B. QUY HOẠCH CHUNG XD ĐÔ THỊ KON PLÔNG
I. SỰ CẦN THIẾT
Với tiềm năng của mình, Măng Đen được Chính phủ dự kiến xây
dựng thành khu du lịch sinh thái quốc gia và đô thị Kon Plông đã
được xác định có vị thế quan trọng, sẽ phát triển trở thành đô thị du
lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia.
Trong những năm qua, Kon Plông được UBND tỉnh Kon Tum quan
tâm, hỗ trợ, đầu tư nhưng vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Một số
quy hoạch xây dựng đã được triển khai trên địa bàn, nhưng do chưa
có một quy hoạch tổng thể có tầm nhìn phù hợp với chiến lược phát
triển của quốc gia.
Để đưa đô thị Kon Plông phát triển đúng tiềm năng, vị thế và đáp
ứng vai trò là hạt nhân, trung tâm dịch vụ, du lịch cho Khu du lịch
sinh thái Măng Đen, việc lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Kon
Plông, nhằm đưa ra hướng phát triển phù hợp cho đô thị Kon Plông
là hết sức cần thiết.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.1. Khái quát về hiện trạng
2.1.1. Quy mô và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum nằm trong phạm vi xã Đăk Long với diện
tích tự nhiên khoảng 14.682,7 ha
Có ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp: xã Măng Cành;
+ Phía Nam giáp: xã Đăk Rve, xã Đăk Pone, huyện Kon Rẫy;
+ Phía Đông giáp: xã Hiếu;
+ Phía Tây giáp: huyện Kon Rẫy.
2.1.2. Đất đai và sử dụng đất xây dựng
a. Đặc điểm quỹ đất và địa hình
Quỹ đất để phát triển tại Kon Plông không nhiều, để xây dựng phải
đầu tư vào công tác san nền khá tốn kém. Những quỹ đất thuận lợi
cho xây dựng tại trung tâm phần lớn đã được khai thác. Quỹ đất lớn
thuận lợi cho xây dựng hiện nay tập trung lớn tại khu vực phía Nam
107
và Đông Nam, phía sau sân bay; Phía Đông trục QL 24 khu vực khu
công nghiệp hiện tại.
Khu vực Phía Tây sông Đăk ke có độ dốc khá lớn. Khu vực có thể
xây dựng được không nhiều.
Phía Đông Bắc khu vực trung tâm huyện hiện tại và tượng đức mẹ
độ dốc lớn rất khó khăn cho xây dựng.
Khu vực xây dựng đô thị có 2 con sông chảy qua là Đăk Pone và
Đăk ke là nguồn sinh thủy có thể khai thác vào cảnh quan đô thị
nhưng 2 bên bờ sông độ dốc khá lớn, nên việc khai thác tương đối
khó khăn.
(1) Khu vực tương đối bằng và đồi núi thấp ít dốc: khoảng 1.693,68
ha (12,01%)
(2) Đồi núi thấp và dốc trung bình 912 ha (7 %)
(3) Khu vực dốc mạnh 11.077,02 ha (80.9%)
b. Đặc điểm về sử dụng đất
Tổng diện tích đất xây dựng là 229,26 ha trong đó
Đất dân dụng 55,42 ha, bình quân 189,03m2/người, trong đó đất ở
(nông thôn) 47,32ha, chỉ tiêu 161,41m2/nguời là chỉ tiêu khá cao,
cho thấy mật độ dân số khu dân cư thấp ; Đất dịch vụ đô thị và du
lịch qui mô nhỏ
Đất ngoài dân dụng 173,84ha, bình quân 592,91 m2/nguời, trong đó
đất giao thông 7,6 ha, bình quân 25,92 m2/nguời, đạt chỉ tiêu khá
cao.
Bảng hiện trạng sử dụng đất
HiÖn tr¹ng |
TT |
Hạng mục |
2010 |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
14682,74
229,26
14453,48 |
100,00
1,56
98,44 |
A
I
-
-
- |
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị
Đất cây xanh, TDTT |
229,26
55,42
47,32
2,50
1,50 |
100,0
24,17
20,64
1,09
0,65 |
781,94
189,03
161,41
8,53
5,12 |
108
-
II
-
-
-
-
- |
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên nghiệp
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất du lịch
Đất sông suối, mặt nước- sinh thái
Đất nghĩa trang |
4,10
173,84
6,64
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
1,79
75,83
2,90
9,85
1,53
0,70
56,05
4,80 |
13,98
592,91
22,65
77,05
11,94
5,46
438,30
37,52 |
B
1
2
3
4 |
Đất khác
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất chưa sử dụng |
14453,48
1065,20
539,63
11758,35
1090,30 |
2.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hiện trạng san nền và thoát nước mưa
* Hiện trạng nền
- Từ 2003 đến nay 2011, thị trấn Kon Plông đã xây dựng theo như
quy hoạch được phê duyệt, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh.
+ Tất cả các công trình đã xây dựng đều xây dựng ở cao độ >
+1181m ( cao độ khống chế theo QHC được duyệt) .
+ Các công trình trụ sở cơ quan đều san gạt mặt bằng lớn để xây
dựng.
+ Các khu dân sinh xây dựng nền nhà trên cao độ >+1181m theo
quy hoạch, còn sân vườn trên nền địa hình tự nhiên.
* Hiện trạng thoát nước mưa
- Mới chỉ có một số tuyến cống thoát nước mưa dọc theo đường số 1,
số 2, số 3, số 4, số 5 với kết cấu là mương xây có nắp đan, kích
thước 500x600 (mm), hướng thoát về các khe tụ thủy gần nhất.
- Dọc 2 bên đường tỉnh lộ 676 đã xây dựng cống thu nước mưa:
+ Đoạn qua thị trấn ( khoảng 2km) có 2 tuyến cống tròn BTCT
D1000, hướng thoát về khe tụ thủy.
+ Còn lại là mương xây hở.
- Các tuyến đường còn lại trong thị trấn chưa có cống thu gom nước
mưa.
109
* Hiện trạng thiên tai:
- Với dạng địa hình miền núi loại hình thiên tai hay xảy ra tại thị trấn
là tình trạng sạt lở vào mùa mưa và gió lốc.
* Đánh giá hiện trạng san nền và thoát nước mưa
- Đây là thị trấn mới vì vậy công tác quy hoạch nhìn chung được tôn
trọng theo quy hoạch chung được duyệt: quản lý cao độ nền xây
dựng tốt, hướng thoát nước mưa theo như QHC.
- Hệ thống thoát nước mưa chưa được quan tâm nhiều, còn thiếu
cống thu gom nước mưa tại một số tuyến đường như đường số 6, số
7, số 8….
- Để giảm thiểu thiên tai ngoài việc xây dựng kè những vị trí xung
yếu, công tác tổ chức thoát nước mưa cũng cần được quan tâm.
* Đánh giá đất xây dựng: Căn cứ vào địa hình lựa chọn các loại đất
như sau :
- Đất xây dựng thuận lợi là loại đất không bị ảnh hưởng của thiên tai
như lũ lụt, sạt lở, lũ quét và có độ dốc địa hình < 10%.
- Đất xây dựng ít thuận lợi : là đất có độ dốc địa hình 10%<i< 29%
hoặc loại đất bị ảnh hưởng của lũ lụt với Hngập ≤ 0,7m.
- Đất xây dựng không thuận lợi là loại đất có độ dốc >29% hoặc ảnh
hưởng của lũ lụt với Hngập>0,7m.
- Đất cấm xây dựng là đất quốc phòng, rừng phòng hộ.
Bảng thống kê các loại đất
s t t |
l o ¹ i ® Ê t |
d iÖ n t Ý c h
( h a ) |
t û l Ö
( % ) |
k ý h iÖ u |
® Ê t ® · x d |
0 1 |
2 1 9 .4 5 |
1 .5 6 |
IA |
0 2 |
m Æ t n í c |
2 5 .1 2 |
0 .1 8 |
0 3 |
® Ê t c Ê m x d |
3 4 5 9 .6 8 |
2 4 .5 3 |
0 4 |
® Ê t l o ¹ i 1 |
1 6 9 3 .6 8 |
1 2 .0 1 |
0 5 |
® Ê t l o ¹ i 2 |
3 7 .2 3 |
0 .2 6 |
0 6 |
® Ê t l o ¹ i 3 |
2 5 7 .8 6 |
1 .8 3 |
m µ u |
k ý h iÖ u |
4 1 1 .7 1 |
2 .9 2 |
7 9 9 9 .5 4 |
5 6 .7 2 |
0 7 |
t æ n g |
1 4 1 0 4 .2 7 |
1 0 0 |
110
Giao thông:
* Giao thông đối ngoại.
- Giao thông đường bộ: Giao thông đối ngoại chính của đô thị
KonPlong chính là giao thông đường bộ bao gồm QL24 và tỉnh lộ
676.
+ QL24: Đoạn qua đô thị KonPlong mặt cắt ngang rộng 13.0m, đoạn
ngoài đô thị rộng 9.5m, mặt đường trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường
cấp IV miền núi
+ TL676: Đoạn qua đô thị KonPlong có mặt cắt ngang rộng 8.0m,
mặt đường trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Giao thông đường hàng không: Hiện nay sân bay gần nhất là sân
bay Pleiku cách Măng Đen 100km. Ngoài ra ngay tại Măng Đen
cũng có một sân bay dã chiến phục vụ cho mục đích quân sự.
* Giao thông đối nội.
- Giao thông đối nội của đô thị KonPlong chủ yếu dựa trên quốc lộ
24 và tỉnh lộ 676 đoạn chạy qua đô thị có chất lượng tương đối tốt và
được trải nhựa, tuy nhiên hè đường bị lấn chiếm.
+ Quốc lộ 24: đoạn chạy qua đô thị có mặt cắt ngang rộng 13.0m
bao gồm.
Hè đường :
Lòng đường: |
2x3.0m
7.0m |
i=2%
3.0m 7.0m 3.0m
13.0m
ql 24 ®o¹n trong ®« thÞ
+Đường tỉnh 676: Đoạn qua đô thị có mặt cắt ngang rộng 8.0m.
- Ngoài QL24 và ĐT 676 giao thông nội thi của đô thị KoPlong còn
bao gồm các tuyến đường khác có mặt cắt ngang đường nhỏ rộng từ
2-3m, tuy nhiên các tuyến đường này chủ yếu là các tuyến đường
mòn, đường đất chất lượng kém, độ dốc lớn gây khó khăn cho việc
đi lại của người dân trong và ngoài khu đô thị
111
* Các công trình giao thông
Hiện tại đô thị konPlong chưa có bến xe đối ngoại.
* Đánh giá hiện trạng giao thông KonPlong.
Nhìn chung do yếu tố địa hình phức tạp đồi núi nhiều, bị chia cắt, độ
dốc dọc lớn nên mạng lưới đường giao thông của đô thị KonPlong
còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Vào
mùa mưa bão các tuyến đường thường bị sạt lở, lún, kết cấu mặt
đường dễ bị phá hoại.
Tuy nhiên với lợi thế có tuyến QL24 và TL 676 chạy qua do vậy tạo
tiền đề cho việc phát triển mạng lưới giao thông sau này của đô thị
KonPlong. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón du
khách lên khu du lịch sinh thái Măng Đen
Hệ thống đường trong đô thị đã có kết nối liên thông giữa các khu
vực quan trọng trong đô thị và các tuyến kết nối các khu vực có khả
năng khai thác du lịch tốt. Hệ thống đường trong khu trung tâm đã
được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
Cấp nước:
Nguồn nước:
- Nguồn nước mặt: Hiện nay đô thị KonPlong đang sử dụng nguồn
nước mặt lấy từ suối Đăcke với công suất khai thác là 2000 m3/ngđ.
Công trình đầu mối:
- Trạm bơm 1: Trạm bơm bơm nước từ nhánh suối ĐăcKe với công
suất 2000 m3/ngđ
Mạng lưới đường ống:
- Đường ống dẫn nước thô từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý đường
kính D200 dài 1,4 km.
- Đường ống phân phối bao phủ toàn bộ khu vực của thị trấn sử dụng
ống PVC với tổng chiều dài 15836m đường kính từ D80 – D150.
Thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt : Thị trấn hiện có khoảng 2000 người, nước
thải nhỏ chưa xử lý, xả phân tán trong các hộ dân, chảy thấm ra đất
vườn , ra suối (không có mương thoát nước thải). Các công sở, biệt
thự có bể tự hoại xử lý nước thải cục bộ, chảy thấm ra vườn, ra suối.
- Nước thải công nghiệp: Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Măng Đen chưa hoạt động chưa có nước thải.
112
Quản lý chất thái rắn (CTR):
- Khối lượng CTR đã thu gom khoảng 0,25 tấn/ ngày, đạt khoảng
50% khối lượng phát sinh, một phần CTR hữu cơ được sử dụng cho
gia súc trong các hộ dân, còn lại dân tự giải quyết trong đất vườn gia
đình (đốt chôn lấp,hoặc phân hủy tự nhiên)
- CTR công nghiệp: khu công nghiệp chưa hoạt động, chưa có chất
thải rắn. Huyện Kon Plông có đội dịch vụ công ,phục vụ thị trấn, có
4 công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR đến bãi rác. Phương
tiện gồm có: 1xe tải 3 tấn, 1 xe đẩy tay 0,25 m3, một số thùng rác đặt
ở chợ, trụ sở cơ quan huyện và dọc tuyến đường chính ở trung tâm
thị trấn.
- Bãi rác hiện có ở thôn Măng Đen xã Đăk Long, diện tích 0,2 ha,
sử dụng tạm từ năm 2008, đang chôn lấp rác thủ công chưa hợp vệ
sinh, (bãi rác này ở gần trung tâm thị trấn, sẽ đóng cửa khi xây dựng
bãi rác mới theo quy hoạch)
- Tỷ lệ thành phần CTR: Chất hữu cơ khoảng 46%, chất dẻo, nilon,
kim loại, thủy tinh khoảng 6%, cao su, đồ da khoảng 5%, các chất
khác khoảng 43%. Chỉ tiêu phát sinh CTR khoảng 0,5 kg/ người/
ngày
Nghĩa trang:
Hiện tại dân cư đô thị chưa nhiều, người dân mai táng tại khu vực
xung quan nghĩa trang liệt sĩ sau sân bay diện tích khoảng 2 ha.
Trong tương lai khu vực này là trung tâm đô thị. Việc xây dựng
nghĩa trang nhân dân sẽ được lựa chọn tại khu vực khác không ảnh
hưởng đến môi trường đô thị.
2.1.4. Hệ thống các điểm di tích lịch sử và văn hóa du lịch
Sân bay Măng Đen: đây là sân bay dã chiến, đươc xây dựng từ thời
chiến tranh của Mỹ với đường băng dài khoảng 800 - 1000m. Trong
tương lai sẽ tận dụng xây dựng thành sân bay taxi phục vụ khách du
lịch.
Tượng đức mẹ được phát hiện trong quá trình xây dựng đô thị. Đây
là điểm đến của nhiều du khách hành hương của tỉnh Kon Tum và
các tỉnh lân cận vào các dịp cuối tuần.
Di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen được đặt ngay tại khu trung
tâm huyện.
Hệ thống hồ Toong Đam, Toong zơry.... là những điểm có cảnh
quan đẹp là những khu vực có thể xây dựng công viên tạo cảnh quan
hấp dẫn cho đô thị.
113
Ngoài ra, còn một số khu vực thác gần khu trung tâm đô thị như Pa
sĩ, Lô ba.... cũng là những điểm đến hấp dẫn cho du khách cũng như
dân cư đô thị.
Xung quanh trung tâm đô thị cũng có một số làng người dân tộc
được xây dựng là làng văn hóa có không gian và lối sống mang đậm
nét bản địa như: Kon Tu Rằng, Kon Bring... cũng là những điểm hấp
dẫn du khách và phục vụ cho loại hình du lịch homestay đặc thù của
vùng dân tộc ít người.
