MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.. 1
1.1. Lý do và sự cần thiết của việc lập quy hoạch. 2
1.2. Căn cứ lập Quy hoạch. 2
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG.. 4
2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên. 4
2.2. Hiện trạng. 6
2.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng: 7
PHẦN III. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ NHU CẦU CẢI TÁNG.. 7
3.1. Nhu cầu mộ cải táng: 7
PHẦN IV. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN.. 7
4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: 7
4.2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang. 8
PHẦN V. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH.. 8
5.1. Cơ cấu tổ chức không gian. 9
5.2. Quy hoạch sử dụng đất 10
5.3. Quy định kiểm soát Kiến trúc cảnh quan. 11
5.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính. 13
5.5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: 14
PHẦN VI. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 19
6.1. Những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của nghĩa trang nhân dân. 19
6.2. Phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nghĩa trang. 21
6.3. Chương trình giám sát môi trường. 23
PHẦN VII. KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ.. 24
PHẦN VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết của việc lập quy hoạch
1.1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 20212025, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định thuộc 3 dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 118,8 km, gồm: Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (27,7km); Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (1,57 km), các huyện Hoài Ân (19,4 km), Phù Mỹ (19,3 km), Phù Cát (9,3 km), Tây Sơn (10,7 km) và Thị xã An Nhơn (8,7 km); Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đi qua Thị xã An Nhơn (2,9 km), huyện Tuy Phước (10,2 km) và thành phố Quy Nhơn (9,0 km). Dự án được khởi công xây dựng nhằm hoàn thiện kết nối toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam, đây là dự án trọng điểm Quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần to lớn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và các địa phương dọc tuyến cao tốc đi qua nói riêng.
Theo tiến độ khẩn trương của dự án, từ nay đến 30/10/2022, tập trung đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện, nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
Việc đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sẽ cần phải di dời nhiều công trình dân dụng và mồ mả để có mặt bằng sạch giao cho Nhà đầu tư. Vì vậy, việc lập quy hoạch Khu cải táng phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn là hết sức cần thiết.
1.1.2. Tính chất và mục tiêu quy hoạch
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035.
- Quy hoạch xây dựng khu cải táng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua địa bàn phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch và triển khai dự án đầu tư.
1.2. Căn cứ lập Quy hoạch
1.2.1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Luật Bảo vệ môi trường 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Luật số 62/2020/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng Nghĩa Trang và cơ sở hỏa táng.
Căn cứ Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định;
Căn cứ hướng dẫn số 38/HD-SXD ngày 12/09/2019 của Sở Xây dựng Bình Định về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035; Quyết định số 3512/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Căn cứ Văn bản số 1973/UBND-QH ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc chấp thuận chủ trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư, khu cải táng, bãi đổ vật liệu thải phục vụ dự án đường bộ Cao tốc Bắc -Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số 11624/QĐ-UBND ngày 05/09/2022 của UBND thị xã Hoài Nhơn về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu cải táng phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa bàn phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm cải táng số 6);
1.2.2. Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ.
- Các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn và các nguồn khác do đơn vị tư vấn thiết kế khảo sát, đánh giá theo tình hình thực tế;
- Các tài liệu nghiên cứu chuyên môn về quy hoạch xây dựng khu nghĩa trang nhân dân của các tổ chức, cá nhân được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng và các hội thảo chuyên đề để tham khảo phục vụ công tác tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Bản đồ địa chính giải thửa 1/2000 khu vực quy hoạch;
- Căn cứ bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng và Môi trường Nam Phương lập.
1.2.3.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng số 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật số 07:2016/BXD của Bộ Xây dựng;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7856-2008 về Nghĩa trang đô thị.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
2.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí và giới hạn khu đất
Vị trí lập quy hoạch thuộc khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, có giới cận cụ thể như sau:
+ Phía Đông giáp : Đất trồng cây lâu năm;
+ Phía Tây giáp : Đất trồng cây lâu năm;
+ Phía Nam giáp : Đất trồng cây lâu năm;
+ Phía Bắc giáp : Đường đất lên nghĩa trang hiện trạng;
Tổng diện tích quy hoạch: 0,1ha.
2.1.2. Địa hình, địa mạo:
- Hiện tại khu vực quy hoạch là đất trồng cây lâu năm. Địa hình không bằng phẳng, chia làm 2 khu vực có cao độ khác nhau.
+ Khu vực có cao độ từ 27,46m÷28,83m.
+ Khu vực có cao độ từ 29,01m÷31,63m.
2.1.3.Khí hậu, thuỷ văn:
-
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô: từ tháng 02 đến tháng 08.
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 25oC từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ thấp vào tháng 10, tháng11.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao. Trung bình trong năm từ 70 – 84,4%, có tháng độ ẩm trên 90% (tháng 11).
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình 1.800 – 2.000 mm, lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm.
- Nắng: Hàng năm có khoảng 240 ngày nắng. Tổng số giờ nắng từ 1.900 – 2.420 giờ. Mùa khô có giờ nắng cao khoảng 1.330 – 1.700 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s.
- Bão: Do nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 5 - 9 trận/năm.
-
Thủy văn
Khu đất quy hoạch có địa hình cao, không chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của các hệ thống sông suối.
