|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
C«ng ty cp T vÊn - ®Çu t
|
---------{---------
|
Th¸i b×nh d¬ng
|
Hạ Long, ngày tháng 4 năm 2023
|
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH MẶT BẰNG HƯỚNG TUYẾN 1/500
CÔNG TRÌNH: NGẦM TRÀN BÀNG QUANG XÃ ĐỒN ĐẠC,
HUYỆN BA CHẼ
I. Các căn cứ lập quy hoạch.
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH2 ngày 17/06/2009 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vừng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HDND ngày 25/10/2022 của HĐND huyện Ba Chẽ về việc phê duyệt và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công dự kiến triển khai năm 2023.
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-HDND ngày 17/12/2022 của HĐND huyện Ba Chẽ về việc phê duyệt, điều chỉnh, hủy bỏ chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
2. Sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch.
2.1. Sự cần thiết lập quy hoạch.
Dự án Ngầm tràn Bàng Quang xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ. Từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 58/NQ-HDND ngày 25/10/2022 của HĐND huyện Ba Chẽ về việc phê duyệt và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công dự kiến triển khai năm 2023.
2.2. Mục tiêu quy hoạch:
- Thống nhất mặt bằng tuyến đường và xác định gianh giới quỹ đất hai bên tuyến đường phục vụ công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, kết nối giao thông giữa các khu vực và các tuyến đường khác trên địa bàn thành phố hình thành lên mạng lưới giao thông liên hoàn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, đầu tư dự án và để làm căn cứ quản lý xây dựng đô thị.
- Hoàn thành cơ sở pháp lý nhằm tăng cường quản lý, thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
3. Nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ.
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngoài 2050 theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Bản đồ khảo sát hiện trạng khu vực nghiên cứu lập quy hoạch mặt bằng tuyến đường tỷ lệ: 1/500 theo hệ toạ độ nhà nước VN2000, kinh tuyến trục 107045’.
- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện hành...
II. Điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật.
1. Đặc điểm địa hình, đánh giá hiện trạng.
- Ngầm tràn Bàng Quang cắt qua suối Làng Cổng (thượng lưu là suối Nà Làng); tại khu vực này đã xây dựng cầu treo để phục vụ đi lại của dân bản thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc. Nhưng cầu chỉ người đi bộ và xe máy qua lại được, các phương tiện lớn hơn đều phải dừng ở khu vực đầu cầu trên tuyến đường bê tông Ba Chẽ – Nà Làng.
- Suối Làng Cổng tính từ thượng nguồn đến vị trí xây dựng công trình dài 17,5Km; diện tích lưu vực rộng gần 59Km2; trải dài từ dãy núi tiếp giáp thành phố Cẩm Phả đến xã Hòa Bình thành phố Hạ Long. Tại thượng nguồn cao độ 200m, tại công trình cao độ 33m, độ dốc dọc trung bình 1%, lòng suối quanh co uốn lượn theo sườn đồi, độ rộng hẹp khác nhau và không có thác ghềnh. Tại vị trí xây dựng công trình lòng suối khá bằng phẳng và có bãi bồi nhỏ, mùa cạn ít nước lội qua được; hai bên bờ là đồi thấp, ruộng bậc thang.
- Địa hình khu vực xây dựng là đồi núi, hội tụ đủ các dạng như núi cao, suối sâu, thung lũng, đồi thấp và lòng khe. Cao độ chênh lệch khá lớn, tại đỉnh núi cao nhất có độ cao 857m so với mực nước biển. Trên đồi khu vực cao thượng nguồn là rừng phòng hộ rậm rạp có các loại cây gỗ nguyên sinh, cây tạp, tre nứa và cây bụi. Khu vực thấp hơn là đất rừng giao cho các hộ dân trồng cây lấy gỗ (keo, sa mộc), cây hương liệu như quế. Dưới thấp là khu dân cư, đường giao thông cùng các cơ sở hạ tầng, thấp hơn ruộng bậc thang trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, thấp hơn nữa là lòng khe và sông suối. Đất đai khu vực khá tươi tốt, cây mọc xanh tươi.
