THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Địa điểm: Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh
Tập 1: Thuyết minh tổng hợp
Tập 2: Quy định quản lý theo đồ án
Tập 3: Các văn bản pháp lý và giải trình
Ba Chẽ, tháng 01/2023
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Địa điểm: Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh
Cơ quan phê duyệt
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Kèm theo Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/01/2023
|
Cơ quan thẩm định
SỞ XÂY DỰNG QUẢNG NINH
Kèm theo tờ trình số 213 /SXD-QH ngày 29/12/2022
|
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA CHẼ
Kèm theo tờ trình số 180/TTr-UBND ngày 26/12/2022
|
Cơ quan tư vấn lập quy hoạch
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Phạm Thị Nhâm
|
THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
- Cấp phê duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- Cơ quan thẩm định : Sở Xây dựng Quảng Ninh
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ;
- Cơ quan lập quy hoạch: Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia
- Phó Viện trưởng:
|
Phạm Thị Nhâm
|
- Giám đốc TTHN:
|
Ths.KTS. Lê Hoàng Phương
|
- Chủ nhiệm đồ án:
|
Ths.KTS. Vũ Nguyệt Minh
|
- Chủ trì kiến trúc, QH:
|
KTS. Tống Thị Mai Liên
|
- Kiến trúc:
|
KTS. Đoàn Văn Quân
|
|
KTS. Hà Diệu Hoàng
|
- Kinh tế xây dựng:
|
CN. Nguyễn Văn Thắng
|
- Giao thông:
|
ThS. KS. Phan Khánh Điệp
|
|
KS. Bùi Văn Sử
|
|
KS. Phạm Thế Anh Bích
|
- Chuẩn bị kỹ thuật:
|
Ths.KS. Đỗ Hoàng Hiệp
|
|
ThS. KS Nguyễn Thanh Huyền
|
- Cấp nước:
|
Ths.KS. Trương Quỳnh Phương
|
|
KS. Nguyễn Huyền My
|
- Cấp điện, TTLL:
|
Ths.KS. Võ Thanh Tùng
|
|
KS. Doãn Văn Giang
|
- VSMT, ĐMC:
|
Ths.KS Hoàng Đình Giáp
|
|
KS. Cung Việt Dũng
|
|
ThS. Phạm Trung Quân
|
- Quản lý kỹ thuật:
|
Ths.KS. Đoàn Trọng Tuấn
|
|
Ths.KTS. Phạm Hữu Hiếu
|
|
|
|
|
Mục lục
1. MỞ ĐẦU.. 6
1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 6
1.2 Cơ sở lập quy hoạch. 7
1.3 Quan điểm và mục tiêu lập quy hoạch. 9
1.4 Vị trí, phạm vi, quy mô và thời hạn lập quy hoạch. 11
1.5 Điều kiện tự nhiên: 11
2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG.. 12
2.1 Các nguồn tài nguyên. 13
2.2 Hiện trạng đô thị và nông thôn. 15
2.3 Hiện trạng sử dụng đất đai 17
2.4 Hiện trạng kinh tế và hạ tầng kinh tế. 19
2.5 Hiện trạng hạ tầng xã hội 22
2.6 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 27
2.7 Hiện trạng môi trường. 38
2.8 Rà soát đồ án quy hoạch, dự án đầu tư và tình hình thực hiện quy hoạch. 40
2.9 Tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. 44
2.10 Hệ thống quy hoạch nông thôn mới 49
2.11 Đánh giá tổng hợp hiện trạng. 50
2.12 Vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch phát triển vùng huyện Ba Chẽ. 51
3. TIỀN ĐỀ VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN.. 53
3.1 Tiềm năng, lợi thế. 53
3.2 Các tiền đề hình thành và phát triển xây dựng vùng huyện Ba Chẽ. 54
3.3 Các định hướng chiến lược. 55
3.4 Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chính. 55
3.5 Tầm nhìn, tính chất 57
3.6 Động lực phát triển. 57
4. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN.. 58
4.1 Dự báo phát triển kinh tế. 58
4.2 Dự báo phát triển dân số, lao động. 59
4.3 Dự báo phát triển đô thị: 59
a. Dự báo nhu cầu sử dụng đất xây dựng: 59
4.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 60
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG.. 62
5.1 Các chiến lược phát triển và nhóm giải pháp. 62
5.2 Mô hình cấu trúc phát triển. 63
5.3 Định hướng phát triển không gian. 66
5.4 Định hướng phát triển đối với từng phân vùng kiểm soát quản lý phát triển. 67
5.4.1 Phân vùng 1: Vùng đô thị, dịch vụ du lịch phía Tây. 67
5.4.2 Phân vùng 2: Vùng công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh thái 68
5.4.3 Phân vùng 3: Vùng đô thị - công nghiệp trung tâm.. 69
5.5 Định hướng phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng. 70
5.5.1 Cấu trúc hệ thống đô thị 70
5.5.2 Định hướng phát triển đô thị 70
5.5.3 Định hướng phát triển nông thôn. 72
5.5.4 Phân vùng kiểm soát phát triển. 75
5.6 Quy hoạch sử dụng đất đai 76
5.7 Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế. 78
5.7.1 Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 78
5.7.2 Định hướng phát triển Thương mại dịch vụ. 79
5.7.3 Định hướng phát triển Du lịch. 80
5.7.4 Định hướng phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. 83
5.8 Định hướng phát triển hạ tầng xã hội 85
5.8.1 Định hướng hệ thống trụ sở làm việc cơ quan hành chính. 85
5.8.2 Định hướng quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo. 86
5.8.3 Định hướng quy hoạch cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. 87
5.8.4 Định hướng quy hoạch cơ sở y tế. 87
5.8.5 Định hướng quy hoạch nhà ở. 88
6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT CẤP VÙNG.. 89
6.1 Định hướng giao thông. 89
6.2 Định hướng cao độ nền xây dựng, thoát nước mưa và phòng chống thiên tai: 92
6.3 Định hướng cung cấp năng lượng. 101
6.4 Định hướng viễn thông. 104
6.5 Định hướng cấp nước. 107
6.6 Định hướng thoát nước thải 110
6.7 Định hướng quản lý chất thải rắn. 112
6.8 Định hướng quản lý nghĩa trang. 113
6.9 Định hướng bảo vệ môi trường. 114
6.10 Hiện trạng môi trường. 114
6.11 Sự phù hợp giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường. 115
6.12 Xu hướng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch. 116
6.13 Xu hướng và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch. 117
6.16. Kết luận về Đánh giá môi trường chiến lược: 122
7. CHƯƠNG TRÌNH, CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ.. 122
7.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện. 122
7.2 Các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn ( Xem Phụ lục) 122
7.3 Nguồn lực thực hiện: 122
7.3.1 Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển vùng huyện Ba Chẽ. 123
7.3.2 Giải pháp huy động nguồn lực. 124
7.3.3 Điều kiện về chính sách phát triển du lịch. 124
7.3.4 Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với việc bảo tồn di sản văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải và các khu vực dự kiến triển khai du lịch cộng đồng nói chung. 125
8. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 126
8.1 Kết luận. 126
8.2 Kiến nghị 126
9. PHỤ LỤC.. 128
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
1.MỞ ĐẦU
1.1Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Ba Chẽ là huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, huyện có điều kiện tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp từ Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Hạ Long. Trong những năm qua, kinh tế của huyện có sự tăng trưởng nhưng chất lượng chưa thực sự bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiện nay Ba Chẽ vẫn là huyện còn rất khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, dư địa kinh tế thấp, cơ chế chính sách chưa hấp dẫn, khó khăn trong việc thu hút đầu tư và điều kiện phát triển trên các lĩnh vực.
Trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và cả nước, trên cơ sở đánh giá tình hình hiện trạng và dự báo bối cảnh mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ đã xác định mục tiêu trọng tâm giai đoạn phát triển mới là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng huyện nông thôn mới, quyết tâm đưa Ba Chẽ trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, được đưa vào Chương trình hành động nhiệm kỳ 2020-2025 là rà soát và lập các quy hoạch quan trọng cho Huyện theo tình hình phát triển mới trong đó có Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ.
Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/10.000) huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Ba Chẽ đã có những tiến bộ theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm 58,3%, nông lâm thủy sản chỉ còn chiếm 41,7%; có 5/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt 6/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới. Tuy nhiên có một số nội dung có yếu tố mới, cần phải điều chỉnh bổ sung quy hoạch để cập nhật các chỉ đạo chiến lược của Tỉnh, nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thu hút đầu tư. Cụ thể:
- Tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021, Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 03/3/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh và các định hướng quy hoạch của Tỉnh, Huyện.
- Cập nhật vào Quy hoạch xây dựng vùng huyện các định hướng của Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã phê duyệt. Đặc biệt là các định hướng tích hợp của Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 479/QĐ-TTg.
- Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai và đang hoàn thành một số dự án động lực lớn ảnh hưởng đến khu vực Ba Chẽ như cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, sân bay Vân Đồn, các khu vực công nghiệp cảng biển, khu vực dự kiến đầu tư Safari tại Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Các yếu tố mới này này tác động lên nhu cầu đầu tư tại Ba Chẽ, trong đó nhiều nhà đầu tư đã đến tìm hiểu đặt vấn đề với Huyện. Do đó cần có nghiên cứu cập nhật các đề xuất phát triển, làm rõ các kết nối và liên kết mới cấp vùng với Tiên Yên, Cẩm Phả, Bình Liêu, khu vực Bắc Giang, Lạng Sơn lân cận.
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện để làm cơ sở xác lập tiêu chí huyện nông thôn mới, khắc phục các tồn tại của các tiêu chí chưa đạt theo Quyết định 847/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND tỉnh Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 318/QĐ – TTg, ngày 08/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025; Quyết định 319/QĐ-TTg 2022 ngà 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời khắc phục được các bất cập về định hướng phát triển ngành, khu dân cư đô thị và nông thôn theo quy hoạch đã duyệt không còn phù hợp, tạo điều kiện hội nhập với các địa phương khác trong tỉnh về trình độ phát triển.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và nông thôn trong giai đoạn tới thì việc lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết.
1.2Cơ sở lập quy hoạch
a. Các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 21/12/2017;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019;
- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội, sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019;
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 18/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 về Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phú về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện, giai đoạn 2017 – 2020;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050.
- Quyết định số 4976/QĐ-UBND ngày 21/1282016 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2025 có xét đến 2035 (Hợp phần I Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV); Hợp phần II Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung hạ áp sau các trạm biến áp 110kV, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3873/QĐ-UBND ngày 13/10/2017);
- Quyết định số 479/QĐ-TTg ngày 07/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Các Luật chuyên ngành và văn bản dưới Luật khác có liên quan.
b. Các văn bản của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 3/3/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy Quảng Ninh"Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”;
- Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập, sáp nhập và đổi tên thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025.
- Văn bản số 1412/BCT-ĐL ngày 31/3/2022 của Bộ Công thương về việc điều chỉnh, bổ sung QH phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh (trong đó có đường dây và trạm 110Kv Ba Chẽ);
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;
- Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 3574/QĐ-UNBND ngày 16/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 15/2/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm và số lượng dự án công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Ba Chẽ.
- Quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Ba Chẽ.
- Kết luận số 354-KL/TU ngày 10/3/2022 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh về thông báo kết luận của Ban thường vụ Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện uỷ Ba Chẽ.
- Quyết định số 1384/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của UBND Tỉnh Quảng Ninh về điều chỉnh QH đường tỉnh 342 trong Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh.
- Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận huyện Ba Chẽ.
c. Các văn bản của huyện Ba Chẽ
- Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Ba Chẽ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 26/6/2020;
- Chương trình hành động số 01-Ctr/HU ngày 29/7/2020 của Huyện Uỷ về thực hiên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXv, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Nghị Quyết số 27/NQ-HĐND ngày 27/10/2021 của Hội đồng nhân dân huyện Ba Chẽ Khóa XX - Kỳ họp thứ Bốn về việc thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 14/6/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Ba Chẽ về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
d Cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn và tài liệu
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN: 01/2021/BXD (Ban hành theo thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5 /2021 của Bộ Xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD ngày 26/07/2015 của Bộ Xây dựng;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành của Việt Nam và những tài liệu khác có liên quan.
e. Cơ sở tài liệu, số liệu, bản đồ
- Hồ sơ Quy hoạch và chiến lược phát triển các ngành (giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp, công nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ .v.v...) huyện Ba Chẽ;
- Hồ sơ các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn mới, các dự án đầu tư đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Ba Chẽ;
- Các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu về khí tượng thủy văn, địa chất công trình, hiện trạng kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật... và các tài liệu khác có liên quan;
- Các bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/25.000, bản đồ vệ tinh;
- Các tài liệu, số liệu khác có liên quan.
1.3Quan điểm và mục tiêu lập quy hoạch
1.3.1. Quan điểm lập quy hoạch
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ phải đặt sự phát triển của vùng huyện Ba Chẽ trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh
- Phát triển hài hòa về kinh tế, an sinh xã hội, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Phát triển không gian vùng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện, khai thác tiềm năng lợi thế của vùng, phát triển có trọng điểm, trọng tâm theo chiến lược toàn diện và cân bằng.
- Phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của Tỉnh và các nguồn lực hiện có của huyện để phát triển ngành, lĩnh vực có lợi thế của địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát huy tiềm năng vị trí, quỹ đất và nguồn nhân lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh xu hướng áp dụng công nghệ cao vào nông lâm nghiệp định hướng thị trường;
- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nâng cao điều kiện sống người dân, phát triển nguồn nhân lực.
- Phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, các vùng chức năng, phù hợp với từng vùng miền. Tôn trọng tự nhiên, ứng phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Phát triển nông thôn mới phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện.
- Đảm bảo an ninh an toàn cho người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện mới.
1.3.2. Mục tiêu quy hoạch
- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo phù hợp với hiện trạng và nhu cầu phát triển xã hội của huyện.
- Phát huy thế mạnh về vị trí chiến lược của huyện, các tiềm năng về thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan, công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao vai trò vị thế của huyện.
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp, tiềm năng và lợi thế của địa phương để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, văn hóa – xã hội phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng an ninh vững chắc; mục tiêu xây dựng huyện Ba Chẽ giàu mạnh, văn minh, là huyện dẫn đầu trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh;
- Hình thành phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư nông thôn, phát triển không gian cho các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, du lịch dịch vụ; tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông và phân bố các công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn;
- Đề xuất phân bố không gian phát triển du lịch – dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng – công nghiệp, hệ thống hạ tầng xã hội, tổ chức phát triển giao thông và phân bố các công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn.
- Xây dựng các tiêu chí hướng tới hình thành huyện nông thôn mới điển hình, đảm bảo các tiền đề cho phát triển đô thị trung tâm huyện Ba Chẽ trong tương lai;
- Bảo vệ môi trường, di sản văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.
- Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý các quy hoạch, làm tiền đề thu hút đầu tư, định hướng phát triển hợp lý các nguồn lực nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện;
1.4Vị trí, phạm vi, quy mô và thời hạn lập quy hoạch
-
Vị trí
Huyện Ba Chẽ nằm giữa tỉnh Quảng Ninh, cách Trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 50 km về hướng Bắc. Huyện Ba Chẽ có diện tích 606,5 km², phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn và huyện Tiên Yên; phía Nam giáp Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
-
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng huyện: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Ba Chẽ, gồm 01 thị trấn Ba Chẽ và 07 xã (Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm).
+ Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam giáp Thành phố Hạ Long và Thành phố Cẩm Phả.
+ Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
-
Quy mô lập quy hoạch
Toàn bộ ranh giới hành chính huyện, diện tích 606,5 km²
-
Thời hạn lập quy hoạch
Thời hạn lập quy hoạch tuân thủ theo quy định của điều 23, Luật Xây dựng xác định. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch xây dựng vùng từ 20 năm đến 25 năm, tầm nhìn 50 năm; Căn cứ quy định, thời hạn lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ là đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050.
1.5Điều kiện tự nhiên:
-
Địa hình, địa mạo
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Khu vực nghiên cứu có địa hình dốc bị chia phức tạp bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300 - 500m so với mực nước biển. Độ dốc các dải đồi phần lớn từ 20 - 25o. Chủ yếu là đất dốc nên Ba Chẽ trồng rừng là chính và từ trước đến nay người dân Ba Chẽ cũng chỉ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp vì thế đất canh tác bị hạn chế. Con sông Ba Chẽ chạy dọc qua huyện chia huyện Ba Chẽ làm hai, đất đai mỏng kẹp giữa đồi núi cao và sông Ba Chẽ chưa được khai thác. Phía bờ Nam sông Ba Chẽ có địa hình phức tạp nhiều khe đồi và mương thấp xen kẽ, rất khó khăn cho công tác xây dựng. Mặc dù ở độ cao lớn nhưng sông Ba Chẽ về mùa lũ vẫn ảnh hưởng lớn đến toàn huyện. Nước sông dâng cao tràn vào hầu hết các khu ruộng trũng gây khó khăn đối với canh tác nông nghiệp và trở ngại cho giao thông.
Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
-
Khí hậu
Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình từ 21 - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 - 28oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 - 160C; nhiệt độ tối thấ p tuyệt đối vào thàng 1 đạt tới 10C.
2.TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG
* Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077 mm, nhỏ nhất là 1.086 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và phân hoá theo mùa tạo thành hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.
- Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhât là tháng 7 (490 mm).
- Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27 mm).
* Chế độ gió: Huyện Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
- Gió mùa Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Nam và Đông Nam, gió trung bình đạt từ cấp 2 -3.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của huyện là 83%, cao nhất và tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
-
Địa chất công trình
Toàn bộ huyện trải dài theo sông Ba Chẽ nên cấu tạo địa chất bao gồm các lớp đất sau: Trên cùng là lớp bùi tích sông aluvi bao gồm các lớp sét pha, cát pha màu vàng, màu hồng... dùng lớp thấu kính vát nhọn lên phía sườn dốc, bên dưới là các lớp đá tuổi trăm phong hoá triệt để, tạo các lớp sét pha cát màu đỏ vàng loang lổ lẫn ít hoặc nhiều sỏi sạn.
Kết quả khoan khảo sát một số công trình xây dựng có quy mô từ 3 tầng ¸ 4 tầng cho thấy:
Bề dầy các lớp bùi tích có thể từ 1m đến hơn 10 m.
Góc ma sát trong j = 200 ¸ 250; độ dính 0,1 ¸ 0,2; cường độ kháng nền từ 1,5 ¸ 2 kg/cm2.
Bề dầy các lớp đất phong hoá rất lớn vài chục mét.
Góc ma sát trong j > 200; Độ dính > 0,1; cường độ kháng nền lớn trên từ 1,8 kg/cm2.
Xuống sâu hơn 20 mét có thể gặp các lớp đá tuổi Jura màu đỏ bao gồm các thành phần tạo bọt kết rắn chắc.
-
Địa chất thủy văn
Hệ thống sông suối của huyện Ba Chẽ chịu ảnh hưởng sự chia cắt của địa hình đã hình thành nên hệ thống sông suối chằng chịt.
Sông Ba Chẽ là con sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của huyện được bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây Bắc chạy dọc theo các xã rồi đổ ra biển. Vùng ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của sông Ba Chẽ là thị trấn Ba Chẽ và vùng hạ lưu. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn ở thượng lưu thường gây lũ lụt, cốt ngập lụt thấp nhất là +6m.
2.1Các nguồn tài nguyên
-
Tài nguyên đất:
Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 3 nhóm đất chính. Nhóm đất phù sa (P), nhóm đất vàng đỏ (F) , nhóm đất nhân tác (NT). Trong đó, Đất vàng đỏ chiếm diện tích lớn 59068,79 ha chiếm 97,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ rộng hầu hết ở các xã trong huyện.
-
Tài nguyên nước
Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống mương dẫn nước tưới cho lúa và hoa mầu. Ngoài lượng nước mặt trên các con sông suối, Ba Chẽ còn có nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt.
Trong những năm gần đây do việc khai thác rừng cạn kiệt đã tàn phá thảm thực vật đầu nguồn làm giảm khả năng điều tiết nguồn nước giữa các mùa trong năm, đồng thời chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên nước của địa phương. Đó là tình trạng thiếu nước về mùa khô và dư thừa nước về mùa mưa.
Nhìn chung, trữ lượng nước của Ba Chẽ khá dồi dào, chất lượng nước đảm bảo, độ pH trung tính phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các con sông suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
-
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Ba Chẽ để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.
- Diện tích đất có rừng năm 2019 của huyện như sau:
+ Diện tích đất rừng sản xuất: 46051.54 ha.
+ Diện tích đất phòng hộ: 7.451,95 ha đất có rừng phòng hộ và 6.410,84 ha đất của Ban quản lý rừng có tiềm năng thành rừng phòng hộ.
Rừng tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại với nhiều loài cây gỗ có giá trị cao về kinh tế và giá trị về đa dạng sinh học như các loài: Lim xanh, Dẻ gai, Dẻ đá, Trám, Sến, Táu...
Rừng còn là nơi phân bố của các loài tre nứa phục hồi sau khai thác có thể khai thác làm nguyên liệu công nghiệp giấy, làm ván sàn tre và xây dựng. Ngoài ra rừng còn khá phong phú về các loại lâm sản phụ có giá trị cao làm dược liệu như: Ba Kích, Đẳng Sâm, Sa Nhân, .... và các loại song Mây, Ràng ràng làm nguyên liệu cho ngành mây tre đan xuất khẩu.
Trên diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều vùng có khả năng phát triển trồng rừng và các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây sưa, dó bầu,...
-
Hệ động, thực vật rừng
Rừng Ba Chẽ khá phong phú về chủng loại động, thực vật. Hệ thực vật chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, thích, … Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Trám…
Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành Mộc lan (Magnolio phyta): 951 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 58 loài; ngành Thông (Pinophyta): 11 loài. Trong đó có các loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Lim xanh, Sến mật, Sa nhân, Ba kích, đặc biệt là cây Trầu một lá là những loài dược liệu quý. Tuy vậy số lượng các cá thể quý, các loài cây gỗ có giá trị cao không còn nhiều.
Hệ động vật: Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: Thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài).
Tuy đa dạng về thành phần loài nhưng diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên số lượng các loài thú lớn không nhiều, nhiều loại chim quý ngày càng hiếm.
-
Tài nguyên khoáng sản
Sét: Một số trữ lượng đất sét phân bố ở vùng hạ lưu sông Ba Chẽ là nguồn tài nguyên có thể khai thác, chế biến sét nguyên liệu cho công nghiệp.
Đá xây dựng: Đá xây dựng chiếm diện tích khá lớn (20km2) thuộc thôn Bắc Cáy - xã Đồn Đạc (là đá mác ma, đá ryolit,...) nhân dân khai thác làm đá xây dựng, chưa có cơ sở khai thác làm đá ốp lát.
Cát, cuội, sỏi: Phân bố dọc sông Ba Chẽ hình thành các bãi, doi ở 2 bên bờ sông và lòng sông với trữ lượng dự tính 500- 8.000 m3 được bổ sung hàng năm qua mùa mưa, nhân dân địa phương đang khai thác làm vật liệu xây dựng.
-
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch Ba Chẽ chủ yếu là du lịch sinh thái với cảnh quan rừng núi, khe suối tạo nên những ngọn thác bên cạnh những rừng cây thiên nhiên thơ mộng. Bên cạnh đó, Ba Chẽ là huyện có 14 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng đặc sắc như múa Phùn Voòng, cấp sắc của người Dao, Lễ hội Lồng tồng, hát Then của đồng bào Tày, hát Sóong Cọ của dân tộc Sán Chỉ ... những phong tục tập quán sinh hoạt và canh tác khác nhau, những sản vật và món ăn độc đáo của đồng bào các dân tộc tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa chung. Bên cạnh đó huyện có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng như di tích Miếu Ông, Miếu Bà (Nam Sơn); Đình Làng Dạ (Thanh Lâm); lò Sứ cổ ở Nam Sơn ...
Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Ba Chẽ phát triển du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
-
Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển huyện Ba Chẽ gắn với lịch sử đấu tranh và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ba Chẽ là huyện có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 43,6%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 20,26%, dân tộc Tày chiếm 16,39%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 18,06%, còn lại là các dân tộc Sán Dìu, Thái, Mường, Nùng. Các dân tộc với bản sắc riêng của dân tộc mình như múa Phùn Voòng của dân tộc Dao, hát Then của dân tộc Tày, lễ hội Đình Làng Dạ - xã Thanh Lâm,...
Về lịch sử: Năm 1946 huyện Hải Chi được thành lập thuộc tỉnh Hải Ninh, sau đổi tên thành huyện Ba Chẽ. Đây còn là nơi căn cứ địa cách mạng của tỉnh Hải Ninh với khu căn cứ địa cách mạng Khe Lao thuộc 2 xã Lương Mông và Minh Cầm, hiện nay huyện Ba Chẽ đã hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận khu di tích lịch sử Khe Lao xã Lương Mông. Ba Chẽ là nơi giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây quê hương cách mạng Hải Chi với những con người chân thật, giản dị, cần cù lao động, dũng cảm trong chiến đấu, truyền thống tốt đẹp do luôn được phát huy trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng.
-
Tài nguyên cảnh quan
Ba chẽ là huyện miền núi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, rừng cây, thác nước như Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại xã Nam Sơn; Thác Đá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O, thác Lang Cang xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong xã Thanh Lâm; Thảo nguyên Khe Lầy xã Đạp Thanh, rất phù hợp với các điều kiện để phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
2.2Hiện trạng đô thị và nông thôn.
-
Đô thị:
Huyện Ba Chẽ có thị trấn Ba Chẽ đã được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 5/3/2012. Định hướng Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ (1/10.000) huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025 định hướng thị trấn Ba Chẽ là đô thị loại IV đến năm 2030.
Thị trấn Ba Chẽ có diện tích tự nhiên là 6,92 km2; dân số ( tính đến 31/12/2021) là 4.679 người.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, đa số các công trình phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của thị trấn với quy mô và trang thiết bị còn hạn chế. Việc quy hoạch phát triển đô thị và quản lý xây dựng đô thị chưa được quan tâm đúng mức, kiến trúc còn đơn điệu, phân khu chức năng chưa hợp lý. Đặc biệt, trong đô thị còn thiếu các công trình công cộng thiết yếu như công viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí,...Hệ thống giao thông trong nội thị còn hẹp, các công trình văn hóa thể thao còn ít.
Để phát triển thị trấn thực sự trở thành trung tâm của huyện, trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh quy hoạch thị trấn cho phù hợp đặc biệt về quy mô diện tích và định hướng phát triển không gian. Đáp ứng kịp thời mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
|
|
|
|
Hiện trạng hạ tầng đô thị Ba Chẽ
|
-
Nông thôn:
Ở một số khu vực, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm dân cư có ưu thế hơn về phát triển kinh tế, đặc biệt là thương mại, dịch vụ, là cơ sở hình thành các thị tứ nông thôn như Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm,... Đây là những điểm dân cư, cần được tính đến trong tương lai.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng (trường học, trạm y tế, chợ, sân bãi TDTT,…) còn thiếu. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần bố trí quỹ đất để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất & sinh hoạt.
Cảnh quan khu vực nông thôn các xã Lương Mông, Minh Cầm
-
Hiện trạng dân số, lao động
Tính đến 31/12/2021, toàn huyện có có 23.207 người trong đó nữ là 11.294 người chiếm 48,7% tổng dân số. Toàn huyện có 14 dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Dao, Ngái, Xơ Đăng, Sán Chay, Sán Dìu, Thổ, Co. Trong đó dân tộc Kinh chiếm 18,99%, Tày chiếm 15,6%, Dao chiếm 45,2%, Sán Chay chiếm 18,33%, còn lại các dân tộc khác chiếm số lượng không đáng kể.
Toàn huyện hiện có 13.850 lao động, chiếm 60% dân số, trong đó lao động nữ là 6.760 người chiếm 48,8%, lao động nam 7.090 người chiếm 51,2% dân số[U1] .
Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao: Thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Tổ chức 02 đợt sát hạch cán bộ công chức cấp xã, thị trấn 79 trường hợp [1].100% cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị có trình độ đại học và trên đại học, trong đó trình độ thạc sỹ từ 1,02% năm 2015, đạt 8,5% năm 2020[2]. Số lao động qua đào tạo là 8.778 người chiếm 63,5% (tăng 31,5% so với năm 2015), trong đó có bằng cấp và chứng chỉ nghề 5.357 người chiếm 38,8%. [3]
Bảng thống kê dân số và nguồn lao động năm 2021
Danh mục
|
Dân số trung bình năm 2021
|
Tổng
|
Thành thị
|
Nông thôn
|
23.207
|
4.679
|
18.528
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
4.679
|
4.679
|
|
Xã Thanh Sơn
|
1.850
|
-
|
1.850
|
Xã Thanh Lâm
|
2.251
|
-
|
2.251
|
Xã Đạp Thanh
|
2.438
|
-
|
2.438
|
Xã Nam Sơn
|
3.684
|
-
|
3.684
|
Xã Lương Mông
|
1.615
|
-
|
1.615
|
Xã Đồn Đạc
|
6.101
|
-
|
6.101
|
Xã Minh Câm
|
589
|
-
|
589
|
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ, số liệu tính đến 31/12/2021)
Dân số trung bình năm 2021 của toàn huyện là 23.207 người, trong đó dân số chia theo địa bàn thành thị là 4.679 người, nông thôn là 18.528 người.
Nhìn chung, dân số trên địa bàn huyện Ba Chẽ sinh sống tương đối ổn đinh, chuyển đến và chuyển đi của huyện Ba Chẽ chủ yếu do một số lượng nhỏ lao động ở địa phương khác đến địa bàn hoạt động kinh tế di chuyển qua lại chủ yếu một số ngành xây dựng. Còn lại là học sinh, sinh viên đi học ở các trường chuyên nghiệp. (30% số người chuyển địa phương là về từ các huyện trong tỉnh).
2.3Hiện trạng sử dụng đất đai
Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng diện tích tự nhiên của huyện là: 60.648,1 ha, trong đó đất nông nghiệp có 55.747,4 ha, chiếm 91,92 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 1.948,31 ha, chiếm 3,21 % tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 2.952 ha, chiếm 4,87 % tổng diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 60.648ha
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất toàn huyện năm 2021
Thứ
tự
|
Loại đất
|
Mã
|
Diện tích(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
I
|
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
|
|
60.648,10
|
100,00
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
NNP
|
55.747,40
|
91,92
|
1.1
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXN
|
2.042,51
|
3,37
|
1.1.1
|
Đất trồng cây hàng năm
|
CHN
|
1.548,77
|
2,55
|
1.1.1.1
|
Đất trồng lúa
|
LUA
|
897,47
|
1,48
|
1.1.1.2
|
Đất trồng cây hàng năm khác
|
HNK
|
651,30
|
1,07
|
1.1.2
|
Đất trồng cây lâu năm
|
CLN
|
493,74
|
0,81
|
1.2
|
Đất lâm nghiệp
|
LNP
|
53.441,63
|
88,12
|
1.2.1
|
Đất rừng sản xuất
|
RSX
|
46.012,51
|
75,87
|
1.2.2
|
Đất rừng phòng hộ
|
RPH
|
7.429,12
|
12,25
|
1.2.3
|
Đất rừng đặc dụng
|
RDD
|
-
|
|
1.3
|
Đất nuôi trồng thủy sản
|
NTS
|
50,98
|
0,08
|
1.4
|
Đất làm muối
|
LMU
|
-
|
|
1.5
|
Đất nông nghiệp khác
|
NKH
|
212,28
|
0,35
|
2
|
Đất phi nông nghiệp
|
PNN
|
1.948,31
|
3,21
|
2.1
|
Đất ở
|
OTC
|
221,35
|
0,36
|
2.1.1
|
Đất ở tại nông thôn
|
ONT
|
200,61
|
0,33
|
2.1.2
|
Đất ở tại đô thị
|
ODT
|
20,75
|
0,03
|
2.2
|
Đất chuyên dùng
|
CDG
|
594,09
|
0,98
|
2.2.1
|
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
|
TSC
|
10,82
|
0,02
|
2.2.2
|
Đất quốc phòng
|
CQP
|
14,81
|
0,02
|
2.2.3
|
Đất an ninh
|
CAN
|
0,45
|
0,00
|
2.2.4
|
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
|
DSN
|
42,50
|
0,07
|
2.2.5
|
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
|
CSK
|
46,57
|
0,08
|
2.2.6
|
Đất có mục đích công cộng
|
CCC
|
478,94
|
0,79
|
2.3
|
Đất cơ sở tôn giáo
|
TON
|
-
|
|
2.4
|
Đất cơ sở tín ngưỡng
|
TIN
|
4,09
|
0,01
|
2.5
|
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
|
NTD
|
96,67
|
0,16
|
2.6
|
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
|
SON
|
974,42
|
1,61
|
2.7
|
Đất có mặt nước chuyên dùng
|
MNC
|
57,01
|
0,09
|
2.8
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
PNK
|
0,68
|
0,00
|
3
|
Đất chưa sử dụng
|
CSD
|
2.952,39
|
4,87
|
3.1
|
Đất bằng chưa sử dụng
|
BCS
|
343,02
|
0,57
|
3.2
|
Đất đồi núi chưa sử dụng
|
DCS
|
2.609,37
|
4,30
|
3.3
|
Núi đá không có rừng cây
|
NCS
|
-
|
|
II
|
Đất có mặt nước ven biển (quan sát)
|
MVB
|
-
|
|
1
|
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản
|
MVT
|
-
|
|
2
|
Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn
|
MVR
|
-
|
|
3
|
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
|
MVK
|
-
|
|
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kiểm kê đất đai huyện Ba Chẽ đến ngày 31/12/2021 theo Báo cáo số 173/BC-UBND ngày 21/3/2022 của UBND huyện Ba Chẽ)
Hiện trạng sử dụng đất toàn huyện
2.4Hiện trạng kinh tế và hạ tầng kinh tế
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng do mở rộng đô thị, hiện đại hoá - công nghiệp hóa trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng tăng đáng kể trong những năm qua. Năm 2021, Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch khá tích cực, tăng nhanh tỷ trọng ngày công nghiệp – xây dựng: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 39,5%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 36,2%, Dịch vụ chiếm 24,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2020.
(1) Khu vực đô thị - thị trấn: Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tốc độ phát triển đô thị nhanh, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao nhưng quy mô mở rộng đô thị vẫn còn ở mức thấp. Trong những năm tới sẽ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ được hình thành ở thị trấn.
(2) Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi, bắt đầu hình thành hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực phi nông nghiệp. Các mô hình sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn được thành lập và phát triển nên đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, cung ứng vật tư kỹ thuật... phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế gia trại đang được nhân rộng và được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương.
Về thu – chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đặt 56,6 tỷ đồng, đạt 148,5% dự toán tỉnh giao, đạt 126 % dự toán huyện giao.
-
Thương mại – dịch vụ
Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2021 đạt: 370.772 triệu đồng, bằng 103% so với cùng kỳ, đạt 104,4% so với kế hoạch; tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 430.000 triệu đồng, bằng 104,9% so với cùng kỳ. Ngành dịch vụ thương mại của huyện trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể, chủ yếu trên lĩnh vực tư nhân có trên 800 hộ sản xuất kinh doanh. Thị trấn trở thành trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu hàng hóa, hành khách giữa các vùng trong và ngoài huyện với tổng giá trị thương mại hàng năm tăng bình quân 13,5%/ năm.
Toàn huyện có tổng số 5 chợ, gồm 1 chợ tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ và 4 chợ phiên tại trung tâm các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Tầu Tiên xã Đồn Đạc được đầu tư, cải tạo cơ bản hoàn thiện đạt tiêu chuẩn về nông thôn mới.
Hàng năm phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội chợ tại huyện đưa hàng Việt về nông thôn miền núi với quy mô từ 80-100 gian hàng. Tổ chức đưa các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia các Hội chợ, Lễ hội, triển lãm trong và ngoài tỉnh trung bình hàng năm từ 8-10 lượt, với khoảng từ 6-8 gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm nông, lâm sản đạt chuẩn OCOP của huyện.
Nhìn chung thương mại, dịch vụ đã đáp ứng được cung cấp hàng hóa tiêu dùng, vật tư sản xuất thiết yếu cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên chủng loại, chất lượng hàng hóa còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu hàng chất lượng cao của một bộ phận dân cư.
-
Về nông, lâm, ngư nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 2.189,4 ha, bằng 101,8% kế hoạch năm và 104,8% cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 8.053 tấn, bằng 121,1% kế hoạch năm và 108,6% cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp đạt những kết quả khả quan, diện tích trồng giống lúa mới, chất lượng cao, ngô, khoai lang, khoai sọ, măng mai[U2] … được mở rộng. Đến nay, huyện Ba Chẽ có 2 sản phẩm nằm trong danh mục chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 là Ba kích tím và Trà hoa vàng, là các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển thêm các sản phẩm OCOP khác như: Lá tắm người Dao, trà túi lọc từ bột trà hoa vàng, Nấm linh chi, Thanh long, mía tím cắt khúc hút chân không, khoai sọ độc củ, gạo nương...
Tình hình chăn nuôi năm 2021: Tổng đàn gia súc đạt thấp so với mục tiêu đề ra; song đàn lợn và đàn gia cầm có chiều hướng phát triển tăng trở lại. Theo báo cáo thống kê đến 01/10: đàn Trâu: 442 con, bằng 63,1% kế hoạch, bằng 77,7% cùng kỳ; đàn Bò: 1.437 con, bằng 71,9% kế hoạch, bằng 89,1% cùng kỳ; đàn Lợn: 1.971 con, bằng 98,6% kế hoạch, bằng 201,1% cùng kỳ; gia cầm: 85.463 con, bằng 95% kế hoạch, bằng 104% cùng kỳ.
Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, đúng định hướng, trồng rừng tập trung đạt 3.314,1 ha đạt 110,5% kế hoạch và bằng 86% cùng kỳ, trong đó: Trồng rừng gỗ lớn đạt 660 ha đạt 101,5% kế hoạch, bằng 81,2% so cùng kỳ; trồng cây dược liệu có bước đột phá, đạt 300,5 ha đạt 357,7% kế hoạch và bằng 1.099,1% cùng kỳ (chủ yếu cây quế), tạo đà thay thế dần cây keo, hoàn nguyên thảm thực vật, phát triển TTCN chế biến sản phẩm quế
(Nguồn: Số liệu tổng hợp; kiểm kê đất đai năm 2020 và Nguồn: Báo cáo số 582/BC-UBND ngày 02/12/2021 tình hình KTXH huyện Ba Chẽ 2021 và phương hướng năm 2022)
-
Về sản xuất công nghiệp – TTCN – Xây dựng
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh huyện Ba Chẽ hiện quy hoạch 02 CCN, hiện tại mới có CCN Nam Sơn đã được đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2017, còn lại CCN Đạp Thanh chưa được hình thành và đầu tư.
Mặc dù năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hướng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, song do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã được củng cố, đi vào chiều sâu trong những năm trở lại đây, ngoài ra một số cơ sở sản xuất lớn được hình thành, có thêm 01 nhà máy ngành sản xuất chế biến (tấm ván sàn) đi vào vận hành với quy mô vốn đầu tư 600 tỷ đồng sẽ tạo ra thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế của Huyện (Công ty CP sàn ANZ), nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ ổn định nên ngành Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ: Giá trị sản xuất thực hiện năm 2021 đạt 552.343 triệu đồng, tăng 31,3% so với cùng kỳ. Khai thác các sản phẩm chủ yếu cơ bản vượt cao so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm các sản phẩm chế biến tại địa bàn ước đạt 227.642 triệu đồng, bằng 491,1% KH tỉnh giao (46.352 triệu đồng), bằng 227,6% KH huyện giao (100.000 triệu đồng).
Phê duyệt và chỉ đạo quyết liệt thực hiện phương án di dời các cơ sở TTCN gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Kết quả hiện đã có 05/46 đơn vị thực hiện (02 cơ sở đã di dời đến điểm phù hợp quy hoạch và 03 cơ sở đã dừng hoạt động), thông báo Công ty TNHH1TV Lâm nghiệp Ba Chẽ dừng hoạt động và di dời trước ngày 31/12/2021 vào Cụm CN Nam Sơn hoặc địa điểm khác phù hợp với quy hoạch.
*Cụ thể hiện trạng các cụm công nghiệp tại huyện Ba Chẽ:
(1) Cụm công nghiệp Nam Sơn (đã thành lập và đi vào hoạt động)
* Giai đoạn 2021-2025
- Địa điểm: Xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ
- Diện tích: 47,55 ha; (giai đoạn 1: 28,5ha; giai đoạn 2: 19,05 ha).
- Tính chất: Sản xuất chế biến thực phẩm (trừ giết mổ gia xúc, gia cầm; sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột); sản xuất đồ uống (trừ chưng, tinh chất và pha chế các loại rượu mạnh; sản xuất rượu vang; sản xuất bia và mạnh nha ủ men bia); chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; sản xuất giường, tủ, bàn ghế; công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; khai thác, xử lý và cung cấp nước; thoát nước và xử lý nước thải; bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; hoạt động hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác; phục vụ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn theo Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật chung cụm công nghiệp: Cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 28,5 ha.
- Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng diện tích còn lại 19,05 ha: 165,220 tỷ đồng.
- Tình hình hoạt động: Đến nay đã thu hút được 07 nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào các lĩnh vực thủy sản, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng và vật tư y tế, diện tích 28,5 ha giai đoạn 1 cơ bản đã được lấp đầy. Tiếp tục chỉ đạo khẩn trương đầu tư giai đoạn 2 để phục vụ thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hiện đang tập trung lập bản đồ giải phóng mặt bằng, bản đồ thuê đất.
* Giai đoạn 2022-2030.
- Mở rộng từ 47,55 lên 75 ha (thêm 27,45 ha).
- Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng: 238, 074 tỷ đồng.
(2) Cụm công nghiệp Đạp Thanh
- Địa điểm: Xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ.
- Diện tích: 50 ha.
- Tính chất: sản xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản, sửa chữa cơ khí; phục vụ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn theo Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật chung cụm công nghiệp: Chưa đầu tư.
- Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng: 433,650 tỷ đồng
* Xây dựng: Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng 5 năm qua đạt 1.770 tỷ đồng để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện nước và các công trình công cộng... Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối từ huyện đến các địa phương: Tuyến đường 330, 342, 330B, 329 và tuyến đường từ thị trấn lên xã Minh Cầm song song với đường tỉnh 330. Giao thông kết nối giữa huyện với các xã và thôn bản được bê tông hóa 100%, cải tạo nâng cấp các tuyến đường tránh lũ trung tâm thị trấn, đường tránh lũ Tỉnh lộ 329, nâng cấp các điểm ngập lụt đường 330. Xây dựng 02 hồ chứa nước cung cấp nước sạch và tưới tiêu cho người dân (hồ nước Khe Mười xã Đồn Đạc; hồ nước Khe Lọng xã Thanh Sơn), năm 2020 triển khai xây dựng Hồ chứa nước cho 04 xã vùng cao... Hoàn thành và đưa vào sử dụng trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn; trường THCS Nam Sơn; trường tiểu học Nam Sơn, Chợ trung tâm huyện...
