THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG THỊ TRẤN
HUYỆN LỴ BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH
TỶ LỆ 1/2000
( GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015)
Chỉ đạo thực hiện: Giám đốc KTS. Trần Cao Khải
Trung tâm quy hoạch: KTS. Đặng Xuân Dinh
Chủ nhiệm đồ án: KTS. Nguyễn Hữu Hồng
Tham gia nghiên cứu: KTS. Vũ Thanh Hà
KTS. Nguyễn Như Đức
KS. Phạm Thị Tình
KS. Lương Tiến Cường
KS. Vũ Hoài Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN QUY HOẠCH - THIẾT KẾ XDQN
Giám đốc
Trần Cao Khải
MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết phải quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn huyện lỵ Ba Chẽ.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch.
1. Mục tiêu:
2. Nhiệm vụ điều chỉnh.
3. Các căn cứ để lập quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn huyện lỵ Ba Chẽ.
PHẦN 2 : CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I. Các điều kiện tự nhiên:
1 . Vị trí địa lý, địa điểm xây dựng.
2 . Địa hình.
3 . Khí hậu.
4 . Địa chất công trình.
5 . Địa chất thuỷ văn.
II. Tình hình hiện trạng:
1 . Tình hình dân số và lao động.
2 . Cơ sở kinh kế và xã hội.
3 . Tình hình sử dụng đất đai.
4 . Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội khác.
5 . Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
PHẦN 3 : NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHI TIẾT
XÂY DỰNG THỊ TRẤN HUYỆN LỴ BA CHẼ – TỈNH QUẢNG NINH
I. Luận chứng các cơ sở hình thành và phát triển thị trấn huyện lỵ
Ba Chẽ.
1 . Phạm vi nghiên cứu quy hoạch.
2 . Tính chất.
3 . Cơ sở kinh tế kỹ thuật và quy mô dân số.
a . Các ngành kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển.
b . Quy mô dân số.
4 . Quy mô đất đai.
5 . Đánh giá và phân hạng đất đai xây dựng.
a. Phân loại quỹ đất theo theo mức độ thuận lợi.
b. Chọn hướng phát triển.
II. Quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng kiến trúc thị trấn.
1 . Cơ sở sử dụng đất đai.
2 . Phân khu chức năng.
3 . Định hướng phối kết không gian kiến trúc.
III. Quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội:
1 . Nhà ở và phan bố dân cư.
2 . Dự kiến xây dựng các công trình công cộng.
VI. Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
1 . Quy hoạch giao thông
2 . Chuẩn bị kỹ thuật đất đai.
3 . Quy hoạch cấp nước đợt đầu.
4. Quy hoạch cấp điện đợt đầu.
5 . Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
V. Quy hoạch xây dựng đợt đầu
1. các vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
2. Chính sách cơ chế và biện pháp thực hiện.
VI. Kiến nghị và tổ chức thực hiện
PHẦN 4 : TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I . Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch.
II. Phụ lục các bản vẽ quy hoạch thu nhỏ.
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết phải quy hoạch chi tiết xây dựng huyện lỵ
thị trấn Ba Chẽ
Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Ba Chẽ do Viện quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại QĐ số 4758 QQĐ-UB ngày 31/12/1997.
Sau hơn 5 năm thực hiện quy hoạch đã đáp ứng nhu cầu cho các cấp lãnh đạo địa phương chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây mới và nâng cấp cải tạo góp phần đáng kể cho sự phát triển như cầu cứng Ba Chẽ, chợ khu vực, hệ thống đường giao thông.
Các công trình hạ tầng xã hội cũng được xây dựng như trụ sở UBND Huyện, nhà văn hoá, trường học...
Tuy nhiên do xuất phát điểm kinh tế Huyện Ba Chẽ thấp hơn nhiều so với các Huyện thị khác trong Tỉnh. Đồng thời những sự biến đổi về kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH đòi hỏi Huyện cần có những định hướng phát triển mạnh mẽ hơn. Xác định chính xác hướng đầu tư cho các ngành kinh tế để tăng trưởng bền vững. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn huyện lỵ Ba Chẽ nhằm đáp ứng đòi hỏi đó.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ quy hoạch.
1. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
Xây dựng mở rộng thị trấn Huyện lỵ Ba Chẽ thành một đô thị miền núi có bản sắc văn hoá địa phương phát triển theo hướng bền vững làm hạt nhân cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
* Mục tiêu cụ thể:
Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đã được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2000.
2. Nhiệm vụ:
- Xác định lại quy mô, tính chất đô thị, nhu cầu sử dụng và phân loại đất đai, chọn hướng phát triển không gian.
- Xác định lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng xác định cụ thể vị trí, quy mô sử dụng đất của các công trình công cộng.
- Tổ chức phân khu chức năng và các giải pháp quy hoạch xây dựng thị trấn trên cơ sở xem xét lại sau 5 năm thực hiện quy hoạch.
- Xác định các hạng mục dự án xây dựng đợt đầu nhằm từng bước thực hiện quy hoạch.
3. Các căn cứ để lập quy hoạch xây dựng chi tiết trung tâm
thị trấn Huyện lỵ Ba Chẽ.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thị trấn Ba Chẽ đã được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số 2785 QĐ-UB ngày 31/10/2000.
- Quyết định số 568 QĐ-UB ngày 26-2-2003 của UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thiết kế quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai thị trấn trung tâm Huyện lỵ Ba Chẽ – Huyện Ba Chẽ.
- Hợp đồng kinh tế ký giữa Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh và Ban Quản lý dự án 2.
PHẦN 2
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
I. Các điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý, địa điểm xây dựng:
Ba Chẽ là một Huyện lỵ miền núi rẻo cao ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long 110 km, cách xa quốc lộ 18A là 14 km, nằm gọn giữa các tuyến quốc lộ 4, ở phía Bắc đường 18, ở phía Đông đường 14 phía Tây và Nam.
Toàn Huyện nằm giữa phía Bắc Quảng Ninh từ:
210 0’ đến 210 20’ vĩ độ Bắc.
1000 58’’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn và huyện Tiên Yên.
- Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm Phả.
- Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.
- Phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Ninh.
Thị trấn Ba Chẽ nằm ở trung tâm huyện trong một thung lũng bốn xung quanh là đồi núi cao.
2. Địa hình:
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dẫy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam .
Cao độ trung bình của Ba Chẽ: từ 300 m ¸ 500 m so với mực nước biển.
Độ dốc hầu hết từ 200 ¸ 25 0.
Con sông Ba Chẽ chạy dọc qua thị trấn chia thị trấn làm hai khu. Khu nội thị phía Nam bờ sông. Khu phía Bắc có đường từ ngã ba Hải Lạng đi lên song song với sông Ba Chẽ, đất đai mỏng kẹp giữa đồi núi cao và sông Ba Chẽ chưa được khai thác. Phía bờ Nam sông Ba Chẽ là phố Ba Chẽ cũ có địa hình phức tạp nhiều khe đồi và mương thấp xen kẽ, rất khó khăn cho công tác xây dựng. Mặc dù ở độ cao lớn nhưng sông Ba Chẽ về mùa lũ vẫn ảnh hưởng lớn đến toàn thị trấn. Nước sông dâng cao tràn vào hầu hết các khu ruộng trũng gây khó khăn đối với canh tác nông nghiệp và trở ngại cho giao thông.
Nằm giữa thung lũng xung quanh là đồi núi thị trấn Ba Chẽ còn chịu ảnh hưởng của lưu vực nước mưa từ các ngọn núi xung quanh đổ xuống tạo thành các khe mương tự nhiên rất sâu, chia cắt mặt bằng thị trấn thành khu vực không bằng phẳng, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
3. Khí hậu:
Ba Chẽ có đặc điểm khí hậu vùng đồi núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
- Có lượng mưa lớn:
Trung bình một năm Ba Chẽ có 167 ngày mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2000 ¸ 2200 mm.
- Nhiệt độ không khí trung bình 210C ¸ 220C, nhiệt độ cao nhất 37 0C.
- Độ ẩm trung bình 86,5%. Mùa Đông thường xuất hiện sương muối và giá rét kéo dài ảnh hưởng dến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.
- Số giờ nắng trong năm là: 447 giờ.
Nhìn chung khí hậu Ba Chẽ mang đặc điểm của khí hậu rừng núi khá khắc nghiệt.
4. Địa chất công trình:
Toàn bộ thị trấn trải dài theo hướng thung lũng sông Ba Chẽ nên cấu tạo địa chất cũng bao gồm các lớp đất thung lũng sông.
Trên cùng là lớp bùi tích sông aluvi bao gồm các lớp sét pha, cát pha màu vàng, màu hồng... dùng lớp thấu kính vát nhọn lên phía sườn dốc, bên dưới là các lớp đá tuổi trăm phong hoá triệt để, tạo các lớp sét pha cát màu đỏ vàng loang lổ lẫn ít hoặc nhiều sỏi sạn.
Kết quả khoan khảo sát một số công trình xây dựng có quy mô từ 3 tầng ¸ 4 tầng cho thấy:
- Bề dầy các lớp bùi tích có thể từ 1m đến hơn 10 m.