- Dân cư thôn Làng Cổng chủ yếu tập trung bên bờ trái khu vực qua cầu treo Làng Cổng (khoảng 20 hộ dân), dọc tuyến và bờ bên phải ít dân cư. Các cơ sở hạ tầng như điện sinh hoạt, nước sạch cơ bản đã được đầu tư xây dựng. Ngành nghề sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp, trồng và khai thác các sản phẩm từ đất rừng.
2. Điều kiện khí tượng thủy văn.
a. Đặc điểm khí hậu.
- Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh. Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Cửa Ông (từ năm1960 - 1985. Sau đây là một số yếu tố khí tượng trong vùng.
b. Nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ trung bình năm ³ 210 C đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Thời gian có nhiệt độ không khí trung bình tháng £ 200 C kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 3, ở các tháng khác nhiệt độ này dao động từ 21 đến 290 C. Mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 150 C. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 dao động từ 27,980 C -28,80 C.
c. Lượng mưa.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.751mm, tập trung nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
d. Độ ẩm không khí.
- Nhìn chung độ ẩm tương đối chênh lệch giữa các vùng không lớn và phụ thuộc vào độ cao địa hình. Trị số bình quân năm ³ 84%, các nơi khác 81 ¸ 83%.
e. Đặc điểm thuỷ văn.
- Các sông ở Quảng Ninh nói chung thường có chiều dài ngắn, độ dốc lòng sông và độ dốc sườn dốc lớn, thung lũng sâu và hẹp, tạo lòng sông xâm thực mạnh, nhiều thác gềnh, bồi tụ ít. Nơi bắt nguồn của các con sông đều ở độ cao lớn, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển. Hầu hết các sông không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển dưới dạng vịnh cửa sông. Những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến mực nước trên các sông, các trận lũ thường có cường suất lớn xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn.
- Khu vực tuyến đường đi qua không có sông lớn cắt qua nhưng có nhiều khe suối nhỏ cùng với địa hình có độ dốc tự nhiên lớn đã tạo nên một chế độ thủy văn khá phức tạp, thời gian tập trung nước nhanh xong cũng rút nhanh, mô đun dòng chảy lớn. Nước mưa tập trung vào các khe, thoát ra phía sông Ba Chẽ.
III. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy hoạch tuyến đường.
1. Quy trình quy phạm áp dụng.
- Đường ôtô – tiêu chuẩn khảo sát TCCS 31:2020/ TCĐBVN.
- Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung TCVN 9398:2012.
- Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình TCVN 9437:2012.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
- Đường giao thông nông thôn – yêu cầu thiết kế TCVN 10380:2014.
- Thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối TCCS 39:2022/ TCĐBVN.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
- Tiêu chuẩn tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ TCVN 9845:2013.
- Quy trình tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ do mưa rào TCVN 9845:2013.
- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Cầu và cống – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCCS 05:2012/TCĐBVN.
- Thiết kế cống thoát nước theo định hình của Bộ Giao thông vận tải số 78-02X; 533-01-01; 533-01-02.
- TCVN 5572:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ;
- Các tiêu chuẩn, qui trình, quy phạm và tài liệu hiện hành khác.
2. Quy mô xây dựng và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Thiết kế đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp A nông (TCVN 10380-2014) với chiều dài L = 0,52Km, vận tốc thiết kế V = 30Km/h.
- Điểm đầu đấu nối với đường Ba Chẽ - Nà Làng tại Km6+717, điểm cuối là khu dân cư thôn Làng Cổng.
- Kết cấu áo đường cứng BTXM. Tải trọng trục tính toán P=10T. Tính toán thiết kế kết cấu áo đường theo tiêu chuẩn TCCS 39:2022/TCĐBVN.
- Thiết kế hệ thống an toàn giao thông theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
IV. Quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật.
1. Quy hoạch chiều cao.
1.1. Căn cứ thiết kế :
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu theo hệ cao độ nhà nước VN2000.
- Cao độ hiện trạng các tuyến đường hiện có.
- Quy hoạch hệ thống giao thông của các dự án trong khu vực tuyến đi qua; các Quy hoạch chung địa phương, các quy hoạch phân khu.
1.2. Nguyên tắc thiết kế:
- Hướng tuyến thiết kế theo nguyên tắc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của tuyến đường. Tận dụng tối đa đường hiện trạng để hạn chế chiếm dụng cũng như giải phóng mặt bằng. Điều chỉnh cắt cua một số vị trí trên tuyến đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của cấp hạng đường thiết kế.
