QUY ĐỊNH
Quy định quản lý theo Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí ( phân khu K) tại phường Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hướng dẫn việc quản lý Quy hoạch xây dựng
Quy định này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, cải tạo, bảo vệ, sử dụng các công trình theo đúng đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí ( phân khu K) tại phường Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số ...... /QĐ-UBND, ngày ..../...../........
Điều 2: Tuân thủ các quy định
Ngoài những quy định trong bản quy định này, việc quản lý xây dựng trong Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K) tại phường Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) còn phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước khác có liên quan.
Điều 3: Điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Quy định
Việc điều chỉnh bổ sung hoặc thay đổi những nội dung của Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K) tại phường Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) phải dựa trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 4: Quản lý quy hoạch xây dựng
UBND tỉnh Quảng Ninh thống nhất việc quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc quản lý xây dựng trong khu vực được duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về quản lý Quy hoạch đã được phê duyệt, chất lượng xây dựng các công trình thuộc dự án. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí, các ngành có liên quan phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện việc quản lý Quy hoạch, chất lượng xây dựng các công trình thuộc dự án theo các quy định hiện hành.
Điều 5: Phạm vi áp dụng
Bản quy định này được áp dụng để thực hiện đối với các công trình trong phạm vi khu đất thực hiện đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K) tại phường Quang Trung, Trưng Vương, Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1
QUẢN LÝ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Điều 6 : Vị trí giới hạn khu đất và quy mô
1. Vị trí giới hạn khu đất
Khu vực lập quy hoạch nằm trong địa giới hành chính 03 phường và 01 xã: phường Quang Trung, phường Trưng Vương, phường Nam Khê và xã Điền Công; bao gồm các khu: Khu K1 - Khu đô thị mới Đông Nam Quang Trung; khu K2- Khu đô thị mới Trưng Vương; Khu 3 - Khu đô thị mới đại học Hạ Long; Khu K4- Khu đô thị hiện hữu Trưng Vương Nam Khê và Khu5- Khu đô thị mới sinh thái Phường Quang Trung và xã Điền Công. Ranh giới được giới hạn cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp khu vực quân sự và đất đồi rừng;
- Phía Nam giáp đường tránh phía Nam quốc lộ 18 (theo Quy hoạch chung thành phố);
- Phía Đông giáp phường Đông Mai - Thị xã Quảng Yên;
- Phía Tây giáp sông Uông, kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Uông Bí;
2. Quy mô lập quy hoạch : 820 ha
3. Quy mô dân số : khoảng 52.283 người
Điều 7: Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất tuân thủ theo Quyết định số ....../QĐ-UBND, ngày ...../ /..... của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí ( phân khu K)
- Khu K1: Khu đô thị hiện hữu phường Trưng Vương, diện tích 126 ha, quy mô dân số khoảng 8688 người
- Khu K2: Khu đô thị hiện hữu phường Nam Khê, diện tích 240 ha , quy mô dân số khoảng 10.200 người. Định hướng phát triển khu trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo, khu trung tâm công viên cây xanh, kho cảng, bến bãi..
- Khu K3: Khu đô thi mới phường Nam Khê, diện tích 167 ha, quy mô dân số khoảng 10273 người. Định hướng phát triển khu đô thị mới, trung tâm giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ và công trình công cộng đô thị
- Khu K4: Khu đô thị mới phường Trưng Vương, diện tích 100 ha, quy mô dân số khoảng 10.395 người. Định hướng phát triển khu đô thị mới, Khu kho cảng, bến bãi: khu dịch vụ thương mại.
- Khu K5: Khu đô thị mới, đô thị sinh thái phường Quang Trung và xã Thượng Yên Công, diện tích 187 ha, quy mô dân số khoảng 12.726 người. Định hướng phát triển các loại hình nhà ở thấp tầng (biệt thự nhà vườn, nhà ở song lập, ...) và khu công cộng cấp đô thị và thương mại dịch vụ , khu công viên cây xanh
Điều 8 : Tổ chức không gian cảnh quan đô thị
1. Tổ chức không gian các khu dân cư:
Tổ chức không gian khu ở cần tôn trọng điều kiện tự nhiên. Đối với khu vực sườn đồi, xây dựng nhà ở dạng tầng bậc theo triền dốc phù hợp điều kiện địa hình.
- Đối với khu dân cư hiện trạng: Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc hai bên quốc lộ 18 và hai bên đường 338. Chủ yếu vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ, cải tạo xen cấy thêm nhà, nâng cao chất lượng ở cho người dân.
- Các khu dân cư mới:
Các khu dân cư mới được quy hoạch là nhà ở thấp tầng nhằm phù hợp với tập quán sinh hoạt và nhu cầu của người dân địa phương. Có 2 mô hình nhà ở chính: Mô hình nhà liền kề hoặc đơn lập được quy hoạch tại các khu vực ven kênh làm mát, kênh N2, hai bên đường 338 và 1 phần ở phía Bắc đường tránh phía Nam thành phố; Mô hình nhà ở biệt thự sinh thái được quy hoạch ở phía Nam sông Uông, là vùng đất tương đối trũng có thể khai thác địa hình tạo không gian mặt nước cho khu vực.
Các khu ở mới được bố trí tiếp cận dễ dàng với trục đường chính và có hướng mở ra các vườn hoa, dải cây xanh. Các không gian được tổ ấm cúng, tạo thành từng nhóm nhà ở có hạt nhân là các công trình dịch vụ công cộng, cây xanh. Kết nối các khu chức năng khu ở là các dải cây xanh, tạo nên một khung xanh mềm liên kết uyển chuyển các không gian.
Các tuyến phố dân cư liền kề được thiết kế đồng bộ, với mặt đứng, tỷ lệ hình khối hài hòa tạo nên những dãy nhà kế cận các tuyến giao thông liên hoàn, tạo không gian các tuyến vừa tạo lập được các nhóm cộng đồng dân cư láng giềng, vừa tạo được không khí sầm uất của khu dân cư mới.
Việc tổ chức không gian tạo được nhiều dãy nhà theo hướng Bắc Nam phù hợp điều kiện tự nhiên và phong tục sinh hoạt của dân bản địa. Kiến trúc công trình theo hướng hiện đại, kết cấu bền vững.
2. Tổ chức không gian các công trình công cộng:
Các công trình trường học, nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng bố trí khu vực có cảnh quan đẹp, thoáng rộng và nhiều cây xanh đồng thời đảm bảo bán kính phục vụ ngắn nhất. Các công trình công cộng được bố trí để tạo nên các điểm nhấn không gian cho toàn khu ở. Công trình xây mới cần có khối tích và hình thức hài hòa với cảnh quan đồng thời tạo ra những không gian công cộng linh hoạt.
