THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000
KHU VỰC HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA - Y DINH –
NGUYỄN ĐÌNH QUÂN - HOÀNG VĂN THỤ (KHU VỰC A1)
QUY HOẠCH PHÂN KHU KHU DÂN CƯ KHU VỰC
ĐƯỜNG HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA – HOÀNG VĂN THỤ -
NGÔ THÌ SỸ - TRẦN LÊ (KHU VỰC A2)
Tên dự án :
Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
Khu vực Đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê- Phuờng 4 - Tp.Đà Lạt.
Khu vực Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh - Nguyễn Đình Quân –
Hoàng Văn Thụ - Phuờng 5- Tp.Đà Lạt.
Địa điểm : Phường 4,5 - TP. Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.
Quy mô : 108,7 ha (Phường 4 = 51,7ha, Phường 5 = 57ha ).
Chủ đầu tư : Trung tâm Phát Triển Hạ tầng Kỹ thuật Tp. Đà Lạt.
Đơn vị lập hồ sơ quy hoạch: Công ty TNHH Kiến trúc Lâm Đồng.
Những người thực hiện:
Chủ trì lập quy hoạch: : KTS. Nguyễn Phạm Như Thủy
Thiết kế quy hoạch : : KTS. Nguyễn Phạm Như Thủy
Chủ trì bộ môn
- Giao thông : KS. Phạm Nguyên Sơn
- Cấp nước, thoát nước : KS. Phan Sĩ Hoàng
- Cấp điện : KS. Lê Quốc Việt
Quản lý kỹ thuật : KS. Nguyễn Văn Khoa
CHỦ ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP. ĐÀ LẠT
Ngày tháng năm 2016
Giám Đốc
ĐƠN VỊ LẬP QUY HOẠCH
CÔNG TY TNHH
KIẾN TRÚC LÂM ĐỒNG
Ngày tháng năm 2016
Giám Đốc
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4
I. Sự cần thiết lập quy hoạch: 4
II. Mục tiêu và yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy hoạch: 4
1. Mục tiêu: 4
2. Yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy hoạch : 4
III. Các căn cứ lập quy hoạch: 5
1. Các cơ sở pháp lý: 5
2. Các nguồn tài liệu, số liệu : 7
3. Các cơ sở bản đồ : 7
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT 8
I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 8
1. Vị trí giới hạn khu đất : 8
2. Địa hình địa mạo : 8
3. Khí hậu thủy văn : 8
4. Cảnh quan thiên nhiên : 9
II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG: 9
1. Hiện trạng sử dụng đất : 9
2. Hiện trạng về công trình kiến trúc : 9
3. Hiện trạng giao thông : 10
4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 11
1. Quy mô dân số định hình: 13
2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: 13
CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH 15
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 15
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: 15
1. Bảng dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng: 15
2. Căn cứ bản đồ quy hoạch chung 16
3. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của khu vực: 16
4. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đối với từng ô phố: 20
III. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC: 25
1. Bố cục không gian kiến trúc toàn khu: 25
a. Khu ở: 25
b. Công trình công cộng: 25
c. Công trình giáo dục: 25
d. Công trình tôn giáo : 26
e. Công viên cây xanh: 26
f. Hệ thống giao thông: Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG V : QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT 27
I. HỆ THỐNG GIAO THÔNG: 27
1. Hiện trạng giao thông : 27
2. Các căn cứ, tiêu chuẩn - qui trình, qui phạm áp dụng. 27
3. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch hệ thông đường giao thông. 27
4. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính: 28
5. Quy mô các tuyến đường : 28
II. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT : 30
1. Hiện trạng nền địa hình: 30
2. Hiện trạng thoát nước mưa: 30
3. Định hướng thiết kế: 30
III. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN : 30
1. Lưới điện hiện trạng: 30
2. Nhiệm vụ thiết kế: 31
3. Giải pháp cung cấp điện: 33
4. Kỹ thuật lắp đặt đường dây và trạm biến áp: 34
IV. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC: 35
V. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI: 37
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 39
I. phần mở đầu : 39
1. Phạm vi nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược: 39
2. Các cơ sở khoa học của phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC: 39
II. CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG : 39
1. Các vấn đề môi trường chính: 39
2. Các mục tiêu môi trường: 39
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG KHI CHƯA THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG: 39
1. Hiện trạng môi trường: 39
2. Dự báo diễn biến môi trường: 40
IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 40
1. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án: 40
2. Các kiến nghị được đề xuất từ ĐMC: 41
3. Định hướng, giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững : 41
4. Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện: 42
CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 43
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết lập quy hoạch:
Căn cứ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ khu vực lập quy hoạch nằm trong khu vực trung tâm lịch sử truyền thống của thành phố Đà Lạt, là khu vực có mật độ xây dựng cao nhất.
Là bước triển khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp. Đà Lạt của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014. Quy hoạch khu vực đường Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh - Nguyễn Đình Quân - Hoàng Văn Thụ - phường 5 (A1) và khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê- Phường 4 (A2) - Tp. Đà Lạt nhằm mục đích bảo đảm phát triển theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt, chỉnh trang đô thị.
Chỉnh trang đất ở dọc các trục đường Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh – Nguyễn Đình Quân - Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê - phường 4,5 Tp. Đà Lạt và các tuyến đường nội bộ bên trong khu vực nghiên cứu, tạo thành một khu ở hoàn thiện, đảm bảo cuộc sống với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho người dân sống tại khu vực, đồng thời tạo cơ sở để quản lý đất đai và tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
Hạn chế việc xây dựng tự phát, phục vụ công tác quản lý đô thị và kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy hoạch.
Phục vụ cho công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật của đô thị, tạo cảnh quan cho khu vực.
Căn cứ vào Quyết định 2780/QĐ-UBND ngày 14/08/2015 của UBND TP. Đà Lạt về việc phê duyệt kế hoạch triển khai các khu quy hoạch phục vụ công tác quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2015-2017 xác định đây là hai đồ án quy hoạch có ký hiệu A1 và A2, tuy nhiên về mặt định hướng QHC 704, 2 khu vực này giống nhau nên Sở xây dựng thống nhất gộp chung 2 đồ án nhưng không làm ảnh hưởng đến tính chất khu vực quy hoạch.
II. Mục tiêu và yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy hoạch:
1. Mục tiêu:
Triển khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Xác định các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc trong toàn bộ khu vực, định hướng bố cục không gian và tổ chức mặt bằng tổng thể với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Phục vụ cho công tác phát triển đô thị, tạo điều kiện kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP. Đà Lạt phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy.
Đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý.
2. Yêu cầu phát triển đô thị đối với khu vực quy hoạch :
Những vấn đề do quy hoạch chung, điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, tác động của đô thị và yêu cầu khu quy hoạch phải tuân thủ.
Phải phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt đến năm 2020.
Phục vụ công tác quản lý đô thị và kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy hoạch.
Trong khu quy hoạch hạn chế việc di dời, giải tỏa các hộ dân đang sinh sống. Ưu tiên vấn đề chỉnh trang tại chỗ; giải quyết vấn đề nước thải, chất thải theo đúng quy định.
Hạn chế thay đổi địa hình, nghiên cứu đề xuất mở rộng các tuyến đường hiện hữu, quy định lộ giới, khoảng lùi.
III. Các căn cứ lập quy hoạch:
1. Các cơ sở pháp lý:
Luật Xây Dựng số 50/2014-QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội khóa XIII, kỳ họp thứ bảy;
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Quốc Hội khoá 12, kỳ họp thứ năm;
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù;
Quyết định số 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 14/08/2015 của UBND TP. Đà Lạt về việc phê duyệt kế hoạch triển khai các khu quy hoạch phục vụ công tác quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2015-2017;
Văn bản số 3712/UBND-XD ngày 01/7/2015 của UBND Tỉnh Lâm Đồng V/v: Thống nhất chỉ tiêu phân bổ cho quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản thẩm định số 46/SXD-KTH ngày 3/8/2012 của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng V/v “thẩm định nhiệm vụ, dự toán khảo sát quy hoạch phân khu khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ - phường 5- TP. Đà Lạt”;
Văn bản số 34/SXD-KTQH ngày 29/6/2012 của Sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng Thẩm định nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch phân khu khu dân cư khu vực đường Huyền Trân Công Chúa- Hoàng Văn Thụ- Ngô Thì Sỹ- Trần Lê, phường 4, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày 09/8/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v “Phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch phân khu Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ - phường 5- TP. Đà Lạt”;
Biên bản họp lấy ý kiến đồ án quy hoạch “Quy hoạch phân khu khu vực đường Nguyễn Đình Quân - Hoàng Văn Thụ - Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh - Phường 5 – Tp.Đà Lạt” ngày 06/04/2012 tại hội trường UBND phường 5, Tp .Đà Lạt;
Biên bản kết thúc công khai v/v tổng hợp ý kiến đóng góp đối với đồ án Quy hoạch phân khu khu vực đường Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Phường 5 – TP.Đà Lạt;
Thông báo số 193/TB-UBND ngày 04/9/2015 của UBND thành phố Đà Lạt V/v Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt tại buổi làm việc xem xét phương án, tiến độ triển khai thực hiện 02 quy hoạch phân khu khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh - Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ, phường 5 (A1) và khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê, phường 4 (A2), thành phố Đà Lạt - tỷ lệ 1/2000.
Văn bản số 1530/UBND-XD ngày 25/3/2016 của UBND Tỉnh Lâm Đồng V/v Chấp thuận đầu tư dự án nhà ở xã hội tại số 04 Huyền Trân Công Chúa, phường 5, thành phố Đà Lạt.
Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch phân khu Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê – Phường 4 – TP. Đà Lạt.
Biên bản họp làm việc ngày 03/4/2012 V/v Tổng hợp ý kiến đóng góp cho Phân khu khu vực Hoàng Văn Thụ - Thiện Ý – Huyền Trân Công Chúa – Ngô Thị Sỹ - Trần Lê và Khu vực Ngô Thị Sỹ 1/500 – Phường 4 – Tp Đà Lạt.
Biên bản kết thúc công khai ngày 24/12/2012 V/v Tổng hợp ý kiến đóng góp đối với đồ án Quy hoạch phân khu Khu dân cư đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê, tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn P.4, TP Đà Lạt.
Biên bản làm việc V/v Tổng hợp ý kiến đóng góp cho Phân khu khu vực Hoàng Văn Thụ - Thiện Ý – Huyền Trân Công Chúa – Ngô Thì Sỹ - Trần Lê và Khu vực Ngô Thị Sỹ 1/500 – Phường 4 – TP Đà Lạt.
Văn bản số 3930/UBND ngày 01/8/2014 của UBND thành phố Đà Lạt V/v Rà soát đồ án quy hoạch phân khu khu vực Phường 4, 5, thành phố Đà Lạt.
Văn bản số 91/SXD-QHKT ngày 22/01/2016 của Sở Xây dựng Tỉnh Lâm Đồng V/v hồ sơ quy hoạch phân khu Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê, phường 4, TP. Đà Lạt.
Biên bản họp lấy ý kiến góp ý ngày 13/7/2016 V/v về dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh - Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ (A1) trên địa bàn phường 5, thành phố Đà Lạt.
Biên bản họp lấy ý kiến góp ý ngày 13/7/2016 V/v về dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực Hoàng - Huyền Trân Công Chúa - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê (A2) trên địa bàn phường 4, thành phố Đà Lạt.
Thông báo số 994/TB-SXD ngày 08/8/2016 của Sở Xây dựng Tỉnh Lâm Đồng V/v Kết luận của Giám đốc Sở Xây dựng tại cuộc họp hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch phân khu “ Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh - Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ, phường 5, TP. Đà Lạt (khu A1)” và “Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê, phường 4, TP. Đà Lạt (khu A2)”.
Văn bản số 4970/UBND ngày 11/8/2016 của UBND thành phố Đà Lạt V/v Rà soát, hoàn chỉnh đồ án quy hoạch phân khu A1 và phân khu A2.
Biên bản kết thúc công khai ngày 23/8/2016 V/v Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về dự thảo đồ án quy hoạch: Quy hoạch Phân khu khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh - Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ (A1), phường 5, thành phố Đà Lạt.
2. Các nguồn tài liệu, số liệu :
Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định 681/QĐ-UBND ngày 03/04/2014 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Đà Lạt.
Quyết định số 185/ QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND TP. Đà Lạt về phê duyệt dự toán và hồ sơ công bố mốc chỉ giới suối trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch xây dựng đối với nhà ở và công trình riêng lẻ trên địa bàn các phường thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. Các cơ sở bản đồ :
Bản đồ địa chính phường 4, phường 5.
Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2000 do Công ty TNHH Kiến trúc Lâm Đồng đo đạc.
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT
I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí giới hạn khu đất :
Tổng diện tích khu vực quy hoạch là: 108,7 ha
Trong đ ó:
o Khu vực phường 4 (A2) = 51,7 ha
o Khu vực phường 5 (A1) = 57 ha
Giới cận như sau :
+ Phía Bắc giáp: đường Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Đình Quân - khu quy hoạch chỉnh trang dọc suối Cam Ly - khu di tích thắng cảnh thác Cam Ly - khu di tích lăng Nguyễn Hữu Hào.
+ Phía Nam giáp: đường Huyền Trân Công Chúa, Ngô Thì Sỹ, An Tôn.
+ Phía Tây giáp: đường vành đai ngoài TP (đường Y Dinh) – Khu dân cư số 4.
+ Phía Đông giáp: đường Trần Lê - Pasteur
2. Địa hình địa mạo :
Khu vực rộng lớn trải dài nên địa hình khu vực này tương đối phức tạp, tạo thành nhiều đồi, thung lũng và sườn đồi .
