I. TÊN ĐỒ ÁN: Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
II. PHẠM VI RANH GIỚI VÀ QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH
1. Phạm vi ranh giới
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã Gia Lạc, Gia Minh, Gia Thịnh của huyện Gia Viễn và các xã Lạc Vân, xã Đức Long, xã Thượng Hòa, xã Gia Tường thuộc huyện Nho Quan và xã Gia Minh, huyện Gia Viễn. Phạm vi nghiên cứu lập quy họach cụ thể như sau:
+ Phía Bắc: Giáp đất nông nghiệp, dân cư hiện trạng xã Gia Tường và đường ĐT 477.
+ Phía Nam: Giáp đê hữu sông Hoàng Long, đất nông nghiệp, dân cư hiện trạng thuộc các xã Gia Lạc, Gia Minh và xã Thượng Hòa.
+ Phía Đông: Giáp sông Hoàng Long, sông Bôi và xã Gia Thịnh.
+ Phía Tây: Giáp sông Hoàng Long, dân cư hiện trạng và đất nông nghiệp thuộc xã Lạc Vân.
2. Quy mô quy hoạch
- Quy mô diện tích: khoảng 1.984ha.
III. TÍNH CHẤT KHU QUY HOẠCH
Là Khu du lịch tổng hợp, đa lĩnh vực sản phẩm, bao gồm: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí, tâm linh, khám phát trải nghiệm, chữa bệnh, sự kiện, nghiên cứu, học tập... gắn với cảnh quan thiên nhiên và hệ thống các công trình di tích có giá trị đặc biệt, phát triển bền vững, có hạ tầng dịch vụ hiện đại, đồng bộ phục vụ du khách trong nước và quốc tế; Là vùng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sinh thái, phát triển các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường.
IV.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng cân bằng sử dụng đất.
Stt
|
Chức năng sử dụng đất
|
Diện tích (ha)
|
TỶ LỆ
|
|
|
(%)
|
|
|
A
|
Đất khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình
|
1843,42
|
100
|
|
|
I
|
Đất trung tâm-dịch vụ thương mại
|
27,75
|
1,51
|
|
|
II
|
Đất khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng, resort
|
77,68
|
4,21
|
|
|
III
|
Đất trường đua
|
39,68
|
2,15
|
|
|
IV
|
Đất khách sạn
|
8,76
|
0,48
|
|
|
V
|
Đất tổ hợp dịch vụ thể thao - nghỉ dưỡng - bất động sản định hướng phát triển sân thể thao, trường đua, đường chạy,...
|
315,56
|
17,12
|
|
|
|
|
VI
|
Đất ở
|
138,02
|
7,49
|
|
|
1
|
Biệt thự nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe
|
46,52
|
|
|
|
2
|
Đất biệt thự ven hồ
|
65,99
|
|
|
|
3
|
Đất biệt thự khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng
|
25,51
|
|
|
|
VII
|
Đất nông trại công nghệ cao
|
359,33
|
19,49
|
|
|
VIII
|
Đất công viên - khu vui chơi giải trí
|
98,91
|
5,37
|
|
|
1
|
Đất bảo tồn động vật hoang dã
|
8,88
|
|
|
|
2
|
Đất dịch vụ khu vui chơi giải trí
|
9,32
|
|
|
|
3
|
Đất công viên chủ đề
|
49,75
|
|
|
|
4
|
Đất công viên nước
|
16,77
|
|
|
|
5
|
Đất công viên kỳ nghỉ
|
12,71
|
|
|
|
6
|
Đảo biểu tượng
|
1,48
|
|
|
|
IX
|
Mặt nước sông hồ
|
228,76
|
12,41
|
|
|
X
|
Đất đồi núi
|
412,92
|
22,4
|
|
|
XI
|
Đất giao thông
|
136,05
|
7,38
|
|
|
B
|
Đất ngoài khu Du lịch Kênh Gà - Vân Trình
|
140,58
|
100
|
|
|
I
|
Đất tái định cư
|
83,84
|
59,64
|
|
|
II
|
Bãi đỗ xe tĩnh
|
56,74
|
40,36
|
|
|
Tổng diện tích
|
1.984,00
|
|
|
|
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÂN KHU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
1. Cơ cấu tổ chức phân khu:
Căn cứ vào đặc điểm địa hình tự nhiên khu du lịch Kênh Gà-Vân Trình được định hướng cơ cấu tổ chức phân khu như sau:
- Dòng sông Hoàng Long len lỏi đi qua giữa dự án theo hướng từ Tây Nam lên Đông Bắc sẽ được cải tạo, mở rộng tạo thành một vùng hồ cảnh quan lớn và có cả vai trò trữ nước tạo.
