|
VIỆN KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH ĐÔ THỊ & NÔNG THÔN – BỘ XÂY DỰNG
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
65 Mạc Đĩnh Chi – Quận 1 – TP.Hồ Chí Minh – Tel: 08.38224476 – Fax: 08.38220090
|
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
quy hoẠch PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000
KHU ĐÔ THỊ dỊch vỤ thương mẠi – dân cư
phía sau TRUNG tâm chính trỊ – hành chính
THÀNH PHỐ trà vinh – tỈnh trà vinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
quy hoẠch PHÂN KHU TL: 1/2000
KHU ĐÔ THỊ dỊch vỤ thương mẠi – dân cư
phía sau TRUNG tâm chính trỊ – hành chính tỈnh trà vinh
THNH PHỐ trà vinh – tỈnh trà vinh
Tổ chức thực hiện:
|
|
Cơ quan phê duyệt
|
: UBND Tỉnh Trà Vinh
|
Cơ quan thẩm định
|
: Sở Xây dựng Tỉnh Trà Vinh
|
Cơ quan chủ đầu tư
|
: Sở Xây dựng Tỉnh Trà Vinh
|
Cơ quan lập quy hoạch
|
: Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam
Trung tâm Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam 2
|
Trà Vinh, Ngày tháng năm 2012
Cơ quan phê duyệt
UBND TỈNH TRÀ VINH
|
Trà Vinh, Ngày tháng năm 2012
Cơ quan thẩm định
SỞ XÂY DỰNG TỈNH TRÀ VINH
|
Trà Vinh, Ngày tháng năm 2012
Cơ quan Chủ đầu tư
SỞ XÂY DỰNG TỈNH TRÀ VINH
|
Bộ xây dựng – Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
Trung tâm Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam 2
quy hoẠch PHÂN KHU TL: 1/2000
KHU ĐÔ THỊ dỊch vỤ thương mẠi – dân cư
phía sau TRUNG tâm chính trỊ – hành chính tỈnh trà vinh
THÀNH PHỐ trà vinh – tỈnh trà vinh
Chỉ đạo thực hiện: Giám đốc Phân viện
|
: KTS. Ngô Quang Hùng
|
Tổ chức thực hiện : Giám đốc Trung tâm QH 2
|
: KTS. Thái Thạch Lâm
|
Chủ nhiệm Đồ án
|
: KTS. Thái Thạch Lâm
|
Tham gia thiết kế:
|
|
Kinh tế - Kiến trúc
|
: KTS. Nguyễn Phan Trọng Khôi
|
San nền
|
: KS. Từ Minh Hà
|
Giao thông
|
: KS. Trần Ngọc Hùng
|
Cấp nước
|
: KS. Nguyễn Văn Đông
|
Thoát nước bẩn
|
: KS. Nguyễn Văn Đông
|
Cấp điện
|
: KS. Nghiêm Bội Đức
|
Thông tin liên lạc
|
: KS. Hứa Bá Minh
|
Quản lý kỹ thuật
|
|
Kinh tế - kiến trúc
|
: KTS. Đinh Tường Nga
|
San nền
|
: KS. Trần Quốc Hoàn
|
Giao thông
|
: KS. Trần Phước Trung
|
Cấp thoát nước
|
: KS. Traàn Quốc Hoàn
|
Cấp điện, TTLL
|
: KS. Phan Quốc Khánh
|
|
Tp HCM, Ngày tháng năm 2012
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ NÔNG THÔN MIỀN NAM
GIÁM ĐỐC
|
I. GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. Lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch phân khu
-
Thành phố Trà Vinh hiện là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, .. của tỉnh Trà Vinh. Là đô thị có vị thế, tiềm năng và sự tăng trưởng nhanh trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Năm 2007, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Trà Vinh (nay là Thành phố Trà Vinh) đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Từ đó đến nay, Thành phố Trà Vinh đã có nhiều phát triển về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu về phát triển thương mại – dịch vụ, nhà ở ngày càng cao.
-
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Trà Vinh (nay là thành phố) đã xác định Thành phố sẽ hình thành Khu trung tâm Chính trị – Hành chính mới tại khu vực phía Tây Nam (gần sân bay cũ). Khu vực trung tâm này sẽ gắn với các khu dân cư, dịch vụ thương mại lân cận (dự kiến) tạo nên khu vực phát triển mạnh, năng động, góp phần tạo nên hình ảnh, bộ mặt mới cho thành phố, xứng tầm với một đô thị loại III, là thành phố tỉnh lỵ, là đô thị loại II trong tương lai.
-
Với những định hướng mới theo đồ án quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, đặc biệt sự hình thành Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và dịch vụ thương mại – dân cư mới, những khu vực lân cận khu vực trung tâm này sẽ có nhiều biến động về quy hoạch, xây dựng, .... Để chuẩn bị tốt cho công tác quản lý quỹ đất, thực trạng xây dựng hiện tại cũng như định hướng phát triển sau này, việc lập quy hoạch phân khu các khu vực lân cận, trong có có Khu đất phía sau Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh là hết sức cấp bách và cần thiết, phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Trà Vinh về việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đất phía sau Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh.
I.2. Mục tiêu của đồ án
-
Cụ thể hóa chủ trương đầu tư xây dựng của Tỉnh Trà Vinh và Thành phố Trà Vinh.
-
Xác định tính chất, chức năng, quy mô, của khu vực nghiên cứu cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn.
-
Phân Khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất, định hướng phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp, gắn kết thuận tiện với định hướng phát triển thị xã theo điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Trà Vinh, quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư và các khu vực lân cận.
-
Hình thành khu vực phát triển mới hiện đại, có nét đặc trưng và hấp dẫn riêng, gắn kết với cảnh quan, các không gian chức năng chung toàn khu vực.
-
Phục vụ công tác quản lý quỹ đất và tình hình xây dựng, là cơ sở lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư, chuẩn bị đầu tư xây dựng.
-
Làm căn cứ pháp lý đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn.
I.3. Nhiệm vụ của đồ án
-
Khảo sát, đánh giá các điều kiện hiện trạng tại khu vực thiết kế như:
-
Khu vực nhà ở cải tạo,
-
Các công trình công cộng hiện hữu
-
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
-
Không gian cảnh quan, môi trường
-
Thiết lập các thông số và chỉ tiêu tổ chức các công trình trong khu vực quy hoạch
-
Xác định các yêu cầu và các nguyên tắc tổ chức không gian, tổ chức không gian kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng kết nối với các khu vực lân cận
-
Đề xuất, định hướng phát triển các khu vực đặc thù như khu nhà ở cải tạo, khu các công trình công cộng hiện hữu, khu vực bảo tồn và khu xây dựng mới.
-
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
I.4. Cơ sở lập quy hoạch
I. 4.1. Cơ sở pháp lý
-
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 17/6/2009;
-
Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc Lập, Thẩm định, Phê duyệt và Quản lý quy hoạch đô thị;
-
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
-
Nghị định số 39/2010/NĐ – CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc quản lý không gian ngầm đô thị;
-
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD Ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
-
Thông tư số 10/2010/TT – BXD ngày 11/08/2010 của Bộ Xây dựng về việc quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
-
Công văn số 370/UBND-KTKT ngày 09 tháng 02 năm 2010 của UBND Tỉnh Trà Vinh về việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đất phía sau Khu Trung tâm Hành chính – Chính trị và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh;
-
Quyết định số 27/QĐ-SXD ngày 23/03/2010 của Sở xây dựng tỉnh Trà Vinh về việc chỉ định thầu tư vấn, thiết kế lập đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đất phía sau Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh;
-
Văn bản số 12/TĐQH-SXD.KTQH ngày 28/05/2010 của Sở xây dựng tỉnh Trà Vinh về Báo cáo kết quả thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch phân khu Khu Đô thị dịch vụ thương mại – Dân cư (phía sau Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Trà Vinh);
-
Quyết định số1605/QĐ – UBND ngày 26 tháng 08 năm 2010 của UBND Tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu chức năng khu đất phía sau Trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ, thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh;
-
Biên bản họp Hội đồng KTQH tỉnh Trà Vinh về việc thông qua đồ án QHCT phân khu chức năng Khu đất phía sau Trung tâm Chính trị - hành chính tỉnh Trà Vinh quy mô khoảng 100ha, tỷ lệ 1/2000.
-
Các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành liên quan đến quy hoạch xây dựng;
I.4.2. Các căn cứ khác
-
Đồ án quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn Tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 do Công ty tư vấn xây dựng tổng hợp – Bộ xây dựng lập;
-
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 do Công ty Tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam lập năm 2007;
-
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thị xã Trà Vinh đến năm 2020.
-
Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thị xã Trà Vinh đến năm 2010.
-
Quy hoạch giao thông thị xã Trà Vinh đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.
-
Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh.
-
Bản đồ đo đạc địa hình khu vực thiết kế quy hoạch – tỷ lệ 1/2000 (đo vẽ năm 2010).
-
Dự án thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố Trà Vinh.
-
Các dự án đầu tư, cơ sở số liệu, tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu.
II. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN
II.1. Vị trí và vị thế của đô thị
-
Tỉnh Trà Vinh là tỉnh duyên hải nằm phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được bao bởi sông Tiền, sông Hậu với hai cửa Cung Hâu và Định An. Diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 2.242,03km2, dân số 1.004.363 người, mật độ 448 người/km2, bao gồm một thành phố trực thuộc Tỉnh và 7 huyện, phía Bắc giáp tỉnh Bến tre, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông và có 65km bờ biển.
-
Là tỉnh vùng sâu vùng xa của châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long nhưng trong thập niên 1990 – 2000 tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể với tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định ở mức trên 8% năm.
-
Thành phố Trà Vinh hiện là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, .. của tỉnh Trà Vinh. Là đô thị có vị thế, tiềm năng và sự tăng trưởng nhanh trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua trên các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng, Thành phố Trà Vinh đã khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển không ngừng của tỉnh Trà Vinh và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Năm 2006, Thị xã Trà Vinh đã được công nhận là Đô thị loại III, đây là động lực cũng như thách thức to lớn cho thị xã trong việc tập trung chỉ đạo công tác xây dựng và quản lý đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cho xứng tầm với một đô thị lọai III, đồng thời phấn đấu đạt đô thị loại II vào năm 2020.
II.2. Bối cảnh đô thị
-
Giai đoạn 2008-2015, Thành phố Trà Vinh cũng đang tiếp tục phấn đấu phát triển xứng tầm với một thành phố tỉnh lỵ, do đó việc đầu tư cải tạo, chỉnh trang cũng như xây mới các khu dân cư, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật đồng bộ là hết sức cần thiết.
-
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Trà Vinh (nay là thành phố) đã xác định Thành phố sẽ hình thành Khu trung tâm Chính trị – Hành chính mới tại khu vực phía Tây Nam (gần sân bay cũ). Khu vực trung tâm này sẽ gắn với các khu dân cư, dịch vụ thương mại lân cận (dự kiến) tạo nên khu vực phát triển mạnh, năng động, góp phần tạo nên hình ảnh, bộ mặt mới cho thành phố, xứng tầm với một đô thị loại III, là thành phố tỉnh lỵ, là đô thị loại II trong tương lai.
-
Khu Đô thị dịch vụ - thương mại dân cư kết hợp với Trung tâm Hành chính – Chính trị của tỉnh và các khu quy hoạch kế cận như khu công viên cây xanh, các khu đô thị mới trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai… sẽ góp phần hình thành diện mạo mới, tạo điểm nhấn về không gian cảnh quan cho cửa ngõ Tây – Nam của Thành phố Trà Vinh
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
III.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
III.1.1. Vị trí, giới hạn và quy mô
-
Khu vực thiết kế thuộc khóm 1, phường 7, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Phạm vi khu đất như sau:
-
Phía Bắc giáp đường Nguyễn Đáng.
-
Phía Nam giáp đường quy hoạch tuyến số 2.
-
Phía Đông giáp đường Sơn Thông.
-
Phía Tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và một phần giáp đường A1 của đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Trà Vinh.
-
Diện tích lập quy hoạch: 98,3069 ha
-
Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/2000
III.1.2. Địa hình, địa chất khu vực quy hoạch
-
Địa hình
-
Khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam cao nhất là khu vực góc phía Tây Bắc.
-
Khu vực cao nhất: là khu vực sân bay hiện hữu, cao độ khoảng 3,2 m.
-
Khu vực thấp nhất: là khu vực phía Nam khu quy hoạch, cao độ khoảng 2,2m.
-
Ngoài ra bên trong khu vực còn có một số hồ, mương nước.
-
Địa chất: các lớp đất từ trên xuống có cấu tạo như sau:
-
Lớp 1: Lớp sét pha, màu xám nâu, trạng thái dẻo cứng, đôi chỗ có lẫn dăm sạn. Bề dày đạt 3,2m.
-
Lớp 1a: Lớp cát pha màu nâu, trạng thái dẻo. Bề dày lớp 2,1m.
-
Lớp đất 1b: Lớp sét pha màu xám đen, nâu, trạng thái dẻo mềm. Giá trị SPT đạt 8 búa. Bề dày đạt 2,5m.
-
Lớp 2: Lớp cát pha màu nâu, xám đen, trạng thái dẻo, đôi chỗ lẫn ít bùn sét, cát hạt mịn và hữu cơ. Bề dày của lớp thay đổi từ 2,7m đến 9,5m.
-
Lớp 3: Lớp sét màu xám đen, trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ lẫn ít cát. Bề dày của lớp thay đổi từ 7,4m đến 12,8m.
-
Lớp 3a: Lớp sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy, đôi chỗ lẫn ít cát hạt mịn, hữu cơ. Bề dày của lớp biến đổi từ 3,5m đến 8,7m.
-
Lớp 3b: Lớp cát pha màu xám đen, trạng thái dẻo, đôi chỗ lẫn vỏ sò ốc. Bề dày của lớp khoảng 4,0m.
-
Lớp 3c: Lớp cát hạt nhỏ màu xám xanh đen, chặt vừa, bề dày khoảng 4,3m.
-
Lớp 4a: Lớp sét màu nâu, xám trắng, trạng thái dẻo cứng, ở đầu lớp đôi chỗ kép các lớp sạn sỏi gắn kết và vỏ sò ốc. Bề dày của lớp thay đổi từ 5,2 đến 9,9m.
-
Lớp 4b: Lớp sét màu nâu, đốm trắng, trạng thái dẻo mềm, đôi chỗ lẫn dăm sạn, bề dầy khoảng 5,0m.
-
Lớp 4c: Lớp sét màu nâu, đốm trắng, xám trắng, trạng thái nửa cứng. Bề dày của lớp thay đổi từ 2,0m đến 8,3m.
-
Lớp 4: Lớp sét màu nâu, đốm trắng, xám trắng, trạng thái nửa cứng, ở đầu lớp và đôi chỗ có lẫn lớp sạn sỏi. Bề dày lớp thay đổi từ 5,2m đến 18,8m.
-
Lớp 5a: Lớp sét pha màu nâu, trạng thái nửa cứng, đôi chỗ kẹp ít cát, bè dày khoảng 7,6m.
-
Lớp 5b: Lớp Sét màu nâu, trạng thái nửa cứng, đôi chỗ kẹp ít cát, bề dày khoảng 7,6m.
-
Lớp 5: Lớp cát pha, màu xám vàng, trạng thái dẻo. Bề dày lớp thay đổi từ 3,3m đến 10,1m.
-
Lớp 6: Lớp sét pha màu xám trắng, nâu, trạng thái nửa cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 4,2m đến 5,5 m.
-
Lớp 6a: Lớp sét pha màu xám tro, trạng thái dẻo cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 3,1m đến 7,3m.
-
Lớp 7: Lớp cát pha màu xám tro, trạng thái dẻo, đôi chỗ có lẫn hữu cơ. Bề dày lớp thay đổi từ 7,4m đến 20,0m.
-
Lớp 8: Lớp sét pha màu nâu xám, trạng thái nửa cứng, đôi chỗ lẫn cát hạt mịn. Bề dày của lớp chưa được xác định do chưa khoan qua đáy lớp.
-
Trong tầng đất phía trên khoảng 60m là lớp đất phù sa pha cát bị nhiễm mặn, phần tiếp theo là tầng đất sét pha cát cứng dày 20m, lớp dưới là tầng cát pha chứa nước ngọt.
III.1.3. Khí hậu-thủy văn
a) Đặc điểm khí hậu
Thành phố Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng sau:
-
Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 26,80 C. Nhiệt độ cao nhất là 28,5 độ vào các tháng 4 và 5. Nhiệt độ cao tuyệt đối: 37,8 0 C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 16,2 độ C vào các tháng mùa mưa. Nhiệt độ giao động trong ngày không lớn từ 8-10o C.
