THUYẾT MINH
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 LÔ A19 THUỘC ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI XÃ NAM SƠN, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (LẦN 2).
ĐỊA ĐIỂM: XÃ NAM SƠN, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH.
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN LÂM SẢN BA CHẼ QUẢNG NINH.
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ
XÂY DỰNG QGQ.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
LÂM SẢN BA CHẼ QUẢNG NINH
|
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QGQ
Thuyết minh
Dương Văn Việt
|
Những người thực hiện:
Chủ trì kiến trúc
|
KTS. Nguyễn Thế Anh
|
|
Thuyết minh
|
KS. Dương Văn Việt
|
|
Giao thông, san nền
|
KS. Trần Việt Hưng
|
|
Cấp điện
|
KS. Giang Mỹ Hạnh
|
|
Cấp, thoát nước
|
KS. Hoàng Quý Chung
|
|
Kinh tế xây dựng
|
KS. Nguyễn Văn Ngọc
|
|
Mục lục.
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Cơ sở thiết kế quy hoạch:
1. Phần kiến trúc công trình:
2.Phần kết cấu:
3. Phần giao thông:
4. Phần điện - chiếu sáng:
5. Phần cấp - thoát nước:
6. Phòng cháy chữa cháy.
II. Mục tiêu của đồ án:
1. Khu vực đầu tư:
2. Mục tiêu của đồ án:
3. Nhiệm vụ.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I. Vị trí, giới hạn khu đất.
II. Các điều kiện tự nhiên:
III. Đặc điểm hiện trạng:
1. Hiện trạng sử dụng đất:
2. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đồ án:
II. Các yếu tố khống chế bắt buộc đối với khu vực nghiên cứu cơ cấu:
III. Nhiệm vụ:
IV. Nguyên tắc tổ chức:
V. Nội dung phương án:
1. Tính chất Quy mô:
2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất:
3. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan:
4. Quy hoạch thiết kế đô thị:
CHƯƠNG IV: HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I. San nền:
1. Nguyên tắc thiết kế.
2. Nội dung thiết kế
II. Giao thông:
1. Nguyên tắc thiết kế.
2. Nội dung thiết kế
III. Cấp nước.
1. Nguyên tắc thiết kế
2. Xác định nhu cầu dùng nước
3. Giải pháp thiết kế sơ bộ
IV. Thoát nước.
1. Nguyên tắc thiết kế mạng lưới thoát nước
2. Tính toán thoát nước và giải pháp thiết kế
a. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
b. Hệ thống thoát nước mưa
V. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN:
1. Các căn cứ tính toán thiết kế hệ thống điện:
2. Nhu cầu sử dụng điện:
3. Giải pháp cấp điện.
a. Nguồn điện:
b. Hệ thống phân phối điện.
c. Chiếu sáng đường giao thông.
VI. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG MỐI.
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
II. Các căn cứ để đánh giá:
III. Tác động tích cực
IV. Tác động tiêu cực
V. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
2. Giám sát xây dựng và hoạt động của dự án
VI. Kết luận
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
II. Kiến nghị.
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 LÔ A19 THUỘC ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI XÃ NAM SƠN, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (LẦN 2)
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của việc lập đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2)do Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninhlàm chủ đầu tư.
1. Giới thiệu khái quát về huyện Ba Chẽ
Ba Chẽ là huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Có diện tích tự nhiên: 60.855,56 ha. Dân số: 18.400 người, mật độ: 30 người/km2 (thưa nhất tỉnh). Dân số sống ở 42 thôn bản, trong toàn huyện có 9 dân tộc sinh sống trong đó 79% là dân tộc ít người.
Ba Chẽ có tiềm năng thế mạnh về phát triển nghề rừng, kinh tế trang trại, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có điều kiện phát triển du lịch sinh thái tốt. Rừng Ba Chẽ có nhiều loại cây quý hiếm, tiềm năng về trồng rừng còn lớn, có thể phát triển các loại: lim, lát, sến, táu, thông, quế…
Ba Chẽ còn có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc mở rộng diện tích đồng cỏ và là nơi cung cấp các mặt hàng nông sản như: lạc, đậu đỗ, thịt bò, lợn, gia cầm các loại cho các khu công nghiệp trong tỉnh.
Đặc biệt Ba Chẽ có lợi thế về tài nguyên nước. Chất lượng nước tốt có thể khai thác để phục vụ cho nhân dân, cho phát triển sản xuất công nghiệp ở địa phương và các vùng lân cận như: Tiên Yên, Vân Đồn.
Với điều kiện tự nhiên trên, huyện Ba Chẽ rất thích hợp hình thành các cụm công nghiệp để phát triển các đa ngành nghề như sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hậu cần...
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/5/2015:
- Về quan điểm phát triển: Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế- xã hội của huyện với tốc độ nhanh tránh nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh và trong cả nước...
- Về mục tiêu phát triển: Khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, Ba Chẽ trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh, là huyện dẫn đầu trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp - lâm nông nghiệp - dịch vụ.
- Về cơ cấu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị tăng thêm) giai đoạn 2016-2020 đạt 12,9%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 12,2%/năm. Năm 2020, nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp- xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 30%.
Theo Quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng cụm Công nghiệp Nam Sơn cùng với các dự án của các nhà đầu tư thứ cấp trong Cụm công nghiệp thuộc danh mục dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện Ba Chẽ, giai đoạn 2015-2030.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, sớm đưa Cụm công nghiệp Nam Sơn vào hoạt động, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Chẽ, ngày 27/7/2016 UBND tỉnh đã có Quyết định số 2342/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng Cụm công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ và giao cho Công ty cổ phần Hoàng Thái làm chủ đầu tư dự án. Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Hoàng Thái đã tích cực kêu gọi các Nhà đầu tư thứ cấp đầu tư dự án trong Cụm công nghiệp Nam Sơn. Như tháng 11/2017, Công ty cổ phần thủy sản BNA Ba Chẽ đã làm việc với Công ty cổ phần Hoàng Thái và ký hợp đồng nguyên tắc với Chủ đầu tư hạ tầng CCN để đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản tại CCN Nam Sơn...
Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2)do Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninhlàm chủ đầu tư sẽ từng bước hoàn thiện Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đồng thời góp phần tạo nên một bộ mặt mới cho huyện Ba Chẽ. Ngoài ra còn đáp ứng về nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong khu vực và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
I. Cơ sở thiết kế quy hoạch:
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Nghị định 37/2010 NĐCP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; Quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch đô thị hiện hành;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ “Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ “Về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình”;
Căn cứ Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09/6/2011 của Bộ Xây dựng Quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng;
Căn cứ thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng v/v “Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng”;
Thông tư số: 05/2007/TT - BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 231 QĐ/UBND ngày 06/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh";
Căn cứ Quyết định số 3043 QĐ/UBND ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc thành lập cụm công nghiệp Nam Sơn tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh";
Căn cứ Quyết định số 2342 QĐ/UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng cụm công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
Quyết định số 3434 QĐ/UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc cho Công ty cổ phần Hoàng Thái thuê đất (giai đoạn 1) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng CCN theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh";
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Ba Chẽ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 16/5/2016.
Căn cứ Quyết định số 3400 QĐ/UBND ngày 31/12/2020 của UBND huyện Ba Chẽ Về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2);
Căn cứ văn bản số 199/UBND-XD6 ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc bổ sung nghành chề chế biến cây lâm nghiệp vào nghành nghề đầu tư tại cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 137 QĐ/UBND ngày 26/10/2018 của UBND huyện Ba Chẽ Về việc bổ sung nghành chề chế biến cây lâm nghiệp vào nghành nghề đầu tư tại cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 30/3/2021 “V/v triển khai thực hiện quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Tỉnh ủy, giai đoạn 2021 -2025”;
Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy phạm XDVN đã được ban hành.
1. Phần kiến trúc công trình:
Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 104-1983
Căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế nhà ở và công trình công cộng TCVN 4319-86.
