I. Tên đồ án: Quy hoạch phân khu (tỉ lệ 1/2000) Khu đô thị hiện hữu 1-1b, 1-1c trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 1.247,52 ha. Cụ thể:
a) Phân khu đô thị 1-1-B có diện tích là 753,28 ha, thuộc địa giới hành chính phường Nam Thành, P. Phúc Thành, P. Vân Giang, P. Thanh Bình và một phần của các phường Đông Thành, Tân Thành, Nam Bình, Bích Đào, Ninh Phong ( Thành phố Ninh Bình), có giới hạn như sau:
- Phía Đông : Giáp Đường Lý Nhân Tông và đường sắt Bắc Nam;
- Phía Tây : Giáp kênh Đô Thiên;
- Phía Bắc : Giáp đường Xuân Thành, đường Lương Văn Thăng;
- Phía Nam : Giáp QL1A và đường sắt Bắc Nam.
b) Phân khu đô thị 1-1-C có diện tích là 494,24 ha, thuộc địa giới hành chính xã Ninh Tiến và 1 phần địa giới của các xã Ninh Nhất, phường Ninh Phong và phường Nam Thành, có giới hạn như sau:
- Phía Đông : Giáp Kênh Đô Thiên;
- Phía Tây : Giáp đường Nguyễn Minh Không (đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình);
- Phía Nam : Giáp sông Chanh;
- Phía Bắc : Giáp đường Xuân Thành.
III. Mục tiêu, tính chất quy hoạch
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đô thị, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đáp ứng các yêu cầu: ”Hiện đại, bản sắc, thân thiện, đậm đà bản sắc dân tộc và có hiệu quả kinh tế cao” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đô thị Ninh Bình.
Là cơ sở pháp lý để triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch trên địa bàn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Đối với phân khu đô thị 1-1-B:
Cải tạo chỉnh trang, thiết kế đô thị, tạo lập khu đô thị hiện hữu đầy màu sắc, hiện đại văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, lấy sông Vân làm trục cảnh quan chính, kết nối các không gian xanh, tính toán hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo nhu cầu sử dụng của phân khu, đạt chỉ tiêu theo đô thị loại 1.
Đối với phân khu đô thị 1-1-C:
Cải tạo chỉnh trang khu vực ở nông thôn xã Ninh Tiến, đồng thời tạo lập khu ở đô thị mới, với đầy đủ các hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030, không gian kiến trúc cảnh quan theo định hướng Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đã được phê duyệt.
2. Tính chất chức năng
2.1. Tính chất chức năng toàn khu:
Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ của Tỉnh và thành phố Ninh Bình.
Khu nội thị hiện hữu được nghiên cứu đến ven bờ sông Đáy, nhà ở đô thị, khu công viên cây xanh, trọng điểm văn hóa nhằm tiến hành hiện đại hóa khu đô thị trung tâm.
Sông Vân đóng vai trò là trọng điểm giao thông đường thủy kết nối khu vực đô thị và quần thể danh thắng Tràng An. Tiến hành xây dựng bến thuyền và công trình thương mại dọc bờ sông.
2.2. Tính chất chức năng phân khu khu đô thị 1-1b:
Là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ của Tỉnh và Thành phố.
Là khu vực đô thị hiện hữu, cần được đầu tư cải tạo chỉnh trang, tập trung thiết kê đô thị trên tổng thể, nhằm hướng đến hình ảnh đô thị hiện hữu văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được bản sắc, hài hòa với thiên nhiên.
2.3. Tính chất chức năng phân khu khu đô thị 1-1c:
Là đô thị cửa ngõ phía Tây của Thành phố Ninh Bình, chuyển tiếp với khu Du lịch sinh thái Tràng An.
Là khu ở làng xóm hiện hữu được cải tạo chỉnh trang, nâng cấp thành những khu ở đô thị;
Là khu đô thị mới sinh thái xây dựng mật độ thấp, được đầu tư mới hiện đại, đồng bộ với không gian đô thị đa dạng, hài hòa với các cảnh quan tự nhiên hiện có như sông Vân, sông Chanh.