Độ chênh cao giữa khu vực cao nhất và thấp nhất khoảng 70-75m (cote cao độ +1460 đến +1536m). Khu vực cao nhất trong khu vực là khu vực nhà thờ Du sinh, nằm trên đỉnh đồi phía Nam khu vực lập quy hoạch. Bên cạnh đó là đỉnh đồi Gio An (cote cao độ +1508m).
Hẻm đường Ngô Thì Sỹ, cuối đường Đồng Tâm : độ chênh cao giữa cote nền đường và khu vực phía trong khoảng 45m, khu vực đường Huyền Trân Công Chúa khoảng 20m.
Do địa hình khu vực tương đối dốc, giao thông nội bộ tại một số vị trí trong khu vực không thể kết nối với các trục đường chính (khu vực phường 4).
3. Khí hậu thủy văn :
Đà Lạt nằm trong vùng khí hậu Tây Nguyên, trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo của miền khí hậu phía Nam. Khí hậu Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng đã biểu hiện những nét đặc sắc liên quan tới ảnh hưởng của độ cao địa hình và ảnh hưởng chắn gió của dãy Trường Sơn.
Một số đặc trưng khí hậu :
- Nhiệt độ trung bình năm 18,50C.
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 31,50C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 60C
- Biên độ năm 3 – 40C
- Biên độ ngày 11 – 120C
- Lượng mưa trung bình năm 1.820mm
- Số ngày mưa năm 165 ngày
- Độ ẩm trung bình năm 84%
- Độ ẩm tối thấp tuyệt đối 3%
- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 88% (VI )
Hướng gió: về mùa Đông hướng gió chủ yếu là Đông Bắc với tần suất 50 – 60%. Về mùa Hạ hướng gió chủ yếu là Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2,5-3m/s.
Nhận định chung: khí hậu của vùng Đà Lạt có ưu điểm nổi bật là chế độ nhiệt ôn hòa, mùa hè dịu mát, mùa Đông lạnh nhưng cũng không quá lạnh như các vùng núi Bắc Bộ. Chế độ nhiệt ấy thích hợp với các loại cây, hoa có nguồn gốc nhiệt đới hoặc ôn đới.
Khu vực quy hoạch nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của Đà Lạt.
4. Cảnh quan thiên nhiên :
Trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, trường tiểu học Nam Thiên nằm trên đồi cao có mật độ thông tương đối nhiều góp phần tạo cảnh quan cho khu vực.
II. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG:
1. Hiện trạng sử dụng đất :
Trong khu vực chủ yếu là đất ở chiếm 42,48%, đất tôn giáo chiếm 5,53% và đất giáo dục chiếm khoảng 7,63% diện tích khu quy hoạch, được phân bố chủ yếu nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, Ngô Thì Nhậm, Pasteur.
Khoảng 0,43% là đất nghĩa trang, nằm trên đồi Gio An.
Trong khu có nhiều khu vực đất trống chưa xây dựng, chủ yếu là cỏ, hoa cúc quỳ. Đất nông nghiệp chủ yếu phân bố ở thung lũng phía Tây Bắc của khu vực, là nơi người dân sử dụng làm nhà kính trồng rau, hoa…
Bảng cơ cấu đất hiện trạng:
STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (M2) TỶ LỆ (%)
1 ĐẤT Ở 461.747 42,48
2 ĐẤT GIÁO DỤC 82.908 7,63
3 ĐẤT CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH 3.740 0,34
4 ĐẤT CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 70 0,01
5 ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 5.060 0,47
6 ĐẤT CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO 60.088 5,53
7 ĐẤT NGHĨA TRANG 4.644 0,43
8 ĐẤT NÔNG NGHIỆP-
ĐẤT TRỐNG CHƯA SỬ DỤNG 265.667 24,44
9 ĐẤT RỪNG THÔNG 44.328 4,08
10 ĐẤT GIAO THÔNG 153.022 14,08
11 MẶT NƯỚC 5.726 0,53
TỔNG CỘNG 1.087.000 100
2. Hiện trạng về công trình kiến trúc :
Nhà ở:
Đây là khu vực có mật độ xây dựng thấp, chủ yếu là nhà biệt lập cao 2 tầng, phần còn lại là nhà gạch và nhà tạm.
Trong khu vực có nhà ở biệt lập và liên kế sân vườn, phân bố xây dựng phù hợp với quy hoạch chung.
Nhà ở tương đối dày đặc, nằm trên các trục đường chính và đường hẻm, nhà ở dọc các trục đường chính xây dựng kiên cố và theo quy định, tuy nhiên tại các trục đường hẻm phía trong, nhà cửa xây dựng san sát nhau, tình trạng chuyển đổi chỉ tiêu xây dựng, đất ở biệt lập được chia nhỏ và xây dựng nhà liên kế phố, liên kế sân vườn tương đối nhiều.
Trục đường Đa Minh, đường Đồng Tâm nhà liên kế sân vườn đã cấp phép và xây dựng tương đối nhiều.
Công trình công cộng, cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ:
Khu vực phường 4:
Trong khu vực có các công trình công cộng:
Trường mầm non tư thục Thiện Ý S = 204m²
Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt S = 49928m²
Trường tiểu học Nam Thiên S = 12352m²
Chùa Lâm Tỳ Ni Quan Âm Tự S = 6771m²
Chùa Hương Quang S = 734m²
Nhà thờ Minh Giáo S = 3477m²
Tịnh Thất Ngọc Hòa S = 60m²
Nhà xứ Minh Giáo S = 754m²
Tu hội tận hiến ICM 1 S = 2362m²
Tu hội tận hiến ICM 2 S = 627m²
Tu hội tận hiến ICM 3 S = 700m2
Đình S = 345m2
Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng S = 36303m²
Trường mầm non Du Sinh S = 5130m²
Nhà thờ Du Sinh S = 17515m²
Tu viện Đức Bà Lâm Viên S = 17173m²
Nhà nguyện đức mẹ Mân Côi S = 914m²
Tu viện MTG Khiết Tâm Lâm Viên S = 3526m²
Công trình cơ quan hành chính:
Sở Tài nguyên Môi trường đã chuyển về trung tâm hành chính Tỉnh, hiện nay là đất công cộng dự trữ.
Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường S=2448m²
Chi cục thi hành án tỉnh Lâm Đồng nằm trên đường Pasteur S = 1290m²
Hội trường khu phố nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa. S = 245m²
Công trình thương mại – dịch vụ: chợ Nam Thiên….
Phần lớn nhà xây dựng phù hợp với quy hoạch chung, tuy nhiên một số khu vực người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở: khu vực đồi Gio An, giáp ranh trường Dân tộc nội trú, khu vực giáp Tu viện Đức Bà Lâm Viên .
Khu vực không có công trình Thương mại dịch vụ tập trung, chỉ có 1 số điểm người dân tập trung buôn bán nhỏ lẻ, tạo thành chợ Du Sinh: Cổng trường Dân tộc nội trú.
3. Hiện trạng giao thông :
Trục giao thông chính đi ngang qua khu vực quy hoạch: đường Hoàng Văn Thụ. Một số đường không kết nối được với trục đường chính do địa hình dốc.
Giao thông khu vực chưa đảm bảo lưu thông, đặc biệt thiếu bãi đậu xe công cộng.
Theo quyết định 36/2015/QĐ-UBND lộ giới một số tuyến đường trong khu vực nghiên cứu được quy định như sau:
+ Đường Hoàng Văn Thụ: lộ giới 20m - đường trục chính đô thị.
+ Đường Y Dinh: lộ giới 24m
+ Đường Nguyễn Đình Quân: lộ giới 16m
+ Đường Huyền Trân Công Chúa: lộ giới 16m.
+ Đường Mẫu Tâm: lộ giới 10m.
+ Đường Thánh Tâm : lộ giới 10m.
+ Đường Đa Minh: lộ giới 10m.
+ Đường Gio An: lộ giới 10m.
+ Đường An Tôn: lộ giới 16- 24m.
+ Đường Pasteur: lộ giới 20m .
+ Đường Trần Lê: lộ giới 20m .
+ Đường Huyền Trân Công Chúa: lộ giới 16m.
+ Đường Ngô Thì Sỹ: lộ giới 14m.
+ Đường Đồng Tâm: lộ giới 10m .
+ Đường Ngô Thì Nhậm: lộ giới 10m.
+ Đường Thiện Ý: lộ giới 10m.
+ Đường Thiện Mỹ: lộ giới 10m.
+ Giao thông hẻm : đường hẻm bêtông ximăng, đường đất, đường đá, bề rộng khoảng 2-5m.
4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
Cấp điện :
Khu vực phường 4:
Hiện tại, trong khu quy hoạch đã có lưới điện trung thế 3 pha 22KV cấp điện cho khu vực, được cấp từ trạm biến áp 110/22KV – 40MVA Đà Lạt 1 với tuyến xuất 478 đi ngầm và đi nổi dọc theo các con đường giao thông: Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa, Lê Hồng Phong, Ngô Thì Sỹ, ... và lưới điện hạ thế 0,4KV cung cấp cho các hộ dân cư hiện hữu thông qua 05 trạm biến áp 22/0,4KV hợp bộ, trạm giàn và trạm xây với tổng công suất khoảng 2.480KVA:
- Trạm biến áp Trường Kỹ thuật: 22/0,4KV – 800KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp Pasteur: 22/0,4KV – 630KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp Đồi Ông Sư: 22/0,4KV – 250KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Couvent: 22/0,4KV – 400KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Đồng Tâm: 22/0,4KV – 400KVA (trạm xây).
Ngoài ra, trong khu quy hoạch đã có lưới điện chiếu sáng công cộng ở hầu hết các tuyến đường chính: tuyến chiếu sáng được đi độc lập (đi ngầm) và đi kết hợp (đi nổi) trên các trụ trung - hạ thế.
Khu vực phường 5:
Hiện tại, trong khu quy hoạch đã có lưới điện trung thế 3 pha 22KV cấp điện cho khu vực, được cấp từ trạm biến áp 110/22KV – 40MVA Đà Lạt 1 với tuyến xuất 478 đi ngầm và đi nổi dọc theo các con đường giao thông: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đình Quân, Huyền Trân Công Chúa, Gio An,... và lưới điện hạ thế 0,4KV cung cấp cho các hộ dân cư hiện hữu thông qua 05 trạm biến áp 22/0,4KV hợp bộ và trạm giàn với tổng công suất khoảng 1.220KVA:
- Trạm biến áp Hoàng Văn Thụ: 22/0,4KV – 400KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp vườn ươm Cam Ly: 22/0,4KV – 160KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Đồi An Tôn: 22/0,4KV – 100KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Couvent: 22/0,4KV – 400KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Gio An: 22/0,4KV – 160KVA (trạm giàn).
Và 03 trạm biến áp khách hàng:
Trạm biến áp khu du lịch thác Cam Ly: 22/0,4KV – 400KVA (trạm giàn).
Trạm biến áp Rsu Cam Ly: 12,7/0,23 – 25KVA (trạm treo).
Trạm biến áp viễn thông Cam Ly: 12,7/0,23 – 15KVA (trạm treo).
Ngoài ra, trong khu quy hoạch đã có lưới điện chiếu sáng công cộng ở hầu hết các tuyến đường chính: tuyến chiếu sáng được đi độc lập (đi ngầm) và đi kết hợp (đi nổi) trên các trụ trung - hạ thế.
Cấp nước và PCCC :
Trong khu vực hiện đang đang sử dụng nước từ hệ thống cấp nước của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng. Trên đường Ngô Thì Sỹ hiện có trạm cấp nước Calipso. Ống cấp nước gang D300 từ trạm cấp nước Calipso dẫn theo các đường Ngô Thì Sỹ, Pastuer đến đường 3 tháng 2. Ống cấp nước gang D200 từ trạm cấp nước Calipso dẫn dọc theo các đường Ngô Thì Sỹ, Pastuer cấp nước lên đường Lê Hồng Phong, Trần Phú cho khu vục phường 3, 4. Trên các đường Hoàng Văn Thụ, đường Gio An, đường An Tôn, đường Y Dinh, đường Mẫu Tâm, Pastuer, Thiện Mỹ, Đồng Tâm hiện đang có ống cấp nước gang D150. Trên các đường Nguyễn Đình Quân, đường Y Dinh, đường Huyền Trân Công Chúa, Thiện Ý và đường quy hoạch mới giáp với đường Hoàng Văn Thụ hiện đã có ống cấp nước gang D100. Dọc theo đường giao thông chính, đường hẻm hệ thống ống cấp nước phân phối STK D60, D42, D34, D27 đấu nối vào ống cấp nước chính dẫn cấp nước đến từng hộ dân. Toàn bộ hệ thống ống cấp nước được chôn ngầm dưới đất.
Trên các trục đường giao thông hiện có các trụ chữa cháy D100. Các trụ chữa cháy hiện đang còn sử dụng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các trụ chữa cháy chưa đảm bảo theo quy định PCCC là 150 m/trụ.
Thoát nước thải :
Khu vực phường 4:
Trong khu vực hiện chưa có hệ thống thu gom nước thải tập trung. Nước thải được xử lý qua hầm tự hoại tại từng hộ dân sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung. Việc hệ thống nước thải thoát chung với hệ thống thoát nước mưa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nguồn nước mặt, gây ăn mòn hư hỏng hệ thống cống thoát mưa về lâu dài.
