ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
SỞ XÂY DỰNG CÀ MAU
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2040
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 4
I. Lý do, sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch vùng huyện............................................ 4
II. Căn cứ lập quy hoạch ........................................................................................................ 7
III. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 9
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN... 12
I. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................. 12
II. Hiện trạng kinh tế............................................................................................................. 13
III. Hiện trạng xã hội ............................................................................................................ 16
IV. Hiện trạng đô thị và dân cư nông thôn ........................................................................ 17
V. Hiện trạng hạ tầng xã hội................................................................................................. 19
VI. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................... 22
CHƯƠNG III: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG .............................................. 28
I. Bối cảnh phát triển vùng .................................................................................................. 28
II. Tiềm năng, động lực phát triển vùng............................................................................. 30
III. Tính chất, chức năng ...................................................................................................... 33
IV. Loại hình và các giai đoạn quy hoạch.......................................................................... 34
V. Các dự báo phát triển vùng ............................................................................................. 34
VI. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu ........................................................................... 37
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG................. 38
I. Mô hình phát triển vùng.................................................................................................... 38
II. Phân vùng chức năng (các tiểu vùng)............................................................................ 38
III. Cấu trúc không gian vùng ............................................................................................. 43
IV. Định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.............................................. 48
V. Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ........................................ 57
VI. Định hướng phát triển vùng du lịch, cảnh quan, bảo tồn........................................... 57
VII. Định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp .................................................. 59
VIII. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội ....................................................................... 60
IX. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật ....................................................................... 63
CHƯƠNG V: CƠ CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN
ĐẦU TƯ................................................................................................................................. 75
CHƯƠNG VI: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.......................................................... 78
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 81
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1. Vùng ĐBSCL : Vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Vùng KTTĐ : Vùng kinh tế trọng điểm
3. KTXH : Kinh tế xã hội
4. TMDV : Thương mại dịch vụ
5. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
6. KKT : Khu kinh tế
7. KCN : Khu công nghiệp
8. CCN : Cụm công nghiệp
9 UBND : Ủy ban nhân dân
10. TP : Thành phố
11. TW : Trung ương
12. QHCT : Quy hoạch chi tiết
13. QHC : Quy hoạch chung
14. OCOP : Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”
15. THCS : Trung học cơ sở
16. THPT : Trung học phổ thông
17. TDTT : Thể dục thể thao
18. QL.1 : Quốc lộ 1
19. ĐH : Đường huyện
20. ĐT : Đường tỉnh
21. UBND : Ủy ban nhân dân
22. HĐND : Hội đồng nhân dân
23. DA ĐTXD : Dự án đầu tư xây dựng
24. HTX : Hợp tác xã
25. BTXM : Bê tông xi măng
26. Đường TT. xã : Đường trung tâm xã
27. GTNT : Giao thông nông thôn
28. Cấp IV ĐB : Đường cấp IV đồng bằng
29. Cấp III - ĐTNĐ : Cấp III đường thủy nội địa
30. Đường HCM : Đường Hồ Chí Minh
31. TCN : Trạm cấp nước
32. CTR : Chất thải rắn
CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH VÙNG HUYỆN
1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch
Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực Nam của Việt Nam, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Về Lãnh thổ tỉnh Cà Mau gồm 2 phần: Phần đất liền và phần biển chủ quyền. Phần đất liền diện tích 5.221,2 km², xếp thứ 2 và bằng 12,79% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long (40.816,4km²), bằng 1,58% diện tích cả nước (331.236 km²). Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển.
Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc.
Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện gồm: Thành phố Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Thới Bình, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh.
Huyện Phú Tân nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau là huyện tiếp giáp với biển Tây, là một trong những huyện thuộc vùng phát triển kinh tế biển và ven biển. Huyện Phú Tân được tái lập vào năm 2004 theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Ranh giới huyện Phú Tân được xác định như sau:
- Phía Đông giáp: Huyện Cái Nước;
- Phía Tây giáp: Biển Tây;
- Phía Nam giáp: Huyện Năm Căn.
- Phía Bắc giáp: Huyện Trần Văn Thời;
Theo số liệu thống kê năm 2019, huyện Phú Tân có diện tích 448,19km², chiếm 8,58% diện tích của tỉnh. Dân số là 97.684 người, có 49.745 nam giới và 47.939 nữ giới, mật độ dân số đạt 218 người/km². Ở khu vực thành thị có 3.902 hộ, với 13.940 người. Ở khu vực nông thôn có 20.248 hộ, với 83.744 người.
Huyện có 9 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn huyện lỵ (thị trấn Cái Đôi Vàm) và 8 xã: Nguyễn Việt Khái, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng.
Hình 1. Vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Huyện Phú Tân nằm trong hành lang ven biển Tây (Vịnh Thái Lan), là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau. Theo tuyến hành lang này, thị trấn Cái Đôi Vàm là đô thị ven biển Tây, liên kết với các đô thị quan trọng khác dọc theo tuyến đường đê biển Tây như: thị trấn Sông Đốc, khu dân cư cửa Đá Bạc, cửa Khánh Hội. Huyện Phú Tân có điều kiện liên kết với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau để phát triển kinh tế nội địa và kinh tế biển.
Trung tâm huyện Phú Tân nằm trên trục đường ĐT.986 là trục giao thông Đông - Tây của tỉnh Cà Mau, đấu nối với trục Quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn tại thị trấn Cái Nước.
Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, sự chỉ đạo điều hành kịp thời của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các ngành, các cấp và toàn thể quân, dân huyện nhà nên tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định, các lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được thực hiện có hiệu quả; Công tác vận động các loại quỹ đều đạt kế hoạch đề ra; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được quan tâm tổ chức thực hiện đáp ứng nhu cầu thụ hưởng về văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhờ sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo quê hương Phú Tân đã có những thay đổi đáng kể. Cơ sở hạ tầng nông thôn, điện, đường, trường, trạm được đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Triển khai thực hiện Đề án xây dựng Huyện Nông thôn mới (NTM) đến nay huyện Phú Tân đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM, gồm: Tiêu chí số 1 (quy hoạch), tiêu chí số 2 (giao thông), tiêu chí số 3 (thủy lợi), tiêu chí số 4 (điện), tiêu chí số 8 (an ninh, trật tự xã hội), tiêu chí số 9 (chỉ đạo nông thôn mới).
Còn lại 3 tiêu chí chưa đạt gồm: Tiêu chí số 5 (Y tế-Văn hóa-Giáo dục), tiêu chí số 6 (sản xuất), tiêu chí số 7 (môi trường).
Dự kiến năm 2021-2022, huyện sẽ đề xuất công nhận NTM đối với xã Phú Tân và xã Nguyễn Việt Khái. Như vậy, theo lộ trình, đến hết năm 2022, Phú Tân sẽ có 100% số xã đạt chuẩn NTM (hiện nay đã có 6/8 xã đạt chuẩn NTM).
Đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, cùng với tiềm năng và lợi thế vốn có, huyện Phú Tân đã được tỉnh chọn là huyện thí điểm tham gia Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn sau năm 2020. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương, quản lý, khai thác không gian đô thị - nông thôn, không gian phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch,.... gắn với việc gìn giữ các giá trị sinh thái và nhân văn, đáp ứng các tiêu chí huyện nông thôn mới thì việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 định hướng đến 2040 là rất cần thiết và cấp bách, tạo điều kiện thuận lợi để Phú Tân trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
Quy hoạch vùng huyện Phú Tân theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới, xác định thực trạng và các nhiệm vụ cần hoàn thiện theo các tiêu chí huyện nông thôn mới.
Nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh.
Xác định cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng, lập các quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 đã được hợp nhất tại văn bản số 02/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Quốc hội;
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017;
- Nghị định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đã được hợp nhất tại văn bản số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc 2021-2030;
- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về Huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 07:2016/BXD về hạ tầng kỹ thuật;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 05/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2021 (giao Sở Xây dựng thực hiện Quy hoạch vùng huyện Phú Tân);
- Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 27/5/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc Phê duyệt Nhiệm vụ - Dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
- Báo cáo tổng hợp số 21/BC-HĐTĐT ngày 29/12/2021 của Hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng cấp Tỉnh về việc Tổng hợp ý kiến đóng góp cho Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
- Văn bản giải trình ý kiến Hội đồng thẩm định của Đơn vị tư vấn lập quy hoạch ngày 15/3/2022;
- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11/3/2022 của Hội đồng Nhân dân huyện Phú Tân về việc thông qua Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
- Văn bản giải trình ngày 17/6/2022 của Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn về ý kiến đóng góp của Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cơ sở tài liệu, số liệu
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt năm 2018;
- Quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt năm 2015;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2021 - 2025) của huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau;
- Chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Cà Mau và huyện Phú Tân: Nông lâm thủy sản, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp, du lịch, thương mại, giao thông vận tải, điện lực, cấp nước, thoát nước, nghĩa trang, …
- Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới các xã thuộc huyện Phú Tân;
- Niên giám thống kê của huyện Phú Tân năm 2017, 2018, 2019;
- Các dự án, quy hoạch và các tài liệu, số liệu liên quan của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Phú Tân có liên quan đến khu vực lập quy hoạch;
- Các bản đồ địa hình, hành chính khu vực quy hoạch và vùng phụ cận;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch vùng huyện Phú Tân là địa giới hành chính huyện bao gồm: Thị trấn Cái Đôi Vàm và 8 xã: Nguyễn Việt Khái, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng. Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Đông giáp: Huyện Cái Nước;
- Phía Tây giáp: Biển Tây;
- Phía Nam giáp: Huyện Năm Căn.
- Phía Bắc giáp: Huyện Trần Văn Thời;
Diện tích khu vực lập quy hoạch vùng huyện là: 448,19km²
Hình 2 - Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
2. Phạm vi nghiên cứu mở rộng
Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm các quy hoạch, định hướng có liên quan đến khu vực vùng huyện Phú Tân, gồm có: Quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau, quy hoạch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hình 3 - Phạm vi nghiên cứu mở rộng trong vùng tỉnh Cà Mau
Hình 4 - Phạm vi nghiên cứu mở rộng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Địa hình
Phú Tân nằm trong vùng bán đảo Cà Mau, phần cuối của Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, phần lớn hơi thấp, trũng. Độ dốc bề mặt tương đối nhỏ, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 0,5 - 0,7 m so với mặt nước biển, trừ những liếp vườn có độ cao 1,2 - 1,5 m. Địa hình Phú Tân bị chia cắt bởi 3 cửa sông lớn là cửa Mỹ Bình, cửa Cái Đôi Vàm và cửa Bảy Háp.
2. Khí hậu
Phú Tân mang những đặc điểm chung của khí hậu vùng bán đảo Cà Mau, mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn phân hoá theo mùa. Một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng11; mùa khô bắt đầu từ tháng 12, kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,60C, cao nhất vào tháng 4 (28,30C), thấp nhất vào tháng 1 (25,00C). Tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8.500 - 10.0000C. Biên độ nhiệt ngày và đêm khá lớn, mùa khô chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm khoảng từ 7 - 100C, mùa mưa chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm thấp chỉ khoảng 4 - 70C.
3. Thủy văn
a. Hệ thống sông rạch
- Huyện Phú Tân có mật độ sông rạch dày đặc, chiếm 6,36% diện tích tự nhiên bao gồm các sông chính như: sông Mỹ Bình, sông Cái Đôi Vàm, Bảy Háp, Cái Cám, Công Nghiệp, Sào Lưới, Gò Công...
- Sông Mỹ Bình và Đầm Thị Tường chảy qua phía Bắc của huyện và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời, sông Mỹ Bình đổ ra biển ở cửa Mỹ Bình.
- Sông Cái Đôi đổ ra biển ở cửa Cái Đôi Vàm.
- Sông Bảy Háp bao bọc toàn bộ phần phía Đông Nam và phía Nam của huyện và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phú Tân và huyện Năm Căn, sông Bảy Háp đổ ra biển ở cửa Bảy Háp.
b. Chế độ thuỷ văn
Hai đặc trưng thuỷ văn quan trọng nhất ở huyện là vấn đề xâm mặn và úng ngập, cả 2 đặc trưng này đều chịu sự chi phối của thuỷ triều. Chế độ triều trong khu vực rất phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi hai chế độ triều hỗn hợp: Nhật triều không đều (Biển Đông) và Bán nhật triều không đều (Biển Tây - Vịnh Thái Lan) theo xu hướng chuyển từ phía đông sang phía tây với biên độ triều từ 0,4 - 1,2 m. Trên các sông rạch của huyện hàng ngày đều có 2 con nước: nước lớn và nước ròng.
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ
Số liệu cập nhật theo Báo cáo số 04/BC-UBND ngày 04/1/2022 của UBND huyện Phú Tân về việc Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, kết quả thực hiện Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (Số liệu tính đến 31/12/2021).
Tình hình kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngư - nông - lâm nghiệp chiếm 28,78% (kế hoạch 28,79%); công nghiệp - xây dựng chiếm 38,31% (kế hoạch 38,30%); dịch vụ chiếm 32,91% (kế hoạch 32,91%).
1. Lĩnh vực Nông lâm thủy sản
a. Thủy sản
- Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản được 65.585 tấn, đạt 100,9% kế hoạch năm, so cùng kỳ tăng 805 tấn (Sản lượng tôm đạt 33.340 tấn, đạt 101,03% kế hoạch năm, so cùng kỳ tăng 105 tấn).
- Diện tích nuôi tôm công nghiệp 1.737 ha với 2.671 hộ (nuôi tôm siêu thâm canh 800 ha với 843 hộ nuôi; nuôi tôm thâm canh 937 ha với 1.828 hộ nuôi), đạt 86,85% kế hoạch năm; năng suất bình quân đối với tôm siêu thâm canh đạt từ 20-40 tấn/ha/vụ, đối với tôm thâm canh đạt từ 6-8 tấn/ha/vụ.
- Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển ổn định, đạt hiệu quả khá, toàn huyện có diện tích 25.000 ha với 16.497 hộ nuôi, đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 550 kg/ha/vụ.
b. Nông nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp, bờ bao vuông tôm để trồng cây ăn trái, rau màu và sạ - cấy lúa tăng thu nhập. Trong năm 2021 đã xuống giống rau màu các loại được 1.410 ha, đạt 100,07% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 62 ha.
c. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Tổng đàn gia súc 15.799 con, đạt 71,81% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 6.715 con; đàn gia cầm 236.692 con, đạt 147,93% kế hoạch năm, so với cùng kỳ tăng 27.888 con. Tiêm phòng vaccine trên gia cầm được 25.115 liều, gia súc được 7.500 liều vaccine.
d. Thuỷ lợi
Đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 23 công trình thủy lợi với tổng chiều dài 41.373 m, khối lượng 377.875 m3 với tổng vốn đầu tư 14 tỷ 091 triệu 784 nghìn đồng (trong đó vốn huyện 22 công trình, vốn tỉnh 01 công trình).
e. Lâm nghiệp
Trong năm đã trồng mới được 19,04 ha rừng, đạt 100% kế hoạch (trong đó, trồng rừng sau khai thác được 103,93 ha đạt 100% kế hoạch; trồng 253.000 cây phân tán, đạt 103% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 21,69%; công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên tình trạng phá rừng trái phép vẫn còn xảy ra. Trong năm đã phát hiện 8 vụ và xử lý 7 vụ vi phạm về rừng, tăng 01 vụ so cùng kỳ.
f. Khoa học và công nghệ
- Tiếp tục triển khai thực hiện 02 dự án sử dụng nguồn vốn KHCN năm 2020 chuyển sang gồm: Dự án Nuôi chồn hương thương phẩm, sinh sản; Dự án nuôi dê thương phầm, sinh sản, các dự án đang trong giai đoạn phát triển tốt. Đồng thời, triển khai thực hiện 03 dự án từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2021 gồm: Dự án Nuôi chồn hương thương phẩm, sinh sản; Dự án nuôi cá mú Trân Châu thương phẩm trong ao lót bạc bỏ trống và dự án Nuôi cua đinh trong bể, hiện nay 03 dự án này đang cung cấp giống cho các hộ nhận dự án.
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất hỗ trợ huyện 01 dự án nuôi tôm siêu thâm canh 03 giai đoạn từ nguồn vốn KHCN của tỉnh, tổng kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng, dự án đã được thẩm định.
2. Lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ
- Tình hình sử dụng điện trên địa bàn huyện được đảm bảo, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Gắn điện kế mới được 396 hộ, nâng tổng số là 29.710 điện kế, tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện đạt 100% (kể cả hộ chia hơi). Phối hợp với Sở Công thương, Điện Lực Phú Tân, các xã, thị trấn Cái Đôi Vàm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công tiến hành xây dựng 35 tuyến điện đầu tư mới (xã Phú Tân 6 tuyến, xã Nguyễn Việt Khái 14 tuyến, xã Tân Hưng Tây 4 tuyến, xã Rạch Chèo 7 tuyến, xã Việt Thắng 2 tuyến và xã Tân Hải 2 tuyến) thuộc Dự án đầu tư điện nông thôn 2081 - tỉnh Cà Mau năm 2021).
- Công tác quản lý các mặt hàng thiết yếu được thực hiện khá tốt; công tác bình ổn thị trường và kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý các trường hợp gian lận thị trường thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai thực hiện có hiệu quả, các trường hợp bị phát hiện đều được xử lý kịp thời theo quy định. Không xảy ra tình trạng đầu cơ, sốt giá, các mặt hàng thiết yếu nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước.
- Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ. Đã cấp mới, cấp đổi và cấp lại được 646 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó cấp đổi 99 giấy, cấp lại 08 giấy).
3. Lĩnh vực Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên môi trường
a. Tài chính
Thu ngân sách Nhà nước đến 31/12/2021 được 41 tỷ 106 triệu 423 nghìn đồng, đạt 105,40% kế hoạch, giảm 21,18% so với cùng kỳ. Thu ngân sách huyện được 513 tỷ 069 triệu 022 nghìn đồng, đạt 155,87% kế hoạch (kể cả thu tạm ứng ngoài ngân sách), chi ngân sách huyện được 462 tỷ 791 triệu 763 nghìn đồng, đạt 140,59% so với dự toán năm.
b. Xây dựng
- Công tác xây dựng giao thông nông thôn được tiếp tục thực hiện. Huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2021. Huyện đạt 137/152 tiêu chí nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 17,12 tiêu chí. Đã tổ chức Lễ công nhận xã Rạch Chèo đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số hiện nay trên địa bàn huyện có 6/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75%). Tiếp tục triển khai xây dựng các tiêu chí nông thôn mới ở xã Phú Tân phấn đấu đảm bảo các điều kiện để xem xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí theo chuẩn NTM nâng cao tại xã Tân Hải. Chỉ đạo xã Nguyễn Việt Khái triển khai thực hiện theo lộ trình kết hợp với thực hiện dự án chương trình mục tiêu quốc gia.
Công tác xây dựng lộ giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm thực hiện, đến nay đã xây dựng được 40,335 km, đạt 134,45% so với kế hoạch; ban gạt lộ đất đen được 67,964 km, đạt 96,51% so với kế hoạch; kè chống sạt lở được 51,045km, đạt 91,09% so với chỉ tiêu đăng ký. Đã duy tu sửa chữa lộ bê tông xuống cấp được 10,53km.
- Công tác quản lý luồng tuyến, bến bãi và phối hợp đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được thực hiện thường xuyên. Vận chuyển được 75.144 lượt khách, khối lượng vận chuyển hàng hóa được 22.690 tấn.
Triển khai nạo vét nghiệm thu và đưa vào sử dụng 23 công trình thủy lợi (22 công trình vốn huyện, 01 công trình vốn tỉnh) với chiều dài 41,373km, khối lượng 377.875 m³. Phối hợp với Chi cục thủy lợi Cà Mau tiếp tục thi công các công trình do Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư.
c. Tài nguyên môi trường
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy định. Từ đầu năm đến nay đã cấp 121 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, với diện tích 27,46ha.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được quan tâm chỉ đạo thực hiện, hoàn thành 04 phương án giải phóng mặt bằng, tiếp tục triển khai 05 phương án bồi thường giải phóng mặt bằng năm 2020 chuyển sang và 02 phương án năm 2021; Đến nay các dự án cơ bản đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và các hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện.
Công tác thu gom rác thải tại các trung tâm xã và điểm chợ về nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau khoảng 1.686 tấn; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị và trung tâm các xã được thu gom xử lý, đạt 95% so với kế hoạch.
III. HIỆN TRẠNG XÃ HỘI
1. Hiện trạng dân số
Hiện trạng dân số theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau ban hành năm 2019, huyện Phú Tân có số dân theo 3 năm liền kề như sau:
+ Năm 2017: 98.235 người;
+ Năm 2018: 97.885 người;
+ Năm 2019: 97.684 người;
Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2020 huyện Phú Tân có dân số là 97.703 người, tổng số hộ là 24.866 hộ, mật độ dân số trung bình là 218 người/km². Tuy nhiên, phân bố dân cư không đồng đều, tại thị trấn Cái Đôi Vàm mật độ dân số là 618 người/km², trong khi các xã như Nguyễn Việt Khái, Rạch Chèo có mật độ dân số khá thấp từ 120 - 186 người/km².
Trong các năm gần đây, dân số có chiều hướng giảm cơ học do người dân xuất cư sang các vùng khác để làm ăn sinh sống cho thấy yếu tố động lực kinh tế để thu hút lao động còn hạn chế.
2. Hiện trạng Lao động - Thương binh và Xã hội
Huyện Phú Tân có nguồn lực lao động dồi dào. Lao động tại địa phương đã được chú trọng công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, do các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn chưa phải là kinh tế mũi nhọn nên lực lượng này chưa đông.
Năm 2021, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19, đã giải giải quyết việc làm cho 2.448 lao động, đạt 43,71% kế hoạch, bằng 43,09% so với cùng kỳ, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 442 lao động. Tổ chức khai giảng 21 lớp dạy nghề, với 630 học viên, đạt 21% so với kế hoạch, bằng 25,92% so với cùng kỳ.
Qua kết quả rà soát cuối năm 2021 theo chuẩn mới, toàn huyện còn nghèo 451 hộ, chiếm tỷ lệ 1,81%, tăng 0,39% so với cùng kỳ (có 54 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số); hộ cận nghèo 578 hộ, chiếm tỷ lệ 2,31%, tăng 0,23% so với cùng kỳ.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng. Đã triển khai xây dựng, sửa chữa và bàn giao đưa vào sử dụng 42/42 căn nhà tình nghĩa năm 2021 từ nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện. Xây dựng 01 Nhà bia ghi danh liệt sỹ xã Rạch Chèo từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện năm 2021.
Chi trả trợ cấp thường xuyên, trợ cấp 01 lần đến nay cho 1.260 đối tượng chính sách; Chi trả cho 4.381 đối tượng hưởng bảo trợ xã hội.
IV. HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Hiện trạng triển khai quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
Về công tác triển khai lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, hiện đã lập các đồ án sau đây:
a. Các Đồ án quy hoạch chung
- Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Việt Thắng được phê duyệt theo Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND huyện Phú Tân.
- Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Tân Hưng Tây được phê duyệt năm 2012, hiện nay đang thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã.
- Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phú Mỹ được phê duyệt năm 2012, hiện nay đang thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã.
- Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Tân Hải được phê duyệt năm 2012, hiện nay đang thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Cái Đôi Vàm được phê duyệt tại Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay đang thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Phú Tân được phê duyệt tại Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 của UBND huyện Phú Tân.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Phú Thuận được phê duyệt tại Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND huyện Phú Tân.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Rạch Chèo được phê duyệt tại Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND huyện Phú Tân.
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Nguyễn Việt Khái được phê duyệt tại Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 4/10/2021 của UBND huyện Phú Tân.
b. Các đồ án quy hoạch chi tiết
- Đồ án quy hoạch chi tiết khu Trung tâm huyện Phú Tân - thị trấn Cái Đôi Vàm, tỷ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-CTUB ngày 16/12/2004 của UBND huyện Phú Tân;
- Đồ án quy hoạch chi tiết Khu dân cư thị trấn Cái Đôi Vàm huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau (khu A và khu B), tỷ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 02/12/2005 của UBND huyện Phú Tân;
- Đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư khóm 2 thị trấn Cái Đôi Vàm huyện Phú Tân, tỷ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của UBND huyện Phú Tân.
- Các đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
2. Hiện trạng đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
a. Xây dựng phát triển đô thị
Với định hướng xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm đạt tiêu chí đô thị loại IV và xã Phú Tân, xã Rạch Chèo và xã Phú Thuận đạt đô thị loại V trong giai đoạn 2021-2025. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã nỗ lực nhằm thu hút, khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị. Hiện nay, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị ở huyện Phú Tân đã có những thành quả nhất định, cụ thể là:
- Thị trấn Cái Đôi Vàm là trung tâm huyện và đã được công nhận đô thị loại V theo Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Cà Mau.
- Đô thị Phú Tân thuộc xã Phú Tân đã được công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
- Trong giai đoạn 05 năm gần đây, huyện Phú Tân đã thực hiện đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là những hệ thống đường giao thông, các trung tâm hành chính xã, khu Tái định cư, công trình trường học, trụ sở làm việc các cơ quan hành chính Nhà nước,..
b. Xây dựng phát triển nông thôn
Triển khai thực hiện Đề án xây dựng huyện Nông thôn mới đến nay huyện Phú Tân đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM. Qua đánh giá thực trạng, các tiêu chí để công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới hiện nay đã đạt được các tiêu chí như:
· Tiêu chí về quy hoạch chung các xã;
· Tiêu chí hệ thống giao thông kết nối đến các xã;
· Tiêu chí hệ thống thủy lợi;
· Tiêu chí hệ thống cấp điện;
· Tiêu chí về an ninh trật tự xã hội;
· Tiêu chí về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, một số tiêu chí đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện gồm có:
· Tiêu chí về Y tế - Văn hóa - Giáo dục;
· Tiêu chí về sản xuất;
· Tiêu chí về môi trường.
Hiện nay, trên toàn huyện đã có 6/8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Dự kiến năm 2022, huyện sẽ đề xuất công nhận NTM đối với xã Phú Tân và Nguyễn Việt Khái. Như vậy, theo lộ trình đến hết năm 2022, Phú Tân sẽ có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Đồng thời tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Hải. Chỉ đạo xã Nguyễn Việt Khái triển khai thực hiện theo lộ trình kết hợp với thực hiện dự án chương trình mục tiêu Quốc gia
Với đặc thù là huyện có diện tích rừng khá lớn gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất ở các xã phía Tây và phía Nam của huyện, lại có vị trí địa lý giáp biển Tây, nên ngoài các khu vực trung tâm xã, các khu dân cư nông thôn không sống tập trung mà phân tán theo sông rạch, các tuyến đường giao thông và gắn với khu vực sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản, đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc kết nối đường giao thông, cung cấp hạ tầng điện, nước và các dịch vụ hạ tầng xã hội khác cho người dân.
Về các sản phẩm OCOP, trên địa bàn có các sản phẩm chủ đạo là cá khô khoai, nước mắm (HTX Ngọc Trân, thị trấn Cái Đôi Vàm), chả cá phi (HTX Hưng Hiệp Tiến, xã Tân Hưng Tây). Trong đó sản phẩm chả cá phi và nước mắm đã được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá phân hạng đạt 3 sao. Ngoài ra, các ngành nghề truyền thống địa phương hiện nay còn phát triển nhỏ lẻ, cần có quy hoạch tạo nên các “làng nghề” nhằm kết hợp các mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn văn hóa địa phương và gắn với hoạt động dịch vụ du lịch.
V. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG XÃ HỘI
1. Hiện trạng giáo dục đào tạo
Toàn huyện hiện có 29/41 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 70,73% tổng số trường trên địa bàn huyện (trong đó có 01 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và dạy học tiếp tục được tăng cường, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực đóng góp cho phát triển sự nghiệp giáo dục.
Năm học 2021-2022, toàn huyện có 15.863 học sinh, trong đó có 1.622 trẻ mầm non, 9.303 học sinh tiểu học và 4.938 học sinh trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Trong năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành giáo dục đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai học trực tuyến qua mạng internet.
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học theo kế hoạch; làm việc với Thanh tra Sở Nội vụ về kiểm tra hồ sơ công tác tuyển dụng, thi đua khen thưởng của ngành.
* Bảng thống kê hiện trạng trường học trên địa bàn huyện
TT
|
Tên trường
|
Địa điểm
|
Năm công nhận Đạt chuẩn Quốc gia
|
Năm công nhận lại
|
I
|
Trường Mẫu giáo
|
|
|
|
1
|
Mẫu giáo Phú Tân
|
Xã Phú Tân
|
2008
|
|
2
|
Mẫu giáo Cái Đôi Vàm
|
Thị trấn Cái Đôi Vàm
|
2013
|
|
3
|
Mẫu giáo Hướng Dương
|
Xã Tân Hưng Tây
|
2014
|
|
4
|
Mẫu giáo Hoa Tường Vi
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
2014
|
|
5
|
Mẫu giáo Hoa Mai
|
Xã Tân Hải
|
2015
|
|
6
|
Mẫu giáo Họa Mi
|
Xã Phú Mỹ
|
2016
|
|
7
|
Mẫu giáo Hương Giang
|
Xã Việt Thắng
|
2017
|
|
8
|
Mẫu giáo Bông Sen
|
Xã Rạch Chèo
|
2018
|
|
9
|
Mẫu giáo Hoa Hồng
|
Xã Phú Thuận
|
2020
|
|
10
|
Mẫu giáo Sơn Ca
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
chưa đạt
|
|
II
|
Trường Tiểu học
|
|
|
|
1
|
Tiểu học Phú Tân
|
Xã Phú Tân
|
2007
|
|
2
|
Tiểu học Phú Hiệp
|
//
|
2020
|
|
3
|
Tiểu học Phú Mỹ 2
|
Xã Phú Mỹ
|
2011
|
2020
|
4
|
Tiểu học Phú Mỹ 3
|
//
|
2013
|
2020
|
5
|
Tiểu học Tân Hưng Tây A
|
Xã Tân Hưng Tây
|
chưa đạt
|
|
6
|
Tiểu học Tân Hưng Tây B
|
//
|
2012
|
|
7
|
Tiểu học Việt Thắng 2
|
Xã Việt Thắng
|
chưa đạt
|
|
8
|
Tiểu học Tân Hải
|
Xã Tân Hải
|
2013
|
|
9
|
Tiểu học Rạch Chèo
|
Xã Rạch Chèo
|
2018
|
|
10
|
Tiểu học Phú Thuận
|
Xã Phú Thuận
|
2020
|
|
11
|
Tiểu học Nguyễn Việt Khái 1
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
2014
|
|
12
|
Tiểu học Nguyễn Việt Khái 2
|
//
|
2014
|
|
13
|
Tiểu học Nguyễn Việt Khái 3
|
//
|
chưa đạt
|
|
14
|
Tiểu học Cái Đôi Vàm 1
|
Thị trấn Cái Đôi Vàm
|
2008
|
|
15
|
Tiểu học Cái Đôi Vàm 2
|
//
|
|
|
16
|
Tiểu học Cái Đôi Vàm 4
|
//
|
|
|
III
|
Trường Trung học cơ sở
|
|
|
|
1
|
THCS Phú Tân
|
Xã Phú Tân
|
2010
|
|
2
|
TH-THCS Mỹ Bình
|
//
|
chưa đạt
|
|
3
|
THCS Tân Hưng Tây
|
Xã Tân Hưng Tây
|
2012
|
|
4
|
THCS Việt Thắng
|
Xã Việt Thắng
|
2013
|
|
5
|
THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp
|
Xã Phú Mỹ
|
2016
|
|
6
|
THCS Rạch Chèo
|
Xã Rạch Chèo
|
2019
|
|
7
|
THCS Đặng Tấn Triệu
|
Xã Phú Thuận
|
2020
|
|
8
|
THCS Lê Hồng Phong
|
Thị trấn Cái Đôi Vàm
|
2012
|
|
9
|
THCS Phan Ngọc Hiển
|
//
|
chưa đạt
|
|
10
|
THCS Võ Thị Sáu
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
chưa đạt
|
|
11
|
THCS Việt Khái
|
//
|
chưa đạt
|
|
12
|
THCS Gò Công
|
//
|
chưa đạt
|
|
IV
|
Trường trung học phổ thông
|
|
|
|
1
|
THCS - THPT Vàm Đình
|
Xã Phú Thuận
|
chưa đạt
|
|
2
|
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
|
Xã Phú Tân
|
chưa đạt
|
|
3
|
THPT Phú Tân
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
chưa đạt
|
|
2. Hiện trạng văn hóa - TDTT
Tuyên truyền các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện tốt các nội dung định hướng tuyên truyền, góp phần tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong Đảng và nhân dân. Trong đó, tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, tuyên truyền thực hiện phòng chống dịch Covid-19 và tuyên truyền công tác xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Hình thức tuyên truyền như: cổ động trực quan bằng pano, khẩu hiệu và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh,... thu hút được nhiều lượt người nghe.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện; phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh và duy trì. Toàn huyện đã xây dựng được 06 Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại các xã như: Việt Thắng, Tân Hải, Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Phú Mỹ, Phú Thuận.
Các Trung tâm văn hóa đã thành lập được câu lạc bộ Đờn ca tài tử, câu lạc bộ TDTT, hội cầu lông, hội bóng chuyền,…Các câu lạc bộ này được duy trì hoạt động thường xuyên, từ đó thúc đẩy được phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, Trung tâm văn hóa thể thao các xã đang tiếp tục đầu tư và mời gọi xã hội hóa đầu tư các hạng mục vui chơi, giải trí.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, toàn huyện có 23.131/24.813 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa (đạt 93,22% so với cùng kỳ giảm 0,73%); có 6/8 xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới (đạt 75%). Đã công nhận được 65/67 ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa, đạt 97,01%, tăng 1,5% so với cùng kỳ; có 67/67 ấp, khóm có trụ sở được xây dựng cơ bản (đạt 100%);
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tiếp tục được duy trì thực hiện, đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Hệ thống bưu điện huyện thực hiện chuyển phát thư, bưu phẩm, bưu kiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người sử dụng và thực hiện tốt công tác ủy nhiệm thu thuế và chi trả chế độ trợ cấp xã hội qua Bưu điện.
3. Hiện trạng y tế
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp và theo dõi, giám sát chặt chẽ, kịp thời tình hình dịch bệnh Covid-19. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực để sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch. Triển khai thực hiện nghiêm túc kịp thời các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới. Đến nay, đã tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 trên địa bàn huyện, tỷ lệ tiêm mũi 1 trong độ tuổi tiêm đạt 98,69%, tỷ lệ tiêm mũi 2 trong độ tuổi tiêm đạt 96,35% (số liệu tính đến ngày 31/12/2021).
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao y đức của đội ngũ thầy thuốc, quản lý các hoạt động y dược tư nhân,… được quan tâm triển khai thực hiện. Công tác tiêm chủng mở rộng và chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản luôn được duy trì thường xuyên. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đạt 58,5%.
Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đến ngày 31/12/2021 là 88,02%, đạt 95,14% kế hoạch; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2,63%, đạt 95,63% kế hoạch; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia) là 95,5%, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm thất nghiệp (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia) là 95,5%, đạt 100% kế hoạch.
4. Hiện trạng thương mại dịch vụ
Về Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn các xã thuộc huyện Phú Tân đều đã được đầu tư xây dựng chợ tại trung tâm xã (trừ xã Tân Hải chưa được đầu tư xây dựng chợ). Ngoài ra, trên toàn huyện có hơn 500 công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với nhiều ngành nghề, đa số tập trung tại thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Phú Tân.
Các công trình thương mại dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện còn hoạt động ở quy mô nhỏ như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua bán hàng hóa, đặc sản địa phương. Trong tương lai, cần có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch gắn kết đồng bộ với các chương trình du lịch, các lễ hội văn hóa, chương trình xúc tiến thương mại,…v.v.
VI. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1 Hiện trạng giao thông
a. Đường bộ
Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ chưa phát triển, hiện nay chỉ có 1 tuyến đường đối ngoại duy nhất là đường tỉnh ĐT.986 từ thị trấn Cái Đôi Vàm - Vàm Đình - Cái Nước dài 27 km, kết cấu lộ cấp 6 đồng bằng, mặt đường nhựa 5,5m.
* Hệ thống đường đô thị: Thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm với tổng chiều dài khoảng 10,5km gồm:
- Đường Nguyễn Việt Khái: Dài 3,66km, bề rộng mặt đường 5m;
- Đường Phan Ngọc Hiển: Dài 2,97km, bề rộng mặt đường 5,5m;
- Đường 3/2: Dài 0,23km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường 2/9: Dài 0,23km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường 26/3: Dài 0,5km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường Cách Mạng Tháng Tám: Dài 0,44km, bề rộng mặt đường 9m;
- Đường 1/5: Dài 0,2km, bề rộng mặt đường 9m;
- Đường Hồ Thị Kỷ: Dài 0,33km, bề rộng mặt đường 9m;
- Đường 13/12: Dài 0,5km, bề rộng mặt đường 9m;
- Đường 30/4: Dài 0,23km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường Lý Văn Lâm: Dài 0,13km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường Dương Thị Cẩm Vân: Dài 0,8km, bề rộng mặt đường 7m;
- Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa: Dài 0,25km, bề rộng mặt đường 7m.
* Hệ thống đường huyện
- Đường TT.xã Tân Hải: Là tuyến duy nhất kết nối từ trung tâm xã Tân Hải về trung tâm huyện, dài 2,2 km, điểm đầu giao đường ĐT.986, điểm cuối tại UBND xã Tân Hải. Hiện mặt nhựa rộng 3,5 m, tình trạng mặt đường vẫn còn tốt. Dọc tuyến dân cư tập trung thưa thớt phía bên phải và phía bên trái là kinh Bào Láng.
- Đường TT.xã Tân Hưng Tây: Có hướng tuyến chạy dọc theo Kinh Mới kết nối trung tâm xã Tân Hưng Tây với trung tâm huyện và tỉnh. Tuyến dài 4,4 km, điểm đầu giao với đường ĐT.986, điểm cuối tại UBND xã Tân Hưng Tây. Hiện mặt đường láng nhựa rộng 3,5m.
- Đường TT.xã Phú Mỹ (Đ.Cống Đá - Kênh Tư - Giáp Nước): Kết nối từ Quốc lộ 1 về trung tâm xã Phú Mỹ dài 13,2 km, điểm đầu tại ranh huyện Cái Nước, điểm cuối tại bến phà Thọ Mai. Hiện mặt đường láng nhựa rộng 3,5 m, chất lượng tốt.
- Đường TT.xã Phú Tân (Đ.Tân Hải-Phú Tân): Nối tiếp đường xã Tân Hải về trung tâm xã Phú Tân. Hiện nay tuyến dài 5,5 km, mặt đường láng nhựa rộng 3,5m.
- Đường TT.xã Rạch Chèo: Dài 9,9 km, điểm đầu giao đường ĐT.986, điểm cuối tại UBND xã Rạch Chèo. Hiện nay mặt đường láng nhựa 3,5m.
- Đường TT.xã Nguyễn Việt Khái: Dài 12,6 km, điểm đầu giao đường ĐT.986, điểm cuối tại UBND xã Nguyễn Việt Khái. Hiện nay mặt đường láng nhựa 3,5m.
- Đường TT.xã Việt Thắng: Dài 9,4 km, điểm đầu giao đường ĐT.986, điểm cuối tại UBND xã Việt Thắng. Hiện nay mặt đường láng nhựa 3,5 m.
- Bến xe khách Cái Đôi Vàm được xây dựng trên tuyến đường ĐT.986 gần trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm.
b. Đường thủy
* Hệ thống giao thông thủy
Mạng lưới giao thông đường thủy trên địa bàn huyện Phú Tân gồm 69 tuyến sông, kênh rạch với tổng chiều dài 266 km. Đường thủy của huyện chủ yếu là các tuyến sông rạch nhỏ, cạn cho các phương tiện nhỏ lưu thông. Trong những năm qua mạng lưới giao thông đường thủy của huyện phát triển khá, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
* Hệ thống giao thông thủy do Tỉnh quản lý
TT
|
Tên sông, kênh
|
Điểm đầu
|
Điểm cuối
|
C.dài (km)
|
Cấp kỹ thuật
|
1
|
Sông Bảy háp
|
cầu Đầm Cùng
|
cửa Gò Công
|
17,0
|
III
|
2
|
KX Thị Kẹo - Cái Đôi Vàm
|
sông Ông Đốc
|
cửa Cái Đôi Vàm
|
41,0
|
IV
|
3
|
Sông Cái Chim - Bào Chấu
|
cầu Vàm Đình
|
cầu Đầm Cùng
|
15,0
|
IV
|
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn rất nhiều tuyến kênh, rạch khác, tuy nhiên khả năng khai thác vận tải không cao, chủ yếu phục vụ đi lại cho người dân hoặc vận chuyển hàng hóa nhỏ, lẻ.
* Hệ thống cảng, bến bãi
Hiện trạng huyện Phú Tân có 01 bến xếp dỡ hàng hóa nằm trên sông Cái Đôi, lân cận khu vực xí nghiệp Cái Đôi Vàm và 01 bến tàu tại khu vực Chợ Cái Đôi Vàm
Theo định hướng quy hoạch hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì huyện Phú Tân có 01 bến cá kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão tại cửa Cái Đôi Vàm thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm.
* Bến tàu
- Bến tàu khách Phú Tân: Được xây dựng trên tuyến đường dọc theo sông Cái Đôi Vàm, thuận lợi về giao thông thủy bộ.
2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
a. San nền
Là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Phú Tân có địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng ngập mặn. Địa hình tường đối bằng phẳng, cao độ trung bình ở những khu vực đã xây dựng từ 1,4m - 1,8m. Đây là khu vực ít bị ảnh hưởng ngập do triều cường.
Các khu vực còn lại chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, ao, ruộng… có cao độ trung bình từ -0,5m đến 1,0m, thường bị ảnh hưởng do triều cường và ngập vào mùa lũ. Do đó, gặp nhiều khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông đường bộ, xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng.
b. Thoát nước mưa
Hiện tại, trong trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm và trung tâm 8 xã của huyện Phú Tân có hệ thống thoát nước mưa chung với hệ thống thoát nước thải, chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa tự chảy sử dụng mương bê tông cốt thép có nắp đậy bề rộng lọt lòng từ 400mm đến 800mm, riêng đối với đoạn cuối tuyến và qua đường sử dụng cống bê tông cốt thép sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm kết hợp rung đường kính từ 600mm đến 1000mm. Hệ thống này nhìn chung chưa đáp ứng được việc thoát nước trong tương lai. Các khu vực còn lại nước mưa tự chảy theo độ dốc đường giao thông và địa hình tự nhiên thoát ra ruộng và sông, kênh, rạch.
3. Hiện trạng cấp nước
a. Tiềm năng nguồn nước
* Nước mặt
Trên địa bàn huyện Phú Tân có hệ thống sông và kênh rạch với mật độ lớn chảy qua tạo thành mạng lưới thủy hệ chằng chịt nối liền với các tuyến sông lớn như sông Mỹ Bình, sông Cái Nước, sông Đường Cày, sông Bảy Háp... hệ thống kênh rạch nhiều tuy nhiên do bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, sinh hoạt dân cư đô thị, các chất thải nông nghiệp, do vậy hiện nay nguồn nước mặt không sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Nước ngọt chỉ có ở nước ngầm và nước mưa: Nguồn nước mưa với lượng mưa khá lớn bình quân cả năm khoảng 2.200mm từ tháng 5 đến tháng 11. Nước mưa là nguồn bổ sung quan trọng và quý giá để cấp nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân khu vực nông thôn. Nhân dân ở đây thường có tập quán chứa nước mưa bằng các lu vại để dùng phục vụ cho nhu cầu của người dân trong các mùa mưa.
* Nguồn nước ngầm
Theo kết quả điều tra sơ bộ của Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam thì nguồn nước ngầm ở huyện Phú Tân được phân chia thành 7 tầng chứa nước dưới đất, có độ sâu từ 36,6m đến 372m.
* Đánh giá
- Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng chất lượng nước không tốt do vừa bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và bị ô nhiễm do tác động của quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước mặt không thể đáp ứng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Trữ lượng nước ngầm: Có diện phân bố rộng, khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu, chất lượng nước đạt yêu cầu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.
- Tuy nhiên, việc phân bố nguồn nước ngầm diễn ra trên diện rộng và không tập trung, việc lạm dụng nguồn nước ngầm quá mức sẽ không an toàn và có nguy cơ dẫn đến lún sụt trên diện rộng.
b. Hiện trạng hệ thống cấp nước
- Trong những năm qua, hệ thống cấp nước huyện Phú Tân đang được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Các công trình cấp nước trong huyện chủ yếu được sử dụng từ nguồn nước ngầm.
- Toàn huyện hiện chỉ có 05 trạm cấp nước tập trung công suất từ 170-560/ng.đ. Các xã hiện chưa được xây dựng trạm cấp nước mà chủ yếu vẫn sử dụng giếng khoan với công suất từ 30m³/ng.đ do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn đầu tư xây dựng và giao cho xã quản lý, một số xã chưa có trạm cấp nước sạch tập trung. Đồng thời, nguồn nước ngầm, nước giếng do nhân dân tự khoan và nước mưa chứa trong lu, vại cung cấp thêm cho nhân dân sử dụng trong sinh hoạt. Các trạm cấp nước tập trung chất lượng nước tương đối tốt, còn đối với các giếng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình có nhiều giếng nước chưa đạt chất lượng, nước bị nhiễm phèn. Tỉ lệ hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh đạt đạt trên 99,9%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện đạt khoảng 30%, số hộ sử dụng giếng tự khoan chiếm tỷ lệ khoảng 60%.
- Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là huyện Phú Tân không có hệ thống đường ống cấp nước truyền tải cấp I, chỉ có hệ thống cấp nước trực tiếp cấp II đến các khu vực trung tâm xã. Trong khi đó hệ thống đường ống cấp nước nhiều nơi đã hư hỏng xuống cấp cần phải cải tạo.
- Hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện còn đang khá rời rạc, chưa có sự kết nối, chất lượng nước không đồng đều.
Bảng thống kê hiện trạng các công trình cấp nước
TT
|
Tên trạm
|
Địa điểm
|
Công suất
(m³/ng.đ)
|
1
|
Trạm CN ấp Cái Đôi
|
Xã Phú Tân
|
560
|
2
|
Trạm CN ấp Gò Công Đông
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
300
|
3
|
Trạm CN ấp Rạch Chèo
|
Xã Rạch Chèo
|
200
|
4
|
Trạm CN ấp Cái Bát
|
Xã Tân Hưng Tây
|
170
|
5
|
Trạm CN Cái đôi Vàm
|
thị trấn Cái Đôi Vàm
|
-
|
4. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a. Hiện trạng thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải chưa được đầu tư xây dựng, hệ thống hiện nay đang là hệ thống thoát nước chung, tuy nhiên mới chỉ tập trung tại khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm và một số khu vực của trung tâm các xã.
- Nước thải sinh hoạt, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung hoặc, tự thấm và chảy tràn ra các vườn và kênh rạch trong khu vực.
b. Quản lý chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt cơ bản đã được thu gom và đưa đến các điểm tập trung rác của các xã và thị trấn. Toàn huyện chưa có bãi rác xử lý tập trung, hiện rác thải chủ yếu được thu gom và xử lý bằng hình thức đổ đống chôn lấp.
Chất thải rắn tại các xã Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Việt Thắng, thị trấn Cái Đôi Vàm được vận chuyển về nhà máy xử lý rác tập trung tại thành phố Cà Mau. Các khu vực nông thôn còn lại một số xã có điểm tập kết sau đó được vận chuyển về khu xử lý, còn lại một phần rác được các hộ dân phân tán tự xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp tại vườn nhà.
c. Nghĩa trang
Hiện tại huyện chỉ có 1 nghĩa trang tập trung tại khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm còn lại các xã và thị trấn của huyện người dân chôn cất theo tập tục là chôn cất tại phần đất của gia đình.
Hiện đa số các xã trên địa bàn huyện đã được quy hoạch nghĩa trang tập trung theo quy định, tuy nhiên các địa phương chưa đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Các nghĩa trang quy hoạch có diện tích nhỏ, chưa đảm bảo diện tích cây xanh.
Vẫn còn nhiều ngôi mộ nằm rải rác trong khu dân cư gây ô nhiễm và mất mỹ quan cần được di dời, tuy nhiên vấn đề di dời giải toả nghĩa địa, nghĩa trang nhân dân là công tác khó khăn, nhạy cảm về tín ngưỡng và tôn giáo cần được quan tâm của các cấp ngành địa phương trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị.
5. Hiện trạng cấp điện
a. Nguồn điện
Huyện Phú Tân được cấp điện từ nguồn điện lưới Quốc gia qua các tuyến 22kV chính, xuất phát tuyến từ trạm biến áp 110/22kV -20MVA Tân Hưng Tây.
b. Lưới điện
* Lưới cao thế 110kV: Trên địa bàn huyện Phú Tân có các tuyến 110KV từ Cái Nước - Phú Tân.
* Lưới trung thế 22kV:
- Trên địa bàn huyện Phú Tân hiện nay vận hành ở cấp điện áp 22kV, lưới trung thế 22kV có dạng hình tia, và được khép mạch vòng, các tuyến trung thế có cấu trúc 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp. Các lộ ra trung thế được bảo vệ bằng máy cắt, các nhánh rẽ được bảo vệ bằng FCO, dây dẫn các tuyến trục có tiết diện AC-240, AC-185, AC-120, các nhánh rẽ AC-50, AC-70, AC-95.
- Các tuyến trung thế hiện hữu được xây dựng và vận hành ở cấp điện áp 22kV, đa phần là đường dây trên không, sử dụng cáp nhôm, nhôm lõi thép đi trên trụ bê tông ly tâm cao 8,4m đến 14m.
- Đã thực hiện đầu tư mới tuyến trung thế 22KV dài 155km.
* Lưới hạ thế:
- Lưới điện hạ thế có các cấp điện áp 220/380V( 3 pha) và 220V(1 pha). Lưới hạ thế vận hành theo sơ đồ hình tia.
- Các tuyến hạ thế dùng cáp đồng bọc hoặc cáp nhôm vặn xoắn (cáp ABC) đi trên trụ bê tông 8,5m hoặc đi chung với tuyến trụ trung thế.
- Thực hiện đầu tư mới tuyến hạ thế 12,7KV dài 370km.
* Lưới chiếu sáng:
- Tuyến chiếu sáng giao thông chỉ có một số trên đoạn đường các khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã và một số tuyến đường giao thông chính, dùng đèn cao áp gắn trên trụ thép hoặc trên trụ chung với trụ điện hạ thế.
- Trên các tuyến đường nhỏ cũng như ở khu vực nông thôn, các tuyến chiếu sáng đi nổi, sử dụng cáp ABC hoặc cáp đồng bọc đi trên trụ bê tông ly tâm hoặc đi chung với tuyến trụ trung thế, hạ thế.
* Trạm biến áp 22/0,4kV:
- Hiện đang sử dụng các trạm biến áp mono 1 pha 250kVA cho khu công suất 50kVA÷75kVA và trạm giàn 3 pha có gam công suất từ 100kVA÷160kVA khu vực nông thôn còn khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm các xã sử dụng các máy biến áp ba pha có công suất từ 160kVA÷750kVA.
- Trạm hạ thế có các loại: trên nền, trên giàn, trạm treo, trạm trong nhà. Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ bảo vệ gồm FCO và LA.
6. Hiện trạng thông tin liên lạc
- Lĩnh vực bưu chính: Trên địa bàn huyện Phú Tân tất cả các xã đều có bưu cục bưu chính, bưu điện văn hoá xã.
- Lĩnh vực viễn thông: hiện trạng trên địa bàn huyện Phú Tân đã có các nhà mạng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và nhà mạng thông tin di động như: VNPT, Viettel, Mobiphone,… và các nhà mạng viễn thông có hạ tầng cố định như là VNPT và Viettel, Mobiphone. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các doanh nghiệp truyền hình cáp là SCTV và VTVCab. Chỉ có một số ít tuyến cột do VNPT và Viettel, Mobifone đầu tư, phần còn lại chủ yếu là thuê cột của Điện lực. Đa số các tuyến cáp trên địa bàn huyện được đi nổi trên cột điện lực.
- Hệ thống truyền thanh cơ sở đã được đầu tư mới với công nghệ không dây đến tất cả các xã đảm bảo cung cấp thông tin tuyên truyền của huyện, xã đến người dân.
- Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc bàn huyện Phú Tân đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Tuy nhiên các tuyến đường dây thông tin hầu hết là đi nổi, gây mất mỹ quan trong các trung tâm đô thị, thị trấn huyện, trong thời gian tới cần ngầm hóa các tuyến đường chính trong nội thị và các khu đô thị xây dựng mới để đảm bảo về về mặt mỹ quan đô thị.
CHƯƠNG III
CÁC TIỀN ĐỀ, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG
I. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Bối cảnh phát triển các vùng kinh tế
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; Có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
- Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.
- Phát triển không gian vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, mang đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mêkông, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Bối cảnh phát triển vùng tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có vị trí chiến lược địa chính trị - kinh tế
- Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng.
- Là 1 trong 4 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, với thành phố Cà Mau là trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng ĐBSCL.
- Thuộc hành lang kinh tế ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam Bộ (từ Bạc Liêu - Gành Hào - Cà Mau - Năm Căn), có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.
- Với 254 km đường biển (3 mặt giáp biển), thềm lục địa, tỉnh Cà Mau có nhiều động lực để phát triển kinh tế biển như khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hải sản; Phát triển công nghiệp cảng, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu; Phát triển du lịch sinh thái biển.
- Có các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc tế - Quốc gia.
- Hội tụ các tuyến giao thông cấp quốc gia, vùng:
+ Đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đường Hồ Chí Minh.
+ Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, Quản Lộ - Phụng Hiệp.
+ Hệ thống giao thông thủy (biển Đông và biển Tây), cảng biển dự kiến (cảng Hòn Khoai, …), cảng sông.
+ Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam.
+ Tuyến sông Cà Mau - Cần Thơ.
- Sân bay Cà Mau.
- Trung tâm năng lượng Quốc gia (Khí - Điện - Đạm).
- Tiềm năng đất đai phong phú, sản xuất chuyên canh lúa, trồng rừng sản xuất và nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Tài nguyên rừng Quốc gia, phòng hộ ven biển và các khu vực bảo tồn.
- Tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; Phát triển du lịch sinh thái vùng sông nước, du lịch biển; Du lịch lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống.
- Tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển.
Hình 5 - Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
II. TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Về vị trí và mối quan hệ vùng
- Là một trong 3 huyện (Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh) thuộc khu kinh tế ven biển Tây.
- Là huyện có khu Du lịch sinh thái kết hợp di tích lịch sử của tỉnh là khu Du lịch Đầm Thị Tường - khu Căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước; khu di tích lịch sử Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng.
- Là huyện duyên hải tiếp giáp Vịnh Thái Lan, khu vực cửa ngõ giao thương và đầu mối giao thông thủy Quốc gia với biển Tây.
- Là trung tâm sản xuất các mặt hàng thủy sản.
Hình 6- Vị trí huyện Phú Tân trong vùng tỉnh Cà Mau
2. Về giao thông
a. Giao thông đường bộ
Gồm các tuyến giao thông chủ đạo sau đây:
- Tuyến đường ĐT.986 là tuyến đường huyết mạch trục dọc kết nối trung tâm huyện Phú Tân vào đường Quốc lộ 1 (là tuyến đường giao thông Quốc gia), kết nối huyện Phú Tân với các huyện lân cận như Năm Căn, Cái Nước, thành phố Cà Mau,...
- Tuyến đường ĐT.987 (Đường Đê Tây sông Bảy Háp): Hình thành trên cơ sở nâng cấp tuyến đường nằm trên bờ Tây sông Bảy Háp, điểm đầu giao đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi, điểm cuối giao đường bộ ven biển, dài 46,9 km đi qua các xã Việt Thắng, Rạch Chèo của huyện Phú Tân.
- Đường Đê biển Tây là tuyến trục kết nối xuyên suốt toàn bộ chiều dài đường bờ biển của huyện dọc theo biển Tây đi các huyện lân cận như Trần Văn Thời, Năm Căn,.. Là tuyến đường huyết mạch quan trọng, có vai trò phục vụ an ninh - quốc phòng ven biển.
- Tuyến đường bộ ven biển: Là tuyến đường song song và cách đê biển Tây khoảng từ 500 - 1.000m. Tuyến đường này có điểm đầu tại sông Gành Hào, ranh tỉnh Bạc Liêu, điểm cuối tại rạch Tiểu Dừa, ranh tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 247km nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển gồm cảng cá Sông Đốc, Rạch Gốc, các khu neo trú đậu tàu thuyền tránh bão tại Cái Đôi Vàm, Khánh Hội,... góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, từng bước sắp xếp bố trí ổn định dân cư ven biển. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa các khu vực ven biển đi các khu vực lân cận khác. Đường bộ ven biển đi xuyên qua các xã Rạch Chèo, xã Nguyễn Việt Khái, thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Tân Hải, xã Phú Tân thuộc huyện Phú Tân.
b. Giao thông đường thủy
Về giao thông đường thủy có các tuyến, công trình đầu mối chủ đạo sau đây:
- Sông Bảy Háp là đoạn nối liền sông Bảy Háp - Gành Hào (là tuyến đường thủy do TW quản lý). Điểm đầu là ngã ba Đầm Cùng, điểm cuối là cửa Gò Công.
- Kênh Thị Kẹo - Cái Đôi Vàm: Điểm đầu tại ngã ba Phong Điền, điểm cuối tại cửa Cái Đôi Vàm.
- Sông Bào Chấu: Điểm đầu ngã ba Vàm Đình, điểm cuối ngã ba Đầm Cùng.
- Ngoài ra, còn có các tuyến sông, kênh, rạch khác kết nối với nhau thành một hệ thống giao thông thuỷ liên hoàn phục vụ cho các hoạt động sản xuất cũng như phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội.
3. Về phát triển công nghiệp - đô thị
a. Phát triển công nghiệp - TTCN
Hiện nay, huyện Phú Tân đang từng bước triển khai đầu tư xây dựng mở rộng Cụm công nghiệp Phú Tân nằm tại khóm 8, thị trấn Cái Đôi Vàm với quy mô diện tích khoảng 70ha và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Phú Tân tại khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm với diện tích khoảng 20ha.
Định hướng phát triển khai thác nguồn năng lượng tái tạo như phát triển khu vực điện gió ven biển thuộc xã Nguyễn Việt Khái.
Lĩnh vực công nghiệp được định hướng phát triển các ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cơ khí máy móc, đóng và sửa chữa tàu…v.v.
Huyện Phú Tân có thế mạnh về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản gắn liền với cửa biển Cái Đôi Vàm. Vì vậy, Phú Tân rất có tiềm năng thu hút các ngành công nghiệp khác nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống tạo việc làm cho khu vực nông thôn, tạo động lực phát triển KTXH, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng dịch cư cơ học dẫn đến tăng tỷ lệ đô thị hóa.
b. Phát triển đô thị
Trọng tâm phát triển đô thị của huyện là thị trấn Cái Đôi Vàm sẽ được phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV và định hướng mở rộng không gian đô thị gắn với không gian xã Tân Hải, một phần xã Nguyễn Việt Khái.
Khu vực trung tâm xã Phú Tân hiện nay phát triển khá sung túc và đã được công nhận đạt đô thị loại V vào cuối năm 2021.
Theo kế hoạch phát triển đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ thì trên địa bàn huyện Phú Tân, định hướng phát triển thị trấn Cái Đôi Vàm sẽ đạt đô thị loại IV trong giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, theo định hướng của huyện Phú Tân sẽ có thêm 02 xã được đầu tư xây dựng phát triển đạt đô thị loại V là xã Phú Thuận và xã Rạch Chèo trong giai đoạn 2021 - 2025, và xã Tân Hưng Tây, xã Việt Thắng cũng đạt tiêu chỉ đô thị loại V trong giai đoạn 2026-2030.
4. Về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Với hạt nhân là thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có tiềm năng lớn phát triển các lĩnh vực dịch vụ như:
- Phát triển TMDV cấp tiểu vùng phía Tây Nam của tỉnh.
- Dịch vụ cho công nghiệp: Phát triển các hoạt động dịch vụ cho công nhân, chuyên gia làm việc tại cụm công nghiệp như: nhà ở, sinh hoạt, khu vui chơi giải trí, kho bãi trung chuyển hàng hóa,…
- Dịch vụ cho đô thị và dịch vụ vận tải: Khai thác các hoạt động dịch vụ cho cư dân các điểm đô thị, các khu dân cư tập trung và phục vụ nhu cầu cho phương tiện giao thông đi qua trên địa bàn huyện, liên huyện.
- Dịch vụ du lịch có tiềm năng phát triển với một số điểm du lịch hấp dẫn trong vùng như Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường gắn liền với di tích Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước và Di tích Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng; Du lịch cộng đồng theo rừng ngập mặn sinh thái ven biển; Phát triển du lịch sinh thái gắn với làng nghề truyền thống như các tour tham quan miền quê truyền thống (ở tại nhà dân, tổ chức các tuyến du lịch bằng xe đạp, đi thuyền trên sông nước, du lịch đầm phá, sinh hoạt đờn ca tài tử,…), tham quan các làng nghề.
5. Về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Tiềm năng và thế mạnh kinh tế mũi nhọn của huyện vẫn là nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, việc đánh bắt thủy hải sản cũng cần đẩy mạnh phát triển thông qua việc xây dựng các đội tàu lớn và nạo vét cửa sông Cái Đôi Vàm, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại thị trấn Cái Đôi Vàm.
Về nuôi trồng, phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng rừng sản xuất đáp ứng mô hình kinh tế nông nghiệp sinh thái, bền vững. Phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh có quy mô phù hợp với điều kiện của huyện, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cung ứng nguyên liệu sản xuất TTCN địa phương và phục vụ xuất khẩu.
III. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG
- Là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển phía Tây của tỉnh Cà Mau, khu vực cửa ngõ giao thương và đầu mối giao thông thủy Quốc gia với biển Tây. Là trung tâm đánh bắt, chế biến thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, các ngành công nghiệp phụ trợ (nước đá, lưới,... ), ngành nghề truyền thống.
- Phát triển nuôi trồng thủy hải sản sinh thái.
- Phát triển công nghiệp khai thác nguồn năng lượng tái tạo điện gió ven biển.
- Phát triển chuỗi du lịch sinh thái Đầm Thị Tường gắn liền với di tích Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước và Di tích Hải Yến - Bình Hưng; Du lịch cộng đồng theo rừng ngập mặn ven biển.
Hình 7 - Sơ đồ phân vùng phát triển tỉnh Cà Mau
IV. LOẠI HÌNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
- Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đến năm
2030, định hướng đến năm 2040.
- Giai đoạn lập quy hoạch:
+ Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2025 và 2030.
+ Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
- Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/25.000.
V. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Các giai đoạn dự báo
- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2025 và 2030 (giai đoạn 5-10 năm).
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040 (giai đoạn 20 năm).
2. Các căn cứ dự báo
a. Định hướng phát triển vùng huyện Phú Tân đến năm 2040
- Là trung tâm kinh tế ven biển phía Tây của tỉnh, là vùng phát triển đô thị - công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản kết nối với vùng đô thị động lực Sông Đốc, đô thị huyện lỵ Cái Nước, đô thị Năm Căn.
- Vùng phát triển du lịch sinh thái - di tích đặc trưng kết nối với vùng phía Nam đồng bằng sông Cửu Long.
- Là vùng phát triển nông - lâm nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, có vai trò bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học của tỉnh Cà Mau.
- Là vùng có chất lượng cuộc sống tốt, có khả năng thích ứng cao, hướng tới phát triển cân bằng và bền vững.
b. Dự báo phát triển vùng
- Dự báo dân số vùng huyện Phú Tân đến năm 2040 trên toàn bộ ranh giới hành chính của huyện, phải phù hợp với Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.
- Định hướng phát triển không gian vùng huyện Phú Tân theo định hướng không gian vùng tỉnh Cà Mau. Do sức lan tỏa tuyến đường bờ Nam Sông Đốc, dự kiến khu vực Đầm Thị Tường sẽ phát triển mạnh đô thị, thương mại dịch vụ, gắn kết hạ tầng du lịch sinh thái miệt vườn và trung tâm xã Phú Thuận sẽ phát triển thành đô thị loại V năm 2025. Đồng thời phát triển đô thị Cái Đôi Vàm là đô thị loại IV theo kế hoạch phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ.
c. Định hướng phát triển các ngành kinh tế huyện Phú Tân
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện sẽ dự báo tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với các định hướng cơ bản, các ngành kinh tế bám sát các mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.
* Phát triển nông nghiệp, thủy sản:
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và bền vững; xác định những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cao và thị trường tiêu thụ ổn dịnh để tập trung chỉ đạo phát triển theo quy hoạch như tôm, cua, sò huyết,... Tích cực vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, tận dụng bờ bao vuông tôm trồng rau màu nâng cao thu nhập, phát triển đàn gia súc, gia cầm. Xây dựng mô hình sản xuất kiểu mẫu, hiệu quả cao để rút kinh nghiệm nhân rộng. Tiếp tục quảng bá nhãn hiệu cá khô khoai Cái Đôi Vàm, nước mắm và thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Tổ chức lại nghề khai thác thủy hải sản gắn với dịch vụ hậu cần nghề biển, đội tàu khai thác, đánh bắt xa bờ; bảo vệ và khai thác tốt nguồn lợi thủy sản ven bờ như cửa biển Mỹ Bình, Cái Cám, Công Nghiệp, Cái Đôi Vàm, Sào Lưới, Gò Công và Đầm Thị Tường, hạn chế tối đa phương tiện, dụng cụ đánh bắt sát hại nguồn lợi thủy sản; khai thác hiệu quả khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Cái Đôi Vàm. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nạo vét cửa biển Cái Đôi Vàm. Tăng cường tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, chấm vứt hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, đưa năng suất nuôi tôm hàng năm tăng 3-4%, phấn đấu đến năm 2025, năng suất bình quân đạt 830kg/ha. Mở rộng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh theo quy hoạch.
* Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Phát triển các ngành nghề có giá trị gia tăng cao và phục vụ tiêu thụ hàng hóa sản xuất của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, chế biến tôm nguyên liệu, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí sữa chữa, công nghiệp hỗ trợ.
Tiếp tục phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và nghề mới, ưu tiên các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu nông nghiệp, thủy sản sẵn có, tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút được nhiều lao động của địa phương, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng hàng năm.
Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu vực phát triển năng lượng tái tạo như: điện gió tại các khu vực ven biển, điện năng lượng mặt trời kết hợp nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh và tận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản đối với những nơi có điều kiện, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn sử dụng điện.
* Phát triển dịch vụ
Huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại tại thị trấn Cái Đôi Vàm; nâng cấp chợ trên địa bàn huyện; chú trọng phát triển chợ nông thôn.
Phát triển du lịch Đầm Thị Tường gắn với khu căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước, rừng ngập mặn Nguyễn Việt Khái, khu di tích Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, các khu làng nghề truyền thống,...
* Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa
- Tổng hợp Dự báo dân số:
Hiện trạng dân số theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau ban hành năm 2019, huyện Phú Tân có số dân theo 3 năm liền kề như sau:
+ Năm 2017: 98.235 người;
+ Năm 2018: 97.885 người;
+ Năm 2019: 97.684 người;
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: Năm 2030: 0,96% đến năm 2040: 1%.
Làm tròn 1% cho toàn vùng huyện.
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học của vùng sẽ có biến động tương đối lớn trong giai đoạn 2021 - 2040 do có sự phát triển cụm công nghiệp - TTCN, hình thành đô thị Phú Tân, các khu du lịch trọng điểm như Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường dẫn đến tăng sức hút đô thị. Khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm - Đô thị Phú Tân sẽ thu hút dân cư từ các địa phương khác đến huyện dự tính tăng 1,25%/năm.
Dự báo quy mô dân số vùng huyện theo công thức: Nt = No x (1 + α)t ;
Nt: Dân số cần tính đến năm 2030, 2040 (người);
N0: Dân số thời điểm xuất phát để tính toán (người);
α: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học trong khoảng thời gian tính (%);
t: Số thời gian cần tính toán dân số (năm).
Kết quả dự báo dân số vùng huyện Phú Tân như sau:
Hạng mục
|
Hiện trạng 2021
|
Giai đoạn 2025
|
Giai đoạn 2030
|
Giai đoạn 2040
|
Dân số (người)
|
97.639
|
90.000 - 105.000
|
120.000 - 130.000
|
150.000 - 160.000
|
Tỷ lệ đô thị hoá (%)
|
23,3
|
32
|
60
|
65
|
d. Dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất theo từng giai đoạn cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù trên cơ sở tính toán, xác định cụ thể theo luận cứ và tham khảo, cập nhật số liệu của các quy hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị, nông thôn, công nghiệp - TTCN, dịch vụ, nông nghiệp... theo các giai đoạn lập quy hoạch.
- Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị toàn huyện được dự báo dựa trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, đất xây dựng đô thị của huyện năm 2020 và định hướng không gian vùng huyện Phú Tân đến năm 2030.
- Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: 80 - 100 m2/người.
VI. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực tập trung xây dựng thuộc huyện Phú Tân theo tiêu chí đô thị loại IV và loại V, theo kế hoạch phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2020 - 2030; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển của huyện. Đối với các khu vực nông thôn cần phải đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới.
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Đến năm 2030
|
Đến năm 2040
|
1
|
Dân số toàn huyện (hiện trạng năm 2021 là 97.639 người)
|
người
|
130.000
|
160.000
|
2
|
Tỷ lệ đô thị hóa
|
%
|
60
|
65
|
3
|
Chỉ tiêu về đất đai
|
|
|
|
3.1
|
Đất xây dựng đô thị
|
m2/người
|
70 - 100
|
50 - 80
|
3.2
|
Đất xây dựng dân cư nông thôn
|
m2/người
|
80 - 110
|
100 - 120
|
4
|
Chỉ tiêu cây xanh đô thị
|
m2/người
|
|
|
-
|
Các đô thị
|
m2/người
|
> 6
|
> 6
|
-
|
Các điểm dân cư nông thôn
|
m2/người
|
> 3
|
> 3
|
5
|
Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
5.1
|
Giao thông
|
|
|
|
|
Tỷ lệ đất giao thông
|
% đất XD đô thị
|
18 - 25
|
18 - 25
|
5.2
|
Chỉ tiêu cấp điện
|
|
|
|
|
Các đô thị
|
KWh/người.năm
|
1000
|
1000
|
|
Các điểm dân cư nông thôn
|
KWh/người.năm
|
600
|
600
|
|
Công nghiệp
|
kW/ha
|
200
|
200
|
5.3
|
Chỉ tiêu cấp nước
|
|
|
|
|
Sinh hoạt (Qsh)
|
lít/người/ngày
|
|
|
|
Các đô thị
|
|
120
|
120
|
|
Các điểm dân cư nông thôn
|
|
100
|
100
|
|
Công nghiệp
|
m3/ha.ngđ
|
25 - 45
|
25 - 45
|
|
Công cộng
|
%Qsh
|
10
|
10
|
5.4
|
Chỉ tiêu nước thải
|
|
|
|
|
Sinh hoạt (Qsh)
|
lít/người/ngày
|
|
|
|
Các đô thị
|
|
90 - 100
|
90 - 100
|
|
Các điểm dân cư nông thôn
|
|
80
|
80
|
6
|
Chỉ tiêu về diện tích sàn nhà ở
|
|
|
|
|
Đô thị
|
m2/người
|
30
|
30 - 35
|
|
Nông thôn
|
m2/người
|
20
|
25
|
CHƯƠNG IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG
I. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG
- Xây dựng các phương án phát triển kinh tế theo các ngành (Nông lâm nghiệp, thủy sản, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ). Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất phương án khả thi về cơ cấu các ngành, khả năng tăng trưởng kinh tế của huyện.
- Xây dựng phương án phát triển vùng theo các mô hình:
- Mô hình 1: Mô hình phát triển trung tâm vùng, trung tâm các tiểu vùng và theo các trục hành lang kinh tế đô thị theo đường ĐT.986, đường đê biển Tây, đường bộ ven biển.
- Mô hình 2: Phát triển đồng đều trên cơ sở thúc đẩy các trục hành lang kinh tế - đô thị phát triển gắn với các trung tâm đô thị trên địa bàn huyện.
- Phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của các mô hình theo các yếu tố:
- Khả năng phát huy tiềm năng và vị thế của huyện.
- Khả năng liên kết không gian kinh tế của huyện trong tỉnh và vùng phụ cận.
- Khả năng huy động và khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng về tài nguyên, nhân lực, nguồn vốn,… của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội.
II. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG (CÁC TIỂU VÙNG)
1. Phân vùng phát triển kinh tế theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2030
Vùng tỉnh Cà Mau được phân thành 3 vùng phát triển cụ thể như sau:
a. Vùng I: Vùng phát triển kinh tế - đô thị - công nghiệp trung tâm
- Là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ động lực của vùng tỉnh Cà Mau bao gồm đô thị trung tâm vùng là thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình, huyện Cái Nước. Ngoài ra có thể mở rộng về phía Tây Bắc, gắn kết khu vực đô thị Khánh An, khu công nghiệp Khánh An, Khí - Điện - Đạm.
- Hình thành vùng đô thị bao gồm thành phố Cà Mau, TT. Thới Bình, Trí Phải (huyện Thới Bình), TT. Cái Nước, Trần Thới, Hưng Mỹ (huyện Cái Nước); trong đó thành phố Cà Mau là đô thị hạt nhân của toàn vùng.
- Tiềm năng, động lực: Phát triển công nghiệp: KCN Hòa Trung, các CCN tại thành phố Cà Mau, CCN Thới Bình (huyện Thới Bình), CCN Cái Nước (huyện Cái Nước). Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, giải trí cao cấp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
b. Vùng II: Vùng phát triển kinh tế - đô thị - công nghiệp ven biển Tây
- Là vùng ven biển Tây bao gồm vùng biển, các cụm đảo Hòn Chuối, hòn Buông, Đá Bạc và 4 huyện có bờ biển: U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân. - Tiềm năng, động lực: Phát triển đô thị - công nghiệp, là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh (lúa), nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh Cà Mau. Là khu vực rừng bảo tồn Quốc gia U Minh Hạ. Đô thị phát triển đều tại các huyện, tập trung dọc Quốc lộ 1 và ven biển Tây. Trong đó Sông Đốc là đô thị có tốc độ đô thị hóa mạnh nhất của vùng.
- Phát triển công nghiệp tập trung (đa ngành, chuyên ngành và công nghiệp phục vụ nông nghiệp). Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, làng nghề. Phát triển nông nghiệp chuyên canh và nuôi trồng thủy sản tập trung.
c. Vùng III: Vùng kinh tế - đô thị - công nghiệp ven biển Đông (phía Nam)
- Là vùng kinh tế ven biển Đông bao gồm vùng biển, các cụm đảo Hòn Khoai và các huyện có bờ biển Năm Căn, Ngọc Hiển, Dầm Dơi; đây là vùng cực Nam của Tổ quốc, hết sức thiêng liêng, có nhiều ý nghĩa về an ninh quốc phòng. Đô thị trung tâm của vùng là đô thị Năm Căn, gắn kết với sự phát triển của KKT Năm Căn, là đô thị động lực không chỉ riêng tiểu vùng phía nam mà còn của toàn tỉnh Cà Mau. Đây cũng là điểm cuối của trục hành lang kinh tế Quốc gia là đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh cũng như hành lang kinh tế ven biển.
- Tiềm năng, động lực: Vị trí địa kinh tế, tài nguyên đất, tiềm năng rừng, thủy sản, tài nguyên du lịch, du lịch sinh thái rừng ngập mặn, vườn chim, khai thác cảnh quan ven biển, bảo tồn, đặc biệt với địa danh Mũi Cà Mau. Phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan. Phát triển công nghiệp - TTCN, làng nghề. Phát triển kinh tế biển, cảng tổng hợp.
2. Phân vùng phát triển kinh tế theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau, được phân thành 2 vùng phát triển kinh tế cụ thể như sau:
a. Vùng kinh tế nội địa
- Bao gồm thành phố Cà Mau và 2 huyện Thới Bình, Cái Nước.
- Tiềm năng của vùng: Lợi thế của vùng nội địa là có các trục giao thông chính (QL.1 và quốc lộ 63, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp), có đô thị thành phố Cà Mau là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của tỉnh; là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế đô thị có sức thu hút lớn. Dự báo vùng nội địa sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở phát triển nhanh về dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
- Định hướng phát triển:
+ Phát triển đô thị thành phố Cà Mau, nhất là kết cấu hạ tầng đạt các tiêu chí cơ bản của đô thị loại II, để sớm được nâng cấp lên đô thị loại I; đồng thời phát triển các đô thị khác trong vùng như thị trấn cái Nước, thị trấn Thới Bình.
+ Xây dựng Cà Mau thành trung tâm kinh tế dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng; phát triển cơ sở dịch vụ du lịch.
+ Xây dựng thành phố Cà Mau thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.
+ Phát triển vùng mía nguyên liệu, vùng thực phẩm phục vụ cho TP. Cà Mau.
+ Phát triển nuôi thủy sản ở huyện Cái Nước, Thới Bình và thành phố Cà Mau; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô trang trại tập trung.
b. Vùng kinh tế biển và ven biển
- Bao gồm vùng biển, các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Đá Bạc và các huyện có bờ biển (U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi).
- Tiềm năng, lợi thế của vùng: tài nguyên biển (dầu khí, thủy hải sản, du lịch, vận tải sông biển), là địa bàn đang quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp như cụm công nghiệp khí điện đạm Khánh An, Khu công nghiệp Khánh An, Năm Căn, Sông Đốc, có diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn. Có 2 đô thị động lực, đồng thời cũng là 2 trung tâm kinh tế biển (Sông Đốc, Năm Căn) và nhiều đô thị ven biển khác.
Hình 8: Phân vùng phát triển của tỉnh Cà Mau
3. Đề xuất giải pháp phân vùng phát triển huyện Phú Tân đến năm 2040
- Việc nghiên cứu quy hoạch tổ chức không gian Vùng huyện Phú Tân phải trên cơ sở lựa chọn mô hình phát triển mang tính chiến lược, khai thác các lợi thế của từng tiểu vùng, phát huy lợi thế toàn vùng - đáp ứng linh hoạt với những biến đổi của thị trường. Đồng thời trên cơ sở bối cảnh phát triển tương lai, tầm nhìn và các mục tiêu phát triển của vùng, đánh giá các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của vùng.
- Căn cứ các định hướng, quy hoạch phát triển huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau có liên quan, đề xuất quy hoạch phân vùng phát triển gồm 3 tiểu vùng như sau:
3.1 Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm đô thị - công nghiệp - lâm, ngư nghiệp
a. Phạm vi ranh giới
- Tiểu vùng 1 có vị trí ở phía Tây Nam của huyện gồm thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Nguyễn Việt Khái và xã Tân Hải.
- Quy mô diện tích: 17.528,7ha
b. Tính chất
- Là tiểu vùng trung tâm phát triển đô thị của huyện là thị trấn Cái Đôi Vàm, phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành nghề, đa lĩnh vực, gồm Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp (nuôi trồng thủy hải sản, trồng và khai thác rừng sản xuất,…), du lịch sinh thái,…
- Là tiểu vùng tiếp giáp với biển Tây thông qua khu vực rừng phòng hộ phải được bảo vệ nghiêm ngặt và rừng sản xuất. Thuận lợi phát triển sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, khai thác lâm nghiệp trong khu vực rừng sản xuất.
- Là tiểu vùng kết nối trục hành lang kinh tế ĐT.986, bao gồm: Thị trấn Cái Đôi Vàm - xã Phú Thuận - Thị trấn Cái Nước.
c. Tổ chức không gian
- Về phát triển đô thị và nông thôn gồm: Đô thị trung tâm là thị trấn Cái Đôi Vàm và khu vực thuộc xã Nguyễn Việt Khái tiếp giáp với sông Cái Đôi (trung tâm hành chính huyện hiện nay), mở rộng đô thị Cái Đôi Vàm về phía Đông hai bên bờ sông Cái Đôi. Với sự tác động của các tuyến giao thông thủy và giao thông đường bộ quan trọng, khu vực này sẽ có tốc độ đô thị hóa nhanh và tác động đến việc sử dụng đất cho mục tiêu xây dựng các khu dân cư đô thị. Cần đảm bảo mỗi đô thị có không gian, kiến trúc, điểm nhấn đặc trưng, tạo sự khác biệt. Cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư nông thôn hiện hữu, bổ sung các khu tái định cư.
- Về phát triển không gian các cụm công nghiệp, TTCN: Cụm công nghiệp Phú Tân có quy mô 70ha và cụm Tiểu thủ công nghiệp Phú Tân có quy mô khoảng 20ha. Chú trọng phát triển các ngành nghề có giá trị gia tăng cao và phục vụ tiêu thụ hàng hóa sản xuất của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, chế biến tôm nguyên liệu, cơ khí sửa chữa, đóng tàu, công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và nghề mới, ưu tiên các ngành có lợi thế về nguyên liệu nông nghiệp, thủy sản sẵn có, thu hút nhiều lao động của địa phương. Phát triển công nghiệp khai thác năng lượng tái tạo điện gió ven biển tại xã Nguyễn Việt Khái.
- Về không gian phát triển nông nghiệp, khai thác thủy hải sản: Tổ chức lại nghề khai thác biển gắn với dịch vụ hậu cần nghề biển, đội tàu khai thác, đánh bắt xa bờ; Bảo vệ và khai thác tốt nguồn lợi thủy sản ven bờ như cửa biển Mỹ Bình, Cái Cám, Công Nghiệp, Cái Đôi Vàm, Sào Lưới, Gò Công, hạn chế tối đa phương tiện, dụng cụ đánh bắt sát hại nguồn lợi thủy sản; Khai thác có hiệu quả khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Cái Đôi Vàm. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nạo vét cửa biển Cái Đôi Vàm. Tăng cường tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, chấm dứt hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Trục kết nối chính gồm có: Đường ĐT.986 là trục kinh tế kết nối Thị trấn Cái Đôi Vàm - Thị trấn Cái Nước và trung tâm thành phố Cà Mau theo QL1.
- Đường bộ ven biển: Là tuyến đường huyết mạch quan trọng, có vai trò phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng ven biển. Tuyến đường có điểm đầu tại sông Gành Hào, ranh tỉnh Bạc Liêu, điểm cuối tại rạch Tiểu Dừa, ranh tỉnh Kiên Giang. Đường bộ ven biển đi xuyên qua các xã Rạch Chèo, xã Nguyễn Việt Khái, thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Tân Hải, xã Phú Tân thuộc huyện Phú Tân.
3.2 Tiểu vùng 2: Tiểu vùng đô thị - dịch vụ du lịch phía Bắc
a. Phạm vi ranh giới
- Tiểu vùng 2 có vị trí ở phía Bắc của huyện gồm các xã Phú Tân, xã Phú Mỹ và xã Phú Thuận.
- Quy mô diện tích: 14.533ha
b. Tính chất
- Là tiểu vùng hạt nhân thứ 2 với trọng điểm là trung tâm xã Phú Tân hiện nay đã được công nhận đô thị loại V vào cuối năm 2021.
- Là tiểu vùng phát triển sản xuất chuyên canh tác tôm với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Là tiểu vùng nằm tiếp giáp với Đầm Thị Tường và gắn liền với di tích khu Căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Được thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn liền với khu di tích lịch sử.
c. Tổ chức không gian
- Không gian tiểu vùng được phát triển theo 02 hướng bao gồm:
+ Hướng kết nối từ thị trấn Cái Đôi Vàm - xã Phú Tân - Xã Phú Mỹ theo tuyến đường liên xã dọc sông Cái Đôi.
+ Hướng kết nối xã Phú Tân - xã Phú Mỹ - xã Phú Thuận theo tuyến đường Cống Đá - Kênh Tư - Giáp Nước, kết nối từ Quốc lộ 1 về trung tâm xã Phú Mỹ.
- Trung tâm tiểu vùng về phát triển đô thị được xác định tại trung tâm xã Phú Tân, ngoài ra khu vực xã Phú Mỹ, Phú Thuận tiếp giáp Đầm Thị Tường được xác định là trung tâm phát triển dịch vụ - du lịch sinh thái của huyện.
- Định hướng phát triển đô thị Phú Thuận (trung tâm xã Phú Thuận) đạt tiêu chí đô thị loại V vào giai đoạn 2022-2025.
- Các tuyến dân cư chủ yếu phát triển theo tuyến dọc theo đường giao thông và các tuyến sông rạch.
3.3 Tiểu vùng 3: Tiểu vùng sản xuất nông nghiệp phía Đông Nam
a. Phạm vi ranh giới
- Tiểu vùng 3 có vị trí ở phía Đông Nam của huyện gồm xã Tân Hưng Tây, xã Việt Thắng và xã Rạch Chèo.
- Quy mô diện tích: 12.988,1ha
b. Tính chất
- Là tiểu vùng phía Đông Nam của huyện với tính chất là vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Bên cạnh đó, tiểu vùng có 02 tuyến đường tỉnh đi xuyên qua là ĐT.986 (thuộc xã Tân Hưng Tây) và ĐT.987 (thuộc xã Việt Thắng và xã Rạch Chèo). Phía Đông Nam tiểu vùng tiếp giáp sông Bảy Háp nối liền với sông Gành Hào là các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của Tỉnh, thuận lợi phát triển Thương mại - Dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
c. Tổ chức không gian
- Không gian tiểu vùng 3 được phát triển theo 02 hướng bao gồm:
+ Hướng kết nối tiểu vùng 1 theo trục đường ĐT.986 nối liền từ Quốc lộ 1 ra đến đê biển Tây.
+ Hướng kết nối xã Nguyễn Việt Khái - Rạch Chèo - Việt Thắng - Quốc lộ 1 theo tuyến bộ ven biển và đường đê Tây sông Bảy Háp.
- Trung tâm tiểu vùng 3 được xác định tại trung tâm xã Tân Hưng Tây.
- Các khu dân cư chủ yếu phát triển dọc theo các tuyến sông rạch, đường giao thông nội bộ và gắn với vùng sản xuất thủy sản.
Hình 9 - Sơ đồ phân vùng phát triển vùng huyện (3 tiểu vùng)
III. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG
1. Cấu trúc lưu thông
Khung cấu trúc lưu thông phát triển vùng huyện Phú Tân gắn kết với các trục hành lang kinh tế của vùng tỉnh Cà Mau, bao gồm các trục hành lang kinh tế đô thị cấp Quốc gia, cấp tỉnh và huyện như sau:
1.1 Đường bộ
a. Trục hành lang kinh tế Quốc gia
- Trục đường đê biển Tây: Là tuyến đường kết nối xuyên suốt toàn bộ chiều dài đường bờ biển của huyện dọc theo biển Tây với các huyện lân cận như Trần Văn Thời, Năm Căn,.. Là tuyến đường huyết mạch quan trọng, có vai trò phục vụ an ninh - quốc phòng ven biển.
- Tuyến đường bộ ven biển: Là tuyến đường song song và cách đê biển Tây khoảng từ 500 - 1.000m nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển gồm cảng cá Sông Đốc, Rạch Gốc, các khu neo trú đậu tàu thuyền tránh bão tại Cái Đôi Vàm, Khánh Hội,... góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, từng bước sắp xếp bố trí ổn định dân cư ven biển. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa các khu vực ven biển đi các khu vực lân cận khác.
b. Trục hành lang kinh tế cấp tỉnh
- Trục đường tỉnh 986 (ĐT.986): là đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm đầu giao đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi tại thị trấn Đầm Dơi, điểm cuối tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.
Hiện trạng: Đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt đường rộng 5,5m, nền 7,0m với lộ giới quy hoạch là 45,0m. Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt đường rộng 7m, nền đường 12m, lộ giới quy hoạch 45m.
- Định hướng quy hoạch tuyến đường ĐT.987 (Đường Đê Tây sông Bảy Háp): Hình thành trên cơ sở nâng cấp tuyến đường nằm trên bờ Tây sông Bảy Háp, điểm đầu giao đường Lương Thế Trân - Đầm Dơi, điểm cuối giao đường bộ ven biển, dài 46,9 km đi qua các xã Việt Thắng, Rạch Chèo của huyện Phú Tân. Quy hoạch đến năm 2030, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt đường rộng 6,5m, nền đường 9m, lộ giới quy hoạch 32m.
c. Trục hành lang kinh tế cấp huyện
- ĐH.44 (Đường TT.xã Tân Hải): Dài 2,2 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Tân Hải.
- ĐH.46 (Đường TT.xã Tân Hưng Tây): Dài 4,4 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Tân Hưng Tây.
- ĐH.48 (Đường TT.xã Phú Mỹ): Dài 13,2 km, điểm đầu tại ranh huyện Cái Nước, điểm cuối tại bến phà Thọ Mai.
- ĐH.45 (Đường TT.xã Phú Tân): Dài 5,5 km, điểm đầu gần UBND xã Tân Hải, điểm cuối tại UBND xã Phú Tân.
- ĐH.43 (Đường TT.xã Rạch Chèo): Dài 8,1 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường Đê Tây sông Bảy Háp.
- ĐH.42 (Đường TT.xã Nguyễn Việt Khái): Dài 12,6 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Nguyễn Việt Khái.
- ĐH.47 (Đường TT.xã Việt Thắng): Dài 14,0 km gồm đoạn 1 nâng cấp đường hiện hữu dài 9,4 km, đoạn 2 mở mới kéo dài đến giao đường Đầm Dơi - Phú Tân dài 4,6 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường Đê Tây sông Bảy Háp.
- ĐH.49 (Đường Phú Mỹ - Phú Thuận): Dài 10,8 km, điểm đầu tại bến phà Thọ Mai, điểm cuối giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm.
- ĐH.40B (Đường Cái Đôi Vàm - Tân Hải): Một phần tuyến nằm dọc theo bờ Nam kinh Công Nghiệp dài 10,1 km, điểm đầu tại kênh Cái Đôi Vàm, điểm cuối tại thị trấn Cái Đôi Vàm.
- ĐH.41B (Đường Kênh Cái Cám): Nằm dọc bờ Nam kênh Cái Cám nối với đường Ven biển, dài 7,3 km, điểm đầu giao đường đi xã Phú Tân, điểm cuối tại khu dân cư Cái Cám.
- ĐH.42B (Đường căn cứ Bác Duẫn): Dài 12,2 km, điểm đầu giao đường đi xã Phú Tân, điểm cuối giao đường sông Mỹ Bình.
- ĐH.43B (Đường sông Mỹ Bình): Nằm dọc bờ Nam sông Mỹ Bình dài 11,3 km, điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối tại cửa Mỹ Bình.
- ĐH.44B (Đường Kênh Đường Cày): Nằm dọc bờ Tây kênh Đường Cày dài 5,8 km điểm đầu tại kênh Đường Cày, điểm cuối giao đường Phú Mỹ - Phú Thuận.
- ĐH.45B (Đường kênh Đòn Dong): Nằm dọc bờ Bắc kênh Trâm Bầu dài 8,8 km điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối giao đường Giáp Nước.
- ĐH.46B (Đường Giáp Nước): Nằm dọc bờ Đông kênh Giáp Nước dài 7,8 km, điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm.
- ĐH.48B (Đường cầu Ngò Om): Dài 7,4 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường đi xã Tân Hưng Tây.
- ĐH.49B (Đường Kênh Kiểm Lâm): Dài 8,2 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối tại cửa Gò Công.
- ĐH.50B (Đường Kinh Mỵ): Dài 2km, điểm đầu ĐT.986, điểm cuối đường cấp IV xã Tân Hải (khu di tích lịch sử Địa điểm chứng tích tội ác Mỹ Ngụy ở Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng).
