MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I. CHƯƠNG MỞ ĐẦU.. 3
1.1. Tên đồ án. 3
1.2. Lý do và sự cần thiết của việc lập Quy hoạch chi tiết 3
1.3. Các căn cứ pháp lý. 4
1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đồ án. 5
1.4.1. Mục tiêu. 5
1.4.2. Nhiệm vụ. 5
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT QUY HOẠCH.. 6
2.1. Vị trí giới hạn khu đất 6
2.1.1. Địa điểm.. 6
2.1.2. Phạm vi ranh giới, diện tích. 6
2.2. Đặc điểm tự nhiên. 7
2.2.1. Địa hình. 7
2.2.2. Khí hậu. 7
2.2.3. Độ ẩm không khí 8
2.3. Đặc điểm hiện trạng. 8
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc công trình và hạ tầng kĩ thuật khu đất 8
2.3.2 Đánh giá tổng hợp. 8
CHƯƠNG III. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.. 9
3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đồ án. 9
3.2. Nhiệm vụ. 9
3.3. Nguyên tắc. 10
3.4. Nội dung phương án. 10
3.4.1. Tính chất, quy mô. 10
3.4.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng. 11
3.4.3. Cơ cấu sử dụng đất 11
3.4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. 12
CHƯƠNG IV: HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 13
4.1. San nền. 13
4.1.1. Các tiêu chuẩn thiết kế. 13
4.1.2. Địa hình khu vực nghiên cứu. 13
4.1.3. Giải pháp quy hoạch san nền. 13
4.2. Giao thông. 14
4.2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế. 14
4.2.2. Hiện trạng giao thông khu vực. 14
4.2.3. Giải pháp quy hoạch mạng lưới đường giao thông. 14
4.3. Cấp nước. 15
4.3.1. Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng. 15
4.3.2. Giải pháp thiết kế. 15
4.4. Thoát nước mưa. 17
4.4.1. Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng. 17
4.4.2. Giải pháp thiết kế. 17
4.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường. 18
4.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế. 18
4.5.2. Giải pháp thiết kế. 19
4.6. Cấp điện. 20
4.6.1. Tiêu chuẩn cấp điện. 20
4.6.2. Lựa chọn công suất máy biến áp. 20
4.6.3. Giải pháp kỹ thuật chiếu sáng. 23
4.7. Giải pháp phòng chống mối 25
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 25
5.1. Mục tiêu. 25
5.2. Các căn cứ để đánh giá. 26
5.3. Đánh giá tác động của dự án. 26
5.3.1. Tác động tích cực. 26
5.3.2. Tác động tiêu cực. 27
5.3.3. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 28
5.3.4. Giảm thiểu xây dựng và hoạt động của dự án. 29
CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 31
CHƯƠNG I. CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1. Tên đồ án
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ.
1.2. Lý do và sự cần thiết của việc lập Quy hoạch chi tiết
Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Hạ Long 90km đường bộ. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao. Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện. Người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai.Ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Thanh Lâm, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
Huyện Ba Chẽ dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, các ban ngành chức năng của Tỉnh, diện mạo của Ba Chẽ được đổi thay từng ngày, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và phát huy thế mạnh của địa phương rừng và đất rừng; hệ thống giao thông được nối liền thông suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã trong huyện và nối liền với các huyện bạn Sơn Động - Hà Bắc; Tiên Yên.
Với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình và địa chất vốn có, Ba Chẽ có nhiều thuận lợi để phát triển cây lâm nghiệp và đất rừng. Hợp tác xã Toàn Dân với xuất phát điểm từ một HTX đầu tư vào huyện Ba Chẽ chủ yếu là trồng keo lấy gỗ, nhận thấy mảnh đất này giàu tiềm năng cho phát triển các loại dược liệu quý, đến nay HTX Toàn Dân đã phát triển thêm vùng trồng cây ba kích tím. Gần 1.000 ha rừng tại Ba Chẽ đã được phủ xanh bởi các loại keo lấy gỗ và cây ba kích từ bàn tay của những thành viên trong HTX Toàn Dân. Không chỉ giúp mọi người làm giàu, HTX còn góp phần cải thiện tình trạng đất trọc tại địa phương.
Khu văn phòng trụ sở làm việc của HTX Toàn Dân hiện đang đặt tại địa chỉ Khu 5, thị trấn Ba Chẽ và văn phòng đại diện tại tiểu khu 109 khoảnh 2 lô 62 thôn Đồng Thằm, xã Thanh Lâm, đây thuộc khu vực sản xuất của HTX. Khoảng cách giữa khu văn phòng trụ sở chính và đến văn phòng đại diện cách nhau hơn 25km, gây khó khăn cho việc đi lại của cán bộ công nhân viên HTX, nhất là ban giám đốc HTX, đặc biệt trong những ngày mưa bão. Do đó HTX xin được trả lại địa điểm tại khu 5, trung tâm thị trấn Ba Chẽ và xin phép được quy hoạch, xây dựng nâng cấp văn phòng đại diện tại thôn Đồng Thằm, xã Thanh Lâm thành văn phòng trụ sở chính, để thuận tiện cho công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX và đã được UBND tỉnh chấp thuận địa điểm tại Quyết định số 5533/QĐ-UBND ngày 30/12/2019.
Để thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch; Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ “về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị” và Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì việc lập Quy hoạch chi tiết là hết sức cần thiết.
1.3. Các căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội;
- Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội;
- Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/05/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quy hoạch;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Nghị định sô 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 băn 2010 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015”;
- Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD, ngày 11/08/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại đô thị;
- Thông tư 12/TT-BXD ngày 29 /6/2016 về quy định hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/5/2019 của Bộ Kế hoạch đầu tư “Hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch”;
- Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện Ba Chẽ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010;
- Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Quyết định số 5533/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ.
- Căn cứ Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ.
Và các tiêu chuẩn quy trình quy phạm hiện hành khác.
1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của đồ án
1.4.1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung huyện Ba Chẽ và các đồ án Quy hoạch liên quan đã được phê duyệt;
- Tạo quỹ đất mới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc cho HTX;
- Nâng cao chất lượng sống và làm việc, sử dụng đất hiệu quả hợp lý, tạo dựng môi trường ổn định lâu dài. Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành;
- Khai thác hiệu quả lợi thế của khu vực, rà soát hiện trạng, tổ chức đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ;
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý làm cơ sở để quản lý, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương.
