CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU
1.1LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH:
Tỉnh Bạc Liêu có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng Bán đảo Cà Mau, vùng ven biển cực Nam của Tổ quốc, liên kết cùng phát triển với các tỉnh lân cận là Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Những năm gần đây tỉnh Bạc Liêu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, Bạc Liêu trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư, quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng lan rộng và diễn biến tích cực. Và huyện Hòa Bình là một trong những huyện trung tâm của tỉnh Bạc Liêu, có ranh giới giáp biển Đông.
Hòa Bình là một huyện mới được thành lập ở tỉnh Bạc Liêu theo nghị định số 96/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005, tách từ huyện Vĩnh Lợi. Địa giới hành chính huyện Hòa Bình: đông giáp Tp. Bạc Liêu; tây giáp các huyện Đông Hải, Giá Rai; nam giáp biển Đông; bắc giáp các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi.
Hiện nay, huyện Hòa Bình chỉ có 01 thị trấn huyện lỵ Hòa Bình và các xã thuộc huyện vì vậy trong định hướng quy hoạch được duyệt và thực tế phát triển kinh tế xã hội của khu vực kinh cống Cái Cùng - xã Vĩnh Thịnh nói riêng và huyện Hòa Bình nói chung thì việc phát triển xã Vĩnh Thịnh (khu vực kinh cống Cái Cùng) trở thành thị trấn Cái Cùng (đô thị loại V) là hết sức cần thiết.
1.2CĂN CỨ LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
1.2.1Các cơ sở pháp lý
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 5, ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lí và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 22/07/2005 về việc ban hành quy định về hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 03/04/2008 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng;
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bạc Liêu;
Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 18/08/2009 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025;
Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 29/06/2009 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng 2020;
Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 29/06/2009 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 221/QĐ- TTg ngày 22/02/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;
Quyết định số 6331/QĐ-BCT ngày 26/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020”;
Quyết định số 1420/QĐ-UBND ngày 11/06/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghẹ thông tin tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;
Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành (sự nghiệp) Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 17/05/2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;
Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 21/03/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghành văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 28/08/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống của hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 06/03/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 02/01/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2014-2020;
Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển saen xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Hòa Bình đến năm 2020;
Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐND ngày23/07/2013 của HĐND huyện Hòa Bình về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu;
Nghị quyết số 01 ngày 25/07/2010 của Huyện ủy Hòa Bình về việc thành lập thị trấn Cái Cùng và chia xã Vĩnh Thịnh. Thị trấn Cái Cùng đặt tại ấp Vĩnh Lạc thuộc xã Vĩnh Thịnh hiện tại;
Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của Hội Đồng Nhân Dân xã Vĩnh Thịnh về việc thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cái Cùng, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Bạc Liêu V/v phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Cái Cùng – huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu;
Biên bản ngày 11/5/2012 của Sở Xây dựng Bạc Liêu V/v thông qua quy hoạch chung xây dựng đô thị Cái Cùng, huyện Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Biên bản ngày 21/9/2012 của Sở Xây dựng Bạc Liêu V/v thông qua quy hoạch chung xây dựng tỉ lệ 1/2000 đô thị Cái Cùng, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (lần 2);
Báo cáo số 140/BC-SXD của Sở Xây dựng Bạc Liêu ngày 27/07/2015 V/v tổng hợp, xử lý các ý kiến Hội đồng thẩm định đối với đồ án Quy hoạch chung đô thị Cái Cùng, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu;
1.2.2Các nguồn tài liệu, số liệu
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD, ban hành kèm Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4448:1987 Quy hoạch xây dựng Thị trấn Huyện lị.
Niên giám thống kê huyện Hòa Bình và tỉnh Bạc Liêu năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
Các tài liệu quy hoạch chuyên ngành: phát triển hệ thống Giao thông, Y tế, Giáo dục, Thương mại, Công nghiệp_Tiểu thủ công nghiệp, Văn hóa_Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1.2.3Các cơ sở bản đồ
Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bạc Liêu.
Bản đồ địa chính, hiện trạng không ảnh.
Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải huyện Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Bản đồ hiện trạng khu vực Quy hoạch tỉ lệ 1/2.000 do Viện kiến trúc Quy hoạch Thành phố Cần Thơ thực hiện tháng 9/2011.
1.3MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
1.3.1Mục tiêu và yêu cầu phát triển đối với khu vực quy hoạch
Cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khi đó, đô thị Cái Cùng thuộc huyện Hòa Bình sẽ là đô thị thuộc vùng kinh tế 1 của tỉnh (là trung tâm phía đông); là vùng phát triển đô thị công nghiệp - dịch vụ động lực của tỉnh Bạc Liêu (gồm tp.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi).
Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Bình lần thứ 10, nhiệm kỳ 2010-2015 trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị.
Hình thành trung tâm đô thị Cái Cùng (thị trấn mới) với diện tích lớn gồm có các công trình công cộng như: các cơ quan hành chính, trường học, y tế nhằm phục vụ các yêu cầu, điều kiện của đời sống đô thị và phúc lợi xã hội cho người dân.
Phát triển khu vực quy hoạch thành một khu trung tâm đô thị loại V với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh phục vụ cho đô thị có tính chất chuyên ngành kinh tế chủ yếu phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản tập trung có quy mô lớn, hình thành các tuyến du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển và du lịch văn hóa lịch sử - lễ hội.
Gắn kết sự phát triển của đô thị Cái Cùng (xã Vĩnh Thịnh) với các trung tâm xã khác của huyện Hòa Bình và các huyện lân cận.
Quy hoạch có tính toán tới vị trí an ninh quốc phòng của khu vực này.
Làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai quy hoạch chi tiết và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư lập các dự án đầu tư xây dựng, cũng như là cơ sở để nâng cấp khu vực đô thị được quy hoạch này lên thành đô thị loại V.
1.3.2Nhiệm vụ đồ án quy hoạch:
Đánh giá toàn bộ hiện trạng về các công trình xây dựng (nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật...), các yếu tố về văn hóa, xã hội, môi trường… để có giải pháp quy hoạch phù hợp.
Phân tích quá trình phát triển đô thị; đánh giá tổng hợp các tiềm năng và nguồn lực phát triển đô thị, các khó khăn, cơ hội và thách thức.
Cập nhật, tổng hợp, đánh giá các đồ án quy hoạch được duyệt trong phạm vi nghiên cứu và các khu vực lân cận có ảnh hưởng, tạo định hướng quy hoạch hài hòa, gắn kết và sự liên tục về không gian đô thị.
Là một cực phát triển trên hành lang kinh tế đô thị ven biển.
Kết nối với khu du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh tạo thành trung tâm du lịch văn hóa, sinh thái, đa dạng sinh học. Song song đó, tính toán kết nối với các dự án lớn như nhà máy nhiệt điện Long Điền Đông công suất 3.600MW, khu kinh tế Gành Hào.
Đánh giá tính chất, vai trò, giá trị và sự gắn kết trong hiện tại và tương lai của khu vực quy hoạch với tổng thể chung toàn huyện Hòa Bình và các huyện lân cận. Từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch cơ cấu sử dụng đất và bố cục kiến trúc cảnh quan hợp lý, khả thi, linh động, hấp dẫn, thu hút sự đầu tư.
Đưa ra các giải pháp, quy định phù hợp trong việc xây dựng và chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giải pháp bố trí các công trình công cộng, công ích.
Nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các giá trị cảnh quan sông nước, lịch sử, sinh thái của khu vực quy hoạch. Xây dựng mô hình đô thị sinh thái.
Nghiên cứu khai thác yếu tố cảnh quan, quy hoạch tuyến nhìn, điểm nhấn đô thị; nghiên cứu thiết kế đô thị (yêu cầu về cảnh quan, môi trường, công năng sử dụng phù hợp với sinh hoạt của cộng đồng); nghiên cứu, đề xuất giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp.
CHƯƠNG 2.
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.1VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1Các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu
2.1.1.1Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có toạ độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30” kinh độ đông.
+ Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.
+ Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.
+ Phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau.
+ Phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Hình 1. Vị trí tỉnh Bạc Liêu trong vùng ĐBSCL
|
Diện tích tự nhiên của Bạc Liêu là 2.570,94 km2 , bằng 1/16 diện tích vùng (ĐBSCL). Các đơn vị hành chính gồm thành phố Bạc Liêu và 6 huyện: Hồng Dân, Phước Long, Hoà Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai và Đông Hải. Thành phố Bạc Liêu là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, đào tạo của tỉnh, cách TP Hồ Chí Minh 280 km, TP Cần Thơ 110 km về phía Bắc và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam.
Có bờ biển dài 56 km với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát là những nơi trung chuyển hàng hóa của nhiều cơ sở kinh tế trong và ngoài tỉnh. Bờ biển Bạc Liêu còn đặc trưng bởi bãi bồi rộng, tiến dần ra biển với hàng nghìn ha rừng phòng hộ, có khả năng nuôi nhiều loại nhuyễn thể, giá trị kinh tế cao như nghêu, sò. Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả năng có dầu và khí thiên nhiên.
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 - 5 đến tháng 10 - 11.
Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ thì kết quả quan trắc, lấy số liệu của khí hậu tại khu vực trong những năm gần đây như sau:
2.1.1.2Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm từ 28,50C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C (vào mùa nắng).
Bảng 1. Nhiệt độ không khí bình quân năm giai đoạn 2009 - 2013.
Năm
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Nhiệt độ không khí bình quân năm (0C)
|
27,1
|
27,6
|
27,2
|
27,5
|
27,3
|
2.1.1.3Ẩm độ
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm 84%.
+ Sự chênh lệch ẩm độ các tháng trong năm không lớn, các tháng có ẩm độ cao từ tháng 6 đến tháng 10, các tháng có ẩm độ thấp từ tháng 3 đến tháng 4.
+ Độ ẩm tương đối trung bình qua các năm:
Bảng 2. Độ ẩm không khí bình quân năm giai đoạn 2009 - 2013.
Năm
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Độ ẩm không khí bình quân năm (%)
|
85
|
82
|
82
|
83
|
84
|
2.1.1.4Lượng mưa
Khu vực có lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm. Chế độ mưa phân hóa làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với hướng gió Tây và Tây Nam, tổng vũ lượng trung bình khoảng 1.600 mm, chiếm 90% tổng lượng mưa.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trùng với hướng gió Đông và Đông Bắc, tổng vũ lượng trung bình khoảng 200 mm, chiếm 10% tổng lượng mưa.
Các tháng 4 và 11 là hai tháng có tính chất chuyển tiếp giữa hai mùa mưa và nắng. Trong mùa mưa thường xảy ra hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3. Lượng mưa cả năm giai đoạn 2009 - 2013.
Năm
|
2009
|
2008
|
2009
|
2010
|
2013
|
Lượng mưa bình quân/tháng/năm (mm)
|
179,2
|
200,8
|
129,4
|
149,2
|
168,9
|
2.1.1.5Sức gió
Toàn khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa:
+ Từ tháng 5 đến tháng 10: Hướng gió chủ đạo là hướng Tây và Tây Nam với vận tốc gió bình quân 2,5 đến 4,8 m/s và khoảng 7 - 20 ngày có giông.
+ Từ tháng 11 đến tháng 4: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Bắc với vận tốc gió bình quân 3,2 đến 4,2 m/s và khoảng 3 - 7 ngày có giông. Với chu kỳ lập lại là 5 năm, vận tốc gió cực đại có thể đạt 14 m/s.
2.1.1.6Nắng
Trong mùa mưa số giờ nắng thấp (4,7 - 5 giờ/ngày) tương ứng với độ mây cao (6,4 - 6,6 I/s). Trong mùa khô số giờ nắng cao (7,4 - 8,1 giờ/ngày) tương ứng với độ mây thấp (4,9 - 5,2 I/s).
Bảng 4. Số giờ nắng cả năm giai đoạn 2009 - 2013.
Năm
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Số giờ nắng bình quân/tháng/năm (giờ)
|
211,4
|
216,2
|
220,2
|
222,3
|
202,8
|
2.1.1.7Bốc hơi
Bốc hơi ở Bạc Liêu tương đối ổn định, vào mùa khô lượng bốc hơi bình quân khoảng 4,22 mm/ngày. Vào mùa mưa lượng bốc hơi bình quân khoảng 2,5 mm/ngày. Cân đối giữa lượng mưa và lượng bốc hơi cho thấy cán cân bốc hơi lớn hơn lượng mưa xảy ra bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài đến tháng 4. Hiện tượng này có thể gây ra sự bốc mặn làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây trồng cạn và nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.8Mực nước bình quân tháng trạm Gành Hào - Sông Gành Hào
Bảng 5. Mực nước bình quân tháng quá các năm giai đoạn 2009- 2013 trạm Gành Hào - Sông Gành Hào. (Đơn vị: cm.)
Mực nước sông Quản lộ Phụng Hiệp
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Cao nhất
|
55
|
55
|
69
|
67
|
73
|
Thấp nhất
|
3
|
2
|
12
|
4
|
13
|
Mực nước sông Gành Hào
|
|
Cao nhất
|
218
|
209
|
214
|
223
|
214
|
Thấp nhất
|
-227
|
-224
|
-222
|
-215
|
-214
|
2.1.2Các đặc điểm tự nhiên của huyện Hòa Bình
2.1.2.1Vị trí địa lý huyện Hòa Bình
Vị trí địa lý của huyện Hòa Bình nằm ở Tây Bắc tỉnh Bạc Liêu có tứ cận tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc: Giáp Huyện Phước Long.
+ Phía Nam: Giáp Biển Đông.
+ Phía Đông: Giáp Thành phố Bạc Liêu - huyện Vĩnh Lợi.
+ Phía Tây: Giáp huyện Đông Hải – thị xã Giá Rai.
Hình 2. Vị trí đô thị Cái Cùng và huyện Hòa Bình trong tỉnh Bạc Liêu
|
2.1.2.2Địa hình, địa mạo
Khu vực xã Vĩnh Thịnh có địa hình tương đối thấp, phần lớn là diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản và đất rừng phòng hộ trong đó có một phần ruộng thấp (ruộng muối) với cao độ từ +1,0m đến +1,2m. Những khu vực có địa hình cao là khu đã xây dựng hiện hữu cao độ từ +1,8m đến +2,2m. Vào mùa mưa lũ hàng năm, đất ruộng thường bị ngập nước.
Hướng dốc địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ sông, biển.
2.1.2.3Khí hậu
Khí hậu nơi đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa, có đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và toàn tỉnh Bạc Liêu.
2.1.2.4Địa chất khu vực
Phần lớn diện tích đất trong tỉnh là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, tính chịu lực của nền đất yếu, chi phí xây dựng nền móng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng thường lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp gia cố nền móng thích hợp.
Hiện nay chưa có tài liệu chi tiết, song theo đánh giá sơ bộ đây là khu vực có nền điạ chất yếu, cường độ chịu tải của nền đất tự nhiên yếu.
2.1.2.5Địa chất thuỷ văn:
Là xã vùng sâu, nằm ven biển, có chiều dài bờ biển chạy dài hơn 9,0km, do đó xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn. Vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng chủ yếu chế độ bán nhật triều không đều vùng biển Đông. Theo số liệu đo mực nước triểu hàng ngày tại trạm Gành Hào cho thấy như sau:
Tháng giữa mùa khô (tháng 2): Mực nước triểu cao nhất là 70 cm. Do đó, nếu không có đê bao, các diện tích đất có cao trình < 70 cm sẽ bị ngập, làm cho mực nước ngầm mặn vào mùa khô khá nông ở các vùng đất thấp.
Nước ngầm tầng sâu chất lượng tương đối tốt có thể khai thác sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và trồng rau màu của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm tầng sâu phục vụ sản xuất còn hạn chế.
Có nhiều tầng nước ngầm ở các độ sâu khác nhau (như 35 – 40m; 90 – 120m; 135 – 170m; 190 -200m), trong đó có nhiều tầng bị nhiễm mặn.
Mực nước ngầm mạch nông dưới 0,4-1m. Chất lượng nước kém và bị nhiễm mặn.
Mạch nước ngầm ở độ sâu 70-80m có thể sử dụng được.
2.1.2.6Các nguồn tài nguyên xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình:
Tài nguyên nước mặt:
+ Hệ thống kênh rạch của xã được nối liền thành mạng lưới thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
+ Có một cửa biển Cống Cái Cùng rất thuận lợi cho việc khai thác đánh bắt và cung cấp nguồn nước cho việc nuôi trồng thủy sản, có quy hoạch được bến trú bão và cảng cá, qua đó góp phần cho công nghiệp phát triển để phục vụ dân sinh.
+ Với 09 km bờ biển, một ngư trường rộng lớn, diện tích, năng suất nuôi nghêu, sò, tôm, cá đạt hiệu quả, đang từng bước được khai thác sử dụng hoàn thiện, đây là một trong những thế mạnh của Vĩnh Thịnh, đã và đang được phát huy.
Tài nguyên nước ngầm:
+ Nước ngầm ở tầng sâu có chất lượng tương đối tốt có thể khai thác phục vụ sinh hoạt.
Tài nguyên đất:
+ Phần lớn đất tự nhiên của xã là đất phèn, mặn có nguồn gốc phù sa các kênh, rạch trong môi trường nước mặn xen kẽ các thảm thực vật tự nhiên ở địa hình thấp trũng.
+ Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây do được đầu tư đúng hướng nên tạo cho vùng đất này phù hợp với việc bố trí sản xuất nuôi trồng thủy sản và trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên rừng:
+ Có 1.143,56 ha rừng do Nhà nước quản lý, giao lại cho hộ dân nhận khoán, có nghĩa vụ sản xuất và bảo vệ rừng theo luật định. Tiềm năng phát triển kinh tế của rừng là không đáng kể, rừng chủ yếu là để chắn sóng và bảo vệ môi trường sinh thái, có thể nói đất trên địa bàn xã còn bỏ phí rất nhiều, nhất là diện tích đất bãi bồi, nếu tận dụng tốt trong việc nuôi nghêu, sò… thì sẽ giúp cho kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh hơn.
2.2HIỆN TRẠNG KINH TẾ- VĂN HÓA- XÃ HỘI
2.2.1Tổng quan về kinh tế-văn hóa-xã hội huyện Hòa Bình
+ Diện tích tự nhiên khoảng 376 km2.
+ Dân số là 110.343 người.
+ Mật độ dân số 293 người/km2.
+ Tốc độ gia tăng dân số chung: tốc độ tăng chậm trong 3 năm gần đây (2012, 2013, 2014), trung bình 0,5%/năm.
+ Tỉ lệ đô thị hóa và tốc độ tăng dân số trong khu vực nội thị có xu hướng phát triển nhanh. Dân số đô thị tăng trưởng tốc độ trung bình 3,7%/năm.
+ Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,38% dân số toàn huyện. Trong đó tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 25,02%.
+ Huyện bao gồm 01 thị trấn và 7 xã: thị trấn huyện lỵ Hòa Bình, các xã Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Hậu, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thịnh.
Bảng 6. Dân số trung bình. (Đơn vị: người.)
Năm
|
2011
|
2012
|
2013
|
Tổng số toàn huyện
|
108.889
|
109.259
|
109.859
|
Xã Vĩnh Thịnh
|
13.223
|
13.360
|
13.522
|
Theo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình năm 2014:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13%; thu nhập bình quân đầu người là 30,560 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1.919 tỷ đồng,; tổng giá trị sản xuất 4.877 tỷ đồng.
+ Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp là 46%; công nghiệp - xây dựng 28%; dịch vụ và thương mại 26%.
Về sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn
+ Tổng giá trị sản xuất nông, diêm nghiệp, thủy sản đạt 2.825 tỷ đồng.
+ Diện tích gieo trồng lúa là 32.381 ha, tổng sản lượng lúa 190.865 tấn, năng suất bình quân 5,8 tấn/ha. Diện tích trồng cây thực phẩm là 960 ha (trong đó màu xuống ruộng 150 ha), sản lượng đạt 7.800 tấn. Hiện nay, toàn huyện có 60 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 641 ha cây công nghiệp dài ngày và 1.240 ha cây ăn quả.
+ Tổng đàn gia súc, gia cầm, động vật hoang dã nuôi trên địa bàn huyện là 541.530 con.
+ Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có tổng sản lượng là 40.900 tấn.
+ Diện tích sản xuất muối 674,48 ha
+ Tổng diện tích rừng hiện có là 2.045,1 ha (trong đó rừng phòng hộ 1.384,4 ha, còn lại là rừng sản xuất).
+ Toàn huyện có 05 hợp tác xã, với 6.000 xã viên, hoạt động trên các lĩnh vực như: nông nghiệp, tín dụng, dịch vụ môi trường và nuôi nghêu, sò ven biển…với tổng số vốn điều lệ hơn 13 tỷ đồng. Hiện nay có 36 trang trại (17 trang trại tổng hợp; 03 trang trại chăn nuôi; 02 trang trại nuôi cá sấu; 14 trang trại nuôi trồng thủy sản).
Công thương nghiệp, xây dựng cơ bản
+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh (theo giá cố định) là 702,910 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa, thương mại và dịch vụ là 2.180,544 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có 24.012/24.341 hộ trực tiếp ký hợp đồng sử dụng điện chiếm 98,65% so tổng số hộ.
+ Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 69 tỷ 261 triệu đồng (vốn sự nghiệp là 14 tỷ 760 triệu đồng; vốn trái phiếu chính phủ là 12 tỷ 171 triệu đồng; vốn xổ số kiến thiết là 13 tỷ 800 triệu đồng và vốn hỗ trợ có mục tiêu là 23 tỷ 530 triệu đồng).
2.2.2Dân số và lao động xã Vĩnh Thịnh
Xã Vịnh Thịnh (với đô thị Cái Cùng tương lai sẽ đặt tại ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh) là xã nằm ở phía nam huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, xã có bờ biển dài 9 km.
Xã có 7 ấp: Vĩnh Lập, Vĩnh Mới, Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Tiến, Vĩnh Kiểu, Vĩnh Lạc.
Dân số tòan xã có 3.051 hộ, bằng 13.522 người, trong đó:
+ Dân tộc Kinh chiếm 93,35%.
+ Khmer chiếm 6,25%, Hoa chiếm 0,38%.
Dân số độ tuổi lao động là 8.563 người, chiếm 65,28% dân số toàn xã.
Diện tích tự nhiên của xã là 60km2.
Mật độ dân số: 225người/km2.
2.2.3Cơ sở kinh tế - kỹ thuật xã Vĩnh Thịnh
2.2.3.1Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn xã là 5.939,66 ha,
+ Diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp: 1.350,15 ha (bằng 706 hộ).
+ Diện tích quảng canh cải tiến: 4.589,51 ha (bằng 1.069 hộ), trong đó diện tích tôm rừng 1.126 ha (bằng 89 hộ).
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản: 6.000 tấn trong năm 2013 (trong đó tôm là 4.700 tấn).
Về khai thác đánh bắt: Toàn xã có 187 phương tiện và khai thác đánh bắt, tổng sản lượng khai thác đánh bắt 7.900 tấn (trong đó tôm là 2.215 tấn).
2.2.3.2Về diêm nghiệp, trồng màu và chăn nuôi:
Diện tích sản xuất diêm nghiệp là 480,32 ha/139 hộ. Trong đó có 46,64 ha muối trãi bạt. Tổng sản lượng thu được 22.000 tấn, (trong đó sản lượng muối trãi bạt 3.059 tấn).
Diện tích sản xuất artemia là 185,16 ha/126 hộ (thu hoạch 5.350 kg), giá bán bình quân là 1 triệu đồng/kg.
Diện tích trồng màu có 35 ha, năng suất đạt 3,5 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 490 tấn (thu hoạch 4 đợt), chủ yếu là hành và rau cải các loại.
Tổng đàn gia súc, gia cầm có 19.100 con. Trong đó gia súc 1.740, gia cầm 27.360 con.
