QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500
KHU TRỤ SỞ CƠ QUAN VÀ DÂN CƯ PHÍA BẮC
PHƯỜNG TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Cơ quan phê duyệt
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
|
Cơ quan thẩm định và lập quy hoạch
|
SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
|
Đơn vị tư vấn
|
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG FACOM
|
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU.. 4
1.1. Lý do và sự cần thiết quy hoạch. 4
1.2. Tính chất, mục tiêu và yêu cầu. 5
1.3. Các căn cứ quy hoạch. 5
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG.. 8
2.1. Điều kiện tự nhiên. 8
2.2. Hiện trạng. 12
2.3. Đánh giá hiện trạng. 14
3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT. 15
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất: 15
3.2. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự kiến: 15
3.3. Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: 15
4. QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.. 17
4.1. Quy hoạch sử dụng đất 17
4.2. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan. 18
5. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 27
5.1. Quy hoạch giao thông. 27
5.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa. 29
5.3. Quy hoạch cấp nước. 32
5.4. Quy hoạch cấp điện. 34
5.5. Quy hoạch thông tin liên lạc. 35
5.6. Thoát nước thải. 36
5.7. Vệ sinh môi trường: 37
6. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH.. 38
6.1. Các nguyên tắc và các giải pháp thiết kế đô thị 38
6.2. Quy hoạch khung hệ thống giao thông: 47
6.3. Quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật 49
7. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 52
7.1. Vấn đề nhà ở và bảo vệ môi trường: 52
7.2. Mục tiêu của đánh gía tác động môi trường: 52
7.3. Các tài liệu làm căn cứ: 52
7.4. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực: 52
7.5. Đánh giá môi trường chiến lược của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường: 52
7.6. Đánh giá tác động của dự án đến yếu tố tự nhiên- môi trường kinh tế và xã hội: 53
7.7. Kết luận về các tác động của dự án: 54
7.8. Biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường: 54
8. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 57
9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
10. PHỤ LỤC.. 59
10.1. Các văn bản pháp lý kèm theo: 59
10.2. Phụ lục tính toán: 60
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết quy hoạch
- Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài thuộc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã được UBND tỉnh chấp thuận giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Ban quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Đồng Xoài lập quy hoạch tại Công văn số 2002/UBND-KT ngày 13/7/2018. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 12/7/2018 Sở Xây dựng đã báo cáo UBND tỉnh về việc thực hiện dự án Trung tâm thương mại Đồng Xoài tại Báo cáo số 1723/BC-SXD.
- Ngày 30/7/2018 UBND tỉnh có Công văn số 2160/UBND-KT về việc tiếp tục thực hiện dự án Trung tâm thương mại Đồng Xoài, trong đó giao Sở Xây dựng tổ chức đo vẽ bản đồ địa chính và tiến hành lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất phía Đông đường Hồ Xuân Hương.
- Ngày 25/4/2019, tại trụ sở UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp xem xét thông qua phương án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài và thống nhất với phương án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài. Đến ngày 26/4/2019 tỉnh ra Thông báo số 98/TB-UBND trong đó giao Sở xây dựng tổ chức đo đạc bản đồ địa chính để xác định ranh giới, diện tích chính xác của khu quy hoạch. Khản trương thực hiện các bước lập, thẩm định trình phê duyệt đồ án chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
- Đến nay, qua quà trình rà soát, nghiên cứu hoàn thiện phương án quy hoạch, Sở Xây dựng kính trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.
- Việc hình thành Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài giúp đáp ứng nhu cầu về đất ở, các công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh cho người dân của khu vực và một phần quỹ đất để xây dựng các trụ sở cơ quan sự nghiệp của tỉnh.
- Hình thành quỹ đất để bán đấu giá, tạo nguồn vốn tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, an sinh xã hội phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
- Việc hình thành Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài giúp định hình khung phát triển đô thị - khu dân cư, làm cơ sở cho việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị; ổn định cuộc sống của người dân; tránh tình trạng người dân lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm, gây khó khăn cho công tác quản lý về sau.
- Từ những lý do nêu trên, việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước là rất cần thiết.
1.2. Tính chất, mục tiêu và yêu cầu
a. Tính chất:
- Là khu dân cư được phân lô dạng phố thị, kế hợp các khu chức năng khác của đô thị như trụ sở cơ quan, công trình thương mại - dịch vụ, giáo dục và công viên cây xanh.
- Khai thác hiệu quả quỹ đất để bán đấu giá và phát triển khu đô thị hiện đại, tạo nguồn vốn tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, an sinh xã hội phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
b. Mục tiêu:
- Đáp ứng nhu cầu về đất ở và các công trình thương mại - dịch vụ, giáo dục và công viên cây xanh cho người dân trong khu vực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực;
- Là cơ sở cho việc đầu tư xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Đồng bộ cơ sở hạ tầng, kết nối với các khu chức năng khác của khu vực, làm cơ sở cho việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị; ổn định cuộc sống của người dân; tránh tình trạng người dân lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm;
- Từng bước xây dựng bộ mặt kiến trúc và góp phần vào quá trình đô thị hóa tại phường Phú Tân nói riêng và thành phố Đồng Xoài nói chung;
- Phát triển khu dân cư mới tại phường Phú Tân, đẩy tốc độ đô thị hóa theo định hướng quy hoạch chung của thành phố Đồng Xoài.
c. Yêu cầu:
- Quy hoạch chi tiết mặt bằng sử dụng đất, phân chia các lô đất, tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Nghiên cứu, đề xuất lựa chọn các không gian, kiến trúc trong khu dân cư phù hợp, hài hòa với không gian xung quanh.
- Định hướng các phần thiết kế đô thị, giải pháp kiến trúc phù hợp cho dự án xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ liên quan.
- Định hướng các giải pháp quản lý xây dựng theo quy định hiện hành.
- Là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch, công tác chuẩn bị kế hoạch để lập dự án đầu tư xây dựng.
1.3. Các căn cứ quy hoạch
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01/07/2014;
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
- Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/ 4/ 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Căn cứ Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/09/ 2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;
- Căn cứ QCVN:01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ QCVN:07-2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Căn cứ Thông tư 05/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã Đồng Xoài đến năm 2025;
- Căn cứ Thông báo số 195/TB-UBND ngày 11/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm tại buổi làm việc với Công ty CP thủy điện Thác Mơ;
- Căn cứ Công văn số 2002/UBND-KT ngày 13/7/2018 của UBND tỉnh về việc lập quy hoạch trên diện tích đất thu hồi của Công ty Thương mại Dịch vụ Tân Bách Khoa;
- Căn cứ Công văn số 2160/UBND-KT ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện dự án Trung tâm thương mại Đồng Xoài;
- Căn cứ Công văn số 2413/UBND-KT ngày 23/7/2018 của UBND tỉnh về việc quy hoạch đất xây dựng Showroom trưng bày, sản xuất, bảo trì, cung cấp phụ tùng xe ô tô;
- Căn cứ Thông báo số 240/TB-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh về việc Kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh tại buổi họp xem xét phương án quy hoạch Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài;
- Căn cứ Thông báo số 289/TB-UBND ngày 08/11/2018 của UBND tỉnh về việc Kết luận của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh tại buổi họp xem xét phương án quy hoạch Khu trụ sở cơ quan phía Bắc phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài;
- Căn cứ Công văn số 98/TB-UBND-KT ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh về việc kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp xem xét thông qua phương án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
- Căn cứ Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phí Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG
-
Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí:
- Dự án: quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài tọa lạc tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, có tứ cận tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông: Giáp Đường DT.741(Phú Riềng Đỏ);
+ Phía Tây: Đường quy hoạch lộ giới 28m;
+ Phía Nam: Giáp đất dân và đường mòn hiện hữu;
+ Phía Bắc: Giáp đường quy hoạch lộ giới 28m.
- Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 294.705,1 m2, chủ yếu là đất trồng cây cao su và cây tạp.
- Dân số dự kiến toàn khu quy hoạch khoảng 3.000 người.
b. Khí hậu:
Tỉnh Bình Phước nói chung và thành phố Đồng Xoài nói riêng nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Như vậy phường Tân Phú cũng nằm trong vùng nhiệt đợi ẩm, gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trong năm cao đều và ổn định từ 26,4 - 28,7 oC. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 - 9 oC nhất là vào các tháng mùa khô.
- Nhiệt độ tháng cao nhất: 28,7oC (tháng 4).
- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 26,4oC (tháng 2).
Bảng nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Đồng Xoài
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2018)
* Nắng:
- Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.540 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ.
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2018)
* Mưa:
Lượng mưa này đảm bảo cung cấp nước ngầm cho một số khu vực của tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều 90% tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, có tháng không có mưa như tháng 1, tháng 2.
- Tổng lượng mưa 2.466,0 mm.
- Mưa diễn ra tất cả các tháng trong năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 419,3mm (tháng 9).
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2018)
* Độ ẩm không khí:
- Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ dao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn.
- Độ ẩm trung bình 76,1%.
- Độ ẩm tháng cao nhất: 84,0% (tháng 7,8).
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2018)
* Gió:
- Mỗi năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây - Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành Đông - Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam.
- Tốc độ gió trung bình đạt 10-15m/s, lớn nhất 25-30 m/s (90- 110 km/h). Khu vực này không chịu ảnh hưởng của gió bão.
d. Địa chất công trình, thủy văn:
* Địa hình:
- Khu vực có địa hình lượn sóng có khả năng giữ nước tốt tuy nhiên độ dốc tương đối lớn. Là khu vực có điạ hình rất đặc trưng của vùng trung du miền núi của vùng Đông Nam Bộ, thuận lợi cho công tác xây dựng và thoát nước mặt trong tương lai.
- Cao độ tự nhiên của khu vực tương đối dốc. Cao độ tự nhiên thấp nhất 84,41m và cao độ tự nhiên cao nhất là 123,87m.
* Địa chất công trình:
- Phường Tân Phú có loại hình địa chất là đất đỏ bazan, màu mỡ phù hợp với các loại cây công nghiệp như: Cao su, điều...
- Khu vực quy hoạch có địa chất công trình tốt. Cường độ chịu nén của đất khoảng 0,7 – 1,5 kg/cm².
- Như vậy, ở khu vực này có điều kiện thuận lợi về nền móng công trình kiến trúc cũng như hạ tầng kỹ thuật.
* Thủy văn:
Phường Tân Phú có nguồn nước ngầm tương đối khá. Lưu lượng khoảng 20-30m3/h. Chất lượng nước có thể chấp nhận dùng được cho sinh hoạt bình thường.
2.2. Hiện trạng
a. Hiện trạng sử dụng đất:
Khu đất có tổng diện tích là 294.705,1m2, tọa lạc tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Trong ranh giới lập quy hoạch có một phần diện tích đất dân và đất thuộc sở hữu của nhà nước, chủ yếu là đất trồng cây lâu năm.
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
|
Stt
|
Loại đất
|
Quy mô (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Đất trồng cây lâu năm
|
252.028,0
|
85,52
|
2
|
Đất ở tại đô thị + đất trồng cây lâu năm
|
5.885,8
|
2,00
|
3
|
Đất trồng lúa nước còn lại
|
7.580,7
|
2,57
|
4
|
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
|
11.291,0
|
3,83
|
5
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
782,2
|
0,27
|
6
|
Đất giao thông
|
17.137,4
|
5,82
|
Tổng cộng
|
294.705,1
|
100,00
|
Một số hình ảnh hiện trạng khu vực lập quy hoạch.
b. Hiện trạng dân cư:
Trong khu đất quy hoạch có một vài hộ dân đang sinh sống.
c. Hiện trạng các công trình kiến trúc:
Trong khu đất hiện có một số công tình nhà dân, không có công trình văn hóa lịch sử.
d. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Giao thông kết nối với đường ĐT.741 (phía Đông khu đất), đường Hồ Xuân Hương (đi ngang khu đất) và tiếp giáp với đường quy hoạch hiện hữu ở phía Bắc và phía Tây của dự án. Trong khu vực hiện nay có thể đấu nối dễ dàng với hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc trên đường ĐT.741 ở phía Đông khu vực.
Hệ thống chiếu sáng và thoát nước thải đã được đầu tư trên đường Hồ Xuân Hương. Nước mưa trong khu vực chủ yếu thoát ra các khu vực trũng và chảy ra suối Cam.
Đường Hồ Xuân Hương Đường ĐT.741
e. Môi trường:
Không khí: Ảnh hưởng một phần tiếng ồn, bụi, khí thải… từ các phương tiện giao thông từ đường hiện hữu và trong khu vực đang được xây dựng.
2.3. Đánh giá hiện trạng
Khu quy hoạch chủ yếu là đất trống và đất trồng cây cao su đã già cỗi, năng suất cho mủ không cao, dân cư thưa thớt nên thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng mới, xây dựng các công trình kiến trúc mới.
3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
Các chỉ tiêu áp dụng cho đồ án được xác định trên cơ sở các quy phạm, quy chuẩn hiện hành theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD, theo đó, đồ án được định hướng với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất:
- Diện tích khu đất : 294.705,1m2
- Dân số dự kiến : khoảng 3.000 người.
- Chỉ tiêu đất ở xây mới : Khoảng 13,8m²/người;
- Chỉ tiêu đất ở cải tạo chỉnh trang: Khoảng 32,3m²/người;
- Chỉ tiêu đất giáo dục: 1,2m²/người;
- Chỉ tiêu đất thương mại dịch vụ: 5,5m²/người
- Chỉ tiêu đất cây xanh: 4,5m²/người;
- Mật độ xây dựng được quy định cụ thể như sau:
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất ở liền kề xây mới là 80,00%;
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất ở cải tạo chỉnh trang là 75,00%;
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất giáo dục là 40,00%;
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất trụ sở cơ quan là 40,00%;
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất thương mại dịch vụ là 60,00%;
+ Mật độ xây dựng tối đa khu cây xanh là 5,00%.