2.5Hiện trạng hạ tầng xã hội
* Về giáo dục – đào tạo:
Quy mô mạng lưới trường học các cấp học được sắp xếp lại hợp lý. Trên địa bàn hiện có: 21 trường học (MN: 07, có cấp Tiểu học: 05 ( trong đó có 1 trường liên cấp) , THCS: 09 ( bán trú 07, nội trú 01, liên cấp 06), THPT: 01) và 01 Trung tâm GDNN-GDTX. Có 70 điểm trường (giảm 19 điểm trường so với năm 2015); trong đó cấp mầm non có 34 điểm trường (27 điểm lẻ), cấp tiểu học có 31 điểm trường (22 điểm lẻ).
Tổng số học sinh năm học 2022 - 2023 dự kiến là 6.732, (tăng 210 học sinh so với năm học trước; MN: 1932; TH: 2452; THCS: 1.640; THPT:602; TT GDNN-GDTX:110).
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học do huyện quản lý được củng cố, chất lượng được nâng lên đáng kể, cơ bản đáp ứng tốt nhu dạy và học của toàn Ngành. Hiện đã có 96/128 giáo viên chưa đật chuẩn đang tự học nâng chuẩn ( MN: 18; TH: 56; THCS: 22), còn lại 27 người miễn đào tạo lại do không đủ thời gian công tác theo quy định (tối thiểu 84 tháng). Có 23 cán bộ và giáo viên đang theo học lớp Thạc sĩ quản lý giáo dục.
Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tích cực, có 8/8 xã, thị trấn được huyện công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 8/8 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 3/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2. Huyện Ba Chẽ đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2.
Triển khai thực hiện kế hoạch mở 06 lớp dạy nghề cho 120 lao động nông thôn đạt 120% KH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt đạt 67,6% (tăng 2,6% so với năm 2020); trong đó có văn bằng, chứng chỉ là 38,5% (tăng 0,5% so với năm 2020); tạo việc làm mới cho 552 lao động đạt 100,4% kế hoạch huyện giao.
|
|
Trường Tiểu học và THCS Lương Mông
|
Trường chuẩn Quốc gia, THCS thị trấn Ba Chẽ
|
Đánh giá chung:
Tại các điểm trường chính cơ sở vật chất, phòng học văn hóa và phòng học bộ môn cơ bản đảm bảo. Nhiều hạng mục đã được đầu tư, sửa chữa trong năm 2022.
- Một số trường do số lượng học sinh tăng, thiếu phòng học văn hóa. Các điểm trường lẻ cấp tiểu học chưa có phòng học bộ môn tin học và ngoại ngữ theo quy định. Một số trường có các hạng mục đầu tư đã lâu, xuống cấp cần phải nâng cấp và sửa chữa; các phòng học đang học tại các phòng chờ không đủ diện tích cần được mở rộng, cải tạo, nâng cấp.
- Nhiều điểm trường chưa có hệ thống nước sạch để phục vụ cho công tác dạy học, ăn nghỉ bán trú. Hiện các điểm trường lẻ chủ yếu dùng hệ thống nước chảy từ khe suối, không đảm bảo trong công tác kiểm định nước theo tiêu chuẩn nước sạch và đảm bảo đủ nước dùng nhất là trong mùa khô.
Trong điều kiện nguồn thu của huyện Ba Chẽ hàng năm còn hạn chế, UBND tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cấp kinh phí từ nguồn đầu tư công cho huyện Ba Chẽ để xây dựng thêm các phòng học còn thiếu; bổ sung các công trình nước sạch bằng giếng nước khoan về hệ thống lọc nước cho các điểm trường hiện chưa có nước sạch (theo kết luận của đoàn kiểm tra Phổ cập và xóa mù chữ của Sở Giáo dục và Đào tạo).
Cụ thể số Phòng học ngành giáo dục huyện Ba Chẽ còn thiếu cho năm học 2022 – 2023 là:
(1) Số phòng học văn hóa cần cải tạo xây mới do tăng số lượng học sinh: 03 phòng học của trường Trung học cơ sở Thị trấn.
(2) Số phòng học văn hóa cấp tiểu học cần xây mới do đang học tạm các phòng chờ của giáo viên, không đủ diện tích: 08 phòng của điểm trường Đồng Dằm, Bắc Cáp, Lang Cang, Khe Vang.
(3) Số phòng bộ môn cần xây mới đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục Phổ thông mới: 03 phòng cấp tiểu học Đồng Loong, Khe Tâm (Huyện Ba Chẽ có 22 điểm trường tiểu học, tuy nhiên đối với các điểm trường lẻ ít học sinh, phương án huyện không xây thêm phòng học bộ môn tin học và ngoại ngữ; chỉ trang sắm máy tính để bàn để học tin học, tránh lãng phí trong đầu tư).
(4) Xây dựng công trình nước sạch từ hệ thống giếng khoan và bể lọc cho 26 điểm trường các thôn xa.
* Về y tế:
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, phát triển, Trung tâm Y tế huyện và các trạm y tế được mở rộng, cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị theo hướng hiện đại, tổng đầu tư từ ngân sách trên 110 tỷ đồng . Mạng lưới quản lý, chăm sóc: 08 Trạm Y tế cấp xã, 03 Trạm Y tế lưu động, 73 Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, 90 Tổ COVID cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ y tế từng bước được chuẩn hoá, trình độ chuyên môn được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% thôn, bản có cán bộ y tế; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hàng năm đạt trên 98%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98%... Làm tốt công tác tuyên truyền, chủ động phòng ngừa, giám sát chặt chẽ không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn huyện. Chương trình mục tiêu y tế dân số được thực hiện đồng bộ, tuổi thọ bình quân được tăng lên 73,5 tuổi (tăng 0,5 tuổi với năm 2015); nhiệm vụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ, có hiệu quả.
Ngành y tế còn một số tồn tại: Việc đầu tư trang thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trong ngành có trình độ chuyên môn chưa cao, chậm được bồi dưỡng để nâng cao trình độ, việc đưa các bác sỹ làm việc tại trạm xá còn nhiều điều bất cập. Bên cạnh đó, cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, ngoài việc chuyên môn của nguồn nhân lực y tế nơi đây còn hạn chế, thì cơ sở hạ tầng, khả năng cung cấp dịch vụ chậm được cải thiện, chênh lệch nhiều so với các đơn vị y tế tuyến tỉnh.
Hiện nay, Sở Y tế đang tiếp tục đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất kết hợp với cải tạo và nâng cấp, mở rộng khuôn viên TTYT huyện Ba Chẽ và một số trang thiết bị y tế hiện đại (thực hiện theo Quyết định 4384/QĐ-UBND ngày 30/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh[U3] );
|
|
Trạm y tế xã Minh Cầm
|
Trạm y tế xã Lương Mông
|
Đánh giá chung
Ngành y tế còn một số tồn tại: việc đầu tư trang thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trong ngành có trình độ chuyên môn chưa cao, chậm được bồi dưỡng để nâng cao trình độ, việc đưa các bác sỹ làm việc tại trạm xá còn nhiều điều bất cập.
Do địa hình phức tạp, nền kinh tế kém phát triển hơn và dân cư thưa thớt hơn, các cơ sở y tế chưa được chú trọng đầu tư, chỉ có một trung tâm y tế trên toàn huyện với quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kém hiệu quả và chưa thực sự đồng bộ.
*Hệ thống công trình văn hóa, di tích:
Các thiết chế văn hoá tiếp tục đầu tư, sửa chữa nâng cấp và phát huy hiệu quả: 100% số xã, 73/73 thôn, khu phố có nhà văn hóa khang trang; đầu tư mới các sân bóng đá nhân tạo, bể bơi, nhà thi đấu đa năng [4]; 100% số thôn, khu được trang bị hệ thống loa truyền thanh, kịp thời thông tin các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
|
|
Nhà văn hoá thôn Bắc Xa – xã Đạp Thanh
|
Nhà văn hoá thôn Khe Tâm – xã Đồn Đạc
|
Bảng: Thống kê hệ thống thiết chế Văn hóa thể thao cấp thôn, khu ( Xem phụ lục)
Biểu tổng hợp trung tâm văn hoá thể thao cấp xã, thị trấn ( Xem phụ lục)
Các giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, nghệ thuật dân gian được phục dựng, bảo tồn [5]; đổi mới các hình thức tổ chức lễ hội gắn liền quảng bá các giá trị, các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai có hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký xây dựng gia đình văn hóa 2021, kết quả toàn huyện đăng ký đạt 5.113/ 5.473 = 93,4% . Ước thực hiện Gia đình văn hóa năm 2021 đạt 92%, tăng 2% so với năm 2020, Khu dân cư văn hóa: 73/73 = 100%. Chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thành tổ chức Đại hội TDTT lần thứ IX cấp cơ sở; cấp huyện đến nay đã tổ chức khai mạc Đại hội TDTT lần thứ IX và thi đấu xong 10/10 môn thi đấu trong chương trình Đại hội TDTT cấp huyện, đã tham gia 3 môn thi đấu tại Đại hội TDTT cấp tỉnh,
- Hệ thống các di tích: Có 1 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia (Miếu Ông-Miếu Bà). Hiện nay di tích hoạt động tốt, đã thành lập ban quản lý và phân công cụ thể thành viên ban quản lý di tích; hàng năm huyện chỉ đạo xã Nam Sơn tổ chức lễ hội vào đầu tháng 3 âm lịch, trong 5 năm thu hút hơn 25.000 lượt nhân dân đến tham quan.
- Có 3 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm:
+ (1) Di tích lịch sử - văn hóa căn cứ địa cách mạng Hải Chi (Đình Làng Dạ) tại thôn Làng Dạ, xã Thanh Lâm, được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận tại Quyết định số 3706/QĐ-UB ngày 16/10/2003. Di tích được đầu tư tôn tạo năm 2009, hoàn thành sử dụng năm 2011 với tổng kinh phí 10.461.827.000đ. Tổng diện tích 2.469,95m2, trong đó diện tích nhà chính 227,65m2. Hiện nay di tích hoạt động tốt, đã thành lập ban quản lý và phân công cụ thể thành viên ban quản lý di tích; hàng năm huyện chỉ đạo xã Thanh Lâm tổ chức lễ hội vào 9-10 tháng giêng âm lịch, trong 5 năm thu hút hơn 8.000 lượt nhân dân đến tham quan.
+ (2) Di tích lịch sử khu căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của tỉnh Hải Ninh, thôn Đồng Giảng B - Xã Lương Mông và thôn Khe Áng - xã Minh Cầm. Được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận tại Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 29/01/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Di tích có tổng diện tích 53.000m2, trong đó đất nằm trên địa bàn xã Lương Mông 44.000m2, đất nằm trên địa bàn xã Minh Cầm 9.000m2, di tích gồm 13 cơ quan, ban ngành của Tỉnh. Hiện chỉ còn vết tích nền nhà cũ của Ty Công an tỉnh trong diện tích rừng tự nhiên. Năm 2014, huyện thực hiện cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng. Hiện nay di tích chưa được đầu tư tư tôn tạo.
+ (3) Di tích lịch sử Lò sứ cổ Thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận tại Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 23/01/2014. Di tích có tổng diện tích 380.935m2. Năm 2015, thực hiện cắm mốc khoanh vùng bảo vệ với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Hiện nay di tích chưa được đầu tư tôn tạo. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Ba Chẽ phát triển du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
Bảng: Danh mục cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng huyện Ba Chẽ ( Xem Phụ lục)
- Du lịch, lễ hội
Xây dựng và triển khai đạt kết quả bước đầu Đề án phát triển du lịch huyện Ba Chẽ, Đề án bảo tồn bản sắc văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn. Huy động các nguồn lực trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử Miếu Ông, Miếu Bà và xây mới chùa Trúc Lâm Bảo Quốc Ba Chẽ thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa, tâm linh; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống... Qua đó đã thu hút ngày càng đông du khách tới thăm quan, trải nghiệm, bình quân khoảng 27.500 lượt người/năm, tăng 20.000 lượt. Công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, di tích, lễ hội được thực hiện theo quy định; lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gồm: di tích lịch sử đình Đồng Chức - xã Lương Mông, lễ nhảy lửa của người Dao, nghi lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y (Phùn Voòng), trang phục truyền thống của người Sán Chay. Xây dựng phương án quản lý di tích cấp Quốc gia Miếu Ông, Miếu Bà và Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc Dao, xã Nam Sơn; Phương án quản lý danh thắng thác Lang Cang, xã Đồn Đạc so với năm 2015.
- Các điểm du lịch: Huyện Ba Chẽ gồm 03 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận theo Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 28/3/2016.
(1) Di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà: Ban quản lý di tích đã thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn du khách thăm quan, viếng cảnh; bố trí khu trưng bày bán hàng tại điểm di tích; tháng 11/2016, huyện đã đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng đảm bảo công tác vệ sinh môi trường; xây dựng bờ kè dài 299 (mét) và bến thuyền đảm bảo cho phương tiện vận chuyển hành khách thăm quan Miếu Bà và du thuyền trên sông Cổ Ngựa; đầu tư thêm 01 thuyền với sức chữa 20 người/lượt.
(2) Đối với điểm di tích lịch sử Đình Làng Dạ: Ban quản lý di tích đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan và đảm bảo các nguyên tắc quản lý; duy trì tổ chức lễ hội hàng năm; xây dựng 01 sân khấu phục vụ cho tổ chức các hoạt động trong lễ hội; trồng hoa, cây xanh (quất) xung quanh khu vực Đình.
(3) Đối với điểm Chợ Trung tâm: Ban quản lý chợ duy trì thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp các gian hàng kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tiếp cận và phục vụ du khách; duy trì chợ phiên của các dân tộc ngày mùng một và rằm hàng tháng (âm lịch); tháng 11/2016 huyện đã xây dựng 01 gian hàng 120m2 bày sản phẩm OCOP địa phương; nâng cấp, mở rộng Chợ Trung tâm theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 với tổng mức đầu tư 4.627,148 triệu đồng. Chợ gồm 02 tầng (tầng 1 và tầng trệt: tổng diện tích sàn là 3.113m2 trong đó tầng 1 là 1.526m2 , tầng trệt là 1.587m2) với 158 gian hàng.
- Hạ tầng du lịch:Cơ sở lưu trú: Toàn huyện gồm có 08 cơ sở lưu trú với sức chứa 73 phòng (gồm 60 phòng đôi, 13 phòng đơn), các cơ sở lưu trú đều đạt điều kiện về đón tiếp khách lưu trú du lịch.
- Điểm mua sắm: Gồm 02 điểm mua bán nhỏ phục vụ nhu cầu khách du lịch (Siêu thị Bình An, cửa hàng OCOP), chất lượng hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất sứ.
- Lễ hội: Trong năm 2020 toàn huyện tổ chức các lễ hội nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh giá trị truyền thống văn hóa Ba Chẽ: Tổ chức lễ hội Đình Đồng Chức – xã Lương Mông; lễ hội Đình Làng Dạ - xã Thanh Lâm; Lễ đón nhận Bằng di tích cấp Quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà; Hội Trà hoa vàng lần thứ III và lễ hội Bàn Vương năm 2020.
(Nguồn: Báo cáo số 34/BC-VHTT ngày 24/01/2021 của phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Chẽ)
2.6Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
-
Giao thông
Huyện Ba Chẽ là huyện miền núi, chưa có tuyến cao tốc và quốc lộ nào đi qua, chỉ có các tuyến đường tỉnh kết nối với các khu vực xung quanh. Đường thủy chỉ có sông Ba Chẽ phục vụ vận tải còn hạn chế.
a) Về đường bộ:
- Đường tỉnh:
+ Đường tỉnh 329 điểm đầu Quốc lộ 18A, phường Mông Dương, Thành phố Cẩm Phả đến khu 6 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, chiều dài 30,204km, đoạn qua địa phận Ba Chẽ dài 15,904km; đã được bê tông hoá, Bm = 6,5m, Bn = 7,5m;
+ Đường tỉnh 330 điểm đầu Quốc lộ 18A, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đến đèo Kiếm xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, chiều dài 63,1km, đoạn qua địa phận Ba Chẽ dài 59,7km; đã được bê tông hoá, Bm = 3,5m, Bn = 6,5m;
+ Đường tỉnh 330B từ Quốc lộ 18A, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên đến xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, chiều dài 10km, đã được bê tông hoá, Bm = 6m, Bn = 9m
+ Đường tỉnh 342 điểm đầu giao nhau với Đường tỉnh 326 tại Km8+100 xã Sơn Dương, Thành phố Hạ Long đến điểm cuối Km60+500 khu Đèo Líu xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ giáp xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, chiều dài 60,5km, trong đó qua địa phận Ba Chẽ dài 22,64 km; đã được bê tông hoá, Bm = 3,5m, Bn = 5-6,5m;
- Đường huyện: 6 tuyến chiều dài 66km, cơ bản đã được bê tông hóa, Bm= 3,5 m, Bn=5,5m.
- Đường cấp xã: 37 tuyến, chiều dài 105,7km, đã được bê tông hóa, kết nối liên thông.
- Đường thôn bản: 267 tuyến, chiều dài 108,2km, đã được bê tông hóa, kết nối liên thông đến các thôn bản.
- Đường đô thị gồm 10 tuyến, chiều dài 15,68km, kết cấu bê tông nhựa
b) Đường thủy: Huyện Ba Chẽ có hệ thống sông suối khá dày đặc, với sông Ba Chẽ là con sông lớn nhất với chiều dài trên 80km, có điều kiện để phát triển giao thông thủy; tuy nhiên hiện nay việc khai thác còn hạn chế do luồng sông nhỏ hẹp, bị đất, cát bồi lắng nhiều.
Đánh giá chung:
- Đặc điểm của hệ thống giao thông huyện Ba Chẽ để phù hợp với địa hình đồi núi bám sát đường đồng mức đảm bảo độ dốc tối thiểu, nên hệ thống đường ngoằn ngoèo, các nút giao thông phức tạp có nhiều độ dốc lớn, chiều dài thay đổi độ dốc nhỏ. Tuy vậy tuyến đường chính của huyện hiện tại có thể làm cái sườn cho việc phát triển huyện.
- Giao thông của huyện Ba Chẽ tại thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng yêu cầu. Giao thông đến trung tâm huyện đã có các tuyến quốc lộ đi qua; đồng thời đã có 100% đường trục xã, liên xã được cứng hóa, bên cạnh đó hệ thống các đường thôn xóm cũng đã được đầu tư đảm bảo đi lại thuân lợi.
- Các tuyến đường giao thông được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hoàn thiện theo tiêu chí nông thôn mới và đạt 100% tiêu chí hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.
- Các tuyến đường giao thông liên huyện đã phát huy hiệu quả trong kết nối giao thông, phục vụ đi lại của nhân dân, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
- Các tuyến đường giao thông nội huyện được kết nối từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đến các thôn, nhiều tuyến ngõ xóm đã được cứng hóa, phục vụ tốt cho đời sống, sản xuất của nhân dân. Hệ thống giao thông đường bộ hầu hết đã có các tuyến đường kết nối đến các điểm du lịch.
-
Hiện trạng cao độ nền xây dựng
Đánh giá địa hình huyện Ba Chẽ là một Huyện miền núi địa hình phức tạp không thuận lợi cho việc phát triển quy hoạch xây dựng, độ dốc nền nhỏ nhất là 1% lớn nhất từ 25 % đến 30%, vùng núi cao trên 30%.
Hiện tại khu dân cư và các trung tâm hành chính nằm rải rác ven trục đường chính chủ yếu trên các khu đất bằng phẳng. Tại trung tâm thị trấn cao độ nền hiện trạng các công trình xây dựng từ 10÷50(m). Khu vực các xã Lương Mông; Minh Cầm; Đạp Thanh; Thanh Lâm; Thanh Sơn; Đồn Đạc các công trình nhà dân xây dựng tại cao trình 50÷150(m). Khu vực cao hơn hầu như chưa khai thác xây dựng.
Tình hình lũ lụt khi gặp triều cường mưa lớn nước lũ dồn về phía sông Ba Chẽ làm cho mực nước sông dâng cao đến cốt 11 m theo cốt bản đồ mốc quốc gia.
Sơ đồ đánh giá cao độ nền huyện Ba Chẽ (GIS).
-
Thoát nước mặt
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt chủ yếu được đầu tư tại thị trấn, trung tâm các xã và một số khu dân cư mới. Còn lại tại các thôn chủ yếu là hệ thống thoát nước mặt theo địa hình tự nhiên và sông suối hiện trạng.
Nước mưa chảy tự nhiên đổ xuống vùng trũng đưa vào suối mương tự nhiên rồi đổ ra sông Ba Chẽ, nước sinh hoạt cũng tự chảy và tự ngấm một số khu dân cư tập trung ở trung tâm thị trấn và các xã đều dùng vệ sinh tự thấm.
-
Hiện trạng công trình thủy lợi
Toàn huyện Ba Chẽ hiện có khoảng 133 đập dâng nước lớn nhỏ, và 99 km kênh dẫn nước đảm bảo 315 ha vụ chiêmvà 209 ha vụ mùa. Hầu hết các đập đều nhỏ, thiết kế dạng đập tràn; một số kênh mương chưa được kiên cố, mùa mưa thường sụt lở. Khả năng tưới mới đạt khoảng 20% diện tích gieo trồng của huyện[U4] . Hồ sơ quy hoạch chỉ thể hiện được vị trí các hồ chứa nước chính, các đập tràn, hồ nhỏ sẽ chính xác vị trí ở các quy hoạch cấp dưới.
STT
|
Danh mục đập chứa nước
|
Đơn vị tính
|
Đến năm 2021
|
|
|
|
|
A
|
TÀI SẢN GIAO QUẢN LÝ, KHAI THÁC
|
|
|
|
|
I
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Lương Mông)
|
|
|
|
|
1
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
10
|
|
|
|
Đập Đồng Rội 1
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đồng Rội 2
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đồng Lẻo
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Cổ Ngựa
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe táo
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đồng Cầu
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tráng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập khe Vang
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Ruộng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Nà
|
Cái
|
1
|
|
|
II
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Minh Cầm)
|
|
1
|
|
|
1
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
7
|
|
|
|
Đập Co phát (Đồng Quánh)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Thâm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đồng Trao
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tum
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Câm Cang
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đồng Chang
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập nước Co lặc(Khe cà)
|
Cái
|
1
|
|
|
III
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Đạp Thanh)
|
|
|
|
|
1
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
20
|
|
|
|
Đập Co Ngoa
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Ngờ
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà hác
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Bắc Tập
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Năng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Ốc pui sạn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập khe mươi
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập số 1
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập số 2
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập số 3
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập số 4
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Hấu
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe O
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Cún Và
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Sán Mỉ
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Gia
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Mươi
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Sa
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Mìn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Mầu
|
Cái
|
1
|
|
|
IV
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Thanh Lâm)
|
|
|
|
|
1
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
21
|
|
|
|
Đập Nà Chiêm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Trạng I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Trạng II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Lùng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Xóm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Pam
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Ốn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Man
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tập I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Dít
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tập II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Vài to
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Xóm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Tài Tồng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Vàng Chè I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Vàng Chè II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tính I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Tính II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Mạ
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Pàng Trà
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Lìn
|
Cái
|
1
|
|
|
V
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Thanh Sơn)
|
|
|
|
|
1
|
Hồ chừa nước
|
|
1
|
|
|
|
Hồ chứa nước Khe Trọng Trong
|
Cái
|
1
|
|
|
2
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
12
|
|
|
|
Đập tài cạu
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Bắc Văn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Phít
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Lấp
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Lìn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Hoàng Bình
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Vằng Mồn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập váng cáu vai
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập gốc khế
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Kha to
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập thác dài
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Lào
|
Cái
|
1
|
|
|
4
|
Nhà quản lý công trinh
|
|
1
|
|
|
|
Nhà quản lý Hồ chứa nước Khe Lọng Trong
|
Cái
|
1
|
|
|
VI
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Nam Sơn)
|
|
1
|
|
|
1
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
12
|
|
|
|
Đập Khe Tâm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Ngàn Háng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Vườn Ươm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Nam Hả Trong
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe KT5 - Nam hả
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Ngòi Sú
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Lỷ Tài
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Than
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Trần Phạt
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Trương Đường
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Dầy
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Cô Hồng
|
Cái
|
1
|
|
|
VII
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND xã Đồn Đạc)
|
|
|
|
|
1
|
Hồ chừa nước
|
|
1
|
|
|
1.1
|
Hồ lớn
|
|
1
|
|
|
|
Hồ chứa nước Khe Mười
|
Cái
|
1
|
|
|
2
|
Đập ngăn nước
|
Cái
|
49
|
|
|
|
Đập Khe quân
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Phốc
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Thia
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpNà Chèn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Mò
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Kẻ
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Hiển
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Bản trang
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Xóm cũ (Hố Bom)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Bằng Giềng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpNà Háy
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Cao Tôn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe vai
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Dài
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpTài lò
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Cúc
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpKhe Lầm
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpTắc Hợp (Đầm Tròn)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Vai Ngoài (Báo Sám)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Sâu (Lẻng Khì)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe O
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Nhai (Khe Mằn)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe tẩu I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpKhe tẩu II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Tài Tồng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Phật chỉ I
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà lẽ Ngoài
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Kẹp Loóng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Vàng ngoài
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Bắp
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Vằn Khoa
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Pắc Cáy II
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Tắc Ỳ
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Gấu
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe lệnh
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập A Ki
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đá Lợn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nước đừng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Hàu Nia (Tằng Nịp)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
ĐậpĐầu Nguồn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Lý Sơn
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Vằn Sống Khe 10
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Văn Thông
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Mười
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Nà Phốc 2
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Đầu Rồng
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Nhai (Làng Cổng)
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Ông Đá
|
Cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khe Quân (tưới cho cánh đồng Nà Thia)
|
Cái
|
1
|
|
|
4
|
Nhà quản lý công trinh
|
|
1
|
|
|
|
Nhà quản lý hồ chứa nước Khe Mười
|
Cái
|
1
|
|
|
VIII
|
Đơn vị được giao quản lý (UBND Thị trấn)
|
|
1
|
|
|
1
|
Đập
|
Cái
|
2
|
|
|
|
Đập Khe Lăng
|
cái
|
1
|
|
|
|
Đập Khu 3 A
|
cái
|
1
|
|
|
-
Hiện trạng tình hình mưa lũ, thiên tai:
-
Tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện:
Trên lưu vực sông Ba Chẽ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm đến 85% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt, mưa, lũ thường tập trung xuất hiện vào các tháng 7 và 8. Riêng lượng mưa của 2 tháng này cộng lại chiếm tới 39% tổng lượng mưa năm, thường xuyên gây lũ lụt nghiêm trọng trên địa bàn huyện. Tổng hợp các trận lũ lớn xuất hiện gần đây cho thấy, lũ lớn thường xuất hiện do các trận mưa liên tục, có 1 đỉnh kéo dài trong vòng 2 đến 3 ngày (như Hình 2). Kết quả tính toán của đề án cho thấy, lượng mưa 3 ngày lớn nhất (được tính trung bình từ 3 trạm đo mưa lân cận lưu vực sông Ba Chẽ là Tiên Yên, Sơn Động, Uông Bí) rất lớn, biến động trong khoảng từ 107 mm đến 413 mm, trung bình khoảng 221 mm, gây ngập lụt trên diện rộng.
Theo thống kê, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa của các trận mưa có xu hướng gia tăng. Lượng mưa trung bình 3 ngày lớn nhất trong 11 năm gần đây từ năm 2008 đến nay (224 mm) cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn so với giai đoạn 1965 – 2007 (219 mm). Trong giai đoạn này, năm nào cũng xảy ra ít nhất một trận lũ lớn trong đó có 4 năm xuất hiện 1 trận lũ lớn và 7 năm xuất hiện 2 trận lũ lớn. Ba trận lũ rất lớn trong giai đoạn này xuất hiện ở các năm 2008 (413 mm/3 ngày), 2015 (331 mm/3 ngày) và 2017 (289 mm/3 ngày). Nếu xu thế này tiếp tục trong những năm tiếp theo và không có biện pháp ứng phó kịp thời, dự báo thiệt hại gây ra bởi lũ lụt cho huyện Ba Chẽ sẽ tăng lên đáng kể.
Về đặc điểm dòng chảy, vùng lưu vực sông Ba Chẽ có dòng chảy năm biến đổi không nhiều, chế độ dòng chảy của sông Ba Chẽ phản ánh rõ chế độ mưa. Môđun dòng chảy năm của sông Ba Chẽ thuộc loại trung bình trong tỉnh đạt gần 45,3 l/s.km2. Về dòng chảy lũ, do địa hình dốc, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi mưa lũ gặp thuỷ triều lên, khi có mưa mực nước dâng cao đột ngột, hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay. Một số đặc điểm của lũ trên lưu vực sông Ba Chẽ được mô tả như dưới đây:
- Lũ chính vụ xuất hiện trong các tháng mùa lũ từ tháng 6, 7,8, 9 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
- Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4, tháng 5 gây ra do những trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do trải qua mùa khô nên đỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m.
- Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, tháng 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 m - 2,5m do tổn thất lũ ít hơn.
Tuy nhiên, cá biệt có những năm lũ sớm và lũ muộn xuất hiện đỉnh lũ lớn, vượt cả lũ chính vụ trung bình hàng năm.
Hình : Ước tính diện tích tập trung nước, thời gian chảy truyền và lưu lượng đỉnh lũ (năm 2008 và 2018) từ thượng lưu về các nhánh sông chính trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Ba Chẽ
* Các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt và sạt lở đất
- Thị trấn Ba Chẽ:
+ Khu vực có nguy cơ ngập úng: Các khu phố 2, 3, 3A, 4, 5, 6, 7. Thời gian ngập kéo dài 1-2 ngày, độ sâu ngập nước 1.5 – 2 m có nơi ngập đến 3 m.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở: Khu phố 1, 5, 6, 7
+ 119 hộ bị ngập trong đó 4 hộ thuộc khu 2, 17 hộ thuộc khu 3, 6 hộ thuộc khu 3A, 42 hộ thuộc khu 4, 28 hộ thuộc khu 5, 6 hộ thuộc khu 6 và 16 hộ thuộc khu 7.
+ 21 hộ có nguy cơ ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất trong đó có 9 thuộc khu phố 1, 7 hộ thuộc khu phố 5, 1 hộ thuộc khu phố 6, 4 hộ thuộc khu phố 7.
- Xã Lương Mông:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: Khu vực Cống Roi-thôn Đồng Giảng B, Khu vực Khe Giấy-thôn Khe Giấy, khu vực thôn Bãi Liêu.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: đoạn đường Thôn Đồng Giảng B đi thôn Khe Giấy (dài 4 km), đoạn đường từ thôn Bãi Liêu đi thôn Khe Là (dài 2km).
+ 8 hộ khu vực cầu Nà Ta thông Đồng Giảng B bị ngập úng
+ 3 hộ thôn Bãi Liêu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở
- Xã Minh Cầm:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: thôn Đồng Doong.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: đoạn đường từ thôn Đồng Doong đi thôn Khe Áng, đoạn đường từ thôn Đồng Tán đi thôn Đồng Quánh.
+ 4 hộ thôn Đồng Doong bị ngập lụt
- Xã Đồn Đạc
+ Khu vực có nguy cơ ngập úng: một số khu vực ngầm tràn thôn Lang Cang, ngầm khe Mằn, đường khe Vang, Nà Làng, Lang Cang; hồ Khe Mười, Cầu Tân Tiến. Thời gian ngập từ 1-2 ngày, độ sâu ngập từ 1.5 đến 2 m.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: Tại khu đầu thôn Làng Han từ cửa gió đi đầu thôn.
+ 1 hộ thuộc thôn Nà Bắp, 1 hộ thôn Khe Mằn, 1 hộ tại thôn Nam Kim và một nhóm hộ thuộc thôn Tân Tiến trong diện ngập lụt.
+ 4 hộ thuộc khu Làng Han có nguy cơ bị sạt lở;
- Xã Đạp Thanh:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: thôn Khe Xa và Bắc Tập
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: tuyến đường từ Đạp Thanh đi Ba Chẽ, tuyến trung tâm xã vào xóm Đình, Xóm Mới, Đồng Dằm, Đồng Khoang.
+ 3 hộ nguy cơ bị ngập lụt trong đó có 1 hộ ở thôn Bắc Tập và 2 hộ ở thôn Khe Xa
- Xã Thanh Lâm:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: Tuyến tỉnh lộ 330 từ trung tâm xã đi Pha lán có 3 điểm ngập và từ cuối xã đến cuối thôn Khe Ôn có 4 điểm ngập, làng Dạ, thôn Pha Lán, Khe Tính, Vằng Chè.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: Ven các sườn núi qua sông suối tuyến tỉnh lộ 330.
+ 8 hộ bị ngập trong đó 4 nhà ở thôn Làng Dạ và 4 hộ ở thôn Thôn Khe Nháng.
+ 2 hộ thôn Khe Tính có nguy cơ sạt lở
- Xã Thanh Sơn:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: Tràn Khe Pụt trong - Khe Nà, Cầu tràn Khe Pụt ngoài, Loỏng Toỏng, một số điểm cống hộp: Khe Kha to, Thác Lào, Khe Lọng Ngoài, Khe Bùn, Khe Cát.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: tuyến Khe Lọng Ngoài - Lọng Trong - Bắc Văn, đường 330 qua địa phận Thác Mó, khu vực đối diện thôn Thác Lào.
+ Số hộ dân bị ngập lụt là 2 hộ với 5 nhân khẩu thôn Khe Lọng Ngoài.
- Xã Nam Sơn:
+ Khu vực có nguy cơ bị ngập úng: Tràn Nam Hả Trong, Nam Hả Ngoài, Cái Gian, Khe Hố.
+ Khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá: tuyến tỉnh lộ 330 Hải Lạng - Ba Chẽ, tỉnh lộ 329 Mông Dương - Ba Chẽ, tỉnh lộ 330B Nam Hả Trong - Cửa Cái, tỉnh lộ 330B Nam Hả Trong - Cửa Cái.
+ Số hộ bị ảnh hưởng ngập lụt là 82 hộ trong đó 5 hộ thuộc thôn Nam Hả Trong, Nam Hả có 45 hộ, Khe Tâm có 33 hộ.
-
Cấp nước
-
Hiện trạng công trình đầu mối cấp nước
Trạm cấp nước Ba Chẽ công suất 1.250 m3/ngđ thuộc Xí nghiệp nước Miền Đông quản lý. Trạm cấp nước Ba Chẽ cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn[U5] và thôn Tân Tiến xã Đồn Đạc. Nguồn cấp nước từ sông Ba
7 xã có 49 công trình cấp nước trong đó có 48 công trình cấp nước tự chảy và 1 công trình cấp nước bơm dẫn. Công trình cấp nước bơm dẫn tại xã Đạp Thanh cấp nước sinh hoạt cho 6 thôn xã Đạp Thanh gồm Bắc Xa, Khe Xa, Khe Phít, Khe Mầu, Bắc Tập, Hông Tiến.
Dự án công trình cấp nước tập trung xây dựng tại xã Lương Mông nguồn nước hồ Khe Lừa xã Lương Mông cấp nước sạch cho 4 xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm hiện đang được đầu tư xây dựng.
Bảng hiện trạng công trình cấp nước khu vực 7 xã
TT
|
Xã
|
Công trình bơm dẫn
|
Công trình cấp nước tự chảy
|
1
|
Lương Mông
|
|
5
|
2
|
Minh Cầm
|
|
4
|
3
|
Đạp Thanh
|
1
|
4
|
4
|
Thanh Lâm
|
|
9
|
5
|
Thanh Sơn
|
|
9
|
6
|
Nam Sơn
|
|
7
|
7
|
Đồn Đạc
|
|
11
|
|
Tổng cộng
|
1
|
49
|
-
Hiện trạng sử dụng nước
Thị trấn Ba Chẽ có tỷ lệ cấp nước khoảng 80%.
7 xã có tỷ lệ cấp nước từ công trình cấp nước tập trung là 65%. Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn 7 xã đạt 98,81%.
Bảng hiện trạng sử dụng nước
TT
|
Xã
|
Số hộ gia đình
|
Sử dụng nước
từ công trình tập trung
|
Tỷ lệ hộ dùng
nước hợp vệ sinh (%)
|
Số hộ
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Lương Mông
|
406
|
298
|
73,4
|
99,75
|
2
|
Minh Cầm
|
142
|
100
|
70,4
|
99,3
|
3
|
Đạp Thanh
|
582
|
415
|
71,3
|
98,8
|
4
|
Thanh Lâm
|
550
|
341
|
62,0
|
99,64
|
5
|
Thanh Sơn
|
443
|
288
|
65,0
|
99,1
|
6
|
Nam Sơn
|
782
|
415
|
53,1
|
98,21
|
7
|
Đồn Đạc
|
1472
|
988
|
67,1
|
98,4
|
|
Tổng cộng
|
4377
|
2845
|
65,0
|
98,81
|
-
Cấp điện
Huyện Ba Chẽ được cấp điện từ 02 nguồn chính: Nguồn điện từ lộ 372 E5.6 – trạm 110 kV Tiên Yên có tiết diện dây đường trục AC70, chiều dài 17,6 km, nguồn điện từ lộ 379 E5.1 – trạm 110 kV Mông Dương có tiết diện đường trục AC95, chiều dài 24,8 km. Hiện nay cả 02 nguồn trên đang đầy tải.
Số trạm biến áp trên địa bàn huyện: 77 TBA: Số km đường dây 35kV là 166,61 km; đường dây 0,4kV là 292,43 km; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 100% (trong đó có 04 hộ sử dụng điện mặt trời).
Theo thống kê hiện tại tổng công suất đặt toàn huyện Ba Chẽ là 25.000kVA (tương đương 25MW). Trong đó công suất đặt các trạm biến áp công cộng (bán lẻ) là 13.400kVA (tương đương 13,4MW). Các trạm biến áp chuyên dùng của các khách hàng kinh doanh sản xuất công nghiệp là 11.690 (tương đương 11,6MW), trong đó Cụm Công nghiệp Nam Sơn chiếm 5MW.
Tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng, gây quá tải đối với hệ thống cấp điện trên địa bàn huyện. Mặt khác việc các trạm biến áp 110kV Mông Dương, Tiên Yên thường xuyên gặp sự cố dẫn đến mất điện thường xuyên, không ổn định. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác PCTT-TKCN,... làm cháy hỏng nhiều thiết bị sản xuất của doanh nghiệp và đồ dùng sinh hoạt của người dân.
Hệ thống đường dây 35kV được đầu tư đã lâu, xuống cấp, đi qua nhiều đồi núi, sông suối bị vướng nhiều cây cối nên hay gặp sự cố và không đủ tải gây mất an toàn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Sơ đồ lưới điện hiện trạng huyện Ba Chẽ
-
Thông tin liên lạc
Điểm bưu cục:
+ Bưu cục cấp 2 Ba Chẽ tại khu 3, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ
+ Điểm bưu điện văn hóa xã: có 07 điểm bưu điện văn hóa xã tại khu vực các xã: Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm, Lương Mông.
Mạng vận chuyển:
+ Mạng đường thư cấp 2: Vận chuyển từ bưu điện thành phố tới trung tâm các huyện. Mạng vận chuyển này sử dụng ô tô chuyên ngành vận chuyển với tần xuất 1 chuyến/ ngày.
+ Mạng đường thư cấp 3: Vận chuyển từ các điểm trung tâm huyện đến các xã.
Ngoài ra còn các tuyến đường thư do các doanh nghiệp bưu chính thực hiện.
Dịch vụ: Hiện tại 100% các Bưu cục đã thực hiện cung cấp các dịch vụ bưu chính: dịch vụ cơ bản, dịch vụ cộng thêm, dịch vụ EMS, chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tiết kiệm Bưu điện.
Các nhà cung cấp dịch vụ: Trên địa bàn hiện có 02 nhà khai thác dịch vụ viễn thông chính gồm Tổng công ty Viễn thông Việt Nam - VNPT, Công ty Viễn thông quân đội (Viettel).
Các dịch vụ chính:
+Thoại truyền thống và Fax (POST);
+ Điện thoại di động (GSM);
+ Truy nhập Internet (FTTH);
+ Mạng số liệu;
Chuyển mạch: Hệ thống chuyển mạch khu vực được xử lý tín hiệu theo cấp tổng đài: Tổng đài điều khiển(Host) - Tổng đài vệ tinh - Điểm truy nhập thuê bao.
Mạng truyền dẫn: Cáp quang, cáp đồng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn, mạng truyền dẫn tới các điểm chuyển mạch đã được số hoá, truyền dẫn sử dụng công nghệ FTTH. Mạng truyền dẫn chủ yếu bằng cáp quang, truyền dẫn tới điểm tập trung dân cư. Về cơ bản các mạch vòng (Ring) đã được khép kín.
Mạng ngoại vi: Mạng ngoại vi trên địa bàn huyện chủ yếu được cung cấp bởi nhà mạng VNPT và Viettel. Các tuyến cáp đi theo tỉnh lộ 329, tỉnh lộ 330 và các tuyến đường giao thông liên xã.
Mạng thông tin di động: Trên địa bàn có 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: Vinaphone; Viettel, Mobifone. Hạ tầng cột ăng ten được phát triển đến tất cả các khu vực dân cư trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ thông tin di động và Internet băng thông rộng.
Mạng internet: Sử dụng công nghệ FTTH (FTTx) (truy nhập internet tốc độ cao bằng cáp quang đến thuê bao) đang được triển khai.
Hạ tầng truyền thanh – truyền hình :
+ Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện do Trung tâm Văn hóa- Thể thao – Truyền thông quản lý chủ yếu sản xuất chương trình và tiếp, phát các kênh truyền thanh, truyền hình của trung ương, của tỉnh để phát tại địa phương.
+ Truyền thanh cơ sở: Đài truyền thanh cơ sở đang hoạt động, các đài truyền thanh cơ sở tại các xã hiện chủ yếu đang sử dụng công nghệ truyền thanh có dây hoặc không dây. Nhiều đài truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ tăng âm đấu với các loa nằm rải rác trên địa bàn.
Khu vực đã được đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản; Chuyển phát nhanh; Bưu chính Uỷ thác; Chuyển tiền nhanh; Tiết kiệm Bưu điện,… đáp ứng tốt nhu cầu.
