CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ
VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AE
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC XUYÊN
Địa điểm: phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
HẢI PHÒNG - NĂM 2022
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC XUYÊN
Địa điểm: phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỒ SƠN
Kèm theo Quyết định số ……/ ………… Ngày …… tháng …… năm 202….
|
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH VÀ TRÌNH DUYỆT
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ QUẬN ĐỒ SƠN
Kèm theo Tờ trình số ……/ …………
Ngày …… tháng …… năm 202…
|
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QLDA ĐẦU TƯ XD QUẬN ĐỒ SƠN
Kèm theo Tờ trình số ……/ …………
Ngày …… tháng …… năm 202…
|
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CTY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ
VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AE
|
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 2
1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 2
1.2. Các căn cứ pháp lý. 2
1.3. Tên đồ án. 4
1.4. Mục tiêu. 4
1.5. Nhiệm vụ. 5
II..... PHẠM VI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH.. 6
2.1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch. 6
2.2. Quy mô lập quy hoạch. 6
III... HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH.. 7
3.1. Điều kiện tự nhiên. 7
3.2. Hiện trạng sử dụng đất 7
3.3. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội 8
3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 9
3.5. Đánh giá tổng hợp hiện trạng. 10
IV.... CÁC TIỀN ĐỀ LẬP QUY HOẠCH.. 12
4.1. Tính chất, chức năng khu vực lập quy hoạch. 12
4.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 12
4.3. Dự báo quy mô xây dựng. 13
V...... NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT.. 14
5.1. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. 14
5.2. Quy hoạch sử dụng đất 15
5.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 16
5.4. Khái toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật 29
VI. QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM SOÁT KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN.. 30
6.1. Xác định công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn 30
6.2. Xác định chiều cao xây dựng công trình. 31
6.3. Xác định khoảng lùi trên từng dãy phố, nút giao thông. 31
6.4. Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc 32
6.5. Hệ thống cây xanh, không gian mở. 33
6.6. Trang thiết bị đô thị 37
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 39
7.1. Đánh giá hiện trạng môi trường. 39
7.2. Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường của quy hoạch. 39
7.3. Các giải pháp kỹ thuật để ứng phó sự cố, kiểm soát các tác động của môi trường. Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường. 40
VIII. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN.. 43
IX. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 43
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng 20km về phía Đông Nam, được thành lập từ năm 2007 theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP ngày 12/9/2007 của Chính phủ, Đồ Sơn có ưu thế nổi bật về mối liên hệ giao thông với các vùng trong cả nước. Đây là vùng có cảnh quan phong phú, có điều kiện tự nhiên - lịch sử - văn hoá thụân lợi, và đặc biệt là với quỹ đất rộng, Đồ Sơn có cơ hội xây dựng thành đô thị du lịch hiện đại - xanh - sinh thái.
Phường Ngọc Xuyên là phường trung tâm quận. Trên cơ sở đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết quận Đồ Sơn đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 23/07/2013, trong những năm qua, Ủy ban nhân dân quận đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, trường học trên địa bàn phường. Tuy nhiên đến nay phường chưa có Trường Trung học cơ sở, hiện toàn bộ các cháu học THCS trên địa bàn phường vẫn đang học nhờ tại trường THCS của phường Hải Sơn, Vạn Hương. Điều này rất bất tiện, và một phần ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe và chất lượng học tập của các cháu.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố theo nội dung Công văn số 1052/UBND-NV ngày 22/02/2021 về việc hợp nhất và đổi tên các trường học trên địa bàn quận Đồ Sơn, trong đó giao UBND quận Đồ Sơn triển khai xây dựng Đề án: Đổi tên, chuyển trường THCS Vạn Sơn về địa điểm mới tại phường Ngọc Xuyên. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đưa trường vươn lên một tầm cao mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dạy và học, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn phường Ngọc Xuyên và cũng như các khu vực lân cận, vì vậy việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên tại phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn là hết sức cần thiết.
1.2.Các căn cứ pháp lý
-
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
-
Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;
-
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
-
Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
-
Quyết định số 92/2003/QĐ-TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hải Phòng là đô thị loại 1;
-
Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
-
Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
-
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
-
Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;
-
Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng;
-
Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
-
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế;
-
Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 23/07/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết quận Đồ Sơn đến năm 2025;
-
Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
-
Công văn số 1052/UBND-NV ngày 22/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc hợp nhất và đổi tên các trường học trên địa bàn quận Đồ Sơn;
-
Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn về việc giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án đầu tư công, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Đồ Sơn;
-
Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án đầu tư công, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Đồ Sơn;
-
Các văn bản pháp lý có liên quan; Các quy chuẩn - quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành; Các quy hoạch chi tiết, số liệu thống kê, rà soát tại khu vực lập quy hoạch và bản đồ khảo sát địa hình, khảo sát địa chính năm 2021.
1.3.Tên đồ án
-
Tên đồ án: “Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên”.
-
Địa điểm: phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
1.4.Mục tiêu
-
Tạo quỹ đất phù hợp để triển khai Dự án xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
-
Phù hợp với định hướng quy hoạch cấp trên.
1.5.Nhiệm vụ
-
Rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các nhu cầu quy hoạch.
-
Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
-
Xây dựng quy định quản lý theo quy hoạch được duyệt.
II.PHẠM VI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH
2.1.Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
-
Vị trí: nằm trong địa giới hành chính phường Ngọc Xuyên quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Theo Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết quận Đồ Sơn đến năm 2025 thuộc một phần lô đất có ký hiệu C62-2.
Vị trí trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên trên bản đồ vệ tinh Google map
-
Phía Đông Bắc giáp: khu đất nông nghiệp (theo quy hoạch là đất Công cộng cấp quận).
-
Phía Đông Nam giáp: khu đất nông nghiệp (theo quy hoạch là đường giao thông có mặt cắt lộ giới 17,5m).
-
Phía Tây Bắc giáp: khu đất nông nghiệp (theo quy hoạch là đất Công cộng cấp quận).
-
Phía Tây Nam giáp: khu đất dân cư (theo quy hoạch là đất ở).
2.2.Quy mô lập quy hoạch
Tổng diện tích quy hoạch: 9.800,0m2, trong đó:
-
Diện tích quy hoạch trường THCS Ngọc Xuyên: 8.000,0m2;
-
Diện tích đường vào trường THCS Ngọc Xuyên theo quy hoạch: 1.800,0m2.
III.HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH
3.1.Điều kiện tự nhiên
-
Địa hình - địa mạo: Khu vực có địa hình tương đối đồng nhất, chủ yếu là ruộng đất trống, ao, mương nước… được ngăn cách bởi bờ đầm, đường đất. Cao độ trung bình -0,45 đến +0,30m cao độ lục địa.
-
Khí hậu thủy văn: Có chung điều kiện khí hậu của Hải Phòng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Duyên hải Bắc Bộ: Nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt.
-
Nhiệt độ không khí trung bình: 20 - 23 độ C.
-
Độ ẩm trung bình trong năm: 80 - 85 %
-
Lượng mưa trung bình: 1600 - 1800 mm.
-
Số ngày mưa trong năm: 90 - 170 ngày.
-
Hướng gió chủ đạo về mùa nóng là hướng Đông Nam và về mùa lạnh là hướng Đông Bắc.
-
Mùa mưa bão từ tháng 6 - 9, cấp gió từ 8 - 10 có lúc 12, trên 12 theo chu kỳ 30 - 50 năm.
-
Địa chất thủy văn, địa chất công trình:
-
Địa chất thủy văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn nhật triều.
-
Địa chất công trình: Nền đất ở đây khá yếu, cường độ trung bình lớp đất đặt móng là 0,3 kg/cm2. Đối với các công trình có tải trọng lớn cần có biện pháp gia cố nền móng.
3.2.Hiện trạng sử dụng đất
-
Hiện trạng sử dụng đất: khu vực lập quy hoạch chủ yếu là ruộng đất trống, ao, mương nước… được ngăn cách bởi bờ đầm, đường đất.
-
Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch như sau:
Bảng hiện trạng sử dụng đất
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(M2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
1
|
Đất trống chưa sử dụng
|
5.768,16
|
58,86
|
2
|
Mặt nước
|
3.241,12
|
33,07
|
3
|
Đất giao thông nội đồng
|
790,72
|
8,07
|
|
TỔNG
|
9.800,00
|
100
|
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.3.Hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội
-
Hiện trạng không gian: không gian đặc trưng, chủ đạo của khu vực lập quy hoạch là không gian trống, ao hồ (không gian canh tác nông nghiệp).
-
Hiện trạng kiến trúc: trong khu vực lập quy hoạch không có các công trình kiến trúc đáng kể.
