BTCT, tường vách ngăn xây gạch. Quy mô khu đất xây dựng là 0,05ha, chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
2.2 Trạm y tế xã
Giữ nguyên vị trí cũ, thực hiện quy hoạch chỉnh trang lại khuôn viên khu đất, quy mô đất xây dựng sau điều chỉnh là 0,14ha, thực hiện cải tạo lại toàn bộ hệ thống công trình chính và phụ trợ như sơn, vôi, ve..., chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
2.3 Nhà văn hóa xã
Được xây dựng tại xóm Tân Chính gần trụ sở UBND xã, diện tích xây dựng 0,24ha, 1 tầng.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
2.4 Đất thương mại – dịch vụ.
Quy hoạch mới ở phía Nam gần bưu điện và nhà làm việc của công an xã, quy mô diện tích khu đất được quy hoạch là 2,3ha. Chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
2.5 Thao trường tập bắn
Quy hoạch vị trí mới thuộc xóm Na Dau, diện tích quy hoạch 3,38ha.
2.6 Thư viện xã
Quy hoạch tại xóm Tân Chính gần trụ sở UBND xã, Giữ nguyên vị trí, cải tạo chỉnh tranh khuôn viên, đầu tư thiết bị. Công trình được xây dựng với quy mô tối đa là 2 tầng, hình thức kiến trúc mái dốc, kết cấu chịu lực chính BTCT, tường vách ngăn xây gạch.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao tối đa ≤ 2 tầng
2.7 Trường tiều học trung tâm xã (xóm Tân Chính)
Giữ nguyên vị trí cũ, chỉnh trang lại khuân viên trồng thêm cây xanh, hình thức kiến trúc giữ nguyên hiện trạng, đã xây mới thêm 01 nhà lớp học và các công trình phụ trợ. Quy mô diện tích là 0,59ha. Chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất trong quá trình cải tạo như sau.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao ≤ 2 tầng
2.9 Trường mầm non (xóm Tân Chính)
Giữ nguyên vị trí cũ, chỉnh trang lại khuân viên trồng thêm cây xanh, hình thức kiến trúc giữ nguyên hiện trạng, đã xây mới thêm 01 nhà lớp học và các công trình phụ trợ. Quy mô diện tích là 0,22ha. Chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất là.
- Mật độ xây dựng ≤ 40%
- Tầng cao ≤ 2 tầng
2.10 Nghĩa trang liệt sỹ, đình đền.
Giữ nguyên vị trí các đình, miếu đã tạo lập từ trước; nghĩa trang liệt mới xây dựng tại xóm Đồng Chợ và chỉnh trang lại khuôn viên, trồng thêm cây xanh khu nhà bia tưởng niệm Bác Hồ tại xóm Đồng Chợ.
2.11 Nghĩa trang tập trung
- Quy hoạch vị trí mới nghĩa trang tại xóm Khuân Rây diện tích là 5,6ha.
2.12 Bãi rác tập trung
- Quy hoạch vị trí mới bãi tập kết rác tại xóm Suối Đạo diện tích là 6,3ha.
2.13 Nuôi trồng thủy sản
- Quy hoạch vị trí mới, mở rộng hồ Rõng Nghè tại xóm Hiệp hòa lên 5,0ha.
- Sử dụng các hồ, ao hiện có trên địa bàn xã.
III/ Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ
3.1 Định hướng tổ chức không gian khu ở mới
Không gian các khu ở mới bao gồm không gian xây dựng nhà ở kết hợp dịch vụ; không gian công cộng như nhà văn hóa xóm, sân thể thao thôn, cây xanh sân chơi vườn hoa; không gian hạ tầng kỹ thuật. Tầng cao tối đa đối với công trình nhà ở tại các điểm dân cư này là 3 tầng, mật độ xây dựng gộp 60% diện tích đất tối thiểu cho 1 hộ là 200-250m2. Hình thức kiến trúc đối với nhà ở sử dụng mái dốc hoặc mái bằng, kết cấu sử dụng BTCT, tường ngăn xây gạch. Chỉ tiêu sử dụng đất cho khu ở mới theo bảng 2.32 QCVN 01/2021 được quy định như sau.
Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu
Loại đất
|
Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)
|
Đất xây dựng công trình nhà ở
|
≥ 25
|
Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ
|
≥ 5
|
Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật
|
≥ 5
|
Cây xanh công cộng
|
≥ 2
|
CHÚ THÍCH: Không bao gồm đất để bố trí các công trình hạ tầng thuộc cấp quốc gia, tỉnh, huyện.
|
Mật độ xây dựng gộp: 60%
Tầng cao tối đa: 3 tầng
Hệ số sử dụng đất là: 1,8 lần
3.2 Định hướng tổ chức không gian thôn bản cũ
Không gian thôn bản cũ bao gồm không gian ở kết hợp với không gian sân vườn tăng gia sản xuất; không gian các công trình công cộng; không gian hạ tầng kỹ thuật. Diện tích áp dụng cho không gian ở và sân vườn là 1000m2/ hộ. Chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu vực thôn bản cũ là.
Mật độ xây dựng gộp: 25%
Tầng cao tối đa 2 tầng
Hệ số sử dụng đất là 0,5 lần
IV/ Định hướng tổ chức khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và sản xuất nông nghiệp
4.1 Định hướng khu vực sản xuất công nghiệp
Vị trí, quy mô
+ Điểm 1: thuộc xóm Tân Chính
+ Điểm 2: thuộc xóm Suối Đạo
Các điểm công nghiệp tập trung, tiểu thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề như khai thác khoáng sản, các khu vực dành cho bố trí các khu vực gia công công cơ khí, chế biến mác mặt hàng nông sản...
Tính chất
Là khu vực phát triển công nghiệp tập trung trên địa bàn xã để đáp ứng nhu cầu của người dân trong sản xuất và phát triển công nghiệp trên địa bàn và cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.2 Định hướng khu vực làng nghề
Vị trí, quy mô
Khu vực TTCN nhỏ lẻ bố trí rải rác tại khu vực trung tâm các xóm ven theo đường huyện lộ và đường liên thôn gồm: các khu vực chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, trung tâm say sát gạo... các nghành nghề công nghiệp nhẹ của địa phương nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo nguồn lao động cho địa phương trong những năm tới.
Các khu vực kinh doanh, sản xuất, khai thác hiện có vẫn duy trì và tiến hành nâng cấp cải tạo môi trường sản xuất bảo đảm không gây ảnh hưởng đến khu dân cư. Việc hình thành khu CN-TTCN sẽ tạo đà phát triển kinh tế cho xã, tạo nguồn lao động và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Không gian khu vực bao gồm không gian ở kết hợp sản xuất theo mô hình truyền thống, trồng cây ăn quả và chế biến theo mô hình truyền thống, không gian khu vực trồng trọt, không gian hạ tầng kỹ thuật, không gian công trình công cộng cấp thôn, bản (nhà văn hóa xóm), không gian cây xanh và TDTT với tính chất là khu vực lưu giữ nét văn hóa truyền thống để quảng bá sản phẩm và khai thác du lịch.
4.3 Định hướng khu vực sản xuất nông nghiệp
Phủ Lý xác định xã có 03 vùng sản xuất chủ yếu như sau:
a. Vùng 01:
Là Khu chăn nuôi kết hợp với trồng lúa chất lượng cao, trồng trọt khác, và trồng rừng sản xuất.
- Khu chăn nuôi kết hợp với trồng lúa chất lượng cao: Các xóm này tiếp tục phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình tự phát. Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất lúa là chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ lúa thường sang lúa chất lượng cao, lúa lai mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Các khu vực quy hoạch là các xứ đồng thuận lợi canh tác lúa. Quy mô, diện tích cụ thể là:
+ Xóm Khuân Rây với diện tích 27,6ha; Na Mọn, Na Mọn, hiệp hòa với diện tích 43,49ha; xóm Đồng Rông, Đồng Chợ, Na Biểu với diện tích 38,34ha; xóm Na Dau, Na Biểu với diện tích 22,51.
- Khu trồng rừng vị trí tại xóm Na Dau với diện tích 83,41ha; xóm Na Biểu, Đồng Rôm với diện tích là 166,96ha; xóm Đồng Chợ, Khuân Rây với diện tích là 285,55ha; xóm Tân Chính, Suối Đạo với diện tích là 38,81ha; xóm Na Mọn, Hiệp Hòa với diện tích là 143,98ha.
- Khu trồng trọt khác tại xóm Na Dau, Na Biểu diện tích là 78,14ha; xóm Đồng Rôm, Đồng Chợ với diện tích 49,41ha; xóm Khuân Rây, Tân Chính, Suối Đạo với diện tích 65,88ha; xóm Hiệp Hòa, Na Mọn với diện tích là 59,17ha.
b. Vùng 02:
Là khu trang trại tập trung: Nằm ở phía Bắc của xã gồm các xóm Na Dau; Na Biểu; Đồng Rôm.
Khu chăn nuôi tập trung cũ xã quy hoạch tại xóm Na Dau; Na Biểu và Đồng Chợ với quy mô 70,01ha cụ thể là:
+ Khu trang trại tập trung 01 được quy hoạch mới tại vị trí xóm Na Dau, tổng quy mô diện tích là 20,7ha.