Góc ma sát trong j = 200 ¸ 250.
Độ dính 0,1 ¸ 0,2.
Cường độ kháng nền từ 1,5 ¸ 2 kg/cm2.
- Bề dầy các lớp đất phong hoá rất lớn vài chục mét.
Góc ma sát trong j > 200 .
Độ dính > 0,1.
Cường độ kháng nền lớn trên từ 1,8 kg/cm2.
Xuống sâu hơn 20 mét có thể gặp các lớp đá tuổi Jura màu đỏ bao gồm các thành phần tạo bọt kết rắn chắc.
5. Địa chất thuỷ văn:
Thị trấn Ba Chẽ chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Ba Chẽ, một con sông lớn của tỉnh Quảng Ninh bắt nguồn từ các triền núi cao của huyện Hoành Bồ và Đình Lập. Lưu lượng nước sông Ba Chẽ tương đối cao và nhiều ghềnh thác, đoạn chảy qua thị trấn Ba Chẽ khá bằng phẳng, nhưng về mùa lũ nước sông dâng cao đồng thời do ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều của biển nên cốt ngập lụt thấp nhất là 6 m.
Ngoài sông cái Ba Chẽ ra các nguồn suối khe nhỏ từ triền núi đá xung quanh chảy xuống thung lũng thị trấn tạo thành các khe trũng chia các mặt bằng thị trấn làm địa hình thêm phức tạp. Nước ngầm ( ở các giếng từ 7 đến 10 m ) sạch nhưng trữ lượng không lớn lắm.
6. Những tai biến thiên nhiên:
Ba Chẽ chịu ảnh hưởng của con sông cái khi mùa mưa nước lũ làm giao thông bị gián đoạn, các chân ruộng bạc màu, sói mòn, cẵn cỗi. Hiện nay rừng đầu nguồn của Ba Chẽ cạn kiệt cũng làm tần suất và cường độ lũ lụt tăng hơn.
II. Hiện trạng:
1. Dân số và lao động:
* Dân số:
Năm 2001, dân số thị trấn Ba Chẽ là 3935 người, chiếm 23 % dân số toàn huyện. Ba Chẽ có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2001 là 1,84% so sánh với đợt làm quy hoạch năm 1997 có giảm.
- Nhân dân trong huyện gồm nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người Dao và người Kinh có tỷ lệ dân số cao nhất.
Người Dao: 40 %.
Người Kinh: 22,1 %
Người Tày: 17,3 %.
Người Cao Lan: 3,6 %.
Người Sán Chỉ: 14,6 %.
Người Sán Dìu: 0,6 %.
Ngoài ra còn có người Hoa và người Mường, Nùng với tỷ lệ không đáng kể, trừ người Kinh tập trung ở thị trấn Ba Chẽ, còn đa số đồng bào các dân tộc sống trên các thôn bản heo hút trên núi cao.
Nhìn chung thành phần dân tộc của huyện Ba Chẽ có ảnh hưởng đến tập quán lao động, nếp sống văn hoá xã hội và sự phát triển kinh tế của địa phương. Đây là một đặc điểm riêng của Ba Chẽ được quan tâm theo hướng bảo tồn văn hoá dân tộc theo hướng bền vững.
Tuy vậy nói riêng thị trấn Ba Chẽ chủ yếu là người Kinh với lực lượng lao động dồi dào ( trên 50 % dân số ) là một động lực thúc đẩy kinh tế ở trung tâm huyện lỵ làm điểm tựa cho sự phát triển của toàn Huyện.
* Lao động:
Lao động xã hội toàn Huyện có: 7.570 người trong đó:
Nông lâm nghiệp: 4.900 người chiếm 64,7 %.
Công nghiệp xây dựng cơ bản: 650 người chiếm 8,6 %.
Thương mại dịch vụ: 200 người chiếm 2,6 %.
Lao động khác: 770 người chiếm 10,2 %.
Lao động chưa có việc làm: 1.050 người chiếm 13,9 %.
- Thực tế thống kê trên cho thấy Ba Chẽ cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều hơn nữa, đồng thời mở mang sản xuất phát triển ngành nghề để giải quyết lao động dôi dư ở nông thôn do đặc điểm thời vụ. Mặt khác cần đào tạo lao động có tay nghề cao, chuyên môn nghiệp vụ vững để làm việc trong những lĩnh vực như công nghiệp xuất khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Huyện cũng phát triển những cơ sở dạy nghề nâng cao trình độ lao động xem xét việc liên doanh liên kết có sự hỗ trợ của Trung Ương và Tỉnh để xuất khẩu lao động.
2. Cơ sở kinh tế xã hội:
Nhìn chung toàn Huyện có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, trình độ sản xuất thấp. Trên địa bàn thị trấn chỉ có hai diểm khai thác sản xuất gạch xây dựng, sửa chữa cơ khí nhỏ và một vài hộ chế biến gỗ gia dụng, xay xát lương thực với trình độ sản xuất nhỏ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ theo kiểu tự cung cấp. Gần đây Ba Chẽ dã có điện lưới quốc gia, một triển vọng phát triển tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành.
Những năm gần đây kinh tế hàng hoá phát triển mạnh các doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến và kinh doanh các mặt hàng đặc sản địa phương như: ba kích, mật ong. dầu quế, hồi... có giá trị sản lượng hàng hoá cao tương đối lớn.
Tóm lại các cơ sở kinh tế trên địa bàn thị trấn có quy mô chủ yếu là hộ gia đình. Trình độ sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển. Cần có biện pháp liên kết theo mô hình lớn hơn để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và giảm chi phí.
Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn gồm:
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Chế biến gỗ.
- Chế biến lâm sản.
- Xay xát lương thực.
- Đan lát, dệt may.
- Sản xuất cơ khí nhỏ.
- Xây dựng dân dụng.
- Dịch vụ thương mại.
3. Tình hình sử dụng đất:
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ có 8 dơn vị hành chính là 7 xã và 1 thị trấn. Chia làm 2 tiểu vùng căn cứ vào vị trí địa lý, các đặc điểm về khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, tập quán phong tục sinh hoạt.
Tiểu vùng 1 có khí hậu khô nóng hơn bao gồm 3 xã: Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm.
Tiểu vùng 2 bao gồm thị trấn và 4 xã: Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc và Nam Sơn. Tiểu vùng 2 có độ ẩm cao và khí hậu đặc thù miền núi.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢNG SAU:
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH ( HA)
|
|
|
TIỂU VÙNG 1
|
TIỂU VÙNG 2
|
CỘNG
|
A
|
Diện tích tự nhiên
|
18.880
|
38.786
|
57.666
|
I
|
Đất nông nghiệp
|
486,8
|
669,7
|
1.156,5
|
2
|
Đất vườn tạp
|
19,2
|
33,1
|
52,3
|
3
|
Đất cây lâu năm
|
199,1
|
130,9
|
330
|
4
|
Đất ao cá
|
2,3
|
8,6
|
10,9
|
II
|
Đất lâm nghiệp
|
4.672,8
|
16.644,1
|
21316,9
|
1
|
Ruộng tự nhiên
|
3.680,8
|
14.056,9
|
17.737,7
|
2
|
Ruộng trống
|
992
|
2.587,2
|
3.579,2
|
III
|
Đất chuyên dùng
|
99,3
|
189,7
|
289
|
IV
|
Đất ở
|
10,9
|
37,6
|
48,5
|
V
|
Đất chưa sử dụng
|
13.610,2
|
21.245,2
|
34.855,4
|
Căn cứ nhiệm vụ thiết kế đã được UBND Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số: 568 QĐ/UB ngày 26-12-2003.
Phạm vi nghiên cứu thị trấn có diện tích 347 ha. Diện tích vùng nghiên cứu tăng 127 ha so với kỳ quy hoạch năm 1997.
Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng như sau
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH ( HA )
|
TỶ LỆ ( % )
|
1
|
Đất mặt nước
|
70
|
20
|
2
|
Đất đồi núi
|
150
|
43
|
3
|
Đất giao thông
|
5
|
1,5
|
4
|
Đất dân cư
|
40
|
11,5
|
5
|
Đất nông nghiệp
|
18
|
5,5
|
5
|
Đất quan sự
|
22
|
6,5
|
6
|
Đất hoang hoá chưa sử dụng
|
42
|
12
|
|
Cộng
|
347
|
100
|
4. Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội khác:
Nhà ở của thị trấn Ba Chẽ trước kia xây dựng lụp sụp hai bên phố, những năm gần đây đã được đầu tư chủ yếu do dân tự xây . Do vậy tốc độ xây dựng phát triển chậm, công tác quản lý xây dựng, quản lý đô thị chưa thực sự thúc đẩy, những hình thức kiến trúc đặc thù hợp với khí hậu và tập quán miền núi, khu vực đầu ngầm đến Huyện Uỷ mật dộ xây dựng cao. Nhà 2 ¸ 3 tầng ở đây tập trung thành một khu thương mại tự phát, từ đầu bưu điện trở xuống phía Đông ( khu Lâm trường ) việc xây dựng nhà ở của dân có mật độ thưa dần, ít nhà cao tầng. Các khu dân cư nằm ngoài trục đường bê tông có kiến trúc thấp tầng với diện tích sân vườn rộng.