3 . Tổ chức không gian các công trình thương mại dịch vụ:
Hệ thống các công trình dịch vụ thương mại, công trình có chức năng hỗn hợp được bố trí theo tuyến và theo cụm điểm. Bên cạnh các cụm dịch vụ hiện có tại khu phía Đông sông Uông và phía Tây tỉnh lộ 338, quy hoạch mới các cụm công trình dịch vụ thương mại tại khu vực ngã tư giao giữa đường 338 và đường tránh phía Nam, khu vực phía Bắc đường gom khu đô thị sinh thái. Đây cũng là các vị trí dự kiến xây dựng nhà ga đường sắt trên cao theo QHC thành phố, trong tương lai có thể tích hợp công năng dịch vụ thương mại trong công trình nhà ga.
Cụm công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị được bố trí ven đường tỉnh lộ 338 nhằm tạo bộ mặt cho khu đô thị, tạo điểm nhấn cảnh quan cho toàn khu vực. Chiều cao công trình từ 3-11 tầng.
4. Tổ chức không gian các công trình giáo dục đào tạo, trường chuyên nghiệp
Xây dựng một khu vực có chức năng đặc thù, là trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học đa nghành nghề, đa lĩnh vực cấp quốc gia và khu vực. Tổ chức các khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học, khu phục vụ chung, khu thương mại dịch vụ và các khu lưu trú. Đây sẽ là khu vực trọng tâm chính của khu vực.
5. Tổ chức không gian các khu kho cảng, bến bãi, CID
Tổ chức không gian các khu kho cảng, bến bãi về cơ bản tôn trọng theo các dự án chi tiết đã được phê duyệt. Xây dựng mới một khu kho bãi dịch vụ hàng hóa CID tại phía Đông Bắc.
Các công trình nhà sản xuất chiều cao trung bình 1 tầng, các công trình nhà quản lý điều hành chiều cao trung bình 2 tầng được bố trí gần đường gom. Các bãi, kho chứa hàng hóa tại khu cảng được bố trí áp sát với bờ kè ven sông, đường sắt để thuận tiện cho việc tập kết hàng hóa.
6. Tổ chức không gian hệ thống cây xanh, thể dục thể thao và mặt nước
Tận dụng điều kiện địa hình, khu vực thiết kế có hệ thống không gian mở khá đa dạng, bao gồm cây xanh công viên công cộng, cây xanh cách ly và cây xanh chuyên dùng.
Các khu cây xanh công viên cây xanh công cộng cấp đô thị: được bố trí đan xen và liên tục tạo nên sự linh hoạt của các không gian đóng và mở dọc theo trục đường thiết kế. Ngoài khu công viên sinh viên hiện trạng, quy hoạch thêm một khu công viên cây xanh ở phía Bắc đường tránh phía Nam, một khu tại khu đô thị sinh thái nam sông Uông. Các khu công viên, vườn hoa được xây dựng tại các khu đất trũng kết hợp xây dựng hồ điều hòa, mương thoát nước, tạo thêm không gian đệm, không gian xanh cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của cộng đồng dân cư.
Cây xanh vườn hoa trong nhóm nhà ở, bố trí trong lõi các ô phố tạo nơi nghỉ ngơi thư giãn cho người già cũng như khu vui chơi cho trẻ em, đồng thời giúp tạo không gian mở và điều hòa vi khí hậu. Xây dựng các công trình dịch vụ, kiot bán hàng, các điểm dừng chân trong các khu cây xanh công viên với quy mô nhỏ, mật độ thấp (5-10%).
Ngoài ra, hệ thống cây xanh được trồng kết hợp với khu cây xanh cách ly dọc theo các trục đường QL18 và tỉnh lộ 338, cây xanh cách ly trong hành lang bảo vệ tuyến điện cao thế cùng với các khu vực đồi rừng hiện trạng tạo nên hệ thống cây xanh liên hoàn trên toàn khu vực.
Khu cây xanh chuyên dùng khai thác quỹ đất nông nghiệp tại khu vực phía Đông Nam, giáp tuyến đường tránh của thành phố. Đây sẽ là khu vườn ươm, trồng hoa cây cảnh cung cấp cho thành phố, tương lai có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, phục vụ nhu cầu học sinh tham quan dã ngoại, học tập tìm hiểu về các loài cây hoa sinh vật cảnh.
8. Thiết kế đô thị
Toàn bộ khu vực nghiên cứu bao gồm 8 vùng cảnh quan chính:
(1) Vùng cảnh quan khu ở hiện trạng cải tạo: là vùng cảnh quan khu ở cũ về cơ bản được giữ lại và được cải tạo theo quy hoạch. Nhà ở tổ chức theo dạng tập trung có tầng cao 4 tầng, mật độ xây dựng 80% .
(2) Vùng cảnh quan khu đô thị mới: được xác định là không gian ở của các khu đô thị như: Khu biệt thự Sông Uông, Khu đô thị mới Trưng Vương, Khu đô thị Chạp Khê, Khu đô thị Trưng Vương.... Nhà ở tổ chức theo dạng nhà ở thương mại và nhà ở biệt thự, tầng cao trung bình 4 tầng, mật độ xây dựng 80%
(3) Vùng cảnh quan khu đô thị sinh thái: là vùng cảnh quan khu ở nhà vườn sinh thái kết hợp với cảnh quan sinh thái vùng đầm sú vẹt, mật độ xây dựng 30%, tầng cao 2 tầng
(4) Vùng cảnh quan khu thương mại dịch vụ là vùng cảnh quan tập trung các hoạt động dịch vụ, thương mại phục vụ cho dân cư trong khu vực và các khu vực lân cận, tập trung các hoạt động dịch vụ hậu cần cho hệ thống cảng nội địa và khu vực kết hợp nhà ga đường sắt đô thị với dịch vụ thương mại (TOD), mật độ xây dựng 30-40%, tầng cao 3-7 tầng.
(5) Vùng cảnh quan khu trường đại học: là vùng có các hoạt động về nghiên cứu, đào tạo và học tập, mật độ xây dựng 40%, tầng cao 7 tầng
(6) Vùng cảnh quan cây xanh công viên, cây xanh chuyên dùng: là khu vực phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, tạo môi trường xanh cho khu vực, khu vườn ươm trồng hoa cây cảnh.....