2.2.3.3Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong thị trấn và cung cấp cho các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và nghề cá.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ (theo giá cố định năm 1994) là 176 tỷ 707 triệu đồng; tổng mức bán lẻ 200 tỷ đồng.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98% so tổng số hộ.
2.2.3.4Thương mại-dịch vụ
Thương mại dịch vụ chủ yếu là hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác và các cá thể buôn bán nhỏ lẻ. Có 01 chợ tạm.
Hiện tại hoạt động thương mại và dịch vụ tại thị trấn chủ yếu là hoạt động cá thể nhằm phục vụ các nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.
Trên địa bàn xã có các dự án khu du lịch sinh thái 88,04 ha. Dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh bão và bến cá Cái Cùng, với diện tích 41,06ha và dự kiến xây dựng làng cá Cái Cùng trong tương lai.
2.2.3.5Văn hoá - Y tế - Giáo dục
Các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm cải tiến về hình thức và nội dung, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ và rèn luyện thân thể của nhân dân.
Có 07/07 ấp được công nhận ấp văn hóa.
Trong năm 2014, ngành văn hóa đề nghị công nhận mới được 82 hộ gia đình văn hóa, công nhận lại 2.889 hộ, đồng thời rút danh hiệu 05 hộ gia đình văn hóa.
Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Tổng kết năm học 2012 - 2013 tỷ lệ lên lớp Trung học cơ sở đạt 99%, Tiểu học đạt 99%. Tỷ lệ xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, THCS đạt 100%. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục về đạo đức và pháp luật cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh chưa đồng bộ.
Tổng số học sinh năm học 2013 - 2014 là 2.351 học sinh (trong đó, THCS 582 học sinh, tiểu học 1.369 học sinh, mẫu giáo 400 cháu).
Năm 2013 trường tiểu học Vĩnh Thịnh A được tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Các cơ sở y tế trên địa bàn: có 01 trạm y tế cơ sở (xã, phường) trên địa bàn.
2.2.3.6Công tác xây dựng nông thôn mới:
Tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã (đến nay toàn xã đã xây dựng đạt được 8/19 tiêu chí theo quy định). Đồng thời phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Bình tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới có gần 70 cán bộ, công chức của xã, cán bộ Ban dân chánh ấp và các hộ dân tham dự.
2.3HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
2.3.1Hiện trạng xây dựng các khu dân cư, các công trình dịch vụ đô thị, các khu di tích, các dự án phát triển dịch vụ, thương mại
2.3.1.1Hiện trạng đất đai
Các loại đất trong khu quy hoạch:
Đất ở: tập trung chủ yếu ở các vị trí: cặp theo Kinh Cống Cái Cùng, dọc theo tuyến giao thông lộ nhựa 2,5m.
Đất canh tác diêm nghiệp, ao tôm: ruộng muối tập trung chủ yếu ở khu vực sau lộ hậu (hướng Đông kinh Cống Cái Cùng).
Hệ thống sông ngòi (Kinh Cống Cái Cùng) và các kênh thủy lợi dẫn nước vào các ruộng muối, ao tôm trên địa bàn xã.
Đất giao thông cho phương tiện cơ giới: tuyến lộ nhựa rộng 2,5m nối từ QL 1A đến ĐH36 (đê biển Đông, Nhà Mát-Gành Hào) là tuyến giao thông xương sống trong khu vực. Ngoài ra trong khu vực cũng đã hình một số hẻm nhỏ trong khu dân cư mật độ cao dọc Kinh Cống Cái Cùng.
Đất sử dụng cho các mục đích khác: bia tưởng niệm, trạm kiểm lâm, trạm cấp nước…
Bảng 7. Thống kê tỉ lệ sử dụng đất hiện trạng
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(M2)
|
TỈ LỆ
%
|
1
|
ĐẤT Ở
|
47.610
|
4,6
|
2
|
ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
|
20.465
|
2,0
|
3
|
ĐẤT GIAO THÔNG
|
11.254
|
1,1
|
4
|
KÊNH MƯƠNG
|
62.729
|
6,1
|
5
|
ĐẤT RUỘNG MUỐI
|
621.489
|
60,2
|
6
|
ĐẤT KHÁC (vườn tạp,đất chưa khai thác..)
|
269.484
|
26,1
|
|
TỔNG CỘNG
|
1.033.031
|
100,0
|
Hình 3. Bản đồ không ảnh hiện trạng khu vực đô thị Cái Cùng tương lai
|
2.3.1.2 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:
* Nhà ở:
Khu vực ở mật độ cao tập trung chủ yếu ở khu vực dọc Kinh Cống Cái Cùng và hai bên lộ nhựa 2,5m.
Các khu vực còn lại mật độ dân cư rất rải rác và thưa thớt.
Nhà cửa trong khu vực này chủ yếu là nhà tole, lá, nhà bán kiên cố, rất ít công trình nhà ở xây dựng kiên cố.
Bảng 8. Thống kê nhà ở hiện trạng
STT
|
LOẠI NHÀ
|
SỐ LƯỢNG (nhà)
|
1
|
NHÀ KIÊN CỐ
|
16
|
2
|
NHÀ BÁN KIÊN CỐ
|
157
|
3
|
NHÀ TẠM
|
462
|
|
TỔNG SỐ
|
635
|
* Hiện trạng đất cây xanh, cảnh quan: là khu vực có nhiều không gian mở, quỹ đất đai để phát triển cây xanh cảnh quan tương đối lớn, tuy nhiên hiện tại tại khu vực chưa có công viên.
Cây xanh đường phố: người dân trồng tự phát dọc theo lộ nhựa 2,5m.
Một số mảng xanh gắn liền với thiên nhiên sông, rạch mang tính tự phát, chưa được đầu tư khai thác tốt.
Bảng 9. Bảng thống kê các công trình công cộng
|
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Diện tích
đất (m2)
|
Diện tích
XD (m2)
|
Chất lượng công trình
|
I
|
Trụ sở cơ quan
|
|
Trụ sở Đảng ủy xã, UBND xã Vĩnh Thịnh
|
Công trình
|
01
|
6.943
|
925
|
Xây dựng mới vào năm 2013.
|
II
|
Công trình giáo dục
|
1
|
Giáo dục mầm non
|
|
|
Mẫu giáo Hướng Dương (Mầm non Vĩnh Thịnh)
|
Trường
|
01
|
986
|
371
|
Xây dựng kiên cố 2 tầng
|
2
|
Giáo dục tiểu học
|
|
|
Trường tiểu học Vĩnh Thịnh A
|
Trường
|
01
|
9.335
|
586
|
Xây dựng kiên cố 2 tầng. (20 phòng)
Đã đạt chuẩn
|
III
|
Công trình y tế
|
|
Trạm y tế xã Vĩnh Thịnh
|
Trạm
|
01
|
1.892
|
600
|
Kiên cố
|
IV
|
Các công trình thương mại - dịch vụ
|
1
|
Chợ Cái Cùng
|
Công trình
|
01
|
2.703
|
489
|
Quy mô nhỏ, tạm.
|
2
|
Bưu điện văn hóa xã
|
Công trình
|
01
|
402
|
402
|
Quy mô nhỏ, tạm.
|
V
|
Công trình công cộng khác
|
1
|
Trạm cấp nước
|
Công trình
|
01
|
500
|
350
|
Kiên cố
|
2
|
Hạt Kiểm Lâm
|
Công trình
|
01
|
1.395
|
218
|
Kiên cố
|
Bảng 10. Hình ảnh hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu vực quy hoạch
|
Trụ sở Đảng ủy, UBND xã Vĩnh Thịnh
|
Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A
|
Trạm Y tế xã
|
Trạm cấp nước
|
Chợ cống Cái Cùng
|
Khu du lịch tâm linh
|
Đường trục chính hiện hữu (2,5m)
|
Khu dân cư giáp kinh Cái Cùng
|
Hoạt động đánh bắt thủy hải sản
|
Đất sản xuất NN, nuôi trồng thủy sản
|
Cầu Trường Sơn
|
Cầu Cái Cùng (nối Long Điền Đông)
|
2.3.2Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.3.2.1Giao thông
Các tuyến giao thông thủy bộ trong khu vực hiện hữu bao gồm:
Hiện tại khu vực này có đường lộ nhựa rộng 2,5m nối từ QL 1A đến đê Đông (Nhà Mát-Gành Hào), chỉ là giao thông đường huyện, người dân đi lại chủ yếu bằng phương tiện xe hai bánh. Đường thủy có tuyến kinh cống Cái Cùng, là kênh cấp VI, dài khoảng 13km (từ biển Đông đến QL 1A), chiều rộng hiệ trạng từ 40-50m. Có nhiều đoạn bị người dân xây dựng nhà sàn lấn chiếm lòng sông.
Giao thông đối ngoại gồm có:
+ Hướng Nam có tuyến đê biển Đông với đường huyện ĐH.36 (Nhà Mát – Gành Hào) là đường cấp V đồng bằng.
+ Hướng Bắc có tuyến đường tỉnh ĐT.977 (Giòng Nhãn – Gò Cát) theo quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng, đang xây dựng giai đoạn 1 theo phân kỳ đầu tư với quy mô mặt đường rộng 3,5m.
+ Hướng Tây phía bờ kênh Xóm Lung – Cái Cùng trên địa phận huyện Đông Hải có đường tỉnh ĐT.979B theo quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng nối từ QL1A đến biển Đông. Hiện trạng là đường đất, tuy nhiên đoạn từ đê biển đến qua xóm Lung, ấp Cái Cùng của Long Điền Đông thì đã đổ đá dăm rộng khoảng 4m.
2.3.2.2Thoát nước mưa
Khu vực chưa xây dựng nhiều nên thoát nước mưa chủ yếu chảy theo địa hình tự nhiên xuống kênh rạch. Dó đó, chưa có hệ thống thoát nước mưa riêng.
2.3.2.3Thoát nước bẩn
Chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng. Đa số các hộ dân chưa dùng nhà vệ sinh có bể tự hoại hoặc có bể tự hoại nhưng chưa đạt tiêu chuẩn. Người dân vẫn còn quen thải rác xuống các kênh rạch. Thoát nước bẩn tự do xuống các kinh, rạch.
2.3.2.4 Cấp nước
Chưa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và đồng bộ. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ các giếng khoan không đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân khi sử dụng. Hiện có một trạm cấp nước tạm trên khu vực quy hoạch.
2.3.2.5 Xử lý rác
Chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác theo quy định, rác chủ yếu được chôn lấp tự phát trong vườn nhà hoặc xả xuống kênh rạch.
2.3.2.6 Cấp điện
Đã có tuyến cấp điện bố trí trong khu quy hoạch, cung cấp điện năng đến toàn bộ các khu vực dân cư trong khu vực.
Trong khu vực quy hoạch hiện hữu tuyến dây hạ thế (dọc theo lộ nhựa).
2.3.2.7Hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc
Tại khu vực đã phủ sóng hệ thống viễn thông thông tin liên lạc, truyền hình và truyền thông.
2.4ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
2.4.1Thuận lợi
Vùng biển tiếp giáp với địa bàn xã có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại. Trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao. Đây là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế của xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển.
Xã Vĩnh Thịnh có tiềm năng đất đai khá rộng, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu tương đối ôn hòa, ít có biến động về thời tiết trong chu kỳ một năm. Đồng thời có nguồn nước do thiên nhiên ưu đãi rất dồi dào từ biển đông đưa vào các kênh rất thuận lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất nuôi trồng thủy hải sản.
Đô thị Cái Cùng trong tương lai sẽ cách đường bờ biển khoảng 1,5km, Ngoài ra khoảng cách địa lí khoảng 20km với các trung tâm khác như thị trấn huyện lỵ Hòa Bình, thị xã Giá Rai, TX. Gành Hào, TX. Bạc Liêu được kết nối bởi cả 2 hệ thống giao thông thủy và bộ nên rất có điều kiện để tận dụng và phát huy các lợi thế về lien kết vùng.
Cái Cùng là thị trấn sẽ hình thành mới nên dễ dàng có điều kiện thuận lợi để thực hiện quy hoạch xây dựng theo đúng quy chuẩn, đồng bộ.
Đây là một đô thị sông nước đặc trưng với đầy đủ các yếu tố cây xanh mặt nước, rất có điều kiện để kiến tạo cảnh quan “Trên bến dưới thuyền”!
Đường bộ: Giao thông khu đất quy hoạch sẽ đấu nối vào 03 tuyến ĐH.36 (đê Biển Đông_nhà Mát – Gành Hào), ĐT.977 Giòng Nhãn – Gò Cát, ĐT.979B Xóm Lung – Cái Cùng. Đây là các tuyến đường mang ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng của huyện Hòa Bình và tỉnh Bạc Liêu.
Đường thuỷ: Kênh Cống Cái Cùng có điều kiện rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ để phát triển đô thị, TTCN phục vụ nghề cá.
Hiện trạng là vườn tạp và ruộng muối, đất thổ cư ít, chủ yếu dọc theo các lộ nhựa 2.5-3m và kênh Cống Cái Cùng, kênh Thủy lợi, mức độ xây dựng đơn giản.
2.4.2Khó khăn
Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi song vẫn chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng. Cơ sở hạ tầng chậm phát triển, chưa có sức hấp dẫn đối với nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Nằm gần biển Đông, nước trong hệ thống sông của xã bị ảnh hưởng bởi nước mặn từ biển. Mùa khô nước trong hệ thống sông và kênh rạch hoàn toàn là nước mặn, ảnh hưởng đến lĩnh vực trồng trọt nhất là các loại cây không chịu được mặn.
Phương tiện đánh bắt thô sơ, nhỏ, trình độ, kỹ năng đánh bắt còn hạn chế. Việc đánh bắt của nhân dân trong xã hiện nay mới chỉ là đánh bắt ở vùng biển gần bờ, sản lượng đánh bắt hiện tại đạt được chưa cao, chưa khai thác hết được tiềm năng hải sản thiên nhiên ưu đãi.
Hệ thống hậu cần nghề biển tuy có phát triển nhưng vẫn còn yếu và thiếu so với nhu cầu thực tế, chưa thật sự chuyên nghiệp.
Dân cư sống bám vào tuyến kinh cống Cái Cùng quá nhiều gây khó khăn trong công tác quy hoạch không gian kiến trúc đồng bộ, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém sẽ tốn chi phí nhiều trong đầu tư xây dựng.
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho người dân còn thiếu trầm trọng.
Địa bàn thuộc vùng ven biển nên hằng năm thường bị triều cường đe doạ đời sống và sản xuất cần phải có giải pháp khắc phục. Ngoài ra còn có vần đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đồ án quy hoạch này.
CHƯƠNG 3.
CÁC TIỀN ĐỀ VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
3.1CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỤ THỂ QUA CÁC QUY HOẠCH CHUYÊN NGHÀNH
3.1.1Quy hoạch sử dụng đất huyện Hòa Bình
|
|
Hình 4. Bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
|
Bảng 10. Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020
|
TT
|
Loại đất
|
Hiện trạng
năm 2010
|
Quy hoạch đến năm 2020
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
Cấp tỉnh phân bổ
|
Cấp huyện xác định
|
Tổng số
|
Diện tích (ha)
|
Cơ cấu (%)
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
31.558,15
|
92,55
|
30.862,06
|
|
30.862,06
|
90,51
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Đất trồng lúa
|
11.423,92
|
33,50
|
11.094,68
|
|
11.094,68
|
32,54
|
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
|
10.609,94
|
31,12
|
10.365,70
|
78,32
|
10.444,02
|
30,63
|
1.2
|
Đất trồng cây lâu năm
|
2.210,02
|
6,48
|
1.780,75
|
|
1.780,75
|
5,22
|
1.3
|
Đất rừng phòng hộ
|
2.248,90
|
6,60
|
2.277,00
|
10,06
|
2.287,06
|
6,71
|
1.4
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản
|
14.792,33
|
43,38
|
14.783,99
|
|
14.783,99
|
43,36
|
1.5
|
Đất làm muối
|
718,82
|
2,11
|
718,82
|
|
718,82
|
2,11
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
2.539,59
|
7,45
|
3.235,68
|
|
3.235,68
|
9,49
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
|
15,61
|
0,05
|
15,71
|
5,81
|
21,52
|
0,06
|
2.2
|
Đất quốc phòng
|
13,56
|
0,04
|
322,42
|
|
322,42
|
0,95
|
2.3
|
Đất an ninh
|
2,71
|
0,01
|
9,71
|
|
9,71
|
0,03
|
2.4
|
Đất khu công nghiệp
|
|
|
30,00
|
|
30,00
|
0,09
|
2.5
|
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
|
7,90
|
0,02
|
|
18,29
|
18,29
|
0,05
|
2.6
|
Đất di tích danh thắng
|
3,30
|
0,01
|
6,30
|
|
6,30
|
0,02
|
2.7
|
Đất bãi thải, xử lý chất thải
|
4,20
|
0,01
|
4,20
|
23,87
|
28,07
|
0,08
|
2.8
|
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
|
19,97
|
0,06
|
25,97
|
|
25,97
|
0,08
|
2.9
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
80,16
|
0,24
|
100,16
|
|
100,16
|
0,29
|
2.10
|
Đất phát triển hạ tầng, trong đó:
|
560,03
|
1,64
|
709,77
|
16,14
|
725,91
|
2,13
|
|
Đất cơ sở văn hóa
|
4,41
|
0,01
|
8,41
|
8,49
|
16,90
|
0,05
|
|
Đất cơ sở y tế
|
2,38
|
0,01
|
2,76
|
2,08
|
4,84
|
0,01
|
|
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
|
39,18
|
0,11
|
39,74
|
11,88
|
1,62
|
0,15
|
|
Đất cơ sở thể dục - thể thao
|
3,65
|
0,01
|
45,55
|
5,60
|
51,15
|
0,15
|
2.11
|
Đất ở
|
85,90
|
0,25
|
262,74
|
|
262,74
|
0,77
|
3
|
Đất đô thị
|
2.686,44
|
7,88
|
15.735,40
|
|
12.306,41
|
36,09
|
4
|
Đất khu du lịch
|
|
|
|
200,00
|
200,00
|
0,59
|
5
|
Đất khu dân cư nông thôn
|
|
|
|
1.961,60
|
1.961,60
|
5,75
|
Một số nội dung chính của Quy hoạch sử dung đất huyện Hòa Bình có liên quan đến xã Vĩnh Thịnh và khu vực xây dựng đô thị Cái Cùng:
Đất Quốc phòng: Xây dựng đồn Biên phòng Cái Cùng tại xã Vĩnh Thịnh, diện tích 0,40 ha.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Cửa hàng xăng dầu tại các xã Vĩnh Hậu A (02 trạm) và xã Vĩnh Thịnh (01 trạm) với tổng diện tích 0,30 ha; Quy hoạch khu sản xuất kinh doanh tại trung tâm xã Vĩnh Thịnh (2,00 ha).
Đất di tích danh thắng: Đến năm 2020, diện tích đất di tích danh thắng được cấp tỉnh phân bổ là 6,30 ha. Trong thời kỳ quy hoạch, đất di tích, danh thắng tăng 3,00 ha để xây dựng Khu di tích Cá Ông trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh.
Đất bãi thải, xử lý chất thải: Quy hoạch bãi rác xã Vĩnh Thịnh với diện tích 1,00 ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Mở rộng nghĩa trang xã Vĩnh Thịnh với diện tích 0,70 ha;
Đất giao thông: Mở rộng và nâng cấp tuyến ĐT.977 Giồng Nhãn - Gành Hào (Vĩnh Thịnh - Vĩnh Hậu - Vĩnh Hậu A; hoàn thiện theo kế hoạch), diện tích chiếm đất là 7,28 ha; Bến xe Vĩnh Thịnh: 0,80 ha; Cảng cá + Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại xã Vĩnh Thịnh: 2,00 ha.
Đất cơ sở văn hóa: Xây dựng khu thiết chế văn hóa xã Vĩnh Thịnh, diện tích 1,00 ha;
Đất cơ sở y tế: Xây dựng trạm y tế xã Vĩnh Thịnh với diện tích 0,50 ha;
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Mở rộng trường mẫu giáo Hướng Dương với diện tích 0,20 ha; Mở rộng trường trung học cơ sở Vĩnh Thịnh với diện tích 0,30 ha; Xây dựng trường dạy nghề với diện tích 1,19 ha.
Đất cơ sở thể dục - thể thao: Xây dựng khu thể thao các xã với tổng diện tích 6,80 ha.
Đất chợ: Xây dựng chợ mới xã Vĩnh Thịnh, diện tích 0,30 ha; Xây dựng chợ Cái Cùng, diện tích 0,90 ha.
Đất ở tại đô thị: Đất ở theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Cái Cùng có diện tích 20,56 ha. Ngoài ra trong kỳ quy hoạch 2 xã Vĩnh Thịnh và xã Vĩnh Mỹ B sẽ nâng cấp thành thị trấn Vĩnh Mỹ B và đô thị Cái Cùng. Như vậy diện tích đất ở tại nông thôn trên địa bàn 2 xã trên sẽ được chuyển thành đất ở tại đô thị với tổng diện tích là 102,14 ha.
Đất đô thị: Thị trấn Cái Cùng được hình thành trên cơ sở địa giới hành chính của xã Vĩnh Thịnh với diện tích tự nhiên là 6.029,47 ha. (9.462ha, theo QHSDĐ của tỉnh)
Đất khu du lịch: Để phục vụ cho mục đích thăm quan và du lịch, trong kỳ quy hoạch tiến hành xây dựng khu du lịch sinh thái gắn liền với khu di tích cá Ông tại xã Vĩnh Thịnh với diện tích là 200 ha. (ngoài ranh quy hoạch đang lập)
3.1.2Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu
Các mục tiêu kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hằng năm thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 13,5 - 14% và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 12 - 12,5%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng phi nông nghiệp sẽ đạt khoảng 63,6% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 36,4%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2020 là 69% và 31%.
Xây dựng hoàn thiện đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt là các công trình giao thông, đô thị và khu kinh tế ven biển theo lộ trình phù hợp.
Các mục tiêu xã hội:
Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 xuống khoảng 1,12%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 1,0% - 0,9%/năm.
Tỷ lệ hộ được sử dụng điện 98% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 20%/tổng số xã vào năm 2015 và 50% /tổng số xã vào năm 2020.
Tầm nhìn:
Dự báo dân số của tỉnh đến năm 2030 là 1,1 - 1,2 triệu người, thu nhập bình quân 4.000 USD/ người vào năm 2030.
Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2030 là 50%, kết cấu hạ tầng đô thị tương đối hiện đại; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đã qua xử lý là 90%, cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ lao động qua đào tạo 90%; có 95% trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tuổi thọ trung bình 80 tuổi.
3.1.3Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Bạc Liêu
Đối với những chợ quy hoạch xây dựng mới, dự kiến nhu cầu đất để xây dựng các loại chợ như sau:
+ Đối với chợ trung tâm xã (loại III) diện tích 1-1,5 ha/chợ.
+ Chợ cụm xã, thị trấn (loại II) diện tích 1,5 – 2 ha/chợ.
+ Chợ thị trấn, thị xã (loại I) diện tích khoảng 2-3 ha/chợ.
Chợ Cái Cùng cần phải cải tạo, nâng cấp. Là chợ loại 3.