+ Mật độ xây dựng tối đa khu đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật là 40,00%;
- Tầng cao xây dựng tối đa là 10 tầng.
3.2. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự kiến:
Thực hiện theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.
3.3. Các chỉ tiêu quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
+ Tỷ lệ đất giao thông chiếm 31,73% diện tích đất toàn khu;
+ Đường nội bộ có bề rộng mặt đường: ≥7m, vỉa hè ≥4m, bán kính bó vỉa ≥8m.
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Nước sinh hoạt: 100lít/người.ngày.đêm.
+ Nước cho công trình công cộng và dịch vụ: 2 lít/m2 sàn/ngày đêm.
+ Nước tưới vườn hoa, công viên: Tối thiểu 3 lít/m2/ngày đêm.
+ Nước rửa đường: Tối thiểu 0,5 lít/m2/ngày đêm.
+ Chữa cháy: 15 l/s, số lượng đám cháy xảy ra đồng thời là 02 trong 3 giờ.
- Chỉ tiêu thoát nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
+ Chỉ tiêu nước thải sinh hoạt đạt: 100% tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (không bao gồm nước tưới cây, rửa đường, rò rỉ và chữa cháy).
+ Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 1,0 Kg/người/ngàyđêm.
- Chỉ tiêu cấp điện:
+ Nhà ở: 0,5 kW/người;
- Chỉ tiêu mạng thông tin liên lạc:
+ Nhà ở: 1máy/1 hộ.
+ Công trình công cộng:1máy/100m2 sàn.
-
QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
-
Quy hoạch sử dụng đất
a. Quy mô dân số:
Dự kiến sau khi hoàn thành, Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú có số dân khoảng 3.000 người.
b. Quan điểm sử dụng đất:
- Khai thác phù hợp quỹ đất sử dụng vào các khu chức năng chính như khu trụ sở cơ quan, khu các công trình dịch vụ công cộng và các khu ở.
- Phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các quy định về quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật.
c. Diện tích và tỷ lệ các loại đất khu quy hoạch:
BẢNG THỐNG KÊ QUY HOẠCH CHI TIẾT SỬ DỤNG ĐẤT
|
Stt
|
Chức năng
|
Ký hiệu
|
Quy mô (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
Số lô
|
MĐXD
|
Tầng cao
|
HSSDĐ Tối đa
|
Dân số (người)
|
Chỉ tiêu (m2/người)
|
Tối thiểu
|
Tối đa
|
Tối thiểu
|
Tối đa
|
1
|
Đất ở nhà liền kề xây mới
|
LK1 ÷ LK12
|
41.363,8
|
14,04
|
325
|
40,00
|
80,00
|
1
|
5
|
4,0
|
1.625
|
13,8
|
2
|
Đất ở cải tạo chỉnh trang
|
CT1 ÷ CT5
|
96.929,1
|
32,89
|
5
|
-
|
75,00
|
1
|
5
|
3,8
|
1.375
|
32,3
|
3
|
Đất giáo dục
|
GD
|
3.645,1
|
1,24
|
1
|
-
|
40,00
|
1
|
3
|
1,2
|
-
|
1,2
|
4
|
Đất trụ sở cơ quan
|
CQ1; CQ2
|
24.946,4
|
8,46
|
2
|
-
|
40,00
|
2
|
10
|
4,0
|
-
|
8,3
|
5
|
Đất thương mại dịch vụ
|
TMDV
|
16.557,2
|
5,62
|
1
|
-
|
60,00
|
2
|
5
|
3,0
|
-
|
5,5
|
6
|
Đất cây xanh công viên
|
CX1 ÷ CX3
|
13.370,6
|
4,54
|
3
|
-
|
5,00
|
-
|
1
|
0,05
|
-
|
4,5
|
7
|
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
1.000,0
|
0,34
|
1
|
-
|
40,00
|
1
|
2
|
0,80
|
-
|
0,3
|
8
|
Đất bãi xe
|
BX
|
1.416,4
|
0,48
|
1
|
-
|
5,00
|
-
|
1
|
0,05
|
-
|
0,5
|
9
|
Đất bảo vệ hành lang suối
|
HL
|
1.199,0
|
0,41
|
2
|
|
|
|
|
|
|
0,4
|
10
|
Mặt nước
|
MN
|
782,2
|
0,27
|
2
|
|
|
|
|
|
|
0,3
|
11
|
Đất giao thông
|
|
93.495,2
|
31,73
|
|
|
|
|
|
|
|
31,2
|
Tổng cộng
|
|
294.705,1
|
100,00
|
343
|
|
-
|
-
|
10
|
-
|
3.000
|
98,2
|
Ghi chú:
- Diện tích các ô đất quy hoạch được định vị trên cơ sở ranh giới khu đất nghiên cứu, chỉ giới đường đỏ, các đường quy hoạch (bao gồm cả đường nội bộ), các chi tiết cụ thể để kiểm soát xây dựng theo quy hoạch xem bảng thống kê số liệu quy hoạch sử dụng đất.
- Tim đường quy hoạch được xác định theo toạ độ các điểm giao nhau của chúng, chỉ giới đường đỏ và các tim đường quy hoạch xem chi tiết trên bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (QH-06).
- Các kích thước ghi trên bản vẽ được tính bằng đơn vị mét (m) để xác định chỉ giới xây dựng công trình và các điều kiện khống chế theo quy hoạch.
- Các mốc giới được xác định bằng toạ độ.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi công trình và các chỉ tiêu sử dụng đất khu vực lập dự án cụ thể phải tuân thủ các điều kiện đã được xác định của quy hoạch, nếu điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể cần tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi lập dự án đầu tư, triển khai thi công xây dựng chủ đầu tư cần phải tiến hành khảo sát lại cụ thể hiện trạng sử dụng đất, các công trình ngầm và nổi hiện có trong khu vực để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước và giao thông chung cho khu vực.
- Tại các ô đất cây xanh công viên có bố trí công trình vui chơi giải trí cho trẻ, các công trình dịch vụ công viên và nhà vệ sinh để phục vụ mục đích công cộng (công trình nhà vệ sinh công cộng thực hiện theo dự án riêng được cấp có thẩm quyền chấp thuận).
- Nhu cầu đỗ xe của khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được giải quyết như sau:
+ Đối với các ô đất công trình nhà ở biệt thự đảm bảo có chỗ đỗ xe trong từng công trình.
+ Đối với nhu cầu đỗ xe công cộng từ nơi khác đến (với thời gian đỗ £ 6 tiếng) dự kiến bố trí trong các ô đất cây xanh tập trung và đất bãi xe.
-
Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
a. Giải pháp chung:
Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch tổng thể, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan được xác định trên nguyên tắc:
- Đảm bảo kết nối không gian với các khu xung quanh.
- Không gian khu vực được tổ chức công trình trụ sở cơ quan (có tầng cao từ 2 -10 tầng), các công trình thương mại dịch (có tầng cao từ 2-5 tầng) và nhà ở thấp tầng (có tầng cao từ 1-5 tầng) được thiết kế hiện đại, với quy mô diện tích hợp lý, giải pháp kiến trúc hài hòa với cảnh quan xung quanh.
- Khu vực các ô đất cây xanh tập trung được bố trí trong trung tâm của khu quy hoạch và tổ chức thành không gian mở, thuận lợi cho người dân tiếp cận từ nhiều hướng và tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Trong khuôn viên từng ô đất tổ chức mạng đường đi dạo, thay đổi về không gian, hướng nhìn, tăng sức hấp dẫn đối với người sử dụng. Kết hợp giữa đường đi dạo và các khoảng sân mở rộng làm nơi nghỉ ngơi, giao lưu, ngắm cảnh.
b. Giải pháp cụ thể:
* Các trục tuyến không gian chính: Tuyến đường N1 được xác định là hướng vào chính của khu quy hoạch kết nối giữa tuyến đường ĐT.741 và đường Hồ Xuân Hương, đồng thời là trục bố trí không gian kiến trúc, cảnh quan. Các công trình 2 bên tuyến đường vừa mang hình thức kiến trúc đặc trưng theo tính chất sử dụng của từng công trình, vừa là điểm nhấn tạo hướng chuyển tiếp không gian.
Phối cảnh trục đường N1.
* Các khu vực trọng tâm, khoảng mở, không gian có tầm nhìn quan trọng:
- Khu vực trọng tâm đồng thời là điểm nhấn về không gian kiến trúc được xác định tại cửa ngõ lối vào chính của khu quy hoạch, tại đây được bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình trụ sở cơ quan và các công trình thương mại dịch vụ tập trung, đây là khu vực tạo lên điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan. Cho nên, hình khối công trình và cảnh quan cần được thiết kế đẹp, hiện đại mang tính đặc trưng riêng để tạo điểm nhấn cho khu vực.
Các công trình điểm nhấn.
- Khu vực cây xanh công viên tập trung được bố trí ở lõi trung tâm của khu quy hoạch không chỉ là sự kết hợp giữa hệ thống cây xanh, đường đi dạo với không gian kiến trúc cảnh quan công trình xung quanh, tạo ra môi trường sống trong lành, thân thiện với thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống cho cư dân trong khu dân cư, mà còn là vị trí có tầm nhìn quan trọng đối với toàn bộ không gian của khu dân cư.
Phối cảnh công viên 1,2.
c. Tổ chức không gian kiến trúc:
* Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan:
- Tầng cao xây dựng: Từ 2-10 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Khoảng lùi xây dựng ≥ 6 m. Được quy định cụ thể trong bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (QH06).
* Đối với đất xây dựng công trình TMDV:
- Tầng cao xây dựng: Từ 2-5 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 60%.
- Khoảng lùi xây dựng ≥ 6 m. Được quy định cụ thể trong bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (QH06).
* Đối với đất xây dựng công trình giáo dục:
- Tầng cao xây dựng: Từ 1-3 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
- Khoảng lùi xây dựng ≥ 6 m. Được quy định cụ thể trong bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (QH06)
* Đối với đất ở nhà liền kề xây mới:
- Tầng cao xây dựng: Từ 1-5 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 80%.
- Mật độ xây dựng tối thiểu: 40%.
- Khoảng lùi xây dựng ≥ 3 m. Được quy định cụ thể trong bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (QH06). Riêng tuyến đường chính N1 và đường Hồ Xuân Hương khoảng lùi xây dựng đồng nhất là 3m, các công trình nhà ở có chiều cao từ 2 – 5 tầng.
- Mật độ xây dựng thuần: Xác định đối với diện tích từng lô đất theo quy định tại QCXDVN 01:2008/BXD.
* Đối với đất ở cải tạo chỉnh trang:
- Tầng cao xây dựng: Từ 1-5 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 75%.
- Khoảng lùi xây dựng ≥ 3 m. Riêng tuyến đường chính N1 và đường Hồ Xuân Hương khoảng lùi xây dựng đồng nhất là 3m, các công trình nhà ở có chiều cao từ 2 – 5 tầng.
- Mật độ xây dựng thuần: Xác định đối với diện tích từng lô đất theo quy định tại QCXDVN 01:2008/BXD.
* Đối với đất cây xanh:
- Tầng cao xây dựng: 01 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 5%.
* Đối với đất bãi xe:
- Tầng cao xây dựng: 01 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 5%.
* Đối với đất hạ tầng kỹ thuật:
Đất hạ tầng kỹ thuật là nơi tập kết rác của khu dân cư để vận chuyển trong ngày và để dựng trạm bơm thu gom nước thải đấu nối với hệ thống chung nước thải chung của khu vực trên đường Hồ Xuân Hương.
- Tầng cao xây dựng: Từ 1-2 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa: 40%.
d. Các yêu cầu về tổ chức bảo vệ cảnh quan:
- Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chỉ có tính minh hoạ, gợi ý cho giải pháp tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan. Hình dáng của các công trình xây mới sẽ được thực hiện cụ thể ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, khi thiết kế công trình cụ thể cần đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất, các yêu cầu đã khống chế trên bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH03) và tuân thủ điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch được ban hành kèm theo.
- Hình thức kiến trúc các công trình hiện đại; màu sắc công trình, cây xanh sân vườn phù hợp với chức năng sử dụng của từng công trình và hài hoà với cảnh quan khu vực, đồng thời tạo được điểm nhấn về không gian cho khu vực.
- Trong các lô đất chức năng có thể bố trí một số công trình như trạm điện, tủ cáp điện thoại, điểm thu gom rác... vị trí, quy mô, hành lang bảo vệ cụ thể sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, tuân thủ theo đúng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành.
- Đối với cây xanh công viên: trồng cây xanh, làm vườn hoa kết hợp với kiến trúc tiểu cảnh để phục vụ dân cư trong khu vực … hình thức tổ chức cây xanh đẹp, phong phú, bố trí lối ra vào thuận tiện. Để tăng cường hiệu quả sử dụng, không được làm hàng rào bao quanh tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng chung và phù hợp với quy hoạch.
5. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
-
Quy hoạch giao thông
a. Nguyên tắc:
- Mạng lưới đường tạo mối liên hệ thuận tiện giữa khu vực quy hoạch với khu vực lân cận.
- Đảm bảo tiếp cận chữa cháy.
- Tính toán chỉ tiêu mạng lưới giao thông.
b. Giải pháp:
* Hệ thống giao thông đối ngoại:
Đường ĐT.741(Phú Riềng Đỏ): Lộ giới rộng 42m (theo quy hoạch chung).
Đường Hồ Xuân Hương: Lộ giới rộng 32m (theo quy hoạch chung).
Đường quy hoạch phía Tây (đường D7): Lộ giới rộng 28m (theo quy hoạch chung).
Đường quy hoạch phía Bắc (đường N7): Lộ giới rộng 28m (theo quy hoạch chung).
* Hệ thống giao thông nội bộ:
- Trục chính N1: Đường vào từ đường ĐT.741 (có mặt cắt 1-1), lòng đường rộng 14m, hai bên đường có vỉa hè rộng 5m, dãy phân cách rộng 4m.
-
Tuyến D2; D3; D4 (có mặt cắt 2-2), lòng đường rộng 9m, hai bên đường có vỉa hè rộng 5m.