2.Phần kết cấu:
Kết cấu bê tông cốt thép tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-91.
Tiêu chuẩn Việt Nam phân cấp công trình TCVN 2748-91.
Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-1995.
Tiêu chuẩn thiết kế nền móng công trình 20 TCVN 174-89.
3. Phần giao thông.
TCVN-4054-1985: Đường ô tô - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Phần điện - chiếu sáng:
20 TCN 25-91 “Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế”.
20 TCN 27-91 “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế”.
11 TCN 18-84: Quy phạm trang bị điện.
TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
20 TCN 46-84: Chống sét cho các công trình xây dựng-Tiêu chuẩn thiết kế thi công.
Một số tiêu chuẩn thiết kế công nghệ và qui phạm trang bị điện của Bộ công nghiệp - các quy định về an toàn phòng cháy....
5. Phần cấp - thoát nước:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Quy chuẩn hệ thống thoát nước trong nhà và công trình.
Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. TCTK, TCVN 2622-1995.
Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình: TCTK, TCXD 51-1984.
Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. TCTK, TCXD 33-1985.
6. Phòng cháy chữa cháy:
TCVN 2622-1995. Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy -Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 4513-1998: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
II. Mục tiêu của đồ án:
1. Khu vực đầu tư
Lô A19 Cụm công nghiệp Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục tiêu của đồ án
Đầu tư xây dựng Khu nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ Khu nhà máy chế biến dăm gỗ và gỗ ván thanh xuất khẩu, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tận dụng nguồn cung cấp dồi dào từ các khu trồng cây lâm nghiệp trong địa bàn huyện và trong tỉnh, hỗ trợ đầu ra cho các vùng trồng cây lâm nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm sau chế biến. Sản phẩm được cung cấp một phần cho thị trường nội địa và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan...;
Tận dụng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, tăng thu ngân sách của địa phương. Khi dự án đi vào hoạt động, với nhu cầu sử dụng khoảng 40 lao động, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, phát triển du lịch, ổn định an sinh xã hội của toàn huyện Ba Chẽ và khu vực miền núi phía Đông của tỉnh Quảng Ninh;
Tạo làn sóng đầu tư hấp dẫn cho các Nhà đầu tư thứ cấp vào Cụm công nghiệp Nam Sơn nói riêng và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện nói chung.
Đề xuất các giải pháp quy hoạch phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của toàn CCN, đảm bảo khớp nối về mặt tổ chức không gian và hạ tầng giữa khu vực lập quy hoạch và các khu vực lân cận, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, bền vững.
Hình thành được một khu văn phòng làm việc và nhà xưởng sản xuấtchế biến gỗ với quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu về cảnh quan, hội tụ đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Lập kế hoạch và phân kỳ đầu tư một cách hợp lý để đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2)phát triển một cách hiệu quả nhất.
Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong công cuộc xây dựng và phát triển chung của huyện Ba Chẽ.
Làm cơ sở để triển khai lập dự án đầu tư xây dựng.
Làm cơ sở quản lý xây dựng theo quy hoạch.
3. Nhiệm vụ
Xác định ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Điều tra và đánh giá hiện trạng về tự nhiên, kỹ thuật, đất đai của khu đất dự kiến quy hoạch.
Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên mặt đất và không gian xây dựng ngầm.
Xác định được tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu đất thiết kế.
Đề xuất được các nội dung về sử dụng đất bao gồm: Xác định diện tích, mật độ xây dựng và chiều cao công trình cho từng lô đất; xác định được quy mô các công trình ngầm.
Đề xuất được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
+ Mạng lưới đường giao thông: Các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đến từng công trình; mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ); vị trí quy mô các công trình, hệ thống công trình ngầm; tuy nen kỹ thuật…
+ Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước, mạng lưới đường ống cấp nước đến từng chân công trình và các thông số kỹ thuật chi tiết.
+ Hệ thống cấp điện: Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị…
+ Hệ thống thoát nước: Mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô công trình …
Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
Lập kế hoạch khai thác sử dụng đất đai hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển không gian.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I. Vị trí, giới hạn khu đất.
-
Vị trí xin lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2). Có diện tích 1,02 havà có ranh giới như sau:
+ Phía Đông bắc giáp đường giao thông nội bộ, lô đất A18 và đất khu vực cảng thủy nội địa;
+ Phía Tây bắc giáp đường giao thông nội bộ và lô đất A13;
+ Phía Tây nam giáp lô E (đất khu trạm xử lý nước thải của cụm công nghiệp);
+ Phía Đông nam giáp suối Nam Kim.
-
Địa điểm và ranh giới Quy hoạch là lô A19 thuộc Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Hiện trạng khu đất là đất trống do đã được Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng là Công ty Cổ phần Hoàng Thái san gạt, giải phóng mặt bằng để cho thuê hạ tầng, khu đất giới hạn bởi các điểm A1, A2, A3…A7, A8, A9 và A1 có tọa độ như sau.
-
Khu đất có tọa độ VN 2000 như sau.
Tên điểm
|
Tọa độ X
|
Tọa độ X
|
Tên
điểm
|
Tọa độ X
|
Toạ độ Y
|
A1
|
2.350.010,175
|
455.164,970
|
A6
|
2.349.998,848
|
455.293,970
|
A2
|
2.349.921,663
|
455.299,217
|
A7
|
2.350.059,360
|
455.202,190
|
A3
|
2.349.922,366
|
455.300,331
|
A8
|
2.350.058,223
|
55.196,649
|
A4
|
2.349.939,332
|
455.327,216
|
A9
|
2.350.011,177
|
455.165,630
|
A5
|
2.349.976,682
|
455.327,589
|
A10
|
2.349.948,463
|
455.260,750
|
II. Đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên:
2.1. Đặc điểm địa hình, hiện trạng
- Hiện trạng khu vực dự án là đất đã được Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng là Công ty cổ phần Hoàng Thái san gạt, giải phóng mặt bằng để cho thuê hạ tầng.
2.2. Khí hậu:
- Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 7. Lượng mưa trung bình 144 mm/ng-đêm, cao nhất trong ngày lên tới 260,7 mm/ng-đêm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí: thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 26°C ¸ 28°C (nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6 °C vào tháng 6). Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 12 - 16°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1°C. Độ ẩm trung bình mùa khô từ 65 ¸ 80%, mùa mưa 81 ¸ 91%.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 82%, cao nhất vào các tháng 3 và tháng 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào các tháng 10, tháng 11 đạt 76%.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077 mm, nhỏ nhất là 1.086 mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490 mm).
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam, tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3.
2.3. Thủy văn:
- Sông Ba Chẽ bao quanh khu vực Cụm công nghiệp Nam Sơn, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây Bắc Ba Chẽ chạy dọc theo các xã đổ ra biển ở khu vực cầu Ba Chẽ, tổng chiều dài sông khoảng 100 km, sông có nhiều ghềnh thác, mùa mưa lưu lượng lớn đoạn từ cầu Ba Chẽ đến thị trấn Ba Chẽ lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, do đó dễ bị ngập lụt, cốt ngập lụt là +6,0 m.
- Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 200mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5 - 6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.
2.4. Địa chất công trình:
- Theo Quy chuẩn xây dựng Việt nam tập III phân vùng địa chất công trình khu vực xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ nằm ở miền 1 có cấu tạo địa chất công trình đặc trưng “Miền núi uốn nếp Đông Bắc bộ”.
- Khu vực dự án có địa chất ổn định, cường độ chịu tải của nền đất cao.
III. Đặc điểm hiện trạng:
1. Hiện trạng sử dụng đất.
- Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là đất trống, không có các công trình xây dựng, Hạ tầng xung quanh khu đất đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại.
2. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho dự án lấy từ tuyến 35KV đã có ở phía bắc dự án. Hiện chủ đầu tư đã đầu tư tuyến điện 35KV chạy sát đến các lô C1, A12, A10, A3, A18...
- Cấp nước: Từ nguồn cấp nước sạch hiện có của khu vực và nguồn nước sông Ba Chẽ sau khi đã qua xử lý.