1.4.2. Nhiệm vụ
- Xác định ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Điều tra và đánh giá hiện trạng về tự nhiên, kỹ thuật, đất đai của khu đất dự kiến quy hoạch.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có). Dự báo hạng mục xây dựng chính trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch chi tiết xây dựng;
- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
+ Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến từng công trình); mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ); vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình ngầm, tuy-nen kỹ thuật...
+ Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình nhà máy, trạm bơm nước; bể chứa; mạng lưới đường ống cấp nước đến từng công trình và các thông số kỹ thuật chi tiết...
+ Hệ thống cấp điện: nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị...
+ Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...
+ Thiết kế đô thị: đề xuất được các giải pháp thiết kế đô thị đáp ứng được nhu cầu kiểm soát thực hiện theo các giải pháp quy hoạch của đồ án.
+ Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT QUY HOẠCH
2.1. Vị trí giới hạn khu đất
2.1.1. Địa điểm
- Tại xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Phạm vi ranh giới, diện tích
Dự án Quy hoạch chi tiết xây dựng Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân có vị trí tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ. Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía đông giáp đồi đất;
+ Phía tây giáp đồi đất trồng cây nông nghiệp và hộ dân Phùn Nhộc Sáng;
+ Phía nam giáp đường đất;
+ Phía bắc giáp đồi đất.
- Ranh giới quy hoạch được giới hạn bởi các điểm: M1, M2,..., M5, M6, M1;
(Các điểm có tọa độ theo hệ tọa độ VN2000, được thể hiện cụ thể tại hồ sơ bản vẽ kèm theo).
- Diện tích quy hoạch: 1.700,2 m2 ( 0,17 ha)
2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Địa hình, địa mạo của xã Thanh Lâm nói chung tương đối đa dang và phân dị, thuộc loại địa hình đồi núi, đại bộ phận nằm trong cánh cung bình phong Đông Triều Móng Cái. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã, có độ cao trung bình 150- 300m, mức độ chia cắt mạnh. Độ dốc trung bình từ 20- 300, quá trình phong hóa và xói mòn đều diễn ra khá mạnh đã dẫn đến một số đỉnh núi bị xói mòn trơ sỏi đá. Thanh Lâm là xã có tiềm năng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp.
2.2.2. Khí hậu
Xã Thanh Lâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Quảng Ninh, khí hậu của xã có những đặc trưng sau:
a. Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình giao động từ 9÷15o C.
+ Nhiệt độ tuyệt đối thấp đạt tới 1oC . Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình giao động từ 26÷28o C,
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối dạt tới trị số 37,6oC.
b. Mưa
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.285mm, năm cao nhất lên đến 4007 mm, năm thấp nhất 1086 mm. Do xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tạo ra 2 mùa rõ rệt :
- Mùa mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa tập trung cao nhất vào tháng 7 do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
- Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Do chịu ảnh hưởng của hình thể thời tiết gió mùa khô hanh tạo nên các tháng khô, tháng hạn và tháng kiệt
2.2.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, địa hình, lớp phủ thực vật và độ cao, nằm trong vùng có lượng mưa lớn, có độ cao trung bình nên độ ẩm không khí hàng năm của xã trung bình đạt từ 80 ¸ 82%. Độ ẩm không khí trong năm cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 82 ¸ 92%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt trị số 65 ¸ 75%.
2.3. Đặc điểm hiện trạng
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc công trình và hạ tầng kĩ thuật khu đất
- Về hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc công trình: phần lớn diện tích khu đất là đất đồi và chưa có công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất.
- Về hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đất nghiên cứu lập quy hoạch được đấu nối với hạ tầng chung khu vực. Khu đất cách đường tỉnh lộ 342 khoàng 130 mét và được đấu nối bởi tuyến đường đất hiện trạng.
Địa hình, địa vật khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tương đối thuận lợi, dân cư thưa thớt, ít nhà cửa, địa hình ít phức tạp.
Từ những đặc điểm trên cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư để khai thác tốt tiềm năng vùng dự án nhằm tạo diện mạo mới và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, vùng miền.
2.3.2 Đánh giá tổng hợp
a. Thuận lợi
- Địa điểm quy hoạch xây dựng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh chấp thuận địa điểm.
- Khu đất có địa hình không phức tạp, khá thuận lợi cho công tác quy hoạch xây dựng khu trụ sở mới và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh tương đối hoàn chỉnh thuận tiện cho việc đấu nối vào khu vực quy hoạch, hệ thống thoát nước mặt thuận lợi.
- Trong ranh giới quy hoạch xây dựng không chồng lấn các ranh giới tranh chấp, đất quân sự hay đất tôn giáo, tâm linh.
b. Khó khăn
- Hiện trạng khu đất là đất đồi, gây tốn kém cho bước san gạt tạo mặt bằng.
CHƯƠNG III. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đồ án
- Cấp điện:
+ Công trình công cộng : 15-80W/m2;
+ Chiếu sáng đường nội bộ : ~ 0,6 Cd/m2;
- Cấp nước sinh hoạt : 200 lít/người.
3.2. Nhiệm vụ
- Đề xuất được các giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan trên mặt đất và không gian xây dựng ngầm;
- Xác định được tính chất, chức năng, trữ lượng khai thác và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế;
- Đề xuất được các nội dung về quy hoạch sử dụng đất, bao gồm: xác định diện tích, mật độ xây dựng và chiều cao công trình cho từng lô đất; xác định quy mô các công trình ngầm;
- Đề xuất được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
- Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến từng công trình); mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ);
- Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình nhà máy, trạm bơm nước; bể chứa; mạng lưới đường ống cấp nước đến từng công trình và các thông số kỹ thuật chi tiết...
- Hệ thống cấp điện: nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị...
- Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...
- Thiết kế đô thị: đề xuất được các giải pháp thiết kế đô thị đáp ứng được nhu cầu kiểm soát thực hiện theo các giải pháp quy hoạch của đồ án.
- Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
3.3. Nguyên tắc
- Tuân thủ những quy định chung của quy hoạch chung huyện Ba Chẽ và quy hoạch nông thôn mới xã Thanh Lâm.
- Xác định khu vực quy hoạch là một bộ phận trong tổng thể phát triển không gian của xã Thanh Lâm;
- Tổ chức Quy hoạch Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm là tổ chức môi trường cảnh quan, tổ chức đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo tiện nghi tối đa cho nhu cầu sinh hoạt và thuận lợi cho nhu cầu giao thông của người dân;
- Thuận lợi cho việc phân kỳ đầu tư xây dựng;
- Quy mô, diện tích và vị trí các lô đất được tính toán phù hợp với đặc thù riêng của các chức năng sử dụng đất khác nhau;
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế về sử dụng đất đai, đầu tư vốn xây dựng và chi phí quản lý khai thác.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với điều kiện tự nhiên.