-
Tuyến N2 (có mặt cắt 3-3), lòng đường rộng 9m, hai bên đường có vỉa hè rộng 4m.
-
Tuyến D1 (có mặt cắt 5-5), lòng đường rộng 7m, vỉa hè rộng 6m.
-
Các tuyến còn lại (có mặt cắt 4-4; 6-6), lòng đường rộng 7m, hai bên đường có vỉa hè rộng 3 - 4m.
c. Các chỉ tiêu:
Tỷ lệ diện tích giao thông 93.495,2m2 chiếm 31,73%. Tổng chiều dài mạng lưới đường 4.443,4m.
Độ dốc dọc lớn nhất 7%.
Bán kính bó vỉa ≥ 8m.
Kết cấu mặt đường nội bộ: Bê tông nhựa hạt mịn.
Kết cấu vỉa hè: Đá tự nhiện, gạch block tự chèn hoặc gạch terrazzo, bó vỉa bê tông xi măng.
BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐƯỜNG GIAO THÔNG
|
Stt
|
Tên đường
|
Mặt cắt
|
Chiều dài (m)
|
Chiều rông (m)
|
Diện tích (m2)
|
Diện tích tổng
|
Lộ giới
|
Lòng đường
|
Vỉa hè
|
Dãy phân cách
|
Lòng đường
|
Vỉa hè
|
Dãy phân cách
|
1
|
Đường D1
|
5-5
|
301,0
|
13
|
7
|
6+0
|
|
2.402,8
|
1.544,1
|
|
3.946,9
|
2
|
Đường D2
|
2-2
|
231,0
|
19
|
9
|
5+5
|
|
1.542,9
|
1.590,0
|
|
3.132,9
|
3
|
Đường D3
|
2-2
|
341,0
|
19
|
9
|
5+5
|
|
2.381,1
|
2.527,1
|
|
4.908,2
|
4
|
Đường D4
|
2-2
|
167,0
|
19
|
9
|
5+5
|
|
1.230,0
|
1.366,6
|
|
2.596,6
|
5
|
Đường D5
|
4-4
|
249,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
1.497,0
|
1.586,6
|
|
3.083,6
|
6
|
Đường D6
|
4-4
|
102,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
529,9
|
605,6
|
|
1.135,4
|
7
|
Đường D7
|
7-7
|
245,0
|
28
|
14
|
7+7
|
|
2.832,9
|
1.421,4
|
|
4.254,3
|
8
|
Đường D8
|
6-6
|
323,0
|
13
|
7
|
3+3
|
|
2.014,1
|
2.059,4
|
|
4.073,4
|
9
|
Đường N1
|
1-1
|
863,0
|
28
|
14
|
5+5
|
4
|
12.198,66
|
7.651,1
|
2.852,8
|
22.702,5
|
10
|
Đường N2
|
3-3
|
370,0
|
17
|
9
|
4+4
|
|
3.307,7
|
3.004,0
|
|
6.311,7
|
11
|
Đường N3
|
4-4
|
61,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
505,7
|
553,3
|
|
1.059,0
|
12
|
Đường N4
|
4-4
|
221,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
1.541,6
|
1.534,7
|
|
3.076,4
|
13
|
Đường N5
|
4-4
|
182,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
1.168,8
|
1.232,9
|
|
2.401,7
|
14
|
Đường N6
|
4-4
|
174,0
|
15
|
7
|
4+4
|
|
1.085,5
|
1.240,6
|
|
2.326,1
|
15
|
Đường N7
|
8-8
|
65,0
|
28
|
14
|
5+5
|
4
|
10.215,2
|
3.975,0
|
2.877,1
|
17.067,3
|
18
|
Đường giữa các dãy nhà
|
|
205,4
|
5
|
-
|
5
|
|
|
1.026,7
|
|
1.026,7
|
19
|
Đường Hồ Xuân Hương
|
|
343,0
|
32
|
9+9
|
6+6
|
2
|
6.401,6
|
3.438,9
|
552,0
|
10.392,6
|
|
Tổng cộng
|
4.443,4
|
|
|
|
|
50.855
|
36.358
|
6.282
|
93.495,2
|
d. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng đường giao thông:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
(VNĐ)
|
(VNĐ)
|
1
|
Lòng đường
|
m2
|
44.453,8
|
800.000,0
|
35.563.039.680,0
|
2
|
Vỉa hè
|
m2
|
32.919,0
|
600.000,0
|
19.751.371.860,0
|
3
|
Dãy phân cách
|
m2
|
5.729,9
|
400.000,0
|
2.291.957.160,0
|
|
Tổng cộng
|
m2
|
83.102,6
|
|
57.606.368.700,0
|
Tính toán kinh phí đã trừ phần diện tích đường Hồ Xuân Hương hiện hữu.
e. Cắm mốc, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:
* Cắm mốc:
Toạ độ các mốc lấy theo bản đồ nền hiện trạng khu vực thiết kế.
Bản vẽ cắm mốc xác định toạ độ các điểm nút giao thông thiết kế và toạ độ đỉnh các đường cong.
Khi tiến hành cắm mốc ranh giới và mốc tim đường giao thông làm cơ sở cho các mạng lưới khác, sử dụng máy đo trắc địa để tránh sai số cộng dồn. Các mốc lô và thửa đất còn lại có thể tiến hành bằng phương pháp nội suy dựa trên quy định độ rộng của mặt cắt ngang đường giao thông.
* Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:
Chỉ giới đường đỏ của các tuyến tuân thủ quy định cụ thể đã được thể hiện chi tiết trong bản đồ quy hoạch giao thông.
f. Tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật:
* Nguyên tắc thiết kế:
- Ưu tiên loại đường ống tự chảy, ống có kích thước lớn và các đường ống thi công dễ dàng.
- Bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo quy phạm giữa các đường ống với nhau và với công trình xây dựng cả về chiều cao và chiều đứng.
- Các công trình cố gắng bố trí song song với nhau và song song với tim đường quy hoạch, hạn chế giao cắt nhau.
* Giải pháp thiết kế:
- Trên mặt cắt ngang và bình đồ :
+ Các công trình cáp thông tin, cáp điện, điện chiếu sang: Trong giai đoạn đầu đi nổi.
+Các tuyến thoát nước mưa, đường ống cấp nước và thoát nước bẩn được bố trí trên vỉa hè đảm bảo khoảng cách giữa các công trình theo quy chuẩn.
- Theo chiều đứng:
Chiều sâu đặt các công trình tính từ mặt hè và mặt đường xuống như sau:
+ Đường ống cấp nước: 0,7m.
+ Đường cống thoát nước mưa tính tới đỉnh cống 0,5 - 0,8m và xác định theo độ dốc dọc cống.
- Tại các điểm giao cắt giữa các công trình với nhau tại ngã giao nhau sẽ xử lý theo nguyên tắc ưu tiên công trình tự chảy.
- Các công trình ngầm khi thi công tiến hành đồng bộ với việc xây dựng đường, tránh chồng chéo đào bới thi công nhiều lần. Các công trình sẽ được thi công xong trước khi hoàn thiện mặt đường và hè.
- Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật tỷ lệ 1/500 thể hiện:
+Vị trí các tuyến đường ống kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước bẩn...) trên mặt bằng và khoảng cách ngang giữa chúng trên mặt cắt giao thông.
+ Vị trí các công trình đầu mối của các hệ thống kỹ thuật.
+ Độ sâu chôn ống và khoảng cách đứng, khoảng cách ngang giữa các đường ống kỹ thuật và giữa chúng với các công trình khác đảm bảo theo đúng quy phạm.
-
Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa
a. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
* Nguyên tắc:
Tuân thủ các quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với địa hình, cao độ san nền được thiết kế đảm bảo yêu cầu thoát nước mưa và phù hợp với cao độ khống chế chung của khu vực.
* Giải pháp:
Hạn chế khối lượng san lấp, khối lượng san lấp được cân bằng cục bộ trong dự án, hạn chế vận chuyển đất từ nơi khác đến.
- Khối lượng đất đào: 55.156,66m3.
- Khối lượng đất đắp: 74.437,30m3.
- Khối lượng bóc lớp hữu cơ: 55.086,60m3.
- Tổng khối lượng thi công: 184.680,56 m3.
Chi phí san lấp mặt bằng:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá (vnd)
|
Thành tiền (VNĐ)
|
1
|
Khối lượng đào
|
m3
|
55.156,66
|
30.000
|
1.654.699.800
|
2
|
Khối lượng bóc lớp hữu cơ
|
m3
|
55.086,60
|
30.000
|
1.652.598.000
|
3
|
Khối lượng đắp
|
m3
|
74.437,30
|
50.000
|
3.721.865.000
|
|
Tổng cộng
|
|
184.680,56
|
|
7.029.162.800
|
b. Hệ thống thoát nước mưa:
* Hệ thống:
Hệ thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước bẩn, hoạt động với chế độ tự chảy.
Nước mưa được thu gom nhờ các tuyến cống đi dọc theo hai bên các tuyến đường giao thông và thoát ra cửa xả chảy ra suối hiện hữu.
So sánh lựa chọn độ dốc đặt cống với độ dốc dọc của đường và độ dốc tối thiểu của cống 1/D để có độ dốc đặt cống tối ưu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
Lựa chọn cống có đường kính D và độ dốc i phù hợp, nhằm đảm bảo khả năng chuyển tải của cống, đảm bảo vận tốc dòng chảy trong cống đảm bảo quy định về vận tốc tối thiểu theo Mục 4.6.1 TCVN 7957-2008 và đảm bảo quy định về vận tốc tối đa tại Mục 4.6.3 TCVN 7957-2008.
* Giải pháp thoát nước mưa:
- Thoát nước mưa được thiết kế theo hình thức thoát nước trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống cống thoát nước. Toàn bộ lượng nước mưa sẽ được thu gom trên các tuyến đường nội bộ của dự án, thoát nước mưa hoàn toàn bám theo cao độ san nền, tuyến cống chính thu gom nước mưa từ cống nhánh thoát về hạ lưu phía Tây của khu quy hoạch, sau đó đấu nối với cống thoát nước mưa ra cửa xả, xả trực tiếp ra suối hiện hữu. Các hướng thoát cụ thể đó là:
+ Các tuyến thoát nước mưa dọc các tuyến đường nội bộ (đường D1, D2, D4 và một phần đường D3) phía Đông của đường Hồ Xuân Hương sẽ được gom về cống thoát nước mưa trên đường trục chính N1.
+ Các tuyến trên đường N2, N4 và một phần đường N7 sẽ được gom về đường Hồ Xuân Hương và chảy về các cống thoát nước mưa trên đường N1.
+ Các tuyến thoát nước mưa dọc các tuyến đường nội bộ (đường D6, D7, D8 và một phần đường D5, đường N7) phía Tây của đường Hồ Xuân Hương sẽ được gom về cống thoát nước mưa trên đường trục chính N1.
+ Các tuyến trên đường N6 và một phần đường D5 sẽ được gom về cống thoát nước mưa thoát ra suối kế bên đất hạ tầng kỹ thuật.
+ Nước mưa sau khi được thu gom từ các tuyến nội bộ sẽ được nối vào các tuyến cống chính trên đường N1 và sau đó đấu nối với cống thoát nước mưa ra cửa xả, xả trực tiếp ra suối hiện hữu (vị trí cửa xả thể hiện trên bản vẽ thoát nước mưa).
- Hệ thống đường ống thoát nước mưa đặt dưới vỉa hè, cống được nối theo nguyên tắc ngang đỉnh và có độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,7m với độ dốc dọc cống ≥1/D (D: đường kính của cống). Cống thoát nước được sử dụng là cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn loại C (theo tiêu chuẩn TCXDVN 9113-2012 – Ống bê tông cốt thép thoát nước), đường kính cống thoát nước D600 – D1.500.
- Trên đường cống thoát nước bố trí các hố ga thu nước mưa với khoảng cách cách trung bình là 25m – 40m (Vị trí hố ga có thể thay đổi khi thiết kế hồ sơ bản vẽ thi công cho sát với thực tế địa hình). Tổng hố ga trong khu vực thoát nước là 248 cái.
* Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa:
Tính toán thoát nước mưa theo phương pháp cường độ mưa giới hạn được trình bày trong tiêu chuẩn TCVN 7957-2008.
- Cường độ mưa tính toán:
Trong đó :
q: cường độ mưa tính toán, (l/s.ha); t : thời gian mưa tính toán, (phút);
P: chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán. Đô thị loại II, P = 2 năm theo TCVN 7957-2008, Mục 4.2.2, Bảng 3.
A, C, b, n: Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, Theo TCVN 7957:2008, Phụ lục B, không có số liệu của tỉnh Bình Phước nên sử dụng số liệu của tỉnh lân cận là thành phố Hồ Chí Minh: A = 11650 ; C = 0,58 ; n = 0,95; b = 32.
- Thời gian mưa tính toán:
t = t0 + t1 + t2 (phút)
Trong đó:
t0 : thời gian nước mưa chảy trên bề mặt tới rãnh đường nằm trong khoảng 5- 10 phút. Chọn t0 = 7 (phút).
t1 : thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu đầu tiên (phút). Vì thiết kế không có rãnh đường nên không tính đến.
t2 : thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán.
Trong đó:
L2: Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán;
V2 : tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương ứng (m/s).
- Lưu lượng thiết kế của cống:
Trong đó :
q : cường độ mưa (l/s.ha).
F : diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha).
C: hệ số dòng chảy. Theo TCVN 7957-200, Mục 4.2.4, Bảng 5, ứng với P = 2 năm, chọn C = 0.75.
- Khả năng chuyển tải của cống:
Áp dụng công thức của viện sĩ M.N. Paolovski để xác định khả năng chuyển tải của cống, với công thức Q và v lần lượt là:
Trong đó:
Q : lưu lượng tính toán, m3/s;
v : vận tốc tính toán trung bình, m/s;
w: diện tích mặt cắt ướt (m2).