2.15. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội
Hiện tại khu đô thị Kon Plông (xã Đắk Long) có hệ thống hạ tầng xã
hội quy mô nhỏ và chưa hoàn chỉnh. Đáp ứng phần nào nhu cầu của
dân cư xã và huyện:
Công trình công cộng và đầu mối:
1. Bưu điện Huyện Kon Plông
2. Bưu điện xã Đăk Long
3. Nhà máy nước
4. Khách sạn Hoa Sim
5. Khách sạn Tâm Như
6. Khách sạn Hoa Hồng
7. Khách sạn Hưng Yên
Giáo dục- y tế
1. Bệnh viện Kon Plông
2. Trạm y tế Đăk Long
3. Trường mầm non
4. Trường PT Dân tộc nội trú
5. Trung tâm dạy nghề
6. Trường PT Dân tộc nội trú Huyện Kon Plông
7. Trường THCS Đăk Long
8. Điểm trường Thôn Kon Leng
2.1.5. Các dự án và chủ trương liên quan
Các đồ án quy hoạch đã phê duyệt và đang thực hiện trên địa bàn
xây dựng đô thị Kon Plông:
+ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Kon Plông đã được
UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt ngày 12/9/2003;
+ Đồ án QHCT khu trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông quy mô
70ha đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt ngày 13/8/2004;
+ Đồ án QHCT khu vực phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc
trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông.
114
2.2. Đánh giá tổng quan về khả năng phát triển của đô thị
Kon Plông
Tiềm năng và cơ hội
- Có điều kiện tự nhiên và tiềm năng để trở thành đô thị sinh thái tầm
cỡ quốc gia.
- Các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn chưa nhiều vẫn còn tương
đối hoang sơ.
- Được Chính phủ và UBND tỉnh Kon Tum quan tâm đầu tư.
- Nằm trên “con đường di sản Tây Nguyên”
- Có nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Những thách thức
- Chưa có một định hướng rõ ràng, mạnh mẽ làm chìa khóa (cơ sở)
cho sự phát triển của đô thị Kon Plông.
- Nằm trong sự cạnh tranh của các trung tâm đô thị dịch vụ, du lịch
lớn trong vùng lân cận như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Đà
Nẵng, Dung Quất.
- Cần lựa chọn, cân nhắc trong việc đầu tư xây dựng để hạn chế tối
đa sự tác động xấu đến cảnh quan môi trường.
- Qũy đất thuận lợi xây dựng không nhiều.
- Kết nối với những trung tâm kinh tế lớn chưa được thuận lợi, đi lại
còn khó khăn.
2.3. Các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch xây dựng
đô thị Kon Plông
- Xây dựng đô thị Kon Plông với đầy đủ chức năng của một đô thị
sinh thái tầm cỡ quốc gia.
- Lựa chọn đất xây dựng hợp lí, hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh
quan.
- Tận dụng địa hình, địa mạo, cảnh quan và khí hậu đặc trưng tạo
nên nét độc đáo cho đô thị Kon Plông.
III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
3.1. Tính chất đô thị Kon Plông
- Là đô thị hạt nhân phía Đông Bắc của Kon Tum, đô thị động lực
quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế văn hoá xã hội vùng.
115
- Là trung tâm hành chính, đào tạo, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế,
TDTT của huyện Kon Plông.
- Là đô thị phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái.
- Là đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, tạo điều kiện
phát triển, giao lưu kinh tế, xã hội, gắn liền Tây nguyên với
miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và quốc tế.
3.2. Các nhiệm vụ chính
(1) Tạo lập Không gian sống sinh thái, hấp dẫn: Mật độ xây
dựng thấp 10 – 20%, tỷ lệ cây xanh nhiều, các tiện ích và dịch vụ đô
thị phải chất lượng cao. Đô thị và thiên nhiên là một tổng hòa tạo
nên hình ảnh đặc thủ cho Kon Plông. Các công trình xây dựng trong
đô thị đều phải đặt vấn đề sinh thái lên hàng đầu: Các nêm xanh
thiên nhiên đan cài vào trong không gian đô thị
(2) Xây dựng Kon Plông trở thành một trung tâm dịch vụ du
lịch chất lượng cao. Mọi hoạt động của đô thị và dịch vụ du lịch
phải đảm bảo thuận tiện.
(3) Khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn đảm bảo duy trì
hệ sinh thái và tự nhiên
3.3. Các dự báo phát triển Kon Plông đến năm 2030
3.3.1. Các căn cứ dự báo
Về dự báo dân số và du lịch của Kon Plông đồ án luận cứ trên 02 cơ
sở sau :
- Các tính toán về khả năng phát triển:
+ Căn cứ vào các dự báo trong dự thảo Quy hoạch phát triển du lịch
Kon Tum đến năm 2020 do Viện Quy hoạch phát triển du lịch – Bộ
VH, TT & DL lập năm 2009
+ Căn cứ vào các dự báo trong dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội Kon Tum đến năm 2020 do Viện chiến lược – Bộ KHĐT lập
năm 2009.
+ Các dự báo tính toán phát triển dân số tự nhiên và cơ học của Kon
Plông.
+ Căn cứ vào hiện trạng dân số và du lịch Kon Plông
- Các tính toán về ngưỡng (giới hạn) phát triển:
116
+ Căn cứ vào quỹ đất hiện có và khả năng khai thác.
Đối chiếu 02 hệ thống cơ sở trên để tính toán quy mô phát triển Kon
Plông đến 2030 đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển và bảo vệ
tài nguyên.
3.3.2. Các dự báo về dân số, du lịch và hạ tầng du lịch
Dân số:
- Hiện trạng dân số khoảng 2.932 người
- Đồ án đề xuất phương án dự báo quy mô dân số đến năm 2020 dân
số phát triển khoảng 10.000 người
- Dự báo đến 2030 - ngưỡng phát triển dân số đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững, phù hợp với khả năng dung nạp, khả năng đáp ứng
của hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên là khoảng 15.000 người.
- Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 11,4 %/năm (2011 – 2020);
và 4,3%/năm (2021 – 2030). Từ nay đến năm 2030, trong giai đoạn
sau năm 2031 trở đi duy trì quy mô dân số ở ngưỡng 15.000 người.
Bảng hiện trạng và dự báo dân số đô thị Kon Plông
Hiện
trạng
2010 |
TT |
Hạng mục |
Quy hoạch |
2020 |
2030 |
I |
Dân số toàn TT (1000 người)
- Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm
- tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm
- tỷ lệ tăng cơ học, %/năm
- tỷ lệ tăng đô thị hóa, %/năm |
3,098
2,00
1,50
0,50 |
10,0
11,9
1,40
8,00
2,50 |
15,0
4,3
1,30
2,50
0,50 |
Hiện trạng và dự báo dân số đô thị Kon Plông
0,000
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
1 2 3
Năm2010 Năm2020 Năm2030
Người
15.000Người
117
- Dự báo khách du lịch và các dịch vụ lưu trú:
+ Đến năm 2020 khoảng 290.000 đến 300.000 khách/năm, trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 15 %.
+ Đến năm 2030 khoảng 600.000 khách/năm, trong đó khách quốc
tế chiếm khoảng 15 đến 20 %.
+ Dự báo phát triển các cơ sở lưu trú đến 2030 khoảng 6.000 phòng
Lao động - việc làm:
Tổng lao động tham gia trong các ngành kinh tế dự báo khoảng
8.200 người phân bổ trong các lĩnh vực như sau:
Lao động dịch vụ: khoảng 6.600 người - chiếm gần 80%
Lao động công nghiệp - TTCN - xây dựng: khoảng 1 000 người.
Lao động nông nghiệp: khoảng 700 người.
Cơ cấu lao động đến năm 2030
(1: LĐ Nông lâm nghiệp 8%; 2: LĐ CN,TTCN, xây dựng12%; 3: LDdịch vụ thương mại,HCSN 80%)
1 2 3
3.3.3. Dự báo nhu cầu đất xây dựng
Hiện tại quy mô toàn đô thị khoảng 14.682,74 ha trong đó đất xây
dựng khu vực nội thị khoảng 264 ha
Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 như sau:
- Quy mô đất XD đô thị: khoảng 1018,1 (100%)
Trong đó:
+ Đất dành cho dân dụng: khoảng 264 ha (25,9%)
(Bao gồm toàn bộ đô thị, hạ tầng đầu mối…và đất dự trữ cho phát
triển.)
+ Đất dành cho cho xây dựng du lịch, sinh thái mặt nước: khoảng
611.51 ha (64,63%)
118
3.3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính áp dụng cho đồ án
- Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm ngành..
- Nhu cầu đầu tư của đô thị Kon Plông.
- Khả năng quỹ đất cho phép phát triển.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường
- Các yêu cầu khống chế đối với các đô thị.
- Các chỉ tiêu chính lựa chọn xây dựng đô thị tương đương đô thị
loại IV.
Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho đô thị Kong Plông
như sau:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu quy
hoạch đến
2030 |
I |
Dự báo dân số |
Dân số toàn đô thị |
1000 người |
15-16 |
II
2.1
2.2
2.3 |
Chỉ tiêu đất XDĐTđối với khu dân dụng
Đất ở đô thị
Đất công trình dịch vụ đô thị tối thiểu
Đất cây xanh đô thị tối thiểu |
m2/người
m2/người
m2/người |
130
3-5
9-12 |
III
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6 |
Hạ tầng kỹ thuật
Tỷ lệ đất giao thông chính tối thiểu
Mật độ đường giao thông chính tối thiểu
Chỉ tiêu cấp nước:
- Nước sinh hoạt (Qsh)
- Nước cho công trình công cộng
Chỉ tiêu cấp điện
- Điện sinh hoạt
- Điện cho công trình công cộng
Chỉ tiêu thoát nước thải
- Nước thải sinh hoạt
- Nước cho công trình công cộng
Chỉ tiêu tính toán thải rác tối thiểu
- Rác thải sinh hoạt |
% đất XDĐT
km/km2
l/người/ng.đ
%Qsh
W/người
% điện sinh hoạt
l/người/ng.đ
%Qsh
kg/ng/ng.đ |
15
6,9
100 -150
10
300-500
35
100 -150
10
1,2 |
119
IV. QUY HOẠCH
4.1. Quan điểm thiết kế
- Xây dựng Kon Plông trở thành đô thị sinh thái, du lịch, dịch vụ đặc
trưng vùng cao nguyên:
+ Mật độ xây dựng thấp.
+ Tạo lập một đô thị có chất lượng cao về cảnh quản đô thị thông
qua hệ thống không gian mở, quảng trường, cây xanh.
+ Hạn chế tối đa việc san gạt lớn.
4.2. Hướng phát triển đô thị
Căn cứ vào đánh giá địa hình và địa thế khu vực đô thị hướng phát
triển của đô thị sẽ là phát triển mạnh về phía Nam và Đông của khu
vực sân bay.
Phía Tây ngăn cách với không gian đô thị qua con sông Đăk ke có
khoảng cách tương đối với khu trung tâm, có địa hình đẹp gần
những khu vực có điểm hấp dẫn du lịch như thác Pa Sĩ... sẽ là những
khu du lịch cao cấp.
4.3. Cơ cấu phân khu chức năng
120
Căn cứ vào quỹ đất xây dựng, để phát triển đô thị Kon Plông trở
thành đô thị sinh thái, khai thác được hết tiềm năng về cảnh quan và
tự nhiên, cơ cấu phân khu chức năng chính của đô thị được bố trí
thành 02 khu vực: Khu vực xây dựng tập trung (nội thị) quy mô
khoảng 1018,1 ha và khu vực nông thôn (ngoại thị) như sau:
Khu vực xây dựng tập trung (nội thị):
- Khu vực trung tâm hành chính huyện và dân cư xung quanh quy
mô khoảng 100 ha là khu đô thị cũ. Khu vực này là khu ở mật độ cao
mở rộng thêm về phía Bắc và phía Nam khoảng 100 ha nữa phục vụ
cho phát triển dân cư phục vụ đô thị.
- Khu vực xung quanh sân bay xuống phía Nam và phía Đông là khu
vực đất hỗn hợp vừa xây dựng nhà ở vừa xây dựng khách sạn, biết
thự phục vụ du lịch quy mô khoảng 300 ha.
- Khu vực cây xanh và thể dục thể thao lớn nằm ở phía Đông Nam
của đô thị gồm sân golf và trung tâm huấn luyện vận động viên quốc
gia quy mô khoảng 300 ha.
- Khu vực khai thác du lịch dịch vụ chất lượng cao nằm ở phía Tây
Bắc của đô thị có quy mô khoảng 750 ha.
- Cụm Trung tâm hành chính đô thị và trung tâm dịch vụ thương mại
quy mô khoảng 10 ha.
- Khu vui chơi thanh thiếu nhi quy mô khoảng 30 ha.
- Khu nuôi thú hoang dã khoảng 40 ha.
- Khu tiểu thủ công nghiệp khoảng 30 ha.
Khu vực nông thôn (ngoại thị): đất rau hoa xứ lạnh, đất sân golf, đất
du lịch, đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp....
4.4. Quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào cơ cấu phân khu chức năng, tiêu chuẩn về xây dựng đô
thị đã đặt ra, đất dành cho xây dựng các khu chức năng đô thị Kon
Plông được tính toán như sau:
Bảng tổng hợp cân bằng đất xây dựng đô thị Kon Plông
Hiện trạng |
Quy hoạch |
TT |
Hạng mục |
2010 |
2030 |
Ha |
% |
m2/ng |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự
nhiên |
14682,74 |
100,00 |
14682,74 |
100,00 |
121
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
232,46
14450,28 |
1,58
98,42 |
1018,10
13664,64 |
6,93
93,07 |
A
I
-
-
-
-
II
-
-
-
-
-
- |
Tổng diện tích đất xây
dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị
Đất cây xanh, TDTT
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên
nghiệp
Đất công nghiệp, TTCN
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất hỗn hợp (ở, DV du
lịch)
Đất sông suối, mặt nước
sinh thái
Đất nghĩa trang |
232,46
55,42
47,32
2,50
1,50
4,10
177,04
6,64
3,20
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
100,0
23,84
20,36
1,08
0,65
1,76
76,16
2,86
1,38
9,72
1,51
0,69
55,28
4,73 |
750,37
178,90
152,76
8,07
4,84
13,23
571,47 |
1018,10 |
100,0
25,93
19,15
0,59
3,24
2,95
74,07
5,89
2,95
2,22
1,87
47,44
12,62
1,08 |
678,73
176,00
130,00
4,00
22,00
20,00
502,73 |
264,00
195,00
6,00
33,00
30,00
754,10
60,00
30,00
22,59
19,00
483,00
128,51
11,00 |
B
1
2
3
4
5
6
7
8 |
Đất khác
Đất du lịch, dịch vụ thương
mại
Đất canh tác rau hoa xứ
lạnh
Đất trung tâm huấn luyện
VĐV QG
Đất sân golf
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất chưa sử dụng |
14450,28
0,00
0,00
0,00
0,00
11758,35
1065,20
536,43
1090,30 |
13664,64
1029,98
1400,00
50,00
250,00
8844,38
1044,00
484,12
562,16 |
- Hệ thống trung tâm:
+ Trung tâm hành chính huyện nằm ở phía Bắc của đô thị quy mô
khoảng 20 ha. Đã đươc xây dựng tương đối khang trang, nhưng
cũng cần phải chỉnh trang lại ngoại thất các công trình, tạo nên sự
thống nhất và có bản sắc công trình hành chính khu vực Tây Nguyên.
Nếu làm tốt vấn đề này thì quần thể kiến trúc này cũng đóng góp vào
cảnh quan của đô thị.
122
+ Trung tâm hành chính của đô thị: dự kiến đặt tại khu vực phía
Nam của đô thị. Trung tâm này sẽ được xây dựng đồng bộ về kiến
trúc tạo nên một điểm nhấn cho đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ: đặt phía Nam của trung tâm hành
chính đô thị. Nối giữa đường QL 24 và đường tránh đô thị. Đây sẽ là
trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ du lịch của đô thị. Đây là
nơi sẽ được xây dựng dạng trung tâm nén của đô thị. Tạo thành một
dãy phố đi bộ, mua sắm khoảng 500 đến 800 m. Đây sẽ là không
gian hoạt động náo nhiệt, là hạt nhân kích thích các hoạt động giao
lưu của đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự kiến đặt tại phía Nam
của đô thị, năm ở bên trái ngay khi vào cửa ngõ phía Nam của đô thị:
Khu này là quần thể bao gồm các khu chăm sóc sức khỏe kết hợp
nghỉ dưỡng: Cộng đồng, người già, người có công với cách mạng...
Nếu trung tâm này hoạt động tốt thì đây là một trong nhưng điểm
thu hút khách du lịch và là động lực tạo sự phồn thịnh cho đô thị
Kon Plông.
+ Trung tâm thể dục thể thao cũng nằm ở phía Nam của đô thị bao
gồm sân golf 36 lỗ quy mô 240 ha và khu TDTT quốc gia quy mô
khoảng 50 ha. Với lợi thế về khối tích hoành tráng. Cụm công trình
của trung tâm huấn luyện vận động viên quốc gia sẽ là những công
trình làm điểm nhấn cho không gian cửa ngõ phía Nam của đô thị.