3.4. Nội dung phương án
3.4.1. Tính chất, quy mô
- Tính chất: Là trụ sở làm việc mới của hợp tác xã Toàn Dân với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khớp nối với khu vực.
- Quy mô dân số: Khoảng 20 người.
3.4.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu KT-KT áp dụng tham khảo theo QCXD Việt Nam:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
|
I
|
Diện tích
|
m2
|
1.700,2
|
II
|
Quy mô dân số dự kiến
|
người
|
20
|
III
|
Chỉ tiêu Hạ tầng kỹ thuật đô thị
|
|
|
1
|
- Cấp nước:
|
|
|
|
+ Cấp nước sinh hoạt
|
lít/người/ng.đ
|
200
|
|
+ Cấp nước công trình công cộng, dịch vụ
|
lít/m2sàn/ng.đ
|
2
|
|
+ Nước tưới cây
|
|
3
|
|
+ Nước rửa đường
|
|
0,5
|
2
|
- Cấp điện:
|
|
|
|
+ Cấp điện nhà ở
|
KW/người
|
0,5
|
|
+ Cấp điện công trình thương mại, dịch vụ
|
W/ m2sàn
|
30
|
|
+ Chiếu sáng công viên vườn hoa
|
W/ m2
|
1
|
3
|
- Thoát nước thải
|
|
|
|
+ Nước thải sinh hoạt
|
lít/người/ng.đ
|
200
|
4
|
- Rác thải
|
Kg/ng.đ
|
1,3
|
3.4.3. Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: 1.700,2 m2. Bao gồm các loại đất:
- Đất xây dựng các hạng mục công trình: Nhà trụ sở làm việc; Nhà phụ trợ: nhà tạm để xe...
- Đất cây xanh, vườn hoa;
- Đất sân đường nội bộ và hạ tầng kỹ thuật khác.
Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của đồ án:
STT
|
Hạng mục
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tầng cao (tầng)
|
Tỷ lệ
(%)
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
366,7
|
|
21,6
|
1
|
Nhà làm việc chính
|
01
|
266,2
|
01
|
|
2
|
Nhà phụ trợ
|
02
|
65,5
|
01
|
|
3
|
Nhà để xe
|
03
|
35,0
|
01
|
|
II
|
Đất cây xanh, vườn hoa
|
|
700,0
|
|
41,2
|
III
|
Đất hạ tầng kĩ thuật
|
|
633,5
|
|
37,3
|
1
|
Bể nước sạch
|
04
|
12,0
|
|
|
2
|
Bể phốt (bể ngầm SL:02)
|
|
10,0
|
|
|
3
|
Đất sân, giao thông nội bộ và HTKT khác
|
|
611,5
|
|
|
|
Tổng
|
|
1700,2
|
01
|
100,0
|
Bảng 3.3: Bảng cân bằng sử dụng đất
STT
|
Hạng mục
|
Diện tích
(m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
366,7
|
21,5
|
II
|
Đất cây xanh, vườn hoa
|
700,0
|
41,2
|
III
|
Đất sân, giao thông nội bộ và HTKT khác
|
633,5
|
37,3
|
|
Tổng
|
1.700,2
|
100,0
|
3.4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Tổ chức không gian hài hoà với địa hình; khai thác triệt để điều kiện tự nhiên nhằm tạo không gian hấp dẫn chung cho khu vực; tổ chức không gian hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh.
- Bố trí giao thông thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ công nhân viên, đảm bảo khớp nối với hệ thống giao thông chung khu vực.
- Công trình nhà làm việc chính bố trí hướng nam chếch tây, thuận theo địa hình đất đồi hiện trạng, mặt tiền chính hướng ra trục đường giao thông khu vực.
- Các công trình phụ trợ: nhà ăn, nhà để xe, bể nước sạch, các công trình hạ tầng khác bố trí rải rác quanh nhà làm việc chính, thuận tiện cho việc sinh hoạt đi lại trong khuôn viên khu đất của hợp tác xã.
- Hệ thống cây xanh được bố trí xung quanh khu đất với điểm nhấn là vườn hoa đặt tại trung tâm sân trước.
CHƯƠNG IV: HẠ TẦNG KỸ THUẬT
4.1. San nền
4.1.1. Các tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị TCVN - 4449:1987
- Tiêu chuẩn Việt Nam 4447 - 2012 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – QH xây dựng QCXDVN 01-2008 BXD.
- Tiêu chuẩn xây dựng: TCXDVN 33-2006.
4.1.2. Địa hình khu vực nghiên cứu
- Khu đất quy hoạch là trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Địa hình khu đất có cao độ từ 86.62 – 91.87.
4.1.3. Giải pháp quy hoạch san nền
- Căn cứ bản đồ khảo sát địa hình.
- Căn cứ bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
- Chọn giải pháp san nền: dựa vào cao độ khống chế theo quy hoạch chung và cao độ các tuyến đường hiện có và đang thi công.
- Lấy cao độ tim đường qua khu đất làm cost khống chế quy hoạch chiều cao, nền hoàn thiện khu đất từ 90.50 – 90.64, độ dốc dọc tuyến đường giao thông vào khu đất là 14.60%, hướng dốc chính Tây Nam – Đông Bắc.
- Thiết kế san nền không gây ảnh hưởng nhiều đến điều kiện địa chất, nền móng công trình và phá vỡ cảnh quan khu vực.
- Tìm giải pháp hợp lý để hạn chế tối đa khối lượng đào đắp đất nền, nhưng vẫn đảm bảo độ dốc thoát nước khu đất và độ dốc mặt bằng xây dựng công trình.
- Đối với khu vực xây dựng hiện trạng, giữ nguyên cao độ nền xây dựng.
- Đối với khu vực có cao độ nền thấp được tôn nền đến cao độ cần thiết đảm bảo sự chuyển tiếp giữa nền khu đất xây dựng cũ và nền khu đô thị mới xây dựng và đảm bảo hướng thoát nước hiện có theo hướng dốc của địa hình tự nhiên về các sông suối trong khu vực.
- Thiết kế nền đảm bảo thuận lợi hướng thoát nước được thu vào hệ thống thoát nước chung của dự án rồi đổ ra suối chảy qua khu quy hoạch.
- San nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với độ chênh cao giữa hai đường đồng mức là 0,02m.
