Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
===***===
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN, KHU ĐẤT CÔNG CỘNG TẠI THÔN 5, XÃ QUẢNG LONG, HUYỆN HẢI HÀ
Địa điểm: Thôn 5, xã Quảng Long, H. Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh
C¬ quan lËp quy ho¹ch ®¬n vÞ t vÊn
Ủy ban nhân dân Công ty CP tư vấn Quy hoạch thiết kế
Xã Quảng Long Xây dựng Quảng Ninh
Chủ tịch Giám đốc
Vũ Thế Anh
Quảng Ninh, năm 2018
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.. 3
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 3
2. Mục tiêu của đồ án: 4
3. Cơ sở để lập thiết kế quy hoạch: 4
CHƯƠNG I: ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG.. 6
I. Các điều kiện tự nhiên. 6
1. Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: 6
2. Khí hậu thủy văn: 6
II. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: 8
1. Hiện trạng về sử dụng đất. 8
2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 8
CHƯƠNG II: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.. 9
I. Tính chất của khu quy hoạch: 9
II. Quy mô và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính: 9
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.. 10
I. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. 10
II. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan. 12
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 13
1. Giao thông: 13
2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: 13
3. Quy hoạch Cấp nước: 14
4. Quy hoạch cấp điện: 15
5. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường. 17
6. Đánh giá tác động môi trường. 18
7. Khái toán kinh phí xây dựng: 22
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 23
I. Yêu cầu quản lý kiến trúc. 23
II. Yêu cầu quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật 24
III. Kết luận và kiến nghị 24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 30/12/2014; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 27/11/2015. Hải Hà Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt gắn với thế mạnh về kinh tế biển, trung tâm chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩu theo hướng xây dựng thương hiệu, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm;
Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà nằm trong phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã (Quảng Điền, Quảng Phong, Phú Hải, Tiến Tới và Cái Chiên); tới năm 2030, sẽ đạt quy mô 1750 ha và lên 4.988 ha vào năm 2050. Khi khu công nghiệp xây dựng sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế cho huyện Hải Hà. Sự hình thành và phát triển KCN Hải Hà với hạt nhân là hệ thống các ngành nghề dệt may lớn và kết hợp có các bến tổng hợp phục vụ cho phát triển KTXH vành đai kinh tế Việt - Trung sẽ góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế, tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh tế xã hội và tiếp thu công nghiệp hiện đại của các nước tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động của tỉnh.
Quảng Long là một xã nằm ở phía Tây của huyện Hải Hà, cách thị trấn Quảng Hà 6km về phía Tây có trục quốc lộ 18A chạy dọc xã từ hướng thị trấn Quảng Hà đi thành phố Hạ Long. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.381 ha, phân bố dân cư thành 9 thôn, nhà ở chủ yếu bám dọc các tuyến đường liên thôn, liên xã và trục đường quốc lộ 18A và các điểm nhà người Hoa để lại xen giữa các diện tích đất canh tác
Xã Quảng Long là có mật độ dân số thấp, tiềm năng đất sản xuất nông lâm nghiệp còn lớn. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên đi lại khó khăn, có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí thấp. Quảng Long thuộc Tiểu vùng trung du: vùng sản xuất nông sản hàng hoá như chè, cây ăn quả, trong vùng sẽ xây dựng một số trung tâm cụm xã làm điểm hội tụ về văn hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật, cầu nối với vùng ven biển, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016. Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7819/KH-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 4335/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc ban hanh Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020”.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực với điều kiện tiện nghi giảm dần khoảng cách với cuộc sống đô thị, hướng tới đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo quyết định của Chính phủ. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Quảng Long đã được UBND huyện phê duyệt. Làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển các điểm dân cư và hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong phạm vi toàn xã; hướng dẫn, công tác quản lý đất đai và đầu tư xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn xã. Việc lập quy hoạch tổng mặt bằng điểm dân cư nông thôn, khu đất công cộng tại thôn 5, xã Quảng Long nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng xã.
Từ các lý do và cơ sở kể trên việc lập Quy hoạch tổng mặt bằng Điểm dân cư nông thôn, khu đất công cộng tại thôn 5, xã Quảng Long là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu của đồ án:
- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Quảng Long đến năm 2020 đã được UBND huyện phê duyệt.
- Hình thành điểm dân cư nông thôn, khu đất công cộng mới có kiến trúc và cảnh quan đẹp đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân trong khu vực; có nếp sống về văn hoá đô thị, hấp dẫn về cảnh quan; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, Đảm bảo kết nối đồng bộ với hạ tầng xung quanh.
- Định hướng phát triển theo hướng cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Nghiên cứu lập quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.
3. Cơ sở để lập thiết kế quy hoạch:
3.1. Các văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc Hội khóa XIII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số: 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ Tướng Chính Phủ “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”;
- Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” QCXDVN01-2008BXD;
- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới”;
- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (khóa VIII) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 27/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;
- Kế hoạch số 7819/KH-UBND ngày 30/11/2016 về việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 4335/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà;
- Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2999/2016/QĐ-UBND ngày 15/09/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2018 của UBND huyện Hải Hà về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh;
- Thông báo số 126/TB-UBND ngày 20/8/2018 của UBND huyện Hải Hà Thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, chủ tịch UBND huyện tại buổi hội ý lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện ngày 16/8/2018.
3.2. Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Quảng Long.
- Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực lập quy hoạch theo hệ tọa độ nhà nước VN2000, kinh tuyến trục 107o45’.
-
Các tài liệu khác có liên quan.
CHƯƠNG I: ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
I. Các điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu lập quy hoạch:
- Vị trí nghiên cứu quy hoạch tại thôn 5, xã Quảng Long, huyện Hải Hà; giáp giới với các vị trí xung quanh như sau:
+ Phía Đông giáp đất nông nghiệp, đất trống
+ Phía Tây giáp đất nông nghiệp, khu dân cư hiện trạng
+ Phía Nam giáp khu dân cư hiện trạng và quốc lộ 18A.
