THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500
KHU DÂN CƯ THEO QUY HOẠCH 92,2HA TẠI XÃ LONG ĐỨC
HUYỆN LONG THÀNH
CHƯƠNG I: MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH
1.1 Mục tiêu
Huyện Long Thành là một trong những huyện có nền kinh tế quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Là địa bàn nằm trong vùng chiến lược quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai; được quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia có quy mô lớn như: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành- Dầu Giây; đường cao tốc, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu; đường cao tốc Bến Lức- Long Thành; tuyến vành đai của thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đã và đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước với hàng loạt nhu cầu đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ…
Hiện nay Thị trấn Long Thành – huyện Long Thành đã được định hướng quy hoạch lên đô thị loại 4, đến năm 2030 sẽ là đô thị loại 3. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Đồng Nai xem xét quy hoạch vùng đô thị xung quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành, với định hướng phát triển đô thị như thế thì lĩnh vực dịch vụ-thương mại trong thời gian tới đây sẽ tăng nhanh.
Việc phát triển dự án Khu dân cư theo quy hoạch 92,2ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung của khu vực, dự án phát triển nhà ở đô thị văn minh, hiện đại, môi trường sống tốt, vui chơi giải trí… và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, phù hợp với đặc điểm địa phương.
Mang lại một giải pháp quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng khung cho khu vực, từ đó làm cơ sở kết nối và liên kết với các khu vực xung quanh đáp ứng điều kiện địa hình khu vực, tạo sự sự đồng bộ và thống nhất chung.
Đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để thực hiện các bước tiếp theo như: lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.2 Phạm vi lập quy hoạch :
Vị trí lập quy hoạch chi tiết : Thuộc Xã Long Đức, huyện Long Thành có ranh giới như sau:
Phía Tây giáp với đường Khu 14 – giáp khu dân cư hiện hữu
Phía Nam giáp đường đất kết nối với Dự án khác
Phía Đông giáp dự án khác và kết nối bằng đường đất rộng khoảng 6m
Phía Bắc Giáp đường đất và kết nối bằng đường dân sinh hiện hữu
CHƯƠNG II:XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ YÊU CẦU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CHO TOÀN KHU VỰC QUY HOẠCH; CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ YÊU CẦU VỀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI TỪNG LÔ ĐẤT; BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH HTKT ĐẾN RANH GIỚI LÔ ĐẤT :
2.1. Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng kỹ thuật và tổ chức không gian KTCQ:
2.1.1. Xác định chỉ tiêu dân số :
Dân số dự kiến trong khu vực quy hoạch khoảng :16.000 người
2.1.2. Xác định chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật :
2.1.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan :
Với ý tưởng hình thành xây dựng Khu dân cư theo quy hoạch 92,2 ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành - Khu ở đa chức năng với diện mạo mới mẻ,năng động, thu hút, xứng đáng với các yếu tố thuận lợi và vị trí đắc địa.
Tổ chức không gian toàn khu là một tổng thể phối kết cảnh quan kiến trúc và cảnh quan tự nhiên của khu vực. Sử dụng lợi thế này để tổ chức các lô biệt thự, các khu nhà ở liền kề, khu shop house nhằm nâng cao giá trị của khu đô thị.
Khu trung tâm
Khu vực trung tâm kết nối với trục đường chính trục Bắc Nam, Trọng tâm là khu công viên quảng trường kết hợp dịch vụ công cộng đô thị như giáo dục, vườn hoa, thể dục thể thao, các khu nhà phố thương mại bao quanh tạo nên khu phố sầm uất, tăng giá trị bất động sản toàn khu vực.
Khu vực ở phía Bắc với trung tâm là cụm trường học, công viên tạo điểm nhấn cho khu vực và kết nối trực tiếp với trục đường chính Bắc Nam.
Khu vực phía Nam với điểm nhấn chính là trục đường song hành 2 bên với lõi giữa là công viên lớn, và công trình y tế ngoài ra cụm biệt thự với mật đô thấp tạo điểm nhấn cho khu vực.
Các trục ngang song song với đường Long Đức Lộc An
Trục đường vuông góc với trục chính khu vực dự án vào khu đô thị kết nối với các khu lân cận phía Tây và phía Đông.
Các trục phụ kết nối với đường trục chính tạo sự kết nối trục Đông Tây, xen kẽ giữa các nhóm ở là cây xanh tiểu cảnh, tạo cảnh quan riêng cho từng nhóm ở, tạo cảm giác thư thái, gần gũi với thiên nhiên.