-
Hiện trạng cảnh quan: cảnh quan đặc trưng cho khu vực là là cảnh quan khu vực đất trống, canh tác nông nghiệp.
|
Hiện trạng cảnh quan khu vực lập quy hoạch
|
3.4.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
-
Cốt nền xây dựng (hệ cao độ Lục địa): Cốt nền khu vực đất trống từ +0,20m đến +0,50m. Khu vực ao, đầm, mương nước: -0,45 đến -0,05m
-
Thoát nước mưa: Nước được thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực và thoát về sông Họng.
-
Giao thông: Khu vực lập quy hoạch hiện có một số tuyến đường nội đồng, bề rộng trung bình B=1÷2m.
-
Cấp nước: Khu vực nghiên cứu hiện là đất trống nên chưa có mạng lưới cấp nước sạch.
-
Cấp điện và chiếu sáng
-
Nguồn điện: khu vực nghiên cứu hiện là đất nông nghiệp bỏ hoang chưa được cấp điện. Khu vực dân cư xung quanh hiện đang được cấp điện từ trạm biến áp phân phối 22/0,4kV Ngọc Xuyên, công suất 400kVA.
-
Lưới điện: Khu vực không có lưới điện và hệ thống chiếu sáng.
* Nhận xét:
-
Nguồn điện: dự kiến nguồn 0,4kV được cấp từ trạm biến áp phân phối 22/0,4kV Ngọc Xuyên 2, công suất 400kVA.
-
Chiếu sáng: sử dụng đèn Led tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
-
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
-
Thoát nước thải: Khu vực nghiên cứu hiện chưa có hệ thống thoát nước thải
-
Vệ sinh môi trường: khu vực nghiên cứu không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
-
Thông tin liên lạc: khu vực hiện chưa có hệ thống thông tin liên lạc.
3.5.Đánh giá tổng hợp hiện trạng
-
Quỹ đất quy hoạch chủ yếu là đất trống, ao, mương..., ít công trình xây dựng cần phải giải tỏa phục vụ quy hoạch.
-
Giáp khu vực dân cư, thuận lợi cho kết nối giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
-
Khí hậu trong lành.
-
Khu vực chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có.
-
Cốt hiện trạng thấp, cần khối lượng san lấp lớn
-
Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố, Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/2.000 quận Đồ Sơn.
-
Tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan quan trọng, hình thành khu vực trung tâm phường.
-
Cải thiện điều kiện môi trường và an sinh xã hội khu vực.
-
Quá trình xây dựng, khai thác sử dụng làm biến đổi môi trường tự nhiên.
-
Xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
-
Thường xuyên quan trắc và có các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
IV.CÁC TIỀN ĐỀ LẬP QUY HOẠCH
4.1.Tính chất, chức năng khu vực lập quy hoạch
Là khu đất giáo dục, phục vụ đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên.
4.2.Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
-
Các chỉ tiêu cơ bản áp dụng theo:
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
-
Các chỉ tiêu quy định tại đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Đồ Sơn đến năm 2025 được duyệt tại Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
-
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
-
Tổng hợp các chỉ tiêu áp dụng:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
|
A
|
Chỉ tiêu kiến trúc
|
|
|
1
|
Mật độ xây dựng thuần tối đa
|
%
|
≤ 40
|
2
|
Tỷ lệ đất trồng cây xanh tối thiểu
|
%
|
≥ 30
|
3
|
Tầng cao xây dựng
|
tầng
|
3 ÷ 9
|
B
|
Chỉ tiêu kỹ thuật
|
|
|
4
|
Cấp nước sinh hoạt
|
l/người/ngày đêm
|
20
|
5
|
Thoát nước thải sinh hoạt
|
% (chỉ tiêu cấp nước)
|
≥90
|
6
|
Chất thải rắn
|
kg/người/ngày đêm
|
1,0
|
7
|
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn
|
%
|
100
|
8
|
Cấp điện sinh hoạt
|
kw/học sinh
|
0,15
|
9
|
Thông tin liên lạc
|
thuê bao/200 m2 sàn
|
1
|
-
Các nội dung liên quan khác tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học:
-
Diện tích sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ trong lô đất xây dựng: ≥ 25%
-
Trường hợp khu đất xây dựng trường học tiếp giáp với công viên, vườn hoa thì cho phép giảm 10% diện tích cây xanh trong trường.
4.3.Dự báo quy mô xây dựng
Căn cứ Báo cáo số 763/BC-UBND ngày 06/12/2021 của Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên, quy mô trường THCS Ngọc Xuyên cần đáp ứng nhu cầu phục vụ cho 800 học sinh. Đồ án quy hoạch lấy số lượng học sinh này làm cơ sở cho dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể:
-
Quy mô diện tích trường THCS tối thiểu: 0,8ha
-
Giao thông kết nối với mạng giao thông khu vực: dự kiến khoảng 0,18ha.
V.NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT
5.1.Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực lập quy hoạch
-
Không gian khu vực lập quy hoạch được tổ chức theo địa thế khu đất. Hệ thống giao thông sân đường nội bộ được bố trí liên hoàn, mạch lạc, khai thác tốt các khu chức năng trường học, kết nối thuận tiện với tuyến đường quy hoạch phía Đông Nam của khu vực, qua đó kết nối với đường Thanh Niên cũng như các khu dân cư trong phường. Không gian trống (sân chơi, sân bãi tập TDTT...) được bố trí trong lõi khu đất tạo không gian hoạt động tập chung cho toàn trường, đồng thời đảm bảo khoảng cách giữa các khối nhà, hạn chế tác động tiêu cực khi hoạt động lẫn nhau giữa các chức năng trong trường học.
-
Kiến trúc trong khu vực quy hoạch là kiến trúc các công trình giáo dục. Hình thức thiết kế theo phong cách hiện đại, khuyến khích sử dụng mái bằng theo phong cách kiến trúc hiện đại. Các khối chức năng công trình dự kiến bố trí gồm:
-
Khối phòng học + hiệu bộ;
-
Nhà đa năng;
-
Nhà để xe giáo viên; Nhà để xe học sinh; Nhà bảo vệ.
-
Cảnh quan: được tổ chức phù hợp với cảnh quan chung trong khu vực, hài hoà với các khu dân cư và các khu chức năng xung quanh.
5.2.Quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch
-
Để đảm bảo trường THCS Ngọc Xuyên đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy hoạch sử dụng đất trường THCS Ngọc Xuyên gồm các chức năng: Khối phòng học + hiệu bộ; Nhà đa năng; Nhà để xe giáo viên; Nhà để xe học sinh; Nhà bảo vệ; Sân chơi; Sân bãi tập TDTT; Cây xanh vườn hoa và hệ thống giao thông nội bộ.
-
Quy hoạch chi tiết sử dụng đất được cân bằng và cụ thể hóa theo bảng sau:
Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
KÝ HIỆU
|
TẦNG CAO TỐI ĐA
(Tầng)
|
DIỆN TÍCH
(m2)
|
A
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NGỌC XUYÊN
|
|
|
8.000,00
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
|
2.778,28
|
1
|
Khối phòng học + hiệu bộ
|
NA
|
4
|
1.629,60
|
2
|
Nhà đa năng
|
ĐN
|
2
|
673,68
|
3
|
Nhà để xe giáo viên
|
ĐX1
|
1
|
60,00
|
4
|
Nhà để xe học sinh
|
ĐX2
|
1
|
400,00
|
5
|
Nhà bảo vệ
|
BV
|
1
|
15,00
|
II
|
Đất sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ
|
|
|
2.781,12
|
6
|
Sân chơi
|
BT1
|
|
320,50
|
7
|
Sân bãi tập TDTT
|
BT2
|
|
319,40
|
8
|
Giao thông nội bộ
|
|
|
2.141,22
|
III
|
Đất cây xanh
|
CX
|
|
2.440,60
|
B
|
ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI SỬ DỤNG CHUNG
|
|
|
1.800,00
|
TỔNG DIỆN TÍCH DỰ ÁN
|
|
|
9.800,00
|
* Ghi chú:
- Mật độ xây dựng gộp: 34,7%.
- Hệ số sử dụng đất: 1,04 lần.
|
Bảng cân bằng sử dụng đất
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH
(m2)
|
TỶ LỆ
(%)
|
A
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NGỌC XUYÊN
|
8.000,00
|
100,0
|
|
Đất xây dựng công trình
|
2.778,28
|
34,7
|
|
Đất sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ
|
2.781,12
|
34,8
|
|
Đất cây xanh
|
2.440,60
|
30,5
|
B
|
ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI SỬ DỤNG CHUNG
|
1.800,00
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH DỰ ÁN
|
9.800,00
|
|
5.3.Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
-
Giao thông
a. Nguyên tắc chung
- Bố trí mạng lưới giao thông hợp lý, liên thông giữa các khu chức năng, kết nối thuận lợi với đường giao thông bên ngoài.
b. Chỉ tiêu kỹ thuật
- Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ QCVN 01: 2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
+ 22TCN104 – 2007: Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị.