3.1.4Quy hoạch phát triển ngành giáo dục – đào tạo
Bảng 11. Định hướng Cơ sở vật chất cho giáo dục của xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình
|
Số TT
|
Tên Trường và điểm trường
|
Địa điểm:
(ấp, khu phố, xã phường)
|
Diện tích chiếm đất năm 2010 (m2)
|
Quy hoạch đến năm 2020
|
Tổng số phòng
|
Diện tích chiếm đất (m2)
|
Tổng số phòng
|
Diện tích chiếm đất (m2)
|
I
|
Mầm non
|
|
|
|
|
|
1
|
Mẫu giáo H.Dương
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm
|
Ấp Vĩnh Mới
|
8
|
2.520
|
16
|
2.520
|
|
Điểm lẻ
|
Ấp Vĩnh Lạc
|
4
|
2.303
|
19
|
2.303
|
II
|
Tiểu học
|
|
|
|
|
|
1
|
TH Vĩnh Thịnh A
|
Ấp Vĩnh Lạc
|
|
|
|
|
|
Trung tâm
|
Ấp Vĩnh Lạc
|
18
|
10.450
|
18
|
10.450
|
|
Điểm lẻ
|
Ấp Vĩnh Lập
|
6
|
4.150
|
6
|
4.150
|
2
|
TH Vĩnh Thịnh B
|
Ấp Vĩnh Mới
|
|
|
|
|
|
Trung tâm
|
Ấp Vĩnh Mới
|
10
|
11.749
|
15
|
11.749
|
|
Điểm lẻ
|
Ấp Vĩnh Kiểu
|
5
|
1.911
|
05
|
1.911
|
3
|
TH Vĩnh Thịnh C
|
|
|
|
|
|
|
Trung tâm
|
Ấp Vĩnh Tiến
|
13
|
2.975
|
16
|
5.975
|
III
|
THCS Vĩnh Thịnh
|
Ấp Vĩnh Tiến
|
14
|
3.599
|
14
|
3.599
|
Ngoài ra, định hướng xây dựng mới trường THPT Liên xã tuyến Biển (Huyện Hoà Bình) quy mô 30 phòng.
3.1.5Quy hoạch hệ thống giao thông tỉnh Bạc Liêu
Thị xã Bạc Liêu sẽ trở thành thành phố cấp II, mạng lưới này sẽ phải gồm các tuyến giao thông quá cảnh (quốc lộ, đường vành đai thị xã) theo tiêu chuẩn đường ôtô cấp II, cấp III; các tuyến giao thông nội tỉnh gồm : đường tỉnh cấp IV, cấp V, đường huyện cấp V, cấp VI; các đường phố trong thị xã theo tiêu chuẩn đường phố chính cấp II đô thị và đường khu vực; các đường ô bàn cờ đan xen trên các tiểu khu; các nút giao cắt kiểu ngã ba, ngã tư… đồng mức.
Quy hoạch hệ thống giao thông liên quan đến huyện Hòa Bình bao gồm:
+ Bến bãi đậu xe: 03 bến, tổng diện tích 2 ha.
+ Bãi đậu xe tải: 02 bãi, tổng diện tích 1,8 ha.
+ Hệ thống kho tiếp chuyển hàng hóa: 02 kho, tổng diện tích 2,25 ha.
+ Cảng thủy sản: Cảng Nhà Mát và cảng Cái Cùng, tổng diện tích 3,25 ha.
+ Bến tàu: 01 bến tàu, tổng diện tích 0,83 ha.
Hình 5. Quy hoạch giao thông thủy
|
Hình 6. Quy hoạch bến bãi
|
Hình 7. Mặt cắt các tuyến đường
|
|
3.1.6Quy hoạch Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Tập trung phát triển các dự án về động lực công nghiệp sau:
Dự án nhà máy Điện gió Bạc Liêu bố trí dọc Đê Đông đến cống Cái Cùng. Nhà máy có tổng công suất 480MW.
Trung tâm Điện lực Bạc Liêu nằm ở bờ phải kênh Cái Cùng, thuộc xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (giáp với khu đô thị Cái Cùng tương lai). Công suất 3.600MW chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.200MW (giai đoạn 1 đưa vào hoạt động năm 2019). Dự án có quy mô sử dụng đất là 956,5 ha cho phương án cảng biển 30.000DWT (trong đó, diện tích trung tâm điện lực là 448,7 ha, diện tích mặt nước trước cảng than là 504,8 ha). Đối với phương án cảng sông 10.000DWT thì diện tích là 640,4 ha.
Khu kinh tế biển Gành Hào dự kiến có tổng diện tích 209,56 km2, dân số 52.000 người thuộc huyện Đông Hải.
Tạo điều kiện phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu tại khu kinh tế biển Gành Hào, cụm công nghiệp Vĩnh Lợi của cống Cái Cùng.
3.1.7Quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu
Dự kiến năm 2020 dân số toàn vùng khoảng 950.000 – 965.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 450.000 – 460.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 47 - 50%.
Dự kiến năm 2030 dân số toàn vùng khoảng 1.100.000 – 1.120.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 690.000 – 700.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55 - 60%.
Tầm nhìn quy hoạch: Tỉnh Bạc Liêu sẽ là trung tâm đô thị - công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp hiện đại. Là trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Nam vùng ĐBSCL. Tỉnh bạc Liêu sẽ là vùng phát triển nông nghiệp lúa chuyên canh, nông nghiệp đô thị và đánh bắt nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa…
Phân vùng chức năng: Theo kinh tế thì chia 3 vùng. Trong đó vùng I là vùng trung tâm (phía đông). Là vùng phát triển đô thị - công nghiệp – dịch vụ động lực của tỉnh Bạc Liêu gồm đô thị trung tâm là thành phố Bạc Liêu, hai huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi. Là vùng phát triển đô thị, trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ du lịch, giải trí chất lượng cao cấp vùng và quốc gia; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, rau sạch, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn và tập trung.
Phân bố hệ thống đô thị: Định hướng đến năm 2020 có 13 đô thị (trong đó có Cái Cùng là đô thị loại V). Đến năm 2030 dự kiến có 14 đô thị (thêm đô thị loại V Hưng Thành).
Trong hệ thống đô thị trung tâm và trung tâm các tiểu vùng thì đô thị Cái Cùng được xếp vào loại đô thị có chức năng tổng hợp.
Tỷ lệ đất giao thông phải đạt 18 – 25% quỹ đất xây dựng đô thị.
3.1.8Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu
Mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030:
+ 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
+ 100% lượng chất thải sinh hoạt dô thị phát sinh được thu gom và xử lý.
+ 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại đô thị được thu gom và xử lý.
+ 100% bùn bể phốt của các đô thị loại II và 50% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom và xử lý.
+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom xử lý.
Xử lý chất thải rắn: giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Xây dựng khu xử lý tập trung cho toàn tỉnh tại ấp 14, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình với diện tích là 22,8 ha. Hoặc tiếp tục mở rộng, nâng cấp quy mô bãi chôn lấp tại từng huyện.
3.2ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
3.2.1Các quan hệ nội, ngoại vùng đem đến động lực phát triển
Đô thị tồn tại và phát triển chủ yếu dọc theo hệ thống giao thông thủy bộ kết hợp là đường tỉnh ĐT.979B Xóm Lung – Cái Cùng, ĐT 977 Giồng nhãn – Gò Cát, ĐH.36 (đê Biển Đông_Nhà Mát – Gành Hào) và kênh Cống Cái Cùng.
Khu đô thị Cái Cùng chỉ cách QL1A khoản hơn 10 km dọc theo ĐT.979B Xóm Lung – Cái Cùng nên mối quan hệ với trung tâm huyện cũng rất thuận lợi, có điều kiện phát triển tốt trong tương lai.
Gần như kề cận với khu đô thị Cái Cùng tương lai còn có các quy hoạch phát triển kinh tế như Cảng cá Cái Cùng, khu neo đậu tránh trú bão Cái Cùng, Khu du lịch Sinh thái Vĩnh Thịnh, rừng ngập mặn ven biển…các khu này có vị trí sát với khu vực đô thị Cái Cùng tương lai, tạo nên sự hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau.
Nếu được khai thác đúng mức thì đô thị Cái Cùng sẽ trở thành một cửa ngỏ quan trọng của Hòa Bình nói riêng và Bạc Liêu nói chung với các hoạt động khai thác, du lịch, vận tải…về hướng biển Đông. thu hút mạnh về các lĩnh vực thương mại dịch vụ và sản xuất công nhiệp chế biến hải sản, thủy sản.
Theo quy hoạch phát triển ngành Văn hóa – thể thao – Du lịch thì giai đoạn 2015-2020 sẽ đón 2 triệu lượt khách du lịch (thu nhập đạt 3.000 tỷ), giai đoạn 2020-2030 đón hơn 4 triệu lượt khách (thu nhập từ du lịch đạt 12.000 tỷ). Khu đô thị Cái Cùng có các dự án du lịch liên quan đến khu vực sẽ thúc đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử, lễ hội. Khu đô thị khi đó sẽ hình thành các hạ tầng cơ sở để phục vụ cho công nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ chuyên chở…
Khu vực sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đạt yêu cầu hiệu quả cao và bền vững; gắn chặt sản xuất với chế biến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm; phát triển du lịch, dich vụ cảng biển; phát triển kinh tế gắn với văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguốn lợi thủy sản. Định hướng này đã được xác định trong quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 “phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020”.
Ngoài ra, trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh còn có điểm dân cư và tái định cư (238 hộ) tại ấp Vĩnh Mới với diện tích khoảng 26ha (từ Mương 1 đến kênh Hoành Tấu, cắp tuyến đê biển) thuộc dự án khu dân cư, tái định cư rừng phòng hộ ven biển đang triển khai xây dựng. Đây sẽ được xem như một trong các điểm kết nối trong mạng lưới các điểm dân cư lân cận.
3.2.2Hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bạc Liêu
Về không gian thành phố Bạc Liêu sẽ mở rộng về phía Đông, phía Nhà Mát. Đô thị vệ tinh của thành phố là thị trấn Hòa Bình và thị trấn Châu Hưng (trung tâm huyện lỵ của huyện Vĩnh Lợi mới). Trong tương lai khoảng không gian giữa thành phố Bạc Liêu, thị trấn Hòa Bình và thị trấn Châu Hưng sẽ hình thành một hệ thống đô thị liên kết chặt chẽ về kinh tế và xã hội.
Thị trấn Giá Rai đã được nâng cấp thành thị xã với chức năng chính là sản xuất công nghiệp, thương mại, tạo thành một đô thị đối trọng, bổ sung cho thành phố Bạc Liêu và trung tâm kinh tế biển Gành Hào.
Thị trấn Gành Hào sẽ phát triển lớn hơn về quy mô và chức năng, như một trung tâm kinh tế biển lớn của tỉnh, với dân số uớc khoảng 60 ngàn người vào năm 2020. Tại đây sẽ bố trí phát triển một hệ thống cảng, khu công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Dự kiến đến năm 2020, nâng cấp thị trấn Gành Hào trở thành một trong những thị xã của tỉnh nhằm phát huy lợi thế của trung tâm kinh tế biển.
Dự kiến thành lập một số thị trấn mới như: xã Vĩnh Hưng nâng cấp thành thị trấn Châu Hưng; xã Phong Thạnh Đông A nâng cấp thành thị trấn hoặc phường; xã Ninh Qưới A nâng cấp thành thị trấn Ninh Qưới A; xã Vĩnh Lộc A nâng cấp thành thị trấn Vĩnh Lộc A; xã Vĩnh Mỹ B nâng cấp thành thị trấn Vĩnh Mỹ B, xã Vĩnh Thịnh nâng cấp thành thị trấn Cái Cùng, thị trấn Ba Đình,… Cùng với các thị trấn Phước Long, các thị trấn mới ở phía Bắc sẽ hình thành chuỗi đô thị phía Bắc, tạo điều kiện khai thác những cơ hội khi Quốc lộ cặp kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ từ Cầu Sập nối với Quốc lộ 63 đi Kiên Giang được hoàn thành.
Song song với bố trí không gian đô thị là bố trí các khu dân cư nông thôn. Cùng với kinh tế và xã hội phát triển, mức sống dân cư được nâng cao việc bố trí thành các cụm tuyến dân cư, thuận lợi cho sinh hoạt đi lại và thực hiện các chương trình phát triển xã hội là rất cần thiết. Dự kiến trong tương lai sẽ hình thành các trung tâm cụm xã: Đình Thành, Long Thạnh, Long Điền, Định Thành - huyện Đông Hải; Ninh Thạnh Lợi - huyện Hồng Dân; Phước Long, Vĩnh Phú Tây - huyện Phước Long; Hiệp Thành - thành phố Bạc Liêu; Long Thạnh, Vĩnh Hậu, Châu Thới - huyện Vĩnh Lợi.
3.2.3Ảnh hưởng quan trọng của khu kinh tế Gành Hào, trung tâm điện lực… đến đô thị Cái Cùng tương lai.
Khu kinh tế biển Gành Hào có quy mô diện tích 20.978 ha, bao gồm Thị trấn Gành Hào, xã Long Điền Đông, xã Long Điền Tây và xã Điền Hải; với chức năng là khu kinh tế tổng hợp, khi định hình Khu kinh tế Gành Hào sẽ có các khu chức năng gồm: khu thuế quan, khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu cụm cảng và kho trung chuyển, khu trung tâm điện lực, khu đô thị, khu thương mại tài chính và du lịch dịch vụ tổng hợp, khu hành chính, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất chế biến muối và các sản phẩm từ muối...
Đây được xem là trung tâm công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu. Khu kinh tế biển Gành Hào khi được hình thành sẽ liên kết với các khu kinh tế trong vùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giữ vai trò là một trong những cửa ngõ giao thương trọng điểm trong vùng.
Cảng biển Gành Hào được quy hoạch là cảng biển tổng hợp địa phương (loại II, trong hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020), được xây dựng tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải. Cảng biển được xây dựng với diện tích 13 ha, có quy mô công suất 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng từ 5.000 đến 10.000 tấn. Các hạng mục xây dựng nơi đây gồm: khu bến thương mại tổng hợp, khu bến chuyên dùng của cơ sở công nghiệp, có quy mô lớn thuộc Khu kinh tế biển Gành Hào.
Trung tâm Điện lực tỉnh Bạc Liêu được quy hoạch ở vị trí tiếp giáp với khu vực quy hoạch Khu kinh tế biển Gành Hào, gần cửa biển Cái Cùng thuộc huyện Đông Hải, với quy mô dự kiến 1.000 ha (bao gồm phần đất liền và diện tích mặt nước biển liền kề). Tổng công suất thiết kế của Trung tâm Điện lực là 3.600 MW (cho cả 3 giai đoạn). Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 8. Vị trí đô thị Cái Cùng trong tỉnh Bạc Liêu. Bán kính ảnh hưởng 20km
|
3.2.4Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo thị
-
Diện tích khu đất quy hoạch: 103 ha.
-
Dân số dự kiến khi thực hiện quy hoạch:
-
Đến năm 2020: 4.000 dân.
-
Đến năm 2025: 6.000 dân.
-
Cốt xây dựng: ≥ +2,2m (hệ độ cao quốc gia Hòn Dấu).
-
Nước mưa và nước thải sinh hoạt thoát riêng hoàn toàn. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý qua hệ thống bể tự hoại xây dựng đúng kỹ thuật và được thu về trạm xử lý nước thải của khu quy hoạch trước khi thoát ra kênh rạch.
-
Rác thải được thu gom về bãi trung chuyển rác sau đó chuyển đến nơi xử lý rác chung của huyện.
3.2.5Tính chất và chức năng đô thị
3.2.5.1Tính chất:
Là một trong các trung tâm văn hóa–hành chính–dịch vụ của huyện Hòa Bình.
Là trung tâm về thương mại-nuôi trồng thủy sản-dịch vụ nghề cá.
Là đô thị trung chuyển kinh tế quan trọng giữa huyện đến xã, giữa các xã với nhau trên địa bàn lân cận ngoài huyện.
Là đô thị loại V, có vị trí chiến lược về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, an ninh quốc phòng của khu vực.
3.2.5.2Chức năng:
Dựa trên các động lực phát triển thì chức năng chủ yếu đến năm 2030 là: phát triển thương mại – dịch vụ (chủ yếu dịch vụ - hậu cần nghề cá, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản).
Hỗ trợ, phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biến và du lịch văn hóa lịch sử - lễ hội.
3.2.6Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng của thị trấn:
Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của vùng bao gồm các vùng biển lân cận xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguốn đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất trình độ công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng lớn ngoài con tôm.
Căn cứ vào cơ cấu sử dụng đất theo hiện trạng khảo sát, hiện nay quỹ đất xây dựng của thị trấn còn nhiều do khu vực hầu hết còn là đất nông nghiệp (ruộng muối).
Các công trình, nhà dân chủ yếu tập trung dọc tuyến lộ Xóm Lung – Cái Cùng nên trong tương lai cũng dễ dàng sắp xếp lại dân cư.
Khi đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp sẽ chuyển đổi theo cơ cấu mới làm tăng giá trị sử dụng đất cho địa phương và cả vùng chung quanh.
CHƯƠNG 4.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
4.1CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
4.1.1Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ diện tích ấp Vĩnh Lạc hiện hữu, thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu với quy mô diện tích khoảng 600 ha. Tuy nhiên vị trí nghiên cứu đề xuất thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đô thị khoảng 100 ha (vị trí, ranh thể hiện trên bản vẽ) và cụ thể như sau:
a. Vị trí quy hoạch xây dựng đô thị: vị trí quy hoạch thuộc ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có tứ cận như sau:
-
Phía Đông: giáp kinh Nông trường (hướng xã Vĩnh Hậu).
-
Phía Tây: giáp Kinh cống Cái Cùng - xã Long Điền Đông
(đường tỉnh ĐT.979B huyện Đông Hải).
-
Phía Nam: giáp đê Biên phòng - Biển Đông. (đường huyện ĐH.36)
-
Phía Bắc: giáp đê Trường Sơn - xã Vĩnh Mỹ A. (đường tỉnh ĐT.977).
b. Diện tích quy hoạch xây dựng đô thị:
Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 103ha.
4.1.2Quy mô dân số:
Bảng 12. Tỷ lệ tăng dân số
(Theo niên giám thống kê các năm của huyện Hòa Bình)
|
|
Dân số (người)
|
Dân số (người)
|
Tỉ lệ tăng dân số trung bình 4 năm
|
2009
|
2013
|
%/năm
|
Huyện Hòa Bình
|
107.075
|
109.859
|
0,65
|
Xã Vĩnh Thịnh
|
13.042
|
13.522
|
0,88
|
Như vậy, tỉ lệ tăng dân số trung bình của của toàn xã Vĩnh Thịnh theo ước tính đến năm 2020 là 14.384 người. Đến năm 2030 là 15.713 người.
Dân số ấp Vĩnh Lạc khoảng hơn 4.000 người, trong đó khu vực trong ranh giới lập quy hoạch có dân số khoảng hơn 3.200 người.
Tuy nhiên, đây đang là định hướng xây dựng khu trung tâm đô thị Cái Cùng trên cở sở hình thành từ một ấp (ấp Vĩnh Lạc) của xã Vĩnh Thịnh nên sẽ có hai xu hướng tăng dân số: xu hướng tăng tự nhiên và xu hướng tăng cơ học. Theo đó, ta có công thức dự báo dân số kết hợp 2 xu hướng đó như sau:
Pn = P0(1+t)n + P0(1+t)n + P0
Trong đó:
Pn : Dân số năm dự báo
P0 : Dân số năm hiện trạng
(1+t) : Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học theo các giai đoạn
n : Số năm dự báo
Dự kiến dân số khu vực quy hoạch theo các giai đoạn:
-
Dự báo năm 2020 khoảng 4.000 người.
-
Dự báo năm 2025 khoảng 6.000 người.
Dân số tính toán toàn đô thị Cái Cùng Vĩnh Thịnh là 6.000 người. Trong đó chủ yếu là tăng dân cơ học do việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị Cái Cùng cũng như các dự án trọng điểm lân cận sẽ thu hút được dân số vào khu vực quy hoạch.
4.1.3Quy mô đất đai:
Dự kiến diện tích đất xây dựng đô thị theo các giai đoạn:
-
Năm 2020 khoảng 75 ha.
-
Năm 2025 khoảng 103 ha.
4.1.4Các tính chất chính của khu vực nghiên cứu:
- Là một trong các trung tâm văn hóa–hành chính–dịch vụ của huyện Hòa Bình, hỗ trợ cho thị trấn Hòa Bình.
- Là trung tâm về thương mại-nuôi trồng thủy sản-dịch vụ nghề cá.
- Là đô thị trung chuyển kinh tế quan trọng giữa huyện đến xã, giữa các xã với nhau trên địa bàn lân cận trong và ngoài huyện.
- Là đô thị loại V, có vị trí chiến lược về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, an ninh quốc phòng của khu vực.
4.1.5Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
- Dựa trên các chỉ tiêu áp dụng cho đô thị loại V
4.1.5.1Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị:
+ Dự kiến chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị đến năm 2020:
Diện tích đất dân dụng: 40ha, bình quân 100m2/người
+ Dự kiến chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị đến năm 2025 (tầm nhìn 2030) :
Diện tích đất dân dụng: 66ha, bình quân 110m2/người
4.1.5.2Cấp điện:
+ Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng giai đoạn ngắn hạn:
400 KWh/người.năm
+ Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng giai đoạn dài hạn:
1000 KWh/người.năm
+ Tiêu chuẩn cấp điện công nghiệp: 50-350 KWh/ha
4.1.5.3Cấp nước:
+ Giai đoạn ngắn hạn: >= 80lít/người.ngày.
+ Giai đoạn dài hạn : >= 100lít/người.ngày.
4.1.5.4Hệ thống thoát nước được thiết kế theo hình thức thoát nước riêng hoàn toàn bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước mưa.
+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt.
4.1.5.5Chất thải rắn:
+ Chỉ tiêu thu gom rác sinh hoạt : 0,8 kg/người.ngày
+ Chỉ tiêu thu gom rác công nghiệp: 0,3-0,5tấn/ha/ngày
4.2PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH:
4.2.1Cơ cấu tổ chức quy hoạch:
Đô thị Cái Cùng được quy hoạch bao gồm các khu chức năng:
+ Đất xây dựng khu trung tâm hành chính đô thị Cái Cùng.
+ Đất xây dựng các công trình dịch vụ, chợ.
+ Đất xây dựng công trình công cộng: trường học, công trình TDTT, bến bãi...
+ Đất xây dựng nhà ở.
+ Đất xây dựng khu nuôi trồng hải sản và dịch vụ nghề cá.
+ Đất cây xanh công cộng.
+ Đất mặt nước công cộng.
+ Đất giao thông đối nội và đối ngoại.
* Phương án cơ cấu quy hoạch:
Phương án 01 (phương án chọn): Mở mới trục chính đô thị phía sau khu dân cư hiện hữu, tạo thành trục chính đô thị tương lai. Từ đây các khu chức năng đô thị sẽ lan tỏa ra toàn đô thị, đáp ứng quy định về kính phục vụ nhưng vẫn giữ được sự tập trung, tạo điểm nhấn cho đô thị. Cải tạo tuyến giao thông hiện hữu nhằm phục vụ chủ yếu cho khu dân cư hiện hữu. Di dời một số hộ dân sống cặp kinh Cống Cái Cùng để xây dựng tuyến đường dọc kênh kết hợp cây xanh sẽ tạo được hành lang an toàn sông cũng như trục cảnh quan bờ kênh thông thoáng và đẹp hơn. Các khu vực phạu vụ hậu cần nghề cá và hạ tầng kỹ thuật của đô thị được bố trí hợp lý tại các đầu đô thị sẽ phục vụ tốt cho việc kết nối với bên ngoài.
Ưu điểm: Phát triển đô thị hợp lý hơn khi xây dựng mới tập trung chủ yếu khu đất trống, ruộng muối. Không gây xáo trộn nhiều đến dân cư hiện hữu.
Khuyết điểm: San lấp kênh nước lộ hậu có thể ảnh hưởng nuôi trồng. Tuy nhiên, khi hình thành hoàn chỉnh khu đô thị thì sẽ không còn diện tích đất nuôi trồng sử dụng nước từ kênh này.