-
Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%. Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 90%. Về mùa khô độ ẩm giảm xuống trung bình khoảng 79%. Độ ẩm không khí tối thấp: 62%.
-
Nắng và bức xạ mặt trời: Tổng giờ nắng trong năm có khoảng 2.800 giờ (trung bình gần 8 giờ/ngày). Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm đạt 385-448 cal/km2/ngày.
-
Mưa và lượng bốc hơi: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.600 mm. Lượng mưa phân bố rất khắc nghiệt tạọ thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 tới 228mm. Lượng mưa lớn nhất tới 114,5mm/ngày.
-
Gió, bão: Do nằm ở vị trí gần biển Đông và vịnh Thái Lan nên thành phố bị chi phối bởi nhiều hệ thống gió mùa. Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc-Đông Nam thổi vào các tháng 11 và tháng 12. Từ tháng 1 tới tháng 4 gió chuyển dần từ Đông và Đông Nam. Trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 9 gió chuyển dần theo hướng Đông Nam sang Tây Nam và Tây. Sang tháng 10 gió thay đổi từ hướng Tây Nam đến Tây Bắc và hướng Đông. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,5-4 m/giây. Nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạt tốc độ 30-40m/giây.
-
Nhiệt độ không khí
-
Nhiệt độ trung bình : 260C.
-
Nhiệt độ cao nhất : 270C - 380C (tháng 3 đến tháng 5).
-
Nhiệt độ thấp nhất : 170C – 250C (tháng 12).
-
Nhiệt đô cao nhất đạt 380C, thấp nhất đạt 170C.
-
Độ ẩm tương đối
-
Độ ẩm trung bình trong năm là : 82%.
-
Độ ẩm thấp nhất là : 43%.
-
Nắng
-
Số giờ nắng trong năm là 2.218,9 giờ.
-
Số giờ nắng cao nhất trong tháng khoảng 276,1 giờ.
-
Số giờ nắng thấp nhất trong tháng khoảng 147,9 giờ.
-
Mưa
-
Lượng mưa trung bình năm là : 1.898 mm
-
Số ngày mưa trung bình năm là : 130 ngày
-
Lượng mưa tháng lớn nhất là : 250 mm (tháng 7)
-
Lượng mưa tháng nhỏ nhất là : 14,4 mm (tháng 1).
-
Gió
-
Mùa khô hướng gió chủ đạo là Đông Nam.
-
Mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây Nam
b) Đặc điểm thủy văn
-
Thành phố Trà Vinh tiếp giáp với các con sông lớn như:
-
Sông Cổ Chiên nằm ở phía Bắc thành phố là nhánh của Sông Tiền. Sông Cổ Chiên chịu ảnh hưởng của thủy triều và nhiễm mặn.
-
Sông Long Bình là sông đào chạy dọc thành phố theo hướng Bắc Nam, phía Bắc nối với sông Cổ Chiên, phía Nam nối với kênh Thống Nhất.
-
Khu vực thiết kế nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thủy văn của các con sông nói trên, bên trong khu thiết kế có một số hồ, mương nước nhỏ do người dân tự tạo để nuôi trồng thủy sản
III.1.4. Cảnh quan thiên nhiên
-
Khu vực thiết kế có cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn hoang sơ, dân cư sinh sống tập trung chủ yếu trên các trục đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Sơn Thông.
-
Phía bên trong khu vực chủ yếu là vườn cây canh tác của người dân
-
Khu vực có tập trung các cây gỗ lớn, đặc biệt là cây dầu cổ thụ (loại cây cảnh quan đường phố đặc trưng của Thành phố Trà Vinh) trên tuyến đường Sơn Thông là một yếu tố cảnh quan tiêu biểu.
III.2. Hiện trạng khu vực thiết kế
III.2.1. Hiện trạng dân số, lao động
-
Dọc tuyến đường Nguyễn Đáng và một phần đường Nguyễn thị Minh Khai (phía Bắc) là khu vực dân cư tập trung.
-
Bên trong khu vực quy hoạch, dọc một số tuyến đường đất hiện có một số ít dân cư sinh sống rải rác.
III.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
-
Phía Đông và Đông – Nam đường Nguyễn Thị Minh Khai là khu vực đường băng sân bay cũ.
-
Khu vực phía Bắc, dọc theo đường Nguyễn Đáng là khu vực đất ở hiện hữu. Trên tuyến này còn có một số khu vực đất tôn giáo (chùa Phướng).
-
Phía Đông, dọc đường Sơn Thông là các dải đất ở kết hợp vườn tạp.
-
Ngoài ra bên trong khu vực nghiên cứu dọc theo các tuyến đường đất còn có một số khu vực đất cơ quan (TT đào tạo kỹ thuật – nghiệp vụ GTVT, Bệnh xá công an TP), đất ở vườn.
-
Các khu vực còn lại phía bên trong chủ yếu là đất vườn tạp, cây ăn quả, đất trống.
Thống kê hiện trạng sử dụng đất
Stt
|
Loại đất
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Đất thổ cư
|
27,0
|
27,46
|
2
|
Đất công trình công cộng
|
4,0
|
4,06
|
3
|
Đất trồng lúa
|
26,0
|
26,44
|
4
|
Đất vườn tạp
|
26,01
|
26,45
|
5
|
Đất nghĩa địa
|
1,4
|
1,42
|
6
|
Ao, mặt nước
|
8,5
|
8,64
|
7
|
Đường đất, bờ thửa
|
1,68
|
1,73
|
8
|
Đường nhựa
|
1,0
|
1,01
|
9
|
Đất trống
|
2,71
|
2,79
|
|
Tổng cộng diện tích đánh giá
|
98,30
|
100,00
|
III.2.3. Hiện trạng công trình kiến trúc
-
Kiến trúc nhà ở tập trung trên các tuyến đường như đường Sơn Thông, một phần Đường Nguyễn Đáng, một phần đường Nguyễn Thị Minh Khai
-
Các công trình nhà ở này chủ yếu là nhà cấp 4, do người dân tự xây dựng, chưa có sự thống nhất và tổ chức chặt chẽ về hình thức kiến trúc, cụ thể như sau
-
Nhà tạm : 112 căn
-
Nhà cấp 4 : 366
-
Nhà cấp 3 (chủ yếu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Đáng): 20 căn
-
Trung tâm đào tạo kỹ thuật – nghiệp vụ GTVT và khu bệnh xá Công an thành phố có kết cấu 2 tầng, kiên cố, hình thức kiến trúc đẹp
Nhìn chung công trình nhà ở trong khu vực cần phải chỉnh trang để thích hợp với diện mạo mới của khu đô thị cũng như toàn thành phố, các công trình công cộng còn lại có hình thức kiến trúc tương đối phù hợp.
III.2.4. Không gian kiến trúc khu vực nghiên cứu
-
Khu vực nghiên cứu có không gian kiến trúc đơn giản, còn hoang sơ, chưa có điểm nhấn hay dấu ấn của công trình mang lại
-
Trục đường Sơn Thông có không gian thấp tầng kết nối với trục đường Nguyễn Đáng, là yếu tố quan trọng để tạo tính liên hoàn, gắn kết không gian cho trục đường Nguyễn Đáng. Tuy nhiên, hiện tại tập trung nhiều nhà ở cấp 4 và nhà tạm.
-
Khu vực lõi chủ yếu là các mảng xanh canh tác nông nghiệp của người dân
III.2.5. Hiện trạng giao thông
-
Quốc lộ 53 hiện hữu phía Tây (Đường Nguyễn thị Minh Khai): là trục đường chính nối vào trung tâm thành phố.
-
Đường Nguyễn Đáng, là tuyến đường đôi có dải cây xanh cảnh quan ở giữa, mặt đường nhựa, vỉa hè đã được chỉnh trang
-
Đường Sơn Thông là tuyến đường nhựa hiện hữu.
MẶT CẮT ĐƯỜNG NGUYỄN ĐÁNG
|
|
MẶT CẮT ĐƯỜNG
NGUYỄN THỊ MINH KHAI
|
|
Bên trong đất quy hoạch có một số tuyến đường đất, chiều rộng đường 5-8 m.
III.2.6. Hiện trạng nền xây dựng – thoát nước mưa
-
Khu đất được chọn để xây dựng có diện tích khoảng 98,3 ha. Địa hình là vùng đất thấp, không bằng phẳng do trong khu vực canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau và các ao nuôi trồng thủy sản. Cao độ từ 0.1m–3.30m, ngoài ra còn có một số nhà dân, công trình xây dựng hiện hữu, cao độ xây dựng trung bình từ 1.7m-2.4m.
-
Nước mưa hiện tại đang tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên, từ khu vực cao nhất phía Tây Bắc thoát dần về hướng Đông Nam và thoát vào các ao nuôi thủy sản.
-
Nhìn chung vị trí và đất đai tương đối thuận lợi cho công tác xây dựng tuy nhiên do nền đất thấp nên phải tôn nền và giacố xử lý nền móng.
-
Trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Đáng có tuyến cống thoát nước mưa, riêng tuyến đường Sơn Thông chưa có hệ thống cống thoát nước mưa
-
Bên trong khu vực, hệ thống thoát nước mưa chưa được xây dựng.
III.2.7. Hiện trạng cấp nước
-
Khu vực sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Đa Lộc, công suất 20.000 m3/ngày đêm, thu nước ngầm từ Thạnh Mỹ, huyện Châu Thành (cách trung tâm thành phố khoảng 13 km).
-
Khu vực quy hoạch hiện tại đã có hệ thống đường ống cấp nước đưa tới, tuy nhiên hệ thống này chưa đáp ứng được cho các hộ dân trong khu vực, các tuyến ống cấp nước chủ yếu cung cấp cho khu vực dân cư dọc theo 2 tuyến đường chính đi ngang khu quy hoạch là đường Nguyễn Đáng và đường Nguyễn Thị Minh Khai,và 1 số tuyến nhánh trong các đường như đường Sơn Thông có đường kính D80 và các đường hẻm có đường kính nhỏ D60- D34 cung cấp cho các hộ dân, các tuyến ống cấp nước này sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai.
III.2.8. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường
-
Khu vực chưa có hệ thống đường ống thu gom và thoát nước thải
-
Nước thải sinh hoạt chủ yếu được thu gom tại chỗ trong các công trình nhà ở và xử lý bằng bể tự hoại của người dân rồi thấm tại chỗ.
-
Rác thải sinh hoạt trong khu vực được thành phố thu gom và đưa về bãi rác chung của địa phương.
-
Có một số nghĩa địa nằm rải rác trong khu vực, diện tích nghĩa địa khoảng 1,4ha.
III.2.9. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
-
Thành phố Trà Vinh cũng như khu vực thiết kế hiện dùng điện lưới Quốc gia qua đường dây cao thế Vĩnh Long – Trà Vinh, qua trạm biến áp 110/22 kV Đa Lộc.
-
Ngoài ra thành phố còn có nguồn điện diesel dự phòng tại trạm phát điện của Sở điện lực.
-
Dọc các tuyến đường hiện hữu bao quanh khu vực nghiện cứu hiện cũng đã có các tuyến hạ thế 0,4kVcấp điện cho các công trình hai bên đường cũng như một số tuyến nhánh cung cấp cho các khu vực bên trong.
III.2.10. Hiện trạng môi trường
-
Khu vực nằm trong quẩn thể cây xanh canh tác nông nghiệp của người dân, trong khu vực chủ yếu là các công trình nhà ở dân dụng, không có các cơ sở sản xuất công nghiệp nên khí hậu còn trong lành, chưa có dấu hiệu ô nhiễm về không khí, về nguồn nước hay ô nhiễm đất.
III.3. Đánh giá tổng hợp
III.3.1. Điểm mạnh
-
Tiếp cận các trục giao thông chính của thành phố như đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Đáng, kết nối trực tiếp với khu vực trung tâm Thành phố
-
Điều kiện tự nhiên và đất đai thuận lợi
-
Có khả năng kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối hiện hữu cũng như quy hoạch một cách thuận lợi
-
Đã có một phần dân cư sinh sống tại khu vực
III.3.2. Điểm yếu
-
Khu vực nghiên cứu còn một số hồ, mương nước nên cần tiến hành san lấp tạo mặt bằng xây dựng.
-
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực chưa được đầu tư xây dựng.
-
Có dân cư hiện trạng, chi phí giải phóng mặt bằng lớn.
III.3.3. Cơ hội
-
Khu vực có ví trí hết sức thuận lợi, nằm ở cửa ngõ của thành phố Trà Vinh. Nằm dọc tuyến Nguyễn thị Minh Khai là trục giao thông quan trọng của đô thị, và cũng là trục giao thông chính kết nối vào khu trung tâm thành phố.
-
Dự án khu trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh Trà Vinh ở phía tây khu vực, dự án khu công viên cây xanh ở phía tây đường Nguyễn Thị Minh Khai và các dự án lân cận khác đã được phê duyệt là cơ hội để gia tăng giá trị quỹ đất trong khu vực
-
Chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh – hiện đại và đồng bộ
III.3.4. Thách thức
-
Quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm về tiếng ồn, ô nhiễm về không khí và nguồn nước ngầm.
-
Việc xây dựng hệ thống hạ tầng và các công trình khác có thể tăng diện tích bê tông hóa, giảm diện tích mặt phủ và thảm thực vật.
-
Có thể ảnh hưởng đến các đến đời sống của người dân trong khu vực khi quá trình giải phóng mặt bằng thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
IV. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
IV.1. Tính chất
-
Là Khu đô thị cửa ngõ, điểm nhấn kiến trúc cảnh quan của thành phố Trà Vinh.
-
Là Khu ở đô thị, gắn kết trực tiếp Khu Trung tâm Chính trị – Hành chính và Dịch vụ Thương mại – Dân cư tỉnh Trà Vinh, là địa bàn phục vụ cho nhu cầu tăng dân số cơ học của thị xã và giản dân từ khu trung tâm.
-
Là khu đô thị hiện đại, với đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội (các khu ở, công trình công cộng phục vụ đô thị, các hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc.
IV.2. Thành phần chức năng
-
Trung tâm Thương mại dịch vụ khu vực.
-
Nhà ở: gồm có nhà biệt thự, biệt thự phố, nhà phố liên kế, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà chung cư.
-
Công trình công cộng
-
Công trình công cộng cấp đô thị: Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ - giao thông vận tải, khu bệnh xá Công an Thành phố Trà Vinh, trường PTTH dân tộc nội trú của Tỉnh
-
Công trình công cộng phục vụ khu ở: gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao,
-
Công viên cây xanh cấp khu ở.
-
Công viên cây xanh đô thị.
-
Đường giao thông, bãi xe và mạng lưới công trình kỹ thuật hạ tầng.
IV.3. Quy mô dân số - đất đai và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
IV.3.1. Quy mô dân số và đất đai
-
Quy mô dân số
-
Dân số dung nạp khoảng 13000 người
-
Quy mô đất đai
-
Khu vực quy hoạch có diện tích là 98,3069 ha
-
Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/2000
IV.3.2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
-
Chỉ tiêu sử dụng đất
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
-
Đất dân dụng : 61 – 78 m2/người.
-
Đất ở : 35 – 45 m2/người.
-
Đất công trình công cộng : 3 – 4 m2/người.
-
Đất cây xanh, công viên – TDTT : 7 – 9 m2/người.
-
Đất giao thông : 16 – 20 m2/người.
-
Mật độ dân cư (khu dân dụng) : 90 – 110 người/ha.
-
Mật độ xây dựng khu ở : 25 – 35%.
-
Tầng cao xây dựng thấp nhất : 1 tầng.
-
Tầng cao xây dựng cao nhất : 25 tầng.
-
Bảng chỉ tiêu quy mô xây dựng các công trình giáo dục (13.000 dân)
|
CÔNG TRÌNH
|
HỌC SINH
|
QUY MÔ
|
CHỈ TIÊU
|
SỐ CHỖ
|
CHỈ TIÊU
|
DIỆN TÍCH (M2)
|
1
|
Nhà trẻ Mẫu Giáo
|
50 Chỗ/ 1000ng
|
600 – 650
|
15 m2/1 chỗ
|
9.000 – 9.750
|
2
|
Trường tiểu học
|
65 Chỗ/ 1000ng
|
800 – 850
|
15 m2/1 chỗ
|
12.000 – 12.750
|
-
Bảng chỉ tiêu thiết kế công trình công cộng.
