BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA
10 Hoa Lư - Hà Nội Tel: 043 9742059 Fax: 043 9764339 |
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNGVÙNG
DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH HÀ NỘI-HƯNG YÊN
ĐẾN NĂM 2040
TỶ LỆ 1/25.000
Hà Nội, tháng 9/2019
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH
HÀ NỘI - HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040
Cơ quan phê duyệt:
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, thẩm định & trình duyệt:
SỞ XÂY DỰNG HƯNG YÊN
Cơ quan tư vấn lập quy hoạch:
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NÔNG THÔN QUỐC GIA
-------------------- |
------------------------------- |
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH
HÀ NỘI - HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040
Chủ nhiệm đồ án: Ths. KTS Lê Anh Dũng
Cán bộ thiết kế:
- Kiến trúc: KTS Trần Lệ Hằng
KTS Dương Thị Nga
KTS Hoàng Lê Trung
- Kinh tế: KS Nguyễn Thị Hồng
- Giao thông: Ths. KS Ngô Huy Thanh
- Chuẩn bị kỹ thuật: KS Nguyễn Văn Hùng
- Cấp nước: Ths. KS Bùi Quý Hải
KS Lê Đông Hưng
- Cấp điện: KS Lữ Tuấn Anh
- Thông tin liên lạc: KS Đỗ Song Hòa
- Thoát nước bẩn: KS Mai Thị Hường
- Đánh giá MT chiến lược: Ths. KS Bùi Quý Hải
Ks Trần Minh Chiến
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
1
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.......................................................................... 4
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch.......................................................................................... 4
1.2.1 Các văn bản pháp lý:.......................................................................................... 4
1.2.2 Các văn bản liên quan:....................................................................................... 6
1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ: .......................................................... 6
1.3 Mục tiêu, tính chất..................................................................................................... 6
1.3.1 Mục tiêu của đồ án quy hoach:........................................................................... 6
1.3.2 Tính chất:............................................................................................................ 7
1.4 Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch ........................................................................... 7
1.4.1 Pham vi, ranh giơi lập quy hoach: ..................................................................... 7
1.4.2 Thời han quy hoach: ........................................................................................... 7
2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VÙNG LẬP QUY HOẠCH.............. 9
2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên ...................................................................... 9
2.1.1 Đặc điểm địa hình: ............................................................................................. 9
2.1.2 Đặc điểm khí hậu:............................................................................................... 9
2.1.3 Đặc điểm về chế độ thuỷ văn, sông hồ: .............................................................. 9
2.1.4 Đặc điểm về địa chất công trình: ..................................................................... 10
2.1.5 Địa chất thuỷ văn: ............................................................................................ 10
2.1.6 Địa chấn: .......................................................................................................... 11
2.1.7 Tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên:.............................................................. 11
2.2 Phân tích, đánh giá điều kiện hiện trạng ................................................................. 12
2.2.1 Đơn vị hành chính: ........................................................................................... 12
2.2.2 Dân số và lao động:.......................................................................................... 12
2.2.3 Hiện trang sử dụng & quản lý đất đai:............................................................. 14
2.2.4 Thực trang kinh tế - xã hội vùng lập quy hoach:.............................................. 16
2.2.5 Tình hình phát triển đô thị:............................................................................... 17
2.2.6 Hiện trang kiến trúc cảnh quan:....................................................................... 17
2.2.7 Hiện trang hệ thống công trình ha tầng xã hội: ............................................... 19
2.2.8 Hiện trang hệ thống ha tầng kỹ thuật và môi trường:...................................... 21
2.2.9 Các đồ án, dự án quy hoach trên địa bàn: ....................................................... 29
2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng ....................... 29
2.3.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng:.................................................... 29
2.3.2 Đánh giá chung về hiện trang dân cư và xây dựng: ........................................ 30
2.3.3 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T):.......................................................................... 31
3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG ................................................................ 32
3.1 Tiềm năng & động lực phát triển ............................................................................ 32
3.1.1 Phát triển giao thông - động lực phát triển kinh tế xã hội:.............................. 32
3.1.2 Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch - động lực phát triển đô thị: ............. 34
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
2
3.1.3 Vai trò, vị thế của vùng lập quy hoach:............................................................ 35
3.2 Tính chất của vùng .................................................................................................. 36
3.3 Dự báo phát triển..................................................................................................... 36
3.3.1 Dân số - lao động: ............................................................................................ 36
3.3.2 Dự báo tỷ lệ, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển: .............................. 36
3.3.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất: ........................................................................... 39
4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN................................................. 40
4.1 Quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch ................................. 40
4.1.1 Quan điểm quy hoach:...................................................................................... 40
4.1.2 Cấu trúc không gian vùng quy hoach:.............................................................. 42
4.2 Phân vùng phát triển................................................................................................ 43
4.2.1 Cơ cấu phân vùng phát triển:........................................................................... 43
4.2.2 Định hương phát triển không gian theo phân vùng: ........................................ 44
4.2.3 Định hương kiểm soát phát triển các khu vực đặc thù:.................................... 52
4.2.4 Định hương kiểm soát phát triển hai bên tuyến trục giao thông quan trọng:.. 53
4.2.5 Quy hoach sử dụng đất theo các phân vùng: ................................................... 55
4.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội....................................................... 56
4.3.1 Định hương phát triển hệ thống cơ quan, công sở:.......................................... 56
4.3.2 Định hương phát triển hệ thông công trình văn hóa:....................................... 56
4.3.3 Định hương phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe: ............................... 56
4.3.4 Định hương phát triển hệ thống thể dục thể thao và công viên, cây xanh:...... 56
4.3.5 Định hương phát triển nhà ở:........................................................................... 57
5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT............ 58
5.1 Định hướng phát triển hệ thống giao thông ............................................................ 58
5.1.1 Nguyên tắc thiết kế: .......................................................................................... 58
5.1.2 Định hương giao thông đối ngoai: ................................................................... 58
5.1.3 Định hương giao thông đối nội: ....................................................................... 59
5.1.4 Định hương giao thông công cộng:.................................................................. 60
5.2 Định hướng san nền, thoát nước mưa ..................................................................... 60
5.2.1 Cao độ nền xây dựng:....................................................................................... 60
5.2.2 Hệ thống thoát nươc mưa:................................................................................ 61
5.2.3 Hệ thống thủy lợi: ............................................................................................. 61
5.3 Định hướng cấp nước.............................................................................................. 62
5.3.1 Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nươc: .................................................................. 62
5.3.2 Đánh giá - Lựa chọn nguồn nươc: ................................................................... 63
5.3.3 Giải pháp cấp nươc: ......................................................................................... 64
5.4 Định hướng cấp điện ............................................................................................... 65
5.4.1 Căn cứ thiết kế:................................................................................................. 65
5.4.2 Nguyên tắc thiết kế: .......................................................................................... 65
5.4.3 Tiêu chuẩn và dự báo phụ tải điện ................................................................... 66
5.4.4 Phương án cấp điện:......................................................................................... 67
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
3
5.5 Định hướng thông tin liên lạc ................................................................................. 69
5.5.1 Cơ sở lập quy hoach:........................................................................................ 69
5.5.2 Chỉ tiêu: ............................................................................................................ 69
5.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng: ................................................................................. 70
5.5.4 Định hương phát triển ...................................................................................... 70
5.6 Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.......................... 71
5.6.1 Cơ sở thiết kế:................................................................................................... 71
5.6.2 Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoan: ........................................................ 71
5.6.3 Dự báo khối lượng chất thải (nươc thải, chất thải rắn và nghĩa trang): ......... 72
5.6.4 Thoát nươc thải: ............................................................................................... 73
5.6.5 Chất thải rắn (CTR): ........................................................................................ 74
5.6.6 Nghĩa trang:...................................................................................................... 75
6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ..................................................... 75
6.1 Hiện trạng môi trường............................................................................................. 75
6.1.1 Hiện trang môi trường văn hóa lịch sử: ........................................................... 75
6.1.2 Hiện trang môi trường nươc: ........................................................................... 77
6.1.3 Hiện trang môi trường không khí:.................................................................... 78
6.1.4 Hiện trang môi trường đất: .............................................................................. 79
6.2 Đánh giá môi trường chiến lược ............................................................................. 80
6.2.1 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: ...................................................................... 80
6.2.2 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoach: ............................... 82
6.2.3 Định hương phân vùng bảo vệ môi trường: ..................................................... 85
6.2.4 Giải pháp bảo vệ môi trường tai các phân vùng khi thực hiện quy hoach: ..... 85
6.2.5 Quan trắc môi trường:...................................................................................... 88
7 CHƯƠNG TRÌNH & DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ............................................ 89
7.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư .................................................................................... 89
7.2 Các dự án ưu tiên đầu tư ......................................................................................... 89
7.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn: ............................................... 89
7.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý: .............................................................................. 89
7.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư: ................................................................................ 89
7.2.4 Các dự án quy hoach đô thị:............................................................................. 90
8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.......................................................... 91
8.1 Công tác lập & điều chỉnh quy hoạch ..................................................................... 91
8.1.1 Lý do & sự cần thiết phải lập, điều chỉnh quy hoach:...................................... 91
8.1.2 Những đồ án, dự án quy hoach cần điều chỉnh:............................................... 91
8.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:................................................................................... 93
9 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
9.1 Kết luận: .................................................................................................................. 94
9.2 Kiến nghị:................................................................................................................ 94
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
4
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Hưng Yên là 1 trong 10 tỉnh nằm trong Vùng Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp phía Đông
Nam Thủ đô Hà Nội: Tỉnh Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hành lang kinh tế -
kỹ thuật quan trọng của Vùng Thủ đô Hà Nội, nhờ đó có điều kiện để giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng (Bắc Ninh, Hải Dương,
Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình) thông qua các tuyến giao thông quốc gia quan
trọng như QL1, QL5A, QL5B (Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), QL38, QL39, đường nối 2
cao tốc (Cầu Giẽ - Ninh Bình với Hà Nội - Hải Phòng). Năm 2016, Quy hoạch xây dựng
vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có những điều chỉnh quan
trọng, liên quan trực tiếp đến tỉnh Hưng Yên là: Các đô thị Hưng Yên, Phủ Lý và Duy
Tiên phát triển theo hướng nối kết thành một trung tâm kinh tế - đô thị cho khu vực đồng
bằng Nam Sông Hồng; phát huy lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng
biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistic, trung tâm thương
mại, y tế, đào tạo, thể dục - thể thao, chế biến nông sản cấp vùng. Đây là những cơ hội để
tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh, toàn diện, trong thời gian tới; nâng tầm vị thế, ảnh hưởng
của tỉnh Hưng Yên đối với toàn Vùng.
Cụ thể hóa các quy hoạch của Quốc gia, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết
định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số
421/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận
tải Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Theo các quy hoạch
này, tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được xác định có tổng chiều dài khoảng
21,5km; là một tuyến giao thông quan trọng kết nối tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đi qua Khu đô thị Ecopark và các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, rồi tiếp
nối với QL39A tạo thành một tuyến giao thông xuyên suốt theo hướng Bắc - Nam của
Tỉnh. Đây là tuyến giao thông có ý nghĩa như một hành lang kinh tế, tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đô thị hóa & nối kết các đô thị của vùng phía Tây tỉnh
Hưng Yên, đặc biệt là tiểu vùng đô thị, đô thị hóa Bô Thời - Khoái Châu (theo Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên).
Nhằm khai thác, quản lý sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất của khu vực dọc tuyến
đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, tạo lập không gian phát triển cho đô thị và nông thôn,
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; đồng
thời tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội, thì việc lập
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040
là quan trọng & cần thiết.
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch
1.2.1 Các văn bản pháp lý:
1. Luật, Nghị quyết, Nghị định & Thông tư:
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Nghị quyết số 1210/2016/NQ/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
5
- Nghị quyết số 1211/2016/NQ/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian xây dựng ngầm đô thị.
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đô thị.
- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ
của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu
chức năng đặc thù.
- Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ & UBND tỉnh Hưng Yên:
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg, ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
- Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về
việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Hưng Yên giai
đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
6
- Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt nhiệm vụ & dự toán lập quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
1.2.2 Các văn bản liên quan:
- Văn bản số 2142/UBND-KT1 ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên Về kế
hoạch và dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2017.
- Các văn bản khác có liên quan.
1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; Đại hội đảng bộ của các huyện
Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ.
- Các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, các khu du lịch, quy hoạch nông thôn
mới và các khu chức năng khác đã được lập và phê duyệt trên địa bàn huyện Văn Giang,
Khoái Châu, Yên Mỹ; Các kết quả nghiên cứu, các quy hoạch ngành, các công trình, dự
án phát triển của các ngành liên quan đến khu vực.
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do địa phương và các
cơ quan liên quan cung cấp.
- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.
1.3 Mục tiêu, tính chất
1.3.1 Mục tiêu của đồ án quy hoạch:
- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Kết nối không gian kinh tế của Thủ đô Hà Nội với không gian phát triển kinh tế
của tỉnh Hưng Yên dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên theo định hướng Điều
chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, định hướng xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên.
- Định hướng phát triển, kết nối các không gian đô thị, cảnh quan và hạ tầng kỹ
thuật cho các đô thị và khu chức năng ngoài đô thị dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội -
Hưng Yên (đoạn từ nút giao với đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đến nút giao với
đường nối cao tốc Tây Bắc với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo quy hoạch).
- Kiểm soát không gian phát triển đô thị, các khu chức năng ngoài đô thị phù hợp
với định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên & các huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ & Văn Giang; rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn để đề xuất, kiến nghị hướng
giải quyết, nhằm vận hành & khai thác tuyến đường an toàn & hiệu quả, thúc đẩy phát
triển KT-XH của khu vực.
- Làm cơ sở pháp lý để quản lý việc đầu tư xây dựng và phát triển của vùng dọc
tuyến, khai thác và quản lý sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất phát triển đô thị dọc tuyến;
làm căn cứ để điều chỉnh hoặc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy
hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết các khu chức năng liên quan.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
7
1.3.2 Tính chất:
- Là khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc, đầu mối giao thông quan trọng kết nối trực
tiếp tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội; một khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh; có vị trí chiến lược
về an ninh quốc phòng.
- Là khu vực phát triển kinh tế tổng hợp (công nghiệp - thương mại - dịch vụ, du
lịch và nông nghiệp công nghệ cao) gắn với việc hình thành các đô thị mới, khu đô thị
mới, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, …
trên cơ sở định hướng của Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng
tỉnh Hưng Yên.
1.4 Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch
1.4.1 Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng
Yên (đoan từ nút giao vơi đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đến nút giao vơi đường
nối cao tốc Tây Bắc vơi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; chiều dài tuyến trong pham vi lập
quy hoach khoảng 10km) bao gồm 18 xã & 01 thị trấn thuộc huyện Khoái Châu (trong đó
12 xã & 01 thị trấn toàn phần và 06 xã một phần diện tích); 06 xã thuộc huyện Yên Mỹ
(01 xã toàn phần và 05 xã một phần diện tích); 04 xã thuộc huyện Văn Giang (04 xã một
phần diện tích); với tổng diện tích khoảng 11.017,53ha, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp đường vành đai IV Vùng Thủ đô Hà Nội.
- Phía Nam giáp đường nối cao tốc Tây Bắc với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (cao
tốc Chợ Bến - Yên Mỹ).
- Phía Đông giáp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
- Phía Tây giáp sông Hồng.
1.4.2 Thời hạn quy hoạch:
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
- Giai đoạn ngắn hạn (đợt đầu): Đến năm 2030.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
8
Sơ đồ địa giơi hành chính toàn khu vực nghiên cứu lập quy hoach
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
9
2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VÙNG LẬP QUY HOẠCH
2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên
2.1.1 Đặc điểm địa hình:
Khu vực lập quy hoạch nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa
hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; cao độ nền tự nhiên
có chênh lệch lớn, dao động từ +1,5m đến +12m. Toàn bộ khu vực nghiên cứu được chia
thành 2 vùng địa hình như sau:
- Vùng ngoài bãi: Có địa hình tương đối cao, cao độ trung bình từ 7,5-8,5m ; hướng
dốc dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực cao nhất có độ cao từ 9-10m thuộc xã Bình Minh
huyện Khoái Châu. Khu vực thấp nhất có độ cao từ 5,5-6,5m là các ao đầm trũng ven
chân đê. Bề mặt địa hình vùng ngoài bãi chủ yếu là đất canh tác trồng màu, trồng hoa, cây
cảnh ven chân đê tồn tại nhiều vệt trũng là các đầm, hồ, ao nhỏ và khu vực phía Đông
(giáp chân đê) với độ sâu từ -2m đến -3m thuận lợi cho việc khai thác mặt nước (có thể
vừa nuôi trồng thủy sản vừa tạo sinh thái, cảnh quan...vv).
- Vùng trong đồng: Có địa hình bằng phẳng cao độ nền từ 1,8m - 6,5m. Khu vực
cao nhất có độ cao từ 4m đến 6,5m tập trung ở khu dân cư thuộc xã Mễ Sở huyện Văn
Giang và xã Bình Minh huyện Khoái Châu. Khu vực thấp nhất có độ +1,5m là các ao
đầm, sông hồ hiện hữu.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu:
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Thời
kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều.
Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20C,
nhiệt độ cao nhất là 40,400C (tháng 6-1939) và tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500-
8.6000C. Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130Cal.
Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1.500-1.600mm. Lượng mưa phân
bố không đều trong năm, tập trung tới 80-85% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10)
dưới hình thức mưa giông (nhất là vào tháng 6-7). Mùa khô lạnh (từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau) có mưa phùn, trồng được nhiều laoij cây ngắn ngày, do đó vụ Đông cũng trở
thành vụ chính. Độ ẩm không khí trung bình năm là 86%, tháng cao nhất là 92%, tháng
thấp nhất là 79%.
Hướng gió chính thịnh hành trong năm được thể hiện ở 2 mùa: mùa hè thịnh hành
hướng gió Đông Nam với tần suất lớn nhất là 49% vào tháng 4. Các tháng cuối mùa xuân
sang mùa hè và mùa thu tần suất từ 30-40%; mùa đông thịnh hành hướng gió Bắc với tần
suất là 31% vào tháng 1. Các tháng 10, 11, 12 tần suất từ 27-30%.
Như vậy khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp với nhiều
loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú sản phẩm.
Song cũng phải có biện pháp phòng chống lụt bão và những thiên tai thời tiết khác.
2.1.3 Đặc điểm về chế độ thuỷ văn, sông hồ:
Khu vực nghiên cứu có hệ thống sông ngòi rất đa dạng. Phía Tây giáp với sông
Hồng, phía Tây giáp với sông đào Bắc Hưng Hải. Có rất nhiều kênh dẫn nước chính như
sông Từ Hồ Sài Thị, sông Tây Tân Hưng, sông Mười, sông Đồng Quê, Đồng Than, kênh
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
10
Cấp Tiến Tân Dân, kênh Đông, kênh Tây. Trong đó sông Hồng có vài trò quan trọng ảnh
hưởng chủ đạo đến điều kiện thủy văn của khu vực nghiên cứu.
Sông Hồng chảy dọc theo ranh giới phía Tây của khu vực nghiên cứu dài khoảng
18km, rộng từ 3-4km và sâu.
Mực nươc cao nhất của sông Hồng đo tai tram Xuân Quan
Trạm |
Sông |
Thời
đoạn |
Trị số |
Trị số tương ứng với P% |
Thực đo |
Bình
quân |
1 |
2 |
5 |
10 |
20 |
Hmax |
Thời gian |
Xuân
Quan |
Hồng |
1988 2010- |
9.5 |
11.97 |
11.81 |
11.53 |
11.22 |
10.79 |
11.46 |
2002 08- |
Nguồn: Tram Xuân Quan
Bảng mực nước báo động các cấp trên sông Hồng tại trạm Xuân Quan
Cấp báo động |
I |
II |
III |
H(m) |
8.64 |
9.70 |
10.38 |
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang
Hệ thống sông, kênh nội đồng và thủy lợi ở khu vực nghiên cứu như sông Đồng
Quê, sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Đông, kênh Tây, có sự điều tiết của hệ thống trạm bơm
nên hoạt động khá hoàn chỉnh góp phần quan trọng vào việc ổn định sản xuất nông nghiệp
của toàn khu vực.
2.1.4 Đặc điểm về địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa chất được cấu tạo
bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ với chiều dày từ 150 - 160m. Theo thứ tự địa
tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
Các trầm tích Phistoxen dày 130 - 140m với các trầm tích vụn thô gồm sạn, sỏi,
cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột. Bao gồm các lớp: Tầng bồi tích sông
thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đá khoáng xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, màu
nâu, nâu gụ bề dày đạt 75 - 70m, nằm chính hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp
khu vực. Tầng bồi tích sông kiểu hỗn hợp, thành phần là cát, sét, sét cát màu xám, màu
nâu gụ bề dày đạt 50 - 60m, nằm chỉnh hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp khu vực.
Các trầm tích Holoxen có bề dày 5 ÷ 30m, thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột,
sét chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp: Bồi tích sông hỗn hợp, thành
phần có cát, cát sét chiều dày trên dưới 10m. Bồi tích biển, thành phần là sét cát, sét màu
xám, chiều dày 3 ÷ 7m. Bồi tích sông hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục bộ ven sông
Hồng, chiều dày 3 ÷ 5m, thành phần là sét pha cát, cát pha sét, trong đó các lớp đất chịu
lực cho xây dựng công trình từ ở độ sâu từ 20-30m.
2.1.5 Địa chất thuỷ văn:
Với đặc điểm địa chất cấu tạo bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ, có nguồn
nước biển hỗn hợp nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước
cát, cuội, sỏi ở độ sâu 80 - 120m. Dựa vào cấu trúc địa chất thành phần thạch học, đặc
điểm thủy lực, tính thấm và chứa nước các nguồn hình thành chất lượng cùng với trữ
lượng cho thấy trên phạm vi Huyện có mặt các đơn vị địa tầng địa chất thủy văn sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen(qh): Thành phần thạch học gồm cát hạt
nhỏ đến trung, cát - sét, bột - sét. Mực nước tĩnh dao động từ 0,96m đến 1,53m. Tầng có
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
11
mối liên quan trực tiếp với nước sông Hồng. Đáy sông Hồng cắt vào tầng chứa nước độ
sâu 11m. Độ tổng khoáng hóa và hàm lượng CL - có nhiều biến đổi.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp): Tầng chứa nước phân bố đều
khắp trên mặt bào mòn của trầm tích Neogen và bị tầng cách nước phủ kín, đây là tầng có
áp lực yếu. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, sỏi, lẫn ít sét. Chiều dày trung bình của
tầng là 30m. Chiều dày giảm từ rìa vào trung tâm. Tầng chứa nước ngăn cách với tầng
(qp) bởi lớp sét hoặc lớp bột tuy nhiên cũng có một số nơi lớp ngăn cách vắng mặt. Mực
nước tĩnh dao động từ 0,44m đến 3,85m, trung bình 1,2m - 1,4m. Mực nước biến đổi theo
mùa và gần đồng pha với lượng nước mưa. Biên độ dao động trên dưới 2m. Nước vận
động theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Lớp tách nước trầm tích Pleistocen (QIIIvp): tầng qp nằm trực tiếp dưới tầng qh,
chiều dày thay đổi từ 1m đến 1,6m, hệ số thấm biến đổi từ 0,026 đến 0,08m/ngày, trung
bình 0,04m/ ngày.
- Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Neogen (m): Đất đá chứa nước gồm cát kết,
xen cuội kết và ít sét kết, lưu lượng đạt 4,3l/s, tỷ lưu lượng 0,13l/s đến 17,5l/s. Chất lượng
nước đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt, mực nước thường có nhiều biến đổi mạnh (chênh
lệch nhiều giữa mùa khô và mùa mưa).
2.1.6 Địa chấn:
Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu khu vực huyện Hưng Yên nằm trong
vùng dự báo có động đất cấp 7, cần có giải pháp an toàn cho công trình, đặc biệt là các
công trình cao tầng.
2.1.7 Tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên:
1. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
- Vùng ngoài đê (vùng bãi sông Hồng): Có hai loại đất thường xuyên được bồi đắp
đó là: Đất phù sa được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng và đất
phù sa ít được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng. Hai loại đất
hàng năm thường được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, là vùng có tầng canh tác sâu, giầu
cali và độ thấm cao, rất thích hợp các loại cây trồng cạn như trồng hoa, trồng màu xen
canh, gối vụ liên tiếp. Tuy nhiên khu vực ngoài đê có mực nước ngầm sâu, đất pha cát có
độ rỗng lớn nên lượng nước tưới tiêu lớn và mức sử dụng điện phục vụ nông nghiệp rất
cao, công trình thủy lợi đi qua vùng đất pha cát thường xuyên bị bồi lắng sạt lở, nhất là
vào mùa mưa lũ.
- Vùng trong đê: Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính, ít chua của
hệ thống sông Hồng, loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều
mùn, thích hợp trồng lúa, các loại hoa mầu, cây công nghiệp như: mía, đay, dâu, lạc.
b. Tài nguyên nươc:
- Nước mặt: chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa được tích trữ trong các ao hồ, kênh
mương, mặt ruộng. Ngoài ra, còn có nước sông được điều tiết qua hệ thống thủy nông
Bắc Hưng Hải, từ sông lớn như sông Hồng, sông Từ Hồ Sài Thị, sông Đồng Quê và kênh
Đông, kênh Tây qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho
đồng ruộng và sinh hoạt của người dân với trữ lượng nước dồi dào.
- Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm
một số giếng khoan Unicept thì nguồn nước ngầm ở khu vực này khá lớn (có thể cung cấp
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
12
khoảng 300.000m3/ngày đêm). Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10 - 12m, mùa mưa
nước ngầm có ở độ sâu chỉ 4 - 6m. Nước không bị ô nhiễm nhưng có hàm lượng sắt trong
nước khá cao, nếu được xử lý tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong
khu vực.
2. Cảnh quan thiên nhiên:
Cảnh quan thiên nhiên mang nét đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng với
đồng ruộng, cây xanh, mặt nước, làng xóm phân bố hài hòa. Hệ thống sông, kênh cung
cấp nguồn nước và năng lượng cho các vùng trồng lúa, ngô và rau màu trù phú. Tuy nhiên
các khu vực có cảnh quan thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi các hoạt động kinh tế - xã
hội. Đến nay hầu hết các vùng sinh thái, cảnh quan chỉ còn ở nông thôn.
Vùng cảnh quan ngoài bãi sông Hồng: thuộc các xã Mễ Sở huyện Văn Giang, xã
Bình Minh, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Minh huyện Khoái Châu với đặc điểm có tỷ lệ đất
dân cư thấp (chiếm khoảng 10%), còn lại khoảng 90% là cây xanh và mặt nước, tại đây
đã hình thành nhiều trang trại vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, làm du lịch, nghỉ dưỡng, vv…
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đô thị
và công nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, là một trong những thuận lợi cho phát
triển KT-XH chung của khu vực.
2.2 Phân tích, đánh giá điều kiện hiện trạng
2.2.1 Đơn vị hành chính:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch gồm 1 thị trấn và 28 xã thuộc các huyện huyện
Văn Giang, Khoái Châu và Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
2.2.2 Dân số và lao động:
1. Dân số và phân bố dân cư:
- Tổng dân số trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 148.932 người (Trong đó, dân
số huyện Văn Giang 4.600 người, chiếm 3,09%; dân số huyện Khoái Châu 123.770 người,
chiếm 83,11%; dân số huyện Yên Mỹ 20.562 người, chiếm 13,81% tổng dân số).
- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố tại 1 thị trấn và 28 xã. Mật độ dân số trên phạm
vi quy hoạch tương đối đều, bình quân khoảng 1.300 người/km2.
+ Mật độ dân số trung bình thị trấn Khoái Châu đạt 1.784 người/ km2.
+ Mật độ dân số trung bình các xã đạt 1.329 người/ km2.
- Cơ cấu dân số: Phân theo giới tính: Nam chiếm 49,49% so với tổng dân số, Nữ
chiếm 50,51% so với tổng dân số. Như vậy tỷ lệ chênh lệch nam nữ không đáng kể, nữ
hơn nam là 1,02%.
- Tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng dân số trung bình khu vực quy hoạch từ năm 2011
tới 2016 đạt 0,23%. Trong đó, tăng tự nhiên 1,22%, tăng cơ học - 0,99%. Năm 2016, tỷ
lệ tăng dân số trung bình 0,38%, trong đó tăng tự nhiên 0,95%, tăng cơ học -0,57%. Như
vậy, trong giai đoạn vừa qua, dân số tăng không đáng kể, chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng
cơ học âm.
- Dân số đô thị: Thị trấn Khoái Châu có dân số khoảng 7.824 người, tỷ lệ đô thị
hóa của toàn khu vực lập quy hoạch 5,25%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
13
Bảng: Diện tích dân số khu vực nghiên cứu
TT |
Danh mục |
Đơn vị |
Hiện trạng |
1 |
Diện tích tự nhiên |
km2 |
110,17 |
2 |
Dân số |
người |
148.932 |
3 |
Dân đô thị |
người |
7.824 |
4 |
Dân nông thôn |
người |
141.108 |
5 |
Tỷ lệ đô thị hóa |
% |
5,25 |
6 |
Mật độ dân số |
người/km2 |
1.347 |
7 |
Tỷ lệ tăng dân số |
% |
0,38 |
+ Tăng tự nhiên |
% |
0,95 |
+ Tăng cơ học |
% |
-0,57 |
Bảng: Diện tích, dân số khu vực nghiên cứu phân theo xã, thị trấn
Văn Giang |
1 |
Mễ Sở |
4.600 |
379,25 |
458,42 |
2 |
Liên Nghĩa |
8,80 |
3 |
Thắng Lợi |
22,60 |
4 |
Tân Tiến |
47,77 |
Yên Mỹ |
1 |
Hoàn Long |
4.520 |
378,67 |
1.772,67 |
2 |
Yên Phú |
9.875 |
753,82 |
3 |
Lý Thường Kiệt |
109,97 |
4 |
Minh châu |
2.220 |
160,71 |
5 |
Việt Cường |
7,00 |
6 |
Yên Hòa |
3.947 |
362,50 |
Khoái Châu |
1 |
Dân Tiến |
8.570 |
326,76 |
8.786,44 |
2 |
Phùng Hưng |
5.109 |
368,10 |
3 |
Liên Khê |
5.709 |
477,72 |
4 |
Chí Tân |
524 |
75,62 |
5 |
Hồng Tiến |
0 |
9,10 |
6 |
Bình Minh |
7.910 |
593,92 |
7 |
Đông Tảo |
7.850 |
504,44 |
8 |
Dạ Trạch |
5.028 |
373,26 |
9 |
Tân Dân |
11.710 |
1.060,95 |
10 |
Ông Đình |
4.398 |
314,52 |
11 |
An Vĩ |
6.637 |
503,12 |
12 |
Hàm Tử |
5.923 |
462,86 |
13 |
Tứ Dân |
9.256 |
611,90 |
14 |
Đông kết |
9.389 |
639,65 |
15 |
Bình kiều |
6.223 |
416,22 |
16 |
Tân Châu |
10.286 |
612,80 |
17 |
Đông Ninh |
4.735 |
402,73 |
18 |
Đại Tập |
6.689 |
594,12 |
19 |
TT. Khoái Châu |
7.824 |
438,65 |
Tổng |
148.932 |
11.017,53 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
14
2. Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 93.827 người, chiếm 63% tổng dân số. Dân
số đang làm việc trong nền kinh tế khoảng 89.700 người, trong đó lao động trong khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 74%, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng
chiếm 12%, lao động khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 14% tổng số lao động. Như
vậy, lực lượng lao động nông nghiệp là chủ yếu chứng tỏ nền nông nghiệp vẫn giữ vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân và nền kinh tế địa phường, đòi hỏi địa phương
cần phải chú trọng quan tâm đến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hơn.
2.2.3 Hiện trạng sử dụng & quản lý đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên khu vực quy hoạch là 11.017,53ha.
- Đất nông nghiệp: Có diện tích là 7.576,60 ha, chiếm 68,77% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn khu vực.
- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 3.413,31 ha, chiếm 30,98% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn khu vực. Trong đó
+ Đất ở là 1.095,27 ha, bao gồm đất ở đô thị là 56,51 ha, bình quân 72,23 m2/người;
đất ở tại nông thôn là 1095,27 ha, bình quân 77,62 m2/người.
- Đất chưa sử dụng: Có diện tích là 27,62 ha, chiếm 0,25% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn khu vực.
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch
Tổng diện tích tự nhiên |
11.017,53 |
100,00 |
1 |
Đất nông nghiệp |
7.576,60 |
68,77 |
1.1 |
Đất trồng cây hàng năm (lúa+ cây hàng năm khác) |
2.012,18 |
18,26 |
1.2 |
Đất nông nghiệp khác |
163,44 |
1,48 |
1.3 |
Cây lâu năm |
4.625,41 |
41,98 |
1.4 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
775,57 |
7,04 |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
3.413,31 |
30,98 |
2.1 |
Đất ở tại nông thôn |
1.095,27 |
9,94 |
2.2 |
Đất ở tại đô thị |
56,51 |
0,51 |
2.3 |
Đất quốc phòng |
1,13 |
0,01 |
2.4 |
Đất an ninh |
1,76 |
0,02 |
2.5 |
Đất thương mại dịch vụ |
1,89 |
0,02 |
2.6 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
132,69 |
1,20 |
2.7 |
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
0,15 |
0,00 |
2.8 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
5,29 |
0,05 |
2.9 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
10,95 |
0,10 |
2.10 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
27,35 |
0,25 |
2.11 |
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng |
20,94 |
0,19 |
2.12 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
80,68 |
0,73 |
2.13 |
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
54,47 |
0,49 |
2.14 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
8,20 |
0,07 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
15
2.15 |
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
12,19 |
0,11 |
2.16 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
17,92 |
0,16 |
2.17 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối |
528,15 |
4,79 |
2.18 |
Đất có mặt nước chuyên dùng |
19,10 |
0,17 |
2.19 |
Đất phi nông nghiệp khác (đất có mục đích công cộng) |
1.338,67 |
12,15 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
27,62 |
0,25 |
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất phân theo các huyện trong phạm vi lập quy hoạch
Tổng diện tích tự nhiên |
11.017,53 |
8.786,44 |
1.772,67 |
458,42 |
1 |
Đất nông nghiệp |
7.576,60 |
6.007,24 |
1.271,07 |
298,29 |
1.1 |
Đất trồng cây hàng năm
(lúa+đất trồng cây hàng
năm khác) |
2.012,18 |
1.270,99 |
675,72 |
65,47 |
1.2 |
Đất nông nghiệp khác |
163,44 |
48,29 |
10,73 |
104,42 |
1.3 |
Cây lâu năm |
4.625,41 |
3.979,08 |
537,53 |
108,80 |
1.4 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
775,57 |
708,88 |
47,09 |
19,60 |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
3.413,31 |
2.752,05 |
501,13 |
160,13 |
2.1 |
Đất ở tại nông thôn |
1.095,27 |
864,89 |
185,66 |
44,72 |
2.2 |
Đất ở tại đô thị |
56,51 |
56,51 |
2.3 |
Đất quốc phòng |
1,13 |
1,13 |
2.4 |
Đất an ninh |
1,76 |
1,76 |
2.5 |
Đất thương mại dịch vụ |
1,89 |
1,89 |
2.6 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp |
132,69 |
102,02 |
27,30 |
3,37 |
2.7 |
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản |
0,15 |
0,15 |
2.8 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
5,29 |
5,29 |
2.9 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
10,95 |
9,72 |
1,23 |
2.10 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp |
27,35 |
2,96 |
20,07 |
4,32 |
2.11 |
Đất cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng |
20,94 |
16,06 |
2,97 |
1,91 |
2.12 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng |
80,68 |
61,50 |
12,04 |
7,14 |
2.13 |
Đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm |
54,47 |
54,47 |
2.14 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
8,20 |
8,20 |
2.15 |
Đất khu vui chơi, giải trí
công cộng |
12,19 |
12,19 |
2.16 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
17,92 |
17,92 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
16
2.17 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối |
528,15 |
433,48 |
69,71 |
24,96 |
2.18 |
Đất có mặt nước chuyên
dùng |
19,10 |
10,23 |
0,24 |
8,63 |
2.19 |
Đất phi nông nghiệp khác
(đất có mục đích công
cộng) |
1.338,67 |
1.091,68 |
181,91 |
65,08 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
27,62 |
27,15 |
0,47 |
2.2.4 Thực trạng kinh tế - xã hội vùng lập quy hoạch:
1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế khu vực quy hoạch giai đoạn 2011 - 2016 đạt khoảng 11,5%
năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong nền kinh tế của khu vực.
Năm 2016 cơ cấu kinh tế khu vực quy hoạch như sau:
- Nông, lâm, thuỷ sản: 30,17 %;
- Công nghiệp, xây dựng: 52,97 %;
- Thương mại, dịch vụ: 16,86 %.
2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế:
a. Thương mại, dịch vụ, du lịch:
- Các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính
viễn thông khá phát triển. Hệ thống các cửa hàng bách hóa, siêu thị mini cùng các trung
tâm mua bán hàng hóa đang dần hình thành và khai thác có hiệu quả. Hầu hết các xã, thị
trấn trong phạm vi quy hoạch đều có chợ dân sinh trong đó Chợ Phủ thị trấn Khoái Châu
là chợ đầu mối lớn nhất trong khu vực; Dọc các trục Quốc lộ 39, Tỉnh lộ 379 qua Thị tứ
Bô Thời và Tỉnh lộ 383, 377 qua thị trấn Khoái Châu phát triển thương mại dịch vụ hầu
hết là kinh doanh cá thể hoạt động buôn bán dọc theo tuyến phố. Tuy nhiên, các cơ sở vật
chất ngành thương mại có quy mô lớn, như: Trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm
hội nghị, hội thảo, hội chợ có thể đáp ứng được nhu cầu của khu vực và vùng còn thiếu.
- Giáo dục - đào tạo: Trên địa bàn có trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên,
Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu, Trường cao đẳng nghề Cơ điện Thủy
lợi... đào tạo học sinh, sinh viên của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận. Các cơ sở giáo
dục trong khu vực về cơ bản đầy đủ từ mầm non đến phổ thông trung học. Trong tương
lai việc mở rộng quy mô đào tạo của trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn và đặc biệt là
việc kêu gọi đầu tư xây dựng các phân viện, cơ sở đào tạo của các trường Đại học lớn về
đầu tư xây dựng sẽ đào tạo, cung cấp nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của Tỉnh và khu vực. Hệ thống trung tâm, trường dạy nghề được nâng cấp, đầu tư
phát triển để đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
- Y tế: Trong khu vực có bệnh viện đa khoa tuyến huyện và tuyến xã: Bệnh viện
đa khoa huyện Khoái Châu cùng tuyến y tế cơ sở, trạm y tế cấp xã được đầu tư khá hoàn
chỉnh... cơ bản đáp ứng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân khu vực.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
17
- Du lịch: Khu vực được biết đến với khu du lịch văn hóa nổi tiếng Đền Chử Đồng
Tử tại xã Bình Minh huyện Khoái Châu là quần thể di tích thắng cảnh bao gồm hai ngôi
đền là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch đã được nhà nước xếp hạng. Di tích lịch sử Đình
Chung-An Vĩ. Lượng khách du lịch đến khu vực ngày càng tăng, tuy nhiên các khu lưu
trú, khu vui chơi giải trí cũng như các loại hình dịch vụ hiện có còn đơn giản và chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trong khu vực chưa có khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của tỉnh. Một số sản
phẩm công nghiệp chủ yếu được sản xuất tại một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ và cụm tiểu
thủ công nghiệp nghề tại các xã như: May mặc, vật liệu xây dựng, thực phẩm, bánh kẹo,
đồ gỗ, mây tre đan các loại; … Sản phẩm khá đa dạng, chất lượng được nâng lên, sản
phẩm may mặc, chế biến nông sản, cơ khí, đồ gỗ, vật liệu xây dựng giữ vững và mở rộng
thị trường như: Cụm công nghiệp gồm 5 doanh nghiệp (may mặc, mây tre đan…), quy
mô 11ha tại xã Dân Tiến; Cụm công nghiệp (Dệt kim Đông Xuân, kem Việt Ý, thực phẩm
Đài Loan…), qui mô 21ha tại xã Tân Dân; Bê tông đúc sẵn; tổng công ty kho xăng dầu;
Thức ăn gia súc (Úc), quy mô 5ha.
c. Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu là trồng lúa, hoa mầu. Mô hình
sản xuất mới như trang trại trồng cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, rau an toàn, cây cảnh,
hoa tươi, ... đang được hình thành. Chăn nuôi phát triển thuận lợi.
2.2.5 Tình hình phát triển đô thị:
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mới các khu vực phát triển mạnh về
thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và
có tính chất hoạt động của đô thị, trong đó gồm khu vực các xã: Dân Tiến, Hồng Tiến,
Đồng Tiến (Khoái Châu); Mễ Sở, Xuân Quan (Văn Giang)…; Các khu vực này đều là
trung tâm thương mại, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng.
Mặt khác. theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên khu vực giữa tỉnh được
xác định với đô thị lõi là đô thị Bô Thời - Dân Tiến và thị trấn Khoái Châu (đô thị loại
IV). Hiện nay, đây là khu vực có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao với hạt nhân là thị trấn
Khoái Châu (thị trấn huyện lỵ) sẽ tạo động lực phát triển cho các khu vực lân cận.
2.2.6 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được nhận diện bởi các vùng cảnh quan đặc
trưng: Vùng cảnh quan xây dựng đô thị, các khu dân cư nông thôn, vùng cảnh quan sinh
thái nông nghiệp và cảnh quan ven sông Hồng.
1.Vùng cảnh quan xây dựng đô thị, các khu dân cư nông thôn:
Thị trấn Khoái Châu và khu trung tâm các xã trong khu vực lập quy hoạch:
a. Thị trấn Khoái Châu:
Thị trấn phát triển bám dọc 2 bên trục tỉnh lộ 383, 377. Không gian nhộn nhịp, sầm
uất nhất tập trung tại khu vực nút giao 2 tuyến tỉnh lộ, gồm có: Các cơ quan trụ sở, công
trình thương mại dịch vụ, các khu phố ở kết hợp kinh doanh thương mại quy mô gia đình,
sân thể thao, vườn hoa nhỏ vv… Đây là khu vực tập trung phát triển nhiều nhà ở và tiện
ích đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
18
Các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà làm việc, trụ
sở cơ quan vv… dễ dàng được nhận diện trong cấu trúc không gian thị trấn hiện hữu với
khối tích không gian lớn, kiến trúc hiện đại. Một số công trình tiêu biểu như Trung tâm
thương mại Khoái Châu, ….
Tiếp giáp các xã lân cận là các khu ở được xây dựng chủ yếu dưới dạng nhà vườn,
có không gian ở, sân, vườn, ao để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp - TTCN hộ
gia đình.
Trung tâm thị trấn Khoái Châu |
b. Trung tâm các xã:
Khu vực trung tâm các xã: Thường gắn liền với các tuyến giao thông quan trọng
(tỉnh lộ, huyện lộ). Tại đây, các công trình nhà ở, cơ quan, công trình công cộng, dịch vụ,
thương mại được xây dựng xen kẽ. Nhà ở kết hợp cửa hàng buôn bán nhỏ, công trình công
cộng, dịch vụ có hình thức kiến trúc đơn giản, chiều cao từ 1-2 tầng. Còn lại chủ yếu là
các loại hình nhà vườn gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2. Vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp và cảnh quan ven sông Hồng:
Chiếm phần lớn diện tích khu vực lập quy hoạch là không gian các khu dân cư
nông thôn, không gian nông nghiệp và mặt nước.
Các khu dân cư nông thôn được hình thành và phát triển tập trung mang đặc trưng
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Không gian nhà ở bao gồm công trình nhà ở và không gian
vườn, ao cá, chuồng trại chăn nuôi.
Bao quanh khu vực làng xóm là không gian nông nghiệp, gồm các loại đất trồng
lúa, rau, hoa màu, cây ăn quả, xen lẫn hồ, ao nuôi trồng thủy sản.
Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đình, đền, miếu, chùa… là điểm nhấn kiến
trúc độc đáo và là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thu
hút đông đảo nhiều tầng lớp dân cư và khách du lịch.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
19
Cánh đồng nghệ ở Khoái Châu |
Vùng trồng chuối |
Trồng cỏ ngọt ở xã An Vĩ |
Cảnh quan vùng bãi ven sông Hồng |
2.2.7 Hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng xã hội:
1. Công trình hành chính, trụ sở cơ quan:
- Khu trung tâm hành chính chính trị huyện Khoái Châu được xây dựng tại trung
tâm thị trấn huyện lỵ Khoái Châu, tập trung dọc hai bên tuyến đường tỉnh 383. Bao gồm
các công trình: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, Tòa án nhân dân Huyện, Viện kiểm
sát nhân dân Huyện, Công an Huyện, Bảo hiểm xã hội, Chi cục Thuế Huyện, Chi nhánh
Khoái Châu Điện lực Hưng Yên, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Viễn thông Khoái
Châu vv...
- Các công trình hành chính, trụ sở cơ quan cấp xã, thị trấn: Xây dựng tập trung taị
trung tâm các xã, thị trấn. Bao gồm các hạng mục như công trình Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Công an, Đài phát thanh, vv...
Khu TT hành chính tai Khoái Châu |
UBND Huyện Khoái Châu |
2. Công trình giáo dục và đào tạo:
Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, 100% các xã, thị trấn đã có trường
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; Cơ sở vật
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
20
chất cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư,
từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học trong toàn huyện. Tuy nhiên một số trường tiểu
học còn quá tải, sĩ số các lớp, một số trường THCS không có sân thể chất do diện tích
chật hẹp.
- Trường THPT: 06 trường.
- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên huyện Khoái Châu.
- Giáo dục chuyên nghiệp: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng nghề
kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu, Trường Hải quan Việt Nam.
Đai học Sư pham Kỹ thuật Hưng Yên |
Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu |
3. Các công trình y tế:
- Mạng lưới y tế cơ sở xã, phường được củng cố tốt, được cải tạo, nâng cấp, đầu tư
trang thiết bị theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Nhìn chung hệ thống y tế đã đáp ứng được
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên địa phương cần quan tâm đầu tư hơn
để chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao.
- Số giường bệnh đạt tỷ lệ khoảng 14,8 giường bệnh/vạn dân. Số cán bộ y tế đạt tỷ
lệ khoảng 4 bác sỹ/vạn dân.
- Cơ sở y tế cấp huyện: Bệnh viện Đa khoa huyện Khoái Châu.
4. Các công trình thương mại dịch vụ:
Các công trình thương mại - dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nhiều công trình được doanh
nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tự chọn... đã xuất hiện,
hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, trên các trục đường lớn là hệ thống các công trình thương mại dịch vụ,
kinh doanh tư kết hợp nhà ở khá nhộn nhịp, cũng góp phần đáng kể vào hệ thống các công
trình thương mại dịch vụ của khu vực.
Một số công trình TMDV tiêu biểu: Trung tâm thương mại Khoái Châu, Chợ đầu
mối nông sản Khoái Châu và hệ thống các chợ xã, thị trấn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
21
Trung tâm thương mai Khoái Châu |
Chợ Phủ - Khoái Châu |
5. Các công trình văn hóa, thể dục thể thao:
- Hệ thống công trình văn hóa cấp Huyện, xã, thị trấn: gồm có Thư viện Huyện,
Nhà văn hóa Thanh thiếu niên, các CLB văn hóa - nghệ thuật - TDTT huyện Khoái Châu
vv...
- Hệ thống công trình văn hóa cấp xã, thị trấn: hệ thống thư viện, phòng đọc, nhà
sinh hoạt cộng đồng vv...
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao đa dạng, phong phú. Phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, khu phố, làng văn hóa tiếp tục được coi trọng. Phong trào TDTT quần
chúng được khuyến khích phát triển.
- Công trình TDTT cấp huyện: Sân vận động Huyện Khoái Châu, Trung tâm TDTT
Huyện Khoái Châu.
- Hệ thống công trình TDTT cấp xã, thị trấn: bao gồm sân thể thao xã, thị trấn, các
sân tập luyện thể dục thể thao cơ bản. Hệ thống các công trình TDTT (sân vận động, sân
tập luyện thể thao vv...) bước đầu đáp ứng cho các hoạt động thể dục thể thao và nhu cầu
rèn luyện nâng cao sức khỏe của nhân dân trong vùng. Các xã đều có các điểm sinh hoạt
công cộng, khu văn hóa - thể thao tập trung.
- Một số công trình tín ngưỡng như đình, đền, chùa cũng đã được tu bổ khang
trang.
6. Hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên:
Hiện nay các công viên, cây xanh chủ yếu là cây xanh tự nhiên. Các hoạt động
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân kết hợp trong công viên cây xanh còn hạn chế.
7. Nhà ở:
- Khu vực thị trấn: Phần lớn nhà kiên cố, khung cột, mái bằng và mái tôn, trên các
trục đường chính phần lớn nhà liên kế, một số nhà liên kế có vườn.
- Khu vực các thôn: Phần lớn nhà ở có vườn, nhà kiên cố, mái bằng, tôn và một số
ngói; tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ nhà tạm vẫn còn.
2.2.8 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
1. Hiện trạng giao thông:
a. Giao thông đường bộ:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
22
- Quốc lộ 39 (QL.39): Từ Phố Nối (giao với QL.5) đến cảng Diêm Điền - tỉnh Thái
Bình. Đoạn qua khu vực nghiên cứu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt với Bn=11m.
- Hệ thống đường tỉnh: Có 8 tuyến trên địa bàn nghiên cứu gồm ĐT.377, ĐT.377B,
ĐT.378, ĐT.379, ĐT.381, ĐT.382, ĐT.383 và ĐT.384.
- Hệ thống đường huyện: Có 9 tuyến trên địa bàn nghiên cứu gồm ĐH.25, ĐH.50,
ĐH.51, ĐH.52, ĐH.54, ĐH.55, ĐH.56, ĐH.57 và ĐH.59.
TT |
Tên đường |
Hiện trạng (m) |
Loại mặt đường |
Chất lượng |
I |
QUỐC LỘ |
1 |
QL.39 |
11 |
BTN |
Tốt |
II |
ĐƯỜNG TỈNH |
1 |
ĐT.377 |
5,5-7,0 |
Láng nhựa |
Tốt |
2 |
ĐT.377B |
5,5-7,0 |
Láng nhựa |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
3 |
ĐT.378 |
9 |
BTN |
Tốt |
4 |
ĐT.379 |
11 |
BTN |
Tốt |
5 |
ĐT.381 |
12-15 |
BTN |
Tốt |
6 |
ĐT.382 |
7 |
Láng nhựa |
Trung bình |
7 |
ĐT.383 |
7,0-9,0 |
Láng nhựa + BTN |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
8 |
ĐT.384 |
7,0-9,0 |
Láng nhựa + BTN |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
III |
ĐƯỜNG HUYỆN |
1 |
ĐH.25 |
5,5 |
Láng nhựa |
Hư hỏng cục bộ. |
2 |
ĐH.50 |
5,5 |
BTXM+Gạch chỉ |
Đang nâng cấp, cải tạo. |
3 |
ĐH.51 |
3,5-7 |
Láng nhựa+cấp
phối đá dăm |
Đoạn láng nhựa chất lượng tốt.
Đoạn còn lại chất lượng trung
bình. |
4 |
ĐH.52 |
5,5 |
BTXM |
Chất lượng tốt. |
5 |
ĐH.54 |
3,5-5,5 |
Cấp phối |
Đang nâng cấp, cải tạo. |
6 |
ĐH.55 |
3,5 |
Láng nhựa |
Hư hỏng cục bộ. |
7 |
ĐH.56 |
5,5 |
BTXM |
Chất lượng trung bình. |
8 |
ĐH.57 |
9 |
BTN |
Chất lượng tốt. |
9 |
ĐH.59 |
3.5 |
BTXM |
Chất lượng tốt, mặt đường nhỏ
hẹp. |
b. Giao thông đường thủy:
Sông Hồng từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.
Đoạn qua khu vực nghiên cứu đạt sông cấp 2, luồng lạch khá ổn định, độ sâu trên 2m,
đảm bảo cho các loại phương tiện qua lại trên sông cả 4 mùa.
Hiện nay tàu thuyền chủ yếu vận tải sản phẩm nông lâm nghiệp và vật liệu xây
dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ (kho bãi, bến, đường bộ liên hệ) còn rất hạn
chế. Tiềm năng giao thông Thủy của khu vực là rất lớn đặc biệt là tuyến giao thông thủy
nội địa sông Hồng, tuy nhiên tuyến giao thông thủy này vẫn chưa được khai thác xứng
tầm để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực và vùng phụ cận.
c. Giao thông đô thị:
Các tuyến đường đã được trải nhựa, chất lượng tốt. Một số tuyến quy mô mặt cắt
cần mở rộng để đảm bảo lưu lượng tham gia giao thông.
d. Tổ chức giao thông công cộng:
Hiện nay chưa có hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn nghiên cứu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
23
2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
a. Hiện trang nền xây dựng:
Cao độ nền xây dựng hiện trạng trung bình của các khu vực như sau:
- Khu vực đô thị (thị trấn Khoái Châu): Có cao độ nền trung bình 5,0m.
- Khu vực dọc theo tỉnh lộ 378: Có cao độ nền từ +9,0m đến +13,0m.
- Khu vực bãi: Có cao độ nền trung bình 8,0m.
- Các khu vực nông thôn có cao độ nền từ +3,5m đến 6,5m, có sự biến thiên từ Tây
Bắc xuống Đông Nam
b. Hiện trang thoát nươc mưa:
- Lưu vực thoát nước mưa, toàn khu vực có 04 lưu vực chính:
+ Lưu vực 1: Khu vực ngoài bãi sông Hồng, nước mưa của lưu vực này được thoát
ra sông Hồng.
+ Lưu vực 2: Khu vực kẹp giữa đường tỉnh 378 và kênh Tây, nước mưa của lưu
vực này được thoát ra sông Mười và sông Tây Tân Hưng.
+ Lưu vực 3: Bao gồm các khu vực kẹp giữa kênh Tây và kênh Đông, nước mưa
của lưu vực này được thoát ra sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Cấp Tiến, Tân Dân, sông Ngưu
Giang, sông Đồng Quê.
+ Lưu vực 4: Bao gồm khu vực kẹp giữa kênh Đông và đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng, nước mưa của khu vực này được thoát ra sông Điện Biên và sông Đồng Than.
- Hệ thống thoát nước mưa:
Tại thị trấn Khoái Châu: Nước mưa vẫn thoát chung cùng nước thải do quá trình xây
dựng mở rộng nhiều thời kỳ. Tuy vậy ở một số phần mở rộng của các đô thị này, và các khu
đô thị mới có quy mô phát triển độc lập, hệ thống thoát nước mưa đã được thiết kế riêng.
Tại các cụm công nghiệp: Các cụm công nghiệp cũ vẫn thoát nước chung, các khu
mới xây dựng đã có hệ thống thoát nước riêng.
Tại các vùng nông thôn, việc thoát nước mưa được đặt ra gắn với hệ thống thuỷ lợi
nội đồng. Từ đó không hình thành hệ thống thoát nước mưa với sự đầu tư xây dựng mà
đa phần thoát tự nhiên theo hệ thống ao, hồ, kênh, mương lân cận.
c. Hiện trang hệ thống thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của khu vực thuộc tiểu khu thủy lợi Châu Giang của tỉnh Hưng
Yên:
- Các công trình về tưới: Hầu hết diện tích khu vực nghiên cứu do trạm bơm Văn
Giang phụ trách. Trục tưới chính là 02 kênh Đông và kênh Tây chạy dọc khu tưới, trong
đó kênh Đông có bề rộng lòng kênh B=3~4m, cao trình đáy kênh +3m~3,2m, hệ số mái
m=1~1,5; kênh Tây có bề rộng lòng kênh B=3~5m, cao trình đáy kênh +4m~4,5m, hệ số
mái m=1~1,5.
- Các công trình về tiêu: Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực tiêu của trạm bơm
Nghi Xuyên, công suất 11x18.000m3/h.
- Công trình đầu mối:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
24
+ Khu vực nghiên cứu có 11 trạm bơm, trong đó có 2 trạm bơm tiêu (TB Ninh Tập,
Tân Long), 5 trạm bơm tưới tiêu kết hợp (TB Liên Khê, Bắc Đầm Hồng, Tây Phùng Hưng,
Minh Châu, Đồng Tiến) và 4 trạm bơm tưới (TB Tân Châu, Trung Châu, Kim Ngưu, Chùa
Rồng).
+ Khu vực nghiên cứu có tuyến đê Trung ương là tả sông Hồng là đê cấp I có độ
cao gia tăng trung bình từ 0,7 đến 1,0m so với mực nước thiết kế 8,3m tại Hưng Yên, bề
rộng mặt đê từ 5 đến 6m, mái phía đồng m=3, phía sông m=2.
3. Hiện trạng cấp nước:
a. Khu vực đô thị:
Khu vực nghiên cứu: Hiện tại đang được cấp nước từ các hệ thống cấp nước tập
trung thông qua 8 trạm cấp nước có tổng công suất thiết kế khoảng 24.000 m3/ngày đêm,
khai thác từ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt sông Hồng.
- Khả năng cung cấp nước hiện tại của hệ thống cấp nước đối với khu vực nghiên
cứu và các vùng phụ cận đạt 100 lít/người/ngày đêm.
- Gần 100% dân khu vực thị trấn Khoái Châu và các xã phụ cận có nước sạch sử
dụng, trong đó khoảng 80% người dân được dùng nước sạch từ nhà máy cấp nước tập
trung còn lại 20% người dân được dùng nước ngầm từ giếng khoan hộ gia đình.
b. Khu vực các xã:
Hiện nay, dân cư tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu chủ yếu được cung cấp nước
sạch từ các công trình cấp nước tập trung nhỏ và vừa.