Phương án 02 (phương án so sánh): Lấy tuyến giao thông hiện hữu của khu vực làm trục chính. Phát triển, xây dựng các công trình công cộng dựa trên hệ thống các công trình đã có. Giữ lại tuyến kênh thuộc lộ hậu (phía sau khu dân cư hiện hữu) làm thành trục cảnh quan sông nước. Xung quanh tuyến này sẽ xây dựng các khu dân cư tập trung và một các công trình thuộc hạ tầng xã hội quy mô lớn như công viên, khu thể dục thể thao của đô thị.
Ưu điểm: Đô thị từ khu vực hiện hữu sẽ có điều kiện tốt về hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển, có không gian mặt nước giữa đô thị.
Khuyết điểm: Khu hiện hữu sẽ manh mún. Tuyến kênh lộ hậu giữ lại phải mở rộng, nạo vét thường xuyên, tốn chi phí xây dựng kè, đường, cầu hai bên. Tổng thể đô thị bị chia cắt, không liên hoàn.
4.2.2Định hướng tổ chức không gian:
- Phát triển đô thị về hướng Đông.
- Cố gắng giữ lại khu dân cư hiện hữu dọc theo khu vực kinh cống Cái Cùng
- Cải tạo, chuyển đổi vị trí kênh thủy lợi (lộ hậu) hiện hữu trong khu quy hoạch.
- Đô thị phát triển theo tuyến kinh cống Cái Cùng phát triển về hướng Đông.
- Khu vực giáp kinh đê Biên phòng và một phần dọc kinh cống Cái Cùng định hướng đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Bờ kinh Cống Cái Cùng được cải tạo và làm bờ kè trang trí, dọc theo bờ kinh là đường kết hợp mảng xanh nhỏ (đường giao thông cảnh quan dọc kinh). Khai thác cảnh quan kinh rạch, điều hòa thoát nước cho Khu trung tâm thị trấn.
- Đất công trình công cộng bố trí tập trung tạo trục hướng ra kinh cống Cái Cùng, tạo điểm nhấn cho toàn khu quy hoạch.
- Tăng tối đa mật độ cây xanh đô thị (cao hơn từ 30% đến 50%).
4.2.3Bố cục không gian khu vực trọng tâm:
- Bố cục không gian kiến trúc các khu vực trọng tâm, công trình công cộng, với tòa nhà thương mại nằm trên trục chính đô thị với lộ giới 30M. Trên trục đường này là khu đất quảng trường cây xanh TDTT, đối diện là khu hảnh chính, giáo dục...tạo nên bộ mặt khang trang, hiện đại cho khu vực này.
- Bố trí công viên cây xanh dọc theo kinh Cống Cái Cùng.... Việc bố trí trên để không gian đô thị sinh động, hài hòa, mang đặc trưng sông nước.
- Yếu tố phát triển kinh tế, TTCN thể hiện qua việc bố trí khu cảng cá và khu TTCN.
4.3ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG:
4.3.1Các căn cứ tính toán chỉ tiêu:
Căn cứ vào các khảo sát hiện trạng và nhu cầu phát triển của đô thị Cái Cùng, áp dụng các quy định hiện hành và Tiêu chuẩn Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành. Định hướng các chỉ tiêu kỹ thuật của đồ án.
* Theo điều 2.4.2- QCXDVN 01:2008/BXD, quy định về quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở, chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình tối thiểu 8m2/người, không vượt quá 50m2/người.
* Chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị (áp dụng cho đô thị loại V - 6.000 dân):
Bảng 13. Chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị
(áp dụng cho đô thị loại V - 6.000 dân)
|
Phân loại
|
Chỉ tiêu sử dụng
|
Chỉ tiêu diện tích tối thiểu (m2)
|
Cây xanh trong khu ở
|
2m2/người
|
12.000
|
Cây xanh sử dụng ngoài khu ở
(Đô thị loại V)
|
4m2/người
|
24.000
|
Tổng cộng
|
|
36.000
|
* Quỹ đất sử dụng cho hạ tầng giao thông (đô thị loại V): 16-18%.
* Theo điều 2.5.2 - QCXDVN 01:2008/BXD. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản (áp dụng cho dân số 6.000 người):
Bảng 14. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản
|
Loại công trình
|
Cấp
quản lý
|
Chỉ tiêu sử dụng
công trình tối thiểu
|
Chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu
|
Chỉ tiêu diện tích tối thiểu (m2)
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
|
Tổng số dân
|
6.000 dân
|
1. Giáo dục
|
19.800 m2
|
a. Trường mẫu giáo
|
Đơn vị ở
|
chỗ/1.000 người
|
50
|
15 m2/1 chỗ
|
4.500
|
b. Trường tiểu học
|
Đơn vị ở
|
chỗ/1.000 người
|
65
|
15 m2/1 chỗ
|
5.850
|
c. Trường trung học cơ sở
|
Đơn vị ở
|
chỗ/1.000 người
|
55
|
15 m2/1 chỗ
|
4.950
|
d. Trường phổ thông trung học, dạy nghề
|
20.000dân/trường
|
chỗ/1.000người
|
40
|
15 m2/1 chỗ
|
4.500
|
2. Y tế
|
5900 m2
|
a. Trạm y tế
|
Đơn vị ở
|
trạm
|
1
|
500 m2/trạm
|
500
|
b. Phòng khám đa khoa
|
Đô thị
|
Công trình /
đô thị
|
1
|
3.000 m2/trạm
|
3.000
|
c. Bệnh viện đa khoa
|
Đô thị
|
giường bệnh / 1.000người
|
4
|
100 m2/giường
|
2.400
|
3. Thể dục thể thao
|
68.000 m2
|
a. Sân luyện tập
|
Đơn vị ở
|
|
|
0,5 m2/người
|
3.000
|
0,3 ha/công trình
|
b. Sân thể thao cơ bản
|
Đô thị
|
|
|
0,6 m2/người
|
10.000
|
1,0 ha/công trình
|
c. Sân vận động
|
Đô thị
|
|
|
0,8 m2/người
|
25.000
|
2,5 ha/công trình
|
d. Trung tâm TDTT
|
Đô thị
|
|
|
0,8 m2/người
|
30.000
|
3,0 ha/công trình
|
4. Văn hoá
|
38.000 m2
|
a. Thư viện
|
Đô thị
|
|
|
0,5 ha/công trình
|
5.000
|
b. Triển lãm
|
Đô thị
|
|
|
1,0 ha/công trình
|
10.000
|
c. Nhà hát
|
Đô thị
|
số chỗ/ 1.000người
|
5
|
1,0 ha/công trình
|
10.000
|
d. Nhà văn hoá
|
Đô thị
|
số chỗ/ 1.000người
|
8
|
0,5 ha/công trình
|
5.000
|
5. Chợ
|
Đô thị
|
công trình /
đơn vị ở
|
1
|
0,8ha /công trình
|
8.000
|
4.3.2Phân khu chức năng sử dụng đất:
BẢNG 15. CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT TÒAN ĐÔ THỊ
|
S
T
T
|
THÀNH PHẦN ĐẤT
|
PHƯƠNG ÁN
Đơn vị tính
(m²/người)
|
GIAI ĐOẠN 1
ĐẾN NĂM 2020 (m2)
|
GIAI
ĐOẠN 2
ĐẾN NĂM 2025
(m2)
|
TỈ LỆ (%)
|
A
|
ĐẤT DÂN DỤNG
|
111,76
|
568.346
|
670.569
|
64,91
|
1
|
ĐẤT Ở
|
50,2
|
251.343
|
301.396
|
29,18
|
|
- ĐẤT Ở
|
|
125.339
|
175.392
|
16,98
|
|
- ĐẤT Ở + DVTM ĐA CHỨC NĂNG
|
|
114.275
|
114.275
|
11,06
|
|
- ĐẤT Ở + DV NGHỀ CÁ
|
|
11.729
|
11.729
|
1,14
|
2
|
ĐẤT CÔNG CỘNG
|
11,7
|
70.318
|
70.318
|
6,81
|
|
- ĐẤT UỶ BAN NHÂN DÂN
|
|
8.400
|
8.400
|
0,81
|
|
- ĐẤT GIÁO DỤC
|
|
27.074
|
27.074
|
2,62
|
|
- ĐẤT XÂY TRUNG TÂM Y TẾ
|
|
2.487
|
2.487
|
0,24
|
|
- ĐẤT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
|
|
10.600
|
10.600
|
1,03
|
|
- ĐẤT CHỢ
|
|
14.504
|
14.504
|
1,40
|
|
- ĐẤT QUỐC PHÒNG, AN NINH, KIỂM LÂM
|
|
7.253
|
7.253
|
0,70
|
3
|
- DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐA CHỨC NĂNG
|
6,4
|
38.285
|
38.285
|
3,71
|
4
|
- ĐẤT CÔNG VIÊN CÂY XANH, TDTT
|
18,3
|
96.226
|
109.900
|
10,64
|
5
|
- ĐẤT GIAO THÔNG
|
25,1
|
112.192
|
150.670
|
14,59
|
B
|
ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG
|
35,0
|
190.936
|
362.462
|
35,09
|
|
- ĐẤT CÔNG TRÌNH TTCN
|
12,8
|
47.815
|
76.978
|
7,45
|
|
- ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI
|
8,0
|
48.235
|
48.235
|
4,67
|
|
- ĐẤT QUẢNG TRƯỜNG
|
3,6
|
21.678
|
21.678
|
2,10
|
|
- ĐẤT BẾN BÃI, KHO TÀNG, TRẠM XĂNG
|
8,4
|
50.582
|
50.582
|
4,90
|
|
- TRẠM CẤP NƯỚC
|
0,4
|
2.500
|
2.500
|
0,24
|
|
- TRẠM TRUNG CHUYỂN RÁC, XL NƯỚC THẢI
|
1,7
|
v
|
10.262
|
0,99
|
|
- ĐẤT CÂY XANH CÁCH LY
|
|
20.126
|
27.119
|
2,63
|
|
- ĐẤT DỊCH VỤ TỔNG HỢP
|
|
v
|
125.108
|
12,11
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
759.300
|
1.033.031
|
100
|
4.3.2.1Đất ở
Đất ở khu vực hiện hữu và đất ở đề xuất quy hoạch mới như: đất ở, đất ở dịch vụ nghề cá, đất ở dịch vụ đa chức năng.
4.3.2.2Đất tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp chủ yếu là các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương. Ưu tiên các ngành công nghiệp có lợi thế như: Công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp muối và sản phẩm từ muối, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản, hậu cần nghề cá.
Trên cơ sở nhu cầu sản xuất và dự trữ của đô thị Cái Cùng, do phía Nam đô thị là tuyến ĐH.36 (Nhà Mát-Gành Hào) là tuyến đối ngoại kết nối đô thị, phù hợp quá trình tiếp cận và chuyên chở nên khu Tiểu thủ công nghiệp tập trung của đô thị Cái Cùng bố trí tiếp cận khu vực này:
4.3.2.3Hệ thống các trung tâm (hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ, vui chơi giải trí,…):
-
Hành chính:
Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm:
- Ủy Ban Nhân Dân xã Vĩnh Thịnh giữ nguyên vị trí hiện hữu.
- Công an, cơ quan quân sự bố trí cạnh Ủy Ban Nhân Dân xã.
b. Văn hóa, dịch vụ thương mại, cây xanh thể dục thể thao và vui chơi giải trí:
Hệ thống quảng trường, trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, cây xanh thể dục thể thao và vui chơi giải trí của đô thị được bố trí tập trung tại khu vực trung tâm và cặp các trục đường chính như đường số 3, 4, 8, 9, 10.
Đất dịch vụ nghề cá bố trí tại góc ngả ba kinh cống Cái Cùng và kinh đê Biên Phòng.
Chợ bố trí gần khu vực chợ chợ hiện hữu kết hợp bến tàu khách.
c. Giáo dục:
- Trường Tiểu học giữ nguyên vị trí hiện hữu kết hợp với trường Trung học cơ sở nên có tăng thêm diện tích.
- Một trường mầm non bố trí cạnh trường tiểu học hiện hữu, một trường bố cạnh trường Trung học phổ thông quy hoạch mới về phía mở rộng đô thị (hướng Đông). Việc bố trí này phù hợp với quy định về bán kính phục vụ của giáo dục.
d. Y tế:
- Bố trí trạm y tế cạnh bên đất trường mầm non, tại góc đường số 3 và 11.
4.3.2.4Đất bến bãi, trạm:
- Bến xe khách, bến xe hàng hóa, bãi đỗ xe, bãi tập kết hàng hóa thủy bộ bố trí trên trục đường số 3 và số 2, cùng chung khu đất nên tạo thuận lợi trong hoạt động.
- Trạm trung chuyển rác và xử lý rác thải bố trí cuối hướng gió (hướng Đông Bắc).
- Ngoài ra, theo Quy hoạch xã nông thôn mới được duyệt thì khu tập trung và xử lý rác của toàn xã Vĩnh Thịnh được xây dựng mới tại khu vực Mương 7, ấp Vĩnh Tiến với diện tích khoảng 2ha.
4.3.2.5Định hướng đất xây dựng nghĩa trang:
Đô thị trung tâm không thích hợp bố trí nghĩa trang. Khi bố trí nghĩa trang cho khu vực cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
-
Yêu cầu về địa điểm xây dựng nghĩa trang
- Khi lựa chọn địa điểm nghĩa trang, phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị.
- Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ở ngoài đô thị (hướng Đông bắc của đô thị), phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoặc dân cư nông thôn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ở cuối hướng gió so với khu dân cư.
-
Quy định về sử dụng đất nghĩa trang:
- Quy mô sử dụng đất nghĩa trang cần được dự báo trên cơ sở dự báo về dân số đô thị. Toàn xã Vĩnh Thịnh, dân số đến 2030 dự báo 14.969 người, với tỉ lệ chết 0,44% (theo niên giám thống kê năm 2011 – huyện Hòa Bình).
- Số người chết mỗi năm: 65 người.
- Thời gian hoạt động: 20 năm.
- Chỉ tiêu sử dụng đất cho một phần mộ:
+ Mộ hung táng, chôn cất 1 lần: ≤5m2/mộ.
+ Mộ cải táng: ≤3m2/mộ.
- Quy mô đất nghĩa trang: ≥6.500 m2. Đề xuất : 10.000 m2
-
Quy định khoảng cách ATVMT của nghĩa trang:
Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường (ATVMT) nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở... được quy định như sau:
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng, và 500m khi có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng;
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu của nghĩa trang cát táng: 100m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung là 2.500m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mặt nước (sông, hồ, biển) không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với nghĩa trang hung táng: 300m;
+ Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.
- Khoảng cách ATVMT tối thiểu từ nghĩa trang hung táng tới đường giao thông vành đai đô thị, đường sắt là 200m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.
- Khoảng cách ATVMT nhỏ nhất từ công trình hỏa táng xây dựng mới đến khu dân cư, công trình công cộng và dân dụng gần nhất: 500m.
- Trong vùng ATVMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, truyền tải xăng dầu...;
-
Đề xuất vị trí nghĩa trang:
- Hiện nay khu vực xã Vĩnh Thịnh đã có quy hoạch nông thôn mới được duyệt, trong đó đã định hướng nghĩa trang từ trần sẽ đặt tại khu vực ấp Vĩnh Tiến (ngoài ranh lập quy hoạch của đồ án) với quy mô khoảng 5.000m2, cách khu vực quy hoạch đô thị Cái Cùng khoảng 3-4km. Quy mô và vị trí này cơ bản đáp ứng theo quy định sử dụng đất cho nghĩa trang.
4.3.2.6Đất dịch vụ tổng hợp và sản xuất nông - ngư nghiệp:
- Khu vực phía Đông, đây là khu vực bao bọc tòan bộ đô thị Cái Cùng, tạo quỹ đất phát triển đô thị nhưng cũng đồng thời là khu vực mang lại không gian xanh đặc trưng nông thôn tiến tới mô hình đô thị kết hợp với sản xuất nông nghiệp.
Bảng 16. Thống kê chi tiết các loại đất trong đô thị
|
TT
|
Thành phấn đất
|
Đơn vị (m2)
|
1
|
- Đất ở
|
175.392
|
2
|
- Đất ở + dịch vụ thương mại đa chức năng
|
114.275
|
3
|
- Đất ở + dịch vụ nghề cá
|
11.729
|
4
|
- Uỷ ban nhân dân
|
8.400
|
5
|
- Đất xây giáo dục
|
27.074
|
|
* Trường Tiểu học, Trung học cơ sở (cấp 1, cấp 2)
|
12.000
|
* Trường Trung học phổ thông (cấp 3)
|
10.824
|
* Trường mẫu giáo
|
4.250
|
- Đất trung tâm y tế
|
2.487
|
6
|
- Đất công trình văn hóa
|
10.600
|
7
|
- Đất an ninh
|
2.500
|
8
|
- Đất quốc phòng
|
3.013
|
9
|
- Đất hạt kiểm lâm
|
1.740
|
10
|
- Đất trung tâm thể dục thể thao
|
20.168
|
11
|
- Đất công viên cây xanh
|
89.732
|
12
|
- Đất quảng trường
|
21.678
|
13
|
- Trạm cấp nước
|
2.500
|
14
|
- Đất cây xanh cách ly
|
27.119
|
15
|
- Đất công trình Tiểu thủ công nghiệp
|
76.978
|
16
|
- Đất trạm xăng
|
5.541
|
17
|
- Đất bến bãi
|
45.041
|
|
* Đất bến tàu
|
10.191
|
|
* Đất bãi xe
|
5.825
|
|
* Đất bến xe hàng hóa
|
5.825
|
|
* Đất bến xe khách
|
9.742
|
|
* Đất bến bãi tập kết hàng hóa đường thủy + đường bộ
|
13.458
|
18
|
- Đất trạm trung chuyển rác, xử lý nước thải
|
10.262
|
19
|
- Đất chợ
|
14.504
|
20
|
- Đất thương mại dịch vụ đa chức năng
|
38.285
|
21
|
- Đất dịch vụ tổng hợp
|
125.108
|
4.4TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
Quy hoạch chung đô thị Cái Cùng với tầm nhìn đến năm 2030, sẽ phát triển đô thị chủ yếu theo hướng dọc theo kinh Cống Cái Cùng (khu vực xóm Lung_Cái Cùng) và mở rộng về phía Đông của kinh, nơi đất ruộng muối là chủ yếu. Theo đó từng bước xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng công trình xã hội đáp ứng với quy mô dân số của khu vực trong từng giai đoạn phát triển của đô thị.
Hướng phát triển về phía Đông này sẽ phải chuyển đổi đất làm muối thành đất phi nông nghiệp. Việc này đã được định hướng và thống nhất trong quy hoạch nông thôn mới của xã Vĩnh Thịnh (kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của quy hoạch nông thôn mới).
Việc phát triển Khu kinh tế biển Gành Hào, trung tâm Điện lực tỉnh Bạc Liêu, Điện gió Bạc Liêu…là các dự án lớn, lâu dài có tác động đến cả cấp tỉnh, cấp vùng. Do đó, đô thị Cái Cùng với tầm nhìn đến 2030 vẫn mang nhiều tác động, ảnh hưởng của các dự án lớn trên. Đây chính là một trong các tiền đề quan trọng trong sự phát triển bền vững của đô thị Cái Cùng.
Ngoài ra, theo định hướng phát triển đô thị của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu được phê duyệt, đô thị Cái Cùng (huyện Hòa Bình) sẽ nâng thành thị trấn Cái Cùng trong tương lai.
4.5ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ:
4.5.1Chuẩn bị kỹ thuật:
- Cao độ thiết kế san nền đề xuất của khu vực là: +1,8m (Cao độ Hòn Dấu). (Cốt cao độ trên đã đồng bộ với cao độ san nền đề xuất của quy hoạch nông thôn mới xã Vĩnh Thịnh)
- Cốt xây dựng đề xuất cho khu vực là: +2,2m (Cao độ Hòn Dấu). (Cốt nền xây dựng dự phòng cao hơn cao độ thiết kế san nền từ 15-20% để duy trì, chứa và khai thông hệ thống mặt nước ao hồ, kênh rạch trong đô thị nhằm mục tiêu ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu).
- Độ dốc địa hình đối với mặt phủ tự nhiên : i³ 0,1%.
- Hướng dốc chính về phía kinh cống Cái Cùng, kinh Đê Trường Sơn, kinh Đê Biên Phòng.
- Tổng diện tích san lấp: 1.033.031 m².
- Tổng khối lượng đào đắp: khoảng 482.854 m³ (đất đắp).
- Cao độ hiện trạng bình quân: +1,4 m.
- Cao độ san lấp tính toán thấp nhất: +1,8 m.
- Chiều cao san lấp trung bình: +0,4 m.
- Thoát nước mưa:
Hướng dốc thoát nước mưa theo hướng dốc chính của thị trấn nêu trên.
Bảng 17. Khái toán kinh phí san nền
Vật tư
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá
(đồng)
|
Thành tiền
(đồng)
|
Khối lượng đất đắp
|
m³
|
482.854
|
80.000
|
39.612.000.000
|
4.5.2Quy hoạch giao thông:
Tỉ lệ đất giao thông đạt 19,26%
Cao độ kết cấu giao thông đề xuất:
+ Chân bó vĩa: +2.0 (Cao độ Hòn dấu)
+ Đỉnh gờ bó vĩa: +2.2 (Cao độ Hòn dấu)
4.5.2.1Giao thông đối ngoại:
Có 1 tuyến đối ngoại: trục chính LG 30m (6-7.5-3-7.5-6), hai bên tuyến này bố trí các công trình trọng tâm, qua trọng của đô thị, phần còn lại bố trí công trình ở kết hợp dịch vụ đa chức năng.
Trục chính đô thị: theo ý kiến góp ý, kết luận qua các cuộc họp thống nhất quy hoạch Đô thị Cái Cùng là loại V nhưng giao thông nên áp các tiêu chuẩn đô thị loại IV nhằm chuẩn bị cho sự phát triển của đô thị trong tương lai cuãng như tạo điểm nhấn trong đô thị. Định hướng đường trục chính này ở khu vực đất ruộng muối hiện hữu nên không gây xáo trộn dân cư trong giai đoạn đầu.
4.5.2.2Giao thông đối nội:
- Trục hành chính, dịch vụ, quảng trường LG 17.5m (5-7.5-5).
- Trục các công trình văn hóa, TDTT cây xanh có lộ giới 19m (5-9-5).
- Trục dọc kinh Cống Cái Cùng có lộ giới 15.5 (4-7.5-4).
4.5.2.3Giao thông thủy:
Kinh Cống Cái Cùng đoạn qua khu đô thị được nạo vét đạt bề rộng 60m và kè trang trí tạo cảnh quan và giao thông vận tải. Đây là tuyến kênh quan trọng để liên hệ bằng đường thủy với các vùng lân cận.
Đường ĐH.36 (đê Biển Đông) qua kinh cống Cái Cùng đang được thi công cầu kết hợp cống (Dự án Cống đập trụ đỡ do Sở Nông nghiệp làm chủ đầu tư). Vị trí này nằm ở phía nam khu đô thị Cái Cùng, cách khoảng 800m.
4.5.2.4Các vị trí kết nối qua các kênh xung quanh khu quy hoạch:
Đối với kênh Đê Trường Sơn: sẽ xây dựng cầu mới. Tư vấn đề xuất phương án như sau: Dịch chuyển cầu lớn qua kinh Cái Cùng (theo quy hoạch ngành giao thông, nhằm kết nối ĐT.977) về phía Bắc (hướng QL1A) nhằm hợp lý hơn trong kết nối (tránh sạt lở ngã 4 sông, phù hợp với hiện trạng giao thông phía bờ Long Điền Đông, huyện Đông Hải).
Đối với kênh Đê Biên phòng: xây dựng mới cầu cho đường LG 30m. Có cầu hiện hữu cho đường LG 19m.