STT
|
COÂNG TRÌNH
|
ÑÔN VÒ TÍNH
|
CHÆ TIEÂU
|
QUY MOÂ
|
1
|
Traïm Y Teá
(Phoøng khaùm ña khoa)
|
Coâng trình/Ñoâ thò
|
1
|
3000 m²/1 coâng trình
|
2
|
Nhaø Vaên Hoùa
|
C. trình
|
1
|
0,5 ha
|
-
Hạ tầng kỹ thuật
-
Cấp nước sinh hoạt : 120 lít/người/ngày đêm
-
Cấp điện sinh hoạt : 750 kwh/người/năm
-
Thoát nước sinh hoạt : 80 lít/người/ngày đêm
-
Rác thải sinh hoạt : 0,8 – 1,0 kg/người/ngày
-
Khoảng lùi công trình
-
Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình
Chiều cao xây dựng công trình (m)
|
≤16
|
19
|
22
|
25
|
≥28
|
Lộ giới đường tiếp giáp với lô
đất xây dựng công trình (m)
|
<19
|
0
|
0
|
3
|
4
|
6
|
19÷<22
|
0
|
0
|
0
|
3
|
6
|
22÷<25
|
0
|
0
|
0
|
0
|
6
|
≥25
|
0
|
0
|
0
|
0
|
6
|
-
Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.
-
Khoảng lùi sau nhà: 2 m.
-
Khu nhà vườn, biệt thự: khoảng lùi: 4m so với chỉ giới đường đỏ.
-
Diện tích lô đất nhà ở
-
Nhà phố liên kế (xây dựng mới) : 100 m2/lô.
-
Nhà biệt thự : 200 – 250 m2/lô.
-
Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình
Trong lô đất xây dựng công trình
|
Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh (%)
|
-
Nhà ở
-
Nhà đơn lập (biệt thự)
-
Nhóm nhà chung cư
|
20
20
|
2- Công trình công cộng
|
30
|
3- Công trình dịch vụ
|
20
|
V. MỐI QUAN HỆ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
V.1. Cấu trúc khu đô thị
-
Khu Đô thị dịch vụ thương mại – dân cư phía sau Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh là một khu ở đô thị hoàn chỉnh được chia làm 2 đơn vị ở được phân cách bởi trục đường N2, với các cụm công trình công cộng làm trung tâm
-
Đơn vị ở phía bắc: lấy cụm công trình công cộng như trường mẫu Giáo, Trạm y tế và nhà văn hóa kết hợp cụm công viên cây xanh làm trung tâm của đơn vị ở
-
Đơn vị ở phía nam: lấy cụm công trình giáo dục như trường THCS và trường THPT dân tộc nội trú và công viên làm trung tâm
-
Công viên cây xanh và các công trình công cộng của các đơn vị ở được bố trí vị trí trung tâm
V.2. Khung tổng thể
-
Khu đô thị được hình thành bởi các trục giao thông chính cấp đô thị và cấp liên khu vực như:
-
Trục đường Nguyễn Thị Minh Khai
-
Trục Đường Nguyễn Đáng
-
Tuyến số 2 (ở phía nam)
-
Trục đường Sơn Thông
-
Trục đường N1
-
Trục đường D1
-
Trục đường N6 theo hướng Đông – Tây kết nối với khu hành chính Tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SƠ ĐỒ CÁC TRỤC GIAO THÔNG CHÍNH
|
|
VI. QUY HOẠCH SỬ DUNG ĐẤT
VI.1. Quan điểm thiết kế quy hoạch
VI.1.1. Quan điểm về sử dụng đất
-
Bố trí từng thể loại nhà ở theo vị trí hợp lý
-
Bố trí xen cài hợp lý các loại hình nhà ở xây dựng mới và nhà ở cải tạo theo hướng đảm bảo được mỹ quan của toàn khu vực
-
Diện tích các công trình công cộng được phân bổ theo bán kính phục vụ, theo quy mô của từng đơn vị ở và cho toàn khu ở.
-
Quỹ đất cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí trên cơ sở tính toán quy mô phục vụ và mang tính kinh tế
-
Quy mô đầu tư xây dựng các loại hình công cộng, dịch vụ, nhà ở được xác định trên nhu cầu cần thiết của khu vực và một phần nhu cầu của toàn đô thị.
VI.1.2. Quan điểm về bố cục không gian
-
Các yếu tố tác động đến không gian chung của khu vực sẽ là:
-
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
-
Đường Sơn Thông
-
Khu hành chính của tỉnh
-
Dân cư hiện trạng trong khu quy hoạch
-
Toàn khu vực được phân thành 02 khu ở phía Bắc và phía Nam. Các công viên bố trí tại 2 khu ở kết hợp với các công trình thể thao và văn hóa.
VI.1.3. Các phương án cơ cấu
-
Phương án 1
-
Trục trung tâm nằm giữa khu đất. là trục kết nối giữa khu văn hóa và công viên cây xanh lớn
-
Khối thương mại nằm ở vị trí trung tâm
-
Khối chung cư cao tầng kết hợp với mảng xanh lớn
-
Khối công trình giáo dục kết hợp với khối chung cư và công viên
-
Giữ lại dân cư hiện trạng trên trục Sơn Thông, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Đáng
-
Mạng lưới đường: Theo mạng ô cờ, lấy trục Đông Bắc – Tây Nam và Trục kết nối với khu hành chính dự kiến làm chủ đạo.
-
Khu Trung tâm thương mại bố trí ở trung tâm khu vực, kết hợp với khu Hành chánh tỉnh
-
Hạn chế:
-
Chỉ giữ lại 1 phần dân cư hiện trạng, giải tỏa quy mô lớn, chi phí giải phóng mặt bằng lớn
-
Phương án 2
-
Trục chính Đông Bắc – Tây Nam lệch về phía tây
-
Giữ lại khu Trạm xá của Công An thành phố
-
Giữ lại trung tâm đào tạo nghiệp vụ GTVT
-
Thu nhỏ khu thương mại, giáp với khu Hành chánh Tỉnh
-
Cụm công trình văn hóa, công viên cây xanh phối hợp thành 1 mảng lớn phía bắc
-
Cây xanh công viên phía Nam kết hợp với công trình giáo dục.
-
Ưu điểm:
-
Giữ lại phần lớn dân cư hiện trạng, kinh phí giải phóng mặt bằng không lớn như phương án 1
-
Hạn chế:
-
Xen cài giữa các loại hình nhà ở hiện trạng và nhà ở xây mới có những ảnh hưởng nhất định đến không gian cảnh quan của toàn khu vực.
Qua phân tích ưu điểm và hạn chế của 2 phương án trên, kiến nghị chọn phương án 2 triển khai.
IV.2. Quy hoạch sử dụng đất
-
Trên cơ sở phương án chọn, phương án sử dụng đất được triển khai với các khu chức năng dân dụng và ngoài dân dụng
-
Khu dân dụng bao gồm:
-
Khu nhà ở hiện trạng
-
Khu nhà ở xây dựng mới
-
Khu các công trình công cộng.
-
Khu các công trình thương mại dịch vụ.
-
Khu cây xanh, công viên TDTT và quảng trường.
-
Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
IV.2.1. Khu nhà ở
-
Bố trí các thể loại nhà ở đa dạng gồm: nhà liên kế , nhà vườn, nhà biệt thự. Tổng diện tích đất xây dựng nhà ở là 57,0301 ha, chiếm tỷ lệ 58,01 % diện tích đất toàn khu dân dụng. Dự kiến bố trí khoảng 13000 dân, được phân chia thành 2 đơn vị ở với các công trình công cộng làm trung tâm.
-
Nhà liên kế phố: ký hiệu PDV – STT
-
Bao gồm các loại hình nhà ở xây dựng mới và nhà ở cải tạo theo các tuyến đường hiện trạng như đường Sơn Thông, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Đáng.
-
Là loại hình kiến trúc chủ đạo, chiếm tỉ lệ lớn trong loại hình nhà ở, mật độ xây dựng 80-90%, tầng cao từ 3-4 tầng (xây mới), 3-4 tầng (cải tạo)
-
Tổng diện tích 46,3355 ha, chiếm 81,24% diện tích đất xây dựng nhà ở trong đó:
-
Nhà ở hỗn hợp hiện trạng cải tạo: 25,6426 ha
-
Nhà liên kế xây mới: 20,6929 ha
-
Được phân chia thành nhiều ô phố kết hợp xen cài giữa nhà ở xây dựng mới và nhà ở hiện trạng cải tạo, dân số cư trú trong loại hình nhà ở này khoảng 11000 người.
-
Nhà ở biệt thự - vườn: ký hiệu BT – STT
-
Được bố trí phía nam khu đất, đây là loại hình nhà ở mật độ thấp, diện tích khuôn viên và chiều rộng lô đất lớn kết hợp với không gian xanh và vườn cây.
-
Hướng bố trí đa dạng, Đông Bắc – Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam, modul điển hình là 10x25, tầng cao từ 2 – 3 tầng, mật độ xây dựng 40-50%
-
Tổng diện tích 10,6948ha, chiếm 16,87% diện tích đất xây dựng nhà ở, được chia thành 02 ô phố. Dân số cư trú trong loại hình nhà ở này khoảng 2000 người.
IV.2.2. Khu các công trình công cộng phục vụ
-
Khu công trình giáo dục (ký hiệu GD1 – GD6)
-
Khu vực quy hoạch có hệ thống giáo dục được từ bậc mầm non đến bậc Tiểu học, tổng diện tích đất giáo dục là 2,0514 ha, được phân bổ như sau:
-
Bậc mầm non : 02 trường
-
Bậc tiểu học : 02 trường (trong đó có 1 trường hiện hữu)
-
Bậc THCS : 01 trường
-
Bậc THPT : 01 trường (trường Dân tộc nội trú)
Quy mô xây dựng các công trình giáo dục. (bảng 6)
STT
|
TÊN Ô PHỐ
|
KÝ
HiỆU
|
CHỨC
NĂNG
|
DiỆN TÍCH
(HA)
|
SỐ LƯỢNG
HS
|
MẬT ĐỘ
XÂY DỰNG
(%)
|
TẦNG CAO
MIN – MAX
(tầng)
|
|
CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC
|
GD-STT
|
GIÁO DỤC
|
6.3423
|
---
|
|
|
1
|
Trường mầm non 1
|
GD-1
|
0,6872
|
500-600
|
45
|
2-3
|
2
|
Trường mầm non 2
|
GD-2
|
0.4944
|
3
|
Trường Tiểu học 1
|
GD-3
|
0.1502
|
650 -750
|
45
|
3-4
|
4
|
Trường Tiểu học 2
|
GD -4
|
|
0.9392
|
5
|
Trường THCS
|
GD – 5
|
|
1.2651
|
650 – 700
|
45
|
3-4
|
6
|
Trường PTDT nội trú Tỉnh
|
GD – 6
|
|
2.8062
|
930
|
45
|
3-4
|
-
Khu công trình văn hóa (CX-VH)
-
Nhà văn hóa được bố trí ở phía bắc khu vực 1.8504 ha, kết hợp với công viên cây xanh CX – VH, được xây dựng với quy mô từ 2-3 tầng, mật độ xây dựng tối đa khoảng 30%
-
Khu công trình y tế (YT )
-
Bố trí phòng khám đa khoa tại khu vực phía bắc, diện tích 0.7631ha, tầng cao 2-3 tầng, mật độ xây dựng 45%
-
Khu các công trình thương mại – dịch vụ (TM1, TM2)
-
Bố trí trên các trục đường lớn liền kề với trung tâm hành chánh tỉnh, diện tích 1,8811 ha, tầng cao 3 – 5 tầng, mật độ xây dựng 45%.
-
Trong các trung tâm thương mại, ngoài diện tích bố trí các khối công trình chính, cần dành diện tích bố trí các công trình phụ, các cửa hàng, bãi đậu xe và khu vực giải trí ngoài trời.
-
Khu các công trình công cộng, cơ quan cấp đô thị
-
Trong khu vực dự kiến có khá nhiều công trình cơ quan, trường chuyên nghiệp như khu bệnh xá (thuộc Công an Thành phố Trà Vinh) và trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ GTVT (hiện hữu).
-
Tổng diện tích xây dựng các công trình trên là 5,7483 ha, mật độ xây dựng cho từng công trình không quá 45%, tầng cao tối đa không quá 4 tầng.
IV.2.3. Khu công viên, cây xanh TDTT. (CX1—CX5)
-
Tổng diện tích cây xanh tập trung trong khu dân dụng là 4,2594 ha, chiếm 4,33 % diện tích đất khu dân dụng, bố trí đa dạng theo nhiều hình thức như phân tán, tập trung, tuyến và điểm với mục đích phục vụ tối ưu cho từng nhóm nhà ở và tăng tính thẩm mĩ cho các công trình công cộng, thương mại và dịch vụ.
-
Khu vực nhà văn hóa là một công trình kết hợp với mảng xanh công viên tập trung.
IV.2.4. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối
-
Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối như các trạm biến thế 22/0,4kV được bố trí linh hoạt trong khuôn viên các công trình công cộng, hoặc trong các mảng cây xanh nhưng đảm bảo được bán kính phục vụ.
Bảng quy hoạch sử dụng đất.
stt
|
hạng mục
|
diện tích (ha)
|
tỷ lệ
(%)
|
MĐXD
(%)
|
tầng cao
(tầng)
|
dân số dung nạp
|
1
|
Đất ở
|
57,0301
|
58,01
|
|
|
13000
|
1.1
|
Đất ở cải tạo
|
25,6426
|
|
90
|
3 – 4
|
6700
|
1.2
|
Đất ở xây dựng mới
|
31.3877
|
|
|
|
6300
|
1.2.2
|
Đất ở nhà Liên kế phố
|
20.6929
|
|
80-90
|
3-4
|
4300
|
1.2.3
|
Đất ở nhà vườn – biệt thự
|
10.6948
|
|
40-50
|
2 – 3
|
2000
|
2
|
Đất công trình công cộng
|
16.5852
|
16,87
|
|
|
|
2.1
|
Đất giáo dục
|
6.3423
|
|
45
|
|
|
2.1.1
|
Trường mẫu giáo
|
1,1816
|
|
|
2-3
|
500-600hs
|
2.1.2
|
Trường tiểu học
|
1,0894
|
|
|
3 – 4
|
650 -750hs
|
2.1.3
|
Trường THCS
|
1.2651
|
|
|
3 -4
|
650-700 hs
|
2.1.4
|
Trường PTDT Nội Trú Tỉnh
|
2.8062
|
|
|
3 – 4
|
|
2.3
|
Công trình y tế
|
0.7631
|
|
45
|
2-3
|
|
2.5
|
Công trình văn hóa – kết hợp công viên
|
1,8504
|
|
30
|
3-5
|
|
2.6
|
Công an TP. Trà Vinh (khu Bệnh xá – hiện trạng)
|
2,7313
|
|
|
3-5
|
|
2.7
|
Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ GTVT
|
3.0170
|
|
|
|
|
2.8
|
Công trình thương mại dịch vụ
|
1,8811
|
|
45
|
3-5
|
|
3
|
Đất cây xanh – công viên văn hóa- TDTT
|
4,2594
|
4,33
|
5
|
|
|
4
|
Đất giao thông – HTKT
|
20,4322
|
20,79
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
98,3069
|
100.00
|
|
|
|
VII. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
VII.1. Những quy định chung
-
Quy định về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm: quy định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, quy định chiều cao của các khu vực, gồm các nội dung sau:
-
Xác định được công trình điểm nhấn trong không gian khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn công trình
-
Quy định các ngưỡng khống chế tối đa, tối thiểu và nguyên tắc các mối tương quan về chiều cao công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực
-
Xác định được quy định về khoảng lùi của các các công trình trên các tuyến phố chính và các ngã phố chính
-
Quy định các nguyên tắc về hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc, vật liệu chủ đạo của các công trình chính, hệ thống cây xanh, mặt nước và quảng trường.
-
Xác định các nguyên tắc kết nối không gian của khu vực thiết kế với không gian lân cận ngoài khu vực thiết kế.
-
Xây dựng được quy định quản lý kiến trúc đô thị theo nội dung của đồ án quy hoạch 1/2000, phục vụ cho công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan của khu vực thiết kế.
-
Quy định các chỉ tiêu khống chế về sử dụng đất, tầng cao xây dựng, khoảng lùi xây dựng và mật độ xây dựng.
VII.2. Những quy định cụ thể
-
Các đối tượng được quy định như sau.
-
Đối tượng 1 : nhà liên kế phố xây dựng mới
-
Đối tượng 2 : nhà ở tự cải tạo
-
Đối tượng 3 : biệt thự
-
Đối tượng 4 : công trình dịch vụ thương mại
-
Đối tượng 5 : công trình công cộng và giáo dục
-
Đối tượng 6 : hàng rào khuôn viên
VII.3. Ý tưởng bố cục không gian
-
Toàn khu vực được xác định là một bố cục thống nhất xen kẽ giữa các khu chức năng xây dựng mới và khu vực chỉnh trang cải tạo. Không gian đô thị được tổ chức như sau
-
Phần lớn khu vực có chiều cao hạn chế, tuy nhiên ở lõi trung tâm có chiều cao lớn, đó là khối nhà chung cư kết hợp với khu vực trung tâm thương mại. Đây là khu vực đóng vai trò là điểm nhấn chính với sự phối hợp không gian của khu hành chính tỉnh ở phía tây.