Sư kết hợp cụm công trình này với phông nên xanh của sân golf tạo
nên hình ảnh ấn tượng tại cửa ngõ cho đô thị.
+ Trung tâm vui chơi giải trí thành thiếu niên kết hợp gần khu vực
nuôi thú hoang dã tạo thành một quần thể công viên vui chơi giải trí
và nghiên cứu hấp dẫn.
+ Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao được đặt phía Tây của
đô thị nơi có khoảng cách hợp lí với trung tâm đô thị và có địa hình
cảnh quan hấp dẫn.
+ Trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của đô thị: có 2 vị trí. Vị trí thứ
nhất nằm ở phía Bắc của đô thị là khu vực tượng Đức Bà. Khu vực
thứ 2 nằm trên đỉnh một mỏm đồi phía Tây của đô thị là khu vực dự
kiến xây dựng chùa.
- Hệ thống không gian mở:
+ Đặc biệt tại đô thị Kon Plông hệ thống không gian mở được gắn
kết chặt chẽ với nhau và kết nối hài hòa với hệ thống sinh thái rừng
nguyên sinh và rừng thông xung quanh đô thị tạo thành một thể
thống nhất.
123
+ Các hệ thống không gian mở trong đô thị Kon Plông cơ bản dựa
vào kiến tạo tự nhiên, các khe tụ thủy, khó xây dựng được cải tạo
thành những không gian mặt nước cây xanh hấp dẫn của đô thị.
Những khu vực cây xanh tập trung được bố trí dầy trong đô thị Kon
Plông và kết nối với hệ thống cây xanh trong các vườn nhà và hệ
thống cây xanh đường phố tạo thành một hệ thống liên hoàn.
+ Bố trí dọc theo hai bên các con suối chảy từ Bắc xuống Nam nhằm
mục đích tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan môi trường đô thị.
+ Sử dụng các vùng đất trống, để tổ chức cây xanh công viên đô thị.
Ngoài công viên trung tâm được tổ chức gần trung tâm chính trị
Huyện, bố trí thêm một số khu vực công viên ven suối và trong các
cụm nhà ở.
+ Cây xanh trong khu ở: Mỗi khu ở đều có lõi cây xanh kết hợp
TDTT khu ở.
+ Toàn bộ hệ thống cây xanh trong các khu ở, cây xanh cách ly, cây
xanh công viên vui chơi giải trí kết hợp với nhau thành một hệ thống
liên hoàn thông gió, tạo vi khí hậu cho đô thị, đem lại cảm giác trong
lành cho người dân sau những ngày lao động mệt nhọc.
+ Đặc biệt khi xây dựng tại đô thị Kon Plông các chủ đầu tư cần cân
nhắc kỹ phần thiết kế và giữ lại cây xanh tự nhiên trong khuôn viên
công trình xây dựng. Tạo nên nét đặc thù, về sinh thái cho đô thị,
giống như một số khu vực của Đà Lạt.
- Hệ thống quảng trường:
+ Quảng trường chính trị của đô thị đã được xây dưng tại khu trung
tâm hành chính của huyện.
+ Quảng trường lễ hội được bố trí cuối trục đường dịch vụ, thương
mại và mua săm. Tại đây vào các dịp lễ hội có thể tổ chức tạo nên
nét văn hóa độc đáo cho đô thị.
124
+ Ngoài ra còn các quảng trường nhỏ trong các khu ở, là những
không gian cây xanh, cảnh quan, vườn hoa nhỏ, sân chơi cho trẻ
nhỏ.... nếu được thiết kế, xây dựng tốt sẽ đóng góp tốt cho môi
trường và cảnh quan cho các khu ở.
- Các khu ở:
+ Khu dân cư mật độ cao nằm ở phia Bắc của đô thị, xung quanh
trung tâm hành chính huyện.
+ Khu nhà mật độ thấp kết hợp dịch vụ nằm ở phía Nam của đô thị.
+ Khu khách sạn, resort cao cấp nằm ở phía Tây của đô thị
- Khu công nghiệp nằm phía Bắc bên cạnh đường tránh quốc lộ 24
có khoảng cách với trung tâm đô thị và thuận tiên giao thông quy mô
khoảng 30 ha.
- Sân bay: sân bay dã chiến có chiều dài đường băng khoảng 900 m
đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng thành sân bay taxi
phục vụ cho Măng Den. Đây cũng là một dự án quan trọng để thúc
đẩy sự phát triển của Măng Đen.
4.5. Định hướng phát triển không gian đô thị Kon Plông
Căn cứ vào cơ cấu phát triển đô thị, định hướng phát triển cho đô thị
(khu vực xây dựng tập trung) Kon Plông được đưa ra như sau:
Hướng phát triển chủ đạo của đô thị tập trung dọc quốc lộ 24. Khi đô
thị phát triển hoàn thiện trục này sẽ là trục chính của đô thị Kon
Plông. Tuyến đối ngoại đi qua đô thị sẽ là tuyến tránh quốc lộ 24
đang được tỉnh xây dựng. Trong dài hạn, ngoài 2030, tuyến đường
tránh đô thị sẽ dịch chuyển sang phía Đông của đường tránh hiện tại
cách khoảng 2km.
Khu vực phía Bắc của đô thị là khu vực trung tâm hành chính của
huyện Kon Plông. Khu vực này đã được hình thành theo quy hoạch
đã được phê duyệt với mật đô xây dựng tại các khu dân cư tương đối
125
cao. Khu vực này cơ bản giữ nguyên, cần cải tạo và chỉnh trang về
kiến trúc tạo nên sự thống nhất và có bản sắc của vùng Tây Nguyên.
Khu vực phía Nam của trung tâm đô thị hiện trạng sẽ hình thành
trung tâm mới của đô thị bao gồm hành chính, thương mại, dịch vụ
và các khu vực chức năng của đô thị Kon Plông với quan điểm: chỉ
tập trung xây dựng mật độ cao và công trình có khối tích lớn tại khu
vực trung tâm thương mại, còn các khu vực ở và dịch vụ du lịch
khác cần được xây dựng với mật độ thấp để đảm bảo cho không gian
cây xanh, sinh thái lan tỏa vào đô thị.
Vùng ngoại thị: Đối với khu vực dân cư nông thôn áp dụng Mô hình
khu dân cư ngoại thị có 3 loại: Mô hình dân cư nông nghiệp; mô
hình dân cư lâm nghiệp; mô hình kinh tế trạng trại nông nghiệp. Khu
vực phía Tây giáp khu vực nội thị xây dựng tập trung phát triển du
lịch. Ngoài ra cơ bản dùng cho sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp.
4.5.1. Các vùng không gian kiến trúc chính của đô thị
Khu đô thị Kon Plông gồm có các vùng không gian kiến trúc, cảnh
chủ đạo sau:
+ Khu đô thị cũ gồm: trung tâm hành chính huyện, khu dân cư cũ
xung quanh trung tâm huyện. Khu này hiện trang và quy hoạch được
xây dựng với mật độ từ 60 - 80%.
+ Khu trung tâm đô thị: Nằm giữa khu vực đường QL 24 và đường
tránh đô thị, phía Tây Nam hồ Toong zơry. Đây là trung tâm nén của
đô thị, được xây dựng mật độ tương đối cao, nhằm tạo sự sầm uất
cho đô thị. Có một trục đi bộ mua sắm và hoạt động thương mại cả
ngày và đêm.
+ Khu Sân bay: là sân bay taxi, dùng cho loại máy bay nhỏ. Quy mô
162,2 ha sẽ được nghiên cứu đầu tư khi có nhu cầu.
+ Khu đất hỗn hợp: mật độ thấp khoảng 20 - 30%, vừa ở vừa kết hợp
dịch vụ, du lịch. Nằm phần lớn phía Nam sân bay và xung quanh
trung tâm mới của đô thị.
+ Khu trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia.
+ Sân golf sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về rà
soát cả nước về quy hoạch sân golf.
+ Khu du lịch sinh thái cao cấp phía Tây sông Đăk ke. Với mật xây
độ dựng thấp khoảng 5%.
+ Vùng không gian sinh thái nông, lâm nghiệp.
126
4.5.2. Trục không gian chủ đạo
Khi có trục đường tránh QL 24 hình thành thì trục chính của đô thị
chính là trục QL24 hiện tại. Trục chính này kết nối hầu như tất cả
những khu vực có chức năng quan trọng của đô thị.
Kết nôi giữa 2 trung tâm quan trọng của đô thị là trung tâm hành
chính huyện và trung tâm đô thị tương lại. Trục quan trọng thứ 2 của
không gian đô thị và có vai trò làm sống động các hoạt động của đô
thị là trục thương mại dịch, dịch vụ nằm cạnh trung tâm đô thị mới.
Trục không gian thương mại, dịch vụ và tín ngưỡng nằm ở phía
Đông Bắc của đô thị tại khu vực có tượng Đức Bà.
Trục không gian quan trọng thứ 4 là trục đường vuông góc với sân
bay đi thủy điện Đăk Pone có vai trò kết nối không gian sinh thái
phía Đông của đô thị vào khu trung tâm.
Trục không gian quan trọng thứ 5 là trục từ Sân bay đi sang phía
Đông hướng thác Pa Sĩ. Trục này có vai trò kết nối các không gian
du lịch sinh thái cao cấp phía Tây đô thị với khu trung tâm.
4.5.3. Các không gian điểm nhấn đô thị
Cửa ngõ: gồm 2 cửa ngõ. Cửa ngõ phía Nam của đô thị được đặt tại
khu vực ngã 5, nơi giao nhau giữa QL 24 và đường tránh đô thị,
cạnh trung tâm huấn luyện vận động viên quốc gia. Cửa ngõ phía
Bắc là giao cắt giữa QL 24 và đường tránh tại khu vực phía Nam
tượng Đức bà.
Quảng trường: Không gian quảng trường được bố trí tại trung tâm
hành chính huyện và quảng trường lễ hội là không gian kết thúc của
trục thương mại dịch vụ tại khu vực trung tâm mới.
Điểm nhấn đô thị: Được bố trí tại 2 cửa ngõ và tại trục thương mại,
dịch vụ mới của đô thị. Tại cửa ngõ với một điểm nhấn kiến trúc là
tháp đôi phía cuối trục.
4.5.4. Khu vực ngoại thị
Dân cư ngoại thị chủ yếu nằm phía Đông khu vực xây dựng tập
trung gồm các thôn: Kon Leng 1, 2, 3…., thôn Kon Ke 1,2.3… gần
các khu vực canh tác lúa nước và có một số trường tiểu học. Quan
điểm với khu vực này là giữ nguyên bản sắc, chỉnh trang, cải tạo và
mở rộng làng xóm đã có đáp ứng nhu cầu tăng dân số tự nhiên.
Do đặc thù về điều kiện canh tác, kết cấu hạ tầng giao thông và xã
hội, các điểm dân cư nông thôn trong khu vực phân bố tuơng đối tập
trung hơn các vùng khác trong huyện. Các điểm dân cư quy mô nhỏ
127
chiếm tỷ lệ ít 3-5%. Quy mô từ 100-200 hộ, chiếm 40-50%. Loại
quy mô > 200 hộ còn ít, chiếm từ 10-15%. Số còn lại là quy mô
50-100 hộ, chiếm 30-45%. Các điểm dân cư phân bố chủ yếu theo
dọc các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Trong đó gần 2/3 số điểm
dân cư bám theo các trục đường quốc lộ và tỉnh lộ. Trong khi đó đa
số các điểm dân cư của đồng bào dân tộc nằm tại các khu vực tương
đối xa các trục quốc lộ, tỉnh lộ và khó khăn về giao thông. Đối với
các xã có địa bàn rộng, khoảng cách giữa các điểm dân cư lớn, mối
liên hệ giữa các điểm dân cư rất yếu.
Trong thực tại phát triển điểm dân cư nông thôn trong khu vực các
yếu tố về hình thái canh tác, về đặc thù dân tộc có tác động mạnh mẽ
tới hình thức tổ chức và phát triển các điểm dân cư tạo nên những
nét đặc thù trong phát triển các điểm dân cư cần được bảo tồn.
Trong hình thái phát triển không gian các điểm dân cư nông thôn tại
Kon Plông, một nét đặc thù khác cần nhắc tới là hình thái phát triển
không gian của các điểm dân cư dọc các trục quốc lộ. Các điểm dân
cư này phát triển theo dạng tuyến, cả hai bên đường quốc lộ, gây khó
khăn trong tổ chức phục vụ và lưu thông trên đường quốc lộ.
- Định hướng điểm dân cư với mô hình ở gắn liền với sản xuất:
Đặc điểm của loại hình điểm dân cư này là nơi ở gắn liền với sản
xuất trong cùng một lô đất. Nó được hình thành trên cơ sở 2 hình
thức canh tác trang trại và vườn rừng.
+ Điểm dân cư trang trại.
Hình thái tổ chức không gian: Điểm dân cư trang trại được tổ chức
theo các dạng mảng, dạng nhánh và dạng tuyến.
Dạng mảng: Thường được tổ chức tại các khu đất bằng phẳng,
nguồn nước từ các giếng đào, lô đất từ 1- 3 ha.
Dạng nhánh: Đưa tận dụng từ các tuyến đường sẵn có với địa hình
phức tạp. Nguồn nước kết hợp sông suối tự nhiên với giếng đào.
Dạng tuyến: Được tổ chức ven các tuyến đường phục vụ sản xuất -
cạnh rừng sản xuất.... nhìn chung lô đất trong khoảng từ 1 - 5 ha.
Do đặc điểm các lô đất kết hợp giữa ở với canh tác, các điểm dân cư
này có mật độ dân cư thấp, quy mô dân số nhỏ (khoảng 20 hộ) nên
không có các công trình công cộng của điểm dân cư. Hiệu quả sử
dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp.
+ Điểm dân cư sản xuất vườn rừng
128
Quy mô điểm dân này khoảng 10 đến 20 hộ. Quy mô diện tích các
vườn rừng thường từ 20 ha đến hàng trăm ha. Nhà ở các hộ gia đình
thông thường được xây dựng tại nơi thuận tiện giao thông nhất trong
diện tích nhận khoán vườn rừng.
- Đất lâm nghiệp: đối với rừng phòng hộ cần khoanh vùng bảo tồn
và phát triển, đối với rừng sản xuất cần khoanh nuôi khôi phục, tăng
độ che phủ, đối với đất trống cần có kế hoạch trồng rừng phát triển.
- Đất sản xuất nông nghiệp: bảo vệ tối đa đất lúa để sản xuất, đất sản
xuất nông nghiệp khác cần khoanh trồng, đưa công nghệ mới, tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.
- Đối với khu vực trồng rau hoa sứ lạnh cần được phân nhỏ thành
các khu vực dự án. Các khu vực nhà trồng rau cần được tổ chức
phân tán nằm dưới tán rừng, hoặc xen kẽ với các loại cây trồng khác
tránh tạo nên những khu vực mật độ cao ảnh hưởng đến cảnh quan
và môi trường của khu du lịch sinh thái đang được xem xét đưa vào
hệ thống du lịch sinh thái quốc gia.
4.6. Thiết kế đô thị
4.6.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Xây dựng khung thiết kế đô thị tổng thể cho đô
thị Kon Plông, đô thị dịch vụ du lịch hiện đại với những hình ảnh đô
thị sinh thái vùng cao nguyên đặc trưng, hạn chế tối đa ảnh hưởng
xấu đến môi trường, khai thác tối đa tiềm năng cảnh quan thiên
nhiên và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Đánh giá tổng quan về hiện trạng điều kiện tự nhiên, địa
hình, cảnh quan và kiến trúc của đô thị Kon Plông.
Mục tiêu 2: Xác định cấu trúc chính của: hệ thống giao thông, hệ
thống không gian công cộng và hệ thống không gian mở.
Mục tiêu 3: Xây dựng khung tổng thể thiết kế đô thị của các không
gian công cộng chính, bao gồm vị trí và các nguyên tắc thiết kế đô
thị chung.
Mục tiêu 4: Đưa ra quy chế quản lí đô thị tổng quát.
129
4.6.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể
a) Tổng quan về cấu trúc đô thị
Với sự trải dài của khu vực xây dựng đô thị, hệ thống trung tâm của
đô thị Kon Plông được bố cục dạng tuyến tính chạy dọc theo quốc lộ
24.
- Trung tâm được phân cấp theo 3 cấp:
+ Trung tâm hành chính Huyện Kon Plông.
+ Trung tâm đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm xã.