IV. Quy mô dân số
Quy mô dân số đến 2030 khoảng 85.000 người. (Quy mô dân số cụ thể của từng phân khu xem thuyết minh và bản vẽ trình duyệt)
V. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch sử dụng đất
1.1. Cân bằng sử dụng đất
Sử dụng đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
|
Tỷ lệ
|
|
|
TOÀN KHU
|
|
(ha)
|
(%)
|
|
TỔNG
|
|
1247.52
|
100
|
|
ĐƠN VỊ Ở
|
|
538.48
|
43.16
|
|
Nhóm ở
|
|
503.37
|
40.35
|
|
Đất ở đô thị hiện hữu (Cải tạo chỉnh trang)
|
OC
|
319.53
|
59.34
|
|
Đất ở làng xóm hiện trạng
|
OLX
|
126.10
|
23.42
|
|
Đất ở mới
|
OM
|
57.74
|
10.72
|
|
CTCC đơn vị ở
|
|
27.92
|
5.18
|
|
Trường mầm non
|
MN
|
5.16
|
|
|
Trường tiểu học
|
G1
|
7.85
|
|
|
Trường THCS
|
G2
|
6.44
|
|
|
Trạm y tế
|
Y2
|
1.51
|
|
|
Nhà văn hóa, CTCC Đơn vị ở khác
|
V2
|
3.55
|
|
|
Chợ dân sinh, điểm dịch vụ khác
|
C2
|
3.41
|
|
|
Cây xanh đơn vị ở
|
X3
|
7.19
|
1.34
|
|
Giao thông nội bộ
|
|
107.696
|
8.63
|
|
NGOÀI ĐƠN VỊ Ở
|
|
677.36
|
54.30
|
|
Sản xuất kinh doanh hỗn hợp
|
|
75.98
|
6.09
|
|
Dịch vụ thương mại không bố trí dân cư
|
H1
|
63.00
|
|
|
Dịch vụ thương mại có bố trí dân cư
|
H2
|
8.48
|
|
|
Dịch vụ thương mại kết hợp đất ở
|
HO
|
4.50
|
|
|
Công trình công cộng đô thị
|
|
165.49
|
13.27
|
|
Cơ quan trụ sở hành chính
|
HC
|
6.32
|
|
|
Trường PTTH + khác
|
G3,G4
|
43.90
|
|
|
Bệnh viện
|
Y1
|
32.45
|
|
|
CTVH, CTCC cấp đô thị
|
V1
|
13.09
|
|
|
CT TMDV cấp đô thị
|
C1
|
29.08
|
|
|
Công trình tín ngưỡng
|
TG
|
9.55
|
|
|
Các cơ quan khác
|
CQ
|
31.10
|
|
|
Cây xanh đô thị
|
|
184.70
|
14.81
|
|
Quảng trường
|
X1
|
1.11
|
|
|
Cây xanh cấp đô thị
|
X2
|
24.52
|
|
|
Mặt nước tập trung
|
NU
|
94.40
|
|
|
Núi - danh lam
|
ND
|
7.93
|
|
|
Cây xanh chuyên đề
|
X0
|
56.74
|
|
|
Giao thông đô thị - Hạ tầng kỹ thuật
|
|
251.19
|
20.14
|
|
Giao thông khung
|
|
244.10
|
19.57
|
|
Hạ tầng kỹ thuật
|
HT
|
7.09
|
|
|
KHÁC
|
|
31.68
|
2.54
|
|
An Ninh quốc phòng
|
AN
|
11.65
|
|
|
Nghĩa trang
|
NT
|
7.06
|
|
|
Cây xanh cách ly
|
X4
|
4.02
|
|
|
Đất công nghiệp
|
CN
|
8.95
|
|
|
1.2. Quy hoạch sử dụng đất
a) Đất đơn vị ở: 534,48 ha, chiếm 43,16% diện tích khu quy hoạch. Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 5.000 – 12.000.
- Đất nhóm ở: Diện tích 503,48ha, chiếm 40,35% tổng diện tích đất quy hoạch, trong đó:
+ Đối với các khu dân cư đô thị hiện hữu: nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật. Diện tích: 319,53 ha, chiếm 59,3% tổng diện tích đất đơn vị ở, đạt chỉ tiêu 63,3 m2/người.
+ Đối với khu ở xây dựng mới: khu dân cư mới đô thị với mô hình nhà vườn, nhà liền kề, nhà ở chung cư. đảm bảo sự phân bổ lao động hợp lý trên địa bàn. Diện tích: 57,74 ha, chiếm 10,7% tổng diện tích đất đơn vị ở.
+ Với khu ở làng xóm hiện trạng: diện tích 126,1ha, chiếm 23,42% tổng diện tích đất đơn vị ở.
- Đất công cộng đơn vị ở: Diện tích 17,9ha, chiếm 5,16% tổng diện tích đất đơn vị ở.
- Đất cây xanh, TDTT đơn vị ở: Diện tích: 7,19 ha.
- Đất giao thông nội bộ: 107,69ha.
b) Đất ngoài đơn vị ở: khoảng 677,36 ha, chiếm 54,3% diện tích khu quy hoạch.
- Đất sản xuất kinh doanh hỗn hợp: tổng diện tích 75,98ha, bao gồm các loại đất dịch vụ thương mại không bố trí dân cư (63 ha); đất dịch vụ thương mại có bố trí dân cư (8,4 ha); đất dịch vụ thương mại hỗn hợp (4,5 ha)
- Đất trường công trình công cộng cấp đô thị: tổng diện tích 165,49 ha, bao gồm các loại đất đào tạo, trường PTTH: 43,9 ha; đất cơ quan trụ sở hành chính 6,32ha; đất bệnh viện: 32,45ha; đất công trình văn hóa, công trình công cộng cấp đô thị: 13,09ha; các đất cơ quan khác: 31ha.
- Đất giao thông đô thị- hạ tầng kỹ thuật đô thị: 251,19ha, chiếm 20,14%.
c) Các loại đất khác: khoảng 31,68 ha, chiếm 2,5% diện tích khu quy hoạch, bao gồm các loại đất An ninh quốc phòng: 11,6ha; đất nghĩa trang: 7,06 ha; đất cây xanh cách ly: 4,02ha; đất công nghiệp: 8,95ha.
2. Phân khu quy hoạch
Toàn bộ khu vực nghiên cứu chia thành 10 tiểu khu trong đó:
+ Phân khu 1-1b chia làm bảy Tiểu khu I, II, III, IV, V,VI và VII theo địa giới hành chính của các phường. Bổ sung hạ tầng xã hội theo các đơn vị ở là tiểu khu. Mỗi tiểu khu được đáp ứng, toàn phân khu tăng 1-2 trường mẫu giáo, 1 nhà văn hoá, 1 chợ dân sinh, 1 sân luyện tập. Tận dụng hệ thống công cộng hiện hữu, bổ sung các cơ sở còn thiếu theo chỉ tiêu.