-
Tạo trục cảnh quan lối vào khu dân cư và dẫn đến trung tâm của khu ở bằng 2 trục đường chính, hướng Đông - Tây và Bắc - Nam,
-
Giao lộ này, bố trí các công trình khối tích lớn như các Trung tâm thương mại, và chung cư cao tầng kết hợp với khu vực văn hóa, giáo dục cùng với khoảng lùi tạo quảng trường, mảng cây xanh lớn nhằm tạo các khoảng trống ngoài trời, dãn mật độ xây dựng và tăng sự thông thoáng.
-
Các trục cảnh quan kết hợp các công trình công cộng, dịch vụ sẽ là điểm nhấn chính cho toàn khu.
-
Không gian cây xanh công cộng với mảng xanh lớn, mật độ xây dựng thấp sẽ tạo nên điểm nhấn cho các công trình giáo dục, tạo nên khoảng không gian mở với chức năng công viên, nghỉ ngơi giải trí và là lá phổi cho khu vực xung quanh.
-
Nhà liên kế phố tầng cao 3-4 tầng được bố trí tuân thủ với khoảng lùi xây dựng 0- 3m các dãy nhà này có hình thức kiến trúc và bố cục hình khối và màu sắc hợp lý theo nhịp điệu.
-
Trong các nhóm nhà ở tổ chức các cụm cây xanh, các khoảng lấy gió kết hợp với các tuyến giao thông nội bộ hình ô cờ được tổ chức chặt chẽ tạo điều kiện thuận kết nối với các khu chức năng và các khu vực khác trong toàn khu dân cư.
VII.4. Quy định mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng toàn khu
VII.4.1. Quy định về chỉ giới đường đỏ
-
Thiết kế đô thị khu dân cư tuân thủ các quy định về lộ giới của các tuyến đường đã quy định trong trong đồ án quy hoạch chi tiết. (Xem bản vẽ Quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ - QH06)
VII.4.2. Quy định về chỉ giới xâydựng và tường rào
-
Đối tượng 1
-
Nhà liên kế phố được bố trí trên các trục đường chính xen kẽ với nhà ở tự cải tạo và các tuyến liên khu vực có chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, và không xây dựng hàng rào
-
Phía sau mỗi lô đất xây dựng nhà liên kế phố phải chừa khoảng thông hành địa dịch là 2m.
-
Ban công được phép nhô ra cách chỉ giới xây dựng tối đa 1,2 m, khi xây dựng ban công phải tổ chức hệ thống thu gom nước mưa thoát vào hệ thống thu gom, tránh tình trạng nước mưa chảy trực tiếp từ ban công xuống mặt đường.
-
Đối tượng 2
-
Nhà ở tự cải tạo có chỉ giới xây dựng cũng như nhà liên kế xây dựng mới, tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi người dân chưa có nhu cầu nâng cấp (hoặc nhà ở chưa xuống cấp) loại hình này được tồn tại theo hiện trạng cho đến
-
khi xây mới hoặc nâng cấp, người sử dụng phải tuân thủ các chỉ giới đường đỏ như loại hình nhà liên kế
-
Đối tượng 3
-
Chỉ giới xây dựng mặt tiền lùi vào so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu 5m
-
Ban công mặt tiền được phép nhô ra 1,4m
-
Phía sau chừa khoảng sân vườn 2m
-
Hai bên chừa khoảng sân vườn tối thiểu 1m
-
Đối tượng 4
-
Chỉ giới xây dựng mặt tiền lùi vào tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ.
-
Đối với các công trình thương mại có vị trí mặt tiền là quảng trường và công viên, chỉ giới xây dựng lùi vào so với biên trong của công viên tối thiểu 5m
-
Mặt hậu và hai mặt bên lùi vào tối thiểu 5m để bố trí đường phòng cháy chữa cháy.
-
Đối tượng 5
-
Chỉ giới xây dựng mặt tiền lùi vào tối thiểu 5m so với chỉ giới đường đỏ.
-
Đối với các công có vị trí mặt tiền là quảng trường và công viên, chỉ giới xây dựng lùi vào so với biên trong của công viên tối thiểu 10m
-
Mặt hậu và hai mặt bên lùi vào tối thiểu 5m để bố trí đường phòng cháy chữa cháy.
-
Đối tượng 6
-
Chỉ áp dụng cho Đối tượng 2 cho đến đối tượng 6
-
Được xây dựng trên phần ranh đất trùng với chỉ giới đường đỏ.
VII.4.3. Quy định về chiều cao của tầng xây dựng
-
Đối tượng 1
-
Tầng cao tối đa 4 tầng, tối thiểu 3 tầng
-
Tầng 1 (tầng trệt) chiều cao tối đa 4,2m, cốt sàn nhà cao 0,2 m so với cốt vỉa hè hoàn thiện
-
Tầng 2,3 (lầu 1,2) chiều cao tối đa 3,6m, tối thiểu 3,5m.
-
Tầng 4 (buồng cầu thang) chiều cao tối đa 2,8m.
Mặt đứng điển hình dãy nhà liên kế phố.
-
Đối tượng 2
-
Nhà ở tự cải tạo được bố trí tầng cao tối đa 4 tầng, tối thiểu 2 tầng
-
Tầng 1 (tầng trệt) chiều cao tối đa 4,2m, cốt sàn nhà cao 0,2 – 0,4 m so với cốt vỉa hè hoàn thiện
-
Tầng 2, 3 (lầu 1,2 ) chiều cao tối đa 3,6m, tối thiểu 3,5m.
-
Đối tượng 3
-
Nhà biệt thự được bố trí tầng cao tối đa 3 tầng, tối thiểu 2 tầng
-
Tầng 1 (tầng trệt) chiều cao tối đa 4,2m, cốt sàn nhà cao 0,2 – 0,4 m so với cốt vỉa hè hoàn thiện.
-
Tầng 2, 3 có chiều cao tối đa 3,6 m.
-
Có thể tổ chức tầng mái, độ dốc mái không quá 350.
Mặt đứng điển hình dãy nhà biệt thự
-
Đối tượng 4
-
Đối với công trình thương mại dịch vụ như các trung tâm thương mại, tầng cao tối đa 5 tầng, tầng cao tối thiểu 3 tầng.
-
Đối tượng 5
-
Tầng cao tối đa 3 tầng (Tiểu học) 2 tầng (Mầm non). Tối thiểu 2 tầng (trường Tiểu học).
-
Chiều cao mỗi tầng được thiết kế cho phù hợp theo tiêu chuẩn quy định.
-
Đối tượng 6
-
Áp dụng cho đối tượng 2,4: chiều cao tối đa 2,2m.
-
Áp dụng cho đối tượng 5,6: chiều cao không quá 1,8m.
VII.4.4.. Quy định về mật độ xây dựng
-
Đối tượng 1: 80%, nếu bố trí buồng cầu thang ở tầng 4 thì diện tích không quá 1/3 diện tích sàn của tầng 3 (lầu 2)
-
Đối tượng 2: giống đối tượng 1
-
Đối tượng 4: 50%
-
Đối tượng 5: 30% (chợ), 40% (trung tâm thương mại)
-
Đối tượng 6: 40%
VII.4.5. Quy định về hình khối và màu sắc bên ngoài công trình
-
Đường nét hình khối công trình kiến trúc theo khuynh hướng hiện đại, đơn giản, tránh sử dụng các chi tiết cầu kỳ, rườm rà. Đảm bảo các tiêu chí công năng – thích dụng – kinh tế – đẹp.
-
Sử dụng hệ thống mái dốc cho toàn bộ loại hình nhà vườn và biệt thự phố.
-
Các công trình công trình công cộng có thể sử dụng hệ thống mái dốc hoặc mái bằng tuỳ theo hình thức thiết kế của từng công trình.
-
Sử dụng các màu tươi mát và sáng, có cùng tông màu hài hoà trên bề mặt công trình và cả dãy nhà đồng nhất. Hạn chế dùng các màu tối, sẫm gây cảm giác khó chịu về thị giác, nóng bức về cảm giác và gây tâm lý phản cảm, khi cần thiết dùng đến sắc độ tối, sẫm cần có sự cân nhắc và tư vấn của các đơn vị chuyên môn.
-
Các biển quảng cáo (nếu có) hạn chế sử dụng các gam màu nóng như đỏ, cam, tím.... Nếu sử dụng, tỷ lệ mảng màu này không quá 30% diện tích của bảng quảng cáo.
VII.4.6. Quy định về hàng rào
-
Trừ trường hợp đặc biệt, hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực và tuân thủ các yêu cầu sau:
-
Phần tường rào trông ra đường phố từ độ cao 0,6 m trở lên thiết kế thông thoáng. Phần trống thoáng này tối thiểu chiếm 60% diện tích mặt phẳng đứng của tường rào. Quy định các mẫu hàng rào cho từng nhóm nhà.
VII.4.7.Các trục không gian chủ đạo
-
Là các tuyến cảnh quan chính như:
-
Tuyến N5
-
Tuyến N3
-
Tuyến D4
-
Để đảm bảo tầm nhìn đẹp cho công trình điểm nhấn, phía trước mặt tiền và trong khuôn viên công trình tổ chức không gian trống để trồng hoa, thảm cỏ.
-
Các hàng rào công trình chỉ là ước lệ, chiều cao phải thấp hơn tầm mắt, là phần trang trí đóng góp vào kiến trúc tổng thể của khu vực.
-
Các hành lang động: sẽ là các khu vực trên trục phố chính, các khu vực khai thác thương mại, các khu vực quảng trường
-
Các hành lang cảnh quan: khai thác các điểm nhìn, góc nhìn từ các trục chính khu ở. Xử lý các không gian đi bộ, cây xanh, các công trình kiến trúc mang tính biểu trưng, mỹ thuật và ý nghĩa tượng hình…
-
Các hành lang không gian mở: khai thác các không gian cây xanh, mặt nước, làm cho không gian được mở rộng ra, tăng cường sự thông thoáng cho khu dân cư với không gian xanh xung quanh.
VII.4.8.Các công trình điểm nhấn
-
Điểm nhấn cấp 1
-
Bao gồm các công trình thương mại trung tâm có tầng cao 3-5 tầng,
-
Điểm nhấn cấp 2
-
Bao gồm các công trình khai thác theo khối tích chiều cao từ 2-4 tầng, mật độ xây dựng thấp, tạo nên tổ hợp khối mặt đứng của công trình công cộng như khối tổ hợp công trình hành chính quản lý, y tế và các công trình giáo dục.
-
Điểm nhấn cấp 3
-
Gồm các không gian mở của các công viên cây xanh, tạo nên khu vực thông thoáng trong các nhóm nhà ở.
VII.4.9.Các công viên và không gian mở
-
Là không gian khu vực trung tâm – kết hợp không gian các trục đường chính khu ở với vườn hoa, thảm cỏ, tượng trang trí làm khoảng lùi – tạo tầm nhìn đẹp cho các công trình trọng điểm của khu dân cư. Khu vực này không cho phép xây dựng công trình kiến trúc kiên cố,
-
Các công viên cây xanh mặt nước xây dựng trong từng đơn vị ở, ngoài chức năng cải thiện vệ sinh môi trường, các không gian này tạo sự thay đổi cảnh quan khu vực – tạo sự sinh động trong từng đơn vị ở. Hạn chế tối đa mật độ xây dựng trong khu vực này (3-5%).
-
Các công viên trong khu vực là nơi nghỉ ngơi, giải trí của người dân, trong các khu công viên này bố trí các công trình kiến trúc nhỏ, màu sắc tươi sáng, rực rỡ như các hội quán các chòi nghỉ chân, các shop cà phê mở và các nhà vệ sinh công cộng, kết hợp với các loại hoa màu sắc sặc sỡ và cây xanh tạo nên những điểm nhấn đầy màu sắc.
-
Cây xanh trên các tuyến đường giao thông được bố trí theo nguyên tắc sau:
-
Với những tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 20m nên trồng các loại cây ít rụng lá hoặc rụng lá theo mùa, hoa ít hương thơm để hạn chế thu hút côn trùng và có chiều cao trưởng thành trung bình nhỏ (khoảng 10m) như Móng Bò Tím, Móng Bò Trắng, Bằng Lăng, Giá Tị….
-
Tuyến đường có lộ giới bằng hoặc hơn 20 m, nên trồng các loại cây trưởng thành có chiều cao trung bình, có táng hình học như Sao Đen, Muồng Đen, Ngọc Lan…
-
Với các dải phân cách nên trồng các cây bụi thấp hoặc cây tỉa tán tránh che khuất tầm nhìn giao thông
-
Các tuyến lộ giới nhỏ hơn 20m trồng cây theo kiểu xen kẽ nanh cá sấu để tránh hiện tượng giao tán cây
-
Các tuyến lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m trồng cây theo kiểu đối xứng thông thường
VII.4.10.Quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan các công trình kiến trúc
-
Nhà ở
-
Nhà ở trong khu vực bao gồm nhà ở hiện trạng cải tạo và nhà ở xây dựng mới
-
Nhà ở hiện trạng cải tạo: giữ theo hiện trạng, khi người dân có nhu cầu sửa chữa hoặc xây dựng mới phải tuân thủ theo các quy định về lộ giới, các chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, tầng cao và màu sắc công trình theo các quy định cụ thể nhằm đảm bảo các công trình này được chỉnh trang đồng bộ và phù hợp với quy hoạch
-
Nhà ở xây dựng mới
Tuân thủ theo các quy định về lộ giới, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng phù hợp với quy hoạch
Với các khu nhà ở xây dựng mới cần có đồ án thiết kế đô thị chi tiết để chọn mẫu nhà với các chỉ tiêu phù hợp với đồ án quy hoạch này
-
Công trình công cộng
-
Các công trình công cộng được xây dựng phải phù hợp với những yêu cầu như
-
Đảm bảo chỉ giới xây dựng (khoảng lùi xây dựng)
-
Trong khoảng từ lộ giới đến chỉ giới xây dựng cần thiết phải bố trí sân vườn và trồng cây xanh
-
Hàng rào (nếu có) của các công trình này phải được bố trí thông thoáng để thấy được công trình (trừ các công trình có tính chất đặc biệt hoặc công trình an ninh quốc phòng)
-
Đảm bảo các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, tầng cao và chiều cao cụ thể của từng tầng xây dựng.
VII.4.11. Các quy định khác
-
Vạt góc tại các giao lộ:
-
Góc giao lộ của 2 đường nhỏ có lộ giới > 14m hoặc giữa 1 đường có lộ giới > 14m và một đường có lộ giới < 14 m được áp dụng kích thước vạt góc (m) tối thiểu phải là 5m x 5m mỗi bên.
-
Hè phố:
-
Hè phố ( vỉa hè) là phần đất thuộc lộ giới của các tuyến đường phố:
-
Trong mọi trường hợp, không được lấn chiếm, xây dựng làm thay đổi cao độ quy định của từng hè phố.
-
Khi có yêu cầu sửa chữa, làm đẹp mặt hè phố (không thay đổi cao độ mặt nền) phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý lòng lề đường.
VIII. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VIII.1. Quy hoạch hệ thống giao thông
-
Khu Trung tâm chính trị - hành chánh và dịch vụ thương mại – dân cư TP. Trà Vinh. Nằm ở vị trí phía Nam thành phố, ngay gần cổng chào TP, đóng vai trò kết nối với thành phố.
-
Kết hợp giao thông hiện trạng. Tổ chức lại giao thông theo trục ngang dọc như mạng ô cờ, tạo sự thông thoáng đi làm và sinh hoạt thuận lợi.
VIII.1.1. Giao thông đối ngoại
-
Đường Nguyễn thị minh Khai (QL.53). Mặt đường kết cấu bê tông nhựa rộng 9,5m x 2 = 19m, dải phân cách 7m, vỉa hè 2 bên 7 x 2 = 14m. Lộ giới 40m. Mặt cắt A-A.
-
Đường Nguyễn Đáng: Tuyến bao khu vực phía Bắc, mặt đường kết cấu bê tông nhựa rộng 10.5m x 2 = 21m, dải phân cách 2m, vỉa hè 6m x 2 = 12m. Lộ giới 35m.