-
Địa chất
Do khu vực quy hoạch chưa khoan thăm dò địa chất công trình. Tuy nhiên, công trình mang tính chất là nghĩa địa cải táng, không xây dựng công trình kiên cố. Vì vậy khi chôn cất cần nghiên cứu địa chất cụ thể để chọn phương án phù hợp.
2.2. Hiện trạng.
2.2.1. Hiện trạng dân cư , hạ tầng xã hội.
Trong phạm vi khu vực lập quy hoạch không có dân cư sinh sống, dân cư sinh sống đông đúc chủ yếu khu vực đường bê tông phía Tây Nam.
2.2.2. Hiện trạng công trình kiến trúc:
Xung quanh khu vực quy hoạch không có công trình kiên cố, chủ yếu các khu mộ xây và các mộ đất.
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất.
Căn cứ bản đồ địa chính giải thửa 1/2000 khu vực lập quy hoạch. Khu vực quy hoạch là đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
TT
|
Loại đất
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(m2)
|
Tỷ lệ
(%)
|
|
Tổng diện tích quy hoạch
|
|
1.244,87
|
100
|
1
|
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
|
LNC
|
1.244,87
|
100
|
2.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường.
-
Giao thông:
Giao thông tiếp cận vào khu cải táng từ đường đất phía Bắc ranh quy hoạch có bề rộng 4,4m. Tuyến đường đất này đấu nối vào đường bê tông hiện trạng phía Đông cách ranh quy hoạch 65,2m..
-
Thoát nước:
Hiện trạng khu vực chưa có hệ thống thu nước mưa, mùa mưa nước mặt chảy theo địa hình và một phần tự thấm.
-
Cấp nước:
Trong khu quy hoạch là đất trồng cây lâu năm, xung quanh là nghĩa địa hiện trạng, không có hệ thống cấp nước sinh hoạt đi qua.
-
Cấp điện:
Trong ranh quy hoạch không có hệ thống cấp điện sinh hoạt.
-
Môi trường:
Khu vực lập quy hoạch là đất trồng cây lâu năm. Vì vậy, môi trường tương đối trong lành.
2.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng:
-
Giao thông kết nối với đường bê tông phía Đông thuận lợi.
- Khu vực lập quy hoạch từ khu nghĩa địa hiện trạng mở rộng, đất trồng cây lâu năm khác không ảnh hưởng đến dân cư. Vì vậy thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng.
- Kết nối hạ tầng kỹ thuật, giao thông tiếp cận dễ dàng.
PHẦN III
NHU CẦU CẢI TÁNG
3.1. Nhu cầu mộ cải táng:
Căn cứ theo Báo cáo số 105/BC-UBND ngày 09/04/2022 của UBND thị xã Hoài Nhơn Báo cáo kết quả khảo sát, đề xuất xây dựng khu tái định cư, khu cải táng phục vụ GPMB dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn thị xã Hoài Nhơn. Do đó, ngoài số lượng mộ bị ảnh hưởng bởi tuyến đường cao tốc Bắc – Nam thì còn số lượng mộ cải táng phát sinh từ các khu tái định cư cao tốc của thị xã, số liệu thống kê tổng cộng số mộ cải táng khoảng 100 mộ.
PHẦN IV
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
Căn cứ vào thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật (Ban hành kèm theo QCVN 07-10:2016/BXD Công trình nghĩa trang); Tiêu chuẩn TCVN-7956:2008 Tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị; Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính Phủ về Xây dựng, Quản lý, Sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
TT
|
DANH MỤC
|
ĐƠN VỊ
|
CHỈ TIÊU QUY HOẠCH
|
I
|
Tỷ lệ sử dụng đất
|
|
|
1
|
Tỷ lệ đất mai táng tối đa
|
%
|
60
|
2
|
Các công trình chức năng và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu
|
%
|
40
|
-
|
Đất giao thông chính tối đa
|
%
|
10
|
-
|
Đất cây xanh cách ly, cây xanh sinh thái, mặt nước
|
%
|
25
|
II
|
Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ
|
|
|
1
|
Mộ cải táng tối đa
|
m2
|
3
|
III
|
Kích thước mộ và huyệt mộ tối đa
|
|
|
1
|
Mộ cải táng
|
|
|
-
|
Kích thước mộ (dài x rộng x cao)
|
m
|
1,5 x 1x 0,8
|
-
|
Kích thước huyệt mộ (dài x rộng x cao)
|
m
|
1,2 x 0,8 x0,8
|
IV
|
Chiều rộng lối đi trong nghĩa trang
|
|
|
1
|
Đường giữa các lô mộ (đường phân lô)
|
m
|
3,5
|
2
|
Khoảng cách lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp
|
m
|
0,8
|
3
|
Khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng
|
m
|
0,6
|
4.2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang.
- Nghĩa trang mới phải được quy hoạch chi tiết, phân khu rõ ràng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo sự ngăn cách với đất nông nghiệp, có trồng cây xanh cách ly; thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung để xử lý chất thải rắn như vòng hoa, các vật dụng của người quá cố. Vì nghĩa địa chỉ phục vụ cải táng, vì vậy không phát sinh nước thải.
