1. Phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch
- Phạm vi ranh giới: toàn bộ địa giới hành chính huyện Thăng Bình; có
ranh giới:
+ Phía Đông : giáp Biển Đông;
+ Phía Tây : giáp huyện Hiệp Đức và huyện Tiên Phước;
+ Phía Nam : giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh;
+ Phía Bắc : giáp huyện Duy Xuyên và Quế Sơn.
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 412,25 km2, với 22 đơn vị hành chính (21
xã và thị trấn Hà Lam).
2. Tính chất: là vùng trọng điểm phát triển về dịch vụ thương mại, công
nghiệp; động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam.
3. Mục tiêu của đồ án
- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Rà soát, điều chỉnh, khớp nối các quy hoạch trên địa bàn huyện;
- Làm cơ sở để triển khai lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây
dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật huyện.
4. Tiềm năng và động lực phát triển
a) Về ngoại vùng:
- Thuộc cụm động lực số 2 (Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn); liên kết
hỗ trợ phát triển với Cụm động lực số 1 (Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc) và Cụm
động lực số 3 (Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh);
- Có tiềm năng phát triển về dịch vụ, thương mại và phát triển công nghiệp
với quy mô lớn tại vùng Trung. Bao gồm một phần diện tích phát triển mới theo
Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai.
b) Về nội vùng: có di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch;
quỹ đất ven biển lớn, đang được đầu tư hạ tầng khung tạo điều kiện tốt để thu
hút các nhà đầu tư. Lực lượng lao động dồi dào; quỹ đất nông, lâm nghiệp lớn
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng sản
xuất, rừng gỗ lớn và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
5. Các chỉ tiêu phát triển vùng
a) Dân số: đến năm 2030 đạt khoảng 200.000 người; trong đó, dân số đô
thị khoảng 145.000 người, nông thôn khoảng 55.000 người.
b) Đô thị hóa: tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 73%.
c) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính: được áp dụng theo Thông tư
01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2021/BXD; Thông tư số
01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD.
6. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Phân vùng phát triển:
- Tiểu vùng Đông: gồm 08 xã Bình Triều, Bình Giang, Bình Dương, Bình
Minh, Bình Hải, Bình Nam, Bình Đào, Bình Sa. Định hướng phát triển du lịch,
đô thị, công nghiệp, nông nghiệp. Đầu tư phát triển theo định hướng đồ án điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai; trong đó, về không
gian phát triển đô thị, định hướng đô thị Bình Minh, một số xã của tiểu vùng
Đông cùng với một số xã tiểu vùng Trung trở thành khu vực nội thị của đô thị
loại IV Thăng Bình;
- Tiểu vùng Trung: gồm 06 xã Bình Tú, Bình Quý, Bình Nguyên, Bình
An, Bình Trung, Bình Phục và thị trấn Hà Lam. Định hướng phát triển đô thị,
thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nông lâm
nghiệp; trong đó về không gian phát triển đô thị, định hướng đô thị Hà Lam,
một số xã của tiểu vùng Trung, tiểu vùng Đông trở thành khu vực nội thị của
đô thị loại IV Thăng Bình;
- Tiểu vùng Tây: gồm 07 xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc, Bình
Định Nam, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Quế. Định hướng phát triển nông lâm
nghiệp, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; trung tâm vùng
là Hà Châu (Bình Phú), Bình Trị.
b) Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển
- Nông, lâm, thủy sản:
+ Tiểu vùng Đông: phát triển chuỗi nông nghiệp với các loại cây trồng
chủ yếu là rau sạch, hình thành vùng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công
nghệ cao, các vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao tại sông Trường Giang
cung cấp cho các dịch vụ nghỉ dưỡng ven biển. Không bố trí chăn nuôi tập
trung.
+ Tiểu vùng Trung: phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp đặc biệt là
phát triển vùng lúa gạo chuyên canh.
