CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VLXD KHÁNH AN TẠI KCN KHÁNH AN, HUYỆN U MINH, TỶ LỆ 1/500
+ Cơ quan phê duyệt Quy hoạch: UBND TỈNH CÀ MAU
Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 01 năm 2022
+ Cơ quan thẩm định Quy hoạch: SỞ XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU
Báo cáo thẩm định số /BCTĐ-SXD ngày tháng 01 năm 2022
+ Cơ quan tổ chức lập QH: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG QUANG TIỀN
Tờ trình số 01 /TTr-CTQT ngày 19 tháng 01 năm 2022
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT VLXD KHÁNH AN, TỶ LỆ 1/500
+ Chủ nhiệm đồ án quy hoạch : Kts. Trần Anh Duy
+ Chủ trì các bộ môn:
- Kiến trúc – Quy hoạch : Kts. Trương Tấn Thành
- Giao thông : Ks. Nguyễn Năm
- CBKT Đất xây dựng : Ks. Trần Duy Chiến
- Cấp nước : Ks. Trần Duy Chiến
- Thoát nước : Ks. Trần Duy Chiến
- Cấp điện : Ks. Dương Văn Thảo
- Thông tin liên lạc : Ks. Dương Văn Thảo
+ Quản lý kỹ thuật:
- Kiến trúc – Quy hoạch : Kts. Trương Tấn Thành
- Hạ tầng kỹ thuật : Kts. Trương Tấn Thành
TP. Cà Mau, ngày 10 tháng 01 năm 2022.
Công ty TNHH MTV Tư vấn-ĐTXD ArtLand
Giám Đốc
Trần Anh Duy
THUY ẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VLXD KHÁNH AN TẠI KCN KHÁNH AN, HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU TỶ LỆ 1/500
I- LUẬN CỨ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT
1. Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch:
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên điển hình của vùng sông nước, hệ thống sông ngòi, kênh rạch với mật độ cao; trong những năm tới tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là rất lớn đặc biệt là các dự án cầu cống, kè cảng, hạ tầng đô thị... Vì vậy, nhu cầu cung ứng các loại vật liệu xây dựng chuyên ngành HTKT cho các dự án đầu tư là hết sức to lớn.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, ngoài việc cung cấp sản phẩm chủ lực cho ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, đóng góp nguồn thu cho ngân sách và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Với định hướng phát triển chiến lược của Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền trong thời gian tới là Tổng thầu sản phẩm cho các dự án trong tỉnh và ngoài tỉnh, việc đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng để có thể tự cung tự cấp cho các công trình của Công ty đang thi công, tiết kiệm vốn đầu tư là hết sức cần thiết, tạo nên sức chủ động và cạnh tranh cao cho Công ty trong việc thắng thầu. Một nhà máy trong thời gian tới là nắm bắt được đúng thời điểm, cơ hội đầu tư, phục vụ nhu cầu thiết yếu của Công ty nói riêng và thị trường nói chung, đặc biệt nâng cao tính hiệu quả kinh tế trong công tác xây dựng cơ bản trên thị trường.
Qua tìm hiểu thị trường và nắm bắt được nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm tới, Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền đã thấy được sự cần thiết việc đầu tư nhà máy sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với dây chuyền công nghệ hiện đại để hạ bớt giá thành sản phẩm đầu ra, giúp hạ tối đa chi phí đầu tư, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ của tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư Nhà máy VLXD Khánh An Khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/500 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 29/01/2018. Do Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền làm chủ đầu tư.
Đến nay dự án đã triển khai đúng với quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do dây chuyền sản xuất của nhà máy bê tông đúc sẵn khổ lớn có sự điều chỉnh dây chuyền công nghệ cần có sân bãi phù hợp để tập kết vật liệu và thành phẩm sau sản xuất; một số hạng mục công trình như hoa viên, hệ thống giao thông nội bộ cần điều chỉnh vị trí cho phù hợp với quy trình sản xuất mới.
Ngoài ra, ngày 19 tháng 5 năm 2021 Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 01/2021/TT-BXD bàn hành Quy chuẩn kỹ thật quốc gia về quy họach xây dựng QCVN 01:2021/BXD. Theo đó, các định mức về quy họach đất xây dựng nhà máy trong KCN Khánh An có thay đổi. Việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo hướng sử dụng tối đa quỹ đất xây dựng cho nhà máy là cần thiết.
Đồng thời, bổ sung loại hình sản xuất điện mặt trời phục vụ sản xuất và kinh doanh cho nhà máy cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
Tóm lại, Trước đây cơ cấu sử dụng đất trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy sản xuất Vật liệu xây dựng Khánh An tại Khu công nghiệp Khánh An, huyện U-Minh thực hiện theo Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD. Ngày 19/5/2021 Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn xây dựng QCVN 01:2021 thay các quy chuẩn xây dựng cũ, trong đó cơ cấu sử dụng đất trong các nhà máy có thay đổi. Việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo hướng sử dụng tối đa quỹ đất xây dựng cho nhà máy là cần thiết.
Đồng thời, bổ sung loại hình sản xuất điện mặt trời phục vụ sản xuất và kinh doanh cho nhà máy cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
2. Mục tiêu của đồ án:
- Cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu KCN Khánh An đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2015 và đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu được thẩm định năm 2021.
Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án đầu tư Nhà máy VLXD Khánh An cho phù hợp với dây chuyền sản xuất của nhà máy; phù hợp cơ cấu sử dụng đất, định hướng phát triển không gian theo QCVN 01:2021/BXD nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất xây dựng và góp phần phát triển khu công nghiệp Khánh An ngày càng hoàn chỉnh.
Là cơ sở quản lý việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất VLXD Khánh An
3. Các căn cứ điều chỉnh quy hoạch chi tiết:
Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 điều chỉnh bổ sung năm 2018, năm 2020;
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế;
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/2000;
Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/2000;
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 29/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư Nhà máy VLXD Khánh An Khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/500;
Quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Đề án quản lý độ cao xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Công văn số 7339/UBND-XD ngày 15/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư xây dựng Nhà máy VLXD Khánh An, tại KCN Khánh An huyện U Minh tỷ lệ 1/500;
Giấy Chứng nhận đầu tư mã số dự án 1332481113 do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau cấp lần đầu ngày 24/02/2016 điều chỉnh lần thứ 5 ngày 10/7/2018 chodự án đầutư xây dựng Nhà máy sản xuất VLXD Khánh An;
Báo cáo tổng hợp số 56/BC-HĐTĐT ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm định đồ án quy họach xây dựng cấp tỉnh tổng hợp các ý kiến đóng góp cho Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư xây dựng Nhà máy VLXD Khánh An, tại KCN Khánh An huyện U Minh tỷ lệ 1/500.
4. Các nguồn tài liệu, số liệu và bản đồ:
- Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng KCN Khánh An TL 1/2000.
- Các tài liệu khác về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường.
- Bản đồ đo vẽ hiện trạng các công trình hạ tầng khu vực có liên quan.
- Bản đồ địa hình khu quy hoạch, tỷ lệ 1/500.
II- HIỆN TRẠNG KHU QUY HOẠCH
1. Vị trí, ranh giới và quy mô nghiên cứu:
1.1. Vị trí: Lô A12 Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
1.2. Giới hạn: Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp: Sông Ông Đốc;
- Phía Tây giáp: Khu cây xanh theo đường D6 & kênh cặp lộ U Minh – Tắc Thủ;
- Phía Bắc giáp: Hàng rào Nhà máy Đạm;
- Phía Nam giáp: Đường N1.
1.3. Diện tích: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết có tổng diện tích là 7,80 ha. Diện tích phần đất bảo vệ bờ sông Ông Đốc phía trước dự án (sử dụng làm cây xanh).
2. Điều kiện tự nhiên
- Thời tiết Cà Mau chia ra 2 mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm 27,50C, giờ nắng trung bình cả năm 1.877 giờ/năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.442 mm, chế độ thủy triều vùng gần biển lên xuống nhanh, những vùng xa biển lên xuống chậm nhưng không gây lũ, độ ẩm trung bình hàng năm 81%, gió chướng Tây Nam. Bão lũ tuy có nhưng không nhiều và không lớn.
- Hệ thống sông ngòi, kinh rạch của Cà Mau chiếm khá nhiều diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, nước sâu dẫn phù sa bồi đắp mọi vùng và tạo nên mạng lưới giao thông thủy như các sông Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Cái Tàu, Trèm Trẹm,… với tổng chiều dài khoảng 7.000 km.
- Việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung nhằm tìm và khai thác đưa vào giải pháp tổ chức không gian quy hoạch, tạo ra một khu đô thị có bản sắc riêng cho Cà Mau.
a. Địa hình, địa mạo:
- Khu vực đã được Chủ đầu tư san lấp, với độ cao bình quân 1,0÷1,20m. Khi tiến hành thực hiện dự án cần bổ sung đến độ cao +1,57M như đồ án quy họach phân khu đã được phê duyệt.
b. Khí hậu, thủy văn:
Cà Mau nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu nóng ẩm quanh năm, khí hậu các vùng trong tỉnh tương đối đồng nhất và được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Gió:
- Mùa khô: Hướng gió chủ đạo Đông và Đông Nam, vận tốc trung bình v = 3m/s.
- Mùa mưa: Hướng gió chủ đạo là hướng Tây và Tây Nam (gió chướng) vận tốc trung bình v=2m/s.
- Bão: Nói chung Cà Mau và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất ít khi bị bão, trong vòng 100 năm có 2 cơn bão đổ bộ vào Cà Mau (1905 và 1997).