-Việc an táng người qua đời phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh hiện đại và được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp an táng trong khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo, phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang tập trung phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức an táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
PHẦN V
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
5.1. Cơ cấu tổ chức không gian.
5.1.1. Cơ sở nghiên cứu lập cơ cấu tổ chức không gian
- Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BXD - Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2021- Quy hoạch xây dựng;
5.1.2. Hình thức táng.
Chỉ sử dụng 1 hình thức táng duy nhất là cải táng.
- Diện tích mộ : dài x rộng = 1,5 x1,0 = 1,5m²
- Diện tích huyệt mộ : dài x rộng = 1,5 x0,8 = 1,2m²
5.1.3. Nguyên tắc chung
- Cơ cấu chức năng sử dụng đất tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy định hiện hành, phù hợp với định hướng Quy hoạch chung thị xã Hoài Nhơn.
- Không gian kiến trúc - cảnh quan - môi trường trong khu vực quy hoạch được tổ chức nghiên cứu đồng bộ, hoàn chỉnh, gắn kết hài hoà với khu vực lân cận, phù hợp với địa hình hiện trạng hạn chế san lấp.
5.1.4. Phân khu chức năng trong nghĩa trang:
Đồ án mang tính chất là khu nghĩa địa hiện trạng mở rộng để phục vụ cải táng, không có hình thức mộ chôn cất 1 lần. Vì vậy, phân khu chức năng trên nguyên tắc tôn trọng các khu mộ hiện trạng, đồng thời phù hợp giao thông, hạ tầng thoát nước, đảm bảo tính đồng bộ giữa khu cũ và mới. Khu mở rộng chỉ có hình thức cải táng, không phát sinh nước rỉ mộ nên không bố trí khu xử lý nước thải. Bố trí thêm dải cây xanh xung quanh phạm vi mở rộng để đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đối với các khu dân cư xung quanh.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá, đề xuất khu mở rộng mới gồm các khu chức năng sau:
- Khu an táng: khu mộ cải táng, đường đi bộ thăm viếng.
- Khu vực cây xanh: Đất taluy cây xanh, cây xanh cách ly.
- Hệ thống giao thông: Đất giao thông nội bộ.
5.1.5. Tổ chức không gian:
Trên cơ sở khu nghĩa địa hiện trạng, mở rộng thêm diện tích 0,1ha để phục vụ cải táng, không chôn cất 1 lần. Vì vậy, tận dụng giao thông sẵn có, xây dựng tuyến đường kết nối từ đường hiện trạng kết nối đến khu mộ mới.
Các khu mộ phân thành khu, được phân tách bằng hệ thống đường giao thông bộ. Các khu mộ được đánh số theo thứ tự …Số mộ phần trong mỗi khu mộ được đánh số từ 1,2,3…. Kết nối giữa các phân khu bằng hệ thống đường bê tông (hoặc lát gạch) kết hợp.
5.2. Quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở cơ phân khu chức năng, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được xác định trong khuôn viên có diện tích 1.244,87 m2.
Tổng số mộ cải táng quy hoạch mới: 108 mộ
Bảng cân bằng đất đai quy hoạch toàn khu
TT
|
LOẠI ĐẤT
|
KÝ HIỆU
|
DIỆN TÍCH (M2)
|
TỶ LỆ (%)
|
SỐ
MỘ
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH QUY HOẠCH
|
|
1.244,87
|
100
|
|
I
|
ĐẤT MỘ CẢI TÁNG QUY HOẠCH MỚI
|
|
466,63
|
37,48
|
108
|
1
|
Khu cải táng 01
|
CT01
|
466,63
|
|
108
|
II
|
ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT
|
|
778,24
|
62,52
|
|
1
|
Đất taluy cây xanh, cây xanh cách ly
|
|
267,93
|
21,52
|
|
2
|
Đất giao thông
|
|
510,31
|
41,0
|
|
5.3. Quy định kiểm soát Kiến trúc cảnh quan
Chiều cao công trình quy định cụ thể như sau:
Mộ phần: các ngôi mộ được quy hoạch và quản lý theo mẫu, chiều cao mộ phần tối đa +2,0m.
+ Mộ cải táng điển hình (màu đỏ)

+ Mộ cải táng điển hình (màu vàng)

5.3.1. Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc chủ đạo:
Đối với các phần mộ: Theo mẫu thiết kế, ưu tiên sử dụng các vật liệu kiên cố như bê tông, đá xây, ốp lát bằng đá Granit.
5.3.2. Hệ thống cây xanh mặt nước
Đất cây xanh trong khu vực thiết kế gồm cây xanh thảm cỏ dọc đường, cây xanh cách ly khu vực xung quanh:
Đối với hệ thống cây xanh thảm hoa dọc các khu mộ, đường đi: ưu tiên trồng các loại cây cần ít nước, màu sắc đẹp, tạo cảnh quan và thanh lọc không khí như: mẫu đơn (bông trang), cỏ lá gừng, lưỡi hổ kết hợp với cây bóng mát: Sứ đại, bằng lăng, cau vua. Đối với các cây bóng mát trồng dọc các phần mộ, sử dụng rọ lưới hạn chế sự phát triển của rễ.