+ Phía Bắc giáp hành lang đường điện
- Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 12388 m2 (1,24 ha).
2. Khí hậu thủy văn:
2.1. Điều kiện khí hậu
Theo số liệu thu thập tại trạm khí tượng thủy văn Móng Cái kết hợp với các trạm Cửa Ông, Bãi Cháy, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng có đặc điểm khí tượng thủy văn chính như sau:
* Nhiệt độ:
Tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Hải Hà nói riêng nằm trong vùng khí hậu vùng núi Đông Bắc Bộ. Mùa hè tương đối dịu, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chỉ vào khoảng 28OC (Thấp hơn so với đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1OC), khả năng nhiệt độ quá cao không nhiều.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở ven biển không quá 400C, trên các đảo không quá 36¸370C.
Mùa đông khá lạnh, đây là khu vực lạnh nhất so với các vùng biển nước ta. Hàng năm có 4 tháng (từ tháng XII đến tháng III năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 20OC. tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 15,5OC, thấp hơn đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1OC. Trên các đảo nhiệt độ tối thấp trung bình cao hơn trên đất liền khoảng 1OC .
* Mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa cực đại thường xảy ra vào tháng 7, sớm hơn đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1 tháng.
Lượng mưa trung bình lên tới 500¸600mm.
Lượng mưa hàng năm thường đạt tới 2500¸3000mm, trên các đảo lượng mưa lại giảm dần (tùy theo khoảng cách so với bờ biển), chỉ đạt từ 1700¸2000mm.
* Độ ẩm:
Do gần biển nên độ ẩm cao hơn khu vực núi Cao Bằng, Lạng Sơn.
Độ ẩm trung bình năm đạt 83¸84%, thời kỳ đầu mùa đông là thời kỳ đẹp nhất trong năm. tháng cực tiểu là tháng 7 độ ẩm giảm xuống còn 80%, tháng cực đại độ ẩm thường ở mức 85¸86%.
* Các yếu tố khác.
- Nắng. Tổng số giờ nắng toàn năm khoảng 1600¸1700giờ/năm.
- Gió. Gió thịnh hành trong mùa đông ở khu vực ven biển này là gió Đông Bắc với tần suất khá lớn 50¸60%.
Trong năm có hai mùa chính, mùa Đông có gió Bắc và Đông Bắc, mùa Hè có gió Đông Nam và Nam.
-
Từ tháng 1 đến tháng 3: gió thịnh hành là gió Đông Bắc.
-
Từ tháng 9 đến tháng 12: gió thịnh hành là gió Bắc.
-
Từ tháng 4 đến tháng 7: gió thịnh hành là gió Đông Nam.
-
Tháng 8: gió thường thay đổi nhưng thịnh hành nhất là hướng gió Tây Bắc.
Thời gian lặng gió trong năm chiếm khoảng 13,74%, gió có tốc độ từ 15 m/s trở lên chiếm khoảng 16,59%.
- Mùa hè hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Tây Nam chiếm ưu thế chủ đạo với tần suất là 40¸50%, tốc đọ gió khá lớn, trung bình năm lên tới 2,5m/s. ngoài hải đảo tốc độ gió lớn hơn đất liền từ 1¸2m/s.
- Bão. Quảng Ninh cũng như các tỉnh ven biển khác, hàng năm đều chịu ảnh hưởng của bão. Bắt đầu từ tháng 6 ¸ tháng 10, tốc độ gió mạnh nhất trong mùa mưa bão 30¸35m/s. Mùa đông có thể gặp gió giật tới 15¸20m/s và 20¸25m/s ngoài hải đảo.
Ảnh hưởng của bão đến vùng Quảng Ninh gây thiệt hại lớn về người và của.
* Sương mù và tầm nhìn xa
Mùa Đông tầm nhìn thường bị hạn chế do có ảnh hưởng của sương mù nhiều nhất vào tháng 3 có sương mù mỏng kéo dài tới 17 ngày trong khi đó cả năm chỉ có 49,4 ngày có sương mù, mùa hè không có sương mù. Tầm nhìn xa trên 10km cả năm là 317 ngày.
2.2. Điều kiện thủy văn
* Mực nước
Do nằm trong địa phận của khu vực biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3÷4m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh con nước và thủy triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa Hạ, buổi sáng các tháng mùa Đông những ngày có con nước cường.
-
Mực nước cao nhất tại trạm Móng Cái đo được là 4,34m ngày 31/07/2005 và ngày 05/12/2005.
-
Mực nước thấp nhất tại trạm Móng Cái đo được là -0,2m ngày 27/05/2005.
Tần suất lũy tích mực nước giờ, mực nước max, min
H
|
P%
|
1
|
2
|
3
|
5
|
10
|
25
|
50
|
75
|
90
|
95
|
97
|
99
|
Hgiờ
|
3.95
|
3.84
|
3.74
|
3.60
|
3.35
|
2.78
|
2.06
|
1.35
|
0.86
|
0.66
|
0.55
|
0.38
|
Hmax
|
4.34
|
4.29
|
4.24
|
4.17
|
4.04
|
3.79
|
3.48
|
3.04
|
2.66
|
2.48
|
2.40
|
2.25
|
Hmin
|
1.90
|
1.83
|
1.76
|
1.69
|
1.54
|
1.20
|
0.87
|
0.74
|
0.55
|
0.36
|
0.27
|
0.20
|
II. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng:
1. Hiện trạng về sử dụng đất.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp: đất bằng trồng cây hàng năm, cây ăn quả, và một số đường đất nội đồng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hầu như chưa có.
Hiện trạng dân cư và công trình kiến trúc: trong ranh giới khu đất nghiên cứu không có dân cư sinh sống. Không có công trình kiến trúc hiện trạng trong phạm vi lập quy hoạch.