Khu vực phường 5:
_ Trong khu vực hiện đang thi công hệ thống thu gom nước thải tập trung trên đường Huyền Trân Công Chúa (giai đoạn 2) của hệ thống thu gom nước thải thành phố. Tuy nhiên, các hộ dân chưa đấu nối vào hệ thống này. Nước thải sinh hoạt vẫn thoát vào hầm tự hại trước khi thoát ra cống thoát nước chung. Việc hệ thống nước thải thoát chung với hệ thống thoát nước mưa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nguồn nước mặt, gây ăn mòn hư hỏng hệ thống cống thoát mưa về lâu dài.
CHƯƠNG III: CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
1. Quy mô dân số định hình:
Hiện trạng dân cư: Với quy mô 107,8 ha, tại khu vực có khoảng 9880 – 12070 dân đang sinh sống, chỉ tiêu hiện trạng tại khu vực là 90m²/ người. Đây là con số đạt yêu cầu theo quy chuẩn 50m²/ người, nhưng lại nhỏ hơn so với chỉ tiêu trung bình theo quy hoạch chung thành phố.
Theo QĐ 704/QĐ-TTg thì chỉ tiêu trung bình của khu vực thành phố Đà Lạt là 90-110m²/người, chọn quy mô dân số hiện trạng làm số liệu tính toán, địa hình khu vực có độ dốc lớn do đó khu vực này không phát triển thêm dân cư.
2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
2.1. Khu vực phường 4 (A2)
a) Đối với nhà xây dựng trên các đường có tên thì chỉ tiêu xây dựng về chỉ tiêu kiến trúc, khoảng lùi, tầng cao được áp dụng theo phụ lục 1 của QĐ 36/QĐUBND ngày 27/04/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Mật độ xây dựng được xác định tại bảng 1.
Bảng 1:
STT Loại nhà ở MĐXD tối đa trên lô đất (%)
1 Nhà Biệt Lập 50
2 Nhà Liên kế sân vườn 70
b) Đối với nhà xây dựng trong các đường hẻm, đường chưa có tên thì chỉ tiêu xây dựng về chỉ tiêu kiến trúc, khoảng lùi, tầng cao được áp dụng theo bảng 2.
Bảng 2:
STT Loại nhà ở Lộ giới (đường, đường hẻm) Mật độ
xây dựng
(%) Khoảng lùi
(m) Tầng cao tối đa
cho phép
(tầng)
1 Nhà biệt lập Lộ giới ≥ 12m 50 4,5 3
Lộ giới < 12m 40 3,0 2
2 Nhà liên kế
có sân vườn Lộ giới ≥ 20m 70 4,5 4
20m > Lộ giới ≥ 14m 70 2,4 4
14m > Lộ giới ≥ 4m 70 2,4 3
Lộ giới < 4m 70 2,4 2
3 Chung cư 40 6,0 5
2.2. Khu vực phường 5 (A1)
a) Đối với nhà xây dựng trên các con đường có tên thì chỉ tiêu xây dựng về chỉ tiêu kiến trúc, khoảng lùi, tầng cao được áp dụng theo phụ lục 1 của QĐ 36/QĐUBND ngày 27/04/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Mật độ xây dựng được xác định tại bảng 3.
Bảng 3:
STT Loại nhà ở MĐXD tối đa trên lô đất (%)
1 Nhà Biệt Lập 50
2 Nhà Liên kế sân vườn 80
b) Đối với nhà xây dựng trong các đường hẻm, đường chưa có tên thì chỉ tiêu xây dựng về chỉ tiêu kiến trúc, khoảng lùi, tầng cao được áp dụng theo bảng 4.
Bảng 4:
STT Loại nhà ở Lộ giới (đường, đường hẻm) Mật độ
xây dựng
(%) Khoảng lùi
(m) Tầng cao tối đa
cho phép
(tầng)
1 Nhà biệt lập Lộ giới ≥ 12m 50 4,5 3
Lộ giới < 12m 50 3,0 2
2 Nhà liên kế
có sân vườn Lộ giới ≥ 20m 80 2,4 4
20m > Lộ giới ≥ 14m 80 2,4 3
14m > Lộ giới ≥ 4m 80 2,4 3
Lộ giới < 4m 80 2,4 2
Chỉ tiêu xây dựng công trình công cộng tại bảng 5:
Bảng 5:
STT Loại nhà ở Mật độ
xây dựng Khoảng lùi Tầng cao đối đa
cho phép
1 Công trình thương mại dịch vụ 40-50% 6,0m 5 tầng
2 Công trình giáo dục 40-45% 6,0m 5 tầng
3 Công trình tôn giáo 25% 6,0m 2 tầng
4 Hội trường tổ dân phố 50% 3,0m 2 tầng
5 Công trình công cộng khác 25% 6,0m 2 tầng
Căn cứ Mục 1 - Điều 11 của Quyết định 36/2015/QĐ-UBND, trường hợp các dãy nhà ở hiện trạng trong hẻm có ít nhất 3 dãy nhà liền kề (liên kế có sân vườn, nhà phố) không đủ tiêu chuẩn về diện tích, kích thước chiều ngang để xây dựng nhà biệt thự tiêu chuẩn (nhà biệt lập), song lập thì cơ quan cấp phép xây dựng xem xét cho xây dựng dạng nhà liên kế có sân vườn có tầng cao quy định tại các khu vực; khoảng lùi đảm bảo theo quy định của con đường, đoạn đường đó hoặc theo bảng 1.
CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
Đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm của nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị.
Tuân thủ định hướng quy hoạch chung của trung tâm thành phố Đà Lạt.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội và phát triển bền vững.
Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.
Quy hoạch và chiến lược phát triển cần chú trọng việc cải tạo, nâng cấp, xen cấy trong khu vực hiện hữu song song với việc phát triển các khu vực mới.
Các khu vực phát triển mới kề cận với đô thị cần được kết nối với khu đô thị hiện hữu cả về hạ tầng và cảnh quan.
Hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật kết nối được với toàn khu vực chung quanh, thuận lợi cho việc phát triển trước mắt và lâu dài.
Hạn chế san gạt địa hình.
Không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, cây xanh trong khu vực.
Hạn chế việc di dời, giải tỏa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực hiện trạng.
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:
1. Bảng dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng:
STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH(m2) TỶ LỆ(%)
1 ĐẤT Ở 528.512 48,62
2 ĐẤT CÔNG CỘNG 2.638 0,24
3 ĐẤT GIÁO DỤC 110.820 10,20
4 ĐẤT TÔN GIÁO 59.448 5,47
5 ĐẤT CÔNG VIÊN CẢNH QUAN - MẶT NƯỚC 170.711 15,70
6 ĐẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH ĐÔ THỊ 4.766 0,44
7 ĐẤT GIAO THÔNG 210.105 19,33
TỔNG CỘNG 1.087.000 100
Căn cứ văn bản 3712/UBND-XD ngày 01/7/2015 của UBND Tỉnh Lâm Đồng V/v: Thống nhất chỉ tiêu phân bổ cho quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Khu vực MĐXD gộp phân bổ (%) MĐXD gộp quy hoạch (%)
Khu vực QHPK khu vực Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ - Phường 5 (A1) 28,65
Khu vực Huyền Trân Công Chúa - Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê - phường 4 (A2) 40,18
Ghép 2 đồ án QHPK 32,01
Trung bình MĐXD gộp có trọng số theo diện tích của 2 đồ án là: 34,13% >32,01% (MĐXD gộp của 2 đồ án ghép lại).
2. Căn cứ bản đồ quy hoạch chung
Căn cứ vào bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì khu vực này thuộc ranh giới khu đô thị trung tâm lịch sử truyền thống.
3. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của khu vực:
STT LOẠI ĐẤT KÝ
HIỆU DIỆN TÍCH
(m2) MĐXD
(%) DTXD
(m2) TẦNG CAO
(tầng) KHOẢNG LÙI
(m) HSSDĐ
(lần)
A ĐẤT Ở
1 NHÀ BIỆT LẬP 1 BL01 84.203 50 42.102 2-3 3,0 1-1,5
2 NHÀ BIỆT LẬP 2 BL02 11.297 50 5.649 2-3 3,0 - 4,5 1-1,5
3 NHÀ BIỆT LẬP 3 BL03 15.772 50 7.886 2-3 3,0 - 4,5 1-1,5
4 NHÀ BIỆT LẬP 4 BL04 9.632 50 4.816 2-3 3,0 1-1,5
5 NHÀ BIỆT LẬP 5 BL05 8.629 50 4.315 2-3 3,0 1-1,5
6 NHÀ BIỆT LẬP 6 BL06 7.503 50 3.752 2-3 3,0 1-1,5
7 NHÀ BIỆT LẬP 7 BL07 12.431 50 6.216 2,0 3,0 1,0
8 NHÀ BIỆT LẬP 8 BL08 4.552 50 2.276 2,0 3,0 1,0
9 NHÀ BIỆT LẬP 9 BL09 4.570 50 2.285 2,0 3,0 1,0
10 NHÀ BIỆT LẬP 10 BL10 9.480 50 4.740 2,0 3,0 1,0
11 NHÀ BIỆT LẬP 11 BL11 4.602 50 2.301 2,0 3,0 1,0
12 NHÀ BIỆT LẬP 12 BL12 5.978 50 2.989 2-3 3,0 1-1,5
13 NHÀ BIỆT LẬP 13 BL13 20.419 50 10.210 2-3 Đg
HOÀNGVĂN THỤ: 4,5m
Đg GIO AN: 3m
ĐƯỜNG QH MỚI: 3m 1-1,5
14 NHÀ BIỆT LẬP 14 BL14 11.520 50 5.760 2-3 1-1,5
15 NHÀ BIỆT LẬP 15 BL15 15.333 50 7.667 2-3 1-1,5
16 NHÀ BIỆT LẬP 16 BL16 9.665 50 4.833 2-3 3,0 1-1,5
17 NHÀ BIỆT LẬP 17 BL17 5.655 40 2.262 2,0 3,0 0,8
18 NHÀ BIỆT LẬP 18 BL18 11.844 50 5.922 2-3 3,0 1-1,5
19 NHÀ BIỆT LẬP 19 BL19 16.069 40 6.428 2,0 3,0 0,8
20 NHÀ BIỆT LẬP 20 BL20 20.260 50 10.130 2-3 3,0 1-1,5
21 NHÀ BIỆT LẬP 21 BL21 20.826 40 8.330 2,0 3,0 0,8
22 NHÀ BIỆT LẬP 22 BL22 5.306 50 2.653 2-3 3,0 - 4,5 1-1,5
23 NHÀ BIỆT LẬP 23 BL23 12.426 40 4.970 2,0 3,0 0,8
24 NHÀ BIỆT LẬP 24 BL24 11.240 50 5.620 2,0 3,0 0,8
25 NHÀ BIỆT LẬP 25 BL25 4.410 50 2.205 2,0 3,0 0,8
26 NHÀ BIỆT LẬP 26 BL26 9.152 50 4.576 2,0 3,0 0,8
27 NHÀ BIỆT LẬP 27 BL27 10.791 50 5.396 2-3 3,0 - 4,5 1-1,5
28 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 1 LKSV1 3.852 80 3.082 2-3 2,4 1,6 - 2,4
29 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 2 LKSV2 12.793 80 10.234 2-3 2,4 1,6 - 2,4
30 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 3 LKSV3 11.689 70 8.182 2-3 2,4 1,4 - 2,1
31 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 4 LKSV4 21.727 70 15.209 2-4 2,4 1,4 - 2,8
32 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 5 LKSV5 10.096 70 7.067 2-4 2,4 1,4 - 2,8
33 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 6 LKSV6 2.768 70 1.938 2-3 2,4 1,4 - 2,1
34 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 7 LKSV7 15.310 70 10.717 2-3 2,4 1,4 - 2,1
35 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 8 LKSV8 8.072 70 5.650 2-3 2,4 1,4 - 2,1
36 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 9 LKSV9 9.830 70 6.881 2-3 2,4 1,4 - 2,1
37 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 10 LKSV10 14.244 70 9.971 2-4 2,4 - 4,5 1,4 - 2,8
38 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 11 LKSV11 10.411 70 7.288 2-4 2,4 - 4,5 1,4 - 2,8
39 NHÀ LIÊN KẾ SÂN VƯỜN 12 LKSV12 34.601 70 24.221 2-3 2,4 1,4 - 2,1
40 CHUNG CƯ THU NHẬP THẤP CCTNT 1.054 66,5 701 5,0 3,0 3,3
41 KHU NHÀ Ở TẬP THỂ CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TỈNH LÂM ĐỒNG TP. ĐÀ LẠT QHPD 8.500 36,0 3.060 2,0
TỔNG CỘNG 528.512 290.485
B ĐẤT CÔNG CỘNG
1 HỘI TRƯỜNG KHU PHỐ CC1 842 40 337 2,0 6,0 0,8
2 ĐÀI ĐỨC MẸ 1 CC2 219 10 22
3 ĐÀI ĐỨC MẸ 2 CC3 50 10 5
4 ĐÀI ĐỨC MẸ 3 CC4 9 10 1
5 HỘI TRƯỜNG KHU PHỐ CC5 245 50 123 3,0 6,0 1,5
6 HỘI TRƯỜNG KHU PHỐ CC6 587 50 294 3,0 6,0 1,5
7 MIẾU LÀNG CC7 107 25 27 2,0 6,0 0,5
8 TƯỢNG PHẬT QUAN ÂM CC8 197
9 HỘI TRƯỜNG KHU PHỐ CC9 80 50 40 3,0 6,0 1,5
10 HỘI TRƯỜNG KHU PHỐ CC10 302 50 151 3,0 6,0 1,5
TỔNG CỘNG 2.638 998
C ĐẤT GIÁO DỤC
1 TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THIÊN GD1 12.352 40 4.941 3,0 6,0 1,2
2 TRƯỜNG TRUNG HỌC DÂN TỘC
NỘI TRÚ TỈNH LÂM ĐỒNG GD2 36.303 40 14.521 3,0 6,0 1,2
3 ĐẤT GIÁO DỤC DỰ TRỮ GD3 3.010 40 1.204 3,0 6,0 1,2
4 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GD4 49.928 40 19.971 4,0 6,0 1,6
5 CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC (DỰ TRỮ) GD5 9.023 40 3.609 3,0 6,0 1,2
6 TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THIỆN Ý GD6 204 40 82 3,0 6,0 1,2
TỔNG CỘNG 110.820 44.328
D ĐẤT TÔN GIÁO
1 TU VIỆN ĐỨC BÀ LÂM VIÊN TG1 17.173 25 4.293 2,0 6,0 0,5
2 HỘI ĐỒNG MẾN THÁNH GIA KHIẾT TÂM CÔNG ĐOÀN DU SINH (TR. MẦM NON DU SINH) TG2 5.130 25 1.283 2,0 6,0 0,5
3 NHÀ THỜ DU SINH TG3 17.515 25 4.379 2,0 6,0 0,5
4 NHÀ NGUYỆN ĐỨC MẸ MÂN CÔI TG4 914 25 229 2,0 6,0 0,5
5 TU VIỆN MTG KHIẾT TÂM LÂM VIÊN (MẪU GIÁO TƯ DU SINH) TG5 3.392 25 848 2,0 6,0 0,5
6 ĐÌNH TG6 345 25 86 2,0 6,0 0,5
7 CHÙA LÂM TỲ NY QUAN ÂM TỰ TG7 5.806 25 1.452 2,0 6,0 0,5
8 CHÙA HƯƠNG QUANG TG8 734 25 184 2,0 6,0 0,5
9 NHÀ THỜ MINH GIÁO TG9 3.477 25 869 2,0 6,0 0,5
10 NHÀ XỨ MINH GIÁO TG10 754 25 189 2,0 6,0 0,5
11 TU HỘI TẬN HIẾN ICM 1 TG11 2.362 25 591 2,0 6,0 0,5
12 TU HỘI TẬN HIẾN ICM 2 TG12 627 25 157 2,0 6,0 0,5
13 TU HỘI TẬN HIẾN ICM 3 TG13 700 25 175 2,0 6,0 0,5
14 TỊNH THẤT NGỌC HÒA TG14 60 25 15 2,0 6,0 0,5
TỔNG CỘNG 59.448 14.862
E ĐẤT CÔNG VIÊN CANH QUAN - ĐẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH ĐÔ THỊ - MẶT NƯỚC
1 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN - MẶT NƯỚC CX1 5.202
2 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN - MẶT NƯỚC CX2 9.130
3 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX3 66.106
4 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX4 20.247
7 ĐẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH ĐÔ THỊ CX5 4.766
8 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX6 25.384
9 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX7 12.684
10 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX8 13.086
11 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX9 973
12 CÔNG VIÊN CẢNH QUAN CX10 268
13 CÂY XANH DỌC SUỐI CX11 7.130
TỔNG CỘNG 175.477
F ĐẤT GIAO THÔNG
1 GIAO THÔNG, SÂN BÃI 210.105
TỔNG CỘNG 1.087.000
4. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đối với từng ô phố:
Khu 1:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Hoàng Văn Thụ - Huyền Trân Công Chúa - Đa Minh - Gio An
Quy mô: diện tích khoảng 153.400 m²
Chức năng: khu ở và khu giáo dục, có một phần đất tôn giáo và cây xanh
Các công trình công cộng: Trường phổ thông trung học Dân tộc nội trú, Trường tiểu học Nam Thiên, Tu viện Đức Bà Lâm Viên, Tu viện MTG Khiết Tâm Lâm Viên, Nhà nguyện Đức Mẹ Mân Côi, Trường mẫu giáo tư Du Sinh.
