0
MỤC LỤC
A. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN
I. PHẦN MỞ ĐẦU 4
1.1. Lý do và sự cần thiết 4
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ 4
1.3. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch 5
1.4. Cơ sở pháp lý 6
a. Cơ sở pháp lý 6
b. Các nguồn tài liệu: 7
c. Các tài liệu bản đồ: 7
d. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập QH 8
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT
TRIỂN VÙNG 8
2.1. Vị trí và giới hạn vùng quy hoạch 8
2.2. Điều kiện tự nhiên 9
2.3. Hạ tầng phục vụ du lịch 14
2.4. Kinh tế - xã hội 25
2.5. Tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư nông
thôn 27
2.6. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch 28
2.6.1. Tiềm năng du lịch 28
2.6.2. Các điểm tài nguyên du lịch chính 30
2.6.3. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch 31
2.7. Một số VĐ liên quan đến khai thác DL tại M.Đen32
2.8. Bối cảnh chung tác động đến PT du lịch M.Đen 37
2.8.1. Số lượng du khách 37
2.8.2. Phân tích thị trường quốc tế 37
2.8.3. Phân tích thị trường nội địa 38
2.8.4. Kinh tế và việc làm 39
2.8.5. Sản phẩm du lịch Việt Nam và các vùng du lịch 39
2.8.6. Các luồng du khách 39
2.8.10. Mối tương quan trong Tiểu vùng MK mở rộng 41
2.9. Lợi thế và thách thức đối với PT DL sinh thái 42
2.10. Các vấn đề và giải pháp PT DLBV cho M.Đen 44
III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG MĂNG ĐEN 45
3.1. Những mục tiêu và quan điểm phát triển 45
3.1.1. Tầm nhìn 45
3.1.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển 45
3.1.3. Quan điểm phát triển 46
3.1.4. Tính chất vùng 46
3.2. Các định hướng phát triển 47
3.2.2. Phân khúc thị trường du lịch cho Vùng du lịch sinh
thái Măng Đen 48
3.2.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch cho Măng
Đen 50
3.3. Các dự báo phát triển 52
1
3.3.1. Dự báo phát triển khách du lịch và dân cư 52
3.3.1.1. Dự báo quy mô dân số- du lịch và hạ tầng du lịch
3.3.1.2. Các dự báo lao động – việc làm
3.3.1.3. Dự báo nhu cầu đất xây dựng phục vụ du lịch và
phát triển54
3.4. Giải pháp phát triển Măng Đen |
55 |
3.4.1. Đối với các trung tâm khai thác dịch vụ du lich 55 |
3.4.2. Đối với khu vực dân cư nông thôn |
56 |
3.5. Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 |
58 |
3.5.1. Định hướng phân vùng du lịch |
58 |
3.5.2. Định hướng phát triển tuyến du lịch |
59 |
3.5.3. Định hướng phát triển các khu DL và SDĐ |
61 |
3.5.4. Định hướng PT hệ thống đô thị và dân cư NT |
67 |
a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị |
67 |
b) Tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn |
69 |
3.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật |
71 |
3.6.1. Chuẩn bị kỹ thuật |
71 |
3.6.2. Giao thông |
76 |
3.6.3. Cấp nước |
83 |
3.6.4. Cấp điện |
87 |
3.6.5. Thoát nước bẩn và VSMT |
89 |
3.7. Đánh giá môi trường chiến lược |
93 |
IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 101
V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PT VÙNG 102
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
B. QUY HOẠCH CHUNG XD ĐÔ THỊ KON PLÔNG 106
I. SỰ CẦN THIẾT 106
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 106
2.1. Khái quát về hiện trạng |
106 |
2.1.1. Quy mô và phạm vi nghiên cứu |
106 |
2.1.2. Đất đai và sử dụng đất xây dựng |
106 |
2.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật |
108 |
2.1.4. Hệ thống các điểm di tích lịch sử và văn hóa DL 112 |
2.1.5. Các dự án và chủ trương liên quan |
113 |
2.2. Đánh giá tổng quan về khả năng phát triển của đô
thị Kon Plông114
2.3. Các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch xây
dựng đô thị Kon Plông114
III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 114
3.1. Tính chất đô thị 114
3.2. Các nhiệm vụ chính 115
3.3. Các dự báo PT Kon Plông đến năm 2030 115
3.3.1. Các căn cứ dự báo 115
3.3.2. Các dự báo về dân số, du lịch và hạ tầng du lịch 116
2
3.3.3. Dự báo nhu cầu đất xây dựng 117
3.3.4. Các chỉ tiêu KTKT chính áp dụng cho đồ án 118
IV. QUY HOẠCH 119
4.1. Quan điểm thiết kế |
119 |
4.2. Hướng phát triển đô thị |
119 |
4.3. Cơ cấu phân khu chức năng |
119 |
4.4. Quy hoạch sử dụng đất |
120 |
4.5. Định hướng PT không gian đô thị Kon Plông 124
4.5.1. Các vùng không gian kiến trúc chính của đô thị 125 |
4.5.2. Trục không gian chủ đạo |
126 |
4.5.3. Các không gian điểm nhấn đô thị |
126 |
4.6. Thiết kế đô thị |
128 |
4.6.1. Mục tiêu |
128 |
4.6.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể |
129 |
a) Tổng quan về cấu trúc đô thị |
129 |
b) Tổng quan khung giao thông đô thị 130
c) Tổng quan hệ thống không gian mở 130
d) Thiết kế tổng thể mật độ xây dựng 131
e) Thiết kế tổng thể tầng cao đô thị 131
f) Một số không gian chủ đạo của đô thị 132
g) Quy chế QL quy hoạch tổng thể theo thiết kếĐT 133
4.7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật |
135 |
4.7.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông |
135 |
4.7.1.1. Giao thông đối ngoại |
135 |
4.7.1.2. Giao thông đối nội |
136 |
4.7.1.3. Các công trình giao thông |
138 |
4.7.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật |
139 |
4.7.2.1. Cơ sở thiết kế: |
139 |
4.7.2.2. Nguyên tắc thiết kế |
140 |
4.7.2.3. Giải pháp định hướng |
140 |
4.7.3. Định hướng cấp nước |
142 |
4.7.4. Định hướng cấp điện |
146 |
a)Tiêu chuẩn cấp điện |
146 |
b)Tổng hợp phụ tải điện đô thị Kon Plông |
146 |
c)Định hướng cấp điện |
146 |
d)Đề xuất cơ chế chính sách và một số kiến nghị |
147 |
4.7.5. Định hướng thoát nước thải VSMT |
147 |
4.8. Đánh giá môi trường chiến lược |
150 |
4.9. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2020 |
156 |
4.9.1.Mục tiêu |
156 |
4.9.2.Quy hoạch sử dụng đất đai |
156 |
4.9.3.Quy hoạch hệ thống HTKT đợt đầu đến 2020 |
158 |
4.9.3.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật |
158 |
a. San nền |
158 |
b. Thoát nước mưa 158
c. Các công tác kỹ thuật khác 158
d. khái toán kinh phí đợt đầu 159
3
4.9.3.2. Giao thông 159
a. Giao thông đối ngoại 159
b. Giao thông đối nội 160
c. Các công trình giao thông 160
4.9.3.3 Quy hoach cấp nước đợt đầu 161
4.9.3.4 Quy hoạch cấp điện đợt đầu 162
4.9.3.5 QH thoát nước thải, QL CTR & NT 163
4.10. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư đợt đầu
đến 2020164
4.11. Tổng hợp nhu cầu vốn ĐT đợt đầu đến 2020165
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 166
4
A. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI
MĂNG ĐEN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết
Cao nguyên Măng Đen thuộc huyện Kon Plông nằm về phía Đông
tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 60km theo tuyến
quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi. Đây là khu vực có khí hậu thời tiết mát
mẻ quanh năm, có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là khu rừng nguyên
sinh, rừng thông lâu năm, nhiều thác nước, suối hồ có tiềm năng lớn
về du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu mát mẻ
Măng Đen được ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. Măng Đen là
khu vực cao nguyên có điều kiện tự nhiên phong phú và còn lưu giữ
truyền thống văn hóa bản địa. Khu vực này sẽ trở thành một vùng du
lịch sinh thái phát triển với các đặc thù riêng hấp dẫn khách du lịch
trong và ngoài nước.
Với vị trí nằm trên con đường huyết mạch QL 24 của Tỉnh với khu
vực Quảng Ngãi và hai khu kinh tế lớn của cả nước là Dung Quất và
Nhơn Hội, đô thị KonPlong sẽ là hạt nhân phát triển và là trung tâm
dịch vụ du lịch phục vụ Khu du lịch sinh thái Măng Đen.
Có tiềm năng lớn về du lịch như vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon
Tum có chủ trương phát triển vùng huyện Măng Đen thành một khu
du lịch sinh thái cấp quốc gia, trong đó có đô thị Kom Plông là động
lực để thúc đẩy sự phát triển vùng phía Đông của Tỉnh. Chủ trương
này đã được Thủ tướng Chỉnh phủ đồng ý tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh Kon Tum ngày 18/01/2009, (Thông báo số 35/TB-VPCP
ngày 05/02/2009 của Văn phòng Chính phủ).
Măng Đen là vùng có rất nhiều tiềm năng về du lịch và có vị thế trở
thành động lực phát triển phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, việc lập
Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và
đô thị Kon Plông nhằm bảo vệ và phát huy giá trị thiên nhiên của
khu vực, xác định rõ các khu chức năng để quản lý đầu tư và xây
dựng tại Măng Đen, làm tiền đề đưa Măng Đen thành vùng du lịch
sinh thái quốc gia là cần thiết và cấp bách.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
- Cụ thể hóa định hướng phát triển Măng Đen trở thành vùng du lịch
sinh thái mang tầm cỡ quốc gia, gắn việc phát triển du lịch và các
ngành kinh tế khác với việc phát triển cộng đồng dân cư, bảo vệ môi
5
trường sinh thái bền vững và giữ gìn văn hóa đặc thù của địa phương.
Quy hoạch đợt đầu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Xác định các kế hoạch, chương trình đầu tư và cơ chế quản lý phù
hợp với việc tôn tạo, khai thác các cảnh quan thiên nhiên, tạo cơ sở
để đáp ứng các nhu cầu và thu hút dự án đầu tư phát triển vùng du
lịch và các khu thắng cảnh.
- Làm cơ sở thực hiện các quy hoạch cụ thể, khai thác tiềm năng, thế
mạnh về tài nguyên thiên nhiên và phát huy giá trị của vùng du lịch,
đồng thời bảo tồn sinh thái và nền văn hoá mang đậm bản sắc của
địa phương.
1.3. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái
quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030
bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
với quy mô 138.116ha,
Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp: tỉnh Quảng Nam
+ Phía Nam giáp: huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai
+ Phía Đông giáp: Tỉnh Quảng Ngãi
+ Phía Tây giáp: Huyện Đăk Tô, Đăk Hà tỉnh Kon Tum
6
1.4. Cơ sở pháp lý
a. Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng năm 2003
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009
- Luật Di sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành
- Luật Du lịch và các Nghị định hướng dẫn thi hành
- Luật bảo vệ và phát triển rừng và các Nghị định hướng dẫn thi
hành
- Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành
- Luật Đa dạng sinh học và các Nghị định hướng dẫn thi hành
- Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch xây
dựng;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản ly quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07//04/2010 của Chính phủ
về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07//04/2010 của Chính phủ về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hướng dẫn thực hiện một
số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ”;
- Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội Khóa
12 về “Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết
định chủ trương đầu tư”;
- Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Vùng Tây Nguyên;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây
dựng ban hành quy định nôi dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối
với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 13/04/2000 của Bộ Văn
hóa và Thông tin về việc công nhận di tích lịch sử và thắng cảnh
Măng Đen, xã Măng Cành, huyện Kon Plông – tỉnh Kon Tum.
- Quyết định 924/QĐ-UB ngày 12/09/2003 của UBND tỉnh Kon
Tum V/v phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện
lỵ huyện Kon Plông – Tỉnh Kon Tum.
- Thông báo số 7202/VPCP-KTN ngày 15/10/2009 của Văn phòng
Chính phủ về ý kiến của Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung
Hải về việc giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Kon Tum và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo lập, thẩm định
7
và trình duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia
Măng Đen và đô thị Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Thông báo số 35/TV-VPCP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Văn
phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung khu du lịch Măng Đen vào quy
hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia, đồng thời giao Bộ
Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan quy hoạch thị
trấn Kon Plông thành thị trấn du lịch để tạo điều kiện phát triển kinh
tế – xã hội vùng động lực phía Đông tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể Kinh tế Xã hội Vùng Tây Nguyên đến năm
2020.
- Căn cứ Văn bản số 748/UBND-KTTH ngày 28/4/2009 của UBND
tỉnh Kon Tum V/v triển khai lập quy hoạch chung xây dựng thị trấn
Măng Đen (thị trấn huyện lỵ Kon Plông), huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
- Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của
HĐND tỉnh Kon Tum về phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020 đã xác định
“Trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn với đô thị du lịch sinh
thái Măng Đen và vùng phụ cận – Vùng kinh tế động lực phía Đông
của tỉnh”
- Quyết định số 1041/QĐ-BXD ngày 24/11/2010 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng du lịch
sinh thái Măng Đen và đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
- Các Quyết định của UBND tỉnh về quy hoạch diện tích đất rừng
liên quan tới khu vực dự án.
- Các Quyết định của UBND tỉnh và địa phương liên quan tới xây
dựng các nhà máy thủy điện với diện tích và phạm vi hồ chứa nước.
- Các Quyết định về phê duyệt dự án đầu tư liên quan tới khu vực
quy hoạch.
- Công văn số 1952/UBND-KTN ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc góp y kiến Quy hoạch xây dựng Vùng du lịch sinh
thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông đến năm 2030.
b. Các nguồn tài liệu:
- Các tài liệu chuyên ngành trong tỉnh Kon Tum.
- Tài liệu số liệu thống kê của huyện Kon Plông.
- Tài liệu điều tra khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện quy
hoạch.
c. Các tài liệu bản đồ:
- Bản đồ địa hình huyện Kon Plông tỷ lệ 1/50.000.
- Bản đồ địa chính, sử dụng đất, bản đồ đo đạc tại các khu vực lập dự
án.
8
- Các bản đồ, sơ đồ khác có liên quan.
d. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch:
Hiện tại khu vực này đã lập một số quy hoạch chung và quy hoạch
chi tiết đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt như:
- Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Kon Plông –
Tỉnh Kon Tum.
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại và du lịch sinh thái
hồ ĐăkKe: 75ha.
- Quy hoạch chi tiết 03 khu du lịch sinh thái Măng Đen huyện Kon
Plông: 270 ha; trong đó: Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác
Lộ Bà: 95ha; Khu du lịch sinh thái hồ Toong Đam Toongzơri,
Toong Pô: 90ha; Khu du lịch sinh thái cảnh quan, leo núi suối và
thác Pa Sỹ: 85 ha.
- Quy hoạch chi tiết cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền
thống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: 55 ha.
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông: 70ha.
- Quy hoạch chi tiết phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc khu
trung tâm huyện lỵ Kon Plông (mỗi khu vực quy hoạch của thị trấn
gắn với cum điểm du lịch): 250 ha.
Bên cạnh đó tại địa bàn có nhiều dự án đầu tư xây dựng khu du lịch
đang triển khai lập các thủ tục đầu tư:
- Dự án thuê rừng để lập Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái
Măng Đen diện tích khoảng 8.000 ha tại xã Hiếu thuộc phần đất của
Lâm trường Măng La.
- Quy hoạch sân bay Măng đen đã được Chính phủ cho phép sử
dụng làm sân bay taxi.
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THỰC TRẠNG VÀ NGUỒN
LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG
2.1. Vị trí và giới hạn vùng quy hoạch
- Măng Đen nằm phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon
Tum khoảng 60km theo tuyến quốc lộ 24. Có quan hệ khá thuận lợi
với các vùng du lịch trong cả nước.
- Cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi khoảng 120 đến 150 km,
cách các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam
từ 250-300km theo đường quốc lộ 24, Đường Mòn Hồ Chí Minh.
Cách Thành phố Đà Lạt khoảng 400 km theo đường Đông Trường
Sơn.
9
- Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí
trung chuyển nằm trên Quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các
tỉnh Duyên hải miền trung; nằm trên tuyến hành lang kinh tế
Đông-Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi qua quốc lộ 24 tới các khu
du lịch ven biển miền Trung Việt Nam. Thông qua cửa khẩu này,
khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên trong đó có
Măng Đen, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông-Bắc CamPuchia,
Đông-Bắc Thái Lan.
2.2. Điều kiện tự nhiên
* Điều kiện tự nhiên
Kon Plông là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Kon Tum, cách Thành phố Kon Tum 55 Km, có độ cao trung bình
từ 1000 đến 1200m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm
từ 18oC-22oC. Huyện Kon Plông bao gồm 9 xã với diện tích tự
nhiên 138.115,92ha chiếm khoảng 14,23% diện tích toàn tỉnh. Dân
số trung bình năm 2009 có 20.775 người, chiếm 4,83% dân số toàn
tỉnh (trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 92%, chủ yếu là dân tộc
Mơ Nâm, Hre và KDong). Diện tích rừng chiếm 93,13% diện tích tự
nhiên của huyện (khoảng 101.545 ha) với rừng nguyên sinh chiếm
hơn 75%. Rừng thông cổ thụ rộng lớn; nhiều hồ thác, suối đá và
cảnh quan đẹp. Có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị
trí trung chuyển nằm trên Quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các
tỉnh Duyên hải trung bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế
Đông-Tây. Dân số toàn huyện là 4.941 hộ, 20.446 khẩu, người dân
tộc thiểu số chiếm 89,05% (chủ yếu là người dân tộc xê đăng, Mơ
Nâm, Ka Dong, Hre). Đây là những lợi thế tiềm năng cho việc phát
triển Du lịch
* Địa hình:
Địa hình đa dạng (núi cao,cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau),
có độ dốc từ đông sang tây, từ bắc xuống nam .
- Địa hình núi cao: cao độ >1000m, độ dốc >29% chiếm 80% diện
tích tự nhiên của toàn huyện.
- Địa hình cao nguyên: đỉnh bằng, độ dốc 10%<i<29% phân bố trên
địa bàn xã Măng Cành, khoảng 2000-3000ha. Đây là vùng cao
nguyên đất đỏ Bazan thích hợp cho phát triển cafê, chè, quế…
- Địa hình thung lũng: phân bố rải dọc theo hệ thống các sông Đăk
Rinh, Đăk Rơ Man. Trong thung lũng có thể phân thành 3 dạng địa
hình sau: vũng trũng theo hợp thủy sông suối; thềm bậc cao trên phù
sa cổ và dạng gò đồi – dạng địa hình này diện tích không lớn, nhưng
10
thuận lợi để phát triển các cụm dân cư và phát triển kinh tế như khu
vực xã Hiếu, Pờ Ê.
* Khí hậu: Khí hậu mát mẻ quanh năm, Kon PLông được ví như Đà
Lạt thứ hai của Tây Nguyên.
Các đặc trưng khí hậu chủ yếu:
- Nhiệt độ: T0 tb năm 220C. Tháng lạnh nhất là tháng giêng, tháng
nóng nhất là tháng 4,5. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau,
thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ quanh năm. Người ta còn gọi
Măng Đen, KonPlông là Đà Lạt 2 của Việt Nam.
- Lượng mưa: Tháng mưa nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 11 và
giảm lượng mưa dần từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa
trung bình 2.310mm. Khu vực Măng Đen là khu vực có lượng mưa
nhiều nhất trong huyện có số ngày mưa 157ngày/năm, vùng ít mưa
hơn ở những nơi trũng có 140-150ngày/năm
- Mùa mưa tập trung với cường độ lớn, những vùng có cao độ
<520m thường bị ảnh hưởng của lũ lụt.
- Hiện tượng lũ quét thường xảy ra ở các xã Đăk Ring, Ngọc Tem.
- Mùa khô gió chủ yếu theo hướng đông bắc; Mùa mưa gió chủ yếu
theo hướng tây nam.
- Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78-87%. Độ
ẩm không khí tháng cao nhất là thnág 8-9 (khoảng 90%), tháng thấp
nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
* Thủy văn :
- Huyện KonPlông có hệ thống sông, suối khá dày đặc phân bố rộng
trên toàn địa bàn, tuy nhiên đa số là các suối nhỏ.Một số suối tuy
nhỏ nhưng có lưu vực rộng có thể xây dựng các công trình thủy lợi
nhỏ.
+ Sông Đăk Ring chảy qua xã Đăk Ring có chiều dài 15km, nguồn
nước phong phú nhưng khai thác khó khăn.
+ Nhánh sông Đăksnghé có chiều dài trên 60km bắt đầu từ xã Măng
Bút chảy qua xã Măng cành đến Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy)
nguồn nước mặt phong phú có thác Đăksnghé cao trên 400m có thể
xây dựng nhà máy thủy điện trên đầu nguồn.
+ Sông Đăk Rơ Man là một nhánh của sông Đăk Ring, có chiều dài
12km chảy qua xã Đăk Ring về Quảng Ngãi, nguồn nước khá phong
phú.
11
+ Suối Đăk Tơ Meo là một nhánh của sông Đăk Ring chảy theo ranh
giới phía bắc của xã Đăk Ring dài 15km.
Do không có trạm quan trắc nên không rõ được các yếu tố thủy văn
của các sông suối, nhưng qua khảo sát thực tế được biết vào mùa lũ
mực nước các suối dâng cao đến 2m so với mùa khô. Mùa lũ lịch sử
1999 thậm chí có suối dâng cao đến 5m.
Trên địa bàn huyện có 3 công trình thủy điện tương đối lớn :
+ Thủy điện Thượng Kon Tum (nhà máy tại KonPlông), CS….
+ Thủy điện hồ Đăk Ring, công suất 125MW (nhà máy tại Quảng
Ngãi).
+ Thủy điện hồ Đăk Roát, CS 125MW (nhà máy tạ Quảng Ngãi).
* Tài nguyên đất: (nguồn: tài liệu bản đồ đất 1/500.000 của huyện
xây dựng năm 1988-1990 và kết quả điều tra bổ sung 4/1998).
Trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:
Nhóm đất phù sa ngòi suối: tập trung ở xã Măng Bút, Đăk Ring,
Ngọc Tem có F=1.137,94ha chiếm 0,83% diện tích tự nhiên.Loại
đất này phân bố ven các sông Đăk Rinh …và các nhánh suối nhỏ.
Loại đất này phù hợp với trồng lúa nước, hoa màu và các cây công
nghiệp (Quế, Bời Lời, Cây Cau).
Nhóm đất nâu đỏ trên đá Bazan: F=5.761ha chiếm 4,5% diện tích tự
nhiên phân bố tập trung ở các xã Măng Cành và xã Hiếu. Loại đất
này phù hợp với các loại cây công nghiệp, song loại đất này nằm
trên địa hình phức tạp.
Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất: phân bố trên nhiều dạng địa hình,
có rải rác trên toàn huyện với F=6.170ha chiếm 4,6% diện tích tự
nhiên. Loại này tập trung ở một số vùn tại xã Hiếu, Pờ Ê, Măng
Cành.
Đất thung lũng dốc tụ: F=900ha chiếm 0,67% diện tích tự nhiên
phân bố rải rác ở các thung lũng nhỏ trên địa bàn huyện, thích hợp
với sản xuất lúa nước. Nhược điểm của loại đất này là có độ chua
cao.
Đất mùn vàng đỏ trên đá núi : có F=120.096ha chiếm 89,53%, phân
bố chủ yếu ở xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Cành, măng Bút, Ngọc Tem, Đăk
rinh thuộc khối núi Ngọc Linh có độ cao trên 1000m.
* Tài nguyên nước: Với lượng mưa trung bình năm 2.310mm, thêm
vào đó trên địa bàn huyện có các sông lớn chảy qua: sông Đăk Rinh,
nhánh sông ĐăksNghé, sông Đăk Rơ man, suối Đăk Tơ Meo và các
12
hệ thống suối nhỏ dày đặc khá đồng đều phân bố rộng khắp trên toàn
huyện có thể nói huyện Kon Plông có nguồn nước mặt lớn rất thuận
lợi để xây dựng nhà máy thủy điện trên đầu nguồn xã Măng Bút (có
thác Đăksnghé cao trên 400m) và các công trình thủy lợi nhỏ để cấp
nước sinh hoạt, sản xuất.
Nước ngầm tuy chưa có số liệu khảo sát, nhưng thực tế các giếng
nước đào của dân có nước ở độ sâu 10-15m. Những nơi đồi núi cao
thì phải khoan hàng trăm mét (Măng Đen).
* Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu điều tra huyện Kon Plông
có các loại khoáng sản sau: Kẽm, vàng, đá bazan, đá rubi, cuội, sỏi,
đá grannit, đá trang trí nội thất Gabro, boxit…phần lớn có trữ lượng
nhỏ. Đặc biệt quặng có trữ lượng lớn là quặng đá Gabro trữ lượng
dự báo 300.000 tấn trên địa bàn xã Đăk Ring với diện tích dự kiến
khai thác là 400ha và mỏ sắt xã Hiếu diện tích khoảng 200ha.
Quặng Bô xít phân bố trên địa bàn xã Măng Cành, Đăk Long.
Nước khoáng nóng ở các xã Đăk Rinh trữ lượng 5l/s, Ngọc tem
0,4l/s.
* Tài nguyên du lịch: Tuy không bằng các tỉnh khác trong vùng
nhưng huyện lại có những đặc sắc riêng thích hợp với du lịch sinh
thái, đó là các khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray vốn là rừng
đại ngàn nguyên sinh với hệ thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại
động vật quý hiếm được xếp vào sách đỏ, rừng đặc dụng Đăk uy,
khu du lịch sinh thái Măng Đen với thác Pa Sỹ, thác Đăkke, hồ Ly
Leng rộng khoảng 2ha, hồ Zin rộng khoảng 1ha, hồ Tông Đam rộng
khoảng 2,5ha….và vùng rừng Ngọc Linh. Danh lam thắng cảnh có
hồ Yaly, nhà thờ đạo công giáo. Di tích lịch sử có ngục Kom Tum.
Khí hậu mát mẻ, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y và những đặc trưng văn
hóa truyền thống của dân tộc M’Nâm, Xơ Đăng, Kadong
13
*Tài nguyên rừng và các hệ sinh thái tự nhiên
Huyện Kon Plong có khoảng 101.545 ha rừng trong tổng số 138.116
ha diện tích tự nhiên. Rừng chiếm 75% tổng diện tích tự nhiên của
huyện.
Trong diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên có 98.616 ha, chiếm 97%,
còn lại 3% là rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 72%
tổng diện tích tự nhiên của huyện Kon Plong. Có nghĩa là huyện
Kon Plong còn chứa đựng diện tích hệ sinh thái tự nhiên rất lớn, hay
nói khác đi, huyện Kon Plong nằm trong lòng các hệ sinh thái tự
nhiên.
Huyện Kon Plong rất đa dạng về các hệ sinh thái rừng, như hệ sinh
thái rừng thông, hệ sinh thái rừng cây gỗ lá rộng, hệ sinh thái rừng
hỗn giao. Thành phần động, thực vật rừng rất phong phú, có nhiều
loài quý, hiếm, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học.
Bức tranh thiên nhiên của Kon Plong ngoài màu xanh thăm thẳm
của các hệ sinh thái rừng, còn có các hệ sinh thái đất ngập nước có
giá trị rất cao về thẩm mỹ, cảnh quan và kinh tế, như thác Pa Sỹ, thác
ĐăkKe, hồ Ly Leng rộng kh oảng 2 ha, hồ Zin rộng khoảng 1 ha, hồ
Toong Đam rộng khoảng 2,5 ha.
Như vậy, huyện Kon Plong là một huyện nằm trong rừng, vùng quy
hoạch xây dựng là một vùng có phần lớn diện tích là rừng tự nhiên,
du lịch sinh thái sẽ phát triển với các sản phẩm từ các hệ sinh thái
rừng và đất ngập nước.
Chính nhờ có rừng và khí hậu mát mẻ làm người ta mơ tưởng Măng
Đen là “Đà Lạt thứ 2”. Nếu mất rừng thì khí hậu sẽ không còn mát
mẻ và sẽ không còn sự tuyệt vời của Kon Plong. Ở Đà Lạt hiện nay,
do diện tích rừng đã giảm đi nhiều để xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ
tầng, rừng Thông trên những quả đồi trong thành phố và ngay trong
khuôn viên các biệt thự đã bị đốn chặt, nên đã góp phần làm cho khí
hậu Đà Lạt ngày một nóng hơn, các khách sạn ở Đà Lạt đã phải gắn
máy điều hòa nhiệt độ. Trong khi cách đây không lâu, người ta đã ví
cả thành phố Đà Lạt là một máy điều hòa nhiệt độ không lồ.
Rừng ở Kon Plong có hơn 50% diện tích là rừng phòng hộ, còn lại là
rừng sản xuất.
Có thể khẳng định rằng, hiện tại nhà nước đang khuyến khích phát
triển du lịch sinh thái trong rừng, trong cả 3 loại rừng: đặc dụng,
phòng hộ và sản xuất. Các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng
phòng hộ và rừng sản xuất dễ dàng hơn so với ở rừng đặc dụng. Do
đó, huyện Kon Plong có nhiều rừng, lại là rừng phòng hộ và rừng
sản xuất, nên khá thuận lợi khi phát triển du lịch sinh thái.
Tiềm Năng về đất đai: Với diện thích tự nhiên trên 138.000 ha, dân
số: trên 20.000 người, quỹ đất để các doanh nghiệp đầu tư là rất lớn,
đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch.
14
Về cảnh quan thiên nhiên: Măng Đen nằm ở vị trí đặc biệt, nằm giữa
2 đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Vi ô lăk (Quảng Ngãi) khu vực
Măng Đen hầu như còn nguyên sơ về cảnh quan tự nhiên. Rừng
nguyên sinh chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên (hơn 100.000
ha); Có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ và dược
liệu quý hiếm như: pơ mu, trầm dó, quế; có nhiều loài động vật
hoang dã quý hiếm như: Hươu, nai, trăn, sơn dương, nhím.v.v...Bên
cạnh diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, Măng Đen còn có khoảng
4.000ha rừng thông được trồng từ những năm 1980 tạo thêm tính đa
dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt (điểm khác biệt lớn nhất nếu
đem Măng Đen so sánh với Đà Lạt hoặc Sa Pa chính là cây xanh -
rừng già).
Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng thông, dòng sông Đắk
Sơ Nghé với nhiều nhánh suối nhỏ, nhiều hồ nước như hồ Toong
Đam, Toong Zơ Ri, Tông Pô (ngoài các hồ hiện có vẫn còn 05 hồ
chưa cải tạo với diện tích trên 100 ha), các quần thể thác nước như
Đăk Ke, Pa Sỹ, Lô Ba...là những điểm du lịch lý tưởng.
Tiềm năng thủy điện rất lớn (có 19 công trình thủy điện vừa và nhỏ):
Các công trình, nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum, thủy điện
Đăk Pô Ne, Đăk Đrinh hiện nay đang được đầu tư xây dựng, sau khi
hoàn thành đi vào hoạt động...Việc khai thác các sản phẩm du lịch
trên các lòng hồ thủy điện tạo động lực phát triển bền vững, đa dạng
và mở rộng quy mô phát triển du lịch.
Có thể nói, thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch
khám phá, nghiên cứu khoa học, giải trí...Đặc biệt là loại hình du
lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
2.3. Hạ tầng phục vụ du lịch
Các tuyến đường giao thông: Quốc lộ 24, Đông Trường Sơn nối
Măng Đen với các tỉnh lân cạnh: Lâm Đồng, Quãng Ngãi, Quãng
Nam và các tỉnh Duyên hải Miền trung đã và đang được đầu tư xây
dựng tạo điều kiện cho việc phát triển các tuor Du lịch.
Các tuyền đường tư Măng Đen đến các điểm Du lịch hồ, thác, các
khu rừng nguyên sinh đã và đang được đầu tư xây dựng nhựa hóa
tạo điều kiện thuận lợi cho khách Du lịch đến tham quan.
Sân bay Măng Đen: Hiện nay đã được Bộ Quốc phòng thống nhất
chủ trương về quy hoạch, khôi phục xây dựng sân bay Măng Đen để
phục vụ bay Taxi. Sau khi sân bay Măng Đen được đầu tư xây dựng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lượng khách Du lịch từ các
tỉnh, thành lớn trong cả nước và các nước trong khu vực.
Dịch vụ Du lịch: Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen hiện nay đang
trong giai đoạn quy hoạch, tuy nhiên trong thời gian qua Măng Đen
15
đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong cả nước đến đầu tư. Đến nay
đã có 06 hệ thống nhà hàng khách sạn và 184 nhà biệt thự đã được
xây dựng và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch, đây là tiền đề
cho viếc phát triển Du lịch tại Măng Đen trong những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn từ 2001 - 2010, Chính phủ đã quan tâm đầu tư vào
tỉnh Kon Tum cho việc phát triển giao thông, cấp điện, hệ thống
nước. Các dự án đầu tư được thực hiện thông qua các chương trình
phát triển 134 và 135 của chính phủ, Trái phiếu Chính phủ, Chương
trình mục tiêu của chính phủ và Vốn đầu tư phát triển du lịch của
Chính phủ.
Hiện trạng CBKT
- Hiện trạng thủy lợi:
Trên địa bàn huyện Kon Plông hiện nay 5/6 xã xó công trình thủy lợi
gồm hồ chứa, đập dâng, đập BTCT kết hợp tràn xả lũ, khoảng 13
công trình tiểu thủy nông và khoảng 8 công trình ngăn đập tạm (làm
bằng rọ đá) để phục vụ tưới cho 3-6ha.
Hiện trạng hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế như công suất tưới
thực tế chưa đạt công suất thiết kế. Xây dựng hệ thống kênh mương
thủy lợi chưa đồng bộ với khai hoang xây dựng ruộng đồng.
Một số công trình đã xuống cấp hoặc bị lũ lụt gây hư hỏng, tuy nhiên
các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã góp phần phát triển sản
xuất của huyện, nâng cao đời sống dân cư trong huyện.
Bảng tổng hợp các công trình thủy lợi
TT |
Tên công trình |
Địa điểm XD |
F tưới
(ha) |
I |
Xã Đăk Long |
47 |
1 |
Thủy lợi Đăk Kleng |
Kon Xủ, Kon Chốt |
6 |
2 |
Thủy lợi Kon rẫy |
Kon Rẫy |
26 |
3 |
Hồ chứa Đăk Khe |
Đăk Long |
15 |
Xã Măng Cành |
6 |
4 |
Thủy lợi Kon Du |
Kon Du |
6 |
II |
Xã Hiếu |
122 |
16
5 |
Thủy lợi Đăk Tô |
KonPlông |
6 |
6 |
Thủy lợi Đăk Lang |
Tu Cần, Vi Choong |
6 |
7 |
Thủy lợi Đăk Răng |
Đăk Lom |
4 |
8 |
Thủy lợi Đăk Brể |
ViGlơng |
4 |
9
10 |
Thủy lợi Nước Choong
Thủy lợi Konlong |
Kon Pling
Kon plung |
20
15 |
11 |
Thủy lợi Đăk Xô |
Đăk Xô |
8 |
12 |
Thủy lợi Vi Choong |
Tu Cần |
13 |
13 |
Thủy lợi Đăk lân |
Tu Cần |
9 |
14 |
Thủy lợi Vi Chỉring |
Vi Chiring |
7 |
15 |
Thủy lợi Kon Beling |
Xã hiếu |
30 |
III |
Xã Ngọc tem |
65 |
16 |
Thủy lợi Nước Tem |
Xã Ngọc tem |
5 |
17 |
Thủy lợi Măng Krí |
Xã Ngọc Tem |
60 |
IV |
Xã Pờ Ê |
20 |
18 |
Thủy lợi Pờ Ê |
Thôn Pờ Ê 1 |
6 |
19 |
Thủy lợi Đăk Răng |
Vi KTàu |
4 |
20 |
Thủy lợi Đăk Ui |
Vi Klâng |
4 |
21 |
Thủy lợi Suối Diu |
Xã PờÊ |
6 |
V |
Xã Măng Bút |
12 |
22 |
Thủy lợi Đăk Chung |
Xã Măng Bút |
12 |
Tổng cộng |
272 |
- Hiện trạng nền:
Hầu hết các điểm dân cư đều xây dựng trên cao độ không bị ảnh
hưởng hàng năm của lũ suối ( tỷ lệ nhà dân xây dựng ven suối không
lớn), song do nạn phá rừng khai thác gỗ, biến đổi khí hậu toàn cầu
hiện tượng mưa nhiều với cường độ lớn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra
17
nhiều hơn và trên diện rộng, hiện tượng lũ lụt cũng trầm trọng hơn vì
vậy tới 8/9 xã của huyện cần phải bố trí khu tái định cư cho dân do
ảnh hưởng của thiên tai gây sạt lở và lũ quét. Trận lũ 1999, có thể coi
là một trận lũ lịch sử đã gây ảnh hưởng nặng nề tới các khu vực sau:
Thôn Ngọc Hồng xã Đăk Ring, thôn Long Rũa, 2 cụm dân Tu Nông
của xã Măng Bút và thôn Vi Xây xã Đăk Tăng.
Xã măng Bút: phải quy hoạch sắp xếp lại 268/712 hộ
Xã Hiếu: 88/573 hộ
Xã Pờ Ê: 52/418 hộ
Xã Đăk Ring: 107/ 422 hộ
Xã Măng Cành: 50/397
Xã Ngọc Tem: 160/629
Xã Đăk Tăng: 121/296
Xã Đăk nên: 340/ 412
- Hiện trạng thoát nước đô thị :
Có thể nói là chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa tự chảy từ địa
hình cao xuống địa hình thấp.
Tại thị trấn KonPlông mới chỉ có một số tuyến cống thoát nước mưa
dọc theo đường số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 với kết cấu là mương xây
có nắp đan, kích thước 500x600 (mm), hướng thoát về các khe tụ
thủy gần nhất và dọc 2 bên đường tỉnh lộ 676 đã xây dựng cống thu
nước mưa với kết cấu là cống tròn BTCT D1000, chiều dài khoảng
2km đoạn qua thị trấn, còn lại là mương xây hở với hướng thoát về
các khe tụ thủy.
- Đánh giá đất xây dựng : Căn cứ vào địa hình lựa chọn các loại đất
như sau:
Đất xây dựng thuận lợi là loại đất không bị ảnh hưởng của thiên tai
như lũ lụt, sạt lở, lũ quét và có độ dốc địa hình < 10%.
Đất xây dựng ít thuận lợi : là đất có độ dốc địa hình 10%<i< 29%
hoặc loại đất bị ảnh hưởng của lũ lụt với Hngập ≤ 0,7m.
Đất xây dựng không thuận lợi là loại đất có độ dốc >29% hoặc ảnh
hưởng của lũ lụt với Hngập>0,7m.
Đất cấm xây dựng là đất quốc phòng, rừng phòng hộ
18
Bảng thống kê các loại đất
stt |
lo¹i ®Êt |
diÖn tÝch
( ha ) |
tû lÖ
( % ) |
ký hiÖu |
®Êt ®· xd |
01 |
1641.92 |
1.19 |
IA |
02 |
mÆt níc |
331.12 |
0.24 |
03 |
®Êt cÊm xd |
53461.36 |
38.75 |
04 |
®Êt lo¹i 1 |
12099.51 |
8.77 |
05 |
®Êt lo¹i 2 |
400.10 |
0.29 |
06 |
®Êt lo¹i 3 |
2483.37 |
1.80 |
mµu |
ký hiÖu |
9974.85 |
7.23 |
57572.57 |
41.73 |
07 |
tæng |
137964.80 |
100 |
* Nhận xét hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật :
- Thuận lợi :
+ Là huyện được hưởng chương trình 135 của Chính Phủ và nhiều
chương trình hỗ trợ khác (chương trình 154 của Chính Phủ, chương
trình 168, chương trình thủy lợi…..)
+ Nhìn chung đã cơ bản ổn định về Định cư.
- Khó khăn :
+ Địa hình phức tạp, quỹ đất dành cho phát triển không thuận lợi
+ Các công trình thủy lợi mới phục vụ cho tưới và cấp nước, chưa hỗ
trợ được nhiều cho giảm thiểu lũ lụt.
+ Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình còn hạn hẹp.
19
Hệ thống giao thông
Địa hình huyện KonPlông đồi núi nhiều, bị chia cắt, độ dốc dọc của
những tuyến đường thường lớn, vào mùa mưa bão thường bị sạt lở,
lún, kết cấu mặt đường dễ bị phá hoại. Kinh phí đầu tư cho 1km
đường lớn. Dân cư sống không tập trung mà rải rác, do vậy các
tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã và từ cụm xã đến các xã
cũng như từ các xã xuống các thôn, Bản thường xa nhưng lại phục
vụ được ít người dân, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, nên việc
huy động sức dân làm đường GTNT gặp khó khăn.
Những năm gần đây tỉnh đã tập trung nguồn lực lớn để phát triển
GTVT, hàng loạt các tuyến đường, công trình huyết mạch, quan
trọng đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo và mở mới như QL24,
ĐT676
Giao thông đường bộ là loại hình giao thông vận tải chủ yếu của
huyện KonPlông, mạng lưới đường phân bố hợp lý, thuận lợi, tuy
nhiên chất lượng quá xấu về mọi mặt, ở mức thấp kém nhất so với cả
nước và khu vực Tây Nguyến.
Tổng chiều dài đường bộ Huyện KonPlông: 387,16km.
Trong đó:
+ Quốc lộ: 50,0km chiếm 12.9%
+ Đường tỉnh: 57.0km chiếm 14.7%
+ Đường huyện: 46.36km chiếm 11.9%
Mật độ đường: 0.28 km/km2 và 22.12km/1000 dân
Kết cấu mặt đường:
+ Bê tông xi măng: chiếm 4.0% với 15.40km.
+ Bê tông nhựa + rải nhựa: chiếm 18.8% với 71.60km
+ Cấp phối: chiếm 19.3% với 73.40km
+ Đường đất: chiếm 57.9% với 226.76km.
* Đường bộ.
- Quốc Lộ.
20
Đường Hồ Chí Minh và Tuyến đường Đông Trường Sơn là hai
tuyến giao thông đối ngoại của huyện Koplong nói riêng và của Kon
um nói chung
Quốc lộ QL24 đoạn qua khu vực nghiên cứu dài 50.0km (từ km69
đến km119), điểm đầu ở Măng Cảnh (giáp ranh Kon Rẫy) và điểm
cuối tại xã Pờ Ê (giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi). Hiện tại đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 9.5m, mặt đường rộng
7.5m, toàn tuyến mặt đường trải bê tông nhựa, cầu vĩnh cửu 29
cái/635.7m, 369 cống/4506m.
- Đường tỉnh.
Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có 57.0 km đường tỉnh với 2 tuyến
tỉnh lộ bao gồm ĐT 676 và ĐT 669
Đường tỉnh 676 điểm đầu tại km 114+170 quốc lộ 24 và điểm cuối
là UBND xã Đăk Nên; chiều dài 52.0km; tuyến đạt tiêu chuẩn giao
thông nông thôn cấp IV, V miền núi, nền 5.0m, mặt 3.5m , đoạn qua
đô thị KonPlong và địa phận xã Măng Cành được trải bê tông nhựa
phần còn lại là đường đất. Các công trình trên tuyến: Cầu vĩnh cửu 4
cái/35.2m, 61 cống/402m, 27 ngầm/179m.
+ ĐT 669: Đoạn chạy qua địa bàn huyện Kong Plong dài 5.0km,
điểm đầu ở km 114 QL24 và điểm cuối là Xã ĐăkPôNê, tuyến đạt
tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền 5.0m, mặt rộng 3.5m, mặt
đường đất, chất lượng đường kém.
- Đường huyện
Toàn khu vực nghiên cứu có 46.36km đường huyện với 2 tuyến, bao
gồm ĐH32 và ĐH33 .
+ ĐH 32: Dài 32.6km, điểm đầu ở thôn 2 xã Hiếu và điểm cuối tại
UBND xã Ngọc Tem, tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi,
nền 5.0m, mặt 3.5m, mặt đường đất, chất lượng kém.
+ ĐH 33: Dài 13.76km, nối tỉnh lộ 676 với ĐH62 và ĐH65 (huyện
Tu Mơ Rông), tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, nền
5.0m, mặt 3.5m, mặt đường đất chất lượng kém.
- Đường xã, thôn.
Toàn huyện Konplông có 41 tuyến đường xã với tổng chiều dài
233.8km, trong đó có 15.4km đường BTXM, 2.6km đường bê tông
21
nhựa, 14km đường láng nhựa và 128.2km đường cấp phối chất
lượng tốt, còn 73.6km đường chất lượng xấu. Cụ thể:
+ Xã Măng Cảnh: Có 4 tuyến với 15.5km.
+ Xã Đăk Long: Có 5 tuyến với 14.6km.
+ Xã Hiếu: Có 3 tuyến với 13.2km.
+ Xã Pờ Ê: Có 3 tuyến với 13.2km
+ Xã Ngọc Tem: Có 5 tuyến với 63.5km.
+ Xã Đăk Tăng: Có 3 tuyến với 11.0km.
+ Xã Măng Bút: có 7 tuyến với 40.0km.
+ Xã Đăk Ring: Có 5 tuyến với 36.0km.
+ Xã Đăk Nên: Có 3 tuyến với 28.0km.