Tóm lại : Việc xây dựng nhà ở thị trấn Ba Chẽ có tính chất tự phát, hình thành ba loại khu vực riêng biệt:
1. Khu mật độ cao nằm trên trục đường bê tông phố Ba Chẽ có chiều cao từ 2 ¸ 3 tầng, đoạn từ Huyện Uỷ đến đầu ngầm.
2. Nhà thấp tầng nằm trên trục đường bê tông đoạn từ Bưu điện đến Lâm trường.
3. Nhà ở kiểu sân vườn nông thôn rải rác trong các khu dân cư ngoài trục đường chính.
Các cơ sở hạ tầng xã hội hiện có:
* Giáo dục:
Hệ thống trường học trên địa bàn thị trấn bao gồm:
- 1 Trường học dân tộc nội trú.
- 2 Trường cấp 2, cấp 3.
- 1 Trường tiểu học.
- 1 Nhà trẻ trung tâm.
* Y tế:
Bệnh viện huyện Ba Chẽ nằm ở trung tâm thị trấn có quy mô 80 giường là một bệnh viện tuyến Huyện tương đối hoàn chỉnh. Cần được mở rộng với quy mô 120 ¸ 150 giường và 1 khoa y học dân tộc.
* Thể dục thể thao:
Sân vận động thị trấn 0,5 ha là chỗ vui chơi thể thao cho thanh thiếu niên và mít tinh hội họp chung.
* Chợ thị trấn:
Với diện tích nhỏ 0,25 ha chợ không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, tuy nhiên tại chợ cũng là nơi trao đổi mua bán phục vụ nhu cầu của nhân dân thị trấn.
5. Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện Ba Chẽ còn rất nghèo nàn.
* Giao thông:
Giao thông nội thị duy nhất chỉ có một trục đường phố được đổ bê tông dài khoảng 2,5 km, còn lại hầu hết là đường cấp phối và đường đất liên hệ giữa thị trấn và các xã.
Tuyến giao thông đối ngoại liên hệ với đường 18 từ thị trấn đi ngã ba Hải Lạng dài 15 km đã được nâng cấp, lớp mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu của nhân dân thị trấn với các địa phương lân cận.
Đặc điểm của hệ thống giao thông huyện Ba Chẽ để phù hợp với địa hình đồi núi bám sát đường đồng mức đảm bảo độ dốc tối thiểu, nên hệ thống đường ngoằn ngoèo, các nút giao thông phức tạp có nhiều độ dốc lớn, chiều dài thay đổi độ dốc nhỏ. Tuy vậy tuyến đường chính của thị trấn hiện tại khá bằng phẳng có thể làm cái sườn cho việc phát triển thị trấn.
* Chuẩn bị kỹ thuật:
Đánh giá địa hình huyện Ba Chẽ nói chung và thị trấn nói riêng là một Huyện miền núi địa hình phức tạp không thuận lợi cho việc phát triển quy hoạch xây dựng, độ dốc nhỏ nhất là 1% lớn nhất từ 25 % đến 30% không kể vùng núi cao.
Hiện tại khu dân cư và các trung tâm hành chính nằm rải rác ven trục đường chính chủ yếu trên các khu đất bằng phẳng.
Tình hình lũ lụt khi gặp triều cường mưa lớn nước lũ dồn về phía sông Ba Chẽ làm cho mực nước sông dâng cao đến cốt 11 m theo cốt bản đồ mốc quốc gia.
* Thoát nước mưa và nước sinh hoạt:
Trừ một số cống qua đường còn lại thì thị trấn Ba Chẽ hầu như chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước sinh hoạt.
Nước mưa chảy tự nhiên đổ xuống vùng trũng đưa vào suối mương tự nhiên rồi đổ ra sông Ba Chẽ, nước sinh hoạt cũng tự chảy và tự ngấm một số khu dân cư tập trung ở trung tâm thị trấn đều dùng vệ sinh tự thấm.
* Hiện trạng cấp điện:
- Huyện Ba Chẽ được cấp điện từ trạm trung gian 110/35/10KV-16MVA, nằm trong hệ thống điện quốc gia đặt tại huyện Tiên Yên theo lộ 372 Tiên Yên – Hải Lạng – Ba Chẽ. Trạm trung gian Tiên Yên hiện nay do phụ tải chưa phát triển nên trạm luôn vận hành non tải.
Hiện trạng lưới điện huyện Ba Chẽ có một trục duy nhất theo liên huyện lộ Tiên Yên – Ba Chẽ từ Thanh Cái 35 KV, trạm Tiên Yên cấp cho thị trấn Ba Chẽ và toàn huyện với tổng số chiều dài hiện có là 14 km.
- Lộ 372 chạy từ thị trấn huyện Tiên Yên cấp điện cho thị trấn Ba Chẽ và các xã Nam Sơn, Đồn Đạc. Đoạn từ Tiên Yên đến thị trấn Ba Chẽ dùng dây AC 95 dài 14 km. Đoạn từ thị trấn Ba Chẽ đi các xã Nam Sơn, Đồn Đạc dài 11,6 km dùng dây AC 70. Đường trục này là cơ sở chính để phát triển lưới điện của Huyện trong các năm tới.
Đường dây hạ thế của huyện còn rất ít, số lượng đường dây là 20 km.
- Trạm biến áp: hiện nay cả huyện Ba Chẽ mới có 6 trạm hạ thế 35/0,4 KV với tổng công suất là 600 KVA, công suất mỗi trạm 100 KVA.
- Phụ tải điện: Phụ tải điện huyện Ba Chẽ chủ yếu là cung cấp cho dân dụng. Điện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ rất nhỏ bé.
Điện thương phẩm năm 1996 đạt: 1000 KWh.
Điện thương phẩm năm 1997 đạt: 1400 KWh.
Điện thương phẩm năm 1998 đạt: 1500 KWh.
Ngoài điện lưới quốc gia mới cấp cho thị trấn và các xã phụ cận ở Lương Mông có trạm thuỷ điện Đồng Giảng và khoảng 1000 máy thuỷ điện công suất 300 – 500 W sử dụng thắp sáng sinh hoạt trong toàn huyện.
* Cấp nước:
Hiện tại thị trấn Ba Chẽ chỉ có khu bệnh viện, Huyện ủy, Uỷ ban và khu dân cư dọc tuyến đường từ Huyện uỷ đến bệnh viện là dùng nước cấp lấy từ đập Khe Đá theo một tuyến ống chính Æ 150 từ đập Khe Đá đến khu Huyện Uỷ chia làm 2 nhánh đưa đến bệnh viện và một nhánh về phía Uỷ Ban có Æ 100, nước cấp tự chảy không qua sử lý và không có trạm bơm. Còn lại dân thị trấn dùng nước giếng và nước sông.
Ba Chẽ chưa được có dự án nước sạch.
PHẦN 3
NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH THỊ TRẤN HUYỆN LỴ BA CHẼ
I. Luận chứng các cơ sở hình thành và phát triển thị trấn huyện lỵ Ba Chẽ.
1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
Thị trấn Ba Chẽ là trung tâm Huyện lỵ huyện Ba Chẽ có diện tích 657 ha. Trong đồ án quy hoạch này phạm vi không gian nghiên cứu được giới hạn trong một diện tích đất đai tương đối bằng phẳng có khả năng xây dựng là 347 ha. Trong đó có mở rộng sang địa phận xã Đồn Đạc khoảng 100 ha. Những vùng đồi núi xung quanh thị trấn ( nằm trong địa giới hành chính của thị trấn ) không đặt vấn đề nghiên cứu cho quy hoạch xây dựng.
Nghiên cứu quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Ba Chẽ tỷ lệ 1/2000 tuy chưa có quy hoạch chung nhưng nhiệm vụ thiết kế quy hoạch vẫn bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ thời kỳ 2000 – 2010 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số 2785 – 2000 QĐ/UB ngày 31 - 1- 2000 và quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế số: 568/QĐ-UB ngày 26 – 2 – 2003 để đảm bảo một trình tự nghiên cứu khoa học biện chứng, mang tính khả thi.
Thời gian nghiên cứu quy hoạch từ nay đến năm 2015.
2. Tính chất:
Thị trấn Ba Chẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Ba Chẽ có tác dụng như một điểm tựa để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn Huyện tương lai lâu dài có tính chất tham quan du lịch.
3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật và quy mô dân số:
a. Các ngành kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển thị trấn:
Nền kinh tế của Ba Chẽ là tự cung, tự cấp nhưng những năm gần đây Huyện đã có những đầu tư xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật để chuyển dịch kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với đặc thù của mình Ba Chẽ xác định cơ cấu nền kinh tế lâm – Nông nghiệp - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp – Thương mại và dịch vụ Huyện đã xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 làm định hướng cho việc thực hiện. Tuy vậy việc chuyển biến nhận thức trong đại đa số nhân dân lao động, dặc biệt là các dân tộc miền núi còn chậm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, hiện nay Ba Chẽ đã đóng cửa rừng.