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền đoạn đường
Đa Minh: Liên kế sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Gio An: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Hoàng Văn Thụ (từ Gio An đến suối): biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 4,5m
Đối với nhà ở xây dựng giáp đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 2:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Huyền Trân Công Chúa - Đa Minh - Mẫu Tâm - đường lộ giới 10m
Quy mô: diện tích khoảng 46.300 m²
Chức năng: khu ở
Các công trình công cộng: Đài Đức Mẹ
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền đoạn đường
Huyền Trân Công Chúa: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đa Minh: liên kế sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Mẫu Tâm: biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Thánh Tâm: biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đường lộ giới 10m: biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Đối với đất chung cư thu nhập thấp:
Tầng cao: 05 tầng
Khoảng lùi: 3,0 m
Khu 3:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Huyền Trân Công Chúa - Mẫu Tâm - đường lộ giới 10m - hẻm Huyền Trân Công Chúa
Quy mô: diện tích khoảng 56.500 m²
Chức năng: khu ở, có một phần đất tôn giáo và đất giáo dục
Các công trình công cộng: Nhà thờ Du Sinh, Hội đồng mến thánh giá Cộng đoàn Du Sinh, Trường mầm non Du Sinh
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Huyền Trân Công Chúa: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đường lộ giới 10m: biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 4:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh - hẻm Huyền Trân Công Chúa
Quy mô: diện tích khoảng 9.600 m²
Chức năng: khu ở biệt lập và một phần đất cây xanh
Các công trình công cộng:
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Huyền Trân Công Chúa: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Y Dinh: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 5:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Hoàng Văn Thụ - Y Dinh - Gio An
Quy Mô: diện tích khoảng 125.950 m²
Chức năng: khu cây xanh, khu ở dọc theo dường Y Dinh và Gio An
Các công trình công cộng:
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đoạn đường
Hoàng Văn Thụ: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Y Dinh: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Gio An: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệp lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 6:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Y Dinh - An Tôn - đường quy hoạch cạnh suối - ranh quy hoạch
Quy mô: diện tích khoảng 21.800 m²
Chức năng: khu ở và một phần đất cây xanh
Các công trình công cộng: Đình, Hội trường Khu phố
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Y Dinh: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
An Tôn: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m, đoạn từ Hoàng Văn Thụ đến Y Dinh: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi: 4,5m
Đường quy hoạch cạnh suối: khu cây xanh không phát triển nhà ở
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 7:
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 5, giới hạn bởi các đoạn đường Nguyễn Đình Quân - đường quy hoạch cạnh suối - ranh quy hoạch
Quy mô: diện tích khoảng 87.700 m²
Chức năng: khu ở, khu ở dọc theo đường Nguyễn Đình Quân
Các công trình công cộng:
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Nguyễn Đình Quân: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 8
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Hoàng Văn Thụ – Trần Lê – hẻm vòng quanh trung tâm dạy nghề
Quy mô: diện tích khoảng 51.400 m2
Chức năng: khu giáo dục
Các công trình công cộng: Trường cao đẳng nghề Đà Lạt
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Không phát triển nhà ở tư nhân.
Khu 9
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Hoàng Văn Thụ - đường vòng quanh trường Cao Đẳng Nghề Đà lạt - Trần Lê - Thiện Mỹ - Đồng Tâm
Quy mô: diện tích khoảng 30.400 m²
Chức năng: khu ở
Các công trình công cộng: chùa Lâm Tỳ Ny Quan Âm Tự
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường :
Hoàng Văn Thụ: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Trần Lê: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Thiện Mỹ: liên kế có sân vườn , 03 tầng, khoảng lùi 2,4m, biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Đồng Tâm: liên kế có sân vườn, 04 tầng, khoảng lùi 2,4m
Đường vòng quanh trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m.
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 10
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Đồng Tâm -Thiện Mỹ - Pasteur - Ngô Thì Sỹ - hẻm song song Ngô Thì Sỹ - Ngô Thì Nhậm
Quy mô: diện tích khoảng 141.380 m²
Chức năng: khu ở, khu giáo dục và khu cây xanh.
Các công trình công cộng: Miếu làng, hội trường khu phố 2.
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường:
Đồng Tâm: liên kế có sân vườn, 04 tầng, khoảng lùi 2,4m
Thiện Mỹ: biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Pasteur: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Ngô Thì Sỹ: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Hẻm song song Ngô Thì Sỹ: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Ngô Thì Nhậm: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp đường hẻm, đường quy hoạch:
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m.
Loại nhà ở : liên kế có sân vườn
Tầng cao: 03 tầng
Khoảng lùi: 2,4m
Khu 11
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Ngô Thì Sỹ - Ngô Thì Nhậm - hẻm song song Ngô Thì Sỹ
Quy mô: diện tích khoảng 34.700 m²
Chức năng: khu ở
Các công trình công cộng: tượng Phật Quan Âm
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Ngô Thì Sỹ : biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Loại nhà ở : liên kế có sân vườn
Tầng cao: 03 tầng
Khoảng lùi: 2,4m
Khu 12
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Hoàng Văn Thụ - Đồng Tâm - Ngô Thì Nhậm - Ngô Thì Sỹ - hẻm Ngô Thì Sỹ - Thiện Ý
Quy mô: diện tích khoảng 135.500 m²
Chức năng: khu ở
Các công trình công cộng: Nhà thờ xứ Minh Giáo, Nhà xứ Minh Giáo, Tu hội tận hiến ICM, Chùa Hương Quang, Trường mầm non Thiện Ý
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Hoàng Văn Thụ: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 4,5m
Đồng Tâm: liên kế có sân vườn , 04 tầng, khoảng lùi 2,4m
Ngô Thì Nhậm: liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Ngô Thì Sỹ: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Thiện Ý (từ Hoàng Văn Thụ đến hẻm đối diện Mẫu Tâm): biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m .
Thiện Ý (từ hẻm đối diện Mẫu Tâm đến hẻm Ngô Thì Sỹ): khu cây xanh
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: liên kế có sân vườn
Tầng cao: 03 tầng đối với đường có lộ giới ≥4m và
02 tầng đối với nhà có lộ giới <4m
Khoảng lùi: 2,4m
Loại nhà ở: biệt lập
Tầng cao: 02 tầng
Khoảng lùi: 3,0m
Khu 13
Vị trí, ranh giới: thuộc phường 4, giới hạn bởi các đoạn đường Huyền Trân Công Chúa - Thiện Ý - Ngô Thì Sỹ - đường quy hoạch
Quy mô: diện tích khoảng 40.750 m²
Chức năng: khu ở
Các công trình công cộng: Hội trường Khu phố, Tịnh thất Ngọc Hòa
Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp mặt tiền các đoạn đường
Huyền Trân Công Chúa (từ Hoàng Văn Thụ đến Mẫu Tâm): liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Huyền Trân Công Chúa (từ Mẫu Tâm đến Ngô Thì Sỹ): biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
Thiện Ý (từ Hoàng Văn Thụ đến hẻm đối diện Mẫu Tâm): liên kế có sân vườn, 03 tầng, khoảng lùi 2,4m
Thiện Ý (từ hẻm đối diện Mẫu Tâm đến cuối đường): biệt lập, 02 tầng, khoảng lùi 3,0m
Ngô Thì Sỹ: biệt lập, 03 tầng, khoảng lùi 3,0m
+ Đối với nhà ở xây dựng giáp các đường hẻm, đường quy hoạch
Loại nhà ở: biệt lập, liên kế có sân vườn
Tầng cao: biệt lập 02 tầng,
liên kế có sân vườn :03 tầng đối với đường có lộ giới ≥4m
02 tầng đối với đường có lộ giới <4m.
Khoảng lùi: biệt lập 3,0m; liên kế có sân vườn 2,4m.
III. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC:
1. Bố cục không gian kiến trúc toàn khu:
a. Khu ở:
Đất ở biệt lập:
Phần lớn đất ở trong khu vực là đất ở biệt lập, mật độ xây dựng 40-50%, khoảng lùi và tầng cao theo quy định của Quyết định 36/2015 /QĐ – UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 27/04/2015.
• Đối với đường có lộ giới < 12m MĐXD = 40%.
• Đối với đường có lộ giới ≥ 12m MĐXD = 50%.
Đất dọc đường An Tôn: căn cứ bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thì đất dọc đường An Tôn (phần giáp suối) là đất nông nghiệp sạch đô thị, tuy nhiên, khi đánh giá hiện trạng thực tế thì khu vực này, nhà ở xây dựng tương đối nhiều, phần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên trong phương án quy hoạch đề xuất giữ lại đất ở dọc theo trục đường An Tôn.
Giữ lại và chỉnh trang nhà ở biệt lập dọc các đường Pasteur, Ngô Thì Sỹ, Huyền Trân Công Chúa cho phù hợp với quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tầng cao và khoảng lùi phù hợp Quyết định 36/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015.
Đất ở liên kế sân vườn:
Trong khu vực có nhà liên kế sân vườn dọc theo trục đường Đa Minh, đường Huyền Trân Công Chúa, Trần Lê, Ngô Thì Nhậm, Đồng Tâm; khu vực này nhà ở đã được cấp phép và xây dựng dạng nhà liên kế sân vườn, mật độ xây dựng 70-80%, tầng cao 3 - 4 tầng, giữ lại chỉ tiêu đất ở tại khu vực này.
b. Công trình công cộng:
Giữ lại hội trường tổ dân phố trên đường An Tôn, Fatima.
Khu vực dân cư trên đường Ngô Thì Nhậm hiện chưa có hội trường tổ dân phố riêng mà sinh hoạt tại Nhà xứ Minh giáo nên không bố trí thêm hội trường tại khu vực này.
Bố trí thêm hội trường tổ dân phố tại khu vực hẻm 9B đường Hoàng Văn Thụ.