+ 22TCN211 – 06: Quy trình thiết kế áo đường mềm.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Độ dốc ngang mặt đường: 2%
+ Độ dốc ngang hè đường: 1,5%
+ Bán kính bó vỉa chỗ giao nhau với đường khu vực: R≥8m.
+ Chiều rộng tính toán của 1 làn xe: từ 3,0m đến 3,75m.
c. Hệ thống giao thông
- Giao thông đối ngoại: Mặt cắt 1-1 (đường quy hoạch giáp phía Đông Nam dự án): chiều rộng lộ giới B= 17,5m (lòng đường B= 7,5m; vỉa hè H=2x5,0m=10,0m).
- Giao thông nội bộ: Chiều rộng nền đường 4,0-5,0m.
-
Chuẩn bị kỹ thuật (hệ cao độ Lục địa)
-
Cao độ nền
a. Cơ sở thiết kế:
- TCVN 4447-2012: Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 40- 1987: Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán
- TCXD 51-1984: Tiêu chuẩn thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình
- Căn cứ vào Quyết định số 510/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt thành phố Hải Phòng đến năm 2025, trong đó cao độ nền xây dựng của khu vực quy hoạch từ ≥+2,46m (cao độ Lục địa).
- Căn cứ vào Quyết định số 1402 QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của UBND thành phố Hải Phòng Về việc phê duyệt Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Đồ Sơn đến năm 2025, trong đó cao độ nền xây dựng của khu vực quy hoạch từ ≥+4,20m (cao độ Hải đồ) tương đương ≥+2,30m (cao độ Lục địa).
b. Lựa chọn cao độ nền và cốt nền xây dựng
- Lựa chọn cao độ nền xây dựng đảm bảo các yếu tố sau:
-
Đảm bảo sự tiêu thoát nước tự chảy, không ngập lụt trong quá trình sử dụng.
-
Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thoát nước mưa trong khu vực xây dựng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu, thoát hiện có của khu vực lân cận.
-
Hướng thoát nước: giai đoạn đầu ra tuyến cống hiện trạng dưới đường Thanh Niên, giai đoạn sau thoát ra hồ công viên Đầm Ngọc.
- Xác định cốt nền xây dựng:
-
Dự kiến cốt nền xây dựng khu vực: ≥ +2,50m.
-
Độ dốc thiết kế san nền i=0,2% ¸ 0,4%.
-
Khi san nền tuân thủ đúng các bước kỹ thuật quy định hiện hành
-
Khối lượng đất đào đắp được thể hiện chi tiết trong bản vẽ CBKT
-
San lấp nền thành từng lớp đầm nén đạt k=0,9.
Vật liệu đắp nền dùng cát có trong khu vực.
- Khối lượng san nền: Trên cơ sở cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế trung bình trong lô đất, tính toán được khối lượng san lấp.
Bảng khối lượng san lấp
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Diện tích đắp nền
|
9.800,0
|
m2
|
2
|
Khối lượng đắp nền
|
18.531,13
|
m3
|
-
Thoát nước mưa.
a. Cơ sở thiết kế:
Các Tiêu chuẩn, Quy phạm Việt Nam và tài liệu căn cứ được áp dụng để tính toán hệ thống thoát nước mưa :
- TCXD 51-1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- QCVN 08: 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị.
- QCVN 07: 2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- TCVN 4957: 2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế
- Các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và giao thông của dự án.
- Các tài liệu tham khảo khác.
b. Quy hoạch thoát nước mưa:
- Phương án thoát nước.
+ Mạng lưới cống thoát nước mưa được tách riêng hoàn toàn thoát nước thải.
+ Toàn bộ ranh giới là 1 lưu vực thoát nước chính: nước mặt được thu gom bằng hệ thống cống sau đó chảy ra cống D600 trên đường quy hoạch phía Đông Nam dự án, giai đoạn đầu đấu nối với hệ thống thoát nước hiện có của khu vực trên đường phía Tây Nam tiếp giáp dự án. Giai đoạn sau đấu nối với đường cống quy hoạch và thoát về phía công viên Đầm Ngọc theo định hướng quy hoạch quận Đồ Sơn đến năm 2025.
- Mạng lưới cống thoát nước.
+ Cống thoát nước được thiết kế theo kiểu tự chảy trọng lực, bố trí các cống thoát sao cho hướng thoát về các cống trục chính và các kênh thoát nước là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí các cống được chôn ngầm dưới vỉa hè đối với các trục đường có vỉa hè rộng > 4m, hoặc chôn ngầm dưới lòng đường đối với đường có vỉa hè ≤4m.
+ Các giếng thu kết hợp với thăm được bố trí bao quanh các sân đường nội bộ khoảng cách từ 40m đến 50m.
+ Cống thoát nước sử dụng cống tròn bê tông cốt thép đường kính từ D400 đến D600.
+ Xây dựng rãnh thoát nước bao quanh các công trình kích thước B400.
- Tính toán thuỷ lực thoát nước mưa.
Công thức tính: Có công thức tỷ lệ, công thức thực nghiệm và phương pháp tổng hợp SCS để tính lưu lượng nước mưa. Công thức tỷ lệ được sử dụng trong vùng dự án như các trường hợp thông thường.
Áp dụng Hệ số an toàn của cống thoát nước mưa: Khi xem xét sự chênh lệch giữa dòng chảy thiết kế, dòng chảy thực tế và hiện tượng trễ (chuyển động chậm dần) bởi quá trình tích lũy đất sét thì hệ số an toàn áp dụng là 10% lưu lượng nước mưa thiết kế.
Trong đó : Q : Dòng chảy nước mưa (l/sec), C : Hệ số dòng chảy.
I : Cường độ mưa (mm/hr), A : Diện tích dẫn nước (ha).
- Cường độ mưa.
Công thức tính cường độ mưa cho vùng dự án này chính là một dạng của công thức Sherman được biến đổi, giống như công thức tính cường độ mưa được áp dụng cho vùng dự án lân cận.
+ Công thức tính cường độ mưa:
Cường độ mưa tính toán cho tần suất lặp lại 5 năm
Hệ số vùng của vùng Phù Liễn được thể hiện trong công thức này
Trong đó : b: 21.48, C: 0.2530, n: 0.8434, q20: 283.4
- Thời gian tập trung nước
Thời gian tập trung nước bằng thời gian lấy nước vào cộng với thời gian nước di chuyển. Công thức như sau:
Trong đó: t1 =thời gian lấy nước vào (phút)
t2 = thời gian nước di chuyển (chảy) (phút)
- Hệ số dòng chảy
Hệ số dòng chảy tổng được tính bằng công thức sau:
Trong đó : C : Hệ số dòng chảy tổng
Ci : Hệ số dòng chảy cơ bản cho từng mục đích sử dụng đất.
Ai : Tổng diện tích cho từng loại hình dụng đất.
m : Số loại hình sử dụng đất.
Bảng thống kê khối lượng thoát nước mưa
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
D400
|
328
|
m
|
2
|
D500
|
20
|
m
|
3
|
D600
|
113
|
m
|
4
|
Hố ga
|
25
|
cái
|
-
Cấp nước
a. Cơ sở thiết kế.
- QCVN 06: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- QCVN 07-1: 2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp nước.
- TCXD 33: 2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 4513: 1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Các luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn ... liên quan.
b. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước.
- Chỉ tiêu cấp nước
+ Trường học: 20 lít/học sinh/ngày đêm;
+ Công trình công cộng: 2 lít/m2 sàn/ngày đêm;
+ Nước tưới cây: 3 lít/người-ngđ
+ Nước rửa đường: 0,5lít/m2-ngđ
+ Dự phòng, thất thoát, rò rỉ: 13% ∑Q
+ Hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm: kngđ = 1,2.
+ Nhu cầu cấp nước chữa cháy: theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995, áp dụng tính toán đối với chữa cháy bên trong công trình. Với trường học lượng nước chữa cháy bao gồm chữa cháy bên ngoài 15l/s, và hai họng chữa cháy với lượng nước tính cho mỗi họng q=2,5l/s trong 3 giờ liên tục, lượng nước cần thiết là 216m3.