Trong đồ án quy hoạch này có đề cập đến những biện pháp thực hiện cơ cấu kinh tế đã được xác định bằng việc định ra một số cơ sở kinh tế kỹ thuật và đề xuất phát triển những ngành nghề lao động cho sự phát triển đô thị cụ thể như sau:
- Lâm nghiệp:
Giành quỹ đất dự trữ nghiên cứu thực nghiệm lâm trường. Trồng các loại cây ăn quả, các cây có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ gian, công nghệ sinh thái bảo tồn các loài thực vật đặc chủng nhằm phát triển các loài thực vật dược liệu quý hiếm như: ba kích, đẳng sâm, sa nhân trong phạm vi điển hình để nhân rộng. Khu đất này có diện tích 38 ha, có trụ sở của trung tâm nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp nằm ở phía Đông thị trấn. Trung tâm này đặt những quan hệ nghiên cứu với các đơn vị ngành dọc như Bộ lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng của Tỉnh, Ban định canh, định cư hướng dẫn thực hiện.
Tổ chức các khu dân cư có mật độ thấp, giao đất rộng thúc đẩy kinh tế vườn rừng theo mô hình VAC khuyến khích trồng cây có giá trị kinh tế cao như: các cây dược liệu, cây ăn quả.
- Nông nghiệp:
Ngoài sản xuất cây lương thực với địa thế sông nước của mình đề nghị phát triển ngành nuôi cá lồng, ba ba trên sông hồ hiện có và nuôi dê núi ở các hộ vườn. Nghiên cứu chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp ở các xã vùng cao.
- Tiểu thủ công nghiệp:
Tăng cường phát triển sản xuất theo hướng hiện đại hoá trên cơ sở mạng lưới quốc gia được thiết lập và phát triển, giành quỹ đất cho phát triển các ngành nghề đã có như: xay xát, chế biến gỗ, may mặc, chế biến bột giấy, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè khô, dược liệu, thêu ren. Hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, gỗ, xây dựng các làng nghề, tổ chức các hiệp hội sản xuất theo mô hình hợp tác xã trên cơ sở các hộ sản xuất nhỏ. Các làng nghề được đặt ở phía Tây Nam thị trấn, quy mô khoảng 8 ha.
- Xây dựng hệ thống thương nghiệp, dịch vụ mạnh làm trung gian cho sản xuất tiêu thụ, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường. Xem xét việc tổ chức các tuyến du lịch sinh thái và văn hoá trên cơ sở xây dựng làng văn hoá dân tộc và liên kết liên doanh với các đơn vị làm du lịch của tỉnh, tổ chức tuyến đường sông bằng xuồng, bè ...
- Xây dựng một trung tâm giáo dục hướng nghiệp dạy nghề: đào tạo công nhân cho các ngành: nề, mộc, chế biến gỗ, may mặc, thêu xuất khẩu, cơ khí điện, lái xe... để nâng cao chất lượng lao động phát triển ngành nghề đa dạng phục vụ cho địa phương. Đồng thời đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng hiện đại hoá - Công nghiệp hoá. Ứng dụng công nghệ tin học tìm kiếm thị trường trên mạng, tranh thủ sự giúp đỡ của các Ban Ngành của Tỉnh tiến tới hợp tác xuất khẩu lao động.
b. Quy mô dân số:
Dân số thị trấn Ba Chẽ hiện có 4 000 người. Căn cứ vào tỷ lệ tăng dân số có tính đến yếu tố cơ học, dự báo quy mô dân số. Trong kỳ thực hiện quy hoạch như sau:
DÂN SỐ LAO ĐỘNG
|
HIỆN TRẠNG
|
2005
|
2010
|
- Dân số
|
4.000
|
6.500
|
7.000
|
- Lao động
|
1.840
|
2.300
|
2.990
|
Tóm lại: Dân số thị trấn Ba Chẽ đến năm 2010 sẽ có từ 6.800 đến
7.000 người và khoảng 2.500 đến 3.000 lao động.
Lực lượng lao động thị trấn Ba Chẽ dự kiến cho các khu vực như sau:
- Khu vực 1: bao gồm những người làm việc trong ngành lâm, ngư nghiệp.
- Khu vực 2: Công nghiệp – Thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông.
- Khu vực 3: Dịch vụ – Hành chính – Thương mại.
Phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho người trong độ tuổi lao động bằng việc tăng tỷ trọng lao động trong khu vực 2 và khu vực 3 theo hướng sản xuất hàng hoá và dịch vụ đa dạng. Xem xét việc đào tạo và xuất khẩu lao động với sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương.
-
Quy mô đất đai:
Căn cứ vào hiện trạng quỹ đất Ba Chẽ và quy mô phát triển dân số một số chỉ tiêu tính toán cho quy hoạch được xây dựng như sau:
ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG
ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG
|
ĐƠN VỊ
|
HIỆN TRẠNG
|
2005
|
2010
|
- Đất ở
|
m2/người
|
25
|
28
|
30
|
- Cây xanh thể dục thể thao
|
’’
|
5
|
9
|
15
|
- Đất công trình công cộng
|
’’
|
20
|
22
|
25
|
- Đất giao thông quảng trường
|
’’
|
56
|
10
|
12
|
Tỷ lệ tăng tầng cao trên trục đường bê tông chính chạy dọc thị trấn khuyến khích dân tự xây khống chế trên 2 tầng. Phát triển khu dân cư đường phía trong và bên bờ Bắc sông Ba Chẽ theo kiểu nhà vườn kết hợp ở và làm kinh tế, số tầng cao trung bình từ 1,5 đến 2 tầng.
Dự kiến thành phần xây dựng.
- Nhân dân tự xây có hướng dẫn mẫu và quy hoạch 70% ¸ 80%. Nhà nước 20% ¸ 30%. Tiêu chuẩn cấp đất cho dân tự xây.
- Tổ chức thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ( san nền, cấp nước, cấp điện...) tạo quỹ đất xây dựng cho các nhà thầu thực hiện theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng.
Khu đường phố chính và trung tâm có mật độ ở cao cấp 80 ¸100 m2/hộ.
Khu nhà vườn ngoài các khu trung tâm.
Phía bờ Bắc sông Ba Chẽ 500 ¸600 m2/hộ.
Khu đường trong bờ Nam sông Ba Chẽ 350 ¸500 m2/hộ.
5. Đánh giá và phân hạng quỹ đất xây dựng.
a. Phân loại quỹ đất theo mức độ thuận lợi xây dựng:
Nhìn vào thực trạng xây dựng ta thấy thực tế đã có thuận lợi xây dựng gồm các khu vực sau:
* Khu vực 1:
Vùng trung tâm gồm trường dân tộc nội trú, mặc dù có nhiều khe nhỏ chia cắt địa hình nhưng địa chất công trình hầu hết đất đồi. Việc sử lý san nền cục bộ và giải quyết hướng các dòng chảy thoát nước mặt theo quy hoạch là xây dựng tốt, khu vực này 8 ha.
* Khu vực 2:
Tuyến đường phía Nam thị trấn đã có cốt đường, phía Nam đường là đồi, phía Bắc là những ruộng trồng màu hoặc hoang hoá, khu vực này khoảng 6 ha đến 8 ha.
* Khu vực 3:
Phía Tây thị trấn ( khu sân bay cũ ) diện tích 8,4 ha.
Các khu đất nông nghiệp trồng lúa và màu ở khu vực thị trấn đều nằm dưới cốt ngập lụt khó xây dựng.
Ngoài ra rải rác ở phía Bắc và ven hai bờ sông Ba Chẽ còn có thể tổ chức những điểm xen cư.
* Khu vực 4:
Khu vực hai bên đầu cầu Trới ở phía Bắc sông Ba Chẽ có địa hình bằng phẳng thuận lợi xây dựng.
* Khu vực 5:
Phần diện tích mở rộng ra xã Đồn Đạc thuộc phía Tây và Tây Bắc thị trấn có diện tích 100 ha bằng phẳng xây dựng thuận lợi.
b. Chọn hướng phát triển:
Dựa theo cơ sở phân tích sự thuận tiện của các vùng đất có khả năng xây dựng trên nguyên tắc tạo sự thuận lợi, giảm bớt sự đi lại tới các khu trung tâm, đồng thời các khu không qúa che chắn nhau tạo nên chiều dày không gian kiến trúc đô thị.
Phương án chọn đất xây dựng như sau:
- Phát triển về hai phía dọc trục đường sát khu đồi phía Nam.
- Tạo sự liên hệ chính giữa hai tuyến đường bê tông chính thị trấn với tuyến đường phía Nam bằng các tuyến dọc hướng Bắc Nam ở khu vực trung tâm gần trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Phát triển khu văn hoá thể thao trên khu sân bay cũ ở hướng Tây Bắc thị trấn.
- Dự kiến sau giai đoạn quy hoạch lâu dài thị trấn sẽ phát triển thêm nữa về các hướng Tây thuộc xã Đồn Đạc và hướng Đông ( đường xuống Nam Sơn ).