- Lốc xoáy: Hàng năm Cà Mau bị từ 1 đến 2 cơn lốc xoáy với cấp gió từ cấp 8 - 9 gây thiệt hại tại nơi xảy ra lốc, lốc xoáy xảy ra không theo định kỳ, không theo quy luật, rất khó xác định và dự báo. Đây là một hiện tượng bất lợi nên thiết kế xây dựng phải quan tâm.
* Nhiệt độ không khí:
- Trung bình hàng năm: 27,5°c.
- Trung bình cao nhất: 31°c.
- Trung bình thấp nhất: 25°c.
* Nắng:
- Tổng số giờ nắng trung bình: 1.877 giờ.
- Tổng số giờ nắng lớn nhất: 2.116 giờ.
- Tổng số giờ nắng nhỏ nhất: 1.638 giờ.
* Lượng mưa:
- Lượng mưa lớn nhất /năm: 2.954 mm.
- Lượng mưa nhỏ nhất /năm: 1.930 mm.
- Lượng mưa trung bình /năm: 2.442 mm.
* Độ ẩm:
- Độ ẩm lớn nhất /năm: 86%.
- Độ ẩm nhỏ nhất /năm: 76%.
- Độ ẩm trung bình /năm: 81%.
(Theo tài liệu thống kê bình quân nhiều năm của Trạm khí tượng thủy văn Cà Mau).
Do chế độ và biên độ triều của hai biển Đông và Tây khác nhau nên chế độ thủy văn trên các dòng chảy qua thành phố Cà Mau rất phức tạp. Tại thành phố Cà Mau mực nước quan trắc trong nhiều năm cho trị số:
- Max: + 75 cm.
- Min: - 12 cm.
c. Địa chất công trình:
Đất nền bao gồm trầm tích bùn sét, sét ở trạng thái chảy, dẻo chảy đến dẻo cứng.
Cấu tạo các lớp đất từ trên xuống gồm 2 lớp như sau:
- Lớp đất 1A: Lớp đất trên mặt bao gồm sét lẫn rễ thực vật, laterit. Trạng thái dẻo mềm. Chiều dày đạt từ 1,2 đến 1,5m.
- Lớp đất 1: Bùn sét màu xám xanh, xám đen - là lớp đất yếu, trạng thái chảy. Kết cấu của đất kém chặt, sức chịu tải kém. Bề dày lớp đạt khoảng 17,5m.
- Lớp 2A: Sét màu nâu vàng, xám đen - trạng thái dẻo mềm có bề dày khoảng 12m.
- Lớp 2: Sét màu nâu vàng, xám xanh - trạng thái dẻo cứng. Chiều dày đạt 11,3m và lớp chưa kết thúc ở đáy hố khoan.
Đất nền có những lớp đất yếu (lớp 1) khả năng chịu lực kém, tính biến dạng cao. Vì vậy, khi xây dựng công trình cần phải có biện pháp gia cố xử lý nền móng. Đối với các công trình chịu tải trọng lớn nên sử dụng móng cọc bê tông cốt thép cắm vào lớp 2.
3. Hiện trạng dân cư :
e- Vị trí lập quy hoạch đã được giải phóng mặt bằng, hiện tại là đất do Ban quản lý Khu kinh tế quản lý và chuyển giao cho nhà đầu tư nên không có dân cư sinh sống.
Đường D6 trước dự án
Đường N1 trước dự án
4. Hiện trạng sử dụng đất:
Đất đã được Ban quản lý Khu kinh tế hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng xây dựng, nay cho Công ty TNHH xây dựng Quang Tiền thuê để xây dựng nhà máy.
5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
- Khu đất đã san lấp mặt bằng cơ bản đến độ cao trung bình 1,20÷1,56m
* Giao thông:
Giao thông bộ: Khu công nghiệp Khánh An đã đầu tư tương đối hoàn chỉnh 2 tuyến đường trục chính là đường N1 và đường D6 được thi công tương đối hoàn chỉnh (mặt đường bê tông nhựa ), hệ thống cấp điện trung thế, cấp nước và thoát nước mặt khu vực quy hoạch đã được đầu tư hoàn chỉnh
*Giao thông thủy:
Khu quy hoạch có vị trí khá thuận lợi vừa có giao thông bộ và giao thông thủy. Trong đó tuyến giao thông thủy chính là sông Ông Đốc.
* Cấp điện: Tuyến cấp điện cho khu vực dọc theo đường D6 và đường N1 của khu công nghiệp Khánh An.
Khu quy hoạch sử dụng tuyến trung thế trên đường N1 dẫn đến trạm biến áp của nhà máy trên đường NB4;
* Thông tin liên lạc:
- Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống viễn thông, internet và mạng di động của các nhà mạng.
* Cấp thoát nước:
- Cấp nước: Hệ thống cấp nước chung của khu công nghiệp Khánh An cung cấp cho nhà máy thông qua mạng lưới đường ống cấp nước trên đường N1 .
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước trên vỉa hè đường N1 thoát ra sông ông đốc bằng cửa xả, hệ thống thoát nước nội bộ khu quy hoạch theo đường nội bộ đấu nối ra hệ thống thoát nước để ra sông.
Hệ thống thoát nước khu vực đường NB2 sẽ thoát trực tiếp ra sông Ông Đốc bằng cửa xã
6. Kết quả triển khai đồ án quy hoạch đã phê duyệt năm 2018:
Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư nhà máy VLXD Khánh An KCN Khánh An huyện U Minh, tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.
Dự án đã được san lấp mặt bằng đầu tư xây dựng 80% các hạng mục công trình, gồm các công trình sau:
- Các xưởng sản xuất M1, M2 và M3 và đã đi vào sản xuất.
- Hệ thống sân bãi có mái che phục vụ sản xuất (sử dụng làm kho thành phẩm);
- Hệ thống giao thông nội bộ và các hạng mục HTKT phục vụ sản xuất.
- Nhà xe, căn tin và nhà nghỉ trưa cho công nhân
Các hạng mục chưa xây dựng: Trụ sở văn phòng, khu hoa viên cây xanh..
Kết quả kiểm tra định vị các công trình xây dựng đúng theo đồ án quy họach chi tiết đã phê duyệt.
III- XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN:
-
Dự báo số lượng công nhân và người quản lý:
Số lượng công nhân và người quản lý trong nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định ước khoảng 600 người.
-
Chỉ tiêu cơ bản về sử dụng đất:
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của Nhà máy VLXD Khánh An và QCVN 01:2021/BXD, chỉ tiêu đất đai khu quy hoạch tính toán theo bảng sau:
Định mức sử dụng đất trong Nhà máy VLXD như sau:
STT
|
Loại đất
|
Chỉ tiêu định mức (%)
|
Định mức áp dụng (%)
|
1
|
Nhà máy, kho tàng, hành chính
|
≤70
|
64,09
|
2
|
Cây xanh
|
³20
|
20,0
|
4
|
Giao thông, sân bãi
|
³10
|
15,91
|
|
Cộng
|
100
|
100
|
2. Chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng kỹ thuật:
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Định mức tối thiểu
|
1
|
Cấp nước
|
|
|
|
Công trình công cộng, dịch vụ
|
lít/m2sàn/ngày.đêm
|
10
|
|
Khu sản xuất công nhiệp
|
m3/ha/ngày.đêm
|
20
|
|
Nước tưới cây, rửa đường
|
lít/m2sàn/ngày.đêm
|
3,4
|
|
Nước dự phòng, rò rỉ
|
% tổng công suất
|
15
|
2
|
Thoát nước thải
|
% cấp nước
|
80
|
3
|
Thu gom rác thải
|
Tấn/ha
|
0,30
|
4
|
Cấp điện
|
|
|
|
Cấp điện sản xuất
|
Kw/ha
|
200
|
|
Cấp điện công trình công cộng
|
W/ m2sàn
|
30
|
|
Chiếu sáng đường phố
|
W/ m2
|
1
|
|
Chiếu sáng công viên, vườn hoa
|
W/m2
|
0,50
|
4. Yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch
- Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đối với các yếu tố kỹ thuật .
- Xác định các tuyến giao thông chính xung quanh khu vực quy hoạch và các tuyến giao thông đấu nối.
- Đồ án lập quy hoạch chi tiết bao gồm các khu chức năng sau: Khu hành chính (văn phòng, căn tin nhà nghỉ trưa cho công nhân…) đất nhà máy, sân bãi tập kết vật liệu và thành phẩm, đất cây xanh, đất các khu HTKT, đất giao thông. Các hạng mục công trình cần xây dựng như sau:
- Nhà xưởng sản xuất.
- Trụ sở làm việc.
- Các công trình phụ trợ gồm: Nhà nghỉ trưa công nhân-Căn tin, nhà để xe công nhân, khu kỹ thuật hạ tầng.
- Hệ thống giao thông hợp lý, phù hợp với dây chuyền sản xuất
- Bố trí cây xanh trong khu quy hoạch đạt tỷ lệ 20% trên tổng diện tích nhà máy.
* Các yêu cầu về tường rào của dự án:
- Tường rào bao quanh nhà máy, cổng Chính tại vị tri nhà làm việc, cổng phụ tại ví trí căn tin-nhà nghỉ trưa CN.
- Bố trí 3 nhà bảo vệ: 2 tại các cổng và 1 tại khu vực cảng nội bộ
- Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trạm biến thế điện, ...), đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hàng rào không được phép xây dựng vượt ngoài chỉ giới đường đỏ kể cả móng.