Hạ tầng kỹ thuật viễn thông: trên địa bàn huỵện cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet băng thông rộng và Truyền hình qua mạng viễn thông. Tuy nhiên một số cụm dân cư ở một số xã chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng di động (3G; 4G) chưa cao, cần phải bổ sung xây dựng các trạm thu phát sóng thông tin di động.
-
Thu gom và xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước hiện có ở thị trấn Ba Chẽ, trung tâm các xã và một số khu dân cư tự xây mới là hệ thống thoát nước chung (thoát chung cho cả nước bẩn và nước mưa).
Cấu tạo mạng lưới thoát nước chủ yếu là mương xây đậy nắp đan, mương hở.
Nước thải từ các công trình được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó xả vào hệ thống thoát nước chung.
-
Thu gom và xử lý chất thải rắn
Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn toàn Huyện đến năm 2021 khoảng: 4.852 tấn/năm
Khối lượng CTRSH được thu gom, xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
+ Khối lượng CTRSH đô thị khoảng: 1.934,7 tấn/năm
+ Khối lượng CTRSH nông thôn khoảng: 2.424,7 tấn/năm
- Khối lượng CTRSH được xử lý theo từng phương pháp:
+ Đốt (tấn/năm): 4.111,9 (tại 06 khu xử lý rác thải tập trung);
Tần suất thu gom rác: thị trấn 02 lần/ngày; xã Đồn Đạc 01 lần/ngày; các xã khác 02 lần/tuần
Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung bao gồm 06 lò đốt rác phục vụ cho thị trấn Ba Chẽ và các xã.
Việc thu gom xử lý rác thải tại thị trấn do phòng Kinh tế và Hạ tầng quản lý hợp động thu gom, vận chuyển, xử lý; còn lại ở các xã do UBND các xã tự quản lý hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý. Hiện nay tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại Thị trấn đạt 99%; ở nông thôn đạt 65%.
Dự kiến trong năm 2022, tiếp tục đầu tư khu xử lý rác thải tại xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ.
Đánh giá: Nhìn chung công tác thu gom rác trên địa bàn các xã đã được thực hiện với tỷ lệ khá cao nhưng chưa triệt để. Các khu xử lý rác còn chưa vận hành được tối đa công suất, gây ô nhiễm môi trường cục bộ, mới chỉ có khu xử lý rác Khe Hố đảm bảo vệ sinh môi trường.
-
Nghĩa trang:
Hiện nay UBND huyện đã có nghĩa trang nhân dân nằm tại thị trấn Ba Chẽ và tại từng thôn của các xã. Tổng quy mô các khu nghĩa trang khoảng 96 ha. Việc chôn lấp chủ yếu là tự do, chưa có sự quản lý của nhà nước.
Ngoài ra huyện đã quy hoạch nghĩa trang nhân dân thị trấn tại thôn Khe Hố, xã Nam Sơn[U6] để phụ vụ cho nhân dân thị trấn và các xã lân cận.
2.7Hiện trạng môi trường
a. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường:
- Môi trường không khí trên địa bàn huyện hiện nay vẫn chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên do huyện đang thực hiện chỉnh trang đô thị nên tại trục giao thông chính, một số điểm đang sửa chữa, nâng cấp có phát sinh nồng độ bụi và tiếng ồn.
- Hoạt động sản xuất từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn huyện có gây ảnh hưởng đến môi trường không khí tuy nhiên mức độ chưa nhiều. Phát thải từ hoạt động chăn nuôi, đốt thực bì trồng rừng... thải ra một lượng khí thải vào môi trường không khí. Tuy nhiên bán kính ảnh hưởng này không lớn.
- Môi trường nước: Theo kết quả quan trắc hàng năm chất lượng nguồn nước của sông Ba Chẽ hiện nay là khá tốt. Tuy nhiên vẫn bị tác động và có nguy cơ bị ô nhiễm bởi: Các nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở chế biến thực phẩm, sản xuất nông lâm nghiệp thải trực tiếp vào nguồn nước. Tập quán canh tác phát đốt thực bì trong sản xuất lâm nghiệp làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, khả năng giữ nước và điều tiết nguồn nước của rừng bị hạn chế dẫn đến việc mưa lũ, sạt lở đất, thừa nước vào mùa mưa, thiếu nước về khô ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật: Chưa có dấu hiệu tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
b. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (quy mô, tính chất và các tác động xấu lên môi trường):
Ba Chẽ là huyện miền núi, phát triển kinh tế lâm nghiệp là chủ yếu, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có nhiều. Vì vậy các nguồn tác động đến môi trường là không lớn. Các nguồn phát thải vào môi trường hiện tại ở Ba Chẽ chủ yếu là các chất thải sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm; hoạt động sản xuất nông nghiệp; hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Trên địa bàn huyện có 01 đô thị (thị trấn Ba Chẽ) và các khu dân cư nông thôn tập trung tại các trung tâm xã và các thôn. Các khu dân cư có quy mô nhỏ, mật độ dân cư thưa thớt, thường phân bố rải rác dọc theo các con sông, suối, gần khu đất canh tác, các trục đường giao thông thuận lợi cho canh tác, sản xuất nông nghiệp; nước thải trong đô thị chưa có hệ thống thu gom, xử lý tập trung.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 01 cụm công nghiệp tại xã Nam Sơn đang trong quá trình đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động, nhưng do tác động từ dịch Covid-19 khiến cho hoạt động của Cụm Công nghiệp Nam Sơn bị gián đoạn, không thường xuyên (02/8 dự án hoạt động[6]).
Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 02 dự án khai thác khoáng sản đang thực hiện các bước, thủ tục triển khai dự án, chưa được cấp phép khai thác hoạt động.
c. Tình hình phát sinh chất thải (quy mô, tính chất của chất thải):
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Tổng lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện: 13,29 tấn/ngày, tương đương 4.852,3 tấn/năm. Trong đó:
+ Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại đô thị 5,3 tấn/ ngày.
+ Khối lượng CTR phát sinh tại nông thôn ~ 6,65 tấn/ ngày.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Hiện nay trên địa bàn huyện, chất thải rắn công nghiệp chủ yếu phát sinh từ Cụm Công nghiệp Nam Sơn: Khoảng 4250kg/ngày, gồm:
Công ty Cổ phần Thủy sản BNA Ba Chẽ phát sinh chất thải là đầu, vỏ tôm sau quá trình sơ chế;
Công ty chế biến gỗ Công ty CP trường sơn 36, Công ty TNHH Hoành Dương, Công ty CP chế biến lâm sản Ba Chẽ, Công ty TNHH Vương Cường VT ….phát sinh chất thải là mùn cưa, vỏ gỗ keo.
- Việc xử lý rác thải tập trung gặp rất nhiều khó khăn do dân cư thưa thớt, các thôn bản cách xa nhau tại các xã rác thải sinh hoạt chủ yếu được các hộ gia định xử lý tại chỗ (đào hố chứa, phơi khô và đốt), tại các khu trung tâm của các xã hiện nay đã được đầu tư xây dựng lò đốt rác và thành lập Hợp tác xã thu gom, xử lý rác thải, tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom, xử lý trên địa bàn toàn huyện tăng dần tỷ lệ theo năm (chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn được xử lý đạt tỷ lệ 99%; chất thải sinh hoạt tại nông thôn được thu gom, xử lý đạt tỷ lệ 90%).
d. Các vấn đề môi trường chính:
- Năm 2021 đã không còn hoạt động đối với cơ sở đốt gạch nung;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt 99%;
- 7/8 xã xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu xử lý rác thải tập trung đảm bảo hợp vệ sinh;
- Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%;
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 99%.
- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 99%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 72%;
- Cụm công nghiệp Nam Sơn có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước đặc biệt là về mùa mưa do lượng bùn đất trong quá trình xói mòn, rửa trôi, mùa khô có thể thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp, phương thức sản xuất của nhân dân.
- Phát thải chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất (chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, chế biến...) trong khi đó hệ thống thu gom xử lý có nơi chưa có, chưa được lắp đặt đồng bộ.
- Nhận thức của một số bộ phận nhân dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế, ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên chưa cao, vẫn còn tình trạng vứt rác, xả nước thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công cộng.
2.8Rà soát đồ án quy hoạch, dự án đầu tư và tình hình thực hiện quy hoạch
-
Quy hoạch xây dựng vùng tỉn Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 (Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014)
Định hướng huyện Ba Chẽ trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Về phân vùng và tính chất vùng: Ba Chẽ thuộc vùng miền núi phía Bắc gồm huyện Tiên Yên, Ba Chẽ. Trong đó xác định Ba Chẽ phát triển thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông lâm nghiệp hỗ trợ cho các vùng đô thi lớn Cẩm Phả, Hạ Long; kết hợp phát triển du lịch trên cơ sở các sản phẩm lâm nghiệp đặc sắc, di tích khu căn cứ kháng chiên chống Pháp, văn hoá và sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số.
* Về định hướng phát triển không gian:
Không gian Ba Chẽ tập trung phát triển 4 khu vực đó là trung tâm Ba Chẽ, khu vực Thanh Lâm, Đạp Thanh và khu vực Đông và Đông Nam Ba Chẽ.
* Về du lịch, dịch vụ:
Phát triển du lịch khai thác di sản văn hóa “Căn cứ kháng chiến chống Pháp” - đình làng Dạ, đóng vai trò là một điểm du lịch trong mạng lưới du lịch văn hóa – tâm linh – sinh thái.
Phát triển du lịch sinh thái rừng núi, du lịch home-stay (sống cùng người bản địa) giúp du khách trải nghiệm nét đẹp của núi rừng miền Bắc Quảng Ninh.
* Về công nghiệp:
Quy hoạch 3 CCN tại xã Thanh Lâm (Bắc Ba Chẽ) và xã Đạp Thanh (Tây Ba Chẽ) và xã Nam Sơn (Đông Ba Chẽ). Các CCN này đều là các CCN chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ kho vận. Nguồn nguyên liệu cho CCN này là nông - lâm sản thu hoạch được ở các vùng xung quanh. Sản phẩm sau khi gia công sẽ được vận chuyển thẳng xuống phía Nam cho KCN Nam Hoành Bồ hoặc qua sông Ba Chẽ từ cảng sông được xây dựng cùng đến cảng biển ở khu công nghiệp phía bắc đảo Cái Bầu, hoặc được xuất hàng sang trọng điểm vận chuyển hàng hóa của khu công nghiệp Tiên Yên, hay sang Lạng Sơn và Bắc Giang.
Nâng cấp cảng sông tại xã Nam Sơn để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ CCN Nam Sơn đi các huyện thị khác bằng đường sông.
Trong tương lai dự kiến sẽ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1, 2, nhiệt điện Yên Hưng, nhiệt điện Thăng Long lên khu phía Nam tại hạ lưu sông Ba Chẽ.
* Về nông nghiệp:
Tại Ba Chẽ có thể phát triển trồng các cây dược liệu, gắn với chế biến sản phẩm dược liệu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh. Huyện Ba Chẽ có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm phục vụ cung ứng thực phẩm cho các khu đô thị và khu du lịch.
* Về đô thị:
Xây dựng đô thị mới tại các xã Đạp Thanh, Thanh Lâm, Nam Sơn, gần các cụm công nghiệp. Các khu đô thị mới này là chủ yếu phục vụ cho số lao động làm việc tại các CCN này.
* Về hạ tầng kỹ thuật:
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Ba Chẽ về phía Nam, nâng cao chức năng hỗ trợ cho vùng đô thị Hạ Long.
Cần tích cực triển khai các hạ tầng giao thông kết nối trung tâm với các khu vực vùng sâu vùng xa, các khu vực dân cư dân trí thấp, thu nhập thấp để giúp họ tiếp cận được với đô thị và văn minh, giúp cải thiện đời sống của họ
Tại khu vực phía Nam và Đông Nam gần với Cẩm Phả, cần nghiên cứu các vị trí có thể xây dựng hồ nước ngọt, các khu vực bằng phẳng, có thể triển khai các công trình có ý nghĩa vùng như các công trình năng lượng, các khu công nghiệp phụ trợ v.v... để hỗ trợ cho sự phát triển của tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn và vùng đô thị trung tâm Hạ Long, cung cấp nguồn nước mặt và quỹ đất sạch cho việc phát triển kinh tế các vùng này.
Cần có các biện pháp trị thủy nắn dòng, khơi thông cho khu vực sông Ba Chẽ để tránh những nguy cơ ngập lụt, gây ảnh hưởng đến các khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn huyện Ba Chẽ
* Về môi trường:
Cần bảo vệ môi trường đầu nguồn nước.
* Về thương mại dịch vụ: xây dựng các khu thương mại, dịch vụ cấp khu vực (quy mô 10-40ha) tại các địa phương Cẩm Phả, Hoành Bồ, Cô Tô, Đầm Hà, Ba Chẽ và Uông Bí.
Về đô thị: Định hướng Ba Chẽ là đô thị loại IV.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 1446/QĐ-UBND ngày 28/05/2015)
Mục tiêu tổng quát: Khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, Ba Chẽ trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh, là huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh, là huyện dẫn đầu trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của Tỉnh; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp-lâm nghiệp-dich vụ gắn với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo nahnh và bền vững, bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tổn và phát huy, hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm an ninh quốc phòng, môi trường dân cư, giữu gìn ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.
Về phát triển không gian đô thị:
- Tổ chức không gian kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ trước hết xuất phát từ các lợi thế về vị trí và nguồn lực của huyện, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội; khai thác triệt để đất đai có khả năng xây dựng, cảnh quan thiên nhiên, tạo lập một đô thị đáp ứng cho sự phát triển bền vững. Hệ thống đô thị từ thị trấn đến thị tứ là các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là hạt nhân để thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển.
- Thị trấn Ba Chẽ sẽ phát triển về phía Nam Sơn (lấy hết cả thôn Khe Tâm) và phát triển về phía xã Đồn Đạc (lấy một phần thôn Tân Tiến - khu Cửa gió). Dự kiến phần mở rộng thị trấn khoảng 150 ha. Dự kiến đến năm 2030 thị trấn Ba Chẽ trở thành đô thị loại IV. Xây dựng khu dân cư phía Nam sông Ba Chẽ dọc thị trấn; xây dựng kè phía Bắc thị trấn, cải tạo điều kiện sống và cảnh quan đô thị, duy trì các hoạt động buôn bán nhỏ tại các phố cũ.
- Thị tứ Nam Sơn: Dự kiến đến năm 2020, xây dựng thị tứ Nam Sơn; hoạt động kinh tế của Thị tứ chủ yếu là thương nghiệp, dịch vụ ăn uống, hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm...
- Thị trấn: Dự kiến đến năm 2025, xây dựng thị trấn Lương Mông, đây là trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch của tiểu vùng.
- Trung tâm cụm xã: Ổn định trung tâm cụm xã Đạp Thanh, Đồn Đạc. Trung tâm xã được quy hoạch mỗi trung tâm có quy mô diện tích 10-30ha. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của xã. Mỗi cụm trung tâm xã có các công trình văn hóa thể thao, bưu điện, chợ,...
- Khu đô thị mới: Đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng 2 khu đô thị mới Thanh Lâm và Đạp Thanh; hai khu đô thị mới này hình thành trên cơ sở 2 cụm công nghiệp Thanh Lâm và Đạp Thanh đi vào hoạt động.
- Sau năm 2020, nghiên cứu điều chỉnh đia giới hành chính xã để phù hợp với quy mô phát triển của các xã.
|
Sơ đồ QH phát triển tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ( theo QĐ số QĐ số 1446/QĐ-UBND ngày 28/05/2015)
|
3. Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/10.000) huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2025 và tầm nhìn ngoài 2025"(QĐ số 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
Định hướng phát triển không gian đến năm 2025: Toàn huyện Ba Chẽ được hình thành phát triển làm 03 vùng, bao gồm :
+ Trung tâm huyện Ba Chẽ: Mở rộng địa giới hành chính với tổng diện tích đất nghiên cứu 497ha bao gồm đất hiện trạng trung tâm Ba Chẽ và đất quy hoạch mở rộng khoảng 150ha ( phát triển về phía Nam Sơn, dọc sông Ba Chẽ dến khu Làng Cũ và Sơn Hải) nâng cấp lên đô thị loại IV đến năm 2025 với quy mô diện tích 497ha, dân số 7.000 người.
+ Tiểu vùng 1 (03 xã Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm): Phát triển ngành nghề chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản. Quy mô diện tích 1.297ha, dân số 9.617 dân vào năm 2025.
+ Tiểu vùng 2 (04 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc): Phát triển mở rộng tại các điểm trung tâm xã và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại xã Thanh Lâm, Nam Sơn và các trạm, trại phục vụ cho phát triển kinh tế chủ lực. Quy mô diện tích 1.386,49, dân số 16.361 người vào năm 2025.
|
Bản đồ QH sử dụng đất theo QĐ 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh
|
4. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. (QĐ số 606/QĐ-UBND, ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
Tính chất chức năng đô thị: Quy hoạch xây dựng thị trấn Ba Chẽ thành đô thị loại IV dân số 7.000 người (năm 2010) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Ba Chẽ có tác dụng như một điểm tựa để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn Huyện tương lai lâu dài có tính chất tham quan du lịch.
Hướng phát triển đô thị: Mở rộng về phía Nam Sơn, dọc sông Ba Chẽ đến khu Làng Cũ và Sơn Hải.
Phân khu chức năng
Khu trung tâm thị trấn: Đã được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển đô thị. Hiện ở đầu phía Nam ngầm được chuyển dịch dần về phía Nam dọc trên trục đường lớn sẽ quy hoạch nối 2 tuyến đường chính là đường bê tông và tuyến đường phía Nam nay gọi là đường Thanh Niên.
Trung tâm hành chính: Nằm ở phía Tây thị trấn là trung tâm hành chính cũ của huyện bố trí UBND Huyện, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Công an huyện và xây dựng một nhà làm việc liên cơ các cơ quan trong khu dân cư thuộc UBND huyện.
Trung tâm thương mại: Đã hình thành ở ngã tư trước cầu ngầm, trong đó có chợ đầu ngầm và các hộ dịch vụ thương mại xung quanh. Tổ chức một chợ trung tâm ở khu vực Đầm Buôn, ngoài ra khu vực dọc đường lên cầu Ba Chẽ 2 bố trí các công trình thương mại đô thị.
Trung tâm văn hoá và thể dục thể thao: Dự kiến bố trí 2 cụm ở phía Bắc cầu Ba Chẽ lấy sân vận động làm trung tâm và giành quỹ đất cho các công trình thể thao phụ trợ. Bố trí một công viên vui chơi giải trí ở phía Tây thị trấn, tại điểm khởi đầu của tuyến đường đôi giáp với đồi pháo. Hình thành một làng văn hoá dân tộc có bố trí các lán nhà sàn nhằm phục vụ cho nhân dân các dân tộc lưu trú lại trong các ngày nghỉ, ngày lễ.
6. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Cụm công nghiệp chế biến lâm sản tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ ( Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 06/02/2012; điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 và Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND huyện Ba Chẽ)
Tính chất chức năng: Là cụm công nghiệp địa phương để xắp xếp bố trí các cơ sở sản xuất của địa phương. Dự kiến thu hút các ngành nghề chủ yếu: Nhóm ngành sản xuất, chế biến nông lâm sản; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng; nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; các nhóm ngành công nghiệp hậu cần cảng.
Quy mô diện tích: 47,55ha
Quy mô lao động: 1.500 người
Nội dung điều chỉnh cục bộ: Điều chỉnh hoán đổi cục bộ chức năng sử dụng đất các lô đất trong cụm công nghiệp, không làm thay đổi tính chất, chức năng và quy mô đã được phê duyệt.
|
Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tại QĐ số 3400/QĐ-UBND ngày 31/12/2020
|
2.9Tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Rà soát đánh giá phân loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị
Huyện Ba Chẽ có thị trấn Ba Chẽ đã được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 5/3/2012. Định hướng Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Thị trấn Ba Chẽ là đô thị loại V đến năm 2030.
Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040 với phạm vi nghiên cứu có diện tích lập quy hoạch khoảng 690 ha bao gồm: Toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn Ba Chẽ (Diện tích 690 ha);
Thị trấn Ba Chẽ có diện tích tự nhiên là 6,90 km2; dân số là 4.951 người, trong đó dân số thường trú 4.679 người; so sánh với tiêu chuẩn đô thị loại IV, theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Thị trấn Ba Chẽ là thị trấn miền núi thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng (Áp dụng theo khoản 2; điều 9, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH), thị trấn Ba Chẽ có:
22 tiêu chuẩn đạt điểm điểm tối đa; 6 tiêu chuẩn đạt điểm trung bình;
7 tiêu chuẩn đạt điểm tối thiểu: Vị trí chức năng, vai trò; Chỉ tiêu đất dân dụng; Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị; Đầu mối giao thông; Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp phòng chống, giảm ngập úng ; Số lượng không gian công cộng của đô thị; Công trình kiến trúc tiêu biểu.
2 tiêu chuẩn đạt điểm nhờ áp dụng đô thị đặc thù miền núi: Mật độ dân số khu vực nội thị; Diện tích sàn nhà ở bình quân.
14 tiêu chuẩn chưa đạt: Cân đối thu chi ngân sách; Dân số toàn đô thị, Dân số nội thị ; Mật độ dân số toàn đô thị; Cơ sở giáo dục đào tạo cấp đô thị; Công trình văn hóa cấp đô thị; Công trình thể dục thể thao cấp đô thị ; Mật độ đường giao thông (MC lòng đường ≥7,5m) ; Diện tích đất giao thông/dân số; Mật độ đường cống thoát nước chính ; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý; Nhà tang lễ; Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ; Tỷ lệ tuyến phố văn minh/tổng số đường chính.
Bảng Tổng hợp đánh giá phân loại đô thị thị trấn Ba Chẽ theo tiêu chí đô thị loại IV
TT
|
Các yếu tố đánh giá
|
Thang điểm
|
Đánh giá, điểm
|
Tối thiểu
|
Tối đa
|
I
|
Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển KT-XH
|
15
|
20
|
16,75
|
II
|
Quy mô dân số
|
6,0
|
8,0
|
0,00
|
III
|
Mật độ dân số
|
4,5
|
6,0
|
3,50
|
IV
|
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
|
4,5
|
6,0
|
6,00
|
V
|
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
|
45
|
60
|
45,80
|
|
Tổng điểm phân loại đô thị
|
75
|
100,0
|
72,05
|
Nguồn: Sở Xây dựng Quảng Ninh & Phòng kinh tế hạ tầng huyện Ba Chẽ, năm 2021 – Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.
Theo bảng đánh giá trên phần điểm về quy mô dân số của Thị trấn Ba Chẽ chưa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Các điểm về hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã đạt tiêu chí của đô thị loại IV.
Bảng rà soát thực hiện quy hoạch giai đoạn 2010-2022
Nội dung
|
QHC năm 2010
|
Hiện trạng năm 2022
|
Đô thị
|
Định hướng đến 2020 phát triển về phía Đông Nam, quy mô khoảng 150ha.
Các xã có CCN phát triển các cụm dân cư mới Nam Sơn, Đap Thanh, Thanh Lâm
|
Định hướng đến 2020 phát triển về phía Đông Nam, quy mô khoảng 150ha tuy nhiên phát triển chậm.
Các xã có CCN phát triển các cụm dân cư mới Nam Sơn, Đap Thanh, Thanh Lâm : chưa hình thành các cụm dân cư mới
|
Giao thông và HTKT
|
Dự kiến cao tốc Hạ Long – Móng Cái va đường sắt qua phía Nam các xã Đôn Đạc – Nam Sơn
Nâng cấp các tuyến đường liên huyện, liên xã
Xây dựng nhà máy nước Ba Chẽ
|
Không hình thành đường cao tốc và đường sắt qua địa bàn huyện
Đã nâng cấp một số đường liên huyện, liên xã và dự kiến mở mới 1 số tuyến liên kết Tiên Yên, Hạ Long,...
|
Cụm công nghiệp
|
CCN Nam Sơn, CCN Đạp Thanh, CCN Thanh Lâm
|
CCN Nam Sơn đã lấp đầy 70%; CCN Đạp Thanh chưa hoạt động (điều chỉnh vị trí);
Chưa thành lập CCN Thanh Lâm.
|
Giáo dục
|
Xây dựng trường THPT Đạp Thanh, THPT Ba Chẽ
|
Chưa xây dựng trường THPT Đạp Thanh
|
Y tế
|
Nâng cấp TT y tế thành BV đa khoa huyện. Nâng cấp trạm y tế Đạp Thanh thành phân viện khu vực
|
Chưa thực hiện: Nâng cấp TT y tế thành BV đa khoa huyện. Nâng cấp trạm y tế Đạp Thanh thành phân viện khu vực
|
Chợ và Trung tâm thương mại
|
Nâng cấp chợ TT, Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm và Tầu Tiên; xây mới các chợ xã Thanh Sơn, Nam Sơn. Xây mới TTTM Đầm Buôn
|
Đã xây mới cấp chợ TT, Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm và Tầu Tiên;
Chưa xây mới các chợ xã Thanh Sơn, Nam Sơn và TTTM Đầm Buôn
|
Văn hóa
|
Đầu tư phòng VH huyện; hoàn chỉnh đồng bộ cho TT VH thể thao liên xã tại 3 cụm: Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc, các nhà văn hóa thôn
|
Đã cải tạo nhà VH huyện 2019; Chưa hoàn chỉnh đồng bộ cho TT VH thể thao liên xã tại 3 cụm: Đap Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc, các nhà văn hóa thôn. Tổng số nhà văn hóa thôn, khu toàn huyện là 72/73, đạt 98,6%
|
Du lịch - Vùng di tích lịch sử
|
Hình thành các khu – điểm du lịch Điểm DLST Khe Trúc – Khe Lạnh (Thanh Sơn); Khe O ( Đồn Đạc); Đèo Giang ( TT Ba Chẽ); Khe Lầy, Khe Xoong
Bảo tồn khu đình làng Dạ (Thanh Lâm); DTLS Khe Lao (Lương Mông); Làng VH các dân tộc tại TT Ba Chẽ
|
Đã cải tạo nhà VH huyện 2019; Chưa hoàn chỉnh đồng bộ cho TT VH thể thao liên xã tại 3 cụm: Đap Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc, các nhà văn hóa thôn. Tổng số nhà văn hóa thôn, khu toàn huyện là 72/73, đạt 98,6%
Mới hình thành điểm DLST Khe Trúc – Khe Lạnh (Thanh Sơn); Khe O (Đồn Đạc);
Các điểm khác chưa hình thành và khai thác
|
Thể thao
|
Sân golf
Sân golf xã Đạp Thanh
|
Sân golf
Chưa hình thành Sân golf xã Đạp Thanh
|
Về tình hình thực hiện các Quy hoạch khác
Nội dung
|
QHXD vùng tỉnh năm 2014 (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)
|
Hiện trạng năm 2022
|
Về định hướng phát triển không gian:
|
Không gian Ba Chẽ tập trung phát triển 4 khu vực đó là trung tâm Ba Chẽ, khu vực Thanh Lâm, Đạp Thanh và khu vực Đông và Đông Nam Ba Chẽ.
|
Chưa hình thành được các khu vực phát triển không gian tập trung tại Thanh Lâm, Đạp Thanh
|
Về du lịch, dịch vụ:
|
Phát triển du lịch khai thác di sản văn hóa “Căn cứ kháng chiến chống Pháp” - đình làng Dạ, đóng vai trò là một điểm du lịch trong mạng lưới du lịch văn hóa – tâm linh – sinh thái.
Phát triển du lịch sinh thái rừng núi, du lịch home-stay (sống cùng người bản địa) giúp du khách trải nghiệm nét đẹp của núi rừng miền Bắc Quảng Ninh.
|
Đã khai thác di sản văn hóa “Căn cứ kháng chiến chống Pháp” - đình làng Dạ nhưng quy mô còn nhỏ lẻ
Chưa phát triển du lịch sinh thái rừng núi, du lịch home-stay (sống cùng người bản địa)
|
Về công nghiệp:
|
Quy hoạch 3 CCN tại xã Thanh Lâm (Bắc Ba Chẽ) và xã Đạp Thanh (Tây Ba Chẽ) và xã Nam Sơn (Đông Ba Chẽ). Các CCN này đều là các CCN chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ kho vận. Nguồn nguyên liệu cho CCN này là nông - lâm sản thu hoạch được ở các vùng xung quanh. Sản phẩm sau khi gia công sẽ được vận chuyển thẳng xuống phía Nam cho KCN Nam Hoành Bồ hoặc qua sông Ba Chẽ từ cảng sông được xây dựng cùng đến cảng biển ở khu công nghiệp phía bắc đảo Cái Bầu, hoặc được xuất hàng sang trọng điểm vận chuyển hàng hóa của khu công nghiệp Tiên Yên, hay sang Lạng Sơn và Bắc Giang.
Nâng cấp cảng sông tại xã Nam Sơn để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ CCN Nam Sơn đi các huyện thị khác bằng đường sông.
Trong tương lai dự kiến sẽ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1, 2, nhiệt điện Yên Hưng, nhiệt điện Thăng Long lên khu phía Nam tại hạ lưu sông Ba Chẽ.
|
Chưa hình thành các CCN Thanh Lâm và Đạp Thanh
Không xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1, 2, nhiệt điện Yên Hưng, nhiệt điện Thăng Long lên khu phía Nam tại hạ lưu sông Ba Chẽ.
|
Về nông nghiệp:
|
Tại Ba Chẽ có thể phát triển trồng các cây dược liệu, gắn với chế biến sản phẩm dược liệu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh. Huyện Ba Chẽ có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm phục vụ cung ứng thực phẩm cho các khu đô thị và khu du lịch.
|
Cơ bản đã hình thành vùng dược liệu, gắn với chế biến sản phẩm dược liệu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh
Chưa phát triển mạnh chăn nuôi đại gia sức, gia cầm
|
Về đô thị:
|
Xây dựng đô thị mới tại các xã Đạp Thanh, Thanh Lâm, Nam Sơn, gần các cụm công nghiệp. Các khu đô thị mới này là chủ yếu phục vụ cho số lao động làm việc tại các CCN này.
|
Chưa xây dựng xây dựng đô thị mới tại các xã Đạp Thanh, Thanh Lâm,
|
Về hạ tầng kỹ thuật:
|
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Ba Chẽ về phía Nam, nâng cao chức năng hỗ trợ cho vùng đô thị Hạ Long.
Cần tích cực triển khai các hạ tầng giao thông kết nối trung tâm với các khu vực vùng sâu vùng xa, các khu vực dân cư dân trí thấp, thu nhập thấp để giúp họ tiếp cận được với đô thị và văn minh, giúp cải thiện đời sống của họ
Tại khu vực phía Nam và Đông Nam gần với Cẩm Phả, cần nghiên cứu các vị trí có thể xây dựng hồ nước ngọt, các khu vực bằng phẳng, có thể triển khai các công trình có ý nghĩa vùng như các công trình năng lượng, các khu công nghiệp phụ trợ v.v... để hỗ trợ cho sự phát triển của tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn và vùng đô thị trung tâm Hạ Long, cung cấp nguồn nước mặt và quỹ đất sạch cho việc phát triển kinh tế các vùng này.
Cần có các biện pháp trị thủy nắn dòng, khơi thông cho khu vực sông Ba Chẽ để tránh những nguy cơ ngập lụt, gây ảnh hưởng đến các khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn huyện Ba Chẽ
|
Đã hình thành tuyến kết nối 342 từ Ba Chẽ đi Hạ Long
Đã có các biện pháp trị thủy nắn dòng, khơi thông cho khu vực sông Ba Chẽ để tránh những nguy cơ ngập lụt, gây ảnh hưởng đến các khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn huyện Ba Chẽ
|
Về môi trường:
|
Cần bảo vệ môi trường đầu nguồn nước.
|
Đã và đang tiếp tục bảo vệ môi trường đầu nguồn nước.
|
Về thương mại dịch vụ:
|
Xây dựng các khu thương mại, dịch vụ cấp khu vực (quy mô 10-40ha) tại các địa phương Cẩm Phả, Hoành Bồ, Cô Tô, Đầm Hà, Ba Chẽ và Uông Bí.
|
Chưa xây dựng tại Ba Chẽ
|
Về đô thị
|
Định hướng Ba Chẽ là đô thị loại IV.
|
Chưa đạt tiêu chí đô thị loại IV
|
2.10Hệ thống quy hoạch nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới 07xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt năm 2011.
* Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Chẽ đã đạt được đến thời điểm tháng 6/2022 đã đạt được:
- Tiêu chí: đạt 4/9 tiêu chí: (1) Tiêu chí 3-Thuỷ lợi và phòng chống thiên tai; (2) Tiêu chí 4-Điện; (3) Tiêu chí 6-Kinh tế; (4) Tiêu chí 9-An ninh trật tự-Hành chính công.
- Chỉ tiêu: đạt 26/36 chỉ tiêu, tăng 4 chỉ tiêu: (1) Chỉ tiêu 2.3 Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường; (2) Chỉ tiêu 7.3 có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên; (3) Chỉ tiêu 7.7 Tỷ lệ chất thải nhưak phát sinh trên địa bàn được thu hóm, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định; (4) Chỉ tiêu 8.3 Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.
* Các xã: Các xã đạt trung bình 16/19 tiêu chí, tăng thêm từ 2-3 tiêu chí và 5-6 chỉ tiêu
(Nguồn: Báo cáo số 142/BC-VPĐP ngày 16/6/2022 của Văn phòng điều phối nông thôn mới - UBND huyện Ba Chẽ)
2.11Đánh giá tổng hợp hiện trạng
-
Tiếp giáp KKT Vân Đồn, cửa ngõ kết nối với Lạng Sơn – Bắc Giang; giáp TP Hạ Long và TP Cẩm Phả là Trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh;
-
Giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu), Bắc Phong Sinh (Hải Hà); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa;
-
Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng riêng có thuận lợi để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên;
-
Quỹ đất rộng lớn: Quỹ đất lâm nghiệp lớn, đặc biệt là đát rừng sản xuất chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện. Thế mạnh về phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, trồng và chế biến dược liệu, các loại cây thuốc, nguyên liêu sản xuất giấy; phát triển điện gió; phát triển mạnh ngành chăn nuôi;
-
Có nguồn tài nguyên nước tốt và chất lượng, đảm bảo nguồn cho địa phương và các vùng lân cận;
-
Văn hóa đặc trưng của các dân tộc địa phương tạo nên sắc thái riêng ; Cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm, cảnh quan môi trường, tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với phát triển dịch vụ đặc hữu.
-
Vị trí địa lý: Không thuận lợi, không nằm trên quốc lộ đường 18A; không tiếp cận trực tiếp với Quốc lộ, cao tốc..nằm ngoài khu vực kinh tế trọng điểm;
-
Hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội chưa phát triển;
-
Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp vì thế đất canh tác bị hạn chế;
-
Lũ lớn ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp và cuộc sống;
-
Chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ không cao, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, một số hủ tục lạc hậu vẫn chưa được thay đổi;
-
Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên rừng và môi trường, xây dựng, trật tự đô thị vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém;
-
Nguồn lực tài chính, kinh tế của huyện còn hạn hẹp, chưa thể tự chủ trong các quyết định điều hành ngân sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Không phải là điểm đến của các nhà đầu tư lớn so với các địa phương khác trong tỉnh như thành phố Đông Triều, thành phố Uông Bí (vùng than, giáp Hải Dương), thị xã Quảng Yên (vùng biển trù phù, giáp Hải Phòng), Hạ Long (trung tâm tỉnh), thành phố Cẩm Phả (trung tâm vùng mỏ), và Móng Cái (cửa khẩu).
-
Vị trí địa lý của huyện nằm liền kề với 3 trung tâm kinh tế lớn của tỉnh (Hạ Long – Cẩm Phả - Vân Đồn), tiếp giáp với 2 tỉnh (Lạng Sơn – Bắc Giang) đồng thời nằm ở tỉnh năng động, phát triển đây là cơ hội đầu tư phát triển hệ thống giao thông và trở thành điểm trung chuyển hàng hóa (Logistics);
-
Trên địa bàn cấp tỉnh, Ba Chẽ nói riêng và Quảng Ninh nói chung có thể kết hợp với Lạng Sơn và Bắc Giang tạo ra chuỗi giá trị về chế biến chế tạo hoàn chỉnh, hành trình văn hóa – du lịch xuyên suốt kéo dài theo từng tuyến Lạng Sơn – Bắc Giang – Quảng Ninh
-
Thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính Phủ, được hưởng các chính sách ưu tiên của TW, của Tỉnh;
-
Đầu tư tăng nhanh từ Tỉnh cho hạ tầng liên vùng, xu hướng đầu tư đột phá tại liên vùng từ Móng Cái đến Hạ Long;
-
Phát triển công nghiệp do có quỹ đất, tiếp nhận các cơ sở sản xuất từ Cẩm Phả, Hạ Long;
-
Các thế mạnh về điều kiện tự nhiên ngày càng bị suy giảm do quá trình tập trung phát triển kinh tế khi chưa có quy hoạch vùng và chưa gắn với bảo vệ môi trường bền vững.
-
Truyền thống, bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số của huyện chưa được quan tâm đúng mức nên ngày càng bị mai một;
-
Khả năng tiếp cận khó do không kết nối trực tiếp với Cao tốc, Quốc lộ;
-
Tụt hậu về kinh tế với các khu vực đô thị liền kề (TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái…)
-
Các nguồn lực phát triển bị hút về các trung tâm đô thị lớn, dẫn đến thiếu hụt nguồn lực tại khu vực, dân trí chưa cao.
-
Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế;
-
Giải quyết hài hòa các yêu cầu phát triển (du lịch dịch vụ, công nghiệp, nông lâm nghiệp), ổn định xã hội, bảo vệ môi trường.
-
Cần kiểm soát các dự án phát triển độc lập để tạo nên môi trường đô thị phát triển bền vững.
-
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu;
2.12Vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch phát triển vùng huyện Ba Chẽ
(1) Định vị vai trò của Ba Chẽ đối với Vùng: Nhận diện, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện phục vụ phát triển kinh tế, phát huy tốt nguồn lực tại địa phương..
(2) Cấu trúc lại hệ thống đô thị và trung tâm : Xây dựng cấu trúc không gian phát triển rõ ràng, mạch lạc, tạo công cụ pháp lý cho chỉ đạo phát triển kinh tế huyện đáp ứng các tiêu chí huyện nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp, du lịch dịch vụ, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng;
(3) Xem xét lại mô hình phát triển không gian: Nghiên cứu lựa chọn mô hình phát triển phù hợp để khai thác phát huy đúng tiềm năng thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên, cảnh quan sinh thái và khắc phục các tồn tại về điều kiện quỹ đất, cơ sở hạ tầng, nguồn lực;
(4) Phát triển nhưng phải bảo tồn hợp lý cấu trúc kinh tế, văn hóa, xã hội, các vùng cảnh quan, nông nghiệp truyền thống.
(5 Xây dựng các công cụ quản lý tổng thể với các chiến lược phát triển dài hạn để kiểm soát sự phát triển mang tính tự phát hiện nay.
(6) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, kết nối thuận lợi với đô thị trung tâm. Xử lý tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội. Đảm bảo phát triển hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn.
Trên cơ sở thực trạng khu vực, các vấn đề bất cập chính được nhận diện như sau:
- Về đảm bảo tính liên kết, cơ sở hạ tầng: Tăng cường kết nối Ba Chẽ với các địa phương trong và ngoài tỉnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu phát triển dân cư, các cơ sở kinh tế phát triển mới, đồng thời đảm bảo các tiêu chí đô thị loại IV theo quy định.
- Về cải tạo khu vực dân cư hiện trạng: Các khu dân cư hiện tại được xây dựng trên cơ sở hạ tầng được hoạch định từ lâu, các tuyến phố phần lớn là nhỏ hẹp mặc dù đã được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, các điểm dân cư nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cần nghiên cứu để bố trí không gian phát triển mới cho đô thị.
- Về chọn đất và hướng phát triển không gian: Các tuyến đường tỉnh 329, 330, 330B, 342 đi qua huyện là một trong những động lực quan trọng để thu hút dân cư, phát triển kinh tế. Do vậy cần phải có nghiên cứu định hướng kết nối phù hợp để phát huy những thế mạnh về lâm nghiệp và dịch vụ dọc các tuyến đường trên. Đối với sông Ba Chẽ chảy dọc địa bàn huyện, có nhiều tiềm năng phát triển cảnh quan và sử dụng đất hai bên sông, cần nghiên cứu để sử dụng tạo trục cảnh quan cho huyện, đặc biệt khu vực dòng sông chảy qua khu đô thị, dân cư đông, để kết hợp với phát triển du lịch và dịch vụ.
- Về sử dụng đất: Khu vực phát triển đô thị như thị trấn Ba Chẽ và trung tâm các xã hiện tại có diện tích nhỏ, quỹ đất chật hẹp, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất đảm bảo quy mô lâu dài theo định hướng đô thị loại IV (giai đoạn sau 2030).
- Về hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật: cần quan tâm đến hạ tầng giao thông, điện, nước, khu xử lý nước thải – rác thải tập trung;
- Về môi trường và phát triển bền vững: Nghiên cứu các mối liên hệ phát triển, kiểm soát tác động môi trường khu vực trong và ngoài ranh giới hành chính để đảm bảo phát triển xanh và bền vững.
- Về dân số và địa giới hành chính: Xem xét rà soát, điều chỉnh địa giới hành chính cho phù hợp với quy mô phát triển của một số đơn vị. Do các xã có diện tích lớn nên xem xét để ra soát diện tích và có giải pháp điều chỉnh hợp lý để phát triển triển kinh tế - xã hội và thuận tiện trong công tác quản lý. Quy hoạch đầu tư các thiết chế phải gắn với các tiêu chí Nông thôn mới; Đô thị hóa phải gắn với các cực tăng trưởng: mở rộng thị trấn làm trung tâm, phát triển ngã tư giữa xã Thanh Lâm và Đạp Thanh nối với Kỳ Thượng (Hạ Long) và Lâm Ca (Đình Lập – Lạng Sơn), hình thành trung tâm xã Lương Mông. Quy hoạch theo hướng mở rộng Thị trấn Ba Chẽ theo hướng Tây (xã Đồn Đạc) và hướng Đông (xã Nam Sơn).
- Về phát huy tài nguyên: Theo quy hoạch phát triển nông lâm sản, các định hướng khai thác đã có nhưng chưa được cụ thể bằng các không gian mang tính vật thể và công trình. Vì vậy cần có nghiên cứu, đánh giá, xác định cụ thể các vùng phát triển về xây dựng một cách toàn diện, được lồng ghép với đánh giá thực trạng địa hình, khí hậu, tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường. Trên cơ sở đó tính toán bố trí các vùng phát triển tập trung, các loại hình và khu vực chức năng, kiểm soát được hoạt động xây dựng.