Đối với kênh cống Cái Cùng: cầu qua kênh Cái Cùng (kết nối Xóm Lung Cái Cùng của huyện Đông Hải với trung tâm xã Vĩnh Thịnh của huyện Hòa Bình) mặc dù nằm ngoài quy hoạch giao thông vận tải nhưng là cầu hiện hữu vừa được xây dựng năm 2014. Cầu này sẽ là một vị trí kết nối cộng thêm so với các vị trí kết nối của đô thị Cái Cùng đã được định hướng, hoạch định trong các đồ án quy hoạch hạ tầng cảu tỉnh Bạc Liêu.
Theo đồ án quy hoạch đô thị Cái Cùng, cầu sẽ kết nối vào đường số 6, nối bờ Đông (huyện Hòa Bình) với bờ Tây (huyện Đông Hải) của kinh Cái Cùng. Hiện trạng, cầu có kết cấu BTCT (xem hình ở Bảng 10) đã được đặt tên cầu Cái Cùng có chiều dài 45,7m, chiều rộng thông xe là 2m, chiều rộng thông thuyền 16m, chiều cao thông thuyền 3,5m. Hiện tại, do phía Long Điền Đông chưa có đường giao thông xe oto nên cầu chỉ lưu thông xe 2 bánh. Đồ án quy hoạch kiến nghị giữ cầu theo hiện trạng trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển đô thị trong giai đoạn ngắn hạn. Giai đoạn dài hạn, và định hướng phát triển theo tầm nhìn sẽ nâng cấp cầu này theo nhu cầu sử dụng tại thời điểm đó.
4.5.2.5Giao thông vành đai:
Để thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu trong tương lai, hệ thống đường vành đai của đô thị gồm đường số 3,16, 1, 2’, 19, 5 sẽ được nâng cao độ mặt đường hoàn thiện lên 2,5 (mốc cao độ hòn dấu).
Bảng 18. Thống kê giao thông
|
TT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
ĐIỂM MỐC
|
CHIỀU DÀI
|
KÍCH THƯỚC (M)
|
KHOẢNG LÙI
|
LỘ GIỚI (M)
|
ĐIỂM ĐẦU
|
ĐIỂM CUỐI
|
(M)
|
LỀ TRÁI (M)
|
LÒNG ĐƯỜNG (M)
|
LỀ PHẢI (M)
|
LỀ TRÁI (M)
|
LỀ PHẢI (M)
|
|
ĐƯỜNG SỐ 1
|
1A
|
1B
|
618
|
5
|
9
|
5
|
3
|
0
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 1'
|
1B
|
1C
|
823
|
4
|
7,5
|
4
|
3
|
0
|
15,5
|
|
ĐƯỜNG SỐ 2
|
2A
|
2B
|
643,5
|
4
|
6
|
4
|
3
|
3
|
14
|
|
ĐƯỜNG SỐ 2'
|
1C
|
2C
|
505
|
5
|
9
|
5
|
0
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 3
|
3A
|
3B
|
615,5
|
5
|
9
|
5
|
3
|
0
|
19
|
3B
|
3C
|
878
|
6
|
7,5-3-7,5
|
6
|
6
|
6
|
30
|
3C
|
3D
|
387,6
|
6
|
18
|
6
|
0
|
0
|
30
|
|
ĐƯỜNG SỐ 4
|
4A
|
4B
|
1153
|
5
|
9
|
5
|
3
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 5
|
5A
|
5B
|
1505
|
5
|
9
|
5
|
0
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 6
|
6A
|
6B
|
566
|
5
|
9
|
5
|
3
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 7
|
7A
|
7B
|
189,8
|
4
|
6
|
4
|
3
|
3
|
14
|
|
ĐƯỜNG SỐ 8
|
7B
|
8A
|
412
|
5
|
7,5
|
5
|
3
|
0
|
17,5
|
|
ĐƯỜNG SỐ 9
|
9A
|
9B
|
109
|
5
|
7,5
|
5
|
3
|
0
|
17,5
|
|
ĐƯỜNG SỐ 10
|
10A
|
10B
|
109
|
5
|
7,5
|
5
|
0
|
3
|
17,5
|
|
ĐƯỜNG SỐ 11
|
11A
|
11B
|
189,8
|
5.0
|
7,5
|
5
|
3
|
3
|
17,5
|
|
ĐƯỜNG SỐ 12
|
1C
|
12A
|
554
|
5
|
9
|
5
|
3
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 13
|
13A
|
13B
|
510
|
5
|
9
|
5
|
0
|
0
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 14
|
14A
|
14B
|
97,3
|
5
|
9
|
5
|
0
|
3
|
19
|
|
ĐƯỜNG SỐ 15
|
15A
|
3B
|
210
|
5
|
12
|
5
|
3
|
0
|
22
|
|
ĐƯỜNG SỐ 16
|
16A
|
1B
|
124
|
5
|
9
|
5
|
3
|
0
|
19
|
4.5.2.6Bến bãi giao thông:
Bố trí bến xe khách và hàng hóa bố trí tại khu vực góc giao giữa đường số 2, 3 và đường số 12, bên cạnh khu vực kho tàng để thuận tiện việc vận tải hành khách và hàng hóa đến và đi của đô thị.
Bố trí bến tàu khách bố trí tại khu vực thương mại chính của đô thị, kết hợp bờ kè vừa đáp ứng nhu cầu vận tải vừa tạo cảnh quan sông nước đặc trưng cho thị trấn.
Để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan làm việc và khách vãng lai, bố trí bãi đậu xe tại khu vực bến bãi, cặp đường số 2 và số 3.
Bảng 19. Khái toán kinh phí xây dựng giao thông
Vật tư
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá
(đồng)
|
Thành tiền
(đồng)
|
Mặt đường
|
m2
|
105.400
|
700.000
|
73.780.000.000
|
Vỉa hè
|
m2
|
93.400
|
170.000
|
15.878.000.000
|
Tổng
|
89.658.000.000
|
4.5.3Định hướng cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước sinh hoạt:
4.5.3.1Định hướng Cấp nước:
Nguồn nước:
Xã Vĩnh Thịnh chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm bên dưới mặt đất để cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Hiện trạng khu vực có một trạm cấp nước đang hoạt động cung cấp nước cho 525 hộ dân sống trong khu vực. Về lâu dài cần đầu tư nâng cấp trạm cấp nước hiện hữu lên đạt công suất 1500m³/ngđ đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực quy hoạch.
b. Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt qi = 100 lít/ người/ ng.đêm
- Lưu lượng nước công trình công cộng, dịch vụ qc =5%xqsh (lượng nước cấp nước sinh hoạt).
- Lưu lượng nước phục vụ chữa cháy qcc= 15%qsh.
- Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường qt = 3lít/m2-ngđ.
- Lưu lượng nước rò rỉ qr= 10%xqsh
- Lưu lượng nước dự phòng qdp = 10 % xqsh.
Lưu lượng nước phục vụ chữa cháy: qcc=(15 lít/s x 1đám cháyx3h).
TCXDVN 33-2006: Mạng lưới đường ống.
TCXD 233-1999: Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước.
- Thiết kế cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn về cung cấp nước sạch đã qua xử lý và nhằm phát triển tương lai.
c. Dự báo nhu cầu dùng nước:
Tổng diện tích quy hoạch: 103Ha, lưu lượng dự kiến nước tính toán để cấp cho khoảng 6.000 người.
Hệ thống cung cấp nước phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, áp lực, lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu trong đô thị, gồm:
+ Lưu lượng dùng nước sinh hoạt qsh
|
|
|
qsh=qi.N.Kngđ/1000
|
480
|
m³/ngđ
|
Kngđ(0,7-0,8):Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm
|
N: Số người sử dụng nước
|
|
+ Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường:
|
|
|
qt=F.qt:
|
639
|
(m³/ngđ)
|
F: Diện tích cần tưới(m2)
|
213.313
|
(m2)
|
+Lưu lượng nước phục vụ công cộng:
|
|
|
qc=15%xqsh:
|
72
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng rò rỉ :
|
|
|
qr=15%xqsh:
|
72
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng nước dự phòng:
|
|
|
qdp=10%xqsh:
|
48
|
(m³/ngđ)
|
Tổng nhu cầu dùng nước Qt:
|
1.312
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng nước chữa cháy:
|
|
|
qcc=(10 lít/s x 1 đám cháy x 3h)
|
108
|
m³
|
Tổng lưu lượng nước Qmax khi có hỏa hoạn
|
1.420
|
(m³/ngđ)
|
d. Đánh gía và lựa chọn nguồn cấp nước:
Nước được cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt, đủ lưu lượng áp lực yêu cầu theo đúng qui định hiện hành. Nguồn cấp nước từ trạm cấp nước được xây dựng nâng cấp trong khu vực quy hoạch công suất 1.500m³/ngđ.
e. Phương án thiết kế cấp nước và tính toán mạng lưới đường ống:
Hiện nay hệ thống đường ống cũ chưa đồng bộ, cấp nước mang tính cục bộ trong khu vực nhỏ từng cụm dân cư để định hướng phát triển cấp nước đô thị phải gắn liền với chiến lược phát triển đô thị hiện nay bằng các biện pháp:
+ Xây dựng nâng cấp mạng lưới cấp nước đảm bảo chất lượng các dịch vụ cấp nước đạt tiêu chuẩn.
+ Giảm tỷ lệ thất thoát và thất thu.
+ Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy...
Qua những mục tiêu yêu cầu, chọn phương án thiết kế xây dựng mới hệ thống đường ống cấp nước và xây dựng nâng cấp trạm cấp nước hiện có nhằm phục vụ tốt nhu cầu sử dụng nước cho toàn khu quy hoạch.
Hình thức đường ống và các công trình cấp nước khác:
Đặt các tuyến cấp nước theo mạng cấp nước khép kín. Mạng lưới cấp nước được sử dụng loại ống nhựa Ø100, Ø150, Ø200 và Ø250.
Ngoài ra trên mạng cấp nước có bố trí 60 trụ cứu hỏa (khoảng cách giữa các trụ không quá 150m). Trụ chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy.
Riêng bố trí đường ống tại trục đường trung tâm (Đường số 3') đường ống cấp nước được bố trí bên trong hào kỹ thuật.
Hình thức bố trí:
Mạng lưới cấp nước là mạng lưới vòng kết hợp mạng lưới phân nhánh được. Được bố trí bố trí dọc dưới vỉa hè đường giao thông chính quanh các khu vực trong khu quy hoạch.
Qua tính toán, quy mô và khái toán chi phí xây dựng hệ thống cấp nước như sau:
Bảng 20. Khái toán kinh phí mạng lưới cấp nước
STT
|
TÊN VẬT TƯ
|
ĐƠN VỊ TÍNH
(m)
|
KHỐI
LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
(ĐỒNG)
|
THÀNH TIỀN
(ĐỒNG)
|
|
|
1
|
Đường ống
|
|
|
|
|
|
|
- uPVC D100 (co, nối van)
|
m
|
8676
|
510.300
|
4.427.362.800
|
|
|
- uPVC D150 (co, nối van)
|
m
|
3318
|
684.450
|
2.271.005.100
|
|
|
- uPVC D200 (co, nối van)
|
m
|
1364
|
754.650
|
1.029.342.600
|
|
|
- uPVC D250 (co, nối van)
|
m
|
1968
|
918.000
|
1.806.624.000
|
|
2
|
Trụ cứu hỏa
|
trụ
|
60
|
28.000.000
|
1.680.000.000
|
|
3
|
Nâng cấp trạm cấp nước
|
trạm
|
1
|
8.000.000.000
|
8.000.000.000
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
19.214.334.500
|
|
4.5.3.2Định hướng thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước được thiết kế theo hình thức thoát nước riêng hoàn toàn; bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước mưa.
+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
a. Các chỉ tiêu kỹ thuật tính toán thoát nước mưa:
- Cường độ mưa q = 367,2lít/s.ha (số liệu tính toán cường độ mưa được nội suy từ trạm Sóc Trăng và trạm Cà Mau).
Thời gian mưa thống kê
|
b
|
=
|
13,290
|
(phút)
|
|
|
Hệ số kể đến đặc trưng vùng phụ thuộc mật độ dân cư
|
c
|
=
|
0,217
|
|
|
|
Chu kỳ xảy ra tràn cống
|
P
|
=
|
0,50
|
(lần/năm)
|
|
|
(b,C,n Tra bảng 9,1 trang 101; Cấp Thoát Nước của tác giả Trần Hiếu Nhuệ)
|
|
|
Cường độ mưa tính toán với thời gian 20 phút ứng với P
|
q20
|
=
|
286,20
|
(l.s-1)
|
|
|
Cường độ mưa tính toán q20 nội suy từ 2 trạm lân cận:
|
|
|
|
|
|
|
q Trạm sóc Trăng
|
q20ST
|
=
|
261,90
|
(l.s-1)
|
|
|
q Trạm Cà mau
|
q20CM
|
=
|
310,50
|
(l.s-1)
|
|
|
Hệ số phụ thuộc đặc trưng của vùng
|
n
|
=
|
0,89
|
|
|
|
Thời gian thu nước về tuyến thoát nước chính
|
t
|
=
|
10,00
|
(phút)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cường độ mưa tính toán
|
q
|
=
|
[ 20+b)n.q20.(1+C.logP)]
|
(l.s-1.ha-1)
|
(t + b)n
|
|
|
=
|
367,28
|
|
|
|
Hệ số nhám đối với bê tông
|
no
|
=
|
0,014
|
|
|
|
- Hệ số dòng chảy y = 0,9 phụ thuộc vào các loại mặt phủ (tính trung bình).
- Vận tốc dòng chảy trong ống Vmin (vận tốc tự làm sạch).
- Độ dốc đặt ống I = Imin = 1/D (D đường kính ống mm).
- Các tiêu chuẩn,quy chuẩn và qui phạm hiện hành.
b. Dự báo tổng lượng nước mưa:
- Lưu lượng tính toán nước mưa Q(l/s) xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:
Q = q*y*F (l/s)
= 367.2*0.9*103(l/s)
= 34.047,3(l/s)
Trong đó:
q : Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
y : Hệ số dòng chảy
F : Diện tích thu nước tính toán (ha)
Lựa chọn và thiết kế mạng lưới thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước công cộng được thiết kế theo giải pháp thoát nước riêng hoàn toàn: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
Nước mưa được thu vào hệ thống thoát nước mưa, nước mưa góp phần làm sạch lòng ống sau đó tự chảy qua các cửa xả đặt ở vị trí thích hợp sau đó thoát ra kênh Đê Trường Sơn, kênh đê Biên Phòng và kênh Cống Cái Cùng (xem bản vẽ).
Phương án thiết kế:
Hệ thống thoát nước thiết kế xây dựng các tuyến mới. Nước mưa được thu vào hệ thống thoát nước mưa xả ra kênh, rạch.
Các yêu cầu về thu gom nước mưa:
* Hình thức đường ống: Nước được vận chuyển trong hệ thống ống kín, loại ống được sử dụng: Ống bê tông cốt thép đúc sẵn bao gồm các loại: D400, D600, D800, D1000.
Hệ thống được bố trí dọc dưới các vỉa hè đường giao thông công cộng và được thải ra nguồn qua các cửa xả được bố trí tại các vị trí thích hợp.
Hình thức hố ga, cửa thu nước: Trên từng tuyến ống có đặt những hố ga theo cự ly tập trung nước thích hợp, khoảng cách giữa các hố ga 25-40m, nhằm thu hết nước bề mặt.
Qua tính toán, quy mô và chi phí xây dựng hệ thống đường cống thoát nước mưa như sau:
Bảng 21. Khái toán kinh phí mạng lưới thoát nước mưa
TT
|
TÊN VẬT TƯ
|
ĐƠN VỊ TÍNH
(m)
|
KHỐI LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
(ĐỒNG)
|
THÀNH TIỀN
(ĐỒNG)
|
|
|
1
|
Đường ống
|
|
|
|
|
|
|
- BTLT D400
|
m
|
12147
|
737.100
|
8.953.553.700
|
|
|
- BTLT D600
|
m
|
4411
|
1.309.500
|
5.776.204.500
|
|
|
- BTLT D800
|
m
|
2391
|
1.742.850
|
4.167.154.350
|
|
|
- BTLT D1000
|
m
|
1220
|
2.018.250
|
2.462.265.000
|
|
2
|
Hố ga các loại
|
Cái
|
799
|
3.375.000
|
2.696.625.000
|
|
3
|
Cửa xả nước mưa
|
Cái
|
6
|
54.000.000
|
324.000.000
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
24.379.802.550
|
|
4.5.3.3Định hướng thoát nước sinh hoạt:
Các chỉ tiêu kỹ thuật tính toán:
Chất lượng nước-Nước thải sinh hoạt-Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN 6772: 2000).
Dựbáo tổng lượng thoát nước sinh hoạt:
Lưu lượng tính toán thoát nước sinh hoạt: Q (m³/ngđ).
Q = qsh*80% =1.312 *80%=1.049 (m³/ngđ).
Lựa chọn và thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt:
Nước sau khi sử dụng sinh hoạt hay sản xuất nhỏ được thu và xử lý vi sinh bằng bể tự hoại trước khi dẫn ra cống chung.
Hình thức thoát nước: tự chảy tới trạm bơm cục bộ sau đó tập trung về Trạm xử lý và trung chuyển rác, công suất Q=1.200m³/ngày, F= 1.02ha thải ra Kênh Đê Trường Sơn.
Phương án thiết kế:
Dùng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho từng đoạn ống, từng tuyến ống và cho cả hệ thống.
Hình thức đường ống:
Nước được vận chuyển trong hệ thống ống kín, loại ống được sử dụng: Ống uPVC D200 và cống BTCT quay ly tâm; D300, D400 và D500.
Hình thức thoát nước là thoát trong hệ thống cống kín, bố trí dọc dưới vỉa hè đường giao thông chính.
Hình thức hố ga, cửa thu nước:
Trên từng tuyến ống có đặt những hố ga theo cự ly tập trung nước thích hợp, khoảng cách giữa các hố ga 20-30m, nhằm thuận tiện cho người dân đấu nối.
Bảng 22. Khái toán kinh phí mạng lưới thoát nước sinh hoạt
TT
|
TÊN LOẠI VẬT TƯ Đường ống
|
ĐƠN VỊ TÍNH
|
KHỐI
LƯỢNG
|
ĐƠN GIÁ
(ĐỒNG)
|
THÀNH TIỀN
(ĐỒNG)
|
|
|
|
- uPVC D200
|
M
|
6.094
|
456.000
|
2.778.864.000
|
|
|
- BTLT D300
|
M
|
5858
|
710.000
|
4.159.180.000
|
|
|
- BTLT D400
|
M
|
1184
|
878.800
|
1.040.499.200
|
|
|
- BTLT D500
|
M
|
1411
|
1.318.200
|
1.859.980.200
|
|
|
- Trạm xử lý nước thải
|
Trạm
|
01
|
10.000.000
|
10.000.000.000
|
|
|
|
|
|
|
19.838.523.400
|
|
4.5.4Quy hoạch cấp nước, thoát nước mưa, nước sinh hoạt giai đoạn đến năm 2025:
4.5.4.1Quy hoạch Cấp nước đến năm 2025:
Nguồn nước:
Sử dụng nguồn nước giếng khoan hiện hữu đồng thời nâng cấp công suất trạm cấp nước hiện hữu lên 1200m³/ngđ.
b. Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt qi = 100 lít/ người/ ng.đêm
- Lưu lượng nước công trình công cộng, dịch vụ qc =5%xqsh (lượng nước cấp nước sinh hoạt).
- Lưu lượng nước phục vụ chữa cháy qcc= 15%qsh.
- Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường qt = 3lít/m2-ngđ.
- Lưu lượng nước rò rỉ qr= 10%xqsh
- Lưu lượng nước dự phòng qdp = 10 % xqsh.
Lưu lượng nước phục vụ chữa cháy: qcc=(15 lít/s x 1đám cháyx3h).
TCXDVN 33-2006: Mạng lưới đường ống.
TCXD 233-1999: Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước.
- Thiết kế cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn về cung cấp nước sạch đã qua xử lý và nhằm phát triển tương lai.
c. Dự báo nhu cầu dùng nước:
Tổng diện tích quy hoạch: 103Ha, lưu lượng dự kiến nước tính toán để cấp cho khoảng 5.000 người.
Hệ thống cung cấp nước phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, áp lực, lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu trong đô thị, gồm:
+ Lưu lượng dùng nước sinh hoạt qsh
|
|
|
qsh=qi.N.Kngđ/1000
|
400
|
m³/ngđ
|
Kngđ(0,7-0,8):Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm
|
N: Số người sử dụng nước
|
|
+ Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường:
|
|
|
qt=F.qt:
|
501,12246
|
(m³/ngđ)
|
F: Diện tích cần tưới(m2)
|
167.041
|
(m2)
|
+Lưu lượng nước phục vụ công cộng:
|
|
|
qc=15%xqsh:
|
60
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng rò rỉ :
|
|
|
qr=10%xqsh:
|
40
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng nước dự phòng:
|
|
|
qdp=10%xqsh:
|
40
|
(m³/ngđ)
|
Tổng nhu cầu dùng nước Qt:
|
1.041
|
(m³/ngđ)
|
+Lưu lượng nước chữa cháy:
|
|
|
qcc=(10 lít/s x 1 đám cháy x 3h)
|
108
|
m³
|
Tổng lưu lượng nước Qmax khi có hỏa hoạn
|
1.149
|
(m³/ngđ)
|
d. Đánh gía và lựa chọn nguồn cấp nước:
Nước được cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt, đủ lưu lượng áp lực yêu cầu theo đúng qui định hiện hành. Nguồn cấp nước từ trạm cấp nước được xây dựng nâng cấp (giai đoạn 1) trong khu vực quy hoạch công suất 1.200m³/ngđ.
e. Phương án thiết kế cấp nước và tính toán mạng lưới đường ống:
Hiện nay hệ thống đường ống cũ chưa đồng bộ, cấp nước mang tính cục bộ trong khu vực nhỏ từng cụm dân cư để định hướng phát triển cấp nước đô thị phải gắn liền với chiến lược phát triển đô thị hiện nay bằng các biện pháp:
+ Xây dựng nâng cấp mạng lưới cấp nước đảm bảo chất lượng các dịch vụ cấp nước đạt tiêu chuẩn.
+ Giảm tỷ lệ thất thoát và thất thu.
+ Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy...
Qua những mục tiêu yêu cầu, chọn phương án thiết kế xây dựng mới và sử dụng hệ thống cấp nước nâng cấp đô thị đã thực hiện:
Hình thức đường ống và các công trình cấp nước khác:
Đặt các tuyến cấp nước theo mạng cấp nước khép kín. Mạng lưới cấp nước được sử dụng loại ống nhựa Ø100, Ø150, Ø200 và Ø250.
Ngoài ra trên mạng cấp nước có bố trí 55 trụ cứu hỏa (khoảng cách giữa các trụ không quá 150m). Trụ chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy.
Hình thức bố trí:
Mạng lưới cấp nước là mạng lưới vòng kết hợp mạng lưới phân nhánh được. Được bố trí bố trí dọc dưới vỉa hè đường giao thông chính quanh các khu vực trong khu quy hoạch.
Qua tính toán, quy mô xây dựng hệ thống đường ống cấp nước như sau:
4.5.4.2Quy hoạch thoát nước mưa đến năm 2025:
a. Dự báo tổng lượng nước mưa đến năm 2025
- Lưu lượng tính toán nước mưa Q(l/s) xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:
Q = q*y*F (l/s)
= 367.2*0.9*75,93(l/s)
= 25.099,1(l/s)
Trong đó:
q : Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
y : Hệ số dòng chảy
F : Diện tích thu nước tính toán (ha)
b. Phương án thiết kế:
Hệ thống thoát nước mưa cũng chia 5 lưu vực thoát nước với quy mô diện tích quy hoạch, hướng thoát nước được thoát chủ yếu qua Kênh đê Trường Sơn, kênh đê Biên Phòng và kênh Cống Cái Cùng.