- Nhu cầu dùng nước
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
Stt
|
Hạng mục
|
Quy mô
|
Đơn vị
|
Tiêu chuẩn
|
Đơn vị
|
Nhu cầu
(m3/ngày đêm)
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
|
|
|
|
1
|
Khối phòng học + hiệu bộ
|
800
|
Học sinh
|
20
|
l/học sinh/ngày đêm
|
16,00
|
2
|
Nhà đa năng
|
1.347,36
|
m2 sàn
|
2
|
l/m2 sàn/ ngày đêm
|
2,69
|
3
|
Nhà để xe giáo viên
|
60,00
|
m2
|
0,5
|
0,03
|
4
|
Nhà để xe học sinh
|
400,00
|
m2
|
0,5
|
0,20
|
5
|
Nhà bảo vệ
|
15,00
|
m2
|
2
|
0,03
|
II
|
Đất sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ
|
|
|
|
|
|
7
|
Sân chơi
|
320,50
|
m2
|
0,5
|
l/m2/ ngày đêm
|
0,16
|
8
|
Sân bãi tập TDTT
|
319,40
|
m2
|
0,5
|
0,16
|
9
|
Giao thông nội bộ
|
2.141,22
|
m2
|
0,5
|
1,07
|
III
|
Đất cây xanh
|
2.440,60
|
m2
|
3
|
|
7,32
|
|
Dự phòng, rò rỉ, thất thoát
|
|
|
13
|
%
|
3,60
|
|
Nhu cầu ngày trung bình
|
|
|
|
|
31,26
|
|
Nhu cầu ngày lớn nhất
|
|
|
1,2
|
|
37,52
|
+ Ngày dùng nước trung bình: ≈ 31m3.
+ Ngày dùng nước lớn nhất: ≈ 38m3.
+ Nhu cầu dùng nước chữa cháy: 216 m3.
c. Giải pháp cấp nước.
- Nguồn nước:
+ Từ nhà máy nước Xóm Chẽ, công suất 7.000 m3/ngày đêm thông qua tuyến ống D150 dưới đường Thanh Niên.
+ Tại những khu vực gần kênh, hồ ... đảm bảo các điều kiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan, sẽ kết hợp hợp sử dụng nguồn nước tự nhiên với nguồn nước từ mạng lưới cấp nước của khu vực cho mục đích chữa cháy.
- Công trình đầu mối: Trong phạm vi dự án, xây dựng 02 bể chứa nước sạch dung tích 40 m3 cấp nước cho sinh hoạt dùng để dự phòng cho cấp nước sinh hoạt trong trường hợp mất nước (thời gian tính toán 1 ngày đêm) và 220 m3 dự trữ nước chữa cháy. Vị trí giáp nhà để xe học sinh và khối phòng học..
- Có thể thiết kế bể nước dự trữ chữa cháy chung với nước sinh hoạt, nhưng phải có biện pháp khống chế việc dùng nước dự trữ chữa cháy vào các nhu cầu và mục đích khác, phải đảm bảo dự trữ đủ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và chữa cháy và phải được các cấp có thẩm quyền cho phép.
- Bố trí một trạm bơm chung cho bơm cấp nước sinh hoạt và bơm nước chữa cháy.
- Mạng lưới đường ống:
+ Đường ống cấp nước sinh hoạt: kích thước DN90 ÷ DN32.
+ Đường ống cấp nước chữa cháy: kích thước D100.
+ Đường ống cấp nước đặt bên dưới vỉa hè, độ sâu đặt ống trung bình 0,7m, ống ngang qua đường phải đảm bảo độ sâu tối thiểu 1m, tại những vị trí ống ngang qua đường hoặc cầu ... phải lắp đặt tấm đan giảm tải (bên trên), ống lồng bên ngoài (ống thép, ống bê tông ly tâm ... hoặc các ống có tính năng kỹ thuật tương đương) hoặc đặt trong các tuynel, hào kỹ thuật (khi đặt ống trên vỉa hè thì có thể giảm trị số ở trên nhưng không nhỏ hơn 0,3m). Đường ống dẫn và mạng lưới phải đặt dốc về phía xả cặn với độ dốc ống không nhỏ hơn 0,001. Tại điểm cao nhất bố trí van xả khí, điểm thấp nhất trên từng đoạn ống đặt van xả cặn và điểm cuối các tuyến ống có bố trí các hố xả cuối tuyến. Trên mạng lưới đường ống có bố trí các van, tee chờ, tại các nút của mạng lưới bố trí van khoá để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành và có thể sửa chữa từng đoạn ống khi cần thiết.
d. Cấp nước chữa cháy.
- Mạng lưới cấp nước chữa cháy là mạng lưới áp lực thấp kết hợp mạng lưới chữa cháy với mạng lưới cấp nước sinh hoạt.
- Nguồn nước phục vụ chữa cháy
+ Nguồn nước từ mạng lưới cấp nước của khu vực thông qua các trụ (họng) cứu hỏa.
+ Tại những khu vực gần sông, ao, hồ ... đảm bảo các điều kiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan, sẽ kết hợp hợp sử dụng nguồn nước tự nhiên với nguồn nước từ mạng lưới cấp nước của khu vực cho mục đích chữa cháy
- Khi có cháy xảy ra, xe cứu hoả đến trụ (họng) cứu hoả, các nguồn nước tự nhiên đảm bảo các điều kiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan hoặc các bể nước dự trữ chữa cháy của các công trình (nếu có) ... gần nhất bơm nước đến điểm có cháy để dập tắt đám cháy.
* Ghi chú: Mạng lưới cấp nước chữa cháy là mạng lưới cấp nước chữa cháy bên ngoài công trình. Đối với các công trình, hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế tại các bước tiếp theo của dự án theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định hiện hành và phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bảng thống kê khối lượng cấp nước
STT
|
Đường kính
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
D100
|
293
|
m
|
2
|
DN90
|
85
|
m
|
3
|
DN50
|
199
|
m
|
4
|
DN32
|
32
|
m
|
5
|
Trụ cứu hỏa
|
6
|
Trụ
|
6
|
Bể nước sinh hoạt W=40m3
|
1
|
Bể
|
7
|
Bể nước chữa cháy W=220m3
|
1
|
Bể
|
-
Cấp điện và chiếu sáng
-
Cấp điện
a. Cơ sở thiết kế
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình cấp điện QCVN 07-5: 2016/BXD.
-
Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN – (19, 20, 21) – 2006 do Bộ Công nghiệp ban hành năm 2006.
* Xác định phụ tải
-
Chỉ tiêu cấp điện cho dự án.
-
Văn phòng (có điều hòa nhiệt độ): 30w/m2 sàn.
-
Trường học: 0,15kW/HS (có điều hòa nhiệt độ).
-
Chiếu sáng đường giao thông: 1W/m2.
* Nhu cầu sử dụng điện
Bảng tính toán phụ tải
S
TT
|
LOẠI ĐẤT
|
TẦNG CAO TỐI ĐA
(Tầng)
|
DIỆN TÍCH
(m2)
|
CHỈ TIÊU
|
CÔNG SUẤT (KW)
|
|
A
|
ĐẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NGỌC XUYÊN
|
|
|
|
|
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
|
|
|
|
1
|
Khối phòng học + hiệu bộ (800 học sinh)
|
|
|
0,15kW/học sinh
|
96,00
|
|
2
|
Nhà đa năng
|
2
|
673,68
|
30w/m2 sàn
|
32,34
|
|
3
|
Nhà để xe giáo viên
|
1
|
60,00
|
1w/m2
|
0,06
|
|
4
|
Nhà để xe học sinh
|
1
|
400,00
|
1w/m2
|
0,40
|
|
5
|
Nhà bảo vệ
|
1
|
15,00
|
30w/m2 sàn
|
0,36
|
|
II
|
Đất sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ
|
|
|
|
|
|
7
|
Sân chơi
|
|
320,50
|
1w/m2
|
0,32
|
|
8
|
Sân bãi tập TDTT
|
|
319,40
|
0,32
|
|
9
|
Giao thông nội bộ
|
|
2.141,22
|
2,14
|
|
III
|
Đất cây xanh
|
|
2.409,66
|
|
|
|
B
|
ĐẤT GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI SỬ DỤNG CHUNG
|
|
1.800,00
|
1w/m2
|
1,80
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH DỰ ÁN
|
|
9.800,00
|
|
133,38
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Phụ tải tính toán cho khu quy hoạch: P=133,38kW.
-
Công suất toàn phần: S=163,02kVA.