IV- QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG
-
Chức năng khu quy hoạch:
Khu quy họach được xác định là nhà máy sản xuất VLXD bao gồm các phân xưởng sản xuất có tổng công suất 142 920m sản phẩm/năm. Cụ thể như sau:
Dầm; 50.000m/năm;
Cọc bêtông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực: 700.000m/năm;
Bê tông tươi 65.000m3/ năm;
Gạch bêtông công nghệ cao: 34.000.000/năm;
Sản xuất gạch xi măng cốt liệu 40.000.000 sản phẩm/năm)
Các công trình phụ trợ gồm:
- Điện mặt trời áp mái phục vụ sản xuất và hòa lưới điện QG công suất 8MW
- Văn phòng nhà máy;
- Nhà nghỉ trưa công nhân – Căn tin;
- Nhà xe, nhà bảo vệ và khu HTKT.
-
Qui trình sản xuất
* Quy trình sản xuất dầm BTCT DƯL:
- Bước 1: Nhập vật liệu, thí nghiệm kiểm tra vật liệu đầu vào.
- Bước 2- Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với các thiết kế cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...). Lắp copha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông .
- Bước 3: Căng cáp: Là bước ứng lực trước cho dầm BTCT theo các ứng suất theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả căng cáp được lưu tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4: Đổ bê tông dầm và đầm chặt bằng đầm dùi, đầm bàn. Bê tông đạt cường độ tiến hành cắt cáp.
- Bước 5: Tháo khuôn và kiểm tra sản phầm.
* Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép:
- Bước 1: Nhập vật liệu, thí nghiệm kiểm tra vật liệu đầu vào.
- Bước 2: Gia công thép, làm lồng thép cọc.
- Bước 3: Gia công, lắp gép ván khuôn.
- Bước 4: Nhập vật liệu, nhiên liệu vào trạm trộn.
- Bước 5: Đổ bê tông.
- Bước 6: Tháo ván khuôn, tách cọc, tập kết và vận chuyển cọc đến địa điểm thi công.
* Quy trình sản xuất cọc ống bê tông:
- Bước 1: Nhập vật liệu, thí nghiệm kiểm tra vật liệu đầu vào.
- Bước 2: Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với các thiết kế cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...). Lấp copha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông và quay ly tâm không bị ảnh hưởng.
- Bước 3: Căng cáp: Là bước ứng lực trước cho cọc BTLT theo các ứng suất theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả căng cáp được lưu tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4: Quay ly tâm: Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tông và thông thường có 4 cấp độ quay để cọc đạt được chất lượng như thiết kế.
- Bước 5: Hấp cọc : Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động 100oC ± 20 để quyết định tháo khuôn sớm, hơi nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình thủy hóa bê tông ở môi trường nhiệt độ cao. Thông thường hấp cọc khoảng 8h.
- Bước 6: Tháo khuôn và kiểm tra sản phầm : Đây có thể là bước cuối nếu không thông qua lò cao áp tùy theo tiến độ hoặc quyết định có liên quan đến chứa hàng tại nhà máy. Trong bước này chúng ta sẻ kiểm tra và phân loại các loại cọc đúng chất lượng hoặc cần lưu ý khác.
* Quy trình sản xuất ống cống ly tâm:
Gồm 3 công đoạn chính: Công đoạn tạo lớp lõi; Công đoạn tạo lớp vỏ; Công đoạn tạo lớp bảo vệ.
- Công đoạn tạo lớp lõi: Lớp lõi của ống cống bê tông ly tâm, được đúc trong khuôn, quay trên máy ly tâm, theo phương pháp ly tâm – rung – nén. Gồm các bước công tác:
+ Chuẩn bị cốt thép: Thép cường độ cao được cắt và tán đầu thành các thanh thép dọc. Thép thường được tạo lồng.
+ Chuẩn bị ván khuôn: Khuôn ống được làm vệ sinh, bôi dầu tháo khuôn, lắp ráp và đặt lồng thép vào khuôn.
+ Căng thép dọc: Thép dọc được đặt vào trong khuôn, căng với ứng suất 13.000 Kg/cm2.
+ Chuẩn bị beton: Đá 4x6 cm được rửa, xay và sàng ra 3 cơ hạt: 0–3 mm; 3–9 mm và 9–19 mm. Cát được rửa và sàng lấy cỡ hạt 0 – 3mm.
Cấp phối beton được định lượng theo các thông số quy định, trộn trong cối trộn theo phương pháp hành tinh cưỡng bức, vận chuyển và rót vào phễu cấp liệu.
+ Ly tâm: Khuôn được đặt trên máy ly tâm. Trong lúc khuôn quay, beton được rót vào trong khuôn, đồng thời các đầm rung được áp vào thành khuôn. Khi beton đã đủ, cần nén thủy lực ép lên beton, làm phẳng mặt và nén chặt beton. Sau đó là giai đoạn ly tâm.
+ Dưỡng hộ hơi nước: Khuôn ống có beton bên trong được đặt trong hố dưỡng hộ và được cấp hơi nước dưỡng hộ.
+ Tháo khuôn: Khuôn ống được tháo, lấy lõi ống ra khỏi khuôn và ngâm vào hồ nước dưỡng hộ ở nhiệt độ môi trường.
- Công đoạn tạo lớp vỏ:
Lớp vỏ ống beton dự ứng lực là beton hạt nhỏ được dự ứng lực vòng. Gồm các bước công tác:
+ Quấn thép: Lõi ống được quấn thép vòng với ứng suất 13.000 Kg/cm2.
+ Thử áp lực: Ống có quấn thép vòng, được thử áp lực thủy tĩnh trên máy thử áp lực. Áp lực thử 1,5 lần áp lực công tác.
+ Phủ beton: Lõi ống đã đạt kết quả thử áp lực, được phủ một lớp beton cỡ hạt 0 x 9 mm, có chiều dày 2,5 cm, trên máy phủ beton
- Công đoạn tạo lớp bảo vệ: Lớp bảo vệ của ống beton dự ứng lực là bitum, có gia cường vải sợi thủy tinh. Gồm các bước công tác:
+ Phủ bitum: Bitum được nấu chảy và phủ trên ống
+ Sơn lót: Sơn lót được sơn trên bề mặt lớp beton phủ
* Quy trình sản xuất gạch không nung:
- Nguyên liệu: Cát vàng, đá mạt, xi măng.
- Sơ đồ dây chuyền gạch không nung như sau:
3. Quy hoạch sử dụng đất:
Từ dây chuyền sản xuất đã được trình bày ở trên, phương án quy hoạch tổng mặt bằng đã được Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền phối hợp với đơn vị tư vấn đã trình Hội đồng thẩm định được Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.
Các nội dung đề nghị điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy VLXD Khánh An gồm:
- Điều chỉnh Hệ thống giao thông nội bộ của nhà máy cho phù hợp với dây chuyền sản xuất.
- Điều chỉnh vị trí Hoa viên cây xanh phía trước nhà máy X1, chuyển sang vị trí phía sau nhà máy kết hợp với hoa viên X2 tạo thành diện tích cây xanh có diện tích lớn để tạo khu cây xanh cảnh quan phù hợp và khoảng cây xanh cách ly cho nhà máy đạm ở phía Bắc;
- Điều chỉnh hệ thống sân bãi tập kết vật liệu và thành phẩmgốm: chuyển diện tích Hoa viên cây xanh X1 thành sân tập kết thành phẩm có mái che kết hợp khai thác điện mặt trời; các sân bãi khác đều có mái che để bảo vệ nguyên liệu và thành phẩm không bị nắng mưa tác động.
Nhìn chung, việc điều chỉnh quy họach cho tiết không tác động lớn đến sản xuất của nhà máy, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của nhà máy tốt hơn.
Bảng quy họach sử dụng đất sau điều chỉnh
STT
|
Thành phần đất đai
|
Ký hiệu
|
QH năm 2018 (ha)
|
QH điều chỉnh (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Chênh lệch (+) tăng, (-) giảm
|
1
|
Đất Nhà máy
|
M
|
2,851
|
2,851
|
36,55
|
0
|
2
|
Đất sân bãi có mái che – Kho thành phẩm
|
Sb
|
1,861
|
1,879
|
24,09
|
0,018
|
3
|
Đất trụ sở, khu phụ trợ
|
T
|
0,27
|
0,270
|
3,46
|
0
|
4
|
Đất cây xanh
|
X
|
1,614
|
1,549
|
19,86
|
-0,065
|
5
|
Đất Công trình HTKT
|
Ht
|
0,177
|
0,043
|
0,55
|
-0,134
|
6
|
Đất giao thông nội bộ
|
|
1,027
|
1,208
|
15,49
|
0,181
|
|
Cộng
|
|
7,800
|
7,800
|
100,00
|
0
|
Quy họach điều chỉnh gồm các công trình phục vụ sản xuất bao gồm diện tích xây dựng các phân xưởng (2,851ha) và sân bãi nguyên liệu và phục vụ công tác thi công (1,879ha) đạc thành diện tích 4,73ha chiềm tỷ lệ 60,64% trên tổng diện tích nhà máy, phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã đề ra.
3. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến với từng lô đất:
Các chỉ tiêu cụ thể như sau:
3.1. Khu đất Hành chính (T):
- Trụ sở công ty (T1)
. Diện tích: 0,123 ha.
. Mật độ xây dựng: 46%.
. Tầng cao tối đa: 5 tầng (Chiều cao tương đương 20m)
. Cao độ giáp chỉ giới đường đỏ: +1,60m so với hệ cao độ Quốc gia.
. Cao độ nền hoàn thiện tầng 1: +1,90m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Chỉ giới đường đỏ: 6,0m tính từ tim đường NB1.
. Chỉ giới xây dựng: 6,0m tính từ chỉ giới đường đỏ đường NB1
- Nhà nghỉ trưa công nhân-Căn tin (T2)
. Diện tích: 0,137 ha.
. Mật độ xây dựng: 40%.