Hệ thống thoát nước thiết kế xây dựng các tuyến mới. Nước mưa được thu vào hệ thống thoát nước mưa xả ra kênh, rạch.
Các yêu cầu về thu gom nước mưa:
* Hình thức đường ống: Nước được vận chuyển trong hệ thống ống kín, loại ống được sử dụng: Ống bê tông cốt thép đúc sẵn bao gồm các loại: D400, D600, D800, D1000.
Hệ thống được bố trí dọc dưới các vỉa hè đường giao thông công cộng và được thải ra nguồn qua các cửa xả được bố trí tại các vị trí thích hợp.
Hình thức hố ga, cửa thu nước: Trên từng tuyến ống có đặt những hố ga theo cự ly tập trung nước thích hợp, khoảng cách giữa các hố ga 25-40m, nhằm thu hết nước bề mặt.
4.5.4.3Quy hoạch thoát nước sinh hoạt đến năm 2025:
Lựa chọn và thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt:
Nước sau khi sử dụng sinh hoạt hay sản xuất nhỏ được thu và xử lý vi sinh bằng bể tự hoại trước khi dẫn ra cống chung.
Xây dựng trạm xử lý nước thải tại vị trí đã xác định trong quy hoạch, công suất trạm xử lý tính toán cho cả giai đoạn dài hạn.
Hình thức thoát nước: tự chảy tới trạm bơm cục bộ sau đó tập trung về Trạm xử lý và trung chuyển rác, công suất Q=1.200m³/ngày, F= 1.02ha thải ra Kênh Đê Trường Sơn.
4.5.5Vệ sinh môi trường
Tất cả các công trình đều phải có bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải trước khi thoát vào cống.
Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý phải đạt các tiêu chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT.
Rác được tập trung trong các thùng 0,33m3 đặt tại các góc đường trong khu dân cư, bến xe tàu, khu dịch vụ thương mại…sau đó được công ty công trình đô thị đến thu gom và đưa đến khu xử lý rác tập trung.
Dự báo số lượng rác thải sinh hoạt tới năm 2015-2030: trung bình theo chỉ tiêu tính toán là 0,8kg/người.ngày. Như vậy, đến 2015 mỗi ngày sẽ có 3.200 kg rác và đến 2020-2030 sẽ là 4.800 kg rác.
Trong đồ án quy hoạch bố trí trạm trung chuyển rác và xử lý nước thải tại kinh Đê Trường Sơn.
Tại điểm trung chuyển chất thải rắn có chỗ đỗ xe chuyên dung, hệ thống xịt rửa, vệ sinh xe, có hệ thống thu gom nước thải và xử lý rác sơ bộ.
Khoảng cách ly của khu trung chuyển chất thải rắn và xử lý nước thải ≥20m.
Chất thải rắn độc hại của y tế được xử lý bằng lò đốt.
4.5.6Quy hoạch cấp điện:
4.5.6.1Cơ sở thiết kế :
- Căn cứ hiện trạng lưới điện trung, hạ áp xã Vĩnh Thịnh, Huyện Hòa Bình Tỉnh Bạc Liêu .
- Căn cứ QCXDVN 01: 2008/BXD Chỉ tiêu cấp điện trong đô thị .
- Tiêu chuẩn áp dụng IEC 60502-2/ TCVN 5935-1995cho đường dây trung áp.
- Tiêu chuẩn áp dụng IEC 898 họăc tiêu chuẩn tương đương 1995cho đường dây hạ áp .
- Tiêu chuẩn áp dụng TCXDVN 333 : 2005 cho hệ thống chiếu sáng nhân tạo.
- Tiêu chuẩn áp dụng IEC60076, TCVN 1984 – 1994 1995 cho trạm biến áp.
- Khoảng cách an toàn lưới điện áp dụng theo Nghị định 118/2004 ND-CP sửa đổi nghị định 54/1999 ND-CP về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp .
- Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn khi thực hiện sẽ áp dụng cho đô thị loại V.
- Nghị định 72/2012/NĐ – CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật .
4.5.6.2Phụ tải điện:
Bảng 21. Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt theo người áp dụng quy chuẩn QCXDVN 01-2008
|
|
TT
|
Chỉ tiêu
|
Giai đoạn đầu (2020)
|
Giai đoạn dài hạn 2025 (tầm nhìn 2030)
|
|
|
Đô thị loại đặc biệt
|
Đô thị loại I
|
Đô thị loại II - III
|
Đô thị loại IV –VI
|
Đô thị loại đặc biệt
|
Đô thị loại I
|
Đô thị loại II - III
|
Đô thị loại IV -VI
|
|
|
1
|
Điện năng (KWh/người.năm)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1400
|
1100
|
750
|
400
|
2400
|
2100
|
1500
|
1000
|
|
2
|
Số giờ sử dụng công suất lớn nhất (h/năm)
|
2800
|
2500
|
2500
|
2000
|
3000
|
3000
|
3000
|
3000
|
|
3
|
Phụ tải (W/người)
|
500
|
450
|
300
|
200
|
800
|
700
|
500
|
330
|
|
Bảng 22. Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp
áp dụng quy chuẩn QCXDVN 01-2008
|
TT
|
Loại công nghiệp
|
Chỉ tiêu (KW/ha)
|
1
|
Công nghiệp nặng (luyện gang, luyện thép, sản xuất ôtô, sản xuất máy cái, công nghiệp hóa dầu, hóa chất, phân bón), sản xuất xi măng
|
350
|
2
|
Công nghiệp vật liệu xây dựng khác, cơ khí
|
250
|
3
|
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, điện tử, vi tính, dệt
|
200
|
4
|
Công nghiệp giầy da, may mặc
|
160
|
5
|
Cụm công nghiệp nhỏ, tiểu công nghiệp
|
140
|
6
|
Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp
|
120
|
7
|
Kho tàng
|
50
|
Bảng 23. Tính toán nhu cầu phụ tải công trình theo bảng sau
|
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Giai đoạn đầu (2020)
|
Giai đoạn sau
(2025-2030 )
|
|
I/ Dân dụng :
|
|
|
|
1
|
Dân số
|
Người
|
4.000
|
6.000
|
2
|
Tiêu chuẩn cấp điện
|
KWh/người.năm
|
400
|
1.000
|
3
|
Phụ tải bình quân
|
KW/người
|
0,2
|
0,33
|
4
|
Thời gian sử dụng công suất cực đại
|
h/năm
|
2.000
|
3,000
|
5
|
Điện năng dân dụng
|
103KWh/năm
|
1.600
|
5.940
|
6
|
Công suất điện dân dụng
|
KW
|
800
|
1.980
|
|
II/Dịch vụ :
|
|
|
|
7
|
Thời gian sử dụng công suất cực đại
|
h/năm
|
2.000
|
3.000
|
8
|
Điện năng tiêu thụ công nghiệp
|
103KWh/năm
|
640
|
2.376
|
9
|
Công suất điện tiểu thủ công nghiệp
|
KW
|
320
|
792
|
|
III/ Tổng công :
|
|
|
|
10
|
Tổng công suất điện yêu cầu có tính đến 5% tổng hao , 10% dự phòng
|
KW
|
1.288
|
3.188
|
11
|
Tổng điện năng yêu cầu có tính đến 5% tổng hao , 10% dự phòng
|
103KWh/năm
|
2.576
|
9.563,4
|
Bảng 24. Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp
áp dụng quy chuẩn QCXDVN 01-2008
|
TT
|
Loại công nghiệp
|
Chỉ tiêu (KW/ha)
|
1
|
Công nghiệp nặng (luyện gang, luyện thép, sản xuất ôtô, sản xuất máy cái, công nghiệp hóa dầu, hóa chất, phân bón), sản xuất xi măng
|
350
|
2
|
Công nghiệp vật liệu xây dựng khác, cơ khí
|
250
|
3
|
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, điện tử, vi tính, dệt
|
200
|
4
|
Công nghiệp giầy da, may mặc
|
160
|
5
|
Cụm công nghiệp nhỏ, tiểu công nghiệp
|
140
|
6
|
Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp
|
120
|
7
|
Kho tàng
|
50
|
Bảng 25. Tính toán nhu cầu phụ tải công trình theo bảng sau
|
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Giai đoạn đầu (2020)
|
Giai đoạn
(2025-2030)
|
|
I/Dân dụng :
|
|
|
|
1
|
Dân số
|
Người
|
4.000
|
6.000
|
2
|
Tiêu chuẩn cấp điện
|
KWh/người.năm
|
400
|
1.000
|
3
|
Phụ tải bình quân
|
KW/người
|
0,2
|
0,33
|
4
|
Thời gian sử dụng công suất cực đại
|
h/năm
|
2.000
|
3,000
|
5
|
Điện năng dân dụng
|
103KWh/năm
|
1.600
|
5.940
|
6
|
Công suất điện dân dụng
|
KW
|
800
|
1.980
|
|
II/Dịch vụ :
|
|
|
|
7
|
Thời gian sử dụng công suất cực đại
|
h/năm
|
2.000
|
3.000
|
8
|
Điện năng tiêu thụ công nghiệp
|
103KWh/năm
|
640
|
2.376
|
9
|
Công suất điện tiểu thủ công nghiệp
|
KW
|
320
|
792
|
|
III/Tổng công :
|
|
|
|
10
|
Tổng công suất điện yêu cầu có tính đến 5% tổng hao , 10% dự phòng
|
KW
|
1.288
|
3.188
|
11
|
Tổng điện năng yêu cầu có tính đến 5% tổng hao , 10% dự phòng
|
103KWh/năm
|
2.576
|
9.563,4
|
4.5.6.3Lưới điện hiện trạng :
Hiện nay trong khu vực có tuyến 22 kV dẫn vào nằm song song với Kinh Cống Cái Cùng được lắp trên các trụ BTLT và được hạ áp 22/0,4 kV cấp cho các hộ trong khu vực chiều dài tuyến khoản 1,5Km .Lưới hạ áp loại cáp văn xoắn ABC có chiếu dài khoản 3,0Km lắp trên trụ BTLT 8,5m .Trạm hiện hữu được bố trí theo tuyến trung áp loại trạm đặt trên giàn .
4.5.6.4Nguồn điện :
Nguồn được dự kiến cấp từ trạm truyền tảI 220(110) kV /22(15)kV Bạc Liêu ,
Tuyến trung áp :
Tuyến trục chính (đường số 3) từ Quốc lộ 1 dẫn vào dự kiến sử dụng hào cáp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm dùng chung bao gồm các tuyến cáp điện , thông tin và hệ thống cấp nước sinh hoạt .Hệ thống dùng chung phải đãm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đường ống kỹ thuật.
+ Khoảng cách giữa cáp điện với ống cấp nước tối thiểu là: 0,5m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cống thoát nước thải , thoát nước mưa: 0,5m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cáp điện tối thiểu là: 0,1m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cáp thông tin tối thiểu là: 0,5m
Tuyến dự kiến đấu nối vào lưới hiện hữu từ quốc lộ 1 dẫn vào, sử dụng đường dây ngầm 3 pha có trung tính trược tiếp nối đất, sử dụng cáp ngầm loại Cu/XLPE/Sehh/DSTA/PVC – 24kV loại có màng chắn kim loại đồng làm dây trung tính, cáp luồn trong ống nhựa xoắn HDPE chôn trực tiếp trong đất phía trên có nilon, gạch tàu và sứ báo hiệu để dễ dàng nhận biết. Sử dụng 03 chống sét van 18kV 03 LBFCO 27kV để bảo vệ quá dòng ngắn mạch đường dây.
Theo quy hoạch khu TTCN có diện tích khoản 10Ha áp dụng chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp áp dụng quy chuẩn QCXDVN 01-2008 thì lượng điện năng tiêu thụ ít khoản 1,2 MVA nên chỉ nâng cấp tuyến 22 kV hướng từ quốc lộ 1 dẫn vào.
Đảm bảo hành lang an toàn cho tuyến và tuân thủ theo các qui chuẩn ngành.
Chiều dài tuyến trung áp ngầm: 2,35 Km (Giai đoạn 1)
Chiều dài tuyến trung áp ngầm: 0,25 Km (Giai đoạn 2)
Tuyến hạ áp:
Tương tự trên trục chính (đường số 3) tuyến hạ áp 0,4kV được thiết kế đi chung hào cáp với hệ thống kỹ thuật ngầm dùng chung và khoảng cách tuân thủ theo các quy định với hệ thống dùng chung.
+ Khoảng cách giữa cáp điện với ống cấp nước tối thiểu là: 0,5m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cống thoát nước thải , thoát nước mưa: 0,5m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cáp điện tối thiểu là: 0,1m
+ Khoảng cách giữa cáp điện với cáp thông tin tối thiểu là: 0,5m
Cáp sử dụng đường dây ngầm 3 pha có trung tính trược tiếp nối đất , cáp ngầm loại Cu/XLPE/DSTA/PVC – 0,6/1kV được luồn trong ống nhựa và lắp trên các giá đỡ. Cáp từ trạm phân phối cấp đến tủ điện hạ áp khu vực để phân phối đến hộ tiêu dùng.
Tủ điện loại bằng nhựa Composite , móng tủ có khích thước 650 x 350 x 400mm , tủ lắp các MCCB 3pha , MCB 1pha để bảo vệ , sử dụng 1 cọc tiếp đất Þ16 dài 2,4m kết nối với cáp đồng trần C 25mm2 và thanh cái (nguội). Tiếp đất được lắp dưới đáy tủ phân phối, trong móng tủ.
Chiều dài tuyến hạ áp ngầm: 22,3 Km (Giai đoạn 1).
Chiều dài tuyến hạ áp ngầm: 2,2 Km (Giai đoạn 2).
Tuyến chiếu sáng:
Tuyến chiếu sáng sử dụng cáp ngầm Cu/XLPE/DSTA/PVC có cấp điện áp 0,6/1kV, trụ đèn loại bát giác hoặ hình côn mạ kẽm có chiều cao thích hợp cho từng trục đường và yêu cầu chiếu sáng cụ thể , tùy theo từng loại đường từng khu vực mà bố trí cho phù hợp tuyến giữa tiểu đảo sử dụng trụ STK nhánh đôi . Hệ thống chiếu sáng nên sử dụng loại đèn 02 cấp công suất để tiết kiệm điện năng.
Tuyến chiếu sáng dùng chung hạ tầng kỹ thuật ngầm có khoảng cách tương tự như tuyến hạ áp với các tuyến dùng chung khác.
-
Chiều dài tuyến chiếu sáng 1 nhánh : 9,5Km (Giai đoạn 1)
-
Chiều dài tuyến chiếu sáng 1 nhánh : 1,5Km (Giai đoạn 2)
-
Chiều dài tuyến chiếu sáng 2 nhánh : 1,6 Km (Giai đoạn 1)
-
Chiều dài tuyến chiếu sáng 2 nhánh : 0,0 Km (Giai đoạn 2)
Trạm biến áp :
Lắp các trạm biến áp loại 3 pha 22/0,4kv ngâm trong dầu làm mát tự nhiên có nấc điều chỉnh điện áp không tải + 2x2,5% , lắp các FCO , chì tại mỗi trạm . Lắp dàn cọc tiếp đất gồm 4 cọc sắt Æ16 mạ kẽm nhúng nóng dài 2,4m và liên kết bằng cáp đồng trần 25mm2 bảo đảm điện trở đất không lớn hơn 4W khi đo đạt kiểm tra và bổ sung sau khi cần thiết. Sử dụng loại trạm treo nên không cần bố trí đất xây dựng.
Công suất : 1,0MVA (Giai đoạn 1)
Công suất : 0,5MVA (Giai đoạn 2)
Bảng 26. Khái toán
Vật tư
|
Đơn giá (đồng)
|
Khối lượng (Km)
|
Thành tiền
|
Xây dựng mới đường dây trung áp 22(15)kV:
|
1.450.000.000
|
2,6
|
3.770.000.000
|
Xây dựng mới đường dây hạ áp 0,4kV , ABC
|
1.500.000.000
|
24,5
|
36.750.000.000
|
Xây dựng mới đường dây chiếu sáng 1 nhánh
|
650.000.000
|
11
|
7.150.000.000
|
Xây dựng mới đường dây chiếu sáng 2 nhánh
|
1.200.000.000
|
1,6
|
1.920.000.000
|
Xây dựng mới trạm biến áp
|
1.800.000
|
1 MVA
|
1.800.000.000
|
Tổng cộng
|
51.390.000.000
|
4.5.7Hệ thống thông tin liên lạc
Cáp thông tin liên lạc được bố trí dưới vỉa hè.
Ngầm hóa mạng ngoại vi đến thuê bao, cụm thuê bao tại khu vực các trục đường chính, tuyến phố chính khu vực thị trấn.
Thuê bao điện thoại cố định và di động đến năm 2020 là 145 máy/100 dân.
Phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng với băng thông rộng, tốc độ và chất lượng cao, đảm bảo an toàn an ninh thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh truyền hình, truyền thanh, tập trung thông tin hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật và phát triển kinh tế xã hội; tham gia đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, động viên phong trào thi đua sản xuất, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
4.5.8Cây xanh
Ngoài hệ thống công viên cây xanh tập trung trong công viên, khu thể dục thể thao tập trung tâm và các khu ở, cây xanh tự nhiên ven kênh rạch, vườn cây ăn trái…đô thị Cái Cùng cũng cần quy hoạch trồng cây xanh hai bên các tuyến đường theo quy hoạch.
* Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
- Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo..., bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven kênh rạch được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn...).
- Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường trong quy hoạch đều phải trồng cây xanh đường phố.
- Cây xanh chuyên dụng (cách ly tại khu tiểu thủ công nghiệp, cây xanh dọc các tuyến đường vành đai...).
* Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị:
- Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tận dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể trong đô thị cho cây xanh.
- Việc lựa chọn loại cây và trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây dễ gãy, đổ) không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng...).
- Khoảng cách trồng cây theo vỉa hè tuân thủ theo quy chuẩn về cây xanh, phụ thuộc vào lộ giới và loại cây chọn trồng. Cây xanh phải trồng tại vị trí ranh đất giữa hai nhà, trồng tránh lối ra vào nhà, không trồng ngay trước nhà hiện hữu làm cản trở lối ra vào.
* Cây xanh đề xuất:
- Cây xanh trồng trên vỉa hè, chọn cây đại mộc như: cây sao, dầu, me…
- Cây trồng trên dãy phân cách, chọn cây tiểu mộc, cây bụi như: cây dương cắt tỉa tạo dáng, cau vua, cau bụi, cỏ lá gừng, cây lá màu…
- Khoảng cách ly khu tiểu thủ công nghiệp trồng cây bạch đàn, tràm bông vàng… mật độ cao.
- Cây xanh trồng lấy bóng mát trong khuôn viên các công trình công cộng, trường học, công viên: bằng lăng, phượng, hoàng hậu, ngọc lan…Cây tạo cảnh có tầng cao thấp: sứ, móng bò, cau bụi…
4.5.9Các quy định với công trình ngầm
Căn cứ Nghị định 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Các đường dây, cáp, đường ống phải lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo kết cấu và có dấu hiệu nhận biết theo quy định, đồng thời bảo đảm thuận tiện trong quá trình quản lý vận hành và bảo dưỡng.
- Xây dựng hệ thống tuy-nen để chứa các đường dây đường ống kỹ thuật của hạ tầng kỹ thuật đô thị. Khi xây dựng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về xây dựng hệ thống tuy-nen.
- Quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống trong công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung:
+ Dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống là các thông tin cơ bản được thể hiện thống nhất bằng các ký hiệu, màu sắc theo quy định để nhận biết, phân biệt được từng loại đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
+ Thông tin cơ bản của dấu hiệu nhận biết bao gồm chủ sở hữu; tính chất và chủng loại đường dây, cáp và đường ống.
+ Đơn vị có các đường dây, cáp và đường ống lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung chịu trách nhiệm đánh dấu dấu hiệu nhận biết theo quy định.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật được quy định trong bảng Bảng 27.
Bảng 27. Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m)
Loại đường ống
|
Đường ống cấp nước
|
Cống thoát nước thải
|
Cống thoát nước mưa
|
Cáp điện
|
Cáp thông tin
|
Kênh mương thoát nước, tuy-nen
|
Khoảng cách theo chiều ngang
|
Đường ống cấp nước
|
0,5
|
1,0
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
1,5
|
Cống thoát nước thải
|
1
|
0,4
|
0,4
|
0,5
|
0,5
|
1,0
|
Cống thoát nước mưa
|
0,5
|
0,4
|
0,4
|
0,5
|
0,5
|
1,0
|
Cáp điện
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,1
|
0,5
|
2,0
|
Cáp thông tin
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
-
|
1,0
|
Tuynel, hào kỹ thuật
|
1,5
|
1,0
|
1,0
|
2,0
|
1
|
-
|
Khoảng cách theo chiều đứng
|
Đường ống cấp nước
|
-
|
1,0
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
|
Cống thoát nước thải
|
1,0
|
-
|
0,4
|
0,5
|
0,5
|
|
Cống thoát nước mưa
|
0,5
|
0,4
|
-
|
0,5
|
0,5
|
|
Cáp điện
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,1
|
0,5
|
|
Cáp thông tin
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
0,5
|
-
|
|
4.5.10Khái toán kinh phí xây dựng hạ tầng đến năm 2030.
Bảng 28. Tổng kinh phí xây dựng khái toán đến năm 2030
|
STT
|
Hạng mục
|
Thành tiền
|
1
|
San nền
|
39.612.000.000
|
2
|
Giao thông
|
89.658.000.000
|
3
|
Cấp nước
|
19.214.334.500
|
4
|
Thoát nước mưa
|
24.379.802.550
|
5
|
Thoát nước sinh hoạt
|
19.838.523.400
|
6
|
Cấp điện
|
51.390.000.000
|
|
Tổng
|
244.092.660.450
|
CHƯƠNG 5.
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU
5.1MỤC TIÊU:
Quy hoạch xây dựng đợt đầu nhằm mục tiêu:
- Thời gian: 2015 - 2020
- Xác định một số công trình quan trọng và một số khu chức năng cần thiết để xây dựng trước mắt, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển đô thị Cái Cùng;
- Dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
5.2CÁC KHU CHỨC NĂNG XÂY DỰNG:
5.2.1Đầu tư các trục giao thông chính
- Để có cơ sở phát triển đô thị, tiến hành đầu tư tuyến giao thông song song với tuyến giao thông hiện hữu có lộ giới 30m (đường số 3) và 03 trục vuông góc với trục chính đô thị đó (đường số: 8, 9, 10).
-Trên cơ sở khung giao thông chính này triển khai các dự án dân cư và thương mại đa chức năng dọc các tuyến giao thông vừa tạo vốn khai thác quỹ đất, vừa có quỹ đất tái định cư cho các dự án còn lại của khu đô thị.
5.2.2Công trình các cơ quan hành chính
- Đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính của đô thị Cái Cùng cho hoàn chỉnh, khu quảng trường …
5.2.3Công trình dịch vụ thương mại:
- Xây dựng mới chợ của đô thị Cái Cùng.
- Kêu gọi đầu tư khu Thương mại dịch vụ đa chức năng để phát triển đô thị.
5.2.4Công trình văn hoá, thể dục thể thao, công viên cây xanh
- Xây dựng mới khu văn hoá, thể dục thể thao.
- Xây dựng công viên bờ kè cặp kinh Cống Cái Cùng.
5.2.5Công trình Y tế
- Xúc tiến đầu tư xây dựng trung tâm y tế đạt chuẩn của bộ Y tế.
5.2.6Hệ thống trường học
- Cải tạo nâng cấp và hoàn chỉnh trường tiểu họa Vĩnh Thịnh.
- Xây dựng mới các trường mầm non, tiểu học, trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học cho phù hợp với quy mô dân số.