+ Khu trang trại tập trung 02 được quy hoạch mới tại vị trí xóm Na Biểu, tổng quy mô diện tích là 18,41ha.
+ Khu trang trại tập trung 03 được quy hoạch mới tại vị trí xóm Đồng Rôm tổng quy mô diện tích là 30,9ha.
c. Vùng 03.
Là khu phát triển dịch vụ thương mại kết hợp với trồng trọt và trồng rừng: Nằm ở khu vực trung tâm của xã gồm các xóm: Tân chính; Suối Đạo; Đồng Chợ..
- Khu trung tâm của xã nằm trên địa bàn xóm Tân Chính với quy mô diện tích là 23,0ha bao gồm các công trình công cộng và khu trung tâm thương mại – dịch vụ của xã.
- Khu CN – TTCN: Xóm Tân Chính với diện tích 4,92ha; xóm Suối Đạo với diện tích 43,8ha.
- Đất khoáng sản: Xóm Suối Đạo với diện tích 6,0ha.
V/ Định hướng tổ chức các khu đặc thù
5.1 Định hướng đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích đình đền
Đối với các khu đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích đình đình đền hiện có giữ nguyên theo hiện trạng, thực hiện bảo tồn, tôn tạo theo Luật di sản văn hóa hiện hành.
5.2 Định hướng đất an ninh, quốc phòng
Khu đất an ninh (trụ sở công an xã) quy hoạch mới trên nền khu đất xây dựng thư viện và các phòng chức năng và có vị trí trên khu đất gần trụ sở UBND xã, công trình được đầu tư xây dựng mới đồng bộ với quy mô tối đa là 2 tầng. Quy mô khu đất xây dựng là 0,15ha, chỉ tiêu quy hoạch áp dụng cho khu đất như sau.
Mật độ xây dựng trên toàn khu 40%
Tầng cao tối đa là 3 tầng
Hệ số sử dụng đất là 1.2 lần
5.3 Định hướng đất chưa sử dụng
Toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã đã chuyển đổi và sử dụng.
Phần 5
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I/ Xác định diện tích đất cho phát triển
1.1 Các căn cứ
- Căn cứ dự báo quy mô dân số giai đoạn 2025 và 2030;
- Căn cứ Quy chuẩn 01/2021/BXD về quy hoạch xây dựng;
- TCVN 4454: 2012 Quy hoạch xây dựng nông thôn- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 3907:2011 Trường mầm non. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 8793:2011 Trường tiểu học – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 8794:2011 Trường trung học – Yêu cầu thiết kế;
- Căn cứ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Căn cứ định hướng phát triển KTXH của xã Phủ Lý.
1.2 Tính toán diện tích đất phát triển
Stt
|
Tên loại đất
|
Cách tính
|
Năm 2030
|
I/
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
|
|
1
|
Đất trồng rừng sản xuất
|
Theo định hướng phát triển của xã
|
700.88
|
2
|
Đất trồng lúa
|
Theo định hướng phát triển của xã
|
128.88
|
3
|
Đất trồng trọt khác
|
Theo định hướng phát triển của xã
|
247.50
|
II/
|
Đất xây dựng
|
|
|
|
Đất ở
|
Spt = (Nt-N0)*tc
|
63.48
|
|
Trường mầm non
|
Spt=50*Nt*12/1000
|
0.62
|
|
Trường tiểu học
|
Spt=65*Nt*10/1000
|
0.52
|
|
Trường THCS
|
Spt=55*Nt*10/1000
|
|
|
Đất chợ
|
Theo QCVN 01/2021
|
|
|
Đất trạm y tế
|
Theo QCVN 01/2021
|
0.14
|
|
Đất điểm bưu chính
|
Theo QCVN 01/2021
|
0.01
|
|
Đất khu văn hóa xã
|
Theo QCVN 01/2021
|
0.24
|
|
Đất cây xanh, TDTT
|
Theo QCVN 01/2021
|
|
|
Đất TTCN
|
Theo định hướng phát triển của xã
|
10.0
|
|
Đất làng nghề
|
Theo định hướng phát triển của xã
|
|
III/
|
Đất khác
|
|
|
|
Đất an ninh, quốc phòng
|
Theo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
|
|
Ghi chú:
- Spt: Diện tích đất phát triển
- Nt: Dân số tính toán của từng giai đoạn
- N0: Dân số hiện có
- tc: Tiêu chuẩn đất ở theo QCVN 01/2021
III/ Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào chương trình các dự án ưu tiên đợt đầu; chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện; nhu cầu đất đai phát triển theo các giai đoạn. Tổng hợp nội dung quy hoạch sử dụng đất với nội dung như sau.
BẢNG THỐNG KÊ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI XÃ PHỦ LÝ
|
|
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng 2020
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Biến động Tăng/Giảm
|
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
|
|
|
|
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã
|
1,585.02
|
100
|
1,585.02
|
100
|
|
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
1,375.85
|
86.80
|
1,210.38
|
76.36
|
-165.47
|
-10.44
|
|
1.1
|
Đất lúa nước
|
146.81
|
9.26
|
136.44
|
8.61
|
-10.37
|
-0.65
|
|
1.2
|
Đất trồng trọt khác
|
268.04
|
16.91
|
252.60
|
15.94
|
-15.44
|
-0.97
|
|
1.3
|
Đất rừng phòng hộ
|
0
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
|
1.4
|
Đất rừng sản xuất
|
898.25
|
56.67
|
718.71
|
45.34
|
-179.54
|
-11.33
|
|
1.5
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản
|
55.63
|
3.51
|
40.63
|
2.56
|
-15.00
|
-0.95
|
|
1.6
|
Đất nông nghiệp khác
|
7.12
|
0.45
|
62.00
|
3.91
|
54.88
|
3.46
|
|
2
|
Đất xây dựng
|
173.74
|
10.96
|
348.06
|
21.96
|
174.32
|
11.00
|
|
2.1
|
Đất ở
|
55.88
|
3.53
|
92.86
|
5.86
|
36.98
|
2.33
|
|
2.2
|
Đất công cộng
|
3.12
|
0.20
|
2.45
|
0.15
|
-0.67
|
-0.04
|
|
2.3
|
Đất cây xanh thể dục thể thao
|
0
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
0.00
|
|
2.4
|
Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền
|
0.04
|
0.00
|
0.40
|
0.03
|
0.36
|
0.02
|
|
2.5
|
Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
|
0
|
0.00
|
118.73
|
7.49
|
118.73
|
7.49
|
|
2.6
|
Đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
|
49.77
|
3.14
|
6.00
|
0.38
|
-43.77
|
-2.76
|
|
2.7
|
Đất xây dựng các chức năng khác
|
|
|
3.30
|
0.21
|
3.30
|
0.21
|
|
2.8
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
44.59
|
2.81
|
100.37
|
6.33
|
55.78
|
3.52
|
|
2.8.1
|
Đất giao thông
|
43.8
|
2.76
|
87.91
|
5.55
|
44.11
|
2.78
|
|
2.8.2
|
Đất xử lý chất thải rắn
|
0
|
0.00
|
6.30
|
0.40
|
6.30
|
0.40
|
|
2.8.3
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
0.58
|
0.04
|
5.85
|
0.37
|
5.27
|
0.33
|
|
2.8.4
|
Đất hạ tầng kỹ thuật khác
|
0.21
|
0.01
|
0.31
|
0.02
|
0.10
|
0.01
|
|
2.9
|
Đất hạ tầng phục vụ sản xuất
|
20.34
|
1.28
|
20.58
|
1.30
|
0.24
|
0.01
|
|
2.10
|
Đất quốc phòng, an ninh
|
0
|
0.00
|
3.38
|
0.21
|
3.38
|
0.21
|
|
3
|
Đất khác
|
35.43
|
2.24
|
26.58
|
1.68
|
-8.85
|
-0.56
|
|
3.1
|
Đất sông ngòi, kênh rạch, suối & mặt nước chuyên dùng
|
31.9
|
2.01
|
26.58
|
1.68
|
-5.32
|
-0.34
|
|
3.2
|
Đất chưa sử dụng
|
3.53
|
0.22
|
0.00
|
0.00
|
-3.53
|
-0.22
|
|
Phần 6
QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I/ Định hướng quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1.1 Định hướng quy hoạch giao thông
Được định hướng phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông của huyện, tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông nghiệp và các quy hoạch khác nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu, vận chuyển trao đổi hàng hóa, kinh tế văn hóa xã hội trên địa bàn.
* Đường tỉnh lộ 263:
Quy hoạch mở rộng lộ giới 39m. Lộ giới tuân thủ theo quy hoạch giao thông tỉnh Thái Nguyên định hướng đến năm 2030.
* Đường liên xã (đường nhánh 268):
Đường liên xã mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, đường rộng 7,5m; hành lang an toàn mỗi bên 10m.
* Đường trục xóm, liên xóm:
Mở rộng các tuyến đường trục xóm, liên xóm theo tiêu chuẩn đường loại A; bề rộng mặt đường tối thiểu 3,5m, chiều rộng nền đường tối thiểu 6,5m.