VIII.1.2. Giao thông trong khu vực thiết kế
-
Đường trục chính khu trung tâm
Là hệ thống đường chính phục vụ giao thông cơ động cao có ý nghĩa toàn khu vực, kết nối các khu dân cư với các trung tâm dịch vụ thương mại công cộng… Chức năng đảm bảo giao thông và nối trực tiếp ra đường đối ngoại.
-
Là đường trục ngang chính khu Dân cư - Thương mại - Dịch vụ. Nối đường Nguyễn thị minh Khai đến đường Sơn Thông.
-
Mặt đường nhựa rộng 9m x 2 = 18m.
-
Dải phân cách ở giữa 6m.
-
Vỉa hè 6m x 2=12m, lộ giới 36m. Mặt cắt 1-1.
-
Đường D1; Đường N1; Đường N3
-
Là đường trục dọc, ngang chính khu Dân cư - Thương mại - Dịch vụ.
-
Mặt đường nhựa rộng 15m.
-
Vỉa hè 5,5m x 2=11m,
-
Lộ giới 26m. Mặt cắt 2-2.
-
Đường chính khu vực
Gồm các đường nối các tuyến đường chính với các khu vực ở
-
Đường N10
-
Mặt đường 18m.
-
Vỉa hè 6m x 2= 12m.
-
Lộ giới 30m. Mặt cắt 2’-2’.
-
Mặt đường 13m.
-
Vỉa hè 5m x 2= 10m.
-
Lộ giới 23 m. Mặt cắt 3-3.
-
Mặt đường nhựa rộng 14m.
-
Vỉa hè 4m x 2=8m,
-
lộ giới 22m. Mặt cắt 4-4.
-
Mặt đường nhựa rộng 10,5m.
-
Vỉa hè 6m x 2=12m, lộ giới 22,5m. Mặt cắt 5-5.
-
Mặt đường nhựa rộng 11m.
-
Vỉa hè 4m x 2=8m, lộ giới 19m. Mặt cắt 5’-5’.
-
Đường khu vực
Gồm các đường trong khu ở. Nối với đường chính khu vực, đường chính khu trung tâm dẫn đến khu dân cư. Phục vụ giao thông trong các khu vực.
-
Mặt đường nhựa rộng 9m.
-
Vỉa hè 4m x 2=8m, lộ giới 17m. Mặt cắt 6-6.
-
Mặt đường nhựa rộng 10,5m.
-
Vỉa hè 3m x 2= 6m, lộ giới 16,5m. Mặt cắt 6’-6’.
-
Đường D1A; D2; D3; D5; N2; N4;N8.
-
Mặt đường nhựa rộng 7m.
-
Vỉa hè 3,5m x 2= 7m, lộ giới 14m. Mặt cắt 7-7.
VIII.1.3. Đường đỏ và chỉ giới xây dựng
Đường đỏ: Xác định lộ giới các tuyến đường, phần đất được dành cho giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
Chỉ giới xây dựng: Xác định khoảng lùi công trình so với lộ giới đường theo bộ môn kiến trúc quy định.
-
Trung tâm thương mại: ≥10m. (Đối với trục đường chính).
-
Biệt thự: ≥5m.
-
Nhà phố liên kế: ≥2m.
-
Công trình công cộng: ≥ 5m.
VIII.1.4. Chỉ tiêu kỹ thuật giao thông
-
Tổng dân số: 13000 người
-
Tổng diện tích đất giao thông: 20,43 ha = 0,21km².
-
Tổng chiều dài đường chính 9,995m =10 km.
-
Mật độ đường: 5,1 km / km²
-
Chỉ tiêu diện tích đường chính: 16m2 / người.
Đạt yêu cầu về chỉ tiêu mật độ đường chính và diện tích đường chính/người.
BẢNG KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG VÀ KINH PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
STT
|
Teân ñöôøng
|
Maët
caét ngang
|
Chieàu daøi
(m)
|
Chieàu roäng (m)
|
Dieän tích xaây döïng(m2)
|
Kinh phí XD (tr.ñoàng)
|
Ghi chuù
|
|
Maët ñöôøng
|
Daûiphaâncaùch
|
Væa heø
|
Loä giôùi
|
Maët ñöôøng
|
Væa heø
|
Ñaát giao thoâng
|
Maët ñöôøng
|
Væa heø
|
Coäng
|
|
|
|
ÑÖÔØNG TRONG RANH THIEÁT KEÁ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
GIAO THOÂNG NGOAØI QH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH THAØNH PHOÁ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG NGUYEÃN THÒ MINH KHAI
|
A_A
|
1,925.00
|
9.5+9.5
|
7
|
7+7
|
40
|
36,575
|
26,950
|
77,000
|
|
|
|
|
|
2
|
ÑÖÔØNG NGUYEÃN ÑAÙNG
|
B_B
|
508.00
|
10.5+10.5
|
2
|
6+6
|
35
|
10,668
|
6,096
|
17,780
|
|
|
|
|
|
|
COÄNG
|
|
2,433.00
|
|
|
|
|
47,243
|
33,046
|
94,780
|
|
|
|
|
|
II
|
GIAO THOÂNG TRONG KHU QH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH KHU TRUNG TAÂM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N6
|
1_1
|
482.00
|
9+9
|
6
|
6+6
|
36
|
8,676
|
5,784
|
17,352
|
6,941
|
2,314
|
9,254
|
|
|
2
|
ÑÖÔØNG D1
|
2_2
|
810.00
|
15
|
|
5.5+5.5
|
26
|
12,150
|
8,910
|
21,060
|
9,720
|
3,564
|
13,284
|
|
|
3
|
ÑÖÔØNG N3
|
2_2
|
300.00
|
15
|
|
5.5+5.5
|
26
|
4,500
|
3,300
|
7,800
|
3,600
|
1,320
|
4,920
|
|
|
4
|
ÑÖÔØNG N1
|
2_2
|
345.00
|
15
|
|
5.5+5.5
|
26
|
5,175
|
3,795
|
8,970
|
4,140
|
1,518
|
5,658
|
|
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH KHU VÖÏC
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N10
|
2'_2'
|
525.00
|
18
|
0
|
6+6
|
30
|
9,450
|
6,300
|
15,750
|
7,560
|
2,520
|
10,080
|
|
|
2
|
ÑÖÔØNG D4
|
3_3
|
1,100.00
|
13
|
0
|
5+5
|
23
|
14,300
|
11,000
|
25,300
|
11,440
|
4,400
|
15,840
|
|
|
3
|
ÑÖÔØNG N9
|
4_4
|
790.00
|
14
|
0
|
4+4
|
22
|
11,060
|
6,320
|
17,380
|
8,848
|
2,528
|
11,376
|
|
|
4
|
ÑÖÔØNG SÔN THOÂNG
|
5_5
|
918.50
|
10.5
|
0
|
6+6
|
22.50
|
9,644
|
11,022
|
20,666
|
7,715
|
4,409
|
12,124
|
|
|
5
|
ÑÖÔØNG D1B
|
5'_5'
|
280.00
|
11
|
0
|
4+4
|
19
|
3,080
|
2,240
|
5,320
|
2,464
|
896
|
3,360
|
|
|
|
ÑÖÔØNG KHU VÖÏC
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N5
|
6_6
|
400.00
|
9
|
0
|
4+4
|
17
|
3,600
|
3,200
|
6,800
|
2,880
|
1,280
|
4,160
|
|
|
2
|
ÑÖÔØNG N7
|
6'_6'
|
525.00
|
10.5
|
0
|
3+3
|
16.5
|
5,513
|
3,150
|
8,663
|
4,410
|
1,260
|
5,670
|
|
|
3
|
ÑÖÔØNG D1A
|
7_7
|
188.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
1,316
|
1,316
|
2,632
|
1,053
|
526
|
1,579
|
|
|
4
|
ÑÖÔØNG D2
|
7_7
|
481.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
3,367
|
3,367
|
6,734
|
2,694
|
1,347
|
4,040
|
|
|
5
|
ÑÖÔØNG D3
|
7_7
|
410.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
2,870
|
2,870
|
5,740
|
2,296
|
1,148
|
3,444
|
|
|
6
|
ÑÖÔØNG D5
|
7_7
|
1,450.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
10,150
|
10,150
|
20,300
|
8,120
|
4,060
|
12,180
|
|
|
7
|
ÑÖÔØNG N2
|
7_7
|
200.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
1,400
|
1,400
|
2,800
|
1,120
|
560
|
1,680
|
|
|
8
|
ÑÖÔØNG N4
|
7_7
|
200.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
1,400
|
1,400
|
2,800
|
1,120
|
560
|
1,680
|
|
|
9
|
ÑÖÔØNG N8
|
7_7
|
590.00
|
7
|
0
|
3.5+3.5
|
14
|
4,130
|
4,130
|
8,260
|
3,304
|
1,652
|
4,956
|
|
|
|
COÄNG
|
|
9,995
|
|
|
|
|
111,781
|
89,654
|
204,327
|
89,425
|
35,862
|
125,286
|
|
|
Ghi chuù : Ñôn giaù taïm tính cho maët ñöôøng chính vaø ñöôøng noäi boä laøm môùi: 0.8 tr.ñoàng /1m2, cho væa heø : 0.4 tr.ñoàng /1m2
|
|
|
|
|
|
|
chæ tính dieän tích vaø kinh phí XD phaàn ñöôøng trong ranh thieát keá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG QUY ĐỊNH LỘ GIỚI CÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG
STT
|
Teân ñöôøng
|
Maët
caét ngang
|
Chieàu daøi
(m)
|
Chieàu roäng (m)
|
loä trình
|
Maët
ñöôøng
|
Daûi
phaân caùch
|
Væa heø traùi
|
Væa heø phaûi
|
Loä
giôùi
|
Töø …..
|
Ñeán …..
|
|
ÑÖÔØNG TRONG RANH THIEÁT KEÁ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
GIAO THOÂNG NGOAØI QH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH THAØNH PHOÁ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG NGUYEÃN THÒ MINH KHAI
|
A_A
|
1,925.00
|
9.5+9.5
|
7
|
7
|
7
|
40
|
Coång chaøo TP
|
Ñöôøng Nguyeãn Ñaùng
|
2
|
ÑÖÔØNG NGUYEÃN ÑAÙNG
|
B_B
|
508.00
|
10.5+10.5
|
2
|
6
|
6
|
35
|
Ñöôøng Nguyeãn thò minh Khai
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
|
TOÅNG
|
|
2,433.00
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
GIAO THOÂNG TRONG KHU QH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH KHU TRUNG TAÂM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N6
|
1_1
|
482.00
|
9+9
|
6
|
6
|
6
|
36
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
2
|
ÑÖÔØNG D1
|
2_2
|
810.00
|
15
|
|
5.5
|
5.5
|
26
|
Ñöôøng N1
|
Ñöôøng N10
|
3
|
ÑÖÔØNG N3
|
2_2
|
300.00
|
15
|
|
5.5
|
5.5
|
26
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
4
|
ÑÖÔØNG N1
|
2_2
|
345.00
|
15
|
0
|
5.5
|
5.5
|
26
|
Ñöôøng Nguyeãn thò minh Khai
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
|
ÑÖÔØNG CHÍNH KHU VÖÏC
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N10
|
2'_2'
|
525.00
|
18
|
0
|
6
|
6
|
30
|
Ñöôøng Nguyeãn thò minh Khai
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
2
|
ÑÖÔØNG D4
|
3_3
|
1,100.00
|
13
|
0
|
5
|
5
|
23
|
Ñöôøng N5
|
Ñöôøng N10
|
3
|
ÑÖÔØNG N9
|
4_4
|
790.00
|
14
|
0
|
4
|
4
|
22
|
Ñöôøng Nguyeãn thò minh Khai
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
4
|
ÑÖÔØNG SÔN THOÂNG
|
5_5
|
918.50
|
10.5
|
0
|
6
|
6
|
22.50
|
Ñöôøng N10
|
Ñöôøng Nguyeãn Ñaùng
|
5
|
ÑÖÔØNG D1B
|
5'_5'
|
280.00
|
11
|
0
|
4
|
4
|
19
|
Ñöôøng N9
|
Ñöôøng N10
|
|
ÑÖÔØNG KHU VÖÏC
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
ÑÖÔØNG N5
|
6_6
|
400.00
|
9
|
0
|
4
|
4
|
17
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
2
|
ÑÖÔØNG N7
|
6'_6'
|
525.00
|
10.5
|
0
|
3
|
3
|
16.5
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
3
|
ÑÖÔØNG D1A
|
7_7
|
188.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng N1
|
Ñöôøng Nguyeãn Ñaùng
|
4
|
ÑÖÔØNG D2
|
7_7
|
481.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng N2
|
Ñöôøng N5
|
5
|
ÑÖÔØNG D3
|
7_7
|
410.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng N8
|
Ñöôøng N10
|
6
|
ÑÖÔØNG D5
|
7_7
|
1,450.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng 10
|
Ñöôøng N2
|
7
|
ÑÖÔØNG N2
|
7_7
|
200.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
8
|
ÑÖÔØNG N4
|
7_7
|
200.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng D2
|
Ñöôøng D5
|
9
|
ÑÖÔØNG N8
|
7_7
|
590.00
|
7
|
0
|
3.5
|
3.5
|
14
|
Ñöôøng D1
|
Ñöôøng Sôn Thoâng
|
VIII.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
VIII.2.1. Cơ sở thiết kế
-
Căn cứ bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/2000
-
Căn cứ bản đồ qui hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.
-
Căn cứ số liệu về điều kiện tự nhiên củathành phố Trà Vinh.
-
Căn cứ tiêu chuẩn, qui chuẩn xây dựng hiện hành của nhà nước ban hành.
VIII.2.2. Giải pháp thiết kế
-
San nền
-
Giải pháp san nền: cao độ nền xây dựng Hxd ≥ 2.40 m (theo qui hoạch chung thành phố Trà Vinh đã được phê duyệt).
-
Đối với khu vực ở cải tạo khi xây dựng tiến hành san đắp cục bộ từng công trình.
-
Đối với những khu vực xây mới, nơi có cao độ tự nhiên ≥2,40 m thì giữ nguyên mặt phủ, san gạt cục bộ. Khu vực có cao độ thấp tiến hành đắp nền toàn bộ đến cao độ xây dựng.
-
Độ dốc ngang đường = 2%.
-
Chiều cao bó vỉa: 0.15 m.
-
Chiều dày đất đắp trung bình: 1,2m
-
Tổng khối lượng đất đắp: 319500m3.
-
Thoát nước mưa
-
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế thoát riêng không chung với nước thải sinh hoạt và được xây mới hoàn toàn.
-
Hướng thoát nước mưa cho toàn khu về phía đông rồi tiếp tục chảy ra sông Cái Cam.
-
Khu vực xây dựng được chia ra làm nhiều lưu vực nhỏ. Nước mưa của từng lô đất thu về hố ga và cống được bố trí dọc theo hai bên vỉa hè các tuyến đường nội bộ, chính trong khu.
-
Kết cấu: sử dụng cống tròn bê tông cốt thép có đường kính D400 – D1500, đối với đoạn cống qua đường sử dụng cống chịu tải trọng H-30, hố ga bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ.
-
Cơ sở tính toán mạng lưới thoát nước mưa áp dụng công thức cường độ giới hạn: Q = j x q x F (l/s)
-
Q: lực lượng nước mưa (l/s)
-
j: hệ thống dòng chảy = 0,6
-
F: diện tích lưu vực (ha)
-
q: cường độ mưa tính toán (l/s/ha).
-
P: chu kỳ tràn cống =2
-
Khối lượng xây dựng: tổng chiều dài các loại cống : 14043m
-
Trong đó chiều dài từng loại cống.
-
Cống D400 = 3360 m
-
Cống D600 = 7312 m
-
Cống D800 = 2996 m
-
Cống D1000 = 2506 m
-
Cống D1200 = 1413 m
-
Cống D1500 = 284 m
VIII.2.3. Kinh phí
-
San nền
50.000đ/m3 x 319500 m3 = 15 tỷ 973 triệu
-
Thoát nước mưa
-
D400: 3360m x 950000đ/m = 3 tỷ 192 triệu
-
D600: 7312m x 1265000đ/m = 9 tỷ 250 triệu
-
D800: 2996m x 1530000đ/m = 4 tỷ 584 triệu.
-
D1000:2506 m x 1780000đ/m = 4 tỷ 461 triệu.
-
D1200:1413 m x 2200000đ/m = 3 tỷ109 triệu.
-
D1500: 284m x 2650000đ/m = 753 triệu.
Cộng = 25 tỷ 349 triệu
VIII.3.Cấp nước
VIII.3.1. Cơ sở thiết kế
-
Bản đồ hiện trạng và định hướng cấp nước Tp Trà Vinh đến năm 2020.
-
Quy hoạch phân khu TL: 1/2000
-
Tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành cấp nước TCVN 33-2006.