. Tầng cao tối đa: 2 tầng (Chiều cao tương đương 8,10m)
. Cao độ giáp chỉ giới đường đỏ: +1,60m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Cao độ nền hoàn thiện tầng 1: +1,90m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Chỉ giới đường đỏ: 6m tính từ tim đường số NB4.
. Chỉ giới xây dựng: Trùng với chỉ giới đường đỏ đường NB4.
3.2. Các phân xưởng sản xuất của nhà máy (M):
- Đất phân xưởng: M1 (đã xây dựng)
. Diện tích: 0,791 ha.
. Mật độ xây dựng: 95%.
. Tầng cao tối đa: 01 tầng (Chiều cao tương đương 15m)
. Cao độ giáp chỉ giới đường đỏ: +1,60m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Cao độ nền hoàn thiện tầng 1: +2,21m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Chỉ giới đường đỏ: 6,0m tính từ tim đường NB1.
. Chỉ giới xây dựng: Trùng với chỉ giới đường đỏ đường NB1;
- Đất phân xưởng: M2 (đã xây dựng)
. Diện tích: 1,828 ha.
. Mật độ xây dựng: 95%.
. Tầng cao tối đa: 01 tầng (Chiều cao tương đương 15m)
. Cao độ giáp chỉ giới đường đỏ: +1,60m so với hệ độ cao Quốc gia (HD-HP).
. Cao độ nền hoàn thiện tầng 1: +1,90m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Chỉ giới đường đỏ: 6,0m tính từ tim đường NB1 và đường NB3.
. Chỉ giới xây dựng: Trùng với chỉ giới đường đỏ đường NB1; 9,0m tính từ chỉ giới đường đỏ đường NB3.
- Đất phân xưởng: M3 (đã xây dựng)
. Diện tích: 0,232 ha.
. Mật độ xây dựng: 80%.
. Tầng cao tối đa: 01 tầng (Chiều cao tương đương 13m)
. Cao độ giáp chỉ giới đường đỏ: +1,60m so với hệ cao độ Quốc gia
. Cao độ nền hoàn thiện tầng 1: +1,90m so với hệ cao độ Quốc gia (HD-HP).
. Chỉ giới đường đỏ: 6m tính từ tim đường số NB3.
. Chỉ giới xây dựng: Trùng với chỉ giới đường đỏ đường NB4.
3.3. Các khu cây xanh cảnh quan (X01):
. Diện tích: 1,549 ha.
. Mật độ xây dựng: 5% gồm các công trình như chòi nghỉ chân.
. Tầng cao tối đa: 01 tầng
3.4. Khu hạ tầng kỹ thuật (Ht):
. Diện tích: 0,043 ha.
. Chủ yếu là bãi tập kết rác thải của nhà máy
3.5. Khu sân bãi có mái che-Kho thành phẩm(Sb):
. Tổng diện tích 1,879ha.
Sân bãi để tập kết vật tư nguyên vật liệu và thành phẩm có mái che kết hợp sản xuất điện mặt trời phục vụ sản xuất cho nhà máy và hòa vào lưới điện quốc gia.
Bảng tổng hợp chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
STT
|
Loại đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(ha)
|
Mật độ XD (%)
|
Tầng cao
|
Hệ số
SDĐ
|
1
|
Công trình hành chính, dịch vụ
|
T
|
|
|
|
|
|
Trụ sở công ty
|
T1
|
0,123
|
46
|
5
|
2,30
|
|
Nhà nghỉ trưa công nhân-Căn tin
|
T2
|
0,137
|
40
|
2
|
0,8
|
2
|
Đất phân xưởng sản xuất
|
M
|
|
|
|
|
|
Phân xưởng sản xuất số 1
|
M1
|
0,791
|
95
|
1
|
0,95
|
|
Phân xưởng sản xuất số 2
|
M2
|
1,828
|
95
|
1
|
0,95
|
|
Phân xưởng sản xuất số 3
|
M2
|
0,238
|
80
|
1
|
0,80
|
3
|
Đất cây xanh cảnh quan
|
X01
|
1,549
|
5
|
1
|
0,05
|
4
|
Khu hạ tầng kỹ thuật
|
Ht
|
0,043
|
|
|
|
5
|
Sân bãi có mái che-kho thành phẩm
|
Sb
|
1,879
|
100
|
1
|
1
|
V- QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
-
Quy hoạch không gian nhà máy:
Như đồ án quy họach đã phê duyệt năm 2018. Không gian kiến trúc của nhà máy kết hợp hài hòa giữa khu sản xuất, khu hành chính, cây xanh khuôn viên và cây xanh khuôn viên. Đặc điểm của khu quy hoạch tiếp giáp với bờ sông Ông Đốc nên tận dụng lợi thế này để tạo nên không gian mở cho dự án.
-
Quy hoạch hình khối kiến trúc, cây xanh của nhà máy:
Hình thức kiến trúc và màu sắc công trình cần đảm bảo cho sự hài hòa của khu công nghiệp Khánh An, khuyến khích thiết kế điển hình trên từng khu xưởng nhằm tạo ra sự đồng nhất một khu công nghiệp hiện đại.
Màu sắc: Sử dụng màu sắc phù hợp với công trình công nghiệp sản xuất VLXD như: màu xanh lá cây, xanh da trời, xanh xám, …
Khu cây xanh khuôn viên được bố trí thập trung kết hợp với sân tập luyện, tạo thành một hệ thống cây xanh, thể dục thể thao hoàn chỉnh. Không gian công viên cây xanh tổ chức theo điều kiện tự nhiên gồm các mảng xanh dọc theo các đường nội bộ.
Tác dụng: Tạo bóng mát cho hè đường và phần xe chạy.
Giảm tiếng ồn, bụi, hơi độc do quá trình sản xuất thải ra, cải thiện khí hậu cho khu vực.
Tạo cảnh quan đẹp cho đường giao thông nội bộ khu quy hoạch theo yêu cầu về kiến trúc không gian chung cho từng loại hình công trình.
Chọn loại cây trồng:
Dùng các loại cây có tán lá rộng, tuổi thọ dài trồng theo đường nội bộ, chiều rộng vỉa hè, tính chất của việc trông cây (làm trang trí, làm dải phân cách,…) được trồng theo các dạng sau:
Trồng cây thành hàng trên vỉa hè.
Trồng thành hàng trên các dải được tách riêng (có bãi cỏ hoặc không có bãi cỏ xanh).
Hàng rào bụi, dãi trồng cỏ, trồng hoa với những cây riêng lẻ hay khóm cây và bụi cây; vườn hoa.
Kích thước của dãi cây xanh tùy thuộc chiều rộng và công dụng của dãi cây xanh, khả năng bố trí công trình ngầm dưới dải cây xanh, mạng lưới đường dây trên không và tình hình xây dựng các công trình hai bên đường.
Cây xanh phải phù hợp với thổ nhữơng và khí hậu của vùng sông nước miền Nam.
4. Khoảng lùi xây dựng công trình:
Đối với khu hành chính: Chỉ giới xây dựng công trình lùi 6m so với chỉ giới đường đỏ.
Đối với khu sản xuất (các phân xưởng): Chỉ giới xây dựng công trình trùng với chỉ giới đường đỏ.
VI- QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuân thủ đồ án phê duyệt năm 2018 có điều chỉnh theo hệ thống giao thông mới. Nội dung cụ thể như sau:
1. Quy hoạch Giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng:
1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:
- Hệ thống giao thông nội bộ trong nhà máy chủ yếu phục vụ cho sản xuất độ rộng mặt đường tính toán cho phương tiện vận tải khổ lớn di chuyển trong quá trình cung cấp VLXD và vận chuyển thành phẩm của nhà máy.
- Hệ thống giao thông đối ngoại tuân thủ đồ án quy hoạch phân khu KCN Khánh An đã được phê duyệt. Tuân thủ lộ giới và khoảng lùi xây dựng đối với tuyến đường N1 và D6.
- Đảm bảo khả năng tiếp cận từ hệ thống giao thông chính vào giao thông nội bộ của khu vực được thuận lợi, không gây ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác trong hệ thống giao thông của nhà máy.
Hệ thống đường nội bộ của Nhà máy VLXD Khánh An chỉ thiết kế 1 loại mặt cắt ngang có lộ giới là 12 m gồm:
Mặt đường 6m đảm bảo xe vận tải cở trung bình chở nguyên liệu và thành phẩm nhỏ và vừa lưu thông. Đối với sản phẩm cỡ lớn thì xuất theo đường thủy;
Vỉa hè 2 x 3m đảm bảo ngầm hóa các hệ thống HTKT của nhà máy.
Đối với tuyến NB2 vỉa hè dọc theo hàng rào phía Tây Nam rộng 3,0 mét, mặt đường 6 mét đảm bảo an toàn cho hệ thông giao thông trên tuyến đường này (Công văn số 5363/UBND-XD ngày 26/10/2021 của Chủ tịch UBND huyện U Minh)
1.2. Cơ sở thiết kế:
Hiện trạng giao thông khu vực:
Hệ thống đường khu vực đã hình thành trong khu công nghiệp Khánh An đi ngang qua nhà máy gồm:
Đường N1: Độ rộng lộ giới 36m gồm: Mặt đường 2x8=16m, dải phân cách giữa: 4m, vỉa hè 2x7=14m
Đường N1 đấu nối ra đường Võ Văn Kiệt và cảng nội bộ của Công ty Hiệp Thành đầu tư.
Đường D6 (đoạn 1): Đoạn giữa nhà máy nước và nhà máy sản xuất VLXD Khánh An. Độ rộng lộ giới 20m gồm: Mặt đường 8m, vỉa hè 2x6=12m.