Đối với các khu cây xanh cách ly: ưu tiên trồng cây xanh bóng mát kết hợp thảm cỏ, cây trồng phải là những loại cây có khả năng hấp thu các chất hữu cơ và có tác dụng khử khí độc và không được làm ảnh hưởng, hư hại tới mộ phần, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và khu vực xung quanh. Mật độ cây trồng từ 4 m2/cây đến 6 m2/cây và có chiều cao không nhỏ hơn 15 m.
+ Cây xanh trồng tầng cao dọc đường điển hình

+ Cây tầng thấp (bông trang) điển hình

+ Cây cỏ nền (cỏ đậu) điển hình

5.3.3. Tiện ích khác
- Ghế ngồi công cộng: Quy hoạch dọc các trục đường chính có thê bố trí hệ thống các ghế ngồi dành cho người dân thăm viếng, ưu tiên sử dụng các loại ghế bằng đá, bê tông xi măng có độ bền cao, ưu tiên kiểu dáng đẹp.
- Thùng rác: Bố trí tại các không gian chung và trên đường nội bộ. Đặt theo quy hoạch (vị trí). Các thùng rác có kiểu dáng, màu sắc đep, dễ nhìn, thuận lợi cho sử dụng. (bố trí mỗi phân khu từ 01-02 thùng rác.
- Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn cho khách thăm viếng được đặt tại từng phân khu, sơ đồ chỉ dẫn tổng thể khu nghĩa địa đặt tại cổng vào toàn khu.
5.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của đồ án
TT
|
Loại đất
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu
|
|
Tổng diện tích đất quy hoạch mới
|
m2
|
1.224,87
|
I
|
Loại công trình
|
Nghĩa trang cấp IV
|
|
II
|
Hình thức chôn cất
|
Cải táng
|
|
III
|
Số mộ phần quy hoạch mới
|
|
108
|
|
Số mộ phần cải táng quy hoạch mới
|
Mộ phần
|
108
|
|
Kích thước mộ cải táng
|
dài x rộng
|
1mx1,5m
|
IV
|
Chỉ tiêu sử dụng đất
|
|
|
1
|
Đất quy hoạch khu mai táng
|
%/toàn khu
|
37,48%
|
2
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
%/toàn khu
|
62,52%
|
IV
|
Hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
1
|
Giao thông
|
|
|
-
|
Đường đối ngoại (kết nối từ đường hiện trạng)
|
Mặt cắt (m)
|
3,5
|
-
|
Đường giữa các lô mộ (đường phân lô)
|
Mặt cắt (m)
|
3,5
|
-
|
Đường phân nhóm
|
Mặt cắt (m)
|
2,0
|
-
|
Lối đi giữa 2 hàng mộ liên tiếp
|
(m)
|
0,8
|
-
|
Khoảng cách giữa 2 mộ cùng hàng
|
(m)
|
0,6
|
2
|
Cấp điện
|
|
|
|
Công viên cây xanh, đường
|
W/m2
|
3
|
5.5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
5.5.1. Quy hoạch chiều cao và san nền
a.Tiêu chuẩn thiết kế :
Quy phạm tiêu chuẩn thi công đất TCVN 4447-2012
b. Giải pháp thiết kế
Căn cứ vào cao độ hiện khu vực lập quy hoạch, tuyến đường đất phía Bắc và nghĩa địa hiện trạng. Nghiên cứu, tính toán san nền phù hợp, nhằm đảm bảo độ dốc của đường tiếp cận, đảm bảo độ dốc các khu mộ chôn cất đồng thời đảm bảo thoát nước cho khu vực quy hoạch và các khu lân cận
- Hướng san nền
+ Lấy hướng lưu vực thoát nước để thiết kế san nền cho phù hợp, đảm bảo thoát nước.
+ Hướng dốc chính từ Tây Bắc sang Đông Nam, các hướng phụ là hướng dốc từ Tây sang Đông.
+ Cao độ san nền lấy theo cao độ trung bình, độ dốc san nền tối đa 1%, hệ số mái dốc nhỏ nhất m=1.
+ San nền trong khu vực chủ yếu là đắp.
+ Trước khi san cần thu dọn mặt bằng, di chuyển hoặc có biện pháp xử lý các công trình ngầm, nổi cũng như bóc các lớp phong hóa để nền đắp được ổn định.
- Cao độ thiết kế:
+ Cao độ san nền cao nhất: + 29,0m (góc Tây Nam)
+ Cao độ san nền thấp nhất: + 22,0m (góc Đông Bắc, tiếp giáp đường đất)
- Khối lượng san nền: Khối lượng đào khoảng 1.112,75m3.
5.5.2. Hệ thống giao thông
a. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4054-2005 tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô
- 22TCN 211-2006 quy trình thiết kế áo đường mềm
- TCXDVN 104-2007 đường đô thị - yêu cầu thiết kế
- 22TCN 223-95 áo đường cứng đường ô tô, tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 07/2016 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật
b. Chỉ tiêu kỹ thuật
- Cao độ đường chủ yếu bám theo cao độ tự nhiên, đảm bảo thoát nước, an toàn trong quá trình khai thác và sử dụng, khả năng lưu thông thông suốt đến phân lô khu chôn cất trong Nghĩa trang.
- Đường giao thông đối ngoại kết nối từ đường hiện trạng 3,5.