-
Tiêu chuẩn quy phạm phòng cháy chữa cháy 2622-1995.
VIII.3.2. Nhu cầu dùng nước
-
Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 2.300m3/ngày.
-
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 120l/người.ngày.
Bảng tính nhu cầu dùng nước
Stt
|
Hạng Mục
|
Dân Số
(người)
|
Tiêu chuẩn
Lít/người.ng
|
Nhu Cầu
m3/ngày
|
|
|
1
|
Sinh hoạt dân cư
|
13.000
|
120
|
1.560
|
|
2
|
Công cộng-Dịch vụ
|
|
15%sh
|
234
|
|
3
|
Tưới cây - Đường
|
|
8% sh
|
125
|
|
4
|
Dự phòng
|
|
20% ∑Q
|
384
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
2.303
|
|
-
Ngoài ra cần dự trữ lượng nước chữa cháy theo quy phạm với lưu lượng cho mỗi đám là 15 l/s số đám cháy đồng thời là 2 đám cháy, lượng nước này dự trữ tại nhà máy nước của Tp và trong các bể chứa của các công trình công cộng.
VIII.3.3. Nguồn nước
-
Nguồn cấp nước sinh hoạt cho khu quy hoạch đô thị dịch vụ, sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước của TP Trà Vinh bằng các tuyến ống cấp nước hiện hữu và định hướng trên các tuyến đường chính đi qua, bao gồm các tuyến ống Þ250 hiện hữu trên đường Nguyễn Đáng và Þ150 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
VIII.3.4. Mạng lưới cấp nước
-
Các tuyến ống cấp nước hiện hữu trên các tuyến đường như đường Sơn Thông và các hẻm trong khu vực tiếp tục được sử dụng làm hệ thống phân phối cấp III. Trong khu quy hoạch, xây dựng thêm các tuyến ống cấp nước chính theo các trục đường chính của khu vực đấu nối với 2 tuyến ống hiện hữu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Đáng cung cấp cho toàn bộ khu quy hoạch, đồng thời có tính đến việc đấu nối với các khu xung quanh.
-
Các tuyến ống cấp nước với đường kính ống Þ200 đến Þ100, ống cấp nước xây dựng mới dùng ống gang dẻo hoạch ống HDPE và được đi trên vỉa hè, các tuyến ống kết nối tạo thành các vòng khép kín nhằm ổn định áp lực và lưu lượng. Trên các tuyến ống bố trí các trụ cứu hoả theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995.
VIII.3.5. Khối lượng đường ống
-
Khối lượng mạng lưới đường ống cấp nước xây dựng cho khu vực quy hoạch 14.900m, trong đó: Þ100 = 8.500m, Þ150 =4.400m, Þ200 =2.000m.
VIII.3.6. Khái toán kinh phí xây dựng đường ống
stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
(m)
|
Đơn giá (đồng/m)
|
Thành tiền(triệu)
|
1
|
Ong Þ200
|
2,000
|
950.000
|
1.045
|
2
|
Ong Þ150
|
4,400
|
850.000
|
4.590
|
3
|
Ong Þ100
|
8,500
|
650.000
|
5.200
|
4
|
Trụ cứu hỏa
|
40 trụ
|
12.000.000
|
480
|
Tổng cộng
|
11.315
|
VIII.3. Thoát nước thải
VIII.3.1. Hiện trạng thoát nước thải môi trường
-
Khu vực xây dựng khu đô thị dịch vụ hiện chưa có hệ thống thoát nước thải, khu vực hiện nay nước thải sinh hoạt của người dân trong khu vực chủ yếu là tự thấm và thoát ra 2 tuyến cống thoát nước chung trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Đáng.
-
Hiện tại TP đang thực hiện dự án thoát nước cải thiện vệ sinh môi trường với các tuyến thoát nước được xây dựng gần với danh của khu quy hoạch, do vậy hướng thoát nước của khu quy hoạch sẽ được đưa về hệ thống thu gom của dự án, các vị trí đấu nối trong tương lai là các điểm trên đường Nguyễn Đáng.
-
Môi trường đất và không khí trong khu quy hoạch hiện nay tương đối tốt do các công trình xây dựng chưa nhiều và quy mô dân cư nhỏ.
-
Trong khu vực quy hoạch hiện nay có một số khu vực nghĩa địa với diện tích khoảng 1,5ha, các khu vực nghĩa địa này sẽ ảnh hướng tới sự phát triển dân cư về sau, do vậy thành phố cần có kế hoạch cho di dời về khu nghĩa trang mới của tp.
VIII.3.2. Lưu lượng nước thải
-
Tổng lưu lượng nước thải khu đô thị dịch vụ là : Q = 1.500m³/ngày.
-
Tiêu chuẩn cấp nước 120 l/người/ngày và các loại nước thải khác
-
Lưu lượng nước thải lấy bằng 80% lưu lượng nước cấp sinh hoạt.
VIII.3.3. Giải pháp thoát nước thải
-
Khu vực thiết kế nằm ngoài khu vực nội thị của Thành Phố Trà Vinh. theo quy hoạch chung TP Trà Vinh, hệ thống thoát nước gồm 2 phần. Với khu vực nội thị xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng (hệ thống thoát chung có cống bao tách dòng) và hiện khu vực nội thị đã có dự án ODA và đang triển khai.
-
Đối với khu quy hoạch có lợi thế nằm ngay sát với danh giới của dự án, đồng thới lưu lượng nước thải của khu cũng nhỏ do vậy giải pháp quy hoạch thoát nước thải cho khu đô thị dịch vụ là:
-
Xây dựng hệ thống thoát nước là hệ thống riêng hoàn toàn. Nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung tại trạm xử lý của Tp Trà Vinh theo dự án thoát nước TP đang thực hiện, với việc các điểm đấu nối sẽ được đấu vào tuyến cống gom chính của dự án trên 2 tuyến đường là đường Nguyễn Thị Minh Khai và Đường Kiên Thị Nhẫn với 2 tuyến cống hộp 1m*1m.
VIII.3.4. Mạng lưới thoát nước thải
-
Trong khu quy hoạch bố trí các tuyến cống thu gom dọc theo các trục đường ngang trong khu vực có D300 dẫn ra 2 tuyến cống dọc theo đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Sơn Thông đưa nước thải vào 2 tuyến cống của dự án thoát nước vệ sinh môi trường trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Đường Kiên Thị Nhẫn, đưa về trạm xử lý.
-
Cống thoát nước thải dùng cống BTCT, cống đi trên vỉa hè với độ sâu chôn cống điểm đầu 1,0m, độ dốc cống 1/D, hố ga thu nước bố trí trên toàn tuyến vị trí giữa ranh của 2 công trình.
-
Bố trí 1 trạm bơm cục bộ trên đường Sơn Thông tại vị trí có cao độ chôn cống là 5m. trạm bơm được xây dựng chìm bằng BTCT.
-
Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước : 12.500 m. Trong đó:
-
Cống D300= 11.000m,
-
Cống D400= 1.500m.
VIII.3.5.Xử lý nước thải
a) Nước thải được xử lý theo hai cấp
-
Cấp thứ nhất: xử lý sơ bộ tại từng công trình bằng bể tự hoại tiêu chuẩn 3 ngăn.
-
Cấp thứ hai: Xử lý tập trung tại trạm xử lý nước thải thành phố.
-
Tại đây, nước thải được xử lý triệt để đạt QCVN 14-2008 /BTNMT .
b) Rác
-
Rác thải sinh hoạt của khu vực được công ty vệ sinh đô thị thu gom trực tiếp tại từng công trình sau đó rác sẽ được đưa tới bãi xử lý rác của TP.
-
Trên các trục đường, và khu thương mại dịch vụ , công cộng : bố trí các thùng rác công cộng loại 100L , và các loại thùng rác nhỏ 10l phục vụ cho khách vãng lai.
c) Nghĩa trang
-
Di dời toàn bộ các khu nghĩa địa hiện hữu nằm trong khu vực quy hoạch, đưa về tập trung tại khu nghĩa trang của thành phố theo định hướng quy hoạch nằm ở phía Nam.
VIII.3.5.Khái toán kinh phí xây dựng
stt
|
Chủng loại
|
Khối lượng (m)
|
Đơn giá(đ/1m)
|
Thành tiền(tr đ)
|
1
|
D300
|
11.000
|
750.000
|
8.250
|
2
|
D400
|
1.500
|
950.000
|
1.425
|
3
|
Trạm bơm
|
1.000 m3
|
0,5 tr/1m3
|
500
|
3
|
Thùng rác
|
30 thùng
|
1.000/1 thùng
|
30
|
|
Tổng cộng
|
|
|
10.205
|
làm tròn: 10 tỷ 300 triệu đồng
VIII.4.Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị
VIII.4.1. Cơ sở thiết kế
-
Đồ án quy hoạch chung thành phố Trà Vinh
-
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị dịch vụ thương mại – dân cư phía sau trung tâm chính trị - hành chính tỉnh
-
Các tiêu chuẩn và quy trình quy phạm hiện hành áp dụng cho thiết kế xây dựng công trình đường dây tải điện và trạm biến áp.
-
Quy phạm trang bị điện 11TCN-19-2006 về hệ thống đường dẫn điện, quy phạm trang bị điện 11TCN-21-2006 về thiết bị phân phối và trạm biến áp, tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động TCVN2737-2006, tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng TCVN 259-2001
VIII.4.2.Sự cần thiết đầu tư công trình
Mục đích đầu tư công trình là:
-
Xây dựng các trạm biến áp và đường dây 22kV, 0,4kV đến các phụ tải trong dự án
-
Xây dựng hệ thống chiếu sáng đường giao thông nội bộ trong phạm vi dự án.
VIII.4.3. Tính toán phụ tải điện:
Phụ tải khu vực dự án được tính trong bảng sau:
Stt
|
Danh mục
|
Đơn vị
Tính
|
Quy mô
|
Chỉ tiêu lắp đặt
(kW/ha)
|
Công suất
tính toán
(kw)
|
Hệ số
đồng thời
(Kđt)
|
Công suất lắp đặt
(kw)
|
1
|
Dân cư
|
Người
|
13.000
|
0.5kw/ng
|
6.500,0
|
0,8
|
5.200,0
|
2
|
Công trình công cộng
|
ha
|
16,5852
|
200
|
3.309,6
|
0,8
|
2.612,0
|
3
|
Đất CV cây xanh -TDTT
|
-
|
6,7363
|
10
|
67,3
|
0,6
|
38,4
|
4
|
Đất giao thông
|
-
|
20.4322
|
10
|
204,2
|
-
|
126,0
|
|
|
TỔNG
|
|
|
10.081,1
|
|
7.974,4
|
-
Tổng công suất tính toán: 10.081,1 kW
-
Tổng công suất lắp đặt có tính 10% tổn hao và 5% dự phòng: 9.170,8 kW
-
Dung lượng trạm hạ thế 22/0,4 dự kiến: 10.789 kVA
-
Số giờ sử dụng công suất max: 3.000 h
VIII.4.4.Nguồn điện và hệ thống phân phối
-
Nguồn điện
-
Với phụ tải tính toán như trên cần kéo thêm tuyến 22KV cho khu vưc quy hoạch để đảm bảo nguồn ổn định cho phụ tải. Nguồn cấp dùng nguồn điện quốc gia lấy từ trạm 110KV Trà Vinh dẫn tới
-
Các dạng năng lượng khác
-
Ngoài dạng năng lượng điện nhận từ lưới điện địa phương. Dự án có thể xem xét sử dụng các dạng năng lượng thay thế khác thân thiện với môi trường vào mục đích phù hợp.
-
Dạng năng lượng thay thế phổ biến hiện nay được sử dụng là hệ thống tạo ra nước nóng từ năng lượng mặt trời dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Phù hợp với đặc thù dự án, có thể trang bị hệ thống này cho khu công cộng, nhà ở trong khu vực dự án.
-
Theo tính toán của các nhà sản xuất, nếu sử dụng loại máy nước nóng này, khách hàng có thể tiết kiệm được số tiền chi phí cho việc dùng điện. Ngoài ra, người sử dụng còn an tâm với sự cố cháy nổ, môi trường không bị ảnh hưởng
Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối dùng 2 cấp điện áp là 22kV và 0,4kV
-
Chọn tiết diện dây dẫn trung thế có tính đến dự phòng phát triển của phụ tải sau này, dây dẫn được chọn là loại có khả năng tải lớn nhất trong lưới điện lực thường dùng (dây trục chính) do đặc thù của lưới điện cho khu đô thị dich vụ cần ổn định, rất khó khăn khi nâng cấp cải tạo tuyến cáp, làm ảnh hưởng tới hoạt động của các phụ tải
-
Đặc tính kỹ thuật dây dẫn theo đúng qui định của Công ty Điện lực 2 tại Quyết định số 1904 EVN/ĐL2.4 ngày 10/05/2005 v/v “Ban hành qui định tạm thời các thông số máy biến áp phân phối và dây dẫn điện”.
-
Đặc tính kỹ thuật:
-
Điện áp danh định: 22kV
-
Loại : cáp nổi
-
Điểm đầu : Các cột đấu nối (3 vị trí đấu nối)
-
Điểm cuối : Các tuyến đường dây 22kV trong khu vực dự án kết vòng với nhau qua các dao cắt tải (ALBS) tại các trạm biến áp.
-
Dây dẫn sử dụng dây dây nhôm lõi thép, tiết diện 3x240+1x120mm2
-
Đường trục sử dụng dây dẫn tiết diện từ 185mm2 – 240mm2
-
Đường nhánh chính sử dụng dây dẫn tiết diện từ 185mm2 – 95mm2
-
Các tuyến trung thế đi trên trụ bê tông ly tâm cao 12 mét. Khoảng cách trụ trung bình là 50 - 60mét.
-
Trong các khu công nghiệp việc lắp đặt trạm hạ thế phu thuộc vào sự phân bố
của từng nhà máy
-
Các trạm trong khu điều hành dịch vụ dùng trạm có dung lượng 560KVA – 630 kVA _750 kVA
-
Lưới điện hạ thế 0,4kV các tuyến đi trong khu dân cư hầu hết đi nổi sử dụng dây dẫn bọc cách điện - cáp vặn xuắn (ABC) .
-
Bán kính cấp điện từ 300 – 400 mét tùy theo mật độ phụ tải
-
Tiết diện dây dẫn lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp
-
Tuyến cáp hạ thế được lựa chọn sử dụng cho công trình theo các điều kiện sau:
-
Nâng cao độ tin cậy, an toàn trong cung cấp điện.
-
Đảm bảo mỹ quan đô thị và xét đến chỉ tiêu đầu tư xây dựng.
-
Tiết diện dây cáp được chọn theo cấp điện áp và dòng cho phép, có kiểm tra theo điều kiện phát nóng bình thường.
-
Phần trạm biến áp
-
Vị trí đặt các trạm nằm trong khu vực dự án, được bố trí tại trung tâm của phụ tải và vị trí thông thoáng, phù hợp qui hoạch và cảnh quan môi trường xung quanh, vị trí trạm phải có địa hình bằng phẳng, địa chất tốt và ít khả năng sạt lở. Theo đó, các trạm được bố trí tại các vị trí như trên bản vẽ mặt bằng, có công suất phù hợp nhu cầu phụ tải khu vực trạm cấp điện. Cỡ máy dùng lắp đặt cho phụ tải dân dụng dùng các loại có cấp dung lương từ 560-630kVA
Đặc tính kỹ thuật:
-
Cấp điện áp : 22/0.4kV
-
Phía 22kV: 22 ± 2 x2,5%kV
-
Phía 0.4kV: 0.4kV
-
Phần chiếu sáng
-
Để tăng vẻ mỹ quan trên tuyến đường, đồng thời để đạt độ an toàn, thời gian sử dụng lâu bền tiết diện cáp được chọn theo tiêu chuẩn DU% tính toán < DU% cho phép = 5% (tính đến trụ cuối cùng của lưới điện chiếu sáng)
-
Đối với các trục đường chính , các khu vực quan trọng sử dụng cáp ngầm hạ thế Cu/XLPE/PVC–0,6/1kV 4x11 mm2 kéo ngầm suốt tuyến đèn và cân bằng tải cả 3 pha nâng cao tính ổn định hệ thống điện, an toàn điện trong vận hành và sử dụng. Đồng thời giảm thiểu tổn hao điện năng trên lưới.
-
Để điều khiển chuyển đổi cấp công suất đèn sử dụng cáp Cu/XLPE/PVC–0,6/1kV 2x2,5 mm2.