Hình 10: Sơ đồ cấu trúc lưu thông vùng huyện
1.2 Đường thủy
Cấu trúc lưu thông vùng huyện ngoài các trục giao thông bộ, vai trò của các trục giao thông thủy trong việc phát triển kinh tế-xã hội là hết sức quan trọng. Trong đó gồm các tuyến chủ đạo sau đây:
- Tuyến kênh Thị Kẹo - Cái Đôi Vàm: Dài 41,0 km, điểm đầu tại ngã ba Phong Điền, điểm cuối tại cửa Cái Đôi Vàm. Cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp IV, cho phép tàu tự hành trọng tải từ 250 ¸ 300 tấn lưu thông trên tuyến.
- Tuyến sông Bào Chấu: Dài 15,0 km điểm đầu tại ngã ba Vàm Đình, điểm cuối tại ngã ba Đầm Cùng. Cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp IV, cho phép tàu tự hành trọng tải từ 250 tấn ¸ 300 tấn lưu thông trên tuyến.
- Tuyến sông Bảy Háp: Dài 17,0 km điểm đầu tại ngã ba Đầm Cùng, điểm cuối tại cửa Gò Công. Cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp III, cho phép tàu tự hành trọng tải từ 500 tấn lưu thông trên tuyến.
Đối với hệ thống đường thủy do huyện quản lý được cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp V, cho phép tàu tự hành, sà lan trọng tải dưới 100 tấn lưu thông, tĩnh không cầu 2,5 - 3m.
2. Cấu trúc không gian các vùng phát triển đô thị (cụm đô thị)
Các vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ được hình thành từ các đô thị, cụm đô thị kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp, sẽ đóng vai trò là trung tâm của các tiểu vùng, tạo động lực phát triển cho một phạm vi tiểu vùng xác định trong vùng huyện.
Không gian kinh tế vùng huyện dự kiến gồm 2 cụm đô thị - dịch vụ - công nghiệp chủ đạo sau đây:
2.1 Cụm đô thị - công nghiệp - dịch vụ trung tâm
Cụm đô thị - TTCN - dịch vụ trung tâm (bao gồm thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Tân Hải, xã Nguyễn Việt Khái) nằm trải dài và tiếp giáp biển Tây, rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề TTCN có liên quan đến khai thác thủy hải sản như đóng tàu, sữa chữa tàu cá, nghề làm cá khô, nước mắm...
Không gian phát triển hạt nhân là thị trấn Cái Đôi Vàm (định hướng phát triển đến năm 2025 đạt đô thị loại IV) trên cơ sở là trung tâm thị trấn hiện hữu, đóng vai trò là trung tâm đô thị, dịch vụ, công nghiệp của tiểu vùng phía Tây Nam của huyện. Tạo điều kiện cung cấp các tiện ích hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho các điểm dân cư tập trung nông thôn trên địa bàn 3 xã trong tiểu vùng hiện có đặc thù địa lý trải dài theo biển Tây với diện tích rừng khá lớn, nhiều sông rạch nên điều kiện kết nối giao thông hạn chế.
Cụm đô thị - TTCN - Dịch vụ trung tâm gắn với giao thông thủy bộ chính sau
+ Trục đường ĐT.986;
+ Trục đường ĐT.987;
+ Đê biển Tây;
+ Tuyến đường bộ ven biển;
+ Giao thông thủy chính là sông Cái Đôi, kênh Kiểm Lâm, kênh Công Nghiệp, kênh Cái Cám,...
2.2 Cụm đô thị - dịch vụ du lịch phía Bắc
Cụm đô thị - Dịch vụ phía Bắc (bao gồm xã Phú Tân, xã Phú Mỹ, xã Phú Thuận) nằm tiếp giáp Đầm Thị Tường rất thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch đầm phá, sinh thái đặc trưng miền sông nước của địa phương.
Không gian phát triển hạt nhân là đô thị Phú Tân kết hợp trung tâm xã Phú Mỹ, trung tâm xã Phú Thuận tạo thành cụm đô thị - dịch vụ du lịch phía Bắc của huyện, tạo điều kiện cung cấp các tiện ích hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư nông thôn trên địa bàn. Bên cạnh đó, cụm đô thị - dịch vụ du lịch phía Bắc được kết nối với thị trấn Sông Đốc thông qua tuyến đường Bờ Nam sông Đốc đã được đầu tư xây dựng.
Cụm đô thị - Dịch vụ phía Bắc gắn với giao thông thủy bộ chính sau
+ Trục đường ĐT.986;
+ Trục đường Cống đá - Kênh Tư - Giáp Nước - Phú Mỹ;
+ Giao thông thủy: kênh xáng Thọ Mai, sông Quảng Phú, sông Cái Đôi.
3. Cấu trúc vùng không gian cảnh quan và khu vực hạn chế xây dựng
3.1 Cấu trúc không gian cảnh quan
- Vùng cảnh quan không gian mở của vùng huyện Phú Tân là không gian gắn với hệ thống sông rạch tự nhiên, cụ thể gồm có:
+ Vùng cảnh quan không gian mở phía Tây thuộc tiểu vùng 1 gồm các xã Tân Hải, xã Nguyễn Việt Khái, thị trấn Cái Đôi Vàm với diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất lớn, còn lại phần lớn diện tích là nuôi trồng thủy sản gắn với biển Tây.
+ Vùng cảnh quan không gian mở phía Bắc thuộc tiểu vùng 2 gồm các xã Phú Tân, xã Phú Mỹ, xã Phú Thuận nằm trải dài và tiếp giáp với Đầm Thị Tường là khu du lịch sinh thái của tỉnh, phần lớn diện tích là đất nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng cảnh quan không gian mở sông Bảy Háp thuộc tiểu vùng 3 gồm các xã Việt Thắng, xã Rạch Chèo, xã Tân Hưng Tây. Sông Bảy Háp là ranh giới hành chính huyện (thuộc phía bắc sông Bảy Háp). Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng của tỉnh và vùng liên huyện tạo nên không gian đặc thù 2 bên bờ sông (phía Nam thuộc huyện Năm Căn) vừa đóng vai trò là không gian sinh thái tự nhiên vừa gắn với không gian phát triển đô thị.
+ Vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên dọc các tuyến sông khác như sông Cái Đôi, kênh Thọ Mai, sông Quảng Phú, sông Bào Chấu,….
3.2 Các khu vực khác cần bảo vệ và hạn chế, kiểm soát xây dựng
- Các khu vực rừng phòng hộ, khu bảo tồn sinh thái, khu du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo.
- Các khu vực thuộc đất quân sự, an ninh quốc phòng.
- Hành lang các tuyến đê biển Tây, đường bộ ven biển, các tuyến đường tỉnh, đường huyện.
3.3 Giải pháp quản lý
- Tổ chức phù hợp giữa sản xuất nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn nước, cảnh quan tự nhiên bờ sông, tránh các tác động gây ô nhiễm, sạt lở bờ sông.
- Khai thác các vùng cảnh quan cho mục tiêu phục vụ du lịch sinh thái miệt vườn gắn với tham quan, trải nghiệm các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Có biện pháp bảo vệ không để cho người dân lấn chiếm đất xây dựng tự phát cũng như cần đảm bảo về môi trường tránh xả nước thải, rác thải gây ô nhiễm.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư tập trung
1.1 Theo định hướng phát triển đô thị của Trung ương và địa phương
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị giai đoạn 2021 - 2030.
Trong chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 7/3/2017 của UBND tỉnh Cà Mau xác định huyện Phú Tân thuộc vùng ven biển Tây của tỉnh, tương lai phát triển thị trấn Cái Đôi Vàm đạt tiêu chí đô thị loại IV (đến năm 2025). Huyện Phú Tân tập trung tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ cấp huyện, phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương, phát triển nông nghiệp nuôi trồng thủy hải sản tập trung, phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
1.2. Tổ chức hệ thống đô thị vùng huyện
Hiện nay huyện Phú Tân đã có 02 đô thị loại V là thị trấn Cái Đôi Vàm và đô thị Phú Tân (xã Phú Tân). Định hướng phát triển đến giai đoạn 2021 - 2025, thị trấn Cái Đôi Vàm sẽ đạt tiêu chí đô thị loại IV và 02 đô thị đạt loại V bao gồm: Phú Thuận, Rạch Chèo; Định hướng phát triển giai đoạn 2026 - 2030 sẽ có 02 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V là xã Tân Hưng Tây, Việt Thắng.
Với định hướng phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, trong giai đoạn đầu, huyện Phú Tân cần đạt được hai mục tiêu là xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm đạt đô thị loại IV và đô thị Rạch Chèo, Phú Thuận đạt đô thị loại V. Do đó, tiến trình xây dựng và phát triển hệ thống đô thị được đề xuất như sau:
a. Đô thị Cái Đôi Vàm
- Vị trí:
Phạm vi phát triển của đô thị Cái Đôi Vàm gồm thị trấn Cái Đôi Vàm và một phần xã Nguyễn Việt Khái, có vị trí nằm ở phía Tây Nam của huyện với thuận lợi tiếp cận các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 50.000 người (quy mô dân số tối thiểu của đô thị loại IV).
+ Đến năm 2040: 70.000 người (dự kiến).
+ Hiện nay, thị trấn Cái Đôi Vàm đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V và đang tiếp tục lộ trình xây dựng hướng đến tiêu chí đô thị loại IV giai đoạn đến năm 2025.
- Tính chất :
+ Là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Tân.
+ Chức năng: là thị trấn huyện lỵ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Tân.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Không gian phát triển đô thị thuộc địa bàn thị trấn Cái Đôi Vàm và mở rộng sang khu vực xã Nguyễn Việt Khái. Khu đô thị trung tâm được phát triển từ khu đô thị hiện hữu của thị trấn Cái Đôi Vàm với định hướng phát triển các khu dịch vụ công cộng cấp vùng và cấp đô thị như các trung tâm dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế, giáo dục, các khu dân cư đô thị, công viên đô thị kết hợp sinh thái rừng ngập mặn.
+ Không gian phát triển đô thị gắn với trục đường ĐT.986, sông Cái Đôi. Hướng phát triển chính là mở rộng về 02 phía của đường ĐT.986.
+ Các khu ở gồm các khu hiện hữu cải tạo và phát triển các khu ở mới mật độ cao tập trung theo đường ĐT.986, các khu ở mật độ thấp bố trí mở rộng về phía Bắc và phía Nam của thị trấn hiện hữu.
+ Các khu trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng phát triển dựa trên các công trình hiện hữu của Trung tâm Hành chính huyện Phú Tân, cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới.
+ Cụm công nghiệp Phú Tân có quy mô diện tích khoảng 70 ha được bố trí tiếp giáp kênh 90 và sông Cái Đôi Vàm, nằm lân cận trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm thuận lợi về giao thông thủy bộ.
+ Không gian đô thị Cái Đôi Vàm có xu hướng kết nối với không gian đô thị Năm Căn của huyện Năm Căn và đô thị Sông Đốc của huyện Trần Văn Thời thông qua tuyến đường đê biển Tây tạo nên không gian phát triển chung của khu vực kinh tế ven biển Tây.
b. Đô thị Phú Tân (xã Phú Tân)
- Vị trí
Nằm ở khu vực trung tâm của huyện Phú Tân, tiếp giáp sông Cái Đôi, giáp tuyến đường liên xã đi từ đường ĐT.986 - Tân Hải - Phú Tân và tiếp giáp đường Cái Đôi Vàm - Phú Tân - Phú Mỹ, phát triển trên nền tảng trung tâm xã Phú Tân hiện nay.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 5.000 người.
+ Đến năm 2040: 7.000 người.
- Đô thị Phú Tân đã được công nhận đô thị loại V theo Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
- Tính chất:
Là đô thị trung tâm cụm xã gồm xã Phú Tân, xã Phú Mỹ, xã Phú Thuận, cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cho cụm 03 xã phía Bắc của huyện.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Trục không gian chủ đạo là tuyến đường Tân Hải - Phú Tân và đường dọc theo sông Cái Đôi.
+ Không gian phát triển tại ngã ba giao hội sông Cống Đá, sông Cái Đôi.
+ Các công trình dịch vụ công cộng được khai thác từ các công trình hiện hữu của trung tâm xã kết hợp nâng cấp mở rộng và xây dựng mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình dịch vụ tiểu vùng như: thương mại, giáo dục, thể dục thể thao.
+ Các khu dân cư xây dựng theo hướng đa dạng, tập trung mật độ cao ở khu vực gần trung tâm thương mại, dịch vụ và đường chính. Các khu nhà mật độ trung bình và thấp bố trí ở các khu vực gần sông rạch và các trục đường khu vực.
c. Đô thị Rạch Chèo (xã Rạch Chèo)
- Vị trí
Nằm ở phía Nam của huyện Phú Tân, tiếp giáp sông Bảy Háp và huyện Năm Căn, giáp tuyến đường huyện đi từ đường ĐT.986 - Rạch Chèo và tiếp giáp tuyến đường bộ ven biển, phát triển dựa trên nền tảng trung tâm xã hiện nay.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 4.000 người.
+ Đến năm 2040: 6.000 người.
- Tính chất:
Là đô thị chuyên ngành thương mại - dịch vụ, khai thác thủy hải sản và các dịch vụ hậu cần nghề biển.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Trục không gian chủ đạo là đường đê Tây sông Bảy Háp.
+ Không gian phát triển tại ngã ba giao hội của kênh 90, sông Bảy Háp.
+ Các công trình dịch vụ công cộng được khai thác từ các công trình hiện hữu của trung tâm xã kết hợp nâng cấp mở rộng và xây dựng mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình dịch vụ tiểu vùng như: thương mại, giáo dục, thể dục thể thao.
+ Các khu dân cư xây dựng theo hướng đa dạng, tập trung mật độ cao ở khu vực gần trung tâm thương mại, dịch vụ và đường chính. Các khu nhà mật độ trung bình và thấp bố trí ở các khu vực gần sông rạch và các trục đường khu vực.
+ Định hướng đầu tư xây dựng cầu qua sông Bảy Háp nối liền với xã Đất Mới, huyện Năm Căn rút ngắn quãng đường kết nối từ đô thị Năm Căn đến thị trấn Cái Đôi Vàm.
- Định hướng phát triển đô thị Rạch Chèo đạt tiêu chí đô thị loại V vào giai đoạn 2021 - 2025.
d. Đô thị Phú Thuận (xã Phú Thuận)
- Vị trí
Nằm ở phía Bắc của huyện Phú Tân, tiếp giáp đường ĐT.986, giáp kênh xáng Thọ Mai thuận lợi về giao thông thủy bộ, phát triển dựa trên nền tảng trung tâm xã Phú Thuận hiện nay.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 4.000 người.
+ Đến năm 2040: 6.000 người.
- Tính chất:
Là đô thị chuyên ngành thương mại - dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Trục không gian chủ đạo là đường dọc kênh xáng Thọ Mai.
+ Không gian phát triển tại ngã ba giao hội của kênh xáng Thọ Mai và sông Vàm Đình.
+ Các công trình dịch vụ công cộng được khai thác từ các công trình hiện hữu của trung tâm xã kết hợp nâng cấp mở rộng và xây dựng mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình dịch vụ tiểu vùng như: thương mại, giáo dục, thể dục thể thao.
+ Các khu dân cư xây dựng theo hướng đa dạng, tập trung mật độ cao ở khu vực gần trung tâm thương mại, dịch vụ và đường chính. Các khu nhà mật độ trung bình và thấp bố trí ở các khu vực gần sông rạch và các trục đường khu vực.
- Định hướng phát triển đô thị Phú Thuận đạt tiêu chí đô thị loại V vào giai đoạn 2021-2025.
e. Đô thị Tân Hưng Tây (xã Tân Hưng Tây)
- Vị trí
Nằm ở khu vực trung tâm tiểu vùng 3 bao gồm 03 xã là Tân Hưng Tây, Rạch Chèo, Việt Thắng, tiếp giáp đường ĐH.43, giáp kênh Mới thuận lợi về giao thông thủy bộ, phát triển dựa trên nền tảng trung tâm xã Phú Thuận hiện nay.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 4.000 người.
+ Đến năm 2040: 6.000 người.
- Tính chất:
Là đô thị trung tâm cụm xã tiểu vùng 03, cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cho cụm 03 xã phía Đông Nam của huyện.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Trục không gian chủ đạo là đường ĐH.46 dọc theo kênh Mới.
+ Không gian phát triển tại ngã ba sông Cống Mới và sông Cái Bát.
+ Các công trình dịch vụ công cộng được khai thác từ các công trình hiện hữu của trung tâm xã kết hợp nâng cấp mở rộng và xây dựng mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình dịch vụ tiểu vùng như: thương mại, giáo dục, thể dục thể thao.
+ Các khu dân cư xây dựng theo hướng đa dạng, tập trung mật độ cao ở khu vực gần trung tâm thương mại, dịch vụ và đường chính. Các khu nhà mật độ trung bình và thấp bố trí ở các khu vực gần sông rạch và các trục đường khu vực.
- Định hướng phát triển đô thị Phú Thuận đạt tiêu chí đô thị loại V vào giai đoạn sau năm 2030.
f. Đô thị Việt Thắng (xã Việt Thắng)
- Vị trí
Nằm lân cận Quốc lộ 1A, tiếp giáp tuyến đường ĐH.47 nối từ đường ĐT.986 đến trung tâm xã và đường ĐH.47B nối từ trung tâm xã ra Quốc lộ 1, giáp tuyến đường thủy quan trọng là sông Bào Chấu nối liền sông Bảy Háp huyện Năm Căn.
- Quy mô dân số đô thị:
+ Đến năm 2030: 4.000 người.
+ Đến năm 2040: 6.000 người.
- Tính chất:
Là khu dân cư đô thị phía Nam của huyện.
- Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Trục không gian chủ đạo là đường ĐH.47B và sông Bào Chấu.
+ Không gian phát triển tại ngã ba giao hội kênh Ba và sông Bào Chấu.
+ Các công trình dịch vụ công cộng được khai thác từ các công trình hiện hữu của trung tâm xã kết hợp nâng cấp mở rộng và xây dựng mới. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các công trình dịch vụ tiểu vùng như: thương mại, giáo dục, thể dục thể thao.
+ Các khu dân cư xây dựng theo hướng đa dạng, tập trung mật độ cao ở khu vực gần trung tâm thương mại, dịch vụ và đường chính. Các khu nhà mật độ trung bình và thấp bố trí ở các khu vực gần sông rạch và các trục đường khu vực.
- Định hướng phát triển đô thị Phú Thuận đạt tiêu chí đô thị loại V vào giai đoạn sau năm 2030.
2. Định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn
2.1 Quan điểm
- Định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở các đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm xã đã được phê duyệt: Triệt để phát triển các điểm dân cư hiện hữu, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tiết kiệm và hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới, bảo vệ môi trường bền vững.
- Cải tạo nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí xã nông thôn mới.
- Tập trung xây dựng các xã trên địa bàn toàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch, đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.
- Phát triển thị trường nông thôn, đẩy nhanh sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản. Tái cấu trúc nông nghiệp, tạo ra các khu vực cho cộng đồng sản xuất nông nghiệp, khuyến khích hình thành văn hóa làng xã, phụ trợ giao thương và công nghệ sản xuất, đồng thời thu hút du lịch. Các khu vực cộng đồng này có tác dụng kéo không gian tự nhiên, không gian sản xuất nông nghiệp vào khu dân cư làng xóm - đô thị. Các khu vực nhà vườn nông thôn có sẵn khuyến khích canh tác nông nghiệp sinh thái, hình thành các dãy hành lang xanh giữa các dãy nhà ở
- Xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với dịch vụ du lịch.
- Bố cục quy hoạch các khu chức năng hợp lý, đảm bảo bán kính phục vụ đồng thời tiết kiệm đất đai xây dựng.
- Quy hoạch kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ. Kết nối với hệ thống giao thông huyện và tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực nông thôn.
- Quan tâm đến đặc điểm truyền thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất để phân bố dân cư hợp lý.
- Không xây dựng các điểm dân cư mới tại các vùng có nguy cơ sạt lở.
- Giải quyết lao động nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân.
2.2 Lập quy hoạch xây dựng nông thôn
Hiện nay các xã trên địa bàn huyện đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xã và lập quy hoạch chi tiết các khu trung tâm xã. Tiếp tục triển khai lấp đầy các quy hoạch xây dựng các khu dân cư, nhất là các khu dân cư xây dựng mới hoặc dự kiến mở rộng nhằm làm cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng và kêu gọi đầu tư các hạng mục xã hội hóa.
Quản lý quá trình triển khai xây dựng theo quy hoạch và cập nhật các biến động về dân số, tình hình xây dựng tại các khu dân cư nông thôn nói riêng và từng xã nói chung để kịp thời điều chỉnh quy hoạch xã phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Các quy hoạch xây dựng nông thôn cần hướng tới đáp ứng tiêu chí Huyện nông thôn mới để có sự đồng bộ trong sự phát triển của toàn huyện.
2.3 Quy mô dân cư nông thôn
Trong định hướng phát triển huyện Phú Tân trở thành đô thị loại IV, là trung tâm phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh cho thấy sẽ có những chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nhóm lao động nông nghiệp và nhóm lao động phi nông nghiệp và kéo theo sự dịch chuyển giữa khu vực dân cư đô thị và dân cư nông thôn. Trong đó, lao động phi nông nghiệp và dân cư đô thị sẽ ngày càng tăng lên từ hai nguồn, đó là:
- Dân số lao động phi nông nghiệp sẽ tăng cơ học do lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
- Để nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế thị trấn Cái Đôi Vàm, bên cạnh đó, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu nhân lực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm và được thay thế bằng các thiết bị máy móc hiện đại, do đó, một bộ phận không nhỏ dân số lao động nông nghiệp tại địa phương sẽ có sự chuyển đổi ngành nghề sang làm các hoạt động phi nông nghiệp và kéo theo đó, một bộ phận dân cư cũng sẽ chuyển đổi chỗ ở từ khu vực nông thôn vào các khu dân cư đô thị.
Do đó, dân cư nông thôn sẽ có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần khi nhu cầu đô thị hóa và nhu cầu phát triển sản xuất tăng cao nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị loại IV. Dân số nông thôn dự kiến đến giai đoạn đến năm 2030 là: 59.000 người và giai đoạn đến năm 2040 là: 49.000 người
2.4 Xây dựng trung tâm xã
Đầu tư xây dựng các trung tâm xã theo quy hoạch xây dựng được duyệt theo hướng nâng cấp, cải tạo và kết hợp xây dựng mới các công trình hạ tầng xã hội. Khai thác nguồn lực ngoài ngân sách để xã hội hóa các dịch vụ cho người dân như: thương mại dịch vụ, giáo dục mầm non, thể dục thể thao,….Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật nhất là đường giao thông nông thôn nhằm đảm bảo các sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân được thuận lợi.
Các trung tâm xã gồm nhóm xã phía Bắc (Phú Tân, Phú Mỹ và Phú Thuận) và nhóm xã phía Đông Nam (Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Rạch Chèo). Trong đó, riêng trung tâm xã Phú Thuận và xã Rạch Chèo được đề xuất đầu tư phát triển đạt đô thị loại V trong giai đoạn 2021 - 2025; trung tâm xã Tân Hưng Tây và xã Việt Thắng có thể xem xét khả năng xây dựng từng bước hướng tới tiêu chí của đô thị loại V trong giai đoạn 2026 - 2030, đóng vai trò là đô thị vệ tinh của khu vực đô thị trung tâm là thị trấn Cái Đôi Vàm.