2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Hạ tầng kỹ thuật: trong khu vực nghiên cứu hầu như không có hạ tầng kỹ thuật nào đáng kể.
a) Hiện trạng giao thông
Hiện trạng các tuyến đường :
- Tuyến đường bê tông ở phía tây khu đất: mặt đường rộng 3.0÷3.5 m.
- Các tuyến đường trong khu đất chủ yếu là đường đất nội đồng, mặt đường nhỏ phục vụ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và nhu cầu đi lại của nhân dân hiện trạng.
b) Hiện trạng nền xây dựng, hệ thống thoát nước mưa:
Hiện trạng nền xây dựng: Nền hiện trạng tương đối bằng phẳng.
Hệ thống thoát nước mặt: Hiện tại khu vực nghiên cứu, thoát nước chủ yếu theo địa hình tự nhiên rồi chảy về các mương đất hiện có.
c) Hệ thống cấp nước: Hiện tại khu vực chưa đã có đường ống cấp nước.
d) Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc:
Hiện tại trong khu vực nghiên cứu đã có tuyến trung thế chạy phía nam khu đất và một số tuyến điện hạ thế cấp cho các hộ dân hiện trạng. Phía bắc khu đất là tuyến điện cao thế 110KV.
CHƯƠNG II: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
I. Tính chất của khu quy hoạch:
Tính chất của khu vực quy hoạch: Là điểm dân cư nông thôn, khu đất công cộng nằm xen kẹp trong các khu dân cư hiện có đã ổn định trên địa bàn.
II. Quy mô và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
- Tổng diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch: 12388 m2 (1,24ha)
- Quy mô dân số: khoảng 150 người.
- Quy hoạch các lô nhà ở theo dạng nhà chia lô liền kề. Diện tích lô nhà ở theo dạng nhà chia lô: khoảng 125m2/lô
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Lựa chọn và xác định cao độ xây dựng phù hợp: Dự kiến cao độ san nền quy hoạch phù hợp với các cao độ khống chế trong quy hoạch chung toàn xã; tổ chức hệ thống mạng lưới thoát nước đảm bảo nhanh chóng, không gây ngập úng.
+ Tổ chức hệ thống giao thông rõ ràng. Xác định mặt cắt đường, tỷ lệ đất giao thông, tổ chức bãi đỗ xe nội bộ.
+ Quy hoạch cấp nước: Xác định nguồn cấp nước, công trình đầu mối, đấu nối với hệ thống cấp nước chung của khu vực. Mạng lưới phân phối: chiều dài, đường kính và các họng cứu hoả.
+ Quy hoạch cấp điện: Xác định nguồn cấp điện, nhu cầu sử dụng điện năng và phụ tải. Mạng lưới cấp điện: trạm phân phối, tuyến cấp điện, mạng điện chiếu sáng
- Các chỉ tiêu quy hoạch toàn khu đất:
+ Mật độ xây dựng tối đa không vượt quá 30 %
+ Tầng cao tối đa: 04 tầng
+ Chỉ giới xây dựng: đối với ô đất ở có chiều sâu <18m, chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ. Đối với lô đất ở có chiều sâu ≥18m, chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3m.
- Chỉ tiêu về đất ở: ≥25 m2/người.
- Chỉ tiêu đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: ≥5 m2/người.
- Chỉ tiêu cấp nước: 100l/ người/ngày
- Chỉ tiêu cấp điện: 500 KWh/ ng/năm
- Chỉ tiêu thu gom thoát nước thải: 80%
- Chất thải rắn: 0,9 Kg / người ngày
- Các chỉ tiểu hạ tầng kỹ thuật khác: Tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước, cấp điện tính theo QCXDVN01-2008/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành.
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
I. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Đề xuất tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo từng khu vực chức năng, phù hợp với chức năng hoạt động của khu vực và đảm bảo sự thống nhất trong không gian tổng thể và phù hợp với đặc điểm cảnh quan tự nhiên sinh thái tại khu vực.
- Kết nối liên thông các khu vực chức năng để đảm bảo hoạt động được liên tục, khai thác hỗ trợ chung các tiện ích công cộng.
- Kết nối liên thông các khu vực để đảm bảo hoạt động được liên tục, thuận tiện và an toàn, hiệu quả.
- Khai thác yếu tố vị trí và đặc điểm địa hình hiện trạng nhằm tạo dựng một khu vực dân cư có đặc trưng, đảm bảo các yếu tố môi trường cảnh quan và là một điểm thu hút mới của xã, huyện với một số khu vực hỗn hợp chức năng ở - thương mại – dịch vụ.
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất chính bao gồm quy mô, diện tích đất từng hạng mục, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao xây dựng, tỷ lệ cây xanh... cho các chức năng sử dụng đất;
- Các khu chức năng được quy hoạch như sau:
a) Lô đất xây dựng nhà ở:
- Điểm dân cư được cấu trúc quy hoạch theo các lô nhà ở, có khống chế kích thước từng lô vừa phải. Trong từng ô đất có khống chế các kích thước, chỉ giới xây dựng, kích thước từng ô đất, các khoảng lùi đảm bảo sự thống nhất về không gian cho toàn khu quy hoạch.
- Nâng cao chất lượng ở của người dân khu vực, sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tạo dựng môi trường ổn định lâu dài; tận dụng khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi của khu vực để tạo dựng không gian quy hoạch đô thị đóng góp vào cảnh quan chung. Đảm bảo khớp nối về tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
- Tổ chức lô nhà ở theo dạng nhà ở liền kề, bố trí hướng chính quay ra trục đường chính. Chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ là 5m.
b) Lô đất công cộng:
- Công trình công cộng bố trí ở cuối lô đất. Tổ chức thêm 01 tuyến giao thông kết nối với tuyến đường hiện trạng phía tây khu đất.