- Về tạo điều kiện cho thu hút đầu tư từ xã hội: Do thiếu đầu tư, chưa được quy hoạch xây dựng cụ thể làm cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và kinh tế ở khu vực này còn chưa hoàn chỉnh đồng bộ, khả năng tiếp cận đến các xã còn hạn chế.
- Về bảo tồn tài nguyên du lịch: Hiện nay các công trình văn hóa, di tích, các tài nguyên du lịch trên địa bàn đã được nhận diện. Tuy vậy chính sách khuyến khích hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch, phân cấp độ bảo tồn và định hướng đầu tư tôn tạo chưa đầy đủ và đồng bộ. Đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời tác động ngược lại đến các yếu tố tạo dựng môi trường du lịch
Những bất cập trên mang tính khái quát, cần được nghiên cứu và xây dựng theo từng nhóm giải pháp cụ thể trong đồ án quy hoạch.
3.TIỀN ĐỀ VÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN
3.1Tiềm năng, lợi thế
Ba Chẽ là huyện có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tỉnh Quảng Ninh. Đại đa số người dân đã sống và có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nghề rừng nếu được đầu từ khoa học công nghệ thì giá trị kinh tế lâm nghiệp sẽ tăng lên. Huyện cũng có điều kiện phát triển các nhà máy chế biến nông lâm sản với công suất lớn đồng thời có điều kiện để tiếp nhận các các cơ sở sản xuất công nghiệp của Cẩm Phả, Hạ Long (khi các TP này cần không gian để phát triển đô thị, dịch vụ).
Bên cạnh đó, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp phát triển nhiều nguồn dược liệu quý hiếm có chất lượng cao, như Ba kích tím, Trà hoa vàng, Nấm Linh chi. Đồng bào dân tộc có truyền thống nuôi trồng, khai thác và sử dụng cây dược liệu, các bài thuốc dân gian gia truyền có tác dụng chữa bệnh rất hiệu nghiệm.
Phong cảnh tự nhiên phong phú và hấp dẫn, phù hợp phát triển kinh tế du lịch sinh thái rừng và sông; du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa: Ba Chẽ là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc; là khu căn cứ địa cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, như: Di tích Lò Gốm Sứ cổ, Di tích Miếu Ông, Miếu Bà (xã Nam Sơn), Di tích Đình Làng Dạ (xã Thanh Lâm), Di tích Lịch sử Khe Lao (xã Lương Mông); tài nguyên thiên nhiên phong phú (rừng sinh thái, sông, thác, khe suối…), tạo cảnh đẹp tự nhiên, độc đáo và hấp dẫn.
Về tài nguyên thiên nhiên, Ba Chẽ có lợi thế về nguồn nước và mỏ sét và đá. Nguồn nước ngọt phong phú có thể là vùng cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, dân sinh do nhiều nguồn sinh thủy, lượng nước dồi dào, nước trong Ba chẽ có mỏ sét với trữ lượng khoảng 500 ha phân bố ở vùng hạ lưu sông Ba Chẽ thuộc thôn Làng Mới, Cái Gian, Sơn Hải là nguồn tài nguyên có thể khai thác, chế biến sét nguyên liệu cho công nghiệp. Ngoài ra còn có mỏ đá xây dựng chiếm diện tích khá lớn (20km2) thuộc thôn Bắc Cáy- xã Đồn Đạc (là đá mác ma, đá ryolit,...) nhân dân khai thác làm đá xây dựng.
Ba Chẽ có tiềm năng lớn để khai thác, phát huy lợi thế từ Sông Ba Chẽ, là con sông lớn của tỉnh bắt nguồn từ các khu rừng nguyên sinh của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng của TP Hạ Long và nhiều con sông từ huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, với chiều dài hơn 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rồi đổ ra biển Đông.
Về tài nguyên nhân văn, huyện có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa, phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan rừng núi, gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, truyền thống.
Ba Chẽ cũng là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, là vùng đất có truyền thống cách mạng. Nơi đây có ghi lại dấu ấn lịch sử chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai và nhiểu chiến công trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược; là căn cứ địa cách mạng của tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đặt Sở chỉ huy Đặc khu Quảng Ninh giai đoạn 1979-1983… Sự đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật , dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền … Ngoài ra còn một số di tích lịch sử đã được xếp hạng như Miếu Ông, Miếu Bà; đình Làng Dạ Thanh Lâm; lò sứ cổ Nam Sơn… Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra một lợi thế cho Ba Chẽ phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa.
Về hạ tầng kỹ thuật giao thông: Huyện đã đầu tư các tuyến đường giao thông tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nông nghiệp.
Tận dụng các lợi thế của huyện Ba Chẽ, Quy hoạch vùng huyện sẽ là tiền đề phát triển cho huyện, phát huy điểm mạnh về lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp gắn với các phân vùng phát triển.
Mối liên kết vùng góp phần đáp ứng nhu cầu lao động trong huyện, thế mạnh về nguồn nhân lực trong huyện sẽ là một lợi thế trong chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong huyện theo hướng du lịch ‑ dịch vụ - công nghiệp sạch.
Lợi thế về cảnh quan là điểm nổi bật, có tác động và thúc đẩy phát triển du lịch của huyện, tạo vị thế vùng riêng biệt cho huyện. Bên cạnh đó là những thách thức cạnh tranh đặt ra cho huyện khi cùng phát triển với các vùng huyện khác trong khu vực lân cận và khi phát triển du lịch và công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển bền vững.
3.2Các tiền đề hình thành và phát triển xây dựng vùng huyện Ba Chẽ
(1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ba Chẽ thuộc hành lang phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, trong đó được định hướng về một số lĩnh vực cụ thể:
- Y tế: Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào y tế, nghiên cứu xây dựng bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế ở Hạ Long, Vân Đồn và Móng Cái, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm; thành lập các khu vực bảo tồn và sản xuất các loại cây thuốc có giá trị ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, Hoành Bồ và vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử; xây dựng các bệnh viện chuyên khoa mới bao gồm một bệnh viện lão khoa kết hợp với một viện dưỡng lão ở Hạ Long, một bệnh viện mắt; xây dựng các bệnh viện mới cho các xã đảo; phấn đấu đến năm 2015, 100% các trạm y tế xã được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt tiêu chí Quốc gia
- Không gian kinh tế xã hội: Tuyến hành lang phía Tây, phát triển kinh tế lâm nghiệp tại Hoành Bồ và Ba Chẽ kết hợp du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, khai thác môi trường rừng, bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế gần các trung tâm du lịch Hạ Long và Vân Đồn. Hình thành vùng cung cấp thực phẩm tại Hoành Bồ, tham gia vào dây chuyền cung cấp rau, hoa cao cấp và các loại thị gia súc gia cầm. Nghiên cứu chuyển các hoạt động công nghiệp từ Hạ Long và Cẩm Phả đến Hoành Bồ và Ba Chẽ để tạo thêm không gian phát triển đô thị cho Hạ Long và Cẩm Phả.
(2) Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 (Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014)
Huyện Ba Chẽ thuộc khu vực miền núi phía Bắc (huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên): Thị trấn Ba Chẽ định hướng đến năm 2030 là đô thị loại IV.
- Các dự báo chính:
+ Dự báo nhu cầu tỷ lệ đô thị hóa: 60%
+ Dân số: Đến năm 2020 là 30.000 người; đến năm 2030 là 35.000 người
+ Diện tích đô thị mới khoảng 120ha
- Tính chất, chức năng các đô thị, khu đô thị, liên kết giữa đô thị và nông thôn
(3) Dự thảo chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030:
- Giai đoạn 2020-2025: Lập điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Ba Chẽ theo hướng mở rộng đáp ứng chỉ tiêu về diện tích tối thiểu 14 km2 (hiện nay diện tích dự kiến hiện nay đạt 4,63 km2); quy mô dân số tối thiểu 25.000 người (hiện nay đạt 4,63 ngàn người). Các tiêu chuẩn về hạ tầng sớm hoàn thiện tiêu chuẩn hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại V và khắc phục các tiêu chuẩn về hạ tầng chưa đạt của đô thị loại IV.
- Giai đoạn 2026-2030: Tập trung cơ chế chính sách tạo sức hút dân cư, tạo cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ba Chẽ, nhằm thu hút lao động, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại V. Hướng đến hoàn thiện chất lượng về hạ tầng đô thị loại IV.
3.3Các định hướng chiến lược
Phát triển Ngành nghề nông, lâm nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ du lịch;
Phát triển ngành nghề chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản;
Phát triển mở rộng tại các điểm trung tâm xã và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các trạm, trại phục vụ cho phát triển kinh tế chủ lực;
Là vùng trọng điểm phát triển nông lâm nghiệp, du lịch miền núi gắn với văn hoá các dân tộc, phát triển đô thị bản sắc miền núi.
3.4Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chính
Theo Báo cáo chính trị và Nghị Quyết đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế như sau:
-
Về phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản
Phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa: Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế của tỉnh, huyện theo Quy hoạch, Đề án. Thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; hình thành rõ nét vùng sản xuất tập trung[7], xây dựng thêm chuỗi sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, kết nối với các trung tâm đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn trong tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất[8]; chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, phát triển đại gia súc, gia cầm, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại, gia trại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững: Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của BTV Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 gắn với thực hiện Đề án phát triển rừng trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện. Tạo chuyển biến căn bản, sâu sắc trong nhận thức, trách nhiệm, hành động của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò của rừng và đất lâm nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Trương ương, Tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để thu hút người dân, các thành phần kinh tế đầu tư vào lâm nghiệp; phấn đấu trồng rừng tập trung đạt 15.000 ha, trong đó: trồng rừng gỗ lớn 3.800 ha tạo vùng nguyên liệu gỗ ứng dụng công nghiệp chế biến lâm sản với công nghiệp chế biến sâu và thị xuất khẩu, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sản xuất giống cây lâm nghiệp, xây dựng chứng chỉ rừng bền vững FSC, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, xây dựng liên kết sản xuất; hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, thương mại, tiêu thụ đối với các sản phẩm có thế mạnh như sản xuất gỗ lớn. Nâng độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 72% góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý: Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn dược liệu trên địa bàn huyện. Phối hợp với các sở, ngành chức năng triển khai chương trình nghiên cứu bảo tồn gen và nhân giống các loài thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế và những loài cây dược liệu quý của địa phương, đi đôi với phát triển vùng trồng dược liệu tập trung theo quy hoạch vùng sản xuất, phù hợp với từng vùng sinh thái. Triển khai thực hiện Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, phê duyệt chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đồng thời huy động tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm 800 ha dược liệu (Ba kích 384 ha, Trà hòa vàng 189 ha, Dược liệu khác 227 ha) theo hướng tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP –WHO, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu, phát triển sản phẩm OCOP (nhất là trà hoa vàng và ba kích), xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; Đưa huyện Ba Chẽ trở thành vùng sản xuất kinh doanh dược liệu trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống, sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực của địa phương
Tập trung xây dựng nông thôn mới, Huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng lợi thế của từng xã, xác định cụ thể nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
-
Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp Nam Sơn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút các nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy diện tích Cụm công nghiệp, trong đó có 05 nhà máy chế biến hải sản, thực phẩm chất lượng cao vào hoạt động có quy mô lớn nhất tỉnh với công suất 17.400 tấn/năm. Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường... để các nhà máy sớm đi vào hoạt động, gồm dự án: Sản xuất gạch, ngói cao cấp tại thôn Làng Mới, xã Nam Sơn; dự án Khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại thôn Pắc Cáy, xã Đồn Đạc. Đầu tư hạ tầng các điểm công nghiệp để di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn huyện ra khỏi khu dân cư. Chủ động, tích cực hỗ trợ đầu tư, bố trí quỹ đất để tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả phải di dời ra khỏi khu vực đô thị, trung tâm dân cư theo quy hoạch. Phát triển thêm 01 cụm công nghiệp theo quy hoạch phục vụ thu hút nhà đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, chế biến dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:
Chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực và các yêu cầu cần thiết đón bắt và kết nối các điểm, tuyến du lịch; phát huy lợi thế hệ thống rừng tự nhiên và khu vực tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái Vinpearl Safari Đồng Sơn, Kỳ Thượng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/02/2016 của BCH Đảng bộ Tỉnh và Đề án của huyện về phát triển dịch vụ huyện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tổ chức lại hoạt động của hệ thống chợ trên địa bàn gắn với phát triển du lịch, thương mại, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao. Thực hiện vận động, mời gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thị trấn Ba Chẽ và các trung tâm xã. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ngân hàng,lưu trú, vận tải, nông nghiệp... Duy trì, phát triển các điểm du lịch đã được công nhận; tập trung phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái gắn với Đề án phát huy giá trị bản sắc văn hóa người Dao; di tích lịch sử cấp quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà; danh thắng Lang Cang, Nà Làng, Đèo
3.5Tầm nhìn, tính chất
Trên cơ sở các định hướng quy hoạch cấp trên cho Ba Chẽ, xem xét vị trí, vị thế đô thị, đề xuất tính chất cho huyện Ba Chẽ như sau:
- Là nơi hội tụ, gắn kết, giao lưu văn hóa các dân tộc của huyện Ba Chẽ và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong và ngoài tỉnh;
- Là khu vực phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái rừng, du lịch trải nghiệm gắn với thương mại nông nghiệp và phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở đảm bảo an toàn về quốc phòng - an ninh.
- Là khu vực ưu tiên về kinh tế nông lâm nghiệp và chế biến lâm sản làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Ba Chẽ; phấn đấu và xây dựng thị trấn Ba Chẽ sớm trở thành đô thị loại IV sau năm 2030.
3.6Động lực phát triển
a. Chuỗi giá trị sản phẩm nông – lâm nghiệp đặc sắc
Xây dựng 1 nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Lâm nghiệp là ngành sản xuất mũi nhọn, chiếm vị trí chủ đạo trong lâm - nông nghiệp - thủy sản của huyện. Phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu theo hướng thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Thúc đẩy phát triển các mô hình trang trại tổng hợp, trang trại khép kín từ các khâu sản xuất - tiêu thụ
Khu vực này phát triển được các cây dược liệu (ba kích tím, ba kích trắng, lá dược liệu v.v... ), cây hương liệu (quế, hồi, hạt tiêu, ...), cây lấy gỗ làm nguyên liệu cho các nhà máy gia công, nhất là tại các xã Lương Mông, Minh Cầm, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh của Ba Chẽ.
Bảo tồn và nhân giống Ba kích tím, Trà hoa vàng. Trồng mới Sâm cau đỏ, nhân trần, cát sâm, đẳng sâm, địa liền
b. Công nghiệp
Huyện nằm xa trung tâm, điều kiện đất đai rộng, mật độ dân cư thưa thớt, , huyện có điều kiện phát triển các nhà máy chế biến nông lâm sản với công suất lớn đồng thời có điều kiện để tiếp nhận các các cơ sở sản xuất công nghiệp của Cẩm Phả, Hạ Long (khi các TP này cần không gian để phát triển đô thị, dịch vụ).
c. Du lịch và dịch vụ
- Giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp phát triển du lịch và lợi thế địa hình. Đa dạng về nguồn lực sản phẩm du lịch, đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Một số khu du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng gắn với nền văn hóa bản địa được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tập trung xây dựng nhanh thị trấn Ba Chẽ để phấn đấu đến năm 2030 lên đô thị loại IV. Dịch vụ vận tải đường bộ phát triển ..
+ Khai thác tiềm năng, vẻ đẹp riêng của con sông Ba Chẽ gắn với các giá trị di tích lịch sử (Miếu Ông-Miếu Bà), dấu tích lịch sử trong Kháng chiến chống Pháp...trong thực hiện các dự án du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm.
+ Khai thác thế mạnh của hệ thống rừng nguyên sinh tại một xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Sơn trong xây dựng các loại loại hình nghỉ dưỡng độc đáo, gắn với thiên nhiên.
- Đẩy mạnh liên kết du lịch với các cụm , khu du lịch trong và ngoài tỉnh:
+ Gắn với cụm Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long thành chuỗi và tuyến du lịch theo vành đai biên giới.
+ Tăng cường liên kết với quần thể khu bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Dự án Vinpearl Safari Hạ Long), quần thể danh thắng Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang để phát triển phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở địa phương, phục vụ cho phát triển du lịch; sản xuất các mặt hàng nông sản, lâm sản phục vụ khách du lịch.
4.DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
4.1Dự báo phát triển kinh tế
Khai thác các tiềm năng, lợi thế của toàn huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Phấn đấu phát triển Ba Chẽ trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh, là một trong những huyện phát triển khá về kinh tế lâm nghiệp và công nghệp chế biến, phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống và hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – lâm, nông nghiệp – dịch vụ. Từng bước phát triển ngành du lịch, dịch vụ trên cơ sở gắn kết các tuyến du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành theo hướng cải tiến công nghệ và nâng cao việc sử dụng công nghệ mới, chuyển dịch theo xu hướng hiện đại.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030: 11-12%/ năm; giai đoạn 2030-2040: khoảng 9-11%/năm.
Cơ cấu giá trị kinh tế:
Năm 2030: Công nghiệp – Xây dựng 35%; Dịch vụ: 30%- Nông, lâm nghiệp: 35%
Năm 2040: Công nghiệp – Xây dựng: 40-45% - Dịch vụ: 35-40% - Nông, lâm nghiệp: 25-30%;
Năm 2050: Công nghiệp – Xây dựng: 45-50%, Dịch vụ: 35-40%, Nông lâm ngư nghiệp: 20-25%
4.2Dự báo phát triển dân số, lao động
- Dân số hiện trạng 2020: 27.500 người: bao gồm dân số thường trú 23.207 người (dân số đô thị 4.679 người, dân số nông thôn 18.528 người) và dân số quy đổi 4.293 người (khách du lịch, lao động phục vụ, vãng lai);
- Đến năm 2030 khoảng 35.000 người: bao gồm dân số thường trú 30.000 người (dân số đô thị 13.000 người, dân số nông thôn 17.000 người) và dân số quy đổi khoảng 5.000 người (khách du lịch, lao động phục vụ, vãng lai);
- Đến năm 2040 khoảng 55.000 người: bao gồm dân số thường trú 44.000 người (dân số đô thị 19.000 người, dân số nông thôn 25.000 người) và dân số quy đổi khoảng 11.000 người (khách du lịch, lao động phục vụ, vãng lai);
- Đến năm 2050 khoảng 69.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi).
4.3Dự báo phát triển đô thị:
Giai đoạn 2025 – 2030 mở rộng đô thị Ba Chẽ với quy mô dân số khoảng 20.000 người (bao gồm khu vực thị trấn Ba Chẽ, 1 phần xã Nam Sơn, 1 phần xã Đồn Đạc);
Giai đoạn 2030 – 2040 thành lập đô thị Lương Mông với quy mô dân số khoảng 7.000 người (bao gồm khu vực xã Lương Mông, xã Minh Cầm);
Tỷ lệ đô thị hoá toàn huyện:
- Hiện trạng 2022: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 20%,
- Đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 51%;
- Đến năm 2040: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55%.
Ghi chú:
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2030 được tính toán trên cơ sở thị trấn mở rộng ra các khu vực xã Đồn Đạc, xã Nam Sơn;
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2040 được tính toán trên cơ sở định hướng mở rộng thị trấ Ba Chẽ và dự kiến thành lập thị trấn Lương Mông;
a.Dự báo nhu cầu sử dụng đất xây dựng:
Bảng: Dự báo sử dụng đất xây dựng toàn huyện đến năm 2040
TT
|
Danh mục
|
Diện tích
|
Dân số 2030
|
Dân số 2040
|
Nhu cầu đất xây dựng (ha)
|
Chỉ tiêu đất xây dựng (m2/ người)
|
(km2)
|
(người)
|
(người)
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
|
Tổng cộng (A+B)
|
606,48
|
35.000
|
55.000
|
3.444
|
4.125
|
984
|
750
|
A
|
Đô thị
|
6,90
|
18.000
|
30.000
|
375
|
830
|
208
|
277
|
B
|
Nông thôn
|
599,58
|
17.000
|
23.000
|
3.069
|
3.295
|
1.805
|
1.433
|
I
|
Vùng 3
|
89,57
|
17.000
|
22.000
|
766
|
1.066
|
451
|
485
|
1
|
Thị trấn
|
6,896
|
12.000
|
15.000
|
252
|
304
|
210
|
203
|
2
|
Xã Nam Sơn
|
82,677
|
5.000
|
7.000
|
514
|
762
|
1.028
|
1.089
|
II
|
Vùng 2
|
327,1
|
13.000
|
21.700
|
1.563
|
1.760
|
1.203
|
811
|
3
|
Xã Đồn Đạc
|
132,52
|
8.600
|
16.200
|
563
|
601
|
655
|
371
|
4
|
Xã Thanh Sơn
|
110,397
|
2.000
|
2.500
|
296
|
353
|
1.480
|
1.410
|
5
|
Xã Thanh Lâm
|
84,183
|
2.400
|
3.000
|
704
|
807
|
2.935
|
2.689
|
III
|
Vùng 1
|
189,804
|
5.000
|
11.300
|
1.115
|
1.299
|
2.230
|
1.149
|
6
|
Xã Lương Mông
|
65,124
|
1.700
|
5.000
|
471
|
526
|
2.771
|
1.051
|
7
|
Xã Minh Cầm
|
33,16
|
700
|
2.000
|
62
|
70
|
886
|
352
|
8
|
Xã Đạp Thanh
|
91,519
|
2.600
|
4.300
|
582
|
703
|
2.238
|
1.634
|
(*) Ghi chú: Đất xây dựng bao gồm các loại đất dân dụng đô thị, đất xây dựng nhà ở nông thôn gắn với vườn canh tác, đất xây dựng khu chức năng công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất du lịch, đất hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng.
- Dự kiến TT Ba Chẽ mở rộng thêm khu vực Nam Sơn và Đồn Đạc;
- Dự kiến giai đoạn 2030 - 2040 thành thị lập TT Lương Mông;
- Khu vực xã Nam Sơn dự kiến diện tích CCN khoảng 105ha;
- Khu vực xã Thanh Lâm dự kiến diện tích CCN khoảng 150ha;
- Khu vực xã Đạp Thanh dự kiến diện tích CCN khoảng 75ha.
- Các cụm hỗ trợ sản xuất kinh doanh có diện tích khoảng 171,9 ha nằm rải rác tại các xã có quy mô từ 3-101 ha.
Đến năm 2030: Dự báo đất xây dựng trên địa bàn Huyện: 3.444 ha bình quân 984 m2/người. Đất xây dựng đô thị khoảng: 375 ha bình quân 208 m2/người. Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 3.069ha, bình quân đạt khoảng 1.805 m2/người.
Đến năm 2040: Dự báo đất xây dựng trên địa bàn Huyện: 4.125 ha bình quân 750 m2/người. Đất xây dựng đô thị khoảng: 830 ha bình quân 277m2/người. Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 3.295 ha, bình quân đạt khoảng 1.433 m2/người.
4.4Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Các chỉ tiêu dự kiến áp dụng theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng Quy chuẩn QCVN: 01/2021/BXD;
- Chỉ tiêu sử dụng đất đối với đô thị:
+ Đất dân dụng: Khoảng 100 m2/người;
+ Đất đơn vị ở phát triển mới: 55m2/người;
+ Đất công cộng đô thị: 5 m2/người;
+ Đất cây xanh, TDTT đô thị: 4,5 m2/người;
- Chỉ tiêu sử dụng đất cho điểm dân cư nông thôn:
+ Đất xây dựng công trình nhà ở mới: 28 m2/người;
+ Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ: 6 m2/người;
+ Đất cây xanh công cộng: 4 m2/người;
Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu NVQH
|
Chỉ tiêu đạt được
|
I
|
Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị
|
|
|
|
|
Đất xây dựng đô thị
|
|
|
277
|
1.1
|
Đất dân dụng bình quân
|
m2/người
|
45 -100
|
100
|
1.2
|
Đất đơn vị ở mới
|
m2/người
|
15-55
|
55
|
1.3
|
Đất công cộng đô thị
|
m2/người
|
≥3
|
5
|
1.4
|
Đất cây xanh, TDTT đô thị
|
m2/người
|
≥3,5
|
4,5
|
II
|
Chỉ tiêu sử dụng đất nông thôn
|
|
|
|
|
Đất xây dựng nông thôn
|
|
|
1.433
|
2.1
|
Đất xây dựng công trình nhà ở mới
|
m2/người
|
≥25
|
28
|
2.2
|
Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ
|
m2/người
|
5
|
6
|
2.3
|
Đất cây xanh công cộng
|
m2/người
|
2
|
4
|
III
|
Chỉ tiêu hạ tầng xã hội
|
|
|
|
3.1
|
Đất trường THPT
|
hs/1.000 người
|
≥40
|
45
|
m2/hs
|
≥10
|
15
|
3.2
|
Đất bệnh viện đa khoa
|
Giường/1.000ng
|
≥4
|
4-5
|
m2/giường bệnh
|
≥100
|
100-120
|
3.3
|
Đất sân thể thao cơ bản
|
m2/người
|
0,6
|
1
|
ha/công trình
|
1
|
1,5
|
3.4
|
Trung tâm Văn hóa - Thể thao
|
m2/người
|
0,8
|
2
|
ha/công trình
|
3
|
3-5
|
3.5
|
Đất nhà văn hóa
|
chỗ/ 1.000 người
|
8
|
10
|
ha/công trình
|
0,5
|
1
|
3.6
|
Nhà thiếu nhi
|
chỗ/ 1.000 người
|
2
|
4
|
ha/công trình
|
1
|
1-2
|
3.7
|
Chợ
|
Công trình
|
1
|
1
|
ha/công trình
|
1
|
1,5
|
IV
|
Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
4.1
|
Tỷ lệ đất giao thông (tính đến đường liên khu vực)
|
% đất XD đô thị
|
≥ 6
|
7,0
|
4.2
|
Mật độ đường giao thông (tính đến đường liên khu vực)
|
km/km2
|
≥2
|
3,5
|
4.3
|
Chỉ tiêu cấp nước tối thiểu:
|
|
|
|
|
- Nước sinh hoạt (khu vực nội thị)
|
l/người/ng.đ
|
≥ 80
|
110-130
|
|
- Nước công trình công cộng dịch vụ
|
% Qsh
|
≥10
|
10-15
|
|
- Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thu công nghiệp
|
% Qsh
|
≥8
|
8
|
|
- Nước công nghiệp
|
m3/ha-ng.đ
|
≥20
|
22
|
% đất CN
|
≥60
|
70
|
|
- Nước tưới cây, rửa đường
|
%Qsh
|
≥ 8
|
8
|
4.4
|
Chỉ tiêu cấp điện tối thiểu
|
|
|
|
|
- Điện sinh hoạt
|
- Đợt đầu
|
|
|
+ Kwh/ng. Năm
|
≥400
|
400
|
+ W/người
|
≥200
|
200
|
- Dài hạn
|
|
|
+ Kwh/ng. Năm
|
≥1.000
|
1.000
|
+ W/người
|
≥330
|
330
|
|
|
|
|
- Điện chiếu sáng công cộng
|
% Điện sinh hoạt
|
30
|
30
|
|
- Điện công nghiệp
|
KW/ha
|
160-200
|
250
|
|
- Điện tiểu thủ công nghiệp
|
KW/ha
|
120-140
|
140
|
|
- Kho bãi
|
KW/ha
|
≥50
|
50
|
4.5
|
Chỉ tiêu thoát nước thải tối thiểu
|
|
|
|
|
- Nước thải sinh hoạt
|
l/người/ng.đ
|
Căn cứ theo tiêu chuẩn cấp nước
|
Căn cứ theo tiêu chuẩn cấp nước
|
|
- Nước thải công nghiệp
|
m3/ha-ng.đ
|
|
- Nước cho công trìnhcông cộng
|
%Qsh
|
4.6
|
Chỉ tiêu tính toán thải rác tối thiểu
|
|
|
|
|
- Rác thải sinh hoạt
|
kg/ng/ng.đ
|
≥0,9
|
0,9
|
|
- Rác thải công nghiệp
|
tấn/ha/ng.đ
|
≥0,3
|
0,3
|
5.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG
5.1Các chiến lược phát triển và nhóm giải pháp
Định hướng 1- Tăng cường kết nối giao thông đối ngoại, hoàn thiện giao thông đối nội
Tăng cường, hoàn thiện hệ thông giao thông liên vùng. Kết nối với các tỉnh, thành phố liền kề để tăng cường liên kết vùng: kết nối với Bắc Giang, Lạng Sơn
Kết nối với Bắc Giang: bằng Quốc lộ 279; Tuyến kết nối từ Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đến Đường tỉnh 327B tại xã Tân Dân; Tuyến Mục đi đèo Kiếm thuộc xã Dương Hưu, huyện Sơn Động sang xã Lương Mông
Kết nối với Lạng Sơn: bằng cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên, Quốc lộ 4B, Đường tỉnh 342. Trục Cao tốc Tiên Yên - Lạng Sơn - Cao Bằng và Quốc lộ 4B tăng cường liên kết khu vực Tiên Yên - Ba Chẽ và khu vực miền núi Đông Bắc với Khu kinh tế Vân Đồn.
Tăng cường kết nối với các thành phố, huyện khác trong tỉnh : Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Hà, Đầ Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Móng Cái,...gắn với vùng đô thị trung tâm Hạ Long.
Hoàn thiện giao thông nội vùng: nâng cấp đường tỉnh 342, 330, 330B để kết nối đi TP Hạ Long, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Định hướng 2– Phát triển mạnh về dịch vụ, đẩy nhanh đô thị hóa, cấu trúc không gian huyện dựa trên các yếu tố hiện hữu đặc thù: hệ thống mặt nước, cây xanh cảnh quan, làng xóm, các công trình văn hóa, di tích.
- Hình thành các không gian xanh lớn bám theo sông Ba Chẽ, bảo vệ mặt nước và cảnh quan khu vực ven sông.
- Cải tạo, chỉnh trang khu vực làng xóm hiện trạng; Bảo tồn và tôn tạo các công trình di tích, tôn giáo có giá trị; Bổ sung các tiện ích công cộng, các không gian cây xanh trong khu vực lõi khu dân cư hiện trạng.
- Tổ chức hệ thống không gian cây xanh mặt nước trong các khu vực chức năng của thị trấn kết nối với hệ thống cây xanh mặt nước hiện hữu.
Định hướng 3- Hình thành những động lực để phát triển kinh tế cho huyện Ba Chẽ.
Xây dựng mô hình phát triển huyện Ba Chẽ đến năm 2040 theo hướng phát triển tổng hợp trong đó ưu tiên phát triển lâm nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch, công nghiệp, gắn khai thác với chế biến chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị, chuyên canh công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng; hình thành các mô hình chăn nuôi, cây nguyên liệu, dược liệu gắn với bảo vệ tài nguyên rừng. Xây dựng 1 nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Lâm nghiệp là ngành sản xuất mũi nhọn, chiếm vị trí chủ đạo trong lâm - nông nghiệp - thủy sản của huyện.
- Phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu theo hướng thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Thúc đẩy phát triển các mô hình trang trại tổng hợp, trang trại khép kín từ các khâu sản xuất - tiêu thụ.
- Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao - khu vực thí điểm công nghệ sạch, nông nghiệp sạch, hữu cơ gắn với các sản phẩm đặc hữu của địa phương để phổ biến rộng rãi cho người dân ở các khu vực khác của huyện.
- Hình thành các trung tâm du lịch, dịch vụ với nhiều loại hình du lịch phong phú và hấp dẫn. Phát triển du lịch tại huyện Ba Chẽ với các chức năng chính là: du lịch văn hoá, du lịch tham quan trải nghiệm, nghiên cứu hệ sinh thái rừng nguyên sinh, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, leo núi, chơi golf; du lịch cộng đồng, nghiên cứu động vật hoang dã...
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các CCN, tập trung sắp xếp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các CCN; tận dụng tối đa giá trị lợi thế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư các dự án vào các CCN, làm đòn bẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ then chốt có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao của địa phương. Phát triển các CCN trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các lợi thế về tài nguyên, lao động của địa phương, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển công nghiệp hợp lý, phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư và ưu tiên phát triển các CCN đã thành lập. Phát triển các cụm công nghiệp có kiểm soát chặt chẽ về môi trường.
5.2Mô hình cấu trúc phát triển
Mô hình đô thị[A7] :
Đẩy nhanh đô thị hóa, cấu trúc không gian dựa trên các yếu tố hiện hữu (bảo tồn các khu di tích lịch sử đã có, phát triển các không gian xanh 2 bên bờ sông Ba Chẽ, các nơi công cộng kết hợp hình các điểm nhấn về đô thị, khu dân cư mới nhưng không làm phá vỡ cấu trúc không gian tổng thể 2 bên bờ sông);
Chú trọng đến hình thành các khu nhà ở cho công nhân lao động gắn với các thiết chế văn hóa gần các CCN.
Mô hình kinh tế:
Hình thành những động lực để phát triển kinh tế cho huyện theo 4 trụ cột: là trung tâm lâm nghiệp và dịch vụ của tỉnh; phát triển kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ gắn với bảo tồn phát huy các giá trị của cảnh quan môi trường đặc hữu của Ba Chẽ và văn hóa dân tộc, phát triển công nghiệp gắn với chế biến dược liệu, nông lâm thổ sản, hình thành các cụm công nghiệp trên địa bàn;
Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hữu cơ, chuyên canh công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng gắn với chương trình OCOP và chuỗi giá trị với các sản phẩm đặc hữu; hình thành các mô hình chăn nuôi, cây nguyên liệu, dược liệu sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với bảo vệ tài nguyên rừng.
Trong mô hình sử dụng không gian hiện tại, các không gian đô thị, không gian công nghiệp và không gian du lịch được bố trí phân tán, mạng lưới kết nối giữa các yếu tố này mỏng và yếu.
Mô hình phát triển tương lai phát huy lợi thế các tài nguyên của địa phương, tăng cường không gian đô thị, không gian công nghiệp, không gian du lịch và củng cố mạng lưới kết nối các không gian, đồng thời xây dựng trục phát triển đô thị mới tạo ra những giá trị mới. Đây là mô hình phát triển không gian được kỳ vọng trở thành chất xúc tác để phát triển kinh tế cho huyện Ba Chẽ.
Xây dựng phát triển huyện Ba Chẽ theo nguyên tắc thân thiện với môi trường sinh thái, gắn kết hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, hình thành nên các không gian xanh để bảo vệ các giá trị về cảnh quan, di sản, tài nguyên đất và làng xóm truyền thống.
Vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.
Phát triển đô thị - nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.
Phát triển dân cư theo hướng tập trung tại các điểm nút giao thông đối ngoại, hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường và phát triển lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngoài đê, các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ.
Phát triển huyện Ba Chẽ theo hướng đô thị dịch vụ với cấu trúc: 02 trọng tâm là đô thị Ba Chẽ và đô thị Lương Mông; 03 hành lang (hành lang đô thị công nghiệp dọc đường tỉnh 330 từ Nam Sơn đến Thị trấn Ba Chẽ, Đạp Thanh, Lương Mông; hành lang dọc theo sông Ba Chẽ; hành lang sinh thái phía Bắc và phía Nam dọc đường tỉnh 342 gắn với các vùng cảnh quan tự nhiên).
-
Định hướng 02 trọng tâm:
-
Đô thị Ba Chẽ: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Ba Chẽ
-
Đô thị Lương Mông: Là trung tâm kinh tế, văn hoá phía Tây của huyện, là đối trọng phát triển cân bằng của huyện.
-
Định hướng 03 hành lang phát triển:
- Hành lang tỉnh lộ 330 là trục động lực kinh tế chủ đạo của huyện về đô thị và công nghiệp, kết nối các đô thị, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
- Hành lang sinh thái dọc sông Ba Chẽ là vùng đệm sinh thái, bảo vệ cảnh quan và dự phòng ngăn chặn lũ.
- Hành lang sinh thái phía Bắc và phía Nam dọc theo đường tỉnh 342 đang được triển khai đầu tư là vùng lâm nghiệp khai thác, vùng đệm cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
c. Các tiêu chí phân vùng không gian
+ Phân vùng phát triển dựa trên tính chất, chức năng đặc trưng của từng khu vực: Phân vùng phát triển không gian trên quan điểm phân khu theo địa hình. Định hướng phát triển đô thị và các khu chức năng được quyết định bởi địa hình và môi trường tự nhiên ở mức độ nhất định. Dựa vào sự tương đồng của địa hình và môi trường tự nhiên, nghiên cứu mô hình phát triển không gian từ quan điểm vùng Huyện được phân thành các phân vùng.
+ Phân vùng phát triển dựa trên định hướng tổng thê kinh tế xã hội, khung giao thông chính.
+ Phân vùng phát triển dựa trên khả năng đô thị hóa và ngưỡng phát đô thị
+ Phân vùng phát triển dựa trên đặc trưng sản xuất từng khu vực: Tính hiệu quả của liên kết đô thị, môi trường tự nhiên, xây dựng hạ tầng sẽ thay đổi lớn phụ thuộc vào việc bố trí các khu đô thị các điểm dân cư có hạ tầng đô thị
d. Định hướng 3 phân vùng phát triển không gian
- Phân vùng 1: vùng đô thị, dịch vụ du lịch phía Tây gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm. Quy mô diện tích: khoảng 18.980,3ha. Là vùng các xã ở phía Tây huyện có địa hình cao, dự kiến phát triển đô thị Lương Mông, trong tương lai hình thành đô thị loại V; định hướng là vùng phát triển khu ở, các khu vực đô thị mới, dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch dịch vụ từ Hạ Long gắn với vùng du lịch sinh thái hồ Khe Lừa.
- Phân vùng 2: Vùng công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh thái bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc. Quy mô diện tích: 32.710,47ha. Là vùng các xã nằm ở giữa huyện có địa hình, khí hậu đặc thù miền núi, cảnh quan đẹp; định hướng phát triển phát triển rừng phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái, trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu, phát triển cây dược liệu.
- Phân vùng 3: Vùng đô thị - công nghiệp trung tâm Bao gồm Thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn. Quy mô diện tích: 8.957,3ha. Là vùng có địa hình thuận lợi hơn nên phát triển đô thị - công nghiệp – du lịch – dịch vụ tổng hợp. Dự kiến phát triển mở rộng thị trấn Ba Chẽ thành đô thị loại IV, mở rộng quy mô cụm công nghiệp Nam Sơn và hình thành các khu đô thị mới.
|
|
Mô hình cấu trúc phát triển
|
5.3Định hướng phát triển không gian
Không gian đô thị huyện phát triển theo hướng xây dựng tập trung vào 2 khu vực đô thị Ba Chẽ và Lương Mông. Phần còn lại là các xã nông thôn nằm trong hành lang xanh. Cấu trúc không gian huyện tổ chức theo hướng Bắc Nam và Đông Tây, gắn với khung giao thông, trong đó ưu tiên phát triển mới các kết nối Đông Tây để đảm bảo mối liên kết với đô thị trung tâm.
Các khu vực nông thôn phát triển theo cấu trúc các cụm làng và gắn với các tuyến đường liên huyện, liên xã. Từng bước phát triển tập trung theo các cụm điểm tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã, hỗ trợ dịch vụ sản xuất. Bảo vệ các không gian kiến trúc các làng xóm truyền thống để tạo nên hình ảnh đặc trưng cho kiến trúc cảnh quan vùng huyện.
Sử dụng hệ thống các tuyến sông, kênh mương thủy lợi và mặt nước hiện có trên địa bàn làm khung không gian xanh toàn huyện. Các khu vực đồi núi được khai khác làm hình ảnh, điểm nhấn tạo cảnh quan vùng huyện.
Trên cơ sở phân vùng địa hình, phân vùng phát triển kinh tế và phân vùng phát triển không gian của huyện đề xuất các phân vùng kiểm soát phát triển gồm có đặc điểm tương đồng để có các quy định kiểm soát phát triển phù hợp.
Cấu trúc không gian vùng dự kiến theo mô hình hành lang phát triển với trung tâm là thị trấn Ba Chẽ mở rộng, có các tiểu vùng phát triển gắn với trung tâm của các cụm xã. Cụ thể:
- Trục phát triển là đường tỉnh 330 nối kết qua thị trấn Ba Chẽ với QL18A;
- Trung tâm phát triển phía Đông là thị trấn Ba Chẽ mở rộng về hướng Nam và một phần xã Nam Sơn, Đồn Đạc để đảm bảo quy mô diện tích, dân số trong tương lai hình thành khu vực nội thị của đô thị loại IV; trung tâm phía Tây là đô thị Lương Mông dự kiến hình thành đô thị loại V.
- Các trung tâm tiểu vùng Đạp Thanh, tiểu vùng Thanh Lâm, Thanh Sơn.
- Các vùng sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trồng cây đặc hữu, chăn nuôi quy mô công nghiệp.
- Lấy phát triển lâm nghiệp là chủ đạo để dẫn dắt, định hướng phát triển các ngành nghề khác như: Công nghiệp chế biến chế tạo, chăn nuôi công nghệ cao, dịch vụ du lịch, phát triển đô thị, …
- Kết nối liên vùng cần xác định lấy giao thông đường bộ là chính để thực hiện kết nối đến các tuyến giao thông huyết mạnh của tỉnh (Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Quốc lộ 18, 4B, 279, …) tạo sự liên kết vùng Bắc Giang, Lạng Sơn và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
5.4Định hướng phát triển đối với từng phân vùng kiểm soát quản lý phát triển
Định hướng 3 phân vùng phát triển không gian
- Phân vùng 1: Vùng đô thị, dịch vụ du lịch phía Tây
Bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm.
- Phân vùng 2: Vùng công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh thái
Bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc.
- Phân vùng 3: Vùng đô thị - công nghiệp trung tâm
Bao gồm Thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn.
|
|
Sơ đồ phân vùng phát triển kinh tế và không gian
|
|
|
|
|
5.4.1Phân vùng 1: Vùng đô thị, dịch vụ du lịch phía Tây
Thuộc địa giới 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm
- Quy mô diện tích: khoảng 18.980ha (189,8km2)
- Quy mô dân số: Hiện trạng năm 2021 là 4.642 người; Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 5.000 người, đến năm 2040: khoảng 11.300 người
- Tính chất: Là vùng các xã ở phía Tây huyện có địa hình cao, dự kiến phát triển đô thị Lương Mông, sau năm 2030 hình thành đô thị loại V;
|
|
- Định hướng phát triển không gian: định hướng là vùng phát triển đơn vị ở, các khu vực đô thị mới, dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch dịch vụ từ Hạ Long gắn với vùng du lịch sinh thái hồ Khe Lừa.
- Định hướng phát triển kinh tế:
Phát triển đô thị khu vực Lương Mông – Đạp Thanh, hình thành thị trấn ( đô thị loại V) trong giai đoạn 2030; phát triển dịch vụ và thương mại khu vực..... Kinh tế lâm nghiệp phát triển chủ yếu cây thông nhựa, trồng rừng phòng hộ. Phát triển một số vùng trồng và sản xuất trà hoa vàng, trồng và chế biến dược liệu. Phát triển khu du lịch sinh thái núi tại khu vực xã Đạp Thanh.