Các trục dọc xuất phát từ đường Long Đức Lộc An
Trục chính nối vuông góc vào khu đô thị kết nối từ đường Long Đức Lộc An qua khu đô thị với KCN Long Đức; trục chính chạy dọc theo khu vực thiết kế từ đường Long Đức Lộc An tới đường giao thông vào KCN Long Đức ở phía Bắc, tạo nên trục kết nối Bắc Nam, kết nối các khu chức năng chính như thương mại, khu trung tâm quảng trường vui chơi giải trí.. Là trục đường cảnh quan với hai bên là cây xanh tiểu cảnh và sự thay đổi về các loại hình kiến trúc đa dạng.
Trục xanh cảnh quan kết nối các khu chức năng bằng các trục không gian ảo tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa gắn kết với cảnh quan thiên nhiên cho toàn bộ khu vực.
Bên cạnh đó, các tổ hợp khối hoặc các công trình riêng lẻ trong mỗi khu chức năng có tác động qua lại, gắn kết với nhau tạo nên các trục ảo bằng cảnh quan sân vườn, giao thông nội bộ, hình thức mái...
2.2. Chỉ tiêu sử dụng đất & yêu cầu bố trí công trình với từng lô đất :
a/ Đất ở tổng diện tích: 465.687 m2 bao gồm:
Đất nhà ở biệt thự : có diện tích 51.928m2 bố trí trong 08 lô đất có ký hiệu từ BT-01 đến BT-08trong bản quy hoạch sử dụng đất. Mật độ xây dựng 60% biệt thự đơn lập,75% biệt thự song lập, tầng cao trung bình 3 tầng.
Đất nhà ở liền kề, shop house : có diện tích 413.759m2 bố trí trong các lô đất có ký hiệu từ Lk-01A đến Lk-69B trong bản quy hoạch sử dụng đất.
Nhà ở liền kề: mật độ xây dựng 80%, tầng cao trung bình 3 tầng.
Nhà ở liền kề vườn: mật độ xây dựng 60÷70%, tầng cao trung bình 3 tầng.
Nhà ở liền kề shop house: mật độ xây dựng 80%, tầng cao trung bình 4 tầng.
b/Đất giáo dục có diện tích : 50.718 m2
Đất giáo dục: được bố trí trong lô đất TH-01đến TH-04. Mật độ xây dựng 40% , chiều cao trung bình 3 tầng.
c/ Đất dịch vụ đô thị có diện tích: 23.053 m2 bao gồm
Đất y tế: Có diện tích 8.713 m2, được bố trí trong 01 lô đất, có kí hiệu từ YT-01 trong bản quy hoạch sử dụng đất. Mật độ xây dựng 40%, tầng cao trung bình 3 tầng.
Công trình thương mại dịch vụ: Có diện tích 14.340m2, được bố trí trong trong 1lô đất ký hiệu TM-01 trong bản quy hoạch sử dụng đất. Mật độ xây dựng 60%, tầng cao trung bình 5 tầng
d/ Đất cây xanh, TDTT có diện tích: 71.924 m2 bao gồm
Đất cây xanh: có diện tích 42.652m2 được bố trí trong 08 lô đất có ký hiệu từ CX-01 đến CX-20; CX-PC; CX-P trong bản quy hoạch sử dụng đất.
Đất công viên trung tâm: có diện tích 29.272m2 được bố trí trong lô đất có ký hiệu CV-01; trong bản quy hoạch sử dụng đất.
e/ Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích 1.447 m2: được bố trí trong lô đất có ký hiệu KT-01; trong bản quy hoạch sử dụng đất.
g/ Đất giao thông: tổng diện tích 309.325 m2.
1.1 Cơ cấu sử dụng đất toàn khu vực quy hoạch:
2.3. Mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
Nền xây dựng và thoát nước mưa
a)Nền xây dựng
- Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẽ có các tuyến đường đất.
- Cao độ: Cao độ trung bình toàn khu: +21,0 ÷ +36,0m; khu vực thấp ở phía Tây Nam và cao dần về phía Đông.
b)Thoát nước mưa:
+ Phạm vi lập quy hoạch dự án hiện nay chưa có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh.
+ Nước mưa chủ yếu chảy tràn trên bề mặt và tự thấm xuống đất.
c)Phân tích, đánh giá hiện trạng nền xây dựng và thoát nước mặt của khu vực thiết kế:
+ Chưa có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh
+ Hướng thoát nước chủ yếu theo địa hình tự nhiên.