- Mạng lưới đường cống sử dụng cống bê tông cốt thép với các đường kính từ D600 – D1.500.
- Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước là: 6.383m. Tổng cộng các hố ga là 249 cái và 1 cửa xả.
* Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước mưa:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá (VNĐ)
|
Thành tiền (VNĐ)
|
|
|
1
|
Hố ga
|
cái
|
249,0
|
5.000.000
|
1.245.000.000
|
|
2
|
Cống tròn BTCT D600
|
m
|
5.669,0
|
1.200.000
|
6.802.800.000
|
|
3
|
Cống tròn BTCT D800
|
m
|
334,0
|
1.600.000
|
534.400.000
|
|
4
|
Cống tròn BTCT D1000
|
m
|
46,0
|
2.000.000
|
92.000.000
|
|
5
|
Cống tròn BTCT D1200
|
m
|
213,0
|
2.500.000
|
532.500.000
|
|
6
|
Cống hộp BTCT D1500
|
m
|
121,0
|
3.000.000
|
363.000.000
|
|
Tổng cộng
|
|
6.383,0
|
|
9.569.700.000
|
|
5.3. Quy hoạch cấp nước
a. Số liệu tính toán:
Dân số: 3.000 người.
Đất giáo dục: 3.645,1 m2.
Đất trụ sở cơ quan: 24.946,4 m2.
Đất thương mại dịch vụ: 16.557,2 m2.
Đất cây xanh công viên: 13.370,6 m2.
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1.000,0 m2.
Đất giao thông: 93.495,2 m2.
b. Tiêu chuẩn:
Nước sinh hoạt: 100 lít/người/ngày đêm.
Nước cho công trình công cộng và dịch vụ: 2l/m2 sàn/ngày đêm.
Nước tưới cây: 3l/m2/ngày đêm.
Nước rửa đường: 0,5 l/m2/ngày đêm.
c. Tính toán nhu cầu dùng nước:
Bảng tính toán nhu cầu dùng nước
|
|
Stt
|
Đối tượng sử dụng
|
Ký hiệu
|
Quy mô (m2)
|
Chỉ tiêu cấp nước (theo QCXDVN 01: 2008)
|
Nhu cầu dùng nước (m3/ ngày)
|
|
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
Qsh
|
3.000 người
|
100 lít/ người/ ngày đêm
|
300,0
|
|
2
|
Nước cho công trình công cộng và dịch vụ
|
Qdv
|
153.831,3
|
2 lít/m2 sàn/ngày đêm
|
307,7
|
|
3
|
Nước tưới cây, công viên
|
Qcx
|
13.370,6
|
3 lít/m2/ngày đêm
|
40,1
|
|
4
|
Nước rửa đường
|
Qrd
|
93.495,2
|
0.5 lít/m2/ngày đêm
|
46,7
|
|
5
|
Nước dự phòng rò rỉ, thất thoát
|
Qtt
|
|
15% (Qsh + Qdv + Qcx+Qrd)
|
104,2
|
|
6
|
Nước dự phòng cháy chữa cháy
|
Qcc
|
|
15 lít/s, 02 đám cháy trong 3h
|
324,0
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
1.122,7
|
|
d. Nguồn nước:
Nguồn nước được đấu nối với hệ thống cấp nước của khu vực trên đường ĐT 741 (Phú Riềng Đỏ).
e. Mạng lưới đường ống:
Các tuyến cấp nước cho khu quy hoạch sử dựng đường ống HDPE có đường kính ống D63mm đến D150mm.
Hệ thống cấp nước chữa cháy theo tuyến cấp nước chính bao gồm các trụ lấy nước chữa cháy khoảng cách các trụ ≤ 150m.
Chiều sâu chôn ống 0,7m, ống cấp nước đề xuất ống HDPE.
5.3.6. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước:
Stt
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
(VNĐ)
|
(VNĐ)
|
1
|
Ống nhựa HDPE Ø150
|
m
|
802,0
|
200.000,0
|
160.400.000,0
|
2
|
Ống nhựa HDPE Ø100
|
m
|
2.599,0
|
180.000,0
|
467.820.000,0
|
3
|
Ống nhựa HDPE Ø63
|
m
|
2.243,0
|
80.000,0
|
179.440.000,0
|
4
|
Trụ cứa hỏa bằng gang
|
Trụ
|
20,0
|
10.000.000,0
|
200.000.000,0
|
|
Tổng cộng
|
m
|
5.644,0
|
|
1.007.660.000,0
|
5.4. Quy hoạch cấp điện
a. Số liệu tính toán:
Dân số: 3.000 người.
Đất giáo dục: 3.645,1 m2.
Đất trụ sở cơ quan: 24.946,4 m2.
Đất thương mại dịch vụ: 16.557,2 m2.
Đất cây xanh công viên: 13.370,6 m2.
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1.000,0 m2.
Đất giao thông: 93.495,2 m2.
b. Tiêu chuẩn:
Nhà ở: 0,5 kW/người;
Công trình công cộng và dịch vụ: 3W/m2 sàn.
Chiếu sáng cây xanh: 5w/m2.
Chiếu sáng đường: 25w/m2.
c. Tính toán nhu cầu dùng điện:
|
Stt
|
Đối tượng sử dụng
|
Quy mô
|
Chỉ tiêu cấp điện
|
Đơn vị
|
Quy đổi
|
KW
|
KVA
|
1
|
Đất ở nhà liền kề xây mới
|
|
|
|
812,5
|
955,9
|
|
số người
|
1.625
|
0,5000
|
KW/người
|
812,5
|
955,9
|
2
|
Đất ở cải tạo chỉnh trang
|
|
|
|
687,5
|
808,8
|
|
số người
|
1.375
|
0,5000
|
KW/người
|
687,5
|
808,8
|
3
|
Đất giáo dục
|
|
|
|
16,4
|
19,3
|
|
Khối công trình
|
4.374,2
|
0,0030
|
KW/m2
|
13,1
|
15,4
|
|
Đất cây xanh
|
1.093,5
|
0,0005
|
KW/m2
|
0,5
|
0,6
|
|
Giao thông nội bộ, sân bãi
|
1.093,5
|
0,0025
|
KW/m2
|
2,7
|
3,2
|
4
|
Đất trụ sở cơ quan
|
|
|
|
321,8
|
378,6
|
|
Khối công trình
|
99.785,7
|
0,0030
|
KW/m2
|
299,4
|
352,2
|
|
Đất cây xanh
|
7.483,9
|
0,0005
|
KW/m2
|
3,7
|
4,4
|
|
Giao thông nội bộ, sân bãi
|
7.483,9
|
0,0025
|
KW/m2
|
18,7
|
22,0
|
5
|
Đất thương mại dịch vụ
|
|
|
|
158,9
|
187,0
|
|
Khối công trình
|
49.671,5
|
0,0030
|
KW/m2
|
149,0
|
175,3
|
|
Đất cây xanh
|
3.311,4
|
0,0005
|
KW/m2
|
1,7
|
1,9
|
|
Giao thông nội bộ, sân bãi
|
3.311,4
|
0,0025
|
KW/m2
|
8,3
|
9,7
|
6
|
Đất cây xanh
|
|
|
|
13,7
|
16,1
|
|
Khối công trình
|
668,5
|
0,0030
|
KW/m2
|
2,0
|
2,4
|
|
Đất cây xanh
|
10.028,0
|
0,0005
|
KW/m2
|
5,0
|
5,9
|
|
Giao thông nội bộ, sân bãi
|
2.674,1
|
0,0025
|
KW/m2
|
6,7
|
7,9
|
7
|
Đất giao thông
|
93.495,2
|
0,0025
|
KW/m2
|
233,7
|
275,0
|
|
Dự phòng (10%)
|
|
|
|
224,5
|
264,1
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
2.469,1
|
2.904,8
|
Tổng nhu cầu phụ tải tính toán: 2.904,8kW.
Công suất trạm biến áp dự kiến: 3.000,0kVA. (cosj=0,8). Tuy nhiên, các công suất trạm biến áp bố trí trong bản vẽ mới chỉ đáp ứng nhu cầu của khu nhà ở xây mới và các khu đất công cộng, còn khu đất hiện hữu sau này dân cư tập trung nhiều cần tính toán bổ sung công suất cho các trạm biến áp.
d. Nguồn cấp:
Từ các trạm biến áp trong khu quy hoạch 22/0,4kV có tổng công suất dự kiến 3.000kVA. giai đoạn đầu bố trí các trạm biến áp có tổng công suất là 2.150kVA.
Tủ phân phối tổng dùng MCCB đặt tại trạm biến áp.
e. Lưới điện:
Lưới điện 22kV cấp điện chung cho thành phố Đồng Xoài chạy song song đường ĐT.741, cấp điện cho các trạm biến áp từ 22kV xuống 0,4 kV.
Đường dây cấp điện 0,4kV, đường dây chiếu sáng và cáp thông tin liên lạc được luồn trong ống nhựa gân xoắn HDPE và đi ngầm dưới vỉa hè.
Nguồn điện chiếu sáng lấy từ các trạm biến áp gần nhất, đèn chiếu sáng đặt trên trụ thép, hình thức chiếu sáng đèn Led công suất từ 100W đến 150W.
f. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá (vnd)
|
Thành tiền (VNĐ)
|
1
|
Lắp đặt trạm hạ thế 22/0.4kV
|
kVA
|
2.150,0
|
1.000.000,0
|
2.150.000.000,0
|
2
|
Xây dựng và lắp đặt tuyến 22kV
|
km
|
0,8
|
2.000.000,0
|
1.560.000,0
|
3
|
Xây dựng tuyến hạ thế 0.4kV
|
km
|
2,2
|
1.500.000.000,0
|
3.340.995.000,0
|
4
|
Xây dựng tuyến chiếu sáng
|
km
|
4,2
|
1.500.000.000,0
|
6.248.700.000,0
|
|
Tổng cộng
|
km
|
7,2
|
|
11.741.255.000,0
|
5.5. Quy hoạch thông tin liên lạc
a. Số liệu tính toán:
Dân số: 3.000 người.
Đất giáo dục: 3.645,1 m2.
Đất trụ sở cơ quan: 24.946,4 m2.
Đất thương mại dịch vụ: 16.557,2 m2.
Đất cây xanh công viên: 13.370,6 m2.
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1.000,0 m2.
Đất giao thông: 93.495,2 m2.
b. Tiêu chuẩn:
Nhà ở: 1 lines/ hộ.
Công trình công cộng và dịch vụ: 1 lines/ 100 m2 sàn.
c. Tính toán nhu cầu:
Bảng tính toán nhu cầu thuê bao
|
|
Stt
|
Đối tượng sử dụng
|
Quy mô
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Số thuê bao
|
|
|
1
|
Đất ở nhà liền kề xây mới
|
325
|
1,0
|
Thuê bao/ hộ
|
325
|
|
2
|
Đất ở cải tạo chỉnh trang
|
275
|
1,0
|
Thuê bao/ hộ
|
275
|
|
3
|
Đất giáo dục
|
4.374,2
|
1,0
|
Thuê bao/ 100m2 sàn
|
44
|
|
4
|
Đất trụ sở cơ quan
|
99.785,7
|
1,0
|
Thuê bao/ 100m2 sàn
|
998
|
|
5
|
Đất thương mại dịch vụ
|
49.671,5
|
1,0
|
Thuê bao/ 100m2 sàn
|
497
|
|
6
|
Đất cây xanh
|
668,5
|
1,0
|
Thuê bao/ 100m2 sàn
|
7
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
2.145
|
|
d. Tuyến cấp:
Thiết kế đến cáp dịch vụ tín hiệu viễn thông, đến từng hộ thuê bao.
Các tuyến cáp viễn thông được bố trí song song với các tuyến cấp điện.
5.6. Thoát nước thải.
a. Số liệu tính toán:
Dân số: 3.000 người.
Đất giáo dục: 3.645,1 m2.
Đất trụ sở cơ quan: 24.946,4 m2.
Đất thương mại dịch vụ: 16.557,2 m2.
Đất cây xanh công viên: 13.370,6 m2.
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1.000,0 m2.
Đất giao thông: 93.495,2 m2.
b. Tiêu chuẩn:
100% nước sinh hoạt (không bao gồm nước tưới cây, rửa đường, dự phòng và chữa cháy).
c. Tính toán thoát nước sinh hoạt:
Bảng tính toán nhu cầu nước thải
|
|
Stt
|
Đối tượng sử dụng
|
Quy mô (m2)
|
Nhu cầu dùng nước(m3/ ngày)
|
Nhu cầu thoát nuớc (m3/ ngày)
|
|
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
3.000 người
|
300,0
|
300,0
|
|
2
|
Nước cho công trình công cộng và dịch vụ
|
153.831,3
|
307,7
|
307,7
|
|
|
Tổng cộng
|
|
607,7
|
607,7
|
|
Lưu lượng thoát nước sinh hoạt 607,7 m3/ngày đêm.
d. Giải pháp:
Mỗi hộ gia đình có bể tự hoại riêng, nước sau khi xử lý qua bể tự hoại được thoát ra hệ thống thu gom nước thải của khu quy hoạch và được thu về khu đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật, sau đó được bơm về tuyến ống thoát nước thải chung của khu vực trên đường Hồ Xuân Hương.
Hệ thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, hoạt động với chế độ tự chảy.
Nước thải được thu gom nhờ các tuyến cống đi dọc theo hai bên các tuyến đường giao thông.
Lựa chọn cống có đường kính D và độ dốc i phù hợp, nhằm đảm bảo khả năng chuyển tải của cống, đảm bảo vận tốc dòng chảy trong cống đảm bảo quy định về vận tốc tối thiểu theo TCVN 7957-2008.
Lựa chọn giếng thăm đảm bảo quy định về thoát khí và thu nước thải theo TCVN 7957-2008.