+ Phân khu 1-1c chia làm 3 Tiểu khu VIII, IX, và X theo địa giới hành chính của các phường, xã. Bổ sung hạ tầng xã hội theo các đơn vị ở là tiểu khu. Tận dụng hệ thống công cộng hiện hữu, bổ sung các cơ sở còn thiếu theo chỉ tiêu.
a) Tiểu khu I (Đông Thành):
+ Cải tạo chỉnh trang các tuyến phố hiện hữu. Yêu cầu thiết kế đô thị, tạo lập trục thương mại kết hợp ở đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Lương Văn Thăng.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu vực nhà máy bia, Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu: một phần dành cho đất công trình hạ tầng xã hội, quy mô khoảng 1000-1500m2, phần còn lại trở thành đất dịch vụ hỗn hợp, đề xuất các hạng mục công trình thương mại hỗn hợp, khách sạn, nhà hàng, ưu tiên phát triển các tổ hợp kết hợp văn phòng nhà ở, khối đế kinh doanh thương mại, nhà hàng (quy mô dự án tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất, được xem xét cụ thể với từng dự án).
+ Đối với khu vực hồ Máy Xay: thiết kế đô thị chỉnh trang quanh hồ, bổ xung cây xanh và tiện ích đô thị.
b) Tiểu khu II ( Nam phường Tân Thành)
+ Đối với các khu ở đô thị hiện trạng: đề xuất cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu. Cho phép các tuyến đường chính kết hợp ở và kinh doanh dịch vụ, thương mại: đường Trần Hưng Đạo, Xuân Thành.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
+ Đối với khu đất thuộc Cơ sở sản xuất của Tổng Công ty CP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (khoảng 3,97ha), Công ty TNHH Giấy Tiến Dũng (khoảng 2,04 ha): Di chuyển cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp ra ngoài trung tâm thành phố Ninh Bình, quy hoạch thành đất Thương mại dịch vụ, hình thành khu thương mại trung tâm của thành phố, phần còn lại phía sát phường Phúc Thành cho phép xây dựng tổ hợp văn phòng, thương mại, dịch vụ, khách sạn (quy mô dự án tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất, được xem xét cụ thể với từng dự án).
+ Đối với khu đất phía Tây sân vận động: tiếp tục thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp thể thao, bể bơi của thành phố Ninh Bình.
+ Tuyến Cát Linh: Thực hiện quy hoạch tuyến đường Cát Linh nối từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Tây Thành.
c) Tiểu khu III (phường Vân Giang):
+ Đối với các khu ở đô thị hiện trạng: đề xuất cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu. Cho phép các tuyến đường kết hợp ở và kinh doanh: đường Trần Hưng Đạo, đường Vân Giang, đường Lê Hồng Phong.
+ Đối với UBND phường Vân Giang: Quy hoạch xây dựng mới tại vị trí trụ sở Ban chỉ huy quân sự thành phố Ninh Bình sau khi di chuyển, với quy mô khoảng 0,2ha.
+ Đối với khu vực chợ Rồng: Thực hiện cải tạo, chỉnh trang khu vực chợ Rồng hiện hữu. Giai đoạn trước mắt sẽ di chuyển khu chợ tạm (kinh doanh hoa quả, thực phẩm phục vụ dân sinh), chỉnh trang khu chợ chính. Giai đoạn tiếp theo thực hiện theo Quy hoạch chi tiết cải tạo 2 bên bờ sông Vân, mở rộng lòng sông Vân, phần đất còn lại của đình chợ sẽ quy hoạch thành khu trung tâm thương mại chợ Rồng.
+ Thực hiện Quy hoạch chi tiết khu Hồ Biển Bạch đã được phê duyệt, xây dựng khu đài tưởng niệm kết hợp cây xanh theo quy hoạch, với quy mô khoảng 0,14ha.
+ Đối với cảnh quan ven sông Vân: đề xuất cải tạo chỉnh trang, thiết kế đô thị 2 bên sông, tạo mỹ quan đô thị, thực hiện theo quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Vân (đoạn từ cầu Vân Giang đến cầu Lim).
d) Tiểu khu IV (phường Phúc Thành):
+ Cải tạo chỉnh trang các tuyến phố hiện hữu. Cho phép các tuyến đường kết hợp ở và kinh doanh: đường Trần Hưng Đạo, đường Lý Thái Tổ, đường kênh Đô Thiên.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
+ Điều chuyển khu đất bệnh viện Sản nhi Ninh Bình (sau khi di chuyển đến vị trí mới) thành Bệnh biện Y học cổ truyền, một phần đấy phía Bắc bệnh viện chuyển đổi thành đất thương mại (công trình thương mại, chợ phường).
+ Cải tạo khu vực bãi thải xung quanh Bệnh viện mắt trở thành khu cây xanh, vườn hoa và bãi đỗ xe tĩnh.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu Cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường (4.13 ha) sang thành đất khu ở đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
e) Tiểu khu V (phường Nam Thành):
+ Cải tạo chỉnh trang các tuyến phố hiện hữu. Cho phép các tuyến đường kết hợp ở và kinh doanh ở tuyến đường 30 tháng 6, đường Lê Thái Tổ.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
+ Quy hoạch khu đất thương mại dịch vụ (xây dựng công trình thương mại, chợ phường,...). Tiếp tục duy trì chợ đầu mối hoa quả hiện trạng, cải tạo chỉnh trang đảm bảo vệ sinh môi trường. Quy hoạch bổ sung thêm 2 điểm sinh hoạt phố, một điểm tại Khu dân cư bệnh viện Đa khoa tỉnh, một điểm tại khu dân cư mới Phúc Trì phục vụ dân cư.