Các tượng Chúa, tượng đài Đức Mẹ nằm trên đường Fatima, Thánh Tâm, Lộ Đức giữ lại hiện trạng.
c. Công trình giáo dục:
Giữ lại khu trường tiểu học Nam Thiên, trường Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Lâm Đồng, mẫu giáo tư Du sinh thuộc Tu viện MTG Khiết tâm Lâm Viên, Trường Cao Đẳng nghề Đà Lạt, trường mầm non tư thục Thiện Ý.
Khu vực phường 4:
Bố trí thêm đất công trình giáo dục dự trữ nằm vị trí cuối đường Đồng Tâm, nằm đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân trong khu vực.
Khu vực phường 5:
Căn cứ bản đồ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, theo quyết định 704 thì tại khu vực này được xác định là đất ở, bên cạnh đó để đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân trong khu vực cần bố trí một trường mẫu giáo tại ngã ba đường Huyền Trân Công Chúa - Mẫu Tâm.
d. Công trình tôn giáo :
Giữ lại các khu đất tôn giáo Tu viện MTG Khiết Tâm Lâm Viên, Tu Viện Đức Bà Lâm Viên, Nhà Thờ Du Sinh, hội đồng Mến Thánh Giá Khiết Tâm Cộng Đoàn Du Sinh, Nhà Nguyện Đức Mẹ Mân Côi, nhà thờ Minh Giáo, tu hội tận hiến ICM, chùa Lâm Tỳ Ni Quan Âm Tự, chùa Quan Âm, chùa Hương Quang.
e. Công viên cây xanh:
Khu vực phường 4:
Căn cứ bản đồ quy hoạch chung, có 2 khu vực trồng cây xanh, tạo mảng xanh cho đô thị, tạo không gian thông thoáng cho khu ở: khu vực cuối đường Thiện Ý và khu vực cuối đường Đồng Tâm, bên cạnh đó dọc theo suối Đồng Tâm trồng cây xanh cách ly 4m nhằm bảo vệ lòng suối. Hiện nay, một số đoạn suối trong khu vực đã bị nhà dân xây lấn chiếm, phương án quy hoạch đề xuất cải tạo, quản lý khu vực suối mở (không dùng nắp đan), một số đoạn suối nằm lề đường cần cải tạo, nhằm hạn chế ngập lụt tại khu vực.
Khu vực phường 5:
Giữ lại phần đất công viên cảnh quan đô thị theo định hướng quy hoạch chung: khu đồi GioAn, giáp ranh trường Dân tộc nội trú, Tu viện Đức bà Lâm Viên.
Trong phạm vi ranh giới khu vực trường dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng, ngoài công trình xây dựng, trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan cho toàn khu vực.
Đề xuất chỉ giới suối trong khu vực (Căn cứ theo quyết định 185/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND thành phố Đà Lạt V/v Phê duyệt dự toán và hồ sơ công bố mốc chỉ giới suối trên địa bàn thành phố Đà Lạt)
Chỉ giới (m)
Vị trí Chiều dài (Bxh)
hiện trạng (m) (Bxh)
Tính toán (m) Mỗi bên (m) Tổng chiều rộng (m)
2.2* 3.0 2.2* 3.0 2 6.7
Chỉ giới suối : 14,7m
o Lòng suối : 6,7m
o Dãi cây xanh ven suối : mỗi bên 4m
CHƯƠNG V : QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I. HỆ THỐNG GIAO THÔNG:
1. Hiện trạng giao thông :
_ Giao thông khu vực chưa đảm bảo lưu thông, đặc biệt thiếu bãi đậu xe công cộng.
_ Theo quyết định 36/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND Tỉnh Lâm Đồng, lộ giới một số tuyến đường trong khu vực nghiên cứu được quy định như sau:
Đường Hoàng Văn Thụ: lộ giới 20m – đường trục chính đô thị.
Đường Pasteur: lộ giới 20m.
Đường Trần Lê: lộ giới 20m.
Đường Huyền Trân Công Chúa: lộ giới 16m.
Đường Ngô Thì Sỹ: lộ giới 14m.
Đường Đồng Tâm: lộ giới 10m.
Đường Ngô Thì Nhậm: lộ giới 10m.
Đường Thiện Ý: lộ giới 10m.
Đường Thiện Mỹ: lộ giới 10m.
Đường Y Dinh: lộ giới 24m
Đường Nguyễn Đình Quân: lộ giới 16m
Đường Mẫu Tâm: lộ giới 10m.
Đường Thánh Tâm : lộ giới 10m
Đường Lộ Đức: lộ giới 10m.
Đường Fatima: lộ giới 10m.
Đường Đa Minh: lộ giới 10m.
Đường Gioan: lộ giới 10m.
Đường An Tôn: lộ giới 16- 24m.
Một số trục đường hẻm rộng 2-3m.
2. Các căn cứ, tiêu chuẩn - qui trình, qui phạm áp dụng.
_ Quy chuẩn và qui phạm thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
_ Quy chuẩn xây dựng đường đô thị – yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.
_ Quy trình thiết kế áo đường mềm số 22-TCN 211-2006
_ Quy chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05
_ Căn cứ theo số liệu khảo sát của Công ty Kiến Trúc Lâm Đồng
_ Các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch hệ thông đường giao thông.
_ Sử dụng đường giao thông sẵn có (điều chỉnh, mở rộng).
_ Một số đường hiện hữu đã có mặt đường ổn định thì giữ nguyên hiện trạng tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và nền nhà của người dân hai bên đường.
_ Hạn chế san gạt địa hình
_ Mạng lưới giao thông được thiết kế bám vào địa hình tự nhiên, tránh phá vỡ địa hình khi xây dựng.
_ Vì khu quy hoạch lập quy hoạch chủ yếu là chỉnh trang hiện trạng, đề xuất kết nối một số tuyến đường, nên đường giao thông trong khu quy hoạch không thiết kế quá lớn, tránh phá vỡ địa hình, nhưng mặt cắt đường trong khu quy hoạch có bề rộng đảm bảo cho 02 làn xe ô tô và 02 làn xe thô sơ qua lại.
_ Từ những nguyên tắc trên hệ thống đường giao thông trong khu quy hoạch được bố trí như sau:
Những đường theo quyết định 36/2015/QĐ-UB thì lấy theo lộ giới đã được duyệt. Riêng đường Y Dinh – An Tôn thì mở rộng lộ giới đường từ 16m lên 24m.
Từ đường Y Dinh mở 1 trục đường có lộ giới 24m lên vòng xoay Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Đình Quân để tạo thuận lợi cho việc thực hiện đường vành đai ngoài.
Từ đường trục chính mở hệ thống đường giao thông nội bộ có lộ giới từ 8 10m để liên kết từ đường trục chính tới từng khu nhà ở tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn.
Cao độ khống chế của khu quy hoạch là trục đường đã xây dựng hoàn chỉnh: đường Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Đình Quân, Ng ô Th ì S ỹ.... để phù hợp với cao độ chung của khu vực.
4. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính:
+ Độ dốc dọc lớn nhất cho phép : 10%
+ Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất : 20m
+ Bán kính đường cong lõm nhỏ nhất : 200m
+ Bán kính đường cong lồi nhỏ nhất : 200m
+ Tốc độ tính toán thiết kế : 30km/h.
+ Bán kính bó vỉa nhỏ nhất : 3m .
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng khác: áp dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn và quy phạm hiện hành.
5. Quy mô các tuyến đường :
Quy mô các tuyến đường
a) Đường trục chính khu quy hoạch (đường Y Dinh, An Tôn):
Quy mô chỉ giới đường đỏ 24m.
Lòng đường: 14 m
Vỉa hè: 5 + 5 = 10m
b) Đường trục chính khu quy hoạch: đường trục chính đô thị (đường Hoàng Văn Thụ, Pasteur, Trần Lê):
Quy mô chỉ giới đường đỏ 20m.
Lòng đường: 12 m
Vỉa hè: 4 + 4 = 8m
c) Đường trục chính khu quy hoạch (đường Nguyễn Đình Quân)
Quy mô chỉ giới đường đỏ 16m.
Lòng đường: 8 m
Vỉa hè: 4 + 4 = 8m
d) Đường Ngô Thì Sỹ: Quy mô chỉ giới đường đỏ 14m.
Lòng đường: 8 m
Vỉa hè: 3 + 3 = 6m
e) Đường nội bộ: Quy mô chỉ giới đường đỏ 10m.
+ Loại lòng đường: 5 m
Vỉa hè: 2,5 + 2,5 = 5m
+ Loại lòng đường: 6 m
Vỉa hè: 2 + 2 = 4m
f) Đường hẻm: Quy mô chỉ giới đường đỏ 8m.
Lòng đường: 5 m
Vỉa hè: 1,5 + 1,5 = 3m
g) Đường hẻm: Quy mô chỉ giới đường đỏ 6,5m.
Lòng đường: 6,5 m.
h) Đường hẻm: Quy mô chỉ giới đường đỏ 5m.
Lòng đường: 5 m.
BẢNG THỐNG KÊ GIAO THÔNG
STT LOẠI ĐƯỜNG LỘ GIỚI
(m) PHẦN ĐƯỜNG TRONG RANH (m) CHIỀU DÀI ĐƯỜNG
(m) MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG
(m) DIỆN TÍCH ĐƯỜNG
(m2)
1 Đường An Tôn (hiện trạng) 24 24 324,93 5,0+14+5,0 7.798,32
2 Đường An Tôn (QH mới) 24 24 117,68 5,0+14+5,0 2.824,32
3 Đường Y Dinh hiện trạng 24 5 357,00 5,0+14+5,0 1.785,00
4 Đường Hoàng Văn Thụ hiện trạng 20 16 1.422,58 4,0+12+4,0 22.761,28
5 Đường Trần Lê hiện trạng 20 20 376,00 4,0+12+4,0 7.520,00
6 Đường Pasteur hiện trạng 20 20 284,00 4,0+12+4,0 5.680,00
7 Huyền Trân Công Chúa hiện trạng 16 16 1.073,00 4,0+8,0+4,0 17.168,00
8 Huyền Trân Công Chúa hiện trạng (vỉa hè) 16 4 296,00 4,0+8,0+4,0 1.184,00
9 Đường An Tôn hiện trạng 16 16 450,26 4,0+8,0+4,0 7.204,16
10 Đường Nguyễn Đình Quân hiện trạng, 16 12 587,69 4,0+8,0+4,0 7.052,28
11 Đường Ngô Thì Sỹ hiện trạng 14 14 1.078,46 3,0+8,0+3,0 15.098,44
12 Đường Ngô Thì Nhậm hiện trạng 10 10 584,40 2,0+6,0+2,0 5.844,00
13 Đường Đồng Tâm hiện trạng 10 10 607,43 2,0+6,0+2,0 6.074,30
14 Đường Thiện Mỹ hiện trạng 10 10 356,99 2,0+6,0+2,0 3.569,90
15 Đường hiện trạng nối từ Ngô Thì Sỹ 10 10 477,81 2,0+6,0+2,0 4.778,10
16 Đường Thiện Ý hiện trạng 10 10 677,20 2,0+6,0+2,0 6.772,00
17 Đường FATIMA hiện trạng 10 10 499,90 2,0+6,0+2,0 4.999,00
18 Đường Thánh Tâm hiện trạng 10 10 190,61 2,0+6,0+2,0 1.906,10
19 Đường Mẫu Tâm hiện trạng 10 10 929,25 2,0+6,0+2,0 9.292,50
20 Đường Lộ Đức hiện trạng 10 10 246,00 2,0+6,0+2,0 2.460,00
21 Đường Thánh Tâm nối ra Mẫu Tâm 10 10 190,70 2,5+5,0+2,5 1.907,00
22 Đường Mẫu Tâm nối ra đường Gio An 10 10 135,50 2,5+5,0+2,5 1.355,00
23 Đường Đa Minh 10 10 321,50 2,0+6,0+2,0 3.215,00
24 Đường Gio An 10 10 516,00 2,0+6,0+2,0 5.160,00
25 Đường hẻm Huyền Trân Công Chúa 10 10 106,00 2,0+6,0+2,0 1.060,00
26 Đường Đồng Tâm Quy hoạch nối dài 10 10 136,70 2,0+6,0+2,0 1.367,00
27 Đường Thiện Ý Quy hoạch nối dài ra Huyền Trần Công Chúa 10 10 480,90 2,0+6,0+2,0 4.809,00
28 Đường Quy hoạch nối từ An Tôn 10 10 566,80 2,0+6,0+2,0 5.668,00
29 Đường hiện trạng nối Đồng Tâm ra Thiện Mỹ 8 8 249,00 1,5+5,0+1,5 1.992,00
30 Đường hiện trạng nối từ Ngô Thì Nhậm 8 8 222,00 1,5+5,0+1,5 1.776,00
31 Đường hiện trạng nối từ Ngô Thì Sỹ ra Ngô Thì Nhậm 8 8 294,00 1,5+5,0+1,5 2.352,00
32 Đường Quy hoạch mới 8 8 2.761,32 1,5+5,0+1,5 22.090,56
33 Đường vòng quanh Trường Cao Đẳng Nghề 6,5 6,5 384,40 0,0+5,5+1 2.498,60
34 Đường hẻm 5 5 1.784,00 0,0+5,0+0,0 8.920,00
35 Diện tích các nút giao, sân bãi và đường hẻm <=4m… 4.163,14
Tổng cộng: 19.086,01 210.105,00
II. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT:
1. Hiện trạng nền địa hình:
_ Khu vực có diện tích 108,7ha (phường 5 =57,0 ha, phường 4 = 51,7ha) nên địa hình khu vực này tương đối phức tạp.