5.7. Vệ sinh môi trường:
a. Số liệu tính toán:
Dân cư: 3.000 người.
b. Tiêu chuẩn:
Dân cư: 1,0 kg/ người/ngày đêm.
c. Tính toán khối lượng rác:
Bảng tính toán nhu cầu rác thải
|
|
Đối tượng sử dụng
|
Quy mô ( người)
|
Chỉ tiêu rác thải (Kg/người/ ngày đêm)
|
Nhu cầu rác thải (Kg/ ngày)
|
|
|
Sinh hoạt
|
3.000
|
1,0
|
3.000,0
|
|
d. Giải pháp:
- Đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến đường, rác phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ; khoảng cách giữa các thùng rác ~150m/1thùng, thuận tiện cho người dân đổ rác.
- Xe chở rác thu gom theo giờ cố định.
- Đối với các công trình công cộng, rác được thu gom thông qua hợp đồng trực tiếp với công ty môi trường đô thị.
- Đối với khu vực cây xanh, đặt các thùng rác nhỏ dọc tại khu công viên tiểu cảnh.
- Rác sinh hoạt sẽ được thu gom tập trung về bãi tập kết rác trong ngày được bố trí tại khu đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật và sẽ được sẽ chuyên dùng chở đi xử lý.
e. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
(VNĐ)
|
(VNĐ)
|
1
|
Hố ga
|
cái
|
297,0
|
2.000.000,0
|
594.000.000,0
|
2
|
Cống HDPE D200 có áp
|
m
|
5.069,0
|
700.000,0
|
3.548.300.000,0
|
3
|
Cống HDPE D168 có áp
|
m
|
288,0
|
800.000,0
|
230.400.000,0
|
Tổng cộng
|
m
|
5.357,0
|
|
4.372.700.000,0
|
6. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
6.1. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
6.1.1 Nguyên tắc:
- Cho phép tạo nên sự linh hoạt về mật độ và hình khối trong khu vực dự án mà vẫn đạt được các mục đích tổng thể về cơ cấu và đặc điểm đô thị toàn khu vực.
- Tạo ra các đường phố lớn và các không gian công cộng với tầng cao và mật độ xây dựng công trình được nhấn mạnh để tạo không gian chủ đạo cho khu dân cư.
- Bố trí các chức năng công cộng quan trong dọc trên các tuyến đường lớn để tận dụng lợi thế đặc biệt của khu đất.
- Nhấn mạnh các khu thương mại dọc theo các đường phố lớn phù hợp với hình thức phát triển xây dựng của khu vực.
- Tạo nên các không gian đi bộ xuyên qua các khu chức năng để gắn kết các khu vưc cảnh quan trong dự án.
- Sử dụng kiến trúc cao tầng để nhấn mạnh tại các điểm nút trong khu vực.
- Tăng cường các góc nhìn quan trọng từ các khu vực cảnh quan tự nhiên, cây xanh và mặt nước tới các khu chức năng quan trọng của khu vực dự án.
- Thiết lập một hệ thống không gian mở liên kết rõ ràng với sự phân cấp theo thứ bậc về quy mô xây dựng và chức năng sử dụng.
- Tăng cường đặc trưng kiến trúc truyền thống trong các mô hình phố tại khu vực dự án cũng như khu vực dân cư.
- Tạo trục có tính dẫn hướng đến các công trình quan trọng như công trình dịch vụ đô thị, các trung tâm hoạt động đông người.
6.1.2. Tổ chức không gian:
a. Tạo các không gian trống tích cực, sống động an toàn:
Các không gian trống trong khu đô thị như khoảng cách giữa hai nhà, khoảng trống phía trước các công trình dịch vụ, các góc phố...được thiết kế hoàn chỉnh tạo thẩm mỹ cho không gian.
Đặc biệt các không gian công cộng trước các công trình sẽ được lập thành khi các công trình tuân theo một chỉ giới thống nhất, thẳng hàng để định hình không gian.
Các công trình trong dự án luôn chú ý tới không gian khoảng xây lùi để tạo lập không gian, không gian phía trước những nơi sinh hoạt cộng đồng như ăn uống, giải khát, nơi gặp gỡ bạn bè, nơi họp chợ hay hội hè, nơi đi qua (phố, đường phố).... “Thổi sức sống” vào các không gian này bằng cách trồng cây và hoa, bố trí các thiết bị và tiện ích đường phố, các công trình điêu khắc - nghệ thuật và nhiều các chi tiết khác để không gian đó trở nên sống động, ấm áp. Tạo thêm nhiều không gian sống động ở phía trước công trình nhà ở.
b. Thiết kế giao diện giữa công trình và không gian trống:
Để tạo được một không gian hoàn chỉnh, các không gian ở giữa hai công trình những yếu tố tạo nên không gian tích cực làm tăng thêm cảnh quan xung quanh là rất quan trọng.
‘Giao diện’ là hình thức bên ngoài công trình, khoảng xây lùi - khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, phần không gian tầng 1, và những thành phần khác có ảnh hưởng đến mỹ quan chung.
Các thủ pháp thiết kế giao diện trong dự án được áp dụng bao gồm:
- Các công trình và không gian trống được thiết kế đồng thời theo những chủ đề, ý tưởng thống nhất. Tránh tình trạng để không gian trống là “phần thừa”, “phần còn lại” một cách ngẫu nhiên, vô thức sau khi bố trí công trình.
- Khống chế các kích thước và vị trí, không nên áp dụng một mẫu cứng nhắc, sẽ làm giảm sự phong phú đa dạng của kiến trúc.
- Cân nhắc và khống chế sự chênh giữa cốt sàn tầng trệt so với cốt vỉa hè: tránh tình trạng cốt chênh quá lớn khiến vệt dắt xe máy lấn chiếm và cản trở việc đi lại của mọi người trên vỉa hè chung
- Hướng dẫn việc bố trí các chức năng sử dụng ở tầng trệt của dãy nhà ở liền kề, tổ chức các hoạt động bên trong công trình sao cho nó góp phần làm sinh động không gian nhìn từ bên ngoài, cải thiện diện mạo và không khí khu vực (cafe, quán ăn, cửa hiệu, sảnh lớn).
- Ở những phố có hè rộng, các hoạt động thương mại, dịch vụ - của các dãy nhà liền kề hoặc các công trình dịch vụ công cộng, được phép tràn từ trong công trình ra bên ngoài hè phố. Nhưng cần phải xác định chỉ giới nhất định cho các hoạt động này và phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vỉa hè. Tránh tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm tràn lan, mất trật tự như hiện nay.
Chọn lựa giải pháp kiến trúc cho công trình nhằm đạt được giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan chung, cụ thể là:
- Phù hợp với các công trình lân cận về chỉ giới; nhịp điệu kiến trúc theo phương ngang, phương đứng; chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, một công trình có thể có hình thức rất đặc biệt tạo điểm nhấn, tạo hiệu quả thị giác bất ngờ và đối nghịch. Những công trình này được xác định đặt ở góc đường, hoặc cuối điểm nhìn: như khối trụ sở cơ quan, trung tâm thương mại dịch vụ...
- Phù hợp với hình thái kết cấu không gian khu vực về mạng đường, ô đất, kiểu kiến trúc.
- Các công trình có chi tiết kiến trúc đặc trưng, vật liệu địa phương…
- Tạo mặt đứng kiến trúc phong phú về chi tiết khi nhìn ở các cự li khác nhau: thủ pháp mấu chốt là nhấn mạnh nhịp điệu kiến trúc theo phương đứng và các công trình luôn được quan tâm cả 4 mặt, tránh phô diễn những mảng tường trống.
- Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.
c. Thiết kế công trình: Khối tích – kích thước và chức năng linh hoạt:
Các công trình khi thiết kế luôn chú ý tới:
+ Tính bền vững môi trường (về tiêu thụ năng lượng, về khả năng thích ứng của không gian với các loại sử dụng khác nhau) quan hệ với cấu trúc đô thị xung quanh.
+ Chất lượng môi trường sinh hoạt trong công trình và nói rộng ra là trong cả khu vực đô thị.
Vì vậy khi bố trí và thiết kế các công trình, cần cân nhắc kỹ càng các yếu tố:
+ Chiều sâu, Chiều rộng;
+ Góc công trình (các công trình nằm ở góc phố);
+ Chức năng (đa dạng);
+ Tính linh hoạt của công trình.
+ Chiều sâu công trình: Chiều sâu công trình có tác động rất lớn đến mức độ cần thiết của việc chiếu sáng và thông thoáng nhân tạo. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng bố trí các chức năng sử dụng khác nhau cho công trình. Để đánh giá tác động của chiều sâu đến khả năng chiếu sáng thông thoáng tự nhiên của công trình - tức là chất lượng sử dụng của nó. Như vậy, khi quy hoạch chi tiết và TKDT, chúng ta cần cân nhắc chiều sâu và hình dạng lô đất một cách thận trọng vì nó là tiền đề của chiều sâu công trình, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không gian và môi trường sinh hoạt trong công trình. Nên hạn chế phân lô quá dài, chỉ có 1 mặt thoáng, hoặc hai lô có khoảng cách giữa hai lưng quá hẹp.
+ Công trình góc: Công trình ở vị trí góc đường là nơi có tác động thu hút thị giác nổi bật, có hai mặt tiền nên có cơ hội tạo nhiều lối vào công trình, nên có điều kiện rất tốt để công trình chứa các chức năng đa dạng rất rõ rệt, điều kiện đặc biệt. Để nâng cao chất lượng thẩm mỹ chung của kiến trúc đô thị, cần có những giải pháp thiết kế đặc biệt cho các công trình ở góc phố. Tại phía góc công trình dịch vụ công cộng được thiết kế không gian sinh động, bằng những chi tiết hoa văn, cây xanh.
+ Chiều rộng công trình: Chiều rộng công trình sẽ tác động đến khả năng tiếp nhận một cách linh hoạt các chức năng khác nhau của công trình; có ảnh hưởng đến nhịp điệu dọc của công trình và tính sinh động chung của tuyến phố. Công trình có bề rộng 5 đến 7m có hai hoặc nhiều mặt thoáng là hình thức được kiểm chứng là linh hoạt nhất: có thể xây dựng nhà nhà lô phố kết hợp cửa hàng, cửa hiệu nhỏ và nhiều chức năng sử dụng đa dạng đồng thời. Vì vậy, khi phân chia lô đất cần cân nhắc và chọn chiều rộng lô thích hợp để tối đa hóa giá trị của công trình
6.1.3. Mật độ xây dựng:
Chi tiết xem bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật.
6.1.4. Tầng cao xây dựng:
Ở khu vực dự án chủ yếu là công trình 1 - 5 tầng, bên cạnh đó có bố trí công trình điểm nhấn (trụ sở cơ quan có chiều cao 2-10 tầng).
Chiều cao của công trình này được xem xét trong mối quan hệ với tỉ lệ chiều cao chung của tuyến phố và bề rộng đường, tầm nhìn chung của toàn khu vực, tạo cảm giác đóng không gian. Công trình nhà ở hỗn hợp cao có thể đóng vai trò tích cực tại khu vực của dự án. Tuy nhiên, điều này vẫn cần phải cân đối với những ảnh hưởng tiêu cực mà công trình cao tầng có thể gây ra về vấn đề vi khí hậu (sự hút gió, hay bóng râm quá lớn), ảnh hưởng đến môi trường của các công trình lân cận và mức độ hiệu quả hoạt động của công trình (có khả năng các công trình ít lối vào, và nhiều người sử dụng công trình bị ngăn cách với đường phố).
Chiều cao của các công trình được thiết kế tạo nên hình ảnh cho khu đô thị có độ cao từ phía Đông và thấp dần về phía Tây.
Tầng trệt của các công trình công cộng luôn có sự gắn kết với các không gian đi bộ, không gian này phải càng đông vui, càng hấp dẫn càng tốt.
6.1.5. Khoảng lùi công trình:
- Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới.
- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè).
* Quy định về cốt nền hoàn thiện công trình:
- Công trình nhà ở: 0,15m – 0,45m so với ±0,000 (cốt hoàn thiện vỉa hè).
- Công trình trụ sở cơ quan: 0,45m – 1,35m so với ±0,000 (cốt hoàn thiện vỉa hè).
- Công trình thương mại dịch vụ, trường học: 0,15m – 0,75m so với ±0,000 (cốt hoàn thiện vỉa hè).
* Độ vươn ra của ban công:
- Các bộ phận của nhà ở được nhô quá chỉ giới xây dựng được quy định cụ thể như sau:
+ Kích thước ô văng, ban công và bậc tam cấp được nhô ra bằng 1,2m (nếu lộ giới >12m ¸ 15m).
+ Kích thước ô văng, ban công và bậc tam cấp được nhô ra bằng 1,4m (nếu lộ giới lớn hơn 15m).
+ Kích thước ô văng, ban công nhô ra bằng 1,4m (nếu lộ giới lớn hơn 15m).
* Đối với hai trục đường chính Hồ Xuân Hương và đường N1: cốt nền hoàn thiện công trình nhà ở là 0,45m so với ±0,000 (cốt hoàn thiện vỉa hè), chiều cao tầng một là 4,2m, ban công được nhô ra quá chỉ giới xây dựng đồng nhất là 1,2m và công trình có chiều cao từ 2-5 tầng.
6.1.6. Hệ thống không gian mở:
* Nguyên tắc thiết kế
+ Thiết kế cách tiếp cận đến các không gian mở dễ dàng
+ Kết nối các không gian mở thành hệ thống
+ Dùng các yếu tố cây xanh cảnh quan để cải thiện vi khí hậu
+ Xây dựng cơ chế quản lý không gian mở ngay từ khi thiết kế
a. Thiết kế hệ thống không gian trống:
Tạo ra đa dạng các hình thức không gian trống: Có nhiều loại hình không gian trống trong khu vực nghiên cứu. Những không gian mở này được thiết kế linh hoạt và liên hòa với nhau tạo thành một hệ thống không gian mở hấp dẫn. Điều này tạo cho người dân càng có nhiều cơ hội vui chơi, thư gian và yêu mến nơi ở của họ.
