Tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên 4.737,44 km2 gồm 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 2 huyện miền núi, 5 huyện đồng bằng ven biển & 1 huyện đảo), dân số toàn tỉnh 638.627 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021), tỉnh Quảng Trị đã có tốc độ tăng trưởng khá trong những năm gần đây, gắn với sự hình thành và phát triển của Hành lang kinh tế Đông - Tây, Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 7,16%. GRDP bình quân đầu người đạt 55,4 triệu đồng. Vì vậy, mục tiêu phát triển đề ra trong những năm tới đây mà Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân tỉnh Quảng Trị phấn đấu, là: “…đưa Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mức sống dân cư, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh hệ thống đô thị, khu kinh tế. Khai thác có hiệu quả lợi thế về địa chính trị và địa kinh tế của địa phương, khai thác lợi thế Hành lang kinh tế Đông Tây nhằm tạo động lực phát triển cho các vùng trong tỉnh. Đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.” (Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025).
Huyện Hải Lăng có 15 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 42.736,61 ha, dân số là 80.214 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021), là vùng đất phân hóa bởi địa hình khác biệt và phức tạp, gồm: vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển; được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông lớn đó là sông Ô Lâu và sông Vĩnh Định. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 12,05%. Thu nhập bình quân đầu người: 58,7 triệu đồng, tăng gần gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 617,9 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 50,8 tỷ đồng năm 2015 lên 98 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân hàng năm 14,2%. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội đạt 4.850 tỷ dồng, bình quân 970 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông - lâm - ngư nghiệp đạt 26,46%, giảm 9,74%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 37,65%, tăng 6,25%; thương mại-dịch vụ đạt 35,89%, tăng 3,49% (Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khóa XV tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tiêu chí quy hoạch theo quy định tại Điều 3, Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết số 04-NQ-TU ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020, trên huyện Hải Lăng đạt 13/15 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới và phấn đấu đạt tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thêm vào đó, bước vào thời kỳ mới, Đất nước có Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các Quy hoạch cấp quốc gia khác và tỉnh có Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đòi hỏi huyện phải quy hoạch vùng huyện có nội dung phù hợp với các quy hoạch cấp cao hơn để phát triển đúng hướng trong giai đoạn mới.
Vì vậy, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung, cũng như xây dựng huyện Hải Lăng đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025 và trở thành huyện trọng điểm về phát triến công nghiệp của tỉnh vào năm 2030, hướng đến thành lập thị xã Hải Lăng trước năm 2040.
- Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Luật số 35/2018/QH14, ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
- Và một số luật khác: Luật Du lịch, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai.
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, điều chỉnh một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Thông tư 12/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 29/06/2016 Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 Ban hành QCVN 01:2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế tại 02 khu vực do lịch sử để lại;
- Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020;
- Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính chủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia, giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định 4965/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ Công Thương Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc thông qua Đề án “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của tỉnh Ủy Quảng Trị về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết số 03-NQ-TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị Về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1, tỷ lệ 1/2.000;
- Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 26/08/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 23/06/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045.
- Quyết định 2139/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Hải Lăng;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khóa XV tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025;
- Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 07/6/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040, định hướng đến năm 2050.
- Hồ sơ các đồ án quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành như:
+ Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020;
+ Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
+ Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
+ Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
+ Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;
+ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Hải Lăng;
- Các chương trình phát triển chuyên ngành của UBND huyện Hải Lăng;
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021, huyện Hải Lăng năm 2021;
- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phân bố dân cư, hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000;
- Các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan khác.
- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng.
- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Trị thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Cụ thể hóa quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị và mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng huyện Hải Lăng đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025; xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao vào giai đoạn 2025 – 2030, trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh và là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực; phát triển huyện Hải Lăng trở thành thị xã Hải Lăng trước năm 2040, đạt đô thị loại IV.
- Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu vực trên địa bàn huyện Hải Lăng gắn liền với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, phù hợp với quy hoạch sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Xây dựng các đô thị mới theo Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; Xây dựng hình thành mạng lưới các thị tứ, trung tâm cụm xã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.
- Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng; Xác định các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng kế hoạch, triển khai đầu tư xây dựng trong khu vực đô thị, nông thôn, khu chức năng đảm bảo phát triển hài hòa, đồng bộ.
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng trị, có tọa độ địa lý từ 16033’40’’đến 16048’00 độ kinh Đông, gồm có 16 đơn vị hành chính, gồm có 15 xã và 01 thị trấn. Trong đó, thị trấn Diên Sanh là thị trấn huyện lỵ cách thành phố Đông Hà khoảng 21km về phía Nam và cách thành phố Huế khoảng 50km về phía Bắc. Tổng diện tích tự nhiện của huyện Hải Lăng là 42.736,61 ha, chiếm 8,99% diện tích cả tỉnh với ranh giới được xác định như sau:
- Phía Đông: Giáp biển Đông.
- Phía Tây: Giáp huyện Đakrông.
- Phía Nam: Giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Bắc: Giáp huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị.
Hình . Vị trí của huyện Hải Lăng trong tổng thể tỉnh Quảng Trị
Các đơn vị hành chính trực thuộc (15 xã, 01 thị trấn): xã Hải An, xã Hải Ba, xã Hải Quy, xã Hải Quế, xã Hải Hưng, xã Hải Phú, xã Hải Thượng, xã Hải Dương, xã Hải Định, xã Hải Lâm, xã Hải Phong, xã Hải Trường, xã Hải Sơn, xã Hải Chánh, xã Hải Khê và Thị trấn Diên Sanh.
Nhận xét: huyện Hải Lăng có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội khi là địa bàn thuộc miền Đông phát triển của tỉnh, nơi có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua. huyện Hải Lăng nằm trong chuỗi các đô thị phát triển dọc theo hai tuyến giao thông quan trọng này của quốc gia.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng).
Đặc trưng của địa hình Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông. Vùng đồi núi và ven biển bị chia cắt bởi các sông, suối, một số khu vực đồng bằng có địa hình thấp trũng do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất cũng gặp những khó khăn nhất định.
Địa hình huyện chia thành 3 vùng: Vùng đồi núi (55% diện tích tự nhiên), vùng đồng bằng (32%), vùng ven biển(12%):
- Vùng gò đồi và núi: Đa phần các khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam bao gồm lãnh thổ chủ yếu của các xã: Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, và một trần thị trấn Diên Sanh có địa hình đồi núi thấp, độ cao bình quân 100-150m, vùng gò đồi có độ cao bình quân 40–50m.
- Vùng đồng bằng: Nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát, bao gồm địa bàn các xã: Hải Quy, Hải Hưng, Hải Định, Hải Phong, một phần thị trấn Diên Sanh và các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba.
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đông, tập trung phía Đông đường Quốc lộ 49C. Thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần của các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương. Có độ cao bình quân 6 - 7m. Đất đai chủ yếu là đất cồn cát, bãi cát.
Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa Đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng và cải tạo mùa vụ trong năm.
- Nhiệt độ: Chế độ nhiệt của Hải Lăng bị ảnh hưởng bởi địa hình thấp nhưng vẫn nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt của vùng còn có sự phân hóa theo thời gian trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang lạnh và ngược lại có hoạt động của gió mùa từ Bắc bán cầu gây ra mưa và mưa phùn. Sự giảm thấp nhiệt độ trong mùa lạnh do ảnh hưởng thâm nhập của gió mùa Đông Bắc gây nên những đợt lạnh. Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cao tuyệt đối của vùng có thể lên đến 400C. Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 24-250C; nhiệt độ thấp nhất 180C, có khi xuống 12-130C ; nhiệt độ cao nhất là 400C.
- Chế độ mưa: Hàng năm Hải Lăng nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng 2.500 - 2.700 mm. Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm, trung bình mỗi tháng có 17-18 ngày mưa. Mưa lớn gây ngập úng các vùng đất thấp trũng, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Thời kỳ ít mưa trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp gây khô hạn trên diện rộng ảnh hưởng đến mùa vụ và năng suất cây trồng.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình từ 78 - 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40% (từ tháng 4 đến tháng 8).
- Chế độ gió: Hải Lăng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam khô nóng đã làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn, làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, gây cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ thấp mặt nước ngầm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống của con người.
- Bão và lũ lụt: Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường gây ngập lụt kéo dài trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và mùa màng làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Hải Lăng có 04 sông chính sau:
- Hệ thống sông Ô Lâu - Ô Giang nằm ở phía Nam của huyện chảy qua các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Phong và đổ ra phá Tam Giang, có dòng chính dài khoảng 65 km, lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44 m3/s, diện tích lưu vực 855 km2.
- Sông Nhùng bắt nguồn từ vùng đồi núi Hải Lâm chảy qua trung tâm vùng đồng bằng đổ ra sông Thạch Hãn. Hàng năm cung cấp một lượng phù sa và nước tưới cho một phần diện tích canh tác của huyện.
- Sông Bến Đá có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải Trường chảy vào sông Ô Giang, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất.
- Sông Vĩnh Định bắt nguồn từ sông Thạch Hãn chảy qua trung tâm vùng đồng bằng của huyện nối liền sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu, có chiều dài khoảng 20km. Sông Vĩnh Định có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng về mùa lũ lụt, điều hòa lượng nước trong khu vực.
Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: đập Thanh, hồ khe Chè, khe Chanh, miếu Bà, thác Heo, khe Rò, khe Khế …
Hình. Các sông chính thuộc huyện Hải Lăng
Nhận xét:
Về địa hình địa mạo: huyện Hải Lăng có địa hình địa mạo phong phú và có tính chuyển tiếp nhịp nhàng, cao về phía Tây và thấp dần về phía Đông, hướng ra biển, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa nền kinh tế theo vùng miền.
Về khí hậu: huyện Hải Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung có khi hậu tương đối khắc nghiệt, biên độ thay đổi mạnh qua các mùa trong năm khiến cho việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Về hệ thống thủy văn: huyện Hải Lăng có hệ thống sông, hồ đập và kênh mương tương đối lớn, đảm bảo lượng nước cho sản xuất và sinh hoạt.
(Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khóa XV tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025).
a. Tổng quan
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 12,05%.
Thu nhập bình quân đầu người: 58,7 triệu đồng.
Tổng thu NSNN trên địa bàn 5 năm đạt 617,9 tỷ đồng (thu tiền sử dụng đất 301,4 tỷ đồng); trong đó, thu NSNN trên địa bàn tăng từ 50,8 tỷ đồng năm 2015 lên 98 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân hàng năm 14,2%.
Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua đạt 4.850 tỷ đồng, bình quân 970 tỷ đồng/năm.
Hình. Cơ cấu kinh tế huyện Hải Lăng năm 2020
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông-lâm-ngư nghiệp đạt 26,46%, giảm 9,74%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt 37,65%, tăng 6,25%; thương mại-dịch vụ đạt 35,89%, tăng 3,49%.
b. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp phát triển theo chiều sâu, đạt nhiều kết quả quan trọng cả về quy mô, năng suất, giá trị sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng đạt 5,06%/năm. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, liên doanh, liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích (bình quân trên 01 ha đất canh tác đạt 88,7 triệu đồng). Năng suất lúa bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt trên 60 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 8,3 vạn tấn/năm.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi, vùng cát. Nhiều mô hình sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế khá cao như cây cam, rừng FSC; cây ném, cây mướp vùng cát. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao đưa vào sản xuất thử nghiệm như dưa lưới, chè vằng, tiêu, cam hữu cơ... bước đầu cho kết quả tốt, tạo chuyển biến nhận thức của người dân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp có quy mô trang trại, gia trại gắn với an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác được quan tâm chỉ đạo, có 100% hợp tác xã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012.
Bình quân toàn huyện đạt gần 17 tiêu chí/xã; có 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 11/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 73,3%. Trong 5 năm, huy động hơn 1.486,67 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới.
c. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh. Giá trị sản xuất đạt 3.655 tỷ đồng, tăng 2.095 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 14,7%/năm, tỷ trọng chiếm 37,65%. Thu hút thêm 17 dự án đầu tư vào địa bàn, với tổng số vốn đăng ký 1.055 tỷ đồng; trong đó, có thêm 12 dự án đầu tư vào 03 cụm công nghiệp (Diên Sanh, Hải Thượng, Hải Chánh), đưa tổng số dự án trong các cụm công nghiệp đến nay là 24 dự án (có 14 dự án đang hoạt động với tổng số vốn 898 tỷ đồng), giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 2.500 lao động. Tỷ lệ lấp đầy 3 cụm công nghiệp được nâng lên.
Hiện nay, huyện Hải Lăng có 9 làng nghề và làng truyền thống, trong đó có 5 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận; Có 53 sản phẩm giới thiệu và tiếp cận thị trường thông qua các điểm trưng bày sản phẩm ở các xã, thị trấn, trong đó có 8 sản phẩm được chọn làm sản phẩm OCOP; đăng ký dựng thương hiệu cho 11 sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nghề gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề và nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận; nhiều sản phẩm đã được đưa ra thị trường tiêu thụ. Ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp và phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, hình thành nhiều cơ sở sản xuất mới có hiệu quả, nhất là cơ sở sản xuất giải quyết lao động tại địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tổng số cơ sở CN-TTCN là 2.340 cơ sở, thu hút 7.474 lao động.
d. Thương mại – dịch vụ
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng 15,59%/năm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế: 35,89%. Xã hội hóa đầu tư xây dựng mới 06 chợ nông thôn, nâng tổng số lên 14 chợ, hình thành 02 điểm TM-DV theo quy hoạch nông thôn mới. Toàn huyện có 4.446 cơ sở hoạt động TM-DV, thu hút 6.402 lao động.
Công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện được đẩy mạnh. Có 53 sản phẩm giới thiệu và tiếp cận thị trường thông qua các điểm trưng bày sản phẩm ở các xã, thị trấn, trong đó có 8 sản phẩm được chọn làm sản phẩm OCOP; đăng ký và xây dựng thương hiệu cho 11 sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
a. Giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Giáo dục&Đào tạo phát triển theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, học sinh giỏi THCS được giữ vững, ở vị trí dẫn đầu của tỉnh. Tỷ lệ huy động vào các cấp học, phổ cập giáo dục đạt kết quả cao. Mạng lưới trường học sắp xếp theo hướng tinh gọn, hợp lý. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chuẩn hóa, nâng cao; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường kiểu mẫu, trường chất lượng cao được đẩy mạnh. Quan tâm đầu tư và huy động các nguồn lực cho sự nghiệp GD&ĐT. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục đạt nhiều kết quả tích cực. Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được nâng lên.
Công tác hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT được chú trọng. Tích cực thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 39%.
b. Khoa học – công nghệ
Thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực. Quán triệt, triển khai thực hiện tốt NQTW6 khóa XI “về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chú trọng đưa vào sử dụng các động cơ, thiết bị tiên tiến; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, nhất là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và nhiều công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý.
c. Văn hóa, thông tin truyền thông, thể dục thể thao
Sự nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông, thể dục thể thao được quan tâm, phát triển. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn được quan tâm. Lễ hội văn hóa huyện 19/3 và các lễ hội truyền thống được khôi phục và khơi dậy, cùng với nhiều phong trào vui chơi lành mạnh, thiết thực, hiệu quả. Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng. Chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng nâng cao; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh.
Phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ phát triển rộng khắp. Các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
d. Y tế
Chất lượng chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm. Việc sắp xếp, kiện toàn mạng lưới y tế đảm bảo kế hoạch đề ra. Các dịch vụ y tế ứng dụng kỹ thuật mới, hiện đại được áp dụng trong khám, chữa bệnh. Tích cực huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế các xã, thị trấn; xây dựng xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện y đức cho đội ngũ y, bác sỹ. Toàn huyện có 38 bác sỹ, tăng 08 bác sỹ, trong đó có 12 bác sỹ làm việc tại các trạm y tế (số trạm y tế có bác sỹ chiếm 75%); quy mô giường bệnh điều trị nội trú đạt 138 giường. Nhiều chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe đạt và vượt mục tiêu Đại hội đề ra.
Hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ, tuyên truyền phổ biến Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới được thường xuyên, thiết thực hiệu quả. Quan tâm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, trẻ mồi côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em. Tỷ lệ tăng dân số 0,85%, giảm 0,12%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 16%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD 4,8%.
e. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, các chính sách an sinh xã hội thường xuyên quan tâm. Chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống Nhân dân. Hằng năm, tạo việc làm mới cho 1.100 lao động; xuất khẩu hơn 200 lao động/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,33%, hiện còn 3,75%.
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch của các cấp về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Lực lượng vũ trang được xây dựng theo hướng chính quy, vững mạnh toàn diện; quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập chiến đấu khu vực phòng thủ, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng theo quy định. Tham gia có chất lượng các hội thi, hội thao. Công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự và công an hàng năm đủ số lượng, nâng cao chất lượng theo chỉ tiêu được giao. Ban hành Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân sự, công an xã, thị trấn, dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an viên, bảo vệ dân phố giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025. Phối hợp với Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng Hải An thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới; xây dựng nền biên phòng, thế trận biên phòng toàn dân. Chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội với QP, AN và QP, AN với phát triển kinh tế-xã hội.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thường xuyên nắm bắt, dự báo tình hình, kịp thời giải quyết, xử lý các vụ việc nhạy cảm, phức tạp; tổ chức nhiều cuộc đối thoại để tuyên truyền, thông tin trực tiếp đến người dân và tháo gỡ các vướng mắc, bức xúc trong Nhân dân ổn định tình hình, không để bị động, bất ngờ. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng, chống cháy, nổ và đảm bảo an toàn giao thông được tăng cường. Duy trì hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo 138&1523 huyện. Phạm pháp hình sự giảm; tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, điều tra, khám phá tội phạm cao hơn so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng, hiệu quả Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, mô hình tự quản về an ninh trật tự được nâng lên. Lực lượng vũ trang được quan tâm xây dựng, củng cố và nâng cao các mặt công tác. Hoàn thành việc bố trí công an chính quy về công tác ở xã.
Nhận xét:
Về kinh tế: huyện Hải Lăng có tốc độ phát triển kinh tế cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Về văn hóa – xã hội: lĩnh vực văn hóa – xã hội huyện Hải Lăng được cải thiện nhiều qua các năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân liên tục được nâng cao.
Về an ninh – quốc phòng: quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.
II.4.1. Khái quát hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn tỉnh Quảng Trị
Hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị gồm có 13 đô thị, được chia thành hai cấp: Đô thị cấp tỉnh và đô thị cấp huyện. 02 đô thị cấp tỉnh là TP Đông Hà; thị xã Quảng Trị và 11 đô thị cấp huyện gồm 07 thị trấn huyện lỵ; 03 thị trấn khác thuộc huyện & 01 thị trấn cửa khẩu là thị trấn Lao Bảo.
Các đô thị của tỉnh Quảng Trị phân bố chủ yếu trên hai hành lang kinh tế chính của tỉnh là Hành lang kinh tế Bắc – Nam (gắn với tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và tuyến đường ven biển, trong khu vực địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển) và hành lang Kinh tế Đông – Tây (dọc tuyến đường 9).
Hình. Tỷ lệ dân số đô thị - nông thôn tỉnh Quảng Trị năm 2020
Tổng dân số đô thị toàn tỉnh tính đến năm 2020 là 207.305 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 32,5%, ở mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (28,4%), nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn toàn quốc (34,4%). Ngoài thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị là hai khu vực có tỷ lệ dân đô thị cao, thành phố Đông Hà 100% và thị xã Quảng Trị là 83%, các huyện còn lại tỷ lệ dân số đô thị tương đối thấp, dân số các đô thị nhỏ, quy mô dân số đô thị phổ biến từ 4.000-14.000 người. Diện tích đất đô thị nhỏ, chiếm khoảng 5% diện tích đất toàn tỉnh. Phân bố dân cư đô thị trong toàn tỉnh có sự phân hóa và chênh lệch khá lớn giữa các vùng, 02 huyện có tỷ lệ dân số đô thị trên 27% (huyện Hướng Hóa và huyện Vĩnh Linh), 04 huyện có tỷ lệ dân số đô thị từ 10% - 18%.
Hình. Hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị năm 2020
Hình. Tỷ lệ dân số đô thị theo đơn vị hành chính năm 2020
Hình. Mật độ dân số theo đơn vị hành chính năm 2020
II.4.2. Hiện trạng hệ thống đô thị huyện Hải Lăng
Tổng dân số toàn huyện năm 2020 là 80.214 người, dân số đô thị là 8.968 người, tỷ lệ đô thị hóa là 11,18% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021).
Hiện tại huyện Hải Lăng chỉ có một đô thị là thị trấn Diên Sanh được thành lập theo Nghị quyết số 832 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 17/12/2019, trên cơ sở sáp nhập xã Hải Thọ và thị trấn Hải Lăng. Thị trấn Diên Sanh đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chung đến năn 2030, định hướng đến năm 2035 tại Quyết định số 3094/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 với diện tích tự nhiên là 24,60 km2 và dân số là 8.504 người.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện nên thị trấn Diên Sanh không ngừng được đầu tư phát triển, từng bước xây dựng và hình thành một số khu dân cư đô thị mới, đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Hình thái không gian phân bố theo dạng cụm (ở các khóm, thôn), dạng tuyến chuỗi phát triển theo hành lang ĐT582, ĐT584 và đường QL 1A:
- Toàn bộ khu vực lấy đường QL 1A, ĐT 582 và ĐT 584 làm trục xương sống chính để phát triển. Đường QL 1A, ĐT 582 và ĐT 584 vừa đảm bảo chức năng là trục giao thông đối ngoại vừa là trục giao thông chính đô thị;
- Khu vực trung tâm của đô thị phát triển lấy hạt nhân là khu vực hồ Khe Chè.
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Trị về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2021, định hướng đến năm 2025 thì huyện Hải Lăng dự kiến hình thành thêm 3 đô thị gồm: Lavang, Mỹ Chánh và Mỹ Thủy.
II.4.3. Hiện trạng hệ thống nông thôn huyện Hải Lăng
Toàn huyện có 15 xã với tổng số dân cư là 71.246 người, chiếm 88,82% dân số toàn huyện (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021).
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển nên các khu dân cư nông thôn của huyện được phát triển theo những hình thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và mức độ tập trung dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn, xóm. Nhìn chung, trong những năm qua với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các khu dân cư trong huyện đã có nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước sạch sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng cơ sở hạ tầng trong nhiều khu dân cư vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hình. Tỷ lệ dân số đô thị - nông thôn huyện Hải Lăng năm 2020
Nhận xét: Huyện Hải Lăng có tỷ lệ đô thị hóa thấp (11,18%) hơn rất nhiều so với trung bình của cả tỉnh (32,5%). Tuy nhiên mật độ dân số tính trên đơn vị hành chính lại tương đối cao (tương đương với huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh) nên huyện Hải Lăng có nhiều tiềm năng để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Hệ thống điểm dân cư nông thôn hình thành và tập trung chủ yếu theo các trục giao thông tỉnh, huyện nên thuận lợi để cung cấp các tiện tích về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
II.5.1. Biến động dân số
Bảng . Thống kê dân số huyện Hải Lăng giai đoạn 2016-2021
Năm
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
Trung bình
|
Toàn huyện
|
Dân số
|
85.552
|
84.552
|
79.113
|
78.826
|
78.410
|
80.214
|
|
Tỷ lệ tăng
|
|
-1,18%
|
-6,87%
|
-0,36%
|
-0,53%
|
2,25%
|
-1,34%
|
Đô thị
|
Dân số
|
8.440
|
8.214
|
8.521
|
8.710
|
8.745
|
8968
|
|
Tỷ lệ tăng
|
|
-0,03
|
0,04
|
0,02
|
0,00
|
0,02
|
1,18%
|
Nông thôn
|
Dân số
|
77.112
|
76.338
|
70.592
|
70.152
|
69.665
|
71.246
|
|
Tỷ lệ tăng
|
|
-1,01%
|
-8,14%
|
-0,63%
|
-0,70%
|
2,22%
|
-1,65%
|
* Dân số đô thị được tính là tổng dân số của thị trấn Hải Lăng và xã Hải Thọ giai đoạn 2016-2019 và dân số thị trấn Diên Sanh năm 2020, 2021.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021).
Tỷ lệ tăng dân số trung bình của huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2016-2021 là (-)1,34% trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,85% chứng tỏ sức hút của các khu vực khác là lớn hơn, dẫn đến tình trạng sụt giảm dân số ở huyện.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng dân số giữa đô thị và nông thôn của huyện cũng có sự khác biệt khá lớn. Tỷ lệ tăng dân số trung bình của khu vực đô thị giai đoạn 2016 – 2020 là 1,18%/năm – cao hơn tỷ lệ tăng dân số trung bình của toàn huyện. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số trung bình của khu vực nông thôn cùng giai đoạn là -1,65%/năm.
Bảng . Thống kê dân số các xã, thị trấn thuộc huyện Hải Lăng năm 2021
STT
|
Tên đơn vị hành chính
|
Diện tích
(km2)
|
Dân số
(Người)
|
Mật độ dân số
(km2/người)
|
1
|
Thị trấn Diên Sanh
|
24,603
|
8.968
|
364
|
2
|
Xã Hải An
|
11,195
|
4.537
|
405
|
3
|
Xã Hải Ba
|
22,717
|
4.837
|
213
|
4
|
Xã Hải Quy
|
6,929
|
3.897
|
562
|
5
|
Xã Hải Quế
|
15,021
|
7.538
|
501
|
6
|
Xã Hải Hưng
|
19,177
|
4.648
|
242
|
7
|
Xã Hải Phú
|
17,385
|
3.093
|
178
|
8
|
Xã Hải Thượng
|
16,797
|
3.847
|
229
|
9
|
Xã Hải Dương
|
24,167
|
4.399
|
182
|
10
|
Xã Hải Định
|
18,696
|
3.773
|
202
|
11
|
Xã Hải Lâm
|
82,714
|
4.495
|
54
|
12
|
Xã Hải Phong
|
19,618
|
4.300
|
219
|
13
|
Xã Hải Trường
|
44,669
|
6.874
|
154
|
14
|
Xã Hải Sơn
|
56,829
|
7.627
|
136
|
15
|
Xã Hải Chánh
|
38,395
|
4.458
|
116
|
16
|
Xã Hải Khê
|
8,454
|
2.923
|
346
|
|
Tổng
|
427,366
|
80.214
|
188
|
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021)
II.5.2. Lao động
Dân số huyện Hải Lăng năm 2021 đạt 80.214 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021). trong đó số người trong độ tuổi lao động là 39.860 người chiếm 50,83%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo:
- Năm 2010: 26,81%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 15,6%;
- Năm 2015: 44%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,07%;
- Năm 2020: 60%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 39%
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
- Trung tâm GDNN-GDTX huyện: 01;
- Các đơn vị tham gia dạy nghề khác: Trường trung cấp nghề tỉnh Quảng Trị, trường trung cấp nghề Mai Lĩnh Quảng Trị, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị, Trường trung cấp NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, Trung tâm cổ phần may Quảng Trị, Trường trung cấp GTVT tỉnh Quảng Trị (Nguồn: Báo cáo tổng kết đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Nhận xét:
Về dân số: huyện Hải Lăng cùng với huyện Triệu Phong và huyện Đảo Cồn Cỏ là ba địa phương có tỷ lệ tăng dân số âm trong giai đoạn 2016-2020 (mở rộng ra là trong giai đoạn 2011-2021), cùng với định hướng đầu tư phát triển của Khu kinh tế Đông Nam, khu công nghiệp Quảng Trị và phát triển thương mại, dịch vụ dọc hành lang kinh tế Đông Tây, huyện Hải Lăng sẽ thu hút một lượng lao động nhập cư lớn, dẫn đến tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cao trong tương lai gần.
Về lao động: mặc dù dân số của huyện Hải Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung đang có xu hướng già hóa nhưng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vẫn trên 50%. Có thể thấy lực lượng dân số trong độ tuổi lao động vẫn đang được duy trì ổn định – đây vẫn là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trong tương lai. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ tiếp tục được nâng cao, tạo điều kiện cho quá trình tạo ra các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị cao.
Về mật độ dân cư: mật độ dân cư huyện Hải Lăng phân bố không đồng đều, tập trung lớn ở khu vực giáp ranh với thị xã Quảng Trị, khu vực thị trấn Diên Sanh (đặc biệt là khu vực thị trấn Hải Lăng cũ) và khu vực giáp biển, tuy nhiên với mật độ là 355 người/km2 thì thị trấn Diên Sanh vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo đô thị loại V là 1000 người/km2. Việc có vị trí giáp ranh với đô thị thị xã Quảng Trị là có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đô thị hóa, tuy nhiên lại khó khăn trong việc đô thị hóa khu vực huyện lỵ của huyện.
II.6.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hải Lăng tính đến ngày 31/12/2020 là 42.736,61 ha, chiếm 7,52% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó, đất đô thị là 2.46,03 ha chiếm 5,76% diện tích đất toàn huyện.
Hình. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Lăng
Bảng . Thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Lăng
STT
|
Chỉ tiêu sử dụng đất
|
Mã
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
I
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
|
42.736,61
|
100
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
35.755,92
|
83,67
|
1.1
|
Đất trồng lúa
|
LUA
|
7.395,77
|
17,31
|
|
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
|
LUC
|
7.127,75
|
16,68
|
|
Đất trồng lúa nước còn lại
|
LUK
|
268,02
|
0,63
|
|
Đất trồng lúa nương
|
LUN
|
-
|
-
|
1.2
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
3.972,18
|
9,29
|
|
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
|
BHK
|
3.970,56
|
9,29
|
|
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
|
NHK
|
1,62
|
-
|
1.3
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
700,74
|
1,64
|
1.4
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
5.815,76
|
13,61
|
1.5
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
-
|
-
|
1.6
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
17.220,53
|
40,29
|
1.7
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
598,69
|
1,40
|
1.8
|
Đất làm muối
|
LMU
|
-
|
-
|
1.9
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
52,26
|
0,12
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
5.709,20
|
13,36
|
2.1
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
47,17
|
0,11
|
2.2
|
Đất an ninh
|
CAN
|
2,42
|
0,01
|
2.3
|
Đất khu công nghiệp
|
SKK
|
-
|
-
|
2.4
|
Đất khu chế xuất
|
SKT
|
-
|
-
|
2.5
|
Đất cụm công nghiệp
|
SKN
|
48,57
|
0,11
|
2.6
|
Đất thương mại, dịch vụ
|
TMD
|
10,35
|
0,02
|
2.7
|
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
|
SKC
|
138,15
|
0,32
|
2.8
|
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
|
SKS
|
65,67
|
0,15
|
2.9
|
Đất phát triển hạ tầng
|
DHT
|
2.370,71
|
5,55
|
|
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
|
DVH
|
3,20
|
0,01
|
|
Đất xây dựng cơ sở y tế
|
DYT
|
6,99
|
0,02
|
|
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
|
DGD
|
63,21
|
0,15
|
|
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
|
DTT
|
28,96
|
0,07
|
|
Đất giao thông
|
DGT
|
1.455,95
|
3,41
|
|
Đất thủy lợi
|
DTL
|
706,88
|
1,65
|
|
Đất công trình năng lượng
|
DNL
|
94,36
|
0,22
|
|
Đất công trình bưu chính, viễn thông
|
DBV
|
1,03
|
-
|
|
Đất chợ
|
DCH
|
10,14
|
0,02
|
2.10
|
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
|
DDT
|
1,64
|
-
|
2.11
|
Đất danh lam thắng cảnh
|
DDL
|
-
|
-
|
2.12
|
Đất bãi thải, xử lý chất thải
|
DRA
|
10,18
|
0,02
|
2.13
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
504,53
|
1,18
|
2.14
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
86,04
|
0,20
|
2.15
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
15,38
|
0,04
|
2.16
|
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
|
DTS
|
0,03
|
-
|
2.17
|
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
|
DNG
|
-
|
-
|
2.18
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
36,91
|
0,09
|
2.19
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà HT
|
NTD
|
1.057,13
|
2,47
|
2.20
|
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
|
SKX
|
0,13
|
-
|
2.21
|
Đất sinh hoạt cộng đồng
|
DSH
|
14,74
|
0,03
|
2.22
|
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
|
DKV
|
1,47
|
-
|
2.23
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
123,82
|
0,29
|
2.24
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
815,38
|
1,91
|
2.25
|
Đất có mặt nước chuyên dùng
|
MNC
|
354,98
|
0,83
|
2.26
|
Đất phi nông nghiệp còn lại
|
PNK
|
3,80
|
0,01
|
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
|
DSK
|
-
|
-
|
|
Đất công trình công cộng khác
|
DCK
|
2,49
|
0,01
|
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
PNK
|
1,31
|
-
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
CSD
|
1.271,49
|
2,98
|
3.1
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
BCS
|
876,93
|
2,05
|
3.2
|
Đất đồi núi chưa sử dụng
|
DCS
|
394,57
|
0,92
|
3.3
|
Núi đá không có rừng cây
|
NCS
|
-
|
-
|
a. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 35.755,92 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích đất tự nhiên. Do điều kiện về vị trí địa lý, tính chất đất đai, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đầu ra nhiều, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Huyện tiếp tục chỉ đạo xây dựng mô hình cánh đồng lớn, tích tụ ruộng đất, đưa các loại giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất bình quân hàng năm đạt 62,28 tạ/ha; sản lượng các loại cây như ngô, sắn, khoai, đậu các loại, ớt đều đạt năng suất cao; mô hình trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được khuyến khích mở rộng và phát triển tốt như cam K4, tiêu, cao su. Công tác trồng, bảo vệ rừng luôn được chú trọng, kế hoạch khai thác rừng và trồng rừng bổ sung được quản lý chặt chẽ đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%. Quỹ đất nông nghiệp được sử dụng như sau:
- Đất trồng lúa nước có diện tích 7.395,77 ha, chiếm 17,31% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã vùng đồng bằng như: Thị trấn Diên Sanh, xã Hải Ba, Hải Dương, Hải Định, Hải Hưng, Hải Phong, Hải Quế, Hải Quy, Hải Thượng, Hải Trường.
- Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 3.972,18 ha, chiếm 9,29% tổng diện đất tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã, thị trấn. Chủ yếu trồng các loại cây như ngô, sắn, khoai, đậu các loại và các loại rau có giá trị như ném, kiệu, mướp đắng.
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 700,74 ha, chiếm 1.64% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã vùng gò đồi phía Tây của huyện, trồng các loại cây có giá trị kinh tế như tiêu, cam K4, chè …
- Đất rừng phòng hộ có diện tích là 5.815,76 ha, chiếm 13,61% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven biển và khu vực các xã vùng gò đồi giáp ranh huyện Đakrông và lưu vực sông Ô Lâu.
- Đất rừng sản xuất có diện tích 17.220,53 ha, chiếm 40,29% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở các xã Hải Chánh, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Sơn, Hải Thượng, Hải Trường và thị trấn Diên Sanh.
- Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 598,69 ha, chiếm 1,40% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hưng, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng.
- Đất nông nghiệp khác có diện tích 52,26 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất tự nhiên.
b. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 5.709,20 ha, chiếm 13,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng, xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng các cụm công nghiệp, các công trình công cộng và đất ở ... Việc sử dụng đất phi nông nghiệp cho các mục đích sử dụng đạt hiệu quả cao, điển hình như việc sử dụng đất vào các mục đích giao thông, thủy lợi, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ … đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho nhân dân và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, qua đó tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo đặc biệt là phát triển về kinh tế. Việc sử dụng đất có hiệu quả cho thấy bước đầu huyện đã khai thác được tiềm năng đất đai, trong thời gian tới cần duy trì và tăng cường công tác quản lý đất đai để khai thác hiệu quả quỹ đất nhất là khai thác đất cho mục đích thương mại, dịch vụ và du lịch. Quỹ đất phi nông nghiệp được sử dụng như sau:
- Đất quốc phòng, có diện tích 47,17 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: Đồn biên phòng Hải An; Tổ công tác địa bàn Đồn Hải An; Thao trường huấn luyện chiến thuật, Trung tâm huấn luyện dự bị động viên, Trường bắn Tiểu đoàn 43, Kho vũ khí của Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Lăng tại xã Hải Phú; Trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện, Kho vũ khí, Trường bắn Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Lăng tại thị trấn Diên Sanh.
- Đất an ninh có diện tích 2,42 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm diện tích đất Trụ sở và Kho vật chứng Công an huyện tại thị trấn Diên Sanh; Trụ sở Công an Mỹ Thủy tại xã Hải An; Trụ sở trạm cảnh sát giao thông tỉnh tại xã Hải Trường.
- Đất cụm công nghiệp có diện tích 48,57 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm diện tích đất của cụm công nghiệp Diên Sanh, cụm công nghiệp Hải Thượng và cụm công nghiệp Hải Chánh.
- Đất thương mại dịch vụ có diện tích 10,35 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Hải An, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hưng, Hải Phong, Hải Phú, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Trường và thị trấn Diên Sanh.
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích 138,15 ha, chiếm 0,32% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hưng, Hải Lâm, Hải Quế, Hải Thượng, Hải Trường và thị trấn Diên Sanh.
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có diện tích 65,67 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là diện tích đất cho Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản VICO Quảng Trị thuê đất để khai thác lộ thiên mỏ cát trắng tại khu vực ngã 5 thuộc xã Hải Hưng.
- Đất phát triển hạ tầng có diện tích 2.370,71 ha chiếm 5,55% tổng diện tích tự nhiện, bao gồm:
+ Đất giao thông: 1.455,95 ha, chiếm 3,41%;
+ Đất thủy lợi: 706,88 ha, chiếm 1,65%;
+ Đất công trình năng lượng: 94,36 ha, chiếm 0,22%;
+ Đất công trình bưu chính viễn thông: 1,03 ha, chiếm (0,002%);
+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa: 3,20 ha chiếm 0,01%;
+ Đất xây dựng cơ sở y tế: 6,99 ha, chiếm 0,02%;
+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: 63,21 ha, chiếm 0,15%;
+ Đất cơ sở thể dục thể thao: 28,96 ha, chiếm 0,07%;
+ Đất chợ: 10,14 ha, chiếm 0,02%.
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa có diện tích là 1,64 ha, chiếm (0,004%) tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải có diện tích là 10,18 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở tại nông thôn có diện tích 504,53 ha, chiếm 1,18% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân được phân bố tập trung trên địa bàn tất cả các xã của huyện.
- Đất ở tại đô thị có diện tích 86,04 ha, chiếm 0,20% tổng diện tích tự nhiên, đây là diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn Diên Sanh.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có diện tích 15,38 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là diện tích đất xây dựng trụ sở UBND xã, thị trấn; Trụ sở UBND huyện và các phòng ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị cấp huyện.
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp có diện tích 0,03 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,0001%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
- Đất cơ sở tôn giáo có diện tích 36,91 ha, chiếm 0,09% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là diện tích đất xây Nhà chùa, Niệm phật đường và các Nhà thờ tôn giáo trên địa bàn huyện.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 1.057,13 ha, chiếm 2,47% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm có diện tích 0,13 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,0003%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
- Đất sinh hoạt cộng đồng có diện tích 14,74 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng có diện tích 1,47 ha, chiếm (0,003%) tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích 123,82 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích 815,38 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích 354,98 ha, chiếm 0,83% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 3,80 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên.
c. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng có diện tích 1.271,49 ha, chiếm 2,98% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 876,93 ha, chiếm 2,05% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 394,57 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã vùng gò đồi phía Tây của huyện.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng).
II.6.2. Hiện trạng quản lý đất đai
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; Kế hoạch số 2410/KH-UBND ngày 11/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; ngày 25/6/2018 UBND huyện Hải Lăng đã ban hành Văn bản số 506/UBND-TH về việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng; Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 01/8/2017 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện. Đồng thời, UBND huyện cũng có nhiều văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, phát sinh, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng).
Nhận xét: huyện Hải Lăng có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp lớn (83,67%) trong đó đât rừng sản xuất chiếm 40,29%, vì vậy, huyện còn nhiều quỹ đất có tiềm năng chuyển đổi cho các mục đích sử dụng khác nhau.
a. Hiện trạng nền
Địa hình huyện chia thành 3 vùng: Vùng đồi núi (55% diện tích tự nhiên, độ cao bình quân 40–50m), vùng đồng bằng (32% diện tích tự nhiên), vùng ven biển(12% diện tích tự nhiên, độ cao bình quân 6 - 7m).
Khu vực thị trấn Diên Sanh: Hiện trạng các công trình được xây dựng chủ yếu là nhà dân, các khối công trình công cộng xây dựng tập trung tại khu vực Quốc lộ 1A, ĐT582 cốt nền xây dựng hiện trạng khoảng +5,0 m đến khoảng +12,0m.
b. Hiện trạng thoát nước mặt
- Thị trấn Diên Sanh: Hệ thống thoát nước hiện trạng là hệ thống thoát nước chung. Hệ thống thoát nước mưa được đầu tư tập trung ở khu vực trung tâm và các khu vực phát triển mới. Nước mưa một phần tự thấm, phần còn lại theo địa hình tự nhiên thoát xuống hệ thống ao, hồ và theo hệ thống kênh mương chảy ra sông Nhùng.
- Ở các vùng nông thôn: Nước mặt tại các vùng nông thôn được thoát chủ yếu tự chảy hoặc theo các tuyến mương hai bên các trục giao thông chính đổ về các con sông, kênh rạch nơi gần nhất. Chưa có hệ thống thu gom đồng bộ.
c. Hiện trạng lũ lụt và tình hình thiên tai khác
- Hiện trạng lũ lụt gây ngập úng: Do đặc điểm địa hình của huyện nghiêng từ Tây sang Đông, có địa hình lòng chảo ở vùng đồng bằng nên thời gian truyền lũ nhanh nhưng thoát chậm. Mặt khác lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, có 2 đỉnh: một đỉnh vào tháng 5 gây lũ tiểu mãn và một đỉnh vào khoảng tháng 10 đến giữa tháng 11 gây lũ chính vụ. Tính trung bình nhiều năm thì mùa lũ lụt chính vụ thường xảy ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng BĐKH toàn cầu nên trên địa bàn huyện thường xảy ra lũ sớm vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và lũ muộn từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 01.
- Tình hình thiên tai: Với điều kiện địa lý thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có khoảng 13,5 km bờ biển. Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai như: bão, lũ, lốc xoáy, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng do bão, sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển. Đặc biệt là nắng nóng, bão và lụt là loại hình thiên tai thường gây nhiều thiệt hại về người và tài sản nhất cho người dân huyện Hải Lăng. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu nên tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường có chiều hướng tăng lên về cường độ và tần suất xuất hiện. Trên địa bàn huyện hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, thiệt hại do thiên tai, cháy nổ, cháy rừng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và đời sống nhân dân.
a. Đường bộ
Đường Quốc lộ:
- Quốc lộ 1A: Chiều dài 20,2 km. Tuyến có điểm đầu tại Km 771 + 300 (thôn Long Hưng xã Hải Phú - giáp thị xã Quảng Trị) và đến Km 791 + 500 (thôn Câu Nhi xã Hải Chánh).