- Diện tích: 2010 m2, Tầng cao: 1 tầng, mật độ xây dựng tối đa: 50%.
- Tổng mặt bằng và phương án thiết kế cụ thể công trình nghiên cứu riêng theo dự án đầu tư xây dựng thành phần.
c) Khu vực sân đường giao thông, đất hạ tầng kỹ thuật khác
- Đảm bảo tuân thủ chỉ giới hành lang an toàn đường. Các lô nhà xây dựng mới có chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ là 5m.
- San nền tạo mặt bằng khu đất, đảm bảo hài hòa với các khu vực lân cận.
- Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất:
STT
|
Danh mục sử dụng đất
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Đất xây dựng nhà ở
|
4996
|
40,33
|
2
|
Đất công cộng
|
2010
|
16,23
|
3
|
Đất cây xanh
|
200
|
1,61
|
4
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
5182
|
41,83
|
|
Tổng cộng diện tích nghiên cứu
|
12388
|
100,00
|
- Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từng lô đất:
STT
|
Hạng mục công trình
|
Ký hiệu lô đất
|
Diện tích (m2)
|
Diện tích xd (m2)
|
Số hộ/lô
(Hộ)
|
Mật độ
XD (%)
|
Tầng cao
(Tầng)
|
Hệ số
SDĐ (Lần)
|
Tỷ lệ
(%)
|
I
|
Đất xây dựng nhà ở
|
|
4996
|
4000
|
40
|
|
|
|
40,33
|
1
|
Lô nhà ở liên kế 1
|
LK-01
|
1248
|
1000
|
10
|
80
|
4
|
3,2
|
|
2
|
Lô nhà ở liên kế 2
|
LK-02
|
1250
|
1000
|
10
|
80
|
4
|
3,2
|
|
3
|
Lô nhà ở liên kế 3
|
LK-03
|
1248
|
1000
|
10
|
80
|
4
|
3,2
|
|
4
|
Lô nhà ở liên kế 4
|
LK-04
|
1250
|
1000
|
10
|
80
|
4
|
3,2
|
|
II
|
Đất công cộng
|
|
2010
|
0
|
0
|
|
|
|
16,23
|
1
|
Khu đất công cộng
|
CC-01
|
2010
|
|
|
50
|
1
|
0,5
|
|
III
|
Đất cây xanh
|
|
200
|
|
|
|
|
|
1,61
|
1
|
Lô đất cây xanh 1
|
CX01
|
100
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Lô đất cây xanh 2
|
CX02
|
100
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật
|
|
5182
|
|
|
|
|
|
41,83
|
1
|
Đất giao thông
|
|
4286
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Đất hành lang kỹ thuật, đất khác
|
|
896
|
|
|
|
|
|
|
V
|
Tổng cộng diện tích nghiên cứu
|
|
12388
|
|
|
|
|
|
100,00
|
II. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo phương án quy hoạch đề xuất đã bố trí các khu chức năng hợp lý, liên hoàn sẽ tạo điều kiện khai thác tối đa hiệu suất từng chức năng.
- Không xây dựng công trình kiến trúc có quy mô và kích thước lớn, chú trọng các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm ô nhiễm từ khói, bụi, tiếng ồn tới các chức năng khác trong khu vực. Tích cực, tăng cường trồng cây xanh để giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, cải tạo vi khí hậu. Kết hợp hài hòa cây xanh với mặt nước đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan. Cây xanh được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực.
- Ngoài chức năng các lô nhà ở, khu quy hoạch còn bao gồm lô đất công trình công cộng. Nhìn chung không gian kiến trúc đẹp, phong phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu kiến trúc cảnh quan của một điểm dân cư nông thôn kiểu mới và đáp ứng được nhu cầu ở và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.
- Khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật giữa các khu hiện có và khu vực quy hoạch xây dựng mới tạo thành tổng thể hài hòa thống nhất.
-
Hình thức kiến trúc các công trình hiện đại đơn giản, khúc triết, đường nét mạch lạc; mầu sắc công trình, cây xanh sân vườn phù hợp và hài hoà với cảnh quan khu vực.
- Chiều cao xây dựng công trình: Chiều cao công trình được đề xuất trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với mật độ xây dựng và cảnh quan, cây xanh, mặt nước.
+ Công trình nhà ở liên kế: 04 tầng. Chiều cao tối đa: 16,95m tính từ cốt vìa hè. Cao độ khống chế nền tầng 1 cao 0,45m so với vỉa hè hoàn thiện; tầng 1 cao 3,9m, tầng 2,3,4 cao 3,3m, tầng tum cao 2,7m.
+ Chiều cao công trình công cộng: theo thiết kế dự án chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Khoảng lùi tối thiểu của công trình tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành:
+ Nhà ở liên kế có khoảng lùi đồng nhất: chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ là 5m.
+ Khu công trình công cộng, lùi tối thiểu từ 2m so với chỉ giới đường đỏ.
- Khuyến khích dùng vật liệu xây dựng địa phương nhằm tạo nên các công trình ở có nét đặc trưng của địa phương. Sử dụng kiến trúc truyền thống trong bố cục khuôn viên. Chú trọng không gian xanh xung quanh nhà.
-
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh; Cây thân đẹp, dáng thẳng; Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp; Không gây hấp dẫn côn trùng có hại; Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; Có bố cục phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
-
1. Giao thông:
-
Khu vực quy hoạch nằm giữa các tuyến đường bê tông nhỏ hiện có. Để đấu nối với các tuyến đường hiện có ở phía Nam và phía Tây xây dựng mới 2 tuyến đường rộng 7m và 5.5m.
-
Trong khu vực quy hoạch xây dựng mới tuyến đường chiều rộng lòng đường B=7m, vỉa hè 2 bên, mỗi bên 5m. Tổng chiều dài 114.5m
-
Chỉ giới xây dựng khu vực quy hoạch cách chỉ giới đường đỏ 5m.