- Tại một số đường cong nằm để hạn chế chiếm dụng dẫn đến đào sâu, đắp cao kiến nghị hạn chế tốc độ thiết kế để đảm bảo yếu tố đường cong với cấp đường.
Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố trên bình đồ, trắc dọc và trắc ngang, đảm bảo việc bố trí các công trình xây dựng trên tuyến.
- Cao độ đường đỏ, độ dốc dọc: đảm bảo các quy trình quy phạm hiện hành, phù hợp với cốt san nền trong khu vực.
- Thiết kế đường cong đứng tại các điểm đổi dốc có hiệu đại số độ dốc I1-I2 ≥ 1%, đường cong đứng thiết kế dạng đường cong tròn.
- Các cốt khống chế bao gồm:
+ Cao độ tại các vị trí đầu tuyến và cuối tuyến.
+ Đấu nối qua các vị trí khống chế: ngã ba, nhánh rẽ, tĩnh không...
+ Các công trình thoát nước hiện có trên tuyến, cốt thiết kế cầu, cống qua suối còn tốt tận dụng nối dài hoặc cạp mở rộng đảm bảo quy mô cấp đường thiết kế.
+ Cao độ các mực nước điều tra, mực nước tính toán,....
+ Các vị trí đấu nối với rãnh dọc hiện có.
2. Quy hoạch thoát nước mặt.
2.1. Hiện trạng thoát nước:
Hiện tại các tuyến thoát nước khu vực tuyến đường hiện trạng có hướng thoát từ Bắc xuống Nam ra phía các sông, suối, mương....
2.2. Nguyên tắc thiết kế:
- Thiết kế hệ thống thoát nước mặt theo nguyên tắc tự chảy.
- Bố trí hệ thống cống ngang thoát nước mặt đường và nước lưu vực đổ về khu trũng thấp, sông, suối và hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Cống thoát nước lưu vực và cống cấu tạo bố trí trên cơ sở đảm bảo đủ khẩu độ thoát nước, không ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn khu vực tuyến đi qua. Trong mặt bằng quy hoạch dự kiến vị trí các cống thoát nước ngang và cống cấu tạo. Khi thiết kế cơ sở cần tính toán thuỷ văn thuỷ lực để chính xác khẩu độ cống.
- Tận dụng các cống cũ còn tốt, xây mới tại các vị trí đã xuống cấp và còn thiếu để đảm bảo tải trọng thiết kế và thoát nước tốt nhất. Phù hợp với địa hình, đảm bảo yêu cầu về mỹ quan và cảnh quan môi trường. Các cống nhìn chung được đặt trên nền địa chất khá ổn định, khi thiết kế không cần gia cường.
- Giữ nguyên các cống hộp, cống tròn và cống bản trên tuyến còn tốt và vẫn nằm trên tuyến nâng cấp, nối dài các cống cho đủ chiều rộng nền đường.
- Đối với các cống cũ bị vùi lấp, hư hỏng không đủ tải trọng và khẩu độ thoát nước, phá bỏ cống cũ thiết kế cống mới.
2.3. Giải pháp thoát nuớc:
- Tại vị trí suối Làng Cổng xây dựng 01 cống hộp 3KĐ 6x7m với bề rộng cống Bc = 13,90m. Toàn cống trên đường thẳng, tim cống vuông góc với tim tuyến, chiều dài cống Lc=20,20m.
- Rãnh đào hình thang tại các vị trí nền đường đào, đảm bảo thoát nước mặt đường và nước từ các sườn có lưu vực nhỏ, kích thước 40cmx40cmx40cm).
- Tại những vị trí có độ dốc dọc i >4% thiết kế rãnh gia cố bằng bê tông M150 dày 8cm đổ tại chỗ.
- Độ dốc dọc đáy rãnh thiết kế theo độ dốc dọc tim đường đảm bảo đất đá không lắng đọng trong rãnh.
4. An toàn giao thông:
a. Biển báo.
Bố trí đủ hệ thống biển báo theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
b. Cọc tiêu.
Cọc tiêu được chôn sát vai đường, phần phía trên tính từ vai đường cao 70cm. Kích thước cọc tiêu dùng loại 15x15x110cm. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.
c. Rào hộ lan.