Đoạn từ đường N1 đến ranh giới KCN Khánh An: Độ rộng lộ giới 32m gồm: Mặt đường 2x8=16m, dải phân cách giữa: 4m, vỉa hè 2x6=12m
Giao thông đường thủy: Giao thông đường thủy rất thuận lợi cho khai thác và vận chuyển hàng hóa do nhà máy tiếp giáp với sông Ông Đốc là tuyến giao thông đường thủy chính của tiểu vùng. Sông Ông Đốc thuộc tuyến thủy nội địa cấp Quốc gia do Trung ương quản lý.
1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCVN 01: 2021/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trình giao thông: QCVN 07-4:2016/BXD.
Đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 4054-2005.
Bản đồ phân tích và cơ cấu sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/2000 Khu CN Khánh An
Bản đồ đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
1.3. Giải pháp thiết kế:
Các tuyến giao thông nội bộ: Gồm các tuyến đường NB1, NB2, NB3 và NB4. Trong đó tuyến NB1 và NB4 là tuyến giao thông nội bộ đấu nối vào đường N1 có khoảng cách điểm đấu nối đến giao lộ của đường D6 và đường N1 là 75m.
Quy họach các tuyến giao thông nội bộ (NB) lộ giới là 12m mặt đường 6m vỉa hè 2x3(m)
Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông nội bộ để tạo điều kiện hoạt động tốt cho nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định
* Bảng thống kê hệ thống giao thông:
STT
|
Tên đường
|
Mặt cắt
|
Chiều dài (m)
|
Chiều rộng
|
Khoảng lùi
|
Diện
|
Lộ giới
|
M.đường
|
Vỉa hè
|
Bên phải
|
Bên trái
|
tích
|
|
1
|
Đường NB1
|
1-1
|
314
|
12
|
6
|
2x3
|
0
|
0->6
|
3768
|
|
2
|
Đường NB2
|
1-1
|
271,5
|
12
|
6
|
2x3
|
0
|
0->6
|
3258
|
|
3
|
Đường NB3
|
1-1
|
214
|
12
|
6
|
2x3
|
0
|
0->6
|
2568
|
|
4
|
Đường NB4
|
1-1
|
50
|
12
|
6
|
2x3
|
0
|
0
|
600
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Quy hoạch cao độ nền:
Dự án đã triển khai theo đồ án quy họach phê duyệt năm 2018; cao độ san nền toàn khu là +1,60m (đồng bộ với cao độ nền hiện hữu khu nhà máy Khí Điện Đạm). Đến nay, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu KCN Khánh An cao độ san nền sẽ cộng thêm độ cao do biền đổi khí hậu, quy hoạch độ cao san nền theo đồ án điều chỉnh Quy họach phân khu là +1,90m hệ độ cao Quốc gia (Hòn Dấu-Hải Phòng).
Tuy nhiên hiện nay công tác san nền xây dựng của dự án đã hòan thành vào năm 2018; các công trình chính của nhà máy đã hòan thành và hoạt động nên việc san nền đến độ cao mới rất khó khăn. Chủ đầu tư sẽ khắc phục nội dung này khi cải tạo, nâng cấp Nhà máy ở giai đoạn 2.
* Giải pháp san nền đã thực hiện là đắp cát đen hạt mịn từng lớp. Công tác này đến nay đã hoàn thành.
-
Quy hoạch cấp nước:
a. Hiện trạng cấp nước và đấu nối mạng lưới quy hoạch với bên ngoài - Chưa có mạng phân phối nước máy, khu vực có dân cư tập trung thưa thớt nên sử dụng nước mặt và nước mưa là chủ yếu.
- Hiện nay khu điều chỉnh quy hoạch đã có dự án và đang triển khai xây dựng trạm cấp nước công suất thiết kế dự kiến 10.000 m³/ngàyđêm, trước mắt xây dựng 3 giếng khoan nhằm phục vụ một số nhà máy đã giao đất chuẩn bị xây dựng.
b. Lựa chọn nguồn nước:
Nguồn nước cấp toàn khu quy hoạch được đấu nối trực tiếp với mạng lưới cấp nước khu công nghiệp Khánh An từ tuyến ống cấp nước trên đường N1 ngang qua dự án.
c. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước
* Tiêu chuẩn cấp nước:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01: 2008/BXD (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)
- TCXDVN 33-2006: “Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế”;
- TCVN 2622: 1995: “phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế”.
* Chỉ tiêu cấp nước:
-
Nước phục vụ công trình công cộng, trung tâm: 20 m3/ ha.ngày
-
Nước phục vụ kho bãi: 10 m3/ ha.ngày
-
Nước phục vụ khu hạ tầng: 10 m3/ha.ngày
-
Nước tưới cây, thảm cỏ,…: 30 m3/ha.ngày
-
Nước tưới rửa đường giao thông: 5m3/ ha.ngày
-
Nước dự phòng, thất thoát: 10% Q chung
-
Nước phòng cháy chữa cháy tính toán: 15 lít/s x 1 giờ x 1 đám cháy.
-
Thiết kế cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn về cung cấp nước và phải cung cấp nước sạch đã qua xử lý.
-
Hệ số dùng nước không điều hòa ngày của khu công nghiệp: Kngày = 1,1.
* Tổng nhu cầu dùng nước được tính toán theo phân khu chức năng trong nhà máy.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
STT
|
ký hiệu
|
chức năng sử dụng đất
|
diện tích
(ha)
|
DT
sàn XD (ha)
|
chỉ tiêu
(m³/ha)
|
lưu lượng
(m³/ngđ)
|
1
|
Nhà máy, kho bãi
|
4,73
|
2,486
|
|
|
|
M1
|
Phân xưởng 1 (cấu kiện lớn)
|
0,791
|
0,783
|
40
|
31,64
|
|
M2
|
Phân xưởng 2 (CK vừa và nhỏ)
|
1,828
|
1,523
|
40
|
73,12
|
|
M3
|
Phân xưởng 3 (gạch không nung)
|
0,232
|
0,18
|
40
|
9,28
|
|
Sb1
|
Bãi tập kết nguyên liệu - Kho
|
1,14
|
-
|
40
|
45,6
|
|
Sb2
|
Bãi tập kết nguyên liệu - Kho
|
0,739
|
-
|
40
|
29,56
|
2
|
Khu hành chính, dịch vụ
|
0,27
|
0,086
|
|
|
|
T1
|
Trụ sở Công ty
|
0,123
|
0,056
|
20
|
2,46
|
|
T2
|
Nhà nghỉ trưa cho Công nhân
|
0,147
|
0,03
|
20
|
2,94
|
3
|
Đất cây xanh
|
1,55
|
0,08
|
|
|
|
X1
|
Cây xanh cảnh quan
|
1,549
|
0,08
|
30
|
46,47
|
4
|
Khu hạ tầng kỹ thuật
|
0,044
|
|
|
|
|
Ht
|
Các công trình kỹ thuật
|
0,044
|
|
10
|
0,44
|
5
|
Đất giao thông nội bộ
|
1,208
|
|
5
|
6,04
|
6
|
Nước dự phòng, rò rỉ
|
10%
|
24,15
|
|
Tổng cộng (m3/ngày.đêm)
|
|
271,70
|
d. Mạng lưới cấp nước
- Thiết kế mới mạng lưới đường ống cấp nước cho toàn khu. Tiến hành tính toán thủy lực, mạng lưới cấp nước dựa trên cơ sở bố trí các khu nhà ở và khu dịch vụ công cộng, lựa chọn ống có đường kính phù hợp yêu cầu.
- Đường ống cấp nước cho toàn nhà máy sử dụng ống đạt tiêu chuẩn TCVN 6151-1996, ống theo hệ mét với đường kính ∅75. Ống dùng liên kết nối joint.
- Độ sâu chôn ống trung bình là 0,8m tính từ đỉnh ống. Do địa hình khu vực tương đối bằng phẳng nên độ dốc xả kiệt là i= 0,0005.
- Ống cấp nước được bố trí trên vỉa hè cách chỉ giới đường đỏ 0,30m.
- Trên mạng có bố trí van xả kiệt tại các vị trí thấp và van xả khí tại những điểm cao.
- Nước được cấp cho các điểm dùng nước thông qua hệ thống ống dịch vụ và ống nhánh bằng đai khởi thủy.
- Các thiết bị được sử dụng trên mạng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 7005-2, BS5163.
- Do đó, nguồn nước cấp hiện hữu cho khu vực này hiện nay hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất về lưu lượng cũng như áp lực.
- Lặp đặt họng cứu hỏa có khoảng cách giữa 3 trụ theo quy định ≤150m.
Khối lượng vật tư chủ yếu hệ thống cấp nước
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
Ống HDPE ∅75 (m)
|
Van 2 chiều BB ∅65 (cái)
|
Vòi tưới d=20
(cái)
|
trụ cứu hỏa
(trụ)
|
1
|
ĐƯỜNG NB1
|
318
|
1
|
2
|
2
|
2
|
ĐƯỜNG NB2
|
224
|
0
|
2
|
0
|
3
|
ĐƯỜNG NB3
|
209
|
1
|
0
|
1
|
4
|
ĐƯỜNG NB4
|
37
|
0
|
0
|
0
|
|
CỘNG
|
788
|
2
|
4
|
3
|
Ngoài ra, phục vụ cho công tác PCCC khuôn viên dự án khu vực gần trụ sở Công ty xây lắp bể chứa nước chữa có Q=54m3 và Lắp bơm chữa cháy, Q=36m3/giờ, h=80m
4. Quy hoạch hệ thống thoát nước (nước mặt và nước thải):
4.1. Thoát nước mặt:
- Trong khu quy hoạch, sử dụng cống ngầm bê tông cốt thép để tổ chức thoát nước mưa riêng với nước thải; cống thoát nước được bố trí dưới hè đi bộ; trong dãy cây xanh, thảm cỏ.