* Đường ngõ xóm:
Mở rộng các tuyến đường ngõ xóm các xóm theo tiêu chuẩn đường loại B; bề rộng mặt đường tối thiểu 3,5m, chiều rộng nền đường tối thiểu 5m.
* Đường nội đồng:
Quy hoạch theo tiêu chuẩn đường loại C; bề rộng mặt đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường tối thiểu 4,0m.Tổng bề rộng đường là 3,0-4,0m.
1.2 Định hướng quy hoạch cấp điện
Toàn xã được cấp điện 100%;
Nâng cấp, cải tạo, có khoảng cách an toàn tới khu lưới điện trung thế;
Xây mới, cải tạo, nâng cấp một số trạm hạ thế bảo đảm ổn định điện áp phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng của nhân dân.
1.3 Định hướng cấp nước
Đảm bảo cấp nước tập trung hợp vệ sinh cho khoảng 35% dân số toàn xã. Với khoảng cách bán kính 20m tính từ nguồn nước tự chảy, không xây dựng công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước.
1.4 Định hướng thoát nước
Xây dựng mạng lưới cống thoát nước thải chung tại khu vực trung tâm xã. Nước thải được thu gom và xử lý bằng công nghệ đơn giản, chi phí quản lý, vận hành thấp.
1.5 Định hướng thu gom chất thải rắn
Đối với chất thải rắn từ sinh hoạt, định hướng quy hoạch các điểm thu gom rác thải với quy mô 50m2/ điểm thu gom, trong đó, bán kính phục vụ của các điểm thu gom là 1,0km. Rác thải được thu gom tập trung tại các điểm và được chuyển đến khu vực xử lý chung của huyện để xử lý.
1.6 Định hướng quy hoạch nghĩa trang
Quy hoạch mới 01 khu nghĩa trang tập trung trên địa bàn xã tại xóm Khuân Rây có quy mô 5,6ha. Bảo đảm quy mô theo tiêu chuẩn là 0,04ha/1000 người.
II/ Xác định vị trí, quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật
2.1 Xác định vị trí, quy mô công trình giao thông
a/ Đường tỉnh lộ ĐT263 và đường liên xã
Mặt đường rộng 8,0m, lề đường mỗi bên rộng 0,5m. Hành lang đường mỗi bên 10m tính từ mép ngoãi rãnh dọc. Theo quy hoạch thành đường cấp IV.
b/ Đường ngõ xóm
Mặt đường rộng 3,5m. Lề đường 2 x 0,75 m. Hành làng đường 2x5m Đường cấp A
c/ Đường nội đồng
Mặt đường rộng 2m. Lề đường 2 x 0,5 m. đường cấp C.
* Quy hoạch đường Tỉnh, liên xã:
TT
|
Tên tuyến đường theo quy hoạch
|
Chiều dài
theo quy
hoạch (m)
|
Chiều dài thực
hiện đạt tiêu chí
(m)
|
Kích thước
|
Bề rộng
nền đường
|
Bề rộng
mặt đường
|
Hiện trạng
|
|
I
|
Đường trục xã
|
13,511
|
13,511
|
|
|
|
|
1
|
Tỉnh lộ 263 (đoạn qua xã Phủ Lý)
|
4.800
|
4.800
|
7.5
|
5.5
|
Nhựa
|
|
2
|
ATK Hợp Thành - Phủ Lý (đoạn qua xã Phủ Lý)
|
4.000
|
4.000
|
7.5
|
5.5
|
Nhựa
|
|
3
|
Phủ Lý - Yên Trạch (đoạn qua xã Phủ Lý)
|
4.000
|
4.000
|
7.5
|
5.5
|
Nhựa
|
|
4
|
Phủ Lý –Ôn Lương
|
711
|
711
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
II
|
Đường trục xóm, liên xóm
|
11.379,0
|
10.379,0
|
|
|
|
|
1
|
Đường liên xóm Bản Eng – Khuân Rây
|
2.933,0
|
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xi măng xóm bản Eng, xã Phủ Lý
|
643,0
|
643,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xi măng xóm bản Eng, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
105,0
|
105,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường GTNT xóm Bản Eng đoạn gốc thị đi Tân Cảnh
|
685,0
|
685,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Bản Eng – Khuân Rây
|
1.000
|
0
|
2,5
|
1,5
|
Đường đất
|
|
2
|
Đường liên xóm Đồng Rôm – Đồng Chợ
|
1.236,53
|
1.236,53
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
|
Đường GTNT xóm Đồng Rôm - Đông Chợ, xã Phủ Lý
|
617,63
|
617,63
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường liên xóm Đồng Rôm – Đồng Chợ, xã Phủ Lý
|
618,9
|
618,9
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
3
|
Đường liên xóm Na Dau đi Đông Rôm
|
2.973,6
|
2.973,6
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông cầu Đồng Rôm, xã Phủ Lý
|
544,4
|
544,4
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường GTNT Na Dau – Đồng Rôm, xã Phủ Lý
|
966,2
|
966,2
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Na Dau, xã Phủ Lý
|
1.463,0
|
1.463,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
4
|
Đường Đồng Chợ - Khe Thương, xã Yên Đổ
|
1.681,0
|
1.681,0
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông nông thôn xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
853,0
|
853,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông nông thôn xóm Đồng Cháy, xã Phủ Lý giai đoạn 3
|
570,0
|
570,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông Đồng Chợ - Khe Thương xã Yên Đổ
|
258,0
|
258,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
5
|
Đường giao thông xóm Na Mọn – Tân Chính, xã Phủ Lý
|
785,08
|
785,08
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
6
|
Đường bê tông xóm na Mọn nối Hiệp Hòa, xã Phủ Lý
|
900,0
|
900,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
7
|
Đường liên xóm Tân Chính đi Khuân Rây
|
1.370,0
|
1.370,0
|
|
|
|
|
|
Đường giao thông nông thôn Tân Chính – Na Mạ, xã Phủ Lý
|
521,0
|
521,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường giao thông nông thôn Tân Chính – Na Mạ, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
849,01
|
849,01
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
III
|
Đường ngõ xóm
|
16.622,6
|
13.855,6
|
|
|
|
|
1
|
Xóm Đồng Rôm
|
502,0
|
502,0
|
|
|
|
|
|
Đường GTNT xóm Đồng Rôm (đoạn từ trạm điện đến nhà bà Nguyễn Thị Sen)
|
221
|
221
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Đồng Rôm
|
281
|
281
|
3,5
|
2,5
|
Bê tông
|
|
2
|
Xóm Đồng Chợ
|
1.344
|
952,0
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Đồng Chợ, xã Phủ Lý
|
952,0
|
952,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Đồng Chợ
|
392,0
|
392,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
3
|
Đường GTNT xóm Tân Chính, xã Phủ Lý
|
735,93
|
735,93
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
4
|
Xóm Na Mọn
|
2.870,94
|
2.583,94
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Na Mọn, xã Phủ Lý
|
1.590
|
1.590
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Na Mọn, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
51,6
|
51,6
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Na Mọn, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương
|
942,3
|
942,3
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Na Mọn
|
287,0
|
0
|
2,5
|
1,5
|
Đường đất
|
|
5
|
Xóm Na Dau
|
3.038,9
|
2.765,9
|
|
|
|
|
|
Đường GTNT Na Dau – Ao Cỏ, xã Phủ Lý
|
1.304,0
|
1.304,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường GTNT Na Dau – Ao Cỏ, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
927,0
|
927,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xi măng xóm Khe Ván, xã Phủ Lý
|
534,9
|
534,9
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Na Dau
|
273,0
|
273,0
|
2,5
|
1,5
|
Đường đất
|
|
6
|
Xóm Hiệp Hòa
|
3.566,0
|
3.566,0
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý
|
2.108,0
|
2.108,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý giai đoạn 2
|
600,0
|
600,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Hiệp Hòa
|
858,0
|
858,0
|
3,5
|
2,5
|
Bê tông
|
|
7
|
Xóm Khuân Rây
|
3.056,8
|
1556,8
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Khuân Rây, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương
|
506,79
|
506,79
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Khuân Rây, xã Phủ Lý
|
1.050,0
|
1.050,0
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường ngõ xóm Khuân Rây
|
1.500
|
0
|
2
|
1,5
|
Đường đất
|
|
8
|
Xóm Na Biểu
|
1.233
|
1.233
|
|
|
|
|
|
Đường GTNT xóm Na Biểu, xã Phủ Lý
|
671,8
|
671,8
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đường bê tông xóm Na Biểu, xã Phủ Lý
|
551
|
551
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
9
|
Đường ngõ xóm Suối Đạo
|
285,0
|
0
|
2,5
|
1,5
|
Đường đất
|
|
IV
|
Đường trục chính nội đồng
|
5.559
|
2.989
|
|
|
|
|
1
|
Đường nội đồng xóm Na Biểu, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương
|
1.430,5
|
430,5
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
2
|
Đường nội đồng xóm Hiệp Hòa - Bản Eng
|
1.207,0
|
1.207,0
|
3.5
|
2.5
|
Bê tông
|
|
3
|
Xóm Na Dau
|
1.351,5
|
1.351,5
|
|
|
|
|
|
Đường bê tông xóm Na Dau, xã Phủ Lý (2)
|
557
|
557
|
4
|
3
|
Bê tông
|
|
Đườn nội đồng xóm Na Dau (Ao Làng – Ao Cỏ)
|
794,53
|
794,53
|
3,5
|
2,5
|
Bê tông
|
|
4
|
Đường nội đồng Khuân Rây
|
1.000
|
0
|
|
|
Đường đất
|
|
5
|
Đường nội đồng xóm Na Mọn
|
1.300
|
0
|
|
|
Đường đất
|
|
6
|
Xóm Tân Chính
|
1.500
|
0
|
|
|
Đường đất
|
|
- Cao độ xây dựng khống chế tối thiểu cho từng công trình phụ thuộc vào từng vị trí song phải đảm bảo:
- Không ngập úng.