Trong đó:
k: hệ số sử dụng đồng thời (phụ tải chiếu sáng=1; văn phòng =0,8).
cosj=0,9: hệ số công suất.
dự phòng+ tổn hao: 10%
b. Nguồn điện
-
Từ trạm biến áp 110/35/22kV Đồ Sơn công suất 2x25MVA thông qua tuyến cáp ngầm 22kV hiện đang cấp điện cho trạm biến áp Ngọc Xuyên 2.
c. Trạm biến áp:
-
Xây dựng 01 trạm biến áp22/0,4kV công suất 180kVA cấp nguồn cho dự án, vị trí trạm đặt tại phía Đông Nam nằm trong khu vực cây xanh. Dự kiến đặt trạm một cột để đảm bảo mỹ quan và an toàn trong vận hành.
d. Lưới điện:
- Lưới trung áp: xây dựng tuyến cáp ngầm 22kV-CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2 đấu nối với tuyến cáp ngầm 22kV hiện cấp nguồn cho trạm biến áp Ngọc Xuyên 2 đến trạm dự kiến, chiều dài khoảng 140m.
- Lưới hạ áp: Sử dụng cáp ngầm 0,4kV - CU/XPLE/PVC 4x25mm2 đến 4x50mm2 đấu nối từ trạm biến hiện có đến các hộp kỹ thuật trong các công trình.
- Đường cáp ngầm được đặt trực tiếp trong hào cáp, đoạn qua đường được luồn trong ống nhựa HDPE chịu lực và được chôn trực tiếp trong đất. Cáp điện có đặc tính chống thấm dọc. Cáp ngầm được chôn sâu tối thiểu 0,7m so với cốt san nền, lớp dưới cùng là cát đen đầm chặt dày 0,3m. Trên lớp cát đen đặt gạch chỉ (9 viên/1m) để bảo vệ cáp, lớp trên cùng là lớp đất mịn ở độ sâu 0,2m so với cốt san nền. Phía trên vỉa hè hoặc đường phải đạt các viên báo cáp bằng sứ.
Bảng thống kê hạng mục cấp điện
Stt
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x10mm2
|
36
|
m
|
2
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x25mm2
|
73
|
m
|
3
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x50mm2
|
52
|
m
|
4
|
Cáp ngầm 22kV-Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2
|
140
|
m
|
5
|
Trạm biến áp 22/0,4kV-180kVA
|
01
|
Trạm
|
6
|
Hộp kỹ thuật
|
4
|
Hộp
|
-
Chiếu sáng
a. Cơ sở thiết kế:
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình chiếu sáng QCVN 07-7: 2016/BXD.
- Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN – (19, 20, 21) – 2006 do Bộ Công công nghiệp ban hành năm 2006.
- TCXDVN 259: 2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường.
- TCXDVN 333: 2005 tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.
b. Nguồn cấp.
- Hệ thống chiếu sáng được kết hợp cấp nguồn từ trạm biến áp phân phối 22/0,4kV Ngọc Xuyên, công suất 400kVA với tổng công suất chiếu sáng 5,07kW thông qua 01 tủ điều khiển đặt tại nhà bảo vệ.
-
Phương pháp chiếu sáng:
-
Sử dụng hệ thống chiếu sáng cần đơn chiếu sáng một bên vỉa hè.
-
Đèn chiếu sáng:
-
Dùng đèn chiếu sáng Led tiết kiệm điện, công suất 115W/đèn.
-
Cấp bảo vệ: IP54
-
Cấp cách điện: CLASS I
-
Cột đèn cao áp chiếu sáng sử dụng loại cột thép bát giác côn liền cần đơn, mạ nhúng kẽm nóng, chiều cao 8m.
-
Điều khiển đóng ngắt hệ thống chiếu sáng trong khu vực dự kiến lắp đặt hệ thống tự động theo thời gian.
-
Cáp chiếu sáng: Sử dụng cáp ngầm chiếu sáng tiết diện 0,4kV-CU/XLPE/PVC 4x10mm2. Hệ thống cáp điện được luồn trong ống nhựa chịu lực HDPE và chôn trực tiếp trong đất, cách cốt san nền 0,7m.
Bảng thống kê khối lượng cấp điện và chiếu sáng
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 2x6mm2
|
336
|
m
|
2
|
Đèn chiếu sáng cần đơn
|
13
|
bộ đèn
|
-
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
-
Thoát nước thải:
-
Cơ sở thiết kế:
- QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07: 2016/BXD.
- Tiêu chuẩn Việt Nam về thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957:2008.
-
Tiêu chuẩn và lưu lượng nước thải:
- Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy theo tiêu chuẩn nước cấp.
+ Tỷ lệ thu gom nước thải: 90% lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt;
+ Hệ số dùng nước không điều hòa ngày đêm: kngđ=1,2.
- Lưu lượng nước thải:
Bảng tính lưu lượng nước thải
Stt
|
Hạng mục
|
Quy mô
|
Đơn vị
|
Tiêu chuẩn cấp nước
|
Tiêu chuẩn thoát nước thải
|
Đơn vị
|
Lưu lượng
(m3/ngày đêm)
|
1
|
Khối phòng học + hiệu bộ
|
800
|
học sinh
|
20
|
18
|
l/học sinh/ ngày đêm
|
14,40
|
2
|
Nhà đa năng
|
1.347,36
|
m2 sàn
|
2
|
1,8
|
l/m2 sàn/ ngày đêm
|
2,43
|
3
|
Nhà bảo vệ
|
15,00
|
m2
|
2
|
1,8
|
l/m2/ ngày đêm
|
0,03
|
4
|
Lưu lượng nước thải thu gom ngày trung bình
|
|
|
|
|
|
16,86
|
5
|
Lưu lượng nước thải thu gom ngày lớn nhất
|
|
|
1,2
|
|
|
20,23
|
+ Lưu lượng nước thải thu gom ngày trung bình: ≈ 17 m3.
+ Lưu lượng nước thải thu gom ngày lớn nhất: ≈ 20 m3.
-
Giải pháp thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng với hệ thống thoát nước mưa.
- Hướng thoát: Nước thải được thu gom theo nguyên tắc tự chảy thoát ra đường cống D300 dưới đường Thanh Niên, cuối cùng được thu về khu xử lý nước thải Cống Họng.
- Giai đoạn đầu, khi chưa có hệ thống thoát nước thải mạng ngoài về khu xử lý nước thải Cống Họng, nước thải từ các công trình xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại trước khi thoát ra cống thoát nước chung.
-
Hệ thống thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải mạng ngoài gồm đường cống, ga.
- Đường cống tự chảy thoát nước thải kích thước D200; độ dốc tối thiểu imin³ 1/D. Độ sâu chôn cống tối thiểu đối dưới khu vực không có xe cơ giới qua lại là 0,3m; khu vực có xe cơ giới qua lại là 0,5m (tính đến đỉnh cống).
- Ga nước thải bố trí tại các điểm giao cắt, đổi hướng dòng chảy, tại ranh giới giữa 2 lô đất liền kê.
Bảng thống kê khối lượng thoát nước thải
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Cống D200
|
286
|
m
|
4
|
Ga nước thải
|
11
|
cái
|
-
Vệ sinh môi trường:
-
Tiêu chuẩn và khối lượng chất thải rắn (CTR)
+ Lượng CTR từ học sinh phát sinh: 1,0 kg/học sinh-ngày.
+ Lượng CTR từ các công trình khác phát sinh: 0,5 tấn/ha-ngày.
+ Tỷ lệ thu gom CTR: 100%
=> Khối lượng CTR phát sinh dự kiến: 0,89 tấn/ngày.
-
Quản lý chất thải rắn:
- Phân loại CTR: Để thuận tiện trong việc thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cần tiến hành phân loại chất thải rắn ngay từ nguồn phát thải thành 2 nguồn chính là vô cơ (thu gom định kỳ) và hữu cơ (thu gom hằng ngày).
- Thu gom và xử lý CTR: bố trí các thùng thu gom CTR bằng nhựa có nắp đậy tại các khu nhà ở, công trình công cộng với cự ly không quá 100m để thuận tiện cho việc bỏ rác của giáo viên và học sinh. Sau đó, CTR được công ty cổ phần Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng thu gom bằng phương tiện chuyên dụng và vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố.
-
Quy hoạch thông tin liên lạc
-
Cơ sở thiết kế.
- QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- QCVN 07-8: 2016/BXD Quy chuẩn quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình viễn thông.
- QCVN 33: 2019/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.
-
Chỉ tiêu tính toán và nhu cầu sử dụng
- Chỉ tiêu tính toán: 01 thuê bao/ 200 m2 sàn.
=> Tổng số thuê bao cung cấp khoảng 39 thuê bao.