5.4.2Phân vùng 2: Vùng công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch sinh thái
Thuộc địa giới 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc.
- Quy mô diện tích: khoảng 32.710 ha (327,1km2)
- Quy mô dân số: Hiện trạng năm 2021 là 10.202 người; Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 13.000 người, đến năm 2040: khoảng 21.700 người
-Tính chất: Là vùng các xã nằm ở giữa huyện có địa hình, khí hậu đặc thù miền núi, cảnh quan đẹp;
|
|
- Định hướng phát triển không gian: định hướng phát triển phát triển rừng phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái, trồng rừng gỗ lớn, rừng nguyên liệu, phát triển cây dược liệu.
- Định hướng phát triển kinh tế:
Vùng này có địa hình, khí hậu đặc thù miền núi, có nhiều cảnh quan đẹp thích hợp để phát triển rừng phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái và trồng rừng nguyên liệu (chủ yếu keo và sa mộc) và phát triển cây dược liệu (chủ yếu là ba kích tím, trà hoa vàng)
Phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc.. phát triển dịch vụ và thương mại như xây dưng chợ và trung tâm thương mại; các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ nâng cao.
Phát triển một số khu du lịch sinh thái núi tại khu vực phía Nam xã Thanh Lâm.
5.4.3Phân vùng 3: Vùng đô thị - công nghiệp trung tâm
Thuộc địa giới Thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn.
- Quy mô diện tích: khoảng 8.957,3ha (89,57km2)
- Quy mô dân số: Hiện trạng năm 2021 khoảng 8.363 người; Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 17.000 người, đến năm 2040 khoảng 22.000 người
- Tính chất: Là vùng có địa hình thuận lợi hơn nên phát triển đô thị - công nghiệp – du lịch – dịch vụ tổng hợp.
|
|
- Định hướng phát triển không gian: định hướng phát triển mở rộng thị trấn Ba Chẽ thành đô thị loại IV sau năm 2030, mở rộng quy mô cụm công nghiệp Nam Sơn và hình thành các khu dân cư mới.
- Tại khu vực trung tâm này đẩy mạnh sản xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị tạo tiền đề cho phát triển tập trung các ngành dịch vụ, thương mại và công nghiệp, các dịch vụ về y tế, đào tạo, tài chính, ngân hàng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện.
-Xây dựng kè chống sạt bảo vệ tuyến đường trục chính trung tâm huyện và khu dân cư bờ Bắc thị trấn Ba Chẽ.
Duy trì, phát triển các điểm du lịch đã được công nhận; tập trung phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái gắn với Đề án phát huy giá trị bản sắc văn hóa người Dao; di tích lịch sử cấp quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà; kết hợp các điểm du lịch khác trong huyện như danh thắng Lang Cang, Nà Làng, Đèo Giang... hình thành được ít nhất 01 sản phẩm du lịch có thương hiệu trên địa bàn.
5.5Định hướng phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng
5.5.1Cấu trúc hệ thống đô thị
|
|
Cấu trúc đô thị dải giúp tạo liên kết những vẫn độc lập và có các chức năng riêng, không ảnh hưởng lẫn nhau
|
- Định hướng: Các khu đô thị và dân cư hiện trạng để định hướng phát triển mở rộng thêm đô thị trong tương lai; ngoài ra lấy dòng sông Ba Chẽ làm lòng cốt để định hướng hình thành thêm các khu đô thị mới phục vụ nhu cầu phát triển dân cư và công nhân làm tại các khu dịch vụ, nhà máy, cụm công nghiệp Nam Sơn, Đạp Thanh. Xây dựng các khu đô thị điển hình vùng cao gắn với đặc thù vùng miền, kết hợp truyền thống, bản sắc dân tộc.
- Định hướng phát triển không gian đô thị:
+ Không gian Ba Chẽ tập trung phát triển 5 khu vực đó là trung tâm Ba Chẽ, khu vực các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Nam Sơn.
+ Phát triển Đô thị mới ( đô thị loại V) tại khu vực xã Lương Mông, và khu đô thị mới tại khu vực Đạp Thanh, Thanh Lâm, Nam Sơn.
- Định hướng mở rộng thị trấn: mở rộng không gian phát triển đô thị Thị trấn một phấn sang xã Nam Sơn và Đồn Đạc.
Về địa giới hành chính: ranh giới đô thị Lương Mông và đô thị Ba Chẽ mở rộng sẽ được làm rõ trong các đề án cụ thể ở các bước tiếp theo.
5.5.2Định hướng phát triển đô thị
-
Định hướng phát triển đô thị theo các giai đoạn
Giai đoạn đến năm 2030:
-
Thị trấn Ba Chẽ tiếp tục là đơn vị hành chính cấp huyện. Định hướng phát triển đô thị bao gồm các đô thị của huyện và các không gian phát triển theo mô hình đô thị trên địa bàn huyện.
-
Hình thành các không gian phát tiển các khu vực có hạ tầng kỹ thuật tiệm cận đô thị tại các xã: Đạp Thanh, Thanh Lâm, Đồn Đạc, Nam Sơn.
Giai đoạn 2030- 2040 và tầm nhìn đến 2050:
-
Nâng cấp thị trấn Ba Chẽ đạt tiêu chí đô thị loại IV.
-
Đô thị Lương Mông đạt tiêu chí đô thị loại V.
-
Các khu vực đô thị mới cơ bản đạt chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị loại V.
-
Định hướng phát triển đô thị thị trấn Ba Chẽ (là đô thị loại V theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 của UBND Tỉnh Quảng Ninh)
-
Giai đoạn đến năm 2030: Giữ nguyên phạm vi ranh giới, diện tish theo ranh giới hành chính hiện tại; phát triển kết nối hai bên sông Ba Chẽ (bố trí bổ sugn 01 cần kết nối từ phía Bắc sông Ba Chẽ đến tỉnh lộ 330, triển khai xây dựng tuyến đường 342 đi qua trung tâm thị trấn Ba Chẽ hiện trạng), chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng, bổ sung các khu dân cư mới có hạ tầng đồng bộ, hiện đại…
-
Sau năm 2030: Phát triển thị trấn Ba Chẽ thành đô thị loại IV như sau:
-
Phạm vi ranh giới, diện tích: Diện tích nghiên cứu khoảng 1.387ha trong đó bao gồm: Thị trấn Ba Chẽ 690ha, phần mở rộng khoảng 697ha gồm 117,3ha thuộc xã Đồn Đạc (giáp phía Tây thị trấn) và 580ha thuộc xã Nam Sơn (giáp phía Bắc và Tây Bắc thị trấn).
-
Tính chất: Là trung tâm tổng hợp hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện; là điểm hội tụ của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện; là khu vực có kinh tế - xã hội phát triển, môi trường sinh thái được giữ gìn và có quốc phòng an ninh được vững mạnh.
-
Quy mô dân số: Dân số đến năm 2030: Khoảng 20.000-25.000 người; Trong đó: Thị trấn Ba Chẽ hiện hữu khoảng 12.000 - 15.000 người; khu vực mở rộng khoảng 8.000 – 10.000 người; Dân số đến năm 2040: Khoảng 30.000-40.000 người; Trong đó: Thị trấn Ba Chẽ hiện hữu khoảng 15.000 - 25.000 người; khu vực mở rộng khoảng 10.000 – 15.000 người.
-
Định hướng phát triển:
+ Hạt nhân của đô thị là khu vực trung tâm đô thị hiện hữu. Phát triển các chức năng chính đô thị như trung tâm hành chính, công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế; phát triển khu vực thương mại dọc trục TL330; phát triển các khu dân cư mới trên quỹ đất đô thị hóa và chỉnh trang các khu vực hiện hữu.
+ Phát triển mở rộng đô thị về phía Bắc và phía Tây trong đó phía Tây thuộc xã Đồn Đạc là phần đô thị hiện hữu mở rộng; khu vực phía Bắc hình thành đô thị mới gắn với các chức năng phát triển đô thị, du lịch và các chức năng hỗn hợp khác.
+ Khu vực làng xóm hiện hữu phát triển thấp tầng và mật độ thấp theo mô hình kiến trúc làng xóm truyền thống. Tổ chức vành đai xanh nông nghiệp và các nêm xanh theo sông Ba Chẽ phát triển xen kẽ trong đô thị.
c. Định hướng phát triển đô thị Lương Mông sau năm 2030:
- Phạm vi ranh giới: Toàn bộ xã Lương Mông, trong đó trung tâm thị trấn gồm một phần các thôn Đồng Giảng, Đồng Cầu.
- Tính chất: Là vùng đô thị vệ tinh phía Tây của đô thị Ba Chẽ và trung tâm dịch vụ hỗ trợ phía Tây của huyện Ba Chẽ; là thị trấn dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch tiểu thủ công nghiệp, đô thị đầu mối giao thông liên kết Ba Chẽ và khu phía Tây huyện đi Hạ Long. Dự kiến giai đoạn đến năm 2030-2040 là đô thị loại V. Quy mô đất xây dựng khoảng 470-530 ha, trong đó quy mô đất dân dụng khoảng 20-50ha;
- Quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 1.700 người; đến năm 2040 khoảng 5.000 người;
- Định hướng phát triển:
Hướng phát triển về không gian đô thị: Phát triển không gian đô thị trên cơ sở các khu dân cư hiện hữu về phía Đông Tây dọc theo trục Tỉnh lộ 330, kết nối không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Hình thành khu trung tâm của đô thị với trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ… tại khu vực giao cắt với Tỉnh lộ 330 và các trục giao thông kết nối đường trung tâm xã. Dài hạn mở rộng phạm vi phát triển về phía thôn Đồng Dong, Đồng Cầu, thôn Đồng Chức, thôn Xóm Mới.
+ Hướng phát triển về không gian dịch vụ: Phát triển không gian dịch vụ về phía Nam đường Tỉnh lộ 330, khu vực nút giao với đường Tỉnh lộ 330.
+ Hạn chế phát triển đô thị về phía Bắc và phía Nam do yếu tố địa hình, phát triển các trang trại tổng hợp và nông nghiệp sinh thái chất lượng cao.
5.5.3Định hướng phát triển nông thôn
a. Các định hướng phát triển
- Khu vực các xã nông thôn: Rà soát, điều chỉnh, lập mới quy hoạch chung xây dựng các xã nông thôn được phát triển theo hướng cải tạo chỉnh trang các không gian hiện hữu, bổ sung các nhu cầu phát triển mới, phù hợp với quy hoạc xây dựng vùng huyện được phê duyệt và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo các giai đoạn phát triển. Không gian nông thôn phù hợp với định hướng chung của các tiểu vùng; đảm bảo phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan truyền thống, tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
- Phát triển nông thôn gắn với bảo về các giá trị văn hoá, cảnh quan và khắc phục các vấn đề về môi trường. Chuyển hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp công nghệ cao, chât lượng cao để phục vụ nhu cầu tại đô thị, phát triển dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hoá cho các khu vực phụ cận. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với cải tạo, chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn hiện hữu.
- Động lực chủ yếu để phát triển các khu dân cư nông thôn là phát triển tiểu thủ công nghiệp và nông lâm nghiệp, xây dựng các trung tâm cụm xã - các điểm dân cư nông thôn để vừa khai thác các tiềm năng sẵn có, vừa tạo động lực mới, làm điểm tựa phát triển kinh tế, trung tâm dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội cho khu vực nông thôn.
- Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng sản xuất gắn với cải tạo chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn hiện hữu. Khu vực các xã nông thôn được quản lý xây dựng theo các quy hoạch nông thôn mới sau khi đã điều chỉnh phù hợp theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ được duyệt.
- Khuyến khích cải tạo, bảo tồn các không gian ở, làng xóm truyền thống, tăng cường tiện ích công cộng, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn chung của tỉnh và đặc điểm của từng khu vực. Xác định cụ thể danh mục các công trình, đối tượng, không gian cần bảo tồn để có biện pháp ứng xử phù hợp.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng mới và cải tạo công trình tại các khu vực điểm dân cư nông thôn, đảm bảo mật độ phù hợp với mật độ chung của từng khu vực, hạn chế xây dựng nhà nhiều tầng và cao tầng, kiểm soát hình thức kiến trúc công trình, kiến trúc mái... Khuyến khích phát triển nhà ở dạng nhà vườn, tầng cao không quá 3 tầng, sử dụng các loại hình vật liệu truyền thống tại địa phương.
- Khu dân cư nông thôn phát triển mới: Phát triển các khu dân cư nông thôn có quy mô phù hợp với nhu cầu phát triển đất ở của dân cư nông thôn. Khai thác hiệu quả các quỹ đất xen kẹp, phát triển các khu dân cư nông thôn đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các quỹ đất công cộng phục vụ dân cư.
- Kiểm soát phát triển trong ngưỡng cho phép đảm bảo giữ được không gian định cư truyền thống về mật độ xây dựng, về tầng cao và mật độ xây dựng, mật độ cư trú đồng thời bảo vệ được không gian nông nghiệp xung quanh
+ Kiểm soát phát triển đảm bảo được giữ được không gian định cư truyền thống về mật độ xây dựng, về tầng cao và mật độ xây dựng, mật độ cư trú; đồng thời bảo vệ được không gian nông nghiệp, lâm nghiệp xung quanh
+ Bảo tồn các cấu trúc truyền thống gắn liền với các không gian tồn tại theo thiết chế văn hóa làng…; Đảo bảo mối quan hệ giữa làng xóm và các khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
+ Đối với các thôn, làng có tiềm năng về cảnh quan, có giá trị làng nghề truyền thống đế khai thác các loại hình du lịch xanh, du lịch trải nghiệm và gắn kết được với các tuyến điểm du lịch; khuyến khích phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, homestay ở các tiểu vùng nông nghiệp truyền thống.
Trên cơ sở phân vùng địa hình, phân vùng phát triển kinh tế và phân vùng phát triển không gian của huyện đề xuất các phân vùng kiểm soát phát triển gồm có đặc điểm tương đồng để có các quy định kiểm soát phát triển phù hợp.
-
Giai đoạn đến 2030: huyện có các 6 xã Đạp Thanh, Đồn Đạc, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Sơn). Khu vực nông thôn được phát triển theo hướng cải tạo chỉnh trang các không gian hiện hữu, bổ sung các nhu cầu phát triển mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
-Dân số nông thôn khoảng 17.000 người
- Năm 2022 huyện đạt nông thôn mới.
- Quy hoạch trung tâm hành chính các xã, diện tích khoảng 10-15ha.
- Khu vực nông thôn được phát triển theo hướng cải tạo, chỉnh trang các không gian hiện hữu, bổ sung các nhu cầu phát triển gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Rà soát, điều chỉnh, quy hoạch chung xây dựng nông thôn các xã đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo các giai đoạn phả triển đảm bảo phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan, tạo dựng môi trường sống thuận lợi ch sinh hoạt và sản xuất.
- Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật;
- Rà soát, điều chỉnh địa giới hành chính xã cho phù hợp với quy mô phát triển đối với một số xã (do có diện tích lớn) và có giải pháp điều chỉnh hợp lý để phát triển triển kinh tế - xã hội và thuận tiện trong công tác quản lý.
- Phát triển nông thôn gắn với bảo về các giá trị văn hoá, cảnh quan và khắc phục các vấn đề về môi trường. Chuyển hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp công nghệ cao, chât lượng cao để phục vụ nhu cầu tại đô thị, phát triển dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hoá cho các khu vực phụ cận. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với cải tạo, chỉnh trang các điểm dân cư nông thôn hiện hữu.
- Kiểm soát phát triển trong ngưỡng cho phép đảm bảo giữ được không gian định cư truyền thống về mật độ xây dựng, về tầng cao và mật độ xây dựng, mật độ cư trú đồng thời bảo vệ được không gian nông nghiệp xung quanh
-Dân số nông thôn khoảng 25.000 người
- Quy hoạch trung tâm hành chính các xã, diện tích khoảng 10-40ha.
- Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư nông thôn hiện trạng;
- Quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật;
-
Tổ chức không gian nông thôn theo các phân vùng
Vùng nông thôn được phân thành 03 vùng như sau:
- Vùng 1 (bao gồm khu vực xã Lương Mông, Minh Cầm, xã Đạp Thanh) có diện tích khoảng 189,8km2 (18.980ha), dân số dự kiến năm 2030 khoảng 5.000 người; Đến năm 2040, dân số khoảng 11.300 người. Quy mô đất xây dựng khoảng 1.100-1.300ha, trong đó quy mô điểm dân cư nông thôn khoảng 50-110ha.
- Vùng 2 (bao gồm khu vực các xã: Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc) có diện tích khoảng 32.710 ha, dân số dự kiến năm 2030: 13.000 người; Dân số dự kiến năm 2040 là 21.700 người. Quy mô đất xây dựng khoảng 1.500-1.800ha, trong đó quy mô điểm dân cư nông thôn khoảng 180-250ha.
- Vùng 3 (bao gồm khu vực xã Nam Sơn) có diện tích khoảng 8.267 ha, dân số dự kiến năm 2030: 5.000 người; Dân số dự kiến năm 2040 là 7.000 người. Quy mô đất xây dựng khoảng 500-800 ha, trong đó quy mô điểm dân cư nông thôn khoảng 50-70ha.
-
Quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư, các trung tâm hành chính xã, hệ thống trung tâm công cộng và kết cấu hạ tầng
- Trung tâm các xã: Trung tâm các xã được quy hoạch mỗi trung tâm có quy mô diện tích 10-40 ha, quy mô dân số từ 2.000 - 3.000 người. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá của xã. Mỗi cụm trung tâm xã có các công trình văn hoá thể thao, các công trình hạ tầng khác như bưu điện, chợ, sân thể thao xã (60x90m)…được xây dựng theo quy chuẩn và được bố trí ở khu vực thuận tiện với các thôn xóm, bán kinh phục vụ trong khoảng 2km.
- Trung tâm thôn xóm: nhà văn hóa thôn, trường mầm non... nên được bố trí tập trung kết hợp với các không gian công cộng, nghỉ ngơi để tạo không gian trung tâm cho thôn xóm.
- Các tuyến dân cư tập trung: Phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông liên xã, hiện nay các tuyến này đã có dân cư khá đông, cần quy hoạch đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, lưới điện, nước, sinh hoạt, hệ thống trường lớp, hệ thống y tế, hệ thống các thiết chế văn hóa- xã hội v.v.
- Cần lưu ý các giải pháp quy hoạch để bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan kiến trúc truyền thống cũng như các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện. Bảo tồn các công trình di tích lịch sử có giá trị, các làng cổ, làng văn hóa truyền thống.
- Đối với cảnh quan làng bản, khu dân cư: cải tạo chỉnh trang các thôn, xóm trên cơ sở hiện có, tăng cường mật độ cây xanh tại các khu vực đất trống, các công trình xây mới theo kiến trúc truyền thống. Xây dựng nhà ở nông thôn nên sử dụng vật liệu địa phương, mật độ xây dựng thấp, nhà có nhiều cây xanh.
- Nhà ở nông thôn: Khuyến khích nhà ở theo mô hình trang trại: Đây là mô hình phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình, trong đó nhà ở gắn với các hoạt động trồng hoa, trồng rau sạch. Có thể tổ chức thành từng nhóm nhà ở cùng chia sẻ các dịch vụ công cộng, phù hợp phát triển xây dựng. Mô hình đô thị trang trại tạo ra sự phát triển song song đồng bộ của các khu dân cư gắn với khu vực nông nghiệp, nhờ vậy duy trì được quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho địa phương.
Các điểm dân cư nông thôn được liên kết với đô thị bằng mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, giữ vai trò phục vụ sản xuất công nghiệp /tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, du lịch, nghỉ dưỡng, giảm tải diện tích cư trú...cho đô thị.
Các điểm dân cư nông thôn được đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội có định hướng, có quy hoạch là điều kiện cũng như cơ hội phát triển, tương lai sẽ trở thành một bộ phận của đô thị mở rộng hoặc cấu trúc làng xã bền vững.
-
Các chỉ tiêu phát triển hạ tầng xã hội và kỹ thuật nông thôn:
-
Nông thôn mới nâng cao: Đến cuối năm 2022, 5/7 xã đạt 19/19 tiêu chí; 57/57 chỉ tiêu nông thôn mới và 2/7 xã đạt 19/19 tiêu chí; 75/75 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cáo theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.
-
Nông thôn mới kiểu mẫu: Phấn đấu đến cuối năm 2025, một số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND tỉnh Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
-
Các chỉ tiêu phát triển hạ tầng xã hội, kỹ thuật theo Mục 2.16, QCVN01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuậy quốc gia về Quy hoạch xây dựng, “Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn” do Bộ Xây dựng ban hành; Quyết định số 318/QĐ – TTg, ngày 8 /03/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025; Quyết định 319/QĐ-TTg 2022 ngà 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
5.5.4Phân vùng kiểm soát phát triển
- Khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ: Hạn chế tối đa việc chuyển đổi rừng phòng hộ. Không tác động vào khu vực rừng tự nhiên.
- Hành lang các tuyến sông: đảm bảo hành lang cách ly bảo vệ sông và dự phòng khi có lũ.
- Khu vực an ninh quốc phòng: Không chuyển đổi mục đích sử dụng các quỹ đất an ninh quốc phòng. Việc xây dựng tại các khu vực này và vùng phụ cận cần thỏa thuận với các cơ quan quản lý có liên quan theo quy định.
-Các khu di tích văn hóa lịch sử quan trọng: Lập danh mục cụ thể, xác định các giá trị và quy định ranh giới bảo tồn làm cơ sở định hướng cho hoạt động xây dựng, bảo vệ di tích theo luật di sản.
- Khu vực cảnh quan có giá trị, khu vực sinh thái rừng: Bảo vệ, phát triển gắn với các dự án quy hoạch du lịch, khai thác các không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên cho hoạt động cộng đồng
- Kiểm soát và cấm mọi hoạt động xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ vùng thoát lũ; hành lang bảo vệ di tích văn hóa lịch sử; hành lang bảo vệ an toàn các tuyến hạ tầng kỹ thuật; hành lang dự trữ phát triển các tuyến hạ tầng; vùng cảnh quan sinh thái.
- Xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng trong khu vực sản xuất nông nghiệp cần phải được thỏa thuận quy hoạch kiến trúc để đảm bảo không gian cảnh quan chung của vùng nông thôn.
5.6Quy hoạch sử dụng đất đai
a. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:
- Đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện: khoảng 56.227,34 ha, chiếm 92,7% tổng diện tích toàn huyện (đất nông nghiệp khoảng 1.978,85 ha, đất lâm nghiệp khoảng 53.982,75 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp khác khoảng 265,74 ha);
- Đất phi nông nghiệp toàn huyện: khoảng 4.420,76 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích toàn huyện, bao gồm:
+ Đất khu đô thị (bao gồm khu đô thị hiện trạng; đất khu đô thị định hướng mở rộng, hình thành mới) khoảng 248,2 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất khu dân cư nông thôn khoảng 1.352,8 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất chuyên dùng (giao thông; hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng kinh tế; tôn giáo - tín ngưỡng; nghĩa trang; an ninh,…) khoảng 744,59 ha, chiếm 1,2% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất quốc phòng khoảng 466,41 ha, chiếm 0,8% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất trụ sở cơ quan khoảng 10,82 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất sản xuất kinh doanh khoảng 68,76 ha, chiếm 0,1% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất công nghiệp, cụm công nghiệp khoảng 272,55 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất dịch vụ thương mại, du lịch khoảng 225,2 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất mặt nước (sông, kênh, rạch) khoảng 1.031,43 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích toàn huyện;
b. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040:
- Đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện: khoảng 55.789,93 ha, chiếm 92,0% tổng diện tích toàn huyện (đất nông nghiệp khoảng 1.908,03 ha, đất lâm nghiệp khoảng 53.616,16 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp khác khoảng 265,74 ha);
- Đất phi nông nghiệp toàn huyện: khoảng 4.858,17 ha, chiếm 8,0% tổng diện tích toàn huyện, bao gồm:
+ Đất khu đô thị (bao gồm khu đô thị hiện trạng; đất khu đô thị định hướng mở rộng, hình thành mới) khoảng 417,0 ha, chiếm 0,7% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất khu dân cư nông thôn khoảng 1.412,0 ha, chiếm 2,3% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất chuyên dùng (giao thông; hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng kinh tế; tôn giáo - tín ngưỡng; nghĩa trang; an ninh,…) khoảng 824,69 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất quốc phòng khoảng 466,41 ha, chiếm 0,8% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất trụ sở cơ quan khoảng 15,6 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất sản xuất kinh doanh khoảng 171,9 ha, chiếm 0,3% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất công nghiệp, cụm công nghiệp khoảng 422,55 ha, chiếm 0,7% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất dịch vụ thương mại, du lịch khoảng 563,0 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích toàn huyện;
+ Đất mặt nước (sông, kênh, rạch) khoảng 1.031,43 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích toàn huyện;
Bảng Quy hoạch sử dụng đất toàn huyện
TT
|
Hạng mục
|
Hiện trạng
|
Năm 2030
|
Năm 2040
|
|
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Chỉ tiêu
(m2/ ng)
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Chỉ tiêu
(m2/ ng)
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Chỉ tiêu
(m2/ ng)
|
|
Tổng cộng
|
60.648,10
|
100,0
|
|
60.648,10
|
100,0
|
|
60.648,10
|
100,0
|
|
I
|
Đất sản xuất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản)
|
55.747,40
|
91,9
|
|
56.227,34
|
92,7
|
|
55.789,93
|
92,0
|
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
2.042,51
|
3,4
|
|
1.978,85
|
3,3
|
|
1.908,03
|
3,1
|
|
2
|
Đất lâm nghiệp
|
53.441,63
|
88,1
|
|
53.982,75
|
89,0
|
|
53.616,16
|
88,4
|
|
3
|
Đất nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp khác
|
263,26
|
0,4
|
|
265,74
|
0,4
|
|
265,74
|
0,4
|
|
II
|
Đất phi nông nghiệp
|
3.105,54
|
5,1
|
1.338,2
|
4.420,76
|
7,3
|
1.263,1
|
4.858,17
|
8,0
|
883,3
|
1
|
Đất khu đô thị
|
92,10
|
0,15
|
196,8
|
248,20
|
0,4
|
137,9
|
417,00
|
0,7
|
139,0
|
-
|
Đất khu đô thị hiện trạng (*)
|
92,10
|
0,2
|
|
143,00
|
0,2
|
|
185,70
|
0,3
|
|
-
|
Đất khu đô thị định hướng mở rộng, hình thành mới (**)
|
|
|
|
105,20
|
|
|
231,30
|
0,4
|
|
2
|
Đất khu dân cư nông thôn
|
1.301,30
|
2,1
|
702,3
|
1.352,80
|
2,2
|
795,8
|
1.412,00
|
2,3
|
564,8
|
3
|
Đất chuyên dùng (giao thông; hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng kinh tế; tôn giáo - tín ngưỡng; nghĩa trang; an ninh,,…)
|
623,32
|
1,0
|
|
744,59
|
1,2
|
|
824,69
|
1,4
|
|
4
|
Đất quốc phòng (***)
|
14,81
|
|
|
466,41
|
0,8
|
|
466,41
|
|
|
5
|
Đất trụ sở cơ quan
|
10,82
|
0,02
|
|
10,82
|
0,02
|
|
15,60
|
0,03
|
|
6
|
Đất sản xuất kinh doanh
|
46,57
|
0,1
|
|
68,76
|
0,1
|
|
171,90
|
0,3
|
|
7
|
Đất công nghiệp, cụm công nghiệp
|
272,55
|
0,4
|
|
422,55
|
0,7
|
|
8
|
Đất dịch vụ thương mại, du lịch
|
225,20
|
0,4
|
|
563,00
|
0,9
|
|
9
|
Mặt nước (sông, kênh, rạch)
|
1.031,43
|
1,7
|
|
1.031,43
|
1,7
|
|
1.031,43
|
1,7
|
|
III
|
Đất chưa sử dụng
|
1.795,16
|
3,0
|
|
-
|
-
|
|
-
|
-
|
|
Ghi chú: (*) Đất khu đô thị và khu dân cư nông thôn bao gồm: đất ở, đất vườn gắn với nhà ở và khu vực sản xuất, chăn nuôi hộ gia đình; (**) Đất khu đô thị định hướng mở rộng thuộc đô thị Ba Chẽ giai đoạn đến 2030, hình thành đô thị Lương Mông giai đoạn 2030-2040;(***) Đất quốc phòng giai đoạn quy hoạch một phần nằm trong khu vực đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
5.7Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
5.7.1Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Về định hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Căn cứ nhu cầu hiện tại và định hướng đến năm 2050 trên địa bàn huyện nhu cầu phát 6 CCN, trong đó 01 CCN Nam Sơn hiện trạng và 05 CCN mới, bao gồm:
-
CCN Nam Sơn 1 hiện trạng 47,55ha (Sản xuất VLXD; Chế biến NS, LS, TS; Sửa chưa cơ khí…)
-
Giai đoạn 2022-2030:
+Mở rộng thêm 01 CCN Đạp Thanh tại xã Đạp Thanh (diện tích khoảng đã quy hoạch 50ha, mở rộng thêm 25 ha), tổng quy mô khoảng 75ha;
+ Bổ sung 02 CCN mới: CCN Nam Sơn 2 tại xã Nam Sơn, diện tích 75ha (Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời) và CCN Thanh Lâm 1 tại thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm diện tích 75ha (Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời);
-
Giai đoạn 2030-2050: bổ sung thêm 02 CCN mới
+ CCN Thanh Lâm 2 tại thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm, diện tích 75ha (Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời);
+ CCN Đạp Thanh 2 tại thôn Xóm Đình, xã Đạp Thanh, diện tích 75ha (Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời);
- Đối với các xã, thị trấn còn lại phát triển thêm khu sản xuất kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp để làm nơi phục vụ cho việc di dời cơ cở Tiểu thủ CN không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường.
- Định hướng phát triển thêm một số ngành công nghiệp mới, như công nghiệp năng lượng điện gió kết hợp du lịch.
STT
|
Tên
|
Địa điểm
|
Tính chất
|
Thời kỳ phát triển CCN
|
Giai đoạn
2021-2030
|
Đến năm 2050
|
1
|
Cụm công nghiệp Nam Sơn (được thành lập với diện tích 47,55ha; đã hoàn thiện đầu tư HTKT giai đoạn I - 28,5ha và đi vào hoạt động)
|
Xã Nam Sơn
|
Sản xuất VLXD; Chế biến NS, LS, TS; Sửa chưa cơ khí…
|
75
|
|
2
|
Cụm công nghiệp Đạp Thanh
|
Xã Đạp Thanh
|
Sản xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản, sửa chữa cơ khí; Phục vụ di dời
|
75
|
|
3
|
Cụm công nghiệp Nam Sơn 2
|
Xã Nam Sơn
|
Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời
|
75
|
|
4
|
Cụm công nghiệp Thanh Lâm 1
|
Xã Thanh Lâm
|
Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời
|
75
|
|
5
|
Cụm công nghiệp Đạp Thanh 2
|
Xã Đạp Thanh
|
Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời
|
|
75
|
6
|
Cụm công nghiệp Thanh Lâm 2
|
Xã Thanh Lâm
|
Đa ngành, đa nghề, trừ những ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường và những ngành nghề pháp luật không cho phép; phục vụ di dời
|
|
75
|
5.7.2Định hướng phát triển Thương mại dịch vụ
Thị trấn Ba Chẽ xác định là trung tâm thương mại của Huyện và là trung tâm bán buôn, bán lẻ hàng hóa phục vụ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, trung tâm thu hút, phân luồng hàng hóa trong và ngoài tỉnh , là trung tâm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao của cư dân trong huyện.
Hình thành và phát triển hệ thống Trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các hệ thống cửa hàng tiện lợi. Bố trí cụm các công trình dịch vụ thương mại cấp đô thị tại khu vực cửa ngõ, trên các trục đường hướng tâm và vành đai quan trọng, giao lộ của các tuyến đường, trên các quảng trường giao thông lớn, quảng trường trước các công viên cây xanh. Các trung tâm thương mại cấp đô thị tối thiểu 1,5ha/ công trình; chợ dân sinh tối thiểu 0,2 ha/ công trình.
Xây dựng mới 02 Trung tâm tại khu vực đô thị Ba Chẽ; xây dựng mới 01 trung tâm thương mại tại khu vực Lương Mông phục vụ dân cư đô thị khu vực phía Tây. Tập trung xây dựng các công trình cao tầng như: Thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng cung ứng xăng dầu, khí hoá lỏng... tạo điểm nhấn cho không gian trung tâm, góp phần làm phong phú bộ mặt mới cho huyện Ba Chẽ.
Hệ thống chợ: chợ trung tâm huyện được mở hoạt động giao thương hàng ngày, 04 chợ phiên các xã cần tăng mật độ giao thương buôn bán phục vụ nhân dân. Nâng cấp và mở rộng tại chỗ các chợ trung tâm xã để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân địa phương và đảm bảo tiêu chuẩn nông thôn mới; xây bổ sung chợ tại xã Nam Sơn, Thanh Sơn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
Hình thành phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng cung ứng xăng dầu, khí hoá lỏng tại khu trung tâm phụ vụ dân cư.
5.7.3Định hướng phát triển Du lịch
a. Động lực thúc đẩy du lịch Ba Chẽ:
Phân vùng du lịch miền núi phía Đông tại Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, được tăng cường liên kết với đầu mối du lịch Vân Đồn. Đầu mối du lịch Vân Đồn và mối liên kết mới này sẽ là động lực thúc đẩy phát triển du lịch các địa phương miền núi phía Đông.
Đối với khu vực miền núi như Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, hiện nay so với các trọng điểm du lịch khác trong tỉnh còn chưa được biết đến nhiều, cần tăng cường mạng lưới liên kết với đầu mối du lịch Vân Đồn, đồng thời phát triển các mạng lưới liên kết các tài nguyên du lịch trong từng vùng để đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Tăng cường liên kết các khu vực du lịch miền núi tại Hạ Long, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu với tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái bằng các tuyến như ĐT342, ĐT330B, QL4B.
|
Cấu trúc không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh
|
b. Các định hướng chính
- Khai thác cảnh quan, điều kiện tự nhiên, địa hình văn hoá của địa phương phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên; du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hoá đồng bào dân tộc.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch ở các khu du lịch hiện hữu. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thu hút các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa để nâng cấp, phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn; lựa chọn xây dựng các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch của địa phương nhằm thu hút và tăng thời gian lưu trú, mua sắm của khách du lịch.
- Kết nối với các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh: Các huyện miền Đông (Bình Liêu, Tiên Yên và Ba Chẽ) khoanh vùng một số cộng đồng từ 10 đến 12 hộ đồng bào dân tộc thiểu số để tạo thành các làng văn hóa quy mô nhỏ và đậm đà bản sắc với ba sản phẩm và dịch vụ chính: nhà đất truyền thống để lưu trú qua đêm, thủ công mỹ nghệ và xưởng địa phương (như quần áo và dệt may) và các hoạt động trải nghiệm (như thu hoạch lúa, hướng dẫn ẩm thực địa phương và hái cây thảo dược miền núi). Đồng thời kết nối với các khu du lịch khác trong tỉnh khu sinh thái Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Dự án Vinpearl Safari Hạ Long), quần thể danh thắng Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang, …
- Khai thác du lịch sông Ba Chẽ trở thành sản phẩm du lịch sông của tỉnh Quảng Ninh( định hướng đầu tư các tuyến kè, nạo vét dòng sông) gắn với các dich tích lịch sử dọc 02 bờ sông Ba Chẽ và các hồ chứa nước.
- Phát triển du lịch văn hóa, cộng đồng: Chợ phiên vùng cao Lương Mông; Các lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số (Lễ hội Bàn Vương, Lễ hội Sán Chay, Lễ hội Lồng tồng...).
- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng trong hệ thống rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, rừng gỗ lớn do huyện quản lý; nhằm khai thác, phát huy một cách hiệu quả sự đa dạng về hệ thực vật, động vật, cảnh quan hùng vỹ, các thác nước, khe suối đẹp...
- Phát triển du lịch cần gắn liền với công tác bảo tồn các địa điểm du lịch.
-Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, phát triển du lịch địa bàn, số hóa các di tích văn hóa, du lịch;
b. Các Khu - Điểm du lịch
- Lấy các điểm di tích cấp Quốc gia, cấp Tỉnh đã được công nhận làm trung tâm (Di tích lịch sử Quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà, di tích cấp tỉnh: Lò sứ cổ, Đình Làng Dạ, Khu căn cứ kháng chiến Hải Ninh) để phát triển mở rộng mạng lưới, tua tuyến đến danh lam thắng cảnh khác của huyện (thác Lang Cang, Khe Lạnh, Sông Cổ Ngựa, thảo nguyên Lương Mông, …). Đồng thời kết nối với các khu du lịch khác trong tỉnh khu sinh thái Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Dự án Vinpearl Safari Hạ Long), quần thể danh thắng Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang, …
- Vùng du lịch sinh thái, tâm linh, trải nghiệm sông nước của huyện Ba Chẽ: điểm thôn Sơn Hải, Làng Mới xã Nam Sơn; điểm thôn Lang Cang- xã Đồn Đạc.
- Khu nghỉ dưỡng trải nghiệm tại khu vực Đạp Thanh (phát trển dù lượn, phượt …).
- Sân Golf và nghỉ dưỡng tại khu vực thảo nguyên tại khu vực xã Lương Mông.
- Một số quy hoạch các điểm du lịch – dịch vụ như sau:
+ Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di tích được cấp hạng: Di tích Lò Sứ cổ, thôn Làng Mới, xã Nam Sơn; Di tích Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của Tỉnh Hải Ninh (Xã Lương Mông, xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ).
+ Phục dựng Nhà Bia nơi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm Ba Chẽ năm 1976 (Diện tích: 1,0 ha; địa điểm: Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Khu 7, Thị trấn Ba Chẽ).
+ Quy hoạch khu đón tiếp – điều hành – dịch vụ du lịch sông Ba Chẽ, diện tích: 2,2 ha, địa điểm: Thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn.
+ Quy hoạch khu danh thắng thác Lang Cang, xã Đồn Đạc để phát triển du lịch cộng đồng và trình diễn các nét văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn.
+ Quy hoạch chi tiết Chợ phiên vùng cao xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ.
- Không gian du lịch văn hóa bản địa nhằm phát huy được các nét đặc trưng về văn hóa: Trang phục, nghi lễ, âm nhạc, nghệ thuật diễn xướng, ẩm thực, y học... của tộc người Tày, Dao, Sán Chay ở một số thôn:
+ Không gian Du lịch văn hóa dân tộc Sán Chay ở thôn Bắc Văn hoặc Khe Lò, xã Thanh Sơn.
+ Không gian Du lịch văn hóa dân tộc Tày ở thôn Làng Dạ, xã Thanh Lâm hoặc thôn Bắc Cáp, xã Đạp Thanh.
+ Không gian Văn hóa dân tộc Dao Thanh phán ở thôn Nà Bắp, Làng Cổng, xã Đồn Đạc.
c. Sản phẩm du lịch:
- Du lịch tâm linh: Gắn kết các địa phương Cẩm Phả - Vân Đồn – Ba Chẽ thành chuỗi du lịch tâm linh (Đền Cửa Ông – Đền Cạp Tiên, Chùa Cái Bầu – Miếu Ông Miếu Bà...).
- Các sản phẩm du lịch trải nghiệm: Tham gia, thăm quan hoạt động chăm sóc, thu hái, chế biến và thưởng thức các dược liệu, ẩm thực gắn dược liệu (Trà hoa vàng, Ba kích tím, cát sâm...); trải nghiệm các nghi lễ văn hóa (đám cưới, cấp sắc, tâm linh của cộng đồng dân tộc Dao, Sán Chay, Tày): Văn hóa dân tộc thiểu số độc đáo sẽ là lăng kính phản ánh một cách chân thật và gần gũi nhất cuộc sống muôn màu của đồng bào dân tộc thiểu số giữa núi rừng hoang vu, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa vùng miền tách biệt khỏi cuộc sống đô thị.
- Du lịch sông nước của Ba Chẽ (chèo thuyền vượt thác, thể thao dưới nước...) tại thôn Sơn Hải, Làng Mới xã Nam Sơn; Thác Lang Cang, xã Đồn Đạc.
- Du lịch trải nghiệm các nghi lễ văn hóa (đám cưới, cấp sắc, tâm linh của cộng đồng dân tộc Dao, Sán Chay, Tày) trên địa bàn huyện.
- Du lịch trải nghiệm các cánh rừng nguyên sinh ở Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Sơn.
- Du lịch chăm sóc sức khỏe: Liên kết cộng hưởng từ dự án Vinpearl Safari Hạ Long (khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng), quần thể danh thắng Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang... thành điểm du lịch chăm sóc sức khỏe cao cấp để có điều kiện tiếp cận ngành dịch vụ và phát triển sản xuất tại Đạp Thanh, Lương Mông...
- Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan sinh thái tại khu vực. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, đa dạng về sản phẩm, đa dạng theo các mùa du lịch.
d. Các tour – tuyến du lịch:
(1) Tour du lịch tâm linh
+ Đền Cửa Ông (Cẩm Phả)- Miếu Ông, Miếu Bà - Lò sứ cổ Nam Sơn- Bản văn hóa Dao (thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn) - Đình Làng Dạ, Thanh Lâm.
+ Từ Lạng Sơn- Miếu Ông, Miếu Bà; Không gian Văn hóa dân tộc Dao (Sơn Hải, Nam Sơn)- Đền Cửa Ông (Cẩm Phả)- Đền Cạp Tiên, Chùa Cái Bầu (Vân Đồn).
(2) Tour du lịch trải nghiệm Văn hóa dân tộc, du lịch cộng đồng
+ Tham quan Vịnh Hạ Long -Vịnh Bái Tử Long- Du lịch dòng sông Ba Chẽ- Bản văn hóa Dao (thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn)- Thị trấn Ba Chẽ tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi.
+ Hạ Long đi Thị trấn Ba Chẽ- Đình Làng Da, xã Thanh Lâm- Trang trại Trà hoa vàng (Đạp Thanh, Thanh Lâm) – Thác Lang Cang (Đồn Đạc)- Thị trấn Ba Chẽ tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi.
+ Hạ Long đến xã Nam Sơn (Du lịch dòng sông Ba Chẽ, Bản văn hóa Dao) - Thác Lang Cang (Đồn Đạc)- Thị trấn Ba Chẽ (mua sắm, nghỉ ngơi).