Danh sách các nhà máy nước đang hoạt động trên địa bàn như sau:
1 |
NMN Bình
Minh |
996 |
Nước ngầm |
69,5 |
25-27 |
X. Bình Minh |
2 |
NMN Thuần
Hưng- Đại
Hưng |
2.997 |
Nước
mặt sông
Bắc
Hưng
Hải |
87 |
20-22 |
X. Thuần Hưng, Đại
Hưng, Thành Công,
Nhuế Dương |
3 |
NMN Da
Trạch |
5.000 |
Nước
mặt
Sông
Hồng |
50 |
30 |
X. Dạ Trạch, Ông Đình,
An Vỹ, Tân Dân, Tứ
Dân, Đông Tảo, Đông
Ninh, Đại Tập, Tân
Châu, Đông Kết, Hàm
Tử, Mễ Sở, Thắng Lợi,
Liên Nghĩa. |
4 |
NMN Hồng
Tiến |
5.000 |
Nước ngầm |
50 |
30 |
X. Hồng Tiến, Việt Hòa |
5 |
NMN Dân
Tiến-Đồng
Tiến |
1.500 |
Nước
ngầm |
8 |
30 |
X. Dân Tiến, Đồng Tiến |
6 |
NMN khoái
Châu |
2.500 |
Nước ngầm |
20 |
30 |
TT. Khoái Châu và các vùng lân cận |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
25
7 |
NMN Phùng
Hưng |
3.000 |
Nước
mặt sông
Hồng |
70 |
30 |
X. Phùng Hưng, X.
Toàn Thắng và các
vùng phụ cận |
8 |
NMN Yên
Phú (Thịnh
Phát) |
2.700 |
Nước
mặt |
85 |
30 |
Yên Phú, Yên Hòa,
Hoàn Long, Việt
Cường. |
c. Nhận xét chính về hệ thống cấp nươc:
Lưu lượng nước từ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt sông Hồng luôn đảm bảo
cung cấp đủ lượng nước cho các nhà máy nước trong khu vực, tuy nhiên các nhà máy hiện
nay đa số đang hoạt động dưới công suất thiết kế do khả năng phát triển mạng lưới phân
phối cũng như tập quán sinh hoạt của người dân nông thôn, gây lãng phí nguồn lực đầu
tư cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng để người dân nhận thức rõ hơn về việc
cần thiết phải sử dụng nước sạch và coi nước sạch là một loại hang hóa dịch vụ. Về phía
doanh nghiệp cũng cần tích cực cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước cũng như xem xét
tính toán giá thành nước hợp lý để người dân tích cực tham gia dịch vụ.
4. Cấp điện:
4.1. Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho khu vực thiết kế là lưới điện quốc gia khu vực miền Bắc thông
qua các trạm nguồn sau:
- Trạm nguồn 500kV Phố Nối 1x600MVA.
- 02 trạm 220KV Phố Nối và Kim Động có tổng dung lượng 100MVA.
Khu vực thiết kế nhận điện trực tiếp từ các trạm 110kV:
- Trạm 110kV Văn Giang Đặt tại xã Cửu Cao huyện Văn Giang có quy mô công
suất 1x63MVA-110/35/22kV. Hiện trạm đang vận vận hành bình thường mang tải 58,5%.
- Trạm 110kV Khoái Châu đặt tại xã Tân Dân huyện Khoái Châu có quy mô công
suất 1x40MVA-110/35/22kV. Hiện tại máy biến áp vận hành đầy tải 80,5%.
- Trạm 110kV Yên Mỹ đặt tại thị trấn Yên Mỹ huyện Yên Mỹ. có quy mô công
suất 3x63MVA-110/35/22kV. Hiện tại máy T1 vận hành đầy tải 91,6%, máy T2 vận hành
quá tải 117%, máy T3 vận hành đầy tải 91,9%.
- Trạm 110kV Kim Động công suất 40+63MVA-110/35/22kV, máy T1 mang tải
57,9%, máy T2 vận hành đầy tải 84,7%.
4.2. Lươi điện:
a. Lưới cao áp
- Lưới cao áp 500kV: Lưới 550kV mạch kép từ trạm 500KV Thường Tín đi trạm
500kV Phố nối có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 7km thiết diện dây dẫn 4ACSR330.
- Lưới cao áp 220kV: Lưới 220kV mạch kép từ trạm 220KV Thường Tín đi trạm
220kV Phố Nối có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 8km thiết diện dây dẫn 4ACKP400.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
26
Lưới 220kV mạch kép từ trạm 220KV Thường Tín đi trạm 220kV Kim Động có chiều
dài chạy qua khu vực khoảng 7,4km thiết diện dây dẫn 4ACSR330.
- Lươi cao áp 110kV: Đường dây 110kV mạch kép từ trạm 220kV Kim Động đi
trạm 110kV Khoái Châu có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 7,3km thiết diện dây dẫn
ACSR300. Đường dây 110kV mạch kép từ trạm 110kV Khoái Châu đi trạm Văn Giang
có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 6,2km thiết diện dây dẫn ACSR300.
b. Lưới trung áp:
Lưới trung áp khu vực quy hoạch hiện đang sử dụng ở nhiều cấp điện áp khác nhau
là 35kV,22kV,10kV do quá trình phát triển trong nhiều năm của khu vực.
- Tram 110kV Khoái Châu là trạm cấp điện chính cho khu vực hiện có 1 xuất tuyến
35kV và 3 xuất tuyến 22kV:
+ Lộ 371 có chiều dài 19km dây dẫn AC-185 cấp điện cho trung gian Khoái Châu,
thị trấn Khoái Châu và các xã Tân Dân, Đông Tảo, Ông Đình, An Vĩ, Tứ Dân, Hàm Tử,
Dạ Trạc, Bình Minh. Lộ 371 có liên kết với lộ 374 trạm 110kV Kim Động và 371 trạm
110kV Văn Giang. Lộ có Pmax 10,5MW.
+ Lộ 471 có chiều dài đường trục 6km dây dẫn AC-70 cấp điện cho các xã xã Tân
Dân, Ông Đình, An Vĩ. Lộ có Pmax 3,2MW.
+ Lộ 473 có chiều dài đường trục 15km dây dẫn AC-150 cấp điện cho các xã xã
Yên Phú huyện Yên Mỹ và CCN Vĩnh Khúc huyện Văn Giang. Lộ 473 có liên kết với lộ
479 trạm 110kV Giai Phạm. Lộ có Pmax 13MW.
+ Lộ 477 có chiều dài đường trục 15,5km dây dẫn AC-240 cấp điện riêng cho trạm
bơm Nghi Xuyên.
- Tram 110kV Yên Mỹ công suất lx63MVA-110/35/22kV, hiện có 6 xuất tuyến (2
xuất tuyến 35kV và 4 xuất tuyến 22kV):
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 19km, dây dẫn AC 150, cấp điện cho 1 phần
khu công nghiệp Yên Mỹ 2 và khu vực dân sinh các xã như thị trấn Yên Mỹ, Trung Hưng,
Lý Thường Kiệt, Minh Châu, Tử Dương, Việt Cường, Đồng Than, Thanh Long của huyện
Yên Mỹ. Lộ 371 liên hệ với lộ 373 Giai Phạm. Hiện tại, lộ 371 có Pmax = 13,1 MW.
- Tram 110kV Văn Giang công suất lx63MVA-l 10/35/22kV, hiện có 04 xuất tuyến
(3 xuất tuyến 35kV và 1 xuất tuyến 22kV) đang vận hành. Cụ thể như sau:
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 13km, dây dẫn AC95, cấp điện cho các xã Long
Hưng, Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi và TT Mễ Sở thuộc huyện Văn Giang và TT
Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu. Hiện tại, đường dây 371 mang tải Pmax = 9,4MW.
+ Lộ 375: Đường trục có chiều dài 13km, dây dẫn AC95, cấp điện cho các xã Long
Hưng (huyện Văn Giang) và các xã Hoàn Long, Yên Phú (huyện Yên Mỹ). Lộ 375 liên
hệ với lộ 373 Văn Giang và lộ 371 Kim Động. Hiện tại, đường dây 371 mang tải Pmax =
5,6MW.
- Tram 110kV Kim Động công suất 40+63MVA-110/35/22kV, hiện có 7 xuất
tuyến. (6 xuất tuyến 35kV và 1 xuất tuyến 22kV):
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 12km, dây dẫn AC120; cấp điện cho phụ tải
các xã Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến của huyện Khoái Châu, các xã Yên Hòa, Yên
Phú của huyện Yên Mỹ. Lộ 371 liên kết với lộ 378 trạm HOkV Kim Động và 375 trạm
110kV Văn Giang. Hiện tại, lộ 371 có Pmax = 3,4MW. 22
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
27
c. Tram ha thế:
Khu vực quy hoạch hiện sử dụng các trạm hạ thế ở cả 3 cấp điện áp 35,22,10/0,4kV.
Hầu hết các trạm hạ thế đều là trạm biến áp kiểu treo, một số khu vực đã xây dựng trạm
hạ thế kín kiểu xây.
d. Lươi 0,4kV:
Mạng lưới 0,4 kV đã được xây dựng phủ kín tất cả các điểm dân cư, kết cấu dây
dẫn chủ yếu là cáp vặn xoắn ABC, tuy nhiên một số tuyến ngoại thị vẫn sử dụng dây
nhôm nổi A-35 A-70
e. Lươi chiếu sáng:
Lưới chiếu sáng đã được xây dựng trên các trục đường và một số tuyến đường
chính khu vực, hình thức chủ yếu là bóng đèn natri cao áp 220V-200W cột đèn độc lập
bằng thép mạ kẽm. Lưới điện chiếu sáng cho các khu dân cư chưa được quan tâm đầu tư.
Chưa có chiếu sáng trang trí cho các khu vực vườn hoa cây xanh.
5. Thông tin liên lạc:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định
và dịch vụ Internet: Viễn thông Hưng Yên, Viễn thông Quân đội. Có 4 doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile.
a. Chuyển mach:
Hệ thống chuyển mạch khu vực được xử lý tín hiệu theo cấp tổng đài: Tổng đài
điều khiển (Host) - Tổng đài vệ tinh - Điểm truy nhập thuê bao. Hiện tại trên địa bàn khu
vực huyện Khoái Châu có 2 nhà cung cấp dịch vụ chính là VNPT và Viettel, với 01 tổng
đài vệ tinh với dung lượng 5.000Lines.
b. Truyền dẫn:
- Hệ thống truyền dẫn liên tỉnh: Khu vực thành phố Hưng Yên nằm trong hệ thống
tuyền dẫn liên tỉnh của tỉnh Hưng Yên thông qua tuyến truyền dẫn liên tỉnh: Hà Nội -
Đồng Văn - TP Hưng Yên; Hà Nội - Phố Nối-TP Hưng Yên.
- Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Khu vực được các doanh nghiệp xây dựng đến tất cả
các trung tâm thành phố tới các huyện thị, sử dụng công nghệ SDH với tốc độ truyền dẫn
từ 155Mbps - 622Mbps. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu sử dụng cáp quang; các tuyến
truyền dẫn được tổ chức độc lập với nhau dọc theo các tuyến tỉnh lộ và các tuyến đường
liên huyện, liên xã.
c. Mang ngoai vi:
- Mạng ngoại vi trên địa bàn chủ yếu là cáp đồng đường kính 0,4mm trở lên và sử
dụng dây đôi. Một số khu vực trung tâm cải tạo hạ ngầm đồng bộ với hạ tầng khung khu
vực. Mạng ngoại vi được các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt quan tâm và đầu tư, đã
đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của các tổ chức và người dân.
- Để nâng cao chất lượng, rút ngắn cự ly phục vụ các doanh nghiệp đã mở rộng các
trạm chuyển mạch, các điểm tập trung thuê bao, bán kính phục vụ bình quân của các trạm
đã giảm đáng kể. Tuy nhiên do nhu cầu lắp đặt nhanh phục vụ công tác kinh doanh, nên
mạng chưa được đầu tư một cách đồng bộ và chưa thực sự chú ý đến chất lượng mạng.
Trong khu vực có 02 tuyến cấp quang từ TP Hưng Yên đi Văn Giang và Yên Mỹ.
d. Thông tin di động:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
28
Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng, phát triển
theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.
- Hạ tầng mạng 2G: Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng đã phát
triển tương đối hoàn thiện, đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư. Vietnamobile do
số lượng thuê bao còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố. Các doanh
nghiệp chủ yếu tập trung phát triển hạ tầng tại khu vực này; khu vực nông thôn hạ tầng
chưa phát triển, nhiều khu vực chưa có sóng.
- Hạ tầng mạng 3G, 4G: Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch
vụ. Hiện tại trên địa bàn thành phố phần lớn là các trạm 3G, hầu hết các trạm thu phát
sóng 3G hiện tại đều được xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với
hạ tầng trạm 2G.
Khu vực có 5 nhà cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone và Viettel, Mobile phone,
BeeLine, VietnamMobi khai thác công nghệ GSM và CDMA. Khu vực đã phủ sóng mạng
3G, tuy nhiên sử dụng còn nhiều hạn chế.
e. Đánh giá hiện trang thông tin liên lac:
- Điểm mạnh: Hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn phát triển tương đối hoàn thiện,
cơ bản đã đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về sử dụng dịch vụ của người dân. Cáp quang
hóa mạng ngoại vi bước đầu được triển khai, đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai. Hạ
tầng mạng di động phát triển tương đối hoàn thiện hầu hết các khu vực có trạm thu phát
sóng di động, bán kính phục vụ trung bình 1,9 km/cột.
- Điểm yếu: Mạng cáp trên địa bàn tỉnh phần lớn vẫn sử dụng cáp treo, tỷ lệ ngầm
hóa còn thấp đạt 7%, ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị, và các khu du lịch. Tình
trạng thuê bao ảo vẫn còn tồn tại và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thuê bao sử dụng dịch
vụ thông tin di động tại tỉnh. Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người người
phục vụ chủ yếu là các điểm Bưu điện - Văn hóa xã nên còn nhiều hạn chế khi cung cấp
các dịch vụ viễn thông.
6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a. Thoát nươc thải:
Khu vực nghiên cứu gồm huyện Khoái Châu, Yên Mỹ và Văn Giang chưa có hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải. Đối với khu vực thị trấn Khoái Châu nước mưa và
nước thải chảy chung theo các tuyến cống, mương hiện có. Còn lại khu vực dân cư của
các xã trong huyện sống kiểu nhà vườn, sinh thái tự nhiên nông thôn. Toàn bộ nước mưa,
nước thải tự thấm chảy tràn xuống các khu vực trũng ao, hồ, các hệ thống kênh tiêu thủy
lợi và thoát ra sông.
b. Chất thải rắn (CTR):
- CTR ở các đô thị trong huyện đã thực hiện công tác tổ chức đội VSMT đi thu
gom. Tỷ lệ thu gom được đạt khoảng 65% ở khu vực thị trấn. Sau đó chuyển về bãi chôn
lấp rác tập trung theo quy hoạch của thị trấn và quy hoạch nông thôn mới. Diện tích các
bãi chôn lấp từ 200-1000m2.
- Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn chủ yếu là CTR hữu cơ được tận
dụng để tái sử dụng như: làm thức ăn chăn nuôi, ủ làm phân hoặc đốt thành tro, để bón
cho cây trồng, phần thừa được chôn lấp ngay trong khuôn viên các gia đình nên nguy cơ
ô nhiễm không nhiều.
c. Nghĩa trang:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
29
Các huyện chưa có nghĩa trang tập trung. Mỗi khu vực dân cư tập trung có các
nghĩa trang riêng. Công nghệ táng của các nghĩa trang chủ yếu hung táng và cát táng. Các
nghĩa trang phân bố rải rác theo đơn vị thôn xã.
2.2.9 Các đồ án, dự án quy hoạch trên địa bàn:
Là những đồ án, dự án quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, cũng
như việc phân bố không gian trên địa bàn vùng lập quy hoạch:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giái
đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2025 và dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh
Hưng Yên đến năm 2030.
2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng
2.3.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng:
1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên (đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt tại Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012) xác định:
- Vùng giữa Tỉnh, gồm: Tiểu vùng nằm trong vùng ảnh hưởng của đầu mối giao
thông giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL39, tuyến nối cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kéo
dài đi Quốc lộ 21; trong đó có vùng lập quy hoạch. Lợi thế về hệ thống giao thông đối
ngoại sẽ đem lại khả năng giao thương mạnh với Hà Nội, Hải Dương, và các vùng khác
trong Tỉnh. Định hướng phát triển vùng này theo hướng tổng hợp, đa ngành đa lĩnh vực
bao gồm: Công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - và nông nghiệp hàng hoá. Vùng
này có khả năng hỗ trợ phát triển mạnh cho toàn Tỉnh đặc biệt là vùng các huyện phía Bắc
và vùng giữa Tỉnh. Tại đây đã, đang và sẽ tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp
với quy mô khoảng 2.000ha, có trình độ sản xuất cao, quy mô lớn, thu hút phần lớn lao
động công nghiệp của Tỉnh và du nhập lao động có trình độ sản xuất từ ngoại tỉnh đến.
Ngoài ra còn có tính chất liên kết phát triển với tỉnh lân cận khác về hướng này, tạo tiền đề
và động lực cho kịch bản phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng Hưng Yên nói riêng và
khu vực vùng Thủ đô Hà Nội nói chung.
- Trọng điểm 2 (Bô Thời - Khoái Châu): Phát triển đô thị Bô Thời thành thị xã
loại 4 tại khu vực các xã Dân Tiến, Việt Hoà, Hồng Tiến (huyện Khoái Châu) và nâng
cấp thị trấn Khoái Châu cũng thành đô thị loại 4. Hướng phát triển theo trục liên kết
giữa hai đô thị và theo hướng của đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối dài đi
QL21. Trong đó chủ yếu là đô thị Bô Thời, còn lại là thị trấn Khoái Châu định hướng
chỉ phát triển mở rộng thêm khi có nhu cầu, cụ thể là:
+ Đô thị Bô Thời (thị xã - đô thị loại IV): Diện tích đất đai tự nhiên đến 2025
khoảng 2.055ha, đến 2050 khoảng 3.065ha. Quy mô dân số đến 2025 khoảng 10 vạn
người, tầm nhìn đến 2050 khoảng 15 vạn người. Tính chất chuyên ngành là thương mại,
dịch vụ, khoa học kỹ thuật.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
30
+ Thị trấn Khoái Châu (đô thị loại IV), là huyện lỵ của huyện Khoái Châu. Diện
tích đất tự nhiên đến 2025 khoảng 1.025ha, đến 2050 khoảng 1.430ha. Quy mô dân số
đến 2025 khoảng 5 vạn người, tầm nhìn đến 2050 khoảng 7 vạn dân, tính chất chuyên
ngành là đô thị thương mại, dịch vụ.
Có thể thấy rằng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên có vai trò là
trung gian kết nối, một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, đồng thời còn là
một trung tâm đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
& vùng.
2. Đối với vùng Thủ đô Hà Nội, trong Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ
đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định trên địa bàn vùng lập quy hoạch:
- Tập trung nhiều tuyến giao thông quốc gia trọng yếu về đường bộ, đường sắt &
đường thủy, như Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, đường sắt nội
vùng Hà Nội - Hưng Yên (tuyến số 6).
- Cùng với phát triển hệ thống giao thông vùng là việc xây dựng các khu công
nghiệp gắn với chỗ ở công nhân, xử lý môi trường và kết nối với hạ tầng vùng. Kết hợp
giữa các KCN quy mô lớn gắn với các khu đô thị tập trung và các cụm điểm công nghiệp
vừa và nhỏ trong vùng nông thôn. Đảm bảo kết nối hài hòa giữa các khu vực đô thị công
nghiệp xây dựng mới và các làng xóm nông thôn hiện có.
- Mở rộng đô thị hiện có hoặc hình thành đô thị mới cần có hướng phát triển gắn
kết các khu công nghiệp và khu dân cư đô thị hoá, xung quanh là không gian vùng nông
nghiệp phục vụ đô thị, do vậy cần thiết phải duy trì vùng nông nghiệp chất lượng cao -
phát triển công nghiệp chế biến nông phẩm rau hoa quả, thịt, cơ khí máy móc nông nghiệp
- gắn với đô thị nhỏ - thị trấn huyện, tạo vùng kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn.
2.3.2 Đánh giá chung về hiện trạng dân cư và xây dựng:
1. Động lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế và dân số:
Động lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế & dân số đối với vùng dọc tuyến
đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên xuất phát từ những định hướng chiến lược của quốc
gia, vùng về tổ chức giao thông & phân bố các vùng phát triển công nghiệp – dịch vụ liên
quan trực tiếp đến vùng; xuất phát từ ảnh hưởng đô thị hóa vùng lân cận Thủ đô Hà Nội
và cả từ tiềm năng nội vùng về du lịch & thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quỹ đất xây dựng
trong vùng không hẳn là còn nhiều (đất đã xây dựng chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự
nhiên của vùng lập quy hoạch), vì vậy, vai trò của quy hoạch vùng dọc tuyến đường có ý
nghĩa lớn trong việc hoạch định, phân bố, sử dụng quỹ đất hiện có cần tiết kiệm, hiệu quả.
2. Tình hình sử dụng đất đai:
Các dự án xây dựng đô thị và đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông & công
nghiệp sẽ cần một quỹ đất khá lớn, chủ yếu là từ quỹ đất nông nghiệp huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ. Xu hướng này đang tập trung tại khu vực dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên, đây là nhu cầu phát triển là tất yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực
dân cư đô thị hóa xung quanh.
3. Cơ sở ha tầng đô thị:
Cơ sở HTKT phát triển tương đối khá, tuy nhiên mới tập trung ở hạ tầng vùng (diện
rộng khu vực), hạ tầng cho các khu dân cư đô thị, nông thôn còn nhiều hạn chế. HTXH
còn thiếu các trung tâm dịch vụ - thương mại - du lịch có quy mô lớn để hỗ trợ thúc đẩy
phát triển.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
31
5. Bảo vệ môi trường:
Vấn đề dự kiến xây dựng CCN và các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu
xây dựng ở phía Tây Nam vùng quy hoạch theo định hướng trước đây là những cảnh báo
về quản lý môi trường.
6. Quản lý đô thị:
Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như các định hướng quy hoạch được
lập từ nhiều năm trước đây có những yếu tố không còn phù hợp với xu thế mới. Cần xem
xét lại việc hình thành cả hai đô thị là Bô Thời & Khoái Châu phù hợp tình hình thực tiễn.
2.3.3 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T):
1. Điểm manh:
Vị trí địa lý thuận lợi trong việc liên kết để phát triển, hợp tác đầu tư, trao đổi; Có
quỹ đất thích hợp để phát triển, điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng
hóa; Lãnh đạo, quản lý, tạo được môi trường đầu tư tốt.
2. Điểm yếu:
Nền kinh tế tỉnh tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ, nhưng trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và
sản phẩm còn thấp. Các tiềm năng chưa được khai thác với hiệu quả cao.
Vùng lập quy hoạch có diện tích nhỏ, ngành nông nghiệp vẫn là ưu thế, nhưng đất
đai bị chia cắt, khó khăn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn. Đô thị hiện tại còn nhỏ
bé, khả năng giao thương thấp. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn có mật độ cao.
Chưa phát huy hết tiềm năng của sông Hồng, hệ thống giao thông thủy kém phát
triển do thiếu hệ thống công trình đầu mối, dẫn đến việc chưa kết nối được với hệ thống
đường bộ và đường sắt, nhằm nâng cao năng lực của toàn hệ thống.
3. Cơ hội:
Tốc độ tăng trưởng cao của vùng Thủ đô Hà Nội là cơ hội để tỉnh Hưng Yên nói
chung & vùng lập quy hoạch nói riêng tăng cường hợp tác, liên kết và hội nhập; tăng
cường, đa dạng các loại hình giao thông (cao tốc, đường sắt nội vùng, xe buýt nhanh,…);
hình thành & thu hút phát triển các khu, cụm công nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu;
nâng cao giá trị sản xuất của công nghiệp và sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch
sử, du lịch sinh thái,vv...
4. Thách thức:
Sử dụng quỹ đất hiệu quả, dành quỹ đất cho các hành lang hạ tầng kỹ thuật, đặc
biệt là giao thông, đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Huy động nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát
triển KT-XH; Tạo việc làm cho người lao động nông thôn; Hạn chế tác động đến môi
trường trong việc phát triển công nghiệp; Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
32
3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG
3.1 Tiềm năng & động lực phát triển
3.1.1 Phát triển giao thông - động lực phát triển kinh tế xã hội:
Theo định hướng Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn vùng lập quy hoạch có 03 loại
hình giao thông dọc tuyến cơ bản là đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Sơ đồ hệ thống giao thông chính trong vùng lập quy hoach.
a. Đường bộ có các tuyến: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cao tốc Chợ Bến - Yên
Mỹ; Đường vành đai IV vùng Thủ đô; QL 39; Đường nối hai đường cao tốc; Đường liên
tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379) và các tuyến đường tỉnh.
b. Đường sắt có các tuyến: Đường sắt quốc gia (nằm chung hành lang đường vành
đai IV), đường sắt cao tốc (nằm chung hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng),
đường sắt nội vùng (nằm chung hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng & đường
nối hai đường cao tốc). Ga đường sắt (trung tâm tiếp vận) nằm trên địa bàn xã Minh Châu
(H. Tiên Lữ).
c. Đường thủy sông Hồng: Hệ thống các bến, bãi ngang sông.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
33
Những tuyến giao thông huyết mạch được mở ra, cùng với việc cải tạo, nâng cấp
hệ thống đường tỉnh, đường huyện, cứng hóa đường giao thông nông thôn góp phần kết
nối, đưa nông thôn tới gần đô thị; luân chuyển - trao đổi hàng hóa tiêu thụ từ nông thôn
tới đô thị, mở rộng ra toàn vùng và ngược lại, giảm bớt chi phí thời gian lưu thông góp
phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các địa phương trong tỉnh và vùng. Như vậy có
thể thấy, đột phá đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là hướng đi đúng đắn, hướng đi
chiến lược. Điều đó, thể hiện qua việc không ít các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang
quan tâm tới Hưng Yên, đón bắt cơ hội mới đầu tư về sản xuất, kinh doanh, du lịch khi
các dự án hạ tầng giao thông đang còn trong quá trình triển khai. Đây là tiền đề, động lực
để tỉnh Hưng Yên và vùng lập quy hoạch phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Sơ đồ phân bố các khu vực động lực phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lập quy hoach.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
34
3.1.2 Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch - động lực phát triển đô thị:
Trong những năm gần đây tỉnh Hưng Yên đã tích cực, chủ động huy động nguồn
lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các cơ chế chính sách, quy hoạch xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, nông, lâm nghiệp, các khu dịch
vụ du lịch để tập trung thu hút đầu tư, đặc biệt với lợi thế tuyến đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng khi đưa vào sử dụng. Dưới đây là những khu vực phát triển có ảnh hưởng trực
tiếp đến vùng lập quy hoạch.
1. Về phát triển công nghiệp:
- KCN Tân Dân, quy mô khoảng 200ha, thuộc địa bàn các huyện Khoái Châu, Yên
Mỹ, là khu công nghiệp tổng hợp, tập trung các ngành chế biến nông sản thực phẩm.
- KCN Lý Thường Kiệt, quy mô khoảng 300ha, thuộc địa bàn các huyện Khoái
Châu, Yên Mỹ & Ân Thi, là khu công nghiệp tổng hợp, tập trung thu hút các ngành nghề
có công nghệ kỹ thuật cao.
- KCN Industrial Park Lý Thường Kiệt, quy mô khoảng 1.100ha, thuộc địa bàn các
huyện Khoái Châu, Yên Mỹ & Ân Thi, là khu công nghiệp tổng hợp, công nghệ kỹ thuật
cao.
- CCN Đông Khoái Châu (30ha), CCN Nam Khoái Châu (30ha), CCN Tân Dân
(30ha), CCN Dân Tiến (70ha), CCN Khoái Châu (30ha) của huyện Khoái Châu, làm cụm
công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp.
- Khu vực tiềm năng phát triển công nghiệp thuộc địa bàn các xã Hoàn Long, Yên
Châu (H. Yên Mỹ), diện tích khoảng 300ha. Hiện đã có một loạt các doanh nghiệp đã
được cấp phép, đang hoạt động dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (ĐT379)
như: Nhà máy sản xuất thiết bị giáo dục HN-HY, NMSX kính xây dựng, NMSX túi nhựa
xuất khẩu Đại Liên, NMSX máy nông nghiệp Tiến Linh, NM lắp ráp xe máy điện Việt
Nhật và nhiều cơ sở sản xuất khác, vv…
2. Về phát triển du lịch:
- Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử: Quy hoạch phân khu xây
dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao Chử Đồng Tử được
UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 1301/QĐ-UBND ngày 06/08/2014 xác
định mục tiêu cụ thể cho phát triển khu vực ngoài bãi sông Hồng trên địa bàn các xã Bình
Minh, Dạ Trạch và Hàm Tử của huyện Khoái Châu là: Bảo tồn, phát huy khu di tích văn
hóa Chử Đồng Tử thành khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao có không gian
kiến trúc hiện đại và hệ thống hạ tầng đồng bộ với chất lượng phục vụ cao; khai thác hiệu
quả quỹ đất, hình thành trung tâm dịch vụ, hoạt động thể dục thể thao chất lượng cao.
- Sân golf Sông Hồng: Nằm trong Khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao
Chử Đồng Tử đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch sân golf
Việt Nam đến năm 2020 tại Văn bản số 598/TTg-KTN ngày 06/4/2016. Diện tích khoảng
100ha.
3. Về phát triển thương mại dịch vụ:
Để thương mại dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và bắt nhịp với tốc độ
tăng trưởng của ngành công nghiệp, thời gian tới cần tập trung hoàn thiện hệ thống các
chợ theo quy hoạch; khai thác có hiệu quả các chợ mới xây dựng; chú trọng phát triển các
loại hình dịch vụ cao cấp, chất lượng cao tại thị trấn, các khu công nghiệp, du lịch của
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
35
huyện. Phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống, khu văn hóa, du lịch & dịch
vụ TDTT Chử Đồng Tử, phát triển các dịch vụ du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, bán
hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, phát triển các hoạt động dịch vụ gắn
với xu thế phát triển hiện nay như: Dịch vụ vận tải, kho bãi, chợ đầu mối nông sản, khách
sạn, nhà ở cho công nhân.
4. Về phát triển giáo dục - đào tạo:
Trường ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, thuộc địa bàn xã Dân Tiến, huyện Khoái
Châu, quy mô đào tạo khoảng 3000 sinh viên/năm.
Trường cao đẳng cơ điện & thủy lợi; trường cao đẳng KTKT Tô Hiệu và một số
trường đào tạo khác hàng năm đào tạo khoảng 4000 sinh viên.
3.1.3 Vai trò, vị thế của vùng lập quy hoạch:
Từ những quy hoạch chiến lược của quốc gia, vùng, tỉnh & từ những phân tích,
nhận định ở trên, có thể thấy rằng Vùng lập quy hoạch (vùng dọc tuyến đường liên tỉnh
Hà Nội – Hưng Yên) là: Một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Vùng; một
trong các cực phát triển đô thị trọng tâm của Tỉnh và là một trong những vùng đệm sinh
thái có ý nghĩa bên bờ sông Hồng.
Sơ đồ phân tích mối quan hệ liên vùng.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
36
3.2 Tính chất của vùng
- Là khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc, đầu mối giao thông quan trọng kết nối trực
tiếp tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội; một khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh; có vị trí chiến lược
về an ninh quốc phòng.
- Là khu vực phát triển kinh tế tổng hợp (công nghiệp - thương mại - dịch vụ, du
lịch và nông nghiệp công nghệ cao) gắn với việc hình thành các đô thị mới, khu đô thị
mới, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, …
trên cơ sở định hướng của Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng
tỉnh Hưng Yên.
3.3 Dự báo phát triển
3.3.1 Dân số - lao động:
Theo nội dung đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
Tỉnh Hưng Yên được định hướng phát triển các chức năng về công nghiệp, dịch
vụ, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm cấp vùng về giáo
dục - đào tạo (khu đô thị đại học Phố Hiến), dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Phù
Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ…) và dịch vụ trung chuyển hàng hóa (Lạc Đạo, Bô Thời - Dân
Tiến). Phát triển gắn với trục đô thị hoá mạnh của vùng về phía Đông (hướng cảng Hải
Phòng) và tuyến kết nối Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình, giải quyết nhu cầu di chuyển
giữa Hà Nội và vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Dự kiến đến năm 2030, hệ thống đô
thị tỉnh Hưng Yên có 15 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh từ 50 - 55% (tổng dân số toàn
tỉnh khoàng 1.250.000 - 1.550.000 người, dân số đô thị toàn tỉnh khoảng 625.000 -
852.500 người).
Căn cứ quy mô dân số hiện trạng của khu vực lập quy hoạch (khoảng 149.000
người); căn cứ vào các dự báo phát triển & Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên;
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên; tình hình thực tế phát triển cũng như động
lực của trục đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên tác động đến khu vực; căn cứ vào quy
mô phát triển các khu, cụm công nghiệp, có thể dự báo sơ bộ quy mô dân số như sau:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị
tính |
Hiện
trạng |
Năm
2025 |
Năm
2030 |
Năm
2040 |
1 |
Dân số toàn khu vực |
người |
148.932 |
170.000 |
187.000 |
240.000 |
2 |
Tỷ lệ tăng dân số chung |
% |
2,00 |
2,00 |
2,40 |
3 |
Dân số tăng chung |
người |
25.100,00 |
17.000,00 |
25.000,00 |
4 |
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên |
% |
1,00 |
0,90 |
0,90 |
5 |
Tỉ lệ tăng cơ học |
% |
1,00 |
1,10 |
1,50 |
3.3.2 Dự báo tỷ lệ, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển:
Do xuất phát điểm thấp, nên quy mô dân số đô thị tại vùng lập quy hoạch có chỉ số
trung bình (cho dù những năm tới Tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao). Bên cạnh sức
tăng trưởng của thị trấn Khoái Châu sẽ hình thành thêm một số khu vực dân cư dịch vụ,
khu đô thị gắn với các khu công nghiệp & sân golf Sông Hồng
1. Dự báo dân số đô thị và tỉ lệ dân số đô thị so tổng dân số:
Công thức tính dân số theo phương pháp cân bằng lao động
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
37
P= 100*A/(100-(yd+ym)); trong đó:
- P: Dân số dự báo
- A: Dân số của nhóm tạo đô thị
- Yd: Tỷ lệ dân số dịch vụ (8% giai đoạn đầu và 16% giai đoạn sau)
- Ym: Tỷ lệ dân số phụ thuộc (đô thị rất lớn 19-21% giai đoạn đầu, 23-27% giai
đoạn sau, đô thị nhỏ và trung bình 15-17% giai đoạn đầu và 19-22% giai đoạn sau).
a. Dự báo dân số và lao động giai đoạn đến năm 2030:
1 |
Lao động công nghiệp (80 lao động/ha) |
34.477 |
2 |
Đào tạo nghiên cứu (chỉ tính nhân viên phục vụ và giáo viên,
thường chiếm 20-25% số sinh viên) |
438 |
3 |
Cơ quan hành chính, VP đại diện |
500 |
4 |
Lao động du lịch + ga TOD |
500 |
Tổng |
35.915 |
Áp dụng công thức: p= 100*A/(100-(yd+ym))
- Nếu lấy Yd=8%, Ym=17%, thì dân số đô thị toàn khu vực nghiên cứu QH năm
2030 (gồm toàn bộ đô thị Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến) khoảng 48.000 người; như
vậy dân số đô thị toàn vùng lập quy hoạch đến năm 2030 (chỉ tính phần dân sô đô thị
trong vùng lập quy hoạch) khoảng 41.000 người.
b. Dự báo dân số và lao động giai đoạn đến năm 2040:
1 |
Lao động công nghiệp (80 lao động/ha) |
86.193 |
2 |
Đào tạo nghiên cứu (chỉ tính nhân viên phục vụ và giáo viên,
thường chiếm 20-25% số sinh viên) |
1.750 |
3 |
Cơ quan hành chính, VP đại diện |
750 |
4 |
Lao động du lịch + ga TOD |
2.000 |
Tổng |
88.693 |
Áp dụng công thức: p= 100*A/(100-(yd+ym))
- Nếu lấy Yd=16%, Ym=22%, thì dân số đô thị toàn khu vực nghiên cứu QH năm
2040 (gồm toàn bộ đô thị Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến) khoảng 140.000 người; như
vậy dân số đô thị toàn vùng lập quy hoạch đến năm 2040 (chỉ tính phần dân số đô thị
trong vùng lập quy hoạch) khoảng 72.000 người.
TT |
Hạng mục |
Đơn vị
tính |
Hiện
trạng |
Năm
2025 |
Năm
2030 |
Năm
2040 |
1 |
Dân số toàn khu vực |
người |
148.932 |
170.000 |
187.000 |
240.000 |
1.1 |
Dân số đô thị |
người |
7.824 |
20.000 |
41.000 |
72.000 |
1.2 |
Dân số nông thôn |
người |
141.108 |
150.000 |
146.000 |
168.000 |
c. Kết quả dự báo dân số & tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn quy hoạch:
- Đến năm 2030 dân số vùng lập quy hoạch khoảng 180.000 - 190.000 người, trong
đó dân số đô thị khoảng 40.000 - 50.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 22%.
- Đến năm 2040 dân số khu vực khoảng 240.000 - 250.000 người, trong đó dân số
đô thị khoảng 72.000 - 75.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
38
2. Phân bố các khu vực tăng trưởng - đô thị hóa; hương phân bố dân cư đô thị:
Khu vực dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng & tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên dự báo có khả năng phát triển dân số cơ học cao, thu hút cả lao động nội
tỉnh và ngoại tỉnh, tác động đến sự tăng trưởng dân số toàn khu vực.
- Trong giai đoạn tới, khu vực thị trấn Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến là khu
vực đô thị có sức phát triển cơ học cao và là một trung tâm hấp dẫn của vùng lập quy
hoạch gắn với KCN Lý Thường Kiệt, KCN Tân Dân, Ga đường sắt nội vùng, cửa ngõ ra
vào các tuyến cao tốc, vv… Do Quốc hội & Chính phủ có chủ trương hạn chế việc chia
tách để thành lập thêm các đơn vị hành chính mới, vì vậy hệ thống đô thị trong vùng lập
quy hoạch sẽ phát triển theo hướng chính là mở rộng đô thị Khoái Châu để phát triển các
chức năng vị thế trong vùng, tỉnh. Hướng đến đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Phạm vi đô
thị Khoái Châu mở rộng gồm thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường tỉnh lộ
ĐT379, ĐT 383, ĐT384, đường nối hai đường cao tốc, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
- Một số khu vực khác trong vùng lập quy hoạch có khả năng đô thị hoá cao để trở
thành các trung tâm dịch vụ gắn với phát triển công nghiệp, du lịch, như: Hoàn Long, Yên
Phú (H. Yên Mỹ) gắn với phát triển công nghiệp hay Bình Minh (H. Khoái Châu) - Mễ
Sở (H. Văn Giang) gắn với Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ thể thao Chử Đồng Tử; sân
golf Sông Hồng. Tại đây, các khu vực dân cư có nếp sống như đô thị sẽ hình thành cùng
với các vùng dự án công nghiệp (du lịch), sẽ theo hai hướng là gắn với các đô thị hiện có
mở rộng hoặc nếu đủ điều kiện lâu dài đô thị mới sẽ hình thành. Đây chính là vùng tập
trung sử dụng nguồn lao động nội vùng.
Sơ đồ phân tích hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của vùng lập quy hoach.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
39
3. Hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của vùng:
Dựa trên cấu trúc hệ thống giao thông của quốc gia, vùng, tỉnh; dựa trên điều kiện
tự nhiên & hiện trạng của vùng lập quy hoạch, từ sơ đồ phân tích ở trên, có thể nhìn nhận
rằng:
- Không gian phát triển của vùng lập quy hoạch có hình thái hành lang phát triển
theo đặc thù gắn với đô thị Khoái Châu mở rộng.
- Hành lang đô thị hóa mạnh dọc theo các các hành lang giao thông của quốc gia
& vùng ở về phía Đông vùng lập quy hoạch;
- Hành lang sinh thái bên bờ sông Hồng ở về phía Tây vùng lập quy hoạch.
Đây là hình thái phát triển căn bản, làm tiền đề cho định hướng phát triển không
gian vùng lập quy hoạch, cơ sở phân bố các phân vùng chức năng.
3.3.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất:
1. Nhu cầu sử dụng đất công nghiệp:
Diện tích các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và khu vực có tiềm năng
phát triển trên địa bàn.
TT |
Danh mục |
Diện tích
(ha) |
Tỷ lệ
(%) |
Ghi chú |
1 |
KCN Lý Thường Kiệt |
319,40 |
16,01 |
(1) |
2 |
KCN - IP Lý Thường Kiệt |
1.132,90 |
56,78 |
(2) |
3 |
KCN Tân Dân |
212,90 |
10,67 |
(3) |
3 |
CCN Đông Khoái Châu |
30,00 |
1,50 |
(2) |
3 |
Khu vực tiềm năng Hoàn Long - Yên Châu |
300,00 |
15,04 |
(3) |
Tổng |
1.995,20 |
100,00 |
Ghi chú:
(1): Nằm một phần trong vùng lập quy hoạch.
(2): Không nằm trong vùng lập quy hoạch nhưng có ảnh hưởng trực tiếp.
(3): Nằm hoàn toàn trong vùng lập quy hoạch.
2. Nhu cầu sử dụng đất dân dụng đô thị:
Dựa trên quy mô dân số đô thị tăng thêm theo các giai đoạn quy hoạch, nếu lấy chỉ
tiêu trung bình đất dân dụng đô thị tương đương với các đô thị loại IV trong vùng Thủ đô
Hà Nội khoảng 105m2/người, dự báo:
- Giai đoạn đến năm 2030, nhu cầu đất dân dụng vào khoảng 670ha.
- Giai đoạn đến năm 2040, nhu cầu đất dân dụng vào khoảng 750ha.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
40
4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
4.1 Quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch
4.1.1 Quan điểm quy hoạch:
Dựa trên tính chất của vùng lập quy hoạch và việc phân tích hình thái phát triển
theo khả năng đô thị hóa của vùng lập quy hoạch như đã trình bày ở trên để nhóm nghiên
cứu đưa ra quan điểm quy hoạch, cụ thể là:
- Đảm bảo quỹ đất cho hành lang các tuyến hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công
nghiệp đã được tỉnh quy hoạch, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm. Đặc biệt cần dành quỹ đất
cho ga đường sắt nội vùng, kết hợp đường sắt tốc độ cao (tại xã Minh Châu, h. Yên Mỹ)
để phát triển thành một trung tâm tiếp vận hiện đại của tỉnh hưng Yên và vùng Thủ đô.
- Không hình thành 02 đô thị loại IV là thị trấn Khoái Châu & đô thị Bô Thời -
Dân Tiến như nội dung QHXD vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 đã đề cập, mà kiến
nghị mở rộng, phát triển thành 01 đô thị loại IV có diện tích và phạm vi tương đương, trên
cơ sở mở rộng thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường tỉnh lộ ĐT379, ĐT 383,
ĐT384, đường nối hai đường cao tốc và cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ. Lấy tên gọi là đô thị
Khoái Châu. Việc làm này nhằm đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định đối với đô thị
loại IV theo các quy định hiện hành, không thành lập thêm các đơn vị quản lý theo cấp
hành chính đô thị phù hợp với chủ trương của trung ương, tiết kiệm được quỹ đất phát
triển. Đô thị Khoái Châu mở rộng và phát triển hai bên tuyến cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
Sơ đồ pham vi đô thị Khoái Châu (mở rộng).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
41
- Khu vực phía Bắc hành lang đô thị hóa dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội -
Hưng Yên (xã Hoàn Long, Yên Phú, h. Yên Mỹ) có khả năng thu hút đầu tư mạnh mẽ về
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ (xu hướng tất yếu) cần được quy hoạch theo
hướng hình thành thêm cụm công nghiệp & các khu thương mại, dịch vụ, dân cư mới để
kiểm soát phát triển & đáp ứng đủ các nhu cầu dịch vụ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,
đảm bảo phát triển bền vững.
- Khu vực phía Tây Bắc vùng lập quy hoạch (xã Mễ Sở, h. Văn Giang, xã Bình
Minh, h. Khoái Châu) gắn với phát triển của Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử
Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng) cũng sẽ được quy hoạch theo hướng hình
thành thêm các khu dịch vụ, dân cư sinh thái, mật độ thấp phù hợp đáp ứng đòi hỏi của
xã hội.
- Để gìn giữ được cảnh quan, môi trường sinh thái bên bờ Sông Hồng, không hình
thành thêm các CCN phía Tây đường tỉnh ĐT379, tiến tới di dời các xí nghiệp sản xuất
VLXD ra khỏi vùng này. Tiếp tục cải tạo các tuyến sông, kênh hiện có đảm bảo cho việc
tiêu thoát nước (cải tạo các tuyến sông Từ Hồ Sài Thị, sông Điện Biên, sông Đồng Quê,
vv…). Tạo các nêm xanh kết hợp hồ điều hòa cho đô thị Khoái Châu (mở rộng). Tôn
trọng hình thái cấu trúc của các khu dân cư nông thôn hiện hữu.
- Ngoài hệ thống giao thông của quốc gia, vùng Thủ đô, vùng tỉnh Hưng Yên, cần
xem xét thêm từ một đến hai tuyến kết nối liên đô thị giữa Khoái Châu, Văn Giang & Yên
Mỹ để giảm tải cho tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên khi đến giai đoạn mãn tải.
Sơ đồ mối liên hệ liên đô thị dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
42
4.1.2 Cấu trúc không gian vùng quy hoạch:
Cụ thể hóa các quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch sẽ theo
hướng gồm có: 02 hành lang, 01 trục kết nối và 01 trung tâm.
Sơ đồ cấu trúc không gian vùng lập quy hoach.
- 02 hành lang gồm:
+ Hành lang đô thị hóa mạnh, có chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ -
thương mại, khu đô thị mới, khu dân cư dịch vụ. Phạm vi: Hai bên tuyến đường liên tỉnh
Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379), đường nối hai cao tốc; thuộc địa bàn các xã Hoàn Long,
Yên Phú, Yên Hòa, Minh Châu, Tân Dân, Dân Tiến.
+ Hành lang sinh thái, có chức năng phát triển khu vui chơi giải trí, khu ở sinh thái,
nông nghiệp chất lượng cao. Ở về phía Tây đường tỉnh ĐT377, hai bên tuyến ĐT378.
Thuộc địa bàn các xã ven sông Hồng.
- 01 trục kết nối là:
Hình thành tuyến giao thông liên đô thị kết nối trung tâm đô thị Văn Giang và
Khoái Châu (tuyến đi gần song song với kênh Cấp Tiến), có chức năng hỗ trợ, giảm tải
cho tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, thuộc địa bàn các xã Đông Tảo, Tân Dân,
Ông Đình.
- 01 trung tâm là:
Đô thị Khoái Châu (mở rộng) là đô thị loại IV có tính chất là đô thị đầu mối giao
thông của tỉnh, vùng; là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh; là
trung tâm hành chính - chính trị, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - TDTT,
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
43
KHCN của huyện Khoái Châu. Phạm vi gồm thị trấn Khoái Châu, các xã An Vĩ, Dân
Tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến và một phần các xã Tân Dân, Phùng Hưng, Việt Hòa của
huyện Khoái Châu.
Sơ đồ hệ thống giao thông liên kết vùng lập quy hoach.
4.2 Phân vùng phát triển
4.2.1 Cơ cấu phân vùng phát triển:
Trên cơ sở cấu trúc không gian vùng đã được xác định ở trên, có thể phân chia toàn
bộ không gian vùng lập quy hoạch thành 05 phân vùng quản lý phát triển, cụ thể là:
- Phân vùng (1) phát triển đô thị Khoái Châu & ga đường sắt cao tốc & đường sắt
nội vùng (TOD).
- Phân vùng (2) phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
- Phân vùng (3) phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh.
- Phân vùng (4) phát triển sinh thái - cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình.
- Phân vùng (5) phát triển nông thôn - nông nghiệp chất lượng cao Tây Nam Khoái
Châu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
44
Sơ đồ phân vùng quản lý phát triển.
4.2.2 Định hướng phát triển không gian theo phân vùng:
1. Phân vùng (1) phát triển đô thị Khoái Châu & ga đường sắt cao tốc & đường sắt
nội vùng (TOD):
a. Phạm vi:
Phía Bắc giáp tuyến đường quy hoạch mới (trục ngang kết nối ĐT377 với ĐT379)
và tiếp giáp với ranh giới huyện Yên Mỹ; phía Nam giáp đường cao tốc Chợ Bến - Yên
Mỹ; phía Đông giáp ranh giới huyện Yên Mỹ và tuyến nối 2 đường cao tốc; phía Tây giáp
tuyến tránh (quy hoạch mới) ĐT377. Thuộc địa bàn thị trấn Khoái Châu, xã An Vĩ, Tân
Dân, Dân Tiến, Phùng Hưng (h. Khoái Châu) & xã Minh Châu (h. Yên Mỹ).
Phân vùng này được tách thành 02 khu vực, gồm: Khu vực phát triển đô thị Khoái
Châu (mở rộng) thuộc địa bàn huyện Khoái Châu và khu vực trung tâm tiếp vận (TOD).
b. Quy mô:
- Diện tích khoảng 2.325,84ha, trong đó:
+ Diện tích đô thị Khoái Châu mở rộng nằm trong phạm vi vùng lập quy hoạch có
khoảng 2.025,84ha (chiếm 60% diện tích đô thị Khoái Châu mở rộng dự kiến).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
45
+ Diện tích ga đường sắt cao tốc & đường sắt nội vùng (TOD) và khu vực lân cận
khoảng 300ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040:
+ Dân số đô thị Khoái Châu trong phạm vi vùng lập quy hoạch khoảng 72.000
người (chiếm khoảng 50% dân số toàn đô thị Khoái Châu mở rộng dự kiến).
+ Dân số khu vực lân cận trung tâm tiếp vận khoảng 2.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 1.
c. Tính chất: Là đô thị đầu mối giao thông của tỉnh, vùng; là một trong những trung
tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh; là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại -
dịch vụ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - TDTT, KHCN của huyện Khoái Châu. Là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh và vùng.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Đối với khu vực đô thị Khoái Châu, diện tích khoảng 2060ha:
+ Về phát triển khu, cụm công nghiệp: Phạm vi của KCN Tân Dân giữ nguyên theo
quy hoạch chi tiết được duyệt. Bên cạnh đó, ở khu vực giao giữa ĐT379 và ĐT 383 sẽ
phát triển 01 CCN dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên cơ sở khu vực hiện nay
đã có các xí nghiệp công nghiệp đang hoạt động như: Dệt kim Đông Xuân, Công ty Koyai
Việt Nam, vv…
+ Về phát triển các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề: Dành quỹ đất đủ lớn (60ha
– đáp ứng đào tạo cho khoảng 15.000 sinh viên) hai bên đường tỉnh ĐT379, đoạn giữa
hai xã Tân Dân và Dân Tiến để xây dựng các trường này. Kiến trúc hiện đại, tăng cường
không gian xanh, mở trong khuôn viên các trường đại học; mỗi trường có thể có khu ký
túc xá, hoặc nhiều trường chung một khu ký túc xá, tùy điều kiện & định hướng của quy
hoạch phân khu sau này. Xây dựng cao tầng, mật độ xây dựng trung bình & thấp.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
46
+ Về các khu dân cư hiện hữu: Về cơ bản các khu dân cư hiện hữu được giữ ổn
định, hạn chế giải tỏa, di dời (trừ trường hợp phải mở rộng các tuyến giao thông quan
trọng); các khu dân cư này sẽ được cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình HTKT, HTXH,
chỉnh trang các tuyến phố. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức trung bình.
+ Về phát triển khu đô thị mới: Đáp ứng nhu cầu dân số tăng thêm của khu vực
(khoảng 65.000 người - tương đương khoảng 700ha đất dân dụng đô thị phát triển mới.
Các khu đô thị mới chủ yếu tập trung hai bên đường tỉnh ĐT 383, ĐT377 (hiện hữu),
đường huyện ĐH57 và đường dọc Kênh Đông. Ưu tiên xây dựng cao tầng tại khu vực gần
tuyến đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, chiều cao giảm dần về phía thị trấn Khoái Châu
hiện hữu. Mật độ xây dựng trung bình.
+ Về phát triển các trung tâm đô thị: Trung tâm hành chính - chính trị của huyện
vẫn giữ ở vị trí hiện nay thuộc TT Khoái Châu, một số cơ quan ban ngành của huyện sẽ
được bố trí trên trục ĐH57; trung tâm văn hóa - thương mại - dịch vụ bố trí ở khu vực
trung tâm đô thị (phía Đông TT Khoái Châu hiện hữu), diện tích khoảng 40ha; trung tâm
TDTT & trung tâm y tế của đô thị bố trí ở phía Nam, tiếp giáp đường cao tốc Chợ Bến -
Yên Mỹ, hai bên tuyến ĐT384, diện tích mỗi trung tâm khoảng 20ha (dành cho công trình
chính như sân vận động, bệnh viện đa khoa và các công trình phụ trợ đi kèm, trong đó có
thể có các khu dân cư dịch vụ). Ưu tiên xây dựng cao tầng, mật độ xây dựng trung bình
& thấp.
+ Về phát triển công viên, cây xanh, không gian mở: Bố trí 02 công viên kết hợp
mặt nước hồ tạo cảnh quan không gian mở tại khu vực phía Bắc, bên dòng sông Từ Hồ
Sài Thị (thuộc địa bàn xã An Vĩ) khoảng 60ha và tại phía Đông (thuộc địa bàn xã Dân
Tiến) khoảng 45ha.
+ Về khu dự trữ phát triển: Bố trí ở phía Tây thị trấn Khoái Châu hiện hữu và phần
phía Tây xã An Vĩ (dọc theo tuyến tránh ĐT377 dự kiến).
- Đối với ga TOD và khu vực lân cận, diện tích khoảng 300ha:
+ Về ga TOD, dành diện tích khoảng 60ha, nằm dọc theo đường cao tốc Hà Nội –
Hưng Yên với chiều dài ga khoảng 1800m, với quảng trường trước ga gắn với tuyến tránh
ĐT379. Ga TOD là tổ hợp công trình kiến trúc hiện đại với ga đường sắt tốc độ cao, ga
đường sắt nội vùng, bến xe buýt nhanh, bến xe khách và hệ thống bãi đỗ xe rộng lớn gắn
với các dịch vụ đô thị như: Khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê. Xây dựng cao tầng,
mật độ xây dựng trung bình.
+ Về khu vực lân cận, bao gồm: Khu dân cư hiện hữu có diện tích khoảng 35ha,
được cải tạo, nâng cấp, tổ chức thành các khu vực ở kết hợp dịch vụ; khu thương mại –
dịch vụ phát triển mới có diện tích khoảng 45ha dành để phát triển các công trình thương
mại – dịch vụ gắn với ga TOD, có thể có các khu nhà ở xây mới tạo thành khu phố thương
mại, dọc theo tuyến ĐT380, QL39; khu vực khác còn lại được dành cho phát triển kho
tàng, bến bãi, dịch vụ vận tải đường bộ và các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô vừa
& nhỏ. Chiều cao trung bình (đối với khu thương mại – dịch vụ, ưu tiên xây dựng cao
tầng), mật độ xây dựng khuyến khích ở mức thấp.
2. Phân vùng (2) phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú:
a. Phạm vi: Phía Bắc đường vành đai IV; phía Nam giáp ranh giới huyện Khoái
Châu; phía Đông giáp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; phía Tây giáp đường ĐT 377
và tuyến đường quy hoạch mới. Thuộc địa bàn các xã Hoàn Long, Yên Phú của huyện
Yên Mỹ.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
47
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.466,83ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 18.000 người, trong đó dân số nông thôn
hiện hữu khoảng 13.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 2.
c. Tính chất: Là khu vực phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, khu dân cư
mới theo tiêu chuẩn đô thị.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về phát triển công nghiệp: Dành quỹ đất dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên (ĐT379), diện tích khoảng 300ha cho phát triển công nghiệp, thu hút các nhà
đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tham gia triển khai dự án.
- Về phát triển thương mại - dịch vụ và các tiện ích khác: Ưu tiên dành khu vực
xung quanh giao điểm giữa ĐT379 và ĐT392 để phát triển các loại công trình này, không
phát triển các khu dân cư. Các khu vực dọc theo đường huyện ĐH23, đường tỉnh ĐT381
và đường dọc Kênh Đông tiếp tục phát triển các khu thương mại - dịch vụ và tiện ích công
cộng, có thể phát triển các khu dân cư mới kết hợp dịch vụ. Ưu tiên xây dựng cao tầng,
mật độ xây dựng khuyến khích ở mức thấp.
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 260ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức thấp.
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Đối với những khu vực dân cư xây mới có
quy mô nhỏ hơn 10 ha (nằm xen lẫn với khu dân cư hiện hữu và các tuyến đường mở mới
theo quy hoạch) dành để phát triển các khu nhà ở thấp tầng kết hợp dịch vụ, chủ yếu dành
cho các khu tái định cư. Đối với khu vực nằm giữa tuyến đường ĐT377 và ĐT 379 (ở về
phía Bắc khu vực) dành để phát triển theo dự án khu đô thị mới hiện đại, trong đó có các
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
48
khu nhà ở dành cho công nhân của khu vực. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức trung
bình, thấp.