(7) Vùng cảnh quan đồi núi là khu vực rừng núi phía bắc chủ yếu là hệ sinh thái rừng trồng cây công nghiệp có giá trị không cao, chủ yếu cho giữ rừng đầu nguồn và hệ thảm thực vật.
(8) Vùng cảnh quan sông: đây là vùng cảnh quan sông Uông., cùng hệ thống kênh làm mát, đầm hồ, được khơi thông và đưa vào khu vực thiết kế chủ đạo trong khu cây xanh và nhà ở cao cấp . Yếu tố mặt nước là yếu tố cảnh quan quan trọng trong khu vực thiết kế. Từ hệ thông mặt nước hiện trạng có thể tổ chức thành hệ thống không gian mở cho đô thị với những đường nét tự nhiên, mềm mại kết nối các không gian xây dựng đô thị
Điều 9: Quản lý kiến trúc đô thị
Yêu cầu về quản lý quy hoạch xây dựng các chức năng trong khu đô thị được quy định như sau:
a. Kiến trúc công trình thương mại dịch vụ, công trình hỗn hợp văn phòng- dịch vụ:
-
Yêu cầu phải có không gian kiến trúc lớn, mặt bằng linh hoạt thay đổi dễ dàng để phù hợp với đặc thù kinh doanh của các ngành hàng khác nhau.
-
Kiến trúc hiện đại đơn giản, khúc triết, đường nét mạch lạc phù hợp với yêu cầu hoạt động hấp dẫn của công trình.
-
Tổ hợp tầng cao từ 3-7 tầng tạo điểm nhấn cho không gian đô thị trên trục đường.
-
Mầu sắc công trình: Chủ yếu dùng các màu trung tính, màu xanh dương kết hợp với một số màu mạnh như màu đỏ đun, màu xanh lam, màu da cam .. nhằm làm nổi bật công trình tạo ấn tượng thu hút khách hàng. Tổ chức không gian xanh sân vườn kết hợp với quảng trường trước mặt công trình để tạo tổng thể không gian hài hoà và thoáng đoãng.
-
Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 6m. Với các công trình dịch vụ thương mại nằm trên trục đường 338 có khoảng lùi tối thiểu 20m.
b. Kiến trúc công trình văn hóa:
-
Kết hợp không gian lớn và không gian nhỏ tạo sự phong phú trong tổ chức không gian cụm công trình, mặt bằng linh hoạt thay đổi dễ dàng phù hợp với công năng sử dụng công trình.
-
Kiến trúc mang nét đặc thù của khu vực.
-
Mầu sắc công trình: Có thể dùng nhiều gam màu khác nhau với tỷ lệ phối kết hợp lý tạo ra màu sắc công trình phong phú nhưng không lộn xộn.
-
Tổ chức không gian xanh sân vườn kết hợp với quảng trường trước mặt công trình để tạo tổng thể không gian hài hoà và thoáng đoãng.
-
Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 5m.
c. Kiến trúc công trình giáo dục, trường đại học, :
-
Kiến trúc hiện đại, bền vững thể hiện được tính chất sư phạm.
-
Sử dụng các màu cơ bản có tông độ nhạt như màu ghi đá, màu trắng, màu vàng, màu nâu nhạt...
-
Không gian lớn được bố trí đan xen với các không gian nhỏ đáp ứng yêu cầu học tập nhưng hài hoà về đường nét, hình khối và màu sắc giữa các công trình.
-
Tầng cao công trình từ 3-7 tầng tuỳ thuộc vào chức năng và nhu cầu sử dụng của từng loại hình giáo dục khác nhau.
-
Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 5m.
d. Kiến trúc công trình nhà ở:
-
Nhà ở liền kề: Với diện tích 100 - 120 m2/hộ.
+ Yêu cầu kiến trúc hiện đại. Tạo ra nét đặc trưng cho khu vực.
+ Tầng cao trung bình 3 tầng yêu cầu độ cao tầng một phải bằng nhau và đường nét phải hài hoà theo cụm vài công trình để tạo nhịp điệu trên tuyến phố. Độ cao tầng bằng nhau trên toàn tuyến phố.
+ Màu sắc công trình nhà ở phải trang nhã và hài hoà chung. Thường chỉ sử dụng một số loại màu sắc sau đây: màu trắng, màu vàng nhạt, màu xanh nhạt.
+ Khuyến khích dùng vật liệu xây dựng địa phương nhằm tạo nên các công trình ở có nét đặc trưng của địa phương.
+ Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3m.
-
Nhà biệt thự - nhà vườn: Với diện tích từ 300-500m2/lô.
+ Sử dụng kiến trúc truyền thống trong bố cục khuôn viên. Chú trọng không gian cây xanh xung quanh nhà.
+ Bố cục sân vườn hài hoà với công trình.
+ Vật liệu xây dựng gọn nhẹ, mái dốc lợp ngói hoặc tôn màu với tầng cao từ 1 đến 3 tầng.
+ Sử dụng các màu sắc tạo sự hài hoà với cây xanh sân vườn như: màu trắng, màu vàng nhạt, màu xanh nhạt...
+ Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3-5m.
-
Nhà ở hiện trạng cải tạo:
Chú trọng không gian cây xanh xung quanh nhà.
+ Bố cục sân vườn hài hoà với sự liên kết hợp lý giữa cây cảnh và cây ăn quả.
+ Sử dụng các màu sắc tạo sự hài hoà với cây xanh sân vườn như: màu trắng, màu vàng nhạt, màu xanh nhạt...
e. Kiến trúc cảnh quan cây xanh công viên, vườn hoa, thể dục thể thao, quảng trường:
Kiến trúc cảnh quan cây xanh công viên, vườn hoa lâm viên là một tổ hợp của nhiều thành phần nhỏ như: công trình, kiến trúc nhỏ, vườn hoa, đường dạo, cây xanh, thảm cỏ ..., kết hợp hài hoà thành một tổng thể chung tạo ra môi trường sinh thái phục vụ cho hoạt động văn hoá vui chơi giải trí của cộng đồng.
Tuy nhiên từng loại kiến trúc đều có những đặc điểm riêng nên cần có hướng tổ chức và khai thác cho phù hợp.
- Kiến trúc biểu tượng:
Tại các điểm cửa ngõ khu đô thị, trên trục đường vào chính, bố trí biểu tượng hoặc các hình thức cổng vào cho khu đô thị. Kiến trúc công trình biểu tượng phải thể hiện tính chất văn hoá bằng đường nét hình khối biểu tượng đặc trưng có sức truyền cảm.