- Hướng thoát: các tuyến cống thoát nước sẽ được bố trí chủ yếu dọc theo các tuyến đường nội bộ, thoát vào hệ thống thoát nước chung KCN rồi thoát ra sông Ông Đốc.
- Tính toán lưu lượng nước mưa thoát theo phương pháp cường độ mưa giới hạn và hệ số dòng chảy được tính theo phương pháp trung bình.
- Phương pháp tính toán thoát nước mưa: Lưu lượng nước mưa được tính toán theo công thức tính toán cường độ giới hạn với P = 1 năm.
- Lưu lượng tính toán của nước mưa được xác định theo công thức:
. Trong đó :
F: Diện tích lưu vực (Ha) : 7,80ha.
Ψ: Hệ số dòng chảy : 0,65.
q: Cường độ mưa tính toán của khu vực : q =310,5 l/s/ha.
=> = 310,5 x 0,65 x 7,80 = 1.574 (l/s)
Bảng thống kê vật tư chủ yếu hệ thống thoát nước mưa
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CỐNG D400
|
CỐNG D600
|
CỐNG D800
|
HỐ GA
|
CỬA XẢ
|
(m)
|
(m)
|
(m)
|
(cái)
|
(cái)
|
1
|
ĐƯỜNG NB1
|
293
|
293
|
25
|
22
|
1
|
2
|
ĐƯỜNG NB2
|
240
|
240
|
64
|
16
|
1
|
3
|
ĐƯỜNG NB3
|
155
|
175
|
0
|
13
|
0
|
4
|
ĐƯỜNG NB4
|
0
|
65
|
0
|
4
|
0
|
|
CỘNG
|
688
|
773
|
89
|
55
|
2
|
4.2.Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a) Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt:
- Khu quy hoạch hiện nay chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
b) Giải pháp quy hoạch:
- Trong giai đoạn này, các trạm xử lý chưa được xây dựng thì nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ công trình bằng hầm tự hoại trước khi thoát ra hệ thống cống bên ngoài và tạm thời hòa chung với nước mưa để pha loãng nồng độ trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
- Giai đoạn trước mắt nhằm đảm bảo thoát hết lưu lượng trong các lưu vực của khu quy hoạch, cần tổ chức thoát nước theo các tuyến cống chính trên đường N1 và D6.
c) Mạng lưới cống thoát nước thải
- Hệ thống cống thoát nước thải trong khu quy hoạch xây mới.
- Cống thoát nước thải được thiết kế trên cơ sở lưu lượng nước thải cần xử lý lớn nhất: Qmax = QTB x Kc.
- Do đặc điểm của nhà máy sản xuất VLXD khép kín nên lượng nước thải trong qua trình sản xuất là không lớn.
Lưu lượng tính toán của nước thải sinh hoạt được tính bằng tiêu chuẩn thải nước dự kiến bằng 80% lưu lượng cấp cho nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt của văn phòng và căn tin và sản xuất cho phân xưởng gạch không nung các khu vực còn lại không tình vào lượng nước thải như: nước sản xuất cấu kiện lớn, sân bãi tập kết thành phầm, nguyên liệu, nước tưới cây, rửa đường... Do đó lưu lượng nước thải sinh hoạt dự kiến trên 1 ngày.đêm là:
= 15,12 x 80% = 12,10m3/ng.đ.
- Khu quy hoạch cơ quan hành chính khi thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước sinh hoạt cần tính toán khu đặt ống vào hố ga thoát nước mưa.
d) Rác thải
- Để đảm bảo thuận lợi cho việc thu gom chất thải rắn về nhà máy xử lý và không gây ô nhiễm môi trường sống, tổ chức điểm trung chuyển rác ở lô Ht diện tích 440m2 phía cuối nhà máy tiếp cận đường NB1 và thực hiện đúng quy trình thu gom, phân loại, vệ sinh đúng quy định.
5. Cấp điện :
5.1. Lựa chọn nguồn cấp điện:
Nguồn cấp điện cho khu vực này là đường dây trung thế 3 pha 22kV tuyến đường N1 và nguồn điện mặt trời do nhà máy tự sản xuất.
5.2. Trạm biến áp:
Để cấp điện cho khu dự án cần phải xây dựng 01 trạm biến áp công suất 1000KVA, vị trí đặt trạm cuối đường NB4 thuận tiện cho việc cấp điện cho khu vực sản xuất và hoạt động của các công trình phụ trợ:
5.3. Hệ thống cấp điện sản xuất:
Tuyến trung thế 22KV: Tuyến điện cấp cho khu quy hoạch này là tuyến 22 kV đường N1. Dây dẫn dùng cáp bọc cách điện trung thế 24kV-3xACX185mm2+ACA95mm2.
Hệ thống điện trung thế 22KV đã được Cty Điên lực thi công giai đoạn 1 và đầu nối hệ thống điện mặt trời lên lươi điện quốc gia qua 8 trạm biến áp (1MW cho mỗi trạm);
Mạng lưới cáp hạ thế 0,4kV: Các tuyến hạ thế 0,4kV cấp cho các công trình sử dụng loại cáp có vỏ bọc cách điện nhựa chống cháy cáp hạ thế 600V-ABC4x95mm2.
5.4. Mạng lưới cấp điện chiếu sáng nhà máy:
Chiếu sánh của nhà máy sử dụng loại đèn HPS 150, 2Xhps150 được lắp trên cột đèn bát giác liền cần 8m,
Riêng đường NB3 thì đi cáp ngầm XLPE/PVC/Cu 3x25mm2, trụ sắt tráng kẽm bát giác 8m, cần đèn đôi khoảng cách các trụ khoảng 25m.
Nguồn chiếu sáng lấy từ trạm T1, 250kVA mới xây dựng.
Tủ điều khiển chiếu sáng được cấp nguồn từ các tủ điện phân phối tổng hạ thế trong trạm biến áp.
*Thiết bị điều khiển:
Toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng được cấp điện từ tủ điều khiển chiếu sáng đóng cắt tự động và bán tự động.
*Chế độ vận hành hệ thống chiếu sáng:
Tủ điều khiển được vận hành đóng cắt theo lịch trình có thể thay đổi tùy vào mục đích sử dụng.
* Yêu cầu về quang học:
- Tấm phản quang có kết cấu liền một khối và chia ra làm 2 múi để đường phân bố cường độ ánh sáng cả bộ đèn có dạng đối xứng, bán rộng, toả ra 2 bên, không tập trung ngay giữa và đảm bảo hiệu suất sử dụng > 70%.
- Chụp đèn phải loại trong suốt, không làm giảm cường độ ánh sáng và không làm khuếch tán ánh sáng lên phía trên.
* Yêu cầu về kết cấu:
- Đảm bảo sự vững chắc và ổn định của bộ đèn khi lắp đặt và sử dụng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân lắp ráp và bảo trì sau này.
Sử dụng loại đèn có phần quang học độc lập với các phụ kiện để tránh được nguồn nhiệt toả ra từ bóng đèn, làm tăng tuổi thọ của bóng đèn.
-Khoảng cách giữa các cột trung bình 25m, đảm bảo độ chói không nhỏ hơn 0,4Cd/m2.
Tủ điện chiếu sáng: Tủ điện chiếu sáng có kích thước 1200x500x350mm, tủ được đặt ở vị trí sao cho thuận tiện cho việc đi dây. Bên trong tủ có lắp đặt áptômát tổng, cầu chì bảo vệ và một số thiết bị điều khiển khác.
Tuyến đèn được đóng ngắt tự động bằng các Contactor và rơ le thời gian.
Chế độ vận hành theo quy định chung của hệ thống chiếu sáng KCN Khánh An.
- Cấp điện sản xuất: Nguồn cấp điện cho khu vực này là đường dây trung thế 3 pha 22kV trên tuyến đường N1 và từ trạm điện mặt trời do nhà máy tự sản xuất
Cấp điện cho khu quy hoạch là trạm biến áp góc đường NB4
- Mạng lưới cấp điện chiếu sáng nhà máy:
Chiếu sánh của nhà máy sử dụng loại đèn HPS 150, 2Xhps150 được lắp trên cột đèn bát giác liền cần 9m,
Riêng đường NB3 thì đi cáp ngầm XLPE/PVC/Cu 3x25mm2, trụ sắt tráng kẽm bát giác 9m, cần đèn đôi khoảng cách các trụ khoảng 25m.
Nguồn chiếu sáng lấy từ trạm T1, 250kVA mới xây dựng.
Tủ điều khiển chiếu sáng được cấp nguồn từ các tủ điện phân phối tổng hạ thế trong trạm biến áp.
*Thiết bị điều khiển: Toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng được cấp điện từ tủ điều khiển chiếu sáng đóng cắt tự động và bán tự động.
*Chế độ vận hành hệ thống chiếu sáng: Tủ điều khiển được vận hành đóng cắt theo lịch trình có thể thay đổi tùy vào mục đích sử dụng.
* Yêu cầu về quang học:
- Tấm phản quang có kết cấu liền một khối và chia ra làm 2 múi để đường phân bố cường độ ánh sáng cả bộ đèn có dạng đối xứng, bán rộng, toả ra 2 bên, không tập trung ngay giữa và đảm bảo hiệu suất sử dụng > 70%.
- Chụp đèn phải loại trong suốt, không làm giảm cường độ ánh sáng và không làm khuếch tán ánh sáng lên phía trên.