Phương án này có ưu điểm phân đợt xây dựng thuận tiện, tập trung hạ tầng vào khu vực trung tâm, lâu dài chuyển trung tâm thương mại về phía Đồn Đạc.
- Tôn trọng đất sản xuất nông nghiệp san gạt ít.
II. Quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng kiến trúc thị trấn.
1. Cơ sở sử dụng đất đai:
Trên cơ sở quỹ đất hiện có của đô thị ( trong phạm vi không gian nghiên cứu ) chủ yếu sử dụng để bố trí đất đai dân dụng. Đất giao thông đối ngoại là tuyến đường đi Hải Lạng bên phía Bắc sông Ba Chẽ đã được nâng cấp, bố trí thêm một tuyến xe trên bãi gỗ ở đầu ngầm hiện nay.
Đất công nghiệp, chế biến lui xống phía Đông đường trong và nằm dọc sông Ba Chẽ ở hạ nguồn, nhằm tận dụng cảng cũ của quân sự cách thị trấn
1,5 km. Dự kiến bố trí các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có đặc thù chế biến như đồ mộc, chè, giấy ở phía Đồn Đạc.
2. Phân khu chức năng.
* Khu trung tâm thị trấn:
Khu trung tâm thị trấn đã được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển đô thị. Hiện ở đầu phía Nam ngầm được chuyển dịch dần về phía Nam dọc trên trục đường lớn sẽ quy hoạch nối 2 tuyến đường chính là đường bê tông và tuyến đường phía Nam nay gọi là đường thanh niên.
Tuyến đường chính này dài 400 m có mặt cắt ngang 10,5 m, vỉa hè mỗi bên 5 m, các khu dân cư có mật độ cao được bố trí ở đây. Đồng thời một số công trình công cộng như: chợ trung tâm, trường mầm non, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, nhà văn hoá thiếu nhi được bố trí trên trục đường này.
Trên trục đường thanh niên bố trí 1 sân vận động gần trường cấp 3.
Tương lai khu trung tâm hành chính bao gồm trụ sở các cơ quan Huyện uỷ, HĐND - UBND và các phòng ban chức năng được nghiên cứu tập trung về khu đất dự trữ ở phía bờ Bắc cầu Ba Chẽ.
* Trung tâm hành chính:
Nằm ở phía Tây thị trấn là trung tâm hành chính cũ của huyện bố trí UBND Huyện, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Công an Huyện và xây dựng một nhà làm việc liên cơ các cơ quan trong khu dân cư thuộc UBND Huyện.
Trung tâm hành chính của thị trấn được hoàn chỉnh trên cơ sở hạ tầng và hiện trạng đã có.
* Trung tâm thương mại:
Đã hình thành ở ngã tư trước cầu ngầm, trong đó có chợ đầu ngầm và các hộ dịch vụ thương mại xung quanh. Tổ chức một chợ trung tâm ở khu vực Đầm Buôn, ngoài ra khu vực dọc đường lên cầu Ba Chẽ 2 bố trí các công trình thương mại như: cửa hàng, văn phòng dại diện thương mại tạo sự sầm uất cho đô thị.
* Trung tâm văn hoá và thể dục thể thao:
Dự kiến bố trí 2 cụm ở phía Bắc cầu Ba Chẽ lấy sân vận động làm trung tâm và giành quỹ đất cho các công trình thể thao phụ trợ.
Bố trí một công viên vui chơi giải trí ở phía Tây thị trấn, tại điểm khởi đầu của tuyến đường đôi giáp với đồi pháo.
Hình thành một làng văn hoá dân tộc có bố trí các lán nhà sàn nhằm phục vụ cho nhân dân các dân tộc lưu trú lại trong các ngày nghỉ, ngày lễ. Trong đó có tổ chức các hoạt động sản xuất, sinh hoạt theo phong tục tập quán mang sắc thái của từng dân tộc thiểu số, khu làng này có quy mô: 6 ha nằm ở phía Bắc cầu Ba Chẽ 2 ( khu 7 ).
BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
STT
|
DANH MỤC SỬ DỤNG ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
( HA )
|
TỶ LỆ
( % )
|
1
|
Đất ở hiện trạng
|
20
|
5,8
|
2
|
Đất ở quy hoạch mới
|
48
|
13,8
|
3
|
Đất công trình công cộng
|
28
|
8,1
|
4
|
Đất cây xanh – Thể dục thể thao
|
27
|
7,8
|
5
|
Đất mặt nước
|
64
|
18,5
|
6
|
Đất đồi núi
|
67
|
19,3
|
7
|
Đất quân sự
|
19,6
|
5,6
|
8
|
Đất giao thông
|
49
|
14,1
|
9
|
Đất dự trữ phát triển
|
12,6
|
3,6
|
10
|
Đất tiểu thủ công nghiệp
|
7
|
2
|
11
|
Đất khác
|
4,8
|
1,4
|
|
Tổng
|
347
|
100
|
3. Định hướng phối kết không gian kiến trúc.
Thị trấn Ba Chẽ có đặc điểm kéo dài dọc trục sông ( dài 2,5 km ) giao thông đối ngoại duy nhất, địa hình bị chia cắt phức tạp khe suối nhiều. Để phù hợp với đặc điểm đó đồ án này đề xuất những giải pháp tổ hợp và phối kết không gian kiến trúc sau:
- Giải quyết nhà ở theo kiểu nhà vườn, bố trí xen kẽ với khu cao tầng của nhà công cộng.
- Kết hợp công trình tĩnh với công trình động trong một trung tâm tránh sự tẻ nhạt trong sử dụng.
- Chú ý tạo chiều cao tầng không che chắn nhau bằng bố cục xen kẽ. Quy định cụ thể những mảng sáng, tối hài hoà trên một trục, một khu.
- Tổ chức các khu nhà ở ven sườn đồi thấp thoáng trong lùm cây tạo thế và dáng khiêm tốn hợp với cảnh miền núi, đồng thời cũng có những nhà điểm kiến trúc và quy mô hoành tráng làm thay đổi bộ mặt của một huyện miền núi.
- Giao thông liên hệ giữa các khu vực có mật độ cao so với chỉ số dân cư.
- Xây kè bờ sông ở bờ Bắc sông Ba Chẽ chống sụt lở và tạo công viên bờ sông trên cơ sở phát triển khu đất giữa tuyến đường 330 và kè sông.
Tóm lại: Nghiên cứu tổ chức không gian cho đô thị tạo cách nhìn đẹp từ phía bờ Bắc sông làm thị trấn có thêm sức sống, hoà sức với thiên nhiên.
III. Quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội.
1. Nhà ở trong quy hoạch mới:
Nhà ở trong quy hoạch mới chủ yếu là nhà ở có sân vườn để kết hợp làm kinh tế .
Diện tích bình quân: 600 m2 / hộ.
Căn cứ vào dự báo dân số và quỹ đất có khả năng phát triển. Tổ chức các khu dân cư mới theo 7 cụm như sau:
- Cụm 1: Vị trí đồi có trường bổ túc cũ ở phía Tây thị trấn, bố trí:
112 hộ sức chứa 450 người.
- Cụm 2: Giáp xã Đồn Đạc phía Tây Nam thị trấn bố trí:
180 hộ sức chứa 720 người.
- Cụm 3: Thuộc địa phận xã Đồn Đạc, bố trí:
170 hộ sức chứa 680 người.
- Cụm 4: Khu vực quanh đồi liệt sỹ, bố trí:
90 hộ sức chứa 360 người.
- Cụm 5: vùng phía Đông bệnh viện, bố trí:
150 hộ sức chứa 600 người.
- Cụm 6: Phía Bắc sông Ba Chẽ gần cầu, bố trí:
76 hộ sức chứa 300 người.
- Cụm 7: bố trí:
106 hộ sức chứa 424 người.
Tổng số đất quy hoạch mới: 984 hộ, sức chứa 3.634 người.
Phân kỳ xây dựng: các cụm 2 và cụm 7 được thực hiện ở giai đoạn sau.
Giai đoạn đầu phát triển cho thêm 2500 nhân khẩu.
2. Dự kiến xây dựng các công trình công cộng.
Mật độ với quy mô 7 000 dân đến năm 2010 tuy nhỏ nhưng thị trấn Ba Chẽ là một trung tâm huyện lỵ đòi hỏi phải có đầy đủ những công trình mang tính chất kinh tế, văn hoá xã hội. Không những phục vụ riêng cho nhân dân thị trấn mà còn phục vụ cho nhân dân toàn huyện.
Đặc biệt ở Ba Chẽ người dân tộc xuống huyện theo định kỳ một tháng hai lần. Tần suất sử dụng các công trình công cộng được tăng lên. Mặt khác sự góp mặt của các công trình công cộng làm thị trấn trở thành một điểm tựa cho các xã vùng cao.
* Các công trình hành chính:
Ngoài các công trình hành chính hiện có bố trí thêm các công trình mới như sau:
- Trụ sở UBND thị trấn.