- Thoát nước thải: Nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp thuộc lô E nằm ở phía tây nam khu đất, hiện hệ thống xử lý nước thải tập trung đã đi vào hoạt động đảm bảo công xuất xử lý cho toàn bộ cụm công nghiệp.
- Thoát nước mặt: Nước mặt được thoát tự nhiên theo độ dốc địa hình và đổ ra phía Đông khu vực sông Ba Chẽ.
3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
Khu đất nghiên cứu có các điều kiện thuận lợi và hạn chế như sau:
Thuận lợi:
Đây sẽ là một vị trí thuận lợi để đầu tư xây dựng Khu nhà máy chế biến gỗ lâm nghiệp có nguồn gốc từ rừng trồng. Do có điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng, gần tuyến đường tỉnh lộ 329 đi thành phố Cẩm Phả và đi thành phố Móng Cái.
Gần các công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng: Gần khu vực cấp nước Cụm công nghiệp sẽ được đầu tư trong thời gian tới, đã có tuyến điện cao thế 35KV và hạ thế chạy sát khu đất quy hoạch.
Việc xây dựng công trình không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thiên nhiên. Dự án quy hoạch xây dựng công trình sẽ góp phần hoàn chỉnh Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch chung của huyện Ba Chẽ.
Hạn chế:
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn nhất định như phải hoàn thiện thủ tục trước đầu tư theo quy định.
CHƯƠNG III: BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đồ án:
- Cấp điện:
+ Công trình công cộng 30W/m2
+ Chiếu sáng cây xanh TDTT 0,2Lux(1W/m2)
+ Chiếu sáng đường rộng 10,5m 1,0cd/m2(10Lux)
+ Chiếu sáng đường rộng 7,5m ~ 0,6 Cd/m2(6lux)
+ Cấp nước sinh hoạt: 200 l/người.
II. Các yếu tố khống chế bắt buộc đối với khu vực nghiên cứu cơ cấu:
Đồ án nghiên cứu phải đảm bảo các yếu tố khống chế của các công trình hạ tầng của khu vực như sau:
Khu đất quy hoạch phải đấu nối với các tuyến đường giao thông hiện trạng, khớp nối với Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Khu đất có địa hình dốc dần từ phía tây bắc sang phía đông nam theo quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đã phê duyệt nên khi quy hoạch cần dụng địa hình để hạn chế san gạt và tận dụng hệ thống thoát nước sẵn có.
III. Nhiệm vụ:
Đề xuất được các giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan trên mặt đất và không gian xây dựng ngầm;
Xác định được tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế;
Đề xuất được các nội dung về quy hoạch sử dụng đất, bao gồm: xác định diện tích, mật độ xây dựng và chiều cao công trình; xác định quy mô các công trình ngầm;
Đề xuất được các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
Mạng lưới đường giao thông: các giải pháp quy hoạch giao thông đối ngoại có liên quan đến khu vực thiết kế, giao thông đô thị (đến từng công trình); mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các tuyến đường (đến đường nội bộ); hệ thống công trình ngầm, tuy-nen kỹ thuật...
Hệ thống cấp nước: nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình cần cấp nước; mạng lưới đường ống cấp nước đến từng công trình và các thông số kỹ thuật chi tiết...
Hệ thống cấp điện: nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, nhu cầu sử dụng điện; mạng lưới đường dây hạ thế và chiếu sáng đô thị...
Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước;
Thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan: đề xuất được các giải pháp thiết kế cảnh quan đáp ứng được nhu cầu kiểm soát thực hiện theo các giải pháp quy hoạch của đồ án.
Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
IV. Nguyên tắc tổ chức
Tuân thủ những quy định của quy hoạch chung huyện Ba Chẽvà đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Xác định khu vực quy hoạch là một bộ phận trong tổng thể phát triển không gian của huyện Ba Chẽ.
Tổ chức quy hoạch khu văn phòng làm việc và nhà xưởng sản xuấtsản xuất là tổ chức môi trường cảnh quan, tổ chức đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiện nghi tối đa cho người lao động và bố trí dây truyền sản xuất, thuận lợi cho nhu cầu giao thông.
Thuận lợi cho việc phân kỳ đầu tư xây dựng;
Quy mô, diện tích và vị trí các công trình được tính toán phù hợp với đặc thù riêng của các chức năng sử dụng đất khác nhau;
Đảm bảo hiệu quả kinh tế về sử dụng đất đai, đầu tư vốn xây dựng và chi phí quản lý khai thác.
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Diện tích các công trình được thiết kế đảm bảo sử dụng và phù hợp với dây truyền sản xuất.
V. Nội dung phương án:
1. Tính chất Quy mô:
-
Tính chất: Đầu tư khu nhà máy chế biến gỗ lâm nghiệp có nguồn gốc từ rừng trồng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài của Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninh.
-
Quy mô dự án sau:
+ Tổng diện tích xây dựng dự án: 1,02 ha;
+ Công suất dự án: 6 tấn sp/ngày.
+ Quy mô lao động: 40 lao động.
2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất:
-
Các công trình trong dự án bố trí đảm bảo giao thông thuận tiện, đảm bảo các thông số về quy hoạch xây dựng, thuận lợi cho đấu nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có trong khu vực.
-
Bảng thống kê các hạng mục sử dụng đất.
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
chiếm đất (m2)
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Số lượng nhà
|
Tỷ lệ chiếm đất %
|
A
|
Khu dây truyền nhà máy chế biến Lâm sản
|
|
6.868,00
|
1.209,00
|
6,00
|
67,29
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
1.209,00
|
1.209,00
|
6,00
|
|
1
|
Nhà điều hành, nhà ăn (01 nhà)
|
1
|
225,00
|
225,00
|
1,00
|
|
2
|
Nhà bảo vệ, trạm cân (01 nhà)
|
2
|
16,00
|
16,00
|
1,00
|
|
3
|
Nhà để xe CBCNV (01 nhà)
|
4
|
36,00
|
36,00
|
1,00
|
|
4
|
Nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ (01 nhà)
|
6
|
404,00
|
404,00
|
1,00
|
|
5
|
Nhà xưởng xẻ gỗ, đóng kiện (01 nhà)
|
7
|
510,00
|
510,00
|
1,00
|
|
6
|
Nhà vệ sinh công nhân, thu gom rác thường và nguy hại
|
8
|
18,00
|
18,00
|
1,00
|
|
II
|
Đất cây xanh
|
CX
|
635,60
|
|
|
|
III
|
Đất sân đường nội bộ, bãi dăm, bãi gỗ, máy sàng, băng tải …
|
|
5.023,40
|
|
|
|
B
|
Đất khuôn viên hồ nước, cây xanh
|
|
3.144,71
|
|
|
30,81
|
1
|
Đất mặt nước
|
|
1.217,04
|
|
|
|
2
|
Đất cây xanh
|
|
1.227,18
|
|
|
|
3
|
Đất đường dạo, đường nội bộ
|
|
700,49
|
|
|
|
C
|
Đất dải cây xanh cách ly ngăn cách lô A19 và khu trạm xử lý nước thải lô E
|
|
193,28
|
|
|
1,89
|
|
Tổng cộng
|
|
10.205,99
|
1.209,00
|
6,00
|
100,00
|
-
Bảng cân bằng sử dụng đất
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Diện tích
chiếm đất (m2)
|
Tỷ lệ
chiếm đất (%)
|
Chỉ tiêu theo quy định
|
Ghi chú
|
1
|
Đất xây dựng công trình
|
1.209,00
|
11,85
|
<55%
|
Đạt theo quy định
|
2
|
Đất cây xanh
|
2.056,06
|
20,15
|
>20%
|
Đạt theo quy định
|
3
|
Đất mặt nước
|
1.217,04
|
11,92
|
|
|
4
|
Đất sân đường nội bộ, bãi dăm, bãi gỗ, máy sàng, băng tải …
|
5.723,89
|
56,08
|
|
|
|
Tổng cộng
|
10.205,99
|
100
|
|
|
3. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan:
Nguyên tắc: Chú trọng việc tổ chức không gian hài hoà với địa hình; Khai thác triệt để điều kiện tự nhiên để tạo không gian hấp dẫn chung cho khu vực; Tổ chức không gian hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh quan cây xanh.