- Về không gian xanh, công viên, mặt nước: Tăng cường không gian xanh dọc
kênh, sông hiện hữu; khu vực dọc theo tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường
dọc kênh Đông chủ yếu dành cho cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan; tại xã Hoàn Long
dành quỹ đất khoảng 20ha, tại xã Yên Phú dành quỹ đất khoảng 14ha cho xây dựng công
viên kết hợp công trình TDTT phục vụ cộng đồng. Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh
trong khu vực phục vụ việc tiêu thoát nước, tôn tạo cảnh quan môi trường.
3. Phân vùng (3) phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp đường vành đai IV; phía Nam giáp đường tỉnh ĐT 377B
và ĐT378; phía Đông giáp đường huyện ĐH25, đường tỉnh ĐT 382, ĐT377; phía Tây
giáp sông Hồng. Thuộc địa bàn xã Mễ Sở (h. Văn Giang), xã Bình Minh (h. Khoái Châu).
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.024,82ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 44.000 người, trong đó khu vực nông thôn
hiện hữu khoảng 14.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 3.
c. Tính chất: Là khu vực trọng tâm phát triển du lịch gắn với Khu văn hóa, du lịch
& dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng); phát triển các khu biệt
thự và các khu nhà ở sinh thái.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf
Sông Hồng): Thực hiện theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Hưng
Yên phê duyệt, trong đó có sân golf Sông Hồng có diện tích khoảng 100ha và các khu
dịch vụ du lịch gắn với cảng Bình Minh khai thác du lịch đường thủy dọc sông Hồng.
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 280ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
49
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Khoảng 295ha, trong đó có khu biệt thự
sinh thái sông Hồng diện tích khoảng 30ha và các khu nhà ở sinh thái thấp tầng khác phát
triển bên tuyến đường tỉnh ĐT377 & ĐT382.
- Toàn bộ khu vực này ưu tiên xây dựng thấp tầng, mật độ thấp (trừ công trình câu
lạc bộ golf hoặc khách sạn golf có thể xây dựng cao tầng để tạo điểm nhấn cho khu vực).
- Về không gian xanh, công viên, mặt nước: Khai thác quỹ đất phía Nam đường
vành đai 4, tiếp giáp khu biệt thự sinh thái sông Hồng và cảng Bình Minh, diện tích khoảng
50ha để xây dựng khu công viên vui chơi giải trí (trong đó có công viên nước) để phát
huy tối đa hiệu quả phục vụ người dân & du khách của toàn bộ quần thể khu văn hóa, du
lịch & dịch vụ TDTT. Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh trong khu vực phục vụ việc tiêu
thoát nước, tôn tạo cảnh quan môi trường.
4. Phân vùng (4) phát triển sinh thái - cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp đường vành đai IV; phía Nam giáp phân vùng (1); phía
Đông giáp phân vùng (2); phía Tây giáp phân vùng (3).
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.840,19ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 41.000 người, trong đó dân cư nông thôn
hiện hữu khoảng 23.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 4.
c. Tính chất: Là khu vực đệm sinh thái, cảnh quan môi trường dọc tuyến trục giao
thông liên đô thị kết nối trung tâm đô thị Khoái Châu & Văn Giang với các khu dân cư
nông thôn gắn với nông nghiệp chất lượng cao, các khu dân cư mới gắn với dịch vụ nông
nghiệp, nông sản hàng hóa.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về tuyến trục giao thông kết nối liên đô thị có lộ giới 40m, dài khoảng 8km, chạy
gần song song với kênh Cấp Tiến. Hai bên tuyến sẽ là các khu vực cảnh quan nông nghiệp,
cảnh quan khu dân cư nông thôn gắn với dải không gian xanh dọc kênh Cấp Tiến.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
50
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 620ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT. Ngăn chặn mở rộng tự phát bằng hệ thống đường bao
cụm dân cư cũ.
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Đối với những khu vực dân cư xây mới có
quy mô nhỏ hơn 10 ha (nằm xen lẫn với khu dân cư hiện hữu và các tuyến đường mở mới
theo quy hoạch) dành để phát triển các khu nhà ở thấp tầng kết hợp dịch vụ và dành cho
các khu tái định cư.
- Xây dựng thấp tầng, mật độ trung bình.
- Về phát triển nông nghiệp: Diện tích khoảng 800ha, phát triển nông nghiệp sinh
thái, chất lượng cao.
5. Phân vùng (5) phát triển nông thôn - nông nghiệp chất lượng cao Tây Nam Khoái
Châu:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp phân vùng (3); phía Nam giáp sông Hồng & đường cao
tốc Chợ Bến - Yên Mỹ; phía Đông giáp phân vùng (1); phía Tây giáp sông Hồng. Thuộc
địa bàn các xã Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Bình Kiều, Tân Châu, Liên Khê,
Đông Ninh, Đại Tập, Phùng Hưng.
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 4.359,84ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 65.000 người, trong đó dân cư hiện hữu
khoảng 59.600 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 5.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
51
c. Tính chất: Là khu ở nông thôn, gắn với vùng đất nông nghiệp chất lượng cao,
sản xuất nông sản hàng hóa.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về khu dân cư nông thôn:
Các khu dân cư nông thôn hiện hữu có diện tích khoảng 1000ha; các khu dân cư
nông thôn phát triển mới khoảng 290ha:
+ Không hình thành thêm các CCN, tiến tới di dời các xí nghiệp sản xuất VLXD
ra khỏi vùng này.
+ Ngăn chặn mở rộng tự phát bằng hệ thống đường bao cụm dân cư cũ. Cung cấp
hạ tầng kỹ thuật đầy đủ cho khu vực.
+ Kiểm soát và tiến tới chấm dứt tình trạng phát sinh các hộ dân tự phát ngoài khu
quần cư, rải rác trên các trục đường.
+ Bảo tồn không gian xanh trong lõi làng bằng hệ thống đường bao không gian
mặt nước rộng tối thiểu 3m.
+ Khu chế biến nông phẩm có diện tích phù hợp sản xuất quy mô vừa và có hệ
thống đường cho xe cơ giới, bố trí gần trục lớn.
+ Bố trí khu dịch vụ tại một số vị trí rìa làng đã mất khả năng canh tác lúa.
+ Tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống, gắn với việc khai thác các hoạt động
phục vụ du lịch, du lịch tại nông thôn: Ở các khu dân cư và tại làng nghề; Các điểm di
tích văn hoá lịch sử trong xã.
+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn
giáo tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống; Xã hội hóa phát triển mạng
lưới hạ tầng xã hội tại các cụm dân cư, thôn, xóm.
+ Trong các khu đất ở nông thôn quy hoạch mới được phép phát triển các dự án
nhà ở (dãn dân, đấu giá, tái định cư,...), dự án xây dựng công trình công cộng phục vụ
chung (hỗ trợ sản xuất, nhà trẻ, nhà văn hóa thôn, bưu điện, điểm internet) nhưng có giới
hạn về quy mô (phù hợp với việc tính toán tăng dân số mới).
+ Trong các khu đất ở nông thôn (hiện hữu & xây mới) được phép phát triển các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với nghề phụ gia đình, nhưng phải đảm bảo về
môi trường và không ảnh tới cảnh quan trong khu vực nông thôn.
+ Phát triển mô hình trang trại phục vụ nông nghiệp, áp dụng mô hình VAC trong
sản xuất kinh tế hộ gia đình. Các trang trại bố trí ngoài khu vực thôn xóm. Phát triển các
mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng
sạch (biogas).
+ Xây dựng nhà ở kết hợp dịch vụ theo dạng hộ phi nông nghiệp trong cụm đổi
mới và khu dân cư xây mới theo mô hình điểm dân cư nông thôn gắn với ngành sản xuất
nông nghiệp đặc thù.
- Về trung tâm phục vụ nông nghiệp - nông thôn (cụm đổi mới): Xây dựng mô hình
thí điểm cụm dân cư đổi mới gắn với trung tâm dịch vụ sản suất trung tâm xã, thúc đẩy
phát triển sản xuất ở vùng nông thôn thông qua hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, tăng
cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Được hình thành nhằm
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
52
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và hàng hóa chất
lượng cao.
4.2.3 Định hướng kiểm soát phát triển các khu vực đặc thù:
1. Khu vực ngoài đê sông Hồng:
Ngày 18/02/2016 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 257/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình. Quy hoạch đã quy định những nội dung chính cho công tác phòng chống lụt bão và
đê điều cho toàn hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Chính vì vậy, tỉnh Hưng Yên cần cụ thể hóa các giải pháp phòng chống lũ cho các
tuyến sông có đê trên địa bàn Tỉnh, nhằm cụ thể các khu vực dân cư, khu vực bãi sông
được xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn địa phương.
Theo nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050 và đồ án Quy hoạch chung xây dựng vùng bãi ngoài đê sông Hồng,
huyện Văn Giang định hướng việc xây dựng tuyến đê bao dọc sông Hồng để mở rộng
phạm vi bảo vệ các khu vực dân cư và khu vực có tiềm năng phát triển cần được quy
hoạch, xây dựng. Như vậy, vùng bãi ngoài đê sông Hồng trong đồ án QH này được xác
định là khu vực nằm ở về phía Tây đường tỉnh ĐT378 & ĐH51; việc khai thác sử dụng
các bãi sông được quy định như sau:
- Các khu vực dân cư tập trung hiện có nằm ngoài bãi sông: cho phép tồn tại, bảo
vệ; được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử
dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ
dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư
hiện có chính quyền địa phương và người dân phải có phương án chủ động đảm bảo an
toàn trong trường hợp lũ lớn.
- Các khu vực bãi sông còn lại: Rà soát, di dời đối với những khu vực dân cư rải
rác, không nằm trong các khu dân cư tập trung. Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo:
Không gây cản lũ; không tôn cao làm mất không gian chứa lũ, cản lũ; không ảnh hưởng
đến dòng chảy và bị nguy hiểm, mất an toàn; không gây tổn thất về người và tài sản khi
có lũ lớn; không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nguồn nước; tuân thủ các quy định
của Luật Đê điều.
- Có thể được phép nghiên cứu lập dự án cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã
hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều
tại một số khu vực bãi sông nơi có chiều rộng từ chân đê đến mép bờ của sông lớn hơn
500m, dòng chảy tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s, với diện tích xây dựng không
vượt quá 5% diện tích bãi sông. Các khu vực còn lại không xây dựng công trình, nhà ở
mới, trừ công trình được xây dựng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 26 Luật Đê
điều.
2. Các khu vực thuộc hành lang bảo vệ an toàn đê điều, hệ thống HKTK:
- Hành lang bảo vệ đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua
khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 m về phía sông và phía
đồng; hành lang bảo vệ đê ở các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 m về phía đồng,
20 m về phía sông đối với đê sông,... Riêng những công trình, nhà ở (trong hành lang bảo
vệ đê) không phù hợp quy hoạch đều phải di dời, trong khi chưa di dời có thể sửa chữa,
cải tạo nhưng không được mở rộng mặt bằng (trích Luật đê điều 2006).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
53
- Hành lang an toàn đường bộ: Tuân thủ Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Các khu vực sản xuất nông nghiệp:
Không chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp đã được xác định trong đồ án quy hoạch
sang đất xây dựng đô thị.
4. Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn giáo tín ngưỡng:
- Bảo tồn chỉnh trang cải tạo; nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch
bảo tồn phát huy giá trị, quy hoạch cải tạo chỉnh trang tái phát triển ở các nghiên cứu
chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định ranh giới kiểm soát và hành làng bảo vệ.
- Đối với di tích: Bảo tồn không gian kiến trúc trong và ngoài hàng rào công trình.
Cho phép được tu tạo, sửa chữa khi công trình có dấu hiệu xuống cấp. Việc bảo tồn, tôn
tạo các công trình trong khu vực này cần tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước
về bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.
- Đối với khu vực xung quanh di tích: Khuyến khích các công trình xung quanh
xây dựng hài hoà với công trình di tích về khối tích, tầng cao, màu sắc và vật liệu xây
dựng. Khuyến khích tạo ra các không gian đi bộ kết nối với không gian xanh trong khu
vực và tạo nhiều điểm nhìn đến di tích. Hạn chế xây dựng các công trình có chiều cao quá
5 tầng và màu sắc lấn át công trình di tích.
5. Cảnh quan thiên nhiên:
a. Khu vực bãi sông Hồng:
b. Khu vực xanh dọc các tuyến sông:
Hiện tại, các công trình kiến trúc ven sông chưa được đầu tư nhiều về mặt thẩm
mỹ, chủ yếu chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng; quy mô nhỏ, xây dựng tự phát nên nhìn
tổng thể khu vực ven sông thể hiện một sự lộn xộn, nghèo nàn, hầu như rất ít điểm tiếp
cận từ các tuyến đường ra sông, không khai thác được tầm nhìn, vì vậy cần:
- Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh trong khu vực phục vụ việc tiêu thoát nước,
tôn tạo cảnh quan môi trường.
- Xây dựng các tuyến giao thông chạy dọc theo các tuyến sông, kênh (lộ giới tối
thiểu 12,5m) nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận cảnh quan dọc sông, khống chế
việc quay lưng các công trình kiến trúc ra sông, kênh.
4.2.4 Định hướng kiểm soát phát triển hai bên tuyến trục giao thông quan trọng:
1. Đối với trục đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379):
- Đoạn từ nút giao vành đai IV đến nút giao với tuyến đường mới nối vào đường
nối hai cao tốc. Mặt cắt ngang 77m. Không xây dựng các kiến trúc có quy mô nhỏ liên
tục trên tuyến. Không xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ. Đối với khu vực có dân cư,
các công trình hiện trạng bám sát mặt đường, khuyến khích tạo ra khoảng lùi dọc hai bên
tuyến.
- Đoạn từ nút giao với tuyến đường mới nối vào đường nối hai cao tốc đến đường
cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, lộ giới 40m. Đối với các đoạn có dân cư, các công trình hiện
trạng bám sát mặt đường, khuyến khích tạo ra khoảng lùi dọc hai bên tuyến, tổ chức trồng
cây xanh. Đối với những phần đất dọc tuyến còn lại, đặc biệt đoạn qua KCN Tân Dân có
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
54
thể xem xét giải pháp tổ chức đường gom, tạo khoảng lùi để trồng cây xanh, qua đó có
thể che bớt hoặc làm sinh động hơn hình thức kiến trúc đơn điệu về hình khối và màu sắc
các công trình công nghiệp.
2. Đối với trục đường liên đô thị Khoái Châu - Văn Giang, cảnh quan sinh thái
nông nghiệp Bắc - Nam (dọc kênh Cấp Tiến):
Thiết kế tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt ngang 40m. Không gian phát triển theo
trục được quản lý chặt chẽ.
- Đoạn ngoài đô thị Khoái Châu: Duy trì các khu dân cư hiện hữu; Xây dựng các
công trình thương mại, dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, bãi đỗ xe, công trình hạ
tầng kỹ thuật và xã hội, tiện ích công cộng khác.
- Đoạn qua trung tâm đô thị Khoái Châu: Ưu tiên xây dựng các công trình có chức
năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp dịch vụ); các khu ở dọc hai bên tuyến được khuyến
khích xây dựng có khoảng lùi lớn, tổ chức cây xanh, vườn hoa hai bên đường.
3. Đối với các tuyến đường cao tốc, đường vành đai IV:
Quản lý đảm bảo hành lang an toàn đường bộ cao tốc, tổ chức đường gom song
hành theo tuyến.
- Không được phép xây dựng mở rộng ra khu vực hành lang bảo vệ tuyến đường.
- Không được phép đấu nối trực tiếp các công trình, các tuyến đường dân sinh vào
đường cao tốc.
- Các khu chức năng (đô thị, công nghiệp, dân cư, vv…) dọc theo các tuyến đường
gom cần có khoảng lùi. Đối với đường cao tốc Chợ Bến – Yên Mỹ đoạn qua trung tâm đô
thị Khoái Châu cần xem xét xây dựng tường chống ồn.
Tường chống ồn sử dụng hai bên tuyến được
dùng chủ yếu ở xung quanh các khu dân cư. |
Chức năng han chế âm thanh & là rào chắn
bảo vệ. |
4. Đối với các tuyến đường tỉnh khác:
- Đoạn ngoài đô thị: Quản lý đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, khuyến khích
tạo khoảng lùi, hạn chế tối đa hiện tượng phố hóa các tuyến đường tỉnh.
- Đoạn qua đô thị: Thực hiện theo các định hướng, quy định của đồ án QHC, QHPK
được lập sau này.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
55
4.2.5 Quy hoạch sử dụng đất theo các phân vùng:
TT |
Loại đất |
Phân vùng 1
- Khu vực đô
thị Khoái
Châu & ga
TOD
(ha) |
Phân vùng 2 -
Phát triển
CN, dân cư
dịch vụ Hoàn
Long - Yên
Phú |
Phân vùng 3
- phát triển
du lịch, dân
cư dịch vụ
Mễ Sở -
Bình Minh |
Phân vùng 4 -
phát triển sinh
thái, cảnh quan
môi trường Đông
Tảo - Ông Đình |
Phân vùng 5 -
phát triển nông
thôn, nông
nghiệp chất
lượng cao |
Tổng cộng
các phân
vùng
(ha) |
Tỉ lệ
(%) |
Tổng diện tích |
2.325,84 |
1.466,83 |
1.024,82 |
1.840,19 |
4.359,84 |
11.017,53 |
100,00 |
1 |
Đất trụ sở cơ quan |
5,06 |
5,06 |
0,05 |
2 |
Đất hỗn hợp, thương mại, dịch vụ |
174,37 |
280,10 |
1,67 |
31,12 |
33,09 |
520,35 |
4,71 |
3 |
Đất công trình công cộng |
51,08 |
8,39 |
3,13 |
62,60 |
0,57 |
4 |
Đất giáo dục |
25,74 |
15,06 |
40,80 |
0,37 |
5 |
Đất khu đô thị hiện hữu |
89,09 |
89,09 |
0,81 |
6 |
Đất khu đô thị mới |
340,21 |
340,21 |
3,08 |
7 |
Đất khu dân cư nông thôn hiện hữu |
334,57 |
258,86 |
270,70 |
619,93 |
1.015,84 |
2.499,90 |
22,61 |
8 |
Đất khu dân cư phát triển mới |
9,09 |
286,16 |
110,39 |
294,04 |
699,68 |
6,33 |
9 |
Đất tôn giáo |
2,29 |
1,34 |
6,29 |
9,92 |
0,09 |
10 |
Đất công nghiệp hiện trạng |
57,16 |
55,92 |
113,08 |
1,02 |
11 |
Đất công nghiệp quy hoạch mới |
302,69 |
379,16 |
681,85 |
6,17 |
12 |
Đất dự trữ phát triển |
251,15 |
44,05 |
11,17 |
306,37 |
2,77 |
13 |
Đất công trình đầu mối HTKT |
61,51 |
16,04 |
13,00 |
90,55 |
0,82 |
14 |
Đất cây xanh TDTT |
107,71 |
182,24 |
209,15 |
59,42 |
558,52 |
5,05 |
15 |
Đất nghĩa trang |
1,68 |
1,68 |
0,02 |
16 |
Đất nông nghiệp |
30,99 |
3,40 |
797,00 |
2.078,91 |
2.910,30 |
26,32 |
17 |
Mặt nước |
78,95 |
33,95 |
145,70 |
86,01 |
664,15 |
1.008,76 |
9,12 |
18 |
Đất giao thông |
413,88 |
239,89 |
78,45 |
134,98 |
211,60 |
1.078,81 |
9,76 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
56
4.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
4.3.1 Định hướng phát triển hệ thống cơ quan, công sở:
Phát triển hệ thống cơ quan, công sở trên cơ sở cải tạo, chỉnh trang hoặc nâng cấp,
mở rộng các khu hành chính hiện hữu tại trung tâm các xã, thị trấn.
Trung tâm hành chính huyện Khoái Châu giữ ổn định ở vị trí hiện nay, được cải
tạo, nâng cấp theo các giai đoạn quy hoạch; một số cơ quan ban ngành của huyện sẽ được
bố trí trên trục ĐH57.
4.3.2 Định hướng phát triển hệ thông công trình văn hóa:
Phát triển hệ thống các công trình văn hóa gắn với trung tâm đô thị, khu đô thị, các
khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới. Dành quỹ đất có vị trí thích hợp, cảnh quan đẹp để
xây dựng những công trình văn hóa tiêu biểu làm điểm nhấn kiến trúc đô thị.
- Quy hoạch 01 trung tâm văn hóa tại khu vực trung tâm phát triển mới của đô thị
Khoái Châu, quy mô diện tích khoảng 5 - 10ha phục vụ cho cư dân toàn vùng.
- Tôn tạo, bảo vệ các công trình có giá trị nghệ thuật, các di tích cách mạng, di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội - du lịch.
Bố trí quỹ đất phù hợp cho các cơ sở đào tạo (giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên
nghiệp, đặc biệt quan tâm đến đào tạo các ngành nghề dịch vụ, nông nghiệp công nghệ
cao vv…) phù hợp với quy mô đào tạo và khả năng cung ứng hạ tầng kỹ thuật và các dịch
vụ đi kèm.
- Quy hoạch trung tâm giáo dục & đào tạo cấp vùng tại đô thị Khoái Châu, quy mô
diện tích khoảng 60ha để thu hút, tiếp nhận các trường đại học, cao đẳng. Nâng cấp các
trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có trong khu vực như Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu, Trường Hải quan
Việt Nam.
- Tiếp tục phát triển các cấp học phổ thông, chuẩn hoá giáo dục THPT, kiên cố hoá
các trường, lớp học.
4.3.3 Định hướng phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe:
Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; Nâng cấp,
hiện đại hóa bệnh viện và trung tâm y tế hiện có; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế phát triển hệ thống y tế tư nhân.
- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có tại các xã, thị trấn: đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị y tế, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, … nhằm nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Đối với các khu đô thị: Xây cơ sở khám chữa bệnh hiện đại phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cư dân trong khu vực.
4.3.4 Định hướng phát triển hệ thống thể dục thể thao và công viên, cây xanh:
Hình thành mạng lưới cây xanh và mặt nước trở thành các vùng xanh liên kết các
khu chức năng trong tổng thể khu vực. Khai thác lợi thế địa hình, cảnh quan tự nhiên gắn
với mặt nước xây dựng một số địa điểm làm các công viên, trung tâm thể thao lớn của
vùng.
- Quy hoạch trung tâm TDTT đa năng phục vụ toàn vùng có vị trí tại đô thị Khoái
Châu, tiếp giáp đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, hai bên tuyến ĐT384, diện tích khoảng
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
57
20ha (dành cho công trình chính như sân vận động các công trình phụ trợ đi kèm, trong
đó có thể có các khu dân cư dịch vụ); trung tâm TDTT tại xã Hoàn Long phục vụ các xã
phía Bắc.
- Nâng cấp hệ thống công TDTT cấp đô thị, xã hiện có, bổ sung các hạng mục còn
thiếu.
- Xây dựng công viên đô thị tại những vị trí có lợi thế về cảnh quan cũng như có
môi trường tự nhiên gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa. Quy hoạch hệ thống vườn
hoa, sân chơi tại các khu dân cư.
Quy hoạch khu, cụm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực phía Tây,
khai thác giá trị cảnh quan mặt nước, cảnh quan nông nghiệp ven sông để khai thác tour,
tuyến du lịch dọc sông Hồng trên cơ sở không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên vùng bãi.
4.3.5 Định hướng phát triển nhà ở:
- Phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở phù hợp với Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các giai
đoạn quy hoạch tiếp theo.
- Phát triển nhà ở đồng bộ theo các dự án đô thị mới, khu dân cư xây mới, phát
triển đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và quy chế kiểm soát phát triển theo từng
khu vực.
- Xây dựng quy chế quản lý kiến trúc, xây dựng đối với nhà dân tự xây để kiểm
soát tình trạng xây dựng lộn xộn.
- Đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội: Phát triển quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho
thuê, nhà ở cho công nhân, sinh viên, nhà ở chính sách. Xã hội hóa nhà ở xã hội.
- Kiểm soát phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa. Cải thiện chất lượng nhà
ở nông thôn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
58
5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.1 Định hướng phát triển hệ thống giao thông
5.1.1 Nguyên tắc thiết kế:
- Rà soát các quy hoạch đã được lập có liên quan tới phạm vi nghiên cứu.
- Cập nhật các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng của đô thị, các dự án đã
và đang triển khai.
- Điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu kỹ thuật về giao thông phù hợp với phát triển và
mở rộng đô thị.
5.1.2 Định hướng giao thông đối ngoại:
1. Đường bộ:
- Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: tuân thủ hướng tuyến, quy mô của dự án theo tiêu
chuẩn đường cao tốc loại A, tổng mặt cắt rộng 100m, bao gồm cả đường gom dân sinh.
Vận tốc thiết kế 120km/h.
- Cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ: quy mô theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tổng
mặt cắt rộng 70m, bao gồm cả đường gom dân sinh.
- Vành đai 4 vùng Hà Nội: tuân thủ hướng tuyến, quy mô của dự án theo tiêu chuẩn
đường cao tốc loại A, tổng chiều rộng mặt cắt ngang 120m với 6 làn xe. Vận tốc thiết kế
100km/h.
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Đảm bảo hành lang đất
bảo vệ, bảo trì và hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường ngoài đô thị theo
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 13/2/2015 của UBND tỉnh
Hưng Yên phê duyệt điều chỉnh chỉ giới hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên & Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên
về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Hưng Yên
giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Bến xe đối ngoại:
- Xây mới bến xe Văn Giang tại nút giao vành đai 4 Hà Nội và đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên đạt tiêu chuẩn loại 3 với quy mô 2 ha.
- Xây mới bến xe Khoái Châu gần nút giao Lý Thường Kiệt đạt tiêu chuẩn loại 4
với quy mô 0.4 ha
3. Đường sắt:
- Đường sắt Quốc Gia (vận tải hành khách kết hợp hàng hóa): xây mới tuyến đường
sắt theo hành lang đường cao tốc vành đai 4 nhằm liên thông các hướng vận tải chính.
Tốc độ 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.
- Đường sắt tốc độ cao và đường sắt nội vùng (vận tải hành khách): đi theo hành
lang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến nút giao vành đai 4 và CT Hà Nội – Hải Phòng chia
làm 2 hướng tuyến:
+ Tuyến phía đông: đi theo hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến khu
vực huyện Khoái Châu tuyến tách làm 2 hướng: hướng 1 chạy tiếp theo cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng, hướng 2 theo hành lang đường nối 2 cao tốc đến TP Hưng Yên (vận tải hành
khách, tốc độ thiết kế 120-150km/h).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
59
+ Tuyến phía bắc: chạy cùng với đường sắt theo hành lang đường cao tốc vành đai
4.
- Xây mới ga Khoái Châu tại địa phận xã Minh Châu.
4. Đường thủy:
Nạo vét khai thông dòng chảy tuyến sông Hồng phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hóa, vật liệu xây dựng, đồng thời tạo nên trục giao thông đường thủy phục vụ du lịch,
cảnh quan thành phố. Xây dựng các công trình bên sông bao gồm:
- Cảng Mễ Sở: đến năm 2030 đạt công suất 500 ngàn tấn/năm.
- Bến tàu khách Bình Minh.
- Các bến bốc xếp vật liệu xây dựng: Mễ Sở, Tứ Dân, Phương Trù, Tân Châu,
Đông Ninh, Đại Tập 1, Đại Tập 2, Đại Tập 3 và Đại Tập 4.
5.1.3 Định hướng giao thông đối nội:
- Mặt cắt 1-1 đảm bảo Bn=75m
+ Bề rộng lòng đường : = 12mx2.
+ Bề rộng hè đường: = (6m+6m)x2.
+ Mương kẹp giữa: = 27m
- Mặt cắt 2-2 đảm bảo Bn=52m
+ Bề rộng lòng đường : = (7,5m+10,5m)x2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 2mx2+2m
- Mặt cắt 3-3 đảm bảo Bn=40m
+ Bề rộng lòng đường : = 10,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 9m.
- Mặt cắt 4-4 đảm bảo Bn=33,5m
+ Bề rộng lòng đường : = 3,75mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Mương kẹp giữa: = 16m.
- Mặt cắt 5-5 đảm bảo Bn=32m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 6mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 5m.
- Mặt cắt 6-6 đảm bảo Bn=30m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 5m.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
60
- Mặt cắt 7-7 đảm bảo Bn=28m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 3m.
- Mặt cắt 8-8 đảm bảo Bn=25m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
- Mặt cắt 9-9 đảm bảo Bn=17,5m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5m.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
- Mặt cắt 10-10 đảm bảo Bn=9m
+ Bề rộng lòng đường : = 3,5mx2.
+ Bề rộng lề đường: = 1mx2.
5.1.4 Định hướng giao thông công cộng:
Gồm 3 phương thức là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
- Đường bộ: Sử dụng hệ thống xe bus làm phương thức chủ đạo.
- Đường sắt nội vùng: Kết nối khu vực nghiên cứu với TP Hưng Yên và các vùng
phụ cận.
- Đường thủy sông Hồng: Đảm nhận vai trò vận chuyển dọc sông và ngang sông,
tuyến vận chuyển phục vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp, thông thương giữa hai bờ.
5.2 Định hướng san nền, thoát nước mưa
5.2.1 Cao độ nền xây dựng:
1. Xác định cao độ khống chế:
- Định hướng cao độ san nền xây dựng các khu trung tâm đô thị, các khu công
nghiệp tập trung, khu dân cư tập trung theo nguyên tắc đảm bảo cao độ khống chế, độ dốc
đảm bảo thoát nước trung bình 0,05%, hướng dốc san nền về các sông, kênh tiêu lân cận.
- Cao độ san nền khống chế cho các khu vực được xác định dựa trên cao độ xây
dựng hiện trạng, các lưu vực thoát nước, các định hướng quy hoạch trong vùng và các dự
án đã được duyệt.
- Theo quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên và quy hoạch chung xây dựng khu Bô Thời
- Dân Tiến huyện Khoái Châu xác định cao độ san nền khống chế ≥ +3,5m.
- Như vậy lựa chọn cao độ khống chế cho toàn vùng: H ≥ 3,5m, cao độ san nền
trung bình +3,8m. Hướng thoát ra sông, kênh tiêu trong khu vực.
2. Giải pháp san nền:
+ Đối với khu vực đã xây dựng: Giữ nguyên hiện trạng. Những khu vực có cao
độ nền nhỏ hơn cao độ khống chế, từng bước cải tạo đảm bảo theo cao độ khống chế
chung của khu vực để đảm bảo tiện nghi đô thị cho những khu vực làng xóm đô thị hóa
này. Giải pháp cải tạo sẽ được thực hiện thông qua công tác cấp phép sửa chữa và xây
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
61
dựng công trình. Khi cấp phép xây dựng, cải tạo công trình sẽ quy định cao độ nền xây
dựng công trình lớn hơn cao độ khống chế tối thiểu của khu vực đó, nhưng không làm
ảnh hưởng đến việc thoát nước chung của khu vực xung quanh. Khi các hộ dân cơ bản đã
tôn nền đạt cao độ yêu cầu sẽ tổ chức tôn nền đường của khu vực đó.
+ Đối với khu vực đô thị xây mới: Những khu vực có cao độ nền thấp hơn cao độ
khống chế tiến hành tôn nền với Hxd ≥ 3,50m, những khu vực có cao độ nền lớn hơn cao
độ khống chế chúng ta chỉ cần san gạt cục bộ tạo hướng dốc thuận lợi cho việc thoát nước
mặt.
+ Các khu vực không khai thác xây dựng, giữ nguyên hiện trạng. Tận dụng quỹ
đất nông nghiệp còn lại làm vùng đệm chứa nước tạm thời để điều tiết nước mưa cho các
khu dân cư trên địa bàn thành phố và đặc biệt là khu vực ngoài đê sông Hồng.
5.2.2 Hệ thống thoát nước mưa:
1. Lưu vực thoát nước:
Toàn vùng được phân thành 04 lưu vực chính, cụ thể như sau:
- Lưu vực 1: khu vực ngoài bãi sông Hồng, nước mưa của lưu vực này được thoát
ra sông Hồng qua các trạm bơm cưỡng bức.
- Lưu vực 2: là khu vực kẹp giữa đường tỉnh 378 và kênh Tây, nước mưa của lưu
vực này được thoát ra sông Mười và sông Tây Tân Hưng.
- Lưu vực 3: bao gồm các khu vực kẹp giữa kênh Tây và kênh Đông, nước mưa
của lưu vực này được thoát ra sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Cấp Tiến, Tân Dân, sông Ngưu
Giang, sông Đồng Quê.
- Lưu vực 4: bao gồm khu vực kẹp giữa kênh Đông và đường cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng, nước mưa của khu vực này được thoát ra sông Điện Biên và sông Đồng Than.
2. Phương án quy hoạch:
- Khu vực đô thị: Đối với các khu vực đã có hệ thống thoát nước chung, xây dựng
giếng tách nước tại các điểm xả và tập trung về trạm xử lý. Tại những khu vực chưa có
hệ thống thoát nước và những khu vực đô thị mới khi xây dựng phải xây dựng hệ thống
thoát nước riêng.
- Các khu, cụm công nghiệp: Thoát nước riêng hoàn toàn.
- Khu vực nông nông thôn: Thoát nước chung ra các sông, kênh tiêu trong khu vực.
- Mạng lưới thoát nước phân tán theo từng lưu vực nhỏ tại các khu được xây dựng
hệ thống thoát nước mưa riêng, đảm bảo chỉ tiêu mật độ cống trong đô thị 100m - 140m
cống/1ha (đối với thành phố, thị xã), 80m - 100m/1ha (đối với thị trấn).
5.2.3 Hệ thống thủy lợi:
- Hệ thống tưới: Tiến hành nạo vét, kiên cố hóa bờ các kênh tưới và tưới tiêu kết
hợp.
- Công trình đầu mối: Cải tạo nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu kết hợp hiện có như
TB Liên Khê, Bắc Đầm Hồng, Tây Phùng Hưng, Minh Châu, Đồng Tiến; và các trạm
bơm tưới hiện có như TB Tân Châu, Trung Châu, Kim Ngưu, Chùa Rồng.
- Hệ thống tiêu:
+ Mực nước quy hoạch tiêu: P=10%
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
62
+ Hệ số tiêu thiết kế cho nông nghiệp: 6,13 l/s/ha.
+ Tiến hành nạo vét các sông trục chính trong khu vực để đảm bảo việc tiêu thoát
nước cho toàn Tỉnh. Đồng thời cải tạo nâng cấp các trạm bơm tiêu hiện có như TB Ninh
Tập, Tân Long.
- Hệ thống đê:
+ Củng cố, tu bổ hệ thống đê điều đảm bảo an toàn chống lũ với mức lũ thiết kế đã
đề ra cụ thể như sau: Đối với sông Hồng mực nước lũ thiết kế là +8,3m, mặt đê có cao độ
gia thăng trung bình từ 0,7m đến 1,0m.
5.3 Định hướng cấp nước
5.3.1 Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước:
1. Bảng tiêu chuẩn cấp nước:
Đến năm 2030:
TT |
Đối tượng
dùng nước |
Giai đoạn đến năm 2030 |
Nước
sinh hoạt |
Tỷ lệ
cấp nước |
TTCN,
Thương
mại,
dịch vụ |
Công
cộng |
Dự
phòng |
Bản
thân
NMN |
I |
Nước sinh hoạt - Qsh |
(lít/ng.ngđ) |
(%) |
(%Qsh) |
(%Qsh) |
(%) |
(%) |
1 |
Đô thị |
120 |
100 |
10 |
10 |
25 |
5 |
2 |
Nông thôn |
100 |
100 |
10 |
10 |
25 |
5 |
II |
Khu công nghiệp |
Tiêu chuẩn cấp nước từ 22 - 45 m3/ha |
25 |
5 |
III |
Hệ số K ngày max |
1,3 |
Đến năm 2040:
TT |
Đối tượng
dùng nước |
Giai đoạn đến năm 2040 |
Nước
sinh hoạt |
Tỷ lệ
cấp nước |
TTCN,
Thương
mại, dịch
vụ |
Công
cộng |
Dự
phòng |
Bản
thân
NMN |
I |
Nước sinh hoạt - Qsh |
(lít/ng.ngđ) |
(%) |
(%Qsh) |
(%Qsh) |
(%) |
(%) |
1 |
Đô thị |
150 |
100 |
10 |
10 |
20 |
5 |
2 |
Nông thôn |
120 |
100 |
10 |
10 |
20 |
5 |
II |
Khu công nghiệp |
Tiêu chuẩn cấp nước từ 22 - 45 m3/ha |
20 |
5 |
III |
Hệ số K ngày max |
1,3 |
Bảng dự báo nhu cầu dùng nước toàn khu vực nghiên cứu đến năm 2040
Khu vực đô thị |
102 |
15.300 |
1.530 |
Khu vực nông thôn |
138 |
16.560 |
1.656 |
CN hiện trạng |
55,92 |
1.118,4 |
CN xây mới |
696,49 |
13.930 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
63
Tổng Q=Qsh+Qcn |
50.000 |
6.400 |
Tổng nhu cầu dùng nước toàn khu vực nghiên cứu được dự báo:
- Đến năm 2040: 56.400 m3/ngày.
5.3.2 Đánh giá - Lựa chọn nguồn nước:
1. Nước mặt:
Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có hệ thống sông Hồng chảy qua.
- Sông Hồng nằm về phía tây của khu vực nghiên cứu, đoạn chảy qua khu vực
nghiên cứu có chiều rộng khoảng 850 m, với trữ lượng dồi dào tuy nhiên có sự chênh lệch
lớn giữa các mùa và chịu sự điều tiết trực tiếp từ thủy điện Sông Đà.
- Đánh giá: Tiềm năng nước mặt của sông ngòi khá lớn nhưng lại phân phối rất
không đều trong năm và qua các năm, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; làm trở ngại
cho việc sử dụng nước.
2. Nước ngầm:
Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm
một số giếng khoan Unicept thì nguồn nước ngầm ở khu vực này khá lớn (có thể cung cấp
khoảng 300.000m3/ngày đêm). Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10 - 12m, mùa mưa
nước ngầm có ở độ sâu chỉ 4 - 6m. Nước không bị ô nhiễm nhưng có hàm lượng sắt trong
nước khá cao, nếu được xử lý tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong
khu vực.
Đánh giá: Tiềm năng nước ngầm trên địa bàn huyện Khoái Châu có trữ lượng và
chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu dùng nước trong toàn huyện, tuy nhiên cần phải có
các khảo sát đánh giá cụ thể để có biện pháp khai thác, hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước ngầm không bị ô nhiễm do nước thải hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp… gây ra.
3. Lựa chọn nguồn nước
a. Các căn cứ lựa chọn nguồn nước:
- Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 về việc phê duyệt định hướng phát
triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Viêt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 xác định “Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm
hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh”
- Trữ lượng nước ngầm tại phía Nam sông Hồng được phép khai thác đến
700.000m3/ngđ, phía Bắc sông Hồng được khai thác đến trữ lượng 142.000 m3/ngđ
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 4/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
- Các đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong khu vực nghiên cứu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
64
- Căn cứ vào các tài liệu khác có liên quan.
b. Lựa chọn nguồn nước:
Chọn nguồn nước ngầm tại chỗ và nguồn nước mặt sông Hồng.
5.3.3 Giải pháp cấp nước:
1. Quan điểm nghiên cứu:
- Để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong vùng nhu cầu cấp
nước sạch cần phải đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng.
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước cho tất cả các đối tượng dùng nước nâng
cao mức độ tin cậy của hệ thống cấp nước.
- Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư
xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của khu vực đô thị, nông thôn, các
khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề…. phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế-xã hội của huyện trong giai đoạn hiện tại và có định hướng cho tương lai.
2. Quy hoạch các nhà máy nước:
- Để đảm bảo nguồn nước sạch đáp ứng đủ cho nhu cầu dùng nước trong khu vực
nghiên cứu trong tương lai, đồ án đề xuất như sau:
+ Nâng công suất nhà máy nước Bình Minh lên 3.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Thuần Hưng - Đại Hưng lên 5.000 m3/ngđ; đang
thi công chuyển nguồn cấp từ Sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Dạ Trạch lên 20.000 m3/ngđ; khai thác nguồn mặt
sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Hồng Tiến lên 10.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Dân Tiến-Đồng Tiến lên 3.000 m3/ngđ; khai thác
nguồn nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Khoái Châu lên 3.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Phùng Hưng lên 6.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước mặt sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Yên Phú (Thịnh Phát) lên 12.200 m3/ngđ; khai
thác nguồn nước mặt.
+ Để đảm bảo nguồn nước cấp cho các khu công nghiệp trong khu vực nghiên cứu,
theo tình hình thực tế cần đề xuất bố trí quỹ đất để xây mới 1 nhà máy cấp nước cho khu
công nghiệp với công suất 15.000 m3/ngđ. Sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng.
+ Xây dựng nhà máy nước riêng cho sân golf sông Hồng với công suất dự kiến từ
500-1.000 m3/ngđ; khai thác nguồn nước ngầm.
3. Mạng lưới đường ống:
- Cấu trúc chung của mạng lưới đường ống cấp nước được chia làm 3 cấp:
+ Cấp I đường ống truyền tải D >= 200mm
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
65
+ Cấp II đường ống phân phối vào các khu dân cư D<200mm
+ Cấp III đường ống nối với các hộ tiêu thụ D ≤65mm.
- Phân chia, tách mạng lưới cấp nước thành các ô riêng biệt có lắp đồng hồ tổng
nhằm mục tiêu quản lý và kiểm soát lượng nước tiêu thụ tại từng ô. Ranh giới giữa các ô
là các trục đường có đặt đường ống truyền dẫn. Các ô có cấu tạo độc lập với nhau, mỗi ô
gồm: đường ống phân phối, dịch vụ và đồng hồ khách hàng. Các điểm đấu nối ống phân
phối với mạng truyền dẫn đều lắp đặt van, đồng hồ đo lưu lượng điện từ và mạng truyền
dữ liệu.
- Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới cấp nước từ mạng truyền dẫn, phân phối đến
đường ống dịch vụ và đấu nước vào nhà, đồng thời lắp đặt đồng hồ tổng, đồng hồ đo nước
vào nhà cho 100% khách hàng sử dụng nước trong trong toàn huyện.
4. Cấp nước chữa cháy: Sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp kết hợp
với mạng lưới cấp nước sinh hoạt. Tại khu vực nghiên cứu, các điểm dân cư tập trung,
trung tâm xã, cụm xã, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề… cần bố
trí các trụ cứu hỏa và thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
5. Bảo vệ nguồn nước:
- Bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi sự ô nhiễm của nước bề mặt.
- Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi các hoạt động dân sinh và đặc biệt từ chất thải, nước
thải từ các khu chăn nuôi tập trung, các khu công nghiệp và hóa chất từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
5.4 Định hướng cấp điện
5.4.1 Căn cứ thiết kế:
- Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2030
đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2012.
- Quy hoạch phát triển điện lực Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2025 có xét đến
2035 đã được UBND Tỉnh phê duyệt năm 2017.
- Bản đồ hiện trạng cấp điện do Sở Công Thương Hưng Yên cấp.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD, và các tiêu chuẩn
ngành có liên quan.
5.4.2 Nguyên tắc thiết kế:
Để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay thiết kế cấp điện đảm bảo theo
các tiêu chuẩn hiện hành ngoài ra cần đạt được các tiêu chí sau:
- Các trạm nguồn 220kV,110kV cần đặt ở những nơi có cốt nền cao thoát nước tốt,
không để ngập úng làm gián đoạn cung cấp điện.
- Hệ thống lưới cao áp từ (110kV trở lên) đoạn qua đô thị nên sử dụng các biện
pháp hạ ngầm bằng cáp đồng XLPE hoặc cáp dầu. Nếu đi trên không bắt buộc phải giải
phóng mặt bằng đảm bảo hành lang tuyến (tránh giông bão ảnh hưởng).
- Hệ thống lưới trung hạ áp trong đô thị sẽ được hạ ngầm toàn bộ, có kí hiệu bằng
gạch và băng cáp và biển báo cáp (tránh đào đắp gây nguy hiểm).
- Các thiết bị điện ngoài trời như trạm biến áp, tủ điện cần đặt ở những nơi khô ráo
và đạt cấp bảo vệ từ IP54 trở lên (tránh ngập úng).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
66
- Định hướng tiết kiệm năng lượng: Ngoài các phương án về kiến trúc cảnh quan
đô thị nhằm giảm nhiệt độ và năng lượng tiêu hao, khuyến khích các hộ tiêu thụ điện tận
dụng các nguồn năng lượng có tính khả thi cao như quang điện... Các thiết bị điện nên sử
dụng loại tiết kiệm điện năng tối đa, giảm thiểu làm mát bằng điện tăng cường các biện
pháp điều hòa không khí tự nhiên.
5.4.3 Tiêu chuẩn và dự báo phụ tải điện
1.Tiêu chuẩn cấp điện:
Trong khu vực nghiên cứu tính theo tiêu chuẩn loại 2
- Sinh hoạt đến: 500W/người (tương đương 1500kWh/người năm).
- Công cộng: Lấy bằng 30% - 40% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt.
- Khu công nghiệp: 150 - 400 kW/ha (tuỳ theo từng loại hình công nghiệp).
2. Tính toán nhu cầu phụ tải điện:
Bảng phụ tải điện sinh hoạt
1 |
Phân vùng 1 |
71.920 |
56.006 |
500 |
15.915 |
300 |
22.944 |
2 |
Phân vùng 2 |
18.387 |
5.489 |
500 |
12.898 |
300 |
4.630 |
3 |
Phân vùng 3 |
44.127 |
30.232 |
500 |
13.895 |
300 |
13.499 |
4 |
Phân vùng 4 |
41.280 |
10.273 |
500 |
31.006 |
300 |
10.107 |
5 |
Phân vùng 5 |
64.286 |
0 |
500 |
64.286 |
300 |
13.500 |
Tổng |
240.000 |
102.000 |
138.000 |
38.808 |
Bảng phụ tải điện công cộng
TT |
Đơn vị hành chính |
Định hướng |
Chỉ tiêu CĐ |
Pyc |
30%-40% ĐSH |
KW |
1 |
Phân vùng 1 |
40% |
5.507 |
2 |
Phân vùng 2 |
40% |
1.111 |
3 |
Phân vùng 3 |
40% |
3.240 |
4 |
Phân vùng 4 |
40% |
2.426 |
5 |
Phân vùng 5 |
35% |
2.835 |
Tổng |
12.095 |
Bảng phụ tải điện công nghiệp
1 |
Phân vùng 1 |
317,33 |
300 |
76.159 |
2 |
Phân vùng 2 |
379,16 |
300 |
90.998 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
67
3 |
Phân vùng 3 |
300 |
0 |
4 |
Phân vùng 4 |
300 |
0 |
5 |
Phân vùng 5 |
55,92 |
300 |
13.421 |
Tổng |
752,41 |
180.578 |
Bảng tổng hợp phụ tải điện
I |
Phân vùng |
140.129 |
1 |
Phân vùng 1 |
22.944 |
5.507 |
50.773 |
55.456 |
2 |
Phân vùng 2 |
4.630 |
1.111 |
60.666 |
46.485 |
3 |
Phân vùng 3 |
13.499 |
3.240 |
0 |
11.717 |
4 |
Phân vùng 4 |
10.107 |
2.426 |
0 |
8.773 |
5 |
Phân vùng 5 |
13.500 |
2.835 |
8.947 |
17.698 |
II |
Dự phòng |
10% |
14.013 |
III |
Tổn thất |
5% |
7.006 |
IV |
Tổng |
51.744 |
12.095 |
84.270 |
161.148 |
- Công suất yêu cầu dự kiến khoảng 140 MW.
5.4.4 Phương án cấp điện:
1. Nguồn điện:
- Nâng công suất trạm 220kV Yên Mỹ từ 2x125MVA thành 2x250MVA. Đây là
trạm nguồn bổ sung cấp điện cho khu vực, có thể đảm bảo cho phát triển lâu dài.
- Nhu cầu phụ tải là 160MW. Để đảm bảo nhu cầu cấp điện, cần xây mới và nâng
công suất các trạm 110kV sau:
+ Nâng cấp trạm 110kV nối cấp Yên Mỹ (110/22kV) có công suất 1x40MVA thành
2x63MVA.
+ Nâng cấp trạm 110kV Khoái Châu 2 (110/22kV) có công suất 1x40MVA thành
2x63MVA.
+ Nâng cấp trạm 110kV Khoái Châu (110/35/22kV) 63MVA thành (110/35/22kV)
- 2x63MVA.
+ Xây mới trạm 110kV Khoái Châu 3(110/35/22kV) cồn suất 2x63MVA
2. Lưới điện:
a. Lươi cao áp:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
68
- Xây dựng mới 0.2 km đường dây không mạch kép 220kV rẽ nhánh trên mạch
kép từ 220kV Thường Tín đi 220kV Phố Nối cấp điện cho trạm 220kV Yên Mỹ.
- Xây dựng mới 0,5km 2 đường dây mạch kép 110kV AC300 từ trạm 220kV Yên
Mỹ đấu nối vào đường dây 110kV Văn Giang - Khoái Châu.
- Xây dựng mới 0,1km đường dây mạch kép 110kV AC300 đấu nối chuyển trên
đường dây 110kV từ trạm 220kV Kim động – Trạm 220kV TP Hưng cấp điện trạm 110kV
Khoái Châu 2.
b. Lươi trung áp 35, 22,10kV:
Đối với khu vực trung tâm, khu đô thị các khu vực công cộng, văn hoá … tập trung
nghiên cứu hạ ngầm. Hệ thống truyền tải trung thế đi trong hào, tuynel kỹ thuật đảm bảo
an toàn cũng như mỹ quan. Có thể đi chung với lưới 0,4kV và hệ thống cấp thoát nước.
- Các vùng còn lại để tận dụng triệt để lưới điện hiện hữu còn khả năng cung cấp
Cấu trúc lươi điện
- Lưới điện trung thế được thiết kế mạch vòng vận hành hở. Trong chế độ làm việc
bình thường chỉ mang tải từ (50-60)% công suất so với công suất mang tải cực đại để đảm
bảo an toàn cấp điện khi sự cố.
- Đối với khu vực nông thôn được thiết kế hình tia, các đường trục dài đặt thêm
máy cắt phân đoạn có thiết bị đóng lặp lại.
Tiết diện dây dẫn
- Đường dây 35, 10kV: Từng bước cải tạo đường dây 35, 10kV về 22kV xóa bỏ
trạm trung gian.
- Đường dây 22kV: Khu vực nội thị đường trục dùng cáp ngầm tiết diện 240mm2,
đường nhánh tiết diện > 120mm2, khu vực ngoại thị đường trục dùng cáp hoặc dây bọc
tiết diện >120mm2
Gam máy biến áp phụ tải
- Các trạm biến áp tiêu thụ chọn phổ biến (250-400-630-1000)kVA.
- Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với
gam máy thích hợp.
Tổn thất điệp áp lươi trung thế cho phép
- Các đường dây trung thế mạch vòng khi vận hành hở thiết kế sao cho tổn thất
điện áp tại hộ xa nhất < 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ
sau sự cố.
- Các đường dây trung thế hình tia có tổn thất điện áp cuối đường dây DU < 5%.
c. Tram lươi 22/0,4kV:
Trạm lưới 22/0,4kV
Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp.
- Khu vực trung tâm, đô thị mới:
+ Đường trục dùng cáp ngầm CU/XLPE/PVC/BSTA-W-0,6/1kV
+ Đường nhánh: với tiết diện 4x150mm2; 4x185mm2; 4x240mm2
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
69
- Khu vực các xã ngoại ven đô thị:
+ Đường trục: dùng cáp vặn xoắn với tiết diện > 4x150mm2
+ Đường nhánh: dùng cáp vặn xoắn với tiết diện > 4x95mm2
- Bán kính lưới hạ thế thiết kế:
+ Trung tâm, đô thị mới: (300-500)m
+ Nông thôn: (500-800)m
Đồng thời với việc xây dựng mới các trạm biến áp hạ thế, xây dựng đường trục,
đường nhánh tới các hộ tiêu thụ, kết hợp với việc cải tạo đường dây hạ thế đã cũ nát, để
giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật lưới hạ thế.
d. Lươi chiếu sáng:
Hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới chiếu sáng khu vực nghiên cứu. Bổ xung các tuyến
chiếu sáng cho các trục đường chưa có, xây dựng mới các tuyến chiếu sáng cho khu vực
mới xây dựng. Trong khu dân cư chiếu sáng có thể đi chung cột với tuyến điện 0,4kV cấp
cho sinh hoạt.
- Các tuyến đường có mặt cắt ≥ 10,5m sẽ được bố trí chiếu sáng 2 bên đường,
10,5m chiếu sáng một bên đường.
Trong ngắn hạn, thay thế đèn chiếu sáng công nghệ cũ bằng đèn LED tiết kiệm
điện, hiệu suất cao và thực hiện tự động hóa điều khiển hệ thống chiếu sáng trên toàn địa
bàn để đảm bảo tiết kiệm điện năng và phù hợp với các tiêu chuẩn quy định. Các công
trình chiếu sáng đầu tư mới phải sử dụng loại đèn LED tiêu chuẩn đảm bảo đồng bộ.
Từng bước thay thế, hạ ngầm đường dây chiếu sáng trên các tuyến đường để đảm
bảo an toàn và mỹ quan cho khu vực đô thị.
5.5 Định hướng thông tin liên lạc
5.5.1 Cơ sở lập quy hoạch:
- Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến 2010 và định
hướng đến 2020;
- Quy hoạch xây dựng khu Bô Thời – Dân Tiến đến năm 2030
- Tình hình phát triển mạng thông tin- liên lạc trong nước và quốc tế những năm
gần đây
- Cấu trúc mạng viễn thông tỉnh Hưng Yên
- Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành và các tài liệu có liên quan.
5.5.2 Chỉ tiêu:
Dự báo các loại hình dịch vụ: Mạng thông tin cho khu vực nghiên cứu sẽ gồm:
- Mạng điện thoại: cung cấp những dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại và VoIP,
Fax...
- Mạng internet băng thông rộng: Mạng không dây (Wi-Fi): Mạng này hỗ trợ cho
mạng hữu tuyến, cung cấp kết nối máy tính di động.
- Mạng truyền hình cáp và truyền hình số.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
70
5.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng:
- Căn cứ theo dự báo chuyên ngành Bưu chính - Viễn Thông, Công nghệ thông tin,
phát thanh/ truyền hình và tình hình phát triển hệ thống thông tin liên lạc những năm gần
đây. Có thể xác định được nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trong nhưng năm
tiếp theo khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu sau:
+ Thuê bao cố định đạt 25-30 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao di động đạt 60-80 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao Internet đạt 30-50 thuê bao/100 dân.
+ 100% số hộ có truyền hình cáp hoặc truyền hình số.
- Giai đoạn năm 2020 đến năm 2030: Từ năm 2020 có sự hội tụ dịch vụ của các
thuê bao. Thời điểm này việc phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao
Internet chỉ là tương đối. Khi đó với một thiết bị người dân có thể sử dụng các dịch vụ
của thuê bao cố định, thuê bao di động, internet.
5.5.4 Định hướng phát triển
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các
hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình,
truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình.
- Mạng điện thoại
Các điểm chuyển mạch như đánh giá phần hiện trạng sẽ dần được thay thế bằng
các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng và thiết bị cổng đa phương tiện với dung lượng
từ 2.000lines đến 10.000 lines.
Xây dựng mới các điểm truy nhập thuê bao tại các điểm tập trung dân cư với dung
lượng từ 1.000 lines đến 2.000 lines. Kết nối các điểm chuyển mạch trên là các tuyến cáp
quang nâng cấp và xây dựng mới dung lượng từ 8E1 đến 32 E1.
- Chuyển mạch
Nâng cấp trạm vệ tinh Khoái Châu nâng dung lượng thành 15.000Lines, đảm bảo
đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu thuê bao, xây mới trạm vệ tinh Đồng Tiến dung lượng 25.000
Lines.
- Mạng truyền hình
Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình (gồm cả miễn phí và có
phí) cho cộng đồng sống và làm việc tại khu vực nghiên cứu. Nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình sẽ triển khai mạng của họ tới từng đơn vị qua mạng cáp truyền hình hoặc đầu thu tín
hiệu.
- Mạng truyền dẫn
Giai đoạn đến năm 2020: Tăng dung lượng các tuyến cáp quang hiện có để tăng
dung lượng truyền dẫn liên tỉnh từ 10 đến 20Gbps, tuyến cáp quang nội hạt dung lượng
từ 155 hoặc 622 Mbps và xây dựng mới các tuyến cáp quang đến tất cả các xã để đáp ứng
các nhu cầu ứng dụng CNTT, các dịch vụ băng rộng.
Giai đoạn 2020-2030: cáp quang hóa toàn bộ, tiếp tục nâng cấp dung lượng mạng
cáp quang, nâng tốc độ truyền dẫn lên STM - 4 (622 Mbps) và STM-16 (2,5 Gbps), tăng
số lượng cores cáp quang, hoàn thành các tuyến cáp quang đến trung tâm các xã, đảm bảo
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
71
100% số xã có mạng cáp quang đến trung tâm xã, tăng số lượng các mạch vòng kín ở
những khu vực cho phép, nhằm giảm thiểu các sự cố rủi ro trong quá trình truyền dẫn.
- Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi của khu vực nghiên cứu gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp
chạy trên vỉa hè đường. Hệ thống này được hạ ngầm trên các trục đường chính, mương
dẫn cáp sử dụng kiểu 3 ống/3 lớp và 3 ống/2 lớp. nắp bể cáp sử dụng loại nắp gang tròn
hoặc nắp đan bê-tông.