- Quốc lộ 49C qua địa bàn huyện dài 13,6km (từ Km9+900 đến Km23+500), đi qua các xã Hải Hưng, Hải Ba, Hải Quế và Hải Dương; Thiết kế tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt 5,5m, thảm BTN; hệ thống cầu, cống vĩnh cửu, đạt tải trọng HL93-XB80.
Đường tỉnh:
- Tuyến đường tỉnh ĐT.582 dài 15Km, từ QL1A đến bãi biển Mỹ Thuỷ xã Hải An. Thiết kế tiêu chuẩn cấp IV, mặt thảm BTN, rộng 5,5m.
- Tuyến đường tỉnh ĐT.582b dài 13,8Km, từ QL1A đến đường Quốc phòng (Mỹ Thủy). Tiêu chuẩn cấp III, mặt thảm BTN, rộng 11,5m.
- Tuyến đường tỉnh ĐT.583 dài 5,0Km, từ chợ Phương Lang đến đê thủy lợi Thiết kế tiêu chuẩn cấp IV cấp V mặt thảm BTN 5,5m và 3,5m.
- Tuyến đường tỉnh ĐT.584: Tuyến dài 17,5km; từ QL1A đến xã Hải Sơn. Thiết kế tiêu chuẩn cấp IV, có mặt rộng 5,5m, thảm BTN, một đoạn ngắn nối ngã 3 đến QL1A tại UBND xã Hải Sơn mặt BTXM.
Đường huyện:
- Đường Hải Phú - Hải Lệ A (ĐH.48): Dài 5,7 km; điểm đầu tại km771+300, QL1A và điểm cuối tại ranh giới huyện (Hải Phú - Hải Lệ). Thiết kế tiêu chuẩn đường cấp III có mặt 8m, nền 14m, mặt thảm BTN; hệ thống cầu, cống vĩnh cửu, đạt tải trọng HL93-XB80.
- Đường Hải Phú - Hải Lệ B (ĐH.48a): Dài 2,1 km, thiết kế tiêu chuẩn cấp IV mặt 10,5 m, nền 20,5m, mặt thảm BTN. Hệ thống cầu cống vĩnh cửu, tải trọng HL93-XB80.
- Đường Hải Phú - K4 (ĐH.48b): Dài 4,63 km; điểm đầu tại Phú Lệ A, điểm cuối tại Đồi K4. Thiết kế tiêu chuẩn đường cấp VI; Mặt rộng 5m, nền 7,0m, đường BTXM.
- Đường Xuân - Quy - Vĩnh (ĐH.49): Dài 12,6 km; điểm đầu tại km7+650 ĐT582, điểm cuối tại Hải Quy, thiết kế tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt 5m, nền 6,5m, mặt thảm BTN, có 1 đoạn BTXM; hệ thống cầu, cống vĩnh cửu, đạt tải trọng HL93-XB80.
- Đường Hải Phú - Hải Quy (ĐH.49a): Dài 7,1 km; điểm đầu tại Hải Phú và điểm cuối tại Hải Quy, thiết kế tiêu chuẩn đường cấp VI có mặt 3,5m, nền 6,5m, mặt thảm BTN, láng nhựa, có 1 đoạn đường cấp phối; hệ thống cầu, cống vĩnh cửu, đạt tải trọng HL93-XB80.
- Đường Hải Xuân - Hải Quy (ĐH.49b): Dài 2,43 km; điểm đầu giao đường Thị trấn - Hải Xuân (ĐH.51), điểm cuối giao đường Xuân - Quy - Vĩnh (ĐH49). Thiết kế tiêu chuẩn đường cấp VI, có mặt 3,5m, nền 6,5m, mặt bằng BTXM và đất cấp phối.
- Đường Thượng Xá - Trà Lộc (ĐH.50): Dài 6,6 km; điểm đầu tại Quốc lộ 1A và điểm cuối tại xã Hải Xuân. Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt 6m, nền 9m, láng nhựa; hệ thống cầu, cống vĩnh cửu, đạt tải trọng HL93-XB80.
- Đường Thuận Đức - Lam Thuỷ - Phương Lang (ĐH.50a): Dài 6,5km, thiết kế tiêu chuẩn cấp IV, nền 6,5m, mặt 3,5m được láng nhựa, 1 đoạn BTXM.
- Đường Thị trấn - Hải Xuân (ĐH.51) Dài 7,5 km; điểm đầu tại ĐT.584 và điểm cuối giao đường Xuân - Quy - Vĩnh, thiết kế tiêu chuẩn đường cấp V, có mặt 3,5m, nền 9m, toàn tuyến được láng nhựa.
- Đường Thượng Xá - Dốc Son – Bến Lùng (ĐH.52): Dài 8,6 km; điểm đầu tại ĐT.584 và điểm cuối tại Bến Lùng. Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp VI , có mặt 3,5m, nền 6,5m phần lớn tuyến là đường cấp phối (hiện nay đoạn từ ĐT.584 đến nhà máy gạch đã được bê tông hóa, nhựa hóa).
- Đường Xuân Lâm - Thượng Nguyên - K4 (ĐH.53). Tuyến dài 6 km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại đồi K4. Thiết kế tiêu chuẩn cấp VI có mặt 3,5m, nền 6,5m. Hiện trạng gồm có: láng nhựa, BTXM, cấp phối.
- Đường K4 - Dốc Neo - 367 (ĐH.53a): Tuyến dài 17,3 km; Hiện tại toàn tuyến là đường mòn, chất lượng xấu.
- Đường Thị trấn - Bến Mưng (ĐH.54): Tuyến dài 14 km; điểm đầu tại km779+600, QL1A và điểm cuối tại vùng Gò đồi. Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp VI; Láng nhựa, mặt 3,5m, nền 6,5m.
- Đường Bến Đá - Hố Lầy (ĐH.55): Tuyến dài 5 km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại Hố Lầy. Thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, mặt 3,5m, nền 6,5m, mặt láng nhựa
- Đường Tân - Sơn - Hoà (ĐH.56): chiều dài 10,5km, điểm đầu giao đường tỉnh ĐT584 tại địa phận xã Hải Sơn và điểm cuối tại xã Hải Phong, thiết kế đạt cấp VI, mặt BTXM, rộng 5,5m, nền 6,5m.
- Đường Văn Quỹ - Văn Thạnh - Cây Da (ĐH.56a): dài 5 km; điểm đầu giao đường Tân - Sơn - Hoà và điểm cuối tại Càng Cây Da. Mặt BTXM, rộng 3,5m, nền 5m.
- Đường Hải Sơn - Tập đoàn 367 (ĐH.57): chiều dài 5,4km. Điểm đầu tại Bắc cầu Mỹ Chánh và điểm cuối tại Cao Điểm 367. Mặt BTXM, nhựa; rộng 3,5m, nền 6,5m.
- Đường Cồn Tàu - Khe Mương (ĐH.57a): Tuyến dài 6 km; Điểm đầu tại Cồn Tàu và điểm cuối tại Thôn Khe Mương. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m.
- Đường Xuân Lộc - Lương Sơn (ĐH.58): dài 6,4 km, có điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại Thôn Lương Sơn. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m.
- Đường Hải Chánh - Đá Bạc (ĐH.59): Tuyến dài 10,75 km, điểm đầu tại km790+100, QL1A, điểm cuối tại Trang trại ông Hội. Toàn tuyến là đường đất, có 1 đoạn BTN và BTXM, mặt 5m, nền 9m.
- Đường Thiện - Thành - Dương (ĐH.60): Tuyến dài 6,2 km; điểm đầu tại ĐT.582 và điểm cuối tại Xã Hải Dương, tiếp giáp QL49C. Mặt láng nhựa, BTXM, rộng 3,5m, nền 5m, đoạn còn lại đường nội đồng.
- Đường Hải Thành - Hải Quế (ĐH60a): Tuyến dài 4,4 km; điểm đầu xã Hải Định (giao với ĐH.60) và điểm cuối tại xã Hải Quế (giao với ĐH.61). Mặt BTXM, láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m.
- Đường Ba - Quế - Dương (ĐH.61): Tuyến dài 12,9 km; điểm đầu tại ĐT.583 và điểm cuối tại xã Hải Dương. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 6m.
- Đường Hải An - Hải Khê (ĐH.62): Tuyến dài 11,1 km; điểm đầu tại xã Hải An và điểm cuối tại xã Hải Khê. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 6,5m.
- Đường Hải Dương - Hải Khê (ĐH.62, nay là Đường vào Khu tái định cư xã Hải Khê): Dài 4,7 km, điểm đầu tại QL49C và điểm cuối tại xã Hải Khê, BTN, mặt 7m, nền 9m.
Tổng chiều dài các tuyến đường huyện: 189,41 Km.
Đường nội thị:
- Đường Mai Văn Toàn: Tuyến dài 0,314 km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại Đường Ngô Quyền. Toàn tuyến thảm BTN, chất lượng tốt với nền 13 m; mặt 7 m.
- Đường Phan Thanh Chung: Tuyến dài 0,313 km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại Đường Ngô Quyền. Toàn tuyến thảm BTN, chất lượng tốt có nền 13 m; mặt 7 m.
- Đường Nguyễn Hoàng: Dài 0,646 km, điểm đầu giao đường Hùng Vương, điểm cuối giao đường Huyền Trân Công Chúa, toàn tuyến thảm BTN, nền 13m; mặt 7m.
- Đường Trần Thị Tâm: Tuyến dài 0,194 km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại đường Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến thảm BTN, nền 10m, mặt 6m.
- Đường Trần Phú: Tuyến dài 1,2 km; điểm đầu tại Km0+070, ĐT582, điểm cuối tại đường Tôn Đức Thắng. Toàn tuyến thảm BTN, chất lượng tốt có nền 15,5 m; mặt 7,5 m.
- Đường Trần Hưng Đạo: Tuyến dài 2,21 km; điểm đầu tại Km0+100 ĐT582, điểm cuối tại đường tỉnh ĐT.582b (đường tránh lũ). Toàn tuyến thảm BTN, chất lượng tốt có nền 20,5 m; mặt 10,5 m.
- Đường Ngô Quyền: Tuyến dài 2,20 km; điểm đầu tại Km0+250 ĐT582, điểm cuối tại đường tỉnh ĐT.582b (đường tránh lũ). Toàn tuyến thảm BTN, chất lượng tốt có nền 20,5 m; mặt 10,5 m.
- Đường Bùi Dục Tài (19/3 cũ): Tuyến dài 2,2 km; điểm đầu tại Km0+500 ĐT582, điểm cuối tại đường tỉnh ĐT.582b (đường tránh lũ). Toàn tuyến có nền 20,5 m; mặt 10,5 m.
- Đường 3 tháng 2 (8B cũ): Tuyến dài 2,63 km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại ngã 5 thị trấn Diên Sanh (điểm giao ĐT.582a và ĐT.584); Tuyến có nền 32 m; mặt 18 m, thảm BTN.
- Đường Nguyễn Huệ: Tuyến dài 2,02 km; điểm đầu giao đường Hai Bà Trưng, điểm cuối tại đường tỉnh ĐT.582b (đường tránh lũ). Đoạn từ Hai Bà Trưng đến đường 3/2 là BTN mặt 7,5m nền 15,5m, từ đường 3/2 đến ĐT.582b hiện là đường đất cấp phối.
- Đường Hai Bà Trưng: Tuyến dài 1,03 km; điểm đầu tại ĐT582a, điểm cuối tại đường nội thị (chưa đặt tên). Toàn tuyến thảm BTN, nền 15,5 m; mặt 7,5 m.
- Đường Lê Thị Tuyết: Tuyến dài 0,713 km; điểm đầu giao đường ĐT.582a, điểm cuối tại ĐT.584. Toàn tuyến thảm BTN, nền 15,5 m; mặt 7,5 m.
- Đường Tôn Thất Thuyết: Tuyến dài 0,514 km; điểm đầu tại khu dân cư trong hẻm đường Trần Phú, điểm cuối đến sau phòng Kinh tế và Hạ tầng. Toàn tuyến thảm nhựa, có nền 10 m; mặt 6 m.
* Các tuyến còn lại (22 tuyến): Hiện nay UBND huyện đang xây dựng đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Diên Sanh nên các đường này chưa có tên chính thức và chưa xác định được điểm đầu, điểm cuối (có bản đồ quy hoạch chung thị trấn Diên Sanh theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Diên Sanh đến năm 2030 định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3094/QĐ-UBND ngày 27/10/2020)
b. Bến xe
Bến xe Hải Lăng:
- Diện tích: 1.550m2
- Địa điểm: thị trấn Diên Sanh.
- Cơ sở hạ tầng: có phòng bán vé, không có nhà chờ.
- Đạt tiêu chuẩn bến xe loại V.
c. Đường thủy
Huyện Hải Lăng có 04 sông chính phục vụ cho việc vận tải đường thủy gồm: Tuyến sông Thác Ma (sông Mỹ Chánh) do cấp tỉnh quản lý, sông Nhùng, sông Bến Đá, sông Vĩnh Định, trong đó, các phương tiện vận tải hoạt động chủ yếu ở tuyến sông Thác Ma, còn lại trên các tuyến sông khác chỉ có phương tiện thô sơ (thuyền chèo tay) không đáng kể.
d. Đường sắt
Hiện tại trên địa bàn Huyện có tuyến ĐS Thống Nhất đi qua với tiêu chuẩn đường đơn, khổ đường 1.000mm với 2 ga là Diên Sanh và Mỹ Chánh phục vụ hành khách đi tàu địa phương.
(Nguồn: phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hải Lăng).
a. Hiện trạng cấp nước đô thị
NMN Hải Lăng được đầu tư xây dựng năm 2006 với công suất 2.000m3/ngày.đêm, đến năm 2020 NMN Hải Lăng được cải tạo, nâng công suất lên 3.200m3/ngày.đêm. Công suất khai thác hiện trạng: 2.200m3/ngày.đêm, nguồn nước thô được lấy từ sông Nhùng. Hiện nay, NMN Hải Lăng cấp nước phục vụ trên địa bàn thị trấn Diên Sanh và 05 xã Hải Lâm, Hải Định, Hải Ba, Hải An và Hải Khê thuộc huyện Hải Lăng.
Mạng lưới đường ống NMN Hải Lăng được đầu tư xây dựng qua nhiều giai đoạn từ năm 2006. Vật liệu sử dụng ống là gang, nhựa, thép.
Tỉ lệ người dân đô thị tại thị trấn Diên Sanh sử dụng nguồn nước sạch từ Nhà máy cấp nước hiện đang còn thấp, nguyên dân do sát nhập xã Hải Thọ và thị trấn Hải Lăng, phần khu vực xã Hải Thọ chưa được đầu tư mạng lưới đường ống cấp nước đầy đủ.
(Nguồn: Dự thảo đề án cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030).
b. Hiện trạng cấp nước nông thôn
Hiện nay, có 8.633 hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng đang sử dụng nước sạch từ các các công trình cấp nước: Nhà máy nước sạch Triệu Hải, Nhà máy nước sạch Hải Lăng, Nhà máy nước Hòa Bình Chương huyện Phong Điền (Triệu Hải 2.059 hộ; Hải Lăng 1.773 hộ; Hòa Bình Chương 1.014 hộ) và 20 công trình cấp nước tập trung theo từng cụm dân cư, cung cấp nước cho 3.787 hộ. Tổng chiếu dài các tuyến ống nước là 138.468 km, trong đó tuyến ống chính 37.139 km, tuyến ống nhánh 101.329km. Số tuyến ống bằng vật liệu nhựa tổng hợp là 112.377 km, bằng gang, thép là 26.093 km.
Theo kết quả điều tra về Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn đến cuối năm 2020, tổng số hộ gia đình ở nông thôn toàn huyện là 20.525 hộ, có 18.395 hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 89,62%, trong đó 13.601 hộ sử dụng nước sạch, chiếm tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT là 66,27%. Hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung là 8.633 hộ, tỷ lệ 42,06% và từ công trình cấp nước nhỏ lẽ hộ gia đình 4.968 hộ, tỷ lệ 24,20%.
(Nguồn: Cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030).
Địa bàn huyện Hải Lăng có 01 TBA 110kV (TBA 110kV Diên Sanh) công suất 2x25MVA. Chiều dài đường dây 110kV (mạch kép) đi qua huyện Hải Lăng dài 20,9km. Trạm 110 kV Diên Sanh nhận điện từ trạm 220 kV Đông Hà và trạm 220 kV Phong Điền qua 2 đường dây 110 kV mạch đơn lần lượt dài khoảng 22 km và 15 km. Hiện tại, các đường dây và trạm biến áp cấp điện cho huyện Hải Lăng mang tải trong phạm vi cho phép, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho huyện.
Hệ thống điện hạ áp bao gồm:
- Tổng số MBA: 248 máy;
- Tổng dung lượng: 62.681,5 (kVA);
- Tổng chiều dài đường dây trung áp 22kV: 212,55 (km) gồm các XT 471 E83, 472 E83, 473E83, 474E83, 475E83, 477E83, 472 Hội Yên, 482 Hội Yên, 477 Mỹ Chánh. Trong đó khối lượng đường dây đã bọc hóa là 87(km);
- Tổng chiều dài đường dây hạ áp 0.2kV; 0.4kV: 393,232 (km).
(Nguồn: Công ty Điện lực Quảng Trị).
a. Bưu chính
Trên địa bàn huyện có 23 điểm phục vụ, trong đó có 05 bưu cục của Bưu điện tỉnh (1 bưu cục cấp 2 và 4 bưu cục cấp 3), 1 bưu cục của bưu chính Viettel và 17 điểm bưu điện văn hóa xã. 100% điểm phục vụ bưu chính cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và logistics. Bán kính phục vụ trung bình là 2,43 km/điểm phục vụ, số dân phục vụ trung bình/điểm đạt 3.400 người/điểm phục vụ; 100% các điểm phục vụ của bưu điện tỉnh cung cấp các dịch vụ hành chính công.
Bưu điện tỉnh cung cấp 01 tuyến đường thư từ thành phố Đông Hà đến thị trấn Diên Sanh với tần suất 04 chuyến/ngày và 01 tuyến đường thư cấp 3 tần suất 02 chuyến/ngày, tổ chức theo tuyến Hải Lăng – Hội yên – Phường Lang và Hải Lăng – Mỹ Chánh đảm bảo 100% xã có báo đến trong ngày. Bưu chính Viettel cung cấp 01 tuyến đường thư từ thành phố đến thị trấn Diên Sanh.
b. Viễn thông và tần số vô tuyến điện tử
Hạ tầng mạng thông tin di động: Trên địa bàn huyện có 3 mạng thông tin di động bao gồm Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile với tổng số trạm thu phát sóng di động là 322 trạm, trong đó, 39% trạm 3G, 39% trạm 4G và còn lại là trạm 2G. Bán kính phục vụ là 1,17km/cột. Vùng phủ sóng thông tin di động tại huyện cao hơn trung bình của tỉnh khoảng 6%.
Mạng băng rộng phủ sóng 100% xã trên địa bàn huyện và 100% thôn, khóm. Hạ tầng viễn thông của huyện sẵn sàng cho việc triển khai 5G.
Đài truyền thanh huyện đang sử dụng băng tần số 87-108 Mhz, các xã trên địa bàn huyện đang sử dụng đài truyền thanh không dây băng tần 54-68 Mhz; một số xã sử dụng đài truyền thanh CNTT-VT.
Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang: 100% xã, 100% thôn, khóm có hạ tầng kỹ thuật mạng truyền dẫn cáp quang.
Trên địa bàn huyện, có mạng truyền dẫn cáp quang của Viettel và Vinaphone với hơn 212 km cáp, phủ đến 100% xã, tỷ lệ cáp ngầm đạt chưa đến 12% và được thực hiện chủ yếu bởi VNPT, Viettel Mobile thực hiện được 1,75km cáp ngầm tại đường 3/2; đường Ngô Quyền và Nguyễn Huệ.
Hạ tầng kết nối tại 6 xã của huyện thuộc quy hoạch của Khu Kinh tế Đông Nam: hạ tầng thông tin và truyền thông tuân thủ theo Quyết định 1936/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo tính hiện đại trên cơ sở khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tham gia khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
c. Công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
- Hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước:
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước cơ bản đáp ứng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. 100% cán bộ công chức cấp huyện, hơn 80% cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính phục vụ công việc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng: 100% cơ quan nhà nước cấp huyện có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng, vận hành thông suốt, ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh với 37 kênh truyền của cơ quan Đảng, nhà nước sử dụng hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng (mạng truyền số liệu chuyên dùng và MegaWan) gồm 21 đơn vị cấp tỉnh và 16 đơn vị cấp huyện.
- Nền tảng số:
Cơ sở dữ liệu và nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp tỉnh: có 27 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đang sử dụng trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở dữ liệu này được xây dựng và sử dụng riêng rẽ, chưa có sự chia sẻ và tích hợp và quản lý tập trung theo quy mô toàn tỉnh. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP) đã được triển khai, chia sẻ và tích hợp với VDXP; GIS nền trên mạng Internet; kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để chia sẻ các dịch vụ về hộ tịch tư pháp, lý lịch tư pháp, cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách...
Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh IOC: hiện đã tích hợp các
hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu như: hệ thống báo cáo của tỉnh; hệ thống một cửa điện tử của tỉnh; hệ thống phản ánh hiện trường; giáo dục thông minh; y tế thông minh; hệ thống camera giám sát an ninh trật tự; Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng…
Trung tâm Phục vụ hành chính công: Hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm phục vụ hành chính công được hiện đại hóa, sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử một cửa và ứng dụng cổng dịch vụ công trực tuyến kết nối trên các ứng dụng mạng xã hội để người dân, doanh nghiệp, tổ chức tra cứu các thủ tục hành chính, tra cứu quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Hệ thống thông tin dùng chung: phục vụ công tác quản lý, tác nghiệp, điều
hành, cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp được triển khai sâu rộng
từ tỉnh đến xã. Những phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành mới đang đƣợc sử dụng đơn lẻ, phục vụ nội bộ của các cơ quan, đơn vị chưa có sự gắn kết liên thông và chia sẻ dữ liệu trong toàn tỉnh.
d. Báo chí, cơ sở xuất bản và thông tin đối ngoại.
Báo chí: Trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện chưa có cơ quan báo chí cấp huyện, chủ yếu sử dụng báo điện tử của tỉnh Quảng Trị. Báo Quảng Trị thường kỳ có 8 trang in, phát hành 5 kỳ/tuần, sản lượng 3.600 tờ/kỳ. Báo Quảng Trị cuối tuần có 12 trang in, phát hành thứ sáu hàng tuần, đạt 51 kỳ/năm với sản lượng 3.600 tờ/kỳ. Ấn phẩm Quảng Trị cuối tháng với 40 trang in, phát hành 1 kỳ/tháng với sản lượng 3.600 bản/kỳ. Báo Quảng Trị điện tử: đã phát huy ưu thế và tác động tích cực, được đông đảo bạn đọc đón nhận. Báo điện tử trở thành một kênh thông tin quan trọng, cung cấp tin, bài, ảnh về Quảng Trị, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về Quảng Trị tới đông đảo nhân dân trong tỉnh nói chung và cả nước nói riêng.
Cơ sở xuất bản:
Xuất bản xuất bản phẩm không kinh doanh: Trong năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị đã thẩm định cấp phép 56 tài liệu không kinh doanh của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh. Số lượng tài liệu không kinh doanh nộp lưu chiểu là 55 xuất bản phẩm và số lƣợng đọc kiểm tra lưu chiểu là 250 xuất bản phẩm.
Xuất bản sách văn học và các ấn phẩm kinh doanh khác: Do Quảng Trị chưa có nhà xuất bản, việc xuất bản các ấn phẩm kinh doanh của tỉnh do các nhà xuất bản trên cả nước cấp phép.
Thông tin đối ngoại: huyện Hải Lăng hiện đang sử dụng Cổng thông tin đối ngoại của tỉnh: https://thongtindoingoai.quangtri.gov.vn/ được đưa vào hoạt động năm 2019. Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Trị đã trở thành một kênh thông tin chính thức, đầy đủ đáp ứng nhu cầu về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Cổng được thiết kế song ngữ, nhằm tạo thuận lợi cho người truy cập nước ngoài. Trang Fanpage “Thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Trị” trên mạng xã hội Facebook và kênh Youtube quảng bá hình ảnh của tỉnh đã được xây dựng và đi vào hoạt động nhằm giới thiệu quảng bá rộng rãi về mảnh đất, con người Quảng Trị.
(Nguồn: Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hợp phần huyện Hải Lăng).
Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có hệ thống thoát nước thải riêng. Tại khu vực đô thị thị trấn Diên Sanh mới chỉ có một số tuyến thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt.
Đối với khu dân cư làng xóm tại các xã trong huyện, nước thải chủ yếu thoát vào vườn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.Nước thải được xử lý trong từng công trình (bể phốt 2-3 ngăn) sau đó được thoát ra tự nhiên hoặc hố xí hai ngăn ủ phân. Một số xã đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa chung dẫn nước thải, nước mưa ra hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu rồi xả trực tiếp ra đồng ruộng, sông hồ.
II.7.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a. Chất thải rắn
Tổng lượng CTR phát sinh trên huyện Hải Lăng ước tính khoảng 87,62 tấn/ngày chiếm 11,39% CTR phát sinh toàn tỉnh. Trong đó CTR sinh hoạt là 24,55 tấn/ngày (trong đó CTR sinh hoạt đô thị là 3,65 tấn/ngày ở nông thôn là 20,9 tấn/ngày), CTR công nghiệp 61,57 tấn/ngày, CTR y tế là 0,093 tấn/ngày, CTRXD là 1,41 tấn/ngày.
CTR sinh hoạt: Được thu gom bởi Trung tâm Môi trường Đô thị Hải Lăng tại thị trấn Diên Sanh CTR được thu gom hàng ngày, còn tại khu vực nông thôn theo hợp đồng dịch vụ của các xã, riêng tại xã Hải An 2 lần/năm. Hiện nay trên địa bàn huyện đang có 01 bãi chôn lấp tại thị trấn Diên Sanh, đang hoạt động với diện tích 6,36 ha với hình thức chôn lấp hợp vệ sinh, được đi vào hoạt động từ năm 2014, công suất 18-20 tấn chất thải rắn/ngày đêm, Diện tích ô chôn lấp 0,885 ha, ô chôn lấp đã gần đầy so với thể tích thiết kế, đã vượt cao trình +4,50m (tính từ đáy ô chôn lấp là +0,00m); dự kiến chỉ sử dụng thêm khoảng 01 năm là phải đóng cửa ô chôn lấp này.
CTR Công nghiệp: Tại các KCN, CCN phần lớn CTRTT 100% được thu gom xử lý cùng với CTR sinh hoạt. CTR nguy hại được các cơ sở chủ động thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại trong khuôn viên của các KCN, CCN định kỳ hợp đồng xử lý. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có đơn vị đủ năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý dẫn đến việc chi phí xử lý chất thải nguy hại cao khi các cơ sở sản xuất nằm trong KCN, CCN phải hợp đồng với các đơn vị ngoại tỉnh (Quảng Ngãi, Đà Nẵng). Tại các cơ sở có tỷ lệ phát sinh ít, không thường xuyên thu gom và xử lý còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tác động đến sức khỏe người dân.
CTR y tế: CTR y tế thông thường: được thu gom hàng ngày đến nơi tập kết và xử lý cùng với CTR sinh hoạt tỷ lệ thu gom 100%. CTR y tế nguy hại: được thu gom, phân loại tại nguồn theo quy định.
b. Nghĩa trang
Nghĩa trang nhân dân thị trấn Diên Sanh có vị trí tại khóm 2, cách UBND thị trấn Diên Sanh khoảng 2 - 3 km về phía Tây Bắc, nằm gần bãi rác cũ của thị trấn Diên Sanh. Đây là nghĩa trang nhân dân tập trung của thị trấn Diên Sanh với diện tích khoảng 5 ha. Hiện tại, tỷ lệ mộ đã lấp đầy khoảng 85%. Mặc dù được sự quản lý của UBND thị trấn Diên Sanh nhưng tình trạng chôn cất lộn xộn, thiếu quy hoạch vẫn còn xảy ra phổ biến, các lăng mộ xây dựng vượt quy định cho phép gây lãng phí đất, một số dòng tộc, gia đình còn xây mộ gió, mộ giả để chiếm đất dẫn đến thiếu quỹ đất cho việc mai táng.
Trước thực trạng đó, UBND huyện Hải Lăng đang từng bước hoàn thành hồ sơ quy hoạch chi tiết nghĩa trang thị trấn Diên Sanh nhằm đáp ứng nhu cầu chôn cất của người dân trong giai đoạn quy hoạch. Vị trí quy hoạch nằm gần bãi rác cũ của Thị trấn, nằm cách xa khu dân cư (>500m), có diện tích 5,882 ha.
Tại khu vực nông thôn, nghĩa trang được chôn cất theo cụm, điểm riêng cho từng thôn hoặc cụm thôn theo quy hoạch nông thôn mới của xã.
(Nguồn: Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hợp phần huyện Hải Lăng).
II.7.8. Hiện trạng hệ thống thủy lợi
a. Hệ thống hồ, đập và trạm bơm
Trong những năm qua với sự nổ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hải Lăng đã vươn lên để xây dựng và phát triển thuỷ lợi, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, quá trình phát triển sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra. Bằng nhiều nguồn vốn (Ngân sách TW, ngân sách tỉnh, nhân dân đóng góp, viện trợ Quốc tế... ) đã đầu tư xây dựng được 149 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ các loại, bao gồm: 31 hồ chứa, 8 đập dâng, 110 trạm bơm với tổng diện tích được tưới của các công trình thủy lợi theo thiết kế là 11.498ha (công trình cấp nước liên huyện Nam Thạch Hãn tưới 4.989ha). Cụ thể:
- 31 hồ chứa, chủ yếu phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp, với quy mô chỉ là các hồ chứa vừa và nhỏ được phân cấp theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Tổng năng lực tưới thiết kế của các hồ chứa trên địa bàn là 1.313ha.
- 8 đập dâng do các Hợp tác xã hoặc các xã trong huyện quản lý, cấp nước tưới cho khoảng 117,8ha lúa.
- 110 trạm bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tưới lúa là 5.078ha. Ngoài ra còn phụ trách tiêu úng cho 3.740ha trong mùa mưa lũ.
- Công trình cấp nước liên huyện. Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn được xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Trị nhưng phụ trách tưới cho huyện Hải Lăng với diện tích 4.989ha.
Bảng. Danh mục các hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hải Lăng
TT
|
Tên hồ chứa
|
Địa điểm xây dựng
|
F lv (km2)
|
F tưới
(ha)
|
Hiện trạng công trình
|
Phân cấp CT
|
1
|
Khe Chanh
|
Xã Hải Chánh
|
6.65
|
180
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
2
|
Khe Rò 1
|
Xã Hải Lâm
|
2.50
|
140
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
3
|
Thác Heo 1 (Cầu mưng)
|
Xã Hải Lâm
|
1.00
|
160
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
4
|
Phú Long (Khe Khế)
|
Xã Hải Phú
|
1.20
|
150
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
5
|
Miếu Bà
|
Xã Hải Sơn
|
4.20
|
150
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Vừa
|
6
|
Thác Heo 2
|
Xã Hải Lâm
|
0.80
|
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
7
|
Hồ Trằm Lớn
|
Xã Hải Thượng
|
1.62
|
80
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
8
|
Khe Rò 2
|
Xã Hải Lâm
|
1.20
|
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
9
|
Hồ Thanh
|
Xã Hải Lâm
|
1.60
|
60
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
10
|
Khe Rò 4 (Choại)
|
Xã Hải Lâm
|
1.30
|
20
|
Tràn xuống cấp
|
Vừa
|
11
|
Khe Sim
|
Xã Hải Sơn
|
0.90
|
40
|
Hoạt động tốt
|
Vừa
|
12
|
Miệu Duệ
|
Xã Hải Thượng
|
1.20
|
40
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Vừa
|
13
|
Khe Mương
|
Xã Hải Sơn
|
0.78
|
10
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Vừa
|
14
|
Dốc Trúc
|
Xã Hải Sơn
|
0.25
|
7
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Vừa
|
15
|
Khe Rò 3 (Ruộng Kiện)
|
Xã Hải Lâm
|
0.80
|
30
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Nhỏ
|
16
|
Khe Muồng
|
Xã Hải Chánh
|
1.12
|
25
|
Kênh mương bị sạt lở
|
Nhỏ
|
17
|
Trần Văn Lý
|
Xã Hải Chánh
|
0.60
|
20
|
Hư hỏng mái đập, lòng hồ bồi lắng
|
Nhỏ
|
18
|
Tân Sơn
|
Xã Hải Sơn
|
0.50
|
30
|
Hoạt động tốt
|
Nhỏ
|
19
|
Sũng Lành
|
Xã Hải Sơn
|
0.50
|
5
|
Hoạt động bình thường
|
Nhỏ
|
20
|
Tả Vệ
|
Xã Hải Trường
|
0.68
|
10
|
Hoạt động bình thường
|
Nhỏ
|
21
|
Khe Rồng
|
Xã Hải Sơn
|
0.30
|
35
|
Cửa lấy nước bị hỏng
|
Nhỏ
|
22
|
Vũng Trâm
|
Xã Hải Chánh
|
0.35
|
12
|
Đập chính xuống cấp
|
Nhỏ
|
23
|
Hóp
|
Xã Hải Chánh
|
0.30
|
25
|
Đập chính xuống cấp
|
Nhỏ
|
24
|
Choi Yên
|
Xã Hải Phú
|
0.40
|
10
|
Lòng hồ bồi lắng
|
Nhỏ
|
25
|
Khe Ngấn
|
Xã Hải Chánh
|
0.20
|
12
|
Sạt lở mái đập
|
Nhỏ
|
26
|
Choi Pheo
|
Xã Hải Phú
|
0.50
|
10
|
Hoạt động bình thường
|
Nhỏ
|
27
|
Họ Phan
|
Xã Hải Thượng
|
|
|
|
|
28
|
Ruộng Cấy
|
Xã Hải Chánh
|
|
15
|
Hoạt động bình thường
|
Nhỏ
|
29
|
Trằm Vụng
|
Xã Hải Trường
|
0.5
|
20
|
Xuống cấp nghiêm trọng
|
Nhỏ
|
30
|
Khe Chè
|
Thị trấn Diên Sanh
|
2.40
|
|
Hồ sinh thái
|
|
31
|
Trằm Trà Lộc
|
Xã Hải Hưng
|
1.25
|
17
|
Hoạt động bình thường
|
Nhỏ
|
32
|
Thủy lợi Nam Thạch Hãn
|
TX Quảng Trị
|
Phần Hải Lăng)
|
4.989,6
|
Hoạt động bình thường
|
Lớn
|
Bảng. Danh mục các đập dâng trên địa bàn huyện Hải Lăng
TT
|
Tên đập dâng
|
Địa điểm xây dựng
|
F tưới
(ha)
|
Hiện trạng công trình
|
1
|
Đập họ Phan
|
Hải Thượng
|
|
|
2
|
Đập Choại
|
Hải Lâm
|
20
|
Đập xuống cấp
|
3
|
Đập Trằm Vụng
|
Hải Trường
|
20
|
Đập xuống cấp
|
4
|
Đập Trường Xuân
|
Hải Trường
|
35
|
Đập xuống cấp
|
5
|
Đập Dâng Khe Mương
|
Hải Sơn
|
10
|
Đập xuống cấp
|
6
|
Đập Cây Ngấn
|
Hải Chánh
|
12
|
Đập xuống cấp
|
7
|
Đập Kiều Ngự
|
Hải Phú
|
10
|
Hoạt động bình thường
|
8
|
Đập Bàu Sửu
|
Hải Lâm
|
22.8
|
Hoạt động bình thường
|
Bảng. Danh mục các trạm bơm trên địa bàn huyện Hải Lăng
TT
|
Tên trạm bơm
|
Địa điểm xây dựng
|
F tưới
(ha)
|
F tiêu (ha)
|
Hiện trạng công trình
|
1
|
TB Quy Thiện
|
Hải Quy
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
2
|
TB Trâm Lý
|
Hải Quy
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
3
|
TB La Duy
|
Hải Hưng
|
30.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
4
|
TB Trà Lộc
|
Hải Hưng
|
50.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
5
|
TB Trà Trì
|
Hải Hưng
|
15.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
6
|
TB Hạ Đoạn
|
Hải Hưng
|
35.0
|
30
|
Hoạt động bình thường
|
7
|
TB Thị Ông
|
Hải Hưng
|
50.0
|
55
|
Hoạt động bình thường
|
8
|
TB Thuận Nhơn
|
Hải Hưng
|
40.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
9
|
TB Lam Thuỷ1
|
Hải Hưng
|
70.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
10
|
TB Lam Thuỷ 2
|
Hải Hưng
|
30.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
11
|
TB Thựợng An
|
Hải Hưng
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
12
|
TB vĩnh lợi 1 (TB khu vực 2)
|
Hải Hưng
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
13
|
TB Lam Thuỷ 3
|
Hải Hưng
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
14
|
TB Thịên Tây
|
Hải Thiệu
|
150.0
|
150
|
Hoạt động bình thường
|
15
|
TB Tiền Phong Đông
|
Hải Thiệu
|
130.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
16
|
TB Thịên Tây 1
|
Hải Thiệu
|
200.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
17
|
TB Thổ đội
|
Thị trấn Diên Sanh
|
68.0
|
34
|
Hoạt động bình thường
|
18
|
TB Tam Bửu
|
Thị trấn Diên Sanh
|
55.0
|
28
|
Hoạt động bình thường
|
19
|
TB Thọ Bắc 3
|
Thị trấn Diên Sanh
|
194.0
|
195
|
Hoạt động bình thường
|
20
|
TB Thọ Nam I
|
Thị trấn Diên Sanh
|
80.0
|
60
|
Hoạt động bình thường
|
21
|
TB Bến Đào
|
Thị trấn Diên Sanh
|
50.0
|
20
|
Động cơ nhỏ
|
22
|
TB ông Đông
|
Thị trấn Diên Sanh
|
150.0
|
150
|
Hoạt động bình thường
|
23
|
TB Dà Nam
|
Thị trấn Diên Sanh
|
45.0
|
15
|
Hoạt động bình thường
|
24
|
TB Khóm 2
|
Thị trấn Diên Sanh
|
25.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
25
|
TB Thôn 2
|
Thị trấn Diên Sanh
|
40.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
26
|
TB Hói chợ
|
Thị trấn Diên Sanh
|
15.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
27
|
TB Cống Con
|
Thị trấn Diên Sanh
|
100.0
|
|
Nhà trạm bị hỏng
|
28
|
TB Gia Lệnh
|
Thị trấn Diên Sanh
|
30.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
29
|
TB Phước Điền
|
Hải Định
|
130.0
|
250
|
Hoạt động bình thường
|
30
|
TB Trung Đơn
|
Hải Định
|
130.0
|
130
|
Hoạt động bình thường
|
31
|
TB Trung Đơn 2
|
Hải Định
|
87.0
|
87
|
Hoạt động bình thường
|
32
|
TB Trìa Lậm
|
Hải Định
|
25.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
33
|
TB Ba Đạc
|
Hải Định
|
35.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
34
|
TB Cồn mồ
|
Hải Định
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
35
|
TB Bàu cầu
|
Hải Định
|
30.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
36
|
TB Cồn thiên
|
Hải Định
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
37
|
TB Trung đơn 4
|
Hải Định
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
38
|
TB Cồn mười
|
Hải Định
|
|
100
|
Hoạt động bình thường
|
39
|
TB Đình ngoại
|
Hải Định
|
25.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
40
|
TB Gia Thê
|
Hải Định
|
15.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
41
|
TB Điền Thùng
|
Hải Định
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
42
|
TB Hội Yên
|
Hải Quế
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
43
|
TB Đơn Quế I
|
Hải Quế
|
80.0
|
70
|
Hoạt động bình thường
|
44
|
TB Đơn Quế II
|
Hải Quế
|
50.0
|
40
|
Hoạt động bình thường
|
45
|
TB Đơn Quế III
|
Hải Quế
|
40.0
|
40
|
Hoạt động bình thường
|
46
|
TB Đồng trên (Kim Long I)
|
Hải Quế
|
35.0
|
35
|
Hoạt động bình thường
|
47
|
TB đồng ngoài (Kim Long II)
|
Hải Quế
|
40.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
49
|
TB Bãi Trào
|
Hải Quế
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
50
|
TB Pháp Chủ
|
Hải Quế
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
51
|
TB Đồng bên
|
Hải Quế
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
52
|
Tr.Bơm Phà
|
Hải Sơn
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
53
|
TB Hà Lộc
|
Hải Sơn
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
54
|
TB Đuồi
|
Hải Sơn
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
55
|
TB Văn Thạnh (đồng ruộng sâu)
|
Hải Phong
|
120.0
|
50
|
Không có nhà trạm
|
56
|
TB Câu Nhi
|
Hải Phong
|
350.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
57
|
TB Hà Lỗ
|
Hải Phong
|
35.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
58
|
TB Văn Quỹ
|
Hải Phong
|
100.0
|
45
|
Hoạt động bình thường
|
59
|
TB Văn Trị (bàu vườn)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
60
|
TB Văn Nam
|
Hải Phong
|
|
|
Nhà trạm xuống cấp
|
61
|
TB Đồng vườn
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
62
|
TB Đồng Nhỏ
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
63
|
TB Đồng Lãnh
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
64
|
TB Câu Nhi (tiêu đại đồng)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
65
|
TB Câu Nhi (vùng ruộng đại đồng)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
66
|
TB Câu Nhi (vùng đồng sâu mạn dưới)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
67
|
TB Câu Nhi (vùng đồng sâu mạn trên)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
68
|
TB Câu Nhi (đồng eo)
|
Hải Phong
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
69
|
TB Bến Hương
|
Hải Trường
|
50.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
70
|
TB Biền Quan I
|
Hải Trường
|
181.0
|
214
|
Hoạt động bình thường
|
71
|
TB Cồn Cầu
|
Hải Trường
|
20.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
72
|
TB Nam Bến Đá
|
Hải Trường
|
60.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
73
|
TB Phú Thượng
|
Hải Trường
|
60.0
|
10
|
Hoạt động bình thường
|
74
|
TB Hà Cháu
|
Hải Trường
|
160.0
|
168
|
Hoạt động bình thường
|
75
|
TB Hói Chùa
|
Hải Trường
|
29.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
76
|
TB Cửa Khâu
|
Hải Trường
|
100.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
77
|
TB Cồn bể (biền quan củ)
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
78
|
TB Biền quan
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
79
|
TB Bến hương 2
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
80
|
TB Nương tranh
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
82
|
TB Đường nước
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
84
|
TB Tàn hồ
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
85
|
TB Cồn Trọc
|
Hải Trường
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
86
|
TB Trường Phước
|
Hải Lâm
|
40.0
|
|
Hỏng 01 tổ máy
|
87
|
TB Mai Đàn
|
Hải Lâm
|
40.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
88
|
TB Xuân Lâm
|
Hải Lâm
|
70.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
89
|
TB Thượng Nguyên
|
Hải Lâm
|
50.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
90
|
TB Phòng
|
Hải Lâm
|
|
|
Chưa có nhà trạm
|
91
|
TB Kim Giao 1
|
Hải Dương
|
120.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
92
|
TB Kim Giao 2
|
Hải Dương
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
93
|
TB Đông Dương 1
|
Hải Dương
|
115.0
|
115
|
Hoạt động bình thường
|
94
|
TB Đông Dương 2
|
Hải Dương
|
30.0
|
30
|
Hoạt động bình thường
|
95
|
TB Diên Khánh 1
|
Hải Dương
|
100.0
|
180
|
Hoạt động bình thường
|
96
|
TB Diên Khánh 2
|
Hải Dương
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
97
|
TB Diên Khánh 3
|
Hải Dương
|
100.0
|
100
|
Hoạt động bình thường
|
98
|
TB Đông Dương
|
Hải Dương
|
100.0
|
100
|
Hoạt động bình thường
|
99
|
TB Hải Dương 1
|
Hải Dương
|
204.0
|
204
|
Không đủ công suất khi tưới cao điểm
|
100
|
TB Đông dương 3
|
Hải Dương
|
50.0
|
50
|
Hoạt động bình thường
|
101
|
TB Hải Hoà
|
Hải Phong
|
180.0
|
|
Hoạt động bình thường
|
102
|
TB Phú Kinh
|
Hải Phong
|
100.0
|
785
|
Hoạt động bình thường
|
103
|
TB Hưng Nhơn
|
Hải Phong
|
|
200
|
Hoạt động bình thường
|
104
|
TB tiêu Đa nghi
|
Hải Ba
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
105
|
TB tưới Đa nghi
|
Hải Ba
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
106
|
TB tưới Cổ lũy
|
Hải Ba
|
|
|
Không hiệu quả
|
107
|
TB tiêu Cổ lũy
|
Hải Ba
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
108
|
TB Phương Hải
|
Hải Ba
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
109
|
TB Xuân Lộc
|
Hải Chánh
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
110
|
TB Thượng Xá
|
Hải Thượng
|
|
|
Hoạt động bình thường
|
|
Tổng
|
|
5.078
|
3.740
|
|
b. Hệ thống đê điều
Hải Lăng là huyện vùng trũng, thường xuyên bị ngập nước lâu ngày vào mùa mưa lũ. Đặc biệt, nơi đây là vùng hạ du của các con sông Ô Giang, Ô Lâu, Thác Ma, sông Nhùng... nên thường xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét ở vùng gò đồi và ngập lụt cục bộ ở vùng đồng bằng. Những năm gần đây, khi hệ thống đê bao chống lũ vùng trũng được hoàn thành đưa vào sử dụng, sản xuất nông nghiệp ở huyện Hải Lăng luôn được mùa, cuộc sống của người dân ở vùng có tuyến đê bao đi qua luôn ổn định và phát triển hơn trước.