STT |
Tên |
Điểm Đầu |
Điểm cuối |
Chiều
dài
(Km) |
Nền
đường
(m) |
Chiều
rộng
(m) |
Kết cấu mặt
đường |
Cấp
đường |
1
2
3
4
5
6
7 |
QL24
ĐT 676
ĐT 669
ĐH 32
ĐH 33
Đường
xã
Tổng |
Km69
Km
114+170QL24
Km 114 QL24
Thôn 2 xã
Hiếu
ĐT 676 |
Km119
UBND xã
Đăk Nên
Xã Đăk Pô
Nê
UBND xã
Ngọc Tem
Xã Măng
Bút |
50.00
52.00
5.00
32.60
13.76
233.80
387.16 |
9.50
5.00
5.00
5.00
5.00 |
7.50
3.50
3.50
3.50
3.50 |
BT nhựa
BT nh Đường đ ựa + ất
Mặt đư đấtờng
Mặt đư đấtờng
Mặt đư đấtờng
Đường đất
+ BT nhựa
+ BT XM |
IV miền
núi
mi IV, V ền núi
V mi núiền
V mi núiền
V mi núiền |
- Hiện trạng về vận tải
Bến xe khách: Hiện tại khu vực nghiên cứu chưa có bến xe khách,
dịch vụ vận tải chưa phát triển. Các Phương tiện vận tải còn kém
chất lượng (chủ yếu là công nông, máy kéo và xe độ chế) nên mức
độ phục vụ còn hạn chế.
22
Cơ sở phương tiện vận tải chưa có gì đáng kể( chỉ có một vài cơ sở
sửa chữa ô tô, xe máy nhỏ của tư nhân), chưa có doanh nghiệp nào
kinh doanh về dịch vụ vận tải, cơ khí giao thông vận tải.
* Đường hàng không.
Hiện nay sân bay gần nhất là Pleiku cách Măng Đen hơn 100km.
Ngay tại Măng Đen cũng có một sân bay dã chiến phục vụ cho mục
đích quân sự.
* Đánh giá hiện trạng giao thông.
Mạng lưới đường bộ của toàn bộ khu vực nghiên cứu có tổng chiều
dài 387.16km chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, công trình
vượt sông vượt suối còn nhiều cầu treo, cầu tạm, ngầm, tràn đi lại
khó khăn.
Mật độ đường theo diện tích của khu vực nghiên cứu là
0.28km/km2, cao hơn so với tỉnh là 0.25km/km2 và thấp hơn của cả
nước 0.52km/km2. Mật độ đường theo dân số là 22.12km/1000
người, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh (6.4km/1000 người) và
cả nước( 2.85km/1000 người) .
Nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách thuộc địa bàn huyện còn ít,
mức sống của người dân còn thấp, nên vận tải thương mại chưa phát
triển.
Theo số liệu báo cáo hiện nay chưa có một xí nghiệp hoặc một công
ty vận tải nào được thành lập trên địa bàn huyện, chỉ có một số cơ sở
hợp tác xã vận tải với quy mô nhỏ bé.
Cơ khí GTVT huyện: Chỉ có một tổ sửa chữa tự nhiên nhỏ bé để sửa
chữa ô tô, xe máy .
Điện
Nguồn điện:
- Các phụ tải trên địa bàn huyện kon plông nói chung và
vùng sinh thái quốc gia Măng Đen nói riêng đang được cấp
điện từ trạm 110KV Kon plong: 110/22KV-25MVA.
- Các nhà máy thủy điện Đăk Pone công suất 2x7MW và
Đăk Pone 2 công suất 3x1,2MW hiện đang được đưa vào
vận hành .
Lưới điện:
Cao thế: có đường dây 500 KV đi qua từ Playku tới trạm
Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
- Trung thế: hệ thống điện trên địa bàn nghiên cứu đang
được truyền tải điện bằng hai xuất tuyến 22KV là 475 và
477. Xuất tuyến 475 từ trạm 110 KV Kon Plong đi xã Hiếu,
23
Ngọc Tem. Xuất tuyến 477 từ trạm 110 KV Kon Plong đi
Măng Bút, Đăk Nên.
- Hạ thế: là lưới điện tạm.
Đánh giá hiện trạng cấp điện:
+ Trạm biến áp 110/22kV Kon plong có công suất 25MVA,
mới được đưa vào vận hành đã đáp ứng được nhu cầu cung
cấp điện cho khu vực những năm tiếp theo.
+ Đường dây 110kV Kon Tum – Kon plong mới đưa vào
vận hành cùng với trạm 110KV đáp ứng được nhu cầu
truyền tải cho các năm tới.
Nước
- Cấp nước đô thị:
+ Khu vực thị trấn Kon Plong có hệ thống cấp nước sạch
tập trung với công suất khai thác 2000 m3/ngđ. Nguồn
nước khai thác là nguồn nước mặt lấy từ suối Đắk Ke. Hiện
nay nguồn nước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của
người dân thị trấn với tỷ lệ cấp nước đạt 90%.
+ Mạng lưới đường ống cấp nước bao phủ toàn bộ khu vực
của thị trấn sử dụng ống PVC với tổng chiều dài 15836m
đường kính từ D80 – D150.
- Cấp nước nông thôn
+ Dân cư nông thôn sử dụng nước sạch bằng các hình thức
sau: Giếng khoan, giếng đào, công trình lấy nước từ sông
suối. Tỉ lệ các hộ gia đình được sử dụng nguồn nước sạch
hợp vệ sinh đạt tỉ lệ 75%.
- Nhận xét đánh giá
+ Ngoài khu vực thị trấn đã có hệ thống xử lý nước sạch,
các khu vực còn lại đều chưa có hệ thống xử lý nước tập
trung.
+ Nguồn nước tại đây có chất lượng và trữ lượng tốt không
bị ô nhiếm đảm bảo các chỉ tiêu về hóa, lý dùng cho xử lý
nước để cấp nước sạch cho khu vực thị trấn huyện lỵ cũng
như các khu đô thị dự kiến thành lập.
+ Mạng lưới đường ống cấp nước tại khu vực thị trấn
KonPlong tương đối hoàn chỉnh đảm bảo cấp nước an toàn,
chất lượng nước sạch theo quy định của nhà nước.
+ Huyện Kon Plông là huyện miền núi có mật độ dân cư tập
trung thưa thớt do đó việc xây dựng hệ thống cấp nước tập
trung gập nhiều khó khăn.
Thoát nước thải và VSMT
24
- Khu vực thị trấn huyện ly:
+ Hiện trạng thoát nước thải (1)
Nước thải sinh hoạt: Thị trấn hiện có khoảng 2000 người,
nước thải nhỏ chưa xử lý, xả phân tán trong các hộ dân,
chảy thấm ra đất vườn , ra suối (không có mương thoát
nước thải). Các công sở, biệt thự có bể tự hoại xử lý nước
thải cục bộ, chảy thấm ra vườn, ra suối.
Nước thải công nghiệp: Khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp Măng Đen chưa hoạt động chưa có nước thải.
+ Quản lý chất thải rắn (CTR) (2)
Khối lượng CTR đã thu gom khoảng 0,25 tấn/ ngày, đạt
khoảng 50% khối lượng phát sinh, một phần CTR hữu cơ
được sử dụng cho gia súc trong các hộ dân, còn lại dân tự
giải quyết trong đất vườn gia đình (đốt chôn lấp,hoặc phân
hủy tự nhiên)
CTR công nghiệp: khu công nghiệp chưa hoạt động, chưa
có chất thải rắn. Huyện Kon Plông có đội dịch vụ
công ,phục vụ thị trấn, có 4 công nhân trực tiếp thu gom,
vận chuyển CTR đến bãi rác. Phương tiện gồm có: 1xe tải 3
tấn, 1 xe đẩy tay 0,25 m3, một số thùng rác đặt ở chợ, trụ sở
cơ quan huyện và dọc tuyến đường chính ở trung tâm thị
trấn.
Bãi rác hiện có ở thôn Măng Đen xã Đăk Long, diện tích
0,2 ha, sử dụng tạm từ năm 2008, đang chôn lấp rác thủ
công chưa hợp vệ sinh, (bãi rác này ở gần trung tâm thị trấn,
sẽ đóng cửa khi xây dựng bãi rác mới theo quy hoạch)
Tỷ lệ thành phần CTR: Chất hữu cơ khoảng 46%, chất dẻo,
nilon, kim loại, thủy tinh khoảng 6%, cao su, đồ da khoảng
5%, các chất khác khoảng 43%. Chỉ tiêu phát sinh CTR
khoảng 0,5 kg/ người/ ngày
+ Nghĩa trang (3)
Thị trấn và xã Đăk Long đang sử dụng nghĩa trang ở thôn
Măng Đen xã Đăk Long, diện tích khoảng 2 ha.
- Khu vực các xã và trung tâm xã
Nước thải: Các xã và trung tâm xã ở miền núi có dân số và
mật độ dân cư thấp so với thị trấn, do vậy nước thải sinh
hoạt nhỏ,chưa xử lý, xả phân tán, chảy thấm tự do ra đất
vườn trong các hộ dân.
Chất thải rắn: Các hộ dân tự giải quyết CTR:một phần nhỏ
CTR hữu cơ được sử dụng cho gia súc, còn phần lớn CTR
25
được đốt, hoặc chôn lấp, hoặc để phân hủy tự nhiên trong
vườn các hộ dân
Nghĩa trang: Khu trung tâm xã đang sử dụng nghĩa trang
chung của các xã, ở xa các thôn bản.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng
Kon Plông là 1 huyện miền núi nghèo của tỉnh KonTum, thị
trấn huyện lỵ và các xã đều có dân số ít, dân ở mật độ thưa,
do vậy nước thải nhỏ,chưa xử lý, xả phân tán trong vườn
các hộ dân, được làm sạch tự nhiên, tưới cây.
Đối với CTR: Việc thu gom và chôn lấp CTR tập trung chỉ
thực hiện ở thị trấn huyện, khối lượng còn nhỏ hầu hết CTR
do dân tự giải quyết: đốt tự do hoặc chôn lấp, phân hủy tự
nhiên. Với tổng khối lượng các loại chất thải nhỏ, xả phân
tán trên diện tích rộng nên gây ô nhiễm môi trường cục bộ
chưa đáng kể, môi trường sinh thái tự nhiên có khí hậu mát
quanh năm đang hấp dẫn với khách du lịch, nghỉ dưỡng.
Nguồn tài liệu: (1)Khảo sát thực địa (2) Phòng công thương huyện KonPlông 7/2010
(3) Thống kê hiện trạng sử dụng đất và khảo sát thực địa
2.4. Kinh tế - xã hội
+ Kinh tế:
Phát triển kinh tế, chủ yếu là nông, lâm và tiểu thủ công nghiệp,
tự cung tự cấp. Tuy nhiên với đặc thù của khí hậu và điều kiện
tự nhiên, khu vực Măng Đen đang có khả năng cung cấp nhiều sản
phẩm cho ngành du lịch. Đó là:
Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi dưới tán rừng, đặc biệt trên
địa bàn huyện có rất nhiều trái sim, chuối rừng, các vị thuốc nam...
để chế biến thành các sản phẩm rượu, nước giải khát, thuốc chữa
bệnh...phục vụ người tiêu dùng.
Các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp với điều kiện tư nhiên, sinh
thái. Đặc biệt là các loại hoa như: cúc, xa lem, cẩm chướng, hồng,
baby, địa lan, hoa ly; một số loại rau củ như: khoai tây, ớt ngọt, bí
ngồi, súp lơ, đậu Hà Lan...; một số cây ăn quả như: hồng, vãi, nhãn
và một số loài cây khác, các loại rau hoa, quả này đã được trồng thử
nghiệm đều sinh trưởng, phát triển và chất lượng tốt tương tự như
trồng ở Đà Lạt. Ngoài ra, Măng Đen còn rất thích hợp để phát triển
vùng chè Ô long tập trung chất lược cao, phát triển các loại nấm xứ
lạnh...
Sản phẩm cá hồi, cá tầm đang được nuôi với quy mô công nghiệp tại
xã Hiếu, Măng Cành. Các dự án này có thể sản xuất hàng nghìn tấn
cá hồi thương phẩm/năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài
26
khu vực. Hiện nay việc nuôi cá tầm cá hồi đã được các chuyên gia
đánh giá là có tiềm năng nhất Việt nam.
Tiểu thủ công nghiệp: KonPlông chủ yếu là người dân tộc bản địa vì
vậy có rất nhiều làng nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, đan lát
mây tre...đây là các làng nghề thủ công mỹ nghệ tạo ra các sản phẩm
du lịch phục vụ cho khách du lịch để làm các mặt hàng lưu niệm khi
đến thăm quan và nghĩ dưỡng tại Khu du lịch Sinh thái Măng Đen.
+ Xã hội:
Trên địa bàn huyện có 9 xã với 89 thôn, 117 làng; dân số toàn huyện
là 4.941 hộ, 20.446 khẩu, người dân tộc thiểu số chiếm 89,05% (chủ
yếu là người dân tộc xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre). Từ lâu đời,
các dân tộc thiểu số Mơ Năm, Ka Dong, H'Re... đã sinh sống ở đây
vì vậy có nhiều nét văn hóa, lễ hội truyền thống bản điạ độc đáo như:
Lễ hội ăn lúa mới, lế hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ hội nhà
rông…các lễ hội này đóng vài trò và yếu tố rất quan trọng để phát
triển du lịch cộng đồng.
Các di tích lịch sử cách mạng:
Di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen: Đây là cụm căn cứ quân sự bị
lực lượng ta đánh chiếm đó là cứ điểm M11 (đồn A), sân bay Măng
Đen, và cứ điểm M12. Đài tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen.
Di tích lịch sử chiến thắng Măng Bút: Di tích còn lại là sân bay dã
chiến Măng Đen của Pháp, sân bay quân sự Măng Bút của Mỹ, hầm
thông tin hầm chỉ huy và các hào xung quanh.
Các cơ sở tôn giáo: Từ trước những năm 1970 Măng Đen đã có các
cơ sở thờ tự của phật giáo và thiên chúa giáo. Nhà chùa của phật
giáo và Tượng Đức mẹ của Thiên chúa giáo. (Hiện nay đã có rất
nhiều khách du lịch đến tham quan và cầu nguyện tại Tượng Đức
mẹ). Trong tương lai sẻ trở thành các điểm du lịch văn hóa tâm linh
của các tín đồ phật giáo và thiên chúa giáo.
Nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho phát triển Du lịch: Dân số trên
địa bàn huyện chủ yếu là người dân tộc bản địa chiếm 89,05%. Lực
lượng người dân tộc chổ này rất am hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc,
đây sẽ là nguồn hướng dẫn viên du lịch và chế biến các sản phẩm
phục vụ cho phát triển Du lịch trong tương lai.
27
2.5. Tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn
Người dân tộc thiểu số trong khu vực trước đây thường tăng thu
nhập chủ yếu từ hoạt động du canh và khai thác tài nguyên rừng ở
vùng đồi. Tuy nhiên, nhờ chương trình định canh định cư, hình thức
kiếm sống này đã giảm đi so với trước đây. Các hộ gia đình thường
dựa vào tài nguyên rừng làm nguồn lương thực chính yếu quanh
năm và thu nhập kinh tế. Khai thác mật ong rừng, song mây và hái lá
thuốc là ba hoạt động quan trọng nhất tạo ra thu nhập bằng tiền. Các
nhóm dân tộc thiểu số thường xuyên nhận được trợ cấp gạo hàng
năm từ hợp đồng bảo vệ rừng theo Chương trình 661.
Hệ thống sinh kế đang chịu áp lực nặng nề do dân số tăng cao, độ
màu mỡ của đất đai từ trung bình đến cằn cỗi cũng như hạn chế đất
đai dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp nói chung, và càng trầm
trọng khi Vùng du lịch sinh thái quốc gia hình thành.
Hiện trạng trong toàn vùng chỉ có 01 đô thị là Kon Plông, mới được
hình thành từ khi tách huyện là trung tâm huyện lỵ. Phát triển ở quy
mô nhỏ cấp độ tương đương đô thị. Ngoài ra là các trung tâm xã.
Dân cư ở rải rác trong khu vực: có 9 xã với 89 thôn, 117 làng
28
2.6. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch
2.6.1. Tiềm năng du lịch
Thế mạnh vượt trội của Kon Plông trước hết là rừng, độ che phủ của
rừng đạt gần 75% tổng diện tích tự nhiên, cao nhất toàn quốc, ở đây
còn giữ nét đặc thù của hệ động, thực vật nhiệt đới quý hiếm, là điều
kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với
nghiên cứu khoa học. Măng Đen có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
để phát triển du lịch sinh thái.
a/ Khí hậu
Măng Đen nằm ở độ cao trung bình từ 1.000 – 1.200m so với mặt
nước biển và nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
quanh năm mát mẻ, với nhiệt độ cả năm giao động từ 18-20 độ C.
Đây là một lợi thế lớn trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng trong
vùng nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm.
b/Điều kiện tự nhiên và cảnh quan
Măng Đen hầu như còn nguyên sơ về cảnh quan tự nhiên. Vùng
rừng nguyên sinh rộng hơn 100.000 ha lưu giữ nhiều loại cây cổ thụ,
những loại gỗ quý hiếm như thông đỏ, pơ mu và những loại dược
liệu như trầm dó, quế; những loài động vật hoang dã như trăn, sơn
dương, nhím, v.v.. Bên cạnh đó có khoảng 4.000 ha rừng thông đỏ
được trồng trong những năm 80 tạo nên một nét tương đồng với Đà
Lạt trên vùng Tây Nguyên. Đặc điểm nổi trội của Măng Đen so sánh
với Đà Lạt và Sa Pa chính là quy mô cây xanh – rừng già.
Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ, dòng sông Đắk
Sơ Nghé với nhiều suối nhỏ, phong lan tự nhiên hai bên bờ, nhiều hồ
nước như hồ Toong Đăm, Toong Zơ Ri, Tông Pô, các thác đá trong
xanh như Đăk Ke, Pa Sĩ... và các thác nước cùng suối hồ có cảnh
quan đẹp khác tại xã Hiếu, Măng Buk... đã tạo nên những nét thơ
mộng, kỳ ảo cho thiên nhiên vùng Măng Đen.
Một trong những điểm di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen, xã
Măng Cảnh, huyện Kon Plông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
công nhận tại Quyết định số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày
13/04/2000.
c/ Các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch và đời sống
Kinh tế của khu vực Măng Đen chưa phát triển, chủ yếu là nông,
lâm nghiệp, tự cung tự cấp. Tuy nhiên với đặc thù của khí hậu và
điều kiện tự nhiên, khu vực Măng Đen đang có khả năng cung cấp
nhiều sản phẩm cho ngành du lịch như:
29
- Sản phẩm sâm Ngọc Linh có giá trị lớn về y, dược, từ lâu đời đã
được người dân Xê Đăng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra còn có các
nguồn suối nước nóng tại xã Đăk Nên, xã Ngọc Tem cũng có tác
dụng chữa bệnh rất tốt.
- Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi dưới tán rừng.
- Các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp với điều kiện tự nhiên, sinh
thái, thổ nhưỡng ở xã Măng Cành và Đăk Long. Đặc biệt là các loại
hoa như cúc, xa lem, cẩm chướng, hồng, baby, địa lan, hoa ly; một
số loại rau củ (khoai tây, ớt ngọt, bí ngồi, súp lơ, đậu Hà Lan..), một
số cây ăn quả (hồng, vải, nhãn...), khi trồng thử nghiệm đều sinh
trưởng và phát triển tốt; rau, hoa đều có màu sắc, chất lượng và năng
suất tương tự như trồng ở Đà Lạt.
- Sản phẩm cá hồi, cá tầm đang được nuôi với quy mô công nghiệp
tại xã Hiếu, xã Măng Cành. Dự kiến các dự án tại 2 xã này có thể sản
xuất khoảng 120 tấn cá hồi thương phẩm/ năm và 20 tấn cá tầm cung
cấp cho thị trường trong và ngoài khu vực.
d/ Tiềm năng văn hóa nhân văn
Trong khu vực quy hoạch có 9 xã, dân số đến cuối năm 2005 là
16.450 người, trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, mật độ
dân số 12 người/km2.
Có nhiều dân tộc và văn hóa đa dạng, phong phú. Vùng thiên nhiên
còn nguyên nét hoang sơ này là nơi cư trú của gần 20.000 cư dân
thuộc 5 dân tộc anh em là Xê Đăng, Kờ Dong, Mơ Nâm, Hrê và
Kinh, với phong tục tập quán văn hoá đậm chất cao nguyên.
Các làng như Kon Tu Ran, Kon Vong, Kon Sut, Kon Ke, Kon Chốt,
Đăk Sô, v.v... thuộc huyện Kon Plông đã được phép cho du khách
được nghỉ qua đêm trong chương trình du lịch cộng đồng của tỉnh
Kon Tum.
Trung tâm Măng Đen có khá nhiều di tích lịch sử và tôn giáo.
- Về di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Măng Đen: Đây là cụm
cứ điểm M11(đồn A), M12, sân bay Măng Đen, đài tưởng niệm
Chiến thắng Măng Đen.
- Về tôn giáo tín ngưỡng: Tượng Đức Mẹ Maria sẽ là “điểm hành
hương” của rất nhiều người, đang thu hút một lượng khách du lịch
đáng kể.
30
e/ Cơ chế và chính sách
* Cấp Chính phủ
Chính phủ đã có một số chỉ đạo về phát triển khu du lịch sinh thái
Măng Đen, mới đây nhất là Thông báo số 35/TV-VPCP ngày 05
tháng 02 năm 2009 của văn phòng Chính Phủ, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã giao cho Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch bổ sung khu
du lịch Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch
quốc gia.
* Cấp tỉnh Kon Tum, huyện Kon Plông
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Kon Tum, Măng Đen là 1 trong 3 vùng kinh tế lớn của tỉnh đó là
vùng kinh tế tổng hợp Kon Tum, vùng kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ
Y và vùng du lịch sinh thái Măng Đen.
Nghị quyết số: 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của
HĐND tỉnh Kon Tum về phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020 đã xác định
“Trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn với Đô thị du lịch sinh
thái Măng Đen – Vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh”
Từ nhiều năm nay, lãnh đạo tỉnh Kon Tum cùng các ngành và
UBND huyện Kon Plông đã có rất nhiều nỗ lực từ nhiều góc độ khác
nhau để phát triển du lịch, đặc biệt là kêu gọi tiếp thị đầu tư để thu
hút nhiều dự án phát triển du lịch.
2.6.2. Các điểm tài nguyên du lịch chính
- Rừng thông quy mô 4000 ha: Thuộc khu vực xã Đắk Long và đô
thị là những khu đồi thông già có quan cảnh đẹp trên những đồi bát
úp thấp. Nơi đây đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho
loại hình cắm trại, picnic.
- Thác Pa Sĩ: Thuộc xã Đắk Long, thác đổ xuống với chiều cao 70m.
Có một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách thăm
quan. Từ thác Pa Sĩ đến khu đồi thông tương đối gần, đường đi
thuận tiện, do vậy giữa đồi thông và thác nước sẽ tạo thành một tour
du lịch.
- Thác Đắke, thác Lô Ba: thuốc xã Đắk Long cũng gần khu vực thác
Pa Sĩ tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn.
- Hang đá thôn Kon Du, xã Măng Cành: Nằm phía Đông xã Măng
Cành, đi theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những cánh rừng
già sẽ tới cửa hang. Bên trong động rất rộng có thể chứa được một số
31
lượng lớn người. Hang này là một di tích lịch sử trong công cuộc
chống Mỹ của Tây Nguyên.
- Hệ thống suối nước khoáng: Hệ thống suối nước nóng của Măng
Đen có khả năng hình thành các điểm du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh
hấp dẫn với cảnh quan đẹp, văn hóa thiểu số và nguồn nước khoáng
nóng, các suối nước khoáng có khả năng khai thác phục vụ du lịch
bao gồm: suối nước khoáng bản Đắc Nên; suối nước khoáng Ngọc
Tem.
- Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Măng Đen:
Đây là cụm cứ điểm M11(đồn A), M12, sân bay Măng Đen, đài
tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen. Di tích lịch sử chiến thắng
Măng Bút: Di tích còn lại là sân bay dã chiến Măng Đen của Pháp,
sân bay quân sự Măng Bút của Mỹ, hầm thông tin hầm chỉ huy và
các hào xung quanh.
- Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống còn
lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống, có thể khai thác để
tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: Thôn Tu Rằng, Vi
Glowng, Kon Pring, Vi Kờ Oa, Vi Ô Lắc,... Các làng như Kon Tu
Ran, Kon Vong, Kon Sut, Kon Ke, Kon Chốt, Đăk Sô, v.v... thuộc
huyện Kon Plông đã được phép cho du khách được nghỉ qua đêm
trong chương trình du lịch cộng đồng của tỉnh Kon Tum.
- Điểm tôn giáo tín ngưỡng: Tượng Đức Mẹ Maria sẽ là “điểm hành
hương” của rất nhiều người, đang thu hút một lượng khách du lịch
đáng kể.
2.6.3. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Măng Đen được phân bố tập trung theo 3 khu vực
chính với những điểm mạnh và hạn chế khác nhau:
a) Khu vực đô thị Kon Plông và phụ cận
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở vị trí trung tâm
thuận lợi cho việc kết nối với các khu vực khác đồng thời thuận tiện
cho việc phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch đa dạng và tập
trung đặc biệt các đặc trưng như khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc
thiểu số...;
- Hạn chế chính của khu vực là chưa có quy hoạch khai thác hiệu
quả của một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia...
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn
hóa; du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; vui chơi giải trí; thể
thao; du lịch sinh thái; tham quan DTLS; du lịch cuối tuần...
32
b) Khu vực phía Đông
Nằm ở phía Đông huyện gồm địa giới các xã Hiếu, Pờ Ê, Ngọc Tem.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở các đặc trưng văn
hóa dân tộc thiểu số; cảnh quan rừng núi; hệ thống suối nước
khoáng...
- Hạn chế chính của khu vực do hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát
triển, trình độ dân cư thấp.
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn
hóa; du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái; du
lịch mạo hiểm; du lịch cuối tuần...
c) Khu vực phía Bắc
Nằm ở phía Bắc huyện, thuộc địa bàn các xã Đăk Tăng, Măng Bút,
Đăk Ring, Đăk Nên.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực bao gồm Hệ sinh thái đa
dạng, Cảnh quan núi rừng hùng vĩ, Di tích sân bay, Suối khoáng
nóng...
- Hạn chế của khu vực do hệ thống Hạ tầng kém phát triển; Chưa có
công trình dịch vụ phù hợp; Trình độ dân trí thấp.
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch cuối tuần, du lịch văn
hóa dân tộc, du lịch mạo hiểm.
2.7. Một số vấn đề liên quan đến khai thác du lịch tại
Măng Đen
a) Một số khái niệm về du lịch sinh thái
Để khai thác Măng Đen có hiệu quả và phù hợp, việc nghiên cứu,
xem xét về loại hình du lịch sinh thái là hết sức cần thiết. Một số
khái niệm về du lịch sinh thái quan trọng, thích hợp với Măng Đen
được trích từ bài viết “Thử bàn về du lịch sinh thái” của TS. Trương
Văn Quảng như sau:
Ngày nay, du lịch sinh thái (Ecotuorism) là loại hình du lịch đang có
xu hướng phát triển nhanh trên thế giới. Đây là loại hình du lịch dựa
vào tự nhiên và văn hóa bản địa với các mục tiêu góp phần bảo tồn
tự nhiên, môi trường, bản sắc văn hóa trong đó vai trò tham gia của
cộng đồng là rất quan trọng.
33
Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), du lịch dựa vào thiên nhiên
(Nature – Besed Tourism), du lịch môi trường (Environmental
Tourism), du lịch đặc thù (Particular Tourism), du lịch xanh (Green
Tourism), du lịch thám hiểm (Adventure Tourism), du lịch bản xứ
(Indigenous Tourism)...
Những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa du lịch sinh thái đã
được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) xác định: bao gồm tất cả
những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục địch chính
của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những
giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó; phải bao gồm
những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường; hạn chế đến
mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã
hội; đồng thời phải có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên...
Ở Việt Nam định nghĩa du lịch sinh thái được hiểu là "loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".
Du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở các nước phát triển là
một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng. Chỉ tỉnh riêng hệ
thống vườn quốc gia ở Mỹ, ở Canada hàng năm cũng thu được hàng
chục tỉ USD. Đối với nhiều nước đang phát triển, du lịch sinh thái
đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngoại tệ cho quốc gia. Tổ
chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá lượng khách du lịch quốc tế
đến với du lịch sinh thái có xu hướng ngày càng tăng...
Theo Tạp chí Travel and Leisure thì có 5 yếu tố chính quan trọng
quyết định sự thành công của các khu du lịch nói chung, du lịch sinh
thái nói riêng.
Tiêu chí thứ nhất và là tiêu chí hàng đầu là tiềm năng cảnh quan (bao
gồm cả cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo). Những cảnh
quan thiên nhiên có giá trị cao và đặc sắc là những kì quan/di sản
thiên nhiên như Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng (Việt Nam),
núi lửa ở đảo Maui, hay những hệ sinh thái ở quần đảo Galapagos...
Hoặc là những cảnh quan vừa đẹp vừa có giá trị sinh thái cao tuy
chưa hẳn là loại kỳ quan, đó là những rạn san hô lớn ở Vịnh Nha
Trang, Côn Đảo, Phú Quốc (Việt Nam), rừng nhiệt đới ở quần đảo
Madagasca, với những hệ động thực vật hết sức phong phú và cảnh
quan đặc trưng. Hoặc là loại cảnh quan tương đối đẹp, đa dạng, kết
hợp phong cảnh với hệ sinh thái tuy không thật giàu có nhưng cũng
có những điểm đặc biệt, cần bảo tồn. Ngoài cảnh quan thiên nhiên
có một số cảnh quan nhân tạo như những ruộng bậc thang ở Sa Pa
34
(Việt Nam), Bali (Indonesia) những rừng ô liu ở Địa Trung Hải,
những cánh đồng hoa ở Đà Lạt (Việt Nam) v.v...
Tiêu chí thứ 2 là yếu tố văn hóa – nghệ thuật. Một mặt người ta xét
đến những yếu tố vật thể như các công trình kiến trúc (đến đài, miếu
mạo, nhà cửa...), mặt khác là yếu tố văn hóa phi vật thể như truyền
thuyết, lễ hội, nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình, văn thơ v.v...) Ví dụ
như di sản Vạn lý trường thành, Thập tam lăng (Trung Quốc), cố đô
Huế, Côn Đảo (Việt Nam)...
Tiêu chí thứ ba là hệ thống dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng,
thương mại, vui chơi giải trí... Có rất nhiều thể loại dịch vụ du lịch
với nhiều phong cách khách nhau, đẳng cấp và mức gia khác nhau
dành cho nhiều đối tượng (đảo Monaco, Macao/Trung Quốc, Nha
Trang, Mũi Né/Việt Nam...)
Tiêu chí thứ tư là phẩm chất cư dân, trong đó sắc thái bản địa là yếu
tố quan trọng (đây cũng là yếu tố văn hóa phi vật thể). Có những nơi
mà người dân bản địa có phong cách sống, từ ăn mặc đến đi đứng,
giao tiếp rất đặc biệt tạo ra được bản sắc du lịch riêng như Sa Pa,
Bắc Hà (Việt Nam), Hawaii (Hoa Kì)...
Tiêu chí cuối cùng là giá trị đồng tiền, hay sự hấp dẫn mua sắm.
Thông thường giá cả càng hấp dẫn du khách nhưng ít mang lợi cho
cộng đồng. Điều quan trọng hơn giá cả là sự ổn định và tính lưu
chuyển dễ dàng (Langkawi/Malaysia...).
b) Tiêu chí cho một khu du lịch quốc gia
Theo quy định tại khoản 1, điều 23 Luật Du lịch 2005 và Nghị định
số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Du lịch, khu du lịch được công nhận là
khu du lịch Quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan
thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần
thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với
cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện
tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, có
khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một
năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp
với đặc điểm của khu du lịch
35
c) Một số căn cứ pháp lý cơ bản cho việc khai thác rừng vào hoạt
động du lịch
Để có thể khai thác và phát triển Măng Đen một nơi có tỷ lệ rừng
phòng hộ và rừng sản xuất chiếm phần lớn diện tích đất thì việc
nghiên cứu về quy định của pháp luật liên quan đến khai thác các
loại rừng nói trên là hết sức cần thiết.
Một số quy định của pháp luật liên quan đến khai thác rừng phòng
hộ và rừng sản xuất được nghiên cứu áp dụng trong khu vực huyện
Kong Plông như sau:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tại Điều 55 “Kinh doanh
cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng” quy định:
“Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh
quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng và phải đảm bảo:
Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng
sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ
của khu rừng;
Phải đảm bảo an toàn và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát của Ban quản lý khu rừng;
Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong
khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch;
Chủ rừng phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng dự án đã được
phê duyệt.”
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng, tại Điều 33 “Các hoạt
động khác trong rừng phòng hộ” và tại Điều 42 “Các hoạt động khác
trong rừng sản xuất” quy định:
+ “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong việc kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tỷ lệ diện tích đất được
xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong
rừng phòng hộ”
+ “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân
khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho
thuê; Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng sản
36
xuất không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tỷ lệ diện tích đất được
xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong
rừng sản xuất.”
- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hướng dẫn thực hiện một
số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ”:
+ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, được mở các đường trục chính,
xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ
các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình
hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng
diện tích được thuê môi trường rừng đối với diện tích thuê từ 50 ha
trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây
dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại
được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích
thuê lớn hơn 50 hecta, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích
được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây
dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại
được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Trong phần diện
tích được thuê, các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản
đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo. Phải
đảm bảo rừng phòng hộ đầu nguồn tạo thành vùng tập trung, có cấu
trúc hỗn loài, nhiều tầng tán, có độ tàn che từ 0,6 trở lên, đảm bảo
các chức năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói
mòn của rừng đầu nguồn.
+ Đối với rừng sản xuất, tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công
trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục
vụ du lịch.
- Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội Khóa
12 về “Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết
định chủ trương đầu tư” quy định: Các dự án, công trình đầu tư có
nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ 50 hecta trở lên đối với
rừng đặc dụng, 50 hecta trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn và
1.000 hecta trở lên đối với rừng sản xuất phải trình Quốc hội quyết
định cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất.
- Các hồ đập thủy điện: trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án thủy
điện vừa và nhỏ đang và đã đầu tư xây dựng. Hiện nay có 01 công
trình thủy điện ĐakPone đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng
công suất là 15,6 MW, 01 công trình thủy điện KonTum Thượng
nằm tại 03 xã: Đak tăng, Măng Buk và Ngọc Tem đang triển khai
xây dựng với tổng công suất 220 MW, 04 công trình đang xin giấy
37
phép đầu tư, 06 công trình đang lập dự án đầu tư với tổng công suất
120 MW và 04 công trình đang xin chủ trương đầu tư với tổng công
suất 4,2 MW. Cần rà soát, cập nhật các dự án, tránh làm ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái và nghiên cứu khai thác các mặt hồ làm du
lịch.
2.8. Bối cảnh chung tác động đến phát triển du lịch của
Măng Đen
2.8.1. Số lượng du khách1
Việt Nam đang trở thành một điểm đến du lịch toàn cầu với ngành
công nghiệp du lịch phát triển và trưởng thành nhanh chóng. Năm
1998, có khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Kể từ
đó, số lượng du khách tăng gần gấp đôi lên đến 4,2 triệu trong năm
2008 (xem hình 4) và Tổng cục Du lịch ước tính năm 2010 sẽ đạt
khoảng 4,6 triệu. Trong mười năm qua, tỉ lệ tăng trưởng bình quân
lượng khách hàng năm khoảng 18%. Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy
tỉ lệ tăng trưởng sút giảm trong những năm gần đây. Tỉ lệ tăng
trưởng hàng năm trong năm qua (2007-2008) khoảng hai phần trăm.
Cuộc khủng hoảng tài chính cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến lượng
du khách quốc tế đến Việt Nam. Lượng khách quốc tế trong năm
2009 đạt 3.772.359 khách, tức thấp hơn 10,9% so với năm 2008.
Biểu đồ lượng khách quốc tế đến Việt Nam
2.8.2. Phân tích thị trường quốc tế2
Năm 2009, 2.226.440 du khách quốc tế (gần 60% tổng lượng khách)
vào Việt Nam với mục đích du lịch, chủ yếu là để khám phá văn hóa
và cảnh quan đất nước. Việt Nam đang ngày càng trở nên quen
thuộc với khách doanh nhân (783.139 bằng 99,8% so với năm
2008). Khoảng 517.703 du khách quốc tế (13,7% tổng lượng khách)
du lịch đến Việt Nam để thăm bạn bè và người thân và 245.077
(6,49%) với mục đích khác. Có thể phần lớn du khách đó là 'Việt
Kiều' - người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Du khách quốc tế
khác đang có xu hướng tăng bao gồm sinh viên sang học ngôn ngữ,
1
Nguồn: Thống kê Du khách của TCDL VN năm 2009
2
Nguồn: Thống kê Du khách của TCDL VN năm 2009
38
văn hóa và lịch sử, thông qua các chương trình giao lưu văn hóa,
hoặc chương trình liên kết giữa các trường.
Thị trường Trung Quốc (không kể Đài Loan), chiếm tỉ lệ cao nhất
lượng khách đến Việt Nam, với 527.610 du khách, khoảng 14 %
tổng số lượng khách. Trung Quốc có mức tăng trưởng kinh tế rất
mạnh trong những năm gần đây, vì vậy đi mua sắm và du lịch ngày
càng nhiều hơn và miền Bắc Việt Nam trở thành điểm đến được ưa
chuộng. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc thường được coi là thị
trường du lịch giá rẻ và đại chúng. Mỹ là thị trường lớn thứ hai với
403.930 du khách. Những thị trường quan trọng khác bao gồm Hàn
Quốc (362.115 khách), Nhật Bản (359.231 khách) và các nước
phương Tây khác như Úc, Pháp, Đức và Canada. Các thị trường khá
giả và quan trọng ở châu Á bao gồm Đài Loan (271.643), Malaysia
(166.284 khách), Thái Lan (152.633 khách) và Singapore (114.404
khách).
Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đến Việt Nam khoảng
chín ngày. Hầu hết các tuyến du lịch tổ chức đi khắp đất nước trong
vòng 4 đến 7 ngày khám phá các điểm du lịch chính của Việt Nam.
Hầu hết du khách Bắc Mỹ và châu Âu có xu hướng ở lại lâu hơn so
với các du khách châu Á.
2.8.3. Phân tích thị trường nội địa
Việt Nam có thị trường du lịch nội địa sôi động và phát triển nhanh
chóng. Người Việt chính thức có mười hai ngày nghỉ phép hàng
năm và chín ngày nghỉ lễ. Việc đi nghỉ phép hàng năm đã trở nên
ngày càng phổ biến và ước tính số người Việt Nam đi nghỉ đã tăng
từ 11% dân số vào năm 1999 lên 24% vào năm 2004. Yếu tố chính
cho sự tăng trưởng du lịch nội địa là thu nhập tăng lên, tầng lớp
trung lưu ngày càng nhiều và những thay đổi hành vi xã hội.
Đa số các chuyến đi trong nước có xu hướng ngắn, từ một đến ba
ngày, và thời gian cao điểm là trong dịp Tết, ngày lễ và nghỉ hè. Du
lịch biển và du lịch lễ hội khá phổ biến đối với người Việt.
Năm 2006, du khách trong nước chiếm 18 triệu lượt và dự kiến 25
triệu lượt vào năm 2010. Người ta ước tính rằng một khách du lịch
trong nước chi tiêu từ 30 USD đến 80 USD cho mỗi chuyến đi. Tổng
mức chi tiêu trong nước có thể xấp xỉ 1,4 tỉ USD mỗi năm. Về hình
thức, đi du lịch đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất đối với du lịch trong
nước.
39
2.8.4. Kinh tế và việc làm3
Công nghiệp du lịch đem lại nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.
Ngành du lịch đóng góp trực tiếp khoảng 4 tỷ USD hay 3,8% trong
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của
ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm.
Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và
36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt
10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số
390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao.
Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế
và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch
đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số
580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5.
Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Dự kiến đến năm 2015 ngành du lịch tạo ra 2,2 triệu việc làm trong
đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Đến năm 2020 sẽ có
khoảng gần 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp
du lịch.
2.8.5. Sản phẩm du lịch Việt Nam và các vùng du lịch
Sản phẩm du lịch Việt Nam gắn bó mật thiết với di sản văn hóa và
thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Việt Nam hữu tình và
thường rất độc đáo, với 2 Di sản thiên nhiên thế giới xứng đáng
được UNESCO công nhận, đó là Vịnh Hạ Long và VQG PNKB.
Việt Nam có phong tục tập quán hết sức phong phú tiêu biểu cho 54
dân tộc thiểu số, và lối sống đa dạng của dân tộc Kinh. Những đặc
điểm văn hóa đặc trưng và độc đáo này đã được công nhận bằng 3
Di sản Văn hóa Thế giới bao gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế, Phố
cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra hai Di sản Văn hóa Phi
vật thể khác được công nhận đó là Nhã nhạc Cung đình Huế và Văn
hóa Cồng chiêng của các dân tộc thiểu số Tây nguyên.
Chiến lược Phát triển Du lịch của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030 tại quyết định sô 2437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
phân 07 Vùng Phát triển Du lịch mang hình thái sản phẩm du lịch
tương ứng trên cả nước:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.
3
Quyết định phê duyệt số 2473/QĐ-TTg về chiến lược phát triển DLVN đến 2020 và tầm nhìn đến
2030.
40
Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm
hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành
phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định,
Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh
biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và
các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du
lịch MICE.
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng:
Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du
lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ
dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch
văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây
Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh.
Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu
văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước
miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
2.8.6. Các luồng du khách
Các luồng du khách vào Việt Nam đã được xác lập và có thể dự báo
được, đặc biệt là khách quốc tế. Ước tính có khoảng 45% khách
quốc tế nhập cảnh phía Nam thông qua cửa ngõ TP HCM và khoảng
40% nhập cảnh phía Bắc thông qua cửa ngõ Hà Nội. Chỉ có khoảng
15% du khách vào miền Trung Việt Nam.
Các luồng du khách quốc tế trọng điểm trong phạm vi Việt Nam là
từ hai thành phố lớn - Hà Nội là trung tâm để đến các điểm du lịch
như Sapa hay Vịnh Hạ Long, trong khi TP.HCM là trung tâm ở phía
41
nam cho các tuyến Nha Trang và Đồng bằng sông Cửu Long. Không
có luồng du khách nào được phân định một cách rõ ràng.
Luồng du khách nội địa chủ yếu là theo vùng nhưng thường bắt
nguồn từ hai trung tâm đô thị lớn là Hà Nội và TP. HCM.
Bên cạnh luồng du khách chính còn có một số các tuyến du lịch.
Đường bay giữa các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
hiện khá tốt. Ngày càng có nhiều thành phố tỉnh lỵ quan trọng có
đường bay đến. Ví dụ, Đồng Hới có chuyến bay thường xuyên đi Hà
Nội và TP.HCM. Điều này làm cho các tỉnh của Việt Nam ngày
càng dễ đến và chắc chắn sẽ thay đổi một số luồng du khách giữa
các trung tâm lớn.
Tuy nhiên phần lớn các luồng du khách xuyên Việt đi tàu hỏa hoặc
đường bộ. Hệ thống đường sắt Việt Nam nối liền các trung tâm lớn
kể cả các khu vực tỉnh lỵ nằm trực tiếp dọc trên tuyến. Hệ thống giao
thông đường bộ vẫn còn yếu kém, nhưng hệ thống đường Quốc lộ
cũng kết nối các thành phố tỉnh lỵ chính và các trung tâm lớn. Quốc
lộ 1 kéo dài từ Bắc vào Nam dọc ven biển. Ngoài ra, đường Hồ Chí
Minh chạy qua các khu vực nông thôn sâu trong đất liền.
Tỉnh Kon Tum và khu vực Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng
Đen được kết nối chiến lược với luồng du khách lớn ở Việt Nam,
đặc biệt là du khách đi từ Tp HCM ra hoặc Đà Nẵng vào. Với việc đi
lại dễ dàng và ngày càng được biết đến nhiều hơn, tỉnh Kon Tum và
khu vực Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen ngày càng được
kết nối với luồng du khách lớn hiện nay.
2.8.10. Mối tương quan trong Tiểu vùng Mê-kông mở rộng4
Việt Nam nằm trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, bao gồm
Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, và Trung Quốc. Ngoài ra,
Việt Nam có chung đường biên giới với Lào, Campuchia, và Trung
Quốc, là cơ sở cho phát triển kinh tế và luồng khách du lịch. Du lịch
trong Tiểu vùng sông Mê Kông là khá lớn. Năm 1998, khu vực Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng đã đón khoảng 12 triệu du khách kể cả
thăm viếng qua lại biên giới. Năm 2008 lượng du khách tăng lên
trên 25 triệu du khách và thăm viếng qua lại biên giới. Dự kiến đến
năm 2020 sẽ có khoảng 46 đến 52 triệu khách vào Tiểu vùng sông
Mê Kông mở rộng.
Ngành du lịch đã được đưa vào là một trong những nội dung trọng
điểm của Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng sông Mê-kông
mở rộng của ADB. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của ngành du
4
Số liệu chính và bản đồ trích từ Chiến lược Du lịch tiểu vùng Mê-kông của PATA và MTCO.
42
lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn nguồn tài nguyên
thiên nhiên và di sản văn hoá. Năm 2005, Chiến lược Du lịch Tiểu
vùng sông Mê-kông mở rộng đã được soạn thảo nhằm hướng dẫn
phát triển du lịch bền vững trong khu vực giai đoạn 2006-2020.
Chiến lược du lịch Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng được thực
hiện thông qua các dự án và chương trình dưới sự điều hành của Văn
phòng Điều phối Du lịch Mê-kông (MTCO). Các dự án và chương
trình bao gồm các dự án hạ tầng cơ sở cho đến chương trình phát
triển nguồn nhân lực.
Cách tiếp cận trong quy hoạch Chiến lược du lịch Tiểu vùng sông
Mê-kông mở rộng xác định 13 khu vực ưu tiên du lịch
Tỉnh Kon Tum và Khu vực Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng
Đen nằm trong Hành lang Kinh tế Du lịch Đông Tây. Đây là một
hành lang phát triển kinh tế rất quan trọng của Tiểu vùng sông
Mê-kông mở rộng vì nó nối liền ba nước - Thái Lan, Lào và Việt
Nam.
Khu vực Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen còn có cửa khẩu
Bờ Y, đây là điểm tiếp nhận luồng khách du lịch trực tiếp đến từ Lào
và Thái Lan là cơ hội cho hoạt động thương mại qua biên giới thông
qua Hành lang kinh tế du lịch Đông Tây.