-
2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
-
2.1. San nền.
-
- Cơ sở thiết kế: Cao độ các tuyến đường hiện trạng được giữ nguyên , cao độ các khu vực xung quanh.
Nguyên tắc thiết kế : Thiết kế san nền đảm bảo thống nhất trên toàn bộ khu vực , bám theo địa hình tự nhiên ,hạn chế khối lượng đào, đắp đất nền.
- Các tuyến giao thông cho xe cơ giới độ dốc dọc đường theo quy chuẩn hiện hành đảm bảo giao thông thuận lợi.
- Độ dốc nền công trình để đảm bảo thoát nước tự chảy.
- Thoát nước mưa thuận tiện và không ngập úng
-
Hiện trạng khu vực là đồi chè cao độ từ 35.2- 36.7m. Phía đông, nam của khu vực là đất ở ổn định cao độ từ 37.0-37.8m.
-
Vì vậy khống chế khu vực quy hoạch cao độ từ 36.8 đến 37.9m.
-
Tổng hợp khối lượng san nền: Tổng khối lượng đất đắp khoảng 10600 m3
2.2. Thoát nước :
- Cao độ san nền thiết kế
- Địa hình hiện trạng trên khu vực nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN 7957-2008.
Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa: Nguyên tắc triệt để sử dụng dịa hình dốc tự nhiên và thiết kế các tuyến cống để đảm bảo việc thu thoát nước, đảm bảo thoát nước tự chảy, bám vào địa hình tự nhiên.
Phương pháp tính toán
+ Xác định lưu lượng tính toán thoát nước mưa
Cường độ dự tính có tính đến điều kiện khí hậu của địa phương và điều kiện hiện trạng của khu vực.
Xác định đúng các giá trị của hệ số dòng chảy và hệ số mặt phủ cũng như hệ số có tính đến việc mưa không đồng đều.
Công thức tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước, dùng công thức cường giới hạn:
Q = j x q x F ( l/s)
Trong đó:
Q: lưu lượng nước chảy qua cống (l/s).
q: Cường độ mưa tính toán tra bảng biểu đồ mưa tỉnh Quảng Ninh (l/s/ha)
j: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ (j=0,6 – 0,7).
F : Diện tích lưu vực tính toán (Ha).
Chu kỳ ngập của cống: :P = 10 ( do khu vực hiện trạng ở ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi ngập lụt )
Sử dụng cống xây & hố ga thu nước chạy dọc lề đường để thu gom nước mặt, cống xây nắp đan tại các vị trí qua đường, sau đó đấu nối vào tuyến cống hiện trạng ở ngõ bê tông phía Tây khu vực quy hoạch.
Khối lượng cống thoát nước mưa: Cống BxH= 600x1200 dài 121.5m. Hố ga thu nước mặt đường 4 cái. Cống tròn qua đường 40m.
3. Quy hoạch Cấp nước:
* Tiêu chuẩn thiết kế, các quy trình, quy phạm sử dụng:
-
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 33-2006 Thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
-
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
Mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế là mạng cành cây.
* Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hạt là Qtc= 150l/ng.ngđ ( TCVN 33-2006)
- Nước cung cấp cho đất công cộng và dịch vụ là 2l/m2.ngđ
- Số dân được cấp nước 160 người
Diện tích đất công cộng 2010m2
Bảng nhu cầu cấp nước
STT
|
Đối tượng dùng nước
|
Khối lượng
( m3/ngđ)
|
1
|
Cấp nước sinh hoạt (Qsh)
|
2.4
|
2
|
Cấp nước cho công cộng
|
0.4
|
3
|
Nước thất thoát (15%Qsh)
|
0.4
|
4
|
Tổng ( hệ số dùng nước lớn nhất K =1.3);
|
4.2
|
Nhu cầu cấp nước 4.2m3/ngđ.
Nguồn nước: dự kiến nguồn nước cấp cho khu dự án được lấy từ đường ống cấp nước ø250 dọc theo đường 18A( Đường ống theo quy hoạch phân khu 1/5000 khu vực phía Nam đường 18A tại xã Quảng Long Quảng Chính).
* Mạng lưới đường ống cấp nước :
- Mạng lưới cấp nước trong khu quy hoạch được thiết kế là mạng cành cây, các tuyến phân phối nằm trên trục đường có hướng Bắc Nam, đường kính tuyến phân phối D63.
- Các tuyến ống được lắp đặt trên vỉa hè. Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt vỉa hè 0.5m. Ống qua đường xe chạy được đặt trong ống lồng thép, độ sâu chôn ống không được nhỏ hơn 0.7m.
- Khối lượng cấp nước: tuyến ống cấp nước D63 210m, D50 130m
4.1. Cơ sở thiết kế :
2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế :
+ Phần 1 : Quy định chung (11 TCN-18-2006)
+ Phần 2 : Hệ thống đường dẫn điện (11 TCN-19-2006)
+ Phần 3 : Bảo vệ và tự động (11 TCN-20-2006)
+ Phần 4 : Thiết bị phân phối và trạm biến áp (11 TCN-21-2006)
-
QCXDVN 01 : 2008/BXD- Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng.
-
Quy chuẩn Việt Nam QCVN-07:2010/BXD
-
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
-
Nghị định 14/2014/ NĐ-CP ngày 26-02-2014 qui định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện.
-
Quy trình kỹ thuật an toàn điện : Trong công tác quản lý, vận hành , sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện. Ban hành theo quyết định số : 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
-
Quy định hiện hành khác của các ban nghành liên quan.
1.2. Nhu cầu phụ tải của công trình :
-
Phụ tải tính toán cho điểm dân cư khu 5, xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng ninh được áp dụng theo bảng 7.4-7.5-7.6 - QCXDVN 01 : 2008/BXD
-
Lô nhà liên kế: lấy suất phụ tải Po = 3kW/1hộ
-
Đất công cộng: lấy suất phụ tải Po = 30W/1m2.