Ống nhựa bảo vệ cáp dùng ống PVC 110x0,5. Tại mỗi khu qui hoạch sẽ có một
bể kết nối cáp thông tin. Đặc biệt những đoạn qua đường nên sử dụng loại ống sắt hoặc
kẽm 110x0,65
Mạng cáp này sử dụng cáp quang hoặc cáp đồng xoắn, tùy theo điều kiện nhà khai
thác dịch vụ, đường kính 0,5mm, loại cáp có dầu chống ẩm đi trong ống. Tất cả cáp được
đi trong hệ thống cống, bể cáp của mạng ngoại vi.
Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm
thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lí.
Dịch vụ điện thoại di động sẽ được cung cấp cấp bởi mạng điện thoại di động riêng
của các nhà cung cấp dịch vụ.
- Mạng truy cập internet
+ Truy nhập Internet băng rộng sẽ được phát triển theo 2 phương thức qua mạng
cáp nội hạt và vô tuyến:
+ Giai đoạn đầu: phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập Internet qua mạng hữu
tuyến.
+ Giai đoạn 2015 - 2030: phát triển chủ yếu theo công nghệ NGN và công nghệ
kết nối vô tuyến băng thông rộng Wimax với tốc độ truyền dữ liệu cao, có thể lên tới 100
Mbps, khu vực phủ sóng rộng, khả năng bảo mật cao.
- Bưu chính: Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm
bưu cục cấp I, cấp II và cấp III. Giữ nguyên số lượng bưu cục, Các bưu cục được nâng
cấp đầu tư các thiết bị hiện đại, linh động trong việc khai thác nhằm sử dụng tài nguyên
hiệu quả.
5.6 Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
5.6.1 Cơ sở thiết kế:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt
- Các quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên.
- Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị Bô Thời - Dân Tiến.
- Các quy hoạch, tài liệu có liên quan khác
- Các tiêu chuẩn quy phạm, quy định hiện hành.
5.6.2 Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoạn:
Tiêu chuẩn nước thải tính theo tiêu chuẩn cấp nước, tỷ lệ thu gom đạt 90%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
72
TT |
Các khu vực |
Đơn vị tính |
Giai đoạn 2025-
2030 |
Giai đoạn 2040 |
I |
Nước thải |
lít/người-ngày |
Đô thị |
100 |
120 |
Khu vực nông thôn |
100 |
120 |
Công trình công cộng |
%SH |
15 |
15 |
Công nghiệp nhỏ- dịch vụ |
%SH |
10 |
10 |
Khu công nghiệp tập trung |
m3/ngày-ha |
22 40 |
22 40 |
II |
Chất thải rắn (CTR) |
kg/người-ngày |
CTR sinh hoạt |
0,7
(70% được thu
gom) |
0,8
(80% được thu
gom) |
CTR sinh hoạt của công trình
công cộng, khách vãng lai |
1% CTRsh |
1% CTRsh |
CTR công nghiệp |
0,2 tấn/ha-ngày |
0,2 tấn/ha-ngày |
III |
Nghĩa trang |
ha/1000 dân |
Đất nghĩa trang |
0,06 |
0,06 |
5.6.3 Dự báo khối lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang):
A |
Nước thải sinh hoạt |
m3/ngày |
I |
Nước thải khu vực nội thị |
Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga
TOD |
7390 |
Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
725 |
Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ
Mễ Sở - Bình Minh |
4000 |
Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
1356 |
Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp
chất lượng cao |
0 |
II |
Nước thải khu vực ngoại thị |
Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga
TOD |
1750 |
Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
1420 |
Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ
Mễ Sở - Bình Minh |
1530 |
Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
3400 |
Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp
chất lượng cao |
7070 |
B |
Nước thải khu công nghiệp |
CN Minh Châu |
8000 |
CN Yên Phú |
4500 |
CN Hoàn Long |
3000 |
B |
Nước thải khu công nghiệp |
C |
Chất thải rắn (CTR) |
tấn/ngày |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
73
CTR sinh hoạt |
170 |
CTR công nghiệp |
tấn /ngày |
97 |
D |
Nghĩa trang |
Đất nghĩa trang |
ha |
15 |
5.6.4 Thoát nước thải:
1. Nguyên tắc chung:
- Đối với các khu vực xây dựng đô thị, các công trình phân tán độc lập, khu công
nghiệp tập trung: Xây dựng hệ thống thoát nước và các trạm xử nước thải riêng tuỳ theo
chức năng cụ thể.
- Đối với các điểm dân cư nông thôn: Xây dựng cống, mương thoát nước chung.
Các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hợp quy cách có đường cống thoát nước ra
ngoài, tận dụng các khu vực trũng, ao hồ sẵn có để làm sạch tự nhiên bằng hồ sinh học.
Tại các khu vực chăn nuôi nhiều gia súc nên xây dựng hầm bể Biogas, thu khí mêtal làm
chất đốt, phục vụ cho sinh hoạt.
- Trạm bơm nước thải: trong khu vực thiết kế để thu gom toàn bộ nước thải về các
trạm làm sạch để xử lý, nước thải không thể tự chảy mà phải xây dựng các trạm bơm
chuyển tiếp.
2. Quy định chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Nươc thải sinh hoat:
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam có
hiệu lực: QCVN 08 - 2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt);
- TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường, các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT ở khu vực chưa có TXLNT tập trung
b. Nươc thải công nghiệp: Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt
tiêu chuẩn QCVN: 24-2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
c. Nươc thải y tế: Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị. Nước thải sau khi xử lý là loại
nước ngọt, tái sử dụng cho các mục đích: phục vụ nông nghiệp, dự phòng cứu hỏa…
3. Giải pháp thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt (tuân thủ theo nội dung chính QHCXD vùng tỉnh Hưng Yên
và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã nghiên cứu) giải quyết theo các phân vùng
như sau
* Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD
Đối với khu vực đô thị Khoái Châu: nước thải sẽ giải quyết theo nội dung chính
mà quy hoạch chung ĐT Bô Thời đã phê duyệt.
Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được
thu gom đưa về 2 trạm làm sạch để xử lý tập trung với công suất dự kiến TXLSH1: 3.000
m3/ngđ, TXLSH2: 4.000 m3/ngđ.
*Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
Chủ yếu phát triển CN và các cụm dân cư dịch vụ xây dựng phân tán nằm trong
khu công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thoát nước tập trung theo khu vực.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
74
Nước thải sinh hoạt sẽ xử lý theo kiểu bể tự hoại cải tiến (Bastafat) trước khi chảy vào hệ
thống cống chung.
*Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh
Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được
thu gom đưa về trạm làm sạch để xử lý tập trung với công suất dự kiến TXLSH3: 5000
m3/ngđ.
*Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình
Chủ yếu dân cư nông thôn, môi trường sinh thái…xây dựng hệ thống hệ thống
thoát nước chung (nước mưa và nước thải). Các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh hợp
quy cách có đường cống thoát nước ra ngoài, tận dụng các kênh mương nội đồng, ao hồ
có sẵn trong khu vực làng xã, ngoài đồng ruộng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
*Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao
Xây dựng hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước thải. Các hộ gia đình xây
dựng nhà vệ sinh hợp quy cách, các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có tính chất tập
trung, yêu cầu xây dựng cách xa nhà ở, xa giếng nước để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh.
Những chất thải từ khu vực chăn nuôi xây hầm bể Bioga để thu khí đốt phục vụ trong sinh
hoạt, còn chất thải sau bể Bioga sử dụng làm phân bón nông nghiệp.
b. Nươc thải công nghiệp:
- Mỗi loại công nghiệp có tính chất và thành phần nước thải khác nhau nên việc xử
lý cũng theo các công nghệ khác nhau, do đó xây dựng hệ thống thoát nước và trạm làm
sạch tập trung theo dự án riêng của từng loại hình công nghiệp.
c. Nước thải y tế: bệnh viện cấp huyện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước
thải tập trung. Thường chọn công nghệ DEWATS dựa trên nguyên tác hoạt động của vi
sinh vật yếm, hiếu khí để xử lý triệt để các chất hữu cơ có trong nước thải.
5.6.5 Chất thải rắn (CTR):
- CTR sinh hoạt: được phân loại tại nguồn gồm CTR hữu cơ và vô cơ. CTR hữu
cơ được thu gom xử lý chế biến thành phân vi sinh, CTR vô cơ thu hồi mua bán với các
cơ sở tái chế. Các chất thải như thức ăn thừa, rau, củ, quả ... người dân tái chế, tái sử dụng
ngay tại gia đình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Còn lại CTR dạng trơ không dùng
được đem chôn lấp hợp vệ sinh.
Mỗi khu vực thị trấn, xã xây dựng 12 điểm trung chuyển CTR có diện tích 500
1000m2. Có thể kết hợp các đô thị kiền kề nhau xây dựng 1 điểm tập trung chất thải. Đề
xuất chuyển chức năng các BCL quy mô thị trấn, thôn, xã đã được xây dựng thành các
điểm trung chuyển CTR cho huyện.
- Toàn bộ CTR thu gom được trên địa bàn các huyện sẽ hợp đồng với các đơn vị
chuyên trách theo các cấp, chuyển về khu xử lý mà quy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng
Yên đã phê duyệt.
+ Khu xử lý CTR Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ (phục vụ xử lý rác thải
cho toàn huyện Yên Mỹ và Khoái Châu)
+ Khu xử lý CTR Đại Đồng-huyện Văn Lâm (phục vụ xử lý rác thải cho toàn huyện
Văn Giang, Văn Lâm)
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
75
- CTR ytế nguy hại sẽ xử lý bằng lò đốt mà các bệnh viện tuyến huyện phải đầu
tư, hoặc dùng xe chuyên dụng hợp đồng chở đến các nơi có lò đốt CTR nguy hại trong
vùng để xử lý.
5.6.6 Nghĩa trang:
Phân theo các cấp:
- Sử dựng nghĩa trang quy hoạch nông thôn mới theo đơn vị xã, hạn chế các điểm
nghĩa trang nhỏ lẻ ở các thôn, từng bước đóng cửa các nghĩa trang gần khu dân cư.
- Các nghĩa trang hiện có trong đô thị khi hết diện tích sẽ đóng cửa trồng cây xanh
và chôn cất theo quy hoạch chung vùng huyện, vùng tỉnh.
+ Nghĩa trang huyện Văn Giang tại xã Mễ Sở, tổng diện tích khoảng 13ha.
+ Nghĩa trang huyện Yên Mỹ tại xã Lý Thường kiệt, diện tích khoảng 20ha.
+ Nghĩa trang huyện Khoái Châu dự kiến xây mới tại xã Nhuế Dương giáp ranh
với xã Thành Công, diện tích khoảng 15ha.
- Các nghĩa trang của huyện có công nghệ táng là hung táng và cát táng. Sử dụng
công nghệ hỏa táng tại nghĩa trang cấp vùng tỉnh khi nhân dân có nhu cầu.
Nhà tang lễ: mỗi huyện xây dựng 1 nhà tang lễ khoảng 5001000 m2 thuộc khu
vực thị trấn các huyện, có thể gắn với đất trung tâm y tế cấp huyện để thuận tiện phục vụ
cho dân cư đô thị và các xã trong vùng.
6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1 Hiện trạng môi trường
6.1.1 Hiện trạng môi trường văn hóa lịch sử:
Trên địa bàn nghiên cứu nằm ở trung tâm văm hóa vùng đồng bằng sông Hồng với
rất nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc Gia và cấp Tỉnh: Đền Đa Hòa - Bình
Minh, Văn Chỉ Bình Dân - Tân Dân, lăng Nguyễn Bá Khanh - An Vỹ, chùa Lạc Thủy -
Đông Kết, đền Hóa Dạ Trạch - Dạ Trạch, đền Thiết Trụ - Bình Minh, đình Bối Khê - Liên
Khê, chùa Bối Khê - Liên Khê, đình Trung An Vỹ - An Vỹ, đền Hậu - Đông Kết, đền
Ngọc Nha Hạ - TT Khoái Châu, đình Nội Doanh - Đông Ninh, chùa Lãnh Kiến - Đại Tập,
đình Phương Trù - Tứ Dân, đền Phúc Hòa - Bình Kiều, đền Đông Kim - Đông Tảo, đình
Yên Lịch - Dân Tiến, đình Thọ Bình - Tân Dân, đền Ngự Dội - Tứ Dân.
Tại các di tích, lễ hội cổ truyền được tổ chức hàng năm để khai thác, phát huy các
giá trị của di tích trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa đặc trưng tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Đáng chú ý nhất là quần thể Đền Đa Hòa - Binh Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn
với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông
Hồng (Hà Nội - Phố Hiến). Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu
Quang Phục chống giặc nhà Lương.
Một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn nghiên cứu:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
76
1 |
Đền Đa Hòa
- Bình Minh |
Ngôi đền được xây dựng lại năm
1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh
người làng Tổng Mễ đứng ra vận
động nhân tài và vật lực. Đền xây
dựng theo hướng chính Tây trên
một bãi đất bằng phẳng hình chữ
nhật rộng trên 18.000m2. Các
công trình kiến trúc chia làm 3
khu: khu ngoài, khu giữa và khu
trong. Năm 1962 đền Đa Hòa
được nhà nước xếp hạng di tích
Lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp
Quốc gia. |
2 |
Đền Hóa Dạ
Trạch |
Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại
thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch,
huyện Khoái Châu, thờ Chử
Đồng Tử, nhị vị phu nhân và
Triệu Việt Vương ( Triệu Quang
Phục). Không chỉ nổi tiếng với
huyền thoại tình yêu của Chử
Đồng Tử và Tiên Dung công
chúa mà còn gắn với truyền
thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm
Một Đêm), với chiến tích đánh
thắng quân Lương của Triệu
Quang Phục, hay khởi nghĩa Bãi
Sậy và nhiều cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ. |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
77
6.1.2 Hiện trạng môi trường nước:
1. Nước mặt: Chất lượng nước mặt trên địa bàn nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm đặc biệt chất thải từ nguồn chăn nuôi gây ô nhiễm
nguồn nước mặt xung quanh khu vực chăn thả gia súc, ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt. Hiện nay, trang trại chăn nuôi đa phần nằm xen kẽ
trong khu dân cư gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực. Nguồn thải chính từ chăn nuôi đối với nước
sông là nguồn thải từ việc chăn nuôi lợn với số lượng lớn và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư.
Diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu:
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Vị trí lấy mẫu |
QCVN 08 -
MT:2015/BTNMT |
NM1 |
NM2 |
NM3 |
NM4 |
NM5 |
NM6 |
NM7 |
NM8 |
1 |
Ph |
- |
7.61 |
7.97 |
7.75 |
7.63 |
7.01 |
7.38 |
7.14 |
7.28 |
5.5-9 |
2 |
Độ dẫn điện |
mS/cm |
0.72 |
0.47 |
0.746 |
0.461 |
1.34 |
0.394 |
0.475 |
0.533 |
- |
3 |
DO |
mg/l |
5.5 |
5.87 |
4.77 |
5.46 |
3.57 |
5.29 |
5.06 |
4.85 |
>=4 |
4 |
TSS |
mg/l |
18.2 |
33.4 |
26.4 |
11.8 |
87 |
13 |
33 |
19 |
50 |
5 |
COD |
mg/l |
133 |
106 |
116 |
23 |
109 |
53.6 |
97.7 |
94.6 |
30 |
6 |
BOD5 |
mg/l |
3.3 |
11.5 |
26 |
16.8 |
27.8 |
14.2 |
23 |
12.7 |
15 |
7 |
NH4+ |
mg/l |
6.99 |
0.11 |
7.37 |
0.86 |
7.67 |
0.33 |
4.58 |
0.53 |
0.9 |
8 |
PO43- |
mg/l |
3.97 |
1.064 |
2.634 |
2.739 |
10.02 |
0.129 |
0.093 |
0.228 |
0.3 |
9 |
Fe |
mg/l |
0.14 |
0.108 |
0.168 |
0.144 |
0.589 |
0.189 |
0.066 |
0.062 |
1.5 |
10 |
Cd |
mg/l |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
0.0004 |
0.01 |
11 |
Cu |
mg/l |
0.035 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
0.5 |
12 |
Zn |
mg/l |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
1.5 |
13 |
Ni |
mg/l |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
0.1 |
14 |
Pb |
mg/l |
0.0079 |
<0.0015 |
0.0029 |
<0.0015 |
<0.0015 |
<0.0015 |
0.0023 |
0.0116 |
0.05 |
15 |
Tổng dầu mỡ |
mg/l |
1.25 |
1.45 |
1.35 |
1.15 |
3.45 |
1.15 |
1.35 |
1.25 |
1 |
16 |
NO3- |
mg/l |
2.5 |
1 |
3 |
2.43 |
<0.07 |
0.92 |
5.06 |
2.02 |
10 |
17 |
As |
mg/l |
0.003 |
0.003 |
0.002 |
0.011 |
0.005 |
0.0009 |
0.003 |
0.006 |
0.05 |
18 |
Hg |
mg/l |
<0.0003 |
<0.0003 |
<0.0003 |
0.0007 |
0.0006 |
0.0007 |
0.001 |
0.0006 |
0.001 |
19 |
Coliform |
mg/l |
24000 |
1100 |
2400 |
4600 |
11000 |
93 |
430 |
2100 |
7500 |
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017)
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
78
Vị trí các điểm quan trắc:
- NM1: Nước mặt từ sông Từ Hồ Sài Thị, tại Cầu Phủ, thị trấn Khoái Châu, huyện
Khoái Châu
- NM2: Nước mặt tại sông Lũng Lò thuộc thôn 2, xã Ông Đình, huyện Khoái Châu.
- NM3: Nước mặt tại mương gần trường THPT Trần Quang Khải, xã Dạ Trạch,
huyện Khoái Châu.
- NM4: Nước mặt tại hồ ven đê thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh huyện Khoái
Châu
- NM5: Nước mặt tại cầu Cống Vực, thôn Cao Nền, xã Đông Tảo, huyện khoái
Châu
- NM6: Nước mặt tại hồ Tân An thuộc đội 10, xã Đông kết, huyện Khoái Châu
- NM7: Nước mặt tại hồ thôn Cẩm Khê, xã liên Khê, huyện Khoái Châu (hồ gần
UBND xã Liên Khê)
- NM8: Nước mặt tại hồ thôn Nhân Lý, Xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu (hồ đối
diện
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại 8 điểm khác
nhau trên địa bàn nghiên cứu cho thấy 7/8 mẫu nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu
cơ, 4/8 mẫu nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm NH4+. Tại khu vực Cầu Phủ, thị trấn Khoái
Châu chỉ tiêu coliform vượt giới hạn cho phép 3.2, Cống Vực, thôn Cao Nền, xã Đông
Tảo, huyện khoái Châu có chỉ tiêu amoni vượt từ 8.5 lần coliform vượt 1,47 lần. Các chỉ
tiêu phân tích về kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung các mẫu
nước mặt tại khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng, dầu mỡ, coliform, chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng.
2. Nước ngầm:
Chất lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm coliform.
Tham khảo kết quả quan trắc mạng lưới tỉnh Hưng Yên năm 2017 cho thấy, nước ngầm
tại các điểm quan trắc hộ dân trong làng nghề miến dong Tứ Dân có chỉ tiêu coliform vượt
14.3 lần so với QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. Hiện nay nguồn nước ngầm trên địa bàn
đang có dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, mực nước của các tâng chứa nước giảm liên
tục.(Nguồn Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017).
6.1.3 Hiện trạng môi trường không khí:
Căn cứ vào quá trình khảo sát, kết quả quan trắc và phân tích hiện trạng chât lượng
môi trường không khí tại một số điểm trên địa bàn vào tháng 12 năm 2017 cho thấy nguồn
gây tác động chính tới môi trường không khí xung quanh của các huyện từ các hoạt động
giao thông vận tải, hoạt động từ các hộ chăn nuôi. Kết quả quan trắc môi trường không
khí tại một số điểm đại diện trên địa bàn được thế hiện qua bảng sau:
Tiếng ồn |
dBA |
18.1 |
19.5 |
17.3 |
16.8 |
16.9 |
70 |
Bụi lơ lửng |
µg/m3 |
80.6 |
64.7 |
79.3 |
84.6 |
79.5 |
300 |
SO2 |
µg/m3 |
0.6 |
1.2 |
0.8 |
1.3 |
0.6 |
350 |
NO2 |
µg/m3 |
82.6 |
75.2 |
72.9 |
66.7 |
66.2 |
200 |
Pb** |
µg/m3 |
66.7 |
66.7 |
33.3 |
83.3 |
50 |
- |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
79
CO** |
mg/m3 |
22.33 |
20 |
21.67 |
25 |
26.67 |
30 |
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017)
-GHCP: giới hạn cho phép viện dẫn theo
+ (a) QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
+(b) QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn(từ 6 đến
21h) đối với khu vực thông thường.
Vị trí lấy mẫu quan trắc:
- K01: Không khí khu vực chợ Đông Tảo, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu
- K02: Không khí khu vực chợ Lưu ly (chợ Phủ) thị trấn Khoái Châu
- K03: Mẫu không khí khu vực bến đò Tân Châu, thôn Hồng Châu, xã Tân Châu
- K04: Mẫu không khí khu vực lò gạch xã Đông Kết
- K05: Không khí khu vực thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy chất lượng không khí tại các vị trí trên
địa bàn nghiên cứu còn khá tốt. Cụ thể, hầu hết các chỉ tiêu phân tích tại các vị trí trên
khu chợ, khu vực lò gạch, khu vực dân cư và khu vực UBND xã Phùng Hưng đều nằm
trong giới hạn cho phép QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); QCVN 26: 2010/BTNMT và quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông thường.
6.1.4 Hiện trạng môi trường đất:
1. Địa chất và khoáng sản:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất được hình
thành do bồi đắp phù sa của các sông trong khu vực có thành phần cơ giới từ đất thịt nhẹ
đến đất thịt cát pha nhiễm chua và nghèo lân, đặc biệt là trồng lúa và cây công nghiệp
ngắn ngày khá phong phú. Nhìn chung đa phần các loại đất trên địa bàn có độ phì khá,
thích hợp để canh tác các loại cây trồng ngắn ngày và lâu năm. Về cơ bản, tài nguyên đất
của khu vực đáp ứng được yêu cầu phát triển của một nền thâm canh với cơ cấu sản phẩm
đa dạng.
- Nguồn khoáng sản trong lòng đất của khu vực chưa được điều tra một cách có hệ
thống và chưa có một mỏ nào được thăm dò chi tiết, song theo tổng cục địa chất khoáng
sản Việt Nam cho biết tại tỉnh Hưng Yên có khoảng 16 mỏ khoáng sản hoặc điểm khoáng
sản, trong đó có 1 mỏ than nâu, 1 mỏ nước khoáng, còn lại là vật liệu xây dựng thông
thường. Cho đến nay các tài liệu điều tra khảo sát trên khu vực nghiên cứu đều cho thấy
Hưng Yên là một tỉnh không giàu tài nguyên khoáng sản.
2. Chất lượng đất:
- Hiện nay hầu hết các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, nhất là những vùng
chuyên canh rau, màu phân bón nói chung và phân hóa học nói riêng đang bị lạm dụng.
Ở Hưng Yên lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây
không có biến động lớn. Ở nước ta lượng phân bón tồn dư trong đất chiếm trung bình
khoảng 60%. Đây sẽ là nguồn hóa chất có nguy cơ làm cho đất ô nhiễm.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
80
- Ở những vùng thâm canh lúa nước, các vùng thâm canh rau màu thì dư lượng này
còn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên các tác động tiêu cực của các loại phân bón hóa học đến
môi trường đất không tức thời mà sau một thời gian dài tác động mới rõ rệt. Các loại phân
vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCL, Super phốt phát còn tồn dư axit làm
chua đất, nghèo kiệt kation kiềm, xuất hiện nhiều độc tố trong đất như Al3+, Fe3+, …giảm
hoạt tính sinh học của đất và năng xuất cây trồng.
- Ô nhiễm do sử dụng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật: Tình hình sử dụng hóa chất
và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng
nằm trong bối cảnh chung của cả nước, lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất sử dụng
ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh.
- Ô nhiễm đất do các làng nghề và điểm dân cư: Do các làng nghề nằm xen kẽ với
các khu dân cư, sản xuất theo công nghệ lạc hậu nên đã gây ô nhiễm môi trường nói chung
và môi trường đất nói riêng khá nghiêm trọng: Làng nghề làm mứt xã Bình Minh, Làng
nghề hương mộc Minh Khai Đại Tập, v.v…
- Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt ở nông thôn: Môi trường một số vùng nông
thôn trong khu vực đang bị ô nhiễm. Lượng rác thải trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng
tăng. Nhiều nơi chưa thu gom rác thải tập trung xử lý đơn giản.
- Ô nhiễm tự nhiên: Sạt lở mang tính chất cục bộ nhất là đối với bãi bồi ngoài đê.
Lầy hóa trong đê do quá trình trị thủy sông Hồng và kèm theo đó là những ô trũng trong
đê không được bồi đắp đắp sẽ có xu hướng hạ thấp cao độ tương đối và phát triển lầy hóa.
Những diện tích bị lầy hóa có nguy cơ ô nhiễm đặc biệt trong quá trình phát triển đô thị
hóa với lượng xả thải càng lớn và những địa điểm này thường trở thành những nơi tích tụ
các chất thải đặc biệt là nước thải.
Hiện tại chưa có số liệu nào về các điểm ô nhiễm hoặc suy thoái do sử dụng phân
hóa học trên địa bàn nghiên cứu tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học chưa cân đối
như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.
6.2 Đánh giá môi trường chiến lược
6.2.1 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường:
1. Mục tiêu:
Đánh giá môi trường chiến lược gắn với quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường
liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và với từng đơn vị không gian lãnh thổ; đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên,
nâng cao năng lực quản lý môi trường theo không gian lãnh thổ quy hoạch và theo các
ngành; đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên; bảo tồn đa
dạng sinh học; đồng thời tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử.
Quy định chung vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040
với các mục tiêu như sau:
- Đảm bảo chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại các cụm, điểm
công nghiệp, các tuyến đường giao thông chính khu vực.
- Xây dựng hệ thống thoát, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải y tế và sinh hoạt
cho toàn khu vực.
- Bảo tồn và phát huy hệ sinh thái ven sông Hồng, duy trì đa dạng sinh học.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
81
- Cải thiện chất lượng nước sông Hồng, Từ Hồ Sài Thị, sông Lũng Lò...
- Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực ngoại thị.
- Có các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Các chỉ tiêu môi trường cần đạt được trong kỳ quy hoạch:
a. Chất lượng nươc:
- Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt tại các đô thị, điểm dân cư đạt QCVN
14:2008/BTNMT, xử lý nước thải các khu công nghiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận loại.
- Đảm bảo chất lượng nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT, nước ngầm đạt
QCVN 09:2008/BTNMT.
- Đảm bảo đến năm 2025, 100% dân số đô thị và nông thôn được sử dụng nước
sạch.
b. Chất lượng không khí:
- Xử lý triệt để khí thải các khu, cụm công nghiệp đạt QCVN 19:2009/BTNMT.
- Đảm bảo chất lượng không khí tại các đô thị, điểm dân cư đảm bảo QCVN
05:2009/BTNMT
c. Chất lượng đất: Đảm bảo chất lượng đất canh tác đạt QCVN 03:2008/BTNMT.
d. Chất thải rắn: 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom và xử lý
đảm bảo môi trường.
e. Tai biến môi trường, lũ lụt: Đảm bảo tất cả các khu đô thị không bị ngập úng.
f. Xã hội: Cung cấp đầy đủ hạ tầng xã hội như nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục,
chăm sóc y tế, việc làm cho 100% người dân đô thị, khu công nghiệp, 90% cho người dân
nông thôn.
3. Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường:
- Kết nối không gian kinh
tế của Thủ đô Hà Nội với
không gian phát triển kinh
tế của tỉnh Hưng Yên dọc
tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên theo định
hướng Điều chỉnh Quy
hoạch xây dựng vùng Thủ
đô Hà Nội, định hướng
xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên. |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. |
- Định hướng phát triển,
kết nối các không gian đô
thị, cảnh quan và hạ tầng
kỹ thuật cho các đô thị và
khu chức năng ngoài đô
thị dọc tuyến đường liên
tỉnh Hà Nội - Hưng Yên |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải
rắn không được thu gom và xử lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý môi trường khu vực. |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
82
- Kiểm soát không gian
phát triển đô thị, các khu
chức năng ngoài đô thị
phù hợp với định hướng
về phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hưng Yên &
các huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ & Văn Giang |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Phát triển du lịch vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương
vừa nâng cao đời sống cho người dân.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Bảo tồn & phát huy được giá trị các công trình văn hóa - lịch
sử.
- Bảo tồn các di tích phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
và phát triển du lịch của địa phương. |
* Nhận xét:
Các giải pháp tổ chức không gian và sử dụng đất đai của đồ án hướng tới các mục
tiêu môi trường, tăng cường, phát huy lợi thế của các yếu tố môi trường phục vụ cho phát
triển đô thị. Tuy nhiên cần có giải pháp quản lý tốt dựa trên cộng đồng về công tác bảo vệ
môi trường do việc phát triển phân tán và cần quan tâm đến công tác ổn định dân cư do
việc giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị gây ra.
Hệ thống hạ tầng được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng sống cho dân cư
tuy nhiên cũng dẫn đến các nguy cơ ô nhiễm do sự gia tăng các phương tiện giao thông,
thay đổi hướng tuyến, bề mặt và các vùng lưu giữ nước tạm thời là nguyên nhân tạo ra
thoát nước không bền vững nếu không có giải pháp quy hoạch và công tác quản lý phù
hợp và chặt chẽ.
6.2.2 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoạch:
1. Xu hướng biến đổi thành phần môi trường:
a. Xu hương diễn biến môi trường không khí:
- Nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực là
hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt động sinh hoạt
dân sinh.
- Mạng lưới giao thông tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khu vực, song cũng gây
ảnh hưởng đến dân cư do hầu hết các khu dân cư đều nằm dọc theo tuyến đường bộ như
cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ. Nguồn thải từ các phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí chính. Giao thông tiếp tục được tăng lên sẽ ảnh hưởng đến không
khí và phát tán ô nhiễm rộng hơn, các phương tiện cá nhân góp phần làm gia tăng đáng
kể quy mô và mức độ ô nhiễm. Các nguồn thải sẽ được quản lý nhưng công trình xây
dựng sẽ tạo ra nhiều bụi.
* Khí thải sinh hoạt:
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải sinh hoạt nếu không
được xử lý tại các khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
1 |
Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD |
273.30 |
230.14 |
3790.18 |
863.04 |
309.26 |
2 |
Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
69.87 |
58.84 |
968.99 |
220.64 |
79.06 |
3 |
Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ
Sở - Bình Minh |
167.68 |
141.21 |
2325.49 |
529.52 |
189.75 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
83
4 |
Phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
156.86 |
132.10 |
2175.46 |
495.36 |
177.50 |
5 |
Phát triển nông thôn, nông nghiệp chất
lượng cao |
244.29 |
205.72 |
3387.87 |
771.43 |
276.43 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải sinh hoat tai vùng dọc
tuyến Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040.
* Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: Chất lượng không khí bị ảnh
hưởng từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm: từ các ống khói, lò đốt …phát sinh khí độc
SO2, NOx gây ra các bệnh về đường hô hấp, nặng có thể bị ngộ độc cấp tính.
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm môi trường có trong khí thải công nghiệp
nếu không qua xử lý của khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
Khí thải công nghiệp |
Năm |
Bụi |
SO2 |
SO3 |
NOx |
CO |
Năm 2040 |
3987.77 |
20841.76 |
451.45 |
8502.23 |
1504.82 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải công nghiệp
trong khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Theo định hướng quy hoạch, khí thải công nghiệp được thu gom và xử lý riêng,
theo từng cụm công nghiệp. Khí thải công nghiệp cần được xử lý đạt QCVN
20:2009/BTNMT.
.000
500.000
1000.000
1500.000
2000.000
2500.000
3000.000
3500.000
4000.000
Khu vực đô thị
Khoái Châu &
ga TOD
Phát triển CN,
dân cư dịch vụ
Hoàn Long -
Yên Phú
phát triển du
lịch, dân cư dịch
vụ Mễ Sở - Bình
Minh
phát triển sinh
thái, cảnh quan
môi trường
Đông Tảo - Ông
Đình
phát triển nông
thôn, nông
nghiệp chất
lượng cao
TSP
SO2
NOx
CO
THC
3987.773
20841.757
451.446
8502.233
1504.82
0
5000
10000
15000
20000
25000
Bụi SO2 SO3 NOx CO
Năm 2025 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
84
b. Xu hương diễn biến môi trường nươc: Nguồn tác động chính là nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp.
* Nước thải sinh hoạt:
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt nếu không
được xử lý tại các khu vực dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 2040 |
TT |
Khu vực |
SS |
BOD5 |
COD |
Tổng N |
Tổng P |
1 |
Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD |
3955.60 |
2157.60 |
3452.16 |
503.44 |
122.26 |
2 |
Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long
- Yên Phú |
1011.29 |
551.61 |
882.58 |
128.71 |
31.26 |
3 |
phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở -
Bình Minh |
2426.99 |
1323.81 |
2118.10 |
308.89 |
75.02 |
4 |
phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường
Đông Tảo - Ông Đình |
2270.40 |
1238.40 |
1981.44 |
288.96 |
70.18 |
5 |
phát triển nông thôn, nông nghiệp chất
lượng cao |
3535.73 |
1928.58 |
3085.73 |
450.00 |
109.29 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong nươc thải sinh hoat tai vùng dọc
tuyến liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
Nếu nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT thì tải
lượng chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận giảm nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình xây dựng
và phát triển đô thị cần ưu tiên và tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để
đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra không ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi
trường nước trong khu vực.
* Nước thải công nghiệp:
Đơn vị: kg/ngày
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đến năm 2040 |
Năm |
TSS |
BOD5 |
COD |
Tổng N |
Tổng P |
2040 |
3461.09 |
2934.40 |
6094.52 |
1128.62 |
158.01 |
.000
500.000
1000.000
1500.000
2000.000
2500.000
3000.000
3500.000
4000.000
Khu vực đô
thị Khoái
Châu & ga
TOD
Phát triển CN,
dân cư dịch vụ
Hoàn Long -
Yên Phú
phát triển du
lịch, dân cư
dịch vụ Mễ Sở
- Bình Minh
phát triển sinh
thái, cảnh
quan môi
trường Đông
Tảo - Ông
Đình
phát triển
nông thôn,
nông nghiệp
chất lượng cao
SS
BOD5
COD
TỔNG N
TỔNG P
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
85
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong nươc thải công nghiệp
trong khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Theo định hướng quy hoạch, nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý riêng,
theo từng cụm công nghiệp. Cần quản lý và xử lý nước thải công nghiệp theo đúng quy
định trước khi thải ra môi trường.
6.2.3 Định hướng phân vùng bảo vệ môi trường:
1. Các tiểu vùng được phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên.
- Tính đặc thù về phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên.
- Tập hợp các vấn đề bức xúc về môi trường và tai biến thiên nhiên.
2. Theo các tiêu chí mang tính nguyên tắc nói trên, khu vực nghiên cứu được chia
thành 4 tiểu vùng môi trường. Các tiểu vùng môi trường bao gồm:
- Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD.
- Phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
- Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh.
- Phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình và Phát triển
nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao.
6.2.4 Giải pháp bảo vệ môi trường tại các phân vùng khi thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp chung:
Để xây dựng theo quy hoạch được duyệt đảm bảo phát triển đô thị bền vững, ngoài
các chính sách chung của Nhà nước có thể áp dụng một số chính sách cụ thể bảo vệ và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường sau:
- Bắt buộc tất cả các dự án triển khai trên địa bàn vùng dọc tuyến liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải được cấp có thẩm
quyền thẩm định.
- Có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và khai thác
sử dụng trong khu vực khi áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để bảo vệ
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng bể tự hoại trong từng
hộ gia đình để sử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi thoát ra hệ thống
cống thoát nước thải chung.
0
2000
4000
6000
8000
Năm TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
86
- Có chính sách và chế tài cụ thể đối với việc quản lý, giám sát tác động tới môi
trường đồng thời đề ra chương trình và kế hoạch quản lý các hoạt động liên quan tới môi
trường.
- Có chính sách hỗ trợ các hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trong khu vực.
- Có chính sách tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức và có chế tài cụ thể để
mọi người tham gia hoạt động trong khu vực phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Các giải pháp cụ thể:
a. Khu vực đô thị Khoái Châu và ga TOD:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; duy trì hệ
thống cây cảnh quan, khôi phục hệ thống mặt nước xen kẽ khu dân cư.
- Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 39, đường tỉnh 383, 377, 379,
đường huyện 50...nhằm giảm thiểu ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao
thông vận tải.
- Phân luồng giao thông hợp lý, hạn chế các phương tiện phát thải lớn đi qua khu
vực trung tâm đô thị.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Từ Hồ Sài Thị,
sông Điện Biên kiểm soát nước thải sau xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi
đổ ra nguồn tiếp nhận; Tăng cường cây xanh sinh thái ven sông, phát triển các khu đô thị
mới ven sông đi đôi với bảo vệ môi trường nước mặt.
- Nước thải y tế: Nước thải các cơ sở y tế phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
- Đối với các khu, cụm và các xí nghiệp công nghiệp cần sử dụng các biện pháp
sau:
+ Thu gom và xử lý triệt để nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong
KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Kiểm soát nước thải sau xử lý
đạt QCVN 24:2009/BTNMT
+ Các nhà máy xí nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các khu vực
phát sinh ô nhiễm đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 05:2009/BTNMT, 06:2009/BTNMT và
đảm bảo độ ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất đạt QCVN 26:2010/BTNMT
b. Khu vực phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; duy trì hệ
thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
- Nước thải y tế: Nước thải các cơ sở y tế phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
+ Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 39, đường tỉnh 382, 379, đường
huyện 23...nhằm giảm thiểu ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận
tải.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
87
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Ngưu Giang,
sông Đông Quê...
- Đối với các khu, cụm và các xí nghiệp công nghiệp cần sử dụng các biện pháp
sau:
+ Thu gom và xử lý triệt để nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong
KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Kiểm soát nước thải sau xử lý
đạt QCVN 24:2009/BTNMT
+ Các nhà máy xí nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các khu vực
phát sinh ô nhiễm đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 05:2009/BTNMT, 06:2009/BTNMT và
đảm bảo độ ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất đạt QCVN 26:2010/BTNMT
c. Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị và nông thôn;
duy trì hệ thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
+ Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 382,378... nhằm giảm thiểu ô
nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận tải.
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam:
QCVN 08: 2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt).
- Xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu và thoát nước; bố trí các trạm bơm và hồ điều
hòa cho các khu vực có điều kiện tiêu thoát nước khó khăn và những khu vực có hệ thống
đê bao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh.
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo dưỡng, nâng cấp kè những khu vực có nguy cơ sạt
lở ven sông Hồng.
D/ Phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình và Phát triển
nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao.:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị và nông thôn;
duy trì hệ thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Hồng, sông
Mười, sông tây Tân Hưng...
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
- Duy trì, cải tạo và chống san lấp, lấn chiếm, thu hẹp hệ thống ao, hồ, sông, suối
trong đô thị, thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu và thoát nước; bố trí các trạm bơm và hồ điều
hòa cho các khu vực có điều kiện tiêu thoát nước khó khăn và những khu vực có hệ thống
đê bao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh.
- Ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm tại các khu tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và
trong canh tác nông nghiệp.
- Ngăn chặn tình trạng xâm lấn đê và dọc theo các dòng chảy.
- Kiểm soát hành lang thoát lũ sông Hồng và xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ khu
vực. Phục hồi các dòng chảy trong phạm vi các tuyến đường thoát lũ, xây dựng các hồ
điều hòa.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
88
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo dưỡng, nâng cấp kè những khu vực có nguy cơ sạt
lở ven sông Hồng.
6.2.5 Quan trắc môi trường:
1. Mục tiêu:
- Cung cấp số liệu cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa ra những chính sátch
quản lý môi trường có hiệu quả, đồng thời để các doanh nghiệp, cơ sở chủ động điều tiết
các hoạt động của mình sao cho đảm bảo các yêu cầu về môi trường; Đánh giá hiệu quả
của các biện pháp xử lý & khống chế ô nhiễm môi trường đã thực hiện
- Có bộ dữ liệu diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh Hưng Yên làm cơ sở xây
dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững.
2. Tần suất quan trắc:
Để bảo đảm đánh giá hiện trạng và chất lượng môi trường được tốt, phục vụ hiệu
quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường của vùng, tần suất quan trắc đối với các
thành phần môi trường tối thiểu phải như sau:
- Môi trường không khí - hàng quý (3 tháng một lần).
- Môi trường nước lục địa - hàng quý (3 tháng một lần).
- Môi trường đất - một năm 2 lần.
- Chất thải rắn - hàng quý (3 tháng 1 lần).
- Tiếng ồn - hàng quý (3 tháng 1 lần).
3. Các đối tượng quan trắc, vị trí và mục đích quan trắc:
Môi
trường
nước |
- Nguồn nước cấp
- Nước thải sinh hoạt đô thị sau các trạm xử lý nước
thải (TXLNT) sinh hoạt.
- Nước thải công nghiệp sau các TXLNT công
nghiệp.
- Nước ngầm xung quanh TXLNT. |
QCVN 01:2009/BYT
QCVN14:2008/BTNMT
QCVN
24:2009/BTNMT |
Không khí |
- Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực công cộng...
- Ở khu vực các TXLNT, nút giao thông chính, do
phương tiện giao thông đường bộ. |
QCVN
20:2009/BTNMT
QCVN
05:2009/BTNMT |
Tiếng ồn |
- Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực chợ, bến bãi vật liệu xây
dựng, khu dân cư, khu công cộng.
- Tại nút giao thông chính (ồn do phương tiện giao
thông đường bộ). |
QCVN
26:2010/BTNMT |
Đất |
Các khu vực dùng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ
sâu, phân hoá học). |
QCVN03:2008/BTNMT,
QCVN
04:2008/BTNMT
QCVN
25: 2009/BTNMT |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
89
7 CHƯƠNG TRÌNH & DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
7.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư
- Đẩy mạnh các động lực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn. Phát triển các
kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, tăng khả năng thu hút đầu tư.
- Phát triển cơ sở HTKT, HTXH và nhà ở.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế tác động xấu trong quá trình phát triển.
- Tăng cường quản lý đô thị.
7.2 Các dự án ưu tiên đầu tư
7.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn:
- Đường vành đai IV đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên.
7.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý:
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.56 đoạn từ Km0+000 đến Km3+500 (Dốc Bái
- Bến đò Đông Ninh), huyện Khoái Châu.
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.53 đoạn Km0+000 -Km2+400, huyện Khoái
Châu.
- Dự án đoạn tuyến nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, huyện Khoái Châu.
- Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh, mương thủy lợi trên địa bàn.
- Các dự án đầu tư xây dựng mới, hoàn thiện, nâng cấp các trường phổ trung học,
trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trên địa bàn Tỉnh.
- Các dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp các trạm y tế cấp xã, thị trấn.
- Các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế các bệnh viện,
trung tâm y tế; nhà máy xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, công trình văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa
bàn Tỉnh.
- Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch cấp tỉnh Đa Hòa - Dạ Trạch.
- Dự án tái định cư xã Bình Minh, huyện Khoái Châu.
7.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư:
1. Công nghiệp - thương mai - du lịch:
- Dự án xây dựng hạ tầng KCN Tân Dân.
- Dự án xây dựng hạ tầng CCN tại khu vực Hoàn Long - Yên Phú (h. Yên Mỹ).
- Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ nông thôn.
- Các dự án trung tâm thương mại, siêu thị.
- Dự án sân golf Sông Hồng (18 lỗ), quy mô khoảng 100ha.
2. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi:
- Dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến rau, quả an toàn gắn với vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
90
- Dự án đầu tư vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (150 - 200ha).
- Dự án đầu tư xây dựng siêu thị nông nghiệp.
- Các dự án sản xuất, chế biến rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap.
- Các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung.
3. Giao thông vận tải:
- Xây dựng các bến xe khách, xe buýt, trạm nghỉ xe khách đường dài.
- Nâng cấp các tuyến đường sông, bến tàu phục vụ du lịch.
5. Xã hội - Môi trường:
- Nhà máy xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp.
- Dự án tái chế rác thải theo công nghệ hiện đại.
6. Ha tầng đô thị:
- Dự án chỉnh trang sông
- Các khu nhà ở cho người thu nhập thấp, khu nhà ở công nhân.
- Khu đô thị dọc đường huyện ĐH57.
- Khu biệt thự sinh thái Sông Hồng.
- Khu công viên vui chơi - giải trí tại Mễ Sở (h. Văn Giang).
7.2.4 Các dự án quy hoạch đô thị:
Rà soát toàn bộ các đồ án quy hoạch xây dựng: Từ quy hoạch xây dựng vùng đến
quy hoạch chung các đô thị, lập quy hoạch chung cho các đô thị mới và đô thị hiện có.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
91
8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
8.1 Công tác lập & điều chỉnh quy hoạch
8.1.1 Lý do & sự cần thiết phải lập, điều chỉnh quy hoạch:
Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như các định hướng quy hoạch được
lập từ nhiều năm trước đây có những yếu tố không còn phù hợp với xu thế mới, cũng như
đã đến kỳ điều chỉnh theo luật định.
Trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch, nhóm nghiên cứu thấy có một số nội
dung định hướng lớn chưa có sự đồng nhất giữa các quy hoạch, ví dụ như: Hướng tuyến
đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, có sự khác nhau giữa QHTTPT hệ thống đường bộ cao
tốc Việt Nam với ĐCQHXD vùng Thủ đô Hà Nội; giữa QHXD vùng tỉnh với QHCXD
đô thị Bô Thời - Dân Tiến. Hoặc như, theo Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13,
ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính. Đối chiếu với tiêu chuẩn thành lập thị xã về diện
tích từ 200km2 trở lên, số đơn vị hành chính cấp xã phụ thuộc có từ 10 đơn vị trở lên thì
việc thành lập thị xã Bô Thời - Dân Tiến như trong nội dung định hướng của đồ án QHXD
vùng tỉnh là không còn phù hợp.
Đặc biệt là sau khi Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì các tỉnh trong vùng cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch
phòng chống lũ, đê điều cho phù hợp.
8.1.2 Những đồ án, dự án quy hoạch cần điều chỉnh:
Đảm bảo sự nhất quán, các quy hoạch cấp trên làm cơ sở cho các quy hoạch cấp
dưới triển khai thì một số quy hoạch sau đây cần ưu tiên, nghiên cứu lập, điều chỉnh:
1. Điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ:
a. Mục tiêu của việc lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa Quyết định số 257/QĐ-TTg, ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình.
- Chủ động phòng, chống lũ, bão trên lưu vực các sông có đê trên địa bàn Tỉnh góp
phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
- Làm cơ sở pháp lý để lập quy hoạch đê điều, lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên quan khác của tỉnh.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Xác định cụ thể mức đảm bảo phòng, chống lũ cho hệ thống sông có đê trên địa
bàn Tỉnh.
- Xác định cụ thể lũ thiết kế của các tuyến sông có đê gồm mực nước và lưu lượng
lũ thiết kế.
- Xác định không gian thoát lũ cho các tuyến sông.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn
thiết kế.
- Đề xuất giải pháp và các quy định cụ thể về quản lý, khai thác và sử dụng các bãi
sông.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
92
c. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ tỉnh Hưng Yên.
2. Lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên:
a. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa các quy hoạch của quốc gia, vùng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
bền vững, lâu dài để tỉnh Hưng Yên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Thủ
đô Hà Nội.
- Điều phối, kiểm soát sự phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững trên cơ sở phát
triển KT - XH và bảo vệ môi trường.
- Phục vụ công tác chỉ đạo, lập kế hoạch triển khai của UBND tỉnh Hưng Yên và
các sở ngành trong tỉnh.
- Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quản lý xây dựng phát triển, lập và điều chỉnh
các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành;
là cơ sở phục vụ công tác quản lý và đề xuất cơ chế chính sách quản lý phát triển vùng.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội: Làm rõ vị
thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng; Vai trò và hiệu quả của các công trình sản xuất
và dịch vụ công cộng trong việc phát triển vùng; Quỹ đất phát triển; Các ưu thế và nguồn
lực chủ yếu phát triển vùng; Những khó khăn, thách thức phát triển vùng; Đánh giá tổng
hợp các dự án quy hoạch xây dựng trong vùng.
- Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng: Phân vùng phát triển kinh tế:
Phân bố các khu, cụm sản xuất (công, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương
mại...); Các khu công nghiệp, khu kinh tế, hành chính; Tổ chức hệ thống mạng lưới đô
thị, điểm dân cư nông thôn: Cơ sở hình thành; phân cấp, phân loại theo không gian lãnh
thổ và quản lý hành chính; Mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư
nông thôn; Các vùng, các trục hành lang đô thị hóa, các cực phát triển.
- Định hướng phát triển Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội; Định
hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Đánh giá môi trường chiến lược.
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo lực phát triển đô thị về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường; sắp xếp danh mục các dự án theo thứ
tự ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng, phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị
nguồn vốn đầu tư.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ tỉnh Hưng Yên.
3. Lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Khoái Châu mở rộng:
a. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá định hướng phát triển KT - XH của tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái
Châu, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên; Làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng
đề án công nhận huyện Khoái Châu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch và làm tiền đề
cho các bước chuẩn bị đầu tư tiếp theo trên địa bàn.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Đánh giá thực trạng, ưu thế, nguồn lực và những cơ hội mới của đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
93
- Xác định những mục tiêu phát triển.
- Xác định tính chất, quy mô phát triển, dân số, lao động và vấn đề đô thị hóa.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị và định hướng phát triển không gian nông
thôn (các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp, các trung tâm hỗ trợ
phát triển nông nghiệp) gắn với quy hoạch sử dụng đất và các hướng phát triển không
gian trọng yếu trong huyện; Định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông,
chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, xử lý CTR, nghĩa trang) và vấn đề
bảo vệ môi trường.
- Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Gồm thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường
tỉnh lộ ĐT379, ĐT 383, ĐT384, đường nối hai đường cao tốc, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
4. Xây dựng chương trình phát triển đô thị Khoái Châu:
a. Mục tiêu & nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị của huyện.
- Làm cơ sở cho việc đề nghị phân cấp, phân loại đô thị; xác định lộ trình đầu tư
phát triển đô thị, các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch
cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đến năm 2040; tập trung nguồn lực đầu tư, triển
khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm hoàn thiện cơ chế chính
sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu tư vào mục tiêu xây dựng đô thị,
nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn
lực phát triển hệ thống đô thị.
- Nâng cao chất lượng sống cho người dân sống trong đô thị, giữ gìn những giá trị,
bản sắc văn hóa của đô thị; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, kiến
trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, hiện đại.
8.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:
- Thống nhất quy hoạch, thống nhất tập trung chỉ đạo. Có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các sở, ban ngành, các phòng ban, các xã, thị trấn trong huyện.
- Kế hoạch hoá từng giai đoạn phát triển, lựa chọn ưu tiên đầu tư trọng điểm có tác
dụng tạo sức bật phát triển.
- Phân quyền rõ ràng cấp huyện và cấp xã về nghĩa vụ, quyền hạn vừa đảm bảo
tính chỉ đạo tập trung vừa đảm bảo tính dân chủ, độc lập, hợp tác cùng phát triển.
- Căn cứ trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành trong
tỉnh, huyện và các phường xã thực hiện theo chức năng cụ thể của mình.
- Các ban ngành đối chiếu quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên với các qui hoạch chuyên ngành, khớp nối phù hợp và xây dựng các dự
án đầu tư theo từng giai đoạn.
- UBND các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ xây dựng các chương trình
phát triển cụ thể theo quy hoạch này trình tỉnh để có kế hoạch triển khai hợp lý.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chương trình và
có biện pháp khai thác các nguồn vốn thực hiện, đề xuất và kiến nghị về chính sách phù
hợp với mục tiêu từng giai đoạn thực hiện.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
94
9 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
9.1 Kết luận:
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm
2040 được lập, đã bám sát các yêu cầu của Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, phù hợp với
các nguyên tắc và định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt
Nam, Quy hoạch xây dựng vùng vùng Thủ đô Hà Nội, phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH của tỉnh Hưng Yên và huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang.
Đến năm 2040, vùng lập quy hoạch là khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có
hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh, có nền kinh tế
tăng trưởng theo hướng thân thiện môi trường.
9.2 Kiến nghị:
Để quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến
năm 2040, từng bước được triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra, có một
số trọng tâm cần chỉ đạo và xem xét sau:
1. Công tác lập quy hoach, nâng loai đô thị, chương trình phát triển đô thị:
Sau khi quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường được duyệt, thì việc triển khai
lập quy hoạch chung cho đô thị Khoái Châu mở rộng có thể xem xét làm ngay. Yêu cầu
đặt ra đối với công tác lập QHC là cần đảm bảo quy mô dân số, tính chất, hướng phát triển
của đô thị tuân thủ theo định hướng chính của quy hoạch này để đảm bảo tính thống nhất
về mặt phân bổ dân số với khả năng đô thị hóa và cơ sở kinh tế - kỹ thuật của riêng từng
địa bàn.
Căn cứ vào quy hoạch xây dựng vùng được duyệt, tình hình phát triển KT-XH của
các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang, căn cứ vào thực trạng và khả năng phát triển
của các đô thị, chính quyền các địa phương có thể tiến hành xây dựng đề án chương trình
phát triển đô thị, nâng loại đô thị theo các giai đoạn cho phù hợp với quy mô dân số và
các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra trong Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13, ngày
25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị.
2. Công tác lập chương trình phát triển nhà ở đô thị:
Trước bối cảnh thực tiễn và các yêu cầu phát triển, việc lập chương trình phát triển
nhà ở đô thị cho các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang sau khi quy hoạch này được
duyệt là điều cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của
nhân dân, tạo động lực phát triển đô thị theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Căn cứ theo chương trình phát triển nhà ở, các đồ án quy hoạch chung đô thị phải xác
định cụ thể diện tích và phân bố quỹ đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để
xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà thương mại, vv… sử dụng hiệu quả nguồn
lực đất đai.
3. Công tác lập quy hoach ngành và các địa phương:
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án đã nghiên cứu được phê duyệt song
còn một số điểm chưa phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng, trọng tâm cần
lưu ý là việc phân loại đô thị, phân bố hạ tầng diện rộng và nhu cầu đất cho phát triển đô
thị.
4. Công tác lập các dự án đầu tư:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
95
- Xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các dự án đâu tư mang tính đột phá
trong vùng, kích thích phát triển các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ
cao, giá trị gia tăng lớn.
- Ưu tiên xây dựng các dự án HTKT diện rộng toàn vùng như: cấp nước, các bãi
chôn lấp chất thải rắn (CTR) - nhà máy xử lý CTR, các nghĩa trang của tỉnh theo danh
mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu.