Giao thông:
- Hiện nay khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tuyến đường tiếp giáp như sau
+ Phía Tây giáp với đường Khu 14 – giáp khu dân cư hiện hữu
+ Phía Nam giáp đường đất kết nối với Dự án khác
+ Phía Đông giáp dự án khác và kết nối bằng đường đất rộng khoảng 6m
+ Phía Bắc Giáp đường đất và kết nối bằng đường dân sinh hiện hữu rộng khoảng 6m.
+ Trong khu vực nghiên cứu đã có một số tuyến đường đất phục vụ dân sinh với mặt cắt khoảng 6-8m
Phân tích đánh giá hiện trạng:
+ Giao thông trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đường đất, phục vụ dân sinh với mặt cắt nhỏ và mặt đường chất lượng kém (đường đất) chỉ phục vụ cho lượng nhỏ dân cư hiện trạng trong khu vực, chưa đảm bảo các tiêu chí về đường giao thông trong đô thị
Cấp nước:
Hiện nay khu đất nghiên cứu lập quy hoạchlà đất rừng cao su và rừng tạp do đó chưa có hệ thống cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực dự án.
Phân tích đánh giá hiện trạng:Khu vực dự án chưa có nguồn nước sạch, chưa có hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước tới các hộ dân.
Cấp điện:
Khu vực Dự án hiện trạng chủ yếu là rừng trồng cây công nghiệp nên chưa có hệ thống điện hạ thế sinh hoạt đồng bộ.
Thoát nước bẩn và VSMT
+ Phạm vi lập quy hoạch dự án hiện nay chưa có hệ thống thoát nước bẩn.
Đánh giá chung về hiện trạng khu vực thiết kế
Về cơ bản nền hiện trạng khu vực thiết kế thuận tiện cho công tác thực hiện san nền và tạo độ dốc phù hợp với Quy chuẩn xây dựng. Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay hạ tầng khu vực chưa hoàn thiện nên việc kết nối hạ tầng khu dự án với các hạ tầng hiện trạng tương đối khó khăn. Việc đầu tư xây dựng dự án cần được sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền sở tại để hoàn thiện kết nối hạ tầng với hiện trạng.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TRONG QH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
3.1 Lý do - Mục đích -Căn cứ đánh giá môi trường chiến lược:
3.1.1. Lý do và sự cần thiết:
Sự phát triển khu dân cư theo Quy hoạch tác động đến môi trường toàn khu vực. Do đó việc phát triển quy hoạch phải đồng bộ với việc thực thi các biện pháp, giải pháp kỹ thuật môi trường. Đảm bảo phát triển xây dựng trong vùng phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, đồng thời với đảm bảo an toàn môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
3.1.2 Mục đích:
Xác định các vấn đề môi trường chính, chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường, điều kiện xã hội của khu vực...
Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo, so sánh các tác động môi trường của các phương án quy hoạch trên cơ sở mật đọ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng.
Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp, khả thi để bảo vệ môi trường, xử lý hợp lý các mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực
Tổng hợp, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch, đề xuất các khoảng cách ly bảo vệ môi trường cho các khu chức năng, các khu cấm xây dựng.
3.1.3 Các tài liệu làm căn cứ:
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/05/2013 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ XD hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược;
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014. Hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
TCVN 3985-1985: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động;
TCVN 5949-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);
TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư;
QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước cấp cho sinh hoạt;
TCVN 5937: 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
TCVN 5938: 2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09:20008/BTNMT – Quy chuẩn lỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
3.1.4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường:
-Thống kê: Thu thập phân loại và xử lý số liệu. Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là một phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo.
Các thông tin được thu thập bao gồm: Những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội..., những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, hiện trạng môi trường của dự án, các thông tin về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực; những thông tin tư liệu về hiện trạng của dự án; các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Nhà nước Việt Nam có liên quan, ngoài ra còn có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và môi trường.
-So sánh: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
Cụ thể:
+ Môi trường đất được so sánh với QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;
+ Môi trường không khí được so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
+ Tiếng ồn được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
+ Nước thải sinh hoạt được so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
-Đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã và đang được áp dụng rộng rãi cùng với những số liệu liên quan để dự báo tải lượng ô nhiễm, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của quá trình thực hiện dự án đến các yếu tố môi trường trong khu vực. Phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng dự báo tác động của dự án tới môi trường không khí, nước, tác động của CTR, CTNH,...
3.2 Hiện trạng môi trường:
a) Môi trường nước mặt
Nước trong khu vực dự án không có dấu hiệu bị ô nhiểm bởi các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng.
b) Môi trường không khí
Nhìn chung, nồng độ bụi và các chất ô nhiễm trong không khí trong khu vực dự án đều thấp vì khu đất chủ yếu trồng cây, cỏ dại,….
c) Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung trong khu vực đều khá thấp
d) Chất lượng môi trường đất
Thành phần đất chưa bị ô nhiễm kim loại nặng và các chất hữu cơ độc hại khác.
