HUYỆN CÀNG LONG– TỈNH TRÀ VINH
-----o0o-----
THUYẾT MINH TÓM TẮT
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CÀNG LONG,
TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2040
- 28.10.2020 -
THUYẾT MINH TÓM TẮT
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CÀNG LONG,
TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2040
Cơ quan
phê duyệt
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
|
Cơ quan
thẩm định
|
SỞ XÂY DỰNG TRÀ VINH
|
Cơ quan
tổ chức lập
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÀNG LONG
|
Đơn vị tư vấn
|
LIÊN DANH VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM VÀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – THIẾT KẾ - QUY HOẠCH – XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HUY KHƯƠNG
|
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM
VIỆN TRƯỞNG
ThS. KTS.
NGUYỄN THANH HẢI
|
CÔNG TY TNHH TV-TK-QH-XD-TMDV HUY KHƯƠNG
GIÁM ĐỐC
ThS. KTS.
KHƯƠNG NGỌC HUY
|
THUYẾT MINH TTÓM TẮT
Đồ án : QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CÀNG LONG,
TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2040
Địa điểm: Huyện Càng Long – tỉnh Trà Vinh
-
CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN : TS. KTS. LÊ QUỐC HÙNG
-
QUẢN LÝ KỸ THUẬT : KTS. NGUYỄN PHAN TRỌNG KHÔI
-
QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHUNG PHẦN HẠ TẦNG: KS. HÀ VĂN NGỌ
-
CHỦ TRÌ THIẾT KẾ:
-
QUY HOẠCH KIẾN TRÚC : TS. KTS. PHẠM ANH TUẤN
-
KỸ THUẬT HẠ TẦNG : KS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
-
GIAO THÔNG : KS. PHẠM QUANG SƠN
-
ĐIỆN & TT. LIÊN LẠC : KS. TRỊNH HUỲNH QUANG VINH
-
CẤP THOÁT NƯỚC & MT : ThS. KS. PHẠM NGỌC SÁU
-
CÁC CÁN BỘ THIẾT KẾ CHÍNH:
-
QUY HOẠCH KIẾN TRÚC : ThS. KTS. KHƯƠNG NGỌC HUY
: KTS.TRƯƠNG THỊ THANH TÙNG
: KTS. HOÀNG THỊ DẠ TÚ
: KTS. HOÀNG THỊ CHÚC THẢO
: KTS. PHẠM THỊ NGUYÊN
: KS. HUỲNH HOÀI TRUNG
: KS. PHẠM MINH TÂM
-
GIAO THÔNG : KS. PHẠM QUANG SƠN
: KS. PHÙNG THỊ THÚY PHƯỢNG
-
THOÁT NƯỚC MƯA – SAN NỀN : KS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
: KS. PHÙNG THỊ THÚY PHƯỢNG
-
CẤP THOÁT NƯỚC & MT : ThS. KS. PHẠM NGỌC SÁU
: KS. LÊ CHÍ TUẤN
-
CẤP ĐIỆN & THÔNG TIN LIÊN LẠC : KS. TRỊNH HUỲNH QUANG VINH
: KS. LÊ CHÍ TUẤN
-
KINH TẾ XÂY DỰNG : ThS. KS. VƯƠNG HOÀI NAM
Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch
LIÊN DANH VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM VÀ CÔNG TY TNHH TV-TK-QH-XD-TMDV HUY KHƯƠNG
PHẦN MỞ ĐẦU
-
TỔNG QUAN VÙNG HUYỆN CÀNG LONG
Huyện Càng Long là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Trà Vinh. Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, cách thành phố Trà Vinh khoảng 21 km, cách Vĩnh Long 43 km. Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội của Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
|
Hình 1.1.Mối liên hệ vùng huyện Càng Long trong vùng ĐB sông Cửu Long
|
Càng Long là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đang phát triển, tuy nhiên tốc độ còn chậm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm vai trò chủ đạo, nuôi trồng thủy sản đang phát triển dựa trên nguồn lợi từ sông Cổ Chiên.
-
LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Vùng huyện Càng Long có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh là khu vực đô thị hóa quan trọng của tỉnh với trục phát triển hình thành bởi thị trấn đã được công nhận là đô thị loại V, Thị trấn Càng Long là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của huyện, đầu mối giao thông quan trọng, có không gian đô thị phát triển mạnh theo 2 hướng: Quốc lộ 53 theo hướng Bắc Nam đi Tỉnh Vĩnh Long, Quốc lộ 53 theo hướng Đông Tây nối với Quốc lộ 60 ra cầu Cổ Chiên.
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1443/QĐ-TTg ngày 31/10/2018 đã nêu rõ mục tiêu: “Phấn đấu đưa tỉnh Trà Vinh trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng ĐBSCL. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đẩy mạnh công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa các đồng bào dân tộc trong tỉnh; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.
Đồng thời theo Định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 đã xác định vùng huyện Càng Long thuộc Cực phát triển phía Bắc theo cụm các đô thị gồm: Thành phố Trà Vinh (là đô thị hạt nhân) - thị trấn Châu Thành - thị trấn Càng Long. Với 2 trục đô thị hóa chính là trục Quốc lộ 53 và trục Quốc lộ 60.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Trà Vinh, Huyện Càng Long là huyện không những có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh, mà còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long.
Với sự thuận lợi về điều kiện giao thông, Quốc lộ 53 nối Trà Vinh với Vĩnh Long, đặc biệt là Quốc lộ 60 tương lai sẽ thành một trong những tuyến giao thông huyết mạch của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và tuyến giao thông thủy quan trọng - sông Cổ Chiên, huyện có nhiều tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội xứng đáng với vị thế của vùng trong tỉnh Trà Vinh.
Bên cạnh đó, theo các định hướng quy hoạch ngành cấp vùng tỉnh đã được phê duyệt như cấp nước, chất thải rắn, nghĩa trang,... việc phân vùng phát triển đô thị và nông thôn cho vùng huyện Càng Long là hết sức cần thiết, đảm bảo mục tiêu cụ thể hóa đồ án QHXD vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn huyện trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của huyện Càng Long nói riêng.
Đồng thời để thực hiện mục tiêu Huyện Càng Long trở thành Huyện nông thôn mới theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì một trong 09 tiêu chí cần hoàn thành là có quy hoạch xây dựng vùng huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ những nội dung trên và một số định hướng phát triển cũ không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Càng Long đến năm 2040 là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hoá các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước; để có cái nhìn tổng thể trên cơ sở đó thống nhất và đồng bộ hoá Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với các quy hoạch ngành cũng như các yếu tố tác động mới trên địa bàn Huyện; gắn kết chặt chẽ các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng nông thôn mới cả về không gian và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiềm năng và lợi thế của Huyện; làm cơ sở triển khai các quy hoạch, kế hoạch hành động, thu hút đầu tư và quản lý thực hiện theo quy hoạch. Tạo tiền đề thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn. Định hướng sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật lâu dài.
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch theo quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 01/4/2020. Vì vậy, việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040 không chỉ cần thiết và cấp bách mà còn đã được chấp thuận pháp lý đầy đủ.
-
CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
3.1.Các căn cứ pháp lý
-
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
-
Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 01/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
-
Và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định khác có liên quan
3.2.Các căn cứ bản đồ, Các nguồn tài liệu, số liệu khác thu thập khác có liên quan
-
PHẠM VI RANH GIỚI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH
Khu vực lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh có diện tích khoảng 29.390,67 ha (khoảng 293,9067 km2), nằm về phía Bắc của tỉnh Trà Vinh, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, cách thành phố Trà Vinh khoảng 21 km.
Có tứ cận được xác định như sau:
-
Phía Đông : giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh;
-
Phía Tây : giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long;
-
Phía Nam : giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè;
-
Phía Bắc : giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Bảng 1.1.Bảng thống kê diện tích khu vực lập quy hoạch
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Diện tích tự nhiên (ha)
|
|
|
1
|
Thị trấn Càng Long
|
1.182,66
|
|
2
|
Xã Đức Mỹ
|
2.362,48
|
|
3
|
Xã Nhị Long Phú
|
1.206,98
|
|
4
|
Xã Nhị Long
|
1.425,73
|
|
5
|
Xã Đại Phước
|
2.006,58
|
|
6
|
Xã Đại Phúc
|
980,28
|
|
7
|
Xã Phương Thạnh
|
2.219,15
|
|
8
|
Xã Bình Phú
|
2.721,40
|
|
9
|
Xã Huyền Hội
|
3.464,87
|
|
10
|
Xã Mỹ Cẩm
|
2.297,68
|
|
11
|
Xã An Trường A
|
1.884,39
|
|
12
|
Xã Tân An
|
2.261,62
|
|
13
|
Xã Tân Bình
|
2.544,02
|
|
14
|
Xã An Trường
|
2.832,84
|
|
Tổng
|
29.390,67
|
|
-
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÙNG
4.1.Tính chất và chức năng của vùng
a) Tính chất:
- Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng, là cực phát triển kết nối thành phố Trà Vinh và liên vùng phía Bắc tỉnh trà Vinh.
- Là vùng phát triển thương mại dịch vụ, văn hóa và vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
- Là vùng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
b) Mục tiêu:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, huyện Càng Long và các định hướng liên quan.
- Đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới; định hướng phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường.
- Định hướng tổ chức không gian toàn vùng, định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, khu chức năng đặc thù, logictic nông nghiệp, sản xuất thương mại- dịch vụ,...
- Làm cơ sở để các ngành, các cấp chính quyền lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển. Làm công cụ quản lý đô thị, các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp và hệ thống các công trình chuyên ngành phát triển hài hòa và bền vững, thu hút đầu tư.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG VÙNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1.Địa hình
Huyện Càng Long mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa hình cao trên 1,2 m. Địa hình chung của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của huyện là 0,4 m - 1,0 m so với mặt nước biển, cao trình thấp phân bố rãi rác ở một số khu vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa hình thấp trũng (cao trình < 0,4 m). Địa hình của huyện thích hợp canh tác lúa, hoa màu và trồng cây ăn trái. Tuy nhiên ở các xã phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều nên vào mùa lũ và lúc triều cường lên cao đất thường bị ngập khá sâu…
1.1.2.Khí hậu
Huyện mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nam Bộ, có chế độ khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn phân hóa theo mùa. Một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc tháng 11; mùa khô bắt đầu từ tháng 12, kết thúc tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhìn chung trên địa bàn huyện Càng Long có nền nhiệt cao ít biến động, nhiệt độ trung bình/ tháng từ 25-280°C, nhiệt độ cao nhất là 35,80°C vào tháng 4. Tổng lượng bức xạ là 820.800 cal/cm2/năm, trung bình tháng 6.900 cal/cm2/năm. Biên độ nhiệt ngày và đêm tương đối nhỏ khoảng 5,5- 7,50°C.
Lượng Mưa: lượng mưa trung bình là 1.600 mm phân bố không đều theo mùa. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 (trung bình từ 260-270mm/ tháng). Mùa khô chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 12, 1, 2, 3.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.600 giờ. Số giờ nắng từ 5,4 đến 9,7 giờ/ngày tùy theo mùa.
Độ ẩm không khí trung bình từ 80-90% biến đổi theo mùa và theo giá mùa. Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn các tháng mùa khô, các tháng cuối mùa mưa có độ ẩm cao nhất và đạt sắp xỉ 90%.
Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước bình quân đầu năm của các tháng biến thiên từ 48 mm (tháng 7) và 11 mm (tháng 3).
Gió: có hai hướng gió chính là gió Đông và Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung bình từ 1,6 - 2,8m/s. Gió Tây, Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình từ 3 - 4m/s.
1.1.3.Thuỷ văn
Huyện chịu ảnh hưởng chế độ chủ yếu thủy văn sông Cổ Chiên và hệ thống các sông nhỏ chằng chịt trên địa bàn.
-
Chế độ thủy văn
Huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua Sông Cổ Chiên, trong ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kém, biên độ triều trong ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông. Hệ thống các sông, kênh rạch tự nhiên và kênh đào khá chằng chịt, tạo nên mạng lưới tiêu úng, rửa phèn tốt.
-
Mạng lưới sông, rạch
Sông Cổ Chiên: Là một trong ba nhánh sông lớn của sông Tiền, rẽ nhánh từ khu vực qua tỉnh Vĩnh Long và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào địa bàn tỉnh Trà Vinh ở huyện Càng Long, qua địa bàn thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành, Cầu Ngang. Đoạn sông Cổ Chiên đi vào địa bàn huyện dài khoảng 11,5 km. Sông rộng trung bình từ 1,8 - 2,1 km và rất sâu với mặt cắt rộng chịu ảnh hưởng của thủy triều nên khả năng tích nước và thoát nước lớn lưu lượng bình quân 12.000 - 19.000 m3/s.
Sông Cái Hóp - An Trường: Bắt nguồn từ sông Cổ Chiên, có chiều dài 25 km nối từ ngã ba Mây Tức vào trung tâm huyện cho tới kinh Trà Ngoa, có các nhánh lớn là Mây Tức - Cái Cá, Suối Cạn và Dừa Đỏ nối thông qua hệ thống sông Láng Thé.
Sông Láng Thé - Ba Si: Bắt nguồn từ sông Cổ Chiên chạy theo ranh giới huyện Càng Long với huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh chia làm 2 nhánh: Từ cửa vào đến ngã ba Ô Chát – Trà Ếch dài 16,3 km và nhánh Láng Thé thông qua Dừa Đỏ.
Hệ thống kênh Trà Ngoa: Đoạn qua huyện dài 11,8 km, là nơi kết thúc của nhiều sông, rạch tạo các giáp nước gây hiện tượng bồi lắng trên kênh xảy ra khá nhanh.
-
Chế độ thủy triều
Huyện Càng Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Cổ Chiên và hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện như: Sông Cái Hóp – An Trường, sông Láng Thé – Ba Si, hệ thống kinh Trà Ngoa… Hàng ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày 01 và 15 âm lịch, hai lần triều kém sau ngày 07 và ngày 23 âm lịch từ 2 – 3 ngày.
Biên độ triều tắt dần khi vào nội đồng, đặc biệt vào mùa triều cường (tháng 9 – 12 dương lịch), đối với vùng sát kênh Trà Ngoa biên độ triều hàng ngày thay đổi nhỏ hơn và hầu như không đáng kể vào thời kỳ triều cường âm lịch trong năm. Do địa hình tương đối thấp nên trên 95% đất đai của huyện bị ngập vào thời kỳ triều cường tháng 10 và cũng do chân triều dâng cao vào mùa này nên các vùng có cao trình thấp có một thời gian dài không tiêu rút được nước. Những năm lưu lượng mùa kiệt ở thượng nguồn về thấp, mặn sẽ xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sản xuất.
1.1.4.Tài nguyên
a.Tài nguyên đất
Đất giồng cát: Là những giồng cát chạy dài ven theo phía tây Quốc lộ 53 và sông An Trường (từ thị trấn Càng Long đến ấp An Định), có diện tích 461,86 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên. Đất giồng cát phân bố ở các xã Bình Phú, Phương Thạnh, Huyền Hội và trị trấn Càng Long. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn pha thịt sét. Đất có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, hiện chủ yếu đang là đất thổ cư và một số diện tích đất trồng cây lâu năm, hoa màu.
Đất phù sa: Có diện tích 14.690,50 ha, chiếm 55,89% diện tích tự nhiên, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong huyện, bao gồm các loại đất sau: Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát, đất phù sa chưa phát triển và đất phù sa đã và đang phát triển. Đất được phân bố nằm rải rác các xã trong huyện. Đất có cao trình phổ biến từ 0,6 – 1,2 m, thành phần chủ yếu là sét pha thịt, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình đến khá cao. Phần lớn diện tích loại đất này thích hợp cho việc phát triển đồng lúa.
Đất phèn: Có diện tích 11.133,40 ha, chiếm 42,35% diện tích tự nhiên, gồm hai nhóm phụ sau: Đất phèn hoạt động ở các xã An Trường, Huyền Hội, Phương Thạnh. Đất phèn tiềm tàng ở các xã Mỹ Cẩm, Nhị Long, Đức Mỹ, Phương Thạnh, Bình Phú, thị trấn Càng Long, An Trường, An Trường A, Huyền Hội, Tân An. Cao trình phổ biến 0,4 – 0,8 m. Thành phần cơ giới của nhóm đất này là từ sét đến sét pha thịt. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức thấp đến trung bình. Hiện trạng sử dụng phổ biến là lúa, hoa màu.
b.Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho các hoạt động sản xuất của huyện được bắt nguồn từ sông Cổ Chiên thông qua các sông nhánh như: Sông Cái Hóp - An Trường, sông Láng Thé - Ba Si... và hệ thống các kênh rạch chằng chịt với trữ lượng phong phú. Hiện nay đầu tư thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, kênh mương được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, mật độ đạt trên 50m/ha, đảm bảo chủ động tưới tiêu phần lớn diện tích canh tác của huyện. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân Càng Long được cải thiện rõ rệt từ khi các công trình thủy lợi thuộc Dự án Nam Măng Thít đi vào hoạt động; đặc biệt là Cống Cái Hóp và Cống Láng Thé đưa vào vận hành đã góp phần ngăn mặn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời gian gần đây, nước mặt đã bị nhiễm mặn và vào sâu trong nội đồng, ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Nước dưới đất: Kết quả nghiên cứu chung của tỉnh Trà Vinh, huyện Càng Long có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn (do các kênh dẫn nước mặn vào 3 tầng tiếp theo ở giữa nước dưới đất phong phú và chất lượng khá hơn và cuối cùng là tầng Miocene ở sâu nhất chiều sâu của 3 tầng chứa nước ở giữa, thay đổi từ 60 m đến 400 m và phổ biến từ 90 m đến 120 m, là nước dưới đất có áp, trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mền, có hàm lượng kim loại nặng thấp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn nước sạch quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp chế biến. Cần có các biện pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất, tránh khai thác lạm dụng bừa bãi ở tầng quá nông.
c.Tài nguyên khoáng sản
Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam bộ, huyện Càng Long đến nay mới phát hiện ra một số loại khoáng như cát sông khu vực các xã nằm ven sông Cổ Chiên, sét gạch ngói tại các xã Tân An, Tân Bình, Đức Mỹ… Tuy nhiên cần phải đánh giá trữ lượng và có phương án khai thác phù hợp. Tránh việc khai thác tràn lan không theo quy hoạch dễ dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến môi trường và điều kiện sản xuất nông nghiệp.
1.1.5.Cảnh quan môi trường
Huyện Càng Long mang đặc điểm chung của đồng bằng ven biển, với đặc điểm chính là những cánh đồng lúa bằng phẳng và những vườn trái cây xanh tốt, bề mặt bị chia cắt và xen kẻ bởi hệ thống sông rạch chằng chịt cùng những giồng cát chạy dài.