2.9. Lợi thế và thách thức đối với phát triển du lịch sinh
thái
Điểm mạnh và cơ hội phát triển du lịch bền vững tại Vùng du
lịch sinh thái Măng Đen
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen được Thủ tướng Chính phủ đưa
vào vùng du lịch sinh thái quốc gia.
Môi trường tương đối chưa bị ảnh hưởng và có phong cảnh đẹp.
Khu vực có nhiều tài nguyên du lịch - tự nhiên, văn hóa và lịch sử.
Dân cư hầu như còn giữ được lối sống, sinh hoạt và tập tục truyền
thống.
Chính phủ và địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững.
Thu hút nhiều nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực này đầy đủ
cho phát triển du lịch, có sân bay taxi (đã được Chính phủ cho
phép đầu tư).
Khu vực hầu như tránh được việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô
lớn mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt
là các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử và của khu vực.
43
Những khó khăn và đe dọa đối với phát triển du lịch bền vững ở
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen
Thiếu hoặc chưa có quy hoạch thống nhất ở các cấp: cấp tỉnh, cấp
vùng, cấp huyện và các điểm du lịch cụ thể.
Các điểm thu hút khách du lịch chất lượng tương đối thấp và thiếu.
Thiếu hoạt động du lịch có chất lượng.
Thiếu các hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp có trụ sở ở
Kon Tum. Hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch là tự phát và
thiếu quy hoạch dài hạn và điều phối.
Thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu trú chất lượng theo tiêu
chuẩn
Các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém như trung tâm thông tin,
nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí
Thời gian lưu trú tương đối ngắn.
Tính thời vụ cao.
Mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp – ít lựa chọn để du khách chi
tiêu.
Nền tảng phân khúc thị trường chủ yếu khá hạn hẹp, cần đa dạng
hơn.
Trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung thấp, đặc biệt là
trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch.
Thiếu hoặc chưa có sự hỗ trợ để cộng đồng địa phương tham gia
vào lĩnh vực du lịch. Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về
phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa vào cộng đồng còn
kém phát triển.
Trách nhiệm và hợp tác phát triển du lịch giữa các cơ quan quốc gia
và cấp tỉnh, cộng đồng và khu vực tư nhân còn thấp và chưa đầy đủ.
Thiếu các mặt hàng thủ công có chất lượng cũng như những sản
phẩm lưu niệm khác.
Thiếu nhận thức hoặc thiếu quan tâm về phát triển du lịch bền
vững.
44
2.10. Các vấn đề và giải pháp phát triển du lịch bền vững
cho Măng Đen
Lĩnh vực |
Các vấn đề phát triển
quan trọng |
Các giải pháp |
Quy
hoạch và
phát
triển bền
vững |
- Thiếu quy hoạch để đầu
tư, quản lý đầu tư có hiệu
quả và kiểm soát phát triển.
- Thiếu hoặc chưa có các
quy định, cơ chế và chính
sách cho phát triển đầu tư
xây dựng. |
- Việc lập quy hoạch xây dựng
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen
sẽ tạo ra một kế hoạch tổng hợp
và phương thức quản lý để phát
triển.
- Xây dựng các quy chế quản lý
xây dựng đảm bảo phát triển ổn
định và phát huy giá trị thiên
nhiên. |
Phát
triển sản
phẩm du
lịch |
- Các điểm thu hút khách
du lịch chất lượng tương đối
thấp và thiếu.
- Thiếu hoạt động du lịch
có chất lượng.
- Nhìn chung các sản
phẩm du lịch kém đa dạng.
- Chưa có hoặc thiếu sự
tham gia và gắn kết của
cộng đồng địa phương.
- Các sản phẩm hiện tại
của khu vực vẫn chưa đặc
trưng và độc đáo.
- Thiếu chiến lược phát
triển sản phẩm toàn diện. |
- Đánh giá các điểm tham quan
du lịch và đánh giá tính khả thi
của việc phát triển hoạt động du
lịch và các điểm thu hút du
khách.
- Chuẩn bị một chiến lược phát
triển sản phẩm du lịch.
- Chú trọng phát triển sản phẩm
du lịch dựa trên mục tiêu về chất
lượng chứ không phải số lượng.
- Đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch hiện có tùy theo thị trường
khách du lịch.
- Thu hút cộng đồng địa
phương phát triển các hoạt động
du lịch dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường nhận thức về
phát triển sản phẩm du lịch của
các cấp chính quyền và thiết lập
các quy định và chính sách để
giám sát các hoạt động du lịch và
các điểm du lịch. |
Quản lý
môi
trường |
- Thiếu tiêu chuẩn để đảm
bảo việc quản lý môi trường.
- Thiếu nhận thức.
- Thiếu một hệ thống quản
lý môi trường.
- Thiếu biểu mẫu cần thiết
để giám sát và đánh giá. |
- Đánh giá nhu cầu quản lý môi
trường cho đầu tư du lịch.
- Tăng cường quy định và
chính sách liên quan đến đánh
giá tác động môi trường trong
đầu tư du lịch.
- Bất kỳ nhu cầu phát triển du
lịch nào góp phần vào mục tiêu
bảo tồn khu vực.
- Thường xuyên theo dõi và
đánh giá quy trình quản lý môi
trường.
- Tổ chức Hội thảo/hội nghị về
“du lịch bền vững” dành cho cộng
đồng và các đối tượng liên quan |
45
Lĩnh vực |
Các vấn đề phát triển
quan trọng |
Các giải pháp |
Phát
triển hạ
tầng du
lịch bền
vững |
- Thiếu quy hoạch và
chiến lược toàn diện về phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch
bền vững.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
còn yếu hoặc thiếu.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
chắp vá. |
- Xây dựng và triển khai quy
hoạch và chiến lược hạ tầng du
lịch bền vững
- Quy định khu vực cụ thể cho
các dự án hạ tầng.
- |
Việc làm
và giảm
nghèo |
- Thiếu nhận thức và đánh
giá đúng về tiềm năng và cơ
hội để hỗ trợ giảm nghèo
thông qua phát triển du lịch
địa phương. |
- Đưa cộng đồng địa phương
vào trong quy hoạch du lịch.
- Thu hút cộng đồng để phát
triển các hoạt động du lịch dựa
vào cộng đồng.
- Tạo nhận thức về du lịch trong
các cộng đồng liên quan
- Xây dựng một cơ chế hỗ trợ
các cộng đồng trong phát triển du
lịch. |
III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG MĂNG ĐEN
3.1. Những mục tiêu và quan điểm phát triển
3.1.1. Tầm nhìn
Xây dựng Măng Đen trở thành Vùng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
hấp dẫn của Quốc gia.
3.1.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển
Trên cơ sở thực trạng và vấn đề phát triển du lịch, các giải pháp cũng
như bối cảnh chung của khu vực vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
những mục tiêu chiến lược sau đây là cơ sở cho việc xây dựng phát
triển du lịch bền vững tại Măng Đen:
1). Xây dựng Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn,
giầu bản sắc, là trung tâm dịch vụ, du lịch cao cấp:
+ Phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa là vấn đề mấu chốt. Mọi
phát triển du lịch trong khu vực phải góp phần vào việc bảo tồn, phát
huy các giá trị tự nhiên, văn hóa và nhân văn của khu vực.
+Xây dựng hệ thống sản phẩm và cơ sở du lịch đa dạng, đặc sắc,
chất lượng cao bao gồm những điểm tham quan, sản phẩm và dịch
vụ chất lượng.
46
2). Xây dựng Măng Đen trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, đa
dạng sinh học, phát triển bền vững:
+ Phân vùng bảo tồn tự nhiên và kiểm soát phát triển.
+ Cải thiện đời sống của người dân địa phương là những ưu tiên. Hỗ
trợ và nâng cao trình độ để người dân tham gia vào du lịch,bảo tồn
3). Xây dựng phát triển hạ tầng toàn diện:
+ Kết nối tốt với các trung tâm kinh tế lớn. Liên kết tốt giữa đô thị
trung tâm dịch vụ, du lịch Kon Plông với các trung tâm du lịch trong
vùng và phụ cận
+ Tạo được hiệu quả khai thác du lịch nhưng không ảnh hưởng đến
cảnh quan môi trường.
4). Xây dựng đô thị Kon Plông trở thành đô thị sinh thái, dịch vụ
du lịch hàng đầu của Quốc gia:
+ Phát triển đô thị Kon Plông theo mô hình sinh thái, thân thiện môi
trường, nối kết hài hòa giữa đô thị với thiên nhiên.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao.
5). Có chính sách và cơ chế phù nhằm khuyến khích đầu tư và
phát triển
3.1.3. Quan điểm phát triển
- Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và
phát huy giá trị của vùng du lịch nhưng phải đảm bảo giữ gìn môi
trường sinh thái và nền văn hoá đặc trưng của địa phương.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon
Tum và các chiến lược phát triển, quy hoạch ngành, quốc gia khác
có liên quan.
3.1.4. Tính chất vùng
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và những đánh giá về điều
kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của Măng Đen, khu vực quy
hoạch có những tính chất sau:
- Là vùng bảo tồn sinh thái rừng quốc gia.
- Là vùng du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Quốc gia.
- Là trung tâm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phục vụ phát triển sinh thái.
- Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của Tỉnh Kon
Tum.
47
3.2. Các định hướng phát triển
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Măng Đen là một khu vực nằm phía Đông tỉnh Kon Tum, một tỉnh
có các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo ra một
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các
loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong đó phải kể đến Khu
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen (huyện Kon Plong); Vườn
quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy); Rừng đặc dụng Đắk Uy
(huyện Đắk Hà), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đắk
Glei) hội tụ đầy đủ các yếu tố về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên,
môi trường, hứa hẹn thu hút đông đảo những du khách yêu cảnh
quan thiên nhiên, các nhà khoa học muốn nghiên cứu các loài gen
quý hiếm; Khu vực lòng hồ Ya Ly với cảnh đẹp, hồ, núi non hùng vĩ,
tại đây du khách có thể kết hợp thăm làng văn hoá dân tộc Jarai ven
lòng hồ Yaly ; Suối nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung với khung cảnh
thiên nhiên hài hoà, không gian tĩnh lặng, cảnh vật hoang sơ, rất
thích hợp cho những cuộc vui chơi dã ngoại.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Măng Đen nằm trong tỉnh KonTum là vùng đất có lịch sử lâu đời với
truyền thống cách mạng hào hùng với các di tích lịch sử, lịch sử
cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia. Kon Tum có nhiều dân
tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh và 6 dân tộc bản địa
như: Xơ-đăng, Bahnar, J’Rai, J’Triêng, Brâu, Rơ Mâm…giàu bản
sắc văn hoá; mỗi một dân tộc lại có những đặc điểm, phong tục, tín
ngưỡng riêng, tạo nên các giá trị văn hoá vừa đa dạng, phong phú,
vừa đặc sắc của đồng bào dân tộc Bắc Tây Nguyên. Các di tích như:
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum ; Di tích lịch sử ngục Đăk Glei; Di
tích lịch sử, danh thắng Măng Đen ( Kon Plông) Di tích lịch sử chiến
thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Di tích chiến thắng Plei Cần, với các dữ
liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn, hiện đang được tôn tạo, bảo quản sẽ
giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây
Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân
dân các dân tộc tỉnh Kon Tum; Ngã ba Đông Dương và đường mòn
Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử Cách mạng Việt Nam,
đang có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm, thăm
chiến trường xưa.
Các công trình, di tích kiến trúc văn hoá, nghệ thuật như: Nhà thờ
gỗ; Chùa Bác Ái; Toà giám mục Kon Tum cũng thu hút một lượng
du khách lớn khi đến Kon Tum.
Ngoài ra, các lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội mừng nhà
Rông mới (dân tộc Ja Rai); Lễ hội ăn trâu (dân tộc Jẻ Triêng); Lễ hội
48
cúng máng nước (dân tộc Xơ Đăng); Lễ hội kiêng làng (dân tộc
Brâu); Lễ hội mở cửa kho lúa...cùng với Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại đã góp phần nâng cao giá trị giá trị các sản
phẩm du lịch, thu hút du khách đến với Kon Tum.
Các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh Kon Tum:
- Du lịch sinh thái:
+ Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng
sinh học như Vườn quốc gia Chư Mom Rây, Khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng
Đắk Uy.
+ Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh
quan: Khu nước nóng Đắk Tô, Vùng lòng hồ Yaly, Khu du
lịch Đắk Bla, đặc biệt là Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Măng Đen.
- Du lịch văn hóa cộng đồng: Tham quan, nghiên cứu các giá trị văn
hóa hướng về cội nguồn:
+ Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng
người Việt và các dân tộc bản địa ở Kon Tum.
+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh của các dân tộc bản địa.
+ Các làng nghề truyền thống.
- Du lịch kết hợp các hoạt động công vụ
- Du lịch thể thao, mạo hiểm.
- Du lịch Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi
3.2.2. Phân khúc thị trường du lịch cho Vùng du lịch sinh thái
Măng Đen
Măng Đen nằm trong mạng lưới du lịch của tỉnh Kon Tum và quốc
gia, căn cứ vào tiềm năng và thị trường khách du lịch, phân khúc thị
trường du lịch tại Vùng du lịch sinh thái Măng Đen dự kiến như sau:
Đối với thị trường quốc tế, khách du lịch tự do đi lẻ là mảng khách
hàng đầu. Khách du lịch ba lô, khách Tây Âu du lịch theo đoàn và
khách trong khu vực du lịch theo đoàn được coi là mảng khách thứ
hai. Phân khúc thị trường đang phát triển nhanh sẽ là khách chuyên
gia, khách du lịch Caravan trong khu vực và khách du lịch khác.
Đối với thị trường trong nước, khách du lịch nghỉ dưỡng đi theo
đoàn là phân khúc thị trường đầu tiên. Khách du lịch nghỉ dưỡng
riêng lẻ phân đoạn khách thứ hai. Khách đi theo mục đích đào
tạo/nghiên cứu khoa học, thăm bạn bè và người thân và khách đi
49
công tác/kinh doanh được xem là những thị trường có tiềm năng
phát triển.
3.2.3. Tính thời vụ về du khách cho khu vực Vùng du lịch sinh
thái Măng Đen
Theo điều tra khảo sát, du lịch ở khu vực Vùng du lịch sinh thái
Măng Đen mang tính thời vụ. Khoảng 75% khách du lịch đến khu
vực Vùng du lịch sinh thái Măng Đen trong khoảng từ tháng Tư đến
tháng Tám. Lượng du khách của thị trường nội địa hoàn toàn theo
mùa. Đối với người Việt Nam, thời gian nghỉ hè chính là từ tháng
Sáu đến tháng Tám. Các ngày lễ khác bao gồm Tết (mặc dù không
có liên quan đến khu vực Vùng du lịch sinh thái Măng Đen), ngày
Giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4), Ngày Quốc tế Lao động
(01/5) và Quốc khánh (02/9). Gần đây, các kỳ nghỉ năm mới âm lịch
cũng đã trở nên quan trọng. Cần lưu ý rằng mùa Thu (tháng 9 đến
tháng 11) mưa rất nhiều và thường bị ảnh hưởng của bão. Hầu hết
du khách nội địa đều tránh đi du lịch đến miền Trung - Tây Nguyên
vào thời điểm này trong năm.
Điều thú vị là mùa chính của thị trường quốc tế trái ngược hẳn với
thị trường trong nước. Khách quốc tế có xu hướng đi du lịch khu vực
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen từ tháng Mười đến tháng Tư. Điều
này phù hợp với các mùa cao điểm khách quốc tế nói chung, đặc biệt
là thị trường Tây Âu du lịch theo đoàn. Tuy nhiên, nhìn chung tính
thời vụ của khách quốc tế đến khu vực Vùng du lịch sinh thái Măng
Đen là không cao lắm và lượng du khách quốc tế đến thăm khu vực
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen thấp nhưng đều đặn quanh năm.
Thời gian lưu trú
Tỉnh Kon Tum và Tây Nguyên đang dần đạt được vị thế của một
điểm nghỉ dưỡng để du khách dành toàn bộ kỳ nghỉ của họ nơi đây.
Tuy nhiên, phần lớn du khách đến Kon Tum là khách đi theo
chương trình du lịch và chọn địa phương này làm một điểm dừng
chân trong hành trình của họ. Một số khách dừng lại vì tiện đường,
số khác dừng lại chỉ để thăm Vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Chỉ
có rất ít du khách đến Kon Tum để du lịch dài ngày.
Thống kê cho thấy bình quân thời gian khách lưu trú ở Kon Tum
khoảng 1,2 ngày. Tuy nhiên, thực tế có thể thấp hơn một chút. Phần
nhiều các luồng khách du lịch qua địa bàn tỉnh chủ yếu xem đây là
một điểm ghé qua chứ không phải là một điểm đến.
Thời gian lưu trú trung bình ở khu vực Vùng du lịch sinh thái Măng
Đen chưa đầy 0,1 ngày - nghĩa là trong mười khách chỉ có chưa đến
một người ở lại một đêm tại đây. Đại đa số khách du lịch đến khu
50
vực Vùng du lịch sinh thái Măng Đen trong nửa ngày hoặc tham
quan nguyên cả ngày, phần lớn nghỉ đêm tại Kon Tum.
Những lý do chính cho thời gian khách lưu trú tương đối ngắn:
+ Thiếu chỗ ở đủ tiêu chuẩn và không đủ công suất, và
+ Thiếu hoạt động để thu hút du khách ở lại lâu hơn.
3.2.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch cho Măng Đen
Dựa trên tiềm năng du lịch của Măng Đen đưa ra hệ thống sản phẩm
du lịch của Măng Đen như:
- Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch khai thác tiềm năng về khí
hậu, được coi như Đà Lạt 2, với các loại hình chính:
+ Du lịch nghỉ dưỡng: khai thác tiềm năng khí hậu cảnh quan của
Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen để phát triển các khu du
lịch nghỉ dưỡng.
+ Du lịch điều dưỡng chữa bệnh: khai thác tiềm năng nguồn dược
liệu quí để hình thành các trung tâm du lịch chữa bệnh tại đô thi Kon
Plông. Khai thác mỏ nước khoáng để phục vụ chữa bệnh tại thôn 4
làng Vương, xã Đak Nên và thôn Điek chè, xã Ngọc Tem.
- Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch khai thác các thế mạnh về
thiên nhiên, cảnh quan, môi trường sinh thái của Măng Đen, với các
loại sản phẩm chính gồm:
+ Các tour tham quan cảnh quan của Măng Đen: rừng nguyên sinh,
thăm quan thác Pa sĩ, thác Đăk ke tại xã Đăk Long, thác Rosia 1 xã
Măng Bút, hồ thủy điện tại Măng bút.
+ Các tour du lịch nghiên cứu sinh thái tại khu Bảo tồn thiên nhiên,
khu rừng già, khu vực sông suối...
+ Các tour du lịch dã ngoại gắn với môi trường thiên nhiên như: tour
du lịch khám phá suối Đăk Ke, thác Pa sĩ, lòng hồ thủy điện thượng
Kon Tum, Đăk lô ...
- Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai
thác các giá trị văn hóa đặc sắc của Măng Đen, bao gồm:
+ Các tour tham quan các bản làng dân tộc thiểu số: làng Kon Prink
- xã Đak Long, làng Kon Tu rằng - Măng Cành, làng Vio Lak và Vik
Oa - xã Pờ Ê,
+ Các chương trình du lịch khảo cứu, sưu tầm văn hóa dân tộc thiểu
số: trên địa bàn huyện Kon Plông gồm có các dân tộc Xê Đăng, Kờ
51
Dong, Mơ Nâm và Hrê. Mỗi tộc người đều có phong tục và sinh
hoạt đặc thù, độc đáo riêng.
+ Các tour tham quan hệ thống di tích văn hóa, lịch sử.
+ Các tour du lịch ẩm thực nghiên cứu và thưởng thức các đặc sản
Vùng Măng Đen.
+ Các tour thăm quan và tham dự lễ hội tại địa phương.
+ Các tour du lịch trải nghiệm cuộc sống với người dân tộc thiểu số.
- Du lịch vui chơi giải trí: là các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và dân cư địa phương. Các loại hình vui chơi giải
trí trong vùng Du lịch quốc gia Măng Đen gồm:
+ Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề.
+ Các dịch vụ vui chơi giải trí như Karaoke, Games....
+ Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp như: spa, golf..
- Các loại hình du lịch khác: là các loại hình sản phẩm du lịch
mang tính bổ trợ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch như:
+ Du lịch cuối tuần: phục vụ nhu cầu của cư dân trong Tỉnh và các
khu vực lân cận trong dịp cuối tuần.
+ Du lịch thể thao cao cấp: đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với
các loại hình như: nhẩy dù, tầu lượn, kinh khí cầu...
+ Tổ chức hội thảo: thu hút các tổ chức tại các thành phố lớn và quốc
tế.
52
3.3. Các dự báo phát triển
3.3.1. Dự báo phát triển khách du lịch và dân cư
3.3.1.1. Dự báo quy mô dân số- du lịch và hạ tầng du lịch.
- Hiện trạng dân số khoảng 21.853 người
- Đồ án đề xuất phương án dự báo quy mô dân số đến năm 2020
dân số phát triển khoảng 30.000 người. Trong đó dân số đô thị là:
14.799 người chiếm 49,3%.
- Dự báo đến 2030 - ngưỡng phát triển dân số đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững, phù hợp với khả năng dung nạp, khả năng đáp
ứng của hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên (đất, nước ngọt) . là
khoảng 40.000 người. Trong đó dân số đô thị là: 20.684 người
chiếm 51,7%.
- Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 3,31 %/năm (2011 – 2020);
và 2,81%/năm (2021 – 2030).
- Dự báo khách du lịch và các dịch vụ lưu trú:
Dự báo khách du lịch đến KonTum giai đoạn 2007-2020 và định
hướng đến 2030
Phương án chọn
TT |
Hạng mục |
2010 |
2020 |
Tổng số lượt khách (ngàn)
Khách quốc tế
Khách nội địa |
90
18
2
36
72
1,8
129,6 |
310
80
3
240
230
2,2
506 |
1
2 |
Tổng số lượt khách (ngàn)
Ngày lưu trú trung bình
Tổng số ngày khách (ngàn)
Tổng số lượt khách (ngàn)
Ngày lưu trú trung bình
Tổng số ngày khách (ngàn) |
Nguồn: ĐC QH tổng thể PT du lịch tỉnh Kon Tum
+ Đến năm 2020 khoảng 290.000 đến 300.000 khách/năm, trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 15 %.
+ Đến năm 2030 khoảng 600.000 khách/năm, trong đó khách quốc
tế chiếm khoảng 15 đến 20 %.
+ Dự báo phát triển các cơ sở lưu trú đến 2030 khoảng 6.000 phòng
Bảng dự báo số phòng khách sạn phục vụ du lịch Kon Plong
(Tính theo khả năng tương quan với các khu DL khác)
53
TT |
Danh mục |
2010 |
2020 |
2030 |
1
2
3 |
Số phòng nghỉ
- Hệ số sử dụng phòng
- Công suất sử dụng
- Số phòng nghỉ cần có
Lượt khách TB lượt khách/ ngày
Lượng khách TB nghìn lượt khách/
năm |
1,7
0,5
300
260
31 |
1,5
0,5
3.200
2.500
290-300 |
1,5
0,5
6.000
5.000
500-600 |
Bảng dự báo phân bổ số phòng nghỉ trong du lịch của DL ST
Măng Đen giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030
Đơn vị tính: Phòng
TT |
Danh mục |
2020 |
2030 |
1
-
-
- |
Đô thị KonPlông
Số phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao)
Số phòng nghỉ mức khá(3-4 sao)
Số phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
3.005
1.400
900
705 |
5.630
2.500
1.700
1.430 |
2
-
-
- |
Xã Đắc Nên( Điểm DL)
Số phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao)
Số phòng nghỉ mức khá(3-4 sao)
Số phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
40
15
25 |
70
30
40 |
3
-
-
- |
Xã Ngọc Tem( Điểm DL)
Số phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao)
Số phòng nghỉ mức khá(3-4 sao)
Số phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
25
10
15 |
50
20
30 |
4
-
-
- |
Xã Đắc Tăng(Thị trấn)
Số phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao)
Số phòng nghỉ mức khá(3-4 sao)
Số phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
50
20
30 |
100
45
55 |
5
-
-
- |
Xã Hiếu(Thị trấn)
Số phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao)
Số phòng nghỉ mức khá(3-4 sao)
Số phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
80
30
50 |
150
60
90 |
Tổng |
3.200 |
6.000 |
3.3.1.2. Các dự báo lao động – việc làm
Nhu cầu lao động ngành du lịch được tính toán trên cơ sở lượng
phòng lưu trú và hệ thống các dịch vụ du lịch đi kèm. Trong du lịch
có 2 nhóm lao động là LĐ trực tiếp và LĐ gián tiếp , nhu cầu LĐ
được tính cho cả 2 nhóm này. Theo tiêu chuẩn hiện nay, TB 1 phòng
lưu trú cần 2 LĐ trực tiếp, cứ 1 LĐ trực tiếp kèm theo 2,2 LĐ gián
tiếp. Số lượng LĐ trên được Viện Quy hoạch du lịch tính theo cách
này.
54
Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của DL ST Măng Đen
giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến 2030
TT |
Loại lao động |
2012 |
2020 |
2030 |
1
2 |
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp |
2.600
5.720 |
6.400
14.080 |
12.000
26.400 |
Tổng cộng |
8.320 |
20.480 |
38.400 |
Tổng lao động tham gia trong các ngành kinh tế dự báo khoảng
11.300 người phân bổ trong các lĩnh vực như sau:
Lao động dịch vụ: khoảng 8.810 người - chiếm gần 78%
Lao động công nghiệp - TTCN - xây dựng: khoảng 1 360 người.
Lao động nông nghiệp: khoảng 1.130 người.
Cơ cấu lao động đến năm 2030
(1: LĐ Nông lâm nghiệp 10%; 2: LĐ CN,TTCN, xây dựng12%; 3: LDdịch vụ thương mại,HCSN 78%)
1 2 3
3.3.1.3. Dự báo nhu cầu đất xây dựng phục vụ du lịch và phát
triển
Hiện tại quy mô đất tự nhiên toàn huyện khoảng 138.115,92 ha
trong đó đất xây dựng đô thị thị khoảng 232,46 ha.
Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 như sau:
- Đất xây dựng đô thị (Kon Plông, Đăk Tăng, Hiếu) khoảng
1.160,02 ha
- Đất du lịch, dịch vụ, khách sạn khoảng 2.105 ha
Hiện trạng |
Quy hoạch |
TT |
Hạng mục |
2010 |
2020 |
2030 |
Ha |
% |
Ha |
% |
Ha |
% |
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện
- Đất xây dựng đô thị
- Đất Khách sạn, du lịch, dịch vụ
(Trong dó diện tích nằm trong đất XD ĐT)
- Đất ở nông thôn |
138115,92
232,46
1,60
1,60
587,98 |
100,00
0,17
0,001
0,43 |
138115,92
805,08
1262,00
280,00
607,98 |
100,00
0,58
0,91
0,44 |
138115,92
1160,20
2105,00
483,00
697,98 |
100,00
0,84
1,52
0,51 |
1
2
3 |
55
4
5
6
7
8 |
- Đất Phi nông nghiệp( không kể đất ở)
- Đất công nghiệp, TTCN
- Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất đồi núi chưa sử dụng |
2219,92
3,20
9611,01
117371,25
8090,10 |
1,61
0,002
6,96
84,98
5,86 |
2663,90
28,00
9514,90
115747,56
7766,50 |
1,93
0,02
6,89
83,80
5,62 |
3107,89
40,00
9611,01
114421,00
7455,84 |
2,25
0,03
6,82
82,98
5,40 |
3.4. Giải pháp phát triển Măng Đen
Với tiềm năng và vị thế của vùng du lịch sinh thái Măng Đen để đạt
được mục tiêu đặt ra, giải pháp quy hoạch được đưa ra như sau:
3.4.1. Đối với các trung tâm khai thác dịch vụ du lich:
Măng Đen thích hợp với việc khai thác, đầu tư khu vực có tiềm năng
tập trung, nổi trội hơn các khu vực khác.
Theo giải pháp này, hệ thống khai thác du lịch tại Măng Đen là một
hệ thống bao gồm các phân khu du lịch, điểm du lịch trong đó có sự
phân công vai trò trách nhiệm chính bao gồm:
Trung tâm du lịch chính là Đô thị Kon Plông sẽ là một cụm du lịch
mang tính chất trung tâm tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ
đặc trưng với quy mô lớn của Khu du lịch Quốc gia Măng Đen. Nó
đóng vai trò là điểm đến trung tâm với các dịch vụ phục vụ khách
du lịch như Trung tâm nghỉ dưỡng, Trung tâm du lịch sinh thái,
Trung tâm giải trí... và là nơi cung cấp thông tin cho khách du lịch
cũng như cung cấp khách đến các khu, điểm du lịch vệ tinh (Măng
Bút, Đăk Nên, Hiếu, Pờ Ê....), chủ yếu phục vụ khách tham quan.
Tổ chức không gian khai thác dịch vụ du lịch theo phương án này có
điểm mạnh là tập trung đầu tư một khu du lịch lớn, có vai trò thúc
đẩy các khu, điểm du lịch khác phát triển.
Đô thị
Kon
Plông
Ngọc
Tem
Pờ
Ê
Hiếu
Đă k
Tăng
Măng
Bút
Đă k
Nên
56
3.4.2. Đối với khu vực dân cư nông thôn
Nhóm cộng đồng dân cư bản địa gồm các dân tộc ít người sinh sống
lâu đời ở Măng Đen, phân bố rải rác khắp núi rừng theo các buôn
làng. Đây là các cộng đồng dựa trên nền tảng công xã nông thôn.
Với nền kinh tế còn đậm nét truyền thống về nông nghiệp nương rẫy,
săn bắn và hái lượm lâm thổ sản tự nhiên. Bán kính di chuyển của
từng buôn làng được hoạch định tương đối ổn định không có sự
tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các buôn làng và giữa
các thành viên trong cộng đồng từng buôn làng.
Để có giải pháp phù hợp với khu vực dân cư nông thôn, ta cần xem
xét đến hình thái sản xuất của dân cư trên địa bàn Măng Đen:
- Hình thái cach tác phân tán như trồng cây công nghiệp, cây lương
thực tại các xã do các hộ gia đình làm chủ. Hình thức canh tác này
bao gồm cả sản xuất trang trại không gắn liền với khu ở. Thường
bán kính đi làm của người sản xuất trong hình thức canh tác này
khoảng 2-3 km. Nhưng có địa bàn canh tác xa khu ở hàng chục km,
trong trường hợp này các lán trại được xây dựng tại địa bàn canh tác.
- Hình thái canh tác trang trại gắn liền với nơi ở. Hình thức canh tác
này có sử dụng lao động thuê mướn thường xuyên hay theo thời vụ.
Hình thức này áp dụng phổ biến cho sản xuất chăn nuôi hoặc trồng
cây công nghiệp cà phê, tiêu, điều, …Quy mô trang trại từ 1-5 ha.
- Hình thái canh tác du canh. Hình thức này chủ yếu tồn tại đối với
các dân tộc ít người phân bố rải rác trong các vùng sâu. Họ sống còn
phụ thuộc nhiều vào săn bắt và hái lượm các sản vật của rừng tự
nhiên. Tuy nhiên, dù đã định cư hay còn du canh du cư, họ vẫn rất
quan tâm đến đất canh tác. Cây trồng chủ yếu của họ là cây lương
thực trên nương rẫy như lúa nương, ngô, sắn. Hình thức canh tác rất
giản đơn. Từ khâu làm đất đến gieo trồng, thu hái đều làm thủ công
với công cụ thô sơ thậm chí còn dùng cành cây chọc lỗ tra hạt. Từ
khi gieo hạt đến khi thu hoạch hầu như họ không quan tâm chăm
sóc. Đất canh tác qua một số vụ dẫn đến lớp đất màu bị xói mòn
hoặc nghèo độ phì, năng suất thấp, họ bỏ và chuyển sang phát nương
rẫy mới. Việc du canh của mỗi cộng đồng buôn làng được luân
phiên trong một khu vực nhất định, nếu khu đất canh tác mới xa chỗ
ở thì họ chuyển cư theo. Với hình thức sản xuất giản đơn theo
phương châm tự cung tự cấp, họ không quan tâm nhiều đến đầu tư,
tích luỹ. Việc xây dựng nhà ở do vậy cũng rất giản đơn không cầu kỳ
kiên cố.
Đối với dân tộc bản địa sống ở vùng thấp, dọc theo các thung lũng
đầu nguồn các sông, vùng ven đô thị và hành lang các trục quốc lộ
hình thức canh tác của họ tương tự các hình thức canh tác của người
Kinh, nhưng vẫn chưa tách khỏi được tư duy cố hữu là tự cung tự
57
cấp. Cây trồng chủ yếu vẫn là cây lương thực như lúa nương, ngô,
khoai, sắn,.... Một số hộ này phát triển kinh tế trang trại nhưng quy
mô còn nhỏ chỉ sử dụng chủ yếu là lao động trong gia đình. Việc
thuê mướn lao động trong cộng đồng làm công ăn lương chưa xuất
hiện, đây là một trong những hạn chế về mặt phát triển kinh tế. Nhìn
chung quan hệ giữa khu ở (buôn làng) với khu đất canh tác tương
đối gắn bó.
Những năm gần đây chủ trương lồng ghép các dự án về lâm nghiệp,
định canh định cư và các dự án có liên quan trên địa bàn phát triển
lâm nghiệp. Các lâm trường quốc doanh hiên nay cũng chuyển đổi
hình thức sản xuất phù hợp với nền kinh tế mở nhiều thành phần.
Các hộ gia đình công nhân lâm trường cũng được nhận đất rừng theo
phương thức khoán. Họ cũng như các hộ công nhân nông trường
được sự hỗ trợ các dịch vụ sản xuất và chịu sự chỉ đạo của lâm
trường theo định hướng phát triển chung của lâm trường.
Vườn rừng là loại hình canh tác mà tại đó các hộ dân nhận khoán
rừng có thể sinh sống ngay trong diện tích rừng mà mình nhận
khoán, ở đây sản xuất mang tính kinh tế hộ gia đình là chính (sử
dụng lao động trong 1 gia đình).
Hình thức hoạt động TTCN chủ yếu hiện nay ở nông thôn vùng Tây
Nguyên là sản xuất quy mô nhỏ hộ gia đình. Pham vi phục vụ hẹp
trong diểm dân cư hoặc một số điểm dân cư lân cận. Lĩnh vực ngành
nghề chủ yếu là sửa chữa cơ khí nhỏ và VLXD. Trong khu vực đồng
bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa sản xuất TTCN hầu như
chưa phát triển.
Về làng nghề, mặc dù có tiềm năng, đặc biệt là một số nghề mang
tính văn hoá truyền thống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên cũng
như đồng bào các dân tộc ít người vùng miền núi phía Bắc như dệt
vải, thêu thùa đồ trang sức, nhưng hiện nay làng nghề trong vùng
hầu như chưa phát triển.
Dân cư trong vùng phân bố phân tán, nhỏ lẻ, phần lớn các điểm dân
cư có quy mô <50 hộ. Trong các xã vùng lâm nghiệp kết cấu hạ tầng
rất nghèo nàn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ của dân sở tại và
càng trở lên quá tải do sự nhập cư của dân di cư tự do. Nhìn chung
hệ thống công trình phục vụ công cộng trong một xã chưa đáp ứng
được đầy đủ các nhu cầu của người dân. Đối với các xã vùng cây
công nghiệp hệ thống công trình công công cấp thôn chưa đủ. Đối
với các xã vùng cây lâm nghiệp hệ thống công trình công cộng chưa
đủ ở cả cấp xã và thôn, đặc biệt tại các xã nàykhoảng cách giữa các
điểm dân cư lớn, có nơi >10km, làm cho sự phục vụ công cộng vốn
chưa đầy đủ lại càng gặp khó khăn hơn.
58
Hiện nay hiện tượng du canh, du cư không còn phổ biến, chủ yếu là
của lực lượng di dân tự do. Vấn đề khó khăn nhất trong định canh,
định cư là ổn định và tạo tập quán định canh cho các dân tộc bản địa.
Như vậy, đối với dân cư nông thôn cố gắng giữ gìn bản sắc, lối sống,
cũng như không gian làng bản truyền thống. Cung cấp hệ thống
công trình công cộng phục vụ sinh hoạt thường xuyên và định kỳ
cho người dân. Một số làng bản sẽ được đưa vào khai thác du lịch
tăng thu nhập cho người dân. Đời sống của người dân sẽ được cải
thiện với sự hỗ trợ người dân theo chương trình 30A của Chính phủ
và khuyến khích người dân tham gia vào dịch vụ du lịch.
3.5. Định hướng phát triển không gian đến năm 2030
3.5.1. Định hướng phân vùng du lịch
Toàn vùng Kon Plông được chia làm 04 vùng du lịch. Các vùng du
lịch được phân chia dựa trên điều kiện địa hình, cảnh quan, khí hậu
và tài nguyên du lịch: Vùng du lịch trung tâm là khu vực đô thị Kon
Plông, 4 vùng du lịch xung quanh sẽ là những vùng hỗ trợ phát triển
du lịch.
+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông sẽ là vùng du lịch trung tâm của
Vùng du lịch Măng Đen, bao gồm các loại hình du lịch: vui chơi giải
trí, thể thao cao cấp, du lịch cảnh quan, lễ hội, ẩm thực, sinh thái, du
lịch khảo sát sưu tầm văn hóa dân tộc, du lịch trải nghiệm lối sống
người dân tộc...
+ Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ phát triển du lịch),
bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút, Đăk Ring - Đăk Nên có các
loại hình du lịch: cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm
sóc sức khỏe...
+ Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ phát triển du
lịch) là xã Ngọc Tem có các loại hình du lịch: chăm sóc sức khỏe,
trải nghiệm, khám phá tự nhiên.
+ Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ phát triển du lịch)
gồm xã Hiếu, xã Pờ Ê có các loại hình du lịch như: cảnh quan, trải
nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí...
Ngoài ra, để hỗ trợ phát triển tốt cho khu vực trung tâm du lịch của
vùng Du lịch sinh thái Măng Đen, Vùng phụ cận phía Tây Nam của
khu vực đô thị Kon Plông thuộc huyện Kon Rẫy cần được quan tâm
phát triển để hỗ trợ cho phát triển khu trung tâm: Khu vực thuộc
huyện Kon Rẫy sát phía Đông xã Măng Cành và phía Nam xã Đăk
Tăng có địa hình và nhiều rừng nguyên sinh có thể là vùng đệm tốt
khai thác du lịch sinh thái. Khu vực huyện Kon Rẫy sát phía Nam xã
Đăk Long là thung lũng khá bằng phẳng có thể xây dựng tại đây một
59
sân Golf quốc tế 36 lỗ cũng là một loại hình hỗ trợ phát triển du lịch
tốt cho Măng Đen.
3.5.2. Định hướng phát triển tuyến du lịch
a) Măng Đen trong quy hoạch du lịch của tỉnh:
Trong quy hoạch du lịch của tỉnh Kon Tum, Măng Đen đã được
khẳng định là một tuyến du lịch quan trọng:
- Thị xã Kon Tum và phụ cận,
- Kon Tum – Sa Thầy – ChưMomRay,
- Kon Tum – Sa Thầy – Thủy điện YaLy,
- Kon Tum – KonRẫy – Làng văn hóa BaNa Kon Skui – Làng văn
hóa Kon Du,
- Kon Tum – Đăk Hà – Rừng đặc dụng Đắc Uy,
- Kon Tum – Đăk Hà – Đắc Tô – Tân Cảnh,
- Kon Tum – Đăk Hà – Đắc Tô – Tân Cảnh – Cửa khẩu quốc tế Bờ
Y,
- Kon Tum – Đăk Hà – Đắc Tô – Tân Cảnh – Đăk Glei – Khu BTTN
Ngọc Linh,
- Kon Tum – Đăk Hà – Đắc Tô – Tân Cảnh – Sa Thầy – Vườn quốc
gia Chư Mom Ray,
- Kon Tum – KonRẫy – Konplong – Rừng thông Măng Đen.
b) Các tuyến du lịch trong Khu du lịch sinh thái Măng Đen
- Kon Plông và vùng phụ cận;
- Kon Plông - Đăk Tăng - Măng Bút;
- Kon Plông - Đăk Nên;
- Kon Plông - Ngọc Tem;
- Kon Plông - Hiếu - Pờ Ê.
60
61
3.5.3. Định hướng phát triển các khu du lịch và sử dụng đất
Hệ thống không gian du lịch của Khu du lịch sinh thái Quốc gia
Măng Đen bao gồm:
a. Khu vực trung tâm du lịch chính
Trung tâm du lịch chính sẽ là một cụm du lịch mang tính chất trung
tâm tập trung hầu hết các sản phẩm du lịch và dịch vụ với quy mô
lớn của Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen là đô thị Kon
Plông với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: trung tâm nghỉ
dưỡng, trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm giải trí....và là nơi cung
cấp thông tin cho du khách cũng như cung câp khách đến các khu,
điểm du lịch vệ tinh chủ yếu phục vụ tham quan. Đô thị Kon Plông
sẽ là một đô thị du lịch mang đầy đủ các chức năng của một đô thị
loại IV.
Ngoài ra đây sẽ có trung tâm phục vụ tiếp đón du lịch: là khu dịch vụ
du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn
ca múa nhạc. Với các công trình: Khách sạn 5 sao, rạp chiếu phim,
trung tâm hội chợ triển lãm, cửa hàng mua sắm, đường đi dạo...
Các khu lưu trú du lịch: bao gồm các khu biệt thự, với loại hình biệt
thự lưu trú theo hình thức gia đình.
Khu nghỉ mát công viên nông trang: là khu cảnh quan nông trang,
tĩnh dưỡng tinh thần, gần gũi với thiên nhiên,....
Làng văn hóa dân tộc: là khu văn hóa dân tộc với mục đích cho du
khách tiếp cận kiến trúc và bản làng truyền thống dân tộc, trưng bầy
chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực dân tộc, mua sắm
các đặc sản dân tộc, lễ hội dân tộc.
Công viên hoa chuyên đề: là khu vườn hoa trồng và sưu tập các loại
hoa quý phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, mua các sản phẩm chế biến từ
hoa.
Khu dân cư dịch vụ: là khu vực kết hợp dân cư và kinh doanh dịch
vụ, hình thành khu phố mua sắm và đi bộ với hạng mục chủ yếu là
nhà ở, công trình công cộng, công trình thương mại nhỏ, chợ đêm...
Khu thể thao thành tích cao: là khu thể thao cao cấp. Phục vụ cho
các vận động viên tham dự giải quốc tế và du khách có nhu cầu: Câu
lạc bộ thể thao, sân tập...
Khu chẩn trị và điều dưỡng: là khu chẩn trị và điều dưỡng sử dụng
các loại thảo mộc quý hiếm. Dự kiến bao gồm các hạng mục chính:
Trung tâm chẩn trị, trung tâm chế biến sưu tầm thảo dược, trung tâm
62
nghiên cứu ứng dụng, hệ thống công trình dịch vụ, nhà điều dưỡng,
vườn sưu tầm thuốc quý.
Khu công viên văn hóa hồ Đăcke: công viên cảnh quan và hệ thống
dịch vụ.
b. 04 khu vực phát triển hỗ trợ
Bao gồm các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch
đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Các phân khu du lịch của Măng Đen là một bộ phận cấu thành nằm
trong hệ thống tổng thể của khu du lịch quốc gia Măng Đen với hệ
thống sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, bổ trợ cho phân khu
trung tâm. Hệ thống các khu du lịch bao gồm 04 khu:
(1) Khu du lịch Đăk- Tăng Măng Bút: đây là khu du lịch cảnh
quan, du lịch lòng hồ thủy điện, du lịch dã ngoại và du lịch trải
nghiệm. Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%,
các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn
5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính:
+ Khu trung tâm: phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa gồm:
sân lễ hội, nhà dịch vụ, nhà hàng ăn uống.
+ Khu làng văn hóa dân tộc.
+ Làng du lịch sinh thái: bao gồm các hạng mục công trình phục vụ
du lịch sinh thái như: lưu trú, dịch vụ thể thao, giải trí, cắm trại...
+ Khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
(2) Khu du lịch Đăk Nên: là khu du lịch chẩn trị và tắm khoáng.
Khu này có suối nước nóng với trữ lượng dồi dào có tác dụng chữa
bệnh tốt. Xây dựng trung tâm trẩn trị, chữa bệnh kết hợp với dịch vụ
suối nước nóng. Khu trung tâm bố trí nhà nghỉ, câu lạc bộ thể thao,
khu cắm trại. Quy mô khu trung tâm khoảng 350 ha, mật đô xây
dựng tối đa 5% các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với
mật độ nhỏ hơn 5%.
(3) Khu du lịch Ngọc Tem: Đây là khu du lịch có suối nước khoáng
nóng, có lòng hồ thủy điện, có nhiều rừng nguyên sinh và cảnh quan
đẹp nên tại đây xây dựng các công trình dịch vụ phục hồi sức khỏe,
trung tâm dịch vụ và ngắm cảnh, dã ngoại, trải nghiệm, nghiên cứu
thực vật, khu biệt thự ven bờ suối, khu cây hoa và cây cảnh. Quy mô
khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật đô xây dựng tối đa 5%, các
khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn
5%.
(4) Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Khu này có tiềm năng về khai thác
lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng:
2.507,92 ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ
XD nhỏ hơn 5%.
63
c. Định hướng quy hoạch sử dụng đất tại các khu vực khai thác
phát triển
Đô thị du lịch Kon Plông: Khu khách sạn và resorts; Các khu du
lịch, dịch vụ; khu di tích lịch sử, tín ngưỡng; Các khu đô thị và các
khu công viên. Định hướng sử dụng đất các khu vực này như sau:
Khu khách sạn cao tầng: diện tích khoảng 3ha, chiều cao xây dựng
cho phép không quá 15 tầng phát triển tại điểm đã xác định làm
điểm nhấn đô thị.