- Kiến trúc công trình nhỏ trong khu cây xanh:
+ Sử dụng kiến trúc đa dạng về loại hình, đơn giản về đường nét hình khối, nên khai thác mái dốc trong công trình tạo nên những công trình kiến trúc hoà quyện với không gian xanh.
+ Tầng cao từ 1 đến 2 tầng với bố cục mặt bằng thoáng, sử dụng nhiều không gian trống có mái hiên, mái nghỉ rộng.
+ Bố cục hài hoà ẩn hiện trong không gian cây xanh sẽ giảm cảm giác khô cứng nặng nề.
- Cây xanh thảm cỏ:
Trong khu dân cư có các hình thức tổ chức cây xanh thảm cỏ như sau:
+ Tổ chức cây xanh hai bên trục đường: Sử dụng các loại cây có bóng mát hoa đẹp và thường xanh tránh cây có quả, lá rụng nhiều gây ô nhiễm môi trường đường phố. Mỗi đoạn trục phố trồng một số loại cây hoa đặc trưng cho phù hợp với tính chất chức năng hoạt động của từng cụm công trình và sự hài hoà giữa không gian kiến trúc và cây xanh.
+ Tổ chức cây xanh trong khuôn viên công trình: Sử dụng các loại cây hoa lá đa dạng theo mùa, kết hợp thảm cỏ, vườn hoa để tạo nên sự hài hoà với nội thất công trình và tổng thể không gian trục phố.
+ Tổ chức cây xanh trong công viên và vườn hoa, lâm viên: Trong công viên sử dụng đa dạng các loại cây cảnh, hoa, bóng mát theo mùa. Trong vườn hoa chủ yếu trồng cây bóng mát cổ thụ kết hợp cây hoa, cây bụi và thảm cỏ. Trong lâm vien tổ chức chủ yếu là cây bóng mát kết hợp một số thảm cây bụi, cây trang trí.
+ Với các khu vực taluy dương trên trục đường, giữa các cấp nền, tổ chức trồng cây dạng thảm, trang trí theo chủ đề vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa chống xói lở các triền dốc.
g. Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng:
- Đảm bảo khu vực bảo vệ I của di tích theo Luật định; Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.Việc xác định khu vực bảo vệ II được thực hiện theo Luật định.
- Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục công trình để hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm trong công trình và phù hợp với tổng thể khu di tích.
- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích (như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích) hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch; Không làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
- Việc thiết kế cải tạo xây dựng lại công trình di tích được thực hiện theo Luật định và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước phải phù hợp với không gian chung của di tích.
Điều 10: Các phần đua ra ngoài công trình và ngoại thất
Mặt tiền quay ra đường phố
1. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng: trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, mặt bậc thềm ≤0,3m.
2. Được phép xây dựng các phần nhô ra kể từ tầng 2. Các phần đua ra này giới hạn từ 0,9m đến 1,4m.
Cụ thể như sau:
Chiều rộng lộ giới (m)
|
Độ vươn ra tối đa Amax(m)
|
Dưới 7m
|
0
|
7÷12
|
0,9
|
>12÷15
|
1,2
|
>15
|
1,4
|
3. Tất cả các hạng mục lộ ra của công trình (bể nước mái, ăng ten chảo, tum cầu thang, buồng thang máy...)phải được bố trí và trong tầng phụ trên mái, tầng áp mái và lùi vào so với mặt tiền là ≥2.5m.
Điều 11: Xử lý không gian ngoài công trình
Chiều cao của tường rào được phép tối đa 2m và phần chân chỉ được phép xây kín tới độ cao 0,9m so với mặt hè, phần trên là rào thoáng.
MỤC 2
QUY ĐỊNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
Điều 12: Quy định chung về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Hệ thống giao thông (mặt đường, hè phố, biển báo giao thông, tên dường phố...) hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt theo quyết định số ……./QĐ-UBND, ngày ... tháng ... năm ....... của UBND tỉnh Quảng Ninh;
2. Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ hoàn công và hiện trạng công trình cho chính quyền địa phương và đơn vị khai thác vận hành để quản lý theo quy định.
Điều 13: Quy định đường đô thị
1. Giải thích từ ngữ:
a) Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hè (vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống kỹ thuật đô thị, cây xanh đô thị dọc tuyến.
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.
d) Lòng đường là bộ phận của đường đô thị được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến khi cần.
e) Phần xe chạy là bộ phận của đường đô thị phục vụ chủ yếu các phương tiện tham gia hoạt động giao thông.
f) Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.
g) Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
h) Khoảng lùi là bề rộng tính từ chỉ giới đường đỏ đến chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguyên tắc chung quản lý đường đô thị theo Đồ án Quy hoạch phân khu
a) Đường đô thị là một bộ phận của hạ tầng kỹ thuật đô thị do chính quyền địa phương thống nhất quản lý và có phân cấp quản lý.
b) Đảm bảo hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.
c) Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị và mục đích khác phải được phép của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng thời phải có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị:
a) Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị
c) Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.
d) Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu.
e) Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.
f) Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ, gây mất mỹ quan đô thị.
g) Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.
h) Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.
i) Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường trái quy định; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định; đỗ ô tô trên hè phố; đỗ xe đạp, xe máy và các loại phương tiện khác chiếm hết chỗ vỉa hè dành cho người đi bộ.
j) Di chuyển các phương tiện máy lu, các loại máy có bánh xích không kê lót làm hỏng mặt đường phố, hỏng các sơn gờ giảm tốc.
4. Các quy định cụ thể về quản lý đường đô thị
a) Công tác quy hoạch
- Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quỹ đất dành cho giao thông đô thị theo quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành, theo đồ án Quy định quản lý theo Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí ( phân khu K).
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải phối hợp với quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải để đảm bảo quy hoạch hệ thống đường đô thị theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù; bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K).
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải tính toán, bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe đảm bảo phục vụ nhu cầu đỗ xe cho dân cư đô thị.
- Mạng lưới đường đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên hoàn và bền vững, phải có giải pháp đảm bảo khớp nối với các công trình hai bên đường của khu vực quy hoạch
- Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải bố trí đủ diện tích mặt bằng cần thiết cho công trình đường đô thị và các công trình phụ trợ khác để đảm bảo tính trật tự an toàn giao thông đô thị; Phải xác định cụ thể chiều rộng mặt cắt ngang, từng bộ phận trên mặt cắt ngang, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của đường đô thị và phải công khai trên thực địa để mọi người được biết, thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý theo Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K).
- Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở, cây xanh, thể dục thể thao phải bố trí đủ đất xây dựng bãi đỗ xe phù hợp với nhu cầu của từng công trình, không được sử dụng phần đường xe chạy, hè phố làm nơi đỗ xe; được thể hiện Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K).