- Đường đi bộ giữa các phân khu mộ rộng 3,5m.
- Đường đi bộ giữa các nhóm rộng 2,0m.
- Nền đường giao thông đối ngoại bằng bê tông xi măng, đường đi bộ áo đường bằng gạch lát hoặc bê tông tấm lát.
c. Nguyên tắc thiết kế
- Đường trong Nghĩa trang là một công trình kiến trúc của tổng thể và là yếu tố tổ chức không gian khu vực. Yêu cầu về kiến trúc và mỹ quan là phải có sự hài hòa, cân đối giữa chiều rộng của đường, hè đường, dải phân cách và chiều cao công trình hai bên đường, sự hài hòa về hình thái và màu sắc của cây xanh trồng trên đường, của cột chiếu sáng, các biển báo tổ chức giao thông và cảnh quan xung quanh.
- Quy hoạch giao thông cần phải:
+ Đáp ứng nhu cầu vận tải xây dựng trong khu quy hoạch, vận chuyển linh cửu người đã khuất.
+ Mạng lưới giao thông phải được phân cấp rõ ràng;
+ Hệ thống giao thông đối ngoại khi đi qua Nghĩa địa phải phù hợp với Quy hoạch chung.
+ Đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa khu quy hoạch với các Khu chức năng khác không nằm trong quy hoạch.
d. Giải pháp và quy mô thiết kế
- Giao thống đối ngoại: Lộ giới 3,5m, kết nối từ đường đất hiện trạng phía Đông Bắc khu quy hoạch.
- Giao thống đối nội: Quy hoạch hệ thống các đường giao thông đối nội dẫn đến các khu mộ, phục vụ việc chôn cất, thăm viếng, vận chuyển vật liệu xây dựng. Mặt đường rộng 3,5m; độ dốc dọc <1%. Ngoài ra tổ chức hệ thống giao thông bộ trong khu mộ, cụ thể:
+ Khoảng cách lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp: 0,8m
+ Khoảng cách lối đi giữa hai mộ cùng hàng: 0,6m
5.5.3. Hệ thống thoát nước:
a) Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 7957-2008 thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – tiêu chuẩn thiết kế.
b) Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước :
Lưu lượng tiêu do nước mưa :
Công thức tính : Q = j.q.F (l/s).
Trong đó:
j : là hệ số dòng chảy phụ thuộc vào lớp đất phủ và mật độ xây dựng .
q : là cường độ mưa ( l/sha ). Được tính theo cường độ q20 như sau :
q = 20n.q20 . ( 1 + c logPc ) / tn (l/sha ) .Với : n = 0.5 - 0.6 .
Pc : Chu kỳ xuất hiện trận mưa tính theo năm phụ thuộc vào quy mô tính chất công trình và điều kiện địa hình .
q20 : là cường độ mưa trong thời gian 20 phút với chu kỳ Pc = 1.0 năm
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu trường Đại học kiến trúc Hà Nội , thì trị số q20 ở Quy Nhơn là q20 = 220.
t : Là thời gian mưa tính toán . t = t0 + tr + tc .
t0 : thời gian tập trung bề mặt , lấy từ 5 - 10 phút .
tr : Thời gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu mưa gần nhất .
tr = 1.25 . lr / vr ;
1.25 : hệ số tăng tốc độ dòng chảy trong quá trình mưa ; lr : chiều dài rãnh ( m ) ; vr : tốc độ nước chảy trong rãnh ( m / s ) ; tc : thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán .
tc = r . lc / vc ; r : hệ số phụ thuộc vào địa hình từ 1.2 - 2.0;
lc : chiều dài đoạn cống tính toán ( m ) ;
vc : tốc độ nước chảy trong cống (m/s ) .
Kết quả kích thước đường ống thể hiện cụ thể trong bản vẽ thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước .
c) Giải pháp thiết kế
- Hệ thống rãnh thu nước trong các khu mộ: bao gồm các rãnh thu dọc theo các tuyến đường nội bộ kích thước B=300mm. Kết cấu bằng bê tông có nắp đan có chừa lỗ thu nước.
- Cửa xả ra phía Đông Bắc ranh quy hoạch.
- Độ dốc đáy cống, đáy rãnh tối thiểu là 0.3%.
Bảng thống kê khối lượng hệ thống thoát nước.
STT
|
HẠNG MỤC
|
KHỐI LƯỢNG
|
LOẠI VẬT LIỆU
|
GHI CHÚ
|
2
|
Rãnh B300mm
|
32,0
|
m
|
BTCT
|
Thoát nước mưa
|
|
|
|
|
|
|
5.5.4. Hệ thống cấp điện
a) Tiêu chuẩn thiết kế:
- Các quy trình, quy phạm về trang bị điện, an toàn lưới điện hiện hành
- Tiêu chuẩn TCXDVN 333-2005 “ chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng – hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Tiêu chuẩn thiết kế ban hành kèm theo quyết định số 08/2005/QĐ_BXD ngày 04/4/2005 của Bộ Xây Dựng
- Tiêu chuẩn TCXDVN 259-2001 thiết kế chiếu sáng đường phố - quảng trường.
b) Tính toán phụ tải:
Bảng thống kê phụ tải
TT
|
Loại phụ tải
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu
|
P( yêu cầu) (KW)
|
1
|
Chiếu sáng giao thông
|
0,05
|
Km
|
10kw/km
|
0,51
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
0,51
|
Dự phòng 20% : 0,51x20%= 0,102 KW
Tổng công suất điện : (0,51 + 0,102)= 0,61 KW.
c) Giải pháp cấp điện:
- Giải pháp: Do nhu cầu dùng điện không lớn nên không cần phải hạ trạm riêng cho khu vực nghĩa địa, đấu nối trực tiếp vào lưới điện hiện trạng địa phương. Hệ thống điện chủ yếu phục vụ chiếu sáng giao thông. Hệ thống chiếu sáng trục đường chính treo trên trụ chiếu sáng.