Môi trường sinh thái của huyện cơ bản mang sắc thái tự nhiên của vùng nông thôn. Những nét đặc trưng của điều kiện tự nhiên chi phối mạnh mẽ tới vấn đề môi trường của huyện là hiện tượng xâm mặn nước mặt vào mùa khô ở khu gần sông Cổ Chiên với mức độ khác nhau đối với từng tiểu vùng. Ngoài ra, sự gia tăng dân số, quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng tác động xấu tới môi trường.
Hiện nay môi trường sinh thái của Càng Long còn khá tốt, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Cần khuyến khích nông dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thật hợp lý, ... ý thức việc xử lý nước thải và rác thải trong sản xuất và sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước trong tương lai. Cùng với quá trình khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là cần thiết.
1.2.HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
-
Hiện trạng kinh tế vùng
Tổng giá trị sản xuất năm 2019 ước đạt 9.165 tỷ đồng, tăng 8,76% so cùng kỳ. Trong đó: ngành nông nghiệp - lâm nghiệp tăng 2,5%; ngành thủy sản tăng 15% so cùng kỳ; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 12,63% so cùng kỳ; ngành xây dựng tăng 13,18% so cùng kỳ; ngành thương mại - dịch vụ so cùng kỳ tăng 13,13%.
-
Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ước đạt khoảng 3.576 tỷ đồng, tăng 1,23% so với năm 2018. Cây lúa vẫn là cây canh tác chính. Bên cạnh đó còn có các loại hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp: điều, dừa, hồ tiêu,... Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi được đẩy mạnh.
-
Giá trị thủy sản ước đạt khoảng 403 tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm 2018. Toàn huyện có diện tích thả nuôi trên 1.089,88 ha, 7.228 tấn cá, tôm các loại, sản lượng khai thác nội đồng ước đạt 3.125 tấn.
-
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt khoảng 921 tỷ đồng, giảm 4,84% so với năm 2018.
-
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước đạt 3.371 tỷ đồng, tăng 6,16% so với năm 2018. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành khoảng 8,76%, giảm 2,29% so với năm 2018.
Thu nhập bình quân đầu người 46 triệu đồng/người/năm, tăng 3 triệu đồng so cùng kỳ, đạt 97,87%.
-
Sản xuất nông-lâm-thuỷ sản
-
Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt: Diện tích gieo trồng là 55.518,3 ha đạt 99,5% kế hoạch giảm 0,8% so cùng kỳ, cụ thể:
Cây lúa: Diện tích là 35.349,22 ha, đạt 99,44% so kế hoạch, giảm 1,7% so cùng kỳ; năng suất 5,45 tấn/ ha, đạt 96,67% so kế hoạch, giảm 3,1% so cùng kỳ. Sản lượng l 92.706,78 tấn, đạt 96,12% so kế hoạch, giảm 4,7% so cùng kỳ.
Cây màu: Diện tích 7.611 ha, đạt 103,8% so kế hoạch, tăng 1,8% so cùng kỳ. Trong đó:
Màu lương thực: Diện tích 734 ha đạt 100,14% so kế hoạch tăng 1,6% so cùng kỳ.
Màu thực phẩm: Diện tích 4.025 ha đạt 100,2% so kế hoạch tăng 2% so cùng kỳ. Hiện nay có nhiều loại rau màu cho thu nhập cao như cây ớt chỉ thiên cho thu nhập cao từ 95 triệu - 120 triệu/ ha; cây dưa leo, cà chua, hành... cho thu nhập từ 100 - 110 triệu đồng/ha.
Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích trồng: 2.852 ha, đạt 14% kế hoạch, tặng 1,8% so với cùng kỳ.
Diện tích trồng nấm rơm là: 113.220 mét mô đạt 113,2% kế hoạch giảm 24,4% so cùng kỳ. Sản lượng 239,792 tấn. Năng suất ước đạt 1,6 kg/mét mô.
Diện tích cây ăn trái, cây dừa:
Diện tích trồng cây ăn trái: 5.374 ha, đạt 104,03% so kế hoạch tăng 5,3% so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây có múi là 1.408 ha (trồng các loại cây cam sành, quýt, bưởi, chanh); diện tích trồng thanh long ruột đỏ là: 305 ha. Do nông dân sử dụng giống chất lượng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc tốt vườn cây ăn trái nên năng suất đạt cao. Đến nay trên địa bàn huyện có rất nhiều hộ trồng cây có múi cho thu nhập cao (cây cam sành cho lợi nhuận bình quân 150 - 200 triệu đồng/ha).
Diện tích trồng cây dừa hiện có 7.772 ha, đạt 104,11% so kế hoạch, tăng 4,7% so cùng kỳ.
Tình hình thực hiện tái cơ cấu:
-
Thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực (lợi nhuận tăng từ 1,5 - 2 lần so với trồng lúa). Đã thực hiện chuyển đổi 757,29 ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả, cải tạo vườn kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng dừa và màu.
-
Diện tích chuyển sang cây trồng ngắn ngày khác (rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi,…) là 126 ha.
-
Diện tích chuyển sang trồng cây lâu năm (cây ăn trái, cây dừa) là 631,3 ha.
-
Thực hiện kế hoạch phát triển mỗi xã, thị trấn một sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP năm 2019, đến nay huyện và các xã đã xây dựng kế hoạch và đã bổ sung, thay đổi sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP cho phù hợp với thực tế và đã triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2019 ở các xã - thị trấn...
-
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang dần phát triển như: Hình thành hợp xã chuyên canh trồng màu ở ấp An chánh, xã Tân Bình; chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap trên cây ăn trái như Thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ, cam sành xã Nhị Long Phú và quýt đường Long Trị xã Bình Phú.
Bảng 1.2.Bảng sản lượng lúa cả năm phân theo vụ
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Sản lượng (tấn)
|
239.066,15
|
147.133,08
|
191.310,13
|
208.978,53
|
195.168,33
|
Lúa Đông xuân
|
98.610,15
|
84.164,25
|
71.831,66
|
84.200,22
|
78.178,58
|
Lúa Hè thu
|
72.055,62
|
52.506,38
|
64.206,03
|
65.050,55
|
60.038,53
|
Lúa Thu đông
|
68.400,38
|
10.912,45
|
55.272,44
|
59.727,76
|
56.951,72
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
Bảng 1.3.Bảng thống kê sản lượng một số loại cây lâu năm
Đơn vị tính: Tấn
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Sơ bộ năm 2019
|
Cây ăn quả
|
|
|
|
|
|
Nho
|
|
|
|
|
|
Xoài
|
4.888,99
|
4.442,11
|
2.529,11
|
1.746,05
|
1.523,64
|
Cam, quýt
|
4.832,37
|
6.767,90
|
7.620,36
|
8.267,23
|
15.214,10
|
Thanh Long
|
1.384,34
|
1.932,53
|
2.475,57
|
3.606,25
|
6.602,95
|
Nhãn
|
200,28
|
191,20
|
127,43
|
95,02
|
93,42
|
Chôm chôm
|
17,60
|
15,53
|
14.25
|
16,32
|
18,47
|
Cây công nghiệp lâu năm
|
|
|
|
|
|
Điều
|
0,42
|
0,15
|
0.11
|
-
|
-
|
Cây dừa
|
87.504,32
|
90.299,50
|
95.682.09
|
92.215,09
|
98.356,88
|
Cà phê
|
-
|
-
|
-
|
|
|
Chè
|
-
|
-
|
-
|
|
|
Hồ tiêu
|
-
|
-
|
-
|
|
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
Bảng 1.4.Bảng thống kê sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu
|
Đơn vị tính
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Sơ bộ năm 2019
|
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
20,50
|
20,34
|
5,11
|
4,46
|
4,88
|
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
898,50
|
1.004,81
|
1.376,96
|
1.237,42
|
1.550,25
|
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
|
Tấn
|
12.168,95
|
13.716,58
|
15.648,55
|
14.124,39
|
10.058,00
|
Sản lượng thịt gia cầm hơi giết, bán
|
Tấn
|
4.958,96
|
5.329,62
|
4.858,88
|
5.246,30
|
6.035,94
|
Sản lượng sữa tươi
|
Nghìn lít
|
-
|
-
|
-
|
|
|
Trứng gia cầm
|
Nghìn quả
|
49.207,84
|
41.514,01
|
31.711,51
|
24.640,21
|
27.133,00
|
Sản lượng mật ong
|
Kg
|
230
|
150
|
130
|
-
|
-
|
Sản lượng kén tằm
|
Kg
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
-
Chăn nuôi, thú y
Trong năm, đàn vật nuôi của một số hộ đã phát sinh Newcastle ghép Gumboro làm chết 1.300 con gia cầm, các ngành chức năng phối hợp với địa phương và gia đình đã xử lý, ngăn chặn, không lây sang các hộ nuôi khác; Công tác tiêm phòng: đã tiêm phòng cúm gia cầm cho 1.314.571 con gia cầm/1.314.571 liều vaccin (Trong đó, gà: 1.178.112 con; vịt: 136.459 con); tiêm các loại vaccin thường xuyên cho 41.113 con gia súc (bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn) và 1.151 liều vaccin lở mồm long móng và tiêm phòng bệnh dại cho 3.021 con chó, mèo.
Thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ ở các lò giết mổ Thành Công, Tài Lộc, các điểm giết mổ khác như xã Nhị Long, Đức Mỹ, An Trường A, đã kiểm soát giết mổ được 57.500 con heo và 58.500 con gia cầm. Gia súc khi đưa vào cơ sở giết mổ đều được đưa qua kiểm dịch động vật.
Công tác tiêu độc khử trùng: Trên đàn gia cầm, gia súc trong năm đã phun xịt tiêu độc khử trùng cho 8.091.744 lượt con gia cầm và 1.102.419 lượt con gia súc với diện tích 5.206.210 m3/2.829 lít thuốc/152.539 lượt hộ chăn nuôi.
Quản lý chăn nuôi: Đến nay cấp được 100 sổ chăn nuôi gia súc, gia cầm (chăn nuôi gia súc 70 sổ, chăn nuôi gia cầm tập trung 18 sổ và 11 sổ vịt chạy đồng).
Tổng số đàn heo ước 61.370 con, đạt 87,05 % kế hoạch, giảm 12,6% so cùng kỳ; tổng số đàn bò, trâu 28.580 đạt 103,93% kế hoạch, tăng 5,1 % so cùng kỳ; đàn gia cầm: 1.916.000 con, đạt 127,73% kế hoạch, tăng 23,4% so cùng kỳ.
Tình hình thực hiện tái cơ cấu:
Tình hình chăn nuôi trong năm có những thuận lợi và khó khăn nhất định, về chăn nuôi bò có chiều hướng phát triển tốt, kết hợp nguồn cỏ có sẵn thức ăn công nghiệp nên đàn bò phát triển nhanh, giá cao; Chăn nuôi gia cầm phát triển khá do giá cả thị trường tương đối ổn định. Bệnh cúm trên đàn gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc, bệnh tai xanh trên heo không phát sinh, về chăn nuôi heo, trước áp lực rất lớn của bệnh dịch tả lợn (heo) Châu Phi nên gặp nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra ở các xã - thị trấn trong huyện gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Huyện tiếp tục tập trung triển khai các biện pháp chủ động phòng chống, xử lý dịch bệnh, có biện pháp phòng trừ, kiểm soát tình hình dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Mở rộng mô hình chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, đồng thời tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, triển khai các dự án phát triển chăn nuôi cho nông dân. Đến nay có 100% sử dụng giống heo lai kinh tế (tăng 10% so năm 2013); đàn bò trên 95% sử dụng giống nhóm Zeebu và 75% đàn bò cái thực hiện phương pháp gieo tinh nhân tạo (tăng 7% trọng lượng so với năm 2013) đã góp phần nâng cao tầm vóc và rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
-
Thủy sản
Tận dụng diện tích mặt nước ao, hồ, ruộng lúa, mương vườn, các vùng đất ven các sông, kênh, rạch chính,… để nuôi thủy sản. Xây dựng mô hình nuôi thủy sản như: mô hình nuôi ba ba, nuôi tôm càng canh xen trong mương vườn; mô hình nuôi chuyên tôm càng xanh toàn đực để làm cơ sở nhân rộng. Mặt khác áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng.
Diện tích thả nuôi thủy sản: 1.089,88 ha đạt 100,54% so kế hoạch, tăng 0,9% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch: 10.541,7 tấn đạt 105,42% kế hoạch, tăng 5,5% so cùng kỳ; Trong đó:
-
Sản lượng nuôi thủy sản: 7.228 tấn (55,6 tấn tôm tép, cá lóc 668,1 tấn, cá các loại 4.835 tấn, thủy sản khác 232 tấn, cá tra 1.437 tấn).
-
Sản lượng khai thác thủy hải sản: 3.314 (khai thác nội đồng 3.125 tấn có 616 tấn tôm tép các loại và 189 tấn sản lượng khai thác hải sản ven bờ có 29 tấn tôm tép các loại).
Bảng 1.5.Bảng thống kê giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
|
Đất trồng trọt
|
Mặt nước nuôi trồng thủy sản
|
Năm 2013
|
112,24
|
168,74
|
Năm 2014
|
115,00
|
149,24
|
Năm 2015
|
143,08
|
149,24
|
Năm 2016
|
123,19
|
148,74
|
Năm 2017
|
140,61
|
157,21
|
Năm 2018
|
142,18
|
173,80
|
Sơ bộ năm 2019
|
110,52
|
278,13
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
-
Công nghiệp - TTCN, giá trị và xuất khẩu
Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 921 tỷ đồng, đạt 100,87% kế hoạch, với các sản phẩm chủ yếu như: xay xát lương thực, lau bóng gạo, sửa chữa cơ khí, sản xuất gạch, tơ xơ dừa, thảm xơ dừa, đan đát, nước đá, mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, …
-
Hiện trạng Thương mại, dịch vụ
Hoàn thành các bước chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ Càng Long sang hình thức hợp tác xã theo Quyết định 1270/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh, đưa vào hoạt động chợ Mỹ Huê, chợ Tân An được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Trên địa bàn huyện có một số chợ trung tâm khu vực như chợ Càng Long, chợ Nhị Long, chợ Tân An nhưng vẫn chưa có trung tâm thương mại.
Ngành thương mại – dịch vụ của huyện Càng Long trong những năm qua phát triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cư dân và cho sản xuất.
Mạng lưới thương mại tại huyện Càng Long có những chuyển biến tương đối tích cực, các ngành nghề thương mại đang phát triển đều khắp. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường của người dân. Tuy nhiên, để mở rộng những nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng rộng rãi của người dân, hệ thống chợ trên địa bàn xã chưa đáp ứng tốt, đặc biệt về nhu cầu hàng hóa vật tư nông nghiệp, trao đổi hàng hóa nông sản và hàng hóa tiêu dùng.
-
Hiện trạng dân số và lao động
-
Thành phần dân cư
Theo số liệu thống kê dân số đến tháng 12/2019, dân số huyện Càng Long có 147.694 người (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Càng Long cung cấp). Trong đó:
-
Dân tộc Kinh: 137.221 người, chiếm 92,91 %.
-
Dân tộc Khmer: 10.306 người, chiếm 6,98 %.
-
Dân tộc Hoa: 136 người, chiếm 0,09 %.
-
Dân tộc khác: 31 người, chiếm 0,02 %.
-
Số hộ nghèo: 710 hộ.
-
Số hộ cận nghèo: 2.011 hộ.
-
Phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện lỵ, trung tâm hành chánh của các xã, thị trấn và dọc các tuyến giao thông thủy, bộ. Xét theo mối tương quan giữa tỷ trọng đất tự nhiên và tỷ trọng dân số, huyện Càng Long có mật độ dân số bình quân toàn huyện là 502 người/km2, gấp 119% mật độ dân số của tỉnh Trà Vinh (440 người/km2) nên Càng Long được xem là vùng dân cư tập trung đông.
Bảng 1.6.Bảng thống kê DS TB phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn
|
Người
|
Tỷ lệ tăng (%)
|
Cơ cấu (%)
|
Nam
|
72.740
|
100,73
|
49,25
|
Nữ
|
74.954
|
100,80
|
50,75
|
Thành thị
|
13.610
|
87,67
|
9,21
|
Nông thôn
|
134.084
|
102,32
|
90,79
|
Tổng
|
147.694
|
100,77
|
100,00
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
Bảng 1.7.Bảng thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2019
TT
|
Đơn vị hành chính
|
Diện Tích
(Km2)
|
Dân số trung bình
(Người)
|
Mật độ dân số
(người/km2)
|
|
|
1
|
Thị trấn Càng Long
|
11,83
|
13.610
|
1.150,76
|
|
2
|
Xã Mỹ Cẩm
|
22,98
|
10.775
|
468,95
|
|
3
|
Xã An Trường A
|
18,84
|
7.651
|
406,02
|
|
4
|
Xã An Trường
|
28,33
|
13.920
|
491,39
|
|
5
|
Xã Huyền Hội
|
34,65
|
15.373
|
443,68
|
|
6
|
Xã Tân An
|
22,60
|
10.321
|
456,64
|
|
7
|
Xã Tân Bình
|
25,44
|
11.535
|
453,42
|
|
8
|
Xã Bình Phú
|
27,21
|
14.645
|
538,14
|
|
9
|
Xã Phương Thạnh
|
22,19
|
12.307
|
554,59
|
|
10
|
Xã Đại Phúc
|
9,80
|
4.590
|
468,22
|
|
11
|
Xã Đại Phước
|
20,07
|
8.728
|
434,96
|
|
12
|
Xã Nhị Long Phú
|
12,07
|
6.658
|
551,62
|
|
13
|
Xã Nhị Long
|
14,26
|
7.575
|
531,32
|
|
14
|
Xã Đức Mỹ
|
23,63
|
10.006
|
423,53
|
|
Tổng
|
29.390,67
|
147.694
|
502
|
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2018 - 2019)
-
Hiện trạng lao động
Tổng dân số của huyện 147.694 người, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 64,77% Trong đó: Lao động có việc làm ổn định chiếm 97,73% tổng số lao động trong độ tuổi, lao động thiếu việc làm thường xuyên và lao động chưa có việc làm chiếm 2,27% tổng số lao động trong độ tuổi. Tổng lao động trong độ tuổi toàn huyện là 94.190 người. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 79.562 người, lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 5.570 người, lao động đang làm nội trợ là 5.520 người, lao động không có việc làm 4.731 người.
Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.