Trên toàn huyện hiện có khoảng 75,56km đê bao và đê chuyên dùng bảo vệ bờ sông các loại.
Đê bao chống lũ tiểu mãn, lũ sớm vùng trũng huyện Hải Lăng có tổng chiều dài 56,0 km đã được kiên cố bằng bê tông 3 mặt; đê đắp bằng đất, mặt đê rộng từ 3÷5m, đỉnh đê đổ bê tông M200, gia cố mái bằng cấu kiện bê tông M150, hệ số mái từ (1÷2). Đường hành lang chân đê bằng đất, rộng từ (2÷4)m. Qua thời gian sử dụng và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, hiện nay lòng sông bị bồi lấp, dòng chảy ăn sâu sát chân đê gây sạt lở tại nhiều khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình. Trên tuyến có 68 cống tiêu thoát lũ trên tuyến. Kết cấu bằng bê tông cốt thép, hầu hết các cống đảm bảo an toàn, một số cống được xây dựng lâu năm bị hư hỏng cần sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn.
Đê cát Hải Lăng: tuyến đê dài 19,56 km (đê chính 13km, đê phân thuỷ 6,56km) đã được đầu tư nâng cấp. Toàn bộ tuyến đê đã được đầu tư nâng cấp, đê đắp bằng cát, mặt đê rộng từ (5 ÷ 7)m bằng đất cấp phối đồi, một số vị trí gia cố mái bằng cấu kiện bê tông tấm lát. Mái đê trồng keo, phi lao, dứa dại bảo vệ. Đường hành lang chân đê từ (5÷12)m.
Hệ thống đê cát đã được đầu tư xây dựng trên cơ sở các cồn cát tự nhiên kết hợp với đắp bổ sung khép kín tuyến, đồng thời xây dựng các tuyến kênh phân thủy, tách cát. Bên cạnh đó, các vành đai rừng chắn cát dọc tuyến có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định cho hệ thống đê cát.
Tuy nhiên, việc đầu tư trồng, phát triển và bảo vệ những rừng cây chắn cát dọc các tuyến đê còn chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên, đồng thời dưới tác động của thiên tai hàng năm đã gây sạt lở mái đê, sụt lún mặt đê tại nhiều vị trí, đặc biệt tại các khu vực không có rừng cây bảo vệ.
Ngoài các công trình đê, tại các vùng trũng thấp, các công trình nhà tránh lũ thường mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác di dời người dân và tài sản trong mùa mưa lũ. Trong các đợt mưa lũ vừa qua tại huyện Hải Lăng, những công trình này đã thực sự phát huy hiệu quả, trở thành nơi tránh trú an toàn cho người dân. Đến nay trên địa bàn huyện đã xây dựng được 17 công trình nhà tránh lũ cộng đồng đặt tại 10 xã vùng trũng.
Bảng. Danh mục các tuyến đê trên địa bàn huyện Hải Lăng
TT
|
Tên tuyến đê
|
Loại đê
|
Địa điểm (xã)
|
Chiều dài (km)
|
1
|
Đê bao chống lũ sớm, lũ tiểu mãn huyện Hải Lăng
|
Đê bao
|
Hải Trường, Hải Định, Hải Phong, Hải Phong, Hải Quế, Hải Định (Hải Thiện cũ), Thị trấn Diên Sanh (Hải Thọ cũ), Hải Dương, Hải Ba, Hải Sơn, Hải Hưng (Hải Vĩnh cũ), Hải Chánh
|
56,0
|
2
|
Đê cát Hải Lăng
|
Đê chuyên dùng
|
Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương
|
19,56
|
c. Hệ thống kè sông, kè biển
Với đặc thù về mặt địa hình hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng tập trung về mùa lũ rất lớn, vì vậy hiện tượng sạt lở bờ sông diễn ra phổ biến tại hầu hết ven các sông suối trên địa bàn huyện với mức độ khá nghiêm trọng. Để kịp thời xử lý sạt lở, trong những năm qua trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng được 5,42km chiều dài các tuyến kè chống sạt lở bờ sông tại các khu vực cấp bách, nguy hiểm. Các tuyến kè được đầu tư đã phát huy hiệu quả thiết thực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định đời sống dân cư, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bảng. Danh mục các tuyến kè trên địa bàn huyện Hải Lăng
TT
|
Tên tuyến kè
|
Loại kè
|
Địa điểm (xã)
|
Chiều dài (km)
|
1
|
Kè Hải Phong
|
Kè sông
|
Hải Phong
|
0,7
|
2
|
Kè tả Ô Giang
|
Kè sông
|
Hải Sơn
|
0,6
|
3
|
Kè tả Ô Lâu
|
Kè sông
|
Hải Sơn
|
1,95
|
4
|
Kè Hội Kỳ
|
Kè sông
|
Hải Chánh
|
2,17
|
d. Đánh giá chung về hệ thống thủy lợi
Các mặt tích cực:
- Các công trình thủy lợi trên địa bàn phát huy hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, ngoài việc cấp nước tưới còn tạo nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng nguồn nước ngầm phát triển trồng rừng đẩy nhanh phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Hải Lăng ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới lúa còn có nhiệm vụ tiêu cho 3.740ha cho các khu vực thấp trũng. Diện tích gieo cấy lúa huyện Hải Lăng 10 năm qua khá ổn định, không có sự biến động nhiều về diện tích. Diện tích sản xuất lúa cả năm của 2010 là 13.083ha, tuy nhiên đến 31/12/2020 diện tích gieo trồng lúa là 13.562,7ha (tăng 3% diện tích).
- Chính nhờ sự đầu tư hiệu quả vào xây dựng những công trình thủy lợi nên đã góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu các nguy cơ về lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất làm cho đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế vùng.
Các tồn tại cần giải quyết:
- Tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng do nguồn kinh phí còn nhiều khó khăn, nên một số công trình đã được phê duyệt dự án đầu tư nhưng chưa có kinh phí triển khai thực hiện.
- Diện tích gieo trồng lúa năm 2020 của huyện Hải Lăng là 13.562ha. Tuy nhiên, tổng diện tích tưới thiết kế của các công trình thủy lợi chỉ đạt 11.498ha (chiếm 85%), còn lại 2.064ha (chiếm 15%) diện tích lúa chưa được các công trình thủy lợi cấp nước tưới. Ngoài ra, có 4.125ha đất trồng cây hàng năm khác như ngô, khoai, sắn, rau, đậu các loại… hiện nay nguồn nước tưới chủ yếu do người dân tự phát bằng cách xây dựng các giếng bơm nước ngầm hoặc tự dẫn nước về từ các hệ thống sông suối trong vùng.
- Bên cạnh đó, phần lớn công trình trên địa bàn huyện được xây dựng đã lâu, đặc biệt các hồ chứa được xây dựng từ trên 30 - 40 năm, hiện nay một số hạng mục công trình như mặt đập, cống lấy nước, các tuyến kênh dẫn nước… đã bị xuống cấp nghiêm trọng, năng lực phục vụ không còn đảm bảo. Một số hệ thống các công trình thi công thiếu đồng bộ, hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa hoàn chỉnh, kênh cấp trên được kiên cố hóa nhưng kênh cấp dưới chưa được nâng cấp hoặc ngược lại dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả phục vụ.
- Nhìn chung các công trình trạm bơm hiện hoạt động khá ổn định, để phát huy hơn nữa hiệu quả cấp nước của các công trình thủy lợi, trong thời gian tới cần hoàn thiện các hạng mục công trình hồ, đập đã bị xuống cấp, hư hỏng.
(Nguồn: Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hợp phần huyện Hải Lăng).
Nhận xét:
Về hệ thống giao thông: qua số liệu giao thông hiện trạng có thể thấy trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua như: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 49C; đường tỉnh ĐT582, đường tỉnh ĐT582B, đường tỉnh ĐT 583, đường tỉnh ĐT584... nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc kinh doanh buôn bán, xây dựng, đi lại và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, mạng đường bộ hiện nay phân bố chưa đều giữa các vùng biển, đồng bằng và trung du; chất lượng đường còn yếu, tỷ lệ đường cấp phối và đất còn cao. Quy mô đường nhỏ, hệ thống các công trình trên tuyến còn thiếu.
Về hệ thống cấp nước: công suất nhà máy nước hiện tại đã đạt giới hạn, tỷ lệ cấp nước sạch tại khu vực đô thị còn thấp, hệ thống nước sạch nông thôn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước thải tại khu vực đô thị vẫn chưa được xây dựng, khu vực nhà máy xử lý nước thải đã được quy hoạch nhưng vẫn chưa được đầu tư, nước thải chủ yếu thoát chung với nước mưa, gây ra nguy cơ về ô nhiễm môi trường, trong tương lai cần từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước mưa bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên cần phải tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải đưa về trạm xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Về hệ thống điện: hiện tại hệ thống điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng, trong tương lai cần phát triển hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Về hệ thống chất thải rắn và nghĩa trang: hiện tại bãi chôn lấp rác thải tại thị trấn Diên Sanh đã sử dụng hết thể tích thiết kế, vì vậy cần nghiên cứu địa điểm và công nghệ xử lý mới để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Nghĩa trang tại thị trấn Diên Sanh cũng đã gần hết diện tích, cần nghiên cứu quy hoạch vị trí mới. Nghĩa trang nhân dân các xã cần phải quy hoạch chôn lấp tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan.
Về hệ thống thông tin liên lạc: hiện tại hệ thống thông tin liên lạc cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng, trong tương lai cần phát triển hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Về hệ thống thủy lợi: công tác Thuỷ lợi trong những năm qua đã đi đúng hướng, phù hợp với các mục tiêu trong Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trực tiếp góp phần rất lớn cho việc ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp (giống, mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi…), là yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của huyện, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, thực hiện tốt phương châm “phát triển gắn với bền vững”.
Tổng diện tích xây dựng các trụ sở cơ quan là 15,38 ha bao gồm các công trình trụ sở UBND xã, thị trấn; Trụ sở UBND huyện và các phòng ban chuyên môn, cơ quan, đơn vị cấp huyện.
Hệ thống các công trình hành chính cấp huyện, xã cơ bản đã được đầu tư xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu làm việc của các cơ quan, ban ngành cấp huyện, xã. Cấp công trình chủ yếu: từ cấp IV đến cấp II. Các công trình này góp phần tạo ra bộ mặt khang trang cho đô thị và nông thôn huyện.
Một số công trình hành chính cấp xã đã được xây dựng từ lâu nên có biểu hiện xuống cấp, gây mất an toàn, cần phải được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
a. Công trình cấp huyện
Được xây dựng tập trung ở thị trấn Diên Sanh, các công trình khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu về văn minh công sở. Các công trình được xây dựng, cải tạo từ cấp IV đến cấp II.
- Trụ sở Huyện Ủy.
- Trụ sở Ủy ban nhân dân.
- Trụ sở làm việc Hội đồng nhân dân.
- Trụ sở làm việc các phòng, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp.
- Trụ sở làm việc các lực lượng an ninh, quốc phòng …
|
|
Hình. Trụ sở Huyện Ủy huyện Hải Lăng
|
Hình. Trụ sở UBND huyện Hải Lăng
|
b. Công trình cấp xã – thị trấn:
Trụ sở làm việc tại các đơn vị xã, thị trấn một số đã được đầu tư xây dựng khang trang với hệ thống công trình cấp IV đến cấp III, đáp ứng nhu cầu của cán bộ và người dân đến làm việc. Một số công trình đã được xây dựng từ lâu nên có biểu hiện xuống cấp, gây mất an toàn, cần phải được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
II.8.2. Hạ tầng công trình giáo dục, đào tạo
Về cấp THPT, toàn huyện có 3 trường THPT gồm: THPT Hải Lăng, THPT Trần Thị Tâm (xã Hải Quế) và THPT Bùi Dục Tài (xã Hải Chánh).
Toàn huyện có 39 trường học từ cấp mầm non đến tiểu học và trung học cơ sở (TH&THCS), trong đó: có 20 trường mầm non với 184 nhóm lớp/4.549 trẻ, 19 trường TH&THCS với 447 lớp/12.080 học sinh (cấp tiểu học 284 lớp/6.624 học sinh, cấp THCS 163 lớp/5.456 học sinh). Tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Các trường mầm non, TH&THCS có đủ các nhóm, khối lớp, số lượng học sinh bình quân trong nhóm, lớp đảm bảo quy định.
Bảng. Thống kê các công trình giáo dục huyện Hải Lăng
STT
|
Tên đơn vị hành chính
|
Trường
|
Diện tích (m2)
|
1
|
Thị trấn Diên Sanh
|
MN Hải Thọ
|
3.720
|
MN Sơn Ca
|
5.428
|
TH&THCS Bùi Dục Tài
|
26.932
|
TH&THCS Hải Thọ
|
14.978
|
2
|
Xã Hải An
|
MN Hải An
|
2.325
|
TH&THCS Hải An
|
29.159
|
3
|
Xã Hải Ba
|
MN Hải Ba
|
5.895
|
TH&THCS Hải Ba
|
21.794
|
4
|
Xã Hải Quy
|
MN Hải Quy
|
5.161
|
TH&THCS Hải Quy
|
14.768
|
5
|
Xã Hải Quế
|
MN Hải Quế
|
3.466
|
TH&THCS Hải Quế
|
14.999
|
6
|
Xã Hải Hưng
|
MN Hải Xuân
|
3.252
|
TH&THCS Hải Xuân
|
15.461
|
MN Hải Vĩnh
|
4.115
|
TH&THCS Hải Vĩnh
|
-
|
7
|
Xã Hải Phú
|
MN Hải Phú
|
6.461
|
TH&THCS Hải Phú
|
25.775
|
8
|
Xã Hải Thượng
|
MN Hải Thượng
|
3.834
|
TH&THCS Hải Thượng
|
26.242
|
9
|
Xã Hải Dương
|
MN Hải Dương
|
4.196
|
TH&THCS Hải Dương
|
17.262
|
10
|
Xã Hải Định
|
MN Hải Thiện
|
2.900
|
MN Hải Thành
|
4.920
|
TH&THCS Thiện Thành
|
23.337
|
11
|
Xã Hải Lâm
|
MN Hải Lâm
|
-
|
TH&THCS Hải Lâm
|
30.197
|
12
|
Xã Hải Phong
|
MN Hải Hòa
|
2.252
|
MN Hải Tân
|
3.564
|
TH&THCS Hải Hòa
|
14.478
|
TH&THCS Hải Tân
|
7.400
|
13
|
Xã Hải Trường
|
MN Hải Trường
|
5.218
|
TH&THCS Hải Trường
|
22.975
|
14
|
Xã Hải Sơn
|
MN Hải Sơn
|
4.069
|
TH&THCS Hải Sơn
|
18.744
|
15
|
Xã Hải Chánh
|
MN Hải Chánh
|
5.834
|
TH&THCS Hải Chánh
|
-
|
16
|
Xã Hải Khê
|
MN Hải Khê
|
2.000
|
TH&THCS Hải Khê
|
14.733
|
Cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể, song hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, nhà đa chức năng, công trình vệ sinh, sân chơi, bãi tập, khuôn viên trường lớp, đồ dùng dạy học vẫn còn thiếu và còn nhiều bất cập.
(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hải Lăng).
Hiện nay hệ thống công trình y tế huyện Hải Lăng gồm có 01 trung tâm y tế huyện và 19 trạm y tế thuộc 16 xã, thị trấn, cụ thể:
Bảng. Thống kê các công trình y tế huyện Hải Lăng
STT
|
Công trình
|
Diện tích
(m2)
|
Hiện trạng
|
A
|
Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng
|
|
|
1
|
Khu nhà Trung tâm Y tế cũ
|
4981
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2012
|
2
|
Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng
|
19815
|
Nhà cấp 3
|
B
|
Tại các Trạm Y tế xã
|
|
|
1
|
TYT xã Hải Định 1
|
1497
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2010
|
2
|
TYT xã Hải Định 2
|
829
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2002
|
3
|
TYT Thị trấn Diên Sanh
|
1047
|
Nhà cấp 4, xây dựng năm 2002
|
4
|
TYT xã Hải Hưng 1
|
1376
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2016
|
5
|
TYT xã Hải Hưng 2
|
2657
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2001
|
6
|
TYT xã Hải Phong 1
|
1748
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2003
|
7
|
TYT xã Hải Phong 2
|
493
|
Nhà cấp 3, xây dựng năm 2007
|
8
|
TYT xã Hải Chánh
|
991
|
Nhà cấp 4, xây dựng năm 2001
|
9
|
TYT xã Hải Trường
|
1411
|
Nhà cấp 4, xây dựng năm 2000
|
10
|
TYT xã Hải Lâm
|
1944
|
Nhà cấp 4, xây dựng năm 1989
|
11
|
TYT xã Hải Phú
|
2257
|
Nhà cấp 4, xây dựng năm 2017
|
12
|
TYT xã Hải Thượng
|
1800
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2012
|
13
|
TYT xã Hải Sơn
|
1291
|
Nhà cấp 4 xây dựng năm 1992
|
14
|
TYT xã Hải Quy
|
922
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2002
|
15
|
TYT xã Hải Ba
|
1525
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2003
|
16
|
TYT xã Hải An
|
1100
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2003
|
17
|
TYT xã Hải Khê
|
1764
|
Nhà cấp 4 xây dựng năm 2010
|
18
|
TYT xã Hải Dương
|
810
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2014
|
19
|
TYT xã Hải Quế
|
2813
|
Nhà cấp 3 xây dựng năm 2015
|
(Nguồn: Phòng Y tế huyện Hải Lăng).
Đa số các công trình Y tế đã được xây dựng từ lâu nên có biểu hiện xuống cấp, cần phải duy tu, cải tạo hoặc xây mới để đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
a. Công trình văn hóa
Cấp huyện: Có 01 Trung tâm văn hóa Thông tin – thể dục thể thao tại trung tâm huyện (thị trấn Diên Sanh) phục vụ tổ chức sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Cấp xã: toàn huyện có 15/16 xã, thị trấn đã xây dựng nhà văn hóa cấp xã với chất lượng đồng bộ và đều đạt tiêu chuẩn của Bộ VHTT&DL. Xã Hải An chưa có nhà văn hóa cấp xã, tuy nhiên đã được quy hoạch và sớm xây dựng.
Bảng. Thống kê hiện trạng Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa cấp xã
STT
|
Tên nhà văn hóa
|
Tổng diện tích
|
Năm xây dựng
|
|
|
1
|
Nhà VH xã Hải Quy
|
2054
|
Xây dựng năm 2020
|
|
2
|
Nhà VH xã Hải Khê
|
1600
|
Xây dựng năm 2020
|
|
3
|
Nhà VH xã Hải Thượng
|
680
|
Xây dựng năm 2009
|
|
4
|
Nhà VH xã Hải Phú
|
550
|
Xây dựng năm 2011
|
|
5
|
Nhà VH xã Hải Định
|
3314
|
|
|
6
|
Nhà VH xã Hải An
|
1000
|
Chưa xây dựng; đã quy hoạch quỹ đất;
|
|
7
|
Nhà VH xã Hải Phong
|
1500
|
Xây dựng năm 2010
|
|
8
|
Nhà VH xã Hải Lâm
|
548,7
|
Xây dựng năm 2009
|
|
9
|
Nhà VH xã Hải Trường
|
3695
|
Xây dựng năm 2010
|
|
10
|
Nhà VH xã Hải Quế
|
270
|
Xây dựng năm 2012
|
|
11
|
Nhà VH xã Hải Hưng
|
1152
|
Xây dựng năm 2017 và 2018
|
|
12
|
Nhà VH xã Hải Dương
|
1400
|
Xây dựng năm 2015
|
|
13
|
Nhà VH TT Diên Sanh
|
3271
|
Xây dựng năm 2001
|
|
14
|
Nhà VH xã Hải Sơn
|
5650
|
Xây dựng năm 2011
|
|
15
|
Nhà VH xã Hải Chánh
|
1200
|
Xây dựng năm 2010
|
|
16
|
Nhà VH xã Hải Ba
|
1500
|
Xây dựng năm 2010
|
|
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng).
b. Công trình thể dục thể thao
Hạ tầng cơ sở thể thao cấp huyện có 01 Nhà thi đấu và luyện tập thể dục thể thao đã xuống cấp, hiện có thiếu sân vận động. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 04 bể bơi, 24 sân vận động không có khán đài, 85 sân bóng đá mini, 119 sân bóng chuyền, 65 sân cầu lông, 02 sân quần vợt.
Toàn huyện có 81 di tích xếp hạng, trong đó có: 02 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và Những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (Nhà thờ Long Hưng, Ngã ba Long Hưng), 02 di tích cấp quốc gia (Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài, Vụ thảm sát Mỹ Thuỷ), 78 di tích cấp tỉnh.
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng).
a. Công trình thương mại, dịch vụ
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng 15,59%/năm, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế: 35,89%. Xã hội hóa đầu tư xây dựng mới 06 chợ nông thôn, nâng tổng số lên 14 chợ (trong đó có 2 chợ hạng II và 12 chợ hạng III), hình thành 02 điểm TM-DV theo quy hoạch nông thôn mới. Toàn huyện có 4.446 cơ sở hoạt động TM-DV, thu hút 6.402 lao động.
Công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện được đẩy mạnh. Có 53 sản phẩm giới thiệu và tiếp cận thị trường thông qua các điểm trưng bày sản phẩm ở các xã, thị trấn, trong đó có 8 sản phẩm được chọn làm sản phẩm OCOP; đăng ký và xây dựng thương hiệu cho 11 sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quan tâm phát triển du lịch, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU, ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch kết hợp với việc xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện.
(Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Khóa XV tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Ngoài hệ thống chợ, trên địa bàn huyện Hải Lăng còn nhiều các loại công trình thương mại, dịch vụ như: trung kinh doanh tổng hợp, khách sạn, nhà hàng, các công trình phục vụ du lịch, giải trí, khu vui chơi, các công trình nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ,... với cấp công trình từ cấp 3, cấp 4. Các công trình thương mại – dịch vụ tập trung ở một số khu vực như: các tuyến đường trục chính ở thị trấn Diên Sanh, khu vực bãi biển ở Mỹ Thủy, một số tập trung ở các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, trên tuyến đường 9 có quy hoạch 01 trung tâm logistics (giai đoạn I 10 ha, giai đoạn II 20 ha); Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam, trên tuyến đường 9 có quy hoạch 01 cảng cạn quy mô khoảng từ 10-20ha, có thể mở rộng lên 30 ha (Ngày 08/8/2016, UBND tỉnh có văn bản số 3129/UBND-CN đề nghị Bộ GTVT chuyển vị trí cảng cạn sang vị trí phía Nam huyện Hải Lăng, gần điểm giao cắt giữa các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 15D, đường sắt Bắc Nam. Tuy nhiên, đến nay các trung tâm logistics, cảng cạn có quy hoạch chưa được đầu tư xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn chỉ có 01 trạm dừng nghỉ trên tuyến Quốc lộ 1 (Hải Lăng Km782+00) và một số doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kho vận riêng lẻ.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng và phương án phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).
b. Hạ tầng du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: hệ thống nhà hàng, khu vui chơi giải trí chưa được đầu tư. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Hiện trạng phát triển không gian du lịch: huyện Hải Lăng chưa hình thành không gian du lịch do chưa có định hướng phát triển. Hiện nay mới hình thành các điểm du lịch: nhà thờ La Vang, khu du lịch sinh thái Trà Lộc, khu vực bãi tắm Mỹ Thủy. Bước đầu hình thành tuyến du lịch La Vang – Khu DLST Trà Lộc – bãi tắm Mỹ Thủy.
Hiện trạng đầu tư: hiện nay UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Điểm trưng bày sản phẩm đặc trưng huyện và thương mại dịch vụ khu du lịch sinh thái Trà Lộc và Dự án Trung tâm dịch vụ giải trí hồ Tả Vệ tại thị trấn Diên Sanh. Huyện chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, hiện có một số nhà đầu tư đang khảo sát, đề xuất nghiên cứu đầu tư một số dự án như dự án Phát triển khu du lịch sinh thái nông nghiệp Bàu Giang tại xã Hải Hưng; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Trằm Trà Lộc tại xã Hải Hưng.
a. Số hộ và diện tích đất ở
Huyện Hải Lăng có 22.865 hộ dân với 596 ha diện tích đất ở.
b. Nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Trong thời gian qua, huyện Hải Lăng chưa có các dự án nhà ở thương mại.
c. Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Nhà ở công vụ tại huyện Hải Lăng chủ yếu là nhà xây dựng theo hình thức nhà tập thể như nhà tập thể cho giáo viên, nhà tập thể trong một số cơ quan nhà nước như trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, mức độ tiện nghi và đáp ứng nhu cầu còn rất thấp.
d. Nhà ở phục vụ tái định cư (TĐC)
Nhà ở phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật. Toàn tỉnh chưa triển khai xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư mà chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu tái định cư, cấp đất, đền bù và hỗ trợ cho người dân tự xây nhà ở.
Trên địa bàn huyện Hải Lăng đã quy hoạch xây dựng khu tái định cư sau:
- Khu tái định cư Hải An, huyện Hải Lăng: Đảm bảo được cơ sở hạ tầng thiết yếu, điều kiện sinh hoạt, ổn định đời sống cho toàn bộ dân cư thôn Mỹ Thủy (602 hộ) lên sinh sống tại khu tái định cư, đồng thời tạo mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy. Quy mô diện tích là 40 ha, trong đó đất ở là 22,39 ha.
- Khu tái định cự Hải Khê huyện Hải Lăng: Là khu tái đinh cư cho các hộ dân nằm trong khu vực xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị. Quy mô diện tích 50 ha, trong đó đất ở là 20,73 ha.
- Khu tái định cư phục vụ tái định cư KCN Quảng Trị, xã Hải Trường và thị trấn Diên Sanh huyện Hải Lăng: Bao gồm khu TĐC VSIP 1 và khu TĐC VSIP 2, là khu tái đinh cư cho các hộ dân nằm trong khu vực xây dựng KCN Quảng Trị. Quy mô diên tích 100 ha, trong đó đất ở là 36,24 ha.
e. nhà ở phân theo đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và các chương trình mục tiêu
- Theo số liệu báo cáo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội số hộ có công cách mạng có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở tại huyện Hải Lăng giai đoạn đến năm 2025 là 312 căn, giai đoạn 2026-2030 là 275 căn.
- Theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019, thì huyện Hải Lăng có 1.152 hộ nghèo và 1.384 hộ cận nghèo.
Nhận xét:
Về hệ thống công trình hành chính, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ: cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại, trong tương lai cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới để đáp ứng các chỉ tiêu về dân số theo từng thời kỳ.
Về hệ thống công trình văn hóa, thể dục thể thao: chưa được đầu tư đồng bộ từ cấp huyện đến cơ sở, số lượng Nhà văn hóa – khu thể thao thôn chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn cao. Thiết chế văn hóa phục vụ công nhân và người lao động chưa được đầu tư.
Về hệ thống hạ tầng du lịch còn nghèo nàn, chưa có sản phẩm đặc thù của huyện. Hiện mới phát triển sản phẩm tắm biển tại bãi biển Mỹ Thủy; tham quan, trải nghiệm khu du lịch sinh thái Trà Lộc.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng).
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 42.736,61 ha. Căn cứ vào mục đích sử dụng đất đất được phân thành 03 nhóm như sau: Nhóm đất nông nghiệp 35.755,92 ha; nhóm đất phi nông nghiệp 5.709,20 ha; nhóm đất chưa sử dụng 1.271,49 ha.
Về mặt thổ nhưỡng trên địa bàn toàn huyện có 11 nhóm đất, bao gồm:
- Nhóm đất cồn cát biển: Có tổng diện tích 6.641,0 ha. Trong đó:
+ Cồn cát trắng có diện tích 6.614,0 ha, đã và đang được trồng rừng phòng hộ, nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.
+ Đất bãi cát ven sông, biển có diện tích 27,0 ha, loại đất này có khả năng khai thác để nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất cát biển: 4.840,0 ha có khả năng khai thác để trồng cây hàng năm khác và cây công nghiệp.
- Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi suối có diện tích 2.643,0 ha. Trong đó:
+ Đất phù sa được bồi có diện tích 2.623,0 ha có khả năng khai thác để trồng cây hàng năm khác và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất phù sa ngòi, suối có diện tích khoảng 20,0 ha, có thể trồng lúa.
- Nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích 1.193,0 ha, thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có diện tích 723,0 ha. Trong đó: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 155,0 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: 568,0 ha. Nhóm đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì nhiêu trung bình có thể trồng lúa, trồng cây hàng năm khác và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất phù sa Glây, đất thung lũng dốc tụ, đất lầy có diện tích 8.495,0 ha. Trong đó: Đất phù sa Glây: 7.835,0 ha; đất lầy: 309,0 ha; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 351 ha. Nhóm đất này đang sử dụng để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất than bùn có diện tích 23,0 ha, phân bố tại các xã có địa hình thấp dễ bị ngập úng.
- Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích 1.052,0 ha, phân bố ở những nơi có độ dốc từ 0 - 80, không được tưới nước.
- Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét có diện tích 16.049,0 ha, thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp.
- Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít và vàng nhạt trên đá cát có diện tích 3.026,0 ha, có tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu kém.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 780,0 ha, khó canh tác chủ yếu để phục hồi rừng.
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông, suối khá nhiều và phân bố tương đối đều, có các sông chính là: Ô Lâu, Sông Nhùng, sông Thác Ma, sông Câu Nhi, sông Ô Khê (Bến Đá), sông Ô Giang, sông Vĩnh Định.
- Nguồn nước ngầm: Tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526.730 m3. Nhìn chung, nước ngầm được phân bổ khá lớn, tính chất khá phức tạp, vùng đồng bằng và gò đồi chất lượng nước khá tốt, tuy nhiên vùng ven biển nhiều nơi bị nhiễm mặn, một số vùng nước bị phèn hóa.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 23.036,29 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 17.220,53 ha, đất rừng phòng hộ là 5.815,76 ha. Rừng trồng đang phát triển mạnh tại các xã vùng gò đồi phía Tây của huyện như Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Thượng và Hải Phú với các loại cây chủ yếu là keo, thông và một số cây bản địa khác. Đây là vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhựa thông.
Vùng biển Hải Lăng là nơi cư ngụ của nhiều loại hải sản quý. Với bờ biển dài khoảng 13,5 km trãi dài dọc theo 02 xã Hải An và Hải Khê, ngư trường đánh bắt rộng, thuận tiện cho việc khai thác gần bờ. Do không có nơi neo đậu tàu thuyền nên việc khai thác thủy sản với quy mô lớn, đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn. Vùng đất cát ven biển có tiềm năng lớn trong việc phát triển nuôi tôm thâm canh trên cát theo phương pháp công nghiệp.
Ngoài tiềm năng biển nêu trên, Hải Lăng có lợi thế là cảng biển Mỹ Thủy đang được quy hoạch đầu tư xây dựng là điều kiện để tập trung phát triển kinh tế biển và các ngành dịch vụ đi kèm.
Tài nguyên khoáng sản của Hải Lăng nghèo nàn và phần lớn thuộc nhóm không kim loại. Theo tài liệu điều tra của Sở Khoa học Công nghệ thì Hải Lăng có các loại khoáng sản chủ yếu sau:
- Than bùn: Trữ lượng không lớn, cấp P2~238.673 m3, nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500 kcal/kg, chất lượng tương đối tốt có thể dùng làm chất đốt và sản xuất phân vi sinh, được phân bố trên địa bàn các xã Hải Thượng, Hải Hưng, Hải Định và thị trấn Diên Sanh.
- Silicát: Phân bố dọc bờ biển phía Đông của huyện, độ mịn hạt 0,11mm, chất lượng tốt và trữ lượng khá lớn, có thể làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh và cát đúc.
- Sét gạch ngói: Phân bố dọc hai bên bờ sông Nhùng, mỏ sét lớn nhất là ở Hải Thượng, thuộc nhóm 1, trữ lượng C1+C2 = 3.157.900m3, có quy mô trung bình và hiện nay đang được quy hoạch khai thác sản xuất gạch, ngói cho Nhà máy gạch ngói công suất 20.000 viên/năm. Riêng đất sét ở Hải Chánh đã khai thác với quy mô khá lớn phục vụ cho Nhà máy gạch Tuy nen. Các điểm sét còn lại ở Thượng Xá, Đơn Quế được đánh giá có triển vọng.
- Đất sét trắng: Phân bố một số khu vực ở xã Hải Thượng, Hải Phú.
- Ngoài ra, còn có một số khoáng sản khác như: cuội, sỏi, cát xây dựng, phân bố tại các con sông rải rác ở nhiều nơi trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở dọc theo các con sông lớn.
Hải Lăng có nguồn tài nguyên danh nhân, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phong phú có thể phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, được xác định là một mắt xích quan trọng trong cụm du lịch phía Nam của tỉnh mà trung tâm chủ yếu là tuyến du lịch Thành cổ Quảng Trị - nhà thờ La Vang - Trằm Trà Lộc – biển Mỹ Thủy.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Một số điểm tài nguyên nổi bật:
+ Bãi biển Mỹ Thủy: là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Quảng Trị, thích hợp cho phát triển các sản phẩm du lịch biển.
+ Giá trị sinh thái gắn với hồ, thác nước, trong đó nổi bật hồ đầm Trằm Trà Lộc (xã Hải Hưng), Thác Chờơng (xã Hải Sơn, Hải Chánh), Hồ Trằm Khang (xã Hải Trường), Hồ Cầu Mưng Thác Heo (xã Hải Lâm), Thác Chàn Hoàng (xã Hải Lâm), Hồ nước Chè Thượng (TT Diên Sanh).
- Tài nguyên du lịch văn hóa: toàn huyện có 81 di tích được xếp hạng, nhiều di tích nổi tiếng hiện đang được trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa như: Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài, Nhà thờ Long Hưng, ngã ba Long Hưng, di tích vụ thảm sát Mỹ Thủy, nhà thờ La Vang, nhà rường cổ ở làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh) nơi lưu giữ những nét cổ xưa. Ngoài ra, Hải Lăng còn là mảnh đất sản sinh ra các danh nhân lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Đặng Dung, Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, ...
- Tài nguyên du lịch làng nghề, nông nghiệp: Làng nghề truyền thống đã được khôi phục gắn với các sản phẩm như Rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, nón lá Trà Lộc…
Nhận xét:
Huyện Hải Lăng có hệ thống tài nguyên phong phú và đa dạng, có nhiều tiềm năng khai thác để phát triển kinh tế, tuy nhiên:
- Do có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật tại huyện Hải Lăng trước chiến tranh rất phong phú đa dạng, số loài rất lớn. Sau chiến tranh, rừng bị tàn phá nhiều, diện tích rừng nguyên sinh không còn.
- Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên của huyện, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng như du lịch biển.
Hải Lăng có hệ thống di tích phong phú, từ cấp quốc gia đặc biệt đến cấp tỉnh, giá trị di sản văn hóa phi vật thể đa dạng của cộng đồng dân cư người Việt, trở thành tài nguyên quý giá trong phát huy giá trị gắn với du lịch. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống di tích trên địa bàn huyện hầu hết đã xuống cấp, số lượng được đầu tư, tôn tạo còn thấp.
II.10.1. Các chương trình, dự án phát triển đô thị
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Trị về phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025 và căn cứ tình hình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Hải Lăng:
a. Giai đoạn năm 2021 - 2025
Đối với đô thị thị trấn Diên Sanh: Đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chung đến năn 2030, định hướng đến năm 2035 tại Quyết định số 3094/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 với diện tích tự nhiên là 24,60 km2 và 8.504 người; trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện dần các tiêu chí chưa đạt; phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V.
Đối với đô thị La Vang: Đã được UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đến năn 2040, định hướng đến năm 2045 tại Quyết định số 2578/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 với quy mô diện tích là 1.738,5 ha và 4.760 người; đến năm 2022 hoàn thành Quy hoạch chung, hình thành đô thị loại V; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, phấn đấu đến năm 2025 đạt 40% tiêu chí đô thị loại V.
Đối với đô thị đô thị Mỹ Chánh: Dự kiến quy mô diện tích tự nhiên 472,44 ha (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thôn Mỹ Chánh, thôn Hội Kỳ, thôn Tân Hiệp, thôn Văn Phong và một phần diện tích của thôn Câu Nhi Phường), tính chất đô thị: là đô thị phát triển kinh tế phía Nam huyện Hải Lăng; Dự kiến năm 2022 đề xuất UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị triển khai lập Quy hoạch chung, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Quy hoạch chung, hình thành đô thị loại V.
b. Giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đối với đô thị thị trấn Diên Sanh: Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt; phấn đấu đến cuối năm 2030 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Đối với đô thị La Vang: Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến cuối năm 2030 đạt khoảng 50% tiêu chí đô thị loại V.
Đối với đô thị Mỹ Chánh: Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 20% tiêu chí đô thị loại V.
Đối với đô thị Mỹ Thuỷ (đô thị biển): Dự kiến quy mô diện tích khoảng 2.241,5ha; phạm vi ranh giới, giới hạn dự kiến tính từ Khu Tái định cư Hải An đến ranh giới giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và giới hạn từ đường trục dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị ra đến bờ biển. Để hình thành đô thị kinh tế tổng hợp phát triển du lịch - dịch vụ. Bước đầu với lợi thế lấy toàn bộ diện tích Khu Tái định cư xã Hải An (170 ha), Khu Tái định cư xã Hải Khê (50 ha), kết hợp Khu dịch vụ - Du lịch biển Hải Khê (53,8ha) và Khu nhà ở chuyên gia + khu nhà ở công nhân (khoảng 212,5ha); phấn đấu đến năm 2030 hình thành đô thị loại V.
II.10.2. Các chương trình, dự án phát triển KKT, KCN, CCN
a. Khu kinh tế Đông Nam
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1936/QĐ-Tg ngày 11/10/2016; Vị trí, quy mô: Tổng diện tích: 23.792 ha, bao gồm 17 xã, thị trấn thuộc 3 huyện: Triệu Phong, Hải Lăng và Gio Linh - tỉnh Quảng Trị.
b. Khu công nghiệp Quảng Trị
Khu công nghiệp Quảng Trị, huyện Hải Lăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Trường và xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có quy mô 481,2 ha, trong đó có phần đất xây dựng hạ tầng khu công nghiệp là 478,28 ha; tổng vốn đầu tư dự án 2.074,033 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư. Dự kiến khu công nghiệp sẽ ưu tiên thu hút đầu tư cho 33 ngành công nghiệp (danh sách các ngành công nghiệp cụ thể tại Văn bản số 5065/UBND-CN ngày 05/11/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị), khu vực thực hiện dự án có lợi thế nằm dọc theo Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, tuyến QL.15D nối Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị lên Cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp trong các giai đoạn tới. Trong thời gian qua, UBND huyện Hải Lăng đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Quảng Trị tại Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 30/12/2021.
c. Cụm (điểm) công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Hiện tại trên địa bàn huyện Hải Lăng có 03 cụm công nghiệp là CCN Diên Sanh (diện tích 30 ha), CCN Hải Thượng (diện tích 25 ha) và Cụm công nghiệp Hải Chánh (diện tích 30 ha) nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thu hút các dự án phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn.
- CCN Diên Sanh: Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 30ha, trong đó diện tích đất CN có thể cho thuê là 18,4ha, diện tích đất CN đã cho thuê là 15,274 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 83,01%; có 10 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 07 dự án đã đi vào hoạt động, 01 dự án đang xây dựng, 02 dự án tạm dừng hoạt động; tổng vốn đầu tư đăng ký là 563,635 tỷ đồng, trong đó số vốn thực hiện là 501,659 tỷ đồng; thu hút khoảng 1.893 lao động; nộp ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 11,26 tỷ đồng.