+ Tiểu vùng Tây: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các
khu vực có quỹ đất thuận lợi, dọc kênh Phú Ninh tại Bình Quý, Bình Chánh,
Bình Quế, Bình Phú; phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tại các hồ lớn tại
khu vực kết hợp phát triển du lịch. Phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn đồi,
kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế nông lâm kết hợp. Trồng rừng gỗ lớn
khai thác thế mạnh về rừng trồng sản xuất, các loại cây dược liệu. Phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tại một số địa phương có điều kiện phù
hợp.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Khu công nghiệp: bao gồm các khu công nghiệp thuộc Khu Kinh tế mở
Chu Lai; khu công nghiệp Bắc Thăng Bình 1 và khu công nghiệp Bắc Thăng
Bình 2 quy mô khoảng 1.000ha thuộc khu vực phát triển công nghiệp - đô thị -
dịch vụ phía Tây sông Trường Giang; khu công nghiệp phía Tây cao tốc đoạn
qua huyện Thăng Bình quy mô khoảng 400 ha thuộc khu vực phát triển công
nghiệp - đô thị - dịch vụ phía Tây đường Cao tốc; khu công nghiệp Công nghệ
cao 2 huyện Thăng Bình quy mô khoảng 300 ha; khu công nghiệp Bình Lâm -
Bình Lãnh quy mô khoảng 490ha.
+ Cụm công nghiệp: có 09 cụm công nghiệp bao gồm Hà Lam - Chợ Được,
Kế Xuyên - Quán Gò, Bình An, Dốc Tranh, Rừng Lãm, Bình Hòa, Quý Xuân,
Châu Xuân Tây, Ngọc Sơn – Bình Phục (trong đó cụm công nghiệp Châu Xuân
Tây nằm trong ranh giới quy hoạch khu công nghiệp phía Tây cao tốc, cụm
công nghiệp Ngọc Sơn - Bình Phục nằm trong ranh giới quy hoạch khu công
nghiệp Bắc Thăng Bình 2);
+ Tiểu thủ công nghiệp: đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp nông
thôn theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống gắn với vùng
nguyên liệu và các tuyến du lịch làng nghề trên địa bàn huyện.
- Thương mại, dịch vụ
+ Không gian phát triển thương mại dịch vụ tập trung tại các đô thị Hà
Lam, Bình Minh; các trung tâm cụm xã, trung tâm xã; các khu chức năng; dọc
theo các trục chính Đông Tây, các trục chính Bắc Nam.
+ Đến năm 2030 trên địa bàn huyện có 28 chợ. Trong đó, có 03 chợ hạng
1 (chợ Hà Lam, chợ Bình Minh, chợ đầu mối nông súc sản miền Trung – Tây
nguyên); còn lại là các chợ phân bố tại các xã phục vụ cho nhân dân trong vùng.
- Du lịch:
+ Phía Tây: định hướng khu vực phát triển du lịch tại khu di tích quốc gia
đặc biệt Phật viện Đồng Dương, các điểm du lịch tại Hồ Cao, Hồ Đông Tiễn,
Hồ Đập Phước Hà, Hố Do;
+ Phía Đông: thu hút, phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực
Khu Kinh tế mở Chu Lai, khu vực ven sông, ven biển huyện Thăng Bình.
c) Định hướng tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn
- Đô thị:
Gồm thị trấn Hà Lam (dự kiến phân loại đô thị loại IV giai đoạn 2025 -
2030) và đô thị mới Bình Minh (dự kiến phân loại đô thị V và hình thành thị
trấn giai đoạn 2025-2030); đến năm 2030, phấn đấu đô thị Hà Lam mở rộng
kết nối với đô thị Bình Minh và các xã lân cận, nâng cấp lên thành cấp hành
chính là thị xã Thăng Bình.
- Nông thôn:
+ Tập trung xây dựng trung tâm cụm xã Bình Trị và trung tâm cụm xã Hà
Châu (Bình Phú).
+ Phát triển hoàn thiện các khu trung tâm xã theo quy hoạch nông thôn
mới được duyệt.
+ Các điểm dân cư: phát triển ổn định và mở rộng các khu dân cư hiện có;
sắp xếp dân cư phòng chống thiên tai, sạt lở, các điểm dân cư nhỏ lẻ, các điểm
dân cư nằm trong các vùng rừng phòng hộ; xây dựng các công trình phòng
chống giảm nhẹ thiên tai, hoàn thành việc phát triển nhà ở kiên cố; phấn đấu
xây dựng các điểm dân cư nông thôn đạt các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu.
d) Định hướng tổ chức các khu chức năng
- Khu Kinh tế mở Chu Lai (thuộc ranh giới hành chính huyện Thăng Bình):
thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh
Quảng Nam của Thủ tướng Chính phủ.