_ Địa hình tương đối dốc, có nhiều thung lũng ngăn cách các trục đường chính, tạo thành nhiều sườn đồi trong khu vực.
2. Hiện trạng thoát nước mưa:
_ Trong khu quy hoạch đã có một số hệ thống thoát nước mưa xây dựng mương bê tông đậy đan và mương đá xây nhưng chưa đồng bộ. Giữa khu quy hoạch có một mương , suối nhỏ chảy qua và đã bị một số hộ dân lấn chiếm và thường xuyên xả rác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nguồn nước mặt và gây ngập lụt khi trời mưa lớn, nên cần xây dựng mới một hệ thống thoát nước mưa cho đồng bộ. Cần xây dựng mương, cống tròn thu, thoát nước mưa bằng bê tông đan BTCT, Mương nằm trong ranh phần vỉa hè đường, có cửa thu nước và lưới chắn rác hai bê lề đảm bảo thu thoát nước nhanh trong khu vực.
_ Cống ngang của một số tuyến đường dự kiến thiết kế cống hộp 0,7mx0,75m bằng BTCT để đảm bảo an toàn lưu thông qua lại và thoát nước tốt hơn.
3. Định hướng thiết kế:
_ Địa hình của khu đất phức tạp, có độ dốc lớn không thuận lợi cho việc xây dựng công trình của khu đô thị như : Giao thông, thoát nước, xây dựng công trình dân dụng, các khu vui chơi.. Để tạo sự thuận lợi cho việc hình thành khu đô thị, cần san gạt lại khu đất nhằm tạo ra một mặt bằng thuận lợi hơn cho việc đi lại cũng như xây dựng công trình và tạo cảnh quan chung cho khu vực.
_ Để tránh đào đắp lớn và phá vỡ địa hình. Cao trình bám theo cao trình của đường giao thông, cao trình nền đường xây dựng có thể cao hoặc thấp hơn nền đường giao thông, Mục tiêu là tạo cho việc xây dựng an toàn hơn và thuận lợi cho việc đi lại của người dân từ nhà dân ra đường và tạo cảnh quan chung cho khu vực khi công trình hoàn thành.
_ Mái Ta luy trong khu sử dụng mái đào:1/1, mái đắp: 1/1,5 để tạo cảnh quanh cho môi trường xung quanh và tạo sự ổn định cho mái ta luy, kiến nghị mái ta luy nên trồng cỏ.
_ Trong khu quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa đồng bộ nên cần thiết kế mới hệ thống thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mưa được thiết kế bằng mương đậy đan nằm dưới vỉa hè của đường giao thông kết hợp với hố ga và lưới chắn rác để dẫn nước ra suối. Cống ngang đường thiết kế cống hộp 0,7mx0,75m bằng BTCT để đảm bảo an toàn lưu thong qua lại và thoát nước tốt hơn.
III. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN:
1. Lưới điện hiện trạng:
Khu vực phường 4:
Hiện tại, trong khu quy hoạch đã có lưới điện trung thế 3 pha 22kV cấp điện cho khu vực, được cấp từ trạm biến áp 110/22kV – 40MVA Đà Lạt 1 với tuyến xuất 478 đi ngầm và đi nổi dọc theo các đường giao thông: Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa, Lê Hồng Phong, Ngô Thì Sỹ, ... và lưới điện hạ thế 0,4kV cung cấp cho các hộ dân cư hiện hữu thông qua 05 trạm biến áp 22/0,4kV hợp bộ, trạm giàn và trạm xây với tổng công suất khoảng 2.480KVA:
- Trạm biến áp Trường Kỹ thuật: 22/0,4kV – 800KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp Pasteur: 22/0,4kV – 630KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp Đồi Ông Sư: 22/0,4kV – 250KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Couvent: 22/0,4kV – 400KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Đồng Tâm: 22/0,4kV – 400KVA (trạm xây).
Ngoài ra, trong khu quy hoạch đã có lưới điện chiếu sáng công cộng ở hầu hết các tuyến đường chính: tuyến chiếu sáng được đi độc lập (đi ngầm) và đi kết hợp (đi nổi) trên các trụ trung - hạ thế.
Khu vực phường 5:
Hiện tại, trong khu quy hoạch đã có lưới điện trung thế 3 pha 22kV cấp điện cho khu vực, được cấp từ trạm biến áp 110/22kV – 40MVA Đà Lạt 1 với tuyến xuất 478 đi ngầm và đi nổi dọc theo các đường giao thông: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đình Quân, Huyền Trân Công Chúa, Gio An,... và lưới điện hạ thế 0,4kV cung cấp cho các hộ dân cư hiện hữu thông qua 05 trạm biến áp 22/0,4kV hợp bộ và trạm giàn với tổng công suất khoảng 1.220KVA:
- Trạm biến áp Hoàng Văn Thụ: 22/0,4kV – 400KVA (hợp bộ).
- Trạm biến áp vườn ươm Cam Ly: 22/0,4kV – 160KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Đồi An Tôn: 22/0,4kV – 100KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Couvent: 22/0,4kV – 400KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Gio An: 22/0,4kV – 160KVA (trạm giàn).
Và 03 trạm biến áp khách hàng:
- Trạm biến áp khu du lịch thác Cam Ly: 22/0,4kV – 400KVA (trạm giàn).
- Trạm biến áp Rsu Cam Ly: 12,7/0,23kV – 25KVA (trạm treo).
- Trạm biến áp viễn thông Cam Ly: 12,7/0,23kV – 15KVA (trạm treo).
Ngoài ra, trong khu quy hoạch đã có lưới điện chiếu sáng công cộng ở hầu hết các tuyến đường chính: tuyến chiếu sáng được đi độc lập (đi ngầm) và đi kết hợp (đi nổi) trên các trụ trung – hạ thế.
2. Nhiệm vụ thiết kế:
Đặc điểm khu quy hoạch – Căn cứ lập Quy hoạch:
Khu vực phường 4:
Khu dân cư Hoàng Văn Thụ - Huyền Trân Công Chúa – Ngô Thì Sỹ – Trần Lê, phường 4, thành phố Đà Lạt dự kiến bố trí các khu chức năng như sau: công trình công cộng (hội trường khu phố, miếu làng, …); công trình giáo dục (trường cao đẳng nghề Đà Lạt, công trình giáo dục (dự trữ), trường mầm non tư thục Thiện Ý); công trình tôn giáo (chùa lâm tỳ ni Quan Âm Tự, chùa Hương Quang, nhà thờ Minh Giáo, tu hội Tận Hiến IMC, tịnh thất Ngọc Hoà, …); đất ở (liên kế liên kế sân vườn, biệt lập và khu nhà ở tập thể chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng); công viên cảnh quan, ... chủ yếu dùng điện để sinh hoạt và chiếu sáng.
Khu vực phường 5:
Khu Quy hoạch đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ- phường 5, thành phố Đà Lạt dự kiến bố trí các khu chức năng như sau: đất ở (biệt lập, liên kế sân vườn và chung cư thu nhập thấp, đất công cộng (hội trường khu phố, đài Đức Mẹ, đất giáo dục , trường tiểu học Nam Thiên, trường trung học dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng, đất giáo dục dự trữ), đất tôn giáo (tu viện Đức Bà Lâm Viên, hội đồng mến thánh Gia Khiết Tâm công đoàn Du Sinh, nhà thờ Du Sinh, nhà nguyện Đức Mẹ Mân Côi, tu viện MTG Khiết Lâm Viên, đình,), công viên cảnh quan - đất nông nghiệp sạch đô thị, ... chủ yếu dùng điện để sinh hoạt và chiếu sáng.
Nhu cầu sử dụng điện của các công trình trong khu quy hoạch là rất cần thiết, chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt và chiếu sáng công cộng.
Vì vậy, việc tính toán nhu cầu sử dụng điện và dự báo phụ tải điện của các công trình trong khu quy hoạch này phải dựa trên suất phụ tải tính toán của các công trình và chiếu sáng công cộng.
Căn cứ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các Tiêu Chuẩn Việt Nam do Bộ Xây dựng và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành:
- Căn cứ QCXDVN 01 : 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ các quy phạm trang bị điện:
+ Căn cứ 11 TCN 18-2006: Quy phạm trang bị điện, phần I: Quy định chung.
+ Căn cứ 11 TCN 19-2006: Quy phạm trang bị điện, phần II: Hệ thống đường dẫn điện.
+ Căn cứ 11 TCN 20-2006: Quy phạm trang bị điện, phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp.
+ Căn cứ 11 TCN 21-2006: Quy phạm trang bị điện, phần IV: Bảo vệ và tự động.
- Căn cứ TCVN 2328-1978: Môi trường lắp đặt thiết bị điện.
- Căn cứ TCVN 4086-1985: Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
- Căn cứ TCVN 4400-1987: Kỹ thuật chiếu sáng.
- Căn cứ TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- Căn cứ TCVN 5828-1994: Đèn chiếu sáng đường phố. Yêu cầu kỹ thuật.
- Căn cứ TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Căn cứ TCVN 2622-95: Tiêu chuẩn an toàn về phòng chống cháy, nổ.
- Căn cứ TCXDVN 259-2001: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.
- Căn cứ TCXDVN 333-2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Căn cứ TCVN 9206 : 2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Căn cứ TCVN 9207 : 2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế.
Dự báo nhu cầu sử dụng điện:
Khu quy hoạch là một khu dân cư, do đó việc tính toán phụ tải sử dụng điện của toàn khu phải dựa trên suất phụ tải của từng đối tượng sử dụng điện, được tính trung bình như sau:
- Nhà ở biệt lập: 5,0 kW/căn hộ, hệ số đồng thời kđt = 0,7.
- Nhà ở liên kế sân vườn: 3,0 kW/căn hộ, hệ số đồng thời kđt = 0,7.
- Chung cư: 3,0 kW/căn hộ, hệ số đồng thời kđt = 0,7.
- Công trình công cộng: 0,02 kW/m², hệ số đồng thời kđt = 0,8.
- Công trình giáo dục, tôn giáo: 0,02 kW/m², hệ số đồng thời kđt = 0,6.
- Chiếu sáng đường phố: chọn độ rọi trung bình cho các đường phố là 10lux, bình quân 35m có một trụ đèn, đặt đèn đơn ở 01 bên đường hoặc 02 bên đường so le nhau, sử dụng đèn thủy ngân cao áp ánh sáng vàng, công suất 0,25 kW/bộ đèn.
* Tổng nhu cầu sử dụng điện tính toán ở giai đoạn định hình như sau:
- Khu vực phường 4:
- Nhà ở biệt lập: khoảng 557 hộ x 5,0 kW/hộ x 0,7 = 1.949,5kW.
- Nhà ở liên kế sân vườn: khoảng 1.097 hộ x 3,0 kW/hộ x 0,7 = 2.303,7kW.
- Khu nhà ở tập thể: khoảng 102 hộ x 3,0 kW/hộ x 0,7 = 214,2kW.
- Công trình công cộng: khoảng 1.300m² x 0,02 kW/m² x 0,8 = 20,8kW.
- Công trình giáo dục: khoảng 91.000m² x 0,02 kW/m² x 0,6 = 1.092kW.
- Công trình tôn giáo: khoảng 7.260m² x 0,02 kW/m² x 0,6 = 87,12kW.
- Đèn chiếu sáng công cộng: khoảng 315 bộ đèn x 0,25 kW/bộ đèn = 78,75kW.
- Dự phòng (tổn hao công suất và phát triển phụ tải): khoảng 10%SH # 567kW.
Tổng cộng: 6.234,32kW, tương đương 7.334,49KVA.
Lấy hệ số công suất trung bình Cos = 0,85; do đó, tổng suất phụ tải điện tính toán là 7.334,49KVA.
Với suất phụ tải như trên, dự kiến lắp đặt các trạm biến áp 22/0,4kV có công suất lần lượt là (10x800KVA) để cấp điện cho khu vực và các vùng phụ cận.
- Khu vực phường 5:
- Nhà ở biệt lập: khoảng 896 căn hộ x 5,0 kW/căn hộ x 0,7 = 3.136kW.
- Nhà ở liên kế sân vườn: khoảng 133 căn hộ x 3,0 kW/hộ x 0,7 = 279,3kW.
- Chung cư thu nhập thấp: khoảng 30 căn hộ x 3,0 kW/hộ x 0,7 = 63kW.
- Công trình công cộng: khoảng Công trình giáo dục: khoảng 62.000m² x 0,02 kW/m² x 0,6 = 744kW.
- Công trình tôn giáo: khoảng 22.235m² x 0,02 kW/m² x 0,6 = 266,82kW.
- Đèn chiếu sáng công cộng: khoảng 295 bộ đèn x 0,25 kW/bộ đèn = 73,75kW.
- Dự phòng (tổn hao công suất và phát triển phụ tải): khoảng 10%SH # 457kW.
Tổng cộng: 5.031,07kW, tương đương 5.918,9KVA.
Lấy hệ số công suất trung bình Cos = 0,85; do đó, tổng suất phụ tải điện tính toán là 5.918,9KVA.
Với suất phụ tải như trên, dự kiến lắp đặt các trạm biến áp 22/0,4kV có công suất lần lượt là (6x630KVA và 3x800KVA để cấp điện cho khu vực.