-
Theo TCXDVN 333:2005 thì cấp chiếu sáng yêu cầu là cấp C và các thông số sáng tối thiểu phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
-
Độ rọi trung bình : Etb = 12 lux
-
Độ chói của tuyến đường : Ltb > 0,6 cd/m2
-
Độ rọi trung bình : Etb = 8 lux
-
Độ chói của tuyến đường : Ltb > 0,4 cd/m2
-
Điểm đầu : Các tủ điều khiển chiếu sáng
-
Điểm cuối : Các đèn chiếu sáng
-
Loại đèn : Sođium cao áp 2 cấp công suất 150/100W & đèn Sodium cao áp tiết kiệm năng lượng 70W lắp trên cột cao 6-7m lắp dọc theo đường nội bộ, đèn chùm trang trí lắp trên cột cao 3.5m tại các vị trí tiểu đảo giao thông và các công viên
-
Dây dẫn cấp nguồn : Cáp ngầm 0.6/1kV CXV 4x11mm2 luồn trong ống xoắn HDPE d65/50mm
-
Chiều cao trụ đèn chiếu sáng được chọn dựa trên bề rộng mặt đường và cách bố trí đèn, căn cứ vào yêu cầu bố trí chiếu sáng, sử dụng trụ đèn tròn có chiều cao 7-8m cho các tuyến đường chính khu vực quy hoạch
-
Bố trí các trụ đèn dọc theo đường với khoảng cách 20-30m, khoảng cách ngắn áp dụng cho các vị trí đường cong, lượn.
-
Để đảm bảo tính kinh tế nhưng vẫn thoả mãn yêu cầu về độ rọi, độ chói và đồng đều trên suốt tuyến, chọn phương án thiết kế lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ở giữa giải phân cách cho các trục đường có mặt cắt 1-1 và 2-2, còn lại đi 1 phía cho tất các các tuyến đường.
VIII.4.5.Khái toán kinh phí
(Tính trong phạm vi quy hoạch)
STT
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn gía
(Tr.đồng)
|
Thành tiền
(Triệu đồng)
|
1
|
Lắp đặt tuyến cáp 22kV
|
3,8km
|
1.000
|
3.800.000
|
2
|
Lắp đặt tuyến cáp 0,4KV
|
20km
|
600
|
12.000.000
|
3
|
Lắp đặt tuyến cáp ngầm chiếu sáng
|
13,0km
|
1.000
|
13.000.000
|
4
|
Lắp đặt trạm hạ thế
|
10.789KVA
|
1,4
|
15.104.600
|
|
TỔNG CỘNG:
|
|
|
43.904.600
|
VIII.5. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc (TTLL)
VIII.5.1. Hiện trạng
-
Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có hệ thống TTLL hoàn chỉnh, hiện có các tuyến cáp treo rải rác trong khu vực. Trong tương lai cần quy hoạch thành các tuyến cáp ngầm nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
VIII.5.2. Dự kiến nhu cầu
-
Hệ thống thông tin liên lạc cho Khu đô thị dịch vụ thương mại dân cư phía sau TT chính trị hành chính – Tp. Trà Vinh – tỉnh Trà Vinh là 1 hệ thống được ghép nối với một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: viễn thông Trà Vinh (VNPT), Viettel, v.v…
-
Hệ thống nội bộ ở đây sẽ là một mạng cáp điện thoại và các đường truyền dữ liệu tốc độ cao đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về viễn thông cho khu dô thị.
-
Dự kiến quy hoạch dung lượng thuê bao cố định như sau:
stt
|
hạng mục
|
diện tích
(ha)
|
Dự kiến
(máy/ha)
|
Số máy cần thiết
|
1
|
Đất ở
|
57,0301
|
50
|
|
1.1
|
Đất ở cải tạo
|
25,6426
|
|
1272
|
1.2
|
Đất ở xây dựng mới
|
31.3877
|
|
|
1.2.2
|
Đất ở nhà Liên kế phố
|
20.6929
|
|
1236
|
1.2.3
|
Đất ở nhà vườn – biệt thự
|
10.6948
|
|
321
|
2
|
Đất công trình công cộng
|
16.5852
|
|
|
2.1
|
Đất giáo dục
|
6.3423
|
|
|
2.1.1
|
Trường mẫu giáo
|
1,1816
|
3
|
4
|
2.1.2
|
Trường tiểu học
|
1,0894
|
5
|
6
|
2.1.3
|
Trường THCS
|
1.2651
|
5
|
6
|
2.1.4
|
Trường PTDT Nội Trú Tỉnh
|
2.8062
|
3
|
8
|
2.3
|
Công trình y tế
|
0.7631
|
10
|
7
|
2.5
|
Công trình văn hóa – kết hợp công viên
|
1,8504
|
0
|
0
|
2.6
|
Công an TP. Trà Vinh (khu Bệnh xá – hiện trạng)
|
2,7313
|
3
|
8
|
2.7
|
Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ GTVT
|
3.0170
|
3
|
9
|
2.8
|
Công trình thương mại dịch vụ
|
1,8811
|
30
|
60
|
3
|
Đất cây xanh – công viên văn hóa- TDTT
|
4,2594
|
|
|
4
|
Đất giao thông – HTKT
|
20,4322
|
|
|
|
Tổng cộng
|
98,3069
|
|
2937
|
-
Với số dân dự kiến là 13.000 dân, số máy điện thoại dự kiến cho khu vực khoảng 7.850 máy (trong đó số máy điện thoại cố định là 2.950 máy, điện thoại di động là 4950 máy), đạt mật độ máy điện thoại là 61 máy/100dân.
VIII.5.3. Nguồn và cơ sở thiết kế
-
Toàn bộ việc kéo cáp thông tin liên lạc phục vụ cho khu vực sẽ do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện. Trên cơ sở đó, cần phải thiết kế một hệ thống cống bể thông tin chờ nhằm mục đích phục vụ cho các tuyến cáp thông tin nói trên khi mạng cáp được triển khai, tránh đầu tư và thi công không đồng bộ.
VIII.5.4. Giải pháp quy hoạch
-
Mục tiêu
-
Tạo điều kiện thuận lợi về mặt viễn thông cho các nhà đầu tư vào khu đô thị.
-
Xây dựng đồng bộ với các hệ thống hạ tầng khác.
-
Hình thức
-
Cung cấp các đường truyền tín hiệu thoại và các đường truyền dữ liệu tốc độ cao thông qua các tuyến cáp quang và cáp đồng tùy theo nhu cầu của cơ quan và người dân trong đô thị.
-
Đầu tư xây dựng mới một hệ thống viễn thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối đồng bộ với mạng viễn thông quốc gia và quốc tế.
-
Quy mô
-
Xây dựng bưu cục cho đô thị tại khu đất thương mại dịch vụ (diện tích khoảng 500m2) nhằm đáp ứng các dịch vụ viễn thông cho đô thị.
-
Xây dựng hệ thống viễn thông đồng bộ với các quy mô:
-
Xây dựng tuyến cáp quang và cáp đồng đi ngầm (đường ống + hố ga cáp)
-
Các đường cáp được chôn ngầm trên trục đường trong đô thị và sử dụng các loại cáp: từ 10 đôi đến 2.400 đôi.
-
Cáp trong mạng nội bộ của khu vực chủ yếu sử dụng loại cáp cống có dầu chống ẩm đi trong cống bể (ngầm) có tiết diện lõi dây 0,5mm hoặc 0,6mm.
-
Tùy theo nhu cầu của cơ quan và người dân mà nhà cung cấp có thể đưa tới các đường truyền dữ liệu bằng cáp đồng hoặc cáp quang.
-
Đầu tư xây dựng mới các tuyến cống bể trong khu vực: tất cả các tuyến cống bể có dung lượng là 2-4 ống PVC Þ110x5mm được đi một hoặc hai bên hè đường tùy theo nhu cầu.
-
Các tuyến cống bể Þ110x5mm sẽ được đi ngầm dưới độ sâu >0,6m. Những vị trí lắp đặt cống cáp qua đường thì lắp đặt ống thép chịu lực chôn sâu trên 0,7m.
-
Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ được đi ngầm đến chân các công trình.
-
Vị trí và khoảng cách bể cáp được bố trí phù hợp với quy hoạch.
VIII.5.5Khái toán kinh phí
stt
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá
(đồng)
|
Thành tiền
(đồng)
|
1
|
Tuyến cống & bể 4 ống Þ110x5mm
|
m
|
2.360
|
500.000
|
1.180.000.000
|
2
|
Tuyến cống & bể 2 ống Þ110x5mm
|
m
|
7.640
|
450.000
|
3.438.000.000
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
4.618.000.000
|
-
Vậy kinh phí cho hệ thống thông tin liên lạc của Khu đô thị dịch vụ thương mại dân cư phía sau TT chính trị hành chính – Tp. Trà Vinh – tỉnh Trà Vinh là 4.618.000.000 đồng (kinh phí này chỉ tính cho các trục đườngchính của khu vực, các trục đường nhỏ hơn sẽ được tính đến trong quy hoạch 1/500).
VIII.6. Tổng hợp kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
STT
|
HẠNG MỤC
|
KINH PHÍ (Tỷ đồng)
|
1
|
Giao thông
|
129,000
|
2
|
Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
|
41,317
|
3
|
Cấp nước
|
11,315
|
4
|
Thoát nước bẩn
|
10,205
|
5
|
Cấp điện
|
43,904
|
6
|
Thông tin liên lạc
|
4,618
|
|
Tổng cộng
|
240,359
|
-
Tổng kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (theo quy hoạch phân khu) là 240,359 tỷ (làm tròn: 240,5 tỷ)
IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
IX.1. Các căn cứ thực hiện
-
Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 1 năm 2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng , quy hoạch đô thị.
-
Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
-
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của chính phủ, ngày 12 tháng 12 năm 2005.
-
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
-
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
-
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.
-
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
-
Tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành năm 1995, 2000, 2001 và 2005.
-
QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng không khí xung quanh.
-
QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
-
QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
-
QCVN 14- 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
IX.2. Mục tiêu của công tác đánh giá tác động môi trường chiến lược
-
Mục tiêu của việc đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích các tác động tiêu cực của dự án trong qua trình thực hiện cũng như đi vào hoạt động sẽ gây ra đối với môi trường kinh tế xã hội , môi trường thiên nhiên của khu vực . từ đó đề ra các biện pháp hạn chế, khắc phục nhằm bảo vệ môi trường sống của con nguời và môi trường sinh quyển.
-
Phương pháp đánh giá lập báo cáo: Phương pháp tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường.
-
Dựa vào các số liệu , tài liệu hiện trạng và Quy hoạch của các bộ môn chuyên ngành trong thành phần hồ sơ quy hoạch phân khu, phân tích đánh giá các yếu tố môi trường hiện trạng , nghiên cứu dự báo tác động môi trường khu dân cư , đánh giá các giải pháp xử lý môi trường đã được đề xuất của các bộ môn chuyên ngành trong đồ án , nghiên cứu đề xuất bổ xung các định hướng cho các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững của đô thị.
IX.3. Các vấn đề tác động đến môi trường khi đồ án đi vào thực hiện
-
Khi khu dân cư đô thị hình thành sẽ đem lại các tác động tích cực sau đây: Sẽ góp phần chuyển đổi nhanh chóng một khu đất với diện tích rất lớn, hiện trạng là một khu đất nông nghiệp, hoa màu,… có rất ít hộ dân trong khu vực, nay trở thành một khu dân cư hiện đại có môi trường và chất lượng sống cao.
-
Các khu cây xanh, TDTT khai thác cảnh quan, tạo ra các khu công viên sinh thái xen lẫn trong khu ở, cải thiện vi khí hậu, giảm ô nhiễm bụi, tiếng ồn, tạo cảnh quan đẹp, gián tiếp tác động tích cực đến sức khoẻ cộng đồng. Như vậy là sau khi quy hoạch chất lượng sống tại khu dân cư sẽ được cải thiện rất nhiều.
-
Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, cấp nước , thoát nước, cấp điện... được xây dựng hoàn chỉnh đáp ứng được mục tiêu cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.
-
Tạo cơ sở pháp lý về quản lý đất đai, quản lý các công trình xây dựng từng bước theo định hướng quy hoạch của thành phố Trà Vinh.
-
Ngoài ra đồ án còn mang lại các lợi ích cho các nhà đầu tư khác như : Xây dựng, cấp diện, cấp nước, bưu chính viễn thông vv…
IX.4. Nguồn Gây Tác Động.
-
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản của Dự án
-
Quá trình thi công xây dựng tại khu vực dự án sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm và có tác động môi trường tiêu cực chính như sau:
-
Tác động xã hội tiêu cực, rác và nước thải sinh hoạt phát sinh trong hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công tại công trường.
-
Ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, rung trong quá trình phát quang, san lấp mặt bằng, đào móng công trình, máy móc thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng gây tác động trực tiếp lên công nhân thi công và môi trường xung quanh;
-
Ô nhiễm do khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông trên khu vực dự án, tác động trực tiếp lên công nhân thi công và môi trường xung quanh. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng;
-
Ô nhiễm nhiệt từ bức xạ mặt trời, và các quá trình thi công có gia nhiệt như đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công… tác động trực tiếp lên công nhân làm việc tại công trường;
-
Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn (ứ đọng nước mưa, sình lầy,…) trên khu vực dự án;
-
Ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công, từ việc giải nhiệt máy móc thiết bị hoặc các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này thường nhỏ và ít quan trọng;
-
Ô nhiễm chất thải rắn từ các hoạt động xây dựng chủ yếu là xà bần, sắt vụn, nguyên liệu rơi vãi…
-
Các dạng sự cố tai nạn lao động và cháy nổ do quá trình thi công, lao động và hoạt động tồn chứa nguyên nhiên vật liệu;
-
Trong đó, các nguồn tác động chủ yếu là gồm: bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, rác thải, sự cố tai nạn lao động và cháy nổ. Tuy nhiên các tác động tiêu cực này chỉ có tính chất tạm thời, gián đoạn và sẽ giảm dần khi hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng dự án.
Bảng: Nguồn gây tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng
STT
|
Nguồn gây tác động
|
Đặc điểm tác động
|
Phạm vi tác động
|
Nguồn gây tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng
|
1
|
San lấp mặt bằng
|
Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung từ các thiết bị cơ giới.
Thay đổi điều kiện vi khí hậu.
|
Phạm vi công trường, tạm thời, gián đoạn.
|
2
|
Vận chuyển đất, đá, nguyên vật liệu…
|
Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông
|
Trên đường vận chuyển, tạm thời, gián đoạn.
|
3
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng
|
Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung từ các thiết bị, máy móc.
|
Phạm vi công trường, tạm thời, gián đoạn.
|
Nguồn gây tác động tới môi trường nước trong giai đoạn xây dựng
|
1
|
San lấp mặt bằng
|
Bụi, đất, cát theo mưa chảy vào nguồn nước mặt.
|
Nguồn tiếp nhận, tạm thời, gián đoạn.
|
2
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng
|
Bụi, đất, cát theo mưa chảy vào nguồn nước mặt.
|
Nguồn tiếp nhận, tạm thời, gián đoạn.
|
3
|
Sinh hoạt của công nhân
|
Nước thải sinh hoạt.
|
Nguồn tiếp nhận, tạm thời, gián đoạn.
|
Nguồn gây tác động tới môi trường đất trong giai đoạn xây dựng
|
1
|
San lấp mặt bằng
|
Phá hủy thảm thực vật, bóc lớp thổ nhưỡng.
|
Phạm vi công trường, tạm thời, gián đoạn.
|
2
|
Xây dựng cơ sở hạ tầng
|
Phá hủy thảm thực vật, bóc lớp thổ nhưỡng.
|
Phạm vi công trường, tạm thời, gián đoạn.
|
3
|
Sinh hoạt của công nhân
|
Rác thải sinh hoạt.
|
Phạm vi công trường, tạm thời, gián đoạn.
|
4
|
Vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu…
|
Vật liệu rơi vãi.
|
Trên đường vận chuyển, tạm thời, gián đoạn.
|
-
Trong giai đoạn hoạt động của Dự án
-
Hoạt động của dự án khi hòan thành cũng giống như các hoạt động của nhiều khu dân cư khác, nghĩa là dự án sẽ gây ra các vấn đề ô nhiễm đặc trưng của một khu dân cư tập trung. Các nguồn gây ô nhiễm có thể kể đến là : việc tập trung một số lượng lớn dân cư sẽ dẫn đến gia tăng nhu cầu về điện, nước, thực phẩm, giao thông, thông tin liên lạc,…kéo theo sự quá tải về sinh thái, mật độ xe cộ đông đúc, tai nạn giao thông, lượng chất thải thải ra ngòai môi trường sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, qúa trình xây dựng bê tông hóa mặt đất sẽ làm hạn chế việc thấm nước mưa, dễ xảy ra tình trạng ngập lụt vào mùa mưa do thóat nước không kịp, mực nước ngầm sụt giảm có thể dẫn đến gây chết hệ vi sinh vật đất ưa nước và thay vào đó là hệ sinh vật khác, làm thay đổi hệ sinh thái trong khu vực.