- CCN Hải Thượng: Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 25 ha, trong đó diện tích đất CN có thể cho thuê là 20,4 ha, diện tích đất CN đã cho thuê là 11,6423 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 57,07%; có 11 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 08 dự án đã đi vào hoạt động, 01 dự án đang xây dựng, 01 dự án tạm dừng hoạt động; tổng vốn đầu tư đăng ký là 203,709 tỷ đồng, trong đó số vốn thực hiện là 84,484 tỷ đồng; thu hút khoảng 196 lao động; nộp ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 5,9 tỷ đồng.
- CCN Hải Chánh: Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 30 ha, trong đó diện tích đất CN có thể cho thuê là 22,96ha, diện tích đất CN đã cho thuê là 9,797 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 42,67%; có 05 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 03 dự án đã đi vào hoạt động, 02 dự án đang xây dựng; tổng vốn đầu tư đăng ký là 175,905 tỷ đồng, trong đó số vốn thực hiện là 48,5 tỷ đồng; thu hút khoảng 89 lao động; nộp ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 7,6 tỷ đồng.
II.10.3. Các chương trình, dự án phát triển thương mại, dịch vụ
a. Về phát triển chợ
Căn cứ Quyết định số 2065/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch trên địa bàn huyện có 14 chợ (hạng 3). Giai đoạn 2020-2025, tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyến đối mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn huyện; đồng thời sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý chợ trên địa bàn huyện theo hướng tự chủ về tài chính.
b. Về phát triền dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại - dịch vụ
Trung tâm dịch vụ Logistics: Theo Quy hoạch chung xây dụng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050”, thì trong các giai đoạn phát triển tới sẽ đầu tư cảng biển Mỹ Thủy tại phía Bắc xã Hải An, huyện Hải Lăng. Từ sự đầu tư và phát triển khu cảng, sẽ hình thành 01 khu Logistics với diện tích khoảng 119,4 ha, giáp với khu cảng biến Mỹ Thủy tại xã Hải An với chức năng kho tàng, kho trung chuyển, hệ thống trung tâm dịch vụ tiếp vận và các hạng mục hạ tầng phục vụ xuất, nhập khấu, vận chuyển hàng hóa.
Trạm dừng nghỉ: Theo “Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 1 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” và “Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” từ Km 781-Km783 trên tuyến Quốc lộ 1 thuộc địa bàn huyện Hải Lăng (bên trái tuyến) sẽ quy hoạch phát triên 01 Trạm dừng nghỉ (Trạm loại 1) với diện tích khoảng 10.000m2. Tại trạm dừng nghỉ sẽ thu hút đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu, dịch vụ ăn uống, siêu thị, cửa hàng tự chọn, hàng lưu niệm, sửa chữa và bảo dưõng ôtô...
II.10.4. Các chương trình, dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm2020 và định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV.
Dự thảo đề án cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.
II.11. Đánh giá công tác quản lý thực hiện các quy hoạch
Huyện Hải Lăng có khá nhiều quy hoạch được triển khai, từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch ngành khác. Do vậy việc quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch là vấn đề hết sức quan trọng để tránh chồng chéo mâu thuẫn, tạo sự liên kết khớp nối. Nhận biết vấn đề này, trong những năm qua huyện Hải Lăng đã và đang thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch đúng quy trình, quy định của pháp luật, chất lượng cũng như số lượng các đồ án cơ bản đáp ứng nhu cầu cũng như phù hợp với tình hình phát triển KTXH của huyện. Huyện Hải Lăng luôn coi quy hoạch là bước đi đầu tiên, quan trọng nhất trong phát triển và kêu gọi đầu tư và kéo các dự án chính sách về với huyện.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều bất cập:
- Nhiều loại quy hoạch khác nhau nên khó kiểm soát thực hiện.
- Chất lượng lập quy hoạch không đồng đều, nên tính khớp nối còn hạn chế
- Nguồn lực không đủ thực hiện các dự án như quy hoạch đề ra.
- Một số dự án đang triển khai, chưa tạo ra sự kết nối nhằm tạo động lực phát triển.
Về vị trí địa lý: Nằm trên Quốc lộ 1A với phía Bắc là thành phố Đông Hà và phía Nam là thành phố Huế nên thuận lợi cho việc phát triển các ngành phụ trợ vận tải và thương mại dịch vụ.
Về các dự án phát triển: Nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh tập trung trên địa bàn, đặc biệt là phát triển khu công nghiệp tại khu kinh tế Đông Nam, khu công nghiệp Quảng Trị, cảng biển nước sâu Mỹ Thủy, xây dựng phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng.
Về địa hình địa mạo: địa hình chia làm 3 dạng kiến tạo một tầm nhìn về cảnh quan phong phú và rõ ràng.
Về hệ thống hạ tầng xã hội: Hệ thống xã hội bước đầu đã được chú trọng đầu tư đảm bảo về mặt an sinh xã hội, đời sống.
Về giao thông đối ngoại: Giao thông đối ngoại thuận lợi, tập trung nhiều đầu mối giao thông quốc gia: QL1A, QL 49C và tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Về Sử dụng đất: Với tỷ lệ đất nông nghiệp lớn, rõ ràng là lợi thế của huyện trong việc kêu gọi đầu tư, mở rộng loại hình, nâng cao chất lượng sản xuất. Trong đó, vùng cát ven biển có quỹ đất lớn, chưa có nhiều công trình xây dựng là lợi thế về quỹ đất phát triển vùng ven biển như: công trình hạ tầng dịch vụ du lịch biển, sản xuất nông nghiệp trên cát …
Về tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tài nguyên về nhân văn, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đa dạng.
Về lao động : Với lực lượng lao động dồi dào, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch lao động các vùng phụ cận thành phố và các đô thị từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, lực lượng lao động này sẽ là nhân tố mạnh trong phát triển chung của xã hội.
Về chính sách: Định hướng phù hợp: chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh cũng như của huyện luôn quan tâm, sát sao, và có sự định hướng cho sự phát triển của huyện.
Huyện Hải Lăng nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai mưa bão, ngập lụt ảnh hưởng tới đời sống của người dân và các hoạt động kinh tế.
Đồng bộ hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, tỷ lệ đầu tư còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật chỉ mới đầu tư ở khu vực thị trấn, cụm công nghiệp và một số khu dân cư mới, khu dịch vụ…và cũng chưa đồng bộ, đầy đủ.
Hạ tầng hỗ trợ công nghiệp, dịch vụ: Hiện nay vùng huyện Hải Lăng chủ yếu phát triển ở một số khu vực tập trung như thị trấn, trên các trục giao thông lớn mà chưa có các khu vực hậu cần, khu vực hỗ trợ, do vậy các khu vực phát triển chưa khẳng định tối đa vai trò động lực của mình trong khung phát triển chung toàn huyện.
Tỷ lệ dân doanh, doanh nghiệp thấp: Với tập quán sản xuất kinh doanh hiện nay chủ yếu là tự phát, do vậy tỷ lệ người dân tham gia vào quá trình thương mại hóa sản phẩm chưa cao nên chưa nâng cao được giá trị sản phẩm, đóng góp vào nâng cao GRDP toàn huyện.
Khí hậu vùng và hoạt động du lịch biển: khí hậu vùng không thuận lợi mùa hè khô nóng, mùa mưa gió bão. Mùa hè ở đây cũng ngắn ảnh hưởng lớn để các hoạt động du lịch biển.
Các tuyến giao thông đối nội bước đầu đã được định hình, tuy nhiên chất lượng chưa cao và chưa đáp ứng được khả năng kết nối các khu vực chức năng.
Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.
Hạ tầng khung Quốc gia (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không) đang được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, cùng với các cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư, nguồn vốn vay ưu đãi từ các định chế tài chính lớn (WB, ADB, IMF) đang tạo cho huyện những thời cơ phát triển mới. Nền kinh tế phát triển hiệu quả là cơ sở quan trọng phát triển dân cư và đô thị trên địa bàn huyện.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng được Chính phủ xác định là khu vực phát triển kinh tế quan trọng và được kỳ vọng vào sự thúc đẩy đầu tư trong tương lai. Đặc biệt Khu Kinh tế Đông Nam và KCN Quảng Trị được thành lập với trọng tâm về phát triển công nghiệp thuộc huyện Hải Lăng.
Sự phát triển của các ngành thương mại và công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng giúp phát triển các vùng đô thị.
Các khu vực đô thị được hình hành và được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghiệp và thương mại thuận lợi cho quá trình đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ ở khu vực đô thị.
Các khu vực nông thôn có khả năng phát triển nhanh chóng để đồng bộ với các khu vực khác nhờ sự phát triển nhanh của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công nghệ.
Các chiến lược phát triển KTXH cấp quốc gia, cấp tỉnh đều đặt ưu tiên phát triển đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số: Chính sách tam nông; chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới; các chương trình, dự án giảm nghèo và nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Sự phát triển nói chung của các ngành kinh tế, quá trình đô thị hóa tạo thêm nhiều cơ hội cho các ngành thương mại và dịch vụ, trong đó có ngành Du lịch. Huyện Hải Lăng có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch biển và thăm quan các di tích lịch sử.
Cạnh tranh vùng cao: Sự cạnh tranh phát triển giữa các vùng ngày càng tăng. Muốn phát triển nhanh đòi hỏi cần có những cơ chế ưu đãi, thu hút nhà đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn cần tiếp tục xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông, các công trình thoát nước thải, thu gom xử lý rác, nghĩa trang... cần nguồn vốn lớn.
Dân trí, tỷ lệ lao động: Với đa số người dân xuất phát tự nông thôn làm nông nghiệp truyền thống, rõ ràng việc nâng cao dân trí, tăng tỷ lệ phi nông nghiệp là thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển của huyện.
Đa dạng về địa hình, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng cũng là một thách thức, không chỉ tập trung chủ yếu vào một lĩnh vực, một vùng, một loại cây, một loại sản phẩm… mà phải đa dạng trong phát triển cho từng vùng, từng ngành.
Trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thiên tai đối với cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng trở nên ngày càng khó lường, khó dự đoán và dự báo chính xác về thời gian và cường độ cũng như thiệt hại do thiên tai gây ra. Việc xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, du lịch quy mô lớn cũng như việc khai thác và bảo vệ nguồn nước, năng lượng… cần phải được cân nhắc, nếu thiếu lựa chọn cho sự bền vững trong tương lai sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường sống và mất cân bằng sinh thái.
III.1.1. Các động lực phát triển ngoại vùng
Quảng Trị có một lợi thế nổi trội về vị trí địa lý - kinh tế: Là điểm đầu trên Hành lang kinh tế Đông - Tây trên lãnh thổ Việt Nam (là điểm ưu thế so với các tỉnh khác trên hành lang Đông - Tây), đầu mối giao thương, tiếp cận với các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông - Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua các kết nối có ý nghĩa quốc tế và khu vực: Kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây và Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; Kết nối Cửa khẩu Quốc tế La Lay với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; Kết nối 2 hành lang kinh tế song song cùng “hội tụ” ở Mỹ Thủy; Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các mũi nhọn kinh tế; trực tiếp chia sẻ lợi ích, liên kết, hợp tác với các quốc gia láng giềng để cùng phát triển thịnh vượng.
Tỉnh Quảng Trị có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú để trở thành một cực phát triển quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Quảng Trị trong quá trình phát triển, hội nhập sẽ phấn đấu để đảm nhiệm các vai trò, chức năng chính như sau:
- Trở thành một trong các cực phát triển quan trọng của vùng, với thế mạnh phát triển kinh tế tổng hợp gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch. Có hệ sinh thái biển, rừng khá phong phú và đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nghiên cứu.
- Là một trong những đầu mối giao thông cấp khu vực, cửa ngõ thông thương đầu tiên phía lãnh thổ Việt Nam trên EWEC, có tiềm năng hình thành cảng đào nước sâu (khu vực Mỹ Thủy), là cửa ngõ ra biển ngắn nhất của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây trên địa bàn huyện Hải Lăng, là lợi thế nổi bật so với các tỉnh khác.
- Các khu vực chủ đạo phát triển của tỉnh như: Thành phố Đông Hà, Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, khu cửa khẩu quốc tế La Lay, khu vực tam giác phát triển kinh tế biển Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ, đóng góp vai trò thuận lợi đối với sự phát triển đi lên của huyện Hải Lăng.
- Quảng Trị phát huy tổng hợp các tiềm năng, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng mới của khu vực miền Trung, với trọng tâm là năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) và điện khí. Sản lượng gỗ rừng trồng đứng đầu của Việt Nam.
- Quảng Trị có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng trong đó, du lịch lịch sử cách mạng là lợi thế so sánh của tỉnh, độc đáo nhất so với các địa bàn khác trên cả nước, gắn với nhiều công trình di tích lịch sử cách mạng đặc biệt và cấp quốc gia (như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, Khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, du lịch vùng phi quân sự DMZ, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, và Đường 9, sân bay Tà Cơn, cầu treo Bến Tắt, v.v… Kết hợp cùng các loại hình du lịch hấp dẫn khác: Du lịch biển (các khu nghỉ dưỡng và bãi tắm tại Cửa Tùng, Triệu Lăng, đảo Cồn Cỏ…) và du lịch sinh thái rừng (chủ yếu ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông).
a. Hành lang kinh tế Quốc lộ 1A
Hành lang kinh tế bám theo trục Quốc lộ 1A là trục kinh tế xương sống của cả nước, giúp liên kết các vùng kinh tế, các tỉnh mà nó đi qua ( từ cửa khẩu Hữu Nghị ( Lạng Sơn) đến Năm Căn ( Cà Mau ). Hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 1A tạo cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng đất trên tuyến, trong đó có huyện Hải Lăng.
b. Hành lang Kinh tế Đông – Tây
Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đi qua 13 tỉnh của 4 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan- Myanmar. EWEC bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine (Myanmar) về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo và kết thúc tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng. huyện Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị cũng được hưởng lợi từ hành lang kinh tế này. Ngoài ra, với định hướng hình thành tuyến đường sắt Lao Bảo – Mỹ Thủy và cảng nước sâu Mỹ Thủy thì huyện Hải Lăng hứa hẹn sẽ là một khu vực thu hút đầu tư trong tuyến hành lang kinh tế này.
Hình. Sơ đồ hành lang kinh tế Đông - Tây
c. Tuyến đường cao tốc Bắc-Nam (Cam Lộ - La Sơn- Túy Loan)
Dự án cao tốc trong tuyến Bắc Nam sử dụng vốn đầu tư công là cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98 km qua hai tỉnh Quảng Trị (37 km) và Thừa Thiên - Huế (61 km), tổng mức đầu tư khoảng 7.699 tỷ đồng. Khi hoàn thành, dự án này sẽ nối thông với đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị và cao tốc La Sơn - Túy Loan (sắp hoàn thành), cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ngoài ra, cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ kết nối cơ bản các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Tuyến cao tốc sẽ là động lực phát triển khu vực phía Tây huyện Hải Lăng với các đô thị dọc tuyến của Quảng Bình, Huế và Đà Nẵng. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối với hành lang kinh tế Đông Tây, tạo tành hệ thống giao thông Bắc-Nam và Đông –Tây.
Hình. Sơ đồ tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan
d. Tuyến đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo dài hơn 70km, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng liên kết vùng. Tuyến đường này sẽ kết nối cảng Cửa Việt, Mỹ Thủy trong khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị với hành lang kinh tế Đông Tây, thúc đẩy phát triển các đô thị dọc hành lang kinh tế Đông Tây kết nối trong và ngoài nước.
e. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Theo chiến lược phát triển đường sắt, từ năm 2020 đến 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160-200 km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai. Đến năm 2050, ngành sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h.
Hướng tuyến đường sắt cao tốc qua Quảng Trị sẽ đi về phía Tây có chiều dài khoảng 71,42km, qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, TX Quảng Trị và TP Đông Hà. Tuyến đường sắt cao tốc sẽ kích thích đô thị phát triển, các cụm công nghiệp, dịch vụ- thương mại cũng phát triển. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt Lao Bảo – Mỹ Thủy, tạo thành một động lực kết nối khu vực phát triển công nghiệp phía Đông với mạng lưới giao thông quốc gia và quốc tế.
f. Tuyến đường Sắt Mỹ Thủy – Lao Bảo
Tuyến đường sắt Lao Bảo - Đông Hà - Mỹ Thủy nằm trong cung đường nối liền Việt Nam - Lào qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, và cũng là một phần của tuyến đường sắt kết nối các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tuyến đường Sắt Mỹ Thủy – Lao Bảo sẽ giúp kết nối khu Khu kinh tế Đông Nam với hệ thống đường sắt quốc gia và quốc tế.
g. Cảng hàng không Quảng Trị
Căn cứ Quyết định số 236/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cảng hàng không Quảng trị là một trong 28 cảng hàng không nội địa đưa vào khai thác giai đoạn từ năm 2020 – 2030 với quy mô hàng không dân dụng cấp 4C, diện tích sử dụng đất 312 ha.
Cảng hàng không Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021; Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn đến năm 2030 tại Quyết định số 188/QĐ-BGTVT ngày 26/1/202. Cảng hàng không Quảng Trị được quy hoạch tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, việc phát triển một loại hình vận tải hành khách và hàng hóa mới như đường hàng không sẽ tạo động lực phát triển cho toàn tỉnh, trong đó có huyện Hải Lăng.
h. Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây
Đường ven biển phía Đông nằm trong Khu kinh tế Đông Nam giúp đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng trong Khu kinh tế và kết nối Khu kinh tế theo trục Bắc Nam. Việc hình thành tuyến đường ven biển đi dọc phía Đông của huyện Hải Lăng cùng với Quốc lộ 1A và cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ là 3 trục giao thông chính theo chiều dọc, giúp tiếp cận toàn diện huyện Hải Lăng và kết nối năng động với hành lang kinh tế Đông Tây.
i. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
Căn cứ Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có diện tích khoảng 23.792 ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 17 xã, thị trấn phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tỉnh Quảng Trị sẽ là khu kinh tế biển đa ngành, điểm đột phá của tỉnh Quảng Trị; Khu vực có đô thị với tiêu chí tương đương đô thị loại 3; Là cực phát triển của vùng Trung bộ, trung tâm lớn về công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ và cảng biển nước sâu của vùng Trung bộ; Là một trong những Trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương; Là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược phát triển biển Việt Nam; Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững. Là trung tâm thu hút về đầu tư và trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh; Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành khu vực phát triển đột phá tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị; có hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả; Làm cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng thuộc Khu kinh tế, các quy hoạch ngành, thu hút các nguồn vốn đầu tư và đề xuất các cơ chế chính sách thực hiện.
Việc hình thành Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị sẽ là động lực lớn nhất cho huyện Hải Lăng phát triển kinh tế trong giai đoạn quy hoạch này. Việc phát triển thành công Khu kinh tế Đông Nam mà trọng điểm phát triển về công nghiệp và năng lượng thuộc huyện Hải Lăng sẽ kích thích sự phát triển mọi mặt của xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ - du lịch, đầu tư…
j. Sự phát triển của khu vực giáp tranh thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc khu vực Bắc Trung Bộ với Diện tích của tỉnh là 4.902,4 km², dân số tính đến năm 2020 là 1.133.700 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn.
Giáp về phía Nam của huyện Hải Lăng là huyện Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Huyện có dự án Nhà máy điện Mặt trời Phong Điền – Huế, dự kiến phát điện trong quý III năm 2018, là dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam.
Theo Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì sẽ mở rộng địa giới hành chính đô thị, hình thành đô thị xã Phong Điền. Hiện nay, trung tâm của thị trấn Phong Điền cách trung tâm thị trấn Diên Sanh khoảng 18km và cùng phát triển dựa vào trục động lực Quốc lộ 1A.
III.1.2. Các động lực phát triển nội vùng
a. Dân số và lao động
Con người là yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó, dân số huyện Hải Lăng năm 2020 đạt 80.214 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 39.860 người chiếm 50,83%, ước tính tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 60%. Dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào, khả năng thu hút lao động lớn từ các dự án trọng điểm của huyện, tỉnh, vùng tạo nên một lợi thế lớn cho định hướng phát triển của huyện.
b. Quá trình đô thị hóa
Năm 2021, dân số toàn huyện là 80.214 người, trong đó dân số đô thị là 8.969 người, tỷ lệ đô thị hóa là 11,18%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa chung của toàn tỉnh là 32,5%. Vì vậy, khả năng đô thị hóa nhanh của huyện Hải Lăng là vô cùng lớn, kéo theo sự phát triển nhanh của nền kinh tế, xã hội.
c. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (khu vực huyện Hải Lăng)
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị khu vực thuộc huyện Hải Lăng bao gồm các xã Hải An, Hải Khê và một phần các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương và Hải Hưng, với tổng diện tích là khoảng 92,38km2.
Tính đến nay, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thuộc phạm vi huyện Hải Lăng đã xúc tiến đầu tư được 23 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 325.798 tỷ đồng. Trong đó, hiện có 10 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 74.119 tỷ đồng (01 dự án đã đi vào hoạt động và có 05 dự án động lực lớn đã làm lễ khởi công), 13 dự án đang nghiên cứu, xúc tiến các thủ tục đầu tư.
Nhiều dự án trọng điểm của Khu kinh tế Đông Nam thuộc huyện Hải Lăng như Hệ thống Cảng Mỹ Thủy và khu vực hỗ trợ, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, Nhà máy điện chi trình hỗn hợp Gazpoom, Nhà máy điện khí T&T …
d. Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP)
Ngày 23/3/2021, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị. Đây là dự án động lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị và của huyện Hải Lăng, với với hơn 480 ha, được thực hiện tại xã Hải Trường, xã Hải Lâm và một phần thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tổng vốn đầu tư với hơn 2000 tỷ đồng.
Hình. Sơ đồ KCN Quảng Trị
e. Xây dựng nông thôn mới huyện Hải Lăng
Trong hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Hải Lăng đạt được kết quả khá toàn diện, lan toả về chiều rộng, từng bước vững chắc đi vào chiều sâu. Nhận thức, trách nhiệm về xây dựng nông thôn mới của cán bộ và nhân dân ngày càng được nâng cao.
- Hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình đã đem lại hiệu quả khá rõ nét trong thực tiễn;
- Sản xuất đã có sự phát triển, từng bước theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản phẩm chủ lực, có tính liên kết;
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường nhất là giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá, khu thể thao xã, thôn;
- Văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tốt; an ninh trật tự xã hội được giữ vững; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc;
- Việc xây dựng, chỉnh trang khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng vườn mẫu được quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt;
- Vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực.
- Công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn, thu gom xử lý chất thải, rác thải gắn được tăng cường.
f. Các động lực khác
Huyện Hải Lăng với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phong phú và đa dạng chưa được đầu tư và phát triển. Vị trí địa lý với khả năng tiếp cận theo các hướng Đông – Tây, Bắc – Nam đều thuận lợi. Địa hình tự nhiên thay đổi linh hoạt. Quỹ đất tự nhiên với mật độ dân số thấp hứa hẹn tiềm năng khai thác lớn…sẽ là các nguồn động lực nội tại to lớn mang lại cơ hội phát triển cho huyện.
III.2. Tiềm năng phát triển
III.2.1. Tiềm năng phát triển công nghiệp
Huyện Hải Lăng nổi bật với định hướng phát triển khu công nghiệp tại KKT Đông Nam, quy hoạch khu trung tâm nhiệt điện, quy hoạch khu trung tâm tiếp nhận và xử lý các sản phẩm khí tự nhiên, hình thành khu hỗ trợ các dự án động lực, nằm ở vị trí tiếp giáp, bao ven các dự án động lực.
Trên cơ sở nền công nghiệp đã được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng trong các giai đoạn qua và định hướng phát triển của thị trường, cùng với sự hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, dự kiến một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ được ưu tiên như: Công nghiệp Chế biến nông, lâm, thủy sản; thực phẩm; Công nghiệp Dệt may - Giày da; Công nghiệp Sản xuất VLXD (sản xuất cấu kiện vật liệu xây dựng, vật liệu mới, vật liệu công nghệ cao); Công nghiệp Cơ khí sản xuất kim loại, điện tử; Công nghiệp năng lượng (Năng lượng mới tái tạo, Năng lượng sạch như: điện mặt trời, điện khí, điện sinh khối...); Công nghiệp Chế biến gỗ (chế biến đồ gỗ gia dụng, mỹ nghệ; chế biến sâu gỗ rừng trồng); Các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các Khu kinh tế, Khu công nghiệp; các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường...
III.2.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch
Huyện Hải Lăng với vị trí là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Quảng Trị với địa hình tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và lịch sử văn hóa, nhân văn đa dạng cộng với các yếu tố về phát triển kinh tế trong thời kỳ mới sẽ hội đủ mọi yếu tố để phát triển ngành dịch vụ du lịch trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế.
Về định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Hải Lăng thuộc Cụm du lịch phía Nam với địa bàn các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Yếu tố trung tâm là Thành Cổ Quảng Trị và các địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, trọng điểm phát triển du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch thương mại công vụ, nghỉ dưỡng. Tuyến này có thể kéo dài sâu về phía Nam kết hợp khai thác với - Làng cổ Hội Kỳ (Hải Chánh, Hải Lăng) và làng cổ Phước Tích (Phong Điền, TT - Huế). Một kết nối quan trọng của tuyến phía Nam là với Cảng Mỹ Thủy - Khu kinh tế Đông Nam.
Về tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch gắn với đô thị biển: Bãi biển Mỹ Thủy với vẻ đẹp hoang sơ chưa được khai thác là một địa điểm phát triển dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn, cộng với định hướng tập trung dân cư của Khu tái định cư Hải Khê và Khu ở chuyên gia, Khu ở công nhân sẽ trở thành một điểm tập trung dân cư có khả năng phát triển thành đô thị biển.
Về tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên: huyện Hải Lăng với một số địa điểm du lịch quan trọng như Khu dịch vụ-du lịch Hải Khê, Bãi tắm Mỹ Thủy, Khu du lịch sinh thái Trà Lộc, Khu du lịch sinh thái Đập Trén, Khu du lịch sinh thái Trằm Lớn, các khu du lịch sinh thái gò đồi tại hồ Thác Heo, hồ Khe Rò, hồ Miếu Bà, thác Chàn Hoàng, thác Chơờng-khe Mài Gươm...
Về tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa, nhân văn: huyện Hải Lăng với 81 di tích lịch sử đã được công nhận, trong đó chú trọng phát triển du lịch hành hương Đức Mẹ La Vang trở thành sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc trưng, tạo sức cạnh tranh.
Về tiềm năng phát triển du lịch gắn với sản xuất: công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Hải Lăng đã đưa lại những lợi ích lớn cho sự phát triển của huyện. Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng giá trị sản xuất, 11/15 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt tỷ lệ 73,3%, cao hơn so với tỉnh (tỉnh đạt 54,70%). Đây là lợi thế phát triển du lịch tham quan sản xuất, để du khách có thể trải nghiệp các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, mô hình vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu.
III.2.2. Tiềm năng phát triển dịch các ngành nông nghiệp
Với điều kiện thuận giao thông thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp lớn (83,67%), dân số tại khu vực nông thôn còn cao (88,85%) nên trong giai đoạn tới, huyện Hải Lăng có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp:
- Vùng gò đồi và núi: Đa phần các khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam bao gồm lãnh thổ chủ yếu của các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, và một trần thị trấn Diên Sanh, có tiềm năng phát triển kinh tế vườn đồi, chăn nuôi trang trại, trồng cây ăn quả, thảo dược, rừng nguyên liệu, vườn giống.
- Vùng đồng bằng: Nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát, bao gồm địa bàn các xã Hải Quy, Hải Hưng, Hải Định, Hải Phong, một phần thị trấn Diên Sanh và các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba, có tiềm năng phát triển cây lương thực chất lượng cao, năng suất cao, trồng trọt cung ứng thực phẩm sạch, nông nghiệp chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Vùng ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đông, tập trung phía Đông đường Quốc lộ 49C. Thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần của các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, có tiềm năng phát triển nông nghiệp trên cát với các sản phẩm rau củ công nghệ cao, nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy hải sản.
IV.1.1. Định hướng chung
Tiếp tục phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, bền vững để tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tối đa các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.
Tận dụng tối đa các cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống nhân dân và phát triển văn hoá xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.
Giữ vững ổn định an ninh chính trị, an ninh nông thôn, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; Kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội;
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; tăng cường đầu tư hạ tầng cho phát triển CN-TTCN, TM-DV và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; mở rộng, phát triển đô thị văn minh, xây dựng nông thôn mới; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; chăm lo giải quyết tốt các vấn đề văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; tăng cường QP-AN, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quyết tâm xây dựng huyện Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới trước năm 2025 và cơ bản trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh vào năm 2030.
IV.1.2. Dự báo về phát triển kinh tế
a. Kịch bản tăng trưởng 1 – tốc độ cao
Quan điểm: Phát huy tổng thể các tiềm năng phát triển, đặc biệt là tiềm năng phát triển kinh tế biển và hành lang kinh tế quốc tế Bắc – Nam, Đông – Tây. Trong đó, đặt trọng tâm vào việc phát huy vị thế quốc tế, bao gồm tuyến hàng hải biển Đông (thông qua cảng Mỹ Thủy) để phát triển kinh tế biển và tuyến xuyên Á để phát triển kinh tế cửa khẩu (Lao Bảo, Mỹ Thủy) thông qua hai tuyến Quốc lộ 9 (kết nối cảng Cửa Việt, Mỹ Thủy) và Quốc lộ 15D (thông qua Cảng Mỹ Thủy).
Mục tiêu:
- Tập trung phát triển theo ba trọng tâm, gồm:
+ Phát triển công nghiệp tại Khu kinh tế Đông Nam, với trọng tâm là dầu khí, hoá dầu, nhiệt điện và các Cụm công nghiệp do huyện quản lý;
+ Phát triển các khu thương mại và du lịch du lịch tại Đô thị và Khu dịch vụ - du lịch Hải Khê; các đô thị và các điểm du lịch quan trọng của huyện;
+ Phát triển các ngành nông nghiệp ở khu vực địa hình đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng trung tâm gắn với ngành chế biến và thương mại.
- Giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Lấy công nghiệp làm trọng tâm, du lịch làm mũi nhọn về kinh tế, đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đô thị Diên Sanh là trọng tâm và được quy hoạch mở rộng khá lớn theo các hướng, phấn đấu trước năm 2040 đạt các chỉ tiêu đô thị loại IV; Các đô thị La Vang, Mỹ Thủy, Mỹ Chánh đạt các chỉ tiêu đô thị loại V, định hướng các tiêu chí đô thị loại IV.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2050 gồm: nông - lâm – ngư nghiệp: 6%; công nghiệp - xây dựng: 15%; các ngành dịch vụ: 15%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dự báo dưới bảng sau:
STT
|
Thành phần kinh tế
|
2020
|
2050
|
1
|
Nông – lâm - ngư nghiệp
|
26,46%
|
3,03%
|
2
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
37,65%
|
49,65%
|
3
|
Các ngành dịch vụ
|
35,89%
|
47,33%
|
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2050 đạt 14,0%.
- Quy mô nền kinh tế gấp khoảng 50 lần trong giai đoạn 30 năm.
b. Kịch bản tăng trưởng 2 – tốc độ thấp
Quan điểm:
- Tập trung củng cố và phát huy những tài nguyên tự nhiên và văn hoá xã hội của tỉnh, để tạo thành bệ đỡ lâu dài cho phát triển. Phân vùng không gian lãnh thổ thành các vùng sinh thái tự nhiên khác nhau, từ cồn cát ven biển tới đồi núi phía Tây. Mỗi vùng có chiến lược phục hồi và phát huy thế mạnh riêng, đồng thời xác định những vùng văn hoá xã hội mang tính đặc thù, có khả năng phát huy của huyện.
- Chỉ tập trung phát triển vào một vùng kinh tế và đô thị động lực là dải cồn cát cao phía Đông, các đô thị hiện hữu đóng vai trò trung tâm hơn, nhưng không nhất thiết mở rộng các đô thị này quá nhiều. Ưu tiên đầu tư vào kết nối và nâng cấp hạ tầng, để tạo thêm động lực phát triển và phát huy các tiềm năng của các đô thị, khu dân cư (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội), con người sẵn có và nâng cao chất lượng môi trường sống trong vùng này.
- Tập trung khai thác hệ thống hạ tầng khung quốc gia và liên vùng hiện có và được xây dựng, phát huy tác dụng trong thời kỳ quy hoạch.
Mục tiêu:
- Đề xuất chiến lược bảo vệ hạ tầng xanh, lấy giá trị cảnh quan sinh thái làm trung tâm, kết nối các quỹ đất phát triển với các giá trị sinh thái, cảnh quan để nâng cao giá trị của đất đai, bất động sản.
- Về hoạt động kinh tế, trước mắt phát triển các hoạt động kinh tế, đặc biệt là bất động sản đô thị du lịch và công nghiệp, sau đó là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phù hợp với từng vùng sinh thái, để phát huy tối đa tiềm năng hiện hữu, và tạo cấu trúc/giá trị đặc thù cho từng tiểu vùng.
- Đô thị Diên Sanh là trọng tâm và được quy hoạch mở rộng khá lớn, phần đấu đến năm 2040 đạt đầy đủ các chỉ tiêu đô thị loại V, định hướng các tiêu chí của đô thị loại IV.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2050 gồm: nông - lâm – ngư nghiệp: 3%; công nghiệp - xây dựng: 10%; các ngành dịch vụ: 10%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dự báo dưới bảng sau:
STT
|
Thành phần kinh tế
|
2020
|
2050
|
1
|
Nông – lâm - ngư nghiệp
|
26,46%
|
4,77%
|
2
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
37,65%
|
48,77%
|
3
|
Các ngành dịch vụ
|
35,89%
|
46,49%
|
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2050 đạt 9%.
- Quy mô nền kinh tế gấp khoảng 13 lần trong giai đoạn 30 năm.
c. Kịch bản tăng trưởng 3 – tốc độ khá (phương án đề xuất)
Quan điểm:
- Phát huy tổng hợp các tiềm năng phát triển, với lộ trình phù hợp với khả năng khai thác các động lực phát triển và hệ thống cơ sở hạ tầng khung, với nỗ lực và quyết tâm cao của hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng, huy động và thu hút đầu tư đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhưng, có tính đến ảnh hưởng của COVID và khả năng phát huy hiệu quả của một số dự án trọng điểm, cũng như Hành lang kinh tế Đông – Tây chậm hơn.
- Quan điểm phát dựa trên sự phù hợp với cấu trúc sinh thái tự nhiên và phát huy giá trị của các hệ thống hạ tầng, để tạo được sự đột phá mạnh mẽ, khắc phục một số điểm yếu, tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kế thừa các dự án, phát huy các yếu tố phát triển hiện hữu đã và đang triển khai, trong giai đoạn 2011-2020.
- Tận dụng tối đa khả năng liên kết với các tỉnh lân cận, cũng như các liên kết quốc tế để phát triển, với những bước đi phù hợp, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Mục tiêu:
- Thu hút đầu tư và tạo điều kiện phát triển tại tất cả các khu vực tiềm năng trong huyện, với lộ trình phù hợp với khả năng khai thác hệ thống hạ tầng khung, bao gồm: QL1 hiện hữu, đường bộ cao tốc, tuyến đường ven biển (hiện trạng và xây mới), QL1 nắn tuyến sang phía Tây, QL15D, các đường tỉnh theo hướng Đông – Tây kết nối từ đường ven biển đến đường bộ cao tốc, cảng biển Mỹ Thủy, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường Sắt Mỹ Thủy - Lao Bảo.
- Tập trung phát triển kinh tế và đô thị trong dải đồng bằng cao và vùng đồi thấp (trung du) – từ hai bên QL1 đến đường bộ cao tốc, tại khu vực địa hình cao tại phía Bắc thị trấn Diên Sanh và tại một số khu vực giáp phía Tây đường bộ cao tốc. Xác định toàn dải này như một vùng đô thị - kinh tế trung tâm.
- Ưu tiên dải ven biển cho đô thị du lịch và phục hồi sinh thái. Trong đó, tiếp tục thực hiện một số định hướng phát triển công nghiệp, tổ hợp (nhà máy) nuôi trồng thủy sản hiện đại, trong dải cồn cát ven biển, nhưng, phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
- Mọi hoạt động kinh tế đều quan tâm đến khía cạnh cảnh quan, công nghệ, tương tác với cộng đồng để hỗ trợ phát triển du lịch. Phát triển một hệ sinh thái du lịch đa dạng, dựa trên nền tảng sinh thái và môi trường cảnh quan, liên kết với các hoạt động kinh tế khác, gắn với chương trình nâng cấp chất lượng môi trường sống của dân cư.
- Lấy công nghiệp làm trọng tâm, du lịch làm mũi nhọn về kinh tế, đồng thời phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đô thị Diên Sanh là trọng tâm và được quy hoạch mở rộng khá lớn, chủ yếu theo hướng Bắc đến Trằm Trà Lộc và hướng Nam đến các khu vực phát triển đô thị quanh Cụm công nghiệp Quảng Trị, phấn đấu sau năm 2040 huyện Hải Lăng đạt các tiêu chí của đô thị loại IV; Đô thị La Vang đạt các chỉ tiêu đô thị loại V, khu vực phát triển đô thị Hải Chánh phát triển định hướng các tiêu chí đô thị loại V.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2030 đạt 13-14%; trong đó: nông - lâm – ngư nghiệp: 5%; công nghiệp - xây dựng: 17-18%; các ngành dịch vụ: 14-15%.
Giai đoạn 2030-2040 với tác động từ việc các dự án thuộc Khu kinh tế Đông Nam đã ổn định đi vào vận hành, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đạt được những hiệu quả tích cực, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình của các thành phần nông - lâm – ngư nghiệp: khoảng 5%; Công nghiệp - xây dựng khoảng 15%; các ngành dịch vụ: 12%.
Giai đoạn 2040-2050, dự báo giá trị khai thác của đất đai đạt đến cực hạn, nên giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ tăng ở mức 5%; các động lực của Khu kinh tế Đông Nam và các khu vực khác sẽ bão hòa, do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân của Công nghiệp - xây dựng khoảng và các ngành dịch vụ khoảng 10%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dự báo dưới bảng sau:
STT
|
Thành phần kinh tế
|
2020
|
2030
|
2040
|
2050
|
1
|
Nông – lâm - ngư nghiệp
|
26,46
|
11,62
|
5,55
|
3,56
|
2
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
37,65
|
50,91
|
60,35
|
61,62
|
3
|
Các ngành dịch vụ
|
35,89
|
37,47
|
34,10
|
34,82
|
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2030 đạt 13,8%; Giai đoạn 2030-2040 đạt khoảng 13,0%; Giai đoạn 2040-2050 đạt khoảng 9,5%. Tốc độ tăng trường bình quân hằng năm giai đoạn 2020-2050 đạt khoảng 12,2%.
- Quy mô nền kinh tế gấp khoảng 30 lần trong giai đoạn 30 năm.
IV.1.3. Dự báo về Văn hóa – xã hội
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên các giai đoạn đến năm 2030, 2030-2040, 2040-2050 là 0,85%.
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hằng năm: 0,5-1%.
Năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 65-70%, đến năm 2030 đạt 70-75%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 45%; đến năm 2040 đạt khoảng 80%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 65%; đến năm 2050 đạt 100%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 75%.
Năm 2025, có 80% bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm y tế xã, thị trấn; quy mô giường bệnh điều trị nội trú đạt 150 giường; tỷ lệ người dân tham gia BHYT 95%. Đến năm 2030, có 100% bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm y tế xã, thị trấn; tỷ lệ người dân tham gia BHYT 97%; đến giai đoạn năm 2040, 2050 tỷ lệ người dân tham gia BHYT 100%.
Sử dụng phương pháp toán học kết hợp phân tích dân số học để đưa ra những dự báo dân số cho huyện Hải Lăng ở những mốc thời gian 2030, 2040, 2050.
Công thức dự báo dân số chính thức của huyện như sau:
Dự báo quy mô dân số của huyện theo công thức sau: Nt = N0 (1 + n)t.
Trong đó:
- n: tỉ lệ gia tăng dân số % (tăng tự nhiên + Cơ học);
- t: số năm dự báo tính từ năm có dân số là N0;
- N0: dân số hiện có;
- Nt là dân số dự báo.
Dân số hiện trạng năm 2021 của huyện là 80.214 người (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2021). Tốc độ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2016 – 2021 là (-1,34)%/năm. Cùng với Triệu Phong, đảo Cồn Cỏ, Hải Lăng là huyện có tỷ lệ tăng dân số trung bình âm trong gần 10 năm qua. Đây là vùng dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, do điều kiện kinh tế khó khăn nên người dân địa phương thường xuyên xuất cư đến những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội và cơ hội việc làm thuận lợi hơn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đặt ra mục tiêu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2025 và 2030 là ≤ 1%. Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện trong thời kỳ quy hoạch sẽ duy trì ở mức 1%.
a. Kịch bản 1 – tốc độ cao
Tình trạng di cư dân số ra khỏi huyện được cải thiện ngay trong giai đoạn 2021-2025 do quá trình phát triển một số dự án trọng điểm tại KKT Đông Nam. Sau đó, các dự án còn lại được đầu tư và đi vào hoạt động thuận lợi, dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học cao. Quá trình khai thác hệ thống hạ tầng liên vùng thuận lợi dẫn đến các cơ hội đầu tư lớn tại các khu vực đầu tư công nghiệp và thương mại dịch vụ, du lịch khác trên địa bàn toàn huyện.
- Giai đoạn đến 2025: Tốc độ gia tăng dân số ở mức 2%/năm cải thiện sâu so với mức -1,65%/năm trong giai đoạn 2016-2020;
- Giai đoạn 2025 – 2030: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 4,0%/năm, do trong giai đoạn này, cơ hội việc làm tại các KKT, KCN và phát triển nông thôn tạo điều kiện giải quyết nhân lực tại địa phương và thu hút lao động từ nơi khác đến không còn hiện tượng di dân;
- Giai đoạn 2030 – 2040: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 3,0%/năm, do trong giai đoạn này, cơ hội việc làm tại các KKT, KCN mạnh nhất, khả năng thu hút lao động nhập cư cũng ở mức cao nhất trong các thời kì;
- Giai đoạn 2040 - 2050: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 2,0%/năm.
Bảng. Dự báo dân số huyện Hải Lăng theo kịch bản 1
STT
|
Dân số
|
2021
|
2025
|
2030
|
2040
|
2050
|
1
|
Dân số toàn huyện
|
80.214
|
88.563
|
107.750
|
144.807
|
176.519
|
|
Tỉ lệ tăng dân số(%)
|
|
2
|
4
|
3
|
2
|
2
|
Đô thị (hoặc nội thị)
|
8.745
|
15.344
|
30.797
|
78.725
|
113.675
|
3
|
Nông thôn (hoặc ngoại thị)
|
69.665
|
73.219
|
76.954
|
66.083
|
62.844
|
b. Kịch bản 2 – tốc độ thấp
Tình hình triển khai các hoạt động kinh tế xã hội vẫn tăng trưởng như hiện nay đến năm 2025, sau đó các dự án thuộc KKT Đông Nam và các khu vực khác đi vào hoạt động có hiệu quả, dẫn đến sự thay đổi về tỉ lệ gia tăng dân số ở mức độ vừa phải, đỉnh điểm tăng trưởng là vào năm 2040.