- Khu vực lối vào dự án ở phía Nam là đê hữu sông Hoàng Long được mở rộng làm trục giao thông chính dẫn vào trung tâm khu quy hoạch. Từ trục đường chính dẫn vào khu vực trung tâm hai bên bờ sông Hoàng Long là khu trung tâm dịch vụ, thương mại, khách sạn,…
- Phía Nam giáp đê hữu sông Hoàng Long là khu Phức hợp thể thao nghỉ dưỡng kéo dài theo ranh giới phía Nam dự án gồm các khu chơi thể thao, bãi cỏ lớn kết hợp các khu nhà nghỉ thấp tầng.
- Phía Tây Nam dự án là khu công viên chủ đề được quy hoạch kết hợp với khu mua sắm nhà hàng và các thắng cảnh để tạo sức hút cho khu du lịch.
- Phía Bắc sông Hoàng Long điểm thung lũng giữa các dãy núi đá vôi, nước từ sông Hoàng Long sẽ được dẫn vào đây để làm khu công viên nước tạo cảnh quan và tạo điểm nhấn.
- Phía Đông và Đông Nam dự án là vùng lòng hồ được tạo bởi sông Hoàng Long, xung quanh là các khu nhà ở biệt thự nghỉ dưỡng ven núi.
- Phía Đông Bắc dự án được quy hoạch thành khu nông trại công nghệ cao tạo ra một sản phẩm du lịch mang tính trải nghiệm cao, mang lại những sản phẩm nông nghiệp sạch.
- Phía Tây dự án giáp sông Hoàng Long là dải đất mỏng, bố trí khu Phức hợp thể thao nghỉ dưỡng, trường đua xe, các khu biệt thự ở, nghỉ dưỡng mật độ thấp.
- Hệ thống giao thông chính của dự án dẫn từ đê hữu sông Hoàng Long vào khu vực trung tâm dự án, rồi từ đây tỏa ra kết nối các khu chức năng với nhau từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
2. Định hướng phát triển không gian:
2.1. Định hướng phát triển không gian khu vực bảo tồn:
a) Định hướng phát triển không gian vùng đá vôi
- Định hướng phát triển không gian khu vực núi đá vôi: Khu vực nằm chính giữa khu du lịch, là khu vực cảnh quan quan trọng tạo sự riêng biệt cho khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình. Cần hạn chế tối đa các hoạt động xây dựng tác động vào khu vực, tận dụng địa hình và cảnh quan để phát triển các trò chơi mạo hiểm như leo núi,...tạo những điểm cao ngắm cảnh. Quy hoạch vùng đệm cảnh quan bao quanh chân các dãy núi, đảm bảo khoảng cách với những công trình xây dựng.
- Khu vực này có các điểm cao nằm trong thế trận phòng thủ quốc phòng phục vụ cho mục đích quốc phòng, các điểm này nằm trong vùng bảo tồn cảnh quan, không có các hoạt động xây dựng quy mô lớn, thay đổi địa hình, tính chất khu vực. Chỉ xây dựng các công trình xây dựng nhỏ, vật liệu không kiên cố, mang tính trang trí cảnh quan. Việc quản lý, khai thác sử dụng các điểm độ cao sẽ theo các quy định quản lý hiện hành và phải có sự cho phép của Bô tư lênh Quân Khu 3, Bộ Quốc Phòng và cơ quan quản lý có liên quan.
b) Định hướng phát triển không gian mặt nước, sông Hoàng Long.
- Hệ thống sông Hoàng Long chạy từ Tây sang Đông qua khu vực dự án, được mở rộng tạo thành vùng hồ trong quy hoạch thoát lũ sông Hoàng Long, kết hợp với các dãy núi đá vôi tạo nên hình ảnh “Hạ Long trên cạn”. Hệ thống sông hồ này len lỏi giữa các thung lũng, giữa các khu biệt thự nghỉ dưỡng ven hồ, những khách sạn cao cấp và những khu thương mại dịch vụ.
- Dọc hai bờ sông, ven hồ được quy hoạch những khu chức năng chính, hình thành cảnh quan, cảnh quan cho các khu chức năng thông qua hệ thống kè hồ, dải xanh, lối đi bộ, quảng trường mở, cầu qua sông và bến thuyền,...