-
Hiện trạng vùng sản xuất
-
Vùng sản xuất nông nghiệp
Môi trường sinh thái của huyện cơ bản mang sắc thái tự nhiên của vùng nông thôn. Hiện nay trên địa bàn huyện những cánh đồng lúa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các xã có các nhánh sông, kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu và thoát nước. Theo các điều kiện tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp của huyện hiện được chia thành 03 vùng sản xuất chính:
-
Vùng 1: Vùng sản xuất nông nghiệp chuyên màu chủ yếu tại xã Đức Mỹ.
-
Vùng 2: Vùng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày tại xã Đức Mỹ, Bình Phú.
-
Vùng 3: Vùng trồng lúa tập trung chủ yếu tại các xã Mỹ Cẩm, An Trường A, Tân An, Tân Bình, Huyền Hội.
Tuy nhiên nghành nông nghiệp huyện gặp đang nhiều khó khăn thử thách như: giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trường bấp bênh luôn biến động, tình hình diễn biến phức tạp và đặc biệt là hiện tượng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại rất lớn cho nghành nông nghiệp.
Vì vậy, huyện cần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiểu quả và khả năng cạnh tranh, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
-
Vùng sản xuất công nghiệp
Trên địa bàn huyện Càng Long, tập trung phát triển chủ yếu 01 khu công nghiệp Cổ Chiên và 01 cụm công nghiệp Tân Bình, ngoài ra còn các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp dọc theo Quốc lộ 60 và Quốc lộ 53.
Khu công nghiệp Cổ Chiên với diện tích 200 ha, không chỉ là động lực phát triển của tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Càng Long nói riêng. Đồng thời cũng là cực phát triển phía Bắc của huyện.
Cụm công nghiệp Tân Bình với diện tích 40 ha được định hướng là động lực phát triển cực phía Nam của huyện. Tuy nhiên Hương lộ 31 với mặt đường 6m là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để có thể tạo động lực phát triển cụm CN Tân Bình trong tương lai.
Ngoài ra còn các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp: trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công ty may Đế Vương dọc theo tuyến Quốc lộ 53 trên địa bàn xã Bình Phú, các cơ sở chế biến nông – lâm hải sản, các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng dọc theo tuyến quốc lộ 60, trung tâm thị trấn Càng Long.
Xây dựng các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh và của khu vực, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau theo quan điểm bền vững. Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi các khu đô thị, khu dân cư tập trung.
-
Vùng nuôi trồng thủy sản
Huyện Càng Long nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp sông Cổ Chiên, vì thế huyện có hệ thống sông rạch đan xen nhau nên rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện tập trung khai thác thủy sản chủ yếu ở các xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi về hệ thống sông rạch như: xã Đức Mỹ giáp sông Rạch Bàng, xã Đại Phước phân bố dọc theo tuyến rạch Dừa, một phần phân bố dọc theo sông Láng Thé. Tuy nhiên về quy mô vẫn còn nhỏ, chưa đồng bộ trên toàn huyện.
Vùng nuôi trồng thủy sản được tập trung phát triển đa dạng hóa với nhiều chủng loại như: cá tra, cá trê, điêu hồng, cá lóc, cá thác lác cờm, sặc sằn… Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nghành nông nghiệp của huyện.
-
Vùng chăn nuôi tập trung
Ngành chăn nuôi trên địa bàn dàn trải rải rác ở các xã, chưa có một mô hình thống nhất trên toàn địa bàn. Vì vậy cần ưu tiên phát triển chăn nuôi tập trung (trang trại, công nghiệp) các loạt vật nuôi chính là heo, gà, bò.
1.3.HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
-
Tình hình sử dụng đất
Năm 2018-2019, tổng diện tích tự nhiên của huyện Càng Long là 29.390,67 ha. Diện tích tự nhiên của huyện được phân bố theo các đơn vị hành chính các xã, thị trấn trực thuộc huyện như sau:
Đơn vị tính: ha
STT
|
Tên xã, thị trấn
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
Diện tích theo từng nhóm đất chính
|
Đất
nông nghiệp
|
Đất
phi nông nghiệp
|
Đất
chưa sử dụng
|
1
|
Thị trấn Càng Long
|
1.182,66
|
927,9
|
254,7
|
|
2
|
Tân Bình
|
2.544,02
|
2.226,7
|
314,6
|
2,7
|
3
|
Tân An
|
2.261,62
|
1.992,7
|
267,4
|
|
4
|
Phương Thạnh
|
2.219,15
|
1.927,1
|
292,0
|
|
5
|
Nhị Long
|
1.425,73
|
1.188,5
|
237,3
|
|
6
|
Nhị Long Phú
|
1.206,98
|
1.009,1
|
197,9
|
|
7
|
Mỹ Cẩm
|
2.297,68
|
2.017,5
|
277,6
|
2,6
|
8
|
Huyền Hội
|
3.464,87
|
3.074,9
|
390,0
|
|
9
|
Đức Mỹ
|
2.362,48
|
1.424,3
|
938,2
|
|
10
|
Đại Phước
|
2.006,58
|
1.258,5
|
748,1
|
|
11
|
Đại Phúc
|
980,28
|
766,0
|
214,3
|
|
12
|
Bình Phú
|
2.721,40
|
2.352,4
|
369,1
|
|
13
|
An Trường
|
2.832,84
|
2.471,4
|
361,4
|
|
14
|
An Trường A
|
1.884,39
|
1.669,4
|
212,1
|
2,9
|
TOÀN HUYỆN
|
29.390,67
|
24.307,87
|
5.074,6
|
8,2
|
Bảng 1.8.Bảng phân bố diện tích tự nhiên huyện Càng Long
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh)
Trong tổng diện tích tự nhiên 29.390,67 ha có 1.182,66 ha thuộc khu vực đô thị (chiếm 4,02 % diện tích tự nhiên) còn lại 28.208,01 ha là diện tích các loại đất thuộc khu vực nông thôn (chiếm 95,98 % diện tích tự nhiên) toàn huyện.
-
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích 24.307,87 ha, chiếm 82,7 % diện tích tự nhiên của huyện.
Chi tiết các loại đất chính trong nhóm đất nông nghiệp như sau:
-
Đất sản xuất nông nghiệp: 24.220,7 ha, chiếm 82,4 %.
-
Đất trồng cây hàng năm: 12.096,2 ha, chiếm 41,2 %. Trong đó:
-
Đất trồng lúa: 11.722,2 ha, chiếm 39,9 %.
-
Đất trồng cây hàng năm khác: 374,0 ha, chiếm 1,3 %.
-
Đất trồng cây lâu năm: 12.124,6 ha, chiếm 41,3 %.
-
Đất lâm nghiệp: 21,2 ha, chiếm 0,1 %.
-
Đất rừng phòng hộ: 21,2 ha, chiếm 0,1 %.
-
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 63,3 ha, chiếm 0,2 %.
-
Đất nông nghiệp khác: 1,2 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích 5.074,6 ha, chiếm 17,3 % diện tích tự nhiên của huyện.
Chi tiết các loại đất chính trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:
-
Đất ở: 1.067,0 ha, chiếm 3,6 %.
-
Đất ở tại nông thôn: 993,6 ha, chiếm 3,4 %.
-
Đất ở tại đô thị: 73,4 ha, chiếm 0,2 %.
-
Đất chuyên dùng: 1.748,4 ha, chiếm 5,9 %.
-
Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 17,8 ha, chiếm 0,1 %.
-
Đất quốc phòng: 2,4 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Đất an ninh: 5,4 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 51,6 ha, chiếm 0,2 %.
-
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 45,0 ha, chiếm 0,2 %.
-
Đất có mục đích công cộng: 1.626,2 ha, chiếm 5,5 %.
-
Đất cơ sở tôn giáo: 28,2 ha, chiếm 0,1 %.
-
Đất cơ sở tín ngưỡng: 1,5 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 78,1 ha, chiếm 0,3 %.
-
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 2.148,1 ha, chiếm 7,3 %.
-
Đất phi nông nghiệp khác: 3,3 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng
Tổng diện tích 8,2 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
* Cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính của huyện Càng Long theo hệ thống chỉ tiêu phân loại như sau:
Tổng diện tích tự nhiên: 29.390,67 ha, chiếm 100 % tổng quỹ đất.
-
Nhóm đất nông nghiệp: 24.307,87 ha, chiếm 82,7 % diện tích tự nhiên.
-
Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.074,6 ha, chiếm 17,3 % diện tích tự nhiên.
-
Nhóm đất chưa sử dụng: 8,2 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
* Diện tích đất theo đối tượng sử dụng:
-
Hộ gia đình và cá nhân sử dụng là 25.511,4 ha, chiếm 86,8 % diện tích tự nhiên.
-
Tổ chức kinh tế sử dụng 42,0 ha, chiếm 0,1 % diện tích tự nhiên.
-
Cơ quan, đơn vị của Nhà nước sử dụng 65,1 ha, chiếm 0,2 % diện tích tự nhiên.
-
Tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng 37,4 ha, chiếm 0,1 % diện tích tự nhiên.
-
Cộng đồng dân cư sử dụng 39,9 ha, chiếm 0,1 % diện tích tự nhiên.
* Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý:
-
UBND cấp xã (UBQ): 1.819,6 ha, chiếm 6,2 % diện tích tự nhiên.
-
Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ): 12,2 ha, chiếm diện tích không đáng kể.
-
Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ): 1.861,7 ha, chiếm 6,3 % diện tích tự nhiên.
|
Hình 1.2.Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Càng Long – Tỉnh Trà Vinh
|
1.4.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
1.4.1.Hiện trạng hệ thống đô thị
Hệ thống đô thị của Huyện chịu ảnh hưởng của hành lang đô thị hóa Quốc lộ 53 và Quốc lộ 60. Từ thị trấn Càng Long tới Thành phố Trà Vinh hình thành chuỗi các điểm dân cư. Đô thị hóa sẽ tác động mạnh đến sự phát triển của các điểm dân cư trên tuyến đặc biệt là 2 điểm dân cư trung tâm xã Bình Phú và Tân An.
Huyện Càng Long hiện có 1 đô thị loại V là thị trấn Càng Long.
1.4.2.Hiện trạng hệ thống điểm dân cư nông thôn
Hệ thống điểm dân cư nông thôn tập trung ở các khu vực trung tâm xã và dọc các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 60, Quốc lộ 53 với tổng chiều dài là 28 km và nhiều đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 416 km… Ngoài ra dân cư còn phân bố tập trung ven các sông, kênh rạch để khai thác thủy hải sản như: sông Cổ Chiên, sông Cái Hóp, hệ thống kênh Trà Ngoa, sông Càng Long, sông Láng Thé.
Hệ thống dân cư nông thôn tiếp tục phát triển với mô hình tuyến dân cư trên cơ sở các tuyến dân cư đã hình thành gồm: tuyến Càng Long - An Trường - Tân Bình - Tân An, tuyến Tân An - Huyền Hội - Phương Thạnh dọc kênh Trà Ngoa - Trà Ếch và rạch Láng Thé, các tuyến khác gồm Sông Mây Tức và một số nhánh thuộc các xã Đại Phước, Nhị Long. Các điểm dân cư nông thôn tương đối phát triển sẽ tập trung tại trung tâm các xã Huyền Hội, Đại Phước.
Đến nay, Càng Long đã công nhận 10/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
1.5.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI
-
Hiện trạng hệ thống giáo dục đào tạo
Toàn huyện có 62 trường và 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, đến nay có 27 trường học đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 03 trường mẫu giáo, 01 trường mầm non, 11 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở và 05 trường trung học phổ thông).
Bảng 1.1.Danh mục hiện trạng hệ thống giáo dục
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị Trấn
|
I
|
GIÁO DỤC
|
|
|
|
TRƯỜNG MẦM NON
|
|
|
1
|
Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc
|
Khóm 4
|
TT Càng Long
|
2
|
Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc
|
Khóm 3
|
TT Càng Long
|
3
|
Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc
|
Khóm 9
|
TT Càng Long
|
4
|
Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc
|
Khóm 5
|
TT Càng Long
|
5
|
Trường mầm non
|
Khóm 3
|
TT Càng Long
|
6
|
Trường mầm non Sao Mai
|
Khóm 4
|
TT Càng Long
|
7
|
Trường mẫu giáo Tuổi Thơ
|
Ấp An Định Giồng
|
Tân Bình
|
8
|
Trường mẫu giáo Tuổi Hồng
|
Ấp Số 4
|
Mỹ Cẩm
|
9
|
Trường mẫu giáo
|
Ấp Số 5
|
Mỹ Cẩm
|
10
|
Trường mẫu giáo Sơn Ca
|
Ấp 9B
|
An Trường A
|
11
|
Trường mẫu giáo
|
Ấp Lo Co C
|
An Trường A
|
12
|
Trường mẫu giáo
|
Ấp 9C
|
An Trường A
|
13
|
Trường mẫu giáo Tuổi Xuân
|
Ấp Tân An Chợ
|
Tân An
|
14
|
Trường mẫu giáo Hướng Dương
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
15
|
Trường mẫu giáo Ánh Dương
|
Ấp Đầu Giồng
|
Phương Thạnh
|
16
|
Trường MN-TH-THCS Đại Phúc
|
Ấp Tân Định
|
Đại Phúc
|
17
|
Trường MN-TH
|
Điểm Cây Dương
|
Đại Phúc
|
18
|
Trường mần non Trúc Xanh
|
Ấp Rạch Đập
|
Nhị Long
|
19
|
Trường mẫu giáo Hương sen
|
Ấp Rạch Đập
|
Nhị Long
|
20
|
Trường mẫu giáo Hoa Sen
|
Ấp Dừa Đỏ
|
Nhị Long Phú
|
21
|
Trường mẫu giáo Hoa Sen
|
Ấp Hiệp Phú
|
Nhị Long Phú
|
22
|
Trường mẫu giáo Hoa Sen
|
Ấp Gò Cà
|
Nhị Long Phú
|
23
|
Trường mẫu giáo Hoa Sen
|
Ấp Sơn Trắng
|
Nhị Long Phú
|
24
|
Trường mẫu giáo Hoàng Anh
|
Ấp Long Sơn
|
Đức Mỹ
|
25
|
Trường mẫu giáo tư thục
|
Ấp Bãi Xan
|
Đại Phước
|
26
|
Trường mẫu giáo
|
Ấp Trại Luận
|
Đại Phước
|
|
TRƯỜNG TIỂU HỌC
|
|
|
1
|
Trường TH TT Càng Long A
|
Khóm 3
|
TT Càng Long
|
2
|
Trường TH TT Càng Long
|
Khóm 9
|
TT Càng Long
|
3
|
Trường TH TT Càng Long B
|
Khóm 5
|
TT Càng Long
|
4
|
Trường tiểu học Tân Bình A
|
Ấp Trà Ốp
|
Tân Bình
|
5
|
Trường tiểu học Tân Bình C cũ
|
Ấp An Chánh
|
Tân Bình
|
6
|
Trường tiểu học Tân Bình C
|
Ấp An Thạnh
|
Tân Bình
|
7
|
Trường tiểu học Tân Bình C
|
Ấp Tân Bình
|
Tân Bình
|
8
|
Trường tiểu học Tân Bình B
|
Ấp An Định Cầu
|
Tân Bình
|
9
|
Trường tiểu học Tân Bình B
|
Ấp An Định Giồng
|
Tân Bình
|
10
|
Trường tiểu học Mỹ Cẩm A
|
Ấp Số 3
|
Mỹ Cẩm
|
11
|
Trường tiểu học Mỹ Cẩm A
|
Ấp Số 4
|
Mỹ Cẩm
|
12
|
Trường tiểu học Mỹ Cẩm B
|
Ấp Số 2
|
Mỹ Cẩm
|
13
|
Trường tiểu học Mỹ Cẩm B
|
Ấp Số 3
|
Mỹ Cẩm
|
14
|
Trường TH B An Trường A
|
Ấp Lo Co A
|
An Trường A
|
15
|
Trường TH A An Trường A
|
Ấp 9
|
An Trường A
|
16
|
Trường TH B An Trường A
|
Ấp Trung Thiên
|
An Trường A
|
17
|
Trường tiểu học An Trường
|
Ấp 7A
|
An Trường
|
18
|
Trường tiểu học An Trường A
|
Ấp 6A
|
An Trường
|
19
|
Trường tiểu học An Trường B
|
Ấp 5A
|
An Trường
|
20
|
Trường tiểu học Tân An A
|
Ấp Tân An Chợ
|
Tân An
|
21
|
Trường tiểu học Tân An B
|
Ấp Nhà Thờ
|
Tân An
|
22
|
Trường tiểu học Tân An C
|
Ấp Tân Trung
|
Tân An
|
23
|
Trường tiểu học Huyền Hội A
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
24
|
Trường tiểu học Huyền Hội B
|
Ấp Sóc
|
Huyền Hội
|
25
|
Trường tiểu học Huyền Hội A
|
Ấp Kinh A
|
Huyền Hội
|
26
|
Trường tiểu học
|
Ấp Sóc Vinh
|
Phương Thạnh
|
27
|
Trường tiểu học Phương Thạnh
|
Ấp Hưng Nhượng B
|
Phương Thạnh
|
28
|
Trường tiểu học
|
Ấp Nguyệt Trường
|
Phương Thạnh
|
29
|
Trường tiểu học Phương Thạnh B
|
Ấp Phú Hòa
|
Phương Thạnh
|
30
|
Trường tiểu học
|
Ấp Giồng Chùa
|
Phương Thạnh
|
31
|
Trường tiểu học Phương Thạnh A
|
Ấp Chợ
|
Phương Thạnh
|
32
|
Trường tiểu học Phương Thạnh C
|
Ấp Đầu Giồng
|
Phương Thạnh
|
33
|
Trường tiểu học
|
Điểm Tân Phúc
|
Đại Phúc
|
34
|
Trường tiểu học Bình Phú A
|
Ấp Nguyệt Lãng C
|
Bình Phú
|
35
|
Trường tiểu học Bình Phú A
|
Ấp Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
36
|
Trường tiểu học Bình Phú B
|
Ấp Phú Hưng 2
|
Bình Phú
|
37
|
Trường tiểu học
|
Ấp Phú Hưng 1
|
Bình Phú
|
38
|
Trường tiểu học Bình Phú
|
Ấp Phú Đức 1
|
Bình Phú
|
39
|
Trường tiểu học Bình Phú B
|
Ấp Phú Đức
|
Bình Phú
|
40
|
Trường tiểu học Phú Đức II
|
Ấp Phú Đức
|
Bình Phú
|
41
|
Trường tiểu học Bình Phú B
|
Ấp Phong Phú III
|
Bình Phú
|
42
|
Trường TH Nhị Long
|
Ấp Dừa Đỏ
|
Nhị Long
|
43
|
Trường TH Nhị Long B
|
Ấp Rạch Rô 2
|
Nhị Long
|
44
|
Trường TH Nhị Long B
|
Ấp Rạch Rô 1
|
Nhị Long
|
45
|
Trường TH Nhị Long B
|
Ấp Long An
|
Nhị Long
|
46
|
Trường TH Đỗ Văn Nai
|
Ấp Dừa Đỏ 3
|
Nhị Long Phú
|
47
|
Trường TH Đỗ Văn Nai
|
Ấp Dừa Đỏ 2
|
Nhị Long Phú
|
48
|
Trường TH Đức Mỹ C
|
Âp Đức Mỹ A
|
Đức Mỹ
|
49
|
Trường TH Đức Mỹ C
|
Âp Đức Mỹ
|
Đức Mỹ
|
50
|
Trường TH Đức Mỹ
|
Ấp Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
51
|
Trường TH Đức Mỹ B
|
Ấp Đại Đức
|
Đức Mỹ
|
52
|
Trường TH Đức Mỹ
|
Ấp Nhuận Thành
|
Đức Mỹ
|
53
|
Trường TH Đức Mỹ
|
Ấp Đức Hiệp
|
Đức Mỹ
|
54
|
Trường TH Đức Mỹ + Điểm dạy học Mẫu Giáo
|
Ấp Đức Hiệp
|
Đức Mỹ
|
55
|
Trường TH Đức Mỹ
|
Ấp Long Sơn
|
Đức Mỹ
|
56
|
Trường TH Thanh Hiệp
|
Ấp Thanh Hiệp
|
Đức Mỹ
|
57
|
Trường TH Đại Phước A
|
Ấp Trà Gút
|
Đại Phước
|
58
|
Trường TH Đại Phước A
|
Ấp Rạch Dừa
|
Đại Phước
|
59
|
Trường TH Đại Phước B
|
Ấp Thượng
|
Đại Phước
|
|
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
|
|
|
1
|
Trường THCS TT Càng Long
|
Khóm 5
|
TT Càng Long
|
2
|
Trường trung học cơ sở Thạnh Phú
|
Ấp Ninh Bình
|
Tân Bình
|
3
|
Trường trung học cơ sở Thanh Bình
|
Ấp Thanh Bình
|
Tân Bình
|
4
|
Trường THCS Mỹ Cẩm
|
Ấp Số 4
|
Mỹ Cẩm
|
5
|
Trường THCS An Trường A
|
Ấp 9B
|
An Trường A
|
6
|
Trường THCS An Trường
|
Ấp 8A
|
An Trường
|
7
|
Trường THCS An Trường C
|
Ấp 4A
|
An Trường
|
8
|
Trường THCS Tân An
|
Ấp Trà Ốp
|
Tân An
|
9
|
Trường THCS Huyền Hội A
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
10
|
Trường THCS
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
11
|
Trường THCS Phương Thạnh
|
Ấp Đầu Giồng
|
Phương Thạnh
|
12
|
Trường THCS Bình Phú
|
Ấp Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
13
|
Trường THCS Nhị Long
|
Ấp Rạch Rô 2
|
Nhị Long
|
14
|
Trường THCS Nhị Long Phú
|
Ấp Hiệp Phú
|
Nhị Long Phú
|
15
|
Trường THCS Đức Mỹ
|
Ấp Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
16
|
Trường THCS Đại Phước
|
Ấp Trung
|
Đại Phước
|
|
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
|
|
|
1
|
Trường THPT Nguyễn Đáng
|
Khóm 6
|
TT Càng Long
|
2
|
Trường THPT Dương Háo Học
|
Ấp Tân Tiến
|
Tân An
|
3
|
Trường THPT nội trú huyện Càng Long
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
4
|
Trường THPT Nguyễn Văn Hai
|
Ấp Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
5
|
Trường THPT Hồ Thị Nhâm
|
Ấp Dừa Đỏ
|
Nhị Long
|
6
|
Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa
|
Âp Đức Mỹ A
|
Đức Mỹ
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng hệ thống trung tâm y tế
Cơ sở y tế của huyện bao gồm 16 cơ sở: Bệnh viện đa khoa (Trung tâm y tế huyện) quy mô 100 giường bệnh, đặt tại thị trấn Càng Long, 02 phòng khám ĐKKV (20 giường), 12 trạm y tế xã, thị trấn có tổng cộng 60 giường.