Khu du lịch – dịch vụ: gồm 2 khu, được quy hoạch sử dụng chủ yếu
cho mục đích dịch vụ du lịch.
Các khu đô thị mới có quy mô khoảng 500 ha.
Khu công viên – cây xanh phát triển dựa trên hệ thống cây xanh ven
hồ Toong Đam, Toong zơry, công viên cạnh trung tâm hành chính
huyện Kon Plông và các công viên đô thị khác.
Tổng diện tích đất quy hoạch các khu chức năng tại khu trung tâm
Kon Plông là khoảng 3000 ha, quy mô dân số dự báo đến năm 2030
là khoảng 15.000 người, quy mô buồng phòng khách sạn là khoảng
5.630 phòng
Các khu di tích lịch sử và tín ngưỡng được khoanh vùng bảo tồn và
khai thác phục vụ du lịch;
Tổng các cơ sở lưu trú khu Trung tâm:
phòng |
5.630 |
a. Tổ hợp khách sạn cao tầng - thương mại – giải trí (điểm nhấn
không gian đô thị): 500 phòng
b. Các biệt thự du lịch trong khu đô thị:
phòng |
3.500 |
c. Các khu resort nhỏ ven đô thị từ 5-7ha/resort):
phòng |
2.130 |
64
Trung tâm du lịch Đăk Tăng - Măng Bút, Đăk Ring - Đăk Nên:
Khách sạn trong thị trấn và một số khách sạn ven hồ thủy điện
thượng Kon Tum. Quy mô buồng phòng khách sạn là 100 phòng,
trong đó phòng dạng 3 - 4 sao là 45 phòng và 2 sao là 55 phòng.
Diện tích đất tự nhiên của khu này là 67.526 ha. Quy mô khu trung
tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu
trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%. Chủ yếu khai thác
du lịch dưới tán rừng. Ngoài ra còn một số làng, bản được sử dụng
hình thức homestay.
Sử dụng đất khu trung tâm
+ Đất xây dựng và cải tạo các khu dân cư: khoảng 8 ha
+ Đất hỗn hợp (dịch vụ, dân cư, công cộng..): khoảng 5 ha
+ Công viên, hồ, sinh thái nông nghiêp..: khoảng 10 ha
+ Đất các khu du lịch nghỉ dưỡng riêng biệt: khoảng 1.600 ha
+ Đất giao thông, bến, công trình HTKT: khoảng 3 ha
+ Đất tiểu thủ công nghiệp: khoảng 1ha
+ Đất khác (dự trữ...)
Trung tâm du lịch Đăk Nên: có khu vực tắm khoáng nóng, gồm
quần thể khách sạn thấp tầng, spa, thể dục thể thao. Quy mô khu
trung tâm khoảng 350 ha, mật đô xây dựng tối đa 5% các khu vực
ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.. Tổng
cơ sở lưu trú khoảng 70 phòng trong đó: 30 phòng 3-4 sao và 40
phòng tiêu chuẩn 2 sao.
65
Trung tâm du lịch Ngọc Tem: có khu vực tắm khoáng nóng, gồm
quần thể khách sạn thấp tầng, spa, trung tâm hướng dẫn du lịch, diện
tích đất tự nhiên tại khu vực này là 35.388 ha, Quy mô khu trung
tâm khoảng 725,94 ha, mật đô xây dựng tối đa 5%, các khu vực
ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%. Tổng
cơ sở lưu trú khoảng 50 phòng trong đó 20 phòng 3-4 sao, 30 phòng
tiêu chuẩn 2 sao
Trung tâm du lịch xã Hiếu - Pờ Ê:
Khách sạn trong thị trấn. Quy mô buồng phòng khách sạn là 150
phòng, trong đó phòng dạng 3 - 4 sao là 60 phòng và 2 sao là 90
phòng. Diện tích tự nhiên là 20.159 ha. Quy mô khu trung tâm
khoảng: 2.507,92 ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác
mật độ XD nhỏ hơn 5%, khuyến khích loại hình du lịch dưới tán
rừng. Ngoài ra còn một số làng, bản được sử dụng hình thức
homestay.
Sử dụng đất khu trung tâm
+ Đất xây dựng và cải tạo các khu dân cư: khoảng 10 ha
+ Đất hỗn hợp (dịch vụ, dân cư, công cộng..): khoảng 2 ha
66
+ Công viên, hồ, sinh thái nông nghiêp..: khoảng 12 ha
+ Đất các khu du lịch nghỉ dưỡng riêng biệt: khoảng 800 ha
+ Đất giao thông, bến, công trình HTKT: khoảng 3 ha
+ Đất tiểu thủ công nghiệp: khoảng 1ha
+ Đất khác (dự trữ...)
d. Các cụm công nghiệp
Quan điểm phát triển đối với khu vực này là hạn chế tối đa phát triển
công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường. Những khu vực khai
thác quặng (như mỏ đá Gabrô ốp lát tại xã ĐăkRing, mỏ sắt, mỏ
bauxit tại xã Hiếu) trong khu vực này không nên khai thác quy mô
lớn và nếu có khai thác thì cần kiểm soát chặt chẽ tránh ảnh hưởng
đến môi trường.
Tại khu đô thị Kon Plông có khu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
dự kiến quy mô 50 ha. Nhưng để đảm bảo việc khai thác không gian
đô thị Kon Plông hợp lý trở thành trung tâm dịch vụ chính cho phát
triển du lịch, đồ án kiến nghị chuyển khu công nghiệp này xuống
phía Đông của trục đường tránh QL24 và ở cuối khu vực đô thị. Quy
mô vào khoảng 20 ha và khu vực xã Kon Leng khoảng 30 ha. Kiến
nghị các loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chế biến
nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ là chủ yếu.
Ngoài ra tại 2 thị trấn tương lai là Đăk Tăng và xã Hiếu cũng xây
dựng những trung tâm tiểu thủ công nghiệp nhỏ đáp ứng nhu cầu
của dân cư khoảng 1ha. Cụm công nghiệp ngành nghề truyền thống
tại xã Đăk Long quy mô 5 ha, cụm công nghiệp ngành nghề truyền
thống Konkonăng – Konbring tại xã Măng Cành quy mô 5 ha.
67
3.5.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn
a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Toàn huyện sẽ có 1 đô thị loại IV là Kon Plông và 02 thị trấn hỗ trợ
phát triển cho đô thị Kon Plông và 06 trung tâm xã.
Cụ thể về quy mô đất đai và dân cư được thống kê ở bảng sau:
Dân số (người) |
Đất đơn vị ở
(ha) |
Phân loại đô thi |
TT |
Danh mục |
Năm
2010 |
Năm 2010 |
Năm 2020 |
Năm 2030 |
Năm
2020 |
Năm
2030 |
Năm
2020 |
Năm
2030 |
Cấp
đô thị |
Số
lượng |
Cấp
đô thị |
Số
lượng |
Cấp đô
thị |
Số
lượng |
Toàn huyện
Đô thị
Nông thôn
Tỷ lệ đô thị hóa |
21.853
7.071
14.782
32,4 |
30.000
14.799
15.201
49,3 |
40.000
20.684
19.316
51,7 |
-
-
- |
169,7 |
227,
3 |
1 |
3 |
3 |
I
1
2
3 |
Đô thị
Đô thị
KonPlong
Xã ĐakTăng
Xã Hiếu |
7.071
3.098
1.354
2.619 |
14.799
10.000
1.636
3.164 |
20.684
15.000
1.937
3.747 |
169,7
97,7
24,5
47,5 |
227,
3
147,
7
27,1
52,5 |
thị tứ |
1 |
Đô
thị
loại 5
thị tứ
thị tứ |
1
1
1 |
Đô thị
loại IV
thị trấn
thị trấn |
1
1
1 |
II |
Nông thôn
Xã Măng Cành
Xã Pờ Ê
Xã Ngọc Tem
Xã Măng Bút
Xã Đăk Ring
Xã Đăk Nên |
14.782
2.189
2.055
2.780
3.623
2.013
2.122 |
15.201
2.260
2.120
2.860
3.701
2.070
2.190 |
19.316
2.900
2.700
3.600
4.716
2.600
2.800 |
68
69
b) Tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn
- Thị trấn (có 02 thị trấn là Đăk Tăng và Hiếu):
Tính chất: Là điểm dân cư nông thôn tập trung cao, có kinh tế
nghành nghề phát triển, đa dạng. Là giai đoạn phát triển cao nhất
trong các loại hình dân cư nông thôn. Là cơ sở tiền đề để phát triển
thị trấn, đô thị sau này. Quy mô TB: 1.5002.000dân.
Đặc điểm sản xuất, lao động: Dân cư sống theo nghề bán nông
nghiệp, bán thương (vừa làm nông nghiệp, vừa buôn bán dịch vụ,
vừa sản xuất tiểu thủ công nghiệp).
Từng bước hình thành các Thị trấn gắn với các hoạt động thương
mại, dịch vụ và TTCN. Tại đây sẽ hình thành các điểm dân cư có lối
sống theo đô thị hoá và là cơ sở để phát triển đô thị sau này.
- Trung tâm xã:
Giữ nguyên mô hình các trung tâm xã như hiện nay.
Tính chất: là khu vực trung tâm, tập trung các hoạt động xã.
Các chức năng chính: TT hành chính (UBND, HĐND xã, các đoàn
thể), TT sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, đền thờ, nhà
văn hoá,..), TT giáo dục (trường học, mẫu giáo,...), TT TDTT,
thương mại, dịch vụ (chợ xã, các cửa hàng dịch vụ bán lẻ), TT phục
vụ sản xuất (trụ sở HTX, trạm khuyến nông, khuyến lâm ...).
Trung tâm xã vùng cây lâm nghiệp dự kiến sử dụng đất như sau:
+ Quy mô dân số:
+ Quy mô đất đai: |
100 - 200 hộ
5 - 15 ha |
+ Các hạng mục công trình và quy mô đất XD |
. UBND xã:
. Trạm y tế:
. Trường tiểu học:
. Trường THCS:
. Nhà trẻ, mẫu giáo:
. Điểm bưu điện văn hoá xã:
. Chợ:
+ Diện tích lô đất ở điển hình
. Dịch vụ:
. Ở kết hợp vườn: |
1000 - 3000m2
200 - 500m2
3000 - 7000m2
5000 - 7000m2
200 - 500m2
100 - 200m2
500 - 2000m2 |
300 - 500m2
0,5 - 2 ha |
- Mô hình phát triển đặc trưng của một số điểm dân cư nông
thôn:
Đối với các đồng bào dân tộc huyện Kon Plông, việc xây dựng buôn
làng cũng theo truyền thống mỗi dân tộc.
Cái chung nhất của họ là hầu hết các buôn làng của các dân tộc
huyện Kon Plông đều bố trí xa đường giao thông chính, xa các điểm
dân cư đô thị, bên triền núi hoặc gần nguồn nước.
Hầu hết các buôn làng chỉ có 1 CTCC là nhà Rông, được xây dựng ở
trên 1 khu đất rộng giữa buôn làng. Mỗi buôn làng có vài chục nóc
70
nhà. Những buôn làng đông người hoặc nhiều chi thì có tới 2-3 nhà
rông.
Hiện nay dân cư nông thôn phân bổ không đều trên toàn vùng
(khoảng 100 người/km2). Dân cư còn quá thưa thớt (50 210
người/km2). Dự báo trong thời gian tới việc phân bố dân cư nông
thôn trong vùng đa phần vẫn phát triển ổn định.
Sẽ có các điểm trung tâm xã (Quy mô tối tiểu từ 1550 hộ/ điểm -
cụm) cần được đầu tư xây dựng phát triển. Các trung tâm này được
XD đồng bộ cơ sở HTKT, và XH đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh
sống. Điều đặc biệt quan tâm là phải XD được các cơ sở sản xuất
Nông, Lâm, TTCN gắn kết với các trung tâm xã để đảm đời sống
dân cư phát triển bền vững.
Mô hình khu dân cư ngoại thị (của đô thị Kon Plông) có 3 loại: Mô
hình dân cư nông nghiệp; mô hình dân cư lâm nghiệp; mô hình kinh
tế trạng trại nông nghiệp.
- Các khu vực đất khác:
Đất lâm nghiệp: đối với rừng phòng hộ cần khoanh vùng bảo tồn và
phát triển, đối với rừng sản xuất cần khoanh nuôi khôi phục, tăng độ
che phủ, đối với đất trống cần có kế hoạch trồng rừng phát triển.
Đất sản xuất nông nghiệp: bảo vệ tối đa đất lúa để sản xuất, đất sản
xuất nông nghiệp khác cần khoanh trồng, đưa công nghệ mới, tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, được mở các đường trục chính,
xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ
các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình
hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng
diện tích được thuê môi trường rừng đối với diện tích thuê từ 50 ha
trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây
dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại
được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích
thuê lớn hơn 50 hecta, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích
được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây
dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại
được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Trong phần diện
tích được thuê, các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản
đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo. Phải
đảm bảo rừng phòng hộ đầu nguồn tạo thành vùng tập trung, có cấu
trúc hỗn loài, nhiều tầng tán, có độ tàn che từ 0,6 trở lên, đảm bảo
các chức năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói
mòn của rừng đầu nguồn.
Đối với rừng sản xuất, tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công
trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục
vụ du lịch.
71
3.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.6.1. Chuẩn bị kỹ thuật
a. Cơ sở thiết kế :
- Quyết định số 733/ QĐ-UBND ngày 20/7/2010 phê duyệt dự án
“Bố trí, Sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn
trên địa bàn huyện Kon PLong”, được lập bởi Công ty cổ phần Hải
Hưng-TP Kon Tum.
- Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Đăk
Lô tại xã Măng Cành, xã Ngọc Tem và xã Đăk Long, huyện Kon
Plông” 2009.
- Tài liệu “QHC xây dựng thị trấn huyện lỵ Kon Plông”.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kon Plông
1998-2010
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban
hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” và
Nội dung QCXDVN 01 - 2008/BXD Quy chuẩn Xây dựng Việt
Nam – Quy hoạch xây dựng
- Thông tư 09/2010/TT-BXD về Quy định lập nhiệm vụ, đồ án quy
hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư 10/2010/TT-BXD về Quy định hồ sơ của từng loại đô
thị;
- Và các tiêu chuẩn, quy phạm, văn bản có liên quan khác
b. Nguyên tắc thiết kế:
- Khai thác hợp lý địa hình tự nhiên, tránh phá vỡ sự ổn định của địa
hình hiện có.
- Đảm bảo tối đa khu vực dự kiến phát triển quy hoạch ít bị ảnh
hưởng của thiên tai
- Tổ chức thoát nước hợp lý để vừa đảm bảo môi trường trong sạch
vừa hạn chế sạt lở ảnh hưởng tới đời sống dân cư
c. Quy hoạch thủy lợi:
- Xây dựng mới các công trình thủy lợi tại những xã chưa có và chưa
đủ
- Nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xuống cấp.
72
- Cải tạo hệ thống kênh mương hợp lý để phục vụ tốt cho tưới và cấp
nước.
- Theo QĐ số 733/ QĐ-UBND ngày 20/7/2010 phê duyệt dự án
“Bố trí, Sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn
trên địa bàn huyện Kon PLong”, trong thời gian tới công tác thủy lợi
sẽ thực hiện cụ thể sau :
+ XD công trình thủy lợi Đăk Xa, xã Đăk Tăng: F tưới=12ha, đập
đầu mối là đập tràn BTCT.
+XD công trình thủy lợi Đăk Poong, xã Măng Bút: F tưới=8,2ha,
đập đầu mối là đập tràn BTCT.
+XD công trình thủy lợi Tu Ngú, xã Đăk nên: F tưới=10,8ha, kênh
bê tông.
+ XD công trình thủy lợi Măng Krí, xã Ngọc Tem: Ftuwis =7,5ha,
đập đầu mối là đập tràn BTCT
+ XD công trình thủy lợi Đăk Lanh, xã Măng Bút: Ftưới=5ha, đập
đầu mối là đập tràn BTCT.
d. Định hướng quy hoạch san nền:
* Đối với các điểm dân cư đã ổn định:
- Khi xây dựng công trình dân dụng mới cần hài hòa với các công
trình hiện có.
- Những vị trí có i< 10% chỉ cần san gạt cục bộ. Chỉ san tạo mặt
bằng lớn khi thật sự cần thiết, cố gắng cân bằng đào đắp tại chỗ.
- Những vị trí có 10% < i <20% nên xây dựng theo thềm địa hình.
Giữa các thềm nên gia cố taluy hoặc xây dựng tường chắn, xây
mương xây hở đón nước giữa các thềm xây dựng để tránh sạt lở.
- Nghiêm cấm xây dựng bên bờ suối, nếu cần khai thác thì:
H (cao độ xây dựng) ≥ H max mùa lũ+ (0,3-0,5)m
* Đối với các điểm dân cư quy hoạch mới:
- Lựa chọn đất phải chính xác, tại những khu vực không bị ảnh
hưởng của lũ lụt, lũ quét, sạt lở.
- Nên khai thác những khu vực có i ≤ 10%
73
- Nêú dự kiến khai thác tại những khu vực có 10% < i <20% nên xây
dựng theo thềm địa hình. Giữa các thềm nên gia cố taluy hoặc xây
tường chắn để tránh sạt lở.
- Nếu dự kiến khai thác ven các suối thì:
H(cao độ xây dựng) ≥ H max mùa lũ+ (0,3-0,5)m
e. Định hướng thoát nước :
- Hệ thống thoát nước: là hệ thống thoát nước chung cho cả nước
mưa và nước sinh hoạt với tổ chức mạng thoát nước kiểu cành cây,
hoạt động theo chế độ tự chảy. Xây dựng hệ thống thoát nước hoàn
chỉnh gồm: tuyến cống, giếng thu, giếng kỹ thuật, miệng xả và
mương tiêu năng.
- Kết cấu :
+ Mương xây hở dọc các tuyến đường tại các điểm dân cư xã và
giữa các thềm xây dựng để hướng dòng nước mặt không cho đổ trực
tiếp xuống thềm thấp.
+ Cống tròn BTCT, mương xây có nắp đan dọc các tuyến đường tại
thị trấn huyện.
+ Cống qua đường là cống bản hoặc cống tròn BTCT
- Hướng thoát: ra các suối đi qua các điểm dân cư hoặc về các khe tụ
thủy gần nhất trong khu vực thiết kế
- Tính toán thủy lực: theo phương pháp cường độ giới hạn:
Q = . . F . q (l/s)
Trong đó:
Q
|
: Lưu lượng tính toán ( l/s)
: Hệ số phân bố mưa rào |
= 1 khi F < 200ha
: Hệ số dòng chảy = 0,6
F : Diện tích lưu vực (ha)
q : Cường độ mưa (l/s/ha )
Với diện tích thu nước mưa < 2ha lấy kích thước định hình 600mm
74
f. Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:
- Khi xây dựng ven sườn núi có các ta luy cần phải gia cố hoặc xây
kè, tường chắn bảo vệ và xây mương hở thu nước mưa thoát về suối
gần nhất.
- Gia cố ta luy hoặc xây tường chắn và mương hở thu nước giữa các
thềm xây dựng.
- Gia cố ta luy dọc các tuyến đường mà địa hình có núi hoặc có
tường chắn, lan can những tuyến đường có địa hình vực, thung
lũng.
- Nạo vét, kè các đoạn suối đi qua khu vực dân cư để tránh lấn chiếm
hành lang thoát lũ và tạo cảnh quan.
- Cần quan tâm đến các khu vực đang có hoạt động địa chất: nứt, lở,
trượt, kastơ.
- Khi xây dựng công trình có tải trọng lớn, công trình cao tầng cần
tính đến kháng chấn theo cấp động đất đã được cảnh báo.
- Xây dựng các mương đón nước từ các sườn núi dẫn vào hồ và suối
g. Định hướng cụ thể:
* Đô thị KonPlong:
Nền:
- Định hướng QHC 2003 lựa chọn cao độ xây dựng khống chế
≥+1181m. Căn cứ thực tế xây dựng trên địa bàn thị trấn, nhận thấy
cao độ khống chế chọn ≥ + 1181m vẫn đúng và hợp lý, vì vậy cao độ
khống chế xây dựng vẫn tuân thủ như QHC 2003.
- Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật
cần thiết, cao độ xây dựng ≥+1181m, I nền min ≥0,004 dốc về phía
có cống thu gom nước mưa.
- Các công trình dân sinh: sân vườn chỉ cần khai thác trên cao
độ tự nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1181m.
- Cao độ đường tối thiểu là +1181, độ dốc đường tối đa theo
quy chuấn Imax ≤ 0,08.
Thoát nước mưa:
- Hệ thống cống: lựa chọn hệ thống thoát nước cho thị trấn
KonPlông là hệ thống thoát nước riêng giữa thoát nước mưa và thoát
nước bẩn sinh hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa hoàn
chỉnh gồm tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả,
cống tiêu năng và hoạt động theo chế độ tự chảy. Kết cấu hỗn hợp.
75
- Hướng thoát: ra các suối chảy qua thị trấn như suối phía nam,
suối phía đông, suối phía tây và hồ.
* Khu du lịch Đăk Nên:
- Nền: cao độ nền được chọn là +1116m
+ Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1116m, Inền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
+ Các công trình dân sinh: Sân vườn chỉ cần khai thác trên độ cao tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1116m.
+ Cao độ đường tối thiểu là +1116m, độ dốc đường tối đa theo quy
chuẩn Imax ≤ 0,08.
- Thoát nước mưa: Lựa chọn hệ thống thoát nước cho khu du lịch
Đăk Nên là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước bẩn sinh hoạt.
Xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh gồm tuyến cống,
giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống tiêu năng và hoạt
động theo chế độ tự chảy. Kết cấu hỗn hợp.
- Hướng thoát: Thoát ra các suối chảy qua khu vực như suối Rô
Manh, suối Nam Voo
3. Khu du lịch Đăk Tăng- Măng Bút
- Nền: cao độ nền được chọn là +1206m.
+ Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1206m, Inền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
+ Các công trình dân sinh: Sân vườn chỉ cần khai thác trên độ cao tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1206m.
+ Cao độ đường tối thiểu là +1206m, độ dốc đường tối đa theo quy
chuẩn Imax ≤ 0,08.
- Thoát nước mưa: Lựa chọn hệ thống thoát nước cho khu du lịch
Đăk Tăng – Măng Bút là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước
bẩn sinh hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh gồm
tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống tiêu
năng và hoạt động theo chế độ tự chảy. Kết cấu hỗn hợp.
- Hướng thoát: Thoát ra các suối chảy qua khu vực như suối Đăk
Nghé.
4. Khu du lịch Ngọc Tem
- Nền: cao độ nền được chọn là +1194m.
+ Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1194m, Inền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
+ Các công trình dân sinh: Sân vườn chỉ cần khai thác trên độ cao tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1194m.
76
+ Cao độ đường tối thiểu là +1194m, độ dốc đường tối đa theo quy
chuẩn Imax ≤ 0,08.
- Thoát nước mưa: Lựa chọn hệ thống thoát nước cho khu du lịch
Ngọc Tem là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước bẩn sinh
hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh gồm tuyến
cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống tiêu năng và
hoạt động theo chế độ tự chảy. Kết cấu hỗn hợp.
- Hướng thoát: Thoát ra các suối chảy qua khu vực như suối Robaye
và suối Đăk Rô Man
5.Khu du lịch Xã Hiếu- Pơ Ê
- Nền: cao độ nền được chọn là +1153m.
+ Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1153m, Inền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
+ Các công trình dân sinh: Sân vườn chỉ cần khai thác trên độ cao tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1153m.
+ Cao độ đường tối thiểu là +1153m, độ dốc đường tối đa theo quy
chuẩn Imax ≤ 0,08.
- Thoát nước mưa: Lựa chọn hệ thống thoát nước cho khu du lịch Xã
Hiếu – Pơ Ê là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước bẩn sinh
hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh gồm tuyến
cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống tiêu năng và
hoạt động theo chế độ tự chảy. Kết cấu hỗn hợp.
- Hướng thoát: Thoát ra các suối chảy qua khu vực như suối La Ê,
suối Nước Long, suối Đăk Re, suối Đăk Leng.
3.6.2. Giao thông
* Mục tiêu phát triển.
- Tất cả các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đều được nhựa hóa,
hoặc bê tông hóa.
- 100% tuyến đường nội thị đạt cấp V, mặt nhựa.
- Các tuyến đường xã, thôn đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại
A, mặt nhựa và cấp phối.
a. Quy hoạch đường bộ
Giao thông đối ngoại
* Quốc lộ:
+ Quốc lộ 24: Là tuyến giao thông chủ yếu của khu vực nghiên cứu,
nối các tỉnh của vùng Tây Nguyên( bao gồm Kon Tum, và Gia Lai)
với các tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung( cụ thể là
77
Quảng Ngãi) cần nâng cấp tuyến này đạt tiêu chuẩn đường cấp III
miền núi, trải bê tông nhựa cầu cống vĩnh cửu tải trọng H30, quy mô
2 - 4 làn xe, nền đường rộng 12.0m, mặt đường rộng 11.0m, đảm
bảo hành lang an toàn hai bên đường. Để thu hút khách du lịch từ
các đô thị thuộc vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen, đồng thời góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện Kon Plong nói riêng
và Kon Tum nói chung.
+ Đường Đông Trường Sơn: Là tuyến giao thông huyết mạch và là
cơ sở để phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Miền Trung và Tây
Nguyên( Theo quy hoạch định hướng phát triển giao thông quốc gia
tuyến đường Đông Trường Sơn chạy qua địa bàn huyện konPlong
cơ bản bám theo tuyến ĐT669 và tuyến ĐH32). Do vậy để thu hút
khách du lịch từ các đô thị khác trong cả nước và để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội cần đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường
này đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, trải bê tông nhựa cầu
cống vĩnh cửu tải trọng H30, quy mô 2 - 4 làn xe, nền đường rộng
8.5m, mặt đường rộng 7.5m, đảm bảo hành lang an toàn hai bên
đường.
* Tỉnh lộ:
+ Đường tỉnh 676: Nối tỉnh Kon Tum với các tỉnh lân cận. Nâng cấp
đường tỉnh 676 dài 60.8km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi
quy mô 2 – 4 làn xe, nền đường rộng 8.5m, mặt đường rộng 7.5m,
mặt đường bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu đảm bảo hành lang an
toàn hai bên đường. Để thu hút du khách từ các tỉnh lân cận đến với
khu du lịch sinh thái Măng Đen.
+ Đường tỉnh 680B được nâng cấp từ 3 tuyến đường huyện ĐH 62,
ĐH 65( huyện Tu Mơ Rông) và ĐH 33( huyện KonPlong) với tổng
chiều dài 47.76km lên đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, quy
mô 2 làn xe, nền đường rộng 6.5m, mặt đường rộng 5.5m, mặt
đường bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu, đảm bảo hành lang an toàn
hai bên đường.
Tuyến đường tỉnh ĐT 680B đoạn qua địa bàn khu vực nghiên cứu
dài 13.76km, được duy tu sửa chữa thường xuyên
+ Đường tỉnh 669: Nối tỉnh Kon Tum với Tỉnh Gia Lai, đoạn qua
địa bàn huyện KongPlong dài 5.0km bắt đầu từ Km 114QL24 –
công trình thủy điện ĐăkPôNê . Để thu hút khách du lịch từ Gia Lai
đến với khu vực nghiên cứu cần nâng cấp và mở rộng đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV miền núi, quy mô 2-4 làn xe, nền đường rộng 8.5m,
mặt đường rộng 7.5m mặt đường bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu.
Đảm bảo hành lang an toàn hai bên đường.
78
Giao thông nội vùng
* Quy hoạch phát triển đường huyện.
+ Đường huyện 32: Nối huyện Kon Plong của tỉnh Kon Tum với
huyện Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Và để thu hút khách du lịch từ
các đô thị lân cận trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến với khu vực
nghiên cứu cần nâng cấp ĐH 32 dài 32.6km bắt đầu từ thôn 2 xã
Hiếu tới UBND xã Ngọc Tem đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi,
quy mô 2 -4 làn xe, nền đường rộng 8.5m, mặt đường rộng 7.5m,
mặt đường trải bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu. Đảm bảo hành lang
an toàn hai bên đường.
+ Đường huyện 33: Nối huyện Kon Plong với huyện Tu Mơ Rông.
Tuyến đường này cần được nâng cấp ĐH 33 dài 13.76km bắt đầu từ
ĐT 676 tới xã Măng Bút lên thành đường tỉnh 680B, đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV miền núi, quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 6.5m, mặt
đường rộng 5.5mmặt bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu. Đảm bảo
hành lang an toàn hai bên đường. Để tạo điều kiện thu hút du khách
nội tỉnh đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen.
+ Xây dựng mới ĐH M1 dài 13.24km nối tỉnh lộ 676 với ĐH 32, đạt
tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, quy mô 2 làn xe, nền đường rộng
5.0m, mặt đường rộng 3.5m, trải bê tông nhựa, cầu cống vĩnh cửu.
Đảm bảo hành lang an toàn hai bên đường.
* Quy hoạch đường liên xã, đường xã, thôn.
Toàn khu vực nghiên cứu có 233.8km đường liên xã, đường xã, thôn.
Mục tiêu tới năm 2020 nâng cấp tất cả các tuyến đường xã thôn đạt
tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại A, trong đó có 96.4km đường
nhựa, còn lại là đường cấp phối.
Định hướng phát triển mạng lưới giao thông phục vụ du lịch
* Định hướng phát triển các tuyến du lịch.
Tuyến du lịch là tuyến đường liên kết các khu du lịch, điểm du lịch,
cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Bao gồm các
tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương.
Các tuyến này được nâng cấp và cải tạo trên các tuyến đường hiện
có đảm bảo mặt đường, nền đường có chất lượng tốt, có cảnh quan
đẹp hai bên đường. Đồng thời phải có các biện pháp bảo vệ cảnh
quan, môi trường và cơ sở phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
- Định hướng phát triển các tuyến du lịch trong vùng sinh thái Măng
Đen:
79
+ Tuyến du lịch Kon Plông – Đăk Tăng – Măng Bút : Được chạy
trên nền TL676 và TL680B.
+ Tuyến du lịch Kon Plông – Đăk Nên: Chạy trên nền TL676.
+ Tuyến Kon Plông – Ngọc Tem : Chạy trên nền tuyến Đông
Trường Sơn .
+ Tuyến Kon Plông – Hiếu – Pờ Ê: Chạy trên nền tuyến quốc lộ 24.
* Khu vực trung tâm du lịch chính
- Đô thị Kon Plông chính là trung tâm du lịch chính, và là cầu nối
giữa các đô thị đồng bằng với các đô thị du lịch khác của vùng du
lịch sinh thái Măng Đen. Nơi đây có quốc lộ 24 và tỉnh lộ 676 chạy
qua tạo điều kiện đưa và đón khách du lịch từ các đô thị đồng bằng
tới trung tâm du lịch chính Kon Plông và các đô thị du lịch khác
trong khu vực nghiên cứu qua đó tạo động lực phát triển về kinh tế
xã hội cho đô thị Kon Plông. Do vậy cần
+ Nâng cấp quốc lộ 24 đoạn qua đô thị Kon Plông thành đường trục
chính đô thị, mặt cắt ngang dự kiến rộng 28.0m.
+ Nâng cấp tỉnh lộ 676 đoạn qua đô thị Kon Plông mặt cắt ngang dự
kiến rộng 28.0m.
- Ngoài ra tại các khu dân cư dịch vụ, các khu phố chính, các trung
tâm mua sắm của đô thị Kon Plông cần bổ sung thêm các tuyến
đường đi bộ, các quảng trường trung tâm… để phục vụ du khách
đến với đô thị Kon Plông.
+ Bổ sung các tuyến đường cấp phối nối trung tâm của đô thị tới các
khu nghỉ mát công viên nông trang, làng văn hóa dân tộc, công viên
hoa chuyên đề…. Hai bên đường, hè đường cần tổ chức, bố trí các
không gian gian xanh. Tại các làng văn hóa, các công viên nông
trang, công viên hoa chuyên đề… có thể bố trí các tuyến đường
mòn,đường đi bộ, đường dạo,…. để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải
trí, dã ngoại của khách du lịch.
+ Tại các khu lưu trú du lịch, công viên văn hóa hồ Đăk Ke bố trí các
tuyến đường dạo tại các khu vực này. Đặc biệt tại khu du lịch sinh
thái Đăk Ke nơi đây có địa hình rất phức tạp và có cảnh quan đẹp do
vậy nên bố trí loại hình du lịch cáp treo.
+ Tại khu du lịch thể thao cao cấp bổ xung các loại hình như nhảy
dù, tàu lượn, khinh khí cầu…. để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
* Trung tâm du lịch Đăk Tăng – Măng Bút.
Nơi đây có tỉnh lộ 676 và huyện lộ 33 (trong thời gian tới được quy
hoạch thành tỉnh lộ 680B) chạy qua. Tạo điều kiện thuận lợi đưa và
đón khác du lịch từ đô thị đồng bằng qua đô thị kon Plông và tới nơi
đây. Do vậy cần nâng cấp mở rộng các tuyến đường này đoạn qua
80
trung tâm đô thị dự kiến mặt cắt ngang rộng 20.0m, mặt đường cấp
phối bê tông nhựa.
Bổ sung các tuyến đường cấp phối có cảnh quan đẹp hai bên đường
nối trung tâm của đô thị tới làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh
thái, các công viên, hồ sinh thái, sinh thái nông nghiệp, các khu du
lịch nghỉ dưỡng… Tại mỗi khu vực cảnh quan này bố trí các tuyến
đường dạo có mặt cắt ngang rộng 2-3m. Tại các làng du lịch sinh
thái bổ sung thêm các tuyến đường mòn, đường cấp phối…để phục
vụ nhu cầu dịch vụ thể thao, giải trí, cắm trại…. của khách du lịch.
Tại khu vực long hồ thủy điện bổ sung tuyến đường dạo mặt cắt
rộng 2-3m để phục vụ nhu cầu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện của
du khách.
Tại các khu dân cư, các khu tiểu thủ công nghiệp bố trí các tuyến
đường cấp phối để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
* Trung tâm du lịch Đăk Nên.
Có tuyến đường tỉnh lộ 676 chạy qua, đoạn qua trung tâm đô thị cần
được nâng cấp mở rộng, mặt đường cấp phối bê tông nhựa.
Bổ sung các tuyến đường cấp phối có cảnh quan đẹp hai bên đường
nối trung tâm của đô thị tới khu tắm khoáng nóng nằm trong khu du
lịch Đăk Nên.
* Trung tâm du lịch Ngọc Tem.
Có tuyến đường Đông Trường Sơn chạy qua, đoạn qua trung tâm đô
thị cần được nâng cấp mở rộng, mặt cắt ngang đường dự kiến rộng
20.0m mặt đường cấp phối bê tông nhựa.
Bổ sung các tuyến đường cấp phối có cảnh quan đẹp hai bên đường
nối trung tâm của đô thị tới các khu rừng nguyên sinh, khu tắm
khoáng nóng nằm trong khu du lịch Ngọc Tem. Tại khu vực rừng
nguyên sinh bổ sung tuyến đường mòn, cầu treo sinh thái để phục vụ
nhu cầu ngắm cảnh, dã ngoại, nghiên cứu thực vật… của du khách
* Trung tâm du lịch xã Hiếu – Pờ Ê.
Có tuyến quốc lộ 24 chạy qua, đoạn qua trung tâm đô thị cần được
nâng cấp mở rộng, mặt đường cấp phối bê tông nhựa.
Bổ sung các tuyến đường cấp phối có cảnh quan đẹp hai bên đường
nối với các làng, bản theo hình thức homtestay thuộc trung tâm du
lịch xã Hiếu – Pờ Ê.
* Giao thông đô thị.
- Quan điểm:
+ Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi
lại, vận tải của đô thị và các vùng phụ cận thông suốt, thuận lợi,
81
nhanh chóng và an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đô thị,
thúc đẩy văn minh đô thị
+ Quản lý xây dựng hệ thống giao thông đô thị theo các đồ án quy
hoạch thị trấn, thị xã, đô thị được phê duyệt. Các đô thị chưa có quy
hoạch cấn lập các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị làm cơ sở
quản lý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông.
+ Tỷ lệ đất giao thông đô thị phụ thuộc vào quy mô cấp hạng của các
đô thị. Nhưng phải đạt được 16-20% quỹ đất xây dựng độ thị.
+ Mật độ bình quân đường giao thông (không kể đường khu dân cư)
tại các khu vực trung tâm 6-10km/km2, các khu vực khác
3-5km/km2.
Các công trình phục vụ giao thông
* Quy hoạch phát triển bãi xe, bến đỗ.
- Bến xe: Xây dựng thêm bến xe khách đạt loại 4 có diện tích 3ha
với nhà chờ rộng 200m2 tại đô thị Konplông. Đồng thời xây dựng
thêm 2 bến đỗ xe tạm quy mô mỗi bến 1000m2 tại xã Đăk Tăng và
xã Hiếu để đáp ứng nhu cầu vận tải, du lịch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
+ Mở rộng thêm một số điểm dừng đón trả khách ở những xã thôn
có trục quốc lộ và đường tỉnh đi qua.
+ Nâng cấp và mở rộng các điểm đỗ lên thành bến xe, mỗi bến có
bãi đậu 350m2, nhà chờ 20-35m2 ở những thôn có đường ô tô đi qua
đến bố trí các điểm đỗ xe khách phù hợp để cải thiện điều kiện đi lại
của nhân dân.
- Cầu cống.
+ Cầu cống trên tuyến quốc lộ 24: Xây dựng, cải tạo nâng cấp đúng
với hạng đường cấp 3 miền núi, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật H30 –
XB80.
+ Cầu cống trên các tuyến tỉnh lộ: Cần được đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh trên toàn tuyến đảm bảo thông xe quanh năm đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật H30 – XB60.
+ Cầu cống trên các trục đường huyện xây dựng và nâng cấp đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật H10.
- Cáp trượt: Được bố trí gần đầu mối giao thông từ khu trung tâm
dịch vụ du lịch sinh thái Đăkke, nơi có địa hình rất phức tạp và cảnh
quan rất đẹp, khoảng cách giữa hai ngọn đồi bố trí cáp trượt dài
596.7m.
82
- Cầu treo sinh thái: Các cây cầu này thực chất là đường đi dạo, được
liên kết vào các cây lớn hai bên lối đi bằng các loại dây rừng, lát trên
lối đi bằng các loại cây nhỏ, tất cả được treo trên cao để đi trong
rừng, tránh được các loại thú, rắn rết và quan sát được hầu hết các
đặc điểm của rừng nguyên sinh.
b. Quy hoạch đường hàng không.
Sân bay quân sự tại Măng Đen được nâng cấp và cải tạo thành sân
bay dân sự kết hợp quân sự (Sân bay Taxi). Tổng diện tích của sân
bay dự kiến là 162.2ha (theo QĐ số 581/ QĐ TTG ngày 20/4/2011
của Thủ Tướng Chính Phủ).
c. Quy hoạch phát triển vận tải.
- Tổ chức xe tải: Chủ yếu dùng vận tải ô tô để vận tải hành khách và
hàng hóa từ huyện xuống các xã.
- Những xã khó khăn dùng vận tải thô sơ như; xe máy, xe bò, trâu.
- Đầu tư mua sắm một lượng phương tiện vận tải để tổ chức vận tải
liên tục.
- Tổ chức vận tải cần được chú ý hợp lý về hành trình, giờ giấc để để
mọi người dân có thể dễ dàng đi ô tô khách, tiến tới xóa dần việc
người dân phải đi bộ từ huyện này sang huyện khác ở vùng sâu vùng
xa.
d. Tổng hợp khối lượng xây dựng giao thông
Bảng tổng hợp mạng lưới giao thông chính huyện KonPlong
đến năm 2030
Hiện trạng |
Quy hoạch |
STT |
Tên |
Chiều
dài
(Km) |
Kết cấu mặt
đường |
Cấp đường |
mKặt đư ết cấờung |
Cấp đường |
A
I
1
II
1
2
3
III
1
2
IV |
Đường bộ
Quốc lộ
QL24
Đường tỉnh
ĐT 676
ĐT 669
ĐT680B
Đường huyện
ĐH 32
ĐH-M1
Đường xã, thôn |
400.40
50.00
50.00
70.76
52.00
5.00
13.76
45.84
32.60
13.24
233.80 |
BT nhựa
BT nhựa + Đường
đất
Mặt đường đất
Mặt đường đất
Mặt đường đất
Đường đất + BT
nhựa + BT XM |
IV miền núi
IV, V miền núi
V miền núi
V miền núi
V miền núi |
BT nhựa
BT nhựa
BT nhựa
BT nhựa
BT nhựa
BT nhựa
BT nhựa |
III miền núi
IV miền núi
IV miền núi
IV miền núi
IV miền núi
V miền núi
V miền núi |
83
V
B
1 |
Bãi đỗ xe
Đường hàng không
Sân bay taxi |
3 bến
162.2ha |
3.6.3. Cấp nước
a)Tiêu chuẩn cấp nước:
TT |
Khu vực |
Cấp nước
(lít/ người - ngày) |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
2 |
Dân cư nông thôn |
40 |
60 |
3 |
Khu, cụm công nghiệp |
22-40 m3/ngày-ha |
b) Nhu cầu cấp nước:
Năm 2020 |
Năm 2030 |
TT |
Các hạng mục |
Tiêu chuẩn |
Nhu cầu
(m3/ngđ) |
Tiêu chuẩn |
(m Nhu c 3/ngđ) ầu |
a |
Đô thị Kon Plông |
2400 |
4200 |
100(l/ng.ngđ)
10000(người) |
120(l/ng.ngđ)
15000(người) |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt Đô thị
KonPlong |
900 |
1800 |
200(l/ng.ngđ)
2500(người) |
200(l/ng.ngđ)
5000(người) |
2 |
Nước cấp cho khách du lịch |
500 |
1000 |
3 |
Nước cấp cho công trình công
cộng |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
4 |
Nước cấp tưới cây rửa đường |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
22(m3/ha)
18(ha) |
22(m3/ha)
30(ha) |
5 |
Nước cho công nghiệp |
316.80 |
528 |
6 |
Nước dự phòng, rò rỉ |
20%Q(1+2+3+4+5) |
379.36 |
15%Q(1+2+3+4+5) |
553.20 |
7 |
Nước cho bản thân trạm xử lý |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
113.81 |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
212.06 |
b |
Thị trấn Hiếu |
400 |
600 |
100(l/ng.ngđ)
3164(người) |
120(l/ng.ngđ)
3747(người) |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt TT
Hiếu |
284.76 |
449.64 |
2 |
Nước cấp cho công trình công
cộng |
10%QSH |
28.476 |
10%QSH |
44.964 |
3 |
Nước dự phòng, rò rỉ |
20%Q(1+2) |
62.6472 |
15%Q(1+2) |
74.1906 |
4 |
Nước cho bản thân trạm xử lý |
5%Q(1+2+3) |
18.79416 |
5%Q(1+2+3) |
28.44 |
c |
Thị trấn Đăk Tăng |
200 |
300 |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt TT |
100(l/ng.ngđ) |
147.24 |
120(l/ng.ngđ) |
232.44 |
84
Năm 2020 |
Năm 2030 |
TT |
Các hạng mục
Đăk Tăng |
Tiêu chuẩn |
Nhu cầu
(m3/ngđ) |
Tiêu chuẩn |
(m Nhu c 3/ngđ) ầu |
1636(người) |
1937(người) |
2 |
Nước cấp cho công trình công
cộng |
10%QSH |
14.724 |
10%QSH |
23.244 |
3 |
Nước dự phòng, rò rỉ |
20%Q(1+2) |
32.3928 |
15%Q(1+2) |
38.3526 |
4 |
Nước cho bản thân trạm xử lý |
5%Q(1+2+3) |
9.71784 |
5%Q(1+2+3) |
14.70 |
40(l/ng.ngđ)
15201(người) |
60(l/ng.ngđ)
19316(người) |
d |
Nước cấp cho khu vực nông
thôn |
456 |
869 |
Tổng công suất |
3500 |
6000 |
c) Nguồn nước:
- Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực có trong các lớp đất đá nứt
nẻ, phân bố ở khấp nơi và trong các bồi tích á cát, xuất hiện nhiều ở
các thung lũng sông suối. Mực nước ngầm giữa mùa khô và mùa
mưa dao động trong khoảng từ 3-5m. Mực nước ngầm ở độ sầu từ
5-10m trong mùa mưa và 20-30m trong mùa khô.
- Nước mặt: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện KonPlong tương
đối phong phú với hệ thống sông suối khá đồng đều.
+ Nhánh sông ĐăkPne: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông dài
khoảng 30km được hợp thủy bởi nhiều suối nhỏ chảy từ xã Măng
Cành đổ về huyện KonRẫy.
+ Nhánh sông Đăk Nghé: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rin cao 1848m ở xã Măng Buk huyện
KonPlong, chảy theo hướng Đông – Tây rồi Bắc Nam. Sông có
chiều dài khoảng 65km, diện tích lưu vực 350km2 bắt nguồn từ xã
Măng Bút chảy qua xã Măng Cành đổ về huyện Kon Rẫy.
+ Sông ĐakLò: Chảy qua xã Ngọc Tem dài 15km đổ về tỉnh Quảng
Ngãi.
+ Sông Đăk Xo Rách: Chảy dọc theo danh giới xã Ngọc Tem và xã
Pờ Ê chảy về tỉnh Quảng Ngãi.
+ Sông ĐăkRing: Chảy qua xã ĐăkRing dài khoảng 20km chảy về
tỉnh Quảng Ngãi.
+ Suối Đăk RôMach: Chạy dọc ranh giới xã Đăk RôMach dài
khoảng 20km chảy về tỉnh Quảng Ngãi.
+ Sông ĐăkRe: Chảy qua xã Hiếu theo hướng Đông Tây đổ về tỉnh
Quảng Ngãi.
+ Suối ĐăkKe: Bắt nguồn từ lâm trường Măng Cành chảy theo
hướng Bắc qua xã Măng Cành, xã Đăk Long rồi đổ về huyện Kon
Rẫy.
- Lựa chọn nguồn nước:
85
+ Nguồn nước ngầm: phân bố không đồng đều, trữ lượng không ổn
định nên không thể lựa chọn làm nguồn cấp nước cho các khu dân
cư tập trung.