- Hài hoà với các công trình hiện có.
- Không làm ảnh hưởng tới các công trình hiện có lân cận.
- Các khu vực dự kiến xây mới trên nền ruộng, cao độ xây dựng khống chế cốt ruộng cộng thêm 0,6 -1,5 m.
2.2 Xác định vị trí quy công trình cấp điện
a, Các căn cứ tính toán.
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện
Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-5:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật-Công trình cấp điện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-7:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình chiếu sáng
b, Hiện trạng cấp điện.
Khu quy hoạch có tuyến truyền tải điện 35KV chạy qua. Hiện 08 TBA có công suất từ 100 KVA đến 180 KVA với tổng công suất trạm là 1.120 KVA đều là tài sản của ngành điện, và 2 Trạm biến áp Cty TNHH Ban Tích 1 và Trạm biến áp Cty cổ phần khoáng sản An Khánh có công suất 560kVA. cùng tuyến điện 0,4KV chạy qua các thôn xóm.
c, Định hướng quy hoạch cấp điện.
Nguồn điện cấp cho khu quy hoạch lấy tại lưới điện 35KV có trong khu vực cấp cho các trạm biến áp (lấy từ TBA 110 KV Phú Lương 2x 40 MVA)
d, Dự báo phụ tải điện.
Tiêu chuẩn cấp điện trong khu vực nghiên cứu áp dụng theo QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, trong đó các chỉ tiêu áp dụng như sau.
-Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt: 150W/người.
- Điện cho công cộng lấy bằng 15% cấp điện cho sinh hoạt.
- Điện cụm công nghiệp TTCN 140kW/1ha.
e. Tính toán nhu cầu phụ tải điện.
- Phụ tải điện sinh hoạt: 0,15x3804người= 570.6kW
- Phụ tải điện công cộng: 570.6kWx15%= 85.6kW
- Phụ tải điện cụm CN, TTCN: 140x(143.78+10)= 2152kW
Pmax= (Psh+Pcc+Pcn-ttcn)/0.8= 3511kvA
Xây dựng mới 02 trạm biến áp 35/0,4kv và nâng cấp các trạm biến áp hiện có 35/0,4kv để cung cấp điện cho toàn bộ khu vực.
f. Trạm biến áp:
- Trạm biến áp: Cần nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng các trạm biến áp hiện có. Hệ thống trạm biến áp được bố trí hợp lý tại các khu vực dân cư đảm bảo tiêu chuẩn cấp điện và bán kính phục vụ tới toàn bộ nhân dân trong xã.
g. Định hướng mạng lưới cấp điện:
Lựa chọn phương án cấp điện 0,4KV.
* Cấp điện khu quy hoạch mới, các hộ tiêu thụ và chiếu sáng đường giao thông:
- Lưới điện 0,4KV từ lưới điện hiện có cấp cho phụ tải khu quy hoạch bằng cáp ruột đồng treo trên cột BTLT chạy dọc hai bên vỉa hè đến các tủ phân phối điện trên tuyến đường quy hoạch.
- Hệ thống đèn chiếu sáng dùng đèn cao áp 150W lắp trên cột BTCT, Khoảng cách các cột đèn trung bình là 35-40m trồng một cột đèn. Cáp điện cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng dùng loại Cu/Pvc/4x25,0mm từ tủ điều khiển đến các đèn.
- Điện sinh hoạt sử dụng hệ thống điện đi nổi trên cột điện chạy dọc theo các tuyến giao thông đến các khu dân cư để cấp điện cho các khu dân cư, phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.
- Chiếu sáng công cộng tại các khu dân cư (trên các tuyến đường làng, ngõ, xóm) và chiếu sáng giao thông tại các khu trung tâm xã. Điện chiếu sáng công cộng sử dụng hệ thống cột đèn chiếu sáng một bên dọc theo các tuyến giao thông chính ở các khu vực tập trung dân cư.
h. Xác định vị trí, quy mô: Vị trí hệ thống đường dây và trạm biến áp xem bản vẽ hạ tầng.
- Xây mới, cải tạo, nâng cấp một số trạm hạ thế bảo đảm ổn định điện áp phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng của nhân dân.
- Các trạm biến áp sử dụng cho các cụm công nghiệp được tính toán cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết của các cụm công nghiệp sau này.
QUY HOẠCH TRẠM BIẾN ÁP
STT
|
Trạm điện
|
Hiện trạng
Công suất
|
Định hướng
|
Quy hoạch
|
Vị trí (thôn)
|
1
|
Na Dau
|
50 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Na Dau
|
2
|
Đồng Rôm
|
180 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Đồng Rôm
|
3
|
Y tế
|
100 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Y tế
|
4
|
Na Mọn
|
180 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Na Mọn
|
5
|
Đồng Chợ
|
180 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Đồng Chợ
|
6
|
Bản Eng
|
180 KVA
|
QH nâng cấp
|
|
Bản Eng
|
7
|
Khuân Rây
|
180 KVA
|
Quy hoạch mới
|
|
Khuân Rây
|
8
|
Suối Đạo
|
180 KVA
|
Quy hoạch mới
|
|
Suối Đạo
|
9
|
Ban Tích 1
|
560 KVA
|
|
|
Ban Tích 1
|
2.3 Xác định vị trí quy mô công trình cấp nước
2.3.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước
Tiêu chuẩn cấp nước trong khu vực nghiên cứu áp dụng theo QCVN 01: 2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, trong đó các chỉ tiêu áp dụng như sau.
- Chỉ tiêu nước sinh hoạt Qsh: 60lít/người/ngày đêm.
- Chỉ tiêu nước cấp cho sản xuất TTCN tại hộ gia đình ≥8% Qsh
- Chỉ tiêu nước TTCN tập trung: 20m3/ha/ ngày đêm.
* Nhu cầu
Nhu cầu dùng nước tính đến năm 2030
Thành phần dùng nước
|
Tiêu chuẩn
|
Khối lượng
|
Nhu cầu
|
(m3/ngđ)
|
Nước sinh hoạt
|
60l/ng.đ cho 100% dân số
|
3804 người
|
228,2
|
Nước công cộng, dịch vụ
|
10%Qsh
|
|
22,0
|
Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp
|
10%Qsh
|
|
22,0
|
Nước cho khu công nghiệp tập trung
|
20m3/ha/ ng.đ
|
10.0ha
|
200,0
|
Nước thất thoát, rò rỉ
|
15%Q1-3
|
|
70,8
|
Nước bản thân nhà máy
|
4%Q1-4
|
|
19,0
|
Tổng cộng
|
|
|
562,0
|
Tổng nhu cầu cấp nước: Năm 2030 (lấy tròn): 562 m3/ngđ
* Nguồn nước
- Khu vực có hệ thống sông suối ao hồ khá nhiều, chất lượng tốt, nhưng lưu lượng không ổn định lên không đảm bảo sử dụng làm nguồn nước cấp cho xã.
- Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4-15m trữ lượng nước đảm bảo cấp cho trạm nước sạch. Chất lượng nguồn nước theo đánh giá sơ bộ đảm bảo làm nguồn cấp nước cho xã.
- Lựa chọn nguồn nước
Dự kiến lựa chọn nguồn nước tự cháy tại xóm Hiệp Hòa và Na Mọn làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của xã Phủ Lý.
2.3.2. Giải pháp cấp nước
* Tổ chức mạng lưới đường ống
- Sử dụng mạng lưới kiểu cành cây: đường ống chính D160 sau đó giảm dàn về phía cuối nguồn.
- Dùng ống HDPE đường kính từ 160mm đến 63mm để cấp nước cho khu vực nghiên cứu.
- Các đường ống chạy trên hè, lề đường của đường giao thông hiện có và đường giao thông quy hoạch mới.
- Đường ống được chôn sâu dưới mặt đất tối thiểu 0,5m và đối với ống qua đường xe chạy tối thiểu 0,7m, đặt trong ống lồng bằng thép, phía trên đặt tấm đan giảm tải đảm bảo an toàn cho đường ống.
* Giải quyết áp lực
- Mạng lưới cấp nước được tính toán với áp lực tự do 12m đảm bảo cấp nước cho nhà 2 tầng đối với khu trung tâm xã và các xóm lân cận. Đối với những công trình cao tầng và các xóm ở xa nhà máy cấp nước cần xây dựng bể chứa và trạm bơm tăng áp cục bộ nhằm giảm chi phí quản lý vận hành nhà máy cấp nước.