Xây dựng hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới cho các trung tâm xã nói riêng và toàn xã nói chung và tiếp tục hướng tới xây dựng đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
Các chức năng chính của khu trung tâm xã gồm có: TT hành chính (UBND, HĐND xã, các đoàn thể), TT sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng (chùa, miếu, đền thờ, nhà văn hoá,..), TT giáo dục (trường học, mẫu giáo,...), TT TDTT, thương mại, dịch vụ (chợ xã, các cửa hàng dịch vụ bán lẻ), TT phục vụ sản xuất (trụ sở HTX, trạm khuyến nông, khuyến lâm ...).
2.5 Xây dựng các điểm dân cư nông thôn
Các điểm dân cư nông thôn theo hướng tập trung: quy hoạch các điểm dân cư tập trung phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và các nhu cầu phục vụ đời sống, sản xuất trên địa bàn. Phát triển các điểm dân cư tập trung trên cơ sở mở rộng các điểm dân cư hiện hữu, được xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
Khu vực dân cư nông thôn dọc theo các tuyến giao thông chính: phát triển hệ thống các công trình dịch vụ thương mại và hỗ trợ sản xuất theo hướng hỗn hợp, đa chức năng, nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ. Các cụm công trình dịch vụ công cộng, trung tâm sinh hoạt cộng đồng gắn với các tuyến cảnh quan nông nghiệp và tự nhiên. Các loại hình nhà ở phong phú dạng đơn lẻ, liên kế hoặc nhà vườn thấp tầng.
Các khu dân cư tái định cư: hình thành do giải phóng mặt bằng thi công đường giao thông, các khu công nghiệp, khu du lịch,… Xây dựng những điểm dân cư ổn định theo mô hình khu ở tập trung với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được xây dựng đồng bộ.
Dân cư sống phân tán ở các xã có diện tích rừng lớn như Nguyễn Việt Khái, Tân Hải, Phú Tân và các hộ dân sống ven các sông rạch lớn có nguy cơ sạt lở, cần có chính sách khuyến khích di dời các hộ dân vào sống tập trung trong các điểm dân cư đảm bảo các điều kiện phục vụ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích người dân trồng những loại cây phù hợp vùng nhiễm mặn, như đước, vẹt, sú,… Những loại cây này có khả năng chắn gió tốt, chịu được nước mặn, không cần chăm sóc nhưng khi cần có thể sử dụng làm gỗ, làm nhà và các vật dụng sinh hoạt khác.
2.6 Xây dựng xã nông thôn mới
Theo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đến năm 2021, huyện Phú Tân đã có 6/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới là các xã Tân Hưng Tây, Tân Hải, Phú Mỹ, Phú Thuận, Việt Thắng, Rạch Chèo và 02 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới là xã Phú Tân và xã Nguyễn Việt Khái.
Tiến trình xây dựng các xã nông thôn mới dự kiến giai đoạn 2022-2025 sẽ có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong đó gồm có:
a. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới dự kiến
- Xã Phú Tân: Hiện nay đã đạt 17/19 tiêu chí. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2022.
- Xã Nguyễn Việt Khái: Hiện nay đã đạt 14/19 tiêu chí. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại (giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thu nhập, môi trường, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh). Dự kiến đề nghị công nhận năm 2022.
b. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Xã Tân Hải: Hiện nay đã đạt 9/13 tiêu chí của Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2019-2020. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt bao gồm: thu nhập, giáo dục và đào tạo, môi trường, tuyến dân cư nông thôn kiểu mẫu hoặc điểm dân cư nông thôn kiểu mẫu. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2022.
- Xã Phú Thuận: Hiện nay đã đạt 8/13 tiêu chí của Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2019-2020. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt bao gồm: cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, giáo dục và đào tạo, môi trường, tuyến dân cư nông thôn kiểu mẫu hoặc điểm dân cư nông thôn kiểu mẫu. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2022.
- Xã Tân Hưng Tây: Hiện nay đã đạt 8/13 tiêu chí của Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2019-2020. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt bao gồm: thu nhập, giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường, tuyến dân cư nông thôn kiểu mẫu hoặc điểm dân cư nông thôn kiểu mẫu. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2023.
- Xã Phú Mỹ: Hiện nay đã đạt 6/13 tiêu chí của Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2019-2020. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt bao gồm: cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường, tuyến dân cư nông thôn kiểu mẫu hoặc điểm dân cư nông thôn kiểu mẫu. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2024.
- Xã Việt Thắng: Hiện nay đã đạt 5/13 tiêu chí của Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn nâng cao giai đoạn 2019-2020. Đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt bao gồm: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường, tuyến dân cư nông thôn kiểu mẫu hoặc điểm dân cư nông thôn kiểu mẫu. Dự kiến đề nghị công nhận năm 2025.
2.7 Xây dựng Huyện nông thôn mới
Triển khai thực hiện Đề án xây dựng huyện Nông thôn mới đến nay huyện Phú Tân đạt 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới cụ thể như sau:
- Các tiêu chí đã đạt: Tiêu chí số 1 (quy hoạch), tiêu chí số 2 (giao thông), tiêu chí số 3 (thủy lợi), tiêu chí số 4 (điện), tiêu chí số 8 (an ninh, trật tự xã hội), tiêu chí số 9 (chỉ đạo xây dựng nông thôn mới).
- Các tiêu chí chưa đạt: Tiêu chí số 5 (y tế -văn hóa - giáo dục), tiêu chí số 6 (sản xuất), tiêu chí số 7 (môi trường)
Để thực hiện theo kế hoạch đề ra đến năm 2025 huyện Phú Tân đạt được tiêu chí huyện nông thôn mới thì cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
* Về y tế - văn hóa - giáo dục:
- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đạt chuẩn theo quy định.
- Mở rộng nâng cấp hội trường đảm bảo đủ 350 chỗ ngồi; sân khấu; trang bị các dụng cụ, thiết bị hoạt động văn hóa thể dục, thể thao.
- Xây dựng Nhà tập luyện, thi đấu thể thao gắn liền với các hoạt động thể thao trong nhà theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng các lĩnh vực thể dục thể thao như: hồ bơi, sân quần vợt, cầu lông, sân bóng đá cỏ nhân tạo,...
- Đẩy mạnh tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia; thường xuyên mở các hội thi, hội diễn để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tạo điều kiện để các xã, thị trấn tham gia các hoạt động có hiệu quả.
- Xây dựng các lớp năng khiếu đào tạo vận động viên nâng cao chất lượng về chuyên môn.
- Xây dựng ít nhất 02 trường THPT Phú Tân và Nguyễn Thị Minh Khai đạt chuẩn Quốc gia theo quy định.
* Về sản xuất:
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng tôm nuôi trên địa bàn huyện.
* Về môi trường
- Xây dựng cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải rắn tại thị trấn Cái Đôi Vàm và các đô thị mới để tập kết rác thải vận chuyển về nhà máy xử lý tập trung; xây dựng kế hoạch, phương án vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện.
- Tuyên truyền, vận động; thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; quản lý đối với các cớ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm tra sau khi cấp giấy chứng nhận,...
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TTCN
Vùng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được xác định nằm trong không gian vùng đô thị trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm, gồm các yếu tố cơ bản sau:
1. Trục phát triển
- Trục giao thông bộ chủ đạo là tuyến ĐT.986 và tuyến đường đê biển Tây giao hội tại khu trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm và kết nối đi các địa phương khác trong tỉnh như đô thị Sông Đốc, đô thị Năm Căn,...
- Trục giao thông bộ dự kiến là đường ĐT.987 và đường bộ ven biển nối liền trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm đến đường Quốc lộ 1 và đường Cà Mau - Đầm Dơi, kết nối huyện Phú Tân với các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn và thành phố Cà Mau.
- Trục giao thông thủy chủ đạo là sông Bảy Háp kết nối với đô thị Năm Căn, sông Cái Đôi kết nối với đô thị Sông Đốc qua kênh xáng Thị Kẹo. Ngoài ra, còn có các tuyến đường thủy khác như sông Cái Chim, sông Bào Chấu, sông Quảng Phú, kênh xáng Thọ Mai, kênh 90, kênh Kiểm Lâm,… kết nối với các vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn huyện kết hợp cùng mạng lưới giao thông đường bộ.
2. Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dự kiến phát triển
Theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm được phê duyệt tại Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 19/7/2016, Thị trấn Cái Đôi Vàm được quy hoạch bố trí 03 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sau:
- Xí nghiệp chế biến thủy sản hiện hữu nằm tại ngã ba sông Cái Đôi và kênh Làng Cá với quy mô diện tích khoảng 4,35ha.
- Cụm công nghiệp Phú Tân nằm tại ngã ba kênh 90 và sông Cái Đôi. Đang được đầu tư xây dựng và dự kiến mở rộng quy mô diện tích lên 70ha. Ngành nghề hoạt động chủ yếu là chế biến thủy hải sản.
- Khu vực tiểu thủ công nghiệp nằm ở phía Bắc sông Cái Đôi và tiếp giáp với đường đê biển Tây.
- Sân phơi cá: Nằm ở hướng Bắc thuộc khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm bao gồm sân phơi cá và một số chức năng dịch vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng nhu cầu chung của ngư dân trong thị trấn hiện nay.
- Cần tận dụng, huy động nguồn lực đầu tư để định hướng phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, nạo vét cửa biển Cái Đôi Vàm; xây dựng đội ngũ tàu cá, xây dựng hoàn thiện khu bến cá kết hợp khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão để phát triển kinh tế biển tại thị trấn Cái Đôi Vàm.
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH, CẢNH QUAN, BẢO TỒN
Phú Tân được xác định là một vùng đất có nhiều tiềm năng du lịch, nhất là hình thức du lịch sinh thái đầm phá kết hợp với di tích văn hóa lịch sử và hình thức du lịch sinh thái rừng ngập mặn, nơi đây sẽ là điểm dừng chân trong các tuyến du lịch của tỉnh Cà Mau và của vùng ĐBSCL.
Vùng phát triển du lịch, cảnh quan và bảo tồn của huyện được xác định dựa trên các đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, không gian phát triển cảnh quan du lịch theo định hướng quy hoạch,…gồm các khu vực chủ yếu sau đây:
1. Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường - Di tích Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 24/7/2012 đã xác định rõ Đầm Thị Tường là khu du lịch nằm trong tuyến du lịch nội tỉnh Cà Mau - Sông Đốc - Đầm Thị Tường - Mũi Cà Mau.
Đầm Thị Tường với diện tích mặt nước Đầm khoảng hơn 700ha nằm trải dài với chiều dài hơn 10km, rộng khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 800m, được chia làm 03 đoạn: Đầm trong, Đầm giữa và Đầm ngoài. Quanh Đầm là các loài cây thuộc hệ sinh thái đất ngập nước như: Dừa nước, mắm, đước,… bao bọc. Đây cũng là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều giống loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao (tôm đất, tôm sú, cá đối, sò huyết, cua, rẹm,…), tạo nên hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú mang nét đặc thù riêng của vùng đất ngập nước Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Định hướng phát triển của tỉnh Cà Mau là thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường đấu nối khu vực Đầm Thị Tường vào đường bờ Nam Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời dài khoảng 3km dọc theo kênh Chống Mỹ và thực hiện mời gọi đầu tư du lịch sinh thái vào khu vực Đầm.
Từ đó, hình thành nên khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường gắn liền với khu di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Xẻo Đước (thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân) tạo tiền đề phát triền mạnh mẽ dịch vụ, du lịch ở khu vực phía Bắc của huyện.
2. Điểm du lịch khu Di tích Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng
Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng (Dinh Điền Phú Mỹ) nằm trên bờ sông Cái Đôi thuộc địa bàn ấp Thanh Ðạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân có diện tích gần 30ha.
Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 24/11/2000. Việc xây dựng Khu Di tích Biệt khu Hải Yến Bình Hưng là một việc làm cần thiết. Đây là nơi ghi dấu tội ác Mỹ - Ngụy, giáo dục truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc cho thế hệ trẻ Phú Tân. Thông qua đó hình thành trong nhân dân lòng biết ơn thế hệ đi trước đã chiến đấu anh dũng để giành lại nền hòa bình cho hôm nay.
3. Khai thác du lịch gắn với sản phẩm đặc thù
Hợp tác xã phát triển sản xuất các sản phẩm đặc trưng của huyện, các điểm du lịch cộng đồng, nuôi tôm sinh thái... Là những nơi được đánh giá là đầy tiềm năng để phát triển sản xuất gắn với du lịch. Ngoài đặc sản “cá khô khoai”, các sản phẩm thuỷ hải sản của huyện rất phong phú như tôm khô sinh thái, chả cá phi, nước mắm là các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu của huyện. Bên cạnh đó, huyện còn có các sản phẩm đặc trưng khác như: sò huyết, ốc, vọp, các loại cá nước mặn... là nguồn ẩm thực dồi dào.
4. Khai thác du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng
Du lịch trải nghiệm theo hình thức ”home stay” có nhiều tiềm năng phát triển ở Phú Tân với các vùng nông thôn kết hợp sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các khu vực nuôi trồng thủy hải sản. Cần khuyến khích doanh nghiệp đã bắt tay cùng nông dân đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
5. Bảo tồn và khai thác vùng dọc theo các sông rạch tự nhiên
Các khu vực dọc theo các tuyến sông rạch tự nhiên của huyện như sông Cái Đôi, kinh xáng Thọ Mai,… đóng vai trò là cảnh quan tự nhiên gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, là khu vực bảo tồn hệ sinh thái của địa phương.
VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Phân vùng sản xuất nông nghiệp
Theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Tân, khu vực sản xuất nông nghiệp được phân bố cụ thể là:
1.1 Tiểu vùng nông lâm nghiệp phía Tây (tiểu vùng 1)
Tiểu vùng nông lâm nghiệp phía Tây có vị trí nằm ở phía Tây huyện, với phạm vi ranh giới thuộc các xã Tân Hải, Nguyễn Việt Khái, thị trấn Cái Đôi Vàm, nằm tiếp giáp và trải dài theo biển Tây. Đây là vùng sinh thái tự nhiên với diện tích rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển Tây rất lớn. Là vùng phát triển sản xuất nuôi trồng thủy hải sản, khai thác lâm nghiệp phía Tây của huyện.
1.2 Tiểu vùng nông lâm nghiệp phía Bắc và phía Đông (tiểu vùng 2 và 3)
Tiểu vùng nông lâm nghiệp phía Bắc và phía Đông của huyện với phạm vi ranh giới thuộc các xã Phú Tân, Phú Mỹ, Phú Thuận, Việt Thắng, Tân Hưng Tây, Rạch Chèo. Các tiểu vùng này với tính chất là vùng sinh thái tự nhiên phía Bắc và phía Đông của huyện với phần lớn diện tích là đất nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2 Các giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp
- Phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sinh thái, sạch, bền vững và có khả năng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặt vấn đề cải thiện năng suất, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiệu quả sản xuất là yếu tố hàng đầu để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước và góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
- Áp dụng các kỹ thuật canh tác, quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: sử dụng màn phủ nông nghiệp trồng rau màu tiết kiệm nước, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học; chuyển giao các ứng dụng quy trình nuôi khép kín ít thay nước, công nghệ Biofloc, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn và 03 giai đoạn; nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo VietGap, mô hình nuôi cua thâm canh,...
- Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển một nền sản xuất nông ngư nghiệp hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn. Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất; hiện đại hóa công nghiệp bảo quản, chế biến, gắn với hệ thống kho tàng để tồn trữ thủy sản và một số nông sản khác để nâng cao chất lượng, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Từng bước kết hợp cơ giới hóa với tự động hóa, hiện đại hóa.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến. Từng bước đảm bảo nhu cầu giống nông nghiệp; ứng dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm; Nâng cấp các trung tâm, cơ sở sản xuất giống cây, con giống theo hướng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sản xuất, cung ứng giống có chất lượng.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông thôn, tăng việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, thông qua đó tăng thu nhập cho người dân và phát triển nông thôn hiện đại. Hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp lựa chọn, đầu tư và khai thác có hiệu quả trang thiết bị, máy móc nông nghiệp. Vận dụng hợp lý các chính sách để phát triển các mô hình dịch vụ nông nghiệp nhằm hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp - nông thôn.
- Công tác khuyến nông - khuyến ngư phải giúp cho người nông dân đủ khả năng nắm bắt và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Chủ động thích nghi để quản lý và sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô vừa và lớn trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thông qua hoạt động khuyến nông - khuyến ngư thúc đẩy việc cải thiện giống cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông thủy sản, cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn.
- Xây dựng hệ thống kho bảo quản nông thủy sản, ưu tiên xây dựng ở các vị trí tiếp giáp với các tuyến giao thông huyết mạch của huyện như tuyến ĐT.986, tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường huyện và các tuyến đường thủy chính.
VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI
1 Định hướng phát triển thương mại dịch vụ
1.1 Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu đưa ngành thương mại - du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh ngành nông nghiệp và công nghiệp.
- Phát triển ngành thương mại, dịch vụ đồng bộ gắn kết với phát triển du lịch trên cơ sở phát triển bền vững. Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, đồng thời phát triển các công trình hạ tầng xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Nâng cao thương hiệu sản phẩm của huyện và của tỉnh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2 Định hướng phát triển hệ thống công trình thương mại
a. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng
Chợ nông sản thực phẩm Cái Đôi Vàm đã được đầu tư xây dựng, nhằm phục vụ các hoạt động mua bán, kinh doanh của người dân trên địa bàn thị trấn nói riêng và địa bàn huyện nói chung.
Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ cấp Huyện theo quy hoạch chung thị trấn Cái Đôi Vàm đã được phê duyệt, đặt tại trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm, nằm lân cận trung tâm Hành chính huyện và tiếp giáp trục đường ĐT.986. Đây là trung tâm chuyên ngành có chức năng dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, hội chợ, hội nghị, giao lưu tiếp thị, là nơi tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho đô thị, v.v… Trong khu vực này các công trình có chức năng thương mại - dịch vụ kết hợp với nhiều loại hình nhà ở đô thị đa dạng.
b. Công trình dịch vụ thương mại khu vực, tiểu vùng
Phát triển hệ thống chợ xã và chợ khu vực trên địa bàn huyện, có kế hoạch chỉnh trang, nâng cấp các chợ xã hiện có và xây dựng mới đối với các khu vực chưa có chợ. Lưu ý phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực, có quy mô phục vụ cho cụm xã ở vị trí khu vực trung tâm xã Phú Thuận và xã Rạch Chèo hiện nay cho phù hợp với định hướng phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025.
Phát triển các điểm kinh doanh dịch vụ quy mô vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể góp phần tạo nên mạng lưới thương mại dịch vụ đa dạng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao vai trò của ngành thương mại-dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện.
2. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo vùng
2.1 Định hướng phát triển
- Hệ thống giáo dục đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tỉnh, đặc biệt là đối với nhu cầu phát triển thị trấn Cái Đôi Vàm với dự kiến sẽ có lực lượng lao động công nghiệp, dịch vụ lớn trong tương lai.
- Đào tạo các ngành nghề đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với việc khai thác thế mạnh của vùng huyện và tỉnh. Tranh thủ mọi nguồn lực, sự hỗ trợ để phát triển vững chắc ngành giáo dục - đào tạo của huyện.
- Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng tập trung, mở rộng quy mô các điểm trường chính, thu hẹp dần các điểm trường lẻ phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Tăng cường đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, hiện đại hóa, xã hội hóa và đồng bộ, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế phát triển hiện nay.
2.2 Phân bố hệ thống Giáo dục - Đào tạo vùng
a. Mạng lưới giáo dục phổ thông
- Sắp xếp mạng lưới, hệ thống trường và các điểm trường học theo hướng giảm số điểm trường lẻ các trường mầm non, tiểu học đảm bảo mỗi trường học không có quá 03 điểm trường. Sát nhập một số trường tiểu học có quy mô nhỏ ở một số xã để có quy mô phù hợp đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. Bố trí điểm trường theo quy hoạch nông thôn mới các xã nhằm đảm bảo cự ly phục vụ cho các khu dân cư nông thôn.
- Mạng lưới trường học phân bổ phù hợp theo định hướng quy hoạch xã nông thôn mới được phê duyệt cho các xã trên địa bàn huyện.
- Đối với cấp tiểu học: Duy trì thường xuyên tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 100%. Hầu hết học sinh tiểu học được học 1 buổi/ngày.
- Trung học cơ sở: tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn.
- Trung học phổ thông: nâng cấp và xây dựng mới theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, đảm bảo đầy đủ phòng thí nghiệm, thực hành, các trang thiết bị và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng giáo dục về ngoại ngữ và tin học cho các bậc học.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hệ thống trường mẫu giáo, mở rộng mô hình trường mẫu giáo gắn với trường mầm non.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đủ để đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học để phát triển chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đặc biệt quan tâm đầu tư trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đạt tiêu chí về tỷ lệ % trường THPT đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chí huyện nông thôn mới (huyện Phú Tân phải đạt chuẩn Quốc gia 2/3 trường).
b. Công tác đào tạo nghề
- Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gắn với công nghệ tiên tiến. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đào tạo nghề ngắn hạn.
- Có kế hoạch phát triển các chương trình đào tạo của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện phù hợp với nhu cầu của địa phương kết hợp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, từng bước đào tạo đạt các tiêu chuẩn trong nước và khu vực.
3. Định hướng phát triển văn hóa - TDTT vùng
- Đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm văn hóa, thể thao huyện. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Xây dựng các trung tâm Văn hóa - TDTT cấp vùng huyện theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm đã được phê duyệt. Vị trí trung tâm thể dục thể thao liên kết tốt về không gian với hệ thống cây xanh khu du lịch sinh thái và khu trung tâm hành chính huyện Phú Tân. Trung tâm thể dục thể thao là quần thể công trình phục vụ các hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục thể thao cho huyện.
- Cải tạo nâng cấp trung tâm văn hóa - thể thao các xã, khuyến khích phát triển các điểm sinh hoạt, câu lạc bộ tại các cụm dân cư tập trung, cụm công nghiệp.
- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, thể dục thể thao và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Xây dựng các khu công viên, cây xanh cảnh quan đô thị theo quy hoạch được duyệt phục vụ cho các sinh hoạt vui chơi, nghỉ ngơi, giao lưu của người dân và tạo mảng xanh làm điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan và điều hòa vi khí hậu cho khu vực đô thị nói riêng và các khu dân cư trên toàn huyện nói chung.
- Tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Kêu gọi xã hội hóa nhằm xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, sân chơi thể thao ở khu vực trung tâm Huyện, trung tâm các xã và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhất là sân chơi dành cho thiếu nhi.
- Trang bị dụng cụ thể dục thể thao cho các trường học.
4. Định hướng phát triển y tế vùng
Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh bao gồm:
- Nâng cấp và mở rộng Trung tâm y tế huyện với chức năng là trung tâm chuyên ngành y tế cấp vùng huyện.