3. Giải pháp cung cấp điện:
Khu vực phường 4:
Nguồn điện cấp cho khu vực quy hoạch là trạm 110/22kV – 40MVA Đà Lạt 1, cụ thể sẽ cải tạo, nâng cấp các tuyến trung thế 22kV hiện hữu đi ngầm và đi nổi dọc theo các tuyến đường: Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa, Lê Hồng Phong, Ngô Thì Sỹ, ...; xây dựng mới các tuyến trung thế 22kV rẽ nhánh để cấp điện cho khu vực, dự kiến có 03 tuyến 22kV đấu nối rẽ nhánh để cấp điện cho khu quy hoạch. Lưới điện trung thế 22kV cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được thiết kế đi ngầm dọc theo hành lang của các đường nội bộ trong khu quy hoạch, cấp điện đến các trạm biến áp cho từng khu vực một.
Khu vực phường 5:
Nguồn điện cấp cho khu vực quy hoạch là trạm 110/22kV – 40MVA Đà Lạt 1, cụ thể sẽ cải tạo, nâng cấp các tuyến trung thế 22kV hiện hữu đi ngầm và đi nổi dọc theo các tuyến đường: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đình Quân, Huyền Trân Công Chúa, Gio An, ...; xây dựng mới các tuyến trung thế 22kV rẽ nhánh để cấp điện cho khu vực, dự kiến có 02 tuyến 22kV đấu nối rẽ nhánh để cấp điện cho khu quy hoạch. Lưới điện trung thế 22kV cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được thiết kế đi ngầm dọc theo hành lang của các đường nội bộ trong khu quy hoạch, cấp điện đến các trạm biến áp cho từng khu vực một.
Đường dây hạ thế 0,4kV được thiết kế đi nổi dọc theo hành lang đường nội bộ trong khu quy hoạch, lấy điện từ các trạm biến áp hạ thế đưa đến từng phụ tải tiêu thụ điện.
Tuyến dây chiếu sáng công cộng lấy điện từ trạm biến áp khu vực, đóng ngắt tự động theo thời gian.
Các trạm biến áp là loại trạm Kios (trạm hợp bộ) 22/0,4kV được lắp đặt ở từng cụm phụ tải với bán kính cấp điện tối đa là 400m để đảm bảo chất lượng cấp điện.
4. Kỹ thuật lắp đặt đường dây và trạm biến áp:
4.1. Đường dây trung thế:
Khu vực phường 4:
Lưới điện trung thế 22kV hiện hữu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được thiết kế đi ngầm, được bọc trong ống PVC và ống STK (những đoạn băng đường) có kích cỡ thích hợp và đi dọc theo hành lang của các con đường nội bộ trong khu quy hoạch, đoạn băng qua đường cần phải khoan; lưới điện trung thế 22kV xây dựng mới được đấu nối rẽ nhánh với lưới điện trung thế 22kV hiện hữu tại vị trí đấu nối đường Đồng Tâm và đường Pasteur – Ngô Thì Sỹ, đầu tuyến sử dụng DS 3P-630A để đóng cắt và LA để bảo vệ chống sét.
- Tổng chiều dài đường dây cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới: 3.150 mét (trong đó có 2.200 mét đường dây cải tạo, nâng cấp).
Khu vực phường 5:
Lưới điện trung thế 22kV hiện hữu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được thiết kế đi ngầm, được bọc trong ống PVC và ống STK (những đoạn băng đường) có kích cỡ thích hợp và đi dọc theo hành lang của các con đường nội bộ trong khu quy hoạch, đoạn băng qua đường cần phải khoan; lưới điện trung thế 22kV xây dựng mới được đấu nối rẽ nhánh với lưới điện trung thế 22kV hiện hữu tại vị trí đấu nối đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đình Quân và Ngô Thì Sỹ, đầu tuyến sử dụng DS 3P-630A để đóng cắt và LA để bảo vệ chống sét.
- Tổng chiều dài đường dây cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới: 3.700 mét (trong đó có 3.100 mét đường dây cải tạo, nâng cấp).
- Dây dẫn: sử dụng cáp điện đồng bọc cách điện PVC: Cu/XLPE/PVC/DSTA có tiết diện từ 70,0 – 150,0mm².
4.2. Trạm biến áp:
Các trạm biến áp xây dựng mới sử dụng loại trạm hợp bộ (trạm Kios) 22/0,4kV để đảm bảo vẻ mỹ quan của khu quy hoạch trong đô thị. Các tuyến dây xuất hạ thế ra đều được bảo vệ bằng các Aptômat có công suất thích hợp.
4.3. Đường dây hạ thế:
Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các tuyến hạ thế 0,4kV trong khu quy hoạch. Lưới điện hạ thế 0,4kV này được thiết kế đi nổi trên các trụ BTLT-8,4m và đi dọc theo hành lang của con đường nội bộ trong khu quy hoạch.
- Tổng chiều dài đường dây hạ thế 0,4kV cải tạo, nâng cấp là
o Khu vực phường 4: 5.000mét
o Khu vực phường 5: 4.700 mét.
- Tổng chiều dài đường dây hạ thế 0,4kV xây dựng mới là
o Khu vực phường 4: 6.000 mét.
o Khu vực phường 5: 5.300 mét.
- Dây dẫn: sử dụng cáp vặn xoắn bọc cách điện LV-ABC có tiết diện từ 50 – 185mm², điện áp 600V cho toàn tuyến.
- Tiếp địa: thực hiện tiếp địa lặp lại: sử dụng 03 cọc thép mạ đồng D16 – L2400 và dây đồng trần M25 hàn nối các cọc lại với nhau.
Trong quá trình thiết kế chi tiết cần tính toán cụ thể để phù hợp với thực tế khu quy hoạch.
4.4. Lưới điện chiếu sáng:
Các công trình kiến trúc có cảnh quan đẹp đều có thể được chiếu sáng bề mặt công trình.
Chiếu sáng công cộng trong khu quy hoạch dùng đèn loại thủy ngân cao áp gắn trên trụ sắt tráng kẽm cao 8 – 9m. Lưới điện chiếu sáng công cộng được thiết kế đi ngầm trực tiếp trong đất nhằm đảm bảo vẻ mỹ quan của một khu quy hoạch. Cáp điện sử dụng cáp điện đồng bọc cách điện PVC có tiết diện 11mm² đến 25mm².
Đèn chiếu sáng công cộng: sử dụng đèn thủy ngân cao áp, ánh sáng vàng, bóng 250W. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng được điều khiển bởi các bộ điều khiển tự động theo thời gian. Tổng số đèn cao áp xây dựng mới là
o Khu vực phường 4: 315 bộ đèn
o Khu vực phường 5: 295 bộ đèn.
Chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc:
Dùng đèn pha có công suất bóng đèn từ 500W – 1.000W, số lượng đèn tùy thuộc vào diện tích bề mặt cần chiếu sáng, đèn đặt trên mặt đất hắt ánh sáng lên công trình.
IV. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC:
1. Căn cứ lập quy hoạch:
- QCXDVN 01-2008/BXD. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quy hoạch xây dựng.
- TCVN 4037-2012. Cấp nước, thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 3991-2012. Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ, định nghĩa.
- TCVN 3254-1989. An toàn cháy.
- TCVN 4879-1989. Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn.
- TCVN 5303-1990. An toàn cháy. Thuật ngữ và định nghĩa.
- TCVN 5576-1991. Hệ thống cấp thoát nước.
- TCXDVN 33-2006. Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
2. Quy hoạch cấp nước và PCCC:
a. Hiện trạng cấp nước và PCCC:
- Trong khu vực hiện đang đang sử dụng nước từ hệ thống cấp nước của Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng. Trên đường Ngô Thì Sỹ hiện có trạm cấp nước Calipso. Ống cấp nước gang D300 từ trạm cấp nước Calipso dẫn theo các đường Ngô Thì Sỹ, Pastuer đến đường 3 tháng 2. Ống cấp nước gang D200 từ trạm cấp nước Calipso dẫn dọc theo các đường Ngô Thì Sỹ, Pastuer cấp nước lên đường Lê Hồng Phong, Trần Phú cho khu vục phường 3, 4. Ống cấp nước gang D150 từ trạm cấp nước Calipso dẫn dọc theo các đường Pastuer, Thiện Mỹ, Đồng Tâm, Hoàng Văn Thụ, Gio An, An Tôn, Y Dinh, Mẫu Tâm. Ống cấp nước gang D100 dẫn dọc theo đường Thiện Ý, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Đình Quân, Y Dinh, Huyền Trân Công Chúa và đường quy hoạch mới giáp với đường Hoàng Văn Thụ. Dọc theo đường giao thông chính, đường hẻm hệ thống ống cấp nước phân phối STK D60, D42, D34, D27 đấu nối vào ống cấp nước chính dẫn cấp nước đến từng hộ dân. Toàn bộ hệ thống ống cấp nước được chôn ngầm dưới đất.
- Do đường ống cấp nước bằng gang đã xây dựng từ lâu nên hiện nay chất lượng ống không còn đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng. Hệ thống ống cấp nước phân phối STK D60, D42, D34, D27 hiện đang còn sử dụng.
- Trên các trục đường giao thông hiện có các trụ chữa cháy D100. Các trụ chữa cháy hiện đang còn sử dụng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các trụ chữa cháy chưa đảm bảo theo quy định PCCC là 150 m/trụ.
b. Giải pháp cấp nước và PCCC:
- Do khu quy hoạch thuộc quy hoạch chỉnh trang đô thị, các trục đường giao thông được cải tạo mở rộng và làm mới. Hệ thống ống cấp nước hiện hữu gang D100, gang D150 nằm trên các tuyến đường này sẽ được tháo gỡ thu hồi và lắp mới bằng ống có cùng đường kính. Trong khu quy hoạch có một số tuyến đường giao thông xây dựng mới, do đó sẽ bổ sung hệ thống đường ống cấp nước cho các tuyến đường này.
- Nhằm đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và độ bền của vật liệu ống theo thời gian, lựa chọn vật liệu ống cấp nước chính là ống nhựa PVC, ống cấp nước phân phối là ống HDPE với những ưu điểm ống PVC và HDPE là nhẹ, độ bền cao, dẻo, dễ dàng uốn nắn, không bị ăn mòn, rỉ sét theo thời gian và đảm bảo chất lượng nước sử dụng lâu dài. Hệ thống ống cấp nước chôn ngầm dưới đất với độ sâu tối thiểu đối với ống cấp nước chính là 0,8m, ống cấp nước phân phối là 0,3m.
- Nhằm đảm bảo an toàn cháy trong khu vực, trên các tuyến đường giao thông trong khu quy hoạch sẽ bố trí hệ thống trụ chữa cháy D100. Những trụ chữa cháy hiện hữu sẽ được di dời sang vị trí mới, bổ sung thêm những trụ chữa cháy mới tại những tuyến đường chưa có và những tuyến đường đã có trụ chữa cháy hiện hữu nhưng chưa đảm bảo khoảng cách giữa các trụ chữa cháy.
c. Tính toán hệ thống cấp nước:
- Công thức tính toán:
Q = Kng x N x q/1000 (m3/ngày đêm).
Trong đó:
+ Kng: hệ số điều hòa ngày, Kng = 1,2.
+ N: quy mô dân số trong khu vực phường 4, 5 khoảng 12.960 người.
+ q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 200 lít/người - ngày đêm
Q = 1,2 x 12.960 x 200/1000 = 3.110 (m3/ngày đêm).
- Nước tưới cây, rửa đường:
Qtưới = 10% Q = 10% x 3.110= 311 (m3/ngày đêm).
- Nước thất thoát, dự phòng:
Qttdp = 20% (Q + Qtưới) = 20% x (3.110 + 311) = 684,2 (m3/ngày đêm).
Tổng lưu lượng nước cấp sinh hoạt:
Qc = Q + Qtưới + Qttdp = 3.110 + 311 + 684,2 = 4.105,2 (m3/ngày đêm).
Làm tròn: Qc = 4.105 (m3/ngày đêm).
V. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI:
1. Căn cứ lập quy hoạch:
- QCXDVN 01-2008/BXD. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Quy hoạch xây dựng.
- QCVN 14-2008. Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- TCVN 5576-1991. Hệ thống cấp thoát nước.
- TCXDVN 51-2008. Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài.
- TCVN 4038-2012. Thoát nước, thuật ngữ và định nghĩa.
2. Quy hoạch thoát nước thải:
a. Hiện trạng thoát nước thải:
Trong khu vực hiện nay đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung của thành phố (giai đoạn 2). Tuy nhiên, hệ thống chỉ mới xây dựng trên đường Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa, Thiện Ý, Đồng Tâm, Thiện Mỹ, Ngô Thì Nhậm, Trần Lê. Hệ thống thu gom nước thải tập trung của thành phố (giai đoạn 2) được xây dựng dưới lòng đường. Trên các tuyến đường còn lại trong khu quy hoạch hiện chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung. Hiện nay, nước thải sinh hoạt tại các hộ dân trong khu vực được xử lý qua hầm tự hoại trước khi thoát ra cống chung.
b. Giải pháp thoát nước thải:
- Dựa vào vấn đề kinh tế, môi trường... chọn hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa dẫn thoát ra suối. Nước thải sinh hoạt thu gom rồi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của thành phố.
- Hệ thống thoát nước thải bao gồm các hố ga và các đường ống dẫn nước. Hệ thống đường ống dẫn và hố ga được xây dựng ngầm dọc theo vỉa hè. Với địa hình đồi dốc rất thuận lợi cho việc thoát nước, hệ thống thu gom nước thải sẽ dựa vào địa hình dốc tự nhiên, sử dụng phương pháp tự chảy thu gom nước thải.
- Với đặc điểm thành phần nước thải gồm các thành phần có độ ăn mòn cao, hệ thống thu gom nước thải sẽ xây dựng bằng các ống nhựa PVC và hố ga được xây bằng loại bê tông chống ăn mòn.