- Hoàn t
BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA
10 Hoa Lư - Hà Nội Tel: 043 9742059 Fax: 043 9764339 |
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNGVÙNG
DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH HÀ NỘI-HƯNG YÊN
ĐẾN NĂM 2040
TỶ LỆ 1/25.000
Hà Nội, tháng 9/2019
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH
HÀ NỘI - HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040
Cơ quan phê duyệt:
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, thẩm định & trình duyệt:
SỞ XÂY DỰNG HƯNG YÊN
Cơ quan tư vấn lập quy hoạch:
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NÔNG THÔN QUỐC GIA
-------------------- |
------------------------------- |
THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN TỈNH
HÀ NỘI - HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2040
Chủ nhiệm đồ án: Ths. KTS Lê Anh Dũng
Cán bộ thiết kế:
- Kiến trúc: KTS Trần Lệ Hằng
KTS Dương Thị Nga
KTS Hoàng Lê Trung
- Kinh tế: KS Nguyễn Thị Hồng
- Giao thông: Ths. KS Ngô Huy Thanh
- Chuẩn bị kỹ thuật: KS Nguyễn Văn Hùng
- Cấp nước: Ths. KS Bùi Quý Hải
KS Lê Đông Hưng
- Cấp điện: KS Lữ Tuấn Anh
- Thông tin liên lạc: KS Đỗ Song Hòa
- Thoát nước bẩn: KS Mai Thị Hường
- Đánh giá MT chiến lược: Ths. KS Bùi Quý Hải
Ks Trần Minh Chiến
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
1
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch.......................................................................... 4
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch.......................................................................................... 4
1.2.1 Các văn bản pháp lý:.......................................................................................... 4
1.2.2 Các văn bản liên quan:....................................................................................... 6
1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ: .......................................................... 6
1.3 Mục tiêu, tính chất..................................................................................................... 6
1.3.1 Mục tiêu của đồ án quy hoach:........................................................................... 6
1.3.2 Tính chất:............................................................................................................ 7
1.4 Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch ........................................................................... 7
1.4.1 Pham vi, ranh giơi lập quy hoach: ..................................................................... 7
1.4.2 Thời han quy hoach: ........................................................................................... 7
2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VÙNG LẬP QUY HOẠCH.............. 9
2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên ...................................................................... 9
2.1.1 Đặc điểm địa hình: ............................................................................................. 9
2.1.2 Đặc điểm khí hậu:............................................................................................... 9
2.1.3 Đặc điểm về chế độ thuỷ văn, sông hồ: .............................................................. 9
2.1.4 Đặc điểm về địa chất công trình: ..................................................................... 10
2.1.5 Địa chất thuỷ văn: ............................................................................................ 10
2.1.6 Địa chấn: .......................................................................................................... 11
2.1.7 Tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên:.............................................................. 11
2.2 Phân tích, đánh giá điều kiện hiện trạng ................................................................. 12
2.2.1 Đơn vị hành chính: ........................................................................................... 12
2.2.2 Dân số và lao động:.......................................................................................... 12
2.2.3 Hiện trang sử dụng & quản lý đất đai:............................................................. 14
2.2.4 Thực trang kinh tế - xã hội vùng lập quy hoach:.............................................. 16
2.2.5 Tình hình phát triển đô thị:............................................................................... 17
2.2.6 Hiện trang kiến trúc cảnh quan:....................................................................... 17
2.2.7 Hiện trang hệ thống công trình ha tầng xã hội: ............................................... 19
2.2.8 Hiện trang hệ thống ha tầng kỹ thuật và môi trường:...................................... 21
2.2.9 Các đồ án, dự án quy hoach trên địa bàn: ....................................................... 29
2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng ....................... 29
2.3.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng:.................................................... 29
2.3.2 Đánh giá chung về hiện trang dân cư và xây dựng: ........................................ 30
2.3.3 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T):.......................................................................... 31
3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG ................................................................ 32
3.1 Tiềm năng & động lực phát triển ............................................................................ 32
3.1.1 Phát triển giao thông - động lực phát triển kinh tế xã hội:.............................. 32
3.1.2 Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch - động lực phát triển đô thị: ............. 34
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
2
3.1.3 Vai trò, vị thế của vùng lập quy hoach:............................................................ 35
3.2 Tính chất của vùng .................................................................................................. 36
3.3 Dự báo phát triển..................................................................................................... 36
3.3.1 Dân số - lao động: ............................................................................................ 36
3.3.2 Dự báo tỷ lệ, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển: .............................. 36
3.3.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất: ........................................................................... 39
4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN................................................. 40
4.1 Quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch ................................. 40
4.1.1 Quan điểm quy hoach:...................................................................................... 40
4.1.2 Cấu trúc không gian vùng quy hoach:.............................................................. 42
4.2 Phân vùng phát triển................................................................................................ 43
4.2.1 Cơ cấu phân vùng phát triển:........................................................................... 43
4.2.2 Định hương phát triển không gian theo phân vùng: ........................................ 44
4.2.3 Định hương kiểm soát phát triển các khu vực đặc thù:.................................... 52
4.2.4 Định hương kiểm soát phát triển hai bên tuyến trục giao thông quan trọng:.. 53
4.2.5 Quy hoach sử dụng đất theo các phân vùng: ................................................... 55
4.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội....................................................... 56
4.3.1 Định hương phát triển hệ thống cơ quan, công sở:.......................................... 56
4.3.2 Định hương phát triển hệ thông công trình văn hóa:....................................... 56
4.3.3 Định hương phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe: ............................... 56
4.3.4 Định hương phát triển hệ thống thể dục thể thao và công viên, cây xanh:...... 56
4.3.5 Định hương phát triển nhà ở:........................................................................... 57
5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT............ 58
5.1 Định hướng phát triển hệ thống giao thông ............................................................ 58
5.1.1 Nguyên tắc thiết kế: .......................................................................................... 58
5.1.2 Định hương giao thông đối ngoai: ................................................................... 58
5.1.3 Định hương giao thông đối nội: ....................................................................... 59
5.1.4 Định hương giao thông công cộng:.................................................................. 60
5.2 Định hướng san nền, thoát nước mưa ..................................................................... 60
5.2.1 Cao độ nền xây dựng:....................................................................................... 60
5.2.2 Hệ thống thoát nươc mưa:................................................................................ 61
5.2.3 Hệ thống thủy lợi: ............................................................................................. 61
5.3 Định hướng cấp nước.............................................................................................. 62
5.3.1 Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nươc: .................................................................. 62
5.3.2 Đánh giá - Lựa chọn nguồn nươc: ................................................................... 63
5.3.3 Giải pháp cấp nươc: ......................................................................................... 64
5.4 Định hướng cấp điện ............................................................................................... 65
5.4.1 Căn cứ thiết kế:................................................................................................. 65
5.4.2 Nguyên tắc thiết kế: .......................................................................................... 65
5.4.3 Tiêu chuẩn và dự báo phụ tải điện ................................................................... 66
5.4.4 Phương án cấp điện:......................................................................................... 67
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
3
5.5 Định hướng thông tin liên lạc ................................................................................. 69
5.5.1 Cơ sở lập quy hoach:........................................................................................ 69
5.5.2 Chỉ tiêu: ............................................................................................................ 69
5.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng: ................................................................................. 70
5.5.4 Định hương phát triển ...................................................................................... 70
5.6 Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.......................... 71
5.6.1 Cơ sở thiết kế:................................................................................................... 71
5.6.2 Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoan: ........................................................ 71
5.6.3 Dự báo khối lượng chất thải (nươc thải, chất thải rắn và nghĩa trang): ......... 72
5.6.4 Thoát nươc thải: ............................................................................................... 73
5.6.5 Chất thải rắn (CTR): ........................................................................................ 74
5.6.6 Nghĩa trang:...................................................................................................... 75
6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ..................................................... 75
6.1 Hiện trạng môi trường............................................................................................. 75
6.1.1 Hiện trang môi trường văn hóa lịch sử: ........................................................... 75
6.1.2 Hiện trang môi trường nươc: ........................................................................... 77
6.1.3 Hiện trang môi trường không khí:.................................................................... 78
6.1.4 Hiện trang môi trường đất: .............................................................................. 79
6.2 Đánh giá môi trường chiến lược ............................................................................. 80
6.2.1 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: ...................................................................... 80
6.2.2 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoach: ............................... 82
6.2.3 Định hương phân vùng bảo vệ môi trường: ..................................................... 85
6.2.4 Giải pháp bảo vệ môi trường tai các phân vùng khi thực hiện quy hoach: ..... 85
6.2.5 Quan trắc môi trường:...................................................................................... 88
7 CHƯƠNG TRÌNH & DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ............................................ 89
7.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư .................................................................................... 89
7.2 Các dự án ưu tiên đầu tư ......................................................................................... 89
7.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn: ............................................... 89
7.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý: .............................................................................. 89
7.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư: ................................................................................ 89
7.2.4 Các dự án quy hoach đô thị:............................................................................. 90
8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.......................................................... 91
8.1 Công tác lập & điều chỉnh quy hoạch ..................................................................... 91
8.1.1 Lý do & sự cần thiết phải lập, điều chỉnh quy hoach:...................................... 91
8.1.2 Những đồ án, dự án quy hoach cần điều chỉnh:............................................... 91
8.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:................................................................................... 93
9 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
9.1 Kết luận: .................................................................................................................. 94
9.2 Kiến nghị:................................................................................................................ 94
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
4
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Hưng Yên là 1 trong 10 tỉnh nằm trong Vùng Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp phía Đông
Nam Thủ đô Hà Nội: Tỉnh Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hành lang kinh tế -
kỹ thuật quan trọng của Vùng Thủ đô Hà Nội, nhờ đó có điều kiện để giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng (Bắc Ninh, Hải Dương,
Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình) thông qua các tuyến giao thông quốc gia quan
trọng như QL1, QL5A, QL5B (Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), QL38, QL39, đường nối 2
cao tốc (Cầu Giẽ - Ninh Bình với Hà Nội - Hải Phòng). Năm 2016, Quy hoạch xây dựng
vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có những điều chỉnh quan
trọng, liên quan trực tiếp đến tỉnh Hưng Yên là: Các đô thị Hưng Yên, Phủ Lý và Duy
Tiên phát triển theo hướng nối kết thành một trung tâm kinh tế - đô thị cho khu vực đồng
bằng Nam Sông Hồng; phát huy lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng
biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistic, trung tâm thương
mại, y tế, đào tạo, thể dục - thể thao, chế biến nông sản cấp vùng. Đây là những cơ hội để
tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh, toàn diện, trong thời gian tới; nâng tầm vị thế, ảnh hưởng
của tỉnh Hưng Yên đối với toàn Vùng.
Cụ thể hóa các quy hoạch của Quốc gia, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết
định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số
421/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận
tải Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Theo các quy hoạch
này, tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được xác định có tổng chiều dài khoảng
21,5km; là một tuyến giao thông quan trọng kết nối tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội.
Tuyến đi qua Khu đô thị Ecopark và các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, rồi tiếp
nối với QL39A tạo thành một tuyến giao thông xuyên suốt theo hướng Bắc - Nam của
Tỉnh. Đây là tuyến giao thông có ý nghĩa như một hành lang kinh tế, tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đô thị hóa & nối kết các đô thị của vùng phía Tây tỉnh
Hưng Yên, đặc biệt là tiểu vùng đô thị, đô thị hóa Bô Thời - Khoái Châu (theo Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên).
Nhằm khai thác, quản lý sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất của khu vực dọc tuyến
đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, tạo lập không gian phát triển cho đô thị và nông thôn,
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; đồng
thời tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội, thì việc lập
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040
là quan trọng & cần thiết.
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch
1.2.1 Các văn bản pháp lý:
1. Luật, Nghị quyết, Nghị định & Thông tư:
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Nghị quyết số 1210/2016/NQ/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
5
- Nghị quyết số 1211/2016/NQ/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không
gian xây dựng ngầm đô thị.
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đô thị.
- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ
của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu
chức năng đặc thù.
- Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ & UBND tỉnh Hưng Yên:
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg, ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
- Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về
việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Hưng Yên giai
đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
6
- Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt nhiệm vụ & dự toán lập quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
1.2.2 Các văn bản liên quan:
- Văn bản số 2142/UBND-KT1 ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên Về kế
hoạch và dự toán chi phí lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2017.
- Các văn bản khác có liên quan.
1.2.3 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; Đại hội đảng bộ của các huyện
Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ.
- Các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, các khu du lịch, quy hoạch nông thôn
mới và các khu chức năng khác đã được lập và phê duyệt trên địa bàn huyện Văn Giang,
Khoái Châu, Yên Mỹ; Các kết quả nghiên cứu, các quy hoạch ngành, các công trình, dự
án phát triển của các ngành liên quan đến khu vực.
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do địa phương và các
cơ quan liên quan cung cấp.
- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.
1.3 Mục tiêu, tính chất
1.3.1 Mục tiêu của đồ án quy hoạch:
- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Kết nối không gian kinh tế của Thủ đô Hà Nội với không gian phát triển kinh tế
của tỉnh Hưng Yên dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên theo định hướng Điều
chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, định hướng xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên.
- Định hướng phát triển, kết nối các không gian đô thị, cảnh quan và hạ tầng kỹ
thuật cho các đô thị và khu chức năng ngoài đô thị dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội -
Hưng Yên (đoạn từ nút giao với đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đến nút giao với
đường nối cao tốc Tây Bắc với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo quy hoạch).
- Kiểm soát không gian phát triển đô thị, các khu chức năng ngoài đô thị phù hợp
với định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên & các huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ & Văn Giang; rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn để đề xuất, kiến nghị hướng
giải quyết, nhằm vận hành & khai thác tuyến đường an toàn & hiệu quả, thúc đẩy phát
triển KT-XH của khu vực.
- Làm cơ sở pháp lý để quản lý việc đầu tư xây dựng và phát triển của vùng dọc
tuyến, khai thác và quản lý sử dụng một cách hiệu quả quỹ đất phát triển đô thị dọc tuyến;
làm căn cứ để điều chỉnh hoặc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy
hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết các khu chức năng liên quan.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
7
1.3.2 Tính chất:
- Là khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc, đầu mối giao thông quan trọng kết nối trực
tiếp tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội; một khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh; có vị trí chiến lược
về an ninh quốc phòng.
- Là khu vực phát triển kinh tế tổng hợp (công nghiệp - thương mại - dịch vụ, du
lịch và nông nghiệp công nghệ cao) gắn với việc hình thành các đô thị mới, khu đô thị
mới, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, …
trên cơ sở định hướng của Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng
tỉnh Hưng Yên.
1.4 Phạm vi và thời hạn lập quy hoạch
1.4.1 Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng
Yên (đoan từ nút giao vơi đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đến nút giao vơi đường
nối cao tốc Tây Bắc vơi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; chiều dài tuyến trong pham vi lập
quy hoach khoảng 10km) bao gồm 18 xã & 01 thị trấn thuộc huyện Khoái Châu (trong đó
12 xã & 01 thị trấn toàn phần và 06 xã một phần diện tích); 06 xã thuộc huyện Yên Mỹ
(01 xã toàn phần và 05 xã một phần diện tích); 04 xã thuộc huyện Văn Giang (04 xã một
phần diện tích); với tổng diện tích khoảng 11.017,53ha, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp đường vành đai IV Vùng Thủ đô Hà Nội.
- Phía Nam giáp đường nối cao tốc Tây Bắc với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (cao
tốc Chợ Bến - Yên Mỹ).
- Phía Đông giáp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
- Phía Tây giáp sông Hồng.
1.4.2 Thời hạn quy hoạch:
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
- Giai đoạn ngắn hạn (đợt đầu): Đến năm 2030.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
8
Sơ đồ địa giơi hành chính toàn khu vực nghiên cứu lập quy hoach
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
9
2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VÙNG LẬP QUY HOẠCH
2.1 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên
2.1.1 Đặc điểm địa hình:
Khu vực lập quy hoạch nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa
hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; cao độ nền tự nhiên
có chênh lệch lớn, dao động từ +1,5m đến +12m. Toàn bộ khu vực nghiên cứu được chia
thành 2 vùng địa hình như sau:
- Vùng ngoài bãi: Có địa hình tương đối cao, cao độ trung bình từ 7,5-8,5m ; hướng
dốc dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực cao nhất có độ cao từ 9-10m thuộc xã Bình Minh
huyện Khoái Châu. Khu vực thấp nhất có độ cao từ 5,5-6,5m là các ao đầm trũng ven
chân đê. Bề mặt địa hình vùng ngoài bãi chủ yếu là đất canh tác trồng màu, trồng hoa, cây
cảnh ven chân đê tồn tại nhiều vệt trũng là các đầm, hồ, ao nhỏ và khu vực phía Đông
(giáp chân đê) với độ sâu từ -2m đến -3m thuận lợi cho việc khai thác mặt nước (có thể
vừa nuôi trồng thủy sản vừa tạo sinh thái, cảnh quan...vv).
- Vùng trong đồng: Có địa hình bằng phẳng cao độ nền từ 1,8m - 6,5m. Khu vực
cao nhất có độ cao từ 4m đến 6,5m tập trung ở khu dân cư thuộc xã Mễ Sở huyện Văn
Giang và xã Bình Minh huyện Khoái Châu. Khu vực thấp nhất có độ +1,5m là các ao
đầm, sông hồ hiện hữu.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu:
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Thời
kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều.
Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20C,
nhiệt độ cao nhất là 40,400C (tháng 6-1939) và tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500-
8.6000C. Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130Cal.
Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1.500-1.600mm. Lượng mưa phân
bố không đều trong năm, tập trung tới 80-85% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10)
dưới hình thức mưa giông (nhất là vào tháng 6-7). Mùa khô lạnh (từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau) có mưa phùn, trồng được nhiều laoij cây ngắn ngày, do đó vụ Đông cũng trở
thành vụ chính. Độ ẩm không khí trung bình năm là 86%, tháng cao nhất là 92%, tháng
thấp nhất là 79%.
Hướng gió chính thịnh hành trong năm được thể hiện ở 2 mùa: mùa hè thịnh hành
hướng gió Đông Nam với tần suất lớn nhất là 49% vào tháng 4. Các tháng cuối mùa xuân
sang mùa hè và mùa thu tần suất từ 30-40%; mùa đông thịnh hành hướng gió Bắc với tần
suất là 31% vào tháng 1. Các tháng 10, 11, 12 tần suất từ 27-30%.
Như vậy khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp với nhiều
loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú sản phẩm.
Song cũng phải có biện pháp phòng chống lụt bão và những thiên tai thời tiết khác.
2.1.3 Đặc điểm về chế độ thuỷ văn, sông hồ:
Khu vực nghiên cứu có hệ thống sông ngòi rất đa dạng. Phía Tây giáp với sông
Hồng, phía Tây giáp với sông đào Bắc Hưng Hải. Có rất nhiều kênh dẫn nước chính như
sông Từ Hồ Sài Thị, sông Tây Tân Hưng, sông Mười, sông Đồng Quê, Đồng Than, kênh
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
10
Cấp Tiến Tân Dân, kênh Đông, kênh Tây. Trong đó sông Hồng có vài trò quan trọng ảnh
hưởng chủ đạo đến điều kiện thủy văn của khu vực nghiên cứu.
Sông Hồng chảy dọc theo ranh giới phía Tây của khu vực nghiên cứu dài khoảng
18km, rộng từ 3-4km và sâu.
Mực nươc cao nhất của sông Hồng đo tai tram Xuân Quan
Trạm |
Sông |
Thời
đoạn |
Trị số |
Trị số tương ứng với P% |
Thực đo |
Bình
quân |
1 |
2 |
5 |
10 |
20 |
Hmax |
Thời gian |
Xuân
Quan |
Hồng |
1988 2010- |
9.5 |
11.97 |
11.81 |
11.53 |
11.22 |
10.79 |
11.46 |
2002 08- |
Nguồn: Tram Xuân Quan
Bảng mực nước báo động các cấp trên sông Hồng tại trạm Xuân Quan
Cấp báo động |
I |
II |
III |
H(m) |
8.64 |
9.70 |
10.38 |
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang
Hệ thống sông, kênh nội đồng và thủy lợi ở khu vực nghiên cứu như sông Đồng
Quê, sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Đông, kênh Tây, có sự điều tiết của hệ thống trạm bơm
nên hoạt động khá hoàn chỉnh góp phần quan trọng vào việc ổn định sản xuất nông nghiệp
của toàn khu vực.
2.1.4 Đặc điểm về địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa chất được cấu tạo
bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ với chiều dày từ 150 - 160m. Theo thứ tự địa
tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
Các trầm tích Phistoxen dày 130 - 140m với các trầm tích vụn thô gồm sạn, sỏi,
cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột. Bao gồm các lớp: Tầng bồi tích sông
thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đá khoáng xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, màu
nâu, nâu gụ bề dày đạt 75 - 70m, nằm chính hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp
khu vực. Tầng bồi tích sông kiểu hỗn hợp, thành phần là cát, sét, sét cát màu xám, màu
nâu gụ bề dày đạt 50 - 60m, nằm chỉnh hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp khu vực.
Các trầm tích Holoxen có bề dày 5 ÷ 30m, thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột,
sét chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp: Bồi tích sông hỗn hợp, thành
phần có cát, cát sét chiều dày trên dưới 10m. Bồi tích biển, thành phần là sét cát, sét màu
xám, chiều dày 3 ÷ 7m. Bồi tích sông hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục bộ ven sông
Hồng, chiều dày 3 ÷ 5m, thành phần là sét pha cát, cát pha sét, trong đó các lớp đất chịu
lực cho xây dựng công trình từ ở độ sâu từ 20-30m.
2.1.5 Địa chất thuỷ văn:
Với đặc điểm địa chất cấu tạo bởi các trầm tích bở rời thuộc Kỷ Đệ Tứ, có nguồn
nước biển hỗn hợp nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt là tầng chứa nước
cát, cuội, sỏi ở độ sâu 80 - 120m. Dựa vào cấu trúc địa chất thành phần thạch học, đặc
điểm thủy lực, tính thấm và chứa nước các nguồn hình thành chất lượng cùng với trữ
lượng cho thấy trên phạm vi Huyện có mặt các đơn vị địa tầng địa chất thủy văn sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen(qh): Thành phần thạch học gồm cát hạt
nhỏ đến trung, cát - sét, bột - sét. Mực nước tĩnh dao động từ 0,96m đến 1,53m. Tầng có
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
11
mối liên quan trực tiếp với nước sông Hồng. Đáy sông Hồng cắt vào tầng chứa nước độ
sâu 11m. Độ tổng khoáng hóa và hàm lượng CL - có nhiều biến đổi.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp): Tầng chứa nước phân bố đều
khắp trên mặt bào mòn của trầm tích Neogen và bị tầng cách nước phủ kín, đây là tầng có
áp lực yếu. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, sỏi, lẫn ít sét. Chiều dày trung bình của
tầng là 30m. Chiều dày giảm từ rìa vào trung tâm. Tầng chứa nước ngăn cách với tầng
(qp) bởi lớp sét hoặc lớp bột tuy nhiên cũng có một số nơi lớp ngăn cách vắng mặt. Mực
nước tĩnh dao động từ 0,44m đến 3,85m, trung bình 1,2m - 1,4m. Mực nước biến đổi theo
mùa và gần đồng pha với lượng nước mưa. Biên độ dao động trên dưới 2m. Nước vận
động theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Lớp tách nước trầm tích Pleistocen (QIIIvp): tầng qp nằm trực tiếp dưới tầng qh,
chiều dày thay đổi từ 1m đến 1,6m, hệ số thấm biến đổi từ 0,026 đến 0,08m/ngày, trung
bình 0,04m/ ngày.
- Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Neogen (m): Đất đá chứa nước gồm cát kết,
xen cuội kết và ít sét kết, lưu lượng đạt 4,3l/s, tỷ lưu lượng 0,13l/s đến 17,5l/s. Chất lượng
nước đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt, mực nước thường có nhiều biến đổi mạnh (chênh
lệch nhiều giữa mùa khô và mùa mưa).
2.1.6 Địa chấn:
Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu khu vực huyện Hưng Yên nằm trong
vùng dự báo có động đất cấp 7, cần có giải pháp an toàn cho công trình, đặc biệt là các
công trình cao tầng.
2.1.7 Tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên:
1. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
- Vùng ngoài đê (vùng bãi sông Hồng): Có hai loại đất thường xuyên được bồi đắp
đó là: Đất phù sa được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng và đất
phù sa ít được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng. Hai loại đất
hàng năm thường được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, là vùng có tầng canh tác sâu, giầu
cali và độ thấm cao, rất thích hợp các loại cây trồng cạn như trồng hoa, trồng màu xen
canh, gối vụ liên tiếp. Tuy nhiên khu vực ngoài đê có mực nước ngầm sâu, đất pha cát có
độ rỗng lớn nên lượng nước tưới tiêu lớn và mức sử dụng điện phục vụ nông nghiệp rất
cao, công trình thủy lợi đi qua vùng đất pha cát thường xuyên bị bồi lắng sạt lở, nhất là
vào mùa mưa lũ.
- Vùng trong đê: Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính, ít chua của
hệ thống sông Hồng, loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều
mùn, thích hợp trồng lúa, các loại hoa mầu, cây công nghiệp như: mía, đay, dâu, lạc.
b. Tài nguyên nươc:
- Nước mặt: chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa được tích trữ trong các ao hồ, kênh
mương, mặt ruộng. Ngoài ra, còn có nước sông được điều tiết qua hệ thống thủy nông
Bắc Hưng Hải, từ sông lớn như sông Hồng, sông Từ Hồ Sài Thị, sông Đồng Quê và kênh
Đông, kênh Tây qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho
đồng ruộng và sinh hoạt của người dân với trữ lượng nước dồi dào.
- Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm
một số giếng khoan Unicept thì nguồn nước ngầm ở khu vực này khá lớn (có thể cung cấp
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
12
khoảng 300.000m3/ngày đêm). Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10 - 12m, mùa mưa
nước ngầm có ở độ sâu chỉ 4 - 6m. Nước không bị ô nhiễm nhưng có hàm lượng sắt trong
nước khá cao, nếu được xử lý tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong
khu vực.
2. Cảnh quan thiên nhiên:
Cảnh quan thiên nhiên mang nét đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng với
đồng ruộng, cây xanh, mặt nước, làng xóm phân bố hài hòa. Hệ thống sông, kênh cung
cấp nguồn nước và năng lượng cho các vùng trồng lúa, ngô và rau màu trù phú. Tuy nhiên
các khu vực có cảnh quan thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi các hoạt động kinh tế - xã
hội. Đến nay hầu hết các vùng sinh thái, cảnh quan chỉ còn ở nông thôn.
Vùng cảnh quan ngoài bãi sông Hồng: thuộc các xã Mễ Sở huyện Văn Giang, xã
Bình Minh, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Minh huyện Khoái Châu với đặc điểm có tỷ lệ đất
dân cư thấp (chiếm khoảng 10%), còn lại khoảng 90% là cây xanh và mặt nước, tại đây
đã hình thành nhiều trang trại vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, làm du lịch, nghỉ dưỡng, vv…
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đô thị
và công nghiệp. Địa hình tương đối bằng phẳng, là một trong những thuận lợi cho phát
triển KT-XH chung của khu vực.
2.2 Phân tích, đánh giá điều kiện hiện trạng
2.2.1 Đơn vị hành chính:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch gồm 1 thị trấn và 28 xã thuộc các huyện huyện
Văn Giang, Khoái Châu và Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
2.2.2 Dân số và lao động:
1. Dân số và phân bố dân cư:
- Tổng dân số trong phạm vi lập quy hoạch khoảng 148.932 người (Trong đó, dân
số huyện Văn Giang 4.600 người, chiếm 3,09%; dân số huyện Khoái Châu 123.770 người,
chiếm 83,11%; dân số huyện Yên Mỹ 20.562 người, chiếm 13,81% tổng dân số).
- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố tại 1 thị trấn và 28 xã. Mật độ dân số trên phạm
vi quy hoạch tương đối đều, bình quân khoảng 1.300 người/km2.
+ Mật độ dân số trung bình thị trấn Khoái Châu đạt 1.784 người/ km2.
+ Mật độ dân số trung bình các xã đạt 1.329 người/ km2.
- Cơ cấu dân số: Phân theo giới tính: Nam chiếm 49,49% so với tổng dân số, Nữ
chiếm 50,51% so với tổng dân số. Như vậy tỷ lệ chênh lệch nam nữ không đáng kể, nữ
hơn nam là 1,02%.
- Tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng dân số trung bình khu vực quy hoạch từ năm 2011
tới 2016 đạt 0,23%. Trong đó, tăng tự nhiên 1,22%, tăng cơ học - 0,99%. Năm 2016, tỷ
lệ tăng dân số trung bình 0,38%, trong đó tăng tự nhiên 0,95%, tăng cơ học -0,57%. Như
vậy, trong giai đoạn vừa qua, dân số tăng không đáng kể, chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng
cơ học âm.
- Dân số đô thị: Thị trấn Khoái Châu có dân số khoảng 7.824 người, tỷ lệ đô thị
hóa của toàn khu vực lập quy hoạch 5,25%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
13
Bảng: Diện tích dân số khu vực nghiên cứu
TT |
Danh mục |
Đơn vị |
Hiện trạng |
1 |
Diện tích tự nhiên |
km2 |
110,17 |
2 |
Dân số |
người |
148.932 |
3 |
Dân đô thị |
người |
7.824 |
4 |
Dân nông thôn |
người |
141.108 |
5 |
Tỷ lệ đô thị hóa |
% |
5,25 |
6 |
Mật độ dân số |
người/km2 |
1.347 |
7 |
Tỷ lệ tăng dân số |
% |
0,38 |
+ Tăng tự nhiên |
% |
0,95 |
+ Tăng cơ học |
% |
-0,57 |
Bảng: Diện tích, dân số khu vực nghiên cứu phân theo xã, thị trấn
Văn Giang |
1 |
Mễ Sở |
4.600 |
379,25 |
458,42 |
2 |
Liên Nghĩa |
8,80 |
3 |
Thắng Lợi |
22,60 |
4 |
Tân Tiến |
47,77 |
Yên Mỹ |
1 |
Hoàn Long |
4.520 |
378,67 |
1.772,67 |
2 |
Yên Phú |
9.875 |
753,82 |
3 |
Lý Thường Kiệt |
109,97 |
4 |
Minh châu |
2.220 |
160,71 |
5 |
Việt Cường |
7,00 |
6 |
Yên Hòa |
3.947 |
362,50 |
Khoái Châu |
1 |
Dân Tiến |
8.570 |
326,76 |
8.786,44 |
2 |
Phùng Hưng |
5.109 |
368,10 |
3 |
Liên Khê |
5.709 |
477,72 |
4 |
Chí Tân |
524 |
75,62 |
5 |
Hồng Tiến |
0 |
9,10 |
6 |
Bình Minh |
7.910 |
593,92 |
7 |
Đông Tảo |
7.850 |
504,44 |
8 |
Dạ Trạch |
5.028 |
373,26 |
9 |
Tân Dân |
11.710 |
1.060,95 |
10 |
Ông Đình |
4.398 |
314,52 |
11 |
An Vĩ |
6.637 |
503,12 |
12 |
Hàm Tử |
5.923 |
462,86 |
13 |
Tứ Dân |
9.256 |
611,90 |
14 |
Đông kết |
9.389 |
639,65 |
15 |
Bình kiều |
6.223 |
416,22 |
16 |
Tân Châu |
10.286 |
612,80 |
17 |
Đông Ninh |
4.735 |
402,73 |
18 |
Đại Tập |
6.689 |
594,12 |
19 |
TT. Khoái Châu |
7.824 |
438,65 |
Tổng |
148.932 |
11.017,53 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
14
2. Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 93.827 người, chiếm 63% tổng dân số. Dân
số đang làm việc trong nền kinh tế khoảng 89.700 người, trong đó lao động trong khu vực
nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 74%, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng
chiếm 12%, lao động khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 14% tổng số lao động. Như
vậy, lực lượng lao động nông nghiệp là chủ yếu chứng tỏ nền nông nghiệp vẫn giữ vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân và nền kinh tế địa phường, đòi hỏi địa phương
cần phải chú trọng quan tâm đến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hơn.
2.2.3 Hiện trạng sử dụng & quản lý đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên khu vực quy hoạch là 11.017,53ha.
- Đất nông nghiệp: Có diện tích là 7.576,60 ha, chiếm 68,77% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn khu vực.
- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 3.413,31 ha, chiếm 30,98% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn khu vực. Trong đó
+ Đất ở là 1.095,27 ha, bao gồm đất ở đô thị là 56,51 ha, bình quân 72,23 m2/người;
đất ở tại nông thôn là 1095,27 ha, bình quân 77,62 m2/người.
- Đất chưa sử dụng: Có diện tích là 27,62 ha, chiếm 0,25% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn khu vực.
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch
Tổng diện tích tự nhiên |
11.017,53 |
100,00 |
1 |
Đất nông nghiệp |
7.576,60 |
68,77 |
1.1 |
Đất trồng cây hàng năm (lúa+ cây hàng năm khác) |
2.012,18 |
18,26 |
1.2 |
Đất nông nghiệp khác |
163,44 |
1,48 |
1.3 |
Cây lâu năm |
4.625,41 |
41,98 |
1.4 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
775,57 |
7,04 |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
3.413,31 |
30,98 |
2.1 |
Đất ở tại nông thôn |
1.095,27 |
9,94 |
2.2 |
Đất ở tại đô thị |
56,51 |
0,51 |
2.3 |
Đất quốc phòng |
1,13 |
0,01 |
2.4 |
Đất an ninh |
1,76 |
0,02 |
2.5 |
Đất thương mại dịch vụ |
1,89 |
0,02 |
2.6 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp |
132,69 |
1,20 |
2.7 |
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản |
0,15 |
0,00 |
2.8 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
5,29 |
0,05 |
2.9 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
10,95 |
0,10 |
2.10 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp |
27,35 |
0,25 |
2.11 |
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng |
20,94 |
0,19 |
2.12 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng |
80,68 |
0,73 |
2.13 |
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm |
54,47 |
0,49 |
2.14 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
8,20 |
0,07 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
15
2.15 |
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng |
12,19 |
0,11 |
2.16 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
17,92 |
0,16 |
2.17 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối |
528,15 |
4,79 |
2.18 |
Đất có mặt nước chuyên dùng |
19,10 |
0,17 |
2.19 |
Đất phi nông nghiệp khác (đất có mục đích công cộng) |
1.338,67 |
12,15 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
27,62 |
0,25 |
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất phân theo các huyện trong phạm vi lập quy hoạch
Tổng diện tích tự nhiên |
11.017,53 |
8.786,44 |
1.772,67 |
458,42 |
1 |
Đất nông nghiệp |
7.576,60 |
6.007,24 |
1.271,07 |
298,29 |
1.1 |
Đất trồng cây hàng năm
(lúa+đất trồng cây hàng
năm khác) |
2.012,18 |
1.270,99 |
675,72 |
65,47 |
1.2 |
Đất nông nghiệp khác |
163,44 |
48,29 |
10,73 |
104,42 |
1.3 |
Cây lâu năm |
4.625,41 |
3.979,08 |
537,53 |
108,80 |
1.4 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
775,57 |
708,88 |
47,09 |
19,60 |
2 |
Đất phi nông nghiệp |
3.413,31 |
2.752,05 |
501,13 |
160,13 |
2.1 |
Đất ở tại nông thôn |
1.095,27 |
864,89 |
185,66 |
44,72 |
2.2 |
Đất ở tại đô thị |
56,51 |
56,51 |
2.3 |
Đất quốc phòng |
1,13 |
1,13 |
2.4 |
Đất an ninh |
1,76 |
1,76 |
2.5 |
Đất thương mại dịch vụ |
1,89 |
1,89 |
2.6 |
Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp |
132,69 |
102,02 |
27,30 |
3,37 |
2.7 |
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản |
0,15 |
0,15 |
2.8 |
Đất bãi thải, xử lý chất thải |
5,29 |
5,29 |
2.9 |
Đất xây dựng trụ sở cơ quan |
10,95 |
9,72 |
1,23 |
2.10 |
Đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp |
27,35 |
2,96 |
20,07 |
4,32 |
2.11 |
Đất cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng |
20,94 |
16,06 |
2,97 |
1,91 |
2.12 |
Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng |
80,68 |
61,50 |
12,04 |
7,14 |
2.13 |
Đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm |
54,47 |
54,47 |
2.14 |
Đất sinh hoạt cộng đồng |
8,20 |
8,20 |
2.15 |
Đất khu vui chơi, giải trí
công cộng |
12,19 |
12,19 |
2.16 |
Đất cơ sở tín ngưỡng |
17,92 |
17,92 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
16
2.17 |
Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối |
528,15 |
433,48 |
69,71 |
24,96 |
2.18 |
Đất có mặt nước chuyên
dùng |
19,10 |
10,23 |
0,24 |
8,63 |
2.19 |
Đất phi nông nghiệp khác
(đất có mục đích công
cộng) |
1.338,67 |
1.091,68 |
181,91 |
65,08 |
3 |
Đất chưa sử dụng |
27,62 |
27,15 |
0,47 |
2.2.4 Thực trạng kinh tế - xã hội vùng lập quy hoạch:
1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế khu vực quy hoạch giai đoạn 2011 - 2016 đạt khoảng 11,5%
năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong nền kinh tế của khu vực.
Năm 2016 cơ cấu kinh tế khu vực quy hoạch như sau:
- Nông, lâm, thuỷ sản: 30,17 %;
- Công nghiệp, xây dựng: 52,97 %;
- Thương mại, dịch vụ: 16,86 %.
2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế:
a. Thương mại, dịch vụ, du lịch:
- Các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính
viễn thông khá phát triển. Hệ thống các cửa hàng bách hóa, siêu thị mini cùng các trung
tâm mua bán hàng hóa đang dần hình thành và khai thác có hiệu quả. Hầu hết các xã, thị
trấn trong phạm vi quy hoạch đều có chợ dân sinh trong đó Chợ Phủ thị trấn Khoái Châu
là chợ đầu mối lớn nhất trong khu vực; Dọc các trục Quốc lộ 39, Tỉnh lộ 379 qua Thị tứ
Bô Thời và Tỉnh lộ 383, 377 qua thị trấn Khoái Châu phát triển thương mại dịch vụ hầu
hết là kinh doanh cá thể hoạt động buôn bán dọc theo tuyến phố. Tuy nhiên, các cơ sở vật
chất ngành thương mại có quy mô lớn, như: Trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm
hội nghị, hội thảo, hội chợ có thể đáp ứng được nhu cầu của khu vực và vùng còn thiếu.
- Giáo dục - đào tạo: Trên địa bàn có trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên,
Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu, Trường cao đẳng nghề Cơ điện Thủy
lợi... đào tạo học sinh, sinh viên của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận. Các cơ sở giáo
dục trong khu vực về cơ bản đầy đủ từ mầm non đến phổ thông trung học. Trong tương
lai việc mở rộng quy mô đào tạo của trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn và đặc biệt là
việc kêu gọi đầu tư xây dựng các phân viện, cơ sở đào tạo của các trường Đại học lớn về
đầu tư xây dựng sẽ đào tạo, cung cấp nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của Tỉnh và khu vực. Hệ thống trung tâm, trường dạy nghề được nâng cấp, đầu tư
phát triển để đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
- Y tế: Trong khu vực có bệnh viện đa khoa tuyến huyện và tuyến xã: Bệnh viện
đa khoa huyện Khoái Châu cùng tuyến y tế cơ sở, trạm y tế cấp xã được đầu tư khá hoàn
chỉnh... cơ bản đáp ứng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân khu vực.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
17
- Du lịch: Khu vực được biết đến với khu du lịch văn hóa nổi tiếng Đền Chử Đồng
Tử tại xã Bình Minh huyện Khoái Châu là quần thể di tích thắng cảnh bao gồm hai ngôi
đền là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch đã được nhà nước xếp hạng. Di tích lịch sử Đình
Chung-An Vĩ. Lượng khách du lịch đến khu vực ngày càng tăng, tuy nhiên các khu lưu
trú, khu vui chơi giải trí cũng như các loại hình dịch vụ hiện có còn đơn giản và chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trong khu vực chưa có khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của tỉnh. Một số sản
phẩm công nghiệp chủ yếu được sản xuất tại một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ và cụm tiểu
thủ công nghiệp nghề tại các xã như: May mặc, vật liệu xây dựng, thực phẩm, bánh kẹo,
đồ gỗ, mây tre đan các loại; … Sản phẩm khá đa dạng, chất lượng được nâng lên, sản
phẩm may mặc, chế biến nông sản, cơ khí, đồ gỗ, vật liệu xây dựng giữ vững và mở rộng
thị trường như: Cụm công nghiệp gồm 5 doanh nghiệp (may mặc, mây tre đan…), quy
mô 11ha tại xã Dân Tiến; Cụm công nghiệp (Dệt kim Đông Xuân, kem Việt Ý, thực phẩm
Đài Loan…), qui mô 21ha tại xã Tân Dân; Bê tông đúc sẵn; tổng công ty kho xăng dầu;
Thức ăn gia súc (Úc), quy mô 5ha.
c. Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu là trồng lúa, hoa mầu. Mô hình
sản xuất mới như trang trại trồng cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, rau an toàn, cây cảnh,
hoa tươi, ... đang được hình thành. Chăn nuôi phát triển thuận lợi.
2.2.5 Tình hình phát triển đô thị:
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mới các khu vực phát triển mạnh về
thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và
có tính chất hoạt động của đô thị, trong đó gồm khu vực các xã: Dân Tiến, Hồng Tiến,
Đồng Tiến (Khoái Châu); Mễ Sở, Xuân Quan (Văn Giang)…; Các khu vực này đều là
trung tâm thương mại, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng.
Mặt khác. theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên khu vực giữa tỉnh được
xác định với đô thị lõi là đô thị Bô Thời - Dân Tiến và thị trấn Khoái Châu (đô thị loại
IV). Hiện nay, đây là khu vực có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao với hạt nhân là thị trấn
Khoái Châu (thị trấn huyện lỵ) sẽ tạo động lực phát triển cho các khu vực lân cận.
2.2.6 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch được nhận diện bởi các vùng cảnh quan đặc
trưng: Vùng cảnh quan xây dựng đô thị, các khu dân cư nông thôn, vùng cảnh quan sinh
thái nông nghiệp và cảnh quan ven sông Hồng.
1.Vùng cảnh quan xây dựng đô thị, các khu dân cư nông thôn:
Thị trấn Khoái Châu và khu trung tâm các xã trong khu vực lập quy hoạch:
a. Thị trấn Khoái Châu:
Thị trấn phát triển bám dọc 2 bên trục tỉnh lộ 383, 377. Không gian nhộn nhịp, sầm
uất nhất tập trung tại khu vực nút giao 2 tuyến tỉnh lộ, gồm có: Các cơ quan trụ sở, công
trình thương mại dịch vụ, các khu phố ở kết hợp kinh doanh thương mại quy mô gia đình,
sân thể thao, vườn hoa nhỏ vv… Đây là khu vực tập trung phát triển nhiều nhà ở và tiện
ích đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
18
Các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, nhà làm việc, trụ
sở cơ quan vv… dễ dàng được nhận diện trong cấu trúc không gian thị trấn hiện hữu với
khối tích không gian lớn, kiến trúc hiện đại. Một số công trình tiêu biểu như Trung tâm
thương mại Khoái Châu, ….
Tiếp giáp các xã lân cận là các khu ở được xây dựng chủ yếu dưới dạng nhà vườn,
có không gian ở, sân, vườn, ao để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp - TTCN hộ
gia đình.
Trung tâm thị trấn Khoái Châu |
b. Trung tâm các xã:
Khu vực trung tâm các xã: Thường gắn liền với các tuyến giao thông quan trọng
(tỉnh lộ, huyện lộ). Tại đây, các công trình nhà ở, cơ quan, công trình công cộng, dịch vụ,
thương mại được xây dựng xen kẽ. Nhà ở kết hợp cửa hàng buôn bán nhỏ, công trình công
cộng, dịch vụ có hình thức kiến trúc đơn giản, chiều cao từ 1-2 tầng. Còn lại chủ yếu là
các loại hình nhà vườn gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2. Vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp và cảnh quan ven sông Hồng:
Chiếm phần lớn diện tích khu vực lập quy hoạch là không gian các khu dân cư
nông thôn, không gian nông nghiệp và mặt nước.
Các khu dân cư nông thôn được hình thành và phát triển tập trung mang đặc trưng
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Không gian nhà ở bao gồm công trình nhà ở và không gian
vườn, ao cá, chuồng trại chăn nuôi.
Bao quanh khu vực làng xóm là không gian nông nghiệp, gồm các loại đất trồng
lúa, rau, hoa màu, cây ăn quả, xen lẫn hồ, ao nuôi trồng thủy sản.
Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đình, đền, miếu, chùa… là điểm nhấn kiến
trúc độc đáo và là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thu
hút đông đảo nhiều tầng lớp dân cư và khách du lịch.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
19
Cánh đồng nghệ ở Khoái Châu |
Vùng trồng chuối |
Trồng cỏ ngọt ở xã An Vĩ |
Cảnh quan vùng bãi ven sông Hồng |
2.2.7 Hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng xã hội:
1. Công trình hành chính, trụ sở cơ quan:
- Khu trung tâm hành chính chính trị huyện Khoái Châu được xây dựng tại trung
tâm thị trấn huyện lỵ Khoái Châu, tập trung dọc hai bên tuyến đường tỉnh 383. Bao gồm
các công trình: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện, Tòa án nhân dân Huyện, Viện kiểm
sát nhân dân Huyện, Công an Huyện, Bảo hiểm xã hội, Chi cục Thuế Huyện, Chi nhánh
Khoái Châu Điện lực Hưng Yên, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Viễn thông Khoái
Châu vv...
- Các công trình hành chính, trụ sở cơ quan cấp xã, thị trấn: Xây dựng tập trung taị
trung tâm các xã, thị trấn. Bao gồm các hạng mục như công trình Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Công an, Đài phát thanh, vv...
Khu TT hành chính tai Khoái Châu |
UBND Huyện Khoái Châu |
2. Công trình giáo dục và đào tạo:
Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, 100% các xã, thị trấn đã có trường
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; Cơ sở vật
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
20
chất cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư,
từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học trong toàn huyện. Tuy nhiên một số trường tiểu
học còn quá tải, sĩ số các lớp, một số trường THCS không có sân thể chất do diện tích
chật hẹp.
- Trường THPT: 06 trường.
- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên huyện Khoái Châu.
- Giáo dục chuyên nghiệp: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng nghề
kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu, Trường Hải quan Việt Nam.
Đai học Sư pham Kỹ thuật Hưng Yên |
Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Tô Hiệu |
3. Các công trình y tế:
- Mạng lưới y tế cơ sở xã, phường được củng cố tốt, được cải tạo, nâng cấp, đầu tư
trang thiết bị theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Nhìn chung hệ thống y tế đã đáp ứng được
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên địa phương cần quan tâm đầu tư hơn
để chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao.
- Số giường bệnh đạt tỷ lệ khoảng 14,8 giường bệnh/vạn dân. Số cán bộ y tế đạt tỷ
lệ khoảng 4 bác sỹ/vạn dân.
- Cơ sở y tế cấp huyện: Bệnh viện Đa khoa huyện Khoái Châu.
4. Các công trình thương mại dịch vụ:
Các công trình thương mại - dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nhiều công trình được doanh
nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tự chọn... đã xuất hiện,
hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, trên các trục đường lớn là hệ thống các công trình thương mại dịch vụ,
kinh doanh tư kết hợp nhà ở khá nhộn nhịp, cũng góp phần đáng kể vào hệ thống các công
trình thương mại dịch vụ của khu vực.
Một số công trình TMDV tiêu biểu: Trung tâm thương mại Khoái Châu, Chợ đầu
mối nông sản Khoái Châu và hệ thống các chợ xã, thị trấn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
21
Trung tâm thương mai Khoái Châu |
Chợ Phủ - Khoái Châu |
5. Các công trình văn hóa, thể dục thể thao:
- Hệ thống công trình văn hóa cấp Huyện, xã, thị trấn: gồm có Thư viện Huyện,
Nhà văn hóa Thanh thiếu niên, các CLB văn hóa - nghệ thuật - TDTT huyện Khoái Châu
vv...
- Hệ thống công trình văn hóa cấp xã, thị trấn: hệ thống thư viện, phòng đọc, nhà
sinh hoạt cộng đồng vv...
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao đa dạng, phong phú. Phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, khu phố, làng văn hóa tiếp tục được coi trọng. Phong trào TDTT quần
chúng được khuyến khích phát triển.
- Công trình TDTT cấp huyện: Sân vận động Huyện Khoái Châu, Trung tâm TDTT
Huyện Khoái Châu.
- Hệ thống công trình TDTT cấp xã, thị trấn: bao gồm sân thể thao xã, thị trấn, các
sân tập luyện thể dục thể thao cơ bản. Hệ thống các công trình TDTT (sân vận động, sân
tập luyện thể thao vv...) bước đầu đáp ứng cho các hoạt động thể dục thể thao và nhu cầu
rèn luyện nâng cao sức khỏe của nhân dân trong vùng. Các xã đều có các điểm sinh hoạt
công cộng, khu văn hóa - thể thao tập trung.
- Một số công trình tín ngưỡng như đình, đền, chùa cũng đã được tu bổ khang
trang.
6. Hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên:
Hiện nay các công viên, cây xanh chủ yếu là cây xanh tự nhiên. Các hoạt động
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân kết hợp trong công viên cây xanh còn hạn chế.
7. Nhà ở:
- Khu vực thị trấn: Phần lớn nhà kiên cố, khung cột, mái bằng và mái tôn, trên các
trục đường chính phần lớn nhà liên kế, một số nhà liên kế có vườn.
- Khu vực các thôn: Phần lớn nhà ở có vườn, nhà kiên cố, mái bằng, tôn và một số
ngói; tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ nhà tạm vẫn còn.
2.2.8 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
1. Hiện trạng giao thông:
a. Giao thông đường bộ:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
22
- Quốc lộ 39 (QL.39): Từ Phố Nối (giao với QL.5) đến cảng Diêm Điền - tỉnh Thái
Bình. Đoạn qua khu vực nghiên cứu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt với Bn=11m.
- Hệ thống đường tỉnh: Có 8 tuyến trên địa bàn nghiên cứu gồm ĐT.377, ĐT.377B,
ĐT.378, ĐT.379, ĐT.381, ĐT.382, ĐT.383 và ĐT.384.
- Hệ thống đường huyện: Có 9 tuyến trên địa bàn nghiên cứu gồm ĐH.25, ĐH.50,
ĐH.51, ĐH.52, ĐH.54, ĐH.55, ĐH.56, ĐH.57 và ĐH.59.
TT |
Tên đường |
Hiện trạng (m) |
Loại mặt đường |
Chất lượng |
I |
QUỐC LỘ |
1 |
QL.39 |
11 |
BTN |
Tốt |
II |
ĐƯỜNG TỈNH |
1 |
ĐT.377 |
5,5-7,0 |
Láng nhựa |
Tốt |
2 |
ĐT.377B |
5,5-7,0 |
Láng nhựa |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
3 |
ĐT.378 |
9 |
BTN |
Tốt |
4 |
ĐT.379 |
11 |
BTN |
Tốt |
5 |
ĐT.381 |
12-15 |
BTN |
Tốt |
6 |
ĐT.382 |
7 |
Láng nhựa |
Trung bình |
7 |
ĐT.383 |
7,0-9,0 |
Láng nhựa + BTN |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
8 |
ĐT.384 |
7,0-9,0 |
Láng nhựa + BTN |
Trung bình, hư hỏng cục bộ |
III |
ĐƯỜNG HUYỆN |
1 |
ĐH.25 |
5,5 |
Láng nhựa |
Hư hỏng cục bộ. |
2 |
ĐH.50 |
5,5 |
BTXM+Gạch chỉ |
Đang nâng cấp, cải tạo. |
3 |
ĐH.51 |
3,5-7 |
Láng nhựa+cấp
phối đá dăm |
Đoạn láng nhựa chất lượng tốt.
Đoạn còn lại chất lượng trung
bình. |
4 |
ĐH.52 |
5,5 |
BTXM |
Chất lượng tốt. |
5 |
ĐH.54 |
3,5-5,5 |
Cấp phối |
Đang nâng cấp, cải tạo. |
6 |
ĐH.55 |
3,5 |
Láng nhựa |
Hư hỏng cục bộ. |
7 |
ĐH.56 |
5,5 |
BTXM |
Chất lượng trung bình. |
8 |
ĐH.57 |
9 |
BTN |
Chất lượng tốt. |
9 |
ĐH.59 |
3.5 |
BTXM |
Chất lượng tốt, mặt đường nhỏ
hẹp. |
b. Giao thông đường thủy:
Sông Hồng từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.
Đoạn qua khu vực nghiên cứu đạt sông cấp 2, luồng lạch khá ổn định, độ sâu trên 2m,
đảm bảo cho các loại phương tiện qua lại trên sông cả 4 mùa.
Hiện nay tàu thuyền chủ yếu vận tải sản phẩm nông lâm nghiệp và vật liệu xây
dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ (kho bãi, bến, đường bộ liên hệ) còn rất hạn
chế. Tiềm năng giao thông Thủy của khu vực là rất lớn đặc biệt là tuyến giao thông thủy
nội địa sông Hồng, tuy nhiên tuyến giao thông thủy này vẫn chưa được khai thác xứng
tầm để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực và vùng phụ cận.
c. Giao thông đô thị:
Các tuyến đường đã được trải nhựa, chất lượng tốt. Một số tuyến quy mô mặt cắt
cần mở rộng để đảm bảo lưu lượng tham gia giao thông.
d. Tổ chức giao thông công cộng:
Hiện nay chưa có hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn nghiên cứu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
23
2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
a. Hiện trang nền xây dựng:
Cao độ nền xây dựng hiện trạng trung bình của các khu vực như sau:
- Khu vực đô thị (thị trấn Khoái Châu): Có cao độ nền trung bình 5,0m.
- Khu vực dọc theo tỉnh lộ 378: Có cao độ nền từ +9,0m đến +13,0m.
- Khu vực bãi: Có cao độ nền trung bình 8,0m.
- Các khu vực nông thôn có cao độ nền từ +3,5m đến 6,5m, có sự biến thiên từ Tây
Bắc xuống Đông Nam
b. Hiện trang thoát nươc mưa:
- Lưu vực thoát nước mưa, toàn khu vực có 04 lưu vực chính:
+ Lưu vực 1: Khu vực ngoài bãi sông Hồng, nước mưa của lưu vực này được thoát
ra sông Hồng.
+ Lưu vực 2: Khu vực kẹp giữa đường tỉnh 378 và kênh Tây, nước mưa của lưu
vực này được thoát ra sông Mười và sông Tây Tân Hưng.
+ Lưu vực 3: Bao gồm các khu vực kẹp giữa kênh Tây và kênh Đông, nước mưa
của lưu vực này được thoát ra sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Cấp Tiến, Tân Dân, sông Ngưu
Giang, sông Đồng Quê.
+ Lưu vực 4: Bao gồm khu vực kẹp giữa kênh Đông và đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng, nước mưa của khu vực này được thoát ra sông Điện Biên và sông Đồng Than.
- Hệ thống thoát nước mưa:
Tại thị trấn Khoái Châu: Nước mưa vẫn thoát chung cùng nước thải do quá trình xây
dựng mở rộng nhiều thời kỳ. Tuy vậy ở một số phần mở rộng của các đô thị này, và các khu
đô thị mới có quy mô phát triển độc lập, hệ thống thoát nước mưa đã được thiết kế riêng.
Tại các cụm công nghiệp: Các cụm công nghiệp cũ vẫn thoát nước chung, các khu
mới xây dựng đã có hệ thống thoát nước riêng.
Tại các vùng nông thôn, việc thoát nước mưa được đặt ra gắn với hệ thống thuỷ lợi
nội đồng. Từ đó không hình thành hệ thống thoát nước mưa với sự đầu tư xây dựng mà
đa phần thoát tự nhiên theo hệ thống ao, hồ, kênh, mương lân cận.
c. Hiện trang hệ thống thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của khu vực thuộc tiểu khu thủy lợi Châu Giang của tỉnh Hưng
Yên:
- Các công trình về tưới: Hầu hết diện tích khu vực nghiên cứu do trạm bơm Văn
Giang phụ trách. Trục tưới chính là 02 kênh Đông và kênh Tây chạy dọc khu tưới, trong
đó kênh Đông có bề rộng lòng kênh B=3~4m, cao trình đáy kênh +3m~3,2m, hệ số mái
m=1~1,5; kênh Tây có bề rộng lòng kênh B=3~5m, cao trình đáy kênh +4m~4,5m, hệ số
mái m=1~1,5.
- Các công trình về tiêu: Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực tiêu của trạm bơm
Nghi Xuyên, công suất 11x18.000m3/h.
- Công trình đầu mối:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
24
+ Khu vực nghiên cứu có 11 trạm bơm, trong đó có 2 trạm bơm tiêu (TB Ninh Tập,
Tân Long), 5 trạm bơm tưới tiêu kết hợp (TB Liên Khê, Bắc Đầm Hồng, Tây Phùng Hưng,
Minh Châu, Đồng Tiến) và 4 trạm bơm tưới (TB Tân Châu, Trung Châu, Kim Ngưu, Chùa
Rồng).
+ Khu vực nghiên cứu có tuyến đê Trung ương là tả sông Hồng là đê cấp I có độ
cao gia tăng trung bình từ 0,7 đến 1,0m so với mực nước thiết kế 8,3m tại Hưng Yên, bề
rộng mặt đê từ 5 đến 6m, mái phía đồng m=3, phía sông m=2.
3. Hiện trạng cấp nước:
a. Khu vực đô thị:
Khu vực nghiên cứu: Hiện tại đang được cấp nước từ các hệ thống cấp nước tập
trung thông qua 8 trạm cấp nước có tổng công suất thiết kế khoảng 24.000 m3/ngày đêm,
khai thác từ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt sông Hồng.
- Khả năng cung cấp nước hiện tại của hệ thống cấp nước đối với khu vực nghiên
cứu và các vùng phụ cận đạt 100 lít/người/ngày đêm.
- Gần 100% dân khu vực thị trấn Khoái Châu và các xã phụ cận có nước sạch sử
dụng, trong đó khoảng 80% người dân được dùng nước sạch từ nhà máy cấp nước tập
trung còn lại 20% người dân được dùng nước ngầm từ giếng khoan hộ gia đình.
b. Khu vực các xã:
Hiện nay, dân cư tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu chủ yếu được cung cấp nước
sạch từ các công trình cấp nước tập trung nhỏ và vừa.
Danh sách các nhà máy nước đang hoạt động trên địa bàn như sau:
1 |
NMN Bình
Minh |
996 |
Nước ngầm |
69,5 |
25-27 |
X. Bình Minh |
2 |
NMN Thuần
Hưng- Đại
Hưng |
2.997 |
Nước
mặt sông
Bắc
Hưng
Hải |
87 |
20-22 |
X. Thuần Hưng, Đại
Hưng, Thành Công,
Nhuế Dương |
3 |
NMN Da
Trạch |
5.000 |
Nước
mặt
Sông
Hồng |
50 |
30 |
X. Dạ Trạch, Ông Đình,
An Vỹ, Tân Dân, Tứ
Dân, Đông Tảo, Đông
Ninh, Đại Tập, Tân
Châu, Đông Kết, Hàm
Tử, Mễ Sở, Thắng Lợi,
Liên Nghĩa. |
4 |
NMN Hồng
Tiến |
5.000 |
Nước ngầm |
50 |
30 |
X. Hồng Tiến, Việt Hòa |
5 |
NMN Dân
Tiến-Đồng
Tiến |
1.500 |
Nước
ngầm |
8 |
30 |
X. Dân Tiến, Đồng Tiến |
6 |
NMN khoái
Châu |
2.500 |
Nước ngầm |
20 |
30 |
TT. Khoái Châu và các vùng lân cận |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
25
7 |
NMN Phùng
Hưng |
3.000 |
Nước
mặt sông
Hồng |
70 |
30 |
X. Phùng Hưng, X.
Toàn Thắng và các
vùng phụ cận |
8 |
NMN Yên
Phú (Thịnh
Phát) |
2.700 |
Nước
mặt |
85 |
30 |
Yên Phú, Yên Hòa,
Hoàn Long, Việt
Cường. |
c. Nhận xét chính về hệ thống cấp nươc:
Lưu lượng nước từ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt sông Hồng luôn đảm bảo
cung cấp đủ lượng nước cho các nhà máy nước trong khu vực, tuy nhiên các nhà máy hiện
nay đa số đang hoạt động dưới công suất thiết kế do khả năng phát triển mạng lưới phân
phối cũng như tập quán sinh hoạt của người dân nông thôn, gây lãng phí nguồn lực đầu
tư cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng để người dân nhận thức rõ hơn về việc
cần thiết phải sử dụng nước sạch và coi nước sạch là một loại hang hóa dịch vụ. Về phía
doanh nghiệp cũng cần tích cực cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước cũng như xem xét
tính toán giá thành nước hợp lý để người dân tích cực tham gia dịch vụ.