4.2. Giao thông
4.2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:QCVN 07:2010/BXD;
- Đường đô thị – yêu cầu thiết kế: TCXDVN 104:207;
- Đường ô tô - yêu cầu thiết kế: 4054:2005;
- Áo đường cứng đường ô tô: 22TCN223-95.
4.2.2. Hiện trạng giao thông khu vực
- Đường giao thông đi qua khu dự án là tuyến đường đất B= 3.00m:
4.2.3. Giải pháp quy hoạch mạng lưới đường giao thông
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch chiều cao.
- Căn cứ hiện trạng giao thông xung quanh khu đất quy hoạch.
- Căn cứ công năng và mục đích sử dụng.
- Thiết kế đường giao thông khu đất quy hoạch đảm bảo lưu thông thuận tiện và đấu nối đông bộ với giao thông xung quanh
- Định vị tim đường quy hoạch phục vụ công tác thiết kế tiếp theo.
- Diện tích đường giao thông : 67.54 m2.
- Tính toán đưa ra phương án kết cấu dựa trên tính toán tải trọng các phương tiện tham gia giao thông.
Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông:
Kí hiệu
|
Chiều rộng (m)
|
Chiều dài (m)
|
Lòng đường
|
Vỉa hè
|
T1-T2
|
3.50
|
2x0.0
|
22.40
|
4.3. Cấp nước
4.3.1. Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành kèm theo quyết định số 47/1999/QĐ - BXD ngày 21/12/1999 của Bộ Xây dựng.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33: 1985 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4455: 1997 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4607: 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu qui ước bản vẽ tổng mặt bằng và mặt bằng thi công công trình.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4608: 1988 Hệ thống các tài liệu thiết kế xây dựng. Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 5570: 1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Bản vẽ xây dựng. Ký hiệu đường nét và đường trục trong bản vẽ.
4.3.2. Giải pháp thiết kế
a. Nguyên tắc thiết kế:
- Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng tới mọi đối tượng dùng nước dưới áp lực yêu cầu và chất lượng tốt.
- Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo cung cấp nước thương xuyên, liên tục, chắc chắn mọi đối tượng dùng nước trong phạm vi thiết kế.
- Tổng chiều dài đường ống của toàn mạng lưới phải nhỏ nhất, đảm bảo chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới cũng như mọi công trình liên quan tới nó là rẻ nhất.
- Hướng cấp nước thuân lợi, hạn chế đường ống đi qua sông, hồ và các trở ngại khác.
- Có thể kết hợp được với các công trình khác và phát triển trong tương lai.
b. Tính toán cấp nước:
- Thiết kế hệ thống cấp nước cho khu dân cư gồm cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy, đường ống cấp nước cho khu dân cư quy hoạch được đấu nối vào hệ thống cấp nước chung của khu vực ở điểm đấu nối phía Bắc. Ống cấp nước chạy song song với đường giao thông, ống dùng ống HDPE D50.
Nước sinh hoạt dùng trong ngày đêm tính theo công thức:
( m3/ngđ)
Trong đó:
: Lưu lượng nước dùng trong ngày lớn nhất.
: Hệ số dùng nước không điều hoà; = 1,4 (TCXDVN 33-2006)
q : Lưu lượng dùng nước trung bình (l/người/ngđ): 150 l/ng/ng.đ
N : Số dân tính toán.
Ống được sử dụng ống nhựa HDPE – PN8 chôn ngầm, là loại ống nhựa đen theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E), độ dày ống và phụ kiện theo DIN 8074:1999. Tất cả các ống phân phối tới các hộ dân nối với tuyến truyền tải cần phải lắp van để đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước toàn khu vực khi sửa chữa.
Tuyến ống truyền tải và phân phối trong mạng lưới sử dụng ống HDPE có đường kính D50.
Ống HDPE D50 đạt tiêu chuẩn, phương pháp nối sử dụng phương pháp hàn nhiệt, phụ kiện cút, tê … đồng bộ với ống.
Các mối hàn ống phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, kín khít, chịu được áp lực khi thử áp.
Mạng lưới được thiết kế đến từng nhà dùng nước. Phần đường ống cấp nước trong nhà và đấu nối từ hệ thống cấp nước mạng ngoài vào các hộ dung nước sẽ được thiết kế trong hồ sơ thiết kế chi tiết cho từng nhà.
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CẤP NƯỚC
|
STT
|
VẬT LIỆU - ĐƯỜNG KÍNH
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI LƯỢNG
|
1
|
Ống HDPE D50
|
m
|
35.0
|
2
|
Ống HDPE D32
|
m
|
34.0
|
4.4. Thoát nước mưa
4.4.1. Tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng.
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành kèm theo quyết định số 47/1999/QĐ - BXD ngày 21/12/1999 của Bộ Xây dựng.
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4455: 1997 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc ghi kích thước, chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4607: 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu qui ước trên bản vẽ tổng mặt bằng và mặt bằng thi công công trình.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4608: 1988 Hệ thống các tài liệu thiết kế xây dựng. Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 5570: 1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Bản vẽ xây dựng. Ký hiệu đường nét và đường trục trong bản vẽ.
4.4.2. Giải pháp thiết kế
- Đảm bảo thoát nước tự chảy nhanh chóng, không gây ngập úng.
- Thiết kế sao cho tuyến đường thoát nước là ngắn nhất, giảm độ sâu chôn cống.
- Nước mưa được xả thẳng vào nguồn suối gần nhất bằng cách tự chảy.
- Khi thoát nước không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
- Căn cứ hiện trạng thoát nước xung quanh khu đất quy hoạch.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa cho khu đất bao gồm các tuyến cống chạy dọc đường phía trên vỉa hè thu nước mặt sân và trên mái công trình thông qua các hố ga và miệng thu sau đó thoát vào 2 suối chính chảy qua khu vực.
Tính toán đường cống thoát nước mưa cho các tuyến cống:
Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn
Qtt = jtb . q . F . N.
Trong đó:
jtb- Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ mưa
q - Cường độ mưa tính toán (l/s-ha). Xác định theo q20 của khu vực Quảng Ninh.
F - Diện tích thu nước tính toán (ha).
N - Hệ số phân bổ mưa rào. Với diện tích các lưu vực nhỏ hơn 300 ha N = 1.
* Cường độ mưa tính toán.
Cường độ mưa được xác định theo công thức:
q = (l/s.ha)
Trong đó:
A, C, n, b: Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, chọn theo phụ lục. A = 4720; C = 0,42; n = 0,78; b = 20
P: Chu kỳ lặp lại trận mưa.
t: Thời gian mưa tính toán:
t = t0 + t1 + t2
Giải pháp thiết kế:
- Tuyến thoát nước mưa được thiết kế dựa trên hướng dốc thiết kế san nền đảm bảo nước có thể tự chảy.