+ Hạ Long đến Lương Mông (thăm quan Đình Đồng Chức, Hồ chứa nước 04 xã vùng Cao, Chợ phiên vùng cao....)- Đạp Thanh (thăm quan Trang trại Trà hoa vàng...).
+ Hạ Long- Làng Văn hóa dân tộc Sán Chay (Thanh Sơn)- đến Lương Mông (thăm quan Đình Đồng Chức, Hồ chứa nước 04 xã vùng Cao, Chợ phiên vùng cao....).
+ Hạ Long, Cẩm Phả đến điểm danh thắng Thác Lang Cang- Không gian Văn hóa dân tộc Dao Thanh phán ở thôn Khe Mằn, xã Đồn Đạc.
+ Hạ Long- Làng Văn hóa dân tộc Sán Chay (Thanh
thăm đình Đình Làng Dạ), Thanh Lâm- xã Đạp Thanh (Đánh Golf, chơi dù lượn).
(3) Tour du lịch sinh thái trong rừng Nguyên sinh
- Hạ Long, Cẩm Sơn)- đến Lương Mông (thăm quan Đình Đồng Chức, Hồ chứa nước 04 xã vùng Cao, Chợ phiên vùng cao....).
+ Hạ Long- Làng Văn hóa dân tộc Tày (Phả - xã Thanh Sơn, xã Đồn Đạc (Trải nghiệm cảnh sắc núi rừng, hệ thống động thực vật, thác nước trong Rừng nguyên sinh).
- Hà Nội, Bắc Giang- xã Lương Mông (thăm quan Đình Đồng Chức, Hồ chứa nước 04 xã vùng Cao, Chợ phiên vùng cao...trải nghiệm cảnh sắc núi rừng, hệ thống động thực vật, thác nước trong Rừng nguyên sinh.
(4) Tour du lịch cấp cao
+ Lạng Sơn- xã Đạp Thanh (Đánh Golf, chơi dù lượn)- Trải nghiệm văn hóa dân tộc.
+ Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả- xã Đạp Thanh (Đánh Golf, chơi dù lượn)- Trải nghiệm văn hóa dân tộc.
+ Hà Nội, Bắc Giang- xã Đạp Thanh (Đánh Golf, chơi dù lượn)- Trải nghiệm văn hóa dân tộc.
5.7.4Định hướng phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản
a. Lâm nghiệp
Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn; đề xuất hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển, bảo tồn các loại cây rừng bản địa đặc hữu, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Xây dựng và phát triển thương hiệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đổi mới công nghệ chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm lâm sản, hạn chế tối đa tiến tới dừng việc sản xuất, chế biến dăm gỗ và gỗ ván ép... Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư theo chu trình khép kín, bền vững; tạo các sản phẩm theo chuỗi có giá trị kinh tế cao, có cơ chế tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp.
Kết hợp giữa phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững với dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khai thác dịch vụ môi trường rừng và bản sắc văn hoá dân tộc để tạo ra giá trị kinh tế cao nhất.
Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu. Chỉ cấp phép xây dựng mới nhà máy chế biến lâm sản tổng hợp khép kín bằng công nghệ hiện đại, tạo ra thành phẩm giá trị gia tăng lớn, có công suất phù hợp với sản lượng khai thác lâm sản hằng năm và theo quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, các khu chế biến công nghệ cao, hình thành các làng nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm sản.
Xây dựng hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng thâm canh. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao tập trung, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phục vụ chương trình phát triển rừng trồng gỗ lớn, cây dược liệu giá trị kinh tế cao. Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, mô hình nông - lâm kết hợp; Hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp liên kết, hợp tác trong lĩnh vực trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu giá trị cao, phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bảo vệ và quản lý chặt chẽ, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh các khu rừng tự nhiên. Bảo tồn, khoanh vùng, giữ gìn các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn (nhất là khu hồ đập, thuỷ lợi) nhằm tạo hệ sinh thái đa dạng và bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho các khu đô thị, dân cư và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, … gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp quốc gia, khẳng định được thương hiệu, lâm nghiệp là ngành chủ đạo, trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp của Tỉnh: Trà Hoa Vàng, Nấm Linh Chi, Ba kích tím, cây dược liệu khác (Kim Ngân, Đẳng Sâm, Cát sâm, Kim tiền thảo, Nhân Trần, Đinh Lăng, Địa Liền,…)
Hình thành rõ nét vùng sản xuất tập trung ( Trồng rừng gỗ lớn Lim, Lát, Giổi, Trồng dược liệu Trà Hoa vàng, Ba Kích, Cát Sâm; Chăn nuôi gia súc…). Vùng dược liệu tại xã Minh Cầm; Đạp Thanh, Thanh Lâm, Đồn Đạc, vùng trông và chế biến sâu các loại cây dược liệu xã Thanh Sơn…; Vùng khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh làm giầu rừng tự nhiên.
Trồng rừng gỗ lớn (Loài cây Thông mã vỹ, thông nhựa, sa mộc, lim, lát, dổi….) với diện tích 4.000-5.000 ha (Trồng rừng mới và Trồng rừng sau khai thác), trong đó ưu tiên trồng rừng gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp thuộc lưu vực các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và hồ chứa nước trên địa bàn huyện để cải thiện nguồn sinh thủy, điều tiết nguồn nước nhằm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Quy mô dự kiến: xã Lương Mông khoảng 530ha ( chủ yếu thông, keo...), xã Minh Cầm khoảng 125ha ( chủ yếu thông, dổi,..), xã Thanh Lâm 935ha (chủ yếu Sa mộc, Thông, Lim, Dổi,...), xã Thanh Sơn khoảng 1.560ha ( chủ yếu Sa mộc, Thông, Lim, lát, keo...), xã Nam Sơn khoảng 480ha (chủ yếu Sa mộc, lát, keo,..), xã Đồn Đạc khoảng 1.050ha ( chủ yếu Sa mộc, Lim, lát, dổi…); vùng phát triển dược liệu và trồng cây gỗ lớn tại thôn Bắc Văn xã Thanh Sơn diện tích 200 ha.
b. Nông nghiệp
Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hình thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thôn Tân Tiến; Làng mô xã Đồn Đạc. Sản xuất, chế biến Nông lâm sản, gắn với thị trường tiêu thụ.
c. Chăn nuôi
Dự kiến quy hoạch khu chăn nuôi tập tại các xã: Đồn Đạc 300 ha (Chăn nuôi Lợn, Trâu, Bò), Nam Sơn 100 ha (chăn nuôi Trâu, Bò), Thanh Sơn 400 ha (chăn nuôi Trâu, Bò), Lương Mông 100 ha (chăn nuôi Trâu, Bò); vùng chăn nuôi các xã Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Sơn ( chăn nuôi trâu, bò gia cầm) diện tích mỗi xã từ 50 ha trở lên.
Phát triển mạnh đàn gia cầm cả về qui mô tổng đàn lẫn chất lượng sản phẩm, cả về cơ cấu chủng loại giống và sản phẩm lẫn phương thức chăn nuôi. Xây dựng, phát triển các trang trại chăn nuôi gà siêu thịt, siêu trứng và chăn nuôi gà thả vườn đồi theo quy mô an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và đạt tiêu chuẩn VietGaHP tại xã Thanh Lâm, Thanh Sơn,…
Phát triển đàn Ong Ba Chẽ theo hướng tự nhiên có ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng và phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị mật Ong Ba Chẽ, giúp đa dạng sản phẩm nông nghiệp Ba Chẽ, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo thông qua việc khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng cây rừng cho phát triển đàn Ong. Tổng quy mô khoảng 900-1.500 đàn tại thị trấn Ba Chẽ, xã Lương Mông, xã Minh Cầm và xã Đạp Thanh.
Khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung chất lượng cao và khu vực được phép chăn thả gia súc tại các xã nằm cuối nguồn nước. Xây dựng khu vực chăn nuôi quy mô lớn tại xã Nam Sơn, Đồn Đạc. Phát triển vùng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn, khoai lang,…) tại các xã Thanh Sơn, Thanh Lâm, Nam Sơn, Minh Cầm, Đồn Đạc,…Với diện tích trồng sắn tận dụng cùng diện tích trồng xen cùng cây lâm nghiệp ở giai đoạn chưa khép tán.
Đầu tư xây dựng một số khu tổ hợp trang trại chăn nuôi công nghệ cao kết hợp trồng cây dược liệu, cây gỗ lớn theo mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững tại xã Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc, quy mô mỗi khu khoảng 50-200ha.
d. Thủy sản
Thủy sản không phải là thế mạnh của huyện Ba Chẽ, tuy nhiên có khả năng tận dụng mặt nước, mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng thủy sản, trên cả quy mô hộ gia đình và quy mô tập trung, hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Dự kiến phát triển khai thác hải sản bền vững, thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vùng chăn nuôi tập trung thủy sản được xác định tại xã Nam Sơn với diện tích khoảng 80-100ha..
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn chỉ đạo hướng dẫn nhân dân làm tốt công tác nuôi trồng thuỷ sản như vệ sinh, cải tạo ao nuôi, hướng dẫn lịch thời vụ thả giống; kỹ thuật chăm sóc phòng trừ bệnh hại, chống rét cho thuỷ sản.
Tập trung đưa các loại thuỷ sản nuôi có giá trị cao như: cá vược xen rô phi, tôm, cua.
Phát huy vai trò của Hội nghề cá Ba Chẽ để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, sử dụng máy móc thiết bị cơ giới hoá trong nuôi trồng.
Định hướng ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm;
5.8Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
5.8.1Định hướng hệ thống trụ sở làm việc cơ quan hành chính
Bố trí khu vực đất dự trữ cho các cơ quan hành chính còn thiếu và chưa đủ diện tích làm việc của Huyện và Thị trấn. Khu vực này gắn với quảng trường, trung tâm văn hóa thể thao huyện để tạo nên không gian cảnh quan và giao tiếp lớn cho nhu cầu hoạt động tập thể quy mô lớn.
Bố trí khu vực dự trữ hành chính tại các khu đô thị (Khu vực phát triển đô thị mới) để xây dựng khu hành chính đô thị và quỹ đất xây dựng trụ sở làm việc cấp đô thị.
Tôn tạo, nâng cấp hệ thống trung tâm hành chính, chính trị cấp tỉnh tại các cơ sở đã có. Hình thành các trung tâm hành chính cấp khu vực mới tại các khu vực phát triển đô thị mới.
Hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan hành chính cấp xã cơ bản được cải tại chỉnh trang tại chỗ, đảm bảo theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn. đáp ứng điều kiện, môi trường làm việc, . Việc quy hoạch cụ thể thực hiện theo các đồ án quy hoạch nông thôn mới.
5.8.2Định hướng quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo
Cải tạo nâng cấp trang thiết bị đào tạo Trung tâm GDTX đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi vừa làm vừa học, học tập liên tục. Đồng thời bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm trang bị, tăng thêm năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghề nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động trên địa bàn.
Hệ thống giáo dục phổ thông:
Dự kiến khu vực Thị trấn Lương Mông xây dựng trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp vùng và cấp tỉnh quy mô khoảng 3ha nhằm duy trì hệ thống các trường Phổ thông Dân tộc nội trú để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số và người công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Đối với các khu vực dân cư nông thôn: các công trình giáo dục cần được phân bổ hợp lý theo đơn vị xã, phù hợp với định hướng về phát triển giáo dục của tỉnh và huyện; được tính toán cụ thể trong đồ án quy hoạch nông thôn mới các xã.
Đối với khu vực đô thị bố trí cụm trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở theo các đơn vị ở, sẽ được định hướng trong các đồ án quy hoạch chung đô thị.
Với quy mô dân số khoảng 55.000 người nhu cầu cần có các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Trường THPT: Bố trí 03 trường THPT (bao gồm 1 trường công lập hiện hữu tại thị trấn, 01 trường dân lập chất lượng cao xây dựng mới tại thị trấn và 01 trường công lập xây dựng mới tại khu vực xã Đạp Thanh), với diện tích 4-5 ha (1-2ha/trường, 10 – 15m2/học sinh) đáp ứng cơ sở vật chất học tập cho khoảng 2.200 – 2.500 học sinh (40 học sinh/1000 dân). Các trường THPT phải đảm bảo cự ly tiếp cận, gắn với các sân bãi thể thao, xây dựng đầy đủ cơ sở nội trú, thực nghiệm. Trường trung học phổ thông bố trí tại trung tâm của khu ở với quy mô được xác lập là đảm bảo đủ phục vụ cho học sinh trong khu ở và khu vực lân cận.
- Trường THCS: Bố trí các trường có cấp THCS để đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 3.000 học sinh (55 học sinh/1000 dân). Các cơ sở trường hiện hữu (có 04 trường THCS, bán trú và nội trú; 5 trường liên cấp Bán trú tiểu học và Trung học cơ sở) cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng diện tích ra các khu vực phụ cận gắn với các quy hoạch nông thôn mới. Đối với các cơ sở trường mới ( khoảng 1-2ha/trường, tiêu chuẩn tối thiểu là 10-15m2/học sinh ) gắn với phân bố dân cư, khu vực các xã có diện tích rộng cần tiếp tục sử dụng các cơ sở phân hiệu. Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kết và đặc điểm cơ sở vật chất.
- Trường Tiểu học: Bố trí các trường có cấp tiểu học để đáp ứng nhu cầu học tập khoảng 3.600 học sinh (65 học sinh/1000 dân). Các cơ sở trường hiện hữu ( có 04 trường tiểu học; 05 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở) cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng diện tích ra các khu vực phụ cận gắn với các quy hoạch nông thôn mới. Đối với các cơ sở trường mới (khoảng 1-2ha/trường, tiêu chuẩn tối thiểu là 10-15m2/học sinh ) gắn với phân bố dân cư, khu vực các xã có diện tích rộng cần tiếp tục sử dụng các cơ sở phân hiệu. Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kết và đặc điểm cơ sở vật chất.
- Trường mầm non: Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở giáo dục, trường mầm non gắn với các cụm điểm dân cư theo chương trình nông thôn mới. Xây mới 01 trường mầm non tư thục tại khu vực đô thị thị trấn. Các cơ giáo dục mầm non phải được tính toán thiết kế đạt chuẩn quốc gia, khu vực các xã có diện tích rộng cần tiếp tục sử dụng các cơ sở phân hiệu. Đáp ứng nhu cầu khoảng 2.800 cháu (chỉ tiêu 50 cháu/1000 dân, 12-15m2/cháu).
Ghi chú: số lượng trường cụ thể phù hợp với quy hoạch ngành và nhu cầu của địa phương theo tình hình thực tế
5.8.3Định hướng quy hoạch cơ sở văn hóa, thể dục thể thao
Cải tạo, chỉnh trang sân thể thao đã có của huyện tại trung tâm thị trấn. Bổ sung sân vận động cấp đô thị tại khu vực đô thị Ba Chẽ, quy mô khoảng 2,0 ha theo định hướng quy hoạch chung đô thị Ba Chẽ; sân thể thao tại xã Lương Mông quy mô khoảng 1-3 ha cho nhu cầu phát triển đô thị loại V trong tương lai.
Rà soát hệ thống các khu thể dục thể thao tập trung của các xã theo tiêu chuẩn nông thôn mới; nâng cấp các công trình phục vụ thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân, xây dựng mới các khu thể dục thể thao tại trung tâm các xã đối với các xã chưa có khu thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn, đảm bảo mỗi xã có một trung tâm văn hóa thể thao. Với các sân thể thao hiện tại nếu chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài chuyển đổi sang mục đích khác. Khuyến khích đầu tư xã hội hoá cơ sở vật chất trong lĩnh vực này.
Rà soát, thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên đại bàn tỉnh giai đoạ 2021-2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 921/QĐ-UBND nhày 14/04/2022.
Hoàn thiện hệ thống các nhà bưu điện - văn hóa phường/xã; xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống; nâng cấp, xây dựng mới đài phát thanh, truyền hình hiện đại; xây dựng và nâng cấp các công trình phục vụ thể thao, xây dựng các khu vui chơi, giải trí, công viên cây xanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí của nhân dân.
5.8.4Định hướng quy hoạch cơ sở y tế
Cải tạo, chỉnh trang Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ, Phòng Y tế huyện và các Trạm Y tế xã hiện hữu
Mở rộng, nâng cấp tại chỗ các Trạm Y tế xã để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân địa phương và tiêu chuẩn nông thôn mới
Bố trí xây dựng mới cơ sở y tế tại khu vực có kết nối giao thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai.
Phát triển hệ thống bệnh viện và công trình y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng quy mô khoảng 100 giường bệnh với diện tích đất khoảng 02-03 ha/bệnh viện
Khuyến khích phát triển các bệnh viện, phòng khám tư nhân, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nâng cao để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện tại các khu vực đô thị mới như: Lương Mông, Đồn Đạc, Thanh Lâm, Đạp Thanh.
Xây dựng mới 01 phòng khám đa khoa khu vực tại khu vực xã Đạp Thanh quy mô khoảng 50-100 giường để phục vụ dân cư đô thị, dân cư vùng phụ cận khu vực phía Tây. Đến năm 2050, nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực lên Trung tâm y tế - cơ ở 2 tại xã Đạp Thanh.
5.8.5Định hướng quy hoạch nhà ở
Trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, chỉ tiêu đến năm 2030 diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đất 32,6m2/ người, diện tích sàn nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người.
a. Nhà ở đô thị
Chú trọng việc xây dựng công trình công cộng đáp ứng linh hoạt cho nhiều đối tượng sử dụng (người cao tuổi và người khuyết tật cũng có thể sử dụng dễ dàng). Xây dựng thêm nhiều công trình phúc lợi xã hội và các công trình phục vụ thân thiện cho người cao tuổi theo xu hướng già hoá của dân số;
Cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng tương ứng với năng lực vận tải cần thiết để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông của vùng đô thị để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông đặc biệt tại trung tâm đô thị;
Bên cạnh sự chuyển đổi nhu cầu từ công nghiệp sang ngành dịch vụ, nhu cầu đặt ra với chức năng của vùng đô thị cũng thay đổi. Cần phải ứng phó với sự gia tăng nhu cầu về ngành dịch vụ bằng việc tiến hành tái phát triển các nhà máy và cảng biển tiếp giáp với khu đô thị, tiến hành đổi mới chức năng sang ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao với giá đất cao;
Có chính sách khuyến khích xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng đặc biệt là công nhân và người có thu nhập thấp tại đô thị;
Tại khu vực trung tâm đô thị cũ, việc phát triển nhà ở cần kết hợp với việc chỉnh trang không gian đô thị, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cải tạo lại các phố hiện trạng.
Tại các đô thị huyện lỵ, cần có quy hoạch, định hướng phát triển nhà ở theo mô hình khu dân cư đô thị tập trung, tránh tình trạng nhà ở và không gian đô thị chỉ phát triển bám dọc theo các trục giao thông đặc biệt là quốc lộ, tỉnh lộ;
Hoàn thiện trang thiết bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự phát triển của đô thị.
Bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội:
Phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà cho thuê, nhà thu nhập thấp...gắn với các khu vực phát triển khu công nghiệp, khu giáo dục đào tạo tập trung, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mới...kết hợp hài hoà với tổng thể đô thị.
Các loại hình trên sẽ được bố trí trong đất đơn vị ở mới: Dự kiến đến năm 2030 diện tích đất cần bố trí khoảng 21-23ha, năm 2040 diện tích đất cần bố trí khoảng 33-35ha.
Quỹ đất và vị trí phát triển nhà ở xã hội sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết, dự án thành phần đảm bảo quy mô, diện tích theo quy định.
b. Nhà ở nông thôn
Phát triển nhà ở khu vực nông thôn gắn với mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển nhà ở, khu dân cư mới với chỉnh trang nhà ở, hạ tầng hiện có; tôn trọng hiện trạng, giữ gìn bản sắc nhà ở truyền thống của các dân tộc như Dao, Tày, Sán Chỉ,….
Nhà nước chủ động trong công tác quản lý quy hoạch, hạn chế và dần xoá bỏ tình trạng xây nhà ống tại khu vực nông thôn; khuyến khích nhân dân xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu nhà nông thôn truyền thống;
Tập trung hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nâng cấp chất lượng nhà ở;
Khuyến khích, hỗ trợ về nhà ở, đất ở và hạ tầng kỹ thuật để hình thành các khu, cụm dân cư tập trung đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa;
Xây dựng các công trình công cộng thiết yếu phục vụ công tác giáo dục và phát triển văn hóa đời sống cho người dân;
Hoàn thiện trang thiết bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự phát triển của nông thôn;
Đảm bảo an ninh và quốc phòng đối với việc phát triển các khu vực nông thôn vùng biên giới.
Mô hình quản lý với các khu vực nông thôn:
− Phát huy tối đa lợi thế vùng miền để phát triển nông thôn mới theo định hướng hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp;
− Các cơ quan chính quyền tạo điều kiện định hướng phát triển nông thôn mới bằng cách đưa ra các chỉ tiêu phát triển, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất bằng nhiều cách như giúp đỡ nông dân vay vốn, hoàn thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống;
− Đào tạo kiến thức và các cách tiếp cận, phát triển nông nghiệp nông thôn mới, kết hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gắn liền với dịch vụ và lưu thông hàng hóa, chuyển từ kinh tế cá thể theo kinh tế tập thể với đầu não là các hiệp hội, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức bảo vệ quyền lợi nông dân;
6.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT CẤP VÙNG
6.1Định hướng giao thông
6.1.1. Cơ sở lập quy hoạch
-
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Bản đồ nền địa hình huyện Ba Chẽ tỷ lệ 1/25.000 do chủ đầu tư cung cấp năm 2022.
-
Các đồ án quy hoạch xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt và đang triển khai trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
-
QCXDVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
-
QCXD 07: 2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
-
TCVN 4054-2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.
-
TCVN 10380-2014 Đường GTNT– Yêu cầu thiết kế.
6.1.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển
-
Quan điểm phát triển
-
Định hướng Quy hoạch giao thông huyện phải phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của huyện và phù hợp với định hướng phát triển GTVT toàn tỉnh.
-
Hệ thống giao thống GTVT đặc biệt chú trọng đến các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy đảm bảo tính kết nối đối ngoại và đối nội.
-
Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cấp các công trình hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và coi trọng công tác bảo trì.
-
Phát triển vận tải chất lượng cao với chi phí hợp lý. Đảm bảo tính đồng bộ và khai thác hiệu quả giữa các phân vùng phát triển trên địa bàn huyện và vùng liên huyện, liên tỉnh.
-
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông theo quy định.
-
Mục tiêu phát triển
- Về vận tải
+ Phát huy hiệu quả hoạt động của các phương thức vận tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH của huyện
+ Nâng cao chất lương vận tải với giá cước hợp lý. Đảm bảo an toàn về người và hành hóa trong quá trình vận chuyển.
+ Có chính sách phù hợp để khuyến khích, phát triển và củng cố hệ thống vận tải xe buýt, taxi ở các đô thị đi các huyện và cá tỉnh lân cận.
+ Khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 11-12,5% năm
+ Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 8-10% năm
Về kết cấu hạ tầng giao thông
+ Nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã thôn và đô thị trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng mới một số tuyến đường có tính chất liên vùng theo dự án đã được duyệt.
+ Nâng cấp mở rộng, xây dựng mới hệ thống đường huyện có tính chất quan trọng trong việc phát triển mạng lưới giao thông nội huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị đảm bảo các chỉ tiêu theo quy hoạch.
+ Xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ vẩn tải đường bộ ngày càng cao.
+ Nạo vét các tuyết sông trên địa bàn huyện, tuân thủ quy định cấp hạng đường thủy nội địa, đảm bảo cho phép tàu có tải trọng phù hợp ra vào theo quy hoạch.
+ Nâng cấp mở rộng hệ thống cảng, kho bãi nhằm phát huy lợi thế phát triển công – nông nghiệp và dịch vụ.
6.1.3 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông
a. Đường bộ
- Cao tốc
+ Tuyến Tiên Yên - Lạng Sơn: nằm ngoài ranh giới phía Đông Bắc huyện, kết nối với huyện thông qua nút giao khác mức với tuyến đường tỉnh lộ 342.
- Quốc lộ
+ Quốc lộ 18, 4B: nằm ngoài ranh giới phía Đông, Đông Nam huyện, là 2 tuyến quốc lộ quan trọng kết nối các đô thị trong tỉnh Quảng Ninh và với tỉnh Lạng Sơn
- Tỉnh lộ:
+ Xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối từ các tuyến quốc lộ đến các khu vực trọng điểm của huyện, của tỉnh; kết nối đến các tuyến đường khu, cụm công nghiệp; các đô thị mới… Hệ thống đường tỉnh cải tạo và xây mới kết nối với các tuyến quốc lộ tạo nên mạng lưới đường bộ đối ngoại hoàn chỉnh, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị với nông thôn.
+ Đường tỉnh 329: điểm đầu giao với Quốc lộ 18A, phường Mông Dương, Thành phố Cẩm Phả đến khu 6 thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, Chiều dài 30km, đoạn qua huyện 14,6km, cải tạo, nâng cấp đạt quy mô cấp III miền núi.
+ Đường tỉnh 330: điểm đầu giao với Quốc lộ 18A, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đến đèo Kiếm xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, chiều dài 63,1km, đoạn qua huyện dài 59,7, nâng cấp đạt quy mô cấp III miền núi.
+ Đường tỉnh 330B: điểm đầu giao với Quốc lộ 18A, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên đến xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, chiều dài 10km, nâng cấp đạt quy mô cấp III miền núi.
+ Đường tỉnh 342: điểm đầu giao với Đường tỉnh 326 tại xã Sơn Dương, Thành phố Hạ Long đến điểm cuối khu Đèo Líu xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ giáp xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, chiều dài 60,5km, trong đó qua địa phận Ba Chẽ dài 22,6km, nâng cấp đạt quy mô cấp III miền núi.
+ Đường tỉnh 343: Điểm đầu giao với ĐT.342 khu vực Hạ Long, qua trung tâm huyện Ba Chẽ đến giao QL.4B khu vực Tiên Yên, chiều dài khoảng 39km, đoạn qua huyện dài 20km, tuyến đạt quy mô cấp III miền núi.
+ Nghiên cứu các tuyến mới nhằm tăng khả năng kết nối vùng thúc đẩy giao thương, phát triển du lịch (đường Khe Hố, xã Nam Sơn - Ba Chẽ đi xã Yên Than - Tiên Yên; đường Lang Cang – Làng Cổng xã Đồn Đạc, …).
- Giao thông nông thôn
Đường GTNT bao gồm hệ thống đường huyện và đường xã, liên xã (không tính đường thôn xóm). Hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phù hợp với chiến lược phát triển giao thông tỉnh Quảng Ninh. Mở thêm các tuyến GTNT ở các khu vực có mật độ giao thông cao, cải tạo nâng cấp các tuyến hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Hệ thống đường huyện tối thiểu đạt cấp IV, quy mô 2 làn xe. Đường xã, liên xã tối thiểu đạt cấp VI.
- Giao thông đô thị
Đầu tư phát triển, từng bước đồng bộ, hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị theo quy hoạch hệ thống đô thị của tỉnh và quy hoạch các đô thị trong huyện. Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy mô, tính chất đô thị
Khu vực đô thị trấn Ba Chẽ
-
Mật độ mạng lưới đường đảm bảo: 6,5-8km/km2.
-
Tỷ lệ đất giao thông: ≥ 13% đất xây dựng đô thị
-
Tỷ lệ đất giao thông tĩnh đạt: 2-3%.
b. Đường thủy
Tuân thủ theo Quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Ninh
- Luồng đường thủy: Trong khu vực có luồng sông Ba Chẽ, chiều dài luồng 23km, cấp kỹ thuật cấp 4.
- Cảng: Cụm cảng thuỷ nội địa Nam Sơn phục vụ vận chuyển hàng hóa của cụm công nghiệp và khu vực huyện.
- Bố trí cảng thủy nội địa tại thôn Cái Gian phục vụ vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu...
- Bố trí các bến thuyền trên sông Ba Chẽ tại thị trấn Ba Chẽ phục vụ du lịch đường thủy.
- Bố trí các cảng bến thuỷ phục vụ an ninh – quốc phòng.
c. Công trình phục vụ giao thông
- Bến xe:
Bến xe Ba Chẽ hiện trạng dần chuyển thành bãi đỗ xe. Xây dựng bến xe Ba Chẽ mới gần đường tỉnh 343 với quy mô 1,8ha.
- Cầu
+ Cải tạo nâng cấp hệ thống cầu hiện trạng đảm bảo quy mô, kết cấu kỹ thuật và khả năng kết nối giao thông.
+ Xây dựng các tuyến cầu mới vượt sông Ba Chẽ, đảm bảo tĩnh không phục vụ giao thông đường thủy.
d. Vận tải hành khách công cộng
Vận tải hành khách liên tỉnh: duy trì các tuyến vận tải liên tỉnh, bổ sung các tuyến kết nối Bắc Giang, Lạng Sơn.
Vận tải xe buýt: sử dụng hệ thống xe buýt của tỉnh Quảng Ninh, tăng cường kết nối với các khu vực Hạ Long, Tiên Yên, Móng Cái, Cẩm Phả...
6.2Định hướng cao độ nền xây dựng, thoát nước mưa và phòng chống thiên tai:
a. Cở sở thiết kế:
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 (hệ cao độ quốc gia).
Tài liệu thủy, hải văn do trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh cấp.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 đã được phê duyệt
Căn cứ vào các quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt và quy hoạch các khu trung tâm xã Phường mới nhất.
Pháp lệnh đê điều và quy chuẩn xây dựng hiện hành.
Các quy hoạch ngành, các dự án liên quan đến quy hoạch xây dựng.
QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Về Quy hoạch xây dựng.
QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
TCVN 7957:2008 Tiêu chuẩn Việt Nam Về thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài.
Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/7/2012 về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển
TCVN-2013 công trình thủy lợi – yêu cầu thiết kế đê sông
b. Nguyên tắc thiết kế:
Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tôn tạo thiên nhiên, giữ gìn môi trường xanh, rừng phòng hộ, tận dụng các quỹ đất chưa sử dụng.
Tận dụng triệt để địa hình tự nhiên để san đắp nền với mức ít nhất.
Độ dốc dọc đường theo quy chuẩn hiện hành để đảm bảo giao thông thuận lợi.
Đảm bảo độ dốc nền công trình để thoát nước tự chảy .
Thông thoáng các trục tiêu chính, đảm bảo thoát lũ.
Thu thoát nước mặt triệt để, đảm bảo thoát nước tốt, giao thông thuận tiện, an toàn.
Đảm bảo tôn tạo, giữ ổn định nền xây dựng.
Đề xuất các giải pháp hợp lý, hài hoà về nền và thoát nước trong khu vực cải tạo xây dựng.
Thoát nước mưa thuận tiện và không gây ngập úng
Cao độ nền và các giải pháp hỗ trợ đê, kè thiết kế cần có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Cao độ mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến năm 2050 theo kịch bản RCP4.5 tại khu vực nghiên cứu là 22 cm (Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam - Bộ TNMT năm 2020 xác định cao độ mực nước biển dâng áp dụng tại Tỉnh Quảng Ninh trong khoảng 13÷31cm).
Bảng: Mực nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5
c. Giải pháp thiết kế cao độ nền:
Cốt nền xây dựng căn cứ vào cấp đô thị để lựa chọn cao độ xây dựng cho phù hợp, dựa trên các số liệu quan trắc về thủy văn như: Tần suất (tổng hợp các yếu tố mực nước dâng do bão kết hợp với triều cường đo tại các trạm quan trắc) và ảnh hưởng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Phù hợp với khống chế từ quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện.
Cao độ xây dựng được xác định bằng công thức sau: (QCVN 01:2021/BXD)
h : hệ số an toàn (0,3 với đất ở; 0,5 với đất công cộng, công nghiệp)
Đối với phân vùng 1 và 2 có nền địa hình đồi núi cao, dốc. Cao độ xây dựng công trình xác định theo chế độ thủy văn các sông suối giáp ranh. Do tính chất các suối tại đây có độ dốc dòng chảy lớn, cao độ lũ tại mỗi vị trí sẽ khác nhau, cao độ khống chế tại mỗi vị trí sẽ khác nhau dao động từ 50÷150(m). Khuyến khích các giải pháp xây dựng phân tán bám địa hình, có khoảng cách ly đối với khe suối.
Minh họa giải pháp xây dựng trên vùng đồi núi dốc.
Đối với phân vùng 3: Khu vực phía Bắc thuộc trung tâm thị trấn Ba Chẽ cao độ xây dựng từ 6,7÷50(m) đảm bảo an toàn khỏi lũ sông Ba Chẽ đoạn đi qua. Khu vực xã Nam Sơn chịu ảnh hưởng lũ sông và triều cường kết hợp cao độ xây dựng công trình mới Hxd≥ + 3,5m.
Mực nước lũ sông kết hợp thủy triều tại khu vực xã Nam Sơn.
c. Định hướng thoát nước mặt
- Hướng thoát nước:
Với đặc thù địa hình của Ba Chẽ có hướng dốc chính theo hướng từ Bắc Nam là núi cao dốc về giữa phía sông Ba Chẽ, chia cắt bởi rất nhiều sông suối tự nhiên. Do đó chia thành 2 vùng tiêu chính:
+ Vùng tiêu phía Bắc sông Ba Chẽ. Nằm phía Bắc của huyện, diện tích lưu vực khoảng 28.000 ha.
+ Vùng tiêu phía Nam sông Ba Chẽ. Nằm phía Nam của huyện, diện tích lưu vực khoảng 32.600 ha.
- Giải pháp thoát nước:
Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự chảy.
Tận dụng hệ thống tụ thuỷ tự nhiên, đồng thời cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước riêng cho những khu vực phát triển xây dựng.
Bổ xung hệ thống cống dọc các trục đường, tiêu thoát nhanh nước mặt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Đối với khu vực đô thị hiện trạng tại phân vùng 3: Xây dựng hệ thống nửa riêng, tách nước bẩn, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Khu vực phát triển xây dựng đô thị: thiết kế hệ thống thoát nước mặt riêng hoàn chỉnh với chế độ tự chảy.
Đối với khu vực nông thôn tại phân vùng 1; 2 sử dụng hệ thống thoát nước chung.
- Kết Cấu cống:
Đối với khu vực xây dựng đô thị mới, sử dụng cống hộp BTCT, trong khu dân cư hiện trạng sử dụng mương xây đậy nắp đan hở. Cống qua đường dùng cống tròn BTCT đúc sẵn hoặc cống hộp BTCT chịu lực.
Đối với khu vực nông thôn mới sử dụng hệ thống rãnh xây gạch, đậy nắp đan BTCT.
Nước mưa thoát về các kênh rạch, hồ điều hòa sau đó mới thoát ra sông Ba Chẽ.
- Phương pháp tính toán hệ thống thoát nước mặt:
Tính toán cải tạo mặt cắt suối thuộc các lưu vực thoát nước theo TCVN 9845-2013 về tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ
Tính toán thủy lực thoát nước lựa chọn đường kính cống thoát nước Theo phương pháp cường độ mưa giới hạn (Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mưa TCVN7957-2008)
Q = q x F x F (l/s; m3/s)
Trong đó:
Q - lưu lượng tính toán (l/s; m3/s).
q - lưu lượng đơn vị (l/s.ha; m3/s.ha ).
F- Hệ số dòng chảy: 0,6.
Khống chế độ sâu chôn cống, độ dốc thuỷ lực như sau:
Chiều sâu chôn cống tối thiểu: h=(0,5¸0,7)m
Tuyến cống đi dưới lòng đường: h=0,7m.
Tuyến cống đi trên hè, khu công viên cây xanh: h=0,5m.
Độ dốc thủy lực khống chế như sau:
Độ dốc thủy lực đường cống tối thiểu với nền địa hình bằng phẳng, và với nền đắp: Imin>1/d
Độ dốc thủy lực tối đa: Imax<4% (I>4%: cần thiết kế tiêu năng giai đoạn thiết kế chi tiết).
Vận tốc tối đa và tối thiểu của cống thoát nước mưa
Vận tốc
|
Mô tả
|
Vmax, vận tốc dòng chảy tối đa = 4.0 m/s
|
Vận tốc tối đa đề ra nhằm bảo vệ ống khỏi bị xối và va đập, do đó có thể bảo đảm giữ nguyên hiện trạng kết cấu.
|
Vmin, vận tốc dòng chảy tối thiểu = 0.80 m/s
|
Vận tốc tự làm sạch tối thiểu để tránh khả năng lắng đọng những vật liệu cứng trong lòng cống.
|
Độ dốc của cống được thiết kế sao cho vận tốc dòng chảy trong phạm vi các vận tốc cho phép với từng cỡ cống lựa chọn. Đối với đoạn cống có độ dốc lớn bắt buộc phải thực hiện các giải pháp tiêu năng, giảm vận tốc dòng chảy.
d. Giải pháp phòng chống lũ lụt và thiên tai[U8]
- Giải pháp phi công trình:
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo lũ
Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng một hệ thống cảnh báo, dự báo lũ sớm kết hợp phần mềm và phần cứng, phục vụ cho công tác ứng phó khi lũ về. Các thành phần cơ bản của hệ thống này gồm 4 thành phần chính: 1) Hệ thống đo và truyền số liệu mưa, mực nước tự động (Hình 10), 2) Hệ thống dự báo mực nước, lưu lượng và bản đồ ngập lụt, 3) Hệ thống hiển thị kết quả dự báo trên máy tính và điện thoại thông minh để cán bộ và nhân dân biết trước tình trạng ngập lụt tại từng vị trí nơi mình cư trú hoặc chịu trách nhiệm quản lý, 4) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng phó giúp đưa ra những quyết định về di dời, cứu hộ, cứu nạn dựa trên kết quả dự báo lũ lụt. Yêu cầu của hệ thống này là phải đảm bảo mục tiêu trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ sử dụng và giúp nhanh chóng đưa ra những quyết định cần thiết. Phạm vi của giải pháp này là toàn lưu vực sông Ba Chẽ. Vì vậy cần kết hợp với các địa phương lân cận như Đình Lập (Lạng Sơn) và Hoành Bồ (Quảng Ninh) trong việc lắp đặt các trạm đo mưa, mực nước tại các huyện này cũng như nghiên cứu, tính toán dòng chảy lũ từ các huyện này đổ về phần lưu vực thuộc huyện Ba Chẽ. Các vị trí lắp đặt các trạm đo mưa và mực nước phải đảm bảo phân bố trên toàn lưu vực, ưu tiên vào một số vị trí quan trọng như trung tâm huyện, các hồ chứa nước theo qui hoạch thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hình : Bản đồ vị trí một số điểm dự kiến lắp đặt hệ thống đo mưa và mực nước tự động
+ Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ ngập úng và sạt lở đất
Giải pháp này có mục tiêu là thành lập các bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất có tỉ lệ 1:10,000 hoặc nhỏ hơn. Bộ bản đồ này sẽ là công cụ quan trọng giúp ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong việc lên kế hoạch ứng phó với lũ, lụt và sạt lở đất cũng như công tác qui hoạch sử dụng đất, công tác di dời nhà dân hoặc các công trình công cộng ra khỏi những vị trí có nguy cơ cao xảy ra lũ, lụt và sạt lở đất.Hình Hình 11 trình bày sơ bộ bản đồ phân vùng mức độ nguy cơ xảy ra sạt lở đất tỉ lệ 1:50,000.Trong quá trình thực hiện giải pháp này, bản đồ phân vùng lũ quét, sạt lở đất sẽ được cập nhật sử dụng nhiều thông tin hơn (bản đồ lớp phủ, bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất,…) với tỉ lệ bản đồ chi tiết hơn. Tương tự như giải pháp xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, phạm vi của giải pháp này cũng là toàn lưu vực sông Ba Chẽ nên cũng cần sự phối hợp của các địa phương xung quanh.Khi triển khai giải pháp này, các số liệu, tài liệu sẵn có đặc biệt là tài liệu kèm theo quyết định 828/QĐ-UBND ngày 31/03/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt qui hoạch vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được sử dụng và cập nhật để giảm thiểu kinh phí xây dựng bản đồ.
Hình : Bản đồ phân cấp mức độ sạt lở đất trên lưu vực sông Ba Chẽ tỉ lệ 1:50,000
- Giải pháp công trình:
+ Nâng cao khả năng phòng lũ, chống sạt lở của rừng
Nhằm tăng khả năng phòng lũ, chống sạt lở của rừng, cần thiết phải tăng diện tích thảm phủ và rừng phòng hộ. Để đạt được mục đích này cần thực hiện tốt 2 nhiệm vụ sau: 1) Đảm bảo giữ nguyên diện tích rừng tự nhiên và rừng phòng hộ hiện có; 2) Nâng cao chất lượng thảm thực vật bằng các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến, tái sinh làm giàu rừng. Cụ thể:
Trồng cây ở những khu vực có điều kiện để trồng (chẳng hạn, tiến hành trồng cây tre gai cạnh bờ ruộng, sông, chống sạt lở) nhằm giữ đất, giữ nước, chống sạt lở, rửa trôi.
Triển khai trồng cây gỗ lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng, tăng cường khả năng phòng hộ, chống sạt lở của rừng và góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái rừng. Việc phát triển rừng trồng gỗ lớn phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuấtvà diện tích đất trống trong khu vực rừng phòng hộ; sớm hình thành vùng rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài cho chế biến tại thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu.Theo đề án trồng rừng cây gỗ lớn, đến năm 2025 Ba Chẽ xác định sẽ tăng thêm 5000 ha cây gỗ lớn. Phụ lục2 trình bày qui hoạch phát triển vùng trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2019-2025 theo đề án này của từng xã trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Phạm vi của giải pháp này cũng áp dụng cho diện tích rừng nằm trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
+ Cải tạo, nạo vét và phục hồi một số đoạn sông Ba Chẽ
Do đất đá từ thượng lưu cuốn về và sạt lở bờ sông, tại một số vị trí trên sông Ba Chẽ lòng dẫn bị thu hẹp, làm cản trở khả năng thoát lũ của sông. Vì vậy, tại những vị trí này cần tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy, đảm bảo khả năng thoát lũ nhanh khi có lũ về cũng như tăng dung tích chứa nước của lòng sông.Đồng thời, thường xuyên tiến hành kiểm tra, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên bờ sông gây cản trở lòng dẫn.
Kè các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông Ba Chẽ: Hiện nay một số khu vực bờ sông trên địa bàn huyện Ba Chẽ thường xuyên bị sạt lở nghiêm trọng gây mất đất, ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông và các khu dân cư bên bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Việc kè chống sạt lở bờ sông sẽ giúp ổn định dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ trên sông chính và sông nhánh. Đặc biệt, khoảng 2 km khu vực bờ nam thị trấn Ba Chẽ đang bị sạt lở ảnh hưởng tới khoảng 120 hộ dân. Được sự giúp đỡ của tỉnh, khoảng 0.5 km đã và đang được kè kiên cố. Còn khoảng 1.5 km nữa chưa được kè. Để đảm bảo cho an toàn của các hộ dân bên bờ sông, phần còn lại này nên được sớm kè kiên cố.