* Yêu cầu về kết cấu:
- Đảm bảo sự vững chắc và ổn định của bộ đèn khi lắp đặt và sử dụng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân lắp ráp và bảo trì sau này.
Sử dụng loại đèn có phần quang học độc lập với các phụ kiện để tránh được nguồn nhiệt toả ra từ bóng đèn, làm tăng tuổi thọ của bóng đèn.
-Khoảng cách giữa các cột trung bình 25m, đảm bảo độ chói không nhỏ hơn 0,4Cd/m2.
Tủ điện chiếu sáng:
Tủ điện chiếu sáng có kích thước 1200x500x350mm, tủ được đặt ở vị trí sao cho thuận tiện cho việc đi dây. Bên trong tủ có lắp đặt áptômát tổng, cầu chì bảo vệ và một số thiết bị điều khiển khác.
Tuyến đèn được đóng ngắt tự động bằng các Contactor và rơ le thời gian.
Chế độ vận hành theo quy định chung của hệ thống chiếu sáng KCN Khánh An.
STT
|
Tên đường
|
Cáp ngầm HT
|
Đèn LED 1 bóng (trụ)
|
Đèn LED 2 bóng (trụ)
|
1
|
Đường NB1
|
316
|
4
|
8
|
2
|
Đường NB2
|
320
|
3
|
9
|
3
|
Đường NB3
|
505
|
5
|
2
|
4
|
Đường NB4
|
181
|
3
|
2
|
|
CỘNG
|
1322
|
15
|
21
|
6. Hệ thống hạ tầng viễn thông:
a. Hiện trạng: Khu vực đã có hệ thống hạ tầng viễn thông tin liên lạc, đã có Bưu điện 2000 số khu A2 phía Bắc khu quy hoạch, thuộc KCN Khánh An.
b. Quy hoạch:
- Các tiêu chẩn áp dụng cho mạng thông tin liên lạc:
+ Yêu cầu đối với cáp ngầm: Áp dụng quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.
+ Chống sét cho mạng viễn thông: Áp dụng theo quy chuẩn QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.
+ Yêu cầu đối với cáp trong hệ thống viễn thông: Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành TCN 68 - 132:1998 về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt.
- Đặc tính chung của các loại cáp sử dụng:
+ Cáp đồng có đặc tính cơ lý tốt, dễ đấu nối, có độ bền cao, chống nhiễu điện từ và ngăn ẩm.
+ Dây dẫn bằng đồng có chất lượng cao, suy hao truyền dẫn thấp.
+ Vỏ bọc nhựa dày chống ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường.
+ Đặc tính chung của tủ cáp: Có độ bền lớn, chống ngoại lực va đập, có nắp đậy, chống ẩm.
Khối lượng quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông:
STT
|
Tên Chủng Loại & Quy Cách
|
Đơn vị
|
Khối lượng
|
1
|
Ống uPVC ∅60 (mm)
|
m
|
216
|
2
|
Cáp viễn thông
|
m
|
216
|
3
|
Tủ phân phối
|
cái
|
02
|
7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
- Các văn bản pháp lý về PCCC gồm:
Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2021 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành về triển khai thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Công văn số 08/CV-PC07 ngày 05/3/2021 của Phòng cảnh sát PCCC và CNCH-Công an tỉnh Cà Mau hướng dẫm thẩm duyệt PCCC theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- Giải pháp an toàn về PCCC gồm:
Bố trí hệ thống giao thông có lộ giới 12m mặt đường 6 mét chung quanh nhà máy đảm bảo xe chữa cháy vận hành an toàn trong nhà máy khi có sự cố về cháy xảy ra;
Bố trí các họng chữa cháy trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường với cự ly trung bình 150m để phúc vụ công tác chữa cháy. Ngoài ra, cuối đường NB2 xây dựng bến lấy nước cho xe chữa cháy trên sông Ông Đốc đáp ứng cho trường hợp nguồn nước chữa cháy cạn kiệt. Diện tích bến lấy nước là 310m2 tiếp giáp với bãi quay xe cuối đường NB2. Cấp phối nền của bến lấy nước phải đảm bảo cho xe Chữa cháy vận hành;
Bố trí hệ thống cấp điện riêng cho máy bơm tại hồ chứa nước PCCC kế cận trụ sở Công ty;
Thiết kế hệ thống chống sét cho tất cả các hạng mục công trình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Giải pháp lắp đặt và các giải pháp kỹ thuật cho đường ống cấp nước chữa cháy theo quy định của TCXDVN 33:2006 và TCVN 2622:1995 phần cấp nước chữa cháy
VIII- ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Mở Đầu.
1.1. Sự cần thiết lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
Trong dự án này, việc quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng VLXD Khánh An tác động tiêu cực đến môi trường do sự phát triển khu công nghiệp gây ra. Do vậy, việc thực hiện đánh giá sơ bộ các tác động đến môi trường do các hoạt động của dự án ngay từ giai đoạn thiết kế quy hoạch là hết sức cần thiết.
1.2. Mục đích của báo cáo.
- Đánh giá tác động đối với quy hoạch chi tiết nhằm:
- Cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường khu vực; dự báo và đánh giá những tác động của đồ án; đề xuất hoàn thiện các giải pháp thiết kế quy hoạch, và kiến nghị các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Xác lập cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM ) chi tiết; lập kế hoạch quản lý và giám sát tác động môi trường trong quá trình quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.3. Căn cứ lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020.
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện ĐMC
Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành của Nhà nước Việt Nam:
+ TCVN 6772-2000: Chất lượng nước, nước thải sinh hoạt, giới hạn ô nhiễm cho phép;
+ TCVN 5938-1995: Chất lượng không khí, nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
+ TCVN 5949-1998: Âm học, tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép;
+ TCVN 6696-2000: Chất thải rắn, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;
+ TCVN 6962-2001: Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp- Mức tối đa cho phép đốivới môi trường khu công cộng và khu dân cư.
1.4. Phạm vi và giới hạn đánh giá tác động môi trường.
Vì là dự án quy hoạch xây dựng nằm trong khu công nghiệp do đó phạm vi đánh giá tác động môi trường ở đây sẽ bao gồm môi trường trong khu vực quy hoạch của dự án và môi trường khu vực xung quanh (chủ yếu là nguồn nước sông tiếp nhận lượng nước thải từ khu công nghiệp, môi trường không khí khu vực vành đai do sự phát tán bụi và khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông trong khu công nghiệp).
1.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường chiến lược.
Một báo cáo ĐTM có thể sử dụng một phương pháp hoặc tổng hợp nhiều phương pháp để đánh giá. Tuy nhiên, ở giai đoạn quy hoạch, báo cáo ĐTM chỉ dừng lại ở mức “xem xét sơ bộ các tác động môi trường” của dự án. Từ báo cáo này, các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định về sự cần thiết của một báo cáo ĐTM chi tiết. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, phương pháp danh mục các điều kiện môi trường (checklist method) là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình thực hiện báo cáo, nhiều phương pháp đã được sử dụng, như phương pháp phỏng đoán, dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia chuyên ngành…
2. Các vấn đề môi trường chính khu quy hoạch.
2.1. Chất lượng không khí.
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân như: đun nấu bằng dầu, than, củi, trấu, gas… cũng là các nguồn gây ô nhiễm không khí với các chất ô nhiễm như: CO, NO2, SO2, bụi than, THC,… Bên cạnh đó, vấn đề xả phân, rác bừa bãi trực tiếp xuống kênh rạch, mương suối, hoặc thải ra vùng đất trũng gây tù đọng nước thải, sinh ra mùi hôi thối khó chịu và là nguồn ô nhiễm vi sinh có khả năng gây ra các dịch bệnh nguy hiểm.
- Khu vực chưa có hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Ngoài một số tuyến đường chính cấp phối, phần lớn các tuyến đường chủ yếu là đường đi bộ, đường mòn không được phân tuyến cụ thể, mật độ rất thấp, chất lượng kém, lầy lội về mùa mưa và bụi nhiều về mùa khô. Nồng độ bụi đạt mức cao hơn tại các khu vực đông dân cư.
- Trong khu vực dự án chưa có các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm không khí, chủ yếu là chịu ảnh hưởng do phá tán từ các nhà máy công nghiệp ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, ảnh hưởng này là không đáng kể bởi hệ thống cây xanh dày đặc của khu vực, khả năng phát tán cao làm giảm đáng kể nồng độ chất ô nhiễm trong khu vực.
Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm không khí: SO2, CO, NO2, THC, chì... đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Vấn đề ô nhiễm bụi và tiếng ồn là do ảnh hưởng của các phương tiện lưu thông và chất lượng đường sá kém.
2.2. Giao thông: Hiện có tuyến đường D6 và N1 ngang qua dự án; do đó, khu vực chủ yếu bị ô nhiễm bởi khói bụi và tiếng ồn của các phương tiện giao thông trên tuyến đường này và quá trình sản xuất.
2.3. Tiếng ồn: Khu vực chủ yếu ảnh hưởng bởi các phương tiện giao thông trên tuyến đường hiện trạng và quá trình sản xuất.
2.4. Môi trường đất. Dự án đã đầu tư một phần môi trường đất bị tác động bới quá trình sản xuất của nhà máy.
2.5. Nước:Ảnh hưởng của việc xây dựng KCN đối với chất lượng nước là quá trình sử dụng một lượng nước cấp khá lớn của mạng lưới nước cấp của tỉnh Cà Mau gây ra hiện tượng thiếu hụt nước trong khu vực.