- Nguồn điện: Nguồn điện chính sẽ được đấu nối từ tuyến 0.4KV dẫn vào khu quy hoạch theo đường hiện trạng.
- Lưới điện:
+ Đường dây 0.4kv đi nổi dẫn vào khu quy hoạch, từ đó cấp điện chiếu sáng giao thông.
+ Đường dây chiếu sáng từ ngoài dẫn vào đi nổi, trong các khu mộ đi ngầm dọc theo các tuyến đường nội bộ, đèn chiếu sáng sử dụng loại đèn chùm hoặc đèn nấm trang trí có độ sáng thấp (độ dọi ≤ 0,1cdm2).
Bảng thống kê các hạng mục cấp điện
Stt
|
Hạng mục
|
Khối lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Đường dây chiếu sáng
|
130,5
|
M
|
Cáp đi ngầm
|
2
|
Đèn chùm chiếu sáng
|
13,0
|
Trụ
|
Thép hoặc gang
|
3
|
Tủ chiếu sáng
|
1,0
|
Tủ
|
|
5.5.5 Hệ thống cấp nước:
Nguồn cấp: Nguồn nước phục vụ cho toàn khu quy hoạch dự kiến đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch của thị xã. Chủ yếu phục vụ tưới cây và cấp nước xây dựng.
5.5.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Thoát nước thải: Khu nghĩa địa mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu cải táng của địa phương, vì vậy không phát sinh nước thải (nước rỉ mộ) nên không bố trí hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
- Vệ sinh môi trường: Chất thải rắn được thu gom, tập kết về khu thu gom
chất thải rắn tập trung sau đó đưa đi xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời bố trí các thùng rác tại các vị trí trong khu nghĩa địa để thu gom.
PHẦN VI
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
6.1. Những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của nghĩa trang nhân dân
6.1.1. Môi trường không khí
Ảnh hưởng đến môi trường không khí gồm: tiếng ồn, bụi trong quá trình đưa tang và các chất độc hại thải ra không khí trong quá trình và cải táng, tuy nhiên quá trình này ảnh hưởng không nhiều. Có thể khắc phục bằng cách trồng dải cây xanh cách ly với khu vực xung quanh.
Ngoài ra, khi thân nhân đốt hương, giấy tiền, vàng mã trong nghĩa trang cũng gây ra khói bụi cho bầu khí quyển. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ diễn ra tức thời nên khói thải phát sinh chỉ ảnh hưởng cục bộ trong phạm vi khu vực an táng trong một thời gian nhất định. Tác động từ các hoạt động này được đánh giá là thấp.
Bảng 6.1. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Thông số
|
Tác động
|
Bụi
|
- Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
|
Khí axít (SOx, NOx)
|
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.
|
Oxyt cacbon
(CO)
|
- Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
|
Khí cacbonic
(CO2)
|
- Gây rối loạn hô hấp phổi.
- Gây hiệu ứng nhà kính.
- Tác hại đến hệ sinh thái.
|
Hydrocarbon
|
- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.
|
Khí NH3
|
- Có mùi khó chịu. Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng).
|
Khí Phốt pho
|
- Phốtpho tinh khiết bắt cháy ngay trong không khí và tạo ra khói trắng chứa pentôxít phốtpho.
|
Khí H2S
và mercaptan
|
- Đây là chất khí có mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường
|
Khí CH4
|
- Nguy hiểm đối với sức khỏe là nó có thể gây bỏng nhiệt. Nó dễ cháy và có thể tác dụng với không khí tạo ra sản phẩm dễ cháy nổ. Mêtan rất hoạt động đối với các chất ôxi hoá, halogen và một vài hợp chất của halogen. Mêtan là một chất gây ngạt và có thể thay thế ôxy trong điều kiện bình thường. Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ oxy hạ xuống dưới 18%. Ngoài ra CH4 cũng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính mạnh.
|
Độ ồn
|
- Gây khó chịu, ức chế thần kinh, giảm sự chú ý, năng suất lao động.
- Gây tổn thương ngoại tai, choáng váng, ù tai, đau tai trong, giảm thính giác.
|
6.1.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
- Nước do quá trình phân hủy người chết:
Đây là khu nghĩa địa sử dụng cho hình thức cải táng, vì vậy không phát sinh nước thải phân hủy từ thi thể người quá cố, nên không có tác động đến tầng nước ngầm và khu vực xưng quanh.