Thiết kế kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan không gian kiến trúc khu vực và phù hợp với dây truyền sản xuất; đảm bảo giao thông được thuận lợi và khoảng cách các công trình.
Khu sân bãi chế biến gỗ bố trí kẻ vạch sơn riêng biệt cho các khu chức năng đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị vận hành, bố trí lối xe vào và xe ra xuôi theo một chiều.
4. Quy định cốt nền và độ cao các tầng:
4.1. Nhà điều hành, nhà ăn. 01 tầng + mái.
+ Cốt nền nhà (tầng 1) cốt ± 0.000 cao hơn cốt sân +0,45m;
+ Chiều cao tầng 1: 3,90m;
+ Chiều cao mái chống nóng: 1,8m;
+ Tổng chiều cao toàn bộ công trình (tính từ cốt sân đến điểm cao nhất) không quá +6,15m.
4.2. Nhà để xe CBCNV. Cột thép + mái che.
+ Cốt nền nhà, cốt ± 0.000 cao hơn cốt sân +0,20m;
+ Chiều cao từ nền đến điểm thấp nhất mái che: +2,2m;
+ Chiều cao từ nền đến điểm cao nhất mái che: +2,6m;
+ Tổng chiều cao toàn bộ công trình (tính từ cốt sân đến điểm cao nhất) không quá +2,80m.
4.3. Nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ. 01 tầng + mái.
+ Cốt nền nhà (tầng 1) cốt ± 0.000 cao hơn cốt sân +0,05m;
+ Chiều cao tầng 1: 6,0m;
+ Chiều cao mái chống nóng: 1,4m;
+ Tổng chiều cao toàn bộ công trình (tính từ cốt sân đến điểm cao nhất) không quá +7,45m.
4.4. Khu nhà xưởng sẻ gỗ, đóng kiên. 01 tầng + mái.
+ Cốt nền nhà (tầng 1) cốt ± 0.000 cao hơn cốt sân +0,05m;
+ Chiều cao tầng 1: 6,0m;
+ Chiều cao mái: 1,2 m;
+ Tổng chiều cao toàn bộ công trình (tính từ cốt sân đến điểm cao nhất) không quá +7,25m.
5. Các quy định chung:
+ Không được xây thêm các kiến trúc chắp vá làm xấu công trình nhà và hàng rào. Đối với khu nhà văn phòng làm việc các phần chồi lên (bể chứa nước, ăng ten chảo...) phải bố trí khuất vào thể tích công trình.
+ Mặt ngoài nhà lộ ra phải có kiến trúc phù hợp, hài hoà với kiến trúc hiện có, cảnh quan xung quanh hoặc theo quy hoạch chi tiết, không được sơn màu đen, tối sẫm, sơn phản quang, phải trang trí màu sắc phù hợp với cảnh quan khu vực.
+ Màu sắc, kiểu dáng của các lan can và các khuôn cửa phải đồng bộ với các chi tiết ở mặt quay ra đường. Màu sắc công trình nên sử dụng với tường màu xanh nhạt, mái ngói hoạc tôn có màu đỏ hoặc màu xanh đen.
+ Không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống) được vượt quá ranh giới sang các dự án bên cạnh.
+ Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang các dự án bên cạnh.
+ Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
+ Máy điều hoà nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
CHƯƠNG IV: HẠ TẦNG KỸ THUẬT
-
San nền:
1. Nguyên tắc thiết kế
- Hướng tuyến và cao độ san nền được thiết kế phù hợp với quy hoạch chung khu đã được phê duyệt.
- Nền phù hợp, đảm bảo đấu nối giao thông đối ngoại.
- Đảm bảo sự tiêu thoát nước nhanh, không bị ngập lụt do nước mưa trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo sự thống nhất thoát nước mưa trong khu vực nghiên cứu với toàn bộ khu vực xung quanh dự án, không gây tác động tiêu cực đến hoạt động tiêu thoát nước hiện có của khu vực.
- San nền công trình nhằm mục đích tạo ra nền địa hình mới thuận lợi cho quá trình xây dựng và sử dụng trong tương lai.
- Không gây ngập úng đối với các vùng lân cận.
2. Nội dung thiết kế.
- Cao độ nền được thiết kế trên cơ sở cao độ tại các điểm nút N1 ở phía bắc và nút N2 ở phía đông nam dự án thuộc Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt. Đảm bảo cho cao độ nền của dự án so với cao độ các lô đất xung quanh không quá lớn.
- Trênh cao giữa các đường đồng mức là 0.1m.
- Thiết kế nền địa hình bám sát theo cao độ các tuyến đường bao quanh khu đất thuộc quy hoạch chung đã được phê duyệt.
- Hệ số đầm nén nền mặt bằng K = 0,90.
- Phương pháp thi công bằng cơ giới, với tổ hợp máy đào 1.25m3, máy ủi 110CV, ôtô tự đổ 10 tấn, máy đầm 16 tấn.
II. Giao thông.
-
Đánh giá chung hiện trạng giao thông khu vực
Hệ thống giao thông của khu vực hiện tại rất thuận lợi, đường giao thông liên lạc chính là các tuyến đường thuộc dự án đã được phê duyệt tỷ lệ 1/2000 bao quanh dự án.
-
Nguyên tắc thiết kế
- Vị trí các tuyến đường đảm bảo sự liên thông thuận lợi giữa các khu nhà trong dự án.
- Đáp ứng công năng sử dụng, đồng thời phù hợp với cảnh quan kiến trúc toàn dự án.
- Cao độ thiết kế tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở cao độ tại điểm đấu nối với tuyến đường giao thông đối ngoại.
- Đảm bảo sự tiêu thoát nước nhanh, không gây ứ đọng nước trên mặt đường trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo an toàn và thuận lợi cho phương tiện khi tham gia vận hành khai thác.
-
Nội dung thiết kế
a. Các thông số:
- Do tính chất của dự án toàn bộ giao thông toàn dự án được thiết kế là sân đường kết hợp với các ô cây xanh tạo nối đi thuận lợi trong quá trình khai thác. Cao độ sân dao động từ +11.20m đến +11.60m.
- Hướng dốc theo hướng quy hoạch, đảm bảo thu nước về cống thoát nước rồi xả ra cống của tuyến đường lớn nằm bên ngoài thuộc quy hoạch chung đã được phê duyệt.
b. Kết cấu áo đường
- Bê tông ximăng M300#, đá xanh 2x4, dày D220.
- 01 Lớp lót vải bạt dứa.
- Cấp phối đá dăm loại 1 D200.
- Nền đất đào đắp đầm nén K = 0.95 - 0,98
* Ưu điểm:
- Mặt sân đường cứng, ít phải xử lý nền móng.
- Tạo được bề mặt ổn định lâu dài, ít phải duy tu bảo dưỡng như đường mềm, ổn định về cao độ.
- Phù hợp với giai đoạn xây dựng và phát triển.
- Thi công đơn giản, nhanh đi lại được ngay.
- Sử dụng phần lớn nguyên liệu địa phương như cấp phối, cát, xi măng.
* Nhược điểm
- Trước mắt không được êm thuận như đường nhựa (khi toàn khu xây dựng đã ổn định thì trải thảm toàn bộ mặt đường dày 5cm thì khắc phục được)
- Dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ (do co dãn); xử lý các góc, khe co dãn phức tạp. (Kỹ thuật thi công đảm bảo thì khắc phục được).
- Nền đất đắp đầm nén K = 0.95
III. Cấp nước
1. Nguyên tắc thiết kế
- Mạng lưới đường ống cấp nước bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước trong phạm vi dự án.