- Mặc dù hình tự nhiên khá thuận lợi cho việc thoát nước bằng phương pháp tự chảy. Tuy nhiên, trong khu quy hoạch có một điểm thoát nước nằm ở vị trí thấp, trũng không thể thoát nước tự chảy được. Vì vậy, tại vị trí này sẽ bố trí trạm bơm nâng nước thải. Trong khu quy hoạch sẽ bố trí một trạm bơm nâng đặt trên đường An Tôn bơm nước lên hố ga trên đường Hoàng Văn Thụ. Nguồn điện cấp cho trạm bơm lấy từ mạng lưới cấp điện của thành phố. Toàn bộ hệ thống thoát nước của khu quy hoạch sẽ đấu nối với hệ thống thoát nước thải thành phố (giai đoạn 2) trên đường Huyền Trân Công Chúa và hệ thống thu gom nước thải của quy hoạch khu vực dọc suối Cam Ly.
c. Tính toán lưu lượng nước thải:
- Lưu lượng nước thải toàn khu quy hoạch:
Qt = 80% x Qc = 80% x 4.105,2 = 3.284,16 (m3/ngày đêm).
Làm tròn: Qt = 3.284 (m3/ngày đêm).
d. Tính toán hệ thống nước thải:
Tuyến ống dọc suối:
- Lưu lượng tập trung:
Qt = 80% x Kng x N x q/1.000 (m3/ngày đêm).
+ Kng: hệ số điều hòa ngày, Kng = 1,2.
+ N: quy mô dân số trong khu vực thoát nước khoảng 1.400 người.
+ q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 200 (lít/người - ngày đêm).
Q = 80% x 1,2 x 1.400 x 200/1.000 = 268,8 (m3/ngày đêm).
Làm tròn: Q = 270 (m3/ngày đêm).
- Sơ bộ chọn tiết diện cho tuyến ống thoát nước thải có đường kính trong là D200. Vậy tuyến ống D200 sẽ nhận lưu lượng là: Q = 270 (m3/ngày đêm) = 0,0031 (m3/s)
- Vận tốc tối thiểu thoát nước thải ống D200 là Vtt = 0,7m/s.
- Độ đầy tối đa của ống D200 là h/d = 0,6 tra bảng ta có:
A = Qkhông đầy/Qđầy = 0,6
(Qkhông đầy = Qt = 0,0031 (m3/s).
Qđầy = Qkhông đầy/0,6 = 0,0031/0,6 = 0,0051 (m3/s).
- Diện tích ống: A = Qđầy/Vtt = 0,0051/0,7 = 0,0073 (m2).
- Kích thước tuyến ống cuối: = 0,96 (m) = 96 (mm) < 200 (mm).
- Như vậy, chọn đoạn ống cuối của tuyến thoát nước thải có đường kính trong D200 là hợp lý.
Tuyến ống ở cuối đường An Tôn:
- Lưu lượng tập trung:
Qt = 80% x Kng x N x q/1.000 (m3/ngày đêm).
+ Kng: hệ số điều hòa ngày, Kng = 1,2.
+ N: quy mô dân số trong khu vực thoát nước khoảng 2.300 người.
+ q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 200 (lít/người - ngày đêm).
Q = 80% x 1,2 x 2.300 x 200/1.000 = 441,6 (m3/ngày đêm).
Làm tròn: Q = 450 (m3/ngày đêm).
- Sơ bộ chọn tiết diện cho tuyến ống thoát nước thải có đường kính trong là D200. Vậy tuyến ống D200 sẽ nhận lưu lượng là: Q = 450 (m3/ngày đêm) = 0,0052 (m3/s)
- Vận tốc tối thiểu thoát nước thải ống D200 là Vtt = 0,7m/s.
- Độ đầy tối đa của ống D200 là h/d = 0,6 tra bảng ta có:
A = Qkhông đầy/Qđầy = 0,6
(Qkhông đầy = Qt = 0,0052 (m3/s).
Qđầy = Qkhông đầy/0,6 = 0,0052/0,6 = 0,0087 (m3/s).
- Diện tích ống: A = Qđầy/Vtt = 0,0052/0,7 = 0,0124 (m2).
- Kích thước tuyến ống cuối: = 0,126 (m) = 126 (mm) < 200 (mm).
- Như vậy chọn đoạn ống cuối của tuyến thoát nước thải có đường kính trong D200 là hợp lý.
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Phạm vi nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược:
Phạm vi nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược: khu dân cư đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán quy hoạch chi tiết theo:
+ Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch phân khu Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa - Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê - Phường 4 - TP. Đà Lạt. Quy mô thiết kế 51,7 ha.
+ Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày 09/8/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v “phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch phân khu Khu vực đường Huyền Trân Công Chúa – Y Dinh – Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ - phường 5- TP. Đà Lạt”. Quy mô thiết kế 57 ha.
Phạm vi thời gian: thu thập các thông tin, đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường và dự báo xu thế diễn biến trong tương lai đến năm 2020.
2. Các cơ sở khoa học của phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC:
Một số văn bản pháp luật liên quan đến ĐMC :
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014 ngày 23/06/2014 kỳ họp thứ 7.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 27/01/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, V/v “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.
Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ Xây dựng, V/v”Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị”.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ, V/v “Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
Tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện ĐMC:
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 của Bộ tài nguyên và môi trường.
II. CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG :
1. Các vấn đề môi trường chính:
Ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường đất.
Không gian kiến trúc cảnh quan .
2. Các mục tiêu môi trường:
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.
Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường.
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG KHI CHƯA THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Hiện trạng môi trường:
Đất trống:
Khu vực phường 4 dân cư ở đây tương đối nhiều, có một số hộ dân nằm rải rác xen lẫn với đất làm nông nghiệp, đồng thời các cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuốc sống của người dân.
Khu vực phường 5 có nhiều đất trống, người dân tận dụng làm nơi để vật liệu xây dựng, vứt rác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân.
Đất sản xuất nông nghiệp:
Khu vực phường 4: chỉ còn một phần đất nông nghiệp tỷ lệ nhỏ, đang bị san gạt tạo thành taluy, kè chắn đất để làm nông nghiệp.
Khu vực phường 5: đất nông nghiệp chủ yếu phân bố ở phía Tây Bắc của khu quy hoạch, nằm dọc theo suối, vùng thung lũng trũng thấp.
Tại các khu vực sản xuất nông nghiệp đang bị san gạt tạo thành taluy, kè chắn đất để làm nông nghiệp, hoạt động này làm ảnh hưởng tới địa hình tự nhiên, gây ra nguy cơ sạt lở đất.
Các hoạt động nông nghiệp như bón phân, phun thuốc trừ sâu, tưới tiêu sẽ ảnh hưởng tới môi trường, nguồn nước trong khu vực đặc biệt vào mùa mưa.
Cây xanh:
Khu vực phường 5 :cây xanh nhiều, chủ yếu là do các hộ dân trồng để lấy bóng mát. Khu vực có nhiều thông, thông phân bố chủ yếu trong các công trình công cộng như Nhà Thờ Du Sinh, trường mầm non Du Sinh, trường tiểu học Nam Thiên, Tu viện Đức Bà Lâm Viên, khu đồi Gio An, và đặc biệt tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng có rất nhiều thông.
Khu vực nghĩa trang:
Khu vực phường 5 :Khu nghĩa trang nằm trên đồi Gio An có diện tích khoảng 4644 m2, khu nghĩa trang này nằm gần khu dân cư và nằm trên đồi cao nên ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.
Hạ tầng kỹ thuật:
Trong khu quy hoạch một số khu vực hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, một phần nào đã tác động đến môi trường làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là đường xá và hệ thống cấp thoát nước trong khu vực.
2. Dự báo diễn biến môi trường:
Môi trường bị ô nhiễm do rác thải của người dân, đặc biệt là thoát nước sinh hoạt của người dân nếu không đảm bảm sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nghĩa trang nếu không di dời sẽ là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn cho cuộc sống của người dân.
IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG:
1. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án:
Đất nông nghiệp:
Khu vực phường 4: Xây dựng nhà biệt lập thay thế khu vực sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ để trở thành khu dân cư khang trang, sạch sẽ, nước thải sinh hoạt và nước thải bề mặt được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố.
Khu vực phường 5: Đất nông nghiệp chủ yếu phân bố ở phía tây bắc của khu vực, nằm dọc theo suối và thung lũng. Các khu vực sản xuất nông nghiệp đang và sẽ gây ra những tác động môi trường làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Tại các khu vực này sẽ quy hoạch thành các khu ở (nhà biệt lập), các mảng cây xanh, sau khi được quy hoạch sẽ không còn chất thải từ các hoạt động nông nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường nhằm tạo ra một khu vực xanh sạch đẹp.
Khu dân cư:
Khu dân cư trong khu vực sau khi được chỉnh trang sẽ trở nên sạch sẽ, khang trang, bên cạnh đó phải tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân góp phần tạo ra một môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Cây xanh:
Khu quy hoạch chủ yếu là đất ở với mật độ dân cư cao nên cần có những mảng cây xanh công viên xen lẫn nhằm tạo cho khu vực nhiều lá phổi xanh. ngoài ra tạicác công trình công cộng trường học, công trình tôn giáo cần phải bảo vệ trồng mới nhiều cây xanh chủ yếu là thông nhằm tạo ra khu vực có cảnh quan xanh đẹp.
Đất nghĩa trang:
Khu nghĩa trang được bao bọc xung quanh là các khu dân cư, với các tác động môi trường mà nó mang lại cho khu vực, việc di dời nghĩa trang ra khỏi khu vực là cần thiết. tại khu vực nghĩa trang tồn tại có thể quy hoạch thành khu công viên cây xanh.
Hạ tầng kỹ thuật:
Khu vực sẽ được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. nước thải sinh hoạt và nước thải bề mặt sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của thành phố.
2. Các kiến nghị được đề xuất từ ĐMC:
Phòng ngừa, giảm thiểu suy giảm nguồn tài nguyên nước:
Nước ngầm có thể được khai thác sử dụng cho một số mục đích như cấp nước sinh hoạt và các hoạt động khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mục đích cấp nước sinh hoạt trong thời gian tới thì nên hạn chế tối đa việc khai thác nhỏ lẻ theo quy mô gia đình vì rất khó kiểm soát về mặt chất lượng và rất khó quản lý phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm, thay vào đó là đó là tổ chức khai thác và xử lý theo mô hình cấp nước tập trung cho cụm/tuyến dân cư.
Phòng ngừa, giảm thiểu suy thoái tài nguyên đất:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là yếu tố quan trọng của môi trường và mặt bằng phát triển. Việc sử dụng đúng và hợp lý nguồn tài nguyên đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất nhưng vẫn bảo vệ được môi trường. Các định hướng nêu trong cơ cấu quy hoạch sử dụng đất của khu quy hoạch nhìn chung là phù hợp, cần bám sát và phát huy để tạo hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
3. Định hướng, giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững :
Bố trí đường giao thông bám theo địa hình tự nhiên của khu đất để hạn chế tối đa việc san gạt địa hình.
Để hạn chế ô nhiễm không khí và tiềng ồn, đưa ra những quy định cụ thể về tải trọng xe, điều kiện lưu thông đối với từng loại phương tiện và từng tuyến đường lưu thông, thường xuyên quét dọn đất cát và phun nước chống bụi ở các tuyến đường giao thông chính, trồng nhiều cây xanh ven đường.
Dành một diện tích nhất định để trồng cỏ, cây xanh bên trong khu quy hoạch để tạo cảnh quan môi trường thoáng mát, giảm ô nhiễm không khí.
Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
Hạn chế tối đa việc chôn lấp rác, tăng cường tái sinh, tái chế các thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt.
Để cải tạo cảnh quan môi trường thì đồ án sẽ phát triển, mở rộng diện tích đất công viên cây xanh, tăng cường công tác chăm sóc cây xanh đô thị.
Cần tổ chức việc quét dọn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
4. Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện:
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội và phát triển bền vững.
Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
Địa hình của khu đất có độ dốc lớn không thuận lợi cho việc xây dựng công trình của khu đô thị như giao thông, thoát nước, xây dựng công trình. Để tạo sự thuận lợi cho việc hình thành khu dân cư mới nên chỉ san gạt cục bộ tại những vị trí xây dựng công trình.
Tăng mật độ trồng cây xanh cảnh quan.
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế nằm trên vỉa hè của đường giao thông kết hợp với hố ga và lưới chắn rác để dẫn nước ra các mương hiện hữu.
Nước cấp theo tiêu chuẩn được thiết kế nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong xây dựng và quản lý hệ thống, trong đó có tính đến hướng phát triển của hệ thống trong tương lai.
CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Việc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh – Nguyễn Đình Quân - Hoàng Văn Thụ - phường 5 (A1) và khu vực Huyền Trân Công Chúa – Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê- Phuờng 4 (A2) - Tp. Đà Lạt là cần thiết trong quá trình xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch chung TP. Đà Lạt.
Để đồ án được triển khai có hiệu quả và đúng hướng cần có sự đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hạn chế phá vỡ ý đồ quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo việc khai thác đất hợp lý và bảo vệ cảnh quan, môi trường.
Kính trình UBND Tỉnh Lâm Đồng và Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng thông qua đồ án quy hoạch khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực Huyền Trân Công Chúa - Y Dinh - Nguyễn Đình Quân - Hoàng Văn Thụ - Ngô Thì Sỹ - Trần Lê - Phuờng 4, 5 - Tp.Đà Lạt để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
Đà lạt , ngày tháng năm 2016
Công ty Kiến trúc Lâm Đồng
GIÁM ĐỐC