- Phải bố trí đồng bộ các bộ phận của đường đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường. Hè phải đảm bảo đủ rộng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong phần xe chạy. Ưu tiên bố trí hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong các tuynen, hào kỹ thuật trong đồ án cải tạo đô thị. Đối với đường mới và đường trong khu đô thị mới phải thiết kế hạ tầng ngầm đường dây, đường ống.
b) Công tác thiết kế, xây dựng
- Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có liên quan theo đồ án quy hoạch được duyệt.
- Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị. Cao độ đường đô thị được cơ quan cấp phép xem xét trong quá trình cấp phép xây dựng.
- Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.
- Phải thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đồng bộ trong sử dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, mầu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.
- Các công trình sử dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.
- Phải bố trí các vị trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện, ưu tiên thiết kế, xây dựng cầu vượt, hầm chui tại các nút giao, đoạn tuyến phố có chiều dài lớn, có lưu lượng qua đường lớn (khu trung tâm, khu phố thương mại).
- Việc sử dụng loại bó vỉa hè (loại vuông góc, loại vát góc) phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các phương tiện giao thông có thể lên xuống hè được thuận tiện, tránh hiện tượng làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông.
- Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Đối với các đường phố mới và các đường phố trong khu đô thị mới thì phải bố trí hạ ngầm đường dây, đường ống. Hệ thống tuynen, hào kỹ thuật phải được sử dụng tối đa cho công tác hạ ngầm này.
- Trước khi tiến hành xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định.
- Hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước và hệ thống tuynen, hào kỹ thuật (đã xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) bắt buộc phải được xây dựng cùng với đường đô thị.
- Quá trình thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường của người đi bộ và phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực.
c) Bảo trì đường đô thị theo đồ án Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K):
- Đường đô thị sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.
- Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.
- Đối với công trình đang khai thác, sử dụng, tùy theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
- Công tác bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.
- Chủ sở hữu, người được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như sau:
- Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.
d) Quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị theo đồ án quy hoạch được duyệt.
- Đường đô thị phải được quản lý chặt chẽ trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ nền theo quy hoạch được duyệt.
- Công tác phân luồng, kẻ vạch sơn, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông phải tuân thủ theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Việc đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Khi xây dựng đường đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp ga, cấp điện ... theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào lên, lấp xuống nhiều lần.
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép , cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Khi cấp phép đào đường đô thị, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện.
+ Công tác xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, cho công trình liền kề, bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.
+ Chủ đầu tư công trình phải bảo đảm thực hiện đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng về việc hoàn trả lại đoạn đường đã đào.
+ Việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo; các biển hiệu quảng cáo phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị.
- Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị:
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các công trình nổi trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Bảo đảm vệ sinh môi trường
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, lòng đường trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa hàng hoá vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước cửa nhà, trụ sở cơ quan.
+ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
- Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.
+ Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.
- Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Các yêu cầu về chiều rộng lòng đường
* Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
* Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
+ Không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.
+ Phù hợp với quy hoạch bến, bãi đỗ xe được phê duyệt; Uỷ ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bến, bãi đỗ xe cho các đô thị trên địa bàn quản lý, trong đó trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, tính chất đường phố, khả năng thông xe ... quy định rõ danh mục tuyến phố được phép để xe.
+ Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân mình.
- Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.
+ Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.
+ Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.
+ Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.
- Việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố để xây dựng cửa hàng, lắp đặt mái che
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo quy định của chính quyền địa phương.
+ Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.
- Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp đặt mái che mưa, che nắng ; tổ chức dỡ bỏ của hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.
- Quản lý cây xanh trên đường phố: Hệ thống cây xanh trên đường phố được quản lý và khai thác tuân theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị. Theo thiết kế kiến trúc của đồ án Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K).
- Sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang:
+ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú.
+ Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.
+ Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,5m.
- Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa
+ Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;
+ Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;
+ Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.
e) Trách nhiệm quản lý đường đô thị
- Đơn vị quản lý
+ Thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của chính quyền địa phương.
+ Cơ quan quản lý đô thị và cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Các phòng ban quản lý đô thị:
Cơ quan quản lý đô thị thuộc UBND thành phố Uông Bí tham mưu giúp UBND thành phố Uông Bí thực hiện công tác quản lý hệ thống đường đô thị trên địa bàn:
+ Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường đảm bảo an toàn giao thông, trật tự và vệ sinh môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp, cải tạo bảo trì và phát triển đường đô thị.
+ Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định, phân công phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.
+ Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý khai thác sử dụng đường đô thị.
+ Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của UBND thành phố.
+ Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, cho phép sử dụng tạm mặt bằng đường phố để thi công các công trình.
+ Khi cho phép các xe quá khổ, quá tải đi trên đường phố đô thị phải phù hợp với năng lực của các tuyến đường. Các cơ quan cho phép phải gửi văn bản tới ban quản lý dự án để phối hợp quản lý.
+ Thực hiện phân luồng cho toàn bộ đường đô thị.
Quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang trên địa bàn mình quản lý.
Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn mình quản lý theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức mạng lưới giao thông
a. Giao thông
* Giao thông đối ngoại
- Các tuyến đường giao thông đối ngoại được thiết kế quy hoạch tuân thủ theo quy hoạch chung Thành phố Uông Bí đã được phê duyệt bao gồm:
- Đường vành đai phía Nam: đi phía Nam khu vực thiết kế, được triển khai theo dự án riêng, quy mô mặt cắt ngang rộng 37m bao gồm dải phân cách giữa rộng 5m, lòng đường mỗi bên 16m, hành lang an toàn mỗi bên 20m.
- Quốc lộ 18: cải tạo, chỉnh trang, mở rộng một số đoạn với quy mô mặt cắt ngang rộng 28m bao gồm dải phân cách giữa rộng 2m, lòng đường mỗi bên 9m, hè mỗi bên 4m.
- ĐT338: cải tạo, mở rộng với quy mô mặt cắt ngang rộng 44m bao gồm dải phân cách giữa rộng 4m, lòng đường mỗi bên 12m, hè mỗi bên 8m.
* Giao thông khu vực:
* Mạng lưới đường:
Mạng lưới đường trong khu vực được thiết kế trên cơ sở quy hoạch chung Thành phố Uông Bí và các dự án đã phê duyệt trong khu vực có chỉnh sửa, ghép nối cho phù hợp.