- Cấu trúc không gian của đô thị Kon Plông tổng thể như sau:+ Phía
Bắc của đô thị là khu vực trung tâm hành chính huyện, nhà ở chủ
yếu là nhà lô có sân vườn trước mặt.
+ Khu vực phía Tây Bắc phát triển các khu nghỉ dưỡng khách sạn
cao cấp với mật độ thấp.
+ Trung tâm hành chính của đô thị và trung tâm dịch vụ du lịch mật
độ cao với hai tòa tháp khách sạn làm điểm nhấn cao khoảng 15 tầng
nằm phía Nam của sân bay hiện trạng.
+ Khu ở kết hợp khách sạn dạng biệt thự được tập trung phát triển
mới tại khu vực phía Nam và phía Đông sân bay hiện trạng.
+ Khu vực cửa ngõ phía Nam là các trung tâm huấn luyện vận động
viên Quốc gia và trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
- Không gian công cộng
Các không gian công cộng đề cập trong khung thiết kế đô thị tổng
thể là các không gian sử dụng cho công chúng và những không gian
bên ngoài giữa các công trình kiến trúc.
Nguyên tắc thiết kế chung cho hệ thống không gian công cộng:
Hệ thống trung tâm được tổ chức theo dạng tầng bậc. Tại các khu
cụm, hệ thống trung tâm thứ cấp sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào quy
mô và bán kính phục vụ.
Hệ thống trung tâm được tổ chức thành 3 cấp:
+ Cấp Huyện.
+ Cấp đô thị
+ Cấp xã
130
b) Tổng quan khung giao thông đô thị
* Nguyên tắc thiết kế
+ Liên kết thuận tiện giữa các khu vực của đô thị.
+ Tạo nên những trục không gian cảnh quan cho đô thị.
* Tổng quan về tổ chức hệ thống giao thông
- Trục chính trung tâm đô thị, trục cảnh quan chủ đạo của Kon
Plông: là trục đường quốc lộ 24 hiện trạng.
- Trục chính khu vực: là các tuyến phố nội bộ kết nối các khu nhà ở
với các trục liên khu vực và trục chính của đô thị. Đây là các trục kết
nối giữa 2 trục dọc của đô thị là trục quốc lộ 24 hiện tại và trục
đường tránh đô thị mới đang được đầu tư xây dựng. Các trục giao
thông đô thị, ngoài chức năng giao thông còn có chức năng khai thác
cảnh quan và điều hòa vi khí hậu cho đô thị, kết nối không gian rừng
sinh thái tự nhiên, đưa thiên nhiên trong lành của rừng tới các khu ở.
c) Tổng quan hệ thống không gian mở
Không gian mở của đô thị Kon Plông là: không gian cây xanh cảnh
quan của rừng tự nhiên, quảng trường, công viên, vườn hoa,..... Kết
nối các mảng không gian mở này là hệ thống cây xanh dọc các trục
đường tạo thành một hệ thống liên hoàn.
Nguyên tắc thiết kế:
- Khai thác tối đa các khu vực để xây dựng các không gian mở.
- Đa dạng các loại hình không gian xanh trong đô thị.
- Đảm bảo sự liên kết, liên hoàn của hệ thống không gian mở.
- Đóng góp vào cảnh quan môi trường đô thị và bảo vệ môi trường.
131
d) Thiết kế tổng thể mật độ xây dựng
- Khu vực tập trung xây dựng mật độ cao > 50% tập trung tại khu
vực trung tâm, phía Bắc đô thị thuộc khu phố cũ. Khu vực phía Bắc
đường quốc lộ 24 xung quanh trung tâm huyện Kon Plông hiện
trạng. Các khu mật độ cao chủ yếu nằm về phía Bắc của đô thị. Nhà
ở dạng lô phố có sân vườn trước nhà mỗi lô khoảng 100 - 150 m2.
- Khu vực Nam được bố trí là khu vực xây dựng mật độ thấp <30%,
với các loại nhà thấp tầng có sân vườn. Khu vực này đan xen với các
khu du lịch dịch vụ là không gian chuyển tiếp từ rừng sinh thái vào
tạo nên sự giao hòa giữa rừng sinh thái và đô thị.
- Khu vực điểm dân cư nông thôn tại các thôn như Kon Leng I, II, III
cũng là những khu vực xây dựng theo mô hình nông thôn truyền
thống với mật độ xây dựng thấp <30%.
e) Thiết kế tổng thể tầng cao đô thị
- Các khu vực dân cư, nhà ở của mật độ cao và thấp đều xây dựng
với chiều cao tối đa là 3 tầng.
- Các khu vực nhà hành chính, cơ quan chiều cao tối đa là 5 tầng.
- Đối với khu vực làm điểm nhấn quan trọng của đô thị là điểm chốt
cuối trục đường đi bộ kết hợp thương mại tại trung tâm thương mại
phía Nam của đô thị là tòa tháp đôi được bố trí xây dựng với quy mô
khoảng 15 tầng.
- Đối với khu vực nông thôn giữ nguyên bản sắc kiến trúc truyền
thống, xây dựng nhà sàn gỗ một tầng như hiện có. Kể cả các công
trình công cộng như ủy ban, trường trạm cũng chỉ xây dựng một
tầng và theo phong cách kiến trúc truyền thống tại địa phương.
132
f) Một số không gian chủ đạo của đô thị
- Không gian trục trung tâm đô thị
Ngoài trục chính là quốc lộ 24, quảng trường hành chính phía Bắc,
trục không gian đi bộ kết hợp thương mại tại trung tâm phía Nam là
một trong những đặc thù và điểm nhấn về không gian của đô thị Kon
Plông, cần phải: xây dựng trục đi bộ có giải cây xanh được cắt tỉa,
trang trí tạo không gian sinh động cho đô thị kết hợp với các điểm
dừng chân, nghỉ ngơi, hoạt động văn hóa, giao lưu. Các công trình 2
bên đường nên xây dựng dạng cửa hàng, quán bar, câu lạc bộ giải
133
trí.... liền kề tạo không gian hoạt động sầm uất, là điểm nhấn tốt cho
đô thị.
- Không gian trục ven công viên và dọc suối Đăk Pone, Đăk ke
Đây là trục cảnh quan đẹp của đô thị, yêu cầu xây dựng ưu tiên mở
rộng phần đường cho người đi bộ ngắm cảnh và có không gian để
tạo cảnh quan, tiểu cảnh làm phong phú không gian đô thị.
- Các công trình điểm nhấn kiến trúc đô thị
Công trình tháp đôi điểm nhấn kết thúc trục đi bộ, kết hợp dịch vụ
thương mại là công trình đón trục chính đô thị từ trục chính đô thị
vào (quốc lộ 24 hiện trạng), yêu cầu:
+ Công trình phải khang trang, cân đối thể hiện sự hài hòa với không
gian sinh thái quan trọng của đô thị.
+ Dùng vật liệu hiện đại kết hợp với truyền thống.
- Không gian công nghiệp
Kon Plông có 02 không gian công nghiệp chính là công nghiệp gắn
với khai thác thủy điện và công nghiệp tiểu thủ công, vì vậy yêu cầu
là:
Nguyên tắc
+ Phải có cây xanh cách ly >5m với khu đô thị tránh ảnh hưởng môi
trường tối đa.
+ Các khu công nghiệp phải tập trung, có hệ thống cây xanh cảnh
quan.
+ Tiếp cận trục giao thông chính và giao thông đối ngoại một cách
thuận tiện phục vụ vận chuyển hàng hóa.
g) Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể theo thiết kế đô
thị
* Giới thiệu
Quy chế đô thị nhằm mục đích tạo ra sự sống động cho đô thị nhưng
cũng mang lại hình ảnh thống nhất trong tổng thể không gian, giữa
các loại công trình khác nhau. Các quy định này còn liên hệ giữa các
công trình mới với các công trình truyền thống bản địa trong vùng,
thích hợp với khí hậu.
* Chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình
Các công trình trong khu vực công cộng đều phải tuân thủ các chỉ
giới xây dựng và khoảng lùi theo từng cấp loại đường giao thông,
134
theo chiều cao công trình xây dựng (khối kiến trúc chính) và phù
hợp với tổ chức không gian quy hoạch.
Khoảng lùi (1) được coi là chỉ giới xây dựng tuân thủ
theo yêu cầu hoạt động của đường giao thông đường phố;
Khoảng lùi (2) là những khoảng không gian cần thiết ứng
với chiều cao và tính chất chức năng dịch vụ của công
trình, tạo điểm nhìn phù hợp trong tổ chức không gian
của quần thể qui hoạch.
Trong phạm vi khoảng lùi của công trình công cộng được
phép xây dựng các tiện ích như hàng rào, cổng, lối vào,
chỗ đỗ xe, trồng cây xanh thảm cỏ, bố trí các vật trang trí
và mái che vật liệu nhẹ để tạo không gian sử dụng (chỗ
ngồi giải khát, ngắm cảnh…) nối kết giữa đường phố và
công trình.
Tại các trục đường chính đô thị: Khoảng lùi là (1) là 5m
so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các công trình công
cộng thấp tầng (tối đa 3 tầng) và các phần mái sảnh, khối
thấp của công trình cao tầng; khoảng lùi tối thiểu (2) là
3m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các khối công
trình cao 5 tầng.
Tại các trục đường khu vực: Khoảng lùi (1) là 4m so với
chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các công trình dưới 3 tầng
và các phần mái sảnh, khối thấp của công trình cao tầng;
khoảng lùi (2) là 10m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng
cho các khối công trình cao 5 tầng.
Tại các đường nội bộ: Khoảng lùi (1) là 3m so với chỉ
giới đường đỏ, với khu vực đô thị nâng cấp cải tạo chỉ
giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ.
Tại các khu trung tâm đi bộ- mua sắm- giải trí: Chỉ giới
xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho
các công trình công cộng thấp tầng (tối đa 3 tầng) và các
phần mái sảnh, khối thấp của công trình cao tầng; khoảng
lùi là 5m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các khối
công trình cao trên 4 tầng và 10m cho các khối công trình
trên 7 tầng.
Đối với khu sân bay: Không xây dựng công trình nằm
trong khu vực phễu bay. Cần có khoảng cach ly hợp lý
giữa khu dân cư và khu sân bay theo quy chuẩn hiện
hành.
Đối với các công trình dịch vụ công cộng:
Đối với công trình trường học và dịch vụ y tế khu vực,
khoảng lùi chung cho các vị trí xây dựng là 20m. Phạm vi
135
này được sử dụng làm cây xanh, chỗ để xe và các khoảng
mở trước cổng công trình.
Đối với công trình y tế cấp đô thị khoảng lùi đối với các
tuyến đường khu vực là 20m, đối với tuyến trục chính là
30m để tạo không gian cổng ra vào và phần cây xanh
cách ly.
Đối với các khu chợ đô thị và khu ở, phải có quảng trường trước
cổng chợ để hạn chế ảnh hưởng giao thông, sử dụng khoảng lùi (1)
từ đường đỏ tới cổng công trình là 30m, khoảng lùi (2) là 40m nếu là
chợ có mái.
4.7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
4.7.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
4.7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển
- Tổ chức mạng lưới đường giao thông đô thị đảm bảo kết nối với
các tuyến giao thông của vùng, đặc biệt là các tuyến giao thông là
hành lang du lịch sinh thái.
- Xác định hướng tuyến và mặt cắt các tuyến đường giao thông phù
hợp với tính chất đô thị, điều kiện địa hình, hạn chế hình thành ta luy
làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
4.7.1.2. Giao thông đối ngoại
a. Giao thông đường bộ
Nâng cấp và cải tạo
- Quốc Lộ 24: Hiện tại QL24 đi qua trung tâm của thị trấn. Đoạn qua
trung tâm của đô thị sẽ trở thành đường chính đô thị do vậy cần phải
mở rộng mặt cắt ngang đường để đạt tiêu chuẩn của một đường
chính đô thị. Đoạn ngoài đô thị cần được nâng cấp mở rộng đạt tiêu
chuẩn đường cấp III miền núi, nền đường rộng 12.0m, mặt đường
rộng 11.0m cầu cống vĩnh cửu, đồng thời đảm bảo hành lang an toàn
hai bên đường.
- Tỉnh lộ 676: Nâng cấp và mở rộng tỉnh lộ 676 đạt tiêu chuẩn đường
cấp IV miền núi.
Xây dựng mới
- Đường tránh đô thị: Hiện tại tuyến QL24 đi qua trung tâm của đô
thị do vậy để đảm bảo lưu thông hàng hóa cũng như đảm bảo an toàn
giao thông không gây ảnh hưởng đến giao thông đô thị, cần xây
dựng mới tuyến đường tránh đô thị dài 4.6km thay thế cho tuyến
136
quốc lộ 24 đoạn chạy qua đô thị, mặt cắt ngang đường dự kiến rộng
57.5m.
Dải Phân cách giữa:
Lòng đường:
Hè Đường: |
5.00 M
2x11.25 M
2x15.00 M |
b. Giao thông đường hàng không.
Sân bay quân sự tại Măng Đen được nâng cấp và cải tạo thành sân
bay dân sự kết hợp quân sự (Sân bay Taxi). Tổng diện tích của sân
bay dự kiến là 162.2ha (theo quyết định số 581/QĐTTG ngày
20/4/2011 của thủ tướng chính phủ).
4.7.1.3. Giao thông đối nội
- Đô thị Konplong với tính chất là đô thị miền núi do vậy đối với khu
đô thị cũ có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới đường được
quy hoạch phát triển theo dạng ô cờ trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hai
trục giao thông chính là quốc lộ 24, TL676 đoạn chạy qua đô thị và
các tuyến giao thông khác kết hợp với xây dựng một số tuyến đường
mới tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, phù hợp với địa hình và
sự phát triển của toàn đô thị.
- Đối với các khu đô thị mở rộng địa hình tương đối phức tạp, mạng
lưới đường được quy hoạch phát triển theo dạng tự do kết hợp với
mạng lưới đường hữu cơ bám sát nền địa hình hiện có để tránh hiện
tượng san gạt lớn.
a. Đường chính đô thị
- Đường chính đô thị: Đây là các tuyến đường chính quan trọng của
đô thị. Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ cao có ý nghĩa toàn
đô thị. Đường chính đô thị nối liền các khu dân cư lớn, tập trung, nối
liền các khu công nghiệp, các trung tâm công cộng cấp đô thị…
- Các trục đường chính có mặt cắt ngang rộng 28-50m.
- Trục không gian trung tâm thương mại – dịch vụ đô thị mặt cắt
50m.
- Quốc lộ 24: Đoạn chạy qua trục tâm của thị trấn trở thành trục
chính của đô thị. Dự kiến mặt cắt ngang rộng 28m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
137
Mặt cắt ngang QL 24
- Đường tỉnh 676: Đoạn qua trung tâm của đô thị dự kiến mặt cắt
ngang đường rộng 28.0m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
- Đường nối QL24 với đường tránh đô thị dài 0.86km, mặt cắt ngang |
đường dự kiến rộng 28.0m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
- Đường liên khu vực: Đây là các tuyến đường phục vụ giao thông
liên khu vực có tốc độ trung bình. Nối liền các khu dân cư tập trung,
các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực.
Có tính cơ động và tiếp cận trung bình. Các tuyến đường này có mặt
cắt ngang dự kiến rộng 19.0m.
Lòng đường:
Hè đường: |
13.0 M
2x3.0 M |
* Xây dựng mới:
- Xây dựng mới các tuyến đường liên khu vực nối khu đô thị cũ với
các khu đô thị mới, các khu đô thị mở rộng… dựa trên cơ sở bám sát
địa hình tự nhiên. Các tuyến đường này có mặt cắt ngang dự kiến
rộng 19.0m.
b. Đường khu vực và đường nội bộ.
* Nâng cấp và cải tạo.
- Nâng cấp và cải tạo đối các tuyến đường khu vực và đường nội bộ
trong khu đô thị cũ để đảm bảo nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đô thị. Các tuyến đường này có
mặt cắt ngang dự kiến rộng từ 8-12m.
* Xây dựng mới.
5.0M 7.5M 3.0M 7.5M 5.0M
chØ giíi ®¦êng ®á
chØ giíi ®¦êng ®á
28.0M
i=2% i=2% i=2% i=2%
138
- Xây dựng mới các tuyến đường khu vực và đường nội bộ tại các
khu đô thị mới, đô thị mở rộng… dựa trên cơ sở bám sát địa hình tự
nhiên. Các tuyến đường này có mặt cắt ngang dự kiến rộng từ
8-16.0m.
chØ giíi ®¦êng ®á
chØ giíi ®¦êng ®á
i=2% |
i=2% i=2% |
i=2% |
1.5-3.0M |
5.0-13.0M 1.5-3.0M |
8.0-19.0M
4.7.1.4. Các công trình giao thông
Bến xe: Xây dựng bến xe khách đạt loại 4 có diện tích 3ha với nhà
chờ rộng 200m2.