- Giai đoạn đến 2025: Tốc độ gia tăng dân số 1%/năm;
- Giai đoạn 2025 – 2030: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 2,0%/năm;
- Giai đoạn 2030 – 2040: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 2,0%/năm;
- Giai đoạn 2040 - 2050: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 1,5%/năm.
Bảng. Dự báo dân số huyện Hải Lăng theo kịch bản 2
STT
|
Dân số
|
2021
|
2025
|
2030
|
2040
|
2050
|
1
|
Dân số toàn huyện
|
80.214
|
84.306
|
93.080
|
113.464
|
131.680
|
|
Tỉ lệ tăng dân số(%)
|
|
1
|
2
|
2
|
1,5
|
2
|
Đô thị (hoặc nội thị)
|
8.745
|
11.087
|
16.127
|
40.282
|
62.085
|
3
|
Nông thôn (hoặc ngoại thị)
|
69.665
|
73.219
|
76.954
|
73.182
|
69.595
|
b. Kịch bản 3 – tốc độ khá (kịch bản đề xuất)
Tình hình triển khai các hoạt động kinh tế xã hội đạt được những kết quả nhất định đến năm 2025, trong đó, tỉ lệ giảm dân số cơ học không còn, thay vào đó đã thu hút được dân nhập cư do quá trình đưa vào vận hành, khai thác của một số dự án trên địa bàn, sau đó các dự án thuộc KKT Đông Nam và các khu vực khác đi vào hoạt động có hiệu quả, dẫn đến sự thay đổi về tỉ lệ gia tăng dân số, đỉnh điểm tăng trưởng là vào năm 2040.
- Giai đoạn đến 2025: Tốc độ gia tăng dân số tăng ở mức 2,0%/năm.
- Giai đoạn 2025 – 2030: Tốc độ gia tăng dân số ở mức 3,0%/năm, do trong giai đoạn này, cơ hội việc làm tại các KKT, KCN và phát triển nông thôn tạo điều kiện giải quyết nhân lực tại địa phương và thu hút lao động từ nơi khác đến.
- Giai đoạn 2030 – 2040: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 2,5%/năm, do trong giai đoạn này, cơ hội việc làm tại các KKT, KCN vẫn tăng rất mạnh, khả năng thu hút lao động nhập cư cũng ở mức cao.
- Giai đoạn 2040 - 2050: Tốc độ gia tăng dân số dương ở mức 1,8%/năm.
Bảng. Dự báo dân số huyện Hải Lăng theo kịch bản 3
STT
|
Dân số
|
2020
|
2025
|
2030
|
2040
|
2050
|
1
|
Dân số toàn huyện
|
80.214
|
88.563
|
102.668
|
131.424
|
157.092
|
|
Tỉ lệ tăng dân số (%)
|
|
2
|
3
|
2,5
|
1,8
|
2
|
Đô thị (hoặc nội thị)
|
8.745
|
15.344
|
19.017
|
65.668
|
91.335
|
3
|
Nông thôn (hoặc ngoại thị)
|
69.665
|
73.219
|
83.651
|
65.756
|
65.756
|
- Dự báo dân số đến năm 2030 đạt khoảng 103.000 người;
- Dự báo dân số đến năm 2040 đạt khoảng 132.000 người;
- Dự báo dân số đến năm 2050 đạt khoảng 157.000 người.
IV.2.4. Tỷ lệ lao động
- Dự báo tỷ lệ lao động đến năm 2030 là khoảng 57%;
- Dự báo tỷ lệ lao động đến năm 2040 là khoảng 62%; Trong đó, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là ≥55%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị là ≥75%;
- Dự báo tỷ lệ lao động đến năm 2050 là khoảng 67%; Trong đó, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là ≥55%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị là ≥75%;
IV.3. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa
- Dân số hiện trạng năm 2021 là 80.214 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 11,18%;
- Dân số năm 2030 là khoảng 103.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 18,5%;
- Dân số năm 2040 là khoảng 132.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 50,0%;
- Dân số năm 2050 là khoảng 157.000 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 58%.
IV.4. Dự báo về sử dụng đất
- Tăng diện tích đất phi nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, thành lập các đô thị và khu chức năng mới, tăng diện tích xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Giảm diện tích đất nông nghiệp và nông thôn do chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp và quá trình đô thị hóa nông thôn.Giảm diện tích đất chưa sử dụng do tăng cường khai thác quỹ đất chưa sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Dự báo diện tích đất phát triển đô thị:
+ Đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị là khoảng 1.600 ha;
+ Đến năm 2040, định hướng đến năm 2050: Đất xây dựng đô thị là khoảng 8.700 ha; Trong giai đoạn 2030-2040, toàn bộ huyện Hải Lăng trở thành thị xã Hải Lăng.
- Dự báo diện tích đất xây dựng các KKT, KCN, CCN:
+ Diện tích xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam thuộc huyện Hải Lăng là khoảng 92,38 km2.
+ Tổng diện tích đất xây dựng các KCN, CCN đến năm 2030 là khoảng 665 ha; Đến năm 2040 và duy trì đến năm 2050 là khoảng 3.000 ha.
Quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch, công nghiệp sẽ phần nào ảnh hưởng đến môi trường, từ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn… Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp cũng sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống chung. Do vậy cần phải có các kế hoạch, giải pháp lâu dài nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến, xây dựng phát triển bền vững lâu dài.
Hải Lăng là huyện duyên hải tỉnh Quảng Trị, có bờ biển dài 13,5km, có đặc điểm về khí hậu và địa hình phức tạp. Hải Lăng cũng giống các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hàng năm thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, dông sét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác...
Bão: Là một huyện ven biển của tỉnh Quảng Trị, Hải Lăng thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của các cơn bão khi đổ bộ vào khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, với mức độ ảnh hưởng từ trung bình đến rất cao. Đặc biệt, có khả năng chịu ảnh hưởng của siêu bão với cấp độ thảm họa. Tình trạng dễ bị tổn thương do bão tại Hải Lăng nằm trong khoảng từ trung bình đến cao, tùy thuộc vào địa hình khu vực; các xã ven biển gồm Hải An và Hải Khê là nhóm dễ bị tổn thương cao.
Lũ lụt: Do đặc điểm địa hình của huyện nghiêng từ Tây sang Đông, có địa hình lòng chảo ở vùng đồng bằng nên thời gian truyền lũ nhanh nhưng thoát chậm. Mặt khác lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, có 2 đỉnh: một đỉnh vào tháng 5 gây lũ tiểu mãn và một đỉnh vào khoảng tháng 10 đến giữa tháng 11 gây lũ chính vụ. Tính trung bình nhiều năm thì mùa lũ lụt chính vụ thường xảy ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng BĐKH toàn cầu nên trên địa bàn huyện thường xảy ra lũ sớm vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và lũ muộn từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 01.
Hạn hán:
- Huyện Hải Lăng chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam khô nóng hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng 3 - 4 và 7 - 8). Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm, làm cạn nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân (số ngày có gió Tây Nam khô nóng trung bình 44,9 ngày/năm).
- Thời gian hạn hán thường trùng với thời kỳ nhiệt độ cao, độ ẩm thấp dẫn tới tăng lượng bốc hơi, trong khi lượng mưa nhỏ, làm mực nước các hồ chứa xuống rất thấp, những năm hạn nặng như 2014, 2015, 2016 và năm 2019, hầu hết các hồ chứa đều thiếu nước để phục vụ nước tưới sản xuất trầm trọng.
- Ngoài việc gây cạn kiệt các hồ chứa, nước sông dẫn đến xâm nhập mặn và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, hạn hán còn gây dịch bệnh về người, gia súc.
Sạt ở hờ sông, bờ biển:
- Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn huyện Hải Lăng trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ xói lở nhanh hơn và hướng sạt lở thường xuyên thay đổi. Dưới tác động của thiên tai, tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng và khó lường.
- Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đã uy hiếp đến tính mạng người dân, tài sản, các công trình cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa lịch sử và đất đai sản xuất. Sạt lở bờ sông, bờ biển đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các khu dân cư vùng ven bờ sông, bờ biển.
Nước biển dâng do biến đổi khí hậu:
- Do đặc điểm về vị trí địa lý (giáp biển, nằm trong khu vực chịu tần suất bão cao) nên Hải Lăng thường xuyên chịu tác động của thiên tai đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới nhiều thiên tai với hậu quả khó lường mà một địa phương như huyện Hải Lăng cần phải tính đến.
- Hải Lăng thường chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, khu vực đồng bằng ven biển là khu vực đầu tiên hứng chịu các diễn biến có tính phá hủy cao nhất của khí hậu như bão, thủy triều dâng và sẽ chịu nhiều tác động nhất của hiện tượng nước biển dâng... Các cơn bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9 gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu.
- Từ số liệu cập nhật kịch bản năm 2020 về nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu, bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng theo các mức ngập từ 50cm đến 100cm với bước cao đều là 10cm. Kết quả tính toán nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng đối với huyện Hải Lăng như sau:
Bảng. Ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH
TT
|
Mực nước biển dâng (cm)
|
Diện tích ngập (ha)
|
Tỷ lệ % sơ với diện tích tự nhiên huyện
|
1
|
50
|
2.267
|
4,63
|
2
|
60
|
2.850
|
5,82
|
3
|
70
|
3.295
|
6,73
|
4
|
80
|
3.668
|
7,49
|
5
|
90
|
4.045
|
8,26
|
6
|
100
|
4.250
|
8,68
|
Như vậy, với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diện tích sử dụng đất của huyện.
V.1.1. Quan điểm chung
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Trị, đảm bảo thống nhất với hệ thống các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh.
Phát huy tiềm năng của huyện để phát triển, phát huy nội lực đồng thời tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao tốc độ tăng trưởng. Phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững, tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo tác động lan toả trong toàn huyện và toàn tỉnh sẽ là nhiệm vụ xuyên suốt và có tính dài hạn, do vậy phải thống nhất định hướng, phân kỳ phù hợp với mục tiêu, nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn. Trong đó, chính sách thu hút các nguồn vốn khác là rất quan trọng; Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được quy hoạch và bố trí không gian đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện phải hiện đại, đồng bộ, ưu tiên những dự án quan trọng, tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn.
V.1.2. Quan điểm cụ thể
Phát triển không gian vùng huyện Hải Lăng phát triển đa dạng, phù hợp đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý của 03 vùng sinh thái: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
Phát triển huyện Hải Lăng đạt các tiêu chí của đô thị loại IV, trở thành thị xã Hải Lăng trước năm 2040.
Phát triển đô thị Diên Sanh trở thành đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện và của thị xã; Đô thị La Vang trở thành đô thị động lực phía Bắc cho du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng của tỉnh và của huyện; Khu vực phát triển đô thị Hải Chánh trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ cho khu vực phía Nam; Khu vực phát triển đô thị Mỹ Thủy trở thành trung tâm du lịch biển, trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, hậu cần cảng biển và vận tải.
Xây dựng huyện Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới trước năm 2025 và cơ bản trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh vào năm 2030.
Phát triển bền vững, có mũi nhọn và thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tính chất, chức năng của huyện Hải Lăng được xác định phù hợp với phương án phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển không gian theo quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:
Là khu vực vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại dịch vụ, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, tương lai trở thành khu vực trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh và là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực.
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam tỉnh Quảng Trị.
Là vùng có tiềm năng khai thác phát triển du lịch của tỉnh, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và hệ thống di tích lịch sử.
V.3. Phương án phát triển vùng
Phát triển không gian vùng huyện Hải Lăng phát triển đa dạng, phù hợp đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý của 03 vùng sinh thái: vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
V.3.1. Vùng gò đồi
- Bao gồm một phần các xã, thị trấn: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh và phần phía Tây thị trấn Diên Sanh.
- Định hướng phát triển: Bảo vệ đầu nguồn, khôi phục sinh thái, tăng độ che phủ, phát triển lâm nghiệp bền vững và du lịch sinh thái, chú trọng vai trò an ninh quốc phòng và văn hoá xã hội.
V.3.2. Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng cao:
+ Từ QL1 đến đường bộ cao tốc, tại khu vực địa hình cao tại phía Tây thị trấn Diên Sanh và tại một số khu vực giáp phía Tây đường bộ cao tốc:
+ Bao gồm một phần các xã, thị trấn: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Định, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh và phần phía Đông thị trấn Diên Sanh.
+ Định hướng phát triển: Tập trung phát triển kinh tế và đô thị tại khu vực giáp Quốc lộ 1. Ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ có yêu cầu quỹ đất lớn dọc các tuyến Đông - Tây và dọc theo đường bộ cao tốc.
- Vùng đồng bằng thấp:
+ Bao gồm một phần các xã: Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải Quy, Hải Hưng, Hải Định, Hải Phong, phần phía Đông các xã Hải Trường và Hải Sơn.
+ Định hướng phát triển: Duy trì sinh thái nông nghiệp - hỗ trợ trữ nước trong mùa lũ; kết nối và nâng cao chất lượng môi trường sống của các cộng đồng dân cư hiện hữu, kết nối thành mạng lưới đan xen trong cảnh quan nông nghiệp, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng trũng và du lịch khai thác cảnh quan nông nghiệp.
V.3.3. Vùng ven biển
- Bao gồm các xã Hải An, Hải Khê và một phần các xã Hải Ba, Hải Quế và Hải Dương.
- Định hướng phát triển: Theo quy hoạch chung KKT Đông Nam Quảng Trị và Quy hoạch phân khu xây dựng KKT Đông Nam Quảng Trị, giai đoạn 1; Xây dựng khu vực trọng tâm phát triển của Khu kinh tế Đông Nam - Quảng Trị, nơi bố trí các dự án động lực quan trọng để xây dựng và phát triển của khu kinh tế gồm các ngành, lĩnh vực: Sản xuất năng lượng, thương mại dịch vụ, giao thương quốc tế và cảng biển nước sâu, Logistics; Xây dựng khu vực dân cư làng xóm hiện hữu, các điểm tái định cư, khu nhà ở cho công nhân và các chuyên gia; Xây dựng khu vực có cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ theo hướng hiện đại, kiến trúc cảnh quan hài hòa, đảm bảo an toàn môi trường.
V.4.1. Vùng phát triển đô thị Diên Sanh
Bảng. Tổng hợp định hướng phát triển đô thị Diên Sanh
Tính chất
|
2030
|
2040
|
2050
|
Dân số (người)
|
11.500
|
20.000
|
25.000
|
Loại đô thị
|
V
|
-
|
-
|
Đất xây dựng đô thị (ha)
|
1.240
|
1.500
|
1.800
|
- Giai đoạn đến năm 2025: Phát triển đô thị Diên Sanh hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện;
- Đến năm 2030: Là đô thị loại V, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện với khoảng 11.500 dân;
- Đến năm 2040: Đô thị Diên Sanh hướng tới đạt một số tiêu chí của đô thị loại IV, trở thành phường Diên Sanh, thuộc thị xã Hải Lăng với khoảng 20.000 dân;
- Đến năm 2050: Là phường Diên Sanh thuộc thị xã Hải Lăng với khoảng 25.000 dân; Phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tính chất đô thị: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thị xã Hải Lăng.
V.4.2. Vùng phát triển đô thị La Vang
Bảng. Tổng hợp định hướng phát triển đô thị La Vang
Tính chất
|
2030
|
2040
|
2050
|
Dân số (người)
|
7.500
|
16.000
|
18.000
|
Loại đô thị
|
V
|
-
|
-
|
Đất xây dựng đô thị (ha)
|
325
|
550
|
650
|
- Đến năm 2030: Phát triển khu vực phía Bắc nhà thờ La Vang thuộc thôn Phú Hưng, xã Hải Phú làm trung tâm và phát triển thêm các khu vực phụ cận, hình thành đô thị đạt các tiêu chí của đô thị loại V.
- Đến năm 2040: Là một phường của thị xã Hải Lăng với khoảng 16.000 dân.
- Đến năm 2050: là một phuờng của thị xã Hải Lăng với 18.000 dân.
- Tính chất đô thị: Là đô thị động lực phía Bắc huyện Hải Lăng, là đô thị loại V; Phát triển về thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.
V.4.3. Khu vực phát triển đô thị Hải Chánh
- Đến năm 2030: Định hướng xây dựng vùng phát triển đô thị tại trung tâm của xã Hải Chánh có trục chính là Quốc lộ 1A.
- Đến năm 2040, định hướng đến năm 2050: Là một phường của thị xã Hải Lăng.
V.4.4. Phương án phát triển huyện Hải Lăng thành thị xã Hải Lăng
- Định hướng đến năm 2040, nâng cấp huyện Hải Lăng thành thị xã Hải Lăng với 50% đơn vị hành chính cấp xã là phường.
- Vùng trung tâm của thị xã Hải Lăng: phát triển khu vực bao gồm đô thị Diên Sanh hiện hữu kết hợp khu vực phía Bắc đến Trằm Trà Lộc, bao gồm khu vực phát triển phức hợp ngã 5, phía Nam phát triển đến các khu vực phát triển đô thị xung quanh Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP).
- Định hướng đến năm 2050, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV và thị xã Hải Lăng, hướng tới đạt một số tiêu chí của đô thị loại III, phát triển đô thị theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
V.5. Phân vùng phát triển công nghiệp
V.5.1. Phương án phát triển
Trên cơ sở nền công nghiệp đã được hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Hải Lăng trong các giai đoạn qua và định hướng phát triển của thị trường, cùng với sự hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, dự kiến một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ được ưu tiên định hướng phát triển trong thời kỳ 2021-2040, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Công nghiệp Chế biến nông, lâm, thủy sản; thực phẩm;
- Công nghiệp Dệt may - Giày da;
- Công nghiệp Sản xuất VLXD (sản xuất cấu kiện vật liệu xây dựng, vật liệu mới, vật liệu công nghệ cao);
- Công nghiệp Cơ khí sản xuất kim loại, điện tử;
- Công nghiệp năng lượng (Năng lượng mới tái tạo, Năng lượng sạch như: điện mặt trời, điện khí, điện sinh khối...);
- Công nghiệp Chế biến gỗ (chế biến đồ gỗ gia dụng, mỹ nghệ; chế biến sâu gỗ rừng trồng);
- Các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các Khu kinh tế, Khu công nghiệp; các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường...;
- Duy trì và phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
V.5.2. Phân vùng phát triển
Đến năm 2030:
- Tập trung đầu tư từng bước và hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng các CCN Hải Thượng (diện tích 25 ha), Cụm công nghiệp Hải Chánh (diện tích 30 ha, mở rộng diện tích lên ≤75 ha) và một số khu, cụm công nghiệp khác nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thu hút các dự án phát triển CN-TTCN trên địa bàn. Phấn đấu hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và lấp đầy 100% diện tích 02 Cụm công nghiệp Hải Thượng và Cụm công nghiệp Hải Chánh.
- Khu công nghiệp Quảng Trị, huyện Hải Lăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Trường và xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có quy mô 481,2 ha. Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ uống, sửa chữa máy nông nghiệp và phương tiện giao thông, tiểu thủ công nghiệp, may mặc, dệt may, giày da..
Đến năm 2040:
- Thành lập các cụm công nghiệp mới:
+ Cụm CN Thượng Lâm (diện tích ≤75 ha), kết hợp các nhà máy hiện có như nhà máy gạch Tuynel Hải Lăng, nhà máy tinh bột sắn.
+ Cụm CN Diên Sanh 2 (diện tích ≤75 ha), tiếp giáp tuyến đường tránh phía Tây Quốc lộ và tuyến Quốc lộ 15D để di dời Cụm CN Diên Sanh đến địa điểm mới đảm bảo xa khu dân cư và hạn chế tối thiểu tác động về mặt môi trường.
+ Cụm CN khu vực ngã 5 các xã Hải Thượng - Hải Hưng là cụm CN ưu tiên lựa chọn những ngành công nghiệp sạch, kết hợp với phát triển các khu đô thị, các điểm dân cư, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái, kết nối mạnh với thị trấn Diên Sanh hiện hữu để kết hợp nâng cấp trở thành trung tâm của thị xã Hải Lăng.
+ Cụm CN Hải Trường (diện tích ≤75 ha), thuộc xã Hải Trường, có tính đến quỹ đất để di dời Cụm CN Diên Sanh đến địa điểm mới đảm bảo xa khu dân cư và hạn chế tối thiểu tác động về mặt môi trường.
- Thành lập tổ hợp các khu, cụm công nghiệp với tổng quy mô khoảng 2.200 ha, có ranh giới từ Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP) đến giáp ranh giới cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
- Di dời Cụm công nghiệp Diên Sanh ra các khu vực Cụm công nghiệp Hải Trường và Cụm công nghiệp Diên Sanh 2.
Định hướng đến năm 2050:
- Hoàn thành các định hướng quy hoạch về công nghiệp, tiếp tục khai thác ngành công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
V.6. Phân vùng phát triển Khu kinh tế
Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập tại Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015 và phê duyệt quy hoạch chung tại Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016.
Giai đoạn 1 của Khu kinh tế Đông Nam đã được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tại các Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Giai đoạn 2 của Khu kinh tế Đông Nam đã được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tại các Quyết định số 3585/QĐ-UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị; Và điều chỉnh tại Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Định hướng phát triển các chức năng trong Khu kinh tế Đông Nam thực hiện theo đồ án Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt. cụ thể:
- Quy hoạch khu trung tâm nhiệt điện với diện tích khoảng 505ha. Bố trí tại xã Hải Khê, một phần tại xã Hải An và xã Hải Dương.
- Khu đất phía Tây của Trung tâm nhiệt điện sẽ được quy hoạch thành khu vực hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện và khu vực dự trữ phát triển với diện tích khoảng 59,6 ha.
- Quy hoạch Khu trung tâm tiếp nhận và xử lý các sản phẩm khí tự nhiên: Diện tích khoảng 355 ha (vị trí phía Bắc cảng biển Mỹ Thủy) có chức năng xử lý các sản phẩm dầu và khí tự nhiên; xây dựng nhà máy nhiệt điện khí, diện tích 200 ha và kho dầu và khí với diện tích khoảng 155 ha.
- Khu hỗ trợ các dự án động lực, nằm ở vị trí tiếp giáp, bao ven các dự án động lực. Bao gồm:
+ Khu công nghiệp hỗ trợ phát triển cảng biển: Khu chế biến nông, lâm, thủy sản tập trung, hỗn hợp quy mô 92,9 ha; các khu kho tàng bến bãi; cấu kiện bê tông đúc sẵn; phát triển xây dựng cảng; công nghiệp gỗ ép, ván dăm; chế biến nông, lâm sản;...
+ Khu công nghiệp hỗ trợ khu phức hợp năng lượng: Có quy mô 146,7 ha, gồm công nghiệp xử lý các sản phẩm khí; công nghiệp sản xuất đạm - amon; công nghiệp bao bì; công nghiệp gốm sứ; thủy tinh công nghệ cao; công nghiệp vật liệu công nghệ cao; lắp ráp; bông, sợi thủy tinh;...
V.7. Phân vùng phát triển du lịch
Đến năm 2030 cơ bản thực hiện quy hoạch tất cả các điểm dự kiến phát triển du lịch để chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư xây dựng. Các điểm du lịch đã được phê duyệt quy hoạch cần tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác theo định hướng đã đề ra.
Đến năm 2040, trên cơ sở các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn trên sơ cở tình hình phát triển của ngành du lịch.
Định hướng đến năm 2050, cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cho toàn huyện, tiếp tục khai thác du lịch theo hướng thân thiên với môi trường, bền vững.
V.7.1. Vùng du lịch biển
Vùng du lịch biển thuộc 2 xã Hải An và Hải Khê, định hướng phát triển cụ thể như sau:
- Mở rộng bãi tắm Mỹ Thủy, xã Hải An về phía Bắc nhằm phục vụ tuyến du lịch La Vang - Khu sinh thái Trà Lộc - Bãi tắm Mỹ Thủy.
- Quy hoạch Khu dịch vụ - du lịch biển Hải Khê, xã Hải Khê với diện tích 53,8 ha phục vụ cho phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng.
V.7.2. Vùng du lịch cảnh quan thiên nhiên
Huyện Hải Lăng có khu vực rừng phòng hộ ở vùng đồi núi phía Tây với diện tích lớn và tiềm năng khai thác du lịch cảnh quan với các hoạt động phong phú như: tham quan, cắm trại, trekking…
Huyện Hải Lăng có hệ thống các hồ đập lớn tại khu vực gò đồi, thác và các Trằm với hệ thống sinh thái đặc trưng có khả năng hình thành các khu, điểm du lịch thu hút. Định hướng phát triển cụ thể như sau:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc (diện tích khoảng 200ha).
- Quy hoạch và phát triển khu vực Đập Trén, xã Hải Định thành khu dịch vụ sinh thái với diện tích khoảng 10 ha và phát triến các điểm thương mại-dịch vụ tại khu vực cồn Nương (diện tích 4,9 ha).
- Quy hoạch phát triển khu dịch vụ, du lịch sinh thái Trằm Lớn tại thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng với diện tích 10 ha.
- Quy hoạch phát triển loại hình dịch vụ du lịch sinh thái gò đồi tại khuôn viên quanh hồ Khe Rò, hồ Cầu Mưng – Thác Kheo (Hải Lâm), Khe Khế (Hải Phú), hồ Miếu Bà (Hải Sơn), hồ Trằm Khang, Hồ nước Chè Thượng (thị trấn Diên Sanh) mỗi khu vực có diện tích 10-50 ha.
- Quy hoạch phát triển loại hình dịch vụ du lịch sinh thái trại khu vực Thác Chờơng (xã Hải Sơn, Hải Chánh) diện tích 50 ha, Thác Chàn Hoàng (xã Hải Lâm) diện tích 50 ha.
V.7.3. Vùng du lịch ven sông
Nằm ở khu vực hai bên 02 tuyến sông chính là sông Thác Ma và sông Nhùng.
Khu vực này phát triển mô hình du lịch sông nước kết hợp du lịch sinh thái, dịch vụ hai bên bờ sông.
Với xu thế hiện nay, phát triển du lịch khai thác lợi thế các dòng sông đang thu hút được du khách. Các tour du lịch trên sông kết hợp phát triển đô thị, các địa chỉ văn hóa, ẩm thực, di tích, khu du lịch, khu thương mại làm các điểm đến sẽ làm phong phú thêm loại hình du lịch cho huyện.
V.7.4. Vùng du lịch tâm linh, di tích lịch sử
Vùng du lịch tâm linh bao gồm khu vực bảo vệ các di tích lịch sử đã được thống kê và xếp hạng. Trong đó đặc biệt là khu vực nhà thờ La Vang, nhà thờ Long Hưng, Ngã Ba Long Hưng…
V.8. Phân vùng phát triển hạ tầng xã hội
V.8.1. Phân vùng phát triển hạ tầng xã hội
a. Hạ tầng xã hội cấp huyện
Tập trung chủ yếu ở đô thị thị trấn Diên Sanh với quỹ đất xây dựng các công trình chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, y tế, TDTT … cấp thị trấn trở lên. Vị trí cụ thể được quy định tại các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị.
b. Hạ tầng xã hội cấp xã, thị trấn
Được bố trí tại trung tâm của các xã, thị trấn bao gồm quỹ đất xây dựng các công trình thiết chế chính trị, văn hóa xã hội cấp xã, thị trấn. Bao gồm 16 đơn vị xã, thị trấn với các vị trí công trình cụ thể được quy định trong các đồ án quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch khu trung tâm, quy hoạch chung, phân khu và chi tiết đô thị.
Tại các xã mới được sát nhập (Hải Hưng, Hải Định, Hải Phong), bố trí khu vực trung tâm xã mới bao gồm tổ hợp các chức năng công trình công cộng, thương mại dịch vụ, khu dân cư…
V.8.2. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
a. Hạ tầng giáo dục
- Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống hạ tầng giáo dục phù hợp với quy mô dân số và lao động.
- Đến năm 2040:
+ Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề: đầu tư phát triển trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện theo quy mô phù hợp với nhu cầu đào tạo lực lượng lao động thực tế;
+ Mở rộng đầu tư trường THPT Hải Lăng phù hợp với quy mô dân số đô thị Diên Sanh, các xã Hải Lâm, xã Hải Định, và một phần các xã Hải Hưng và Hải Trường , vị trí và diện tích được quy định tại đồ án Quy hoạch chung đô thị Diên Sanh;
+ Xây dựng mới trường THPT tại đô thị mới La Vang phù hợp với quy mô dân số đô thị La Vang, các xã Hải Thượng, Hải Quy và một phần xã Hải Hưng, vị trí và diện tích được quy định tại đồ án Quy hoạch chung đô thị mới La Vang;
+ Mở rộng đầu tư trường THPT Bùi Dục Tài phù hợp với quy mô dân số khu vực phát triển đô thị Hải Chánh, các xã Hải Sơn, Hải Hòa và một phần xã Hải Trường, vị trí tại khu vực trường THPT Bùi Dục Tài hiện nay;
+ Mở rộng đầu tư trường THPT Trần Thị Tâm phù hợp với quy mô dân số các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương, Hải An và Hải Khê, vị trí tại khu vực trường THPT Trần Thị Tâm hiện nay;
+ Các công trình giáo dục cấp THCS, TH, mần non thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xã, thị trấn.
+ Việc xây dựng các trường học có thể theo hình thức công lập hoặc ngoài công lập, một cấp hoặc liên cấp và việc sắp xếp quy mô trường lớp tùy vào tình hình thực tế của mỗi địa phương.
- Đến năm 2050: Hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng giáo dục đáp ứng theo tiêu chuẩn của thị xã, duy trì và phát triển có hiệu quả, bền vững.
b. Hạ tầng y tế
- Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư, cải tạo trung tâm y tế huyện; đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới tối thiểu 1 trạm y tế/xã, thị trấn (phường) phù hợp với quy hoạch chung xã, thị trấn (phường).
- Đến năm 2040:
+ Bệnh viện đa khoa : Đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa huyện Hải Lăng tại đô thị Diên Sanh với quy mô phù hợp với dân số từng thời kỳ, vị trí được quy định tại đồ án quy hoạch chung đô thị Diên Sanh.
+ Phòng khám đa khoa : đầu tư xây dựng mới phòng khám đa khoa tại đô thị La Vang, diện tích được xác định theo dân số đô thị trong từng thời kỳ, vị trí được quy định tại đồ án quy hoạch chung đô thị.
+ Trạm y tế : Tiếp tục duy trì và nâng cấp các trạm y tế đảm bảo tiêu chuẩn của thị xã.
- Đến năm 2050: Hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng y tế đáp ứng theo tiêu chuẩn của thị xã, duy trì và phát triển có hiệu quả, bền vững.
c. Hạ tầng văn hóa
- Đến năm 2030: Hoàn thành 100% các xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa- Thể thao và 100% các thôn, khóm có nhà Văn hóa - khu Thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cải tạo, nâng cấp trung tâm văn hóa thể thao huyện tại thị trấn Diên Sanh, xây dựng 1-2 công trình văn hóa (Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi) tại đô thị mới La Vang và khu vực phát triển đô thị Hải Chánh, khu vực phát triển đô thị Mỹ Thủy.
- Đến năm 2040: Xây dựng thêm 1-2 công trình văn hóa (Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi) tại thị trấn Diên Sanh. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp công trình văn hóa tại các xã, thị trấn (phường) theo quy hoạch chung xã, thị trấn (phường).
- Đến năm 2050: Hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng văn hóa đáp ứng theo tiêu chuẩn của thị xã, duy trì và phát triển có hiệu quả, bền vững.
d. Hạ tầng thể thao
- Đến năm 2030: Cải tạo, nâng cấp sân vận động huyện tại thị trấn Diên Sanh, xây dựng 1-2 công trình thể thao (sân vận động, sân thể thao cơ bản) tại đô thị mới La Vang và khu vực phát triển đô thị Hải Chánh, khu vực phát triển đô thị Mỹ Thủy. Các công trình thể thao cấp xã thực hiện theo quy hoạch chung xã.
- Đến năm 2040: Xây dựng thêm 1-2 công trình thể thao (Sân thể thao cơ bản) tại thị trấn Diên Sanh. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp công trình thể thao tại các xã, thị trấn (phường) theo quy hoạch chung xã, thị trấn (phường).
- Đến năm 2050: Hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng thể thao đáp ứng theo tiêu chuẩn của thị xã, duy trì và phát triển có hiệu quả, bền vững.
e. Hạ tầng thương mại – dịch vụ
- Đến năm 2030:
+ Tổ chức lập quy hoạch các điểm thương mại - dịch vụ kết hợp với các công trình công cộng (các xã sát nhập) và các điểm dân cư nông thôn với quy mô khoảng 20-50 ha, giai đoạn đầu có thể thực hiện 10-20 ha bao gồm: Điểm thương mại - dịch vụ Hải Dương (Ngã tư Quốc lộ 49C với đường Dương Khê), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Quế (Ngã tư Quốc lộ 49C với ĐT582), Điểm thương mại - dịch vụ Quế Dương (Ngã tư Quốc lộ 49C với đường ĐT582B), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Ba (Ngã tư Quốc lộ 49C với đường QH1), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Hưng (Ngã tư đường Xuân – Quy - Vĩnh với đường QH1), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Định (Ngã tư ĐH62B với đường ĐT582), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Phong (Ngã tư ĐH56A với đường Dương Khê nối dài), Điểm thương mại - dịch vụ Hải Thượng (Ngã tư Quốc lộ 1A với đường ĐH50).
+ Định hướng phát triển hạ tầng thương mại – dịch vụ cấp đô thị: trên cơ sở định hướng phát triển 02 đô thị của huyện (thị trấn Diên Sanh, đô thị La Vang) và khu vực phát triển đô thị Hải Chánh, khu vực phát triển đô thị Mỹ Thuỷ, thu hút đầu tư 03 siêu thị (hạng II và hạng III) gắn với 03 khu vực đô thị đã được định hướng và quy hoạch.
+ Quy hoạch Khu phức hợp Đô thị - Công nghiệp - TMDV - Du lịch khu vực ngã 5 Thượng - Hưng (Vico) với quy mô diện tích khoảng 400ha; Khu vực phát triển hỗn hợp đa chức năng tại nút giao Quốc lộ 1A và Quốc lộ 15D diện tích khoảng 20ha.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu TĐC VSIP 1 và khu TĐC VSIP 2 với tổng diện tích là 100 ha thuộc địa bàn thị trấn Diên Sanh và xã Hải Trường.
+ Hoàn thành quy hoạch các Khu đô thị - dịch vụ công nghiệp xung quanh dự án VSIP, bao gồm: Khu thương mại - dịch vụ thị trấn Diên Sanh 50 ha (sát đường Quốc lộ 15D); Khu đô thị - dịch vụ và dân cư xã Hải Trường diện tích khoảng 60ha (cạnh Khu tái định cư VSIP, khu vực xã Hải Trường); Khu thương mại - dịch vụ - nhà ở chuyên gia - nhà ở công nhân phục vụ Khu công nghiệp Quảng Trị diện tích khoảng 135 ha (cạnh khu Tái định cư VSIP, khu vực xã Hải Lâm).
- Đến năm 2040, định hướng đến năm 2050:
+ Trên cơ sở các điểm thương mại – dịch vụ đã được thành lập, tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Đầu tư xây dựng khu vực phát triển hỗn hợp đa chức năng tại nút giao Quốc lộ 15D và cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
V.9. Phân vùng bảo tồn
V.9.1. Khu vực bảo tồn hệ sinh thái
Đất rừng phòng hộ có diện tích là 5.815,76 ha, chiếm 13,61% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven biển và khu vực các xã vùng gò đồi giáp ranh huyện Đakrông và lưu vực sông Ô Lâu.
Khu vực hệ sinh thái đầm lầy trên than bùn (phân bố tại xã Hải Hưng, xã Hải Định và thị trấn Diên Sanh), hệ sinh thái ngập nước (phân bố ở khu vực các trằm và lưu vực sông Ô Lâu).
V.9.2. Khu vực đê sông, đê biển, hệ thống công trình thủy lợi, nguồn nước
Huyện Hải Lăng có hệ thống đê và công trình thủy lợi chủ yếu phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai. Một số hồ đập có tiềm năng về du lịch biển, du lịch sinh thái, văn hoá và được xác định là một mắt xích quan trọng trong cụm du lịch phía Nam của tỉnh mà trung tâm là Thành cổ Quảng Trị - La Vang - Trằm Trà Lộc. Tiềm năng đất đai để phát triển du lịch, dịch vụ của huyện được hình thành theo các khu du lịch sinh thái như: Trằm Trà Lộc thuộc xã Hải Hưng; Trằm Lớn thuộc xã Hải Thượng; hồ đập Thanh nằm trên địa bàn thị trấn Diên Sanh và xã Hải Lâm; hồ Trén thuộc xã Hải Định và du lịch biển xã Hải An, Hải Khê.
Lưu vực các sông có nguồn nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt như sông Nhùng, sông Thác Ma, sông Bến Đá cần được bảo vệ theo các quy định về bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.
V.9.3. Khu vực di tích lịch sử
Các khu vực di tích lớn cần được bảo vệ là các di tích lịch sử đã được thống kê và xếp hạng. Trong đó có 02 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt thuộc DTQGĐB Thành cổ Quảng Trị và Những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (Nhà thờ Long Hưng, Ngã ba Long Hưng), 02 di tích cấp quốc gia (Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài, Vụ thảm sát Mỹ Thuỷ).
V.10.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển
a. Quan điểm phát triển
Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hữu cơ, bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả việc “tích tụ ruộng đất” để mở rộng quy mô sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và cơ giới hóa, hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
b. Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GO-giá năm 2010) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt 3-4%. Tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA) đạt 4%/năm; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 32% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Diện tích gieo trồng lúa 13.000- 14.000 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa hữu cơ 1.000 ha; cây rau quả thực phẩm 800-1.000 ha; cây ăn quả có múi 300 ha; cây dược liệu 100ha.
- Chăn nuôi: Tổng đàn lợn 60.000-70.000 con, đàn bò 7.000 con tổng đàn gia cầm trên 750 nghìn con.
- Hàng năm trồng mới khoảng 1.700-2.000 ha rừng tập trung. Giữ ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng đến năm 2030 từ 48-50%. Diện tích trồng rừng theo chứng chỉ FSC 1.000 ha. Trồng 10 -12 vạn cây phân tán mỗi năm.
c. Phương hướng phát triển
Tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh của huyện. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn. Ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến sau thu hoạch gắn với công nghiệp chế biến sâu; xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế ở vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển; hình thành các vùng sản xuất có quy mô, tập trung. Tổ chức sản xuất sản phẩm an toàn, đăng ký nhãn hiệu, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc gắn với thực hiện chương trình OCOP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu tiên các chính sách khuyến khích sản xuất nông sản sạch, canh tác hữu cơ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Chuyển đổi cây trồng phù hợp theo từng mùa vụ để thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống hạn hán, ngập úng và sâu bệnh. Ưu tiên phát triển liên kết vùng sản xuất lúa hữu cơ ở các đơn vị có điều kiện, tạo chuỗi giá trị với nhà máy chế biến nông sản hữu cơ. Liên doanh, liên kết sản xuất lúa giống với các công ty giống. Thử nghiệm các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường để đưa vào sản xuất. Tiếp tục đưa sản phẩm “Gạo Hải Lăng” ra thị trường, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Chú trọng phát triển sản xuất an toàn, kiểm soát quy trình từ gieo trồng đến thu hoạch, bảo quản chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo giá trị gia tăng.
Phát triển sản xuất các loại cây rau, củ, quả đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh. Phát triển cây ăn quả có múi tập trung ở vùng gò đồi, phát triển cây dược liệu ở những vùng có điều kiện.
Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với đảm bảo môi trường, vệ sinh phòng dịch. Áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tối ưu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Chú trọng cải tạo giống, du nhập giống mới để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, nhất là giống có khả năng kháng bệnh và cho hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, khôi phục, phát triển các giống gia súc, gia cầm đặc sản địa phương đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh. Làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, quản lý chặt chẽ vệ sinh thú y. Kêu gọi đầu tư xây dựng một số cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch ở những địa bàn có điều kiện.
Ban hành chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng gỗ lớn; chuyển mạnh trồng rừng theo hướng thâm canh, trồng rừng theo chứng chỉ FSC. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng; gắn nghề rừng với giải quyết việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo. Làm tốt công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
V.10.2. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Cây lúa tập trung:
- Ổn định diện tích gieo trồng lúa của huyện đến năm 2030 và 2040 từ 13.000 – 14.000 ha. Trong đó lúa chất lượng cao trên 12,0 nghìn ha, chiếm tỷ lệ gần 90% diện tích trồng lúa. Phát triển cây lúa tập trung, cánh đồng lớn với quy mô 5.500 ha đất canh tác.
- Quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ ở các xã Hải Dương, Thị trấn Diên Sanh, Hải Hưng, Hải Ba, Hải Định, Hải Trường, Hải Phú, Hải Sơn, Hải Quế, Hải Phong, với diện tích 1.500 ha năm 2030 và 2040.
Vùng trồng cây ăn quả, cây dược liệu: Quy hoạch phát triển diện tích ăn quả, cây dược liệu tại một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như xã Hải Phú, Hải Lâm, thị trấn Diên Sanh, xã Hải Chánh và xã Hải Sơn. Phấn đấu đến năm 2040 đạt vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, cây dược liệu vào khoảng 500-700 ha. Cụ thể:
- Xã Hải Phú: với diện tích khoảng 144ha, thuộc khoảnh 1,2 thuộc Tiểu khu 813 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải bàn giao cho UBND xã Hải Phú quản lý và sử dụng.
- Xã Hải Thượng: với diện tích khoảng 55 ha, tại khu vực Quéng, thôn Thượng Xá, khu vực này hiện đang trồng rừng sản xuất.
- Xã Hải Lâm: với diện tích khoảng 130ha, phía Nam giáp đất thị trấn Diên Sanh, phía Đông: giáp khu vực phòng thủ huyện, phía Tây: giáp đường dây điện 500kV, phía Bắc: giáp sông Nhùng.
- Thị trấn Diên Sanh: diện tích khoảng 168ha, Khu vực Mộ Chưởng (ở hai bên tuyến quy hoạch đường 15D, phía trên mỏ sét Tân Chính, trên tuyến tránh Quốc lộ 1A).