+ Nguồn nước mặt: vì không có các trạm quan trắc thủy văn trên các
sông ngòi tại khu vực nên để xác định lưu lượng dòng chảy sử dụng
phương pháp tương tự thủy văn. Sử dụng số liệu thủy văn của trạm
tương tự KonPlong trên sông Đăk Bla làm căn cứ tính toán. Kết quả
tính toán lưu lượng dòng chảy tại các sông như sau:
Lưu lượng lớn nhất
(m3/s) |
Lưu lượng nhỏ nhất
(m3/s) |
Sông, suối |
Sông ĐăkPone |
49.01 |
1.68 |
Sông ĐăkLò |
125.97 |
4.31 |
Sông ĐăkNghe |
153.22 |
5.24 |
Sông ĐăkRing |
79.4 |
2.72 |
Sông Đăk RôMach |
51.91 |
1.77 |
Suối ĐăkKe |
37.4 |
1.38 |
Sông Đăk Xo Rách |
64.79 |
2.22 |
Sông Đăk RôMach |
48.14 |
1.65 |
Sông ĐăkRe |
60.53 |
2.07 |
+ Khu vực có mặt độ dân cư thấp, nhu cầu cấp nước không nhiều
nên nguồn nước tại các sông suối hoàn toàn đáp ứng đủ lưu lượng
để sử dụng làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt. Ngoài ra nguồn nước
mặt tại đây có chất lượng tốt, chưa chịu ảnh hưởng bởi các hoạt
động khai thác khoáng sản hay sản xuất công nghiệp ở đầu nguồn.
Nguồn nước mặt phân bố rộng khắp và có trữ lượng ổn định đảm
bảo phục vụ để cấp nước cho sinh hoạt.
d) Giải pháp chung
+ Khai thác hợp lý các công trình cấp nước tại khu vực thị trấn
huyện lỵ KonPlong. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các
công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn
đến năm 2020 và có định hướng cho năm 2030.
+ Phát huy hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước hiện nay
+ Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước.
+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần xử lý triệt để đạt tiêu
chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn.
+ Cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn nước mặt. Đặc biệt là các
nguồn nước kết hợp giữa cấp nước và thủy lợi.
86
+ Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi các hoạt động khai thác khoáng sản,
nạn phá rừng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của
ngành cấp nước tránh sử dụng kiệt về lưu lượng và suy thoái về chất
lượng.
+ Cần phải có dự án về khảo sát nước ngầm và nước mặt một cách
cụ thể về trữ lượng và chất lượng để xây dựng công trình cấp nước
cho phù hợp với từng đô thị cũng như hệ thống cấp nước liên vùng.
+ Những khu vực miền núi hiếm nước cần nghiên cứu để chuyển đổi
cây trồng cho thích hợp.
+ Tại các khu vực đô thị, khu vực dân cư mặt độ cao sẽ tiến hành xây
dựng các công trình thu nước và trạm xử lý tập trung. Nước sạch sau
khi xử lý đảm bảo QCVN 02: 2009/BYT.
+ Các khu vực dân cư mật độ thấp sử dụng hình thức cấp nước đơn
lẻ. Xây dựng các công trình lọc nước đơn giản để xử lý.
+ Lựa chọn vị trí đặt các công trình thu nước tại những nơi có điều
kiện địa chất thuận lợi. Tại những khu vực sông suối có lưu lượng
nước không ổn định theo mùa cần tiến hành xây dựng các đập, tạo
hồ nước để đảm bảo đủ dung tích nước dự trữ cho các trạm cấp nước
tập trung.
e) Giải pháp cấp nước đô thị
- Khu vực đô thị Kon Plông: Nâng công suất trạm xử lý nước hiện
có trong giai đoạn đầu lên 3000 m3/ngđ, giai đoạn dài hạn là 4000
m3/ngđ. Nguồn nước mặt suối Đắk Ke.
- Khu vực trung tâm xã Hiếu: Xây dựng trạm xử lý nước công suất
giai đoạn đầu 400 m3/ngđ giai đoạn dài hạn là 700 m3/ngđ. Nguồn
nước mặt lấy từ suối Xa Rách.
- Khu vực trung tâm xã Đăk Tăng: Xây dựng trạm xử lý nước công
suất 400 m3/ngđ phục vu giai đoạn đầu và dài hạn. Nguồn nước mặt
lấy từ nhánh suối Đăk Vi.
f) Cấp nước cho các khu dân cư nông thôn
- Các khu dân cư nông thôn khác có thể xây dựng các hệ thống cấp
nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối
hoặc bơm giếng. Cần xây dựng các bể lắng lọc quy mô nhỏ để lọc
cặn đục, vi sinh và các tạp chất khác gây hại cho con người. Ngoài ra
cần khuyến khích nhân dân xây dựng các bể chứa nước mưa để tận
dụng nguồn nước này.
87
3.6.4. Cấp điện
a) Căn cứ thiết kế chính
- Căn cứ tổng sơ đồ phát triển điện lực Viêt Nam giai đoạn 2006 –
2015 có xét đến 2025 (tổng sơ đồ 6) tham khảo thêm tổng sơ đồ 7.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành điện và quy chuẩn xây dựng
Việt Nam.
- Dự báo về các chỉ tiêu phát triển đô thị do đồ án lập.
b) Chỉ tiêu cấp điện:
Chỉ tiêu cấp điện cho các khu vực đô thị và dân cư căn cứ theo quy
chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008 BXD, cụ thể:
Cấp điện sinh hoạt: chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt tuân thủ theo bảng 7.1
QCXD VN cho đô thị loại 2,3 và các thị trấn, xã:
Tiêu chuẩn cấp điện:
No |
Tên khu vực |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu cấp điện |
Đợt đầu
đến 2020 |
Tương lai
đến 2030 |
1 |
Đô thị loại 2 và loại 3 |
KWh/ng.năm |
750 |
1500 |
2 |
Các thị trấn, xã |
KWh/ng.năm |
400 |
1.000 |
Chỉ tiêu cấp điện cho nhà nghỉ, khách sạn tuân thủ theo bảng 7.5
QCXD VN 01 :2008 BXD:
+ Nhà nghỉ khách sạn hạng 1 sao: 2KW/giường.
+ Khách sạn hạng 2 đến 3 sao: 2,5KW/giường.
+ Khách sạn hạng 4 đến 5 sao: 3,5KW/giường.
Cho công cộng và dịch vụ ở các đô thị theo bảng 7.2 QCXD
VN01:2008 BXD:
+ Lấy bằng 25-35% điện sinh hoạt dân dụng.
c) Tổng hợp phụ tải điện vùng huyện Kon Plong
Phụ tải đặt
KW |
Hệ số
tham gia |
Phụ tải yêu cầu
KW |
TT |
Loại phụ tải |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
Đến 2020 |
Đến 2030 |
1 |
Phụ tải điện sinh hoạt |
7.480 |
16.716 |
0.6 |
4.488 |
10.030 |
2 |
Phụ tải điện công trình cô
cộng, chiếu sáng |
ng
2.300 |
5.200 |
0.65 |
1.495 |
3.380 |
3 |
Phụ tải điện du lịch(nhà
nghỉ, khách sạn) |
8.990 |
16.678 |
0.6 |
5.394 |
10.007 |
Tổng |
18.770 |
38.594 |
11.377 |
23.416 |
d) Nguồn điện:
Thuỷ điện:
88
Danh mục các công trình thủy điện trên địa bàn.
STT |
Tên công trình |
Công
suất(MW) |
Phương án đấu nối |
Danh mục các công trình thủy điện đang vận hành trên địa bàn. |
1 |
TĐ – Đăk ne |
3x2,7 |
Đấu nối vào đường dây 110KV. |
2 |
Đăk pô ne |
2x7,5 |
Đấu nối vào đường dây 22KV. |
3 |
Đăk pô ne 2 |
3x1,2 |
Đấu nối vào đường dây 22KV. |
Danh mục các công trình thủy điện đang xây dựng trên địa bàn |
1 |
Đăk Grét |
3,6 |
Phát 22KV đấu ĐZ trung thể trạm 110KV
KonPlông |
2 |
Đăk Pia |
2,2 |
Phát 22KV đấu ĐZ trung thể trạm 110KV
KonPlông |
3 |
Đăk pô ne 2AB |
5 |
Phát 22KV đấu vào thanh cái 22KV Đăk pô
ne 2 |
4 |
Đăk lô |
22 |
Phát 22KV đấu gom vào trạm 110KV Đăklo |
Danh mục các công trình thủy điện đang lập dự án đầu tư |
1 |
Đăk Lô 1 |
5,5 |
Phát 22KV đấu gom vào trạm 110KV Đăklo |
2 |
Đăk Lô 2 |
5,5 |
Phát 22KV đấu gom vào trạm 110KV Đăklo |
e) Hệ thống cung cấp điện:
Các cụm thủy điện với tổng công suất 70,5 MW.
Xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện đấu nối với hệ thống điện
Quốc gia để khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ điện và cung
cấp điện cho các phụ tải điện trên địa bàn Vùng huyện.
Để đảm bảo cấp điện an toàn hợp lý cho các phụ tải tiêu thụ điện
cũng như truyền tải tối đa công suất phát các thuỷ điện nhỏ trên địa
bàn tỉnh. Định hướng phát triển như sau:
Cấp điện áp 500 KV: đường dây 500 KV từ Playku về Dốc Sỏi
Cấp điện áp 110 KV:
Trạm Nguồn: với việc đưa vào sử dụng trạm 110KV Kon plong
110/22 – 25MVA đã đảm bảo việc cung cấp điện cho toàn vùng
huyện Kon Plong trong giai đoạn đầu (2020)
Với giai đoạn sau (2030): Nâng công suất trạm 110KV Kon Plong
thành: 110/22 – 2x25MVA.
Nhà máy thủy điện Đăk Lô đang được tiến hành xây dựng với công
suất 22 MVA đồng thời xây dựng mới tram biến áp 110/22 KV Đăk
Lô công suất 22 MVA cạnh nhà máy.
Xây dựng mới đường dây 110 KV kết nối TBA 110/22 KV Kon
Plong với TBA 110/22 KV Đăk Lô.
Lưới điện trung áp: XD đường dây 22kV tới các vị trí xây mới các
trạm BA 22KV.
89
+ Kết cấu lưới 22KV trong khu đô thị phải tuân thủ nguyên tắc xây
dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở. Đường trục sử dụng cáp
ngầm XLPE tiết diện 240mm2, các nhánh rẽ >95mm2.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trong khu dân cư và đô thị nên sử dụng
trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống
điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn
dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp
điện không vượt quá 300m trong khu đô thị, không vượt quá 500m
ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây.
+ Lưới chiếu sáng: đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn 259:2001-TCXDVN và 333:2005-TCXDVN của Bộ
Xây Dựng.
f) Sử dụng các dạng năng lượng khác:
- Phát triển việc xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời; nghiên
cứu và triển khai việc sử dụng năng lượng gió, khí Biôga và các
dạng năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân các dân
tộc, đặc biệt là cho các thôn bản vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng
không có điều kiện để xây dựng thuỷ điện và phải đầu tư quá cao
trong việc phát triển lưới điện.
3.6.5. Thoát nước bẩn và VSMT
3.6.5.1. Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoạn
TT |
Các hạng mục |
Nước thải
(lít/ người - ngày) |
CTR
(kg/ người - ngày) |
Nghĩa trang (0,06
ha/1000dân) |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
0.6 |
0.8 |
0.06 |
0.06 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
1.2 |
1.2 |
0 |
0 |
2 |
Dân cư nông thôn |
40 |
60 |
0.4 |
0.4 |
0.06 |
0.06 |
3 |
Khu, cụm công
nghiệp |
Theo loại hình công
nghiệp 10-15
m
3/ngày-ha |
0.2 tấn / ngày - ha |
0 |
0 |
3.6.5.2. Dự báo tổng lượng chất thải các giai đoạn và hướng giải
quyết
a. Nước thải: 3000 - 5100m3/ngày
- Nước thải sinh hoạt đô thị và Du lịch: 1900 -3600 m3/ng, xử lý
phân tán
- Nước thải các xã (nông thôn): 520 - 1040 m3/ng, xử lý phân
tán
- Nước thải công nghiệp: 180 - 300 m3/ngày. Thu gom xử lý
riêng trong KCN
90
b. Chất thải rắn: 20 - 36 tấn / ngày
- CTR sinh hoạt đô thị và du lịch: 20 – 30 tấn/ng. Thu gom xử
lý tập trung
- CTR công nghiệp 4-6 tấn / ngày Xử lý tập trung
- CTR sinh hoạt ở nông thôn: 4 - 7 tấn/ ngày. Xử lý phân tán
c. Nhu cầu đất nghĩa trang: 1,8 - 2,4 ha
- Thị trấn + huyện lỵ: 0,9 - 1,2 ha. Quy hoạch nghĩa trang tập
trung
- Khu vực nông thôn (các xã): 0,9 - 1,1 ha. Bố trí phân tán ở
thôn, xã.
(Ghi chú: số liệu tính cụ thể các chất thải xem phụ lục)
c. Nhu cầu đất nghĩa trang: 1,8 - 2,4 ha
- Thị trấn huyện lỵ: 0,9 - 1,1 ha. Quy hoạch nghĩa trang tập trung
- Khu vực nông thôn (các xã): 0,9 - 1,1 ha. Bố trí phân tán ở thôn, xã
(Ghi chú: số liệu tính cụ thể các chất thải xem phụ lục)
3.6.5.3. Định hướng giải quyết chất thải đến năm 2030 vùng
huyện
1. Thị trấn huyện lỵ Kon Plông
a. Quy hoạch thoát nước thải:
Khi nghiên cứu có 2 phương án: phương án 1 xử lý tập trung thành 2
trạm làm sạch nước thải có công suất lớn ở 2 bên hạ lưu suối Đăk ke
và Đăk Pône, nhưng phải có nhiều trạm bơm chuyển tiếp (không
kinh tế) Vì vậy phương án chọn sẽ có nhiều hồ làm sạch nước thải
trong điều kiện tự nhiên, không cần có trạm bơm chuyển tiếp là phù
hợp địa hình đồi núi và kinh tế nhất. Nội dung phương án chọn như
sau:
* Nước thải sinh hoạt đô thị:
- Thị trấn Kon Plông là đô thị sinh thái phục vụ du lịch nghỉ dưỡng,
cần có môi trường trong sạch, sẽ chọn hệ thống thoát nước thải riêng,
thu gom xử lý tập trung (Theo QCXDVN 01:2008/BXD).
- Thị trấn có khối lượng thoát nước thải nhỏ (2900 m3/ngđ) đồng
thời để phù hợp địa hình đồi rừng, đất rộng, có nhiều thung lũng,
suối cạn, sẽ chọn công nghệ xử lý nước thải dùng hồ sinh học, cần
tận dụng nước thải đã làm sạch tưới ẩm đất rừng xung quanh các hồ
sinh học.tạo thuận lợi cho cây rừng phát triển.
Sơ đồ thoát nước thải như sau:
Bể tự hoại – cống thu nước thải – trạm bơm – hồ sinh học – tưới cây
rừng.
91
- Thị trấn có dân số thấp, nước thải nhỏ, sau khi qua bể tự hoại nước
thải càng nhỏ, do vậy chọn ống thu nước theo cấu tạo, đường kính
ống d = 200 mm, đoạn cuối tuyến ống có d = 300 mm (dung loại ống
nhựa). Tận dụng địa hình tự nhiên theo sườn đồi, để xây dựng cống
tự chảy tối đa, một số đoạn cống đặt theo sườn đồi để giảm chiều sâu
đào cống và giảm số trạm bơm nâng cốt.
Xử lý nước thải: sẽ sử dụng các thung lũng, suối cạn, đắp đập giữ
nước, tạo các hồ nhỏ (khoảng 0,1-0.4 ha mặt nước/1 hồ) có cốt mặt
nước khác nhau (hồ cao tự chảy xuống hồ thấp) để tăng hiệu quả làm
sạch nước thải tự nhiên , phù hợp địa hình đồi núi.
- Phân chia lưu vực thoát nước theo địa hình tự nhiên như sau:
Địa hình tự nhiên phân chia thành 3 vùng lưu vực chính, trong đó
gồm 16 lưu vực nhỏ với 16 hồ sinh học cần khoảng 3,4 ha mặt nước
hồ để xử lý nước thải cho khoảng 2900 m3/ng , phân chia như sau:
+Vùng lưu vực I: Phía Tây QL24-TL 676- đến sông Đăk Ke: gồm 5
lưu vực:với 5 hồ sinh học cần khoảng 1 ha mặt nước, để xử lý nước
thải cho khoảng 830 m3/ng
+Vùng lưu vực II: Phía Đông TL676 - QL24 đến sông Đăk PôNe
gồm 7 lưu vực: với 7 hồ sinh học cần khoảng 1,7 ha mặt nước để xử
lý nước thải cho khoảng 1520 m3/ng
+Vùng lưu vực III Khu vực phía Tây sông Đăk Ke gồm 4 lưu vực:
với 4 hồ sinh học cần khoảng 0,7 ha mặt nước để xử lý nước thải
cho khoảng 550 m3/ng
* Nước thải khu công nghiệp: Tổng lưu lượng khoảng 300 m3/ng ,
thu gom xử lý riêng trong các khu công nghiệp đạt QCVN số
40:2011/BTNMT, sau đó chứa ở các hồ để tái sử dụng: (tưới cây,rửa
đường, dự phòng cứu hỏa) và để kiểm tra chất lượng nước thải sau
khi xử lý
b. Quản lý chất thải rắn (CTR) đến năm 2030
- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn (từ trong công sở, biệt thự,
nhà dân) thành các chất: vô cơ, hữu cơ, nguy hại. Chất vô cơ (như:
đồ nhựa, nilon, kim loại…) sẽ thu gom riêng, (khoảng 7 ngày 1 lần
phụ thuộc khối lượng) chuyển về kho chứa, khi đầy xe tải sẽ đưa đi
thành phố Kon Tum bán cho các đại lý đang thu mua phế thải.
- CTR hữu cơ được sử dụng một phần trong các hộ dân cho gia
súc,còn lại sẽ thu gom riêng,hàng ngày đưa đi khu xử lý CTR ở xã
Đăk Long, tái chế làm phân bón cho nông nghiệp (thay thế phân hóa
học)
- CTR nguy hại (của y tế, sinh hoạt dân cư, công nghiệp) thu gom
riêng bằng thùng chứa chuyên dụng, đưa đi lò đốt chất thải nguy hại
92
ở khu xử lý chất thải rắn Đăk Long (Lò đốt chất thải nguy hại ở Đăk
Long sẽ đốt CTR nguy hại cho các bệnh viện của 2 huyện Kon plông
và Kon Rẫy công suất 150kg/ngày theo quy hoạch quản lý CTR
vùng tỉnh Kon Tum.)
- Địa điểm khu xử lý chất thải rắn ở thôn Kon ke xã Đăk Long, cách
QL 24 khoảng 600 m, cách dân cư trên 2 km, đây là đất trồng rừng
thông và cây bụi, diện tích khoảng 2 ha (khu xử lý CTR Đăk Long
được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Kon
Tum năm 2011). Khu xử lý CTR phục vụ liên đô thị dọc QL24, dự
kiến gồm hạng mục chính sau:
+ Xí nghiệp tái chế chất hữu cơ làm phân bón, công suất khoảng 30
-40 tấn/ ngày, xử lý CTR hữu cơ cho liên đô thị
+ Lò đốt chất thải nguy hại phục vụ liên đô thị: khoảng 150 kg/
ngày.
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh các chất không tái chế và tro sau khi đốt,
công suất khoảng 25 tấn/ ngày
+ Kho chứa CTR vô cơ (khi đầy xe sẽ đưa đi bán ở thành phố Kon
Tum)
+ Các công trình phụ trợ khác
c. Quản lý nghĩa trang đến năm 2030
Nghĩa trang hiện có khoảng 2 ha ở thôn Măng Đen ở khu vực giữa
thị trấn, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị, tương lai sẽ
đóng cửa trồng cây xanh xung quanh cách ly. Dự kiến nghĩa trang
mới ở phía Đông xã Đăk Long (gần xã Hiếu) gần QL 24, hướng đi
Quảng Ngãi, diện tích khoảng 1 ha, phục vụ chung cho thị trấn
Măng đen, xã Đăk Long, phía Tây xã Hiếu và thị trấn Hiếu
Dự kiến 1 nhà tang lễ cho thi trấn, diện tích 1 ha, xây dựng ở gần khu
nghĩa trang liệt sỹ thôn Măng Đen, xã Đăk Long. (phục vụ thị trấn
huyện lỵ và các đô thị xung quanh khi có nhu cầu)
2. Các đô thị dự kiến thành lập mới
Theo quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020,
huyện Kon Plong sẽ có hai đô thị thành lập mới: thị trấn Đăk Tăng
và thị trấn Hiếu
a. Hướng giải quyết nước thải sinh hoạt đô thị.
- Hai thị tứ là Đăk Tăng, Hiếu sẽ xây dựng cống thoát nước thải
riêng theo sơ đồ sau:
93
Bể tự hoại – cống thu nước thải – trạm bơm – hồ sinh học – tưới cây
rừng.
- Hai thị trấn có dân số và mật độ dân cư thấp, nước thải nhỏ, do vậy
chọn ống thu nước theo cấu tạo, đường kính ống d =200mm. Tận
dụng độ dốc địa hình tự nhiên để xây dựng cống tự chảy đến hồ sinh
học:
+Thị trấn Đắk Tăng :Hướng thoát nước chính ra sông Đăk Ke ở phía
Tây và các suối phía Đông thị trấn với lưu lượng khoảng 230
m3/ng ,cần 0,3 ha mặt nước hồ
+ Thị trấn Hiếu:Hướng thoát nước chính ra 2 sưối ở phía Tây Nam
và phía Đông Bắc thị trấn với lưu lượng khoảng 450 m3/ng ,cần 0,5
ha mặt nước hồ
- Sử dụng các thung lũng hoặc suối cạn, đắp đập tạo hồ nhỏ, có
cốt mặt nước khác nhau, hồ cao tự chảy xuống hồ thấp, để tăng
nhanh quá trình làm sạch nước thải tự nhiên, phù hợp địa hình đồi
núi.và đầu tư, quản lý
b. Hướng giải quyết CTR.
Thực hiện phân loại CTR tại nguồn thành các chất vô cơ, hữu cơ,
nguy hại. Chất vô cơ thu gom riêng đưa đi thành phố Kon Tum bán
cho các đại lý đang thu mua phế thải, chất hữu cơ một phần được tái
sử dụng cho gia súc, phần còn lại sẽ đưa đi xí nghiệp phân hữu cơ ở
xã Đắc Long, các chất khác còn lại đốt và chôn lấp hợp vệ sinh tại
các đô thị, (chỉ tiêu đất để xử lý CTR theo TCVN 4448-1987 Áp
dụng cho huyện lỵ) nhu cầu như sau:
+ Bãi chôn lấp Đắk Tăng phục vụ thị trấn Đắk Tăng + xã Đăk Tăng
và xã Măng Bút,khối lượng.2-3,5 t/ng , cần 0,6-1 ha
+ Bãi chôn lấp xã Hiếu phục vụ:thị trấn Hiếu + xã Hiếu và xã Pờ Ê,
khối lượng CTR khoảng 3-5 tấn/ngày, cần diện tích khoảng 0,6-1
ha.
b. Hướng giải quyết nghĩa trang.
- Thị trấn Đăk Tăng xây dựng nghĩa trang phía Bắc đô thị, phục vụ
thị trấn Đăk Tăng + xã Đăk Tăng và xã Măng Bút., cần 0,3- 0,5 ha
- Thị trấn Hiếu sử dụng nghĩa trang của thị trấn Kon Plong ở xã Đắk
Long , giáp địa giới xã Hiếu, diện tích 0,9-1,2 ha.
3. Các xã miền núi
- Trung tâm các xã và các thôn: dân ở mật độ thấp, nước thải nhỏ
(khoảng 130 m3/ng /1 xã ) xả phân tán trong đất vườn của dân. Sử
dụng mương xây thoát nước chung cho nước mưa và nước thải, thu
gom nước thải xả ra các ao, hồ sẵn có, hoặc đắp đập ở các vùng đất
trũng tạo hồ làm sạch nước thải sinh học tự nhiên, phù hợp địa hình
94
miền núi, không để nước chảy tràn qua mặt đường, làm hỏng đường
giao thông trong các thôn.
- Các công trình công cộng (như trụ sở ủy ban xã, nhà bưu điện, nhà
văn hóa, trạm y tế, chợ, bến xe, trường học…) phải xây dựng nhà vệ
sinh có bể tự hoại trước khi chảy ra mương thoát nước chung.
-Vận động dân áp dụng mô hình “vườn cây – ao cá – chuồng nuôi
gia súc ” làm nhà xí hợp vệ sinh (hố xí hai ngăn) chuồng gia súc
cách xa nhà ở, nguồn nước sinh hoạt.Nước thải sinh hoạt trong các
hộ dân nhỏ được sạch tự nhiên trong các ao, hồ của gia đình, sau đó
sử dụng nước ao,hồ,tưới cây.
Quản lý chất thải rắn:
Chất hữu cơ chủ yếu phơi khô đốt, hoặc chôn trong vườn làm phân
cho cây trồng. Phân thải ở chuồng gia súc (trâu, bò, heo…) sẽ thu
gom hàng ngày, chôn lấp bằng các hố đào trong vườn, đồi, làm phân
cho cây trồng. Hướng dẫn các hộ dân có điều kiện xây dựng hầm
biôga để xử lý chất thải hữu cơ và phân gia súc hợp vệ sinh, đồng
thời sử dụng khí ga cho sinh hoạt hàng ngày.
CTR vô cơ cần tái sử dụng tối đa trong các hộ dân (như vỏ chai ,đồ
hộp để chứa đựng các loại hạt đậu, lạc, vừng…, chai đựng nước đi
rừng làm nương rẫy).
- Ở mỗi trung tâm xã bố trí một điểm trung chuyển CTR, dân bản ở
trục đường giao thông chính (ĐT 676, 669 và QL 24) sẽ tập kết CTR
ở một số điểm dọc tỉnh lộ để thuận lợi cho xe thu gom, đưa rác về
khu xử lý CTR ở xã Đăk Long phục vụ chung cho huyện.
- Các xã ở gần nhau xã Đắk Tăng và Măng Bút +thị trấn Đắk
Tăng ,khối lượng 1-2 tấn/ng, cần 0,6 -1 ha , ĐăkRing và Đắk Nên
khối lượng 1-2 t/ng, cần 0,6-1 ha xã Hiếu +thị trấn Hiếu và Pờ Ê
khối lượng 3-5 t/ng, cần 0,6-1 ha , xã Măng Cành khối lượng 0,5-1
t/ng, cần 0,6 ha , xã Ngọc Tem. khối lượng 0,5-1 t/ng, cần 0,6 ha.
- Các điểm khai thác du lịch hầu hết đều ở trong rừng, cách xa dân
cư, mỗi điểm phải xây dựng công trình dịch vụ, trong đó có nhà vệ
sinh có bể tự hoại và thùng chứa CTR phân loại để thu gom, đốt,
chôn lấp, làm phân cho cây rừng.
* Nghĩa trang
Các xã sử dụng nghĩa trang hiện có mở rộng theo tiêu chuẩn để tiết
kiệm đất, các xã ở gần nhau sẽ sử dụng chung nghĩa trang (như xã
Đăk Ring và Đăk Nên 0,2-0,3 ha, xã Đăk Tăng và Măng Bút 0,3-0,5
ha, xã Pờ Ê và phía đông xã Hiếu:0,2-0,3 ha, đô thị Kon Plong +
95
phía Tây xã Hiếu và thị trấn Hiếu:0,9-1,2 ha), như vậy sẽ thuận lợi
khi làm đường đến nghĩa trang. Tổng diện tích đất nghĩa trang các
xã khoảng 0,9-1,2 ha.
3.7. Đánh giá môi trường chiến lược
3.7.1. Hiện trạng và xu hướng diễn biến môi trường vùng du lịch
sinh thái Măng Đen chưa lập QH
a). Điều kiện tự nhiên
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen thuộc vùng cao nguyên miền
Trung, có điều kiện khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch
nghỉ dưỡng và phát triển nông nghiệp sinh thái, gió lớn tạo điều kiện
cho khai thác năng lượng gió. Hệ thống sông suối có nhiều ghềnh
thác, có tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện nhưng đồng thời tiềm
ẩn các rủi ro môi trường ở vùng hạ lưu. Sông suối có sườn dốc đứng
nên khả năng giữ nước hạn chế, vì vậy vùng có nguy cơ bị ngập lụt
cao khi có mưa lớn tại các vùng trũng, lũ quét và sạt lở đất tại các
sườn núi cạnh sông suối. Đây là các vấn đề đồ án quy hoạch đặc biệt
phải quan tâm khi mà biến đổi khí hậu toàn cầu đã hiện hữu tại Việt
Nam.
b). Tài nguyên thiên nhiên
Đất: Khu vực nghiên cứu quy hoạch có tài nguyên đất rừng là chủ
yếu, diện tích đất có tiềm năng cho nông nghiệp ít (10,47%) cần
phải được bảo tồn, có nhiều khu vực đất bị xói mòn do chặt phá rừng
là điều đáng chú ý.
Nước: Khu vực có nguồn nước mặt lớn rất thuận lợi để xây dựng các
nhà máy thủy điện và các công trình thủy lợi nhỏ để cấp nước sinh
hoạt, sản xuất; Nước ngầm tuy chưa có số liệu khảo sát, nhưng thực
tế các giếng nước đào của dân có nước ở độ sâu 10-15m.
Rừng và đa dạng sinh học: Huyện KonPlông có khoảng 101.545 ha
rừng trong tổng số 138.116 ha diện tích tự nhiên. Rừng chiếm 75%
tổng diện tích tự nhiên của huyện, hơn 50% diện tích là rừng phòng
hộ, còn lại là rừng sản xuất (TS. Nguyễn Chí Thành, 2011). Trong
diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên có 98.616 ha, chiếm 97%, còn
lại 3% là rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 72% tổng
diện tích tự nhiên của huyện Kon Plong. Có nghĩa là huyện Kon
Plong còn chứa đựng diện tích hệ sinh thái tự nhiên rất lớn, hay nói
khác đi, huyện Kon Plong nằm trong lòng các hệ sinh thái tự nhiên.
Khu vực có sự đa dạng cả về hệ sinh thái và thành phần loài động
thực vật, đặc biệt có một số loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam cần
bảo vệ như Trầm hương. Tuy nhiên, rừng đang hàng ngày bị xâm
phạm, thậm chí rừng bị phá ngay trên tuyến đường đi vào thủ phủ
khu du lịch sinh thái Măng Đen. Trên tuyến tỉnh lộ 676 từ trung tâm
96
huyện Kon Plong vào các xã Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút có
nhiều vạt rừng bị phá. Theo số liệu tổng hợp mới nhất từ Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, tính từ đầu năm 2011 đến nay, mới khoảng
3 tháng, trên địa bàn huyện Kon Plông đã xảy ra 29 vụ phá rừng làm
nương rẫy trái phép, với diện tích thiệt hại là 9,35 ha, trong khi cả
năm 2009 chỉ xảy ra 37 vụ, với diện tích thiệt hại 12,6 ha. Chất
lượng rừng đã và đang bị suy giảm, phần lớn rừng tự nhiên hiện là
rừng tái sinh, rất nhiều đất rừng trước kia nay là đồi trọc.
Cảnh quan: Khu vực có sự tổng hòa vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng,
thác, hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và hồ thủy điện. Chính điều
này sẽ tạo nên sự hấp dẫn với du khách.
Khoáng sản: Khu vực có quặng sắt, vàng sa khoáng, nhôm- Bauxit
(3 mỏ ở Konplông. Riêng mỏ Măng Đen trữ lượng dự báo P2 là
156,8 tấn), đá xây dựng, Ruby. Chúng là tiềm năng phát triển kinh tế
nhưng cũng là mối đe dọa đến công tác bảo vệ rừng của khu vực.
Đặc biệt vùng du lịch có điểm mỏ đá Gabro thuộc địa phận xã Đăk
Ring, huyện Kon Plông và mỏ sắt xã Hiếu đang được điều tra cơ bản
phục vụ quy hoạch khai thác.
Mỏ đá Gabro có tọa độ địa lý được xác định 14054’00” vĩ độ bắc và
108015’30” kinh độ đông, thuộc rừng sản xuất do Lâm trường Kon
Plông quản lý và xen lẫn với nương rẫy của nhân dân. Khu vực
khoáng sản nằm xa khu dân cư, không có công trình xây dựng kiên
cố cũng như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cần bảo tồn. Diện
tích quy hoạch khoảng 4 km2
Mỏ sắt xã Hiếu: nằm ở bờ phải thượng nguồn sông Re- huyện
KonPlong. Tọa độ địa lý: 14035'30'' vĩ độ bắc và 108029'33'' kinh
độ đông. Nằm trong rừng sản xuất, thuộc lâm trường Kon Plong
quản lý, khu vực khoáng sản còn nguyên trạng, xa khu dân cư,
không liên quan đến đất quốc phòng và không có di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh. Cấu tạo định hướng phương ĐB-TN, dài 2km
và rộng 0,5km. Diện tích quy hoạch khoảng 2 km2
Mặc dù hai điểm mỏ khoáng sản đều xa khu dân cư, nhưng diện tích
quy hoạch lớn, điểm mỏ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đổ lở
mạnh, đầu nguồn nước nên nếu điều tra cơ bản cho thấy tiềm năng
khai thác và lợi ích kinh tế lớn thì cần thực hiện công tác đánh giá
tác động môi trường theo yêu cầu của luật Bảo vệ môi trường và các
nghị định hướng dẫn trong xây dựng dự án đầu tư khai thác.
Nước khoáng – nước nóng thiên nhiên: 2 điểm nước khoáng nóng
trên toàn huyện Konplông là tiềm năng cho phát triển du lịch nghỉ
dưỡng: tại Đăk Ring có lưu lượng 5l/s và nhiệt độ là 610C, diện tích
quy hoạch là 2km2; tại Ngọc Tem có lưu lượng 0,4l/s, nhiệt độ là
470C, diện tích quy hoạch là 2km2.
97
Như vậy, muốn phát triển Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng
Đen cần phải bảo vệ rừng tự nhiên, tính đa dạng các hệ sinh thái
rừng và đất ngập nước, đa dạng loài, đa dạng cảnh quan và tái tạo
rừng ở các khu đất đồi trống, đồng thời hạn chế hoạt động khai thác
khoáng sản có nguy cơ tàn phá rừng.
c). Chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên
Chất lượng nước mặt hầu hết còn tốt, nguồn nước thuộc loại
Bicacbonat-Natri hoặc Bicacbonat-Natri-Canxi, độ pH thay đổi từ
5-6,5. Tuy nhiên, mùa mưa nước mặt thường bị vẩn đục do hàm
lượng phù sa tương đối lớn, ở các khu vực tập trung dân cư nguồn
nước mặt bị nhiễm phèn nhẹ và nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân:
1) Sự cuốn trôi chất thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của
các hộ gia đình; 2) Ngập lụt là hậu quả của xây dựng đập, hồ chứa để
khai thác thuỷ điện và phá rừng; 3) Khai thác khoáng sản, chặt phá
rừng gây xói mòn rửa trôi đất.
COD tại sông Đăk Pone năm 2007 vào mùa mưa đặc biệt cao
(164mg/l), vượt xa QCVN 08:2008/BTNMT về quy chuẩn chất
lượng nước mặt.
Theo điều tra của Liên đoàn địa chất thủy văn, địa chất công trình
miền trung thực hiện trong năm 2003 cho thấy chất lượng nước
ngầm trên địa bàn rất tốt. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông tại các
giếng khoan và giếng đào năm 2007 đã biểu hiện ô nhiễm vi sinh.
Vấn đề này có thể được khắc phục bằng việc lập quy hoạch hệ thống
thoát nước thải có kèm hệ thống xử lý đạt các quy chuẩn Việt Nam
về môi trường kết hợp với nâng cao nhận thức cộng đồng về công
tác vệ sinh môi trường.
Chất lượng môi trường không khí còn tốt
Đất biểu hiện xói mòn, bạc màu cục bộ.
3.7.2. Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch Vùng du lịch
sinh thái Quốc gia Măng Đen
a) Mục tiêu bảo vệ môi trường vùng du lịch sinh thái Măng Đen
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng tại
các vùng đất trống để tăng độ che phủ rừng.
Bảo vệ chất lượng và bảo tồn diện tích đất nông nghiệp.
Bảo vệ chất lượng các nguồn nước, gia tăng trữ lượng nước suối, hồ
vào mùa khô.
Duy trì và đảm bảo chất lượng không khí trong lành.
98
Giảm thiểu khả năng bị tổn thương cho cộng đồng và gia tăng khả
năng thích ứng với các biến đổi môi trường.
Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc trong khu vực.
Giảm các nguy cơ về xung đột xã hội.
b) Đánh giá quan điểm, mục tiêu và các định hướng quy hoạch
Các mục tiêu và nguyên tắc đồ án đặt ra đã lồng ghép triệt để các
mục tiêu bảo vệ môi trường của vùng như: bảo vệ và phát triển rừng,
bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường,
bảo tồn các giá trị văn hóa và quan tâm đến cuộc sống người dân địa
phương.
Các định hướng quy hoạch của đồ án đã quan tâm đến công tác bảo
vệ môi trường:
Đồ án đã cân đối quỹ đất dành cho phát triển từng tiểu vùng du lịch,
đảm bảo diện tích đất ở an toàn cho cả du khách và dân địa phương.
Đồ án đã đánh giá cao giá trị văn hóa người bản địa, coi nó như một
sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Điều này giúp bảo tồn giá trị
văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc, tránh các nguy cơ xung
đột xã hội.
Đồ án đã định hướng phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông có
tính kết nối cao giữa các tiểu vùng du lịch, đảm bảo nhu cầu đi lại
thuận lợi của du khách đến khu du lịch sinh thái Quốc gia.
Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước mưa đã cân nhắc đến
nguy cơ gia tăng mức nước mùa mưa do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu.
Định hướng thoát nước bẩn vệ sinh môi trường giúp loại bỏ ô nhiễm
cục bộ tại các điểm dân cư đô thị và nông thôn trên toàn vùng.
Định hướng cấp nước đảm bảo người dân được cấp nước sạch, hạn
chế nguy cơ dịch bệnh liên quan đến chất lượng môi trường.
Điểm hạn chế, tác động tiêu cực của đồ án đến môi trường:
Quy hoạch phát triển Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen
làm gia tăng đáng kể nhu cầu sử dụng nước và gia tăng thải lượng
chất ô nhiễm vào nguồn nước, tạo áp lực bảo vệ tài nguyên nước cho
sinh hoạt và sản xuất cho người dân, đặc biệt vào mùa khô.
Phát triển hệ thống giao thông tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
toàn vùng nhưng cũng là cơ hội để lâm tặc vào khai thác vận chuyển
99
tài nguyên rừng trái phép. Như vậy, cần thiết phải xây dựng một hệ
thống kiểm soát tài nguyên rừng hiệu quả.
Phát triển hệ thống thủy điện sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực đến môi
trường: làm ngập đất nông nghiệp, đất rừng và di dân một số khu vực; làm
thay đổi chế độ thủy văn vùng hạ lưu, gây ra hiện tượng xói lở và bồi tụ,
ảnh hưởng đến thủy sinh vật, giảm sự đa dạng về số loài. Vì vậy, cần thiết
phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch tổng thể hệ
thống cấp điện của tỉnh Kon Tum và thực hiện công tác đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án thủy điện để có giải pháp hợp lý.
3.7.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường
a). Giải pháp về quy hoạch
Khoanh vùng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, phủ
xanh đất trống đồi trọc. Chú trọng phát triển rừng phòng hộ môi
trường sinh thái, là hệ thống các đai rừng, dải rừng và hệ thống cây
xanh xen kẽ các khu dân cư, khu du lịch bảo đảm chống ô nhiễm
không khí, tạo môi trường trong sạch, tạo cảnh quan kết hợp với vui
chơi giải trí, tham quan tại từng tiểu vùng du lịch. Diện tích rừng
bình quân đầu người khoảng 20m2.
Tiểu vùng du lịch phía tây Vùng dụ lịch sinh thái Măng Đen thuộc
thị trấn Đăk Tăng bị ảnh hưởng mạnh bởi đứt gãy dọc sông Đăk Ke,
cần có các giải pháp phòng chống nguy cơ sạt lở.
Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao bao gồm khu vực
xung quanh khu xử lý chất thải rắn Đăk Long, các nút giao thông
chính là giao cắt giữa QL24 với TL676, TL669, ĐH32 tại trung tâm
đô thị Konplông, thị trấn Hiếu, xã Măng Cành phải được kiểm soát.
Vùng lòng hồ thủy điện của các nhà máy thủy điện sẽ có sự biến đổi
lớn về các thành phần môi trường, cần theo dõi giám sát nghiêm
ngặt để có giải pháp hạn chế rủi ro kịp thời.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển cây xanh dọc các ven suối để tạo
cảnh quan, hạn chế nguy cơ sạt lở, bảo vệ chất lượng nước mặt.
Quy hoạch bảo tồn đất lúa đảm bảo an ninh lương thực cho dân cư
địa phương
b). Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ
Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT, chất
lượng nước ăn uống đạt QCVN 01:2009/BYT, chất lượng nước sinh
hoạt đạt QCVN02:2009/BYT.
100
Lựa chọn giống cây để phát triển hệ thống cây xanh giảm ồn, bụi
hiệu quả tại mỗi khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
Nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo
vệ hệ thống các tuyến đường có nguy cơ bị sạt lở mạnh trong mùa
mưa bão.
c). Giải pháp về quản lý
Lập kế hoạch bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học,
trồng rừng trên đất hoang hóa, ứng phó sự cố cháy rừng vào mùa
khô.
Nghiên cứu, xây dựng dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế
phát triển sạch để bảo tồn và nâng cao độ che phủ rừng đầu nguồn.
Giao công tác bảo vệ rừng phòng hộ đến hộ gia đình để bảo vệ bền
vững tài nguyên rừng.
Nghiên cứu triển khai áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, tạo điều kiện phát
triển vùng du lịch sinh thái bền vững kết hợp mục tiêu xóa đói giảm
nghèo.
Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường khi lập
quy hoạch chi tiết các tiểu vùng du lịch, dự án phát triển giao thông,
thủy điện. Công tác đánh giá tác động môi trường cần đặc biệt quan
tâm đến các nguy cơ về sạt lở đất trên các tuyến giao thông, nguy cơ
xâm phạm rừng phòng hộ đầu nguồn.
Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen có các tiềm năng về khai
thác khoáng sản. Tuy nhiên, để phát triển du lịch sinh thái bền vững
thì chính quyền địa phương cần cân nhắc cẩn thận trong quá trình
cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Khuyến cáo công tác
cấp phép đầu tư khai thác khoáng sản tuân thủ Luật Khoáng sản sửa
đổi có hiệu lực ngày 1/7/2011 và các quy định về bảo vệ môi trường:
nghiên cứu và lập quy hoạch khai thác khoáng sản cho từng giai
đoạn, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng dự án
đầu tư khai thác mỏ (mỏ đá Gabrô xã Đăk Ring và mỏ sắt thuộc xã
Hiếu), thực hiện công tác bảo vệ và hoàn nguyên môi trường tại khu
vực khai thác khoáng sản.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng khí
sinh học (biogas) tại các vùng dân cư nông thôn.
Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, về bảo
tồn đa dạng sinh học, vệ sinh môi trường, kiến thức và kỹ năng ứng
phó thiên tai đến mọi cán bộ, người dân.
101
d). Giải pháp về quan trắc, giám sát môi trường
Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường để cảnh báo ô nhiễm và
khắc phục kịp thời.
Môi trường khí: Quan trắc chất lượng không khí các khu dịch vụ
hành chính là nơi tập trung dân cư, khu xử lý CTR, các nút giao
thông và trên các tuyến giao thông chính, bến xe. Nhận biết sớm sự
gia tăng lượng thải các chất gây ô nhiễm để có giải pháp xử lý kịp
thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Môi trường nước: Quan trắc tại một số sông, suối, các hồ thủy điện
trong khu vực (sông ĐăkSnghé, hồ thủy điện thượng Kon Tum, Đăk
lô…) để sớm phát hiện nguồn, nguyên nhân ô nhiễm nếu xảy ra và
tìm cách khắc phục kịp thời.
Môi trường đất: Tại một số vùng đất trồng lúa và hoa màu để có
hướng cải thiện chất lượng nông sản đảm bảo cung ứng thực phẩm
sạch- an toàn cho du khách và người dân địa phương.
Rừng và đa dạng sinh học: Theo dõi diễn biến diện tích và đa dạng
sinh học rừng phòng hộ đầu nguồn, các vùng đất ngập nước (các hồ
thủy điện, suối) trên toàn Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng
Đen.
IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đầu đến năm 2020 là các dự án
hạt nhân làm tiền đề cho phát triển du lịch tại khu vực Măng Đen
bao gồm:
- Lập các quy hoạch chi tiết các khu du lịch
- Lập đề án đưa khu du lịch sinh thái Măng Đen vào hệ thống khu
du lịch sinh thái quốc gia.
- Lập Quy hoạch tổng thế phát triển Khu du lịch quốc gia Măng
Đen, tỉnh Kon Tum năm 2020
- Đầu tư các khu du lịch trong hệ thống Khu du lịch Măng Đen giai
đoạn 1 bao gồm:
+ Đô thị Kon Plông;
+ Khu du lịch thác Pa Sĩ, thác Lô Ba;
+ Khu du lịch tâm linh tượng Đức Mẹ;
+ Khu du lịch suối nước nóng thôn Vương, xã Đăk Nên; Khu
du lịch suối nước nóng Đăk Lô, xã Ngọc Tem;
102
+ Khu du lịch hang đá thôn Kon Du;
+ Các làng, bản văn hóa khai thác du lịch cộng đồng: thôn
Kon Tu Rằng - xã Măng Cành, thôn Kon Ke, thôn Kon
Chốt - xã Đăk Long, thôn Vi Glơng, Thôn Kon Plông, thôn
Đăk Xô - xã Hiếu, thôn Vi o Lắc, thôn Vi K Oa - xã Pờ Ê.
- Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng đối
với hoạt động du lịch: ĐT 676, ĐT 669, đoạn từ trung tâm xã Đăk
Tăng đi trung tâm xã Măng Bút.
V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Công bố quy hoạch; xác định ranh giới quy hoạch khu du
lịch quốc gia Măng Đen nói chung và các phân khu du lịch nói riêng
ngoài thực địa và tiến hành quản lý hoạt động phát triển theo ranh
giới quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát
triển du lịch tại Măng Đen. Đối với các dự án phát triển các khu du
lịch chức năng thuộc khu du lịch quốc gia Măng Đen, công trình
quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và
sau này trở thành các ban quản lý dự án có năng lực, hoạt động hiệu
quả.
3. UBND tỉnh Kon Tum sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành
các văn bản pháp phạm pháp luật về quản lý du lịch (quy chế quản lý
các khu du lịch trong tỉnh, quy chế xây dựng các công trình du lịch
v..v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn Măng
Đen nói riêng.
4. Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng
(đặc biệt với địa phương trong Đồng bằng sông Cửu Long với TP
Hồ Chí Minh là trung tâm vùng, với Thủ đô Hà Nội; là những trung
tâm phân phối khách lớn nhất cả nước) trong việc thực hiện Quy
hoạch khu du lịch quốc gia Măng Đen dưới sự chỉ đạo thống nhất
của UBND tỉnh Kon Tum để giải quyết những vấn đề có liên quan
đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc
tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên du
lịch, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,v..v...
5. Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị du lịch
có ý nghĩa quốc gia, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về đa dạng
sinh học, về văn hóa truyền thống bản địa và các di tích lịch sử cách
mạng trên địa bàn huyện Măng Đen.
103
Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có
điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và
hoạt động du lịch cần được quản lý không chỉ bằng các quy định
chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa”. Việc xây dựng
quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước
khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Ví dụ
như: một vài khuyến cáo của các chuyên gia du lịch sinh thái đã cho
thấy, ở các điểm du lịch sinh thái, nhất là các điểm có giá trị đa dạng
sinh học cao, nhạy cảm với môi trường thì mỗi đoàn khách tham
quan không được quá hai mươi người. Một giờ không được có quá
ba đoàn khách đến dừng chân ở một điểm,v..v.. Việc xác định và
ban hành quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt động quản lý du
lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt
động du lịch đến các giá trị du lịch ở Măng Đen
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Măng Đen là điểm đến có nhiều tiềm năng và điều kiện để
phát triển thành khu du lịch quốc gia và điều này đã được Thủ tướng
Chính phủ khẳng định tại Thông báo số 35/TV-VPCP ngày 05 tháng
02 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ.
Mặc dù đã có chủ trương và sự quan tâm của chính quyền
tỉnh Kon Tum và huyện Kon Plông, thời gian qua, du lịch Măng Đen
vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng. Một trong những nguyên
nhân quan trọng là cho đến nay du lịch Măng Đen chưa có được một
quy hoạch định hướng để khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị
trí, tiềm năng hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch quốc gia.
Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá về những lợi thế và
hạn chế của du lịch Măng Đen; hiện trạng và sự phát triển du lịch
Măng Đen thời gian qua; chủ trương định hướng phát triển du lịch
Măng Đen thành khu du lịch quốc gia với những tiêu chí đã được
xác định trong Luật Du lịch, phương án phát triển du lịch Măng Đen
trở thành khu du lịch quốc gia đã được đề xuất.
2. Một số kiến nghị
Để du lịch Măng Đen phát triển tương xứng với lợi thế về vị
trí và tiềm năng và có thể trở thành khu du lịch quốc gia vào năm
2020, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương
tỉnh Kon Tum và vùng Tây Nguyên và sự phát triển của du lịch Việt
Nam, kiến nghị:
1. Chính phủ quan tâm xem xét và phê duyệt phương án quy
hoạch Măng Đen trở thành khu du lịch quốc gia với những tiêu chí
đã được xác định trong Luật Du lịch.
104
2. Chính phủ giao xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển
Khu du lịch quốc gia Măng Đen, tỉnh Kon Tum năm 2020” theo các
quy định của Luật Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Kiến nghị Chính phủ đầu tư nâng cấp sân bay taxi Măng
Đen phục vụ cho việc kết nối trực tiếp với các thị trường lớn ở Việt
Nam và qua đó với thị trường nước ngoài để đón khách du lịch trực
tiếp đến Măng Đen.
4. Kiến nghị Chính phủ cho phép Măng Đen được thu hút
đầu tư xây dựng 01 sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch cao cấp đối với loại hình du lịch thể thao
cao cấp, phù hợp với tầm vóc của khu du lịch quốc gia.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cụ Du lịch tiếp tục
quan tâm trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch và bố trí nguồn ngân
sách hỗ trợ tương xứng cho nâng cấp hạ tầng du lịch, tăng cường
xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du
lịch Măng Đen.
6. UBND tỉnh Kon Tum quan tâm chỉ đạo, phối hợp các ban
ngành và chính quyền huyện Kon Plông với du lịch Kon Tum để tổ
chức thực hiện quy hoạch sau khi được Chính phủ phê duyệt.
7. UBND tỉnh Kon Tum thành lập Ban Quản lý khu du lịch
sinh thái Măng Đen thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tổ chức thực
hiện quy hoạch.
8. Cộng đồng các dân tộc Măng Đen ủng hộ và phối hợp thực
hiện quy hoạch theo đó cộng đồng sẽ là nhân tố quan trọng và là
động lực cho du lịch Măng Đen phát triển bền vững.
105
106
B. QUY HOẠCH CHUNG XD ĐÔ THỊ KON PLÔNG
I. SỰ CẦN THIẾT
Với tiềm năng của mình, Măng Đen được Chính phủ dự kiến xây
dựng thành khu du lịch sinh thái quốc gia và đô thị Kon Plông đã
được xác định có vị thế quan trọng, sẽ phát triển trở thành đô thị du
lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia.
Trong những năm qua, Kon Plông được UBND tỉnh Kon Tum quan
tâm, hỗ trợ, đầu tư nhưng vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Một số
quy hoạch xây dựng đã được triển khai trên địa bàn, nhưng do chưa
có một quy hoạch tổng thể có tầm nhìn phù hợp với chiến lược phát
triển của quốc gia.
Để đưa đô thị Kon Plông phát triển đúng tiềm năng, vị thế và đáp
ứng vai trò là hạt nhân, trung tâm dịch vụ, du lịch cho Khu du lịch
sinh thái Măng Đen, việc lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Kon
Plông, nhằm đưa ra hướng phát triển phù hợp cho đô thị Kon Plông
là hết sức cần thiết.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.1. Khái quát về hiện trạng
2.1.1. Quy mô và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum nằm trong phạm vi xã Đăk Long với diện
tích tự nhiên khoảng 14.682,7 ha
Có ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp: xã Măng Cành;
+ Phía Nam giáp: xã Đăk Rve, xã Đăk Pone, huyện Kon Rẫy;
+ Phía Đông giáp: xã Hiếu;
+ Phía Tây giáp: huyện Kon Rẫy.
2.1.2. Đất đai và sử dụng đất xây dựng
a. Đặc điểm quỹ đất và địa hình
Quỹ đất để phát triển tại Kon Plông không nhiều, để xây dựng phải
đầu tư vào công tác san nền khá tốn kém. Những quỹ đất thuận lợi
cho xây dựng tại trung tâm phần lớn đã được khai thác. Quỹ đất lớn
thuận lợi cho xây dựng hiện nay tập trung lớn tại khu vực phía Nam
107
và Đông Nam, phía sau sân bay; Phía Đông trục QL 24 khu vực khu
công nghiệp hiện tại.
Khu vực Phía Tây sông Đăk ke có độ dốc khá lớn. Khu vực có thể
xây dựng được không nhiều.
Phía Đông Bắc khu vực trung tâm huyện hiện tại và tượng đức mẹ
độ dốc lớn rất khó khăn cho xây dựng.
Khu vực xây dựng đô thị có 2 con sông chảy qua là Đăk Pone và
Đăk ke là nguồn sinh thủy có thể khai thác vào cảnh quan đô thị
nhưng 2 bên bờ sông độ dốc khá lớn, nên việc khai thác tương đối
khó khăn.
(1) Khu vực tương đối bằng và đồi núi thấp ít dốc: khoảng 1.693,68
ha (12,01%)
(2) Đồi núi thấp và dốc trung bình 912 ha (7 %)
(3) Khu vực dốc mạnh 11.077,02 ha (80.9%)
b. Đặc điểm về sử dụng đất
Tổng diện tích đất xây dựng là 229,26 ha trong đó
Đất dân dụng 55,42 ha, bình quân 189,03m2/người, trong đó đất ở
(nông thôn) 47,32ha, chỉ tiêu 161,41m2/nguời là chỉ tiêu khá cao,
cho thấy mật độ dân số khu dân cư thấp ; Đất dịch vụ đô thị và du
lịch qui mô nhỏ
Đất ngoài dân dụng 173,84ha, bình quân 592,91 m2/nguời, trong đó
đất giao thông 7,6 ha, bình quân 25,92 m2/nguời, đạt chỉ tiêu khá
cao.
Bảng hiện trạng sử dụng đất
HiÖn tr¹ng |
TT |
Hạng mục |
2010 |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
14682,74
229,26
14453,48 |
100,00
1,56
98,44 |
A
I
-
-
- |
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị
Đất cây xanh, TDTT |
229,26
55,42
47,32
2,50
1,50 |
100,0
24,17
20,64
1,09
0,65 |
781,94
189,03
161,41
8,53
5,12 |
108
-
II
-
-
-
-
- |
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên nghiệp
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất du lịch
Đất sông suối, mặt nước- sinh thái
Đất nghĩa trang |
4,10
173,84
6,64
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
1,79
75,83
2,90
9,85
1,53
0,70
56,05
4,80 |
13,98
592,91
22,65
77,05
11,94
5,46
438,30
37,52 |
B
1
2
3
4 |
Đất khác
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất chưa sử dụng |
14453,48
1065,20
539,63
11758,35
1090,30 |
2.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hiện trạng san nền và thoát nước mưa
* Hiện trạng nền
- Từ 2003 đến nay 2011, thị trấn Kon Plông đã xây dựng theo như
quy hoạch được phê duyệt, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh.
+ Tất cả các công trình đã xây dựng đều xây dựng ở cao độ >
+1181m ( cao độ khống chế theo QHC được duyệt) .
+ Các công trình trụ sở cơ quan đều san gạt mặt bằng lớn để xây
dựng.
+ Các khu dân sinh xây dựng nền nhà trên cao độ >+1181m theo
quy hoạch, còn sân vườn trên nền địa hình tự nhiên.
* Hiện trạng thoát nước mưa
- Mới chỉ có một số tuyến cống thoát nước mưa dọc theo đường số 1,
số 2, số 3, số 4, số 5 với kết cấu là mương xây có nắp đan, kích
thước 500x600 (mm), hướng thoát về các khe tụ thủy gần nhất.
- Dọc 2 bên đường tỉnh lộ 676 đã xây dựng cống thu nước mưa:
+ Đoạn qua thị trấn ( khoảng 2km) có 2 tuyến cống tròn BTCT
D1000, hướng thoát về khe tụ thủy.
+ Còn lại là mương xây hở.
- Các tuyến đường còn lại trong thị trấn chưa có cống thu gom nước
mưa.
109
* Hiện trạng thiên tai:
- Với dạng địa hình miền núi loại hình thiên tai hay xảy ra tại thị trấn
là tình trạng sạt lở vào mùa mưa và gió lốc.
* Đánh giá hiện trạng san nền và thoát nước mưa
- Đây là thị trấn mới vì vậy công tác quy hoạch nhìn chung được tôn
trọng theo quy hoạch chung được duyệt: quản lý cao độ nền xây
dựng tốt, hướng thoát nước mưa theo như QHC.
- Hệ thống thoát nước mưa chưa được quan tâm nhiều, còn thiếu
cống thu gom nước mưa tại một số tuyến đường như đường số 6, số
7, số 8….
- Để giảm thiểu thiên tai ngoài việc xây dựng kè những vị trí xung
yếu, công tác tổ chức thoát nước mưa cũng cần được quan tâm.
* Đánh giá đất xây dựng: Căn cứ vào địa hình lựa chọn các loại đất
như sau :
- Đất xây dựng thuận lợi là loại đất không bị ảnh hưởng của thiên tai
như lũ lụt, sạt lở, lũ quét và có độ dốc địa hình < 10%.
- Đất xây dựng ít thuận lợi : là đất có độ dốc địa hình 10%<i< 29%
hoặc loại đất bị ảnh hưởng của lũ lụt với Hngập ≤ 0,7m.
- Đất xây dựng không thuận lợi là loại đất có độ dốc >29% hoặc ảnh
hưởng của lũ lụt với Hngập>0,7m.
- Đất cấm xây dựng là đất quốc phòng, rừng phòng hộ.
Bảng thống kê các loại đất
s t t |
l o ¹ i ® Ê t |
d iÖ n t Ý c h
( h a ) |
t û l Ö
( % ) |
k ý h iÖ u |
® Ê t ® · x d |
0 1 |
2 1 9 .4 5 |
1 .5 6 |
IA |
0 2 |
m Æ t n í c |
2 5 .1 2 |
0 .1 8 |
0 3 |
® Ê t c Ê m x d |
3 4 5 9 .6 8 |
2 4 .5 3 |
0 4 |
® Ê t l o ¹ i 1 |
1 6 9 3 .6 8 |
1 2 .0 1 |
0 5 |
® Ê t l o ¹ i 2 |
3 7 .2 3 |
0 .2 6 |
0 6 |
® Ê t l o ¹ i 3 |
2 5 7 .8 6 |
1 .8 3 |
m µ u |
k ý h iÖ u |
4 1 1 .7 1 |
2 .9 2 |
7 9 9 9 .5 4 |
5 6 .7 2 |
0 7 |
t æ n g |
1 4 1 0 4 .2 7 |
1 0 0 |
110
Giao thông:
* Giao thông đối ngoại.
- Giao thông đường bộ: Giao thông đối ngoại chính của đô thị
KonPlong chính là giao thông đường bộ bao gồm QL24 và tỉnh lộ
676.
+ QL24: Đoạn qua đô thị KonPlong mặt cắt ngang rộng 13.0m, đoạn
ngoài đô thị rộng 9.5m, mặt đường trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường
cấp IV miền núi
+ TL676: Đoạn qua đô thị KonPlong có mặt cắt ngang rộng 8.0m,
mặt đường trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Giao thông đường hàng không: Hiện nay sân bay gần nhất là sân
bay Pleiku cách Măng Đen 100km. Ngoài ra ngay tại Măng Đen
cũng có một sân bay dã chiến phục vụ cho mục đích quân sự.
* Giao thông đối nội.
- Giao thông đối nội của đô thị KonPlong chủ yếu dựa trên quốc lộ
24 và tỉnh lộ 676 đoạn chạy qua đô thị có chất lượng tương đối tốt và
được trải nhựa, tuy nhiên hè đường bị lấn chiếm.
+ Quốc lộ 24: đoạn chạy qua đô thị có mặt cắt ngang rộng 13.0m
bao gồm.
Hè đường :
Lòng đường: |
2x3.0m
7.0m |
i=2%
3.0m 7.0m 3.0m
13.0m
ql 24 ®o¹n trong ®« thÞ
+Đường tỉnh 676: Đoạn qua đô thị có mặt cắt ngang rộng 8.0m.
- Ngoài QL24 và ĐT 676 giao thông nội thi của đô thị KoPlong còn
bao gồm các tuyến đường khác có mặt cắt ngang đường nhỏ rộng từ
2-3m, tuy nhiên các tuyến đường này chủ yếu là các tuyến đường
mòn, đường đất chất lượng kém, độ dốc lớn gây khó khăn cho việc
đi lại của người dân trong và ngoài khu đô thị
111
* Các công trình giao thông
Hiện tại đô thị konPlong chưa có bến xe đối ngoại.
* Đánh giá hiện trạng giao thông KonPlong.
Nhìn chung do yếu tố địa hình phức tạp đồi núi nhiều, bị chia cắt, độ
dốc dọc lớn nên mạng lưới đường giao thông của đô thị KonPlong
còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Vào
mùa mưa bão các tuyến đường thường bị sạt lở, lún, kết cấu mặt
đường dễ bị phá hoại.
Tuy nhiên với lợi thế có tuyến QL24 và TL 676 chạy qua do vậy tạo
tiền đề cho việc phát triển mạng lưới giao thông sau này của đô thị
KonPlong. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón du
khách lên khu du lịch sinh thái Măng Đen
Hệ thống đường trong đô thị đã có kết nối liên thông giữa các khu
vực quan trọng trong đô thị và các tuyến kết nối các khu vực có khả
năng khai thác du lịch tốt. Hệ thống đường trong khu trung tâm đã
được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
Cấp nước:
Nguồn nước:
- Nguồn nước mặt: Hiện nay đô thị KonPlong đang sử dụng nguồn
nước mặt lấy từ suối Đăcke với công suất khai thác là 2000 m3/ngđ.
Công trình đầu mối:
- Trạm bơm 1: Trạm bơm bơm nước từ nhánh suối ĐăcKe với công
suất 2000 m3/ngđ
Mạng lưới đường ống:
- Đường ống dẫn nước thô từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý đường
kính D200 dài 1,4 km.
- Đường ống phân phối bao phủ toàn bộ khu vực của thị trấn sử dụng
ống PVC với tổng chiều dài 15836m đường kính từ D80 – D150.
Thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt : Thị trấn hiện có khoảng 2000 người, nước
thải nhỏ chưa xử lý, xả phân tán trong các hộ dân, chảy thấm ra đất
vườn , ra suối (không có mương thoát nước thải). Các công sở, biệt
thự có bể tự hoại xử lý nước thải cục bộ, chảy thấm ra vườn, ra suối.
- Nước thải công nghiệp: Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Măng Đen chưa hoạt động chưa có nước thải.
112
Quản lý chất thái rắn (CTR):
- Khối lượng CTR đã thu gom khoảng 0,25 tấn/ ngày, đạt khoảng
50% khối lượng phát sinh, một phần CTR hữu cơ được sử dụng cho
gia súc trong các hộ dân, còn lại dân tự giải quyết trong đất vườn gia
đình (đốt chôn lấp,hoặc phân hủy tự nhiên)
- CTR công nghiệp: khu công nghiệp chưa hoạt động, chưa có chất
thải rắn. Huyện Kon Plông có đội dịch vụ công ,phục vụ thị trấn, có
4 công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR đến bãi rác. Phương
tiện gồm có: 1xe tải 3 tấn, 1 xe đẩy tay 0,25 m3, một số thùng rác đặt
ở chợ, trụ sở cơ quan huyện và dọc tuyến đường chính ở trung tâm
thị trấn.
- Bãi rác hiện có ở thôn Măng Đen xã Đăk Long, diện tích 0,2 ha,
sử dụng tạm từ năm 2008, đang chôn lấp rác thủ công chưa hợp vệ
sinh, (bãi rác này ở gần trung tâm thị trấn, sẽ đóng cửa khi xây dựng
bãi rác mới theo quy hoạch)
- Tỷ lệ thành phần CTR: Chất hữu cơ khoảng 46%, chất dẻo, nilon,
kim loại, thủy tinh khoảng 6%, cao su, đồ da khoảng 5%, các chất
khác khoảng 43%. Chỉ tiêu phát sinh CTR khoảng 0,5 kg/ người/
ngày
Nghĩa trang:
Hiện tại dân cư đô thị chưa nhiều, người dân mai táng tại khu vực
xung quan nghĩa trang liệt sĩ sau sân bay diện tích khoảng 2 ha.
Trong tương lai khu vực này là trung tâm đô thị. Việc xây dựng
nghĩa trang nhân dân sẽ được lựa chọn tại khu vực khác không ảnh
hưởng đến môi trường đô thị.
2.1.4. Hệ thống các điểm di tích lịch sử và văn hóa du lịch
Sân bay Măng Đen: đây là sân bay dã chiến, đươc xây dựng từ thời
chiến tranh của Mỹ với đường băng dài khoảng 800 - 1000m. Trong
tương lai sẽ tận dụng xây dựng thành sân bay taxi phục vụ khách du
lịch.
Tượng đức mẹ được phát hiện trong quá trình xây dựng đô thị. Đây
là điểm đến của nhiều du khách hành hương của tỉnh Kon Tum và
các tỉnh lân cận vào các dịp cuối tuần.
Di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen được đặt ngay tại khu trung
tâm huyện.
Hệ thống hồ Toong Đam, Toong zơry.... là những điểm có cảnh
quan đẹp là những khu vực có thể xây dựng công viên tạo cảnh quan
hấp dẫn cho đô thị.
113
Ngoài ra, còn một số khu vực thác gần khu trung tâm đô thị như Pa
sĩ, Lô ba.... cũng là những điểm đến hấp dẫn cho du khách cũng như
dân cư đô thị.
Xung quanh trung tâm đô thị cũng có một số làng người dân tộc
được xây dựng là làng văn hóa có không gian và lối sống mang đậm
nét bản địa như: Kon Tu Rằng, Kon Bring... cũng là những điểm hấp
dẫn du khách và phục vụ cho loại hình du lịch homestay đặc thù của
vùng dân tộc ít người.
2.15. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội
Hiện tại khu đô thị Kon Plông (xã Đắk Long) có hệ thống hạ tầng xã
hội quy mô nhỏ và chưa hoàn chỉnh. Đáp ứng phần nào nhu cầu của
dân cư xã và huyện:
Công trình công cộng và đầu mối:
1. Bưu điện Huyện Kon Plông
2. Bưu điện xã Đăk Long
3. Nhà máy nước
4. Khách sạn Hoa Sim
5. Khách sạn Tâm Như
6. Khách sạn Hoa Hồng
7. Khách sạn Hưng Yên
Giáo dục- y tế
1. Bệnh viện Kon Plông
2. Trạm y tế Đăk Long
3. Trường mầm non
4. Trường PT Dân tộc nội trú
5. Trung tâm dạy nghề
6. Trường PT Dân tộc nội trú Huyện Kon Plông
7. Trường THCS Đăk Long
8. Điểm trường Thôn Kon Leng
2.1.5. Các dự án và chủ trương liên quan
Các đồ án quy hoạch đã phê duyệt và đang thực hiện trên địa bàn
xây dựng đô thị Kon Plông:
+ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Kon Plông đã được
UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt ngày 12/9/2003;
+ Đồ án QHCT khu trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông quy mô
70ha đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt ngày 13/8/2004;
+ Đồ án QHCT khu vực phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc
trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông.
114
2.2. Đánh giá tổng quan về khả năng phát triển của đô thị
Kon Plông
Tiềm năng và cơ hội
- Có điều kiện tự nhiên và tiềm năng để trở thành đô thị sinh thái tầm
cỡ quốc gia.
- Các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn chưa nhiều vẫn còn tương
đối hoang sơ.
- Được Chính phủ và UBND tỉnh Kon Tum quan tâm đầu tư.
- Nằm trên “con đường di sản Tây Nguyên”
- Có nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Những thách thức
- Chưa có một định hướng rõ ràng, mạnh mẽ làm chìa khóa (cơ sở)
cho sự phát triển của đô thị Kon Plông.
- Nằm trong sự cạnh tranh của các trung tâm đô thị dịch vụ, du lịch
lớn trong vùng lân cận như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Đà
Nẵng, Dung Quất.
- Cần lựa chọn, cân nhắc trong việc đầu tư xây dựng để hạn chế tối
đa sự tác động xấu đến cảnh quan môi trường.
- Qũy đất thuận lợi xây dựng không nhiều.
- Kết nối với những trung tâm kinh tế lớn chưa được thuận lợi, đi lại
còn khó khăn.
2.3. Các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch xây dựng
đô thị Kon Plông
- Xây dựng đô thị Kon Plông với đầy đủ chức năng của một đô thị
sinh thái tầm cỡ quốc gia.
- Lựa chọn đất xây dựng hợp lí, hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh
quan.
- Tận dụng địa hình, địa mạo, cảnh quan và khí hậu đặc trưng tạo
nên nét độc đáo cho đô thị Kon Plông.
III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
3.1. Tính chất đô thị Kon Plông
- Là đô thị hạt nhân phía Đông Bắc của Kon Tum, đô thị động lực
quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế văn hoá xã hội vùng.
115
- Là trung tâm hành chính, đào tạo, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế,
TDTT của huyện Kon Plông.
- Là đô thị phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái.
- Là đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, tạo điều kiện
phát triển, giao lưu kinh tế, xã hội, gắn liền Tây nguyên với
miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và quốc tế.
3.2. Các nhiệm vụ chính
(1) Tạo lập Không gian sống sinh thái, hấp dẫn: Mật độ xây
dựng thấp 10 – 20%, tỷ lệ cây xanh nhiều, các tiện ích và dịch vụ đô
thị phải chất lượng cao. Đô thị và thiên nhiên là một tổng hòa tạo
nên hình ảnh đặc thủ cho Kon Plông. Các công trình xây dựng trong
đô thị đều phải đặt vấn đề sinh thái lên hàng đầu: Các nêm xanh
thiên nhiên đan cài vào trong không gian đô thị
(2) Xây dựng Kon Plông trở thành một trung tâm dịch vụ du
lịch chất lượng cao. Mọi hoạt động của đô thị và dịch vụ du lịch
phải đảm bảo thuận tiện.
(3) Khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn đảm bảo duy trì
hệ sinh thái và tự nhiên
3.3. Các dự báo phát triển Kon Plông đến năm 2030
3.3.1. Các căn cứ dự báo
Về dự báo dân số và du lịch của Kon Plông đồ án luận cứ trên 02 cơ
sở sau :
- Các tính toán về khả năng phát triển:
+ Căn cứ vào các dự báo trong dự thảo Quy hoạch phát triển du lịch
Kon Tum đến năm 2020 do Viện Quy hoạch phát triển du lịch – Bộ
VH, TT & DL lập năm 2009
+ Căn cứ vào các dự báo trong dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội Kon Tum đến năm 2020 do Viện chiến lược – Bộ KHĐT lập
năm 2009.
+ Các dự báo tính toán phát triển dân số tự nhiên và cơ học của Kon
Plông.
+ Căn cứ vào hiện trạng dân số và du lịch Kon Plông
- Các tính toán về ngưỡng (giới hạn) phát triển:
116
+ Căn cứ vào quỹ đất hiện có và khả năng khai thác.
Đối chiếu 02 hệ thống cơ sở trên để tính toán quy mô phát triển Kon
Plông đến 2030 đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển và bảo vệ
tài nguyên.
3.3.2. Các dự báo về dân số, du lịch và hạ tầng du lịch
Dân số:
- Hiện trạng dân số khoảng 2.932 người
- Đồ án đề xuất phương án dự báo quy mô dân số đến năm 2020 dân
số phát triển khoảng 10.000 người
- Dự báo đến 2030 - ngưỡng phát triển dân số đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững, phù hợp với khả năng dung nạp, khả năng đáp ứng
của hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên là khoảng 15.000 người.
- Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 11,4 %/năm (2011 – 2020);
và 4,3%/năm (2021 – 2030). Từ nay đến năm 2030, trong giai đoạn
sau năm 2031 trở đi duy trì quy mô dân số ở ngưỡng 15.000 người.
Bảng hiện trạng và dự báo dân số đô thị Kon Plông
Hiện
trạng
2010 |
TT |
Hạng mục |
Quy hoạch |
2020 |
2030 |
I |
Dân số toàn TT (1000 người)
- Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm
- tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm
- tỷ lệ tăng cơ học, %/năm
- tỷ lệ tăng đô thị hóa, %/năm |
3,098
2,00
1,50
0,50 |
10,0
11,9
1,40
8,00
2,50 |
15,0
4,3
1,30
2,50
0,50 |
Hiện trạng và dự báo dân số đô thị Kon Plông
0,000
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
1 2 3
Năm2010 Năm2020 Năm2030
Người
15.000Người
117
- Dự báo khách du lịch và các dịch vụ lưu trú:
+ Đến năm 2020 khoảng 290.000 đến 300.000 khách/năm, trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 15 %.
+ Đến năm 2030 khoảng 600.000 khách/năm, trong đó khách quốc
tế chiếm khoảng 15 đến 20 %.
+ Dự báo phát triển các cơ sở lưu trú đến 2030 khoảng 6.000 phòng
Lao động - việc làm:
Tổng lao động tham gia trong các ngành kinh tế dự báo khoảng
8.200 người phân bổ trong các lĩnh vực như sau:
Lao động dịch vụ: khoảng 6.600 người - chiếm gần 80%
Lao động công nghiệp - TTCN - xây dựng: khoảng 1 000 người.
Lao động nông nghiệp: khoảng 700 người.
Cơ cấu lao động đến năm 2030
(1: LĐ Nông lâm nghiệp 8%; 2: LĐ CN,TTCN, xây dựng12%; 3: LDdịch vụ thương mại,HCSN 80%)
1 2 3
3.3.3. Dự báo nhu cầu đất xây dựng
Hiện tại quy mô toàn đô thị khoảng 14.682,74 ha trong đó đất xây
dựng khu vực nội thị khoảng 264 ha
Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 như sau:
- Quy mô đất XD đô thị: khoảng 1018,1 (100%)
Trong đó:
+ Đất dành cho dân dụng: khoảng 264 ha (25,9%)
(Bao gồm toàn bộ đô thị, hạ tầng đầu mối…và đất dự trữ cho phát
triển.)
+ Đất dành cho cho xây dựng du lịch, sinh thái mặt nước: khoảng
611.51 ha (64,63%)
118
3.3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính áp dụng cho đồ án
- Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm ngành..
- Nhu cầu đầu tư của đô thị Kon Plông.
- Khả năng quỹ đất cho phép phát triển.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường
- Các yêu cầu khống chế đối với các đô thị.
- Các chỉ tiêu chính lựa chọn xây dựng đô thị tương đương đô thị
loại IV.
Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho đô thị Kong Plông
như sau:
TT |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu quy
hoạch đến
2030 |
I |
Dự báo dân số |
Dân số toàn đô thị |
1000 người |
15-16 |
II
2.1
2.2
2.3 |
Chỉ tiêu đất XDĐTđối với khu dân dụng
Đất ở đô thị
Đất công trình dịch vụ đô thị tối thiểu
Đất cây xanh đô thị tối thiểu |
m2/người
m2/người
m2/người |
130
3-5
9-12 |
III
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6 |
Hạ tầng kỹ thuật
Tỷ lệ đất giao thông chính tối thiểu
Mật độ đường giao thông chính tối thiểu
Chỉ tiêu cấp nước:
- Nước sinh hoạt (Qsh)
- Nước cho công trình công cộng
Chỉ tiêu cấp điện
- Điện sinh hoạt
- Điện cho công trình công cộng
Chỉ tiêu thoát nước thải
- Nước thải sinh hoạt
- Nước cho công trình công cộng
Chỉ tiêu tính toán thải rác tối thiểu
- Rác thải sinh hoạt |
% đất XDĐT
km/km2
l/người/ng.đ
%Qsh
W/người
% điện sinh hoạt
l/người/ng.đ
%Qsh
kg/ng/ng.đ |
15
6,9
100 -150
10
300-500
35
100 -150
10
1,2 |
119
IV. QUY HOẠCH
4.1. Quan điểm thiết kế
- Xây dựng Kon Plông trở thành đô thị sinh thái, du lịch, dịch vụ đặc
trưng vùng cao nguyên:
+ Mật độ xây dựng thấp.
+ Tạo lập một đô thị có chất lượng cao về cảnh quản đô thị thông
qua hệ thống không gian mở, quảng trường, cây xanh.
+ Hạn chế tối đa việc san gạt lớn.
4.2. Hướng phát triển đô thị
Căn cứ vào đánh giá địa hình và địa thế khu vực đô thị hướng phát
triển của đô thị sẽ là phát triển mạnh về phía Nam và Đông của khu
vực sân bay.
Phía Tây ngăn cách với không gian đô thị qua con sông Đăk ke có
khoảng cách tương đối với khu trung tâm, có địa hình đẹp gần
những khu vực có điểm hấp dẫn du lịch như thác Pa Sĩ... sẽ là những
khu du lịch cao cấp.
4.3. Cơ cấu phân khu chức năng
120
Căn cứ vào quỹ đất xây dựng, để phát triển đô thị Kon Plông trở
thành đô thị sinh thái, khai thác được hết tiềm năng về cảnh quan và
tự nhiên, cơ cấu phân khu chức năng chính của đô thị được bố trí
thành 02 khu vực: Khu vực xây dựng tập trung (nội thị) quy mô
khoảng 1018,1 ha và khu vực nông thôn (ngoại thị) như sau:
Khu vực xây dựng tập trung (nội thị):
- Khu vực trung tâm hành chính huyện và dân cư xung quanh quy
mô khoảng 100 ha là khu đô thị cũ. Khu vực này là khu ở mật độ cao
mở rộng thêm về phía Bắc và phía Nam khoảng 100 ha nữa phục vụ
cho phát triển dân cư phục vụ đô thị.
- Khu vực xung quanh sân bay xuống phía Nam và phía Đông là khu
vực đất hỗn hợp vừa xây dựng nhà ở vừa xây dựng khách sạn, biết
thự phục vụ du lịch quy mô khoảng 300 ha.
- Khu vực cây xanh và thể dục thể thao lớn nằm ở phía Đông Nam
của đô thị gồm sân golf và trung tâm huấn luyện vận động viên quốc
gia quy mô khoảng 300 ha.
- Khu vực khai thác du lịch dịch vụ chất lượng cao nằm ở phía Tây
Bắc của đô thị có quy mô khoảng 750 ha.
- Cụm Trung tâm hành chính đô thị và trung tâm dịch vụ thương mại
quy mô khoảng 10 ha.
- Khu vui chơi thanh thiếu nhi quy mô khoảng 30 ha.
- Khu nuôi thú hoang dã khoảng 40 ha.
- Khu tiểu thủ công nghiệp khoảng 30 ha.
Khu vực nông thôn (ngoại thị): đất rau hoa xứ lạnh, đất sân golf, đất
du lịch, đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp....
4.4. Quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào cơ cấu phân khu chức năng, tiêu chuẩn về xây dựng đô
thị đã đặt ra, đất dành cho xây dựng các khu chức năng đô thị Kon
Plông được tính toán như sau:
Bảng tổng hợp cân bằng đất xây dựng đô thị Kon Plông
Hiện trạng |
Quy hoạch |
TT |
Hạng mục |
2010 |
2030 |
Ha |
% |
m2/ng |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự
nhiên |
14682,74 |
100,00 |
14682,74 |
100,00 |
121
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
232,46
14450,28 |
1,58
98,42 |
1018,10
13664,64 |
6,93
93,07 |
A
I
-
-
-
-
II
-
-
-
-
-
- |
Tổng diện tích đất xây
dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị
Đất cây xanh, TDTT
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên
nghiệp
Đất công nghiệp, TTCN
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất hỗn hợp (ở, DV du
lịch)
Đất sông suối, mặt nước
sinh thái
Đất nghĩa trang |
232,46
55,42
47,32
2,50
1,50
4,10
177,04
6,64
3,20
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
100,0
23,84
20,36
1,08
0,65
1,76
76,16
2,86
1,38
9,72
1,51
0,69
55,28
4,73 |
750,37
178,90
152,76
8,07
4,84
13,23
571,47 |
1018,10 |
100,0
25,93
19,15
0,59
3,24
2,95
74,07
5,89
2,95
2,22
1,87
47,44
12,62
1,08 |
678,73
176,00
130,00
4,00
22,00
20,00
502,73 |
264,00
195,00
6,00
33,00
30,00
754,10
60,00
30,00
22,59
19,00
483,00
128,51
11,00 |
B
1
2
3
4
5
6
7
8 |
Đất khác
Đất du lịch, dịch vụ thương
mại
Đất canh tác rau hoa xứ
lạnh
Đất trung tâm huấn luyện
VĐV QG
Đất sân golf
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất chưa sử dụng |
14450,28
0,00
0,00
0,00
0,00
11758,35
1065,20
536,43
1090,30 |
13664,64
1029,98
1400,00
50,00
250,00
8844,38
1044,00
484,12
562,16 |
- Hệ thống trung tâm:
+ Trung tâm hành chính huyện nằm ở phía Bắc của đô thị quy mô
khoảng 20 ha. Đã đươc xây dựng tương đối khang trang, nhưng
cũng cần phải chỉnh trang lại ngoại thất các công trình, tạo nên sự
thống nhất và có bản sắc công trình hành chính khu vực Tây Nguyên.
Nếu làm tốt vấn đề này thì quần thể kiến trúc này cũng đóng góp vào
cảnh quan của đô thị.
122
+ Trung tâm hành chính của đô thị: dự kiến đặt tại khu vực phía
Nam của đô thị. Trung tâm này sẽ được xây dựng đồng bộ về kiến
trúc tạo nên một điểm nhấn cho đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ: đặt phía Nam của trung tâm hành
chính đô thị. Nối giữa đường QL 24 và đường tránh đô thị. Đây sẽ là
trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ du lịch của đô thị. Đây là
nơi sẽ được xây dựng dạng trung tâm nén của đô thị. Tạo thành một
dãy phố đi bộ, mua sắm khoảng 500 đến 800 m. Đây sẽ là không
gian hoạt động náo nhiệt, là hạt nhân kích thích các hoạt động giao
lưu của đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dự kiến đặt tại phía Nam
của đô thị, năm ở bên trái ngay khi vào cửa ngõ phía Nam của đô thị:
Khu này là quần thể bao gồm các khu chăm sóc sức khỏe kết hợp
nghỉ dưỡng: Cộng đồng, người già, người có công với cách mạng...
Nếu trung tâm này hoạt động tốt thì đây là một trong nhưng điểm
thu hút khách du lịch và là động lực tạo sự phồn thịnh cho đô thị
Kon Plông.
+ Trung tâm thể dục thể thao cũng nằm ở phía Nam của đô thị bao
gồm sân golf 36 lỗ quy mô 240 ha và khu TDTT quốc gia quy mô
khoảng 50 ha. Với lợi thế về khối tích hoành tráng. Cụm công trình
của trung tâm huấn luyện vận động viên quốc gia sẽ là những công
trình làm điểm nhấn cho không gian cửa ngõ phía Nam của đô thị.
Sư kết hợp cụm công trình này với phông nên xanh của sân golf tạo
nên hình ảnh ấn tượng tại cửa ngõ cho đô thị.
+ Trung tâm vui chơi giải trí thành thiếu niên kết hợp gần khu vực
nuôi thú hoang dã tạo thành một quần thể công viên vui chơi giải trí
và nghiên cứu hấp dẫn.
+ Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao được đặt phía Tây của
đô thị nơi có khoảng cách hợp lí với trung tâm đô thị và có địa hình
cảnh quan hấp dẫn.
+ Trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của đô thị: có 2 vị trí. Vị trí thứ
nhất nằm ở phía Bắc của đô thị là khu vực tượng Đức Bà. Khu vực
thứ 2 nằm trên đỉnh một mỏm đồi phía Tây của đô thị là khu vực dự
kiến xây dựng chùa.
- Hệ thống không gian mở:
+ Đặc biệt tại đô thị Kon Plông hệ thống không gian mở được gắn
kết chặt chẽ với nhau và kết nối hài hòa với hệ thống sinh thái rừng
nguyên sinh và rừng thông xung quanh đô thị tạo thành một thể
thống nhất.
123
+ Các hệ thống không gian mở trong đô thị Kon Plông cơ bản dựa
vào kiến tạo tự nhiên, các khe tụ thủy, khó xây dựng được cải tạo
thành những không gian mặt nước cây xanh hấp dẫn của đô thị.
Những khu vực cây xanh tập trung được bố trí dầy trong đô thị Kon
Plông và kết nối với hệ thống cây xanh trong các vườn nhà và hệ
thống cây xanh đường phố tạo thành một hệ thống liên hoàn.
+ Bố trí dọc theo hai bên các con suối chảy từ Bắc xuống Nam nhằm
mục đích tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan môi trường đô thị.
+ Sử dụng các vùng đất trống, để tổ chức cây xanh công viên đô thị.
Ngoài công viên trung tâm được tổ chức gần trung tâm chính trị
Huyện, bố trí thêm một số khu vực công viên ven suối và trong các
cụm nhà ở.
+ Cây xanh trong khu ở: Mỗi khu ở đều có lõi cây xanh kết hợp
TDTT khu ở.
+ Toàn bộ hệ thống cây xanh trong các khu ở, cây xanh cách ly, cây
xanh công viên vui chơi giải trí kết hợp với nhau thành một hệ thống
liên hoàn thông gió, tạo vi khí hậu cho đô thị, đem lại cảm giác trong
lành cho người dân sau những ngày lao động mệt nhọc.
+ Đặc biệt khi xây dựng tại đô thị Kon Plông các chủ đầu tư cần cân
nhắc kỹ phần thiết kế và giữ lại cây xanh tự nhiên trong khuôn viên
công trình xây dựng. Tạo nên nét đặc thù, về sinh thái cho đô thị,
giống như một số khu vực của Đà Lạt.
- Hệ thống quảng trường:
+ Quảng trường chính trị của đô thị đã được xây dưng tại khu trung
tâm hành chính của huyện.
+ Quảng trường lễ hội được bố trí cuối trục đường dịch vụ, thương
mại và mua săm. Tại đây vào các dịp lễ hội có thể tổ chức tạo nên
nét văn hóa độc đáo cho đô thị.
124
+ Ngoài ra còn các quảng trường nhỏ trong các khu ở, là những
không gian cây xanh, cảnh quan, vườn hoa nhỏ, sân chơi cho trẻ
nhỏ.... nếu được thiết kế, xây dựng tốt sẽ đóng góp tốt cho môi
trường và cảnh quan cho các khu ở.
- Các khu ở:
+ Khu dân cư mật độ cao nằm ở phia Bắc của đô thị, xung quanh
trung tâm hành chính huyện.
+ Khu nhà mật độ thấp kết hợp dịch vụ nằm ở phía Nam của đô thị.
+ Khu khách sạn, resort cao cấp nằm ở phía Tây của đô thị
- Khu công nghiệp nằm phía Bắc bên cạnh đường tránh quốc lộ 24
có khoảng cách với trung tâm đô thị và thuận tiên giao thông quy mô
khoảng 30 ha.
- Sân bay: sân bay dã chiến có chiều dài đường băng khoảng 900 m
đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng thành sân bay taxi
phục vụ cho Măng Den. Đây cũng là một dự án quan trọng để thúc
đẩy sự phát triển của Măng Đen.
4.5. Định hướng phát triển không gian đô thị Kon Plông
Căn cứ vào cơ cấu phát triển đô thị, định hướng phát triển cho đô thị
(khu vực xây dựng tập trung) Kon Plông được đưa ra như sau:
Hướng phát triển chủ đạo của đô thị tập trung dọc quốc lộ 24. Khi đô
thị phát triển hoàn thiện trục này sẽ là trục chính của đô thị Kon
Plông. Tuyến đối ngoại đi qua đô thị sẽ là tuyến tránh quốc lộ 24
đang được tỉnh xây dựng. Trong dài hạn, ngoài 2030, tuyến đường
tránh đô thị sẽ dịch chuyển sang phía Đông của đường tránh hiện tại
cách khoảng 2km.
Khu vực phía Bắc của đô thị là khu vực trung tâm hành chính của
huyện Kon Plông. Khu vực này đã được hình thành theo quy hoạch
đã được phê duyệt với mật đô xây dựng tại các khu dân cư tương đối
125
cao. Khu vực này cơ bản giữ nguyên, cần cải tạo và chỉnh trang về
kiến trúc tạo nên sự thống nhất và có bản sắc của vùng Tây Nguyên.
Khu vực phía Nam của trung tâm đô thị hiện trạng sẽ hình thành
trung tâm mới của đô thị bao gồm hành chính, thương mại, dịch vụ
và các khu vực chức năng của đô thị Kon Plông với quan điểm: chỉ
tập trung xây dựng mật độ cao và công trình có khối tích lớn tại khu
vực trung tâm thương mại, còn các khu vực ở và dịch vụ du lịch
khác cần được xây dựng với mật độ thấp để đảm bảo cho không gian
cây xanh, sinh thái lan tỏa vào đô thị.
Vùng ngoại thị: Đối với khu vực dân cư nông thôn áp dụng Mô hình
khu dân cư ngoại thị có 3 loại: Mô hình dân cư nông nghiệp; mô
hình dân cư lâm nghiệp; mô hình kinh tế trạng trại nông nghiệp. Khu
vực phía Tây giáp khu vực nội thị xây dựng tập trung phát triển du
lịch. Ngoài ra cơ bản dùng cho sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp.
4.5.1. Các vùng không gian kiến trúc chính của đô thị
Khu đô thị Kon Plông gồm có các vùng không gian kiến trúc, cảnh
chủ đạo sau:
+ Khu đô thị cũ gồm: trung tâm hành chính huyện, khu dân cư cũ
xung quanh trung tâm huyện. Khu này hiện trang và quy hoạch được
xây dựng với mật độ từ 60 - 80%.
+ Khu trung tâm đô thị: Nằm giữa khu vực đường QL 24 và đường
tránh đô thị, phía Tây Nam hồ Toong zơry. Đây là trung tâm nén của
đô thị, được xây dựng mật độ tương đối cao, nhằm tạo sự sầm uất
cho đô thị. Có một trục đi bộ mua sắm và hoạt động thương mại cả
ngày và đêm.
+ Khu Sân bay: là sân bay taxi, dùng cho loại máy bay nhỏ. Quy mô
162,2 ha sẽ được nghiên cứu đầu tư khi có nhu cầu.
+ Khu đất hỗn hợp: mật độ thấp khoảng 20 - 30%, vừa ở vừa kết hợp
dịch vụ, du lịch. Nằm phần lớn phía Nam sân bay và xung quanh
trung tâm mới của đô thị.
+ Khu trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia.
+ Sân golf sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về rà
soát cả nước về quy hoạch sân golf.