2.3.3 Bảo vệ, vệ sinh nguồn nước
* Đối với nguồn nước ngầm trong khu vực
- Trong phạm vi có bán kính tối thiểu 25m tính từ trạm bơm nước ngầm cấm xây dựng, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.
* Đối với khu vực trạm xử lý
- Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ xung quanh khu vực xử lý nước.
- Bên trong tường rào không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.
* Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước là 0,5m
Khái toán kinh phí cấp nước
TT
|
Tên công trình
|
Khối lượng
|
Đơn giá(103đ)
|
Kinh phí (106đ)
|
1
|
Trạm xử lý nước
|
560m3/ng.đ
|
4000/1m3
|
2240
|
|
Trạm bơm cấp I
|
560m3/ng.đ
|
1000/1m3
|
560
|
2
|
Đường ống
|
(m)
|
(m)
|
|
|
90mm
|
9570
|
95
|
905
|
|
50mm
|
4800
|
29
|
185
|
|
25mm
|
7500
|
10
|
75
|
3
|
Phụ tùng đường ống
|
20%
|
|
234
|
|
Tổng
|
|
|
3503
|
2.4 Xác định vị trí quy mô công trình thoát nước
* Thoát nước thải và nước mưa
Mục tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Nước thải sinh hoạt
+ Giai đoạn 2020 - 2025: 60 l/ng ngđ, tỷ lệ thu gom 60%
+ Giai đoạn 2026- 2030: 60 l/ ng ngđ, tỷ lệ thu gom 80%
Bảng tính toán lưu lượng nước thải
TT
|
Thành phần
nước thải
|
Quy hoạch đến năm 2025
|
Quy hoạch đến năm 2030
|
Dân
số (người)
|
Tỷ
lệ thu gom nước thải
(%)
|
Tiêu chuẩn nước thải
(l/ng.ng.đ)
|
Lưu lượng nước thải (m3/ng.đ)
|
Dân số
(người)
|
Tỷ
lệ thu gom nước thải
(%)
|
Tiêu chuẩn nước thải
(l/ng.ng.đ)
|
Lưu lượng nước thải (m3/ng.đ)
|
I
|
Tổng(1+2+3)
|
|
|
|
416,4
|
|
|
|
626,4
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
3.372
|
60%
|
60
|
347,0
|
3.804
|
80%
|
60
|
522,0
|
2
|
Nước thải dịch vụ công cộng
|
|
|
10%SH.
|
34,7
|
|
|
10%SH.
|
52,2
|
|
(10% nước SH)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Nước thải sản xuất
|
|
|
10%SH.
|
34,7
|
|
|
10%SH.
|
52,2
|
|
(10% nước SH)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Giải pháp thoát nước thải
Sử dụng sơ đồ hệ thống thoát nước chung. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống cống thoát nước chung. Nước thải được tập trung về các trạm xử lý phân tán sử dụng bể bastaf kết hợp bãi lọc ngầm có trồng cây. Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (bể tự hoại 2 hoăc 3 ngăn, bể tự hoại cải tiến Bastaf). Đối với các hộ gia đình có chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như làm sạch vệ sinh môi trường chuồng trại. Cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất thải rắn tập trung.
Đối với nước thải các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của quy chuẩn QCVN:40/2011/BTNMT, trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.
2.5 Xác định vị trí quy mô bãi thu gom CTR
Quy hoạch 09 điểm thu gom rác thải trong đó mỗi điểm có diện tích 50m2/ điểm với bán kính phục vụ là 1km. Vị trí các điểm thu gom được quy hoạch như sau.
- Điểm thu gom 1: Vị trí tại xóm Na Dau, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 2: Vị trí tại xóm Na Biểu, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 3: Vị trí tại xóm Đồng Rôm, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 4: Vị trí tại xóm Đồng Chợ, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 5: Vị trí tại xóm Tân Chính, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 6: Vị trí tại xóm Suối Đạo, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 7: Vị trí tại xóm Khuân Rây, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 8: Vị trí tại xóm Hiệp Hoà, diện tích 50m2.
- Điểm thu gom 9: Vị trí tại xóm Na Mọn, diện tích 50m2.
2.6 Xác định vị trí quy mô nghĩa trang
Vị trí, quy mô
Khu nghĩa trang chôn cất tập trung của xã quy hoạch mới tại vị trí xóm Khuân Rây, tổng quy mô diện tích của khu nghĩa trang là 5,6ha. Các chỉ tiêu quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành đối với khu nghĩa trang.
Tính chất
Là khu chôn cất tập trung đáp ứng nhu cầu cho người dân trên địa bàn xã.
Phần 7
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Đánh giá tác động môi trường chiến lược là quá trình đánh giá định tính và dự báo đối với các khu vực chức năng tác đông đến môi trường tự nhiên và xã hội trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch.
Việc đánh giá phải xuất phát từ các điều kiện hiện trạng cụ thể, các giải pháp quy hoạch để có các dự báo phù hợp.
1. Hiện trạng môi trường khu vực khi chưa có quy hoạch
a. Hiện trạng môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
Về cơ bản môi trường chung của khu vực chia thành các phần chính sau:
+ Môi trường của các khu vực dân cư.
Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên, trước hết: Ô nhiễm môi trường đất và nước, do hệ thống thoát nước thải chưa được xây dựng và việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt chưa triệt để.
+ Môi trường của các khu cơ quan hành chính, cơ quan nhà nước.
Nhìn chung tại các khu vực này luôn được dọn dẹp sạch sẽ bởi các nhân viên. Ý thức người sử dụng cao nên môi trường tại các khu vực này ít bị ô nhiễm.
+ Môi trường tại khu buôn bán, chợ cóc.
Các khu vực này thường bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải, không khí do các hoạt động buôn bán xả ra rất ô nhiễm.
+ Môi trường của khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Chưa có biểu hiện ô nhiễm môi trường bởi các tác động nội, ngoại sinh, mức độ ô nhiễm bởi các loại hoá chất thực vật hầu như không đáng kể.
b. Hiện trạng môi trường hệ sinh thái.
Diện tích mặt nước đóng một vai trò cân bằng về môi trường sinh thái của khu vực. Tuy nhiên mặt nước hiện nay có nhiều thời điểm bị ô nhiễm bởi rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái.
c. Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội.
Trong khu vực quy hoạch, môi trường kinh tế - xã hội với các đặc trưng điển hình chung là cơ cấu lao động dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, lao động nông nghiệp chủ yếu. Hệ thống hạ tầng xã hội và hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn chưa được phát triển. Việc chuyển đổi lao động lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ và công nghiệp có thu nhập cao hơn là mong muốn của người dân địa phương.
2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường sau quy hoạch
Những vấn đề về môi trường tiềm tàng của quy hoạch:
Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để triển khai các dự án thành phần nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của khu vực, có ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực quy hoạch cũng như các khu vực phụ cận.
Tuy nhiên, cũng như bất cứ các đồ án quy hoạch và dự án khác trong quá trình triển khai các tác động tiêu cực tới môi trường là không thể tránh khỏi. Các tác động này có thể thấy được, không thấy được, trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy việc quan tâm tới vấn đề môi trường ngay từ giai đoạn lập phương án quy hoạch, nghiên cứu các dự án thành phần, giai đoạn thực thi xây dựng cho đến giai đoạn vận hành, quản lý khai thác nhằm đảm bảo khu vực phát triển bền vững lâu dài là điều rất cần thiết.
Để hướng tới mục đích trên, trước hết từng hoạt động của công tác quy hoạch, sau quy hoạch và mức độ ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường được xem xét và đánh giá sơ bộ như sau:
Các tác động môi trường chủ yếu của quy hoạch và sau quy hoạch
TT
|
Các hoạt động của quy hoạch
|
Các thành phần môi trường
|
Đời sống dân cư
|
Đất
|
Nước mặt
|
Nước ngầm
|
Không khí
|
Chất
thải rắn
|
Tiếng ồn
|
1
|
Thay đổi sử dụng đất
|
l
|
X
|
O
|
X
|
o
|
o
|
X
|
2
|
Thi công dự án
|
X
|
l
|
X
|
l
|
X
|
l
|
o
|
3
|
Phát triển hệ thống cấp nước
|
o
|
o
|
o
|
o
|
o
|
o
|
9
|
4
|
Phát triển thoát nước và XLN
|
O
|
l
|
o
|
o
|
o
|
o
|
9
|
5
|
Phát triển hệ thống điện
|
|
|
|
|
|
|
9
|
6
|
Phát triển thông tin, văn hóa
|
|
|
|
|
|
|
9
|
7
|
Phát triển cây xanh, thảm cỏ
|
9
|
9
|
9
|
9
|
O
|
9
|
9
|
8
|
Môi trường KTXH
|
|
|
|
|
|
|
l
|
Ghi chú : - Tác động tiệu cực: o – Nhẹ, X - Trung bình, l - Mạnh,
- Tác động tích cực: 9
Qua kết quả đánh giá bằng ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi thực hiện lập quy hoạch và tiến hành triển khai các dự án thành phần, cộng đồng dân cư trên địa bàn khu vực quy hoạch và xung quanh sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án. Quy hoạch sẽ thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội tuy nhiên cũng sẽ làm xáo trộn đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân sinh sống trên khu vực quy hoạch.