- Kêu gọi xã hội hóa nhằm phát triển hệ thống các phòng khám đa khoa khu vực phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ khám chữa bệnh.
- Phối hợp với sở Y tế triển khai nâng cấp các trạm y tế tại các xã. Bổ sung hoàn chỉnh trang thiết bị y tế đảm bảo 100% các trạm Y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Y tế. Khuyến khích phát triển mạng lưới y học cổ truyền.
- Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào việc khám, chữa bệnh. Từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và y đức đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế; tăng cường bác sĩ cộng đồng phục vụ ở trạm y tế, thị trấn. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế theo chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chương trình MTQG y tế, y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; củng cố và nâng cao mạng lưới y tế xã, thị trấn và y tế ấp, khóm. Chú trọng công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
IX. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Quy hoạch giao thông
1.1 Giao thông đường bộ
a. Đường do Trung ương quản lý
- Đường Đê Biển Tây: Trong tương lai sẽ trở thành tuyến đê bao phía Tây của tỉnh có vai trò phục vụ an ninh - quốc phòng. Tuyến đi qua huyện Phú Tân dài 38,2 km, điểm đầu tại sông Mỹ Bình, điểm cuối giao tuyến đê Tây đi qua huyện Năm Căn. Quy hoạch mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 7 m, nền 9 m, hành lang bảo vệ đường mỗi bên là 10 m.
- Đường bộ ven biển: Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam. Tỉnh Cà Mau có chiều dài tuyến đường bộ ven biển là 235,85km đi qua địa bàn các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Tháng 6/2021, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc đầu tư tuyến đường bộ ven biển đi qua địa bàn tỉnh, trong đó đoạn đi qua địa bàn huyện Phú Tân định hướng có các hướng tuyến như sau:
+ Đoạn từ Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) đến Tiểu Dừa (giáp ranh tỉnh Kiên Giang), dài khoảng 75km, hướng tuyến dự kiến điều chỉnh đi dọc song song phía trong và cách đê biển Tây tối thiểu là 500m, với quy mô đường cấp IV, bề rộng mặt đường là 6,5m, nền 9m, hành lang an toàn bảo vệ mỗi bên 10m.
+ Đoạn từ Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) đến Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) dài khoảng 58,8km, hướng tuyến dự kiến điều chỉnh từ Đất Mũi mở tuyến mới đi dọc bờ biển Tây, vượt sông Cửa Lớn sau đó đi vào địa phận huyện Năm Căn, rồi vượt sông Bảy Háp, tiếp theo tuyến đi dọc đê biển Tây dự kiến điều chỉnh và kết thúc tại cửa Cái Đôi Vàm huyện Phú Tân, với quy mô đường cấp IV, bề rộng mặt đường 6,5m, nền 9m, hành lang an toàn bảo vệ mỗi bên 10m.
b. Đường tỉnh
- ĐT.986 (đường Đầm Dơi - Cái Nước - Cái Đôi Vàm): Đây là tuyến trục ngang nối từ ngã 3 Cái Đôi Vàm đi về Quốc lộ 1. Quy hoạch mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 7m, nền đường 12m, lộ giới quy hoạch 45m.
- ĐT.987 (Đường Đê Tây sông Bảy Háp): Tuyến đường đi qua huyện Phú Tân thuộc xã Việt Thắng và xã Rạch Chèo. Đây là tuyến trục ngang phía Nam kết nối đường bộ ven biển với Quốc lộ 1. Tuyến đi qua huyện dài 7 km, điểm đầu tại cuối tuyến đường huyện ĐH.43, điểm cuối tại cầu Đầm Cùng. Hướng tuyến bắt đầu từ đường Đê Tây chạy dọc theo bờ Bắc sông Bảy Háp đi về đường Cà Mau - Đầm Dơi (bến phà Hoà Trung). Quy hoạch mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 7m, nền đường 9m, lộ giới quy hoạch 32m.
c. Đường Huyện
Quy hoạch các tuyến đường huyện giai đoạn đến năm 2030 tối thiểu đạt cấp VI đồng bằng (nền đường rộng 6,5m), định hướng sau năm 2030 tối thiểu đạt tiêu chí cấp V đồng bằng (nền đường rộng 7,5m) bao gồm các tuyến sau:
- ĐH.44 (Đường TT.xã Tân Hải): Dài 2,2 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Tân Hải.
- ĐH.46 (Đường TT.xã Tân Hưng Tây): Dài 4,4 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Tân Hưng Tây.
- ĐH.48 (Đường TT.xã Phú Mỹ): Dài 13,2 km, điểm đầu tại ranh huyện Cái Nước, điểm cuối tại bến phà Thọ Mai.
- ĐH.45 (Đường TT.xã Phú Tân): Dài 5,5 km, điểm đầu gần UBND xã Tân Hải, điểm cuối tại UBND xã Phú Tân.
- ĐH.43 (Đường TT.xã Rạch Chèo): Dài 8,1 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường Đê Tây sông Bảy Háp.
- ĐH.42 (Đường TT.xã Nguyễn Việt Khái): Dài 12,6 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối UBND xã Nguyễn Việt Khái.
- ĐH.47 (Đường TT.xã Việt Thắng): Dài 14,0 km gồm đoạn 1 nâng cấp đường hiện hữu dài 9,4 km, đoạn 2 mở mới kéo dài đến giao đường Đầm Dơi - Phú Tân dài 4,6 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường Đê Tây sông Bảy Háp.
- ĐH.49 (Đường Phú Mỹ - Phú Thuận): Dài 10,8 km, điểm đầu tại bến phà Thọ Mai, điểm cuối giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm.
- ĐH.40B (Đường Cái Đôi Vàm - Tân Hải): Một phần tuyến nằm dọc theo bờ Nam kinh Công Nghiệp dài 10,1 km, điểm đầu tại kênh Cái Đôi Vàm, điểm cuối tại thị trấn Cái Đôi Vàm.
- ĐH.41B (Đường Kênh Cái Cám): Nằm dọc bờ Nam kênh Cái Cám nối với đường Ven biển, dài 7,3 km, điểm đầu giao đường đi xã Phú Tân, điểm cuối tại khu dân cư Cái Cám.
- ĐH.42B (Đường căn cứ Bác Duẫn): Dài 12,2 km, điểm đầu giao đường đi xã Phú Tân, điểm cuối giao đường sông Mỹ Bình.
- ĐH.43B (Đường sông Mỹ Bình): Nằm dọc bờ Nam sông Mỹ Bình dài 11,3 km, điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối tại cửa Mỹ Bình.
- ĐH.44B (Đường Kênh Đường Cày): Nằm dọc bờ Tây kênh Đường Cày dài 5,8 km điểm đầu tại kênh Đường Cày, điểm cuối giao đường Phú Mỹ - Phú Thuận.
- ĐH.45B (Đường kênh Đòn Dong): Nằm dọc bờ Bắc kênh Trâm Bầu dài 8,8 km điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối giao đường Giáp Nước.
- ĐH.46B (Đường Giáp Nước): Nằm dọc bờ Đông kênh Giáp Nước dài 7,8 km, điểm đầu giao đường Cống Đá - Kênh Tư, điểm cuối giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm.
- ĐH.48B (Đường cầu Ngò Om): Dài 7,4 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối giao đường đi xã Tân Hưng Tây.
- ĐH.49B (Đường Kênh Kiểm Lâm): Dài 8,2 km, điểm đầu giao đường Đầm Dơi-Cái Nước-Cái Đôi Vàm, điểm cuối tại cửa Gò Công.
- ĐH.50B (Đường Kinh Mỵ): Điểm đầu ĐT.986, điểm cuối đường cấp IV xã Tân Hải (khu di tích lịch sử Địa điểm chứng tích tội ác Mỹ Ngụy ở Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng) dài 2km.
- Đường từ cống Cả Đài đến Bào Chấu dài 3,1km.
d. Đường đô thị: Đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã phê duyệt.
e. Bến bãi
Theo định hướng quy hoạch hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì huyện Phú Tân có 01 bến cá kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão tại cửa biển Cái Đôi Vàm thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm.
Bến tàu khách Phú Tân: Giữ nguyên quy mô hiện trạng Bến xe buýt kết hợp bến tàu tại thị trấn Cái Đôi Vàm
Bến xe khách liên huyện: Bến xe khách Cái Đôi Vàm được xây dựng trên tuyến đường ĐT.986 gần trung tâm thị trấn Cái Đôi Vàm.
1.2. Giao thông đường thủy
a. Hệ thống sông kênh vận tải do tỉnh quản lý
Các tuyến sông do tỉnh quản lý là các tuyến giao thương chính của huyện Phú Tân bao gồm:
- Sông Bảy Háp là đoạn nối liền sông Bảy Háp - Gành Hào (là tuyến đường thủy do Trung ương quản lý). Điểm đầu là ngã ba Đầm Cùng, điểm cuối là cửa Gò Công dài 17km.
- Kênh Thị Kẹo - Cái Đôi Vàm: Điểm đầu tại ngã ba Phong Điền, điểm cuối tại cửa Cái Đôi Vàm.
- Sông Bào Chấu: Điểm đầu ngã ba Vàm Đình, điểm cuối tại ngã ba Đầm Cùng.
b. Hệ thống sông kênh vận tải do huyện quản lý
Đối với hệ thống đường thủy do huyện quản lý. Quy hoạch cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp V, cho phép tàu tự hành, sà lan trọng tải từ 5 tấn - 100 tấn.
1.3. Hệ thống vận tải công cộng
Địa phương cần quy hoạch mạng lưới vận tải công cộng đường bộ và đường thủy, trên cơ sở gắn kết với định hướng quy hoạch giao thông vận tải hành khách công cộng của tỉnh Cà Mau, khai thác các phương tiện công cộng nhằm phục vụ các hoạt động của người dân được thuận tiện.
2. Chuẩn bị kỹ thuật
2.1 Quy hoạch CBKT các khu dân cư, khu chức năng
Các khu vực xây dựng mới với mật độ cao cần xem xét xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước mưa được thoát trực tiếp ra kênh rạch, nước thải được thu gom về trạm xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường. Các tuyến thoát nước cần chuyển thành hệ thống kín bằng cống tròn hoặc cống hộp.
Đối với các điểm dân cư nhỏ lẻ xây dựng với mật độ thấp có thể xây dựng hệ thống thoát nước chung giữa nước thải và nước mưa nhưng nước thải phải được xử lý cục bộ bằng hầm tự hoại trước khi thoát ra ngoài.
Đối với các trung tâm xã nên sử dụng hệ thống thoát nước kín như cống hộp, cống tròn BTCT, cống bản, các điểm dân cư có thể sử dụng mương nắp đan, mương xây hở để thoát nước mặt cho khu vực.
Tính toán thuỷ văn, thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn: Q = w.q.F (l/s)
Trong đó: Q: lưu lượng tính toán (l/s)
q: cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
w: hệ số mặt phủ
F: diện tích lưu vực (ha)
Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán tuân thủ TCVN 7957-2008: P= 1 đối với cống nhánh, P=5 đối với cống chính.
Độ dầy cống tính toán h/p = 1.
Khi xây dựng hệ thống thoát nước nên xây dựng theo từng lưu vực để tránh ngập úng cục bộ.
Bảng QH cao độ nền và thoát nước mặt các khu vực
TT
|
Tên địa giới
hành chính
|
Giải pháp QH cao độ nền
|
Quy hoạch thoát nước mặt
|
1
|
Thị trấn Cái Đôi Vàm
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: sông Cái Đôi.
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
2
|
Xã Phú Tân
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh Rạch Vọp, kênh Đường Cày, kênh Xóm Mới, sông Cái Đôi
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
3
|
Xã Phú Mỹ
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh xáng Thọ Mai, kênh xáng ven đầm, kênh Năm Luôn…
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
4
|
Xã Phú Thuận
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh Cầu Ván, kênh Ngang, kênh Lung Lá,...
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
5
|
Xã Tân Hải
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Rạch Cái Cám, kênh Thanh Bình, Công Nghiệp, sông Cái Đôi
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
6
|
Xã Tân Hưng Tây
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh Mới, kênh Lung Bổn, sông Mang Rổ...
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
7
|
Xã Việt Thắng
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh Ba, kênh Dân Quân, kênh 30/4...
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
8
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước:Kênh Biên Phòng, kênh Khai Long, kênh Kiểm Lâm, sông Bảy Háp
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
9
|
Xã Rạch Chèo
|
Hxd ≥ +2,35m
|
- Nguồn tiếp nhận thoát nước: Kênh năm, kênh Xáng Hậu, kênh Đường Ven, sông Bảy Háp
- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa mới.
|
2.2 Quy hoạch hệ thống thủy lợi
Hệ thống các sông, kênh không được san lấp, lấn chiếm bao gồm:
- Hệ thống các sông kênh rạch có chức năng giao thông thủy (có phân cấp từ cấp I đến cấp VI).
- Các sông, kênh, rạch được phân loại, phân cấp từ cấp III trở lên trong Quy định về phân cấp, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
- Trong các khu vực dự kiến phát triển đô thị, có thể cho phép san lấp các kênh rạch nội đồng hiện hữu. Tuy nhiên, cần phải giữ lại các tuyến kênh rạch và đào mới các tuyến kênh đảm bảo khoảng cách từ trung tâm mỗi khu vực được san lấp để xây dựng đô thị đến kênh rạch gần nhất khoảng 500 - 600m, chiều dài tuyến cống từng khu vực đổ ra kênh rạch gần nhất không quá 1.000m. Giải pháp này sẽ đảm bảo kích thước, chiều dài, chiều sâu chôn cống các tuyến cống thoát nước mặt hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo thoát nước.
- Nâng cấp hệ thống bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, kè chống sạt lở.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống thủy lợi theo hướng kiên cố hóa, phục vụ đa mục tiêu; gắn chặt với giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để cơ giới hóa ruộng đồng; kết hợp phân bố dân cư và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng. Chủ động phòng chống sạt lở bờ sông bảo vệ hạ tầng kinh tế - xã hội, tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Đầu tư hoàn chỉnh, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá và từng bước hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi để phát huy hết năng lực thiết kế, nâng cao mức đảm bảo tưới tiêu và cấp nước. Thường xuyên duy tu và bảo dưỡng các hệ thống công trình thủy lợi. Nạo vét các kênh trục, kênh cấp I và cấp II. Đảm bảo cấp và tiêu nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản. Củng cố và phát triển các công trình giảm nhẹ thiên tai.
- Thực hiện việc điều tiết đóng, mở các cống để cấp thoát nước, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp; thường xuyên kiểm tra và báo cáo các công trình thủy lợi bị hư hỏng, bồi lắng, xuống cấp để có kế hoạch duy tu, nạo vét và bồi trúc.
- Bên cạnh đó, cần kiện toàn Ban chỉ huy-phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã theo Luật phòng chống thiên tai, đảm bảo các điều kiện để truyền tải và cung cấp thông tin cảnh báo thiên tai kịp thời đến người dân.
2.3 Giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông
- Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long ngày càng giảm do hàng loạt các dự án xây dựng thủy điện ở thượng nguồn, tình hình khai thác cát sông để san lấp, xây dựng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho tình hình sạt lở bờ sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn biến rất phức tạp, nguy cơ sạt lở ngày càng cao hơn. Vì vậy, cần có giải pháp đồng bộ hiệu quả lâu dài để phòng chống nguy cơ sạt lở.
- Đề xuất các giải pháp:
+ Tình trạng sạt lở thường xảy ra ở khu vực dòng sông bị lấn chiếm để xây dựng nhà cửa. Mặt khác tình trạng lấn chiếm xây dựng nhà ven sông cũng gây mất an toàn giao thông thủy, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị. Vì vậy, cần có kế hoạch từng bước tiến hành giải tỏa nhà ở trên các tuyến sông, rạch để đảm bảo tính mạng người dân và hạn chế sạt lở.
+ Quản lý chặt chẽ, khoa học việc khai thác đất sông cũng là giải pháp được đặt ra nhằm ngăn chặn sạt lở.
+ Áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm mới để xây dựng các công trình; áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, thi công công trình phòng chống sạt lở bờ sông. Do chi phí đầu tư lớn nên các giải pháp công trình để phòng chống sạt lở chỉ được áp dụng cho các khu vực đô thị hiện hữu; các khu vực đô thị mới, khu vực nông nghiệp. Đối với các tuyến sông, kênh, rạch có giải pháp xây dựng kè bảo vệ bờ, tùy theo điều kiện thực tế, có thể xem xét phương án điều chỉnh phạm vi chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất dọc theo bờ sông, kênh, rạch.
3. Quy hoạch cấp nước
3.1 Nhu cầu dùng nước
- Tổng nhu cầu dùng nước toàn huyện.
+ Giai đoạn 2030: Q = 21.000m³/ngày.
+ Giai đoạn 2040: Q = 26.000m³/ngày.
- Tiêu chuẩn cấp nước:
+ Khu vực đô thị: 100 - 120 lít/người/ngày, theo từng giai đoạn.
+ Khu vực dân cư nông thôn: 80 - 100 lít/người/ngày, theo từng giai đoạn.
+ Công nghiệp tập trung: 30m³/1 ha/ngày/80% diện tích.
Bảng Tổng hợp nhu cầu dùng nước
TT
|
Loại hình
|
Tiêu chuẩn cấp
|
Năm 2030
(m3/ngày.đ)
|
Năm 2040
(m3/ngày.đ)
|
1
|
Sinh hoạt dân cư đô thị
|
120
|
8.400
|
10.080
|
2
|
Sinh hoạt dân cư nông thôn
|
100
|
9.800
|
12.600
|
3
|
Công cộng - dịch vụ
|
10%
|
840
|
1008
|
4
|
Tuới cây - rửa đuờng (đô thị)
|
8%
|
672
|
806
|
5
|
Dự phòng
|
15% (1-5)
|
1.260
|
1.512
|
6
|
Tổng cộng
|
|
20.972
|
26.006
|
7
|
Lấy tròn
|
|
21.000
|
26.000
|
3.2 Giải pháp cấp nước
Nguồn nước: Giai đoạn ngắn hạn đến 2030 tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm, bằng các trạm cấp nước cục bộ theo từng đơn vị hành chính.
Giai đoạn 2030 bổ sung thêm nguồn nước mặt từ nhà máy nước vùng ĐBSCL đưa về, cung cấp cho tỉnh (theo Quy hoạch cấp nước đô thị vùng tỉnh đến năm 2030) và quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
Với trung tâm các xã còn lại và dân cư phân tán sử dụng nguồn nước ngầm bằng các trạm cấp nước cục bộ theo quy mô phát triển và quy hoạch cấp nước của đồ án xây dựng nông thôn mới.
3.3 Công trình đầu mối cấp nước
Các đô thị dự kiến và xã nông thôn tiếp tục sử dụng các trạm hiện hữu và nâng cấp công suất trạm cấp nước đáp ứng cho nhu cầu theo các giai đoạn (các trạm có công suất đảm bảo theo luật tài nguyên nước và trữ lượng khai thác của khu vực).
Với các điểm dân cư phân tán nằm xa các trục đường, xây dựng các bể chứa tập trung và sử dụng nước ngầm cục bộ theo quy mô hộ gia đình.
Các công trình cấp nước cần phải có các giải pháp kỹ thuật, khoảng cách bảo vệ nguồn nước theo đúng quy định.
Bảng Tổng hợp các công trình cấp nước trên địa bàn huyện
TT
|
Tên trạm
|
Địa điểm
|
Công suất
(m³/ng.đ)
|
1
|
Trạm CN ấp Cái Đôi
|
Xã Phú Tân
|
560
|
2
|
Trạm CN ấp Gò Công Đông
|
Xã Nguyễn Việt Khái
|
300
|
3
|
Trạm CN ấp Rạch Chèo
|
Xã Rạch Chèo
|
200
|
4
|
Trạm CN ấp Cái Bát
|
Xã Tân Hưng Tây
|
170
|
5
|
Trạm CN Cái Đôi Vàm
|
Thị trấn Cái Đôi Vàm
|
|
Ngoài ra, cần bổ sung đầu tư xây dựng các trạm cấp nước cho các điểm dân cư tập trung theo đồ án quy hoạch chung xã đã được phê duyệt.
4. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang
4.1 Lưu lượng nước thải
- Tổng lượng nước thải:
+ Giai đoạn 2030: Q= 16.800m³/ngày.
+ Giai đoạn 2040: Q= 20.800m³/ngày.
- Tiêu chuẩn nước thải chiếm 80% tiêu chuẩn cấp nước.
4.2 Giải pháp thoát nước
- Đối với khu vực đô thị, công nghiệp tập trung, bắt buộc xây dựng hệ thống thoát nước riêng đồng bộ với trạm xử lý nước thải, nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 14-2008 và 40-2011/BTNMT mới được xả ra môi trường.
- Đối với các điểm dân cư nông thôn, nước thải sinh hoạt được thoát chung với hệ thống thoát nước mưa. Tuy nhiên, trong các công trình bắt buộc phải có bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn.
- Mỗi đô thị xây dựng 1 trạm xử lý với công suất theo quy mô phù hợp với quy mô dân số từng đô thị và theo các giai đoạn phát triển.
- Đối với khu vực phát triển dân cư tập trung mới, nằm ngoài vùng phát triển đô thị tập trung có lưu lượng nước thải phát sinh Q > 50m³/ngày.đêm bắt buộc phải có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Các cụm công nghiệp tập trung xây dựng 1 trạm xử lý nước thải độc lập.
- Các khu vực trang trại, chăn nuôi tập trung nguồn thải phải xử lý theo tiêu chuẩn và quy định của tỉnh về bảo vệ an toàn môi trường, triệt để khai thác nguồn thải vào các mục đích tái tạo khác.
4.3 Quản lý chất thải rắn
- Tổng lựơng chất thải rắn phát sinh hàng ngày khoảng 108 tấn với tiêu chuẩn khu vực đô thị là 1,0kg/người, khu vực ngoại thị là 0,8kg/người.ngày, chất thải rắn công nghiệp là 0,3 tấn/1ha.ngđ.
- Tiếp tục thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn, bố trí thêm các điểm tập kết CTR tại các khu vực đô thị và dân cư nông thôn.
- Xây dựng cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTR tại thị trấn Cái Đôi Vàm và các đô thị mới để tập kết rác thải vận chuyển về nhà máy xử lý tập trung.
4.4 Nghĩa trang nhân dân
- Từng bước đóng cửa và di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ không đảm bảo về khoảng cách môi trường do gần các khu dân cư.
- Tiếp tục sử dụng nghĩa trang tập trung tại khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, cần đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Thực hiện đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung tại các xã, thị trấn theo đồ án quy hoạch chung xã được phê duyệt.
- Xây mới các đài hóa thân (hỏa táng) tại thị trấn và các xã theo phong tục tập quán của người dân.
- Đầu tư xây dựng một số nghĩa trang tập trung với quy mô 3 - 5ha (theo Quy hoạch nông thôn mới và theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh). Nhu cầu diện tích cho nghĩa trang nhân dân cần 7,2ha đến năm 2040, với tiêu chuẩn 0,6ha/10.000 dân.
- Khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng; kêu gọi đầu tư xây dựng các lò điện táng hiện đại.
5. Quy hoạch cấp điện
5.1 Phụ tải điện
Phụ tải điện huyện Phú Tân bao gồm hai thành phần chính: Sinh hoạt dân dụng, công cộng dịch vụ và công nghiệp.
Phụ tải điện sinh hoạt dân dụng bao gồm đô thị, công trình công cộng, tiêu chuẩn tính được lấy theo tập Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2021/BXD do Bộ Xây dựng ban hành năm 2021.
Bảng Chỉ tiêu điện sinh hoạt giai đoạn dài hạn
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đô thị
loại đặc
biệt
|
Đô thị
loại I
|
Đô thị
loại
II-III
|
Đô thị
loại
IV-V
|
1
|
Điện năng (KWh/người.năm)
|
2.400
|
2.100
|
1.500
|
1.000
|
2
|
Số giờ sử dụng công suất lớn nhất (h/năm)
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3
|
Phụ tải (W/người)
|
800
|
700
|
500
|
330
|
Bảng Chỉ tiêu điện công trình công cộng
TT
|
Loại đô thị
|
Đô thị
loại đặc
biệt
|
Đô thị
loại I
|
Đô thị
loại
II-III
|
Đô thị
loại
IV-V
|
1
|
Điện công trình công cộng (tính bằng % phụ tải điện sinh hoạt)
|
50
|
40
|
35
|
30
|
- Căn cứ QCVN 01:2021, chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng đô thị huyện Phú Tân là 1.000 kWh/người/năm, chỉ tiêu cấp điện cho công cộng khu vực đô thị (tính bằng % phụ tải điện sinh hoạt dân dụng) là 30% (đô thị loại IV).
- Căn cứ theo tiêu chuẩn QCVN 01:2021 và quy hoạch xây dựng nông thôn, chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng nông thôn huyện Phú Tân là 500 kWh/người/năm (167 W/người). Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng khu vực nông thôn (tính bằng % phụ tải điện sinh hoạt dân dụng) là 20%. Đất công nghiệp & CCN: 250kW/ha.
5.2 Nguồn điện
- Hiện nay huyện Phú Tân được cấp điện từ nguồn điện lưới Quốc gia qua các tuyến 22kV chính, xuất tuyến từ trạm biến áp 110/22kV Tân Hưng Tây - 40MVA với 4 phát tuyến trung thế cung cấp cho huyện.
- Thực hiện theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV theo Quyết định số 4218/QĐ-BCT ngày 24/10/2016 của Bộ Công thương; và Hợp phần II quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV thuộc Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035” theo Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.
- Các trạm biến áp 110/22kV và các trạm biến áp khác được xây dựng theo các đề án đã phê duyệt để phục vụ cho nhu cầu về điện năng cho huyện.
- Khai thác các dự án điện gió đã được phê duyệt bổ sung nguồn cung cấp điện cho tỉnh và huyện.
5.3 Lưới điện
Lưới cao thế
- Trên địa bàn huyện Phú Tân có tuyến điện cao thế 110KV đi ngang qua cần có hành lang bảo vệ lưới điện cho tuyến cao thế này, theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện cho tuyến cao thế như sau: Tuyến cao thế 110kV có hành lang bảo vệ lưới điện 16m (tính từ tim tuyến ra mỗi bên 8m) hoặc khoảng cách ngang từ mặt phẳng thẳng đứng của dây dẫn ngoài cùng của đường dây trên không lưới điện 110KV là 4 mét.
Tuyến trung thế
- Điện áp chuẩn: 22kV, 3 pha.
- Cấu trúc lưới điện: khu vực dự án dân cư mới, khu trung tâm đô thị và các hộ phụ tải quan trọng, lưới điện được thiết kế mạch vòng, vận hành hở, khu vực dân cư mật độ thấp, lưới điện được thiết kế hình tia. Các đường trục trung thế mạch vòng ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60 - 70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép của đường dây.
- Tiêu chuẩn điện áp lưới trung thế cho phép: các đường dây trung thế mạch vòng, khi vận hành hở thiết kế sao cho tổn thất điện áp tại hộ xa nhất ≤ 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố. Các đường dây trung thế hình tia có tổn thất điện áp cuối đường dây ≤ 5%.
- Tại các khu trung tâm thị trấn, khu đông dân cư, các nhánh rẽ cấp điện cho các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng sử dụng cáp ngầm hoặc cáp bọc để bảo đảm an toàn và mỹ quan đô thị.
- Khu vực dự án dân cư mới, khu trung tâm trung tâm thị trấn, đô thị: đường trục dùng cáp ngầm tiết diện ≥ 240mm² hoặc dây nhôm lõi thép bọc cách điện với tiết diện ≥ 150mm². Các nhánh rẽ dùng cáp ngầm hoặc dây nhôm lõi thép bọc cánh điện với tiết diện ≥ 120mm².
- Khu vực dân cư mật độ thấp: đường trục sử dụng dây nhôm lõi thép có tiết diện ≥ 120mm². Đường nhánh chính cấp điện 3 pha và 1 pha dùng dây nhôm lõi thép có tiết diện ≥ 70mm².
Trạm hạ thế
- Loại trạm hợp bộ và nhà trạm, trụ thép: sử dụng cho các khu dân cư mới, các công trình công cộng thương mại, dịch vụ yêu cầu cao về mặt mỹ quan cao.
- Trạm trên cột và trạm giàn: sử dụng cho các cụm dân cư nông thôn, các khu vực ngoại thị đồng bộ với lưới điện trên không.
- Khu vực dự án dân cư mới, khu trung tâm sử dụng các máy biến áp 3 pha có công suất từ 160kVA đến 400kVA.
- Khu vực dân cư mật độ thấp, nông thôn sử dụng các máy biến áp 3 pha có công suất từ 75kVA đến 250kVA, hoặc máy biến áp 1 pha có công suất từ 25kVA đến 50kVA.
- Các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng lớn được thiết kế phù hợp với quy mô phụ tải.
Lưới hạ thế
- Cấp điện áp chuẩn: 380/220V, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất.
- Lưới hạ thế được thiết kế hình tia trừ các phụ tải công nghiệp, dịch vụ thương mại, khu phố có yêu cầu đặc biệt thì phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.
-Tại các dự án khu dân cư mới, khu trung tâm đô thị và các hộ phụ tải quan trọng: sử dụng cáp đồng Cu/XLPE/ đi ngầm PVC tiết diện đường trục ≥ 95mm², tiết diện đường nhánh ≥ 70mm², bán kính cấp điện từ 200m đến 300m.
- Khu vực dân cư mật độ thấp: sử dụng đường dây trên không có tiết diện đường trục ≥ 70mm², tiết diện đường nhánh ≥ 50mm², bán kính cấp điện từ 500m đến 800m.
Lưới điện chiếu sáng
- Cấp điện áp chuẩn: 380/220V, 3 pha 4 dây, trung tính nối đất.
- Dây dẫn là loại cáp nhôm vặn xoắn (cáp ABC) cho đường dây trên không, và cáp XLPE 0,6KV ruột đồng hoặc cáp Cu/PVC luồn trong ống HDPE chôn trong đất cho các tuyến điện ngầm.
- Đèn chiếu sáng là loại đèn Led hoặc các loại đèn có hiệu suất cao tiết kiệm điện, mức độ chiếu sáng phải đạt theo tiêu chuẩn QCVN 07-7:2016/BXD.
- Sử dụng các thiết bị điều khiển giảm công suất chiếu sáng vào giờ thấp điểm để tiết kiệm năng lượng.
6. Quy hoạch thông tin liên lạc
6.1 Dự báo nhu cầu
a. Dự báo các loại hình dịch vụ
- Mạng thông tin cho khu vực nghiên cứu sẽ gồm:
- Mạng điện thoại: cung cấp những dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại và VoIP, Fax,... Mạng internet băng thông rộng.
- Mạng không dây (Wi-Fi): Mạng này hỗ trợ cho mạng hữu tuyến, cung cấp kết nối máy tính di động.
- Mạng truyền hình cáp và truyền hình số.
b. Dự báo nhu cầu sử dụng
Căn cứ theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn Thông thụ động tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 và Quy hoạch viễn thông Việt Nam. Các chỉ tiêu đạt được huyện Phú Tân như sau:
- Giai đoạn đến năm 2025:
+ Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 - 25 đường/100 dân.
+ Thuê bao cố định (điện thoại và Internet có dây): 01 thuê bao/02 người;
+ Thuê bao truyền hình cáp: 01 thuê bao/hộ;
+ Mạng thông tin di động đảm bảo phủ sóng toàn bộ khu vực quy hoạch.
- Giai đoạn năm 2025 đến năm 2040: Từ năm 2025 trở đi, có sự hội tụ dịch vụ của các thuê bao. Thời điểm này việc phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao Internet chỉ là tương đối. Khi đó, với một thiết bị viễn thông người dân có thể sử dụng các dịch vụ của thuê bao cố định, thuê bao di động, truy cập và sử dụng dịch vụ Internet mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, dung lượng thuê bao cho toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc giai đoạn đến năm 2025 sẽ là: DL (Dung lượng) = DS (dân số) x M(Mật độ thuê bao).
+ Giai đoạn đến năm 2025: 100.000 x 0,25 = 25.000 thuê bao (không tính thuê bao truyền hình cáp hoặc truyền hình số).
+ Giai đoạn năm từ 2025 đến năm 2040: Như đã nói ở trên, giai đoạn này việc phân biệt thuê bao chỉ là tương đối khi thiết bị đã được tích hợp.
6.2 Định hướng quy hoạch thông tin liên lạc
a. Định hướng phát triển chung
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình. Giai đoạn tiếp theo thực hiện theo định hướng chung của tỉnh. “Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn huyện theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ”...Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tham gia khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông huyện trong thời gian sớm nhất.
b. Mạng điện thoại
Đáp ứng khoảng 30.000 thuê bao điện thoại, hệ thống viễn thông cần phải:
- Các điểm chuyển mạch tại các trung tâm xã,… sẽ được thay thế và nâng cấp bằng các thiết bị mới băng rộng và thiết bị cổng đa phương tiện với dung lượng từ 5.000 lines đến 10.000 lines.
- Xây dựng mới các điểm truy nhập thuê bao tại các Khu đô thị mới, khu công nghiệp với dung lượng từ 1.000 lines đến 5.000 lines.
- Kết nối các điểm chuyển mạch trên là các tuyến cáp quang nâng cấp và xây dựng mới dung lượng 48/96/144fo trên các trục đường chính.
Các tiêu chuẩn áp dụng cho mạng thông tin liên lạc:
- Yêu cầu đối với cáp ngầm: Áp dụng quy chuẩn QCVN 33:2019/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.
- Chống sét cho mạng viễn thông: Áp dụng theo quy chuẩn QCVN 32:2020/BTTTT về chống sét cho trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.
- Yêu cầu đối với cáp trong hệ thống viễn thông: Áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 8238:2009 về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt.
c. Mạng truyền hình
Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình (gồm cả miễn phí và có phí) cho cộng đồng người dân sống và làm việc trên địa bàn toàn huyện.
Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình sẽ triển khai tới từng đơn vị qua mạng cáp truyền hình, đầu thu sóng. Cáp truyền hình sử dụng chung hạ tầng cáp điện thoại.
CHƯƠNG V
CƠ CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Quản lý phát triển vùng lãnh thổ hành chính của vùng huyện là mô hình hiệu quả nhất trong việc chỉ đạo thống nhất các chương trình phát triển, các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. UBND huyện là cấp có thẩm quyền để xem xét lựa chọn và cân bằng hài hòa các chiến lược phát triển của tỉnh với lợi ích của huyện, của cộng đồng sân cư và các nhà đầu tư với các ngành.
1. Các cơ chế ưu đãi khuyến khích
- Cùng với các cơ chế thu hút phát triển công nghiệp, du lịch cần xây dựng các cơ chế ưu đãi khuyến khích để phát triển hạ tầng xã hội và kỹ thuật, hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực đầu tư về giao thông, các khu vực phát triển đô thị mới, các công trình dịch vụ đào tạo, văn hóa - giải trí cấp vùng huyện.
- Khuyến khích, ưu đãi trong phát triển các khu đô thị mới, đặc biệt là phát triển nhà ở phục vụ cho người lao động của các cụm công nghiệp. Ưu đãi đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tái định cư.
- Hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới như hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tăng cường năng lực dịch vụ công ích đô thị.
2. Về quản lý nhà nước
- UBND Huyện và chính quyền các địa bàn quản lý phát triển đô thị theo phân cấp để triển khai các quy hoạch, dự án xây dựng và các hệ thống cơ sở hạ tầng theo đúng các quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Xây dựng hỗ trợ về mặt chuyên ngành.
- Cần có sự đồng thuận giữa các UBND Huyện và các cơ quan chức năng để thực hiện quy hoạch, nếu không sẽ gây lãng phí về nguồn lực tài chính và đất đai, tổn hại đến môi trường kinh tế và dân sinh.
3. Lập kế hoạch triển khai thực hiện
- Cùng với công tác lập quy hoạch vùng là các kế hoạch, chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư và các hoạt động đầu tư cần được thống nhất tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng. Ưu tiên vốn ngân sách để xây dựng các tuyến giao thông chính, đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
- Điều chỉnh các quy hoạch ngành theo các mục tiêu và chương trình đã được thống nhất.
4. Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư
- Xúc tiến việc lập các dự án khả thi: Căn cứ vào quy hoạch, chương trình - dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn, phân kỳ đầu tư và kế hoạch hàng năm, thực hiện đi trước một bước trong việc lập các dự án đầu tư.
- Phân loại các công trình đầu tư trên địa bàn huyện theo nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các công trình huy động vốn ngoài ngân sách hoặc công trình áp dụng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Huy động nguồn lực xã hội thông qua các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân tham gia đầu tư.
- Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục, tuyên truyền phổ biến các thông tin: dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu tiên, thị trường, giá cả để chủ đầu tư có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tư vào các mục tiêu kinh tế quy hoạch đã đề ra.
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư; tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi tìm kiếm đối tác đầu tư.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, xem nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các nguồn lực dành cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu, áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức BT, BOT, BTO, PPP,…
5. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025
- Cần tập trung ưu tiên cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đây là vấn đề hết sức cốt lõi để làm tiền đề cho phát triển đô thị.
- Tập trung ưu tiên cho các dự án có thế mạnh, động lực, tiềm năng cho phát triển kinh tế của địa phương như sau:
a. Lĩnh vực quy hoạch đô thị và dân dụng
- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau giai đoạn đến năm 2030. Quy mô: Toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn.
- Thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã: Tân Hải, Phú Mỹ, Tân Hưng Tây, Việt Thắng.
- Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
- Rà soát quy hoạch với hiện trạng đầu tư xây dựng hiện nay tại trung tâm các xã và thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết trung tâm xã (nếu cần thiết).
- Lập đề án công nhận các đô thị loại V dự kiến như Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế phát triển và định hướng quy hoạch vùng huyện.
b. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ và phát triển nông thôn
b1. Giao thông
* Đường bộ:
- Duy tu bảo dưỡng thường xuyên và nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.986 kết nối giữa thị trấn Cái Đôi Vàm ra đến Quốc lộ 1.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường đê biển Tây đoạn từ Sông Đốc đến Cái Đôi Vàm là tuyến đường huyết mạch nối liền các huyện ven biển phía Tây đảm bảo về an ninh quốc phòng.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối với các khu vực lân cận nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển gồm cảng cá Sông Đốc, Rạch Gốc, các khu neo trú đậu tàu thuyền tránh bão tại Cái Đôi Vàm, Khánh Hội,... góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, từng bước sắp xếp bố trí ổn định dân cư ven biển. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa các khu vực ven biển đi các khu vực lân cận khác.
- Đầu tư xây dựng cầu bắc qua sông Bảy Háp nối liền trung tâm xã Rạch Chèo với xã Đất Mới, huyện Năm Căn. Mở rộng tuyến đường ĐH.43 nối liền trung tâm xã Rạch Chèo với đường ĐT.986, rút ngắn quãng đường đi từ thị trấn Năm Căn đến thị trấn Cái Đôi Vàm.
- Đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường huyện theo quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt.
- Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, mở mới theo tiêu chí nông thôn mới. Quy mô các tuyến đường GTNT phải đạt từ cấp C trở lên. Nền đường rộng từ 3-5m, được bê tông hóa.
* Đường thủy:
Đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng, bờ kè, nâng cấp, nạo vét cửa biển Cái Đôi Vàm, cửa Công Nghiệp, cửa Cái Cám, cửa Mỹ Bình; xây dựng đội ngũ tàu cá, xây dựng hoàn thiện khu bến cá kết hợp khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão để phát triển kinh tế biển tại các cửa biển.
b2. Chuẩn bị kỹ thuật
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho các đô thị, cụm công nghiệp,... hệ thống thoát nước mưa tách riêng hệ thống thoát nước thải.
* Thủy lợi
- Nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh thủy lợi hiện có.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi, đảm bảo điều tiết nước phục vụ cho người dân.
b3. Cấp nước
- Xây dựng nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cái Đôi Vàm và quy hoạch chung xây dựng các xã.
- Xây dựng trạm cấp nước cho cụm công nghiệp Phú Tân, cụm tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Cái Đôi Vàm.
- Xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước nối mạng cho các trạm cấp nước nông thôn đảm bảo tính an toàn và vận hành liên tục của hệ thống.
b4. Thoát nước thải và quản lý chất thải rắn:
- Xây dựng trạm xử lý nước thải cho thị trấn Cái Đôi Vàm và cụm công nghiệp Phú Tân, cụm tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải rắn tại thị trấn Cái Đôi Vàm và các đô thị mới để tập kết rác thải vận chuyển về nhà máy xử lý tập trung.
b5. Cấp điện
- Đầu tư xây dựng đường dây trung thế 22kV, trạm hạ thế 22/0,4kV, đường dây hạ thế và chiếu sáng 0,4kV vào các khu dân cư cải tạo và xây dựng mới.
CHƯƠNG VI
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư
a. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Để tranh thủ nguồn vốn này hàng năm huyện cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện. Ưu tiên triển khai các công trình trọng điểm về giao thông.
- Nguồn vốn ngân sách do tỉnh, huyện quản lý: Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư các công trình trọng điểm cơ sở hạ tầng, huy động tối đa vốn trái phiếu Chính phủ để triển khai nhanh đầu tư các chương trình đầu tư về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, … Tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của huyện, tăng nguồn thu từ quỹ đất, tăng huy động GDP vào ngân sách phù hợp với cơ cấu kinh tế của huyện.
- Nguồn thu để lại: Là nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách của huyện gồm nguồn thu sử dụng đất và thuê đất, ... Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đây là nguồn thu có thể huy động được và được để lại đầu tư. Để tăng cường nguồn thu này cần phải tiến hành các giải pháp xúc tiến các quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện để hình thành các quỹ đất có thể bán đấu giá hoặc giao đất thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra chính quyền đô thị cần quản lý chặt chẽ về đất, giá đất và các quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
b. Nguồn vốn FDI, ODA
- Đối với nguồn vốn FDI: Kêu gọi các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp mạnh của cả nước đầu tư trên địa bàn huyện gắn với thực hiện cơ chế chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư. Ưu tiên đầu tư theo hướng thu hút các dự án vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dự án du lịch, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, ...
- Đối với vốn ODA: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước có quy mô lớn; Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng khó khăn của huyện tạo điều kiện phát triển kinh tế cải thiện đời sống người dân.
c. Nguồn vốn tín dụng Nhà nước
Triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng Nhà nước cho các doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, nhất là các dự án ngành công nghiệp, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải cho công nghiệp, bảo vệ môi trường khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ tín dụng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng và hướng đến xuất khẩu.
d. Nguồn vốn của doanh nghiệp và của nhân dân
Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh với các huyện lân cận trong tỉnh, ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch; Xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư đối với các lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ và môi trường,…
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, du lịch home-stay, khôi phục các làng nghề truyền thống,…
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có dự án đầu tư quy mô lớn mở các trường đào tạo hoặc liên kết mở các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài. Chú trọng việc bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân. Xây dựng, đổi mới chính sách đãi ngộ đối với nhân lực có trình độ sau đại học phù hợp nhu cầu.
- Có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo...) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình.
- Xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực, có cơ chế khuyến khích các cơ sở dạy nghề tư nhân tham gia hệ thống đào tạo nhân lực của huyện.
- Thông qua nhiều hình thức, nhiều nguồn, tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn đối với cán bộ quản lý Nhà nước.
- Xác định cán bộ nguồn để đầu tư đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ khoa học nòng cốt của huyện; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng một số chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Nghiên cứu cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân.
3. Giải pháp về tăng cường hợp tác với các huyện trong tỉnh
- Tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong khu vực lân cận và các huyện trong và ngoài tỉnh trong việc thực hiện các chính sách phát triển, trong huy động và phân bổ nguồn lực và vốn đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo, thu hút và tạo việc làm, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo vai trò gìn giữ an ninh, quốc phòng.
- Hợp tác về xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung cấp lao động, xây dựng vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; sử dụng chung kết cấu hạ tầng trong Vùng về công nghiệp, xử lý chất thải rắn, cấp nước; phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch; khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.
4. Giải pháp về cải cách hành chính
- Hoàn thiện các cơ chế hiện hành và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị, cung cấp các dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất công nông nghiệp theo lợi thế phân vùng.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho đô thị, khu dân cư nông thôn phát triển đúng quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo cải thiện về hạ tầng, nhà ở theo chiến lược đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
5. Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường
- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường. Bảo tồn phát triển các vùng sinh thái, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm, vùng sản xuất nông nghiệp.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các giải pháp ứng phó phải dựa trên sự chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, kiềm chế gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học, nâng chất lượng môi trường sống và hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung toàn xã hội; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG VII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 là một công cụ pháp lý giúp chính quyền địa phương cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong công tác đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.
Đồ án có vai trò kết nối các định hướng quy hoạch, dự án đầu tư ở các lĩnh vực trên địa bàn và hệ thống hóa các yếu tố trên thành một tổng thể thống nhất trên địa bàn huyện. Từ đó, chính quyền địa phương có cơ sở triển khai kế hoạch đầu tư và kêu gọi đầu tư có trọng điểm và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của huyện.
Bên cạnh đó, đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện là một trong những điều kiện cần để huyện Phú Tân hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định vào giai đoạn 2021 - 2025.
II.KIẾN NGHỊ
Sau khi Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Tân đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 được phê duyệt. Sở Xây dựng Cà Mau kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện và các phòng ban, đơn vị có liên quan tổ chức công bố, phổ biến nội dung quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong huyện để huy động các nguồn lực thực hiện và giám sát thực hiện.
UBND huyện Phú Tân cần có kế hoạch triển khai các quy hoạch xây dựng cho các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các khu dân cư theo từng phân kỳ phù hợp với nội dung định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện.
UBND tỉnh Cà Mau sớm quan tâm, thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đê biển Tây và tuyến đường bộ ven biển để phá vỡ thế độc đạo của huyện, góp phần thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế biển nhằm phát triển kinh tế xã hội của Huyện.