* Các công trình văn hoá:
Ngoài nhà văn hoá trung tâm đã có bố trí thêm thư viện và các nhà sinh hoạt cộng đồng ở các khu dân cư . Bố trí khu sinh hoạt văn hoá các dân tộc ở công viên phía Nam cầu Ba Chẽ 2.
* Các công trình giáo dục:
Các công trình đã có:
Trường phổ thông dân tộc nội trú.
Trường cấp 3 Huyện.
Trường tiểu học.
Trường phổ thông trung học cơ sở.
Bố trí thêm 1 trường tiểu học và 1 trường phổ thông trung học cơ sở nữa. Ngoài ra bố trí thêm trường mầm non và các hệ thống nhà trẻ xen trong khu dân cư.
* Các công trình thể thao:
Xây dựng 1 sân vận động đủ kích thước tiêu chuẩn thi đấu bên cạnh trường cấp 3 nằm ở phía Nam đường thanh niên. Ngoài ra bố trí các khu vui chơi thiếu nhi và các sân cầu lông ở các khu dân cư và ở các công viên.
* Các công trình y tế:
Mở rộng bệnh viện Huyện cho việc phát triển nâng cấp sau này.
* Các công trình thương mại dịch vụ, du lịch:
Khối phục vụ chợ Đầm Buôn bên cạnh bến xe ô tô ở khu lò gạch cũ.
- Xây dựng một khách sạn gần bãi tắm bên khu 7 và một nhà khách ở nhà trẻ cũ cho khối Uỷ ban.
* Các công trình công cộng phúc lợi khác:
Trạm phát thanh truyền hình đặt ở vị trí Ban quản lý dự án hiện nay.
- Trạm cấp nước sinh hoạt đã xây dựng.
- Bưu điện trung tâm dự kiến chuyển sang khu 6 (bên cạnh khu đất dự trữ xây khu hành chính phía Bắc cầu Ba Chẽ, xây dựng một chi nhánh điện ở khu 7).
* Định hướng các cảng quân sự và dân sự: ở phía hạ lưu cầu Ba Chẽ (cách chân cầu 300 m về phía hạ lưu).
Danh mục các công trình công cộng
S
TT
|
DANH MỤC CÔNG TRÌNH
|
DIỆN TÍCH
|
S
TT
|
DANH MỤC CÔNG TRÌNH
|
DIỆN TÍCH
|
1
|
Trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân
|
5.271
|
32
|
Công viên hồ điều hoà
|
19.207
|
2
|
Công An
|
4.998
|
33
|
Lâm trường
|
10.962
|
3
|
Kho bạc
|
2.340
|
34
|
Cầu Ba Chẽ 1
|
|
4
|
Huyện uỷ.
|
3.485
|
35
|
Bưu điện trung tâm
|
5.716
|
5
|
Toà án
|
2.064
|
36
|
Cây xăng 1
|
13.397
|
6
|
Nhà trẻ cũ chuyển làm nhà khách
|
2.542
|
37
|
Đất dự trữ phát triển cụm trụ sở
|
68.243
|
7
|
Đất ở hiện trạng
|
312.475
|
38
|
Khách sạn mi ni
|
5.120
|
8
|
Nhà văn hoá
|
3.111
|
39
|
Khu Nhà nghỉ
|
20.027
|
9
|
Khu vui chơi thiếu nhi
|
6.932
|
40
|
Khu đất dự trữ phát triển 1
|
31.321
|
10
|
Chợ cũ
|
732
|
41
|
Huyện đội
|
65.276
|
11
|
Chi nhánh bưu điện
|
1.317
|
42
|
Cầu ngầm
|
|
12
|
Sân vận động cũ
|
3.350
|
43
|
Khu chợ phiên và SHVHDT
|
9.685
|
13
|
UBND Thị trấn
|
4.825
|
44
|
Cây xăng 2
|
1.300
|
14
|
Trường phổ thông cơ sở
|
4.437
|
45
|
Chi nhánh điện miền Đông
|
3.132
|
15
|
Lâm viên nhà văn hoá
|
19.608
|
46
|
Các TT sinh hoạt C.Đồng
|
|
16
|
Nhà khách – Nhà nghỉ
|
3.590
|
47
|
Khách sạn
|
8.642
|
17
|
Trường dạy nghề
|
12.463
|
48
|
Bãi tắm
|
26.550
|
18
|
Thư viện
|
6.530
|
49
|
Cầu Ba chẽ 2
|
12.108
|
19
|
Trường dân tộc nội trú
|
21.521
|
50
|
Công viên
|
7.471
|
20
|
Trường mầm non
|
6.320
|
51
|
Trung tâm giống cây trồng
|
27.431
|
21
|
Bãi đỗ xe
|
4.491
|
52
|
Vườn thực nghiệm
|
49.668
|
22
|
Trường phổ thông trung học
|
1.233
|
53
|
Trạm cấp nước sinh hoạt
|
3.369
|
23
|
Sân vận động mới
|
20.366
|
54
|
Trạm phát thanh và truyền hình
|
6.999
|
24
|
Tượng đài liệt sỹ
|
19.855
|
55
|
Vườn hoa cây xanh
|
18.373
|
25
|
Trường PTcơ sở 2
|
6.712
|
56
|
Trường cấp 2
|
9.409
|
26
|
Bệnh viện Huyện
|
13.883
|
57
|
Trụ sở cơ quan
|
6.235
|
27
|
Chợ mới
|
7.112
|
58
|
Trường tiểu học xã Đồn Đạc
|
10.556
|
28
|
Bến xe
|
14.733
|
59
|
Khu đất dự trữ phát triển 2
|
27.423
|
29
|
Trường tiểu học thị trấn
|
6.662
|
60
|
Khu công nghiệp địa phương
|
36.000
|
30
|
Nhà trẻ khu vực
|
48.511
|
61
|
Làng nghề thủ công
|
27.043
|
31
|
Cảng cá
|
|
|
|
|
Tổ chức quy hoạch khu nghỉ và hệ thống cây xanh để phục vụ dân trong thị trấn, khách vãng lai và các xã vùng xa. Kiến nghị xây dựng một nhà nghỉ của Uỷ Ban. Huyện uỷ ở khu nhà phòng kinh tế cũ, đồng thời xây dựng một khách sạn nhỏ quy mô 20 giường nằm ở khu văn hoá thể thao, bố trí một bãi tắm ở dưới khu văn hoá.
Tăng cường trồng cây bóng mát trên các vỉa hè và dọc hai bờ sông.
IV. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1. Giao thông:
a. Cơ sở thiết kế:
- Dựa vào hiện trạng giao thông để phân tích tính hợp lý của nó có đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trấn trong tương lai hay không, để vạch tuyến quy hoạch cho phù hợp.
- Cầu Ba Chẽ mới do Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh thiết kế đã được thi công.
- Đập tràn qua sông Ba Chẽ.
b. Giải pháp quy hoạch:
* Phương án vạch tuyến:
- Hiện tại Ba Chẽ có tuyến đường nhựa từ thị trấn Tiên Yên đi ngã ba Hải Lạng giữ nguyên hướng tuyến, cần nâng cấp kết cấu và chiều rộng lòng đường.
- Tuyến đường 18 Mông Dương đi Móng Cái thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc đi qua địa phận Ba Chẽ ở khu vực Nam Sơn cách trung tâm thị trấn 5 km.
- Thị trấn Ba Chẽ phát triển dọc hai bên bờ sông, dân cư vào thị trấn hoặc ở thị trấn đi các xã phải qua sông Ba Chẽ.
Hiện tại có một đập tràn và một cầu mới xây dựng nằm ở phía Đông cuối thị trấn. Từ đầu phía Đông sang đầu phía Tây thị trấn cách nhau gần 0,5 km đường đồi núi. Quy mô mật độ dân số đến năm 2010 là 7 000 người, do đó sự qua lại của dân cư hai bên bờ sông sẽ gặp khó khăn nếu chỉ có một cầu phía đầu Đông. Vì vậy trong quy hoạch đưa ra cầu phía đầu Tây thị trấn.
- Các tuyến đường giao thông nội bộ tuân thủ theo quy chuẩn quy phạm: giao thông thuận lợi, ngắn nhất và đảm bảo cảnh quan kiến trúc.
Bảng thống kê các loại mặt cắt đường và chiều dài đường
STT
|
TÊN MẶT CẮT
|
LOẠI ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI (M)
|
1
|
Mặt cắt 2 - 2
|
7 - 12 - 7
|
4 152
|
2
|
Mặt cắt 3 - 3
|
7 – 10,5 - 7
|
5 052
|
3
|
Mặt cắt 4 - 4
|
5 - 7 - 5
|
12 678
|
4
|
Mặt cắt 5 - 5
|
3 - 5 - 3
|
3 446
|
5
|
Mặt cắt 6 - 6
|
5 - 7 - 3
|
384
|
6
|
Mặt cắt 7 - 7
|
5 - 10,5 - 5
|
673
|
7
|
Mặt cắt 8 - 8
|
10 - 10,5 - 10
|
631
|
|
Tổng
|
|
27 016
|
* Các loại bán kính cong:
R min = 30 m, Rmax = 200 m.