-
Chiếu sáng công cộng : lấy suất phụ tải Po = 150W/đèn.
-
Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng :
STT
|
DANH MỤC
|
SUẤT PHỤ TẢI (PO)
|
DIỆN TÍCH
(Ha)
|
SỐ HỘ
(SỐ ĐÈN)
|
CÔNG SUẤT TIÊU THỤ (KW)
|
1
|
Nhà liên kế
|
3 kW/hộ
|
|
40
|
120
|
2
|
Đất công cộng
|
30W/m2
|
2010x50%
|
|
30,15
|
3
|
Chiếu sáng giao thông
|
150W/đèn
|
|
5
|
0,75
|
Tổng công suất điện năng tiêu thụ toàn khu :
Ptt = 150,9 ( KW )
Tổng công suất biểu kiến:
1,2 x 0,8 x 150,9
Stt = ---------------------- = 170,5 ( KVA )
0,85
Trong đó:
+ Hệ số dự phòng máy biến áp Kdp = 1,2.
+ Hệ số cos j = 0,85.
+ Hệ số sử dụng ksd = 0,8
Chọn 1 máy biến áp 180kVA-35(22)/0,4kV.
1.3. Các giải pháp kỹ thuật
a/ Nguồn điện :
- Để cung cấp điện cho các công trình trong khu quy hoạch nguồn điện được đấu nối từ đường dây 35kV hiện có phía nam, cách dự án khoảng 300m..
b/ Lưới điện trung áp :
- Chọn sử dụng phương án cấp điện đi nổi trên không tới trạm biến áp kiểu treo trên cột bêtông được đặt trên vỉa hè, cáp điện trung áp sử dụng là cáp bọc trung áp đơn pha ACSR/XLPE/PVC 1x95-35kV, đi trên các hệ thống xà sứ cấp điện cho trạm biến áp 1 công suất 180kVA-35(22)/0,4kV
c/ Lưới điện 0,4KV:
- Từ tủ điện phân phối hạ thế tổng của các trạm biến áp , điện 0,4 KV sẽ được cấp đến hộ tiêu thụ và các phụ tải khác trong dự án bằng cáp nhôm vặn xoắn ABC - 0,6/1KV tiết diện từ 35÷50mm2 đi trên hệ thống cột điện bê tông ly tâm cấp đến các phụ tải trong khu quy hoạch.
- Cột điện hạ áp được bố trí trồng sát mép đường giao thông, móng cột đơn KT 700x800x1600, móng cột đôi KT 700x1200x1600 đổ bêtong mác 150 đá 4x6. trên đầu cột là hệ thống các đai thép, móc treo và kẹp xiết dùng để cố định đường cáp hạ áp vào cột.
d/ Lưới điện chiếu sáng:
- Chiếu sáng đường giao thông dùng cần đèn lắp trực tiếp lên đầu hệ thống cột điện Bêtông ly tâm để chiếu sáng cho tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch, đèn dùng bóng SODIUM 150W, chóa maccot. Bố trí 5 cần đèn trong khu để chiếu sáng cho đường có chiều rộng 7m. Các thiết bị chiếu sáng , nguồn sáng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật , độ bền với môi trường và mỹ quan của công trình.
- Điện cấp cho hệ thống chiếu sáng được lấy từ 1 lộ của tủ điện hạ thế tổng trạm biến áp 180kVA, cấp đến tủ điện chiếu sáng riêng của dự án
- Tủ điều khiển chiếu sáng có khả năng tự động đóng cắt các tuyến đèn theo chế độ thời gian định sẵn bằng các rơle thời gian và khởi động từ đảm bảo tiết kiệm điện năng.
-
5. Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường
5.1. Cơ sở thiết kế:
- Cao độ san nền thiết kế
- Địa hình hiện trạng trên khu vực nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN 7957-200808.
- Ống cống BTCT thoát nước TCVN 372-06.
+ Các chỉ tiêu để tính toán
- Nước thải sinh hoạt : 80% tiêu chuẩn cấp nước/ng-ngđ.
- Rác thải: 1.2 kg/ng-ngày.
+ Khối lượng nước thải tổng hợp lại theo bảng sau:
- Tổng khối lượng nước thải là 2.8 m3/ngđ
- Tổng khối lượng rác thải là 220kg /ngđ
5.2 Nguyên tắc thiết kế chung
- Tuân thủ theo nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa,
- Tuyến cống chính có hướng thoát về phía Nam khu đất quy hoạch (thu nước về đường ống thoát nước thải theo quy hoạch phân khu 1/5000 khu vực phía Nam đường 18A tại xã Quảng Long Quảng Chính đã được phê duyệt ) Mạng lưới đường ống thoát nước thải sinh hoạt gồm các hố ga thăm và các tuyến ống dẫn có nhiệm vụ thu gom và đưa nước thải đến trạm xử lý chung của khu vực.
Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2010/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hướng thoát nước: Nước thải từ các hộ gia đình, các công trình được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thoát vào các tuyến cống chính đổ vào hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch và được tập trung về trạm xử lý nước chung của khu vực bằng đường ống tự chảy.
Khối lượng hệ thống cống thoát nước thải: cống D=250 :563m
5.3. Vệ sinh môi trường:
- Tại nhóm nhà ở đặt 1 thùng đựng chất thải rắn là các thùng nhựa có nắp đập, hàng ngày có xe đi thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt này và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của khu vực.
Rác thải taị các thùng rác hàng ngày xe của công ty môi trường đi thu gom và vận chuyển bằng các loại phương tiện xe đẩy tay đến trạm trung chuyển của khu vực sau đó xe ôtô chở chất thải rắn sẽ vận chuyển đến vị trí tập trung chất thải rắn để xử lý.