+ Khu du lịch sinh thái cao cấp phía Tây sông Đăk ke. Với mật xây
độ dựng thấp khoảng 5%.
+ Vùng không gian sinh thái nông, lâm nghiệp.
126
4.5.2. Trục không gian chủ đạo
Khi có trục đường tránh QL 24 hình thành thì trục chính của đô thị
chính là trục QL24 hiện tại. Trục chính này kết nối hầu như tất cả
những khu vực có chức năng quan trọng của đô thị.
Kết nôi giữa 2 trung tâm quan trọng của đô thị là trung tâm hành
chính huyện và trung tâm đô thị tương lại. Trục quan trọng thứ 2 của
không gian đô thị và có vai trò làm sống động các hoạt động của đô
thị là trục thương mại dịch, dịch vụ nằm cạnh trung tâm đô thị mới.
Trục không gian thương mại, dịch vụ và tín ngưỡng nằm ở phía
Đông Bắc của đô thị tại khu vực có tượng Đức Bà.
Trục không gian quan trọng thứ 4 là trục đường vuông góc với sân
bay đi thủy điện Đăk Pone có vai trò kết nối không gian sinh thái
phía Đông của đô thị vào khu trung tâm.
Trục không gian quan trọng thứ 5 là trục từ Sân bay đi sang phía
Đông hướng thác Pa Sĩ. Trục này có vai trò kết nối các không gian
du lịch sinh thái cao cấp phía Tây đô thị với khu trung tâm.
4.5.3. Các không gian điểm nhấn đô thị
Cửa ngõ: gồm 2 cửa ngõ. Cửa ngõ phía Nam của đô thị được đặt tại
khu vực ngã 5, nơi giao nhau giữa QL 24 và đường tránh đô thị,
cạnh trung tâm huấn luyện vận động viên quốc gia. Cửa ngõ phía
Bắc là giao cắt giữa QL 24 và đường tránh tại khu vực phía Nam
tượng Đức bà.
Quảng trường: Không gian quảng trường được bố trí tại trung tâm
hành chính huyện và quảng trường lễ hội là không gian kết thúc của
trục thương mại dịch vụ tại khu vực trung tâm mới.
Điểm nhấn đô thị: Được bố trí tại 2 cửa ngõ và tại trục thương mại,
dịch vụ mới của đô thị. Tại cửa ngõ với một điểm nhấn kiến trúc là
tháp đôi phía cuối trục.
4.5.4. Khu vực ngoại thị
Dân cư ngoại thị chủ yếu nằm phía Đông khu vực xây dựng tập
trung gồm các thôn: Kon Leng 1, 2, 3…., thôn Kon Ke 1,2.3… gần
các khu vực canh tác lúa nước và có một số trường tiểu học. Quan
điểm với khu vực này là giữ nguyên bản sắc, chỉnh trang, cải tạo và
mở rộng làng xóm đã có đáp ứng nhu cầu tăng dân số tự nhiên.
Do đặc thù về điều kiện canh tác, kết cấu hạ tầng giao thông và xã
hội, các điểm dân cư nông thôn trong khu vực phân bố tuơng đối tập
trung hơn các vùng khác trong huyện. Các điểm dân cư quy mô nhỏ
127
chiếm tỷ lệ ít 3-5%. Quy mô từ 100-200 hộ, chiếm 40-50%. Loại
quy mô > 200 hộ còn ít, chiếm từ 10-15%. Số còn lại là quy mô
50-100 hộ, chiếm 30-45%. Các điểm dân cư phân bố chủ yếu theo
dọc các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Trong đó gần 2/3 số điểm
dân cư bám theo các trục đường quốc lộ và tỉnh lộ. Trong khi đó đa
số các điểm dân cư của đồng bào dân tộc nằm tại các khu vực tương
đối xa các trục quốc lộ, tỉnh lộ và khó khăn về giao thông. Đối với
các xã có địa bàn rộng, khoảng cách giữa các điểm dân cư lớn, mối
liên hệ giữa các điểm dân cư rất yếu.
Trong thực tại phát triển điểm dân cư nông thôn trong khu vực các
yếu tố về hình thái canh tác, về đặc thù dân tộc có tác động mạnh mẽ
tới hình thức tổ chức và phát triển các điểm dân cư tạo nên những
nét đặc thù trong phát triển các điểm dân cư cần được bảo tồn.
Trong hình thái phát triển không gian các điểm dân cư nông thôn tại
Kon Plông, một nét đặc thù khác cần nhắc tới là hình thái phát triển
không gian của các điểm dân cư dọc các trục quốc lộ. Các điểm dân
cư này phát triển theo dạng tuyến, cả hai bên đường quốc lộ, gây khó
khăn trong tổ chức phục vụ và lưu thông trên đường quốc lộ.
- Định hướng điểm dân cư với mô hình ở gắn liền với sản xuất:
Đặc điểm của loại hình điểm dân cư này là nơi ở gắn liền với sản
xuất trong cùng một lô đất. Nó được hình thành trên cơ sở 2 hình
thức canh tác trang trại và vườn rừng.
+ Điểm dân cư trang trại.
Hình thái tổ chức không gian: Điểm dân cư trang trại được tổ chức
theo các dạng mảng, dạng nhánh và dạng tuyến.
Dạng mảng: Thường được tổ chức tại các khu đất bằng phẳng,
nguồn nước từ các giếng đào, lô đất từ 1- 3 ha.
Dạng nhánh: Đưa tận dụng từ các tuyến đường sẵn có với địa hình
phức tạp. Nguồn nước kết hợp sông suối tự nhiên với giếng đào.
Dạng tuyến: Được tổ chức ven các tuyến đường phục vụ sản xuất -
cạnh rừng sản xuất.... nhìn chung lô đất trong khoảng từ 1 - 5 ha.
Do đặc điểm các lô đất kết hợp giữa ở với canh tác, các điểm dân cư
này có mật độ dân cư thấp, quy mô dân số nhỏ (khoảng 20 hộ) nên
không có các công trình công cộng của điểm dân cư. Hiệu quả sử
dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp.
+ Điểm dân cư sản xuất vườn rừng
128
Quy mô điểm dân này khoảng 10 đến 20 hộ. Quy mô diện tích các
vườn rừng thường từ 20 ha đến hàng trăm ha. Nhà ở các hộ gia đình
thông thường được xây dựng tại nơi thuận tiện giao thông nhất trong
diện tích nhận khoán vườn rừng.
- Đất lâm nghiệp: đối với rừng phòng hộ cần khoanh vùng bảo tồn
và phát triển, đối với rừng sản xuất cần khoanh nuôi khôi phục, tăng
độ che phủ, đối với đất trống cần có kế hoạch trồng rừng phát triển.
- Đất sản xuất nông nghiệp: bảo vệ tối đa đất lúa để sản xuất, đất sản
xuất nông nghiệp khác cần khoanh trồng, đưa công nghệ mới, tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.
- Đối với khu vực trồng rau hoa sứ lạnh cần được phân nhỏ thành
các khu vực dự án. Các khu vực nhà trồng rau cần được tổ chức
phân tán nằm dưới tán rừng, hoặc xen kẽ với các loại cây trồng khác
tránh tạo nên những khu vực mật độ cao ảnh hưởng đến cảnh quan
và môi trường của khu du lịch sinh thái đang được xem xét đưa vào
hệ thống du lịch sinh thái quốc gia.
4.6. Thiết kế đô thị
4.6.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Xây dựng khung thiết kế đô thị tổng thể cho đô
thị Kon Plông, đô thị dịch vụ du lịch hiện đại với những hình ảnh đô
thị sinh thái vùng cao nguyên đặc trưng, hạn chế tối đa ảnh hưởng
xấu đến môi trường, khai thác tối đa tiềm năng cảnh quan thiên
nhiên và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Đánh giá tổng quan về hiện trạng điều kiện tự nhiên, địa
hình, cảnh quan và kiến trúc của đô thị Kon Plông.
Mục tiêu 2: Xác định cấu trúc chính của: hệ thống giao thông, hệ
thống không gian công cộng và hệ thống không gian mở.
Mục tiêu 3: Xây dựng khung tổng thể thiết kế đô thị của các không
gian công cộng chính, bao gồm vị trí và các nguyên tắc thiết kế đô
thị chung.
Mục tiêu 4: Đưa ra quy chế quản lí đô thị tổng quát.
129
4.6.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể
a) Tổng quan về cấu trúc đô thị
Với sự trải dài của khu vực xây dựng đô thị, hệ thống trung tâm của
đô thị Kon Plông được bố cục dạng tuyến tính chạy dọc theo quốc lộ
24.
- Trung tâm được phân cấp theo 3 cấp:
+ Trung tâm hành chính Huyện Kon Plông.
+ Trung tâm đô thị Kon Plông.
+ Trung tâm xã.
- Cấu trúc không gian của đô thị Kon Plông tổng thể như sau:+ Phía
Bắc của đô thị là khu vực trung tâm hành chính huyện, nhà ở chủ
yếu là nhà lô có sân vườn trước mặt.
+ Khu vực phía Tây Bắc phát triển các khu nghỉ dưỡng khách sạn
cao cấp với mật độ thấp.
+ Trung tâm hành chính của đô thị và trung tâm dịch vụ du lịch mật
độ cao với hai tòa tháp khách sạn làm điểm nhấn cao khoảng 15 tầng
nằm phía Nam của sân bay hiện trạng.
+ Khu ở kết hợp khách sạn dạng biệt thự được tập trung phát triển
mới tại khu vực phía Nam và phía Đông sân bay hiện trạng.
+ Khu vực cửa ngõ phía Nam là các trung tâm huấn luyện vận động
viên Quốc gia và trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
- Không gian công cộng
Các không gian công cộng đề cập trong khung thiết kế đô thị tổng
thể là các không gian sử dụng cho công chúng và những không gian
bên ngoài giữa các công trình kiến trúc.
Nguyên tắc thiết kế chung cho hệ thống không gian công cộng:
Hệ thống trung tâm được tổ chức theo dạng tầng bậc. Tại các khu
cụm, hệ thống trung tâm thứ cấp sẽ được phân bổ tuỳ thuộc vào quy
mô và bán kính phục vụ.
Hệ thống trung tâm được tổ chức thành 3 cấp:
+ Cấp Huyện.
+ Cấp đô thị
+ Cấp xã
130
b) Tổng quan khung giao thông đô thị
* Nguyên tắc thiết kế
+ Liên kết thuận tiện giữa các khu vực của đô thị.
+ Tạo nên những trục không gian cảnh quan cho đô thị.
* Tổng quan về tổ chức hệ thống giao thông
- Trục chính trung tâm đô thị, trục cảnh quan chủ đạo của Kon
Plông: là trục đường quốc lộ 24 hiện trạng.
- Trục chính khu vực: là các tuyến phố nội bộ kết nối các khu nhà ở
với các trục liên khu vực và trục chính của đô thị. Đây là các trục kết
nối giữa 2 trục dọc của đô thị là trục quốc lộ 24 hiện tại và trục
đường tránh đô thị mới đang được đầu tư xây dựng. Các trục giao
thông đô thị, ngoài chức năng giao thông còn có chức năng khai thác
cảnh quan và điều hòa vi khí hậu cho đô thị, kết nối không gian rừng
sinh thái tự nhiên, đưa thiên nhiên trong lành của rừng tới các khu ở.
c) Tổng quan hệ thống không gian mở
Không gian mở của đô thị Kon Plông là: không gian cây xanh cảnh
quan của rừng tự nhiên, quảng trường, công viên, vườn hoa,..... Kết
nối các mảng không gian mở này là hệ thống cây xanh dọc các trục
đường tạo thành một hệ thống liên hoàn.
Nguyên tắc thiết kế:
- Khai thác tối đa các khu vực để xây dựng các không gian mở.
- Đa dạng các loại hình không gian xanh trong đô thị.
- Đảm bảo sự liên kết, liên hoàn của hệ thống không gian mở.
- Đóng góp vào cảnh quan môi trường đô thị và bảo vệ môi trường.
131
d) Thiết kế tổng thể mật độ xây dựng
- Khu vực tập trung xây dựng mật độ cao > 50% tập trung tại khu
vực trung tâm, phía Bắc đô thị thuộc khu phố cũ. Khu vực phía Bắc
đường quốc lộ 24 xung quanh trung tâm huyện Kon Plông hiện
trạng. Các khu mật độ cao chủ yếu nằm về phía Bắc của đô thị. Nhà
ở dạng lô phố có sân vườn trước nhà mỗi lô khoảng 100 - 150 m2.
- Khu vực Nam được bố trí là khu vực xây dựng mật độ thấp <30%,
với các loại nhà thấp tầng có sân vườn. Khu vực này đan xen với các
khu du lịch dịch vụ là không gian chuyển tiếp từ rừng sinh thái vào
tạo nên sự giao hòa giữa rừng sinh thái và đô thị.
- Khu vực điểm dân cư nông thôn tại các thôn như Kon Leng I, II, III
cũng là những khu vực xây dựng theo mô hình nông thôn truyền
thống với mật độ xây dựng thấp <30%.
e) Thiết kế tổng thể tầng cao đô thị
- Các khu vực dân cư, nhà ở của mật độ cao và thấp đều xây dựng
với chiều cao tối đa là 3 tầng.
- Các khu vực nhà hành chính, cơ quan chiều cao tối đa là 5 tầng.
- Đối với khu vực làm điểm nhấn quan trọng của đô thị là điểm chốt
cuối trục đường đi bộ kết hợp thương mại tại trung tâm thương mại
phía Nam của đô thị là tòa tháp đôi được bố trí xây dựng với quy mô
khoảng 15 tầng.
- Đối với khu vực nông thôn giữ nguyên bản sắc kiến trúc truyền
thống, xây dựng nhà sàn gỗ một tầng như hiện có. Kể cả các công
trình công cộng như ủy ban, trường trạm cũng chỉ xây dựng một
tầng và theo phong cách kiến trúc truyền thống tại địa phương.
132
f) Một số không gian chủ đạo của đô thị
- Không gian trục trung tâm đô thị
Ngoài trục chính là quốc lộ 24, quảng trường hành chính phía Bắc,
trục không gian đi bộ kết hợp thương mại tại trung tâm phía Nam là
một trong những đặc thù và điểm nhấn về không gian của đô thị Kon
Plông, cần phải: xây dựng trục đi bộ có giải cây xanh được cắt tỉa,
trang trí tạo không gian sinh động cho đô thị kết hợp với các điểm
dừng chân, nghỉ ngơi, hoạt động văn hóa, giao lưu. Các công trình 2
bên đường nên xây dựng dạng cửa hàng, quán bar, câu lạc bộ giải
133
trí.... liền kề tạo không gian hoạt động sầm uất, là điểm nhấn tốt cho
đô thị.
- Không gian trục ven công viên và dọc suối Đăk Pone, Đăk ke
Đây là trục cảnh quan đẹp của đô thị, yêu cầu xây dựng ưu tiên mở
rộng phần đường cho người đi bộ ngắm cảnh và có không gian để
tạo cảnh quan, tiểu cảnh làm phong phú không gian đô thị.
- Các công trình điểm nhấn kiến trúc đô thị
Công trình tháp đôi điểm nhấn kết thúc trục đi bộ, kết hợp dịch vụ
thương mại là công trình đón trục chính đô thị từ trục chính đô thị
vào (quốc lộ 24 hiện trạng), yêu cầu:
+ Công trình phải khang trang, cân đối thể hiện sự hài hòa với không
gian sinh thái quan trọng của đô thị.
+ Dùng vật liệu hiện đại kết hợp với truyền thống.
- Không gian công nghiệp
Kon Plông có 02 không gian công nghiệp chính là công nghiệp gắn
với khai thác thủy điện và công nghiệp tiểu thủ công, vì vậy yêu cầu
là:
Nguyên tắc
+ Phải có cây xanh cách ly >5m với khu đô thị tránh ảnh hưởng môi
trường tối đa.
+ Các khu công nghiệp phải tập trung, có hệ thống cây xanh cảnh
quan.
+ Tiếp cận trục giao thông chính và giao thông đối ngoại một cách
thuận tiện phục vụ vận chuyển hàng hóa.
g) Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể theo thiết kế đô
thị
* Giới thiệu
Quy chế đô thị nhằm mục đích tạo ra sự sống động cho đô thị nhưng
cũng mang lại hình ảnh thống nhất trong tổng thể không gian, giữa
các loại công trình khác nhau. Các quy định này còn liên hệ giữa các
công trình mới với các công trình truyền thống bản địa trong vùng,
thích hợp với khí hậu.
* Chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình
Các công trình trong khu vực công cộng đều phải tuân thủ các chỉ
giới xây dựng và khoảng lùi theo từng cấp loại đường giao thông,
134
theo chiều cao công trình xây dựng (khối kiến trúc chính) và phù
hợp với tổ chức không gian quy hoạch.
Khoảng lùi (1) được coi là chỉ giới xây dựng tuân thủ
theo yêu cầu hoạt động của đường giao thông đường phố;
Khoảng lùi (2) là những khoảng không gian cần thiết ứng
với chiều cao và tính chất chức năng dịch vụ của công
trình, tạo điểm nhìn phù hợp trong tổ chức không gian
của quần thể qui hoạch.
Trong phạm vi khoảng lùi của công trình công cộng được
phép xây dựng các tiện ích như hàng rào, cổng, lối vào,
chỗ đỗ xe, trồng cây xanh thảm cỏ, bố trí các vật trang trí
và mái che vật liệu nhẹ để tạo không gian sử dụng (chỗ
ngồi giải khát, ngắm cảnh…) nối kết giữa đường phố và
công trình.
Tại các trục đường chính đô thị: Khoảng lùi là (1) là 5m
so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các công trình công
cộng thấp tầng (tối đa 3 tầng) và các phần mái sảnh, khối
thấp của công trình cao tầng; khoảng lùi tối thiểu (2) là
3m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các khối công
trình cao 5 tầng.
Tại các trục đường khu vực: Khoảng lùi (1) là 4m so với
chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các công trình dưới 3 tầng
và các phần mái sảnh, khối thấp của công trình cao tầng;
khoảng lùi (2) là 10m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng
cho các khối công trình cao 5 tầng.
Tại các đường nội bộ: Khoảng lùi (1) là 3m so với chỉ
giới đường đỏ, với khu vực đô thị nâng cấp cải tạo chỉ
giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ.
Tại các khu trung tâm đi bộ- mua sắm- giải trí: Chỉ giới
xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho
các công trình công cộng thấp tầng (tối đa 3 tầng) và các
phần mái sảnh, khối thấp của công trình cao tầng; khoảng
lùi là 5m so với chỉ giới đường đỏ sử dụng cho các khối
công trình cao trên 4 tầng và 10m cho các khối công trình
trên 7 tầng.
Đối với khu sân bay: Không xây dựng công trình nằm
trong khu vực phễu bay. Cần có khoảng cach ly hợp lý
giữa khu dân cư và khu sân bay theo quy chuẩn hiện
hành.
Đối với các công trình dịch vụ công cộng:
Đối với công trình trường học và dịch vụ y tế khu vực,
khoảng lùi chung cho các vị trí xây dựng là 20m. Phạm vi
135
này được sử dụng làm cây xanh, chỗ để xe và các khoảng
mở trước cổng công trình.
Đối với công trình y tế cấp đô thị khoảng lùi đối với các
tuyến đường khu vực là 20m, đối với tuyến trục chính là
30m để tạo không gian cổng ra vào và phần cây xanh
cách ly.
Đối với các khu chợ đô thị và khu ở, phải có quảng trường trước
cổng chợ để hạn chế ảnh hưởng giao thông, sử dụng khoảng lùi (1)
từ đường đỏ tới cổng công trình là 30m, khoảng lùi (2) là 40m nếu là
chợ có mái.
4.7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
4.7.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
4.7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển
- Tổ chức mạng lưới đường giao thông đô thị đảm bảo kết nối với
các tuyến giao thông của vùng, đặc biệt là các tuyến giao thông là
hành lang du lịch sinh thái.
- Xác định hướng tuyến và mặt cắt các tuyến đường giao thông phù
hợp với tính chất đô thị, điều kiện địa hình, hạn chế hình thành ta luy
làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
4.7.1.2. Giao thông đối ngoại
a. Giao thông đường bộ
Nâng cấp và cải tạo
- Quốc Lộ 24: Hiện tại QL24 đi qua trung tâm của thị trấn. Đoạn qua
trung tâm của đô thị sẽ trở thành đường chính đô thị do vậy cần phải
mở rộng mặt cắt ngang đường để đạt tiêu chuẩn của một đường
chính đô thị. Đoạn ngoài đô thị cần được nâng cấp mở rộng đạt tiêu
chuẩn đường cấp III miền núi, nền đường rộng 12.0m, mặt đường
rộng 11.0m cầu cống vĩnh cửu, đồng thời đảm bảo hành lang an toàn
hai bên đường.
- Tỉnh lộ 676: Nâng cấp và mở rộng tỉnh lộ 676 đạt tiêu chuẩn đường
cấp IV miền núi.
Xây dựng mới
- Đường tránh đô thị: Hiện tại tuyến QL24 đi qua trung tâm của đô
thị do vậy để đảm bảo lưu thông hàng hóa cũng như đảm bảo an toàn
giao thông không gây ảnh hưởng đến giao thông đô thị, cần xây
dựng mới tuyến đường tránh đô thị dài 4.6km thay thế cho tuyến
136
quốc lộ 24 đoạn chạy qua đô thị, mặt cắt ngang đường dự kiến rộng
57.5m.
Dải Phân cách giữa:
Lòng đường:
Hè Đường: |
5.00 M
2x11.25 M
2x15.00 M |
b. Giao thông đường hàng không.
Sân bay quân sự tại Măng Đen được nâng cấp và cải tạo thành sân
bay dân sự kết hợp quân sự (Sân bay Taxi). Tổng diện tích của sân
bay dự kiến là 162.2ha (theo quyết định số 581/QĐTTG ngày
20/4/2011 của thủ tướng chính phủ).
4.7.1.3. Giao thông đối nội
- Đô thị Konplong với tính chất là đô thị miền núi do vậy đối với khu
đô thị cũ có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới đường được
quy hoạch phát triển theo dạng ô cờ trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hai
trục giao thông chính là quốc lộ 24, TL676 đoạn chạy qua đô thị và
các tuyến giao thông khác kết hợp với xây dựng một số tuyến đường
mới tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, phù hợp với địa hình và
sự phát triển của toàn đô thị.
- Đối với các khu đô thị mở rộng địa hình tương đối phức tạp, mạng
lưới đường được quy hoạch phát triển theo dạng tự do kết hợp với
mạng lưới đường hữu cơ bám sát nền địa hình hiện có để tránh hiện
tượng san gạt lớn.
a. Đường chính đô thị
- Đường chính đô thị: Đây là các tuyến đường chính quan trọng của
đô thị. Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ cao có ý nghĩa toàn
đô thị. Đường chính đô thị nối liền các khu dân cư lớn, tập trung, nối
liền các khu công nghiệp, các trung tâm công cộng cấp đô thị…
- Các trục đường chính có mặt cắt ngang rộng 28-50m.
- Trục không gian trung tâm thương mại – dịch vụ đô thị mặt cắt
50m.
- Quốc lộ 24: Đoạn chạy qua trục tâm của thị trấn trở thành trục
chính của đô thị. Dự kiến mặt cắt ngang rộng 28m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
137
Mặt cắt ngang QL 24
- Đường tỉnh 676: Đoạn qua trung tâm của đô thị dự kiến mặt cắt
ngang đường rộng 28.0m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
- Đường nối QL24 với đường tránh đô thị dài 0.86km, mặt cắt ngang |
đường dự kiến rộng 28.0m.
Dải Phân cách:
Lòng đường:
Hè đường: |
3.0 M
2x7.5 M
2x5.0 M |
- Đường liên khu vực: Đây là các tuyến đường phục vụ giao thông
liên khu vực có tốc độ trung bình. Nối liền các khu dân cư tập trung,
các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực.
Có tính cơ động và tiếp cận trung bình. Các tuyến đường này có mặt
cắt ngang dự kiến rộng 19.0m.
Lòng đường:
Hè đường: |
13.0 M
2x3.0 M |
* Xây dựng mới:
- Xây dựng mới các tuyến đường liên khu vực nối khu đô thị cũ với
các khu đô thị mới, các khu đô thị mở rộng… dựa trên cơ sở bám sát
địa hình tự nhiên. Các tuyến đường này có mặt cắt ngang dự kiến
rộng 19.0m.
b. Đường khu vực và đường nội bộ.
* Nâng cấp và cải tạo.
- Nâng cấp và cải tạo đối các tuyến đường khu vực và đường nội bộ
trong khu đô thị cũ để đảm bảo nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đô thị. Các tuyến đường này có
mặt cắt ngang dự kiến rộng từ 8-12m.
* Xây dựng mới.
5.0M 7.5M 3.0M 7.5M 5.0M
chØ giíi ®¦êng ®á
chØ giíi ®¦êng ®á
28.0M
i=2% i=2% i=2% i=2%
138
- Xây dựng mới các tuyến đường khu vực và đường nội bộ tại các
khu đô thị mới, đô thị mở rộng… dựa trên cơ sở bám sát địa hình tự
nhiên. Các tuyến đường này có mặt cắt ngang dự kiến rộng từ
8-16.0m.
chØ giíi ®¦êng ®á
chØ giíi ®¦êng ®á
i=2% |
i=2% i=2% |
i=2% |
1.5-3.0M |
5.0-13.0M 1.5-3.0M |
8.0-19.0M
4.7.1.4. Các công trình giao thông
Bến xe: Xây dựng bến xe khách đạt loại 4 có diện tích 3ha với nhà
chờ rộng 200m2.
Bãi đỗ xe: Xây dựng mới 5 bãi đỗ xe nằm rải rác trong đô thị tại các
công trình công cộng, công trình dịch vụ thương mại và ở những nơi
tập trung hàng hóa như kho tàng, nhà máy, cơ quan hành chính khoa
học…. mỗi bãi đỗ xe có diện tích 1000m2.
Cầu, Cống; Xây dựng hoàn chỉnh phù hợp cấp hạng đường
Công trình phòng hộ: Tiến hành xây dựng kè, taluy, tường chắn tại
các vị trí xung yếu có nguy cơ gây sạt lở, xói mòn... để bảo vệ đô thị
trong mùa mưa bão.
Cáp trượt: Được bố trí gần đầu mối giao thông từ khu trung tâm dịch
vụ du lịch sinh thái Đăkke, nơi có địa hình rất phức tạp và cảnh quan
rất đẹp, khoảng cách giữa hai ngọn đồi bố trí cáp trượt dài 596.7m.
Cầu treo sinh thái: Các cây cầu này thực chất là đường đi dạo, được
liên kết vào các cây lớn hai bên lối đi bằng các loại dây rừng, lát trên
lối đi bằng các loại cây nhỏ, tất cả được treo trên cao để đi trong
rừng, tránh được các loại thú, rắn rết và quan sát được hầu hết các
đặc điểm của rừng nguyên sinh.
Bảng tổng hợp mạng lưới giao thông
Danh mục |
Chiều dài |
Chiều rộng |
TT |
Diện
tích(1000m2) |
Tên Đường |
Mặt cắt |
Cải
tạo |
XD
mới |
Lòng
đường |
hè, lề |
Tổng |
A
I |
Giao thông đối ngoại
Đường bộ |
2087.52
465.52 |
17.16 |
4.62 |
139
Đường tránh đô thị
QL24
ĐT676
Đường hàng không
Sân bay Taxi
Giao thông đối nội
Đường chính đô thị
QL24
ĐT676
Đường nối QL24 với
Đường tránh ĐT
Đường liên khu vực
Đường khu vực+nội bộ
Đường 16m
Đường 12m
Đường 8m
Đường 50m
Công trình giao thông
Bến xe khách
Bãi đỗ xe
Tổng |
1A--1A
1B--1B
5--5
1--1
5--5
1--1
2--2
3--3
4--4
6--6 |
4.62
31.23
31.23
105.59
23.96
59.31
22.32
141.44 |
27.00
12.00
8.50
15.00
15.00
15.00
13.00
10.00
6.00
5.00
15.00 |
30.50
0.00
0.00
13.00
13.00
13.00
6.00
6.00
6.00
3.00
35.00 |
57.50
12.00
8.50
28.00
28.00
28.00
19.00
16.00
12.00
8.00
50.00 |
265.65
185.16
14.71
1622.00
1622.00
2832.31
908.37
155.12
135.80
24.08
593.37
1915.94
512.16
976.20
366.08
61.50
8.00
3.00
5.00
4919.83 |
2
3
II
1
B
I
1
2
3
4
II
1
2
3
III
1
2
3 |
15.43
1.73
11.25
5.54
4.85
0.86
54.76
8.05
22.04
23.44
1.23
83.17 |
224.61 |
* Hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giao thông:
- Mạng lưới đường
+ Tổng chiều dài đường: 224.61Km.
+ Tổng diện tích đất đường: 491.98Ha.
+ Mật độ mạng lưới đường: 3.03km/km2.
+ Tỷ lệ đất giao thông: 18.32%
- Các tuyến đường
+ Độ dốc dọc tối đa imax = 12%
+ Độ dốc ngang mặt đường min= 2%
+ Bán kính đường cong nhỏ nhất Rmin = 125m
+ Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu Rmin = 2000m
+ Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu Rmin = 600m
+ Bán kính cong bó vỉa tại các ngã 3,4: R = 8-25m
4.7.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
4.7.2.1. Cơ sở thiết kế:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
- Tài liệu QHC thị trấn Kon Plông năm 2003
140
- Các số liệu thu thập tại địa phương và công tác thực địa tại hiện
trường
4.7.2.2. Nguyên tắc thiết kế
- Tôn trọng địa hình tự nhiên, chỉ san gạt tạo mặt bằng lớn khi thật
cần.
- Đảm bảo thị trấn không bị ảnh hưởng của lũ, sạt lở.
- Tổ chức thoát nước mưa hợp lý, thu hết và thoát nhanh, không để
thị trấn bị ngập úng.
- Công tác nền: cố gắng cân bằng tại chỗ, kinh phí tạo mặt bằng xây
dựng hiệu quả nhất.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành.
4.7.2.3. Giải pháp định hướng
a/ Giải pháp về nền:
- Định hướng QHC 2003 lựa chọn cao độ xây dựng khống chế
≥+1181m. Căn cứ thực tế xây dựng trên địa bàn thị trấn, nhận thấy
cao độ khống chế chọn ≥ + 1181m vẫn đúng và hợp lý, vì vậy cao độ
khống chế xây dựng vẫn tuân thủ như QHC 2003.
- Các công trình công cộng: chỉ san gạt mặt bằng lớn khi thật cần
thiết, cao độ xây dựng ≥+1181m, I nền min ≥0,004 dốc về phía có
cống thu gom nước mưa.
- Các công trình dân sinh: sân vườn chỉ cần khai thác trên cao độ tự
nhiên hiện có, sàn công trình phải ≥ +1181m.
- Cao độ đường tối thiểu là +1181, độ dốc đường tối đa theo quy
chuấn Imax ≤ 0,08.
- Các khu vực đồi thoải có độ dốc 6% < i< 10% không san lớn mà
chỉ tạo mặt bằng công trình và mặt bằng đường để đảm bảo độ dốc
tối đa. Chỉ tạo mặt bằng lớn khi thật cần thiết.
- Các khu vực đồi có độ dốc 10% < i< 20% , giải pháp nền là xây
dựng theo thềm địa hình, không san lớn mà chỉ tạo mặt bằng công
trình và mặt bằng đường để đảm bảo độ dốc tối đa. Giữa các thềm
bậc phải gia cố ta luy hoặc xây dựng tường chắn.
- Nghiêm cấm xây dựng ven suối, chỉ được phép khai thác theo chỉ
giới thoát lũ, tối thiểu cách bờ suối 50m.
141
b/ Giải pháp về thoát nước mưa:
- Hệ thống cống: lựa chọn hệ thống thoát nước cho thị trấn
KonPlông là hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước
bẩn sinh hoạt. Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa hoàn chỉnh
gồm tuyến cống, giếng thu nước mưa, giếng kỹ thuật, cửa xả, cống
tiêu năng và hoạt động theo chế độ tự chảy.
- Hướng thoát: ra các suối chảy qua lưu vực
- Lưu vực: căn cứ trên địa hình tự nhiên và mặt bằng phát triển
không gian chia thị trấn thành 5 lưu vực thoát nước chính lấy các
trục đường chính làm đường phân lưu. Cụ thể:
+ Lưu vực 1: giới hạn bởi TL676 về phía Tây; Flv=110ha; hướng
thoát về khe tụ thủy phía Tây Đô thị.
+ Lưu vực 2: giới hạn bởi TL676 về phía Đông tới hồ cảnh quan và
QL14 về phí Bắc; Flv=150ha; hướng thoát về hồ.
+ Lưu vực 3: giới hạn từ QL24 về phía DNm; Flv=45ha; hướng
thoát về suối phía Nam Đô thị.
+ Lưu vực 4: phía Tây hồ cảnh quan; Flv=30ha; hướng thoát về hồ.
+ lưu vực 5: phía Tây hồ cảnh quan; Flv=30ha; hướng thoát về phía
Đông Đô thị.
- Kết cấu:
+ Tại khu vực trung tâm Đô thị các tuyến cống chọn kết cấu cống
tròn BTCT.
+ Còn các khu vực khác chọn kết cấu mương xây có nắp đan.
142
+ Mương xây hở tại các vị trí là mương đón để hướng dòng chảy.
+ Mương tiêu năng tại những vị trí cắt ngang địa hình, có độ dốc quá
lớn.
+ Cống qua đường sử dụng cống bản hoặc cống tròn BTCT.
- Tính toán thủy lực: theo công thức cường độ giới hạn.
Q = . . F . q (l/s)
Trong đó:
Q
|
: Lưu lượng tính toán ( l/s)
: Hệ số phân bố mưa rào |
= 1 khi F < 200ha
: Hệ số dòng chảy = 0,6
F : Diện tích lưu vực (ha)
q : Cường độ mưa (l/s/ha )
Với diện tích thu nước mưa < 2ha lấy kích thước định hình 600mm
c/ Về các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:
- Cần quan tâm đến các khu vực đang có hoạt động địa chất: nứt, lở,
trượt, kastơ.
- Khi xây dựng công trình có tải trọng lớn, công trình cao tầng cần
tính đến kháng chấn theo cấp động đất đã được cảnh báo.
- Khi xây dựng ven sườn núi có các ta luy cần phải gia cố hoặc xây
kè, tường chắn bảo vệ.
- Xây dựng các mương đón nước từ các sườn núi dẫn vào hồ và suối
- Kè, nạo vét các suối chảy qua khu vực thị trấn.
4.7.3. Định hướng cấp nước
a)Tiêu chuẩn cấp nước:
TT |
Khu vực |
Cấp nước
(lít/ người - ngày) |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
143
2 |
Dân cư nông thôn |
40 |
60 |
3 |
Khu, cụm công nghiệp |
22-40 m3/ngày-ha |
c) Nhu cầu cấp nước:
Năm 2020 |
Năm 2030 |
TT |
Các hạng mục |
Tiêu chuẩn |
Nhu cầu
(m3/ngđ) |
Tiêu chuẩn |
(m Nhu c 3/ngđ) ầu |
Đô thị Kon Plông |
2400 |
4200 |
100(l/ng.ngđ)
10000(người) |
120(l/ng.ngđ)
15000(người) |
1 |
Nước cấp cho sinh hoạt Đô
thị KonPlong |
900 |
1800 |
200(l/ng.ngđ)
2500(người) |
200(l/ng.ngđ)
5000(người) |
2 |
Nước cấp cho khách du
lịch |
500 |
1000 |
3 |
Nước cấp cho công trình
công cộng |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
4 |
Nước cấp tưới cây rửa
đường |
10%QSH |
90 |
10%QSH |
180 |
22(m3/ha)
18(ha) |
22(m3/ha)
30(ha) |
5 |
Nước cho công nghiệp |
316.80 |
528 |
6 |
Nước dự phòng, rò rỉ |
20%Q(1+2+3+4+5) |
379.36 |
15%Q(1+2+3+4+5) |
553.20 |
7 |
Nước cho bản thân trạm xử
lý |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
113.81 |
5%Q(1+2+3+4+5+6) |
212.06 |
c) Nguồn nước:
- Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực có trong các lớp đất đá nứt
nẻ, phân bố ở khấp nơi và trong các bồi tích á cát, xuất hiện nhiều ở
các thung lũng sông suối. Mực nước ngầm giữa mùa khô và mùa
mưa dao động trong khoảng từ 3-5m. Mực nước ngầm ở độ sầu từ
5-10m trong mùa mưa và 20-30m trong mùa khô.
- Nước mặt: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện KonPlong tương
đối phong phú với hệ thống sông suối khá đồng đều.
+ Nhánh sông ĐăkPne: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông dài
khoảng 30km được hợp thủy bởi nhiều suối nhỏ chảy từ xã Măng
Cành đổ về huyện KonRẫy.
+ Nhánh sông Đăk Nghé: là thượng nguồn của sông ĐăkBla, sông
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rin cao 1848m ở xã Măng Buk huyện
KonPlong, chảy theo hướng Đông – Tây rồi Bắc Nam. Sông có
chiều dài khoảng 65km, diện tích lưu vực 350km2 bắt nguồn từ xã
Măng Bút chảy qua xã Măng Cành đổ về huyện Kon Rẫy.
144
- Lựa chọn nguồn nước: Nguồn nước được lựa chọn là nguồn nước
mặt suối ĐăkKe. Hiện nay khu vực đô thị đang sử dụng nguồn nước
mặt suối ĐăkKe làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Nguồn nước tại
suối có chất lượng tốt, có lưu lượng ổn định. Nguồn nước được bảo
vệ tốt chưa chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản
hay sản xuất công nghiệp ở đầu nguồn.Vị trí khai thác nước thuận
lợi, tận dụng được khả năng tự chảy của địa hình. Vì vậy trong giai
đoạn ngắn và dài hạn vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước suối ĐăkKe
làm nguồn cấp nước cho đô thị.
d) Công trình đầu mối
+ Khai thác hợp lý các công trình cấp nước tại khu vực đô thị
KonPlong. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công
trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đến
năm 2020 và có định hướng cho năm 2030.
+ Phát huy hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước hiện nay
+ Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước.
+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần xử lý triệt để đạt tiêu
chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn.
+ Các khu vực dân cư mật độ thấp sử dụng hình thức cấp nước đơn
lẻ. Xây dựng các công trình lọc nước đơn giản để xử lý.
Tại khu vực xây dựng tập trung của đô thị xây dựng:
+ Trạm bơm 1: Nâng công suất trạm bơm cấp 1 lên 3000 m3/ngđ
trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn dài hạn sẽ tăng cống suất lên
4000 m3/ngđ.
+ Trạm xử lý: Nâng công suất trạm xử lý cấp nước lên 300m3/ngđ
trong giai đoạn đầu và 4000 m3/ngđ trong giai đoạn dài hạn.
e) Dây chuyền công nghệ
Hiện nay trạm xử lý nước tại Kon Plông theo sơ đồ dây chuyền công
nghệ xử lý như sau:
145
Trong giai đoạn tiếp theo vẫn tiếp tục mở rộng và nâng cao công
suất cho trạm xử lý theo sơ đồ xử lý cũ nếu như chất lượng nguồn
nước vẫn tốt. Trong trường hợp có sự biến động về chất lượng nước
đầu vào cần phải xây dựng bổ sung các công trình xử lý nước để
đảm bảo các chỉ tiêu cấp nước phục vụ cho sinh hoạt.
g) Mạng lưới đường ống
- Đường ông dẫn nước thô: Xây dựng thêm một tuyến ống dẫn nước
thô D200 dài 1,4km từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý.
- Mạng lưới cấp nước được thiết kế dạng mạch vòng đường kính từ
D200 – D100 với tổng chiều dài là 54600m. Áp lực tại điểm thấp
nhất trong mạng lưới đạt 10m.
- Đường ống cấp nước được đặt trên vỉa hè với độ chôn sâu tối thiểu
từ 0.8 1.5 m tuỳ theo đường kính ống.
+ Với ống 100mm độ sâu chôn ống tối thiểu 0,8 m.
+ Với ống 150 200 mm độ sâu chôn ống tối thiểu 1,0 1,2 m.
- Khi có cháy, lấy nước từ mạng lưới chung để chữa cháy, mỗi đám
cháy 15l/s, áp lực cần 10 m trước vòi chữa cháy. Các họng cứu hoả
chữa cháy được đặt trên các vỉa hè, cạnh các ngã ba, ngã tư.
h) Cấp nước cho các khu dân cư nông thôn
- Các khu dân cư nông thôn khác có thể xây dựng các hệ thống cấp
nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối
hoặc bơm giếng. Cần xây dựng các bể lắng lọc quy mô nhỏ để lọc
cặn đục, vi sinh và các tạp chất khác gây hại cho con người. Ngoài ra
cần khuyến khích nhân dân xây dựng các bể chứa nước mưa để tận
dụng nguồn nước này.
i) Tồn tại và kiến nghị:
- Cần phải có dự án về khảo sát nguồn nước mặt suối ĐăcKe một
cách cụ thể về trữ lượng và chất lượng để xây dựng công trình cấp
nước cho phù hợp. Trong trường hợp nguồn nước tại suối ĐăcKe
không đảm bảo thì sẽ sử dụng thêm nguồn nước suối ĐăkPôNe làm
nguồn cấp nước cho đô thị KonPlong.
- Cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt suối ĐăcKe và suối
ĐăkPôNe khỏi các hoạt động khai thác khoáng sản, nạn phá rừng
nhằm đảm bảo nguồn cấp nước. Tránh sử dụng kiệt về lưu lượng và
suy thoái về chất lượng.
146
4.7.4. Định hướng cấp điện
a) Tiêu chuẩn cấp điện
Căn cứ theo chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (theo người) bảng 7.1
QCXD VN:
No |
Tên khu vực |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu cấp điện |
Đợt đầu
đến 2020 |
Tương lai
đến 2030 |
1 |
Đô thị loại 2 và loại 3 |
KWh/ng.năm |
750 |
1500 |
2 |
Các thị trấn, xã |
KWh/ng.năm |
400 |
1.000 |
3 |
Phụ tải |
W /ng |
300 |
500 |
Chỉ tiêu cấp điện cho nhà nghỉ, khách sạn được lấy trên các cơ sở
sau:
+ Nhà nghỉ khách sạn hạng 1 sao: 2KW/giường.
+ Khách sạn hạng 2 đến 3 sao:
+ Khách sạn hạng 4 đến 5 sao:
Cho công cộng và dịch vụ ở các đô thị: |
2,5KW/giường.
3,5KW/giường. |
+ Lấy bằng 25-35% điện sinh hoạt dân dụng.
b) Tổng hợp phụ tải điện đô thị Kon Plông
TT |
Loại phụ tải |
Đến 2030
(KW) |
Hệ số
tham
gia |
Đến 2030
(KW) |
1 |
Phụ tải điện sinh hoạt |
7.500 |
0,6 |
4.500 |
2 |
Phụ tải điện công trình công cộng, chiếu sáng |
2.600 |
0,65 |
1.960 |
3 |
Phụ tải điện du lịch(nhà nghỉ, khách sạn) |
Phụ tải phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao) |
8.750 |
0,6 |
5.250 |
Phụ tải phòng nghỉ mức khá(3-4 sao) |
5.100 |
0,6 |
3.060 |
Phụ tải phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
3.500 |
0,6 |
2.100 |
Tổng |
27.450 |
16.870 |
Tổng phụ tải khu đô thị Kon plông theo quy mô đến 2030 là
16.870KW ~ 21.088MVA.
c) Định hướng cấp điện
- Nguồn điện: Các phụ tải trên địa bàn đô thị Kon plông đang được
cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, trực tiếp từ trạm 110KV Kon
plông: 110/22KV-25MVA. Đến giai đoạn 2030 với nhu cầu phát
triển của phụ tải cần nâng công suất trạm 110KV Kon plông thành :
110/22-2x25MVA.
147
- Định hướng phát triển lưới điện trung thế, hạ thế:
+ Kết cấu lưới 22KV trong khu đô thị phải tuân thủ nguyên tắc xây
dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở. Đường trục sử dụng cáp
ngầm XLPE tiết diện 240mm2, các nhánh rẽ >95mm2.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trong khu dân cư và đô thị nên sử dụng
trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống
điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn
dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp
điện không vượt quá 300m trong khu đô thị, không vượt quá 500m
ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây.
+ Lưới chiếu sáng: đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn 259:2001-TCXDVN và 333:2005-TCXDVN của Bộ
Xây Dựng.
d) Đề xuất cơ chế chính sách và một số kiến nghị
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái
tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với vùng cao,
vùng sâu.
- Có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi:
Trợ giúp giá trong đầu tư phát triển lưới điện nông thôn; cung cấp
điện miễn phí cho tiêu dùng ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng
đồng bào dân tộc ít người đời sống đang gặp khó khăn.
4.7.5. Định hướng thoát nước thải VSMT
a. Các chỉ tiêu tính chất thải các giai đoạn
TT |
Các hạng mục |
Nước thải
(lít/ người - ngày) |
CTR
(kg/ người - ngày) |
Nghĩa trang
(0,06 ha/1000dân) |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
2020 |
2030 |
1 |
Thị trấn huyện lỵ |
a |
Sinh hoạt đô thị |
100 |
120 |
0.6 |
0.8 |
0.06 |
0.06 |
b |
Khách du lịch |
200 |
200 |
1.2 |
1.2 |
0 |
0 |
2 |
Khu, cụm công
nghiệp |
Theo loại hình công
nghiệp 10-15
m3/ngày-ha |
0.2 tấn / ngày - ha |
0 |
0 |
b. Dự báo tổng lượng chất thải các giai đoạn và hướng giải quyết
- Nước thải: 1700 - 3200m3/ngày
+ Nước thải sinh hoạt đô thị và Du lịch: 1500 -2900 m3/ng,
xử lý tập trung
148
+ Nước thải công nghiệp: 180-300 m3/ngày, thu gom xử lý
riêng trong KCN
- Chất thải rắn: 19 - 28 tấn/ngày
+ CTR sinh hoạt đô thị và du lịch: 9- 18 tấn/ng, thu gom xử
lý tập trung
+ CTR công nghiệp 4-6 tấn/ngày Xử lý tập trung
- Nhu cầu đất nghĩa trang: Thị trấn huyện lỵ: 0,6 – 0,9 ha. Quy
hoạch nghĩa trang tập trung
(Ghi chú: số liệu tính cụ thể các loại chất thải xem phụ lục)
c. Quy hoạch thoát nước thải:
- Khi nghiên cứu có 2 phương án: phương án 1 xử lý tập
trung thành 2 trạm làm sạch nước thải có công suất lớn ở 2 bên hạ
lưu suối Đăk ke và Đăk PôNe, nhưng phải có nhiều trạm bơm
chuyển tiếp (không kinh tế). Vì vậy phương án chọn sẽ có nhiều hồ
làm sạch nước thải trong điều kiện tự nhiên, không cần có trạm bơm
chuyển tiếp là phù hợp địa hình đồi núi và kinh tế nhất., Nội dung
phương án chọn như sau:
+ Thị trấn Kon Plông là đô thị sinh thái phục vụ du lịch nghỉ dưỡng,
cần có môi trường trong sạch, sẽ chọn hệ thống thoát nước thải
riêng, thu gom xử lý tập trung (Theo QCXDVN 01:2008/BXD).