Riêng vỉa hè tại các ngả giao thông lấy từ 5 ¸ 8 m phụ thuộc vào chiều rộng vỉa hè, vỉa hè rộng 5 m, R = 5 m.
b. Độ dốc dọc đường:
Đa số độ dốc từ 1% ¸ 3%, có các vị trí đặc biệt i min = 0.0%,
i max = 8%, các trục đường chính độ dốc tối đa = 4%.
c. Kết cấu mặt đường:
- Đặc điểm Ba Chẽ mưa nhiều, độ dốc lớn, về mùa mưa lũ nước sông Ba Chẽ dâng cao, thời gian tiêu úng khá dài, do vậy việc chọn kết cấu mặt đường phải tính đến sức phá huỷ của nước ngầm và sói mòn do nước mặt chảy xiết.
- Đối với hệ thống đường phía Bắc sông Ba Chẽ cao độ thích hợp không chịu ảnh hưởng nước lũ sông Ba Chẽ, độ dốc vừa phải, xử lý rãnh thoát nước dọc đường tốt. Mặt đường có thể dùng bê tông đá dăm và bê tông nhựa cấp cao chủ yếu, cấu tạo:
+ Đá dăm láng nhựa 3,5 kg/m2 dày 12 cm.
+ Cấp phối đá dăm 15 cm.
+ Cát nền đầm chặt.
Ước tính kinh phí: 312.736 đ/m2.
- Hệ thống đường phía Nam sông Ba Chẽ chọn hai loại kết cấu áo đường:
1. Đường nhựa cấp cao chủ yếu.
2. Đường bê tông đá dăm cấu tạo.
+ Bê tông đá dăm 2 x 4 mác 250 dày 150.
+ Lót đá dăm, đá mạt dày 150.
+ Nền đất gia cố đầm chặt.
Ước tính kinh phí: 182.200 đ/m2 ( có cả bó vỉa ).
Thống kê diện tích đường và vỉa hè
STT
|
TÊN MẶT CẮT
|
LOẠI ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
|
D. TÍCH ĐƯỜNG
|
D.TÍCH
VỈA HÈ
|
I
|
Đường bê tông nhựa cấp cao
|
|
|
|
|
1
|
Mặt cắt 2 - 2
|
7 - 12 - 7
|
4 152
|
49 824
|
58 128
|
2
|
Mặt cắt 3 - 3
|
7 - 10,5 - 7
|
5 052
|
53 046
|
70 728
|
|
Tổng I
|
|
|
102 870
|
128 856
|
II
|
Đường bê tông đá dăm
|
|
|
|
|
3
|
Mặt cắt 4 - 4
|
5 - 7 - 5
|
12 678
|
88 746
|
126 780
|
4
|
Mặt cắt 5 - 5
|
3 - 5 - 3
|
3 446
|
17 230
|
20 676
|
5
|
Mặt cắt 6 - 6
|
5 - 7 - 3
|
384
|
2 688
|
3 072
|
6
|
Mặt cắt 7 - 7
|
5 - 10,5 - 5
|
673
|
7 066
|
4 730
|
7
|
Mặt cắt 8 - 8
|
10 - 10,5 -10
|
631
|
6 625
|
9 960
|
|
Tổng II
|
|
|
122 355
|
165 209
|
Khái toán kinh phí
STT
|
LOẠI DIỆN TÍCH
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI
LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
|
THÀNH TIỀN
|
I
|
Diện tích đường
|
m2
|
102 870
|
312 736
|
32.171.152.320
|
|
Diện tích vỉa hè
|
m2
|
128 856
|
69 088
|
8.902.403.328
|
|
Tổng I
|
|
|
|
41.073.555.648
|
II
|
Diện tích đường
|
m2
|
122 355
|
182 200
|
22.293.081.000
|
|
Diện tích vỉa hè
|
m2
|
165 209
|
69 088
|
11.413.959.000
|
|
Tổng II
|
|
|
|
33.707.040.392
|
|
Tổng cộng (I + II)
|
|
|
|
74.780.596.040
|
2. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai.
a. San nền:
- Các tài liệu cần thiết.
- Hiện trạng địa hình.
- Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất.
- Tài liệu địa chất thuỷ văn.
- Các tài liệu về tình hình ngập lụt, cao độ nước sông Ba Chẽ vào mùa lũ trong thời gian 25 năm về trước.
- Khí hậu.
b. Phương án quy hoạch chiều cao:
- Cốt khống chế ngập lụt: theo tài liệu thực tế tình hình ngập lụt hai bờ sông Ba Chẽ, nước sông mỗi năm một dâng cao, cao nhất trong thời gian gần đây năm 2003 lên đến cốt +10 m, ở đây cốt min lấy 11,5 m. Đặc biệt có một số điểm do hiện trạng phải giữ lại cốt min 10,00m không ảnh hưởng lớn đến hệ thống đường khi cần cải tạo nâng cốt.
- Cốt khống chế san gạt:
Lấy cốt đường nhựa đã có để khống chế, hướng thoát nước ra sông, phương án san lấp đảm bảo khối lượng đào và đắp ít nhất, cân bằng tại chỗ.
- Độ dốc đảm bảo thoát nước, thuận tiện cho giao thông:
i trung bình = 2,5%.
i max = 6%.
i min = 0,4%.
- Ước tính khối lượng:
Cao độ đắp trung bình: 0,55 m.
Cao độ đào trung bình: 1,75 m.
Tổng khối lượng đào: 82 500 m3.
Tổng khối lượng đắp: 81 700 m3.
3. Quy hoạch thoát nước:
a. Thoát nước mưa:
* Vạch tuyến:
- Dựa vào quy hoạch chiều cao và hiện trạng để vạch tuyến theo nguyên tắc tôn trọng địa hình tự nhiên, chỉ nắn một số đoạn suối nhỏ có kè để sử dụng đất hiệu quả hơn.
- Hướng thoát nước ra sông Ba Chẽ thông qua một số mương suối dẫn nước từ đầu nguồn đổ ra sông Ba Chẽ.
- Tiết diện cống chú ý giảm chiều cao H, tăng B để tránh ảnh hưởng nước lũ.
* Tính toán thoát nước mưa:
- Công thức tính toán:
Tính theo công thức q20:
j x q x F
Q = ----------- ( m3/s )
1000
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước mưa tính toán.
j: Hệ số dòng chảy.
F: Diện tích lưu vực tính toán.
q: Cường độ tính toán.
( 20 + b)n x q20 x ( 1 + Clg P ) q = ------------------------------------ ( 1 + b )n
Trong đó:
- Các hệ số c,n,b lấy theo số liệu của Viện khí tượng thuỷ văn.
- C,n: Hệ số phụ thuộc khí hậu từng địa phương Quảng Ninh thì:
- q20: cường độ mưa trong 20 phút q20 = 303,6.
- P: Chu kỳ lập lại trận mưa. P = 1.
- h = 11,13.
- C = 0,24433.
- n = 0,7374.
- t: thời gian mưa t = t1 + t2
+ t1: thời gian nước chảy trên bề mặt tới rãnh thu nước.
+ t2: thời gian nước chảy trong rãnh xác định theo công thức: t2 = m S1/60v ( phút ).
- m: hệ số phụ thuộc địa hình, với địa hình bằng phẳng = 2, với điạ hình dốc > 0,005m = 1,2.
- v: vận tốc nước chảy trong mương rãnh.
- S1: Tổng chiều dài rãnh nước.
- Lưu lượng nước mưa tính toán:
Q = X. q . A ( m2 / s )
Trong đó:
- X: Hệ số dòng chảy bằng 0,7.
- q: Cường độ mưa tính toán ( 1/s ha ).
- A: Diện tích thu nước tính toán ( ha ).
- Tính toán và xác định tiết diện các tuyến rãnh:
Việc tính toán thuỷ lực dựa vào công thức Manning.
Q = 1/n R2/3.11/2.
Trong đó:
- Q: Diện tích mặt cắt ướt của mương thoát nước.
- R: Bán kính thuỷ lực R =P ( P: chu vi mặt cắt ướt ).
- i: Độ dốc thuỷ lực của mương thoát nước.
- n: Hệ số phủ mặt bằng.
Tính toán thuỷ lực ( tra theo bảng thuỷ lực ).
* Bảng tính toán lưu lượng nước hệ thống cống chính
q20 =303.6, b= 11.13, c=0.2443, n=0.7374, m=2, p=1 năm.