Bảng 1.2.Danh mục hiện trạng hệ thống y tế
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Trung tâm y tế huyện Càng Long
|
Khóm 6
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Trạm y tế thị trấn Càng Long
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Trạm y tế
|
Ấp số 6
|
Xã Mỹ Cẩm
|
3
|
Trạm y tế xã Mỹ Cẩm
|
Ấp số 4
|
Xã Mỹ Cẩm
|
4
|
Trạm y tế xã Đức Mỹ
|
Ấp Mỹ Hiệp A
|
Xã Đức Mỹ
|
5
|
Trạm y tế xã Nhị Long Phú
|
Ấp Hiệp Phú
|
Xã Nhị Long Phú
|
6
|
Trạm y tế xã Nhị Long
|
Ấp Đon
|
Xã Nhị Long
|
7
|
Trạm quân dân y
|
Ấp Rạch Rô 2
|
Xã Nhị Long
|
8
|
Trạm y tế xã Đại Phước
|
Ấp Long Hòa
|
Xã Đại Phước
|
9
|
Trạm y tế xã Đại Phúc
|
Ấp Tân Định
|
Xã Đại Phúc
|
10
|
Trạm y tế xã Phương Thạnh
|
Ấp Đầu Giồng
|
Xã Phương Thạnh
|
11
|
Trạm y tế xã Bình Phú
|
Ấp Nguyệt Lãng A
|
Xã Bình Phú
|
12
|
Trạm y tế xã An Trường
|
Ấp 7A
|
Xã An Trường
|
13
|
Trạm y tế xã An Trường A
|
Ấp 9B
|
Xã An Trường A
|
14
|
Trạm y tế xã Tân Bình
|
Ấp Trà Ốp
|
Xã Tân Bình
|
15
|
Trạm y tế xã Tân An
|
Ấp Tân An Chợ
|
Xã Tân An
|
16
|
Trạm y tế xã Huyền Hội
|
Ấp Lưu Tư
|
Xã Huyền Hội
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng hệ thống văn hóa, thể dục thể thao và du lịch
-
Hệ thống văn hóa
Ngoài trung tâm văn hóa huyện tại Thị trấn Càng Long, hệ thống văn hóa xã tương đối đầy đủ. Có 13/13 xã và thị trấn có thư viện và trung tâm văn hóa.
Bảng 1.3.Danh mục hiện trạng công trình văn hóa
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Nhà văn hóa huyện
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Phòng văn hóa & thông tin
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
3
|
Thư viện
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
4
|
Trung tâm vui chơi trẻ em huyện Càng Long
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
5
|
Nhà văn hóa xã
|
4
|
Mỹ Cẩm
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hệ thống thể dục thể thao
Hệ thống trung tâm thể dục thể thao phát triển chưa đồng đều. Toàn huyện hiện có 01 sân vận động và 01 nhà thi đấu TDTT huyện tại thị trấn Càng Long, 01 khu liên hợp thể thao tại xã An Trường và 04 sân thể thao cấp xã tại các xã Huyền Hội, Nhị Long Phú và Đức Mỹ.
Bảng 1.4.Danh mục hiện trạng công trình thể dục thể thao
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Sân thể dục thể thao xã Mỹ Cẩm
|
2
|
Mỹ Cẩm
|
2
|
Khu liên hợp thể thao xã An Trường
|
7A
|
An Trường
|
3
|
Sân thể thao
|
Sóc
|
Huyền Hội
|
4
|
Sân thể thao
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
5
|
Sân thể thao xã
|
Thạnh Hiệp
|
Nhị Long Phú
|
6
|
Sân thể thao xã
|
Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
7
|
Nhà thi đấu TDTT huyện Càng Long
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hệ thống du lịch
Trên địa bàn huyện có 01 khu du lịch sinh thái Miệt vườn MêKông tại ấp Đon, xã Nhị Long mở cửa cho khách tham quan du lịch, có trên 685 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan vào những ngày lễ, Tết.
Trên địa bàn huyện Càng Long phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có. Vì vậy, cần đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm đa dạng các sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch góp phần làm tăng thêm giá trị về văn hóa, giá trị các di tích đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích trong việc phát triển du lịch, tạo thêm việc làm.
-
Hiện trạng hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ
Bảng 1.5.Danh mục hiện trạng hệ thống chợ
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Chợ Mỹ Huê
|
Khóm 6
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Chợ Càng Long
|
Khóm 1
|
Thị trấn Càng Long
|
3
|
Chợ Đức Mỹ
|
Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
4
|
Chợ Bãi San
|
Trung
|
Đại Phước
|
5
|
Chợ Nhị Long
|
Đon
|
Nhị Long
|
6
|
Chợ Đình Đôi
|
Hiệp Phú
|
Nhị Long Phú
|
7
|
Chợ Ba Si
|
Chợ
|
Phương Thạnh
|
8
|
Chợ Huyền Hội
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
9
|
Chợ Tân An
|
Tân An Chợ
|
Tân An
|
10
|
Chợ An Trường
|
7A
|
An Trường
|
11
|
Chợ Mỹ Cẩm
|
4
|
Mỹ Cẩm
|
12
|
Chợ Bình Phú
|
Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
13
|
Chợ An Trường A
|
9B
|
An Trường A
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng hệ thống trung tâm hành chính, cơ quan
Trung tâm hành chính huyện đặt ở thị trấn Càng Long được xây dựng khang trang, hiện đại, đảm bảo quy mô phục vụ.
Ở các xã phần lớn trung tâm hành chính đã được xây dựng từ lâu, quy mô diện tích lớn, tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa thực sự được đầu tư khang trang, hiện đại.
Bảng 1.6.Danh mục hiện trạng công trình hành chính, cơ quan
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Khu hành chính tập trung Thị trấn Càng Long
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Chi cục thuế
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
3
|
Kho bạc
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
4
|
Phòng tài chính - kế hoạch
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
5
|
Ngân hàng chính sách
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
6
|
Liên đoàn lao động
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
7
|
Bảo hiểm xã hội
|
Khóm 1
|
Thị trấn Càng Long
|
8
|
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
|
Khóm 1
|
Thị trấn Càng Long
|
9
|
Công an huyện
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
10
|
Trụ sở UBND huyện Càng Long
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
11
|
Huyện Ủy huyện Càng Long
|
Khóm 3
|
Thị trấn Càng Long
|
12
|
Chi cục thi hành án dân sự
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
13
|
Tòa án
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
14
|
Trung tâm bồi dưỡng chính trị
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
15
|
Trung tâm viễn thông Càng Long
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
16
|
Viện kiểm sát nhân dân
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
17
|
Khối vận
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
18
|
Đài khí tượng
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
19
|
Trụ sở UBND xã Đức Mỹ
|
Mỹ Hiệp
|
Đức Mỹ
|
20
|
Trụ sở UBND xã Nhị Long Phú
|
Hiệp Phú
|
Nhị Long Phú
|
21
|
Trụ sở UBND xã Nhị Long
|
Đon
|
Nhị Long
|
22
|
Trụ sở UBND xã Bình Phú
|
Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
23
|
Trụ sở UBND xã Đại Phước
|
Trà Gật
|
Đại Phước
|
24
|
Trụ sở UBND xã Đại Phúc
|
Tân Định
|
Đại Phúc
|
25
|
Trụ sở UBND xã Phương Thạnh
|
Đầu Giồng
|
Phương Thạnh
|
26
|
Trụ sở UBND xã Huyền Hội
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
27
|
Trụ sở UBND xã Tân An
|
Tân An Chợ
|
Tân An
|
28
|
Trụ sở UBND xã Tân Bình
|
Trà Ốp
|
Tân Bình
|
29
|
Trụ sở UBND xã An Trường
|
7
|
An Trường
|
30
|
Trụ sở UBND xã An Trường A
|
9B
|
An Trường A
|
31
|
Trụ sở UBND xã Mỹ Cẩm
|
4
|
Mỹ Cẩm
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
Hình 1.3.Hình hiện trạng một số công trình hành chính cơ quan huyện Càng Long
-
Hiện trạng về nhà ở
Tại thị trấn Càng Long có 2 dạng nhà ở chính, đó là khu vực xây dựng nhà ở tập trung theo kiểu nhà phố liên kế trên khu đất bao quanh chợ Càng Long và dọc trục Quốc lộ 53. Các khu vực còn lại chủ yếu là nhà ở nằm xen kẽ trong các khu đất vườn hoặc ruộng, còn mang tính chất nhà vườn của các khu dân cư nông thôn.
Tại các xã, nhà ở đa số là dạng nhà vườn, chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà bán kiên cố, còn lại là một số nhà tạm, dân cư sống tập trung dọc theo các trục đường lớn (Quốc lộ, Hương lộ), khu vực chợ, ven chợ, đường liên ấp, tuyến lộ đal, lộ đất nông thôn, một số hộ sống phân tán trong đồng ruộng.
-
Hiện trạng công trình di tích lịch sử - tôn giáo
Huyện Càng Long có 05 công trình di tích lịch sử, 23 chùa, 06 nhà thờ, 06 thánh thất nhiều đình, miếu, điểm thờ tự khác. Mỗi tôn giáo tín ngưỡng có một công trình mang nét văn hoá đặc trưng làm đa dạng kiến trúc, văn hoá, phong tục tập quán nhưng các tín đồ rất đoàn kết với nhau để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế.
Bảng 1.7.Danh mục hiện trạng hệ thống công trình di tích lịch sử - tôn giáo
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
I
|
CHÙA
|
|
|
1
|
Chùa Quan Âm
|
2
|
thị trấn Càng Long
|
2
|
Chùa Ấn Tâm
|
5
|
thị trấn Càng Long
|
3
|
Hưng Huê Tự
|
5
|
thị trấn Càng Long
|
4
|
Chùa Long Hội
|
Tân Tiến
|
Tân An
|
5
|
Chùa Bà Thiên Hậu
|
Nguyệt Lãng B
|
Bình Phú
|
6
|
Chùa Pisesaram
|
Nguyệt Lãng B
|
Bình Phú
|
7
|
Chùa Phước Huệ
|
Phú Hưng 1
|
Bình Phú
|
8
|
Chùa Phước Hưng
|
-
|
Bình Phú
|
9
|
Chùa Long Bửu
|
Rạch Mát
|
Nhị Long
|
10
|
Chùa Phothichulamani
|
Sóc
|
Huyền Hội
|
11
|
Chùa Sanvarithisak
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
12
|
Chùa Phật Bữu Bắc Tông
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
13
|
Chùa Như Kiên
|
Bình Hội
|
Huyền Hội
|
14
|
Chùa Phước Hiệp
|
Đức Hiệp
|
Đức Mỹ
|
15
|
Chùa Phổ Pháp
|
Số 5
|
Mỹ Cẩm
|
16
|
Chùa Phước An
|
8A
|
An Trường
|
17
|
Chùa Phước Trường
|
3A
|
An Trường
|
18
|
Chùa Hậu Tây An
|
3
|
An Trường
|
19
|
Chùa Pyseyvararam
|
Giồng Chùa
|
Phương Thạnh
|
20
|
Chùa Long Khánh
|
Nhị Hòa
|
Đại Phước
|
21
|
Chùa Pháp Hoa
|
An Định Giồng
|
Tân Bình
|
22
|
Chùa Long An Tự
|
An Định Giồng
|
Tân Bình
|
23
|
Chùa Khánh Thạnh
|
Sơn Trắng
|
Nhị Long Phú
|
II
|
NHÀ THỜ
|
|
|
1
|
Nhà thờ Càng Long
|
4
|
thị trấn Càng Long
|
2
|
Nhà thờ Long Hội
|
Tân Tiến
|
Tân An
|
3
|
Nhà thờ Cái Hô
|
Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
4
|
Nhà thờ
|
4A
|
An Trường
|
5
|
Nhà thờ Bãi Xan
|
Trung
|
Đại Phước
|
6
|
Nhà thờ Nhị Long
|
Dừa Đỏ
|
Nhị Long Phú
|
III
|
THÁNH THẤT
|
|
|
1
|
Thánh thất Đức Mỹ
|
Nhuận Thành
|
Đức Mỹ
|
2
|
Thánh thất
|
Số 5
|
Mỹ Cẩm
|
3
|
Thánh thất
|
Số 3
|
Mỹ Cẩm
|
4
|
Thánh thất Cao Đài
|
3A
|
An Trường
|
5
|
Thánh thất Cao Đài
|
Giồng Chùa
|
Phương Thạnh
|
6
|
Thánh thất Cao Đài
|
Nhị Hòa
|
Đại Phước
|
IV
|
CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO KHÁC
|
|
|
1
|
Đình thần
|
-
|
Bình Phú
|
2
|
Điểm thờ tự
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
3
|
Đình Đức Mỹ
|
Đức Mỹ
|
Đức Mỹ
|
4
|
Miếu Bà Chúa Xứ
|
Số 5
|
Mỹ Cẩm
|
5
|
Đình
|
An Thạnh
|
Tân Bình
|
6
|
Đình
|
An Định Giồng
|
Tân Bình
|
7
|
Miếu
|
An Chánh
|
Tân Bình
|
8
|
Đình Đôi
|
Hiệp Phú
|
Nhị Long Phú
|
V
|
DI TÍCH LỊCH SỬ
|
|
|
1
|
Nhà truyền thống nơi thành lập chi bộ đầu tiên của ấp Thạnh Hiệp
|
Thạnh Hiệp
|
Nhị Long Phú
|
2
|
Khu lưu niệm Sài Gòn Gia Định
|
Dừa Đỏ 3
|
Nhị Long Phú
|
3
|
Khu tưởng niệm anh hùng Hồ Thị Nhâm
|
Sơn Trắng
|
Nhị Long Phú
|
4
|
Nhà truyền thống nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Tỉnh
|
3A
|
An Trường
|
5
|
Căn cứ Tỉnh ủy ở nhà truyền thống
|
Số 7
|
Mỹ Cẩm
|
(Nguồn: Theo Quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng hệ thống công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Đến nay, toàn huyện có 162 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và 19 hợp tác xã. Huyện có 01 khu công nghiệp Cổ Chiên tại xã Đại Phước và 01 Cụm công nghiệp Tân Bình tại xã Tân Bình hiện đang thuộc dự án quy hoạch, chưa đưa vào hoạt động.