- Xã Hải Chánh: diện tích khoảng 150ha, phía bắc giáp ranh giới xã Hải Sơn, phía Tây: giáp đường dây 500kV, phía Đông: giáp hồ Khe Muồng, hiện trạng sử dụng đất: rừng sản xuất.
- Xã Hải Sơn: với diện tích khoảng 100ha, phía tây: giáp đường dây 500kV, phía nam: giáp khu dân cư và sông Thác Ma.
b. Chăn nuôi tập trung
Phát triển các khu chăn nuôi tập trung, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao quy mô liên huyện, liên xã cung ứng cho các thị trường trong, ngoài tỉnh, nhất là các trung tâm đô thị, trung tâm du lịch, khu vực tập trung dân cư và Thành phố Huế. Khuyến khích đầu tư phát triển các khu nuôi công nghiệp, khu chăn nuôi, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao.
Không ngừng nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ và chăn nuôi theo hướng hữu cơ an toàn sinh học.
Phân bố phát triển các khu vực chăn nuôi tập trung, giá trị hàng hóa cao:
- Xã Hải Lâm: với diện tích khoảng 20ha, giáp Khu vực K4 xã Hải Phú và đất Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
- Xã Hải Chánh: diện tích khoảng 100ha, phía Nam giáp mỏ sét đồi Hồ Lầy, phía Tây: giáp đường dây 500kV, hiện trạng sử dụng đất: rừng sản xuất.
- Xã Hải Sơn: với diện tích khoảng 100ha, phía tây: giáp đường dây 500kV, phía nam: giáp khu vực quy hoạch vùng trồng cây ăn quả.
- Đối với xã Hải Trường: đã quy hoạch vùng công nghiệp, dịch vụ, đan xen nông lâm ngư nghiệp.
V.10.3. Lâm nghiệp
Bảo vệ trồng rừng, trồng rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; rừng sản xuất và trồng rừng thay thế).
Đến năm 2030 và 2040 diện tích gỗ rừng trồng là 2.000 ha tại các xã: Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Thượng, Hải Phú
V.10.4. Nuôi trồng thủy sản
Nâng cao năng lực đánh bắt, khai thác hải sản và phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh:
- Phát triển nuôi mặt nước lớn trên lòng hồ theo phương thức thả giống và khai thác. Diện tích nuôi 40 ha (hồ Thác Keo là 20 ha, hồ Khe Rô là 20 ha).
- Phát triển nuôi lồng bè trên các sông Ô Lâu, Ô Giang.
- Nhân rộng triển khai các mô hình nuôi cá ao hồ nhỏ trên địa bàn các xã trong huyện.
- Hình thành vùng nuôi mặn lợ tập trung ở các xã ven biển, khuyến khích phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Gắn phát triển nuôi trồng với bảo vệ môi trường.
Thành lập vùng nuôi mặn lợ tập trung ở xã Hải Khê (73 ha), vùng nuôi tôm của công ty CP (121 ha); phát triển nuôi cá ao hồ vùng cao khó ngập lụt theo hướng thâm canh tăng năng suất; khai thác có hiệu quả diện tích lúa-cá; tận dụng diện tích mặt nước hồ, đập, đồng trũng để nuôi cá quảng canh, quảng canh cải tiến. Mở rộng nuôi cá lồng tại lưu vực các sông như: Ô Lâu, O Giang, Nhùng.. và các hồ có điều kiện như: Miếu Bà, Khe Chanh, thác Heo,..; Nâng cấp 2 cơ sở sản xuất giống cá nhân tạo ở xã Hải Phú, Hải Thượng đảm bảo nguồn giống tại chỗ.
V.11.1. Vùng phát triển trung tâm xã
- Đến năm 2030: Tại các xã không sáp nhập (các xã của huyện trừ 3 xã: Hải Định, Hải Phong, Hải Hưng), khu vực trung tâm xã sẽ được giữ nguyên và phát triển mở rộng dựa trên hạt nhân là khu vực trung tâm xã hiện hữu.
- Đến năm 2040, tại các xã sát nhập như Hải Định, Hải Phong, Hải Hưng, khu vực phát triển trung tâm xã được định hướng trong Quy hoạch vùng huyện. Khu trung tâm xã bao gồm các các công trình công cộng (y tế, giáo dục, văn hóa, hành chính…) các công trình thương mại dịch vụ tổng hợp (cây xăng, điểm dừng nghỉ, buôn bán…), các khu vực phát triển dân cư mới…Mỗi khu vực trung tâm có diện tích từ 20-50 ha.
- Đến năm 2050: hoàn thiện đầu tư kết cấu hạ tầng các trung tâm xã đồng bộ, theo hướng bền vững, đạt chuẩn trung tâm cấp phường.
V.11.2. Vùng phát triển các khu chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và các điểm dân cư nông thôn
- Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí các xã nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao và các tiêu chí huyện nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.
- Tập trung phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển các khu trung tâm xã theo hướng tập trung thành cụm công trình đảm bảo bán kính phục vụ thuận lợi; Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện có, định hướng phát triển các khu dân cư mới theo cụm nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Đến năm 2030: Vùng phát triển các khu chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và các điểm dân cư nông thôn cơ bản được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất huyện Hải Lăng đến năm 2030 và các đồ án quy hoạch khác đã được phê duyệt. Tại các xã sáp nhập, một phần vùng phát triển dân cư nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở các trung tâm xã được quy hoạch mới.
- Đến năm 2040: Hoàn thiện các khu chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và các điểm dân cư nông thôn đã được định hướng trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã.
- Đến năm 2050: Hoàn thiện hệ thống các khu chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
VI.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
VI.1.1. Cơ sở và nguyên tắc quy hoạch
- Tận dụng tối đa hiện trạng và địa hình tự nhiên, tránh ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực.
- Căn cứ theo đồ án quy hoạch các thị trấn, khu công nghiệp, nông thôn mới các xã trong huyện.
- Khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực thiết kế.
- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn.
- Các tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054:2005; Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN 107:2007; Quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình giao thông; Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22TCN210:1992 và các tiêu chuẩn, tài liệu khác liên quan.
- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1305/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
VI.1.2. Quan điểm
Kết nối chặt chẽ với chiến lược giao thông vận tải Việt Nam, Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuân thủ các dự án đã được phê duyệt, có rà soát, khớp nối đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Hải Lăng đến năm 2040 định hướng đến năm 2050 phù hợp với định hướng phát triến kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xã, giữa các huyện, xã.
Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng để phát triển giao thông nông thôn, kết hợp giữa giao thông đường bộ và giao thông đường thủy, giữa giao thông với thủy lợi, nông nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn huyện.
Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng hiện có, coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện tại, đầu tư nâng cấp mở rộng các trục chính, các tuyến đường huyết mạch phục vụ quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn.
Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.
Phát triển vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyến với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiếu tác động môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
VI.1.3. Mục tiêu
- Hệ thống đường tỉnh, đường huyện: Đạt tiêu chuẩn chung cấp IV; một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn cấp II, III; mặt đường thảm nhựa hoặc bê tông 80-100%.
- Đường đô thị và đường khu công nghiệp, khu kinh tế đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp cấp đô thị và nhu cầu phát triển của khu kinh tế, khu Công nghiệp, TTCN.
- Đường GTNT: Đường trục xã, liên xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, cấp VI, tải trọng tương ứng H13-XB60 mặt đường được bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt 100%; đường liên thôn, liên xóm đạt tối thiểu tiêu chuẩn loại A; mặt đường trải nhựa hoặc bê tông đạt 80% trở lên.
- Đến năm 2030: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới, cụ thể:
+ Nâng cấp các tuyến đường huyện đã đạt chuẩn theo quy hoạch của tỉnh; duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông trên địa bàn theo quy định; xây dựng các tuyến đường mới kết nối các tuyến đã có theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng của địa phương. Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 50% đường xã được bảo trì.
+ Đường đô thị tại các đô thị như Diên Sanh, La Vang và khu vực phát triển đô thị Hải Chánh sẽ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các trục chính theo quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chi tiết đã xác định.
+ Xây dựng mới hoặc nâng cấp các tuyến đường trọng điểm theo yêu cầu phát triển của tỉnh, huyện.
- Đến năm 2040:
+ Hoàn thiện mạng lưới đường huyện, đường xã, rà soát nâng cấp một số tuyến đường huyện lên thành đường tỉnh, đường xã lên thành đường huyện, tạo thành mạng lưới đường bộ thông suốt từ trung tâm tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã và từ xã về thôn xóm với chất lượng ngày càng tốt.
+ Nâng cao dịch vụ vận tải từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn.
+ Đường đô thị: tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các tuyến đường còn lại theo quy hoạch.
+ Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp hoàn thiện các tuyến đường trọng điểm theo yêu cầu phát triển của tỉnh, huyện đmả bảo theo quy hoạch.
- Định hướng đến năm 2050:
+ Nâng cấp đường quy hoạch giai đoạn 2040, duy tu bảo dưỡng theo quy định chuyên ngành.
+ Đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ các tuyến đường theo quy hoạch mạng lưới giao thông.
VI.1.4. Quy hoạch hệ thống giao thông
a. Mạng lưới đường bộ
- Đường cao tốc: Tuyến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, đi qua địa các xã Hải Lâm, xã Hải Thọ, xã Hải Sơn, xã Hải Chánh. Định hướng quy hoạch theo quy hoạch ngành của mạng lưới đường bộ Việt Nam. Giai đoạn đầu dự án có mặt cắt ngang với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền 12m. Riêng các đoạn nền đường đào sâu có quy mô 2 làn xe, bề rộng nền 23m; Các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền 23m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền B= 7,5m x 2 (mặt đường) + 1,5m (dải phân cách) + 2.5m x 2 (dải dừng xe khẩn cấp) + 0,75m x 2 (lề đường) = 23m
- Đường Quốc lộ: Huyện Hải Lăng gồm 03 tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn với tổng chiều dài 65,50km cụ thể như sau:
+ Quốc lộ 1A: Đoạn đi qua địa bàn huyện Hải Lăng dài 20,20km: Đoạn km771+300 - km778+980, km780+200-km791+500 nền rộng 12m, mặt rộng 11m, Đoạn km778+980-km780+200 mặt cắt rộng 23,5m; mặt đường 17,5m; lề rộng 2 x 3,0m. Được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Định hướng quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III theo quy hoạch ngành của mạng lưới đường bộ Việt Nam.
+ Quốc lộ 49C: Đoạn qua huyện Hải Lăng điểm đầu tại Km9+900 tại xóm Cồn xã Hải Hưng, điểm cuối tại Km23+500 tại Vân Trình xã Hải Dương dài 13,6km, đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng (Bnền = 6,5m; Bmặt =3,5m). Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 25m; Bmặt =15m).
+ Quốc lộ 15D: Đoạn qua huyện có điểm đầu tại Mỹ Thủy, điểm cuối tại ranh giới huyện Hải Lăng - Đakrông dài 31,9km, định hướng quy hoạch như sau:
Đoạn 1: Đưa tuyến đường tỉnh ĐT.582B vào Cảng Mỹ Thủy đoạn từ QL1A đến Cảng Mỹ Thủy dài 13,8km thành đường Quốc lộ QL15D. Theo quy hoạch tuyến đường từ QL1A về cảng Mỹ Thủy sẽ là đường trục đối ngoại chính của khu Đông Nam tỉnh Quảng Trị, có mặt cắt ngang rộng 200m gồm: đường chính rộng 12x2m, phân cách giữa rộng 3m, đường gom bên trái rộng 7m, phân cách đường gom bên trái với đường chính rộng 1m, đường sắt rộng 15m, phân cách đường sắt với đường chính rộng 6m; đường gom bên phải rộng 7m, hành lang đường điện (đoạn có đường điện chạy song song) rộng 20m, phân cách đường gom với đường điện rộng 6m.
Đoạn 2: Xây dựng mới đoạn tuyến QL15D kéo dài về phía Tây giao cắt với QL1A nối với đường cao tốc Cam Lộ Túy Loan, chiều dài 7,3km; Đoạn tuyến được quy hoạch có mặt cắt ngang rộng 55m gồm: Đường chính rộng 12x2 = 24m; phân cách giữa rộng 3m; đường gom mỗi bên rộng 7m; phân cách đường gom với đường chính rộng 1m. Tuyến được thảm BTN, công trình trên tuyến đạt tải trọng HL93;
Đoạn 3: Đoạn tuyến QL15D kéo dài lên phía Tây nối cao tốc Cam Lộ-Túy Loan với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây tại Húc Nghì dài 10,6km được quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp III có nền rộng 22,5m, mặt 15m thảm bê tông nhựa; công trình trên tuyến đạt tải trọng HL93; và quy hoạch đến năm 2050 có nền đường rộng 33m, mặt rộng 23m.
- Đường tỉnh: có 04 tuyến đường tỉnh đi qua huyện Hải Lăng: bao gồm ĐT582, ĐT582B, ĐT583, ĐT584 và bổ sung quy hoạch mới 01 tuyến.
+ Đường tỉnh ĐT582: Điểm đầu tại Km779+200 QL1A, điểm cuối biển Mỹ Thủy có chiều dài 15km. Hiện trạng đường cấp VI (Bnền = 6,5m; Bmặt =3,5m). Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ Đường tỉnh ĐT582B: Quy hoạch đoạn tuyến từ QL1A đến cảng Mỹ Thủy chuyển thành Quốc lộ 15D.
+ Đường tỉnh ĐT583: Điểm đầu tại chợ Phương Lang, điểm cuối giao đường ven biển có chiều dài 5km. Hiện trạng đường cấp VI (Bnền = 6,5m; Bmặt =3,5m). Định hướng quy hoạch đạt đường cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ Đường tỉnh ĐT584: Điểm đầu tại Km772+800 QL1A, điểm cuối tại xã Hải Sơn có chiều dài 17,5km. Hiện trạng đường cấp V (Bnền = 6,5m; Bmặt =5,5m):
Đoạn Km772+800 QL1A đến ĐH62A: Định hướng quy hoạch đến nắm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
Đoạn ĐH62A đến QL15D: Định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Đoạn QL15D đến QH4: Định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
+ Tuyến tránh phía Tây QL1A: Định hướng theo quy hoạch ngành đường bộ tỉnh Quảng trị. Dự kiến định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 23m; Bmặt =15m).
- Đường huyện: Trên địa bàn huyện có 26 tuyến đường, cụ thể:
+ Đường huyện ĐH48 (đường Hải Phú - Hải Lệ): Định hướng Quy hoạch Quốc lộ 9H theo Quy hoạch ngành GTVT tỉnh Quảng Trị. Điểm đầu tại Km771+300 QL1A, điểm cuối ranh giới huyện (Hải Phú - Hải Lệ) toàn tuyến dài 5,7km, trong đó gồm 3 đoạn sau:
Đoạn 1: Điểm đầu giao với quốc lộ 1A tại Km771+300, điểm cuối tại kênh thủy lợi dài 1,4km. Giai đoạn 2020-2040, định hướng quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =7,0m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Đoạn 2: Điểm đầu tại kênh thủy lợi, điểm cuối giao đường ĐH48A dài 2km. Giai đoạn 2020-2040, định hướng quy hoạch đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m);
Đoạn 3: Điểm đầu giao giao đường ĐH48A, điểm cuối tại ranh giới huyện (Hải Phú - Hải Lệ) dài 2,3km. Giai đoạn 2020-2040, định hướng quy hoạch đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =7,0m); giai đoạn đến năm 2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH48A: Chiều dài tuyến 2,1Km, điểm đầu tại km775+200 QL1A và điểm cuối giao đường DDH48 (Phú Lệ A). Tiêu chuẩn đường cấp IV mặt 10,5m, nền 20,5m, mặt thảm BTN. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 37m; Bmặt =14m); giai đến năm 2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 37m; Bmặt =21m).
+ Đường huyện ĐH48B: Chiều dài tuyến 4,63km; điểm đầu tại Phú Lệ A, điểm cuối tại Đồi K4. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI; mặt rộng 5m, nền 7,0m, đường BTXM. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp V (Bnền = 20,5m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH49: Chiều dài tuyến 12,6km; điểm đầu tại km7+650 ĐT582, điểm cuối tại Hải Quy, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt 5m, nền 6,5m. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH49A: Chiều dài tuyến hiện trạng là 6,8km, định hướng quy hoạch mở nối tuyến dài thêm 15,6km. Cụ thể như sau:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 5,56km; điểm đầu tại Hải Quy và điểm cuối tại Quốc lộ 1A, đạt tiêu chuẩn đường cấp VI có mặt 3,5m, nền 6,5m. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m). Định hướng đến năm 2050 đạt cấp III.
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 1,34km; điểm đầu tại Quốc lộ 1A và điểm cuối tại Hải Phú, đạt tiêu chuẩn đường cấp VI có mặt 3,5m, nền 6,5m. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn 3: Quy hoạch mới đoạn tuyến chiều dài tuyến 15,66km; điểm đầu tại Hải Phú và điểm cuối tại ĐH59. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 35m; Bmặt =15m). Định hướng đến năm 2050 đạt cấp III.
+ Đường huyện ĐH49B: Chiều dài tuyến 2,43km; điểm đầu giao đường Thị trấn - Hải Xuân (ĐH.51), điểm cuối giao đường Xuân - Quy - Vĩnh (ĐH49). Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, có mặt 3,5m, nền 6,5m. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m), định hướng dến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH50: Chiều dài tuyến 4,2km; điểm đầu tại Quốc lộ 1A và điểm cuối tại xã Hải Xuân. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV có mặt 6m, nền 9m. Quy hoạch đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH50A: Chiều dài tuyến 2,34Km:
Đoạn giao đường ĐH50 đến giao QH2: Chiều dài 2,92Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn giao đường QH3 đến giao ĐT583: Chiều dài 2,22Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH51:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 0,69Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 2,4Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
Đoạn 3: Chiều dài tuyến 3Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH52:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 1,8Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 1,07Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 45m; Bmặt =28m).
Đoạn 3: Chiều dài tuyến 3,5Km. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp III (Bnền = 12m; Bmặt =7m)và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH53: Chiều dài tuyến 6km; điểm đầu tại QL1A, điểm cuối tại đồi K4. đường cấp VI có mặt 3,5m, nền 6,5m. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH53A: Chiều dài tuyến 17,3km; điểm đầu giao đường ĐH48B, điểm cuối tại Cao Điểm 367. Hiện tại toàn tuyến là đường mòn, chất lượng xấu. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp V (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH54:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 1,6Km. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 2,7Km. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m) và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH55: Chiều dài tuyến 4,8km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại Hố Lầy. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, mặt 3,5m, nền 6,5m. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn đến 2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH56: Chiều dài tuyến 10,7km; điểm đầu giao đường tỉnh ĐT584 tại địa phận xã Hải Sơn và điểm cuối giao ĐH62A, cấp VI, mặt BTXM, rộng 5,5m, nền 6,5m. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH56A:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 4,6km; điểm đầu giao đường ĐH56 và điểm cuối tại Càng Cây Da. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Đoạn 2: Quy hoạch mới đoạn nối tiếp chiều dài tuyến 4,2km; điểm đầu nối tiếp tại Càng Cây Da và điểm cuối tại ĐH50A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH57:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 1,4km; điểm đầu tại Bắc cầu Mỹ Chánh QL1A và điểm cuối tại ĐH49A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 3,9km; điểm đầu tại ĐH49A và điểm cuối tại ĐH53A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH57A: Chiều dài tuyến 6km; Điểm đầu tại Cồn Tàu và điểm cuối tại Thôn Khe Mương. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 1,4km; điểm đầu tại Cồn tàu và điểm cuối tại ĐH49A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 4,6km; điểm đầu tại ĐH49A và điểm cuối tại thôn Khe Mương. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH58: Chiều dài tuyến 6,4km, có điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại Thôn Lương Sơn. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 1,4km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại ĐH49A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 5,0km; điểm đầu tại ĐH49A và điểm cuối tại thôn Lương Sơn. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH59:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 0,92km; điểm đầu tại Km790+100 QL1A và điểm cuối tại ĐH49A. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 7,58km; điểm đầu tại ĐH49A và điểm cuối Cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Tuyến nhánh ĐH59: Chiều dài tuyến 2,94km; điểm đầu tại Km4+68 ĐH59 và điểm cuối theo đường củ. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH60:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 5,7km; điểm đầu tại Giao đường ĐT582 và điểm cuối Giao đường QL49C. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
Đoạn 2: Chiều dài tuyến 4,1km; điểm đầu tại Ngã 5 Thượng - Hưng (Giao đường ĐH50A) và điểm cuối Giao đường ĐT582. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2020-2040 đạt cấp IV (Bnền = 12m; Bmặt =7m); giai đoạn 2041-2050 nâng cấp mở rộng đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH60A: Chiều dài tuyến 4,4 km; điểm đầu xã Hải Thành (giao với ĐH.60) và điểm cuối tại QL49C. Mặt BTXM, láng nhựa, rộng 3,5m, nền 5m. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH61: Chiều dài tuyến 12,9km; điểm đầu tại ĐT.583 và điểm cuối tại xã Hải Dương. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 6m. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ Đường huyện ĐH62A:
Đoạn 1: Chiều dài tuyến 4,7 km; điểm đầu tại xã Hải Khê và điểm cuối tại tại QL49C. Hiện trạng mặt 7m, nền 9m. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng quy hoạch đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
Đoạn 2: Quy hoạch mới nối tuyến chiều dài 10km; điểm đầu nối tiếp tại QL49C, điểm cuối tại Quốc lộ 1A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng quy hoạch năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ Đường huyện ĐH62: Chiều dài tuyến 3,1km; điểm đầu tại QH14 và điểm cuối tại giáp ranh TT Huế. Mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 6m. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp IV (Bnền = 17,5m; Bmặt =7,5m).
- Quy hoạch mới các tuyến:
+ QH01: Chiều dài tuyến 4,6km; điểm đầu tại QH2 và điểm cuối tại tại ĐH49A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ QH02: Chiều dài tuyến 5km; điểm đầu tại ĐH50 và điểm cuối tại ĐH50A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
+ QH03: Chiều dài tuyến 14,5km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối giao QH12. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 45m; Bmặt =28m).
+ QH04: Chiều dài tuyến 3km; điểm đầu tại ĐT582 và điểm cuối giao ĐH50A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ QH05: Chiều dài tuyến 3,7km; điểm đầu tại ĐH50 và điểm cuối giao ĐH50A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ QH06: Chiều dài tuyến 2,4km; điểm đầu tại ĐT582 và điểm cuối tại ĐH50A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
+ QH07: Chiều dài tuyến 1,5km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại ĐH49A. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 32m; Bmặt =18m).
+ QH08: Chiều dài tuyến 3,8km; điểm đầu tại QL1A và điểm cuối tại ĐH56. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 20,5m; Bmặt =10,5m).
+ QH09: Chiều dài tuyến 12,3km; điểm đầu giáp ranh giới Triệu Phong và điểm cuối giáp ranh giới TT Huế. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 50m; Bmặt =34m).
+ QH10: Chiều dài tuyến 9,2km; điểm đầu QL49C và điểm cuối QH12. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ QH11: Chiều dài tuyến 1,67km; điểm đầu QH12 và điểm cuối đường ven biển. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 50m; Bmặt =34m).
+ QH12: Chiều dài tuyến 10km; điểm đầu QH3 và điểm cuối là điểm giao cắt giữa đường ranh giới địa giới hành chính của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng đến năm 2050 đạt cấp III (B nền = 50m; B mặt = 34m)”.
+ QH13: Chiều dài tuyến 4km; điểm đầu ĐH49 và điểm cuối giáp biển Mỹ Thủy. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 45m; Bmặt =28m).
+ QH14: Chiều dài tuyến 5,2km; điểm đầu QH15 và điểm cuối giáp biển Mỹ Thủy. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 45m; Bmặt =28m).
+ QH15: Chiều dài tuyến 5,8km; điểm đầu ĐT 582 và điểm cuối ĐH62. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 35m; Bmặt =21m).
+ QH16: Chiều dài tuyến 2,89km; điểm đầu QH12 và điểm cuối giáp biển Mỹ Thủy. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 25m; Bmặt =15m).
+ Đường ven biển: Chiều dài tuyến 6,0km; điểm đầu QL15D và điểm cuối giáp Lệ Thủy Quảng Bình. Quy hoạch đến năm 2040 và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 50m; Bmặt =34m).
+ Đường Hùng Vương nối dài: Chiều dài tuyến 0,95km; điểm đầu ĐH48A và điểm cuối giáp ranh giới xã Hải Lệ. Quy hoạch đến năm 2040 đạt cấp IV (Bnền = 37m; Bmặt =21m) và định hướng năm 2050 đạt cấp III (Bnền = 37m; Bmặt =21m).
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước các CCN:
Bảng dự báo nhu cầu sử dụng nước các CCN
|
STT
|
Tên CCN
|
Diện tích (ha)
|
Chỉ tiêu (m3/ha)
|
Nhu cầu dự báo (m3/ngày)
năm 2040
|
1
|
Diên Sanh
|
30
|
30
|
900
|
2
|
Diên Sanh 2
|
75
|
30
|
2.250
|
3
|
Thượng Lâm
|
75
|
30
|
2.250
|
4
|
Hải Chánh
|
75
|
30
|
2.250
|
5
|
Hải Trường
|
75
|
30
|
2.250
|
6
|
Hải Thượng
|
25
|
30
|
750
|
Tổng nhu cầu Qccn
|
|
|
10.650
|
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước KCN Quảng Trị mở rộng:
Bảng dự báo Nhu cầu sử dụng nước KCN Quảng Trị mở rộng
|
|
STT
|
Tên CCN
|
Diện tích (ha)
|
Chỉ tiêu (m3/ha)
|
Nhu cầu dự báo (m3/ngày)
|
|
|
1
|
KCN Quảng Trị mở rộng
|
2.100
|
30
|
63.000
|
|
Tổng nhu cầu Qncsd
|
|
|
63.000
|
|
- Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước toàn huyện:
Bảng dự báo như cầu sử dụng nước toàn huyện Hải Lăng.
STT
|
Tên khu vực
|
Nhu cầu dự báo (m3/ngày đêm)
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
1
|
Đô thị
|
2.736
|
10.135
|
2
|
Nông thôn
|
6.048
|
4.400
|
3
|
KK T Đông Nam
|
111.453
|
111.453
|
4
|
KCN Quảng Trị (VSIP)
|
28.000
|
28.000
|
5
|
Các CCN
|
-
|
10.650
|
6
|
KCN Quảng Trị mở rộng
|
-
|
63.000
|
Tổng công suất dự báo
|
148.237
|
227.638
|
VI.3.3 Giải pháp cấp nước
a. Đánh giá các nguồn cấp nước
- Sông Nhùng hiện đang cung cấp nước cho NMN Hải Lăng. Khả năng cung cấp nước của sông Nhùng đã đạt tối đa. Do đó về cơ bản ban đầu đáp ứng được nhu cầu người dân dùng nước trong vùng ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên về lâu dài, khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, đồng thời trong khu vực đã hình thành Khu Kinh tế Đông nam thì nguồn cung cấp nước cho nhà máy cần phải được thay thế.
- Sông Thạch Hãn, hồ Trấm có trữ lượng và chất lượng nước tốt, nguồn bổ sung nước lớn do có nhiều suối, mạch nước ngầm đổ ra sông Thạch Hãn; qua các số liệu tổng hợp, sông Thạch Hãn là nguồn nước thích hợp cung cấp nước thô cho Nhà máy cấp nước, cung cấp nước sạch cho các đô thị: Thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, thành phố Đông Hà và Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
- Sông Ô Lâu chảy qua địa phận 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là nguồn nước thô có trữ lượng, chất lượng tốt. Tuy nhiên do chảy qua địa phận 2 tỉnh nên chất lượng nước sông khó kiểm soát. Sông Thác Ma (nhánh của sông Ô Lâu) là nguồn nước thô thích hợp cung cấp cho NMN Hải Chánh, NMN Hải Lăng.
- Nước mặt Hồ Tích Tường. Nguồn nước bổ cập cho Hồ Tích Tường là nước hồ Đập Trấm theo kênh dẩn thuỷ lợi Nam Thạch Hãn. Dung tích hồ là 400.000m3. Tổng dung tích 2ha hồ và 6 km kênh dẫn tổng cộng 680.000m3. Hồ Tích Tường có nước tù, rong tảo phát triển nhiều. Xung quanh hồ có dân cư sinh sống và khu du lịch sinh thái. Nguồn nước hồ phụ thuộc vào nguồn nước của kênh Nam Thạch Hãn. Do đó về lâu dài nếu không có biện pháp bảo vệ nguồn nước hữu hiệu thì chất lượng nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Riêng hồ Trấm phía trên dập dâng Nam Thạch Hãn có diện tích lưu vực, dung tích chứa nước có thể khai thác nguồn với công suất lớn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và các vùng lân cận.
- Kết quả phân tích lượng nước sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý-hoá học-vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942 - 1995), chất lượng nước khá tốt hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, có thể sử dụng cho nông nghiệp và các mục đích khác.
b. Nguồn cấp nước
- Nguồn cấp nước cho đô thị:
+ Đô thị Diên Sanh: lấy nước từ NMN Hải Lăng, nguồn nước cấp cho nhà máy lấy từ sông Nhùng (phần đô thị mở rộng lấy nước từ NMN Nam Thạch Hãn).
+ Đô thị La Vang: lấy nước từ NMN TX Quảng Trị, nguồn nước cấp cho nhà máy lấy từ hồ Tích Tường.
- Nguồn cấp nước cho các khu vực dân cư nông thôn: lấy nước từ các Nhà máy nước lân cận, sao cho quá trình cấp nước là thuận tiện nhất và đảm bảo chỉ tiêu cấp nước cho khu vực dân cư nông thôn 80-90%.
- Nguồn cấp nước sạch cho KKT Đông Nam:
+ NMN Trấm, Nguồn nước thô cấp cho nhà máy xử lý lấy từ hồ Đập Trấm thông qua công trình thu nước và đường ống dẫn nước thô hoặc lấy trực tiếp từ kênh chính nam của hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn, nguồn nước bổ sung từ sông Thạch Hãn.
- Nguồn cấp nước thô cho KKT Đông Nam:
+ Nước thô làm mát của nhà máy nhiệt điện sẽ được lấy từ nước biển, đây cũng là giải pháp kỹ thuật áp dụng rất phổ biến hiện nay đối với các nhà máy nhiệt điện xây dựng ở khu vực ven biển. Khi đó toàn bộ nhu cầu khai thác nước thô còn lại của KKT - ĐNQT bao gồm nước thô cấp cho công nghiệp lọc hóa dầu và nước cấp cho nhà máy nhiệt điện sẽ được lấy từ hồ Trấm.
+ Xây dựng công trình thu nước sông Nhùng (Trạm bơm Sông Nhùng CS 50.000m3/ngđ) và bổ sung dự phòng từ hồ Trấm và tuyến ống dẫn nước thô D1200 dài khoảng 6-7 km về khu Đông Nam cấp đến điểm đấu nối lấy nước tại khu vực dự án nhiệt điện và dự án lọc hóa dầu và các sản phẩm về khí tự nhiên.
- Nguồn cấp nước sạch cho KCN Quảng Trị: giai đoạn 2030 nguồn cấp nước từ NMN Trấm, giai đoạn 2040 bổ sung nguồn cấp nước sạch từ NMN Hải Sơn, nguồn nước thô cấp cho nhà máy lấy từ sông Thác Ma.
- Nguồn cấp nước sạch cho các CCN:
+ CCN Thượng Lâm, Hải Thượng: sử dụng nước từ NMN Trấm, nguồn nước thô cấp cho nhà máy lấy từ Đập Trấm.
+ CCN Hải Chánh: sử dụng nước từ NMN Hải Chánh, nguồn cấp nước thô cho nhà máy lấy từ song Ô Lâu.
+ CCN Diên Sanh 2, Hải Trường: sử dụng nước từ NMN Hải Sơn, nguồn nước cấp cho nhà máy lấy từ sông Thác Ma.
c. Giải pháp cấp nước
- Giải pháp cấp nước cho đô thị:
+ Nhà máy nước Hải Lăng: Công suất thiết kế NMN Hải Lăng 3.200m3/ngày.đ, công suất khai thác hiện tại 2.200 m3/ng.đ. Đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050 vận hành, khai thác NMN Hải Lăng đảm bảo hoạt động tối đa công suất 3.200 m3/ngày.đêm Cấp nước cho Thị trấn Diên Sanh và các xã lân cận: Hải Lâm, Hải Định, Hải Ba, Hải An và Hải Khê.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện NMN Hải Chánh (theo Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 30/03/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị). Công suất đến năm 2030 là 4.000m3/ngày.đêm. Nguồn nước cấp cho nhà máy lấy từ sông Ô Lâu, cung cấp nước cho đô thị Mỹ Chánh và các vùng lân cận.
+ Đầu tư hệ thống phân phối cấp nước cho đô thị La Vang, giai đoạn 2030 sử dụng nguồn nước dẫn từ NMN thị xã Quảng Trị, giai đoạn đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050 sử dụng nước từ NMN Trấm.
- Giải pháp cấp nước cho các khu vực dân cư nông thôn:
+ Mở rộng mạng lưới cấp nước đô thị phục vụ cho khu vực nông thôn lân cận.
+ Tiếp tục duy trì hệ thống các công trình cấp nước sạch tập trung hiện có trên địa bàn huyện, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhân dân trên địa bàn các xã đã có công trình cấp nước. Ưu tiên thu hút tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng phạm vi cấp nước đối với các công trình hoạt động tốt, có chất lượng nguồn nước đảm bảo đủ điều kiện mở rộng phạm vi cấp nước cho các xã lân cận.
+ Nâng cấp, mở rộng phạm vi cấp nước từ các công trình cấp nước nông thôn tập trung hoạt động bền vững.
+ Xây dựng mới các công trình cấp nước nông thôn tập trung thay thế cho các công trình cấp nước nông thôn tập trung không hoạt động hoặc hoạt động kém bền vững.
+ Thanh lý các công trình cấp nước nông thôn tập trung không hoạt động theo luật định.
+ Hiện nay, trong khuôn khổ phạm vi dự án “Nước sạch và vệ sinh nông thôn Bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” giai đoạn 2024-2029 có đề xuất đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước sạch liên xã vùng Nam Hải Lăng, sử dụng nguồn nước mặt, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu kỹ thuật quốc gia. Hệ thống cấp nước cho 40.968 người ở các xã Hải Sơn, Hải Phong, Hải Dương, Hải Quế, Hải Trường, Hải Chánh, Hải An, Hải Khê và xã Hải Phú, huyện Hải Lăng. Kinh phí dự kiến thực hiện là 151,045 tỷ đồng. Nếu triển khai thực hiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người.
- Giải pháp cấp nước cho KKT Đông Nam:
+ Giải pháp cung cấp nước sạch:
Theo nhu cầu dự báo thì tổng nhu cầu cấp nước sạch cho KKT Đông Nam đến 2025 vào khoảng 75.000 m3/ngày; 2035 vào khoảng 110.000 m3/ngày. Như vậy giữa nhu cầu đầu tư thực tế và dự báo theo định hướng quy hoạch của vùng tỉnh đến năm 2035 là tương đối phù hợp. Tuy nhiên đồ án đề xuất điều chỉnh một số nội dung trong định hướng cấp nước cho phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay nhằm tăng tính khả thi của hệ thống cấp nước KKT Đông Nam tỉnh Quảng Trị như sau:
+ Công trình đầu mối:
Đợt đầu:
◦ Xây dựng công trình hồ chứa nước ngọt thuộc lưu vực sông Nhùng vị trí dự kiến thuộc các xã như Hải Thượng, Hải Xuân, Hải Thiện (vị trí cụ thể sẽ được khảo sát, đề xuất trong giai đoạn lập dự án đầu tư). Dung tích khoảng 30÷40 triệu m3 cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp cho KKT Đông Nam Quảng Trị, và cung cấp nguồn nước thô cho NMN KKT Đông Nam Quảng Trị.
◦ Xây dựng công trình thu nước Sông Nhùng và trạm bơm cấp một công suất dự kiến 50.000÷75.000 m3/ngày.
◦ Xây dựng tuyến ống truyền dẫn nước D1000 từ Trạm bơm nước Sông Nhùng về NMN KKT Đông Nam để cấp cho KKT Đông Nam.
Dài hạn:
◦ Nâng công suất nhà máy nước Trấm từ 90.000 m3/ngày lên 150.000 m3/ngày, Bổ sung nước sạch cho khu vực phía Nam Quảng Trị bao gồm: 06 xã Hải Thượng, Hải Phú, Hải Lâm, Hải Định, Hải Hưng, Hải Quy; Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; KCN Quảng Trị; CCN Hải Thượng; CCN Thượng – Lâm.
◦ Xây dựng tuyến ống nước thô D1000 lấy nước từ Hồ Trấm thông qua Trạm bơm Nam Thạch Hãn, công suất 110.000 m3/ngày để bổ sung nguồn nước thô dự phòng cho Trạm bơm Sông Nhùng trong mùa khô và khi cần thiết nhằm đảm nguồn cung cấp nước thô ổn định cho NMN KKT Đông Nam Quảng Trị.
+ Giải pháp cung cấp nước thô:
◦ Theo dự báo thì tổng nhu cầu dùng nước thô của toàn KKT Đông Nam giai đoạn 1 là 180.000 m3/ngày, trong đó nước làm mát cấp cho nhà máy nhiệt điện công suất dự kiến 1.200 MW vào khoảng 87.000 m3/ngày; dài hạn là 175.000 m3/ngày.
◦ Do nhu cầu dùng nước thô của toàn KKT Đông Nam là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng của nguồn nước ngọt khu vực không nhiều và chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tích nước của hồ sông Nhùng và hồ Trấm. Hồ sông Nhùng có dung tích khoảng 35 triệu m3, hồ Trấm: 77 triệu m3, có vai trò chính hiện nay là tích nước để tưới cho hơn 14.300 ha đất nông nghiệp trên toàn bộ vùng Đông Nam của tỉnh Quảng Trị. Trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Trị có đề xuất xây dựng hồ Ba Lòng về phía thượng lưu sông Thạch Hãn, tuy nhiên đây mới chỉ là phương án đề xuất trong định hướng chuẩn bị kỹ thuật, chưa thực sự có cơ sở khoa học thực tiễn. Đồ án xin đề xuất phương án cấp nước thô cho KKT Đông Nam như sau:
◦ Nước thô làm mát của nhà máy nhiệt điện sẽ được lấy từ nước biển, đây cũng là giải pháp kỹ thuật áp dụng rất phổ biến hiện nay đối với các nhà máy nhiệt điện xây dựng ở khu vực ven biển. Khi đó toàn bộ nhu cầu khai thác nước thô còn lại của KKT - ĐNQT bao gồm nước thô cấp cho công nghiệp lọc hóa dầu và nước cấp cho nhà máy nhiệt điện sẽ được lấy từ hồ Trấm. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 93.000 m3/ngày; giai đoạn 2 là 155.000 m3/ngày.
◦ Giai đoạn 1 xây dựng công trình thu nước hồ sông Nhùng thông qua trạm bơm Sông Nhùng (công suất dự kiến 50.000÷75.000 m3/ngày) và bổ sung nguồn dự phòng từ hồ Trấm thông qua trạm bơm Nam Thạch Hãn (công suất dự kiến 55.000÷110.000 m3/ngày) và tuyến ống dẫn nước thô D1000 dài khoảng 6-7km để bổ sung nguồn nước thô dự phòng cho Trạm bơm Sông Nhùng trong mùa khô và khi cần thiết nhằm đảm nguồn cung cấp nước thô ổn định cho KKT Đông Nam Quảng Trị.
◦ Giai đoạn 2 xây dựng tuyến ống D1000 chạy song song tuyến hiện hữu về cấp cho khu Đông Nam bổ sung nước thô giai đoạn 2 cho các dự án.
- Giải pháp cấp nước cho KCN Quảng Trị (VISIP):
+ Nguồn nước sạch phục vụ sản xuất chính:
◦ Giai đoạn 2030: sử dụng nguồn nước từ NMN Trấm, công suất dự kiến GĐ1 20.000 – 90.000 m3/ng.đ. Nguồn nước thô từ hồ Trấm.
◦ Giai đoạn 2040 tầm nhìn năm 2050: Đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước Hải Sơn, công suất 15.000 m3/ngày.đêm, nguồn nước lấy từ sông Thác Ma, cung cấp nước sạch cho Khu công nghiệp Quảng Trị, thông qua hệ thống đường ống dẫn tới điểm đấu nối cần thiết của dự án.
+ Nguồn nước thô: Dự án được cung cấp thêm nguồn nước thô để phục vụ nhu cầu sản xuất của các nhà máy trong dự án nếu có nhu cầu sử dụng.
- Công suất các nhà máy nước cấp cho huyện Hải Lăng đến năm 2030 định hướng đến năm 2040:
Bảng thống kê công suất các NMN huyện Hải Lăng
STT
|
Hạng mục
|
Nguồn nước
|
Công suất năm 2030 (m3/ngđ)
|
Công suất năm 2040 (m3/ngđ)
|
1
|
NMN Hải Lăng
|
Sông Nhùng
|
3.200
|
3.200
|
2
|
NMN Trấm
|
Hồ Trấm
|
90.000
|
150.000
|
3
|
NMN KKT Đông Nam
|
Sông Thạch Hãn
|
70.000
|
100.000
|
4
|
NMN Hải Chánh
|
Sông Ô Lâu
|
4.000
|
4.000
|
5
|
NMN Hải Sơn
|
Sông Thác Ma
|
-
|
15.000
|
6
|
NMN thị xã Quảng Trị
|
Hồ Tích Tường
|
5.000
|
-
|
|
Tổng công suất
|
|
172.200
|
272.200
|
VI.3.4. Mạng lưới đường ống cấp nước
- Mạng lưới đường ống bố trí dạng mạch vòng khép kính kết hợp mạng lưới cụt thuận tiện cho việc phân phối nước đến các điểm tiêu thụ. Vật liệu ống bằng gang dẻo, nhựa HDPE. Duy trì, bảo dưỡng mạng lưới đường ống tránh thất thoát.
- Tính toán mạng lưới ống cấp nước: Mạng lưới tuyến ống truyển tải được tính bằng chương trình epanet, trên cơ sở tính toán bằng phương trình Hazen Wiliam:
H = 3,02 x (V/C)1,85 x (L/Φ)1,17
Trong đó:
C: Hệ số nhám của đường ống.
V: Vận tốc xác định theo vận tốc kinh tế của ống (m/s).
Φ: Đường kính ống trên mạng lưới (mm).
L: Chiều dài các đoạn ống giữa các nút trên mạng lưới (m).
- Đối với nhu cầu sinh hoạt: Đặt mới các tuyến ống chuyển tải và phân phối chính đường kính Φ350mm-Φ160mm kết hợp với các tuyến ống hiện có.
- Đặt mới các tuyến ống phân phối dọc theo các trục đường chính của trung tâm các xã theo quy hoạch nông thôn mới được lập, đường kính Φ200 mm - Φ110mm phục vụ cho nhu cầu của xã.