- Mạng lưới đảm bảo cung cấp nước liên tục và chắc chắn tới mọi đối tượng dùng nước trong khu vực dự án.
2. Xác định nhu cầu dùng nước
a. Quy mô của khu vực
Căn cứ theo diện tích các hạng mục công trình trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
b. Các loại nhu cầu dùng nước
- Các loại nhu cầu dùng nước của khu vực dự án bao gồm: Nước sinh hoạt của khu vực văn phòng, nước khu nhà xưởng (dung cho các hoạt động sinh hoạt của công nhân, dây truyền sản xuất không phát sinh nước thải sản xuất), nước tưới cây, rửa đường; nước cho các nhu cầu công cộng, nước thất thoát và dự phòng; nước dự phòng cho nhu cầu cấp nước chữa cháy.
- Bảng tính toán nhu cầu dùng nước sinh hoạt, sản xuất của khu nhà văn phòng, khu nhà xưởng, nước tưới cây, rửa đường. Qnc.
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
chiếm đất (m2)
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Chỉ tiêu sử dụng lít/m2 sàn.ngđ
|
Nhu cầu sử dụng (m3)
|
A
|
Khu dây truyền nhà máy chế biến Lâm sản
|
|
6.868,00
|
1.209,00
|
|
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
1.209,00
|
1.209,00
|
|
|
1
|
Nhà điều hành, nhà ăn (01 nhà)
|
1
|
225,00
|
225,00
|
3,0
|
0,68
|
2
|
Nhà bảo vệ, trạm cân (01 nhà)
|
2
|
16,00
|
16,00
|
3,0
|
0,05
|
3
|
Nhà để xe CBCNV (01 nhà)
|
4
|
36,00
|
36,00
|
0,5
|
0,02
|
4
|
Nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ (01 nhà)
|
6
|
404,00
|
404,00
|
2,0
|
0,81
|
5
|
Nhà xưởng xẻ gỗ, đóng kiện (01 nhà)
|
7
|
510,00
|
510,00
|
2,0
|
1,02
|
6
|
Nhà vệ sinh công nhân, thu gom rác thường và nguy hại
|
8
|
18,00
|
18,00
|
3,0
|
0,05
|
II
|
Đất cây xanh
|
CX
|
635,60
|
-
|
0,5
|
0,32
|
III
|
Đất sân đường nội bộ, bãi dăm, bãi gỗ, máy sàng, băng tải …
|
|
5.023,40
|
-
|
0,5
|
2,51
|
B
|
Đất khuôn viên hồ nước, cây xanh
|
|
3.144,71
|
-
|
|
-
|
1
|
Đất mặt nước
|
|
1.217,04
|
-
|
|
-
|
2
|
Đất cây xanh
|
CX
|
1.227,18
|
-
|
0,5
|
0,61
|
3
|
Đất đường dạo, đường nội bộ
|
|
700,49
|
-
|
0,5
|
0,35
|
C
|
Đất dải cây xanh cách ly ngăn cách lô A19 và khu trạm xử lý nước thải lô E
|
|
193,28
|
-
|
0,5
|
0,10
|
|
Tổng cộng
|
|
10.205,99
|
1.209,00
|
|
6,51
|
- Nước thất thoát và dự phòng
Lượng nước thất thoát tính bằng 20% lượng nước sinh hoạt và sản xuất của khu vực
Qtt= 20%*6,51=1,30 (m3)
- Nhu cầu nước chữa cháy
Việc tính toán lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng cần để dập tắt các đám cháy cần theo TCVN 2622- 1995.
Với quy mô của khu vực dự án chọn số đám cháy có thể xảy ra đồng thời là 01 đám với lưu lượng dập tắt đám cháy 10l/s.
Lưu lượng dập tắt các đám cháy:
Qcc= 10*1*3*60*60/1000= 108(m3)
- Tổng nhu cầu dùng nước của khu vực:
+ Trong ngày dùng nước lớn nhất:
Q = Qnc + Qtt
= 6,51 + 1,30= 7,82 m3/ngđ
+ Trong ngày dùng nước lớn nhất và có cháy xảy ra :
Q= 7,82 + 108 = 115,82 m3/ngđ
3. Giải pháp thiết kế sơ bộ
- Hiện tại quanh khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch tuy nhiên theo quy hoạch sẽ đầu tư đồng bộ hệ thống cấp nước sạch chạy trên vỉa hè các tuyến đường và nguồn cấp nước sẽ lấy từ trạm cấp nước trong khu vực dự án.
- Vật liệu sử dụng là ống HDPE D50, D25 và các phụ kiện đồng bộ.
- Thiết kế phù hợp với quy hoạch chung của dự án
- Đảm bảo lưu lượng cũng như áp lực cần thiết đến chân công trình.
- Các ống cấp nước được đệm cát trên, dưới và xung quanh với chiều dày lớp cát đệm trên và dưới ống từ 100 đến 150mm.
- Độ sâu đặt ống là 0,6m.
- Hố van đấu nối cấp nước được xây gạch vữa XM M75, đậy đan BTCT M200 đá 1x2.
IV.THOÁT NƯỚC
1. Nguyên tắc thiết kế mạng lưới thoát nước
- Triệt để lợi dụng địa hình san nền của dự án, đặt cống thoát nước theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đền phía đất thấp của lưu vực. Tránh đào đắp nhiều.
- Đặt cống thoát nước hợp lý để tổng chiều dài ngắn nhất, tránh trường hợp nước chảy vòng vo, tránh đặt cống sâu.
- Thiết kế hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa riêng biệt.
2.Tính toán thoát nước và giải pháp thiết kế
a. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
+ Thoát nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành: Nước thải từ các xí, tiểu thoát theo các tuyến ống riêng dẫn vào bể tự hoại để xử lý sơ bộ đảm bảo tiêu chuẩn 3 ngăn sau đó thoát vào hệ thống xử lý nước thải chung của Cụm công nghiệp. Nước thải của các chậu lavabô, nước rửa sàn, nước chậu, ... theo ống đứng trực tiếp thoát vào hố ga thu nước thải bên ngoài công trình, nước thải của các chậu lavabo, nước rửa sàn, nước chậu... từ WC thoát ra bể thu gom nước thải đặt ngầm bên ngoài công trình. Các tuyến nhánh đặt với độ dốc i = 2% à 3% theo hướng thoát nước.
+ Thu gom nước thải nấu ăn qua hố ga có nắp song chắn rác trước khi chảy ra hệ thống thu gom chung của Nhà máy về bể kỵ khí sau đó đấu nối về trạm xử lý nước thải của CCN.
Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt. (Dây truyền sản xuất không có nước thải sản xuất)
Lấy theo lượng nước thải sinh hoạt gồm nước sinh hoạt khu văn phòng và nhà xưởng.
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
chiếm đất (m2)
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Chỉ tiêu sử dụng
lít/m2 sàn.ngđ
|
Nhu cầu sử dụng (m3)
|
A
|
Khu dây truyền nhà máy chế biến Lâm sản
|
|
6.868,00
|
1.209,00
|
|
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
1.209,00
|
1.209,00
|
|
|
1
|
Nhà điều hành, nhà ăn (01 nhà)
|
1
|
225,00
|
225,00
|
3,0
|
0,68
|
2
|
Nhà bảo vệ, trạm cân (01 nhà)
|
2
|
16,00
|
16,00
|
3,0
|
0,05
|
3
|
Nhà để xe CBCNV (01 nhà)
|
4
|
36,00
|
36,00
|
0,5
|
0,02
|
4
|
Nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ (01 nhà)
|
6
|
404,00
|
404,00
|
2,0
|
0,81
|
5
|
Nhà xưởng xẻ gỗ, đóng kiện (01 nhà)
|
7
|
510,00
|
510,00
|
2,0
|
1,02
|
6
|
Nhà vệ sinh công nhân, thu gom rác thường và nguy hại
|
8
|
18,00
|
18,00
|
3,0
|
0,05
|
|
Tổng cộng
|
|
10.205,99
|
1.209,00
|
|
2,62
|
Vậy tổng lượng nước thải là 2,62 m3/ngày.đêm.