- Hình thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng được quy hoạch thành tuyến vận chuyển khách du lịch từ khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình ra đến vịnh Hạ Long.
2.2. Định hướng phát triển không gian khu vực vùng lõi
a) Định hướng phát triển khu trung tâm dịch vụ thương mại: Là khu có mật độ xây dựng cao, gồm các công trình như khu mua sắm, trung tâm thương mại cao tầng, dịch vụ du lịch, thung tâm hội thảo, hội nghị, các công trình công cộng, rạp chiếu phim, nhà hàng ăn uống, phố ẩm thực, không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian,…; Mật độ xây dựng tối đa 50%; tầng cao tối đa 15 tầng; hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống, tạo các công trình điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan.
b) Định hướng phát triển khu khách sạn cao cấp: Gồm tổ hợp nhiều hệ thống khách sạn từ trung đến cao cấp, khu nghỉ dưỡng được xây dựng dọc theo bờ hồ, các trung tâm hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc tế nằm giữa các khu vườn có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Mật độ xây dựng tối đa 50%, tầng cao tối đa 20 tầng. Hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống, tạo các công trình điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan.
c) Định hướng phát triển Khu công viên vui chơi giải trí: Gồm các khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên chủ dề, công viên nước, công viên kỳ nghỉ, đảo biểu tượng,.... Mật độ xây dựng tối đa 35%, chiều cao tầng tối đa: 3 tầng.
- Khu công viên chủ đề nằm ngay cửa ngõ phía Nam khu du lịch, giáp khu trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại. Đây là công viên chính với nhiều hạng mục chò chơi hấp dẫn thu hút khách du lịch; quy hoạch công viên giải trí hiện đại, cung cấp những các trò chơi được thiết kế phù hợp với nhiều lứa tuổi.
- Công viên nước nằm giữa thung lũng giữa hai dãy núi đá vôi tạo ra ấn tượng bởi sự tương phản giữa các trò chơi dưới nước và những dãy núi bao quanh. Các trò chơi gồm hệ thống các bể bơi cho mọi lứa tuổi, bể tạo sóng, dòng sông lười, các cầu trượt nước với nhiều quy mô phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Công viên kỳ nghỉ nằm giữa thung lũng giữa hai dãy núi đá vôi liền kề công viên nước về hướng Bắc: Là mô hình công viên phục vụ kỳ nghỉ cuối tuần hoặc dài ngày, gồm các khu vực bố trí các khu nhà nghỉ, bể bơi, nhà hang, lối đi bộ dã ngoại, đồi cây, rừng để du khách trải nghiệm khám phá thiên nhiên….
- Công viên bảo tồn động vận hoang dã: Nằm giữa thung lũng núi đá vôi phía Đông Bắc dự án là mô hình công viên phục vụ trải nghiệm không gian thiên nhiên, tìm hiểu đời sống hoang dã của các loài động vật trên thế giới….
2.3 Định hướng phát triển không gian khu vực vùng đệm
- Khu phức hợp thể thao nghỉ dưỡng, các khu biệt thự ở, nghỉ dưỡng mật độ thấp, quần thể các công trình thể thao: Nằm ở phía Nam và Tây Bắc bao quanh khu du lịch, là những khu biệt thự nghỉ dưỡng kết hợp với các khu công viên cảnh quan, quần thể các công trình thể thao,… Mật độ xây dựng tối đa 15%, tầng cao tối đa: 3 tầng.
- Định hướng phát triển Khu trường đua: Nằm ở phía Tây Nam khu du lịch, là trường đua xe tiêu chuẩn quốc tế, thường diễn ra các hoạt động thể thao như đua xe mô tô, ô tô công thức,…Mật độ xây dựng tối đa 25%, tầng cao tối đa 5 tầng.
- Định hướng phát triển Khu tổ hợp thể thao, nghỉ dưỡng: Gồm tổ hợp các khu nghỉ dưỡng, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, kết hợp dịch vụ công cộng, thương mại, định hướng phát triển các môn thể thao liên quan địa hình mang tính cộng đồng cao (sân thể thao, trường đua, đường chạy,…). Mật độ xây dựng tối đa 35%, tầng cao tối đa 3 tầng. Hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp truyền thống, tạo các công trình điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan.