4. Cấp điện:
4.1. Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho khu vực thiết kế là lưới điện quốc gia khu vực miền Bắc thông
qua các trạm nguồn sau:
- Trạm nguồn 500kV Phố Nối 1x600MVA.
- 02 trạm 220KV Phố Nối và Kim Động có tổng dung lượng 100MVA.
Khu vực thiết kế nhận điện trực tiếp từ các trạm 110kV:
- Trạm 110kV Văn Giang Đặt tại xã Cửu Cao huyện Văn Giang có quy mô công
suất 1x63MVA-110/35/22kV. Hiện trạm đang vận vận hành bình thường mang tải 58,5%.
- Trạm 110kV Khoái Châu đặt tại xã Tân Dân huyện Khoái Châu có quy mô công
suất 1x40MVA-110/35/22kV. Hiện tại máy biến áp vận hành đầy tải 80,5%.
- Trạm 110kV Yên Mỹ đặt tại thị trấn Yên Mỹ huyện Yên Mỹ. có quy mô công
suất 3x63MVA-110/35/22kV. Hiện tại máy T1 vận hành đầy tải 91,6%, máy T2 vận hành
quá tải 117%, máy T3 vận hành đầy tải 91,9%.
- Trạm 110kV Kim Động công suất 40+63MVA-110/35/22kV, máy T1 mang tải
57,9%, máy T2 vận hành đầy tải 84,7%.
4.2. Lươi điện:
a. Lưới cao áp
- Lưới cao áp 500kV: Lưới 550kV mạch kép từ trạm 500KV Thường Tín đi trạm
500kV Phố nối có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 7km thiết diện dây dẫn 4ACSR330.
- Lưới cao áp 220kV: Lưới 220kV mạch kép từ trạm 220KV Thường Tín đi trạm
220kV Phố Nối có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 8km thiết diện dây dẫn 4ACKP400.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
26
Lưới 220kV mạch kép từ trạm 220KV Thường Tín đi trạm 220kV Kim Động có chiều
dài chạy qua khu vực khoảng 7,4km thiết diện dây dẫn 4ACSR330.
- Lươi cao áp 110kV: Đường dây 110kV mạch kép từ trạm 220kV Kim Động đi
trạm 110kV Khoái Châu có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 7,3km thiết diện dây dẫn
ACSR300. Đường dây 110kV mạch kép từ trạm 110kV Khoái Châu đi trạm Văn Giang
có chiều dài chạy qua khu vực khoảng 6,2km thiết diện dây dẫn ACSR300.
b. Lưới trung áp:
Lưới trung áp khu vực quy hoạch hiện đang sử dụng ở nhiều cấp điện áp khác nhau
là 35kV,22kV,10kV do quá trình phát triển trong nhiều năm của khu vực.
- Tram 110kV Khoái Châu là trạm cấp điện chính cho khu vực hiện có 1 xuất tuyến
35kV và 3 xuất tuyến 22kV:
+ Lộ 371 có chiều dài 19km dây dẫn AC-185 cấp điện cho trung gian Khoái Châu,
thị trấn Khoái Châu và các xã Tân Dân, Đông Tảo, Ông Đình, An Vĩ, Tứ Dân, Hàm Tử,
Dạ Trạc, Bình Minh. Lộ 371 có liên kết với lộ 374 trạm 110kV Kim Động và 371 trạm
110kV Văn Giang. Lộ có Pmax 10,5MW.
+ Lộ 471 có chiều dài đường trục 6km dây dẫn AC-70 cấp điện cho các xã xã Tân
Dân, Ông Đình, An Vĩ. Lộ có Pmax 3,2MW.
+ Lộ 473 có chiều dài đường trục 15km dây dẫn AC-150 cấp điện cho các xã xã
Yên Phú huyện Yên Mỹ và CCN Vĩnh Khúc huyện Văn Giang. Lộ 473 có liên kết với lộ
479 trạm 110kV Giai Phạm. Lộ có Pmax 13MW.
+ Lộ 477 có chiều dài đường trục 15,5km dây dẫn AC-240 cấp điện riêng cho trạm
bơm Nghi Xuyên.
- Tram 110kV Yên Mỹ công suất lx63MVA-110/35/22kV, hiện có 6 xuất tuyến (2
xuất tuyến 35kV và 4 xuất tuyến 22kV):
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 19km, dây dẫn AC 150, cấp điện cho 1 phần
khu công nghiệp Yên Mỹ 2 và khu vực dân sinh các xã như thị trấn Yên Mỹ, Trung Hưng,
Lý Thường Kiệt, Minh Châu, Tử Dương, Việt Cường, Đồng Than, Thanh Long của huyện
Yên Mỹ. Lộ 371 liên hệ với lộ 373 Giai Phạm. Hiện tại, lộ 371 có Pmax = 13,1 MW.
- Tram 110kV Văn Giang công suất lx63MVA-l 10/35/22kV, hiện có 04 xuất tuyến
(3 xuất tuyến 35kV và 1 xuất tuyến 22kV) đang vận hành. Cụ thể như sau:
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 13km, dây dẫn AC95, cấp điện cho các xã Long
Hưng, Tân Tiến, Liên Nghĩa, Thắng Lợi và TT Mễ Sở thuộc huyện Văn Giang và TT
Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu. Hiện tại, đường dây 371 mang tải Pmax = 9,4MW.
+ Lộ 375: Đường trục có chiều dài 13km, dây dẫn AC95, cấp điện cho các xã Long
Hưng (huyện Văn Giang) và các xã Hoàn Long, Yên Phú (huyện Yên Mỹ). Lộ 375 liên
hệ với lộ 373 Văn Giang và lộ 371 Kim Động. Hiện tại, đường dây 371 mang tải Pmax =
5,6MW.
- Tram 110kV Kim Động công suất 40+63MVA-110/35/22kV, hiện có 7 xuất
tuyến. (6 xuất tuyến 35kV và 1 xuất tuyến 22kV):
+ Lộ 371: Đường trục có chiều dài 12km, dây dẫn AC120; cấp điện cho phụ tải
các xã Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến của huyện Khoái Châu, các xã Yên Hòa, Yên
Phú của huyện Yên Mỹ. Lộ 371 liên kết với lộ 378 trạm HOkV Kim Động và 375 trạm
110kV Văn Giang. Hiện tại, lộ 371 có Pmax = 3,4MW. 22
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
27
c. Tram ha thế:
Khu vực quy hoạch hiện sử dụng các trạm hạ thế ở cả 3 cấp điện áp 35,22,10/0,4kV.
Hầu hết các trạm hạ thế đều là trạm biến áp kiểu treo, một số khu vực đã xây dựng trạm
hạ thế kín kiểu xây.
d. Lươi 0,4kV:
Mạng lưới 0,4 kV đã được xây dựng phủ kín tất cả các điểm dân cư, kết cấu dây
dẫn chủ yếu là cáp vặn xoắn ABC, tuy nhiên một số tuyến ngoại thị vẫn sử dụng dây
nhôm nổi A-35 A-70
e. Lươi chiếu sáng:
Lưới chiếu sáng đã được xây dựng trên các trục đường và một số tuyến đường
chính khu vực, hình thức chủ yếu là bóng đèn natri cao áp 220V-200W cột đèn độc lập
bằng thép mạ kẽm. Lưới điện chiếu sáng cho các khu dân cư chưa được quan tâm đầu tư.
Chưa có chiếu sáng trang trí cho các khu vực vườn hoa cây xanh.
5. Thông tin liên lạc:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định
và dịch vụ Internet: Viễn thông Hưng Yên, Viễn thông Quân đội. Có 4 doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile.
a. Chuyển mach:
Hệ thống chuyển mạch khu vực được xử lý tín hiệu theo cấp tổng đài: Tổng đài
điều khiển (Host) - Tổng đài vệ tinh - Điểm truy nhập thuê bao. Hiện tại trên địa bàn khu
vực huyện Khoái Châu có 2 nhà cung cấp dịch vụ chính là VNPT và Viettel, với 01 tổng
đài vệ tinh với dung lượng 5.000Lines.
b. Truyền dẫn:
- Hệ thống truyền dẫn liên tỉnh: Khu vực thành phố Hưng Yên nằm trong hệ thống
tuyền dẫn liên tỉnh của tỉnh Hưng Yên thông qua tuyến truyền dẫn liên tỉnh: Hà Nội -
Đồng Văn - TP Hưng Yên; Hà Nội - Phố Nối-TP Hưng Yên.
- Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Khu vực được các doanh nghiệp xây dựng đến tất cả
các trung tâm thành phố tới các huyện thị, sử dụng công nghệ SDH với tốc độ truyền dẫn
từ 155Mbps - 622Mbps. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu sử dụng cáp quang; các tuyến
truyền dẫn được tổ chức độc lập với nhau dọc theo các tuyến tỉnh lộ và các tuyến đường
liên huyện, liên xã.
c. Mang ngoai vi:
- Mạng ngoại vi trên địa bàn chủ yếu là cáp đồng đường kính 0,4mm trở lên và sử
dụng dây đôi. Một số khu vực trung tâm cải tạo hạ ngầm đồng bộ với hạ tầng khung khu
vực. Mạng ngoại vi được các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt quan tâm và đầu tư, đã
đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của các tổ chức và người dân.
- Để nâng cao chất lượng, rút ngắn cự ly phục vụ các doanh nghiệp đã mở rộng các
trạm chuyển mạch, các điểm tập trung thuê bao, bán kính phục vụ bình quân của các trạm
đã giảm đáng kể. Tuy nhiên do nhu cầu lắp đặt nhanh phục vụ công tác kinh doanh, nên
mạng chưa được đầu tư một cách đồng bộ và chưa thực sự chú ý đến chất lượng mạng.
Trong khu vực có 02 tuyến cấp quang từ TP Hưng Yên đi Văn Giang và Yên Mỹ.
d. Thông tin di động:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
28
Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng, phát triển
theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.
- Hạ tầng mạng 2G: Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng đã phát
triển tương đối hoàn thiện, đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư. Vietnamobile do
số lượng thuê bao còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố. Các doanh
nghiệp chủ yếu tập trung phát triển hạ tầng tại khu vực này; khu vực nông thôn hạ tầng
chưa phát triển, nhiều khu vực chưa có sóng.
- Hạ tầng mạng 3G, 4G: Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch
vụ. Hiện tại trên địa bàn thành phố phần lớn là các trạm 3G, hầu hết các trạm thu phát
sóng 3G hiện tại đều được xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với
hạ tầng trạm 2G.
Khu vực có 5 nhà cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone và Viettel, Mobile phone,
BeeLine, VietnamMobi khai thác công nghệ GSM và CDMA. Khu vực đã phủ sóng mạng
3G, tuy nhiên sử dụng còn nhiều hạn chế.
e. Đánh giá hiện trang thông tin liên lac:
- Điểm mạnh: Hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn phát triển tương đối hoàn thiện,
cơ bản đã đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về sử dụng dịch vụ của người dân. Cáp quang
hóa mạng ngoại vi bước đầu được triển khai, đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai. Hạ
tầng mạng di động phát triển tương đối hoàn thiện hầu hết các khu vực có trạm thu phát
sóng di động, bán kính phục vụ trung bình 1,9 km/cột.
- Điểm yếu: Mạng cáp trên địa bàn tỉnh phần lớn vẫn sử dụng cáp treo, tỷ lệ ngầm
hóa còn thấp đạt 7%, ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị, và các khu du lịch. Tình
trạng thuê bao ảo vẫn còn tồn tại và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thuê bao sử dụng dịch
vụ thông tin di động tại tỉnh. Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người người
phục vụ chủ yếu là các điểm Bưu điện - Văn hóa xã nên còn nhiều hạn chế khi cung cấp
các dịch vụ viễn thông.
6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a. Thoát nươc thải:
Khu vực nghiên cứu gồm huyện Khoái Châu, Yên Mỹ và Văn Giang chưa có hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải. Đối với khu vực thị trấn Khoái Châu nước mưa và
nước thải chảy chung theo các tuyến cống, mương hiện có. Còn lại khu vực dân cư của
các xã trong huyện sống kiểu nhà vườn, sinh thái tự nhiên nông thôn. Toàn bộ nước mưa,
nước thải tự thấm chảy tràn xuống các khu vực trũng ao, hồ, các hệ thống kênh tiêu thủy
lợi và thoát ra sông.
b. Chất thải rắn (CTR):
- CTR ở các đô thị trong huyện đã thực hiện công tác tổ chức đội VSMT đi thu
gom. Tỷ lệ thu gom được đạt khoảng 65% ở khu vực thị trấn. Sau đó chuyển về bãi chôn
lấp rác tập trung theo quy hoạch của thị trấn và quy hoạch nông thôn mới. Diện tích các
bãi chôn lấp từ 200-1000m2.
- Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn chủ yếu là CTR hữu cơ được tận
dụng để tái sử dụng như: làm thức ăn chăn nuôi, ủ làm phân hoặc đốt thành tro, để bón
cho cây trồng, phần thừa được chôn lấp ngay trong khuôn viên các gia đình nên nguy cơ
ô nhiễm không nhiều.
c. Nghĩa trang:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
29
Các huyện chưa có nghĩa trang tập trung. Mỗi khu vực dân cư tập trung có các
nghĩa trang riêng. Công nghệ táng của các nghĩa trang chủ yếu hung táng và cát táng. Các
nghĩa trang phân bố rải rác theo đơn vị thôn xã.
2.2.9 Các đồ án, dự án quy hoạch trên địa bàn:
Là những đồ án, dự án quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, cũng
như việc phân bố không gian trên địa bàn vùng lập quy hoạch:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giái
đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hưng Yên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025.
- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2025 và dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh
Hưng Yên đến năm 2030.
2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển vùng
2.3.1 Vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng:
1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên (đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt tại Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012) xác định:
- Vùng giữa Tỉnh, gồm: Tiểu vùng nằm trong vùng ảnh hưởng của đầu mối giao
thông giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL39, tuyến nối cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kéo
dài đi Quốc lộ 21; trong đó có vùng lập quy hoạch. Lợi thế về hệ thống giao thông đối
ngoại sẽ đem lại khả năng giao thương mạnh với Hà Nội, Hải Dương, và các vùng khác
trong Tỉnh. Định hướng phát triển vùng này theo hướng tổng hợp, đa ngành đa lĩnh vực
bao gồm: Công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - và nông nghiệp hàng hoá. Vùng
này có khả năng hỗ trợ phát triển mạnh cho toàn Tỉnh đặc biệt là vùng các huyện phía Bắc
và vùng giữa Tỉnh. Tại đây đã, đang và sẽ tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp
với quy mô khoảng 2.000ha, có trình độ sản xuất cao, quy mô lớn, thu hút phần lớn lao
động công nghiệp của Tỉnh và du nhập lao động có trình độ sản xuất từ ngoại tỉnh đến.
Ngoài ra còn có tính chất liên kết phát triển với tỉnh lân cận khác về hướng này, tạo tiền đề
và động lực cho kịch bản phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng Hưng Yên nói riêng và
khu vực vùng Thủ đô Hà Nội nói chung.
- Trọng điểm 2 (Bô Thời - Khoái Châu): Phát triển đô thị Bô Thời thành thị xã
loại 4 tại khu vực các xã Dân Tiến, Việt Hoà, Hồng Tiến (huyện Khoái Châu) và nâng
cấp thị trấn Khoái Châu cũng thành đô thị loại 4. Hướng phát triển theo trục liên kết
giữa hai đô thị và theo hướng của đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối dài đi
QL21. Trong đó chủ yếu là đô thị Bô Thời, còn lại là thị trấn Khoái Châu định hướng
chỉ phát triển mở rộng thêm khi có nhu cầu, cụ thể là:
+ Đô thị Bô Thời (thị xã - đô thị loại IV): Diện tích đất đai tự nhiên đến 2025
khoảng 2.055ha, đến 2050 khoảng 3.065ha. Quy mô dân số đến 2025 khoảng 10 vạn
người, tầm nhìn đến 2050 khoảng 15 vạn người. Tính chất chuyên ngành là thương mại,
dịch vụ, khoa học kỹ thuật.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
30
+ Thị trấn Khoái Châu (đô thị loại IV), là huyện lỵ của huyện Khoái Châu. Diện
tích đất tự nhiên đến 2025 khoảng 1.025ha, đến 2050 khoảng 1.430ha. Quy mô dân số
đến 2025 khoảng 5 vạn người, tầm nhìn đến 2050 khoảng 7 vạn dân, tính chất chuyên
ngành là đô thị thương mại, dịch vụ.
Có thể thấy rằng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên có vai trò là
trung gian kết nối, một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, đồng thời còn là
một trung tâm đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
& vùng.
2. Đối với vùng Thủ đô Hà Nội, trong Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ
đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định trên địa bàn vùng lập quy hoạch:
- Tập trung nhiều tuyến giao thông quốc gia trọng yếu về đường bộ, đường sắt &
đường thủy, như Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, đường sắt nội
vùng Hà Nội - Hưng Yên (tuyến số 6).
- Cùng với phát triển hệ thống giao thông vùng là việc xây dựng các khu công
nghiệp gắn với chỗ ở công nhân, xử lý môi trường và kết nối với hạ tầng vùng. Kết hợp
giữa các KCN quy mô lớn gắn với các khu đô thị tập trung và các cụm điểm công nghiệp
vừa và nhỏ trong vùng nông thôn. Đảm bảo kết nối hài hòa giữa các khu vực đô thị công
nghiệp xây dựng mới và các làng xóm nông thôn hiện có.
- Mở rộng đô thị hiện có hoặc hình thành đô thị mới cần có hướng phát triển gắn
kết các khu công nghiệp và khu dân cư đô thị hoá, xung quanh là không gian vùng nông
nghiệp phục vụ đô thị, do vậy cần thiết phải duy trì vùng nông nghiệp chất lượng cao -
phát triển công nghiệp chế biến nông phẩm rau hoa quả, thịt, cơ khí máy móc nông nghiệp
- gắn với đô thị nhỏ - thị trấn huyện, tạo vùng kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn.
2.3.2 Đánh giá chung về hiện trạng dân cư và xây dựng:
1. Động lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế và dân số:
Động lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế & dân số đối với vùng dọc tuyến
đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên xuất phát từ những định hướng chiến lược của quốc
gia, vùng về tổ chức giao thông & phân bố các vùng phát triển công nghiệp – dịch vụ liên
quan trực tiếp đến vùng; xuất phát từ ảnh hưởng đô thị hóa vùng lân cận Thủ đô Hà Nội
và cả từ tiềm năng nội vùng về du lịch & thu hút đầu tư. Tuy nhiên, quỹ đất xây dựng
trong vùng không hẳn là còn nhiều (đất đã xây dựng chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự
nhiên của vùng lập quy hoạch), vì vậy, vai trò của quy hoạch vùng dọc tuyến đường có ý
nghĩa lớn trong việc hoạch định, phân bố, sử dụng quỹ đất hiện có cần tiết kiệm, hiệu quả.
2. Tình hình sử dụng đất đai:
Các dự án xây dựng đô thị và đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông & công
nghiệp sẽ cần một quỹ đất khá lớn, chủ yếu là từ quỹ đất nông nghiệp huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ. Xu hướng này đang tập trung tại khu vực dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên, đây là nhu cầu phát triển là tất yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực
dân cư đô thị hóa xung quanh.
3. Cơ sở ha tầng đô thị:
Cơ sở HTKT phát triển tương đối khá, tuy nhiên mới tập trung ở hạ tầng vùng (diện
rộng khu vực), hạ tầng cho các khu dân cư đô thị, nông thôn còn nhiều hạn chế. HTXH
còn thiếu các trung tâm dịch vụ - thương mại - du lịch có quy mô lớn để hỗ trợ thúc đẩy
phát triển.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
31
5. Bảo vệ môi trường:
Vấn đề dự kiến xây dựng CCN và các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu
xây dựng ở phía Tây Nam vùng quy hoạch theo định hướng trước đây là những cảnh báo
về quản lý môi trường.
6. Quản lý đô thị:
Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như các định hướng quy hoạch được
lập từ nhiều năm trước đây có những yếu tố không còn phù hợp với xu thế mới. Cần xem
xét lại việc hình thành cả hai đô thị là Bô Thời & Khoái Châu phù hợp tình hình thực tiễn.
2.3.3 Đánh giá tổng hợp (S.W.O.T):
1. Điểm manh:
Vị trí địa lý thuận lợi trong việc liên kết để phát triển, hợp tác đầu tư, trao đổi; Có
quỹ đất thích hợp để phát triển, điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng
hóa; Lãnh đạo, quản lý, tạo được môi trường đầu tư tốt.
2. Điểm yếu:
Nền kinh tế tỉnh tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ, nhưng trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và
sản phẩm còn thấp. Các tiềm năng chưa được khai thác với hiệu quả cao.
Vùng lập quy hoạch có diện tích nhỏ, ngành nông nghiệp vẫn là ưu thế, nhưng đất
đai bị chia cắt, khó khăn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn. Đô thị hiện tại còn nhỏ
bé, khả năng giao thương thấp. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn có mật độ cao.
Chưa phát huy hết tiềm năng của sông Hồng, hệ thống giao thông thủy kém phát
triển do thiếu hệ thống công trình đầu mối, dẫn đến việc chưa kết nối được với hệ thống
đường bộ và đường sắt, nhằm nâng cao năng lực của toàn hệ thống.
3. Cơ hội:
Tốc độ tăng trưởng cao của vùng Thủ đô Hà Nội là cơ hội để tỉnh Hưng Yên nói
chung & vùng lập quy hoạch nói riêng tăng cường hợp tác, liên kết và hội nhập; tăng
cường, đa dạng các loại hình giao thông (cao tốc, đường sắt nội vùng, xe buýt nhanh,…);
hình thành & thu hút phát triển các khu, cụm công nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu;
nâng cao giá trị sản xuất của công nghiệp và sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch
sử, du lịch sinh thái,vv...
4. Thách thức:
Sử dụng quỹ đất hiệu quả, dành quỹ đất cho các hành lang hạ tầng kỹ thuật, đặc
biệt là giao thông, đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Huy động nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát
triển KT-XH; Tạo việc làm cho người lao động nông thôn; Hạn chế tác động đến môi
trường trong việc phát triển công nghiệp; Ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
32
3 CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG
3.1 Tiềm năng & động lực phát triển
3.1.1 Phát triển giao thông - động lực phát triển kinh tế xã hội:
Theo định hướng Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn vùng lập quy hoạch có 03 loại
hình giao thông dọc tuyến cơ bản là đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Sơ đồ hệ thống giao thông chính trong vùng lập quy hoach.
a. Đường bộ có các tuyến: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cao tốc Chợ Bến - Yên
Mỹ; Đường vành đai IV vùng Thủ đô; QL 39; Đường nối hai đường cao tốc; Đường liên
tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379) và các tuyến đường tỉnh.
b. Đường sắt có các tuyến: Đường sắt quốc gia (nằm chung hành lang đường vành
đai IV), đường sắt cao tốc (nằm chung hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng),
đường sắt nội vùng (nằm chung hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng & đường
nối hai đường cao tốc). Ga đường sắt (trung tâm tiếp vận) nằm trên địa bàn xã Minh Châu
(H. Tiên Lữ).
c. Đường thủy sông Hồng: Hệ thống các bến, bãi ngang sông.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
33
Những tuyến giao thông huyết mạch được mở ra, cùng với việc cải tạo, nâng cấp
hệ thống đường tỉnh, đường huyện, cứng hóa đường giao thông nông thôn góp phần kết
nối, đưa nông thôn tới gần đô thị; luân chuyển - trao đổi hàng hóa tiêu thụ từ nông thôn
tới đô thị, mở rộng ra toàn vùng và ngược lại, giảm bớt chi phí thời gian lưu thông góp
phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các địa phương trong tỉnh và vùng. Như vậy có
thể thấy, đột phá đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là hướng đi đúng đắn, hướng đi
chiến lược. Điều đó, thể hiện qua việc không ít các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang
quan tâm tới Hưng Yên, đón bắt cơ hội mới đầu tư về sản xuất, kinh doanh, du lịch khi
các dự án hạ tầng giao thông đang còn trong quá trình triển khai. Đây là tiền đề, động lực
để tỉnh Hưng Yên và vùng lập quy hoạch phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Sơ đồ phân bố các khu vực động lực phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lập quy hoach.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
34
3.1.2 Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch - động lực phát triển đô thị:
Trong những năm gần đây tỉnh Hưng Yên đã tích cực, chủ động huy động nguồn
lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các cơ chế chính sách, quy hoạch xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị, nông, lâm nghiệp, các khu dịch
vụ du lịch để tập trung thu hút đầu tư, đặc biệt với lợi thế tuyến đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng khi đưa vào sử dụng. Dưới đây là những khu vực phát triển có ảnh hưởng trực
tiếp đến vùng lập quy hoạch.
1. Về phát triển công nghiệp:
- KCN Tân Dân, quy mô khoảng 200ha, thuộc địa bàn các huyện Khoái Châu, Yên
Mỹ, là khu công nghiệp tổng hợp, tập trung các ngành chế biến nông sản thực phẩm.
- KCN Lý Thường Kiệt, quy mô khoảng 300ha, thuộc địa bàn các huyện Khoái
Châu, Yên Mỹ & Ân Thi, là khu công nghiệp tổng hợp, tập trung thu hút các ngành nghề
có công nghệ kỹ thuật cao.
- KCN Industrial Park Lý Thường Kiệt, quy mô khoảng 1.100ha, thuộc địa bàn các
huyện Khoái Châu, Yên Mỹ & Ân Thi, là khu công nghiệp tổng hợp, công nghệ kỹ thuật
cao.
- CCN Đông Khoái Châu (30ha), CCN Nam Khoái Châu (30ha), CCN Tân Dân
(30ha), CCN Dân Tiến (70ha), CCN Khoái Châu (30ha) của huyện Khoái Châu, làm cụm
công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp.
- Khu vực tiềm năng phát triển công nghiệp thuộc địa bàn các xã Hoàn Long, Yên
Châu (H. Yên Mỹ), diện tích khoảng 300ha. Hiện đã có một loạt các doanh nghiệp đã
được cấp phép, đang hoạt động dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (ĐT379)
như: Nhà máy sản xuất thiết bị giáo dục HN-HY, NMSX kính xây dựng, NMSX túi nhựa
xuất khẩu Đại Liên, NMSX máy nông nghiệp Tiến Linh, NM lắp ráp xe máy điện Việt
Nhật và nhiều cơ sở sản xuất khác, vv…
2. Về phát triển du lịch:
- Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử: Quy hoạch phân khu xây
dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao Chử Đồng Tử được
UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 1301/QĐ-UBND ngày 06/08/2014 xác
định mục tiêu cụ thể cho phát triển khu vực ngoài bãi sông Hồng trên địa bàn các xã Bình
Minh, Dạ Trạch và Hàm Tử của huyện Khoái Châu là: Bảo tồn, phát huy khu di tích văn
hóa Chử Đồng Tử thành khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao có không gian
kiến trúc hiện đại và hệ thống hạ tầng đồng bộ với chất lượng phục vụ cao; khai thác hiệu
quả quỹ đất, hình thành trung tâm dịch vụ, hoạt động thể dục thể thao chất lượng cao.
- Sân golf Sông Hồng: Nằm trong Khu văn hóa, du lịch và dịch vụ thể dục thể thao
Chử Đồng Tử đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch sân golf
Việt Nam đến năm 2020 tại Văn bản số 598/TTg-KTN ngày 06/4/2016. Diện tích khoảng
100ha.
3. Về phát triển thương mại dịch vụ:
Để thương mại dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và bắt nhịp với tốc độ
tăng trưởng của ngành công nghiệp, thời gian tới cần tập trung hoàn thiện hệ thống các
chợ theo quy hoạch; khai thác có hiệu quả các chợ mới xây dựng; chú trọng phát triển các
loại hình dịch vụ cao cấp, chất lượng cao tại thị trấn, các khu công nghiệp, du lịch của
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
35
huyện. Phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống, khu văn hóa, du lịch & dịch
vụ TDTT Chử Đồng Tử, phát triển các dịch vụ du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, bán
hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, phát triển các hoạt động dịch vụ gắn
với xu thế phát triển hiện nay như: Dịch vụ vận tải, kho bãi, chợ đầu mối nông sản, khách
sạn, nhà ở cho công nhân.
4. Về phát triển giáo dục - đào tạo:
Trường ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, thuộc địa bàn xã Dân Tiến, huyện Khoái
Châu, quy mô đào tạo khoảng 3000 sinh viên/năm.
Trường cao đẳng cơ điện & thủy lợi; trường cao đẳng KTKT Tô Hiệu và một số
trường đào tạo khác hàng năm đào tạo khoảng 4000 sinh viên.
3.1.3 Vai trò, vị thế của vùng lập quy hoạch:
Từ những quy hoạch chiến lược của quốc gia, vùng, tỉnh & từ những phân tích,
nhận định ở trên, có thể thấy rằng Vùng lập quy hoạch (vùng dọc tuyến đường liên tỉnh
Hà Nội – Hưng Yên) là: Một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Vùng; một
trong các cực phát triển đô thị trọng tâm của Tỉnh và là một trong những vùng đệm sinh
thái có ý nghĩa bên bờ sông Hồng.
Sơ đồ phân tích mối quan hệ liên vùng.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
36
3.2 Tính chất của vùng
- Là khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc, đầu mối giao thông quan trọng kết nối trực
tiếp tỉnh Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội; một khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh; có vị trí chiến lược
về an ninh quốc phòng.
- Là khu vực phát triển kinh tế tổng hợp (công nghiệp - thương mại - dịch vụ, du
lịch và nông nghiệp công nghệ cao) gắn với việc hình thành các đô thị mới, khu đô thị
mới, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, …
trên cơ sở định hướng của Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng
tỉnh Hưng Yên.
3.3 Dự báo phát triển
3.3.1 Dân số - lao động:
Theo nội dung đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
Tỉnh Hưng Yên được định hướng phát triển các chức năng về công nghiệp, dịch
vụ, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm cấp vùng về giáo
dục - đào tạo (khu đô thị đại học Phố Hiến), dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Phù
Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ…) và dịch vụ trung chuyển hàng hóa (Lạc Đạo, Bô Thời - Dân
Tiến). Phát triển gắn với trục đô thị hoá mạnh của vùng về phía Đông (hướng cảng Hải
Phòng) và tuyến kết nối Hà Nội - Hưng Yên - Thái Bình, giải quyết nhu cầu di chuyển
giữa Hà Nội và vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Dự kiến đến năm 2030, hệ thống đô
thị tỉnh Hưng Yên có 15 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh từ 50 - 55% (tổng dân số toàn
tỉnh khoàng 1.250.000 - 1.550.000 người, dân số đô thị toàn tỉnh khoảng 625.000 -
852.500 người).
Căn cứ quy mô dân số hiện trạng của khu vực lập quy hoạch (khoảng 149.000
người); căn cứ vào các dự báo phát triển & Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên;
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên; tình hình thực tế phát triển cũng như động
lực của trục đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên tác động đến khu vực; căn cứ vào quy
mô phát triển các khu, cụm công nghiệp, có thể dự báo sơ bộ quy mô dân số như sau:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị
tính |
Hiện
trạng |
Năm
2025 |
Năm
2030 |
Năm
2040 |
1 |
Dân số toàn khu vực |
người |
148.932 |
170.000 |
187.000 |
240.000 |
2 |
Tỷ lệ tăng dân số chung |
% |
2,00 |
2,00 |
2,40 |
3 |
Dân số tăng chung |
người |
25.100,00 |
17.000,00 |
25.000,00 |
4 |
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên |
% |
1,00 |
0,90 |
0,90 |
5 |
Tỉ lệ tăng cơ học |
% |
1,00 |
1,10 |
1,50 |
3.3.2 Dự báo tỷ lệ, quá trình đô thị hóa và hình thái phát triển:
Do xuất phát điểm thấp, nên quy mô dân số đô thị tại vùng lập quy hoạch có chỉ số
trung bình (cho dù những năm tới Tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao). Bên cạnh sức
tăng trưởng của thị trấn Khoái Châu sẽ hình thành thêm một số khu vực dân cư dịch vụ,
khu đô thị gắn với các khu công nghiệp & sân golf Sông Hồng
1. Dự báo dân số đô thị và tỉ lệ dân số đô thị so tổng dân số:
Công thức tính dân số theo phương pháp cân bằng lao động
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
37
P= 100*A/(100-(yd+ym)); trong đó:
- P: Dân số dự báo
- A: Dân số của nhóm tạo đô thị
- Yd: Tỷ lệ dân số dịch vụ (8% giai đoạn đầu và 16% giai đoạn sau)
- Ym: Tỷ lệ dân số phụ thuộc (đô thị rất lớn 19-21% giai đoạn đầu, 23-27% giai
đoạn sau, đô thị nhỏ và trung bình 15-17% giai đoạn đầu và 19-22% giai đoạn sau).
a. Dự báo dân số và lao động giai đoạn đến năm 2030:
1 |
Lao động công nghiệp (80 lao động/ha) |
34.477 |
2 |
Đào tạo nghiên cứu (chỉ tính nhân viên phục vụ và giáo viên,
thường chiếm 20-25% số sinh viên) |
438 |
3 |
Cơ quan hành chính, VP đại diện |
500 |
4 |
Lao động du lịch + ga TOD |
500 |
Tổng |
35.915 |
Áp dụng công thức: p= 100*A/(100-(yd+ym))
- Nếu lấy Yd=8%, Ym=17%, thì dân số đô thị toàn khu vực nghiên cứu QH năm
2030 (gồm toàn bộ đô thị Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến) khoảng 48.000 người; như
vậy dân số đô thị toàn vùng lập quy hoạch đến năm 2030 (chỉ tính phần dân sô đô thị
trong vùng lập quy hoạch) khoảng 41.000 người.
b. Dự báo dân số và lao động giai đoạn đến năm 2040:
1 |
Lao động công nghiệp (80 lao động/ha) |
86.193 |
2 |
Đào tạo nghiên cứu (chỉ tính nhân viên phục vụ và giáo viên,
thường chiếm 20-25% số sinh viên) |
1.750 |
3 |
Cơ quan hành chính, VP đại diện |
750 |
4 |
Lao động du lịch + ga TOD |
2.000 |
Tổng |
88.693 |
Áp dụng công thức: p= 100*A/(100-(yd+ym))
- Nếu lấy Yd=16%, Ym=22%, thì dân số đô thị toàn khu vực nghiên cứu QH năm
2040 (gồm toàn bộ đô thị Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến) khoảng 140.000 người; như
vậy dân số đô thị toàn vùng lập quy hoạch đến năm 2040 (chỉ tính phần dân số đô thị
trong vùng lập quy hoạch) khoảng 72.000 người.
TT |
Hạng mục |
Đơn vị
tính |
Hiện
trạng |
Năm
2025 |
Năm
2030 |
Năm
2040 |
1 |
Dân số toàn khu vực |
người |
148.932 |
170.000 |
187.000 |
240.000 |
1.1 |
Dân số đô thị |
người |
7.824 |
20.000 |
41.000 |
72.000 |
1.2 |
Dân số nông thôn |
người |
141.108 |
150.000 |
146.000 |
168.000 |
c. Kết quả dự báo dân số & tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn quy hoạch:
- Đến năm 2030 dân số vùng lập quy hoạch khoảng 180.000 - 190.000 người, trong
đó dân số đô thị khoảng 40.000 - 50.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 22%.
- Đến năm 2040 dân số khu vực khoảng 240.000 - 250.000 người, trong đó dân số
đô thị khoảng 72.000 - 75.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
38
2. Phân bố các khu vực tăng trưởng - đô thị hóa; hương phân bố dân cư đô thị:
Khu vực dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng & tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên dự báo có khả năng phát triển dân số cơ học cao, thu hút cả lao động nội
tỉnh và ngoại tỉnh, tác động đến sự tăng trưởng dân số toàn khu vực.
- Trong giai đoạn tới, khu vực thị trấn Khoái Châu - Bô Thời - Dân Tiến là khu
vực đô thị có sức phát triển cơ học cao và là một trung tâm hấp dẫn của vùng lập quy
hoạch gắn với KCN Lý Thường Kiệt, KCN Tân Dân, Ga đường sắt nội vùng, cửa ngõ ra
vào các tuyến cao tốc, vv… Do Quốc hội & Chính phủ có chủ trương hạn chế việc chia
tách để thành lập thêm các đơn vị hành chính mới, vì vậy hệ thống đô thị trong vùng lập
quy hoạch sẽ phát triển theo hướng chính là mở rộng đô thị Khoái Châu để phát triển các
chức năng vị thế trong vùng, tỉnh. Hướng đến đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Phạm vi đô
thị Khoái Châu mở rộng gồm thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường tỉnh lộ
ĐT379, ĐT 383, ĐT384, đường nối hai đường cao tốc, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
- Một số khu vực khác trong vùng lập quy hoạch có khả năng đô thị hoá cao để trở
thành các trung tâm dịch vụ gắn với phát triển công nghiệp, du lịch, như: Hoàn Long, Yên
Phú (H. Yên Mỹ) gắn với phát triển công nghiệp hay Bình Minh (H. Khoái Châu) - Mễ
Sở (H. Văn Giang) gắn với Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ thể thao Chử Đồng Tử; sân
golf Sông Hồng. Tại đây, các khu vực dân cư có nếp sống như đô thị sẽ hình thành cùng
với các vùng dự án công nghiệp (du lịch), sẽ theo hai hướng là gắn với các đô thị hiện có
mở rộng hoặc nếu đủ điều kiện lâu dài đô thị mới sẽ hình thành. Đây chính là vùng tập
trung sử dụng nguồn lao động nội vùng.
Sơ đồ phân tích hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của vùng lập quy hoach.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
39
3. Hình thái phát triển theo khả năng đô thị hóa của vùng:
Dựa trên cấu trúc hệ thống giao thông của quốc gia, vùng, tỉnh; dựa trên điều kiện
tự nhiên & hiện trạng của vùng lập quy hoạch, từ sơ đồ phân tích ở trên, có thể nhìn nhận
rằng:
- Không gian phát triển của vùng lập quy hoạch có hình thái hành lang phát triển
theo đặc thù gắn với đô thị Khoái Châu mở rộng.
- Hành lang đô thị hóa mạnh dọc theo các các hành lang giao thông của quốc gia
& vùng ở về phía Đông vùng lập quy hoạch;
- Hành lang sinh thái bên bờ sông Hồng ở về phía Tây vùng lập quy hoạch.
Đây là hình thái phát triển căn bản, làm tiền đề cho định hướng phát triển không
gian vùng lập quy hoạch, cơ sở phân bố các phân vùng chức năng.
3.3.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất:
1. Nhu cầu sử dụng đất công nghiệp:
Diện tích các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và khu vực có tiềm năng
phát triển trên địa bàn.
TT |
Danh mục |
Diện tích
(ha) |
Tỷ lệ
(%) |
Ghi chú |
1 |
KCN Lý Thường Kiệt |
319,40 |
16,01 |
(1) |
2 |
KCN - IP Lý Thường Kiệt |
1.132,90 |
56,78 |
(2) |
3 |
KCN Tân Dân |
212,90 |
10,67 |
(3) |
3 |
CCN Đông Khoái Châu |
30,00 |
1,50 |
(2) |
3 |
Khu vực tiềm năng Hoàn Long - Yên Châu |
300,00 |
15,04 |
(3) |
Tổng |
1.995,20 |
100,00 |
Ghi chú:
(1): Nằm một phần trong vùng lập quy hoạch.
(2): Không nằm trong vùng lập quy hoạch nhưng có ảnh hưởng trực tiếp.
(3): Nằm hoàn toàn trong vùng lập quy hoạch.
2. Nhu cầu sử dụng đất dân dụng đô thị:
Dựa trên quy mô dân số đô thị tăng thêm theo các giai đoạn quy hoạch, nếu lấy chỉ
tiêu trung bình đất dân dụng đô thị tương đương với các đô thị loại IV trong vùng Thủ đô
Hà Nội khoảng 105m2/người, dự báo:
- Giai đoạn đến năm 2030, nhu cầu đất dân dụng vào khoảng 670ha.
- Giai đoạn đến năm 2040, nhu cầu đất dân dụng vào khoảng 750ha.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
40
4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
4.1 Quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch
4.1.1 Quan điểm quy hoạch:
Dựa trên tính chất của vùng lập quy hoạch và việc phân tích hình thái phát triển
theo khả năng đô thị hóa của vùng lập quy hoạch như đã trình bày ở trên để nhóm nghiên
cứu đưa ra quan điểm quy hoạch, cụ thể là:
- Đảm bảo quỹ đất cho hành lang các tuyến hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công
nghiệp đã được tỉnh quy hoạch, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm. Đặc biệt cần dành quỹ đất
cho ga đường sắt nội vùng, kết hợp đường sắt tốc độ cao (tại xã Minh Châu, h. Yên Mỹ)
để phát triển thành một trung tâm tiếp vận hiện đại của tỉnh hưng Yên và vùng Thủ đô.
- Không hình thành 02 đô thị loại IV là thị trấn Khoái Châu & đô thị Bô Thời -
Dân Tiến như nội dung QHXD vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 đã đề cập, mà kiến
nghị mở rộng, phát triển thành 01 đô thị loại IV có diện tích và phạm vi tương đương, trên
cơ sở mở rộng thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường tỉnh lộ ĐT379, ĐT 383,
ĐT384, đường nối hai đường cao tốc và cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ. Lấy tên gọi là đô thị
Khoái Châu. Việc làm này nhằm đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định đối với đô thị
loại IV theo các quy định hiện hành, không thành lập thêm các đơn vị quản lý theo cấp
hành chính đô thị phù hợp với chủ trương của trung ương, tiết kiệm được quỹ đất phát
triển. Đô thị Khoái Châu mở rộng và phát triển hai bên tuyến cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
Sơ đồ pham vi đô thị Khoái Châu (mở rộng).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
41
- Khu vực phía Bắc hành lang đô thị hóa dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội -
Hưng Yên (xã Hoàn Long, Yên Phú, h. Yên Mỹ) có khả năng thu hút đầu tư mạnh mẽ về
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ (xu hướng tất yếu) cần được quy hoạch theo
hướng hình thành thêm cụm công nghiệp & các khu thương mại, dịch vụ, dân cư mới để
kiểm soát phát triển & đáp ứng đủ các nhu cầu dịch vụ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,
đảm bảo phát triển bền vững.
- Khu vực phía Tây Bắc vùng lập quy hoạch (xã Mễ Sở, h. Văn Giang, xã Bình
Minh, h. Khoái Châu) gắn với phát triển của Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử
Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng) cũng sẽ được quy hoạch theo hướng hình
thành thêm các khu dịch vụ, dân cư sinh thái, mật độ thấp phù hợp đáp ứng đòi hỏi của
xã hội.
- Để gìn giữ được cảnh quan, môi trường sinh thái bên bờ Sông Hồng, không hình
thành thêm các CCN phía Tây đường tỉnh ĐT379, tiến tới di dời các xí nghiệp sản xuất
VLXD ra khỏi vùng này. Tiếp tục cải tạo các tuyến sông, kênh hiện có đảm bảo cho việc
tiêu thoát nước (cải tạo các tuyến sông Từ Hồ Sài Thị, sông Điện Biên, sông Đồng Quê,
vv…). Tạo các nêm xanh kết hợp hồ điều hòa cho đô thị Khoái Châu (mở rộng). Tôn
trọng hình thái cấu trúc của các khu dân cư nông thôn hiện hữu.
- Ngoài hệ thống giao thông của quốc gia, vùng Thủ đô, vùng tỉnh Hưng Yên, cần
xem xét thêm từ một đến hai tuyến kết nối liên đô thị giữa Khoái Châu, Văn Giang & Yên
Mỹ để giảm tải cho tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên khi đến giai đoạn mãn tải.
Sơ đồ mối liên hệ liên đô thị dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
42
4.1.2 Cấu trúc không gian vùng quy hoạch:
Cụ thể hóa các quan điểm quy hoạch, cấu trúc không gian vùng quy hoạch sẽ theo
hướng gồm có: 02 hành lang, 01 trục kết nối và 01 trung tâm.
Sơ đồ cấu trúc không gian vùng lập quy hoach.
- 02 hành lang gồm:
+ Hành lang đô thị hóa mạnh, có chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ -
thương mại, khu đô thị mới, khu dân cư dịch vụ. Phạm vi: Hai bên tuyến đường liên tỉnh
Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379), đường nối hai cao tốc; thuộc địa bàn các xã Hoàn Long,
Yên Phú, Yên Hòa, Minh Châu, Tân Dân, Dân Tiến.
+ Hành lang sinh thái, có chức năng phát triển khu vui chơi giải trí, khu ở sinh thái,
nông nghiệp chất lượng cao. Ở về phía Tây đường tỉnh ĐT377, hai bên tuyến ĐT378.
Thuộc địa bàn các xã ven sông Hồng.
- 01 trục kết nối là:
Hình thành tuyến giao thông liên đô thị kết nối trung tâm đô thị Văn Giang và
Khoái Châu (tuyến đi gần song song với kênh Cấp Tiến), có chức năng hỗ trợ, giảm tải
cho tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, thuộc địa bàn các xã Đông Tảo, Tân Dân,
Ông Đình.
- 01 trung tâm là:
Đô thị Khoái Châu (mở rộng) là đô thị loại IV có tính chất là đô thị đầu mối giao
thông của tỉnh, vùng; là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh; là
trung tâm hành chính - chính trị, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - TDTT,
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
43
KHCN của huyện Khoái Châu. Phạm vi gồm thị trấn Khoái Châu, các xã An Vĩ, Dân
Tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến và một phần các xã Tân Dân, Phùng Hưng, Việt Hòa của
huyện Khoái Châu.
Sơ đồ hệ thống giao thông liên kết vùng lập quy hoach.
4.2 Phân vùng phát triển
4.2.1 Cơ cấu phân vùng phát triển:
Trên cơ sở cấu trúc không gian vùng đã được xác định ở trên, có thể phân chia toàn
bộ không gian vùng lập quy hoạch thành 05 phân vùng quản lý phát triển, cụ thể là:
- Phân vùng (1) phát triển đô thị Khoái Châu & ga đường sắt cao tốc & đường sắt
nội vùng (TOD).
- Phân vùng (2) phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
- Phân vùng (3) phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh.
- Phân vùng (4) phát triển sinh thái - cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình.
- Phân vùng (5) phát triển nông thôn - nông nghiệp chất lượng cao Tây Nam Khoái
Châu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
44
Sơ đồ phân vùng quản lý phát triển.
4.2.2 Định hướng phát triển không gian theo phân vùng:
1. Phân vùng (1) phát triển đô thị Khoái Châu & ga đường sắt cao tốc & đường sắt
nội vùng (TOD):
a. Phạm vi:
Phía Bắc giáp tuyến đường quy hoạch mới (trục ngang kết nối ĐT377 với ĐT379)
và tiếp giáp với ranh giới huyện Yên Mỹ; phía Nam giáp đường cao tốc Chợ Bến - Yên
Mỹ; phía Đông giáp ranh giới huyện Yên Mỹ và tuyến nối 2 đường cao tốc; phía Tây giáp
tuyến tránh (quy hoạch mới) ĐT377. Thuộc địa bàn thị trấn Khoái Châu, xã An Vĩ, Tân
Dân, Dân Tiến, Phùng Hưng (h. Khoái Châu) & xã Minh Châu (h. Yên Mỹ).
Phân vùng này được tách thành 02 khu vực, gồm: Khu vực phát triển đô thị Khoái
Châu (mở rộng) thuộc địa bàn huyện Khoái Châu và khu vực trung tâm tiếp vận (TOD).
b. Quy mô:
- Diện tích khoảng 2.325,84ha, trong đó:
+ Diện tích đô thị Khoái Châu mở rộng nằm trong phạm vi vùng lập quy hoạch có
khoảng 2.025,84ha (chiếm 60% diện tích đô thị Khoái Châu mở rộng dự kiến).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
45
+ Diện tích ga đường sắt cao tốc & đường sắt nội vùng (TOD) và khu vực lân cận
khoảng 300ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040:
+ Dân số đô thị Khoái Châu trong phạm vi vùng lập quy hoạch khoảng 72.000
người (chiếm khoảng 50% dân số toàn đô thị Khoái Châu mở rộng dự kiến).
+ Dân số khu vực lân cận trung tâm tiếp vận khoảng 2.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 1.
c. Tính chất: Là đô thị đầu mối giao thông của tỉnh, vùng; là một trong những trung
tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh; là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại -
dịch vụ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - TDTT, KHCN của huyện Khoái Châu. Là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh và vùng.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Đối với khu vực đô thị Khoái Châu, diện tích khoảng 2060ha:
+ Về phát triển khu, cụm công nghiệp: Phạm vi của KCN Tân Dân giữ nguyên theo
quy hoạch chi tiết được duyệt. Bên cạnh đó, ở khu vực giao giữa ĐT379 và ĐT 383 sẽ
phát triển 01 CCN dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên cơ sở khu vực hiện nay
đã có các xí nghiệp công nghiệp đang hoạt động như: Dệt kim Đông Xuân, Công ty Koyai
Việt Nam, vv…
+ Về phát triển các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề: Dành quỹ đất đủ lớn (60ha
– đáp ứng đào tạo cho khoảng 15.000 sinh viên) hai bên đường tỉnh ĐT379, đoạn giữa
hai xã Tân Dân và Dân Tiến để xây dựng các trường này. Kiến trúc hiện đại, tăng cường
không gian xanh, mở trong khuôn viên các trường đại học; mỗi trường có thể có khu ký
túc xá, hoặc nhiều trường chung một khu ký túc xá, tùy điều kiện & định hướng của quy
hoạch phân khu sau này. Xây dựng cao tầng, mật độ xây dựng trung bình & thấp.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
46
+ Về các khu dân cư hiện hữu: Về cơ bản các khu dân cư hiện hữu được giữ ổn
định, hạn chế giải tỏa, di dời (trừ trường hợp phải mở rộng các tuyến giao thông quan
trọng); các khu dân cư này sẽ được cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình HTKT, HTXH,
chỉnh trang các tuyến phố. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức trung bình.
+ Về phát triển khu đô thị mới: Đáp ứng nhu cầu dân số tăng thêm của khu vực
(khoảng 65.000 người - tương đương khoảng 700ha đất dân dụng đô thị phát triển mới.
Các khu đô thị mới chủ yếu tập trung hai bên đường tỉnh ĐT 383, ĐT377 (hiện hữu),
đường huyện ĐH57 và đường dọc Kênh Đông. Ưu tiên xây dựng cao tầng tại khu vực gần
tuyến đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, chiều cao giảm dần về phía thị trấn Khoái Châu
hiện hữu. Mật độ xây dựng trung bình.
+ Về phát triển các trung tâm đô thị: Trung tâm hành chính - chính trị của huyện
vẫn giữ ở vị trí hiện nay thuộc TT Khoái Châu, một số cơ quan ban ngành của huyện sẽ
được bố trí trên trục ĐH57; trung tâm văn hóa - thương mại - dịch vụ bố trí ở khu vực
trung tâm đô thị (phía Đông TT Khoái Châu hiện hữu), diện tích khoảng 40ha; trung tâm
TDTT & trung tâm y tế của đô thị bố trí ở phía Nam, tiếp giáp đường cao tốc Chợ Bến -
Yên Mỹ, hai bên tuyến ĐT384, diện tích mỗi trung tâm khoảng 20ha (dành cho công trình
chính như sân vận động, bệnh viện đa khoa và các công trình phụ trợ đi kèm, trong đó có
thể có các khu dân cư dịch vụ). Ưu tiên xây dựng cao tầng, mật độ xây dựng trung bình
& thấp.
+ Về phát triển công viên, cây xanh, không gian mở: Bố trí 02 công viên kết hợp
mặt nước hồ tạo cảnh quan không gian mở tại khu vực phía Bắc, bên dòng sông Từ Hồ
Sài Thị (thuộc địa bàn xã An Vĩ) khoảng 60ha và tại phía Đông (thuộc địa bàn xã Dân
Tiến) khoảng 45ha.
+ Về khu dự trữ phát triển: Bố trí ở phía Tây thị trấn Khoái Châu hiện hữu và phần
phía Tây xã An Vĩ (dọc theo tuyến tránh ĐT377 dự kiến).
- Đối với ga TOD và khu vực lân cận, diện tích khoảng 300ha:
+ Về ga TOD, dành diện tích khoảng 60ha, nằm dọc theo đường cao tốc Hà Nội –
Hưng Yên với chiều dài ga khoảng 1800m, với quảng trường trước ga gắn với tuyến tránh
ĐT379. Ga TOD là tổ hợp công trình kiến trúc hiện đại với ga đường sắt tốc độ cao, ga
đường sắt nội vùng, bến xe buýt nhanh, bến xe khách và hệ thống bãi đỗ xe rộng lớn gắn
với các dịch vụ đô thị như: Khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê. Xây dựng cao tầng,
mật độ xây dựng trung bình.
+ Về khu vực lân cận, bao gồm: Khu dân cư hiện hữu có diện tích khoảng 35ha,
được cải tạo, nâng cấp, tổ chức thành các khu vực ở kết hợp dịch vụ; khu thương mại –
dịch vụ phát triển mới có diện tích khoảng 45ha dành để phát triển các công trình thương
mại – dịch vụ gắn với ga TOD, có thể có các khu nhà ở xây mới tạo thành khu phố thương
mại, dọc theo tuyến ĐT380, QL39; khu vực khác còn lại được dành cho phát triển kho
tàng, bến bãi, dịch vụ vận tải đường bộ và các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô vừa
& nhỏ. Chiều cao trung bình (đối với khu thương mại – dịch vụ, ưu tiên xây dựng cao
tầng), mật độ xây dựng khuyến khích ở mức thấp.
2. Phân vùng (2) phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú:
a. Phạm vi: Phía Bắc đường vành đai IV; phía Nam giáp ranh giới huyện Khoái
Châu; phía Đông giáp đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; phía Tây giáp đường ĐT 377
và tuyến đường quy hoạch mới. Thuộc địa bàn các xã Hoàn Long, Yên Phú của huyện
Yên Mỹ.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
47
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.466,83ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 18.000 người, trong đó dân số nông thôn
hiện hữu khoảng 13.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 2.
c. Tính chất: Là khu vực phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, khu dân cư
mới theo tiêu chuẩn đô thị.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về phát triển công nghiệp: Dành quỹ đất dọc theo tuyến đường liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên (ĐT379), diện tích khoảng 300ha cho phát triển công nghiệp, thu hút các nhà
đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tham gia triển khai dự án.
- Về phát triển thương mại - dịch vụ và các tiện ích khác: Ưu tiên dành khu vực
xung quanh giao điểm giữa ĐT379 và ĐT392 để phát triển các loại công trình này, không
phát triển các khu dân cư. Các khu vực dọc theo đường huyện ĐH23, đường tỉnh ĐT381
và đường dọc Kênh Đông tiếp tục phát triển các khu thương mại - dịch vụ và tiện ích công
cộng, có thể phát triển các khu dân cư mới kết hợp dịch vụ. Ưu tiên xây dựng cao tầng,
mật độ xây dựng khuyến khích ở mức thấp.
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 260ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức thấp.
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Đối với những khu vực dân cư xây mới có
quy mô nhỏ hơn 10 ha (nằm xen lẫn với khu dân cư hiện hữu và các tuyến đường mở mới
theo quy hoạch) dành để phát triển các khu nhà ở thấp tầng kết hợp dịch vụ, chủ yếu dành
cho các khu tái định cư. Đối với khu vực nằm giữa tuyến đường ĐT377 và ĐT 379 (ở về
phía Bắc khu vực) dành để phát triển theo dự án khu đô thị mới hiện đại, trong đó có các
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
48
khu nhà ở dành cho công nhân của khu vực. Chiều cao & mật độ xây dựng ở mức trung
bình, thấp.
- Về không gian xanh, công viên, mặt nước: Tăng cường không gian xanh dọc
kênh, sông hiện hữu; khu vực dọc theo tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường
dọc kênh Đông chủ yếu dành cho cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan; tại xã Hoàn Long
dành quỹ đất khoảng 20ha, tại xã Yên Phú dành quỹ đất khoảng 14ha cho xây dựng công
viên kết hợp công trình TDTT phục vụ cộng đồng. Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh
trong khu vực phục vụ việc tiêu thoát nước, tôn tạo cảnh quan môi trường.
3. Phân vùng (3) phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp đường vành đai IV; phía Nam giáp đường tỉnh ĐT 377B
và ĐT378; phía Đông giáp đường huyện ĐH25, đường tỉnh ĐT 382, ĐT377; phía Tây
giáp sông Hồng. Thuộc địa bàn xã Mễ Sở (h. Văn Giang), xã Bình Minh (h. Khoái Châu).