Bảng 1.8.Danh mục một số công trình tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
I
|
NHÀ MÁY- XÍ NGHIỆP
|
|
|
1
|
Xí nghiệp chế biến lương thực Càng Long
|
Khóm 2
|
Thị trấn Càng Long
|
2
|
Nhà máy sơ dừa
|
Đại Đức
|
Đức Mỹ
|
3
|
Công ty TNHH Kim Bôi Trà Vinh
|
Mỹ Hiệp
|
Đức Mỹ
|
4
|
Công ty CP Trà Bắc
|
Mỹ Hiệp
|
Đức Mỹ
|
5
|
Công ty CP thủy sản Cổ Chiên
|
Đức Mỹ
|
Đức Mỹ
|
6
|
Kho xăng dầu Petro Life - DDS Petro
|
Đức Mỹ A
|
Đức Mỹ
|
7
|
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel
|
Hạ
|
Đại Phước
|
8
|
Xường may mặc Công ty TNHH DW VN và Công ty TNHH JY
|
Phú Phong 3
|
Bình Phú
|
9
|
Phòng giao dịch Công ty Phương Trang FUTA EXPRESS
|
Nguyệt Lãng A
|
Bình Phú
|
10
|
Công ty TNHH Đế Vương
|
Nguyệt Lãng C
|
Bình Phú
|
11
|
Công ty TNHH SX XD TM Nhật Anh
|
Phú Thạnh
|
Phương Thạnh
|
12
|
Công ty TNHH J&H Vina
|
Hưng Nhượng A
|
Phương Thạnh
|
13
|
Cửa Hàng Vật Tư Nông Nghiệp Kim Ven
|
Đầu Giồng
|
Phương Thạnh
|
14
|
Nhà máy xay lúa Mỹ Yến
|
Chợ
|
Phương Thạnh
|
15
|
Làng nghề xã Đức Mỹ
|
|
Đức Mỹ
|
II
|
KHU CÔNG NGHIỆP- CỤM CÔNG NGHIỆP
|
|
|
1
|
Khu công nghiệp Cổ Chiên
(chưa hoạt động, thuộc dự án quy hoạch)
|
Hạ
|
Đại Phước
|
2
|
Cụm công nghiệp Tân Bình
(chưa hoạt động, thuộc dự án quy hoạch)
|
Thanh Bình
|
Tân Bình
|
(Nguồn: Theo Quy hoạch chung các xã và cập nhật)
Bảng 1.9.Bảng thống kê số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Đơn vị tính: Hợp tác xã
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
năm 2019
|
TỔNG SỐ
|
14
|
15
|
15
|
20
|
19
|
Phân theo ngành kinh tế
|
|
|
|
|
|
1. Nông, lâm và thủy sản
|
6
|
7
|
7
|
8
|
14
|
2. Công nghiệp khai thác
|
|
|
|
|
|
3. Công nghiệp chế biến
|
3
|
2
|
2
|
4
|
1
|
4. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
5. Xây dựng
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
6. Bán buôn và bán lẻ
|
|
|
1
|
3
|
0
|
7. Vận tải kho bải
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
8. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
|
|
|
|
|
|
9. Hoạt động chuên môn, khoa học và công nghệ
|
0
|
1
|
-
|
0
|
0
|
10. Hoạt động, vui chơi và giải trí
|
|
|
|
|
|
11. Hoạt động dịch vụ khác
|
2
|
2
|
2
|
2
|
0
|
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2019)
1.6.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT, MÔI TRƯỜNG
-
Hiện trạng hệ thống giao thông
-
Giao thông đường bộ
-
Giao thông đô thị
-
Giao thông liên ấp, liên xã
Ngoài các tuyến đường giao thông chính thì trên địa bàn khu vực nghiên cứu còn có nhiều tuyến đường liên ấp, liên xã, phần lớn mặt đường đã được trải nhựa với chiều rộng 3,0 - 7,0 m, nền đường rộng từ 3,5 - 9,0 m, một số tuyến cơ nền đường rộng đến 11-14 m.
Đường nội đồng phục vụ việc đi lại của người dân. Đa số các tuyến đường này là đường đất, đường đal; rộng trung bình 1,5-2,0 m, chất lượng trung bình, tuy nhiên đã xuống cấp ở nhiều xã như xã An Trường, An Trường A, Bình Phú, Huyền Hội, Đức Mỹ…
Bảng 1.10.Bảng thống kê hệ thống giao thông đường bộ hiện trạng huyện Càng Long
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
MẶT CẮT
|
ĐIỂM ĐẦU
|
ĐIỂM CUỐI
|
MẶT ĐƯỜNG (m)
|
NỀN ĐƯỜNG (m)
|
CHIỀU DÀI (km)
|
I
|
Quốc lộ
|
|
|
|
|
|
24,30
|
1
|
Quốc lộ 60
|
A-A
|
Phà Cổ Chiên mới, Càng Long
|
QL.53, huyện Càng Long
|
6,0
|
9,0
|
11,00
|
2
|
Quốc lộ 53
|
B-B
|
Cầu Mây Tức, ranh Vĩnh Long
|
Cầu Ba Si
|
7,0
|
9,0
|
13,30
|
II
|
Đường tỉnh
|
|
|
|
|
|
23,86
|
3
|
ĐT 911
|
C-C
|
Cầu Tổng Tồn
|
Cầu Đập Sen
|
3,5-5,5m
|
9,0
|
12,67
|
4
|
ĐT 915B
|
D-D
|
QL.60 (đường dẫn vào cầu Cổ Chiên)
|
Cầu Ba Trường
|
5,5m
|
8m
|
10,258
|
III
|
Hương lộ
|
|
|
|
|
|
107,26
|
5
|
Hương lộ 1
|
1-1
|
ĐT.915B
|
Trung tâm xã Đức Mỹ, Càng Long
|
|
|
21,82
|
|
Đoạn 1
|
|
ĐT.915B
|
Cống Láng Thé
|
3,5
|
5,0
|
10,41
|
|
Đoạn 2
|
|
Cống Láng Thé
|
Trung tâm xã Đức Mỹ, Càng Long
|
4,0
|
5,0
|
11,41
|
6
|
Hương lộ 2
|
2-2
|
Cầu Mỹ Huê, QL.53, H.Càng Long
|
Kênh 19/5
|
|
|
13,55
|
|
Đoạn 1
|
|
Cầu Mỹ Huê, QL.53, H.Càng Long
|
ĐT.911
|
6,0
|
8,0
|
10,02
|
|
Đoạn 2
|
|
ĐT.911
|
Kênh 19/5
|
5,5
|
6,5
|
3,53
|
7
|
Hương lộ 3
|
3-3
|
ĐT.915B (HL.4 cũ)
|
HL.01 (Đường vào cống Láng Thé)
|
5,0
|
7,5
|
2,25
|
8
|
Hương lộ 4
|
4-4
|
HL.1 (Cống Láng Thé)
|
QL.60
|
4,5
|
6,5
|
3,24
|
9
|
Hương lộ 6
|
4-4
|
QL.53, Bình Phú, Càng Long
|
Cầu Mỹ Văn
|
5,5
|
7,5
|
9,67
|
10
|
Hương lộ 7
|
5-5
|
HL.6
|
QL.53, Phương Thạnh, Càng Long
|
3,5
|
6,5
|
19,30
|
11
|
Hương lộ 31
|
6-6
|
Giáp Ql.53: Cầu Mây Tức, TT.Càng Long
|
Giáp HL.2: Tân Bình, Càng Long
|
4,0
|
8,0
|
22,80
|
12
|
Hương lộ 37
|
7-7
|
QL.53, TT.Càng Long
|
QL.60, Nhị Long Càng Long
|
|
|
12,65
|
|
Đoạn 1
|
|
QL.53, TT.Càng Long
|
gần UBND xã Nhị Long Phú, Càng Long
|
4,0
|
8,0
|
7,53
|
|
Đoạn 2
|
|
gần UBND xã Nhị Long Phú, Càng Long
|
xã Nhị Long Càng Long
|
1,0-2,5m
|
6,0
|
4,27
|
|
Đoạn 3
|
|
xã Nhị Long Càng Long
|
QL.60, Nhị Long Càng Long
|
4,0
|
8,0
|
0,85
|
13
|
Hương lộ 39
|
7-7
|
Giáp HL2, An Trường, Càng Long
|
HL.31, xã An Trường A, Càng Long
|
|
|
7,76
|
|
Đoạn 1
|
|
Giáp HL2, An Trường, Càng Long
|
Ấp Lo Co A, xã An Trường A, Càng Long
|
3,5
|
6,5
|
7,26
|
|
Đoạn 2
|
|
Ấp Lo Co A, xã An Trường A, Càng Long
|
HL.31, xã An Trường A, Càng Long
|
1,5
|
6,5
|
0,50
|
IV
|
Đường liên xã
|
2-2
|
|
|
4-6m
|
6-8m
|
105,14
|
TỔNG
|
|
|
|
|
|
260,56
|
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 – cập nhật)
-
Giao thông đường thủy
Bảng 1.11.Bảng thống kê hệ thống giao thông thủy hiện trạng huyện Càng Long
STT
|
Tên sông, kênh
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
Hiện trạng
|
C.dài (km)
|
Cấp
|
1
|
Kênh Sáu Lương
|
Kênh Trà Ếch
|
Xã Phương Thạnh, Càng Long
|
2,58
|
VI
|
2
|
Kênh Hai Hương
|
Kênh Lo Co
|
Xã An Trường, Càng Long
|
3,86
|
VI
|
3
|
Kênh Lá
|
Sông Mây Tức
|
Xã Mỹ Cẩm, Càng Long
|
1,59
|
VI
|
4
|
Kênh Lộ
|
Kênh Trà Ếch
|
Xã Huyền Hội - H, Càng Long
|
2,09
|
VI
|
5
|
Kênh Lo Co
|
Sông Mây Tức
|
Rạch Bà Mai
|
11,97
|
VI
|
6
|
Rạch Rô
|
Sông Dừa Đỏ
|
Xã Bình Phú, H, Càng Long
|
5,39
|
VI
|
7
|
Rạch Lung
|
Ngã 3 Kênh Lo Co
|
Rạch Ông Bống
|
2,55
|
VI
|
8
|
Rạch Ô Bống bà Chủ
|
Ngã 3 Rạch Lung
|
Sông An Trường
|
2,74
|
VI
|
9
|
Rạch Dừa
|
Xã Đại Phước, Càng Long
|
Sông Láng Thế
|
2,78
|
VI
|
10
|
Rạch Dừa Đỏ
|
Cống Đập Rạch Bàng
|
Ngã 3 Dừa Đỏ
|
6,86
|
VI
|
11
|
Kênh Tính
|
Kênh An Trường
|
Sông Ba Si
|
8,16
|
VI
|
12
|
Sông Tân Dinh
|
Kênh Lo Co
|
Kênh An Trường
|
5,20
|
VI
|
13
|
Sông An Trường
|
Kênh Lo Co
|
Kênh An Trường
|
8,40
|
VI
|
14
|
Sông Dừa Đỏ
|
Rạch Dừa Đỏ
|
Rạch Rô
|
1,97
|
VI
|
15
|
Sông Mây Tức
|
Kênh Lo Co
|
Sông Càng Long
|
11,15
|
VI
|
16
|
Sông Càng Long
|
Kênh An Trường
|
Cống Cái Hóp
|
10,0
|
V
|
17
|
Sông Ba Si
|
Kênh Trà Ếch
|
Sông Láng Thé
|
6,0
|
V
|
18
|
Sông Cổ Chiên
|
Tiếp giáp với huyện ở phía Đông Bắc
|
11,50
|
ĐB-I
|
TỔNG
|
104,79
|
|
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 – cập nhật)
-
Bến bãi:
Bến xe Càng Long là bến xe trung tâm huyện, tại thị trấn Càng Long, nằm tại Quốc lộ 53, là đầu mối giao lưu hàng hóa và hành khách chính trong khu vực, nối liền các tuyến trong tỉnh và liên tỉnh, nối các tuyến vận tải từ xã lên huyện và từ huyện đi các tỉnh khác.
Hệ thống cảng thủy nội địa:
-
Bến hành khách Càng Long: nằm bờ trái sông Càng Long, TT.Càng Long.
-
Bến xăng dầu cơ sở Hoàng Tâm: nằm bờ trái sông Càng Long, TT. Càng Long, tiếp nhận tàu có mướn nước ≤1,2m.
-
Bến hàng hoá khu vực chợ Càng Long- Thị trấn Càng Long
-
Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất và thoát nước mưa
a.Chuẩn bị kỹ thuật đất: Huyện Càng Long mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng có địa hình cao trên 1,2 m. Địa hình chung của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình của huyện là 0,4 m - 1,0m so với mặt nước biển, cao trình thấp phân bố rải rác ở một số khu vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa hình thấp trũng (cao trình < 0,4 m).
b.Thoát nước mưa: Ngoài thị trấn Càng Long, khu vực chưa có hệ thống thoát nước đô thị. Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên mặt đất rồi đổ trực tiếp ra kênh rạch.
-
Hiện trạng thủy lợi
Hình thành nên hệ thống các kênh trục dọc và ngang trên địa bàn toàn huyện như: Sông Cái Hóp - Rạch Mương Đào - Kênh An Trường chạy từ sông Cổ Chiên đến kênh Trà Ngoa; Sông Láng Thé - Ba Si - Kênh Ngang chạy từ sông Cổ Chiên đến kênh Ba Tiêu.
Bên cạnh kết hợp thi công các công trình kênh Chính Trang, Chữ Thập,... còn huy động lực lượng tại chỗ cải tạo thủy lợi nội đồng được 27 kênh cấp III. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và vận hành tốt các cống, bọng đầu mối đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; đồng thời tiến hành nạo vét các kênh và thực hiện tốt công tác giải tỏa chướng ngại vật dưới lòng kênh, rạch... nhằm tạo sự thông thoáng dòng chảy và giao thông đường thủy.
Tổ chức vận hành, điều tiết nước hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện nạo vét 61 tuyến kênh với chiều dài 57.190 m, khối lượng 212.075 m³, trong đó nạo vét thủy lợi nội đồng bằng cơ giới 56 tuyến kênh với chiều dài 54.764 m, khối lượng 209.209 m³ (kênh cấp 2 và cấp 3) và 08 tuyến kênh nạo vét bằng thủ công với chiều dài 2.396 m, khối lượng 2.866 m³, gia cố 01 công trình đập bọng và 04 công trình gia cố đê bao bờ bao ngăn triều cường, khắc phục sạt lở với chiều dài 5.663 m, khối lượng 26.963 m³. Đồng thời kiểm tra thi công 27 công trình thuộc nguồn vốn Nghị định 35.
Vận hành 02 cống Láng Thé và Cái Hóp để trữ ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của Nhân dân cũng như giao thương hàng hóa. Tình hình diễn biến mặn cao nhất là ngày 08/02/2016 tại Vàm Láng Thé là 13,76%, tại cống Cái Hóp ngày 07/02/2016 là 13,6%. Cấp xong 110/110 nắp bọng và lắp đặt xong 12/18 bọng từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí năm 2015, 2016 cho các xã.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Càng Long có 46 chiếc cầu. Trong đó, gồm 18 chiếc có kết cấu là sắt và bê tông và 28 chiếc có kết cấu là bê tông. Trọng tải của phần lớn số cầu này có tải trọng nhỏ từ 1,5 – 2,8 tấn và có chiều rộng tương đối hẹp. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Tháng 3 năm 2011 cầu Cổ Chiên đã được khởi công xây dựng. Đây là một thuận lợi cho huyện Càng Long nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung vì nó rút ngắn được khoảng cách và thời gian di chuyển từ TP HCM đến Trà Vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 1.12.Bảng thống kê hệ thống cầu hiện trạng huyện Càng Long
Stt
|
Tên Cầu
|
Lý trình
|
C.dài
(m)
|
C.Rộng
(m)
|
Kết cấu
|
Tải trọng
(T)
|
1
|
Mây Tức
|
km
|
43
|
+
|
108
|
74,3
|
7,75
|
BTCT
|
30T
|
2
|
Mỹ Huê
|
km
|
46
|
+
|
461
|
80,9
|
7
|
BTDƯL
|
25T
|
3
|
Cây Cách
|
km
|
48
|
+
|
751
|
12,5
|
7
|
BTDƯL
|
25T
|
4
|
Láng Thé
|
km
|
52
|
+
|
573
|
85,2
|
7
|
BTCT
|
25T
|
5
|
Ba Si
|
km
|
56
|
+
|
385
|
105,4
|
7
|
BTDƯL
|
25T
|
6
|
Cầu Dừa Đỏ
|
km
|
53
|
+
|
600
|
171,9
|
9
|
BTDƯL
|
25T
|
7
|
Cầu Đập Han 1
|
km
|
51
|
+
|
764
|
9,2
|
9
|
BTDƯL
|
25T
|
8
|
Cầu Đập Han 2
|
km
|
52
|
+
|
143
|
105,8
|
9
|
BTDƯL
|
25T
|
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 – cập nhật)
-
Hiện trạng về cấp nước
Khu vực đô thị: Thị trấn Càng Long: có 01 nhà máy cấp nước với công suất là 120m3/h, đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho toàn bộ thị trấn Càng Long. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh tại đô thị là 99,51%.
-
Khu vực nông thôn:
Hệ thống cấp nước tập trung: hiện mỗi xã đã có 1-3 trạm cấp nước tập trung (trong đó có 1 trạm chính) phục vụ cho một phần dân cư trên địa bàn, công suất hiện hữu mỗi trạm khoảng 4 – 8 m³/h, trạm chính khoảng 15 ÷ 40 m³/h. Các hộ dân còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ qua hệ thống giếng khoan tự túc, giếng đào tay hoặc nguồn nước mưa dự trữ.
Đã lắp đặt đồng hồ nước cho 31.613 hộ sử dụng nước máy đạt 80,19% so tổng số hộ dân (39.420 hộ); toàn huyện có 36.520 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 92,64% so tổng số hộ, đạt 106,81% so kế hoạch ( theo báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2020)
Bảng 1.13.Danh mục hiện trạng hệ thống cấp nước
STT
|
Tên công trình
|
Vị trí
|
Công suất (m³/h)
|
1
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Nhị Long Phú
|
40
|
2
|
Nhà máy cấp nước 1
|
xã Mỹ Cẩm
|
25
|
3
|
Nhà máy cấp nước 2
|
xã Mỹ Cẩm
|
25
|
4
|
Nhà máy cấp nước 3
|
xã Mỹ Cẩm
|
25
|
5
|
Nhà máy cấp nước
|
thị trấn Càng Long
|
120
|
6
|
Nhà máy cấp nước
|
xã An Trường A
|
-
|
7
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Đức Mỹ
|
-
|
8
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Nhị Long
|
-
|
9
|
Nhà máy cấp nước
|
xã An Trường
|
5
|
10
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Tân Bình
|
-
|
11
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Tân An
|
434,4
|
12
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Huyền Hội
|
-
|
13
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Phương Thạnh
|
30
|
14
|
Nhà máy cấp nước (3 trạm)
|
xã Bình Phú
|
-
|
15
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Đại Phúc
|
15
|
16
|
Nhà máy cấp nước
|
xã Đại Phước
|
-
|
(Nguồn: Quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng về thoát nước thải và xử lý chất thải rắn
a.Thoát nước thải
Ngoài khu vực trung tâm thị trấn Càng Long, hiện khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước mưa và nước sinh hoạt tự thấm xuống đất là chính, phần còn lại thoát ra kênh. Đa số các hộ dân sử dụng bể tự hoại có giếng thấm.