Các loại hình không gian mở trong khu đô thị mới được thiết kế từ những không gian lớn đến những không gian nhỏ. Từ những không gian công cộng cho tới những không gian mở ở trước từng ngôi nhà, những không gian này đều được quản lý, thiết kế tạo nên hệ không gian mở hữu ích.
+ Sân bãi phục vụ vui chơi, thể dục thể thao trong khu vực dự án không thể thiếu những không gian dành cho những hoạt động của trẻ em. Những không gian mở này được đặt chính thức thành các khu vui chơi giải trí có ý đồ, ví dụ như sân bóng đá, sân bóng rổ, sân chơi trẻ em.
+ Quảng trường phía trước công trình: Các không gian công cộng này được thiết kế có khoảng lùi thích hợp tạo nơi giao lưu, đi lại thích hợp. Những không gian này bố trí tại phía trước các công trình dịch vụ như: trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan, trường học…
+ Sân chung: Là không gian bán tư hữu, không mở ra cho toàn thể cộng đồng mà thường được bố trí bên trong các ô phố, có vai trò như không gian trống phục vụ chung cho toàn bộ dân cư trong một ô phố, một nhóm nhà nhất định. Những không gian này được thiết kế với ghế ngồi, gách lát, hoa cỏ, đèn chiếu sáng, tạo nên một không gian thân thiện cho người dân.
+ Sân chơi cho trẻ: Là các không gian trống nhỏ làm sân chơi cho trẻ, thường được rào chắn an toàn và nằm trong phạm vi đi bộ từ các nhà ở xung quanh, được quan sát trông nom dễ dàng bởi dân cư xung quanh.
+ Sân trong (của một công trình): Các không gian này là không gian mở tư hữu, được đảm bảo một khoảng lùi nhất định dùng để đỗ và sữa chữa xe cộ, phương tiện giao thông cá nhân, không gian xanh trước từng ngôi nhà.
b. Thiết kế hệ thống các tuyến, điểm cây xanh cảnh quan:
+ Các tuyến cây xanh đường phố:
- Khu cây xanh: Khu vực này được thiết có nhiều cây cối, hoa cỏ nhiều mầu sắc, kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng, tiện ích đô thị tạo nên khu vui chơi giải trí lý tưởng cho người dân địa phương. Khu vực này được bố trí đường dạo và trở thành khu công viên của khu vực là điểm dừng trong khu đô thị.
- Các không gian xanh: Các bãi cỏ - thường là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như nơi giao lưu, gặp gỡ, trò truyện hoặc tổ chức các hoạt động thể thao như đánh cờ, đá bóng, đấu vật trong khu dân cư.
- Hệ thống cây xanh trên đường bao gồm: Cây bóng mát, cây trang trí trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông. Quản lý, trồng, chăm sóc cây xanh phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 quy định về quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 18/9/2014 ban hành danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên đường phố công viên – vườn hoa và các khu vực công cộng khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
6.1.7. Xác định các không gian cảnh quan tạo lập hình ảnh đô thị:
a. Các khu vực trung tâm:
Tại các điểm tiếp cận đến các khu vực đặc biệt như khu trung tâm, khu vui chơi giải trí, hay tại các lối vào chính khu dân cư, tại các nút giao thông, các đầu mối giao thông như ngã ba, ngã tư của các điểm giao cắt giao thông... được khai thác để bố trí các công trình kiến trúc đặc biệt như cổng chào, trang trí đường phố với hình thức kiến trúc phong phú, phù hợp với ý nghĩa của địa điểm. Điều này không những làm tăng thêm những đặc trưng, tạo nên những hình ảnh hấp dẫn cho các khu vực khác nhau trong khu đô thị và toàn bộ khu vực nói chung mà còn giúp người sử dụng cảm nhận được không gian, xác định phương hướng và đường đi trong không gian được dễ dàng, hiệu quả.
b. Các khu nhà liền kề:
Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà liền kề cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất cho một khu vực về chỉ giới; nhịp điệu kiến trúc theo phương ngang, phương đứng; chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng;
+ Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
+ Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
+ Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
+ Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau;
+ Các công trình cần cân nhắc và khống chế sự chênh lệch giữa cốt sàn tầng trệt so với cốt vỉa hè: tránh tình trạng cốt chênh quá lớn khiến vệt dắt xe máy lấn chiếm và cản trở việc đi lại của mọi người trên vỉa hè chung.
+ Các chức năng sử dụng ở tầng trệt của các công trình, tổ chức các hoạt động bên trong công trình sao cho nó góp phần làm sinh động không gian nhìn từ bên ngoài, cải thiện diện mạo và không khí khu vực (cafe, quán ăn, cửa hiệu, sảnh lớn, phòng đón tiếp, …)
+ Với những dãy phố có hướng bất lợi (hướng Tây, Tây-bắc) phải sử dụng vật liệu che nắng tạm thời để đảm bảo mỹ quan chung. Khuyến khích sử dụng đồng bộ một kiểu mái che, tấm che trên một tuyến phố, khu phố để nhấn mạnh đặc trưng nhân tạo của khu vực.
c. Công trình dịch vụ công cộng:
Các công trình dịch vụ công cộng trong đơn vị ở bao gồm: trường học, nhà trẻ, và các điểm dịch vụ công cộng. Để không gian được hấp dẫn hợn các điểm dịch vụ công cộng trong đơn vị ở tạo dựng không gian sống động bằng các hình thức không gian ngoài trời như mái dù, vỏ mỏng…
d. Các trục không gian chủ đạo:
Các không gian dạng tuyến được định hình bằng các công trình nhà liền kề dọc theo các tuyến đường của khu vực, và hàng cây hai bên của những con đường được thiết kế tạo ra những tuyến cảnh quan hấp dẫn. Và hiệu quả thị giác đạt được cao hơn nữa tại những điểm chốt đẹp ở cuối con đường hoặc tại những ngã ba, ngã tư của con đường bằng việc khai thác được những cảnh quan đẹp (bồn nước, vườn hoa, công trình ...) ở cuối tuyến.
Sự kết hợp giữa ngôn ngữ tuyến (tuyến thị giác) và điểm (công trình chốt) là một thủ pháp đạt hiệu quả về thị giác thẩm mỹ rất cao được áp dụng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực đô thị.
e. Khu vực cửa ngõ, nút giao thông, quảng trường:
- Không gian cửa ngõ, nút giao thông: Những không gian này được thiết kế tạo nên điểm nhấn cho khu vực và điểm dẫn hướng tuyến cho không gian kế tiếp.
- Quảng trường: đây là những không gian công cộng chứa những nút hoạt động (ví dụ các phố cafe, phố chợ, phố đi bộ...) cùng với các khu vực bổ trợ - là những không gian yên tĩnh để nghỉ chân và quan sát mọi người.
g. Các công trình điểm nhấn:
Trong khu vực nghiên cứu công trình điểm nhấn (landmark) là khối công trình trụ sở cơ quan có chiều cao nổi trội. Công trình điểm nhấn ‘landmark’ này giúp người dân định hướng trong không gian, nhấn mạnh tầng bậc không gian, và tạo hình bóng đô thị hấp dẫn.
Vị trí công trình điểm nhấn này được lựa chọn và bố trí một cách khéo léo tại ngã giao cắt giữa trục đường lớn N1 và đường Phú Riềng Đỏ của khu đô thị sẽ làm tăng hiệu quả tổ chức cảnh quan kiến trúc trong khu vực.
* Không gian trọng tâm trong khu vực dự án:
Với các hướng liên kết chính của dự án với vùng xung quanh, xét thấy với tầm các ưu thế chính, các không gian trọng tâm của dự án:
+ Trục đường N1 có hướng đón chính với dự án từ cửa ngõ phía Đông đón tầm nhìn từ đường Phú Riềng Đỏ về tới khu vực dự án (khu vực bố trí các công trình cao tầng) tạo được điểm nhấn và không gian đồ sộ cho khu đô thị.
+ Trục đường Hồ Xuân Hương chạy ngang khu đô thị, đây là trục giao thông quan trọng có chỉ giới đường rộng (32m), dự án đã bố trí tập trung các công trình nhà ở liền kề thấp tầng.
+ Trục giao thông cảnh quan đẹp trong khu đô thị được xác định theo hướng Đông Tây chạy ngang khu đô thị (trục đường N1). Hai bên trục đường tổ chức các khu nhà liên kế và công trình công cộng của khu dân cư (trường mẫu giáo, công viên cây xanh) và từ trục trung tâm này liên hệ thuận tiện với các khu vực khác trong khu đô thị tiện lợi bằng các trục đường chính trong khu đô thị. Đồng thời từ đây liên hệ với các hướng liên kết chính của thành phố tiện lợi.
* Giải pháp tổ chức không gian trong khu đô thị :
Với cơ cấu của phương án chọn, giải pháp tổ chức không gian cảnh quan được bố trí cho các khu vực như sau:
+ Các công trình công cộng gồm: cơ quan hành chính, công trình hạ tầng xã hội nhà trẻ, trường học,…
+ Các công trình cao tầng như trung tâm thương mại 2- 5 tầng đón tầm nhìn từ đường Phú Riềng Đỏ về trục trung tâm, vị trí được bố trí liên hệ rất tiện lợi và góp phần sầm uất, tấp nập cho khu trung tâm.
+ Còn lại được bố trí các khu nhà liền kề là hình thức khép kín cho khu đô thị. Nhà xây dựng tại khu vực tối đa là 5 tầng, mật độ xây dựng tối đa 80%.
* Cây xanh:
Trong khu ở được tổ chức các khu cây xanh tập trung: khu cây xanh công viên bố trí hai bên trục đường N1. Đây là khu cây xanh công viên tập trung của khu dân cư. Mật độ xây dựng khoảng 5%, công trình kiến trúc cao 1 tầng. Nơi đây tổ chức trồng cây xanh có kết hợp bố trí các sân nghỉ, sân chơi, tạo nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt cho người dân trong các nhóm nhà. Ngoài ra cây xanh còn được bố trí trồng trên vỉa hè của các đường trong khu ở và cây trồng trong các phần đất trống trong các nhà sân vườn, nhà biệt thự, các khu chung cư và các công trình công cộng. Tạo cho khu ở có đều diện tích cây xanh phân bố đều, tạo cho môi trường luôn xanh mát.
Với cách bố cục của dự án, chọn hướng chính để xây dựng các công trình kiến trúc là hướng Bắc và hướng Nam; đây là các hướng ít chịu nắng nóng và đón được nhiều gió mát, là đặc điểm tận dụng tốt điều kiện tự nhiên cuả khu vực.
6.1.8. Xác định những yếu tố tiện ích đô thị:
a. Trang thiết bị kỹ thuật:
+ Trang thiết bị đường phố bao gồm: chiếu sáng đô thị, thùng rác, vệ sinh công cộng, hàng rào...
+ Chiếu sáng đô thị: Thông thường, các hệ thống chiếu sáng được bố trí để phục vụ đường giao thông cơ giới. Trong TKĐT, chiếu sáng cần nâng lên thành một ‘nghệ thuật’ vừa trang hoàng cho công trình, cho không gian, vừa chiếu sáng cho cả người đi bộ và các phương tiện cơ giới. Ánh sáng có thể được tạo ra từ các cột đèn đường, từ các đèn lắp trên các tòa nhà, hay trên các cột đèn thấp, các đèn từ dưới hất lên, các đèn đặc biệt chiếu cây xanh, các ánh sáng chiếu vào mặt đứng các công trình hay chính ánh sáng hắt ra từ của sổ các tòa nhà. Bằng sự kết hợp tất cả các nguồn sáng trên, chúng ta sẽ đạt được một mức chiếu sáng mong muốn và qua đó thu hút sự chú ý đến những phần nhất định của không gian và che dấu đi những phần khác. Hình dạng và màu sắc của ánh sáng cũng tạo ra hiệu quả khối ba chiều, biến đổi cảm nhận của chúng ta đối với không gian và trang hoàng cho cảnh quan đêm của khu vực. Càng sáng, càng thu hút được các hoạt động của con người trong đêm.
+ Trang thiết bị đường phố khác: được bố trí thuận tiện cho người sử dụng.
- Ghế ngồi: Những đồ vật này cần thiết kế đơn giản, dễ kê, gắn, phản ánh tính đương đại, hài hoà với cảnh quan xung quanh, tạo ra ấn tượng cho từng khu vực.
- Đồ cần bền và vật liệu phù hợp với tính năng nhươ: ghế ngồi không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè...
- Ghế ngồi phù hợp với cảnh quan xung quanh. Sử dụng vật liệu ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
- Tuỳ theo chức năng mà sử dụng phù hợp.
- Khoảng cách tối thểu là 100m bố trí một cụm ghế ngồi.
+ Thùng rác: Về quy cách thùng rác được thiết kế với kích thước phù hợp, thuận lợi với việc lấy rác, bỏ rác. Kích thước 300x600 mm; 400x700 mm. Dọc những trục đường chính của quảng trường cứ 200 m bố trí đặt một thùng rác.
+ Không gian ngoài trời: Sử dụng kết cấu nhẹ, thông thoáng không che lấp tầm nhìn ra hồ. Có sử dụng những mầu sắc gây bắt mắt.
+ Hàng rào, cổng: Cổng ra vào Cổng ra vào tạo thành điểm nhấn, có phong cách riêng.
- Hàng rào trong khu vực không được quá cao, hình thức phù hợp với cảnh quan xung quanh. Khuyến khích sử dụng hàng rào ước lệ, có thể bằng cây xanh cắt xén, không liên tục hoặc bằng bồn cây hoa kết hợp với hàng rào hoa sắt thấp để không tạo cảm giác ngăn cách không gian.
b. Trang trí nghệ thuật trong đô thị:
Các công trình nghệ thuật công cộng góp phần không nhỏ trong việc tạo đặc trưng cho một địa điểm, và thu hút mọi người đến chơi và ghé thăm nơi đó. Chỉ mất thêm một chút kinh phí nhưng lại nâng cao chất lượng không gian lên một bậc. Là kiến trúc nhỏ làm đẹp không gian, thêm phần dịu mát cho các xứ nóng, Chòi nghỉ.