Ngoài những tác động tích cực nói trên, một số vấn đề tiềm tàng có thể xảy ra khi triển khai dự án như: ô nhiễm môi trường đất, nước, khí và hệ sinh thái. Các vấn đề này sẽ được xem xét, phân tích và đánh giá cụ thể mức độ ô nhiễm trong từng giai đoạn thực hiện của các dự án. Đây cũng là cơ sở đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm sau này.
3. Đánh giá tác động của quy hoạch khi thay đổi mục đích sử dụng đất.
a. Thay đổi hệ sinh thái.
Thay đổi mục đích sử dụng đất đồng nghĩa với việc thay đổi từ hệ sinh thái nông nghiệp sang hệ sinh thái khác. Tuy nhiên, với hệ sinh thái nông nghiệp đơn thuần, không có cá thể nào trong danh mục cần được bảo vệ, việc thay đổi này là chấp nhận được.
b. Thay đổi hệ nước mặt.
Hệ thống nước mặt cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ quá trình triển khai, vận hành các dự án. Nước thải sẽ làm thay đổi các thành phần vi sinh trong nước. Tuy nhiên việc xử lý nước thải thông qua trạm xử lý nước thải được xây dựng sẽ giảm tối đa khả năng gây ô nhiễm nước mặt của khu vực sẽ không gây xáo trộn nhiều cho hệ thống nước mặt quanh khu vực.
4. Tác động môi trường của quy hoạch trong thi công các dự án.
a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng
- Ô nhiễm do bụi đất, đá, cát có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và tới môi trường xung quanh (dân cư, giao thông vận tải ...).
- Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công trên công trường và do máy móc, thiết bị (nước thải, chất thải rắn).
- Ô nhiễm về tiếng ồn, rung do hoạt động của các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường xây dựng.
- Đối với vấn đề an toàn lao động: khi thi công trên cao, vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt máy móc thiết bị, sử dụng điện phục vụ thi công ... đều có nguy cơ gây ra tai nạn lao động.
- Ô nhiễm nhiệt do các quá trình thi công có gia nhiệt như quá trình đốt nóng chảy bitum, các phương tiện vận tải và máy móc thi công, nhất là khi trời nóng bức. Loại ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động đến người công nhân làm việc trực tiếp tại công trường.
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải, các phương tiện và máy móc thi công. Đây chủ yếu là các loại khí thải từ các động cơ, máy móc.
- Sức khoẻ người lao động và cộng đồng. Vấn đề này liên quan tới việc tổ chức cuộc sống cho công nhân, điều kiện làm việc, cường độ làm việc, điều kiện thời tiết và chất lượng môi trường..
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số lượng công nhân và cường độ làm việc trên công truờng không cao. Các vấn chủ yếu là: tác động trong việc giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; ô nhiễm khói bụi khi thi công. Các vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể phần sau.
Trong quá trình thi công xây dựng, các nguồn gây ô nhiễm chính cũng tương tự như trong giai đoạn chuẩn bị thi công, nhưng mức độ tăng cao hơn là do: lượng công nhân, số lượng nguyên vật liệu và vật tư phục vụ cho thi công, thiết bị máy móc và mật độ phương tiện vận chuyển ra vào khu vực sẽ tăng lên. Tuy nhiên, do đặc thù công trình xây dựng, thời gian thi công xây dựng không kéo dài, vì vậy các tác động thường chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp và mang tính chất tạm thời (các tác động này sẽ mất đi khi công trình vào hoạt động). Việc đánh giá cụ thể về phạm vi và mức độ tác động sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau.
b. Các tác động đến môi trường nước.
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản của các dự án, các tác động tới môi trường nước chủ yếu là chất thải sinh hoạt, chất thải của máy móc, do quá trình đóng cọc, khoan...Các nguồn thải này sẽ tác động tới môi trường nước mặt và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt.
Trong các công trường xây dựng, công nhân thường phải ở trong các khu nhà tạm, chưa có cơ sở hạ tầng, thiếu thốn các điều kiện vệ sinh cần thiết. Vì vậy, nước thải nói riêng và chất thải sinh hoạt nói chung thường có ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống và môi trường xung quanh. Số người làm việc gia tăng nhanh đây sẽ là nguồn ô nhiễm đáng kể tới môi trường nếu công tác tổ chức không chu đáo.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.
Cần phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý tạm thời chất thải hàng ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân, và nhân dân quanh vùng, gây dịch bệnh, bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ngầm và nước mặt và cần được quan tâm xử lý đúng mức.
Nước thải từ máy móc thiết bị.
Ngoài nước thải sinh hoạt phát sinh còn có một lượng nước thải đáng kể từ các máy móc, thiết bị. Theo kinh nghiệm tại các nghiên cứu trước đây, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm là đáng kể. Như vậy, nếu nguồn thải này xả ra môi trường nước mặt thì nồng độ dầu không đáp ứng được yêu cầu cho phép. Lượng dầu lớn sẽ tác động trực tiếp đến hệ sinh thái dưới nước, hệ sinh thái có thể bị mất cân bằng, thậm trí bị phá vỡ.
Nước cuốn trôi bề mặt là một trong những nguồn ô nhiễm đáng kể trong quá trình thi công. Đối với công trường thi công, lượng đất, cát, chất cặn bã, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt vương vãi là đáng kể. Nồng độ cũng như dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm:
- Do xả cặn dầu (thay dầu máy) bừa bãi, dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh.
- Đất cát vương vãi trong quá trình xây dựng, xói mòn mặt phủ bị.
- Các chất thải sinh hoạt, các sinh vật chết.
Vì vậy, nước cuốn trôi bề mặt thông thường chứa hàm lượng cặn cao, ngoài ra còn chứa nhiều các chất hữu cơ và dinh dưỡng. Mức độ gây ô nhiễm và tính chất nước cuốn trôi bề mặt phụ thuộc hoàn toàn vào biện pháp tổ chức, tiến độ thi công và có thể kiểm soát được trong quá trình thi công.
Nước thải trong quá trình thi công.
Lượng nước thải ra từ quá trình thi công không lớn, nhưng lượng nước này chứa các chất cặn bã, đất, cát, nguyên vật liệu rơi vãi và đặc biệt là nước thi công thường có chứa sản phẩm của quá trình xây dựng như vôi vữa, xi măng, đây là nguyên nhân làm cho PH của nước cao, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng lớn đến đời sống của thuỷ sinh vật.
c. Các tác động đến môi trường không khí.
Trong quá trình thi công, công tác san ủi mặt bằng và thi công xây dựng các cơ sở hạ tầng như: hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước, hệ thống đường giao thông...và chuyên chở vật liệu sẽ được thực hiện. Các công việc này thường được tiến hành thủ công và có thể kết hợp với việc sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại trợ giúp.
Các hoạt động trên thường phát sinh ra các loại bụi đất, cát và khí thải của các phương tiện thi công cơ giới và xe cộ.
Ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển đất.
Quá trình vận chuyển đất có thể rơi vãi, gây bụi và tác động xấu tới môi trường khí và hoạt động giao thông trong khu vực. Mức độ gây ảnh hưởng trong trường hợp này phụ thuộc chủ yếu vào công tác quản lý và mức độ tuân thủ của các nhà thầu. Cần áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động này.
Ô nhiễm bụi trong quá trình thi công các hạng mục xây dụng.
Bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân đang tham gia lao động và có thể gây ra cho họ các bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da. Bụi có thể phát tán ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư xung quanh. Ngoài ra, bụi có thể bám vào cây cối, cản trở quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.
Trong giai đoạn xây dựng, xét về mức độ và cường độ tác động, thì bụi đất cát có thể coi là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí. Bụi phát sinh trong suốt cả giai đoạn thi công và từ tất cả các hoạt động thi công cơ sở hạ tầng, nhưng nhiều nhất là trong các quá trình san ủi mặt bằng, làm móng, làm đường, đào và lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước...
Lượng bụi phát sinh ra rất biến động, thay đổi tùy theo hướng và tốc độ gió trong khu vực, tùy theo độ ẩm của đất, tùy theo nhiệt độ không khí trong ngày, thường ban ngày nhiều hơn ban đêm, và thậm chí phụ thuộc cả vào tiến độ và khối lượng thi công trên công trình.
Kiểm soát, xử lý và khó định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm. Xét về mặt kỹ thuật, thì các nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, là loại nguồn có tính biến động cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực và cả ô nhiễm môi trường chung, với đặc trưng là rất khó
Tuy nhiên, đối với nguồn phát tán thấp, các hạng mục có khoảng cách với khu dân cư. Vì vậy, ảnh hưởng của bụi chủ yếu tác động tới người tham gia giao thông trên đường và công nhân trực tiếp thi công. Mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào việc tổ chức thi công và sự tuân thủ quy chế xây dựng.
Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công cơ giới.
Khi thi công công trình, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công trên công trường. Ngoài ra, số lượng xe chở nguyên vật liệu đến cho công trình sẽ làm gia tăng lưu lượng giao thông tại khu vực thực hiện Dự án. Các thiết bị này khi hoạt động sẽ thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC, Tiếng ồn...