- Bố trí những vị trí nền đường đắp cao, đi ven khu vực có mái taluy âm cao thiết kế hộ lan tôn sóng cột tròn, phía trên tấm hộ lan gắn tiêu phản quang
V. Quy hoạch sử dụng đất.
a. Ranh giới đất của đường bộ.
- Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên: 01 mét.
- Ranh giới đất của đường bộ, đất xây dựng công trình, đất bảo trì, bảo vệ đường bộ được giới hạn bởi các điểm: P1, P2; P3...bên phải tuyến; và các điểm T1, T2, T3; T4... bên trái tuyến (chi tiết xem trong phần bản vẽ quy hoạch).
b. Quy mô sử dụng đất.
Diện tích chiếm dụng: S = 11.080,5m2 (1,108ha).
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
|
STT
|
LOẠI ĐẤT
|
DIỆN TÍCH (M2)
|
TỶ LỆ (%)
|
1
|
Đất quy hoạch đường giao thông
|
3,678.80
|
33.20%
|
2
|
Đất quy hoạch taluy + bảo vệ, bào trì đường bộ
|
6,651.70
|
60.03%
|
3
|
Đất bãi tập kết vật liệu
|
750.00
|
6.77%
|
TỔNG DIỆN TÍCH:
|
11,080.50
|
100.00%
|
VI. Đánh giá tác động môi trường.
1. Cơ sở lập báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 ;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 của chính phủ về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá môi trường, cam kết môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá môi trường, cam kết môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại (CTNH) ;
- Quy định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài nguyên môi trường ‘V/v áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường’.
Các quy chuẩn, quyết định liên quan đến chất lượng không khí :
- QCVN 05 :2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh
- QCVN 06 :2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất đọc hại trong môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 20 :2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
Các Quy chuẩn liên quan đến độ rung và tiếng ồn :
- QCVN 26 :2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27 :2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường:
a. Môi trường không khí
- Bụi : Việc thi công nền đường cần một lượng lớn xe máy thi công và chuyên chở vật liệu từ mỏ đất đắp đến công trường, do đó sẽ có bụi phát sinh từ: San ủi mặt bằng; Từ các xe máy; Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển; Bụi ảnh hưởng đến công nhân và khu dân cư xung quanh.
- Khí thải: Các động cơ trong khi vận hành thải ra khí CO, CO2, Nox, Sox và bụi; Lượng khí thải phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường
Tiếng ồn: Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của các công nhân vận hành máy móc và dân cư xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của báo cáo này mức ồn cụ thể của từng loại máy và thiết bị thi công không nêu ra, nhưng thông thường độ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100 dBA.
b. Môi trường nước
- Trong quá trình đắp đường công vụ hai bên, một phần đất đắp sẽ bị hòa tan vào môi trường nước. Nhưng do khối lượng ít nên hầu như không ảnh hưởng tới môi trường nước.
3. Các giải pháp bảo vệ môi trường :
- Bảo vệ môi trường không khí trong khi thi công :
+ Việc giảm lượng bụi, tiếng ồn trong khi thi công san ủi nền đường có thể thực hiện bằng các giải pháp sau :
+ Sử dụng xe máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
+ Có biện pháp che chắn các xe chuyên chở vật liệu để hạn chế sự lan tỏa của bụi.
+ Trang bị bảo hộ cho công nhân.
+ Nồng độ bụi CO, CO2, Nox, Sox của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng :
-
Bụi : 400mg/m3.
-
CO : 500mg/m3
-
SO2 : 500mg/m3
-
NOx : 1000mg/m3 (TCVN 5939-1995)
-
Độ ồn cực đại của xe máy thi công : 90dBA (TCVN 5948-1995)
VII. Tổ chức thực hiện.
- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty cổ phần Tư vấn - Đầu tư Thái Bình Dương.
- Cơ quan thẩm định: Phòng Kinh tế hạ tầng.
- Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ.
- Tiến độ thực hiện: Năm 2023-2025.
VIII. Kiến nghị.
Lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 dự án: Dự án Ngầm tràn Bàng Quang xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ. Làm cơ sở cho việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thi công xây dựng tuyến đường đảm bảo đúng tiến độ góp phần từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, tăng cường kết nối giao thông, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét thỏa thuận, thẩm định và phê duyệt quy hoạch để thực hiện công bố, quản lý quy hoạch và làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án.