Tượng sẽ được đặt ở những vị trí mà dễ nhìn thấy từ mọi hướng, nơi mọi người có thể gặp gỡ, giao lưu.
c. Biển chỉ dẫn và quảng cáo:
- Biển chỉ dẫn: Hệ thống biển chỉ đường nhiều khi lại gây rắc rối rất nhiều cho người tham gia giao thông. Thêm nữa, các biển chỉ đường, biển tên phố chỉ phục vụ cho các phương tiện cơ giới; biển hiệu cho người đi bộ thì hoàn toàn không có. Để cải thiện tình trạng trên, cần:
Thiết kế thống nhất và phối hợp hệ thống biển hiệu trên một phạm vi lớn.
Có thể dẫn hướng người đi bộ thông qua kiểu cách lát đường, đặt các biểu tượng nghệ thuật trên mặt đường, vỉa hè; và sử dụng các cách sáng tạo khác để giúp mọi người dễ dàng tìm hướng.
- Biển quảng cáo:
Thông tin về văn hoá, xã hội, lịch sử, môi truờng, thông tin về quảng cáo, thông tin đặc biệt, triển lãm đặc biệt..., thường đựơc đặt ở những nơi ra vào chính, hướng chính.
6.2. QUY HOẠCH KHUNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG:
6.2.1. Thiết kế môi trường đi bộ:
Giao thông: Thể hiện rõ các luồng giao thông, các phương tiện lưu thông trên tuyến đường, thứ tự ưu tiên cho các loại phương tiện, các điểm giao cắt, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo…
* Nguyên tắc thiết kế:
Chúng ta luôn nhận thức một cách rõ ràng trong nguyên tắc thiết kế đô thị và thiết kế giao thông đô thị, hoạt động đi bộ luôn được xem là loại hình giao thông có lợi cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và nuôi dưỡng các giao tiếp xã hội. Vì vậy, không gian đi bộ trong khu vực nghiên cứu luôn là loại hình giao thông được khuyến khích. Để phát triển loại hình hoạt động này, hệ thống đường đi bộ được thiết kế có chất lượng cao, hấp dẫn, an toàn với đèn chiếu sáng, hình thức vỉa hè, không gian...được bố trí phù hợp và tiện ích.
Hệ thống đường đi bộ được thiết kế dựa theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Kết nối: các tuyến đi bộ luôn luôn được thiết kế liên kết tới những địa điểm mà mọi người muốn hoặc cần phải tới.
- Tiện lợi: các tuyến đi bộ dễ đi, dễ qua đường.
- Sinh động: các tuyến đường hấp dẫn, nhộn nhịp, an toàn và đơược chiếu sáng đầy đủ hấp dẫn.
- Dễ chịu: chất lượng và bề rộng đường được thiết kế luôn phù hợp với người dân, trên đừơng đi luôn đảm bảo không có nhiều vật chơớng ngại vật, đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
- Rõ ràng: Các tuyến đi bộ dễ dàng tìm và định hướng đi, đường đi được chỉ dẫn bằng vật liệu lát và hay biển hiệu đầy đủ tại các điểm quan trọng. Ngoài ra các tuyến đường đi bộ được thiết kế riêng cho người tàn tật.
6.2.2. Thiết kế đường phố và tổ chức giao thông đường phố:
Đường phố là không gian công cộng quan trọng nhất, là không gian đa chức năng: là không gian giao thông, không gian để tiếp cận tới các công trình, và không gian của các giao tiếp xã hội. Hệ thống đường trong khu quy hoạch mới đuợc thiết kế như sau:
-
Tuyến N1: B mặt =14m, B vỉa hè = 2x5m, B dãy phân cách =4m.
-
Tuyến D2; D3; D4; : B mặt =9m, B vỉa hè = 2x5m.
-
Tuyến N2 : B mặt =9m, B vỉa hè = 2x4m.
-
Tuyến N1 : B mặt =7m, B vỉa hè = 6m.
-
Các tuyến còn lại : B mặt =7m, B vỉa hè 3-4m.
Khi thiết kế hệ thông đường phố, ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật thuần túy, cần đặc biệt quan tâm đến vai trò “xã hội” của đường phố. Sự quan tâm này thể hiện ở:
a. Phân loại đường phố:
- Giao thông chính: Tuyến đường rộng, được thiết kế cảnh quan đẹp với những hàng cây, vỉa hè, bồn hoa, và hệ thống chiếu sáng một cách trang trọng.
- Giao thông khu vực: Phố có tính chất thương mại, dịch vụ mạnh, nơi các hoạt động đô thị diễn ra một cách đậm đặc. Phố thường có mặt đứng tuyến phố sinh động, nhiều màu sắc với biển hiệu, đèn chiếu sáng.
- Giao thông nội bộ: Đường trong các khu dân cư, có mức độ giao dịch thương mại vừa phải.
b. Thiết kế đường phố có gắn với các không gian xã hội:
- Cân nhắc các hoạt động sẽ bố trí dọc theo phố.
- Đường phố trong từng khu vực chức năng được thiết kế phố phù hợp với các hoạt động tương ứng.
- Tốc độ giao thông và tổ chức cho qua đường cho người đi bộ:
+ Thiết kế phần cho người đi bộ qua đường thật rộng và rõ ràng.
+ Giảm tốc độ GT cho các đường phố là không gian xã hội quan trọng.
6.2.3 Tổ chức nơi đỗ xe:
Trong khu vực dự án hình thành 01 điểm đỗ xe công cộng và các điểm đỗ xe ở trong khu thương mại dịch vụ và trong các khu cây xanh công viên. Các điểm đỗ xe được tính toán phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy mô dân số trong khu vực.
Các điểm tổ chức nơi đỗ xe trong đồ án TKĐT được cân nhắc cẩn thận theo các bước sau:
- Bố trí nơi đỗ: Nơi đỗ xe không được lấn át, cản trở các thành phần khác.
- Bố trí sau, dưới, trên hoặc bên cạnh công trình để tránh làm giảm mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến người đi bộ và xe đạp.
- Nơi đỗ xe phải dễ quan sát.
- Bãi đỗ ở các trung tâm thương mại: tích hợp bãi đỗ xe vào hệ thống cảnh quan, sử dụng cây xanh để cải thiện hình ảnh bãi đỗ xe mênh mông, buồn tẻ. Kết hợp chỗ đỗ xe và phần cây xanh trên đường phố.
- Gara ngầm: được bố trí phía dưới cụm nhà chung cư cao tầng điều này vừa tận dụng được diện tích vừa hạn chế những ảnh hơưởng xấu đến mỹ quan chung.
- Dịch vụ: bố trí hướng dịch vụ (phân phối và chất tải hàng hóa) ở mặt sau công trình; hạn chế ảnh hưởng mỹ quan của khu vực phụ; sử dụng công cụ quản lý theo thời gian.
6.3. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Về HTKT, khu vực nghiên cứu giải quyết các vấn đề kỹ thuật khác là:
* San nền-thoát nước mưa: tỷ lệ lấp đầy mức phủ, hình thức mặt phủ, hình thức các hệ thống thoát nước mưa lộ thiên, hình thức (phần lộ thiên) các giếng thăm, hố ga, bó vỉa, trang trí gốc cây...
-
San nền: san nền nạo vét đất hữu cơ và san nền đường giao thông.
-
Cống BTCT có đường kính D600 – D1.500mm, cống nằm dưới lòng đường.
-
Kích thước đảm bảo để đấu nối đường cống.
a. Yêu cầu thiết kế hệ thống thoát nước:
+ Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt được lấy theo tiêu chuẩn thoát nước và được thiết kế theo chế độ tự chảy. Nếu không thể tự chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài phải thiết kế trạm bơm thoát nước. Thiết kế hệ thống thoát nước bên trong cần tuân theo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
+ Nước mưa và các loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt hè, đường phố mà phải theo hệ thống cống, ống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.
+ Hệ thống thoát nước mưa trên mái đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong năm. Hệ thống thoát nước mưa trên mái được thu gom qua các phễu thu chảy đến các ống đứng, nước mưa từ mái nhà đều phải được nối vào hệ thống thoát nước của nhà. Cách bố trí phễu thu nước mưa trên mái phải dựa vào mặt bằng mái, diện tích thu nước cho phép của một phễu thu và kết cấu mái nhà.
+ Mỗi căn nhà phải lắp đặt bể tự hoại để xử lý nước thải của khu vệ sinh trước khi thải vào vào hệ thống thoát nước chung của đô thị. Nên bố trí hệ thống thoát nước phân tiểu và nước sinh hoạt riêng. Bể tự hoại được đặt ngầm dưới đất và phải có vật che chắn bảo vệ.
+ Toàn bộ hệ thống thoát nước thải phải đặt ngầm. Hệ thống thoát nước của mỗi nhà phải nối với hệ thống thoát nước chung của khu phố.
+ Hệ thống ống đứng không được phép rò rỉ và phải bố trí không ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc. ống thoát nước mưa, máng xối không được phép xả nước sang rãnh đất kế cận.
* Cấp nước: Hình thức các phương tiện cấp nước công cộng như: điểm cấp nước sạch tinh khiết tự động. Hình thức các trạm bơm tăng áp, đài nước…, các thiết bị phục vụ cấp nước tại các vị trí nhạy cảm về cảnh quan.
- Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp nước.
+ Thiết kế hệ thống cấp nước cho nhà ở phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
+ Cần có bể chứa nước trên mái với khối lượng dự trữ cho một ngày đêm. Bể chứa nước trên mái phải được thiết kế phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà, không tạo sự tương phản trong hình thức kiến trúc mặt đứng. Phải có bể chứa nước ngầm trong từng nhà để đảm bảo cấp nước thường xuyên cho sinh hoạt và nước phòng chống cháy khi cần thiết.
+ Đường ống cấp nước vào nhà và phải được nối với đường ống cấp nước chung của khu ở.
* Thu gom và xử lý nuớc thải: Hình thức các nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải tại các vị trí nhạy cảm về cảnh quan.
* Vệ sinh môi trường: Các hình thức thu gom CTR, các phương tiện thu gom CTR, các tuyến thu gom, vị trí, quy mô các điểm tập kết CTR, hình thức các phương tiện thu gom CTR…
* Cấp điện: Đề xuất hình thức chiếu sáng, loại đèn, loại cột, màu sắc cho từng loại hình như: Các điểm nhấn đô thị, các công trình công cộng: công viên, vườn hoa, quảng trường, đường phố, vườn hoa, cây xanh …
b. Yêu cầu về thiết kế chiếu sáng:
+ Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở liên kế phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
+ Nếu kết hợp chiếu sáng tự nhiên với che chắn nắng thì các giải pháp kiến trúc không được ảnh hưởng đến chiếu sáng tự nhiên.
+ Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.
- Hạ ngầm toàn bộ hệ thống dây điện, điện chiếu sáng, cáp thông tin liên lạc, đồng thời thay thế trạm biến áp treo bằng loại trạm kios.
- Thiết kế dây đèn trang trí chăng qua đường với các biểu tượng và lời chào đón của khu dự án ở những điểm khu vực trung tâm.
- Các công trình kiến trúc lớn, như khu nhà trụ sở cơ quan, công trình công cộng, để tạo điểm nhấn về ban đêm yêu cầu bắt buộc phải có đèn trang trí, đèn pha chiếu sáng công trình.
+ Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống điện cần tuân theo các yêu cầu sau:
- Tủ phân phối điện phải có dây tiếp đất và phải có công tắc ngắt điện tự động. Các tủ phân phối điện phải làm bằng kim loại và kích cỡ phải phù hợp cho các loại mạch điện.
- Hệ thống chống sét phải được lắp đặt trên đỉnh của cấu trúc nhà và có dây tiếp đất. Tính toán hệ thống chống sét tuân theo TCXD 46-1984 "Chống sét cho các công trình xây dựng- Tiêu chuẩn thiết kế".
-
Đèn chiếu sáng sử dụng đèn Led đặt trên cột sắt.
* Hệ thống thông tin liên lạc: Tuyến đường dây, đường cáp thông tin, vị trí, hình thức các hộp cáp, hình thức, vị trí các thiết bị thông tin công cộng…
c. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông và hệ thống kỹ thuật khác:
+ Thiết kế đồng bộ hệ thống viễn thông và cáp truyền hình trong và ngoài công trình. Các loại dây phải đủ dung lượng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trước mắt và trong tương lai. Trong trường hợp cần thiết có thêm hệ thống điều khiển từ xa các thiết bị kỹ thuật.
+ Thiết kế hệ thống chống cháy và an toàn phòng cháy phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế” và được cấp có thẩm quyền cho phép.
+ Thiết kế hệ thống chống trộm và bảo vệ an ninh cho toàn bộ ngôi nhà trong điều kiện có thể.
d. Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng:
-
Chỉ giới đường đỏ xác định trên cơ sở tim đường quy hoạch, mặt cắt ngang đường. Kích thước các góc vát ghi trực tiếp trên bản vẽ.
-
Chỉ giới xây dựng xác định trên cơ sở khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ. Ranh giới từng lô đất trong quy hoạch ghi trực tiếp trên bản vẽ.
-
Chỉ giới xây dựng cụ thể xem bản đồ quy hoạch giao thông.
7. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
7.1. Vấn đề nhà ở và bảo vệ môi trường:
Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và động lực phát triển.
Đánh giá phương án quy hoạch tổ chức không gian đô thị, mặt bằng quy hoạch sử dụng đất và xây dựng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng.
7.2. Mục tiêu của đánh gía tác động môi trường:
Phân tích có căn cứ khoa học những tác động tích cực và tiêu cực về môi trường mà hoạt động do khu dân cư gây ra.
Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp, khả thi để bảo vệ môi trường, xử lý hợp lý các mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực.
7.3. Các tài liệu làm căn cứ:
Luật bảo vệ môi trường 2014;
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
7.4. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực:
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:
Khu vực Quy hoạch hiện chủ yếu là đất trống nên không khí chưa bị ô nhiễm.