- Định hướng phát triển Khu biệt thự ven núi: Nằm ven các dãy núi đá vôi và tập trung tại khu vực giữa và Đông Nam khu du lịch gồm các khu biệt thự nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại (nhà hàng, siêu thị,…), dịch vụ công cộng, vườn hoa công viên, sân chơi trẻ em,…. Mật độ xây dựng tối đa 35%, tầng cao tối đa 3 tầng.
- Định hướng phát triển Khu biệt thự ven hồ: Là các biệt thự nằm ven hồ và sông Hoàng Long và tập trung tại khu vực giữa và Đông khu du lịch gồm các khu biệt thự nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại (nhà hàng, siêu thị,…), dịch vụ công cộng, vườn hoa công viên, sân chơi trẻ em,…. Mật độ xây dựng tối đa 35%, tầng cao tối đa 3 tầng.
- Định hướng phát triển Khu nông trại công nghệ cao: Các trang trại nông nghiệp theo mô hình công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp hữu cơ có quy mô đa dạng, tổ chức theo mô hình vừa sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho khu du lịch, vừa nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm các mô hình sản xuất mới, tiên tiến trên thế giới để giới thiệu và chuyển giao cho dân cư địa phương cũng như các trang trại khắp cả nước. Mật độ xây dựng tối đa 10%, Chiều cao tầng tối đa: 3 tầng.
- Định hướng phát triển tái định cư, đô thị dịch vụ: Gồm các khu nhà ở đáp ứng nhu cầu lao động đến làm việc tại khu du lịch, khu ở mới hiện đại nâng cao đời sống cư dân địa phương, khu tái định cư,…Các khu trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại, chợ, nhà văn hóa, sinh hoạt công đồng, y tế, trường học, thể dục thể thao, hệ thống trường đào tạo nghề du lịch được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị mới đồng bộ. Mật độ xây dựng toàn khu tối đa 45%, chiều cao tầng tối đa: 4 tầng.
- Định hướng phát triển bãi đỗ xe: Phục vụ nhu cầu bến xê, bãi xe tĩnh phục vụ các hoạt động vận tải khu quy hoạch.
(Các định hướng cụ thể của các khu chức năng sẽ được xác định theo quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt)
VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Quy hoạch hệ thống giao thông
a) Giao thông đối ngoại
- Đường bộ: Tiếp cận khu quy hoạch là tuyến đường tỉnh lộ 477 và 477c về phía Bắc và đường 478 (đê hữu sông Hoàng Long) phía Nam, kết nối với các tuyến Quốc lộ lân cận.
- Đường thủy: Phát triển và tăng cường các tuyến giao thông đối ngoại kết nốihệ thống giao thông đường thủy trong quuy hoạch. Cải tạo, nâng cấp tuyến đê sông Hoàng Long, đường ĐT 477C, tuyến giao thông từ thị trấn Me vào bến thuyền du lịch kênh Gà-Vân Trình nhằm tăng cường khả năng vận chuyển, đi lại cho các khu vực bên ngoài đến với Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình.
Hệ thống đường thủy sẽ xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động vận tải đường thủy thường xuyên trên tuyến đường thủy nội địa trên sông Hoàng Long và phải được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt.
b) Đường giao thông đối nội
Các tuyến giao thông nội bộ trong khu vực được chia thành các tuyến chính và tuyến khu vực.
- Mạng lưới giao thông đối nội được quy hoạch chia thành các tuyến chính và tuyến khu vực tạo thành hệ thống liên hoàn đảm bảo khả năng liên hệ giữa các khu chức năng; kết nối liên hoàn với các công trình giao thông đối ngoại. Hệ thống các tuyến đường nội bộ các khu chức năng sẽ được xác định cụ thể theo các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
- Quy hoạch các điểm bãi đỗ xe tĩnh phục vụ cho nhu cầu phát triển các phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị. Quy hoạch hệ thống cầu vượt qua sông Hoàng Long để đảm bảo kết nối giao thông liên tục. Phương án cầu vượt sông Đáy sẽ xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư có liên quan đảm bảo tĩnh không, khẩu độ khoảng thông thuyền trên tuyến đường thủy nội địa trên sông Hoàng Long và phải được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt.