- Khu công nghiệp (nằm ngoài khu vực Kinh tế mở Chu Lai): khu công
nghiệp Bắc Thăng Bình 1 và khu công nghiệp Bắc Thăng Bình 2 quy mô
khoảng 1.000ha thuộc khu vực phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ phía
Tây sông Trường Giang; khu công nghiệp phía Tây cao tốc đoạn qua huyện
Thăng Bình quy mô khoảng 400 ha thuộc khu vực phát triển công nghiệp - đô
thị - dịch vụ phía Tây đường Cao tốc; khu công nghiệp Công nghệ cao 2 huyện
Thăng Bình quy mô khoảng 300 ha; khu công nghiệp Bình Lâm - Bình Lãnh
quy mô khoảng 490ha.
- Khu vực du lịch ven sông Trường Giang, ven biển huyện Thăng Bình:
Quy mô: khoảng 5.400 ha; tại khu vực các xã ven sông Trường Giang, ven biển
huyện Thăng Bình (kết nối giữa Khu Kinh tế mở Chu Lai với đô thị Duy Hải –
Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên); định hướng phát triển dịch vụ, du lịch gắn với
phát triển đô thị và nông thôn.
đ) Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
- Giáo dục - đào tạo: tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Củng cố
và mở rộng quy mô trường, lớp hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế. Phấn đấu
đến năm 2030, có 100% trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Dự trữ quỹ đất nhằm thu hút đầu tư xây dựng
các trường tư nhân tại các trung tâm đô thị vùng Đông và vùng Trung.
- Y tế: củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cấp trung tâm y tế
huyện và các trạm y tế xã; thu hút dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế, chuyên
ngành cấp khu vực, cấp tỉnh, dự án du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, nghỉ
dưỡng cho người cao tuổi.
- Văn hóa - thể thao: xây dựng hệ thống công viên, cây xanh đô thị tại thị
trấn Hà Lam, đô thị mới Bình Minh; xây dựng các khu vực quảng trường công
cộng dọc biển, các trung tâm thể dục thể thao cấp đô thị tại các khu vực đô thị
mới Bình Minh. Các thiết chế văn hóa thể dục thể thao cấp xã đáp ứng tiêu chí
theo quy hoạch xây dựng nông thôn cấp xã. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hóa, các hoạt động lễ hội, các làng nghề truyền thống (lễ hội đua
thuyền và Cộ Bà Chợ Được, lễ tế Cá Ông).
e) Định hướng các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
- Các khu vực bảo vệ cảnh quan và nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch,
thoát lũ:
+ Khu vực dọc hai bên tuyến đường Võ Chí Công, rộng 100m mỗi bên.
Khu vực cây xanh dọc tuyến đường từ đường ĐT619 (nút giao tại xã Bình Sa)
kết nối vào Quốc lộ 14H.
+ Khu vực ven sông Trường Giang; ven sông Ly Ly.
+ Khu vực cảnh quan, nông nghiệp kết hợp hành lang thoát lũ nối hạ lưu
bàu Hà Kiều với sông Trường Giang.
+ Khu vực cảnh quan, nông nghiệp kết hợp hành lang thoát lũ nối hạ lưu
bàu Hà Kiều và sông Bàn Thạch (thành phố Tam Kỳ).
+ Khu vực dọc hành lang giữa đường Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và
tuyến đường sắt cao tốc quy hoạch.
+ Khu vực nông nghiệp phía Nam.
- Khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển: Hạn
chế tối đa việc chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng ngập mặn (nếu có). Bảo vệ
nghiêm ngặt khu vực rừng tự nhiên (nếu có).
- Hành lang các tuyến sông: đảm bảo hành lang cách ly bảo vệ sông và dự
phòng khi có lũ.
- Khu vực an ninh, quốc phòng: bảo vệ các quỹ đất an ninh, quốc phòng.
Việc xây dựng tại các khu vực này và vùng phụ cận cần thỏa thuận với các cơ
quan quản lý có liên quan theo quy định.
- Các khu di tích văn hóa lịch sử quan trọng: lập danh mục cụ thể, xác định
các giá trị và quy định ranh giới khu vực bảo tồn làm cơ sở định hướng cho
hoạt động xây dựng, bảo vệ di tích theo Luật di sản.
- Kiểm soát và cấm mọi hoạt động xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ
vùng thoát lũ; hành lang bảo vệ di tích văn hóa lịch sử; hành lang bảo vệ an
toàn các tuyến hạ tầng kỹ thuật; hành lang dự trữ phát triển các tuyến hạ tầng;
vùng cảnh quan sinh thái.
- Xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng trong khu vực sản xuất nông nghiệp
cần phải quy hoạch, thiết kế để đảm bảo không gian cảnh quan chung của vùng
nông thôn.