+ Tiếp tục thực hiện dự án mở rộng trường chuyên nghiệp dậy nghề Thanh Bình với tổng diện tích khoảng 2,5ha. Theo nhu cầu phát triển của đô thị, có thể chuyển đổi tính chất sử dụng đất cho phù hợp, đảm bảo hiệu quản sử dụng đất.
f) Tiểu khu VI (phường Thanh Bình và 1 phần Bích Đào):
+ Cải tạo chỉnh trang các tuyến phố hiện hữu. Cho phép các tuyến đường kết hợp ở và kinh doanh: đường Lê Đại Hành.
+ Thực hiện theo quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Vân (đoạn từ cầu Vân Giang đến cầu Lim): Di chuyện khu trụ sở Sở Giao thông Vận tải, các khu dân cư tiếp giáp sông Vân, quy hoạch thành khu đất công viên – cây xanh, bãi đỗ xe tĩnh.
+ Quy hoạch khu cảng than nhà máy điện hiện trạng (phía Bắc đường Hoàng Diệu, sát sông Đáy) thành khu đất thương mại dịch vụ tổng hợp, thu hút các dự án dịch vụ như nhà hàng khách sạn, vui chơi giải trí, tạo điểm nhấn kiến trúc bên bờ sông Đáy. Yêu cầu thiết kế cầu vượt sông Vân tạo hình ảnh kiến trúc đẹp.
+ Đối với khu vực nhà máy điện gắn với núi Cánh Diều: Thực hiện di chuyển nhà máy nhiệt điện, khu đất sau khi di chuyển quy hoạch thành tổ hợp Lâm viên núi Cánh Diều, chia thành 2 phần: Lâm viên 1: là khu vực trồng rừng trong thành phố, tạo lá phổi xanh, hạn chế xây dựng các hạng mục công trình, chỉ cho phép tạo đường dạo, ghế đá và tiện ích nhỏ; Khu vực Lâm viên 2: bao gồm đầy đủ các hạng mục cây xanh cảnh quan kèm theo khu vui chơi giải trí, quảng trường lễ hội...
+ Khu vực công ty cổ phần cơ khí lắp máy Lilama: Thực hiện di chuyển cơ sở ra khỏi trung tâm thành phố, khu đất quy hoạch thành khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng, một phần mở rộng trường tiểu học Thanh Bình,
+ Quy hoạch cải tạo khu công viên núi Thúy kết hợp dịch vụ phục vụ dân cư đô thị, bảo tồn tôn tạo khu đền Trương Hán Siêu, núi Dục Thúy. Quy hoạch bến thuyền du lịch giáp sông Đáy.
+ Khu đất bến xe khách Ninh Bình sau khi chuyển, quy hoạch xây dựng khu trung tâm dịch vụ, thương mại, yêu cầu thiết kế hình thành điểm nhấn kiến trúc đô thị.
g) Tiểu khu VII (phường Nam Bình):
+ Cải tạo chỉnh trang các tuyến phố hiện hữu. Cho phép các tuyến đường kết hợp ở và kinh doanh: đường Nguyễn Huệ.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Thực hiện di chuyển cơ sở sản xuất của cơ khí Quang Trung.
+ Thực hiện Quy hoạch chi tiết Khu bờ Đông sông Vân. Thực hiện cải tạo chỉnh trang hai bên bờ sông Vân tạo cảnh quan đẹp của đô thị, đồng thời mang tính biểu tượng về lịch sử truyền thống của tỉnh (xây dựng hệ thống vật bằng đá ở phía dải cây xanh bờ Tây sông Vân, hệ thống phù điêu ở bờ Tây sông Vân, và các tiện ích đô thị khác,...).
+ Đề xuất 3 vị trí xây cầu cảnh quan qua sông Vân, đoạn từ Cầu Lim đến cầu Vũng Trắm, cho phép đi bộ và xe đạp lưu hành, ưu tiên các thiết kế cầu hiện đại, có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được việc tạo cảnh quan, điểm nhấn cho dòng sông Vân.
h) Tiểu khu VIII (Nam xã Ninh Nhất):
+ Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm hiện hữu.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt
+ Tiếp thực thực hiện quy hoạch khu trường đại học Hoa Lư mới. Giữ quỹ đất trường đại học học Hoa Lư phục vụ nhu cầu giáo dục đào tạo.
+ Đối với Khu ký túc xá sinh viên tập trung tỉnh Ninh Bình: Quy hoạch thành các khu đất xây dựng bệnh viện Ung Bướu Ninh Bình; quy hoạch một phần thành đất giáo dục đào tạo; một phần tiếp tục quy hoạch thành khu dân cư mới;
i) Tiểu khu IX (xã Ninh Tiến):
+ Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm hiện hữu.
+ Tiếp tục thực hiện các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt
+ Bổ sung thêm 2 trường cấp 1 và mầm non theo quy hoạch chi tiết đô thị mới Ninh Tiến được duyệt. Quy hoạch khu chợ đầu mối của thành phố Ninh Bình
+ Giữ dải cây xanh, mặt nước ở sát phía Đông đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình đi qua khu vực để tạo cảnh quan hai bên đường.