Các nguồn phát sinh khí độc hại này thuộc dạng nguồn thải thấp, khả năng phát tán đi xa của chúng là rất kém, do đó phạm vi ô nhiễm mang tính cục bộ, chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang làm việc trong khu vực này và người tham gia giao thông.
Khí thải từ các hoạt động khác.
Ngoài nguồn ô nhiễm khói bụi chính do máy móc hoạt động, vận chuyển gây ra, nguồn ô nhiễm do quá trình hàn cắt kim loại cần thiết được đề cập. Chất ô nhiễm chủ yếu là khói hàn CO và NOx.
Phạm vi ảnh hưởng của nguồn này rất hẹp. Chủ yếu tác động tới người trực tiếp làm việc, mức độ tác động không đáng kể nếu tuân thủ nghiêm ngặt công tác bảo hộ an toàn trong lao động.
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của công nhân sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động trực tiếp gây ô nhiễm như đốt dầu, than củi, đốt rác... Các hoạt động gián tiếp như thải các chất thải, phân rác... vào môi trường. Do sự phân huỷ các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường như các chất NH3, H2S...
d. Tác động của của tiếng ồn và chấn động.
Trong giai đoạn này do yêu cầu thi công nên số lượng công nhân và các loại xe cộ, máy móc phục vụ xây dựng hoạt động trong khu vực tương đối lớn. Nguồn gây ồn là các loại xe vận tải ra vào công trường, máy ủi, máy xúc đang thi công, các máy móc thiết bị chức năng phục vụ xây dựng, tiếng ồn sinh hoạt của công nhân... Nhưng đáng kể nhất là tiếng ồn của các phương tiện vận tải trên công trường.
Trong quá trình thi công, sự tham gia và tập trung của nhiều phương tiện giao thông dễ gây ra mức ồn vượt quá giá trị cho phép. Tuy nhiên, khu vực xây dựng tương đối trống trải nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đến dân cư là không lớn. Mức ồn chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của những người công nhân trực tiếp thi công.
Các chấn động sinh ra chủ yếu do sự hoạt động của các phương tiện, máy móc thi công trên công trường, chủ yếu là công tác đóng cọc. Tuy nhiên, do số lượng các thiết bị gây chấn động không nhiều và không liên tục, xung quanh khu vực dự án không có các công trình nhạy cảm, dân cư cách xa khu vực thi công, vì vậy mức độ ảnh hưởng của chấn động có thể bỏ qua.
e. Các tác động của chất thải rắn.
Quá trình thi công cũng để lại một khối lượng lớn chất thải rắn như: cát, đá, sỏi, chai lọ, vỏ hộp, túi nilon, sắt, gỗ phế thải... Mặt khác, đây là các chất khó phân huỷ vì vậy thời gian tác động sẽ lâu dài. Những chất này ngoài sự gây ô nhiễm cho đất, nước còn có thể là nguyên nhân gây tai nạn lao động.
Ngoài ra còn có một lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các lán trại. Lượng chất thải rắn này không lớn nhưng mức độ tác động lại rất đáng kể do tính dễ phân huỷ của chúng. Thực tế cho thấy, hầu hết công nhân xây dựng đều xả rác thải bừa bãi, không có ý thức bỏ vào đúng nơi quy định, đi vệ sinh bừa bãi. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường sống, nguồn phát sinh bệnh cho công nhân.
g. Sự cố môi trường và tai nạn lao động.
* Sự cố môi trường
Trong quá trình thi công, nguy cơ gây cháy nổ của bom, mìn hoặc nguyên vật liệu gây nổ như: sơn, xăng, dầu... được tập kết tại các kho tạm có thể xảy ra. Khi sự cố xảy ra sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng tới con người và tài sản.
* Tai nạn lao động
Trong quá trình thi công, do ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường khắc nghiệt, do cường độ lao động cao có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất xỉu.
Công việc lắp ráp, thi công và vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao có thể gây ra các tai nạn lao động. Đặc biệt là việc thi công trên cao.
Hệ thống điện tạm thời cung cấp cho các thiết bị, máy móc và thắp sáng có thể gây hoả hoạn, điện giật...thiệt hại tài sản và con người.
Trên công trường, do tập trung một lực lượng lớn lao động, nếu không tổ chức tốt đời sống sinh hoạt cho công nhân sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động, phát sinh bệnh dịch và ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Tuy rằng, khả năng xảy ra sự cố môi trường và tai nạn lao động không lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lại rất lớn, liên quan trực tiếp tới tài sản và tính mạng người lao động.
h. Các tác động khác.
Trong quá trinhg thi công dự án, do tập trung rất nhiều vật tư, tiền vốn, đồng thời huy động một lực lượng lao động khá lớn với đủ loại các đối tượng khác nhau.
Vì vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ nảy sinh các tiêu cực: trộm cắp, mất trật tự trị an.... Đặc biệt là tình trạng rượu trè, cờ bạc; tình trạng hút hít, mại dâm trong các lán trại và khu vực xung quanh khu vực dự án.
5. Tác động môi trường của quy hoạch trong thời gian hoạt động.
a. Tác động đến sử dụng đất và điều kiện cảnh quan.
Khi khu trung tâm của xã được xây dựng, toàn bộ khu vực sẽ trở thành một khu trung tâm với cảnh quan đặc trưng, công cộng, văn hóa, các tuyến giao thông cơ giới và đi bộ. Khu vực sẽ trở nên hấp dẫn và trở thành nơi có giá trị bất động sản cao.
Các tác động trực tiếp có thể kể đến như sau.
b. Nước thải.
Trong quá trình vận hành các công trình sẽ thải ra một lượng nước đáng kể. Trong đó có lượng nước chủ yếu xuất phát từ các công trình nhà ở của dân, các công trình công cộng phục vụ chung mới được xây dựng.
c. Khí thải, tiếng ồn.
Chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thông.
d. Chất thải rắn.
Chủ yếu là chất thải rắn do các hoạt động sinh hoạt của người dân, các hoạt động làm việc tại các công trình công cộng, cơ quan hành chính, các công trình công cộng.
e. Tác động môi trường xã hội.
Đây là yếu tố vô hình ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến toàn bộ dân cư trong khu vực quy hoạch và khu vực lân cận. Đó là các vấn đề về di dân, tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp. Các vấn đề về giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội luôn đi cùng quy hoạch đòi hỏi phải giải quyết ngay từ giai đoạn triển khai, quản lý quy hoạch.
* Các ảnh hưởng tiêu cực.
- Trước hết là bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của cộng đồng dân cư địa phương cũng như vấn đề an ninh, trật tự sẽ thay đổi hoàn toàn khi có một số lượng lớn người dân di cư đến sinh sống.
- Một phần đất canh tác nông nghiệp sẽ chuyển sang đất ở, như vậy cần phải dần chuyển đổi nhiều lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp hoặc dịch vụ.
* Các tác động tích cực.
- Khu trung tâm được xây dựng hoàn chỉnh sẽ mang đến nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho người dân địa phương tạo ra một động lực phát triển kinh tế – xã hội cho huyện và mang lại nhiều nguồn lợi lâu dài cho người dân.
- Giá trị bất động sản tăng lên tạo cho người dân một tài sản lớn mà người nông dân lao động nhiều năm cũng không thể có được.
- Khu vực phát triển mới cung cấp không chỉ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho người dân mà còn cung cấp nhiều tiện ích công cộng trên hầu hết các lĩnh vực: văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao...và mang đến cho họ lối sống của hiện đại - lối sống đô thị.
- Khi mở các tuyến đường mới trong các khu vực dân cư lân cận hiện có cũng hình thành nên nhiều tuyến phố dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm dịch vụ có thu nhập hấp dẫn cho người dân địa phương.
6. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của dự án.
a. Giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng.
Công tác san lấp mặt bằng.
Quá trình vận chuyển bùn và vật liệu san lấp sẽ được thực hiện bằng xe có nắp đậy của công ty môi trường. Đảm bảo không để đất cát rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Những nội dung này sẽ được đưa vào hợp đồng giữa Chủ đầu tư của các dự án và đơn vị thi công như là điều khoản bắt buộc đối với các nhà thầu.
Giảm thiểu tác động của việc định cư công nhân trên công trường.
Việc thi công dự kiến sẽ kéo dài hơn, nên việc giảm thiểu tác động do việc định cư của công nhân rất quan trọng. Xác định được ý nghĩa đó, các dự án sẽ áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật, quản lý và giáo dục nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội.
Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu định cư của công nhân.
Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu phải xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân. Các nhà ở phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu: độ kiên cố, thoáng rộng, cao ráo, có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh cho công nhân.
Cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho công nhân trong thời gian thi công.
Lắp đường ống thoát nước tạm thời cho khu sinh hoạt. Nước sau khi sử dụng được thu gom và xả xuống kênh tiêu. Tránh hiện tượng nước ứ đọng tại nơi sinh sống của công nhân.
Mỗi lán trại đều có bản nội quy về giữ gìn vệ sinh môi trường. Tất cả các công nhân trên công trường được giáo dục, nhắc nhở và phải cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ nội quy đã đề ra, nghiêm cấm các hành vi phóng uế bừa bãi, vệ sinh không đúng nơi quy định.
Y tế dự phòng và an toàn lao động.