Hệ số không điều hoà chung: tra bảng -> Kc=2.5 (Vì lưu lượng nhỏ)
Khi đó, lưu lượng tính toán nước thải lớn nhất 1 đoạn cống là:
Q=Kc*Qnt/(24*3600) (l/s)=2,5*2,62*1000/(24*3600) =0,076 l/s
Với tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản suất của nhà máy 2,62 m3/ngày, đêm nằm trong khả năng đáp ứng về xử lý của cụm công nghiệp.
Giải pháp thiết kế
- Do dự án nằm tiếp giáp với trạm xử lý nước thải của cụm công nghiệp ở phía tây nam nên toàn bộ nước thải được thu gom và đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý.
- Nước thải sinh hoạt khu nhà văn phòng phải được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung.
- Khu nhà xưởng sản xuất không phát sinh ra nước thải nên không có nước thải sản xuất.
- Hệ thống thoát nước thải nội bộ trong dự án dùng hệ thống ống thoát nước HDPE D150. Các đoạn cống đi qua đường phải dùng cống buy loại chịu lực.
- Độ dốc đặt cống thoát nước imin= 1/D .
b. Hệ thống thoát nước mưa
Tính toán lưu lượng nước mưa
Phương pháp tính lưu lượng nước mưa:
Cường độ mưa tính toán:
Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức:
(l/s-ha).
Trong đó:
q20 = 303.6 (l/s-ha). c = 0.2433
b = 11.13 n = 0.7374
Khi đó công thức có dạng:
(l/s-ha).
- Với các giá trị biết trước của t ta tính được q cho từng đoạn cống tính toán để đưa vào công thức tính toán lưu lượng nước mưa cho tuyến cống đó.
Xác định thời gian mưa tính toán.
Thời gian mưa tính toán được xác định theo công thức:
ttt = t0 + tr + tc (phút).
Trong đó:
t0: thời gian tập trung nước mưa trên bề mặt từ điểm xa nhất trên lưu vực chảy đến rãnh thu nước mưa lấy từ 5 - 10 (phút).
tr: thời gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu nước mưa và được tính theo công thức:
(phút).
Với lr, Vr là chiều dài và vận tốc nước chảy ở cuối rãnh thu nước mưa.
Có lr = 60m, Vr = 0,7m/s.
1,25 là hệ số kể đến sự tăng dần vận tốc ở trong rãnh.
Vậy ta có: (phút).
tc: thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán và được xác định theo công thức:
(phút).
Với lc: chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m),
Vc: vận tốc nước chảy trong mỗi đoạn cống (m/s).
r : hệ số kể đến sự làm đầy không gian tự do trong cống khi có mưa.
Vậy ta có: ttt = 5 + 2 + tc = 7 + tc (phút).
Xác định hệ số dòng chảy.
Do diện tích mặt phủ ít thấm nước lớn hơn 30% tổng diện tích toàn khu vực cho nên hệ số dòng chảy được tính toán không phụ thuộc vào cường độ mưa và thời gian mưa. Khi đó hệ số dòng chảy được lấy theo hệ số dòng chảy trung bình.
Xác định hệ số mưa không đều.
Ta lấy hệ số mưa không đều là . (Theo điều 2.2.4-20TCN51-84).
Công thức tính toán lưu lượng nước mưa.
Lưu lượng nước mưa tính toán Q(l/s) xác định theo phương pháp cường độ giới hạn (Tiêu chuẩn ngành thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 51-84) và tính theo công thức sau:
Qtt = jtb . q . F . h.
Trong đó:
jtb - hệ số dòng chảy.
q - Cường độ mưa tính toán (l/s-ha).
F - diện tích thu nước tính toán (ha).
h = 1- hệ số mưa không đều.
Khi đó ta có:
Qtt = jtb . F . q (l/s).
•) Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước.
Việc tính toán thuỷ lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước – Trường ĐHXD”.
Tiết diện cống tính toán theo công thức:
W = Q / V
Trong đó: W: Tiết diện cống, mương
Q: Lưu lượng tính toán.
V: Vận tốc nước chảy.
Giải pháp thiết kế
- Dùng phương pháp phân chia lưu vực để xác định diện tích mặt phủ mà tuyến mương cống phục vụ. Từ đó tính toán được lưu lượng nước mưa cho từng đoạn mương, cống. Hướng thoát nước theo độ dốc san nền từ cao xuống thấp và được đưa ra kênh thoát chung.
- Từ lưu lượng từng đoạn mương xác định được tiết diện mương, độ dốc, vận tốc và độ đầy tính toán cho các đoạn mương đó. Tính toán sơ bộ thì mương thu nước có kích thước D400 và D500, đoạn qua đường dùng cống chịu lực.
- Như vậy, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt được thiết kế đảm bảo thoát nước thông suốt cho toàn dự án.
V. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN:
1. Các căn cứ tính toán thiết kế hệ thống điện:
Dựa theo tổng thể dựa trên cơ sở đó tính toán các phụ tải điện theo các tài liệu:
Tiêu chuẩn 11 TCN 18-2006 tới TCN 21-2006: '' Quy phạm trang bị điện''
Tiêu chuẩn TCVN 4756-89: ''Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện''.
Quy chuẩn XDVN1 và TCXDVN-TV1.
TCXDVN 259: 2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.
Chỉ tiêu cấp điện của đồ án áp dụng theo QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
2. Nhu cầu sử dụng điện:
Chỉ tiêu áp dụng cho tính toán điện năng tiêu thụ trong công trình được áp dụng theo QCXDVN1 và TCXDVN-TV1 như sau:
Công trình nhà văn phòng, bảo vệ ... 30(W/m2)
Khu nhà xưởng 140 (Kw/ha) ~ 140 (W/m2)
Chiếu sáng sân, đường ~ 0,6 Cd/m2(6lux)
3. Giải pháp cấp điện.
a. Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho dự án được đấu nối từ đường dây trung thế 35KV nằm ở phía bắc khu đất. Từ điểm đấu nối cấp điện đến trạm biến áp của dự án dùng cáp loại AC95/16-XLPE 4.3HDPE.
Bảng tính toán nhu cầu sử dụng điện
STT
|
Chức năng sử dụng đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
chiếm đất (m2)
|
Diện tích sàn xây dựng (m2)
|
Chỉ tiêu sử dụng điện
|
Công suất
(KW)
|
I
|
Đất xây dựng công trình
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà điều hành, nhà ăn (01 nhà)
|
1
|
225,00
|
225,00
|
30W/m2
|
6,75
|
2
|
Nhà bảo vệ, trạm cân (01 nhà)
|
2
|
16,00
|
16,00
|
30W/m2
|
0,48
|
3
|
Nhà để xe CBCNV (01 nhà)
|
4
|
36,00
|
36,00
|
30W/m2
|
1,08
|
4
|
Nhà máy tận thu các sp từ chế biến gỗ để băm gỗ (01 nhà)
|
6
|
404,00
|
404,00
|
250KW/nhà
|
250,00
|
5
|
Nhà xưởng xẻ gỗ, đóng kiện (01 nhà)
|
7
|
510,00
|
510,00
|
180KW/nhà
|
180,00
|
6
|
Nhà vệ sinh công nhân, thu gom rác thường và nguy hại
|
8
|
18,00
|
18,00
|
30W/m2
|
0,54
|
II
|
Chiếu sáng sân đường (03 cột chiếu sáng)
|
|
|
|
150W/bóng
|
1,80
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
440,65
|
-
Máy biến áp số 1:
Trong đó:
Kđt: Hệ số đồng thời;K=0.8
KPT: Hệ số phát triển;K=1.2
S: Công suất biểu kiến MBA.
P: Là công suất tác dụng.
là hệ số công suất
Lựa chọn máy biến áp 560KVA-35(22)/0.4KV.
b. Hệ thống phân phối điện.