+ Thị trấn có khối lượng thoát nước thải nhỏ (2900 m3/ngđ) đồng
thời để phù hợp địa hình đồi rừng, đất rộng, có nhiều thung lũng,
suối cạn, sẽ chọn công nghệ xử lý nước thải dùng hồ sinh học, cần
tận dụng nước thải đã làm sạch tưới ẩm đất rừng xung quanh các hồ
sinh học tạo thuận lợi cho cây rừng phát triển.
- Sơ đồ thoát nước thải như sau: Bể tự hoại - cống thu nước thải -
trạm bơm - hồ sinh học - tưới cây
- Thị trấn có dân số thấp, nước thải nhỏ, sau khi qua bể tự hoại nước
thải càng nhỏ, do vậy chọn ống thu nước theo cấu tạo, đường kính
ống d = 200 mm, đoạn cuối tuyến ống có d = 300 mm (dùng loại
ống nhựa). Tận dụng địa hình tự nhiên theo sườn đồi, để xây dựng
cống tự chảy tối đa, một số đoạn cống đặt theo sườn đồi để giảm
chiều sâu đào cống và không cần trạm bơm nâng cốt.
- Xử lý nước thải: sẽ sử dụng các thung lũng, suối cạn, đắp đập giữ
nước, tạo các hồ nhỏ (khoảng 0.5ha) có cốt mặt nước khác nhau (hồ
cao tự chảy xuống hồ thấp) để tăng hiệu quả làm sạch nước thải tự
nhiên, phù hợp địa hình đồi núi.
- Phân chia lưu vực thoát nước theo địa hình tự nhiên gồm 3 vùng
lưu vực lớn như sau
-Vùng lưu vực I : Phía Tây QL 24-TL 676- đến suôí Đăk Ke, gồm 5
lưu vực thoát nước với 5 hồ sinh học cần khoảng 1 ha mặt nước, để
xử lý nước thải cho khoảng 830 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk
Ke gồm có :
+ Lưu vực 1: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 1, khoảng 230 m3/ngđ cần 0,3 ha hồ
149
+ Lưu vực 2: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 2, khoảng 100 m3/ngđ cần 0,1 ha hồ
+ Lưu vực 3: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 3,khoảng 400 m3/ngđ cần 0,4 ha hồ
+ Lưu vực 4: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 4, khoảng 50 m3/ngđ cần 0,1ha hồ
+ Lưu vực 5: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 5, khoảng 40 m3/ngđ cần 0,1ha mặt nước
-Vùng lưu vực II: Phía Đông TL 676 – QL 24 đến suôí Đăk PôNe
gồm 7 lưu vực, với 7 hồ sinh học cần khoảng 1,7 ha mặt nước, để xử
lý nước thải cho khoảng 1520 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk
PôNe gồm có :
+ Lưu vực 6: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 6, khoảng 180 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ
+ Lưu vực 7: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 7, khoảng 380 m3/ngđ cần 0,4ha.hồ
+ Lưu vực 8: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 8, khoảng 100 m3/ngđ cần 0,1ha hồ
+ Lưu vực 9: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 9, khoảng 320 m3/ngđ cần 0.4 ha hồ.
+ Lưu vực 10: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 10, khoảng 150 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ + Lưu vực
11: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải số 11, khoảng
70 m3/ngđ cần 0,1 ha hồ.
+ Lưu vực 12: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 12, khoảng 310 m3/ngđ cần 0,3 ha
-Vùng lưu vực III: Khu vực phía Tây sông Đăk Ke gồm 4 lưu vực
thoát nước: với 4 hồ sinh học cần khoảng 0,7 ha mặt nước ,để xử lý
nước thải cho khoảng 550 m3/ng, sau khi xử lý xả ra suôí Đăk Ke
gồm có:
+ Lưu vực 13: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 13, khoảng 170 m3/ngđ cần 0,2ha hồ |
+ Lưu vực 14:Xây |
cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải số 14,khoảng170 |
m
3/ngđ cần 0,2ha hồ |
+Lưu vực 15: Xây cống thu nước thải đến |
hồ làm sạch nước thải số 15, khoảng 60 m3/ngđ cần 0,1ha hồ.
+ Lưu vực 16: Xây cống thu nước thải đến hồ làm sạch nước thải
số 16, khoảng 150 m3/ngđ cần 0,2 ha hồ
- Nước thải khu công nghiệp: lưu lượng khoảng 300 m3/ng , thu
gom xử lý riêng trong khu công nghiệp đạt QCVN số
40:2011/BTNMT, sau đó chứa ở các hồ để tái sử dụng: (tưới cây,
rửa đường, dự phòng cứu hỏa ) và để kiểm tra chất lượng nước thải
sau khi xử lý
d. Quản lý chất thải rắn (CTR) đến năm 2030
- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn (từ trong công sở, biệt thự, nhà
dân) thành các chất: vô cơ, hữu cơ, nguy hại. Chất vô cơ (như: đồ
nhựa, nilon, kim loại…) sẽ thu gom riêng, (khoảng 7 ngày 1 lần phụ
150
thuộc khối lượng) chuyển về kho chứa, khi đầy xe tải sẽ đưa đi
thành phố Kon Tum bán cho các đại lý đang thu mua phế thải.
- CTR hữu cơ được sử dụng một phần trong các hộ dân cho gia súc,
còn lại sẽ thu gom riêng, hàng ngày đưa đi khu xử lý CTR ở xã Đăk
Long, tái chế làm phân bón cho nông nghiệp (thay thế phân hóa học)
- CTR nguy hại (của y tế, sinh hoạt dân cư, công nghiệp) thu gom
riêng bằng thùng chứa chuyên dụng, đưa đi lò đốt chất thải nguy hại
ở khu xử lý chất thải rắn Đăk Long (Lò đốt chất thải nguy hại ở Đăk
Long sẽ đốt CTR nguy hại cho các bệnh viện của 2 huyện Kon plông
và Kon Rẫy công suất 150kg/ngày theo quy hoạch quản lý CTR
vùng tỉnh Kon Tum)
- Địa điểm khu xử lý chất thải rắn ở thôn Kon Ke xã Đăk Long, cách
QL 24 khoảng 600 m, cách dân cư trên 2 km, đây là đất trồng rừng
thông và cây bụi, diện tích khoảng 2 ha (khu xử lý CTR Đăk Long
được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Kon
Tum năm 2011). Khu xử lý CTR phục vụ liên đô thị dọc QL24, các
xã và các cơ sở công nghiệp vùng huyện , dự kiến gồm hạng mục
chính sau:
+ Xí nghiệp tái chế chất hữu cơ làm phân bón, công suất
khoảng 30-40 tấn/ ngày,
+ Lò đốt chất thải nguy hại phục vụ liên đô thị: khoảng 150 kg/
ngày.
+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh các chất không tái chế, và tro sau
khi đốt, công suất khoảng 25 tấn/ ngày
+ Kho chứa CTR vô cơ (khi đầy xe sẽ đưa đi bán ở thành phố
Kon Tum)
+ Các công trình phụ trợ khác
e. Quản lý nghĩa trang đến năm 2030
- Nghĩa trang hiện có khoảng 2 ha ở thôn Măng Đen ở khu vực giữa
thị trấn, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị, tương lai sẽ
đóng cửa trồng cây xanh xung quanh cách ly. Dự kiến nghĩa trang
mới ở phía Đông xã Đăk Long (gần xã Hiếu) gần QL 24, hướng đi
Quảng Ngãi, diện tích khoảng 1,2 ha, phục vụ chung cho đô thị Kon
Plông, xã Đăk Long, phía Tây xã Hiếu và thị trấn Hiếu
- Dự kiến 1 nhà tang lễ diện tích 1 ha, xây dựng ở gần khu nghĩa
trang liệt sỹ thôn Măng Đen, xã Đăk Long., phục vụ cho thị trấn
huyện lỵ và các đô thị trong huyện khi có nhu cầu
4.8. Đánh giá môi trường chiến lược
4.8.1. Hiện trạng và xu hướng diễn biến môi trường đô
thị KonPlông khi chưa lập quy hoạch
a) Điều kiện tự nhiên
Đô thị Konplông nằm trên vùng cao nguyên có điều kiện khí hậu
151
mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển
nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, hệ thống sông suối có nhiều
ghềnh thác, sườn dốc đứng nên khả năng giữ nước hạn chế. Do đó,
nguy cơ ngập lụt cao khi có mưa lớn tại các vùng trũng, lũ quét và
sạt lở đất tại các sườn núi cạnh sông suối là các vấn đề đồ án cần
phải quan tâm.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Đất nông nghiệp rất ít, tập trung ven các suối; Đất rừng có rừng
phòng hộ phía Đông Nam, một số khu đã bị chặt phá và nay là đất
trống, bị xói mòn; Khu vực có một số sông, hồ và suối; suối nhỏ
thường bị cạn vào mùa khô. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản có bô
xít, rubi, cát cuội sỏi và sắt tập trung ở xã Đắklong, Măng Cành.
c) Chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên
Chất lượng nước mặt hầu hết còn tốt, nguồn nước thuộc loại
Bicacbonat-Natri hoặc Bicacbonat-Natri-Canxi, độ pH thay đổi từ
5-6,5. Tuy nhiên, mùa mưa nước mặt thường bị vẩn đục do hàm
lượng phù sa tương đối lớn, ở các khu vực tập trung dân cư nguồn
nước mặt bị nhiễm phèn nhẹ và nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân:
1) Sự cuốn trôi chất thải từ nhà vệ sinh và chuồng trai chăn nuôi của
các hộ gia đình; 2) Ngập lụt là hậu quả của xây dựng đập, hồ chứa để
khai thác thuỷ điện và phá rừng; 3) Khai thác khoáng sản, chặt phá
rừng gây xói mòn rửa trôi đất.
COD tại sông Đăk Pone năm 2007 vào mùa mưa đặc biệt cao
(164mg/l), vượt xa QCVN 08:2008/BTNMT về quy chuẩn chất
lượng nước mặt.
Theo điều tra của Liên đoàn địa chất thủy văn, địa chất công trình
miền Trung thực hiện trong năm 2003 cho thấy chất lượng nước
ngầm trên địa bàn rất tốt. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông tại các
giếng khoan và giếng đào năm 2007 đã biểu hiện ô nhiễm vi sinh.
Vấn đề này có thể được khắc phục bằng việc lập quy hoạch hệ thống
thoát nước thải có kèm hệ thống xử lý đạt các quy chuẩn Việt Nam
về môi trường kết hợp với nâng cao nhận thức cộng đồng về công
tác vệ sinh môi trường.
Chất lượng không khí và đất nhìn chung còn tốt.
Đất biểu hiện xói mòn, bạc màu cục bộ.
d) Thiên tai, rủi ro và sự cố môi trường
Khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt trong mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Đáng lưu ý là lũ lịch sử năm 2009
152
dẫn đến lũ quét, sạt lở đất làm ách tắc nhiều đoạn trên Quốc lộ 24, xã
Đăk Long bị thiệt hại nặng (nguồn: UBND huyện KonPlong).
e) Điều kiện kinh tế-xã hội gây áp lực đến môi trường
Đa số là người dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn; tốc độ
tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp,
trình độ dân trí thấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển chung trên
địa bàn, các phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở nhiều nơi. Các
yếu tố này đã và đang gây áp lực đối với việc bảo vệ tài nguyên rừng
và chất lượng môi trường.
f) Xu hướng các vấn đề môi trường đô thị KonPlong khi chưa thực
hiện quy hoạch:
Suy giảm tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lượng rừng và đa dạng
sinh học
Gia tăng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tầng nông do chất thải trong
sinh hoạt và chăn nuôi không được quản lý tốt, khai thác khoáng
sản.
Nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở vào mùa mưa
Chất lượng không khí có suy hướng giảm do khai thác rừng trái phép của
cư dân nghèo xung quanh rừng, cháy rừng do yếu kém trong công tác
quản lý.
4.8.2. Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch chung
đô thị Konplong
a) Mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị Konplong
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục rừng tại
các vùng đất trống.
Duy trì và đảm bảo chất lượng không khí trong lành.
Cải thiện chất lượng nước mặt vào mùa mưa lũ.
Bảo vệ chất lượng và bảo tồn diện tích đất nông nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro do thiên tai cho người dân
Bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc.
b) Đánh giá quan điểm, mục tiêu và các định hướng quy hoạch
Quan điểm quy hoạch là “Tận dụng và phát huy giá trị cảnh quan
thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển
bền vững” hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của đô
thị sinh thái.
153
Các định hướng đồ án đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường:
+ Đồ án đã khoanh vùng bảo tồn đất nông nghiệp, bảo vệ đất rừng
phòng hộ
+ Đồ án đã xác định quy đất dành cho dân cư các tiểu vùng du lịch,
hạn chế xâm lấn đất rừng vào xây dựng khu ở.
+ Định hướng quy hoạch bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của đồng
bào các dân tộc kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.
+ Quy hoạch cây xanh giảm phát tán tiếng ồn từ sân bay đến khu dân
cư, cây xanh cách ly nghĩa trang cũ với các khu dân cư.
+ Định hướng phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao thân thiện
môi trường, đảm bảo chất lượng nông sản phục vụ phát triển du lịch
bền vững.
+ Quy hoạch khu công nghiệp ven đô thị, cuối hướng gió chủ đạo
hạn chế nguy cơ phát tán ô nhiễm không khí đến đô thị.
+ Đồ án đã định hướng phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông
đảm bảo nhu cầu đi lại của khu đô thị, hạn chế nguy cơ ách tắc và
giảm nguy cơ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
+ Đồ án đã định hướng chuyển khu xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
ra khỏi đô thị giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đô thị từ
hai nguồn ô nhiễm đáng kể này.
+ Đinh hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường (hệ
thống thoát nước mưa, nước thải) đã quan tâm đến các giải pháp
giảm thiểu rủi ro do tác động của sự kiện thời tiết khắc nghiệt bất
thường có thể xảy ra ở địa phương do BĐKH toàn cầu (mức nước
mùa mưa gia tăng, nguy cơ lũ quét và sạt lở…).
+ Định hướng quy hoạch nghĩa trang xa khu đô thị, cuối hướng gió,
giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, rủi ro đến sức khỏe người dân đô
thị.
Điểm hạn chế, tác động tiêu cực của đồ án đến môi trường:
+ Phát triển đô thị Konplong buộc phải lấy đi một diện tích rất lớn
đất rừng sản xuất (đất của các lâm trường) sẽ làm giảm khả năng
điều hòa vi khí hậu của dịch vụ sinh thái từ rừng. Vì vậy, đồ án quy
hoạch cần dành đất cho việc tạo vùng cây xanh cải tạo cảnh quan,
cải thiện vi khí hậu của đô thị về lâu dài.
+ Đô thị được xây dựng trên một nền địa hình có nguy cơ sạt lở
mạnh. Vì vậy, khi triển khai các dự án cụ thể trên địa bàn công tác
154
đánh giá tác động môi trường cần đặc biệt quan tâm đến các rủi ro
do sạt lở vào mùa mưa lũ.
+ Triển khai đồ án quy hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số, đặc biệt
vào mùa du lịch, làm gia tăng tải lượng các chất thải vào không khí,
nguồn nước. Do đó, chất lượng môi trường khí và nước có thể bị suy
giảm cục bộ tại các khu dân cư tập trung, điểm xả thải nước thải
công nghiệp, đô thị.
4.8.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường
a. Giải pháp về quy hoạch
Khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bao gồm: khu công
nghiệp, khu sân bay, khu trồng rau hóa xứ lạnh. Vì vậy, các khu vực
này cần được theo dõi diến biến chất lượng môi trường.
Dành quỹ đất phát triển vành đai cây xanh cách ly khu công nghiệp
phía đông của đô thị, cách ly khu sân bay với khu ở, hạn chế nguy cơ
tác động tiêu cực có thể đến người dân đô thị.
Khu vực đường giao thông có nguy cơ sạt lở mạnh cần có giải pháp
hạn chế rủi ro như: ứng dụng công nghệ trồng cỏ vetiver ổn định
sườn dốc, kè chống sạt sở.
Quy hoạch vùng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Quy hoạch
phát triển và khai thác hợp lý đối với rừng trồng. Quy hoạch phục
hồi rừng tại khu đất đồi núi chưa sử dụng, đang bị xói mòn, bạc màu.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển cây xanh dọc hai ven suối đi qua đô
thị để tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu.
Quy hoạch bảo tồn đất lúa đảm bảo an ninh lương thực cho dân cư
địa phương. Dành đất trồng rau hoa xứ lạnh.
b. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ
Xử lý triệt để nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT, chất
lượng nước ăn uống đạt QCVN 01:2009/BYT, chất lượng nước sinh
hoạt đạt QCVN02:2009/BYT.
Các nhà máy hoạt động trong các cụm công nghiệp phải có hệ thống
xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra hệ thống cống chung. Toàn
bộ nước thải công nghiệp sau xử lý tại trạm xử lý nước thải công
nghiệp phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT.
Lựa chọn giống cây để phát triển hệ thống cây xanh giảm ồn, bụi
hiệu quả tại mỗi khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
155
Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cho từng loại
hình công nghiệp phải đảm bảo đạt các quy chuẩn Việt Nam về môi
trường trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải chung.
c. Giải pháp về quản lý
Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cho đô thị KonPlông, quy
hoạch chi tiết cụm công nghiệp cần tiếp tục cân nhắc và lồng ghép
các mục tiêu bảo vệ môi trường ở mức độ chi tiết hơn, đảm bảo
không gian cây xanh, mặt nước đầy đủ cho từng tiểu khu và cả khu
đô thị sinh thái.
Lập kế hoạch bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học,
trồng rừng trên đất hoang hóa, ứng phó sự cố cháy rừng vào mùa
khô.
Giao công tác bảo vệ rừng phòng hộ đến hộ gia đình để bảo vệ bền
vững tài nguyên rừng.
Trong quá trình phát triển đô thị, chính quyền đô thị cần yêu cầu các
chủ dự án phát triển sân golf, dự án phát triển giao thông, dự án phát
triển thủy điện thực hiện đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu
của Luật bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn kèm theo.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
sạch, ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường trong sản
xuất tại khu vực trồng rau hoa xứ lạnh, chính sách khuyến khích sử
dụng năng lượng Biogas tại các vùng dân cư ngoại thị.
Xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến mọi
cán bộ, người dân.
d. Giải pháp về quan trắc, giám sát môi trường
Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường để cảnh báo ô nhiễm và
khắc phục kịp thời.
Môi trường khí: Quan trắc chất lượng không khí cụm công nghiệp,
sân bay, phân khu đô thị, khu xử lý CTR, các nút giao thông đô thị
và trên các tuyến giao thông chính, bến xe, các khu dân cư tập trung.
Nhận biết sớm sự gia tăng lượng thải các chất gây ô nhiễm để có giải
pháp xử lý kịp thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Môi trường nước: Quan trắc tại một số suối, hồ trong khu vực để
sớm phát hiện nguồn, nguyên nhân ô nhiễm nếu xảy ra và tìm cách
khắc phục kịp thời.
Môi trường đất: Tại một số điểm trong khu vực trồng rau hoa xứ
lạnh phía tây đô thị và trồng lúa phía đông bắc đô thị.
156
Rừng và đa dạng sinh học: Theo dõi diễn biến diện tích và tính đa
dạng sinh học rừng phòng hộ đầu nguồn phía đông đô thị, đa dạng
sinh học vùng lòng hồ thủy điện Đăkpône
4.9. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2020
4.9.1. Mục tiêu
- Hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện phát triển
nhanh đô thị, tạo tiền để và tạo động lực phát triển đô thị theo kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của đô thị đến năm 2030 đạt đô thị
loại IV.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng đô thị cấp bách trong giai đoạn
đầu.
- Tạo cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch, thực hiện công tác
chuẩn bị đầu tư và bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.
4.9.2. Quy hoạch sử dụng đất đai
Giai đoạn đầu tiếp tục xây dựng và chỉnh trang khu vực trung tâm
huyện.
Đầu tư xây dựng một số dự án mang tính hiệu quả và là động lực cho
phát triển như: trung tâm chăm sóc sức khỏe, sân golf, sân bay khi
có nhu cầu.
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở
một số khu vực đô thị để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển.
Kêu gọi đầu tư khẩn trương khu trung tâm huấn luyện vận động viên
quốc gia.
Bảng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu đến 2020
Hiện trạng |
Quy hoạch giai đoạn đầu |
TT |
Hạng mục |
2010 |
2020 |
Ha |
% |
m2/ng |
Ha |
% |
m2/ng |
Tổng diện tích đất tự
nhiên
- Đất xây dựng đô thị
- Đất khác |
14682,74
232,46
14450,28 |
100,00
1,58
98,42 |
14682,74
685,10
13997,64 |
100,00
4,67
95,33 |
A
I
-
- |
Tổng diện tích đất xây
dựng đô thị
Đất dân dụng
Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị |
232,46
55,42
47,32
2,50 |
100,0
23,84
20,36
1,08 |
750,37
178,90
152,76
8,07 |
685,10
177,00
145,00
4,00 |
100,0
25,84
21,16
0,58 |
685,10
177,00
145,00
4,00 |
157
-
-
II
-
-
-
-
-
- |
Đất cây xanh, TDTT
Đất giao thông đô thị
Đất ngoài dân dụng
Cơ quan, trường chuyên
nghiệp
Đất công nghiệp, TTCN
Đất an ninh, Quốc phòng
Đất giao thông đối ngoại
Đất du lịch
Đất sông suối, mặt nước
sinh thái
Đất nghĩa trang |
1,50
4,10
177,04
6,64
3,20
22,59
3,50
1,60
128,51
11,00 |
0,65
1,76
76,16
2,86
1,38
9,72
1,51
0,69
55,28
4,73 |
4,84
13,23
571,47 |
10,00
18,00
508,10
36,00
18,00
22,59
12,00
280,00
128,51
11,00 |
1,46
2,63
74,16
5,25
2,63
3,30
1,75
40,87
18,76
1,61 |
10,00
18,00
508,10 |
B
1
2
3
4
5
6
7
8 |
Đất khác
Đất du lịch, dịch vụ thương
mại
Đất canh tác rau hoa sứ
lạnh
Đất trung tâm huấn luyện
VĐV QG
Đất sân golf
Đất lâm nghiệp(đồi núi)
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng khác
Đất chưa sử dụng |
14450,28
0,00
0,00
0,00
0,00
11758,35
1065,20
536,43
1090,30 |
13997,64
617,99
560,00
50,00
150,00
10312,78
1055,00
509,60
742,27 |
a. Quy hoạch khai thác quỹ đất hiện có
Đối với khu đô thị cũ: khai thác hiệu quả các khu đất còn trống trong
Nội thị cho phát triển đô thị (Công trình công cộng, cây xanh sân
vườn, nhà ở). Đặc biệt khai thác các khu đất trống hoặc đất sử dụng
kém hiệu quả trong các ô phố cho tổ chức cây xanh sân vườn, sinh
hoạt giao tiếp, văn hoá thể thao của đơn vị ở. Đồng thời nâng cao
môi trường cảnh quan cho các khu ở trong đô thị.
b. Quy hoạch xây dựng các khu mở rộng mới
Trên cơ sở đường tránh quốc lộ 24 qua đô thị sớm được hình thành
trong giai đoạn đến 2020, khu vực phía Nam đô thị nằm giữa đường
quốc lộ 24 cũ và đường tránh, tương đối bằng phẳng và thuận tiện
cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ có nhiều sức hấp dẫn phát triển đô
thị. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần phát triển các khu đô thị mới
phía Nam đô thị (Nam sân bay) nhằm khai thác các quỹ đất mới cho
phát triển đất xây dựng đô thị.
Khu trung tâm thương mại dịch vụ cần xây dựng ngay làm điểm
dịch vụ hiện đại, khai thác tổ chức vui chơi giải trí nhằm thu hút, hấp
158
dẫn khách du lịch và là trung tâm cho các hoạt động du lịch sinh thái
của đô thị.
Khu vực phía Bắc khu hành chính của huyện: phát triển các khu ở
mới (tái định cư) cho đô thị, đồng thời tạo khu ở dân cư phù hợp với
không gian đô thị mới, sinh thái.
Về phía Tây trục quốc lộ 24 có thể khai thác thêm một phần khoảng
đất giữa đường 24 và suối Đăk ke cho phát triển khu ở và dịch vụ
dạng nhà có vườn, mật độ xây dựng thấp, gần khu vực cây xanh
công viên ven suối Đăk ke.
4.9.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu đến
2020
4.9.3.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
a. San nền
- Tiến hành san gạt nền những khu vực dự kiến xây dựng đợt đầu
b. Thoát nước mưa
- Xây dựng mới những tuyến thoát nước mưa dọc các trục đường
hiện có của thị trấn nhưng chưa có cống.
- Xây dựng các tuyến cống dọc các trục đường dự kiến xây dựng đợt
đầu.
- Các trục đường có mặt cắt rộng xây dựng 2 tuyến cống 2 bên
đường.
- Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa trên hè để dễ duy tuy bảo
dưỡng
c. Các công tác kỹ thuật khác
- Nạo vét khơi thông các kênh, suối và các hồ điều hòa có trong danh
giới quy hoạch đợt đầu
- Kè các đoạn song bị xói lở, xây dựng đường giao thông kết hợp với
đê bao ven sông để chống lũ quét, sạt lở……
- TÝnh to¸n thuû lùc cèng theo c«ng thøc:
Q = . . F . q (l/s)
Trong ®ã:
Q: Lu lîng tÝnh to¸n l/s
: HÖ sè ph©n bè ma rµo , = 1 khi F < 200ha
159
: HÖ sè dßng ch¶y = 0,6
F: DiÖn tÝch lu vùc (ha)
q: Cêng ®é ma (l/s/ha)
d. khái toán kinh phí đợt đầu
Bảng khái toán kinh phí xây dựng đợt đầu
STT |
Hạng mục công trình |
Đơn Vị |
Khối lượng |
Đơn giá
(triệu) |
Thành tiền
(triệu) |
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 |
Khối lượng đào đắp
Đào đất
Vét bùn dày 30cm
Đắp nền lấy đất từ xa
Đắp bù vào lớp vét bùn
Thoát nước mưa
600x800
800x800
800x1000
1000x1000
1000x1200
1500x2000
3000x2000
Cống nhánh 30%
Giếng kỹ thuật
Hố thu nước mưa
Kè sông hồ
Dự phòng 10%
Tổng |
282553.9
276816
1053.9
2927.5
1756.5
155739.7
6587.9
42042.78
11858.22
7366.47
1811.6725
17068.65
25153.8
8954.205
4000
4800
26096
43829.36
482122.96 |
m3
m3
m3
m3
m
m
m
m
m
m
m
m
Cái
Cái
m |
9227200
35130
58550
35130
6587.9
31142.8
7186.8
3593.4
658.79
5689.55
7186.8
13775.7
1000
1200
7456 |
0.03
0.03
0.05
0.05
1.00
1.35
1.65
2.05
2.75
3.00
3.50
0.65
4.00
4.00
3.50 |
Vậy kinh phí đợt đầu dành cho công tác san nền chuẩn bị kỹ thuật là
482.122.96tr (bốn trăm tám mươi hai tỷ một trăm hai mươi hai triệu
chín trăm sáu mươi nghìn đồng)
4.9.3.2. Giao thông
a. Giao thông đối ngoại
* Giao thông đường bộ
- Xây dựng và cải tạo các tuyến QL24 và TL676 để đảm bảo sự kết
nối giao thông giữa đô thị Kon Plong với các vùng kinh tế khác
trong cả nước
* Giao thông đường hàng không.
Nâng cấp và cải tảo sân bay quân sự Măng Đen (sân bay Taxi) để
phục vụ cho cả mục đích quân sự và mục đích dân sự. Sân bay mới
dự kiến rộng 162.2ha.
160
b. Giao thông đối nội
* Đường chính đô thị
- Xây dựng và cải tạo các tuyến đường chính đô thị nằm trong ranh
giới quy hoạch đợt đầu bao gồm:
+ Quốc lộ 24: Đoạn qua đô thị, dự kiến mặt cắt ngang rộng 41.0m.
+ Đường tỉnh 676: Đoạn qua trung tâm của đô thị dự kiến mặt cắt
ngang đường rộng 28.0m.
+ Đường nối QL24 với ĐT 676: Dự kiến mặt cắt ngang rộng 28.0m.
* Đường khu vực và đường nội bộ.
- Xây dựng và cải tạo các tuyến đường khu vực và đường nội bộ
nằm trong ranh giới quy hoạch đợt đầu. Các tuyến đường này có mặt
cắt ngang dự kiến rộng từ 8-19m.
c. Các công trình giao thông
- Xây dựng bến xe khách đạt loại 4 có diện tích 3ha với nhà chờ rộng
200m2.
- Xây dựng các bãi đỗ xe nằm trong ranh giới quy hoạch đợt đầu
Bảng tổng hợp kinh phí đợt đầu
TT |
Tên Đường |
Đơn Vị |
Khối
Lượng |
Đơn Giá Tr.Đ |
Thành Tiền (TrĐ) |
A
I
1
2
3
II
1
B
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2 |
Giao thông đối ngoại
Đường bộ
Đường tránh đô thị
QL24
ĐT676
Đường hàng không
Sân bay Taxi
Giao thông đối nội
Đường chính đô thị
QL24
ĐT676
Đường nối QL24 với
Đường tránh ĐT
Đường liên khu vực
Đường khu vực+nội bộ
Đường 16m
Đường 12m
Đường 8m
Đường 50m
Công trình giao thông
Bến xe khách
Bãi đỗ xe
Tổng |
1909900
1908300
415800
1388700
103800
1600
1600
1718367
643615
116340
95060
16856
415359
1072702
358512
488100
183040
43050
2050
1050
1000
3628267 |
Km
Km
Km
Sân bay
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
1000m2
m2
m2 |
4.62
15.43
1.73
1
155120.00
135800.00
24080.00
593370.00
512160.00
976200.00
366080.00
61500.00
3000
5000 |
90000
90000
60000
1600
0.75
0.7
0.7
0.7
0.7
0.5
0.5
0.7
0.35
0.2 |
161
Kinh phí đợt đầu dành cho giao thông là:
3.628.267.trđ x10% + 3.628.267.trđ = 3.991.093,7trđ
(ba nghìn tỷ chín trăm chín mươi mốt tỷ đồng)
4.9.3.3 Quy hoach cấp nước đợt đầu
a) Nhu cầu cấp nước:
Tổng nhu cấu cấp nước của thị trấn trong giai đoạn đầu là 3000
m3/ngđ
b) Nguồn nước:
- Lựa chọn nguồn nước : Lựa chọn nguồn nước mặt suối ĐăkKe làm
nguồn cấp nước cho đô thị.
c) Công trình đầu mối:
Trạm bơm 1: Nâng công suất trạm bơm cấp 1 lên 3000 m3/ngđ.
Trạm xử lý: Nâng công suất trạm xử lý cấp nước lên 300m3/ngđ.
d) Mạng lưới đường ống:
- Đường ông dẫn nước thô: Xây dựng thêm một tuyến ống dẫn nước
thô D200 dài 1,4km từ trạm bơm cấp 1 về trạm xử lý
- Mạng lưới cấp nước được thiết kế dạng mạch vòng đường kính từ
D200 – D100 với tổng chiều dài là 54600m. Áp lực tại điểm thấp
nhất trong mạng lưới đạt 10m.
Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu
Đơn giá
(triệu đồng) |
Thành tiền
(triệu đồng ) |
TT |
Tên công trình |
Đơn vị |
Khối
lượng |
1 |
Trạm bơm cấp 1 |
m3/ngđ |
3,000 |
0.6 |
1800 |
2 |
Trạm xử lý |
m3/ngđ |
3,000 |
6 |
18000 |
3 |
Đường ống dẫn nước thô |
Ống D200 |
m |
1400 |
0.9 |
1260 |
Đường ống phân phối |
4 |
Ống D200 |
m |
2,333 |
0.9 |
2099.7 |
Ống D150 |
m |
3,688 |
0.7 |
2581.6 |
Ống D100 |
m |
48,635 |
0.4 |
19454 |
5 |
Tổng |
45195.3 |
6 |
Kinh phí dự phòng 20% |
9039.06 |
Tổng kinh phí xây dựng |
54234.36 |
Kinh phí ước tính xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu là 54,3 tỷ
đồng.
162
4.9.3.4 Quy hoạch cấp điện đợt đầu
a) Tiêu chuẩn cấp điện:
No |
Tên khu vực |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu cấp điện |
Đợt đầu
đến 2020 |
Tương lai
đến 2030 |
1 |
Đô thị loại 2 và loại 3 |
KWh/ng.năm |
750 |
1500 |
2 |
Các thị trấn, xã |
KWh/ng.năm |
250 |
700 |
Chỉ tiêu cấp điện cho nhà nghỉ, khách sạn được lấy trên các cơ sở
sau:
+ Nhà nghỉ khách sạn hạng 1 sao: 2KW/giường.
+ Khách sạn hạng 2 đến 3 sao: 2,5KW/giường.
+ Khách sạn hạng 4 đến 5 sao: 3,5KW/giường.
Cho công cộng và dịch vụ ở các đô thị:
+ Lấy bằng 25-35% điện sinh hoạt dân dụng.
c) Tổng hợp phụ tải điện đô thị Kon Plông:
TT |
Loại phụ tải |
Đến
2020(KW) |
Hệ số
tham
gia |
Đến
2020(KW |
1 |
Phụ tải điện sinh hoạt |
3.000 |
0,6 |
1.800 |
2 |
Phụ tải điện công trình công cộng, chiếu sáng |
750 |
0,65 |
488 |
3 |
Phụ tải điện du lịch(nhà nghỉ, khách sạn) |
Phụ tải phòng nghỉ cao cấp(5-6 sao) |
4.900 |
0,6 |
2.940 |
Phụ tải phòng nghỉ mức khá(3-4 sao) |
2.250 |
0,6 |
1.350 |
Phụ tải phòng nghỉ bình thường(2 sao) |
1.410 |
0,6 |
846 |
Tổng |
12.310 |
7.424 |
Tổng phụ tải khu đô thị Kon plông theo quy mô đến 2020 là
7.424KW ~ 9.280MVA.
c) Định hướng cấp điện:
- Nguồn điện: Các phụ tải trên địa bàn đô thị Kon plông đang được
cấp điện từ hệ thống điện quốc gia, trực tiếp từ trạm 110KV Kon
plông: 110/22KV-25MVA.
- Lưới điện: Hệ thống lưới điện khu đô thị đang được truyền tải điện
bằng hai xuất tuyến 22KV là tuyến 475 từ trạm 110 KV Kon Plông
đi Hiếu ,Ngọc Tem và xuất tuyến 477 từ trạm 110 KV Kon Plông đi
Măng Bút ,Đăk Nên.
- Định hướng phát triển lưới điện trung thế, hạ thế:
163
+ Kết cấu lưới 22KV trong khu đô thị phải tuân thủ nguyên tắc xây
dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở. Đường trục sử dụng cáp
ngầm XLPE tiết diện 240mm2, các nhánh rẽ >95mm2.
+ Lưới điện và trạm hạ thế: Trong khu dân cư và đô thị nên sử dụng
trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị. Hệ thống
điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha bốn
dây trung tính nối đất trực tiếp. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp
điện không vượt quá 300m trong khu đô thị, không vượt quá 500m
ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây.
+ Lưới chiếu sáng: đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo
tiêu chuẩn 259:2001-TCXDVN và 333:2005-TCXDVN của Bộ
Xây Dựng.
d) Khái toán kinh phí xây dựng đợt đầu đến 2020
Bảng khái toán kinh phí xây dựng công trình điện
TT |
Tên hạng mục |
Đơn vị
tính |
Số
lượng |
Đơn giá
Tr. đ |
Thành tiền
Tr. Đ |
1 |
X©y míi tr¹m h¹ thÕ 22/0.4KV (TT) |
KVA |
21 |
1.400 |
29.400 |
2 |
X©y míi ®êng d©y trung thÕ 22KV
(TT) |
Km |
22 |
450 |
9.900 |
3 |
C¶i t¹o vµ x©y míi ®êng d©y trung thÕ
35KVnæi theo cÊp ®iÖn ¸p 22KV (TT) |
Km |
15 |
450 |
6.750 |
Tæng |
43.750 |
- Ghi chó: kinh phÝ x©y dùng ®ît ®Çu s¬ bé x¸c ®Þnh theo b¶ng
trªn kh«ng ph©n biÖt nguån vèn ®Çu t, cô thÓ sÏ chÝnh x¸c
hãa t¹i thêi ®iÓm triÓn khai dù ¸n.
4.9.3.5 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa
trang
a) Thoát nước thải
- Trong 10 năm tới, tập trung xây dựng ở khu vực đô thị Kon Plông ,
dân số ít, phân bố trên diện tích rộng của thị trấn (khoảng 264 ha ),
lượng nước thải nhỏ (khoảng 1500 m3/ng ) sẽ sử dụng mương thoát
nước chung là phù hợp. Nước thải sau các bể tự hoại chảy theo
mương thoát nước mưa xả phân tán ra các nơi trũng, suối cạn, hoặc
hồ và được làm sạch tự nhiên.tưới cây mùa khô
b) Quản lý chất thải rắn
- Phổ biến và hướng dẫn cho dân thực hiện phân loại CTR tại các
nhà dân, tái sử dụng một phần CTR, phần còn lại sẽ thu gom đưa đi
164
khu xử lý CTR ở xã Đăk Long, giai đoạn đầu khối lượng nhỏ sẽ
chôn lấp hợp vệ sinh, đốt CTR nguy hại, sau năm 2020 sẽ đầu tư xây
dựng một xí nghiệp tái chế chất hữu cơ phục vụ liên đô thị, làm phân
bón cho nông nghiệp.
c) Quản lý nghĩa trang
- Lập dự án và xây dựng nghĩa trang mới ở xã Đăk Long: gồm
đường vào nghĩa trang, các công trình phụ trợ cần thiết, đồng thời
đóng cửa nghĩa trang hiện có ở giữa thị trấn, trồng cây xanh bao
quanh nghĩa trang.
Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước thải, quản lý CTR
và nghĩa trang đợt đầu
TT |
Các hạng mục |
Đơn vị
tính |
Xuất đầu tư
triệu đồng/ đơn vị |
Đến năm 2020 |
Khối lượng |
Kinh phí
triệu đồng |
Thoát nước thải |
a |
1 |
Cống tự chảy (ống nhựa)
HPDE. D = 200 mm |
m |
0.4 |
78225 |
31290 |
2 |
Trạm bơm nước thải
Hồ làm sạch nước thải và đắp đập
tạo hồ |
m3/ ng |
0.5 |
7980 |
3990 |
b |
Quản lý CTR |
ha |
6935 |
Lò đốt chất thải nguy hại
150kg/ngđ |
1 |
3000 |
Phương tiện thu gom vận chuyển
Xe ô tô chở rác (nén ép )
Xe đẩy tay thu gom
Xe hút phân bể tự hoại
Thùng chứa CTR |
Xe |
400 |
1 |
400 |
Xe |
3 |
5 |
15 |
Xe |
300 |
0 |
0 |
Thùng |
1 |
20 |
20 |
c |
Nghĩa trang |
Tạm tính |
1 |
500 |
Tổng kinh phí xây dựng |
46150 |
Kinh phí ước tính xây dựng hệ thống thoát nước thải, quản lý
CTR và nghĩa trang đợt đầu là 46,2 tỷ đồng.
4.10. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư đợt đầu đến
2020
4.10.1. Các dự án hạ tầng xã hội và dịch vụ
+ Dự án xây dựng sân bay taxi tại trung tâm đô thị.
+ Dự án xây dựng và cải tạo khu dân cư phía Bắc.
+ Dự án xây dựng trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch
tại phía Nam đô thị.
+ Dự án quy hoạch cải tạo và xây dựng mạng lưới chợ.
165
+ Dự án xây dựng khu chăm sóc sức khỏe người già và
người có công với Cách mạng (20ha).
+ Dự án xây dựng nhà khách tỉnh ủy Kon Tum.
+ Dự án quy hoạch mạng lưới cây xanh cảnh quan đô thị.
+ Dự án quy hoạch cải tạo hai bờ suối Đăk Ke.
+ Dự án xây dựng trung tâm đào tạo huấn luyện vận động
viên quốc gia.
4.10.2. Các dự án hạ tầng kỹ thuật
+ Dự án xây dựng trục đường tránh quốc lộ 24
+ Dự án xây dựng cầu qua suối Đăk ke.
+ Dự án quy hoạch và cải tạo hệ thống thoát nước đô thị.
+ Dự án cải tạo toàn bộ lưới điện phân phối cho đô thị Kon
Plông và vùng phụ cận.
+ Dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị.
+ Dự án thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị.
4.11. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020
Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020
Dù kiÕn nguån vèn |
TT |
Lo¹i c«ng tr×nh |
Nhu cÇu vèn
(tû ®ång) |
Vèn ng©n s¸ch |
Vèn ngoµi ng©n s¸ch |
I |
C«ng tr×nh kiÕn tróc |
609,87 |
41,770 |
568,10 |
II
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5 |
H¹ tÇng kü thuËt
CBKT
Giao th«ng
CÊp ®iÖn
CÊp níc
Tho¸t níc, VS ®« thÞ |
4617,25
482,12
3991,00
43,75
54,23
46,15 |
3192,88
337,48
2793,70
13,13
16,27
32,31 |
1424,37
144,64
1197,30
30,63
37,96
13,85 |
Tæng |
5227,12 |
3234,65 |
1992,47 |
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đợt đầu đến 2020 dự kiến là: 5.227,12 tỉ
đồng
(Năm nghìn hai trămhai mươi bảy tỷ một trăm hai mươi triệu đồng)
166
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kon Plông là vùng đất có địa thế và cảnh quan đẹp, là nơi có điều
kiện xây dựng một đô thị sinh thái hàng đầu của Việt Nam. Với tiềm
năng của một đô thị nằm trong khu vực hệ sinh thái đa dạng và hấp
dẫn như Măng Đen, đô thị Kon Plông đang là điểm đến lí tưởng của
rất nhiều nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế.
5.2. Tồn tại
Hiện nay đô thị đang bị chia cắt bởi hệ thống giao thông đối ngoại
(đường quốc lộ 24), gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường cảnh
quan, an toàn giao thông cũng như việc phát triển đô thị.
Khu đô thị cũ vệ sinh môi trường cũng hạn chế đặc biệt trong các lõi
của khu ở đô thị cũ.
Các khu ở phát triển lộn xộn ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường
đô thị.
Hầu hết đô thị Kon Plông nằm trong khu vực có địa hình không
bằng phẳng, vì vậy để phát triển mở rộng đô thị đòi hỏi chi phí lớn,
đặc biệt trong công tác chuẩn bị kỹ thuật đô thị.
Đô thị Kon Plông là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội
của huyện Kon Plông, có vị trí giao thông quan trọng về phía Đông
vùng Tỉnh Kon Tum và Kết nối Đông Tây từ Đông Bắc Thái Lan -
Nam Lào - Biển Đông. Đặc biệt đô thị Kon Plông đồng thời cũng là
cửa ngõ phía Đông của tỉnh Kon Tum có nhiều điều kiện hình thành
các khu cụm du lịch, dịch vụ.
5.3. Kiến nghị
Để sớm hình thành một đô thị hiện đại, ổn định bền vững, đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của nhân dân cũng như hấp dẫn đầu tư và tạo điều
kiện quản lý quy hoạch theo xây dựng, đồ án kiến nghị một số vấn
đề sau:
Kiến nghị với Nhà nước Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển
của Rừng quốc gia Măng Đen và Đô thị Kon Plông nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Từ đó góp phần không chỉ nâng
cao điều kiện kinh tế xã hội của đô thị Kon Plông và của tỉnh Kon
Tum mà còn tạo nên sức hút du lịch cho vùng Tây Nguyên.
Kiến nghị với UBND Tỉnh có những chính sách khuyến khích kêu
gọi đầu tư cho phát triển du lịch và dịch vụ nhằm hấp dẫn các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào đô thị. Từ đó tạo điệu kiện
167
thúc đẩy các động lực phát triển kinh tế xã hội của đô thị Kon Plông
nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Kiến nghị với Sở xây dựng, quản lý xây dựng đô thị chặt chẽ theo
quy hoạch được duyệt. Đảm bảo môi trường xây dựng đô thị bền
vững.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt đồ án Quy hoạch
xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và đô thị Kon Plông. Từ
đó tạo cơ sở pháp lý cho công tác chuẩn bị đầu tư, góp phần phát
triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Kon Plông trở thành đô thị
ổn định bền vững khu vực cửa ngõ phía Đông của tỉnh Kon Tum.
Sau khi Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và đô
thị Kon Plông được phê duyệt UBND tỉnh Kon Tum cần cho triển
khai ngay quy hoạch phân khu để làm công cụ kiểm soát phát triển
cho đô thị Kon Plông. Tránh phá vỡ cấu trúc độc đáo của đô thị./.
168
PHẦN PHỤ LỤC
169
PHẦN VĂN BẢN
170
PHẦN BẢN VẼ