3.3 Nguồn gây ô nhiễm:
a) Xu hướng diễn biến môi trường không khí
Nguồn gây ảnh hưởng và tác động đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực là hoạt động giao thông, hoạt động sinh hoạt dân sinh.
Mạng lưới giao thông tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khu vực, song cũng gây ảnh hưởng đến dân cư do hầu hết các khu dân cư đều nằm dọc theo tuyến đường bộ như quốc lộ. Nguồn thải từ các phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Giao thông tiếp tục được tăng lên sẽ ảnh hưởng đến không khí và phát tán ô nhiễm rộng hơn, các phương tiện cá nhân góp phần làm gia tăng đáng kể quy mô và mức độ ô nhiễm hơn. Các nguồn thải sẽ được quản lý nhưng công trình xây dựng sẽ tạo ra nhiều bụi.
b) Xu hướng diễn biến môi trường nước
Nguồn tác động chính là nước thải sinh hoạt.
Nếu nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT thì tải lượng chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận sẽ giảm đi nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển cần ưu tiên và tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra không ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi trường nước trong khu vực.
c) Xu hướng diễn biến môi trường đất
Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường đất là thay đổi mục đích sử dụng đất. Quá trình thực hiện xây dựng các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của khu vực làm thay đổi tính chất cơ lý của đất. Việc đào hố và xây dựng móng cho các công trình sẽ làm thay đổi sự đa dạng theo chiều thẳng đứng và chiều ngang đồng thời thay đổi tốc độ phá hủy vật chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng của đất.
Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, trong khi diện tích canh tác ngày càng thu hẹp nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu lương thực cao hơn. Do vậy, cần học hỏi, áp dụng các mô hình canh tác tiên tiến, cần có sự kết hợp giữa nhà khoa học, nhà nông, và doanh nghiệp để đưa ra mô hình sản xuất nông nghiệp tối ưu.
a.Xu hướng biến đổi kinh tế - xã hội
Nâng cao thu nhập người dân, phát triển các khu vui chơi giải trí vừa phục vụ cho du lịch, vừa phục vụ cho nhân dân.
Cơ cấu chuyển mục đích sử dụng ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là đối tượng bị mất đất trực tiếp vì thế sẽ xảy ra các tệ nạn xã hội;
Thay đổi phong tục tập quán của người dân địa phương do thay đổi chỗ ở.
Nhiều khu vựcđược phát triển với hạ tầng đầy đủ. Do đó, diện tích đất cho các công trình công cộng được tăng lên đáng kể, người dân có điều kiện sử dụng nhiều hơn các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thể thao, công viên giải trí, cấp điện, cấp nước. Tốc độ đầu tư hạ tầng có thể đồng bộ với quy mô phát triển dân số.
b.Xu hướng biến đổi khí hậu
Xu hướng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân đặc biệt là những người dân nghèo, nông dân và ngư dân. Tác động biến đổi khí hậu có thể làm ngập lụt một số khu vực ven sông suối trong phạm vi quy hoạch và gây ra một số vấn đề sau:
Ngập lụt có xu hướng tăng tần suất xuất hiện phá hủy cơ sở hạ tầng.
Đe dọa đến tính mạng người dân, đặc biệt là trẻ em.
Tác động đối với sinh kế: Vỡ ao nuôi thủy sản; thay đổi mùa vụ cây trồng; giảm lượng khách du lịch.
Thiệt hại về kinh tế: Thiệt hại hoa màu, ngừng trệ sản xuất nông nghiệp, chi phí khắc phục hậu quả do lũ lụt; kinh phí nâng cấp mặt đường giao thông, nâng cốt nhà; tăng chi phí vận hành hệ thống tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề môi trường, sức khỏe cộng đồng: Ô nhiễm môi trường do xác cây cối, động vật thối rữa; nước thải từ hệ thống thoát nước; dịch bệnh phát sinh.
Các ngành dễ bị thiệt hại nhất do ngập lụt: Sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thủy lợi, thủy sản.
Ngoài khả năng gây ngập lụt BĐKH còn làm tăng nguy cơ gây lũ quét, xói lở vào mùa mưa tại những khu vực vùng cao có địa hình dốc và gây hạn hán trên diện rộng vào mùa khô.
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới, năng suất và cơ cấu vật nuôi, cây trồng làm ra tăng các chi phí cho sản xuất nông nghiệp.