-
6. Đánh giá tác động môi trường
-
6.1. Nguồn gây tác động
-
6.1.1. Giai đoạn thi công :
-
- Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình đầu tư, xây dựng khu quy hoạch chủ yếu là xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật, san nền, giao thông:
-
+ Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra.
-
+ Bụi: Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng và vận chuyển trong nội bộ. Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải.
-
Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói.
-
+ Tiếng ồn: Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị. Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc,...và hoạt động của công nhân xây dựng.
-
+ Hơi khí độc: Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,...Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
-
+ Nước thải: Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
-
+ Đất: bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san gặt mặt bằng.
-
6.1.2. Giai đoạn hoạt động :
-
- Trong quá trình hoạt động của dự án ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh, bao gồm các nguồn như: chất thải, nước mưa chảy tràn, bụi, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện ra vào khu dân cư.
-
- Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh bụi, độ ồn. Phát sinh do quá trình bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu phục vụ thi công xây dựng. Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công (máy ủi, máy xúc,...) và các phương tiện vận tải.
-
- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào.
-
- Hoạt động làm việc, sinh hoạt của CBCNV và quản lý khu đất công cộng.
-
- Các chất hữu cơ bay hơi - Hơi xăng, dầu của các phương tiện cơ giới ra vào, SO2, NO2, CO - Hoạt động của các phương tiện cơ giới đi lại.
-
- Hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh.
-
- Đốt than, đốt nhiên liệu khi nấu bếp tại nhà ăn, ô nhiễm nước: các chỉ tiêu hóa lý, chất rắn lơ lửng, BOD, COD.
-
- Nước thải sinh hoạt của nhân viên
-
- Nước mưa chảy tràn.
6.2 Đánh giá tác động:
6.2.1. Môi trường không khí:
*Bụi:
Việc bốc xếp, vận chuyển vật liệu cần một số lượng lớn xe, máy thi công và chuyên chở vật liệu, do đó sẽ có bụi phát sinh từ:
-
- Bốc xếp, vận chuyển vật liệu.
- Từ các xe, máy công trình.
- Vật liêu rơi vãi từ các xe vận chuyển.
Bụi ảnh hưởng tới công nhân và các khu dân cư xung quanh
*Khí thải:
Các động cơ trong khi vận hành thải ra lhông khí CO, CO2, NOX, SOX và bụi. Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường.
*Tiếng ồn:
Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra nhưng thông thường đồ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100dBA.
6.2.2. Tác động đến môi trường nước:
*Nước mưa:
Nước mưa chảy từ khu vực thi công sẽ mang theo khối lượng lớn bùn đất, Ngoài ra còn lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.
*Nước thải sinh hoạt:
Khi khu quy hoạch được xây dựng xong thì hệ thống thoát nước sẽ xả ra môi trường xung quanh. Để nước thải không gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn thì việc xử lý cục bộ nước thải bằng các bể phốt 3 ngăn ở từng công trình kiến trúc.
6.2.3. Tác động đến hệ sinh thái:
Khu quy hoạch chủ yêu là vùng đất trống, mật độ cây thưa, các cây khác chủ yếu là cây bụi do vậy không ảnh hưởng đến hệ sinh thái .
6.2.4. Tác động đến kinh tế - xã hội và cảnh quan khu vực:
- Khi xây dựng xong theo đúng quy hoạch sẽ trồng thên cây xanh cây bóng mát, vườn hoa, thảm cỏ... làm thay đổi cảnh quan của khu vực.
6.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường:
6.3.1. Bảo vệ môi trường không khí trong quá trình thi công và hoạt động:
Việc giảm lượng bụi, tiếng ồn và khí thải trong quá trình thi công và khi bốc xếp, vận chuyển vật liệu có thể thực hiện bằng các giải pháp sau:
- Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
- Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan toả của bụi.
- Làm ẩm bề mặt của láp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi cuốn theo gió.
- Trang bị bảo hộ cho công nhân..
- Nồng độ bụi CO, CO2, NOX, SO2 của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:
Bụi: 400mg/m3.CO: 500mg/m3.SO2: 500mg/m3.
NOX: 1000mg/m3. (TCVN 5939-1995)
Độ ồn cực đại của xe máy thi công: 90dBA (TCVN 5948-1995)
6.3.2. Bảo vệ mái ta luy đào, đắp:
Để bảo vệ mái ta luy đào đắp, hạn chế tối đa việc sạt lở đất, bằng hệ thống kè chắn kết hợp với gia cố mái ta luy, tạo các rãnh đỉnh mái, tránh nguồn nước mặt đổ vào mái ta luy.
6.3.3. Xử lý chất thải rắn.
Chất thải rắn của toàn bộ khu vực quy hoạch sẽ được thu gom về bãi tập kết ở khu vực phía bắc khu đất và được vận chuyển đến bãi chứa rác phế thải chung để xử lý.
6.3.4. Quan trắc kiểm soát môi trường.
Trong quá trình chuẩn bị công trường, san ủi mặt bằng, thi công công trình và hoạt động; vận hành, quan trắc, kiểm tra, đo đạc và đánh gía tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định trong thông tư 276/TTMTG của Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành ngày 6-3-1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Để thực hiện đánh gía tác động môi trường khi thực hiện dự án việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, đo đạc và quan trắc là hết sức cần thiết. Từ các số liệu quan trắc đo đạc được về các yếu tố môi trường bị tác động, sẽ có các giải pháp hữu hiệu và kịp thời để quản lý và xử lý.
6.3.5. Giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường:
- Trong giải pháp quy hoạch đã đề cập giải pháp xử lý nước thải, thoát nước mặt thu gom và xử lý rác thải. Thực hịên theo quy hoạch là giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường.