Bãi đỗ xe: Xây dựng mới 5 bãi đỗ xe nằm rải rác trong đô thị tại các
công trình công cộng, công trình dịch vụ thương mại và ở những nơi
tập trung hàng hóa như kho tàng, nhà máy, cơ quan hành chính khoa
học…. mỗi bãi đỗ xe có diện tích 1000m2.
Cầu, Cống; Xây dựng hoàn chỉnh phù hợp cấp hạng đường
Công trình phòng hộ: Tiến hành xây dựng kè, taluy, tường chắn tại
các vị trí xung yếu có nguy cơ gây sạt lở, xói mòn... để bảo vệ đô thị
trong mùa mưa bão.
Cáp trượt: Được bố trí gần đầu mối giao thông từ khu trung tâm dịch
vụ du lịch sinh thái Đăkke, nơi có địa hình rất phức tạp và cảnh quan
rất đẹp, khoảng cách giữa hai ngọn đồi bố trí cáp trượt dài 596.7m.
Cầu treo sinh thái: Các cây cầu này thực chất là đường đi dạo, được
liên kết vào các cây lớn hai bên lối đi bằng các loại dây rừng, lát trên
lối đi bằng các loại cây nhỏ, tất cả được treo trên cao để đi trong
rừng, tránh được các loại thú, rắn rết và quan sát được hầu hết các
đặc điểm của rừng nguyên sinh.
Bảng tổng hợp mạng lưới giao thông
Danh mục |
Chiều dài |
Chiều rộng |
TT |
Diện
tích(1000m2) |
Tên Đường |
Mặt cắt |
Cải
tạo |
XD
mới |
Lòng
đường |
hè, lề |
Tổng |
A
I |
Giao thông đối ngoại
Đường bộ |
2087.52
465.52 |
17.16 |
4.62 |
139
Đường tránh đô thị
QL24
ĐT676
Đường hàng không
Sân bay Taxi
Giao thông đối nội
Đường chính đô thị
QL24
ĐT676
Đường nối QL24 với
Đường tránh ĐT
Đường liên khu vực
Đường khu vực+nội bộ
Đường 16m
Đường 12m
Đường 8m
Đường 50m
Công trình giao thông
Bến xe khách
Bãi đỗ xe
Tổng |
1A--1A
1B--1B
5--5
1--1
5--5
1--1
2--2
3--3
4--4
6--6 |
4.62
31.23
31.23
105.59
23.96
59.31
22.32
141.44 |
27.00
12.00
8.50
15.00
15.00
15.00
13.00
10.00
6.00
5.00
15.00 |
30.50
0.00
0.00
13.00
13.00
13.00
6.00
6.00
6.00
3.00
35.00 |
57.50
12.00
8.50
28.00
28.00
28.00
19.00
16.00
12.00
8.00
50.00 |
265.65
185.16
14.71
1622.00
1622.00
2832.31
908.37
155.12
135.80
24.08
593.37
1915.94
512.16
976.20
366.08
61.50
8.00
3.00
5.00
4919.83 |
2
3
II
1
B
I
1
2
3
4
II
1
2
3
III
1
2
3 |
15.43
1.73
11.25
5.54
4.85
0.86
54.76
8.05
22.04
23.44
1.23
83.17 |
224.61 |
* Hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giao thông:
- Mạng lưới đường
+ Tổng chiều dài đường: 224.61Km.
+ Tổng diện tích đất đường: 491.98Ha.
+ Mật độ mạng lưới đường: 3.03km/km2.
+ Tỷ lệ đất giao thông: 18.32%
- Các tuyến đường
+ Độ dốc dọc tối đa imax = 12%
+ Độ dốc ngang mặt đường min= 2%
+ Bán kính đường cong nhỏ nhất Rmin = 125m
+ Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu Rmin = 2000m
+ Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu Rmin = 600m
+ Bán kính cong bó vỉa tại các ngã 3,4: R = 8-25m
4.7.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
4.7.2.1. Cơ sở thiết kế:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
- Tài liệu QHC thị trấn Kon Plông năm 2003
140
- Các số liệu thu thập tại địa phương và công tác thực địa tại hiện
trường
4.7.2.2. Nguyên tắc thiết kế
- Tôn trọng địa hình tự nhiên, chỉ san gạt tạo mặt bằng lớn khi thật
cần.
- Đảm bảo thị trấn không bị ảnh hưởng của lũ, sạt lở.
- Tổ chức thoát nước mưa hợp lý, thu hết và thoát nhanh, không để
thị trấn bị ngập úng.
- Công tác nền: cố gắng cân bằng tại chỗ, kinh phí tạo mặt bằng xây
dựng hiệu quả nhất.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành.
4.7.2.3. Giải pháp định hướng
a/ Giải pháp về nền:
- Định hướng QHC 2003 lựa chọn cao độ xây dựng khống chế
≥+1181m. Căn cứ thực tế xây dựng trên địa bàn thị trấn, nhận thấy
cao độ khống chế chọn ≥ + 1181m vẫn đúng và hợp lý, vì vậy cao độ
khống chế xây dựng vẫn tuân thủ như QHC 2003.
- Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1181m, I nền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
- Các công trình dân sinh: sân vườn chỉ cần khai thác trên cao độ tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1181m.
- Cao độ đường tối thiểu là +1181, độ dốc đường tối đa theo quy
chuấn Imax ≤ 0,08.
- Các khu vực đồi thoải có độ dốc 6% < i< 10% không san lớn mà
chỉ tạo mặt bằng công trình và mặt bằng đường để đảm bảo độ dốc
tối đa. Chỉ tạo mặt bằng lớn khi thật cần thiết.
- Các khu vực đồi có độ dốc 10% < i< 20% , giải pháp nền là xây
dựng theo thềm địa hình, không san lớn mà chỉ tạo mặt bằng công
trình và mặt bằng đường để đảm bảo độ dốc tối đa. Giữa các thềm
bậc phải gia cố ta luy hoặc xây dựng tường chắn.
- Nghiêm cấm xây dựng ven suối, chỉ được phép khai thác theo chỉ
giới thoát lũ, tối thiểu cách bờ suối 50m.
141
b/ Giải pháp về thoát nước mưa:
- Hệ thống cống: lựa chọn hệ thống thoát nước cho thị trấn
KonPlông là hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước
bẩn sinh hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa hoàn chỉnh
gồm tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống
tiêu năng và hoạt động theo chế độ tự chảy.
- Hướng thoát: ra các suối chảy qua lưu vực
- Lưu vực: căn cứ trên địa hình tự nhiên và mặt bằng phát triển
không gian chia thị trấn thành 5 lưu vực thoát nước chính lấy các
trục đường chính làm đường phân lưu. Cụ thể:
+ Lưu vực 1: giới hạn bởi TL676 về phía Tây; Flv=110ha; hướng
thoát về khe tụ thủy phía Tây Đô thị.
+ Lưu vực 2: giới hạn bởi TL676 về phía Đông tới hồ cảnh quan và
QL14 về phí Bắc; Flv=150ha; hướng thoát về hồ.
+ Lưu vực 3: giới hạn từ QL24 về phía DNm; Flv=45ha; hướng
thoát về suối phía Nam Đô thị.
+ Lưu vực 4: phía Tây hồ cảnh quan; Flv=30ha; hướng thoát về hồ.
+ lưu vực 5: phía Tây hồ cảnh quan; Flv=30ha; hướng thoát về phía
Đông Đô thị.
- Kết cấu:
+ Tại khu vực trung tâm Đô thị các tuyến cống chọn kết cấu cống
tròn BTCT.
+ Còn các khu vực khác chọn kết cấu mương xây có nắp đan.
142
+ Mương xây hở tại các vị trí là mương đón để hướng dòng chảy.
+ Mương tiêu năng tại những vị trí cắt ngang địa hình, có độ dốc quá
lớn.
+ Cống qua đường sử dụng cống bản hoặc cống tròn BTCT.
- Tính toán thủy lực: theo công thức cường độ giới hạn.
Q = . . F . q (l/s)
Trong đó:
Q
|
: Lưu lượng tính toán ( l/s)
: Hệ số phân bố mưa rào |
= 1 khi F < 200ha
: Hệ số dòng chảy = 0,6
F : Diện tích lưu vực (ha)
q : Cường độ mưa (l/s/ha )
Với diện tích thu nước mưa < 2ha lấy kích thước định hình 600mm
c/ Về các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:
- Cần quan tâm đến các khu vực đang có hoạt động địa chất: nứt, lở,
trượt, kastơ.
- Khi xây dựng công trình có tải trọng lớn, công trình cao tầng cần
tính đến kháng chấn theo cấp động đất đã được cảnh báo.
- Khi xây dựng ven sườn núi có các ta luy cần phải gia cố hoặc xây
kè, tường chắn bảo vệ.
- Xây dựng các mương đón nước từ các sườn núi dẫn vào hồ và suối
- Kè, nạo vét các suối chảy qua khu vực thị trấn.
4.7.3. Định hướng cấp nước
a)Tiêu chuẩn cấp nước:
TT |
Khu vực |
Cấp nước
(lít/ người - ngày) |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
143
2 |
Dân cư nông thôn |
40 |
60 |
3 |
Khu, cụm công nghiệp |
22-40 m3/ngày-ha |
c) Nhu cầu cấp nước:
Năm 2020 |
Năm 2030 |
TT |
Các hạng mục |
Tiêu chuẩn |
Nhu cầu
(m3/ngđ) |
Tiêu chuẩn |
(m Nhu c 3/ngđ) ầu |
Đô thị Kon Plông |
2400 |
4200 |
100(l/ng.ngđ)
10000(người) |
120(l/ng.ngđ)
15000(người) |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt Đô
thị KonPlong |
900 |
1800 |
200(l/ng.ngđ)
2500(người) |
200(l/ng.ngđ)
5000(người) |
2 |
Nước cấp cho khách du
lịch |
500 |
1000 |
3 |
Nước cấp cho công trình
công cộng |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
4 |
Nước cấp tưới cây rửa
đường |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
22(m3/ha)
18(ha) |
22(m3/ha)
30(ha) |
5 |
Nước cho công nghiệp |
316.80 |
528 |
6 |
Nước dự phòng, rò rỉ |
20%Q(1+2+3+4+5) |
379.36 |
15%Q(1+2+3+4+5) |
553.20 |
7 |
Nước cho bản thân trạm xử
lý |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
113.81 |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
212.06 |
c) Nguồn nước:
- Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực có trong các lớp đất đá nứt
nẻ, phân bố ở khấp nơi và trong các bồi tích á cát, xuất hiện nhiều ở
các thung lũng sông suối. Mực nước ngầm giữa mùa khô và mùa
mưa dao động trong khoảng từ 3-5m. Mực nước ngầm ở độ sầu từ
5-10m trong mùa mưa và 20-30m trong mùa khô.
- Nước mặt: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện KonPlong tương
đối phong phú với hệ thống sông suối khá đồng đều.
+ Nhánh sông ĐăkPne: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông dài
khoảng 30km được hợp thủy bởi nhiều suối nhỏ chảy từ xã Măng
Cành đổ về huyện KonRẫy.
+ Nhánh sông Đăk Nghé: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rin cao 1848m ở xã Măng Buk huyện
KonPlong, chảy theo hướng Đông – Tây rồi Bắc Nam. Sông có
chiều dài khoảng 65km, diện tích lưu vực 350km2 bắt nguồn từ xã
Măng Bút chảy qua xã Măng Cành đổ về huyện Kon Rẫy.
144
- Lựa chọn nguồn nước: Nguồn nước được lựa chọn là nguồn nước
mặt suối ĐăkKe. Hiện nay khu vực đô thị đang sử dụng nguồn nước
mặt suối ĐăkKe làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Nguồn nước tại
suối có chất lượng tốt, có lưu lượng ổn định. Nguồn nước được bảo
vệ tốt chưa chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản
hay sản xuất công nghiệp ở đầu nguồn.Vị trí khai thác nước thuận
lợi, tận dụng được khả năng tự chảy của địa hình. Vì vậy trong giai
đoạn ngắn và dài hạn vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước suối ĐăkKe
làm nguồn cấp nước cho đô thị.
d) Công trình đầu mối
+ Khai thác hợp lý các công trình cấp nước tại khu vực đô thị
KonPlong. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công
trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đến
năm 2020 và có định hướng cho năm 2030.
+ Phát huy hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước hiện nay
+ Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước.
+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần xử lý triệt để đạt tiêu
chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn.
+ Các khu vực dân cư mật độ thấp sử dụng hình thức cấp nước đơn
lẻ. Xây dựng các công trình lọc nước đơn giản để xử lý.
Tại khu vực xây dựng tập trung của đô thị xây dựng:
+ Trạm bơm 1: Nâng công suất trạm bơm cấp 1 lên 3000 m3/ngđ
trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn dài hạn sẽ tăng cống suất lên
4000 m3/ngđ.
+ Trạm xử lý: Nâng công suất trạm xử lý cấp nước lên 300m3/ngđ
trong giai đoạn đầu và 4000 m3/ngđ trong giai đoạn dài hạn.
e) Dây chuyền công nghệ
Hiện nay trạm xử lý nước tại Kon Plông theo sơ đồ dây chuyền công
nghệ xử lý như sau:
145
Trong giai đoạn tiếp theo vẫn tiếp tục mở rộng và nâng cao công
suất cho trạm xử lý theo sơ đồ xử lý cũ nếu như chất lượng nguồn
nước vẫn tốt. Trong trường hợp có sự biến động về chất lượng nước
đầu vào cần phải xây dựng bổ sung các công trình xử lý nước để
đảm bảo các chỉ tiêu cấp nước phục vụ cho sinh hoạt.
g) Mạng lưới đường ống
- Đường ông dẫn nước thô: Xây dựng thêm một tuyến ống dẫn nước
thô D200 dài 1,4km từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý.
- Mạng lưới cấp nước được thiết kế dạng mạch vòng đường kính từ
D200 – D100 với tổng chiều dài là 54600m. Áp lực tại điểm thấp
nhất trong mạng lưới đạt 10m.
- Đường ống cấp nước được đặt trên vỉa hè với độ chôn sâu tối thiểu
từ 0.8 1.5 m tuỳ theo đường kính ống.
+ Với ống 100mm độ sâu chôn ống tối thiểu 0,8 m.
+ Với ống 150 200 mm độ sâu chôn ống tối thiểu 1,0 1,2 m.
- Khi có cháy, lấy nước từ mạng lưới chung để chữa cháy, mỗi đám
cháy 15l/s, áp lực cần 10 m trước vòi chữa cháy. Các họng cứu hoả
chữa cháy được đặt trên các vỉa hè, cạnh các ngã ba, ngã tư.
h) Cấp nước cho các khu dân cư nông thôn
- Các khu dân cư nông thôn khác có thể xây dựng các hệ thống cấp
nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối
hoặc bơm giếng. Cần xây dựng các bể lắng lọc quy mô nhỏ để lọc
cặn đục, vi sinh và các tạp chất khác gây hại cho con người. Ngoài ra
cần khuyến khích nhân dân xây dựng các bể chứa nước mưa để tận
dụng nguồn nước này.
i) Tồn tại và kiến nghị:
- Cần phải có dự án về khảo sát nguồn nước mặt suối ĐăcKe một
cách cụ thể về trữ lượng và chất lượng để xây dựng công trình cấp
nước cho phù hợp. Trong trường hợp nguồn nước tại suối ĐăcKe
không đảm bảo thì sẽ sử dụng thêm nguồn nước suối ĐăkPôNe làm
nguồn cấp nước cho đô thị KonPlong.
- Cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt suối ĐăcKe và suối
ĐăkPôNe khỏi các hoạt động khai thác khoáng sản, nạn phá rừng
nhằm đảm bảo nguồn cấp nước. Tránh sử dụng kiệt về lưu lượng và
suy thoái về chất lượng.
146
4.7.4. Định hướng cấp điện
a) Tiêu chuẩn cấp điện
Căn cứ theo chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (theo người) bảng 7.1
QCXD VN:
No |
Tên khu vực |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu cấp điện |
Đợt đầu
đến 2020 |
Tương lai
đến 2030 |
1 |
Đô thị loại 2 và loại 3 |
KWh/ng.năm |
750 |
1500 |
2 |
Các thị trấn, xã |
KWh/ng.năm |
400 |
1.000 |
3 |
Phụ tải |
W /ng |
300 |
500 |
Chỉ tiêu cấp điện cho nhà nghỉ, khách sạn được lấy trên các cơ sở
sau:
+ Nhà nghỉ khách sạn hạng 1 sao: 2KW/giường.