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.024,82ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 44.000 người, trong đó khu vực nông thôn
hiện hữu khoảng 14.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 3.
c. Tính chất: Là khu vực trọng tâm phát triển du lịch gắn với Khu văn hóa, du lịch
& dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf Sông Hồng); phát triển các khu biệt
thự và các khu nhà ở sinh thái.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về Khu văn hóa, du lịch & dịch vụ TDTT Chử Đồng Tử (trong đó có sân golf
Sông Hồng): Thực hiện theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Hưng
Yên phê duyệt, trong đó có sân golf Sông Hồng có diện tích khoảng 100ha và các khu
dịch vụ du lịch gắn với cảng Bình Minh khai thác du lịch đường thủy dọc sông Hồng.
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 280ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
49
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Khoảng 295ha, trong đó có khu biệt thự
sinh thái sông Hồng diện tích khoảng 30ha và các khu nhà ở sinh thái thấp tầng khác phát
triển bên tuyến đường tỉnh ĐT377 & ĐT382.
- Toàn bộ khu vực này ưu tiên xây dựng thấp tầng, mật độ thấp (trừ công trình câu
lạc bộ golf hoặc khách sạn golf có thể xây dựng cao tầng để tạo điểm nhấn cho khu vực).
- Về không gian xanh, công viên, mặt nước: Khai thác quỹ đất phía Nam đường
vành đai 4, tiếp giáp khu biệt thự sinh thái sông Hồng và cảng Bình Minh, diện tích khoảng
50ha để xây dựng khu công viên vui chơi giải trí (trong đó có công viên nước) để phát
huy tối đa hiệu quả phục vụ người dân & du khách của toàn bộ quần thể khu văn hóa, du
lịch & dịch vụ TDTT. Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh trong khu vực phục vụ việc tiêu
thoát nước, tôn tạo cảnh quan môi trường.
4. Phân vùng (4) phát triển sinh thái - cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp đường vành đai IV; phía Nam giáp phân vùng (1); phía
Đông giáp phân vùng (2); phía Tây giáp phân vùng (3).
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 1.840,19ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 41.000 người, trong đó dân cư nông thôn
hiện hữu khoảng 23.000 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 4.
c. Tính chất: Là khu vực đệm sinh thái, cảnh quan môi trường dọc tuyến trục giao
thông liên đô thị kết nối trung tâm đô thị Khoái Châu & Văn Giang với các khu dân cư
nông thôn gắn với nông nghiệp chất lượng cao, các khu dân cư mới gắn với dịch vụ nông
nghiệp, nông sản hàng hóa.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về tuyến trục giao thông kết nối liên đô thị có lộ giới 40m, dài khoảng 8km, chạy
gần song song với kênh Cấp Tiến. Hai bên tuyến sẽ là các khu vực cảnh quan nông nghiệp,
cảnh quan khu dân cư nông thôn gắn với dải không gian xanh dọc kênh Cấp Tiến.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
50
- Về khu dân cư hiện hữu: Có diện tích khoảng 620ha, được cải tạo nâng cấp hệ
thống công trình HTXH và HTKT. Ngăn chặn mở rộng tự phát bằng hệ thống đường bao
cụm dân cư cũ.
- Về phát triển các khu dân cư xây mới: Đối với những khu vực dân cư xây mới có
quy mô nhỏ hơn 10 ha (nằm xen lẫn với khu dân cư hiện hữu và các tuyến đường mở mới
theo quy hoạch) dành để phát triển các khu nhà ở thấp tầng kết hợp dịch vụ và dành cho
các khu tái định cư.
- Xây dựng thấp tầng, mật độ trung bình.
- Về phát triển nông nghiệp: Diện tích khoảng 800ha, phát triển nông nghiệp sinh
thái, chất lượng cao.
5. Phân vùng (5) phát triển nông thôn - nông nghiệp chất lượng cao Tây Nam Khoái
Châu:
a. Phạm vi: Phía Bắc giáp phân vùng (3); phía Nam giáp sông Hồng & đường cao
tốc Chợ Bến - Yên Mỹ; phía Đông giáp phân vùng (1); phía Tây giáp sông Hồng. Thuộc
địa bàn các xã Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Bình Kiều, Tân Châu, Liên Khê,
Đông Ninh, Đại Tập, Phùng Hưng.
b. Quy mô:
- Diện tích: Khoảng 4.359,84ha.
- Dân số dự báo đến năm 2040: Khoảng 65.000 người, trong đó dân cư hiện hữu
khoảng 59.600 người.
Sơ đồ pham vi phân vùng 5.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
51
c. Tính chất: Là khu ở nông thôn, gắn với vùng đất nông nghiệp chất lượng cao,
sản xuất nông sản hàng hóa.
d. Định hướng phát triển không gian & HTXH:
- Về khu dân cư nông thôn:
Các khu dân cư nông thôn hiện hữu có diện tích khoảng 1000ha; các khu dân cư
nông thôn phát triển mới khoảng 290ha:
+ Không hình thành thêm các CCN, tiến tới di dời các xí nghiệp sản xuất VLXD
ra khỏi vùng này.
+ Ngăn chặn mở rộng tự phát bằng hệ thống đường bao cụm dân cư cũ. Cung cấp
hạ tầng kỹ thuật đầy đủ cho khu vực.
+ Kiểm soát và tiến tới chấm dứt tình trạng phát sinh các hộ dân tự phát ngoài khu
quần cư, rải rác trên các trục đường.
+ Bảo tồn không gian xanh trong lõi làng bằng hệ thống đường bao không gian
mặt nước rộng tối thiểu 3m.
+ Khu chế biến nông phẩm có diện tích phù hợp sản xuất quy mô vừa và có hệ
thống đường cho xe cơ giới, bố trí gần trục lớn.
+ Bố trí khu dịch vụ tại một số vị trí rìa làng đã mất khả năng canh tác lúa.
+ Tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống, gắn với việc khai thác các hoạt động
phục vụ du lịch, du lịch tại nông thôn: Ở các khu dân cư và tại làng nghề; Các điểm di
tích văn hoá lịch sử trong xã.
+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn
giáo tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống; Xã hội hóa phát triển mạng
lưới hạ tầng xã hội tại các cụm dân cư, thôn, xóm.
+ Trong các khu đất ở nông thôn quy hoạch mới được phép phát triển các dự án
nhà ở (dãn dân, đấu giá, tái định cư,...), dự án xây dựng công trình công cộng phục vụ
chung (hỗ trợ sản xuất, nhà trẻ, nhà văn hóa thôn, bưu điện, điểm internet) nhưng có giới
hạn về quy mô (phù hợp với việc tính toán tăng dân số mới).
+ Trong các khu đất ở nông thôn (hiện hữu & xây mới) được phép phát triển các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với nghề phụ gia đình, nhưng phải đảm bảo về
môi trường và không ảnh tới cảnh quan trong khu vực nông thôn.
+ Phát triển mô hình trang trại phục vụ nông nghiệp, áp dụng mô hình VAC trong
sản xuất kinh tế hộ gia đình. Các trang trại bố trí ngoài khu vực thôn xóm. Phát triển các
mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng
sạch (biogas).
+ Xây dựng nhà ở kết hợp dịch vụ theo dạng hộ phi nông nghiệp trong cụm đổi
mới và khu dân cư xây mới theo mô hình điểm dân cư nông thôn gắn với ngành sản xuất
nông nghiệp đặc thù.
- Về trung tâm phục vụ nông nghiệp - nông thôn (cụm đổi mới): Xây dựng mô hình
thí điểm cụm dân cư đổi mới gắn với trung tâm dịch vụ sản suất trung tâm xã, thúc đẩy
phát triển sản xuất ở vùng nông thôn thông qua hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, tăng
cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Được hình thành nhằm
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
52
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và hàng hóa chất
lượng cao.
4.2.3 Định hướng kiểm soát phát triển các khu vực đặc thù:
1. Khu vực ngoài đê sông Hồng:
Ngày 18/02/2016 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 257/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái
Bình. Quy hoạch đã quy định những nội dung chính cho công tác phòng chống lụt bão và
đê điều cho toàn hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Chính vì vậy, tỉnh Hưng Yên cần cụ thể hóa các giải pháp phòng chống lũ cho các
tuyến sông có đê trên địa bàn Tỉnh, nhằm cụ thể các khu vực dân cư, khu vực bãi sông
được xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn địa phương.
Theo nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050 và đồ án Quy hoạch chung xây dựng vùng bãi ngoài đê sông Hồng,
huyện Văn Giang định hướng việc xây dựng tuyến đê bao dọc sông Hồng để mở rộng
phạm vi bảo vệ các khu vực dân cư và khu vực có tiềm năng phát triển cần được quy
hoạch, xây dựng. Như vậy, vùng bãi ngoài đê sông Hồng trong đồ án QH này được xác
định là khu vực nằm ở về phía Tây đường tỉnh ĐT378 & ĐH51; việc khai thác sử dụng
các bãi sông được quy định như sau:
- Các khu vực dân cư tập trung hiện có nằm ngoài bãi sông: cho phép tồn tại, bảo
vệ; được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử
dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ
dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư
hiện có chính quyền địa phương và người dân phải có phương án chủ động đảm bảo an
toàn trong trường hợp lũ lớn.
- Các khu vực bãi sông còn lại: Rà soát, di dời đối với những khu vực dân cư rải
rác, không nằm trong các khu dân cư tập trung. Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo:
Không gây cản lũ; không tôn cao làm mất không gian chứa lũ, cản lũ; không ảnh hưởng
đến dòng chảy và bị nguy hiểm, mất an toàn; không gây tổn thất về người và tài sản khi
có lũ lớn; không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nguồn nước; tuân thủ các quy định
của Luật Đê điều.
- Có thể được phép nghiên cứu lập dự án cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã
hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều
tại một số khu vực bãi sông nơi có chiều rộng từ chân đê đến mép bờ của sông lớn hơn
500m, dòng chảy tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s, với diện tích xây dựng không
vượt quá 5% diện tích bãi sông. Các khu vực còn lại không xây dựng công trình, nhà ở
mới, trừ công trình được xây dựng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 26 Luật Đê
điều.
2. Các khu vực thuộc hành lang bảo vệ an toàn đê điều, hệ thống HKTK:
- Hành lang bảo vệ đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua
khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 m về phía sông và phía
đồng; hành lang bảo vệ đê ở các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 m về phía đồng,
20 m về phía sông đối với đê sông,... Riêng những công trình, nhà ở (trong hành lang bảo
vệ đê) không phù hợp quy hoạch đều phải di dời, trong khi chưa di dời có thể sửa chữa,
cải tạo nhưng không được mở rộng mặt bằng (trích Luật đê điều 2006).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
53
- Hành lang an toàn đường bộ: Tuân thủ Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Các khu vực sản xuất nông nghiệp:
Không chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp đã được xác định trong đồ án quy hoạch
sang đất xây dựng đô thị.
4. Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn giáo tín ngưỡng:
- Bảo tồn chỉnh trang cải tạo; nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch
bảo tồn phát huy giá trị, quy hoạch cải tạo chỉnh trang tái phát triển ở các nghiên cứu
chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định ranh giới kiểm soát và hành làng bảo vệ.
- Đối với di tích: Bảo tồn không gian kiến trúc trong và ngoài hàng rào công trình.
Cho phép được tu tạo, sửa chữa khi công trình có dấu hiệu xuống cấp. Việc bảo tồn, tôn
tạo các công trình trong khu vực này cần tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước
về bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.
- Đối với khu vực xung quanh di tích: Khuyến khích các công trình xung quanh
xây dựng hài hoà với công trình di tích về khối tích, tầng cao, màu sắc và vật liệu xây
dựng. Khuyến khích tạo ra các không gian đi bộ kết nối với không gian xanh trong khu
vực và tạo nhiều điểm nhìn đến di tích. Hạn chế xây dựng các công trình có chiều cao quá
5 tầng và màu sắc lấn át công trình di tích.
5. Cảnh quan thiên nhiên:
a. Khu vực bãi sông Hồng:
b. Khu vực xanh dọc các tuyến sông:
Hiện tại, các công trình kiến trúc ven sông chưa được đầu tư nhiều về mặt thẩm
mỹ, chủ yếu chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng; quy mô nhỏ, xây dựng tự phát nên nhìn
tổng thể khu vực ven sông thể hiện một sự lộn xộn, nghèo nàn, hầu như rất ít điểm tiếp
cận từ các tuyến đường ra sông, không khai thác được tầm nhìn, vì vậy cần:
- Cải tạo, kè bờ các dòng sông, kênh trong khu vực phục vụ việc tiêu thoát nước,
tôn tạo cảnh quan môi trường.
- Xây dựng các tuyến giao thông chạy dọc theo các tuyến sông, kênh (lộ giới tối
thiểu 12,5m) nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận cảnh quan dọc sông, khống chế
việc quay lưng các công trình kiến trúc ra sông, kênh.
4.2.4 Định hướng kiểm soát phát triển hai bên tuyến trục giao thông quan trọng:
1. Đối với trục đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (ĐT379):
- Đoạn từ nút giao vành đai IV đến nút giao với tuyến đường mới nối vào đường
nối hai cao tốc. Mặt cắt ngang 77m. Không xây dựng các kiến trúc có quy mô nhỏ liên
tục trên tuyến. Không xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ. Đối với khu vực có dân cư,
các công trình hiện trạng bám sát mặt đường, khuyến khích tạo ra khoảng lùi dọc hai bên
tuyến.
- Đoạn từ nút giao với tuyến đường mới nối vào đường nối hai cao tốc đến đường
cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, lộ giới 40m. Đối với các đoạn có dân cư, các công trình hiện
trạng bám sát mặt đường, khuyến khích tạo ra khoảng lùi dọc hai bên tuyến, tổ chức trồng
cây xanh. Đối với những phần đất dọc tuyến còn lại, đặc biệt đoạn qua KCN Tân Dân có
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
54
thể xem xét giải pháp tổ chức đường gom, tạo khoảng lùi để trồng cây xanh, qua đó có
thể che bớt hoặc làm sinh động hơn hình thức kiến trúc đơn điệu về hình khối và màu sắc
các công trình công nghiệp.
2. Đối với trục đường liên đô thị Khoái Châu - Văn Giang, cảnh quan sinh thái
nông nghiệp Bắc - Nam (dọc kênh Cấp Tiến):
Thiết kế tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt ngang 40m. Không gian phát triển theo
trục được quản lý chặt chẽ.
- Đoạn ngoài đô thị Khoái Châu: Duy trì các khu dân cư hiện hữu; Xây dựng các
công trình thương mại, dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, bãi đỗ xe, công trình hạ
tầng kỹ thuật và xã hội, tiện ích công cộng khác.
- Đoạn qua trung tâm đô thị Khoái Châu: Ưu tiên xây dựng các công trình có chức
năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp dịch vụ); các khu ở dọc hai bên tuyến được khuyến
khích xây dựng có khoảng lùi lớn, tổ chức cây xanh, vườn hoa hai bên đường.
3. Đối với các tuyến đường cao tốc, đường vành đai IV:
Quản lý đảm bảo hành lang an toàn đường bộ cao tốc, tổ chức đường gom song
hành theo tuyến.
- Không được phép xây dựng mở rộng ra khu vực hành lang bảo vệ tuyến đường.
- Không được phép đấu nối trực tiếp các công trình, các tuyến đường dân sinh vào
đường cao tốc.
- Các khu chức năng (đô thị, công nghiệp, dân cư, vv…) dọc theo các tuyến đường
gom cần có khoảng lùi. Đối với đường cao tốc Chợ Bến – Yên Mỹ đoạn qua trung tâm đô
thị Khoái Châu cần xem xét xây dựng tường chống ồn.
Tường chống ồn sử dụng hai bên tuyến được
dùng chủ yếu ở xung quanh các khu dân cư. |
Chức năng han chế âm thanh & là rào chắn
bảo vệ. |
4. Đối với các tuyến đường tỉnh khác:
- Đoạn ngoài đô thị: Quản lý đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, khuyến khích
tạo khoảng lùi, hạn chế tối đa hiện tượng phố hóa các tuyến đường tỉnh.
- Đoạn qua đô thị: Thực hiện theo các định hướng, quy định của đồ án QHC, QHPK
được lập sau này.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
55
4.2.5 Quy hoạch sử dụng đất theo các phân vùng:
TT |
Loại đất |
Phân vùng 1
- Khu vực đô
thị Khoái
Châu & ga
TOD
(ha) |
Phân vùng 2 -
Phát triển
CN, dân cư
dịch vụ Hoàn
Long - Yên
Phú |
Phân vùng 3
- phát triển
du lịch, dân
cư dịch vụ
Mễ Sở -
Bình Minh |
Phân vùng 4 -
phát triển sinh
thái, cảnh quan
môi trường Đông
Tảo - Ông Đình |
Phân vùng 5 -
phát triển nông
thôn, nông
nghiệp chất
lượng cao |
Tổng cộng
các phân
vùng
(ha) |
Tỉ lệ
(%) |
Tổng diện tích |
2.325,84 |
1.466,83 |
1.024,82 |
1.840,19 |
4.359,84 |
11.017,53 |
100,00 |
1 |
Đất trụ sở cơ quan |
5,06 |
5,06 |
0,05 |
2 |
Đất hỗn hợp, thương mại, dịch vụ |
174,37 |
280,10 |
1,67 |
31,12 |
33,09 |
520,35 |
4,71 |
3 |
Đất công trình công cộng |
51,08 |
8,39 |
3,13 |
62,60 |
0,57 |
4 |
Đất giáo dục |
25,74 |
15,06 |
40,80 |
0,37 |
5 |
Đất khu đô thị hiện hữu |
89,09 |
89,09 |
0,81 |
6 |
Đất khu đô thị mới |
340,21 |
340,21 |
3,08 |
7 |
Đất khu dân cư nông thôn hiện hữu |
334,57 |
258,86 |
270,70 |
619,93 |
1.015,84 |
2.499,90 |
22,61 |
8 |
Đất khu dân cư phát triển mới |
9,09 |
286,16 |
110,39 |
294,04 |
699,68 |
6,33 |
9 |
Đất tôn giáo |
2,29 |
1,34 |
6,29 |
9,92 |
0,09 |
10 |
Đất công nghiệp hiện trạng |
57,16 |
55,92 |
113,08 |
1,02 |
11 |
Đất công nghiệp quy hoạch mới |
302,69 |
379,16 |
681,85 |
6,17 |
12 |
Đất dự trữ phát triển |
251,15 |
44,05 |
11,17 |
306,37 |
2,77 |
13 |
Đất công trình đầu mối HTKT |
61,51 |
16,04 |
13,00 |
90,55 |
0,82 |
14 |
Đất cây xanh TDTT |
107,71 |
182,24 |
209,15 |
59,42 |
558,52 |
5,05 |
15 |
Đất nghĩa trang |
1,68 |
1,68 |
0,02 |
16 |
Đất nông nghiệp |
30,99 |
3,40 |
797,00 |
2.078,91 |
2.910,30 |
26,32 |
17 |
Mặt nước |
78,95 |
33,95 |
145,70 |
86,01 |
664,15 |
1.008,76 |
9,12 |
18 |
Đất giao thông |
413,88 |
239,89 |
78,45 |
134,98 |
211,60 |
1.078,81 |
9,76 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
56
4.3 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
4.3.1 Định hướng phát triển hệ thống cơ quan, công sở:
Phát triển hệ thống cơ quan, công sở trên cơ sở cải tạo, chỉnh trang hoặc nâng cấp,
mở rộng các khu hành chính hiện hữu tại trung tâm các xã, thị trấn.
Trung tâm hành chính huyện Khoái Châu giữ ổn định ở vị trí hiện nay, được cải
tạo, nâng cấp theo các giai đoạn quy hoạch; một số cơ quan ban ngành của huyện sẽ được
bố trí trên trục ĐH57.
4.3.2 Định hướng phát triển hệ thông công trình văn hóa:
Phát triển hệ thống các công trình văn hóa gắn với trung tâm đô thị, khu đô thị, các
khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới. Dành quỹ đất có vị trí thích hợp, cảnh quan đẹp để
xây dựng những công trình văn hóa tiêu biểu làm điểm nhấn kiến trúc đô thị.
- Quy hoạch 01 trung tâm văn hóa tại khu vực trung tâm phát triển mới của đô thị
Khoái Châu, quy mô diện tích khoảng 5 - 10ha phục vụ cho cư dân toàn vùng.
- Tôn tạo, bảo vệ các công trình có giá trị nghệ thuật, các di tích cách mạng, di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội - du lịch.
Bố trí quỹ đất phù hợp cho các cơ sở đào tạo (giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên
nghiệp, đặc biệt quan tâm đến đào tạo các ngành nghề dịch vụ, nông nghiệp công nghệ
cao vv…) phù hợp với quy mô đào tạo và khả năng cung ứng hạ tầng kỹ thuật và các dịch
vụ đi kèm.
- Quy hoạch trung tâm giáo dục & đào tạo cấp vùng tại đô thị Khoái Châu, quy mô
diện tích khoảng 60ha để thu hút, tiếp nhận các trường đại học, cao đẳng. Nâng cấp các
trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có trong khu vực như Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu, Trường Hải quan
Việt Nam.
- Tiếp tục phát triển các cấp học phổ thông, chuẩn hoá giáo dục THPT, kiên cố hoá
các trường, lớp học.
4.3.3 Định hướng phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe:
Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; Nâng cấp,
hiện đại hóa bệnh viện và trung tâm y tế hiện có; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế phát triển hệ thống y tế tư nhân.
- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có tại các xã, thị trấn: đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị y tế, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, … nhằm nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Đối với các khu đô thị: Xây cơ sở khám chữa bệnh hiện đại phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cư dân trong khu vực.
4.3.4 Định hướng phát triển hệ thống thể dục thể thao và công viên, cây xanh:
Hình thành mạng lưới cây xanh và mặt nước trở thành các vùng xanh liên kết các
khu chức năng trong tổng thể khu vực. Khai thác lợi thế địa hình, cảnh quan tự nhiên gắn
với mặt nước xây dựng một số địa điểm làm các công viên, trung tâm thể thao lớn của
vùng.
- Quy hoạch trung tâm TDTT đa năng phục vụ toàn vùng có vị trí tại đô thị Khoái
Châu, tiếp giáp đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, hai bên tuyến ĐT384, diện tích khoảng
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
57
20ha (dành cho công trình chính như sân vận động các công trình phụ trợ đi kèm, trong
đó có thể có các khu dân cư dịch vụ); trung tâm TDTT tại xã Hoàn Long phục vụ các xã
phía Bắc.
- Nâng cấp hệ thống công TDTT cấp đô thị, xã hiện có, bổ sung các hạng mục còn
thiếu.
- Xây dựng công viên đô thị tại những vị trí có lợi thế về cảnh quan cũng như có
môi trường tự nhiên gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa. Quy hoạch hệ thống vườn
hoa, sân chơi tại các khu dân cư.
Quy hoạch khu, cụm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực phía Tây,
khai thác giá trị cảnh quan mặt nước, cảnh quan nông nghiệp ven sông để khai thác tour,
tuyến du lịch dọc sông Hồng trên cơ sở không phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên vùng bãi.
4.3.5 Định hướng phát triển nhà ở:
- Phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở phù hợp với Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các giai
đoạn quy hoạch tiếp theo.
- Phát triển nhà ở đồng bộ theo các dự án đô thị mới, khu dân cư xây mới, phát
triển đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và quy chế kiểm soát phát triển theo từng
khu vực.
- Xây dựng quy chế quản lý kiến trúc, xây dựng đối với nhà dân tự xây để kiểm
soát tình trạng xây dựng lộn xộn.
- Đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội: Phát triển quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho
thuê, nhà ở cho công nhân, sinh viên, nhà ở chính sách. Xã hội hóa nhà ở xã hội.
- Kiểm soát phát triển các khu vực làng xóm đô thị hóa. Cải thiện chất lượng nhà
ở nông thôn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
58
5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.1 Định hướng phát triển hệ thống giao thông
5.1.1 Nguyên tắc thiết kế:
- Rà soát các quy hoạch đã được lập có liên quan tới phạm vi nghiên cứu.
- Cập nhật các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng của đô thị, các dự án đã
và đang triển khai.
- Điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu kỹ thuật về giao thông phù hợp với phát triển và
mở rộng đô thị.
5.1.2 Định hướng giao thông đối ngoại:
1. Đường bộ:
- Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: tuân thủ hướng tuyến, quy mô của dự án theo tiêu
chuẩn đường cao tốc loại A, tổng mặt cắt rộng 100m, bao gồm cả đường gom dân sinh.
Vận tốc thiết kế 120km/h.
- Cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ: quy mô theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, tổng
mặt cắt rộng 70m, bao gồm cả đường gom dân sinh.
- Vành đai 4 vùng Hà Nội: tuân thủ hướng tuyến, quy mô của dự án theo tiêu chuẩn
đường cao tốc loại A, tổng chiều rộng mặt cắt ngang 120m với 6 làn xe. Vận tốc thiết kế
100km/h.
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Đảm bảo hành lang đất
bảo vệ, bảo trì và hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường ngoài đô thị theo
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 13/2/2015 của UBND tỉnh
Hưng Yên phê duyệt điều chỉnh chỉ giới hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên & Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên
về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Hưng Yên
giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Bến xe đối ngoại:
- Xây mới bến xe Văn Giang tại nút giao vành đai 4 Hà Nội và đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên đạt tiêu chuẩn loại 3 với quy mô 2 ha.
- Xây mới bến xe Khoái Châu gần nút giao Lý Thường Kiệt đạt tiêu chuẩn loại 4
với quy mô 0.4 ha
3. Đường sắt:
- Đường sắt Quốc Gia (vận tải hành khách kết hợp hàng hóa): xây mới tuyến đường
sắt theo hành lang đường cao tốc vành đai 4 nhằm liên thông các hướng vận tải chính.
Tốc độ 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.
- Đường sắt tốc độ cao và đường sắt nội vùng (vận tải hành khách): đi theo hành
lang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến nút giao vành đai 4 và CT Hà Nội – Hải Phòng chia
làm 2 hướng tuyến:
+ Tuyến phía đông: đi theo hành lang đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến khu
vực huyện Khoái Châu tuyến tách làm 2 hướng: hướng 1 chạy tiếp theo cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng, hướng 2 theo hành lang đường nối 2 cao tốc đến TP Hưng Yên (vận tải hành
khách, tốc độ thiết kế 120-150km/h).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
59
+ Tuyến phía bắc: chạy cùng với đường sắt theo hành lang đường cao tốc vành đai
4.
- Xây mới ga Khoái Châu tại địa phận xã Minh Châu.
4. Đường thủy:
Nạo vét khai thông dòng chảy tuyến sông Hồng phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hóa, vật liệu xây dựng, đồng thời tạo nên trục giao thông đường thủy phục vụ du lịch,
cảnh quan thành phố. Xây dựng các công trình bên sông bao gồm:
- Cảng Mễ Sở: đến năm 2030 đạt công suất 500 ngàn tấn/năm.
- Bến tàu khách Bình Minh.
- Các bến bốc xếp vật liệu xây dựng: Mễ Sở, Tứ Dân, Phương Trù, Tân Châu,
Đông Ninh, Đại Tập 1, Đại Tập 2, Đại Tập 3 và Đại Tập 4.
5.1.3 Định hướng giao thông đối nội:
- Mặt cắt 1-1 đảm bảo Bn=75m
+ Bề rộng lòng đường : = 12mx2.
+ Bề rộng hè đường: = (6m+6m)x2.
+ Mương kẹp giữa: = 27m
- Mặt cắt 2-2 đảm bảo Bn=52m
+ Bề rộng lòng đường : = (7,5m+10,5m)x2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 2mx2+2m
- Mặt cắt 3-3 đảm bảo Bn=40m
+ Bề rộng lòng đường : = 10,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 9m.
- Mặt cắt 4-4 đảm bảo Bn=33,5m
+ Bề rộng lòng đường : = 3,75mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Mương kẹp giữa: = 16m.
- Mặt cắt 5-5 đảm bảo Bn=32m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 6mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 5m.
- Mặt cắt 6-6 đảm bảo Bn=30m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 5m.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
60
- Mặt cắt 7-7 đảm bảo Bn=28m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
+ Dải phân cách giữa: = 3m.
- Mặt cắt 8-8 đảm bảo Bn=25m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5mx2.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
- Mặt cắt 9-9 đảm bảo Bn=17,5m
+ Bề rộng lòng đường : = 7,5m.
+ Bề rộng hè đường: = 5mx2.
- Mặt cắt 10-10 đảm bảo Bn=9m
+ Bề rộng lòng đường : = 3,5mx2.
+ Bề rộng lề đường: = 1mx2.
5.1.4 Định hướng giao thông công cộng:
Gồm 3 phương thức là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
- Đường bộ: Sử dụng hệ thống xe bus làm phương thức chủ đạo.
- Đường sắt nội vùng: Kết nối khu vực nghiên cứu với TP Hưng Yên và các vùng
phụ cận.
- Đường thủy sông Hồng: Đảm nhận vai trò vận chuyển dọc sông và ngang sông,
tuyến vận chuyển phục vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp, thông thương giữa hai bờ.
5.2 Định hướng san nền, thoát nước mưa
5.2.1 Cao độ nền xây dựng:
1. Xác định cao độ khống chế:
- Định hướng cao độ san nền xây dựng các khu trung tâm đô thị, các khu công
nghiệp tập trung, khu dân cư tập trung theo nguyên tắc đảm bảo cao độ khống chế, độ dốc
đảm bảo thoát nước trung bình 0,05%, hướng dốc san nền về các sông, kênh tiêu lân cận.
- Cao độ san nền khống chế cho các khu vực được xác định dựa trên cao độ xây
dựng hiện trạng, các lưu vực thoát nước, các định hướng quy hoạch trong vùng và các dự
án đã được duyệt.
- Theo quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên và quy hoạch chung xây dựng khu Bô Thời
- Dân Tiến huyện Khoái Châu xác định cao độ san nền khống chế ≥ +3,5m.
- Như vậy lựa chọn cao độ khống chế cho toàn vùng: H ≥ 3,5m, cao độ san nền
trung bình +3,8m. Hướng thoát ra sông, kênh tiêu trong khu vực.
2. Giải pháp san nền:
+ Đối với khu vực đã xây dựng: Giữ nguyên hiện trạng. Những khu vực có cao
độ nền nhỏ hơn cao độ khống chế, từng bước cải tạo đảm bảo theo cao độ khống chế
chung của khu vực để đảm bảo tiện nghi đô thị cho những khu vực làng xóm đô thị hóa
này. Giải pháp cải tạo sẽ được thực hiện thông qua công tác cấp phép sửa chữa và xây
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
61
dựng công trình. Khi cấp phép xây dựng, cải tạo công trình sẽ quy định cao độ nền xây
dựng công trình lớn hơn cao độ khống chế tối thiểu của khu vực đó, nhưng không làm
ảnh hưởng đến việc thoát nước chung của khu vực xung quanh. Khi các hộ dân cơ bản đã
tôn nền đạt cao độ yêu cầu sẽ tổ chức tôn nền đường của khu vực đó.
+ Đối với khu vực đô thị xây mới: Những khu vực có cao độ nền thấp hơn cao độ
khống chế tiến hành tôn nền với Hxd ≥ 3,50m, những khu vực có cao độ nền lớn hơn cao
độ khống chế chúng ta chỉ cần san gạt cục bộ tạo hướng dốc thuận lợi cho việc thoát nước
mặt.
+ Các khu vực không khai thác xây dựng, giữ nguyên hiện trạng. Tận dụng quỹ
đất nông nghiệp còn lại làm vùng đệm chứa nước tạm thời để điều tiết nước mưa cho các
khu dân cư trên địa bàn thành phố và đặc biệt là khu vực ngoài đê sông Hồng.
5.2.2 Hệ thống thoát nước mưa:
1. Lưu vực thoát nước:
Toàn vùng được phân thành 04 lưu vực chính, cụ thể như sau:
- Lưu vực 1: khu vực ngoài bãi sông Hồng, nước mưa của lưu vực này được thoát
ra sông Hồng qua các trạm bơm cưỡng bức.
- Lưu vực 2: là khu vực kẹp giữa đường tỉnh 378 và kênh Tây, nước mưa của lưu
vực này được thoát ra sông Mười và sông Tây Tân Hưng.
- Lưu vực 3: bao gồm các khu vực kẹp giữa kênh Tây và kênh Đông, nước mưa
của lưu vực này được thoát ra sông Từ Hồ Sài Thị, kênh Cấp Tiến, Tân Dân, sông Ngưu
Giang, sông Đồng Quê.
- Lưu vực 4: bao gồm khu vực kẹp giữa kênh Đông và đường cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng, nước mưa của khu vực này được thoát ra sông Điện Biên và sông Đồng Than.
2. Phương án quy hoạch:
- Khu vực đô thị: Đối với các khu vực đã có hệ thống thoát nước chung, xây dựng
giếng tách nước tại các điểm xả và tập trung về trạm xử lý. Tại những khu vực chưa có
hệ thống thoát nước và những khu vực đô thị mới khi xây dựng phải xây dựng hệ thống
thoát nước riêng.
- Các khu, cụm công nghiệp: Thoát nước riêng hoàn toàn.
- Khu vực nông nông thôn: Thoát nước chung ra các sông, kênh tiêu trong khu vực.
- Mạng lưới thoát nước phân tán theo từng lưu vực nhỏ tại các khu được xây dựng
hệ thống thoát nước mưa riêng, đảm bảo chỉ tiêu mật độ cống trong đô thị 100m - 140m
cống/1ha (đối với thành phố, thị xã), 80m - 100m/1ha (đối với thị trấn).
5.2.3 Hệ thống thủy lợi:
- Hệ thống tưới: Tiến hành nạo vét, kiên cố hóa bờ các kênh tưới và tưới tiêu kết
hợp.
- Công trình đầu mối: Cải tạo nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu kết hợp hiện có như
TB Liên Khê, Bắc Đầm Hồng, Tây Phùng Hưng, Minh Châu, Đồng Tiến; và các trạm
bơm tưới hiện có như TB Tân Châu, Trung Châu, Kim Ngưu, Chùa Rồng.
- Hệ thống tiêu:
+ Mực nước quy hoạch tiêu: P=10%
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
62
+ Hệ số tiêu thiết kế cho nông nghiệp: 6,13 l/s/ha.
+ Tiến hành nạo vét các sông trục chính trong khu vực để đảm bảo việc tiêu thoát
nước cho toàn Tỉnh. Đồng thời cải tạo nâng cấp các trạm bơm tiêu hiện có như TB Ninh
Tập, Tân Long.
- Hệ thống đê:
+ Củng cố, tu bổ hệ thống đê điều đảm bảo an toàn chống lũ với mức lũ thiết kế đã
đề ra cụ thể như sau: Đối với sông Hồng mực nước lũ thiết kế là +8,3m, mặt đê có cao độ
gia thăng trung bình từ 0,7m đến 1,0m.
5.3 Định hướng cấp nước
5.3.1 Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước:
1. Bảng tiêu chuẩn cấp nước:
Đến năm 2030:
TT |
Đối tượng
dùng nước |
Giai đoạn đến năm 2030 |
Nước
sinh hoạt |
Tỷ lệ
cấp nước |
TTCN,
Thương
mại,
dịch vụ |
Công
cộng |
Dự
phòng |
Bản
thân
NMN |
I |
Nước sinh hoạt - Qsh |
(lít/ng.ngđ) |
(%) |
(%Qsh) |
(%Qsh) |
(%) |
(%) |
1 |
Đô thị |
120 |
100 |
10 |
10 |
25 |
5 |
2 |
Nông thôn |
100 |
100 |
10 |
10 |
25 |
5 |
II |
Khu công nghiệp |
Tiêu chuẩn cấp nước từ 22 - 45 m3/ha |
25 |
5 |
III |
Hệ số K ngày max |
1,3 |
Đến năm 2040:
TT |
Đối tượng
dùng nước |
Giai đoạn đến năm 2040 |
Nước
sinh hoạt |
Tỷ lệ
cấp nước |
TTCN,
Thương
mại, dịch
vụ |
Công
cộng |
Dự
phòng |
Bản
thân
NMN |
I |
Nước sinh hoạt - Qsh |
(lít/ng.ngđ) |
(%) |
(%Qsh) |
(%Qsh) |
(%) |
(%) |
1 |
Đô thị |
150 |
100 |
10 |
10 |
20 |
5 |
2 |
Nông thôn |
120 |
100 |
10 |
10 |
20 |
5 |
II |
Khu công nghiệp |
Tiêu chuẩn cấp nước từ 22 - 45 m3/ha |
20 |
5 |
III |
Hệ số K ngày max |
1,3 |
Bảng dự báo nhu cầu dùng nước toàn khu vực nghiên cứu đến năm 2040
Khu vực đô thị |
102 |
15.300 |
1.530 |
Khu vực nông thôn |
138 |
16.560 |
1.656 |
CN hiện trạng |
55,92 |
1.118,4 |
CN xây mới |
696,49 |
13.930 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
63
Tổng Q=Qsh+Qcn |
50.000 |
6.400 |
Tổng nhu cầu dùng nước toàn khu vực nghiên cứu được dự báo:
- Đến năm 2040: 56.400 m3/ngày.
5.3.2 Đánh giá - Lựa chọn nguồn nước:
1. Nước mặt:
Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có hệ thống sông Hồng chảy qua.
- Sông Hồng nằm về phía tây của khu vực nghiên cứu, đoạn chảy qua khu vực
nghiên cứu có chiều rộng khoảng 850 m, với trữ lượng dồi dào tuy nhiên có sự chênh lệch
lớn giữa các mùa và chịu sự điều tiết trực tiếp từ thủy điện Sông Đà.
- Đánh giá: Tiềm năng nước mặt của sông ngòi khá lớn nhưng lại phân phối rất
không đều trong năm và qua các năm, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; làm trở ngại
cho việc sử dụng nước.
2. Nước ngầm:
Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm
một số giếng khoan Unicept thì nguồn nước ngầm ở khu vực này khá lớn (có thể cung cấp
khoảng 300.000m3/ngày đêm). Về mùa khô nước ngầm có ở độ sâu 10 - 12m, mùa mưa
nước ngầm có ở độ sâu chỉ 4 - 6m. Nước không bị ô nhiễm nhưng có hàm lượng sắt trong
nước khá cao, nếu được xử lý tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong
khu vực.
Đánh giá: Tiềm năng nước ngầm trên địa bàn huyện Khoái Châu có trữ lượng và
chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu dùng nước trong toàn huyện, tuy nhiên cần phải có
các khảo sát đánh giá cụ thể để có biện pháp khai thác, hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước ngầm không bị ô nhiễm do nước thải hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp… gây ra.
3. Lựa chọn nguồn nước
a. Các căn cứ lựa chọn nguồn nước:
- Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 về việc phê duyệt định hướng phát
triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Viêt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 xác định “Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm
hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh”
- Trữ lượng nước ngầm tại phía Nam sông Hồng được phép khai thác đến
700.000m3/ngđ, phía Bắc sông Hồng được khai thác đến trữ lượng 142.000 m3/ngđ
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 4/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
- Các đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong khu vực nghiên cứu.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
64
- Căn cứ vào các tài liệu khác có liên quan.
b. Lựa chọn nguồn nước:
Chọn nguồn nước ngầm tại chỗ và nguồn nước mặt sông Hồng.
5.3.3 Giải pháp cấp nước:
1. Quan điểm nghiên cứu:
- Để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong vùng nhu cầu cấp
nước sạch cần phải đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng.
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước cho tất cả các đối tượng dùng nước nâng
cao mức độ tin cậy của hệ thống cấp nước.
- Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư
xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của khu vực đô thị, nông thôn, các
khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề…. phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế-xã hội của huyện trong giai đoạn hiện tại và có định hướng cho tương lai.
2. Quy hoạch các nhà máy nước:
- Để đảm bảo nguồn nước sạch đáp ứng đủ cho nhu cầu dùng nước trong khu vực
nghiên cứu trong tương lai, đồ án đề xuất như sau:
+ Nâng công suất nhà máy nước Bình Minh lên 3.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Thuần Hưng - Đại Hưng lên 5.000 m3/ngđ; đang
thi công chuyển nguồn cấp từ Sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Dạ Trạch lên 20.000 m3/ngđ; khai thác nguồn mặt
sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Hồng Tiến lên 10.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Dân Tiến-Đồng Tiến lên 3.000 m3/ngđ; khai thác
nguồn nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Khoái Châu lên 3.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước ngầm.
+ Nâng công suất nhà máy nước Phùng Hưng lên 6.000 m3/ngđ; khai thác nguồn
nước mặt sông Hồng.
+ Nâng công suất nhà máy nước Yên Phú (Thịnh Phát) lên 12.200 m3/ngđ; khai
thác nguồn nước mặt.
+ Để đảm bảo nguồn nước cấp cho các khu công nghiệp trong khu vực nghiên cứu,
theo tình hình thực tế cần đề xuất bố trí quỹ đất để xây mới 1 nhà máy cấp nước cho khu
công nghiệp với công suất 15.000 m3/ngđ. Sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng.
+ Xây dựng nhà máy nước riêng cho sân golf sông Hồng với công suất dự kiến từ
500-1.000 m3/ngđ; khai thác nguồn nước ngầm.
3. Mạng lưới đường ống:
- Cấu trúc chung của mạng lưới đường ống cấp nước được chia làm 3 cấp:
+ Cấp I đường ống truyền tải D >= 200mm
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
65
+ Cấp II đường ống phân phối vào các khu dân cư D<200mm
+ Cấp III đường ống nối với các hộ tiêu thụ D ≤65mm.
- Phân chia, tách mạng lưới cấp nước thành các ô riêng biệt có lắp đồng hồ tổng
nhằm mục tiêu quản lý và kiểm soát lượng nước tiêu thụ tại từng ô. Ranh giới giữa các ô
là các trục đường có đặt đường ống truyền dẫn. Các ô có cấu tạo độc lập với nhau, mỗi ô
gồm: đường ống phân phối, dịch vụ và đồng hồ khách hàng. Các điểm đấu nối ống phân
phối với mạng truyền dẫn đều lắp đặt van, đồng hồ đo lưu lượng điện từ và mạng truyền
dữ liệu.
- Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới cấp nước từ mạng truyền dẫn, phân phối đến
đường ống dịch vụ và đấu nước vào nhà, đồng thời lắp đặt đồng hồ tổng, đồng hồ đo nước
vào nhà cho 100% khách hàng sử dụng nước trong trong toàn huyện.
4. Cấp nước chữa cháy: Sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp kết hợp
với mạng lưới cấp nước sinh hoạt. Tại khu vực nghiên cứu, các điểm dân cư tập trung,
trung tâm xã, cụm xã, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề… cần bố
trí các trụ cứu hỏa và thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
5. Bảo vệ nguồn nước:
- Bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi sự ô nhiễm của nước bề mặt.
- Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi các hoạt động dân sinh và đặc biệt từ chất thải, nước
thải từ các khu chăn nuôi tập trung, các khu công nghiệp và hóa chất từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
5.4 Định hướng cấp điện
5.4.1 Căn cứ thiết kế:
- Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2030
đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2012.
- Quy hoạch phát triển điện lực Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2025 có xét đến
2035 đã được UBND Tỉnh phê duyệt năm 2017.
- Bản đồ hiện trạng cấp điện do Sở Công Thương Hưng Yên cấp.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD, và các tiêu chuẩn
ngành có liên quan.
5.4.2 Nguyên tắc thiết kế:
Để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay thiết kế cấp điện đảm bảo theo
các tiêu chuẩn hiện hành ngoài ra cần đạt được các tiêu chí sau:
- Các trạm nguồn 220kV,110kV cần đặt ở những nơi có cốt nền cao thoát nước tốt,
không để ngập úng làm gián đoạn cung cấp điện.
- Hệ thống lưới cao áp từ (110kV trở lên) đoạn qua đô thị nên sử dụng các biện
pháp hạ ngầm bằng cáp đồng XLPE hoặc cáp dầu. Nếu đi trên không bắt buộc phải giải
phóng mặt bằng đảm bảo hành lang tuyến (tránh giông bão ảnh hưởng).
- Hệ thống lưới trung hạ áp trong đô thị sẽ được hạ ngầm toàn bộ, có kí hiệu bằng
gạch và băng cáp và biển báo cáp (tránh đào đắp gây nguy hiểm).
- Các thiết bị điện ngoài trời như trạm biến áp, tủ điện cần đặt ở những nơi khô ráo
và đạt cấp bảo vệ từ IP54 trở lên (tránh ngập úng).
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
66
- Định hướng tiết kiệm năng lượng: Ngoài các phương án về kiến trúc cảnh quan
đô thị nhằm giảm nhiệt độ và năng lượng tiêu hao, khuyến khích các hộ tiêu thụ điện tận
dụng các nguồn năng lượng có tính khả thi cao như quang điện... Các thiết bị điện nên sử
dụng loại tiết kiệm điện năng tối đa, giảm thiểu làm mát bằng điện tăng cường các biện
pháp điều hòa không khí tự nhiên.
5.4.3 Tiêu chuẩn và dự báo phụ tải điện
1.Tiêu chuẩn cấp điện:
Trong khu vực nghiên cứu tính theo tiêu chuẩn loại 2
- Sinh hoạt đến: 500W/người (tương đương 1500kWh/người năm).
- Công cộng: Lấy bằng 30% - 40% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt.
- Khu công nghiệp: 150 - 400 kW/ha (tuỳ theo từng loại hình công nghiệp).
2. Tính toán nhu cầu phụ tải điện:
Bảng phụ tải điện sinh hoạt
1 |
Phân vùng 1 |
71.920 |
56.006 |
500 |
15.915 |
300 |
22.944 |
2 |
Phân vùng 2 |
18.387 |
5.489 |
500 |
12.898 |
300 |
4.630 |
3 |
Phân vùng 3 |
44.127 |
30.232 |
500 |
13.895 |
300 |
13.499 |
4 |
Phân vùng 4 |
41.280 |
10.273 |
500 |
31.006 |
300 |
10.107 |
5 |
Phân vùng 5 |
64.286 |
0 |
500 |
64.286 |
300 |
13.500 |
Tổng |
240.000 |
102.000 |
138.000 |
38.808 |
Bảng phụ tải điện công cộng
TT |
Đơn vị hành chính |
Định hướng |
Chỉ tiêu CĐ |
Pyc |
30%-40% ĐSH |
KW |
1 |
Phân vùng 1 |
40% |
5.507 |
2 |
Phân vùng 2 |
40% |
1.111 |
3 |
Phân vùng 3 |
40% |
3.240 |
4 |
Phân vùng 4 |
40% |
2.426 |
5 |
Phân vùng 5 |
35% |
2.835 |
Tổng |
12.095 |
Bảng phụ tải điện công nghiệp
1 |
Phân vùng 1 |
317,33 |
300 |
76.159 |
2 |
Phân vùng 2 |
379,16 |
300 |
90.998 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
67
3 |
Phân vùng 3 |
300 |
0 |
4 |
Phân vùng 4 |
300 |
0 |
5 |
Phân vùng 5 |
55,92 |
300 |
13.421 |
Tổng |
752,41 |
180.578 |
Bảng tổng hợp phụ tải điện
I |
Phân vùng |
140.129 |
1 |
Phân vùng 1 |
22.944 |
5.507 |
50.773 |
55.456 |
2 |
Phân vùng 2 |
4.630 |
1.111 |
60.666 |
46.485 |
3 |
Phân vùng 3 |
13.499 |
3.240 |
0 |
11.717 |
4 |
Phân vùng 4 |
10.107 |
2.426 |
0 |
8.773 |
5 |
Phân vùng 5 |
13.500 |
2.835 |
8.947 |
17.698 |
II |
Dự phòng |
10% |
14.013 |
III |
Tổn thất |
5% |
7.006 |
IV |
Tổng |
51.744 |
12.095 |
84.270 |
161.148 |
- Công suất yêu cầu dự kiến khoảng 140 MW.
5.4.4 Phương án cấp điện:
1. Nguồn điện:
- Nâng công suất trạm 220kV Yên Mỹ từ 2x125MVA thành 2x250MVA. Đây là
trạm nguồn bổ sung cấp điện cho khu vực, có thể đảm bảo cho phát triển lâu dài.
- Nhu cầu phụ tải là 160MW. Để đảm bảo nhu cầu cấp điện, cần xây mới và nâng
công suất các trạm 110kV sau:
+ Nâng cấp trạm 110kV nối cấp Yên Mỹ (110/22kV) có công suất 1x40MVA thành
2x63MVA.
+ Nâng cấp trạm 110kV Khoái Châu 2 (110/22kV) có công suất 1x40MVA thành
2x63MVA.
+ Nâng cấp trạm 110kV Khoái Châu (110/35/22kV) 63MVA thành (110/35/22kV)
- 2x63MVA.
+ Xây mới trạm 110kV Khoái Châu 3(110/35/22kV) cồn suất 2x63MVA
2. Lưới điện:
a. Lươi cao áp:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
68
- Xây dựng mới 0.2 km đường dây không mạch kép 220kV rẽ nhánh trên mạch
kép từ 220kV Thường Tín đi 220kV Phố Nối cấp điện cho trạm 220kV Yên Mỹ.
- Xây dựng mới 0,5km 2 đường dây mạch kép 110kV AC300 từ trạm 220kV Yên
Mỹ đấu nối vào đường dây 110kV Văn Giang - Khoái Châu.
- Xây dựng mới 0,1km đường dây mạch kép 110kV AC300 đấu nối chuyển trên
đường dây 110kV từ trạm 220kV Kim động – Trạm 220kV TP Hưng cấp điện trạm 110kV
Khoái Châu 2.
b. Lươi trung áp 35, 22,10kV:
Đối với khu vực trung tâm, khu đô thị các khu vực công cộng, văn hoá … tập trung
nghiên cứu hạ ngầm. Hệ thống truyền tải trung thế đi trong hào, tuynel kỹ thuật đảm bảo
an toàn cũng như mỹ quan. Có thể đi chung với lưới 0,4kV và hệ thống cấp thoát nước.
- Các vùng còn lại để tận dụng triệt để lưới điện hiện hữu còn khả năng cung cấp
Cấu trúc lươi điện
- Lưới điện trung thế được thiết kế mạch vòng vận hành hở. Trong chế độ làm việc
bình thường chỉ mang tải từ (50-60)% công suất so với công suất mang tải cực đại để đảm
bảo an toàn cấp điện khi sự cố.
- Đối với khu vực nông thôn được thiết kế hình tia, các đường trục dài đặt thêm
máy cắt phân đoạn có thiết bị đóng lặp lại.
Tiết diện dây dẫn
- Đường dây 35, 10kV: Từng bước cải tạo đường dây 35, 10kV về 22kV xóa bỏ
trạm trung gian.
- Đường dây 22kV: Khu vực nội thị đường trục dùng cáp ngầm tiết diện 240mm2,
đường nhánh tiết diện > 120mm2, khu vực ngoại thị đường trục dùng cáp hoặc dây bọc
tiết diện >120mm2
Gam máy biến áp phụ tải
- Các trạm biến áp tiêu thụ chọn phổ biến (250-400-630-1000)kVA.
- Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với
gam máy thích hợp.
Tổn thất điệp áp lươi trung thế cho phép
- Các đường dây trung thế mạch vòng khi vận hành hở thiết kế sao cho tổn thất
điện áp tại hộ xa nhất < 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ
sau sự cố.
- Các đường dây trung thế hình tia có tổn thất điện áp cuối đường dây DU < 5%.
c. Tram lươi 22/0,4kV:
Trạm lưới 22/0,4kV
Áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp.
- Khu vực trung tâm, đô thị mới:
+ Đường trục dùng cáp ngầm CU/XLPE/PVC/BSTA-W-0,6/1kV
+ Đường nhánh: với tiết diện 4x150mm2; 4x185mm2; 4x240mm2
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
69
- Khu vực các xã ngoại ven đô thị:
+ Đường trục: dùng cáp vặn xoắn với tiết diện > 4x150mm2
+ Đường nhánh: dùng cáp vặn xoắn với tiết diện > 4x95mm2
- Bán kính lưới hạ thế thiết kế:
+ Trung tâm, đô thị mới: (300-500)m
+ Nông thôn: (500-800)m
Đồng thời với việc xây dựng mới các trạm biến áp hạ thế, xây dựng đường trục,
đường nhánh tới các hộ tiêu thụ, kết hợp với việc cải tạo đường dây hạ thế đã cũ nát, để
giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật lưới hạ thế.
d. Lươi chiếu sáng:
Hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới chiếu sáng khu vực nghiên cứu. Bổ xung các tuyến
chiếu sáng cho các trục đường chưa có, xây dựng mới các tuyến chiếu sáng cho khu vực
mới xây dựng. Trong khu dân cư chiếu sáng có thể đi chung cột với tuyến điện 0,4kV cấp
cho sinh hoạt.
- Các tuyến đường có mặt cắt ≥ 10,5m sẽ được bố trí chiếu sáng 2 bên đường,
10,5m chiếu sáng một bên đường.
Trong ngắn hạn, thay thế đèn chiếu sáng công nghệ cũ bằng đèn LED tiết kiệm
điện, hiệu suất cao và thực hiện tự động hóa điều khiển hệ thống chiếu sáng trên toàn địa
bàn để đảm bảo tiết kiệm điện năng và phù hợp với các tiêu chuẩn quy định. Các công
trình chiếu sáng đầu tư mới phải sử dụng loại đèn LED tiêu chuẩn đảm bảo đồng bộ.
Từng bước thay thế, hạ ngầm đường dây chiếu sáng trên các tuyến đường để đảm
bảo an toàn và mỹ quan cho khu vực đô thị.
5.5 Định hướng thông tin liên lạc
5.5.1 Cơ sở lập quy hoạch:
- Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến 2010 và định
hướng đến 2020;
- Quy hoạch xây dựng khu Bô Thời – Dân Tiến đến năm 2030
- Tình hình phát triển mạng thông tin- liên lạc trong nước và quốc tế những năm
gần đây
- Cấu trúc mạng viễn thông tỉnh Hưng Yên
- Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành và các tài liệu có liên quan.
5.5.2 Chỉ tiêu:
Dự báo các loại hình dịch vụ: Mạng thông tin cho khu vực nghiên cứu sẽ gồm:
- Mạng điện thoại: cung cấp những dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại và VoIP,
Fax...
- Mạng internet băng thông rộng: Mạng không dây (Wi-Fi): Mạng này hỗ trợ cho
mạng hữu tuyến, cung cấp kết nối máy tính di động.
- Mạng truyền hình cáp và truyền hình số.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
70
5.5.3 Dự báo nhu cầu sử dụng:
- Căn cứ theo dự báo chuyên ngành Bưu chính - Viễn Thông, Công nghệ thông tin,
phát thanh/ truyền hình và tình hình phát triển hệ thống thông tin liên lạc những năm gần
đây. Có thể xác định được nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trong nhưng năm
tiếp theo khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu sau:
+ Thuê bao cố định đạt 25-30 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao di động đạt 60-80 thuê bao/100 dân.
+ Thuê bao Internet đạt 30-50 thuê bao/100 dân.
+ 100% số hộ có truyền hình cáp hoặc truyền hình số.
- Giai đoạn năm 2020 đến năm 2030: Từ năm 2020 có sự hội tụ dịch vụ của các
thuê bao. Thời điểm này việc phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao
Internet chỉ là tương đối. Khi đó với một thiết bị người dân có thể sử dụng các dịch vụ
của thuê bao cố định, thuê bao di động, internet.
5.5.4 Định hướng phát triển
Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các
hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình,
truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình.
- Mạng điện thoại
Các điểm chuyển mạch như đánh giá phần hiện trạng sẽ dần được thay thế bằng
các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng và thiết bị cổng đa phương tiện với dung lượng
từ 2.000lines đến 10.000 lines.
Xây dựng mới các điểm truy nhập thuê bao tại các điểm tập trung dân cư với dung
lượng từ 1.000 lines đến 2.000 lines. Kết nối các điểm chuyển mạch trên là các tuyến cáp
quang nâng cấp và xây dựng mới dung lượng từ 8E1 đến 32 E1.
- Chuyển mạch
Nâng cấp trạm vệ tinh Khoái Châu nâng dung lượng thành 15.000Lines, đảm bảo
đáp ứng tốc độ tăng nhu cầu thuê bao, xây mới trạm vệ tinh Đồng Tiến dung lượng 25.000
Lines.
- Mạng truyền hình
Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình (gồm cả miễn phí và có
phí) cho cộng đồng sống và làm việc tại khu vực nghiên cứu. Nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình sẽ triển khai mạng của họ tới từng đơn vị qua mạng cáp truyền hình hoặc đầu thu tín
hiệu.
- Mạng truyền dẫn
Giai đoạn đến năm 2020: Tăng dung lượng các tuyến cáp quang hiện có để tăng
dung lượng truyền dẫn liên tỉnh từ 10 đến 20Gbps, tuyến cáp quang nội hạt dung lượng
từ 155 hoặc 622 Mbps và xây dựng mới các tuyến cáp quang đến tất cả các xã để đáp ứng
các nhu cầu ứng dụng CNTT, các dịch vụ băng rộng.
Giai đoạn 2020-2030: cáp quang hóa toàn bộ, tiếp tục nâng cấp dung lượng mạng
cáp quang, nâng tốc độ truyền dẫn lên STM - 4 (622 Mbps) và STM-16 (2,5 Gbps), tăng
số lượng cores cáp quang, hoàn thành các tuyến cáp quang đến trung tâm các xã, đảm bảo
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
71
100% số xã có mạng cáp quang đến trung tâm xã, tăng số lượng các mạch vòng kín ở
những khu vực cho phép, nhằm giảm thiểu các sự cố rủi ro trong quá trình truyền dẫn.
- Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi của khu vực nghiên cứu gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp
chạy trên vỉa hè đường. Hệ thống này được hạ ngầm trên các trục đường chính, mương
dẫn cáp sử dụng kiểu 3 ống/3 lớp và 3 ống/2 lớp. nắp bể cáp sử dụng loại nắp gang tròn
hoặc nắp đan bê-tông.