+ Quy hoạch khu đất giáo dục thu hút đầu tư giáo dục.
k) Tiểu khu X (xã Ninh Phong):
+ Cải tạo chỉnh trang các khu vực ở hiện hữu.
+ Quy hoạch khu hỗn hợp công viên kết hợp dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Tháng Tám: Quy hoạch các khu đất dịch vụ hỗn hợp mặt đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình để tăng hiệu quả sử dụng đất; xây dựng khu hỗn hợp công viên cây xanh, kết hợp với các dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch. Thu hút các dự án quy mô lớn cho cả khu vực để hình thành khu dịch vụ hỗn hợp công viên nghỉ dưỡng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
+ Quy hoạch chuyển đổi tính chất của Công ty cổ phần bê tông thép Ninh Bình và Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Vân Giang chuyển đổi thành đất hỗn hợp dịch vụ, thương mại tổng hợp.
+ Khai thác, cải tạo chỉnh trang sông Chanh, tận dụng triệt để vẻ đẹp của sông, mang đến hình ảnh hiện đại cho toàn khu
+ Khu vực hai bên đường đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình đi qua khu vực: quy hoạch bố trí các công trình dịch vụ hỗn hợp để tăng hiệu quả dụng đất, tạo khu vực cảnh quan hiện đại 2 bên đường quốc lộ 1A.
3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan- thiết kế đô thị:
3.1. Khu đô thị hiện hữu phường Vân Giang:
Khu vực này đã ở ổn định, đề xuất cải tạo chỉnh trang, mặt đứng tuyến phố, đưa các tiện ích đô thị, thiết lập các trật tự đô thị.
Thực hiện cải tạo khu vực hồ Biển Bạch theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, tạo khu công viên phục vụ dân cư đô thị.
3.2. Khu Lâm viên núi Cánh Diều - Dịch vụ thương mại hỗn hợp –công viên Núi Thúy- công viên giải trí ven sông Đáy
Tiến hành lập quy hoạch chi tiết Khu Thương mại hỗn hợp ven sông Đáy, Khu Lâm viên Cánh Diều kết hợp công viên giải trí đa năng và cải tạo khu công viên núi Thúy thiết lập không gian cảnh quan liên hoàn, điểm nhất xanh đô thị.
3.3. Dải công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ ven sông Đáy
Là chuỗi công trình hỗn hợp bố trí ven đường đê sông Đáy thiết lập hình ảnh không gian bên bờ sông Đáy .
3.4. Tuyến phố hỗn hợp kết hợp thương mại và ở - Tuyến Trần Hưng Đạo
Thiết kế cải tạo chỉnh trang mặt đứng tuyến phố, đồng thời bổ xung các tiện ích đô thị, đưa những hình thức mua sắm đi bộ và tiếp cận không gian tốt.
Ưu tiên phát triển đường đi bộ trên vỉa hè, kết hợp với các tuyến cây xanh cảnh quan.
3.4. Khu Bệnh viện ung bướu tỉnh
Phạm vi nghiên cứu tổng thể Khu vực bao gồm: trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình- Khu bệnh viện U Bướu tỉnh và khu dân cư đô thị mới, quy mô khoảng 12ha.
3.5. Khu dịch vụ hỗn hợp hai bên đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình:
Quy hoạch 2 bên đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình hệ thống các công trình dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch, hỗn hợp tạo cảnh quan hiện đại, thut hút các nhà đầu tư.
3.6. Thiết kế đô thị ven sông Vân:
- Thực hiện quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Vân đoạn từ sông Đáy đến cầu Lim, mở rộng lòng sông Vân, hai bên bờ sông xây dựng công viên xanh, hệ thống tiện ích đô thị.
- Đoạn từ cầy Lim đền cầu Vũng Trắm: thiết kế cảnh quan hai bên bờ sông; dải cây xanh phía bờ Tây bố trí vật thể bằng đá tạo hình ảnh mang tính lịch sử và biểu tượng.
Trên toàn tuyến đề xuất xây dựng thêm 4 cầu dân sinh nối hai bờ sông Vân với kiến trúc độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao.
3.7. Thiết kế đô thị cho khu hỗn hợp công viên, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Tháng 8:
Thu hút các dự án hoàn chỉnh, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa khu vực dịch vụ thương mại bám mặt đường QL1A tránh thành phố Ninh Bình, khu công viên trung tâm, các khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Thiết lập không gian cảnh quan đẹp, mật độ cây xanh, mặt nước lớn, phục vụ du lịch.
3.8. Thiết kế đô thị cho các tuyến phố đi bộ:
Trên các tuyến phố đi bộ đề xuất các giải pháp cho không gian công cộng, lối đi bộ, xe đạp, các hạm đỗ cho xe đạp kết hợp cà phê vỉa hè, lắp đặt các tiện ích đô thị như mái hiên biển hiệu, cột đèn, thùng rác mang tính nghệ thuật cao; Điểm xuyết những khu vực có thể lắp đặt các tượng, phù điêu nhỏ kết hợp ghế ngồi công cộng.
Màu sắc sử dụng trên các tuyến phố đi bộ được thể hiện bằng cây, hoa, gạch lát...v..v với các gam màu sặc sỡ, bắt mắt, tạo sự vui tươi hấp dẫn người dân.