+ Khách sạn hạng 2 đến 3 sao:
+ Khách sạn hạng 4 đến 5 sao:
Cho công cộng và dịch vụ ở các đô thị: |
2,5KW/giường.
3,5KW/giường. |
+ Lấy bằng 25-35% điện sinh hoạt dân dụng.
b) Tổng hợp phụ tải điện đô thị Kon Plông
TT |
Loại phụ tải |
Đến 2030
(KW) |
Hệ số
tham
gia |
Đến 2030
(KW) |
1 |
Phụ tải điện sinh hoạt |
7.500 |
0,6 |
4.500 |
2 |
Phụ tải điện công trình công cộng, chiếu sáng |
2.600 |
0,65 |
1.960 |
3 |
Phụ tải điện du lịch(nhà nghỉ, khách sạn) |
Phụ tải phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao) |
8.750 |
0,6 |
5.250 |
Phụ tải phòng nghỉ mức khá(3-4 sao) |
5.100 |
0,6 |
3.060 |
Phụ tải phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
3.500 |
0,6 |
2.100 |
Tổng |
27.450 |
16.870 |
Tổng phụ tải khu đô thị Kon plông theo quy mô đến 2030 là
16.870KW ~ 21.088MVA.
c) Định hướng cấp điện
- Nguồn điện: Các phụ tải trên địa bàn đô thị Kon plông đang được
cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, trực tiếp từ trạm 110KV Kon
plông: 110/22KV-25MVA. Đến giai đoạn 2030 với nhu cầu phát
triển của phụ tải cần nâng công suất trạm 110KV Kon plông thành :
110/22-2x25MVA.
147
- Định hướng phát triển lưới điện trung thế, hạ thế:
+ Kết cấu lưới 22KV trong khu đô thị phải tuân thủ nguyên tắc xây
dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở. Đường trục sử dụng cáp
ngầm XLPE tiết diện 240mm2, các nhánh rẽ >95mm2.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trong khu dân cư và đô thị nên sử dụng
trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống
điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn
dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp
điện không vượt quá 300m trong khu đô thị, không vượt quá 500m
ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây.
+ Lưới chiếu sáng: đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn 259:2001-TCXDVN và 333:2005-TCXDVN của Bộ
Xây Dựng.
d) Đề xuất cơ chế chính sách và một số kiến nghị
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái
tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với vùng cao,
vùng sâu.
- Có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi:
Trợ giúp giá trong đầu tư phát triển lưới điện nông thôn; cung cấp
điện miễn phí cho tiêu dùng ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng
đồng bào dân tộc ít người đời sống đang gặp khó khăn.
4.7.5. Định hướng thoát nước thải VSMT
a. Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoạn
TT |
Các hạng mục |
Nước thải
(lít/ người - ngày) |
CTR
(kg/ người - ngày) |
Nghĩa trang
(0,06 ha/1000dân) |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
0.6 |
0.8 |
0.06 |
0.06 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
1.2 |
1.2 |
0 |
0 |
2 |
Khu, cụm công
nghiệp |
Theo loại hình công
nghiệp 10-15
m3/ngày-ha |
0.2 tấn / ngày - ha |
0 |
0 |
b. Dự báo tổng lượng chất thải các giai đoạn và hướng giải quyết
- Nước thải: 1700 - 3200m3/ngày
+ Nước thải sinh hoạt đô thị và Du lịch: 1500 -2900 m3/ng,
xử lý tập trung
148
+ Nước thải công nghiệp: 180-300 m3/ngày, thu gom xử lý
riêng trong KCN
- Chất thải rắn: 19 - 28 tấn/ngày
+ CTR sinh hoạt đô thị và du lịch: 9- 18 tấn/ng, thu gom xử
lý tập trung
+ CTR công nghiệp 4-6 tấn/ngày Xử lý tập trung
- Nhu cầu đất nghĩa trang: Thị trấn huyện lỵ: 0,6 – 0,9 ha. Quy
hoạch nghĩa trang tập trung
(Ghi chú: số liệu tính cụ thể các loại chất thải xem phụ lục)
c. Quy hoạch thoát nước thải:
- Khi nghiên cứu có 2 phương án: phương án 1 xử lý tập
trung thành 2 trạm làm sạch nước thải có công suất lớn ở 2 bên hạ
lưu suối Đăk ke và Đăk PôNe, nhưng phải có nhiều trạm bơm
chuyển tiếp (không kinh tế). Vì vậy phương án chọn sẽ có nhiều hồ
làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên, không cần có trạm bơm
chuyển tiếp là phù hợp địa hình đồi núi và kinh tế nhất., Nội dung
phương án chọn như sau:
+ Thị trấn Kon Plông là đô thị sinh thái phục vụ du lịch nghỉ dưỡng,
cần có môi trường trong sạch, sẽ chọn hệ thống thoát nước thải
riêng, thu gom xử lý tập trung (Theo QCXDVN 01:2008/BXD).
+ Thị trấn có khối lượng thoát nước thải nhỏ (2900 m3/ngđ) đồng
thời để phù hợp địa hình đồi rừng, đất rộng, có nhiều thung lũng,
suối cạn, sẽ chọn công nghệ xử lý nước thải dùng hồ sinh học, cần
tận dụng nước thải đã làm sạch tưới ẩm đất rừng xung quanh các hồ
sinh học tạo thuận lợi cho cây rừng phát triển.
- Sơ đồ thoát nước thải như sau: Bể tự hoại - cống thu nước thải -
trạm bơm - hồ sinh học - tưới cây
- Thị trấn có dân số thấp, nước thải nhỏ, sau khi qua bể tự hoại nước
thải càng nhỏ, do vậy chọn ống thu nước theo cấu tạo, đường kính
ống d = 200 mm, đoạn cuối tuyến ống có d = 300 mm (dùng loại
ống nhựa). Tận dụng địa hình tự nhiên theo sườn đồi, để xây dựng
cống tự chảy tối đa, một số đoạn cống đặt theo sườn đồi để giảm
chiều sâu đào cống và không cần trạm bơm nâng cốt.
- Xử lý nước thải: sẽ sử dụng các thung lũng, suối cạn, đắp đập giữ
nước, tạo các hồ nhỏ (khoảng 0.5ha) có cốt mặt nước khác nhau (hồ
cao tự chảy xuống hồ thấp) để tăng hiệu quả làm sạch nước thải tự
nhiên, phù hợp địa hình đồi núi.
- Phân chia lưu vực thoát nước theo địa hình tự nhiên gồm 3 vùng
lưu vực lớn như sau
-Vùng lưu vực I : Phía Tây QL 24-TL 676- đến suôí Đăk Ke, gồm 5
lưu vực thoát nước với 5 hồ sinh học cần khoảng 1 ha mặt nước, để
xử lý nước thải cho khoảng 830 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk
Ke gồm có :
+ Lưu vực 1: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 1, khoảng 230 m3/ngđ cần 0,3 ha hồ
149
+ Lưu vực 2: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 2, khoảng 100 m3/ngđ cần 0,1 ha hồ
+ Lưu vực 3: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 3,khoảng 400 m3/ngđ cần 0,4 ha hồ
+ Lưu vực 4: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 4, khoảng 50 m3/ngđ cần 0,1ha hồ
+ Lưu vực 5: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 5, khoảng 40 m3/ngđ cần 0,1ha mặt nước
-Vùng lưu vực II: Phía Đông TL 676 – QL 24 đến suôí Đăk PôNe
gồm 7 lưu vực, với 7 hồ sinh học cần khoảng 1,7 ha mặt nước, để xử
lý nước thải cho khoảng 1520 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk
PôNe gồm có :
+ Lưu vực 6: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 6, khoảng 180 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ
+ Lưu vực 7: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 7, khoảng 380 m3/ngđ cần 0,4ha.hồ
+ Lưu vực 8: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 8, khoảng 100 m3/ngđ cần 0,1ha hồ
+ Lưu vực 9: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 9, khoảng 320 m3/ngđ cần 0.4 ha hồ.
+ Lưu vực 10: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 10, khoảng 150 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ + Lưu vực
11: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải số 11, khoảng
70 m3/ngđ cần 0,1 ha hồ.
+ Lưu vực 12: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 12, khoảng 310 m3/ngđ cần 0,3 ha
-Vùng lưu vực III: Khu vực phía Tây sông Đăk Ke gồm 4 lưu vực
thoát nước: với 4 hồ sinh học cần khoảng 0,7 ha mặt nước ,để xử lý
nước thải cho khoảng 550 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk Ke
gồm có:
+ Lưu vực 13: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 13, khoảng 170 m3/ngđ cần 0,2ha hồ |
+ Lưu vực 14:Xây |
cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải số 14,khoảng170 |
m
3/ngđ cần 0,2ha hồ |
+Lưu vực 15: Xây cống thu nước thải đến |
hồ làm sạch nước thải số 15, khoảng 60 m3/ngđ cần 0,1ha hồ.
+ Lưu vực 16: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 16, khoảng 150 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ
- Nước thải khu công nghiệp: lưu lượng khoảng 300 m3/ng , thu
gom xử lý riêng trong khu công nghiệp đạt QCVN số
40:2011/BTNMT, sau đó chứa ở các hồ để tái sử dụng: (tưới cây,
rửa đường, dự phòng cứu hỏa ) và để kiểm tra chất lượng nước thải
sau khi xử lý
d. Quản lý chất thải rắn (CTR) đến năm 2030
- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn (từ trong công sở, biệt thự, nhà
dân) thành các chất: vô cơ, hữu cơ, nguy hại. Chất vô cơ (như: đồ
nhựa, nilon, kim loại…) sẽ thu gom riêng, (khoảng 7 ngày 1 lần phụ
150
thuộc khối lượng) chuyển về kho chứa, khi đầy xe tải sẽ đưa đi
thành phố Kon Tum bán cho các đại lý đang thu mua phế thải.
- CTR hữu cơ được sử dụng một phần trong các hộ dân cho gia súc,
còn lại sẽ thu gom riêng, hàng ngày đưa đi khu xử lý CTR ở xã Đăk
Long, tái chế làm phân bón cho nông nghiệp (thay thế phân hóa học)
- CTR nguy hại (của y tế, sinh hoạt dân cư, công nghiệp) thu gom
riêng bằng thùng chứa chuyên dụng, đưa đi lò đốt chất thải nguy hại
ở khu xử lý chất thải rắn Đăk Long (Lò đốt chất thải nguy hại ở Đăk
Long sẽ đốt CTR nguy hại cho các bệnh viện của 2 huyện Kon plông
và Kon Rẫy công suất 150kg/ngày theo quy hoạch quản lý CTR
vùng tỉnh Kon Tum)
- Địa điểm khu xử lý chất thải rắn ở thôn Kon Ke xã Đăk Long, cách
QL 24 khoảng 600 m, cách dân cư trên 2 km, đây là đất trồng rừng
thông và cây bụi, diện tích khoảng 2 ha (khu xử lý CTR Đăk Long
được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Kon
Tum năm 2011). Khu xử lý CTR phục vụ liên đô thị dọc QL24, các
xã và các cơ sở công nghiệp vùng huyện , dự kiến gồm hạng mục
chính sau:
+ Xí nghiệp tái chế chất hữu cơ làm phân bón, công suất
khoảng 30-40 tấn/ ngày,
+ Lò đốt chất thải nguy hại phục vụ liên đô thị: khoảng 150 kg/
ngày.
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh các chất không tái chế, và tro sau
khi đốt, công suất khoảng 25 tấn/ ngày
+ Kho chứa CTR vô cơ (khi đầy xe sẽ đưa đi bán ở thành phố
Kon Tum)
+ Các công trình phụ trợ khác
e. Quản lý nghĩa trang đến năm 2030
- Nghĩa trang hiện có khoảng 2 ha ở thôn Măng Đen ở khu vực giữa
thị trấn, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị, tương lai sẽ
đóng cửa trồng cây xanh xung quanh cách ly. Dự kiến nghĩa trang
mới ở phía Đông xã Đăk Long (gần xã Hiếu) gần QL 24, hướng đi
Quảng Ngãi, diện tích khoảng 1,2 ha, phục vụ chung cho đô thị Kon
Plông, xã Đăk Long, phía Tây xã Hiếu và thị trấn Hiếu
- Dự kiến 1 nhà tang lễ diện tích 1 ha, xây dựng ở gần khu nghĩa
trang liệt sỹ thôn Măng Đen, xã Đăk Long., phục vụ cho thị trấn
huyện lỵ và các đô thị trong huyện khi có nhu cầu
4.8. Đánh giá môi trường chiến lược
4.8.1. Hiện trạng và xu hướng diễn biến môi trường đô
thị KonPlông khi chưa lập quy hoạch
a) Điều kiện tự nhiên
Đô thị Konplông nằm trên vùng cao nguyên có điều kiện khí hậu
151
mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển
nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, hệ thống sông suối có nhiều
ghềnh thác, sườn dốc đứng nên khả năng giữ nước hạn chế. Do đó,
nguy cơ ngập lụt cao khi có mưa lớn tại các vùng trũng, lũ quét và
sạt lở đất tại các sườn núi cạnh sông suối là các vấn đề đồ án cần
phải quan tâm.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Đất nông nghiệp rất ít, tập trung ven các suối; Đất rừng có rừng
phòng hộ phía Đông Nam, một số khu đã bị chặt phá và nay là đất
trống, bị xói mòn; Khu vực có một số sông, hồ và suối; suối nhỏ
thường bị cạn vào mùa khô. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản có bô
xít, rubi, cát cuội sỏi và sắt tập trung ở xã Đắklong, Măng Cành.
c) Chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên
Chất lượng nước mặt hầu hết còn tốt, nguồn nước thuộc loại
Bicacbonat-Natri hoặc Bicacbonat-Natri-Canxi, độ pH thay đổi từ
5-6,5. Tuy nhiên, mùa mưa nước mặt thường bị vẩn đục do hàm
lượng phù sa tương đối lớn, ở các khu vực tập trung dân cư nguồn
nước mặt bị nhiễm phèn nhẹ và nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân:
1) Sự cuốn trôi chất thải từ nhà vệ sinh và chuồng trai chăn nuôi của
các hộ gia đình; 2) Ngập lụt là hậu quả của xây dựng đập, hồ chứa để
khai thác thuỷ điện và phá rừng; 3) Khai thác khoáng sản, chặt phá
rừng gây xói mòn rửa trôi đất.
COD tại sông Đăk Pone năm 2007 vào mùa mưa đặc biệt cao
(164mg/l), vượt xa QCVN 08:2008/BTNMT về quy chuẩn chất
lượng nước mặt.
Theo điều tra của Liên đoàn địa chất thủy văn, địa chất công trình
miền Trung thực hiện trong năm 2003 cho thấy chất lượng nước
ngầm trên địa bàn rất tốt. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông tại các
giếng khoan và giếng đào năm 2007 đã biểu hiện ô nhiễm vi sinh.
Vấn đề này có thể được khắc phục bằng việc lập quy hoạch hệ thống
thoát nước thải có kèm hệ thống xử lý đạt các quy chuẩn Việt Nam
về môi trường kết hợp với nâng cao nhận thức cộng đồng về công
tác vệ sinh môi trường.
Chất lượng không khí và đất nhìn chung còn tốt.
Đất biểu hiện xói mòn, bạc màu cục bộ.
d) Thiên tai, rủi ro và sự cố môi trường
Khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt trong mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Đáng lưu ý là lũ lịch sử năm 2009
152
dẫn đến lũ quét, sạt lở đất làm ách tắc nhiều đoạn trên Quốc lộ 24, xã
Đăk Long bị thiệt hại nặng (nguồn: UBND huyện KonPlong).
e) Điều kiện kinh tế-xã hội gây áp lực đến môi trường
Đa số là người dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn; tốc độ
tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp,
trình độ dân trí thấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển chung trên
địa bàn, các phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở nhiều nơi. Các
yếu tố này đã và đang gây áp lực đối với việc bảo vệ tài nguyên rừng
và chất lượng môi trường.
f) Xu hướng các vấn đề môi trường đô thị KonPlong khi chưa thực
hiện quy hoạch:
Suy giảm tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lượng rừng và đa dạng
sinh học
Gia tăng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tầng nông do chất thải trong
sinh hoạt và chăn nuôi không được quản lý tốt, khai thác khoáng
sản.
Nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở vào mùa mưa
Chất lượng không khí có suy hướng giảm do khai thác rừng trái phép của
cư dân nghèo xung quanh rừng, cháy rừng do yếu kém trong công tác
quản lý.
4.8.2. Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch chung
đô thị Konplong
a) Mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị Konplong
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng tại
các vùng đất trống.
Duy trì và đảm bảo chất lượng không khí trong lành.
Cải thiện chất lượng nước mặt vào mùa mưa lũ.
Bảo vệ chất lượng và bảo tồn diện tích đất nông nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro do thiên tai cho người dân
Bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc.
b) Đánh giá quan điểm, mục tiêu và các định hướng quy hoạch
Quan điểm quy hoạch là “Tận dụng và phát huy giá trị cảnh quan
thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển
bền vững” hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của đô
thị sinh thái.
153
Các định hướng đồ án đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường:
+ Đồ án đã khoanh vùng bảo tồn đất nông nghiệp, bảo vệ đất rừng
phòng hộ
+ Đồ án đã xác định quy đất dành cho dân cư các tiểu vùng du lịch,
hạn chế xâm lấn đất rừng vào xây dựng khu ở.
+ Định hướng quy hoạch bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của đồng
bào các dân tộc kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.
+ Quy hoạch cây xanh giảm phát tán tiếng ồn từ sân bay đến khu dân
cư, cây xanh cách ly nghĩa trang cũ với các khu dân cư.
+ Định hướng phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao thân thiện
môi trường, đảm bảo chất lượng nông sản phục vụ phát triển du lịch
bền vững.
+ Quy hoạch khu công nghiệp ven đô thị, cuối hướng gió chủ đạo
hạn chế nguy cơ phát tán ô nhiễm không khí đến đô thị.
+ Đồ án đã định hướng phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông
đảm bảo nhu cầu đi lại của khu đô thị, hạn chế nguy cơ ách tắc và
giảm nguy cơ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
+ Đồ án đã định hướng chuyển khu xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
ra khỏi đô thị giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đô thị từ
hai nguồn ô nhiễm đáng kể này.
+ Đinh hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường (hệ
thống thoát nước mưa, nước thải) đã quan tâm đến các giải pháp
giảm thiểu rủi ro do tác động của sự kiện thời tiết khắc nghiệt bất
thường có thể xảy ra ở địa phương do BĐKH toàn cầu (mức nước
mùa mưa gia tăng, nguy cơ lũ quét và sạt lở…).
+ Định hướng quy hoạch nghĩa trang xa khu đô thị, cuối hướng gió,
giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, rủi ro đến sức khỏe người dân đô
thị.
Điểm hạn chế, tác động tiêu cực của đồ án đến môi trường:
+ Phát triển đô thị Konplong buộc phải lấy đi một diện tích rất lớn
đất rừng sản xuất (đất của các lâm trường) sẽ làm giảm khả năng
điều hòa vi khí hậu của dịch vụ sinh thái từ rừng. Vì vậy, đồ án quy
hoạch cần dành đất cho việc tạo vùng cây xanh cải tạo cảnh quan,
cải thiện vi khí hậu của đô thị về lâu dài.
+ Đô thị được xây dựng trên một nền địa hình có nguy cơ sạt lở
mạnh. Vì vậy, khi triển khai các dự án cụ thể trên địa bàn công tác
154
đánh giá tác động môi trường cần đặc biệt quan tâm đến các rủi ro
do sạt lở vào mùa mưa lũ.
+ Triển khai đồ án quy hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số, đặc biệt
vào mùa du lịch, làm gia tăng tải lượng các chất thải vào không khí,
nguồn nước. Do đó, chất lượng môi trường khí và nước có thể bị suy
giảm cục bộ tại các khu dân cư tập trung, điểm xả thải nước thải
công nghiệp, đô thị.
4.8.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường
a. Giải pháp về quy hoạch
Khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm: khu công
nghiệp, khu sân bay, khu trồng rau hóa xứ lạnh. Vì vậy, các khu vực
này cần được theo dõi diến biến chất lượng môi trường.
Dành quỹ đất phát triển vành đai cây xanh cách ly khu công nghiệp
phía đông của đô thị, cách ly khu sân bay với khu ở, hạn chế nguy cơ
tác động tiêu cực có thể đến người dân đô thị.
Khu vực đường giao thông có nguy cơ sạt lở mạnh cần có giải pháp
hạn chế rủi ro như: ứng dụng công nghệ trồng cỏ vetiver ổn định
sườn dốc, kè chống sạt sở.
Quy hoạch vùng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Quy hoạch
phát triển và khai thác hợp lý đối với rừng trồng. Quy hoạch phục
hồi rừng tại khu đất đồi núi chưa sử dụng, đang bị xói mòn, bạc màu.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển cây xanh dọc hai ven suối đi qua đô
thị để tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu.
Quy hoạch bảo tồn đất lúa đảm bảo an ninh lương thực cho dân cư
địa phương. Dành đất trồng rau hoa xứ lạnh.
b. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ
Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT, chất
lượng nước ăn uống đạt QCVN 01:2009/BYT, chất lượng nước sinh
hoạt đạt QCVN02:2009/BYT.
Các nhà máy hoạt động trong các cụm công nghiệp phải có hệ thống
xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra hệ thống cống chung. Toàn
bộ nước thải công nghiệp sau xử lý tại trạm xử lý nước thải công
nghiệp phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT.
Lựa chọn giống cây để phát triển hệ thống cây xanh giảm ồn, bụi
hiệu quả tại mỗi khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
155
Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cho từng loại
hình công nghiệp phải đảm bảo đạt các quy chuẩn Việt Nam về môi
trường trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải chung.
c. Giải pháp về quản lý
Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cho đô thị KonPlông, quy
hoạch chi tiết cụm công nghiệp cần tiếp tục cân nhắc và lồng ghép
các mục tiêu bảo vệ môi trường ở mức độ chi tiết hơn, đảm bảo
không gian cây xanh, mặt nước đầy đủ cho từng tiểu khu và cả khu
đô thị sinh thái.
Lập kế hoạch bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học,
trồng rừng trên đất hoang hóa, ứng phó sự cố cháy rừng vào mùa
khô.
Giao công tác bảo vệ rừng phòng hộ đến hộ gia đình để bảo vệ bền
vững tài nguyên rừng.
Trong quá trình phát triển đô thị, chính quyền đô thị cần yêu cầu các
chủ dự án phát triển sân golf, dự án phát triển giao thông, dự án phát
triển thủy điện thực hiện đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu
của Luật bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn kèm theo.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
sạch, ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường trong sản
xuất tại khu vực trồng rau hoa xứ lạnh, chính sách khuyến khích sử
dụng năng lượng Biogas tại các vùng dân cư ngoại thị.
Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến mọi
cán bộ, người dân.
d. Giải pháp về quan trắc, giám sát môi trường
Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường để cảnh báo ô nhiễm và
khắc phục kịp thời.
Môi trường khí: Quan trắc chất lượng không khí cụm công nghiệp,
sân bay, phân khu đô thị, khu xử lý CTR, các nút giao thông đô thị
và trên các tuyến giao thông chính, bến xe, các khu dân cư tập trung.
Nhận biết sớm sự gia tăng lượng thải các chất gây ô nhiễm để có giải
pháp xử lý kịp thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Môi trường nước: Quan trắc tại một số suối, hồ trong khu vực để
sớm phát hiện nguồn, nguyên nhân ô nhiễm nếu xảy ra và tìm cách
khắc phục kịp thời.
Môi trường đất: Tại một số điểm trong khu vực trồng rau hoa xứ
lạnh phía tây đô thị và trồng lúa phía đông bắc đô thị.
156
Rừng và đa dạng sinh học: Theo dõi diễn biến diện tích và tính đa
dạng sinh học rừng phòng hộ đầu nguồn phía đông đô thị, đa dạng
sinh học vùng lòng hồ thủy điện Đăkpône
4.9. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2020
4.9.1. Mục tiêu
- Hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện phát triển
nhanh đô thị, tạo tiền để và tạo động lực phát triển đô thị theo kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của đô thị đến năm 2030 đạt đô thị
loại IV.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng đô thị cấp bách trong giai đoạn
đầu.
- Tạo cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch, thực hiện công tác
chuẩn bị đầu tư và bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.
4.9.2. Quy hoạch sử dụng đất đai
Giai đoạn đầu tiếp tục xây dựng và chỉnh trang khu vực trung tâm
huyện.
Đầu tư xây dựng một số dự án mang tính hiệu quả và là động lực cho
phát triển như: trung tâm chăm sóc sức khỏe, sân golf, sân bay khi
có nhu cầu.
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở
một số khu vực đô thị để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển.
Kêu gọi đầu tư khẩn trương khu trung tâm huấn luyện vận động viên
quốc gia.
Bảng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu đến 2020
Hiện trạng |
Quy hoạch giai đoạn đầu |
TT |
Hạng mục |
2010 |
2020 |
Ha |
% |
m2/ng |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự
nhiên
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
14682,74
232,46
14450,28 |
100,00
1,58
98,42 |
14682,74
685,10
13997,64 |
100,00
4,67
95,33 |
A
I
-
- |
Tổng diện tích đất xây
dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị |
232,46
55,42
47,32
2,50 |
100,0
23,84
20,36
1,08 |
750,37
178,90
152,76
8,07 |
685,10
177,00
145,00
4,00 |
100,0
25,84
21,16
0,58 |
685,10
177,00
145,00
4,00 |
157
-
-
II
-
-
-
-
-
- |
Đất cây xanh, TDTT
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên
nghiệp
Đất công nghiệp, TTCN
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất du lịch
Đất sông suối, mặt nước
sinh thái
Đất nghĩa trang |
1,50
4,10
177,04
6,64
3,20
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
0,65
1,76
76,16
2,86
1,38
9,72
1,51
0,69
55,28
4,73 |
4,84
13,23
571,47 |
10,00
18,00
508,10
36,00
18,00
22,59
12,00
280,00
128,51
11,00 |
1,46
2,63
74,16
5,25
2,63
3,30
1,75
40,87
18,76
1,61 |
10,00
18,00
508,10 |
B
1
2
3
4
5
6
7
8 |
Đất khác
Đất du lịch, dịch vụ thương
mại
Đất canh tác rau hoa sứ
lạnh
Đất trung tâm huấn luyện
VĐV QG
Đất sân golf
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất chưa sử dụng |
14450,28
0,00
0,00
0,00
0,00
11758,35
1065,20
536,43
1090,30 |
13997,64
617,99
560,00
50,00
150,00
10312,78
1055,00
509,60
742,27 |
a. Quy hoạch khai thác quỹ đất hiện có
Đối với khu đô thị cũ: khai thác hiệu quả các khu đất còn trống trong
Nội thị cho phát triển đô thị (Công trình công cộng, cây xanh sân
vườn, nhà ở). Đặc biệt khai thác các khu đất trống hoặc đất sử dụng
kém hiệu quả trong các ô phố cho tổ chức cây xanh sân vườn, sinh
hoạt giao tiếp, văn hoá thể thao của đơn vị ở. Đồng thời nâng cao
môi trường cảnh quan cho các khu ở trong đô thị.
b. Quy hoạch xây dựng các khu mở rộng mới
Trên cơ sở đường tránh quốc lộ 24 qua đô thị sớm được hình thành
trong giai đoạn đến 2020, khu vực phía Nam đô thị nằm giữa đường
quốc lộ 24 cũ và đường tránh, tương đối bằng phẳng và thuận tiện
cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ có nhiều sức hấp dẫn phát triển đô
thị. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần phát triển các khu đô thị mới
phía Nam đô thị (Nam sân bay) nhằm khai thác các quỹ đất mới cho
phát triển đất xây dựng đô thị.
Khu trung tâm thương mại dịch vụ cần xây dựng ngay làm điểm
dịch vụ hiện đại, khai thác tổ chức vui chơi giải trí nhằm thu hút, hấp
158
dẫn khách du lịch và là trung tâm cho các hoạt động du lịch sinh thái
của đô thị.
Khu vực phía Bắc khu hành chính của huyện: phát triển các khu ở
mới (tái định cư) cho đô thị, đồng thời tạo khu ở dân cư phù hợp với
không gian đô thị mới, sinh thái.
Về phía Tây trục quốc lộ 24 có thể khai thác thêm một phần khoảng
đất giữa đường 24 và suối Đăk ke cho phát triển khu ở và dịch vụ
dạng nhà có vườn, mật độ xây dựng thấp, gần khu vực cây xanh
công viên ven suối Đăk ke.
4.9.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu đến
2020
4.9.3.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
a. San nền
- Tiến hành san gạt nền những khu vực dự kiến xây dựng đợt đầu
b. Thoát nước mưa
- Xây dựng mới những tuyến thoát nước mưa dọc các trục đường
hiện có của thị trấn nhưng chưa có cống.
- Xây dựng các tuyến cống dọc các trục đường dự kiến xây dựng đợt
đầu.
- Các trục đường có mặt cắt rộng xây dựng 2 tuyến cống 2 bên
đường.
- Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa trên hè để dễ duy tuy bảo
dưỡng
c. Các công tác kỹ thuật khác
- Nạo vét khơi thông các kênh, suối và các hồ điều hòa có trong danh
giới quy hoạch đợt đầu
- Kè các đoạn song bị xói lở, xây dựng đường giao thông kết hợp với
đê bao ven sông để chống lũ quét, sạt lở……
- TÝnh to¸n thuû lùc cèng theo c«ng thøc:
Q = . . F . q (l/s)
Trong ®ã:
Q: Lu lîng tÝnh to¸n l/s
: HÖ sè ph©n bè ma rµo , = 1 khi F < 200ha
159
: HÖ sè dßng ch¶y = 0,6
F: DiÖn tÝch lu vùc (ha)
q: Cêng ®é ma (l/s/ha)
d. khái toán kinh phí đợt đầu
Bảng khái toán kinh phí xây dựng đợt đầu
STT |
Hạng mục công trình |
Đơn Vị |
Khối lượng |
Đơn giá
(triệu) |
Thành tiền
(triệu) |
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 |
Khối lượng đào đắp
Đào đất
Vét bùn dày 30cm
Đắp nền lấy đất từ xa
Đắp bù vào lớp vét bùn
Thoát nước mưa
600x800
800x800
800x1000
1000x1000
1000x1200
1500x2000
3000x2000
Cống nhánh 30%
Giếng kỹ thuật
Hố thu nước mưa
Kè sông hồ
Dự phòng 10%
Tổng |
282553.9
276816
1053.9
2927.5
1756.5
155739.7
6587.9
42042.78
11858.22
7366.47
1811.6725
17068.65
25153.8
8954.205
4000
4800
26096
43829.36
482122.96 |
m3
m3
m3
m3
m
m
m
m
m
m
m
m
Cái
Cái
m |
9227200
35130
58550
35130
6587.9
31142.8
7186.8
3593.4
658.79
5689.55
7186.8
13775.7
1000
1200
7456 |
0.03
0.03
0.05
0.05
1.00
1.35
1.65
2.05
2.75
3.00
3.50
0.65
4.00
4.00
3.50 |
Vậy kinh phí đợt đầu dành cho công tác san nền chuẩn bị kỹ thuật là
482.122.96tr (bốn trăm tám mươi hai tỷ một trăm hai mươi hai triệu
chín trăm sáu mươi nghìn đồng)
4.9.3.2. Giao thông
a. Giao thông đối ngoại
* Giao thông đường bộ
- Xây dựng và cải tạo các tuyến QL24 và TL676 để đảm bảo sự kết
nối giao thông giữa đô thị Kon Plong với các vùng kinh tế khác
trong cả nước
* Giao thông đường hàng không.
Nâng cấp và cải tảo sân bay quân sự Măng Đen (sân bay Taxi) để
phục vụ cho cả mục đích quân sự và mục đích dân sự. Sân bay mới
dự kiến rộng 162.2ha.
160
b. Giao thông đối nội
* Đường chính đô thị
- Xây dựng và cải tạo các tuyến đường chính đô thị nằm trong ranh
giới quy hoạch đợt đầu bao gồm:
+ Quốc lộ 24: Đoạn qua đô thị, dự kiến mặt cắt ngang rộng 41.0m.
+ Đường tỉnh 676: Đoạn qua trung tâm của đô thị dự kiến mặt cắt
ngang đường rộng 28.0m.
+ Đường nối QL24 với ĐT 676: Dự kiến mặt cắt ngang rộng 28.0m.