Xây dựng hồ chứa cấp nước sinh hoạt, sản xuất tập trung vào mùa khô và tích 1 phần nước lũ vào mùa mưa cho 4 xã vùng cao (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm)
Minh họa giải pháp trữ nước trong hồ chứa.
+ Di dân ra khỏi vùng nguy hiểm do lũ, lụt và sạt lở đất
Tổng hợp bố trí di dời dân cư phòng, chống lũ, lụt và sạt lở đất
STT
|
Xã/Thị trấn
|
Tổng số hộ cần di dời (hộ)
|
Hình thức bố trí xen ghép (hộ)
|
Hình thức bố trí tập trung (hộ)
|
1
|
TT Ba Chẽ
|
2
|
2
|
-
|
2
|
Lương Mông
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Minh Cầm
|
-
|
-
|
-
|
4
|
Đạp Thanh
|
-
|
-
|
-
|
5
|
Đồn Đạc
|
7
|
7
|
-
|
6
|
Thanh Lâm
|
2
|
2
|
-
|
7
|
Nam Sơn
|
5
|
5
|
-
|
8
|
Thanh Sơn
|
-
|
-
|
-
|
(Nguồn: đề án phòng, chống lũ, lụt, sạt lở đất trên địa bàn huyện Ba Chẽ)
6.3Định hướng cung cấp năng lượng
6.3.1. Dự báo phụ tải điện
a/ Chỉ tiêu cấp điện
* Điện sinh hoạt dân dụng: 1.000 KWh/ng/năm ~330W/ng
* Phụ tải điện công cộng: = 30% phụ tải điện sinh hoạt
* Phụ tải điện công nghiệp: 250KW/ha
b/ Tổng nhu cầu dùng điện của huyện Ba Chẽ theo từng giai đoạn có tính đến dự phòng
Bảng Dự báo nhu cầu dùng điện
Hạng mục
|
Quy mô
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu (W/người)
|
Nhu cầu (KW)
|
2030
|
2040
|
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
Dân số
|
35.000
|
55.000
|
Người
|
200
|
330
|
7.000
|
18.150
|
Công cộng
|
30% sinh hoạt
|
2.100
|
5.445
|
Công nghiệp
|
273
|
423
|
ha
|
250
|
250
|
68.250
|
105.750
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
77.350
|
129.345
|
Đợt đầu (đến 2030) làm tròn số: 77 MW tương đương với 80MW.
Dài hạn (đến 2040) làm tròn số: 129 MW tương đương với 130MW.
6.3.2. Định hướng cấp điện
* Nguồn điện:
Nguồn điện chính cấp điện cho huyện Ba Chẽ là nguồn điện Quốc gia thông qua trạm biến áp 110KV Ba Chẽ dự kiến xây dựng mới trong khu vực nghiên cứu, công suất dự kiến 2x63MVA.
*Lưới điện:
- Lưới 110KV: Dự kiến xây dựng mới các tuyến 110KV mạch kép rẽ nhánh từ đường dây 110KV từ Mông Dương đi theo đường tỉnh 329 để cấp điện cho trạm 110KV Ba Chẽ đường dây dự kiến dài khoảng 30km. Đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cho đường dây theo đúng quy định.
- Lưới điện trung thế:
+ Vẫn sử dụng các tuyến trung áp 35KV cho các xã vùng sâu và vùng xa, trung tâm thị trấn Ba Chẽ và khu vực khu công nghiệp Nam Sơn sử dụng cấp điện áp 22KV.
+ Khu vực trung tâm thị trấn Ba Chẽ đề xuất hạ ngầm các tuyến điện trung thế và hạ thế nhằm góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị. Toàn bộ hệ thống cáp đi ngầm này nên bố trí đi trong một hào cáp tiêu chuẩn, việc sử dụng hào cáp tiêu chuẩn sẽ thuận tiện cho việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về sau.
+ Các khu vực khác sử dụng đường dây nổi đi trên các cột bê tông ly tâm
+ Lưới điện trung áp trong thị trấn Ba Chẽ sử dụng cấu hình mạch vòng kín vận hành hở, được cấp điện từ 2 thanh cái phân đoạn hoặc hai nguồn khác nhau. Các khu vực khác có thể sử dụng lưới điện trung áp hình tia.
* Trạm hạ thế:
- Các trạm biến áp hạ thế hiện có cần được đầu tư, cải tạo, nâng công suất. Các trạm biến áp hạ thế kiểu treo ở khu vực thị trân Ba Chẽ cần được thay thế bằng trạm biến áp kiểu kín hợp bộ (trạm Kios), các khu vực khác có thể sử dụng trạm treo hoặc trạm xây.
* Lưới hạ thế:
+ Lưới điện hạ thế 0,4KV xây dựng mới ở trung tâm thị trấn Ba Chẽ bố trí đi ngầm trong các hào cáp tiêu chuẩn, sử dụng cáp ngầm hạ thế XLPE, các khu vực khác bố trí đi nổi trên cột bê tông ly tâm, sử dụng cáp vặn xoắn ABC bọc cách điện.
6.1.3.3. Định hướng quy hoạch chiếu sáng
Tiếp tục cải tạo nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng các công trình công cộng và chiếu sáng quảng cáo, lễ hội .... Trang bị hệ thống điều khiển tự động, tập trung cho hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
-
Chiếu sáng giao thông:
-
Tiêu chuẩn chiếu sáng giao thông:
+ Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng tối thiểu 95%;
+ Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tối thiểu 85%.
-
Lưới điện chiếu sáng giao thông sử dụng cáp ngầm XLPE tiết diện trục chính từ 6 – 25mm2, cột đèn thép định hình mạ kẽm nhúng nóng, đèn LED tiết kiệm điện năng. Lưới điện chiếu sáng phải đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QC 07-07:2016/BXD của Bộ XD.
+ Đường cấp I, II : 2 cd/m2.
+ Đường cấp III: 1,5 cd/m2.
+ Đường phụ, đường tiểu khu nhà ở...: 0,75 cd/m2.
-
Chiếu sáng cảnh quan, công trình:
Chiếu sáng cảnh quan, công trình theo các mức độ sau:
-
Khu trung tâm thương mại dịch vụ, quảng trường, đầu mối giao thông: sử dụng nhiều hình thức chiếu sáng khác nhau, phối hợp màu sắc giữa chiếu sáng đường và chiếu sáng công trình nhằm nêu bật các điểm nhấn công trình.
-
Các khu trường học, cơ quan hành chính, cây xanh, thể dục thể thao hạn chế chiếu sáng dàn trải, tập trung vào chiếu sáng công năng của công trình.
-
Các khu vực khác như khu ở, bệnh viện, khu công nghiệp, di tích lịch sử, đền, chùa… không thích hợp với chiếu sáng dàn trải, ngoài việc đảm bảo một số chiếu sáng công năng thì nên cố gắng hết sức giảm thiểu chiếu sáng trang trí.
-
Khu vực các đảo khuyến khích chiếu sáng trang trí tạo điểm nhấn, tạo hình ảnh đẹp bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
6.1.3.4. Định hướng quy hoạch năng lượng:
* Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo:
- Năng lượng hóa thạch
+ Phát triển hệ thống kho chứa, kho dự trữ và hệ thống cung cấp xăng dầu đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, phù hợp quy hoạch và đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực đô thị, khu công nghiệp tập trung và nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu của dân cư trong huyện. Xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các cửa hàng hiện có với quy mô phù hợp đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá và phục vụ văn minh thương mại. Di chuyển các cửa hàng xăng dầu không đảm bảo yêu cầu theo quy định.
+ Tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện Ba Chẽ gồm có: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng từ nguồn chất thải rắn, năng lượng khí sinh học.
. Về năng lượng mặt trời, huyện Ba Chẽ có tiềm năng xong chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc có mùa đông kéo dài 3-4 tháng/năm, vì vậy số giờ nắng không được cao như các tỉnh miền Trung và Nam. Tuy nhiên do giá thành pin mặt trời dự báo ngày càng giảm cùng khả năng dễ dàng lắp đặt nên có thể sử dụng bổ sung nhu cầu tại các đảo nhỏ khó khăn trong việc kéo điện lưới, có thể đặt trên nóc nhà cao tầng khu vực đô thị…
. Về nguồn năng lượng gió, huyện Ba Chẽ không phải là nơi có tiềm năng gió tốt và đủ điều kiện để lắp đặt các tua bin gió công suất lớn. ….
. Về năng lượng sinh khối, năng lượng từ nguồn chất thải rắn, năng lượng sinh khối, huyện Ba Chẽ là một trong huyện nằm ở trung tâm phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh có vị trí tốt để có thể vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu (rác thải sinh hoạt, phế phẩm trong ngành gỗ, chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm..v..v..) để sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo, đây là nguồn năng lượng hữu ích vừa sản xuất được ra điện vừa góp phần bảo vệ môi trường vì vậy khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy điện tại các khu xử lý rác thải.
6.1.3.5. Xây dựng hệ thống điện và hệ thống chiếu sáng thông minh
* Hệ thống điện
- Xây dựng các trạm biến áp nguồn 110KV của huyện Ba Chẽ thành trạm biến áp không người trực. Tất cả thao tác đóng cắt, điều khiển thiết bị trạm 110KV được tiến hành tại trung tâm điều khiển thông qua hệ thống thiết bị hiện đại.
- Lắp đặt hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống điện cao, trung thế trong huyện Ba Chẽ để giải quyết các vấn đề sau:
+ Nhận biết được lưới điện, thiết bị điện đang hoạt động ổn định hay có sự cố.
+ Giải quyết sự cố khi có vấn đề xảy ra và biết rõ chính xác nguyên nhân.
+ Tối đa hóa việc sử dụng năng lượng, tăng độ tin cậy của hệ thống điện.
+ Lên kế hoạch cho việc Quy hoạch, nâng cấp hoặc xây dựng mới lưới điện và trạm điện cao thế và trung thế trong huyện Ba Chẽ.
* Hệ thống chiếu sáng:
- Xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh bằng các giải pháp sau:
+ Từng bước thay thế các bóng đèn công suất lớn bằng các bóng đèn LED tiết kiệm điện năng.
+ Xây dựng trung tâm điều khiển giám sát và đóng cắt hệ thống chiếu sáng tự động thông qua phần mềm điều khiển hiện đại.
+ Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý & vận hành cho hệ thống trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý (GIS) và tích hợp quản lý hệ thống điều khiển chiếu sáng trang trí tại trung tâm điều khiển.
6.4Định hướng viễn thông
Cơ sở lập quy hoạch
Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông (QCVN 33:2019/BTTTT); Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất (QCVN 81:2019/BTTTT);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất (QCVN 34:2019/BTTTT);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông (QCVN 32:2020/BTTTT).
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Các tiêu chuẩn, quy phạm và tài liệu khác có liên quan.
Nguyên tắc thiết kế
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và các quy hoạch khác trên địa bàn và các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan.
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc phải đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giữa các ngành; đồng thời đáp ứng yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao. Ưu tiên áp dụng các công nghệ mới nhất và sử dụng hiệu quả tài nguyên;
Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
Chỉ tiêu và dự báo nhucầu
Chỉ tiêu thiết kế:
Sinh hoạt: 1-2 lines/ người
Công cộng dịch vụ : 30% sinh hoạt
Nhu cầu thuê bao:
Dự báo nhu cầu thuê bao
TT
|
Nội Dung
|
Quy mô (người)
|
Chỉ tiêu
|
Nhu cầu (Lines)
|
2030
|
2040
|
Lines/đơn vị
|
2030
|
2040
|
1
|
Sinh hoạt
|
35.000
|
55.000
|
1
|
35.000
|
55.000
|
2
|
Công cộng
|
|
|
30% sinh hoạt
|
10.500
|
16.500
|
3
|
Tổng
|
|
|
|
45.500
|
71.500
|
Nhu cầu đến năm 2030 khoảng: 50.000 thuê bao
Nhu cầu đến năm 2040 khoảng: 75.000 thuê bao
Định hướng bưu chính
Điểm bưu cục: Cơ bản vẫn duy trì các điểm phục vụ, tuy nhiên chất lượng phục vụ được nâng cao
+ Bưu cục cấp 2 Ba Chẽ tại khu 3, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ
+ Điểm bưu điện văn hóa xã: có 07 điểm bưu điện văn hóa xã tại khu vực các xã: Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm, Lương Mông.
+ Phát triển mô hình mạng lưới điểm phục vụ có tính cơ động cao như: ki ốt lưu động, trạm bưu kiện tự động.
+ Xu hướng phát triển đại lý bưu điện đa dịch vụ: Phát triển mới các điểm đại lý bưu điện dịch vụ mới hoặc kết hợp các điểm đại lý, ki ốt cũ hoặc các điểm Bưu điện – Văn hóa xã cung cấp từ các dịch vụ truyền thống của ngành đến các mặt hàng tiêu dùng, các dịch vụ thu bảo hiểm, chi trả lương hưu, gửi tiết kiệm bưu điện, vay tín dụng hưu trí, chuyển phát hành chính công (hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, chứng minh thư nhân dân)… Phát triển đại lý bưu điện đa dịch vụ sẽ góp phần đáp ứng tốt nhất dịch vụ công ích, đồng thời mở rộng kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng như góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Mạng vận chuyển: cấp 2 phục vụ việc chuyển phát thư báo đến các xã, thị trấn trong huyện, các thành phố trong và ngoài tỉnh; các điểm BĐ-VHX và các xã, phường. Tăng năng suất phục vụ của các chuyến xe chuyên ngành, nâng cao năng lực vận chuyển.
Định hướng viễn thông
-
Nguồn tín hiệu: Nguồn tín hiệu cấp cho khu vực được cấp từ nguồn tín hiệu quang của tỉnh Quảng Ninh thông qua tuyến cáp có trên đường tỉnh 329 và đường tỉnh 330 đến.
b, Định hướng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
Cải tạo nâng cấp công suất trạm vệ tinh thị trấn Ba Chẽ và trạm vệ tinh Thanh Sơn.
Xây dựng mới tổng đài vệ tinh Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông cấp tín hiệu cho các khu vực xây dựng mới.
c, Chuyển mạch:
Giữ nguyên cấu trúc và vị trí các trung tâm chuyển mạch. Các tổng đài được nối với nhau theo dạng lưới.
Xây dựng các chuyển mạch mới với công nghệ cao. Các chức năng chuyển mạch các cuộc gọi nội vùng do các chuyển mạch chuyển tiếp liên vùng thực hiện.
d, Mạng truyền dẫn:
Phát triển theo hướng cáp quang hóa, cáp quang thay thế cáp đồng, thực hiện cáp quang hóa đến thuê bao, cụm thuê bao; đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng của người dân (FTTx).
Xây dựng mới các tuyến cáp quang đến các khu vực đô thị mới để đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ. Có các tuyến truyền dẫn dự phòng, đảm bảo an toàn khi thiên tai, sự cố xảy ra.
Tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị phát triển mạng truyền dẫn phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu.
Mạng truyền dẫn thế hệ mới phải được áp dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến, có cấu trúc đơn giản.
Từng bước triển khai xây dựng hạ tầng hệ thống cống bể, cột treo cáp, cột ăng ten dùng chung giữa các đơn vị viễn thông, điện, nước để đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm chi phí trong việc đầu tư. Khuyến khích triển khai phát triển hạ tầng theo hình thức xã hội hoá (huy động nguồn vốn từ xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng) sau đó các doanh nghiệp khác có nhu cầu tham gia cung cấp dịch vụ phải tiến hành thuê lại hạ tầng.
e, Mạng ngoại vi:
Xây dựng, phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, ngầm hóa mạng cáp ngoại vi trên diện rộng trên địa bàn; đảm bảo mỹ quan đô thị. Phát triển mạnh công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm liên ngành sử dụng chung: Doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các ngành liên quan (giao thông, điện, cấp thoát nước…) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung...
f, Mạng thông tin di động (BTS):
Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo hướng sử dụng chung: các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng (nhà trạm, cột ăng ten...).
Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten không cồng kềnh, cột ăng ten thu phát sóng ngụy trang đến khu vực xã: Cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN…) giảm thiểu số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm, chi phí bảo vệ. Phát triển hệ thống ăng ten trạm thu phát sóng theo công nghệ đa tần: Một ăng ten có thể thu phát trên nhiều dải tần khác nhau...
g, Định hướng Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số:
Phát triển hạ tầng chuyển đổi số; Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Phát triển chính quyền số; Phát triển xã hội số; Phát triển kinh tế số; Đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Phát triển công nghiệp ICT; Phát triển hệ sinh thái số.
h, Định hướng Hạ tầng truyền thanh-truyền hình:
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện theo hướng hội tụ công nghệ (ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, truyền hình; khai thác các nền tảng, ứng dụng để sản xuất, phát sóng chương trình; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong một số khâu biên tập, phát sóng,…).
- Đầu tư, thiết lập mới hệ thống thông tin cơ sở (thiết lập mới đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông; từng bước chuyển đổi các đài truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ hữu tuyến hoặc FM xuống cấp, hư hỏng sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông).
6.5Định hướng cấp nước
-
Căn cứ thiết kế
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế
-
Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước
Tiêu chuẩn cấp nước:
-
Nước sinh hoạt: 100 – 130 l/ng.ngđ
-
Nước công trình công cộng: 10%- 15% Q sh
-
Nước dự phòng rò rỉ: 15%
Nhu cầu cấp nước
Bảng tính toán nhu cầu cấp nước
TT
|
Danh mục
|
Đơn vị
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Nhu cầu (m3/ngđ)
|
|
|
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
|
Vùng 1
|
|
|
|
|
|
1.640
|
3.196
|
1
|
Xã Lương Mông
|
ng
|
1700
|
5000
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
226
|
797
|
2
|
Xã Minh Cầm
|
ng
|
700
|
2000
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
93
|
319
|
3
|
Xã Đạp Thanh
|
ng
|
2600
|
4300
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
345
|
685
|
6
|
CCN xã Đạp Thanh
|
ha
|
52,5
|
75
|
22 m3/ha.ngđ
|
22 m3/ha.ngđ
|
976
|
1.395
|
|
Vùng 2
|
|
|
|
|
|
3.841
|
6.459
|
2
|
Xã Đồn Đạc (TT MR)
|
ng
|
4240
|
8160
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
725
|
1.511
|
2
|
Xã Đồn Đạc (NT)
|
ng
|
4360
|
8040
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
579
|
1.281
|
3
|
Xã Thanh Sơn
|
ng
|
2000
|
2500
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
266
|
398
|
4
|
Xã Thanh Lâm
|
ng
|
2400
|
3000
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
319
|
478
|
5
|
CCN xã Thanh Lâm
|
ha
|
105
|
150
|
22 m3/ha.ngđ
|
22 m3/ha.ngđ
|
1.953
|
2.789
|
|
Vùng 3
|
|
|
|
|
|
4.150
|
5.894
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
ng
|
12000
|
15000
|
120 l/ng.ngđ
|
130 l/ng.ngđ
|
2.052
|
2.778
|
4
|
Xã Nam Sơn (TT MR)
|
ng
|
1760
|
1840
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
301
|
341
|
4
|
Xã Nam Sơn (NT)
|
ng
|
3240
|
5160
|
100 l/ng.ngđ
|
120 l/ng.ngđ
|
430
|
822
|
5
|
CCN Nam Sơn
|
ha
|
73,5
|
105
|
22 m3/ha.ngđ
|
22 m3/ha.ngđ
|
1.367
|
1.953
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
10.000
|
15.000
|
Tổng nhu cầu cấp nước toàn huyện 2030: 10.000 m3/ngđ, 2040: 15.000 m3/ngđ
-
Nguồn nước
Nước mặt:
Lưu vực sông Ba Chẽ là sông có diện tích lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh, có
tổng diện tích 978 km2. Dòng chính sông Ba Chẽ dài 78,5 km bắt nguồn từ núi Khe Ru ở độ cao 789m. Trong 49 km đầu sông chảy theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc tới Lang Xong sông đổi hướng thành Tây Bắc - Đông Nam và đổ thẳng ra biển, vì vậy hệ số uốn khúc của dòng chính đạt 1,78. Lưu vực sông Ba Chẽ nằm ở phía Tây Nam dãy núi Am Váp với địa hình chủ yếu là đồi thấp, độ cao bình quân lưu vực đạt 215m. Những núi có độ cao từ 500-600 m ở phía Đông Bắc, từ 350-400 m thường phân bố phía Tây Nam. So với lưu vực Tiên Yên thì lưu vực Ba Chẽ có độ cao bình quân lưu vực cũng như độ dốc bình quân lưu vực nhỏ hơn. Độ dốc bình quân lưu vực Ba Chẽ là 15,1%.
Do lưu vực Ba Chẽ có nền địa hình bị chia cắt phức tạp và còn tương đối trẻ nên
mạng lưới sông suối phát triển khá mạnh. Mật độ sông suối đạt 1,11 km/km2 ứng với
tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 1.086 km. Mật độ sông suối phân bố không đồng
đều trên toàn bộ lưu vực, phía Đông Bắc mật độ sông suối chỉ đạt 0,8 km/km2. Mật độ sông suối phía bờ phải nhỏ hơn phía bờ trái nhưng nhỏ hơn không nhiều (1,08 và 1,13 km/km2).
Lưu vực sông Ba Chẽ có 11 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10 km. Hầu hết các phụ lưu này đều nhỏ, ngắn, hẹp chỉ có 2 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2 là Đồng Quy và Làng Công, đây là lưu vực sông có dạng hình lông chim rất điển hình của các sông suối nằm trong vùng thấp, trũng.
Hồ chứa nước cho 4 xã vùng cao (Khe Lừa - Lương Mông) có dung tích 0,74 triệu m3 tạo nguồn nước tưới tự chảy cho khoảng 70ha lúa 2 vụ và 20ha hoa màu tại xã Lương Mông và cấp nước cho 4 xã vùng cao Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm.
Toàn huyện có khoảng hơn 220 đập dâng nước. Hiện nay khu vực nông thôn đang khai thác nước từ các dập dâng nước và từ các khe suối.
Lựa chọn nguồn nước:
- Được sử dụng từ nguồn nước sông Ba Chẽ và các hồ chứa trên địa bàn (hồ Khe Lừa, hồ Khe Tâm, hồ Khe Mười, hồ Khe Lọng) cấp chính cho các khu đô thị, điểm dân cư đông đúc và cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Ngoài ra còn lấy từ các nguồn nước tự chảy từ đập dâng nước và các khe suối là các nguồn nước cấp cho khu vực nông thôn còn lại.
-
Quy hoạch cấp nước
Phân vùng cấp nước số 1: Nhu cầu cấp nước 2030: 6.000 m3/ngđ, 2040: 10.000 m3/ngđ
- Thị trấn Ba Chẽ, thôn Khe Tâm, Nam Hả trong, Nam Hả ngoài xã Nam Sơn, thôn Tân Tiến, Làng Mô, Làng Han xã Đồn Đạc dụng nguồn nước sông Ba Chẽ và hồ Khe Tâm;
- Thôn Nam Kim xã Đồn Đạc và 05 thôn xã Nam Sơn (Khe Sâu, Cái Gian, Sơn Hải, Làng Mới, Lò Vôi) sử dụng nước từ hồ Khe Mười;
- Hồ Khe Lọng xử lý nước và cung cấp cho một số thôn xã Thanh Sơn.
Phân vùng cấp nước số 2: Nhu cầu cấp nước 2030: 4.000 m3/ngđ, 2040: 6.000 m3/ngđ
- Xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm sử dụng nguồn nước hồ Khe Lừa;
Các công trình đầu mối chính:
- Nâng công suất nhà máy nước Ba Chẽ công suất hiện trạng 1.250 m3/ngđ, 2030: 3.000 m3/ngđ, 2040: 6.000 m3/ngđ. Nguồn nước sông Ba Chẽ.
- Xây dựng mới nhà máy nước hồ Khe Tâm công suất 2030: 4.000 m3/ngđ, 2040: 8.000 m3/ngđ nguồn nướ- Nâng công suất nhà máy nước Ba Chẽ công suất hiện trạng 1.250 m3/ngđ, 2030: 3.000 m3/ngđ, 2040: 6.000 m3/ngđ. Nguồn nước sông Ba Chẽ.
- Xây dựng mới nhà máy nước hồ Khe Tâm công suất 2030: 2.000 m3/ngđ, 2040: 4.000 m3/ngđ nguồn nước hồ Khe Tâm.
- Xây dựng nhà máy nước hồ Khe Lọng, hồ Khe Mười công suất 1.000m3/ngđ.
- Xây dựng mới nhà máy nước Lương Mông công suất 2030: 4.000 m3/ngđ, 2040: 6.000 m3/ngđ nguồn nước hồ Khe Lừa
- Do sông Ba Chẽ là nguồn nước tốt do vậy đề xuất xây dựng nhà máy nước liên vùng Ba Chẽ tại huyện Ba Chẽ cấp nước bổ sung cho thành phố Cẩm Phả và khu kinh tế Vân Đồn. Dự kiến công suất nhà máy nước liên vùng Ba Chẽ 2 đến năm 2040 là 50.000 m3/ngđ nguồn nước sông Ba Chẽ
Các khu vực nông thôn xa các nhà máy nước tập trung sử dụng nguồn nước tại chỗ từ các đập dâng, khe suối
Bảng phân vùng cấp nước huyện Ba Chẽ
Phân vùng
|
Tên thị trấn/ xã
|
Nhu cầu cấp nước
|
Được cấp nước chính từ NMN
|
2030
|
2040
|
|
Vùng 1
|
Thị trấn Ba Chẽ, xã Nam Sơn, xã Đồn Đạc, Thanh Sơn, CCN Nam Sơn
|
6.000
|
10.000
|
NMN Ba Chẽ. Nguồn nước sông Ba Chẽ; NMN hồ Khe Tâm. Nguồn nước hồ Khe Tâm; NMN hồ Khe Mười. nguồn nước hồ Khe Mười; NMN hồ Khe Lọng. Nguồn nước hồ Khe Lọng
|
Vùng 2
|
Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh và Thanh Lâm, CCN xã Thanh Lâm, CCN xã Đạp Thanh
|
4.000
|
6.000
|
NMN Mông Lương. Nguồn nước hồ Khe Lừa
|
Bảng các công trình đầu mối cấp nước
TT
|
Nhà máy nước
|
Công suất (m3/ngđ)
|
Nguồn nước
|
Hiện trạng
|
2030
|
2040
|
1
|
NMN Ba Chẽ
|
1.250
|
3.000
|
6.000
|
sông Ba Chẽ
|
2
|
NMN hồ Khe Tâm
|
|
2.000
|
4.000
|
Hồ Khe Tâm
|
3
|
NMN hồ Khe Lọng
|
|
1.000
|
1.000
|
Hồ Khe Lọng
|
4
|
NMN hồ Khe Mười
|
|
1.000
|
1.000
|
Hồ Khe Mười
|
5
|
NMN Lương Mông
|
|
4.000
|
6.000
|
hồ Khe Lừa
|
6
|
NMN liên vùng Ba Chẽ 2(cấp cho Cẩm Phả 10.000 m3/ngđ và Vân Đồn 40.000 m3/ngđ)
|
|
|
50.000
|
Sông Ba Chẽ
|
Mạng lưới cấp nước:
Xây dựng mạng lưới cấp nước có đường kính D100mm- D300mm đảm bảo cấp nước tới hộ tiêu thụ
Bảo vệ nguồn nước:
Các tiêu chuẩn về khoảng cách ly bảo vệ vệ sinh nguồn nước, tiêu chuẩn xả nước trong hành lang bảo vệ nguồn nước cần tuân thủ theo quy định.
Hành lang bảo vệ nguồn nước các hồ chứa nước Khe Lừa, sông Ba Chẽ cần được bảo vệ nghiêm ngặt, không xây dựng các công trình, cần trồng cây và bảo vệ thảm thực vật để tạo nguồn nước cho hồ và sông
6.6Định hướng thoát nước thải
a. Căn cứ thiết kế
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
b. Tiêu chuẩn thiết kế và ước tính lượng thải:
Tiêu chuẩn thải nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước
Tỷ lệ thu gom xử lý tập trung khoảng 90%
Bảng tính toán lượng thải phát sinh
TT
|
Danh mục
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Lượng thải
|
|
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
|
Vùng 1
|
5.000
|
11.300
|
|
|
1.846
|
4.060
|
1
|
Xã Lương Mông
|
1.700
|
5.000
|
100
|
120
|
176
|
621
|
2
|
Xã Minh Cầm
|
700
|
2.000
|
100
|
120
|
72
|
248
|
3
|
Xã Đạp Thanh
|
2.600
|
4.300
|
100
|
120
|
269
|
534
|
4
|
Công nghiệp
|
75
|
150
|
22
|
22
|
1.328
|
2.657
|
|
Vùng 2
|
13.000
|
21.700
|
|
|
2.674
|
5.352
|
1
|
Xã Đồn Đạc
|
8.600
|
16.200
|
100
|
120
|
890
|
2.012
|
2
|
Xã Thanh Sơn
|
2.000
|
2.500
|
100
|
120
|
207
|
311
|
3
|
Xã Thanh Lâm
|
2.400
|
3.000
|
100
|
120
|
248
|
373
|
4
|
Công nghiệp
|
75
|
150
|
22
|
22
|
1.328
|
2.657
|
|
Vùng 3
|
17.000
|
22.000
|
|
|
3.533
|
5.066
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
12.000
|
15.000
|
120
|
130
|
1.490
|
2.018
|
2
|
Xã Nam Sơn
|
5.000
|
7.000
|
100
|
120
|
518
|
869
|
3
|
Công nghiệp
|
86
|
123
|
22
|
22
|
1.525
|
2.178
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
8.052
|
14.478
|
Dự báo tổng lượng thải phát sinh trên địa bàn toàn huyện làm tròn khoảng: 8.000 m3/ngđ (đến năm 2030) và 14.500 m3/ngđ (đến năm 2040)
c. Giải pháp cụ thể quy hoạch hệ thống thoát nước thải
Xây dựng các trạm xử lý nước thải ứng với từng phân vùng chức năng, đảm bảo thu gom xử lý nước thải triệt để cho khu vực nghiên cứu. Vị trí các trạm xử nước thải được phân chia theo ranh giới hành chính, các trục giao thông chính, địa hình sông suối tự nhiên và sẽ được cụ thể hóa trong giai đoạn quy hoạch sau.
+ Vùng 01: Bao gồm các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh. Nhu cầu thu gom xử lý nước thải tập trung khoảng 4.000 m3/ngđ.
+ Vùng 02: Bao gồm các xã Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm. Nhu cầu thu gom xử lý nước thải tập trung khoảng 5.500 m3/ngđ
+ Vùng 03: Bao gồm thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Nhu cầu thu gom xử lý nước thải tập trung khoảng 5.000 m3/ngđ
* Nước thải sinh hoạt đô thị:
Khu vực đô thị hiện trạng thị trấn Ba Chẽ thuộc và đô thị Lương Mông là khu trung tâm tập trung đông dân cư yêu cầu vệ sinh môi trường cao, do đó đề xuất xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thoát nước cơ bản là riêng hoàn toàn, những khu vực dân cư hiện trạng trước mắt sẽ xây dựng cống bao tách nước thải, dài hạn khi có điều kiện sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Khu vực xây dựng mới sẽ sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Tất cả các hộ gia đình, cơ quan, công trình công cộng.., đều phải có bể tự hoại ba ngăn hợp quy cách.
Nước thải tự chảy theo các tuyến cống đường phố về trạm xử lý tập trung của khu vực. Chiều sâu chôn cống tối thiểu là 1,5m, tối đa là 5 m tính tới đỉnh cống. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn > 5 m đặt trạm bơm chuyển tiếp.
Hệ thống đường cống thoát nước đường kính D300-D400 bằng BTCT, độ dốc tối thiểu i = 1/d.
Đường ống áp lực có đường kính D100 – D200. Đường ống áp lực chôn sâu 1m.
Trạm bơm chuyển tiếp sử dụng máy bơm nhúng chìm kiểu ướt, phần nhà trạm xây chìm và có thể kết hợp với giếng thăm để tiết kiệm tích đất và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đối với khu vực dân cư hiện trạng, trước mắt xử lý nước thải cục bộ tại hộ gia đình bằng bể tự hoại 3 ngăn hợp quy cách, khuyến khích sử dụng các loại bể tự hoại cải tiến. Trước mắt xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách. Lâu dài xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn chỉnh, thu gom về trạm XLNT tập trung.
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh học nhân tạo qua bể aeroten. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt tối thiểu tiêu chuẩn B theo QCVN 14:2008/BTNMT, tiêu chuẩn nước thải sau trạm XLNT tập trung.
Nước sau xử lý có thể sử dụng phục vụ mục đích tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa, phục vụ nông nghiệp… giảm áp lực cung cấp nước sạch cho khu vực.
Do điều kiện kinh tế và tiến độ xây dựng, hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải không thể xây dựng hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn đầu. Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nước thải xử lý cục bộ qua bể tự hoại đặt trong từng công trình, bể xây 3 ngăn đúng quy cách. Có thể sử dụng bể tự hoại cải tiến có dòng chảy ngược và ngăn lọc (BASTAF) để giảm bớt ô nhiễm nước thải đầu ra. Các dự án triển khai trong phạm vi quy hoạch đô thị khi xây dựng phương án thu gom và xử lý nước thải cần tuân thủ quy hoạch về hướng thoát nước, chọn vị trí khu xử lý nước thải, cao độ điểm xả thải phù hợp để thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống chung sau này.
- Khu vực dự trữ phát triển, dân cư làng xóm mật độ thấp, khu dân cư độc lập xa trung tâm, lượng nước thải nhỏ: giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể cải tiến (BASTAF), tận dụng các ao hồ, đất nông nghiệp để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Khi được đô thị hoá, các khu vực này sẽ xây dựng bổ sung hệ thống cống bao và trạm bơm, đưa nước thải về trạm XLNT theo quy hoạch để xử lý. Trạm XLNT cũng sẽ được xây dựng bổ sung các đơn nguyên để đảm bảo công suất xử lý.
* Nước thải nông thôn:
Khu vực nông thôn sử dụng hệ thống thoát nước chung. Xây dựng các mương xây có tấm đan, thoát nước chung với nước mưa, thu nước thải đưa xa ngoài phạm vi làng xóm, tận dụng hệ thống kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên (mô hình hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới). Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.
100% các hộ gia đình phải sử dụng xí hợp vệ sinh, khuyến khích sử dụng bể tự hoại hợp quy cách.
Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm và các trang trại nuôi gia súc tập trung sẽ xây bể biogas, xử lý phân rác thải tận dụng năng lượng phục vụ sinh hoạt.
Giải pháp hệ thống thu gom và xử lý nước thải cụ thể cho từng xã sẽ được cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch nông thôn mới.
* Nước thải khu du lịch:
Các khu du lịch dược xây dựng thành từng cụm với mật độ xây dựng thấp, lượng thải phân tán. Giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên tiến như bể tự hoại cải tiến (BASTAF), bể lọc kỵ khí với lớp vật liệu nổi, bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí (UASB) hoặc các loại công trình xử lý sinh học kiểu hợp khối theo công nghệ hiện đại (JRY) có hiệu suất sử dụng cao. Các loại bể này đều có thể bố trí trong các khu đất nhỏ, ít ảnh hưởng đến cảnh quan chung và môi trường. Nước thải sau các bể này sẽ được thu vào hào thấm lọc bằng cát để làm sạch bổ sung trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
* Nước thải y tế:
Thu gom và xử lý riêng đạt QCVN 28/2010/BTNMT trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung
* Nước thải công nghiệp
Tại cụm công nghiệp tập trung, nước thải cần được làm sạch theo hai bước.
+ Làm sạch lần 1: XLNT cục bộ trong nhà máy
+ Làm sạch lần 2 tại trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp đạt tới giới hạn B theo QCVN 40-2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
Nước thải tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp phân tán phải xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.
6.7Định hướng quản lý chất thải rắn
a. Căn cứ thiết kế
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
b. Tiêu chuẩn thiết kế và ước tính lượng thải:
Bảng tính toán lượng thải
TT
|
Danh mục
|
Dân số
|
Tiêu chuẩn
|
Lượng thải
|
|
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
2030
|
2040
|
|
Tổng cộng
|
35.000
|
55.000
|
|
|
|
|
|
Vùng 1
|
5.000
|
11.300
|
|
|
28
|
57
|
1
|
Xã Lương Mông
|
1.700
|
5.000
|
0,9
|
0,9
|
2
|
5
|
2
|
Xã Minh Cầm
|
700
|
2.000
|
0,9
|
0,9
|
1
|
2
|
3
|
Xã Đạp Thanh
|
2.600
|
4.300
|
0,9
|
0,9
|
3
|
4
|
4
|
Công nghiệp
|
75
|
150
|
0,3
|
0,3
|
23
|
45
|
|
Vùng 2
|
13.000
|
21.700
|
|
|
36
|
67
|
1
|
Xã Đồn Đạc
|
8.600
|
16.200
|
0,9
|
0,9
|
9
|
17
|
2
|
Xã Thanh Sơn
|
2.000
|
2.500
|
0,9
|
0,9
|
2
|
3
|
3
|
Xã Thanh Lâm
|
2.400
|
3.000
|
0,9
|
0,9
|
2
|
3
|
4
|
Công nghiệp
|
75
|
150
|
0,3
|
0,3
|
23
|
45
|
|
Vùng 3
|
17.000
|
22.000
|
|
|
43
|
60
|
1
|
Thị trấn Ba Chẽ
|
12.000
|
15.000
|
0,9
|
0,9
|
12
|
16
|
2
|
Xã Nam Sơn
|
5.000
|
7.000
|
0,9
|
0,9
|
5
|
7
|
3
|
Công nghiệp
|
86
|
123
|
0,3
|
0,3
|
26
|
37
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
107
|
184
|
Dự báo tổng CTR trên địa bàn toàn huyện khoảng: 107 tấn/ngđ (đến năm 2030) và 184 tấn/ngđ (đến năm 2040)
c. Giải pháp
100% CTR được thu gom, phân loại tại nguồn. Cơ bản phân thành 2 loại chính:
Chất thải rắn vô cơ gồm kim loại, giấy, bao bì thuỷ tinh v.v.. được định kì thu gom
Chất thải rắn hữu cơ (lá cây, rau, quả, củ v.v.) được thu gom hàng ngày.
Giảm lượng thải – Tăng tái chế - Tái sử dụng CTR. Chỉ chôn lấp CTR không thể tái chế, giảm nhu cầu đất dành cho xử lý CTR.
Trang bị đồng bộ phương tiện, nhân lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sau phân loại.
* CTR đô thị:
+ Chất thải rắn đô thị được phân loại tại nguồn và thu gom tập trung.
* CTR nông thôn:
+ Chất thải rắn nông thôn cần phân loại tại nguồn. Ưu tiên xử lý tại chỗ, sử dụng mô hình ủ phân tại chỗ, biogas, sản xuất khép kín VAC... tận dụng chất thải phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng lượng cho nhu cầu sinh hoạt.
+ Phần chất thải còn dư không xử lý cần tập trung về bãi trung chuyển cấp xã sau đó chuyển về khu xử lý CTR tập trung theo quy hoạch.
* CTR công nghiệp, làng nghề.
Cần tổ chức phân loại tại nguồn, tận thu, tái sử dụng, trao đổi hoặc bán lại CTR có thể tái chế cho các cơ sở khác sử dụng để giảm giá thành sản phẩm.
* CTR nông nghiệp, trang trại ưu tiên tái sử dụng để phục vụ sản xuất. Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tối đa lượng CTR cần xử lý: ủ phân, sản xuất nấm rơm, nuôi giun quế (sử dụng phân trâu bò), sản xuất than, trấu củi trấu...Phần CTR không sử dụng được, sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp cùng với CTR sinh hoạt.
* CTR y tế:
+ Được xếp vào loại chất thải nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường.
* Quy hoạch các khu xử lý CTR tập trung:
- Giai đoạn đầu tiếp tục sử dụng 06 khu xử lý CTR tập trung theo định hướng của Huyện (05 khu đang vân hành tại thôn Khe Hố xã Nam Sơn, các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Đồn Đạc; và 01 khu đang đầu tư xây dựng dự kiến đi vào vận hành giai đoạn năm 2022 tại xã Thanh Sơn)
- Dài hạn để đáp ứng nhu cầu xử lý CTR ngày càng gia tăng theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thuận tiện cho công tác quản lý theo phần vùng chức năng đề xuất nâng công suất, lựa chọn công nghệ hiện đại, nâng cấp thành khu xử lý cấp vùng Huyện cho 03 khu xử lý rác tập trung bao gồm:
+ KXL xã Lương Mông, phục vụ cho các xã thuộc tiểu vùng 01, quy mô dự kiến khoảng 3-5 ha;
+ KXL xã Thanh Sơn, phục vụ cho các xã thuộc tiểu vùng 02, quy mô dự kiến khoảng 3-5 ha;
+ KXL thôn Khe Hố, xã Nam Sơn định hướng di chuyển đến vị trí phù hợp để phục vụ cho các xã thuộc tiểu vùng 03, quy mô dự kiến khoảng 3-5 ha.
+ Các KXL rác hiện có khác khoanh vùng, hoàn nguyên môi trường phần diện tích không sử dụng, chuyển đổi thành các trạm trung chuyển rác của các xã.
6.8Định hướng quản lý nghĩa trang
- Tiêu chuẩn sử dụng đất nghĩa trang: 0,6 ha/vạn dân.
Nhu cầu đất nghĩa trang đô thị khoảng: 2,5 ha đến năm 2030 và 3,5 ha đến năm 2040 (không bao gồm diện tích phục vụ di dời nghĩa trang hiện trang trong khu vực quy hoạch đô thị)
- Khu vực đô thị:
Không bố trí nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị.
Khoanh vùng, trồng cây xanh cách ly, đóng cửa các nghĩa trang hiện trạng nằm trong ranh giới phát triển đô thị. Có kế hoạch thu hồi, giải tỏa khi có nhu cầu sử dụng đất. Các mộ khi giải tỏa chuyển về các nghĩa trang nông thôn và nghĩa trang tập trung của huyện.
Khuyến khích người dân đô thị sử dụng hỏa táng theo chủ trương chung của huyện.