- Áp lực của mạng cấp 1 vào giờ cao điểm ≥15m đủ cấp nước cho nhà từ 2 -3 tầng.
VI.3.5. Cấp nước phòng cháy, chữa cháy
Nguồn nước: Kết hợp nguồn cấp nước tập trung, từ hệ thống mặt nước tự nhiên trong khu vực.
Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m. Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên, đồng thời phải tuân theo quy phạm phòng cháy chữa cháy của bộ Công an. Họng cứu hoả được đặt nổi trên mép đường, dọc theo đường phố, ở các ngã ba, ngã tư. Khoảng cách tường nhà tối thiểu 3m, cách mép ngoài của lòng đường tối đa 2,5m. Khoảng cách giữa các họng được xác định theo lưu lượng chữa cháy tính toán và đặc tính của từng loại họng, có thể từ 150 - 300m (Được thiết kế cụ thể trong giai đoạn tiếp theo).
VI.3.6. Biện pháp bảo vệ nguồn nước
Khu vực bảo vệ nguồn nước: Đối với nguồn nước ngầm. Xung quanh công trình khai thác (giếng khoan) với bán kính 25m. Cấm xây dựng các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước; Đào hố phân, rác, hố vôi; Chăn nuôi, đổ rác; Đối với nguồn nước mặt: trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước (không xả nước thải, nước nông giang, chăn nuôi, tắm giặt).
Khu vực bảo vệ nhà máy nước, trạm bơm tăng áp: Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây dựng tường rào bảo vệ bao quanh khu vực trạm. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh. Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước tối thiểu là 0,5m.
VI.4. Định hướng phát triển hệ thống thông tin và truyền thông
VI.4.1. Căn cứ thiết kế
- Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020;
- Căn cứ Quyết định số 2902/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của tỉnh Ủy Quảng Trị về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Kế hoạch số 5884/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 23021 và giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Nghị quyết 06/2017/NQ-HDND ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh Quảng Trị về phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Kế hoạch số 6012/KH-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh về việc phát triển hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh về việc ngầm hóa, chỉnh trang, làm gọn cáp thông tin giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Trị và các văn bản khác có liên quan.
- Căn cứ QCVN 33:2011/BTTTT Về lắp đặt cáp ngoại vi viễn thông đã được thay thế bằng QCVN 33:2019/BTTTT.
- Phương án quy hoạch xây dựng KKT Đông Nam Quảng Trị đến năm 2030.
- Tình hình phát triển mạng thông tin - liên lạc trong nước và quốc tế những năm gần đây.
- Cấu trúc mạng viễn thông tỉnh Quảng Trị.
- Xây dựng đồng bộ với các hệ thống hạ tầng khác.
- Các tiêu chuẩn, quy phạm nghành và các tài liệu có liên quan.
VI.4.2. Quan điểm thiết kế
- Đảm bảo độ tin cậy: dịch vụ thông tin liên lạc được đảm bảo chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong các hoàn cảnh khác nhau.
- Đảm bảo khả năng mở rộng và công năng đầy đủ.
- Có khả năng thích ứng với các yêu cầu tương lai nhưng phải tương thích với hạ tầng mạng đã có.
- Đảm bảo thoả mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt và khai thác bảo dưỡng của quốc gia và quốc tế.
- Ngầm hoá hạ tầng mạng ngoại vi nhằm đảm bảo an toàn mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo mỹ quan đô thị. Cáp nổi cần được bó gọn, loại bỏ cáp thừa.
- Xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn huyện, phục vụ tốt phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
VI.4.3. Mục tiêu phát triển
b. Bưu chính
Số lượng điểm phục vụ bưu chính vẫn duy trì 23 điểm phục vụ. Bán kính phục vụ đạt 2,43 km/điểm phục vụ. Số dân/điểm phục vụ đạt 2.900 dân/điểm phục vụ; Tỷ lệ bưu gửi từ 10-15 bưu gửi/người. Mạng vận chuyển bưu chính công cộng đảm bảo tần suất phục vụ trong ngày đối với 100% xã. Hạ tầng bưu chính số đảm bảo năng lực phục vụ 60-70% tổng số nhu cầu tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính công trực tuyến trên hạ tầng logistic cho thương mại điện tử trên toàn tỉnh, trong đó 30-40% được tiếp nhận, trả hồ sơ tại nhà.
c. Viễn thông và tần số vô tuyến điện tử
- Mạng thông tin di động:
Tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 100% (tính theo vùng phủ có dân cư sinh sống); tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã là 100%; tỷ lệ dân số vùng thành phố, khu công nghiệp được phủ sóng 5G đạt 90% (tính theo vùng phủ có dân cư sinh sống); tỷ lệ người sử dụng dịch vụ di động thông minh là 85% (tính theo số thuê bao di động có phát sinh lưu lượng).
Thuê bao Internet băng rộng di động/100 dân đạt 115 thuê bao; Thuê bao điện thoại di động/100 dân đạt 150 thuê bao.
Phát triển mới các trạm thu phát sóng thông tin di động, ưu tiên triển khai các công nghệ thông tin di động 5G. Tổng số trạm 5G kết nối các hệ thống xử lý, điều khiển thông minh đạt trên 30% tổng số trạm phát triển. Ưu tiên phát triển mạng thông tin di động 5G tại các vùng kinh tế, đô thị mới, công nghiệp, khu du lịch trọng điểm... Bảo đảm bán kính phục vụ của một trạm (bao gồm cả small cells 5G) tối thiểu đạt 0,86 km/cột.
Tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông đạt 15%. Tỷ lệ cột ăng ten không cồng kềnh, kích thước nhỏ gọn, thân thiện với môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan chiếm trên 15% tổng số cột ăngten xây dựng mới.
Thực hiện tắt sóng di động 2G vào năm 2023 và kết thúc vào năm 2025.
- Mạng băng rộng:
Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định đạt 25 thuê bao/100 dân; Tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao Internet đạt tối thiểu 80%; Tỷ lệ thôn, bản, khu phố có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang là 100%.
100% các điểm truy nhập viễn thông công cộng sử dụng dịch vụ băng rộng cố định trong đó ít nhất 80% các điểm có truy nhập băng rộng cố định với tốc độ tối thiểu đường truyền là 60Mb/s; 100% khu vực công sở, công cộng (bến xe, khu du lịch, khu công nghiệp, cơ sở y tế...) được phủ sóng wifí miễn phí.
100% các cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng, trung cấp có kết nối băng rộng tốc độ truy cập tối thiểu 100Mb/s; 80% các cơ sở giáo dục bậc mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông, cơ sở dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên có kết nối băng rộng tốc độ truy cập tối thiểu 60Mb/s; 50% các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện có kết nối băng rộng tốc độ truy cập tối thiểu 60Mb/s.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng và Nhà nước: 100% các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện đến cấp xã có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước với tốc độ truy cập tối thiểu 120Mb/s.
- Mạng truyền dẫn cáp quang:
Tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp viễn thông theo tuyến đường đạt 40-50% (chỉ tính các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị; không tính đến hệ thống đường xã, đường thôn, xóm); 100% ngầm hóa đối với các dự án mới (tuyến đường mới, khu đô thị mới...). Ngầm hóa 60-70% hạ tầng mạng cáp viễn thông, truyền hình tại khu vực đô thị (chỉ tính các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường đô thị).
Phát triển cáp quang băng rộng đến 100% thôn, xóm trên địa bàn huyện.
Chỉnh trang 100% mạng cáp trên các tuyến đường chính thị trấn, đường liên xã trên địa bàn huyện, các tuyến đường có nhiều cáp thông tin nằm ngoài đô thị.
d. Công nghệ thông tin phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước nhằm phát triển chính quyền số:
+ 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
+ 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
+ Tối thiểu 60% các phòng, ban, ngành có hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu dùng chung trên phạm vi toàn huyện, kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP của huyện, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp huyện.
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:
+ 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ được định danh và xác thực, lưu giữ dưới dạng số hóa làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo mà không cần cung cấp hồ sơ trước đó.
+ Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
- Chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực:
+ Ưu tiên chuyển đổi số tại các ngành, lĩnh vực trọng điểm như giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch, giao thông.
+ 100% các xã có ít nhất 01 ứng dụng công nghệ số (y tế, giáo dục...) phục vụ trực tiếp người dân.
- Phát triển kinh tế số:
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin phát triển trên địa bàn tỉnh.
+ Kinh tế số chiếm 20% GRDP.
+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 7 - 10%.
+ 50% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành thực hiện chuyển đổi số mức 3.
+ Tối thiểu 50% doanh nghiệp, 40% hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia sàn thƣơng mại điện tử (http://quangtritrade.vn/).
+ 40% hộ kinh doanh cá thể và 70% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số trong sản xuất, kinh doanh.
- Phát triển xã hội số:
+ Xây dựng danh tính số, hệ thống định danh và xác thực điện tử: 50% dân số có danh tính số và tài khoản thanh toán điện tử.
+ 100% người dân trong độ tuổi từ 18 đến 70 đều có điện thoại thông minh.
+ 80% đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước hàng năm được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số và kỹ năng ứng dụng số.
+ 70% người dân, lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số và kỹ năng ứng dụng số.
+ 50% người dân tiếp cận được thông tin y tế, sức khỏe và khám bệnh từ xa.
+ 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích
người dân áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, phản ánh hiện trường qua hệ thống camera.
- An toàn, an ninh thông tin:
+ Đảm bảo 100% cơ quan, tổ chức khắc phục, xử lý các điểm yếu, lỗ hổng, an ninh thông tin. 100% máy chủ, máy trạm các cơ quan nhà nước được triển khai giải pháp phòng chống mã độc. 100% hệ thống thông tin công khai trực tuyến của các cơ quan nhà nước được giám sát từ xa và được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định. 100% thiết bị đầu cuối của các cơ quan nhà nước được cài đặt giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng.
+ 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn. 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.
e. Mạng lưới cơ sở báo chí; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại
- Báo chí: Đầu tư, bảo đảm cho báo, đài và tạp chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, hỗ trợ ngân sách đối với những ấn phẩm, chuyên mục, chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn.
- Phát thanh truyền hình:
+ Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, bảo đảm các chương trình sản xuất trong nước đạt tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng. Chương trình khai thác từ kênh chương trình truyền hình nước ngoài tập trung vào các nội dung tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng.
+ Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp: đổi mới công nghệ, phương thức quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế bao phủ thông tin, khả năng tương tác, phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ truyền thông đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin trên môi trường mạng, đồng thời tăng khả năng khai thác nguồn thu.
- Thông tin cơ sở: 100% các xã, thị trấn trong toàn huyện có đài truyền thanh cơ sở tiếp sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Quảng Trị, Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện.
- Thông tin điện tử, thông tin đối ngoại:
+ Nâng cấp Cổng thông tin điện tử huyện Hải Lăng là cổng thành phần của Cổng thông tin điện tử Quảng Trị; tích hợp các trang thông tin điện tử tổng hợp của các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn để cung cấp thông tin, các dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
+ Duy trì và phát triển Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Quảng Trị.
VI.4.4. Định hướng quy hoạch về thông tin và truyền thông
a. Định hướng phát triển chung
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình. Giai đoạn tiếp theo thực hiện theo định hướng chung của tỉnh.
“Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ”....Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tham gia khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trong thời gian sớm nhất.
Xây dựng thông tin và truyền thông huyện Hải Lăng hoàn thiện, hiện đại ứng dụng các công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Thực hiện truyền thông quảng bá hình ảnh Hải Lăng ra quốc tế thông qua các nền tảng công nghệ hiện đại. Ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động giám sát thông tin về tỉnh trên môi trường mạng (mạng xã hội, mạng báo chí).
b. Bưu chính
Xây dựng trung tâm bưu chính huyện (Sub Hub) đóng vai trò kiểm định, đóng gói, phân loại và bảo quản hàng hóa tập trung tại huyện. Sub HUB huyện có quy mô trung bình đạt 4.000m2/huyện.
Mở rộng mạng lưới, phát triển bưu chính: xây dựng trung tâm bưu chính Sub HUB trên địa bàn huyện. Ứng dụng các công nghệ tiên tiến mới (AI, Big Data, IoT…) tại các trung tâm khai thác này nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, phát triển kinh doanh trên nền tảng thương mại di động.
Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp bưu chính nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả mạng bưu chính công cộng từ đó giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mở rộng mô hình bưu cục huyện/xã; điểm bưu điện văn hóa xã là đơn vị tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại địa bàn nhằm kết hợp các dịch vụ bưu chính phục vụ phát triển hành chính công của tỉnh và rút ngắn thời gian giao dịch, khép kín quy trình xử lý, chuyển phát hồ sơ đến địa chỉ người dân. Kết nối hệ thống Cổng dịch công của tỉnh với hệ thống quanlythugom.vnpost.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phục vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân, tổ chức khi nộp hồ sơ trực tuyến có thể đăng ký thu gom hồ sơ tại nhà và nhận kết quả tại nhà qua hệ thống Bưu điện.
c. Hạ tầng số
- Hạ tầng mạng cố định:
Mạng truyền dẫn liên huyện:
Xây dựng và nâng cấp tuyến truyền dẫn quang liên huyện (bao gồm cả tuyến truyền dẫn dự phòng), đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng trong tương lai. Nâng cấp, bảo vệ hạ tầng công trình các tuyến truyền dẫn viễn thông liên huyện.
Mạng truyền dẫn nội huyện:
Xây dựng các tuyến truyền dẫn cáp quang nối vòng Ring, đấu nối các luồng vu hồi, dự phòng và bổ sung thiết bị phát sóng lưu động, VSat-IP, các tuyến vi ba cho các tuyến truyền dẫn để thay thế kịp thời trong trường hợp cần thiết. Đảm bảo hoạt động của các tuyến truyền dẫn quang nội huyện với dung lượng cao, kết nối liên xã, liên vùng, đặc biệt là các vùng trung tâm kinh tế - chính trị, khu Kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp.
Xây dựng và duy trì các tuyến truyền dẫn dự phòng, đảm bảo an toàn khi thiên tai, sự cố xảy ra. Ưu tiên phát triển hạ tầng băng rộng tới các điểm du lịch như: Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang, Khu kinh tế Đông Nam…
- Mạng thông tin di động:
Tăng chất lượng phủ sóng và dung lượng tại các trung tâm huyện, điểm du lịch Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang; khu kinh tế Đông Nam; khu đô thị, khu dân cư mới.
Khắc phục tình trạng sóng yếu, lõm sóng thông tin di động, chưa đáp ứng lưu thoại thực tế. Phủ sóng thông tin di động đến các khu vực chưa có hạ tầng sóng di động.
- Mạng viễn thông thụ động:
Vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động:
Các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư, xây dựng mới cột ăng ten phải xây dựng cột ăng ten thuộc loại không cồng kềnh hoặc cột ăng ten ngụy trang, thân thiện với môi trường tại khu vực trung tâm huyện trên cơ sở tăng cường khả năng sử dụng chung hạ tầng.
Đối với các khu vực còn lại (khu vực các xã trên địa bàn huyện): Xây dựng, phát triển mới cột ăng ten loại A2 tại các khu vực: nông thôn (khu vực địa bàn các xã), những địa điểm có điều kiện sử dụng tài nguyên đất, những khu vực cần tăng tầm phủ sóng (lõm sóng hoặc sóng yếu), khu vực biên giới. Ưu tiên, khuyến khích phát triển cột ăng ten loại A2 theo hướng ngụy trang, thân thiện với môi trường.
Hạ tầng mạng cáp, hạ tầng cột treo cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm:
Triển khai xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn huyện, ưu tiên tại các khu vực thị trấn, khu vực các tuyến đường chính tại khu vực đô thị, khu vực trung tâm huyện, khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới; khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng (quy hoạch giao thông, xây dựng, đô thị…). Khu du lịch Trung tâm Hành hương Đức mẹ La Vang; Khu vực các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Đối với khu vực một số tuyến đường, phố đã có hạ tầng hệ thống cống bể ngầm hóa mạng cáp viễn thông và vẫn còn khả năng lắp đặt thêm cáp viễn thông (quốc lộ 1, đường xuyên Á, quốc lộ 14, đường ven biển...); khi triển khai ngầm hóa các tuyến cáp treo tại khu vực này bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng với doanh nghiệp sở hữu hạ tầng cống bể.
- Mạng truyền thanh/hình:
Mạng truyền thanh/hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền thanh/hình (gồm cả miễn phí và có phí) cho cộng đồng sống và làm việc tại khu vực nghiên cứu cũng như khu vực lân cận. Nhà cung cấp dịch vụ truyền thanh/hình sẽ triển khai mạng của họ tới từng đơn vị qua mạng cáp truyền thanh/hình hoặc đầu thu sóng. Cáp truyền thanh/hình sử dụng chung hạ tầng mạng cáp điện thoại.
- Mạng truyền dẫn cáp quang:
Xây dựng và nâng cấp các tuyến truyền dẫn cấp quang liên huyện bao gồm cả các tuyến truyền dẫn dự phòng. Xây dựng tuyến truyền dẫn quang nội huyện bảo đảm dung lượng cao, kết nối liên xã, đặc biệt phục vụ cho khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp…phục vụ nhu cầu phát triển các dịch vụ băng rộng và đô thị thông minh.
d. Công nghệ thông tin phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
- Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số:
Hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước: Xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center) và hệ thống bảo mật, tạo nền tảng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số trên địa bàn huyện. Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và phát triển trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ phát triển đô thị thông minh huyện.
Nền tảng số: Phát triển các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính; phát triển hệ thống thông tin dùng chung, hệ thống dữ liệu của huyện. Đẩy mạnh họp trực tuyến, họp không giấy tờ, thực hiện triệt để làm việc trên môi trường mạng và ứng dụng chữ ký số... hướng tới chính quyền "không giấy tờ"; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xây dựng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu, nền tảng điều hành, tác nghiệp đến 100% các cơ quan chính quyền các cấp. Hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của huyện, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo liên kết, khai thác có hiệu quả Kho dữ liệu dùng chung của huyện hình thành trong quá trình chuyển đổi số. Ưu tiên triển khai các cơ sở dữ liệu dùng chung về dân cư (bao gồm nhân khẩu thường trú và nhân khẩu tạm trú), doanh nghiệp, đất đai và bản đồ số của huyện trên nền tảng công nghệ GIS, cơ sở dữ liệu người dùng và kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Phát triển kinh tế số:
Kinh tế số trong doanh nghiệp: Thành lập tổ chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; triển khai tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QRcode, chip NFC, công nghệ Blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử. Triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn…để thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động phục vụ người dân (Viettel Pay, VNPT Pay…).
Kinh tế số nông thôn: Xây dựng và triển khai các khoá tập huấn, chương trình đào tạo kỹ năng số cho các hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và người dân. Triển khai hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho một số hợp tác xã, hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng bán lẻ…làm điển hình theo từng loại nông, lâm, thủy sản để tạo mô hình mẫu thành công điển hình.
- Phát triển xã hội số:
Triển khai chương trình đào tạo kỹ năng số cho công chức, viên chức, đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Đào tạo kỹ năng lãnh đạo số, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các ngành địa phương và doanh nghiệp.
Thực hiện chương trình phát triển công dân số. Mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với khóa học đại chúng mở để công dân có đủ năng lực và kỹ năng số theo chuẩn quốc tế, giúp người dân tự tin ứng dụng vào cuộc sống và cho công việc.
Xây dựng hệ thống một cửa để giải đáp thắc mắc, phát huy sáng kiến, kiến nghị và đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số. Xây dựng hệ thống thông tin website và tổng đài trả lời các thắc mắc hỏi đáp về chuyển đổi số và các vấn đề liên quan cho người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận tư vấn trao đổi theo hình thức hỏi đáp.
- An toàn, an ninh thông tin:
Xây dựng và hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC), duy trì bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, thực hiện triển khai giám sát, điều hành kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát toàn không gian mạng quốc gia (VNCERT).
Đầu tư các thiết bị thu thập dữ liệu chuyên dụng (TAP…), hệ thống giám sát tập trung (SIEM) bảo đảm an toàn thông tin; các hệ thống tường lửa ứng dụng web (WAF) và các giải pháp phòng chống tấn công có chủ đích nhằm giám sát, phân tích, phát hiện và cảnh báo sớm với các tấn công vào hệ thống mạng.
Triển khai các nền tảng đảm bảo an toàn thông tin và bố trí hạ tầng kỹ thuật phục vụ an toàn, an ninh mạng phù hợp.
Các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin phối hợp chặt chẽ thực hiện an toàn không gian mạng trên địa bàn huyện.
e. Mạng lưới cơ sở báo chí; phát thanh truyền hình; thông tin điện tử; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại
- Báo chí:
Đầu tư, bảo đảm cho báo, đài và tạp chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, hỗ trợ ngân sách đối với những ấn phẩm, chuyên mục, chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn.
Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Quảng Trị nhằm góp phần thúc đẩy cơ quan báo chí của tỉnh nhà hiện đại, đa phương tiện, đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh); xuất bản các ấn phẩm báo in và báo Quảng Trị điện tử.
- Phát thanh truyền hình:
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị.
Từ năm 2023, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước.
Đối với dịch vụ truyền hình trả tiền, truyền hình internet: liên kết phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người xem trong điều kiện thu nhập và mức sống, mang đến cho người xem nhiều sự lựa chọn với nội dung phong phú, đa dạng, chủ động thời gian xem các chương trình.
- Thông tin cơ sở:
Phát triển hạ tầng kỹ thuật của đài truyền thanh cơ sở trên cơ sở đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông, quản lý trạng thái, nội dung chương trình đến từng cụm loa và phân quyền quản lý cho các đơn vị. Giai đoạn 2021 -2025: Số lượng đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 70%. Giai đoạn 2026 – 2030: Số lượng đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 100%.
Đối với các xã chưa có Đài Truyền thanh cơ sở, thực hiện đầu tư mới với công nghệ truyền thanh thông minh.
Đối với các Đài Truyền thanh cơ sở đã được đầu tư nhưng bị hỏng hoặc thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động kém hiệu quả, thực hiện triển khai đầu tư mới bằng hệ thống truyền thanh thông minh nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu, đảm bảo 100% khu phố, thôn xóm thu được tín hiệu phát thanh.
- Thông tin điện tử, thông tin đối ngoại:
Thông tin điện tử: Các trang điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công trên mạng internet đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nội dung thông tin, xác thực người dùng và thích ứng với các thiết bị di động. Hoàn thiện và vận hành trang thông tin điện tử cấp xã tại 100% xã.
Thông tin đối ngoại: Số hóa Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của huyện Hải Lăng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, giới thiệu về huyện trên các lĩnh vực, cung cấp đến cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nâng cấp, xây dựng và phát triển Cổng thông tin đối ngoại, Cụm thông tin đối ngoại trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, youtube....
VI.5. Định hướng xử lý nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang
VI.5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Song song với việc định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng thì đảm bảo môi trường sinh thái, môi trường sống cho người dân cũng là vấn đề cần quan tâm, Quy hoạch định huớng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang là một trong những nhân tố chính làm giảm khả năng ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế xã hội gây nên, tạo tiền đề cho vùng phát triển bền vững.
- Tuy nhiên việc phát triển các cơ sở hạ tầng như: thoát nước thải, CTR, nghĩa trang, ... mang tính chất vùng cần xem xét cho phù hợp với điều kiện địa lý, địa hình, thuỷ văn, khí hậu… của từng khu vực, đặc biệt là khu vực có khả năng ngập lụt cục bộ, hoặc địa hình núi cao giao thông không thuận lợi, mặt khác các cần chú ý bảo vệ sinh thái khu bờ biển dọc theo các huyện, các khu hồ lớn của hai tỉnh. Do đó việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, các khu vực xử lý CTR, nghĩa trang cấp vùng cho các đô thị và khu dân cư nông thôn, khu du lịch, khu công nghiệp… trong vùng sẽ có các tính chất riêng.
- Ngoài ra quy hoạch vùng huyện phải có sự khớp nối phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã phê duyệt và quy hoạch tỉnh đang thực hiện.
VI.5.2. Cơ sở và các chỉ tiêu tính toán
a. Cơ sở tính toán
- Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Trị đang thực hiện.
- Quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị.
- Các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn các huyện.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hải Lăng đến 2030.
b. Các chỉ tiêu tính toán
Chỉ tiêu thoát nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang: (theo Thông tư 22/2019/TT-BXD, quy chuẩn QCVN 07-9:2016/BXD, tiêu chuẩn TCVN 4038:2012).
Bảng chỉ tiêu thoát nước thải và chất thải rắn
STT
|
Đối tượng
|
Tiêu chuẩn
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
|
|
A
|
Thoát nước thải
|
|
|
1
|
Đô thị IV-V
|
110
|
l/ng.ngđ
|
90
|
|
2
|
Công cộng
|
10
|
%Qshđt
|
|
|
3
|
Nông thôn
|
70
|
l/ng.ngđ
|
85
|
|
4
|
Du lịch
|
|
|
|
|
-
|
Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
|
200
|
l/phòng
|
100
|
|
-
|
Khu du lịch sinh thái
|
1,6
|
m3/ha
|
100
|
|
5
|
Khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
20-22
|
m3/ha
|
70
|
|
B
|
Chất thải rắn
|
|
|
1
|
CTR sinh hoạt
|
|
|
|
|
-
|
Đô thị loại IV-V
|
1,0
|
kg/ng.ngày
|
95
|
|
-
|
Khu vực nông thôn
|
0,7
|
kg/ng.ngày
|
80
|
|
2
|
CTR khu CN, cụm CN
|
0,3
|
tấn/ha (70% đấtXD)
|
100
|
|
3
|
CTR TTCN - làng nghề
|
0,15
|
CTR cụm CN-TTCN
|
100
|
|
4
|
CTR khu du lịch
|
0,12
|
tấn/ha (50% đấtXD)
|
100
|
|
C
|
Đất nghĩa trang
|
0,06
|
ha/1000 dân
|
|
|
VI.5.3. Dự báo nhu cầu
Bảng tính toán khối lượng nước thải – chất thải rắn – đất nghĩa trang
TT
|
Các hạng mục
|
Tiêu chuẩn
|
Tỷ lệ thu gom (%)
|
Giai đoạn
|
2030
|
2040
|
Quy mô
|
Khối lượng
|
Quy mô
|
Khối lượng
|
A
|
Nước thải (m3/ng.đ)
|
|
|
người
|
9763,20
|
người
|
13.211,92
|
I
|
Nước thải SH
|
|
|
|
m3/ng.đ
|
|
m3/ng.đ
|
1
|
Khu vực đô thị
|
100l/ng.ngđ
|
90
|
19.000
|
1.710
|
70.384
|
6334,56
|
2
|
Khu vực N.thôn
|
90l/ng.ngđ
|
85
|
84.000
|
6.426
|
61.116
|
4.675,37
|
3
|
Nước thải C.cộng
|
10%Qsh
|
100
|
|
813,60
|
|
1.100,99
|
4
|
Du lịch
|
10%∑Qsh
|
100
|
|
813,60
|
|
1.100,99
|
II
|
Nước thải CN
|
|
|
|
m3/ng.đ
|
|
m3/ng.đ
|
1
|
KKT, Cụm CN, TTCN
|
30m3/ha/ng.đ
|
|
5.660
|
169.800
|
5.660
|
169.800
|
B
|
Chất thải rắn (tấn)
|
|
|
|
1.790,90
|
|
1.881,12
|
1
|
CTR sinh hoạt (tấn)
|
|
|
|
21,30
|
|
71,93
|
-
|
Khu vực đô thị
|
1kg/ng
|
95
|
19.000
|
18,05
|
70.384
|
66,86
|
-
|
CTR công cộng
|
5%Qsh
|
|
|
3,25
|
|
5,05
|
2
|
Khu vực N.thôn
|
0,7kg/ng
|
80
|
84.000
|
47,04
|
61.116
|
34,22
|
3
|
Cụm CN, TTCN
|
0,3tấn /ha
|
100
|
5.660
|
1.698
|
5.660
|
1.698
|
4
|
CTR khu du lịch
|
5%Qsh
|
|
|
3,25
|
|
5,05
|
C
|
Đất N.trang (ha)
|
0,06ha/1000ng
|
|
103.000
|
6,18
|
131.500
|
7,89
|
VI.5.4. Nguyên tắc thiết kế
- Vùng huyện Hải Lăng bao gồm nhiều khu chức năng khác nhau và có những tính chất, đặc thù riêng. Chọn phương án xử lý nước thải phân tán cho các khu đô thị, dịch vụ... Xây dựng các khu xử lý nước thải loại vừa và nhỏ để phù hợp với việc phân đợt xây dựng cho từng giai đoạn trong quá trình phát triển bền vững của khu vực.
- Đối với các điểm dân cư nông thôn: xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hợp quy cách có đường cống thoát nước ra ngoài hệ thống cống, mương thoát nước chung. Tận dụng các khu vực trũng, ao hồ sẵn có để làm sạch tự nhiên. Tại các khu vực chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm nên xây dựng hệ thống bể Biogas thu khí làm chất đốt trong sinh hoạt.
- Đối với các khu vực xây dựng đô thị, các công trình phân tán độc lập, bệnh viện, khu công nghiệp tập trung: xây dựng hệ thống thoát nước và các trạm xử nước thải riêng tuỳ theo chức năng cụ thể.
- Trạm bơm nước thải: trong khu vực thiết kế để thu gom toàn bộ nước thải về các trạm làm sạch để xử lý, nước thải không thể tự chảy mà phải xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp.
- Các loại nước thải sau khi xử lý đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Nước thải sinh hoạt: Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam có hiệu lực: QCVN 08:2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt); TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường, các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT ở khu vực chưa có TXLNT tập trung.
+ Nước thải công nghiệp: Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN: 24-2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ Nước thải y tế: Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 14: 2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
+ Nước thải sau khi xử lý là loại nước ngọt, được tái sử dụng cho các mục đích: tưới cây trồng, cấp nước cho cứu hoả, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt...
VI.5.4. Giải pháp định hướng thoát nước thải
a. Định hướng thoát nước thải cho đô thị, khu vực nông thôn, khu du lịch và các khu chức năng
- Khu vực phát triển đô thị:
+ Nước thải được thu gom từ nhà ở và các CTCC… sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ chảy vào các tuyến cống đường phố về trạm xử lý tập trung. Hệ thống cống thoát nước thải bằng BTCT, độ dốc tối thiểu imin = 1/D.
+ Độ sâu chôn cống tối thiểu là 1m; Tối đa là 4-5 m tính đến đỉnh cống. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn > 5 m đặt các trạm bơm nâng cốt. Đường ống áp lực dùng ống thép tráng kẽm, tuyến ống áp lực bố trí 2 ống đi song song để đảm bảo an toàn trong vận hành khi có sự cố. Đường ống áp lực chôn sâu 1m.
+ Trạm bơm chuyển tiếp sử dụng máy bơm thả chìm kiểu ướt, phần nhà trạm xây chìm và có thể kết hợp với giếng thăm để tiết kiệm tích đất và đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Đối với khu vực dân cư hiện hữu, trước mắt xử lý nước thải cục bộ tại hộ gia đình bằng bể tự hoại 3 ngăn hợp quy cách, khuyến khích sử dụng các loại bể tự hoại cải tiến.
- Khu vực nông thôn:
+ 100% các hộ gia đình phải sử dụng xí hợp vệ sinh, khuyến khích sử dụng bể tự hoại hợp quy cách.
+ Các điểm dân cư nông thôn có lượng nước nhỏ và phân tán: Xây dựng mương nắp đan, thoát nước chung với nước mưa, tận dung hệ thống kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
+ Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm và các trang trại nuôi gia súc tập trung sẽ xây bể biogas, xử lý phân rác thải và thu khí gas phục vụ sinh hoạt.
+ Giải pháp hệ thống thu gom và xử lý nước thải cụ thể cho từng xã sẽ được cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch nông thôn mới.
- Khu du lịch: Yêu cầu cao về vệ sinh môi trường, khu du lịch có mật độ xây dựng thấp, phân tán. Do đó, ưu tiên xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên tiến như bể tự hoại cải tiến (BASTAF-F), bể lọc kỵ khí với lớp vật liệu nổi, bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí (UASB) hoặc các loại công trình xử lý sinh học kiểu hợp khối theo công nghệ hiện đại (JRY) có hiệu suất sử dụng cao, tốn ít diện tích. Nước thải sau các bể này sẽ được xử lý triệt để bằng hệ thống hào lọc hoặc tận dụng lại để tưới cây, rửa đường.
- Các khu chức năng đặc biệt: Nước thải y tế phải được thu gom theo hệ thống riêng và phải xử lý theo quy trình riêng đến giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước.
b. Định hướng thoát nước thải công nghiệp
- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị:
+ Hệ thống thoát nước dự kiến xây dựng trong KKT Đông Nam Quảng Trị là hệ thống nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được thu gom bằng các đường cống tròn tự chảy có kích thước D300÷D800mm, đường cống áp lực có kích thước ∅100÷∅400mm và trung chuyển bằng các trạm bơm (TB) đưa về các trạm xử lý (TXL) nước thải trước khi xả ra môi trường.
+ Giải pháp quy hoạch thoát nước thải cụ thể như sau:
◦ Đối với khu vực xây dựng phát triển đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải có công suất 3000 m3/ngày.
◦ Đối với khu vực xây dựng các khu công nghiệp tập trung bao gồm các khu công nghiệp sau: CN Lọc dầu, CN dầu khí, CN sau khí, CN nhiệt điện, khu cảng, kho tàng. Các khu công nghiệp tập trung gần nhau có thể kết hợp xây dựng các trạm xử lý nước thải trong cùng một khuôn viên đất. Việc tổ chức xây dựng các cụm xử lý nước thải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý xây dựng và kiểm soát nguồn nước thải trước và sau xử lý.
◦ Các khu, cụm công nghiệp khi xây dựng sẽ thiết kế một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo dự án riêng cho phù hợp với thành phần và tính chất của mỗi loại hình công nghiệp. Áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với các loại nước thải từ các dự án của KKT Đông Nam Quảng Trị trước và có văn bản cam kết về chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt giới hạn B của QCVN: 24-2009 mới xả ra môi trường.
◦ Các nhà máy có thải ra khí độc hại hoặc khói bụi yêu cầu có thiết bị khử lọc khói bụi đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.
* Khu công nghiệp xử lý các sản phẩm dầu: xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 13.000m3/ngày.
* Khu công nghiệp dầu khí xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 15.000m3/ngày.
*Khu công nghiệp sau khí: xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 10.000m3/ngày.
* Khu công nghiệp nhiệt điện: xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 4.000m3/ngày.
* Khu (Logistics): xây dựng đường cống, trạm bơm thu nước thải về trạm xử lý tập trung có công suất 4.000m3/ngày.
* Khu vực cảng.
+ Nước thải cần xử lý là nước dằn tàu (BaLast-là nước bị nhiễm dằn của các tàu tới cảng). Trạm làm sạch dự kiến xây dựng ở gần khu vực cảng. Công nghệ xử lý chủ yếu là tách dầu ra khỏi nước sau đó xả ra biển. Mạng lưới thu nước dằn tàu và các hạng mục thu nước trong khu vực cảng cần được thiết kế theo dự án riêng.
- Xử lý nước thải:
+ Nước thải cần xử lý của KKT Đông Nam Quảng Trị có hai loại: Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên làm việc ở các trung tâm điều hành và các dịch vụ công cộng phục vụ trong khu công nghiệp, nước thải sẽ xử lý cục bộ bằng bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống cống thoát nước thải riêng cùng với nước thải công nghiệp đưa về trạm làm sạch để xử lý tập trung.
+ Nước thải công nghiệp sẽ được xử lý 2 lần: lần 1 xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp đạt giới hạn cho phép, lần 2 xử lý tại trạm làm sạch tập trung đạt giới hạn B theo QCVN: 24-2009.
+ Nước thải không được xả trực tiếp ra môi trường, đặc biệt không được xả ra biển. Các điểm trạm xử lý và cửa xả thải phải cách bờ tối thiểu 2km, nước thải phải qua hệ thống trạm xử lý, hồ chứa, kênh mương dẫn, hệ thống lắng, suối và mặt nước tự nhiên, qua hệ thống kênh dẫn vào nội địa rồi dần được thấm ra môi trường tự nhiên
+ Để có công nghệ xử lý, các dự án sẽ tính toán cụ thể thành phần và tính chất nước thải, từ đó mới xác định được dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp, trong đồ án chỉ đưa ra 1 vài dây chuyền công nghệ đặc trưng mang tính tham khảo như sau.
+ Phương pháp lý hoá kết hợp.
Nước thải từ nhà máy → song chắn rác → trạm bơm → bể điều hoà → bể phản ứng lý hoá → bể lắng → bể khử trùng → nguồn xả nước thải.
+ Phương pháp bùn hoạt tính.
Nước thải từ nhà máy → song chắn rác → trạm bơm → bể điều hoà → bể trung hoà → bể sục khí bùn hoạt tính → bể lắng → nguồn xả nước thải.
- Khu công nghiệp Quảng Trị (VISIP):
+ Xử lý nước thải: Các nhà máy thứ cấp trong Khu công nghiệp có nước thải đặc thù phải xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải chung của Khu công nghiệp. Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp có trách nhiệm thu gom và xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải theo quy định.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng.
+ Mạng lưới thoát nước thải được thiết kế đảm bảo thu hết nước thải từ các lô đất, các công trình trong khu. Cống thoát nước thải được bố trí dưới vỉa hè hoặc dưới dải cây xanh hai bên đường:
◦ Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải cần hợp lý để chiều dài cống là nhỏ nhất, giảm độ sâu chôn cống, hạn chế đặt nhiều trạm bơm.
◦ Hạn chế đặt đường cống qua kênh, hồ và qua các công trình giao thông.
◦ Trạm bơm chính đặt cuối đường cống chính, bơm vào trạm xử lý nước thải. Trạm bơm lưu vực đặt ở cuối cống gom lưu vực.
◦ Độ dốc cống lấy theo độ dốc tối thiểu i = 1/D.
◦ Độ sâu chôn cống điểm đầu tuyến tối thiểu là 1,0 m (tính đến đáy cống).
◦ Kết cấu cống: Sử dung cống tròn BTCT:
◦ Đường kính cống: Gồm các loại đường kính từ D300 - D800.
Vị trí xả thải: Trên cơ sở khảo sát địa điểm và phân tích đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án, lựa chọn vị trí điểm xả nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận xả thải ra môi trường, sẽ được đưa vào nguồn tiếp nhận tại vị trí Sông Bến Đá thuộc phía Đông Nam của KCN Quảng Trị.
+ Trạm xử lý nước thải: Trạm Xử lý nước thải có tổng Công suất xử lý là 22.000 m3/ngày.đêm được chia làm 05 module tương ứng với 4 Giai đoạn như sau:
◦ Giai đoạn 1: Phân kỳ 1A Module 2.000 m3/ngày.đêm và khi tỉ lệ lấp đầy của Giai đoạn 1A vượt quá 30% (tương ứng 600 m3/ngày) sẽ tiến hành xây dựng Phân kỳ 1B Module 2.000 m3/ngày.đêm với tổng công suất giai đoạn 1 là: 4.000 m3/ngày đêm.
◦ Giai đoạn 2: Khi tỉ lệ lấp đầy của Giai đoạn 1 đạt 70% (tương ứng 2.800 m3/ngày) sẽ tiến hành xây dựng module 6.000 m3/ngày đêm.
◦ Giai đoạn 3: Khi tỉ lệ lấp đầy của Giai đoạn 2 đạt 50% (tương ứng 3.000 m3/ngày và tương ứng tổng lượng phát sinh khoảng 7.000 m3/ngày) sẽ tiến hành xây dựng module 6.000 m3/ngày đêm.
◦ Giai đoạn 4: Khi tỉ lệ lấp đầy của Giai đoạn 3 đạt 20% (tương ứng 1.200 m3/ngày và tương ứng tổng lượng phát sinh khoảng 13.000 m3/ngày) sẽ tiến hành xây dựng module 6.000 m3/ngày đêm.
c. Yêu cầu chung về chất lượng nước thải sau xử lý
- Đối với nước thải sinh hoạt: Tối thiểu đạt các tiêu chuẩn có liên quan tại: QCVN 14:2008/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt”.
- Nước thải công nghiệp: Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”.
- Nước thải y tế: Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 28:2010/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế” trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
d. Công suất các trạm xử lý nước thải đến giai đoạn 2030-2040
STT
|
Trạm xử lý nước thải
|
Công suất (m3/ngđ)
|
Phạm vi phục vụ
|
A
|
TXL nước thải sinh hoạt
|
3.240
|
|
1
|
TXL Đô thị Diên Sanh
|
1.800
|
Thị trấn Diên Sanh
|
2
|
TXL Đô thị La Vang
|
1.440
|
Xã Hải Phú
|
B
|
TXL nước thải công nghiệp
|
169.800
|
|
1
|
TXL KKT Đông Nam
|
103.050
|
KKT Đông Nam
|
2
|
TXL KCN Quảng Trị (VISIP)
|
60.000
|
KCN Quảng Trị
|
3
|
TXL CCN Hải Trường
|
2.250
|
CCN Hải Trường
|
4
|
TXL CCN Hải Chánh
|
2.250
|
CCN Hải Chánh
|
5
|
TXL CCN Thượng Lâm
|
2.250
|
CCN Thượng Lâm
|
VI.5.5. Giải pháp định hướng thu gom, xử lý chất thải rắn
a. Các loại CTR
- CTR y tế:
+ Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
+ Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
+ Thu gom 100% CTRYT không nguy hại, xử lý cùng CTRSH;
+ Nơi phát sinh, lưu giữ chất thải phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải. Thời gian và vị trí lưu giữ tuân thủ theo Quy chế quản lý CTRYT.
+ Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom. Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom (thùng, túi…) theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
+ Tần suất thu gom: ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. Quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải theo các quy định của BYT.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
+ Tập trung hoá việc xử lý CTR y tế nguy hại; Sử dụng công nghệ xử lý CTRYT hiện đại, thân thiện môi trường.
+ Tại bệnh viện đa khoa huyện: Thiêu đốt nhiệt độ cao có xử lý khí thải lò đốt. Sản phẩm sau đốt đưa về chôn lấp tại khu xử lý CTR công nghệ cao xã Hải Sơn. Đối với các cơ sở y tế tuyến xã: Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm, sau đó nghiền và chôn lấp.
- CTR công nghiệp:
+ Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất, rất đa dạng do có nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Thành phần và khối lượng CTR phụ thuộc vào từng loại hình công nghiệp và trình độ công nghệ. Chất thải rắn công nghiệp cần xử lý bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại.