Hiện trạng chất lượng môi trường nước:
Nước ngầm: Hiện một số hộ dân trong khu vực vẫn sử dụng nguồn nước ngầm thông qua hệ thống nước giếng đào hoặc giếng khoan.
7.5. Đánh giá môi trường chiến lược của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường:
Các nguồn gây ô nhiễm chính:
-
Trong giai đoạn xây dựng dự án:
- Tác động do việc phát quang san lấp mặt bằng:
Làm xáo trộn hệ sinh thái khu vực, mặt khác nó sinh ra các loại bụi đất, cát, mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực.
- Tác động từ việc thi công xây dựng các công trình:
+ Ô nhiễm do bụi đất, đá tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và môi trường chung quanh (dân cư, hệ động thực vật).
+ Ô nhiễm nhiệt từ bức xạ mặt trời, từ quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt cháy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công).
+ Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện cơ giới.
+ Ô nhiễm do nước thải từ các sinh hoạt của công nhân, từ việc giải nhiệt các thiết bị và các khu tồn trữ nhiên liệu.
+ Ô nhiễm do tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường.
-
Trong giai đoạn hoạt động dự án:
Đây là vấn đề ô nhiễm đặc trưng của khu dân cư; do lượng dân cư tập trung tương đối lớn nên ảnh hưởng đến nhu cầu về điện, nước, thực phẩm, giao thông, liên lạc tăng cao và lượng chất thải. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt vệ sinh hàng ngày của người dân, các khu dịch vụ như vui chơi giải trí, khu thương mại, dịch vụ, … Nếu không tập trung xử lý sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước trong khu vực.
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa là nước quy ước sạch có thể thải trực tiếp ra môi trường.
- Chất thải rắn:
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ nhà dân, rác quét đường, rác từ các khu thương mại … và các chất hữu cơ. Các loại rác có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng phải được thu gom phân loại và xử lý riêng.
Với tiêu chuẩn rác thải 1kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải khu dân cư khoảng 3,0 tấn/ngày, nếu không được quản lý tốt chất thải này sẽ ảnh hưởng đến môi trường khu vực.
- Bụi và tiếng ồn:
Dự án được xây dựng kết hợp với khu ở và các công trình công cộng, mật độ cây xanh phân bố tương đối đồng đều nên phần nào hạn chế ảnh hưởng môi trường.
7.6. Đánh giá tác động của dự án đến yếu tố tự nhiên- môi trường kinh tế và xã hội:
a. Tác động đến môi trường nước:
- Ảnh hưởng của nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ chủ yếu là Carbonhydrat dễ bị vi sinh vật phân hủy được xác định gián tiếp qua nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), đây là thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước.
- Ảnh hưởng của nước thải dầu mỡ:
Khi xả vào nguồn nước phần lớn dầu loang trên mặt nước, cặn bã chứa dầu khi lắng xuống sẽ bị phân hủy tích tụ trong bùn gây ô nhiễm cho vi sinh vật nước.
- Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng trong nước thải:
Tác hại về mặt cảm quan như tăng độ đục nguồn nước, gây bồi lắng hồ suối.
- Ảnh hưởng của nước thải bị nhiễm vi sinh vật:
Các vi sinh vật có trong nước thải sinh hoạt đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán, đây là tác nhân của các loại bệnh: Tả lỵ – Thương hàn – Bại liệt – Viêm dạ dày – Tiêu chảy cấp tính …
b. Tác động đến môi trường không khí:
- Ảnh hưởng của bụi:
Phát sinh từ bụi đất, cát, ximăng… khi tiếp xúc nhiều, lâu dài có thể bị các chứng bệnh về đường hô hấp.
- Ảnh hưởng của khí CO2:
Ở nồng độ 50.000 ppm có trong không khí có thể gây triệu chứng nhức đầu, khó thở. Ở nồng độ 100.000 ppm có thể nghẹt thở, ngất xỉu.
+ Đối với động vật:
Các chất ô nhiễm đối với người đều có tác hại với động vật qua đường hô hấp, gián tiếp qua đường nước uống. Các chất khí SO2, NO2, bụi hóa học, cơ học đều có tác hại cho động vật và vật nuôi.
c. Tác động của tiếng ồn và rung động:
Tiếng ồn và rung động là các yếu tố tác động lớn đến sức khỏe con người.
Tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong thời gian dài thính giác bị giảm sút dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp
Rung động tuy ảnh hưởng ít đến sức khỏe nhưng nếu độ rung lớn có thể gây lún, làm sạt lở công trình, gây biến dạng các kết cấu xây dựng.
d. Tác động của chất thải rắn:
Trong quá trình hoạt động dự án sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn đó là rác thải sinh hoạt. Nếu không thu gom và xử lý kịp thời sẽ làm tắc nghẽn cống rãnh, khi phân hủy sẽ hôi thối sinh ra các loại côn trùng ruồi muỗi trong đó có các vi trùng gây bệnh, mặt khác còn gây tác động xấu đến môi trường đất, nước.
e. Tác động đến các điều kiện kinh tế –xã hội:
Trước hết nó giải quyết tốt nhu cầu ở nên rất cần thiết tạo ra các khu nhà ở ổn định đảm bảo điều kiện vệ sinh, tăng các công trình phúc lợi, nâng cao mặt bằng dân trí và thúc đẩy việc đô thị hóa.
Trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động và kích thích sự phát triển của ngành dịch vụ, du lịch khác trong vùng.
7.7. Kết luận về các tác động của dự án:
a. Các tác động tích cực:
Tạo ra một khu dân cư được đầu tư hạ tầng đồng bộ trên địa thành phố.
Đóng góp phần nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kích thích sự phát triển các ngành như dịch vụ, du lịch trong vùng, kêu gọi được vốn đầu tư của các công ty trong và ngoài tỉnh.
Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân trong vùng.
Tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhất là trong giai đoạn xây dựng.
b. Các tác động tiêu cực:
Nếu không quan tâm đúng mức đến việc phòng chống và biện pháp bảo vệ môi trường thì sẽ có nhiều tác động tiêu cực xảy ra từ giai đoạn xây dựng dự án đến khi đi vào hoạt động.
7.8. Biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường:
a. Các biện pháp chung:
Khi quy hoạch, thiết kế dự án phải tính đến biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ngay từ đầu như phải đảm bảo các chỉ tiêu về mật độ cây xanh, đất giao thông, hệ thống thoát nước bẩn riêng có đúng tiêu chuẩn quy định, quy hoạch quản lý bãi rác thuận tiện cho việc thu gom vận chuyển về nhà máy xử lý chung của thành phố.
Hoạch định các biện pháp thi công, thời gian thi công phù hợp, cần tính đến việc hạn chế thấp nhất các tổn hại đến môi trường như giữ lại tối đa lớp đất màu bề mặt, nước mưa trong thời gian thi công được dẫn vào các ao lắng đất cát trước khi thoát ra hồ suối tránh ngập úng cục bộ, áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến.
Đất cát san lấp nền có nguồn gốc hợp pháp, có biện pháp hạn chế ô nhiễm khi vận chuyển nguyên vật liệu.
Quy hoạch láng trại, khu tập kết vật tư, chất dễ cháy nổ hợp lý, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, nhất là an ninh trên công trường.
* Khống chế ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng:
Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp để tránh tập trung vào một thời điểm.
Trong các ngày nắng để hạn chế ô nhiễm khói bụi, công trường cần thường xuyên phun nước với tần suất 03 lần/ngày.
Khi di chuyển vật liệu các xe phải phủ bạt kín tránh tình trạng rơi vãi vật liệu, khi bốc dỡ phải có trang bị bảo hộ lao động.
* Khắc phục tiếng ồn và rung động:
Mặc dù tác động này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, để giảm bớt tác động này cần có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng động lớn như búa máy, máy khoan, máy đào không được hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.
* Khống chế nước thải và chất thải:
Nước mưa sẽ cuốn theo đất đá, cát, ximăng…rơi vãi trên mặt đất nên cần được thu gom vào ao lắng.
Xây các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cho công nhân trên công trường, sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và phải san lấp các hầm tự hoại này.
Các chất thải trong thi công phải tập trung vào bãi chứa quy định, sau đó theo định kỳ sẽ được chuyển đến bãi rác.
Rác sinh hoạt không để lẫn vào rác xây dựng và phải chuyển đi trong ngày.
- Khống chế ô nhiễm khi dự án đi vào hoạt động:
+ Đối với nước thải sinh hoạt:
Cần tuân theo quy hoạch tách riêng biệt hai hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn.
Nước bẩn từng nhà dân phải đước xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải ra cống thu gom về trạm xử lý của thành phố.
+ Đối với nước mưa:
Cống thoát nước mưa khu dân cư chủ yếu dọc các đường, bố trí khoảng 30m/1 hố ga thu nước, nước mưa được phân lưu từng khu vực theo độ dốc địa hình thoát về lòng hồ.
+ Đối với chất thải rắn:
Tăng cường nhân lực và vật lực tương ứng cho đội vệ sinh môi trường để di chuyển hết lượng rác trong ngày.
b. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy:
Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy theo mạng vòng trong khu quy hoạch.
Các trụ chữa cháy phải bố trí dọc đường với khoảng cách từ 100 - 150m, nhất là các ngã ba, ngã tư đường.
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các thiết bị phòng và chữa cháy hiện đại công với tổ chức các đội phòng cháy chữa cháy thường trực trong các khu phố nhằm hạn chế thiệt hại khi sự cố xảy ra.
c. Một số biện pháp hỗ trợ:
Giáo dục thường xuyên ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cho toàn thể dân cư.
Thực hiện các chương trình về vệ sinh, tổ chức tốt mạng lưới y tế và quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm.
Đôn đốc người dân thực hiện các an toàn về điện, phòng cháy chữa cháy.
Thực hiện việc trồng và bảo vệ cây xanh các đường nội bộ để tạo bóng mát và cảm giác mát mẻ ngoài ra còn điều hòa môi trường và khí hậu tại khu vực dân cư.
-
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TT
|
Hạng mục
|
Thành tiền
|
(VNĐ)
|
1
|
Giao thông
|
57.606.368.700,0
|
2
|
San nền
|
7.029.162.800,0
|
3
|
Thoát nước mưa
|
9.569.700.000,0
|
4
|
Cấp nước
|
1.133.860.000,0
|
5
|
Cấp điện
|
11.741.255.000,0
|
6
|
Thoát nước thải
|
4.372.700.000,0
|
Tổng cộng
|
91.453.046.500,0
|
Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
-
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú đã cụ thể hóa được các định hướng về quy hoạch không gian, về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chung thành phố Đồng Xoài
- Đã hoàn thiện quy hoạch tổng thể khớp nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư với các khu lân cận. Đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, khai thác hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân khu dân cư.
Kiến nghị:
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú đã đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của nhiệm vụ đồ án, phù hợp với các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra. Các thiết kế bám sát các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành và các hướng dẫn thiết kế liên quan, đảm bảo khu vực hoạt động an toàn, đồng bộ, bền vững trong ngắn hạn và dài hạn.
Kính trình UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt, để tạo cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Trân trọng!
-
PHỤ LỤC
-
Các văn bản pháp lý kèm theo:
- Công văn số 2002/UBND-KT ngày 13/7/2018 của UBND tỉnh về việc lập quy hoạch trên diện tích đất thu hồi của Công ty Thương mại Dịch vụ Tân Bách Khoa;
- Công văn số 2160/UBND-KT ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện dự án Trung tâm thương mại Đồng Xoài;
- Công văn số 2413/UBND-KT ngày 23/7/2018 của UBND tỉnh về việc quy hoạch đất xây dựng Showroom trưng bày, sản xuất, bảo trì, cung cấp phụ tùng xe ô tô;
- Thông báo số 240/TB-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh về việc Kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh tại buổi họp xem xét phương án quy hoạch Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài;
- Thông báo số 289/TB-UBND ngày 08/11/2018 của UBND tỉnh về việc Kết luận của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh tại buổi họp xem xét phương án quy hoạch Khu trụ sở cơ quan phía Bắc phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài;
- Thông báo số 98/TB-UBND-KT ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh về việc kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp xem xét thông qua phương án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phía Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
- Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phí Bắc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài.
- Công văn số 31/SGTVT-HTGT ngày 09/01/2020 của Sở Giao thông vận tải về việc góp ý kiến chuyên ngành hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phí Bắc phường Tân Phú.
- Công văn số 80/SCT-QLNL ngày 14/01/2020 của Sở Công thương về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phí Bắc phường Tân Phú.
- Công văn số 132/UBND-KT ngày 07/02/2020 của UBND thành phố Đồng Xoài về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu trụ sở cơ quan và dân cư phí Bắc phường Tân Phú.
10.2. Phụ lục tính toán:
BẢNG CÂN BẰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
|
|
Stt
|
Chức năng
|
Ký hiệu
|
Quy mô (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
|
|
1
|
Đất ở nhà liền kề xây mới
|
LK1 ÷ LK12
|
41.363,8
|
14,04
|
|
2
|
Đất ở cải tạo chỉnh trang
|
CT1 ÷ CT5
|
96.929,1
|
32,89
|
|
3
|
Đất giáo dục
|
GD
|
3.645,1
|
1,24
|
|
4
|
Đất trụ sở cơ quan
|
CQ1; CQ2
|
24.946,4
|
8,46
|
|
5
|
Đất thương mại dịch vụ
|
TMDV
|
16.557,2
|
5,62
|
|
6
|
Đất cây xanh công viên
|
CX1 ÷ CX3
|
13.370,6
|
4,54
|
|
7
|
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
1.000,0
|
0,34
|
|
8
|
Đất bãi xe
|
BX
|
1.416,4
|
0,48
|
|
9
|
Đất bảo vệ hành lang suối
|
HL
|
1.199,0
|
0,41
|
|
10
|
Mặt nước
|
MN
|
782,2
|
0,27
|
|
11
|
Đất giao thông
|
|
93.495,2
|
31,73
|
|
Tổng cộng
|
|
294.705,1
|
100,00
|
|