3.9. Một số đề suất cho các không gian điểm nhấn, quảng trường, nút giao thông
Đối với các không gian công cộng lớn mang tính biểu tượng của thành phố như: Không gian đầu cầu non nước, điểm đón vào thành phố, không gian ngã ba đường Trần Hưng Đạo và Lê Hồng Phong (Ngã ba Tam Giác): tại đây đề suất các công trình tượng mang ý nghĩa biểu trưng về cách mạng, văn hóa, truyên thống, cần tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc.
4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Khớp nối động bộ hạ tầng giữa các phân khu với nhau và với hệ thống hạ tầng chung đô thị Ninh Bình. Cụ thể:
4.1. Quy hoạch hệ thống giao thông
a) Hệ thống Giao thông đối ngoại: Đường Trần Hưng Đạo (QL1A): đoạn qua khu vực phân khu B=34m; Đường tỉnh lộ 477(Đường tránh QL1): B= 30m;
b) Hệ thống đường trục chính đô thị: Tuyến đường kênh Đô Thiên, B= 73m; Tuyến đường trục cảnh quan chính qua các phường Vân Giang, phường Tân Thành, phường Nam Thành. Bề rộng mắt cắt quy hoạch B=33m
c) Hệ thống đường chính đô thị:Đường Đào Duy Từ, Chiến Thắng, Nguyễn Huệ, B= 30m;
d) Hệ thống đường Liên khu vực: đường Lương Văn Tụy, Cát Linh, Lê Hồng Phong…, B= 26m:
e) Hệ thống đường chính khu vực, đường khu vực: Phục vụ giao thông có ý nghĩa nội bộ các khu vực, các quận của đô thị. Nối các khu trên với đường trục của đô thị và đường trục của khu vực. B= 20m, 15m, 22m,30.5m
f) Hệ thống đường phân khu vực: Đường phân khu vực là các đường chia tạo các lô phân khu, B= 12m – 21m
g) Đường sắt: Ga và tuyến đường sắt Bắc Nam:
Đến năm 2020 hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I. Xây dựng đường gom dọc đường sắt để dãn giao cắt đường bộ với đường sắt. Bố trí các trạm barie hoặc xây dựng nút giao cắt lập thể để giảm tai nạn đường sắt.
h) Đường Thủy:
Hệ thống đường thủy liên thông giữa sông Đáy, sông Vân và sông Chanh phục vụ giao thông kết hợp du lịch.
4.2. Các công trình giao thông
a) Nút giao thông: Kết nối cầu vượt đường T21 qua sông Vân, đường Nguyễn Huệ, đường 30 tháng 6 vào hệ thống giao thông nội thị tạo nút giao lập thể, đồng mức.
b) Cầu
Xây dựng cầu vượt T21 liên kết giao thông từ đường cao tốc Bắc Nam, khu vực đô thị mở rộng về phía Nam đến khu trung tâm hiện hữu.
Đề xuất 4 vị trí xây dựng mới cầu vượt sông Vân. Hình thức cầu 1 nhịp, có mố trụ hai bên bờ sông và có hình thức thẩm mỹ cao.
Hệ thống cầu trong khu vực đô thị được xây dựng với tải trọng thiết kế, khổ cầu theo cấp đường
c) Bến thuyền du lịch: Xây dựng 1 bến thuyền du lịch tại khu vực núi Thúy
4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
4.2.1. San nền
a) Phân khu 1-1B
Xác định được 5 lưu vực thoát nước chính:
+ Lưu vực 1: gồm khu vực từ đường QL 1A đến đê sông Đáy là lưu vực thoát nước hiện hữu, trục tiêu chính cho lưu vực này là kênh Quyết Thắng được bê tông hóa có bề rộng 2,0-2,5m; khi nước sông Vân cao sẽ tiêu về trạm bơm Phúc Trì, trạm bơm Ninh Tiến.
+ Lưu vực 2: bao gồm toàn bộ phường Tân Thành tiêu vào kênh Đô Thiên và kênh tiêu mới chảy về sông Vân. Khi mưa lớn thoát ngược về trạm bơm Bạch Cừ để bơm ra sông Đáy.
+ Lưu vực 3: bao gồm phường Nam Thành, chủ yếu thoát vào hồ Lâm Sản và kênh thoát nước chính rồi chảy ra sông Vân khi mực nước sông Vân thấp.
+ Lưu vực 4: nằm giữa đường QL 1A và đường sắt. Khu vực này có địa hình cao >+3,0m; không bị ngập và thoát trực tiếp ra sông Vân.
+ Lưu vực 5: bao gồm khu vực phía Đông phường Thanh Bình và khu dân cư ven đường QL 10, thoát xuống mương Bích Đào qua cống Chân chim đặt qua đường QL 10. Khi mưa lớn nước tập trung về trạm bơm nhà máy nhiệt điện.
Tất cả nước mặt được thu gom về hệ thống cống thoát nước trên các đường trục chính có kích thước từ B600- B1000, thu gom về hệ thống cống B2500 hiện trạng sau đó đổ về sông Vân theo chế độ tự chảy hoặc thông qua hệ thống trạm bơm Phúc Trì, trạm bơm nhà máy nhiệt điện
b) Phân khu 1-1C
Xác định 2 lưu vực thoát nước chính:
+ Lưu vực 1: khu vực Ninh Nhất, Ninh Tiến: tiêu vào kênh Đô Thiên và kênh tiêu mới chảy về sông Vân. khi nước sông Vân cao sẽ tiêu về trạm bơm Phúc Trì, trạm bơm Ninh Tiến.