+ Trong khu công nghiệp chất thải rắn của các nhà máy, xí nghiệp sẽ tận thu tập trung vào nơi quy định. Các phế liệu có thể sử dụng lại được để tái chế hoặc làm nguồn nguyên liệu cho các nhà máy, phế liệu thừa của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cần cho nhà máy khác. Phần còn lại không sử dụng được sẽ vận chuyển đến khu xử lý CTR công nghiệp chung của toàn trong khu vực.
-. CTR sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm CTR của khu dân cư đô thị, các khu thương mại, dịch vụ, du lịch của công nhân các nhà máy, xí nghiệp... trong các KCN cần được phân loại tại nguồn. CTR hữu cơ sẽ tận dụng để sản xuất phân vi sinh. CTR vô cơ (thuỷ tinh, nhựa giấy, kim loại...) sẽ được thu hồi để tái chế, còn lại các CTR không sử dụng được vào các mục đích trên sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh.
- CTR nông nghiệp:
Chất thải rắn nông nghiệp: gồm 2 thành phần chính là phụ phẩm nông nghiệp và bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
b. Giải pháp định hướng thu gom, xử lý CTR
- Đối với CTR y tế: CTRYT không nguy hại sẽ được thu gom và xử chung với CTRSH. CTR y tế nguy hại sẽ được thu gom và Sử dụng công nghệ xử lý CTRYT hiện đại, thân thiện môi trường tại bãi rác nguy hại xã Hải Sơn diện tích khoảng 10ha.
- Đối với CTR công nghiệp:
* CTR KKT Đông Nam Quảng Trị:
+ Xây dựng riêng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp trong KKT Đông Nam Quảng Trị khi hình thành và phát triển, phạm vi phục vụ gồm Huyện Triệu Phong, Hải Lăng (tại xã Triệu Trạch - Triệu Phong),. Vị trí thuộc vùng cát trắng thôn Long - xã Triệu Trạch.
+ Khoảng cách ly từ khu xử lý chất thải rắn tới các điểm dân cư xung quanh phải đảm bảo khoảng cách ly an toàn theo quy chuẩn xây dựng hiện hành. Khoảng cách cụ thể sẽ được xác định sau khi có đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp, dây chuyền công nghệ của dự án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xây dựng các bãi chôn lấp xử lý CTR sinh hoạt hợp vệ sinh phục vụ cho các đô thị và các vùng xung quanh.
+ Huyện Triệu Phong:
◦ Bãi chôn lấp xã Triệu Thượng, diện tích 7 ha.
◦ Bãi chôn lấp xã Triệu Ái, diện tích 12 ha.
+ Huyện Hải Lăng:
◦ Bãi chôn lấp xã Hải Lâm, diện tích 6 ha.
◦ Bãi chôn lấp xã Hải Thọ, diện tích 20 ha.
◦ Bãi chôn lấp xã Hải Sơn, diện tích 10 ha.
+ Các khu vực chức năng thuộc Khu kinh tế, nằm phía bắc sông Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh sử dụng nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệp Gio Linh theo như quy hoạch hệ thông rác thải vùng tỉnh Quảng Trị.
* CTR KCN, CCN khác:
+ Rác thải hàng ngày được thu gom và vận chuyển đến điểm xử lý tập trung của khu vực theo định hướng quy hoạch.
+ Đối với rác thải sinh hoạt: các nhà máy trong Khu công nghiệp sẽ hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường bố trí xe thu gom rác hàng ngày để vận chuyển đến khu xử lý rác thải tập trung tại bãi rác xã Hải Trường diện tích khoảng 40ha.
+ Đối với các loại rác thải nguy hại: các nhà máy trong Khu công nghiệp phải hợp đồng với các đơn vị chuyên xử lý rác thải nguy hại để thu gom và xử lý tập trung tại bãi rác nguy hại xã Hải Sơn diện tích khoảng 10ha.
- Đối với CTR sinh hoạt: toàn huyện sẽ được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý rác thải tập trung tại bãi rác xã Hải Sơn diện tích khoảng 40ha.
- Đối với CTR nông nghiệp: Đối với phụ phẩm trồng trọt thì sau mỗi vụ thu hoạch, phụ phẩm trồng trọt được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Phần còn lại được tận dụng làm nguyên liệu cho quá trình ủ phân compost. Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Giải pháp giúp tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho nông nghiệp, góp phần giảm bớt chi phí mua phân bón hóa học bên cạnh việc hạn chế ảnh hưởng đến môi trường không khí (do thói quen đốt phụ phẩm trên đất canh tác của người dân). Đối với vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật: Giải pháp của nhóm là xây dựng những bể chứa bằng bê tông cốt thép có nắp đậy, đặt tại các vị trí thích hợp trên từng cánh đồng để người dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào các bể chứa này, sau đó định kỳ sẽ được Công ty môi trường đi thu gom, vận chuyển vào đất liền xử lý đúng quy trình xử lý chất thải nguy hại.
VI.5.6. Giải pháp định hướng nghĩa trang, nghĩa địa
a. Yêu cầu tính toán nghĩa trang
- Nhà tang lễ
+ Xây dựng nhà tang lễ kết hợp với nghĩa trang tại đô thị Diên Sanh.
+ Quy hoạch địa điểm nhà tang lễ không được ảnh hưởng đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông. Nhà tang lễ phải có giải pháp chống ồn đảm bảo các quy định về tiếng ồn tại khu vực công cộng, khu dân cư;
+ Diện tích nhà tang lễ được xác định dựa trên quy trình tổ chức tang lễ và tục lệ mai táng tại địa phương nhưng phải đảm bảo phục vụ được tối thiểu 04 đám tang/ngày.
- Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
+ Nhu cầu đất nghĩa trang (không bao gồm nghĩa trang liệt sỹ), quy mô cơ sở hỏa táng được dự báo dựa trên tỷ lệ tử vong và các hình thức mai táng. Quy mô diện tích các nghĩa trang tập trung phải đảm bảo chỉ tiêu là 0,06 ha/1.000 dân;
+ Quy hoạch địa điểm nghĩa trang và cơ sở hỏa táng xây dựng mới không được ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông. Quy hoạch nghĩa trang phải tính đến các phong tục, tập quán về mai táng ở địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường và sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm;
+ Quy hoạch nghĩa trang phải xác định được các nghĩa trang hiện hữu cần di dời, đóng cửa hoặc cải tạo và quỹ đất cho việc di dời. Các nghĩa trang và cơ sở hỏa táng hiện hữu không đảm bảo các quy định về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định;
+ Khoảng cách ATMT nghĩa trang, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới phải đảm bảo các quy định trong Bảng 2.25. đồng thời phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ đối với điểm lấy nước, công trình cấp nước tại điểm 2.10.1;
+ Trường hợp đặc biệt, khi cơ sở hỏa táng đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị hoặc khi nghĩa trang đặt ở đầu nguồn nước thì khoảng cách ATMT của các công trình trong cơ sở hỏa táng, nghĩa trang phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
+ Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m;
+ Trong vùng ATMT của các công trình thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng chỉ được tổ chức các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, cung cấp, truyền tải điện, xăng dầu, khí đốt, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, không được bố trí các công trình dân dụng khác;
+ Ngoài ra nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải tuân thủ QCVN 07-10:2016/BXD.
Bảng. Khoảng cách an toàn về môi trường của nghĩa trang
Đối tượng cần cách ly
|
Khoảng cách tối thiểu từ đối tượng cần cách ly là
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang hung táng
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang chôn một lần
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang cát táng
|
Nhà, công trình chứa lò hỏa táng và lưu chứa thi hài trước khi hỏa táng
|
Công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung
|
1000 m
|
500 m
|
100 m
|
500 m
|
Điểm lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đô thị, điểm dân cư nông thôn tập trung
|
1500 m
|
1000 m
|
-
|
-
|
Đường sắt, Quốc lộ, Tỉnh lộ
|
200 m
|
200 m
|
200 m
|
-
|
Sông, hồ (bao gồm sông, hồ không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt)
|
300 m
|
300 m
|
100 m
|
-
|
b. Định hướng quy hoạch nghĩa trang
- Các nghĩa trang tại các thị trấn và các xã sẽ tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn và quy hoạch nông thôn mới của các xã. Một số nghĩa trang có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường và quy hoạch sử dụng đất cần có các giải pháp đề xuất vi chỉnh để phù hợp với tổng thể quy hoạch vùng huyện. Các nghĩa trang hiện có đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từng bước cải tạo, mở rộng thành nghĩa trang công viên để làm nơi thăm viếng. Trong quy hoạch vùng huyện, nghiên cứu đến nghĩa trang sử dụng liên đô thị trong vùng huyện. Cụ thể:
+ Đô thị Diên Sanh: Định hướng Quy hoạch xây dựng 01 nghĩa trang chung cho đô thị và toàn huyện, bao gồm cả công trình nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường.
+ Đô thị mới La Vang: Quy hoạch mở rộng nghĩa trang hiện trạng tại thôn Long Hưng; Quy hoạch mới nghĩa trang thôn Phú Hưng ở phía Tây hồ Miệu Duệ.
+ Khu vực nông thôn: Các nghĩa trang phân tán khu vực nông thôn, không đủ khoảng cách ly theo quy chuẩn, hoặc nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải có kế hoạch ngừng hung táng, trồng cây xanh cách ly. Sử dụng nghĩa trang theo quy hoạch nông thôn mới đề xuất.
VI.6. Định hướng phát triển hệ thống thuỷ lợi
VI.6.1. Căn cứ thiết kế
Hệ thống thủy lợi toàn huyện dựa theo hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện; Các đồ án quy hoạch nông thôn mới và Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của thị trấn đã được phê duyệt và các tài liệu, số liệu khác liên quan.
VI.6.2. Giải pháp chung
- Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch thủy lợi, kết hợp thủy lợi với giao thông nội đồng.
- Tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới các công trình tiêu thoát lũ nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do mưa lũ gây ra. Tập trung củng cố, xây dựng, nâng cấp hệ thống kè sông, đê sông, đảm bảo mức tối thiểu chống được gió bão cấp 10 và ứng với tần suất ngập lũ 10%.
- Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước, đặc biệt các hồ chứa phía hạ du là các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ sở văn hóa - kinh tế - chính trị và các công trình quan trọng. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, nâng cao hiệu suất phục vụ các trạm bơm tưới tiêu. Tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương, phấn đấu đến 2035 hệ thống kênh mương nội đồng được bê tông hóa 100%.
- Bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước, phát huy tối đa tiềm năng của các nguồn nước hiện có. Đáp ứng đủ nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, du lịch - dịch vụ và các ngành kinh tế khác.
- Quản lý và khai thác tốt các công trình tưới tiêu đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu.
- Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch thủy lợi, kết hợp thủy lợi với giao thông nội đồng.
VI.6.3. Giải pháp cụ thể
Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện cơ bản bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu canh tác, sản xuất của người dân. Tuy nhiên thời gian tới cần tiếp tục triển khai đầu tư đồng bộ một số công trình nhằm đảm bảo phục vụ cấp, thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể như sau:
Đến năm 2030:
+ Quy hoạch đầu tư nâng cấp 34 hồ đập vùng gò đồi, trong đó ưu tiên các công trình hồ, đập: Tân Trưng, hồ Khe Mương, hồ Miệu Duệ, hồ đập Thanh…
+ Đầu tư nâng cấp 56km đê bao đã xây dựng và xây dựng mới hoàn thiện 6km tuyến đê còn lại (từ cầu Bến Đá đến cầu Câu Nhi, chiều dài 5,8km).
+ Nâng cấp toàn bộ hệ thống trạm bơm tưới tiêu trên địa bàn và xây dựng mới một số trạm bơm như: trạm bơm An Nhơn xã Hải Dương, trạm Tân Trường…
+ Đầu tư nâng cấp toàn bộ các trục tiêu chính trên địa bàn huyện gồm: kênh tiêu Thiện-Thọ-Thành dài 3,75km; kênh tiêu Hải Trường dài 2,84km; kênh tiêu Hải Dương dài 4km; kênh tiêu Hải Quế dài 12,1km; kênh tiêu Hải Ba dài 6km…
+ Nâng cấp tuyến đê cát Hải Ba-Quế-Dương, chiều dài 13,5km để đảm bảo an toàn công trình, đồng thời góp phần giao thông đi lại phục vụ sản xuất đặc biệt là giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn khi lũ lụt xảy ra.
+ Tiếp tục xây dựng các tuyến kè chống xói lở bờ sông: sông Thác Ma, sông Nhùng, sông Mai Lĩnh, sông Vĩnh Định…
Đến năm 2050: Đầu tư nâng cấp các hồ đập vùng gò đồi còn lại trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG VII: XÁC ĐỊNH DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
VII.1. Tiêu chí lựa chọn ưu tiên
- Đảm bảo tiến trình phát triển theo đồ án trong đó chú trọng vào danh mục để đảm bảo mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023, xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao vào giai đoạn 2026-2030.
- Đáp ứng được khả năng liên kết giữa các ngành, liên kết khu vực đô thị với nông thôn.
- Công trình trọng điểm cấp quốc gia và tỉnh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế GRDP của vùng.
- Có hiệu quả và tác động tích cực đến kinh tế của tỉnh.
- Phát triển hợp lý và cân bằng giữa kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Có khả năng cao trong việc huy động các nguồn vốn cần thiết dành cho dự án bao gồm cả khu vực tư nhân, trong nước và quốc tế.
VII.2. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật
VII.2.1. Mục tiêu
Thúc đẩy quá trình phát triển và hoà nhập, tạo sự liên kết phát triển kinh tế giữa các đô thị và trung tâm kinh tế động lực trong vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng với cả nước và quốc tế.
VII.2.2. Các dự án hạ tầng khung ưu tiên
a. Về giao thông
- Cao tốc, Quốc lộ và đường tỉnh: Theo tiến độ chung của Quốc gia và tỉnh.
- Các tuyến đường huyện, đường liên xã, đường du lịch: đảm bảo 100% đường huyện được nhựa, bê tông đạt chuẩn theo quy hoạch.
- Đường trục thôn, xóm, ngõ xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt 100%.
- Lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ, mốc lộ giới các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện;
- Tập trung làm tốt công tác quản lý, nâng cấp, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường huyện, xã; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải, vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để sản xuất, kinh doanh...; tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
b. Về thủy lợi
Xây dựng hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Đến năm 2025, phấn đấu 90% (100 % đến năm 2030) kênh mương chính nội đồng và mương nhánh được kiên cố hóa. Rà soát chủ động nạo vét kênh mương thủy lợi, tu sửa, nâng cấp các trạm bơm…, đồng thời quan tâm nâng cấp các hồ đập khác nhằm đáp ứng tưới và tiêu chủ động.
c. Các dự án hạ tầng khác
- Hạ tầng các Khu, cụm CN-TTCN: Xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các cụm CN-TTCN bằng nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác.
- Hạ tầng các khu du lịch: Huy động, tận dụng và kêu gọi các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh đến địa phương và các nhà đầu tư để xây dựng các khu du lịch theo hình thức vốn nhà nước, doanh nghiệp, ưu tiên các nhà đầu tư đủ khả năng xây dựng, kinh doanh đồng bộ.
- Cấp nước: Xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà máy cấp nước nhằm đảm bảo tỷ lệ người dân có nước sạch trên 90%. Hoàn thành nâng cấp mở rộng nhà máy nước đang hoạt động.
- Cấp điện: Tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Thường xuyên kiểm tra, bổ sung, nâng cấp hệ thống trạm biến áp và đường dây, phấn đấu hệ thống điện toàn huyện đảm bảo gọn gàng, mỹ quan, an toàn. Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện đến các khu chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mở mới trên địa bàn.
- Hạ tầng thông tin và truyền thông: Chú trọng ngầm hóa, chỉnh trang mạng cáp thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực trọng điểm; đầu tư, chuyển đổi, nâng cấp đài truyền thanh không dây cấp xã sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT tại các xã.
- Thu gom và xử lý nước thải: Hoàn thiện hệ thống thoát nước các đô thị hiện có, khu công nghiệp tập trung.
- Môi trường: Thực hiện phân loại rác tại nguồn và xử lý rác thải trên toàn huyện đảm bảo hiệu quả.
VII.3. Đối với cơ sở hạ tầng xã hội
- Giáo dục: Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả của trường dạy nghề hiện có. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đảm bảo giữ vững các trường đã đạt chuẩn, đồng thời duy trì và nâng chuẩn trường học ở mức 100%. Nâng cấp cơ sở vật chất trường học đảm bảo tốt yêu cầu dạy và học, tiếp tục chỉnh trang khuôn viên các trường học bằng cách tạo không gian, cảnh quan, môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện.
- Y tế: xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh xanh, sạch, đẹp hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở từ huyện đến xã. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Y tế huyện đảm bảo nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Về lâu dài (sau 2040), xây dựng bệnh viện Đa khoa huyện ở vị trí mới phù hợp với vai trò và phục vụ tốt cho nhân dân.
- Văn hóa – thể thục thể thao: Ưu tiên xây dựng các công trình nhằm đảm bảo các tiêu chỉ Nông thôn mới.
VII.4. Đối với nhà ở
- Nhà ở đô thị: Xây dựng các khu đô thị mới, khu ở mới với hạ tầng đồng bộ gắn liền với hạ tầng chung toàn đô thị, xây dựng và quản lý việc xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
- Nhà ở nông thôn: Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo chiều sâu theo hướng hiệu quả về sản xuất, đa dạng về đời sống văn hóa, bền vững về môi trường. Trong mỗi thôn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu phải xây dựng đạt ít nhất 50% vườn mẫu, vườn kinh tế trong tổng số số hộ có vườn.
CHƯƠNG VIII: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
VIII.1. Đề xuất các cơ chế chính sách
- Chính quyền sử dụng hữu hiệu 3 công cụ là: Pháp luật - Kế hoạch - Quy hoạch, để quản lý xây dựng phát triển có trật tự, có trọng tâm, trọng điểm theo các chương trình dự án, đúng với định hướng phát triển chung theo đồ án quy hoạch vùng đã được phê duyệt.
- Cụ thể hoá chính sách sử dụng đất đai trên cơ sở Luật đất đai đã được Quốc hội thông qua vào mục đích phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.
- Hoàn chỉnh phân cấp, phân loại hệ thống đô thị, để từ đó đề ra chính sách điều hoà tăng trưởng các loại đô thị, chính sách ưu tiên phát triển đô thị nhỏ, phát triển đô thị mới, khu du lịch, thương mại ...
- Cụ thể hóa việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ về việc xử lý các tồn tại và lập trật tự kỷ cương trong quản lý xây dựng.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, cán bộ có chuyên môn cao trong các ngành mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghiệp, du lịch, dịch vụ v.v...
- Thực hiện Luật đất đai và các văn bản pháp luật về đất đai, thực hiện có kế hoạch, đúng lộ trình việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác sang mục đích xây dựng.
- Triển khai thực hiện đồng bộ nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó tập trung lập, xét duyệt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trong đô thị; cải cách thủ tục hành chính trong việc giao đất và cho thuê đất.
- Thực hiện tốt Luật về nhà, đất đô thị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch và pháp luật; hoàn chỉnh cơ chế sử dụng đất phải trả tiền; có chính sách sử dụng các khoản thu tài chính từ nhà đất vào mục đích cải tạo, xây dựng đô thị; xây dựng cơ chế phát triển lành mạnh thị trường kinh doanh bất động sản trong đô thị; đồng thời với việc hoàn chỉnh chính sách cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu tái định cư, đảm bảo giá đền bù các thiệt hại về đất và các tài sản gắn với đất hợp lý và người có đất bị thu hồi vẫn duy trì được cuộc sống.
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà ở và chương trình xây dựng nhà ở đô thị theo các giai đoạn.
- Tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch được duyệt như công bố công khai, rộng rãi các đồ án quy hoạch cho dân biết, kiểm tra và thực hiện, công bố mốc giới đường đỏ, công khai các thủ tục hành chính trong việc quản lý quy hoạch.
- Nghiên cứu đổi mới và ban hành đồng bộ các văn bản quản lý kiến trúc và quy hoạch đô thị như: chính sách bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá dân tộc và phát triển kiến trúc đô thị hiện đại; xây dựng quy hoạch chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp với xây dựng mô hình đô thị mới và đơn vị ở phù hợp với điều kiện thực tiễn tại huyện.
- Xây dựng các chế tài cần thiết để lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý quy hoạch xây dựng. Ban hành các quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đô thị. Thường xuyên tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật.
Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường trong đô thị; xây dựng chính sách về xử phạt hành chính và thu thuế hoặc lệ phí đối với các chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị; xây dựng chính sách sử dụng lao động công ích, huy động sự đóng góp của cộng đồng vào việc đảm bảo vệ sinh đô thị.
VIII.2. Các giải pháp tạo nguồn lực
Các địa phương cần cải thiện cơ sở tài chính của mình để có thể tự chi tiêu, do vậy cần tăng nguồn thu tại địa phương, dần thay thế nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Ví dụ: người dân sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho lợi ích trực tiếp của họ như các dịch vụ vệ sinh, tham quan, an ninh, phòng cháy, chữa cháy... hoặc những người được hưởng lợi từ việc chính quyền đô thị đầu tư cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đóng góp một khoản thuế do thu nhập từ đất và nhà cửa của họ được tăng cao.
- Vốn Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không trực tiếp thu hồi vốn, hoặc không có khả năng thu hồi vốn. Các công trình đầu tư bằng vốn Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ từ khâu quy hoạch, lập xét duyệt dự án đầu tư đến quản lý khai thác và sử dụng công trình. Trong quá trình thực hiện, tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư - xây dựng và khai thác, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn ngân sách Nhà nước, chống tham nhũng và lãng phí.
- Chính sách xã hội hoá trong đầu tư xây dựng, khuyến khích sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân và của tất cả mọi thành phần kinh tế xã hội. Huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước bằng các biện pháp phát triển các dự án phát triển đất đô thị, đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà ở, cơ sở hạ tầng và công trình dịch vụ công cộng, vv...
VIII.3. Tổ chức thực hiện
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đã xây dựng những định hướng chiến lược phát triển vùng trong thời gian dài. Trong đó chiến lược liên kết phát triển vùng là chiến lược quan trọng nhằm xây dựng vùng huyện Hải Lăng trở thành vùng thịnh vượng. Những dự báo quy hoạch đã sử dụng nhiều căn cứ khoa học và thực trạng nền kinh tế xã hội để hoạch định những nội dung quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá. Để phát huy hiệu quả của quy hoạch định hướng phát triển vùng, cần có một số biện pháp tổ chức thực hiện như sau:
1. Sau khi Quy hoạch xây dựng Vùng được phê duyệt UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo huyện Hải Lăng tổ chức công bố quy hoạch vùng. Đồng thời tiến hành phân loại, phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng, phân rõ chức năng, nhiệm vụ từng cấp chính quyền, các thành phần trong xã hội trong phát triển xây dựng đô thị và các khu dân cư nông thôn trong vùng.
2. UBND huyện Hải Lăng phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hoá thông tin, Sở khoa học & Công nghệ, Sở Tài Nguyên & Môi trường và các sở ngành khác có liên quan để cùng thực hiện. Đảm bảo xử lý kịp thời thông tin trong quá trình chỉ đạo, điều hành nhằm phát huy nhanh những nhân tố tích cực.
3. Uỷ ban nhân dân huyện theo sự hướng dẫn của Sở xây dựng tiến hành lập các quy hoạch xây dựng trên địa bàn do mình phụ trách để làm cơ sở lập chương trình và kế hoạch đầu tư phát triển cho phù hợp với quy hoạch vùng.
- Tiến hành lập hoặc điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực xây dựng đợt đầu, để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức triển khai việc lập, thực hiện các dự án đầu tư để phát triển đồng bộ đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
4. Các ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các ngành Trung ương xúc tiến các dự án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư thuộc địa phương.
6. Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư lập và cân đối kế hoạch chuẩn bị và đầu tư 5 năm, 10 năm và hàng năm để thực hiện nội dung đối với các quy hoạch đã được phê duyệt. Có chính sách huy động vốn đầu tư từ xã hội, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, nhằm xã hội hoá tối đa nguồn lực đầu tư giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
7. Hình thành các dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng các trung tâm kinh tế động lực.
8. Lập kế hoạch quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng các trung tâm xã ở các vùng nông thôn.
9. Phối hợp các Sở, ngành thu hút đầu tư các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
10. Chính quyền các đô thị cần có kế hoạch cải tạo xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật các đô thị để từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
11. Để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với cũng cố quốc phòng – an ninh, quá trình quy hoạch chi tiết các dự án phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, phải xin ý kiến về mặt quốc phòng của cấp có thẩm quyền theo đúng Nghị định 164/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, các dự án phải được tiến hành khảo sát thực địa, xem xét, đánh giá cụ thể về mặt quốc phòng, đối chiếu với quy hoạch thế trận phòng thủ, nhằm điều chỉnh các dự án không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh cả trước mắt và lâu dài.
CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
IX.1. Tổng quan nội dung của đánh giá môi trường chiến lược (DMC)
IX.1.1. Mục tiêu
- Nhằm đánh giá được thực trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của chúng tới sức khoẻ con người, kinh tế xã hội, các vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết.
- Lồng ghép các mục tiêu môi trường, đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu môi trường và các mục tiêu quy hoạch.
- Đánh giá, xem xét các tác động tới môi trường của các phương án quy hoạch làm cơ sở lựa chọn phương án ưu tiên.
- Đề xuất các giải pháp chiến lược bảo vệ môi trường.
- Đề xuất chương trình quản lý môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.
IX.1.2. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định, thông tư có liên quan;
- Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị; Thông tư 01-2011/BXD và các nghị định, thông tư có liên quan; Các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
IX.2. Đánh giá môi trường chiến lược
IX.2.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường
Kiểm soát chất lượng nước mặt; Môi trường không khí và tiếng ồn (do rác thải hoạt động khu công nghiệp, cụm TT công nghiệp, hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên đường quốc lộ).
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật giúp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khắc phục, cải tạo môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các khu vực dân cư giáp các khu công nghiệp.
Bảo vệ cảnh quan môi trường: Hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng, núi, mặt nước hoặc bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường; bảo vệ hành lang kỹ thuật. Bảo vệ các điểm di tích, các khu có tiềm năng phát triển du lịch.
Ngăn chặn đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên (tài nguyên nước, đất, rừng, đồi núi..); Hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế, công nghệ xanh ít chất thải đặc biệt trong khu công nghiệp, và nền nông nghiệp hiện có.
- Chỉ tiêu môi trường:
Giữ vững và củng cố môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù. Bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái rừng.
Quản lý tốt môi trường các đô thị, KCN, Cụm CN, các khu du lịch nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nước.
Mục tiêu đến năm 2030, 100% dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Đảm bảo trên 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo xử lý 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế đạt tiêu chuẩn. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu đến năm 2040: Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; Cải thiện chất lượng môi trường sống; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh.
IX.2.2. Phân vùng môi trường
Đề xuất phân vùng môi trường theo 3 khu vực sau:
- Vùng bảo tồn: Vùng bảo tồn là những vùng được chính thức được bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Vùng này sẽ được kiểm soát dựa trên luật và quy chế liên quan. Các biện pháp chính được thực hiện trong khu vực này là: Bảo vệ các nguồn cấp nước thông qua kiểm soát hoặc hạn chế những hoạt động phát triển ở các khu vực rừng đầu nguồn quan trọng có vai trò là nguồn cấp nước.
- Vùng quản lý môi trường tích cực: Vùng quản lý môi trường tích cực là những khu vực được khai thác có cân nhắc tới sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế có tôn trọng hài hòa với bảo vệ môi trường.
- Vùng phát triển: Vùng phát triển bao gồm những khu vực áp dụng những quy chế liên quan đối với thay đổi mục đích sử dụng đất.
IX.2.3. Dự báo diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch
a. Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt và công nghiệp: Nguồn gây ô nhiễm nước tiềm năng là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nếu không quản lý và vận hành tốt hệ thống dẫn cũng như quy trình xử lý thì cả nước ngầm và nước mặt sẽ bị ô nhiễm do: sự rò rỉ của nước thải qua đường ống, xử lý không đạt tiêu chuẩn vì sự cố trong khi xử lý. Đặc biệt, diện tích đất nông nghiệp được thay thế bằng hệ thống đường giao thông và các công trình khác sẽ là nguyên nhân làm tăng dòng chảy mặt và suy giảm khả năng bổ trợ nước ngầm dẫn tới khả năng úng lụt, dẫn tới sự thất thoát, lan tràn nước thải ra khỏi hệ thống ống dẫn riêng gây ra sự sự pha trộn giữa nước thải và nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng. Các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước mặt. Tuy nhiên, nếu hệ thống thu gom và xử lý nước thải được thực hiện đúng như quy hoạch thì sẽ giảm thiếu nguy cơ ô nhiễm, cải thiện môi trường nước tốt hơn so với hiện nay.
- Môi trường nước mặt đầu nguồn các công trình cấp nước cần được quan tâm và bảo vệ.
b. Môi trường đất
- Khi thực hiện xây dựng huyện theo quy hoạch, cơ cấu sử dụng đất của khu vực có những thay đổi mạnh mẽ, chủ yếu theo xu hướng nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp có năng suất thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lý. Diện tích đất rừng, đất cây xanh, tạo cảnh quan và cách ly được giữ lại tối đa góp phần cải thiện vi khí hậu cho khu vực.
- Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông lâm sang đất đô thị và đất công nghiệp sẽ tạo nên sức ép lớn về đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm không chỉ cho khu vực dự án mà còn liên quan cả đến những khu vực phụ cận trong bố trí cây trồng và cơ cấu sử dụng đất. Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp sẽ dẫn đến thâm canh cây trồng mạnh mẽ và dễ xảy ra việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trên khoảng diện tích canh tác có giới hạn.
- Việc san ủi các khu vực địa hình cao và san lấp các khu vực có địa hình thấp hơn để tạo mặt bằng xây dựng cho đô thị thì quá trình xây dựng hệ thống nhà ở, xí nghiệp công nghiệp, đường xá, cầu cống… cần hết sức quan tâm đến nguy cơ sạt lở và sụt lún đất. Sự đề phòng các sự cố này đặc biệt cần thiết đối với các khu đất lấp nhân tạo trên nhiều diện tích hồ ao, đầm lầy và ven sông thường có thành phần là cát sông và các phế thải sinh hoạt, phế thải xây dựng và phế thải công nghiệp với thành phần đa dạng.
- Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản (các mỏ đất, đá, cát…) cũng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, gây xói mòn, bồi lắng đất, làm thay đổi địa hình và cấu trúc nền rắn, làm gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong đất. Hệ thống bệnh viện, trạm xá, trường học, cơ quan, xí nghiệp trong khu vực đô thị cũng sẽ tạo ra lượng chất thải rắn được ước tính gấp hàng chục lần so với hiện nay là một nguồn gây nhiễm bẩn đất tiềm ẩn nếu không có những biện pháp xử lý hữu hiệu, từ đó ảnh hưởng đến các sản phẩm nông nghiệp và sức khoẻ của con người.
c. Môi trường không khí và tiếng ồn
- Tác động trực tiếp và rõ rệt nhất đến môi trường không khí, tiếng ồn trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trong tương lai là giao thông, đầu tư xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó, sự gia tăng lượng chất đốt sử dụng tại các nhà máy, khu công nghiệp, nhà dân cũng làm tăng các chất gây ô nhiễm không khí (COX, NOX, SO2, ...). Ngoài ra, quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ như: nước thải, chất thải rắn… sẽ phát sinh các chất ô nhiễm như H2S, CH4…với tải lượng ngày một tăng do đô thị hoá.
- Khi quy hoạch phát triển toàn huyện được thực hiện thì tất cả các đường giao thông chính nội thị cũng như các đường Quốc lộ đều đã được cải tạo, nâng cấp. Cường độ dòng xe trên đường sẽ tăng lên, nhất là lượng xe cơ giới cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và gây ồn trong khu vực. Tuy nhiên, kích thước mặt đường đã được mở rộng, mặt đường có chất lượng tốt hơn, giao thông không bị tắc nghẽn, do đó ô nhiễm môi trường không khí về khí độc hại như SO2, chì… do giao thông gây ra sẽ ít hơn so với hiện nay, nhất là về nồng độ bụi.
- Ngoài các nguồn gây tiếng ồn nền hiện có, tiếng ồn sẽ tăng mạnh trong giai đoạn đầu tư xây dựng do tiếng ồn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công, tiếng ồn phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng xây dựng, từ các phương tiện vận chuyển máy móc thi công trên công trường…có thể ảnh hưởng đến các vùng sinh sản, sinh sống của các loài động thực vật.
- Các xí nghiệp công nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh ra một lượng khói bụi đáng kể và cần phải có biện pháp xử lý khói bụi công nghiệp trước khi xả ra môi trường không khí. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển trong khu vực huyện được bố trí tập trung, xa khu dân cư, có đủ khoảng cách ly vệ sinh, cuối hướng gió chủ đạo nên có thể giảm thiểu tác động đến môi trường không khí.
- Việc khai thác mỏ đất, đá nếu được tiếp tục cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí, cát bụi đối với dân cư khu vực xung quanh.
- Hệ thống các khu du lịch sinh thái, các khu công viên, dải cây xanh bên đường nếu được xây dựng như quy hoạch sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, giảm lượng bụi và ô nhiễm tiếng ồn.
d. Các chất thải
Khu xử lý CTR sinh hoạt tại xã Hải Lâm phục vụ xử lý CTR sinh hoạt cho phần lớn huyện Hải Lăng cần được đầu tư xây dựng tăng công suất phục vụ theo đúng quy hoạch. Mặt khác, để giảm thiểu áp lực của CTR đến môi trường còn được thực hiện bằng phân loại CTR tại nguồn để tăng tỷ trọng rác có thể chế biến thành phân hữu cơ, tăng sử dụng lại và sử dụng các sản phẩm tái chế.
e. Đa dạng hệ sinh học
- Khi thực hiện quy hoạch sẽ làm gia tăng tiếng ồn và thay đổi chức năng sử dụng đất tại khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, sinh sản của một số loài động thực vật.
- Hoạt động thi công đường cao tốc có thể gây tác động tới hệ sinh thái, đặc biệt là thông qua những thay đổi về địa hình, thủy văn.
- Hoạt động du lịch: có thể làm giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực.
Sử dụng phương pháp ma trận có định lượng:
- Tác động rất mạnh: ±4 điểm - Tác động mạnh : ±3 điểm
- Tác động trung bình: ±2 điểm - Tác động yếu : ±1 điểm
- Không tác động: 0 điểm
+ CTR từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Phải được xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, nước và khí. CTR tại các khu công nghiệp không nguy hại cần được phân loại ngay tại cơ sở sản xuất nhằm thuận tiện cho quá trình tái chế. Tránh chôn lấp CTR nguy hại chung với chất thải rắn không nguy hại.
Trong tương lai cần đảm bảo việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, việc thu gom phải thực hiện hằng ngày. Thực hiện mô hình chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón phục vụ lại cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Đối với chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế cần được thu gom và xử lý riêng. Đầu tư lò đốt CTR y tế cho bệnh viện đa khoa huyện (được xây dựng trong tương lai).
- Nước thải công nghiệp: Cấm xả nước thải chưa xử lý ra nguồn. Từng bước áp dụng các công nghệ phù hợp với mỗi ngành công nghiệp. Mỗi xí nghiệp công nghiệp đều có hệ thống xử lý riêng và chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt QCVN40:2011/BTNMT; sau khi xử lý tại mỗi cơ sở sản xuất, nước thải được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung cho toàn khu, trước khi thải ra nguồn nước thải phải đạt được QCVN40:2011/BTNMT, cột B.
- Nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư: Được thu gom tập trung và xử lý cục bộ tại ngay những nơi phát thải (thông thường bằng bể phốt tự hoại 2 – 3 ngăn), bằng hệ thống đường ống thu gom nước thải tại mỗi đô thị.
- Nước thải khu vực nông thôn: Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường nông thôn, khuyến khích các hộ dân sử dụng hố xí tự hoại và hố xí hợp vệ sinh tại khu vực dân cư nông thôn.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng gây ô nhiễm bụi cao: cần phải có các giải pháp kỹ thuật như: lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất, hạn chế ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không khí tới sức khoẻ người lao động. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động.
- Tại các khu tập trung dân cư (các khu chợ, …): Nên bố trí trồng cây xanh bên đường tại các nút giao thông có mật độ phương tiện qua lại cao, trồng cây xanh quanh khu vực các cụm công nghiệp gây ô nhiễm bụi, các cảng hàng không nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
- Xử lý ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đô thị: Các tuyến đường có mật độ phương tiện cao, nên bố trí trồng cây xanh bên đường nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các khu công nghiệp, tăng cường sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm, rửa đường thường xuyên để giảm bụi, cải thiện chất lượng mặt đường.
+ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cần phải quan tâm đến các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải ngay khâu phát sinh: Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải tại các khâu phát sinh ô nhiễm, đảm bảo chất thải đầu ra dưới ngưỡng cho phép rồi mới thải vào môi trường xung quanh
+ Sử dụng chu trình sản xuất khép kín: Sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.
- Nhằm giảm nguồn thải xen kẽ trong các khu dân cư và định hướng phát triển hợp lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
- Các ngành công nghiệp chế biến, phải thường xuyên kiểm soát môi trường định kỳ, nhằm cảnh báo và nhắc nhở các cơ sở chú ý duy tu, bảo dưỡng hệ thống xử lý khí thải, bụi và nếu cần. Khuyến khích và bắt buộc các nhà máy và xí nghiệp cũ đầu tư công nghệ sản xuất mới, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất sạch hơn.
Việc chuyển đổi đất đai giữa các mục đích nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn là tất yếu xảy ra. Song trên địa bàn cụ thể khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích khác cần phải cân nhắc thận trọng. Việc quản lý các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần đảm bảo diện tích cây xanh đô thị.
- Quản lý chất thải rắn rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Việc hợp lý hóa vai trò và trách nhiệm của các tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn là rất quan trọng.
- Việc thu gom chất thải rắn thông thường được thực hiện tốt nhất ở các cấp chính quyền xã, thị trấn nhưng việc xử lý chất thải rắn được tổ chức tốt nhất trên một cơ sở thống nhất toàn khu vực về tổng thể.
- Phân bố trách nhiệm trong các khía cạnh khác nhau của dịch vụ quản lý chất thải rắn có thể được chi tiết hóa trong hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Hoạt động thu gom chất thải rắn thành công và bền vững đòi hỏi phải có sự hợp tác và liên hệ mật thiết giữa những người giám sát, quản lý có trách nhiệm và chính quyền địa phương. Hoạt động thu gom rác thải phải là trách nhiệm của cơ quan hành chính xã, thị trấn.
Bố trí khoảng cách an toàn từ đường giao thông tới nhà dân và các khu vực lân cận, đồng thời bố trí mật độ cây xanh thích hợp nhằm giảm thiểu tiếng ồn trong đô thị.
- Chương trình giám sát chất lượng nước mặt được tiến hành với việc lấy mẫu và xét nghiệm các chỉ tiêu chọn lọc: 05 điểm đầu vào hệ thống nước mặt (pH, BOD5, COD, SS, Coliform).
- Các số liệu trên sẽ được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện thấy có sự dao dộng lớn hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.
- Tần suất giám sát: 4 lần/năm đối với điểm giám sát.
- Các số liệu trên sẽ được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện thấy có sự dao động lớn hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm, phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.
- Tần suất giám sát: 4 lần/năm đối với điểm giám sát.
- Vị trí lấy mẫu: 04 điểm đầu ra khỏi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (pH, BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, Coliform) tại khu xử lý nước thải sinh hoạt của 4 đô thị trong đồ án quy hoạch này.
- Chương trình giám sát định kỳ chất lượng môi trường không khí sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo các hoạt động quy hoạch không làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực.
- Trong giai đoạn này, nguồn ô nhiễm chính cho môi trường không khí là tiếng ồn, độ rung, và bụi. Vì vậy các thông số này sẽ được giám sát định kỳ.
- Vị trí quan trắc: Giám sát chất lượng môi trường không khí được tiến hành với tất cả các nguồn thải trong khu vực, vị trí quan trắc cố định được lấy ở những điểm nhạy cảm của khu vực như trung tâm thị trấn, và đường quốc lộ 1, khu công nghiệp. Do hướng gió thay đổi trong năm do đó cần thay đổi vị trí lấy mẫu giám sát cho phù hợp.
- Tần suất giám sát: Thực hiện giám sát trong suốt quá trình quy hoạch.
- Vị trí quan trắc di động: đối với các thông số dễ thu thập như: tiếng ồn, độ rung thì phải tiến hành đo hàng tháng
- Thời gian giám sát: Tiến hành giám sát định kỳ trong suốt giai đoạn xây dựng. Đối với chỉ tiêu có thể phát hiện nhanh như tiếng ồn thì có thể theo dõi hàng ngày. Các chỉ tiêu còn lại có thể đo đạc 4 lần/năm, 1 lần vào mùa khô và 1 lần vào mùa mưa.
- Các thông số giám sát: Các thông số giám sát chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án bao gồm: Điều kiện khí tượng thuỷ văn; Nồng độ các chất khí: CO, CO2, NOx, NH3, H2S, THC; Chất hạt: bụi; Kim loại nặng: Pb; Vi sinh vật: Tổng vi sinh vật, nấm mốc; Tiếng ồn, độ rung...
- Chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom hàng ngày. Tần suất thu gom 1 lần/ngày.
- Các chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải: Bùn cặn từ bể lắng xả ra được phơi khô hồ lắng, phơi bùn, các loại cặn vôi, phèn…được thu gom theo tần suất 3 lần/tuần hoặc có thể nén ép làm khô bùn cặn bằng máy rồi tái sử dụng để bón ruộng.
Quá trình thực hiện quy hoạch sẽ có ảnh hưởng cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực đến điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và môi trường kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nếu quy hoạch xây dựng huyện Hải Lăng thực hiện nghiêm túc đồng thời với việc thực hiện các chính sách, giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và giảm thiểu tác động bất lợi thì các tác động xấu nêu trên sẽ giảm đáng kể về quy mô và phạm vi, đồng thời các tác động tích cực sẽ được phát huy. Đặc biệt, nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý về mặt môi trường cần theo sát việc xả thải vào nguồn tiếp nhận của các KCN, các cơ sở sản xuất; Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; và đánh giá tác động môi trường của từng dự án cụ thể.
Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Trị; Phát huy thế mạnh về vị trí chiến lược của huyện, các tiềm năng về công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao vai trò vị thế của huyện trong tỉnh Quảng Trị.
Đồ án có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, là cơ sở để lập các quy hoạch tiếp theo cũng như lập các kế hoạch, chương trình triển khai các dự án trọng điểm.
Những nội dung trong đồ án đã phản ánh tình hình hiện nay, những điểm mạnh, tiềm năng, động lực phát triển cũng như dự báo những rủi ro có thể xảy ra để định hướng sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài cho địa phương.
Kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt./.