- Việc mở rộng quỹ đất đòi hỏi phải san gạt một khối lượng nhất định. Cần có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách gạt gọn và dứt điểm từng khu. Đầu tư cống rãnh thoát nước đồng bộ sẽ khắc phục được tình trạng đất đá trôi và lũ.
6.3.6. Giải pháp công nghệ, kỹ thụât bảo vệ môi trường:
- Đối với môi trường nước: Dùng phương pháp cơ học và phương pháp sinh học để xử lý môi trường nước.
Nước bẩn, song chắn, bể lắng cát, bể lắng đứng, trạm Clo khử trùng, bể tiếp xúc, công trình xử lý cặn (Bể metan và sân phơi bùn) Sau khi xử lý bằng phương pháp cơ học sẽ xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học gồm: mương ô xi hoá tuần hoàn, lọc sinh học cao tải, nếu mực nước ngầm cao thì làm bể lắng ngang.
- Đối với môi trường không khí, tiếng ồn:
+ Nên trồng cây xanh hai bên đường giao thông chính, cây xanh khu bãi đỗ xe, khu tập kết bãi vật liệu, khu cây xanh nhỏ và các công trình tập trung đông người. Cây xanh nhiều sẽ có tác dụng làm môi trường không khí trong lành hơn.
+ Rác thải cần được tập trung và thu gom hàng ngày tránh ô nhiễm mùi do đọng rác thải.
6.3.7. Các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường:
- Hình thành mạng lưới giám sát môi trường, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
- Tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường thu hút các tổ chức, cá nhân đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng cường quản lý các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường đô thị.
- Có giải pháp phòng ngừa ngập úng, sạt lở, cháy rừng.
- Tổ chức quan trắc, giám sát ô nhiễm đối với môi trường nước, không khí, chất thải rắn để có giải pháp kịp thời bảo vệ môi trường.
6.4. Kết luận kiến nghị về bảo vệ môi trường:
Đánh giá tác động môi trường đối với đồ án quy hoạch nhằm:
- Xác định được cách nhìn tổng thể về môi trường đô thị trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Xây dựng và dự báo được mức độ ảnh hưởng từ quy hoạch xây dựng đối với môi trường kinh tế xã hội, văn hoá lịch sử, hệ sinh thái, chất lượng môi trường nước, không khí, chất thải rắn.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm có tác dụng đối với các nhà quản lý khi đưa ra các chính sách phát triển cần đối với việc bảo vệ môi trường.
- Trong khi thực hiện dự án cụ thể cần tiếp tục phân tích đánh giá chi tiết thêm về tác động môi trường nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững.
7. Khái toán kinh phí xây dựng:
Kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Hạng mục
|
Kinh phí (tỷ đồng)
|
Giao thông
|
3,5
|
San nền
|
1,2
|
Hệ thống thoát nước
|
0,5
|
Cấp nước
|
0,2
|
Cấp điện và chiếu sáng
|
0,9
|
Kè, ta luy, hàng rào, cây xanh khác…
|
1,2
|
Tổng cộng
|
7,5
|
- Tổng kinh phí xây dựng : 7,5 tỷ đồng
- Chi phí khác (20%) = 1,5 tỷ đồng
- Kinh phí dự phòng (10%) = 0,9 tỷ đồng
Tổng cộng = 9,9 tỷ đồng
Ghi chú: Kinh phí đầu tư được khái toán theo đơn giá tại thời điểm nghiên cứu đồ án này, và tạm tính trên khối lượng công trình được xây dựng mới. Đơn giá và kinh phí cụ thể sẽ được xác định chính xác tại thời điểm thực hiện dự án và được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. Yêu cầu quản lý kiến trúc
- Cần được công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt để nhân dân và các cơ quan biết và đóng góp trong việc thực thi quy hoạch.
- Cần có tổ chức chịu trách nhiệm giám sát và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Tiến hành cắm mốc, giao mốc xây dựng theo quy hoạch.
- Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: Tuân thủ các định hướng về không gian, sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xác lập trong quy hoạch.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về quy hoạch kiến trúc trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Vị trí, quy mô các công trình chức năng.
+ Ranh giới các công trình.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
+ Kiểm soát không gian, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa trong khu vực.
II. Yêu cầu quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Tuân thủ các định hướng về hạ tầng kỹ thuật và các chỉ tiêu đã được xác lập trong quy hoạch chi tiết.
- Cần quản lý tốt việc định tuyến giao thông theo quy hoạch, mặt cắt ngang, trắc dọc, hệ thống thoát nước, giao thông, kết cấu mặt đường coi giao thông là hệ xương sống của toàn bộ khu quy hoạch.
- Hệ thống thoát nước cần được quản lý tốt tránh bị tắc do đất đá, rác thải làm hệ thống thoát nước không phát huy được.
- Quản lý tốt việc san gạt khắc phục sụt lở.
- Các yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng về hạ tầng kỹ thuật trong khu vực nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống giao thông, bãi đỗ xe.
+ Chỉ giới đường đỏ.
+ Vị trí, quy mô các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
+ Hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Nguyên tắc kiểm soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
III. Kết luận và kiến nghị
Cần có kế hoạch cụ thể, sớm hình thành điểm dân cư, đất công cộng tại thôn 5 xã Quảng Long, có biện pháp hữu hiệu, quản lý quỹ đất trong khu vực hiện có, chống hiện tượng lấn chiếm. Ưu tiên dành quỹ đất này cho phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ ngay tại chỗ.
Quy hoạch với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cảnh quan kiến trúc đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sinh sống và làm việc của nhân dân trong khu vực; sẽ là một bước tiến quan trọng đưa chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Hải Hà nói chung vào hiện thực đời sống. Quy hoạch được duyệt sẽ là tiền đề cho công tác lập dự án đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện không gian kiến trúc khu vực theo định hướng quy hoạch chung đã duyệt.
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà sớm xem xét phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để làm cơ sở quản lý, và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.