* Đường khu vực và đường nội bộ.
- Xây dựng và cải tạo các tuyến đường khu vực và đường nội bộ
nằm trong ranh giới quy hoạch đợt đầu. Các tuyến đường này có mặt
cắt ngang dự kiến rộng từ 8-19m.
c. Các công trình giao thông
- Xây dựng bến xe khách đạt loại 4 có diện tích 3ha với nhà chờ rộng
200m2.
- Xây dựng các bãi đỗ xe nằm trong ranh giới quy hoạch đợt đầu
Bảng tổng hợp kinh phí đợt đầu
TT |
Tên Đường |
Đơn Vị |
Khối
Lượng |
Đơn Giá Tr.Đ |
Thành Tiền (TrĐ) |
A
I
1
2
3
II
1
B
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2 |
Giao thông đối ngoại
Đường bộ
Đường tránh đô thị
QL24
ĐT676
Đường hàng không
Sân bay Taxi
Giao thông đối nội
Đường chính đô thị
QL24
ĐT676
Đường nối QL24 với
Đường tránh ĐT
Đường liên khu vực
Đường khu vực+nội bộ
Đường 16m
Đường 12m
Đường 8m
Đường 50m
Công trình giao thông
Bến xe khách
Bãi đỗ xe
Tổng |
1909900
1908300
415800
1388700
103800
1600
1600
1718367
643615
116340
95060
16856
415359
1072702
358512
488100
183040
43050
2050
1050
1000
3628267 |
Km
Km
Km
Sân bay
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
m2
m2 |
4.62
15.43
1.73
1
155120.00
135800.00
24080.00
593370.00
512160.00
976200.00
366080.00
61500.00
3000
5000 |
90000
90000
60000
1600
0.75
0.7
0.7
0.7
0.7
0.5
0.5
0.7
0.35
0.2 |
161
Kinh phí đợt đầu dành cho giao thông là:
3.628.267.trđ x10% + 3.628.267.trđ = 3.991.093,7trđ
(ba nghìn tỷ chín trăm chín mươi mốt tỷ đồng)
4.9.3.3 Quy hoach cấp nước đợt đầu
a) Nhu cầu cấp nước:
Tổng nhu cấu cấp nước của thị trấn trong giai đoạn đầu là 3000
m3/ngđ
b) Nguồn nước:
- Lựa chọn nguồn nước : Lựa chọn nguồn nước mặt suối ĐăkKe làm
nguồn cấp nước cho đô thị.
c) Công trình đầu mối:
Trạm bơm 1: Nâng công suất trạm bơm cấp 1 lên 3000 m3/ngđ.
Trạm xử lý: Nâng công suất trạm xử lý cấp nước lên 300m3/ngđ.
d) Mạng lưới đường ống:
- Đường ông dẫn nước thô: Xây dựng thêm một tuyến ống dẫn nước
thô D200 dài 1,4km từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý
- Mạng lưới cấp nước được thiết kế dạng mạch vòng đường kính từ
D200 – D100 với tổng chiều dài là 54600m. Áp lực tại điểm thấp
nhất trong mạng lưới đạt 10m.
Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu
Đơn giá
(triệu đồng) |
Thành tiền
(triệu đồng ) |
TT |
Tên công trình |
Đơn vị |
Khối
lượng |
1 |
Trạm bơm cấp 1 |
m3/ngđ |
3,000 |
0.6 |
1800 |
2 |
Trạm xử lý |
m3/ngđ |
3,000 |
6 |
18000 |
3 |
Đường ống dẫn nước thô |
Ống D200 |
m |
1400 |
0.9 |
1260 |
Đường ống phân phối |
4 |
Ống D200 |
m |
2,333 |
0.9 |
2099.7 |
Ống D150 |
m |
3,688 |
0.7 |
2581.6 |
Ống D100 |
m |
48,635 |
0.4 |
19454 |
5 |
Tổng |
45195.3 |
6 |
Kinh phí dự phòng 20% |
9039.06 |
Tổng kinh phí xây dựng |
54234.36 |
Kinh phí ước tính xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu là 54,3 tỷ
đồng.
162
4.9.3.4 Quy hoạch cấp điện đợt đầu
a) Tiêu chuẩn cấp điện:
No |
Tên khu vực |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu cấp điện |
Đợt đầu
đến 2020 |
Tương lai
đến 2030 |
1 |
Đô thị loại 2 và loại 3 |
KWh/ng.năm |
750 |
1500 |
2 |
Các thị trấn, xã |
KWh/ng.năm |
250 |
700 |
Chỉ tiêu cấp điện cho nhà nghỉ, khách sạn được lấy trên các cơ sở
sau:
+ Nhà nghỉ khách sạn hạng 1 sao: 2KW/giường.
+ Khách sạn hạng 2 đến 3 sao: 2,5KW/giường.
+ Khách sạn hạng 4 đến 5 sao: 3,5KW/giường.
Cho công cộng và dịch vụ ở các đô thị:
+ Lấy bằng 25-35% điện sinh hoạt dân dụng.
c) Tổng hợp phụ tải điện đô thị Kon Plông:
TT |
Loại phụ tải |
Đến
2020(KW) |
Hệ số
tham
gia |
Đến
2020(KW |
1 |
Phụ tải điện sinh hoạt |
3.000 |
0,6 |
1.800 |
2 |
Phụ tải điện công trình công cộng, chiếu sáng |
750 |
0,65 |
488 |
3 |
Phụ tải điện du lịch(nhà nghỉ, khách sạn) |
Phụ tải phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao) |
4.900 |
0,6 |
2.940 |
Phụ tải phòng nghỉ mức khá(3-4 sao) |
2.250 |
0,6 |
1.350 |
Phụ tải phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
1.410 |
0,6 |
846 |
Tổng |
12.310 |
7.424 |
Tổng phụ tải khu đô thị Kon plông theo quy mô đến 2020 là
7.424KW ~ 9.280MVA.
c) Định hướng cấp điện:
- Nguồn điện: Các phụ tải trên địa bàn đô thị Kon plông đang được
cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, trực tiếp từ trạm 110KV Kon
plông: 110/22KV-25MVA.
- Lưới điện: Hệ thống lưới điện khu đô thị đang được truyền tải điện
bằng hai xuất tuyến 22KV là tuyến 475 từ trạm 110 KV Kon Plông
đi Hiếu ,Ngọc Tem và xuất tuyến 477 từ trạm 110 KV Kon Plông đi
Măng Bút ,Đăk Nên.
- Định hướng phát triển lưới điện trung thế, hạ thế:
163
+ Kết cấu lưới 22KV trong khu đô thị phải tuân thủ nguyên tắc xây
dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở. Đường trục sử dụng cáp
ngầm XLPE tiết diện 240mm2, các nhánh rẽ >95mm2.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trong khu dân cư và đô thị nên sử dụng
trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống
điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn
dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp
điện không vượt quá 300m trong khu đô thị, không vượt quá 500m
ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây.
+ Lưới chiếu sáng: đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn 259:2001-TCXDVN và 333:2005-TCXDVN của Bộ
Xây Dựng.
d) Khái toán kinh phí xây dựng đợt đầu đến 2020
Bảng khái toán kinh phí xây dựng công trình điện
TT |
Tên hạng mục |
Đơn vị
tính |
Số
lượng |
Đơn giá
Tr. đ |
Thành tiền
Tr. Đ |
1 |
X©y míi tr¹m h¹ thÕ 22/0.4KV (TT) |
KVA |
21 |
1.400 |
29.400 |
2 |
X©y míi ®êng d©y trung thÕ 22KV
(TT) |
Km |
22 |
450 |
9.900 |
3 |
C¶i t¹o vµ x©y míi ®êng d©y trung thÕ
35KVnæi theo cÊp ®iÖn ¸p 22KV (TT) |
Km |
15 |
450 |
6.750 |
Tæng |
43.750 |
- Ghi chó: kinh phÝ x©y dùng ®ît ®Çu s¬ bé x¸c ®Þnh theo b¶ng
trªn kh«ng ph©n biÖt nguån vèn ®Çu t, cô thÓ sÏ chÝnh x¸c
hãa t¹i thêi ®iÓm triÓn khai dù ¸n.
4.9.3.5 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa
trang
a) Thoát nước thải
- Trong 10 năm tới, tập trung xây dựng ở khu vực đô thị Kon Plông ,
dân số ít, phân bố trên diện tích rộng của thị trấn (khoảng 264 ha ),
lượng nước thải nhỏ (khoảng 1500 m3/ng ) sẽ sử dụng mương thoát
nước chung là phù hợp. Nước thải sau các bể tự hoại chảy theo
mương thoát nước mưa xả phân tán ra các nơi trũng, suối cạn, hoặc
hồ và được làm sạch tự nhiên.tưới cây mùa khô
b) Quản lý chất thải rắn
- Phổ biến và hướng dẫn cho dân thực hiện phân loại CTR tại các
nhà dân, tái sử dụng một phần CTR, phần còn lại sẽ thu gom đưa đi
164
khu xử lý CTR ở xã Đăk Long, giai đoạn đầu khối lượng nhỏ sẽ
chôn lấp hợp vệ sinh, đốt CTR nguy hại, sau năm 2020 sẽ đầu tư xây
dựng một xí nghiệp tái chế chất hữu cơ phục vụ liên đô thị, làm phân
bón cho nông nghiệp.
c) Quản lý nghĩa trang
- Lập dự án và xây dựng nghĩa trang mới ở xã Đăk Long: gồm
đường vào nghĩa trang, các công trình phụ trợ cần thiết, đồng thời
đóng cửa nghĩa trang hiện có ở giữa thị trấn, trồng cây xanh bao
quanh nghĩa trang.
Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước thải, quản lý CTR
và nghĩa trang đợt đầu
TT |
Các hạng mục |
Đơn vị
tính |
Xuất đầu tư
triệu đồng/ đơn vị |
Đến năm 2020 |
Khối lượng |
Kinh phí
triệu đồng |
Thoát nước thải |
a |
1 |
Cống tự chảy (ống nhựa)
HPDE. D = 200 mm |
m |
0.4 |
78225 |
31290 |
2 |
Trạm bơm nước thải
Hồ làm sạch nước thải và đắp đập
tạo hồ |
m3/ ng |
0.5 |
7980 |
3990 |
b |
Quản lý CTR |
ha |
6935 |
Lò đốt chất thải nguy hại
150kg/ngđ |
1 |
3000 |
Phương tiện thu gom vận chuyển
Xe ô tô chở rác (nén ép )
Xe đẩy tay thu gom
Xe hút phân bể tự hoại
Thùng chứa CTR |
Xe |
400 |
1 |
400 |
Xe |
3 |
5 |
15 |
Xe |
300 |
0 |
0 |
Thùng |
1 |
20 |
20 |
c |
Nghĩa trang |
Tạm tính |
1 |
500 |
Tổng kinh phí xây dựng |
46150 |
Kinh phí ước tính xây dựng hệ thống thoát nước thải, quản lý
CTR và nghĩa trang đợt đầu là 46,2 tỷ đồng.
4.10. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư đợt đầu đến
2020
4.10.1. Các dự án hạ tầng xã hội và dịch vụ
+ Dự án xây dựng sân bay taxi tại trung tâm đô thị.
+ Dự án xây dựng và cải tạo khu dân cư phía Bắc.
+ Dự án xây dựng trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch
tại phía Nam đô thị.
+ Dự án quy hoạch cải tạo và xây dựng mạng lưới chợ.
165
+ Dự án xây dựng khu chăm sóc sức khỏe người già và
người có công với Cách mạng (20ha).
+ Dự án xây dựng nhà khách tỉnh ủy Kon Tum.
+ Dự án quy hoạch mạng lưới cây xanh cảnh quan đô thị.
+ Dự án quy hoạch cải tạo hai bờ suối Đăk Ke.
+ Dự án xây dựng trung tâm đào tạo huấn luyện vận động
viên quốc gia.
4.10.2. Các dự án hạ tầng kỹ thuật
+ Dự án xây dựng trục đường tránh quốc lộ 24
+ Dự án xây dựng cầu qua suối Đăk ke.
+ Dự án quy hoạch và cải tạo hệ thống thoát nước đô thị.
+ Dự án cải tạo toàn bộ lưới điện phân phối cho đô thị Kon
Plông và vùng phụ cận.
+ Dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị.
+ Dự án thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị.
4.11. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020
Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020
Dù kiÕn nguån vèn |
TT |
Lo¹i c«ng tr×nh |
Nhu cÇu vèn
(tû ®ång) |
Vèn ng©n s¸ch |
Vèn ngoµi ng©n s¸ch |
I |
C«ng tr×nh kiÕn tróc |
609,87 |
41,770 |
568,10 |
II
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5 |
H¹ tÇng kü thuËt
CBKT
Giao th«ng
CÊp ®iÖn
CÊp níc
Tho¸t níc, VS ®« thÞ |
4617,25
482,12
3991,00
43,75
54,23
46,15 |
3192,88
337,48
2793,70
13,13
16,27
32,31 |
1424,37
144,64
1197,30
30,63
37,96
13,85 |
Tæng |
5227,12 |
3234,65 |
1992,47 |
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020 dự kiến là: 5.227,12 tỉ
đồng
(Năm nghìn hai trămhai mươi bảy tỷ một trăm hai mươi triệu đồng)
166
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kon Plông là vùng đất có địa thế và cảnh quan đẹp, là nơi có điều
kiện xây dựng một đô thị sinh thái hàng đầu của Việt Nam. Với tiềm
năng của một đô thị nằm trong khu vực hệ sinh thái đa dạng và hấp
dẫn như Măng Đen, đô thị Kon Plông đang là điểm đến lí tưởng của
rất nhiều nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế.
5.2. Tồn tại
Hiện nay đô thị đang bị chia cắt bởi hệ thống giao thông đối ngoại
(đường quốc lộ 24), gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường cảnh
quan, an toàn giao thông cũng như việc phát triển đô thị.
Khu đô thị cũ vệ sinh môi trường cũng hạn chế đặc biệt trong các lõi
của khu ở đô thị cũ.
Các khu ở phát triển lộn xộn ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường
đô thị.
Hầu hết đô thị Kon Plông nằm trong khu vực có địa hình không
bằng phẳng, vì vậy để phát triển mở rộng đô thị đòi hỏi chi phí lớn,
đặc biệt trong công tác chuẩn bị kỹ thuật đô thị.
Đô thị Kon Plông là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội
của huyện Kon Plông, có vị trí giao thông quan trọng về phía Đông
vùng Tỉnh Kon Tum và Kết nối Đông Tây từ Đông Bắc Thái Lan -
Nam Lào - Biển Đông. Đặc biệt đô thị Kon Plông đồng thời cũng là
cửa ngõ phía Đông của tỉnh Kon Tum có nhiều điều kiện hình thành
các khu cụm du lịch, dịch vụ.
5.3. Kiến nghị
Để sớm hình thành một đô thị hiện đại, ổn định bền vững, đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của nhân dân cũng như hấp dẫn đầu tư và tạo điều
kiện quản lý quy hoạch theo xây dựng, đồ án kiến nghị một số vấn
đề sau:
Kiến nghị với Nhà nước Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển
của Rừng quốc gia Măng Đen và Đô thị Kon Plông nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Từ đó góp phần không chỉ nâng
cao điều kiện kinh tế xã hội của đô thị Kon Plông và của tỉnh Kon
Tum mà còn tạo nên sức hút du lịch cho vùng Tây Nguyên.
Kiến nghị với UBND Tỉnh có những chính sách khuyến khích kêu
gọi đầu tư cho phát triển du lịch và dịch vụ nhằm hấp dẫn các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào đô thị. Từ đó tạo điệu kiện
167
thúc đẩy các động lực phát triển kinh tế xã hội của đô thị Kon Plông
nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Kiến nghị với Sở xây dựng, quản lý xây dựng đô thị chặt chẽ theo
quy hoạch được duyệt. Đảm bảo môi trường xây dựng đô thị bền
vững.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt đồ án Quy hoạch
xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và đô thị Kon Plông. Từ
đó tạo cơ sở pháp lý cho công tác chuẩn bị đầu tư, góp phần phát
triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Kon Plông trở thành đô thị
ổn định bền vững khu vực cửa ngõ phía Đông của tỉnh Kon Tum.
Sau khi Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và đô
thị Kon Plông được phê duyệt UBND tỉnh Kon Tum cần cho triển
khai ngay quy hoạch phân khu để làm công cụ kiểm soát phát triển
cho đô thị Kon Plông. Tránh phá vỡ cấu trúc độc đáo của đô thị./.