- Dùng phương pháp phân chia lưu vực để xác định diện tích mặt phủ mà tuyến mương, cống phục vụ. Từ đó tính toán được lưu lượng nước mưa cho từng đoạn mương, cống. Hướng thoát nước theo độ dốc san nền từ cao xuống thấp và được đưa ra mương thoát nước chung của khu vực.
- Từ lưu lượng từng đoạn mương xác định được tiết diện mương, độ dốc, vận tốc và độ đầy tính toán cho các đoạn mương đó. Tính toán sơ bộ thì mương thu nước có kích thước B500. Mương xây bằng gạch, đá hộc có tấm đan BTCT M200, dày 10cm, có lỗ thu nước mặt.
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THOÁT NƯỚC MƯA
|
STT
|
VẬT LIỆU - ĐƯỜNG KÍNH
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI LƯỢNG
|
1
|
Cống xây gạch đậy bản B300
|
M
|
90.0
|
2
|
Ga thăm
|
CÁI
|
7.0
|
4.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.
4.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế
+ Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn 20TCN-33-85.
+ Hệ thống thiết kế xây dựng cấp thoát nước mạng lưới bên ngoài TCVN 3989- 1985.
+ Tiêu chuẩn ngành thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN-51-84.
4.5.2. Giải pháp thiết kế
- Nước thải chia làm 2 loại:
+ Nước thải đen: từ xí, tiểu... phải được xử lý bằng bể tự hoại trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.
+ Nước thải xám: nước từ lavabo, sàn... theo tuyến ống từng hộ dân đấu nối trực tiếp vào tuyến cống gom nước thải chung.
- Hướng thoát nước thải tuân theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
a. Xác định khối lượng nước thải:
Xác định lưu lượng tính toán:
Lưu lượng nước thải trung bình ngày:
Trong đó:
q: lưu lượng thải nước của khu dân cư, q1 = 150l/người.ngày
N: Dân số tính toán khu vực dân cư
Lưu lượng nước thải trung bình giây:
Từ lưu lượng trung bình giây ta tìm hệ số kch. Tra hệ số không đều kch theo bảng 2 TCVN 51:1984
Lưu lượng lớn nhất của khu vực: qmax = qtb x kch
b. Giải pháp thiết kế:
Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Tuyến ống thoát nước thải triệt để lợi dụng độ dốc của địa hình sao cho mạng lưới thoát nước tự chảy, đảm bảo thoát nươc nhanh nhất.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt nhỏ, nên ta chọn ống thoát nước có đường kính theo cấu tạo. Ống thoát nước thải sinh hoạt sử dụng ống BTCT có đường kính D300. Để đảm bảo thoát nước hiệu quả, giảm lắng cặn trong đường ống, ta chọn độ dốc đặt ống thoát nước thải imin = 1/D = 1/300.
Ống thoát nước thải được đấu nối ra hệ thống thoát nước mặt chung, sau đó thoát ra ngoài tự nhiên.
BẢNG THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG THOÁT NƯỚC THẢI
|
STT
|
VẬT LIỆU - ĐƯỜNG KÍNH
|
ĐƠN VỊ
|
KHỐI LƯỢNG
|
1
|
Cống BTCT D300
|
M
|
25.0
|
2
|
Ga thăm
|
CÁI
|
2.0
|
4.6. Cấp điện
4.6.1. Tiêu chuẩn cấp điện
- Quy phạm trang bị điện - Hệ thống đường dẫn điện 11-TCN-19-2006 của Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006.
- Quy phạm trang bị điện – thiết bị phân phối và trạm biến áp 11- TCN-21-2006 của bộ Công nghiệp ban hành năm 2006.
- TCXDVN 259: 2001- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường,đường phố,quảng trường đô thị.
- Áp lực gió theo: “Quy phạm tải trọng và tác động” tiêu chuẩn thiết kế TCVN-2737-95 do nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1995 và các quy định hiện hành khác.
- Quy định lưới điện nông thôn ĐNT-QĐKT -9/2000 do Bộ Công nghiệp ban hành.
4.6.2. Lựa chọn công suất máy biến áp
a. Cơ sở tính toán
- Phụ tải chủ yếu là phụ tải sinh hoạt gia đình. Điện năng tiêu tốn chủ yếu là: Ti vi, tủ lạnh, ánh sáng, quạt…
- Công suất xác định theo:
Ptt=P0.H
Trong đó: P0: Suất phụ tải cho một hộ (KW/hộ)
P0 = 3 KW/hộ
H: Số hộ được cấp điện
- Chỉ tiêu áp dụng cho tính toán điện năng tiêu thụ trong công trình được áp dụng theo QCXDVN1 và TCXDVN-TV1 như sau:
+ Chiếu sáng cây xanh TDTT 0,2Lux(1W/m2)
+ Chiếu sáng đường rộng 7.5m ~ 0,6 Cd/m2(6lux)
+ Chiếu sáng cấp điện cho văn phòng: 30W/m2
b. Tính toán lựa chọn dây dẫn trung áp
-
Lựa chọn tiết diện cáp trung áp theo mật độ dòng kinh tế JKT
-
Tổng công suất của dự án là S=960 KVA với thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax≤5000h, với cáp lõi đồng có JKT=3.1A/mm2.
=>
Do đó:
Để đảm bảo cho khả năng chuyên tải kinh tế hiện tại và sự phát triển phụ tải cho các năm tiếp theo, đảm bảo điều kiện phát nóng cho phép trong vận hành chọn dây cáp ngầm có đặc tính chống thấm dọc Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x16+1x10)mm2 là thoả mãn điều kiện cáp nguồn cho các phụ tải.
Chức năng sử dụng
|
Tổng DT sàn (m2;số hộ)
|
Chỉ tiêu (w/m2; Kw/hộ)
|
Công suất Pi (KW)
|
Kđt
|
Hệ số dự trữ Kpt
|
Hệ số cos j
|
Chọn
MBA KVA
|
Đường dây hiện có
|
|
|
|
0.8
|
1.2
|
0.85
|
Đường dây hiện có
|
Nhà số 1
|
266
|
30W/m2
|
8.0
|
|
|
|
Nhà số 2
|
65
|
30W/m2
|
1.95
|
|
|
|
Nhà số 3
|
25
|
20W/m2
|
0.75
|
|
|
|
Chiếu sáng
|
|
|
5.0
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
15.7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công suất tiêu thụ điện cho khu văn phòng nhỏ chọn ngương án kéo điện hạ thế từ đường điện có sẵn đi qua văn phòng
Máy biến áp I:
Trong đó:
Kđt: Hệ số đồng thời;K=0.8
KPT: Hệ số phát triển;K=1.2
S : Công suất biểu kiến MBA.