- Nước mưa chảy tràn:
+ Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu nghĩa địa, nguồn nước này sẽ cuốn theo đất cát, rác, các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước, do tính chất của các khu vực thoát là nghĩa địa cải táng, trong quá trình cải táng có thể còn tồn tại lại những chất thải có khả năng gây ra ô nhiễm. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
+ Thành phần chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn chủ yếu gồm: BOD, COD, SS, N, P, VSV,... rơi vãi và tồn tại trên mặt đất.
Nước mưa được quy ước là nước sạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1993), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như sau:
Bảng 6.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
STT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị
|
1
|
COD
|
mg/l
|
10-20
|
2
|
Tổng N
|
mg/l
|
0,5-1,5
|
3
|
Tổng P
|
mg/l
|
0,004-0,03
|
4
|
TSS
|
mg/l
|
10-20
|
(Nguồn: Assessment of sources of air, water, and land pollution, WHO 1993)
Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa thấp; nếu việc quản lý mặt bằng khu nghĩa địa được thực hiện tốt thì những tác động do nước mưa chảy tràn là không đáng kể.
6.1.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
- Làm gia tăng độ phì nhiêu của đất (tăng hàm lượng chất hữu cơ). Tuy nhiên quá trình diễn ra một cách lâu dài và tối thiểu sau 3 năm. Chất thải rắn từ quá trình phân hủy thi hài có thành phần gồm các chất hữu cơ, prôtêin, chất béo,…
- Gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất nhất là các hợp chất phospho, canxi… có trong thành phần cấu trúc cơ thể. Nhiều khu vực, do việc mai táng bằng hình thức chôn cất không đúng phương pháp (tầng đất nén không chặt) nên đã xảy ra hiện tượng các chất phospho bốc lên và phát sáng. Hiện tượng này trong dân gian gọi là “ma trơi” và nguyên nhân chính là do hàm lượng phospho quá nhiều trong môi trường đất.
- Gia tăng hàm lượng các ion, kim loại (vi lượng)… những tác động này không nhiều.
6.1.4. Chất thải rắn
- Các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như sau: chất thải rắn do quá trình cải táng như: vòng hoa, bao bì, giấy loại, túi nylon, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, giấy tiền, vàng mã, vòng hoa, liễn hoa, lá cây, cành cây khô,…
- Chất thải rắn phát sinh khi cúng tế, cát táng gồm: giấy, nilông, polime, phế thải thực phẩm, gỗ, vải, đồ tuỳ tang, tro, bụi khi đốt đồ người chết,...
- Chất thải rắn sinh hoạt gồm: các loại hoa quả, thực phẩm thừa có thành phần hữu cơ là chủ yếu.
6.2. Phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nghĩa trang
6.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Sử dụng các biện pháp sau để hạn chế ô nhiễm môi trường không khí như:
+ Chất thải rắn hàng ngày thải ra trong khu dự án gồm hai loại: chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ có thể thu gom và tái sử dụng lại được như: thủy tinh, nylon, sắt, thép, giấy vụn, … Các chất hữu cơ còn lại chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hợp vệ sinh theo định kỳ 1lần/ngày tránh để lâu ngày làm chất thải phân hủy và làm phát sinh mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Biện pháp quản lý rác tại khu vực nghĩa trang là bố trí thùng chứa chất thải sinh hoạt trong khu vực nghĩa trang để thu gom triệt để ngay tại nguồn.
+ Trồng cây xanh tập trung cách ly với khu vực lân cận nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí phát tán ra ngoài khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng lân cận.
6.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Trong khu nghĩa trang, có thiết kế xây dựng hệ thống thoát nước riêng bao gồm tuyến thoát nước mưa chảy tràn.
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực khuôn viên nghĩa địa được thu gom vào các rãnh thu gom nước mưa được bố trí xung quanh các khu mộ, và giữa khu mộ cũ và mộ mới, sau đó thoát ra tuyến mương nằm ở đồng ruộng phía Đông khu quy hoạch.
- Đây là khu nghĩa địa mở rộng phục vụ việc cải táng, không sử dụng chôn cất 1 lần, vì vậy không phát sinh nước rỉ mộ.
6.2.3. Chất thải rắn
- Chất thải rắn hàng ngày thải ra trong khu dự án gồm hai loại: chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ được phân loại từ rác. Một số loại chất thải rắn vô cơ có thể sử dụng lại được như: thủy tinh, nylon, sắt, thép, giấy vụn,… sẽ thu gom và tái sử dụng. Các chất vô cơ còn lại và chất thải rắn hữu cơ thì Chủ đầu tư sẽ hợp đồng thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Bố trí các thùng chứa rác trong khu vực nghĩa địa.
- Biện pháp quản lý rác tại khu vực nghĩa trang là thu gom triệt để ngay tại nguồn, xe thu gom đến lấy rác hằng ngày. Rác sinh hoạt được chứa trong các thùng rác chứa rác nhằm hạn chế sự ô nhiễm mùi hôi do quá trình phân huỷ rác tự nhiên.
- Nhân viên vệ sinh sẽ dọn dẹp vệ sinh mặt bằng hàng ngày.