-
Từ trạm biến áp được chia làm các lộ cấp đến các tủ điện.
- Các tuyến cáp phân phối trong quy hoạch được bố trí đi ngầm trong đất đảm bảo hành lang lưới điện trong đất. Cấu tạo mương cáp theo tiêu chuẩn ngành điện từ trên xuống: lớp vỉa hè hoàn thiện; đất lấp, gạch chỉ, lưới báo hiệu cáp, cát đệm.
-
Lưới hạ thế chủ yếu vận hành theo kiểu hình tia, không có dự phòng.
-
Từ các tủ phân phối điện tổng hạ áp dùng cáp ngầm có đai thép bảo vệ chôn ngầm trực tiếp dưới vỉa hè cấp điện đến các tủ phân phối của từng nhóm nhà.
c. Chiếu sáng sân đường nội bộ.
-
Đèn chiếu sáng sân đường trong khu quy hoạch là đèn bóng cao áp bóng Led choá đèn sản xuất trong nước chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, chịu được xâm thực của môi trường biển, có cấp bảo vệ IP54.
-
Tất cả các đường nội bộ trong quy hoạch chiếu sáng bằng các cột đèn loại lắp 04 bóng Led bố trí chiếu sang ra các bên. Nguồn điện chiếu sáng đèn đường 380/220V sẽ được lấy từ 1 lộ trong tủ phân phối điện hạ thế đặt tại nhà điều hành.
-
Dự kiến phân chia các đèn sân đường trong khu quy hoạch cấp điện và khống chế bằng 01 tủ điện chiếu sáng (Hapulico).
-
Tủ chiếu sáng (TĐCS) được đặt cạnh tủ điện tổng ở nhà điều hành. Từ tủ chiếu sáng TĐCS cấp điện cho các cột điện chiếu sáng dọc vỉa hè các tuyến đường bằng loại cáp ngầm hạ áp có tiết diện cu/xlpe/dsta/pvc 2x6mm2, cấp điện từ chân cột lên bóng đèn dùng cáp cu/xlpe/ 2x2.5 mm2.
-
Tủ điện chiếu sáng có khả năng tự động đóng cắt theo chế độ thời gian định sẵn nhằm tiết kiệm điện.
-
Độ sáng cho sân đường trong khu quy hoạch theo tiêu chuẩn độ rọi 0,6 - 0,8 cd/ m2. Điều khiển đèn dùng tủ đồng bộ đóng ngắt theo thời gian.
-
Móng cột điện được đúc khối tại chỗ mác M150 không cốt thép. Nguyên vật liệu đổ móng là: xi măng PC - 30, cát vàng, đá 2x4.
-
Cần đèn sử dụng loại liền với cột chế tạo sẵn nhúng kẽm. Đèn chiếu sáng cao áp bóng Led công suất 150w - choá kiểu kín.
-
Tủ điều khiển đèn đường đặt cạnh vỉa hè đóng cắt tự động bằng rơ le thời gian và khởi động từ.
-
Việc chỉnh định thời gian đóng cắt của tủ điện phụ thuộc thời tiết và theo mùa, tủ được chế tạo trọn bộ trong nước hoặc nhập khẩu. Tủ được đặt trên cột bê tông và tiếp địa trực tiếp đảm bảo điện trở nối đất theo quy phạm.
VI. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG MỐI
Biện pháp xử lý chống mối cho công trình như sau :
Toàn khu đất trước khi san nền: Rác, cây cỏ, lớp đất tạp bề mặt được ủi chuyển đổ đi sau đó mới tiến hành các công đoạn tiếp theo. Đặc biệt là tre, gỗ mục, rác thải không được lẫn trong lớp đất tôn nền.
Khi triển khai xây dựng công trình: Các công trình trong quá trình thi công phần móng được làm hào phòng mối, xử lý mặt nền phía trong theo tiêu chuẩn phòng chống mối TCXD 204 - 1998 -Bộ xây dựng ban hành.
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực thiết kế.
Xác định mức độ tác động đến môi trường của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2)do Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninhlàm chủ đầu tư.
II. Các căn cứ để đánh giá:
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
Nghị định của chính phủ số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
III. Tác động tích cực
Việc hình thành khu văn phòng làm việc và nhà xưởng sản xuấttại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninhdo Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninhlàm chủ đầu tư ngoài khả năng tăng giá trị đất còn có tác động tích cực đối với môi trường khu vực, cụ thể như sau:
3.1 Tác động của quy hoạch giao thông:
Việc hình thành mạng lưới giao thông hợp lý, các chỉ tiêu đảm bảo lưu thông nội bộ và tăng mật độ cây xanh đã giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn của các phương tiện giao thông đến các công trình.
3.2. Tác động của quy hoạch cây xanh:
Cây xanh của khu vực quy hoạch được tổ chức tạo mảng - tuyến kết hợp với hệ thống cây xanh trong khu vực. Chỉ tiêu cây xanh sử dụng công cộng đảm bảo giảm thiểu các tác động bất lợi của môi trường và tạo lập điều kiện vi khí hậu tốt cho khu quy hoạch.
3.3. Tác động của quy hoạch hệ thống thoát nước:
Với định hướng xây dựng riêng biệt hai hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt đồng thời mở rộng tuyến mương thoát nước đi qua khu quy hoạch đảm bảo loại trừ khả năng gây ô nhiễm của hệ thống thoát nước trong khu vực nghiên cứu.
3.4. Tác động của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:
Dự kiến bố trí các điểm tập kết, thu gom chất thải rắn ở những vị trí thuận lợi, cách ly với các nhà ở và dễ dàng vận chuyển đến điểm xử lý rác của thị trấn. Vị trí tập kết rác không ảnh hưởng mỹ quan và môi trường đô thị.
IV. Tác động tiêu cực
Việc xây dựng và hoạt động của dự án cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực như làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm tiếng ồn, rung động, bụi, chất thải rắn, chất thải nước, trong khi xây dựng và khi bước vào hoạt động khai thác. Nếu không phòng tránh tốt sẽ gây những tác hại khó lường, có thể sẽ xảy ra những sự cố gây mất an toàn như sét, nổ điện, cháy, tai nạn lao động, giao thông…
· Tác động trong giai đoạn xây dựng.
Các công việc chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án bao gồm: san lấp mặt bằng, đường vào dự án và đường nội bộ, bảo vệ … Tác động môi trường trong giai đoạn này gồm:
- Ô nhiễm bụi.
Khu vực xây dựng nền đất cát, dễ bốc bụi khi gặp gió. Vì vậy, ô nhiễm bụi là điều khó tránh trong quá trình thi công do phải san lấp, chở và đổ đất với khối lượng lớn. Bụi có thể phân tán có thể gây hại đến sức khoẻ do tác động vào mắt, mũi, họng.
- Ô nhiễm ồn và rung.
Hoạt động của các phương tiện cơ giới chuyên chở đất cát, vật liệu, các phương tiện kỹ thuật xây dựng lắp đặt chắc chắn sẽ gây tiếng ồn và tạo nên những rung động nhất định.
- Ô nhiễm dầu, mỡ.
Việc thi công cơ giới có thể dẫn đến rò rỉ dầu mỡ tạo thành các vết loang trên mặt đất, bay hơi tạo mùi khó chịu cho công nhân và cư dân lân cận. Dầu cặn có thể thấm xuống đất, khi gặp mưa sẽ lan toả rộng làm ô nhiễm nước biển.
Chất thải rắn và nước thải.
Trong xây dựng, lượng rác thải xây dựng đáng kể, bao gồm gạch, ngói, vôi, vữa, bao bì… làm mất mĩ quan, chiếm không gian, cản trở giao thông và hoạt động công trường. Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không chú ý thu gom xử lý từ đầu có thể phân huỷ tạo nên mùi hôi thối. mất vệ sinh và gây bệnh. Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này thường chưa có đầy đủ hệ thống tiêu thoát, xử lý nên cũng gây mất vệ sinh môi trường.
Các tác động khác.