P: Là công suất tác dụng.
là hệ số công suất
S=(15.7x0.8x1.2)/0.85 = 17.73 (KVA)
Lựa chọn máy biến áp:
Công suất tiêu thụ điện cho khu văn phòng nhỏ chọn ngương án kéo điện hạ thế từ đường điện có sẵn đi qua văn phòng
c. Hệ thống phân phối điện
Tính chọn cáp cho đường dây hạ thế ta chỉ cân tính toán chọn cáp cho các nhà còn các công trình khác chỉ cần đặt áptomát chờ tại tủ tổng trạm biến áp .
Cáp hạ thế được tính toán như sau:
+ Cáp được chọn theo điều kiện phát nóng : K1xK2x ICP ≥ ITT
Trong đó:
K1 là hệ số kể đế môi trường đặt cáp, với cáp đặt dưới đất thì K 1 = 0,9
K2 Hệ số tính tới số dây cáp đặt trong rãnh K2 = 0,8
Dựa trên dòng điện định mức của các phụ tải, khoảng cách từ nguồn đến các phụ tải và sổ tay tra cứu, ta chọn tiết diện cáp sau đó kiểm tra tổn thất điện áp cho phép là 5%.
Kiểm tra độ sụt áp đối với cáp : DU% = P.L.100/(U2 .g .S)
Trong đó :
P là công suất tính toán (W)
L là chiều dài đường cáp (m).
U là điện áp đầu đường dây (V).
S tiết diện một ruột cáp (mm2)
g điện dẫn xuất của ruột dây dẫn dài 1m tiết diện 1mm2 g đồng = 57m/Wmm2
do đó ta tính được tiết diện cáp cho công trình
Quy cách xây dựng tuyến cáp:
Cáp được chôn trực tiếp xuống đất đoạn vượt qua đường dùng ống nhựa chịu lực loại HDPE chôn trong đất ở độ sâu 0,6 m, phía dưới lót 1 lớp cát dày 0,1m , phía trên lót 1 lớp cát dày 0.1m, tiếp đó rải 1 lớp đất mịn dầy 0,4 m, rồi tới lưới nilon báo hiệu cáp dọc theo chiều dài tuyến cáp. Trên cùng là lớp vỉa hè.
Kéo điện từ đường điện chạy qua khu văn phòng vào:
Dùng loại cáp ngầm có tiết diện từ Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x16+1x10)mm2 đến cáp ngầm có tiết diện Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x16+1x10)mm2.
4.6.3. Giải pháp kỹ thuật chiếu sáng
a. Xác định tiêu chuẩn chiếu sáng
- Bề rộng sân chiếu sáng là 7.5 – 10.5 m.
- Độ chói trung bình: là 0,8 ¸ 1,0 Cd/m2.
- Độ đồng đều nói chung ³ 0,4
- Độ đồng đều chiều dọc ³ 0,7
- Cấp bảo vệ tối thiểu:
- Phần quang học: IP 65.
- Các phần khác IP 44.
Tính toán chiếu sáng và chọn đèn:
-
Chiều cao cột đèn:
-
H: chiều cao cột đèn.
-
L : chiều rộng chiếu sáng
-
a : Khoảng cách từ hình chiếu đèn tới bó vỉa là: 0,5m
-
Khoảng cách cột đèn:
-
Tính đồng đều độ chói quyết định sự lựa chọn khoảng cách giữa 2 bộ đèn liên tiếp. Ngoài ra khoảng cách phụ thuộc chỉ số phát xạ của bộ đèn, chọn kiểu đèn chụp với Imax dưới góc 750 là 300 Cd/ 1000 Lm. Bố trí đèn E/H; E = 38m.
-
Chọn đèn:
Độ rọi trung bình của đèn:
|
Độ rọi trung bình (Lux)
|
R = ----------------------------------
|
Độ chói trung bình (Cd/ m2)
|
Tra bảng R = 14 , Etd = 20Lux, độ chói trung bình Ltb = 1,0cd/m2
Hệ số già hoá
-
Sự suy giảm quang thông với thời gian 3.000giờ Þ V1 = 0.9
V2 = 0.8
-
Hệ số già hóa V = V1 x V2 = 0.72
Chọn đèn chiếu sáng led : 150V – 100 W có ánh sáng trắng ấm
-
Chọn cột đèn và cần đèn
Chọn cột thép mạ kẽm chiều cao cột 8m.
-
Chọn móng
Móng bê tông đổ tại chỗ M150 đá 2x4.
f. Chọn dây dẫn :
Dựa trên dòng điện định mức của các phụ tải, khoảng cách từ nguồn đến các phụ tải và sổ tay tra cứu, ta chọn tiết diện cáp sau đó kiểm tra tổn thất điện áp cho phép là 5%.
Kiểm tra độ sụt áp đối với cáp : DU% = P.L.100/(U2 .g. S)
Trong đó :
P là công suất tính toán (W)
L là chiều dài đường cáp (m).
U là điện áp đầu đường dây (V).
S tiết diện một ruột cáp (mm2)
g điện dẫn xuất của ruột dây dẫn dài 1m tiết diện 1mm2, g đồng = 57m/Wmm2.
Tiếp địa an toàn:
Để đảm bảo an toàn cho thiết bị trong lưới điện. TBA bị quá điện áp khí quyển tại tủ điều khiển lắp bộ tiếp địa R2, điện trở tiếp đất R£10W.
b. Lắp đặt trục chiếu sáng
- Từ tủ tổng đến tủ chiếu sáng (TCS) dùng cáp ngầm hạ thế 0,6-1kV Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (3x16+1x10)mm2.
- Tuyến cáp ngầm cấp điện được chôn trong mương cáp ở độ sâu 0,7m, đoạn qua đường bảo vệ bằng ống nhựa chịu lực HDPE dưới đất ở độ sâu 1,0m, phía dưới được lót một lớp cát dày 0,1 m, phía trên lót 1 lớp cát 0,1 m. Tiếp đó rải 1 lớp đất mịn dầy 0,4 m rồi tới lưới nilon báo hiệu cáp dọc theo chiều dài tuyến cáp. Trên cùng là lớp vỉa.