-
Các nguồn gây ô nhiễm không khí
* Ô nhiễm bụi
-
Dự án được thiết kế là các dạng nhà liên kế, nhà biệt thự và các công trình công cộng, trường học, mật độ dân cư trung bình, mật độ cây xanh được nâng cao. Mặt khác dự án được thiết kế chủ yếu là khu dân cư nên không có các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong khu vực, do vậy mức độ ô nhiễm bụi phát sinh chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt, giao thông nội bộ,… nhẹ hơn nhiều so với các khu dân cư tập trung khác.
-
Hoạt động của các khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ trong khu vực dự án chủ yếu là hoạt động sinh hoạt, kinh doanh và dịch vụ nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là :
-
Khí thải từ các phương tiện giao thông , Khí thải từ các các hoạt động khác trong khu dân cư, khu chợ, siêu thị,… cũng thải vào môi trường một lượng các chất ô nhiễm không khí như :
-
Khí thải từ hệ thống thóat nước, khí thải từ khu vực lưu trữ rác.
-
Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
-
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do:
-
Tiếng ồn phát ra từ các phương tiện giao thông vận tải. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau.
-
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của máy phát điện dự phòng.
-
Nguồn gây ô nhiễm nước
-
Với đặc trưng là khu dân cư tập trung với quy mô lớn và có nhiều loại hình công trình do đó nước thải tạo ra bao gồm các nguồn sau:
-
Nước thải là nước mưa thu gom trên tòan bộ diện tích vùng dự án.
-
Nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu dân cư.
-
Nước thải sinh hoạt trong khu chợ, siêu thị, hàng quán, trường học…
-
Nguồn gây nhiễm chất thải rắn,
-
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ các quá trình hoạt động của các khu dân cư bao gồm các lọai rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa,…) và các chất hữu cơ.
-
Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt bao gồm:
-
Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa;
-
Các chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống;
-
Các chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh;
-
Kim loại như vỏ hộp;
-
Ngoài ra còn có một số chất thải rắn khác sinh ra trong quá trình sinh sống của con người như các đồ gia dụng hư hỏng, quần áo cũ…
-
Khả năng gây ra cháy nổ
-
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:
-
Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy như xăng, dầu qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần những tia lửa;
-
Sự cố cháy nổ do bất cẩn trong các hoạt động nấu nướng;
-
Sự cố về các thiết bị điện : dây trần, dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
IX.3.2. Đối tượng và quy mô bị tác động
-
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án
-
Với dạng ô nhiễm về tiếng ồn và khí thải do phương tiện giao thông vận tải thì đối tượng chịu ảnh hưởng chính là các khu dân cư và các khu vực dân cư nằm trên các tuyến đường giao thông.
-
Dạng ô nhiễm bụi và đất đá, khí thải từ thiết bị thi công thì đối tượng chịu ảnh hưởng chính là các công nhân làm việc trong khuôn viên từng Dự án.
-
Ô nhiễm do vận chuyển đất dư thì đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là dân cư ở khu vực và đường giao thông.
-
Loại ô nhiễm nước thải phát sinh do hoạt động của công nhân thi công thường nhỏ, ít quan trọng.
-
Trong giai đoạn hoạt động của Dự án
-
Đối với các nguồn gây ô nhiễm không khí:
-
Nguồn gây ô nhiễm bụi: đối tượng bị tác động chủ yếu là dân cư sống trong khu vực dự án, tuy nhiên nguồn tác động được đánh giá là không lớn đối với khu vực.
-
Khí thải từ các phương tiện giao thông: gây ô nhiễm chủ yếu cho môi trường không khí trong khu vực.
-
Đối với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, đối tượng bị tác động chủ yếu là lực lượng dân cư sinh sống trong khu vực.
-
Đối với nguồn gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt và nước mưa: đối tượng bị tác động chủ yếu là nguồn tiếp nhận nước thải.
-
Đối với nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn: là môi trường sống xung quanh.
-
Đối với sự cố môi trường: đối tượng bị tác động trực tiếp là máy móc thiết bị, tài sản của Dự án và người trực tiếp tiếp xúc với thiết bị.
IX.3.3. Đánh giá các tác động
-
Trong quá trình xây dựng cơ bản
-
Tác động tới môi trường không khí
-
Bụi sinh ra trong quá trình san ủi mặt bằng, vận chuyển đất cát gây ô nhiễm không khí tại khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh.
-
Gây ngập úng cục bộ các khu vực trũng tại khu vực.
-
Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị phá hoại làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngòai ra đất đá thải có thể tiêu diệt thảm thực vật tại chỗ và gây thêm xói mòn.
-
Tác động môi trường đất
-
Do phải giải phóng, san lấp mặt bằng nên thảm thực vật bị phá gây ảnh hưởng đến chất lượng đất khu vực, gia tăng khả năng bị xói mòn.
-
Diện tích đất bị bêtông hóa sẽ gia tăng.
-
Tác động đến tài nguyên sinh học
-
Khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất t nông nghiệp và đất trống nên việc san lấp mặt bằng được phát quang sạch sẽ. Mức độ tác động đối với tài nguyên sinh vật trên cạn là không đáng kể.
-
Tác động đến sức khỏe cộng đồng
-
Bụi sinh ra do san ủi đất cát, phương tiện vận chuyển làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
-
Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,… gây tác động mạnh đến môi trường xung quanh.
-
Các sự cố trong qua trình san ủi như tai nạn lao động, tai nạn giao thông gây thiệt hại về con người và vật chất.
-
Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực
-
Giai đoạn thi công xây dựng dự án có một số tác động tích cực cụ thể đến kinh tế - xã hội địa phương, thể hiện qua việc huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động, kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.
-
Việc tập trung một lượng lớn lao động có khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh tại địa phương như: mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ của công nhân,….
-
Môi trường sống chịu nhiều tác động nên ảnh hửơng đến sức khỏe của người dân, phát sinh ra các bệnh tật.
-
Trong quá trình hoạt động của Dự án
-
Tác động đến môi trường không khí
-
Trong quá trình hoạt động của dự án, các chất có khả năng gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, SO2, Nox, CO… và tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khu dân cư, chợ, siêu thị
-
Tác động đối với sức khỏe con người
-
Bụi: phát sinh chủ yếu từ bụi đất, cát, ciment,..gây bệnh bụi phổi và các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Bụi còn gây nên tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Ngoài ra bụi còn có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người.
-
Tác động đến môi trường nước
-
Nước thải sinh hoạt của khu dân cư: chứa các chất cặn bã hữu cơ, chất lơ lửng, các chất hữu cơ (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ số N và P) và vi trùng. Nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải sinh hoạt cũng sẽ có khả năng gây tác động xấu tới chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh.
-
Tác động đối với các điều kiện kinh tế - xã hội khu vực
-
Đây là nơi tập trung dân cư, các công trình công cộng, trung tâm thương mại – dịch vụ,…đóng vai trò quan trọng và là động lực chính cho sự phát triển của Khu vực.
-
Tạo công ăn việc làm khi dự án bước vào giai đoạn thực hiện, làm thay đổi bộ mặt cảnh quan của khu vực.
-
Góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, tăng mức dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.
-
Dự án được triển khai đi kèm với việc đất đai cho cây xanh và cảnh quan thiên nhiên bị thu hẹp, phát sinh thêm ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường xung quanh.
-
Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian xây dựng sẽ tạo ra các xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận.
-
Vấn đề nữa là việc chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân cũng sẽ có nhiều khó khăn do chưa được trang bị các kiến thức như tay nghề lao động.
IX.4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu- phòng ngừa sự cố môi trường
IX.4.1. Giai đoạn quy hoạch, thiết kế
-
Các biện pháp quy hoạch mặt bằng dự án tổng thể
-
Nghiên cứu, bố trí hợp lý các hạng mục công trình.
-
Bố trí riêng hệ thống thóat nước mưa chảy tràn và nước thải nhằm giảm chi phí xử lý nước thải tập trung. Bố trí tổng thể hệ thống thóat nước mưa, nước thải của dự án phù hợp với quy hoạch chung.
-
Bố trí tỷ lệ diện tích trồng cây xanh thảm cỏ, lựa chọn chủng loại cây xanh có tán dày nhằm thanh lọc bụi, giảm ô nhiễm không khí, cải thiện điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án, giảm tiếng ồn. Diện tích trồng cây xanh chiếm ít nhất 15% trong tổng diện tích mặt bằng của dự án. Phủ kín các bãi đất trống bằng cỏ và cây xanh bao bọc xung quanh khu vực.
-
Các giải pháp thiết kế và xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng.
-
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật chuẩn bị đất xây dựng hợp lý, phù hợp địa chất công trình và cho phép giảm thiểu chi phí san lấp, đào đắp mặt bằng, giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế các hiện tượng ứ đọng, ngập úng, sình lầy trong quá trình thi công dự án.
-
Áp dụng các giải pháp kiến trúc xây dựng phù hợp theo các tiêu chuẩn áp dụng cho các lọai công trình nhà ở, trung tâm thương mại, các công trình công cộng.
-
Bảo đảm tốt các tiêu chuẩn quy trình quy phạm trong thiết kế xây dựng cơ bản của nhà nước, lựa chọn các giải pháp đầu tư xây dựng hiệu quả và hợp lý, đồng thời cho phép phòng ngừa tốt ô nhiễm môi trường
IX.4.2. Trong giai đoạn thi công
-
Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phải che phủ bạt hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh, hạn chế tốc độ lưu thông trên đường.
-
Có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp để hạn chế bụi tại khu vực công trường thi công.
-
Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.
-
Các phương tiện vận chuyển thường xuyên bảo trì, đăng kiểm theo định kỳ.
-
Khống chế tiếng ồn và rung
-
Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy khoan, máy đào,…không được hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
-
Khống chế ô nhiễm chất thải rắn
-
Các loại chất thải rắn trong quá trình thi công chủ yếu là đất, đá, xà bần, sắt, thép,… phải được tập trung vào bãi chứa qui định. Có thể sử dụng để san lấp các hố trũng.
-
Rác sinh hoạt không được để chung với rác xây dựng, không được đốt trong công trường, phải được thu gom mỗi ngày.
-
Khống chế ô nhiễm nước thải
-
Trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa cuốn theo đất, cát, đá, ximăng rơi vãi trên mặt đất được thu gom chảy vào các rãnh thoát nước mưa tạm thời, bố trí các hố ga tạm thời trên trục thoát nước .
-
Đối với nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh có hầm tự hoại tại các lán trại. Các hầm tự hoại này phải được xây dựng có kích thước phù hợp với số công nhân trên công trường.
IX.4.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
-
Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt
-
Nước thải sinh hoạt của từng căn hộ sẽ được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn, sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước bẩn chung đưa đến trạm xử lý nước thải. Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân hủy, lên men cặn lắng hữu cơ.
-
Biện pháp xử lý nước mưa
-
Nước mưa trên toàn bộ mặt bằng khu nhà ở của dự án sẽ được tập trung vào hệ thống ngầm thoát nước mưa bằng bêtông cốt thép qua các miệng thu nước mưa bố trí dọc hai bên các đường giao thông nội bộ. Cống thoát nước thải dùng cống BTCT.
-
Biện pháp xử lý chất thải rắn
-
Để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn thì cần phải phân loại các nguồn chất thải ngay tại nguồn phát sinh. Điều đó được thể hiện bằng cách: trong từng khu vực nhà ở, các công trình công cộng đều được trang bị 2 thùng chứa chất thải rắn bằng vật liệu bền có nắp đậy, được sơn màu khác nhau và trên thân thùng có ghi chú từng chất thải chứa trong thùng.
-
Các thùng chứa đều được lót bên trong bằng túi nylon cùng màu để tiện thu gom và phân loại. Chất thải sau khi thu gom sẽ được bảo quản cẩn thận, không để xảy ra tình trạng các thùng chứa chất thải bị phân hủy bởi nước mưa và ánh sáng mặt trời.
-
Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
Vì đây là khu dân cư nên nguồn gây ô nhiễm không khí ở các khu vực cũng không lớn, đề xuất biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ở các khu vực dân cư, thương mại, dịch vụ chủ yếu là biện pháp quản lý và hỗ trợ.
-
Đảm bảo lộ giới đúng theo qui hoạch chi tiết của dự án đã phê duyệt:
-
Trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường. Cây xanh có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như hút bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên khu vực dự án sẽ đạt tối thiểu 15 %.
-
Giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và hệ thủy sinh
-
Xây dựng dự án không làm thay đổi môi trường sinh thái khu vực dự án là một trong những yêu cầu của phát triển bền vững. Tuy nhiên sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường sinh thái. Không những vậy, sự ô nhiễm do các hoạt động của dự án cũng sẽ gây tác hại đến môi sinh. Các biện pháp này gắn liền với việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án.
-
Khống chế ô nhiễm không khí phát sinh từ các hoạt động của dự án.
-
Xử lý nước thải đạt yêu cầu xả thải.
-
Quản lý tốt nguồn phát sinh chất thải rắn không để chất thải tràn lan gây nhiễm độc môi trường đất, nước vả không khí.
-
Đảm bảo tỷ lệ cây xanh hợp lý theo quy định.
-
Đối với sự cố môi trường
-
Trong quá trình thiết kế và xây dựng, đơn vị thi công dự án phải tuân thủ theo các qui định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622 – 1995).
-
Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy tại tất cả các khu nhà các trụ chữa cháy phải đặt dọc theo đường giao thông bên ngoài và đường bộ khoảng cách các trụ không quá 150m.
-
Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ quá tải. Dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.
-
Các biện pháp hỗ trợ khác
-
Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ ô nhiễm gây tác hại cho con người và môi trường, thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác để góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường như:
-
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh môi trường cho toàn thể cư dân trong khu vực. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, tổ chức tốt mạng lưới y tế. Cùng với các bộ phận khác trong khu vực tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo qui định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn, có thẩm quyền của Tỉnh.
-
Đôn đốc, giáo dục cho người dân thực hiện các qui định an toàn về điện, phòng chống cháy nổ kết hợp với các biện pháp thưởng phạt thích đáng với các cá nhân không tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ đã ban hành
-
Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các khu đường nội bộ của dự án để tạo bóng mát, tạo cảm giác thoải mái cho người dân, ngoài ra còn điều hòa môi trường vi khí hậu tại khu vực.
-
Việc xây dựng hạ tầng (san lấp mặt bằng) sẽ tiến hành theo phương án qui hoạch, đảm bảo tốt việc tiêu thoát nước cho khu vực xung quanh tránh hiện tượng ngập úng do việc san lấp không đúng qui định ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên.
-
Tổ chức việc trồng tỉa cây xanh, kết hợp với tưới cy, rửa đường trong khu vực nhằm hạn chế bớt bụi và cải thiện vi khí hậu khu vực.
II.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
X.1. KẾT LUẬN
-
Quy hoạch khu Dân cư dịch vụ thương mại phía sau Trung tâm Hành Chính tỉnh đã giải quyết các yêu cầu sau:
-
Hoạch định hướng phát triển khu đô thị gắn liền phát triển tổng quan Thành phố Trà Vinh
-
Định hướng được quy mô phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương thích với quy mô dân số và quy mô đất đai, khớp nối với hệ thống HTKT của Thành phố Trà Vinh
-
Bước đầu tạo cơ sở pháp lý để tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư và kêu gọi đầu tư theo đúng trình tự pháp lý quy định của pháp luật.
X.2. KIẾN NGHỊ
-
Từ quá trình hình thành và phát triển dự án đến hình thành khu dân cư và khu sản xuất đô thị sẽ kéo dài qua nhiều năm, đòi hỏi phải có sự phối hợp kiên quyết và đồng bộ giữa các nhà đầu tư thứ cấp, chính quyền và người dân sở tại. Cần có sự đồng thuận cao giữa các nhóm lợi ích trên.
-
Đây là dự án có quy mô lớn, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành bộ mặt đô thị của Thành phố Trà Vinh, cần có phương án cụ thể và tầm nhìn chiến lược trong quá trình huy động vốn đầu tư, có sự phối hợp và phân công cụ thể giữa các nhóm lợi ích để dự án đạt kết quả cao.
-
Quy hoạch khu Dân cư dịch vụ thương mại phía sau Trung tâm Hành Chính tỉnh. Kính đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo điều kiện triển khai các bước tiếp theo.
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
PHỤ LỤC 2
PHẦN BẢN VẼ