6.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình cải táng
- Quá trình cải táng chủ yếu bốc cốt các ngôi mộ bị ảnh hưởng bởi dự án của thị xã và địa phương, đa phần là các ngôi mộ lâu đời. Tuy nhiên, đặt trường hợp sẽ có những ngôi mộ mới chôn cất 1 lần, quá trình di chuyển các ngôi mộ này gọi là cát táng, trong quá trình thực hiện cần lưu ý như sau:
- Người chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được cát táng.
- Người chết do các bệnh truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được cát táng.
* Quá trình bốc mộ phải thực hiện đúng kỹ thuật như sau:
- Trước khi bốc mộ phải phun Chloramin 2% xung quanh mộ, chờ 30 phút sau mới tiến hành đào huyệt.
- Trong quá trình đào huyệt:
+ Nếu quan tài còn nguyên vẹn: phun Chloramin 2% phía trên quan tài.
+ Nếu quan tài đã bị hủy: phun Chloramin 2% xung quanh và dưới quan tài.
- Sử dụng 10 lít Alcohol để rửa xương trước khi chuyển qua quách.
- Sau khi cát táng huyệt mộ phải được rắc vôi dưới đáy mộ và lấp đất. Lớp trên cùng rắc một lớp vôi dày 10cm (ước tính 20kg vôi cho 1 huyệt). Trường hợp vùng ngập nước phải thêm cát để tránh ứ đọng nước trong huyệt mộ.
- Cuối cùng phun Chloramin 2% xung quanh mộ bán kính 10 m.
* Điều kiện vệ sinh đối với cá nhân, tổ chức thực hiện công việc bốc mộ:
- Đối với tổ chức thực hiện công việc bốc mộ: chuẩn bị túi sơ cấp cứu để sử dụng hiệu quả tại hiện trường khi xảy ra chấn thương.
- Đối với người thực hiện công việc bốc mộ:
+ Có đầy đủ trang phục, dụng cụ bảo hộ lao động chuyên dụng đúng quy định.
+ Được tập huấn về kỹ thuật bốc mộ do Công ty Môi trường đô thị huấn luyện (có giấy chứng nhận).
+ Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
6.3. Chương trình giám sát môi trường
6.3.1. Giám sát chất thải
a. Giám sát chất lượng nước thải
Mở rộng nghĩa trang chỉ phục vụ cải táng không phát sinh nước thải, vì vậy không giám sát chất lượng nước thải.
b. Giám sát chất thải rắn
Giám sát về khối lượng, thành phần chất thải rắn tại các điểm tập trung trong nghĩa trang. Vị trí tại điểm tập kết rác tập trung.
6.3.2. Giám sát môi trường xung quanh
a. Giám sát không khí xung quanh
- Vị trí giám sát: 02 vị trí
+ 01 vị trí tại tuyến đường đi vào nghĩa trang;
+ 01 vị trí tại khu vực cải táng.
Thông số giám sát: Bụi, NH3, H2S, CH4, SO2, CO, NO2, độ ồn.
Tần suất giám sát: giám sát 6 tháng/ 01 lần.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.
b. Giám sát nước mặt
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại mương tiếp nhận phía Đông Nam.
- Thông số giám sát, bao gồm: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Amoni (tính theo N), phosphat (tính theo Phospho), coliform.
- Tần suất giám sát: 06 tháng/ 01 lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2015/BTNMT (cột B2).
PHẦN VII
KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
7.1. Khái toán kinh phí xây dựng
- Căn cứ khối lượng quy mô xây dựng theo nội dung dự án;
- Căn cứ Đơn giá Xây dựng cơ bản tỉnh Bình Định và các Thông tư liên quan đến giá Xây dựng cơ bản hiện hành. Tổng kinh phí được lập thành bảng sau :
ĐVT: đồng
TT
|
Hạng mục
|
Thành tiền (VNĐ)
|
1
|
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
|
76.798.000
|
2
|
Chi phí đầu tư xây dựng
|
845.433.000
|
|
San nền
|
205.920.000
|
|
Hệ thống thoát nước mưa
|
186.600.000
|
|
Hệ thống cấp điện
|
410.500.000
|
|
Hệ thống cây xanh
|
42.413.000
|
|
Chi phí khác (5%)
|
42.271.650
|
|
Dự phòng phí (10%)
|
96.450.265
|
|
Tổng cộng
|
1.060.952.915
|
PHẦN VIII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận, kiến nghị
Trên đây là thuyết minh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu cải táng phục vụ GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn qua địa bàn phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Điểm cải táng số 6). Dự án có ý nghĩa về mặt xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, phong thuỷ tâm linh... có ảnh hưởng tốt đẹp đến cuộc sống tinh thần và văn hoá của người dân trong vùng, quy hoạch chi tiết được duyệt đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư, nhu cầu phát triển của địa phương và nguyện vọng của người dân.
Để đồ án sớm được đưa vào thực hiện, kính trình Ủy ban nhân dân thị xã và các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, phê duyệt đồ án để làm cơ sở pháp lý lập dự án nghiên cứu khả thi xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực và tiến hành các bước tiếp theo của các quy định về quản lý xây dựng do Nhà nước và huyện ban hành theo đúng đồ án được duyệt, nhằm nhanh chóng tạo được một khu nghĩa địa hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất một cách tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực.
PHẦN IX
PHỤ LỤC
1. Các bản vẽ thu nhỏ
2. Các văn bản pháp lý có liên quan
=======================