- Đèn chiếu sáng được lắp đặt trên cột thép mạ kẽm và cần cao 8m. Móng cột đổ bê tông M150. Đèn được điều khiển tại tủ TCS cho phép vận hành 02 chế độ (buổi tối bật 100% số đèn, buổi khuya chỉ bật 2/3 đèn tại vị trí cần thiết). Dây cáp từ trục tới đèn PVC 2x2,5 ruột đồng.
4.7. Giải pháp phòng chống mối
- Biện pháp xử lý chống mối cho công trình như sau :
- Toàn khu đất trước khi san nền: Rác, cây cỏ, lớp đất tạp bề mặt được ủi chuyển đổ đi sau đó mới tiến hành các công đoạn tiếp theo. Đặc biệt là tre, gỗ mục, rác thải không được lẫn trong lớp đất tôn nền.
- Khi triển khai xây dựng công trình: Các công trình trong quá trình thi công phần móng được làm hào phòng mối, xử lý mặt nền phía trong theo tiêu chuẩn phòng chống mối TCXD 204 - 1998 - Bộ xây dựng ban hành.
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
5.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực quy hoạch.
- Xác định mức độ tác động đến môi trường của quá trình thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ ”.
5.2. Các căn cứ để đánh giá.
- Luật bảo vệ môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và được Chính phủ ký lệnh công bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/08/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Các tiêu chuẩn về môi trường của Nhà nước Việt Nam.
- TCVN 5937/2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
- TCVN 5939/2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, v.v...
- QCVN 08:2008/BTNMT- Qui chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt;
- TCVN 5945/2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
5.3. Đánh giá tác động của dự án
5.3.1. Tác động tích cực
- Việc hình thành Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm ngoài khả năng tăng giá trị đất còn có tác động tích cực đối với môi trường khu vực, cụ thể như sau:
a. Tác động của quy hoạch giao thông:
- Việc hình thành mạng lưới giao thông hợp lý, các chỉ tiêu đảm bảo lưu thông nội bộ và tăng mật độ cây xanh đường phố đã giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn của các phương tiện giao thông đến các công trình trong khu ở mới.
b. Tác động của quy hoạch hệ thống thoát nước:
- Với định hướng xây dựng riêng biệt hai hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt đảm bảo loại trừ khả năng gây ô nhiễm của hệ thống thoát nước đô thị trong khu vực nghiên cứu.
c. Tác động của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:
- Dự kiến bố trí các điểm tập kết, thu gom chất thải rắn ở những vị trí thuận lợi, cách ly với các nhà ở và dễ dàng vận chuyển đến điểm xử lý rác của thành phố. Vị trí tập kết rác không ảnh hưởng mỹ quan và môi trường đô thị.
5.3.2. Tác động tiêu cực
- Việc xây dựng và hoạt động của dự án cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực như làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm tiếng ồn, rung động, bụi, chất thải rắn, chất thải nước, trong khi xây dựng và khi bước vào hoạt động khai thác. Nếu không phòng tránh tốt sẽ gây những tác hại khó lường, có thể sẽ xảy ra những sự cố gây mất an toàn như sét, nổ điện, cháy, tai nạn lao động, giao thông.
- Các công việc chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án bao gồm: san lấp mặt bằng, đường vào dự án và đường nội bộ, bảo vệ. Tác động môi trường trong giai đoạn này gồm:
+ Thay đổi địa hình khu vực: Khi tiến hành thi công sẽ làm nước sông vẩn đục và sẽ ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy và sa bồi trong khu vực, phá vỡ một phần nào trạng thái cân bằng tự nhiên khi địa hình ở đây đã ổn định.
+ Ô nhiễm bụi: Khu vực xây dựng nền đất cát, dễ bốc bụi khi gặp gió. Vì vậy, ô nhiễm bụi là điều khó tránh trong quá trình thi công do phải san lấp, chở và đổ đất với khối lượng lớn. Bụi có thể phân tán có thể gây hại đến sức khoẻ do tác động vào mắt, mũi, họng.
+ Ô nhiễm ồn và rung: Hoạt động của các phương tiện cơ giới chuyên chở đất cát, vật liệu, các phương tiện kỹ thuật xây dựng lắp đặt chắc chắn sẽ gây tiếng ồn và tạo nên những rung động nhất định.
+ Ô nhiễm dầu, mỡ: Việc thi công cơ giới có thể dẫn đến rò rỉ dầu mỡ tạo thành các vết loang trên mặt đất, bay hơi tạo mùi khó chịu cho công nhân và cư dân lân cận. Dầu cặn có thể thấm xuống đất, khi gặp mưa sẽ lan toả rộng làm ô nhiễm nước biển.
+ Chất thải rắn và nước thải: Trong xây dựng, lượng rác thải xây dựng đáng kể, bao gồm gạch, ngói, vôi, vữa, bao bì làm mất mĩ quan, chiếm không gian, cản trở giao thông và hoạt động công trường. Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không chú ý thu gom xử lý từ đầu có thể phân huỷ tạo nên mùi hôi thối. mất vệ sinh và gây bệnh. Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này thường chưa có đầy đủ hệ thống tiêu thoát, xử lý nên cũng gây mất vệ sinh môi trường.
+ Các tác động khác: Trong thời gian thi công, xây dựng dự án, mật độ xe cộ có thể tăng cao do vận chuyển vật liệu, thiết bị nên sẽ có ảnh hưởng đến giao thông. Cũng vì vậy, tai nạn giao thông trên tuyến đường cũng dễ xảy ra.
- Ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương và những vấn đề xã hội.
- Xung quanh khu vực dự án ngoài những vấn đề môi trường, sẽ nảy sinh một số vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tóm lại: Việc xuất hiện dự án không tạo ra những đối kháng lợi ích với các lĩnh vực kinh tế khác ở khu vực và với cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương. Về cơ bản phản ứng của cộng đồng đối với quy hoạch xây dựng dự án là thuận lợi.
5.3.3. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
· Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
- Trong giai đoạn thi công, trọng tâm là hạn chế ô nhiễm bụi và ồn, hạn chế ô nhiễm dầu mỡ và chất thải rắn và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân.
- Việc thi công xây dựng dự án thuận lợi vào mùa khô mặc dù bụi nhiều. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi cần:
- Việc đổ đất, san nền nên tiến hành gấp rút nhằm giảm bớt thời gian thi công.
- Xét quan hệ các tháng mùa mưa, khô và hướng gió thổi đưa bụi, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
- Phải sử dụng các xe phun nước để giảm bụi trên công trường.
- Các xe tải vận chuyển chở đất cát san lấp cần phải có thùng, bạt che kín tránh rơi vãi và tung bụi.