5.2.7Công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, vệ sinh môi trường
Giao thông đường thủy: Mạng lưới kênh rạch bốn phía của khu quy hoạch thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông thủy. Tuyến giao thông thuỷ chính của thị trấn được xác định là kinh Cống Cái Cùng. Để tiếp tục phát huy tốt vai trò kinh Cống Cái Cùng cần nạo vét thường xuyên, quản lý xây dựng hai bên bờ kinh. Cần xây dựng và cải tạo lại hệ thống bến thuyền, tổ chức các tuyến đường thủy nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và du lịch.
Công trình cầu kểt hợp cống trụ đỡ Cái Cùng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông tàu thuyền ra vào khu cảng tránh trú bão và bến cá; làm gia tăng tốc độ bồi lắng của kinh Xóm Lung - Cái Cùng và cửa sông Cái Cùng ra biển. Do đó, kiến nghị các ngành chức năng liên quan quan tâm bố trí vốn duy tu hằng năm nhằm duy trì độ sâu của kinh Xóm Lung – Cái Cùng. Các dự án đề xuất bao gồm:
- Nâng cấp và mở rộng lộ nhựa hiện hữu;
- Xây dựng tuyến kè dọc kinh Cống Cái Cùng
- Xây dựng hồ sinh học xử lý nước thải;
- Xây dựng nhà máy cấp nước theo quy hoạch;
- Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe;
- Xây dựng bến đò chợ và bến đò khách,
5.2.8Công trình dịch vụ nghề cá, TTCN
Đầu tư các cơ sở sửa chữa tàu thuyền; cơ khí sản xuất; sản xuất nước đá, nước ngọt; sản xuất ngư lưới cụ, đăng kiểm, phao tiêu,… phục vụ cho khai thác biển. Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão.
- Xây dựng khu dân cư kết hợp với dịch vụ nghề cá.
- Xây dựng khu TTCN theo quy mô giai đoạn 1
5.2.9Danh mục dự án ưu tiên
Bảng 29. Danh mục dự án ưu tiên
|
TT
|
Danh mục dự án, công trình
|
Quy mô
|
Suất đầu tư
(triệu đồng)
|
Giá trị
(triệu đồng)
|
Nguồn vốn
|
I
|
Giao thông
|
|
|
|
|
1
|
Tuyến đường trục chính số 3 (LG 30M)
|
dài 1.881 m
|
20.500/km
|
38.560
|
Ngân sách
|
2
|
Tuyến đường số 1 (LG 15.5M)
|
dài 1.441 m
|
12.500/km
|
18.010
|
Ngân sách
|
II
|
Nạo vét, kè các tuyến kênh
|
|
|
|
|
1
|
Kinh Cống Cái Cùng
|
dài 3km
(đến cửa biển)
|
3.200/km
|
9.600
|
Ngân sách, Vốn TW hỗ trợ,
|
2
|
Bờ kè kinh Cống Cái Cùng
|
1.463m
|
20/m
|
29.260
|
Ngân sách, Vốn TW hỗ trợ,
|
III
|
Hệ thống hạ tầng kỷ thuật
|
|
|
|
|
1
|
Tuyến trung áp ngầm
|
2,35km
|
1.450/km
|
3.407
|
Ngân sách
|
2
|
Tuyến hạ áp ngầm
|
22,43km
|
1.500/km
|
33.645
|
Ngân sách
|
3
|
Trạm biến áp
|
1,0 MVA
|
1.800/MVA
|
1.800
|
Ngân sách
|
4
|
Hệ thống chiếu sáng công cộng
trung tâm
|
1,6km
|
1.200/km
|
1.920
|
Ngân sách
|
IV
|
Giáo dục
|
|
|
|
|
1
|
Trường Mầm non
|
1.600m2
|
8/m2
|
12.800
|
Ngân sách
|
2
|
Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh
|
4.000m2
|
8/m2
|
24.000
|
Ngân sách
|
V
|
Văn hóa
|
|
|
|
|
1
|
Trung tâm văn hóa – thể thao
|
10.600 m2
|
4/m2
|
42.400
|
Ngân sách
|
|
Chợ
|
|
|
|
|
1
|
Chợ Vĩnh Thịnh
|
15.504 m2
|
1.5/m2
|
23.256
|
Xã hội hóa
|
VII
|
Y tế
|
|
|
|
|
1
|
Phòng khám đa khoa
|
1.600 m2
|
8/m2
|
12.800
|
Ngân sách
|
Tổng cộng
|
250.858.000.000 (250,8 tỷ đồng)
|
CHƯƠNG 6.
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1CƠ SỞ PHÁP LÍ
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về “Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.
6.2TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch xây dựng- 2008- Nhà xuất bản xây dựng.
Báo cáo hiện trạng môi trường Bạc Liêu năm 2010-2011- Sở Tài nguyên Môi trường Bạc Liêu.
6.3PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đ MC
- Để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của Quy hoạch, phương pháp tiếp cận được sử dụng là phân tích xu hướng.
- Phân tích xu hướng là việc diễn giải các thay đổi của các vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế theo thời gian, có hoặc không có quy hoạch đề xuất, phân tích môi trường đối với các phương án quy hoạch.
- Trong quy hoạch xây dựng, phân tích xu hướng được sử dụng để:
* Miêu tả các xu hướng quá khứ và tình hình hiện tại đối với từng vấn đề môi trường chính yếu và các vấn đề khác liên quan trong phạm vi quy hoạch.
* Phân tích và dự báo các xu hướng cho từng vấn đề môi trường liên quan và các vấn đề khác khi không có quy hoạch, dựa trên phương pháp ngoại suy thông tin về các tác nhân và động lực thúc đẩy của chúng. Dự báo các xu hướng và tác động lên từng vấn đề môi trường và các vấn đề khác khi có quy hoạch và xem xét các định hướng và quy hoạch khác nhau.
* Đánh giá các tác động tích hợp của các phương án quy hoạch dự kiến dựa trên phân tích các xu hướng cơ bản trong tương lai.
6.4ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.4.1Hiện trạng môi trường đất
6.4.1.1Quá trình phèn hoá
- Theo quan trắc năm 2008, độ chua hoạt tính trong các mẫu đất có tính chua nhiều đến kiềm yếu. Giá trị pH nước dao động trong khoảng 4,62 - 8,27 (mùa khô) và từ 4,44 - 7,55 (mùa mưa), đa số các mẫu đất ở đây đều dưới trung tính (trung tính pH = 6,6 - 7,5), có tính chua.
- Qua kết quả quan trắc pH KCl cho thấy diện tích đất nhiễm phèn trên địa bàn huyện là khá lớn, các quá trình phèn hóa và mặn hóa là những quá trình chính gây thoái hóa môi trường đất tại đây, mùa khô độ chua thường cao hơn so với mùa mưa.
Bảng 30. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất huyện Hòa Bình năm 2008
TT
|
Vị trí thu mẫu
|
pH
(H2O)
|
pH
(KCl)
|
Ca2+
Trao đổi
|
Mg2+
Trao đổi
|
|
|
(mg/kgđất)
|
(mg/kgđất)
|
1
|
Vĩnh Mỹ A, Hòa Bình
|
08/2008
|
5,14
|
3,97
|
7,26
|
7,08
|
11/2008
|
6,06
|
4,8
|
2,11
|
3,84
|
2
|
Vĩnh Hậu, Hòa Bình
|
08/2008
|
7,39
|
6,45
|
3,33
|
2,90
|
11/2008
|
7,54
|
6,98
|
4,88
|
1,72
|
6.4.1.2Quá trình mặn hoá
- Quá trình mặn hoá nguồn tài nguyên đất chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau: Do hoạt động của thủy triều- xâm nhập mặn (chế độ triều của Biển Tây và chế độ bán nhất triều của Biển Đông), khi triều cường làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây mặn hoá nhất là các vùng ven biển; Hoạt động canh tác không hợp lý như dẫn nước mặn vào đất nông nghiệp để nuôi tôm làm phá vở cấu trúc của đất và gây suy thoái nguồn tài nguyên đất; Các hoạt động khai thác nước ngầm không theo quy hoạch, quá mức giới hạn cho phép làm cho mực nước ngầm hạ xuồng thấp hơn mức cân bằng tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào gây mặn hoá nguồn nước ngầm và suy thoái nguồn tài nguyên đất.
- Các chỉ tiêu hóa học trong môi trường đất (điểm khảo sát Đ-4, ấp 12, Vĩnh Hậu):
* Tổng N: 0,15%
* Tổng P: 0,22%
* Tổng K: 1,87%
* Mùn: 1,91%
* Fe: 4,492%.
- Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học trong môi trường đất cho thấy sắt hiện diện với nồng độ khá cao, hàm lượng hữu cơ thấp, đạm thấp <0,2%, hàm lượng P cao>0,12% ;đất mặn với hàm lượng NPK thấp, riêng sắt cao thể hiện đây là đất mặn chứa phèn tiềm tàng.
- Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất đã và đang chịu tác động của quá trình phèn hóa, mặn hóa mặc dù hiện nay được kiểm soát bởi hệ thống cống dọc theo Quốc lộ 1A cũng như các biện pháp canh tác, thủy lợi hợp lý để hạn chế và cải tạo nguồn tài nguyên đất nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất, canh tác của người dân. Đây là vấn đề cần quan tâm và phải có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
- Từ khi vùng ngọt hoá được hình thành và đưa vào quy hoạch khai thác sử dụng cho đến nay, hoạt động thâm canh tăng vụ ngày càng nhân rộng từ 01 vụ lên 02 đến 03 vụ trong năm. Đồng thời với việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác làm phát tán một lượng hoá chất bảo vê thực vật tồn lưu trong môi trường đất gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sinh vật và môi trường sinh thái.
6.4.1.3Tình hình sử dụng và tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất
- Năm 2008, qua kết quả phân tích phát hiện thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (gốc Photpho) tại các mẫu đất: Vĩnh Trạch (thị xã Bạc Liêu); Hưng Thành, Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi); Vĩnh Mỹ A (huyện H òa Bình); Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) và Xã Ninh Quới A (huyện Hồng Dân). Các mẫu đất này chủ yếu là đất sử dụng trong việc trồng lúa và hoa màu. Trong khi đó, dư lượng thuốc BVTV gốc Clo không phát hiện thấy trong các mẫu phân tích.
Bảng 31. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất
năm 2008
STT
|
Vị trí thu mẫu
|
TCHC
|
TBVTV họ Clo
|
TBVTV Họ Photpho
|
(%)
|
(µg/kg)
|
(µg/kg)
|
1
|
Vĩnh Mỹ A, Hòa Bình
|
08/2008
|
2,26
|
KPH
|
6,33
|
11/2008
|
3,25
|
KPH
|
5,62
|
2
|
Vĩnh Hậu, Hòa Bình
|
08/2008
|
5,56
|
-
|
-
|
11/2008
|
4,16
|
-
|
-
|
- Đất nông nghiệp, do bị ô nhiễm bởi các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến làm suy giảm đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, làm chết các sinh vật có ích ở trong môi trường đất, nước, trên cạn, bao gồm: các loài cá, tôm, ếch nhái, giun đất và các côn trùng có lợi là thiên địch của các loài sâu, côn trùng phá hoại mùa màng, một khi chúng bị tiêu diệt sẽ không còn quá trình khống chế sinh học làm dịch bệnh bùng phát, làm mất cân bằng sinh thái khu vực, làm phát tán dư lượng hóa chất độc hại tồn lưu trong môi trường nước, đất, đặc biệt là trong nông sản, thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
6.4.2Hiện trạng môi trường nước
6.4.2.1Nước mặt
Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ ao, đồng ruộng, nước sông, kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải từ khu vực đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước, những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao:
- Là nơi cuối cùng tiếp nhận chất thải trước khi thải ra biển.
- Dễ bị tích tụ ô nhiễm từ các nguồn như chất thải rắn, đất, nước và kể cả không khí;
- Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt phát sinh từ những nguồn sau:
* Khu đô thị, khu dân cư, hộ dân sống ở nông thôn bao gồm: nước và rác thải sinh hoạt.
* Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: nước thải công nghiệp phát sinh, nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân lao động trong nhà máy;
* Hoạt động xây dựng.
* Hoạt động giao thông đường thuỷ bao gồm: nước và rác thải giao thông - vận tải phát sinh, chất thải nguy hại như nước dằn tàu, cặn dầu, sự cố tràn dầu;
* Chất thải trong nông nghiệp - trồng trọt bao gồm: mùi hôi, rác thải, dư lượng phân bón, thuốc BVTV phát sinh trong hoạt động canh tác;
* Chất thải trong chăn nuôi bao gồm: phân, nước thải;
* Chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: phân, nước thải, thức ăn dư thừa phát sinh trong nuôi trồng thuỷ sản;
* Chất thải trong các hoạt động dịch vụ bao gồm: nước, rác thải;
* Chất thải trong hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân bao gồm: rác, nước thải y tế;
* Hoạt động môi trường- cộng đồng bao gồm: bùn thải phát sinh trong hoạt động xử lý rác, nước thải; hoạt động vận hành của các công trình như cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường phát sinh nước thải và chất thải rắn;
Diễn biến ô nhiễm
Với đặc trưng về điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý của huyện Hòa Bình đã phân chia địa bàn huyện thành 2 vùng sinh thái rõ rệt: vùng Bắc Quốc lộ 1A- vùng sinh thái nước ngọt- vùng sinh thái trồng lúa, nuôi thuỷ sản nước ngọt,…; Vùng Nam Quốc lộ 1A- vùng sinh thái ngập mặn- vùng sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, làm muối và trồng rừng ngập mặn,….
- Hóa chất bảo vệ thực vật:
Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp quá mức, không hợp lý, không đúng quy định đang ngày một tăng lên, đã tác động tiêu cực tới môi trường đất, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm. Do vậy, lượng hóa chất tồn dư trong đất, nước sẽ lớn dần theo thời gian và gây tác động lên môi trường ngày một nhiều hơn.
Gắn liền với chất thải trồng trọt là dư lượng thuốc BVTV trong nguồn nước mặt. Theo số liệu thống kê thì lượng thuốc bảo vệ thực vật phun xịt bình quân trên đồng ruộng 3 kg/ha/vụ, cho nên có sự hiện diện của thuốc BVTV trong nước mặt là tất yếu. Bên cạnh đó, các hộ nông dân chưa có ý thức và các biện pháp thu gom các chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu, nông dân sau khi sử dụng còn thải tùy tiện ra đồng ruộng, về lâu dài sẽ tích tụ và góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, đất.
- Tổng Coliform
Nồng độ Coliform tại các vị trí quan trắc dao động từ 210- 93x103MPN/100ml, hầu hết vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.
Những nguồn nước bị nhiễm coliform cao là nguyên nhân từ chất thải sinh hoạt của con người, từ nhà vệ sinh trên sông rạch, và chất thải của hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn.
STT
|
Tên sông, kênh
|
Năm 2006
|
Năm 2007
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
1
|
Sông Cà Mau - Bạc Liêu
|
2,13
|
1,27
|
0,67
|
1,25
|
1,93
|
2
|
Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp
|
1,49
|
0,85
|
0,52
|
3,77
|
1,04
|
3
|
Kênh Chủ Chí
|
1,53
|
0,96
|
0,52
|
1,36
|
1,37
|
4
|
Sông Gành Hào
|
1,51
|
0,53
|
2,50
|
1,42
|
2,65
|
5
|
Sông Kênh Tư
|
1,38
|
1,66
|
0,74
|
0,96
|
0,94
|
6
|
Kênh Cống Cái Cùng
|
2,86
|
1,19
|
1,79
|
1,76
|
2,87
|
7
|
Kênh Chùa Phật
|
2,18
|
1,54
|
1,36
|
2,03
|
3,08
|
8
|
Kênh Ngan Dừa – Cầu Sập
|
0,95
|
0,45
|
0,68
|
1,29
|
0,79
|
9
|
Kênh Phước Long – Vĩnh Mỹ
|
2,49
|
0,77
|
0,61
|
0,97
|
0,79
|
Kết luận chung về diễn biến ô nhiễm môi trường nước mặt như sau:
- Nhìn chung môi trường nước mặt trong những năm 2006- 2010 đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ biểu hiện qua nồng độ BOD, COD, SS và Coliform đều vượt tiêu chuẩn vài lần. Đây là hậu quả của việc xả thải nước thải trực tiếp chưa qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn xả thải vào các nguồn nước mặt cũng như từ các nguồn khác.
- Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ là tình trạng phổ biến trên tất cả các vực nước mặt trên địa bàn. Trên các trục sông chính, cũng như trên các kênh rạch chỉ tiêu COD và BOD5 đều vượt tiêu chuẩn từ 1,5-2 lần, COD dao động trong khoảng 10 -62 mg/L, BOD5dao động khoảng 5-25 mg/L.
- Ô nhiễm các chất dinh dưỡng cũng đang diễn ra trên các nguồn nước mặt do nhiều nguyên nhân: nước thải sinh hoạt, nước thải các ngành công nghiệp (các ngành chế biến thủy sản và các sản phẩm từ nông nghiệp), các làng nghề đều là những loại nước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao. Ở các vùng nông thôn, điều này cũng do việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, sử dụng phân hóa học phục vụ thâm canh tăng vụ.
- Coliform tại các vị trí quan trắc dao động từ 210 – 24 x 104MPN/100ml, vượt đến 48 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT. Sử dụng các nguồn nước nhiễm bẩn vi sinh vật gây ra nhiều bệnh có thể chuyển thành dịch trong cộng đồng, đặc biệt là các vùng nông thôn.
6.4.2.2Nước ngầm
- Theo khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo, Huyện Hòa Bình có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, nước đang khai thác sử dụng ở độ sâu từ 80 - 100 m. Do chất lượng nước ở đây dễ bị nhiễm phèn, do đó cần phải được quan tâm bảo vệ.
- Hiện nay, nguồn nước mặt và nước ngầm của Huyện Hòa Bình đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản quá mức và sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Cần có quy hoạch sử dụng hợp lý các nguồn nước, hình thành các hệ thống cấp thoát nước, tránh để nước thải chưa xử lý lan ra gây ô nhiễm môi trường.
* Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm: phát sinh từ những nguồn sau:
- Quá trình biến đổi khí hậu gây ra mặn hóa chất lượng nước ngầm.
- Chất thải trong nông nghiệp- trồng trọt bao gồm: rác thải, dư lượng phân bón, thuốc BVTV phát sinh trong hoạt động canh tác;
- Nước và rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu đô thị, khu dân cư, hộ dân nông thôn;
- Nước thải, rác thải từ các khu công công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, các nhà máy nằm ngoài KCN, CCN, TTCN, làng nghề.
- Chất thải trong chăn nuôi bao gồm: phân, nước thải;
- Hoạt động khai khoáng, khai thác nước ngầm.
* Diễn biến ô nhiễm
- Giá trị pH: theo Biểu đồ diễn biến pH trong nước ngầm từ năm 2006 đến 2010 (nguồn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010), giá trị pH tại trạm cấp nước tập trung thị trấn Hòa Bình có giá trị dao động từ 6,54- 8,26, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008.
- Chỉ tiêu Coliform:
Nồng độ Coliform quan trắc tại trạm cấp nước tập trung thị trấn Hòa Bình có giá trị dao động từ 3-11MPN/100ml, cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 09:2008 từ 1,33 - 3,67 lần.
Nguyên nhân nguồn nước ngầm nhiễm Coliform cao l à do việc sử dụng, khai thác nước chưa hợp lý của người dân địa phương, trong quá trình sử dụng các giếng khoan người dân đã làm nhiễm bẩn các giếng này từ nguồn nước chảy tràn kéo theo các chất bẩn như phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện ngấm vào nước mặt chảy trực tiếp vào nguồn nước ngầm.
- Chỉ tiêu kim loại nặng:
Theo kết quả quan trắc, chỉ tiêu Fe tổng có giá trị dao động từ 0,02 - 3,91 mg/l, tất cả các điểm quan trắc đều đạt QCVN 09:2008.
Chỉ tiêu Asen trong nước ngầm: đều không phát hiện hoặc có nồng độ rất thấp, thường nhỏ hơn 001 mg/l, đạt QCVN 09:2008/BTNMT.
- Chỉ tiêu clorua:
Nồng độ Clorua có giá trị dao động từ 0,4 - 540 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép.
- Ô nhiễm dinh dưỡng
Kết quả quan trắc có giá trị dao động từ 0,1 - 20,8 mg/l, có 2/20 điểm vượt giới hạn cho phép từ 1,08 - 1,39 lần, điểm có giá trị cao nhất là Trạm cấp nước tạp trung thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi.
Chỉ tiêu Sunfat quan trắc có giá trị dao động từ 0 - 27,3 mg/l, giá trị nằm trong giới hạn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT.
Kết luận chung về diễn biến ô nhiễm nước ngầm:
- Nhìn chung, nguồn nước ngầm, hiện có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh cục bộ và tình trạng xâm nhập mặn vào nguồn nước ngầm tầng nông tại một số khu vực vùng Nam Quốc lộ 1A. Bên cạnh đó, do việc khai thác, sử dụng nước ngầm không hợp lý, tuỳ tiện và không theo quy định của người dân đã và đang tác động làm suy giảm trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện và gián tiếp làm gia tăng các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm của huyện.
6.4.3Hiện trạng môi trường không khí
6.4.3.1Ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông vận tải
Trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Khí thải, bụi từ phương tiện giao thông vận tải là một nguồn ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với môi trường không khí đô thị, nhất là ở các nút giao thông lớn trong tỉnh. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Hoạt động giao thông vận tải là nguồn thải chủ yếu gây ra ô nhiễm các chất độc hại: bụi, SO2, NOx, CO, hơi xăng, THC.
6.4.3.2Ô nhiễm không khí do các hoạt động xây dựng
Quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh và mạnh ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống. Các hoạt động xây dựng đô thị gây ô nhiễm bụi trầm trọng đối với môi tr ường không khí xung quanh: công tác đào đất, san lấp mặt bằng, vận chuyển nguy ên vật liệu xây dựng sẽ làm phát sinh bụi đất đá, bụi do vật liệu xây dựng rơi vãi. Việc xây dựng đô thị, hạ tầng còn phát sinh khí thải do hoạt động của các máy móc thiết bị hoạt động trên công trường: SO2, NOx, CO, THC…làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực xung quanh.
6.4.3.3Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của con người
Hoạt động của các hộ gia đình như đun nấu bằng than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí mặc dù không lớn so với các nguồn khác. Các chất ô nhiễm chính: mụi than, CO. Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, mức thu nhập tăng, nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc gas cho việc nấu ăn h ơn là dung than dầu như trước đây. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp tốt thì lượng chất ô nhiễm do hoạt động đun nấu từ các khu vực dân cư cũng thải vào môi trường không khí đáng kể. đặc biệt là khu dân cư nghèo có mật độ nguồn phát thải khí ô nhiễm cao hơn hẳn những khu khác, ước tính có thể cao gấp 10 lần so với các khu dân cư có mức sống cao hơn.
Ngoài ra, huyện Hòa Bình là vùng đất nông nghiệp, người dân chủ yếu là làm nông nên các hoạt động phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng làm phát sinh các khí ô nhiễm: các chất hữu cơ bay hơi. Việc đốt đồng sau khi thu hoạch cũng làm một lượng lớn các khí CO, CO2, NOx, bụi, mụi than vào không khí xung quanh, gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực.
6.4.4Hiện trạng chất thải rắn
6.4.4.1Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Hộ gia đình, bao gồm dân cư đô thị và nông thôn;
- Khu thương mại như: quán ăn, chợ,…;
- Công sở như: cơ quan, trường học…;
- Các công trường xây dựng cơ sở hạ tầng đường, xây dựng cơ bản, dự án đầu tư;
- Khu công cộng như: bến tàu, khu vui chơi, đường phố,…;
- Các công trình cấp – thoát nước;
- Công nghiệp bao gồm: hoạt động của cơ sở công nghiệp nằm ngoài KCN, khu TTCN-làng nghề;
- Nông nghiệp bao gồm: hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; hoạt động chăn nuôi; hoạt động trồng trọt;
- Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên bao gồm các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, ...;
- Hoạt động giao thông bao gồm: giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.