Ống nhựa bảo vệ cáp dùng ống PVC 110x0,5. Tại mỗi khu qui hoạch sẽ có một
bể kết nối cáp thông tin. Đặc biệt những đoạn qua đường nên sử dụng loại ống sắt hoặc
kẽm 110x0,65
Mạng cáp này sử dụng cáp quang hoặc cáp đồng xoắn, tùy theo điều kiện nhà khai
thác dịch vụ, đường kính 0,5mm, loại cáp có dầu chống ẩm đi trong ống. Tất cả cáp được
đi trong hệ thống cống, bể cáp của mạng ngoại vi.
Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm
thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lí.
Dịch vụ điện thoại di động sẽ được cung cấp cấp bởi mạng điện thoại di động riêng
của các nhà cung cấp dịch vụ.
- Mạng truy cập internet
+ Truy nhập Internet băng rộng sẽ được phát triển theo 2 phương thức qua mạng
cáp nội hạt và vô tuyến:
+ Giai đoạn đầu: phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập Internet qua mạng hữu
tuyến.
+ Giai đoạn 2015 - 2030: phát triển chủ yếu theo công nghệ NGN và công nghệ
kết nối vô tuyến băng thông rộng Wimax với tốc độ truyền dữ liệu cao, có thể lên tới 100
Mbps, khu vực phủ sóng rộng, khả năng bảo mật cao.
- Bưu chính: Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm
bưu cục cấp I, cấp II và cấp III. Giữ nguyên số lượng bưu cục, Các bưu cục được nâng
cấp đầu tư các thiết bị hiện đại, linh động trong việc khai thác nhằm sử dụng tài nguyên
hiệu quả.
5.6 Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
5.6.1 Cơ sở thiết kế:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt
- Các quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên.
- Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị Bô Thời - Dân Tiến.
- Các quy hoạch, tài liệu có liên quan khác
- Các tiêu chuẩn quy phạm, quy định hiện hành.
5.6.2 Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoạn:
Tiêu chuẩn nước thải tính theo tiêu chuẩn cấp nước, tỷ lệ thu gom đạt 90%.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
72
TT |
Các khu vực |
Đơn vị tính |
Giai đoạn 2025-
2030 |
Giai đoạn 2040 |
I |
Nước thải |
lít/người-ngày |
Đô thị |
100 |
120 |
Khu vực nông thôn |
100 |
120 |
Công trình công cộng |
%SH |
15 |
15 |
Công nghiệp nhỏ- dịch vụ |
%SH |
10 |
10 |
Khu công nghiệp tập trung |
m3/ngày-ha |
22 40 |
22 40 |
II |
Chất thải rắn (CTR) |
kg/người-ngày |
CTR sinh hoạt |
0,7
(70% được thu
gom) |
0,8
(80% được thu
gom) |
CTR sinh hoạt của công trình
công cộng, khách vãng lai |
1% CTRsh |
1% CTRsh |
CTR công nghiệp |
0,2 tấn/ha-ngày |
0,2 tấn/ha-ngày |
III |
Nghĩa trang |
ha/1000 dân |
Đất nghĩa trang |
0,06 |
0,06 |
5.6.3 Dự báo khối lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang):
A |
Nước thải sinh hoạt |
m3/ngày |
I |
Nước thải khu vực nội thị |
Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga
TOD |
7390 |
Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
725 |
Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ
Mễ Sở - Bình Minh |
4000 |
Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
1356 |
Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp
chất lượng cao |
0 |
II |
Nước thải khu vực ngoại thị |
Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga
TOD |
1750 |
Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
1420 |
Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ
Mễ Sở - Bình Minh |
1530 |
Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
3400 |
Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp
chất lượng cao |
7070 |
B |
Nước thải khu công nghiệp |
CN Minh Châu |
8000 |
CN Yên Phú |
4500 |
CN Hoàn Long |
3000 |
B |
Nước thải khu công nghiệp |
C |
Chất thải rắn (CTR) |
tấn/ngày |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
73
CTR sinh hoạt |
170 |
CTR công nghiệp |
tấn /ngày |
97 |
D |
Nghĩa trang |
Đất nghĩa trang |
ha |
15 |
5.6.4 Thoát nước thải:
1. Nguyên tắc chung:
- Đối với các khu vực xây dựng đô thị, các công trình phân tán độc lập, khu công
nghiệp tập trung: Xây dựng hệ thống thoát nước và các trạm xử nước thải riêng tuỳ theo
chức năng cụ thể.
- Đối với các điểm dân cư nông thôn: Xây dựng cống, mương thoát nước chung.
Các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hợp quy cách có đường cống thoát nước ra
ngoài, tận dụng các khu vực trũng, ao hồ sẵn có để làm sạch tự nhiên bằng hồ sinh học.
Tại các khu vực chăn nuôi nhiều gia súc nên xây dựng hầm bể Biogas, thu khí mêtal làm
chất đốt, phục vụ cho sinh hoạt.
- Trạm bơm nước thải: trong khu vực thiết kế để thu gom toàn bộ nước thải về các
trạm làm sạch để xử lý, nước thải không thể tự chảy mà phải xây dựng các trạm bơm
chuyển tiếp.
2. Quy định chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Nươc thải sinh hoat:
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam có
hiệu lực: QCVN 08 - 2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt);
- TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường, các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT ở khu vực chưa có TXLNT tập trung
b. Nươc thải công nghiệp: Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt
tiêu chuẩn QCVN: 24-2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
c. Nươc thải y tế: Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị. Nước thải sau khi xử lý là loại
nước ngọt, tái sử dụng cho các mục đích: phục vụ nông nghiệp, dự phòng cứu hỏa…
3. Giải pháp thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt (tuân thủ theo nội dung chính QHCXD vùng tỉnh Hưng Yên
và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã nghiên cứu) giải quyết theo các phân vùng
như sau
* Phân vùng 1 - Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD
Đối với khu vực đô thị Khoái Châu: nước thải sẽ giải quyết theo nội dung chính
mà quy hoạch chung ĐT Bô Thời đã phê duyệt.
Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được
thu gom đưa về 2 trạm làm sạch để xử lý tập trung với công suất dự kiến TXLSH1: 3.000
m3/ngđ, TXLSH2: 4.000 m3/ngđ.
*Phân vùng 2 - Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
Chủ yếu phát triển CN và các cụm dân cư dịch vụ xây dựng phân tán nằm trong
khu công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thoát nước tập trung theo khu vực.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
74
Nước thải sinh hoạt sẽ xử lý theo kiểu bể tự hoại cải tiến (Bastafat) trước khi chảy vào hệ
thống cống chung.
*Phân vùng 3 - phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh
Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước mưa riêng. Toàn bộ nước thải được
thu gom đưa về trạm làm sạch để xử lý tập trung với công suất dự kiến TXLSH3: 5000
m3/ngđ.
*Phân vùng 4 - phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình
Chủ yếu dân cư nông thôn, môi trường sinh thái…xây dựng hệ thống hệ thống
thoát nước chung (nước mưa và nước thải). Các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh hợp
quy cách có đường cống thoát nước ra ngoài, tận dụng các kênh mương nội đồng, ao hồ
có sẵn trong khu vực làng xã, ngoài đồng ruộng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
*Phân vùng 5 - phát triển nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao
Xây dựng hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước thải. Các hộ gia đình xây
dựng nhà vệ sinh hợp quy cách, các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có tính chất tập
trung, yêu cầu xây dựng cách xa nhà ở, xa giếng nước để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh.
Những chất thải từ khu vực chăn nuôi xây hầm bể Bioga để thu khí đốt phục vụ trong sinh
hoạt, còn chất thải sau bể Bioga sử dụng làm phân bón nông nghiệp.
b. Nươc thải công nghiệp:
- Mỗi loại công nghiệp có tính chất và thành phần nước thải khác nhau nên việc xử
lý cũng theo các công nghệ khác nhau, do đó xây dựng hệ thống thoát nước và trạm làm
sạch tập trung theo dự án riêng của từng loại hình công nghiệp.
c. Nước thải y tế: bệnh viện cấp huyện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước
thải tập trung. Thường chọn công nghệ DEWATS dựa trên nguyên tác hoạt động của vi
sinh vật yếm, hiếu khí để xử lý triệt để các chất hữu cơ có trong nước thải.
5.6.5 Chất thải rắn (CTR):
- CTR sinh hoạt: được phân loại tại nguồn gồm CTR hữu cơ và vô cơ. CTR hữu
cơ được thu gom xử lý chế biến thành phân vi sinh, CTR vô cơ thu hồi mua bán với các
cơ sở tái chế. Các chất thải như thức ăn thừa, rau, củ, quả ... người dân tái chế, tái sử dụng
ngay tại gia đình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Còn lại CTR dạng trơ không dùng
được đem chôn lấp hợp vệ sinh.
Mỗi khu vực thị trấn, xã xây dựng 12 điểm trung chuyển CTR có diện tích 500
1000m2. Có thể kết hợp các đô thị kiền kề nhau xây dựng 1 điểm tập trung chất thải. Đề
xuất chuyển chức năng các BCL quy mô thị trấn, thôn, xã đã được xây dựng thành các
điểm trung chuyển CTR cho huyện.
- Toàn bộ CTR thu gom được trên địa bàn các huyện sẽ hợp đồng với các đơn vị
chuyên trách theo các cấp, chuyển về khu xử lý mà quy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng
Yên đã phê duyệt.
+ Khu xử lý CTR Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ (phục vụ xử lý rác thải
cho toàn huyện Yên Mỹ và Khoái Châu)
+ Khu xử lý CTR Đại Đồng-huyện Văn Lâm (phục vụ xử lý rác thải cho toàn huyện
Văn Giang, Văn Lâm)
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
75
- CTR ytế nguy hại sẽ xử lý bằng lò đốt mà các bệnh viện tuyến huyện phải đầu
tư, hoặc dùng xe chuyên dụng hợp đồng chở đến các nơi có lò đốt CTR nguy hại trong
vùng để xử lý.
5.6.6 Nghĩa trang:
Phân theo các cấp:
- Sử dựng nghĩa trang quy hoạch nông thôn mới theo đơn vị xã, hạn chế các điểm
nghĩa trang nhỏ lẻ ở các thôn, từng bước đóng cửa các nghĩa trang gần khu dân cư.
- Các nghĩa trang hiện có trong đô thị khi hết diện tích sẽ đóng cửa trồng cây xanh
và chôn cất theo quy hoạch chung vùng huyện, vùng tỉnh.
+ Nghĩa trang huyện Văn Giang tại xã Mễ Sở, tổng diện tích khoảng 13ha.
+ Nghĩa trang huyện Yên Mỹ tại xã Lý Thường kiệt, diện tích khoảng 20ha.
+ Nghĩa trang huyện Khoái Châu dự kiến xây mới tại xã Nhuế Dương giáp ranh
với xã Thành Công, diện tích khoảng 15ha.
- Các nghĩa trang của huyện có công nghệ táng là hung táng và cát táng. Sử dụng
công nghệ hỏa táng tại nghĩa trang cấp vùng tỉnh khi nhân dân có nhu cầu.
Nhà tang lễ: mỗi huyện xây dựng 1 nhà tang lễ khoảng 5001000 m2 thuộc khu
vực thị trấn các huyện, có thể gắn với đất trung tâm y tế cấp huyện để thuận tiện phục vụ
cho dân cư đô thị và các xã trong vùng.
6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1 Hiện trạng môi trường
6.1.1 Hiện trạng môi trường văn hóa lịch sử:
Trên địa bàn nghiên cứu nằm ở trung tâm văm hóa vùng đồng bằng sông Hồng với
rất nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc Gia và cấp Tỉnh: Đền Đa Hòa - Bình
Minh, Văn Chỉ Bình Dân - Tân Dân, lăng Nguyễn Bá Khanh - An Vỹ, chùa Lạc Thủy -
Đông Kết, đền Hóa Dạ Trạch - Dạ Trạch, đền Thiết Trụ - Bình Minh, đình Bối Khê - Liên
Khê, chùa Bối Khê - Liên Khê, đình Trung An Vỹ - An Vỹ, đền Hậu - Đông Kết, đền
Ngọc Nha Hạ - TT Khoái Châu, đình Nội Doanh - Đông Ninh, chùa Lãnh Kiến - Đại Tập,
đình Phương Trù - Tứ Dân, đền Phúc Hòa - Bình Kiều, đền Đông Kim - Đông Tảo, đình
Yên Lịch - Dân Tiến, đình Thọ Bình - Tân Dân, đền Ngự Dội - Tứ Dân.
Tại các di tích, lễ hội cổ truyền được tổ chức hàng năm để khai thác, phát huy các
giá trị của di tích trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa đặc trưng tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Đáng chú ý nhất là quần thể Đền Đa Hòa - Binh Minh, Đền Hóa - Dạ Trạch gắn
với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịch chính trên sông
Hồng (Hà Nội - Phố Hiến). Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch sử oai hùng của Triệu
Quang Phục chống giặc nhà Lương.
Một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn nghiên cứu:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
76
1 |
Đền Đa Hòa
- Bình Minh |
Ngôi đền được xây dựng lại năm
1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh
người làng Tổng Mễ đứng ra vận
động nhân tài và vật lực. Đền xây
dựng theo hướng chính Tây trên
một bãi đất bằng phẳng hình chữ
nhật rộng trên 18.000m2. Các
công trình kiến trúc chia làm 3
khu: khu ngoài, khu giữa và khu
trong. Năm 1962 đền Đa Hòa
được nhà nước xếp hạng di tích
Lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp
Quốc gia. |
2 |
Đền Hóa Dạ
Trạch |
Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại
thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch,
huyện Khoái Châu, thờ Chử
Đồng Tử, nhị vị phu nhân và
Triệu Việt Vương ( Triệu Quang
Phục). Không chỉ nổi tiếng với
huyền thoại tình yêu của Chử
Đồng Tử và Tiên Dung công
chúa mà còn gắn với truyền
thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm
Một Đêm), với chiến tích đánh
thắng quân Lương của Triệu
Quang Phục, hay khởi nghĩa Bãi
Sậy và nhiều cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ. |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
77
6.1.2 Hiện trạng môi trường nước:
1. Nước mặt: Chất lượng nước mặt trên địa bàn nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm đặc biệt chất thải từ nguồn chăn nuôi gây ô nhiễm
nguồn nước mặt xung quanh khu vực chăn thả gia súc, ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt. Hiện nay, trang trại chăn nuôi đa phần nằm xen kẽ
trong khu dân cư gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực. Nguồn thải chính từ chăn nuôi đối với nước
sông là nguồn thải từ việc chăn nuôi lợn với số lượng lớn và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư.
Diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu:
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Vị trí lấy mẫu |
QCVN 08 -
MT:2015/BTNMT |
NM1 |
NM2 |
NM3 |
NM4 |
NM5 |
NM6 |
NM7 |
NM8 |
1 |
Ph |
- |
7.61 |
7.97 |
7.75 |
7.63 |
7.01 |
7.38 |
7.14 |
7.28 |
5.5-9 |
2 |
Độ dẫn điện |
mS/cm |
0.72 |
0.47 |
0.746 |
0.461 |
1.34 |
0.394 |
0.475 |
0.533 |
- |
3 |
DO |
mg/l |
5.5 |
5.87 |
4.77 |
5.46 |
3.57 |
5.29 |
5.06 |
4.85 |
>=4 |
4 |
TSS |
mg/l |
18.2 |
33.4 |
26.4 |
11.8 |
87 |
13 |
33 |
19 |
50 |
5 |
COD |
mg/l |
133 |
106 |
116 |
23 |
109 |
53.6 |
97.7 |
94.6 |
30 |
6 |
BOD5 |
mg/l |
3.3 |
11.5 |
26 |
16.8 |
27.8 |
14.2 |
23 |
12.7 |
15 |
7 |
NH4+ |
mg/l |
6.99 |
0.11 |
7.37 |
0.86 |
7.67 |
0.33 |
4.58 |
0.53 |
0.9 |
8 |
PO43- |
mg/l |
3.97 |
1.064 |
2.634 |
2.739 |
10.02 |
0.129 |
0.093 |
0.228 |
0.3 |
9 |
Fe |
mg/l |
0.14 |
0.108 |
0.168 |
0.144 |
0.589 |
0.189 |
0.066 |
0.062 |
1.5 |
10 |
Cd |
mg/l |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
<0.0002 |
0.0004 |
0.01 |
11 |
Cu |
mg/l |
0.035 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
<0.03 |
0.5 |
12 |
Zn |
mg/l |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
<0.09 |
1.5 |
13 |
Ni |
mg/l |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
<0.006 |
0.1 |
14 |
Pb |
mg/l |
0.0079 |
<0.0015 |
0.0029 |
<0.0015 |
<0.0015 |
<0.0015 |
0.0023 |
0.0116 |
0.05 |
15 |
Tổng dầu mỡ |
mg/l |
1.25 |
1.45 |
1.35 |
1.15 |
3.45 |
1.15 |
1.35 |
1.25 |
1 |
16 |
NO3- |
mg/l |
2.5 |
1 |
3 |
2.43 |
<0.07 |
0.92 |
5.06 |
2.02 |
10 |
17 |
As |
mg/l |
0.003 |
0.003 |
0.002 |
0.011 |
0.005 |
0.0009 |
0.003 |
0.006 |
0.05 |
18 |
Hg |
mg/l |
<0.0003 |
<0.0003 |
<0.0003 |
0.0007 |
0.0006 |
0.0007 |
0.001 |
0.0006 |
0.001 |
19 |
Coliform |
mg/l |
24000 |
1100 |
2400 |
4600 |
11000 |
93 |
430 |
2100 |
7500 |
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017)
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
78
Vị trí các điểm quan trắc:
- NM1: Nước mặt từ sông Từ Hồ Sài Thị, tại Cầu Phủ, thị trấn Khoái Châu, huyện
Khoái Châu
- NM2: Nước mặt tại sông Lũng Lò thuộc thôn 2, xã Ông Đình, huyện Khoái Châu.
- NM3: Nước mặt tại mương gần trường THPT Trần Quang Khải, xã Dạ Trạch,
huyện Khoái Châu.
- NM4: Nước mặt tại hồ ven đê thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh huyện Khoái
Châu
- NM5: Nước mặt tại cầu Cống Vực, thôn Cao Nền, xã Đông Tảo, huyện khoái
Châu
- NM6: Nước mặt tại hồ Tân An thuộc đội 10, xã Đông kết, huyện Khoái Châu
- NM7: Nước mặt tại hồ thôn Cẩm Khê, xã liên Khê, huyện Khoái Châu (hồ gần
UBND xã Liên Khê)
- NM8: Nước mặt tại hồ thôn Nhân Lý, Xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu (hồ đối
diện
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại 8 điểm khác
nhau trên địa bàn nghiên cứu cho thấy 7/8 mẫu nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu
cơ, 4/8 mẫu nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm NH4+. Tại khu vực Cầu Phủ, thị trấn Khoái
Châu chỉ tiêu coliform vượt giới hạn cho phép 3.2, Cống Vực, thôn Cao Nền, xã Đông
Tảo, huyện khoái Châu có chỉ tiêu amoni vượt từ 8.5 lần coliform vượt 1,47 lần. Các chỉ
tiêu phân tích về kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung các mẫu
nước mặt tại khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng, dầu mỡ, coliform, chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng.
2. Nước ngầm:
Chất lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm coliform.
Tham khảo kết quả quan trắc mạng lưới tỉnh Hưng Yên năm 2017 cho thấy, nước ngầm
tại các điểm quan trắc hộ dân trong làng nghề miến dong Tứ Dân có chỉ tiêu coliform vượt
14.3 lần so với QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. Hiện nay nguồn nước ngầm trên địa bàn
đang có dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, mực nước của các tâng chứa nước giảm liên
tục.(Nguồn Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017).
6.1.3 Hiện trạng môi trường không khí:
Căn cứ vào quá trình khảo sát, kết quả quan trắc và phân tích hiện trạng chât lượng
môi trường không khí tại một số điểm trên địa bàn vào tháng 12 năm 2017 cho thấy nguồn
gây tác động chính tới môi trường không khí xung quanh của các huyện từ các hoạt động
giao thông vận tải, hoạt động từ các hộ chăn nuôi. Kết quả quan trắc môi trường không
khí tại một số điểm đại diện trên địa bàn được thế hiện qua bảng sau:
Tiếng ồn |
dBA |
18.1 |
19.5 |
17.3 |
16.8 |
16.9 |
70 |
Bụi lơ lửng |
µg/m3 |
80.6 |
64.7 |
79.3 |
84.6 |
79.5 |
300 |
SO2 |
µg/m3 |
0.6 |
1.2 |
0.8 |
1.3 |
0.6 |
350 |
NO2 |
µg/m3 |
82.6 |
75.2 |
72.9 |
66.7 |
66.2 |
200 |
Pb** |
µg/m3 |
66.7 |
66.7 |
33.3 |
83.3 |
50 |
- |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
79
CO** |
mg/m3 |
22.33 |
20 |
21.67 |
25 |
26.67 |
30 |
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Khoái Châu năm 2017)
-GHCP: giới hạn cho phép viện dẫn theo
+ (a) QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
+(b) QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn(từ 6 đến
21h) đối với khu vực thông thường.
Vị trí lấy mẫu quan trắc:
- K01: Không khí khu vực chợ Đông Tảo, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu
- K02: Không khí khu vực chợ Lưu ly (chợ Phủ) thị trấn Khoái Châu
- K03: Mẫu không khí khu vực bến đò Tân Châu, thôn Hồng Châu, xã Tân Châu
- K04: Mẫu không khí khu vực lò gạch xã Đông Kết
- K05: Không khí khu vực thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy chất lượng không khí tại các vị trí trên
địa bàn nghiên cứu còn khá tốt. Cụ thể, hầu hết các chỉ tiêu phân tích tại các vị trí trên
khu chợ, khu vực lò gạch, khu vực dân cư và khu vực UBND xã Phùng Hưng đều nằm
trong giới hạn cho phép QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ); QCVN 26: 2010/BTNMT và quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông thường.
6.1.4 Hiện trạng môi trường đất:
1. Địa chất và khoáng sản:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất được hình
thành do bồi đắp phù sa của các sông trong khu vực có thành phần cơ giới từ đất thịt nhẹ
đến đất thịt cát pha nhiễm chua và nghèo lân, đặc biệt là trồng lúa và cây công nghiệp
ngắn ngày khá phong phú. Nhìn chung đa phần các loại đất trên địa bàn có độ phì khá,
thích hợp để canh tác các loại cây trồng ngắn ngày và lâu năm. Về cơ bản, tài nguyên đất
của khu vực đáp ứng được yêu cầu phát triển của một nền thâm canh với cơ cấu sản phẩm
đa dạng.
- Nguồn khoáng sản trong lòng đất của khu vực chưa được điều tra một cách có hệ
thống và chưa có một mỏ nào được thăm dò chi tiết, song theo tổng cục địa chất khoáng
sản Việt Nam cho biết tại tỉnh Hưng Yên có khoảng 16 mỏ khoáng sản hoặc điểm khoáng
sản, trong đó có 1 mỏ than nâu, 1 mỏ nước khoáng, còn lại là vật liệu xây dựng thông
thường. Cho đến nay các tài liệu điều tra khảo sát trên khu vực nghiên cứu đều cho thấy
Hưng Yên là một tỉnh không giàu tài nguyên khoáng sản.
2. Chất lượng đất:
- Hiện nay hầu hết các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, nhất là những vùng
chuyên canh rau, màu phân bón nói chung và phân hóa học nói riêng đang bị lạm dụng.
Ở Hưng Yên lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây
không có biến động lớn. Ở nước ta lượng phân bón tồn dư trong đất chiếm trung bình
khoảng 60%. Đây sẽ là nguồn hóa chất có nguy cơ làm cho đất ô nhiễm.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
80
- Ở những vùng thâm canh lúa nước, các vùng thâm canh rau màu thì dư lượng này
còn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên các tác động tiêu cực của các loại phân bón hóa học đến
môi trường đất không tức thời mà sau một thời gian dài tác động mới rõ rệt. Các loại phân
vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCL, Super phốt phát còn tồn dư axit làm
chua đất, nghèo kiệt kation kiềm, xuất hiện nhiều độc tố trong đất như Al3+, Fe3+, …giảm
hoạt tính sinh học của đất và năng xuất cây trồng.
- Ô nhiễm do sử dụng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật: Tình hình sử dụng hóa chất
và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng
nằm trong bối cảnh chung của cả nước, lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất sử dụng
ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh.
- Ô nhiễm đất do các làng nghề và điểm dân cư: Do các làng nghề nằm xen kẽ với
các khu dân cư, sản xuất theo công nghệ lạc hậu nên đã gây ô nhiễm môi trường nói chung
và môi trường đất nói riêng khá nghiêm trọng: Làng nghề làm mứt xã Bình Minh, Làng
nghề hương mộc Minh Khai Đại Tập, v.v…
- Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt ở nông thôn: Môi trường một số vùng nông
thôn trong khu vực đang bị ô nhiễm. Lượng rác thải trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng
tăng. Nhiều nơi chưa thu gom rác thải tập trung xử lý đơn giản.
- Ô nhiễm tự nhiên: Sạt lở mang tính chất cục bộ nhất là đối với bãi bồi ngoài đê.
Lầy hóa trong đê do quá trình trị thủy sông Hồng và kèm theo đó là những ô trũng trong
đê không được bồi đắp đắp sẽ có xu hướng hạ thấp cao độ tương đối và phát triển lầy hóa.
Những diện tích bị lầy hóa có nguy cơ ô nhiễm đặc biệt trong quá trình phát triển đô thị
hóa với lượng xả thải càng lớn và những địa điểm này thường trở thành những nơi tích tụ
các chất thải đặc biệt là nước thải.
Hiện tại chưa có số liệu nào về các điểm ô nhiễm hoặc suy thoái do sử dụng phân
hóa học trên địa bàn nghiên cứu tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học chưa cân đối
như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.
6.2 Đánh giá môi trường chiến lược
6.2.1 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường:
1. Mục tiêu:
Đánh giá môi trường chiến lược gắn với quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường
liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và với từng đơn vị không gian lãnh thổ; đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên,
nâng cao năng lực quản lý môi trường theo không gian lãnh thổ quy hoạch và theo các
ngành; đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên; bảo tồn đa
dạng sinh học; đồng thời tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử.
Quy định chung vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040
với các mục tiêu như sau:
- Đảm bảo chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại các cụm, điểm
công nghiệp, các tuyến đường giao thông chính khu vực.
- Xây dựng hệ thống thoát, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải y tế và sinh hoạt
cho toàn khu vực.
- Bảo tồn và phát huy hệ sinh thái ven sông Hồng, duy trì đa dạng sinh học.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
81
- Cải thiện chất lượng nước sông Hồng, Từ Hồ Sài Thị, sông Lũng Lò...
- Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực ngoại thị.
- Có các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Các chỉ tiêu môi trường cần đạt được trong kỳ quy hoạch:
a. Chất lượng nươc:
- Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt tại các đô thị, điểm dân cư đạt QCVN
14:2008/BTNMT, xử lý nước thải các khu công nghiệp đạt QCVN 40:2011/BTNMT
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận loại.
- Đảm bảo chất lượng nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT, nước ngầm đạt
QCVN 09:2008/BTNMT.
- Đảm bảo đến năm 2025, 100% dân số đô thị và nông thôn được sử dụng nước
sạch.
b. Chất lượng không khí:
- Xử lý triệt để khí thải các khu, cụm công nghiệp đạt QCVN 19:2009/BTNMT.
- Đảm bảo chất lượng không khí tại các đô thị, điểm dân cư đảm bảo QCVN
05:2009/BTNMT
c. Chất lượng đất: Đảm bảo chất lượng đất canh tác đạt QCVN 03:2008/BTNMT.
d. Chất thải rắn: 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom và xử lý
đảm bảo môi trường.
e. Tai biến môi trường, lũ lụt: Đảm bảo tất cả các khu đô thị không bị ngập úng.
f. Xã hội: Cung cấp đầy đủ hạ tầng xã hội như nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục,
chăm sóc y tế, việc làm cho 100% người dân đô thị, khu công nghiệp, 90% cho người dân
nông thôn.
3. Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường:
- Kết nối không gian kinh
tế của Thủ đô Hà Nội với
không gian phát triển kinh
tế của tỉnh Hưng Yên dọc
tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên theo định
hướng Điều chỉnh Quy
hoạch xây dựng vùng Thủ
đô Hà Nội, định hướng
xây dựng vùng tỉnh Hưng
Yên. |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. |
- Định hướng phát triển,
kết nối các không gian đô
thị, cảnh quan và hạ tầng
kỹ thuật cho các đô thị và
khu chức năng ngoài đô
thị dọc tuyến đường liên
tỉnh Hà Nội - Hưng Yên |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải
rắn không được thu gom và xử lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý môi trường khu vực. |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
82
- Kiểm soát không gian
phát triển đô thị, các khu
chức năng ngoài đô thị
phù hợp với định hướng
về phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hưng Yên &
các huyện Khoái Châu,
Yên Mỹ & Văn Giang |
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Phát triển du lịch vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương
vừa nâng cao đời sống cho người dân.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Bảo tồn & phát huy được giá trị các công trình văn hóa - lịch
sử.
- Bảo tồn các di tích phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
và phát triển du lịch của địa phương. |
* Nhận xét:
Các giải pháp tổ chức không gian và sử dụng đất đai của đồ án hướng tới các mục
tiêu môi trường, tăng cường, phát huy lợi thế của các yếu tố môi trường phục vụ cho phát
triển đô thị. Tuy nhiên cần có giải pháp quản lý tốt dựa trên cộng đồng về công tác bảo vệ
môi trường do việc phát triển phân tán và cần quan tâm đến công tác ổn định dân cư do
việc giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị gây ra.
Hệ thống hạ tầng được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng sống cho dân cư
tuy nhiên cũng dẫn đến các nguy cơ ô nhiễm do sự gia tăng các phương tiện giao thông,
thay đổi hướng tuyến, bề mặt và các vùng lưu giữ nước tạm thời là nguyên nhân tạo ra
thoát nước không bền vững nếu không có giải pháp quy hoạch và công tác quản lý phù
hợp và chặt chẽ.
6.2.2 Dự báo diễn biến môi trường của phương án quy hoạch:
1. Xu hướng biến đổi thành phần môi trường:
a. Xu hương diễn biến môi trường không khí:
- Nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực là
hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt động sinh hoạt
dân sinh.
- Mạng lưới giao thông tạo điều kiện phát triển kinh tế cho khu vực, song cũng gây
ảnh hưởng đến dân cư do hầu hết các khu dân cư đều nằm dọc theo tuyến đường bộ như
cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ. Nguồn thải từ các phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí chính. Giao thông tiếp tục được tăng lên sẽ ảnh hưởng đến không
khí và phát tán ô nhiễm rộng hơn, các phương tiện cá nhân góp phần làm gia tăng đáng
kể quy mô và mức độ ô nhiễm. Các nguồn thải sẽ được quản lý nhưng công trình xây
dựng sẽ tạo ra nhiều bụi.
* Khí thải sinh hoạt:
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải sinh hoạt nếu không
được xử lý tại các khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
1 |
Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD |
273.30 |
230.14 |
3790.18 |
863.04 |
309.26 |
2 |
Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn
Long - Yên Phú |
69.87 |
58.84 |
968.99 |
220.64 |
79.06 |
3 |
Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ
Sở - Bình Minh |
167.68 |
141.21 |
2325.49 |
529.52 |
189.75 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
83
4 |
Phát triển sinh thái, cảnh quan môi
trường Đông Tảo - Ông Đình |
156.86 |
132.10 |
2175.46 |
495.36 |
177.50 |
5 |
Phát triển nông thôn, nông nghiệp chất
lượng cao |
244.29 |
205.72 |
3387.87 |
771.43 |
276.43 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải sinh hoat tai vùng dọc
tuyến Hà Nội – Hưng Yên đến năm 2040.
* Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: Chất lượng không khí bị ảnh
hưởng từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm: từ các ống khói, lò đốt …phát sinh khí độc
SO2, NOx gây ra các bệnh về đường hô hấp, nặng có thể bị ngộ độc cấp tính.
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm môi trường có trong khí thải công nghiệp
nếu không qua xử lý của khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
Khí thải công nghiệp |
Năm |
Bụi |
SO2 |
SO3 |
NOx |
CO |
Năm 2040 |
3987.77 |
20841.76 |
451.45 |
8502.23 |
1504.82 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải công nghiệp
trong khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Theo định hướng quy hoạch, khí thải công nghiệp được thu gom và xử lý riêng,
theo từng cụm công nghiệp. Khí thải công nghiệp cần được xử lý đạt QCVN
20:2009/BTNMT.
.000
500.000
1000.000
1500.000
2000.000
2500.000
3000.000
3500.000
4000.000
Khu vực đô thị
Khoái Châu &
ga TOD
Phát triển CN,
dân cư dịch vụ
Hoàn Long -
Yên Phú
phát triển du
lịch, dân cư dịch
vụ Mễ Sở - Bình
Minh
phát triển sinh
thái, cảnh quan
môi trường
Đông Tảo - Ông
Đình
phát triển nông
thôn, nông
nghiệp chất
lượng cao
TSP
SO2
NOx
CO
THC
3987.773
20841.757
451.446
8502.233
1504.82
0
5000
10000
15000
20000
25000
Bụi SO2 SO3 NOx CO
Năm 2025 |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
84
b. Xu hương diễn biến môi trường nươc: Nguồn tác động chính là nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp.
* Nước thải sinh hoạt:
Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt nếu không
được xử lý tại các khu vực dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
Đơn vị: kg/ngàyđêm
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 2040 |
TT |
Khu vực |
SS |
BOD5 |
COD |
Tổng N |
Tổng P |
1 |
Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD |
3955.60 |
2157.60 |
3452.16 |
503.44 |
122.26 |
2 |
Phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long
- Yên Phú |
1011.29 |
551.61 |
882.58 |
128.71 |
31.26 |
3 |
phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở -
Bình Minh |
2426.99 |
1323.81 |
2118.10 |
308.89 |
75.02 |
4 |
phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường
Đông Tảo - Ông Đình |
2270.40 |
1238.40 |
1981.44 |
288.96 |
70.18 |
5 |
phát triển nông thôn, nông nghiệp chất
lượng cao |
3535.73 |
1928.58 |
3085.73 |
450.00 |
109.29 |
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong nươc thải sinh hoat tai vùng dọc
tuyến liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
Nếu nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT thì tải
lượng chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận giảm nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình xây dựng
và phát triển đô thị cần ưu tiên và tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để
đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra không ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi
trường nước trong khu vực.
* Nước thải công nghiệp:
Đơn vị: kg/ngày
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đến năm 2040 |
Năm |
TSS |
BOD5 |
COD |
Tổng N |
Tổng P |
2040 |
3461.09 |
2934.40 |
6094.52 |
1128.62 |
158.01 |
.000
500.000
1000.000
1500.000
2000.000
2500.000
3000.000
3500.000
4000.000
Khu vực đô
thị Khoái
Châu & ga
TOD
Phát triển CN,
dân cư dịch vụ
Hoàn Long -
Yên Phú
phát triển du
lịch, dân cư
dịch vụ Mễ Sở
- Bình Minh
phát triển sinh
thái, cảnh
quan môi
trường Đông
Tảo - Ông
Đình
phát triển
nông thôn,
nông nghiệp
chất lượng cao
SS
BOD5
COD
TỔNG N
TỔNG P
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
85
Biểu đồ dự báo tổng tải lượng các chất ô nhiễm có trong nươc thải công nghiệp
trong khu vực nghiên cứu đến năm 2040.
Theo định hướng quy hoạch, nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý riêng,
theo từng cụm công nghiệp. Cần quản lý và xử lý nước thải công nghiệp theo đúng quy
định trước khi thải ra môi trường.
6.2.3 Định hướng phân vùng bảo vệ môi trường:
1. Các tiểu vùng được phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên.
- Tính đặc thù về phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên.
- Tập hợp các vấn đề bức xúc về môi trường và tai biến thiên nhiên.
2. Theo các tiêu chí mang tính nguyên tắc nói trên, khu vực nghiên cứu được chia
thành 4 tiểu vùng môi trường. Các tiểu vùng môi trường bao gồm:
- Khu vực đô thị Khoái Châu & ga TOD.
- Phát triển công nghiệp, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú.
- Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh.
- Phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình và Phát triển
nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao.
6.2.4 Giải pháp bảo vệ môi trường tại các phân vùng khi thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp chung:
Để xây dựng theo quy hoạch được duyệt đảm bảo phát triển đô thị bền vững, ngoài
các chính sách chung của Nhà nước có thể áp dụng một số chính sách cụ thể bảo vệ và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường sau:
- Bắt buộc tất cả các dự án triển khai trên địa bàn vùng dọc tuyến liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải được cấp có thẩm
quyền thẩm định.
- Có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và khai thác
sử dụng trong khu vực khi áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để bảo vệ
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng bể tự hoại trong từng
hộ gia đình để sử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi thoát ra hệ thống
cống thoát nước thải chung.
0
2000
4000
6000
8000
Năm TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
86
- Có chính sách và chế tài cụ thể đối với việc quản lý, giám sát tác động tới môi
trường đồng thời đề ra chương trình và kế hoạch quản lý các hoạt động liên quan tới môi
trường.
- Có chính sách hỗ trợ các hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trong khu vực.
- Có chính sách tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức và có chế tài cụ thể để
mọi người tham gia hoạt động trong khu vực phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Các giải pháp cụ thể:
a. Khu vực đô thị Khoái Châu và ga TOD:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; duy trì hệ
thống cây cảnh quan, khôi phục hệ thống mặt nước xen kẽ khu dân cư.
- Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 39, đường tỉnh 383, 377, 379,
đường huyện 50...nhằm giảm thiểu ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao
thông vận tải.
- Phân luồng giao thông hợp lý, hạn chế các phương tiện phát thải lớn đi qua khu
vực trung tâm đô thị.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Từ Hồ Sài Thị,
sông Điện Biên kiểm soát nước thải sau xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi
đổ ra nguồn tiếp nhận; Tăng cường cây xanh sinh thái ven sông, phát triển các khu đô thị
mới ven sông đi đôi với bảo vệ môi trường nước mặt.
- Nước thải y tế: Nước thải các cơ sở y tế phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
- Đối với các khu, cụm và các xí nghiệp công nghiệp cần sử dụng các biện pháp
sau:
+ Thu gom và xử lý triệt để nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong
KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Kiểm soát nước thải sau xử lý
đạt QCVN 24:2009/BTNMT
+ Các nhà máy xí nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các khu vực
phát sinh ô nhiễm đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 05:2009/BTNMT, 06:2009/BTNMT và
đảm bảo độ ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất đạt QCVN 26:2010/BTNMT
b. Khu vực phát triển CN, dân cư dịch vụ Hoàn Long - Yên Phú:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; duy trì hệ
thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
- Nước thải y tế: Nước thải các cơ sở y tế phải xử lý riêng, đạt QCVN 14:
2008/BTN-MT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
+ Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 39, đường tỉnh 382, 379, đường
huyện 23...nhằm giảm thiểu ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận
tải.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
87
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Ngưu Giang,
sông Đông Quê...
- Đối với các khu, cụm và các xí nghiệp công nghiệp cần sử dụng các biện pháp
sau:
+ Thu gom và xử lý triệt để nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong
KCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Kiểm soát nước thải sau xử lý
đạt QCVN 24:2009/BTNMT
+ Các nhà máy xí nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các khu vực
phát sinh ô nhiễm đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 05:2009/BTNMT, 06:2009/BTNMT và
đảm bảo độ ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất đạt QCVN 26:2010/BTNMT
c. Phát triển du lịch, dân cư dịch vụ Mễ Sở - Bình Minh:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị và nông thôn;
duy trì hệ thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
+ Tăng cường cây xanh trên các tuyến phố quốc lộ 382,378... nhằm giảm thiểu ô
nhiễm khói bụi và tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận tải.
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam:
QCVN 08: 2008 (Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt).
- Xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu và thoát nước; bố trí các trạm bơm và hồ điều
hòa cho các khu vực có điều kiện tiêu thoát nước khó khăn và những khu vực có hệ thống
đê bao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh.
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo dưỡng, nâng cấp kè những khu vực có nguy cơ sạt
lở ven sông Hồng.
D/ Phát triển sinh thái, cảnh quan môi trường Đông Tảo - Ông Đình và Phát triển
nông thôn, nông nghiệp chất lượng cao.:
- Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị và nông thôn;
duy trì hệ thống cây xanh cách ly và cây xanh cảnh quan.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải trực tiếp các nguồn thải vào sông Hồng, sông
Mười, sông tây Tân Hưng...
- Trạm xử lý nước thải phải đạt TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường,
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và đạt QCVN: 14:2008/BTN-MT.
- Duy trì, cải tạo và chống san lấp, lấn chiếm, thu hẹp hệ thống ao, hồ, sông, suối
trong đô thị, thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu và thoát nước; bố trí các trạm bơm và hồ điều
hòa cho các khu vực có điều kiện tiêu thoát nước khó khăn và những khu vực có hệ thống
đê bao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh.
- Ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm tại các khu tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và
trong canh tác nông nghiệp.
- Ngăn chặn tình trạng xâm lấn đê và dọc theo các dòng chảy.
- Kiểm soát hành lang thoát lũ sông Hồng và xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ khu
vực. Phục hồi các dòng chảy trong phạm vi các tuyến đường thoát lũ, xây dựng các hồ
điều hòa.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
88
- Xây dựng kế hoạch tu bổ, bảo dưỡng, nâng cấp kè những khu vực có nguy cơ sạt
lở ven sông Hồng.
6.2.5 Quan trắc môi trường:
1. Mục tiêu:
- Cung cấp số liệu cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa ra những chính sátch
quản lý môi trường có hiệu quả, đồng thời để các doanh nghiệp, cơ sở chủ động điều tiết
các hoạt động của mình sao cho đảm bảo các yêu cầu về môi trường; Đánh giá hiệu quả
của các biện pháp xử lý & khống chế ô nhiễm môi trường đã thực hiện
- Có bộ dữ liệu diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh Hưng Yên làm cơ sở xây
dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững.
2. Tần suất quan trắc:
Để bảo đảm đánh giá hiện trạng và chất lượng môi trường được tốt, phục vụ hiệu
quả cho việc ra quyết định quản lý môi trường của vùng, tần suất quan trắc đối với các
thành phần môi trường tối thiểu phải như sau:
- Môi trường không khí - hàng quý (3 tháng một lần).
- Môi trường nước lục địa - hàng quý (3 tháng một lần).
- Môi trường đất - một năm 2 lần.
- Chất thải rắn - hàng quý (3 tháng 1 lần).
- Tiếng ồn - hàng quý (3 tháng 1 lần).
3. Các đối tượng quan trắc, vị trí và mục đích quan trắc:
Môi
trường
nước |
- Nguồn nước cấp
- Nước thải sinh hoạt đô thị sau các trạm xử lý nước
thải (TXLNT) sinh hoạt.
- Nước thải công nghiệp sau các TXLNT công
nghiệp.
- Nước ngầm xung quanh TXLNT. |
QCVN 01:2009/BYT
QCVN14:2008/BTNMT
QCVN
24:2009/BTNMT |
Không khí |
- Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực công cộng...
- Ở khu vực các TXLNT, nút giao thông chính, do
phương tiện giao thông đường bộ. |
QCVN
20:2009/BTNMT
QCVN
05:2009/BTNMT |
Tiếng ồn |
- Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ, khu vực chợ, bến bãi vật liệu xây
dựng, khu dân cư, khu công cộng.
- Tại nút giao thông chính (ồn do phương tiện giao
thông đường bộ). |
QCVN
26:2010/BTNMT |
Đất |
Các khu vực dùng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ
sâu, phân hoá học). |
QCVN03:2008/BTNMT,
QCVN
04:2008/BTNMT
QCVN
25: 2009/BTNMT |
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
89
7 CHƯƠNG TRÌNH & DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
7.1 Các mục tiêu ưu tiên đầu tư
- Đẩy mạnh các động lực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn. Phát triển các
kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, tăng khả năng thu hút đầu tư.
- Phát triển cơ sở HTKT, HTXH và nhà ở.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế tác động xấu trong quá trình phát triển.
- Tăng cường quản lý đô thị.
7.2 Các dự án ưu tiên đầu tư
7.2.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn:
- Đường vành đai IV đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên.
7.2.2 Các dự án do Tỉnh quản lý:
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.56 đoạn từ Km0+000 đến Km3+500 (Dốc Bái
- Bến đò Đông Ninh), huyện Khoái Châu.
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.53 đoạn Km0+000 -Km2+400, huyện Khoái
Châu.
- Dự án đoạn tuyến nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, huyện Khoái Châu.
- Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh, mương thủy lợi trên địa bàn.
- Các dự án đầu tư xây dựng mới, hoàn thiện, nâng cấp các trường phổ trung học,
trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trên địa bàn Tỉnh.
- Các dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp các trạm y tế cấp xã, thị trấn.
- Các dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế các bệnh viện,
trung tâm y tế; nhà máy xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, công trình văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa
bàn Tỉnh.
- Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch cấp tỉnh Đa Hòa - Dạ Trạch.
- Dự án tái định cư xã Bình Minh, huyện Khoái Châu.
7.2.3 Các dự án kêu gọi đầu tư:
1. Công nghiệp - thương mai - du lịch:
- Dự án xây dựng hạ tầng KCN Tân Dân.
- Dự án xây dựng hạ tầng CCN tại khu vực Hoàn Long - Yên Phú (h. Yên Mỹ).
- Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ nông thôn.
- Các dự án trung tâm thương mại, siêu thị.
- Dự án sân golf Sông Hồng (18 lỗ), quy mô khoảng 100ha.
2. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi:
- Dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến rau, quả an toàn gắn với vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
90
- Dự án đầu tư vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (150 - 200ha).
- Dự án đầu tư xây dựng siêu thị nông nghiệp.
- Các dự án sản xuất, chế biến rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap.
- Các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung.
3. Giao thông vận tải:
- Xây dựng các bến xe khách, xe buýt, trạm nghỉ xe khách đường dài.
- Nâng cấp các tuyến đường sông, bến tàu phục vụ du lịch.
5. Xã hội - Môi trường:
- Nhà máy xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp.
- Dự án tái chế rác thải theo công nghệ hiện đại.
6. Ha tầng đô thị:
- Dự án chỉnh trang sông
- Các khu nhà ở cho người thu nhập thấp, khu nhà ở công nhân.
- Khu đô thị dọc đường huyện ĐH57.
- Khu biệt thự sinh thái Sông Hồng.
- Khu công viên vui chơi - giải trí tại Mễ Sở (h. Văn Giang).
7.2.4 Các dự án quy hoạch đô thị:
Rà soát toàn bộ các đồ án quy hoạch xây dựng: Từ quy hoạch xây dựng vùng đến
quy hoạch chung các đô thị, lập quy hoạch chung cho các đô thị mới và đô thị hiện có.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
91
8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
8.1 Công tác lập & điều chỉnh quy hoạch
8.1.1 Lý do & sự cần thiết phải lập, điều chỉnh quy hoạch:
Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như các định hướng quy hoạch được
lập từ nhiều năm trước đây có những yếu tố không còn phù hợp với xu thế mới, cũng như
đã đến kỳ điều chỉnh theo luật định.
Trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch, nhóm nghiên cứu thấy có một số nội
dung định hướng lớn chưa có sự đồng nhất giữa các quy hoạch, ví dụ như: Hướng tuyến
đường cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ, có sự khác nhau giữa QHTTPT hệ thống đường bộ cao
tốc Việt Nam với ĐCQHXD vùng Thủ đô Hà Nội; giữa QHXD vùng tỉnh với QHCXD
đô thị Bô Thời - Dân Tiến. Hoặc như, theo Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13,
ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính. Đối chiếu với tiêu chuẩn thành lập thị xã về diện
tích từ 200km2 trở lên, số đơn vị hành chính cấp xã phụ thuộc có từ 10 đơn vị trở lên thì
việc thành lập thị xã Bô Thời - Dân Tiến như trong nội dung định hướng của đồ án QHXD
vùng tỉnh là không còn phù hợp.
Đặc biệt là sau khi Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì các tỉnh trong vùng cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch
phòng chống lũ, đê điều cho phù hợp.
8.1.2 Những đồ án, dự án quy hoạch cần điều chỉnh:
Đảm bảo sự nhất quán, các quy hoạch cấp trên làm cơ sở cho các quy hoạch cấp
dưới triển khai thì một số quy hoạch sau đây cần ưu tiên, nghiên cứu lập, điều chỉnh:
1. Điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ:
a. Mục tiêu của việc lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa Quyết định số 257/QĐ-TTg, ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình.
- Chủ động phòng, chống lũ, bão trên lưu vực các sông có đê trên địa bàn Tỉnh góp
phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
- Làm cơ sở pháp lý để lập quy hoạch đê điều, lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên quan khác của tỉnh.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Xác định cụ thể mức đảm bảo phòng, chống lũ cho hệ thống sông có đê trên địa
bàn Tỉnh.
- Xác định cụ thể lũ thiết kế của các tuyến sông có đê gồm mực nước và lưu lượng
lũ thiết kế.
- Xác định không gian thoát lũ cho các tuyến sông.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn
thiết kế.
- Đề xuất giải pháp và các quy định cụ thể về quản lý, khai thác và sử dụng các bãi
sông.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
92
c. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ tỉnh Hưng Yên.
2. Lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên:
a. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa các quy hoạch của quốc gia, vùng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
bền vững, lâu dài để tỉnh Hưng Yên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Thủ
đô Hà Nội.
- Điều phối, kiểm soát sự phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững trên cơ sở phát
triển KT - XH và bảo vệ môi trường.
- Phục vụ công tác chỉ đạo, lập kế hoạch triển khai của UBND tỉnh Hưng Yên và
các sở ngành trong tỉnh.
- Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quản lý xây dựng phát triển, lập và điều chỉnh
các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành;
là cơ sở phục vụ công tác quản lý và đề xuất cơ chế chính sách quản lý phát triển vùng.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội: Làm rõ vị
thế và các mối quan hệ kinh tế liên vùng; Vai trò và hiệu quả của các công trình sản xuất
và dịch vụ công cộng trong việc phát triển vùng; Quỹ đất phát triển; Các ưu thế và nguồn
lực chủ yếu phát triển vùng; Những khó khăn, thách thức phát triển vùng; Đánh giá tổng
hợp các dự án quy hoạch xây dựng trong vùng.
- Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng: Phân vùng phát triển kinh tế:
Phân bố các khu, cụm sản xuất (công, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương
mại...); Các khu công nghiệp, khu kinh tế, hành chính; Tổ chức hệ thống mạng lưới đô
thị, điểm dân cư nông thôn: Cơ sở hình thành; phân cấp, phân loại theo không gian lãnh
thổ và quản lý hành chính; Mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư
nông thôn; Các vùng, các trục hành lang đô thị hóa, các cực phát triển.
- Định hướng phát triển Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội; Định
hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Đánh giá môi trường chiến lược.
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo lực phát triển đô thị về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường; sắp xếp danh mục các dự án theo thứ
tự ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng, phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị
nguồn vốn đầu tư.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ tỉnh Hưng Yên.
3. Lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Khoái Châu mở rộng:
a. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá định hướng phát triển KT - XH của tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái
Châu, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên; Làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng
đề án công nhận huyện Khoái Châu đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch và làm tiền đề
cho các bước chuẩn bị đầu tư tiếp theo trên địa bàn.
b. Nhiệm vụ quy hoạch:
- Đánh giá thực trạng, ưu thế, nguồn lực và những cơ hội mới của đô thị.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
93
- Xác định những mục tiêu phát triển.
- Xác định tính chất, quy mô phát triển, dân số, lao động và vấn đề đô thị hóa.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị và định hướng phát triển không gian nông
thôn (các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp, các trung tâm hỗ trợ
phát triển nông nghiệp) gắn với quy hoạch sử dụng đất và các hướng phát triển không
gian trọng yếu trong huyện; Định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông,
chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, xử lý CTR, nghĩa trang) và vấn đề
bảo vệ môi trường.
- Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung.
c. Phạm vi lập quy hoạch: Gồm thị trấn Khoái Châu & các khu vực hai bên đường
tỉnh lộ ĐT379, ĐT 383, ĐT384, đường nối hai đường cao tốc, cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ.
4. Xây dựng chương trình phát triển đô thị Khoái Châu:
a. Mục tiêu & nhiệm vụ:
- Đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị của huyện.
- Làm cơ sở cho việc đề nghị phân cấp, phân loại đô thị; xác định lộ trình đầu tư
phát triển đô thị, các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch
cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đến năm 2040; tập trung nguồn lực đầu tư, triển
khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm hoàn thiện cơ chế chính
sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu tư vào mục tiêu xây dựng đô thị,
nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn
lực phát triển hệ thống đô thị.
- Nâng cao chất lượng sống cho người dân sống trong đô thị, giữ gìn những giá trị,
bản sắc văn hóa của đô thị; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội, kiến
trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, hiện đại.
8.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:
- Thống nhất quy hoạch, thống nhất tập trung chỉ đạo. Có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các sở, ban ngành, các phòng ban, các xã, thị trấn trong huyện.
- Kế hoạch hoá từng giai đoạn phát triển, lựa chọn ưu tiên đầu tư trọng điểm có tác
dụng tạo sức bật phát triển.
- Phân quyền rõ ràng cấp huyện và cấp xã về nghĩa vụ, quyền hạn vừa đảm bảo
tính chỉ đạo tập trung vừa đảm bảo tính dân chủ, độc lập, hợp tác cùng phát triển.
- Căn cứ trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành trong
tỉnh, huyện và các phường xã thực hiện theo chức năng cụ thể của mình.
- Các ban ngành đối chiếu quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà
Nội - Hưng Yên với các qui hoạch chuyên ngành, khớp nối phù hợp và xây dựng các dự
án đầu tư theo từng giai đoạn.
- UBND các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ xây dựng các chương trình
phát triển cụ thể theo quy hoạch này trình tỉnh để có kế hoạch triển khai hợp lý.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chương trình và
có biện pháp khai thác các nguồn vốn thực hiện, đề xuất và kiến nghị về chính sách phù
hợp với mục tiêu từng giai đoạn thực hiện.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
94
9 KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
9.1 Kết luận:
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm
2040 được lập, đã bám sát các yêu cầu của Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, phù hợp với
các nguyên tắc và định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt
Nam, Quy hoạch xây dựng vùng vùng Thủ đô Hà Nội, phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH của tỉnh Hưng Yên và huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang.
Đến năm 2040, vùng lập quy hoạch là khu vực phát triển năng động, hấp dẫn, có
hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại & có ý nghĩa của Vùng, Tỉnh, có nền kinh tế
tăng trưởng theo hướng thân thiện môi trường.
9.2 Kiến nghị:
Để quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến
năm 2040, từng bước được triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra, có một
số trọng tâm cần chỉ đạo và xem xét sau:
1. Công tác lập quy hoach, nâng loai đô thị, chương trình phát triển đô thị:
Sau khi quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường được duyệt, thì việc triển khai
lập quy hoạch chung cho đô thị Khoái Châu mở rộng có thể xem xét làm ngay. Yêu cầu
đặt ra đối với công tác lập QHC là cần đảm bảo quy mô dân số, tính chất, hướng phát triển
của đô thị tuân thủ theo định hướng chính của quy hoạch này để đảm bảo tính thống nhất
về mặt phân bổ dân số với khả năng đô thị hóa và cơ sở kinh tế - kỹ thuật của riêng từng
địa bàn.
Căn cứ vào quy hoạch xây dựng vùng được duyệt, tình hình phát triển KT-XH của
các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang, căn cứ vào thực trạng và khả năng phát triển
của các đô thị, chính quyền các địa phương có thể tiến hành xây dựng đề án chương trình
phát triển đô thị, nâng loại đô thị theo các giai đoạn cho phù hợp với quy mô dân số và
các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra trong Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13, ngày
25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị.
2. Công tác lập chương trình phát triển nhà ở đô thị:
Trước bối cảnh thực tiễn và các yêu cầu phát triển, việc lập chương trình phát triển
nhà ở đô thị cho các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang sau khi quy hoạch này được
duyệt là điều cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của
nhân dân, tạo động lực phát triển đô thị theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Căn cứ theo chương trình phát triển nhà ở, các đồ án quy hoạch chung đô thị phải xác
định cụ thể diện tích và phân bố quỹ đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để
xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà thương mại, vv… sử dụng hiệu quả nguồn
lực đất đai.
3. Công tác lập quy hoach ngành và các địa phương:
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án đã nghiên cứu được phê duyệt song
còn một số điểm chưa phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng, trọng tâm cần
lưu ý là việc phân loại đô thị, phân bố hạ tầng diện rộng và nhu cầu đất cho phát triển đô
thị.
4. Công tác lập các dự án đầu tư:
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
95
- Xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các dự án đâu tư mang tính đột phá
trong vùng, kích thích phát triển các ngành công nghiệp chế biến có trình độ công nghệ
cao, giá trị gia tăng lớn.
- Ưu tiên xây dựng các dự án HTKT diện rộng toàn vùng như: cấp nước, các bãi
chôn lấp chất thải rắn (CTR) - nhà máy xử lý CTR, các nghĩa trang của tỉnh theo danh
mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu.
- Hoàn thiện các cơ sở giáo dục đại học, trung học chuyên, nghiệp dạy nghề./.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
96
PHỤ LỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ & BẢN VẼ THU NHỎ A3
hiện các cơ sở giáo dục đại học, trung học chuyên, nghiệp dạy nghề./.
Thuyết minh tổng hợp quy hoach xây dựng vùng dọc tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến năm 2040.
96
PHỤ LỤC VĂN BẢN PHÁP LÝ & BẢN VẼ THU NHỎ A3