+ Lưu vực 2: toàn bộ Ninh Phong: nước thoát xuống kênh chân chim đổ ra sông Vạc, khi mưa lớn cao trình mực nước sông Vạc cao thì đóng cửa cống cuối cống chân chim, nước mưa tập trung về trạm bơm Ninh Phong tiêu thoát ra sông Vạc.
Tất cả nước mặt được thu gom về hệ thống cống thoát nước trên các đường trục chính có kích thước từ B600 – B800 thu gom về hệ thống cống B4000 hiện trạng sau đó đổ về sông Vân theo chế độ tự chảy hoặc thông qua hệ thống trạm bơm Phúc Trì để bơm ra sông Đáy.
Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác: Kè sông Chanh đoạn qua khu vực thiết kế, Kè và chỉnh trang sông Đáy đoạn qua khu vực thiết kế, và kè chắn các hồ dự kiến trong khu vực tạo cảnh quan và điều hòa vi khí hậu.
(Mạng lưới đường ống và chi tiết kích thước xem tại bản vẽ Chuẩn bị kỹ thuật)
4.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước
- Tổng nhu cầu toàn khu vực lập quy hoạch: 50.000m3/ngđ
- Sử dụng nguồn nước mặt sông Đáy, qua trạm bơm tăng áp kết nối với nhà máy nước Ninh Bình, Boo-VSG, Thành Nam, Hoa Lư.
-Mạng lưới đường ống
+ Các tuyến ống chính tuân thủ theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt.
+ Tiếp tục sử dụng các tuyến ống hiện có và bổ sung các tuyến ống nhánh với đường kính D75- D200.
+ Đối với công trình hỗn hợp thương mại văn phòng (>5 tầng) cần có trạm tăng áp cục bộ cho từng công trình.
- Phòng cháy chữa cháy
+ Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m.
+ Khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường các ngôi nhà là 5m.
+ Khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường (trường hợp họng cứu hỏa được bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường) là 2,5m.
+ Họng chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy như: ở ngã ba, ngã tư đường phố.
4.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện, chiếu sáng
- Tổng phụ tải điện yêu cầu khu vực khi xét đến hệ số đồng thời là: 42MVA.
- Nguồn cấp điện trực tiếp cho khu vực dự kiến lấy từ Trạm 110kV Ninh Bình công suất 2x25MVA. Cấp điện cho toàn khu vực
- Lưới điện:
+ Lưới điện cao thế: Di chuyển tuyến 110kV Ninh Bình-Nho Quan chạy cắt ngang khu vực xác định theo quy hoạch chung được phê duyệt.
- Lưới trung thế: Sử dụng cấp điện áp chuẩn 22kV cấp điện cho các phụ tải trong khu vực, tuyến 10kV và 35kV được cải tạo nâng cấp chuyển về lưới 22kV.
- Lưới điện và trạm hạ thế: Trong các khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Quy mô chiếm đất các trạm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, đặt tại các vị trí cây xanh và trong các công trình có phụ tải lớn.
- Từng bước nâng cấp, hạ ngầm hệ thống đường điện sinh hoạt cấp cho các khu vực hiện hữu; các khu dân cư mới sử dụng hệ thống điện ngầm đảm bảo mỹ quanh đô thị;
- Lưới chiếu sáng: Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng được lấy từ các trạm biến áp 22/0,4kV và các trạm biến áp chiếu sáng. Hệ thống lưới chiếu sáng được đi ngầm sử dụng, đèn chiếu sáng sử dụng đèn hiệu suất cao để tiết kiệm năng lượng.
(Mạng lưới hệ thống cấp điện và chiếu sáng xem tại bản vẽ cấp nước)
4.5. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
a/ Mạng điện thoại:
- Nhu cầu hệ thống thông tin liên lạc khu vực nghiên cứu cần khoảng 50.000 lines.
- Phân khu 1-1-B: Nhu cầu cần đáp ứng khoảng 28.000 thuê bao. Dư ̣ kiến xây dựng mới một điểm truy nhập thuê bao dung lượng khoảng 30.000 lines.
- Phân khu 1-1-C: Nhu cầu cần đáp ứng khoảng 16.000 thuê bao. Dư ̣ kiến xây dựng mới một điểm truy nhập thuê bao dung lượng khoảng 15.000 đến 20.000 lines.
b) Mạng truyền hình
Phân khu 1-1-B : Cần 1 hệ thống đáp ứng khoảng 30.000 thuê bao
Phân khu 1-1-C : Cần 1 hệ thống đáp ứng khoảng 18.000 thuê bao
c) Mạng truyền hình và truyền thanh nội bộ
Phân khu 1-1-B : Cần 1 hệ thống đáp ứng khoảng 20.000-30.000 thuê bao
Phân khu 1-1-C : Cần 1 hệ thống đáp ứng khoảng 12.000-18.000 thuê bao
4.6. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải:
- Tổng lưu lượng thoát nước thải sinh hoạt của khu vực nghiên cứu khoảng 33.000m3/ngđ
Đối với khu vực đô thị hiện có: sử dụng giải pháp hệ thống thóa nước nửa riêng. Xây dựng các ga tách nước thải ở cuối các tuyến cống rãnh, hiện trạng để thu gom toàn bộ nước thải đô thị hiện có
Đối với khu vực quy hoạch mới: xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng biệt cho tất cả các khu vực
Xây dựng hệ thống đường cống, trạm bơm chuyển bậc để dẫn về trạm xử lý tập trung theo đề án bảo vệ môi trường. Toàn bộ khu vực nhiên cứu chia ra làm 2 lưu vực thu gom nước thải:
+ Khu vực phía bắc: nước thải sẽ được thu gom về trạm xử lý Bạch Cừ, công suất 15.000 m3/ngđ
+Khu vực phía Nam: nước thải sẽ được thu gom về trạm xử lý Ninh Phong, công suất 42.200m3/ngđ
b) Thu gom và xử lý chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn chất thải rắn (CTR) sinh hoạt khu vực đô thị: 1,3 kg/người/ngày; CTR công cộng, dịch vụ du lịch tính bằng 20% CTR sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom 100%. Tổng khối lượng CTR khoảng 81,9 tấn/ngày.