- Lượng nước thải công nghiệp được xử lý và thải ra môi trường là kênh rạch xung quanh dự án. Lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất thường có nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hàm lượng ôxi trong nước và nồng độ các chất ô nhiễm như BOD5, COD, TSS, N tổng, P tổng, các kim loại nặng, hoá chất, virus,... xả thải vào nguồn có thể gây ảnh hưởng đến đời sống động vật thuỷ sinh của nguồn tiếp nhận; gây tác động đến đa dạng sinh học và môi trường đất, nước ngầm.
2.6. Cây xanh: Khu vực quy hoạch chưa được đầu tư hệ thống cây xanh hay hoa viên, chủ yếu là các cây bóng mát tán vừa và cây kiểng nhỏ tự trồng trong các dự án.
2.7. Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực hiện vẫn còn tương đối dồi dào. Nước ngầm trong khu vực chưa khai thác nhiều vì khu vực dân cư còn thưa thớt.
2.8. Hiện trạng rác thải: Đối với các KCN, các nhà máy, công ty thành viên thường tự hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom và xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên mức độ thu gom và xử lý của các đơn vị có chức năng còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
3. Đánh giá và dự báo tác động của môi trường khu vực của phương án quy hoạch:
3.1. Quy hoạch các khu phân xưởng, khu hành chính: Do đã đầu tư hệ thống thu gom nước thải và xử lý chất thải rắn trong khu quy hoạch nên vấn đề ô nhiễm từ các khu phân xưởng đã được giải quyết.
3.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: Việc san lấp nâng cao cao độ nền giúp khu vực tránh tình trạng ngập khi mực nước dâng, hệ thống thoát nước mặt tạo điều kiện để thoát nhanh nước mưa ra bên ngoài. Tuy nhiên, đây cũng chính là quá trình gây ô nhiễm nhiều khi triển khai dự án với lượng khí thải và hàm lượng bụi gia tăng rất cao do các xe vận chuyển vật liệu san lấp và các phương tiện phục vụ thi công gây ra đặc biệt là vào mùa khô.
3.3. Quy hoạch hệ thống giao thông: Việc xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ giúp kết nối khu vực với hệ thống giao thông khu công nghiệp, đem lại sự thông suốt giữa các khu vực, kích thích lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Mặt tiêu cực là lượng khí thải và tiếng ồn do các phương tiện lưu thông mang lại, lượng xe trong khu vực công nghiệp có thể khá lớn, chưa kể sự tham gia của các phương tiện bên ngoài đi qua khu vực.
3.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện: Chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên năng lượng, ảnh hưởng gián tiếp (nếu có) chỉ là quá trình sản xuất điện có những tác động tiêu cực đến môi trường: khai thác nguồn nguyên liệu để sản xuất, khí thải trong quá trình sản xuất...
3.5. Quy hoạch cấp nước: Đem lại nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khu dư án. Tuy nhiên, với khu vực nhà máy tập trung và diện tích lớn lưu lượng cung cấp cũng lớn, việc khai thác quá nhiều nguồn nước ngầm sẽ gián tiếp làm hạ mực nước ngầm chung, gây lún sụt công trình.
3.6. Quy hoạch thoát và xử lý nước thải: Nước thải trong khu quy hoạch được đưa về hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp về trạm xử lý để xử lý, làm sạch nước thải trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt khi hệ thống thoát nước thải của của khu công nghiệp chưa được xây dựng thì nước thải trong khu quy hoạch vẫn phải thoát chung với hệ thống thoát nước mưa. Do đó, vào mùa khô, việc gây ô nhiễm môi trường từ nước thải là không tránh khỏi.
* Điểm trung chuyển chất thải rắn: Do các điểm này đặt trong khu quy hoạch nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu vực khác. Vì thế cần đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về quy trình thu gom (thời gian, phương tiện...) cũng như việc tổ chức thực hiện.
4. Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường; Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
4.1. Các giải pháp kỹ thuật:
* Giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước:
+ Hiện nay hệ thống kinh rạch trên địa bàn đã bị ô nhiễm, vì vậy trong quá trình thực hiện dự án phải cố gắng tránh làm trầm trọng ô nhiễm. Các chất thải trong sinh hoạt và thi công cần thiết phải được thu gom và xử lý không thải trực tiếp ra kênh rạch, sông ngòi.
+ Đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt đến từng công trình, giảm thiểu việc khai thác nước ngầm bừa bãi trong khu vực.
+ Hệ thống thu gom nước thải góp phần giảm ô nhiễm môi trường do người dân thải chất thải trực tiếp ra môi trường.
* Giảm thiểu ô nhiễm chất lượng không khí:
- Trong quá trình xây dựng chất lượng không khí trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng, bị nhiễm bụi do máy móc, thiết bị thi công và ô tô đi lại nhiều. Cần phải có biện pháp làm giảm bớt sự ô nhiễm bằng cách: Làm hàng rào chắn bụi, ôtô chuyên chở hàng tới như cát, đất, xi măng phải có bạt phủ kín, đường công vụ phải được tưới nước thường xuyên.
* Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng:
- Đây là điều không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng nhưng cần phải giảm tối đa tiếng ồn, đặc biệt là ban đêm để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và nhân dân trong khu vực.
- An toàn lao động và sức khoẻ: Phải đảm bảo an toàn cho công nhân và nhân dân trong khu vực trong quá trình thi công là rất cần thiết và quan trọng. Cần phải có biện pháp an toàn và tuyệt đối như sau:
+ Cắm đầy đủ các loại biển báo hiệu phạm vi khu vực thi công theo quy định.
+ Bố trí cán bộ kiểm tra an toàn lao động.
+ Phải có trạm y tế và cấp cứu thường trực (nếu cần thiết).
+ Ngoài ra cần phải quan tâm đến nước sinh hoạt, thực phẩm có chất lượng tốt để cung cấp cho công nhân, đảm bảo sức khoẻ làm việc.
4.2. Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường:
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.
- Thực hiện đúng các quan đểm quy hoạch dành nhiều diện tích cho cây xanh và mặt nước giúp tang khả năng thoát nước của khu vực và tang cường khả năng điều hòa vi khí hậu.
- Thực hiện đồng bộ cao độ nền xây dựng và hệ thống thoát nước, đảm bảo các tuyến công có độ dốc phù hợp.
- Giải pháp giám sát môi trường:
+ Thiết lập các trạm quan trắc tại các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: các khu công trình nhà máy, phân xưởng...
+ Tổ chức thực hiện công tác quan trắc để thu thập số liệu.
+ Đánh giá kết quả quan trắc để xác định mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp giảm thiểu cụ thể cho từng khu vực.
- Một số nội dung giám sát cần đề cập:
+ Kiểm tra tình trạng vệ sinh môi trường tại các nhà máy, cống rãnh thoát nước và trên kênh rạch.
+ Giám sát tính an toàn của mạng lưới điện.
+ Kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống thu gom rác.
+ Giám sát chất lượng nước, đất, không khí, tiếng ồn tại nhà máy, kết hợp với các cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời nếu có nguồn ô nhiễm phát sinh.
* Giám sát chất lượng nước: thiết lập mạng lưới giám sát chất lượng nước tại các cửa cống và tại vị trí giao với nguồn tiếp nhận. Các chỉ tiêu cần quan trắc bao gồm các chỉ tiêu hóa học, vi sinh.
* Giám sát chất lượng và trữ lượng nước ngầm: khảo sát trữ lượng nước ngầm tại các vị trí khác nhau trong khu vực, theo dõi diễn biến chất lượng nước ngầm thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, hàm lượng kim loại.
* Giám sát môi trường đất: theo dõi diễn biến độ ẩm, độ phì nhiêu của đất, vi sinh vật và các độc tố trong đất.
* Giám sát quá trình vận hành hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
5. Đề xuất các hạng mục cần đánh giá tác động môi trường:
Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các khu phân xưởng sản xuất triển khai dự án.
6. Kết luận:
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất VLXD Khánh An cho thấy những tác động có lợi của việc thực hiện dự án là rất lớn, bên cạnh đó cũng có một số tác động bất lợi đến môi trường, song mức độ tác động không lớn và hoàn toàn có thể giảm thiểu được.
Tuy chưa định lượng được các tác động, song báo cáo cũng đã nêu ra được phần lớn các tác động chủ yếu cùng các giải pháp giảm thiểu. Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo (nghiên cứu khả thi), báo cáo ĐTM chi tiết sẽ phân tích và đánh giá cụ thể các yếu tố môi trường chịu tác động của dự án, qua đó đưa ra biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đối với môi trường do dự án gây ra.
IX- KẾT LUẬN
Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất VLXD Khánh An tại KCN Khánh An huyện U Minh khi hòan thành sẽ tạo nhiều việc làm cho người dân tại địa phương góp phần cải thiện đời sống của người dân. Tạo thêm diện mạo mới cho khu công nghiệp.
Công ty TNHH Xây dựng Quang Tiền kính trình UBND tỉnh Cà Mau, Sở Xây dựng xem xét, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch để làm cơ sở pháp lý lập hồ sơ điều chỉnh dự án theo quy định hiện hành. Các cơ quan, đơn vị ủng hộ Công ty trong nghiên cứu điều chỉnh QHCT dự án và trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét, thống nhất với nội dung đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư Nhà máy VLXD Khánh An thuộc khu công nghiệp Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/500, để sớm tiếp tục triển khai các bước tiếp theo, làm cơ sở thực hiện dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng theo đúng quy định./.
Chủ nhiệm đồ án
KTS Trần Anh Duy
ĐIỀU QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VLXD KHÁNH AN TẠI KCN KHÁNH AN, HUYỆN U MINH, TỶ LỆ 1/500
PHẦN PHỤ LỤC
+ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
+ CÁC BẢN VẼ KHỔ A3