* Xác định quy mô, phân cấp mạng lưới đường:
- Đường chính khu vực:
Mặt cắt 4-4: 28m
+ Lòng đường: 7,5 x 2 = 15m
+ Hè đường: 5 x 2 = 10m
+ Dải phân cách: 3m
Mặt cắt 5-5: 20,5m
+ Lòng đường: 10,5m
+ Hè đường: 5 x 2 = 10m
- Đường khu vực:
Mặt cắt 6-6: 17,5m
+ Lòng đường: 7,5m
+ Hè đường: 5 x 2 = 10m
Mặt cắt 7-7: 13,5m
+ Lòng đường: 7,5m
+ Hè đường: 3 x 2 = 6m
* Bãi đỗ xe:
- Các công trình bãi đỗ xe tĩnh được bố trí kết hợp tại các công trình công cộng, khu công viên cây xanh và tận dụng các vị trí thuận lợi tại các tuyến đường có mặt cắt giao thông lớn.
- Trong khu vực quy hoach dự kiến có 07 bãi đỗ xe: nhu cầu đỗ xe sẽ được bố trí trong bản thân công trình (cụ thể sẽ được thiết kế trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500)
- Các điểm đỗ xe buýt được bố trí trên các tuyến xe buýt đi qua, khoảng cách giữa các điểm đỗ khoảng 500÷700m.
* Đường sắt 1 ray:
Theo quy hoạch chung thành phố Uông Bí đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đoạn qua khu vực quy hoạch có tuyến đường ray bố trí chạy dọc hành lang cây xanh bảo vệ tuyến ống dẫn dầu. Trong khu vực có 02 nhà ga đường sắt một ray, trong đó có 01n, vị trí nhà ga tuân thủ theo quy hoạch chung đã được phê duyệt.
* Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:
- Tổng chiều dài đường: 94447m.
- Tổng diện tích đất giao thông: 1735058m2 » 173,50ha.
- Tỉ lệ đất giao thông chiếm: » 21,16%.
- Bán kính bó vỉa: Tại các ngả giao nhau giữa đường chính trung tâm với đường khu vực bán kính bó vỉa thiết kế nhỏ nhất = 8m.
- Độ dốc ngang đường: Để đảm bảo cho việc thoát nước được nhanh chóng, độ đốc ngang mặt đường thiết kế là 2%, độ dốc ngang hè là 1,5%.
- Bán kính cong bằng của các tuyến đường đảm bảo ³ 50m.
- Độ dốc dọc đường thiết kế đối với cấp đường chính đảm bảo ≤ 4%.
Điều 14: Quy định về cao độ san nền xây dựng
Cốt xây dựng được khống chế như sau:
Hdân dụng = Hmax + 0,3 = 2,7 + 0,3 = 3,0 (m)
H khu công nghiệp = Hmax+0,5=2,7+0,5=3,20 (m)
-
Giải pháp nền cho từng khu vực nhu sau:
+ Khu vực Bắc quốc lộ 18:
Khu vực dân cư hiện trạng giữ nguyên cao độ nền xây dựng.
Khu vực phát triển đô thị mới Hxd ≥ 3,0 m.
Khu vực phát triển công nghiệp Hxd ≥ 3,2 m.
+ Khu vực Nam quốc lộ 18
Tại khu vực dân cư hiện trạng bám sát tuyến đường 18 về phía Nam giữ nguyên cao độ nền hiện trạng.
Tại những khu vực mật độ xây dựng thưa với cao độ nền xây dựng thấp cần tôn nền hài hòa với cao độ khu vực đã xây dựng, cao độ khống chế Hxd³3,0m.
Khu vực đô thị phát triển về phía đường tránh quốc lộ 18 cần đảm bảo cao độ nền xây dựng Hxd³3,0m.
Tuyến đường tránh phía Nam thành phố Hxd³3,5m
Điều 15: Quy định hệ thống thoát nước đô thị
-
Hệ thống thoát nước đô thị gồm: Hệ thống rãnh dọc, cống thoát nước đô thị trên địa bàn (trừ hệ thống thoát nước khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại và trên các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ) và thực hiện duy tu bảo dưỡng các cống thoát nước ngang đường theo đồ án Quy hoạch phân khu.
-
Công trình cấp, thoát nước phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt đồng bộ, sử dụng vật liệu thích hợp, đúng quy cách, bền vững, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho người và phương tiện giao thông.
-
Bờ hồ, bờ sông cần được kè mái (cần có giải pháp hình thức kè mái, đảm bảo mỹ quan, môi trường), phải có giải pháp kiến trúc hợp lý cho khu vực có rào chắn, lan can; cấu tạo miệng xả nước bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp với cảnh quan toàn tuyến.
Điều 16: Quy định về hệ thống cấp nước sinh hoạt
1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cấp nước đô thị có trách nhiệm:
a) Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và đúng tiêu chuẩn quy định.
b) Khi lắp đặt các hố van, hố đồng hồ đo nước không để nổi trên hè phố.
c) Cung cấp sơ đồ hệ thống cấp nước các xã phụ cận, trên bản đồ tỷ lệ 1/2000 cho cơ quan quản lý đô thị để phối hợp quản lý.
2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các hệ thống cấp nước trên địa bàn Chủ đầu tư phải thống nhất với cơ quan quản lý đô thị về tuyến công trình, hành lang an toàn, mỹ quan đô thị.
Điều 17: Quy định hệ thống cấp điện sinh hoạt
1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cấp điện đô thị có trách nhiệm:
a) Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, đúng quy định.
b) Niêm yết, lập và gửi danh mục hành lang an toàn đường điện về Cơ quan quản lý đô thị.
c) Cung cấp sơ đồ hệ thống điện của khu vực đô thị và vùng phụ cận trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 cho cơ quan quản lý đô thị các xã phụ cận để phối hợp quản lý.
2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình điện trên địa bàn, Chủ đầu tư phải thống nhất với cơ quan quản lý đô thị về tuyến công trình, hành lang an toàn đường điện, mỹ quan đô thị.
Điều 18. Quy định hệ thống điện chiếu sáng đô thị
1. Hệ thống điện chiếu sáng đô thị phải đảm bảo độ chiếu sáng, mỹ quan đô thị.
Trong đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt thì mạng lưới điện chiếu sáng được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt và được điều khiển bật, tắt đèn bằng tủ điều khiển tự động.
Đèn chiếu sáng đường trong dự án được quy hoạch là các đèn bóng cao áp Natri hoặc cao áp thuỷ ngân. Choá đèn dùng loại do các hãng sản xuất có tên tuổi, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Riêng cột đèn hoàn toàn dùng sản phẩm trong nước.