Trong thời gian thi công, xây dựng dự án, mật độ xe cộ có thể tăng cao do vận chuyển vật liệu, thiết bị nên sẽ có ảnh hưởng đến giao thông. Cũng vì vậy, tai nạn giao thông trên tuyến đường cũng dễ xảy ra.
Ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương và những vấn đề xã hội.
Xung quanh khu vực dự án ngoài những vấn đề môi trường, sẽ nảy sinh một số vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tóm lại: Việc xuất hiện dự án không tạo ra những đối kháng lợi ích với các lĩnh vực kinh tế khác ở khu vực và với cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương. Về cơ bản phản ứng của cộng đồng đối với qui hoạch xây dựng dự án là thuận lợi.
V. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:
Trong giai đoạn thi công, trọng tâm là hạn chế ô nhiễm bụi và ồn, hạn chế ô nhiễm dầu mỡ và chất thải rắn và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân.
Việc thi công xây dựng dự án thuận lợi vào mùa khô mặc dù bụi nhiều. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi cần:
Việc đổ đất, san nền nên tiến hành gấp rút nhằm giảm bớt thời gian thi công.
Xét quan hệ các tháng mùa mưa, khô và hướng gió thổi đưa bụi, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
Phải sử dụng các xe phun nước để giảm bụi trên công trường.
Các xe tải vận chuyển chở đất cát san lấp cần phải có thùng, bạt che kín tránh rơi vãi và tung bụi.
Để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện, động cơ:
Chỉ nên hoạt động trong khoảng thời gian 8h - 18h trong ngày.
Tra dầu mỡ thường xuyên vào các bộ phận chuyển động để giảm ồn. Máy móc được kê kích cân đối để giảm ồn và rung.
Ngay trong giai đoạn xây dựng phải chú ý thu gom và xử lý thô các chất gây ô nhiễm như dầu mỡ, rác thải sinh hoạt và rác xây dựng, quy định nơi đổ nước thải và rác thải nhất là vào mùa mưa. Trong khu vực thi công phải bố trí người giám sát, cảnh giới để phòng tránh và phát hiện kịp thời các sự cố cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động. Việc điều hành phương tiện xe cộ phải thật hợp lý nhằm hạn chế ùn tắc, va quyệt gây tai nạn. Phải có đầy đủ các biểu hiện cảnh báo ở những nơi cần thiết.
Để giữ gìn sức khoẻ cho công nhân, phải có hệ thống nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch đầy đủ và tiêu thoát nước thải kịp thời.
2. Giám sát xây dựng và hoạt động của dự án
· Giám sát thi công xây dựng:
Trong giai đoạn này nội dung giám sát gồm:
Giám sát thực hiện nội quy, quy định đảm bảo an toàn lao động.
Giám sát thực hiện quy định về phòng chống cháy nổ.
Giám sát đảm bảo an toàn môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm ồn, bụi, rung, chất thải rắn, nước thải và điều kiện làm việc của công nhân. Tiến hành thu và phân tích mẫu định kỳ hàng quý ở nơi thi công và điểm dân cư ở gần. Hàm lượng bùn, độ ồn, rung là các yếu tố giám sát ưu tiên.
· Giám sát môi trường khi dự án hoạt động:
Nội dung giám sát gồm:
Ô nhiễm không khí: bụi, ồn, rung, nhiệt độ, mức độ thông gió, hàm lượng hydrocacbua, chì, SO2, CO2, NO2.
Ô nhiễm nước thải: giám sát quá trình thu gom, xử lý và các chỉ tiêu cơ bản: pH, dầu, DO, COD, BOD5, khuẩn E.Coli, chì, đồng, kẽm, cadimi, của nước thải ra sông. Thời gian thu mẫu và phân tích định kỳ hàng quí.
Ô nhiễm rác thải: giám sát quá trình thu gom, xử lý và nơi đổ thải.
Sự cố môi trường: giám sát thực hiện các quy định an toàn lao động và các thiết bị phòng chữa cháy nổ, úng ngập và tình trạng sẵn sàng theo các phương án ứng cứu khi có sự cố. Việc giám sát được tiến hành thường xuyên, mẫu thu định kỳ theo quý để phân tích theo hướng dẫn “các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam” và các tài liệu hướng dẫn chuyên sâu khác.
VI. Kết luận
Dự án mang lại lợi ích kinh tế và có vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển KTXH đa dạng của Doanh nghiệp và huyện. Tác động tiêu cực đến môi trường của dự án không lớn, không ảnh hưởng đến các công trình văn hoá, di tích lịch sử nào và không phát sinh mâu thuẫn lợi ích cơ bản nào.
Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường như biến đổi cảnh quan tự nhiên, ô nhiễm không khí bụi ồn, rung, ô nhiễm dầu mỡ, bùn đất, chất thải rắn và ảnh hưởng đến nơi ở của sinh vật. Tuy nhiên với những biện pháp quản lý ảnh hưởng của quá trình thi công đến môi trường đã được qui định tại các hướng dẫn trong tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, do đó hoàn toàn có khả năng khống chế các tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường trong phạm vi cho phép.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ có ô nhiễm không khí (bụi, ồn, kim loại nặng, hơi dầu), ô nhiễm môi trường đất do rung, chất thải rắn nguồn gốc sinh hoạt, sản xuất gây ô nhiễm nước thải. Ô nhiễm ồn, bụi đáng lưu ý với môi trường xung quanh. Ô nhiễm nước thải và rác thải chỉ ở quy mô nhỏ nhưng cũng cần chú trọng xử lý. Đặc biệt, có thể xảy ra các sự cố cháy, nổ điện, va quyệt, đâm xe, ngập lụt nếu không chú trọng phòng chống và đảm bảo an toàn lao động. Vệ sinh lao động là vấn đề cần lưu tâm, đặc biệt là việc khống chế khí hậu cho một khu sản xuất ở một vùng nóng. Mật độ giao thông sẽ tăng lên và một số vấn đề an ninh, trật tự xã hội sẽ nảy sinh.
Các hình thức tác động đã nêu đều có thể khống chế, giảm thiểu thông qua quy hoạch hợp lý, chủ động phòng tránh trong khi thi công, khi dự án hoạt động kết hợp với các biện pháp giám sát chặt chẽ theo luật môi trường.
Trong giai đoạn thi công, để giảm thiểu ô nhiễm đặc biệt là bụi, ồn cần rút ngắn thời gian thi công, lựa chọn thời điểm thích hợp tăng cường độ thi công, sử dụng các biện pháp kỹ thuật phun nước, che bạt, dùng xe đậy kín… Chú ý thu gom, xử lý chất thải rắn và đảm bảo an toàn lao động.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án, để giảm ô nhiễm phải kết hợp nhiều giải pháp từ trồng cây xanh, phun nước, điều tiết vi khí hậu nơi làm việc cho đến thu gom và xử lý chất thải rắn và nước thải theo quy định và tăng cường điều kiện vệ sinh làm việc định kỳ cho công nhân.
Với những thông tin đã có, có thể kết luận rằng về mặt tác động môi trường, việc xây dựng dự án không phải đặt ra vấn đề nào cần có biện pháp xử lý đặc biệt theo đặc thù riêng.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sự hình thành và phát triển khu nhà máy chế biến lâm nghiệp chất lượng cao tận dụng nguồn cung cấp dồi dào từ các khu trồng cây lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ đầu ra cho vùng nuôi trồng cây lâm nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm cây lâm nghiệp sau chế biến; Tận dụng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, tăng thu ngân sách của địa phương, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an sinh xã hội của toàn huyện Ba Chẽ và khu vực miền núi phía Đông của tỉnh Quảng Ninh.
Do vậy, Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninh kiến nghị Phòng kinh tế hạ tầng huyện Ba Chẽ sớm thẩm định và trình duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 lô A19 thuộc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (lần 2), để Công ty có cơ sở để triển khai lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Công ty Cổ phần chế biến Lâm sản Ba Chẽ Quảng Ninh xin trân trọng cảm ơn!