5.4. Đánh giá tác động môi trường:
1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng:
a. Tác động môi trường do yếu tố tập trung lao động:
Trong giai đoạn xây dựng của dự án có thể tập trung đông số lượng người lao động do vậy sẽ làm tăng mật độ người trên một diện tích hẹp. Đặc điểm của người lao động ở giai đoạn này được xác định như sau:
Phần lớn trong số lao động là công nhân lái xe, san ủi, công nhân xây dựng. Trong số đó, dân từ các nơi khác chiếm số đông, do người dân địa phương không đủ đáp ứng yêu cầu lao động. Hầu hết công nhân sẽ sống trong các nhà tạm.
Với những ghi nhận trên, một số tác động tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình xây dựng nếu không có biện pháp quản lý lao động tốt.
Tình hình trật tự trị an tại khu vực cụ thể bị xáo trộn.
Tăng khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
b. Tác động môi trường do thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, ồn, rung do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hạng mục công trình... Vấn đề cần quan tâm nhiều nhất là tiếng ồn do hoạt động của các máy thi công cơ giới... và xe vận tải cũng như xe di chuyển thông thường. Quá trình xây dựng, độ ồn tại các khu vực thi công xây dựng thường lên đến 70-80 dB. Tuy nhiên,độ ồn chỉ ảnh hưởng tại khu vực dự án.
Ngoài ra, giai đoạn này ban điều hành công trình cần quan tâm một số chất thải do xây dựng (xà bần, bao xi măng, dụng cụ hỏng...) và do sinh hoạt của công nhân xây dựng (bao bì, thực phẩm...) có thể gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan trong toàn khu vực.
c. Tác động tới chất lượng nước
Nguyên nhân gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước trong quá trình xây dựng là do các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, do nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất thải rắn trên mặt đất đổ vào nguồn nước. Nếu lượng nước thải này không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm chất lượng nước khu vực dự án.
2. Khi dự án đi vào hoạt động:
a. Tác động tích cực:
Khi dự án quy hoạch đi vào hoạt động có thể đem lại những tác động tích cực sau:
Việc chuyển đổi chức năng sẽ làm tăng giá trị đất của khu vực quy hoạch và xung quanh, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Việc quy hoạch tạo sự phát triển đồng bộ về kinh tế - xã hội cho khu vực. Xây dựng mới các khu ở theo tiêu chuẩn hiện đại góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu vực dự án.
b. Tác động tiêu cực
Xói mòn đất trong quá trình vận hành gây ra do việc thiếu thảm thực vật bên đường do phải trồng mới một số cây xanh 2 bên tuyến đường. Tác động này nhỏ và tạm thời.
Ô nhiễm đất trồng hai bên đường có thể xảy ra do chất thải từ xe cộ giao thông và chất thải rửa trôi từ đường nhựa. Tác động này nhỏ nhưng kéo dài.
Ô nhiễm không khí : Nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn này chủ yếu là do các phương tiện giao thông gia tăng do xây dựng. Nguồn khí thải chủ yếu là CxHy, NO2, CO, CO2, … ngoài ra một lượng bụi đáng kể phát sinh do ma sát giữa lốp xe và mặt đường, bụi đất đá trên mặt đường do xe chạy cuốn lên và bụi từ ống xả thải của ô tô gây ra. Tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng không khí ven đường và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng không khí thuộc vào tùy thuộc tải lượng và chất lượng phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên do dự án nằm cách ly với khu dân cư lân cận nên tác động này cũng tương đối ít.
c. Quản lý thảm thực vật ven đường
Thảm thực vật ven đường là cần thiết trong quá trình giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rung cũng như giảm lượng bức xạ nhiệt từ con đường đến những công trình lân cận. Tuy nhiên, việc phát triển này phải tính đến sự che khuất tầm nhìn của tài xế, che khuất biển báo hay hiện tượng ngã đổ cây do gió gây ách tắc giao thông.
Đảm bảo các khoảng cây xanh, diện tích mật độ cây xanh theo yêu cầu của các cơ quan thẩm quyền để cải tạo khí hậu, điều hòa nhiệt độ, hút bụi…giảm tiếng ồn.
d. Chất thải rắn
Sự tạo hình thành phát triển đô thị sẽ phát sinh một lượng lớn chất thải rắn, nếu không có biện pháp thu gom và vận chuyển và xử lý.
Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt của khu thương mại phát sinh do các hoạt động gắn liền với khu qui hoạch.
Rác thải trên đường, nhất là bao ni-lông thải ra từ những đối tượng tham gia lưu thông.
Xác thực vật phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng cây xanh ven đường.