STT
|
ĐOẠN CỐNG
|
TIẾT DIỆN
B X H
|
DIỆN TÍCH
F = ha
|
CHIỀU DÀI
L =(M)
|
ĐỘ DỐC
i = %
|
Vc
m/s
|
X
|
Q l/s
|
1
|
17 ¸ X17
|
800 x 1000
|
16,22
|
123
|
1,2
|
1,25
|
0,8
|
1,557
|
2
|
20 ¸ X20
|
700 x 900
|
18,20
|
100
|
2
|
1,4
|
0,5
|
1,347
|
3
|
29 ¸ X29
|
600 x 700
|
7,10
|
273
|
1,5
|
1,45
|
0,5
|
273,35
|
4
|
36 ¸ X36
|
900 x 1100
|
59,5
|
21
|
0,4
|
0,8
|
0,7
|
8330
|
5
|
59 ¸ X59
|
1000 x 1200
|
11
|
103
|
0,4
|
0,8
|
0,8
|
1144
|
6
|
61 ¸ X61
|
900 x 1100
|
4,2
|
32
|
0,3
|
0,7
|
0,9
|
737,1
|
7
|
67 ¸ X67
|
1000 x 1200
|
13,5
|
50
|
1,2
|
1,25
|
0,6
|
1701
|
8
|
71 ¸ X71
|
1000 x 1200
|
17
|
58
|
1,2
|
1,25
|
0,5
|
1640,5
|
Bảng khái toán kinh phí cống thoát nước
STT
|
TIẾT DIỆN ( BXH )
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI
LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
|
THÀNH TIỀN(Đ)
|
1
|
500 x 600
|
m
|
30 629
|
430 415
|
13 183 181 035
|
2
|
700 x 700
|
m
|
6 471
|
471 350
|
3 050 105 850
|
3
|
700 x 900
|
m
|
1 473
|
515 150
|
758 815 950
|
4
|
800 x 1000
|
m
|
1 403
|
567 120
|
795 669 360
|
5
|
900 x 1100
|
m
|
434
|
586 210
|
254 415 140
|
6
|
1000 x 1200
|
m
|
336
|
612 050
|
205 648 800
|
7
|
Ga thu
|
Cái
|
1 134
|
1 020 345
|
1 157 071 230
|
8
|
Giếng thăm
|
Cái
|
342
|
822 147
|
281 174 274
|
9
|
Miệng xả
|
Cái
|
73
|
1 020 345
|
74 485 185
|
|
Tổng
|
|
|
|
19 760 566 824
|
b. Thoát nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường:
Do bố cục các khu dân cư dạng nhà vườn và cho đến năm 2010 dân số thị trấn không vượt quá 7 000 ngươì. Vì vậy xử lý nước thải thị trấn Ba Chẽ chỉ ở mức độ đơn giản cục bộ và tự cân bằng sinh thái.
Thị trấn Ba Chẽ cũng cần bố trí khu vực xử lý rác thải và một nghĩa trang.
Dự kiến nghĩa trang đặt bên bờ Bắc sông đường vào khe núi ở gần cầu Trắng và bãi rác thải nên chọn địa điểm về hạ nguồn sông Ba Chẽ.
3. Quy hoạch cấp nước.
Thị trấn Ba Chẽ hiện sử dụng nước lấy từ đập Khe Đá bằng phương pháp tự chảy và cũng chỉ cung cấp cho một số khu Uỷ Ban, Huyện Uỷ, bệnh viện và một số khu dân cư ở trung tâm, về mùa khô lượng nước rất ít.
Quy hoạch đề xuất sử dụng nước nguồn sông Ba Chẽ bơm lên khu xử lý và bể chứa trên đồi pháo, điểm cao 31 để cung cấp cho thị trấn.
- Cấp nước chọn phương án mạng cụt vì : Địa hình Ba Chẽ phức tạp dân cư không tập trung nằm rải rác, địa hình đồi núi mạng vòng rất tốn kém, tổn thất áp lực lớn.
- Nước sinh hoạt tiêu chuẩn dùng nước100 lít / người ngày đêm.
6.500 ng x 100 l/người ngày đêm = 650.000 l/ngđ = 650 m3/ngđ.
- Nước tưới cây 10% qsh: 65 m3.
- Nước rò rỉ + Dự phòng 20% Qsh : 130 m3.
- Nước cho bản thân đường ống 5% Qsh: 32.5m3.
Tổng cộng: 877.5 m3/ngày.
Chọn trạm xử lý: 1000 m3/ngày.
Bảng thống kê khối lượng hệ thống cấp nước
STT
|
LOẠI VẬT LIỆU
|
ĐƯỜNG KÍNH
|
CHIỀU DÀI (M)
|
1
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
20
|
4 704
|
2
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
32
|
5 201
|
2
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
40
|
715
|
4
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
50
|
1 716
|
5
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
75
|
3 518
|
6
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
90
|
1 143
|
7
|
Ống thép (hoặc nhựa)
|
140
|
2 359
|
8
|
Ống gang (hoặc nhựa)
|
200
|
1 210
|
9
|
Ống gang (hoặc nhựa)
|
250
|
267
|
|
TỔNG
|
|
20 833
|
10
|
Trạm xử lý công suất 3500m3/ngđ
|
Tr
|
1
|
11
|
Bể điều hoà
|
Cái
|
1
|
4. Quy hoạch cấp điện.
Hiện tại có một tuyến cao áp 35 KV đưa từ Mông Dương sang , có 3 trạm hạ áp công suất 250 KVA cung cấp cho thị trấn và một trạm 250 KVA bên xã Hải Lạng.
Chỉ tiêu tính toán phụ tải
SỐ
|
CHỈ
|
ĐƠN
|
GIAI ĐOẠN
|
TT
|
TIÊU
|
VỊ
|
ĐỢT ĐẦU
|
DÀI HẠN
|
1
|
Dân số
|
Người
|
6.500
|
7.000
|
2
|
Tiêu chuẩn cấp điện
|
Kwh/ng
|
350
|
1.000
|
3
|
Tiêu chuẩn sinh hoạt
|
W/ng
|
170
|
330
|
4
|
Số giờ sử dụng
|
h
|
2.000
|
3.000
|
5
|
Công suất cực đại
|
Kwh
|
2275
|
7.000
|
|
|
|
|
|
SỐ
|
DANH
|
ĐỢT ĐẦU
|
DÀI HẠN
|
TT
|
MỤC
|
P (KW)
|
TỈ LỆ (%)
|
P (KW)
|
TỈ LỆ (%)
|
1
|
Sinh hoạt dân dụng
|
1.105
|
48.5
|
2.310
|
33
|
2
|
Công nghiệp + Nông nghiệp
|
409.5
|
18
|
1.750
|
25
|
3
|
Chiếu sáng đường
|
405
|
17,8
|
1.400
|
20.
|
4
|
Công trình công cộng
|
127.5
|
5.6
|
840
|
12
|
5
|
Dự phòng lưới 5 %
|
114
|
5
|
350
|
5
|
6
|
Tổn thất 5 %
|
114
|
5
|
350
|
5
|
|
Cộng
|
2.275
|
100
|
7.000
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê hệ thống cấp điện
- Trạm hạ áp 350 KVA: 5 trạm = 1.750 KVA.
- Trạm hạ áp 250 KVA: 3 trạm = 750 KVA.
Tổng cộng: 2.500 KVA.
Công suất yêu cầu: 2.330 KVA
- Cáp Cu/XLPE/DSTA/PVC (3 x 120) = 6 600 m (chưa kể tuyến nối từ trạm 35 KV về điểm A).
V. Quy hoạch xây dựng đợt đầu.
1. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết:
Giao thông nội thị cũng được đầu tư dần ở giai đoạn đầu trong kế hoạch 5 năm tuyến đường phía Nam thị trấn cũng được đầu tư nâng cấp lớp mặt.
Hệ thống điện cũng phải được xây dựng dần trong đợt đầu ít nhất 2 năm.
Một số dự án đang và sẽ được triển khai trong tương lai gồm:
- Cầu cứng số 2.
- Đường dẫn lên cầu.
- Trạm cấp nước sạch.
- Nâng cấp tuyến đường bao phía Nam thị trấn.
- Khu các công trình giáo dục hướng nghiệp dạy nghề.
- Dự án chuẩn bị mặt bằng cho khu dân cư phía Tây Nam thị trấn và các khu dân cư khác.
- Chợ Đầm Buôn.
2. Chính sách cơ chế và biện pháp thực hiện.
Ngoài việc sử dụng vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho phát triển kinh tế miền núi để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật cho thị trấn.
Đồ án đề xuất những biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện quy hoạch như sau:
- Áp dụng chính sách đổi đất lấy hạ tầng đối với những đối tác có khả năng thực hiện.
- Khuyến khích dân tự xây nhà ở theo quy hoạch và có hướng dẫn xây dựng.
- Thực hiện thực nghiệm mô hình kinh tế vườn ở các cụm dân cư có quy hoạch trọng điểm.
- Đề xuất một mô hình trung tâm nghiên cứu lâm sinh có chức năng mở rộng phù hợp với giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay để phát triển kinh tế rừng.
- Kiến nghị phân khu các tổ, phố lại theo cụm dân cư cho hợp lý hơn.
- Tăng cường trồng cây bóng mát đô thị bằng biện pháp khoán để có hiệu quả.
VI. Kiến nghị và tổ chức thực hiện.
Đề nghị UBND Tỉnh và các ngành sớm phê duyệt để làm cơ sở cho Huyện tổ chức thực hiện.
Sau khi đồ án đã được duyệt Huyện nên xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện, từng bước thông qua các phòng Ban chuyên môn, lập các dự án cụ thể từng công trình để đầu tư, phân loại, ưu tiên kế hoạch cho các dự án ./.