Trong quá trình xây dựng, Dự án bố trí cán bộ y tế - an toàn lao động luôn túc trực để hướng dẫn, kiểm tra và nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động, và sơ cứu, chữa trị các trường hợp ốm đau, tai nạn lao động...
Định kỳ 2 - 4 tuần phun thuốc diệt trùng tại khu nhà ở cho công nhân;
- Các giải pháp an toàn lao động được duyệt cùng với biện pháp thi công.
- Các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật phải được kèm theo, các thông số kỹ thuật phải được kiểm tra thường kỳ.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, mặt nạ hàn, mũ bảo hiểm, thắt lưng bảo hiểm...
- Trang bị các thiết bị cần thiết trong trường hợp có sự cố: bình ôxy...
- Trước khi vào công trường, công nhân được phân theo nhóm ngành nghề và được hướng dẫn các nguyên tắc và quy định về an toàn lao động theo nhóm ngành nghề.
- Trước mỗi ngày lao động, công nhân được nhắc nhở kiểm tra về công tác an toàn lao động. Công nhân phải ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động: Không đổ phế liệu từ trên cao xuống, đeo dây an toàn khi thi công, lắp ráp ở trên dàn giáo hoặc thiết bị trên cao...
- Thiết lập các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy. Cần phải kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật, cần phải được bôi màu theo tiêu chuẩn quy định như ống dẫn nhiên liệu, ống hơi, ống khí...
- Lập hàng rào che chắn và biển báo các khu vực nguy hiểm: trạm biến thế, nơi để vật liệu dễ gây cháy nổ, chiếu sáng những khu vực thi công ban đêm…
b. Các biện pháp hạn chế các vấn đề phức tạp của xã hội.
- Khi bắt đầu được giao đất, các dự án tiến hành xây dựng ngay hàng rào bảo vệ, hệ thống đèn bảo vệ. Thành lập đội bảo vệ công trường.
- Mọi công nhân được phát một thẻ ra vào công truờng. Trước khi làm việc tại công trường, công nhân được phổ biến nội quy trật tự trị an, an toàn lao động và vệ sinh môi trường ở công trường. Mỗi công nhân phải cam kết không vi phạm nội quy công trường.
- Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, hút hít tại công trường.
- Phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuần tra, đảm bảo trật tự trị an công trường.
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và đất từ các hoạt động thi công.
- Chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh thủ tục xin phép khai thác nước trong quá trình thi công. Đảm bảo việc khai thác đáp ứng yên cầu kỹ thuật và quy định của luật pháp, nhằm giảm thiểu tiêu cực tới nguồn nước ngầm.
- Đẩy nhanh tốc độ thi công, tổ chức thi công một cách khoa học.
- Không xả các chất gây ô nhiễm xuống hố.
- Phế thải nhiên liệu do máy móc thải ra được thải bỏ vào thùng riêng. Không xả ra môi trường và được chở đi tiêu huỷ định kỳ.
- Tại các khu vực thi công, áp dụng biện pháp khoanh vùng, đắp bờ bao (bao cát), khơi thông dòng chảy nhằm hạn chế tình trạng xói mòn, lụt, lún.
- Toàn bộ nước từ công tác thi công, nước chảy tràn bề mặt được sơ lắng tại các hố lắng trước khi xả ra mương tiêu trong khu vực.
- Sau khi dự án hoàn thành, các mương thuỷ lợi sẽ được nạo vét và trả lại hiện trạng.
d. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và đất từ các hoạt động sinh hoạt.
Tất cả các công trình nhà ở, công trình dân dụng đều phải duyệt cấp phép và xây dựng hệ thống bể phốt theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn.
e. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn xây dựng.
- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu.
- Giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm vật liệu và thắt chặt quản lý.
- Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư có thể tận dụng cho việc san lấp mặt bằng.
- Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẫu sắt thép dư ... được thu gom, phân loại tập trung và bán cho người thu mua.
g. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí, bụi.
- Không sử dụng xe máy quá thời gian lưu hành để vận chuyển nguyên vật liệu trong công trình.
- Không chuyên chở hàng hoá vượt trọng tải danh định.
- Trong thời gian chuẩn bị và thi công xây dựng, thường xuyên tưới nước (3 lần ngày) đường và khu vực xây dựng phát sinh bụi. Vệ sinh đất cát rơi vãi tại khu vực xung quanh dự án.
- Các xe vận chuyển vật liệu (sỏi, cát, đá, gạch) có bạt che khi lưu thông. Xe không chở vào giờ cao điểm và đi đúng đường do thành phố quy định.
- Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận tải từ 22h đêm đến 6h sáng.
- Các công trình trong quá trình xây dựng tiếp giáp với đường giao thông hoặc khu vực có nhiều nguời sẽ được che bạt xung quanh, nhằm tránh bụi công trình và tai nạn lao động có thể xảy ra.
- Có nội quy cụ thể đối với từng công trình, cụm công trình nhằm hạn chế ảnh hưởng tác động của bụi xây dựng đến môi trường như: Không đổ đất cát từ trên cao xuống đất...
- Trồng cây xanh cách ly đối với những khu có độ ồn và thải khói bụi cao nhằm giảm thiểu sự phát tán của bụi và tiếng ồn đến môi trường xung quanh.
h. Kiểm soát ồn rung trong quá trình thi công xây dựng.
- Hạn chế các tiếng động lớn vào ban đêm (từ 22h đến 6h). Tại các trạm trộn bê tông, các máy móc có tiếng ồn lớn sẽ đặt cách xa khu dân cư tối thiểu 50 m.
- Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép theo TCVN.
7. Các vấn đề môi trường đã được giải quyết trong đồ án.
- Giữ gìn và tạo lập hệ sinh thái cây xanh, mặt nước góp phần điều hoà, làm trong lành bầu không khí khu vực.
- Hệ thống nước thải được thiết kế tách khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải được thu gom hoàn toàn và xử lý tại trạm xử lý nước thải theo quy định trước khi xả ra nguồn nước mặt.
- Tại các khu đất đều bố trí các điểm thu gom rác tập trung.
- Các nghĩa địa tự phát, nghĩa trang hiện có dần được chuyển đến nghĩa trang tập trung để đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.
- Các nhóm nhà ở được quy hoạch theo nguyên tắc “ có thể đi bộ được”. Các công trình dịch vụ công cộng cấp đơn vị ở đều có bán kính phù hợp với việc đi bộ, qua đó giảm thiểu việc sử dụng các phương tiên cơ giới, hạn chế được ô nhiễm không khí.
Phần 8
CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
I/ Các dự án ưu tiên đầu tư và kế hoạch thực hiện
Stt
|
Tên dự án ưu tiên
|
Năm thực hiện
|
Tổng tiền đầu tư
|
2025
|
2030
|
Ngân sách nhà nước
(tỷ đồng)
|
Ngân sách doanh nghiệp (tư nhân)
(tỷ đồng)
|
Ngân sách khác
(tỷ đồng)
|
1
|
Nhà làm việc UBND xã
|
X
|
|
10
|
|
|
2
|
Mở rộng nhà văn hóa xóm Hiệp Hòa
|
X
|
|
|
|
0,5
|
3
|
Xây dựng nghĩa trang liệt sỹ mới
|
X
|
|
4
|
|
|
4
|
Khu sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp xóm Na Dau
|
X
|
|
|
5
|
|
5
|
Nghĩa trang tập trung xóm Khuân Rây
|
|
X
|
4,7
|
|
|
6
|
Nghĩa trang xóm Hiệp Hòa
|
|
X
|
1
|
|
|
7
|
Nghĩa trang xóm Na Dau
|
|
X
|
1
|
|
|
8
|
Bãi tập kết và trung chuyển rác thải xóm suối Đạo
|
X
|
|
5
|
|
|
9
|
Khu dân cư tập trung tại xóm Đồng Rôm + Na Biểu
|
|
X
|
|
|
15
|
10
|
Trụ sở công an xã
|
X
|
|
4
|
|
|
11
|
Nhà làm việc Ban chỉ huy Quân Sự xã
|
X
|
|
2
|
|
|
12
|
Khu trang trại tập trung xóm Na Dau, quy mô 20,0ha
|
X
|
|
|
7
|
|
13
|
Khu trang trại tập trung xóm Na Dau, quy mô 10,0ha.
|
X
|
|
|
4
|
|
14
|
Khu chăn nuôi tập trung xóm Đồng Chợ + Na Biểu (30ha)
|
X
|
|
|
10
|
|
Phần 9
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới, và việc xây dựng hoàn thành các tiêu chí của xã như đã đề ra cũng như giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần tạo dựng môi trường nông thôn và điều kiện sống của người dân địa phương theo tinh thần của Nghị quyết 26/NQ-TW, thì việc Điều chỉnh Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết. Kính mong UBND huyện Phú Lương và các Phòng Ban chuyên môn của huyện xem xét tạo điều kiện để Đảng bộ chính quyền và nhân dân địa phương xã Phủ Lý làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo./.
PHỤ LỤC KÈM THEO
1. Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án;
2. Văn bản chủ trương;
3. Nghị quyết HĐND;
4. Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án;
5. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;
6. Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến;
7. Phiếu đóng góp ý kiến của cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư;
8. Hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng;
9. Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.