Đối với tuyến đường có bề rộng lòng đường 7,5m bố trí đèn một bên, khoảng cột tính toán là 30m – 35m.
2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình điện trên địa bàn, Chủ đầu tư phải thống nhất với cơ quan quản lý đô thị về tuyến công trình, hành lang an toàn đường điện, mỹ quan đô thị.
3. Trụ sở các tổ chức, cơ quan, nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại phải bố trí đèn chiếu sáng mặt trước của công trình.
Điều 19: Quy định hệ thống thông tin liên lạc
1. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cấp điện đô thị có trách nhiệm:
a) Đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ, đúng quy định.
b) Cung cấp sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 cho cơ quan quản lý đô thị các xã phụ cận để phối hợp quản lý.
2. Khi lập hồ sơ xây dựng mới hoặc sửa chữa, lắp đặt các công trình thông tin liên lạc trên địa bàn, Chủ đầu tư phải thống nhất với cơ quan quản lý đô thị về tuyến công trình, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị như: Cáp chôn ngầm dưới hè phố đối với các tuyến giao thông chính, cáp treo trên cột bê tông đối với các tuyến đi vào phía sau khu dân cư, các ngõ.
Điều 20: Quy định môi trường đô thị
1. Quy định rác thải
a) Rác thải đô thị phải được thu gom, chứa trong các thùng đựng rác đặt trong khuân viên trụ sở, trong khuân viên đất xây dựng nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đúng giờ quy định hoặc khi nghe hiệu lệch thu gom rác của công nhân thu gom rác thì mới đem rác ra đổ vào xe thu gom.
b) Rác thải đô thị phải được thu gom đúng giờ và vận chuyển đến khu vực tập kết, xử lý rác theo quy định.
c) Vào ngày cuối tuần các tổ chức, cơ quan: các khu dân cư, cá nhân, hộ gia đình phải tổng vệ sinh xung quanh trụ sở, khu dân cư, nhà ở, lòng đường, hè phố.
2. Quy định nước thải
Nhà ở trong khu đô thị, trụ sở đơn vị phải xây dựng bể phốt 3 ngăn để thu và xử lý nước thải trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của khu đô thị; Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại sẽ được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước thải đặt trên hè phố và được đấu nối với hệ thống thu gom nước thải toàn khu về khu xử lý tập trung
- Khu vực nghiên cứu thuộc trạm xử lý nước thải sinh hoạt khu vực 1 và 2 của thành phố Uông Bí:
+ Nước thải được toàn bộ lưu vực 1 thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung khu vực 1 công suất: 11.000 m3/ngđ (theo ĐC QHC thành phố Uông Bí đến năm 2030)
+ Nước thải được toàn bộ lưu vực 2 thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung khu vực 2: 3.500 m3/ngđ (theo ĐC QHC thành phố Uông Bí đến năm 2030) và dự kiến nâng công suất lên 7.000 m3/ngđ;
- Khu dân cư hiện trạng (phía Bắc đường 18) hiện đã có 02 tuyến cống thoát nước chung, thiết kế giếng tách để tách nước thải gần miệng xả của tuyến cống chung này riêng ra để đưa về tuyến cống bao thoát nước thải và dự kiến thiết kế thêm các tuyến cống thoát nước thải có kích thước từ D300-D400 vào các khu dân cư hiện có và xây mới chưa được đầu tư hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải của các khu dân cư phải được xử lý cục bộ trước khi xả ra tuyến cống chung, sau đó nước thải được thu gom về tuyến cống bao D400 chạy dọc sông Uông về trạm bơm số 3 công suất: 1.200 m3/ngđ được bơm có áp về trạm xử lý tập trung khu vực 1;
- Toàn bộ khu dân cư phía Nam đường 18 sẽ được thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn (tách riêng mạng lưới thoát nước thải và nước mưa).
- Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu công cộng, khu du lịch phải xử lý bằng bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải.
3. Nghĩa Trang
- Dự kiến đến năm 2030 ngừng chôn cất tại nghĩa trang phường Trưng Vương và phường Nam Khê. Sau 2030 khu vực này được đưa đến khu nghĩa trang công viên thành phố Uông Bí quy mô 42,75 ha vị trí thuộc phường Thanh Sơn và phường Phương Đông
4. Quy định về khí thải, tiếng ồn, độ rung
a) Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu Trung tâm thương mại và nhà ở trong khu vực phải đảm bảo các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí độc hại, độ rung theo quy định hiện hành.
b) Các xe chở đất đá, vật liệu rời phải đảm bảo không làm rơi vãi, bụi bẩn và tùy trường hợp nếu quy định giờ phải chạy đúng tuyến, đúng giờ quy định, phải hoàn thành thu dọn đường và hiện trường khi ngừng chạy 30 phút.
c) Khi xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức bao che công trình không để rơi vãi vật liệu và đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh và người đi lại.
5. Cây xanh đô thị
a) Cây xanh đô thị phải được quản lý và trồng theo quy hoạch được phê duyệt bảo đảm cảnh quan, sự phù hợp giữa sinh trưởng của cây với chiều rộng hè phố, bảo đảm tính đặc thù vùng miền.
b) Sau khi trồng và chăm sóc cây đường phố đến khép tán thì giao cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình quản lý.
c) Việc chặt tỉa cây xanh đường phố giao cho cơ quan quản lý môi trường thực hiện theo kế hoạch hàng năm. Khi thực hiện phải có kế hoạch và phải được cơ quan quản lý đô thị đồng ý. Trước khi chặt tỉa 03 ngày phải thông báo kế hoạch cho các cơ quan, tổ chức cá nhân, hộ gia đình đang quản lý được biết và giám sát việc tỉa, chặt cây.
d) Các cây cổ thụ hoặc cây lưu niệm phải được đánh số để theo dõi quản lý.
6. Nhà vệ sinh công cộng cố định và di động
a) Nhà vệ sinh công cộng cố dịnh và di động trong khu đô thị phải được quản lý, xây dựng, lắp đặt theo quy hoạch được phê duyệt hoặc được phép của cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được xử lý trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của khu đô thị.
b) Sau khi xây dựng, lắp đặt xong bàn giao cho cơ quan quản lý môi trường hoặc các tổ chức, cá nhân đứng ra nhận khai thác, quản lý.
c) Việc xây dựng, lắp đặt thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm. Khi thực hiện phải có kế hoạch và được chủ đầu tư chấp thuận.