-
Giải pháp thiết kế
- Nguồn cấp: Hệ thống thông tin liên lạc của Dự án được nối ghép vào mạng viễn thông chung quận Đồ Sơn.
- Phương thức:
+ Áp dụng công nghệ truy cập mạng quang thụ động theo chuẩn mạng GPON, (Gigabit-capable Passive Optical Networks) – Mạng quang thụ động tốc độ Gigabit và sử dụng dịch vụ viễn thông FTTH (Fiber To The Home) để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao được nối đến tận công trình.
- Hình thức:
+ Hạ ngầm cáp thông tin để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan, đồng thời phải đồng bộ với các hệ thống hạ tầng cơ sở khác.
+ Cáp chính được luồn trong ống nhựa HDPE, cáp trong mạng nội bộ đi trong ống PVC, những đoạn cáp qua đường phải luồn trong ống thép.
Bảng thống kê khối lượng
Stt
|
Hạng mục
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
1
|
Cáp quang 8FO
|
154
|
m
|
2
|
Hộp cáp
|
2
|
Hộp
|
5.4.Khái toán hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng: 7,8 tỷ
Stt
|
Tên công trình
|
Số lượng
|
Đơn vị
|
Đơn giá (triệu)
|
Thành tiền (triệu)
|
I
|
San nền
|
|
|
|
|
|
Khối lượng đắp nền
|
18.531,13
|
m3
|
0,11
|
2.038,42
|
|
Tổng
|
|
|
|
2.038,42
|
II
|
Thoát nước mưa
|
|
|
|
|
1
|
Cống tròn bê tông D400
|
328
|
m
|
1,41
|
462,48
|
2
|
Cống tròn bê tông D500
|
20
|
m
|
1,5
|
30,00
|
3
|
Cống tròn bê tông D600
|
113
|
m
|
1,6
|
180,80
|
4
|
Ga thu, hố ga
|
25
|
Cái
|
2
|
50,00
|
|
Tổng
|
|
|
|
723,28
|
III
|
Giao thông
|
|
|
|
|
1
|
Đường bê tông nhựa
|
2.975
|
m2
|
0,85
|
2.528,75
|
2
|
Hè lát gạch Block
|
964
|
m2
|
0,35
|
337,40
|
3
|
Bó vỉa, đan rãnh
|
201
|
m
|
0,2
|
40,20
|
5
|
Thảm cỏ, cây bụi
|
2.141
|
m2
|
0,1
|
214,10
|
|
Tổng
|
|
|
|
3.120,45
|
IV
|
Cấp nước
|
|
|
|
|
1
|
D100
|
293
|
m
|
0,83
|
243,19
|
2
|
DN90
|
85
|
m
|
0,67
|
56,95
|
3
|
DN50
|
199
|
m
|
0,24
|
47,76
|
4
|
DN32
|
32
|
m
|
0,13
|
4,16
|
5
|
Trụ cứu hỏa
|
6
|
Trụ
|
13
|
78,00
|
6
|
Bể nước sạch W=40m3
|
40
|
m3
|
1,32
|
52,80
|
7
|
Bể nước sạch W=220m3
|
220
|
m3
|
1,32
|
290,40
|
|
Tổng
|
|
|
|
773,26
|
V
|
Thoát nước thải
|
|
|
|
|
1
|
Cống D200
|
286
|
m
|
0,8
|
228,80
|
2
|
Ga nước thải
|
11
|
Cái
|
3
|
33,00
|
|
Tổng
|
|
|
|
261,80
|
VI
|
Cấp điện
|
|
|
|
|
1
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x10mm2
|
36
|
m
|
0,18
|
6,48
|
1
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x25mm2
|
73
|
m
|
0,25
|
18,25
|
2
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x50mm2
|
52
|
m
|
0,5
|
26
|
4
|
Cáp ngầm 22kV-Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x50mm2
|
140
|
m
|
0.795
|
111,3
|
3
|
Trạm biến áp 22/0,4kV-180kVA
|
01
|
Trạm
|
368
|
368
|
4
|
Hộp kỹ thuật 0,4kV dự kiến
|
4
|
hộp
|
3
|
12
|
|
Tổng
|
|
|
|
542,03
|
VII
|
Chiếu sáng
|
|
|
|
|
1
|
Cáp ngầm 0,4kV-Cu/XLPE/PVC 4x6mm2
|
336
|
m
|
0,077
|
25,87
|
2
|
Đèn chiếu sáng cần đơn
|
13
|
Bộ đèn
|
16,2
|
210,60
|
4
|
Tủ chiếu sáng 0,4kV dự kiến
|
1
|
tủ
|
23
|
23,00
|
|
Tổng
|
|
|
|
259,47
|
VIII
|
Thông tin liên lạc
|
|
|
|
|
1
|
Cáp quang 8FO
|
251
|
m
|
0,33
|
82,83
|
2
|
Hộp cáp
|
7
|
Hộp
|
1,83
|
12,81
|
|
Tổng
|
|
|
|
95,64
|
|
Tổng I+II+III+IV+V+VI+VII+VIII
|
|
|
|
7.814,35
|
VI. QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM SOÁT KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
6.1. Xác định công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn
Là công trình “Khối hành chính quản trị + hỗ trợ học tập + phụ trợ” và công trình “Khối phòng học tập” đối diện cổng vào.
6.2. Xác định chiều cao xây dựng công trình
* Quy định chung:
-
Cốt xây dựng: ³+2,50m (hệ cao độ lục địa).
-
Chiều cao xây dựng công trình, cốt sàn tầng 1, cốt trần tầng 1 của các công trình trong khu quy hoạch: áp dụng thống nhất trong khu quy hoạch.
-
Mái dốc (nếu có) cao tối đa (so với cốt sàn mái): 3,0m.
* Quy định cụ thể:
-
Khối phòng học + hiệu bộ:
-
Chiều cao xây dựng công trình tối đa: 04 tầng (tối đa 18,5m so với cốt nền xây dựng).
-
Cốt sàn tầng 1 tối đa (so với cốt xây dựng): + 1,5m.
-
Cốt trần tầng 1 tối đa (so với cốt sàn tầng 1): + 4,2m.
-
Chiều cao xây dựng công trình tối đa: 02 tầng (tối đa 12,5m so với cốt nền xây dựng).
-
Cốt sàn tầng 1 tối đa (so với cốt xây dựng): + 1,5m.
-
Cốt trần tầng 1 tối đa (so với cốt sàn tầng 1): + 4,5m.
-
Các công trình khác (Nhà để xe; Nhà bảo vệ; Công trình tiện ích công cộng trong khu cây xanh, vườn hoa…):
-
Chiều cao xây dựng công trình tối đa: 01 tầng (tối đa 4,5m so với cốt nền xây dựng).
-
Cốt sàn tầng 1 tối đa (so với cốt xây dựng): + 0,5m.
-
Cốt trần tầng 1 tối đa (so với cốt sàn tầng 1): + 4,0m.
6.3. Xác định khoảng lùi trên từng dãy phố, nút giao thông
Theo quy định về khoảng lùi tại “QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch Xây dựng”: tất cả các công trình trong khu vực lập quy hoạch đều có khoảng lùi tối thiểu so với lộ giới đường quy hoạch là 0,0m.
Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình
Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)
|
Chiều cao xây dựng công trình (m)
|
< 19
|
< 19
|
0
|
6.4. Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc
-
Hình khối: hình khối công trình theo dạng tổ hợp các hình khối cơ bản (chủ yếu là tổ hợp các dạng không gian của các hình: vuông, chữ nhật, tròn, tam giác…), đường nét đơn giản, cô đọng. Với các công trình tiện ích… có thể sử dụng các hình khối cách điệu để tạo hình.
-
Hình thức kiến trúc: Sử dụng ngôn ngữ kiến trúc hiện đại.
-
Khối đế (nếu có): ưu tiên sử dụng vật liệu ốp lát tự nhiên (ốp đá xẻ tự nhiên, gạch trần, đá grannite...) để tạo cảm giác vững chắc.
-
Sử dụng mái bằng theo phong cách kiến trúc hiện đại.
-
Hệ thống cửa, hành lang, ban công, lô gia, ô văng, mái hiên… được thiết kế và bố cục thống nhất với tổng thể kiến trúc của công trình.
-
Biển báo, biển chỉ dẫn thông tin...: không gắn vượt ra khỏi chỉ giới đường đỏ. Diện tích biển được khống chế không vượt quá 20% diện tích nền gắn biển.
-
Cổng, tường rào: được phép xây dựng cổng, tường rào chung cho toàn trường theo ranh giới khu đất quy hoạch. Không xây dựng cổng, tường rào riêng cho từng công trình hoặc từng khu vực chức năng.