- CTR sẽ được phân loại tại nguồn thải được thu gom theo tiêu chuẩn 3R nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.
- Các tuyến đường bố trí hệ thống thùng rác có phân loại tại nguồn; các khu thương mại, chung cư có điểm tập kết.
c) Phương án tổ chức thu gom:
Trong khu vực bố trí một số điểm tập kết chất thải rắn. Cuối ngày thu gom, chuyển về điểm trung chuyển CTR của đô thị. CTR được thu gom và không quá 2 ngày được vận chuyển đến khu xử lý CTR thành phố Tam Điệp.
c. Quy hoạch quản lý nghĩa trang:
Đối với các nghĩa trang nằm trong ranh giới quy hoạch, giải pháp cụ thể như sau:
- Bổ sung hệ thống tường rào, cây xanh cách ly.
- Tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có, khi lấp đầy sẽ khoanh vùng, cải tạo môi trường thành các công viên nghĩa trang.
Về dài hạn Đô thị Ninh Bình sẽ sử dụng các nghĩa trang theo Quy hoạch nghĩa trang toàn tỉnh.
- Khuyến khích hình thức hỏa táng theo chủ trương chung của tỉnh và Nhà nước.
5. Đánh giá môi trường chiến lược
5.1. Về kiểm soát phát triển
- Lưu thông hệ thống kênh, hồ; chủ động điều tiết mực nước với hệ thống sông ngoài đô thị.
- Cung ứng đầy đủ hệ thống công trình cộng cộng đơn vị ở, phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội, nâng chất lượng sống của nhân dân. Tăng cường các công trình phục vụ du lịch.
- Tăng khả năng thẩm thấu tự nhiên, giảm thiểu bê tông hóa bề mặt đô thị, nhất là tại các không gian chung, không gian công cộng.
5.2. Về quản lý nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang
- Bố trí phân vùng, trạm trung chuyển, tại nơi có địa chất tốt, xa nguồn nước và đảm bảo khoảng cách ly an toàn môi trường.
- Tổ chức vận hành bảo dưỡng hệ thống cống, phân tích định kỳ mùi và tiếng ồn nhằm giảm nguy cơ từ các trạm xử lý.
- Cải tạo các nghĩa trang thành công viên nghĩa trang, có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống hào lọc trồng cây chống thấm nước đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo mỹ quan cho toàn khu.
- Xác định hành lang bảo vệ các tuyến đê, sông, hồ, kênh, tạo sự liên kết mặt nước nhằm hỗ trợ hệ thống tiêu thoát nước, đảm bảo mật độ cao cây xanh, mặt nước trong đô thị.
5.3. Về thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
- Xây dựng hệ thống kè, đê bao, tường chắn sóng tại những khu vực xung yếu. Thiết lập hệ thống hành lang bảo vệ an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Tăng không gian chứa nước (hồ điều hòa hoặc không gian ngầm lưu trữ nước. Quản lý quy hoạch và hệ thống nền xây dựng chặt chẽ.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp khi có bão, lũ lụt, hạn hán… dựa trên sự phối hợp với các cơ quan quản lý lưu vực sông, thủy điện, khí tượng thủy văn về các thông tin lũ lụt, mưa lớn, nhiệt độ tăng, hạn hán…
- Nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với BĐKH cũng như nhận thức về bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật không lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình đầu mối hạ tầng nói chung cũng như hành lang thoát nước cho đô thị nói riêng.
- Thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, quỹ hỗ trợ quốc tế trong việc xây dựng, triển khai các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu.
VII. Phân kỳ đầu tư
Giai đoạn 2017 - 2020: Thực hiện lập và ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn khu vực lập quy hoạch. Triển khai cải tạo chỉnh trang hai bên bờ sông Vân; Dự án Khu liên hợp thể thao, bể bơi của thành phố; hoàn thành di chuyển các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp, thu hút đầu tư các dự án vào các khu đất; hoàn chỉnh các quy hoach chi tiết trong đô thị. Xúc tiến đầu tư vào các dự án: Chợ đầu mối ở xã Ninh Tiến, khu hỗn hợp công viên kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Tháng 8,....
Giai đoạn 2020-2030: Xây dựng lấp đầy các Khu đô thị mới. Hoàn chỉnh cải tạo chỉnh trang hai bên bờ sông Vân theo quy hoạch chi tiết được duyệt; Thực hiện xây dựng khu Lâm viên núi Cánh Diều và dải dịch vụ hỗn hợp sông Đáy; Hoàn chỉnh đầu tư dự án khu trường đại học Hoa Lư mới, bệnh viện Ung bướu; thu hút các trường đại học vào các quỹ đất giáo dục đào tạo.