- Hệ thống xe trung chuyển nội bộ, giao thông công cộng (GTCC): Mạng lưới các tuyến GTCC phải kết nối được hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, phục vụ không chỉ khách du lịch mà còn đối với mọi người dân khi họ có nhu cầu đi lại. Mạng lưới tuyến GTCC chuyên biệt phục vụ du lịch cần có tính đặc trưng, điểm nhấn, hình dáng và các công nghệ hiện đại. Định hướng xây dựng các tuyến cáp treo sử dụng trong khu quy hoạch và các khu du lịch lân cận.
(Sơ đồ và mặt cắt hệ thống các tuyến đường theo đồ án trình duyệt)
2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất đai và thoát nước mưa
a) Quy hoạch phòng chống lũ
- Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết sông Hoàng Long được HĐND thông qua theo Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 về việc phê duyệt Đề án số 13/ĐA-UBND ngày 25/11/2014 của UBND tỉnh về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của đề án số 20/ĐA-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết sông Hoàng Long đến năm 2025 được phê duyệt kèm theo nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 17/12/2014 của HĐND tỉnh. Theo báo cáo của Chủ đầu tư lập quy hoạch tại Văn bản số 79/GTr-KG ngày 10/11/2020, Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình tuân thủ thực hiện theo Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết sông Hoàng Long và đề xuất giải pháp quy hoạch thích ứng cho phù hợp.
- Tại Văn bản số 2566/SNN-QLXD ngày 10/11/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo: “Ngay sau khi rà soát Quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu Chủ đầu lập Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Kênh Gà – Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cập nhật, tuân thủ, thực hiện nghiêm các nội dung điều chỉnh đối với lưu vực, hệ thống phòng chống lũ sông Hoang Long được phê duyệt.”.
Do đó, đề nghị trước mắt yêu trong hồ sơ quy hoạch thì cao độ của các tuyến đê phải tuân thủ theo đúng nội dung Quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long, đối với khu vực chứa lũ không1 dc làm thay đổi địa hình tự nhiên. Sau khi Quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sẽ thực hiện việc cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đảm bảo thích ứng với Quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long ở các đồ án quy hoạch phân khu tiếp theo và phải được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt.
b) Quy hoạch cao độ nền
- Đối với khu vực nằm trong khu vực chứa lũ, chậm lũ theo Quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long đã phê duyệt: Giữ nguyên cao độ hiện trạng.
- Khu vực nằm ngoài khu vực chứa lũ, chậm lũ: Lựa chọn cao độ san nền thấp nhất là +4.80m
c) Thoát nước mưa
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa kiểu hệ thống thoát nước : riêng hoàn toàn bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
- Hình thức kết cấu cống: sử dụng cống tròn bê tông cốt thép có kích thước phù hợp với từng vực, khu chức năng.
- Nước mưa được thu gom vào hệ thống tuyến rãnh thoát nước mưa được bố trí dọc theo các tuyến đường bám sát địa hình rồi xả thẳng ra hồ dự kiến và sông suối hiện trạng.
- Đối với khu dân cư hiện trạng, nước mưa chủ yếu chảy tràn trên bề mặt rồi tập trung vào các vệt tụ thủy. Cải tạo thông hệ thống mương rãnh hiện trạng, nạo vét ao hồ chứa nước trong khu để tăng khả năng tiêu thoát nước. Kè bảo vệ, chống sạt lở các hồ cảnh quan, trục tiêu trong khu vực, cải tạo nạo vét các trục tiêu trong hệ thống kênh tiêu nội đồng; kiên cố hoá các hệ thống kênh, mương thuỷ lợi, đặc biệt là các kênh tiêu chính thoát ra sông.
(Sơ đồ mạng lưới và tiết diện hệ thống thoát nước mưa xem thuyết minh và bản vẽ trình duyệt)
3. Quy hoạch hệ thống cấp nước
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho toàn khu quy hoạch từ nguồn nước mặt sông Hoàng Long;xây dựng trạm xử lý nước của riêng với công suất 12000m3/ngày đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt và chữa cháy của dự án. Trong thời điểm trước mắt để phục vụ mục tiêu ngắn hạn có thể lấy nước từ nhà máy nước Gia Viễn.
- Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước cho khu vực sử dụng mạng lưới vòng chính, kết hợp với các nhánh cụt. Các vòng cấp nước chính (đường kính từ D110 đến D300.) sẽ được liên thông và khớp nối với các trạm cấp nước khu vực lân cận để đảm bảo cấp nước liên tục khi có sự cố ở nguồn cấp.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy được bố trí chung với các tuyến chính cấp nước sinh hoạt. Họng cứu hỏa được đặt cách nhau trung bình 150m tại khu vực đường phố chính đô thị, cách mép vỉa hè không quá 2,5m nhằm đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy cho các khu vực trong huyện.