Tại trung tâm thị trấn Càng Long, các trục đường chính đã xây dựng hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải theo hệ thống này thoát ra kênh rạch, thực trạng này gây ảnh hưởng đến môi trường.
Các cơ sở sản xuất có xây dựng hệ thống thoát nước tại nơi sản xuất nhưng chỉ xử lý cục bộ.
b.Xử lý chất thải rắn
Ngoài bãi rác tập trung tại xã Phương Thạnh; Trên địa bàn các xã không có bãi chứa rác tập trung. Vẫn còn một số hộ dân còn đổ rác tràn lan ra các khu vực trống ở sân vườn hoặc ao, mương trong khu đất của mình gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ.
Hiện các xã đã có hợp đồng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt về bãi rác tập trung của huyện để xử lý. Cụ thể, rác thải trên địa bàn huyện Càng Long được thu gom và vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý rác tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long với quy mô là khoảng 1,4 ha
-
Hiện trạng cấp điện
Nguồn cấp điện: hiện khu vực nghiên cứu được cấp điện từ trạm 110/22kV Trà Vinh với công suất hiện hữu 2x40 MVA. Mạng phân phối:
-
Mạng lưới điện phân phối không đều, chủ yếu là TBA nhỏ 1 pha. Tuyến dây 15kV chủ yếu chạy dọc theo các tuyến lộ chính, đi trên cột bê tông ly tâm 12m, tiết diện dây nhỏ chủ yếu là dây AC – 70, AC – 50.
-
Trạm biến áp 15/0,2 – 0,4kV được treo trên cột, chạy dọc theo các tuyến đường chính. Bao gồm chủ yếu là các trạm biến áp 1 pha có công suất nhỏ cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt.
-
Mức độ tiêu thụ điện bình quân đạt 80 – 100 KWh/người/năm.
-
Mạng lưới đèn chiếu sáng giao thông chưa được đầu tư xây dựng.
-
Toàn huyện có 14/14 xã có điện lưới quốc gia, sản lượng điện tiêu thụ là 83.385.881 triệu KWh, bình quân 1.629 KWh/hộ/năm.
-
Hệ thống trạm biến áp có 445 trạm với dung lượng 25.017,5 KVA (98%) đang hoạt động tốt.
-
Đường dây trung thế: Tổng số có 304,5 km (98,5%) đảm bảo yêu cầu.
-
Đường dây hạ thế: Tổng số có 473 km, trong đó 439 km (92,8%) đảm bảo yêu cầu, 34 km (7,2%) cần cải tạo, nâng cấp và tiếp tục hoàn thiện đường dây.
Mạng lưới điện trung thế, hạ thế được quan tâm đầu tư phát triển phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Đồng thời triển khai xây dựng mới hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên các tuyến quốc lộ và hương lộ thuộc địa bàn thị trấn Càng Long và các xã lân cận; phát triển mới 1.664 hộ sử dụng điện (chủ yếu là dự án 20.000 hộ của tỉnh). Toàn huyện có 330,083 km đường dây trung áp; có 614,850 km đường dây hạ áp; Trạm biến áp/dung lượng 725/1.780,05kVA. Trong năm, phát triển mới 624 hộ sử dụng điện (trong đó có xóa câu phụ không an toàn 324 hộ), nâng tổng số đến nay toàn huyện có 39.165 hộ sử dụng điện, đạt 99,40% so tổng hộ, đạt 100% so kế hoạch (kế hoạch 99,40%) ( theo báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2020)
-
Hiện trạng thông tin liên lạc
Hiện mỗi xã có 1 bưu điện trung tâm phục vụ bưu chính viễn thông cho toàn xã và thường nằm trên các trục đường chính đô thị. Tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc vẫn chưa hoàn chỉnh.
Bảng 1.14.Danh mục hiện trạng công trình thông tin liên lạc viễn thông
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Đại Đức
|
Đức Mỹ
|
2
|
Trạm viễn thông
|
Mỹ Hiệp A
|
Đức Mỹ
|
3
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Đon
|
Nhị Long
|
4
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Long Hòa
|
Đại Phước
|
5
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Tân Định
|
Đại Phúc
|
6
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
7
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Tân An Chợ
|
Tân An
|
8
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Trà Ốp
|
Tân Bình
|
9
|
Bưu điện văn hóa xã
|
7
|
An Trường
|
10
|
Bưu điện văn hóa xã
|
9B
|
An Trường A
|
11
|
Bưu điện văn hóa xã
|
4
|
Mỹ Cẩm
|
12
|
Bưu điện huyện Càng Long
|
Khóm 4
|
Thị trấn Càng Long
|
(Nguồn: Theo quy hoạch chung các xã và cập nhật)
-
Hiện trạng vệ sinh môi trường
Huyện Càng Long mang đặc điểm chung của đồng bằng, với đặc điểm chính là những cánh đồng lúa bằng phẳng và những vườn trái cây xanh tốt, bề mặt bị chia cắt và xen kẽ bởi hệ thống sông rạch chằng chịt cùng những giồng cát chạy dài.
Môi trường sinh thái của huyện cơ bản mang sắc thái tự nhiên của vùng nông thôn. Những nét đặc trưng của điều kiện tự nhiên chi phối mạnh mẽ tới vấn đề môi trường của huyện là hiện tượng xâm mặn nước mặt vào mùa khô ở khu gần sông Cổ Chiên với mức độ khác nhau đối với từng tiểu vùng. Ngoài ra, sự gia tăng dân số, quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng tác động xấu tới môi trường.
Hiện nay môi trường sinh thái của Càng Long còn khá tốt, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Cần khuyến khích nông dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản thật hợp lý,... ý thức việc xử lý nước thải và rác thải trong sản xuất và sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước trong tương lai. Cùng với quá trình khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là cần thiết.
-
Nghĩa trang
Toàn huyện có 1 nghĩa trang liệt sĩ và 1 nghĩa trang nhân dân liên xã Tân An – Tân Bình – An Trường. Các cơ sở hỏa táng trên địa bàn huyện là 4 cơ sở và tập trung ở 4 chùa Khmer. Nhìn chung, ngoài các nghĩa trang liệt sĩ được quy hoạch xây dựng theo quy chuẩn và thường xuyên được chỉnh trang còn lại phần lớn các nghĩa trang nhân dân trên địa bàn phát triển tự phát và chưa có quy hoạch, nằm xen kẽ trong các khu dân cư… Hơn nữa, do tập quán phổ biến của người dân là chôn người chết tại vườn nhà (người Khmer, người chết sẽ được hỏa táng tại các nhà hỏa táng ở các chùa trên địa bàn tỉnh) nên dẫn đến nguy cơ lãng phí đất, ảnh hưởng vệ sinh và cảnh quan môi trường rất lớn.
Bảng 1.15.Danh mục hiện trạng hệ thống nghĩa trang
STT
|
TÊN CÔNG TRÌNH
|
VỊ TRÍ
|
Ấp/Khóm
|
Xã/Thị trấn
|
1
|
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Càng Long
|
Khóm 6
|
thị trấn Càng Long
|
2
|
Nghĩa địa
|
Khóm 3
|
thị trấn Càng Long
|
3
|
Nghĩa địa
|
Khóm 6
|
thị trấn Càng Long
|
4
|
Nghĩa địa
|
Khóm 4
|
thị trấn Càng Long
|
5
|
Nghĩa địa
|
Khóm 5
|
thị trấn Càng Long
|
6
|
Nghĩa địa
|
Ấp số 5
|
Mỹ Cẩm
|
7
|
Nghĩa địa
|
Ấp 9B
|
An Trường A
|
8
|
Nghĩa địa
|
Ấp 9C
|
An Trường A
|
9
|
Nghĩa địa
|
Ấp 9
|
An Trường A
|
10
|
Nghĩa địa
|
Ấp Ninh Bình
|
Tân Bình
|
11
|
Nghĩa địa
|
Ấp An Định Giồng
|
Tân Bình
|
12
|
Nghĩa địa
|
Ấp Trà Ốp
|
Tân An
|
13
|
Nghĩa địa
|
Ấp Nhà Thờ
|
Tân An
|
14
|
Nghĩa địa
|
Ấp Tân Tiến
|
Tân An
|
15
|
Nghĩa địa
|
Ấp Cầu Xây
|
Huyền Hội
|
16
|
Nghĩa địa
|
Ấp Lưu Tư
|
Huyền Hội
|
17
|
Nghĩa địa
|
Ấp Bình Hội
|
Huyền Hội
|
18
|
Nghĩa địa
|
Ấp Trà Ôn
|
Huyền Hội
|
19
|
Nghĩa địa
|
Ấp Giồng Mới
|
Huyền Hội
|
20
|
Nghĩa địa
|
Ấp 8
|
An Trường
|
21
|
Nghĩa địa
|
Ấp 7
|
An Trường
|
22
|
Nghĩa địa
|
Ấp 6
|
An Trường
|
23
|
Nghĩa địa
|
Ấp 5
|
An Trường
|
24
|
Nghĩa địa
|
Ấp Nguyệt Lãng
|
Bình Phú
|
25
|
Nghĩa địa
|
Ấp Rạch Dừa
|
Đại Phước
|
26
|
Nghĩa địa
|
Ấp Gò Cà
|
Nhị Long Phú
|
27
|
Nghĩa địa
|
Ấp Thạnh Hiệp
|
Nhị Long Phú
|
(Nguồn: Quy hoạch chung các xã và cập nhật)
1.8.CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÓ LIÊN QUAN KHÁC NHƯ: quy hoạch vùng huyện lân cận, quy hoạch chung xây dựng xả, các định hướng hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội, dự án đầu tư liên vùng khác có liên quan…..
1.9.ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHUNG
Qua tình hình hiện trạng trên, các nhận xét đánh giá tổng hợp huyện Càng Long có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:
1.9.1.Điểm mạnh
Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Cổ Chiên với quy mô 200ha sẽ là động lực quan trọng của huyện Càng Long nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, nguồn nước mặt khá dồi dào rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao và tương đối ổn định, nắng và bức xạ mặt trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, phát triển đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Đất đai của huyện thích hợp cho trồng cây hàng năm, đặc biệt là lúa nước.
Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có mạng lưới giao thông phát triển, Quốc lộ 60 với cầu Cổ Chiên, trong tương lai Quốc lộ 60 nối với cầu Đại Ngãi vào tuyến Nam sông Hậu góp phần rút ngắn khoảng cách kết nối các vùng, tạo điều kiện cho huyện giao lưu hàng hóa tiếp cận thị trường và nhận sự tác động tích cực của các động lực kinh tế trước hết là thành phố Trà Vinh, thành phố Vĩnh Long, thành phố Bến Tre và xa hơn nữa là các vùng kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ.
Nền kinh tế của huyện đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá. Huyện có nguồn lao động trẻ, dồi dào. Đồng thời có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn của nhà nước là nguồn lực lớn để khai thác và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp với 3 thế mạnh là cây ăn quả, trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm được khai thác khá hiệu quả, chất lượng không ngừng nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm nuôi. Các ngành công nghiệp giày da, chế biến thủy hải sản cũng là thế mạnh của ngành công nghiệp huyện.
Về văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên.
1.9.2.Điểm yếu
Khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều nên vào mùa lũ và lúc triều cường đất thường bị ngập khá sâu.
Do lượng mưa tập trung theo mùa, kết hợp với những địa hình ở vùng trũng thường xảy ra tình trạng úng ngập cục bộ.
Tài nguyên đất huyện Càng Long xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa. Thiếu nguồn nước ngọt, nhiều vùng đất bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh, cho kinh tế của huyện còn thiếu và lạc hậu, hầu hết đã xuống cấp và chưa được đầu tư mới, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản còn thiếu, hệ thống giao thông đặc biệt giao thông nông thôn chưa hoàn thiện. Hiện nay một số kênh đã bị bồi lắng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đa phần là lao động phổ thông, tay nghề và chuyên môn còn kém.
Khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp còn hạn chế nên năng suất còn thấp.
Mức sống người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số nhà tạm vẫn còn nhiều; công tác đào tạo, dạy nghề còn hạn chế.
Cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa. Cơ sở hệ thống hạ tầng mới chỉ phát triển tại thị trấn, trung tâm đô thị còn các khu vực khác còn thiếu, yếu; chưa được đầu tư đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ngành dịch vụ chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế. Kết cấu hạ tầng của ngành dịch vụ phân phối còn yếu và lạc hậu; khối lượng hàng hóa lưu thông chủ yếu qua các loại hình kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ. Cơ cấu mặt hàng chưa được đa dạng hóa.
Ngành công nghiệp tuy được chú trọng, tuy nhiên khả năng thu hút nguồn đầu tư còn hạn chế. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, mức đầu tư còn thấp, công nghệ chưa có nhiều đổi mới, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém.
Quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đang có nhiều dấu hiệu gia tăng tác động xấu đến môi trường.
1.9.3.Cơ hội
Phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển thương mại và dịch vụ tại trung tâm huyện.
Giao thông phát triển tạo điều kiện tăng cường giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Thu hút nguồn lực, vốn đầu tư, khoa học công nghệ.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ công nghiệp.
1.9.4.Thách thức
Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội lớn.
Thiên tai, thời tiết, môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
Cạnh tranh thu hút đầu tư, phát triển đô thị từ các huyện lân cận.
Vấn đề cần giải quyết giữa tăng trưởng và phát triển bền vững; giữa đô thị hóa và bảo toàn quỹ đất sản xuất nông nghiệp, giữa phát triển kinh tế với khai thác tài nguyên, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Đánh giá những ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển.
Trình độ lao động có tay nghề và qua đào tạo còn thấp đòi hỏi thời gian và kinh phí trong công tác đào tạo.
Khó khăn khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và tiêu thụ hàng hoá do nền kinh tế còn hạn chế so với mặt bằng chung các địa phương trong và ngoài tỉnh.
CHƯƠNG II. ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
VÙNG HUYỆN CÀNG LONG
-
TẦM NHÌN, MỤC TIÊU, TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH VÙNG HUYỆN CÀNG LONG
-
Tầm nhìn của đồ án
Huyện Càng Long sẽ trở Huyện nông thôn mới. Đánh thức và tận dụng được các tiềm năng sẵn có để phát triển hài hòa và bền vững. Hướng tới mô hình tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo:
-
Vùng huyện Càng Long là cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh Trà Vinh, cửa ngõ quan trọng của tỉnh Trà Vinh kết nối với các tỉnh lân cận;
-
Vùng huyện Càng Long là huyện phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về an ninh và đời sống, bền vững về môi trường;
-
Vùng huyện Càng Long là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Mục tiêu phát triển vùng
Xây dựng vùng huyện Càng Long với thị trấn Càng Long là đô thị hạt nhân của huyện; phát triển phía Bắc theo cụm đô thị bao gồm: Thành phố Trà Vinh (là đô thị hạt nhân) – thị trấn Châu Thành – thị trấn Càng Long. Với 2 trục đô thị hóa chính là trục Quốc lộ 53 và trục Quốc lộ 60); Vùng huyện Càng Long có vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng.
Xây dựng vùng huyện Càng Long trở thành đầu mối giao thông quan trọng đối với tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận.
-
Tính chất phát triển
Đảm bảo vị trí chiến lược của huyện Càng Long trong vùng tỉnh Trà Vinh, theo Định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 đã xác định vùng huyện Càng Long thuộc Cực phát triển phía Bắc theo cụm các đô thị gồm: Thành phố Trà Vinh (là đô thị hạt nhân) - thị trấn Châu Thành - thị trấn Càng Long. Với 2 trục đô thị hóa chính là trục Quốc lộ 53 và trục Quốc lộ 60. Huyện Càng Long là đầu mối giao thông vùng phía Bắc tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận.
Phát triển công nghiệp, đô thị và thương mại dịch vụ:
-
Phát triển công nghiệp chế biến gắn liền vùng sản xuất nguyên liệu.
-
Phát triển công nghiệp, hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với khu vực sông Cổ Chiên và quốc lộ 60 (khu vực cầu Cổ Chiên), tận dụng lợi thế về giao thông đường bộ.
Trong vùng hình thành trung tâm dịch vụ thương mại phía Bắc tỉnh Trà Vinh. Phát triển dịch vụ logistics, khai thác tiềm năng về giao thông.
Vùng huyện Càng Long là vùng nông nghiệp lớn trong tỉnh Trà Vinh. Phát triển nông nghiệp hướng đến nền sản xuất hàng hoá lớn, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng nền nông nghiệp sạch và phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Nhiệm vụ của đồ án
Kết hợp tầm nhìn và mục tiêu trên, huyện Càng Long cần định hướng chiến lược lâu dài, phấn đấu trở thành trung tâm động lực phát triển kinh tế xã hội cho phân vùng phía Bắc của tỉnh Trà Vinh.
Theo đó các vấn đề nhiệm vụ của đồ án không chỉ ngừng lại mức độ đảm bảo định hướng quy hoạch xây dựng cho huyện đủ các tiêu chí của huyện đảm bảo tiêu chí huyện nông thôn mới tại Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020… Mà còn hướng đến phát triển bền vững đô thị loại IV giai đoạn 2020 – 2030, 2030-2040.
-
TIỀM NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG
-
Các tiềm năng phát triển vùng huyện Càng Long
Quỹ đất dồi dào và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi phát triển.
Nguồn nguyên liệu nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, nguồn thủy hải sản dồi dào.
Nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao.
Có cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật tương đối đồng bộ.
Trong giai đoạn quy hoạch định vùng huyện Càng Long đến năm 2040 hướng thị trấn Càng Long đô thị loại IV và Tân An đô thị loại V đảm bảo định hướng phân cực phát triển, phân vùng kinh tế chung của tỉnh theo đề án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”
-
Động lực phát triển vùng huyện Càng Long
Huyện Càng Long có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cực kỳ ưu đãi khi nằm giáp và gần với các thành phố lớn: Tp. Trà Vinh, Tp. Vĩnh Long, Tp. Bến Tre. Đặc biệt là chịu ảnh hưởng lan tỏa trực tiếp của thành phố Trà Vinh. Đây là đô thị loại II của tỉnh Trà Vinh. Huyện phong phú các nguồn tài nguyên như tài nguyên đất đai, tài nguyên nước… Đây là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Huyện Càng Long có lợi thế về hệ thống giao thông đối ngoại, đặc biệt là tuyến đường huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai:
-
Dự án trọng điểm cầu Đại Ngãi nối tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng là công trình huyết mạch trên tuyến Quốc lộ 60, sau khi hoàn thành sẽ nối thông toàn tuyến để khai thác thế mạnh toàn bộ các tỉnh phía Đông của khu vực Tây Nam bộ. Dự kiến có hướng tuyến Quốc Lộ 60 đi qua huyện Càng Long. Với sự thuận lợi về điều kiện giao thông, các tuyến Quốc lộ 60, cầu Cổ Chiên và cầu Đại Ngãi, rút gắn thời gian từ các tỉnh phía Đông của khu vực Tây Nam Bộ đi Tp. Hồ Chí Minh. Huyện Càng Long có điều kiện phát huy tối đa lợi thế giao thông đường bộ, tận dụng tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội xứng đáng với vị thế của vùng cửa ngõ của toàn tỉnh Trà Vinh.