-
Cổng: kiến trúc cổng đơn giản, hiện đại, có cùng phong cách, chi tiết của công trình; Khuyến khích cổng có kiến trúc cách điệu thành biểu tượng nhận diện cho trường.
-
Tường rào: xây dựng theo ranh giới đất, có chiều cao thống nhất, tối đa 2,5m trong đó không quá 30% là mảng đặc cho rào theo lộ giới. Khuyến khích kết hợp tường rào với các luống cây xanh cắt tỉa và dây leo quanh rào để giảm sự đơn điệu đồng thời tăng mật độ cây xanh cho toàn khu.
-
Vật liệu xây dựng: Vật liệu xây dựng truyền thống (cát, đá, xi măng, gạch, vôi, sắt thép...) kết hợp với vật liệu hiện đại (nhôm, kính, thép...) và gỗ.
-
Màu sắc, chiếu sáng:
-
Màu sắc công trình chủ đạo là màu sáng, nhẹ, nhã thống nhất trong toàn khu. Tại các điểm nhấn, khối đế, gờ phào, mái... có thể sử dụng màu đối lập để tạo hiệu quả design thị giác.
-
Các công trình được thiết kế chiếu sáng ngày và đêm, sử dụng đèn led với ánh sáng trắng, ánh sáng vàng là chủ yếu. Yêu cầu: Chiếu sáng công trình không được ảnh hưởng tới người và phương tiện tham gia giao thông và tới các công trình lân cận.
|
|
Phối cảnh minh họa tổng thể trường học
|
|
Phối cảnh mình họa cổng trường và công trình chính
|
|
|
Phối cảnh minh họa công trình nhà thể thao đa năng và nhà học
|
6.5. Hệ thống cây xanh, không gian mở
* Hệ thống cây xanh:
Hệ thống cây xanh của khu vực lập quy hoạch gồm 3 loại hình: cây xanh vườn hoa; cây xanh đường phố và cây xanh trong công trình. Cây xanh phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết địa phương ven biển. Đảm bảo tạo bóng mát, điều hòa vi khí hậu và hạn chế che khuất kiến trúc công trình, không ảnh hưởng tới hoạt động giao thông. Khuyến khích trồng kết hợp cây xanh bóng mát với các loại hoa theo mùa.
-
Cây xanh, vườn hoa: Là các khu cây xanh ở các khu vực công cộng (bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên khu vực - nếu có). Đây cũng được xác định là các không gian mở trong khu quy hoạch. Hệ thống cây xanh - không gian mở này được thiết kế quy hoạch đảm bảo các yêu cầu:
-
Tổ chức thành hệ thống theo chủ đề. Mật độ xây dựng gộp không quá 5%, các công trình tiện ích (nếu có) chỉ xây 1 tầng.
-
Cây trồng được kết hợp giữa cây bóng mát (phượng vỹ, bằng lăng, điệp vàng, sưa, hoa sữa, liễu, bách tán, lộc vừng…), cây bụi thấp (Cau bụi, huyết dụ, đinh lăng, ngâu, vạn tuế, chà là, dâm bụt, tường vy…) và thảm cỏ… phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu.
-
Đảm bảo đầy đủ hệ thống tiện ích công cộng như: vòi nước, ghế đá, điểm dừng chân, điện chiếu sáng, thùng rác, biển chỉ dẫn…
|
|
Kết hợp cây xanh bóng mát, cây bụi thấp và thảm cỏ
|
|
|
Điêu khắc trang trí, biểu tượng… trong vườn hoa
|
|
|
Một số tiện ích công cộng trong vườn hoa
|
|
|
|
-
Cây xanh đường phố: là các cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè, dải phân cách (cây xanh, thảm cỏ trồng trong chỉ giới đường đỏ).
|
|
Cây xanh đường phố
|
-
Cây xanh vỉa hè có tán rộng, khi trồng tối thiểu phải cao 3m.
-
Gốc cây cần tạo thành những bồn hoa để làm đẹp và có thể trồng hoa theo chủ đề.
-
Không trồng các loại cây dụ côn trùng có hại cho sức khỏe. Phải tỉa cành cây trước mùa mưa bão.
-
Cây xanh trong công trình: Là cây xanh của các công trình bao gồm: dàn hoa, dây leo… Cây xanh đảm bảo tạo bóng mát và hạn chế che khuất kiến trúc công trình.
|
Vườn mái
|
|
|
Cây trồng hàng rào
|
Cây leo
|
* Mặt nước: Có thể bố trí mặt nước, đài phun nước kết hợp trong vườn hoa, các khu cây xanh tập trung.
* Quảng trường: Không bố trí quảng trường. Tổ chức hệ thống sân chơi, sân tập TDTT tạo không gian mở, hình thành nơi tập trung đông người khi cần thiết.
Thống kê một số loại cây xanh có thể trồng trong khu quy hoạch
STT
|
LOẠI CÂY
|
TÍNH CHẤT
|
A
|
Cây xanh, vườn hoa tập trung
|
1
|
Phượng vĩ
|
Cây bóng mát
|
2
|
Bằng lăng
|
Cây bóng mát
|
3
|
Liễu
|
Cây bóng mát
|
4
|
Cau bụi
|
Cây bụi thấp
|
5
|
Ngâu
|
Cây bụi thấp
|
6
|
Dâm bụt
|
Cây bụi thấp
|
7
|
Tường vy
|
Cây bụi thấp
|
….
|
……..
|
……….
|
B
|
Cây xanh đường phố
|
1
|
Phượng vĩ
|
Cây xanh vỉa hè
|
2
|
Bằng lăng
|
Cây xanh vỉa hè
|
3
|
Điệp vàng
|
Cây xanh vỉa hè
|
4
|
Sấu
|
Cây xanh vỉa hè
|
5
|
Sưa
|
Cây xanh vỉa hè
|
…
|
……………..
|
…………
|
C
|
Cây xanh trong công trình
|
1
|
Loa kèn
|
Cây leo
|
2
|
Lãng tiên
|
Cây leo
|
3
|
Tigôn
|
Cây leo
|
4
|
Thiên lý
|
Cây leo
|
5
|
Các loại phong lan
|
Cây dàn treo
|
...
|
...
|
...
|
6.6. Trang thiết bị đô thị
-
Các đèn chiếu sáng, đèn trang trí: đường nét thanh thoát nhẹ nhàng, hiện đại mang tính cách điệu. Sử dụng vật liệu chống ăn mòn do khí hậu biển.
-
Phần vỏ công trình kỹ thuật (trạm biến áp, tủ điện thoại công cộng, …) được thiết kế thống nhất trong toàn khu, các tiện ích đô thị (kios điện thoại công cộng, thùng rác, …) sử dụng các thiết bị lưu động (dạng kios) để có thể di chuyển được vị trí khi cần thiết.
|
|
Trạm biến áp
|
Thùng rác có phân loại đầu nguồn
|
-
Các biển báo, bảng chỉ dẫn: Kết hợp yêu cầu thông tin chỉ dẫn với nghệ thuật đồ hoạ trang trí mang tính hiện đại, không được gây thu hút sự chú ý quá mức làm mất an toàn giao thông, không gây tiếng ồn và không cản tầm quan sát. Các biển hiệu gắn với công trình kiến trúc, khống chế tỷ lệ diện tích biển so với diện tích nền không quá 20%.
-
Các khu vực cần bố trí các thùng rác công cộng có hình thức hiện đại, phù hợp và được vận chuyển về khu xử lý tập trung. Mỗi khu chức năng yêu cầu tối thiểu 01 vị trí đặt thùng đựng rác. Trên đường phố, yêu cầu từ 100m đến 150m đặt 1 thùng đựng rác. Thùng đựng rác yêu cầu có các ngăn khác nhau để phân loại rác ngay từ đầu nguồn.
VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
7.1.Đánh giá hiện trạng môi trường
- Khu vực lập quy hoạch chủ yếu là ruộng đất trống, ao, mương nước… được ngăn cách bởi bờ đầm, đường đất. Tác nhân gây ô nhiễm không khí từ ao nước tù không đáng kể.
- Hiện trạng chất lượng môi trường đất của khu vực nằm trong tình trạng chung của các khu vực đất nông nghiệp không canh tác, tồn tại nguy cơ có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất và chất hữu cơ khó phân hủy gây ô nhiễm và thoái hóa đất. Khả năng môi trường đất bị ô nhiễm cũng cần được xem xét cụ thể hơn khi tiến hành xây dựng các công trình. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này không lớn và tính chất không nghiệm trọng, do vậy, khi tiến hành xây dựng các công trình đô thị thì về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến môi trường chung của khu vực.
- Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt: hiện tại chưa phát sinh.
7.2.Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường của quy hoạch
-
Tác động đến cảnh quan thiên nhiên
Quy hoạch đã tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về xây dựng và kiến trúc với nguyên tắc phù hợp với cảnh quan, do đó hầu như không tác động xấu đến môi trường cảnh quan.
-
Biến đổi các điều kiện tự nhiên
Khi quy hoạch được thực hiện thì xu hướng biến đổi một số điều kiện tự nhiên có thể xảy ra là:
- Địa hình, địa mạo bị thay đổi theo hướng hiện đại hơn, văn minh hơn, tuy nhiên độ gần gũi thiên nhiên có thể bị giảm.
- Hệ sinh thái có thể bị suy giảm nếu chất lượng môi trường đất, không khí, nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm.
Việc thực hiện quy hoạch là cần thiết, nhưng trong quá trình triển khai cần phải ưu tiên thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng nội dung và mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch để đảm bảo phát triển bền vững.
-
Tác động đến các nguồn thải
a. Nước thải
Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều các chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học cao. Các thành phần chủ yếu là: COD, BOD5, Nitơ, Photpho, vi khuẩn gây bệnh... Nước thải sinh hoạt có màu nâu đen, có mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới môi trường và con người.
b. Nước mưa chảy tràn
- Theo số liệu về điều kiện tự nhiên của Hải Phòng thì lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.700 mm. Lượng nước này tập trung khoảng 90% vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Đặc trưng của nước mưa chảy tràn chứa chủ yếu các thành phần chất rắn lơ lửng, rác thải,... chưa được xử lý có thể gây ảnh hưởng tới nguồn tiếp nhận.
c. Chất thải rắn
- Chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày, thành phần chủ yếu gồm nhựa, túi nilon, giấy vụn, vỏ hộp các loại... Đặc điểm và tính chất các chất thải hữu cơ là dễ xử lý, tuy nhiên khi chất thải không được thu gom, vận chuyển, lưu giữ đảm bảo hợp vệ sinh dễ gây mùi do có sự phân hủy của các vi sinh vật thích nghi với môi trường.
-
Tác động đến môi trường đất
Khi quy hoạch được triển khai sẽ có những biến đổi nhất định. Cụ thể như sau:
- Về tính chất lý, hóa học của đất: Quy hoạch sẽ làm cấu trúc đất bị phá vỡ. Khi xây dựng các công trình sẽ làm tăng cường độ chịu lực của đất.
- Ngoài ra, việc xây dựng còn làm đất ô nhiễm bẩn do nước thải, chất thải rắn.
- Thành phần dinh dưỡng của đất cũng sẽ giảm do các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công công trình, giảm tính đa dạng sinh học.
-
Tác động đến môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt là nguyên nhân chính gây nên trình trạng ô nhiễm môi trường nước.
- Trong quy hoạch đã có những định hướng rất cụ thể, ngoài việc quy hoạch cụ thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thân thiện với môi trường, dự án đã hoạch định hướng thu gom và xử lý nước thải trước khi thoát ra môi trường. Như vậy, xu hướng biến đổi thành phần môi trường nước về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực.
7.3.Các giải pháp kỹ thuật để ứng phó sự cố, kiểm soát các tác động của môi trường. Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
-
Các biện pháp chung
- Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch này, các giải pháp kỹ thuật tổng thể là:
+ Yêu cầu tất các các công trình triển khai trong quy hoạch phải lập bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định.
+ Ứng phó với biển đổi khí hậu: Để ứng phó với biến đổi này, việc thiết kế cao độ nền xây dựng của khu vực như quy hoạch là phù hợp. Trong quá trình triển khai xây dựng cần phải xác định độ cao cụ thể và có tính đến độ dự phòng an toàn đảm bảo độ vững chắc để chắn bão ở cấp độ cao (cấp 12 và trên cấp 12).
+ Phải xây dựng hệ thống thu gom chất thải (rắn, lỏng) cho toàn bộ các khu vực có nguồn gây ô nhiễm. Xử lý chất thải rắn theo hướng phân loại tại nguồn, không sử dụng túi nilon và các loại vật liệu khó phân huỷ.
+ Xây dựng kế hoạch trang bị đầy đủ về mặt kỹ thuật cho việc xử lý các sự cố về môi trường như: Sự cố khi hệ thống thoát nước thải dò rỉ, sự cố do thiên tai, bão lũ.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
-
Các giải pháp bảo vệ môi trường đối với hoạt động xây dựng
- Bảo đảm các yêu cầu cảnh quan và môi trường trong quá trình xây dựng dự án. Cụ thể:
+ Đảm bảo diện tích cây xanh trong khu vực quy hoạch.
+ Việc xây dựng các công trình phải đảm bảo không làm rơi vãi các loại vật liệu xây dựng và các loại chất thải ra đường.
- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp và được niêm yết tại những nơi dễ quan sát trong dự án.
- Đặt các thùng rác ở vị trí thuận tiện cho người dân xả rác, thực hiện thu gom và chuyển đến nơi xử lý; xây dựng khu vệ sinh công cộng tại các vị trí phù hợp trong khu vực cây xanh đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo dõi tình hình môi trường trong dự án.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường dự án, tiến hành quan trắc môi trường trong dự án theo định kỳ lập báo cáo trình cấp quản lý theo quy định.
- Kịp thời phát hiện các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường trong dự án, thông báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả trong phạm vi khả năng.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra, hợp tác với các cơ quan hữu quan và tuân thủ các điều hành của cơ quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra; thực hiện các biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
-
Kế hoạch quản lý, giám sát môi trường.
a. Đối tượng và vị trí quan trắc.
- Đối tượng quan trắc trong quá trình triển khai điều chỉnh quy hoạch cần được thực hiện như mạng lưới quan trắc Thành phố là các thành phần và yếu tố môi trường có tính biến đổi rõ rệt theo thời gian và không gian như sau: môi trường không khí; môi trường nước mặt, nước ngầm; môi trường đất; chất thải rắn; tiếng ồn.
- Các vị trí được lựa chọn quan trắc tại điểm xả nước thải và khu vực đầu và cuối hướng gió của khu vực.
b. Tần suất quan trắc.
- Một trong những yếu tố quyết định độ chính xác của việc đánh giá hiện trạng và việc diễn biến môi trường là tần suất quan trắc môi trường. Tần suất quan trắc càng dày thì việc đánh giá đưa ra càng sát với đánh giá thực tế, độ chính xác càng cao. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mà quyết định tới tần suất quan trắc.
- Tần suất quan trắc đối với mỗi thành phần môi trường phụ thuộc vào tình biến đổi nhanh hay chậm của thành phần môi trường đó, ví dụ: môi trường đất biến đổi rất chậm, trong khi đó môi trường không khí biến đổi rất nhanh nên tần suất đo càng dày càng tốt.
- Để bảo đảm đánh giá đúng hiện trạng cũng như xu hướng biến đổi các thành phần môi trường của khu vực phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường của địa phương, tần suất quan trắc đối với các thành phần môi trường tối thiểu phải như sau:
+ Môi trường không khí - 3 tháng một lần.
+ Môi trường nước - 3 tháng một lần.
+ Môi trường đất - 6 tháng một lần.
+ Chất thải rắn - 3 tháng một lần.
c. Tổ chức thực hiện quan trắc.
- Quận Đồ Sơn là cơ quan chức năng quản lý các số liệu đo đạc và quan trắc môi trường của các dự án nằm trên địa bàn của mình và có thể sử dụng các kết quả đo đạc của các dự án trong phạm vi điều chỉnh quy hoạch làm số liệu quan trắc chung (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường); kết phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường của Thành phố để bổ sung các số liệu quan trắc cụ thể tại một số địa điểm, tạo thuận lợi cho địa phương trong việc quan trắc đúng tần suất và quản lý môi trường kịp thời, hiệu quả.
- Kết quả quan trắc và phân tích các thành phần môi trường được xử lý và báo cáo về Sở Tài Nguyên và Môi Trường theo các quy định thống nhất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
VIII. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Nguồn lực thực hiện: vốn ngân sách.
IX. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên tại phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn được lập đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đồ án được duyệt sẽ tạo quỹ đất phù hợp để triển khai Dự án xây dựng trường Trung học cơ sở Ngọc Xuyên hình thành môi trường giáo dục văn minh - hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa của phường cũng như của quận Đồ Sơn.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn phê duyệt đồ án nêu trên, làm cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo theo đúng quy định.
Sau khi đồ án được duyệt, tổ chức công bố công khai để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư theo dõi, giám sát./.