(Sơ đồ mạng lưới và tiết diện của hệ thống cấp nước theo hồ sơ bản vẽ trình duyệt)
4. Quy hoạch hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc
4.1. Quy hoạch hệ thống cấp điện
a) Nguồn cấp điện: Trạm biến áp 110/22kV-2x40MVA của Khu du lịch Kênh Gà sẽ được cấp nguồn từ trạm 500/220/110kV Nho Quan bằng đường dây trên không mạch kép 110kV.
- Lưới điện trung áp 22kV: Từ trạm 110/22kV-2x40MVA Kênh Gà sẽ xây dựng các tuyến cáp ngầm 22kV chôn ngầm trong hào cáp trên vỉa hè để cấp nguồn điện 22kV cho khu chức năng. Sơ đồ đấu nối và các tuyến cáp được tính toán đảm bảo cung cấp đủ công suất và độ tin cậy đến tất cả các khu chức năng và dân cư của Khu du lịch.
- Trạm biến áp 22/0,4KV: Công suất các trạm biến áp tại các khu chức năng được xác định theo nhu cầu sử dụng vận hành, đảm bảo cấp điện theo các giai đoạn phát triển, thực hiện dự án.
- Lưới chiếu sáng đường: Lưới điện chiếu sáng đi ngầm cấp điện chiếu sáng cho các tuyến đường và khu chức năng. Sử dụng loại cột đèn thép cần đơn hoặc cần kép hè phù hợp với quy mô, loại cấp đường. Hệ thống đèn đường được điều khiển bởi các tủ chiếu sáng, cấp từ nguồn điện của trạm biến áp khu vực.
(Sơ đồ mạng lưới hệ thống cấp điện theo hồ sơ bản vẽ trình duyệt)
4.2. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
- Nguồn cấp: Khu vực Khu du lịch Kênh Gà sẽ được cấp nguồn từ Trạm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ Nho Quan theo quy hoạch phát triển Viễn thông tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025.
- Hệ thống cáp thông tin truyền thông quy hoạch ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại khu vực các tuyến đường, các khu chức năng; tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tính theo tuyến đường, phố đạt 100%. Hệ thống cáp thông tin và hệ thống mạng, thông tin không dây đảm bảo cấp cho các khu chức năng.
(Sơ đồ mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc theo hồ sơ bản vẽ trình duyệt)
5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
a) Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho khu vực được thiết kế theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom dọc theo hệ thống giao thông bằng các tuyến đường ống có đường kính D=300mm đến D=600mm (Mạng lưới cống áp lực sử dụng ống nhựa áp lực cao đường kính D200 mm). Nước thải được thu gom vào hệ thống thoát nước thải rồi chảy tự do kết hợp với sử dụng trạm bơm chuyển bậc để tiếp tục vận chuyển nước thải về Trạm xử lý nước thải công suất 9522 m3/ngày đêm ở phía Tây Nam của dự án. Các phân khu chức năng, các dự án thành phần theo yêu cầu có thể xây dựng các trạm xử lý nước thải cho khu khu vực. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi thoát vào nguồn nước tiếp nhận.
(Sơ đồ mạng lưới và tiết diện của hệ thống thoát nước thải theo hồ sơ bản vẽ trình duyệt)
b) Quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn và được thu gom đưa về địa điểm tập kết của khu vực và vận chuyển đến khu xử lý theo quy định. Thu gom chất thải rắn tại các tuyến phố: Bố trí hệ thống trùng rác công cộng trên các tuyến phố; đối với các khu chức năng, công trình, cụm công trình nhà cao tầng: Có hệ thống thu gom rác riêng. Thời gian thu gom tiến hành liên tục, không để tồn đọng rác ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- Việc quản lý chất thải rắn thực hiện theo quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh tỉnh Ninh Bình.
c) Quy hoạch nghĩa trang
Các điểm nghĩa trang nhỏ lẻ khoanh vùng, từng bước thực hiện di dời về khu vực nghĩa trang tập trung theo quy định. Trong giai đoạn trước mắt chưa thực hiện di chuyển, các nghĩa trang hiện có trong khu vực có từng bước hạn chế sử dụng, cải tạo chỉnh trang đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến cảnh quan chung của khu vực.