-
Tuyến Quốc lộ 53 đi ngang huyện nối liền tỉnh Vĩnh Long với Thành phố Trà Vinh, các tuyến đường thủy trên sông Hậu, sông Cần Chông, huyện Tiểu Cần có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển trở thành cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Trà Vinh, liên hệ với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu kinh tế trong 5 năm gần đây có sự chuyện dịch tích cực và đúng hướng, tăng dần các ngành cho giá trị gia tăng cao. Các ngành kinh tế chủ đạo:
-
Ngành nông nghiệp kỹ thuật cao: Có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn trái, cây dừa, chăn nuôi bò, heo, gia cầm đang từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hợp tác liên kết sản xuất với quy mô lớn và áp dụng các giống mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại hiệu quả đáng kể. Là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đây là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác, đảm bảo cho sự phát triển cân bằng, bền vững của nền kinh tế; nhu cầu nông sản chất lượng cao ngày càng gia tăng và tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai sẵn có và kinh nghiệm canh tác lâu năm, huyện Càng Long có điều kiện phát triển các vùng nông sản áp dụng kỹ thuật cao ở khu vực xã Mỹ Cẩm, An Trường A, An Trường, Tân Bình, Tân An, Huyền Hội.
-
Ngành chăn nuôi: Bước đầu nghiên cứu chăn nuôi theo quy mô lớn với hình thức trang trại, xây dựng các cụm chế biến thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi.
-
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hình thành khu công nghiệp Cổ Chiên theo định hướng của Tỉnh, hình thành Cụm công nghiệp Tân Bình. Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đức Mỹ xã Đức Mỹ. Với các sản phẩm chủ yếu như: xay xát lương thực, lau bóng gạo, sửa chữa cơ khí, sản xuất gạch, tơ xơ dừa, thảm xơ dừa, đan đát, nước đá, mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc,… Đến nay, toàn huyện có 1.405 cơ sở sản xuất lĩnh vực CN-TTCN, trong đó bao gồm 36 doanh nghiệp và 7 hợp tác xã.
-
Ngành xây dựng: phát triển cùng với tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng và đô thị hóa ngày càng tăng cao.
-
Ngành thương mại, dịch vụ: tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, hỗ trợ các hoạt động kinh tế ở địa phương và thúc đẩy giao thương với các khu vực lân cận.
-
Ngành du lịch: Trên địa bàn huyện có 03 khu di tích lịch sử cấp quốc gia; 01 cấp tỉnh và 01 khu du lịch sinh thái Miệt vườn MêKông tại ấp Đon, xã Nhị Long mở cửa cho khách tham quan du lịch, có trên 685 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan vào những ngày lễ, Tết. Hiện nay, huyện đang tổ chức khảo sát các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện để kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.
-
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÙNG
-
Dự báo phát triển kinh tế
Dự báo phát triển kinh tế vùng huyện Càng Long được dự báo dựa trên Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Càng Long - tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.
Bảng 2.1.Bảng thống kê phát triển kinh tế huyện Càng Long giai đoạn 2015-2019
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
1
|
Tổng giá trị sản xuất các ngành
|
Tỷ đồng
|
7.683
|
6.828
|
7.589
|
8.427
|
9.165
|
2
|
- Giá trị ngành nông nghiệp
|
“
|
|
3.410
|
3.300
|
3.489
|
3.576
|
3
|
- Giá trị thủy sản
|
“
|
|
316
|
326
|
350
|
403
|
4
|
- Giá trị công nghiệp - TTCN
|
“
|
570
|
592
|
730
|
836
|
921
|
5
|
- Giá trị xây dựng
|
“
|
|
650
|
788
|
790
|
894
|
6
|
- Giá trị thương mại- dịch vụ
|
“
|
|
1.860
|
2.445
|
2.980
|
3.371
|
Theo báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2020” số 598/BC-UBND thì Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2018 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 8.427 tỷ đồng, đạt 99,55% kế hoạch, tăng 11,05% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị nông nghiệp: 3.489 tỷ đồng, đạt 101,42% kế hoạch, tăng 5,74% so cùng kỳ; giá trị thủy sản: 350 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 7,36% so cùng kỳ; giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 836 tỷ đồng, đạt 104,50% kế hoạch, tăng 12,05% so cùng kỳ; giá trị xây dựng: 790 tỷ đồng, đạt 95,76% kế hoạch, tăng 0,25% so cùng kỳ; giá trị thương mại- dịch vụ: 2.980 tỷ đồng, đạt 97,70% kế hoạch, tăng 21,88% so cùng kỳ. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 2.100 tỷ đồng, đạt 87,7% Nghị quyết. Thu nhập bình quần đầu người ước đạt 43 triệu đồng/người/năm, đạt 100% so Nghị quyết, tăng 6 triệu đồng/người/năm so cùng kỳ.
-
Dự báo kinh tế giai đoạn 2020-2030
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%. Có cơ cấu kinh tế như sau:
-
Nông nghiệp, thuỷ sản 53%.
-
Dịch vụ: 26%.
-
Công nghiệp, xây dựng: 21%.
-
Dự báo kinh tế giai đoạn 2030-2040
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế 12%. Có cơ cấu kinh tế như sau:
-
Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%.
-
Dịch vụ: 31%.
-
Công nghiệp, xây dựng: 29%.
-
Cơ cấu kinh tế
Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp tạo chuyển biến rõ nét gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Phát huy sức mạnh các nguồn lực để phục vụ xây dựng mô hình phát triển phù hợp, đánh giá lại tính khả thi của các quy hoạch đã triển khai, để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, tăng năng suất lao động trong ngành nông nghiệp bằng việc công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và bền vững.
Các lĩnh vực kinh tế phát triển chủ yếu trong vùng:
-
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Tiếp tục giữ ổn định toàn bộ diện tích trồng lúa; chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao; cây ăn quả; cây công nghiệp; phát triển thuỷ sản nước ngọt. Chăn nuôi gia xúc theo hình thức trang trại.
-
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Nâng cao tỷ lệ đóng góp khu vực II trong tổng thể kinh tế huyện Càng Long. Phát triển kinh tế khu vực II dựa trên các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có lợi thế địa phương.
-
Thương mại - dịch vụ: Xây dựng trung tâm thương mại thị trấn Càng Long, tiếp tục xây dựng mở rộng, chỉnh trang chợ Càng Long, chợ Tân An, chợ Nhị Long.
-
Dự báo quy mô dân số, lao động
Cập nhật định hướng quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới 13 xã, quy hoạch chung Thị trấn Càng Long và các định hướng có liên quan, dự báo quy mô dân số huyện Càng Long như sau:
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
a) Dân số:
+ Hiện trạng: 147.694 người (theo niên giám thống kê năm 2019, trong đó: dân số đô thị 13.610 người, dân số nông thôn 134.084 người).
+ Dự báo đến năm 2030: Khoảng 189.589 người (trong đó: dân số đô thị khoảng 63.488 người, dân số nông thôn 126.101 người).
+ Dự báo đến năm 2040: Khoảng 290.985 người (trong đó: dân số đô thị khoảng 100.480 người, dân số nông thôn 190.505 người).
+ Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình: khoảng 1,4%/năm.
b) Lao động:
+ Hiện trạng: 96.870 người.
+ Dự báo đến năm 2030: Khoảng 189.589 người.
+ Dự báo đến năm 2040: Khoảng 290.985 người.
c) Đất đai:
- Chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu dất dân dụng bình quân toàn đô thị: 50-80 m2/người (đô thị loại III, IV); 70-100 m2/người (đô thị loại V).
+ Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị: 28-45 m2/người (đô thị loại III, IV); 45-55 m2/người (đô thị loại V).
+ Chỉ tiêu sử dụng đất trong khu, cụm công nghiệp: giao thông tỷ lệ ≥ 10% diện tích toàn khu; cây xanh tỷ lệ ≥10% diện tích toàn khu; các khu kỹ thuật tỷ lệ ≥ 1% diện tích toàn khu.
+ Chỉ tiêu đất nông thôn: đất ở ≥25 m2/người; đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng ≥5 m2/người; đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật ≥5 m2/người; đất cây xanh công cộng≥2 m2/người.
- Dự báo:
+ Đến năm 2030: Đất phát triển đô thị khoảng 7.591,41 ha, trong đó đất dân dụng đô thị khoảng 1.777,66 ha đến 3.491,84 ha. Đất nông thôn khoảng 21.799,26 ha.
+ Đến năm 2040: Đất phát triển đô thị khoảng 7.591,41 ha, trong đó đất dân dụng đô thị khoảng 2.813,44 ha đến 5.526,4 ha. Đất nông thôn khoảng 21.799,26 ha.
S
T
T
|
|
DÂN SỐ ( Người)
|
DIỆN TÍCH (Ha)
|
ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
|
HIỆN TRẠNG
147.694 người
|
HIỆN TRẠNG
29.390,67 ha
|
|
Dự báo năm 2030
|
Dự báo năm 2040
|
Dự báo năm 2030
|
Dự báo năm 2040
|
Giai đoạn 2030
|
Giai đoạn 2040
|
|
|
189.589
|
290.985
|
|
|
|
|
I
|
ĐÔ THỊ
|
63.488
|
100.480
|
7.591,41
|
7.591,41
|
|
|
|
1. Đô thị Càng Long (thị trấn Càng Long hiện hữu, xã Bình Phú, xã Nhị Long)
|
50.110
|
81.932
|
|
|
Nâng từ đô thị loại V lên loại IV
|
Định hướng lên thị xã
|
|
2. Đô thị Tân An (xã Tân An hiện hữu)
|
13.378
|
18.548
|
|
|
Nâng loại từ xã lên đô thị loại V
|
Định hướng lên thị trấn
|
II
|
NÔNG THÔN
|
126.101
|
190.505
|
21.799,26
|
21.799,26
|
|
|
1. CỤM PHÍA TÂY
|
38.996
|
60.130
|
7.014,91
|
7.014,91
|
|
|
|
- Xã Mỹ Cẩm
|
12.600
|
19.364
|
2.297,68
|
2.297,68
|
|
|
|
- Xã An Trường A
|
8.528
|
15.750
|
1.884,39
|
1.884,39
|
|
Trung tâm cụm xã
|
|
- Xã An Trường
|
17.868
|
25.016
|
2.832,84
|
2.832,84
|
|
|
2. CỤM PHÍA NAM
|
32.131
|
48.357
|
6,008.89
|
6,008.89
|
|
|
|
- Xã Huyền Hội
|
18.550
|
27.627
|
3.464,87
|
3.464,87
|
|
|
|
- Xã Tân Bình
|
13.581
|
20.730
|
2.544,02
|
2.544,02
|
|
Trung tâm cụm xã
|
3. CỤM PHÍA ĐÔNG BẮC
|
35.427
|
49.051
|
5.206,01
|
5.206,01
|
|
|
|
- Xã Phương Thạnh
|
15.798
|
22.117
|
2.219,15
|
2.219,15
|
|
|
|
- Xã Đại Phúc
|
7.050
|
11.249
|
980,28
|
980,28
|
|
Trung tâm cụm xã
|
|
- Xã Đại Phước
|
12.579
|
15.685
|
2.006,58
|
2.006,58
|
|
|
4. CỤM PHÍA BẮC
|
19.547
|
32.967
|
3.569,45
|
3.569,45
|
|
|
|
- Xã Nhị Long Phú
|
8.547
|
14.985
|
1.206,98
|
1.206,98
|
|
Trung tâm cụm xã
|
|
- Xã Đức Mỹ
|
11.000
|
17.982
|
2.362.47
|
2.362.47
|
|
|
III.
|
KHU CHỨC NĂNG
|
1.
|
KHU CÔNG NGHIÊP CỔ CHIÊN:
- Vị trí ấp Trung, ấp Trại Luận và một phần ấp Rạch Dừa thuộc xã Đại Phước.
- Diện tích khoảng 200 ha.
|
2.
|
CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH:
- Vị trí thuộc ấp Ninh Bình xã Tân Bình.
- Diện tích khoảng 40ha.
|
d) Tỷ lệ đô thị hóa:
+ Hiện trạng: 9,21%.
+ Dự báo đến năm 2030: 33,49%.
+ Dự báo đến năm 2040: 34,53%.
đ) Ngoài ra, các chỉ tiêu hạ tầng khác như: chỉ tiêu về cây xanh, giao thông,... đối với đô thị và nông thôn đảm bảo đúng theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2019/BXD; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: đảm bảo đúng theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2016/BXD, trong đó:
▪ Hệ thống đường giao thông đô thị đảm bảo QCVN 07-4:2016/BXD; Tỷ lệ đất giao thông đô thị (không bao gồm giao thông tĩnh) trong đất xây dựng đô thị tối thiểu: tính đến đường liên khu vực: 9%; tính đến đường khu vực: 13%; tính đến đường phân khu vực: 18%.
▪ Hệ thống đường giao thông nông thôn phải đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
▪ Chỉ tiêu cấp nước: Đô thị: 100 - 150 lít/người/ngày đêm; Nông thôn : 80 lít/người/ngày đêm.
▪ Chỉ tiêu thoát nước: 100% cấp nước.
▪ Rác thải: 0,9 - 1,4 kg/người/ngày đêm.
▪ Chỉ tiêu cấp điện: 700 - 1.500 kWh/người.năm.
▪ Thông tin liên lạc: 70 thuê bao điện thoại/100 dân.
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÙNG
4.1. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN VÙNG
- Nông thôn phát triển theo định hướng quy hoạch chung xây dựng của từng xã, phát triển dọc theo các tuyến lộ chính và hệ thống kênh rạch gắn liền với điều kiện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Định hướng và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn tạo sự cân đối về mặt hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và quy mô dân số. Dự kiến phát triển vùng huyện Càng Long thành 02 đô thị với quy mô 01 đô thị loại IV, 01 đô thị loại V và 04 cụm xã.
+ Đô thị: Định hướng phát triển đô thị Càng Long và đô thị Tân An.
• Đô thị Càng Long: Hiện là đô thị loại V, định hướng mở rộng đô thị Càng Long (thị trấn Càng Long hiện hữu, xã Bình Phú, xã Nhị Long) giai đoạn đến năm 2030 nâng lên đô thị loại IV và nâng cấp lên thị xã thuộc tỉnh sau 2030 là trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện.
• Đô thị Tân An: Xã Tân An hiện tại định hướng giai đoạn đến năm 2030 phát triển là đô thị loại V và gia đoạn sau năm 2030 nâng cấp lên thị trấn thuộc huyện Càng Lon.
+ Cụm xã: Nhằm cân đối hài hòa và bổ sung hệ thống các công trình công cộng và dịch vụ cho từng khu vực huyện, đảm bảo nhu cầu sử dụng và bán kính phục vụ. Theo đó, huyện được định hướng bố trí hệ thống trung tâm cụm xã phát triển theo 4 cụm:
• Cụm phía Tây (xã Mỹ Cẩm, xã An Trường A, xã An Trường): Xã An Trường A phát triển là trung tâm cụm xã.
• Cụm phía Nam (xã Huyền Hội, xã Tân Bình): Xã Tân Bình phát triển là trung tâm cụm xã.
• Cụm phía Đông Bắc (xã Phương Thạnh, xã Đại Phúc, xã Đại Phước): Xã Đại Phước phát triển là trung tâm cụm xã.
• Cụm phía Bắc (xã Đức Mỹ, xã Nhị Long Phú): Xã Nhị Long Phú phát triển là trung tâm cụm xã.
- Các khu chức năng:
+ Khu công nghiệp Cổ Chiên thuộc xã Đức Mỹ, diện tích 200 ha.
+ Cụm công nghiệp Tân Bình thuộc ấp Ninh Bình, diện tích 40 ha cùng với định hướng khu sản xuất tập trung thuộc xã Huyền Hội, Đức Mỹ...
b) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng:
* Định hướng kết nối hệ thống giao thông chính:
+ Vành đai 1: Đường tránh thị trấn Càng Long - Đường huyện 37 - Đường huyện 4 - Quốc lộ 60 - Quốc lộ 53 tạo thành vành đai 1.
+ Vành đai 2: Đường huyện 31 - Đường huyện 37 - Đường huyện 1 - Đường huyện 3 - Đường huyện 8 - Đường huyện 7 - Đường tỉnh 911 tạo thành vành đai 2.
+ Trục Bắc Nam: Quốc lộ 53 nối với Đường huyện 2. Phía Bắc nối với Vĩnh Long, đi qua đô thị Càng Long, đô thị Tân An nối với trung tâm huyện Cầu Kè.
+ Trục Đông Tây: Quốc Lộ 53 nối với Đường huyện 39. Phía Đông nối với thành phố Trà Vinh, đi qua đô thị Càng Long. Phía Tây nối với tỉnh Vĩnh Long.
* Định hướng hạ tầng xã hội:
- Công trình giáo dục: Định hướng bố trí thêm 04 trường Trung học phổ thông tại 04 cụm trung tâm xã đảm bảo phục vụ cho 290.985 người vào năm 2040. Kết hợp nâng cấp mở rộng 06 trường Trung học phổ thông hiện hữu và xây dựng mới 01 trường dạy nghề tại đô thị Càng Long đảm bảo quy mô, bán kính phục vụ.
- Các công trình thương mại dịch vụ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao ngoài các công trình hiện hữu và định hướng phát triển trên địa bàn thị trấn Càng Long còn định hướng bố trí ở trung tâm cụm xã để đảm bảo tính chất về nhu cầu và bán kính phục vụ cho nhân dân trong huyện.
|
Sơ đồ định hướng phát triển vùng huyện Càng Long đến 2040
|
4.2. ĐỊNH HƯỚNG VÙNG SẢN XUẤT
- Đảm bảo phù hợp quy hoạch ngành, đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển của địa phương.
- Không gian sản xuất của huyện được phân vùng như sau:
+ Vùng A: Hướng Tây Quốc lộ 53, gồm các xã Mỹ Cẩm, An Trường, An Trường A, Phương Thạnh, Huyền Hội, Tân An, Tân Bình, một phần xã Bình Phú: Phát triển sản xuất lúa và hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày và cây ăn trái.