6.4.4.2Phân loại chất thải rắn
* Chất thải sinh hoạt
- Các thị xã, thị trấn là các nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm khoảng 26,60% dân số cả tỉnh nhưng lại phát sinh hơn 60.000 tấn/năm (tương ứng với 65% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả tỉnh).
* Chất thải công nghiệp
- Do các khu công nghiệp trong tỉnh địa bàn huyện có quy mô không lớn, xí nghiệp trong khu công nghiệp cũng chưa hoạt động nhiều, các cụm công nghiệp tập trung đang ở bước xây dựng nên khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày cũng không đáng kể, thành phần rác thải công nghiệp chủ yếu là các thành phần phế phẩm, phế liệu, nông sản dư thừa từ quá trình sản xuất, tro xỉ từ quá trình đốt cháy nguyên liệu…
* Rác thải trong xây dựng: rác thải từ các công trình xây dựng bao gồm xà bần, bao bì và gỗ…
* Chất thải nông nghiệp
Thực tế mới chỉ có phân bò và một ít lượng phân heo, phân gà vịt được sử dụng để bón cho cây tiêu, nuôi cá hoặc trồng rẫy và cây ăn trái. Số còn lại rất lớn thải ra môi trường qua ao, đìa, sông rạch rất mất vệ sinh và là nguồn lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi.
*Chất thải nguy hại:
Hầu hết là chất thải y tế trong bệnh viện, đó là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm bao gồm:
Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá đát...Có thể thấy rõ, CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Vậy nên, nguồn CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện cần phải đ ược kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy định.
6.4.4.3Xử lí chất thải rắn
* Hiện trạng xử lí chất thải rắn sinh hoạt
- Hiện nay tại khu vực xã Vĩnh Thịnh chưa có khu xử lý rác, chỉ có những bãi thu gom rác quy mô nhỏ, tự phát.
- Thành phần rác thải gồm: chất hữu cơ dễ phân hủy 70%, bao bì chai lọ 20% và các loại khác (như đất cát, gạch vụn, đá ...) 10%. Tất cả các loại rác trên không được phân loại và được thải chung ra bãi rác.
- Công tác thu gom: Rác thải được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển tới bãi chôn lấp. Do mạng lưới thu gom chưa phủ kín được địa bàn quản lý và ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn chưa cao nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn đang phổ biến. Rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Người dân thải bỏ xuống mương rãnh hở gây ô nhiễm nguồn nước và úng ngập khi mưa.
Nhìn chung, năng lực thu gom và xử lý rác còn nhiều hạn chế. Hệ thống thu gom vận chuyển vẫn còn thiếu và trang bị sơ sài, chưa đảm bảo thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh trong thị trấn. Bãi đổ rác hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh môi trường nên vẫn tồn tại nước rỉ rác, mùi hôi từ khí thải, ruồi nhặng …Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chính bãi rác sẽ là nơi phát sinh ô nhiễm môi trường và lan truyền dịch bệnh. Mặt khác, việc phân loại rác tại nguồn chưa được quan tâm, điều này gây khó khăn và làm giảm hiệu quả cho công tác xử lý và tái sinh rác thải cũng như trong quá trình vận chuyển. Lượng rác còn lại không được thu gom thường bị vứt một cách bừa bãi, tùy tiện; có khi rác được đổ hoặc chôn lấp dọc theo các con kênh, dòng sông trong vùng gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường sống.
- Xử lý chất thải rắn: Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí.
Hiện tại, rác thải được xử lý đơn giản bằng cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực xunh quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh. Mặt khác, do hệ thống chống thấm không đảm bảo nên nguy cơ nước rỉ rác phát sinh ngấm vào môi trường đất, nước trong khu vực khá cao làm giảm chất lượng môi trường.
Rác thải tại các vùng nông thôn được người dân đổ tự do lộ thiên gần xung quanh nhà, hoặc tự đốt lấy. Rác thải này rất dễ bị nước chảy tràn cuốn theo làm ô nhiễm nguồn nước, cùng với việc bốc mùi gây ô nhiễm nguồn không khí xung quanh nhà dân.
* Hiện trạng xử lí chất thải công nghiệp:
Do khu các cơ sở tiều thủ công nghiệp hiện hữu có quy mô nhỏ, hộ gia đình, khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày không đáng kể, nên đa số khối lượng chất thải rắn này đều được thu gom và xử lý chung với rác sinh hoạt.
* Hiện trạng xử lí chất thải nguy hại
Hiện nay, chưa thấy xuất hiện loại chất thải này.
6.4.5Hiện trạng môi trường hệ sinh thái
Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học bao gồm:
- Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người.
- Hiệu ứng nhà kính, hậu quả trực tiếp từ nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một nhiều của con người, là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm hay biến mất nếu chúng không thể thích nghi được với những điều kiện mới.
- Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học.
- Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa. Những loài xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa như loài ngoại lai sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc, cạnh tranh hoặc giao phối với loài bản địa.
6.5PHÂN TÍCH DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CÓ THỂ TỚI MÔI TRƯỜNG DO THỰC HIỆN QUY HOẠCH
6.5.1Tác động tích cực :
- Hình thành một đô thị Cái Cùng với đầy đủ các công trình phụ trợ như trường học, Khu vực trẻ, phòng khám đa khoa, v.v… đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân.
- Góp phần phát triển các cơ sở hạ tầng trong khu vực như hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước cũng như các cơ sở dịch vụ khác cho phép cải thiện điều kiện Kinh tế - Xã hội trong khu vực.
- Làm tăng giá trị sử dụng đất của khu vực Dự án thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
6.5.2Tác động tiêu cực:
- Gia tăng mật độ phương tiện giao thông, tác động tiêu cực đến hệ thống giao thông trong khu vực lân cận hiện đang trong tình trạng quá tải.
- Trong trường hợp các công tác quản lý và khống chế ô nhiễm do hoạt động của Dự án không được thực hiện một cách phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực Dự án (môi trường đất, nước và không khí cũng như sức khỏe cộng đồng) đặc biệt là chất lượng nước hệ thống kênh rạch trong khu vực.
- Hiện tại trong khu vực Dự án có một số hộ gia đình sinh sống. Như vậy khi dự án triển khai, số hộ gia đình này sẽ có những xáo trộn trong sinh hoạt của các hộ gia đình đó.
* Đối với môi trường đất
- Trong định hướng lựa chọn đất phát triển đô thị, khu vực đất được lựa chọn để mở rộng quy mô đô thị là khu vực bờ Nam sông Cà Mau- Bạc Liêu, do đó, quỹ đất ngọt hóa dành cho nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều.
- Việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh cho đô thị có thể góp phần làm giảm lượng chất thải độc hại ngấm vào môi trường đất. Hệ thống cấp nước bố trí tập trung và đủ công suất phục vụ có thể làm giảm tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan dẫn đến việc làm giảm trữ lượng nước ngầm, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập, một yếu tố làm suy thoái môi trường đất.
- Quá trình xây dựng phát triển hạ tầng đô thị có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến nguồn tài nguyên đất: việc khai thác đất, các chất thải trong quá trình xây dựng: cát, đá,… có thể làm ô nhiễm môi trường đất.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các khu dân cư tập trung sẽ được hình thành, một phần các khu vực mặt nước (các ao, mương nhỏ) sẽ bị san lấp để làm mặt bằng xây dựng công trình, phần diện tích đất mặt bị bêtông hóa sẽ tăng đáng kể. Đây cũng là một tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên đất.
* Đối với môi trường nước
Đối với môi trường nước mặt:
- Hiện nay lượng nước thải của toàn thị trấn đều là thải trực tiếp ra sông, kênh rạch, gây ra tình trạng ô nhiễm. Sau quy hoạch sẽ hình thành hệ thống xử lí nước thải, toàn bộ nước thải của đô thị đều phải được xử lí trước khi thải ra sông rạch, vì vậy tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước này có thể bị loại trừ.
- Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển đô thị cũng đồng nghĩa với việc tập trung dân cư ngày một đông trong khu vực, lượng nước thải thải ra ngày một nhiều, nếu không có các giải pháp xử lí đồng bộ thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất dễ xảy ra.
- Sau quy hoạch, việc xử lí chất thải rắn cũng được đề cập để có giải pháp xử lí cơ bản, như vậy tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do thói quen vứt rác xuống kênh rạch cũng sẽ được cải thiện, nguồn nước mặt cũng sẽ ít bị ô nhiễm hơn.
- Quá trình bêtông hóa đô thị ít nhiều đều ảnh hưởng đến diện tích mặt nước trong đô thị, việc thu hẹp diện tích ao hồ có thể gây tác động làm nâng cao mực nước gây ngập úng đô thị.
- Hiện nay trong khu quy hoạch vẫn còn hiện hữu khu tiểu thủ công nghiệp có thời hạn. Đây là tác nhân có thể gây ra ô nhiễm cho nguồn nước do lượng nước thải công nghiệp, trong kế hoạch dài hại trong tương lai, khu công nghiệp này nên được di dời tránh xa khu dân cư để tránh các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến khu dân cư.
- Ô nhiễm do tràn dầu: do địa hình đô thị sông nước đặc thù với hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thông đường thủy đóng vai trò rất lớn trong khu vực. Phát triển đô thị đồng nghĩa với việc tăng lưu lượng, tần suất lưu thông của các phương tiện giao thông thủy lẫn giao thông bộ. Nguy cơ tràn dầu do sự cố đâm, va đập, chảy dầu… là rất cao.
Đối với môi trường nước ngầm:
- Hiện nay do tình hình chất lượng nguồn nước mặt không ổn định, do đặc thù về vị trí địa lí không tiếp cận vùng sông nước ngọt có trữ lượng lớn, giải pháp khai thác nước để cấp nước cho khu dân cư hiện nay là khai thác nguồn nước ngầm.
- Nguồn tài nguyên nước ngầm hiện nay chưa có số liệu đánh giá về chất lượng cũng như trữ lượng. Do vậy, việc khai thác nguồn nước ngầm hiện nay để cấp nước sinh hoạt tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên này ngày một nhiều, ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm trong khu vực.
- Việc giảm thiểu các nguồn phát thải vào môi trường bằng các biện pháp thu gom là một tác động tích cực đối với việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm.
* Đối với môi trường không khí
- Ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp:
* Trong phạm vi đô thị hiện nay còn tồn tại khu công nghiệp thời hạn 15 năm, ngành nghề công nghiệp ở đây là chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu. Đối với ngành nghề này, phát thải ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các lò hơi (phục vụ các công đoạn sấy, luộc, hấp), công suất các lò hơi này không lớn nên mức độ ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ.
* Hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Đông Bắc mùa nắng và Tây Nam mùa mưa, như vậy, khả năng ảnh hưởng của khí thải khu công nghiệp vào đô thị là không đáng kể.
- Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông:
* Thị trấn Hòa Bình là khu đô thị phát triển dọc hai bên Quốc lộ 1A, đây là tuyến giao thông huyết mạch với lưu lượng xe cơ giới qua lại rất lớn. Với việc nâng cấp, xây mới mạng lưới giao thông theo tiêu chuẩn đô thị loại IV, lưu lương xe lưu thông trong khu vực đô thị sẽ ngày một lớn, khi đó ô nhiễm không khí do khói bụi từ các phương tiện giao thông cơ giới là rất đáng kể.
* Ô nhiễm không khí chủ yếu sẽ do khí thải của các phương tiện giao thông như PM10, NOx, SO2, CO. Đây là dạng ô nhiễm phổ biến, một dạng ô nhiễm thứ cấp cũng cần được lưu ý là do NOx chuyển hóa thành O3 do phản ứng quang hóa dưới ánh sáng mặt trời. O3 thường có khuynh hướng phát tán về các vùng ngoại thành có nhiều thảm thực vật như công viên cây xanh, đồng ruộng, vườn cây ăn quả… Nồng độ O3 ở mức cao có thể gây hại cây trồng (ví dụ như gây đốm lá, vang lá).
* Đối với ô nhiễm do chất thải rắn
- Tại các khu xử lí chất thải rắn, rác sau khi được phân loại để tái chế hoặc đốt, phần lớn sẽ được xử lí chôn lấp hợp vệ sinh. Quá trình chôn lấp sẽ phát sinh ra lượng lớn nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm rất cao, độc hại cho môi trường đất và nước (nước ngầm) nếu cộng nghệ xử lí không đạt chuẩn. Đối với lò đốt rác, khí thải cũng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo không phát thải khí ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt đảm bảo cho chế độ vận hành không phát sinh dioxin và furan.
* Đối với suy thoái đa dạng sinh học và di tích văn hóa
- Về vấn đề sinh thái, đô thị được quy hoạch định hướng phát triển là một đô thị sông nước, tỉ lệ xanh hóa trong đô thị rất cao, không gian đô thị là sự đan xen giữa không gian ở và các yếu tố cây xanh mặt nước. Việc hoạch định này là rất có lợi cho vấn đề bảo tồn sinh thái cho khu vực.
- Về vấn đề bảo tồn di tích văn hóa, quá trình khảo sát quy hoạch đã thống kê rất cụ thể và chi tiết đồng thời trong định hướng quy hoạch, yếu tố chỉnh trang được đặt lên hàng đầu. Định hướng quy hoạch mang yếu tố kế thừa rất rõ, hạn chế tối đa những thay đổi làm phá vỡ không gian đô thị cũ, hạn chế các yếu tố làm ảnh hưởng đến các công trình có giá trị văn hóa lịch sử tâm linh lâu đời trong khu vực.
6.6ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP QUAN ĐIỄM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VÙNG QUY HOẠCH
Các mục tiêu môi trường
iên quan
|
Các tác động quan trọng
có thể xảy ra do quy hoạch
|
Đánh giá chung
|
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường không khí
|
Chất lượng đường giao thông được cải thiện nên ô nhiễm bụi mặt đường sẽ giảm. Tuy nhiên, do nhu cầu lưu thông gia tăng nên ô nhiễm do khí thải xe cộ sẽ tăng lên.
Khu công nghiệp trong khu quy hoạch được giới hạn quy mô và thời hạn hoạt động, có bố trí không gian xanh cách li.
|
Có tác động không chắc chắn
|
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường đất, nước
|
Các khu đô thị đều có bố trí hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt của từng khu
Quy trình chất lượng nước thải được kiểm soát chặt chẽ, phải đạt chuẩn mới thải ra sông ngòi.
Có bố trí nơi tập trung và xử lí chất thải rắn.
Khai thác nguồn nước ngầm tập trung, có quy hoạch.
Có định hướng thay thế hệ thống nước cấp cho đô thị từ nguồn nước ngầm sang nguồn nước mặt.
|
Có tác động tích cực hoặc hỗ trợ.
|
Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.
|
Đô thị phát triển theo mô hình xanh hóa với nhiều diện tích cây xanh mặt nước đan xen trong không gian ở (tỉ lệ xanh hóa >= 50%)
Đề xuất việc nhất thể hóa đô thị và nông thôn, đan xen vào đó là mạng lưới kênh rạch, đường sá nhằm tăng cường tính sản xuất cao của vùng và duy trì căn bằng sinh thái lâu dài
|
Có tác động tích cực hoặc hỗ trợ.
|
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường vào các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng.
|
Quy hoạch dành nhiều diện tích cho cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng thoát nước của đô thị, tăng cường khả năng điều hòa vi khí hậu.
Các nhà máy nước xây dựng mới với công suất lớn chủ yếu đặt ở phía thượng lưu thành phố, tránh ô nhiễm và đề phòng nhiễm mặn do nước biển dâng.
Giảm mật độ xây dựng tại các khu vực ven sông, thay vào đó là bố trí các mảng xanh.
|
Có tác động không chắc chắn
|
- So sánh trên cho thấy các mục tiêu của quy hoạch với mục tiêu môi trường của vùng chủ yếu có tác động hỗ trợ hoặc tác động không chắc chắn, không có bất cứ xung đột đáng kể nào giữa hai bên.
6.7PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
6.7.1Định hướng chung:
Gắn kết vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch và quá trình triển khai các dự án thuộc quy hoạch.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với tất cả các dự án thuộc quy hoạch.
Xem xét lồng ghép vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu của quy hoạch vào từng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường của địa phương.
6.7.2Định hướng đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn lập dự án (các dự án thuộc vùng quy hoạch)
Trong giai đoạn triển khai thực hiện quy hoạch, các dự án thuộc quy hoạch đều phải lập báo cáo ĐTM chi tiết để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó đặc biệt chú ý đến các dự án lớn như khu dân cư mới, các cơ sở hạ tầng chính (đường trục xương sống).
6.7.2.1Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
- Việc lập chiến lược quy hoạch cụ thể, với định hướng và mục đích sử dụng quỹ đất một cách phù hợp sẽ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên đất, tránh việc sử dụng quỹ đất lãng phí, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác, đặc biệt là vùng đất đã được ngọt hóa khu vực bờ Bắc sông Cà Mau- Bạc Liêu.
- Có biện pháp kiểm tra và quản lí chặt chẽ quá trình xây dựng, tránh để các nguồn ô nhiễm phát thải trong quá trình xây dựng ngấm vào đất, tuyên truyền và quản lí nguồn chất thải rắn một cách hiệu quả cũng góp phần bảo vệ chất lượng nguồn tài nguyên đất nói riêng và các nguồn tài nguyên nói chung.
6.7.2.2Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Giảm thiểu ô nhiễm do xây dựng, cải tạo đô thị, cơ sở hạ tầng.
- Chủ đầu tư các dự án đầu tư phải thực hiện đúng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng như: che chắn công trường giảm thiểu phát tán bụi và tiếng ồn, phun nước quét đường thường xuyên, điều phối xe hợp lí tránh gây ùn tắc giao thông, sử dụng trang thiết bị tiên tiến ít gây ô nhiễm và tiếng ồn, hạn chế thi công vào ban đêm ở các khu vực có các cộng đồng dân cư đang sinh sống, thực hiện dự án theo đúng tiến độ, không kéo dài.
- Phòng TN&MT huyện có trách nhiệm kiểm tra giám sát thường xuyên viẹc tuân thủ các cam kết của chủ đầu tư và có chế tài xử lí kịp thời.
- Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông
- Lắp đặt các biển báo và tín hiệu giao thông phù hợp để điều phối lưu thông, tránh gây ùn tắc đặc biệt là ở những nút giao thông đặc biệt.
- Có chế độ kiểm tra chất lượng khí thải các xe lưu thông trên đường đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc gia (Euro 2).
- Khuyến khích sử dụng nguyên liệu sạch.
- Giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất công nghiệp
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn khí thải phát ra, bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lí khí thải.
- Khuyến khích chuyển sang sử dụng các nhiên liệu sạch hơn, có chính sách sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, việc này giúp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ từ đó giảm phát thải.
- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch vành đai xanh giữa khu công nghiệp và các vùng lân cận.
- Các giải pháp giảm thiểu tác động do nước thải
- Thực hiện tốt các quy hoạch về hệ thống thoát nước và xử lí nước thải dân cư cũng như các khu chức năng khác của đô thị.
- Nước thải trước khi xả ra hệ thống thoát chung đều phải được xử lí đạt chuẩn.
- Tuyên truyền và có chính sách khuyến khích sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn nhằm giảm thiểu nguồn nước thải phải phát thải.
6.7.2.3Giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Kiện toàn hệ thống quản lí chất thải rắn từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lí.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Đối với hai khu quy hoạch xử lí chất thải, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ xử lí tiên tiến, có thể phân loại, tái chế rác, composting rác hữu cơ, lò đốt chất thải nguy hại, chỉ chôn lấp những phần rác thải rác còn lại không thể xử lí. Bãi chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường, có hệ thống thu gom xử lí nước rỉ rác. Lò đốt rác phải có hệ thống xử lí khí thải, chề độ vận hành phải đảm bảo không phát sinh dioxin và furan. Lưu ý đối với công nghệ composting với sản phẩm đầu ra là phân compost có thể cung ứng cho thị trường nông nghiệp rộng lớn.
- Giáo dục ý thức cộng đồng dân cư không vứt rác bừa bãi, lắp các bể tự hoại tại nhà.
6.7.2.4Giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và di tích văn hóa
- Thực hiện tốt các quy hoạch về không gian cây xanh mặt nước , các khu vực bảo tồn sinh thái, các di tích văn hóa lịch sử. Cần có những khảo sát, nghiên cứu toàn diện hệ thống các công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử, các công trình di sản, đa dạng sinh học mang nét đặc trưng của đô thị.
- Chú trọng công tác quản lí nhà nước về môi trường đối với hoạt động du lịch sinh thái, hạn chế tác động nước thải, chất thải của khách du lịch ảnh hưởng đến hệ sinh thái và di tích văn hóa. Khuyến khích các hình thức du lịch thân thiện môi trường.
6.7.2.5Giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu, ngập lụt và sạt lở
- Bố trí lại mùa vụ, nâng cao trình bờ bao tại ao nuôi thủy sản.
- Cao trình nền các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng cần cao hơn mức +2,2m.
- Việc bố trí các khu chức năng đô thị cần lưu ý đến các việc sau:
- Xem xét đến việc giảm mật độ xây dựng mới tại các khu vực ven sông rạch (nơi có nguy cơ ngập và sạt lở cao), thay vào đó là bố trí các mảng xanh.
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thị trấn.
- Thực hiện đúng với quan điểm quy hoạch dành nhiều diện tích cho cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng thoát nước của đô thị, tăng cường khả năng điều hòa vi khí hậu.
- Các nhà máy nước với công suất lớn, cố gắng tranh thủ nguồn nước mặt, tránh ô nhiễm và nhiễm mặn do mực nước biển dâng.
- Thực hiện đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị, đảm bảo các tuyến cống có độ dốc phù hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ tài nguyên và môi trường (2010),Thông tư 08/2010/TT-BTNMT – quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi
trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, Hà Nội.
2.Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bạc Liêu (2006, 2007, 2008, 2009), Báo cáo diễnbiến môi trường tỉnh Bạc Liêu, Bạc Liêu.
3.Sở Tài nguyên và môi trường, Sở y tế, Sở giáo dục, Cục thống kê, Chi cục kiểm lâm, Sở lao động thương binh & xã hội, Uỷ ban tỉnh, Sở văn hoá thể thao v à
du lịch, Sở nông nghiệp, Sở công th ương, Sở kế hoạch & đầu tư (12/2009), Báo cáo tình hình kinh t ế xã hội năm 2009 và kế hoạch thực hiện năm 2010, Bạc Liê
4.Cục thống kê Bạc Liêu (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu, Bạc Liêu.
5.Tổng cục thống kê (2006, 2007, 2008, 2009),Niên giám thống kê Việt Nam, Hà Nội.
6.Cục bảo vệ môi trường (2003), Chất thải trong quá trình sản xuất và vấn đề bảo vệ môi trường, Hà Nội.
CHƯƠNG 7.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc lập đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ: 1/2000 đô thị Cái Cùng, Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình là cần thiết, nhằm sớm ổn định và phát triển cuộc sống người dân ở khu vực này. Đồng thời đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng của huyện ven biển. Nội dung nghiên cứu đã đề cập đến việc xây dựng khu hành chính, công trình công cộng, khu dân cư tập trung kết hợp với sản xuất và các khu dịch vụ thương mại nghề cá, các định hướng về giao thông, thủy lợi nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế và phúc lợi xã hội.
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu sớm phê duyệt Quy hoạch, để làm cơ sở cho bước tiếp theo là thiết lập đồ án quy phân khu và quy hoạch chi tiết theo nội dung quy hoạch chung được duyệt.