- Để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện, động cơ:
- Chỉ nên hoạt động trong khoảng thời gian 8h - 18h trong ngày.
- Tra dầu mỡ thường xuyên vào các bộ phận chuyển động để giảm ồn. Máy móc được kê kích cân đối để giảm ồn và rung.
- Ngay trong giai đoạn xây dựng phải chú ý thu gom và xử lý thô các chất gây ô nhiễm như dầu mỡ, rác thải sinh hoạt và rác xây dựng, quy định nơi đổ nước thải và rác thải nhất là vào mùa mưa. Trong khu vực thi công phải bố trí người giám sát, cảnh giới để phòng tránh và phát hiện kịp thời các sự cố cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động. Việc điều hành phương tiện xe cộ phải thật hợp lý nhằm hạn chế ùn tắc, va quyệt gây tai nạn. Phải có đầy đủ các biểu hiện cảnh báo ở những nơi cần thiết.
- Để giữ gìn sức khoẻ cho công nhân, phải có hệ thống nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch đầy đủ và tiêu thoát nước thải kịp thời.
5.3.4. Giảm thiểu xây dựng và hoạt động của dự án
· Giám sát thi công xây dựng gồm:
- Giám sát thực hiện nội quy, quy định đảm bảo an toàn lao động.
- Giám sát thực hiện quy định về phòng chống cháy nổ.
- Giám sát đảm bảo an toàn môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm ồn, bụi, rung, chất thải rắn, nước thải và điều kiện làm việc của công nhân. Tiến hành thu và phân tích mẫu định kỳ hàng quý ở nơi thi công và điểm dân cư ở gần. Hàm lượng bùn, độ ồn, rung là các yếu tố giám sát ưu tiên.
· Giám sát môi trường khi dự án hoạt động gồm:
+ Ô nhiễm không khí: bụi, ồn, rung, nhiệt độ, mức độ thông gió, hàm lượng hydrocacbua, chì, SO2, CO2, NO2.
+ Ô nhiễm nước thải: giám sát quá trình thu gom, xử lý và các chỉ tiêu cơ bản: pH, dầu, DO, COD, BOD5, khuẩn E.Coli, chì, đồng, kẽm, cadimi, của nước thải ra sông. Thời gian thu mẫu và phân tích định kỳ hàng quí.
+ Ô nhiễm rác thải: giám sát quá trình thu gom, xử lý và nơi đổ thải.
+ Sự cố môi trường: giám sát thực hiện các quy định an toàn lao động và các thiết bị phòng chữa cháy nổ, úng ngập và tình trạng sẵn sàng theo các phương án ứng cứu khi có sự cố. Việc giám sát được tiến hành thường xuyên, mẫu thu định kỳ theo quý để phân tích theo hướng dẫn “các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam” và các tài liệu hướng dẫn chuyên sâu khác.
Kết luận:
- Dự án mang lại lợi ích kinh tế và có vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển KTXH đa dạng của Huyện. Tác động tiêu cực đến môi trường của dự án không lớn, không ảnh hưởng đến các công trình văn hoá, di tích lịch sử nào và không phát sinh mâu thuẫn lợi ích cơ bản nào.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường như biến đổi cảnh quan tự nhiên, ô nhiễm không khí bụi ồn, rung, ô nhiễm dầu mỡ, bùn đất, chất thải rắn và ảnh hưởng đến nơi ở của sinh vật. Tuy nhiên với những biện pháp quản lý ảnh hưởng của quá trình thi công đến môi trường đã được qui định tại các hướng dẫn trong tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, do đó hoàn toàn có khả năng khống chế các tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường trong phạm vi cho phép.
- Trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ có ô nhiễm không khí (bụi, ồn, kim loại nặng, hơi dầu), ô nhiễm môi trường đất do rung, chất thải rắn nguồn gốc sinh hoạt, sản xuất gây ô nhiễm nước thải. Ô nhiễm ồn, bụi đáng lưu ý với môi trường xung quanh. Ô nhiễm nước thải và rác thải chỉ ở quy mô nhỏ nhưng cũng cần chú trọng xử lý. Đặc biệt, có thể xảy ra các sự cố cháy, nổ điện, va quyệt, đâm xe, ngập lụt nếu không chú trọng phòng chống và đảm bảo an toàn lao động. Vệ sinh lao động là vấn đề cần lưu tâm, đặc biệt là việc khống chế khí hậu cho một khu sản xuất ở một vùng nóng. Mật độ giao thông sẽ tăng lên và một số vấn đề an ninh, trật tự xã hội sẽ nảy sinh.
- Các hình thức tác động đã nêu đều có thể khống chế, giảm thiểu thông qua quy hoạch hợp lý, chủ động phòng tránh trong khi thi công, khi dự án hoạt động kết hợp với các biện pháp giám sát chặt chẽ theo luật môi trường.
- Trong giai đoạn thi công, để giảm thiểu ô nhiễm đặc biệt là bụi, ồn cần rút ngắn thời gian thi công, lựa chọn thời điểm thích hợp tăng cường độ thi công, sử dụng các biện pháp kỹ thuật phun nước, che bạt, dùng xe đậy kín. Chú ý thu gom, xử lý chất thải rắn và đảm bảo an toàn lao động.
- Trong giai đoạn hoạt động của dự án, để giảm ô nhiễm phải kết hợp nhiều giải pháp từ trồng cây xanh, phun nước, điều tiết vi khí hậu nơi làm việc cho đến thu gom và xử lý chất thải rắn và nước thải theo quy định và tăng cường điều kiện vệ sinh làm việc định kỳ cho công nhân.
- Với những thông tin đã có, có thể kết luận rằng về mặt tác động môi trường, việc xây dựng dự án không phải đặt ra vấn đề nào cần có biện pháp xử lý đặc biệt theo đặc thù riêng.
CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm được lập trên cơ sở chi tiết hoá những yêu cầu do Chủ đầu tư đề ra và theo quy định về quy hoạch hiện hành.
Để thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh " thì việc lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trụ sở làm việc Hợp tác xã Toàn Dân tại thôn Đồng Thầm, xã Thanh Lâm là hoàn toàn cần thiết, là cơ sở để lập Dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.
Đơn vị lập quy hoạch kính trình Phòng Kinh tế - Hạ tầng thẩm định, trình Ủy ban Nhân dân huyện Ba Chẽ phê duyệt Quy hoạch chi tiết để chúng tôi có cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo luật định.
Xin trân trọng cảm ơn!