+ Vùng B: Hướng Đông Quốc lộ 53, gồm Thị trấn Càng Long (hiện hữu) và các xã Đức Mỹ, Nhị Long Phú, Nhị Long, Đại Phúc, Đại Phước, một phần xã Bình Phú: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với cây ăn trái, du lịch sinh thái.
|
Sơ đồ phân vùng kiểm soát quản lý phát triển vùng
|
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1. QUY HOẠCH GIAO THÔNG
a) Giao thông đường bộ:
Đảm bảo nhu cầu vận tải, vận chuyển, kết nối liên vùng tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn, kinh tế xã hội cho vùng; cơ bản phù hợp Quyết định 1441/QĐ-UBND ngày 08/07/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quốc lộ 53: Kết nối huyện Càng Long với các huyện lân cận và là trục kết nối của tỉnh Trà Vinh với tỉnh Vĩnh Long,…định hướng nâng cấp đảm bảo lộ giới từ 27- 62,5m (chia làm 2 đoạn, qua đô thị và ngoài đô thị).
- Quốc lộ 60: Cũng là trục kết nối huyện Càng Long với các huyện lân cận và là trục kết nối của tỉnh Trà Vinh với tỉnh Bến Tre,…định hướng nâng cấp đảm bảo lộ giới 42m.
- Hệ thống Đường tỉnh bao gồm ĐT.911, ĐT.915B kết nối nhu cầu giao thông giữa huyện Càng Long và trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh và các huyện khác trên địa bàn tỉnh, kết nối với các tuyến đường Quốc lộ, tạo nên hệ thống giao thông xuyên suốt trên toàn tỉnh, định hướng lộ giới 29m.
- Hệ thống Đường huyện kết nối giao thông giữa các xã trên địa bàn huyện Càng Long với trung tâm hành chính cấp huyện và các huyện lân cận. Các tuyến đường này kết nối với hệ thống đường tỉnh, tạo nên hệ thống giao thông xuyên suốt trên vùng huyện Càng Long, định hướng lộ giới 29m.
Các trục đường động lực phát triển đô thị, các tuyến đường vành đai, tuyến đường tránh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Càng Long, thông qua việc kết nối giao thông giữa các đô thị với nhau, cũng như kết nối khu vực với các huyện lân cận, giảm tải áp lực giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, lộ giới 27,5÷62,5m.
BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
MẶT CẮT
|
GIỚI HẠN ĐƯỜNG
|
LỘ GIỚI
|
DẢI PHÂN CÁCH (m)
|
BỀ RỘNG (m)
|
Từ
|
Đến
|
Lề trái (đất dự trữ)
|
Lòng đường
|
Lề phải (đất dự trữ)
|
1
|
Quốc lộ 53
|
A1-A1
|
cầu Mây Tức
|
cầu Ba Si
|
62,5
|
0
|
23,75
|
15
|
23,75
|
2
|
Quốc lộ 60
|
A3-A3
|
Cầu Cổ Chiên
|
QL53 đoạn qua xã Bình Phú
|
42
|
0
|
17,5
|
7
|
17,5
|
3
|
Đường tỉnh 911
|
B2-B2
|
Đường liên xã (Xã Tân An)
|
QL 60 mới
|
29
|
0
|
11
|
7
|
11
|
4
|
Đường huyện 1
|
C-C
|
cửa sông Láng Thé giáp với sông Cổ Chiên
|
đoạn giáp ranh xã Đức Mỹ
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
5
|
Đường huyện 37
|
C-C
|
Đường huyện 1 đoạn qua xã Đức Mỹ
|
QL53 đoạn giáp ranh xã Bình Phú, An Trường và TT Càng Long
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
6
|
Đường huyện 4
|
C-C
|
Đường huyện 37 đoạn qua xã Nhị Long Phú
|
Đường huyện 3 đoạn qua xã Nhị Long
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
7
|
Đường huyện 3
|
C1-C1
|
Giáp ranh huyện Châu Thành
|
Quốc lộ 60
|
34
|
7
|
5,5
|
16
|
5,5
|
8
|
Đường huyện 3 nối dài
|
C2-C2
|
QL 60
|
Quốc lộ 53
|
16,5
|
0
|
4,75
|
7
|
4,75 cấp III
|
9
|
Đường huyện 7
|
C-C
|
QL 53 đoạn qua xã Phương Thạnh
|
Đường huyện 6 đoạn qua xã Huyền Hội
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
10
|
Đường huyện 6
|
B2-B2
|
QL 53 đoạn qua xã Bình Phú
|
đoạn giáp ranh xã Huyền Hội đi huyện Tiểu Cần
|
29
|
0
|
11
|
7
|
11
|
11
|
Đường huyện 2
(đoạn 1)
|
B2-B2
|
Cầu Mỹ Huê, QL.53, H.Càng Long
|
ĐT.911
|
29
|
0
|
11
|
7
|
11
|
12
|
Đường huyện 2
(đoạn 2)
|
C-C
|
ĐT.911
|
QL.60, Hiếu Trung, Tiểu Cần
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
13
|
Đường huyện 31
|
C-C
|
Quốc lộ 53 đoạn qua TT Càng Long
|
Đường huyện 2 đoạn qua xã Tân Bình
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
14
|
Đường huyện 39
|
C-C
|
Đường huyện 2 đoạn qua xã An Trường
|
Đường huyện 31 đoạn qua xã An Trường A
|
27,5
|
0
|
11
|
5,5
|
11
|
15
|
Đường liên xã Đức Mỹ
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
16
|
Đường liên xã Đại Phước
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
17
|
Đường liên xã Nhị Long Phú
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
18
|
Đường liên xã Nhị Long
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
19
|
Đường liên xã Đại Phúc
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
20
|
Đường liên xã Phương Thạnh
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
21
|
Đường liên xã TT Càng Long
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
22
|
Đường liên xã Mỹ Cẩm
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
23
|
Đường liên xã An Trường A
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
24
|
Đường liên xã An Trường
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
25
|
Đường liên xã Huyền Hội
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
26
|
Đường liên xã Tân Bình
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
27
|
Đường liên xã Tân An
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
ĐƯỜNG QUY HOẠCH MỚI - MỞ RỘNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
|
28
|
Đường tránh QL 53
|
A2-A2
|
QL53 đoạn qua TT Càng Long
|
QL60 đoạn qua xã Bình Phú
|
62,5
|
0
|
20
|
22,5
|
20
|
29
|
Đường tỉnh 915B
|
B1-B1
|
Quốc lộ 60
|
Đường huyện 3 đoạn đi TP Trà Vinh
|
32
|
0
|
12,5
|
7
|
12,5
|
30
|
Đường liên xã Đức Mỹ với Nhị Long Phú làm mới
|
D-D
|
Đường huyện 4 đoạn qua xã Nhị Long
|
đường liên xã Đức Mỹ
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
31
|
Đường nhựa (Đường huyện 6, xã An Trường A)
|
D-D
|
Quốc lộ 53 đoạn qua xã Phương Thạnh
|
Đường huyện 2 đoạn qua xã An Trường
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
32
|
Đường liên xã Mỹ Cẩm với xã An Trường A làm mới
|
D-D
|
Đường huyện 51 đoạn qua xã Mỹ Cẩm
|
Đường Liên Xã An Trường A
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
33
|
Đường liên xã An Trường, Tân Bình và Huyền Hội làm mới
|
D-D
|
Đường huyện 2 đoạn qua xã An Trường
|
Đường huyện 6 đoạn qua xã Huyền Hội
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
34
|
Đường liên xã Tân An làm mới
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
35
|
Đường liên xã Tân An và Huyền Hội làm mới
|
D-D
|
-
|
-
|
12,5
|
0
|
3
|
6,5
|
3
|
- Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường đô thị, từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hóa các tuyến trục giao thông, nút giao thông đô thị, hiện đại hóa mạng lưới đường nội thị gắn với chỉnh trang đô thị, lộ giới các tuyến đường cấp khu vực tối thiểu 16m, cấp đường phân khu vực tối thiểu 13m.
- Quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn phục vụ sản xuất với 4 cấp đường A, B, C, D tuân thủ TCVN 10380-2014: Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế và quy định khác có liên quan.
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống bến bãi trên phạm vi toàn huyện, làm đầu mối phát triển hệ thống giao thông khu vực.
b) Giao thông đường thủy:
- Sông Cổ Chiên là tuyến giao thông thủy cấp đặc biệt do Trung ương quản lý, là tuyến đường thủy trọng điểm của huyện Càng Long nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
- Bên cạnh đó huyện Càng Long còn có các luồng giao thông thủy do tỉnh quản lý mang ý nghĩa lớn đối với việc vận chuyển hàng hóa khu vực: Sông Càng Long - sông An Trường; sông Trà Ngoa - Trà Ếch - sông Ba Si - sông Láng Thé; Kênh Long Hội; sông Dừa Đỏ - Rạch Rô - Kênh Đùng Đình; Kênh Lò Co, Kênh Mây Tức; sông An Tường; Rạch Dừa. Các tuyến đường thủy này cần có kế hoạch nạo vét, đảm bảo tạo dòng chảy tự nhiên vừa phục vụ thủy lợi thoát nước vừa phục vụ giao thông đi lại bằng đường thủy cho các phương tiện đường thủy có công suất nhỏ. Giao thông nội thủy vùng.
3.2. QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀN VÀ THOÁT NƯỚC MẶT
- Cao độ nền:
+ Chọn cao độ xây dựng (Ñxd) ≥ +2,30m, theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh.
+ San lấp toàn bộ diện tích đối với những khu vực xây dựng mới, các khu dân cư tập trung đến cao độ khống chế.
+ Khu vực nông thôn, những vùng không có hệ thống thoát nước mặt, cần tạo hệ thống thuỷ lợi tốt để có thể tưới, tiêu nước đầy đủ, không bị ngập úng.
- Thoát nước mưa:
+ Hướng thoát: Theo hướng dốc cục bộ đổ ra sông kênh rạch gần nhất như sông Càng Long, sông Mây Tức…, trước khi dẫn ra sông Cổ Chiên.
+ Khu vực thị trấn Càng Long và các cụm công nghiệp bố trí hệ thống thoát nước riêng.
+ Các trung tâm xã bố trí hệ thống thoát nước chung.
+ Khu vực các ấp sử dụng hệ thống thoát nước phân tán theo cụm dân cư tập trung.
- Hệ thống thủy lợi:
+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và kết hợp giao thông thủy phục vụ vận chuyển hang hóa trên địa bàn.
+ Trước tình hình biến đổi khí hậu làm cho hệ thống kênh nội đồng mau bị bồi lắng, gây thiếu nước ngọt, nên cần xem xét nạo vét thường xuyên để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất.
3.3. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Giai đoạn 2030:
• Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt khu vực nông thôn: 80 lít/người/ngày đêm.
• Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt khu vực đô thị: 100 lít/người/ngày đêm.
• Nước cấp công trình công cộng, dịch vụ và sản xuất: 20% Qsh.
• Nước cấp sản xuất công nghiệp: 40 m³/ha.
+ Giai đoạn 2040:
+ Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt khu vực nông thôn: 100 lít/người/ngày đêm.
+ Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt khu vực đô thị: 120 lít/người/ngày đêm.
+ Nước cấp công trình công cộng, dịch vụ và sản xuất: 20% Qsh.
+ Nước cấp sản xuất công nghiệp: 45 m³/ha.
- Tổng nhu cầu dùng nước:
+ Giai đoạn 2030: 28.910 m³/ ngày đêm.
+ Giai đoạn 2040: 47.460 m³/ngày đêm.
- Định hướng quy hoạch mạng lưới cấp nước:
+ Nguồn cấp: Sử dụng các trạm cấp nước tại thị trấn Càng Long và các xã, nâng cấp công suất các trạm cấp nước này đảm bảo nhu cầu cấp nước theo quy hoạch từng xã và đô thị theo định hướng năm 2030 và năm 2040. Nước sử dụng cho xử lý nước cấp là nguồn nước mặt. Xây dựng mới trạm xử lý nước cấp cho đô thị Càng Long quy mô 2000 m³/ngày-đêm.
+ Mạng lưới cấp nước: Điều chỉnh, cải tạo công suất các trạm cấp nước tại thị trấn Càng Long và mỗi xã theo hướng đáp ứng đủ nhu cầu cho quy mô dân số quy hoạch tại mỗi xã và thị trấn. Riêng đô thị Càng Long và đô thị Tân An cần có kế hoạch nâng cấp nhà máy cấp nước theo định hướng phát triển quy hoạch đô thị.
Quy hoạch mới và cải tạo hệ thống đường ống cấp nước hiện hữu của mỗi xã và thị trấn Càng Long. Phát triển các tuyến cấp nước cho khu vực chưa có nước sạch với đường kính ống truyền tải từ D100-D200. Đảm bảo tỷ lệ cấp nước 100% cho khu vực trung tâm xã và hai đô thị Càng Long và Tân An.
3.4. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
- Chỉ tiêu:
+ Thoát nước thải sinh hoạt bằng 100% chỉ tiêu cấp nước; thoát nước thải sản xuất, công cộng bằng 100% chỉ tiêu cấp nước sản xuất, công cộng.
+ Chất thải rắn: Khu vực đô thị: 0,9 kg/người-ngày, khu vực nông thôn: 0,8 kg/người-ngày.
+ Chỉ tiêu sử dụng đất nghĩa trang: 4 m²/mộ; nhà tang lễ ≥ 1 công trình/ đô thị.
- Lượng nước thải:
+ Sinh hoạt: 12.870 m³/ngày đêm (đến 2030) - 24.440 m³/ ngày đêm (đến 2040).
+ Sản xuất: 12.230 m³/ ngày đêm (đến 2030) - 15.750 m³/ ngày đêm (đến 2040).
- Định hướng quy hoạch mạng lưới thoát nước:
+ Khu vực đô thị: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa. Nước thải sau khi xử lý phải đạt giá trị C, cột B, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra sông.
+ Khu vực nông thôn: Sử dụng hệ thống thoát nước chung cho tất cả các trung tâm xã và điểm dân cư.
+ Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa. Xây dựng trạm xử lý nước thải riêng cho mỗi khu công nghiệp, công suất 1.600-9.000m³/ngđ. Nước thải sau khi xử lý phải đạt giá trị C, cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra sông.
3.5. QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN
- Nhu cầu phụ tải đến năm 2030: Khoảng 116.820 KVA.
- Nhu cầu phụ tải đến năm 2040: Khoảng 194.940 KVA.
- Nguồn điện cung cấp cho huyện Càng Long chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia trạm biến áp 110/22kV 2x63MVA Trà Vinh
- Trong khu quy hoạch có tuyến cao thế 220kV và 500kV đi qua cung cấp nguồn điện cho TBA 110/22kV 2x63MV Trà Vinh.
3.6. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
- Dự báo nhu cầu đến 2030:
+ Thuê bao điện thoại băng thông rộng: khoảng 132.712 thuê bao.
+ Thuê bao internet (cố định + di động) khoảng: 50% hộ gia đình có thuê bao internet tốc độ cao.
- Dự báo nhu cầu đến 2040:
+ Thuê bao điện thoại băng thông rộng: khoảng 203.689 thuê bao.
+ Thuê bao internet (cố định + di động) khoảng: 50% hộ gia đình có thuê bao internet tốc độ cao.
- Nguồn cấp: Hệ thống thông tin liên lạc chính của huyện được cấp từ bưu điện Càng Long và các bưu điện xã thông qua tuyến thông tin liên lạc chính dọc đường giao thông hiện hữu trong khu quy hoạch.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện.
- Hạ tầng chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi, di động, bưu chính được quan tâm, đầu tư phát triển, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trong huyện.
3.7. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.
Thực hiện các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ tác động của môi trường: Kiểm soát chất lượng môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải...
CHƯƠNG IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
Tập trung nguồn lực vào các dự án phát triển đô thị nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu huyện nông thôn mới, thúc đẩy phát triển toàn diện huyện Càng Long:
- Công viên cây xanh:
+ Xây dựng công viên cây xanh thị trấn Càng Long: Quy mô khoảng 12ha.
+ Xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Hô, xã Mỹ Đức khoảng 30 ha.
- Văn hóa, thương mại - dịch vụ:
+ Xây dựng khu hành chính tập trung của huyện và thị trấn Càng Long.
+ Xây dựng khu trung tâm thương mại dịch vụ tại trung tâm xã Bình Phú.
+ Xây dựng chợ đầu mối tại đô thị Tân An.
- Y tế: Xây dựng trung tâm y tế đô thị Tân An.
- Giáo dục: Xây dựng trường dạy nghề tại trung tâm xã Bình Phú.
- Công nghiệp:
+ Xây dựng khu công nghiệp Cổ Chiên quy mô 200ha.
+ Xây dựng cụm công nghiệp Tân Bình quy mô 40ha.
- Giao thông:
+ Cấp độ ưu tiên I: Bao gồm các trục đường chính hiện hữu, chủ yếu mang tính kết nối các trung tâm thị trấn, trung tâm xã với nhau và các tuyến đường giao thông chính thị trấn.
+ Cấp độ ưu tiên II: Bao gồm các trục đường khu vực hiện hữu dọc các khu dân cư tập trung của các xã và các tuyến đường mở mới.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa dọc theo các tuyến đường huyện, trục Quốc lộ 53, Quốc lộ 60 và Đường tỉnh 911, trong giai đoạn đầu có thể sử dụng mương hở, nhằm giảm chi phí đầu tư, thay thế bằng cống tròn ở giai đoạn hoàn thiện.
- Cấp nước:
+ Nâng cấp các trạm cấp nước hiện hữu đảm bảo đủ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất giai đoạn đến năm 2030.
+ Xây mới trạm cấp nước cho thị trấn Càng Long, công suất: 2.000m³/ngđ.
+ Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước trên các trục đường chính, chú ý các điểm đầu nối để phát triển mạng lưới cấp nước trong giai đoạn tiếp theo.
- Thoát nước thải:
+ Xây mới trạm xử lý nước thải thị trấn Càng Long, công suất 2.000÷4.000m³/ngđ.
+ Xây mới trạm xử lý nước thải, công suất 1.000÷2.000m³/ngđ tại khu công nghiệp Tân Bình.
- Xây dựng 1 nghĩa trang nhân dân: Thị trấn Càng Long phần giáp với xã Mỹ Cẩm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nhằm tạo điều kiện để huyện Càng Long hoàn thành Tiêu chí 1- quy hoạch huyện nông thôn mới cũng như tạo cơ sở pháp lý định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, chức năng, động lực, cơ sở…. để huyện Càng Long phát triển và kết nối liên vùng lân cận, …UBND huyện hoàn thành đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Càng Long đến năm 2040 phù hợp quy định, UBND huyện Càng Long kính trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt./.