- Khu vực nông thôn:
Người dân tiếp tục dùng nghĩa trang cấp xã, hình thức táng chủ yếu là hung táng sau đó cải táng. Mỗi xã tổ chức từ 1-2 điểm nghĩa trang tập trung. Lựa chọn vị trí nghĩa trang tập trung dựa trên tiêu chuẩn nông thôn mới và trên cơ sở rà soát các nghĩa trang phân tán hiện có trên địa bàn từng xã. Các nghĩa trang phân tán, có quy mô nhỏ, không đủ khoảng cách ly, hoặc nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải có kế hoạch đóng cửa, trồng cây xanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất có thể di chuyển đến nghĩa trang tập trung. Các nghĩa trang hiện có đủ điều kiện tồn tại sẽ mở rộng diện tích, xây dựng theo tiêu chuẩn nghĩa trang nông thôn để tiết kiệm đất.
Vị trí và quy mô cụ thể cho từng nghĩa trang cấp xã sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch nông thôn mới từng xã.
Khuyến khích người dân sử dụng hỏa táng và an táng tại nghĩa trang tập trung của huyện tỉnh.
- Nghĩa trang tập trung:
Dài hạn sử dụng nghĩa trang tập trung của thị trấn Ba Chẽ theo quy hoạch tỉnh đã xác định, cụ thể: Bố trí quỹ đất cho nghĩa trang nhân dân thị trấn, quy mô khoảng 5 - 10 ha và 01 nhà tang lễ trong phạm vi nghĩa trang.
6.9Định hướng bảo vệ môi trường
Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thực hiện quy hoạch
Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt; môi trường đất, không khí đặc biệt tại các khu vực dự kiến xả thải, khu công viên, các điểm tập trung CTR; các vực nước lớn trong phạm vi quy hoạch các đô thị của huyện Ba Chẽ.
Cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, xây dựng theo điều kiện địa hình tự nhiên, hạn chế san lấp. Xây dựng khu xử lý nước thải, phương án thu gom chất thải cho huyện Ba Chẽ.
Giảm thiểu tai biến môi trường. Hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng lũ lụt, các khu vực bị ngập úng dài ngày, hiện tượng thiếu nước vào mùa khô.
Bảo vệ cảnh quan môi trường, kết nối hệ thống mặt nước, xóa bỏ các điểm ao tù đọng. Bảo vệ, phát triển các khu vực có tiềm năng khai thác du lịch, các thảm thực vật, diện tích đất nông nghiệp. Bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất cây xanh, mặt nước.
Đảm bảo nâng cao điều kiện xã hội, chất lượng cuộc sống dân cư hiện trạng: đến năm 2040 phấn đấu 100% dân cư được dùng nước sạch, 90% chất thải sinh hoạt và dịch vụ đô thị được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
6.10Hiện trạng môi trường
a. Môi trường nước
Chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện có sự biến động qua các năm và thay đổi theo từng vị trí quan trắc:
Sông Ba Chẽ tại điểm lấy nước về nhà máy nước Ba Chẽ: có hàm lượng các chất hữu cơ (thể hiện qua giá trị COD, BOD5, NH4+) vượt nhẹ GHCP của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - cột A2 rải rác trong một số đợt quan trắc. Chất lượng nước sông cơ bản đáp ứng theo quy chuẩn, các thông số ô nhiễm không biến động nhiều hoặc gia tăng so với giai đoạn 2016-2020 tuy nhiên vẫn nằm trong GHCP của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt, cột A2.
Nước ngầm: Hoạt động khai thác nước nhỏ lẻ tại một số hộ dân cấp nước mục đích dân sinh.
b. Môi trường không khí:
Kết quả quan trắc khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện tại 10 vị trí quan trắc, trong đó kết quả khu vực Ba Chẽ cho thấy tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung trong thị trấn đều không có dấu hiệu ô nhiễm bụi.
c. Môi trường đất:
Theo kết quả báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 Các khu vực đất bị thoái hóa tỉnh Quảng Ninh là do đất bị xói mòn (khu vực trung du, miền núi). Khu vực huyện Ba Chẽ thuộc vùng thoái hóa nhẹ và trung bình.
Các hoạt động chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất vẫn là hoạt động vật liệu xây dựng và các hoạt động nông, lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp giảm do phải chuyển đổi một phần quỹ đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng các khu đô thị, nhà ở, xây dựng các công trình công cộng và khả năng khai thác đất chưa sử dụng.
d. Môi trường sinh thái
Theo kết quả báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 khu vực huyện Ba Chẽ là khu vưc có đặc điểm phân bố sông suối có nước thường xuyên hoặc có nước theo mùa với hệ thống sông suối chính sông Ba Chẽ.
Hiện nay, diện tích các loại rừng đang bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, như chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép... đã và đang làm giảm diện tích rừng, suy giảm chất lượng rừng, hình thành rào cản sự di cư và mất các sinh cảnh tự nhiên. Những tác động này dẫn đến suy giảm chất lượng của các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm mất nhiều loài động, thực vật, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên khu vực không có các loại động thực vật cần bảo tồn.
Nhìn chung các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường cục bộ chủ yếu từ các hoạt động dân sinh chưa qua xử lý và chất thải rắn chưa được thu gom triệt để. Tuy nhiên do mật độ dân cư chưa cao, lượng thải phát sinh ít nên nhìn chung môi trường khu vực vẫn trong ngưỡng kiểm soát. Về dài hạn cần có biện pháp thu gom xử lý triệt để các nguồn thải, đảm bảo môi trường cho khu vực.
6.11Sự phù hợp giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường
Đánh giá sự thống nhất giữa mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường đô thị là xem xét, so sánh và đánh giá phương án quy hoạch thực hiện phù hợp hay chưa phù hợp với các mục tiêu môi trường.
Bảng: Mục tiêu quy hoạch và mục tiêu môi trường
Mục tiêu quy hoạch
|
Mục tiêu môi trường
|
Bảo vệ hệ sinh thái đô thị, hạn chế tối đa tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Góp phần đa dạng hóa cảnh quan môi trường và một phần an ninh lương thực.
|
Bảo tồn, tôn tạo các cấu trúc làng xóm hiện có
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Bảo tồn được các giá trị về văn hóa-lịch sử và kiến trúc phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch của địa phương.
|
Xác định các khu vực phát triển và khu vực hạn chế phát triển
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý môi trường khu vực.
|
Xác định các khu vực phát triển công viên cảnh quan. Xây dựng công trình phục vụ dịch vụ công cộng
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Phát triển dịch vụ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.
- Việc xây dựng các công trình này có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động. Các ảnh hưởng bao gồm:
+ Nước thải và CTR không được thu gom xử lý.
+ Ô nhiễm bụi trong quá trình thi công xây dựng.
|
Xác định các khu vực phát triển kho tàng, các cụm công nghiệp
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường
- Tập trung các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu vực có hạ tầng đồng bộ, kiểm soát chất thải.
- Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động. Các ảnh hưởng bao gồm:
+ Nước thải và CTR không được thu gom xử lý.
+ Ô nhiễm bụi trong quá trình thi công xây dựng.
+ Tạo điểm phát thải lớn, ảnh hưởng đến môi trường khi các công trình xử lý gặp sự cố.
|
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Cung cấp hạ tầng đồng bộ đến người dân thị trấn
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải và chất thải rắn không được thu gom và xử lý.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
- Đảm bảo sự lưu thông và liên kết các khu vực trong và ngoài thị trấn. Giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, cải thiện chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn,
- Trong quá trình thi công xây dựng có những tác động tiêu cực đến môi trường nhưng có thể khắc phục được bằng các giải pháp kỹ thuật và các tác động này chỉ là những tác động tạm thời.
|
Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất hiện có.
|
- Phù hợp với mục tiêu môi trường.
- Tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên đất
|
6.12Xu hướng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch.
Các chỉ số về môi trường khu vực quy hoạch hầu hết còn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, xu hướng những năm gần đây đã cho thấy tính thiếu ổn định và một số nguy cơ tiềm ẩn. Nguồn thải không kiểm soát đã gây một số điểm ô nhiễm cục bộ đặc biệt là điểm CTR tập trung; nghĩa trang phân tán gây ảnh hưởng đến cảnh quan và lãng phí tài nguyên đất. Các khu dân cư không được thu gom và xử lý chất thải, các cơ sở sản xuất (cụm công nghiệp, trang trại)... Hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ dọc theo các tuyến giao thông, các công trường xây dựng lớn.
Các hiện tượng bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, mưa lũ diễn ra hàng năm nhưng chưa có giải pháp triệt để.
Hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng về vệ sinh môi trường. Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ, ô nhiễm tại các điểm tiếp nhận. Đời sống nhân dân chưa cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và sự tham gia đóng góp của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Khi quy hoạch không được thực hiện các xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu hơn.
6.13 Xu hướng và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch
Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch
Theo định hướng phát triển không gian đô thị và phân vùng chức năng của các phương án quy hoạch, dự báo được các xu hướng môi trường của từng phương án, làm cơ sở để lựa chọn phương án quy hoạch.
a. Tác động từ các khu dân cư:
Các nguồn ô nhiễm phát sinh từ khu dân cư gồm nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt. Các nguồn ô nhiễm này đã được tính toán và đề xuất giải pháp thu gom xử lý hợp lý trong đồ án, giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khu vực dân cư.
Khu vực xây dựng mới : hệ thống thu gom chất thải tập trung.
Các khu dân cư hiện trạng với lượng thải thấp, được đề xuất xử lý nước thải phân tán. CTR được thu gom tập trung.
Các khu vực làng xóm cải tạo và dự trữ phát triển đều được xây dựng lộ trình thu gom và xử lý chất thải trong tương lai.
Chất thải nguy hại được thu gom và xử lý riêng.
Áp lực về quản lý nguồn thải ngày càng gia tăng cùng sự phát triển dân số và gia tăng tiện ích đô thị
b. Tác động từ các khu vực sản xuất:
Khu vực dự kiến quy hoạch đô thị hiện nay có diện tích đất nông nghiệp trong đó có đất lúa tương đối lớn. Trong tương lai, dự kiến một phần diện tích nông nghiệp này sẽ được chuyển thành đất đô thị. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, để đảm bảo đời sống người dân vẫn cần tiếp tục duy trì khu vực nông nghiệp khi chưa có nhu cầu sử dụng đất.
Theo quy hoạch, khu vực phát triển đô thị sẽ được bao quanh bởi các vùng nông nghiệp. Các chất ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phân bón được xếp vào loại chất thải nguy hại, cần kiểm soát chặt chẽ. Thêm vào đó hệ nước mặt phong phú có chức năng dự trữ nước sinh hoạt, thủy lợi cho toàn đô thị và khu vực lân cận. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là cấp thiết và quan trọng.
Bên cạnh dư lượng thuốc, bao bì, vỏ chai lọ các hóa chất bảo vệ thực vật cũng là đối tượng cần phải kiểm soát công tác thu gom. Một số hiện tượng xảy ra trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến môi trường đô thị như phơi thóc lúa trên các trục đường chính, đốt rơm rạ trên đồng sau thu hoạch...
Về quản lý đô thị cần kiểm soát việc phát triển, tránh lấn chiếm đất, phát triển đô thị tràn lan.
c. Tác động từ hoạt động của hệ thống giao thông:
Đồ án đã nghiên cứu mức độ tác động đến môi trường và các khía cạnh kinh tế xã hội khác để đưa ra phương án hợp lý giải quyết triệt để các vấn đề giao thông hiện trạng. Ven các trục giao thông chính, đi qua những điểm tập trung đông dân cư đều được bố trí dải cây xanh cách ly hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động đô thị. Các công trình giao thông đầu mối như bến xe được bố trí với khoảng cách hợp lý sẽ góp phần giảm nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Tuy nhiên, khả năng tập trung đông phương tiện đột biến vào những dịp đặc biệt khi nhu cầu đi lại tăng cao dẫn tới ô nhiễm về môi trường không khí, tiếng ồn, các nguy cơ xảy ra tai nạn là khó khắc phục triệt để.
6.14. Các tác động cụ thể tới các thành phần môi trường
* Tác động đến môi trường xã hội:
Phát triển đô thị Ba Chẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu vực như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống truyền tải và cung cấp điện, hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch…cùng các công trình sinh hoạt công cộng như các công trình văn hóa thể thao, các cơ sở dịch vụ, các khu vui chơi giải trí, phát triển thêm các điểm vui chơi, du lịch tập trung. Đồ án nhấn mạnh yếu tố cải tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường, đặc biệt là thích ứng giữa cuộc sống người dân với các hiện tượng bất thường của thời tiết. Xác định động lực phát triển của đô thị là thương mại và dịch vụ là những ngành kinh tế có ít ảnh hưởng đến môi trường, giúp gia tăng thu nhập của người dân một cách bền vững. Đây là yếu tố tích cực của đồ án đối với môi trường và cải tạo điều kiện sống cho dân cư địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đồ án sẽ có một bộ phận dân cư phải di dời, giải toả; quá trình thi công cũng sẽ gây ra những bất ổn tạm thời trong đời sống, dẫn đến nhưng tác động tiêu cực đến chất lượng sống, tâm lý người dân. Phát triển thương mại dịch vụ phục vụ du lịch sẽ là tiền đề hình thành nên các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích và đặc biệt là mại dâm. Thay đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang dịch vụ đòi hỏi người dân phải được trang bị kiến thức, đào tạo chuyên nghiệp, chuyển đổi ngành nghề để đảm bảo tính bền vững lâu dài. Đây là những vấn đề xã hội chính cần được quan tâm giải quyết, nhiều vấn đề trong đó chỉ mang tính cảnh báo và nằm ngoài phạm vi giải quyết của một đồ án quy hoạch chuyên ngành xây dựng.
*Tác động đến môi trường nước:
Hàng ngày, toàn bộ đô thị thải ra môi trường lượng lớn nước thải. Lượng thải này nếu không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đô thị. Theo quy hoạch những khu vực đông dân cư và trung tâm đô thị đều được quy hoạch hệ thống thoát nước riêng với trạm xử lý nước thải xử lý đảm bảo loại B – QCVN 14:2008.
Sử dụng phương pháp hệ số ô nhiễm do WHO (Tổ chức Y tế thế giới đề xuất), tải lượng một số chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh hoạt của dân cư trong vùng.
Bảng :Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ khu vực dân cư (kg/ngày)
TT
|
Khu vực
|
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
|
SS
|
BOD5
|
COD
|
Tổng N
|
Tổng P
|
|
Tổng
|
4.125
|
2.250
|
3.600
|
525
|
127,5
|
* Tác động đến môi trường đất
Đối với khu vực xây dựng, tác động chủ yếu là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm cơ cấu lý tính của đất khu vực này bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu như: giảm độ tơi xốp, khả năng thấm nước, giữ ẩm...
Một yếu tố nữa cần lưu ý là CTR, khi đô thị phát triển thì chất thải rắn là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất. Nếu lượng chất thải rắn được thu gom không hết sẽ tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau trong đô thị, nhất là ven các ao, hồ, sông. Việc phân huỷ rác (đặc biệt là chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ) sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm BOD trong nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến môi trường đất.
Bên cạnh việc đô thị hóa, các đô thị huyệ Ba Chẽ vẫn còn một diện tích khá lớn đất nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ giảm nhưng vẫn còn khả năng ảnh hưởng đến môi trường đất.
Việc sử dụng hóa chất thực vật đúng chủng loại, đúng thời điểm và đúng liều lượng là đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường đất.
* Tác động đến môi trường không khí:
Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong thị trấn từ các tuyến giao thông chính do hoạt động di chuyển, hoạt động du lịch, điểm ô nhiểm có thể bắt nguồn từ bãi đỗ xe ven trục đường.
Bảng: Đánh giá các nguồn và thành phần các chất ô nhiễm không khí
TT
|
Nguồn ô nhiễm
|
Khu vực ô nhiễm
|
Thành phần và mức độ ô nhiễm
|
1
|
Hoạt động giao thông
|
- Các trục giao đối ngoại
- Đường nội thị
- Bến xe thị trấn
- Các bãi đỗ xe ven đường giao thông và các khu thương mại, du lịch
|
Bụi, CO, CO2, CmHn, Sox, Nox, R – COOH, R – CHO, Muội (C), Chì (Pb). Nguồn ô nhiễm lớn, phát tán trên diện rộng và nguồn cục bộ tại khu vực bãi đỗ xe.
|
2
|
Hoạt động sinh hoạt
|
Các khu đô thị.
|
Khí thải là bụi, SO2, CO, CO2, NO, NO2 , ô nhiễm mùi do hoạt động sinh hoạt.
|
3
|
Hạ tầng kỹ thuật
|
Các công trình đầu mối như khu xử lý nước thải, khu tập trung CTR
|
Khí thải là bụi, SO2, CO, CO2, NO, NO2 , ô nhiễm mùi ..
|
4
|
Các hoạt động sản xuất
|
Khu vực nông lâm nghiệp tập trung
|
Khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất
Các hóa chất bảo vệ thực vật
|
Bảng: Hệ số ô nhiễm giao thông vận tải do WHO thiết lập
Loại xe
|
Hệ số tải lượng ô nhiễm (g/km)
|
Bụi
|
SO2
|
NOx
|
CO
|
THC
|
Bus 30 tấn
|
0,07
|
0,24
|
1,78
|
15,73
|
2,23
|
Tải 3,5 tấn
|
0,2
|
0,58
|
0,7
|
1,00
|
0,15
|
Sự gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp cũng làm phát sinh thêm một lượng đáng kể chất ô nhiễm trong không khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất
Bảng: Tải lượng các chất ô nhiễm do sinh hoạt đô thị Ba Chẽ (kg/ngày)
Chất đốt
|
CO
|
NOx
|
PM10
|
SO2
|
VOC
|
Dùng gas
|
38,5
|
47
|
4
|
-
|
-
|
Dùng than, củi
|
84,5
|
186
|
149
|
61
|
840
|
* Tác động đến môi trường sinh thái
Như đã trình bày ở trên, việc quy hoạch vùng Huyện Ba Chẽ sẽ ảnh hưởng đến 1 phần diện tích đất nông, lâm nghiệp. Tác động này đã được đánh giá và cân đối trong những quy hoạch cấp cao hơn.
Các tác động cụ thể đến hệ sinh thái là vấn đề phức tạp cần được theo dõi trong thời gian dài và thực hiện bởi nhóm chuyên gia độc lập riêng.
6.15. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Đề xuất các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
a. Phân vùng bảo vệ môi trường
+ Phân vùng bảo vệ môi trường rất quan trọng trong việc gìn giữ các giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu cũng như kiểm soát để đảm bảo chúng không chịu tổn thương trong quá trình phát triển đô thị.
+ Vùng ảnh hưởng ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt : các khu dân cư tập trung xây mới và hiện trạng; khu vực giáo dục, đào tạo
+ Vùng ảnh hưởng ô nhiễm do các hoạt động thương mại, dịch vụ.
+ Vùng ảnh hưởng ô nhiễm do các hoạt động giao thông, khung hạ tầng kỹ thuật đầu mối.
+ Vùng bảo vệ cảnh quan đồi núi, sinh thái nông nghiệp; vùng đệm, cách ly, cây xanh, mặt nước đô thị có tác dụng cải thiện và đảm bảo các yếu tố môi trường.
b. Bảo vệ cảnh quan
Các công trình xây dựng mới phải hoà nhập với cảnh quan chung của đô thị.
Tạo khoảng cây xanh cách ly dọc các trục giao thông chính, công trình HTKT đầu mối, hệ thống sông suối, mặt nước.
Kè bờ bảo vệ khu vực mặt nước chính trong đô thị : sông Ba Chẽ, các hồ điều hòa và hồ cảnh quan.
Bảo tồn vùng sinh thái nông nghiệp. Gắn việc bảo tồn hệ sinh thái với bảo tồn, phục dựng các di tích phục vụ du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử.
San gạt theo nguyên tắc tôn trọng địa hình, cân bằng đào đắp.
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, thu gom CTR theo quy hoạch.
Tạo hành lang bảo vệ sông hồ: đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu nguồn và bảo vệ các công trình xung quanh khu vực quanh sông Ba Chẽ đặc biệt là các điểm đặt công trình thu nước. Cấm mọi hình thức xả thải không qua xử lý trực tiếp ra môi trường.
Khơi thông hệ thống kênh mương và ao, hồ trong đô thị. Liên kết các mạch nước, tạo hệ thống mặt nước liên tục, mật độ dàn đều nhằm cải thiện cảnh quan, hỗ trợ tiêu thoát nước khi có mưa lớn. Giảm thiểu những ảnh hưởng của úng ngập và ô nhiễm nước mặt cục bộ.
Khôi phục, bổ sung diện tích rừng đầu nguồn. Đối với rừng phòng hộ phải được xây dựng thành khu rừng tập trung liền vùng; từng bước tạo rừng, có cấu trúc hỗn loài khác tuổi, nhiều tầng; cây rừng có bộ rễ sâu bám chắc. Đồng thời, được trồng xen cây nông nghiệp, công nghiệp, cây dược liệu trong rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Việc duy trì, quản lý tốt rừng phòng hộ đầu nguồn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bảo vệ tài nguyên nước của toàn huyện nói chung cũng như thị trấn nói riêng.
Đối với nguồn nước ngầm cần có nghiên cứu cụ thể về các túi, mạch nước ngầm; nghiên cứu khả năng sử dụng nguồn nước mưa bổ cập cho các nguồn nước ngầm hiện có. Hạn chế bê tông hóa bề mặt các đô thị; cố gắng giữ được khả năng thấm nước mưa của đất ở những nơi có thể giữ được bằng cách xây dựng một số hồ cảnh quan để tiếp nhận nước mưa chảy tràn. Hạn chế việc khai thác trái phép nguồn nước ngầm trong các hộ gia đình và các khu dân cư.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ cho hệ thống nhà hàng, khách sạn, những điểm phát thải xa hệ thống thoát nước tập trung, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường
Đối với tất cả các công trình xây dựng mới phải có bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống thoát nước.
Các công trình đã xây dựng buộc phải nối với hệ thống nước thải.
d. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tiếng ồn
Trồng cây xanh quanh khu vực bến xe, trạm XLNT tập trung, khu xử lý CTR, nghĩa trang.
Trồng cây xanh cách ly những đoạn giao thông chính đi qua đô thị tập trung...). Đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị.
Khu vực đường giao thông đối ngoại chưa có khoảng cách đảm bảo chống ô nhiễm không khí tiếng ồn tới các khu dân cư cần có các biện pháp kỹ thuật như tạo lưới chống ồn và chống bụi, tăng cường độ dày lớp đệm cây xanh cách ly.
e. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất
Sử dụng đất một cách hợp lý, phân đợt đầu tư, khi chưa có kế hoạch phát triển cần khai thác tiếp tục diện tích đất lúa. Tận dụng khai thác quỹ đất xây dựng, hạn chế đào đắp
Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp cần hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, giảm tối đa sự ô nhiễm gây ra với môi trường đất.
Thu gom, phân loại và xử lý triệt để CTR phát sinh đặc biệt là tại các điểm du lịch, tập trung đông dân cư.
f. Y tế, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
- Về công tác y tế: Hoàn thiện dịch vụ phòng chữa bệnh, đặc biệt làm giảm các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống liên quan tới bệnh tật xảy ra, nhất là các yếu tố do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá không hoàn hảo.
Giải quyết cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, làm giảm các bệnh dịch, nhất là các bệnh do quá trình đô thị hoá gây ra. Đảm bảo 100% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, không còn tình trạng xả thải trực tiếp ra nguồn.
Cần chú ý vệ sinh đô thị, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tai nạn giao thông, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội...
g. Thiết lập hệ thống quan trắc giám sát môi trường
Hệ thống các điểm quan trắc chất lượng môi trường trong đô thị cần được xây dựng và đảm bảo hoạt động định kỳ.
Quan trắc tại các điểm nước thải ra nguồn tiếp nhận, thông số quan trắc là hàm lượng kim loại, pH, DO, BOD, COD, dầu tổng số, TSS, tổng nitơ, phốt pho, NH4+, coliform.
Quan trắc chất lượng không khí, tiếng ồn, khí độc (SO2, NO2, CO), hàm lượng kim loại nặng tại đường giao thông; khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Bảng: Kế hoạch quan trắc môi trường tại đô thị Ba Chẽ
Đối tượng quan trắc
|
Vị trí, khu vực quan trắc
|
Môi trường nước
|
- Sông Ba Chẽ
- Điểm xả thải trạm XLNT sinh hoạt
|
Không khí và tiếng ồn
|
- Nút giao trung tâm thị trấn
- Trạm XLNT sinh hoạt
|
Đất
|
- Khu vực bố trí trạm XLNT sinh hoạt
|
Ngoài ra các dự án xây dựng trên địa bàn thị trấn đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật.
6.16.Kết luận về Đánh giá môi trường chiến lược:
Phần đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch đã đưa ra các tác động của quá trình xây dựng và khi hoàn thành đi vào sử dụng đến môi trường sống. Đưa ra được biện pháp giảm thiểu tác động và các biện pháp hợp lý để có thể kiểm soát, hạn chế các tác động đó đến chất lượng môi trường; Đảm bảo xây dựng đồng bộ, đồng thời hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu sống cho nhân dân trong khu vực.
Tuy nhiên, trong phạm vi một đánh giá môi trường chiến lược, các đánh giá chủ yếu mang tính định tính, chưa cụ thể về định lượng, các vấn đề cụ thể cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết tiếp trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, xây dựng công trình và khai thác sử dụng sau này qua các đánh giá tác động môi trường chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. CHƯƠNG TRÌNH, CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
7.1Kế hoạch tổ chức thực hiện
Xây dựng đồng bộ hệ thống các công cụ phát triển trên địa bàn huyện bao gồm: quy hoạch chung đô thị trong đó tích hợp các ngành phát triển; chương trình phát triển đô thị; các quy hoạch khu đô thị mới, các đề án, quy định,… và xây dựng đội ngũ nhân lực kiểm soát phát triển theo quy hoạch được duyệt.- Giai đoạn 2022-2030: Triển khai các dự án trong đó ưu tiên các dự án động lực. Tập trung phát triển hoàn thiện hạ tầng khung diện rộng, các công trình đầu mối đảm bảo kết nối các vùng phát triển, các huyện, khu vực phát triển đô thị và nông thôn (các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, hu
yện lộ; tuyến đường sắt, tuyến đường thủy... và các công trình đầu mối). Đầu tư cho khu vực đô thị giữ vai trò chủ chốt, động lực phát triển lan tỏa. Phát triển hoàn thiện Hạ tầng thiết yếu các khu, cụm công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế trọng điểm.
- Giai đoạn 2030-2040: Tiếp tục hoàn thiện các dự án phát triển khu du lịch, công nghiệp, khu vực phát triển đô thị mở rộng; các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại.
- Giai đoạn sau 2040-2050: Phát triển mở rộng theo các chiến lược phát triển mới, khai thác vùng dự trữ mở rộng và chuyển đổi chức năng các khu vực theo hướng khai thác sử dụng đất hiệu quả.
7.2Các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn ( Xem Phụ lục)
Một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong quá tringh lập các quy hoạch chi tiết, triển khai các dự án:
- Đối với các khu vực có liên quan đến đất rừng: Yêu cầu rà soát, kiểm tra kỹ các khu vực liên quan, diện tích đất rừng cụ thể khi triển khai các dự án thành phần, quy hoạch chi tiết 1/500 dự án thành phần đảm bảo tuân thủ Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/11/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/08/2017, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác quản lý rừng trên địa bàn tỉnh...
- Đối với các khu vực có liên quan đến đất quốc phòng, đất địa hình được quy hoạch quản lý theo Quyết định 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện rà soát kỹ lưỡng các khu vực liên quan, triển khai các thủ tục đầu tư đảm bảo quy định pháp luật hiện hành đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Chẽ.
- Đối với việc phân kỳ giai đoạn thực hiện quy hoạch: Căn cứ định hướng trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất của huyện Ba Chẽ, điều kiện hiện trạng, địa hình tự nhiên và những lợi thế phát triển của phân khu để xác định lộ trình và các giai đoạn đầu tư phát triển cho khu vực theo từng giai đoạn, ưu tiên để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạng mục công trình...
7.3Nguồn lực thực hiện:
7.3.1Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển vùng huyện Ba Chẽ
Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động và có lộ trình hợp lý hội nhập kinh tế tỉnh và toàn quốc.
Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động và khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư.
Đẩy mạnh xã hội hoá một số ngành, lĩnh vực xã hội (giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá-thông tin và thể dục thể thao) để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển những ngành, lĩnh vực kể trên.
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA: cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được cấp giấy phép đầu tư tiếp tục triển khai và phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế-xã hội của tỉnh.
Cải tiến, hài hoà các thủ tục hành chính, tăng cường vận động để thu hút các nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực năng lượng, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, xoá đói-giảm nghèo và an sinh xã hội. Công khai các thông tin về cơ hội đầu tư, đảm bảo cơ hội công bằng giữa các nhà đầu tư.
Tạo môi trường mở và thân thiện với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Tập trung nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế.
Tập trung nguồn lực phát triển đào tạo nhân lực, chuẩn bị đáp ứng cho nhu cầu của các dự án phát triển kinh tế trong thời gian tới. Có các chính sách thu hút nhân tài về/đến làm việc tại huyện
Sử dụng nguồn vốn ngân sách vào các dự án có khả năng kích thích các nguồn tài chính khác như: lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng bảo vệ môi trường và các công trình không có khả năng thu hồi vốn.
Tăng nguồn thu tự huy động bằng cách nâng mức phí sử dụng để có thể trang trải đầy đủ chi phí cung cấp dịch vụ hạ tầng, trong đó bao gồm một số hoặc tất cả các chi phí vốn (qua chiết khấu trong đó có cả các khoản trả nợ).
Giá (quyền sử dụng) đất và các bất động sản tại huyện là một nguồn thu tiềm năng mà một vài thành phố của Việt Nam và rất nhiều nước khác trên thế giới đã khai thác để tạo vốn xây dựng đô thị. Cần huy động nguồn lực này thông qua những chế tài kiểm soát nghiêm ngặt.
Đối với các tuyến đường xây dựng mới hoặc mở rộng cần đi kèm dự án phát triển dọc hai bên đường, dùng nguồn kinh phí thu được từ bán đầu giá các quỹ đất hai bên đường này để đầu tư xây dựng đường, hạ tầng kỹ thuật đi kèm, kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phúc lợi công cộng. Cần quy hoạch những khu tái định cư tại những vị trí hợp lý, tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho các đối tượng bị giải tỏa.
Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tự cải thiện môi trường sống trong khu dân cư theo mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Người dân tự nguyện giải phóng quỹ đất để xây dựng đường xá, hạ tầng, có thể tự bỏ kinh phí xây dựng đường. Nhà nước bỏ kinh phí đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng của quá trình xây dựng.
7.3.2Giải pháp huy động nguồn lực
-
Xây dựng các chương trình đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo kế hoạch.
-
Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ cho thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng.
-
Tăng cường công tác vận động đầu tư và thu hút các nguồn vốn.
-
Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn kết với các khu vực lân cận.
7.3.3Điều kiện về chính sách phát triển du lịch
-
Về các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch chung của nhà nước
-
Năm 2020 – 2021 là giai đoạn ngành du lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh. Vì vậy, trên cơ sở đề xuất của Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng từ Covid-19 và đặc biệt là những đối tượng tham gia vào lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, những chính sách này đã hết hiệu lực kể từ cuối năm 2021. Cụ thể như:
+ Chính sách giảm giá điện theo Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021
+ Chính sách giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020
+ Chính sách giảm phí cấp phép kinh doanh lữ hành và thẻ hướng dẫn viên theo Thông tư số 35/2020/TT-BTC ngày 05/5/2020, Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 và Thông tư số 47/2021/TTBTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài Chính
+ Chính sách hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.
- Thông tư 12/2022/TT-BTC ngày 22/2/2022 đã hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch. Tuy nhiên đối tượng hướng tới là Quỹ phát triển du lịch (VTDF), không hướng tới các địa phương cụ thể. Do đó, sẽ có nhiều rào cản về thủ tục và cơ chế nếu Bình Liêu muốn tiếp cận tới nguồn hỗ trợ này.
- Hiện nay, Thông tư 15/2022/TT-BTC là văn bản duy nhất có hiệu lực, quy định 16 nội dung chi phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (tại Mục 5, Điều 34). Trong đó, có nhiều nội dung có thể áp dụng cho thực tế tại Ba Chẽ như sau:
+ Hỗ trợ nghệ nhân ưu tú 800.000 đồng/ngày, nghệ nhân nhân dân 1.000.000 đồng/ngày trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận
+ Hỗ trợ tối đa 200 triệu/ để tổ chức Cuộc thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu.
+ Hỗ trợ cho các đội văn nghệ, các hoạt động tập luyện, biểu diễn của nghệ nhân, diễn viên tham gia cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm: thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
-
Các chính sách trên là cơ sở tốt để thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Ba Chẽ cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, chủ thể nhận hỗ trợ đang chủ yếu hướng tới một tập thể, hoặc các hoạt động văn hóa, chương trình phát triển nói chung. Trong khi đó, chưa có nhiều nội dung khuyến khích cá nhân, hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Do đó, dựa trên hiện trạng phát triển, huyện Ba Chẽ vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ cụ thể hơn để thật sự tạo động lực cho cộng đồng, đặc biệt là người dân đồng bào DTTS cơ hội phát tham gia vào lĩnh vực du lịch trên cơ sở gìn giữ các giá trị văn hóa.
7.3.4Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với việc bảo tồn di sản văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải và các khu vực dự kiến triển khai du lịch cộng đồng nói chung
-
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và quảng bá du lịch
-
Việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của ông cha, của cộng đồng
-
Phổ biến các quy định, chính sách của nhà nước, cần giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung của Nhà nước và của huyện dưới dạng văn bản hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân tiếp thu và tự giác chấp hành.
-
Tăng cường các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch ở Ba Chẽ nói chung và ở thôn Sơn Hải nói riêng thông qua hội chợ, hội nghị, triển lãm du lịch, phát hành sách, tờ rơi, ấn phẩm, băng đĩa hình, thông tin trên mạng internet, phát triển các trang facebook, zalo... để quảng bá hình ảnh, thương hiệu và các sản phẩm du lịch.
-
Từng bước xây dựng thương hiệu về việc cung cấp thực phẩm sạch ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
-
Quy hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn phát triển du lịch: xây dựng hệ thống các cơ sở lưu trú, hoạt động du lịch ở thôn một cách đồng bộ và khoa học để các hoạt động này nhanh chóng trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù và hấp dẫn:
-
Khu vực xây dựng Nhà sinh hoạt Văn hóa cộng đồng và sân khấu ngoài trời để trình diễn các hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực.
-
Khu vực trồng hoa, cây xanh, tạo cảnh quan môi trường để du khách trải nghiệm, tham quan.
-
Khu vực xây dựng, khôi phục nhà cổ và các home stay (khu nghỉ dưỡng).
-
Khu vực trồng cây ăn quả, cây lâu năm để tạo cảnh quan, môi trường.
-
Khu vực phục dựng miếu thờ thần thổ địa để tổ chức lễ hội cúng Bàn Vương và các trò chơi dân gian của thôn bản.
-
Hệ thống bãi đỗ xe, đường nội bộ.
-
Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch
-
Kết hợp lồng ghép các dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn
8.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
8.1Kết luận
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn 2050 đã cụ thể hóa các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển không gian của khu vực phát triển đô thị tập trung và các điểm dân cư nông thôn trong huyện; kết nối hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ phù hợp với khả năng đô thị hóa và đầu tư xây dựng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn toàn huyện Ba Chẽ, hướng tới huyện nông thôn mới.
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn 2050 đã nghiên cứu khớp nối các chủ trương, chính sách của Quốc gia và của tỉnh đề xuất mạng lưới đô thị nông thôn phù hợp với tiềm năng lợi thế đã có của huyện. Phát triển vùng huyện Ba Chẽ không chỉ liên quan đến tỉnh Quảng Ninh mà còn có rất nhiều vấn đề liên quan tới vùng liên tỉnh, cần được sự quan tâm hỗ trợ của các sở ban ngành và các đơn vị có liên quan.
8.2Kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn 2050, để huyện có cơ sở triển khai các bước tiếp theo được thuận lợi.
Đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực cho huyện Ba Chẽ để thực hiện có hiệu quả đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra.
9.PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Thống kê hệthống thiết chế Văn hóa thể thao cấp thôn, khu
Stt
|
Tên NVH
|
Nhà Văn hóa
|
Khu thể thao
|
Diện tích (m2)
|
Năm xây dựng
|
Trang thiết bị hoạt động
|
Diện tích (m2)
|
Dụng cụ thể thao
|
I
|
XÃ LƯƠNG MÔNG
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Đồng Giảng A
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
300
|
có
|
2
|
NVH thôn Đồng Giảng B
|
160
|
2011
|
cũ, hỏng
|
400
|
có
|
3
|
NVH thôn Đồng Cầu
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
300
|
có
|
4
|
NVH thôn Khe Nà
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
200
|
có
|
5
|
NVH thôn Bãi Liêu
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
300
|
có
|
6
|
NVH thôn Xóm Mới
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
200
|
có
|
7
|
NVH thôn Khe Giấy
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
300
|
có
|
II
|
XÃ MINH CẦM
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Đồng Quánh
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
2
|
NVH thôn Đồng Doong
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
3
|
NVH thôn Đồng Tán
|
104
|
2005
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
4
|
NVH thôn Khe Tum
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
5
|
NVH thôn Khe Áng
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
III
|
XÃ ĐẠP THANH
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Đồng Dằm
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
80
|
có
|
2
|
NVH thôn Xóm Mới
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
100
|
có
|
3
|
NVH thôn Xóm Đình
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
140
|
có
|
4
|
NVH thôn Hồng Tiến
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
300
|
có
|
5
|
NVH thôn Bắc Tập
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
70
|
có
|
6
|
NVH thôn Khe Mầu
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
70
|
có
|
7
|
NVH thôn Khe Phít
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
7
|
có
|
8
|
NVH thôn Bắc Cáp
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
150
|
có
|
9
|
NVH thôn Bắc Xa
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
80
|
|
10
|
NVH thôn Khe Xa
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
60
|
|
11
|
NVH thôn Đồng Khoang
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
75
|
|
IV
|
XÃ THANH LÂM
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Khe Ốn
|
129,6
|
2011
|
cũ, hỏng
|
820
|
có
|
2
|
NVH thôn Khe Tính
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
126
|
có
|
3
|
NVH thôn Vàng Chè
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
192
|
có
|
4
|
NVH thôn Đồng Loóng
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
133
|
có
|
5
|
NVH thôn Pha Lán
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
91
|
có
|
6
|
NVH thôn Khe Nháng
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
90
|
có
|
7
|
NVH thôn Làng Lốc
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
186
|
có
|
8
|
NVH thôn Làng Dạ
|
184
|
2011
|
cũ, hỏng
|
770
|
có
|
9
|
NVH thôn Đồng Thầm
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
192
|
có
|
V
|
XÃ THANH SƠN
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Bắc Văn
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
80
|
có
|
2
|
NVH thôn Khe Loọng Ngoài
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
250
|
có
|
3
|
NVH thôn Khe Loọng Trong
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
240
|
có
|
4
|
NVH thôn Loỏng Toỏng
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
85
|
có
|
5
|
NVH thôn Thác Lào
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
85
|
có
|
6
|
NVH thôn Khe Lò
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
70
|
có
|
7
|
NVH thôn Khe Nà
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
70
|
có
|
8
|
NVH thôn Khe Pụt Trong
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
120
|
có
|
9
|
NVH thôn Khe Pụt Ngoài
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
170
|
có
|
VI
|
XÃ NAM SƠN
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Làng Mới
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
357
|
có
|
2
|
NVH thôn Cái Gian
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
170,3
|
có
|
3
|
NVH thôn Bằng Lau
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
428
|
có
|
4
|
NVH thôn Sơn Hải
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
238
|
có
|
5
|
NVH thôn Nam Hả Trong
|
150
|
2011
|
cũ, hỏng
|
119
|
có
|
6
|
NVH thôn Nam Hả Ngoài
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
93,6
|
có
|
7
|
NVH thôn Khe Hố
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
297,25
|
có
|
8
|
NVH thôn Khe Tâm
|
150
|
2011
|
cũ, hỏng
|
140
|
có
|
9
|
NVH thôn Lò Vôi
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
260
|
có
|
10
|
NVH thôn Khe Sâu
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
119
|
|
VII
|
XÃ ĐỒN ĐẠC
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH thôn Làng Han
|
150
|
2011
|
cũ, hỏng
|
250
|
có
|
2
|
NVH thôn Tân Tiến
|
184
|
2011
|
cũ, hỏng
|
150
|
có
|
3
|
NVH thôn Làng Cổng
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
80
|
có
|
4
|
NVH thôn Khe Mười
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
120
|
có
|
5
|
NVH thôn Nam Kim
|
150
|
2011
|
cũ, hỏng
|
270
|
có
|
6
|
NVH thôn Pắc Cáy
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
70
|
có
|
7
|
NVH thôn Khe Mằn
|
150
|
2011
|
cũ, hỏng
|
120
|
có
|
8
|
NVH thôn Tàu Tiên
|
160
|
2011
|
cũ, hỏng
|
160
|
có
|
9
|
NVH thôn Nà Làng
|
160
|
2011
|
cũ, hỏng
|
50
|
có
|
10
|
NVH thôn Lang Cang
|
134
|
2011
|
cũ, hỏng
|
220
|
có
|
11
|
NVH thôn Khe Vang
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
Dùng chung sân trường học
|
có
|
12
|
NVH thôn Nà Bắp
|
160
|
2011
|
cũ, hỏng
|
120
|
có
|
13
|
NVH thôn Nước Đừng
|
98
|
2011
|
cũ, hỏng
|
60
|
có
|
14
|
NVH thôn Làng Mô
|
184
|
2011
|
cũ, hỏng
|
110
|
có
|
VIII
|
THỊ TRẤN BA CHẼ
|
|
|
|
|
|
1
|
NVH Khu phố 1
|
321
|
2015
|
Tốt
|
200
|
có
|
2
|
NVH Khu phố 2
|
250
|
2019
|
Tốt
|
0
|
có
|
3
|
NVH Khu phố 3
|
|
|
cũ, hỏng
|
0
|
không
|
4
|
NVH Khu phố 3A
|
118
|
2008
|
cũ, hỏng
|
190
|
có
|
5
|
NVH Khu phố 4
|
106
|
2006
|
cũ, hỏng
|
0
|
có
|
6
|
NVH Khu phố 5
|
200
|
2015
|
Tốt
|
0
|
có
|
7
|
NVH Khu phố 6
|
97
|
2004
|
cũ, hỏng
|
0
|
có
|
8
|
NVH Khu phố 7
|
97
|
2004
|
cũ, hỏng
|
250
|
có
|
Nguồn: Biểu 1 Thống kê hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cấp thôn, khu Phòng Văn Hóa huyện Ba Chẽ cấp ngày 05/04/2022