Điều 21: Quy định về mặt bằng quy hoạch, xây dựng đối với công tác san gạt mặt bằng, đào đắp, vận chuyển đất đá.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi san gạt mặt bằng, đào đắp vận chuyển đất đá phải làm đơn xin phép và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý đô thị và đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đối với nội dung đơn xin phép phải nêu rõ
a) Địa điểm san gạt, đào đắp, có sơ đồ vị trí mặt bằng khu đất kèm theo.
b) Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, thời gian khắc phục sửa chữa xong hạ tầng như: hè phố, cống rãnh, cây xanh...
c) Địa điểm đổ đất, rác thải...
d) Loại máy móc, thiết bị, xe chở đất đá, số lượng...
e) Biện pháp đảm bảo thi công như: Công tác khoan, nổ, vận chuyển, an toàn lao động.
f) Cam kết về đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực đào đắp trong quá trình vận chuyển...
2. Khi được cho phép phải đảm bảo các điều kiện sau
a) Khi có giấy phép thi công phải trình báo trước 01 ngày với đơn vị quản lý.
b) Vị trí san gạt, đào đắp phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt và phù hợp với giấy phép đã được cấp.
c) Không gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông; phải che đậy bạt, chở đúng tải trọng, đúng luồng, đúng tuyến giao thông cho phép; di chuyển máy móc thiết bị phải kê lót không làm hỏng mặt đường phố, các giải phân cách, giờ giảm tốc.
d) Đổ đất đá, rác thải đúng nơi quy định.
e) Phải có biển báo hiệu giao thông, biển báo thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, thời gian nổ mùi nếu có, chỉ huy trưởng công trường.
f) Không làm hư hại đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh và các công trình xung quanh.
g) Phải thường xuyên thu dọn đất đá, rác thải rơi vãi trên đường phố, hàng ngày khi tạm dừng công việc để nghỉ hoặc do thời tiết mưa bão, máy móc bị hư hỏng phải thu dọn đường phố xong sau 30 phút kể từ khi ngừng thi công.
h) Sau khi đã san gạt xong sửa chữa lại hè phố, hệ thống cống rãnh đường phố, cây xanh và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hiện trạng ban đầu. Các hạng mục ngầm hoặc che khuất khi thi công phải báo cáo cơ quan quản lý đô thị đến kiểm tra, nghiệm thu mới được phép thi công và lắp đặt.
i) Trước khi khởi công phải có biên bản bàn giao mặt bằng, sau khi hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành để làm căn cứ thanh toán tiền đặt cọc.
j) Trong quá trình thi công nếu vi phạm thì xử phạt theo quy định của nhà nước; chịu chi phí thuê nhân công, mua vật liệu để khắc phục sửa chữa hạ tầng, thu dọn vệ sinh nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi thi công không tuân thủ theo quy định.
k) Đơn vị thi công tự chịu trách nhiệm nếu xâm phạm và làm hư hại đến các công trình xung quanh.
3. Cam kết khi san gạt mặt bằng, đào đắp vận chuyển đất đá
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi san gạt mặt bằng, đào đắp phải thực hiện việc cam kết với cơ quan quản lý đô thị trong việc không làm hư hại hệ thống hè phố và các công trình HTKT, cây xanh trên hè. Nếu xảy ra hư hại phải bồi thường giá trị theo khối lượng khắc phục hư hại hoặc tự khắc phục hư hại (hoàn trả theo hiện trạng).
b) Các loại hạ tầng kỹ thuật khác nếu chủ đầu tư làm hư hỏng trong quá trình thi công phải tự khắc phục hoặc bồi thường theo giá trị khắc phục lại công trình bị hư hỏng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
Điều 22: Quy định thủ tục cấp phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ.
1. Giấy phép xây dựng công trình: là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật.
2. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: là giấy phép được cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
3. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ:
a) Phù hợp với Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được phê duyệt.
b) Cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Nội dung hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo hướng dẫn của cơ quan cấp giấy phép xây dựng và các văn bản pháp luật hiện hành.
4. Trình tự thủ tục cấp phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ thực hiện theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về việc cấp giấy phép xây dựng.
Điều 23: Quy định công tác quản lý xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ
1. Phải có hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở phải lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới thửa đất và chất lượng nền đất hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, phải đảm bảo an toàn cho nhà và không làm ảnh hưởng tới các công trình liền kề, lân cận.
2. Phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công.
3. Việc thi công xây dựng nhà ở phải đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; tuân thủ các quy định trong giấy phép xây dựng không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề.
4. Công tác quản lý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ tuân theo quy định và các văn bản pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23: Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xây dựng, sinh hoạt trên địa bàn thuộc khu vực Quy hoạch phân khu chức năng 1/2000 khu đô thị phía Đông thành phố Uông Bí (phân khu K).
Điều 24: Xử lý vi phạm
Mọi việc đầu tư, thực hiện dự án, xây dựng nhà ở, khai thác và sử dụng phải tuân theo quy hoạch đã được phê duyệt và trong bản quy định này. Nếu tổ chức các nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25: Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan có trách nhiệm theo quy định cần tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký quyết định phê duyệt.
2. Căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị này được phê duyệt:
- Các cơ quan có trách nhiệm theo quy định cần tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới, quản lý mốc giới theo quy định.
- UBND thành phố Uông Bí, Sở Xây dựng và các Sở ngành có liên quan (được phân công giao nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh) cần xác định các khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai theo quy định, làm cơ sở tổ chức triển khai các dự án phát triển đô thị theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Uông Bí.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở theo đồ án quy hoạch này, cần kiểm soát và khống chế quy mô dân số trong phạm vi quy hoạch của đồ án để đảm bảo sự phù hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã được xác định trong nội dung đồ án.
- UBND thành phố Uông Bí phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở ngành có liên quan để xác định các khu vực trọng tâm và đặc thù để lập các Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị khu vực cụ thể hoặc quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) hoặc thiết kế đô thị để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch đô thị, quản lý xây dựng, triển khai các dự án đầu tư trong khu quy hoạch.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện theo quy hoạch, nhà, đất hiện trạng của các tổ chức, cá nhân tại các khu chức năng theo quy hoạch trong phạm vi đồ án được quản lý theo các quy định và chính sách hiện hành (về nhà, đất; đầu tư xây dựng)
Điều 26:
UBND thành phố Uông Bí có trách nhiệm phối hợp Sở Xây dựng và các Sở ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Quy định quản lý này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch cần phản ánh đến UBND thành phố Uông Bí hoặc Sở Xây dựng để được xem xét, hướng dẫn hoặc tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh xem xét, giải quyết./.